14
ĐẢNG BTNH BÌNH THUN THULA GI * S457-BC/TU ĐẢNG CNG SN VIT NAM La Gi, ngày 09 tháng 5 năm 2019 BÁO CÁO kết 5 năm thực hin Nghquyết s33-NQ/TW ca Ban Chp hành Trung ƣơng Đảng (khóa XI) vxây dng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cu phát trin bn vững đất nước ------- Thc hin Kế hoch s127-KH/TU, ngày 25/3/2019 của Ban Thường vTnh y vkết 5 năm (2014-2018) thc hin Nghquyết s33-QĐ/TW ca Ban Chp hành Trung ương Đảng (khóa XI) vxây dng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cu phát trin bn vững đất nước, Ban Thường vThy La Gi báo cáo kết qunhư sau: PHN THNHT ĐÁNH GIÁ KẾT QUTHC HIN NGHQUYT I. Bi cnh thc hin Nghquyết Trong thi kmới đẩy mnh công nghip hoá, hiện đại hoá, chđộng và tích cc hi nhp quc tế, phấn đấu sớm đưa nước ta ra khi tình trng kém phát triển và cơ bn trthành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, từng bước xây dựng con người Vit Nam phát trin toàn din, thm nhun tinh thn dân tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học, đáp ứng yêu cu công nghip hóa - hin đại hóa đất nước và hi nhp quc tế. Hn chế đến mc thp nht các biu hin thiếu văn hóa trong đời sng xã hội; hình thành cơ bản các nn nếp, các giá trvăn hóa trong Đảng, trong hthng chính trị, trong gia đình và trong cộng đồng; thu hp schênh lch vhưởng thvăn hóa giữa thành thvà nông thôn. Nhìn chung, sau 05 năm tổ chc trin khai thc hin Nghquyết s33- NQ/TW ca Ban Chấp hành Trung ương, việc xây dng và phát triển văn hóa, con người trên địa bàn thxã đã có nhiều chuyn biến tích cc. Qua đó, góp phần nâng cao nhn thc ca cán bộ, đảng viên và qun chúng nhân dân trong vic xây dng và phát triển văn hóa, phát huy những giá trtruyn thống trên địa bàn thxã. Nhvậy, đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú, nhi u giá trvăn hóa truyn thống được phc hồi như: Câu lạc bđờn ca tài tca xã Tân Hải được thành lp; mỗi xã, phường thành lập 01 đội nghthut quần chúng để phc v

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH THUẬN Đ NG C NG S N VI T NAM THỊ U Ỷ …lagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/BC 457.2019 TU.signed.signed.pdf · về những quan điểm, chủ

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH THUẬN

THỊ UỶ LA GI

* Số 457-BC/TU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

La Gi, ngày 09 tháng 5 năm 2019

BÁO CÁO

sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành

Trung ƣơng Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa,

con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước

-------

Thực hiện Kế hoạch số 127-KH/TU, ngày 25/3/2019 của Ban Thường vụ

Tỉnh ủy về sơ kết 5 năm (2014-2018) thực hiện Nghị quyết số 33-QĐ/TW của

Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa,

con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Ban Thường

vụ Thị ủy La Gi báo cáo kết quả như sau:

PHẦN THỨ NHẤT

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT

I. Bối cảnh thực hiện Nghị quyết

Trong thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động và

tích cực hội nhập quốc tế, phấn đấu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát

triển và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020,

từng bước xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, thấm nhuần tinh

thần dân tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện

đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Hạn chế đến mức thấp nhất các biểu hiện thiếu văn hóa trong đời sống xã

hội; hình thành cơ bản các nền nếp, các giá trị văn hóa trong Đảng, trong hệ thống

chính trị, trong gia đình và trong cộng đồng; thu hẹp sự chênh lệch về hưởng thụ

văn hóa giữa thành thị và nông thôn.

Nhìn chung, sau 05 năm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-

NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, việc xây dựng và phát triển văn hóa, con

người trên địa bàn thị xã đã có nhiều chuyển biến tích cực. Qua đó, góp phần nâng

cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong việc xây dựng

và phát triển văn hóa, phát huy những giá trị truyền thống trên địa bàn thị xã. Nhờ

vậy, đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú, nhiều giá trị văn hóa

truyền thống được phục hồi như: Câu lạc bộ đờn ca tài tử của xã Tân Hải được

thành lập; mỗi xã, phường thành lập 01 đội nghệ thuật quần chúng để phục vụ

BC 5 năm thực hiện NQ số 33-NQ/TW 2

Mai-BC ết quả giám sát NQ 41-TW

nhân dân trong các ngày lễ lớn của đất nước và địa phương. Đầu tư xây dựng các

thiết chế văn hóa như: Nhà văn hóa thị xã, Trung tâm Văn hóa thể thao tại các xã

Tân Hải, Tân Tiến, Tân Phước tập trung giữ gìn những giá trị văn hóa, lễ hội

truyền thống như lễ hội văn hóa Dinh Thầy Thím, lễ hội cầu ngư...

Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới, xây

dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền

vững đất nước thời gian qua còn bộc lộ không ít yếu kém, khuyết điểm; tình hình

tội phạm mang tính trẻ hóa, số lượng người sử dụng ma túy ngày càng tăng…

II. Công tác quán triệt, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết

1. Công tác học tập, quán triệt

Sau khi tiếp thu tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương

Đảng ( hóa XI), Chương trình hành động số 29-NQ/TU ngày 11/7/2014 của Tỉnh

ủy, ngày 05/8/2014 Thị ủy La Gi đã xây dựng Kế hoạch số 107-KH/TU về “xây

dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền

vững đất nước” gắn với các nghị quyết, chỉ thị, kết luận về văn hóa, văn nghệ (Kết

luận số 51-KL/TW, Chỉ thị số 27-CT/TW, Chỉ thị số 46-CT/TW, Nghị quyết

Trung ương 4 ( hóa XII), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã (khóa X), Chỉ thị số

05-CT/TW . . .). Nhiệm vụ này được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã

lần thứ X và tiếp tục được cụ thể hoá vào nghị quyết hàng năm của Thị ủy. Thị ủy

đã tổ chức hội nghị học tập quán triệt tất cả các văn bản liên quan đến nội dung

trên cho cán bộ cấp thị xã và cơ sở; đồng thời, tổ chức tập huấn cho đội ngũ báo

cáo viên, chỉ đạo triển khai học tập cho đảng viên, cán bộ cốt cán và tuyên truyền

rộng rãi trong nhân dân toàn thị xã. Các cấp ủy cơ sở đã tổ chức học tập nghiêm

túc cho cán bộ, đảng viên và xây dựng kế hoạch thực hiện ở địa phương, cơ quan,

đơn vị mình. Kết quả, toàn thị xã đã mở được 24 đợt sinh hoạt cho hơn 6.600 lượt

cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội

tổ chức các đợt sinh hoạt để tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên.

2. Công tác tuyên truyền

Thực hiện Kế hoạch 107-KH/TU của Thị ủy, UBND thị xã đã ban hành ế

hoạch số 103/UBND-VHTT, ngày 03/11/2014 và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn

tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn

hóa, con người. Kế thừa những thành quả từ Nghị quyết TW5 (khóa VIII), Thị ủy

La Gi, UBND thị xã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, nghị quyết chuyên đề theo

từng nhiệm vụ chủ yếu đã nêu trong Kế hoạch số 107-KH/TU của Thị ủy nhằm

góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 29-NQ/TU của Tỉnh

ủy.

BC 5 năm thực hiện NQ số 33-NQ/TW 3

Mai-BC ết quả giám sát NQ 41-TW

Phòng Văn hóa và Thông tin, Đài PT-TH, đội thông tin lưu động thường

xuyên tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân bằng nhiều hình thức, tinh thần nội

dung Nghị quyết, chương trình hành động để đông đảo cán bộ, nhân dân hiểu biết

về những quan điểm, chủ trương về xây dựng và phát triển văn hóa, con người

Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Nhìn chung, qua công tác triển hai, quán triệt trong cán bộ, đảng viên và

phổ biến, tuyên truyền trong địa bàn dân cư, nhận thức của các cấp, các ngành, cán

bộ, đảng viên về nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người có sự chuyển biến tích

cực. Trên cơ sở ế thừa Nghị quyết TW5 ( hóa VIII), những nội dung của Nghị

quyết TW9 ( hóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam tiếp

tục đi vào cuộc sống của người dân ở hắp các địa bàn dân cư.

III. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết số 33-

NQ/TW và Chƣơng trình hành động số 29-NQ/TU

1. Việc thực hiện 03 nhiệm vụ trong Chƣơng trình hành động số 29-

NQ/TU:

1.1. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện

Các cấp ủy đảng, chính quyền cùng với Mặt trận và các đoàn thể, hội quần

chúng các cấp luôn chú trọng đến việc tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng trong cán bộ đảng

viên, nhân dân nhằm hơi dậy và nâng cao tình yêu quê hương đất nước, phấn đấu

vì độc lập dân tộc và CNXH. Công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng

viên được đẩy mạnh. Hàng năm, thị xã La Gi đều tổ chức đầy đủ, kịp thời các lớp

bồi dưỡng chính trị, phổ biến quán triệt các nghị quyết, chủ trương, đường lối của

Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước

Cán bộ, đảng viên đã thể hiện tinh thần trách nhiệm, tích cực hơn trong sinh

hoạt, gần gũi với quần chúng nhân dân ở địa bàn dân cư nơi cư trú; gương mẫu đi

đầu và vận động nhân dân đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa,

gia đình văn hóa, tôn trọng và lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân; nhiều đồng

chí là cán bộ hưu trí tuy tuổi cao sức yếu nhưng hông ngại khó vẫn nhiệt tình

tham gia công tác ở địa phương.

Qua triển khai thực hiện đã đạt được những kết quả nhất định trong từng

năm. Người dân có lối sống lành mạnh, tình đoàn ết tương thân, tương ái ngày

càng bền chặt, nhiều hộ gia đình nêu gương về đạo đức, tư tưởng, cán bộ và nhân

dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đoàn ết, thống nhất cùng nhau xây dựng

và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Nhìn chung, qua tuyên truyền, giáo dục đã góp phần xây dựng con người

Bình Thuận nói chung và thị xã La Gi nói riêng có tinh thần yêu quê hương đất

BC 5 năm thực hiện NQ số 33-NQ/TW 4

Mai-BC ết quả giám sát NQ 41-TW

nước, tự hào dân tộc, phấn đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc; có ý thức tập thể,

đoàn ết, vì mục tiêu chung; có lối sống lành mạnh, nếp sống vǎn minh, cần kiệm,

trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có

ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Có tri thức, cần cù, lao động sáng

tạo, có nǎng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. Thường

xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể

lực…

1.2. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh

1.2.1 Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa:

Các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, từ thiện nhân

đạo và các phong trào thi đua yêu nước được đẩy mạnh trong các tầng lớp nhân

dân.

