13
Trang 1/13 TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH THÓA HC HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: HÓA HC LP 12 A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 1. Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm Kim loại kiềm: - Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng. - Một số ứng dụng quan trọng của kim loại kiềm và một số hợp chất: NaOH, NaHCO 3 , Na 2 CO 3 , KNO 3 . - Tính chất vật lí: mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp. - Tính chất hóa học: Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (phản ứng với nước, axit, phi kim). - Trạng thái tự nhiên của NaCl. - Phương pháp điều chế: điện phân muối halogenua nóng chảy. Kim loại kiềm thổ: - Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí. - Tính chất hóa học: Tính khử mạnh (tác dụng với oxi, clo, axit). - Tính chất hóa học, ứng dụng của Ca(OH) 2 , CaCO 3 , CaSO 4 . - Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại của nước cứng; Cách làm mềm nước cứng. Nhôm: - Vị trí , cấu hình lớp electron ngoài cùng, tính chất vật lí , trạng thái tự nhiên, ứng dụng của nhôm. - Tính khử khá mạnh: phản ứng với phi kim, dung dịch axit, nước, dung dịch kiềm, oxit kim loại. - Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân oxit nóng chảy. - Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất: Al 2 O 3 , Al(OH) 3 , muối nhôm. - Tính chất lưỡng tính của Al 2 O 3 , Al(OH) 3 : vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với bazơ mạnh. - Cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch. 2. Sắt, crom và một số kim loại khác: Sắt, hợp chất và hợp kim của sắt: - Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của sắt. - Tính chất hóa học của sắt: Tính khử trung bình (tác dụng với oxi, lưu huỳnh, clo, nước, dung dịch axit, dung dịch muối). - Sắt trong tự nhiên: các oxit sắt, FeCO 3 , FeS 2 . - Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của sắt. - Tính khử của hợp chất sắt (II): FeO, Fe(OH) 2 , muối sắt (II). - Tính oxi hóa của hợp chất sắt (III): Fe 2 O 3 , Fe(OH) 3 , muối sắt (III). - Nhận biết được ion Fe 2+ , Fe 3+ trong dung dịch. - Định nghĩa và phân loại gang, sản xuất gang (nguyên tắc, nguyên liệu, phản ứng). - Định nghĩa và phân loại thép, sản xuất thép (nguyên tắc chung, nguyên liệu, phản ứng). - Ứng dụng của gang, thép. B. MA TRẬN ĐỀ THAM KHO Ni dung Mức độ nhn thc Cng Nhn biết Thông hiu Vn dng Vn dng cao Đại cương kim loại (ăn mòn kim loi, điều chế kim loi) 2 1 1 4 Câu 1, 2 (1): Điều chế kim loi Câu 3 (2): Ăn mòn kim loại Câu 4 (3): Bài toán điều chế kim loi. Kim loi kim, kim loi kim thhp cht 3 3 1 7 Câu 5, 6, 7(1): Thành phn, tính cht vt lý, ng dng ca kim loi kim, kim thvà hp cht

NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA …€¦ · 3: vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với bazơ mạnh. - Cách nhận biết ion nhôm

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA …€¦ · 3: vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với bazơ mạnh. - Cách nhận biết ion nhôm

Trang 1/13

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

TỔ HÓA HỌC

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: HÓA HỌC LỚP 12

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm

Kim loại kiềm:

- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng.

- Một số ứng dụng quan trọng của kim loại kiềm và một số hợp chất: NaOH, NaHCO3, Na2CO3,

KNO3.

- Tính chất vật lí: mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp.

- Tính chất hóa học: Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (phản ứng với nước, axit, phi kim).

- Trạng thái tự nhiên của NaCl.

- Phương pháp điều chế: điện phân muối halogenua nóng chảy.

Kim loại kiềm thổ:

- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí.

- Tính chất hóa học: Tính khử mạnh (tác dụng với oxi, clo, axit).

- Tính chất hóa học, ứng dụng của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.

- Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại của nước cứng; Cách làm

mềm nước cứng.

Nhôm:

- Vị trí , cấu hình lớp electron ngoài cùng, tính chất vật lí , trạng thái tự nhiên, ứng dụng của nhôm.

- Tính khử khá mạnh: phản ứng với phi kim, dung dịch axit, nước, dung dịch kiềm, oxit kim loại.

- Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân oxit nóng chảy.

- Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất: Al2O3, Al(OH)3, muối nhôm.

- Tính chất lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3: vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với bazơ mạnh.

- Cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch.

2. Sắt, crom và một số kim loại khác:

Sắt, hợp chất và hợp kim của sắt:

- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của sắt.

- Tính chất hóa học của sắt: Tính khử trung bình (tác dụng với oxi, lưu huỳnh, clo, nước, dung dịch

axit, dung dịch muối).

- Sắt trong tự nhiên: các oxit sắt, FeCO3, FeS2.

- Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của sắt.

- Tính khử của hợp chất sắt (II): FeO, Fe(OH)2, muối sắt (II).

- Tính oxi hóa của hợp chất sắt (III): Fe2O3, Fe(OH)3, muối sắt (III).

- Nhận biết được ion Fe2+

, Fe3+trong dung dịch.

- Định nghĩa và phân loại gang, sản xuất gang (nguyên tắc, nguyên liệu, phản ứng).

- Định nghĩa và phân loại thép, sản xuất thép (nguyên tắc chung, nguyên liệu, phản ứng).

- Ứng dụng của gang, thép.

B. MA TRẬN ĐỀ THAM KHẢO

Nội dung Mức độ nhận thức Cộng

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

Đại cương kim loại (ăn mòn kim loại,

điều chế kim loại)

2 1 1

4

Câu 1, 2 (1): Điều chế kim loại

Câu 3 (2): Ăn mòn kim loại

Câu 4 (3): Bài toán điều chế kim loại.

Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và

hợp chất

3 3 1 7

Câu 5, 6, 7(1): Thành phần, tính chất vật lý, ứng dụng của kim loại kiềm, kiềm thổ và hợp chất

Page 2: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA …€¦ · 3: vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với bazơ mạnh. - Cách nhận biết ion nhôm

Trang 2/13

Câu 8, 9, 10 (2): Tính chất hóa học của kim loại kiềm, kiềm thổ và hợp chất; Phát biểu đúng - sai

Câu 11 (3): Bài toán kim loại kiềm, kiềm thổ và hợp chất.

Nhôm và hợp chất 3 2 1 6

Câu 12, 13, 14 (1): Tính chất vật lý, ứng dụng của nhôm và hợp chất; sản xuất nhôm

Câu 15, 16 (2): Tính chất hóa học của nhôm và hợp chất

Câu 17 (3): Bài toán về nhôm và hợp chất

Sắt và hợp chất 3 2 2 7

Câu 18, 19, 20 (1): Tính chất vật lý, ứng dụng của sắt và hợp chất; Hợp kim sắt

Câu 21, 22 (2): Tính chất hóa học của sắt và hợp chất

Câu 23, 24 (3): Bài toán về sắt và hợp chất

Thực hành 1 1

Câu 25 (2): Các thí nghiệm đơn giản

Tổng hợp vô cơ 2 2 1 5

Câu 26, 27 (2): Đếm số phát biểu đúng - sai (4 phát biểu); Bài tập nhận biết.

Câu 28, 29 (3): Bài toán tổng hợp

Câu 30 (4): Bài toán sử dụng các định luật bảo toàn electron, bào toàn khối lượng, …

Tổng số câu 11 11 7 1 30

C. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1

Câu 1: Thành phần chính của quặng xiđerit là

A. FeCO3. B. Fe3O4. C. Al2O3.2H2O. D. FeS2.

Câu 2: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nóng chảy

hợp chất của kim loại tương ứng là:

A. Na, Ca, Al. B. Na, Ca, Cu. C. Na, Cu, Al. D. Fe, Ca, Al.

Câu 3: Trong thực tế kim loại nào sau đây được dùng để bảo vệ điện hóa vỏ tàu biển làm bằng thép?

A. Zn. B. Ni. C. Sn. D. Cu.

Câu 4: Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO

(đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là

A. 28 gam. B. 26 gam. C. 24 gam. D. 22 gam.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Na2CO3 dùng trong công nghiệp thủy tinh, phẩm nhuộm.

B. CaCO3 dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi bị gãy xương.

C. NaHCO3 dùng trong công nghiệp dược phẩm.

D. NaOH dùng để nấu xà phòng, chế biến dầu mỏ.

Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng về kim loại nhóm IIA?

A. Đều có hai lớp electron.

B. Ca, Sr, Ba tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường.

C. Trong các hợp chất thường có số oxi hoá +2.

D. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây về kim loại kiềm là sai?

A. Có màu trắng bạc và có ánh kim.

B. Trong tự nhiên chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

C. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần.

D. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.

Câu 8: Dung dịch NaOH có thể tác dụng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Al, HCl, CaCO3, CO2. B. FeCl3, HCl, Ca(OH)2, CO2.

C. CuSO4, Ba(OH)2, CO2, H2SO4. D. FeCl2, Al(OH)3, CO2, HCl.

Page 3: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA …€¦ · 3: vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với bazơ mạnh. - Cách nhận biết ion nhôm

Trang 3/13

Câu 9: Cho các phát biểu sau:

(a) Nước có chứa ion HCO3- là nước cứng tạm thời.

(b) Nước có chứa ion Cl- hoặc SO4

2– là nước cứng vĩnh cửu.

(c) Dung dịch Na2CO3 chỉ làm mềm nước cứng vĩnh cửu.

(d) Dung dịch NaOH chỉ làm mềm nước cứng tạm thời.

Số phát biểu đúng là

A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Câu 10: Cho các kim loại: Ba, K, Be, Fe. Số kim loại phản ứng với H2O ở điều kiện thường là

A. 2. B. 1. C. 4.

Câu 11: Để hòa tan vừa đủ 5,21 gam hỗn hợp gồm: Na2O, BaO, Al2O3 có tỉ lệ mol lần lượt là 1: 1: 3 cần

dùng

A. 900 ml dung dịch HCl 0,1M. B. nước dư.

C. 100 ml dung dịch NaOH 0,1M. D. 200 ml dung dịch KOH 0,1M.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

B. Nhôm có tính khử mạnh chỉ sau kim loại kiềm và kiềm thổ.

C. Nhôm bị phá hủy trong môi trường kiềm.

D. Nhôm phản ứng với H2SO4 đặc nguội.

Câu 13: Hợp chất Al(OH)3 tan được trong dung dịch

A. KNO3. B. K2SO4. C. KOH. D. KCl.

Câu 14: Mô tả nào dưới đây về tính chất vật lý của nhôm không đúng?

A. Dẫn điện và nhiệt tốt hơn đồng. B. Có ánh kim.

C. Khá mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng. D. Màu trắng bạc.

Câu 15: Trong bốn chất rắn: Al, Al2O3, Al(OH)3, AlCl3, số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 16: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Al khử được Cu2+ trong dung dịch.

B. Al3+ bị khử bởi Na trong dung dịch AlCl3.

C. Al2O3 là hợp chất bền với nhiệt.

D. Al(OH)3 tan được trong dung dịch HCl và dung dịch NaOH.

Câu 17: Cho 0,2 lít dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu

được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là

A. 1,2. B. 1,8. C. 2,4. D. 2.

Câu 18: Trong thành phần của gang, nguyên tố chiếm hàm lượng cao nhất là

A. Fe. B. S. C. Mn. D. Si.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Sắt có ba loại oxit là FeO, Fe3O4, Fe2O3.

B. FeO chỉ có tính khử, không có tính oxi hóa.

C. Sắt có hai loại hiđroxit thường gặp là Fe(OH)2 và Fe(OH)3.

D. Fe(OH)2 không tan trong nước.

Câu 20: Tính chất vật lý nào dưới đây không phải của Fe?

