25
NGVĂN 8 ÔN TẬP TUN 20 Tiết 73,74: Nhớ rừng Tiêt 75: Viết đoạn văn trong văn bản TM Tiết 76: Quê hương Bài thơ: Nhớ rừng- Tản Đà Nội dung bài thơ: 1. Hai hình ảnh tương phản trong bài thơ - Con hổ ở vườn bách thú - Con hổ giữa sơn lâm ngày xưa 2. Nghệ thuật nổi bật + Tràn đầy cảm xúc lãng mạn + Biểu tượng thích hợp và đẹp + Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình + Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú giàu sức biểu cảm * Ghi nhớ: SGK trang 7 - tập 2 Bài : Viết đoạn văn trong văn bản TM Nội dung cần nắm: biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh Khi viết bài văn thuyết minh: + Ta cần xác định rõ các ý lớn. Mỗi ý viết thành một đoạn văn. + Cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác. + Các ý trong đoạn văn nên sắp xếp theo thứ tự hợp lý. * Ghi nhớ SGK trang 15 Bài thơ: Quê hương- Tế Hanh HS cần:

ÔN TẬP BÀI 20 - f2.hcm.edu.vn€¦ · 3. Yêu cầu: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm được bản chất

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ÔN TẬP BÀI 20 - f2.hcm.edu.vn€¦ · 3. Yêu cầu: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm được bản chất

NGỮ VĂN 8

ÔN TẬP TUẦN 20

Tiết 73,74: Nhớ rừng

Tiêt 75: Viết đoạn văn trong văn bản TM

Tiết 76: Quê hương

Bài thơ: Nhớ rừng- Tản Đà

Nội dung bài thơ:

1. Hai hình ảnh tương phản trong bài thơ

- Con hổ ở vườn bách thú

- Con hổ giữa sơn lâm ngày xưa

2. Nghệ thuật nổi bật

+ Tràn đầy cảm xúc lãng mạn

+ Biểu tượng thích hợp và đẹp

+ Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình

+ Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú giàu sức biểu cảm

* Ghi nhớ: SGK trang 7- tập 2

Bài : Viết đoạn văn trong văn bản TM

Nội dung cần nắm: biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh

Khi viết bài văn thuyết minh:

+ Ta cần xác định rõ các ý lớn. Mỗi ý viết thành một đoạn văn.

+ Cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác.

+ Các ý trong đoạn văn nên sắp xếp theo thứ tự hợp lý.

* Ghi nhớ SGK trang 15

Bài thơ: Quê hương- Tế Hanh

HS cần:

Page 2: ÔN TẬP BÀI 20 - f2.hcm.edu.vn€¦ · 3. Yêu cầu: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm được bản chất

- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng giàu sức sống của một làng quê miền biển được

miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.

- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

Nội dung cần nắm:

1. Hình ảnh quê hương

a) Cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá

→ Chiếc thuyền biểu tượng của linh hồn làng chài

→ Vẻ dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi

b) Cảnh thuyền chài về bến

→ không khi náo nhiệt, đầy ắp niềm vui, sự sống

2. Tình cảm của tác giả

→ nỗi nhớ chân thành tha thiết

Lưu ý:

- Nội dung chính của bài thơ. (Tình cảm quê hương trong sáng chân thành tha

thiết)

- Nghệ thuật đặc sắc. ( Vần thơ bình dị, sự sáng tạo hình ảnh thơ, bài thơ trữ tình,

cảm xúc lãng mạn).

- Ghi nhớ SGK/ 18

******************************************************************

ÔN TẬP TUẦN 21

Tiết 77: Khi con tu huù

Tiết 78: Thuyeát minh veà moät PP (Caùch laøm)

Tiết 79: Tức cảnh Pác Bó

Tiết 80: Thuyeát minh về một DLTC

Bài thơ: Khi con tu huù – Tố Hữu

Page 3: ÔN TẬP BÀI 20 - f2.hcm.edu.vn€¦ · 3. Yêu cầu: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm được bản chất

HS:

- Cảm nhận được lòng yêu cuộc sống, niểm khát khao tự do cháy bỏng của người

chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng

những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.

Nội dung cần nắm:

1. Bức tranh mùa hè

- Âm thanh

- Màu sắc

- Hương vị

- Không gian

- Hoạt động

→ cảnh mùa hè rực rỡ sống động và tràn trề nhựa sống.

2. Tâm trạng của người tù cách mạng

→ đau khổ, uất ức, ngột ngạt, khát khao cuộc sống tự do.

Lưu ý:

- Nội dung chính bài thơ.( lòng yêu cuộc sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của

người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày)

- Nghệ thuật. (thơ lục bát giản dị, uyển chuyển giàu hình ảnh)

- HS đọc ghi nhớ SGK/20.

Bài: Thuyeát minh veà moät PP (Caùch laøm)

HS: biết cách thuyết minh về một phương pháp, một thí nghiệm.

