82

ạn đọ - SpringsVBC.comspringsvbc.com/BaoSuoiThieng/ST15/ST15.pdf · sần sùi, xám ngoét tr ước làn gió l ạnh. N ăm nay, sau nh ững c ơn bão l ụt liên ti ếp

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

www.suoithieng.com 3

Bạn đọc thân mến, Đang lúc tôi ngồi viết cho các bạn lá thư này, ngoài trời

đang mưa tầm tả. Xem ra, người dân thành phố nơi tôi đang sống sẽ phải đón xuân 2008 trong những cơn gió bão liên tục, dầm dề. Không thấy những sườn đồi chuẩn bị đơm hoa, những thảo nguyên với thảm cỏ mênh mông lay động dịu dàng như kêu gọi nàng xuân rảo bước như thường năm. Thay vào đó là mây xám giăng giăng và màn mưa trắng xóa bao phủ khắp trời, làm cho cảnh vật đượm vẻ đìu hiu, buồn bã.

Nói thì nói vậy, nhưng với những phương tiện giao thông tân

tiến và cuộc sống vật chất tương đối đầy đủ tiện nghi của đệ nhất cường quốc trên thế giới này đây, dù gì đi nữa, con người vẫn còn thoải mái rất nhiều nếu so với hoàn cảnh của người dân trong các quốc gia nhược tiểu, nhất là quê hương Việt Nam của chúng ta. Nhớ một năm về xứ mẹ nhằm mùa mưa, tôi thường đi trong thành phố Saigon với mực nước ngập đến thắt lưng. Và những lần viếng thăm các buôn làng của người sắc tộc vào tiết tháng Giêng, chúng tôi đã tận mắt nhìn đám trẻ tội nghiệp, đứa thiếu áo, đứa không quần… phơi tấm thân gầy còm với làn da sần sùi, xám ngoét trước làn gió lạnh. Năm nay, sau những cơn bão lụt liên tiếp ùa ập vào miền Trung, không biết họ sống thế nào. Đoàn Tương Trợ Việt Nam Dorcas đang ráo riết hoạt động để có thể mang đến cho họ những món quà tình thương nhân chuyến viếng thăm tháng Tư sắp tới. Trong khi đó, Suối Thiêng sẽ tiếp tục làm phần vụ của mình, giúp gây dựng niềm tin và quảng bá ơn cứu của Đức Chúa Trời ở bất cứ nơi nào Chúa cho phép bước chân chúng tôi đạt đến.

Bạn đọc thân mến, Đang lúc tôi ngồi viết cho các bạn lá thư này, ngoài trời

đang mưa tầm tả. Xem ra, người dân thành phố nơi tôi đang sống sẽ phải đón xuân 2008 trong những cơn gió bão liên tục, dầm dề. Không thấy những sườn đồi chuẩn bị đơm hoa, những thảo nguyên với thảm cỏ mênh mông lay động dịu dàng như kêu gọi nàng xuân rảo bước như thường năm. Thay vào đó là mây xám giăng giăng và màn mưa trắng xóa bao phủ khắp trời, làm cho cảnh vật đượm vẻ đìu hiu, buồn bã.

Nói thì nói vậy, nhưng với những phương tiện giao thông tân

tiến và cuộc sống vật chất tương đối đầy đủ tiện nghi của đệ nhất cường quốc trên thế giới này đây, dù gì đi nữa, con người vẫn còn thoải mái rất nhiều nếu so với hoàn cảnh của người dân trong các quốc gia nhược tiểu, nhất là quê hương Việt Nam của chúng ta. Nhớ một năm về xứ mẹ nhằm mùa mưa, tôi thường đi trong thành phố Saigon với mực nước ngập đến thắt lưng. Và những lần viếng thăm các buôn làng của người sắc tộc vào tiết tháng Giêng, chúng tôi đã tận mắt nhìn đám trẻ tội nghiệp, đứa thiếu áo, đứa không quần… phơi tấm thân gầy còm với làn da sần sùi, xám ngoét trước làn gió lạnh. Năm nay, sau những cơn bão lụt liên tiếp ùa ập vào miền Trung, không biết họ sống thế nào. Đoàn Tương Trợ Việt Nam Dorcas đang ráo riết hoạt động để có thể mang đến cho họ những món quà tình thương nhân chuyến viếng thăm tháng Tư sắp tới. Trong khi đó, Suối Thiêng sẽ tiếp tục làm phần vụ của mình, giúp gây dựng niềm tin và quảng bá ơn cứu của Đức Chúa Trời ở bất cứ nơi nào Chúa cho phép bước chân chúng tôi đạt đến.

Suối Thiêng 15 4

Với Suối Thiêng số 15, phát hành tháng Ba, giai phẩm mùa Xuân cũng là giai phẩm Mừng Chúa Phục Sinh, chúng ta sẽ bước vào năm 2008 với chủ đề “Nếp Sống Cơ-Đốc,” gồm bốn tiểu đề tiếp nối: (1) Nếp Sống Hướng Thượng của Cơ-Đốc-Nhân, với bài giảng luận của Mục Sư Lê-Hồng-Phúc; (2) Nếp Sống Hội Nhập của Cơ-Đốc-Nhân, với bài giảng luận của Mục Sư Đoàn-Hưng-Linh; (3) Nếp Sống Phấn Đấu của Cơ-Đốc-Nhân, với bài giảng luận của Mục Sư Tô-Văn-Út; và (4) Nếp Sống Xả Kỷ của Cơ-Đốc-Nhân, với bài giảng luận của Mục Sư Võ-Bá-Thanh.

Với Suối Thiêng số 15, bên cạnh những bài viết thường lệ,

chúng ta sẽ bắt đầu dõi bước vị anh hùng đức tin Áp-ra-ham trên con đường Được Gọi Để Dựng Nước, và suy gẫm về sứ mệnh thánh Chúa giao thác cho mỗi một Cơ-Đốc-nhân trên con đường đi qua cõi tạm của mình.

Cũng với, và từ Suối Thiêng số 15, những trang cuối sẽ được

dành cho Duy-Tín với “Cùng Nhau Nhìn Lại.” Nhìn lại toàn tập Suối Thiêng, để thấy biết bao nỗ lực của chúng tôi trong việc giữ mối giây liên lạc thân tình cùng bạn đọc khắp nơi, biết bao quan tâm, thương mến, biết bao kinh nghiệm quý giá mà trước giả của mỗi bài viết muốn sẻ chia cùng bạn. Nhìn lại một năm qua, để thấy những diễn biến của tình hình thế giới, để ngẫm nghĩ về một quyền lực siêu nhiên đang uốn nắn dòng lịch sử và cầm nắm số phận của muôn loài. Nhìn lại từng chu kỳ tam cá nguyệt, để kiểm điểm những đổi thay, thành bại của bản thân, của gia đình… để nhận biết có một bàn tay vô hình đang yêu thương chăm sóc, đỡ nâng ta trên từng bước thăng trầm trong cuộc sống. Và như thế, Suối Thiêng đã đạt được mục đích quan trọng nhất của nó, đã tìm được ý nghĩa cao đẹp nhất trong tinh thần hầu việc Chúa, phụng vụ tha nhân… để tiếp tục đi tới, tiếp tục vươn lên…

Thay cho toàn Ban Biên Tập, xin thân kính chúc bạn một

Mùa Phục Sinh đầy ân phước, khởi đầu cho năm mới 2008 mọi sự thỏa lòng trong Cứu Chúa Giê-xu.

NCB

www.suoithieng.com 5

ắt đầu một ngày mới, mỗi chúng ta thường mong muốn thực hiện

nhiều điều theo mục tiêu đeo đuổi của mình. Như ở sở làm thì muốn làm việc đạt năng xuất cao hơn; trong trường học thì muốn học hành thành đạt hơn; trong gia đình thì muốn xây dựng sao cho hôn nhân và gia đình mình hài hòa hạnh phúc hơn; và trong Hội Thánh thì muốn góp phần xây dựng Hội Thánh ngày càng vững mạnh hơn…

Trong đời sống hằng ngày, chúng ta cũng biết rõ có điều quan trọng, có điều kém quan trọng. Có điều cần phải làm hôm nay và cũng có điều cần phải làm ở ngày mai.

Tuy nhiên, có một điều mà Kinh Thánh cho biết là quan trọng và cần thiết nhất cho mỗi chúng ta phải làm hôm nay. Thư Tín Phi-líp 3:13-14 chép:

“Hỡi anh em về phần tôi, tôi không tưởng rằng đã đạt đến mục đích, nhưng tôi cứ làm một điều: quên lững sự ở đằng sau, mà bươn theo sự ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà chạy, để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Giê-Xu Christ.” Bản dịch Kinh Thánh New King James Version chép rằng: “…but one thing I do: forgetting those things which are behind and reaching forward to those things which are ahead.”

Đời sống từ khi biết Chúa của Phao Lô là một đời sống hướng thượng. Những kinh nghiệm bước theo Chúa của Phao Lô trong đoạn kinh văn ở trên dạy dỗ chúng ta một điều cần phải làm hôm nay.

Bước thứ nhất của một điều cần phải làm hôm nay là:

1. Quên Đi Sự ở Đằng Sau – Forgetting Those Things Which Are Behind (3:5-6, 13-14)

B

Suối Thiêng 15 6

Sự ở đằng sau chỉ về quá khứ. Câu 5 và 6 nói về quá khứ của Sứ đồ Phao Lô. Ông quên đi nguồn gốc, gia phả, địa vị, lòng sống sốt sắng bắt bớ con dân Chúa.

Có ba khía cạnh trong quá khứ của Phao Lô:

a. Quá Khứ Tội Lỗi - Sin Phao Lô nói rằng: “Trong

những kẻ có tội đó ta là đầu.” (1 Timôthê 1:15). Phao Lô là người đã bắt bớ con dân Chúa, bỏ họ vào tù, và khiến cho nhiều gia đình bị đau khổ.

Chúng ta cũng là tội nhân giống như Phao Lô. Kinh Thánh cho biết: “Chẳng có một người nào công bình, dẫu một người cũng không.” (Thi-thiên 14:3)

b. Quá Khứ Thất Bại - Failure

Phao Lô tưởng rằng mình đã thành công khi tìm cách tiêu diệt những người tin theo Chúa Giê-Xu. Nhưng ông đã thất bại. Thất bại vì ông làm theo ý riêng mình. 1 Ti-mô-thê 1:13 chép rằng: “Ta ngày trước vốn là người phạm thượng, hay bắt bớ, hung bạo…”

Trong đời sống tin theo Chúa, chúng ta cũng đã nhiều lần bị thất bại vì làm theo ý riêng mình.

c. Quá Khứ Đau Buồn - Sorrow

Phao Lô là một trong số người đã chịu khổ vì danh Chúa nhiều nhất. Ông bị tấn công từ bên ngoài Hội Thánh. Nhưng nỗi đau buồn nhất là ông bị tấn công từ các anh em giả dối trong Hội Thánh. 2 Côrinhtô 11:22-29 chép rằng: “Tôi đã chịu khó nhọc nhiều hơn, tù rạc nhiều hơn, đòn vọt quá chừng. Đôi phen tôi gần phải bị chết; năm lần bị người Giu-đa đánh roi, mỗi lần thiếu một roi đầy bốn chục; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị chìm tàu. Tôi đã ở trong biển sâu một ngày một đêm. Lại nhiều lần tôi đi đường, nguy trên sông bến, nguy với trộm cướp, nguy với giữa dân mình, nguy với dân ngoại, nguy trong các thành, nguy trong các đồng vắng, nguy trên biển, nguy với các anh em giả dối…”

Phao Lô còn có một chứng bệnh đau đớn thể xác. Ông gọi đó là một cái giằm xóc vào thân thể mình. Ông muốn nó lìa khỏi mình. Nhưng Đức Chúa Trời không cho. 2 Côrinhtô 12:7-10 chép rằng: “…(Chúa) đã cho một cái giằm xóc vào thịt tôi…”

Giống như Sứ đồ Phao Lô, mỗi chúng ta đều có quá khứ vui buồn lẫn lộn. Chúng ta đều có quá khứ thành công và cũng có quá khứ thất bại. Chúng ta

www.suoithieng.com 7

đều có quá khứ phước hạnh và cũng có quá khứ đau buồn. Lý do chúng ta thường buồn rầu là:

- Mất việc làm, mất của cải, tiền bạc…

- Bệnh tật - Người thân yêu qua đời - Người khác làm tổn thương

mình - Những sự việc bực mình

xảy ra hằng ngày trong đời sống.

Các nhà tâm lý học cho biết thông thường một người trong hoàn cảnh đau buồn cần ít nhất là 2 năm để họ có thể trở lại sinh hoạt với một cái “bình thường mới”!

Nếu quý vị và các bạn đang sống trong quá khứ đau buồn hơn 2 năm thì quý vị và các bạn đang ngăn trở phước hạnh của Chúa đến với mình không những ở hiện tại mà còn trong tương lai nữa. Kinh Thánh cho biết Đức Chúa Trời ở gần những tâm hồn đau thương thống hối, nhưng Ngài không muốn nhìn thấy con dân Ngài tiếp tục sống trong sự buồn rầu, đau thương, thống hối đó mãi.

Có người cho rằng người sống nội tâm thường hay buồn rầu. Còn người hoạt bát thì ít buồn rầu hơn. Người khác thì lý luận rằng phái nam ít buồn rầu hơn là phái nữ. Thật ra, con người là tình cảm nên ai cũng bày tỏ cảm xúc của mình. Dù là

phái nam hay phái nữ, sống nội tâm hay hoạt bát, ai ai cũng đều đau buồn. Chỉ khác nhau một điều là có người giấu kín sự đau buồn mình còn người khác thì phơi bày nó ra. Kinh Thánh cho biết Tiên tri Samuên là người lãnh đạo dân sự Chúa cũng bị buồn rầu trong một thời gian dài. 1 Samuên 16:1 chép: “Ngươi buồn rầu cho đến bao giờ?” Chữ “buồn rầu” nầy còn có nghĩa là than khóc cho đến bao giờ?

Có thể hôm nay Đức Chúa Trời đang hỏi quý ông bà anh chị em: “Con buồn rầu cho đến bao giờ?” Đừng chôn vùi tương lai của mình bằng sự buồn rầu dai dẳng đó. Hãy quên đi quá khứ đau buồn của mình và sống lạc quan với mỗi một ngày mới Chúa ban cho.

Một số người khác bị ‘đau buồn’ chỉ vì căm giận đối tượng mình quá lâu? Lời Chúa cho phép chúng ta có quyền

Suối Thiêng 15 8

giận, nhưng chỉ giận cho đến chiều tối mà thôi (Êphêsô 4:26b). Ta không nên kéo dài cơn giận của mình từ ngày nầy sang ngày khác, từ tháng nầy sang tháng khác, và từ năm nầy sang năm khác. Kinh Thánh cho biết Giô-na cũng tức giận Đức Chúa Trời và cộng dây dưa mà Ngài đã dựng nên. Đức Chúa Trời quở trách Giô-na rằng: “Ngươi giận có nên không?” (Giô-na 4:9a). Giô-na thưa rằng: “Tôi giận cho đến chết cũng phải lắm.” (Giô-na 4:9b).

Trong đời sống, còn có biết bao nhiêu phước hạnh Chúa dành sẵn cho mình ở phía trước mà nhiều con dân Chúa cứ giận hoài và còn muốn giận cho đến chết nữa thì thật là lạ!

Nếu quý vị và các bạn còn đang giận một ai đó, thì coi chừng, Đức Chúa Trời sẽ hỏi quý vị và các bạn: “Con giận có nên không?” Hãy sống yêu thương nhau với lòng rộng lượng tha thứ (Êphêsô 4:32). Đó là cách sống tốt nhất để giúp ta thật sự được bình an nội tâm và tiếp tục sống yêu Chúa và yêu người.

Chữ ‘quên đi’ trong Phi-líp 3:13-14 được dùng trong thì hiện tại tiếp diễn – đang quên đi, chứ không phải đã quên rồi bây giờ nhớ lại hay là sẽ quên. Người Mỹ có câu: “Forgive and

forget.” Cả hai hành động nầy đều khó nhưng có thể làm được. Chúng ta làm được vì cớ chúng ta là con dân Chúa. Hãy phó thác mọi đau buồn cho Chúa vì Ngài là Đấng biết tất cả mọi sự và cầm giữ tất cả mọi sự. Nếu Ngài không cho phép những thử thách xảy ra thì nó sẽ không bao giờ đến trong đời sống chúng ta đâu. Hãy tập trung vào sự phước hạnh mỗi ngày. Phước của Chúa luôn mới mỗi ngày (Ca Thương 3:23). Thi-thiên 118:24 nhắc nhở chúng ta nên mừng rỡ với mỗi một ngày mới Chúa ban cho. Hãy bắt đầu một ngày mới với tinh thần vui mừng chứ không phải buồn rầu.

Kinh Thánh kể lại một nhân vật tên là Gia-bê đã không chịu sống với hoàn cảnh buồn rầu; không chịu sống với cái tên đau đớn do mẹ mình đặt cho. Ông ước mơ một tương lai tốt hơn và ông dâng trình ước mơ đó cho Chúa. Đức Chúa Trời đẹp lòng ban cho ông mọi điều ông cầu xin (1 Sử ký 4:9-10). Mục sư John Maxwell đã mô tả Gia-bê là người có tham vọng lớn, đức tin lớn, và lời cầu nguyện lớn.

Bước thứ nhì của một điều cần phải làm hôm nay là:

2. Bươn Theo Sự ở Đằng Trước – Reaching Forward to

www.suoithieng.com 9

Those Things Which Are Ahead (3:13-14)

Động từ “bươn theo” được mô tả trong thì hiện tại tiếp diễn.

Đây có nghĩa chúng ta, là con dân Chúa, phải sống với hiện tại và hướng về tương lai. Kinh Thánh không nói rằng con dân

Chúa ‘sẽ bươn tới’, nhưng mà là ‘đang bươn tới’ từ ngay bây giờ.

Kinh Thánh

không dạy chúng ta

trở nên như những người mơ mộng chỉ sống ở tương lai. Đây là những người luôn nói trong tư tưởng và lòng mình rằng: ‘Ngày mai’ tôi sẽ làm điều nầy; ‘ngày mốt’ tôi sẽ làm việc kia. Nhưng rấc tiếc, chữ ‘ngày mai’ và ‘ngày mốt’ đó không bao giờ đến với họ bởi vì họ không chịu bắt đầu làm từ ngay hôm nay.

Kinh Thánh dạy chúng ta nên sống với mỗi một ngày Chúa ban cho. Tiên tri Môi-se đã cầu nguyện như vầy: “Cầu xin Chúa dạy chúng con biết đếm các ngày của chúng con, hầu cho chúng con được lòng khôn ngoan.” (Thi-thiên 90:12).

Chính Chúa Giê-Xu cũng đã nhắc nhở con dân Ngài thuở xưa và ngày nay là đừng lo lắng cho ngày mai vì sự khó nhọc ngày nào đủ cho ngày ấy (Mathiơ 6:34). Điều chúng ta cần làm là sắp đặt kế hoạch cho mỗi ngày mới Chúa ban cho. Kế hoạch ưu tiên hàng đầu đó là: “Tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm chúng ta mọi điều khác nữa.” (Mathiơ 6:33)

Như vậy, một điều chúng ta cần làm ở hôm nay là quên lững sự ở đằng sau mà bươn theo sự ở đằng trước. Nếu không làm xong phần quên đi quá khứ thì rất khó cho quý vị và các bạn sống vui thỏa với mỗi một ngày mới Chúa ban cho mình.

Sứ đồ Phao Lô dùng hình ảnh người lực sĩ chạy trong trường đua để nhắc nhở chúng ta một điều quan trọng đó là không thể nào vừa nhìn lại sau lưng và nhìn tới phía trước cùng một lúc được. Người lực sĩ muốn chạy cho đến đích thì phải tập trung vào một việc mà thôi – đó là nhìn tới phía trước và nỗ lực đạt đến mục đích của mình.

Một vị Mục sư đã chia sẻ kinh nghiệm hướng về phía trước của ông qua hình ảnh của 3 cái floppy disks. Ba cái

Suối Thiêng 15 10

floppy disks nầy tượng trưng cho 3 điều: phước hạnh (blessings), đau buồn (adversity), và tôi không hiểu (I don’t understand it). Chúng ta đều có quyền mở hết cả 3 hồ sơ nầy trong chiếc máy computer của mình. Để dễ dàng tập trung vào những điều ở phía trước, chúng ta phải vứt đi 2 chìa khóa (passwords) mở hồ sơ đau buồn và tôi không hiểu và chỉ nên mở ra hồ sơ phước hạnh mà thôi. Như có câu nói rằng: “Ta nên đếm những phước hạnh, đừng đếm những hoạn nạn.” A-men!

Nhiều người đồng ý rằng đôi khi tư tưởng mình thường hay quay trở về quá khứ, nhất là khi hai vợ chồng cãi lộn nhau. Trong trường hợp đó, cách tốt nhất là ta nên đổi đề tài ngay. Giống như đổi channel trong lúc mình đang xem T.V. Nếu ta không thích đài nầy thì mình có thể đổi sang đài kia liền!

Thật ra, có những điều ở quá khứ chúng ta cũng cần đem ra bàn luận để rút tỉa những thiếu sót hầu kiện toàn hơn trong tương lai. Sau mùa lễ Giáng Sinh con dân Chúa thường hay nói gì? “Ban hát hát dở quá!” “Mục sư giảng không thích hợp chủ đề gì cả?” “Đồ ăn nguội quá, đơn sơ quá, nhạt nhẻo quá!” “Bà đó, chị đó không phụ

làm gì trong nhà bếp cả!” Càng kể, ta sẽ có một danh sách toàn là những chuyện bực mình mà thôi. Thay vì nhìn vào những việc bực mình, ta hãy kể những ưu điểm và những thành quả của chương trình lễ Giáng Sinh để rồi cùng tạ ơn Chúa. Những thiếu sót ta nên ghi nhận để sửa đổi cho tốt hơn trong năm tới. Tuy nhiên, đừng để những thiếu sót đó làm mất đi ý nghĩa mừng Chúa giáng sinh của mình và của những người xung quanh.

Một câu chuyện kể lại về một em bé thích đứng trên băng ghế trong giờ thờ phượng trong nhà thờ nên bị ba mẹ rầy. Cuối cùng, em bị mẹ mình đè ngồi xuống. Buộc lòng em nói: “Mẹ, con tuy ngồi xuống bên ngoài, nhưng bên trong con đang đứng lên!” Có thể quý vị và các bạn đang bị ‘áp lực’ nào đó khiến mình phải ngồi xuống. Có thể quý vị và các bạn đang bị những chứng bệnh nan y nào đó khiến cho mình chỉ có thể ‘ngồi’ hoặc ‘nằm’ mà thôi. Tôi mong rằng dù ở trong hoàn cảnh như thế, quý vị và các bạn vẫn có thể đứng lên trong lòng mình, trong tư tưởng của mình để thưa với Chúa rằng: “Lạy Chúa, có con đây. Xin Chúa hãy dùng những gì còn có thể hoạt động được trong con người của con hôm nay.”

www.suoithieng.com 11

Tôi rất thích câu chuyện kể lại về người đau bại tại ao Bê-tết-đa được Chúa Giê-Xu chữa lành bệnh (Phúc Âm Giăng 5:1-9). Nếu anh đau bại trong suốt 38 năm nầy, không chịu từ bỏ nơi mình đang nằm, không chịu đứng dậy, không chịu vác giường anh và đi thì anh vẫn cứ tiếp tục nằm ở bên cạnh cái ao hẩm hiu đó.

Muốn bươn tới những sự ở đằng trước, ta phải đứng lên từ bên trong tâm trí và trái tim của mình trước. Chữ ‘get up’ and ‘go’ có nghĩa là “let go of the past and move on.” A-men!

Muốn nhận được những điều mới có giá trị lâu dài chúng ta phải bắt đầu đổi mới từ bên trong. Chúa Giê-Xu dạy rằng rượu mới phải được dùng trong chiếc bầu mới. Không ai đổ rượu mới vào chiếc bầu cũ vì nó sẽ làm chiếc bầu rượu bị nứt, rượu chảy ra (Mathiơ 9:17).

Đời sống quý vị và các bạn có được dọn dẹp sạch sẽ, vứt đi những quá khứ đau buồn, để đón nhận những ơn phước mới của Chúa đang dành sẵn cho mình trong năm mới nầy không? Cầu xin

Chúa giúp quý vị và các bạn làm được điều cần phải làm đó ngay từ hôm nay.

Kinh Thánh dạy chúng ta phải đổi mới từ tâm trí mình trước. Rô-ma 12:2 chép rằng: “Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa mọi sự đổi mới của tâm trí mình…” Những điều chúng ta suy tưởng trong tâm trí đều ảnh hưởng đến tấm lòng của chúng ta. Kinh Thánh cho biết Sa-tan có thể làm lung lạc tâm trí chúng ta. Nó không thể hại thân thể và linh hồn chúng ta được nhưng nó có thể gieo vào tâm trí sự nghi ngờ về tình yêu và quyền năng của Chúa khi chúng ta đang ở trong nghịch cảnh.

