286
44 14. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SSNG (Earth and Life Sciences) 1. Mã môn hc: GEO1050 2. Stín ch: 3 - Stiết lý thuyết: 42 tiết - Stiết thc hành: 3 tiết - Stiết thc: 0 tiết 3. Môn hc tiên quyết: 4. Ngôn ngging dy: Tiếng Vit 5. Ging viên: - Giảng viên 1: PGS.TS. Phạm Quang Tuấn và các Giảng viên của khoa Địa lý - Giảng viên 2: Các cán bộ thích hợp của các khoa: Địa chất, Khí tượng thủy văn và Hải dương học, Môi trường, Sinh học. 6. Mc tiêu môn hc (chuẩn đầu ra): 6.1. Kiến thc: Nhvà hiểu được các ni dung cơ bản nht vTrái đất trong không gian, các chuyn động của Trái đất và hquca nó; Nhvà hiểu được đặc điểm chính ca các quyn (thch quyn, khí quyn, thy quyn, thquyn, sinh quyn); Nhvà hiểu được các tài nguyên chính của Trái đất; Nhvà hiểu được các đới tnhiên và nhng quy luật địa lý chung của Trái đất; Nhvà hiểu được lch shình thành ssng, sxut hiện con người và vai trò ca Trái đất đối vi ssng của con người; Hiểu và phân tích được tác động của con người lên Trái đất, ảnh hưởng ca các hot động này tới môi trường; Nhvà hiểu được thc trạng môi trường và tai biến thiên nhiên, nhn thức được trách nhim của con người trước thiên nhiên và các gii pháp bo v, nâng cao chất lượng môi trường sng. 6.2. Knăng và thái độ cá nhân, nghnghip Phát trin knăng cộng tác, làm vic nhóm; Trau di, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá; Rèn knăng bình luận, thuyết trình trước công chúng; Rèn knăng lập kế hoch, tchc, quản lý, điều khin, theo dõi kim tra hoạt động, làm vic nhóm, lp mục tiêu, phân tích chương trình. 6.3. Knăng và thái độ xã hi

Ngành Công nghệ Sinh học

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ngành Công nghệ Sinh học

44

14. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences)

1. Mã môn học: GEO1050

2. Số tín chỉ: 3

- Số tiết lý thuyết: 42 tiết

- Số tiết thực hành: 3 tiết

- Số tiết tự học: 0 tiết

3. Môn học tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

- Giảng viên 1: PGS.TS. Phạm Quang Tuấn và các Giảng viên của khoa Địa lý

- Giảng viên 2: Các cán bộ thích hợp của các khoa: Địa chất, Khí tượng thủy văn và Hải

dương học, Môi trường, Sinh học.

6. Mục tiêu môn học (chuẩn đầu ra):

6.1. Kiến thức:

Nhớ và hiểu được các nội dung cơ bản nhất về Trái đất trong không gian, các chuyển

động của Trái đất và hệ quả của nó;

Nhớ và hiểu được đặc điểm chính của các quyển (thạch quyển, khí quyển, thủy quyển,

thổ quyển, sinh quyển);

Nhớ và hiểu được các tài nguyên chính của Trái đất;

Nhớ và hiểu được các đới tự nhiên và những quy luật địa lý chung của Trái đất;

Nhớ và hiểu được lịch sử hình thành sự sống, sự xuất hiện con người và vai trò của Trái

đất đối với sự sống của con người;

Hiểu và phân tích được tác động của con người lên Trái đất, ảnh hưởng của các hoạt

động này tới môi trường;

Nhớ và hiểu được thực trạng môi trường và tai biến thiên nhiên, nhận thức được trách

nhiệm của con người trước thiên nhiên và các giải pháp bảo vệ, nâng cao chất lượng

môi trường sống.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm;

Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;

Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;

Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động,

làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

Page 2: Ngành Công nghệ Sinh học

45

Nhận thức rõ vị trí của kiến thức Khoa học Trái đất và Sự sống trong định hướng phát

triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường của đất nước;

Nhận thức được vai trò của nghiên cứu Trái đất và sự sống liên quan tới việc sử dụng

hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên;

Có ý thức vận dụng các kiến thức đã được học cho việc giải quyết các vấn đề cụ thể về

sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;

Có ý thức phát huy các nghiên cứu cơ bản và tuyên truyền, phổ biến cho xã hội hiểu

được vai trò của nghiên cứu Trái đất và sự sống tới bảo vệ Hành tinh Xanh nói chung

và bảo vệ chính cuộc sống của mỗi con người.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

Có khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản về Khoa học Trái đất và Sự sống để hiểu

hơn mục tiêu của các nghiên cứu chuyên sâu thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên;

Bước đầu vận dụng kiến thức về Khoa học Trái đất và Sự sống cho việc nhìn nhận,

đánh giá các tác động của con người tới tự nhiên ở các môi trường khác nhau;

Bước đầu ứng dụng kiến thức về Khoa học Trái đất và Sự sống để nhận dạng môi

trường, các tai biến thiên nhiên thường phát triển ở Việt Nam (qua phương tiện thông

tin đại chúng, thực tập, thực tế), giải thích nguyên nhân và đưa ra các định hướng khắc

phục, ứng phó.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên (20%)

- Mục đích: nhằm kiểm tra sinh viên việc làm chủ kiến thức và rèn luyện kĩ năng đã

được xác định trong mục tiêu của môn học.

- Hình thức: viết một câu tóm tắt lại nội dung vừa học; viết vấn đề hứng thú với bài

giảng; viết đề cương với các đề mục lớn để sinh viên bổ sung các đề mục nhỏ;

7.2. Kiểm tra đánh giá giữa kỳ (20%)

Mục đích: nhằm đánh giá được mức độ đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng

của sinh viên trong tiến trình của môn học.

- Hình thức kiểm tra: thi viết (1 giờ tín chỉ)

- Tiêu chí đánh giá:

Xác định được vấn đề nghiên cứu, phân tích 3 đ

Phân tích logic, đi thẳng vào vấn đề, liên hệ thực tế 5 đ

Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng. 1 đ

Trích dẫn, sử dụng tài liệu tham khảo chính xác, hợp lệ 1 đ

Tổng 10đ

7.3. Thi hết môn (60%)

Page 3: Ngành Công nghệ Sinh học

46

- Hình thức: thi viết (90 phút)

- Tiêu chí:

Trả lời được những nội dung chính của câu hỏi 5 đ

Phân tích logic vấn đề, liên hệ thực tế 4 đ

Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng 1 đ

Tổng: 10đ

8. Giáo trình, tài liệu:

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- Nguyễn Vi Dân, Nguyễn Cao Huần, Trương Quang Hải (2005). Cơ sở Địa lý tự nhiên ,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Lưu Đức Hải, Trần Nghi (2009). Giáo trình Khoa học Trái đất. NXB Giáo dục, Hà

Nội.

- Nguyễn Như Hiền (2005). Sinh học đại cương. NxB Đại học Quốc gia Hà Nội.

8.2. Tài liệu tham khảo:

- Đào Đình Bắc. Địa mạo đại cương. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004

- Phạm Văn Huấn. Cơ sở Hải dương học, NXB KH&KT Hà Nội, 1991

- Nguyễn Thị Phương Loan, Giáo trình Tài nguyên nước, NXB ĐHQGHN, 2005

- Vũ Văn Phái. Cơ sở địa lý tự nhiên biển và đại dương. NxB Đại học Quốc gia Hà Nội,

2007.

- Tạ Hòa Phương. Trái đất và sự sống. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà nội, 1983.

- Tạ Hòa Phương. Những điều kỳ diệu về Trái đất và sự sống. NXB Giáo dục, 2006.

- Lê Bá Thảo (chủ biên) và nnk.,. Cơ sở địa lý tự nhiên, tập 1, 2, 3. NXB Giáo Dục, Hà

Nội, 1987.

- Tống Duy Thanh và nnk. Giáo trình địa chất cơ sở. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,

2003.

- Phạm Quang Tuấn . Cơ sở thổ nhưỡng và địa lý thổ nhưỡng . Nxb ĐHQG Hà Nội,

2007.

- Nguyễn Văn Tuần, Nguyễn Thị Phương Loan, Nguyễn Thị Nga và Nguyễn Thanh Sơn,

Thủy văn đại cương, T. 1 & 2, NXB KH&KT Hà Nội, 1991

- Kalexnic X.V. Những quy luật địa lý chung của Trái Đất. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà

Nội, 1973.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học sẽ cung cấp những kiến thức tổng quát nhất về Trái Đất, bao gồm những đặc

điểm chung, các quy luật vận động và phân hóa tự nhiên trên Trái đất, lịch sử hình thành và

phát triển sự sống, đặc biệt là con người, tác động của con người đến Trái đất, góp phần nâng

cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Người học sẽ được lĩnh hội những kiến thức cơ bản về vị

Page 4: Ngành Công nghệ Sinh học

47

trí của Trái đất trong không gian, cấu trúc và đặc điểm của các quyển trên trái đất: thạch quyển,

thủy quyển, khí quyển, thổ quyển và sinh quyển, cũng như các quy luật vận động của các

quyển trên và hệ quả của chúng là sự phân đới tự nhiên trên Trái đất. Người học cũng được

trang bị kiến thức về lịch sử hình thành và phát triển sự sống cũng như tác động của con người

lên Trái đất và môi trường sống, những vấn đề mới nhất về biến đổi khí hậu, các tai biến thiên

nhiên và các giải pháp ứng phó, thích ứng.

10. Nội dung chi tiết môn học

Mở đầu

1. Tổng quan về Trái Đất (6 tiết)

1.1 Trái Đất trong không gian;

1.2 Các giả thuyết về nguồn gốc Mặt Trời và các hành tinh;

1.3 Hình dạng, kích thước của Trái Đất và ý nghĩa của chúng;

1.4 Chuyển động tự quay của Trái Đất, chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời

và những hệ quả địa lý của chúng;

1.5 Đặc điểm chung về sự phân bố các lục địa và đại dương trên Trái Đất;

1.6 Khái quát các quyển của Trái Đất.

2. Thạch quyển và địa hình bề mặt Trái đất (9 tiết)

2.1 Khái niệm chung về thạch quyển

2.2 Cấu trúc bên trong của Trái Đất;

2.3 Tính chất vật lý, hóa học của Trái Đất;

2.4 Tinh thể và khoáng vật

2.5 Thành phần thạch học của thạch quyển (các nhóm đá: magma, trầm tích và biến chất);

2.6 Hoạt động địa chất nội sinh (thuyết kiến tạo mảng; hoạt động đứt gãy; động đất; núi

lửa);

2.7 Quá trình phong hóa (phong hóa vật lý; phong hóa hóa học; vỏ phong hóa)

2.8 Địa hình bề mặt Trái đất

2.8.1. Hình thái chung của bề mặt Trái Đất;

2.8.2. Các nhân tố thành tạo địa hình

2.8.3 Khái quát các dạng địa hình cơ bản và tài nguyên địa hình

2.9 Tài nguyên địa chất và cảnh quan

2.9.1. Tài nguyên trong lòng đất

2.9.2. Tài nguyên địa mạo và cảnh quan

3. Khí quyển (3 tiết)

3.1 Cấu tạo của khí quyển

3.2 Cấu trúc thẳng đứng của khí quyển

3.3 Các đặc trưng cơ bản của trạng thái khí quyển

3.4 Khái niệm thời tiết và khí hậu

3.5 Bức xạ mặt trời và các mùa

Page 5: Ngành Công nghệ Sinh học

48

3.6 Nước trong khí quyển

3.7 Hoàn lưu chung khí quyển

4. Thủy quyển (3 tiết)

4.1. Khái niệm về chế độ nước lục địa và các đơn vị đo dòng chảy

4.2. Sự phân bố và tuần hoàn của nước trên Trái Đất

4.3. Các tính chất vật lý cơ bản của nước

4.4. Nước dưới đất và nguồn gốc nước dưới đất

4.5. Ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu và mặt đệm tới dòng chảy

4.6. Mạng lưới thủy văn (sông ngòi, ao hồ và đầm lầy)

4.7. Đại dương và Biển cả

5. Thổ quyển (3 tiết)

5.1. Đất và các yếu tố, các quá trình hình thành đất;

5.2. Thành phần vật lý, hóa học của đất;

5.3. Các kiểu đất chính trên thế giới và Việt Nam.

6. Sinh quyển (3 tiết)

6.1. Thành phần, cấu trúc, vai trò và chức năng của sinh quyển;

6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật trên trái đất;

6.3. Các đới sinh vật;

6.4. Các khu sinh học trên Trái đất

7. Các đới tự nhiên và các quy luật địa lý chung của Trái đất (5 tiết)

7.1. Tính hoàn chỉnh và thống nhất của lớp vỏ địa lý;

7.2. Tuần hoàn vật chất và năng lượng;

7.3. Quy luật địa đới;

7.4. Quy luật phi địa đới;

7.5. Tính nhịp điệu;

7.6. Các đới tự nhiên trên Trái đất;

8. Trái đất và Con người (5 tiết)

8.1. Lịch sử hình thành, xuất hiện sự sống

8.2. Lịch sử xuất hiện và phát triển của Loài người

8.3. Vai trò của Trái đất đối với cuộc sống Con người

9. Môi trường và bảo vệ môi trường (5 tiết)

9.1. Tác động của con người tới Trái đất

9.2. Khái niệm chung về môi trường

9.3. Biến đổi khí hậu và tác động của con người Biến đổi khí hậu (biến đổi khí hậu trong

lịch sử; tác động của tự nhiên đối với biến đổi khí hậu; tác động của con người đối

với biến đổi khí hậu; hậu quả của biến đổi khí hậu và khả năng ứng phó).

9.4. Tai biến thiên nhiên và suy thoái môi trường

9.5. Bảo vệ Trái đất và Phát triển bền vững

Page 6: Ngành Công nghệ Sinh học

49

15. ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH

1. Mã môn học: MAT1090

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Nguyễn Đức Đạt, PGS.TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Đào Văn Dũng, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ- Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Phạm Chí Vĩnh, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ- Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Lê Đình Định, TS, Khoa Toán- Cơ- Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Mục tiêu về kiến thức: Giúp sinh viên có khái niệm và biết tính toán với số phức, hiểu và nắm

bắt các phương pháp giải hệ phương trình đại số tuyến tính, các khái niệm ban đầu về không

gian véc tơ, hiểu được bản chất sự độc lập, phụ thuộc tuyến tính các véc tơ. Môn học giúp sinh

viên hiểu được bản chất tích vô hướng và ứng dụng, biết các khái niệm ban đầu về ánh xạ

tuyến tính. Sinh viên có cách nhìn tổng quát với các đường bậc hai, làm quen với các mặt bậc

hai cơ bản.

Mục tiêu về kĩ năng: Sinh viên có khả năng độc lập làm các bài toán có liên quan tới số phức,

ma trận, không gian véc tơ; biết áp dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các vấn đề khác.

Mục tiêu về thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh (2001). Toán học cao cấp, Tập 1-

Đại số và Hình học giải tích. NXB Giáo dục.

- Nguyễn Thủy Thanh (2005). Toán cao cấp, Tập 1- Đại số tuyến tính và Hình học giải

tích. NXB ĐHQG Hà Nội.

