123
MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.............................................- 6 - Chương 1: MỞ ĐẦU.......................................- 7 - 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ......................- 7 - 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...............................- 7 - 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................- 7 - 1.4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:..................- 8 - 1.5. KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ:................................- 8 - 1.6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA CHUYÊN ĐỀ........................- 8 - KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.....................................- 10 - CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN............................................- 11 - 2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.................- 11 - 2.2. TRIẾT LÝ KINH DOANH:.............................- 11 - 2.3. KHẨU HIỆU (SLOGAN)...............................- 12 - 2.4. CƠ CẤU, SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ..........- 13 - 2.5. DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG TRONG 3 NĂM QUA (2011 – 2013).........................................- 14 - 2.6. CÔNG NGHỆ NGÂN HÀNG..............................- 15 - 2.7. TÌNH HÌNH NHÂN SỰ................................- 16 - 2.8. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH..............................- 17 - 2.9. THỊ PHẦN VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH..................- 18 - 1

Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bao cao thuc tap tot nghiep

Citation preview

Page 1: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

MỤC LỤCLỜI CẢM ƠN................................................................................................................- 6 -

Chương 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................................- 7 -

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ..................................................................- 7 -

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.....................................................................................- 7 -

1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................- 7 -

1.4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:........................................................- 8 -

1.5. KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ:........................................................................................- 8 -

1.6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA CHUYÊN ĐỀ...................................................................- 8 -

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................- 10 -

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN

THƯƠNG TÍN..............................................................................................................- 11 -

2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.......................................................- 11 -

2.2. TRIẾT LÝ KINH DOANH:...................................................................................- 11 -

2.3. KHẨU HIỆU (SLOGAN)......................................................................................- 12 -

2.4. CƠ CẤU, SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ......................................- 13 -

2.5. DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG TRONG 3 NĂM QUA (2011

– 2013)...........................................................................................................................- 14 -

2.6. CÔNG NGHỆ NGÂN HÀNG...............................................................................- 15 -

2.7. TÌNH HÌNH NHÂN SỰ........................................................................................- 16 -

2.8. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH......................................................................................- 17 -

2.9. THỊ PHẦN VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH.....................................................- 18 -

2.10. GIỚI THIỆU VỀ SACOMBANK CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG - PHÒNG GIAO

DỊCH DĨ AN.................................................................................................................- 19 -

2.10.1. Về Sacombank Chi nhánh Bình Dương:.......................................................- 19 -

2.10.2. Về Sacombank – Phòng giao dịch Dĩ An.......................................................- 21 -

1

Page 2: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

2.10.2.1. Lịch sử hình thành:......................................................................................- 21 -

2.10.2.2 Tình hình nhân sự.........................................................................................- 22 -

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................- 23 -

CHƯƠNG 3: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THẺ QUỐC TẾ..............................................- 24 -

3.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẺ THANH TOÁN.....................- 24 -

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ Ngân hàng.....................................- 24 -

3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam:...................- 25 -

3.2. KHÁI NIỆM THẺ QUỐC TẾ:...............................................................................- 27 -

3.3. HÌNH THỨC THẺ THANH TOÁN QUỐC TẾ....................................................- 28 -

3.4. PHÂN LOẠI THẺ THANH TOÁN QUỐC TẾ....................................................- 28 -

3.4.1. Theo công nghệ:.................................................................................................- 28 -

3.4.2. Xét về tính chất thanh toán thẻ:.......................................................................- 29 -

3.5. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ CƠ BẢN TẠO ĐIỀU KIỆN CHO DỊCH VỤ THẺ

QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG – PHÒNG GIAO DỊCH DĨ AN...................................- 30 -

3.5.1. Quy chế của Ngân hàng Nhà nước về phát hành và sử dụng thẻ quốc tế.. .- 30 -

3.5.2. Quy định của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Việt Nam.

.......................................................................................................................................- 31 -

3.6. QUY TRÌNH LÀM THẺ THANH TOÁN QUỐC TẾ..........................................- 31 -

3.6.1. Điều kiện phát hành thẻ thanh toán quốc tế:.................................................- 31 -

3.6.1.1 Thẻ ghi nợ:.......................................................................................................- 31 -

3.6.1.2. Thẻ ghi có:.......................................................................................................- 32 -

3.6.2. Quy trình dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng.................................................- 33 -

3.6.2.1. Các chủ thể tham gia quy trình phát hành thẻ:..........................................- 33 -

3.6.2.2. Quy trình dịch vụ thanh toán thẻ quốc tế ngân hàng:................................- 34 -

3.7. LỢI ÍCH VÀ RỦI RO CỦA VIỆC ÁP DỤNG THẺ QUỐC TẾ...........................- 35 -

3.7.1. Lợi ích của thẻ quốc tế......................................................................................- 35 -2

Page 3: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

3.7.1.1. Đối với ngân hàng:.........................................................................................- 35 -

3.7.1.2. Đối với khách hàng của ngân hàng...............................................................- 36 -

3.7.1.3. Đối với cơ sở chấp nhận thẻ:.........................................................................- 36 -

3.7.1.4. Đối với nền kinh tế và xã hội:........................................................................- 36 -

3.7.2. Rủi ro của thẻ thanh toán.................................................................................- 37 -

3.7.2.1. Rủi ro trong hoạt động phát hành................................................................- 37 -

3.7.2.2. Rủi ro trong hoạt động thanh toán...............................................................- 38 -

3.8. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỊCH VỤ THẺ QUỐC TẾ...............- 39 -

3.8.1. Những nhân tố khách quan..............................................................................- 39 -

3.8.1.1. Môi trường pháp lý........................................................................................- 39 -

3.8.1.2. Sự phát triển của công nghệ..........................................................................- 39 -

3.8.1.3. Thói quen tiêu dùng và nhận thức của khách hàng....................................- 39 -

3.8.1.4. Đối thủ cạnh tranh.........................................................................................- 40 -

3.8.2. Những nhân tố chủ quan..................................................................................- 41 -

3.8.2.1. Vốn và quy mô của ngân hàng......................................................................- 41 -

3.8.2.2. Trình độ nhân viên của ngân hàng...............................................................- 41 -

3.8.2.3. Tiện ích thẻ......................................................................................................- 41 -

3.8.3.4. Khả năng marketing của ngân hàng............................................................- 42 -

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................................- 43 -

Chương 4: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH BÌNH

DƯƠNG – PHÒNG GIAO DỊCH DĨ AN.....................................................................- 44 -

4.1. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG SÀI

GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG – PHÒNG GIAO DỊCH DĨ AN.- 44 -

4.1.1. Các sản phẩm thẻ thanh toán quốc tế.............................................................- 44 -

4.1.1.1. Thẻ ghi nợ (Debit Card).................................................................................- 44 -

4.1.1.2. Thẻ ghi nợ (Debit card)..................................................................................- 46 -3

Page 4: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

4.1.2. Các sản phẩm dịch vụ gia tăng........................................................................- 51 -

4.1.2.1. Chương trình khách hàng thân thiết:..........................................................- 51 -

4.1.2.2. Chương trình thế giới điểm thưởng:............................................................- 52 -

4.1.3 Số lượng thẻ quốc tế được phát hành:..............................................................- 52 -

4.1.3.1. Thẻ ghi có:.......................................................................................................- 54 -

4.1.3.2. Thẻ ghi nợ:......................................................................................................- 55 -

4.1.4. Mạng lưới điểm chấp nhận thẻ Sacombank tính đến năm 31/3/2013..........- 56 -

4.1.5. Doanh số thanh toán thẻ...................................................................................- 57 -

4.2. CƠ HỘI, THẾ MẠNH, THÁCH THỨC VÀ ĐIỂM YẾU TRONG HOẠT ĐỘNG

THẺ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA SACOMBANK DĨ AN..................................- 58 -

4.2.1. Cơ hội:................................................................................................................- 58 -

4.2.2. Thế mạnh:..........................................................................................................- 59 -

4.2.3. Thách thức:........................................................................................................- 61 -

4.2.4. Điểm yếu:...........................................................................................................- 62 -

4.3. NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

– PHÒNG GIAO DỊCH DĨ AN....................................................................................- 63 -

4.4. ĐÁNH GIÁ DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG SÀI

GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG – PHÒNG GIAO DỊCH DĨ AN.- 64 -

4.3.1 Những kết quả đạt được....................................................................................- 64 -

4.3.1.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ quốc tế:................................................- 64 -

4.3.2 Tồn tại và nguyên nhân.....................................................................................- 66 -

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4..............................................................................................- 68 -

Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH VỤ THẺ THANH

TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG

TÍN TẠI CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG – PHÒNG GIAO DỊCH DĨ AN...................- 69 -

5.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM.- 69 -

4

Page 5: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

5.1.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng nhà nước Việt Nam đến năm 2020:........- 69 -

5.1.2. Mục tiêu phát triển Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến năm 2020:..................- 70 -

5.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI

GÒN THƯƠNG TÍN ĐẾN NĂM 2020:.......................................................................- 71 -

5.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN ĐẾN NĂM 2020: -

72 -

5.4. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN QUỐC

TẾ..................................................................................................................................- 73 -

5.4.1. Giải pháp đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước:.................................- 73 -

5.4.2. Giải pháp đối với Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Sacombank:...............- 74 -

5.4.2.1 Giải pháp về quản trị:.....................................................................................- 74 -

5.4.2.2. Giải pháp về công nghệ thông tin:................................................................- 75 -

5.4.2.4 Các giải pháp khác:.........................................................................................- 80 -

5.5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ...........................................................................................- 81 -

5.5.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước...........................................................- 81 -

5.5.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín..- 81 -

5.3.3. Kiến nghị đối với Sacombank Phòng giao dịch Dĩ An:..................................- 81 -

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5..............................................................................................- 83 -

5

Page 6: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

LỜI CẢM ƠNTrong thời gian hoàn thành bài báo cáo này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình

và quý báu của các quý thầy cô, các anh chị và bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu

sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới:

Ban Giám hiệu Trường Đại học Bình Dương cùng toàn thể quý thầy cô đã dạy dỗ

và truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích cả về chuyên môn, kiến thức cuộc sống.

Thạc sĩ Lê Quang Khôi đã tận tình hướng dẫn, cho tôi định hướng, lời khuyên hữu

ích và động viên tôi có thể hoàn thành bài báo cáo này.

Các anh chị trong Ngân hàng Sacombank – Phòng giao dịch Dĩ An đã giúp đỡ cho

tôi rất nhiều trong suốt thời gian tôi thực tập tại đây. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn anh Đoàn

Văn Thập – Trưởng phòng giao dịch – đã cho tôi cơ hội được thực tập tại phòng giao dịch.

Kế đến tôi muốn gửi lời cảm ơn chị Diệp Hồng Vân – Phó phòng giao dịch – người đã

trực tiếp chỉ dẫn cho tôi tiếp cận thực tế và tham gia vào công việc của Ngân hàng. Tôi

cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh chị các phòng ban đã thân thiện và cung cấp

cho tôi những số liệu cần thiết để hoàn thành bài báo cáo này.

Bình Dương, ngày …. tháng …. năm 2014

Sinh viên thực hiện

Cần Xuân Hiền

6

Page 7: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Chương 1:

MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ.

Theo xu thế phát triển toàn cầu hóa, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang ngày càng mở

rộng cũng như đời sống người dân ngày một nâng cao, thẻ quốc tế là sản phẩm không thể

thiếu của mỗi ngân hàng và đang được khách hàng trong nước ưa chuộng sử dụng bởi sự

tiện lợi của nó. Hiện nay, quy mô thị trường thẻ thanh toán tương đối nhỏ, nhưng đây là

một trong những thị trường năng động và có tính cạnh tranh khốc liệt nhất thế giới.

Thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 1996, tuy nhiên đến năm 2006, dịch vụ

thẻ thanh toán quốc tế mới thực sự sôi động và có chiều sâu. Tính tới cuối năm 2011, tổng

giá trị giao dịch của các loại thẻ tại thị trường Việt Nam lên đến 32 tỉ USD.

Tuy đạt được nhiều thành tựu nhưng dịch vụ thẻ thanh toán quốc tế tại Việt Nam

còn nhiều khó khăn và thách thức. Rõ ràng tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn khá cao

so với 1 số nước trong khu vực.

Là một trong các ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực thẻ, Ngân hàng Thương mại Cổ

phần Sài Gòn Thương Tín cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng từ thị trường và sức

ép của đối thủ cạnh tranh. Do đó, Ngân hàng cần có những giải pháp để nâng cao chất

lượng sản phẩm dịch vụ thẻ thanh toán quốc tế. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Giải

pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ thẻ thanh toán quốc tế tại tại Ngân hàng Thương

mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín tại Chi nhánh Bình Dương – Phòng giao dịch Dĩ

An” làm chuyên đề báo cáo thực tập cho mình.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.

Đánh giá chung hiệu quả dịch vụ thẻ thanh toán quốc tế và đưa ra giải pháp nâng

cao chất lượng dịch vụ thẻ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi

nhánh Bình Dương – Phòng giao dịch Dĩ An.

1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Chuyên đề nghiên cứu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, kết hợp phương

pháp thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu.

7

Page 8: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Kết hợp nghiên cứu lý thuyết và phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ để

đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và thanh toán thẻ tại Ngân

hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Bình Dương, Phòng giao dịch

Dĩ An.

1.4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thẻ quốc tế nói chung của các

ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua và trong thời gian tới 2020.

Sử dụng số liệu tổng hợp về hoạt động kinh doanh thẻ quốc tế của các ngân hàng

thương mại Việt Nam trong những năm gần đây để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến

thẻ quốc tế. Đánh giá tiềm năng phát triển thẻ quốc tế tại Việt Nam trong những năm tới.

Dựa trên cơ sở phân tích nghiên cứu để đề ra các giải pháp nhằm phát triển thẻ

quốc tế tại Việt Nam đến năm 2020.

1.5. KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ:

Chuyên đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ thẻ quốc tế tại tại Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín tại Chi nhánh Bình Dương – Phòng giao

dịch Dĩ An” gồm có 5 chương:

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

CHƯƠNG 3: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THẺ QUỐC TẾ.

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THẺ QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG –

PHÒNG GIAO DỊCH DĨ AN.

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH VỤ THẺ QUỐC TẾ TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN TẠI CHI NHÁNH

BÌNH DƯƠNG – PHÒNG GIAO DỊCH DĨ AN

1.6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA CHUYÊN ĐỀ.

- Có sự so sánh làm rõ nét nổi bật sản phẩm thẻ quốc tế của Ngân hàng Thương mại cổ

phần Sài Gòn Thương Tín với các ngân hàng khác.

- Đưa ra những giải pháp thực tiễn để phát triển sản phẩm thẻ quốc tế của Ngân hàng

Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

8

Page 9: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tuy vậy, thẻ quốc tếvẫn còn xa lạ với nhiều người, chưa trở thành phương tiện thanh toán

phổ biến trong xã hội. Số lượng người sử dụng thẻ có tăng nh ưng vẫn chưa tương xứng

với tiềm năng phát triển thẻ quốc tế tại thị trường Việt Nam.

Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân khách quan t ừ thị trường và

nguyên nhân ch ủ quan từ các ngân h àng phát hành th ẻ. Do đó, việc nghiên cứu định

hướng và đưa ra các giải pháp để phát triển thẻ quốc tế có ý nghĩa rất thiết thực đối

với các ngân hàng thương mại Việt Nam ở hiện tại và trong tương lai.

9

Page 10: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

CHƯƠNG 2:

GIỚI THIỆU VỀ

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank là ngân hàng

được thành lập đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 21/12/1991 trên cơ sở

chuyển thể và hợp nhất từ Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 03 hợp tác xã

tín dụng là Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia với các hoạt động chính là huy động vốn,

cấp tín dụng và thực hiện dịch vụ Ngân hàng.

Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn

của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu là 03 tỷ đồng, hoạt động chủ yếu tại vùng ven

thành phố Hồ Chí Minh.

Trải qua 22 năm xây dựng và hoạt động, đến nay Sacombank đã phát triển lớn

mạnh theo mô hình Ngân hàng bán lẻ với một mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước, và

mở rộng sang cả nước Đông Dương gồm 424 điểm giao dịch. Tính đến thời điểm

11/02/2014, với mức vốn điều lệ vào khoảng 12.425 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu xấp xỉ

16.893 tỷ đồng, Sacombank được đánh giá là một trong những Ngân hàng Thương mại Cổ

phần hàng đầu Việt Nam về vốn điều lệ, mạng lưới hoạt động cũng như về tốc độ tăng

trưởng trong hoạt động kinh doanh.

Sau 22 năm qua, Sacombank luôn kiên định với chiến lược phát triển của mình, tự

tin mở lối đi riêng và trở thành ngân hàng tiên phòng trong nhiều lĩnh vực.

2.2. TRIẾT LÝ KINH DOANH:

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm,

Sacombank hôm nay có thể tự hào khẳng định vị thế là một trong những Ngân hàng

Thương mại Cổ phần hàng đầu tại Việt Nam.

Giai đoạn 2011 – 2012, với định hướng “ Trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa

năng hàng đầu khu vực”, chú trọng vào yếu tố hiệu quả và bền vững với triết lý kinh

doanh rõ ràng:

- Sứ mệnh: Tối đa hóa giá trị cho Khách hàng, Nhà đầu tư và đội ngũ Nhân viên,

đồng thời thể hiện cao nhất trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng.

10

Page 11: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

- Tầm nhìn: Phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt

Nam và khu vực Đông Dương.

- Giá trị cốt lõi:

+ Tiên phong làm người mở đường và chấp nhận vượt qua thách thức để khám phá

những hướng đi mới.

+ Luôn luôn đổi mới, năng động và sáng tạo để biến những khó khăn, thách thức

thành cơ hội để phát triển.

+ Cam kết với mục tiêu chất lượng bằng sự chuyên nghiệp, tận tâm và uy tín cao

nhất đối với khách hàng và đối tác.

+ Trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội theo phương châm hoạt động: “Đồng hành

cùng phát triển”.

- Tạo dựng sự khác biệt với những Sản phẩm - Phương thức kinh doanh và Mô

hình quản lý mang tính đột phá và sáng tạo.

2.3. KHẨU HIỆU (SLOGAN)

Khẩu hiệu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín:

“SACOMBANK – ĐỒNG HÀNH CÙNG PHÁT TRIỂN”

Với khẩu hiệu trên, cùng với những chương trình ưu đãi hỗ trợ khách hàng, các

hoạt động xã hội, thương hiệu Sacombank ngày càng gần gũi và gắn bó hơn với các khách

hàng khi Sacombank đã cùng chung tay, giúp sức hỗ trợ các doanh nghiệp và cộng đồng

trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế.

11

Page 12: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

2.4. CƠ CẤU, SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu, tổ chức và bộ máy quản lý:

(Nguồn: Sacombank.com.vn)

12

Page 13: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

2.5. DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG TRONG 3 NĂM QUA

(2011 – 2013)

Bảng 2.1: Báo cáo hoạt động kinh doanh Sacombank 2011 – 2013.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tăng/Giảm

Tổng tài sản 140,137 151,282 160,170 5.88%

Vốn điều lệ 10,740 10,740 12,425 15.69%

Tổng doanh thu 19,816 18,173 18,035 -0.76%

Tổng chi phí 15,656 15,310 14,397 -5.96%

Tổng lợi nhuận trước thuế 2,771 1,368 2,960 116.37%

Thuế thu nhập doanh nghiệp 706 366 731 99.73%

Lợi nhuận sau thuế 2,066 1,002 2,229 122.46%

(Nguồn: Báo cáo tài chính Sacombank)

Trong năm 2012, tình hình thị trường còn nhiều khó khăn do những biến động

mạnh về lãi suất trong năm, nhưng hoạt động kinh doanh của Sacombank vẫn tiếp tục đạt

được những kết quả khá khả quan.

Tính đến ngày 31/12/2012, tổng tài sản Sacombank đạt 151,282 tỷ đồng, tăng

11,145 tỷ đồng, tương đương với tăng 7.95% so với đầu năm. Với việc duy trì quan điểm

kinh doanh an toàn – hiệu quả, tổng tài sản của Sacombank được điều hành tăng trưởng

một cách chặt chẽ, phù hợp với chính sách, định hướng của Ngân hàng nhà nước.

Biểu đồ 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Sacombank 2011 – 2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013130000

135000

140000

145000

150000

155000

160000

165000

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

14000

10740 10740 12425

20661002

2229

140137

151282

160170

Vốn điều lệ Lợi nhuân sau thuế Tổng tài sản

(Nguồn: Báo cáo tài chính Sacombank 2011 – 2013)13

Page 14: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Sang năm 2013, Sacombank đã thực hiện thành công việc tăng vốn điều lệ lên

12,425 tỷ đồng, tăng 1,685 tỷ đồng so với năm 2012, tương đương với 5.88%. Số tiền tăng

vốn trên đã được bổ sung vào nguồn vốn đầu tư kinh doanh sinh lời.

Bên cạnh đó, Sacombank đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế với

2,960 tỷ đồng, tăng 1,592 tỷ đồng, tương đương với 116,37%.

2.6. CÔNG NGHỆ NGÂN HÀNG

Ban lãnh đạo Sacombank đặc biệt coi trọng việc đầu tư vào công nghệ thông tin,

coi đây là yếu tố then chốt, hỗ trợ mọi hoạt động và phát triển kinh doanh. Do đó, ngay từ

ngày đầu thành lập, Sacombank đã sớm định hướng rõ việc đầu tư ứng dụng công nghệ

cao vào hoạt động ngân hàng, nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Ngày 14/4/2011, Sacombank trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai

thành công dự án Data Ware House (kho dữ liệu tập trung) vận hành trên hệ thống máy

chủ dữ liệu Oracle Exadata. Dự án đầu tư Data Ware House bao gồm phần cứng và phần

mềm tại Sacombank có tổng chi phí 3 triệu USD. Với những tính năng vượt trội về công

nghệ, Sacombank đã thực sự trở thành một trong những Ngân hàng có công nghệ hiện đại

nhất Việt Nam.

