46
Chuyên đề: Ôn tp vngpháp 1 ÔN TP VTLOI, CM T, CÁC KIU CÂU: CÂU PHÂN LOI THEO CU TO NGPHÁP, CÂU PHÂN LOI THEO MỤC ĐÍCH NÓI; CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI CÂU Phn 1. TLOI A. LÍ THUYT I. Danh t. 1. Khái nim. - Danh tlà nhng tchngười, vt, hiện tượng, khái niệm … - Ví dụ: Nhà, trâu, bò … 2. Đặc điểm ca danh t. - Khnăng kết hp: Kết hp vi tchslượng phía trước (một, hai …), kết hp vi chtphía sau và mt stngkhác để lp thành cm danh t. Ví d: Hai con mèo đen ấy. - Chc vngpháp: Chc vđin hình trong câu ca danh tlà CN. Khi làm VN danh tcn có tlà đứng trước. Ví d: Bem là giáo viên 3. Phân loi danh ttrong tiếng Vit. 3.1. Danh tchđơn vị. a. Khái nim - Danh tchđơn vị nêu tên nêu tên đơn vị dùng để tính dếm, đo lường svt. Ví d:Tn, tạ, thúng, … b. Đặc điểm. - Có thkết hp trc tiếp vi các st. Ví d:Ba tthóc c. Phân loi. - Gm hai nhóm: Danh tchđơn vị tnhiên và danh tchđơn vị quy ước. - Danh tchđơn vị quy ước chia làm hai loi: + Danh tchđơn vị chính xác: Cân, tạ, mét …

ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

1

ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

THEO CẤU TẠO NGỮ PHÁP, CÂU PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH

NÓI; CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI CÂU

Phần 1. TỪ LOẠI

A. LÍ THUYẾT

I. Danh từ.

1. Khái niệm.

- Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm …

- Ví dụ: Nhà, trâu, bò …

2. Đặc điểm của danh từ.

- Khả năng kết hợp: Kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước (một, hai …), kết

hợp với chỉ từ ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.

Ví dụ: Hai con mèo đen ấy.

- Chức vụ ngữ pháp: Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là CN. Khi làm

VN danh từ cần có từ là đứng trước.

Ví dụ: Bố em là giáo viên

3. Phân loại danh từ trong tiếng Việt.

3.1. Danh từ chỉ đơn vị.

a. Khái niệm

- Danh từ chỉ đơn vị nêu tên nêu tên đơn vị dùng để tính dếm, đo lường sự vật.

Ví dụ:Tấn, tạ, thúng, …

b. Đặc điểm.

- Có thể kết hợp trực tiếp với các số từ.

Ví dụ:Ba tạ thóc

c. Phân loại.

- Gồm hai nhóm: Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ đơn vị quy ước.

- Danh từ chỉ đơn vị quy ước chia làm hai loại:

+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác: Cân, tạ, mét …

Page 2: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

2

+ Danh từ chỉ đơn vị ước chừng: Nắm, mớ …

3.2. Danh từ chỉ sự vật.

a. Khái niệm.

- Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng,

khái niệm …

Ví dụ: Chuối, cá, nhà …

b. Phân loại.

Có hai loại cơ bản là danh từ chung và danh từ riêng.

c. Quy tắc viết hoa danh từ riêng

Ghi nhớ/ SGK trang 10

II. Động từ.

1. Khái niệm

- Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

Ví dụ: Chạy, đi, đứng …

2. Đặc điểm của động từ.

- Khả năng kết hợp: thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy,

đừng, chớ … để tạo thành cụm động từ.

Ví dụ: đang đichơi, đừng chạyvào nhà…

- Chức vụ ngữ pháp: Chức vụ điển hình trong câu của động từ là VN. Khi làm

CN, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ,

đừng …

Ví dụ: Tôi đi học(VN)

Học là nhiệm vụ của học sinh (CN)

3. Phân loại.

Chia làm hai loại:

- Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm)

- Động từ chỉ hoạt động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm)

* Động từ chỉ hoạt động, trạng thái chia làm hai loại nhỏ:

+ Động từ chỉ hoạt động ( trả lời câu hỏi làm gì?)

Page 3: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

3

+ Động từ chỉ trạng thái ( trả lời câu hỏi làm sao? Thế nào?

III. Tính từ.

1. Khái niệm

- Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.

Ví dụ: Xanh, đỏ, dài, ngắn …

2. Đặc điểm của tính từ.

- Khả năng kết hợp:

+ Có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, … để tạo thành cụm tính từ.

+ Khả năng kết hợp với các từ hãy, đừng, chớ của tính từ rất hạn chế.

- Chức vụ ngữ pháp: Tính từ có thể làm VN, CN trong câu. Tuy vậy, khả năng

làm VN của tính từ hạn chế hơn động từ.

3. Phân loại.

Chia làm hai loại:

- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ)

- Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối(không thể kết hợp với từ chỉ mức độ)

IV. Số từ.

1. Khái niệm.

- Số từ là những từ chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật.

Ví dụ:Một, hai …

- Chức năng ngữ pháp: Làm định ngữ cho danh từ. Ngoài ra còn có thể làm vị

ngữ.

Ví dụ: Dân tộc Việt Nam là một (VN)

2. Phân loại.

Chia làm hai loại:

- Số từ chỉ số lượng (thường đứng trước danh từ)

- Số từ chỉ số thứ tự (thường đứng sau danh từ)

* Lưu ý:

- Cần phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.

- Có những trường hợp số từ chỉ số lượng nhưng vẫn đứng sau danh từ.

Page 4: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

4

V. Lượng từ.

1. Khái niệm.

- Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.

Ví dụ: Cả, toàn bộ …

2. Phân loại.

Chia làm hai nhóm:

- Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể.

- Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối.

VI. Chỉ từ.

1. Khái niệm

Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, hiện tượng để xác định vị trí của sự

vật, hiện tượng trong không gian hoặc thời gian..

Ví dụ:Đây, đấy, đó, này, nọ …

2. Hoạt động của chỉ từ trong câu.

Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra, chỉ từ có thể làm

CN hoặc trạng ngữ trong câu.

Ví dụ:

- Mái nhà này đã hỏng (Chỉ từ làm phụ ngữ trong cụm danh từ).

- Đây là cậu cai lệ trên huyện (Nguyễn Công Hoan) - Chỉ từ làm chủ ngữ.

- Từ đấy, Lan và Hoa chơi thân với nhau (TN).

B. Bài tập.

Bài 1: Hãy chỉ ra các danh từ, động từ, tính từ, số từ, phó từ trong bài thơ

sau:

Một canh...hai canh...lại ba canh,

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành.

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.

Gợi ý:

Page 5: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

5

Danh từ Động từ Tính từ Số từ Phó từ

Canh, giấc,

mắt, sao,

cánh, hồn

Trằn trọc, băn

khoăn, thành,

chợp, mộng

vàng Một, hai, ba,

bốn, năm

Vừa, lại,

chẳng

Bài 2

Trong câu sau đây: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. (Tục ngữ)

Các từ nhất, nhì, tam, tứ là số từ chỉ số lượng hay số thứ tự? Vì sao?

* Gợi ý:

Nhất, nhì, tam, tứ là số từ chỉ số thứ tự.

Chú ý quan hệ giữa nhất với nước. Nhất ở đây không bổ sung ý nghĩa trực tiếp

cho nước như kiểu tứ diện (bốn mặt). Đây là tục ngữ, phải súc tích, cô đọng nên

các từ ngữ đều bị rút gọn. Muốn hiểu cho đúng ta phải phục hồi lại. Câu trên có

thể hiểu như sau: Thứ nhất là nước, thứ nhì là phân, thứ ba là chuyên cần, thứ

tư là giống tốt. Đến đây ta có thể thấy: Nhất, nhì, tam, tứ là số từ chỉ số thứ tự.

Bài 3: Một trong các từ in đậm sau đây, từ nào là danh từ, từ nào là động

từ, từ nào là tính từ?

a) Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được.

(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn

nghệ)

b) Mà ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.

(Kim Lân, Làng)

c) Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ

cho nó.

(Kim Lân, Làng)

d) Đối với cháu, thật là đột ngột […].

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

e) - Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

(Nam Cao, Lão Hạc)

Page 6: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

6

*Gợi ý:

- Danh từ: lần, lăng, làng

- Động từ: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập

- Tính từ: hay, đột ngột, phải, sung sướng

Bài 4. Trong những đoạn trích sau đây, các từ in đậm vốn thuộc những loại

từ nào và ở đây chúng được dùng như từ thuộc từ loại nào?

a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh,

anh không ghìm nổi xúc động.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

b) Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa

Pa)

c) Những băn khoăn ấy làm cho nhà hội hoạ không nhận xét được gì ở cô con

gái ngồi trước mặt đằng kia.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

* Gợi ý:

a) tròn vốn là tính từ, ở đây được dùng như động từ.

b) lí tưởng vốn là danh từ, ở đây được dùng như tính từ.

c) băn khoăn vốn là tính từ, ở đây được dùng như danh từ

Bài 5. Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) về buổi sáng mùa hè trên quê em, có sử

dụng động từ (Gạch chân các động từ sử dụng trong đoạn văn)

* Đoạn văn mẫu:

Buổi sáng mùa hè trên quê em thật yên bình, không khí trong lành, chim

hót véo von, tiếng gà gáy ò ó o vang lên báo thức cho mọi người một ngày mới

bắt đầu. Các bác nông dân gọi nhau ríu rít ra đồng gặt lúa, chú mèo con leo lên

nóc bếp nằm sưởi ấm, em thức dậy vươn vai, hít thở không khí trong lành.