- Jim Hefferon, Linear Algebra. http://joshua.smcvt.edu/linearalgebra/

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Các nội dung chính của chương một trong phần đại số tuyến tính bao gồm: Tập hợp và ánh

xạ, trong đó đề cập đến các khái niệm cơ bản như tập hợp, ánh xạ, nhóm, vành, trường;

Page 7: Ngành Công nghệ Sinh học

50

trường số thực và số phức. Môn học cung cấp các kiến thức chung về nghiệm của đa thức,

từ đó làm cơ sở cho việc trình bày việc phân tích một đa thức thành tích các nhân tử, một

phân thức hữu tỷ thành tổng các phân thức hữu tỷ đơn giản. Trong phần ma trận, định

thức, hệ phương trình đại số tuyến tính, các kiến thức có liên quan được trình bày trên

ngôn ngữ hạng của ma trận để sinh viên có cái nhìn thấu đáo về tính liên kết giữa ba khái

niệm trên và phương pháp thực hành giải hệ phương trình đại số tuyến tính, một nội dung

thường gặp trong tất cả các lĩnh vực khoa học và ứng dụng. Nội dung tiếp theo đề cập tới

những vấn đề cơ bản của không gian véc tơ, không gian Euclid. Đây có thể coi như những

tổng quát hóa lên trường hợp nhiều chiều của các khái niệm mặt phẳng toạ độ, hệ toạ độ

trong không gian mà sinh viên đã nắm vững từ bậc phổ thông. Khảo sát một số tính chất

quan trọng của ánh xạ tuyến tính, toán tử tuyến tính trong không gian véc tơ hữu hạn

chiều, phép biến đổi trực giao, dạng song tuyến tính, dạng toàn phương. Phần nội dung về

hình học giải tích cung cấp cho sinh viên các kiến thức chung về đường bậc hai và mặt bậc

hai, các dấu hiệu nhận dạng từng loại.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Tập hợp và ánh xạ. Số phức. Đa thức (4 giờ LT; 2 giờ BT)

1.1. Tập hợp. Phép toán với các tập hợp.

1.2. Ánh xạ. Phân loại các ánh xạ.

1.3. Số phức. Biểu diễn số phức. Các phép toán với số phức.

1.4. Định lý cơ bản của đại số. Phân tích đa thức thành tích các nhân tử.

1.5. Tính chất nghiệm của đa thức với hệ số thực.

1.6. Phân tích phân thức hữu tỉ thành tổng của các phân thức đơn giản.

Chương 2. Ma trận, định thức và hệ phương trình đại số tuyến tính

(8 giờ LT; 4 giờ BT)

2.1. Ma trận; Ma trận chuyển vị ; Các phép toán đối với ma trận.

2.2. Định thức; Các tính chất và cách tính định thức.

2.3. Ma trận nghịch đảo; Hạng và cách tính hạng của ma trận.

2.4 Hệ phương trình đại số tuyến tính; Hệ Cramer; Hệ thuần nhất; Định lý Kronecker-Capelli.

Giải hệ phương trình đại số tuyến tính bằng phương pháp Gauss.

Chương 3. Không gian véctơ và không gian Euclid (7 giờ LT; 4 giờ BT)

3.1. Không gian véctơ; Hệ các véctơ độc lập tuyến tính.

3.2. Chiều của không gian véc tơ. Cơ sở không gian véctơ n chiều; Công thức biến đổi tọa độ

khi chuyển cơ sở.

3.3. Khái niệm không gian Euclid. Cơ sở trực giao và trực chuẩn.

Chương 4. Ánh xạ tuyến tính và dạng toàn phương (7 giờ LT; 3 giờ BT)

4.1. Khái niệm ánh xạ tuyến tính, phép biến đổi tuyến tính.

4.2. Hạt nhân và ảnh của ánh xạ tuyến tính.

4.3. Ma trận và hạng của ánh xạ tuyến tính.

Page 8: Ngành Công nghệ Sinh học

51

4.4. Dạng toàn phương.

Chương 5. Đường bậc hai và mặt bậc hai (4 giờ LT; 2 giờ BT)

5.1. Đường thẳng và mặt phẳng.

5.2. Đường bậc hai. Đưa phương trình tổng quát về dạng chính tắc. Dấu hiệu nhận biết đường

bậc hai.

5.3. Mặt bậc hai. Các dạng mặt bậc hai cơ bản.

5.4. Phương trình tổng quát và phân loại mặt bậc hai.

16. GIẢI TÍCH I

1. Mã môn học: MAT1091

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Đặng Đình Châu, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Đào Văn Dũng, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Phạm Chí Vĩnh, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Lê Đình Định, TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Mục tiêu về kiến thức: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về phép tính vi phân và

phép tính tích phân hàm một biến, các khái niệm về chuỗi số.

Mục tiêu về kĩ năng: Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có đầy đủ kiến thức cơ bản về hàm

một biến như tính giới hạn của hàm số, tính liên tục, tính khả vi của hàm một biến. Biết các

ứng dụng của vi phân để tính gần đúng; ứng dụng tích phân tính diện tích, thể tích, giải quyết

các bài toán thực tế.

Mục tiêu về thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh (2001). Toán học cao cấp, Tập 2,

Phép tính giải tích một biến số. NXB Giáo dục.

Page 9: Ngành Công nghệ Sinh học

52

- Nguyễn Thủy Thanh (2005). Toán cao cấp, Tập (2-3)- Phép tính vi phân các hàm-

Phép tính tích phân, Lý thuyết chuỗi, Phương trình vi phân, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội.

- James Stewart (2007). Calculus:Early Transcendentals. Publisher Brooks Cole, 6th

edition, June, 2007.

9. Tóm tắt nội dung môn học (Tiếng Việt, Tiếng Anh, mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học cung cấp các kiến thức về đạo hàm, vi phân của hàm một biến số và ứng dụng để tính

gần đúng, đạo hàm cấp cao, công thức khai triển Taylor, Măc Lôranh, quy tắc tìm giới hạn

Lôpitan. Nội dung cũng đề cập đến các phương pháp tìm nguyên hàm và tính tích phân xác

định, tính các tích phân suy rộng loại 1và 2. Trình bày về chuỗi số, chuỗi số dương, chuỗi số

đan dấu, chuỗi luỹ thừa, chuỗi Furie.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Nhập môn giải tích (2 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

1.1. Tập hợp.

1.2. Dãy số và giới hạn của dãy số.

1.3. Hàm một biến và đồ thị các hàm một biến cơ bản.

1.4. Hàm số hợp.

1.5. Hàm số ngược và đồ thị của hàm số ngược.

Chương 2. Giới hạn và sự liên tục của hàm số một biến (4 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

2.1. Giới hạn và các tính chất giới hạn của hàm một biến.

2.2. Giới hạn một phía.

2.3. Vô cùng lớn và vô cùng bé.

2.4. Sự liên tục của hàm một biến.

2.5. Điểm gián đoạn.

2.6. Các tính chất của hàm liên tục.

Chương 3. Phép tính vi phân của hàm số một biến (8 giờ lý thuyết; 4 giờ bài tập)

3.1. Đạo hàm và vi phân cấp một của hàm số.

3.2. Đạo hàm một phía.

3.3. Đạo hàm cấp cao.

3.4. Các định lý về giá trị trung bình.

3.5. Công thức khai triển Taylo, Măc Lôranh và ứng dụng.

3.6. Quy tắc Lôpitan.

Chương 4. Phép tính tích phân của hàm số một biến (10 giờ lý thuyết; 5 giờ bài tập)

4.1. Nguyên hàm và tích phân bất định.

4.2. Các phương pháp tính tích phân bất định.

4.3. Tích phân xác định và điều kiện khả tích.

4.4. Các phương pháp tính tích phân xác định.

4.5. Tích phân suy rộng.

Page 10: Ngành Công nghệ Sinh học

53

4.6. Ứng dụng của tích phân.

Chương 5. Chuỗi số và chuỗi luỹ thừa (6 giờ lý thuyết; 3 giờ bài tập)

5.1.Chuỗi số.

5.2.Chuỗi dương. Các tiêu chuẩn hội tụ chuỗi dương.

5.3.Chuỗi đan dấu và tiêu chuẩn hội tụ.

5.4.Khái niệm chuỗi hàm.

5.5.Chuỗi luỹ thừa. Miền hội tụ của chuỗi luỹ thừa. Chuỗi Furie.

17. GIẢI TÍCH II

1. Mã môn học: MAT1192

2. Số tín chỉ: 2

3. Môn học tiên quyết: Giải tích 1 (MAT1091)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Đặng Đình Châu, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Đào Văn Dũng, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Phạm Chí Vĩnh, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Lê Đình Định, TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Mục tiêu về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về phép tính vi phân

của hàm hai, ba biến. Mở rộng cho hàm nhiều biến. Giúp sinh viên hiểu bản chất phép tích

phân bội, tích phân đường và mặt. Sinh viên được trang bị các phương pháp giải phương

trình vi phân cấp1 và cấp 2.

Mục tiêu về kĩ năng: Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có đầy đủ kiến thức cơ bản về

hàm nhiều biến, từ đó có khả năng độc lập nghiên cứu, ứng dụng toán học theo hướng

ngành học của mình.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh (2008). Toán học cao cấp, Tập 3-

Phép tính giải tích nhiều biến số. NXB Giáo dục.

- Nguyễn Thủy Thanh (2005). Toán cao cấp, Tập (2-3)- Phép tính vi phân các hàm-

Phép tính tích phân, Lý thuyết chuỗi, Phương trình vi phân. NXB ĐHQG Hà Nội,

2005.

Page 11: Ngành Công nghệ Sinh học

54

- James Stewart (2007). Calculus:Early Transcendentals. Publisher Brooks Cole, 6th

edition, June.

9. Tóm tắt nội dung môn học (Tiếng Việt, Tiếng Anh, mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Trang bị cho sinh viên các khái niệm quan trọng của hàm hai hoặc ba biến như giới hạn,

tính liên tục, tính khả vi, khảo sát cực trị địa phương. Môn học trình bày về tích phân bội

cùng với các ứng dụng của nó trong các bài toán tính diện tích, thể tích, trọng tâm, khối

lượng. Cung cấp khái niệm cơ bản của tích phân đường, tích phân mặt. Đưa ra các công

thức liên hệ tích phân bội với tích phân đường-mặt. Các phương pháp giải phương trình vi

phân cấp1 và cấp 2.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Hàm nhiều biến (8 giờ LT; 4 giờ BT)

1.1. Các khái niệm cơ bản.

1.2. Giới hạn, tính liên tục của hàm hai biến.

1.3. Đạo hàm riêng, đạo hàm riêng hàm hợp, đạo hàm riêng cấp cao.

1.4. Vi phân toàn phần.

1.5. Đạo hàm theo hướng.

1.6. Hàm ẩn. Đạo hàm hàm ẩn.

1.7. Cực trị của hàm nhiều biến.

1.8. Ứng dụng của phép tính vi phân.

Chương 2. Tích phân bội (8 giờ LT; 4 giờ BT)

2.1. Tích phân hai lớp.

2.2. Cách tính tích phân hai lớp.

2.3. Tích phân ba lớp.

2.4. Cách tính tích phân ba lớp.

2.5. Ứng dụng tích phân bội.

Chương 3. Tích phân đường, tích phân mặt (8 giờ LT; 4 giờ BT)

3.1. Tích phân đường loại một.

3.2. Tích phân đường loại hai.

3.3. Tích phân mặt loại một.

3.4. Tích phân mặt loại hai.

3.5. Mối quan hệ của các tích phân bội, đường và mặt.

Chương 4. Phương trình vi phân (6 giờ LT; 3 giờ BT)

4.1. Khái niệm cơ bản

4.2. Phương trình vi phân cấp I.

4.3. Phương trình vi phân cấp II.

18. XÁC SUẤT THỐNG KÊ

1. Mã môn học: MAT1101

Page 12: Ngành Công nghệ Sinh học

55

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: Giải tích 1 ( MAT1091)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Đặng Hùng Thắng , GS.TSKH, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự

nhiên

Trần Mạnh Cường, TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Phạm Đình Tùng, Th.S, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Hoàng Phương Thảo, Th.S, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Nguyễn Thịnh, TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Tạ Công Sơn, Th.S, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Trịnh Quốc Anh, TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Phan Viết Thư , PGS.TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

Sinh viên nắm được:

- Khái niệm về xác suất, các quy tắc tính xác suất và các ứng dụng.

- Khái niệm về đại lượng ngẫu nhiên, các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên và một số

phân bố thường gặp trong thực tế.

- Các kiến thức cơ bản về lý thuyết mẫu, thống kê mô tả.

- Các vấn đề ước lượng khoảng, kiểm định giả thiết, tương quan và hồi quy.

Sinh viên hiểu được vai trò và ứng dụng của Xác suất thống kê trong các ngành khoa học

khác cũng như trong cuộc sống.

6.2. Kĩ năng

- Nhận ra các mô hình thống kê đơn giản và ứng dụng vào các bài toán thuộc chuyên -

ngành học của mình.

- Sử dụng được ít nhất một phần mềm để giải các bài toán thống kê (Excel, Minitab, R,

S-plus,...)

- Kỹ năng tự nghiên cứu và kỹ năng làm việc theo nhóm.

6.2. Thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Page 13: Ngành Công nghệ Sinh học

56

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Đặng Hùng Thắng (2009). Mở đầu về lý thuyết xác suất và các ứng dụng, Nhà Xuất bản

Giáo dục.

- Đặng Hùng Thắng (2008). Thống kê và ứng dụng. Nhà Xuất bản Giáo dục.

- Đặng Hùng Thắng (2009). Bài tập xác suất. Nhà Xuất bản Giáo dục.

- Đặng Hùng Thắng (2008). Bài tập thống kê. Nhà Xuất bản Giáo dục.

- Đào Hữu Hồ (2008). Xác suất thống kê – Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Tóm tắt nội dung môn học (Tiếng Việt, Tiếng Anh, mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Nội dung môn học gồm 2 phần chính: phần Xác suất và phần Thống kê. Phần xác suất

cung cấp cho sinh viên các kiến thức về phép thử ngẫu nhiên, biến cố, xác suất của biến

cố, các phương pháp tính xác suất, đại lượng ngẫu nhiên và phân phối của nó, các đặc

trưng của đại lượng ngẫu nhiên, một số phân phối thường gặp trong thực tế. Phần thống kê

giới thiệu cho sinh viên các bài toán cơ bản của thống kê và cách giải quyết các bài toán

này như bài toán ước lượng khoảng, bài toán kiểm định giả thiết, bài toán tương quan và

hồi quy.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Biến cố và xác suất của biến cố (5 lý thuyết + 3 bài tập)

1.1. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu.

1.2. Biến cố và quan hệ giữa các biến cố.

1.3. Xác suất của biến cố và các quy tắc tính xác suất cơ bản.

1.4. Xác suất có điều kiện.

1.5. Công thức xác suất đầy đủ và công thức Bayes.

1.6. Phép thử lặp và công thức Bernoulli

Bài tập.

Chương 2. Đại lượng ngẫu nhiên rời rạc (4 lý thuyết +2 bài tập)

2.1. Bảng phân bố xác suất

2.2. Các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên rời rạc

2.3. Phân bố đồng thời và hệ số tương quan

2.4. Một số phân bố rời rạc thường gặp

Bài tập.

Chương 3. Đại lượng ngẫu nhiên liên tục (4 lý thuyết + 2 bài tập)

3.1. Hàm mật độ và hàm phân bố xác suất

3.2. Các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên liên tục

3.3 Một số phân phối liên tục thường gặp

Page 14: Ngành Công nghệ Sinh học

57

3.4 Luật số lớn và định lý giới hạn trung tâm cho dãy đại lượng ngẫu nhiên (rời rạc, liên

tục) độc lập, cùng phân bố.

Bài tập

Chương 4. Lý thuyết mẫu (2 lý thuyết + 1 bài tập)

4.1. Mẫu số liệu, thống kê mô tả

4.2. Các phương pháp trình bày, biểu diễn mẫu

4.3. Các đặc trưng mẫu

4.4. Phân bố của các đặc trưng mẫu

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê để biểu diễn mẫu, tính các đặc trưng mẫu.

Chương 5. Uớc lượng tham số (2 lý thuyết + 2 bài tập)

5.1. Ước lượng điểm cho kỳ vọng, median, phương sai và xác suất

5.2. Ước lượng khoảng

5.3. Độ chính xác của ước lượng và số quan sát cần thiết

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê giải bài toán ước lượng khoảng.

Bài tập

Chương 6. Kiểm định giả thiết (8 lý thuyết + 6 bài tập)

6.1. Kiểm định giả thiết về giá trị trung bình

6.2. Kiểm định giả thiết về tỷ lệ

6.3. Kiểm định giả thiết cho phương sai

6.4. So sánh hai giá trị trung bình

6.5. So sánh hai tỷ lệ

6.6. So sánh hai phương sai

6.7. Tiêu chuẩn phù hợp 2

6.8. Kiểm tra tính độc lập và so sánh nhiều tỷ lệ

6.9. So sánh nhiều giá trị trung bình: Phân tích phương sai một nhân tố.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê để giải các bài toán kiểm định giả thiết.