Gắn phát triển văn hóa đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội. Các đề án về

phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã luôn gắn với văn hóa và cộng đồng. Các nguồn

lực đầu tư cho sự nghiệp văn hóa tăng dần qua các năm. Hiện nay, thị xã đang chỉ

đạo công tác quy hoạch chi tiết 1:500 khu di tích lịch sử văn hóa Dinh Thầy Thím,

tôn tạo Đài tưởng niệm phường Phước Hội và triển khai xây dựng bia tưởng niệm

tại phường Phước Lộc.

Căn cứ Hướng dẫn số 1886/HD-BCĐ ngày 05 tháng 9 năm 2018 của Ban

chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Bình

Thuận hướng dẫn triển hai quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ bình xét

và công nhận các danh hiệu văn hóa trong Phong trào “Toàn dân đoàn ết xây

dựng đời sống văn hóa” tỉnh Bình Thuận trên cơ sở đó, Ban chỉ đạo phong trào thị

xã tiến hành rà soát thực trạng tình hình và kết quả phong trào để có biện pháp tiếp

tục đẩy mạnh nhằm tạo bước chuyển mới và đưa phong trào đi vào chiều sâu, thực

chất, tránh hình thức và chạy theo thành tích.Tính đến nay đã có 5/5 phường và 4/4

xã phát động xây dựng phường đạt chuẩn văn minh đô thị và xã đạt chuẩn nông

thôn mới đạt 100% theo Nghị quyết của Thị ủy và Nghị quyết HĐND thị xã. Trong

đó có Phường Tân An đạt chuẩn Phường văn minh đô thị năm 2017, xã Tân Tiến

đạt chuẩn nông thôn mới 2015, xã Tân Hải đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018.

Phấn đấu phường Phước Hội, Tân Thiện, Phước Lộc đạt phường văn minh đô thị

năm 2019.

Gia đình văn hóa: Năm 2015 có 22.743 hộ đạt Gia đình văn hóa chiếm tỷ lệ

94,49%; năm 2016 có 23.064 hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ

94,07%; năm 2017 có 23.595 hộ đạt danh hiệu GĐVH năm 2017, đạt 94,27%; năm

2018 có 23.738 hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 94,79%.

Thôn, khu phố văn hóa: Năm 2015, thị xã La Gi có 56/68 thôn, hu phố đạt

BC 5 năm thực hiện NQ số 33-NQ/TW 5

Mai-BC ết quả giám sát NQ 41-TW

chuẩn văn hóa, chiếm tỷ lệ 82,35%; năm 2016 có 59/68 thôn, hu phố đạt chuẩn

văn hóa, chiếm tỷ lệ 86,76%; năm 2017 có 59/68 thôn, hu phố đạt chuẩn văn hóa,

chiếm tỷ lệ 86,76%; năm 2018 áp dụng bộ tiêu chí đánh giá nâng cao Kết quả bình

xét có 50/68 thôn, khu phố đạt chuẩn văn hóa, chiếm tỷ lệ 73,53%. Trong đó, có 13

thôn, khu phố công nhận lại (giữ chuẩn 03 năm liền) và có 37 thôn, khu phố công

nhận giữ chuẩn và đạt danh hiệu trong năm 2018. Đến nay, toàn thị xã La Gi đã có

61/68 nhà sinh hoạt thôn, khu phố, đạt tỷ lệ 89,7%.

Đặc biệt, chú trọng xây dựng và phát huy vai trò của gia đình; xây dựng gia

đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, sống có nền nếp; đề cao đúng mức vai

trò, trách nhiệm của các bậc ông, bà, cha, mẹ, anh, chị trong mỗi gia đình; phát huy

và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, ông bà, cha mẹ mẫu mực,

con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn ết, thương yêu nhau…;

gắn kết chặt chẽ mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội. Ra sức xây dựng môi

trường văn hóa đoàn ết, dân chủ, văn minh trong các cơ quan, đơn vị, doanh

nghiệp một cách thực chất; phát huy đúng mức vai trò của người đứng đầu cơ

quan, đơn vị, gắn với tiếp tục “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,

phong cách Hồ Chí Minh”, trên cơ sở xây dựng từng bước các chuẩn giá trị văn

hóa cụ thể, sát hợp, với những biện pháp chế tài phù hợp.

Xây dựng mỗi trường học thực sự là một trung tâm văn hóa, giáo dục, rèn

luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống; giáo dục truyền

thống văn hóa cho thế hệ trẻ; trong đó, mỗi thầy giáo, cô giáo phải là một tấm

gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo để học sinh noi theo.