Tâm trí chúng ta cần phải được tập trung vào những sự ở đằng trước. Những sự ở đằng trước chỉ về sự sống đời đời trên Thiên Quốc Chúa. Đối với Sứ đồ Phao Lô những sự ở đằng trước là Chúa Giê-Xu, sứ mạng Ngài giao phó cho ông, và phần thưởng Ngài đang dành sẵn cho ông trên Thiên Quốc.

Qua đời sống Phao Lô, chúng ta học được ba cách bươn theo sự ở đằng trước.

a. Tôn Vinh Chúa Giê-Xu mỗi ngày – Acknowledge the Lordship of Christ Daily.

Mỗi con dân Chúa đều phải biết tôn vinh Chúa mỗi ngày vì Chúa Giê-Xu đã chết chuộc

Suối Thiêng 15 12

mọi tội lỗi cho mình. Nhìn lại quá khứ, mình là một tội nhân. Nhưng bây giờ, mình là con dân của Vua Trời. Phao Lô nói rằng: “Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Giê-Xu Christ là quý hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó.” (Phi-líp 3:8). Sứ đồ Phierơ, đã có lần chối Chúa nhưng được Ngài phục hồi chức vụ chăn bầy, nhắc nhở các tín nhân rằng: “Hãy tôn Đấng Christ là Chúa, làm thánh trong lòng mình.” (1 Phierơ 3:15).

Cầu xin Chúa giúp mỗi chúng ta đều hết lòng tôn vinh Chúa trong nếp sống hằng ngày của mình.

b. Hướng Về Sự Kêu Gọi Trên Trời Mỗi Ngày – Focus on the Heavenly Call Daily

Trong quá khứ, con dân Chúa đã bị thất bại vì làm theo ý riêng nhưng hướng về tương lai, con dân Chúa phải sống theo mục đích của Chúa. Phao Lô nói rằng: “Tôi nhắm mục đích mà chạy để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Giê-Xu Christ.” Trong thư tín gởi cho các tín hữu tại Hội Thánh Côlôse, Sứ đồ Phao Lô cũng đã nhắc nhở rằng: “Hãy ham mến các sự ở trên trời, đừng ham mến các sự ở dưới đất.”

(Côlôse 3:2). Mục đích của Chúa là giúp chúng ta hướng về cõi trời để làm vinh danh Cha chúng ta ở trên trời. Với lý do trên, trần thế không phải là quê hương của những ai thật tâm tin theo Chúa.

Qua Phúc Âm Giăng 3:16, Đức Chúa Giê-Xu cho biết chỉ có hai điều còn lại đời đời. Thứ nhất, Lời Chúa còn lại đời đời (Mathiơ 24:35). Thứ nhì, con người còn lại đời đời. Con người không phải chết là hết nhưng linh hồn còn lại ở một trong hai nơi đời đời: sự chết đời đời hoặc sự sống đời đời.

Khi hầu việc Chúa, Sứ đồ Phao Lô luôn quan tâm đến sự sống đời đời của con người. Nhìn thấy dân tộc mình đi vào con đường hư mất, Phao Lô đã thốt lên rằng: “Tôi buồn bực lắm, lòng tôi hằng đau đớn. Bởi tôi ước ao có thể chính mình bị dứt bỏ, lìa khỏi Đấng Christ, vì anh em bà con tôi theo phần xác.” (Rô-ma 9:2-3).

Cầu xin Chúa giúp quý vị và các bạn luôn hướng về sự kêu gọi trên trời, hướng về cõi đời đời, và nỗ lực đưa dắt nhiều linh hồn hư mất vào được cõi đời đời nhờ ân điển Chúa.

c. Trông Đợi Phần Thưởng Chúa Ban Trên Nước Trời – Press on toward the Goal for the Kingdom Prize

www.suoithieng.com 13

Đời sống tạm bợ trên đất đầy dẫy nỗi đau buồn nhưng sự sống trong cõi đời đời là phước hạnh và không còn than khóc nữa. Phao Lô nói rằng: “Tôi nhắm mục đích mà chạy để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Giê-xu Christ.” Phần thưởng Thiên Quốc gồm có sự sống đời đời ở hiện tại và tương lai (Giăng 3:16; Rô-ma 6:23) và kết quả việc làm ở tương lai (Khải-huyền 22:12; Mathiơ 25:11).

Lời phán hứa của Chúa Giê-Xu cho những đầy tớ trung kiên của Ngài là: “Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, giỏi lắm; ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, Ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều; hãy đến hưởng sự vui mừng của Chúa ngươi.” (Mathiơ 25:21).

Muốn được Chúa Giê-Xu khen ngợi “well done” ở tương lai mỗi chúng ta phải “do well” từ ngay bây giờ.

Để chuẩn bị gặp mặt Chúa trên Thiên Quốc chúng ta cần phải biết làm vinh hiển danh Chúa mỗi ngày ở trong cõi tạm thời nầy. Sống làm vinh hiển Chúa là sống theo đúng mục đích của Chúa dạy chúng ta. Chúng ta làm vinh hiển Chúa qua sự thờ phượng Chúa, thông công với anh chị em tín hữu, huấn luyện đời linh để càng trở

nên giống như tâm tình của Chúa Giê-Xu, phục vụ cộng đồng dân Chúa, và truyền bá Đạo Chúa cho những ai chưa biết Ngài.

Cầu xin Chúa giúp quý ông

bà anh chị em bắt đầu làm một điều quan trọng hôm nay là quên đi sự ở đằng sau và bươn theo sự ở đằng trước. Hãy quên đi quá khứ tội lỗi, thất bại, và đau buồn của mình. Hãy đứng dậy rời khỏi chỗ mình đang nằm để bước đi với Chúa, tôn vinh Ngài, hướng về sự kêu gọi trên trời, và trông đợi phần thưởng Chúa đang dành sẵn ở trên trời cho mình.

Quý vị và các bạn có thể dâng lời tâm nguyện như sau lên Chúa Ba Ngôi trong Năm Mới nầy: “Lạy Chúa, kể từ hôm nay, con nguyện quên đi những sự ở đằng sau và bươn theo những sự ở đằng trước. Xin Chúa giúp sức con và dùng đời sống con làm vinh hiển danh Ngài trong Năm Mới nầy. A-men!”

Suối Thiêng 15 14

Tạ ơn Chúa vinh quang sống lại, Thắng tà ma hay hại con người,

Ngài ban cứu rỗi cho đời, Qua Giê-xu Christ rạng ngời Danh Cha!

Chúa phục sinh, cho ta hy vọng,

Để đổi thay và sống tốt lành, Để cho Thiên Chúa sáng danh,

Thế gian nhận tội... mà nhanh quay về!

Tình yêu Chúa tràn trề... vô kể, Ngài lau khô dòng lệ đau buồn,

Thay vào vui thỏa luôn luôn, Giê-xu sống mãi, ban Nguồn Suối Thiêng! (*)

Như dự tính từ Trời ban xuống, Giê-xu theo ý muốn Cha mình, Chết thay tội lỗi chúng sinh, Chịu đau, sỉ nhục, đóng đinh thập hình... Rồi sau đó nguyên mình sống lại, Sau ba ngày, ở tại mộ bia, Chẳng còn xác Chúa trước kia, Chỉ còn mộ trống... Chúa lìa mộ ư? Con dân Chúa chần chừ, kinh ngạc, Họ phân vân... ngơ ngác... bồi hồi... Ngờ đâu Chúa sống lại rồi, Thắng quyền sự chết, Về Ngôi Thiên Đàng!

(*) Nguồn Suối Thiêng - Là Nguồn Năng Lực và Phước Hạnh đời đời từ Chúa.

"Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh Thánh" - 1 Cô-rinh-tô 15:4 "Đoạn, họ vào nơi mộ, thấy một người trẻ tuổi ngồi bên hữu, mặc áo dài trắng, thì thất kinh. Song người nói cùng họ rằng: Đừng sợ chi, các ngươi tìm Đức Chúa Jêsus Na-xa-rét, là Đấng đã chịu đóng đinh; Ngài sống lại rồi, chẳng còn ở đây; hãy xem nơi đã táng xác Ngài." - Mác 16:5-6

www.suoithieng.com 15

“Từ Ma Thuật Đến Đấng Christ” được dịch từ quyển “From Witchcraft to Christ” của Bà Doreen Irvine

và được Nhà Sách Tin Lành Việt Nam xuất bản vào tháng 12, 1973. Đây là tập hồi ký do chính tác giả viết, thuật lại đời sống của Bà từ lúc

thơ ấu khổ sở cho đến tuổi vị thành niên, bán mình cho quỷ Sa-tan, đạt đến đỉnh cao của quyền lực tối tăm với danh hiệu “Nữ Hoàng Đen,” và rồi được Chúa Cứu Thế Giê-xu giải phóng. Vào thời điểm

viết sách này, Bà là một nhà truyền giáo đầy ơn tại Anh-quốc.

gày qua ngày, tôi trở nên một kẻ cắp rất rành

nghề. Một buổi sáng kia, rời khỏi một tiệm kim hoàn với một món nữ trang trong xách, tôi ung dung ra đi mà không biết có người đang theo dõi phía sau. Thình lình có một người nắm tay tôi lôi lại:

-- Xin cô vui lòng theo tôi. Tôi chắc rằng cô đang giữ trong xách một món hàng không phải của cô.

Ông ta không một lời thô lỗ với tôi. Thật vậy, trông ông như có chút gì tội nghiệp cho người đàn bà đáng thương này. Tôi yên lặng bước theo ông trở lại

tiệm và họ đưa tôi đến phòng an ninh. Viên cảnh sát lục soát trong xách của tôi: ngoài một sợi giây chuyền còn có hai điếu á phiện nữa. Vậy là tôi đang đối diện với một nan đề rất lớn. Viên cảnh sát có vẻ hài lòng với những gì thu lượm được. Ông ấy dặn tôi hãy trở về rồi ngày mai đến hầu tòa, và nhắn nhủ thêm rằng phải đến đúng giờ, đừng chạy trốn. Tôi chưa bao giờ dự một phiên tòa nên khó lòng ngủ được đêm đó. Để trấn tỉnh, tôi hút không biết bao nhiêu thuốc, cứ suy nghĩ mãi cách nào để đối phó trong ngày mai. Dĩ nhiên là không thể chạy

N

(tiếp theo)

Suối Thiêng 15 16

trốn, vì trước sau gì người ta cũng sẽ tìm ra.

Buổi sáng ảm đạm, tôi chậm

chạp tiến đến tòa án. Phiên tòa trông thật tẻ lạnh và trống rỗng. Có một người đàn ông bày cho tôi cách biện hộ để được giảm tội, nhưng đến lúc người ta xử thì không thấy bóng dáng ông ta đâu nữa. Cũng không có ai đến coi phiên xử; điều này chứng tỏ rằng chẳng một ai thèm để ý đến con nhỏ này. Trước vành móng ngựa, tôi đứng đối diện với một hàng người ngồi trên ghế, nét mặt lạnh như đá. Một người đàn ông đứng lên đọc bản cáo trạng, và tôi rất ngạc nhiên khi thấy cơ quan an ninh biết rõ về tôi hơn là những gì tôi có thể nhớ được về bản thân mình – khi hầu tòa.

-- Cô có biện hộ cho bản cáo trạng của cô không?

-- Dạ thưa không, tôi xin chấp nhận. Tôi đáp thật nhỏ. Một phút yên lặng, rồi hai phút… Tôi nghe rõ tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ treo tường.

-- Cô đã nhìn nhận là cô có tội, vậy cô chấp nhận ba tháng tù ở phải không?

Lỗ tai tôi lùng bùng. “Tù,” âm thanh nghe như một lời nơi âm phủ.

-- Chỉ có con đường này thôi cô ơi. Giọng của người đàn ông vang lên bên tai tôi như mang chút âm hưởng xót thương đối với kẻ cùng đường.

Một chiếc xe kín mầu đen đang đợi tôi ở đàng kia. Tôi bước lên xe, tiếng cánh cửa

đóng lại tạo nên một âm thanh chát chúa. Trong xe, một viên an ninh ngồi bên cạnh tôi, nhưng không một lời trao đổi nào giữa hai bên. Tôi

miên man suy nghĩ: “Ba tháng tù mà không một người nào biết đến.” Bây giờ nhìn lại những gì đã xảy ra, tôi tin rằng Đức Chúa Trời đã cho phép tôi vào tù, bằng chẳng vậy, nếu không chết vì ma túy thì có lẽ tôi cũng đã sớm kết liễu cuộc đời mình dưới sông Thames. Bây giờ tôi đầy lòng tin cậy nơi Chúa, chắc rằng Ngài đã giữ tôi thoát khỏi sự chết. Tuy nhiên lúc đó tôi cứ nghĩ rằng chẳng có ai lo nghĩ đến tôi, không một ai cả.

Chiếc xe từ từ tiến vào nhà giam Holloway. Tôi yên lặng bước xuống xe đi theo sau viên sĩ quan cai tù, mọi vật đều như nhạt nhòa trước mắt. Tôi được

www.suoithieng.com 17

đưa đến vị bác sĩ trong trại giam. “Hừ,” bác sĩ khám tôi rất cẩn thận, chú ý nhiều nhất vào đôi mắt và cánh tay của tôi.

-- Cô đang bị phải không? -- Dạ, đúng vậy. Tôi tự nghĩ

không biết tại sao bác sĩ lại hỏi tôi câu này, vì ông có cả chồng hồ sơ về tôi bên cạnh ông.

-- Cô sẽ được đem vào bệnh viện chốc nữa.

Vị bác sĩ nói vài lời với viên sĩ quan, rồi ông ấy dắt tôi đến nhà thương. Tôi cảm thấy dường như có một cặp mắt vô hình đang theo dõi từng bước chân mình. Viên cai tù dẫn tôi đến một căn phòng rồi khóa cửa lại, để tôi đứng yên lặng trên thềm với bao nhiêu sự chán chường và cảm giác hoàn toàn cô đơn. Tôi suy nghĩ: “Họ cho rằng mình điên hay gì đây mới nhốt mình vào trong căn phòng như thế này.” Người ta canh chừng tôi qua một lỗ hỗng ở cửa lớn. Tôi ít ngủ được. Họ cai nghiện cho tôi. Tôi nghĩ: “Họ đến để coi mình còn sống hay không chứ gì.” Tôi kêu la với Chúa, xin Ngài để tôi chết, nhưng Chúa chẳng hề đáp lời cầu xin ấy. Tôi tự hỏi có một Đấng vô hình

nào đó có thể nghe lời cầu nguyện của tôi qua bức tường dầy như thế này chăng?! Trong ba ngày cai nghiện, người ta đem thức ăn đến cho tôi trên một cái mâm bằng nhựa. Tôi hất tung cả mâm đồ ăn vào

tường. Lúc định thần trở lại, thấy căn phòng chẳng khác gì cái chuồng heo, tôi la lớn: “Ôi Chúa, con đã điên rồ như thế sao? Ma túy, tiền bạc, quần áo và đồ nữ trang… chúng là những thứ quái gì?” Đó là một kinh nghiệm hết sức hãi hùng đến

nỗi tôi không nghĩ rằng mình có thể sống được nữa.

Sau khi được cai nghiện, tôi được đem ra khỏi “cái chuồng heo,” với lời tự hứa rằng sẽ chẳng bao giờ đụng đến ma túy, và cũng sẽ chẳng ai thấy tôi khỏa thân nơi các phòng trà nữa. Tôi sẽ sống một cuộc sống lương thiện sau khi ra khỏi tù, vì tôi đã học được bài học đích đáng rồi. “Ta phải trở nên người tốt,” bước chân tôi dường như thầm nói vậy. “Tôi ước gì tôi còn trẻ như cô,” một nữ tù nhân nói với tôi. Hình như hầu hết cuộc đời bà là ở trong tù. Bà tiếp, “Cô có thể bắt

Suối Thiêng 15 18

đầu một cuộc sống mới mà đã quá trễ đối với tôi!”

Một cuộc sống mới! Vâng,

tôi sẽ bắt đầu khi tôi ra khỏi tù. Ngồi trong tù tôi cũng vơi đi phần nào cay đắng vì nhìn chung quanh còn có nhiều người đáng thương hơn tôi nữa. Hầu hết các tù nhân đều là những người nghiện rượu, ma túy, ăn cắp, mãi dâm. Nhưng dù là gì đi nữa họ đều có chung một căn bệnh, đó là sự cô đơn. Tôi cố gắng vận dụng sự vui tính sẵn có của mình để giúp họ giải khuây mặc dù bản thân cũng đang buồn chán như họ. Người ta gọi tôi là “Doreen vui tính.” Điều này khiến tôi nhớ lại những ngày xưa, lúc còn ở Uxbridge, nơi tôi làm xếp lũ trẻ ngây ngô. Lạ quá, lịch sử chính nó lại xuất hiện, tái diễn. Tôi được phép mang những vật sở hữu vào tù; cũng chẳng có gì nhiều, vì tôi đã tiêu tất cả vào ma túy.

Quyển Thánh Ca là một trong những vật sở hữu của tôi. Trong nhà giam, trước khi đèn tắt, tôi có thể đọc những lời ca quen thuộc: “Giê-xu là Người

Chăn hiền lành. Ngài ban tôi phước cho chiên của Ngài đêm qua. Qua sự tối tăm, Ngài giữ tôi bình an cho đến sáng mai.” Tôi tự hỏi cái gì sẽ xảy ra cho Cô Giáo Trường Chúa Nhật, nếu bây giờ cô biết tôi ở tù?

Ba tháng tù ở rồi cũng trôi

qua. Một số người trong tù rất mến tôi nên họ gọi lớn ra: “Đừng trở vào đây nữa nhé!” Tôi từng bước ngập ngừng, âm thanh theo bước chân như nhắc nhở tôi: “Đừng trở lại nữa, đừng trở lại nữa.” Bước ra ngoài, nhìn lại bức tường xám xịt của nhà giam, tôi giơ tay thề: “Chẳng bao giờ tôi trở lại nơi đây nữa.” Tôi đang bước đi để tìm cho mình một cuộc sống mới, nhưng rồi cũng chẳng tìm ra được. Lại một lần nữa, bên ngoài nhà giam tôi chẳng biết mình phải đi đâu hay làm gì. Mọi ý định tốt đẹp bay mất khi tôi đi đến ngã tư đường (một người không thể đi được - một mình – khi không có bàn tay của Chúa Cứu Thế hướng dẫn), và lúc bấy giờ tôi lại chưa có Ngài giúp đỡ. Cuối cùng tôi đi tìm đám bạn bè cũ ở Soho.

Rồi chứng nào tật nấy, chẳng bao lâu Daring Diana lại xuất hiện trên sân khấu. Tệ hơn nữa là tôi lại nghiện ma túy trở lại. Tôi tự bảo rằng tôi sẽ làm chủ mọi hành động mình, nhưng

www.suoithieng.com 19

thật giống như chơi với lửa. Trong thời gian này, có một ban truyền giảng lưu hành đến Soho; những thanh niên đi ra làm chứng. Tôi thấy dường như họ xuất hiện ở bất cứ nơi nào tôi có mặt. Trông họ rất thành thật và tử tế. Họ nói về tình yêu của Thượng Đế cho mọi người. Tôi cố dừng lại để nghe nhưng không ở lâu: Tôi há chẳng từng nghe những điều này ở Trường Chúa Nhật rồi sao?

Dường như vấn đề cứ lại săn đuổi tôi nữa. Một mặt tôi giận nó, một mặt tôi sợ nó. Họ có một cái gì bí mật mà tôi hằng tìm kiếm, trông họ rất vui vẻ, sung sướng, thỏa mãn, nhưng mà không phải cho tôi. Tôi suy nghĩ như vậy. “Đã quá trễ cho tôi rồi.” Đôi lúc sau khi xong việc, tôi ngồi lại đọc quyển Thánh Ca: “Xin nói cho tôi vài câu chuyện về Giê-xu, viết trong lòng tôi từng lời này.” Tôi gấp sách lại. “Điều này đúng cho họ vì họ chẳng có cuộc sống như tôi.” Có một điều không thể tin được là một vũ nữ khỏa thân như tôi mà đọc Thánh Ca vào mỗi buổi sáng sớm. Nhưng Đức Chúa Trời ở nơi bí mật của Ngài.

Một tối kia, tôi cùng người

bạn đi đến một buổi giảng Tin Lành. Chúng tôi ngồi phía sau cùng đùa cợt với nhau. Một phụ

trách viên đến mời chúng tôi ngồi lên phía trước trong lúc hội chúng hát bài: “Dù bạn đang đứng nơi bóng tối, bạn cũng tìm được Giê-xu. Chính Ngài là Đấng săn sóc và hiểu bạn. Dù bạn đang đứng ở nơi nào, bạn cũng tìm được Giê-xu, và bạn sẽ biết Ngài bởi bàn tay có dấu đinh của Ngài.” Chúng tôi thường hát bài này ở Trường Chúa Nhật, tưởng gì mới chứ cái này quá thường. Tôi cố gắng xua đuổi tất cả ra khỏi tâm trí mình. Người bạn và tôi ngồi cười với nhau,

nhưng cuối cùng tôi thấy như đang đối diện với Thượng Đế.

Một buổi sáng nọ, gặp một cô gái trong Ban Truyền Giảng, tôi nói:

-- Ồ, đừng. Xin đừng nói với tôi điều ấy nữa. Con người của tôi không phải để dành cho tôn giáo của mấy người.

Cô gái hiền từ đáp:

Suối Thiêng 15 20

-- Giê-xu yêu bạn, và Ngài chết thế cho bạn.

-- Hãy để tôi yên! Tôi quát lên. Cút ngay đi, những lời cô nói chỉ như nước đổ đầu vịt.

Cô gái tiếp theo: -- Chính cô là kẻ hư mất. Dù cố chối từ như thế nhưng

trong thâm tâm tôi biết cô gái này nói đúng. Chính tôi là kẻ hư mất, hư mất trong bóng tối

riêng, hư mất trong sự cô đơn của bản thân. Việc này xảy ra gần hai năm, trước khi Cứu Chúa Giê-xu vớt tôi lên khỏi vũng bùn để tôi thuộc riêng về Ngài. Nhìn lại quá khứ, tôi thấy đó là một dịp tiện quý báu cho mình mà tôi đã bỏ qua, đã đánh mất.

(còn tiếp)

Xuân đã đến thắm tươi hồn nhân thế Cây yêu thương đâm rễ, nở hoa hồng Trôi qua rồi bao tháng giá mùa đông Vui trong Chúa đóa hoa lòng bừng sáng

Chúa thật chính ánh xuân ngời tỏa rạng Xua lo âu buồn chán, rắc vui mừng Nhạc xuân nồng tuôn chảy chẳng hề ngưng Trong Thiên Chúa vang lừng lời hy vọng… Nguyễn Kim Nga

www.suoithieng.com 21

ách Athens 150km về phía Tây là thánh địa Olympia của đất nước Hy Lạp cổ đại, quê hương thế vận hội thể thao

ngày nay. Lịch Hy Lạp cổ bắt đầu vào năm 776 trước Công Nguyên và người ta cho rằng Olympic Games cũng xuất hiện từ đó. Là trung tâm tôn giáo của đất nước Hy Lạp cổ, Olympia có đền thờ thần Zeus, do kiến trúc sư Libon vùng Elis thiết kế và được xây dựng vào khoảng năm 450 trước Công Nguyên. Kiến trúc ngôi đền gần giống với đền Parthenon (ở Athens) và đền thờ nữ thần Artemis (ở Ephesus). Nhưng điều đáng nói không phải là kiến trúc mà là linh hồn của ngôi đền lộng lẫy này, bức tượng thần Zeus, một trong bảy kỳ quan thế giới !

Vào thời điểm nước Hy Lạp đang hùng mạnh, ngôi đền kiểu Doric quá tầm thường đơn giản nên cần có các sửa đổi lớn. Giải pháp là đặt một bức tượng khổng lồ trong đền. Điêu khắc gia Pheidias nổi tiếng của Hy Lạp được giao cho việc thực hiện nhiệm vụ “thiêng liêng” nầy. Pheidias từng tạo nên pho tượng nữ thần Athena cho đền Parthenon ở Athens và những chạm trổ khác bên ngoài ngôi đền. Sau khi hoàn tất công trình này, Pheidias rời Athens, đến Olympia để bắt đầu sáng tạo nên tác phẩm tuyệt vời nhất của đời ông mà cũng là kiệt tác của nhân loại.