+ Khi thuyết minh cần trình bày rõ nguyên liệu, cách làm, yêu cầu thành phẩm

+ Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) nào đó, người viết phải tìm hiểu,

nắm chắc (cách làm) phương pháp đó.

+ Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng.

2. Ghi nhớ SGK/ 26

Ví dụ:

Page 4: ÔN TẬP BÀI 20 - f2.hcm.edu.vn€¦ · 3. Yêu cầu: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm được bản chất

Lập dàn bài thuyết minh cách làm, cách chơi trò chơi đó.

Đề: Thuyết minh một trò chơi thông dụng của trẻ em.

* Bước 1:

- HS đọc kỹ đề, xác định rõ yêu cầu của đề

- Lập dàn ý cần có 3 phần: MB, TB, KB

* Bước 2: tiến hành lập dàn ý

1. MB: giới thiệu khái quát về trò chơi

2. TB:

a) Số người chơi, dụng cụ chơi

b) Cách chơi, luật chơi (thế nào thì thắng, thế nào thì thua, phạm luật..

c) Yêu cầu đối với trò chơi.

3. KB: nêu cảm nhận của mình về trò chơi.

Bài thơ : Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh

HS:

- Cảm nhận được niềm thích thú thật sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian

khổ ở Pác Bó, qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác; vừa là một chiến sĩ say

mê cách mạng, vừa như một “ khách lâm tuyền” ung dung sống hòa nhịp với thiên

nhiên.

- Hiểu được giá trị độc đáo của bài thơ.

Nội dung cần nắm:

1. Cuộc sống nơi hang Pác Bó

→ khó khăn, thiếu thốn, rất gian khổ.

2. Cảm nghĩ của tác giả

→ phong thái ung dung, tinh thần lạc quan cách mạng của Bác

Lưu ý:

- Nghệ thuật. (phép đối, liệt kê, từ gợi hình, giọng thơ vui đùa dí dỏm)

Page 5: ÔN TẬP BÀI 20 - f2.hcm.edu.vn€¦ · 3. Yêu cầu: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm được bản chất

- Qua bài thơ, hiểu Bác (Là người có phong thái ung dung, lạc quan cách mạng,

tâm hồn luôn hòa hợp với thiên nhiên)

- Ghi nhớ SGK/30.

Bài : Thuyeát minh về một DLTC

HS biết cách viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh.

Nội dung cần lưu ý: Khi viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh.

→- Người viết cần tham quan, tra cứu sách vở. hỏi han.

- Khi giới thiệu DLTC cần kèm theo miêu tả, bình luận.

- Một bài viết về DLTC cần có 3 phần: MB, TB, KB

Ví dụ:

Lập lại bố cục bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn

1. Mở bài: giới thiệu khái quát về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn

( Nói đến Hà Nội không ai là không nhắc tới hai thắng cảnh nổi tiếng: Hồ Hoàn

Kiếm và đền Ngọc Sơn. Có một nhà thơ nước ngoài đã gọi Hồ Gươm (tên gọi khác

của hồ Hoàn Kiếm) là chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội.)

2.Thân bài:

- Giới thiệu xuất xứ của hồ, tên hồ

- Độ rộng, hẹp

- Vị trí Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc

- Miêu tả quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nước.

3. Kết bài:

Tình cảm của người Hà Nội đối với hai thắng cảnh này.

HS xem ghi nhớ SGK/34.

******************************************************************

TUẦN 22

Page 6: ÔN TẬP BÀI 20 - f2.hcm.edu.vn€¦ · 3. Yêu cầu: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm được bản chất

Tiết 81: Ôn tập về văn bản thuyết minh

Tiết 82: Ngắm trăng, Đi đường

Tiết 83: Viết bài tập làm văn số 4

Tiết 84: Viết bài tập làm văn số 4(tt)

Bài: Ôn tập về văn bản thuyết minh

HS ôn lại khái niệm về VBTM và nắm chắc cách làm bài văn thuyết minh.

I. Ôn tập lý thuyết

1. Vai trò, tác dụng

- cung cấp tri thức

- thông dụng

2. Tính chất: cung cấp tri thức khách quan, hữu ích xác thực, hữu ích cho con

người.

3. Yêu cầu: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là

phải nắm được bản chất đặc trưng của chúng.

4. Phương pháp: phối hợp nhiều PPTM như: nêu định nghĩa, liệt kê, so sánh, đối

chiếu, phân tích, phân loại.

II. Luyện tập

Bài 1: Nêu cách lập ý và lập dàn bài đối với các đề bài sau:

a) Giới thiệu một đồ dùng:

1. MB: giới thiệu xuất xứ đồ dùng

2. TB:

- Nêu cấu tạo: ngoài, trong.