A. Kim loại nặng, khó nóng chảy. B. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

C. Cứng, giòn nên khó dát mỏng. D. Có tính nhiễm từ.

Câu 21: Hiện tượng nào dưới đây được mô tả không đúng?

A. Thêm NaOH vào dung dịch FeCl3 thấy xuất hiện kết tủa đỏ nâu.

B. Cho bột Fe vào dung dịch NaOH thấy khí thoát ra.

C. Dung dịch H2SO4 hòa tan Fe(OH)3.

D. Thêm Cu vào dung dịch Fe(NO3)3 thấy dung dịch chuyển từ màu vàng nâu sang màu xanh.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Sắt tác dụng được với dung dịch CuSO4.

B. Sắt có tính nhiễm từ.

Page 4: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA …€¦ · 3: vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với bazơ mạnh. - Cách nhận biết ion nhôm

Trang 4/13

C. Sắt dư tác dụng với dung dịch HNO3 tạo ra muối Fe2+

.

D. Sắt tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl.

Câu 23: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl 20% thu được

dung dịch Y. Nồng độ phần trăm của FeCl2 trong Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong Y là

A. 4,24%. B. 15,76%. C. 84,24%. D. 11,79%.

Câu 24: Nhúng một thanh sắt có khối lượng 56 gam vào 200 ml dung dịch CuSO4. Khi phản ứng xong lấy

thanh sắt đem cân thấy nặng 56,4 gam. Nồng độ mol/l dung dịch CuSO4 là

A. 0,25M. B. 10M. C. 0,5M. D. 1M.

Câu 25: Nhỏ dung dịch Ca(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch Mg(HCO3)2 thì

A. có kết tủa trắng và bọt khí. B. không có hiện tượng gì xảy ra.

C. có bọt khí thoát ra. D. có kết tủa trắng.

Câu 26: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Đốt sợi dây thép trong khí Cl2 có xảy ra ăn mòn hoá học.

B. Bột nhôm dùng để chế tạo hỗn hợp tecmit được dùng để hàn đường ray xe lửa.

C. Nước cứng tạm thời không chứa anion HCO3–.

D. Kim loại Be không tan trong nước ở nhiệt độ thường.

Câu 27: Có năm dung dịch đựng trong năm lọ mất nhãn là FeCl3, FeCl2, AlCl3, NH4NO3, NaCl. Nếu chỉ

được dùng một thuốc thử để nhận biết năm chất lỏng trên, có thể dùng dung dịch

A. BaCl2. B. NH3. C. NaOH. D. HCl. Câu 28: Hòa tan 7,2 gam FeO trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Thể tích

dung dịch KMnO4 0,1M tối thiểu để phản ứng hoàn toàn với các chất trong X là

A. 600 ml. B. 200 ml. C. 100 ml. D. 60 ml.

Câu 29: Hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm thổ và hai kim loại kiềm tan hoàn toàn trong nước thu được

dung dịch Y và 0,06 mol H2. Thể tích dung dịch HCl 0,5M cần dùng để trung hòa Y là

A. 120 ml. B. 30 ml. C. 60 ml. D. 240 ml.

Câu 30: Nung nóng hỗn hợp bột X gồm Al và Fe3O4 thu được 31,30 gam hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với

dung dịch KOH dư thu được 18,40 gam hỗn hợp rắn Z và có 3,36 lít khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn.

Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X là

A. 91,37%. B. 74,12%. C. 32,59%. D. 67,41%.

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2

Câu 1: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là

A. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử.

B. oxi hóa ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.

C. khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.

D. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hóa.

Câu 2: Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế từ oxit bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất

khử CO?

A. Fe, Al, Cu. B. Zn, Mg, Fe. C. Fe, Mn, Ni. D. Ni, Cu, Ca.

Câu 3: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?

A. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.

B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.

C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.

D. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.

Câu 4: Khử hoàn toàn 58 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần vừa đủ 22,4 lít (đktc) CO. Khối

lượng sắt thu được là

A. 34 gam. B. 42 gam. C. 50 gam. D. 26 gam.

Câu 5: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại kiềm thổ là

A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 6: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?

A. Thạch cao nung (CaSO4.H2O). B. Đá vôi (CaCO3).

Page 5: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA …€¦ · 3: vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với bazơ mạnh. - Cách nhận biết ion nhôm

Trang 5/13

C. Vôi sống (CaO). D. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O).

Câu 7: Nước cứng là nước chứa nhiều ion nào sau đây?

A. Cu2+

, Fe3+

. B. Al3+

, Fe3+

. C. Na+, K

+. D. Ca

2+, Mg

2+.

Câu 8: Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4, sản phẩm tạo ra có

A. Cu. B. Cu(OH)2. C. CuO. D. CuS.

Câu 9: Hỗn hợp X chứa K2O, NH4Cl, KHCO3 và BaCl2 có số mol bằng nhau. Cho X vào nước (dư), đun

nóng. Dãy nào sau đây chứa đầy đủ các chất tan trong dung dịch sau phản ứng?

A. KCl, KOH. B. KCl. C. KCl, KHCO3, BaCl2. D. KCl, KOH, BaCl2.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm giảm dần.

B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước.

C. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trọng công nghiệp sản xuất thuỷ tinh.

D. Kim loại kiềm thổ có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 4,48 lít CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/lít thu được

9,85 gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 0,02. B. 0,04. C. 0,05. D. 0,1.