Bài tập

Chương 7. Tương quan và hồi quy tuyến tính đơn (2 lý thuyết + 2 bài tập)

7.1 Tương quan tuyến tính đơn

7.2. Hồi quy tuyến tính đơn

7.3. Một số mô hình phi tuyến có thể tuyến tính hoá.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê trong phân tích tương quan và hồi quy tuyến

tính đơn.

Bài tập

19. CƠ –NHIỆT

Page 15: Ngành Công nghệ Sinh học

58

1. Mã môn học/chuyên đề: PHY1100

2. Số tín chỉ: 03

+ Nghe giảng lý thuyết: 33

+ Làm bài tập/thảo luận trên lớp: 9

+ Tự học: 3

3. Môn học tiên quyết: Giải tích 1 (MAT1091)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Các giảng viên thuộc Khoa vật lý, Trường ĐHKHTN

- GS.TS. Nguyễn Huy Sinh

- GS.TS. Bạch Thành Công

- PGS.TS. Tạ Đình Cảnh

- PGS.TS. Lê Thị Thanh Bình

- PGS.TS. Lê Văn Vũ

- PGS.TS. Ngô Thu Hương

- TS. Ngạc An Bang

- TS. Đỗ Thị Kim Anh

- TS. Phạm Nguyên Hải

- TS. Nguyễn Anh Tuấn

- TS. Nguyễn Việt Tuyên

- ThS. Nguyễn Ngọc Đỉnh

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Thông qua việc cung cấp những kiến thứcvề hoạt động của khu vực công cộng trong bối

cảnh của một nền kinh tế thị trường hiện đại, môn học nhằm trang bị cho sinh viên những

kiến thức cơ sở cần thiết, đồng thời giúp họ phát triển các kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp;

hình thành thái độ xã hội phù hợp và tăng cường năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn.

6.1. Kiến thức:

- Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về Vật lý Cơ học và Nhiệt động lực

học.

- Nắm được các định luật cơ bản của cơ học cổ điển về chuyển động và nguyên nhân gây

ra sự biến đổi chuyển động của chất điểm, hệ chất điểm và vật rắn. Hiểu được và áp

dụng được các định luật biến thiên và bảo toàn động lượng, mô men động lượng và

năng lượng trong việc giải thích các hiện tượng cơ học và tự nhiên. Hiểu và nhận biết

được các loại dao động cơ, sóng cơ cùng các đặc trưng của sóng. Hiểu được thuyết

tương đối hẹp của Einstein và giới hạn của cơ học cổ điển.

Page 16: Ngành Công nghệ Sinh học

59

- Nắm được các khái niệm, phương pháp nhiệt động và các nguyên lý cơ bản của nhiệt

động học. Các điều kiện biến hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác và những

biến đổi đó về mặt định lượng. Hiếu được sự dãn nở vì nhiệt của vật liệu, sự dẫn nhiệt

trong các tấm vật liệu phức hợp, nguyên lý hoạt động, hiệu suất của các động cơ nhiệt,

máy lạnh.

- Cung cấp cho người học những kiến thức cơ sở đầu tiên để có thể học tập và nghiên

cứu các môn học khác của các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ.

6.2. Kỹ năng thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập thuộc chương trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy lôgích, phương pháp nghiên

cứu thực nghiệm, tác phong khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/ cử nhân,kỹ

sư tương lai.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

- Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua đó có

thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi, vận dụng các kiến thức môn học trong thực tế đời

sống.

- Sinh viên cũng có cơ hội để phát triển các kỹ năng và thái độ nghề nghiệp như: trung

thực, trách nhiệm và đáng tin cậy; lập kế hoạch cho tương lai; tổ chức và sắp xếp công

việc; khả năng làm việc độc lập; nhận biết và bắt kịp với những vấn đề của của nền

kinh tế thế giới hiện đại; có động lực và kỹ năng để thúc đẩy sự phát triển cá nhân và sự

nghiệp.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Thông qua các hoạt động như nghe giảng, thảo luận trên lớp, làm bài tập, sinh viên

được khuyến khích và yêu cầu phát triển các kỹ năng và thái độ xã hội như: Khả năng

làm việc nhóm; giao tiếp (chiến lược và cấu trúc giao tiếp; kỹ năng giao tiếp bằng văn

bản, qua thư điện tử và phương tiện truyền thông; kỹ năng thuyết trình).

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn:

- Thông qua các hình thức như thảo luận tình huống, thực hiện bài tập nhóm, bài kiểm tra

giữa kỳ và bài thi hết môn, sinh viên có cơ hội và được yêu cầu vận dụng các kiến thức

lý thuyết vào việc giải thích, phân tích, luận giải, đánh giá các vấn đề, chính sách ở Việt

Nam. Việc nghiên cứu và đánh giá các dự án và chính sách trong thực tiễn sẽ gián tiếp

phát triển các kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp của sinh viên.

7. Hình thức kiểm tra đánh giá

- Hình thức kiểm tra cuối kỳ (thi hết môn): thi viết

- Hoạt động học tập: Nghe giảng trên lớp, thảo luận/ trao đổi, bài tập trên lớp, tự học,

kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra (thi) cuối kỳ.

8. Giáo trình, tài liệu:

Page 17: Ngành Công nghệ Sinh học

60

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- Nguyễn Viết Kính, Bạch Thành Công, Phan Văn Thích, Vật lý học đại cương Tập 1,

NXB ĐHQGHN, 2005.

- Nguyễn Huy Sinh, Giáo trình Vật lý Cơ-Nhiệt đại cương Tập 1 và Tập 2, NXB Giáo

dục Việt nam, 2010.

- D. Haliday, R. Resnick and J. Walker, Cơ sở vật lý Tập1, 2, 3; Ngô Quốc Quýnh,

Đào Kim Ngọc, Phan Văn Thích, Nguyễn Viết Kính dịch, NXB Giáo dục, 2001.

- Lương Duyên Bình (Chủ biên), Vật lý đại cương Tập 1 Cơ –Nhiệt, NXB Giáo dục,

2007.

8.2. Tài liệu tham khảo:

- R.A.Serway and J.Jewet, Physics for scientists and enginneers, Thomson Books/Cole,

6th edition, 2004.

- Đàm Trung Đồn và Nguyễn Viết Kính, Vật lý phân tử và Nhiệt học, NXB ĐHQGHN,

1995.

- Nguyễn Huy Sinh, Giáo trình Nhiệt học, NXB Giáo dục, 2009.

- Nguyễn Văn Ẩn, Nguyễn Thị Bảo Ngọc, Phạm Viết Trinh, Bài tập vật lý đại cương

Tập 1, NXB Giáo dục, 1993.

- Nguyễn Ngọc Long (chủ biên), Vật lý học đại cương Tập 1, NXB ĐHQGHN, 2005.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Nội dung môn học gồm 2 phần Cơ học và Nhiệt học

- Phần Cơ học bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Động học và các định luật cơ bản

của động lực học chất điểm, hệ chất điểm,vật rắn. Nguyên lý tương đối Galile.Ba định

luật bảo toàn của cơ học: định luật bảo toàn động lượng, định luật bảo toàn mômen

động lượng và định luật bảo toàn năng lượng. Định luật hấp dẫn vũ trụ và chuyển động

của các hành tinh, vệ tinh.Hai dạng chuyển động cơ bản của vật rắn: chuyển động tịnh

tiến và chuyển động quay. Dao động và sóng cơ. Cuối cùng là giới thiệu về thuyết

tương đối hẹp của Anhxtanh.

- Phần nhiệt học bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Các kiến thức cơ bản về nhiệt

động lực học mà nội dung xoay quanh ba định luật: định luật số không, định luật số 1

và định luật số hai. Các vấn đề về nhiệt độ, áp suất, các hiện tượng truyền trên cơ sở

thuyết động học phân tử

10. Nội dung chi tiết môn học:

Phần 1. CƠ HỌC

Chương 1. Mở đầu vật lý học (1+0+0)

1.1. Đối tượng, phương pháp của vật lý học. Quan hệ giữa vật lý học và các ngành khoa học,

kỹ thuật khác

Page 18: Ngành Công nghệ Sinh học

61

1.2. Đo lường và thứ nguyên của các đại lượng vật lý. Hệ đơn vị quốc tế SI

Chương 2. Động học chất điểm (2+1+0)

2.1. Chuyển động cơ học, chất điểm, hệ quy chiếu, véc tơ dịch chuyển, phương trình chuyển

động, phương trình quỹ đạo

2.2. Vận tốc. Gia tốc

2.3. Một số chuyển động cơ thường gặp: chuyển động của vật bị ném xiên, chuyển động tròn

Chương 3. Động lực học chất điểm (3+1+0)

3.1. Ba định luật Newton và áp dụng

3.2. Động lượng, xung lượng của lực. Định luật biến thiên và bảo toàn động lượng

3.3. Chuyển động của vật có khối lượng thay đổi (tên lửa)

3.4. Chuyển động trong các hệ quy chiếu phi quán tính. Lực quán tính, lực quán tính ly tâm,

lực Coriolit

Chương 4. Công và năng lượng (2+1+0)

4.1. Năng lượng, công và công suất

5.2. Động năng. Định lý động năng

4.3. Lực thế. Thế năng. Định lý thế năng

4.4. Cơ năng. Định luật biến thiên và bảo toàn cơ năng

4.5. Va chạm

Chương 5. Chuyển động của vật rắn (3+1+0)

5.1. Hệ chất điểm. Khối tâm. Phương trình chuyển động của khối tâm

5.2. Vật rắn. Chuyển động tịnh tiến của vật rắn

5.3. Phương trình cơ bản của vật rắn quay quanh một trục cố định

5.4. Mômen quán tính của vật rắn. Định luật Steiner - Huygen

5.5. Mômen động lượng. Định luật biến thiên và bảo toàn mô men động lượng

5.6. Động năng của vật rắn quay

Chương 6. Dao động và sóng cơ (3+1+1)

6.1. Dao động điều hòa. Biến đổi năng lượng trong dao động điều hòa

6.2. Tổng hợp dao động

6.3. Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng

6.4. Sự truyền sóng trong môi trường đàn hồi. Sóng ngang, sóng dọc

6.5. Phương trình sóng. Năng lượng và mật độ năng lượng của sóng

6.6. Hiện tượng giao thoa sóng. Sóng dừng

6.7. Hiệu ứng Doppler

Chương 7. Trường hấp dẫn và chuyển động trong trường xuyên tâm (2+0+1)

7.1. Định luật hấp dẫn vũ trụ

7.2. Trường hấp dẫn. Thế năng trong trường hấp dẫn

7.3. Chuyển động trong trường xuyên tâm. Các định luật Kepler

7.4. Các vận tốc vũ trụ cấp một và cấp hai

Page 19: Ngành Công nghệ Sinh học

62

Chương 8. Cơ sở của thuyết tương đối hẹp (3+0+1)

8.1. Nguyên lý tương đối và phép biến đổi Galileo

8.2. Các tiên đề của thuyết tương đối hẹp

8.3. Phép biến đổi Lorentz

8.4. Tính tương đối của không gian và thời gian

8.5. Định luật cơ bản của động lực học tương đối tính

8.6. Mối quan hệ giữa khối lượng và năng lượng

Phần 2. NHIỆT HỌC

Chương 9. Nhiệt độ (1+0+0)

9.1. Nguyên lý số (0) của nhiệt động lực học

9.2. Các thang nhiệt giai

9.3. Sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất lỏng

Chương 10. Nhiệt và nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học (3+1+0)

10.1. Nhiệt, công và nội năng hệ nhiệt động

10.2. Nhiệt dung của vật chất

10.3. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học

10.4. Áp dụng nguyên lý 1 trong các quá trình của khí lý tưởng

10.5. Các hiện tượng truyền nhiệt

Chương 11. Thuyết động học chất khí (4+1+0)

11.1. Chất khí lý tưởng. Chuyển động nhiệt. Quãng đường tự do trung bình.

11.2. Áp suất và nhiệt độ theo quan điểm của thuyết động học phân tử. Phương trình cơ bản

của thuyết động học phân tử

11.3. Định luật phân bố phân tử theo vận tốc của Maxwell

11.4. Định luật phân bố phân tử theo thế năng của Boltzman

11.5. Sự phân bố đều của năng lượng theo bậc tự do

11.6. Nhiệt dung khí lý tưởng

11.7. Công trong quá trình đẳng nhiệt, đoạn nhiệt. Phương trình đoạn nhiệt

Chương 12. Các hiện tượng động học trong chất khí (2+1+0)

12.1. Hiện tượng khuếch tán

12.2. Hiện tượng dẫn nhiệt

12.3. Hiện tượng nội ma sát

Chương 13. Entropi và nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học (4+1+0)

13.1. Quá trình thuận nghịch và bất thuận nghịch

13.2. Động cơ nhiệt và máy lạnh. Hai cách phát biểu nguyên lý thứ 2 nhiệt động lực học theo

Thomson và theo Clausius

13.3. Chu trình Carnot

13.4. Định lý Carnot về động cơ nhiệt

Page 20: Ngành Công nghệ Sinh học

63

13.5. Entropy. Nguyên lý tăng Entropy

13.6. Ý nghĩa của Entropy

20. ĐIỆN-QUANG

1. Mã môn học/chuyên đề: PHY1103

2. Số tín chỉ: 03

+ Lý thuyết Điện từ: 14

+ Bài tập Điện từ : 9

+ Lý thuyết Quang học: 14

+ Bài tập Quang học: 7

+ Tự học xác định: 0

+ Kiểm tra, đánh giá: 1

3. Môn học tiên quyết: Giải tích 1 (MAT1091)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Các giảng viên thuộc Khoa vật lý, Trường ĐHKHTN

- TS. Đỗ Thị Kim Anh

- TS. Ngạc An Bang

- PGS.TS Phạm Văn Bền

- PGS.TS. Nguyễn Thế Bình

- GV. Đào Kim Chi

- PGS.TS. Trịnh Đình Chiến

- TS. Nguyễn Mậu Chung

- GV. Võ Lý Thanh Hà

- TS. Phạm Nguyên Hải

- TS. Hoàng Chí Hiếu

- PGS.TS. Bùi Văn Loát

- PGS.TS. Võ Thanh Quỳnh

- GS.TS. Nguyễn Huy Sinh

- GS.TS. Lưu Tuấn Tài

- ThS. Đặng Thanh Thủy

- PGS.TS. Phạm Quốc Triệu

- TS. Lê Tuấn Tú

- TS. Nguyễn Anh Tuấn

- ThS. Bùi Hồng Vân

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Page 21: Ngành Công nghệ Sinh học

64

6.1. Kiến thức:

- Trang bị cho sinh viên nội dung những kiến thức cơ bản nhất về Điện Từ và Quang

học

- Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận đúng đắn để tiếp cận nội dung của Vật lý

hiện đại và các khoa học liên quan khác.

6.2. Kỹ năng:

Phần Điện từ:

- -Giúp sinh viên nắm được các hiện tượng cơ bản của điện và từ, các định luật và việc

ứng dụng chúng để: giải các bài tập và làm các bài thực tập tương ứng trong phòng thí

nghiệm; giải quyết những vấn đề thực tế trong hoạt động chuyên môn sau này.

- -Biết vận dụng các kiến thức lý thuyết thu nhận từ môn học để giải thích các hiện

tượng thường gặp trong cuộc sống, trong kỹ thuật. Giải được các bài tập theo nội dung

từng chương của chương trình.

Phần Quang học:

- Nắm vững bản chất, giải thích được các hiện tượng quang học như giao thoa, nhiễu

xạ, phân cực ánh sáng và lượng tử ánh sáng như bức xạ nhiệt, các hiện tượng quang

điện và ứng dụng của chúng.