Mọi người đi làm hết chỉ còn lại một không gian trong trẻo, yên tĩnh, những đóa

hoa cũng đua nhau khoe mình dưới ánh nắng mặt trời. Bà đã đi làm đồng từ

sáng chỉ còn mình em ở nhà trông nhà, em vừa ngồi học vừa ngắm cảnh vật

Page 7: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

7

xung quanh. Dường như đây là lần đầu tiên em thấy cảnh vật xung quanh mình

đẹp đến như vậy.

Bài 6. Trong phần đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” tác giả dùng đại từ

“tôi” sang phần sau lại dùng đại từ “ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển

đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình, ý nghĩa của sự chuyển đổi đó?

*Gợi ý:

- Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ

tình từ “tôi” sang “ta”. Điều này hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên mà đã được

tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ thuật thích hợp với sự chuyển biến của

cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ.

- Chữ “tôi” trong câu thơ “Tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu vừa biểu hiện

một cái “tôi” cụ thể rất riêng của nhà thơ vừa thể hiện được sự nâng niu, trân

trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. Nếu thay bằng chữ “ta” thì hoàn toàn

không thích hợp với nội dung cảm xúc ấy mà chỉ vẽ ra một tư thế có vẻ phô

trương.

- Còn trong phần sau, khi bày tỏ điều tâm niệm tha thiết như một khát vọng

được dâng hiến những giá trị tinh túy của đời mình cho cuộc đời chung thì từ

“ta” lại tạo được sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời ước nguyện.

Ý nghĩa: Đây là sự chuyển đổi từ riêng sang chung. Thanh Hải tự nguyện xin

làm một con chim để cất cao tiếng hót trong muôn vàn giọng hót của loài chim,

một sắc hoa trong muôn sắc của loài hoa để tô điểm, là đẹp cho mùa xuân, cho

cuộc đời. Làm một nốt trầm trong bản hòa ca muôn điệu của dân tộc. Đó là lẽ

sống cao đẹp: Sống phải cống hiến hết mình cho dân tộc, đất nước.

=> Sự chuyển đổi từ “tôi” sang “ta” là một thông điệp mà Thanh Hải muốn gửi

đến mọi người. Lẽ sống cao đẹp ấy không chỉ là của riêng Thanh Hải mà là của

tất cả mọi người. Mỗi chúng ta hãy là một mùa xuân đẹp, mùa xuân nho nhỏ góp

vào mùa xuân lớn của đát nước.

Page 8: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

8

Phần 2. CỤM TỪ

A. LÍ THUYẾT

Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ là những kiến thức ngôn ngữ rất

quan trọng cần biết và vận dụng sáng tạo lúc nói và viết, nhằm mở rộng câu, tạo

nên sự phong phú, đa dạng, đẹp đẽ về ý tưởng và sắc thái biểu cảm của văn

chương.

1. Cụm danh từ:

* Khái niệm: Là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo

thành.

* Đặc điểm: Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một

mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.

* Cấu tạo cụm danh từ

- Phần trước do các lượng từ chỉ toàn thể, lượng từ tập hợp hay phân phối và

số từ đảm nhận.

- Phụ ngữ chỉ toàn thể sự vật như: cả, tất cả, tất thảy, hết thảy, toàn bộ.

+ Khi sự vật có số lượng xác định ta dùng cả.

Ví dụ: Cả hai vị thần ( đều xin được cưới Mị Nương)

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

+ Khi sự vật có số lượng không xác định ta dùng tất cả, tất thảy, hết thảy.

Ví dụ: Tất cả mọi người (đều đã sẵn sàng)

- Phụ ngữ chỉ số lượng của sự vật đứng sau phụ ngữ chỉ toàn thể sự vật bao gồm

cả số từ như: một, hai, ba … và những lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân

phối như: những, các, mọi, mỗi, từng.

- Phần trung tâm: Do loại từ và danh từ chỉ sự vật đảm nhận. Danh từ chỉ sự vật

ít khi vắng mặt trong trong cụm danh từ. Loại từ có thể vắng mặt hay có mặt phụ

thuộc vào danh từ chỉ sự vật.

Page 9: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

9

- Phần sau: Các phụ ngữ ở phần sau nói lên đặc điểm của sự vật mà danh từ

biểu thị thường đứng trước phụ ngữ xác định vị trí của sự vật trong không gian,

thời gian.

- Loại phụ ngữ nêu lên đặc điểm mà danh từ biểu thị thường đứng trước phụ ngữ

xác định vị trí của sự vật trong không gian và thời gian.

Ví dụ: Chiếc xe đạp mới ấy.

- Loại phụ ngữ xác định vị trí của sự vật trong không gian và thời gian như này,

nọ, kia, ấy … đứng cuối cụm danh từ làm dấu hiệu kết thúc cụm danh từ.

Ví dụ: Em bé thông minh nọ.

- Về cấu tạo: Phụ ngữ đứng sau danh từ có cấu tạo đa dạng và phức tạp. Có thể

là một từ, có thể là một cụm từ, có thể là cụm chủ vị.

Ví dụ: Con chuột ấy (phụ ngữ là một từ); con chuột chui vào hang ấy (phụ ngữ

là một cụm từ); con chuột mà tôi bắt được ấy (phụ ngữ là cụm C-V)

* Mô hình cụm danh từ:

Phần trước Phần trung tâm Phần sau

t2 - t1 T1 - T2 s1 - s2

Tất cả những Em học

sinh

chăm ngoan ấy

2. Cụm động từ

* Khái niệm: Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ

thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo

thành cụm động từ mới trọn nghĩa.

* Đặc điểm: Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn

một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.

* Cấu tạo cụm động từ:

* Phần trước (các phụ ngữ trước): bổ sung cho động từ về các ý nghĩa:

+ Quan hệ thời gian: đã, sẽ, đang, vừa, mới, …

Page 10: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

10

+ Sự tiếp diễn tương tự: cũng, vẫn, cứ, còn ...

+ Sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động: hãy, đừng, chớ …

+ Sự khẳng định hoặc phủ định: không, chưa, chẳng.

* Phần trung tâm (là động từ)

* Phần sau (các phụ ngữ sau): bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng,

hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức

hoạt động …

- Về cấu tạo: Phụ ngữ đứng sau động từ có cấu tạo đa dạng và phức tạp. Có thể

là một từ, có thể là một cụm từ, có thể là cụm chủ vị.

Ví dụ: hãy lấy gạo (phụ ngữ là một từ); lại giáng một mỏ xuống (phụ ngữ là

một cụm từ); đã biết con học giỏi(phụ ngữ là cụm C-V)

*Mô hình cụm động từ:

Phần trước Phần trung tâm Phần sau

Cũng/ còn/ đang/ chưa Tìm được/ ngay/ câu trả lời

3. Cụm tính từ

* Khái niệm: Là tổ hợp gồm nhiều từ, có tính từ làm thành tố chính, phần lớn bổ

ngữ làm thành tố phụ sau và phần lớn phụ ngữ làm thành tố phụ trước.

* Cấu tạo cụm tính từ

* Phần trước (các phụ ngữ trước): có thể biểu thị về các ý nghĩa:

+ Quan hệ thời gian: đã, sẽ, đang, …

+ Sự tiếp diễn tương tự: cũng, vẫn, cứ, còn ...

+ Mức độ của đặc điểm, tính chất: rất, hơi, khá …

+ Sự khẳng định hoặc phủ định: không, chưa, chẳng.

* Phần trung tâm (là tính từ)

* Phần sau (các phụ ngữ sau): có thể biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ, phạm vi

hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất…

Page 11: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

11

- Về cấu tạo: Phụ ngữ đứng sau tính từ có cấu tạo đa dạng và phức tạp. Có thể là

một từ, có thể là một cụm từ, có thể là cụm chủ vị.

* Mô hình cụm tính từ:

Phần trước Phần trung tâm Phần sau

Vẫn/ còn/ đang trẻ như một thanh niên

B- LUYỆN TẬP

Bài tập 1 :

Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm? Chỉ ra những dấu hiệu nhận biết

cụm danh từ, cụm động từ?

a, Nhưng điều kì lạ nhất là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn

với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành

một nhân cách rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng

đồng thời rất mới, rất hiện đại.

( Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh)

b, Ông khoe những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng.

(Kim Lân, Làng)

c, Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh.Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ

rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

Gợi ý:

Phần trung tâm của cụm từ được in đậm

a, Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó (dấu hiệu: những- lượng từ); một nhân

cách rất Việt Nam( dấu hiêu: một- lượng từ); một lối sống rất bình dị, rất Việt

Nam, rất Phương Đông...(một- lượng từ)

b. Những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng( những- lượng từ)

c, Đã đến gần anh( đã- phó từ); sẽ chạy xô vào lòng ahh( sẽ- phó từ); sẽ ôm chặt

lấy cổ anh( sẽ- phó từ).