Câu 12: Công thức của phèn chua là

A. K2SO4.Al2(SO4)3.nH2O. B. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

C. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 13: Vật bằng nhôm bền vì

A. nhôm là kim loại không tác dụng với nước.

B. nhôm là kim loại hoạt động yếu.

C. nhôm là kim loại nhẹ.

D. trên bề mặt nhôm luôn có một lớp nhôm oxit mỏng, mịn, bền bảo vệ.

Câu 14: Kim loại có thể điều chế được từ quặng boxit là

A. nhôm. B. sắt. C. magie. D. đồng.

Câu 15: Kim loại nhôm không tác dụng với dung dịch chất nào sau đây?

A. H2SO4. B. Na2SO4. C. NaHSO4. D. HCl.

Câu 16: Cho các chất sau: Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3. Số chất tan hết trong dung dịch KOH dư là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 12,9 gam hỗn hợp Al và Al2O3 bằng dung dịch H2SO4 vừa đủ, thu được 3,36 lít

khí H2. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 17,1. B. 51,3. C. 68,4. D. 34,2.

Câu 18: Quặng giàu sắt nhất trong tự nhiên nhưng hiếm gặp là

A. Xiđehit. B. Pirit. C. Manhetit D. Hematit.

Câu 19: Tính chất vật lý nào dưới đây không phải của Fe?

A. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn. B. Kim loại nặng, khó nóng chảy.

C. Có tính nhiễm từ. D. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

Câu 20: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Phần trăm khối lượng cacbon trong gang nhiều hơn thép.

B. Gang trắng thường được dùng để luyện thép.

C. Chất khử oxit sắt trong quá trình luyện gang là khí CO.

D. Các loại thép đều không phản ứng với các dung dịch axit.

Câu 21: Sắt phản ứng với dung dịch nào sau đây có thể tạo được muối sắt (III) sunfat?

A. H2SO4 loãng. B. HNO3 loãng. C. H2SO4 đặc nóng. D. CuSO4.

Câu 22: Hợp chất vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử khi tác dụng với dung dịch HCl là

A. Fe2O3. B. Fe(NO3)2. C. FeO. D. FeCl3.

Câu 23: Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử

duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được

A. 0,12 mol FeSO4. B. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư.

C. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4. D. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4.

Page 6: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA …€¦ · 3: vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với bazơ mạnh. - Cách nhận biết ion nhôm

Trang 6/13

Câu 24: Cho V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm FeO và

Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị

của V là

A. 0,448. B. 0,112. C. 0,224. D. 0,560.

Câu 25: Có các cặp chất hoặc dung dịch sau: KOH và FeCl3, H2SO4 và Fe(NO3)2, Zn và AlCl3, Ag và

Fe(NO3)3. Số trường hợp xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là

A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Câu 26: Cho các nhận địnhsau đây:

(a) Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.

(b) Sắt có tính nhiễm từ.

(c) Al có thể tan trong dung dịch FeCl3.

(d) Nguyên tố canxi rất quan trọng đối với hệ xương khớp của người.

Số nhận định đúng là

A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Câu 27: Để phân biệt hai dung dịch riêng biệt Al2(SO4)3 và MgSO4 có thể dùng

A. dung dịch NaOH. B. dung dịch BaCl2. C. dung dịch HCl. D. Cu.

Câu 28: Đốt nóng m gam hỗn hợp gồm bột Al và Fe3O4 với lượng vừa đủ để phản ứng nhiệt nhôm xảy ra

hoàn toàn. Các chất thu được sau phản ứng tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,032 lít H2 (đktc).

Giá trị của m là

A. 7,425. B. 13,5. C. 46,62. D. 18,24.

Câu 29: Hòa tan hoàn toàn 10,65 gam hỗn hợp X gồm một oxit của kim loại kiềm và một oxit của kim loại

kiềm thổ bằng dung dịch HCl thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y rồi điện phân nóng chảyhoàn

toàn hỗn hợp muối thì ở anot thu được 6,72 lít khí Cl2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Z ở catot. Giá trị

của m là

A. 1,05. B. 5,85. C. 9,45. D. 8,25.

Câu 30: Nung 3,2 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được

3,68 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 dư, thu được 0,896 lít khí NO (sản phẩm

khử duy nhất, ở điều kiện tiêu chuẩn). Số mol HNO3 đã phản ứng là

A. 0,19. B. 0,22. C. 0,16. D. 0,18.

Câu 1: Chất có khả năng khử AgNO3 trong dung dịch thành Ag là

A. NaOH. B. CuCl2. C. Ba. D. Fe(NO3)2.

Câu 2: Kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm có thể được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?

A. Thủy luyện. B. Nhiệt luyện.

C. Điện phân nóng chảy. D. Điện phân dung dịch.

Câu 3: Có những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch điện li:

Al-Fe, Cu-Fe, Fe-Sn, Mn-Fe. Số cặp Fe bị ăn mòn điện hóa trước là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 4: Cho V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và

Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị

của V là

A. 0,448. B. 0,112. C. 0,224. D. 0,560.

Câu 5: Chất có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời là

A. NaCl. B. NaHSO4. C. Ca(OH)2. D. HCl.

Câu 6: Ứng dụng nào sau đây không đúng?

A. Khi nghiền clanhke, trộn thêm thạch cao để điều chỉnh tốc độ đông cứng của xi măng.

B. Đá vôi được dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi, xi măng, …

C. Khi nung nóng, thạch cao sống bị mất nước tạo thành thạch nhũ trong các hang động.

D. Vôi tôi được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và nông nghiệp.

Câu 7: Kim loại có tính khử mạnh nhất là

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 3

Page 7: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA …€¦ · 3: vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với bazơ mạnh. - Cách nhận biết ion nhôm

Trang 7/13

A. Li. B. Na. C. K. D. Ca.

Câu 8: Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào các ống nghiệm chứa dung dịch mỗi chất sau: (NH4)2SO4,

FeCl2, Cr(NO3)3, K2SO4, Al(NO3)3. Sau phản ứng, số ống nghiệm có kết tủa là

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tính khử của kim loại kiềm thổ tăng dần theo thứ tự: Ba, Ca, Mg.