Điêu khắc gia Pheidias bắt đầu xây dựng bức tượng vào năm 440

trước Công nguyên. Vài năm trước đó, ông đã phát triển một kỹ thuật đặc biệt dùng cho việc xây dựng các bức tượng bằng vàng và ngà. Kỹ thuật này sử dụng các khung gỗ lắp ghép như giàn giáo để phủ những tấm kim loại quý hoặc ngà voi lên mặt ngoài công trình. Hiện di tích nhà xưởng của Pheidias ở Olympia vẫn tồn tại. Nó bằng kích cỡ và theo đúng hướng với ngôi đền Zeus cũ. Tại xưởng này,

C

Suối Thiêng 15 22

Pheidias cho đẽo, khắc những phần khác nhau của tượng trước khi mang đến đền lắp ghép. Nhưng khi bức tượng hoàn tất, ngôi đền lại quá nhỏ so với nó. Một số người cho rằng bức tượng không cân xứng với chiều cao ngôi đền. Thần Zeus ở trong tư thế ngồi, nếu ông đứng lên ngôi đền sẽ bị bung mái. Nhưng cũng có người khen ngợi ý đồ của Pheidias. Chính nguy cơ ngôi đền bị bung mái khi “vua của các vị thần” đứng lên đã tạo cảm hứng cho nhiều nhà thơ và sử gia.

Pho tượng thật cao, khắc họa hình ảnh thần Zeus ngồi trên ngai vàng đầu gần chạm trần đền, khuôn mặt hiền từ, đôi mắt màu hồng tinh anh, nhìn thẳng, lông mày và lông mi đen nhánh, mũi dọc dừa với chòm râu rậm nhìn ra phía trước, đôi môi dày đầy cương nghị, dáng ngồi bệ vệ oai nghiêm trên ngai vàng. Từ khi pho tượng được xây dựng, ngôi đền thần Zeus tại Olympe đã thu hút số du khách và người hành hương đến từ khắp nơi trên thế giới.

Bệ của tượng có bề rộng 6,5m cao hơn 1m. Tượng cao 17m, tương đương với ngôi nhà bốn tầng. Bức tượng cao đến nỗi các du

khách chỉ có thể mô tả về chiếc ngai vàng thần Zeus ngồi chớ không thấy rõ chi tiết trên cơ thể ông. Tất cả phần nửa trên của tượng được dát bằng ngà voi, vàng nhạt ngã về màu hồng phơn phớt, tạo cho thần Zeus một sức sống mãnh liệt. Nửa thân dưới của tượng phủ một “tấm vải” bằng vàng dát mỏng, Trên thân áo là những ngôi sao và những đóa hoa xinh xắn. Chân thần đi dép vàng đặt trên một chiếc bàn trang trí bằng những tượng nhân sư cũng bằng vàng. Chiếc ngai vàng cũng bằng ngà được chạm trổ hình ảnh các trận đấu điền kinh ở Olympe. Phần chân của chiếc ngai được

trang trí bằng các tượng nhân sư và những vị thần chiến thắng có cánh. Thần Apollo, Artemis và con gái của thần Niobe đều có mặt. Theo ghi chép của sử gia Hy Lạp Pausanias thì trên đầu của thần Zeus là chùm tia Olive. Tay phải ông giữ biểu tượng chiến thắng làm bằng vàng và ngà voi. Tay trái ông giữ một quyền trượng có con ó đậu ở đỉnh.

www.suoithieng.com 23

Thần Zeus là con trai út của thần Cronus và Rhea. Với mặc cảm vì tội giết cha, thần Cronus luôn luôn sống trong lo sợ rằng quyền lực mình sẽ không tồn tại lâu dài, nên thần ra lệnh cho vợ là Rhea phải đem các con đến cho mình, và Cronus đã nuốt chửng 5 đứa con của mình vào bụng cách không thương xót. Rhea khóc lóc và xin mẹ mình là thần Gaias giúp đỡ cho đứa con út là Zeus tránh được nạn. Theo lời khuyên của mẹ, Rhea đem một cục đá bọc trong tã lót đánh lừa cho chồng nuốt vào bụng, rồi đem đứa con út đến giấu trên đảo Crete thuộc vùng biển Địa Trung Hải và nhờ hai nữ thần sông núi là Aldratheia và Idia nuôi dưỡng. Zeus được nuôi dưỡng bằng sữa của con dê thần Almantheia và mật hoa. Mỗi khi cậu bé Zeus cất tiếng khóc, các thổ dân trên đảo Crete được lệnh phải lấy cây gõ khua vang để thần Cronus không nghe được tiếng khóc, tránh cho chàng phải chịu chung số phận bất hạnh như năm anh chị của mình. Khi lớn lên, Zeus đã tìm đến Olympe đá thốc vào bụng thần Cronus, cứu các anh chị từ trong bụng cha, và giành lấy quyền cai trị. Zeus cai trị thế giới bằng công lý, ban phát cho mọi người hạnh phúc hoặc khổ đau tùy theo hành động thiện ác của họ. Zeus là vị thần biểu tượng sức mạnh của người dân Hy Lạp, đứng đầu trong 12 vị thần được người Hy Lạp tôn thờ, sống trên ngọn núi Olympe. Theo thần thoại Hy Lạp, mỗi khi lên xe thần mã, Zeus luôn luôn mặc bộ áo vàng, thần cầm một ngọn roi vàng để điều khiển đôi thần mã có bộ vó bằng đồng và hàng lông bờm bằng vàng chói lọi. Nhưng thần Zeus không cai trị một mình. Bên cạnh thần còn có nữ thần Theamis, người vợ thứ hai của Zeus sau Metis, làm nhiệm vụ bảo vệ luật lệ. Theo lệnh của Zeus, nàng triệu tập tất cả các vị thần trên núi Olympe lại để báo cáo xem luật lệ và quy tắc của vương quốc Olympia có bị vi phạm không? Ở trên núi Olympe còn nữ thần công lý Dikhea, con gái của Zeus, làm nhiệm vụ giám sát việc thi hành công lý. Nếu Dikhea phát hiện ra bất cứ quan tòa nào xử trái với luật lệ hiện hành thì Zeus sẽ trừng phạt kẻ đó thật nghiêm khắc. Dikhea không bao giờ tha thứ cho sự dối trá.

Suối Thiêng 15 24

Nghĩ cũng lạ, các câu chuyện thần thoại Hy-lạp nghe phần lớn có vẻ hoang đường và khó hiểu. Người ta nói “hùm dữ không nỡ ăn thịt con”, vậy mà trong thế giới của những vị mà con người gọi là thần linh và tôn thờ lại đối xử với nhau còn “dữ” hơn cả hùm. Nếu như Zeus là thần công lý thì không biết công lý nào sẽ xét xử cho tội “đá cha” và “giành ngôi” nhỉ?!

Bước sang thế kỷ 2 trước Công nguyên, bức tượng được tu sửa

chút ít, rồi đến thế kỷ 1 sau Công nguyên, hoàng đế La Mã Caligula tìm cách đưa bức tượng về Rome, nhưng giàn giáo do các nhân công của Caligula xây dựng bị đổ sụp. Năm 391 sau Công Nguyên, hoàng đế Theodosius I cấm những hoạt động thể thao ở Olympic vì xem nó là một phong trào ngoại giáo. Ngôi đền thờ thần Zeus cũng bị ra lệnh đóng cửa. Olympia sau đó liên tiếp bị tàn phá bởi chiến tranh, động đất, lũ, lở đá... và ngôi đền thờ thần Zeus bị đốt vào thế kỷ 5 sau Công Nguyên. Tuy nhiên, trước đó, bức tượng thần Zeus đã

được một số người Hy Lạp giàu có chuyển đến một dinh thự tại Constantinople. Tiếc thay, chẳng bao lâu sau, bức tượng cũng đã bị thiêu hủy trong cơn hỏa hoạn lớn vào năm 462 sau Công Nguyên. Những nỗ lực của người Hy lạp cũng không cứu được tượng thần của mình. Ngày nay pho tượng thần Zeus không còn lại gì cả. Ở Olympia, người ta chỉ còn thấy đá, vụn cát và những chiếc cột bị gãy đổ của ngôi đền một thời vang bóng.

Bạn đọc thân mến, Cái mà con người ngưỡng mộ tôn làm thần tượng, thật ra cũng

chỉ là một thứ “tượng” thần. Dù lớn hay nhỏ, dù bằng vàng hay bằng đất sét, tượng chạm có cùng một bản chất giống nhau như lời Thánh Kinh mô tả trong Thi-thiên 115:5-8 “Hình tượng có miệng mà không nói; có mắt mà chẳng thấy; có tai mà không nghe; có lỗ mũi mà chẳng ngửi; có tay, nhưng không rờ rẫm; có chơn, nào biết bước đi; cuống họng nó chẳng ra tiếng nào. Phàm kẻ nào làm hình tượng, và nhờ cậy nơi nó đều giống như nó.” Cho nên các thần ấy không thể cứu ai, và cũng chẳng thể tự cứu mình.

Tôi muốn được chia xẻ cùng bạn đọc về niềm tin của tôi, và của tất cả Cơ Đốc Nhân khắp nơi trên thế giới đang đặt nơi một Chân

www.suoithieng.com 25

Thần – Giê-xu, Chúa Hằng Sống. Khác với các thần tượng hư không, Ngài chịu đói, chịu khát khi người La-mã đem xử án, họ xé áo và đánh đập Ngài đến kiệt sức, nhận mão gai trên đầu Ngài cho rướm máu, rồi đóng đinh Ngài trên thập tự giá, một tên lính lấy giáo đâm xuyên qua sườn Ngài đến nỗi nước và huyết chảy ra, rồi người ta đem Ngài bỏ vào huyệt mộ, niêm phong và sai lính canh gác cẩn mật, tất cả làm ứng nghiệm lời Kinh Thánh nói về Ngài: “Người đã đổ mạng sống mình cho đến chết, đã bị kể vào hàng kẻ dữ, đã mang lấy tội lỗi nhiều người” (Êsai 53:12). Nhưng sự chết không có quyền trên Ngài, hầm mộ không giam giữ được Ngài, cửa mộ mở tung để mọi người từ bên ngoài có thể nhìn vào mà biết rằng “Ngài không ở đây đâu, Ngài sống lại rồi, như lời Ngài đã phán, hãy đến xem chỗ Ngài đã nằm” (Mathiơ 28:6)

Sự kiện Chúa Giê-xu từ kẻ chết sống lại là sự kiện có thật và dầu bạn không tin hoặc không chấp nhận thì sự kiện đó vẫn đang ảnh hưởng trên cuộc đời bạn, giống như sự kiện khi Chúa vào đời vậy.

- Trong tuần lễ bạn thích ngày nào nhất? - Chúa Nhật! À không, Chủ Nhật! Tôi không theo đạo nên tôi

không thích gọi là Chúa Nhật - Không sao! Nhưng tại sao bạn lại thích ngày Chủ Nhật? - Vì Chủ Nhật là ngày được nghỉ ngơi, thật thoải mái làm sao! Đúng vậy, bạn thích ngày Chủ Nhật, tôi cũng thích nữa. Chủ

Nhật là ngày mà nhiều quốc gia trên thế giới chọn làm ngày được nghỉ ngơi trong tuần lễ. Nhưng tại sao thế nhỉ? Tại sao không là thứ hai, thứ năm,…? Chỉ vì đó là ngày thứ nhất trong tuần lễ, ngày Chúa Giê-xu đã từ phần mộ bước ra, Ngài sống lại theo lời hứa để mọi người được bước vào sự an nghỉ: an nghỉ cho những mệt nhọc thuộc thể, và an nghỉ cho những nỗ lực vô vọng để tự cứu bản thân; và người ta gọi đó là Chúa Nhật, ngày an nghỉ Chúa ban.

Bạn đọc thân mến, Chúa Giê-xu phục sinh để đem lại sự sống mới. Mùa Xuân đang

trở lại, cỏ non đang bắt đầu đâm chồi, cây khô nẩy nhành, hoa xuân nở nhụy; bạn có muốn bước vào sự an nghỉ Chúa ban để cuộc đời mình được chan hòa với vũ trụ trong màu sắc phước hạnh của mùa Xuân vĩnh viễn không? Hãy viết thơ cho Đặc san Suối Thiêng và tìm cho mình câu trả lời, bạn nhé!

Suối Thiêng 15 26

Lạy Cha Thánh trên cao Suối lệ còn tuôn chảy

Khi chúng con cất bước tha hương Cảnh gia đình tan nát đau thương

Tại cửa biển chôn vùi bao oan nghiệt

Thân tứ xứ phải chịu nhiều thua thiệt Kiếp nghèo hèn ô nhục cưu mang

Tiếng than ai oán tâm can Xin thương xót cảnh lầm than khổ lầy

Thương cho con trẻ thơ ngây

Thương cho vầng trán vương đầy gió sương Thương đôi dòng lệ đêm trường

Thương thân bé bỏng trăm đường đắng cay Thương con không chỗ kêu nài

Thương thân nô lệ từng ngày hư hao

www.suoithieng.com 27

Rừng Cỏ Thơm

Cùng ai người biết nghĩ suy Lưới Trời lồng lộng đến kỳ khó dung

Dù lâm vô cảnh đường cùng đan tâm chi nỗi nhận bùn trẻ thơ?

Nào ai lại nỡ làm ngơ? thêm tay giúp đỡ, thêm giờ cầu thay

thêm trường, thêm nội trú đây dạy nghề con trẻ sau này thành nhân...

Cha ơi, như thế được sao? Cha ơi, đàn nhỏ nơi nào trông mong?

Xin Cha chiếu ánh hừng đông Cho con màu nắng tuổi hồng dễ thương

Cho con mơ được đến trường

Cho con biết đọc, biết đường để đi Cho con biết phải làm gì

Cho con cơm áo tập ghi hằng ngày Cho con học biết đường ngay

Một lòng cầu nguyện xin Ngài đến mau!

Nghe đây: "Con hãy kêu cầu, Ta ban nhiều phép nhiệm mầu cho con.

Dù cho việc lớn bằng non với Cha, con chẳng phải còn lo chi."*

Thương tặng các trẻ em Việt Nam đang bị bán làm nô lệ tình dục ở Campuchia.

* "Con hãy kêu cầu Ta, Ta sẽ đáp lời con. Ta sẽ tỏ cho con

những việc con chưa từng biết, những việc lớn lao và cao siêu, không ai đạt thấu." Kinh Thánh Giêrêmi 33:3

Suối Thiêng 15 28

rong thư gửi Hội thánh Ga-la-ti, chương 3 thánh

Phao-lô viết: “Thử xem gương Áp-ra-ham: Ông tin Thượng Đế nên được Ngài nhìn nhận là người công chính. Tất cả các dân tộc tin Chúa sẽ được cứu rỗi và hạnh phúc như Áp-ra-ham.” Tại sao Áp-ra-ham nổi bật giữa dòng Sử Thiêng Trên Đất Thánh? Vì ông có đôi tai và tấm lòng hướng thượng. Ông lắng nghe tiếng Chúa và ôm ấp tâm nguyện tìm biết ý Ngài.

Mặc dầu thật lòng vâng phục, đôi lần Áp-ra-ham làm theo ý riêng. Tin cậy Chúa nhưng có khi Áp-ra-ham nghi ngờ. Mạnh dạn tiến bước với Chúa nhưng lắm lúc Áp-ra-ham e dè, sợ hãi. Động cơ, cứu cánh chính đáng nhưng phương tiện của Áp-ra-ham có khi sai lạc. Lầm lỗi của Áp-ra-ham để lại hậu quả nghiêm trọng, đau thương.

Sa-ra, vợ Áp-ra-ham - người nữ mẫu mực - có lúc làm cho chồng khó thuận phục Chúa hoàn toàn. Thiếu sót, lầm lỗi như tất cả chúng ta, nhưng Áp-ra-ham là một anh hùng đức tin xuất chúng. Tại sao? Vì tai, mắt, chân và lòng ông hướng về Chúa. Cuộc đời năng động, lý thú của Áp-ra-ham là những bài học tuyệt vời cho người thành tâm của thế kỷ thứ 21 đi tìm chân lý cứu rỗi và hạnh phúc. Áp-ra-ham, con người Được Gọi Để Dựng Nước.

Qua Áp-ra-ham, Chúa Cứu Thế Giê-xu đến để ban phước các dân tộc. Địa vị lỗi lạc của Áp-ra-ham được ghi chú rõ ràng qua các danh hiệu Thánh Kinh dành cho ông. Áp-ra-ham được gọi là bạn của Đức Chúa Trời (2 Sử ký 20:7; Ê-sai 41:8; Gia-cơ 2:23). Mười hai chương của Sáng Thế Ký mô tả cuộc đời Áp-ra-ham. Đức Chúa Trời được gọi là Đức Chúa Trời của

T

www.suoithieng.com 29

Áp-ra-ham (Đức Chúa Trời của Hồ Xuân Phước?).

Thánh Kinh Tân Ước nhắc tên Áp-ra-ham nhiều lần để nhấn mạnh phương thức Chúa cứu rỗi con người (Rô-ma 4, Ga-la-ti 3, Hê-bơ-rơ 7 & 11, Gia-cơ 2). Làm thế nào để được cứu? Đặt trọn niềm tin nơi Chúa! Người nào tin Chúa Cứu Thế Giê-xu sẽ được cứu (Công Vụ 16:31).

Lịch sử sáng tạo vũ trụ và con người cô đọng trong 11 chương đầu của Sáng Thế Ký. Án mạng đầu tiên trong chương 4 - Ca-in giết A-bên, em mình. Con người, bạo động và tội ác sinh sôi, nẩy nở nhanh chóng đưa đến hậu quả thảm khốc - Đức Chúa Trời trừng phạt bằng trận đại hồng thủy (Sáng Thế Ký 6-8).

Nô-ê - công chính, đồng đi với Đức Chúa Trời, được ơn trước mặt Chúa - được chọn để lưu truyền dòng dõi loài người (Sáng 6:8-9). Sau trận lụt lớn, dân số lại gia tăng nhanh chóng trên mặt đất. Đời sống đạo đức họ thăng tiến hơn? Không! “Họ đầy tội lỗi: gian ác, hiểm độc, nói xấu, phao vu, xấc láo, kiêu căng, khoác lác. Dù biết Thượng Đế nhưng họ chẳng tôn vinh hay tri ân Ngài” (Rô-ma 1:21, 29).

Thiên Chúa cho con người cơ hội thứ hai để bước theo Ngài.

Con người thản nhiên từ bỏ Chúa. Chúa bảo Áp-ra-ham: “Con hãy rời bỏ quê hương, dân con và nhà cha con để đi đến xứ Ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho con thành một nước lớn. Ta sẽ ban phước lành cho con và làm nổi danh con. Con sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước lành cho ai chúc phước con và rủa sả kẻ nào nguyền rủa con. Tất cả các dân tộc trên thế giới sẽ nhờ con mà được phước” (Sáng Thế Ký 12:1-3).

Chúa vẫn là Thiên Chúa của

tình yêu. Chúa ghét tội lỗi nhưng thương tội nhân. Áp-ra-ham xuất hiện như một ngôi sao sáng chói giữa thế giới chìm đắm trong bóng tối tội ác. Vì Chúa chọn Áp-ra-ham!

Áp-ra-ham Được Gọi Để Dựng Nước. Chúa hứa ban Áp-ra-ham ba điều: đất nước, dòng

Suối Thiêng 15 30

giống, phước lành. Xứ Ca-na-an là đất nước. Con cháu, dòng giống Áp-ra-ham trở thành Israel, tuyển dân. Phước Lành kết tụ ở thượng đỉnh qua sự giáng sinh của Giê-xu - Cứu Chúa của nhân loại - Hậu Tự của Áp-ra-ham.

Nhìn lại cuộc đời, sự chết và sống lại của Chúa Cứu Thế Giê-xu, người theo Chúa biết rõ - chính Ngài là Phước Lành cho mọi người, mọi gia đình. Sự giáng sinh của Chúa Giê-xu là Tin Lành. Đúng như Chúa đã bảo Áp-ra-ham: “Tất cả các dân tộc tin Ta đều sẽ được hạnh phúc như con” (Ga-la-ti 3:8).

Tình thương và ân sủng cứu chuộc của Chúa - qua Áp-ra-ham - mở rộng cho mọi người. Lời hứa tuyệt diệu đó không thay đổi. Thiên Chúa yêu thương còn gia hạn để con người tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu. Khi tin nhận Chúa Giê-xu, bạn nhận Phước Lành lớn lao, cao trọng nhất trong cuộc đời. Bạn được tha thứ tội lỗi, được làm con Thiên Chúa và được một chỗ phước hạnh sung mãn trên thiên đàng - đời đời.

Chúa Cứu Thế Giê-xu chính là phước lành Thiên Chúa hứa ban Áp-ra-ham. Áp-ra-ham Được Gọi Để Dựng Nước. “Bởi đức tin, Áp-ra-ham vâng lời Chúa gọi - ra đi để dựng

nước - lên đường đến xứ mình sẽ nhận làm sản nghiệp. Ông ra đi nhưng chẳng biết sẽ về đâu. Bởi đức tin, Áp-ra-ham kiều ngụ trên Đất hứa như trên đất nước người. Áp-ra-ham cũng như con cháu ông tha thiết mong mỏi một quê hương tốt đẹp hơn - quê hương trên trời” (Hê-bơ-rơ 11).

Áp-ra-ham Được Gọi Để Dựng Nước. Chúa bảo đi nhưng không cho ông biết sẽ về đâu. Tại sao không? Tôi không biết nhưng thấy Chúa có “thói quen” kêu gọi người phục vụ Ngài mà không nói hết chương trình chi tiết đầy đủ. Khó cho chúng ta hôm nay và khó cho Áp-ra-ham ngày xưa tiến bước, phải không quý vị?

Anh, Chị đang ở Quế Sơn, Quảng Nam. Quê hương tôi, nước mặn, đồng chua - đất cày lên sỏi đá! Xóm làng đang hồ hởi chuẩn bị đón giao thừa nhưng Anh, Chị không đủ một lon gạo. Không bánh tét, thịt kho, dưa hành, củ kiệu. Chúa bảo Anh, Chị đi làm giám đốc xuất nhập cảng tại Sài-gòn - xuất hành lúc 6 giờ sáng mồng một tết! Anh, Chị sẽ nói gì với Chúa? Nếu là tôi, tôi sẽ “mạnh dạn” thưa Chúa: “Chúa ơi, con sẽ không chờ sáng. Con phải lên đường ngay giờ nầy!”

Nếu Chúa gọi Anh, Chị như gọi Áp-ra-ham, chắc Anh, Chị

www.suoithieng.com 31

ngạc nhiên phải không? Nếu là tôi - tôi sẽ sửng sốt, kinh hoàng, sợ hãi. Vì hoàn cảnh không hợp lý gì cả! Gia đình, họ hàng Áp-ra-ham đã an cư lạc nghiệp tại U-rơ bao nhiêu đời. Rễ đã đâm sâu mà Chúa lại bảo Áp-ra-ham nhổ gốc, bứng rễ ra đi? Làm sao nghe cho lọt tai - nói gì đến... hấp dẫn, lọt lòng!

Vấn đề không phải là hoàn cảnh - diều gặp gió, kinh tế đang lên hay giá nhà đang xuống. Vấn đề không phải là Anh, Chị hay tôi cần gì, muốn gì. Vấn đề là ai gọi. Khi Chúa gọi - Anh, Chị và tôi lắng nghe với thái độ nào?

Gia đình Áp-ra-ham đã bám rễ quá sâu tại U-rơ trù phú, quen thuộc, bình an, thoải mái. Nhưng Áp-ra-ham nghe rõ tiếng Chúa gọi: “Hãy rời bỏ quê hương, thân tộc và đi đến xứ Ta sẽ chỉ dẫn” (Công vụ 7:3). Chúa không nói rõ đi đâu nhưng Áp-ra-ham nghe rõ tiếng Chúa. Áp-ra-ham biết phải rời bỏ điều gì. Áp-ra-ham và Sa-ra không thấy được đất hứa. Cả hai đều đã quá già. Một con cũng không có. Nói gì đến

nước lớn, dân đông? Bà già vô phước không con! Nói gì đến nguồn phước cho các dân tộc?

Nếu Anh, Chị cho bạn bè biết Anh, Chị sắp dọn nhà đi xa - chắc họ sẽ hỏi Anh, Chị đi đâu. Nếu Anh, Chị bảo họ Chúa kêu gọi Anh, Chị đến một vùng đất xa? Họ sẽ trợn tròn đôi mắt to nhìn vào mặt Anh Chị. Anh, Chị cho họ biết thêm rằng Anh, Chị đem tất cả gia đình ra đi và không bao giờ trở lại. Một chiếc xe cũ, quần áo, mền gối... - không nhà, không cửa? Xin lỗi - Anh Chị tên gì? “Ông bà Phước... nầy khùng!”