Trong năm 2012, Ngân hàng đã tiếp tục triển khai thành công nhiều dự án hiện

đại hóa công nghệ gồm: T24 phiên bản R11; Hệ thống khắc phục thảm họa DR; Giải pháp

Load Blancing trên thiết bị cứng để nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên máy chủ và

nâng cao tính sẵn sàng của hệ thống ứng dụng; thay thế hệ thống máy chủ ứng dụng T24

để đáp ứng yêu cầu giao dịch qua Internet Banking, liên kết đối tác, giao dịch thẻ; nâng

cấp website Sacombank. Ngoài ra, Ngân hàng đã triển khai thành công Hệ thống xếp hạng

tự động dành cho tất cả các hệ khách hàng trong và ngoài nước. Theo đó, 100% khách

hàng mới và trên 80% khách hàng cũ đã được xếp hạng và cập nhật liên tục trên hệ thống.

Bên cạnh đó, với sự tư vấn của Công ty Ernst &Young, Ngân hàng cũng đã xây dựng Hệ

thống tính toán tổn thất dự kiến hỗ trợ việc phán quyết và cấp phát tín dụng, giúp hạn chế

thấp nhất rủi ro. Đồng thời, các Chương trình CIC, Hệ thống Quản lý rủi ro hoạt động, Hệ

thống đánh giá môi trường cũng được triển khai thành công.

14

Page 15: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

2.7. TÌNH HÌNH NHÂN SỰ

Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của Hội đồng quản trị và Ban điều hành là những người

có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực quản trị tài chính – ngân hàng, có sự kết hợp hài

hòa giữa yếu tố kinh nghiệm kinh doanh với kỹ năng quản lý ngân hàng theo các chuẩn

mực quốc tế.

Đội ngũ nhân sự trẻ, được đào tạo bài bản, giàu nhiệt huyết và gắn bó với sự phát

triển của Sacombank, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn tốt, có thái độ phục vụ khách

hàng tận tâm, nhiệt tình, chuyên nghiệp.

Số lượng cán bộ nhân viên chính thức của ngân hàng là 10.376 người, tăng 8,12%

so năm 2012.

Trong đó số lượng cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học là 5.832

người chiếm gần 56,2% tổng số nhân viên. Mức lương bình quân theo đầu người

năm 2013 là 9,5 triệu đồng/người/tháng.

Song song đó, công tác đào tạo đã triển khai thường xuyên với khóa học

được tổ chức với khoảng 33.000 lượt cán bộ nhân viên tham gia; xây dựng được đội

ngũ giảng viên nội bộ. Ngoài ra, trong năm Trung tâm đào tạo đã phối hợp Công ty

Hypertek xây dựng cơ sở dữ liệu giảng viên, giáo trình điện tử các khóa nghiệp vụ, triển

khai E-learning nhằm hỗ trợ cho công tác đào tạo từ xa của các đơn vị.

15

Page 16: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

2.8. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

Bảng 2.2: Tình hình tài chính của Sacombank 2011 – 2013

Đơn vị tính:: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Tăng/Giảm

1. Quy mô vốn

- Vốn điều lệ 10,740 10,740 12,425 15.70%

- Tổng tài sản 140,137 151,282 160,170 5.90%

- Tỷ lệ an toàn vốn 11.66% 9.53% 10.22% 7.24%

2. Kết quả hoạt động kinh

doanh

- Nguồn vốn huy động 111,513 123,753 140,770 13.75%

- Dư nợ cho vay 79,430.50 98,728 110,297 12.23%

- Nợ quá hạn 677.5 2,361 2,327 -1.44%

- Nợ xấu 442 1,951 1,509 -22.66%

+ Tỷ lệ LNST/ Vốn CSH 14.60% 7.15% 14.30% 100%

+ Tỷ lệ LNST/ Tổng tài sản 1.44% 0.68% 1.38% 102.90%

- Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư

nợ0.56% 2.39% 2.16% -9.70%

- Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 0.52% 1.97% 1.44% -27%

(Nguồn: Bản cáo bạch của Sacombank 2013 và Báo cáo tài chính 2013)

Đến cuối năm 2012, vốn điều lệ của Ngân hàng đạt 10,740 tỷ đồng, không có sự

thay đổi so với năm 2011. Trong năm 2013, theo phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn

điều lệ đã được Đại hội cổ đông Sacombank thông qua tại Nghị quyết số 01/2012/NQ-

ĐHĐCĐ ngày 26/05/2012, vốn điều lệ của Sacombank chạm mức 12,425 tỷ đồng, tăng

1,685 tỷ đồng, tương ứng 15.7% so với đầu năm. Vốn điều lệ tăng từ việc phát hành

13.2% cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và 2.5% cổ phiếu cho cán bộ chủ chốt của ngân

hàng.

Tổng tài sản tính đến cuối năm 2012 đạt 151.282 tỷ đồng tăng 11.145 tỷ đồng,

tương ứng tăng 7.95% so với năm 2011. Tính đến ngày 31/12/2013, tổng tài sản của

Sacombank đạt 160,170 tỷ đồng, tăng 8,888 tỷ đồng, tương đương tăng 5.90% so với đầu

năm.

16

Page 17: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Các hệ số ROE và ROA năm 2012 lần lượt là 14.3% và 1.38%.

Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2013 là 2.16% đã giảm so với năm 2012. Đây là dấu hiệu rất

khả quan với Sacombank khi tình hình kinh tế hiện nay khó khăn và nợ xấu tại các ngân

hàng lớn đang trong tình trạng mất kiểm soát.

Tình hình kinh tế vĩ mô củaViệt Nam năm 2013 được duy trì ổn định, chỉ số lạm

phát kiểm soát ở mức thấp (6,04%), vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng khá cao (vốn

đăng ký đạt 22 tỷ USD, tăng 56% và vốn giải ngân khoảng 11 tỷ USD, tăng 5,5% so với

năm 2012), chính sách quản lý nhà nước từng bước đư c hoàn thiện. Tuy nhiên, nền kinh

tế vẫn còn nhiều khó khăn khi tổng cầu tiếp tục xu thế suy giảm; tồn kho, nợ xấu tăng

cao gây trì trệ sản xuất kinh doanh. Tăng trưởng GDP có sự cải thiện so với năm trước

(tăng 5,42%) nhưng bội chi ngân sách tăng cao ở mức 5,3%; cơ cấu kinh tế vẫn còn mất

cân đối. Chính những biến động trong năm qua đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh

doanh của Sacombank. Nhờ có định hướng đúng đắn, phù hợp với triển khai ngay từ đầu

năm, với nền tảng vững chắc vốn có, Sacombank đã tận dụng được lợi thế tốt và cơ hội thị

trường và đạt được những thành quả đáng quý và rất đáng được khích lệ.

2.9. THỊ PHẦN VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH

Sacombank được đánh giá là một trong những ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực bán

lẻ và là một trong sáu ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Thị phần về huy động và

cho vay của Sacombank lần lượt đạt 3,58% và 3,15% đứng thứ 4 trong các ngân hàng

niêm yết vào cuối năm 2012.

Trong nhiều năm liền (từ 2006 – nay), với những đóng góp tích cực cho thị

trường tài chính Việt Nam, Sacombank đã được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và

các tổ chức quốc tế (Asian Banking and Finance, Euromoney, Global Finance, The

Asian Banker, HSBC, SMEDF…) ghi nhận và trao tặng các giải thưởng: “Ngân

hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam”, “Ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại hối tốt

nhất Việt Nam”, “Ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại hối tốt nhất Việt Nam”,

“Ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ”… Đặc biệt

trong năm 2013, Sacombank rất vinh dự được nhận danh hiệu “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất

Việt Nam năm 2013” do tạp chí The Asset và International Finance Magazine bình chọn

là minh chứng cho uy tín và khả năng cạnh tranh vượt trội của Sacombank, đặc biệt là

Dịch vụ Ngân hàng cao cấp – Sacombank Imperial.

17

Page 18: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Tuy nhiên, trong hai năm gần đây và dự báo sắp tới, thị trường ngân hàng Việt

Nam sẽ chịu sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ từ khu vực các Ngân hàng nước

ngoài. Điều này đòi hỏi Sacombank nói riêng và các ngân hàng trong nước nói

chung phải nâng cao năng lực, công nghệ và mở rộng nguồn vốn để giữ vững vị

thế cạnh tranh của mình. Đây là thách thức lớn, nhưng cũng là cơ hội để Sacombank

không ngừng tự hoàn thiện mình và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

2.10. GIỚI THIỆU VỀ SACOMBANK CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG - PHÒNG

GIAO DỊCH DĨ AN.

2.10.1. Về Sacombank Chi nhánh Bình Dương:

Là Chi nhánh cấp 1, nên chi nhánh Bình Dương có khá đầy đủ sản phẩm dịch vụ

mà Sacombank cung cấp, thu hút được nhiều đối tượng khách hàng. Sau hơn 10 năm hoạt

động Sacombank - chi nhánh Bình Dương đã tạo được chỗ đứng vững chắc trong lòng

khách hàng, tỷ trọng dịch vụ trong doanh thu ngày càng cao, luôn vựơt chỉ tiêu kết quả

kinh doanh đề ra. Đội ngũ cán bộ, nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo, nhiệt tình, đã có

được sự tín nhiệm cao từ khách hàng. Những điều trên đã góp phần đưa thương hiệu

Sacombank ngày càng phát triển và trở nên quen thuộc hơn tại Bình Dương.

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức tại Sacombank chi nhánh Bình Dương.

18

Page 19: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

PHÓ GĐ CHI NHÁNH

PHÒNGDOANH NGHIỆP

PHÒNGCÁ NHÂN

PHÒNGHỖ TRỢ

PHÒNG KT-HC

BỘ PHẬNTIẾP THỊ CN

BỘ PHẬNTIẾP THỊ DN

BỘ PHẬN TT QUỐC TẾ

BỘ PHẬN QLTÍN DỤNG

(Nguồn: Phòng hành chánh Sacombank – Chi nhánh Bình Dương)

HỆ THỐNGCÁC Phòng

giao dịch

PHÓ GĐ CHI NHÁNH

PHÓ GĐ CHI NHÁNH

BỘ PHẬN KẾ TOÁN

BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Sacombank chi nhánh Bình Dương bao gồm 04

phòng nghiệp vụ tại trụ sở chi nhánh và 10 phòng giao dịch trực thuộc.

04 phòng nghiệp vụ bao gồm :

- Phòng Doanh Nghiệp.

- Phòng Cá Nhân.

- Phòng Hỗ Trợ Kinh Doanh

- Phòng Kế Toán – Hành Chính.

10 phòng giao dịch (Phòng giao dịch) trực thuộc gồm :

- Phòng giao dịch Thủ Dầu Một (21A Cách Mạng Tháng Tám, P. Phú Cường, TX.

Thủ Dầu Một, Bình Dương).

- Phòng giao dịch Tân Phước Khánh (34 ĐT 746, TT. Tân Phước Khánh, H. Tân

Uyên, Bình Dương).

19

Page 20: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

- Phòng giao dịch Dĩ An (9/22 Trần Hưng Đạo, Kp Bình Minh 2, TT. Dĩ An, H. Dĩ

An, Bình Dương).

- Phòng giao dịch Lái Thiêu (C186A Tổ 18, Kp Bình Đức, Lái Thiêu, Thuận An,

Bình Dương).

- Phòng giao dịch Quốc Lộ 1K (1B ấp Nội Hóa 2, xã Bình An, TT. Dĩ An, H. Dĩ An,

Bình Dương).

- Phòng giao dịch Tân Uyên (Lô F4-F5 Khu dân cư thương mại Uyên Hưng, H. Tân

Uyên, Bình Dương).

- Phòng giao dịch Phú Giáo (Khu phố 2, TT. Phước Vĩnh, H. Phú Giáo, Bình

Dương).

- Phòng giao dịch Bến Cát (160 Tổ 6, Ấp Cây Sắn, Lai Uyên, Bến Cát, Bình Dương).

- Phòng giao dịch Mỹ Phước (KP1 Đại lộ Bình Dương, TT. Mỹ Phước, H. Bến Cát,

Bình Dương).

- Phòng giao dịch Dầu Tiếng (6/8 Khu phố 2, TT. Dầu Tiếng, H. Dầu Tiếng, Bình

Dương).

Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống các Phòng giao dịch trực thuộc Sacombank – Chi nhánh

Bình Dương.

20

Page 21: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

(Nguồn: Phòng hành chánh Sacombank – Chi nhánh Bình Dương.)

2.10.2. Về Sacombank – Phòng giao dịch Dĩ An

2.10.2.1. Lịch sử hình thành:

Trong những năm đầu thế kỷ 21, với sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế nói

chung cùng với sự biến động không ngừng của thị trường tài chính, các ngân hàng ngày

càng lớn mạnh, mở rộng quy mô và tổ chức là điều cần thiết. Vì thế, Sacombank – Phòng

giao dịch Dĩ An chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 19/07/2005 trên

cơ sở thành lập phòng giao dịch mới với tên giao dịch là: Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bình Dương – Phòng giao dịch Dĩ An.

Văn phòng Phòng giao dịch Dĩ An tọa lạc tại: 9A/22 Đường Trần Hưng Đạo, khu

phố Bình Minh 1, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Điện thoại: (0650)3 734 840

Fax: (0650)3 734 841

Đường Trần Hưng Đạo là con đường trung tâm của thị xã Dĩ An, và nằm cạnh Chợ

Dĩ An, đây là vị trí thuận lợi cho sự phát triển hoạt động kinh doanh của Sacombank.

2.10.2.2 Tình hình nhân sự

Bảng 2.3. Tình hình nhân sự của Phòng giao dịch Dĩ An 2011 – 2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

21

Phòng giao dịch Thủ

Phòng giao dịch Tân Phước

Phòng giao dịch Dĩ An

Phòng giao dịch Lái Thiêu

Phòng giao dịch Quốc Lộ

Phòng giao dịch Dầu Tiếng

Phòng giao dịch Phú Giáo

Phòng giao dịch Bến Cát

Phòng giao dịch Mỹ Phước

Phòng giao dịch Tân Uyên

NGÂN HÀNGSACOMBANK

CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG.

Page 22: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Tổng số 19 20 22

1. Phân theo cấp bậc      

Cán bộ quản lý 2 2 3

Công nhân viên 17 18 19

2. Phân theo trình độ      

Trên đại học 1 1 1

Đại học 8 10 11

Cao đẳng trở xuống 10 9 10

3. Phân theo độ tuổi      

Dưới 30 tuổi 13 10 11

Từ 31 - 40 tuổi 9 10 8

(Nguồn: Phòng hành chánh Sacombank – Chi nhánh Bình Dương)

2.10.2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức Sacombank Phòng giao dịch Dĩ An

(Nguồn: Phòng hành chánh Sacombank Chi nhánh Bình Dương)

22

Trưởng Phòng giao

dịch

Phó phòng nội nghiệp

Bộ phận xử lý giao dịch Thủ quỹ

Phó phòng kinh doanh

Chuyên viên khách

hàngGiao dịch

viênChuyên

viên tư vấn

Page 23: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trải qua 22 năm, Sacombank luôn kiên định với chiến lược phát triển của mình, tự tin mở

ra những lối đi riêng và trở thành ngân hàng tiên phong trong nhiều lĩnh vực. Được IFM

đánh giá là “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2013” đã khẳng định uy tín, sức

cạnh tranh nổi bật của Sacombank và chiến lược hoạt động ngân hàng bán lẻ xuyên suốt

của Sacombank qua các thời kỳ và Sacombank luôn bám sát chiến lược của một Ngân

hàng bán lẻ đa năng, hiện đại hàng đầu Việt Nam và vươn tầm khu vực.

23

Page 24: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

CHƯƠNG 3:

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THẺ QUỐC TẾ.

3.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẺ THANH TOÁN

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ Ngân hàng

- Năm 1914, một công ty điện báo hàng đầu của Mỹ là Western Union trong nỗ

lựccải thiện chất lượng dịch vụ đã cấp cho những khách hàng thân thuộc những tấm thẻ

bằng kim loại để thực hiện những giao dịch trên thị trường mà người ta tin rằng đólà

những tấm thẻ thanh toán đầu tiên.

- Năm 1924 công ty General Petroleum ở California đã phát hành những tấm thẻ

xăng dầu cho công nhân và những khách hàng chọn lọc của mình.

-Cuối năm 1930, công ty AT&T giới thiệu thẻ Bell Credit Card một công cụ thuận

tiện được thiết kế để tạo dựng lòng trung thành của khách hàng được gọi là “Thẻ trung

thực”

- Năm 1949 Frank McNamara, một chủ doanh nghiệp người Mỹ đã phát minh ra

thẻ thanh toán mang tên Dinner’s Club

- Đến 1955, thị trường thẻ thế giới chứng kiến sự ra đời của hàng lọat thẻ mới như:

Trip Charge, Golden Key, Gourmet Club…Đ ến năm 1958, công ty Americant

Express Corporation phát hành thẻ tín dụng American Express ở Mỹ và nước ngoài. Công

ty này nhanh chóng đứng đầu trong lĩnh vực thẻ ngân hàng phục vụ cho giải trí và du lịch.

Sau đó, chuỗi hệ thống khách sạn Hilton cũng tung ra thị truờng sảnphẩm thẻ Carte

Blanche dành riêng cho khách sạn của họ. Hai loại thẻ này đã thống lĩnh thị trường thẻ thế

giới.

- Năm 1960, một ngân hàng ở Mỹ là Bank of America phát hành thẻ Bank

Americard hình thức thẻ tín dụng tuần hoàn đầu tiên và cũng chính là tiền thân củathẻ

VISA sau này.

- Vào năm 1966, 14 ngân hàng ở Mỹ đã quyết định thành lập Hiệp Hội thẻ liên

ngân hàng, gọi là InterBank Card Association – ICA. Tổ chức này có khả năng trao đổi

thông tin về giao dịch thẻ tín dụng.

- Đến năm 1967, 4 ngân hàng ở California đã đổi tên Hiệp hội thẻ ngân hàng

California (California BankCard Association) thành hiệp hội thẻ ngân hàng các bang

phía Tây -Western State BankCard Association (WSBA) và kết nạp thêm 4 tổ chức tài 24

Page 25: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

chính ở phía Tây làm thành viên và thẻ của Hiệp hội được biết đến với tên gọi là

MasterCharge, đây chính là tiền thân của tổ chức MasterCard sau này

- Năm 1961, ngân hàng Sanwa ở Nhật đã cho ra đời thẻ JCB (Japan Credit Bureau)

và đã nhanh chóng phát triển trên thế giới vào năm 1981.

- Vào giữa năm 70, nền công nghiệp thẻ ngày càng phát triển, mở rộng phạm vi

phát hành và thanh toán thẻ ra toàn thế giới vì vậy thương hiệu “America” không cònthích

hợp nữa, do đó Bank AmeriCard đã đổi tên thành Visa International vào năm 1977 và Tổ

chức Visa quốc tế ra đời từ đây

- Năm 1979, MasterCharge cũng đổi tên thành MasterCard và trở thành đối thủ

cạnh tranh chủ yếu của Visa. MasterCard là tổ chức thẻ quốc tế lớn thứ hai sau

Visa.

Ngày nay, hai loại thẻ ngân hàng Visa và MasterCard được sử dụng phổ biến nhất

trên thế giới và chiếm lĩnh hoàn toàn thị truờng thẻ thế giới cả về số lượng thẻ phát hành

lẫn doanh số thanh toán thẻ

3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam:

Ngày nay, ở các nước phát triển, hầu như người dân không dùng tiền mặt trong

giao dịch mua bán thường ngày. Ở Việt Nam, việc sử dụng quá nhiều tiền mặt trong giao

dịch mua bán vẫn rất phổ biến. Hiện tượng này làm tốn nhiều thời gian và thu hút khá

nhiều lao động. Thực trạng giao dịch quá lớn bằng tiền mặt dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu

cực như: bị cướp khi vận chuyển, bị lừa đảo huy động vốn, tiền giả trong lưu thông, nhà

nước thất thu thuế,… Thẻ thanh toán ra đời và du nhập vào Việt Nam đã giải quyết cơ bản

những bất cập nêu trên.

Năm 1990 hợp đồng làm đại lý chi trả thẻ Visa giữa ngân hàng Pháp BFCE và

Vietcombank đã mở đầu cho sự du nhập của thẻ thanh toán vào Việt Nam. Sự liên kết này

chủ yếu là nhằm phục vụ cho lượng khách du lịch quốc tế đang đến Việt Nam ngày càng

nhiều. Sau Vietcombank, Sacombank cũng liên kết với trung tâm thanh toán thẻ Visa để

làm đại lý thanh toán. Có lẽ chính sách mở cửa thông thoáng đã đem lại cho Việt Nam

một bộ mặt kinh tế – xã hội nhiều triển vọng. Các dự án đầu tư nước ngoài tăng từ số

lượng đến quy mô, các định chế tài chính lớn đã chú ý đến Việt Nam và đi theo những tập

đoàn này là các dịch vụ song hành trong đó thẻ thanh toán là không thể thiếu được.

25

Page 26: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Năm 1995 cùng với Vietcombank thành phố Hồ Chí Minh, ACB và First-Vina-

Bank (Ngân hàng liên doanh) và Eximbank được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam cho phép chính thức gia nhập tổ chức thẻ quốc tế Mastercard.

Năm 1996, Vietcombank thương chính thức là thành viên của tổ chức Visa

International. Tiếp sau đó là ACB, Vietinbank cũng lần lượt là thành viên chính thức của

tổ chức Visa Card, trong đó Vietcombank và ACB thực hiện thanh toán trực tiếp với tổ

chức này. Cũng trong năm này Vietcombank phát hành thí điểm thẻ ngân hàng đầu tiên,

đồng thời Hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam cũng được thành lập với bốn thành

viên sáng lập gồm Vietcombank, ACB, Eximbank và First – Vinabank. Hành lang pháp lý

cho hoạt động thẻ lúc ấy chỉ là quyết định số 74 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký

ban hành ngày10/4/1993, qui định “Thể lệ tạm thời về phát hành và sử dụng thẻ thanh

toán”. Việc ứng dụng thẻ ở Việt Nam vào thời điểm đó còn bị giới hạn rất nhiều về cơ sở

pháp lý, điều kiện kinh tế, hạ tầng kỹ thuật… Trên cơ sở thỏa thuận của Ngân hàng Nhà

Nước, ngân hàng thương mại thí điểm phát hành thẻ tự xây dựng qui chế, hợp đồng phát

hành và sử dụng thẻ, tức tính pháp lý chỉ dừng ở mức điều chỉnh “nội bộ” giữa ngân hàng

phát hành và chủ thẻ.