B. Các hiđroxit của kim loại kiềm chỉ có tính bazơ.

C. Một số kim loại kiềm thổ tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường.

D. Các kim loại kiềm thổ đều có hai lớp electron.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm giảm dần.

B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước.

C. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trọng công nghiệp sản xuất thủy tinh.

D. Nhôm bền không khí ở nhiệt độ thường do có màng oxit Al2O3 rất mỏng mịn và bền chắc bảo vệ.

Câu 11: Cho m gam hỗn hợp Na, Ba vào nước thu được dung dich X và 6,72 lít khí (đktc). Thể tích dung

dịch hỗn hợp H2SO4 0,5M và HCl 1M để trung hòa X là

A. 0,3 lít. B. 0,2 lít. C. 0,4 lít. D. 0,1 lít.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nhôm có cấu tạo kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.

B. Nhôm dẫn điện và nhiệt tốt.

C. Nhôm là kim loại nhẹ, có màu trắng bạc, dễ kéo sợi và dát mỏng.

D. Nhôm có tính khử mạnh, mạnh hơn tính khử của Mg.

Câu 13: Điều chế Al bằng cách điện phân Al2O3 nóng chảy. Cho các phát biểu về mục đích thêm criolit

vào như sau:

(a) Hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3, tiết kiệm năng lượng.

(b) Tạo chất lỏng dẫn điện tốt hơn Al2O3 nóng chảy.

(c) Ngăn cản quá trình oxi hóa Al trong không khí.

(d) Giúp phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng.

Số phát biểu đúng là

A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.

Câu 14: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là

A. quặng pirit. B. quặng boxit. C. quặng manhetit. D. quặng đolomit.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. AlCl3 tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch KOH.

B. Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH.

C. Al(OH)3 và Al2O3 đều là hợp chất lưỡng tính.

D. Al(OH)3 ít tan trong nước.

Câu 16: Cho chuyển hóa sau: X NaAlO2 Al. X, , phù hợp với lần lượt các chất:

A. Al2O3, Al(OH)3, AlCl3. B. Al(OH)3, Al2(SO4)3, AlCl3.

C. Al, Al(OH)3, Al2O3. D. Al2O3, AlCl3, Al2O3.

Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 7,3 gam hỗn hợp Na và Al vào nước thu được 0,25 mol H2 và dung dịch X. Số

mol Na trong hỗn hợp là

A. 0,125. B. 0,2. C. 0,25. D. 0,5.

Câu 18: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Gang, thép là hợp kim của sắt.

B. Quặng có hàm lượng sắt lớn nhất là manhetit.

C. Có thể điều chế sắt bằng phương pháp nhiệt luyện.

D. Các loại thép đều không phản ứng với dung dịch axit.

Câu 19: Để điều chế sắt trong công nghiệp, có thể dùng phương pháp nào sau đây?

A. Điện phân dung dịch FeCl2. B. Khử Fe2O3 bằng CO.

C. Cho Mg tác dụng với FeCl2. D. Khử Fe2O3 bằng Al.

Page 8: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA …€¦ · 3: vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với bazơ mạnh. - Cách nhận biết ion nhôm

Trang 8/13

Câu 20: Tính chất vật lý nào dưới đây không phải của Fe?

A. Kim loại nặng, khó nóng chảy. B. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

C. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn. D. Có tính nhiễm từ.

Câu 21: Phản ứng nào sau đây không đúng?

A. Fe3O4 + 8HCl FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O.

B. FeO + CO Fe + CO2.

C. Fe3O4 + 8HNO3 Fe(NO3)2 + 2Fe(NO3)3 + 4H2O.

D. 2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe.

Câu 22: Cho sơ đồ : X + HNO3 Muối + H2O + NO. Dãy chứa hợp chất X đúng sơ đồ là:

A. FeO, Fe2O3, Fe(OH)2. B. FeO, Fe3O4, Fe(OH)2.

C. FeO, Fe2O3, Fe(OH)3. D. FeO, Fe2O3, Fe(OH)2.

Câu 23: Khử hoàn toàn 58 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần vừa đủ 22,4 lít CO (đktc). Khối

lượng sắt thu được là

A. 34 gam. B. 42 gam. C. 50 gam. D. 26 gam.

Câu 24: Khử hoàn toàn oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (đktc), sau phản ứng thu được

0,84 gam Fe và 0,02 mol khí CO2. Công thức của X và giá trị V lần lượt là

A. Fe3O4 và 0,224. B. Fe3O4 và 0,448. C. FeO và 0,224. D. Fe2O3 và 0,448.

Câu 25: Hiện tượng nào sau đây đúng khi cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch

AlCl3?

A. Sủi bọt khí, dung dịch vẫn trong suốt không màu.

B. Dung dịch đục dần do tạo kết tủa và kết tủa không tan khi cho dư dung dịch NH3.

C. Dung dịch vẩn đục dần do tạo ra kết tủa, sau đó kết tủa tan và dung dịch lại trong suốt.

D. Sủi bọt khí, dung dịch vẩn đục dần do kết tủa.

Câu 26: Có thể dùng một thuốc thử để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4 là