Bài tập 2:

Page 12: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

12

Tìm trong các văn bản đã học một đoạn văn, chỉ ra các cụm từ và gạch

chân vào cụm từ đó.

*Gợi ý:

- HS tìm được đoạn văn có sử dụng cụm từ.

- Xác định đúng cụm từ và gạch chân.

Bài tập 3: Xác định cụm động từ, cụm tính từ trong các câu sau đây:

a. Càng ngẫm nghĩ , chàng càng thấy lời thần nói đúng.

(Bánh chưng, bánh giầy)

b. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một

vị chúa tể.

(Ếch ngồi đáy giếng)

c. Tôi biết Lan học giỏi.

d. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng

nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.

(Con Rồng cháu Tiên)

e. Hai vợ chồng ở với nhau rất hạnh phúc.

(Sọ dừa)

* Gợi ý:

- Các cụm động từ là:

a. Càng ngẫm nghĩ , càng thấy lời thần nói đúng.

b. Cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung .

c. Biết Lan học giỏi.

- Các cụm tính từ là:

d. đẹp đẽ lạ thường.

e. rất hạnh phúc.

Bài tập 4 :Tìm và phân tích cụm từ có trong đoạn trích sau :

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi trên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và

ngày nay tôi cũng không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp

dưới nón mẹ lần đầu đi tới trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.

Page 13: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

13

( Tôi đi học- Thanh Tịnh)

+ Cụm danh từ

- Những ý tưởng ấy

PT PTT PS

+ Cụm động từ

- Chưa lần nào ghi lên giấy

PT PTT PS

- Lần đầu tiên đi đến trường

PT PTT PS

+ Cụm tính từ

- Rụt rè núp dưới nón mẹ

TT PS

- Lại tưng bừng rộn rã

PT PTT PS

Bài tập 5.Viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) về chủ đề mái trường trong đó

có sử dụng cụm danh từ.

- Đoạn văn tham khảo.

Nhắc đến mái trường mến yêu có lẽ không ai mà không có nhiều kỉ niệm. Mái

trường như là ngôi nhà thứ hai của tôi vậy. Mỗi lần vui hay buồn thì mái trường

như một người bạn cùng tôi chia sẻ, vơi đi phần nào những nỗi phiền muộn, còn

niềm vui thì tăng lên rất nhiều. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui đối với các

bạn học sinh, riêng tôi thì khác, đến với mái trường đối với tôi như là được trở

về ngôi nhà thân yêu của mình vậy. Mái trường còn là nơi tôi học được biết bao

điều thú vị, mới lạ. Và có lẽ, hình ảnh về mái trường sẽ luôn đọng mãi trong trái

tim tôi.

Page 14: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

14

Phần 3. CÁC KIỂU CÂU

A. LÍ THUYẾT

I. Các kiểu câu phân loại theo cấu tạo

1. Câu đơn

a. Khái niệm:

Câu đơn là câu do một cụm chủ - vị tạo thành.

b. Tác dụng

- Dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến

c. Phân loại: 2 loại

- Câu trần thuật đơn có từ “là”: Vị ngữ của câu thường do từ “ là” kết hợp với

danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra tổ hợp giữa từ “ là” với động từ (cụm

động từ), tính từ (cụm tính từ)… cũng có thể làm vị ngữ.

VD: Hắn cũng là người làng chợ Dầu.

( Làng, Kim Lân )

- Câu trần thuật đơn không có từ “là”: Vị ngữ của câu thường do động từ hoặc

cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.

VD: Ông Hai đi mãi đến sẩm tối mới về.

( Làng, Kim Lân )

2. Câu ghép

a) Khái niệm

Câu ghép là câu do hai hay nhiều cụm C - V không bao chứa nhau tạo thành.

Mỗi cụm C - V được gọi là một vế câu, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau về ý

nghĩa.

Page 15: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

15

VD: Trời càng nắng, nước giếng càng mau cạn.

b) Cách nối các vế câu ghép

Có hai cách nối các vế câu ghép:

- Nối trực tiếp bằng dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm phẩy,…

Ví dụ: Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

- Nối gián tiếp bằng từ ngữ có tác dụng liên kết:

+ Nối bằng một quan hệ từ: và, rồi, thì, vì, do, tại, bởi, nên, nhưng,…

Ví dụ: Trời mưa nên đường rất trơn.

+ Nối bằng cặp quan hệ từ: nếu… thì, vì … nên, tuy … nhưng,…

Ví dụ: Nếu biển động thì thuyền trưởng không thể ra khơi được.

+ nối bằng cặp từ hô ứng: đâu … đấy, bao nhiêu … bấy nhiêu, nào … ấy, sao …

vậy, vừa … đã, vừa … vừa, càng … càng,…

Ví dụ: Gió càng to, biển càng động dữ dội.

c) Một số kiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép.

Loại câu

ghép

Quan hệ từ Dấu hiệu nhận

biết

Ví dụ

Quan hệ

nguyên nhân

- kết quả

- Quan hệ từ: vì, bởi, vì,

nên, cho nên,…

- Cặp quan hệ từ: Vì …

nên…, bởi vì … cho

nên…, tại vì … cho

nên…, do … nên…

Dùng quan hệ từ

hay cặp quan hệ từ

chỉ quan hệ nguyên

nhân để nối hai vế

câu

- Vì tuyết rơi, chuyến

bay đã phải hoãn lại.

- Bởi vì An chăm chỉ

học tập nên bạn ấy đã

vượt qua kì thi một

cách xuất sắc

Quan hệ

điều kiện –

giả thiết

- Quan hệ từ: nếu, hề,

giá, thì, …

- Cặp quan hệ từ: nếu …

thì…, nếu như … thì…,

hễ mà … thì…, giá

như….thì

Dùng quan hệ từ

hay cặp quan hệ từ

chỉ quan hệ điều

kiện-giả thiết để nối

hai vế câu

- Nếu thời tiết đẹp

lớp mình sẽ tổ chức

cắm trại.

- Giáo cuộc sông

toàn những niềm vui

thì ai cũng cảm thấy

Page 16: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

16

hạnh phúc.

Quan hệ

mục đích

-quan hệ từ : để,

để…thì,

Dùng quan hệ từ

chỉ quan hệ mục

đích để nối hai vế

câu

- Để bố mẹ vui lòng,

tôi cố gắng học giỏi

hơn.

- Để phong trào của

lớp ngày càng tiến bộ

thì chúng ta phải cố

gắng hơn.

Quan hệ

tương phản

- Quan hệ từ: tuy, dù,

mặc dù, nhưng,…

- Cặp quan hệ từ: tuy …

nhưng…, mặc dù …

nhưng…, dù … nhưng

Dùng quan hệ từ

hay cặp quan hệ từ

chỉ quan hệ tương

phản để nối hai vế

câu

- Tuy rét vẫn kéo dài,

mùa xuân đã đến bên

bờ sông Lương.

- Dù cuộc sống còn

nhiều khó khăn

nhưng họ vẫn lạc

quan, yêu đời.

Quan hệ

tăng tiến

- Cặp quan hệ từ: chắng

những … mà…, không

chỉ … mà còn …, càng

… càng …

Dùng quan hệ từ

hay cặp quan hệ từ

chỉ quan hệ tăng

tiến để nối hai vế

câu

- Trời càng về khuya,

trăng càng sáng hơn.

Quan hệ

đồng thời

Các quan hệ từ: …còn,

trong khi…thì,

vừa…vừa,…

Dùng quan hệ từ

hay cặp quan hệ từ

chỉ quan hệ đồng

thời để nối hai vế

câu.

- Họ vừa đi họ vừa

hát.

- Trong khi thầy

giảng bài thì chúng

tôi lắng nghe chăm

chú.

d. Phân loại câu ghép

Page 17: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

17

Có 3 loại câu ghép là câu ghép chính phụ, câu ghép đẳng lập và câu ghép hỗn

hợp.

* Câu ghép chính phụ.

Câu ghép chính phụ là câu gồm hai vế, vế chính và vế phụ, vế phụ bổ

sung ý nghĩa cho vế chính. Mối quan hệ trong câu ghép chính phụ có thể là quan

hệ nguyên nhân, mục đích, điều kiện, nhượng bộ và tăng tiến. Chúng ta thường

sử dụng từ nối hoặc cặp từ nối (từ liên kết) để biểu hiện các mối quan hệ trong

câu ghép chính phụ.

Có 3 mẫu câu ghép chính phụ sau đây:

+ Từ nối - Chủ ngữ - Vị ngữ - Từ nối - Chủ ngữ - Vị ngữ.

Ví dụ: Vì cha mẹ quan tâm dạy dỗ nên con cái mới thành người.

+ Chủ ngữ -Vị ngữ - Từ nối - Chủ ngữ - Vị ngữ.

Ví dụ: Thảo đậu đại học vì Thảo đã không ngừng cố gắng học tập.