Thị trường thẻ năm 2006, 2007 trở lên sôi động vì Việt Nam đã bước vào sân chơi

rộng là WTO, thị trường tài chính Việt Nam càng cạnh tranh quyết liệt hơn khi có thêm

nhiều ngân hàng nước ngoài đầu tư vào đây và dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ thanh toán là một

loại “vũ khí” đắc lực để ngân hàng thâm nhập thị trường. Hàng loạt sản phẩm thẻ thanh

toán ra đời, mở ra một cuộc “so tài” phát hành thẻ giữa các ngân hàng trong nước. Đầu

tiên là Techcombank, ngân hàng này đã tung ra hàng loạt thẻ thanh toán, nổi trội là thẻ

Fastaccess. Tiếp theo đó, Sacombank đã kết hợp cùng tổ chức Visa ra mắt thẻ thanh toán

Quốc tế Sacom Visa Debit. Đây là phương tiện thanh toán năng động nhắm vào giới

doanh nhân: chủ tài khoản có thể dùng thẻ để thanh toán trong và ngoài nước.

Các số liệu thống kê cho thấy thanh toán qua thẻ đang ngày càng gia tăng thể hiện

qua số lượng thẻ phát hành, giá trị giao dịch qua thẻ và cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động

thanh toán thẻ đều tăng mạnh.

Nếu quí 3-2012 chỉ có 4,95 triệu giao dịch được thực hiện thông qua các loại thẻ

với tổng giá trị 17.730 tỉ đồng, thì hai con số này đã có mức tăng trưởng là 33% và 57%

trong quí 3-2013, đạt 6,57 triệu giao dịch với tổng giá trị là 27.890 tỉ đồng.

26

Page 27: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Số lượng thẻ phát hành của các ngân hàng trong nước kể cả thẻ thanh toán nội địa

và quốc tế đều tăng. Đến cuối quý 3/2013, tổng số thẻ thanh toán nội địa (thẻ ATM) đã

được phát hành trên cả nước là 57,23 triệu thẻ và số thẻ thanh toán quốc tế (thẻ tín dụng

và ghi nợ quốc tế) được phát hành tại Việt Nam là 5,7 triệu thẻ;

Về cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán thẻ: đến quý III/2013, cả nước có 14.584 máy

ATM và 119.158 thiết bị chấp nhận thẻ; tăng 664 ATM và 29.201 POS so với cùng kỳ

năm trước.

Giá trị trung bình cho một giao dịch thông qua thiết bị chấp nhận thẻ cũng tăng dần

trong ba quí đầu năm. Cụ thể, giá trị giao dịch trung bình/một giao dịch là 4,79 triệu đồng

trong quí 1, quí 2 là 5,24 triệu đồng, và 5,85 triệu đồng trong quí 3.

Tuy nhiên, xét trên tổng thể, tổng giá trị giao dịch qua thiết bị chấp nhận thẻ của

người dân trên cả nước là 36.134 tỉ đồng trong quí 3, thấp hơn nhiều so với tổng giao dịch

246.000 tỉ đồng qua máy ATM trong cùng thời điểm.

3.2. KHÁI NIỆM THẺ QUỐC TẾ:

Thẻ quốc tế là công cụ thanh toán do ngân hàng hoặc công ty phát hành thẻ (đã

được các tổ chức thẻ quốc thẻ công nhận) cấp cho khách hàng sử dụng trên phạm vi toàn

thế giới theo hợp đồng ký kết giữa ngân hàng hoặc công ty phát hành thẻ với chủ thẻ.

- Thẻ quốc tế là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà chủ thẻ có thể sử

dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thanh

toán thẻ (ĐVCNT), các đại lý của ngân hàng hoặc máy giao dịch tự động (ATM) trên

toàn thế giới.

- Thẻ quốc tế là một phương tiện ghi sổ những số tiền thanh toán thông qua thiết bị

đọc thẻ phối hợp với hệ thống nối mạng vi tính để kết nối trung tâm phát hành thẻ với các

điểm thanh toán, nó cho phép thực hiện cuộc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và khá an

toàn cho các đối tượng tham gia thanh toán.

Ngày nay, tại các nước phát triển có trên 80% các giao dịch thanh toán đều sử dụng

các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Thẻ quốc tế là một trong những phương

tiện thanh toán không dùng tiền mặt an toàn, văn minh, hiện đại, nhanh chóng và đang

được lưu hành rộng rãi trên toàn cầu – Thẻ quốc tế (international card): là loại thẻ được

chấp nhận trên toàn cầu, sử dụng các ngoại tệ mạnh để thanh toán. Nó được khách du lịch

ưa chuộng vì an toàn, tiện lợi, quy trình hoạt động phức tạp hơn, việc kiểm soát tín dụng

và các yêu cầu thủ tục thanh toán rắc rối hơn. Nó được hỗ trợ và quản lý trên toàn cầu bởi 27

Page 28: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

những tổ chức tài chính lớn như Master Card, Visa… hoặc những công ty điều hành như

American Express, Dinners Club… hoạt động trong một hệ thống thống nhất, đồng bộ.

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng thường áp dụng song song hai hệ thống thẻ tín

dụng trong nước bằng đồng bản tệ và sử dụng ở nước ngoài bằng đồng đô-la Mỹ dưới

những thương hiệu nổi tiếng như: Visa, JCB, Master… Do vậy, dù trong nước hay nước

ngoài các loại thẻ ngày càng mang đến tiện ích cho khách hàng và là nguồn lợi nhuận

quan trọng của ngân hàng.

3.3. HÌNH THỨC THẺ THANH TOÁN QUỐC TẾ

Hầu hết các thẻ ngân hàng hiện nay đều làm bằng nhựa cứng, có hình chữ nhật

chung một kích cỡ 84mm x 54mm x 0.76mm có góc tròn gồm 2 mặt với các nội dung sau:

- Tên, biểu tượng của thẻ và huy hiệu của tổ chức phát hành thẻ.

- Số thẻ (Card number)

- Ngày hiệu lực của thẻ (Expiry date)

- Họ và tên chủ thẻ (Cardholder)

- Dãy băng từ (Magnetic Stripe) chứa các thông tin đã được mã hóa theo một hệ

thống nhất như: số thẻ, ngày hết hạn, các yếu tốt kiểm tra an toàn khác.

- Băng giấy ghi chữ ký.

- Ngoài ra còn có thể các thông tin khác để tăng tính an toàn của thẻ như: Số mật

mã đợt phát hành, ký hiệu riêng của từng tổ chức, hình của chủ thẻ…

3.4. PHÂN LOẠI THẺ THANH TOÁN QUỐC TẾ

Hiện nay trên thị trường thế giới cũng như Việt Nam, có rất nhiều loại thẻ khác

nhau với những đặc điểm cũng như công dụng rất đa dạng và phong phú, có thể phân loại

thẻ theo một số tiêu chí sau.

3.4.1. Theo công nghệ:

Có 2 loại thẻ sau:+ Thẻ băng từ (Magnetic Stripe):

Là loại thẻ sản xuất dựa trên kỹ thuật từ tính với một băng từ chứa ba rãnh thông tin

ở mặt sau của thẻ, theo đó các dữ liệu, thông tin liên quan đến khách hàng sẽ được lưu vào

trong dải băng từ này. Những thông tin này không được mã hóa tự động nên người ta có

thể đọc được thông tin này một cách dễ dàng thông qua một thiết bị đọc thẻ khác ngoài

những POS do ngân h àng cài đặt. Hơn nữa, khu vực chứa thông tin của thẻ rất hẹp nên

28

Page 29: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

không thể áp dụng được các kỹ thuật mã hóa đảm bảo an toàn. Do đó, ngày nay các ngân

hàng trên thế giới đang chuyển dần sang phát hành thẻ EMV thay cho thẻ từ.

+ Thẻ thông minh (EMV) hay còn gọi là Smartcard:

Đây là loại thẻ hiện đại nhất trên thế giới hiện nay, được áp dụng kỹ thuật bằng

thao tác gắn vào thẻ một bộ nhớ điện tử có khả năng lưu trữ vào xử lý thông tin liên quan

đến khách hàng, có cấu trúc giống như một máy vi tính hoàn hảo. Thẻ thông minh có

nhiều nhóm với dung l ượng nhớ của “Chip” điện tử khác nhau. Thẻ Chip có ưu điểm hơn

so với thẻ từ là hạn chế được việc sử dụng thẻ giả mạo và gian lận. Tuy nhiên,chi phí đầu

tư phát triển hệ thống thẻ thông minh cao hơn rất nhiều so với thẻ từ.

3.4.2. Xét về tính chất thanh toán thẻ:

- Thẻ ghi nợ - Debit card.

Thẻ ghi nợ là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gởi. Khi

mua hàng hóa, dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài

khoản của chủ thẻ thông qua thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn… đồng thời

chuyển ngân ngay vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn đó. Thẻ ghi nợ còn được sử

dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động.

Thông thường, thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư

hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ. Chủ thẻ chỉ chi tiêu trong phạm vi số tiền mình có

trong tài khoản. Thẻ ghi nợ thường được cấp cho khách hàng có số dư tài khoản tiền gởi.

Tuy nhiên, tùy theo thỏa thuận giữa chủ thẻ và ngân hàng phát hành, nếu số dư trên tài

khoản của chủ thẻ không đủ thanh toán, ngân hàng sẽ cấp cho chủ thẻ một mức thấu chi.

Lúc này, thẻ ghi nợ đã giúp cho cá nhân, doanh nghiệp được cấp một khoản tín dụng ngắn

hạn mà không cần làm nhiều thủ tục.

Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:

+ Thẻ ghi nợ on-line: giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào

tài khoản của chủ thẻ.

+ Thẻ ghi nợ off-line: giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ vào tài khoản

của chủ thẻ sau đó vài ngày.

- Thẻ rút tiền mặt (cash card): loại thẻ được dùng để rút tiền mặt tại các máy rút

tiền tự động (ATM) hoặc ở ngân hàng. Chức năng chuyên biệt của thẻ chỉ dùng để rút

tiền, chủ thẻ phải ký quỹ tiền gởi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng

thấu chi mới sử dụng được. Số tiền rút ra mỗi lần sẽ được trừ dần vào số tiền ký quỹ.29

Page 30: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Có hai loại thẻ rút tiền mặt:

+ Loại 1: chỉ dùng để rút tiền tại các máy rút tiền

tự động của ngân hàng phát hành.

+ Loại 2: được sử dụng để rút tiền không chỉ ở ngân hàng phát hành mà còn được

sử dụng để rút tiền ở các ngân hàng cùng tham gia tổ chức thanh toán với ngân hàng phát

hành thẻ.

- Thẻ ghi có - Credit card.

Thẻ ghi có là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất. Sử dụng thẻ này, người chủ thẻ

được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hóa, dịch vụ

tại những cơ sở kinh doanh, cửa hàng, khách sạn, sân bay,…

Thẻ tín dụng được xem như thẻ thanh toán vì chúng thường được phát hành bởi các

ngân hàng, nơi quy định một hạn mức tín dụng nhất định cho từng chủ thẻ hay nói cách

khác chủ thẻ chỉ được chi tiêu trong hạn mức đã cho. Nếu chủ thẻ trả hết tiền nợ vào cuối

tháng cho ngân hàng thì họ không phải trả lãi cho số tiền đã sử dụng trong tháng. Còn nếu

chủ thẻ không thanh toán hết được nợ thì sẽ phải trả lãi trên số tiền còn nợ theo một mức

lãi suất định trước. Lãi suất này được xác định tùy theo từng ngân hàng phát hành thẻ.

3.5. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ CƠ BẢN TẠO ĐIỀU KIỆN CHO DỊCH VỤ THẺ

QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG – PHÒNG GIAO DỊCH DĨ AN.

3.5.1. Quy chế của Ngân hàng Nhà nước về phát hành và sử dụng thẻ quốc tế.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phổ biến thẻ trong cuộc sống, ngay sau

khi các Ngân hàng Việt Nam đầu tiên cung ứng dịch vụ thẻ, Ngân hàng Nhà nước đã

nghiên cứ và ban hành một số quy định làm khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho sự

ra đời và phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam. Năm 1999, Ngân hàng Nhà nước đã ban

hành “Quy chế phát hành và sử dụng thanh toán thẻ Ngân hàng”, kèm theo là quyết định

371/1999/QĐ – NHNN vào ngày 19/10/1999. Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã cập nhập

mới bằng Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử

dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà

nước ban hành. Quy chế này điều chỉnh các hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán

thẻ Ngân hàng tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

30

Page 31: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Quy chế này đã làm rõ và ấn định các từ ngữ, khái niệm trong hoạt đọng phát hành,

sử dụng và thanh toán thẻ như Thẻ ngân hàng, thẻ nội địa, thẻ, quốc tế, chủ thẻ, chủ thẻ

chính, chủ thẻ phụ… Quy chế này còn quy định chung về loại thẻ, chủ thẻ và các yếu tố

trên thẻ, quy định cho vay đối với chủ thẻ tín dụng, đồng tiền thanh toán trên thẻ…

Theo đó các ngân hàng có đủ điều kiện sẽ được phép phát hành thẻ và bán cho

khách hàng sử dụng. Khách hàng được Ngân hàng phát hành thẻ dựa trên cơ sở họ có ký

quỹ hoặc tín chấp. Khi mua hàng hóa, khách hàng sẽ được đơn vị chấp nhận thẻ thanh

toán và cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho họ. Ngân hàng phát hành ký hợp đồng với đơn vị

chấp nhận thẻ và hai bên tự thanh toán với nhau khi đơn vị chấp nhận thẻ gửi sao kê

thường kỳ đến Ngân hàng. Tất cả các bên tham gia trong quá trình phát hành, thanh toán

và sử dụng thẻ trong khuôn khổ, quyền và nghĩa vụ của mình được quy định cụ thể trong

quy chế, bên nào vi phạm sẽ bị xử theo luật định

3.5.2. Quy định của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Việt Nam.

Hoạt động kinh doanh thẻ của Sacombank cũng như các chi nhánh được thực hiện

theo quyết định số 4733/2012/QĐ – TTT về chính sách thẻ thanh toán và quyết định số

73/2003/QĐ – HĐQT về chính sách thẻ tín dụng ban hành kèm theo các hướng dẫn quy

trình nghiệp vụ và xử lý thẻ.

3.6. QUY TRÌNH LÀM THẺ THANH TOÁN QUỐC TẾ

3.6.1. Điều kiện phát hành thẻ thanh toán quốc tế:

3.6.1.1 Thẻ ghi nợ:

- Thẻ chính: Cá nhân từ 18 tuổi trở lên

- Thẻ phụ: Cá nhân từ 15 tuổi trở lên

Hồ sơ đăng ký gồm có:

- Giấy đăng ký dịch vụ Sacombank

- Bản sao CMND/Hộ chiếu (không cần công chứng

3.6.1.2. Thẻ ghi có:

- Thẻ chính: Cá nhân từ 18 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú/tạm trú trên địa bàn

hoạt động của Sacombank

Thẻ phụ: Cá nhân từ 18 tuổi trở lên (trường hợp từ 15 - dưới 18 tuổi phải được

người đại diện theo pháp luật của người đó chấp thuận về việc sử dụng thẻ)

- Nếu chủ thẻ là cán bộ công nhân viên có:

31

Page 32: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

+ Thâm niên công tác: liên tục từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị (không bao gồm

thời gian thử việc)

+ Thu nhập ổn định: Tùy loại thẻ mà quy định về mức thu nhập của chủ thẻ khác

nhau.

- Nếu chủ thẻ là Chủ doanh nghiệp/Chủ hộ kinh doanh cá thể:

+ Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ít nhất 02 năm

+ Thu nhập ổn định: Tùy từng loại thẻ mà quy định về mức thu nhập của chủ thẻ

khác nhau.

Hồ sơ đăng ký gồm có:

- Giấy đề nghị cấp thẻ tín dụng

- Giấy tờ chứng minh cá nhân: cung cấp một trong những giấy tờ sau: Bản sao

CMND (2 mặt) hoăc Bản sao Hộ chiếu

- Giấy tờ chứng minh địa chỉ: Bản sao Hộ khẩu. Trường hợp địa chỉ ở hiện tại khác

với địa chỉ thường trú (địa chỉ trên hộ khẩu), vui lòng bổ sung thêm bản sao của một trong

những giấy tờ sau: Xác nhận tạm trú hoặc Sổ tạm trú

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Hoá đơn tiền điện, nước... tại địa chỉ ở hiện tại

- Giấy tờ chứng minh thu nhập:

- Đối với CBCNV: cung cấp một trong những bộ chứng từ sau:

+ Bản sao Hợp đồng Lao động - Bản chính sao kê lương 3 tháng gần nhất - Quyết

định bổ nhiệm (nếu có) - Bản sao Thẻ bảo hiểm y tế (nếu có)

+ Bản chính Giấy xác nhận chức vụ, thu nhập và thâm niên công tác - Bản sao Thẻ

bảo hiểm y tế (nếu có)

+ Xác nhận của thủ trưởng cơ quan vào Giấy đề nghị cấp thẻ - Bản sao Thẻ bảo

hiểm y tế (nếu có)

- Đối với Chủ doanh nghiệp/Chủ hộ kinh doanh cá thể:

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

+ Bản sao Tờ khai thuế VAT 6 tháng gần nhất (có xác nhận của Cơ quan thuế)

+ Bản sao Báo cáo tài chính năm gần nhất (có xác nhận của Cơ quan thuế, chủ hộ

kinh doanh cá thể không cần bổ sung giấy tờ này)

32

Page 33: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

3.6.2. Quy trình dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng

3.6.2.1. Các chủ thể tham gia quy trình phát hành thẻ:

Hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng có sự tham gia chặt chẽ

của 4 chủ thể: ngân hàng phát hành thẻ, ngân hàng thanh toán thẻ, chủ thẻ và đơn vị chấp

nhận thẻ.

- Ngân hàng phát hành thẻ: Là ngân hàng thực hiện nhiệm vụ phát hành cấp thẻ cho

các chủ thẻ sử dụng, chịu trách nhiệm thanh toán và cung cấp các dịch vụ liên đến thẻ đó.

- Ngân hàng thanh toán thẻ: Là ngân hàng được ngân hàng phát hành thẻ ủy quyền

thanh toán dịch vụ thanh toán thẻ theo hợp đồng hoặc là thành viên chính thức hoặc là

thành viên liên kết với tổ chức thẻ quốc tế thực hiện dịch vụ thanh toán theo thỏa ước ký

kết với tổ chức thẻ quốc tế đó.

- Chủ thẻ: Là cá nhân hoặc người được ủy quyền (nếu là thẻ do công ty ủy quyền

sử dụng) được ngân hàng phát hành thẻ, có tên in nổi trên thẻ và sử dụng thẻ theo những

điều khoản trong hợp đồng đã ký kết với ngân hàng phát hành.

Chủ thẻ bao gồm chủ thể chính và chủ thẻ phụ.

Chủ thẻ chính là người đứng tên xin được cấp thẻ để sử dụng, có tên trên thẻ. Mỗi

chủ thẻ chính chỉ được cấp tối đa 2 thẻ phụ. Chủ thẻ phụ là người được cấp theo đề nghị

của chủ thẻ chính.

- Đơn vị chấp nhận thẻ: Tổ chức, cá nhân chấp nhận thanh toán hàng hóa, dịch vụ

bằng thẻ theo hợp đồng ký kết với ngân hàng thanh toán thẻ.

Ngoài ra để phát hành thẻ thanh toán quốc tế, thì ngân hàng phải tham gia vào Tổ

chức thẻ quốc tế: là tổ chức đứng ra liên kết các thành viên, đưa ra quy định buộc các

thành viên phải áp dụng và tuân theo thống nhất thàh một hệ thống toàn cầu. Tổ chức này

chỉ là trung tâm xử lý cung cấp thông tin phục vụ cho quá trình phát hành và thanh toán

thẻ ở các ngân hàng thành viên không có quan hệ trực tiếp với chủ thẻ hay đơn vị chấp

nhận thẻ.

3.6.2.2. Quy trình dịch vụ thanh toán thẻ quốc tế ngân hàng:

Nhìn chung, hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của bất kỳ ngân hàng nào cũng

thường tuân theo lần lượt các bước của một quy trình cụ thể như sau:

(1) Khách hàng nộp hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ bao gồm: Đơn yêu cầu phát hành thẻ,

các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư hoặc hộ chiếu, tình hình tài chính thu

33

Page 34: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

(10)

nhập… nếu là khách hàng cá nhân hoặc giấy phép thành lập, giấy phép đăng ký

kinh doanh, báo cáo tài chính, chữ ký giám đốc và kế toán trưởng… nếu là khách

hàng doanh nghiệp.

Ngân hàng phát hành thẻ thẩm định hồ sơ, phân loại khác hàng rồi gửi hồ sơ về

trung tâm phát hành thẻ. Tại trung tâm, các thông tin về khách hàng sẽ được cá nhân hóa,

sau đó gửi kèm theo số PIN cho chủ thẻ thông qua ngân hàng phát hành.

(2) Ngân hàng phát hành giao thẻ và số PIN cho khách hàng. Sau đó Ngân hàng phát

hành thông báo, kết nối thẻ này với tổ chức thẻ quốc tế và với đơn vị chấp nhận

thẻ. Việc này được thực hiện nhanh chóng qua hệ thống kết nối trực tuyến.

(3) Chủ thẻ dùng thẻ thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt.

(4) Đơn vị chấp nhận thẻ kiểm tra xác định tính chân thực của thẻ, xin cấp phép với

những giao dịch vượt quá hạn mức. Đơn vị chấp nhận thẻ lập hóa đơn thanh toán

và yêu cầu khách hàng ký. Hóa đơn được lập thành 3 liên rồi giao dịch vụ cho chủ

thẻ kèm 1 liên hóa đơn, đơn vị chấp nhận thẻ giữ 1 liên, 1 liên nộp cho Ngân hàng

thanh toán.

(5) Đơn vị chấp nhận thẻ lập bảng kê theo từng loại thẻ gửi kèm hóa đơn đến ngân

hàng thanh toán.

(6) Ngân hàng thanh toán kiểm tra hóa đơn rồi thanh toán tạm ứng cho đơn vị chấp

nhận thẻ. Nếu đơn vị chấp nhận thẻ và ngân hàng thanh toán không có quan hệ địa

lý với nhau thì quy trình (5), (6) phải thực hiện thông qua đại lý.

(7) Ngân hàng thanh toán tổng hợp dữ liệu, gửi giấy báo nợ tới trung tâm thẻ.

(8) Trung tâm thẻ báo có cho Ngân hàng thanh toán.

(9) Trung tâm thẻ báo nợ cho Ngân hàng phát hành.

(10) Ngân hàng phát hành báo có cho trung tâm thẻ.