A. HCl loãng. B. HCl đặc. C. H2SO4 loãng. D. HNO3 loãng.

Câu 27: Cho phản ứng sau: Al + HNO3 Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O. Tổng hệ số (số nguyên, tối giản)

của các chất tham gia phản ứng là

A. 9. B. 38. C. 30. D. 27.

Câu 28: Dùng m gam Al để khử hoàn toàn 2,4 gam Fe2O3. Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư

dung dịch NaOH thu được 0,336 lít khí (đktc). Giá trị của m là

A. 0,540. B. 0,810. C. 1,080. D. 1,755.

Câu 29: Cho m gam hỗn hợp rắn X gồm Na, Al vào nước dư thấy thoát ra 8,96 lít khí (đktc) và còn lại 2,7

gam kim loại không tan. Giá trị của m là

A. 12,7. B. 9,9. C. 21,1. D. 15,4.

Câu 30: Cho 1,12 gam Fe và 0,24 gam bột Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Khuấy nhẹ cho đến

khi dung dịch mất màu xanh nhận thấy khối lượng kim loại sau phản ứng là 1,88 gam. Nồng độ mol/l của

dung dịch CuSO4 ban đầu là

A. 0,10. B. 0,15. C. 0,05. D. 0,12.

Câu 1: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nóng chảy

hợp chất của kim loại tương ứng là:

A. Na, Ca, Al. B. Na, Ca, Cu. C. Na, Cu, Al. D. Fe, Ca, Al.

Câu 2: Nguyên tắc điều chế kim loại là

A. oxi hóa ion kim loai thành kim loại.

B. khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.

C. dùng H2 hay CO để khử oxit kim loại thành kim loại ở nhiệt độ cao.

D. dùng kim loại có tính khử mạnh để đẩy kim loại có tính khử yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.

Câu 3: Nhận xét nào sau đây không đúng về ăn mòn điện hóa?

A. Là quá trình oxi hóa - khử.

B. Không phát sinh dòng điện.

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 4

Page 9: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA …€¦ · 3: vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với bazơ mạnh. - Cách nhận biết ion nhôm

Trang 9/13

C. Tốc độ ăn mòn phụ thuộc khả năng hoạt động hóa học của kim loại.

D. Xảy ra sự oxi hóa kim loại tại điện cực kim loại có tính khử mạnh hơn.

Câu 4: Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO (đktc).

Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là

A. 28 gam. B. 26 gam. C. 24 gam. D. 22 gam.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng về kim loại kiềm?

A. Có màu trắng bạc và có ánh kim.

B. Trong tự nhiên, chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

C. Đều có khối lượng riêng bằng nhau nên xếp vào nhóm kim loại nhẹ.

D. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.

Câu 6: Chất nào sau đây thường được dùng để làm giảm cơn đau do dạ dày dư axit?

A. NaHCO3. B. CaCO3. C. KAl(SO4)2.12H2O. D. (NH4)2CO3.

Câu 7: Nước cứng là nước chứa nhiều ion nào sau đây?

A. Cu2+

, Fe3+

. B. Al3+

, Fe3+

. C. Na+, K

+. D. Ca

2+, Mg

2+.

Câu 8: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi cho dung dịch Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch

A. HNO3. B. HCl. C. Na2CO3. D. KNO3.

Câu 9: Nhóm gồm các chất đều tan trong nước ở nhiệt độ thường là:

A. Ca, K2O, BaO. B. K2O, BaO, MgO. C. Li, MgO, Na2O. D. Li2O, BeO, CaO.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Sục CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa trắng.

B. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 không có hiện tượng.

C. Cho dung dịch NaHCO3 (dư) vào Ca(OH)2 thu được kết tủa trắng.

D. Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch CaCl2 có khí thoát ra.

Câu 11: Cho 100 gam CaCO3 phản ứng với dung dịch HCl dư thu V lít CO2 (đktc). Dẫn toàn bộ lượng

CO2 trên vào dung dịch chứa 60 gam NaOH thì lượng muối thu được là

A. 90 gam. B. 95 gam. C. 104 gam. D. 92,5 gam.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nhôm có cấu tạo kiểu mạng lập phương tâm diện.

B. Nhôm là kim loại nhẹ, có màu trắng bạc, dễ kéo sợi và dát mỏng.

C. Nhôm dẫn điện và nhiệt tốt.

D. Nhôm có tính khử mạnh, mạnh hơn tính khử của Mg.

Câu 13: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là

A. quặng pirit. B. quặng boxit. C. quặng manhetit. D. quặng đolomit.

Câu 14: Ứng dụng nào sau đây không phải của kim loại nhôm và hợp chất nhôm?

A. Đá corindon là một dạng nhôm oxit khan không màu rất rắn dùng chế tạo đá mài, giấy nhám.

B. Phèn chua có công thức KAl(SO4)2.12H2O được dùng trong ngành thuộc da.

C. Quặng boxit là một dạng nhôm oxit ngậm nước dùng để sản xuất nhôm và trong kĩ thuật laze.

D. Bột nhôm oxit dùng trong công nghiệp sản xuất chất xúc tác cho tổng hợp hữu cơ.

Câu 15: Cho từ từ dung dịch AlCl3 đến dư vào dung dịch NaOH, chất tan trong dung dịch sau phản ứng

A. chỉ có NaCl, NaAlO2. B. chỉ có NaCl, AlCl3.

C. gồm NaCl, AlCl3, NaAlO2. D. chỉ có AlCl3.

Câu 16: Cho các chất sau: Al, Al(OH)3, Al2O3, Al2(SO4)3 lần lượt vào dung dịch NaOH dư. Số chất hòa

tan hoàn toàn là

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 17: Hòa tan hoàn toàn m gam bột Al trong dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí H2

(đktc). Giá trị của m là

A. 2,7. B. 5,4. C. 1,35. D. 4,05.

Câu 18: Tính chất vật lý nào dưới đây không phải của kim loại sắt?

A. Thuộc nhóm kim loại nặng, khó nóng chảy. B. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

C. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn. D. Có tính nhiễm từ.

Câu 19: Cho lượng dư Fe lần lượt tác dụng với các chất: khí Cl2, dung dịch HNO3 loãng, HCl và CuSO4.