Phải, biết bao nhiêu người được Chúa gọi, nhưng vẫn chưa

rời bỏ, chưa ra đi, chưa rời bến. Có người mãi để tai nghe lời lý luận, phê phán, nghi ngại trì kéo. Áp-ra-ham và Sa-ra không chú tâm vào lời tiêu

cực. Họ lắng nghe tiếng Chúa. Xin Anh, xin Chị khích lệ

con mình theo Chúa. Xin Con, xin Cháu, xin Em khích lệ, nâng đỡ, hỗ trợ Ba Mẹ, Anh, Chị vâng phục sự kêu gọi và hướng dẫn của Chúa.

Sa-ra không đóng cái cọc lều nào quá sâu đến nỗi không thể nhổ trại ra đi. Sa-ra không hề

Suối Thiêng 15 32

than phiền hay trì kéo Áp-ra-ham trong việc rời bỏ để ra đi. Sa-ra không phải là Hồ Thị Bùi Lan (Trần, Lê, Nguyễn... bàn lui). Tạ ơn Chúa!

Chúa kêu gọi Anh, Chị và tôi rời bỏ, ra đi để dựng nước - xây dựng Vương Quốc Trời - bắt đầu từ Jerusalem - gia đình, bạn bè, lớp học, điểm nhóm, Trường Chúa Nhật, chứng đạo, thăm viếng... hội thánh nhà. Anh, Chị Được Gọi Để Dựng Nước.

Chúa hứa: “Hồ Xuân Phước, con sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước lành cho ai chúc phước con!” Xin Anh, xin Chị điền tên mình vào lời hứa phước hạnh tuyệt vời nầy và thưa với Chúa lời cầu nguyện sau đây.

“Lạy Chúa, xin cho con biết lắng nghe lời Ngài dạy con trong cuộc sống. Xin cho con biết lắng nghe lời Ngài dạy con suốt đời con. Xin cho con cất tiếng lên trả lời và vâng theo ý Chúa. Xin cho con biết thực hành ngàn đời, Lời Chúa đã truyền ban. Lời Ngài là sức sống của con. Lời Ngài là ánh sáng đời con. Lời Ngài làm chứa chan hy vọng. Là đường để con hằng dõi bước. Lời Ngài đượm chất ngất niềm vui. Trọn vẹn ngàn tiếng hát đầy vơi. Lời Ngài đổi mới cho cuộc đời. Lời Ngài hạnh phúc cho trần gian!” Amen. (Lắng Nghe Tiếng Chúa, nhạc và lời Nguyễn Duy).

www.suoithieng.com 33

Chị em thân mến,

guyễn-Trãi, hiệu Ức-Trai, con của Thái-học-sinh Nguyễn-Phi-Khanh và Bà Trần-thị-Thái, là một trong những nhân

vật sáng chói hàng đầu trong lịch sử nước ta, được biết đến như là một nhà thơ Nôm lỗi lạc, một chính trị gia đại tài và là một anh hùng dân tộc. Nguyên quán ông vốn ở làng Chi-ngại, huyện Chí-linh, tỉnh Hải-dương, nhưng được sinh ra ở Thăng-Long, trong dinh ông ngoại là quan Tư Đồ Trần-Nguyên-Đán, dòng dõi quý tộc nhà Trần. Sau gia đình mới dời về sống ở làng Ngọc-ổi, xã Nhị-khê, tỉnh Hà-đông.

Nguyễn-Trãi sống trong thời đại đầy biến động dữ dội. Nhà Trần suy vi, Hồ-Quí-Ly soán ngôi và sáng lập nhà Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu. Ông thi đỗ Thái-học-sinh năm hai mươi tuổi (1400), và cùng cha là Nguyễn-Phi-Khanh làm quan cho nhà Hồ. Được chẳng bao lâu thì nhà Minh sang đánh nước Đại Ngu. Nhà Hồ thua trận, cha con Hồ-Quí-Ly và rất nhiều triều thần bị bắt sang Trung Quốc, trong số đó có Nguyễn-Phi-Khanh.

Tương truyền lúc bấy giờ vì muốn giữ tròn đạo hiếu, Nguyễn-Trãi đã theo cha sang Tàu. Nhưng đến ải Nam-quan thì Nguyễn-Phi-Khanh bảo con ở lại, mà rằng:

Thương cha con hãy lo cho nước, Đừng để non sông phải thiệt thòi.

Vâng lời cha, Nguyễn-Trãi quay về hợp tác với nhóm nghĩa quân của Lê-Lợi, cùng người anh hùng áo vải đất Lam-sơn chống giặc Minh suốt mười năm gian khổ và sau này trở thành khai quốc đại công thần của nhà Lê.

N

Suối Thiêng 15 34

Thật ra, dặn dò, trao gửi một điều gì cho người thân trước một chuyến đi xa hay trối trăn khi chia tay vĩnh biệt là việc thiên hạ thường làm. Nhưng sở dĩ câu chuyện Nguyễn-Phi-Khanh và Nguyễn-Trãi có thể sống mãi với thời gian vì đã hàm chứa hai yếu tố quan trọng cần phải có trong bất cứ một cuộc ủy thác nào. Thứ

nhất là lòng tin của người ủy thác. Trao cho con một nhiệm vụ khó khăn, đầy gian khổ, Nguyễn-Phi-Khanh đã bày tỏ sự tín nhiệm rất cao đối với con mình: Ông tin nơi khả năng có thể hoàn thành sứ mệnh của Nguyễn-Trãi, ông cũng tin vào tình thương của Nguyễn-Trãi đối với ông. Kế đến là sự trung tín của người được ủy thác. Với Nguyễn-Trãi, tình thương cha đã là động cơ, nguồn sức mạnh giúp ông theo đuổi và nỗ lực hoàn thành di nguyện của cha mình. Chính vì thế, bao lâu lịch sử còn nhắc lại những góp phần vĩ đại của Nguyễn-Trãi trong sự nghiệp cứu nước Việt, dựng nhà Lê, bấy lâu người ta còn

nhớ Nguyễn-Phi-Khanh và lời ủy thác sau cùng ấy của ông đã trở thành bất tử.

Khi suy gẫm về giai thoại của Nguyễn-Phi-Khanh và Nguyễn-

Trãi, tôi cũng đồng thời nhớ lại Đại Mệnh Lệnh Truyền Giáo của Chúa Giê-xu, vẫn được ghi nhận như là lời ủy thác sau cùng của Ngài truyền cho đoàn môn đệ. Nhất là trong Mùa Thương Khó-Phục Sinh như hiện nay, mỗi hồi niệm, mỗi tình tiết có liên quan đến câu chuyện đều trở nên sống động, đem lại cho lòng người nhiều cảm xúc.

Nghĩ đến câu chuyện này cũng có nghĩa là nghĩ đến Cứu Chúa Giê-xu, Thượng Đế thành nhục thể. Khác với một Nguyễn-Phi-Khanh mất tất cả vì vong quốc, Chúa Giê-xu đã lìa bỏ mọi hiển vinh tôn quí thuộc về Ngài vì mục đích cứu chuộc nhân loại. Không chỉ là ải Nam-quan chập chùng hiểm trở nơi kẻ ở người đi, mà là bóng dáng ghê rợn của thập tự giá sừng sững trên đồi cao, nơi Con Trời phải chấp nhận một loại nhục hình đớn đau khủng khiếp nhất mà

www.suoithieng.com 35

lịch sử loài người có lần nghĩ tới. Lưu đày là số phận dành cho kẻ chiến bại nên Nguyễn-Phi-Khanh không thể lựa chọn ở hay đi. Nhưng trong sứ mệnh hy sinh vinh dự, mạng sống vì tội lỗi nhân loài, Chúa Giê-xu có quyền quyết định, và Ngài đã chấp nhận trao ra tất cả. “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài…” Thương Cha, thông cảm với tình Cha xót thương con người lầm lỗi, Ngài đã vui lòng “vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự” để mở một con đường duy nhất, qua đó người tội có thể quay về cùng Đấng Tạo Hóa mình. Và như thế, trọng trách được giao thác cho người sau cũng không chỉ là vận mệnh một nước Việt nhỏ bé đáng thương, mà là sinh mệnh của toàn nhân loại.

Nghĩ đến câu chuyện này cũng có nghĩa là nghĩ đến những đối

tượng mà Chúa Giê-xu đã phó giao trọng trách. Trước hết là những môn đồ thân cận nhất, ba năm theo bước chân Thầy trên khắp nẻo sơn khê, thấy các phép lạ Ngài làm, nghe những lời lành Ngài dạy. Vậy họ đã nghĩ gì, làm gì khi biết người Thầy yêu dấu sắp chịu khổ hình? Các sách Phúc-âm chép rằng họ bận rộn cãi nhau xem một mai Thầy đi rồi ai trong bọn sẽ là người lãnh đạo. Khôn khéo hơn, Gia-cơ và Giăng nhờ mẹ lên tiếng, mong dành trước hai chức vị cao trọng hàng đầu. Lòng tự tôn, sự tranh chấp này theo đuổi họ mãi cho đến bữa ăn cuối cùng đêm giữ Lễ Vượt Qua: Cả mười hai người đều ngồi yên đấy mặc cho Thầy cúi xuống rửa chân mình, không ai muốn hạ mình giúp rửa những bàn chân dơ bẩn của nhau.

Nếu xem Công-Vụ-Các-Sứ-Đồ 1:8 là cột mốc của lời ủy thác,

chúng ta thấy trong số các đối tượng cũng có thấp thoáng hình bóng những người nữ chạy theo Chúa Giê-xu trên con đường thập tự, đấm ngực mà khóc về Ngài. Với họ, Chúa phán rằng: “Hỡi con gái thành Giê-ru-sa-lem, đừng khóc về Ta, song khóc về chính mình ngươi và con cái các ngươi.” Thật vậy, Chúa chết theo chương trình của Đức Chúa Trời để ban cho con người một cơ hội sống. Nhưng nếu không sớm nhận biết và nắm lấy ân phước này, họ sẽ bị hủy diệt như chính thành Giê-ru-sa-lem đã bị hủy diệt mấy mươi năm sau đó. Đối tượng của lời ủy thác cũng là hàng mấy trăm môn đệ đủ mọi thành phần, đứng ngó chăm lên trời giây phút Chúa thăng thiên. Với họ, các thần sứ hiện ra mà phán rằng: “Sao các ngươi đứng ngóng lên trời làm chi? Giê-xu này đã được cất lên trời khỏi giữa

Suối Thiêng 15 36

các ngươi, cũng sẽ trở lại như cách các ngươi đã thấy Ngài lên trời vậy.” Chúa đã hoàn thành sứ mệnh, đã quay lại thiên đàng. Nhưng họ, với trọng trách truyền giáo được nấy trên vai, phải mau chóng bắt tay vào việc cho đến khi Chúa trở lại thay vì mãi ngóng theo hình bóng Ngài đã khuất giữa các tầng mây.

Vì lời ủy thác sau cùng được

Thánh Kinh ghi lại để truyền đạt cho các thế hệ nghìn sau, chúng ta cũng là những thành viên trong đối tượng của Lời. Nhận thức được điều này, tôi đồng thời nhận thấy rằng chúng ta khá giống tiền nhân mình về nhiều điểm. Chúa Giê-xu phán dặn môn đệ Ngài phải yêu thương, hiệp một lẫn nhau, nhưng giữa vòng tôi con Chúa ngày nay thường thấy nhiều đố kỵ và chia rẽ. Tin Lành truyền đến nước ta đã ngót trăm năm, thế mà số người được cứu lại quá ít oi, có lắm vùng sâu vùng xa còn chưa một lần nghe đến ân cứu của Đức Chúa Trời dành cho người tội. Nhiều dấu hiệu cho biết ngày Chúa trở lại đã gần. Hơn lúc nào hết, người Việt Nam cần được cảnh tỉnh về sự lầm lạc của mình. Ăn cơm của Trời, uống nước của Trời, thở không khí của Trời, hoạn nạn kêu Trời… thế mà lại đi cúng thờ cục đá, bình vôi và những thần không phải là thần vì không thể ban cho con người sự sống. Biết “sống nhờ ơn Trời” mà không biết hết lòng hết ý thờ Trời. Biết “chết về chầu Trời” mà không biết sẽ đứng trước mặt Trời với tư cách nào, như một đứa con yêu quay về nhà Cha hay như một tội nhân đợi chờ bản án. Đây có phải là lúc chúng ta ngồi cãi nhau xem ai cao trọng hơn ai? Hệ phái nào hay? Trường Thần Học nào lớn? Hay là lúc dòm ngó, dè bĩu những người truyền đạo chân đất, chê họ dốt, cười họ tự phong? Sách Công-vụ 2:8 khẳng định rằng mỗi Cơ-Đốc-nhân là một người truyền giáo, được phong chức Thầy Tế Lễ Hoàng Gia. Giấy phép của họ được viết bằng chính huyết báu của Chúa Giê-xu, mang dấu ấn của Thánh Linh, và được lưu giữ trong bộ hồ sơ “dân thánh” của Thiên Đàng… “hầu cho anh (chị) em rao giảng nhân đức của

www.suoithieng.com 37

Đấng đã gọi anh (chị) em ra khỏi nơi tối tăm, đến nơi sáng láng lạ lùng của Ngài.” Trong suy nghĩ có lẽ dại dột của tôi, “tự phong” mà lặn lội khắp hang cùng ngõ cụt để mở mang từng tấc đất cho vương quốc của Trời, tìm kiếm nhặt nhạnh từng linh hồn hoang lạc mang về nhà Cha thì còn tốt bội phần hơn có “double-O status” nhưng lại để mặc cho ma quỉ lộng hành, chỉ lo mải miết “kill” nhau.

ối tượng của Lời ngày nay cũng có nhiều

khuôn mặt nữ. Giống như những phụ nữ xưa kia trên con đường thập tự vừa khóc vừa chạy theo Chúa Giê-xu, chúng ta thường nặng lòng hoài niệm về sự thương khó của Cứu Chúa dấu yêu mà

quên đi sự sống lại vinh hiển của Ngài. Chúa Giê-xu không vui về điều ấy. Ngài muốn chúng ta hướng lòng mình đến những linh hồn lây lất chung quanh, nói với họ rằng Ngài đã chết để tội lỗi họ được tha, và đã sống lại để ban cho họ sự sống đời đời. Đừng bắt chước Mari Madelene, đứng thổn thức hoài trước ngôi mộ trống trong buổi sáng Phục Sinh, nhưng hãy nhận sứ mệnh rao tin vui Chúa sống cho những Phi-e-rơ lầm lỗi có cơ hội ăn năn, cho cả những môn đồ đang yếu đuối đức tin, để ý sống của họ được phục hồi và trở nên khởi sắc. Cũng đừng làm như những người Ga-li-lê cứ mãi đứng ngóng lên trời. Chúa Giê-xu phán rằng Ngài đi để sắm sẵn cho chúng ta một chỗ, và sẽ trở lại để đem chúng ta đi ở với Ngài. Trong thời gian chờ đợi, rao giảng Tin Lành là nhiệm vụ của mỗi một chúng ta. Càng khát khao mong muốn được gặp lại Chúa chừng nào, càng phải nỗ lực tìm cứu tội nhân chừng ấy. Trong bất cứ nỗi trông mong nào, thời gian có vẻ như kéo dài vô tận. Nhưng Kinh Thánh khẳng định rằng Ngài chắc chắn sẽ trở lại. Thật vậy, “Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài đâu, nhưng lấy lòng nhịn nhục đối với anh (chị) em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn” và được sống…

Nhận lời ủy thác của Nguyễn-Phi-Khanh, Nguyễn-Trãi quay về

dốc toàn tâm lực vào sự nghiệp cứu quốc để mong thành toàn di nguyện của cha. Ông không bao giờ gặp lại phụ thân, nhưng tôi tin

Đ

Suối Thiêng 15 38

rằng mỗi bước thăng trầm trong cuộc đời vì nước vì dân càng khiến tâm hồn ông thêm gần gũi, khắng khít với người từ phụ. Tôi cũng tin rằng khi thảo xong bản hiến chương “Bình Ngô Đại Cáo” để tuyên bố sự tự do, độc lập của dân tộc Việt phương Nam, ông đã không quên hướng về anh linh của người đã khuất mà rằng: “Thưa cha, Nguyễn-Trãi, con của cha, đã hoàn thành việc cha giao thác.”

Chúa Giê-xu của chúng ta tôn quí bội phần hơn Nguyễn-Phi-Khanh. Còn chúng ta thì không được trong muôn một sự tài ba, hiền hiếu của Nguyễn-Trãi. Vậy mà Ngài đã tin yêu chúng ta ngay trong sự bất xứng của mình, và đã giao phó cho chúng ta không chỉ một sứ mệnh “đừng để non sông phải thiệt thòi,” bèn là làm ánh sáng cho thế gian và nguồn phước cho toàn nhân loại. Ngài cũng không bỏ chúng ta một mình tự sinh tự diệt, nhưng trang bị, vùa giúp và cam kết ở cùng.

Lời ủy thác sau cùng của người cha Nguyễn-Phi-Khanh thì người con Nguyễn Trãi đã làm xong. Còn lời ủy thác sau cùng “Hãy đi khắp thế gian giảng Tin Lành cho mọi người” của Cha Thiên Thượng thì những người con Cơ-Đốc đang theo đuổi, thực hiện thế nào?

Ước mong Mùa Phục Sinh 2008 sẽ đem lại cho chúng ta nhiều biến chuyển. Người Cơ-Đốc sẽ biết yêu Chúa hơn để có thể yêu nhau hơn, có thể cùng nhau xóa bỏ những dị biệt, bất đồng… có thể cùng nhau hết sức hết lòng… viết vì Ngài, viết cho Ngài… bản tuyên ngôn Bình Thiên Hạ.

Trong tình yêu Chúa Phục Sinh, lê-tuyết-loan

www.suoithieng.com 39

Mừng xuân hoa nở đón chào Chúa ta sống lại cành đào trổ hoa Muôn loài vạn vật đồng ca Tử thần Chúa thắng tà ma kinh hồn Giê-xu là Đấng vĩnh tồn Cầm quyền vũ trụ Chí Tôn đời đời Danh Chúa rạng rỡ khắp nơi Trên trời dưới đất quỳ nơi chân Ngài Chúa ta quyền quý cao thay Ngài sống mãi mãi bên ngai Cha mình Chúa ta cầu thay chúng sinh Hôm nay kỷ niệm phục sinh của Ngài

Chúa hứa Ngài sẽ hồi lai Chúa sẽ trở lại đồng cai trị vì

Danh của Chúa ta quyền uy Chúa ta sống mãi uy nghi đời đời

Ngài là Con Một Chúa Trời Vì thương nhân loại cứu đời lầm than

Thập hình Chúa đành phải mang Chết thay tôi-bạn huyết chan giọt hồng

Tội ta Chúa đã đền xong Tử thần Chúa thắng, ngồi trong Thiên Đình

Ta nay kỷ niệm phục sinh Chúa ta Đấng Sống hiển vinh đời đời.

A-men

Suối Thiêng 15 40

(Tiếp Theo) “Hãy bắt cho chúng tôi

những con chồn, những con chồn nhỏ phá hại vườn nho; vì vườn nho chúng tôi đang trổ bông” (Nhã Ca 2:15)

“Nỗi bi thảm trong hôn nhân

là sự lãnh đạm” Số báo vừa qua, chúng ta đã

đề cập đến Satan, kẻ không ngừng tấn công cách không mệt mỏi vào hạnh phúc hôn nhân với mục đích làm tổn thương mái ấm gia đình. Satan luôn vui thích can dự vào để phá hoại khu vườn hạnh phúc của gia đình Cơ Đốc bằng nhiều hình thức, tinh vi nhất là qua dạng những con chồn nhỏ mà ít khi chúng ta nhận ra.

Không nói đến những “con chồn lớn” đã tàn phá, hủy hoại vườn nho hạnh phúc gia đình cách nhanh chóng như: ngoại tình, cờ bạc, hút sách, ăn chơi trác táng, vô trách nhiệm, ly dị…

Thế nhưng còn rất nhiều những con chồn nhỏ. Thoạt nhìn tưởng như vô hại, đôi khi còn có vẻ làm cho vườn thêm sinh động. Thế nhưng với kinh nghiệm của những người trồng vườn nho, họ biết rất rõ tác hại của những con chồn nhỏ, theo ngày tháng, có thể làm hư hao vườn nho là thế nào.

Gia đình thường mất hạnh phúc do những con chồn nhỏ ít khi nhận ra như: chồn ích kỷ, cay đắng, xét đoán, tự ái, thành kiến, lấn lướt, lãnh đạm..v..v.

Trong số báo trước, chúng ta đã cùng suy nghĩ về tác hại của những con chồn nhỏ ích kỷ; con chồn cay đắng, không tha thứ.

Hôm nay chúng ta sẽ nói đến con chồn lấn lướt và con chồn lãnh đạm.

Con Chồn Lấn Lướt: Với phong tục “trọng nam

khinh nữ” ngàn đời vẫn còn ít nhiều trong máu của người Việt, quen thuộc như ca dao: Đàn ông nông cạn giếng

khơi,

www.suoithieng.com 41

Đàn bà sâu sắc tựa cơi đựng trầu!

Câu nầy có nghĩa là người đàn ông dầu có nông cạn thế nào đi nữa cũng còn sâu như cái giếng; còn người đàn bà dẫu sâu sắc tới đâu giỏi lắm cũng chỉ cạn như các cơi đựng trầu của các bà cụ mà thôi.

Hay là tệ hơn: Khôn ngoan cũng thể đàn bà Dẫu rằng ngu dại cũng là

đàn ông! Nói lên quá rõ sự xem thường

đàn bà của người Việt Nam xưa. Trong gia đình ảnh hưởng điều nầy rõ nhất. Đa số người chồng trong gia đình Việt Nam có tính độc tài, nắm hết mọi quyền hành, quyết định mọi việc lớn nhỏ mà không cần lắng nghe ý kiến vợ con.

Ngay cả con dân Chúa, phần chịu ảnh hưởng bởi phong tục, phần hiểu Kinh Thánh cách phiến diện. Chỉ áp dụng một vài câu Kinh Thánh:

“Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa; vì chồng là đầu vợ..., đàn bà cũng phải phục dưới quyền chồng mình trong mọi sự”(Êphêsô 5:22-24)

Người chồng thường quên hay cố ý không muốn nhớ rằng, ngay dưới mấy câu Kinh Thánh trên, Phao Lô viết rất rõ:

“Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ

đã yêu Hội Thánh, phó chính mình vì Hội Thánh… Chồng cũng phải yêu vợ như chính thân mình. Ai yêu vợ mình thì yêu chính mình vậy”(Êphêsô 5:25,28)

Đúng, Chúa muốn người chồng phải là người chủ, là người lãnh đạo trong gia đình. Thế nhưng phải lãnh đạo trong tinh thần phục vụ, hy sinh như Chúa Cứu Thế đã làm gương, chứ không phải là cách người chồng lấy quyền làm chủ để lấn lướt, hà hiếp vợ mình.

Lời Chúa dạy: “Hãy kính sợ Đấng Christ mà vâng phục nhau” (Êphêsô 5:21)

Như người xưa cũng đã khuyên dạy:

“Phu phụ tương kính như tân”

Nghĩa là vợ chồng kính trọng nhau như lúc mới cưới.

Trên thực tế, nhiều ông biết mình là chủ gia đình, mình là người có quyền nên dùng

quyền đó để buộc vợ con làm theo ý mình. Nếu vợ

con nói hay làm điều gì trái ý, những ông chồng này sẽ nổi giận, nạt nộ, la lối khiến vợ con hoảng sợ, phải chiều theo ý các ông cho yên nhà yên cửa. Khi thấy mỗi lần mình lớn tiếng,

Suối Thiêng 15 42

trấn áp vợ con là tất cả sợ hãi, vâng phục, chồng nghĩ thế là thượng sách, cứ thế mà “cai trị” vợ con. Nhưng người chồng không nhận ra một điều là cách dùng quyền hành lấn lướt vợ con đó đã làm thương tổn mối liên hệ tốt đẹp trong gia đình, giết dần mòn tình yêu của vợ con dành cho mình, nối dài thêm sự xa cách trong lòng vợ con. Con thì vâng lời bên ngoài nhưng trong lòng không phục, chờ cho đủ 18 tuổi thì chắp cánh bay, không muốn quay về gia đình. Vợ không có chỗ nào khác đi thì trong lòng đau buồn, thầm tủi hận cho thân phận kém may mắn của mình. Tuy sống chung mà không thật sự cùng nhau chia bùi sẻ ngọt của cuộc đời cùng chung sống.

Nếu chồng thật sự yêu thương vợ mình, cha thật yêu con mình, thì dùng quyền hành để lấn lướt không phải là “thượng sách” mà là “hạ sách”.