+ Dùng phó từ (phụ từ) để biểu hiện các mối quan hệ trong câu ghép chính

phụ: Chủ ngữ - Phó từ - Vị ngữ, Chủ ngữ - Phó từ - Vị ngữ.

Ví dụ: Trời càng mưa, nước sông càng dâng cao.

* Câu ghép đẳng lập.

Câu ghép đẳng lập là câu ghép có hai cụm chủ vị có quan hệ đẳng lập, độc

lập với nhau. Mối quan hệ trong câu ghép đẳng lập có thể là quan hệ liệt kê,

tương phản, lựa chọn, tương đồng.

Có 2 mẫu câu ghép đẳng lập sau:

+ Chủ ngữ - Vị ngữ - Chủ ngữ - Vị ngữ.

Ví dụ: Đông tàn, xuân đến.

+ Chủ ngữ - Vị ngữ - Quan hệ từ- Chủ ngữ - Vị ngữ.

Ví dụ: Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như

con nít.

(Nam Cao, Lão Hạc)

+ Ta có thể sử dụng phó từ để thể hiện các mối quan hệ trong câu ghép đẳng

lập: Chủ ngữ - Vị ngữ - Chủ ngữ - Phó từ - Vị ngữ.

Page 18: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

18

Ví dụ: Anh đi, tôi cũng đi.

* Câu ghép hỗn hợp.

Câu ghép hỗn hợp là câu ghép do câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng

lập tạo thành.

Ví dụ: Mẹ về, cả nhà vui vì ai cũng mong.

3. Câu rút gọn

a. Khái niệm

Câu rút gọn là câu được lược bỏ một hoặc một số thành phần của câu.

b.Tác dụng

- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ

đã xuất hiện trong câu đứng trước.

- Ngụ ý hành động, lời nói trong câu là của chung mọi người ( lược bỏ chủ ngữ)

VD 1: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ( lược bỏ chủ ngữ)

VD2: Hai ba người đuổi theo con chim . Rồi ba bốn người , sáu bảy người. (

lược bỏ bỏ vị ngữ.

* Chú ý: Khi sử dụng câu rút gọn cần tránh:

- Không làm cho người đọc, người nghe hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ nội

dung câu nói.

- Không biến câu nói trở thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

4. Câu đặc biệt

a. Khái niệm: Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ-vị

ngữ.

b.Tác dụng

- Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đên trong câu.

VD: Trời ơi, chỉ còn có 5 phút !

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sapa)

- Bộc lộ cảm xúc.

VD. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá!

Page 19: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

19

(Kim Lân, Làng)

- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

VD. Hà, nắng gớm, về nào…

(Kim Lân, Làng)

- Gọi đáp.

VD: Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời…

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)

* Phân biệt câu đặc biệt với câu rút gọn

Câu đặc biệt Câu rút gọn

Giống

nhau

Ngắn gọn, có cấu tạo một từ hoặc một cụm từ

Khác nhau

Ví dụ:

Nắng nóng quá! Lại nắng.

Thật mệt mỏi. (“Lại nắng” là

câu đặc biệt)

- Là câu không có cấu tạo

theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ

- Từ hoặc cụm từ trong câu

đặc biệt làm trung tâm cú

pháp của câu không thể xác

định được từ hoặc cụm từ đó

làm thành phần nào trong câu

- Không thể khôi phục lại

được

Ví dụ:

Cậu có đi học không? Không

đi. (“Không đi” là câu rút gọn)

- Về bản chất là câu đơn có đủ

thành phần chủ - vị nhưng khi sử

dụng người ta lược bỏ đi một số

thành phần như chủ ngữ, vị ngữ

hoặc lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ

- Dựa vào hoàn cảnh, có thể xác

định được từ hoặc cụm từ bị rút

gọn là thành phần gì trong câu.

- Có thể khôi phục lại thành phần

đã bị lược bỏ trong câu thành câu

hoàn chỉnh, đầy đủ.

Page 20: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

20

B. LUYỆN TẬP

Bài 1: Phân tích ngữ pháp và xác định kiểu câu cho các câu sau.

a. Không, lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại phức tạp hơn,

cũng phong phú hơn.

( Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn

nghệ)

b. Buổi sáng, trời mưa tầm tã, buổi trưa trời lại nắng chang chang.

c. Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền

cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.

( Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn

nghệ)

d. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được

phần nào tâm trạng của anh.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược

ngà)

e. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa

tặng cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sapa)

Gợi ý:

a. Không, lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại / phức tạp

hơn,

CN VN

cũng phong phú hơn.

-> Câu đơn.

b. Buổi sáng, trời/ mưa tầm tã, buổi trưa, trời / lại nắng chang chang.

CN1 VN1 CN2 VN2

-> Câu ghép

c. Tác phẩm / vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền

Page 21: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

21

CN VN

cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.

-> Câu đơn

d. Cây lược ngà ấy / chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó / như gỡ rối

được

CN1 VN1 CN2 VN2

phần nào tâm trạng của anh.

-> Câu ghép

e. Anh con trai,/ rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa

CN1 TPPC VN1

tặng cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô / đỡ lấy.

TN CN2 VN2

-> Câu ghép

Bài 2: Tìm câu ghép trong các đoạn trích, chỉ ra các kiểu quan hệ giữa các

vế trong những câu ghép vừa tìm được.

a. Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại.

Nhưng người nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một

điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một bức thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn

đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.

( Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn

nghệ)

b. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đầu là do sách vở ghi chép, lưu

truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có

thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại.

Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì nhất

định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát.

(Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc

sách)

Gợi ý:

Page 22: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

22

a. Anh / gửi vào tác phẩm một bức thư, một lời nhắn nhủ, anh / muốn đem một

CN VN CN VN

phần của mình góp vào đời sống chung quanh.

Quan hệ bổ sung

b. Sách / là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói

CN VN

đó/ là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại.

CN VN

Quan hệ bổ sung

Bài 3: Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích dưới đây và nêu tác dụng của

chúng

Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên

đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa

sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố [...]. Những ngọn điện trên

quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về

những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của

bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội

trên đầu...

(Lê Minh Khuê, những ngôi sao xa xôi)

Gợi ý:

* Câu đặc biệt :

- Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu

chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên.

- Hoa trong công viên.

- Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố.

- Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu.

* Tác dụng:

- Đoạn văn là cảm nhận của Phương Định về một không gian thanh bình, mát

lành trong một cơn mưa đá đối lập với sự hủy diệt, tàn phá của chiến tranh;

Page 23: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

23

những hình ảnh của một tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng lung linh trong dòng

hoài niệm.

- Góp phần thể hiện cảm xúc mơ mộng của nhân vật: thẫn thờ, tiếc, nhớ…Qua

đó, ta thấy được tâm hồn trẻ trung lãng mạn của Phương Định.

Bài 4: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:

Lúc đến nhà, Phan đem chuyện kể lại với họ Trương. Ban đầu Trương

không tin. Nhưng khi nhận được chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói:

- Đây quả là vật dụng mà vợ tôi mang lúc ra đi.

Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang.

Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo

sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc

hiện.

Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:

- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ

tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.

Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.

(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)

Viết đoạn văn tổng - phân - hợp (khoảng 12 câu), phân tích ý nghĩa nhân

đạo của đoạn kết trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép theo quan hệ

tương phản (gạch dưới câu ghép đó)

Gợi ý: Khi phân tích ý nghĩa nhân đạo của đoạn kết tác phẩm “ Chuyện người

con gái Nam Xương” cần chú ý:

- Tạo dựng một kết thúc như vậy, tác giả muốn nói điều gì về thân phận của Vũ

Nương nói riêng và người phụ nữ nói chung trong xã hội phong kiến thời loạn

lạc, suy tàn.

- Những người phụ nữ ấy, dịu hiền, hiếu thảo, thủy chung, độ lượng…nhung tại

sao lại không được hưởng hạnh phúc?

- Qua đoạn kết, tác giả muốn gửi gắm những tình cảm, tư tưởng nào?

Bài mẫu:

Page 24: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

24

Kết thúc tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" chan chứa

tinh thần nhân đạo của tác giả. Trước hết, kết truyện là lời lên án gián tiếp xã

hội thực dân phong kiến đã gây nên cái chết thảm thương của Vũ Nương. Đó là

xã hội với những hủ tục phong kiến trọng nam khinh nữ, đạo tòng phu với bao

nhiêu bất công, xã hội coi trọng đồng tiền. Hiện thân của nó chính là Trương

Sinh , người chồng ghen tuông, mù quáng. Kết thúc truyện cũng thể hiện niềm

tin vào khát vọng sống của con người. Nguyễn Dữ đã sáng tạo 1 cái kết phần

nào có hậu, Vũ Nương được giải oan, được trở về giữa thanh thiên bạch nhật.