- Công dụng

- Cách sử dụng

- Cách bảo quản

3. KB: nêu cảm nhận về đối tượng

b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh

Page 7: ÔN TẬP BÀI 20 - f2.hcm.edu.vn€¦ · 3. Yêu cầu: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm được bản chất

1. MB: giới thiệu khái quát thắng cảnh

2. TB:

- Vị trí, diện tích

- Kiến trúc, cảnh quan, hoạt động văn hóa lễ hội

- Ý nghĩa

3. KB: khẳng định vẻ đẹp và tác dụng của DLTC

c) Giới thiệu một tác phẩm

1. MB: giới thiệu khái quát tác phẩm

2. TB:

- Tác giả

- Xuất xứ, chủ đề

- Đặc điểm thể loại

- Nét đặc sắc về nội dung nghệ thuật

3. KB: giá trị, tác dụng của tác phẩm

d) Giới thiệu về một phương pháp

1. MB: giới thiệu phương pháp

2. TB:

- Nguyên liệu

- Cách làm

- Yêu cầu thành phẩm

3. KB: nêu cảm nhận về món ăn

Bài 2: Viết đoạn văn theo các đề bài sau

a) Giới thiệu thắng cảnh quê hương em: Chùa Hương

→ …..Thắng cảnh Hương Sơn thuộc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây cách thủ đô Hà

Nội khoảng 70 km về phía tây nam. Đi ô tô qua thị xã Hà Đông, Vân Đình thẳng

đến Bến Đục thì dừng. Bắt đầu từ đây là địa phận Hương Sơn. Du khách xuống đò

dọc, lướt theo dòng suối Yến trong xanh chảy giữa hai bên là cánh đồng lúa mơn

Page 8: ÔN TẬP BÀI 20 - f2.hcm.edu.vn€¦ · 3. Yêu cầu: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm được bản chất

mởn. Trước mắt là dãy núi trập trùng tím biếc, ẩn hiện trong mây trắng đẹp vô

cùng!

b) Giới thiệu về ngôi trường

→ ….Ngôi trường em là nơi sơn thủy hữu tình. Ngôi trương hai tầng khang trang

toa lạc trên khu đất rộng gần chục héc ta. Trước mặt là thành sơn tay cổ kính với

tường cao, hào sâu từng nhiều lần ngăn bước quân thù. Sau lưng là dòng Tích

Giang hiền hòa uốn quanh, mặt nước trong veo bóng mây trời. Xa xa, dáng núi Tản

Viên- núi thiếng gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh- sừng sững in

bóng trên nền trời xứ Đoài xanh thẳm, bồng bềnh mây trắng.

Trước cổng trường, dãy bàng và phượng vĩ xòe bóng mát, chào đón những

bước chân tung tăng tới lớp. Sáng sáng, cứ độ từ sáu giờ rưỡi trở đi, từng đoàn học

sinh từ các ngả tấp nập đổ về. Màu áo trắng sáng cả quãng đường dài. Chẳng mấy

chốc sân trường đã đông người, rôn rã tiếng nói, tiếng cười. Đúng bảy giờ mười

lăm, tiếng trống báo hiệu giờ học đã đến vang lên rộn rã. Học sinh xếp hàng ngay

ngắn rồi vào lớp. Vài phút sau sân trường vắng lặng, chỉ còn tiếng gió lao xao và

tiếng chim hót ríu rít trong vòm lá.

******************************************************************

Bài thơ: Ngắm trăng, Đi đường – Hồ Chí Minh

*Bài thơ: Ngắm trăng – Hồ Chí Minh

Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? (trong tù ngục)

- Trong câu thơ này Bác đề cập đến cái gì? (rượu và hoa)

Bằng nghệ thuật gì? (liệt kê, điệp từ)

→ Việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh tù ngục khắc nghiệt cho thấy người tù ấy

có tâm hồn và phong thái ntn? (tâm hồn tự do, phong thái ung dung tự tại)

- Đọc tiếp câu thơ thứ hai.

Page 9: ÔN TẬP BÀI 20 - f2.hcm.edu.vn€¦ · 3. Yêu cầu: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm được bản chất

- Câu thơ cho thấy được tâm hồn của Bác ntn trước cảnh đêm trăng? (xốn xang,

bối rối → yêu thiên nhiên một cách say mê, rung động mãnh liệt trước đêm trăng

đẹp → tâm hồn nghệ sĩ

- Tiếp câu 3,4.

- Tìm nghệ thuật trong 2 câu thơ này. (nhân hóa, đối)

- Chắn giữa “người và trăng” là hình ảnh gì: (song sắt)

- Dù giữa người và trăng bị song sắt nhà tù chắn ngang nhưng vượt qua rào cản đó

người đã thả hồn qua cửa sắt để ngắm trăng còn trăng cũng chủ động tìm đến nhà

thơ.