Người chồng bắt nạt, áp chế, lấn lướt vợ trong mọi phương diện là trái với lời Chúa dạy, gia đình không thể nào hạnh phúc được. Lời Chúa nhắc nhở:

“Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, chớ hề ở cay nghiệt với nàng… Hỡi kẻ làm cha, chớ hề chọc giận con cái mình, e chúng nó ngã lòng chăng?” (Côlôse 3:19,21)

Lấn lướt thường là cách của

những người có tính cứng rắn, hay áp đảo người khác, là phương cách những người chồng hay áp dụng.

Thế nhưng trên thực tế, con chồn lấn lướt không chỉ sống trong các con trai của Chúa mà cũng sống cả trong các con gái của Ngài.

Nhiều người vợ nghĩ rằng mình khôn ngoan hơn, ý của mình luôn luôn đúng hơn, hay hơn và khôn ngoan hơn nên lấn lướt chồng con.

Có nhiều bà cũng rất nóng tính, độc tài, cứng rắn không thua cá tính của đàn ông. Hễ chồng con sai ý thì la lối, hay sẽ nổi giận, nạt nộ, la lối om sòm khiến chồng con hoảng sợ, phải chiều theo ý các bà cho yên nhà yên cửa. Nhất là xã hội ngày nay, nhiều bà đi làm, có khi còn làm nhiều tiền hơn chồng. Do đó, các bà nghĩ mình có quyền trong gia đình mà lấn lướt chồng con. Một số bà khác dùng phương cách lấn lướt nhưng nhẹ nhàng và êm dịu hơn, nhưng vẫn có ý nhất quyết dành phần thắng về mình. Thí dụ như các bà dùng sự hờn dỗi, lời đay nghiến, phàn nàn, thở than dai dẳng, hoặc dùng vũ khí im lặng lạnh lùng. Có khi dùng nước mắt để chồng con không chịu nổi mà phải nhường bước.

Dù là chồng hay vợ, người nuôi dưỡng con chồn lấn lướt

www.suoithieng.com 43

sẽ cắn nát vườn hạnh phúc gia đình.

Lời Chúa dạy: “Hãy lấy lòng yêu thương

mềm mại mà yêu nhau như anh em, hãy lấy lẽ kính nhường nhau… xem người khác như tôn trọng hơn mình”(Rôma 12:10; Philíp 2:3 )

Con Chồn Lãnh Đạm: Lãnh đạm là con chồn sống

trong khu vườn hạnh phúc, mới nhìn dường như vô hại. Nhưng thật sự, nó đã cắn nát hết những nụ hồng thơm ngát tên gọi tình yêu.

Trong hôn nhân lãnh đạm, gia đình không lớn tiếng cãi vã, cũng không ai lấn lướt ai, có thể cũng chẳng có sự thù hận, cay đắng nào dành cho nhau, nhưng chẳng ai quan tâm đến ai, chẳng ai bày tỏ tình yêu với ai. Sống chung trong một mái nhà, ăn chung một mâm cơm, ngủ chung một giường, đi chung xe, chung đàn con, chung tiền, chung tài sản, chung tên chung họ, gần như mọi sự đều chung thế nhưng chẳng chung cuộc đời. Đời ai nấy sống, mỗi người có một thế giới riêng không chia xẻ cùng

nhau. Chồng buồn vợ không hay; vợ đau chồng không rõ. Thật không còn nỗi bi thảm nào hơn là sự lãnh đạm trong hôn nhân.

Vợ chồng vẫn tiếp tục sống với nhau có thể vì rất nhiều lý do: vì thể diện, vì không muốn mang tiếng là có gia đình đổ vỡ, vì con cái, vì không muốn phân chia tài sản, vì không muốn ly dị.

Vợ chồng có thể cũng chẳng ghét bỏ gì nhau, cũng chẳng có tình ý gì với người khác. Thế nhưng không biết tự lúc nào, con chồn lãnh đạm đã len lén rón chân bước vào khu vườn hạnh phúc của hôn nhân, từng ngày trôi qua, con chồn

lãnh đạm đã âm thầm lặng lẽ gậm nhấm sự quan tâm lẫn nhau trong lòng cả hai. Bếp lửa tình yêu đáng lẽ cần được giữ cho luôn cháy nóng thì đã lụi tàn theo thời gian.

Có thể có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự lãnh đạm trong tình yêu; âm thanh rộn ràng của hai tiếng “hôn nhân” của những ngày đầu cưới nhau đã lịm tắt từ bao giờ. Tại sao, nguyên nhân nào

Suối Thiêng 15 44

dẫn đến tình trạng tẻ nhạt đáng buồn nầy? Có thể vì:

- Thất vọng về nhau, vì người phối ngẫu không như mình mong đợi. Thay vì chấp nhận cả cái tốt lẫn cái xấu của nhau vì biết rõ không ai hoàn toàn trên cõi đời nầy. Thay vì cùng nhau xây dựng tổ ấm như vun quén cây hồng sao cho xinh tốt mỗi ngày, lại bỏ mặc, lơ là để cây hồng của tình yêu mỗi ngày thêm còi cọc, chẳng còn có nụ tình tươi đẹp trong tình vợ chồng như đáng phải có.

- Quá bận rộn với công việc làm, có khi phải làm hai sở, về đến nhà là chỉ muốn ăn rồi ngủ.

- Quá bận tâm đến những trách nhiệm đang mang từ nhiều phía. Nào sở làm, gia đình, hội thánh, cộng đồng, bạn bè, bà con họ hàng… Không nhận ra được tầm quan trọng của sự sắp xếp đời sống sao cho quân bình. Không đặt đúng thứ tự ưu tiên khi sử dụng hai mươi bốn giờ trong ngày. Không học nói: “không” với một số công việc với mục đích làm tốt hơn, chu toàn hơn một số việc khác. Không đủ ý chí để từ bỏ những việc thật sự không quan trọng hoặc không hữu ích. Dù biết nhiều chương trình trên Tivi chẳng hay ho, ích lợi gì, thế nhưng vẫn ngồi bất động trước Tivi hằng đêm nhiều tiếng đồng hồ, cuối cùng mỏi mệt mới chui

vào giường. Thay vì dành thì giờ đó để vợ chồng chuyện trò, trao đổi tâm tình, nâng đỡ nhau. Nhất là cùng đến với Chúa để trình dâng mọi vui buồn trong cuộc sống như Cha hằng mong đợi.

Trong hôn nhân lãnh đạm, vợ chồng chỉ nói với nhau những thông tin cần thiết, chẳng có chút nồng ấm của tình cảm hay sự sẻ chia sâu sắc của cuộc đời chung.

Vợ chồng cũng thường thờ ơ cả đối với mối liên hệ tâm linh với Cha Thánh. Dù vẫn biết là ta không dành thì giờ tâm tình với Ngài, thế nhưng vẫn không mạnh mẽ đủ để thay đổi lại cách sống, xây lại mối liên hệ mật thiết với Chúa, là nguồn của sức mạnh và sự sống. Có thể ta vẫn giữ thói quen như đi nhà thờ, tham gia một số sinh hoạt hội thánh, thế nhưng đời sống tâm linh không có mối liên hệ mật thiết với Chúa, giống như cành đã lìa khỏi gốc, chẳng còn sự sống thật.

- Quá bận tâm đến đời sống với những sinh họat của riêng mình. Nếu tâm trí ta chứa đầy những gì của “mình”, thì chẳng còn chỗ nào để chứa những gì của Chúa, của người khác.

- Mệt mỏi, lười biếng, chỉ muốn sống cho qua ngày, làm vừa đủ những gì tối thiểu cần phải làm trong bổn phận của

www.suoithieng.com 45

cuộc sống hằng ngày; không nghĩ ngợi gì thêm, không muốn cố gắng thêm gì nữa.

- Bị tiêm nhiểm bởi quan niệm “Cá Nhân Chủ Nghĩa” tại xứ người, không muốn nghĩ cho ai, không muốn sống cho ai.

Vườn hồng đẹp phải được

chăm sóc thường xuyên. Hạnh phúc gia đình không phải tự

nhiên có. Mọi điều không tốt phát sinh tự nhiên như loài cỏ dại

không trồng cũng mọc. Mọi mỹ đức, phẩm hạnh, cùng thói quen tốt cần có sự gắng sức tập tành cách đầy ý chí mới có được.

Chúa sẵn lòng giúp những ai chọn lựa và hết sức muốn làm điều tốt. Nhưng Chúa không ban cách nhưng không những điều tốt cho những ai không tha thiết muốn và không cố gắng hết sức, nỗ lực phần mình.

Phao Lô kinh nghiệm: “Tôi làm được mọi sự nhờ

Đấng ban thêm sức cho tôi” (Philíp 4:13)

Kinh Thánh đầy dẫy những chữ: “Hết sức”, “gắng sức” “cố sức”, “học tập”, “học”…

Đối với Cha Thánh:

- “...chúng ta khá gắng sức nhìn biết Ngài”. (Ôsê 6:3) “…hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi.” (Phục truyền 6:5) “…tìm kiếm Đức Chúa Trời, và hết sức rờ tìm cho được, dẫu Ngài chẳng ở xa mỗi một người trong chúng ta” (Công vụ 17:27) “…làm hết sức để được đẹp lòng Chúa.” (II Côrinhtô 5:9) “…hãy gắng sức vào cửa hẹp” (Luca 13:24) “…phải học tập và cẩn thận làm theo (Phụctruyền 5:1) “…học theo Ta” (Mathiơ 11:29) “…học cho biết Đấng Christ” (Êphêsô 4:20)

Đối với người chung quanh: - “…gắng sức đẹp lòng mọi

người trong mọi việc, chẳng tìm ích lợi riêng cho mình, nhưng cho phần nhiều người” (I Côrinhtô10:33) “…hãy gắng sức giải hòa” (Luca 15:28) “…gắng sức cho có lương tâm không trách móc trước mặt Đức Chúa Trời và trước mặt loài người” (Công vụ 14:26) “…gắng sức khuyên bảo (Công vụ 28:23) “Mọi việc tay ngươi làm được, hãy làm hết sức mình (Truyền Đạo 9:10) “Hãy học làm lành…” (Êsai 1:17) “…học tập chuyên làm việc lành”(Tít 3:4)

Đời sống ta mỗi ngày có vui thỏa, phước hạnh hay không là tùy vào sự lựa chọn thái độ sống của mỗi chúng ta trong

Suối Thiêng 15 46

Trong những lúc bình an

dư giả, thường chúng ta chú tâm vào việc khác, không mấy ai màng đến Thượng Đế. Có người trong chúng ta mê TV, có người mê kiếm tiền, có người mê âm nhạc, người mê phim ảnh, người mê thể thao, người mê phụ nữ đẹp. Nhưng, trong giờ hoạn nạn, chúng ta sẽ phản ứng thế nào? Có nhiều bằng cớ cho thấy rằng trong giờ hoạn nạn, ngay cả những người vô thần nhất cũng mong sự giúp đỡ của Thượng Đế.

Thượng Đế có thể dùng sự hoạn nạn để dạy chúng ta bài học về sự hư không của những giá trị vật chất trên cuộc đời. Vì trong giờ hoạn nạn, TV không cứu được ta, tiền không cứu được ta, thần tượng của ta không cứu được ta, người yêu đẹp lộng lẫy cũng không cứu ta được. Chỉ Thượng Đế mới cứu ta được mà thôi.

Thượng Đế sẵn sàng ban sự cứu giúp và hy vọng cho những người biết tin cậy Ngài trong mọi cảnh ngộ.

ĐOÀN-THU-CÚC

từng giây phút của đời mình. Chọn sống kính yêu Chúa và

vâng giữ theo lời Ngài. Chọn sống yêu người và được người yêu. Chọn sống một đời sống phước hạnh và đầy ý nghĩa. Chọn quyết bắt cho được hết những con chồn nhỏ phá hoại vườn hạnh phúc trong gia đình. Không ai có thể tự bắt những con chồn nhỏ ích kỷ, cay đắng, xét đoán, tự ái, thành kiến, lấn lướt, lãnh đạm..v..v.. ra khỏi đời mình bằng sức riêng, phương cách duy nhất là hằng ngày quyết định chọn cách sống đẹp lòng Chúa, hết lòng nhờ Chúa giúp sức để chiến thắng chính bản ngã mình, thì sẽ thành công.

Còn có con chồn nào mà bạn đang dung dưỡng trong vườn hạnh phúc của bạn?

Kỳ tới: “Chiếc chìa khóa bị

bỏ quên”

www.suoithieng.com 47

“Vả, tại nơi Ngài bị đóng đinh, có một các vườn, trong vườn

đó có một cái huyệt mới, chưa chôn ai” (Giăng 19:41). Điều này cho thấy phần mộ an táng Đức Chúa Giê-xu rất gần chỗ Ngài bị đóng đinh vào thập tự giá. (Xem thêm sách Phúc-âm Mác 15:21-41).

ăm 1881, Đại-tướng Christian Gordon tìm thấy một “cái vườn” ở chân phía Tây của “Đồi Sọ” (Gô-gô-tha). Ông

truyền lệnh cho người đào bới, và ở dưới đống hoang tàn chừng 1 thước rưỡi, họ đã thấy một ngôi mộ thời La-mã, đục trong vách bằng đá cứng, phía trước có một cái hào, tại đó vầng đá đã lăn ra cửa.

Phần mộ là một căn phòng rộng gần 5 thước, sâu hơn 3

thước, và cao chừng 2 thước rưỡi. Khi bước vào, thì ở bên phải có hai ngôi mộ, một gần vách phía trước, còn một ở gần vách phía sau. Hai ngôi mộ này hơi thấp hơn sàn của căn phòng, giữa có vách thấp ngăn cách. Ngôi mộ ở phía trước dường như không hề được hoàn thành. Theo các dấu tích, thì chỉ có ngôi mộ phía sau đã từng được sử dụng, và tại đây không có gì chứng tỏ tình trạng hư nát do sự chết. Phần mộ rộng đủ cho một nhóm phụ nữ và hai thiên sứ đứng trong đó, và cũng có đủ chỗ cho hai thiên sứ, một vị đứng đằng đầu, và một vị đứng đằng chân (Mác 16:5; Giăng 20:12). Bên mặt cửa ra vô có một cửa sổ, và lúc hừng

Suối Thiêng 15 48

đông, ánh mặt trời do đó mà chiếu vào phần mộ đã sử dụng. Mỗi chi tiết đều đúng với truyện tích Kinh Thánh.

Hơn nữa, theo Eusèbe, năm 135 S.C., đang khi bắt bớ tín đồ

Đấng Christ, Hoàng-đế La-mã Hadrien đã xây cất miễu thờ nữ thần Vénus phía trên phần mộ an táng Đức Chúa Giê-xu. Năm 330 S.C., Constantin, Hoàng-đế tin theo Đấng Christ đầu tiên, đã hủy phá miễu thờ Vénus. Trong đống di tích lấy ra khỏi phần mộ, Đại-tướng Gordon tìm thấy một phiến đá thường dùng ở miễu thờ Vénus; ông cũng thấy dấu tích tỏ ra đã có một công trình xây cất ở bên trên phần mộ. Bên trên cửa phần mộ có hai khám đục trong tường để đặt tượng, là đặc điểm của miễu thờ Vénus.

Hơn nữa, trong một hầm mộ kế cận phần mộ này và đụng sát nó ở dưới đất, người ta thấy một mộ chí có ghi mấy chữ: “An

táng gần bên Chúa.” Như vậy, theo mọi chi tiết

trên đây, dường như có một căn bản rất vững chắc để chứng tỏ rằng “Phần Mộ Trong Vườn” có thể thật là nơi Chúa Giê-xu đã được an táng, và nhằm buổi sáng Phục Sinh hạnh hỉ đầu tiên, Ngài đã SỐNG LẠI và từ đó bước ra. Cho nên đối với tín đồ Đấng Christ, đó là nơi chí thánh trên mặt đất, là chỗ phát ra lòng tin quyết có Sự Sống không hề chết.

Thánh-Kinh Tân-Ước Lược Khảo 665-666

www.suoithieng.com 49

Cứ mỗi khi đến giờ tĩnh nguyện Con cúi đầu tạ lỗi huyên thuyên.

Tạ ơn Chúa, xin Cha đủ thứ, Lại quên điều Chúa đã dạy khuyên;

Con vui sống trong tình yêu Chúa, Thuật Tin Lành, chia sẻ ai chưa?

Hay chỉ biết thỏa vui mình hưởng? Trần gian làm chậm bước cuộc đua?

Cha đã phán ban Đại Mạng Lệnh. Con dạ rồi, sao lại chóng quên?

Trách nhiệm đời sao con cố trọn? Nặng tình đời…Ơn Chúa nhẹ tênh?

Cha cho con hơn điều suy tưởng Đâu phải cho con hưởng riêng mình. Đời sống con phải là nguồn phước, Tỏ Tình Yêu Thiên Chúa hiển vinh.

“Ngài bèn phán cùng môn đồ rằng: Mùa gặt thì thật trúng, song con gặt thì ít. Vậy hãy cầu xin chủ mùa gặt sai con gặt

đến trong mùa mình.” Ma-thi-ơ 9:37-38

“Vậy, đương lúc có dịp tiện, hãy làm điều thiện cho mọi người, nhất là cho anh chị em chúng ta trong đức tin.” Ga-la-ti 6:10

Suối Thiêng 15 50

Đồng truyền giáo chín vàng đang đợi Những bàn tay con gặt tuyệt vời. Con có muốn tham gia mùa gặt? Dâng cho Cha giá trị đời đời?

Bằng nguyện cầu, hiến dâng rời rộng. Không chăm vào những sự hư không.

Thôi hướng hạ, chăm lo hướng thượng. Gặt trên trời, đẹp ý Cha mong!

Tạ ơn Chúa, yêu con đã chọn Xin thứ tha những bước mỏi mòn. Nghe tiếng Cha, cúi đầu thưa đáp:

Có con đây, xin Chúa sai con!

Phục-Sinh 2008

Những dịp tiện, việc lành đưa đến; Nghe anh em hoạn nạn bấp bênh Con thương xót, sẻ chia ơn phước Hay chối từ gánh nặng mang lên?

Này cuộc sống tiện nghi đầy đủ, Này thời gian hưởng lạc, ngoạn du,

Này sức khỏe, Cha ban dư dật, Lo nhà mình… nhà Chúa hoang vu…?

www.suoithieng.com 51

Đương khi đi qua trũng khóc lóc, Họ làm trũng ấy trở nên nơi có mạch;

Mưa sớm cũng phủ phước cho nó. Họ đi tới, sức lực lần lần thêm;

Ai nấy đều ra mắt Đức Chúa Trời tại Si-ôn. Thi-thiên 84:6-7

Cuối năm 1980, đầu năm 1981 thì được tin rải rác có người từ

các trại tập trung miền Bắc được tha về. Tôi sang xe cháo, mua một xe bánh mì, đổi việc kiếm sống vào buổi sáng để có thì giờ đi nghe ngóng tin chồng vào buổi tối. Ngày nào cũng vậy, sau bữa cơm chiều là mấy mẹ con cùng số bạn bè quen biết kéo nhau ra nhà ga xe lửa Bình-Triệu chầu chực đến quá nửa đêm trong niềm hy vọng mong manh. Ngày qua ngày, từng chuyến tàu đến rồi đi. Cứ mỗi lần thấy một bóng người nhếch nhác bước xuống tàu, ngơ ngác nhìn quanh ra vẻ tìm kiếm thân nhân, tất cả chúng tôi lại mừng rỡ reo hò, hỏi thăm tíu tít, lạ cũng thành quen. Nhưng sau phút vui chung đó là cả một nỗi buồn riêng. Một mẹ năm con dắt díu nhau về trên con đường vắng. Mẹ đi trước, các con đứa lớn kèm đứa nhỏ lủi thủi theo sau. Nhìn bóng chúng nó thất thểu ngã dài theo ngọn đèn vàng nửa đêm về sáng, tôi thương thân, thương con, lòng dạ nặng nề, tay chân rời rã.

Một buổi chiều trời mưa lớn. “Giông gió như vầy làm sao đi

được,” tôi tự nhủ. Đang thầm cầu nguyện xin Chúa cho trời dứt hột đặng dắt các con ra ga xe lửa đón cha thì chợt thấy đứa con gái lớn, Liên, xách một cái giỏ từ sau bếp đi thẳng ra trước thềm nhà. Mấy

Suối Thiêng 15 52

đứa em nó nối gót thành một hàng dọc, mặt đứa nào đứa nấy ra vẻ bí mật lắm. Tò mò, tôi theo coi chuyện gì thì thấy con Liên lấy trong giỏ xách ra một cái đèn lồng, một cây búa, vài cây đinh và một cái đèn hột vịt đầy dầu. Em bắt ghế, chị leo lên, đóng một cái móc sắt trên mái hiên ngay trước cửa sổ.

-- Mấy con làm gì vậy? Tôi hỏi. -- Con muốn treo cái đèn lồng lên

đây. Liên đáp. -- Để làm gì? Bây giờ đâu phải

Trung Thu? Tôi tiếp tục thắc mắc. -- Không phải để chơi Trung Thu.

Tụi con treo đèn để cho Ba thấy… -- Xời ơi, làm như Ba bây không

biết đường về. Căn nhà này ổng quen quá mà.

-- Không phải chỉ đường cho Ba về, mà là để đón Ba về.

Nó treo chiếc đèn lồng lên móc, đặt cái đèn hột vịt vào trong, vừa làm vừa giải thích:

-- Đây nè, tụi con treo cái đèn ở đây, cao như vầy, tối tối mình đốt đèn lên, Ba về tới đầu hẽm là thấy liền. Má coi, có khi trời mưa mình ra ga không được, cũng có khi Ba về lúc quá nửa đêm, mình đâu còn ở ngoài ga nữa. Nhưng hễ Ba về tới, thấy cái đèn này cháy sáng trước hiên nhà thì biết là mẹ con mình đang trông đợi Ba về không lúc nào quên.

Từ hôm ấy, đêm nào cái đèn lồng cũng cháy sáng trước hiên cửa nhà tôi. Thời buổi khó khăn, dầu đốt mắc hiếm, nhưng mẹ con tôi vẫn nhín nhúc mọi cách để cho cái đèn hột vịt đủ dầu. Có khi anh công an khu vực đi ngang thấy vậy, gõ cửa rầy rà không cho, sợ xảy ra hỏa hoạn. Chúng tôi nghe lời tắt đi, nhưng đợi anh ấy đi khuất rồi lại lén trở ra thắp lại.

Nhưng người tù cải tạo của chúng tôi không trở về trong đêm tối, mà vào một buổi sáng đẹp trời.

Hôm ấy, ngày 26 tháng 2 năm 1982, bữa bán sáng đã gần xong,

bánh mì còn chừng sáu, bảy ổ. Tôi đang ngồi sau xe lom khom cời than, trở bánh cho ấm đều. Thằng Hiệp, em con Liên, mới đi học về, xẩn bẩn một bên chờ dọn hàng phụ mẹ. Bỗng có tiếng người hỏi:

www.suoithieng.com 53

-- Bánh mì còn không cô? Cho tôi mua một ổ đặc biệt… -- Dạ còn, anh. Tôi vừa lựa một ổ bánh nóng vàng vừa đáp. Anh

muốn đặc biệt thế nào, có xíu mại, chả lụa, thịt giò ram… Tiếng la thất thanh của thằng Hiệp bỗng cắt ngang câu nói: -- Ba! Má ơi, là Ba đó, Ba về đó! Tôi đứng bật dậy, ngỡ ngàng. Trong khi thằng Hiệp chạy vòng

ra trước xe, nắm tay ba nó vừa lúc lắc vừa nhảy cà tưng, hai vợ chồng tôi yên lặng nhìn nhau bồi hồi xúc động. Qua màn nước mắt, tôi ngắm nhìn anh: người chồng đen đúa ốm o tiều tụy của tôi buổi sáng hôm ấy sao mà đẹp đẽ lạ thường, cứ như một hoàng tử trong truyện cổ tích bằng tranh, đến đánh thức bạn tình ra khỏi giấc ngủ mùa đông buồn hiu hắt.