(11) Hàng tháng ngay sau ngày sao kê, Ngân hàng phát hành sẽ gửi bảng sao kê tới

chủ thẻ để làm căn cứ trả nợ. Sao kê là bảng chi tiết các khoản chi tiêu và trả nợ của chủ

thẻ cùng lãi và phí phát sinh trong một chu kỳ sử dụng thẻ.

(12) Định kỳ khách hàng thanh toán sao kê cho ngân hàng.

Các bước của quy trình phát hành và thanh toán thể được khái quát rõ ở sơ đồ dưới

đây:

Sơ đồ 3.1 Quy trình thanh toán thẻ:

(1), (12)34

KHÁCH HÀNG

TRUNG TÂM THẺ

NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH

Page 35: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

(2), (11)

(3)

(9)

(5)

(4)

(6)

(8)(7)

Trên đây là quy trình phát hành và thanh toán thẻ chung của ngân hàng. Tuy nhiên,

đây chỉ là những bước khái quát và thực tế thì các ngân hàng cũng có thể có những điều

chỉnh riêng phù hợp với điều kiện riêng.

3.7. LỢI ÍCH VÀ RỦI RO CỦA VIỆC ÁP DỤNG THẺ QUỐC TẾ.

3.7.1. Lợi ích của thẻ quốc tế.

3.7.1.1. Đối với ngân hàng:

- Đối với ngân hàng phát hành: Việc phát hành thẻ cho phép ngân hàng đưa ra các

dịch vụ mới cho khách hàng. Đây là phương tiện tối ưu để hấp dẫn khách hàng mới và

tăng thêm thu nhập cho ngân hàng từ các phí phát hành thẻ. Mặt khác, đây là một loại tín

dụng tiêu dùng hiện đại, góp phần đa dạng hóa hình thức kinh doanh của ngân hàng, mở

rộng hoạt động của ngân hàng trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt, việc khách hàng sử dụng

thẻ luôn duy trì số dư trên tài khoản sẽ là phần quan trọng trong việc tăng nguồn vốn huy

động của ngân hàng.

- Đối với ngân hàng thanh toán: Được hưởng hoa hồng thanh toán, lệ phí khi làm

đại lý thanh toán cho ngân hàng phát hành. Vì nhờ làm trung gian thanh toán thẻ nên ngân

hàng này giữ được khách hàng (vốn là những nhà buôn bán lẻ) để họ không chuyển hoạt

động qua các ngân hàng khác.

3.7.1.2. Đối với khách hàng của ngân hàng.

Thẻ thanh toán quốc tế là một phương tiện chi trả hiện đại, có thể sử dụng để thanh

toán hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt trên toàn thế giới rất thuận tiện. Sử dụng thẻ

thanh toán quốc tế an toàn hơn nhiều so với các hình thức thanh toán khác như tiền mặt,

séc… Nếu mất thẻ, người khác khó sử dụng được. Do thẻ được chấp nhận trên phạm vi

toàn thế giới nên nó rất tiện cho người đi du lịch hay công tác ở nước ngoài. Đồng thời

thanh toán bằng thẻ còn giúp cho người chủ thẻ có thể sử dụng được nguồn tín dụng do

35

ĐƠN VỊ CHẤP NHẬN THẺ

NGÂN HÀNG THANH TOÁN

Page 36: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

ngân hàng phát hành cung cấp, cũng như tạo thêm vẻ văn minh, lịch sự, sang trọng cho

khách hàng khi thanh toán.

3.7.1.3. Đối với cơ sở chấp nhận thẻ:

Việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ tăng thêm sự sang trọng và uy tín của cơ sở

chấp nhận thẻ, đồng thời tránh hiện tượng dùng tiền giả hay bị mất tiền mặt khi sử dụng

các dịch vụ của cơ sở. Doanh thu của cơ sở cũng tăng thêm do đa dạng hóa các phương

thức thanh toán, thu hút được các chủ thẻ trong và ngoài nước, tăng khả năng cạnh tranh

đối với những đơn vị không chấp nhận thanh toán thẻ. Ngoài ra tổ chức chấp nhận thẻ còn

được các ngân hàng đưa vào chương trình quảng cáo khuyến mãi với đông đảo lượng

khách hàng của ngân hàng

3.7.1.4. Đối với nền kinh tế và xã hội:

Việc thanh toán bằng thẻ làm giảm nhu cầu giữ và lưu thông tiền mặt, dẫn đến

giảm chi phí vận chuyển, phát hành tiền, chi phí đóng gói, kiểm đếm, bảo quản, phòng

mất mát…. Việc sử dụng thẻ giải quyết được tình trạng bất tiện mà nếu dùng tiền mặt

thường gặp như: mất vệ sinh, không an toàn, không thuận lợi… Với hình thức ký quỹ

(một dạng huy động vốn), ngân hàng có thể thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi rất lớn trong

xã hội để kinh doanh, tạo cơ hội đầu tư sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển. Khi đó, với

một nền kinh tế phi tiền mặt, việc quản lý tiền tệ tốt hơn, hiệu quả hơn và khả năng điều

hành chính sách tiền tệ ổn định hơn. Thẻ thanh toán còn góp phần thúc đẩy hoạt động kinh

doanh phát triển nhanh hơn nhờ khuyến khích tiêu dùng cá nhân của tầng lớp dân cư có

thu nhập ổn định.

Sử dụng thẻ thanh toán là ứng dụng công nghệ trong thanh toán và giao tiếp mới.

Tỷ lệ sử dụng công nghệ cao trong thanh toán luôn tỷ lệ thuận với sự phát triển kinh tế và

văn hóa. Việc mở rộng thanh toán thẻ sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế đất nước.

Bên cạnh những lợi ích về kinh tế như doanh thu, lợi nhuận, thẻ thanh toán còn tiết kiệm

nhiều chi phí như: in ấn, kiểm đếm, lưu chuyển, dự trữ và chi phí phát sinh khi khối lượng

tiền mặt khổng lồ lưu thông trong xã hội. Ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị xã hội là

ngân hàng xác lập niềm tin của người dân, của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đối

với hệ thống thanh toán ngân hàng, thay đổi tập quán sử dụng tiền mặt, tiến đến một xã

hội không dùng tiền mặt trong thanh toán. Nhà nước có thể kiểm soát được các giao dịch

36

Page 37: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

của người dân và cả nền kinh tế, ngõ hầu tạo tiền đề cho việc tính toán lượng cung ứng

tiền tệ và điều hành chính sách tiền tệ có hiệu quả hơn.

3.7.2. Rủi ro của thẻ thanh toán.

3.7.2.1. Rủi ro trong hoạt động phát hành.

- Rủi ro do giả mạo

Giả mạo có thể xảy ra trong toàn bộ quá trình kinh doanh thẻ: Từ khâu phát hành

đến khâu thanh toán. Giả mạo thẻ có thể chia thành các loại sau: Đơn xin phát hành thẻ giả

mạo, thẻ giả (bao gồm thẻ bị dập nổi lại, thẻ bị mã hoá lại, thẻ bị làm giả hoàn toàn); đơn

vị chấp nhận thẻ giả mạo; sao chép và tạo băng từ giả (Skimming); các giao dịch thanh

toán không có sự xuất trình thẻ (giao dịch qua mạng, fax...).

Nguyên nhân gây ra rủi ro loại này là do sự lơ đễnh của chủ thẻ để lộ các thông tin

cá nhân liên quan đến thẻ, hoặc bị kẻ gian thực hiện skimming trong quá trình chi tiêu,

nhất là qua các giao dịch qua mạng...

- Rủi ro tín dụng:

Thường xảy ra ở các loại thẻ tín dụng, khi chủ thẻ không có khả năng thanh toán

hoặc không thanh toán đầy đủ các khoản chi tiêu bằng thẻ tín dụng. Khi ngân hàng đồng ý

phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng, tức là họ đã cam kết cho chủ thẻ được vay một số

tiền, vì vậy nếu chủ thẻ không thanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ các khoản đã sử

dụng ngân hàng sẽ bị mất vốn.

Nguyên nhân gây ra rủi ro này là do khâu thẩm định khách hàng không cẩn thận,

không nắm bắt đầy đủ các thông tin về khách hàng, không sử dụng các biện pháp đảm bảo

cần thiết...

- Rủi ro về kỹ thuật:

Đây là loại rủi ro liên quan đến hệ thống quản lý thẻ, như các sự cố về nghẽn mạng,

các trục trặc về xử lý thông tin, bảo mật... Đây là loại rủi ro rất cần được quan tâm vì khi

sự cố xảy ra tác hại của nó rất lớn nó không chỉ ảnh hưởng đến một khách hàng, một ngân

hàng mà nó còn tác hại đến cả hoạt động của hệ thống thẻ.

Nguyên nhân gây ra rủi ro này có thể do sự cố bất khả kháng, nhưng cũng có thể do

nguyên nhân chủ quan là hệ thống không được đầu tư đúng mức, công tác cập nhật, bảo

quản không được quan tâm một cách nghiêm túc để kẻ gian xâm nhập hệ thống đánh cắp

dữ liệu, thông tin...

37

Page 38: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

- Rủi ro về đạo đức của cán bộ ngân hàng:

Đây là loại rủi ro liên quan đến cán bộ ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh thẻ. Đó

là hành vi cán bộ lợi dụng vị trí công tác, sự hiểu biết của mình về nghiệp vụ thẻ, quy trình

tác nghiệp không chặt chẽ... để thực hiện các hành vi gian lận, giả mạo gây tổn thất cho

ngân hàng.

Nguyên nhân gây ra loại rủi ro này là do cán bộ thoái hoá, biến chất, công tác soạn

thảo quy trình tác nghiệp, kiểm tra kiểm soát nội bộ không được thực hiện đúng chuẩn

mực.

3.7.2.2. Rủi ro trong hoạt động thanh toán.

Hiện nay, khi khách hàng sử dụng thẻ để thực hiện giao dịch và hoạt động thanh

toán cũng có những rủi ro nhất định. Đó chính là tình trạng phát tán, lây nhiễm virut để

lừa chủ thẻ khi sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến để lấy trộm thông tin cá nhân của

chủ thẻ tín dụng:

- Xuất hiện một số đối tượng hacker đã thiết lập website có giao diện, tên miền gần

giống như tên miền website của ngân hàng, các trang bán hàng trực tuyến quảng cáo bán

hàng hóa và các dịch vụ. Khi chủ thẻ, khách hàng truy cập vào các website này để chọn

dịch vụ thanh toán sẽ bị mất các thông tin cá nhân như số thẻ, ngày hết hạn, mã bảo mật...

Trên mạng internet xuất hiện nhiều virut mà hacker đã sử dụng để lây nhiễm qua

các thiết bị thanh toán để lấy trộm các thông tin cá nhân của chủ thẻ như virut

Eurograbber, hacker đã sử dụng email, hay các website giả mạo để lừa khách hàng cài

virut lên máy cá nhân. Khi khách hàng truy cập các giao dịch trực tuyến, virut sẽ giả mạo

thông báo của ngân hàng để dụ khách cài đặt virut lên điện thoại, máy tính sau đó sẽ lấy

trộm mã xác thực OTP, các thông tin của chủ thẻ. Với thủ đoạn này nhóm hacker sử dụng

virut Eurograbber đã lấy trộm 36 triệu euro của các ngân hàng châu Âu.

- Kẻ gian thường sử dụng là cài đặt máy camera siêu nhỏ tại máy rút tiền tự động,

từ đó biết được số thẻ, mã số mở thẻ của khách hàng. Sau khi có trong tay những thông tin

về tài khoản thẻ, kẻ gian sẽ sử dụng dịch vụ internet banking, mobile banking, tức là dùng

máy tính hay điện thoại để thực hiện các hành vi rút tiền từ tài khoản của khách hàng cá

nhân.

38

Page 39: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

3.8. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỊCH VỤ THẺ QUỐC TẾ.

3.8.1. Những nhân tố khách quan

3.8.1.1. Môi trường pháp lý.

Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến sự hình thành và phát triển dịch vụ thẻ vì

nó quy định các chủ thể tham gia, lĩnh vực hoạt động và điều chỉnh các mối quan hệ pháp

lý phát sinh. Nếu môi trường pháp lý không đồng bộ và đầy đủ, sẽ không khuyến khích

hoạt động này phát triển. Thanh toán bằng thẻ ở Việt Nam đang ngày càng đa dạng và phổ

biến, nhưng vẫn chưa được phát triển một phần là do quy định của pháp luật việc hạn chế

thanh toán bằng tiền mặt, nên chưa thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân.

3.8.1.2. Sự phát triển của công nghệ.

Nghiệp vụ thẻ không thể phát triển nếu không có khoa học và công nghệ. Chính

khoa học và công nghệ đã đem lại những tiện ích kỳ diệu cho thẻ. Do trong quá trình và

thanh toán thẻ, đòi hỏi phải có những máy móc thiết bị hiện đại kết nối với nhau thì khả

năng thanh toán tốc độ cao mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt khi sử

dụng thẻ thanh toán quốc tế với phạm vi trên toàn thế giới càng nâng cao vị trí quan trọng

của khoa học công nghệ để đảm bảo thẻ vận hành một cách an toàn và bảo mật. Một thực

tế đã chứng minh răng, sự phát triển của khoa học, công nghệ thông tin là tiền đề nâng cao

hiệu quả và tiện ích của thẻ, cũng như phát triển số lượng thẻ trên thị trường.

3.8.1.3. Thói quen tiêu dùng và nhận thức của khách hàng.

Yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của hoạt động thẻ là tâm lý, thói quen

tiêu dùng của người dân. Ở nước ta, việc thanh toán bằng tiền mặt đã trở thành thói quen,

để phát triển nghiệp vụ thẻ, trước hết phải bắt đầu từ việc thay đổi thói quen đó.

Thu nhập của người dân cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này. Nếu

thu nhập của người dân còn thấp, họ sẽ muốn thanh toán tiền mặt hơn là sự dụng dịch vụ

thanh toán qua ngân hàng với việc phải trả phí cho dịch vụ đó. Nhưng khi thu nhập của

người dân tăng lên, nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng đặc biệt là dịch vụ thẻ sẽ tăng theo.

Nhu cầu mới phát sinh thúc đẩy ngân hàng dưa ra nhiều tính năng hấp dẫn hơn, nhờ dó mà

dịch vụ này có điều kiện phát huy những tiện ích của nó.

Thẻ là phương tiện thanh toán hiện đại thể hiện trình độ văn minh và trình độ phát

triển của nền kinh tế. Đồng thời nó là sản phẩm khoa học kỹ thuật hiện đại. Bởi vậy sự

phát triển của thẻ chịu ảnh hưởng của trình độ dân trí. Trình độ dân trí ở đây được hiểu là

39

Page 40: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ thể thẻ của người dân. Khi tình độ của người dân

tăng thì khả năng tiếp cận và sử dụng thẻ cũng tăng.

Tâm lý, lứa tuổi cũng là yếu tố quan trọng. Những người lớn tuổi thường ít chấp

nhận rủi ro và ít dùng thẻ. Trong khi đó, những người có độ tuổi từ 18 đến 45 rất dễ dàng

chấp nhận mở tài khoản vì ở độ tuổi này họ rất năng động và khá “nhạy” với những việc

thay đổi của công nghệ mới phục vụ cho cuộc sống của mình. Các ngân hàng cần chủ

động tiếp cận với đối tượng này sẽ có nhiều cơ hội trong việc phát hành thẻ.

3.8.1.4. Đối thủ cạnh tranh.

Dịch vụ thẻ là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn của các ngân hàng ở nước ta. Nếu

cho ra đời một loại thẻ hoàn toàn mới thì ngân hàng sẽ gặp trở ngại vì thiếu kinh nghiệm.

Ngược lại, việc cho ra đời thẻ sau đối thủ cạnh tranh sẽ giúp ngân hàng tạn dụng được lợi

thế của người đi sau, tuy nhiên thị trường sẽ bị chia sẻ. Vì vậy, ngân hàng phải tính toán

và xem xét đối thủ cạnh tranh của mình để có chiến lược cụ thể phát hành thẻ luôn đảm

bảo tính cạnh tranh của sản phẩm và lợi nhuận của ngân hàng. Cạnh tranh là yếu tố thúc

đẩy ngan hàng nghiên cứu cho ra đời sản phẩm mới cũng như ngày càng hoàn thiện để có

sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn. Tuy nhiên, chính yếu tố này sẽ cản trở ngân

hàng gia nhập và hoạt động trên thị trường thẻ.

Tóm lại thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ đem lại cho ngân hàng sự công bằng và

cơ hội phát triển nhiều hơn.

Ngoài những nhân tố trên, nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ còn chịu ảnh

hưởng bởi số lượng các đơn vị chấp nhận thẻ, điều kiện kinh tế cũng như sự tăng trưởng

kinh thế, sự ổn định tiền tệ và các điều kiện chính trị xã hội…

3.8.2. Những nhân tố chủ quan.

3.8.2.1. Vốn và quy mô của ngân hàng.

Trước hết, thẻ là phương tiện thanh toán ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học công

nghệ, máy móc hiện đại nên ngân hàng cần một lượng vốn rất lớn để cung ứng dịch vụ.

Muốn là thành viên của Tổ chức thẻ quốc tế để được phát hành và thanh toán thẻ, ngân

hàng cần có tiềm lực tài chính đủ mạnh. Nếu ngân hàng còn hạn chế về tài chính thì không

thể đáp ứng được vì chi phí trang bị, vận hành, bảo dưỡng máy rút tiền, máy quẹt thẻ…

khá lớn trong khi sự tiến bộ khoa học kỹ thuật các thiệt bị này rất dễ bị lạc hậu

40

Page 41: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động phát

hành và thanh toán thẻ. Một ngân hàng có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, có uy tín

sẽ dễ dàng đầu tư, phát triển sản phẩm mới, trang bị công nghệ tiên tiến tiếp cận với các

sản phẩm của ngân hàng hiện đại.

3.8.2.2. Trình độ nhân viên của ngân hàng.

Như đã đề cập ở trên, thẻ thanh toán là ứng dụng của công nghệ cao, do vậy, để

thực hiện được nghiệp vụ thẻ, ngân hàng phải có đội ngũ nhân lực có khả năng tiếp cận và

vận hành được máy móc thiết bị, thực hiện được quy trình nghiệp vụ đòi hỏi có năng lực,

giỏi chuyên môn nghiêp vụ, giỏi kỹ năng giao tiếp, marketing…

Vì thẻ là sản phẩm dịch vụ nên sự phát triển của nó phụ thuộc vào mối quan hệ

giữa ngân hàng với khách hàng, mà nhân viên ngân hàng chính là đối tương đầu tiên

khách hàng tiếp xúc trước khi đến với sản phẩm.

3.8.2.3. Tiện ích thẻ.

Khi ngân hàng phát hành và cấp thẻ càng có nhiều tiện ích thì càng có khả năng thu

hút sự quan tâm sử dụng của khách hàng. Ngoài những chức năng thường có đối với thẻ

ATM như gửi tiền, rút tiền, chuyển khoản, thấu chi… một số thẻ hiện nay còn mở rộng

tiện ích ủy thác thanh toán tiền điện nước, chi lương … tạo ra nhiều thuận tiện hơn cho

người sử dụng. Những tiện ích của thẻ không chỉ tạo ra bởi duy nhất ngân hàng thẻ mà

còn phụ thuộc rất nhiều vào ngân hàng đó có tham gia vào các liên minh thẻ hoặc Banknet

hay không. Điều đó cho phép một người nắm giữ thẻ của ngân hàng này cũng có thể rút và

thanh toán tiền thông quá máy của ngân hàng khác. Như vậy, tiền ích mà nó tạo ra ảnh

hưởng lớn đến quyết dịnh dùng thẻ nào của ngân hàng nào của khách hàng.

3.8.3.4. Khả năng marketing của ngân hàng.

Là sản phẩm công nghệ mới, vai trò marketing và truyền thông về công dụng, tiện

ích và sự phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế rất quan trọng. Giúp cho nười dân am

hiểu và sử dụng dịch vụ này. Để đưa mạng lưới đến gần công chúng và thay đổi thói quen

tiêu dùng tiền mặt của người dân, nhiều ngân hàng đã cung cấp luôn dịch vụ tư vấn và

phát hành thẻ tại nơi công cộng hoặc nơi làm việc để tạo điều kiện cho khách hàng sử

dụng thẻ, hướng dẫn cho khách hàng giao dịch thử để củng cố lòng tin, sự trung thành và

khẳng định được thương hiệu của chính ngân hàng với người sử dụng. Nếu ngân hàng có

41

Page 42: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

chính sách Marketing phù hợp và đúng đắn, dịch vụ này sẽ phát triển và phù hợp với xu

hết thời đại mới trong tương lai gần.

42

Page 43: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3Trong chương 3, luận văn đã trình bày nh ững vấn đề cơ bản về thẻ quốc tế, trong đó đã

đưa ra khái niệm cơ bản về thẻ, phân loại thẻ, lịch sử phát triển thẻ vànhững lợi ích khi sử

dụng thẻ. Ngoài ra, chương 3 cũng đề cập đến tình hình phát triển thị trường thẻ quốc tế

tại Việt Nam.

Như vậy, sau khi kết thúc chương 3, luận văn đã trình bày cơ sở lý luận để sang chương 4

sẽ tiếp tục tìm hiểu rõ tình hình cung ứng dịch vụ thẻ quốc tế của Sacombank Dĩ An trong

những năm qua. Từ đó, đưa ra những nhận định cũng như tìm ra nguyên nhân hạn chế làm

cơ sở đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giúp cho dịch vụ thẻ Sacombank có một

hướng đi bền vững – phát triển.

43

Page 44: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

– PHÒNG GIAO DỊCH DĨ AN.

4.1. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG

SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG – PHÒNG GIAO DỊCH DĨ

AN.

4.1.1. Các sản phẩm thẻ thanh toán quốc tế.

4.1.1.1. Thẻ ghi nợ (Debit Card)

* Thẻ thanh toán quốc tế Sacombank Visa Debit:

Ngày 20/10/2006, Sacombank cùng đối tác Visa chính thức giới thiệu Thẻ thanh

toán quốc tế Sacom Visa Debit - phương tiện thanh toán năng động và sành điệu dành cho

giới trẻ, doanh nhân và những người có nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán. Thẻ thanh toán

quốc tế Sacom Visa Debit không chỉ có khả năng thanh toán trong nước mà còn có thể sử

dụng rộng rãi ở nước ngoài nên vô cùng tiện ích.