→ giữa Bác và trăng có sự gắn bó thân thiết, tri âm, tri kỉ

* Qua bài thơ, ta cảm nhận được ở Bác là tâm hồn nghệ sĩ, là tình yêu thiên nhiên

sâu sắc mạnh mẽ. Qua đó ta còn thấy được phong thái ung dung, sự tự do tự tại

vượt lên trên sự tàn bạo của ngục tù. Đó chính là tinh thần thép của người chiến sĩ

cách mạng. Ở Bác tâm hồn nghệ sĩ hòa với tinh thần của người chiến sĩ làm một.

Nội dung, nghệ thuật chính của bài thơ.

+ Nội dung: vẻ đẹp của một tâm hồn, một nhân cách lớn vừa rất nghệ sĩ, vừa có

bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ vĩ đại.

+ Nghệ thuật: vừa mang màu sắc cổ điển (thi liệu cổ: rượu, hoa, trăng); vừa mang

tinh thần thời đại (một tâm hồn thơ lạc quan, luôn hướng về phía ánh sáng, toát lên

tinh thần thép); vừa giản dị, hàm súc.

- HS đọc ghi nhớ SGK/ 38

*Bài thơ: Đi đường – Hồ Chí Minh

Nội dung cần nắm:

1. Câu khai:

Đi đường mới biết gian lao

→ sự suy ngẫm thấm thía rút ra từ bao cuộc đi đường.

Page 10: ÔN TẬP BÀI 20 - f2.hcm.edu.vn€¦ · 3. Yêu cầu: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm được bản chất

2. Câu thừa:

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

• điệp ngữ

→ khó khăn gian lao triền miên dường như bất tận.

3. Câu chuyển:

Núi cao lên đến tận cùng

→ khó khăn dù chồng chất cũng đến hối kết thúc.

4. Câu hợp:

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non

→ niềm hạnh phúc lớn lao của người đi đường.

Theo em bài thơ có 2 lớp nghĩa

+ nghĩa đen: nói về việc đi đường núi.

+ nghĩa bóng: ngụ ý nói về con đường cách mạng. Con đường cách mạng là lâu

dài, là vô cùng gian khổ nhưng nếu kiên trì bền chí vượt qua thì nhất định thắng lợi

rực rỡ.

(Bài thơ này không thuộc loại thơ tức cảnh hay tự sự mà chủ yếu thiên về suy nghĩ,

triết lí. Bài thơ có tác dụng cổ vũ tinh thần con người vượt qua khó khăn thử thách

trên đường đời để vươn tới mục đích cao đẹp.

- HS đọc ghi nhớ SGK/40

Tiết: Viết bài tập làm văn số 4 (Văn thuyết minh)

Mục tiêu: Tổng kiểm tra kiến thức và kĩ năng làm bài văn thuyết minh.

Đề: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh mà em yêu thích hoặc cách làm một

món ăn mà em thích.

Lưu ý bài viết phải có đầy đủ 3 phần: MB, TB, KB.

******************************************************************

Page 11: ÔN TẬP BÀI 20 - f2.hcm.edu.vn€¦ · 3. Yêu cầu: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm được bản chất

TUẦN 23

Dạy theo chủ đề : Câu chia theo mục đích nói :

Tiết: 85, 86, 87, 88: Câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán,

câu trần thuật.

Tiết 85: CÂU NGHI VẤN

Mục tiêu cần nắm:HS:

- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu

câu khác;

- Nắm chức năng chính của câu nghi vấn: dùng để hỏi.

Nội dung

* Lý thuyết

I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính

→ có dấu chấm hỏi

- có từ nghi vấn: có…không, làm sao, hay là

- dùng để hỏi

II. Những chức năng khác

→ + bộc lộ tình cảm, cảm xúc; khẳng định; đe dọa…

+ Trong một số trường hợp không dùng để hỏi, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng

dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm lửng.

* Thực hành

Page 12: ÔN TẬP BÀI 20 - f2.hcm.edu.vn€¦ · 3. Yêu cầu: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm được bản chất

Bài 1: Xác định câu nghi vấn. Nêu đặc điểm hình thức

a/ Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?

b/ Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?

c/ Văn là gì? Chương là gì?

d/ Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ?

→ Những từ in đậm và dấu chấm hỏi ở cuối câu thể hiện đặc điểm hình thức của

câu nghi vấn.

Bài 2 : Xác định các câu nghi vấn

- Căn cứ vào dấu chấm hỏi, từ nghi vấn « hay »

- Không thể thay thế từ « hay » bằng từ « hoặc ». Vì từ « hoặc » không phải từ nghi

vấn. Nếu thay thế, câu sẽ thay đổi ý nghĩa ; câu trở nên sai ngữ pháp hoặc biến

thành câu thuộc kiểu câu trần thuật.

Bài 3 : Có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu sau được không ? Vì sao ?

→ Không. Vì đó không phải là những câu nghi vấn.

+ Câu (a và b) có các từ nghi vấn : có…không, tại sao nhưng những kết cấu chứa

những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong một câu.

+ Câu (c và d) các từ « nào (cũng) », « ai (cũng) » là những từ phiếm định.