Page 10: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA …€¦ · 3: vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với bazơ mạnh. - Cách nhận biết ion nhôm

Trang 10/13

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp sinh ra muối sắt (II) là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 20: Cho khí H2 dư qua ống đựng 10 gam hỗn hợp Fe2O3 và Al2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng

xảy ra hoàn toàn, thu được 7,6 gam chất rắn. Khối lượng của Al2O3 trong 10 gam hỗn hợp là

A. 8 gam. B. 4 gam. C. 2 gam. D. 6 gam.

Câu 21: Phản ứng nào sau đây không đúng?

A. Fe3O4 + 8HCl FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O.

B. FeO + CO ot Fe + CO2.

C. Fe3O4 + 8HNO3 Fe(NO3)2 + 2Fe(NO3)3 + 4H2O.

D. 2Al + Fe2O3 ot Al2O3 + 2Fe.

Câu 22: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe2O3, Fe(OH)2, Fe(NO3)2, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc,

nóng. Số phản ứng oxi hóa - khử là

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 23: Cần m tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt

95,96%. Giá trị của m là

A. 1325,16. B. 3512,61. C. 2351,16. D. 5213,61.

Câu 24: Ngâm một lá sắt trong dung dịch CuSO4, sau phản ứng khối lượng lá sắt tăng thêm 1,2 gam. Khối

lượng đồng bám trên lá sắt là

A. 9,1 gam. B. 9,4 gam. C. 9,5 gam. D. 9,6 gam

Câu 25: Tiến hành thí nghiệm theo thứ tự sau:

- Cho vào ống nghiệm 20 ml dung dịch FeSO4, sau đó cho thêm vài giọt dung dịch H2SO4 loãng.

- Tiếp tục nhỏ vào ống nghiệm trên 5 ml dung dịch KMnO4 loãng.

Hiện tượng quan sát được là

A. mất màu nâu đỏ của dung dịch FeSO4. B. có kết tủa nâu đỏ.

C. dung dịch sau phản ứng có màu xanh. D. mất màu tím của dung dịch KMnO4.

Câu 26: Cho hai dung dịch riêng biệt: FeSO4 và FeSO4 có lẫn một ít Fe2(SO4)3. Dung dịch dùng để phân

biệt hai dung dịch trên là

A. HNO3. B. KMnO4 + H2SO4. C. HCl. D. NaOH.

Câu 27: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.

(b) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.

(c) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn xốp.

(d) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.

Số thí nghiệm sau phản ứng tạo ra sản phẩm NaOH là

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 28: Cho 15,6 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,3

mol khí H2. Lấy 5,2 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng thu được khí SO2 (sản

phẩm khử duy nhất) và dung dịch Z. Khối lượng dung dịch Z so với dung dịch H2SO4 ban đầu

A. tăng 5,2 gam. B. giảm 6 gam. C. giảm 1,8 gam. D. tăng 1,8 gam.

Câu 29: Hòa tan hỗn hợp gồm 4,64 gam Fe3O4 và 6,4 gam Cu bằng 60 ml dung dịch HCl 2M. Khi phản

ứng xảy ra hoàn toàn, thì khối lượng chất rắn chưa bị hòa tan là

A. 5,5 gam. B. 5,12 gam. C. 5,76 gam. D. 6,6 gam.

Câu 30: Cho 2,78 gam hỗn hợp bột X gồm Al, Fe vào 500 ml dung dịch CuSO4 0,1M. Sau khi phản ứng

xảy ra hoàn toàn thu được 4,32 gam chất rắn Z gồm hai kim loại và dung dịch Y. Phần trăm khối lượng của

Al trong X là

A. 19,4 %. B. 55,4 %. C. 32,4 %. D. 21,7 %.

Câu 1: Để điều chế kim loại Cu, cho kim loại X tác dụng với dung dịch CuSO4. X là

A. Zn. B. Na. C. Ba. D. Ag.

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 5

Page 11: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA …€¦ · 3: vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với bazơ mạnh. - Cách nhận biết ion nhôm

Trang 11/13

Câu 2: Trong công nghiệp để điều chế NaOH dùng phương pháp nào sau đây?

A. Cho Na tác dụng với nước.

B. Cho Na2CO3 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2.

C. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

D. Cho Na2O tác dụng với nước.

Câu 3: Ngâm một lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch X thì

thấy bọt khí thoát ra nhiều và nhanh hơn. Chất tan trong X là

A. H2SO4. B. CuSO4. C. NaOH. D. MgSO4.

Câu 4: Điện phân nóng chảy một muối clorua kim loại hóa trị II. Sau thời gian điện phân, ở catot thu được

0,8 gam kim loại còn ở anot thu 448 ml khí (đktc). Công thức của muối clorua là

A. CuCl2. B. MgCl2. C. CaCl2. D. BaCl2.

Câu 5: Nước cứng là nước

A. chứa nhiều ion Ca2+

, Mg2+

. B. chứa ít Ca2+

, Mg2+

.

C. không chứa Ca2+

, Mg2+

. D. chứa nhiều Ba2+

, Mg2+

, HSO

3 .

Câu 6: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại kiềm là

A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 7: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là

A. nhiệt luyện. B. thủy luyện.

C. điện phân dung dịch. D. điện phân nóng chảy.

Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng: NaHCO3 + X Na2CO3 + H2O. X là

A. KOH. B. NaOH. C. K2CO3. D. HCl.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Một số kim loại kiềm thổ tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường.

B. Các hiđroxit của kim loại kiềm thổ chỉ có tính bazơ.

C. Các kim loại kiềm thổ đều có hai lớp electron.

D. Tính khử của kim loại kiềm thổ tăng dần theo dãy: Ba, Ca, Mg.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Đun sôi nước cứng có thể làm mất tính cứng vĩnh cửu.

B. Nước tự nhiên thường có cả tính cứng tạm thời và vĩnh cửu.

C. Nước chứa ít hoặc không chứa các ion Mg2+

và Ca2+

gọi là nước mềm.