Nàng được sống 1 cuộc sống khác bình yên và tốt đẹp hơn ở chốn thủy cung. Nó

giống với mô típ Thánh Gióng về trời, An Dương Vương xuống biển, Mị Châu

chết, máu biến thành ngọc trai… trong truyện cổ tích Việt Nam. Nó còn ẩn chứa

những xót xa, đồng cảm của tác giả trước số phận của con người. Tuy có một

cuộc sống nơi thủy cung nhưng Vũ Nương vẫn khát vọng về một hạnh phúc nơi

trần thế, vẫn là sự ngậm ngùi, chua xót, tiếc nuối khi nói lời vĩnh biệt "thiếp

chẳng thể trở về nhân gian được nữa". Hạnh phúc vẫn chỉ là ước mơ, hiện thực

vẫn quá đau đớn, gia đình tan vỡ, không hàn gắn được. Qua đó, cho thấy tấm

lòng nhân đạo, giàu lòng yêu thương conngười của tác giả Nguyễn Dữ.

II. Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.

1. Các kiểu câu

Tùy vào cách phân loại, câu được chia thành các nhóm khác nhau. Tuy nhiên, ở

phần này, học sinh tập trung cách phân loại câu theo mục đích nói gồm có: câu

nghi vấn (câu hỏi), câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật.

Kiểu câu Chức năng Dấu hiệu nhận biết Ví dụ minh họa

Câu trần

thuật

dùng để miêu tả,

kể hoặc nêu

nhận định, đáng

giá, phán

đoán… về

Không có đặc điểm hình

thức của câu nghi vấn,

câu cầu khiến, câu cảm

thán. Câu trần thuật kết

thúc bằng dấu chấm (.).

- Lịch sử ta đã có

nhiều cuộc kháng

chiến vĩ đại

chứng tỏ tinh thần

yêu nước của

Page 25: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

25

người, sự vật, sự

việc, hiện tượng.

nhân dân ta.

Câu cầu

khiến

dùng để nêu yêu

cầu, đề nghị,

mong muốn,

mệnh lệnh,

…của người nói

(người viết) với

người khác.

Có những từ cầu khiến

(phó từ, trợ từ): hãy,

đừng, chớ, đi thôi

nào…hoặc ngữ điệu cầu

khiến. Cuối câu thường

dùng dấu chấm than (!)

hoặc dấu chấm(.).

- Ông giáo hút

trước đi.

- Ở nhà trông em

nhá! Đừng có đi

đâu đấy!

Câu nghi

vấn

Dùng để hỏi Có những từ nghi vấn (

đại từ, chỉ từ, trợ từ, phó

từ diễn đạt ý hỏi) và quan

hệ từ diễn đạt ý lựa chọn

(hay). Cuối câu thường

dùng dấu chấm hỏi (?).

- Chúng nó cũng

là con của làng

việt gian đấy ư?

(Bộc lộ cảm xúc)

- Tôi nói đồng

bào nghe rõ

không?

( dùng để hỏi)

Câu cảm

thán

dùng để bộc lộ

cảm xúc, tình

cảm (vui mừng,

thán phục, đau

xót, ngạc

nhiên…) của

người nói (người

viết).

Có từ ngữ cảm thán: ôi,

than ôi, hỡi ơi,, thay, xiết

bao, biết chừng nào…

cuối câu cảm thán thường

dùng dấu chấm than (!).

- Chao ôi! Thế là

mùa xuân mong

ước đã về.

- Hỡi cảnh rừng

ghê gớm của ta

ơi!

2. Các kiểu hành động nói

Hành động nói Kiểu câu

Page 26: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

26

Trình bày (kể, tả, giới

thiệu, nhận xét, đánh giá,

báo cáo, dự báo…)

Câu trần thuật (kiểu câu chính), câu cầu

khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn.

Hỏi (hỏi, đề nghị, bộc lộ

cảm xúc…)

Câu nghi vấn (kiểu câu chính), câu trần thuật,

câu cầu khiến, câu cảm thán.

Điều khiển (yêu cầu, ra

lệnh, đề nghị, khuyên

nhủ…)

Câu cầu khiến (kiểu câu chính), câu cảm thán,

câu trần thuật, câu cầu khiến

Hứa hẹn (hứa, bảo đảm, đe

dọa…)

Câu trần thuật (kiểu câu chính), câu cầu

khiến, câu cảm thán

Bộc lộ cảm xúc (cảm ơn,

xin lỗi, than phiền…)

Câu cảm thán, (kiểu câu chính), câu nghi vấn,

câu trần thuật, câu cầu khiến.

Chú ý: Câu phân loại theo mục đích nói có thể dùng đúng với mục đích (trực

tiếp) của nó. Nhưng cũng có thể được dùng với mục đích khác (gián tiếp). Khi

đó phải căn cứ vào hoàn cảnh sử dụng và mục đích của câu để xác định kiểu

câu.

Ví dụ 1: Chị có thể mua giúp em một quyển vở được không?

( Câu hỏi nhưng dùng để nhờ vả, yêu cầu người khác giúp đỡ).

Ví dụ 2: Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày

đi, chửi mắng thôi à!

( Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

( Câu trần thuật nhưng mục đích là để đe dọa)

Ví dụ 3: Chao ôi, cảnh nước non sao đẹp đến thế?

( Câu nghi vấn nhưng mục đích là để bộc lộ cảm xúc)

BÀI TẬP

Bài 1. Tìm những câu nghi vấn trong đoạn trích dưới đây? Các câu nghi

vấn trong đoạn trích trên có được dùng để hỏi không?

Bà hỏi :

- Ba con, sao con không nhận ?

- Không phải. - Đang nằm mà nó cũng giẫy lên.

- Sao con biết là không phải : Ba con đi lâu, con quên rồi chứ gì !

Page 27: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

27

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

Gợi ý:

Những câu nghi vấn:

- Ba con, sao con không nhận?

- Sao con biết là không phải?

- Các câu này được dùng để hỏi

Bài 2. Trong các đoạn trích sau đây, những câu nào là câu cầu khiến ?

Chúng được dùng để làm gì ?

a) Đứa con gái lớn gồng đôi thúng không bước vào. Ông cất tiếng hỏi :

- ở ngoài ấy làm gì mà lâu thế mày ?

Không để đứa con kịp trả lời, ông lão nhỏm dậy vơ lấy cái nón :

- ở nhà trông em nhá ! Đừng có đi đâu đấy.

(Kim Lân, Làng)

b) Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại :

- Thì má cứ kêu đi.

Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng :

- Vô ăn cơm !

Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm". Con bé

cứ đứng trong bếp nói vọng ra :

- Cơm chín rồi !

Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo :

- Con kêu rồi mà người ta không nghe.

Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

Trả lời:

Các câu cầu khiến là:

a.

- ở nhà trông em nhá! (dùng để ra lệnh)

- Đừng có đi đâu đấy. (dùng để ra lệnh)

Page 28: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

28

b.

- Thì má cứ kêu đi. (dùng để yêu cầu)

- Vô ăn cơm! (dùng để mời)

- Cơm chín rồi! (vốn là câu trần thuật nhưng ở đây được dùng với mục đích cầu

khiến.)

Bài 3. Cho đoạn trích:

Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về

cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà

độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào,

cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông

lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân

đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm

bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá

Xét mục đich nói, câu văn “Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong

chưa?” thuộc kiểu câu gì? Vì sao nỗi trăn trở của ông lão trong câu văn đó lại là

một biểu hiện tình cảm công dân (1 điểm)

Gợi ý:

Xét về mục đích nói, câu văn “Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong

chưa?”: Thuộc kiểu câu nghi vấn

- Nỗi trăn trở của ông lão thể hiện tình cảm công dân vì:

+ Hình ảnh cái chòi gác ở đầu làng là hình ảnh tiêu biểu, là biểu hiện sống động và

thực tế không khí kháng chiến ở làng Chợ Dầu, ở nông thôn Việt Nam thời kì

kháng chiến chống Pháp

+ Nỗi trăn trở của ông lão về cái chòi gác không biết đã dựng xong chưa chính là

sự quan tâm, nỗi niềm lo lắng đầy trách nhiệm của một công dân yêu nước với

phong trào cách mạng của làng ông, cho cuộc kháng chiến của dân tộc.

Câu 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

" (1)Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được?(2) Mà thằng chánh Bệu

thì đích là người làng không sai rồi.(3) Không có lửa làm sao có khói? (4)Ai

Page 29: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

29

người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. (5)Chao ôi!(6) Cực nhục

chưa, cả làng Việt gian! (7)Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? (8) Ai người ta

chứa. (9)Ai người ta buôn bán mấy. (10)Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta

ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước... (11)Lại còn bao nhiêu

người làng tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự

này chưa?..."

(Kim Lân, Làng)

a. Trong đoạn trích, những câu nghi vấn nào được dùng để hỏi, những câu nghi

vấn nào dùng với mục đích không phải để hỏi?

b. Việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn có tác dụng gì trong việc diến tả

những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật?

* Gợi ý:

a. - Câu (1) và (11) là câu nghi vấn dùng để hỏi

- Các câu nghi vấn còn lại: câu (3), (7) dùng với mục đích khẳng định, phủ

định, bộc lộ cảm xúc.

b. Tác dụng của việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn: diễn tả tâm trạng băn

khoăn, day dứt, dằn vặt, đau khổ của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo

giặc.

