18

Nâng cao năng lực giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính_Ts Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch NFSC

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nâng cao năng lực giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính_Ts Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch NFSC
Page 2: Nâng cao năng lực giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính_Ts Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch NFSC

Nâng cao năng lực giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính

---------------

Ts. Hà Huy TuấnPhó Chủ tịch

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia(NFSC)

Hà Nội, tháng 8, 2013

2

Page 3: Nâng cao năng lực giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính_Ts Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch NFSC

NỘI DUNG

I. Đặt vấn đềII. Giám sát an toàn vĩ mô và các vấn đề liên quanIII. Các bài học rút ra từ các cuộc khủng hoảng tài

chính liên quan đến giám sát an toàn vĩ mô IV. Thực trạng giám sát an toàn vĩ mô thị trường

tài chính tại Việt NamV. Khuyến nghị

3

Page 4: Nâng cao năng lực giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính_Ts Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch NFSC

I. Đặt vấn đề

1. Bối cảnh trên thế giới về hoạt động giám sát tài chính- Vài thập niên gần đây, thế giới đã trải qua nhiều cuộc khủng

hoảng tài chính khu vực và toàn cầu (Đông Nam Á, Hàn quốc, Mỹ).

- Từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, thế giới đã nhận ra sự thiếu vắng của “giám sát an toàn vĩ mô” vì nhiều sự mất cân xứng vĩ mô không được giám sát chặt chẽ: chính sách đầu tư xã hội hoạch định không hợp lý; việc quản lý tín dụng không được kiểm soát chặt chẽ; ...

- Lỗ hổng này đang được các quốc gia, các khu vực trên thế giới tích cực lấp đầy thông qua việc thành lập các cơ quan giám sát an toàn vĩ mô (thường gọi là Ủy ban/Hội đồng ổn định tài chính)

4

Page 5: Nâng cao năng lực giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính_Ts Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch NFSC

I. Đặt vấn đề

2. Bối cảnh tại Việt Nam về hoạt động giám sát tài chính- Sự thiếu vắng ““giám sát an toàn vĩ mô” cũng không phải là một ngoại lệ.- Hệ thống giám sát tài chính chủ yếu tập trung vào giám sát an toàn vi mô trong bối cảnh thị trường tài chính đang phát triển nhanh chóng, phức tạp với sự hình thành các tập đoàn tài chính, tiềm ẩn các rủi ro chéo giữa khu vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các rủi ro mang tính hệ thống từ sự bất ổn của môi trường kinh tế vĩ mô nhiều biến động cũng như từ các cú sốc bên ngoài.- Giám sát an toàn vi mô chỉ ngăn chặn sự bất ổn của từng định chế tải chính, trên cơ sở thiên về giám sát tuân thủ hơn là giám sát dựa trên rủi ro.

5

Page 6: Nâng cao năng lực giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính_Ts Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch NFSC

II. Giám sát an toàn vĩ mô và các vấn đề liên quan

1. Giám sát an toàn vĩ mô - Sự bổ sung cần thiết cho cơ chế giám sát tài chính hiện nay.-Đưa đến cho các cơ quan giám sát tài chính một cách giải quyết mới để tiếp cận vấn đề ổn định tài chính, có thể phân thành 3 bước: (i) Nhận diện khủng hoảng tài chính; (ii) Ngăn ngừa rủi ro hệ thống và (iii) Ứng phó kịp thời với khủng hoảng- Theo dõi khủng hoảng tài chính phát sinh như thế nào từ các rủi ro khu vực tài chính, các rủi ro kinh tế vĩ mô và các tác động lẫn nhau giữa khu vực tài chính và khu vực kinh tế thực- Giám sát chặt chẽ các diễn biến của nền kinh tế trong nước và quốc tế cũng như các diễn biến thị trường tài chính trong nước.

6

Page 7: Nâng cao năng lực giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính_Ts Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch NFSC

II. Giám sát an toàn vĩ mô và các vấn đề liên quan

Sự khác biệt giữa giám sát an toàn vĩ mô và giám sát an toàn vi mô

7

Đặc điểm Giám sát an toàn vĩ mô Giám sát an toàn vi môMục tiêu trước mắt Duy trì sự ổn định của toàn hệ

thống tài chínhDuy trì sự ổn định của từng định chế tài chính

Mục tiêu cuối cùng Tránh tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế

Bảo vệ người tiêu dùng trên thị trường tài chính

Đặc tính rủi ro Các rủi ro phụ thuộc vào sự thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô, hoạt động kinh doanh tập thể của các định chế tài chính.