Tôi nghỉ bán, dọn hàng vô. Bữa ăn trưa vui ngon chưa từng có. Mỗi người một ổ bánh mì đặc biệt. Con gái út Lan xuất tiền tiết kiệm tới cửa hàng quốc doanh mua bảy chai nước ngọt đãi cả nhà. Thằng Hưng nhồm nhoàm nhai bánh:

-- Con biết trước Ba sắp về mà… -- Xạo không. Chị Liễu nó cười. Muốn kiếm công hả? -- Em không xạo, em nói thật mà. Mấy hôm trước em nằm mơ

thấy Ba về y như vậy đó… Là chị cả, con Liên chen lời, dàn hòa hai em mà cũng có ý nhắc

khéo sáng kiến “đốt đèn mỗi tối” của mình: -- Đừng có cãi nhau nữa. Ba nhất định phải về mà. Nào cầu

nguyện, nào đốt đèn, nóng quá không về sao được!... Gia đình xum họp sau gần bảy năm xa cách, kể sao cho hết nỗi

vui mừng. Nhưng “ngày vui ngắn chẳng đầy gang.” Chẳng bao lâu sau, chúng tôi phải trực diện với hoàn cảnh thực tế của mình, đặc biệt khó khăn hơn vì sự có mặt của người chồng thuộc diện địa phương quản chế. Nào trình diện, nào tự kiểm, nào góp phê… mỗi lần được kêu lên phường hay thấy mặt anh công an khu vực là đổ mồ hôi lạnh. Đó là chưa kể thường khi bị xỉ xỏ, đe nẹt trước mặt vợ con, sỉ diện không còn nói gì đến danh dự hay lòng tự trọng. Lúc bấy giờ tin tức về việc sĩ quan chế độ cũ được bảo lãnh đi Mỹ nghe cũng rầm rộ; nhưng hộ khẩu không có làm sao nộp đơn, lại thêm không có người thân ở nước ngoài, khó càng thêm khó. Như một giải pháp cuối cùng, chúng tôi nghĩ đến chuyện vượt biên. Vét hết tiền dành dụm trong nhà, bán đồ, mượn nợ, tôi chạy vạy kiếm một nơi tổ chức uy tín, an toàn nhất mà mình biết, chuẩn bị cho nhà tôi

Suối Thiêng 15 54

dắt một đứa con đi trước, chúng tôi ở lại rồi sẽ tính sau. Thằng Hiệp năm ấy đã gần 15 tuổi rồi, tôi muốn nó đi theo cha cho có người bậu bạn.

--Má ơi, cho con ở lại đi. Nó năn nỉ. Trong nhà có mình con là con trai lớn, Má cho con ở lại đỡ tay đỡ chân cho Má, nghe Má.

Hiệp rất có hiếu. Năm 1975 nó chưa đầy 8 tuổi, nhưng cha đi vắng rồi thì nó là đứa luôn cố gắng xốc vác mọi chuyện nặng nề trong nhà. Thư nào gửi cho ba nó trong trại cải tạo cũng có một lời trấn an: “Ba đừng lo, con sẽ thay Ba săn sóc má và các em.” Tôi xa con lòng không nỡ, nhưng nghĩ về tương lai nó hơn:

--Má cũng muốn để con ở lại nhà, con đi là Má cụt một cánh

tay; nhưng con đi thì phải hơn, qua đó có cơ hội học hành. Ở đây Ba con là ngụy quân ngụy quyền, người ta đâu có cho con vào đại học. Với lại Ba cần con hơn Má, nơi xứ lạ quê người coi vậy chớ biết bao nhiêu cái khó khăn, nên có người thân bên cạnh phòng khi trái nắng trở trời.

Thằng Hiệp thương mẹ mà cũng thương cha. Nghe nói vậy, nó đưa tay quẹt nước mắt rồi làm thinh không năn nỉ nữa.

Đêm từ giã, chúng tôi đứng vòng quanh nắm chặt tay nhau. Nhà tôi cầu nguyện thiết tha, gửi gắm vợ con cho Chúa rồi dắt thằng Hiệp ra cửa. Tôi đứng trên thềm nhìn theo mút mắt. Bóng chồng lầm lủi cúi đầu ra vẻ trầm ngâm; bóng con cao nghệu, ốm nhom rảo bước cạnh bên cha, một mình quảy hai cái ba-lô để ba nó đi tay không cho thong thả.

Đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy họ. Khi tôi viết bài làm chứng này trao cho bà Tuyết-Loan vào

tháng 11 năm 1997, bài có tựa đề là “Sống Trong Trũng Bóng Chết.” Quả thật vậy, kể từ 1983 đến lúc ấy là mười ba năm, tôi sống trong một vùng tối đen. Vùng tối của đất nước với quá nhiều khó

www.suoithieng.com 55

khăn. Vùng tối của tâm hồn không thể tìm quên, không chịu khuây lãng. Chồng con đi rồi biệt vô âm tín, một hai năm đầu tôi còn cố gắng tìm cách giải thích cái im lặng rợn người ấy. Nhưng đến năm thứ ba thì không thể dối lòng được nữa: tôi biết họ đã chết hết rồi. Từ đó, ngày đêm tôi tự dằn vặt mình với biết bao hối tiếc. Tại sao không giữ họ lại để cùng sống với nhau? Tại sao không đi với họ để cùng chết bên nhau? Dù gì đi nữa vẫn hạnh phúc hơn kẻ còn người mất. Tôi nhớ thằng Hiệp không muốn đi mà tôi cố gắng thuyết phục nó phải đi. Tôi cũng suy nghĩ không biết họ chết thế nào? Bị bão, chìm tàu, rồi vùi thây trong lòng biển? Hay bị hải tặc cướp giết? Hay lạc loài chết đói chết khát trên một hải đảo hoang vu nào đó? Họ có được chết cận kề hay tan lạc đôi người đôi ngã? Trước khi chết họ có nhớ cầu nguyện không? Có nhớ đến gia đình không? Họ chết trong sự bình yên hay kinh hoàng, sợ hãi?...

Tháng Tư năm 2007 tôi trao bài viết này cho bà Tuyết-Loan lần

thứ hai thì nó đã được đổi tên: “Đi Trong Trũng Bóng Chết.” Mười năm sống trong cơn khủng hoảng lớn nhất của cuộc đời mình, tôi đã học được một điều quan trọng, ấy là Chúa đặt Cơ-đốc nhân giữa thế gian đầy cảnh khổ này không phải để họ ngồi bẹp xuống đó mà than trách (như tôi đã làm trong những năm qua), nhưng để đi qua, đi tới một cách đàng hoàng, một cách đầy lòng tin, để cho thấy cái khác nhau giữa người có Chúa và người không có Chúa khi phải trải qua cùng một cảnh ngộ. Chồng con tôi, cũng như rất nhiều người khác, đã chết trên đường vượt biên vì có lúc chúng tôi đã nghĩ rằng Việt Nam mới là trũng bóng chết, còn ở Mỹ có ánh sáng thiên đàng. Không phải vậy đâu. Trên toàn cõi trần ai này, hễ nơi nào không có Chúa, nơi nào con người không biết cậy ơn Chúa mà đối xử với nhau trong tình người, thì nơi đó là trũng bóng chết.

Hãy suy nghĩ một việc nhỏ này thì biết. Có những người đang ăn dưng, ở nể trên đất Mỹ tất tả chạy về Việt Nam để cứu những linh hồn người Việt đang sống trong trũng bóng chết ở Việt Nam. Trái lại, cũng có không ít người đang ở Việt Nam cày cục tìm cách bay qua Mỹ để cứu những linh hồn người Việt Nam đang sống trong trũng bóng chết ở Mỹ.

Rất may, cũng còn một số mục sư, truyền đạo ngoảnh mặt làm ngơ trước trũng bóng chết vàng son của xứ Hoa kỳ. Nếu không, chắc tám mươi triệu linh hồn người Việt Nam đang sống trong trũng

Suối Thiêng 15 56

bóng chết nghèo cực ở quê hương phải chờ người nước ngoài về cứu.

Rốt lại, những gì tôi muốn gửi đến anh chị em độc giả Suối

Thiêng qua mấy bài làm chứng này cũng rõ ràng và đầy ý nghĩa như bước đường theo Chúa của tôi. Bước thứ nhất là tin Chúa, không phải như theo một đạo giáo mà là một đứa con dại khờ đi lạc trở về

nhà cha như lá rụng về cội, nước chảy về nguồn. Bước thứ nhì là biết tin cậy, vâng lời để được sống bình an trong sự chăm sóc của người cha rất mực thương yêu, lo lắng cho mình. Bước thứ ba là biết níu lấy cha, cứ đi với cha ngay trong cảnh khổ. Sống trên đời ai mà khỏi khổ. Có cái khổ do người mang đến, cũng có cái khổ tự mình gây ra. Nhưng dù cái khổ nào đi nữa, người tin Chúa phải cậy ơn Chúa mà vượt qua, mình thắng cảnh khổ chứ không để cho cảnh khổ thắng mình.

Tôi cũng đã từng ngã quị trong cảnh khổ, rồi nhờ ơn Chúa mà bây giờ đã vượt qua. Con Liên, con Liễu

đã lập gia đình, tôi có hai đứa cháu ngoại ngoan ngoãn dễ thương. Nếu thằng Hiệp còn sống thì năm nay chắc tôi cũng có cháu nội rồi. Tôi vẫn luôn thương nhớ chồng con đã chết mất xác của mình. Cũng buồn, nhưng biết rồi đây sẽ gặp lại trong cõi đời sau. Người có Chúa chịu được cảnh khổ là nhờ vậy đó. Mấy đứa khác, mỗi đứa một ngành nghề, một công việc. Là để mưu sinh. Còn mục đích sống của chúng nó là tìm kiếm đưa dắt những người lạc đường về với Chúa, an ủi, nâng đỡ những kẻ ngã lòng, và khuyến giục họ vươn lên từ trong bóng chết của trần gian để được sống, và dẫn đưa nhiều người đến cùng Nguồn của Sự Sống.

www.suoithieng.com 57

ơn gió đầu xuân còn mang theo hơi lạnh của mùa đông, mưa phùn bay lất phất, nắng xuân yếu ớt như vừa tỉnh dậy

sau một giấc ngủ dài của mùa đông. Nàng nắng như chưa đủ sức để tỏa sự nồng ấm của mình lên vạn vật. Xuân-Hà dậy thật sớm, khi tia nắng đầu tiên rọi vào khung cửa nhỏ của căn phòng dưới garage, nơi nàng tạm trú mấy tháng nay. Tối qua nàng ngủ rất ít, những cơn mơ cứ chập chờn ẩn hiện, nàng thức giấc mấy phen sau những cơn ác mộng đầy nước mắt. Hà mong rằng cuộc đời mình từ nay về sau như cơn ác mộng đã qua, để sau đó mặt trời lại ló dạng đem một ngày mới đầy hy vọng đến cho cuộc đời nàng.

Xuân-Hà sinh ra và lớn lên tại Cam-Ranh. Cha Hà qua đời khi

nàng vừa 13 tuổi. Hà có một em trai, Sơn, kém nàng 3 tuổi, Hà phải nghỉ học để phụ mẹ buôn bán lo cho cuộc sống. Thời còn đi học Hà thỉnh thoảng theo bạn bè đi ‘dự lễ nhà thờ’ và sinh hoạt thanh niên. Hà nhớ mình đã đưa tay lên tin nhận Chúa trong một lần có diễn giả đến truyền giảng. Song, với tánh ham chơi, Hà thường viện cớ từ chối đi nhà thờ để đi ‘dạo phố và ăn hàng’ với các cô bạn ‘chủ nghĩa ăn chơi.’ Tân là bạn học chung lớp lại cùng xóm với Hà. Chàng là một thanh niên sốt sắng trong sinh hoạt hội thánh. Tân rất mến Hà, chàng hay giúp đỡ cũng như chia sẻ những kinh nghiệm tin Chúa cho Hà, nhưng Hà thường hững hờ không chú tâm cho lắm. Hà chê Tân ‘cù lần’, gia đình lại nghèo, chàng chỉ là một công nhân nhà máy làm nước đá. Hà thích Khôi hơn, chàng ăn mặc rất ‘mốt’, nói năng hoạt bát, gia đình lại khá giả. Riêng Khôi thì làm việc cho một hảng xuất nhập cảng đồ biển đông lạnh, lo việc giao tế và quảng cáo. Khôi thuộc loại tín đồ ‘Giáng Sinh’ (mỗi năm đi hội thánh một lần vào dịp Giáng Sinh). Khôi cũng hợp nhãn Hà vì nàng xinh đẹp,

C

Suối Thiêng 15 58

nhiều chàng gắm ghé. Thương Hà nhưng Tân cũng đành nhìn nàng bước lên xe hoa với Khôi vì hoàn cảnh mình thua sút. Chàng buồn nhưng lòng tin chắc Chúa sẽ ban cho chàng những điều tốt hơn, nếu chàng cứ trung tín lo công việc Chúa.

Hai năm sau, Khôi được hãng gửi sang Hoa Kỳ để lo việc giao

tiếp và khuếch trương thị trường tiêu thụ tại vùng bắc Cali. Thế là Hà hớn hở theo chồng và mang con mình là Khoa, 2 tuổi, sang nước Hoa Kỳ tráng lệ mà nàng thường mơ tưởng. Nay giấc mơ thành sự thật, nàng cảm thấy mình thật là may mắn hơn người!

Trái với sự mơ tưởng của mình, sang Hoa Kỳ, gia đình Hà ở

trong một chung cư hai phòng tại ngoại thành Cựu Kim Sơn. Khôi cứ bận rộn công việc đi đây đi đó. Hà phải ở nhà chăm sóc con, không được đi đâu. Xa phố, xa chợ, giấc mơ đi học thêm Anh ngữ

cũng không thành. Hà chỉ trông cho những ngày có Khôi ở nhà với con và mình cho đỡ cô đơn. Cuộc sống cứ như thế trôi qua, thật đơn điệu và buồn chán! Dần dần, Hà cảm thấy mình bị cô lập. Mỗi ngày Hà cứ bận rộn với con, hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài, ngoại trừ xem tin tức hàng ngày trên đài truyền hình Việt Nam. Hà bắt đầu cảm thấy buồn chán, thất vọng, bất mãn, bực dọc, rồi sanh tật hay cằn nhằn, cau có với Khôi. Mỗi khi Khôi đi xa về, Hà lộ vẻ giận hờn, nàng hạch hỏi, rồi trách cứ. Có khi thì Hà cãi vã,

rồi la khóc, đập đồ. Dần dần, Khôi cảm thấy ngại ngùng khi phải đối diện Hà, nhất là sau những chuyến đi làm ăn. Chàng đã cố gắng giải thích, nhưng Hà không chịu nghe. Ngược lại, Khôi cũng có nhiều cơ hội gặp gỡ với những phụ nữ khác lứa tuổi, giỏi dắn, khéo léo xã giao, ăn nói ngọt ngào, rào đón. Còn vợ mình thì học ít, khó chịu, hay cằn nhằn, la lối, khóc lóc, nhiều lúc như người đàn bà điên dại. Nghĩ đến Hà là Khôi cảm thấy chán ngán! Nhất là khoảng nửa năm nay, Hà ăn mặc xốc xếch, đầu tóc bù xù, mặt mày tái mét, thân hình thì phì ra, không còn thấy eo ếch gì nữa. Nhà cửa thì đồ chơi, quần áo quăng tứ tung, tủ lạnh đầy đồ ăn dư, không biết để bao lâu rồi?

www.suoithieng.com 59

Bếp không lau dọn, phòng vệ sinh thì dơ và hôi hám... Đi đến đâu Khôi cũng nhăn mày khó chịu. Khôi chán thấy cảnh này quá rồi! Gần đây, Hà cũng hay khóc lóc đòi về thăm nhà. Cuối cùng Khôi quyết định để Hà dẫn con về Việt-Nam thăm ngoại trong mấy tháng hè.

Thắm thoát ba tháng hè cũng trôi qua nhanh. Hà miễn cưỡng trở

lại Mỹ. Đến phi trường ngồi chờ mãi, mọi người cùng chuyến bay đã về hết mà chưa thấy Khôi đến đón. Hà nhờ nhân viên tại phi trường gọi giùm Khôi, nhưng điện thoại nhà và di động đều đã bị cúp! Hà bâng khuâng và bực bội, nàng đành phải gọi taxi đưa về chung cư. Về đến cư xá tra chìa khóa vào cửa, loay hoay một hồi vẫn không mở được. Nàng nhìn lại số phòng và chìa khóa, đúng rồi! không sai! Tại sao không mở được? Hà vội vã xuống kiếm người quản lý để hỏi xem thì được biết phòng đã bị trả hai tháng nay rồi! Nàng không tin, đòi xem phòng và tìm những đồ đạc của mình. Người quản lý thấy không có cách gì khiến nàng tin đành miễn cưỡng mở cửa phòng cho nàng. Khi cánh cửa mở ra, Hà không tài nào tin vào cặp mắt nàng -- căn nhà trống trơn, không còn một cái gì ngoài chiếc giường và bộ bàn ăn của chủ nhà! Hà tái mặt, mắt tròn xoe, miệng há hốc. Nàng bủn rủn, lắp bắp hỏi người quản lý bằng tiếng Anh bập bẹ của mình: ‘Chồng tôi ở đâu?’ Người quản lý lắc đầu trả lời: ‘Xin lỗi bà, tôi không biết.’ Hà òa lên khóc. Thế này là thế nào? Chuyện gì đã xảy ra cho Khôi? Nàng phải làm sao? Tối nay nàng và con phải ngủ ở đâu đây? Vì nàng không có tiền để trả tiền nhà, cũng không có công việc, trong túi nàng chỉ còn vài chục đô dư lại sau chuyến thăm nhà. Người quản lý thở dài, ông ra dấu cho Hà và con xuống văn phòng ông. Ông hỏi Hà có bạn bè thân nhân nào không? Hà nghe được chữ friends (bạn) thì hiểu ý ông và lắc đầu. Ông ta bắt đầu lật sổ điện thoại và gọi một vài chỗ. Cuối cùng, ông ghi lên tờ giấy một địa chỉ và bảo Hà đưa con đến đó ‘sleep’ (ngủ.) Hà như người mất hồn, chỉ còn biết làm theo như cái máy. Sau khi taxi ngừng lại trước địa chỉ ông quản lý đưa thì người tài xế giúp nàng xách va-li vào nơi nhà trọ, nơi có nhiều đàn bà và trẻ con đang ở đó. Nàng được một phụ nữ người da trắng làm giấy tờ ghi tên rồi đưa nàng và con vào một phòng nhỏ, trong có một chiếc giường 2 tầng. Nàng được biết nơi này gọi là ‘shelter’ (sau này nàng mới hiểu là nơi tạm trú cho những người vô gia cư.) Nàng ở như vậy với con, ngày tháng trôi qua. Cứ ba tháng là họ lại chuyển nàng sang một nơi

Suối Thiêng 15 60

khác, vì thời hạn chỉ cho ở mỗi nơi ba tháng. Ngày lại ngày qua, gần 2 năm trời Hà không nhận được tin gì của Khôi. Hà và con sống nhờ vào sự trợ giúp của chính phủ. Tinh thần Hà ngày càng căng thẳng vì mất ngủ. Hà hay ngồi khóc một mình. Đã mấy phen Hà đến rước con trễ, trường học báo cáo lên cảnh sát, họ cảnh cáo nàng và sau đó báo cáo lên sở Bảo Vệ Trẻ Con. Nơi này nhân viên Việt Nam điều tra phỏng vấn Hà và đề nghị Hà phải đi trị liệu tâm thần -- bệnh trầm cảm, biếng ăn, mất ngủ, nhức đầu, hay quên, dễ cau có. Tại nơi đây, Hà đã gặp cô Thảo. Sau vài lần nói chuyện, thăm hỏi gia cảnh của Hà, được biết Hà đã từng tin nhận Chúa và đi nhà thờ, cô Thảo khuyên Hà nên tìm một hội thánh để đến sinh hoạt và nhờ họ giúp đỡ, tái tạo niềm tin. Hà nghe lời nên đã tìm đến một hội thánh địa phương. Biết được hoàn cảnh Hà, một chị em tốt bụng đã cho Hà và con đến ở dưới lầu nhà mình có một phòng trống. Chị Phượng góa chồng và có một đứa con gái trạc tuổi con Hà, thấy hoàn cảnh Hà đáng thương nên chị đưa về nhà đùm bọc, giúp đỡ. Hà cũng cảm thấy tạm ổn định hơn ở ‘shelter.’

Từ khi về ở nhà chị Phượng, tinh thần Hà cũng tạm ổn định.

Bỗng một hôm Hà nhận được điện thoại của Khôi cho biết chàng đã làm xong giấy ly dị và bảo Hà phải trao trả con cho chàng, với lý do là Hà vô gia cư, nghề nghiệp, tinh thần không ổn định, không có khả năng giữ con. Khôi còn hăm dọa nếu Hà không hợp tác thì Khôi sẽ đưa nàng ra tòa, và nàng chắc chắn sẽ thua. Sau khi nhận được điện thoại của Khôi, Hà bối rối, lo lắng, nàng càng cảm thấy buồn chán hơn và lại mất ngủ! Sau nhiều đêm lo lắng, không ngủ được, tinh thần Hà sa sút thật nhanh. Nàng tự biết rằng mình không thể chịu đựng được cảnh ra tòa thưa kiện, dành con. Nàng tự biết mình không có khả năng cung cấp đầy đủ và giữ con cho tốt vào thời điểm này -- khi tinh thần nàng rối loạn. Hà biết mình không đủ sức để chống lại với Khôi, một người nham hiểm, đầy mánh khoé. Cuối cùng Hà đã quyết định giao bé Khoa cho Khôi.

www.suoithieng.com 61

Sáng hôm đó, tinh thần Hà bấn loạn, mắt nàng thì sưng húp vì khóc gần như suốt đêm trong khi nhìn bé Khoa ngủ và nghĩ đến ngày mai phải xa con, không biết bao giờ gặp lại! Hà như người mất hồn vì mất ngủ nhiều đêm. Hà đưa con đến câu lạc bộ trẻ em như lời dặn của Khôi. Theo sự chỉ dẫn của Khôi, nàng đã tìm thấy Khôi ngồi chờ sẵn tại phòng ăn nhỏ. Nàng sợ hãi khi nhìn thấy Khôi, tim nàng đập nhanh và mạnh. Hà không hiểu tại sao nàng cảm thấy sợ con người độc ác này? Nàng tránh nhìn vào cặp mắt Khôi. Dẫn con tiến về phía Khôi, Hà lúng túng, ngập ngừng bảo bé Khoa: ‘Đây là ba con đó, con đến chào ba đi.’ Bé Khoa thụt lùi lại phía sau, nắm chặt tay mẹ, không chịu bước tới. Trong ký ức nhỏ bé của Khoa, không có ấn tượng gì về người đàn ông lạ mặt này. Vì Khôi bỏ mẹ con Hà ra đi lúc bé Khoa chưa đầy 3 tuổi. Khôi hơi nhíu mày, khó chịu, nhưng rồi cũng đưa hai tay ra dấu kêu Khoa đến với mình: ‘Qua đây con!’ Bé khoa dùng dằng, không chịu buông tay mẹ. Hà phải năn nỉ, dỗ ngọt, giọng nàng hơi run: ‘Con ngoan qua chơi với ba, mẹ sang phòng kế bên một chút.’ Như linh tính có điều không lành, bé Khoa càng ôm chặt lấy mẹ. Sợ phải tiếp tục chứng kiến cảnh đau lòng đó, Hà đành cắn răng, gỡ tay con ra, trong khi Khôi cũng đến ôm lấy Khoa. Cuối cùng Hà cũng vuột khỏi vòng tay Khoa, vòng tay bé nhỏ của bé không đủ sức níu kéo mẹ được! Hà vội bước như chạy trốn khỏi phòng ăn, ruột nàng đau như cắt, như đứt từng đoạn một khi nghe tiếng khóc ré lên của bé Khoa và những lời kêu gào thảm thiết: ‘Không! Con muốn theo mẹ! Con không muốn theo ông này! Mẹ ơi! Mẹ!...’

Liên tục mấy tuần sau đó Hà bệnh nặng hơn. Chị Phượng tận

tình giúp đỡ thuốc men, khuyến khích nàng đi cố vấn tâm thần. Các chị em trong hội thánh cũng đến thăm viếng, an ủi, cầu nguyện cho Hà. Nhờ sự thương xót của Chúa, Hà dần dần hồi phục tinh thần, tâm linh ổn định, không đến đỗi bị loạn thần kinh. Hà tiếp tục trở lại thờ phượng Chúa hàng tuần và mong tạo lập đời sống tại xứ Mỹ này. Nhưng với vốn liếng sinh ngữ ít ỏi của mình, Hà không tìm được việc. Nàng không muốn tiếp tục làm gánh nặng cho chị Phượng tốt bụng. Nàng cũng không cảm thấy thiết tha ở lại xứ Mỹ xa lạ nhiều kỷ niệm đau buồn này. Khôi cũng đã nói rằng sẽ đem bé Khoa về Việt Nam cho người trông nom. Hà bỗng dưng nhớ mẹ, nhớ em, nhớ các bạn học thuở xưa, nhớ quê nhà một cách lạ lùng. Một mùa Nô-en lạnh lẽo, cô đơn đã qua, xuân sắp trở lại. Mùa xuân

Suối Thiêng 15 62

càng khơi dậy trong lòng Hà nỗi nhớ nhung quê nhà khôn tả! Hà đã quyết định phải trở về quê mẹ. Đã ba mùa xuân sống cảnh tha hương, cô đơn, chẳng có niềm vui. Xuân này Hà nhất định về lại quê nhà. Phải, tên nàng là Xuân Hà, giòng sông mùa xuân sẽ chảy về hướng Việt Nam trong mùa xuân này, nơi có mẹ già yêu dấu và tình người đậm đà. ‘Phải, mẹ ơi! Con sẽ trở về bên mẹ, dù sống cảnh đạm bạc, nhưng có tình yêu của mẹ, được ở cạnh mẹ thêm một thời gian nữa trong lúc tuổi mẹ cũng xế chiều. Nay lòng con có Chúa rồi, con đã cảm thấy thỏa nguyện, không đam mê phú quý phù du, danh vọng như bọt bèo trôi.’ Chúa dạy: ‘Miễn đủ ăn đủ mặc thì phải thỏa lòng...’ Hà tự nhủ: ‘Năm nay con không còn phải sống cảnh xuân tha hương nữa!’ ‘Khoa ơi, mẹ sẽ trở về lập lại cuộc đời! Mẹ tin rằng Chúa sẽ cho mẹ con mình có một ngày đoàn tụ.’