- Biết vận dụng kiến giải thích được các hiện tượng quang học liên quan trong thực tiễn

học tập, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ.

6.3. Thái độ người học:

- Thấy được ý nghĩa, giá trị khoa học của môn học.

- Hiểu biết về các hiện tượng quang học trong thiên nhiên và trong đời sống thực tiễn.

7. Hình thức kiểm tra đánh giá

- Kiểm tra thường xuyên (15%)

Đánh giá khả năng nhớ và tái hiện các nội dung cơ bản của môn học.

Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm, khả năng trình bày, thuyết trình một vấn đề lý luận cơ

bản.

- Kiểm tra giữa kỳ (25%)

Đánh giá kỹ năng nghiên cứu độc lập và kĩ năng trình bày.

- Thi kết thúc (60%)

Đánh giá trình độ nhận thức và kỹ năng liên hệ lý luận với thực tiễn.

8. Giáo trình

Phần Điện –Từ :

Học liệu bắt buộc

Page 22: Ngành Công nghệ Sinh học

65

- Cơ sở Vật lý, Nhà xuất bản giáo dục 1998, D.Halliday, R. Resnick and J.Walker.

Fundamental of Physics, John Winley & Sons, Inc.1996.

- 2-R. A. Serway and J. Jewet, Physics for scientists and enginneers, Thomson

Brooks/Cole, 6th edition, 2004.

Học liệu tham khảo

- Tôn Tích Ái. Điện và từ. NXB ĐHQGHN, 2004.

- Nguyễn Châu và n.n.k. Điện và từ . NXB Bộ GD&ĐT, 1973.

- Lương Duyên Bình, Dư Trí Công, Nguyễn Hữu Hồ. Vật lý đại cương tập II. NXB

Giáo dục, 2001.

- Vũ Thanh Khiết. Điện và từ, NXB Giáo dục 2004.

Phần Quang học:

Học liệu bắt buộc

- Nguyễn Thế Bình, Quang học, Nhà XN ĐHQG Hà nội, 2007

Học liệu tham khảo

- David Halliday, Cơ sở Vật lý, Tập 6, Nhà xuất bản giáo dục, 1998

- Ngô Quốc Quýnh, Quang học, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp,

1972

- Lê Thanh Hoạch, Quang học, Nhà xuất bản Đại học KHTN,1980

- Eugent Hecht, Optics , 4th edition, (World student series edition), Adelphi University

Addison Wesley, 2002

- Joses-Philippe Perez, Optique, 7th edition, Dunod ,Paris, 2004

- B.E.A.Saleh, M.C. Teich, Fundamentals of Photonics, Wiley Series in pure and

applied Optics, New York, 1991

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Phần Điện từ:

Môn học Điện và từ cung cấp cho người học:

Những kiến thức cơ sở về điện: điện trường, điện thế, dòng điện, các định luật Ohm, Joule-

Lenz… Những kiến thức cơ sở về từ: từ trường, lực Lorentz, các định luật Biot- Savart -

Laplace, Faraday... Dao động điện và sóng điện từ.

Các quy luật tương tác giữa các điện tích đứng yên, chuyển động đều, chuyển động có gia

tốc; hiểu được sự chuyển hóa năng lượng giữa điện và từ, hiểu sâu những hiện tượng liên

quan đến kỹ thuật điện, dao động điện.

Phần Quang học:

Trình bày:

+ Các hiện tượng quang học thể hiện tính chất sóng của ánh sáng như: giao thoa, nhiễu xạ

và phân cực ánh sáng

Page 23: Ngành Công nghệ Sinh học

66

+ Các hiện tượng thể hiện tính chất lượng tử của ánh sáng như bức xạ nhiệt, hiệu ứng

quang điện, hiệu ứng Compton. Phần tính chất lượng tử của ánh sáng bắt đầu từ các định

luật về bức xạ nhiệt để dẫn dắt tới khái niệm lượng tử năng lượng của Planck và sau đó là

thuyết photon của Einstein. Lý thuyết lượng tử của ánh sáng được vận dụng để giải thích

một số hiện tượng quang học điển hình mà lý thuyết sóng không giải thích được.

10. Nội dung chi tiết môn học

Phần Điện –Từ

Nội dung 1:

Chương 1: Điện tích và điện trường (3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

1.1. Điện tích, định luật Coulomb.

1.2. Điện trường, cường độ điện trường.

1.3. Định luật Gauss.

1.4. Bài tập: Bài tập về điện tích, điện trường.

Nội dung 2:

Chương 2: Điện thế (3 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

2.1. Điện thế, hiệu điện thế.

2.2. Tụ điện, ghép tụ điện.

2.3. Năng lượng điện trường.

2.4. Bài tập : Bài tập về điện thế.

Nội dung 3:

Chương 3: Dòng điện (2 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

3.1. Mật độ dòng điện, điện trở.

3.2. Định luật Ohm, định luật Joule Lenz.

3.3. Các quy tắc Kirchhoff

3.4. Bài tập: Bài tập về dòng điện.

Nội dung 4:

Chương 4: Từ trường (3 giờ lý thuyết; 3 giờ bài tập)

4.1. Cảm ứng từ, Định luật Biot - Savart – Laplace.

4.2. Từ trường thông dụng : dòng điện thẳng, dòng điện tròn.

4.3 Lực Lorentz.

4.4. Bài tập: Bài tập về từ trường.

Nội dung 5:

Chương 5: Cảm ứng điện từ (3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

5.1. Định luật cảm ứng điện từ Faraday.

5.2. Tự cảm, hỗ cảm.

5.3. Mạch dao động LC, sóng điện từ.

5.4. Bài tập: Bài tập về cảm ứng điện từ.

Phần Quang học:

Nội dung 6

Page 24: Ngành Công nghệ Sinh học

67

Chương 6: Giao thoa ánh sáng (4 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

6.1 Thí nghiệm Young

6.2 Sự phân bố cường độ ánh sáng trong giao thoa với hai khe

6.2.1 Biểu thức cường độ ánh sáng giao thoa

6.2.2 Giao thoa của ánh sáng không đơn sắc

6.3. Giao thoa bản mỏng

6.3.1 Bản mỏng song song và vân đồng độ nghiêng.

6.3.2 Bản mỏng có độ dày thay đổi và vân đồng độ dày.

6.4 Giao thoa nhiều chùm tia - Giao thoa kế Fabry-Perot

6.5 Giao thoa kế Michelson

Bài tập

Nội dung 7

Chương 7: Nhiễu xạ ánh sáng (4 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

7.1 Hiện tượng nhiễu xạ - Nguyên lý Huygens-Fresnel

7.1.1 Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng

7.1.2 Nguyên lý Huygens-Fresnel

7.1.3 Nhiễu xạ Fresnel và nhiễu xạ Fraunhofer

7.2 Nhiễu xạ Fresnel

7.2.1Phương pháp đới cầu Fresnel.

7.2.2 Nhiễu xạ ánh sáng qua lỗ tròn và đĩa tròn nhỏ

7.3 Nhiễu xạ Fraunhofer

7.3.1 Nhiễu xạ qua một khe hẹp

7.3.2 Nhiễu xạ qua một lỗ tròn

7.3.3 Nhiễu xạ qua 2 khe

7.3.4 Nhiễu xạ qua nhiều khe

7.3.5. Cách tử nhiễu xạ- máy quang phổ cách tử

7.4 Nhiễu xạ tia X

Bài tập

Nội dung 8

Chương 8: Phân cực ánh sáng (3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

8.1. Hiện tượng phân cực ánh sáng qua bản Tourmaline

8.1.1 Thí nghiệm

8.1.2 Giải thích

8.2 Phân loại phân cực ánh sáng và bản chất của ánh sáng phân cực.

8.2.1 Phân cực thẳng

8.2.2 Phân cực tròn

8.2.3 Phân cực ellip

8.2.4 Ánh sáng tự nhiên.

8.3. Định luật Malus.

Page 25: Ngành Công nghệ Sinh học

68

8.4. Phân cực ánh sáng khi truyền qua tinh thể lưỡng chiết.

8.5. Các bản bước sóng (/4, /2. ) và ứng dụng

Bài tập

Nội dung 9

Chương 9: Lượng tử quang học (3 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

9.1 Bức xạ nhiệt

9.1.1 Đặc trưng của bức xạ nhiệt

9.1.2. Các định luật về bức xạ nhiệt

9.2. Tính chất hạt của ánh sáng

9.2.1.Thuyết lượng tử năng lượng của Planck và thuyết lượng tử ánh sáng (hay thuyết

photon) của Einstein

9.2.2. Hiệu ứng quang điện

9.2.3 Hiệu ứng Compton

21. HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG

1. Mã môn học: CHE1080

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

Trịnh Ngọc Châu, PGS. TS., Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Phạm Văn Nhiêu, PGS. TS., Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Và các Giảng viên khác của Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1 Mục tiêu về kiến thức

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: nguyên tử, cấu tạo phân tử và liên

kết hoá học theo quan điểm của cơ học lượng tử; các khái niệm và quy luật cơ bản

trong các lĩnh vực: nhiệt động hóa học, cân bằng hóa học, động hóa học, điện hóa học

và dung dịch của các chất điện ly.

- Cung cấp cho người học những kiến thức cơ sở đầu tiên về hóa học để có thể học tập

và nghiên cứu các môn học khác của các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công

nghệ.

6.2 Mục tiêu về kỹ năng

- Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập thuộc chương trình môn học.

Page 26: Ngành Công nghệ Sinh học

69

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, phương pháp nghiên

cứu thực nghiệm, tác phong khoa học cho người làm công tác nghiên cứu và giảng

dạy hóa học trong tương lai.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

6.3 Mục tiêu về thái độ

- Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua đó có

thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi, vận dụng các kiến thức môn học vào thực tế đời

sống.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Phương pháp Mục đích Trọng

số

Kiểm tra đánh

giá thường xuyên

-Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở

nhà: lí thuyết, bài tập.

- Kết quả giải bài tập trên lớp.

-Kết quả kiểm tra 15 phút trên

lớp

-Đánh giá khả năng nhớ, hiểu

và kỹ năng giải bài tập của

từng nội dung các chương

riêng lẻ. 20%

Kiểm tra giữa kỳ

-Kiểm tra viết 1 tiết theo nội

dung của môn học

-Đánh giá khả năng giải các

bài tập có liên quan tới nhiều

nội dung trong một số

chương

20%

Thi kết thúc môn

học Làm bài thi viết 90 phút

-Đánh giá khả năng hiểu, nhớ

và vận dụng lí thuyết để giải

thích các vấn đề trong tự

nhiên.

-Giải các các bài tập tổng hợp

của các phần I và phần II

60%

Tổng 100%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Phạm Văn Nhiêu. Hóa đại cương (Phần cấu tạo chất), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,

2003.

- Lâm Ngọc Thiềm, Bùi Duy Cam. Hóa Đại Cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,

2007.

Page 27: Ngành Công nghệ Sinh học

70

- Vũ Đăng Độ, Trịnh Ngọc Châu, Nguyễn Văn Nội, Bài tập cơ sở lí thuyết các quá trình

hóa học, NXB Giáo dục, tái bản lần thứ 4, Hà Nội, 2010.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học gồm 2 phần: Cấu tạo chất và Cơ sở lý thuyết các quá trình hóa học.

Phần cấu tạo chất bao gồm những nội dung chủ yếu sau: cấu tạo nguyên tử, phân tử và liên

kết hoá học theo các quan điểm hiện đại: cơ sở của cơ học lượng tử, phương pháp liên kết

hoá trị (phương pháp VB) và phương pháp obitan phân tử (phương pháp MO). Cấu tạo của

các phức chất, các loại tinh thể (ion, nguyên tử, phân tử, kim loại) và một số trạng thái tập

hợp.

Phần cơ sở lý thuyết các quá trình hóa học gồm các nội dung chủ yếu sau: Xác định biến

thiên của các hàm nhiệt động nội năng, entanpi, entropi và thế đẳng nhiệt đẳng áp trong

các quá trình hóa học từ đó biết được điều kiện, chiều hướng xảy ra của các quá trình hóa

học, điều kiện cân bằng của hệ hóa học, các hằng số cân bằng theo áp suất và nồng độ, các

yếu tố ảnh hưởng tới cân bằng hóa học, cân bằng ion trong dung dịch của các chất điện ly,

cân bằng trong hệ oxi hóa khử, pin ganvanic, điện phân, tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh

hưởng tới tốc độ phản ứng hóa học.

5. Nội dung chi tiết môn học:

PHẦN I : CẤU TẠO CHẤT

Chương 1. Cấu tạo nguyên tử

1.1. Một số khái niệm và định luật cơ bản của hóa học

1.1. Nguyên tử. Thành phần, cấu trúc của nguyên tử

1.2. Hệ thức liên hệ giữa khối lượng và năng lượng, giữa khối lượng và vận tốc chuyển động

1.3. Thuyết lượng tử Planck

1.3.1. Bức xạ điện từ. Đại cương về quang phổ

1.3.2. Thuyết lượng tử Planck

1.4. Đại cương về cơ học lượng tử

1.4.1. Sóng vật chất de Broglie

1.4.2. Hệ thức bất định Heisenberg

1.5. Nguyên tử hidro và những ion giống hidro

1.5.1. Phương trình Schroedinger cho bài toán hidro

1..5.2. Nghiệm và kết quả của bài toán hidro.

1.5.3. Các mức năng lượng và quang phổ phát xạ của nguyên tử hidro

1.5.4. Những ion giống hidro

1.5.5. Spin của electron. Orbital toàn phần

1.6. Nguyên tử nhiều electron.

1.6.1. Các Orbital nguyên tử và giản đồ năng lượng của các electron

Page 28: Ngành Công nghệ Sinh học

71

1.6.2. Cấu tạo electron của nguyên tử các nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn (theo chu

kỳ và theo nhóm)

Chương 2. Cấu tạo phân tử và liên kết hóa học

2.1. Khái quát về phân tử và liên kết hoá học

2.2. Khái quát về các loại liên kết: ion, cộng hóa trị, liên kết kim loại, tương tác Van de Walls,

liên kết hidro

2.3. Phương pháp liên kết cộng hóa trị (phương pháp VB)

2.3.1. Luận điểm cơ bản của phương pháp VB

2.3.2. Bài toán H2 của Hettler- London

2.3.3. Phương pháp VB và sự giải thích các vấn đề về liên kết

2.3.4. Các loại liên kết Xichma (), Pi()

2.3.5. Sự lai hoá các obitan nguyên tử. Các dạng lai hóa sp, sp2, sp3

2.4. Phương pháp Orbital phân tử (phương pháp MO)

2.4.1. Luận điểm cơ bản của phương pháp MO

2.4.2. Phương pháp MO và ion phân tử H2

2.4.3. Phương pháp MO và phân tử hai nguyên tử đồng hạch (A2)

2.4.4. Phương pháp MO và phân tử hai nguyên tử dị hạch (AB)

2.4.5. Phương pháp MO-Huckel và hệ electron

2.4.6. Liên kết trong phức chất

Chương 3. Các trạng thái tập hợp của chất

3.1. Mở đầu

3.2 Tinh thể

3.2.1. Đại cương về tinh thể

3.2.2. Tinh thể ion

3.2.3. Tinh thể kim loại

3.2.3. Tinh thể nguyên tử

3.2.3. Tinh thể phân tử

3.3. Chất rắn vô định hình

3.4. Chất lỏng

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC QUÁ TRÌNH HÓA HỌC

Chương 4. Nhiệt động học hóa học

4.1. Mở đầu

4.2. Nguyên lý I của nhiệt động học. Định luật bảo toàn năng lượng

4.2.1. Nội năng. Entanpi

4.2.2. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hoá học. Định luật Hees

4.2.3. Tính hiệu ứng nhiệt theo sinh nhiệt và thiêu nhiệt của chất

Page 29: Ngành Công nghệ Sinh học

72

4.3. Nguyên lý II của nhiệt động học

4.3.1. Entropi và ý nghĩa vật lí của nó

4.3.2. Tính biến thiên entropi của quá trình hóa học, quá trình chuyển pha

4.4. Thế đẳng áp-đẳng nhiệt và chiều hướng diễn biến của các quá trình hoá học

Chương 5. Cân bằng hóa học

5.1. Khái niệm về trạng thái cân bằng hoá học

5.2. Hằng số cân bằng Kp, Kc. Định luật tác dụng khối lượng. Mối liên hệ giữa hằng số can

bằng và G0pư. Sự phụ thuộc của hằng số cân bằng vào nhiệt độ - Hệ thức Van’t Hoff

5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng. Sự chuyển dịch cân bằng, nguyên lý le

Chatelier

Chương 6. Động hóa học

6.1. Định nghĩa tốc độ phản ứng hoá học.