D. Nước cứng làm giảm tác dụng của xà phòng khi giặt quần áo.

Câu 11: Sục 2,24 lít CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M và KOH 0,2M thu được m gam kết

tủa. Giá trị của m là

A. 10. B. 30. C. 0. D. 5.

Câu 12: Quặng boxit là nguyên liệu chính để sản xuất

A. Mg. B. Zn. C. Al. D. Cu.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nhôm có cấu tạo kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.

B. Nhôm là kim loại nhẹ, có màu trắng bạc, dễ kéo sợi và dát mỏng.

C. Nhôm dẫn điện và nhiệt tốt.

D. Nhôm có tính khử mạnh, mạnh hơn tính khử của Mg.

Câu 14: Trong các hợp chất, Al có số oxi hóa

A. 0 và +3. B. +3. C. +3 và +2. D. +3 và +1.

Câu 15: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Al2(SO4)3. Hiện tượng xảy ra là

A. không có kết tủa, có khí thoát ra. B. có kết tủa keo trắng và khí thoát ra.

C. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. D. chỉ có kết tủa keo trắng.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Al(OH)3 ít tan trong nước.

B. Al(OH)3 và Al2O3 đều là hợp chất lưỡng tính.

C. Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH.

D. AlCl3 tác dụng được với dung dịch H2SO4.

Page 12: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA …€¦ · 3: vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với bazơ mạnh. - Cách nhận biết ion nhôm

Trang 12/13

Câu 17: Hòa tan m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được hỗn hợp khí gồm 0,15 mol N2O và

0,2 mol N2 (không có sản phẩm khử khác). Giá trị của m là

A. 39,6. B. 19,8. C. 28,8. D. 14,4.

Câu 18: Kim loại nào sau đây có tính nhiễm từ?

A. Cu. B. Fe. C. Al. D. Ag.

Câu 19: Hợp chất sắt (III) sunfat có công thức là

A. FeSO4. B. Fe(OH)3. C. Fe2O3. D. Fe2(SO4)3.

Câu 20: Trường hợp nào dưới đây không có sự phù hợp giữa tên quặng sắt và công thức hợp chất chính có

trong quặng?

A. Manhetit chứa Fe2O3. B. Pirit chứa FeS2.

C. Hematit đỏ chứa Fe2O3 khan. D. Xiđerit chứa FeCO3.

Câu 21: Xét phương trình phản ứng: . X, Y lần lượt là

A. HCl, FeCl3. B. Cl2, FeCl3. C. AgNO3 dư, Cl2. D. FeCl3, Cl2.

Câu 22: Trường hợp nào sau đây phản ứng tạo ra hợp chất sắt (II)?

A. Fe(OH)2 + HCl dư. B. Fe(OH)2 + HNO3 dư.

C. Fe + HNO3 dư. D. Fe(NO3)2 + HCl.

Câu 23: Cho 0,04 mol Fe vào dung dịch chứa 0,09 mol AgNO3, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m

gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 9,72. B. 4,32. C. 6,48. D. 7,84.

Câu 24: Hòa tan 0,15 mol Fe và 0,1 mol FeO vào dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng thu được dung

dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 19,05 B. 31,75. C. 16,80. D. 25,40.

Câu 25: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu

được dung dịch trong suốt. Chất tan trong X là

A. AlCl3. B. Ca(HCO3)2. C. Al2(SO4)3. D. MgCl2.

Câu 26: Cho một mẩu nhỏ Na kim loại vào cốc thủy tinh chứa dung dịch CuSO4 loãng, hiện tượng là

A. bề mặt kim loại có màu đỏ và dung dịch nhạt màu.

B. sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu đỏ.

C. sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu xanh.

D. bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa màu xanh.

Câu 27: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.

(b) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.

(c) Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.

(d) Cho từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.

Số thí nghiệm có kết tủa trắng sau khi phản ứng kết thúc là

A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 28: Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, Ba và Al vào dung dịch NaOH dư thu được 12,32 lít H2 (đktc).

Cũng m gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và H2. Cô cạn thu được 66,1 gam

muối khan. Giá trị của m là

A. 27,05. B. 31,36. C. 24,68. D. 36,56.

Câu 29: Cho 1,9 gam hỗn hợp gồm muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng với

dung dịch HCl dư thu được 0,448 lít khí (đktc). M là

A. Na. B. Li. C. Rb. D. K.

Câu 30: Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe và các oxit của sắt trong đó O chiếm 18,49% về khối lượng. Hòa

tan hoàn toàn 12,98 gam X trong 627,5 ml dung dịch HNO3 1M vừa đủ, thu được dung dịch Y và 0,448 lít

hỗn hợp (đktc) gồm NO và N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 1. Làm bay hơi dung dịch thu được m gam

muối khan. Giá trị của m là

A. 60,272. B. 51,242. C. 46,888. D. 62,124.

----------- HẾT -----------

X Y

2 3FeCl Fe FeCl

Page 13: NG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA …€¦ · 3: vừa tác dụng với axit mạnh, vừa tác dụng với bazơ mạnh. - Cách nhận biết ion nhôm

Trang 13/13

ĐÁP ÁN ĐỀ 1

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

A A A B B A C D D A D D C A D

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

B D A B C B D D A D C C B D B

ĐÁP ÁN ĐỀ 2

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

C C D B B A D B B B C C D A B

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

D B C A D C B C A B D A D B B

ĐÁP ÁN ĐỀ 3

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

D C B A C C A C A B A D D B A

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

C B D B C C B B B B D B C A A

ĐÁP ÁN ĐỀ 4

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

A B B B C A D C A C B D B C C

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

A A C C C C C A D D D B C D A

ĐÁP ÁN ĐỀ 5

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

A C A C A D D B A A D C D B C

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

D C B D A D A A B A C B A A C

----------- HẾT -----------