Thẻ thanh toán quốc tế Sacom Visa Debit đặc biệt được thiết kế sang trọng, với hai

loại thẻ, thẻ vàng và thẻ chuẩn (Gold Card, Classic Card). Chủ tài khoản có thể yên tâm vì

tiền gửi trong thẻ vẫn được hưởng lãi theo quy định. Đặc biệt, Sacombank tự hào là ngân

hàng đầu tiên phát hành thẻ thanh toán quốc tế Sacom Visa Debit vàng, là thẻ VIP dành

cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch qua thẻ cao với nhiều tiện ích và ưu đãi.

Chi tiết về thẻ:

- Thẻ có tên.

- Thời hạn sử dụng: 5 năm,

- Hạn mức rút tiền mặt trong ngày tại ATM: 150 triệu đồng.

- Thanh toán tại tất cả điểm chấp nhận thẻ trên toàn cầu.

44

Page 45: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

- Phù hợp với khách hàng thường xuyên đi nước ngoài, có nhu cầu mua hàng

online.

- Rút tiền mặt tại ATM có logo Sacombank, Visa

* Thẻ thanh toán quốc tế Union Pay - “ May mắn song hành – Sánh bước

thành công”

Theo Sacombank, tại Trung Quốc, các loại thẻ quốc tế khác thường bị hạn chế giao

dịch nhưng với thẻ Sacombank UnionPay, khách hàng có thể nhanh chóng thực hiện các

giao dịch rút tiền mặt tại tất cả ATM và thanh toán tại tất cả các điểm chấp nhận thẻ

(POS).Vì vậy Sacombank đã hợp tác với China UnionPay – tổ chức thẻ lớn nhất Trung

Quốc phát hành để đảm bảo thẻ thanh toán Sacombank UnionPay luôn đảm bảo được chấp

nhận tại Trung Quốc. Chủ thẻ Sacombank UnionPay có thể sử dụng thẻ để thanh toán và

rút tiền mặt tại hơn 90 quốc gia trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước tập trung cộng đồng

Hoa ngữ như Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan… Với màu đỏ hoặc vàng chủ

đạo và hình ảnh 2 con cá chép, thẻ thanh toán quốc tế Sacombank UnionPay hi vọng sẽ

mang đến may mắn, thành công cho khách hàng.

Chi tiết về thẻ:

- Thẻ có tên.

- Thời hạn sử dụng: từ khi phát hành đến năm 2049

- Hạn mức rút tiền mặt trong ngày tại ATM: 150 triệu đồng.

- Thanh toán tại tất cả điểm chấp nhận thẻ trên toàn cầu.

- Phù hợp với khách hàng có nhu cầu giao thương, công tác, du lịch, học tập tại

Trung Quốc hoặc là Hoa kiều đang sinh số hay là doanh nhân người Hoa đang đầu tư kinh

doanh tại Việt Nam.

- Rút tiền mặt tại ATM có logo Sacombank, Union Pay.

* Thẻ thanh toán quốc tế Doanh nghiệp:

Tiêu chí “Đồng hành cùng doanh nhân”, được thiết kế dành riêng cho doanh

nghiệp, thẻ Sacombank Doanh Nghiệp. Đây là sản phẩm thẻ mới Sacombank tung ra thị 45

Page 46: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

trường với mong muốn mang đến giải pháp tối ưu cho bài toán quản lý chi tiêu của các tổ

chức, đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương thức giao dịch hoàn hảo cho mỗi cá nhân

trong tổ chức. Khách hàng có thể tách bạch chi tiêu của cá nhân và doanh nghiệp, doanh

nghiệp không cần tạm ứng công tác phí cho cán bộ công nhân viên.

Thẻ thanh toán Doanh Nghiệp dành cho doanh nghiệp có tài khoản tiền gửi thanh

toán tại Sacombank. Thẻ chính được cấp cho chủ tài khoản thanh toán, thẻ phụ được chấp

nhận mở với số lượng không hạn chế theo đề nghị của chủ thẻ chính để cấp cho cán bộ

nhân viên của doanh nghiệp. Thẻ thanh toán Doanh Nghiệp có 2 loại: hạn mức thanh toán

100 triệu đồng/ngày, không rút tiền mặt và hạn mức thanh toán 100 triệu đồng/ngày, rút

tiền mặt 20 triệu đồng/ngày.

4.1.1.2. Thẻ ghi nợ (Debit card)

* Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa Infinite – Khẳng định uy thế:

Ngày 21/01/2013, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) phối hợp

với Tổ chức thẻ Visa ra mắt thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa Infinite. Đây là loại thẻ

tín dụng cao cấp nhất của Visa lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam dành cho các khách

hàng cá nhân có thu nhập từ 300 triệu đồng/tháng trở lên hoặc khách hàng là chủ các

doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 80 tỷ đồng.

Thẻ tín dụng Sacombank Visa Infinite có thể đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán của

khách hàng với hạn mức tín dụng tối đa không giới hạn. Sacombank Visa Infinite nhận

thanh toán cho mọi giao dịch thanh toán và rút tiền mặt tại tất cả các điểm chấp nhận thẻ

khắp thế giới. Khách hàng cũng thể dùng thẻ để mua hàng qua Internet.

Ngay sau khi trở thành chủ thẻ, khách hàng sẽ mặc nhiên trở thành thành viên

chính thức Câu lạc bộ Visa Infinite siêu sang, một trong những câu lạc bộ quyền năng nhất

thế giới, để tận hưởng những ưu đãi hàng đầu trong nhiều lĩnh vực: du lịch (Luxury

Travel…), mua sắm (Rolex, Chanel, Burberry…), ẩm thực (hệ thống Khải Silk)…Tổ chức

thẻ Visa cho biết, Visa International phát hành thẻ Infinite rất hạn chế, tại Việt Nam chỉ

46

Page 47: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

phát hành 200 thẻ/năm. Trong dịp ra mắt dòng thẻ này tại Việt Nam, 100 người đang dùng

thẻ Visa Platinum của Sacombank được nâng cấp thành thẻ Visa Infinite. Đối tượng còn

lại mà Sacombank nhắm đến là 500 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán.

Chi tiết về thẻ:

- Màu đen, có chữ “Visa Infinite”, có chip, hoa văn mạ vàng, logo Visa trên thẻ.

- Ngày chốt thông báo giao dịch: ngày 25.

- Hạn mức tín dụng: không giới hạn, tối thiểu là 1 tỷ đồng.

* Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa Plantinum

Sacombank Visa Plantinum là 1 trong 3 dòng sản phẩm thẻ dành cho khách hàng

cao cấp bậc nhất của Sacombank.

Một trong những tính năng vượt trội của thẻ Sacombank Visa Platinum là áp dụng

công nghệ thẻ thông minh theo tiêu chuẩn EMV, một tổ chức do các công ty thẻ tín dụng

quốc tế lớn nhất (Visa, M/C, JCB, Amex,..) thành lập. Thẻ Sacombank Visa Platinum

được phát hành trên hệ thống phát hành thẻ tiên tiến hàng đầu thế giới,

Datacard@MX6000 và bằng giải pháp phát hành thẻ Affina EMV của Datacard do MK

Technology JSC cung cấp và triển khai. Nhờ thế, thẻ Sacombank Visa Platinum đảm bảo

an toàn cho mỗi giao dịch, đặc biệt là những giao dịch mua sắm trực tuyến hoặc qua máy

chấp nhận thẻ (POS) vì có thể phòng tránh hiệu quả các trường hợp gian lận hoặc đánh

cắp thông tin thẻ,. Nhờ đó, chủ thẻ hoàn toàn yên tâm tận hưởng những ưu đãi thẻ

Sacombank Visa Platinum mang lại.

Tương tự như thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa Infinite, khi trở thành chủ thẻ

Sacombank Visa Plantinum, chủ thẻ sẽ được tận hưởng giá trị đích thực của cuộc sống với

những tiện ích và ưu đãi bậc nhất từ các khách sạn 5 sao, câu lạc bộ golf, cửa hàng thời

trang cao cấp… trên toàn thế giới với thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa Platinum. Chủ

thẻ luôn là thượng khách ở bất cứ nơi đâu. Sacombank Patinum là sản phẩm thẻ tín dụng

quốc tế cao cấp dành riêng cho các khách hàng có thu nhập cao, giàu có. Ngoài những tính

năng của thẻ tín dụng thông thường, Sacombank Platinum còn mang đến những tiện ích 47

Page 48: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

đặc biệt cao cấp về hạn mức tín dụng, bảo hiểm tai nạn du lịch và dịch vụ hỗ trợ toàn cầu

của Visa.

Chi tiết về thẻ:

- Thẻ màu đen, có chữ “Plantinum”, có chip và logo Visa trên thẻ.

- Ngày chốt thông báo giao dịch: ngày 25.

- Hạn mức tín dụng: 200 triệu đến 1 tỷ đồng.

* Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa Parkson Privilege:

Sacombank Visa Parkson Privilege là loại thẻ tín dụng quốc tế - được phát hành bởi

Sacombank và chỉ dành riêng cho thành viên của Parkson. Thẻ tín dụng Parkson Privilege

giúp khách mua sắm ngay tức thì và chi trả tại mọi thời điểm, được chấp nhận thanh toán

tại hàng ngàn diểm chấp nhận thẻ trong nước và hàng triệu điểm tại nước ngoài.

Chi tiết về thẻ:

- Thẻ có logo Parkson và Visa trên thẻ, in chữ Privilege. Thẻ mới có chip màu bạc,

thẻ cũ không có chip.

- Phù hợp với khách hàng thường xuyên mua sắm tại Trung tâm mua sắm Parkson.

- Ngày chốt thông báo giao dịch: ngày 25 và ngày 10 cho khách hàng mở thẻ từ

ngày 01/01/2012.

- Hạn mức tín dụng: Tối đa 200 triệu đồng.

* Thẻ tín dụng Sacombank Visa Ladies First – Cảm nhận sự khác biệt:

48

Page 49: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Sacombank đã thiết kế một sản phẩm thẻ tín dụng dành riêng và tạo ra sự khác biệt

cho phái nữ. Chủ thẻ sẽ được tham gia các chương trình chiết khấu/ giảm giá tại các điểm

chấp nhận thẻ của Sacombank và Visa trên toàn quốc. Với thẻ tín dụng Ladies First, khách

hàng là nữ có thể thực hiện việc thanh toán, rút tiền mặt bất cứ nơi đâu và mua sắm bất cứ

sản phẩm nào mà không cần phải chờ đợi.

Chi tiết thẻ:

- Thẻ cũ có 3 màu hồng, cam, tím, có chip, có logo Visa, cóchữ Ladies First trên

thẻ. Thẻ mới có màu hồng, có chip, có logo Visa, có chữ Ladies First trên thẻ.

- Hạn mức tín dụng: Tối đa 200 triệu

- Ngày chốt giao dịch: ngày 20

- Ưu tiên dành cho phái nữ.

* Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa Citimart – Mua sắm tiết kiệm hơn

Sacombank Visa Citimart là sản phẩm thẻ đồng thương hiệu, có sự liên kết giữa

siêu thị Citimart và Sacombank. Với sản phẩm thẻ này, chủ thẻ sẽ được tận hưởng ngay

mức giảm giá hấp dẫn đến 10% trên hoá đơn mua hàng tại Citimart chỉ với thẻ tín dụng

quốc tế Visa Citimart.

Chi tiết về thẻ:

- Thẻ có màu đỏ, in hình xe đẩy mua sắm, có logo Visa, có chữ Citimart.

- Phù hợp với khách hàng thường xuyên đi siêu thị

- Ngày chốt giao dịch: Ngày 25 và ngày 10 đối với khách hàng mở thẻ từ ngày

01/01/2012.

- Hạn mức tín dụng: Tối đa 200 triệu đồng.

* Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa Credit – Thế giới trong tầm tay49

Page 50: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Sacombank Visa Credit dược chấp nhận trên toàn thế giới, thẻ tín dụng quốc tế

Sacombank Visa là người bạn đồng hành lí tưởng cho những chuyến chu du đến bất cứ

nơi đâu: Paris hoa lệ, Vạn Lý Trường Thành hùng vỹ, nhà hát “con sò” Opera Sydney

lừng danh…Với sản phẩm thẻ này giúp kháchh hàng giải quyết vấn đề quy đổi ngoại tệ

khi đi nước ngoài, thuận tiện quản lý chi tiêu cá nhân và đặc biệt hữu ích với các gia đình

có người thân, con em đang du học trong việc thanh toán chi phí học tập, sinh hoạt một

cách kịp thời

Chi tiết thẻ:

+ Thẻ có hình 2 con hạc, có chip, có 2 hạng: Thẻ chuẩn màu xanh, thẻ vàng.

+ Hạn mức tín dụng:

- Thẻ chuẩn: dưới 50 triệu đồng.

- Thẻ vàng: từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng.

* Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Master Card – Làm chủ cuộc sống

Là chủ thẻ Sacombank Master Card, khách hàng sẽ được tận hưởng nhiều tiện ích

cuộc sống và được hưởng những ưu đãi hấp dẫn trên toàn cầu dành riêng cho chủ thẻ

Mastercard.

Chi tiết về thẻ:

- Thẻ có 2 màu: thẻ xanh và thẻ vàng.

- Trên thẻ có in hình cô gái áo dài đi xe đạp, và có logo MasterCard.

+ Hạn mức tín dụng:

Thẻ chuẩn: 10 – 50 triệu VND

50

Page 51: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Thẻ vàng: Từ trên 50 triệu VND

Ngoài các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế chủ đạo trên, Sacombank còn phát hành

các sản phẩm thẻ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng như

* Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Union Pay:

* Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank JCB Motor card:

* Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank JCB Card card:

* Thẻ tín dụng quốc tế doanh nghiệp:

4.1.2. Các sản phẩm dịch vụ gia tăng.

Khi tham gia mở thẻ tại Sacombank, khách hàng sẽ trở thành thành viên thân thiết

của ngân hàng và được hưởng những ưu đãi khác ngoài các quyền lợi cơ bản từ sản phẩm

thẻ mang lại.

4.1.2.1. Chương trình khách hàng thân thiết:

Với mong muốn mang lại khách hàng những trải nghiệm khác biệt và các ưu đãi

đặc biệt dành cho khách hàng đồng hành và gắn bó cùng Sacombank, Sacombank đã thiết

kết chương trình khách hàng thân thiết.

Thông qua chương trình, tất cả các giao dịch của Khách hàng tại Sacombank đều

được ghi nhận tích lũy điểm để được đổi quà và nhận các ưu đãi đặc quyền trong giao

dịch. Với danh mục quà tặng phong phú, đa dạng: Laptop, iphone, ipad, máy chụp hình,

tranh phong thủy, máy chơi game, vali, túi xách, phiếu mua sắm du lịch, chơi golf...Khách

hàng có thể lựa chọn nhằm phù hợp với sở thích và mục đích sử dụng. Bên cạnh đó, khách

hàng còn có cơ hội trở thành khách hàng VIP của Sacombank dựa trên điểm tích lũy giao

dịch với các cấp độ như: Diamond, Platinum, Gold, Silver hoặc Member và nhận nhiều ưu

đãi đặc biệt như lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền vay, phí chuyển tiền, ưu tiên giao dịch mua

bán ngoại tệ, ưu đãi về cấp tín dụng, phí bảo lãnh, phí thanh toán quốc tế... Ngoài ra,

khách hàng còn được ưu tiên giao dịch tại quầy, phục vụ đưa đón sân bay, tặng quà và hoa

nhân ngày sinh nhật, ngày thành lập doanh nghiệp, là những khách hàng vinh dự trong các

sự kiện quan trọng...do Sacombank tham gia tổ chức.

4.1.2.2. Chương trình thế giới điểm thưởng:

Đây là chương trình ưu đãi đặc biệt dành riêng cho chủ thẻ tín dụng Sacombank..

Khi khách hàng mua sắm với thẻ tín dụng Sacombank sẽ được tích lũy điểm thưởng và

quy đổi các phần quà hấp dẫn.

51

Page 52: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Thể lệ chương trình:

Với mỗi 1.000 VND thanh toán qua thẻ tín dụng Sacombank, khách hàng được

tặng

- 2 điểm thưởng nếu dùng thẻ Visa Infinite

- 1,6 điểm thưởng nếu dùng thẻ Visa Platinum

- 1,3 điểm thưởng nếu dùng thẻ Sacombank Visa Vàng hoặc Sacombank

MasterCard Vàng

- 1 điểm thưởng nếu dùng thẻ tín dụng Sacombank khác (ngoại trừ thẻ tín dụng

Visa Parkson Privilege)

Điểm thưởng tích lũy có thể dùng để quy đổi những quà tặng hấp dẫn và thuộc

nhiều lĩnh vực: ẩm thực, mua sắm, du lịch và giải trí, sức khoẻ và sắc đẹp... Điểm thưởng

tích lũy càng nhiều, quà tặng quy đổi sẽ càng giá trị

Đặc biệt, khách hàng có thể dùng thẻ tín dụng Sacombank để mua thêm điểm

thưởng nếu điểm tích lũy chưa đủ quy đổi quà tặng bạn mong muốn.

Ngoài ra, vào những dịp lễ tết và các ngày kỷ niệm đặc biệt trong năm, Sacombank

luôn có các chương trình ưu đãi lớn cho khách hàng nhằm đem lại cho khách hạng những

dịch vụ tốt nhất.

4.1.3 Số lượng thẻ quốc tế được phát hành:

Dịch vụ thẻ của Sacombank Dĩ An xuất hiện khá trễ do Phòng giao dịch Dĩ An

chính thức đi vào hoạt động năm 2005, vì thế số lượng thẻ phát hành tại Phòng giao dịch

còn khá ít. Trong thời gian qua, Sacombank Dĩ An đã luôn nỗ lực không ngừng trong việc

phát triển các sản phẩm – dịch vụ liên quan đến thẻ, nhằm gia tăng lợi ích cho khách hàng

khi sử dụng dịch vụ.

Bảng 4.1 : Tình hình phát hành thẻ thanh toán quốc tế tại Sacombank Chi nhánh

Bình dương Phòng giao dịch Dĩ An 2011 – 2013:

Đơn vị tính: Thẻ

Số lượng Năm 2012/2011 2013/2012

52

Page 53: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

2011 2012 2013Số lượng

(thẻ)

Tương đối

(%)

Số lượng

(thẻ)

Tương đối

(%)

Tổng số thẻ 1341 1904 2827 563 41.98% 923 48.48%

Thẻ nội địa 1290 1829 2717 539 41.78% 888 48.55%

Thẻ quốc tế 51 75 110 24 47.06% 35 46.67%

+Thẻ ghi có 35 47 67 12 34.29% 20 42.55%

+Thẻ ghi nợ 16 28 43 12 75.00% 15 53.57%

(Nguồn: Trung tâm thẻ Sacombank)

Cũng như xu hướng phát triển chung của thẻ thanh toán quốc tế trên thị trường Việt

Nam, thẻ thanh toán quốc tế tại Sacombank Dĩ An chỉ chiếm một con số rất nhỏ.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2011, tổng số lượng thẻ Ngân hàng phát hành ra

là 1341 thẻ, số lượng thẻ thanh toán quốc tế chỉ có 51 thẻ, chiểm tỷ trọng 3.80% còn lại là

thẻ thanh toán nội địa chiếm 96.20% với số lượng 1290 thẻ. Đến 2 năm 2012 và 2013, số

lượng thẻ thanh toán quốc tế cũng có tăng, cụ thể là năm 2012 tăng 24 thẻ so với năm

2011 ứng với tốc độ tăng trưởng là 47.06% và năm 2013 đạt 110 thẻ, tức tăng 35 thẻ, tăng

trưởng 46.67% so với năm 2012.

Tuy nhiên so với thẻ thanh toán nội địa, thẻ thanh toán quốc tế vẫn còn là 1 con số

rất nhỏ, tỷ trọng năm 2012 và 2013 lần lượt chiếm 3.94% và 3.89% trong tổng số thẻ phát

hành tại Sacombank Dĩ An

Có thể thống kê một số nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng của thẻ quốc tế tại

Sacombank Dĩ An như sau:

- Vị trị địa lý của Sacombank Dĩ An nằm tại Chợ Dĩ An, thị xã Dĩ An, phần đa số

là công nhân nên nhu cầu về thẻ thanh toán quốc tế là không cao, đồng thời vào năm 2011,

sản phẩm về thẻ còn khá mới lạ với khách hàng.

- Trong 2 năm 2012, 2013, Bình Dương luôn trong top 5 cả nước về chi số năng lực

hội nhập kinh tế quốc tế.

- Sự tăng trưởng vốn đầu tư nước ngoài và sự có mặt của các chủ đầu tư trong khu

vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore tại Dĩ An tại các khu công nghiệp Sóng Thần,

Tân Đông Hiệp, Tân Bình …

- Dĩ An còn là một trong những nơi tập trung nhiều khu chế xuất.

53

Page 54: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

- Thẻ thanh toán quốc tế Sacombank đa dạng, đã chọn đúng phân khúc thị trường

khi đưa ra các sản phẩm thẻ đa dạng như Union Pay, Visa, Master …

- Những tiện ích của thẻ thanh toán quốc tế được khách hàng biết đến nhiều hơn.

4.1.3.1. Thẻ ghi có:

Theo số liệu nhìn chung thẻ ghi có quốc tế của Sacombank Dĩ An qua các năm

2011, 2012 và 2013 phát hành đều tăng qua từng năm. Năm 2012 đạt 47 thẻ, tăng 12 thẻ

ứng với 34.29% so với năm 2011, và năm 2013 tăng 20 thẻ ứng với 42.55% so với năm

2012, tức đạt 67 thẻ.

Rõ ràng thấy qua các năm gần đây, tình hình kinh tế Việt Nam có những bước tiến

bộ, thu nhập của người dân cũng tăng hơn nên nhu cầu du lịch và học tập nước ngoài cũng

vì vậy mà tăng lên. Nguyên nhân trên đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thẻ ghi có

quốc tế tại Sacombank Dĩ An.

Biểu đồ 4.1: Thành phần thẻ thanh toán quốc tế (thẻ ghi có) trong 3 năm 2011 - 2012

30

5

2011

Visa Debit Union Pay

67

8

2012

Visa Debit Union Pay

100

10

2013

Visa Debit Union Pay

(Nguồn: Trung tâm thẻ Sacombank)

Thẻ thanh toán quốc tế Sacombank Visa Debit ra đời vào ngày 20/10/2006 là loại

thẻ được sử dụng để rút tiền mặt và thanh toán hàng hóa không chỉ trong nước và ở toàn

thế giới. Vì sự thuận tiện và đơn giản của Sacombank Visa Debit nên phần lớn thẻ ghi có

quốc tế của Sacombank Dĩ An là loại thẻ này.