Bài 4: Đặt 2 câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để:

+ Yêu cầu một người bạn kể lại nội dung của một bộ phim vừa được trình chiếu

→ Bạn có thể kể cho tôi nghe nội dung của bộ phim “Góc khuất của số phận”.

+ Bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước số phận của một nv văn học

→ Lão Hạc ơi, sao cuộc đời lão lại cơ cực đến thế?

Bài 5: Trong giao tiếp nhiều khi những câu nghi vấn như:

- Anh ăn cơm chưa?

- Cậu đọc sách đấy à?

- Em đi đâu đấy?

Page 13: ÔN TẬP BÀI 20 - f2.hcm.edu.vn€¦ · 3. Yêu cầu: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm được bản chất

Không nhằm mục đích để hỏi → trong những trường hợp đó câu nghi vấn thay cho

lời chào gặp mặt. Mối quan hệ giữa người nói và người nghe trong trường hợp này

rất thân mật.

Tiết 86: CÂU CẦU KHIẾN

Mục tiêu cần nắm:HS:

- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các

kiểu câu khác.

- Nắm vững chúc năng của câu cầu khiến. Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với

tình huống giao tiếp.

Nội dung

* Lý thuyết

Đặc điểm hình thức và chức năng

→+ Đặc điểm hình thức: chứa những từ cầu khiến: hãy, chớ, đừng, đi thôi, nào

+ Chức năng : dùng để khuyên bảo, đề nghị, yêu cầu.

+ ngữ điệu cầu khiến

+ Khi viết, nếu ý cầu khiến nhấn mạnh, ta đặt dấu chấm than ở cuối câu, nếu ý cầu

khiến không nhấn mạnh, ta đặt dấu chấm.

Ghi nhớ SGK/31

* Thực hành:

Bài 1: Xét các câu sau và trả lời câu hỏi

* Dựa vào đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến

a/ hãy

b/ đi

c/ đừng

→ các câu trên có chứa từ cầu khiến

Page 14: ÔN TẬP BÀI 20 - f2.hcm.edu.vn€¦ · 3. Yêu cầu: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm được bản chất

* Nhận xét về chủ ngữ các câu trên → thử thên, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ

a/ vắng chủ ngữ (không thay đổi ý nghĩa mà chỉ làm cho đối tượng tiếp nhận được

thể hiện rõ hơn và lời yêu cầu nhẹ nhàng, tình cảm hơn)

b/ chủ ngữ là “ông giáo” (ngôi thứ hai số ít)

→ Hút trước đi. (Ý nghĩa cầu khiến mạnh hơn; câu nói kém lịch sự hơn).

c/ chủ ngữ là “ chúng ta” (ngôi thứ nhất số nhiều) dạng ngôi gộp có người đối thoại

→ Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không. (thay

đổi ý nghĩa cơ bản của câu; đối với câu thứ hai, trong số những người tiếp nhận lời

đề nghị không có người nói).

Bài 2: Xác định câu cầu khiến. Và nhận xét về hình thức biểu hiện ý nghĩa câu cầu

khiến giữa những câu đó.

a/ Thôi, im cái điệu cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. → vắng CN

b/ Các em đừng khóc.→ Có CN, ngôi thứ hai số nhiều.

c/ Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này! → Không có từ ngữ cầu khiến, chỉ có

ngữ điệu cầu khiến. Vắng CN.

GV lưu ý thêm HS câu hỏi

→ Tình huống được miêu tả trong truyện và hình thức vắng CN trong 2 câu cầu

khiến này có liên quan gì với nhau không? (có)

Trong tình huống cấp bách, đòi hỏi những người có liên quan phải có hành động

nhanh và kịp thời. câu cầu khiến phải rất ngắn gọn. Vì vậy CN chỉ người tiếp nhận

thường vắng mặt.

Bài 5 : Đọc đoạn trích, trả lời câu hỏi

→Hai câu :

- Đi đi con !

- Đi thôi con !

Không thể thay thế cho nhau được vì nó có ý nghĩa rất khác nhau

Page 15: ÔN TẬP BÀI 20 - f2.hcm.edu.vn€¦ · 3. Yêu cầu: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm được bản chất

+ Trong trường hợp thứ nhất : người mẹ khuyên con vững bước tin vào đời.

+ Trong trường hợp thứ hai: người mẹ bảo con đi cùng mình.

Nói cách khác :

Câu : Đi đi con ! chỉ có người con đi.

Câu : Đi thôi con ! cả hai mẹ con cùng đi.

Câu câu khiến ở mục I 1b (trang 30): Câu con cá vàng nói với ông lão không thể

là : « Cứ về thôi ! » mà phải là câu « Cứ về đi » thì mới phù hợp.

Tiết 87: CÂU CẢM THÁN

Mục tiêu cần nắm:HS:

- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cảm thán. Phân biệt câu cảm thán với các

kiểu câu khác.