Các rủi ro phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của từng định chế tài chính.

Nguyên tắc đánh giá an toàn Tập trung vào rủi ro hệ thống: nguyên tắc từ trên xuống

Tập trung vào rủi ro của từng định chế tài chính: nguyên tắc từ dưới lên.

Phương pháp Áp dụng các chỉ tiêu an toàn vĩ mô và kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống.Phân tích các yếu tố rủi ro theo các biến đổi của môi trường kinh tế vĩ mô.

Áp dụng các chỉ tiêu an toàn vi mô đơn lẻ của từng định chế đã được chuẩn hóa.Đánh giá hiệu quả quản lý và điều chỉnh kịp thời.

Page 8: Nâng cao năng lực giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính_Ts Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch NFSC

II. Giám sát an toàn vĩ mô và các vấn đề liên quan2. Các vấn đề liên quan- Bên cạnh việc phân chia trách nhiệm giữa chính sách tiền tệ (ổn định giá cả) và chính sách giám sát an toàn vi mô (các định chế tài chính phải được lành mạnh tài chính), cần phải có cái nhìn toàn diện về hệ thống tài chính với mục tiêu và nhiệm vụ là đảm bảo sự ổn định và vai trò phân bổ nguồn vốn hợp lý của hệ thống tài chính.- Cách tiếp cận an toàn vĩ mô: phân tích các chỉ tiêu giám sát an toàn vĩ mô (macroprudential indicators) và kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống (stress test) trước các cú sốc. - Hai vần đề quan tâm chính trong giám sát an toàn vĩ mô: (i) Ngăn ngừa việc hình thành rủi ro hệ thống bằng việc quản lý tín dụng và các chu kỳ giá cả tài sản và (ii) Tăng cường sức chịu đựng của hệ thống tài chính trước các các cú sốc hệ thống

8

Page 9: Nâng cao năng lực giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính_Ts Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch NFSC

II. Giám sát an toàn vĩ mô và các vấn đề liên quan

Các chỉ tiêu giám sát an toàn vĩ mô :

9

các chỉ tiêu an toàn vi mô gộp các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô

Mức đủ vốn (CAR) Tăng trưởng kinh tế

Chất lượng tài sản Lạm phát

Hiệu quả quản lý Cán cân thanh toán

Khả năng sinh lời Lãi suất và tỷ giá hối đoái

Thanh khoản Tín dụng và bùng nổ giá tài sản

Độ nhạy với rủi ro thị trường Hiệu ứng lan tỏa

Các chỉ số thị trường Các yếu tố khác

Page 10: Nâng cao năng lực giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính_Ts Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch NFSC

III. Các bài học rút ra từ các cuộc khủng hoảng tài chính

1. Các thách thức, khó khăn

- Phải thành lập các tổ chức có quyền lực thực sự trong việc xử lý các mối đe dọa sự ổn định tài chính- Phụ thuộc vào việc khuôn khổ chính sách an toàn vĩ mô được thực hiện như thế nào trên thực tế; Năng lực thể chế của hệ thống giám sát; hiệu quả của các công cụ, mô hình phân tích sử dụng.- Các chính sách an toàn vĩ mô đôi khi đưa ra hành động chính sách đầy tranh cãi, đặc biệt đối với các mục tiêu của giám sát an toàn vĩ mô, các thành viên tham gia thị trường hoặc các nhóm lợi ích khác. Ví dụ việc khuyến khích hệ thống giảm phạm vi hoạt động trong tình hình khủng hoảng sẽ có thể khó khăn hơn dự kiến hiện nay.

10

Page 11: Nâng cao năng lực giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính_Ts Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch NFSC

III. Các bài học rút ra từ các cuộc khủng hoảng tài chính

2. Một số giải pháp khắc phục

- Không nên thu hẹp quá sớm các qui định an toàn về vốn và thanh khoản đối với ngân hàng

- Lựa chọn cẩn thận các công cụ, mô hình phân tích và việc đánh giá kỹ lưỡng các vấn đề về thể chế, cơ chế pháp luật và cơ chế tài khóa

- Phát triển các công cụ để ngăn ngừa các đe dọa hệ thống phát sinh từ khu vực tài chính phi ngân hàng

11

Page 12: Nâng cao năng lực giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính_Ts Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch NFSC

IV. Thực trạng giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính tại Việt Nam

1.Trước khủng hoảng tài chính 2008- Chưa thực sự được chú trọng: các vấn đề liên quan đến giám sát an toàn vĩ mô chưa được qui định cụ thể tại các văn bản chính thống (Khuôn khổ, công cụ của chính sách an toàn vĩ mô, trách nhiệm và cơ chế phối hợp,...)- Một số báo cáo giám sát có tính chất vĩ mô thì chưa theo thông lệ quốc tế vì chỉ phân tích một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, còn việc kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống chưa được tiến hành (nguồn: Học viện ngân hàng, 2010).