Năm 2011, Sacombank Visa Debit có 30 thẻ, chiếm 85.71% tỷ trọng thẻ ghi có,

bên cạnh đó Sacombank Union Pay trong năm 2011 chỉ có 5 thẻ, chiếm 14.29% tỷ trọng.

Vẫn đi theo xu hướng phát triển thẻ Sacombank Visa Debit, đặc biệt năm 2012 số lượng

thẻ tăng mạnh, đạt 67 tăng 37 thẻ so với năm 2011 ứng với tốc độ tăng trưởng 123.33% và

54

Page 55: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

con số này tiếp tục tăng thêm 33 thẻ chạm mức 100 thẻ trong năm 2013 tăng trưởng

49.25% so với năm 2012.

Về sản phẩm Sacombank Union Pay tăng không nhiều khi năm 2012 và 2013, số

lượng thẻ Sacombank Union Pay lần lượt đạt 8 thẻ và 10 thẻ chiếm tỷ trọng 11.94% và

10% so với tổng số thẻ quốc tế ghi có mà ngân hàng phát hành ra.

Qua bảng số liệu trên có thể thấy Sacombank Dĩ An ít chú trọng đến nhóm khách

hàng là người Trung Quốc. Một lý do khác nữa là để phục vụ khách hàng tốt hơn, nên

Sacombank đã có chi nhánh đặc thù là Sacombank Hoa Việt hỗ trợ cho nhóm đối tượng

khách hàng trên.

Thẻ quốc tế ghi có dành cho doanh nghiệp là sản phẩm thẻ mới đưa vào thị trường

vào cuối quý 3/2013 nên hiện nay tại Sacombank Dĩ An vẫn chưa có khách hàng sử dụng

sản phẩm thẻ này.

4.1.3.2. Thẻ ghi nợ:

Tương tự như thẻ ghi có, qua các năm, số lượng thẻ ghi nợ qua các năm phát hành

vẫn tăng đều nhưng chiếm tỷ trọng khá cao trong số lượng thẻ thanh toán quốc tế đã phát

hành ra.

Năm 2011, số lượng thẻ ghi nợ quốc tế được Sacombank Dĩ An phát hành là 16 thẻ

chiếm 31.37% trong tổng số thẻ quốc tế được phát hành. Sang năm 2012, dù số thẻ có tăng

lên nhưng vẫn còn rất nhỏ, chỉ tăng 12 thẻ, đến năm 2013 tăng thêm 20 thẻ tức tăng

53.57% so với năm 2007, đạt 43 thẻ.

4.1.4. Mạng lưới điểm chấp nhận thẻ Sacombank tính đến năm 31/3/2013.

Bảng 4.2: Số lượng máy ATM và máy POS tại Sacombank Dĩ An:

Thời gian 2011 2012 2013

Số máy ATM 2 3 3

Số máy POS 4 7 9

(Nguồn: Phòng kế toán và quỹ)

55

Page 56: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Qua số liệu trên ta thấy, số lượng máy ATM và cả máy POS của Sacombank Dĩ An

là rất hạn chế. Năm 2011, ngân hàng chỉ có 2 máy ATM được trang bị tại Phòng giao dịch

Dĩ An và Phòng giao dịch quốc lộ 1A. Đến năm 2012 ngân hàng cũng chỉ lắp đặt thêm 1

máy ATM tại Công ty kho vận SBL. Và tính cho đến nay, tại Dĩ An vẫn chỉ có 3 điểm đặt

máy ATM như trên.

Về máy POS thì Sacombank Dĩ An có sự liên thông với một số ngân hàng khác nên

xét về số lượng chung thì tương đối nhiều .Song nếu chỉ xét máy POS của riêng

Sacombank Dĩ An thì đến năm thì năm 2011 có 4 máy, đặc biệt trong năm 2012, số lượng

máy POS tăng 3 máy, nâng số máy POS tại Dĩ An lên 7 máy, và số máy này tiếp tục tăng

lên 9 máy trong năm 2013.

Hiện nay, khách hàng sử dụng thẻ thanh toán quốc tế của Sacombank có thể thanh

toán tại hầu hết điểm chấp nhận thẻ tại Việt Nam và gần 25,8 triệu đơn vị chấp nhận thẻ

tại 190 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới.

56

Page 57: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

4.1.5. Doanh số thanh toán thẻ.

Bảng 4.3: Doanh số thanh toán thẻ Sacombank Dĩ An trong 3 năm qua

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

NămTỷ

trọng

năm

2013

2013/2012

2011 2012 2013

Tuyệt

đối

(tỷ

đồng)

Tương

đối

(%)

1. Doanh số thanh toán thẻ 6.9 8.66 10.82 100% 2.16 24.94%

1.1 Tại đơn vị chấp nhận thẻ 2.3 2.79 3.44 31.79% 0.65 23.30%

1.1.1. Thanh toán thẻ do

TCTD khác phát hành1.94 2.25 2.73 25.23% 0.48 21.33%

a. Ngoài nước 0.85 1.47 2.11 19.50% 0.64 43.54%

b. Trong nước 1.09 0.78 0.62 5.73% -0.16 -20.51%

1.1.2. Thanh toán thẻ

Sacombank0.36 0.54 0.71 6.56% 0.17 31.48%

a. Thẻ quốc tế 0.36 0.54 0.71 6.56% 0.17 31.48%

1.2. Tại máy ATM 4.96 5.87 7.38 68.21% 1.51 25.72%

1.2.1. Thanh toán thẻ do

TCTD khác phát hành1.12 1.23 1.54 14.23% 0.31 25.20%

a. Ngoài nước 0.19 0.24 0.32 2.96% 0.08 33.33%

b. Trong nước 0.93 0.99 1.22 11.28% 0.23 23.23%

1.2.2. Thanh toán thẻ

Sacombank3.84 4.64 5.84 53.97% 1.2 25.86%

a. Thẻ quốc tế 0.11 0.15 0.21 1.94% 0.06 40.00%

(Nguồn: Trung tâm thẻ Sacombank)

Trong năm 2013, doanh số thanh toán thẻ đạt 10.82 tỷ đồng, tăng 2.16 tỷ so với

năm 2012 ứng với tốc đọ tăng trưởng 24.94%. Trong đó tăng đáng kế là tốc độ tăng doanh

số tại các máy ATM đạt 25.72% ứng với 1.51 tỷ đồng, đạt 138 tỷ đồng.

57

Page 58: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Qua bảng số liệu trên có thể thấy thẻ thanh toán quốc tế của Sacombank đã đáp ứng

được nhu cầu học tập, công tác và du lịch nước ngoài của người dân khi doanh số thanh

toán ở ngoài nước luôn cao hơn so với trong nước.

4.2. CƠ HỘI, THẾ MẠNH, THÁCH THỨC VÀ ĐIỂM YẾU TRONG HOẠT ĐỘNG

THẺ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA SACOMBANK DĨ AN

4.2.1. Cơ hội:

- Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phát triển trong quá trình hội nhập: Trong

bối cảnh đó, Dĩ An cũng đã trở thành nơi thu hút nhiều sự đầu tư của các doanh nghiệp

trong và ngoài nước. Trong điều kiện phát triển ngày càng cao, các doanh nghiệp cũng có

xu hướng áp dụng những hình thức hiện đại hơn, nhất là khi nhà đầu tư nước ngoài tham

gia vào thị trường Bình Dương, họ đã quen với công nghệ trong qua trình hoạt động là

điều tất nhiên. Họ sẽ dần thay thế những gì thuộc về thủ công bằng những kỹ thuật hiện

đại hơn. Điển hình là việc thanh toán hàng hóa trước đây thông qua hình thức nhận trực

tiếp, nhưng nếu là giữa 2 nước khác nhau thì có tài khoản tại ngân hàng sẽ giúp các doanh

nghiệp dễ dàng quản lý các khoản thu chi của mình và tránh được tình trạng tham nhũng

và lạm dụng của công.

- Những yêu cầu về sự nhanh chóng, thuân tiện và an toàn liên quan đến vấn đề chi

trả bằng tiền đang được khách hàng đề cao: Người Việt Nam có thói quen dùng tiền mặt

để thanh toán trong tiêu dùng, thói quen này đã tồn tại trong một thời gian dài cho đến tận

hôm nay. Tuy nhiên thói quen đó cũng đang dần thay đổi vì trong cuộc sống hiện đại

không chỉ có doanh nghiệp mà người dân cũng dần quan tâm đến vấn đề công nghệ phụ

vụ đời sống. Sự nhanh chóng, tiện lợi và an toàn về tiền luôn được đề cao. Là sinh viên, ai

cũng ấp ủ mơ ước được đi du học nước ngoài để mở mang kiến thức. Với những khách

hàng thuộc tầng lớp trung và thượng lưu, công tác và du lịch tại nước ngoài là điều tất yếu

trong cuộc sống của họ. Trong những trường hợp trên, nếu phải mang trong người một

lượng tiền mặt lớn bên mình là sự rất bất tiện và không an toàn. Vì thế, thẻ thanh toán

quốc tế đã đáp ứng yêu cầu đó của khách hàng. Chiếc thẻ không chỉ là “ví tiền di động”

giúp khách hàng thuận tiện hơn trong giao dịch mà nó còn giúp gia tăng số tiền còn lại

trong tài khoản thông qua việc hưởng lãi suất theo quy định của ngân hàng. Bên cạnh đó,

để thu hút khách hàng sử dụng, thẻ ngoài chức năng giúp học hạn chế được lượng tiền mặt

58

Page 59: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

mang theo mà còn thực hiện thanh toán các khoản như tiền điện, tiền internet, thanh toán

hàng qua mạng, thanh toán vé máy bay…

- Công nghệ thông tin ngày càng phát triển: Điều này thúc đẩy người dân muốn

cuộc sống của mình phần nào áp dụng trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin

tiên tiến. Khi đó, họ thấy cuộc sống trở nên hiện đại và tiện nghi hơn. Điều này tạo thuận

lợi cho việc đầu tư máy ATM và máy POS. Tuy nhiên cần phải biết lựa chọn thiết bị công

nghệ hiện đại để không trở nên lạc hậu trong tiên độ cuộc sống số ngày nay.

Một ngân hàng có hệ thống công nghệ hiện đại sẽ nhanh chóng hơn trong các giao

dịch từ đó đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng.. Do đó Sacombank Dĩ An cũng

rất chú trọng đầu tư đến công nghệ thông tin. Hiện nay, ngân hàng đang ứng dụng chương

trình ngân hàng lõi (Corebanking T24) cho các điểm giao dịch. Ưu điểm của hệ thống này

là khả năng xử lý tập trung, có tính định hướng khách hàng, khả năng cung cấp các dịch

vụ trực tuyến, tham số hóa và có tính bảo mật cao. Và mới đây, Sacombank đã đưa vào

dịch vụ Sacombank 3D Security – dịch vụ xác thực thanh toán trực tuyến với thẻ quốc tế

Sacombank – mang lại cho khách hàng phương thức bảo mật cao nhất khi thanh toán trực

tuyến, giúp vệ quyền lợi của chủ thẻ và các doanh nghiệp thương mại điện tử, tránh các rủi

ro như giả mạo, mất cắp thông tin.

- Nhà nước khuyến khích thanh toán qua thẻ để giảm lượng tiền lưu thông: Dây là

một cơ hội lớn cho thị trường thẻ của tất cả ngân hàng nói chung và Sacombank Dĩ An nói

riêng. Khi sử dụng thẻ, mọi hoạt động thanh toán đều thực hiện qua ngân hàng, giúp ngân

hàng kiểm soát tốt hơn lượng tiền giao dịch, đồng thời cũng hạn chế lượng tiền giả. Giao

dịch qua thẻ còn giúp Nhà nước tiết kiệm được chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản.. và

giúp Nhà nước tính toán thuế được dễ dàng hơn.

4.2.2. Thế mạnh:

- Là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có hoạt động kinh doanh hiệu

quả: Trong những năm qua, các Ngân hàng tại Việt Nam được đánh giá là đang gặp nhiều

khó khăn, nhưng với Sacombank luôn có lợi nhuân tăng. Tình hình hoạt động kinh doanh

của ngân hàng luôn tiến triển tốt là điều kiện thuận lợi giúp ngân hàng đáp ứng nhu cầu tài

chính để đầu tư cho các hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ mới, bên cạnh đó cũng tạo

điều kiện cho công tác quảng bá hình ảnh của ngân hàng, củng cố lòng tin của khách hàng

và các sản phẩm mới cũng được khách hàng dễ dàng đón nhận. Qua phân tích hoạt động

kinh doanh thẻ thanh toán quốc tế của Sacombank Dĩ An cho thấy kết quả hoạt động của 59

Page 60: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

ngân hàng này đang phát triển rất khả quan, đồng thời dịch vụ thẻ của ngân hàng cũng gia

tăng liên tục. Đây là điều kiện thuân lợi cho sự phát triển của hoạt động kinh doanh thẻ

thanh toán quốc tê trong thời gian sắp tới. Ngoài ra, ngân hàng không chỉ cần phát triển và

mở rộng mạng lưới thanh toán trong nước mà còn vươn ra toàn thế giới để đáp ứng nhu

cầu thuận tiện nhanh chóng của người dân hiện nay vì hoạt đông lĩnh vực thẻ thanh toán

quốc tế dù mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng có sự cạnh tranh khốc liệt và nhiều rủi ro.

- Nguồn nhân lực có trình độ cao: Yếu tố nhân lực là yếu tốt rất quan trọng bên

trong ngân hàng nguồn nhân lực con người có trình độ cao và năng lực làm việc tốt sẽ

giúp cho ngân hàng ngày càng lớn mạnh. Đến thời điểm hiện này (quý I/2014), tổng số

nhân viên Sacombank Dĩ An là 22 người. Trong đó nữ chiếm khoảng 41%, còn lại là nam

chiếm 59%. Cơ cấu theo trình độ học vấn: Đại học và trên đại học là 54.54%, dưới đại học

là 45.46%, trong đó những chức vụ quan trọng đều là do những người có trình độ học vấn

cao đảm nhiệm, còn về phần quỹ và một phần giao dịch viên là cao đẳng, còn lại tài xế và

bảo vệ là trình độ phổ thông.

Nhận thức được trình độ chuyên môn nghiệp vụ là quan trọng, nên ngân hàng đã

đầu tư nhiều vào các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ cho các nhân viên. Ngoài ra,

việc trả lương theo vị trí công việc cùng các chế dộ thưởng cuối năm căn cứ theo bảng

đánh giá cá nhân ở mỗi quý cũng như việc bầu chọn nhân viên tiêu biểu trong năm cũng

có ý nghĩa khuyến khích nhân viên làm việc tích cực hơn.

Kinh doanh thẻ nói chung và thẻ thanh toán quốc tế nói riêng là một bộ phận trong

dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Do vậy, ngân hàng cần chú trọng vấn đề yếu tố con người để

xây dựng nét văn hóa giao dịch mang phong cách cho riêng mình.

- Đang ứng dụng chương trình ngân hàng lõi Corebanking – T24: là phần mềm

quản lý các hoạt động thông tin của ngân hàng, tạo sự chính xác và an toàn hơn trong giao

dịch.

- Có vị trí thuận lợi vì phòng giao dịch đặt tại chợ Dĩ An và các khu công nghiệp có

đầu tư của nước ngoài và có quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp: Điều này tạo thuận lợi

hơn trong việc liên kết các công ty, vừa giới thiệu các sản phẩm thẻ quốc tế cao cấp đến

các cấp quản lý doanh nghiệp đồng thời cũng khuyến khích họ sử dụng thanh toán lương

qua thẻ, từ đó nâng số lượng thẻ phát hành ra, mở rộng thị phần thẻ. Đồng thời mạng lưới

của đối thủ cạnh tranh mạnh của Sacombank Dĩ An như Vietcombank, ACB, Vietinbank

60

Page 61: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

hiện nay chưa có phòng giao dịch và chi nhánh tại thị trấn đã tạo cơ hội tốt cho

Sacombank Dĩ An quảng bá và nâng cao thương hiệu của ngân hàng.

4.2.3. Thách thức:

- Cạnh tranh với nhiều đối thủ: Sản phẩm thẻ thanh toán quốc tế là mặt hàng thu

hút nhiều khách hàng nên cạnh tranh với các ngân hàng khác là điều không thể tránh khỏi.

Mặt khác Sacombank Dĩ An gia nhập thị trường trễ nên thách thức ngày càng lớn hơn.

Hiện nay có 2 ngân hàng rất mạnh về cả mảng thẻ thanh toán quốc tế và thẻ thanh toán nội

địa, đo là ACB và Vietcombank vì sản phẩm thẻ của 2 ngân hàng có rất nhiều tiện ích.

Bên cạnh đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng nước ngoài có thương hiệu và

nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thẻ quốc tế và mạng lưới rộng khắp trên toàn thế giới

như Citibank, Standart Charter, HSBC…

Bảng 4.4: So sánh sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế giữa một số ngân hàng:

Tiêu chí Ngân hàng Thẻ chuẩnThẻ vàng

Thẻ bạch kim

Thu nhập(Triệu đồng)

HSBC 6 12 25ANZ 7.2 15 20Techcombank 6 12 20Sacombank 10 20 60

Phí thường niên(ngàn đồng)

HSBC 300 600 1200ANZ 350 550 1100Techcombank 350 550 950Sacombank 299 399 999

Phí rút tiền mặt

HSBC 4% 4% 4%ANZ 4% 4% 4%Techcombank 4% 4% 4%

Sacombank(Family: 0%)

4% 4% 4%

Lãi suất nợ quá hạn(%/tháng)

HSBC 2.6 2.33 2.32ANZ 2.65 2.65 2.4Techcombank 2.15 2.07 2Sacombank 2.15 2.15 2.15

(Nguồn: the-tindung.com)

Khi khách cầm thẻ tín dụng quốc tế của các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng đa

quốc gia thì dịch vụ mang tính toàn cầu sẽ tốt hơn và chuyên nghiệp hơn thẻ tín dụng quốc

tế của 1 ngân hàng nội địa, thẻ của các ngân hàng này sẽ không bị từ chối như thẻ của 1 số 61

Page 62: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

ngân hàng nội địa khi giao dịch quốc tế. Và đương nhiên tính sang trọng cho người sử

dụng cũng vậy. Nên vì thế lãi suất và phí thường niên của ANZ và HSBC cao hơn các

Ngân hàng nội địa.

- Thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam: Đây là cách truyền thống đã

được người Việt Nam sử dụng từ xưa đến nay, có một số bộ phận người dân không thích

áp dụng công nghê thông tin vì theo họ là rườm ra, không cần thiết và khó sử dụng. Họ

thích tự tay mình cầm tiền để mua hàng hóa, theo họ, tiền trong tay mình sẽ dễ kiểm soát

hơn.

- Thói quen thích sử dụng thẻ của ngân hàng quen khách hàng: Vietcombank và

ACB hiện nay là 2 ngân hàng nội địa đi đầu trong lĩnh vực thẻ thanh toán quốc tế, ngoài ra

còn có sự cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài như HSBC, ANZ, Citibank… cũng

được nhiều người biết đến va sử dụng nhiều hơn. Khi đã quen với sản phẩm nào thì sự

giới thiệu của khách hàng đến bạn bè, người thân cũng là 1 hình thức quảng cáo sản phẩm

gián tiếp cho ngân hàng. Những ngân hàng tham gia thị trường trễ như Sacombank Dĩ An

thì yếu tố này bất lợi rất nhiều. Việc gây được sự chú ý cho khách hàng chưa từng dùng

thẻ và thu hút sự lựa chọn của khách hàng đang dùng sản phẩm thẻ của ngân hàng khác là

thách thức lớn đặt ra cho Sacombank Dĩ An. Ngân hàng cần chú trọng hơn vào Marketing

và các chương trình khuyến mãi để quảng bá hình ảnh sản phẩm thẻ đến khách hàng cũng

như tạo sức mua nhiều hơn.

4.2.4. Điểm yếu:

- Phát hành thẻ trễ: Khi đó các ngân hàng khác đã có thị phần đáng kể trên thị

trường thẻ và Sacombank Dĩ An kó cạnh tranh lại vì mảng thẻ của Sacombank nói chung

và thẻ thanh toán quốc tế nói riêng của Sacombank Dĩ An còn non trẻ.

- Số lượng máy ATM và máy POS ít: Tại thị trấn Dĩ An, hiện nay chỉ có 3 máy

ATM và ở các vị trí cách xa nhau, rất bất tiện cho khách hàng khi muốn sử dụng thẻ

Sacombank Visa Debit tại các máy.

- Các khoản phí vẫn còn là vấn đề bất cập của sản phẩm thẻ quốc tế hiện nay. Việc

thu phí này khiến nhiều người cảm thấy khá bất tiện, và tại Sacombank Dĩ An đã có 1 số ít

khách hàng hủy thẻ thanh toán quốc tế đang sử dụng vì không nắm bắt hết các khoản phí

tại ngân hàng.

62

Page 63: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

4.3 NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG

TÍN – PHÒNG GIAO DỊCH DĨ AN.

Bảng 4.5: Sự khác biệt giữa sử dụng thẻ nội địa và thẻ quốc tế

STT Nội dung Thẻ nội địa Thẻ quốc tế

1 Phạm vi sử dụng Nội địa Quốc tế

2 Ngân hàng phát hànhĐược Ngân hàng nhà

nước công nhận

Được tổ chức thẻ và ngân

hàng nhà nước công nhận

3 Đối tượng sử dụng Đại trà

Thu nhập cao, có nhu cầu

thường xuyên đi nước

ngoài

4 Tiện íchHạn chế trong phạm vi 1

quốc giaĐa dạng toàn thế giới

5 Phí Thấp Cao

6 Hạ tầng công nghệ Trung bình Tiên tiến

7Thời gian giải quyết

khiếu nàyMau Lâu

8Khẳng định vị trí

trong xã hộiKhông Có

9 Yếu tố pháp luật

Điều chỉnh theo quy

định của ngân hàng nhà

nước

Điều chỉnh theo quy định

của ngân hàng nhà nước

và tổ chức thẻ quốc tế

10 Thu nhập hàng thángKhông yêu cầu chứng

minh thu nhập

Yêu cầu chứng minh thu

nhập

Từ bảng phân tích trên ta thấy được các yếu tố sau ảnh hưởng đến sự phát triển của

thẻ quốc tế:

- Tiện ích sử dụng thẻ

- Nhận thức vai trò của thẻ.