Bài 5: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :

" (1)Thế nhưng đối với người hoạ sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó,

nặng nhọc, gian nan. (2)Làm một bức chân dung, phác hoạ như ông làm đây hay

rồi vẽ dầu, làm thế nào làm hiện lên được mẫu người ấy.(3) Cho người xem hiểu

được anh ta, mà ko phải hiểu như một ngôi sao xa? (4)Và làm thế nào đặt được

chính tấm lòng của nhà hoạ sĩ vào giữa bức tranh đó?(5) Chao ôi, bắt gặp một

con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác nhưng hoàn thành sáng

tác còn là một chặng đường dài.(6)Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách".

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sapa)

a. Xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói cho từng câu trong đoạn văn

trên.

Page 30: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

30

b. Kiểu câu nào ( phân loại theo mục đích nói) được sử dụng nhiều nhất trong

đoạn văn trên? Nêu ngắn gọn tác dụng của kiểu câu đó trong văn cảnh.

* Gợi ý:

a. Kiểu câu phân loại theo mục đích nói:

- (1): Câu trần thuật : Trình bày

- (2), (3),(4): Câu nghi vấn: hỏi

- (5): Câu cảm thán: Bộc lộ cảm xúc

- (6) : Câu trần thuật : Trình bày

b. – Câu nghi vấn sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn

- Tác dụng: Trong các tác phẩm văn chương, thơ ca tác giả sử dụng các biện

pháp tu từ để tăng tính hiệu quả cho tác phẩm của mình. Trong đó, câu nghi vấn

được xem là biện pháp tu từ hữu hiệu trong việc thể hiện tâm tư, tình cảm, bộc

lộ những cảm xúc chủ thể. Trong trường hợp này được gọi là câu hỏi tu từ.

+ Thể hiện được những băn khoăn, trăn trở của người họa sĩ giàu tâm huyết và

khát vọng sáng tạo, khát vọng tìm kiếm cái đẹp trong tâm hồn con người.

+ Nhấn mạnh được vẻ đẹp tâm hồn phong phú của nhân vật anh thanh niên.

* Bài mẫu:

Đoạn văn là những suy nghĩ của người họa sỹ già trong "Lặng lẽ Sapa"

của tác giả Nguyễn Thành Long. Những câu văn là những trăn trở của người họa

sỹ tâm huyết trong nghề. Ông khao khát vẽ được những bức tranh mà người xem

nhìn vào là có thể hiểu được giá trị và những tấm chân tình của người vẽ trong

đó. Và khi ông gặp được nhiệt huyết của anh thanh niên, ông đã tìm thấy được

đối tượng để đưa vào tác phẩm tôn vinh những hy sinh thầm lặng trong cuộc

sống của mình.

PHẦN 4: CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI CÂU

A. LÍ THUYẾT

I. Rút gọn câu.

1. Khái niệm.

Page 31: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

31

Khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu rút

gọn.

Ví dụ: - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

2. Mục đích của việc rút gọn câu:

- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp lại từ ngữ

đã xuất hiện trong câu đứng trước.

- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ

chủ ngữ).

Ví dụ: “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được

trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có

khi cất dấu kín đáo trong rương, trong hòm.”

(Hồ Chí Minh)

3.Các trường hợp có thể rút gọn câu:

- Rút gọn thành phần chủ ngữ :

Ví dụ: - Bạn làm bài tập chưa?

- Làm rồi!

- Rút gọn thành phần vị ngữ:

Ví dụ: - Ai làm thế này?

- Tôi.

- Rút gọn cả chủ ngữ lẫn vị ngữ:

Ví dụ: - Anh nhập học bao giờ?

- Hôm qua.

- Rút gọn thành phần phụ trong câu đơn:

Ví dụ 1:

- Hôm qua ai trực nhật?

- Thưa cô, (hôm qua), em trực nhật ạ!

- Rút gọn vế trong câu ghép:

Ví dụ: - Chủ nhật này, chúng ta đi tham quan chứ?

- Nếu trời không mưa.

Page 32: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

32

4. Phạm vi sử dụng: Câu rút gọn được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp cũng

như trong văn chương.

VD: Lúc ông chủ nhà tôi về, tôi hỏi khéo:

- Thế nào, cụ nghe tiếng Kinh có hiểu không?

- Có chứ. ( Nguyễn Công Hoan)

VD: Mỗi đảng viên cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng… Phải

giữ gìn Đảng ta thật trong sạch.

( Hồ Chí Minh)

5. Chú ý:

- Khi sử dụng rút gọn câu cần chú ý không làm cho người đọc, người nghe hiểu

sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói, không biến câu nói thành một câu

cộc lốc, khiếm nhã, gây ra tác dụng tiêu cực.

VD: -Hôm nay con ăn gì?

- Cơm.

- Việc lược bỏ các thành phần trong câu để rút gọn phải thuộc vào tình huống

giao tiếp cụ thể( nơi diễn ra giao tiếp; quan hệ về tuổi tác hoặc vị thế xã hội giữa

người nói và người nghe, người viết và người đọc…) để tránh những tác dụng

tiêu cực mà câu rút gọn có thể gây ra.

VD: Cùng trả lời một nội dung câu hỏi” mua sách ở đâu?”. Có thể tùy thuộc vào

tình huống giao tiếp cụ thể mà lược bỏ thành phần trong câu để rút gọn:

+ Có thể đây là câu hỏi của hai chị em (hoặc đôi bạn) nói chuyện, hỏi nhau thì

có thể trả lời nhanh là: “Hà Nội”.

+ Có thể đây là câu hỏi của người lớn với trẻ nhỏ thì phải trả lời đầy đủ hoặc

cũng có thể trả lời bằng câu rút gọn nhưng khi đó ta phải dùng thán từ đi kèm.

II . Mở rộng câu bằng cách thêm trạng ngữ.

1. Trạng ngữ là gì?

Trạng ngữ của câu là thành phần phụ của câu nêu lên hoàn cảnh, tình hình của

sự việc nói ở nòng cốt câu.

Page 33: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

33

Ví dụ: “ Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Trạng ngữ có vai trò bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu giúp cho ý nghĩa của câu

cụ thể hơn.

2. Đặc điểm của trạng ngữ:

- Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn,

mục đích, phương tiện, nguyên nhân, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.

- Về hình thức:

+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu, giữa, hoặc cuối câu.

+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói

hoặc một dấu phẩy khi viết.

Ví dụ:

“ Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà,

dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp…

… Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc…”

(Thép Mới)

3. Các loại trạng ngữ:

- Trạng ngữ chỉ nơi chốn ( không gian, địa điểm) thường trả lời cho câu hỏi (

ở, từ, đến) đâu? Chỗ nào?

Ví dụ: “ Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ.”

(Mẹ tôi – Étmônđôđơ Amixi)

- Trạng ngữ chỉ thời gian thường trả lời cho câu hỏi (từ, đến) bao giờ? Vào

lúc nào? Khi nào?

Ví dụ: Sáng nay chúng em đi lao động.

- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân thường trả lời cho câu hỏi: Vì sao? Nhờ đâu?

Tại sao?

Ví dụ: Vì rét, hoa màu lên rất chậm.

Page 34: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

34

- Trạng ngữ chỉ mục đích thường trả lời cho câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục

đích gì? Vì cái gì?

Ví dụ:

Để đạt được học sinh giỏi, em phải cố gắng học thật tốt.

- Trạng ngữ chỉ phương tiện thường trả lời cho câu hỏi: Bằng cái gì? Căn cứ

vào cái gì?

Ví dụ:

Bằng giọng chân tình, cô giáo khuyên chúng tôi cố gắng học tập tốt.

- Trạng ngữ chỉ cách thức thường trả lời cho câu hỏi: Như thế nào?

Ví dụ: “ Sột soạt gió trêu tà áo biếc….”

(Hàn Mặc Tử)

4. Tác dụng của trạng ngữ :

- Trạng ngữ dùng để xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc được nói

đến trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ và chính xác

hơn.

- Trạng ngữ liên kết các câu, các đoạn văn trong văn bản với nhau, khiến cho

văn bản có tính mạch lạc.

Ví dụ: “ Buổi chiều hôm ấy, không khí nặng nề như ngâm hơi nước. Trời

tối sẫm. Những đám mây đen trông gần ta hơn. Gió trước còn hiu hiu mát mẻ,

sau bỗng ồn ào kéo đến như tiếng thác chảy nghe tận đàng xa. […]

Mãi đến sáng hôm sau, bão mới ngớt.[…]

(Theo Hàn Thế Du)

III. Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu

1. Khái niệm:

- Cụm chủ - vị là những cụm từ có cấu tạo giống như câu đơn bình thường.

- Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống như câu

đơn bình thường gọi là cụm chủ - vị làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để

mở rộng câu.

VD: Cái bàn này // chân / đã gãy.