Tiếng chị Phượng gọi Hà cùng lúc với tiếng chân chị bước

xuống cầu thang. Hà như sực tỉnh cơn mê, nàng cúi xuống xách chiếc va-li lên, nhìn lại căn phòng nhỏ lần cuối, trước khi ra xe để chị Phượng chở ra phi trường về quê mẹ.

CHÂN-THÀNH Ông Corder, viên phi công của một phi cơ tư nhân nhỏ, gọi về tổng

đài xin chỉ thị để đáp xuống tại phi trường Ontario, California. Lúc ấy ông Corder đang ở độ cao 10,000 feet, và được lệnh phải hạ xuống đến 7,200 feet. Ông tuân theo chỉ thị, và phi cơ của ông đâm vào núi gần San Bernadino, California. Ông Corder và hai hành khách trên phi cơ đều chết. Sau cuộc điều tra, người ta không biết phải nói lỗi về ai. Ông Corder đã không báo cho tổng đài thật rõ về vị trí của phi cơ ông. Tổng đài thấy một phi cơ khác trên radar cùng một độ cao, lại tưởng lầm là phi cơ của Corder.

Đây là một trường hợp tai nạn phi cơ hi hữu. Cả hai bên đều chân thành báo cáo đúng trong lúc liên lạc với nhau, nhưng hậu quả chết người.

Thưa quý vị, có lắm khi trong cuộc đời, chúng ta phải nhận rằng chân thành không, không đủ. Chân thành nghĩ rằng mình không có tội. Sự chân thành này không đủ. Chân thành nghĩ rằng mình đang cố gắng đi tìm chân lý. Chân thành không, không đủ.

Lời Thánh Kinh phán rằng: “Có một con đường xem dường như chính đáng cho loài người, nhưng đến cuối cùng, thành ra nẻo sự chết.”

Đoàn Thu Cúc

www.suoithieng.com 63

Con suối cạn bỗng vươn mình lại sống Bỗng đầy tràn, bỗng cuồn cuộn trôi xuôi Đường quê hương tiếng sóng gọi bên trời

Con suối nhỏ nay quay về biển mẹ…

Ngày lại ngày, khi thu tàn, đông tới Suối xuân xưa trơ lại tấm thân gầy

Một mình nằm thoi thóp ngắm sương bay Nó tự hỏi đâu trùng dương mộng ước?

Suối cạn dần, thất thểu lê từng bước Vào rừng thu ngồi dưới gốc phong già

Từng đàn chim, từng bầy thú ngang qua, Thèm nước ngọt chúng ghé xin dòng suối

Dưới chân núi nhìn mùa hè nắng đổ Thảo nguyên buồn héo rũ giữa trời quang Thương đồng khô con suối nhỏ dịu dàng: “Hãy đón nhận ta đây, dòng nước mát.”

Trên đỉnh tuyết từ xuân về rất đẹp Giá băng tan khơi dòng chảy êm đềm

Mang trong lòng mơ ước hội trùng dương Con suối nhỏ băng mình qua kẽ đá.

Cơn mê mỏi bỗng vang nghe réo rắt Tiếng muôn ngàn con nước đổ về đây Bóng thiên thần hạ cánh nhẹ như mây Bồng suối nhỏ đặt vào trong dòng lớn

Suối Thiêng 15 64

TIN-TỨC Tin Việt-Nam *Truyền giảng Giáng Sinh 2007 tại Việt-Nam Tạ ơn Chúa đã mở nhiều cánh cửa cơ hội cho việc truyền giáo nhân

Mùa Giáng Sinh 2007, đem lại hàng ngàn người tin Chúa. Không kể những chương trình có tính cách qui mô được các hệ phái tổ chức tại thủ đô Hà-Nội và thành phố Saigon, những Hội Thánh tại một số tỉnh nhỏ cũng đã nỗ lực đem Phúc-âm đến cho đồng bào trong ngày Kỷ Niệm Chúa Vào Đời.

Theo một nguồn tin đáng tin cậy, được khích lệ bởi những thành quả tốt đẹp của mùa gặt cuối năm, các tôi con Chúa đang ráo riết chuẩn bị những kế hoạch truyền giảng khác cho mùa Lễ Phục Sinh 2008. Cầu xin Thần Chúa cứ tiếp tục hành động trong lòng người, để một cơn mưa phước lành sớm được tuôn đổ trên quê hương yêu dấu của chúng ta.

Tin Âu-Châu *Paris, Hội Đồng Giáo Hạt Pháp Theo Đuốc Thiêng số 93, phát hành tháng 2, 2008, Hội Đồng Giáo

Hạt lần thứ 20 của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam tại Pháp sẽ được tổ chức từ ngày 17-18/5/2008 tại nhà thờ Tin Lành số 15 Rue du Plessis, 77340 Pontault Combault (ngày 17/5) và tại nhà thờ Tin Lành số 172 Boulevard Vincent Auriol, 75013 Paris (ngày 18/5). Diễn giả: Mục Sư Lê-Văn-Thanh, Đoàn Trưởng Đoàn Nam Giới Giáo Hạt Hoa-kỳ, kiêm Quản Nhiệm Hội Thánh Tin Lành VN tại Boston (Hoa-kỳ).

Chủ đề của Hội Đồng: “Hãy mặc trang sức thánh mà thờ lạy Đức Giê-Hô-Va” theo Thi-Thiên 96:9

Theo truyền thống, Giáo Hạt Việt Nam tại Pháp đài thọ ăn ở miễn phí cho các tham dự viên trong suốt những ngày hội đồng.

Xin ghi danh để được sắp xếp: MS Nguyễn-Văn-Bình, 5 Villa du Maine. 77186 Noisiel (France). Tele: 01 60 05 11 93

www.suoithieng.com 65

Tin Hoa-Kỳ *Đại Hội Báp-Tít 2008 Đại Hội Liên Hữu Tin Lành Báp-Tít lần thứ 24 sẽ được tổ chức từ

ngày 03-06 tháng 07, 2008 tại Thung Lũng Hoa Vàng, San Jose, California.

Chủ đề: Đời Sống Kết Quả Câu gốc: Giăng 15:16 “Ấy chẳng phải các ngươi đã chọn Ta, bèn

là Ta đã chọn và lập các ngươi, để các ngươi đi và kết quả, hầu cho trái các ngươi thường đậu luôn: Lại cũng cho mọi điều các ngươi sẽ nhân danh Ta cầu xin Cha, thì Ngài ban cho các ngươi.”

Ban Tổ Chức: Trưởng ban: Mục Sư Kiều-Tuấn-Huệ Phó ban: Mục Sư Phan-Minh-Tuấn Thư ký: Mục Sư Phạm-Vinh Ủy viên tài chánh: Mr. Nhat Nguyen PHÂN-ƯU Nhận được tin buồn: *Hiền nội của Mục Sư Đặng-Hồng-Hải, nhũ danh Lê-Thị-Lộc, đã

về yên nghỉ trong Nước Chúa vào lúc 7:40am Chúa Nhật ngày 23 tháng 12, 2007, hưởng dương 47 tuổi.

Lễ di quan và an táng đã cử hành lúc 14:00 ngày 24 tháng 12, 2007 tại nghĩa trang Xã Bầu Chính, huyện Châu-Đức, Bà-rịa, Vũng-Tàu.

*Hiền nội của Mục Sư Nguyễn-Văn-Phuông, nhũ danh Đỗ-Bạch-

Mai, đã về với Chúa lúc 2 giờ sáng ngày 21 tháng Giêng, 2008 tại Baton Rouge, LA, hưởng thọ 74 tuổi.

Lễ tang và an táng đã được cử hành vào thứ Tư ngày 23 tháng Giêng, 2008 tại RestHaven Funeral Home & Cemetery, Baton Rouge, LA do chính Mục Sư Nguyễn-Văn-Phuông chủ lễ.

*Cụ Mục Sư trí sự Phạm-Xuân-Tín, nguyên Giáo Sư Thánh Kinh

Thần Học Viện Nha Trang, nguyên Phó Hội Trưởng Hội Thánh Tin Lành Việt Nam, nguyên Chủ Nhiệm Địa Hạt Trung Nam Phần, đã về yên nghỉ trong nước Chúa vào ngày 2 tháng 1, 2008, hưởng thọ 96 tuổi.

Tang lễ đã được cử hành vào lúc 8 giờ sáng ngày 7 tháng Giêng, 2008 tại nhà thờ Tin-Lành Nguyễn-Tri-Phương, và an táng tại nghĩa trang Ân-Từ-Viên cùng ngày.

*Bà Cụ MSQP Phạm-Xuân-Tín, nhũ danh Nguyễn-Thị-Sen, đã về

an nghỉ trong nước Chúa lúc 3:15 sáng ngày 15 tháng 1, 2008 tại Sàigòn, hưởng thọ 92 tuổi.

Suối Thiêng 15 66

Tang lễ đã được cử hành tại nhà thờ Tin Lành Nguyễn-Tri-Phương, và lễ an táng tại nghĩa trang Ân-Từ-Viên vào lúc 13:00 ngày 17 tháng 1, 2008

*Bà Cụ QPMS Đặng-Văn-Sung, quản nhiệm Hội Thánh Tin Lành

Phước Long, một hội thánh có số tín hữu đông nhất Việt Nam, đã về an nghỉ trong nước Chúa vào ngày 14 tháng 1, 2008 vừa qua.

Ban Biên Tập Đặc San Suối Thiêng-Ban Tương Trợ Việt Nam Dorcas xin thân kính phân ưu cùng Mục Sư Nguyễn-Văn-Phuông và tang quyến. Cầu xin Chúa an ủi quý vị trong giờ phút đau buồn phải tạm thời xa cách người thân.

CHÚC MỪNG Nhận được tin vui: *Hội Thánh TLBT VN Phục-Hưng, MD đã làm Lễ Cấp Chứng Chỉ

Truyền Đạo cho Bà Phạm-Ngọc-Hạnh vào lúc 3:30pm Chúa Nhật ngày 24 tháng 2, 2008.

Ban Biên Tập Đặc San Suối Thiêng - Ban Tương Trợ Việt Nam Dorcas xin có lời chúc mừng gửi đến Bà Phạm-Ngọc-Hạnh và gia đình. Cầu xin Chúa sử dụng Bà theo thánh ý của Ngài trên bước đường sắp tới.

SÁCH MỚI Tòa Soạn Suối Thiêng vừa nhận được quyển

Ở TRONG CHÚA CỨU-THẾ JÊSUS của Mục Sư Tiến Sĩ Lê-Kim-Vâng

Quản Nhiệm HTTL BTVN Hampton, VA Sách dài 230 trang, bìa in mầu trên giấy láng, gồm năm đề mục

chính: 1.Gióp: Người Thuộc Linh Trọn Vẹn; 2.Giôna: Một Minh Họa về Sự Thạnh Nộ và Ân Sủng của Đức Chúa Trời; 3.Tính Trẻ Con Trong Tôi; 4.Chúa Nghĩ Tôi Như Thế Nào?; 5.Được Ở Trong Chúa Cứu Thế Jêsus

Địa chỉ liên lạc: Vietnamese Evangelical Baptist

Church c/o Hampton Baptist Church

40 King’s Way Mall, Hampton, VA 23669-3503

hay là: Rev. Dr. Vang Kim Le

11 Skyland Drive Hampton, VA 23663-1224

Tele & Fax: (757) 722-3725 Email: [email protected]

Xin trân trọng giới thiệu cùng Quý Bạn Đọc

www.suoithieng.com 67

Nhóm Phụ Nữ Cơ-Đốc phụ trách

in quý độc giả Suối Thiêng đồng lòng hiệp

ý cùng chúng tôi cầu thay cho các việc sau đây:

-- Cầu nguyện cho công việc Chúa ở quê hương Việt-Nam. Xin Chúa tiếp tục mở những cánh cửa cơ hội để Tin Lành sớm được rao giảng tự do mọi bề cho hơn 80 triệu linh hồn người Việt-Nam đang cần nhận ơn cứu rỗi.

-- Cầu nguyện cho Suối Thiêng tiếp tục được ơn trước mặt Chúa để đem niềm vui và sự an ủi đến cho độc giả các nơi. Cầu nguyện cho Ban Biên Tập có những bài viết đầy ơn, cho Mục Sư Lê-Thành-Chung và Ngọc-Cầm trong việc layout, trang trí, cho Nghĩa-An trong việc thiết kế website, cho Huệ-Trân và Dũng trong công tác phát

hành, và cho việc in ấn được tốt đẹp, qui vinh danh Chúa.

-- Cầu nguyện cho Suối Thiêng có đủ tài chánh chi dùng. Trong vài kỳ báo trở lại đây số thu thường không đủ cho nhu cầu. Một số bạn đọc thấy báo cáo quỹ Tương Trợ có dư nên nghĩ rằng Suối Thiêng không bị thiếu. Thật ra đây là hai quỹ riêng biệt, có hai mục đích khác nhau nên không thể dùng lẫn lộn được. Ngoài chi phí in ấn, chúng tôi còn phải gửi báo đến một số quốc gia ngoài Mỹ theo yêu cầu. Bưu phí gần đây tăng vọt đã trở thành sự lo âu cho Ban Biên Tập.

-- Cầu nguyện cho Chương Trình Tương Trợ Việt-Nam của Đô-Ca. Xin Chúa cho có thêm nhiều người chung lòng góp sức, chúng ta cùng nhau đem tình thương Cơ-Đốc đến với anh chị em trong niềm tin, những kẻ tật nguyền, người khốn khổ. Trong nỗi cưu mang Chúa đặt nặng vào lòng chúng tôi, Đô-Ca mong ước năm 2008 sẽ có thể mang 30 tấn gạo đến cho những gia đình tín hữu nghèo thuộc 6 tỉnh miền Trung; họ đang bị lụt lội, mất mát tài sản đã đành mà cả tính mệnh cũng bị đe dọa nữa. Điều này chỉ có thể thực hiện được với sự

Suối Thiêng 15 68

đồng công cộng tác của tất cả anh chị em khắp nơi.

-- Xin tiếp tục cầu nguyện cho Quý Vị lớn tuổi hoặc có sự đau yếu: Mục Sư trí sự Châu-Tấn-Nẫm, Mục Sư trí sự Đặng-Đăng-Khoa, Mục Sư trí sự Hồ-Xuân-Phong, Mục Sư Hồ-Xuân-Phú, Mục Sư & Bà Lê-Quốc-Chánh, cụ bà QPMS Nguyễn-Văn-Vạn, cụ bà QPMS Nguyễn-Văn-Thiệt, Mục Sư & Bà Phan-Thanh-Bình, Nhạc Sĩ & Bà Vũ-Đức-Nghiêm, ÔB Cụ Nguyễn-Văn-Cúc, ÔB Cụ Đỗ-Hữu-Quý và ÔB Cụ Dương-Văn-Minh. Chúng ta cũng tiếp tục cầu nguyện cho Quý Vị có vấn đề về sức khỏe và đang trên đà bình phục: MS Huỳnh-Văn-Thông, MSGS Phạm-Hồng-Long, MS Phạm-Thị-Xuân-Hương, Bà (MS) Lý-Công-Thuận, Bà (BS) Phan-Trần-Đạo.

-- Xin cầu nguyện cho Mục Sư Nguyễn-Văn-Phuông, năm nay đã gần 80 rồi. Bà lại vừa mới qua đời. Xin Chúa an ủi ông trong nỗi buồn mất bạn, ban cho ông sự bình yên và lòng trông cậy để tiếp tục bước đường hầu việc Ngài.

-- Cầu nguyện cho Hội Thánh Tin Lành Phước Long. Bà Mục Sư Đặng-Văn-Sung,

người quản nhiệm đoàn tín hữu đông đảo nơi đây đã về với Chúa. Xin Ngài gìn giữ bầy chiên và sớm gửi một người chăn khác đến thay để công việc Chúa tại nơi này cứ luôn được vững vàng và phát triển.

-- Xin cầu nguyện cho Bà QPMS Ông-Văn-Hiệp. Được biết Chúa đã cho cuộc giải phẫu thành công tốt đẹp; hiện Bà đang trong thời gian hồi phục. Cầu nguyện cho Cô Võ-Thu-Thủy đang chữa trị căn bệnh hiểm nghèo bằng phương pháp chemotherapy. Cầu nguyện cho thân mẫu của MS Võ-Xuân-Loan ở Việt Nam cũng đang điều trị bệnh ung thư.

-- Xin đặc biệt cầu nguyện cho Cụ Bà Quả Phụ Lê-Công-Chánh. Gần đây sức khoẻ của Bà Cụ bị giảm sút nhiều. Xin Chúa thương xót, nâng đỡ người tớ gái trung kiên này của Chúa, cũng là một chiến hữu mạnh mẽ và đầy thân ái của chúng tôi.

* Quý độc giả nào có vấn đề

cần cầu thay xin liên lạc về địa chỉ Tòa Soạn. Chúng tôi rất vui được dâng lời cầu nguyện cho quý vị.

www.suoithieng.com 69

ho là loại trái ngọt thơm mọc trên dây leo. Ở xứ Palestin cũng có trồng các loại dây leo như dưa hấu, dưa leo, nhưng

nho thì rất thông dụng và đã từng có những chùm nho lớn nặng đến 5 kg , hoặc khoảng 12 lbs (Dân số ký 13:23). Nho được tiêu thụ rất nhiều cách: ăn tươi, phơi khô, làm rượu hay giấm. Nho được đề cập lần đầu trong Kinh Thánh là vườn nho của Nô-ê. (Sáng 9:20)

Đất và khí hậu xứ Palestine rất thích hợp cho việc trồng nho. Các vườn nho đã có lâu trước khi dân Ysơraên chiếm lấy đất hứa này ( Sáng 14:18), và thường sản xuất những chùm nho thật là to lớn (Dân số ký 13:20,23-24).

Các vườn nho ở Palestin có những hàng rào vây xung quanh để những con thú hoang khỏi vào (Nhã ca 2:15). Trong mỗi vườn lại có dựng một tháp canh cao khoảng 10-20 foot để giữ vườn khỏi bị những kẻ phá hoại, cũng có đào một chỗ để ép rượu nho.

Những người làm vườn nho được mướn để chăm sóc nho, và tỉa sửa nho hàng năm (Lêvi 25:3. Êsai 61:5). Những nhánh nho không kết trái thì được cắt bỏ, những cành có thể đậu trái thì được tỉa lại để ra trái sai hơn. Nho thâu hoạch được đựng trong các thúng vào tháng 9, 10 với các tiệc tùng vui nhộn. Người nghèo thì được mót nhặt những trái nho sót rớt lại trong vườn ( Lêvi 19:10, Phục truyền 24:21). Người ta lựa những trái nho tốt để ăn và phơi khô. Còn lại thì bỏ vào thùng ép lấy nước (Êsai 61:5; Ôsê 9:2-4), người ta có thể uống nước nho tươi hoặc để lên men.

Chúa Giê-xu đã ví sánh sự tương quan của Ngài và các môn đồ với hình ảnh Ngài là gốc nho, còn các môn đồ là nhánh nho (Giăng 15:5). Nước nho còn là biểu tượng của huyết Chúa (Mathiơ 26:27-29); Ngài cũng dùng vườn nho trong rất nhiều ví dụ khác (Mathiơ 9:17, 20:1-6, 21:28-32, Luca 13:6-9).

N

Suối Thiêng 15 70

HÀNG NGANG: 1. Con cái _____ bị bỏ lại như lều vườn nho, như chòi ruộng dưa,

như thành bị vây. 2. Người _____chẳng nên uống một thứ nước nào bằng trái nho,

hay là ăn nho tươi, hoặc nho khô. 3. Vị vua này cũng có một vườn nho tại Ba-anh-ha-môn. 4. Các thám tử đã hái được một chùm nho khá lớn tại khe này. 5. Kinh thánh đề cập đến vườn nho của người này đầu tiên. HÀNG DỌC: 6. Mùa đập __ sẽ lần đến mùa hái nho, mùa hái nho sẽ lần đến

mùa gieo mạ. 7. Những con vật này hay phá hoại vườn nho. 8. Vườn nho của Đức Jehovah là nhà ______ 9. Hỡi cây nho ____, nhánh nhóc ngươi vượt qua biển, kịp tới biển

Gia-ê-xe. 10. Vua Aháp đã tìm đủ mọi cách để tước đoạt vườn nho của

người này.

www.suoithieng.com 71

ơn giản nhưng vô cùng phong phú về màu sắc, Tulip hay còn gọi là Uất Kim Hương, đã trở nên một loài hoa thông

dụng và đầy ý nghĩa trong cuộc sống. Có lẽ khi nói đến tulip, Hà Lan là đất nước được liên tưởng đến

nhiều nhất, nhưng thực chất, tulip bắt nguồn từ Nam Tư và Iran. Loài hoa này được phổ biến rộng rãi ở Châu Âu, đặc biệt là Hà Lan, và nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Theo truyền thuyết của Iran, những bông hoa tulip đầu tiên nẩy mầm từ những giọt máu của một người đang yêu và từng được coi là biểu tượng của tình yêu.

Cũng như những loài hoa khác, mỗi một màu hoa tulip mang một ý nghĩa đặc thù. Hoa tulip màu đỏ đi đôi với tình yêu chân thật, màu tím tượng trưng cho sự thủy chung. Màu vàng biểu tượng cho tình yêu không hy vọng, thế nhưng nó cũng mang ý nghĩa của sự phấn khởi và vui tươi. Hoa tulip màu trắng biểu lộ sự trang trọng, hay được dùng để gửi đến ai đó một lời tha thứ. Và còn những màu sắc rực rỡ khác nữa, hoa tulip nói chung tượng trưng cho một tình yêu hoàn hảo.

Trồng hoa tulip có thể coi là một nghệ thuật, đòi hỏi sự nhẫn nại và khéo léo. Tulip thường được trồng vào mùa thu khi khí hậu không còn nóng nữa, Thời tiết lạnh vào mùa đông đóng một vai trò quan trọng để tulip nở hoa khi mùa xuân đến. Nếu nơi bạn ở không có tuyết, củ tulip nên được dự trữ trong tủ lạnh khoảng 4 đến 6 tuần sau khi mua về. Nếu trồng từ hột, tulip cần ít nhất 5 năm để có thể trưởng thành và trổ hoa. Tulip có thể trổ hoa dễ dàng trong mùa đầu tiên. Thế nhưng sau đó, củ tulip bắt đầu phân ra. Để củ phát triển và ra hoa, tulip được trồng trong chậu đòi hỏi một thời gian lâu hơn

Đ

Suối Thiêng 15 72

tulip trong vườn. Vì thế sau mùa hoa đầu tiên, tulip trong chậu thường cần đến hai năm để có thể ra hoa lại.

Mỗi năm, nhiều nơi trên thế giới tổ chức những đại hội hoa tulip chào đón những người yêu hoa đến từ nhiều nước. Ở Mỹ, Skagit Valley Tulip Festival được tổ chức vào mỗi mùa xuân khoảng tháng tư tại thành phố La Conner, Washington. Có thể nói, đây là một trong những hội hoa tulip lớn nhất thế giới với hơn 700 acres đồng hoa tulip. Trồng hoa tulip có thể là một thử thách lớn cho nhiều người, và điều đó càng làm ta trân trọng đối với loài hoa đơn giản nhưng tuyệt đẹp này.

TỘI-LỖI Tại một thành phố nọ, có một chủ tiệm bánh mì mua bơ từ một

nông gia. Ngày kia, ông ta cân bơ và thấy rằng dù bơ không đủ nặng nhưng nông gia vẫn tính tiền như lúc trước. Ông chủ tiệm bánh mì đưa đơn kiện nông gia ra trước tòa. Quan tòa hỏi nông gia: “Ông có quả cân không?” Nông gia trả lời: “Dạ thưa, không có.” “Thế thì làm sao ông cân được bơ?” Nông gia liền thưa: “Khi ông chủ tiệm bánh mì bắt đầu mua bơ của tôi thì tôi cũng bắt đầu mua bánh mì của ông ta. Tôi dùng ổ bánh mì ½ kg của ông ta để cân bơ. Cho nên nếu bơ không đúng cân lượng là lỗi tại ông bán bánh mì.”