12

Page 13: Nâng cao năng lực giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính_Ts Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch NFSC

IV. Thực trạng giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính tại Việt Nam

2. Sau khủng hoảng tài chính 2008 Đang từng bước được cải thiện: .Chính phủ và các cơ quan trong mạng lưới an toàn tài chính đã nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác giám sát an toàn vĩ mô và đã nhất trí với WB và IMF triển khai FSAP tại Việt Nam

.Từ 2009, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia trên thực tế đã và đang giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính quốc gia (thông qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và an toàn vi mô gộp), từng bước định hình khuôn khổ, công cụ giám sát an toàn vĩ mô theo thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và đã tham gia góp ý tích cực vào việc hoàn thiện Đề án FSAP (do NHNN làm chủ trì)

13

Page 14: Nâng cao năng lực giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính_Ts Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch NFSC

V. Khuyến nghị

1. Giải pháp trước mắt . Kỷ luật thị trường phải được tôn trọng trước tiên nhằm giảm tối

đa các chi phí quản lý không cần thiết của việc giám sát an toàn vĩ mô.

. Cần phải chuẩn bị tốt kiến thức và hiểu biết sâu về các điều kiện kinh tế và thị trường tài chính cho cán bộ của các cơ quan giám sát an toàn vĩ mô.

. Tăng cường phối hợp trong điều hành chính sách và chia sẽ thông tin giữa các cơ quan giám sát tài chính trong nước.

. Việc hợp tác xuyên biên giới với các cơ quan giám sát nước ngoài trong việc giám sát an toàn vĩ mô nên được thiết lập chính thức và tăng cường mạnh mẽ trong tương lai.

14

Page 15: Nâng cao năng lực giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính_Ts Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch NFSC

V. Khuyến nghị

2. Giải pháp dài hạn

. Đánh giá toàn diện thực trạng và khả năng triển khai hoạt động giám sát an toàn vĩ mô tại Việt Nam

. Xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động giám sát an toàn vĩ mô cũng như xây dựng một cơ chế điều phối thực sự có hiệu quả giữa các cơ quan trong mạng lưới an toàn tài chính trên cơ sở thực trạng được đánh giá.

. Thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài đào tạo bài bản về kỹ năng kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống (stress test) theo thông lệ quốc tế và phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

15

Page 16: Nâng cao năng lực giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính_Ts Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch NFSC

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ VỊ ĐẠI BIỂU!

16

Page 17: Nâng cao năng lực giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính_Ts Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch NFSC

Để download các tài liệu khác tạiHội thảo Vietnam Finance 2013

xin vui lòng truy cập www.finance.org.vn

Page 18: Nâng cao năng lực giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính_Ts Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch NFSC

H NGƯỚ D N DOWNLOAD TÀI LI UẪ Ệ

Ch n Slides thuy t trình và ch n “ọ ế ọ Download”

Log in with the username: finance2013, password financed2013. Click Đăng nh p ậ >

Ti p t cế ụ

Đi n thông tin vào m u ề ẫ Đăng ký download tài li u. ệ Ch n ọ Đăng ký

Ch n ọ Download > Tài li u H i th o 2013ệ ộ ả

Truy c p website ậ www.finance.org.vn

Các tài liệu hội thảo đã được đăng tải trên website sự kiện www.finance.org.vn.Ban Tổ chức sẽ cung cấp tài liệu miễn phí từ nay đến ngày 5/9/2013. Sau 5/9/2013, mức

phí 20USD sẽ đươc áp dụng cho mỗi bộ tài liệu được tải về. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Ms Hiền Trần – P: 0984045980 – Email:

[email protected]

Cách kết nối LinkedIn Group “Vietnam Finance 2013”

http://www.linkedin.com/groups/Vietnam-Finance-2013-5061502?trk=my_groups-b-grp-v

Hoặc google: “Vietnam Finance + LinkedIN”

LinkedIn Group

K t n i LinkedIn Group ế ố để c p nh t thông tin ậ ậm i nh t v s ki n!!!ớ ấ ề ự ệ

DI N ĐÀN TR C TUY NỄ Ự Ế

Facebook Event Event Homepage