Coi trọng xây dựng văn hóa trong Đảng, trong cơ quan Nhà nước và các

đoàn thể, gắn với tiếp tục đẩy mạnh “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong

cách Hồ Chí Minh” làm nòng cốt, tạo sức lan tỏa ra ngoài xã hội; trong đó, chú

trọng đúng mức xây dựng tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tinh thần tận tụy và

thái độ ân cần, niềm nở phục vụ nhân dân; giữ vững đoàn ết nội bộ, thương yêu

đồng chí, đồng đội trên cơ sở đấu tranh tự phê bình và phê bình; ứng xử có văn

hóa; kiên quyết chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cửa quyền, hách dịch,

thiếu trách nhiệm, thái độ vô cảm trước những hó hăn, bức xúc của nhân

dân,…Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục xây dựng văn hóa trong inh tế; trước hết,

giáo dục văn hóa ứng xử, đạo đức trong kinh doanh vi phạm an toàn vệ sinh thực

phẩm, kinh doanh trái phép, trốn thuế…

Tăng cường đúng mức hoạt động kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm minh,

kịp thời và đúng pháp luật mọi hành vi vi phạm pháp luật trên tất cả các lĩnh vực,

tạo ý thức chấp hành pháp luật một cách nghiêm túc của mọi thành viên trong xã

hội.

1.2.2 Về việc cưới, việc tang, lễ hội:

BC 5 năm thực hiện NQ số 33-NQ/TW 6

Mai-BC ết quả giám sát NQ 41-TW

Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới đối với cán bộ, công

chức, viên chức thực hiện khá nghiêm túc, vui tươi và tiết kiệm, khắc phục tình

trạng tổ chức ăn uống linh đình lãng phí. Các địa phương chấp hành nghiêm túc

những quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, đăng ý ết hôn tại UBND xã,

phường, trước hi cưới; tại xã Tân Bình có mô hình chính quyền trao giấy kết hôn

cho cô dâu, chú rể;

Chấp hành tốt việc báo tử, khai tử hi có người thân qua đời theo quy định,

đa số địa phương đều có quy hoạch nghĩa trang, hông còn chôn cất bừa bãi gây

mất mỹ quan và ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường ở hu dân cư. Thủ tục khai tử,

tang lễ được thực hiện nhanh gọn, tiết kiệm, hông phô trương, gắn kết tình làng

nghĩa xóm, hạn chế dần việc rải vàng mã hi đưa tang, hoặc sử dụng nhạc tang

trước 5 giờ và sau 23 giờ. Hiện nay, các địa phương đã có dịch vụ mai táng hoạt

động đảm bảo theo quy định.

Trong những năm qua, địa phương tích cực triển hai các chương trình, dự

án về xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là xây dựng phong trào "Toàn dân đoàn

kết xây dựng đời sống văn hóa" đã có tác động sâu sắc tới các thành viên trong gia

đình, dòng họ, cộng đồng làm cho những giá trị văn hóa truyền thống được hơi

dậy và phát huy. Thông qua cuộc vận động, người dân đã tích cực, chủ động tham

gia có hiệu quả vào những công việc chung của khu vực nơi mình sinh sống.

Thông qua những việc làm góp phần đẩy lùi những tệ nạn xã hội, phòng, chống

tham nhũng, tiêu cực trong các hu dân cư, xây dựng gia đình trong sạch,lành

mạnh.

Thị xã La Gi có các lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội Dinh Thầy – Thím, lễ hội

cầu ngư tại các đình vạn. Công tác chỉ đạo, quản lý và tổ chức lễ hội ở địa phương

thực hiện đúng Quy chế và các văn bản do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục

Văn hóa cơ sở ban hành hằng năm. Tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường,

an toàn thực phẩm... trong lễ hội cũng có sự tiến bộ rõ rệt; không gian lễ hội từng

bước được quy hoạch, các khu dịch vụ ăn uống, cửa hàng văn hoá phẩm, trò chơi

diễn ra ngoài khu di tích về cơ bản đã được quản lý tốt.

1.3.Phát triển và nâng cao hiệu quả các hoạt động văn hóa

Thị xã đã tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, của Tỉnh để bảo tồn,

phát huy các giá trị văn hóa truyền thống địa phương. Đẩy mạnh việc trùng tu, tôn

tạo hu di tích lịch sử cách mạng Dốc Ông Bằng phục vụ giáo dục truyền thống;

bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, các giá trị văn hóa trong tín ngưỡng

dân gian như các lễ hội truyền thống nhằm gắn ết bảo tồn và phát huy si sản văn

hóa với phát triển du lịch.

Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt

động văn hóa, thể dục, thể thao trong những năm qua được đẩy mạnh. Đến nay,

BC 5 năm thực hiện NQ số 33-NQ/TW 7

Mai-BC ết quả giám sát NQ 41-TW

trên địa bàn thị xã hiện có 61/68 hội trường thôn, khu phố. Có 3/4 xã có Trung tâm

Văn hóa thể thao, các phường trung tâm sử dụng thiết chế Trung tâm Văn hóa Thể

thao của thị xã, Nhà Thiếu nhi thị xã.

Chú trọng phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật; tạo điều iện cho Chi hội

Văn học nghệ thuật thị xã, Hội sinh vật cảnh thị xã hoạt động sáng tạo của đội ngũ

văn nghệ sỹ, nghệ nhân có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, phản

ánh sinh động đời sống văn hóa của nhân dân. Không ngừng đổi mới, nâng cao

chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, xem đây là một trong

những ênh thông tin quan trọng và hiệu quả.