6.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng

6.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng. Hằng số tốc độ phản ứng

Bậc phản ứng, phân tử số của phản ứng

6.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng. Khái niệm về năng lượng hoạt động

hoá của phản ứng

6.2.3. Ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng. Cơ chế của các quá trình xúc tác

đồng thể và dị thể

6.3. Phương trình động học của phản ứng bậc một. Thời gian nửa phản ứng

Chương 7. Dung dịch (giờ tín chỉ lý thuyết: 5, bài tập:1)

7.1. Các khái niệm: dung dịch, dung môi, chất tan, độ tan, dung dịch bão hoà, các cách biểu

diễn nồng độ dung dịch.

7.2. Sự điện li của các axit, bazơ và muối. Độ điện li, hằng số điện li

7.3. Sự điện li của nước. Tích số ion của nước. Khái niệm về pH

7.4. Thuyết Bronsted về axit và bazơ. Khái niệm cặp axit-bazơ liên hợp

7.5. Tính pH của một số dung dịch axit, bazơ, muối

7.6. Hệ đệm

7.7. Chất chỉ thị màu axit - bazơ

7.8. Cân bằng trong dung dịch của các chất điện li ít tan. Tích số tan

7.9. Cân bằng tạo phức trong dung dịch. Hằng số bền, hằng số không bền của phức

chất

7.10. Khái quát về dung dịch keo

Chương 8: Phản ứng oxi hóa khử. Điện hóa học

8.1. Phản ứng oxi hóa-khử: khái niệm phản ứng oxi hoá-khử, phương trình nửa phản ứng, cặp

oxi hóa-khử, số oxi- hoá. Cân bằng phản ứng oxi hóa-khử

Page 30: Ngành Công nghệ Sinh học

73

8.2. Pin Ganvani: cấu tạo và hoạt động của một pin kim loại đơn giản: kí hiệu pin, sức điện

động của pin, quan hệ giữa sức điện động và biến thiên thế đẳng áp của phản ứng xảy ra trong

pin

8.3. Các loại điện cực. Thế điện cực tiêu chuẩn và cách xác định. Phương trình Nernst. Pin

nồng độ.

8.4. Chiều và hằng số cân bằng của phản ứng oxi hoá - khử

8.5. Sự điện phân. Các định luật Faraday

22. HÓA HỌC HỮU CƠ

1. Mã môn học: CHE1081

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: Hoá học đại cương (CHE1080)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

+ PGS. TS. Nguyễn Đình Thành

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ PGS.TS. Nguyễn Văn Đậu

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ PGS.TS. Phan Minh Giang

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ TS. Trần Thị Thanh Vân

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ TS. Đoàn Duy Tiên

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ TS Trần Mạnh Trí

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ ThS. Nguyễn Thị Sơn

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Page 31: Ngành Công nghệ Sinh học

74

+ ThS. Lê Thị Huyền

Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Mục tiêu về kiến thức

- Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản nhất về hoá học hữu cơ để họ có điều kiện

học các môn học chuyên ngành, thấy được vai trò và mối quan hệ của hoá học hữu cơ

đối với các lĩnh vực khoa học khác.

- Sinh viên nắm được các tính chất vật lí và hoá học của các lớp hợp chất hữu cơ; hiểu

và áp dụng được các tính chất này trong các nghiên cứu cụ thể của từng ngành khoa

học chuyên ngành.

6.2. Mục tiêu về kĩ năng

- Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương trình môn

học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong khoa học

cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

- Sinh viên sử dụng được những kiến thức về hoá học hữu cơ trong khi học các môn

học khác của từng khoa chuyên ngành.

6.3. Mục tiêu về thái độ người học

- Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn Hoá học hữu

cơ, qua đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức mà môn

học mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được kiến thức,

nhận thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được phương

pháp tư duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra Mục đích kiểm tra

Trọng

số

100%

Kiểm tra

thường

xuyên

Kiểm tra việc nắm lý thuyết, biết vận

dụng vào giải bài tập ở mức độ trung

bình của từng chương.

Đánh giá khả năng nhớ và tái

hiện các nội dung cơ bản của

môn học

20%

Kiểm tra

giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững các tính

chất hoá học của các chương đã học,

biết vận dụng giải thích các hiện

tượng thực tế có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập độc

lập, kỹ năng giải quyết những

vấn đề, bài tập, vận dụng các

luận điểm lý thuyết đã học ở

mức độ trung bình

20%

Page 32: Ngành Công nghệ Sinh học

75

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý thuyết,

đánh giá được giá trị của lý thuyết

trên cơ sở giải các bài tập có liên

quan của toàn bộ chương trình môn

học Hoá học Hữu cơ.

Đánh giá trình độ nhận thức và

kỹ năng vận dụng lý thuyết để

giải quyết các bài tập.

60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Nguyễn Đình Thành, Cơ sở Hoá học hữu cơ, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

(2011).

9. Tóm tắt nội dung môn học (Tiếng Việt, Tiếng Anh, mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học “Hoá học hữu cơ” bao hàm các khái niệm về cấu trúc và liên kết trong phân tử

hợp chất hữu cơ. Các phần chính của môn học là các chương về các lớp chất hữu cơ như

hydrocarbon (alkan, alken, alkyn và aren), dẫn xuất haloalkan, các hợp chất chứa nhóm

chức (như alcohol/phenol; aldehyd/keton; acid carboxylic và dẫn xuất; amin), các hợp chất

tạp chức (carbohydrate, amino acid, peptid/protein, lipid. Trong mỗi lớp hợp chất có đề

cập đến tính chất hoá học và điều chế của chúng. Một số cơ chế của các phản ứng hoá học

hữu cơ quan trọng đã được mô tả.

The subject “Organic chemistry” consists of the conceptions of the structures and bonds in

organic molecules. The main parts are the chapters of the class of organic substances, such

hydrocarbons (alkanes, alkenes, alkynes and arenes), haloalkanes, the compounds

containing functional groups (such as alcohols/phenols, aldehydes/ketones, carboxylic

acids, amines, carbohydrates, amino acids, peptid/protein, lipids. In each chapter, chemical

properties and methods of preparation are mentioned. The important mechanics of some

reaction are described.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. CẤU TRÚC VÀ LIÊN KẾT TRONG PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ

1.1. KHÁI NIỆM VỀ HOÁ HỌC HỮU CƠ VÀ HỢP CHẤT HỮU CƠ. PHÂN LOẠI

HỢP CHẤT HỮU CƠ

1.1.1. Hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ

1.1.2. Phân loại hợp chất hữu cơ

1.2. CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ CARBON

1.2.1. Sự phân bố electron trong nguyên tử

1.2.2. Orbital nguyên tử

1.3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÍ THUYẾT LIÊN KẾT HOÁ HỌC