- Thu nhập hàng tháng.

- Thói quen sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

- Chính sách Marketing của đơn vị phát hành thẻ.

63

Page 64: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

- Hạ tần công nghệ.

- Sự khẳng định vị trí trong xã hội

- Độ tuổi của người sử dụng

- Yếu tố pháp luật.

Có thể thấy việc phát triển thẻ quốc tế cần phải dựa vào các yếu tố có ảnh hưởng

mạnh mẽ đế thẻ quốc tế như tiện ích, hạ tầng công nghệ, pháp luật… nghiên cứu tốt việc

này rất có ý nghĩa đối với Sacombank Dĩ An trong việc đề ra các giải pháp phát triển thị

trường thẻ quốc tế sau này.

4.4. ĐÁNH GIÁ DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG SÀI

GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG – PHÒNG GIAO DỊCH DĨ AN.

4.3.1 Những kết quả đạt được

4.3.1.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ quốc tế:

Qua phân tích bảng số liệu trên, ta thấy rằng hoạt động thẻ của Sacombank Dĩ An

vẫn đang diễn ra sôi nổi do từng bước được khách hàng biết đến và sử dụng. Tuy nhiên, để

biết được chính xác hoạt động của mảng sản phẩm này đã mang lại nguồn lợi như thế nào

cho ngân hàng thì phải phân tích sâu vào các chỉ tiêu thu nhập, chi phí từ hoạt động thẻ để

từ đó thấy được lợi nhuận tăng giảm như thế nào.

Bảng 4.6: Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán quốc tế của Sacombank Dĩ

An trong 3 năm 20011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng:

Các chỉ tiêu Năm 2011Năm 2012 Năm 2013

Thu nhập 82.31 116.26 160.3- Thu phí thường niên 36.57 59.27 83.15- Thu phí làm lại thẻ 16.84 19.36 24.82-Thu phí chậm thanh toán 17.49 23.34 28.86- Thu phí khác (cấp lại pin,vượt hạn mức…)

11.41 14.29 23.47

Chi phí 20.98 25.66 31.58- Chi phí phát hành thẻ 12.75 15.29 19.8- Chi phí hoạt động 8.23 10.37 11.78Lợi nhuận 61.33 90.6 128.72

(Nguồn: Trung tâm phát hành thẻ Sacombank)

64

Page 65: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Bảng 4.7: Tăng trưởng trong kết quả hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán quốc tế

của Sacombank Dĩ An trong 3 năm qua:

Các chỉ tiêu

2011/2012 2012/2013

Tuyệt đối

(triệu

đồng)

Tương đối

(%)

Tuyệt đối

(triệu

đồng)

Tương đối

(%)

Thu nhập 33.95 41.25% 44.04 37.88%

- Thu phí thường niên 22.7 62.07% 23.88 40.29%

- Thu phí làm lại thẻ 2.52 14.96% 5.46 28.20%

-Thu phí chậm thanh toán 5.85 33.45% 5.52 23.65%

- Thu phí khác (cấp lại pin,

vượt hạn mức…)2.88 25.24% 9.18 64.24%

Chi phí 4.68 22.31% 5.92 23.07%

- Chi phí phát hành thẻ 2.54 19.92% 4.51 29.50%

- Chi phí hoạt động 2.14 26.00% 1.41 13.60%

Lợi nhuận 29.27 47.73% 38.12 42.08%

(Nguồn: Phòng kế toán và quỹ)

Từ bảng số liệu trên, ta nhận thấy thu nhập tử thẻ là từ: phí thường niên, phí làm lại

thẻ ( thay thế thẻ do mất thẻ hoặc do thẻ bị hỏng), phí chậm thanh toán thẻ tín dụng và một

số loại phí khác như phí cấp lại mã PIN, vượt hạn mức…

Trong đó, phần thu nhập từ phí thường niên luôn chiếm tỷ trọng cao nhất vì phí này

áp dụng cho mỗi loại thẻ và thu hàng năm, mức phí theo quy định của ngân hàng. Khi số

lương thẻ phát hành qua từng năm thì số phí thường niên cũng tăng thêm. Cụ thể năm

2011 đạt 36.57 triệu đồng thì sang năm 2012 tăng thêm 59.27 triệu đồng và năm 2013 thì

đạt 83.15 triệu đồng. Đối với thẻ thanh toán quốc tế, nhằm khuyến khích việc sử dụng thẻ

rộng rãi nên Sacombank không thu phí phát hành thẻ, do đó không có nguồn thu nhập từ

phí phát hành thẻ thanh toán quốc tế.

Phí làm lại thẻ chiếm tỷ trọng không cao vì trường hợp mất thẻ ít xảy ra, tuy nhiên

khách hàng thường yêu cầu làm lại thẻ sau 1 đến 2 năm sử dụng do thẻ bị hỏng, bong tróc

và con chip gắn trên thẻ bị hao mòn do sử dụng nhiều.

65

Page 66: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Đặc biệt, với thẻ tín dụng quốc tế, việc khách hàng chậm thanh toán tiền cũng

mang lại cho ngân hàng một khoản thu nhập khá cao dù trường hợp khách hàng chậm

thanh toán tiền ít xảy ra nhưng vì lãi suất phạt cao, gấp 1.5 lần lãi suất thông thường, nên

số tiền khách hàng phải thanh toán lại cho ngân hàng là không nhỏ. Năm 2011, thu nhập

từ việc chậm thanh toán nợ của khách hàng là 17.49 triệu sang năm 2012 tăng thêm 5.85

triệu và đến năm 2013 đạt 28.86 triệu. Tốc độ tăng trưởng trong năm 2012 và 2013 so với

năm trước đó lần lượt là 33.45% và 23.65%. Qua con số trên có thể thấy, khách hàng sử

dụng thẻ tín dụng quốc tế thành thạo hơn, đã hiểu được cách thanh toán thẻ tín dụng sao

cho món nợ không bị đánh lãi suất phạt. Với sự nâng cao hiểu biết về sản phẩm thẻ tín

dụng của khách hàng sẽ là một lợi thế lớn trong việc mở rộng thị trường sản phẩm thẻ vốn

dĩ rất tiện ích này của Sacombank.

Bên cạnh đó, chi phí mà chi nhánh bỏ ra bao gồm chi phí phát hành thẻ và chi phí

hoạt động. Năm 2011, mang lưới thẻ thanh toán quốc tế của Sacombank Dĩ An còn hạn

hẹp và ít trang thiết bị nên chi hoạt động thấp, chỉ khoảng 8.23 triệu đồng và chi phát hành

thẻ là 12.75 triệu đồng, sang 2 năm 2012 và 2013, thẻ thanh toán quốc tế của Sacombank

Dĩ An phổ biến hơn và hệ thống máy ATM và đặc biệt là hệ thống POS cũng được gia

tăng trong địa bàn Dĩ An đã làm chi phí hoạt động của Sacombank Dĩ An tăng lên đáng

kể, năm 2012 đạt 10.37 triệu và năm 2013 tăng thêm 1.41 triệu đạt 11.78 triệu đồng.

4.3.2 Tồn tại và nguyên nhân .

- Vị thế và hình ảnh của Sacombank Dĩ An trong hoạt động thẻ thanh toán quốc tế

hiện nay là khá thấp so với các ngân hàng đối thủ. Một vài nguyên nhân có thể nhận thấy:

Chưa có đường hướng rõ nét về hoạt động kinh doanh thẻ.

Công tác quản trị điều hành hoạt động kinh doanh thẻ còn nhiều hạn chế.

Chính sách tư vấn và marketing chưa phù hợp.

- Hệ thống công nghệ thông tin thẻ hiện nay chưa ổn định, còn nhiều lỗi gây hiệu

ứng xấu cho họat động kinh doanh thẻ của Sacombank Dĩ An, hệ thống máy ATM bị lỗi

giao dịch nhiều (tình trạng máy không rút được tiền nhưng tài khoản bị trừ, máy ngưng

hoạt động, thẻ bị từ chối giao dịch do hệ thống xử lý chậm so với thời gian tiêu chuẩn…

còn khá phổ biến) dẫn đến mất uy tín và niềm tin đối với chủ thẻ và các khách hàng tiềm

năng.

- Các điều kiện để hỗ trợ phòng giao dịch phát triển hoạt động kinh doanh thẻ chưa

đầy đủ chẳng hạn như chưa có các máy dập thẻ tại từng khu vực để rút ngắn thời gian in 66

Page 67: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

dập thẻ đã kéo dài thời gian hoàn tất việc phát hành thẻ cho khách hàng tại phòng giao

dịch khi khách có nhu cầu in tên lên thẻ (7 ngày).

- Các kênh cung ứng dịch vụ cho chủ thẻ còn hạn chế do mạng lưới hệ thống ATM

và POS của Sacombank Dĩ An còn thưa thớt.

- Tình trạng thẻ rác gây lãng phí cho ngân hàng do các chuyên viên khách hàng và

chuyên viên tư vấn mong muốn hoàn thành chỉ tiêu của mình nên phát hành thẻ ồ ạt,

không chọn lọc.

- Các hình thức giả mạo thẻ bằng công nghệ cao (skimming, phishung, internet

hacking) đã xuất hiện nhiều tại Việt Nam có thể tạo ra rủi ro lớn cho hệ thống Sacombank

nói chung và Sacombank Dĩ An nói riêng.

67

Page 68: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4, bài báo cáo đã phân tích th ực trạng dịch vụ thẻ quốc tế của

Sacombank trong những năm vừa qua bao gồm tình hình phát hành thẻ, thanh toán thẻ và

một số dịch vụ đi kèm. Ngoài ra, còn phân tích tình hình phát triển thẻ quốc tế của các đối

thủ cạnh tranh tại Việt Nam. Qua đó, cho thấy hoạt động kinh doanh thẻ của Sacombank

ngày càng phát triển mạnh mẽ, gặt hái được nhiều thành công rất đáng khích lệ.

Bài báo cáo cũng đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của thẻ quốc tế

Sacombank và tiềm năng phát triển thị tr ường thẻ quốc tế tại Việt Nam

Với những nội dung được nghiên cứu trong chương 4 sẽ góp phần làm nền tảng cần

thiết cho việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp trong chương 5 tiếp sau, nhằm phát

triển dịch vụ thẻ quốc tế tại Sacombank trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế

giới như hiện nay.

68

Page 69: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH VỤ THẺ THANH

TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN

THƯƠNG TÍN TẠI CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG – PHÒNG GIAO DỊCH DĨ AN

5.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM.

5.1.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng nhà nước Việt Nam đến năm 2020:

Căn cứ Thông báo số 191-TB/TW ngày 01/9/2005 của Ban Chấp hành Trung ương

Đảng, Bộ Chính trị khẳng định “việc tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt

động của hệ thống ngân hàng là một nhiệm vụ quan trọng cấp bách trước mắt cũng như

chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước để góp phần phát triển kinh tế, xã hội và công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và

định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số

112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 đã chỉ rõ định hướng phát triển hệ thống ngân hàng:

Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng theo hướng

hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực

ASEAN với cấu trúc đa dạng về sở hữu, về loại hình tổ chức tín dụng, có quy mô hoạt

động lớn hơn, tài chính lành mạnh, đồng thời tạo nền tảng đến sau năm 2010 xây dựng

được hệ thống các tổ chức tín dụng hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Châu Á,

đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh

với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

Quan điểm của Đảng, Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước về đổi mới và phát triển

hệ thống ngân hàng nhằm xây dựng một hệ thống ngân hàng an toàn, hiệu quả, phát triển

bền vững và hội nhập quốc tế là nhất quán và kiên định thực hiện với lộ trình và giải pháp

phù hợp trong từng thời kỳ. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI nêu rõ quan

điểm về phát triển hệ thống ngân hàng: “Tiếp tục cổ phần hóa và cơ cấu lại ngân hàng

thương mại; áp dụng các thông lệ và chuẩn mực mới phù hợp với thông lệ quốc tế và điều

kiện Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển an toàn, bền vững của các

ngân hàng trong nước”.

Quan điểm phát triển, tư tưởng chỉ đạo của Đảng về đổi mới hệ thống ngân hàng

trong xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 thể

hiện rõ: “Cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng

thương mại và các tổ chức tài chính;…từng bước giảm tỷ lệ cung cấp vốn cho đầu tư cho

69

Page 70: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

phát triển từ hệ thống ngân hàng thương mại; nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ

ngân hàng. Cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính theo

hướng sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính nhỏ để có số

lượng phù hợp các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính có quy mô và uy tín, hoạt

động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và an toàn hệ thống. Trong 5 năm tới, củng cố,

chấn chỉnh và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là nhiệm vụ cấp bách của ngành Ngân hàng

để cùng với tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công và tái cấu trúc doanh nghiệp

nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước nhằm thực hiện

thành công chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng”.

5.1.2. Mục tiêu phát triển Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến năm 2020:

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước để hình thành bộ máy tổ

chức tinh gọn, chuyên nghiệp, có đủ nguồn lực, năng lực xây dựng và thực thi chính sách

tiền tệ theo nguyên tắc thị trường dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến, thực hiện các thông

lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng trung ương, hội nhập với cộng đồng tài

chính quốc tế, thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và

hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo nền tảng đến sau năm 2010 phát triển Ngân hàng Nhà

nước trở thành ngân hàng trung ương hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của các ngân hàng

trung trong khu vực châu.

Xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ nhằm ổn định giá trị đồng tiền,

kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và thực hiện

thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều hành tiền tệ, lãi suất và

tỷ giá hối đoái theo cơ chế thị trường thông qua sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các công cụ

chính sách tiền tệ gián tiếp. Ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng nhanh các hình thức

thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng. Nâng dần và tiến tới thực

hiện đầy đủ tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam. chính sách tiền tệ tạo điều kiện huy

động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ

với chính sách tài khoá để định hướng và khuyến khích công chúng tiết kiệm, đầu tư và

phát triển sản xuất kinh doanh.

70

Page 71: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

5.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

SÀI GÒN THƯƠNG TÍN ĐẾN NĂM 2020:

Trong bối cảnh hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa được khắc

phục hoàn toàn và khả năng phục hồi dự báo sẽ bắt đầu trong vòng 3-5 năm tới, Chiến

lược phát triển Sacombank giai đoạn

2011-2020 và phương hướng – mục tiêu – nhiệm vụ giai đoạn 2011 – 2015 tiếp tục

kiên định với mục tiêu “Trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Khu vực” và hoạt động theo

định hướng “Hiệu quả - An toàn - Bềnvững”, nên cần tập trung vào các nhóm chiến lược

sau:

- Chiến lược nguồn nhân lực ngân hàng:

Mục tiêu đến năm 2015, Sacombank sẽ có 13000 cán bộ nhân viên giỏi và có năng

lực nhằm ổn định nhân sự, duy trì tỷ lệ nhân sự.

- Chiến lược công nghệ ngân hàng:

Theo định hướng phát triển của một ngân hàng

hiện đại, Sacombank cần phải thực thi chiến lược công nghệ mạnh cho thời kỳ

2011-2020 để tăng năng suất làm việc của nhân viên tác nghiệp và đa dạng sản phẩm dịch

vụ hiện đại như các ngân hàng quốc tế dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến qua việc liên

tục hoàn thiện, bổ sung và nâng cấp hệ thống T24.

- Chiến lược tài chính:

Sacombank tiếp tục tập trung vào mục tiêu tăng trưởng tài chính theo một số tiêu

chí sau:

+ Tăng trưởng vốn chủ sở hữu bình quân 15-17%/năm. Theo đó: Vốn điều lệ tăng

từ 15%-20%/năm; đồng thời tận dụng tối đa nguồn vốn thứ cấp đểlàm đòn bẩy cho sự tăng

trưởng

+ Tổng tài sản tăng bình quân 15-20%/năm;

- Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng bình quân 17-20%/năm;

- Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân đạt 15-17%;

- Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản (ROA) bình quân đạt 1,5-1,7%;

- Cổ tức hàng năm/vốn cổ phần bình quân 14-20%/năm và được chi trả bằng tiền

mặt hoặc bằng cổ phiếu do HĐQT xem xét quyết định cho từng năm tài chính kể từ năm

2011.

- Chiến lược kênh phân phối:71

Page 72: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Mục tiêu đến năm 2020, mạng lưới của Sacombank dự kiến đạt khoảng 600 điểm

giao dịch, bao phủ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài các điểm giao dịch tại Lào và

Campuchia, Sacombank còn mở rộng hoạt động sang Malaysia, Singapore, Mỹ, Úc, Châu

Âu và một số nước khác trong khu vực ASEAN.

- Chiến lược kinh doanh (huy động, cho vay): Tổng nguồn vốn huy động tăng

trưởng ở mức 15-18%/năm trong giai đoạn 2011-2020

- Chiến lược sản phẩm, dịch vụ:

Tập trung phát triển sản phẩm dịch vụ bán lẻ, theo đó tăng dần tỷ trọng nguồn thu

từ dịch vụ trong cơ cấu thu nhập. Đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng về sản phẩm

dịch vụ tài chính theo định hướng ngân hàng bán lẻ, trongđó chú trọng hoạt động bán chéo

sản phẩm dịch vụ với các đối tác có liên kết và các công ty thành viên trong Tập đoàn

Sacombank, nhằm cung ứng cho thị trường các sản phẩm tài chính trọn gói với giá thành

hợp lý. Đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng hàng đầu trong nước và các

nước cận biên nhằm tối đa hóa mức độ hài lòng của khách hàng; đồng thời tạo sự khác

biệt trong sản phẩm dịch vụ nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cũng như nâng cao tính

cạnh tranh của Ngân hàng.

- Chiến lược quản trị - điều hành:

Hoàn thiện cơ chế quản trị Ngân hàng theo mô hình tiên tiến và xây dựng và ổn

định mô hình tổ chức và cơ cấu nhân sự cũng như mô hình kinh doanh cho phù hợp. Xây

dựng cơ chế điều hành tập trung, kiên định và xuyên suốt từ Hội sở tới các điểm giao dịch

trên cơ sở hệ thống dự báo hữu hiệu. Xây dựng bộ máy quản lý rủi ro tiên tiến, chuyên

nghiệp và hoàn thiện bộ máy kiểm toán nội bộ theo chuẩn mực quốc tế.

5.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN ĐẾN NĂM

2020:

Sacombank đang hướng đến trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại hàng đầu tại Việt

Nam và khu vực vì thế Sacombank rất chú trọng trong việc cải tiến các danh mục sản

phẩm. Hiện nay, Sacombank đang muốn tấn công vào phân khúc khách hàng cao cấp. Do

đó Sacombank đã tiến hành ký kết hợp đồng với Visa International và phát hành thẻ tín

dụng quốc tế Sacombank Visa Plantinum và Sacombank Visa Infinite, dòng thẻ đẳng cấp

hướng đến các khách hàng có thu nhập từ 60 triệu đồng/tháng trở lên. Theo thống kê mới

nhất của Sacombank Visa International, doanh số giao dịch của thẻ thanh toán quốc tế của 72

Page 73: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Sacombank Visa Platinum đang dẫn đầu về thị phần của thẻ Visa Platinum tại Việt Nam.

Đây chính là động lực để Sacombank tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ bằng việc

ra mắt thẻ quốc tế dành cho khách VIP.

- Chi phí đầu tư vào lĩnh vực thẻ quốc tế là rất lớn do đó các ngân hàng cần thực

hiện nhiều biện pháp để giảm chi phí, tăng hiệu quả của vốn đầu tư.

- Xác định việc phát triển thẻ quốc tế có vị trí quan trọng, giữ vai trò kết nối các sản

phẩm dịch vụ khác của ngân hàng, có tính chất vượt lên trước.

- Tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá các tiện ích của thẻ quốc tế vì thẻ vẫn còn

xa lạ với đa số người Việt Nam

5.4. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN

QUỐC TẾ.

5.4.1. Giải pháp đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước:

Thứ nhất, Nhà nước cần xem xét có quy định về các loại hình kinh doanh bắt buộc

phải chấp nhận thanh toán qua ngân hàng ngay từ khi khởi sự kinh doanh nhằm minh bạch

hóa các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh và cũng là tạo cơ sở cho việc theo dõi và quản

lý thuế sau này (Ví dụ như hoạt động lữ hành du lịch, khách sạn, giao dịch bất động

sản…)

Ngân hàng nhà nước cần hoàn chỉnh dự thảo và sớm trình Chính phủ ban hành nghị

định về thanh toán tiền mặt trong đó có chế tài bằng văn bản pháp quy các loại giao dịch

được phép sử dụng tiền mặt và các loại giao dịch khác phải thanh toán phi tiền mặt qua

ngân hàng. Việc quy định hạn mức được phép thanh toán bằng tiền mặt sẽ gặp một số

phản ứng từ một bộ phận người dân/DN đang có lợi ích trực tiếp từ việc thanh toán bằng

tiền mặt. Tuy nhiên, về tổng thể và lâu dài chắc chắn sẽ có hiệu quả chung cho nền kinh tế

trong đó cả về phương diện thu ngân sách nhà nước.

Thứ hai, Hiện nay, nhiều đơn vị kinh doanh không muốn chấp nhận thẻ do phải trả

phí cho ngân hàng, việc thanh toán thẻ sẽ phải công khai doanh thu nên có một số đơn vị

kinh doanh chưa muốn sự minh bạch hoặc tránh thuế. Do vậy, nếu áp dụng một chính sách

khuyến khích phù hợp như áp dụng thuế giá trị gia tăng khi thanh toán qua ngân hàng thấp

hơn khi thanh toán bằng tiền mặt sẽ động viên và khuyến khích các đơn vị kinh doanh tích

cực hơn trong việc làm nghĩa vụ thuế. Tỷ lệ thu có thể giảm nhưng tổng mức thu thông

thường sẽ tăng lên do có nhiều người nộp thuế hơn

73

Page 74: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Thứ ba, cần sớm chuẩn hóa hoạt động thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng

và giữa ngân hàng với ngân hàng: đây là giải pháp nhằm tạo nền tảng cho việc ứng dụng

cơ chế xử lý tự động các giao dịch thanh toán, tăng tốc độ xử lý giao dịch và qua đó giảm

chi phí. Việc chuẩn hóa này cần được thực hiện từ khâu mẫu biểu, quy trình, cơ chế xử lý

giữa các ngân hàng song song với việc ban hành tiêu chuẩn về các trang thiết bị (ATM,

POS…), tiêu chuẩn phần mềm, các thiết bị hỗ trợ theo tiêu chuẩn quốc gia.