Tiếp tục chuyển mạnh các hoạt động, các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể

dục - thể thao, đưa sách báo về cơ sở đặc biệt là các xã xây dựng nông thôn mới

như xã Tân Hải, Tân Tiến, Tân Bình, Tân Phước. Tiếp tục mở rộng giao lưu văn

hóa, nghệ thuật với các huyện, thành phố trong tỉnh thông qua “Liên hoan tiếng hát

về nguồn”thị xã La Gi đăng cai năm 2018.

2. Việc thực hiện các giải pháp nêu trong Chƣơng trình hành động số

29-NQ/TU

2.1. Về tăng cường đúng mức sư lãnh đạo của các cấp ủy đối với lĩnh vực

văn hóa

Sau khi tiếp thu tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương

Đảng ( hóa XI), Chương trình hành động số 29-NQ/TU ngày 11/7/2014 của Tỉnh

ủy, ngày 05/8/2014 Thị ủy La Gi đã xây dựng Kế hoạch số 107-KH/TU về “xây

dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền

vững đất nước”. Đồng thời, chỉ đạo các cấp ủy đảng trực thuôc, các cơ quan làm

công tác tham mưu, nhất là quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa phải phát huy có

hiệu quả, đồng thời, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể

từ thị xã đến cơ sở trong triển khai thực hiện các phong trào, hoạt động văn hóa.

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận

các đoàn thể từ thị xã đến cơ sở trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết,

Chương trình hành động; nhu cầu hưởng thụ văn hóa, ý thức bảo tồn và phát huy

các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn thị xã được toàn thể cán bộ và các

tầng lớp nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng,… Do đó, việc thực hiện Nghị

quyết 33-NQ/TW và Chương trình số 29-NQ/TU trong 05 năm qua đã đạt được

những kết quả nhất định, bước đầu cụ thể hóa các mục tiêu đã đề ra. Nội dung các

nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực văn hóa được đưa vào quy ước,

hương ước của thôn văn hóa, vào phong trào xây dựng gia đình văn hóa với các

cuộc vận động như: Xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa khu dân

cư,… tạo thành phong trào thi đua chung của toàn xã hội, để từng thôn, khu phố,

BC 5 năm thực hiện NQ số 33-NQ/TW 8

Mai-BC ết quả giám sát NQ 41-TW

mỗi hộ gia đình, mỗi cá nhân cùng tham gia, tạo nên sức mạnh tập thể để đẩy

mạnh thực hiện phong trào.

Ban Thường vụ Thị ủy bám sát, thực hiện 03 nhiệm vụ trọng tâm và 4 nhiệm

vụ cụ thể được đề ra trong Kế hoạch số 107-KH/TU của Thị ủy. Triển khai thực

hiện các nhiệm vụ phù hợp với tình hình cơ quan, đơn vị. Gắn chặt nhiệm vụ xây

dựng văn hoá với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng thông qua việc đẩy mạnh

học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện

Nghị quyết TW4 (khóa XII) về ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính

trị, đạo đức, lối sống...

2.2. Về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa

Việc thanh tra, kiểm tra lĩnh văn hóa được tăng cường, nâng cao hiệu lực,

hiệu quả công tác quản lý nhà nước về văn hóa trong điều kiện phát triển kinh tế

thị trường và hội nhập quốc tế căn cứ vào Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày

12/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày

20/3/2017 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về

quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013

của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể

thao, du lịch và quảng cáo. Qua kiểm tra đã ịp thời nhắc nhở, hướng dẫn các cơ

sở thực hiện đúng các quy định của nhà nước; Từ 2015 đến nay, lập biên bản vi

phạm hành chính 24 trường hợp (12 arao e, 06 trò chơi điện tử, 06 cơ sở lưu trú)

tham mưu xử phạt với số tiền là 90.250.000 đồng.

Trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch thị xã La Gi đã tăng cường công

tác xã hội hóa phục vụ nhu cầu của nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội của địa

phương. Những năm gần đây, phong trào văn nghệ quần chúng đã phát triển rộng

khắp ở các địa phương trong thị xã. Đến nay, toàn thị xã có 16 CLB văn nghệ quần

chúng; trong đó nhiều tốp, đội văn nghệ có hình thức hoạt động sáng tạo, hiệu quả,

góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho

nhân dân. Các CLB văn nghệ hoạt động thường xuyên như ở phường Phước Hội,

Phước Lộc, Tân An, Tân Tiến, Tân Phước, Thị đoàn, Cty Cổ phần may Bình

Thuận-Nhà Bè.

2.3. Về tăng cường đầu tư nguồn lực cho văn hóa; tiếp tục xây dựng đi đôi

với đổi mới cơ chế vận hành, quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của các

thiết chế văn hóa

Việc xây dựng, phát triển, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn

hóa được quan tâm. Xã hội hoá hoạt động văn hoá được coi là một trong những

giải pháp quan trọng nhằm thu hút toàn xã hội, các thành phần kinh tế tham gia vào

BC 5 năm thực hiện NQ số 33-NQ/TW 9

Mai-BC ết quả giám sát NQ 41-TW

các hoạt động sáng tạo, cung cấp và phổ biến sản phẩm văn hoá, xây dựng cộng

đồng trách nhiệm của toàn xã hội phát triển sự nghiệp văn hoá, tạo điều kiện cho

các hoạt động văn hoá phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, nâng cao dần mức hưởng

thụ văn hoá của nhân dân.