1.4. BẢN CHẤT CỦA LIÊN KẾT HOÁ HỌC: LÍ THUYẾT LIÊN KẾT HOÁ TRỊ

1.5. SỰ TẠO THÀNH LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ TRONG HỢP CHẤT HỮU CƠ

1.5.1. Các orbital lai hoá sp3 và cấu trúc của methan

1.5.2. Các orbital lai hoá sp3 và cấu trúc của ethan

Page 33: Ngành Công nghệ Sinh học

76

1.5.3. Các orbital lai hoá sp2 và cấu trúc của ethylen

1.5.4. Các orbital lai hoá sp và cấu trúc của acetylen

1.6. BẢN CHẤT CỦA LIÊN KẾT HOÁ HỌC: LÍ THUYẾT ORBITAL PHÂN TỬ

1.7. BIỂU DIỄN LIÊN KẾT

1.7.1. Các cấu trúc Lewis

1.7.2. Các cấu trúc Kekulé

1.7.3. Các cấu trúc rút gọn

1.8. SỰ PHÂN CỰC CỦA LIÊN KẾT VÀ ĐỘ ÂM ĐIỆN

1.9. CÁC LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ CÓ CỰC VÀ MOMEN DIPOL

1.10. SỰ CỘNG HƯỞNG

1.10.1. Sự cộng hưởng

1.10.2. Các qui tắc cho các dạng cộng hưởng

1.11. ACID VÀ BASE: ĐỊNH NGHĨA BRØNSTET-LOWRY

1.11.1. Định nghĩa Brønstet-Lowry

1.11.2. Lực acid và lực base

1.12. ACID VÀ BASE: ĐỊNH NGHĨA LEWIS

1.12.1. Định nghĩa Lewis

1.12.2. Các acid Lewis và hình thức mũi tên cong

1.12.3. Base Lewis

1.13. CÁC TƯƠNG TÁC KHÔNG CỘNG HOÁ TRỊ

1.14. PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG HỮU CƠ

1.15. CƠ CHẾ PHẢN ỨNG

1.15.1. Các phản ứng radical

1.15.2. Các phản ứng có cực

1.16. MÔ TẢ PHẢN ỨNG

1.16.1. Cân bằng, tốc độ và các thay đổi năng lượng

1.16.2. Năng lượng phân li liên kết

1.16.3. Các chất trung gian

1.16.4. Trạng thái chuyển tiếp

Chương 2. HYDROCARBON NO

A. ALKAN

2.1. ALKAN VÀ NHÓM ALKYL. HIỆN TƯỢNG ĐỒNG PHÂN

2.2. NHÓM ALKYL

2.3. TÊN GỌI CỦA ALKAN

2.3.1. Tên gọi của alkan mạch thẳng

2.3.2. Tên gọi của alkan mạch phân nhánh

2.3.3. Tên thông thường

2.3.4. Tên gọi của ankyl phân nhánh

Page 34: Ngành Công nghệ Sinh học

77

2.4. ĐIỀU CHẾ ALKAN

2.4.1. Phản ứng không làm thay đổi khung carbon

2.4.2. Sản phẩm có nhiều carbon hơn chất phản ứng

2.5. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA ALKAN

2.6. PHẢN ỨNG CỦA ALKAN

2.6.1. Phản ứng halogen hoá

2.6.2. Phản ứng với sunfonyl cloride

2.6.3. Phản ứng nitro hoá alkan

2.6.4. Phản ứng oxi hoá

2.6.5. Sự nhiệt phân: Cracking

2.7. HOÁ HỌC LẬP THỂ CỦA ALKAN

2.7.1. Cấu dạng của ethan

2.7.2. Cấu dạng của propan

2.7.3. Cấu dạng của butan

2.8. GỐC TỰ DO CARBO. ĐỘ BỀN CỦA GỐC TỰ DO CARBO

2.8.1. Radical tự do

2.8.2. Độ bền tương đối của radical

B. CYCLOALKAN

2.10. TÊN GỌI CỦA CYCLOALKAN

2.11. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA CYCLOALKAN

2.12. ĐIỀU CHẾ CYCLOALKAN

2.13. PHẢN ỨNG CỦA CYCLOALKAN

2.14. HIỆN TƯỢNG ĐỒNG PHÂN cis-trans Ở CYCLOALKAN

2.15. ĐỘ BỀN CỦA CYCLOALKAN: SỨC CĂNG VÒNG

2.16. CẤU DẠNG CỦA CÁC CYCLOALKAN

2.16.1. Cyclopropan

2.16.2. Cyclobutan

2.16.3. Cyclopentan

2.16.4 Cấu dạng của cyclohexan

Chương 3. HYDROCARBON KHÔNG NO

A. ALKEN

3.1. TÊN GỌI CỦA ALKEN

3.2. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA ALKEN

3.3. ĐỒNG PHÂN cis-trans

3.4. QUI TẮC ĐỘ ƯU TIÊN. DANH PHÁP E,Z

3.5. ĐỘ BỀN TƯƠNG ĐỐI CỦA ALKEN

3.6. ĐIỀU CHẾ ALKEN

3.6.1. Các phản ứng tách 1,2

Page 35: Ngành Công nghệ Sinh học

78

3.6.2. Khử hoá một phần alkyn

3.7. PHẢN ỨNG CỘNG HỢP ELECTROPHIL CỦA ALKEN

3.7.1. Cơ chế của phản ứng cộng hợp với HBr

3.7.2. Hướng của sự cộng hợp electrophil: Qui tắc Markovnikov

3.7.3. Carbocation: Cấu trúc và độ bền

3.7.4. Bằng chứng về cơ chế cộng hợp electrophil: Sự chuyển vị carbocation

3.7.5. Sự cộng hợp của halogen vào alken

3.7.6. Sự cộng hợp của các acid hypohalous vào alken: Sự tạo thành halohydrin

3.7.7. Sự cộng hợp nước vào alken: Oxymercury hoá

3.7.8. Sự cộng hợp nước vào alken: Hydrobor hoá

3.7.9. Khử hoá alken: Hydro hoá

3.8. SỰ CỘNG HỢP RACIDAL TỰ DO: HIỆU ỨNG KHARASCH

3.9. OXI HOÁ ALKEN

3.9.1. Epoxi hoá và hydroxyl hoá

3.9.2. Phân cắt thành hợp chất carbonyl

3.10. POLYMER HOÁ ALKEN

3.10.1. Sự cộng hợp radical vào alken: Sự polymer hoá radical

3.10.2. Sự cộng hợp carbocation vào alken: Sự polymer hoá cationic

3.11. ĐIỀU CHẾ VÀ SỬ DỤNG ALKEN TRONG CÔNG NGHIỆP

B. ALKYN

3.12. TÊN GỌI CỦA ALKYN

3.13. ĐIỀU CHẾ ALKYN: CÁC PHẢN ỨNG TÁCH CỦA DIHALIDE

3.14. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA ALKYN

3.15. PHẢN ỨNG CỦA ALKYN

3.15.1. Cộng hợp với HX và X2

3.15.2. Hydrat hoá alkyn

3.15.3. Khử hoá alkyn

3.15.4. Oxi hoá phân cắt alkyn

3.16. TÍNH ACID CỦA ALKYN

3.16.1. Sự tạo thành anion acetylide

3.16.2. Alkyl hoá anion acetylide

3.17. HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA ALKYN

C. POLYEN

3.18. ĐỘ BỀN CỦA CÁC DIEN LIÊN HỢP

3.19. SỰ CỘNG HỢP ELECTROPHIL VÀO DIEN LIÊN HỢP: ALLYLIC

CARBOCATION

3.20. PHẢN ỨNG CỘNG HỢP VÒNG DIELS-ALDER

3.21. CÁC POLYMER DIEN: CAO SU THIÊN NHIÊN VÀ CAO SU TỔNG HỢP

Page 36: Ngành Công nghệ Sinh học

79

Chương 4. HOÁ HỌC LẬP THỂ

4.1. HOÁ LẬP THỂ VÀ NGUYÊN TỬ CARBON TỨ DIỆN

4.2. TÍNH BẤT ĐỐI XỨNG VÀ TÍNH HOẠT ĐỘNG QUANG HỌC

4.2.1. Tính bất đối xứng của phân tử

4.2.2. Tính hoạt động quang học

4.3. QUI TẮC VỀ ĐỘ ƯU TIÊN. XÁC ĐỊNH CẤU HÌNH THEO QUI TẮC TRÌNH

TỰ R,S

4.4. ĐỒNG PHÂN LẬP THỂ dia

4.5. CÁC HỢP CHẤT meso

4.6. HỖN HỢP RACEMIC

4.7. TÓM TẮT VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỒNG PHÂN

4.8. HÌNH CHIẾU FISCHER

4.9. QUI KẾT CẤU HÌNH R,S CHO HÌNH CHIẾU FISCHER

Chương 5. BENZEN VÀ TÍNH THƠM

5.1. NGUỒN VÀ TÊN GỌI CỦA HỢP CHẤT THƠM

5.2. CẤU TRÚC VÀ ĐỘ BỀN CỦA BENZEN

5.3. TÍNH THƠM VÀ QUI TẮC HÜCKEL 4n + 2

5.4. CÁC HỢP CHẤT THƠM ĐA VÒNG

5.5. PHẢN ỨNG THẾ ELECTROPHIL THƠM

5.5.1. Phản ứng brom hoá

5.5.2. Các phản ứng thế electrophil thơm khác

5.6. SỰ ALKYL HOÁ VÀ ACYL HOÁ VÒNG THƠM: PHẢN ỨNG FRIEDEL-

CRAFTS

5.6.1. Alkyl hoá vòng thơm

5.6.2. Acyl hoá vòng thơm

5.7. CÁC HIỆU ỨNG NHÓM THẾ TRONG VÒNG BENZEN THẾ

5.8. GIẢI THÍCH VỀ CÁC HIỆU ỨNG NHÓM THẾ

5.8.1. Sự hoạt hoá và sự phản hoạt hoá của vòng thơm

5.8.2. Các nhóm thế hoạt hoá định hướng ortho và para: Các nhóm alkyl

5.8.3. Các nhóm thế hoạt hoá định hướng ortho và para: Các nhóm -OH và -NH2

5.8.4. Các nhóm thế phản hoạt hoá định hướng ortho và para: Các halogen

5.8.5. Các nhóm thế phản hoạt hoá định hướng meta

5.9. OXI HOÁ HỢP CHẤT THƠM

5.9.1. Oxi hoá mạch nhánh alkyl

5.9.2. Brom hoá mạch nhánh alkylbenzen

5.10. KHỬ HOÁ HỢP CHẤT THƠM

5.10.1. Hydro hoá xúc tác

5.10.2. Khử hoá alkyl aryl keton

Page 37: Ngành Công nghệ Sinh học

80

Chương 6. CÁC ALKYL HALIDE

6.1. TÊN GỌI CỦA ALKYL HALIDE

6.1.1. Danh pháp thay thế IUPAC

6.1.2. Danh pháp tên chức

6.1.3. Tên thông thường

6.2. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA ALKYL HALIDE

6.3. CẤU TRÚC CỦA ALKYL HALIDE

6.4. ĐIỀU CHẾ CÁC ALKYL HALIDE TỪ ALKAN

6.4.1. Halogen hoá radical

6.4.2. Điều chế các alkyl halide từ alken: Sự brom hoá allylic

6.4.3. Điều chế các alkyl halide từ alcol

6.5. ĐỘ BỀN CỦA ALKYL RADICAL: SỰ CỘNG HƯỞNG

6.6. PHẢN ỨNG VỚI MAGNESI. CHẤT PHẢN ỨNG GRIGNARD

6.7. CÁC PHẢN ỨNG GHÉP CƠ-KIM LOẠI

6.8. PHẢN ỨNG CỦA CÁC ALKYL HALIDE: SỰ THẾ VÀ SỰ TÁCH

NUCLEOPHIL

6.9. PHẢN ỨNG SN2

6.10. ĐẶC TRƯNG CỦA PHẢN ỨNG SN2

6.10.1. Chất nền (chất phản ứng): Các hiệu ứng không gian trong phản ứng SN2

6.10.2. Tác nhân tấn công nucleophil

6.10.3. Nhóm bị thế

6.10.4. Dung môi

6.11. PHẢN ỨNG SN1

6.12. ĐẶC TRƯNG CỦA PHẢN ỨNG SN1

6.12.1. Chất nền (chất phản ứng)

6.12.2. Nhóm bị thế

6.12.3. Nucleophil

6.12.4. Dung môi

6.13. CÁC PHẢN ỨNG TÁCH CỦA ALKYL HALIDE: QUI TẮC ZAITSEV

6.14. PHẢN ỨNG E2 VÀ HIỆU ỨNG ĐỒNG VỊ DEUTERI

6.15. PHẢN ỨNG TÁCH E2 VÀ CẤU DẠNG CYCLOHEXAN

6.16. CÁC PHẢN ỨNG TÁCH E1 và E1cB

6.16.1. Phản ứng E1

6.16.2. Phản ứng E1cB

6.17. TÓM TẮT VỀ KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG: SN1, SN2, E1, E1cB, VÀ E2

Chương 7. ALCOL VÀ PHENOL

ALCOL VÀ PHENOL

7.1. TÊN GỌI CỦA ALCOL VÀ PHENOL

Page 38: Ngành Công nghệ Sinh học

81

7.1.1. Phân loại alcol

7.1.2. Tên gọi của alcol

7.1.3. Danh pháp của phenol

7.2. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA ALCOL VÀ PHENOL: LIÊN KẾT HYDRO

7.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUNG TỔNG HỢP ALCOL

7.4. ALCOL TỪ SỰ KHỬ HOÁ CÁC HỢP CHẤT CARBONYL

7.4.1. Khử hoá aldehyd và keton

7.4.2. Khử hoá acid carboxylic và ester

7.4.3. Alcol từ phản ứng của hợp chất carbonyl với chất phản ứng Grignard

7.5. TÍNH ACID VÀ TÍNH BASE

7.6. PHẢN ỨNG CỦA ALCOL

7.6.1. Chuyển hoá alcol thành alkyl halide

7.6.2. Dehydrat hoá alcol thành alken

7.6.3. Chuyển hoá alcol thành ester

7.7. SỰ OXI HOÁ ALCOL

7.8. ĐIỀU CHẾ VÀ SỬ DỤNG PHENOL

7.9. PHẢN ỨNG CỦA PHENOL

7.9.1. Phản ứng thế electrophil ở nhân thơm

7.9.2. Sự oxi hoá phenol: Các quinon

Chương 8. ALDEHYD VÀ KETON

8.1. CÁC LOẠI HỢP CHẤT CARBONYL

8.2. TÊN GỌI CỦA ALDEHYD VÀ KETON

8.2.1. Tên gọi hệ thống

8.2.2. Danh pháp IUPAC của một số aldehyd và keton phức tạp

8.2.3. Danh pháp thường

8.3. TỔNG HỢP ALDEHYD VÀ KETON

8.3.1. Tổng hợp aldehyd

8.3.2. Tổng hợp keton

8.4. CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT CỦA NHÓM CARBONYL

8.4.1. Tính chất vật lí

8.4.2. Đặc điểm cấu trúc electron

8.4.3. Tính base của aldehyd và keton

8.5. HOÁ HỌC CỦA ALDEHYD VÀ KETON

8.5.1. Sự oxi hoá aldehyd và keton

8.5.2. Các phản ứng cộng hợp nucleophil của aldehyd và keton

8.5.3. Khả năng phản ứng của aldehyd và keton

8.5.4. Sự cộng hợp nucleophil của nước: Sự hydrat hoá aldehyd và keton

8.5.5. Sự cộng hợp nucleophil của HCN: Sự tạo thành cyanohydrin

Page 39: Ngành Công nghệ Sinh học

82

8.5.6. Sự cộng hợp nucleophil của chất phản ứng Grignard và hydride : Sự tạo

thành alcol

8.5.7. Sự cộng hợp nucleophil của amin: Sự tạo thành imin và enamin

8.5.8. Sự cộng hợp nucleophil của hydrazin: Phản ứng Wolff-Kishner

8.5.9. Sự cộng hợp nucleophil của alcol: Sự tạo thành acetal (và ketal)

8.5.10. Phản ứng thế α carbonyl

8.5.11. Các phản ứng ngưng tụ carbonyl

Chương 9. ACID CARBOXYLIC VÀ DẪN XUẤT

9.1. TÊN GỌI CỦA ACID CARBOXYLIC VÀ NITRIL

9.1.1. Các acid carboxylic

9.1.2. Các nitril

9.2. NGUỒN GỐC, CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT CỦA ACID CARBOXYLIC

9.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP ACID CARBOXYLIC

9.3.1. Oxi hoá các alkylbenzen

9.3.2. Oxi hoá alken

9.3.3. Oxi hoá alcohol hoặc aldehyd

9.3.4. Thuỷ phân nitril

9.3.5. Carboxyl hoá chất phản ứng Grignard hoặc cơ-lithi

9.3.6. Phản ứng haloform của các methyl keton

9.4. TÍNH ACID CỦA ACID CARBOXYLIC

9.5. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA ACID CARBOXYLIC

9.5.1. Phản ứng của acid carboxylic với base

9.5.2. Khử hoá acid carboxylic : Sự tạo thành alcohol

9.5.3. Chuyển hoá acid thành acid cloride

9.5.4. Chuyển hoá acid thành acid anhydrid

9.5.5 Chuyển hoá acid thành ester

9.6. CÁC ACID CARBOXYLIC ĐA CHỨC

9.6.1. Tính acid của các diacid

9.6.2. Sự tạo thành anhydrid bởi acid lưỡng chức

9.7. HOÁ HỌC CỦA NITRIL

9.7.1. Điều chế nitril

9.7.2. Các phản ứng của nitril

9.8. CÁC DẪN XUẤT ACID CARBOXYLIC: PHẢN ỨNG THẾ ACYL

NUCLEOPHIL

9.9. TÊN GỌI CỦA CÁC DẪN XUẤT ACID CARBOXYLIC

9.9.1. Các acid halid, RCOX

9.9.2. Các acid anhydrid, RCO2COR’

9.9.3. Các amid

Page 40: Ngành Công nghệ Sinh học

83

9.9.4. Các ester, RCO2R’

9.10. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

9.11. CÁC PHẢN ỨNG THẾ ACYL NUCLEOPHIL

9.12. PHẢN ỨNG THẾ ACYL NUCLEOPHIL CỦA ACID CARBOXYLIC

9.12.1. Chuyển hoá acid carboxylic thành acid halide

9.12.2. Chuyển hoá acid carboxylic thành acid anhydrid

9.12.3. Chuyển hoá acid carboxylic thành ester

9.12.4. Chuyển hoá acid carboxylic thành amid

9.12.5. Chuyển hoá acid carboxylic thành alcohol

9.13. HOÁ HỌC CỦA ACID HALIDE

9.13.1. Điều chế acid cloride

9.13.2. Phản ứng của acid cloride

9.14. HOÁ HỌC CỦA ACID ANHYDRID

9.14.1. Điều chế các acid anhydrid

9.14.2. Phản ứng của acid anhydrid

9.15. HOÁ HỌC CỦA ESTER

9.15.1. Điều chế các ester

9.15.2. Phản ứng của ester

9.16. HOÁ HỌC CỦA AMID

9.16.1. Điều chế amid

9.16.2. Phản ứng của amid

Chương 10. AMIN

10.1. TÊN GỌI CỦA AMIN

10.2. ĐIỀU CHẾ AMIN

10.2.1. Bằng phản ứng SN2 của alkyl halide

10.2.2. Khử hoá hợp chất nitro, amid và nitril

10.3. CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA AMIN

10.4. TÍNH BASE CỦA AMIN

10.5. TÍNH BASE CỦA ARYLAMIN THẾ

10.6. PHẢN ỨNG CỦA CÁC AMIN

10.6.1. Alkyl hoá và acyl hoá

10.6.2. Muối ammonium bậc IV: Sự tách loại Hofmann

10.7. PHẢN ỨNG CỦA ARYLMIN

10.7.1. Sự thế electrophilic ở nhân thơm

10.7.2. Muối diazonium: Phản ứng Sandmeyer

10.7.3. Phản ứng ghép đôi diazonium

Chương 11. CARBOHYDRATE

11.1. PHÂN LOẠI CARBOHYDRATE

11.2. HOÁ HỌC LẬP THỂ CARBOHYDRATE: HÌNH CHIẾU FISCHER

11.3. CÁC ĐƯỜNG D,L

Page 41: Ngành Công nghệ Sinh học

84

11.4. CẤU HÌNH CỦA CÁC ALDOSE

11.5. CÁC CẤU TRÚC VÒNG CỦA MONOSACCARITE: CÁC ANOMER

11.6. PHẢN ỨNG CỦA CÁC MONOSACCARITE

11.6.1. Sự tạo thành ester và ether

11.6.2. Sự tạo thành glycoside

11.6.4. Sự khử hoá các monosaccarite

11.6.5. Sự oxi hoá các monosaccarite

11.7. CÁC MONOSACCARITE THIẾT YẾU

11.8. DISACCARIDE

11.8.1. Cellobiose và maltose

11.8.2. Lactose

11.8.3. Sucrose

11.9. POLYSACCARIDE

11.9.1. Cellulose

11.9.2. Tinh bột và glycogen

11.10. MỘT VÀI CARBOHYDRAT QUAN TRỌNG

Chương 12. AMINO ACID, PEPTID VÀ PROTEIN

12.1. CẤU TRÚC CỦA AMINO ACID

12.2. CÁC AMINO ACID, PHƯƠNG TRÌNH HENDERSON-HASSELBALCH VÀ

ĐIỂM ĐẲNG ĐIỆN

12.3. PEPTID VÀ PROTEIN

12.4. CẤU TRÚC CỦA PROTEIN

12.5. ENZYME VÀ COENZYME

Chương 13. LIPID. ACID NUCLEIC

LIPID

13.1. SÁP, CHẤT BÉO VÀ DẦU

13.2. XÀ PHÒNG

13.3. PHOSPHOLIPID

13.4. CÁC PROSTAGLANDIN VÀ CÁC EICOSANOID KHÁC

13.5. TERPENOID

13.6. STEROID

13.7. CÁC HORMONE STEROID

13.7.1. Các hormone giới tính

13.7.2. Các hormone tuyến thượng thận

13.7.3. Các steroid tổng hợp

ACID NUCLEIC

13.8. CÁC NUCLEOTIDE VÀ ACID NUCLEIC

13.9. SỰ GHÉP ĐÔI BASE TRONG DNA: MÔ HÌNH WATSON-CRICK

Page 42: Ngành Công nghệ Sinh học

85

23. HÓA HỌC PHÂN TÍCH

1. Mã môn học: CHE1057

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: Hóa học đại cương (CHE1080)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- PGS.TS. Nguyễn Văn Ri, Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN. Điện thoại 0913569059,

email: [email protected]

- PGS.TS. Tạ Thị Thảo, Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN. Điện thoại 0977 323 464,

email: [email protected]

- TS. Phạm Thị Ngọc Mai, Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN. Điện thoại, email:

826.1856; [email protected].

- ThS. Lê Thị Hương Giang, Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN. Điện thoại, email:

826.1856; 0912 336 161; [email protected]

- TS. Vi Anh Tuấn, THPT chuyên khoa học Tự nhiên, Trường ĐHKHTN. Điện thoại,

email: 826.1856; 0912 422 592; [email protected]

- TS. Bùi Xuân Thành, Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN. Điện thoại, email: 826.1856;

0913 269 893; [email protected]

- TS. Từ Bình Minh, Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN. Điện thoại, email: 826.1856;

0914 257 869; [email protected]

- TS. Nguyễn Thị Ánh Hường, Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN. Điện thoại, email:

826.1856; 0913 269 893; [email protected]

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Mục tiêu về kiến thức:

- Hiểu được bản chất của các cân bằng hoá học

- Hiểu được bản chất và nguyên tắc của các phương pháp phân tích định lượng hoá học

và công cụ

- Ứng dụng được các phương pháp phân tích trong việc phân tích các chất, nghiên cứu và

trong các lĩnh vực khác nhau của khoa học và công nghệ, kinh tế.

6.2. Mục tiêu về kĩ năng:

- Vận dụng được cơ sở lý thuyết các cân bằng hóa học và phương pháp tính toán nồng

độ cân bằng của các cấu tử trong các hệ cân bằng trong các dung dịch nước để giải

thích được bản chất các qui trình phân tích

- Có khả năng sử dụng của các phương pháp phân tích hóa học và công cụ hiện đại để

phân tích các chất trong đối tượng thực tế.

Page 43: Ngành Công nghệ Sinh học

86

- Vận dụng được các phương pháp phân tích trong nghiên cứu khoa học thuộc các

chuyên môn trong đó phân tích đóng vai trò như công cụ hỗ trợ.