- Nắm vững chức năng của câu cảm thán. Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với

tình huống giao tiếp.

Nội dung

* Lý thuyết

Đặc điểm hình thức và chức năng

→- có từ ngữ cảm thán

- dùng để bộc lộ cảm xúc

- Khi viết cuối câu cảm thán được kết thúc bằng dấu chấm than.

* Thực hành

Bài 1: Xác định câu cảm thán

a/ Than ôi! Lo thay! Nguy thay!

b/ Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

c/ Chao ôi, có biết……ngu dại của mình thôi.

Bài 2:

Page 16: ÔN TẬP BÀI 20 - f2.hcm.edu.vn€¦ · 3. Yêu cầu: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm được bản chất

* Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu sau:

a/ Lời than thở của người nông dân dưới chế độ PK.

b/ Lời than thở của người chinh phụ trước những nỗi truân chuyên do chiến tranh

gây ra.

c/ Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống (trước CM tháng Tám)

d/ Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế Choắt.

* Có thể xếp các câu trên vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao?

→ Tất cả các câu trên đều bộc lộ cảm xúc nhưng nó không phải là câu cảm thán vì

không có hình thức đặc trưng của câu cảm thán.

Bài 3: Đặt 2 câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc

1. Trước tình cảm người thân dành cho mình

→ Mẹ ơi! Tình thương mẹ dành cho con thật thiêng liêng và cao cả.

2. Khi nhìn thấy mặt trời mọc

→ Ôi mặt trời mọc buổi sáng sớm đẹp quá!

Tiết 88: CÂU TRẦN THUẬT

Mục tiêu cần nắm:HS:

- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu trần thuật. Phân biệt câu trần thuật với các

kiểu câu khác.

- Nắm vững chức năng câu trần thuật. Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình

huống giao tiếp.

Nội dung

* Lý thuyết

Đặc điểm hình thức và chức năng

→- Chức năng: kể, miêu tả, nhận định, thông báo, bộc lộ tình cảm, cảm xúc…

Page 17: ÔN TẬP BÀI 20 - f2.hcm.edu.vn€¦ · 3. Yêu cầu: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm được bản chất

- Đặc điểm hình thức: không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu

khiến, câu cảm thán.

- Câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu thường dùng dấu chấm, đôi khi có thể

dùng dấu chấm than, dấu chấm lửng.

- Là kiểu câu cơ bản được dùng phổ biến trong giao tiếp.

Ghi nhớ SGK/46

* Thực hành

Bài 1: Xác định kiểu câu và chức năng của những câu sau:

a/ Cả 3 câu trong đoạn trích đều là câu trần thuật

+ Câu 1: kể

+ Câu 2,3: bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

b/

+ Câu 1: câu trần thuật dùng để kể

+ Câu 2: câu cảm thán (được đánh dấu bằng từ “quá”) dùng để bộc lộ tình cảm,

cảm xúc.

+ Câu 3,4: câu trần thuật dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

Bài 2: Đọc câu thứ 2 trong phần dịch nghĩa bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh

Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?

Và câu : Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.

Nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của 2 câu đó

+ Câu thơ trong phần dịch nghĩa của bài thơ “Ngắm trăng” là câu nghi vấn

+ Câu trong phần dịch thơ là câu trần thuật

→ Hai câu này tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt một ý nghĩa: đêm

trăng đẹp gây sự xúc động mạnh liệt cho nhà thơ.

Bài 3:

* Xác định kiểu câu

a/ câu cầu khiến

Page 18: ÔN TẬP BÀI 20 - f2.hcm.edu.vn€¦ · 3. Yêu cầu: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm được bản chất

b/ câu nghi vấn

c/ câu trần thuật

→ Cả 3 câu đều dùng để cầu khiến

* Nhận xét sự khác biệt ý nghĩa của 3 câu này

+ Câu (b) và (c) thể hiện ý cầu khiến(đề nghị) nhẹ nhàng, nhã nhặn, lịch sự.

+ Câu (a) thể hiện ý đề nghị kiên quyết.

Bài 5: Đặt câu trần thuật

- Hứa hẹn: (Tôi) xin hứa với anh ngày mai tôi sẽ đến đúng giờ.

- Xin lỗi: (Tôi) xin lỗi bạn vì đã đến muộn.

- Cảm ơn: (Em) xin cảm ơn cô.

- Chúc mừng: (Anh) xin chúc mừng sinh nhật em.

- Cam đoan: (Tôi) xin cam đoan lời tôi nói là sự thật.

- Hỏi: Tôi hỏi bạn hút thuốc lá có lợi ở chỗ nào.

- Mời: (Cháu) mời bà xơi cơm ạ.

* Lưu ý:

+ Chủ ngữ đặt trong dấu ngoặc đơn có nghĩa là có thể dùng hoặc không dùng vì

chủ ngữ của các câu này chỉ ngôi thứ nhất.