Mức chi ngân sách của thị xã cho phát triển văn hóa so với tổng chi ngân sách

chiếm 1,63%. Thị xã La Gi khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư

xây dựng các thiết chế văn hoá và tổ chức inh doanh dưới sự quản lý của Nhà

nước trên các lĩnh vực như: Các tụ điểm ca nhạc, hát với nhau, Câu lạc bộ sinh vật

cảnh; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đóng góp inh phí cho tổ

chức các hoạt động văn hoá, thông tin và giữ gìn di sản văn hoá dân tộc.

Đến nay, thị xã có 02 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia (Dinh Thầy Thím,

Đình và Vạn Phước Lộc), có 03 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh (Dốc Ông Bằng,

Vạn Tân Phú, thắng tích Hòn Bà).

Các thiết chế sinh hoạt văn hóa thể thao thị xã gồm có: Trung tâm Thể thao,

Trung tâm Văn hóa, Nhà Thiếu nhi thị xã, Đền Liệt sĩ thị xã, Tượng đài Bác Hồ

với các cháu thiếu nhi.

IV. Đánh giá chung

1. Kết quả đạt đƣợc

Sau 05 năm triển khai thực hiện Kế hoạch 107-KH/TU của Thị ủy về thực

hiện Chương trình hành động số 29-NQ/TU của Tỉnh ủy, nhiệm vụ xây dựng và

phát triển văn hóa, con người ở thị xã đã đạt được những kết quả tích cực. Việc

triển khai tuyên truyền các nghị quyết khá rộng rãi, kết quả của việc triển khai thực

hiện những nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch khá toàn diện, đã đáp ứng yêu cầu

phát triển của địa phương và nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân nhiệt tình

hưởng ứng, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị và tạo nên

những thành tựu về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh... của thị xã.

Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được đầu tư và phát triển,

phong tục tập quán lạc hậu từng bước được xóa bỏ, thay vào đó là thực hiện lối

sống lành mạnh, nếp sống văn minh. Môi trường văn hóa được cải thiện, thiết chế

văn hóa được quan tâm đầu tư gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường, đội ngũ cán bộ làm

công tác văn hóa có bước trưởng thành. Các hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật

luôn được khuyến khích; hoạt động văn nghệ quần chúng ở cơ sở diễn ra sôi nổi,

thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền

thống luôn được quan tâm; nhiều phong tục tập quán, lễ hội được giữ gìn và lưu

truyền qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay như: Lễ hội Dinh Thầy Thím, lễ hội cầu

ngư tại các vạn trên địa bàn thị xã

BC 5 năm thực hiện NQ số 33-NQ/TW 10

Mai-BC ết quả giám sát NQ 41-TW

2. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

2.1. Hạn chế, yếu kém

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy đảng, chính quyền và hoạt

động của Mặt trận, các đoàn thể, hội quần chúng trong việc tuyên truyền thực hiện

Nghị quyết, Chương trình chưa thường xuyên và kịp thời. Một số nơi, cấp ủy đảng,

chính quyền chưa thực sự quan tâm, các ban, ngành, đoàn thể chưa tích cực trong

công tác phối hợp và tổ chức thực hiện.

- Ngân sách đầu tư hằng năm cho sự nghiệp văn hóa chưa đảm bảo thực hiện

công tác tuyên truyền, cũng như tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, hưởng thụ

văn hóa tinh thần của nhân dân. Các thiết chế văn hóa còn ở quy mô nhỏ

- Đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác trên lĩnh vực văn hóa chưa được

đào tạo bài bản, khả năng tham mưu còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

2.2. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

- Chính sách đầu tư cho lĩnh vực văn hóa chưa đồng bộ và còn hạn chế, nhất

là công tác sưu tầm, bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Công tác bồi

dưỡng nhân lực, các chính sách ưu đãi thu hút cán bộ làm công tác văn hóa chưa

được quan tâm đúng mức.

- Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường làm cho một bộ phận

nhân dân chạy theo giá trị vật chất, dần đánh mất các giá trị văn hóa truyền thống

làm cho một bộ phận nhân dân nhất là thanh thiếu niên lãng quên bản sắc văn hóa

truyền thống.

- Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, âm mưu diễn biến hòa bình của các

thế lực thù địch đã tác động làm cho bản sắc văn hóa truyền thống bị xói mòn, mờ

nhạt; một số nơi, do trình độ nhận thức còn thấp nên một số phong tục tập quán lạc

hậu chưa được xóa bỏ triệt để, ảnh hưởng của các sản phẩm văn hóa xấu lưu hành

trong đời sống xã hội đã tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần của một bộ phận

nhân dân.

* Nguyên nhân chủ quan

- Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và phối hợp của một số cấp ủy

đảng, chính quyền chưa thường xuyên. Một số cơ sở đảng, chính quyền chưa quan

tâm đúng mức công tác tuyên truyền thực hiện nghị quyết của Đảng trong lĩnh vực

văn hóa; một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thực sự gương mẫu để nhân dân học

tập và làm theo.