Thứ tư,  với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước, NHNN xem xét có tác động giúp

các ngân hàng Việt Nam trong việc yêu cầu các tổ chức thẻ quốc tế giảm các mức phí áp

dụng tại thị trường Việt Nam cũng như áp dụng các lộ trình đảm bảo tiêu chuẩn phù hợp

với điều kiện Việt Nam. Ngoài ra, NHNN nên xem xét đẩy nhanh tiến trình xây dựng

Trung tâm chuyển mạch quốc gia thống nhất và hệ thống bù trừ tự động quốc gia ACH

(Automated Clearing House) để hỗ trợ cho việc chuyển mạch và kết nối liên thông qua

mạng lưới các đơn vị chấp nhận thẻ, ATM, Dịch vụ thanh toán điện tử, thanh toán thẻ nội

địa được thuận lợi hơn và tránh phụ thuộc và các tổ chức thẻ quốc tế.

5.4.2. Giải pháp đối với Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Sacombank:

5.4.2.1 Giải pháp về quản trị:

- Quản trị Ngân hàng:

Thường xuyên theo dõi động thái thị trường thẻ tại Việt Nam để điều chỉnh chiến

lược phát hành thẻ cho phù hợp.

Tổ chức đào tạo và nâng cao nghiệp vụ của nhân viên tại Trung tâm thẻ Sacombank

để nhân viên có đủ kiến thức đối với công nghệ này.

- Quản trị rủi ro:

Thường xuyên cập nhập những chính sách mới của các ngân hàng cạnh tranh trong

lĩnh vực phát hành thẻ để điều chính kịp thời chính sách của Sacombank nhằm đáp ứng

kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Thường xuyên cập nhập thông tin cho toàn thể Hội Sở Sacombank về những quy

định mới của các tổ chức chấp nhận thẻ quốc tế cũng như những trường hợp phát hiện

gian lận trong thời mới nhất.

Đảm bảo hoạt động thẻ của Sacombank hoạt động đúng theo quy định của Pháp luật

Việt Nam và thông lệ của các tổ chức chấp nhận thẻ quốc tế.

74

Page 75: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Kết hợp với khối Công nghệ thông tin để kiểm tra và giám sát những giao dịch

mang tính rủi ro cao, kịp thời ngăn chặn và xử lý giao dịch một cách hiệu quả nhất.

5.4.2.2. Giải pháp về công nghệ thông tin:

Thẻ quốc tế là sản phẩm mang tính công nghệ cao và hoạt động dựa trên hệ thống

xử lý điện tử hiện đại. Do đó các giải pháp về công nghệ thông tin mà Sacombank cần tập

trung là một số vấn đề sau:

- Bảo mật và phòng chống rủi ro trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ.

- Nâng cấp và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.

- Tăng cường sự bảo mật về thông tin thẻ, đặc biệt là thẻ thanh toán quốc tế. Hạn

chế việc phát hành thẻ ồ ạt không có chọn lọc, tránh tình trạng thẻ giả dẫn đến lộ thông

tin khách hàng hoặc thẻ rác gây lãng phí tài nguyên cho ngân hàng.

- Phát triển hệ thống máy ATM, nên để các trạm máy ATM có cửa bảo vệ, tạo cảm

giác an toàn cho khách hàng khi sử dụng máy, nhất là khi Sacombank đưa vào dịch vụ nộp

tiền mặt tại máy ATM và dang thí điểm tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra cần

nâng cấp các máy ATM bằng máy hiện đại như có màn hình cảm ứng, thực hiện giao dịch

nhanh, chính xác hơn giao dịch tiền mặt.

Thực hiện các giải pháp nâng cấp hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại sẽ tạo

điều kiện để Sacombank mở rộng các sản phẩm dịch vụ bán lẻ, trong đó thẻ là sản phẩm

chủ lực. Giải pháp này có vị trí quan trọng, quyết định đến sự thành công trong hoạt động

phát triển thẻ của Sacombank.

5.4.2.3 Giải pháp về Marketing:

Thẻ quốc tế hiện nay vẫn còn xa lạ với nhiều người dân Việt Nam, có nhiều người

cho rằng thẻ quốc tế chỉ dành cho giới thượng lưu, giàu có nên trong thời gian qua thẻ

quốc tế chưa thu hút được đối tượng bình dân. Công tác tiếp thị và phổ biến về thẻ quốc tế

chưa nhiều. Vì vậy, các giải pháp Marketing có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy đưa thẻ quốc

tế nhanh chóng đến với người dân.

Dưới đây là một số giải pháp marketing được đưa ra cho Sacombank:

Đa dạng hóa về sản phẩm, dịch vụ:

+ Về sản phẩm thẻ:

Có thể thấy hiện nay thẻ quốc tế của Sacombank có phạm vi sử dụng hẹp. Có thể

nhận ra điều này khi yêu cầu để cấp thẻ tín dụng quốc tế là cần chứng minh thu nhập và

thông thường, thu nhập của khách hàng phải trên 10 triệu, điều này đã hạn chế 1 lượng 75

Page 76: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

khách hàng lớn muốn tiếp cận sản phẩm thẻ. Do đó Sacombank cần đẩy mạnh việc nghiên

cứu đa dạng hóa sản phẩm, từng bước phát triển thẻ phù hợp với thị trường Việt Nam.

Thẻ đồng thương hiệu:

Là một sản phẩm mang thương hiệu Sacombank –Doanh nghiệp do Sacombank

phát hành cho khách hàng và cán bộ công nhân viên của Doanh nghiệp để sử dụng các ưu

đãi và tiện ích của 2 bên. Thẻ đồng thương hiệu được thiết kế dựa trên sự kết hợp giữa

logo của Eximbank và logo của Doanh nghiệp. Sacombank chỉ mới tập trung vào các dòng

thẻ tín dụng: Sacombank Visa Citimart, Sacombank Visa Parkson Privilege... Ngoài ra

Sacombank cũng có thẻ đồng thương hiệu nhưng chỉ là thẻ trả trước và tập trung vào

doanh nghiệp nội địa. Vì vậy Sacombank có thể phát triển thẻ quốc tế đồng thương hiệu ở

mảng thẻ ghi có và thẻ trả trước.

Sản phẩm thẻ đặc trưng theo yêu cầu của chủ thẻ:

Giới trẻ luôn muốn mình nổi bật và cá tính, khác với mọi người vì thế họ cũng

muốn tấm thẻ mình đang dùng khác với những người khác. Sacombank cũng có thể phát

hành sản phẩm thẻ thiết kế theo yêu cầu của khách hàng chẳng hạn như phong cảnh, thú

vật, hình của chủ thẻ...

Thẻ 2 trong 1:

Hiện nay tại Sacombank chưa có sản phẩm thẻ này. Đây là loại thẻ mà có 2 tài

khoản có thể sử dụng chung một thẻ, từ đó hạn chế bớt số thẻ trong ví của khách hàng.

Chẳng hạn như kết hợp tài khoản thẻ thanh toán nội địa và tài khoản thẻ tín dụng quốc tế.

Thẻ sử dụng 2 băng từ (một băng từ ở trước và một băng từ ở sau) và 1 chon chip.

Một số sản phẩm thẻ khác:

- Thẻ tín dụng sinh viên và có thể hỗ trợ sinh viên thanh toán trước 1 khoản học phí

khi sinh viên không kịp đóng học phí đúng hạn.

- Phát hành thẻ cho những người thích thể thao, làm đẹp, chủ thẻ được hưởng nhiều

ưu đãi khi tham gia các câu lạc bộ như Câu lạc bộ thẩm mỹ, dance sport, khiêu vũ, cầu

lông, bóng đá....

+ Về dịch vụ thanh toán thẻ:

- Ngoài việc phát triển hệ thống máy POS không dây, Sacombank nên nhanh chóng

phát triển dịch vụ MPOS - dịch vụ chấp nhận thẻ qua điện thoại thông minh smartphone

nhằm cung cấp thêm một hình thức chấp nhận thanh toán bằng thẻ cho các đơn vị kinh

76

Page 77: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

doanh hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp/hộ kinh doanh cá thể

cung cấp dịch vụ giao hàng và thanh toán tận nơi.

Đồng thời, mở rộng dịch vụ thẻ quốc tế thông qua mạng Internet cho tất cả đơn vị

chấp nhận thẻ Sacombank.

Mở rộng kênh phân phối thẻ:

Ngoài các kênh phân phối thẻ hiện tại như: phát hành thẻ tại các chi nhánh, phòng

giao dịch Sacombank, phát hành thẻ qua mạng, Sacombank nên nghiên cứu triển khai một

số kênh phân phối như:

- Dịch vụ phát hành thẻ qua Call Center, bộ phận dịch vụ thẻ 24/7.

- Dịch vụ giao thẻ theo yêu cầu của khách hàng.

Các loại phí:

Dẫu biết sử dụng thẻ thanh toán quốc tế sẽ rất thuận tiện và an toàn khi đi nước

ngoài, tuy nhiên không ít khách hàng lại tỏ ra e ngại khi “xài” dịch vụ thẻ này chỉ vì phải

trả quá nhiều loại phí và mức phí lại quá cao. Một phần lý do khiến mức phí thẻ quốc tế

cao là lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ này còn thấp; trong khi đó các NH tham gia

phát hành thẻ tín dụng phải trả các khoản phí khá cao cho các tổ chức thẻ quốc tế và các

các chi phí cho công nghệ… Tuy nhiên thuế, phí quá cao có thể là nguyên nhân không

thúc đẩy được xu hướng tiêu dùng văn minh này nếu ngân hàng vẫn cho rằng số người sử

dụng còn ít nên phải thu phí cao để bù đắp.

Vì vậy để khuyến khích người dân sử dụng thẻ thanh toán quốc tế, thẻ tín dụng

quốc tế, trước hết các ngoài việc Sacombank phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ

cập về tiện lợi của thẻ thanh toán quốc tế; đồng thời ngân hàng cũng phải có chính sách

phát hành thẻ miễn phí, giảm phí thanh toán và hoặc lãi suất đối với người sử dụng dịch

vụ thẻ này.

Chính sách khách hàng:

Bên cạnh việc phát hành thẻ cho những khách hàng mới, Sacombank phải chú

trọng chăm sóc và giữ chân những chủ thẻ hiện hữu. Bởi vì chi phí sử cho việc giữ chân

một khách hàng cũ sẽ thấp hơn rất nhiều chi phí cho việc tìm kiếm một khách hàng mới

và hiệu quả của những khách hàng cũ thường cao hơn các khách hàng mới tham gia sử

dụng thẻ.

77

Page 78: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Mở rộng nhiều ưu đãi cho chủ thẻ tại các các cơ sở chấp nhận thẻ. Ví dụ như chiết

khấu, giảm giá hay tặng quà cho khách hàng nào thanh toán bằng thẻ. Và ngân hàng cũng

phải tính toán sao cho mình không bị giảm lợi nhuận và đại lý cũng có lợi.

Tất cả các thông tin liên quan đến thẻ như là hướng dẫn sử dụng, cách kiểm tra số

dư, cách thanh toán, mức lãi suất, mức phí, các câu hỏi thường gặp… đều được đăng tải

đầy đủ và rõ ràng trên trang web của ngân hàng như một số ngân hàng nước ngoài đã thực

hiện.

Xử lý khiếu nại, bồi hoàn thỏa đáng cho khách hàng cũng là một giải pháp giúp

củng cố lòng tin của khách hàng. Sacombank có thể phát triển gói bảo hiểm cho số tiền

khách hàng giao dịch bằng thẻ. Khi khách hàng giao dịch thanh toán qua thẻ, hoặc rút tiền

tại các trạm ATM xảy ra sự cố như nuốt thẻ, mất tiền..., Sacombank ngoài việc hỗ trợ khắc

phục sự cố cho khách hàng thì còn có những khoản bảo hiểm cho khách hàng, tạo tâm lý

an toàn và thoải mái. Đồng thời khách hàng có thể dễ dàng chấp nhận những sai sót nhỏ

của ngân hàng, và gắn bó với ngân hàng lâu hơn.

Công tác quảng bá:

Trong thời gian qua hầu hết các ngân hàng phát hành thẻ đã có dấu hiệu tích cực

trong việc quan tâm đến hoạt động quảng bá đối với thẻ quốc tế. Trong bối cảnh cạnh

tranh, khi mà ngày càng nhiều ngân hàng tham gia phát hành thẻ, đặc biệt là các ngân

hàng nước ngoài thì vai trò c ủa việc quảng bá có ý nghĩa rất quan trọng đối với

Sacombank trong việc thúc đẩy, lôi cuốn nhiều người sử dụng thẻ, gia tăng doanh số giao

dịch qua thẻ…, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển thẻ quốc tế tại Sacombank.

Thông qua các chương trình quảng bá này giúp Sacombank tiếp cận sâu sắc hơn

khách hàng của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn, khai thông sự hiểu biết, tạo

được niềm tin khi sử dụng thẻ quốc tế. Thực hiện tốt công tác quảng bá sẽ góp phần đưa

thẻ quốc tế trở thành phương tiện thanh toán rộng rãi trong xã hội, đẩy tỷ trọng thanh toán

không dùng tiền mặt tại Việt Nam ngày càng tăng lên.

Các hình thức quảng bá

Tăng cường quảng bá thẻ quốc tế trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vì thẻ

quốc tế là sản phẩm của ngân hàng nên tính hiện đại, an toàn và tiện lợi là các yếu

tố then chốt quyết định sự th ành công. Do đó, các phương tiện quảng bá cần chú ý

đến hình thức và nội dung để khai thác có hiệu quả các yếu tố then chốt này.

78

Page 79: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Tiến hành phân khúc khách hàng để có thể khai thác được thế mạnh của các phân

khúc cũng như nâng cao khả năng phục vụ đối với từng phân khúc. Trên cơ sở đó

sẽ hình thành nhiều loại thẻ với mẫu mã và chức năng khác nhau để đáp ứng nhu

cầu đa dạng của khách hàng.

Thực hiện các chương trình tài trợ với giải thưởng là một thẻ quốc tế có tiền mặt

sẵn bên trong thẻ nhằm tạo thói quen sử dụng thẻ cho khách hàng. Ngoài ra, Ngân

hàng có thể thực hiện các chương trình khu ến học cho sinh vi ên học sinh với giải

thưởng học bổng là thẻ quốc tế có giá trị tương đương chi phí học trong một khóa

học hoặc tài trợ thực hiện các chương trình thanh niên vui chơi, các chương trình

thể thao. Tổ chức các cuộc thi t ìm hiểu về sản phẩm thẻ quốc tế trong giới sinh

viên học sinh... Thực hiện các chương trình tài trợ sẽ thu hút nguồn KH tiềm năng

quan tâm tới thẻ thanh toán nhiều hơn và hiệu quả mặc dù chưa thu nhận được ngay

nhưng sẽ có tác dụng về lâu dài.

Thực hiện các chương trình khuyến mãi lớn nhằm tăng số lượng thẻ phát hành và

doanh số sử dụng thẻ cũng như là tăng nhanh số lượng đơn vị chấp nhân thẻ:

Thực hiện chương trình khuyến mãi lớn về thẻ vào các dịp lễ hội.

Tổ chức chương trình phát hành thẻ ưu đãi (miễn phí, quà tặng) tại các trung tâm

đông đúc (Siêu thị, trung tâm mua sắm …).

Kết hợp với các đơn vị chấp nhận thẻ thực hiện các chương trình khuyến mãi dành

cho chủ thẻ của Eximbank .

Công tác liên kết:

Bên cạnh tổ chức tốt công tác quảng bá để thu hút khách hàng sử dụng thẻ quốc tế

các ngân hàng cần phải liên kết với các đơn vị khác để đẩy mạnh việc phát hành thẻ. Ngân

hàng liên kết với các đơn vị sẽ giảm được nhiều chi phí trung gian và nhanh chóng có

được số lượng lớn chủ thẻ do thu hút được khách hàng của đối tác. Hơn nữa, đối tượng

khách hàng này thường có nhu cầu giao dịch lớn vì đã được đối tác tuyển chọn. Vấn đề

đặt ra là ngân hàng phải liên kết được với các đối tác có số lượng khách hàng lớn, những

loại hình kinh doanh mà nhu cầu giao dịch giữa khách hàng và đối tác mang tính chất

thường xuyên hoặc định kỳ.

o Khi thực hiện liên kết phát hành thẻ các bên tham gia đều có lợi:

Về phía đối tác được lợi là quản lý tốt được nguồn thu của mình, thu được tiền

nhanh chóng và an toàn, giữ được khách hàng…79

Page 80: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

Đối với khách hàng , ngoài việc được sử dụng các tiện ích của thẻ thanh toán còn

được ưu đãi khi thanh toán tại các đơn vị hợp tác với ngân hàng.

Đối với ngân hàng sẽ gia tăng số lượng chủ thẻ đáng kể. Nếu thực hiện chương

trình liên kết thẻ thành công sẽ góp phần đẩy mạnh số lượng người sử dụng thẻ

quốc tế trong xã hội

5.4.2.4 Các giải pháp khác:

Công tác kế toán:

Phải theo dõi những khoản phải trả cho các ngân hàng thành viên khi thực hiện

giao dịch thanh toán qua lại của các chủ thẻ sử dụng thẻ quốc tế. Theo dõi những chi phí

đầu tư cho hệ thống phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ của Sacombank.

Hỗ trợ các Chi nhánh của Sacombank về mặt hạch toán đối với những giao dịch thẻ

quốc tế. Giúp chi nhánh có đ ược hệ thống báo cáo đầy đủ về giao dịch thẻ trong kỳ, nhất

là những giao dịch thẻ tín dụng.

Phải nắm rõ những khoản phí của các tổ chức thẻ quốc tế để tiến hành thanh toán

đúng và đủ các quy định của tổ chức này. Quản lý tốt những chi phí này góp phần hoạch

định tài chính rõ ràng và chính xác, xây dựng tốt dự phòng rủi ro do việc phát hành và

chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế.

Phát triển nguồn nhân lực:

Trước hết, nguồn nhân sự cần phải được đào tạo bài bản trong nước cũng như phải

được tập huấn thường xuyên ở nước ngoài tại các tổ chức phát h ành thẻ quốc tế nh ư

Visa, MasterCard, American Express…

Thứ hai, đào tạo một đội ngũ chuyên gia giỏi về lĩnh vực thẻ quốc tê là hết sức cần

thiết trong thời điểm hiện nay khi Việt Nam đang hội nhập kinh tế và mở rộng quan hệ

trên toàn thế giới.

Ngoài ra, Eximbank nên tổ chức các cuộc hội thảo về thẻ cho các chi nhánh, phòng

giao dịch hiểu rõ về lợi ích kinh doanh thẻ . Tổ chức đào tạo chi nhánh về nghiệp vụ thẻ,

khi chi nhánh hiểu rõ về sản phẩm thẻ thì việc phát hành thẻ tại chinhánh cũng thuận lợi

hơn.

80

Page 81: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

5.5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.

5.5.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước.

- Cần xây dựng cơ chế chính sách về thanh toán quốc tế một cách đồng bộ, nhất

quán, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và công nghệ thông tin. Biết tân dụng

cơ hội và thế mạnh của nước đi sau, thừa hưởng những thành tựu khoa học công nghệ,

tranh thủ huy động tối đa các nguồn nhân lực để đàu tư, xây dựng hệ thống thanh toán

hiện đại.

- Nhà nước cần áp dụng các biện pháp mạnh, có quy định cụ thể với tổ chức và cá

nhân được phép thanh toán tiền mặt với mức tiền cụ thể, phù hợp với tình hình phát triển

chung của nền kinh tế. Thực hiện các chính sách giảm thuế khi thanh toán qua thẻ hoặc

ngân hàng.

5.5.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín.

- Có các chính sách đầu tư mạnh hơn trong lĩnh vực thẻ. Nhu cầu thanh toán không

dùng tiền mặt sẽ có xu hướng tiếp tục tăng trong tương lai nên kinh doanh sản phẩm thẻ,

đặc biệt là thẻ thanh toán quốc tế sẽ mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng.

- Có các chính sách an ninh tốt với các sản phẩm thẻ, thiết kế các trạm ATM có cửa

để đảm bảo an toàn cho khách hàng. Đồng thời triển khai các gói bảo hiểm tiền gửi thanh

toán để khắc phục và hỗ trợ khách hàng gặp sự cố khi giao dịch bằng thẻ.

- Mở các lớp, chương trình đào tạo nghiệp vụ nhằm nâng cao kiến thức cho nhân

viên về sản phẩm điện tử này.

- Mở rộng liên kết với các đơn vị chấp nhận thẻ trong và ngoài nước.

- Cung cấp kinh phí hoạt động cho các chi nhánh để thực hiện các hoạt động

Marketing, quảng bá sản phẩm.

5.3.3. Kiến nghị đối với Sacombank Phòng giao dịch Dĩ An:

- Tạo thêm mối quan hệ với các công tư có đầu tư vốn nước ngoài, và trường học

quốc tế để khuyến khích họ sử dụng sản phẩm thẻ quốc tế.

- Tăng cường hoạt động Marketing, quảng bá trên internet, tờ rơi, chú trọng tới

nhưng nhóm khách hàng tiềm năng.

- Bố trí thêm máy ATM, máy POS ở địa bàn thị trấn Dĩ An.

- Liên hệ với trung tâm nghiên cứu thị trường để tìm hiểu thêm về nhu cầu mới của

khách hàng đối với sản phẩm thể để có các chương trình marketing thẻ phù hợp.

81

Page 82: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

82

Page 83: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5Trong chương 5, bài báo cáo đã đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phát triển dịch vụ thẻ

quốc tế tại Sacombank, trong đó bao gồm các mục tiêu, kế hoạch cụ thể cho từng giai

đoạn, các giải pháp (vể tổ chức, về quản trị, về công nghệ, về marketing, về công tác kế

toán , công tác đào tạo…).

Đây là những giải pháp nhằm phát huy tối đa những mặt mạnh của thẻ quốc tế, đáp ứng

nhu cầu ngày càng đa dạng của ng ười sử dụng thẻ để góp phần đưa dịch vụ thẻ quốc tế tại

Eximbank ngày càng phát triển mạnh mẽ.

83

Page 84: Nâng Cao Hiệu Quả Thẻ Quốc Tế Sacombank

84