+ Các câu vừa nêu trên được xếp vào cùng một kiểu câu không phải vì giống nhau

ở chức năng mà giống nhau ở đặc điểm hình thức: không có những yếu tố ngôn

ngữ đặc trưng của kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.

******************************************************************

TUẦN 24

Page 19: ÔN TẬP BÀI 20 - f2.hcm.edu.vn€¦ · 3. Yêu cầu: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm được bản chất

Tiết 89: Câu chia theo mục đích nói (tt)- Luyện tâp

Tiết 90: Chiếu dời đô

Tiết 91: Câu phủ định

Tiết 92: Chương trình địa phương phần Tập làm văn

Tiết 89: Câu chia theo mục đích nói (tt) - Luyện tâp

Mục tiêu cần nắm:HS:

- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến, câu

trần thuật; Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác.

- Nắm vững chức năng các kiểu câu . Biết cách sử dụng các kiểu câu phù hợp với

tình huống giao tiếp.

Thực hành

Bài 1: Xác định câu nghi vấn. Nêu đặc điểm hình thức

a/ Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?

b/ Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?

c/ Văn là gì? Chương là gì?

d/ Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ?

→ Những từ in đậm và dấu chấm hỏi ở cuối câu thể hiện đặc điểm hình thức của

câu nghi vấn.

Bài 2: Xác định câu nghi vấn và cho biết nó dùng để làm gì

a) Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?

→ bộc lộ tình cảm, càm xúc.

b) Trong cả khổ thơ, chỉ riêng câu: “Than ôi!” là không phải

→ phủ định; bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

c) Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn của một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?

Page 20: ÔN TẬP BÀI 20 - f2.hcm.edu.vn€¦ · 3. Yêu cầu: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm được bản chất

→ cầu khiến; bộc lộ tình cảm, cảm xúc

d) Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay?

→ phủ định; bộc lộ tình cảm, cảm xúc

Bài 2: Xác định câu cầu khiến. Và nhận xét về hình thức biểu hiện ý nghĩa câu cầu

khiến giữa những câu đó.

a/ Thôi, im cái điệu cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. → vắng CN

b/ Các em đừng khóc.→ Có CN, ngôi thứ hai số nhiều.

c/ Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này! → Không có từ ngữ cầu khiến, chỉ có

ngữ điệu cầu khiến. Vắng CN.

Bài 3: Đặt 2 câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc

1. Trước tình cảm người thân dành cho mình

→ Mẹ ơi! Tình thương mẹ dành cho con thật thiêng liêng và cao cả.

2. Khi nhìn thấy mặt trời mọc

→ Ôi mặt trời mọc buổi sáng sớm đẹp quá!

Bài 3:

* Xác định kiểu câu

a/ câu cầu khiến

b/ câu nghi vấn

c/ câu trần thuật

→ Cả 3 câu đều dùng để cầu khiến

* Nhận xét sự khác biệt ý nghĩa của 3 câu này

+ Câu (b) và (c) thể hiện ý cầu khiến(đề nghị) nhẹ nhàng, nhã nhặn, lịch sự.

+ Câu (a) thể hiện ý đề nghị kiên quyết.

Bài 6: Viết đoạn văn đối thoại có sử dụng 4 kiểu câu đã học

→ Đoạn văn tham khảo:

- Cô giáo: Hôm nay cô sẽ kiểm tra bài cũ. Em nào chưa học bài có thể đứng

lên cho cô biết lí do?

Page 21: ÔN TẬP BÀI 20 - f2.hcm.edu.vn€¦ · 3. Yêu cầu: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm được bản chất

- Học sinh: thưa cô! Hôm qua, mẹ em bị ốm phải vào bệnh viện, em phải

chăm sóc mẹ nê chưa học bài kịp ạ!

- Cô giáo: Trời ơi! Vậy mà cô không biết! Mẹ em đã đỡ chưa? Hôm nay, sau

giờ học lớp mình hãy vào bệnh viện thăm mẹ bạn nhé!

Tiết 90: Chiếu dời đô

Mục tiêu cần đạt HS:

- Thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng

cường mà khí phách của của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản

ánh qua bài Chiếu dời đô.

- Tầm nhìn chiến lược của Vua Lý Công Uẩn về quân sự.

- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu. Thấy được sức thuyết phục to lớn của

chiếu dời đô đó là sự kết hợp giữa lý lẽ và tình cảm. Biết vận dụng bài học để viết

văn nghị luận.

Nội dung

1. Mục đích của việc dời đô

- Các cuộc dời đô:

+ Nhà Thương 5 lần dời đô

+ Nhà Chu 3 lần

→ mưu toan sự nghiệp, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho thế

hệ sau.

=> xây dựng một đất nước phồn thịnh

2. Lý do chọn Đại La làm nơi định đô

Page 22: ÔN TẬP BÀI 20 - f2.hcm.edu.vn€¦ · 3. Yêu cầu: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm được bản chất

+ Vị trí địa lý: trung tâm trời đất, mở ra bốn hướng, có núi, có sông; đất rộng bằng

phẳng cao thoáng, tránh được lụt lội.