Phê bình, chỉ trích, định tội người khác một cách vội vàng, bất công, cũng là tội lỗi. Những người đạo đức giả sống trong thời của Chúa Cứu Thế Giê-xu rất giỏi nghệ thuật này. Họ phê bình, chỉ trích cá nhân người khác để tự nâng cao. Chúa Giê-xu dạy rằng không những đây là tội kiêu ngạo mà người phạm tội này cũng sẽ bị đoán xét theo như cách người đó đoán xét kẻ khác. Chúa phán: “Đừng lên án ai, các con sẽ khỏi bị lên án. Vì các con lên án người ta cách nào, họ sẽ lên án các con cách ấy; các con lường cho người ta mức nào, họ sẽ theo mức ấy lường lại cho các con.” (Ma-thi-ơ 7:1,2).

Đoàn Thu Cúc

www.suoithieng.com 73

Vào những ngày mưa lạnh, hoặc khi tiết xuân mát mẻ, mâm

cơm của chúng ta sẽ hấp dẫn hơn nhiều khi có tô sườn bung nóng hổi, thơm ngon. Đây cũng là một món ăn không đắt tiền lại dễ làm. Bạn thử tham khảo để chế biến cho cả gia đình thưởng thức nhé.

Nguyên liệu: 500gr sườn non – 2 miếng đậu hũ chiên – 2 cây bạc hà – 3

cây ngò gai – 1 trái dừa xiêm - dầu ăn, 1 muỗng súp nghệ bằm nhỏ, 10gr củ hành tím bằm nhỏ - 1 muỗng cà phê tiêu – ½ muỗng súp muối – 2 muỗng cà phê bột nêm – 1 muỗng súp nước mắm.

Cách làm: Sườn non rửa sạch, để ráo, chặt miếng dài khoảng 3cm rồi

ướp với tất cả các loại gia vị, để khoảng 30 phút. Đậu hũ chiên thái miếng vuông, cạnh 1.5cm. Bạc hà tước vỏ, thái miếng xéo, bóp muối, rửa sạch. Ngò gai thái nhuyễn, dừa xiêm chặt lấy nước.

Đun nóng một muỗng súp dầu ăn, trút sườn non vào xào sẵn. Cho nước dừa xiêm vào ngập mặt sườn, nấu lửa riu riu đến khi sườn chín mềm. Cho đậu hũ chiên và bạc hà vào, nấu khoảng 1 phút trên lửa lớn rồi tắt bếp. Bày sườn ra tô, rắc ngò gai thái nhuyễn lên mặt.

Bạn cần chú ý đến mực nước trong nồi khi nấu. Nếu thấy nước cạn phải cho thêm nước dừa vào.

Món này dùng nóng với bún, chấm nước mắm nguyên chất pha với ớt tươi xắt khoanh.

Quý Bà thử xem.

Suối Thiêng 15 74

Kể từ ngày 26 tháng 11, 2007: MS & Bà Khúc-Văn-Dầu, AR $50.00 – Union Pharmacy, SD, CA $50.00 – MSts Hồ-Xuân-Phong, CA &20.00 – Vietnamese Central Baptist Church, CO $50.00 – MS & Bà Nguyễn-Quang-Thuận, AZ $20.00 – HTBT VN Englewood, CO $65.00 – Bà Nguyễn-Thị-Nghiệp, TX $50.00 – HTTLVN Akron, OH $40.00 – Cô Nguyễn-Xuân-Hương, CA $20.00 – Bà Phạm-Kim-Anh, UT $20.00 – Bà Lê-Thanh-Nhã, LA $40.00 – Bà Tôn-Nữ-Hương, LA $20.00 – MS & Bà Lâm-Bảo-Nhơn, CO $100.00 – BPN HTBTVN Phước-Hạnh, SC $40.00 – Riverside Baptist Church, NC $30.00 – MS & Bà Nguyễn-Mạnh-Cường, MI $20.00 – Mr. Trần-Thái-Hòa, VA $20.00 – Bà Cụ Hứa-Thị-Thông, CA $100.00 – ÔB Lâm-Thường-Châu, CA $200.00 – BPN HTBT VN Escondido, CA $100.00 - Nguyễn-Phương-Thảo, WA $100.00 – BPN HTBT VN Austin, TX $20.00 – BPN HTBT VN San Jose, CA $50.00 – MS & Bà Huỳnh-Ngọc-Ẩn, WA $30.00 - Cụ Bà QPMS Nguyễn-Văn-Vạn, CA $30.00 – Nhân & Loan, SD, CA $100.00 – BPN HTBT VN Aurora, CO $50.00 –Cụ Bà QP Lê-Công-Chánh, CO $100.00 – Dat Hong, CA $100.00 – MS & Bà Nguyễn-Văn-Kiên, CA $20.00 – Bà Trương-Soái-Huệ, CA $20.00 – Cô Lê-Thiên-Hương, CA $20.00 – Bà Ngô-Kim-Hơn, CA $20.00 – ÔB Nguyễn-Văn-Lực, SC $50.00 – HTBT VN Salt Lake City, UT $60.00 – Bà Bùi-Văn-Sỹ, CA $40.00 - Ẩn danh, $1,000.00 – Bà Lê-Tuyết-Loan & các con, CA $300.00 Tổng thu tính đến ngày 25 tháng 2, 2008: $3,165.00 Tồn kỳ trước: $1,720.00 Chi phí phát hành ST 14: $3,000.00 Còn lại: $1,885.00 Chi phí phát hành Suối Thiêng 15, giai phẩm Mừng Chúa Phục Sinh, sẽ báo cáo trong kỳ tới. Chân thành cám ơn quý vị. Cầu xin Chúa ban phước lại cách dư dật trên những tấm lòng rộng rãi trong việc quảng bá ơn cứu của Ngài cho tha nhân. Amen!

www.suoithieng.com 75

Từ cao thẳm tình thương lên tiếng gọi, Yêu Giê-xu nên lòng nặng yêu đời. Hành trang ta là sứ mệnh thiên đài, Trong cõi chết ta rao Lời Sự Sống.

Đông-Thụy đề

Hoàn Tất Dorcas 2007 Kế Hoạch Dorcas 2007 đã hoàn tất với việc xây cất các gian

Nhà Tình Thương cho một số gia đình tín hữu H’Mong nghèo ở Đak Nông, và mua một xe gắn máy cho MSNC Trần-Trung-Kiên thuộc Tổng Hội Thánh Báp-Tít Nhàn Dân, Bạc-liêu, Việt Nam.

Như đã thông báo đến quý độc giả trên Suối Thiêng 14, theo Mục Sư Nguyễn-Ngọc-Hiền cho biết, việc xây cất hai gian Nhà Tình Thương sau chót cho các gia đình tín hữu H’Mong nghèo ở Đak Nông đã hoàn tất vào tháng 11 năm 2007. Hai tuần lễ trước Tết Âm-lịch vừa qua, chúng tôi cũng đã nhờ Mục Sư Hiền giúp mua cho MSNC Trần-Trung-Kiên một xe gắn máy dùng làm phương tiện đi lại thăm viếng tín hữu trong vùng Thầy phụ trách chăm sóc. Chúng tôi định nán đợi hình ảnh gửi về để quý vị cùng chung vui và cảm tạ ơn Chúa với chúng tôi, nhưng e trễ thời điểm phát hành giai phẩm Mừng Chúa Phục Sinh 2008 nên đành phải báo tin “suông” trước. Hy vọng kỳ báo tới chúng ta sẽ có đầy đủ hình ảnh đẹp về hai kế hoạch này.

Khởi Đầu Dorcas 2008 Chấm dứt Kế Hoạch 2007 muộn màng hơn thường lệ, chúng

tôi ráo riết bắt tay điều động Dorcas 2008 với lòng mong ước Chúa cho mọi sự tốt đẹp theo thánh ý của Ngài. Có một số thay đổi nhỏ nhưng quan trọng:

-- Theo các tin tức có được từ trong năm 2007, chúng tôi đã dự trù một nhu cầu tối thiểu khoảng 30 tấn gạo để có thể phân phối giúp đỡ cho các gia đình tín hữu nghèo thuộc 6 tỉnh miền

Suối Thiêng 15 76

Trung. Nhưng với những thông báo gần đây của các Mục Sư tại Việt Nam, con số này đã nâng lên đến hơn 36 tấn. Như vậy, nếu tính theo giá gạo trung bình USD400/tấn, nhu cầu gạo cứu trợ hiện nay là USD14,400.00, chưa kể chi phí phân phối.

-- Ảnh hưởng phong hóa Việt Nam, phụ nữ và trẻ em thường ít được quan tâm trong xã hội ta. Từ nhiều năm nay Dorcas đã liên tục mở những lớp huấn luyện cho phái nữ để góp phần giúp đỡ quý bà ý thức và làm tốt vai trò của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Năm 2007 chúng ta đã khởi đầu một chương trình truyền giảng cho các em thiếu nhi. Năm nay, thể theo đề nghị của một số Mục Sư tại Việt Nam, chúng ta sẽ có chương trình truyền giảng cho thiếu niên. Dù vậy, những cơ hội bày tỏ tình thương đối với trẻ mồ côi và người khuyết tật vẫn được Dorcas tận dụng. Mong rằng một món quà nhỏ kèm theo tình thương lớn, vài buổi sinh hoạt vui tươi cùng với bánh nước giải lao sẽ đem lại cho họ những kỷ niệm hồng tương đối hiếm hoi trong cuộc đời bất hạnh của mình.

-- Bên cạnh đó, chúng tôi mong ước có thể tiếp tục giúp sửa sang lại một số Điểm Nhóm có nhu cầu, mua thêm vài xe gắn máy dùng làm phương tiện đi lại, thăm viếng tín hữu cho các tôi tớ Chúa nghèo, và một vài việc khác tùy theo khả năng Chúa cho.

Để những kế hoạch trên đây có thể được thực hiện tốt đẹp, chúng tôi cần sự góp phần của quý vị. Xin hãy cầu nguyện và hỗ trợ Dorcas, Kế Hoạch 2008. Chân thành cám ơn.

Báo Cáo Tài Chánh Tồn quỹ tính đến ngày 28 tháng 11, 2007: $15,754.00 (mười

lăm ngàn bảy trăm năm mươi bốn Mỹ kim chẵn). Thu trong kỳ: Kiều-Mi Huỳnh, CA $200.00 - Cụ Bà QP Lê-Công-Chánh,

CO $600.00 – HTBT VN Englewood, CO $1,800.00 – Bà Nguyễn-Thị-Nghiệp, TX $50.00 – Cô Nguyễn-Phương-Thảo, WA $1,000.00 – Tina Hồng Trần & gia đình, SC $300.00 – Bà Thúy-Vi, CA $2,000.00 – HTBT VN Vancouver, WA $400.00 – HTTL VN Sống Mới, CO $400.00 – HTBT VN Hy-Vọng, LA $400.00 – ÔB Vũ-Đức-Nghiêm & các con, CA $200.00 – ÔB Đặng-Kim-Phiêu & các con, CA $200.00 – ÔB Nhàn Huỳnh, CA $100.00 – ÔB Bình Minh, CA $50.00 – ÔB Mầu, CA $40.00 –

www.suoithieng.com 77

ÔB Bửu, CA $20.00 – ÔB Phạm-Hối-Nhân, CA $20.00 – Ms.Esther N. Lam, CO $200.00 – BPN HTBT VN Aurora, CO $1,000.00 – Cô Võ-Bích-Thùy, CO $50.00

Tổng thu tính đến ngày 25 tháng 2, 2008: $9,030.00 Chi trong kỳ: không Tồn quỹ tính đến ngày 25 tháng 2, 2008: $24,784.00 (hai

mươi bốn ngàn bảy trăm tám mươi bốn Mỹ kim chẵn). Tạ ơn Chúa, cám ơn Quý Vị.

Xuân đến chim đùa trên khóm hoa Ngân vang trong gió khúc ca hòa Phước thiêng ban xuống từ Thiên Chúa Đời mãi tươi cười như đóa hoa

Lả lướt cành đào theo gió mây Cánh xuân mang đến phước ân đầy Chúa ban hoa thắm trời tươi đẹp Đau đớn tan rồi theo gió bay

Xin Chúa ban hoài muôn phước ân Cho lòng con mãi trắng trong ngần Vui xuân dâng Chúa ngàn câu hát Và trọn cuộc đời con kính dâng

Nguyễn-Kim-Nga Việt-Nam

Suối Thiêng 15 78

ó lẽ điều mà hầu hết mọi người trên thế gian này thường hay làm mỗi khi chuẩn bị bước sang thềm năm mới, đó là nhìn lại xem trong suốt một năm qua, cuộc sống của mình

đã có những biến động nào? Đã hay chưa làm được những gì? Năm 2007 trôi qua chắc hẳn để lại trong lòng chúng ta, những người Việt xa quê hương, không ít băn khoăn, trắc trở, vì những gì đã xảy ra trong năm 2007 này khiến không ít người bối rối, hoang mang trước tương lai không thể tiên đoán của năm 2008. Chúng ta hãy cùng ôn lại một chút những gì đã qua, để có sự chuẩn bị thích hợp cho những gì sẽ tới.

Đầu tiên, hãy nói chuyện nước Mỹ! Năm 2007 khép lại với một lịch trình vô cùng bận rộn của các

ứng cử viên đợt bầu cử tổng thống Mỹ lần thứ 56, sẽ diễn ra vào tháng 11 năm 2008. Như thường lệ, mỗi bốn năm một lần (và cũng

trùng hợp là số năm bao giờ cũng chia chẵn cho 4), cả nước Mỹ sẽ xôn xao chuẩn bị tiến hành cuộc bầu cử tổng thống đình đám nhất, tốn kém nhất, và được thế giới quan tâm nhiều nhất. Cái sự đình đám đó âu cũng là đặc trưng của người Mỹ: hầu như làm chuyện gì cũng lớn (cứ nhìn

những chiếc Hummer thì rõ!). Người ta dự đoán sẽ có hơn 220 triệu cử tri đi bầu năm 2008,

chọn một trong số 8 ứng cử viên còn lại của cuộc đua vào nhà trắng. Các ứng cử viên mỗi người có một niềm tin khác nhau, hứa hẹn nhiều điều khác nhau. Nhưng tựu trung lại, có ba vấn đề chiến lược

www.suoithieng.com 79

họ phải đối diện và trả lời trong cuộc bầu cử lần này, đó là chiến tranh Iraq, di dân, và phát triển kinh tế. Trong những cuộc bầu cử tổng thống trước đây, vấn đề niềm tin tôn giáo của ứng cử viên có một tác động không nhỏ đến số phiếu bầu, nhưng theo tình hình thống kê năm nay cho thấy, niềm tin tôn giáo không còn tác động nhiều đến phiếu bầu của người dân nữa. Đó là điều đáng mừng, hay đáng lo cho nước Mỹ?

Cách thời điểm cuối năm vài tháng, vào ngày 20 tháng 10, 2007, một ngọn lửa bùng lên, và đám cháy rừng ở miền Nam California bắt đầu lan rộng dưới sự “hỗ trợ” đắc lực của luồng gió nóng Santa Ana. Đây là một đám cháy kỷ lục, diễn ra vào đúng mùa khô kỷ lục trong lịch sử khu vực này. Khoảng 7,000 lính cứu hỏa trên toàn quốc đã được huy động để giúp khống chế đám cháy. Chỉ 5 ngày sau, ngọn lửa đã thiêu rụi hơn 400,000 mẫu đất và rừng cây, phá hủy hơn 2,000 căn nhà, và buộc gần 1 triệu dân phải di tản tạm thời. Đây cũng là cuộc di dân tập thể lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ kể từ sau cơn bão Katrina. Sau đám cháy, nhiều người mất trắng nhà cửa. Không ít người vì cớ đó mà oán trách Đức Chúa Trời; lại cũng có người tạ ơn Chúa, vì họ vẫn bình an vô sự. Một sự kiện đưa đến hai thái độ hoàn toàn khác nhau!

Ôn lại năm 2007, không thể không nhắc đến biến cố tang thương nhất trong lịch sử học đường nước Mỹ: Đại Học Kỹ Thuật Virginia,

ngày 16 tháng 04 năm 2007. 32 người đã bị bắn chết bởi Cho Seung-Hui, một sinh viên người Hàn Quốc. Hung thủ đã tự sát sau khi giết hại các nạn nhân ngẫu nhiên ở trong tầm súng của y. Tên sát thủ thậm chí còn gởi cho đài truyền hình NBC NEWS tại thành phố New York một băng ghi hình nói lên suy nghĩ lệch lạc, điên cuồng của y, và còn dám bảo rằng hành động của y giống như hành động của Chúa Giê-Xu. Thật là phạm

Suối Thiêng 15 80

thượng! Biến cố đáng sợ này gây nên một làn sóng cảnh tỉnh về hiện trạng bạo lực phim ảnh cũng như đạo đức của xã hội Mỹ, đặc biệt là trong giới trẻ, tương lai của đất nước. Nhiều người đã đặt câu hỏi tại sao sự việc này lại xảy ra, nhưng họ lại không dám đối diện với câu trả lời khả dĩ nhất: Giới trẻ ngày nay thích tôn thờ bản thân hơn là tôn thờ Chúa, thích làm theo “ý mình cho là phải” hơn là làm theo những giới răn của Đức Chúa Trời. Nói cách khác, chỉ khi nào con người tôn thờ Đức Chúa Trời và tuân giữ giới răn của Ngài, thì khi đó xã hội mới thực sự yên bình.

Còn ở Việt Nam thì sao? Xã hội Việt Nam những ngày cuối năm 2007 dân mình lo nhiều

hơn vui. Cái lo chính vẫn là lo về miếng cơm manh áo hằng ngày. Trước tình trạng lạm phát gia tăng, trong khi tiền thu nhập không đổi, nhiều gia đình rơi vào tình cảnh khó khăn, mà chính sách xã hội thì không giúp gì được cả. Người nghèo vẫn nghèo, và khoảng cách giữa giàu với nghèo tại Việt Nam ngày một gia tăng rõ rệt, sâu sắc hơn cả cái thời còn địa chủ, tá điền. Các “đại gia” tại Việt Nam thời gian gần đây đua nhau mua sắm những chiếc xe hơi thật đắt tiền mà họ gọi là “xe siêu sang” như Rolls Royce Phantom, Bently Mulliner, Maybach 62. Mỗi chiếc xe như vậy khi vào Việt Nam phải chịu 60% thuế nhập khẩu, 50% thuế tiêu thụ đặc biệt và 10% thuế VAT, khiến chiếc nào cũng có tầm giá triệu đô! Những người đó làm gì mà giàu đến như vậy nhỉ? Trong số những “đại gia” đó, không thấy có ai xuất một chút “tiền lẻ” của mình để giúp đỡ người nghèo! Tại sao?

Một sự kiện đình đám khác thu hút sự quan tâm của dư luận toàn quốc là việc diễn viên chính của bộ phim truyền hình “Nhật Ký Vàng Anh,” Hoàng Thùy Linh, bị “lộ” một đoạn phim “không vải” do cô cùng với bạn trai của mình làm vai chính. Đoạn video này xuất hiện trên mạng lưới toàn cầu lần đầu tiên vào ngày 15 tháng 10 năm 2007, và đã nhanh chóng phát tán khắp thế giới.

Chuyện diễn viên bị tung phim hoặc ảnh “thiếu vải” lên internet cũng không lạ gì ở Việt Nam, vì nó đã từng xảy ra rồi. Điều khiến cho mọi người quan tâm lần này, là vì phim “Nhật Ký Vàng Anh” được quay với mục đích hướng dẫn, dạy dỗ cho các em thiếu niên về vấn đề đạo đức gia đình và xã hội cũng như luân thường đạo lý. Thế nhưng cái hình tượng “Vàng Anh” ngây thơ, đạo đức ấy đã hoàn toàn sụp đổ khi chính cô diễn viên đóng vai “Vàng Anh” lại chẳng “vàng anh” chút nào! Bộ phim truyền hình nhiều tập đã phải

www.suoithieng.com 81

ngừng phát sóng vĩnh viễn vì sự kiện này. Đây cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh các bậc phụ huynh lẫn những nhà giáo dục vì thực trạng đạo đức xã hội Việt Nam đang ngày một suy đồi thấy rõ. Và theo nhận định của cá nhân tôi, giới trẻ Việt Nam đang chạy theo một nền văn minh, không hoàn toàn là văn minh Tây phương, mà phải gọi là “văn minh tội lỗi,” bởi lẽ họ vui hưởng lạc thú một cách công khai trong một xã hội vô thần mà không còn quan tâm đến vấn đề luân lý, đạo đức trong con người nữa. Sự kiện “Nhật Ký Vàng Anh” chẳng qua chỉ là chóp đỉnh của tảng băng mà thôi!

Những sự kiện vừa nêu đã từng là những “điểm nóng” trong năm 2007 của hai quốc gia Mỹ và Việt, là hai nơi mà nhiều người trong chúng ta đều kể là “quê hương.” Mỗi một “quê hương” đều có những thứ nan đề của riêng nó; mà tựu trung lại, không một nan đề nào lại chẳng bắt nguồn từ tham vọng ích kỷ và tội lỗi của con người. Ngay đến cả những thiên tai, nếu xét cho cùng, thì cũng là hậu quả do sự tham lam và ích kỷ của con người mà ra, vì con người đã lạm dụng và khai thác thiên nhiên quá mức, dẫn đến sự thay đổi khí hậu toàn cầu, khiến hạn hán kéo dài hoặc mưa bão trở nên hung tợn hơn.

Lại đến vấn đề đạo đức xã hội: Có chăng một tiêu chuẩn nào đó để đo lường? Dĩ nhiên là có rồi, và tiêu chuẩn đó chính là Kinh Thánh, là Lời Đức Chúa Trời ban cho con người. Tiếc rằng trong thời đại này, không còn mấy ai quan tâm tới tiêu chuẩn đó nữa. Trái lại, họ dựa vào những tiêu chuẩn do sự khôn ngoan mình đặt ra, làm theo ý riêng, trông cậy nơi con người hơn là trông cậy nơi Đức Chúa Trời.

rước thềm năm mới, với vô vàn thách thức và khó khăn, người sống tại Mỹ chắc hẳn hy vọng rất nhiều nơi vị tân

tổng thống sẽ đắc cử năm 2008 này. Họ hy vọng rằng lá phiếu của họ sẽ góp phần thay đổi cục diện kinh tế và chính trị của cả quốc gia. Là Cơ Đốc nhân, chúng ta đừng quên lời Đức Chúa Trời đã phán rằng, “Ấy chẳng phải là bởi quyền thế, cũng chẳng phải là bởi năng lực, bèn là bởi Thần Ta” (Xa-cha-ri 4:6). Vậy, hãy hướng lòng trông cậy nơi Đức Giê-hô-va, vì, “ai trông đợi Đức Giê-hô-va thì chắc được sức mới, cất cánh bay cao như chim ưng; chạy mà không mệt nhọc, đi mà không mòn mỏi” (Ê-sai 40:31)!

T

Suối Thiêng 15 82

BẠN THÂN MẾN, Sau khi đọc xong quyển báo nhỏ này,

nếu Quý Bạn muốn tìm hiểu thêm về Niềm Tin của người Cơ-đốc, xin vui lòng liên lạc với một Hội Thánh Tin Lành hoặc Tin Lành Báp-tít trong vùng Bạn ở, chắc chắn sẽ được hoan nghênh và tận tình giúp đỡ.

Cầu xin Chúa đưa dẫn Bạn đến Nguồn Ơn Cứu Rỗi của Ngài

Suối Thiêng

Còn người ở Việt Nam thì sao? Có lẽ nhiều người nhìn vào nước Mỹ như một thiên đường hạ giới, là nơi của sự giàu sang, hòa bình, công bằng, tự do v.v… Có lẽ phần nào điều đó đúng, nhưng cũng không thể phủ nhận thực tế nước Mỹ là một mảnh ruộng khổng lồ với hơn mấy trăm triệu “con trâu” mỗi ngày đang ra sức kéo chiếc lưỡi cày kinh tế. Cái “thiên đường hạ giới” mà nhiều người lâu nay vẫn mơ tưởng sẽ dễ dàng hóa thành “địa ngục” nếu chúng ta không ý thức rằng mình chỉ là “người ở trọ, kẻ đi đường” (I Phi-e-rơ 2:11) trong thế gian mà thôi. Vậy thì tôi nói làm sao? Chúng ta hãy “tỏ rõ rằng mình đương đi tìm nơi quê hương…” và rằng chúng ta “ham mến một quê hương tốt hơn, tức là quê hương ở trên trời” (Hê-bơ-rơ 11:14-16). Quê hương trên trời mới là quê hương đích thực! Quý vị đã chọn quê hương đó cho mình hay chưa?