6.3. Về thái độ

- Có ý thức nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, tư duy logic trong nghiên cứu khoa học.

- Nhận thức rõ vai trò của Hóa phân tích trong các ngành khoa học và đời sống xã hội

- Có ý thức vận dụng tốt các kiến thức về Hóa phân tích trong quá trình nghiên cứu khoa

học và hoạt động chuyên môn sau này.

6.3. Các mục tiêu khác:

- Rèn luyện tính cần cù, khả năng làm việc kiên nhẫn, tỉ mỉ và tác phong thí nghiệm

trung thực, chính xác

- Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

- Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi xây dựng phương pháp mới

- Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động,

làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích.

Mục tiêu nhận thức chi tiết

Mục

tiêu

Nội dung

Bậc 1

(Nhớ)

Bậc 2

(Hiểu và áp dụng)

Bậc 3

(Phân tích, Đánh giá)

Bậc 4

(Sáng tạo)

Chương 1.

Cân bằng

hóa học và

hoạt độ

Biết các cân bằng

hóa học dùng trong

Hóa phân tích, nêu

được định nghĩa

hoạt độ

Thiết lập được các

cân bằng hóa học

đã cho, phân biệt

được sự khác nhau

giữa hoạt độ và

nồng độ

Tính toán được các

cân bằng hóa học và

hoạt độ của các dung

dịch

Suy rộng ra ảnh

hưởng của lực

ion theo thuyết

Dơbye-

Huycken

Chương 2.

Đại cương về

phương pháp

chuẩn độ

(phân tích

thể tích)

Biết các khái niệm

và nguyên tắc

chung của phương

pháp phân tích thể

tích: chuẩn độ,

điểm tương đương

, điểm cuối, chất

chỉ thị, chất chuẩn.

Hiểu được nguyên

tắc của quá trình

chuẩn độ, các loại

nồng độ, cách tính

kết quả trong phân

tích thể tích

Thiết lập được các

quá trình chuẩn độ,

tính nồng độ của các

chất định phân

Tự lập được kế

hoạch pha chế

các dụng dịch,

chuẩn hóa lại

dung dịch chuẩn

Chương 3.

Xử lí số liệu

thực nghiệm

bằng thống

kê toán học

Biết các khái niệm

về các đại lượng

đặc trưng của tập

số liệu phân tích,

các loại sai số,

Tính được các đại

lượng đặc trưng của

tập số liệu phân

tích, tính các sai số,

thiết lập đường

Đánh giá được tập số

liệu phân tích thông

qua các đại lượng đặc

trưng, tính và loại bỏ

các sai số thô, đánh

Xây dựng được

kế hoạch đánh

giá phương pháp

phân tích, số

liệu phân tích và

Page 44: Ngành Công nghệ Sinh học

87

phân bố thực

nghiệm và lý

thuyết.

chuẩn và hồi qui

tuyến tính

giá đường chuẩn và

hồi qui tuyến tính

lựa chọn phương

pháp phân tích

phù hợp

Chương 4.

Cân bằng

axit và bazơ

và chuẩn độ

axit bazơ

Nêu được định

nghĩa về axit, bazơ,

cặp axit - bazơ liên

hợp, công thức tính

pH tương ứng

Tính được pH của

các dung dịch axit,

bazơ, thiết lập được

các phương trình

chuẩn độ axit-bazơ

Thiết lập được đường

cong chuẩn độ và tính

nồng độ của các chất

trong quá trình chuẩn

độ axit-bazơ, biết cách

chọn chất chỉ thị phù

hợp

Tự xây dựng/

phát triển được

qui trình chuẩn

độ các chất theo

phương pháp

axit- bazo

Chương 5.

Phức chất

trong dung

dịch và

chuẩn độ tạo

phức

Nêu được định

nghĩa và các khái

niệm về phức chất,

hằng số bền và

không bền, các yếu

tố ảnh hưởng đến

sự tạo phức trong

dung dịch,

complexon và

phương pháp

chuẩn độ

complexon

Tính được hằng số

bền, không bền của

phức chất, hằng số

bền điều kiện, nồng

độ cân bằng của các

ion và phân tử trong

các dung dịch phức

Thiết lập được đường

cong chuẩn độ và tính

nồng độ của các chất

phân tích trong quá

trình chuẩn độ tạo

phức, đặc biệt là

chuẩn độ complexon

Tự xây dựng/

phát triển được

qui trình chuẩn

độ các chất theo

phương pháp

complexon

Chương 6.

Phản ứng kết

tủa và chuẩn

độ kết tủa

Nắm được Qui luật

tích số tan và điều

kiện tạo thành kết

tủa, biết các yếu tố

ảnh hưởng đến độ

tan

Tính được tích số

tan điều kiện, độ tan

của các chất

Thiết lập được đường

cong chuẩn độ, tính

được nồng độ của các

chất phân tích trong

các phương pháp phân

tích khối lượng và

chuẩn độ kết tủa

Tự xây dựng/

phát triển được

qui trình chuẩn

độ các chất theo

phương pháp kết

tủa

Chương 7.

Cân bằng oxi

hoá khử và

phương pháp

chuẩn độ oxi

hoá khử

Nêu được định

nghĩa và các khái

niệm về chất oxi

hoá, chất khử, cặp

oxi hoá - khử liên

hợp, quá trình oxi

hoá, quá trình khử,

phản ứng oxi hoá -

khử, viết được

phương trình Nerst,

chất chỉ thị oxi hóa

- khử

Tính được thế oxi

hoá - khử, thế oxi

hoá - khử điều kiện,

hằng số cân bằng

của phản ứng oxi

hoá - khử

Thiết lập được đường

cong chuẩn độ và tính

nồng độ của các chất

phân tích trong quá

trình chuẩn độ oxi hoá

- khử, đặc biệt biết

ứng dụng một số

phương pháp thông

dụng: Phương pháp

pemanganat,

đicromat, iot-

thiosunfat, bromat-

Tự xây dựng/

phát triển được

qui trình chuẩn

độ các chất theo

phương pháp

oxi hóa- khử

Page 45: Ngành Công nghệ Sinh học

88

bromua trong phân

tích mẫu thực tế.

Chuơng 8.

Các phương

pháp phân

tích quang

học

Biết các khái niệm

về bức xạ điện từ,

các kiểu tương tác

của ánh sáng với

vật chất, phân loại

các phương pháp

phân tích quang

học. Phát biểu

được định luật

Bouger-Lambert-

Beer, biết các

phương pháp phân

tích quang học

khác nhau

Hiểu nội dung, ý

nghĩa và những

nguyên nhân làm

sai lệch định luật

Bouger-Lambert-

Beer. Hiểu nguyên

tắc cấu tạo và sơ đồ

thiết bị phân tích

theo nguyên lí của

phương pháp phân

tích quang học

Vận dụng được

phương pháp phân

tích quang học cho

những ứng dụng

nghiên cứu liên quan:

phân tích định tính và

định lượng các chất

phân tích bằng

phương pháp phân

tích quang học

Tự xây dựng

được phương

pháp phân tích

quang phù hợp

để xác định

lượng vết các

chất vô cơ và

hữu cơ.

Chương 9.

Các phương

pháp phân

tích điện hoá

Biết sự xuất hiện

dòng điện, phân

loại các phương

pháp điện hoá:

phương pháp điện

thế, điện lượng,

phương pháp Von-

ampe

Hiểu được nguyên

tắc đo thế cân bằng

của điện cực, các

loại điện cực dùng

trong phân tích điện

hóa, các loại dòng

điện trong phương

pháp Von-Ampe

Vận dụng qui trình

phân tích định tính và

định lượng các chất

phân tích liên quan

bằng phương pháp

phân tích điện hóa phù

hợp

Tự xây dựng

được phương

pháp phân tích

điện hóa phù

hợp để xác định

lượng vết các

chất vô cơ và

hữu cơ.

Chương 10.

Các phương

pháp sắc kí

Nêu được định

nghĩa, phân loại

các phương pháp

phân tích sắc ký

(theo cơ chế tách,

theo pha động,

theo phân bố

không gian), các

đại lượng đặc trưng

của quá trình sắc

ký, số đĩa lí thuyết,

chiều cao đĩa lí

thuyết.

Hiểu được nguyên

tắc, sơ đồ cấu tạo và

hoạt động của các

phương pháp sắc kí:

sắc kí khí và sắc kí

lỏng

Ứng dụng các phương

pháp sắc kí trong phân

tích định tính và định

lượng các chất phân

tích trong các đối

tượng mẫu liên quan

Tự xây dựng

được phương

pháp sắc ký để

tách và để xác

định lượng vết

các chất vô cơ

và hữu cơ.

Page 46: Ngành Công nghệ Sinh học

89

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Điểm đánh giá thường xuyên : chiếm 20% điểm môn học; gồm các điểm bài tập

chương, điểm kiểm tra 15 phút, điểm bài tập nhóm và điểm cho theo kỹ năng của SV

trong các buổi xemina.

- Kiểm tra giữa học kì (1 lần). chiếm 20 % điểm môn học. Bài viết được tiến hành

trong 60 phút. Đề kiểm tra lấy từ ngân hàng câu hỏi và đề thi hoặc đề thi ra bổ sugn

theo từng học kỳ. Giờ kiểm tra và bài kiểm tra do các trợ giảng phối hợp với giảng

viên chính trông thi và chấm.

- Điểm kiểm tra kết thúc môn học: chiếm 60% điểm môn học. Bài viết được tiến

hành trong 90 phút. Đề kiểm tra lấy từ ngân hàng câu hỏi và đề thi. Giờ kiểm tra và

hình thức thi kiểm tra do nhà trường đảm nhiệm. Bài kiểm tra do các trợ giảng phối

hợp với giảng viên chính chấm.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Nguyễn Văn Ri và một số tác giả “Hoá học phân tích” dành cho sinh viên không thuộc

chuyên ngành Hóa. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia (Sắp sửa in)

- Trần Tứ Hiếu, Hóa học phân tích. Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội, 2002.

9. Tóm tắt nội dung môn học (Tiếng Việt, Tiếng Anh, mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Hoá học phân tích là khoa học về các phương pháp xác định thành phần (định tính và định

lượng) các chất và hỗn hợp của chúng cũng như cấu trúc của các chất. Trong phần đầu nêu

bức tranh toàn cảnh về hoá phân tích bao gồm giới thiệu các nội dung chính, các phương

pháp hoá phân tích, các bước của một qui trình phân tích, nhiệm vụ, vai trò và lĩnh vực

ứng dụng của hoá phân tích đối với các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật và kinh tế xã hội, ứng

dụng thống kê trong Hóa phân tích để xử lý số liệu thực nghiệm. Nội dung chủ yếu của

môn học giới thiệu lí thuyết của các loại cân bằng quan trọng trong dung dịch, các phương

pháp phân tích định lượng hoá học sử dụng các loại cân bằng đó để xác định lượng lớn và

lượng nhỏ các chất. Trong phần tiếp theo giới thiệu nguyên tắc cơ bản và ứng dụng của

các phương pháp phân tích công cụ để xác định lượng vết các chất cũng như phạm vi ứng

dụng của mỗi phương pháp trong phân tích mẫu thực tế.

This subjest is to provide an understanding of principles of analytical chemistry such as

statistics, equilibrium chemistry, kinetics, and how to apply these principles in chemistry

and related disciplines especially in life sciences and environmental sciences. Students are

also expected to learn about the common instrumentations used in quantitatively

characterizing the trace amount of substances and composition of selected samples of

matter. Understanding the limitations of measurement puts boundaries on what we can

know of the physical and biological world.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Phần mở đầu: Đại cương về Hoá Phân tích (1t)

- Hoá học phân tích là gì?

Page 47: Ngành Công nghệ Sinh học

90

- Phân tích định tính và phân tích định lượng.

- Khái quát về các phương pháp phân tích: Các phương pháp hoá học, các phương pháp

vật lí và hoá lý (các phương pháp công cụ).

- Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi ứng dụng của hoá phân tích.Vai trò và ý nghĩa của hoá

phân tích đối với sự phát triển của hoá học, các ngành khoa học, công nghệ và tiến bộ

xã hội.

- Các bước của một qui trình phân tích tổng thể.

- Giới thiệu các phần nội dung của chương trình.

Chương 1. Cân bằng hóa học và hoạt độ (1t)

1.1. Cân bằng hoá học và hằng số cân bằng nhiệt động.

1.2. Hoạt độ và nồng độ. Cách tính hệ số hoạt độ.

1.3. Hằng số cân bằng điều kiện và ý nghĩa.

1.4. Các loại cân bằng hóa học trong phân tích, các loại phản ứng phân tích và các

phương pháp định lượng hoá học

Chương 2. Đại cương về phương pháp chuẩn độ (phân tích thể tích) (1t)

2.1. Nguyên tắc chung của phương pháp phân tích thể tích.

- Khái niệm chuẩn độ, điểm tương đương, điểm cuối, chất chỉ thị.

2.2. Các phản ứng dùng trong phân tích thể tích.

- Yêu cầu của một phản ứng dùng trong phân tích thể tích.

- Các loại phản ứng dùng trong phân tích thể tích.

2.3. Các cách chuẩn độ.

Chuẩn độ trực tiếp, chuẩn độ ngược, chuẩn độ thay thế.

2.4. Các loại nồng độ.

- Nồng độ phần trăm khối lượng, phần trăm thể tích. Nồng độ mol.

- Nồng độ đương lượng.

- Nồng độ phần triệu (ppm) và phần tỉ (ppb).

2.5. Các cách tính kết quả trong phân tích thể tích. Thí dụ.

2.6. Các cách pha chế dung dịch chuẩn. Các thí dụ.

Chương 3. Xử lí số liệu thực nghiệm bằng thống kê toán học (6t)

3.1 Định nghĩa và các khái niệm.

- Sai số và các loại sai số, lan truyền sai số.

- Các đại lượng đặc trưng cho tập số liệu lặp lại: Giá trị trung bình, Phương sai, Độ

lệch tiêu chuẩn, Hệ số biến thiên.

- Các khái niệm về độ chính xác (độ đúng, độ chụm), hiệu suất thu hồi của phép

phân tích.

- Các chữ số có nghĩa. Các thí dụ.

Page 48: Ngành Công nghệ Sinh học

91

- Hàm phân bố và chuẩn phân bố: phân bố thực nghiệm, phân bố Gauxơ, phân bố

Student, phân bố Fisher

- Khoảng tin cậy và cách xác định khoảng tin cậy.

- Độ không đảm bảo đo và cách ước lượng độ không đảm bảo đo.

3.2. Kiểm tra các dữ kiện thực nghiệm bằng phương pháp thống kê.

- Loại bỏ các sai số thô bằng xử dụng chuẩn Đixơn.

- Tìm sai số hệ thống và so sánh kết quả phân tích sử dụng chuẩn Student.

- Một số ví dụ về đánh giá kết quả phân tích

3.3. Đường chuẩn và hồi qui tuyến tính

3.3.1 Đường chuẩn

- Phương pháp đường chuẩn.

- Phương pháp thêm chuẩn

- Chất nội chuẩn và chất đồng hành.

3.3.2 Hồi qui tuyến tính đơn biến

- Phương pháp bình phương tối thiểu;

- Đánh giá mô hình hồi qui tuyến tính.

- Tính toán nồng độ từ đường chuẩn và đường thêm chuẩn.

Chương 4. Cân bằng axit và bazơ và chuẩn độ axit bazơ. (6t)

4.1. Định nghĩa các khái niệm.

- Định nghĩa : axit , bazơ , cặp axit - bazơ liên hợp, các thí dụ.

4.2. Tính pH của các hệ đơn axit , bazơ trong nước.

- Dung dịch đơn axit mạnh, dung dịch đơn bazơ mạnh.

- Dung dịch đơn axit yếu, đơn bazơ yếu.

- Dung dịch đệm. Đệm năng. Cách điều chế dung dịch đệm. Thí dụ.