+ Chính trị, văn hóa: chốn tụ hội bốn phương; đầu mối giao lưu; mảnh đất hưng

thịnh.

→ khẳng định Đại La là nơi tốt nhất để định đô

* Lưu ý:

- Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, lời văn giàu hình ảnh, cân đối nhịp nhàng, kết hợp

hài hòa giữa lí và tình.

- Nội dung chính của VB : phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc

lập, thống nhất. Đồng thời, phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt.

- Ghi nhớ SGK/ 51.

Tiết 91: Câu phủ định

Mục tiêu cần nắm:

HS:- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu phủ định.

- Nắm vững chức năng của câu phủ định. Biết sử dụng phù hợp với tình huống

giao tiếp.

Nội dung

* Khái niệm

1. Đặc điểm hình thức và chức năng

- Hình thức: chứa những từ ngữ phủ định: không, chưa, chẳng, không phải (là),

chẳng phải (là)….

- Chức năng:

+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó. (câu

phủ định miêu tả)

+ phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ)

Page 23: ÔN TẬP BÀI 20 - f2.hcm.edu.vn€¦ · 3. Yêu cầu: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm được bản chất

2. Ghi nhớ SGK/53

* Thực hành

Bài 1: Xác định câu phủ định bác bỏ → giải thích vì sao?

a/ Bằng hành động….thế hệ trẻ cho tương lai. (từ ngữ phủ định: không có)

b/ Cụ cứ tưởng……chả hiểu gì đâu! (từ ngữ phủ định: chả hiểu gì đâu)

c/ Không, chúng con không đói nữa đâu. (từ ngữ phủ định: không, không đói

nữa)

→ Giải thích: vì nó phản bác một ý kiến, một nhận định.

Bài 2: Đọc đoạn trích, trả lời câu hỏi

* Những câu trên có ý nghĩa phủ định không? Vì sao?

→ Tất cả những câu (a), (b), (c) đều là câu phủ định vì nó có ý nghĩa phủ định.

Nhưng do từ phủ định này + từ phủ định khác => không phải là câu phủ định.

* Đặt những câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương với những câu

trên.

1. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song vẫn có ý nghĩa

nhất định.

2. Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng (mọi người đều) từng ăn

Tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.

3. Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá

cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia

nhau nhấm nháp món sấu dầm trước cổng trường.

Bài 4: Các câu sau có phải là câu phủ định không? Nó dùng để làm gì?

a/ Đẹp gì mà đẹp! (là câu phủ định: dùng để phản bác ý kiến khẳng định một cái

gì đó đẹp)

Đặt câu có ý nghĩa tương đương: “Đâu có đẹp!” (Ví dụ: Cô ấy đẹp thật!)

Page 24: ÔN TẬP BÀI 20 - f2.hcm.edu.vn€¦ · 3. Yêu cầu: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm được bản chất

b/ Làm gì có chuyện đó! (là câu phủ định → dùng phản bác tih1 chân thực của

một thông báo hay một nhận định, đánh giá)

Đặt câu : “Chẳng có chuyện đó đâu!” (Ví dụ: Có loại xe hơi chạy bằng nước lã

không cần xăng dầu.)

c/ Bài thơ này mà hay à? (là câu nghi vấn → dùng phản bác ý kiến khẳng định

một bài thơ nào đó hay)

Đặt câu: “Bài thơ này chẳng hay!” (Vd: Bài thơ này hay thật!)

d/ Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? (là câu nghi vấn → dùng để phản bác

điều mà lão Hạc đang nghĩ ông giáo sung sướng hơn lão Hạc)

Đặt câu: Tôi không sung sướng như cụ tưởng”.

Tiết 92: Chương trình địa phương (phần TLV)

Mục tiêu cần nắm

HS:

- Vận dụng kĩ năng làm bài văn thuyết minh.

- Tự giác tìm hiểu những di tích thắng cảnh ở quê hương mình.

- Nâng cao lòng yêu quí quê hương.

Nội dung

HĐ 1: GV nêu đề tài: Giới thiệu về Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi và Đền tưởng

niệm Bến Dược hoặc Bia tưởng niệm Gò Môn

HĐ 2: HS thuyết minh

* Chuẩn bị:

+ Quan sát, tìm hiểu, ghi nhận theo trình tự

Vị trí, diện tích

Lịch sử hình thành

Kiến trúc cảnh quan

Sinh hoạt lễ hội

+ HS viết thành bài văn

Page 25: ÔN TẬP BÀI 20 - f2.hcm.edu.vn€¦ · 3. Yêu cầu: phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh nhất là phải nắm được bản chất

* Lưu ý: HS có thể tham khảo trong SKG, STK, mạng Internet.

******************************************************************