Page 35: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

35

c v

CN VN

2. Vai trò của cụm chủ - vị trong câu.

2.1 Cụm chủ - vị làm thành phần câu.

- Cụm chủ - vị làm chủ ngữ:

VD: Bỗng một bàn tay / đập vào vai // khiến hắn giật mình.

c v

CN VN

- Cụm chủ - vị làm vị ngữ:

VD: Bạn lớp trưởng // gương mặt / rạng rỡ.

c v

CN VN

2.2 Cụm chủ - vị làm thành phần của cụm từ.

- Cụm chủ - vị làm phụ ngữ trong cụm danh từ.

VD: Quyển sách bạn / cho mượn // rất hay.

DT c v

CN VN

- Cụm chủ - vị làm phụ ngữ trong cụm động từ.

VD: Nó // nói rằng nó / sẽ đến..

ĐT c v

CN VN

- Cụm chủ - vị làm phụ ngữ trong cụm tính từ.

VD:

Màu lá của bụi cây cảnh // lấm tấm như ai / vừa vẩy phẩm màu lên.

TT

CN VN

2.3 Cụm chủ - vị làm thành một vế của câu ghép:

Ví dụ:

Pháp / chạy, Nhật / hàng, vua Bảo Đại / thoái vị.

Page 36: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

36

c v c v c v

Vế 1 Vế 2 Vế 3

3. Tác dụng:

- Làm rõ nghĩa của các thành phần câu.

- Tạo kết cấu chặt chẽ cho câu văn nên có thể được dùng trong văn chương và

trong giao tiếp.

- Làm tăng sức biểu đạt.

VD: Con thuyền đang sang sông.

->Con thuyền /chở gạo // đang sang sông.

c v

CN VN

4 . Một số cách dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu:

-Từ hai câu đơn gộp thành một câu có dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.

+ Gộp 2 câu đơn thêm động từ vào giữa và biến vế thứ hai thành cụm chủ -

vị làm phụ ngữ.

VD1: Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.

- > Chúng em / học giỏi // làm cho cha mẹ và thầy cô / vui lòng.

c v c v

CN VN

+ Gộp hai câu bỏ chủ ở câu thứ hai để tạo cụm chủ - vị làm chủ ngữ.

Ví dụ:

Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông

Đuống”, ... ra đời. Sự ra đời của các vở kịch ấy đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu

ở khắp mọi miền đất nước.

(Theo Đình Quang)

Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia

sông Đuống”, ... ra đời đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất

nước.

Page 37: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

37

- Gộp hai câu để chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và biến câu

thứ hai thành cụm chủ - vị làm phụ ngữ.

VD: Sáng nay, mẹ nhắc nhở:

- Con đi xe điện nhớ đội mũ bảo hiểm nhé.

-> Sáng nay, mẹ nhắc nhở rằng tôi đi xe điện phải đội mũ bảo hiểm.

- Từ một câu ghép ta có thể gộp hai vế của một câu ghép, thêm động từ vào

giữa, biến vế thứ hai thành cụm chủ - vị làm phụ ngữ.

VD2: Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Anh em / hòa thuận // khiến hai thân / vui vầy.

c v c v

CN VN

5. Lưu ý:

-Khi xác định cụm chủ - vị mở rộng trong câu cần.

+ Xác định cụm chủ - vị làm nòng cốt câu( chủ ngữ vị ngữ chính).

+ Xác định các cụm từ lớn(cụ danh từ, cụm động từ, cụm tính từ).

+ Phân tích và tìm cụm chủ - vị mở rộng.

+ Kết luận xem cụm chủ - vị đó mở rộng thành phần nào? (Thành phần của

câu hay thành phần của cụm từ).

- Một câu có thể được mở rộng bằng một hoặc nhiều cụm chủ - vị nối tiếp

nhau.

- Trong câu được mở rộng có cụm chủ - vị làm nòng cốt câu và cụn chủ - vị

làm thành phần của câu hoặc của cụm từ.

- Cách mở rộng câu không chỉ phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các vế câu,

các câu mà còn phụ thuộc vào mục đích của người nói.

IV. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

1. Khái niệm.

- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động

hướng vào người, vật khác(chỉ chủ thể của hoạt động).

VD: Nam đá quả bóng gọn vào khung thành đối phương.

Page 38: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

38

- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật

khác hướng vào(chỉ đối tượng của hành động).

VD: Quả bóng được bạn Nam đá gọn vào khung thành đối

* Cách nhận diện câu chủ động – câu bị động:

- Để nhận diện được câu chủ động thành câu bị động chỉ cần căn cứ vào vai

trò của chủ ngữ trong quan hệ với hành động được nêu ở vị ngữ.

- Nếu chủ ngữ biểu thị đối tượng của hành động thì đó là câu bị động còn

nếu chủ ngữ chỉ chủ thể của hành động thì đó là câu chủ động.

- Câu chủ động và câu bị động mặc dù đều có mặt giống nhau về ý nghĩa

nhưng chúng khác nhau về cách sử dụng và sắc thái ý nghĩa.

- Ví dụ: So sánh hai câu.

(1) Người ta phá ngôi nhà.

(2) Ngôi nhà bị người ta phá đi.

Trường hợp (1) ý nghĩa câu mang sắc thái tích cực.

(2) sắc thái tiêu cực.

2. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm

các từ “bị hay được” vào sau từ hoặc cụm từ ấy.

Ví dụ: : Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.

Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân. (Bị/được)

+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hành động lên đầu câu đồng thời

lược bỏ hoặc biến từ(cụm từ) chỉ chủ thể của hành động thành một bộ phận

không bắt buộc trong câu.

Ví dụ: Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.

Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.

3. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

- Nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch thống nhất

- Tránh lặp đi lặp lại một kiểu câu, dễ gây ấn tượng đơn điệu

- Nhấn mạnh đối tượng mình muốn nói tới.

Page 39: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

39

4. Lưu ý:

* Có những trường hợp câu có chứa bị/được nhưng không phải là câu bị

động

Ví dụ: - Xe này bị hỏng

- Em được giải nhất trong hì thi học sinh giỏi.

* Không phải trường hợp nào cũng biến đổi được từ câu chủ động thành câu bị

động:

Ví dụ: Nó rời lớp học.(Không nói : “Lớp học bị nó rời”)

V. Tách và nối câu.

1. Tách câu.

- Tách vị ngữ thành câu riêng:

VD: - “Nói xong anh ta vùng đứng lên, giơ tay chào mọi người

rồi đi ra khỏi cửa. Mọi người nhìn theo anh ta. Im lặng”

(Nguyễn Thị Ngọc Tú)

- Tách bổ ngữ thành câu riêng:

Ví dụ: Chúng ta uống với nhau rất là nhiều. Và rất là nhiều.

( Nam Cao)

- Tách định ngữ thành câu riêng:

Ví dụ: Tình lại khẽ nâng lên một cành ổi. Còn nguyên cả lá và lúc lỉu đến

năm sáu quả tròn, láng bóng.

(Trần Hoài Dương)

- Tách vế của câu ghép thành câu riêng:

Ví dụ: Ba bốn giờ chiều mới bắt đầu, nhưng quan bắt đến huyện từ 12

giờ trưa. Để ngài điểm.

( Nguyễn Công Hoan)

- Tách trạng ngữ thành câu riêng.

Để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống cảm xúc

nhất định người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là những trạng ngữ đứng cuối

câu thành câu riêng.

Page 40: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

40

VD1 : “Thế là tối lại ra đường luôn. Thường xuyên”.

(Lê Minh Khuê)

* Tác dụng của việc tách câu:

- Để nhấn mạnh , cụ thể hóa nội dung của câu:

“ Dung là cô gái rượu bà béo chủ nhà. Chẳng đẹp gì nhưng cũng mũm mĩm

và trắng trẻo. Mà lại con một. Mà lại diện . Cô diện nhất vùng này

(Nam Cao)

- Đặc tả trạng thái tâm lí – cảm xúc :

VD:“Đôi mắt ấy nhìn tôi, ngập ngừng nhiều lần. Lặng im nhiều lần. Rồi mới

hỏi”

(Nguyễn Thị Ngọc Tú)

- Tạo nhịp điệu cho câu văn :

“Huống hồ giá nào cho xứng cái mà cuốn sách chứa đựng, gợi mở.

Một tư tưởng khai sáng. Một kiến thức nền tảng. Một cách gọi tên sự vật. Một

rung cảm thần tiên. Một phút giây suy tưởng. Một mơ mộng. Một bâng

khuâng, một bảng lảng, một khoái cảm được biểu hiện năng lực của mình…”

(Ma Văn Kháng)

2. Nối câu: Có hai cách nối câu

2.1. Sử dụng các từ có tác dụng nối:

- Nối bằng quan hệ từ (và, nhưng, rồi, còn, vì, do, bởi, bởi vì, nếu, giá, giá như,

tuy, để ... ).

Ví dụ: Trời đã tối mịt. Vẫn chưa thấy mẹ đi chợ về.

Trời đã tối mịt mà vẫn chưa thấy mẹ đi chợ về.

- Nối bằng một cặp quan hệ từ( vì... nên, nếu... thì, tuy... nhưng).

VÍ dụ: Con học hành chăm chỉ. Bố mẹ sẽ rất vui lòng.

Nếu con học hành chăm chỉ thì bố mẹ sẽ rất vui lòng.