BC 5 năm thực hiện NQ số 33-NQ/TW 11

Mai-BC ết quả giám sát NQ 41-TW

- Ngân sách đầu tư cho lĩnh vực văn hóa tuy có tăng nhưng chưa đáp ứng

được yêu cầu phát triển văn hóa trong tình hình mới; đội ngũ cán bộ làm công tác

văn hóa cơ sở còn thiếu, trình độ, năng lực chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

3- Bài học kinh nghiệm:

- Sự quan tâm lãnh đạo sâu sát của cấp ủy và sự quản lý, tổ chức thực hiện

của chính quyền có vai trò quyết định trong việc thực hiện có hiệu quả Nghị quyết

TW9 (khóa XI) Chương trình hành động số 29-NQ/TU ngày 11/7/2014 của Tỉnh

ủy. Ở nơi nào, lúc nào mà cấp ủy thiếu quan tâm, nhận thức chưa đầy đủ, chính

quyền xem nhẹ việc thực hiện thì kết quả đạt được không cao, thậm chí chỉ mang

tính hình thức. Ở địa phương nào cấp ủy, chính quyền xây dựng kế hoạch chặt chẽ,

thiết thực với nhu cầu địa phương và nguyện vọng của nhân dân, có tổ chức sơ ết

và tổng kết rút kinh nghiệm để đề ra những biện pháp tích cực hơn, biểu dương các

tổ chức, cá nhân có thành tích; các ngành cùng quan tâm, có phương hướng tập

trung triển khai kịp thời, giải quyết tồn tại thì đưa đến kết quả cao trong việc thực

hiện.

- Ngành văn hóa có vai trò quan trọng trong việc tham mưu cho cấp ủy, chính

quyền. Cùng với đó, sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các ban, ngành, Mặt

trận, đoàn thể có ý nghĩa to lớn để thực hiện Nghị quyết được toàn diện, triệt để và

rộng khắp. Bên cạnh đó, cần phải quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng để nâng

cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa.

- Hệ thống các cơ quan thông tin đại chúng có vai trò to lớn nhằm tuyên

truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách về văn hóa đến với cán bộ,

đảng viên và địa bàn dân cư, làm cho các nội dung của Nghị quyết đi sâu vào đời

sống xã hội, thấm nhuần vào tư tưởng mỗi người đem lại hiệu quả cao hơn. Địa

phương nào làm tốt công tác tuyên truyền, quan tâm đầu tư inh phí cho hoạt động

văn hóa, đảm bảo đủ các thiết chế văn hóa thì đạt kết quả bền vững.

PHẦN THỨ HAI

PHƢƠNG HƢỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

TRONG THỜI GIAN TỚI

I. Dự báo tình hình

1. Xu hướng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, cùng nhau hợp

tác phát triển vẫn là xu hướng chung các nước trên thế giới trong thời gian tới. Qúa

trình giao lưu, hội nhập diễn ra sâu rộng, toàn diện trên mọi lĩnh vực về chính trị,

inh tế, văn hóa, xã hội, trong đó giao lưu, hội nhập văn hóa giữa các nước. Các

sản phẩm văn hóa của ngành công nghiệp văn hóa ngày càng gia tăng và chiếm vị

trí quan trọng trong việc xây dựng đời sống tinh thần, tình cảm của xã hội. Vì vậy,

phát triển công nghiệp văn hóa là đòi hỏi hách quan của mỗi quốc gia, dân tộc để

BC 5 năm thực hiện NQ số 33-NQ/TW 12

Mai-BC ết quả giám sát NQ 41-TW

tự bảo vệ mình trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đồng thời đây là động lực để

phát triển inh tế xã hội, chống xu hướng đồng hóa về văn hóa trong thời ỳ toàn

cầu hóa.

2. Kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển, nhu cầu hưởng thụ đời sống tinh thần

của người dân ngày càng cao, các hoạt động văn hóa và inh doanh dịch vụ văn

hóa ngày càng phong phú, đa dạng, sự hội nhập giao lưu văn hóa ngày càng sâu

rộng, đời sống văm hóa sẽ có nhiều thời cơ, thuận lợi, đồng thời cũng gặp nhiều

hó hăn, thách thức – hai mặt này đan xen, tác động qua lại với nhau. Xu hướng

phát triển văn hóa theo hướng đa dạng hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa và ngày

càng mang tính thương mại. Chính vì thế, đặt ra yêu cầu cho các cấp ủy đảng và

chính quyền địa phương các cấp cần tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo điều

hành và phát huy vai trò quản lý nhà nước nhằm phát huy những thuận lợi, thời cơ,

hạn chế hó hăn, vượt qua thách thức để điều chỉnh xu thế vận động và phát triển

của văn hóa theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

3. Những bất ổn về tình hình thế giới, những vấn đề bức xúc về mặt inh tế

xã hội trong nước, địa phương tạo cơ hội cho các thế lực phản động, thù địch, cơ

hội chính trị lợi dụng “diễn biến hòa bình” tiếp tục thực hiện những âm mưu chống

phá đất nước ta, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa đặt ra những hó hăn,

thách thức mới lớn hơn, nhiệm vụ của ngành văn hóa ngày càng nặng nề hơn trong

trong công tác tuyên truyền, giáo dục, định hướng tư tưởng quần chúng nhân dân

về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong giai đoạn mới.

II. Về phƣơng hƣớng

1.Tiếp tục tăng cƣờng công tác lãnh đạo và đổi mới phƣơng thức lãnh

đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa

Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể tăng cường công tác tuyên

truyền, nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về tầm

quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, con người. Gắn việc thực hiện Nghị

quyết số 33-NQ/TW với việc triển hai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 hóa

XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư

tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"

trong nội bộ và Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy

mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh một cách

hiệu quả, thiết thực.