- Nối bằng cặp phó từ( Vừa... vừa, càng... càng, không những... mà còn,

chưa... đã, vừa mới... đã), cặp đại từ( ai... nấy, gì... ấy, nào... ấy, sao... vậy,

Page 41: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

41

bao nhiêu... bấy nhiêu), chỉ từ( này... kia, nọ... ấy) thường đi đôi với nhau(

cặp từ hô ứng).

Ví dụ : Mọi người chưa ăn, nó đã ăn rồi.( cặp phó từ)

Mẹ mua bao nhiêu thì bọn trẻ ăn hết bấy nhiêu.( cặp đại từ)

2.2 Không dùng từ nối:

Trong trường hợp không sử dụng từ nối, giữa các vế câu cần có dấu

phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

Ví dụ: Tôi cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay

( Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

B. BÀI TẬP

Bài 1: Xác định thành phần đã được rút gọn trong các trường hợp sau:

a, Gần mực thì đen gần đèn thì rạng.

b, Khi nào thì lớp con đi tham quan?

- Tuần sau ạ !

c, Ai tặng cho chị con gấu này xinh thế ?

- Mẹ chị

*Gợi ý:

a. Rút gọn thành phần chủ ngữ.

b. Rút gọn cả thành phần chủ ngữ lẫn vị ngữ.

c. Rút gọn thành phần vị ngữ.

Bài 2 : Thêm trạng ngữ cho các câu sau rồi phân loại chúng :

a, ......, những đám mây bồng bềnh trôi

b, ......., những cây cà phê trổ hoa trắng ngần

c, ........, hai chị em tôi đến trường ..........

*Gợi ý:

a. “Trên trời” – Trạng ngữ chỉ nơi chốn.

b. “Khi đất trời sang xuân” – Trạng ngữ chỉ thời gian.

c. “Mỗi buổi sáng” - Trạng ngữ chỉ thời gian.

“ Bằng chiếc xe đạp cũ của mẹ” – Trạng ngữ chỉ phương tiện.

Page 42: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

42

Bài tập 3: Phân tích vai trò và ý nghĩa của các cụm từ in đậm trong mỗi câu

sau:

a. Một canh...Hai canh... Lại ba canh.

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành.

(Hồ Chí Minh – “Không ngủ được”)

b. Một canh, hai canh đã trôi qua mà Bác Hồ vẫn chưa ngủ được.

c. Một canh, hai canh... Bác Hồ vẫn trằn trọc không ngủ được.

Bài 4: Hãy gộp các cặp câu sau thành câu có cụm C –V làm thành phần.

Cho biết câu vừa tạo ra mở rộng thành phần gì? Nhận xét ý nghĩa của câu

vừa tạo ra.

a. Mùa đông đến. Lá bàng đỏ như màu đồng hun.

b. Bác Hồ khẳng định: Dân tộc Việt Nam vẻ vang sánh vai với các cường

quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học

tập của các em.

c. Cách mạng tháng Tám thành công. Từ đó, tiếng Việt có một bước phát

triển mới.

d. Con gái Huế nội tâm thật phong phú. Tâm hồn họ cũng kín đáo, âm thầm

và sâu thẳm.

* Gợi ý:

a) Mùa đông đến khiến lá bàng đỏ như màu đồng hun.

-> Câu trên mở rộng thành phần chủ ngữ.

b) Bác Hồ khẳng định dân tộc Việt Nam vẻ vang sánh vai với các cường quốc

năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các

em.

-> Câu trên mở rộng thành phần chủ ngữ.

c) Từ đó, cách mạng tháng Tám thành công khiến tiếng Việt có một bước phát

triển.

-> Câu trên mở rộng thành phần vị ngữ.

Page 43: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

43

d) Con gái Huế nội tâm thật phong phú, tâm hồn họ cũng kín đáo, âm thầm và

sâu thắm.

-> Câu trên mở rộng thành phần vị ngữ.

Bài 6:

a. Phân biệt câu chủ động với câu bị động?

b. Trong hai câu sau câu nào là câu chủ đông? Đổi câu ấy thành câu bị

động.

- Chúng em chấp hành nghiêm chỉnh mọi luật lệ giao thông. (1)

- Những hàng cây bên đường được chúng em chăm sóc đang lên xanh tốt.(2)

c. Trong hai câu trên, câu nào có dùng cụm C-V để mở rộng câu? Mở rộng

thành phần nào?

*Gơi ý:

a.- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động

hướng vào người, vật khác(chỉ chủ thể của hoạt động).

- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật

khác hướng vào(chỉ đối tượng của hành động).

b. Câu 2 là câu dùng cụm C-V để mở rộng câu. Mở rộng thành phần VN.

Bài tập7: Tìm câu bị động trong các đoạn trích dưới đây. Giải thích vì sao tác

giả chọn cách viết như vậy.

a. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ

kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo

trong rương, trong hòm.

(Hồ Chí Minh)

b. Người đầu tiên chịu ảnh hưởng của thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ. Những bài

thơ có tiếng của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến 1934. Giữa lúc người thanh

niên Việt Nam bấy giờ ngập trong quá khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đưa về cho họ

cái hương vị phương xa. Tác giả "Mấy vần thơ" liền được tôn làm đương thời đệ

nhất thi sĩ.

Page 44: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

44

(Theo Hoài Thanh)

*Gợi ý:

+ Câu bị động trong các đoạn trích:

- Câu a: Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

- Câu b: Người đầu tiên chịu ảnh hưởng của thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ.; Tác

giả "Mấy vần thơ" liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.

+ Tác giả chọn cách dùng câu bị động như vậy vì:

- Câu a: Trong trường hợp này, các câu bị động được lược bỏ thành phần chủ

ngữ. Có thể khôi phục: Có khi tinh thần yêu nước được người ta trưng bày trong

tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi tinh thần yêu

nước (được) người ta cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Việc lược bỏ chủ

ngữ là nhằm tránh lặp thừa. Câu bị động trong đoạn văn này được sử dụng để

đảm bảo sự liên kết. Đối tượng nói đến ở đây là tinh thần yêu nước chứ không

phải chủ thể của tinh thần yêu nước. Câu đầu đoạn văn thể hiện rõ điều này.

- Câu b: Chủ đề của đoạn văn này là nói về Thế Lữ - "Người đầu tiên..." - "Tác

giả "Mấy vần thơ"..." chứ không phải nói về thơ Pháp, hay những người tôn

vinh ông. Hai câu bị động có chủ ngữ cùng hướng về một đối tượng và cùng

thống nhất với chủ đề của đoạn.

Bài tập 8: Viết đoạn văn tối đa 15 dòng nói về giá trị của Tục ngữ. Trong

đoạn văn có sử dụng các phép biến đổi câu, trạng ngữ.

Gợi ý:

- Yêu cầu nội dung: Nói về giá trị của tục ngữ.

- Giới thiệu về tục ngữ.

- Trình bày giá trị của tục ngữ : (Có thể minh họa bằng một số câu tục ngữ

đã học).

- Tình cảm của em với những câu tục ngữ: Trân trọng, giữ gìn, đề cao tình

nghĩa thầy cô, bạn bè ..

Page 45: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

45

- HS phải chỉ ra các hiện tượng biến đổi câu và trạng ngữ sau khi viết xong

đoạn văn.

Bài tập 9: Viết một đoạn văn ngắn chứng minh: “Văn chương làm cho đời

sống tâm hồn, tình cảm của con người thêm phong phú”. (Trong đoạn văn có

sử dụng câu mở rộng dùng cụm C-V).

Gợi ý: HS có thể dựa vào một số gơi ý dưới đây làm luận cứ; lấy thêm dẫn

chứng để chứng minh.

- Văn chương bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước (Tự hào với truyền

thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm: Tự hào với vẻ đẹp của quê hương

đất nước...).

- Văn chương bồi dưỡng tình cảm với những người thân trong gia đình

(Ông bà, cha mẹ, anh, chị ,em,...).

- Văn chương giúp ta biết yêu cái tốt, cái đẹp, cái lương thiện; biết căm

ghét cái xấu xa, độc ác, ... Và như thế văn chương giúp ta biết sống đẹp

hơn, sống nhân ái hơn, hữu ích hơn.

* Bài mẫu:

Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người.

Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn

chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn

có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng

tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã được nghe những lời ru ngọt

ngào,, tha thiết. Đó chính là những làn điệu ca dao, dân ca ngợi ca tình cảm gia

đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương đất nước… Kho tàng văn học dân

gian phong phú đa dạng đã xây đắp cho ta tình yêu đối với những người thương

yêu ruột thịt, với xóm làng và đất nước thân yêu. Chẳng những vậy, những tác

phẩm văn học ta được đọc sau này “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ

Chí Minh), “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh),… lại tiếp tục bồi dưỡng, củng

cố tình yêu đối với những gì máu thịt, gắn bó nhất với ta trong suốt cuộc đời.

Page 46: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI, CỤM TỪ, CÁC KIỂU CÂU: CÂU PHÂN LOẠI

Chuyên đề: Ôn tập về ngữ pháp

46