Tập trung lãnh đạo thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng,

các chương trình, đề án của Trung ương và nghị quyết, chỉ thị, ết luận của Tỉnh

ủy về phong trào “Toàn dân đoàn ết xây dựng đời sống văn hóa”, giáo dục - đào

tạo, an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh, đưa thông

tin về cơ sở. Đẩy nhanh chương trình, dự án tạo động lực phát triển inh tế - xã

BC 5 năm thực hiện NQ số 33-NQ/TW 13

Mai-BC ết quả giám sát NQ 41-TW

hội; ưu tiên đầu tư các thiết chế văn hóa, xã hội, các hu tái định cư, các hu công

nghiệp nhằm cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Tăng cường vai trò của các cơ quan, tổ chức và lực lượng giám sát, phản

biện xã hội nhằm minh bạch hóa hoạt động của cả hệ thống chính trị; đẩy mạnh cải

cách hành chính theo hướng công hai, minh bạch. Các cơ quan tham mưu của

Đảng, các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, các hội đoàn thể phối hợp tham

mưu, xây dựng cơ chế để bảo đảm lãnh đạo, chỉ đạo các chương trình phát triển

văn hóa, con người trên địa bàn đúng định hướng và có hiệu quả.

2. Khắc phục những hạn chế, yếu kém tạo sự chuyển biến trong việc xây

dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời đáp ứng yêu cầu phát triển đất nƣớc

Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội

trong công tác vận động, giám sát các tổ chức, cá nhân tham gia tích cực các hoạt

động văn hóa, sáng tạo văn hóa, giáo dục và định hướng hưởng thụ văn hóa lành

mạnh, đặc biệt cho lớp trẻ; tư vấn, giám sát và phản biện xã hội đối với các chính

sách, chương trình xây dựng và phát triển văn hóa, con người trên địa bàn.

Tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa,

rà soát, bổ sung và điều chỉnh các quy hoạch, ế hoạch phát triển văn hóa phù hợp

thực tiễn địa phương và trong tình hình mới. Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ

chế quản lý, tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn hóa, các hội nghề

nghiệp trong lĩnh vực văn hóa theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy

định của pháp luật; tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các thiết

chế văn hóa, thể dục thể thao thị xã. Khuyến hích các thành phần inh tế, các tầng

lớp nhân dân đầu tư vào các hoạt động văn hóa; tham gia tổ chức quản lý các di

sản, hoạt động văn hóa ở địa phương.

Củng cố mạng lưới thông tin truyền thông, nâng cao chất lượng hoạt động

văn hóa ở cơ sở. Tăng cường công tác quản lý thông tin, báo chí trên địa bàn. Tiếp

tục huyến hích, nâng cao chất lượng sáng tác và phổ biến các tác phẩm văn học,

nghệ thuật; bảo tồn, phát huy các giá trị tốt đẹp; phê phán và từng bước xóa bỏ các

hủ tục lạc hậu trong cộng đồng.

Tăng mức chi hoạt động và đầu tư cho văn hóa tương xứng với mức tăng

trưởng inh tế hàng năm, chú trọng các thiết chế văn hóa cơ sở, gắn đầu tư với

hai thác và phát huy hiệu quả hoạt động.

V. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong những năm tới

1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa phù hợp với điều kiện

phát triển kinh tế hiện nay; cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn

hóa, ban hành các văn bản phù hợp với điều kiện và thực tiễn của địa phương. Chủ

BC 5 năm thực hiện NQ số 33-NQ/TW 14

Mai-BC ết quả giám sát NQ 41-TW

động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, “tự diễn

biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa.

2. Tập trung xây dựng con người thị xã La Gi phát triển toàn diện đáp ứng

yêu cầu phát triển của địa phương. Xây dựng kế hoạch dài hạn về Chiến lược phát

triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; tiếp tục triển khai thực hiện

tiêu chí nâng cao phong trào Toàn dân đoàn ết xây dựng đời sống văn hóa đến

năm 2025.

3. Tiếp tục đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa: Phát huy hiệu quả cơ sở

vật chất hiện có, đầu tư xây dựng các hạng mục công trình tại các nhà sinh hoạt ở

thôn, khu phố phục vụ cho việc phát triển văn hóa.

4. Tổ chức các hoạt động văn hóa bổ ích, góp phần xây dựng môi trường văn

hóa lành mạnh, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về hưởng thụ văn

hóa, hòa nhập với cộng đồng và bảo vệ bản sắc văn hóa vốn có của địa phương

mình. Tổ chức liên hoan giọng hát hay, các trò chơi dân gian và những sự kiện văn

hóa, du lịch trong những ngày lễ lớn, những sự kiện trọng đại của đất nước, của

tỉnh và của thị xã.

5. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch, xây dựng đề án, đầu tư inh phí

đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hoạt động văn hóa, quản lý văn hóa và

cán bộ làm công tác tham mưu trong lĩnh vực văn hóa.

6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch số 107-

KH/TU, ngày 05/8/2014 của Thị ủy về thực hiện Chương trình hành động số 29-

NQ/TU, ngày 11/7/2014 của Tỉnh ủy về “xây dựng và phát triển văn hóa, con

người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”./.

Nơi nhận: T/M THỊ ỦY

- Thường trực Tỉnh uỷ (báo cáo), PHÓ BÍ THƯ

- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (báo cáo).

- Lưu VP Thị ủy.

Nguyễn Văn Sơn