4.3. Tính pH của dung dịch các đa axit , đa bazơ, dung dịch đệm.

4.4. Chuẩn độ axit-bazơ

4.4.1 Chất chỉ thị axit - bazơ.

- Lí thuyết chất chỉ thị axit - bazơ. Khoảng pH đổi màu của chất chỉ thị. Chỉ số pT. Các

chất chỉ thị hỗn hợp. Các chất chỉ thị thường dùng.

4.4.2. Sự biến thiên pH trong quá trình chuẩn độ.

- Xây dựng đường cong chuẩn độ.

- Đặc điểm đường cong chuẩn độ trong các trường hợp: chuẩn độ đơn axit mạnh, đơn

bazơ mạnh, chuẩn độ đơn axit yếu và chuẩn độ đơn bazơ yếu, chuẩn độ đa axit yếu, đa

bazo yếu.

4.4.3. Cách chọn chất chỉ thị.

- Phương pháp vẽ đường cong chuẩn độ.

- Phương pháp tính sai số chỉ thị. Các thí dụ.

Page 49: Ngành Công nghệ Sinh học

92

4.4.4. Một số ví dụ ứng dụng phương pháp chuẩn độ axit- bazo trong thực tế.

Chương 5. Phức chất trong dung dịch và chuẩn độ tạo phức (5t)

5.1 Định nghĩa các khái niệm.

- Định nghĩa phức chất. Sự tạo thành dung dịch phức. Danh pháp.

5.2. Hằng số bền và hằng số không bền của phức chất.

5.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo phức trong dung dịch

- Khái niệm về hằng số bền điều kiện.

- Ảnh hưởng của pH; Ảnh hưởng của phối tử khác; Ảnh hưởng của phản ứng kết tủa.

5.4. Tính nồng độ cân bằng của các ion và phân tử trong các dung dịch phức. Các thí

dụ.

5.5. Các complexon, EDTA.

- Giới thiệu các complexon và phức của EDTA với các ion kim loại.

- Tính pH để tạo phức hoàn toàn các complexonat.

5.6. Phương pháp chuẩn độ complexon dùng EDTA.

5.6.1. Lí thuyết chất chỉ thị màu kim loại.

5.6.2 Xây dựng đường cong chuẩn độ.

5.6.3 Giới thiệu một số chất chỉ thị và các thí dụ ứng dụng trong thực tế.

Chương 6. Phản ứng kết tủa và chuẩn độ kết tủa (5t)

6.1. Qui luật tích số tan và điều kiện tạo thành kết tủa.

- Tích số tan. Điều kiện tạo thành kết tủa.

- Quan hệ giữa độ tan và tích số tan.

6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

- Các ảnh hưởng của: ion chung, pH, nồng độ phối tử , của nhiệt độ, của điều kiện kết

tủa, của kích thước hạt.

- Tích số tan điều kiện

- Cộng kết và kết tủa sau.

6.3. Phân tích khối lượng

6.3.1. Nguyên tắc chung của phương pháp khối lượng.

6.3.2. Dạng cân và dạng kết tủa. Các yêu cầu của từng dạng.

6.3.3. Cách tính kết quả . Các thí dụ.

6.4. Chuẩn độ kết tủa

6.4.1 Nguyên tắc chung của chuẩn độ kết tủa.

6.4.2 Xây dựng đường cong chuẩn độ.

6.4.3. Các phương pháp chuẩn độ bạc :

- Phương pháp Mohr.

- Phương pháp Fajans.

Page 50: Ngành Công nghệ Sinh học

93

- Phương pháp Volhard.

Chương 7. Cân bằng oxi hoá khử và phương pháp chuẩn độ oxi hoá khử. (5t)

7.1. Định nghĩa các khái niệm

- Chất oxi hoá , chất khử. Cặp oxi hoá - khử liên hợp. Thí dụ

- Quá trình oxi hoá , quá trình khử. Phản ứng oxi hoá - khử.

- Thí nghiệm điện hoá chứng minh phản ứng oxi hoá - khử.

7.2 Cường độ chất oxi hoá , chất khử.

- Phương trình Nerst. Thế oxi hoá - khử tiêu chuẩn và ý nghĩa.

- Cách xác định thế oxi hoá - khử tiêu chuẩn

7.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thế oxi hoá - khử. Thế oxi hoá - khử điều kiện.

7.4. Thế oxi hoá của cặp oxi hoá - khử liên hợp và không liên hợp.

7.5. Hằng số cân bằng của phản ứng oxi hoá - khử.

7.6 Phương pháp chuẩn độ oxi hoá - khử.

7.6.1 Nguyên tắc chung của phương pháp.

7.6.2. Lí thuyết chất chỉ thị oxi hoá - khử.

7.6.3. Đường cong chuẩn độ chuẩn độ oxi hoá - khử.

7.6.4. Một số phương pháp thông dụng:

- Phương pháp pemanganat.

- Phương pháp đicromat.

- Phương pháp iot- thiosunfsat.

- Phương pháp bromat- bromua.

Chuơng 8 Các phương pháp phân tích quang học (5t)

8.1 Đại cương về các phương pháp phân tích quang học (1t)

- Mở đầu, Phổ bức xạ điện từ, Các kiểu tương tác của ánh sáng với vật chất, Phân loại các

phương pháp phân tích quang học.

8.2 Phương pháp phân tích quang phổ hấp thụ phân tử (2t)

- Nguyên tắc chung, Định luật Bouger-Lambert-Beer, Tính chất cộng của độ hấp thụ quang,

Những nguyên nhân làm sai lệch định luật Bouger-Lambert-Beer, Sơ đồ thiết bị

- Ứng dụng thực tế.

8.3 Phương pháp phân tích quang phổ phát xạ (1t)

- Nguyên tắc; Định luật cơ bản về phát xạ nguyên tử , Các nguồn kích thích trong phương pháp

quang phổ phát xạ nguyên tử, Sơ đồ thiết bị.

- Ứng dụng thực tế.

8.4 Phương pháp phân tích quang phổ hấp thụ nguyên tử (1t)

- Nguyên tắc phương pháp; Định luật cơ bản về sự hấp thụ ánh sáng của nguyên tử tự do, Quá

trình nguyên tử hóa mẫu: bằng ngọn lửa, không ngọn lửa; Các yếu tố ảnh hưởng; Sơ đồ thiết

bị.

Page 51: Ngành Công nghệ Sinh học

94

- Ứng dụng thực tế.

Chương 9 Các phương pháp phân tích điện hoá (5t)

9.1 Đại cương về điện hoá (1t)

- Sự xuất hiện dòng điện, Phân loại các phương pháp điện hoá: phương pháp điện thế, điện

lượng, phương pháp Von-ampe

9.2 Các phương pháp phân tích điện thế (2t)

- Nguyên tắc, Đo thế cân bằng của điện cực, Các loại điện cực dùng trong phân tích điện thế:

Điện cực so sánh, Điện cực làm việc, Điện cực loại I, Điện cực loại II, Điện cực chọn lọc ion;

Phương pháp chuẩn hoá điện cực: đường chuẩn, thêm chuẩn; Đo pH.

- Ứng dụng trong thực tế.

9.3 Các phương pháp Von-Ampe (2t)

- Nguyên tắc; Các loại điện cực làm việc; Dòng điện trong phương pháp Von-Ampe: Dòng

Faraday, dòng tụ điện; Dạng đường cong Von-Ampe.

- Phương pháp cực phổ, phương pháp Von-Ampe vòng, phương pháp Von-Ampe hoà tan.

- Ứng dụng trong thực tế

Chương 10: Các phương pháp sắc kí (5t)

10.1 Đại cương về các phương pháp sắc kí (2t)

- Định nghĩa, Phân loại các phương pháp phân tích sắc ký (theo cơ chế tách, theo pha động,

theo phân bố không gian), Các đại lượng đặc trưng của quá trình sắc ký; Số đĩa lí thuyết, chiều

cao đĩa lí thuyết.

10.2 Phương pháp phân tích sắc kí khí. (1t)

- Nguyên tắc; Các loại khí mang dùng trong sắc ký khí; Pha tĩnh trong sắc ký khí; Sơ đồ hệ

thiết bị sắc ký khí; Các loại detecto trong sắc ký khí;

- Ứng dụng sắc ký khí

10.3 Phương pháp phân tích sắc ký lỏng (2t)

- Nguyên tắc chung; Pha tĩnh trong sắc ký lỏng; Pha động trong sắc ký lỏng; Sơ đồ thiết bị sắc

kí lỏng; Các loại detecto, Các loại sắc ký khác : sắc ký ion ; sắc ký cặp ion; sắc kí rây phân tử.

- Ứng dụng của sắc kí lỏng

29. THỰC TẬP HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG

1. Mã môn học: CHE1069

2. Số tín chỉ: 2

3. Môn học tiên quyết: Hóa học đại cương (CHE1080)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

Page 52: Ngành Công nghệ Sinh học

95

Các giảng viên thuộc Bộ môn Hoá vô cơ, Khoa Hoá học, trường Đại học Khoa học Tự

nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Mục tiêu về kiến thức:

- Giúp sinh viên hiểu sâu hơn những kiến thức cơ bản đã được học qua môn học Hoá

đại cương.

6.2. Mục tiêu về kỹ năng:

- Trang bị cho sinh viên các thao tác cơ bản trong thực nghiệm và giúp họ bước đầu

hình thành kỹ năng thực nghiệm hoá học.

- Tăng cường kỹ năng làm việc theo nhóm.

- Có khả năng độc lập tư duy, phân tích và giải quyết các vấn đề gặp phải trong khi tiến

hành thực nghiệm.

6.3. Mục tiêu về thái độ của sinh viên:

- Rèn luyện tác phong làm việc có tính chuyên nghiệp cao.

- Tăng cường sự gắn bó với ngành học.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá: Thường xuyên: 20%; Giữa kỳ 20%; Kết thúc môn học

60%.

8. Giáo trình, tài liệu:

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- Ngô Sỹ Lương (2004). Giáo trình thực tập Hoá đại cương - NXB ĐHQG.

8.2. Tài liệu tham khảo:

- A.W. Laubengayer (Coruell University); C.W.J. Caife (Middebarry College); O.T.

Beachley (State University of New York, Buffalo) (1992). Experiments and Problems

in General Chemistry. Holt, Renehart and Winston, Inc.

- W.Shafer, J.Klunker, T.Shenlenz, I.Meier, A.Symonds (1998). Laboratory Experiments

of Chemistry. Phywe Series of Publication.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học Thực tập Hoá đại cương là chương trình thực hành đầu tiên của các môn thực

hành trong phòng thí nghiệm dành cho tất các các sinh viên bậc đại học có liên quan tới

Hoá học. Do vậy môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản:

- Nội quy và các quy tắc an toàn lao động trong phòng thí nghiệm (PTN) Hoá học.

- Giới thiệu các loại dụng cụ, thiết bị, máy móc cũng như các loại hoá chất được sử

dụng thường xuyên trong PTN.

- Minh chứng các định luật cơ bản trong Hoá học (định luật khí, nguyên lí dịch chuyển

cân bằng…)

Page 53: Ngành Công nghệ Sinh học

96

- Các thí nghiệm minh hoạ các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học, tốc độ phản

ứng.

- Nghiên cứu các quá trình trong dụng dịch: sự điện li, kết tủa, thuỷ phân, tạo phức…

- Nghiên cứu các phản ứng oxi hoá khử và điện phân.

- Cung cấp kỹ năng về phân tích định lượng: Phương pháp chuẩn độ cũng như ứng

dụng trong phân tích thực tế (xác định độ cứng và các chỉ số DO, COD của nước)

Sinh viên lµm c¸c bài thực hành về nhiệt động học, động học, cân bằng, dung dịch và điện

hoá học.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Bài 1: - Giới thiệu Nội quy phòng thí nghiệm; Giới thiệu các loại dụng cụ, hoá chất thông

thường trong PTN.

Giới thiệu nội quy PTN

Học các quy tắc an toàn khi làm việc trong PTN

Giới thiệu các loại dụng cụ, hoá chất thông thường trong PTN

Thực hành các thao tác cơ bản trong PTN hoá học: Rửa dụng cụ, cân, lọc tách và rửa

kết tủa khỏi dung dịch.

Bài 2: Xác định đương lượng của magiê kim loại theo phương pháp đẩy hiđrô.

Nguyên tắc và đối tượng áp dụng của phương pháp đẩy hydro.

Cách tiến hành và xử lý số liệu.

Bài 3: Cân bằng hoá học và các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học.

Nguyên lý Le Chatelier.

Ảnh hưởng của nồng độ đến cân bằng hoá học.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hoá học.

Bài 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hoá học.

Định luật tác dụng khối lượng và ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng

Phương trình Arrhenius và ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.

Các đặc trưng của chất xúc tác và ảnh hưởng của nó đến tốc độ phản ứng.

Bài 5: Dung dịch của các chất điện li. pH của dung dịch. Dung dịch đệm.

Đo độ dẫn điện, sự phụ thuộc của độ dẫn điện và độ điện li vào sự pha loãng.

Xác định các giá trị pH của các dung dịch axit, bazơ, muối.

Khảo sát tính đệm của các hệ đệm axit và đệm bazơ.

Bài 6: Phương pháp chuẩn độ axit – bazơ

Khái niệm vê chất gốc và các đặc trưng của phản ứng chuẩn độ

Pha các dung dịch axit, bazơ với nồng độ mong muốn.

Page 54: Ngành Công nghệ Sinh học

97

Chuẩn độ với chỉ thị phenolphtalein để xác định nồng độ chưa biết của một axit hoặc

bazơ.

Bài 7: Phương pháp chuẩn độ oxy hoá - khử

Pha dung dịch chuẩn axit oxalic và dung dịch KMnO4.

Xác định nồng độ dung dịch KMnO4 bằng phép chuẩn độ với axit oxalic.

Bài 8: Phương pháp chuẩn độ tạo phức

Khái niệm và các phương pháp chuẩn độ tạo phức.

Xác định hàm lượng của các cation kim loại bằng phương pháp chuẩn độ tạo phức.

Bài 9: Xác định độ cứng của nước sinh hoạt.

Định lượng độ cứng của nước sinh hoạt bằng phương pháp phân tích thể tích.

Bài 10: Xác định chỉ số DO và COD của nước thải

Đo một số chỉ tiêu nước thải: hàm lượng oxi hoà tan và nhu cầu oxi hoá học.

Bài 11: Sự thuỷ phân. Tích số tan của các chất điện li ít tan.

Tiến hành các thí nghiệm chứng minh sự thuỷ phân của các muối và các yếu tố ảnh

hưởng đến cân bằng thuỷ phân.

Khái niệm tích số tan, độ tan, dung dịch bão hoà. Xác định điều kiện để một kết tủa

được tạo thành hoặc bị hoà tan.

Bài 12: Phản ứng oxy hoá- khử. Đo thế điện cực và sức điện động của pin điện hoá.

Các khái niệm về phản ứng oxi hoá khử và các phản ứng minh hoạ

Khái niệm về thế điện cực, sức điện động của pin. Tiến hành các thí nghiệm đo thế

của một điện cực và đo sức điện động của các pin Ganvani.

Bài 13: Điện phân dung dịch, hiên tượng dương cực tan và định luật Faraday.

Điện phân nước, các dung dịch muối, axit.

Minh hoạ hiện tượng dương cực tan.

Định lượng khối lượng chất giải phóng ra trên điện cực. Định luật Faraday.

Bài 14: Thi hết môn

25. TẾ BÀO HỌC

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO2200

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Page 55: Ngành Công nghệ Sinh học

98

- TS.GV. Nguyễn Lai Thành, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Điện

thoại: 0983010703, E-mail: [email protected]

- ThS.GV: Bùi Việt Anh, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Điện

thoại:0904342423, E-mail: [email protected]

- PGS.TS.GV: Ngô Giang Liên, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Điện thoại:

0984101702, E-mail: [email protected]

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Về kiến thức

- Phân biệt được các dạng tế bào

- Nhận biết được các bào quan trong tế bào: Hình dạng, cấu trúc, chức năng.

- Mô tả được các hình thức phân bào

- Giải thích được cơ chế điều hòa chu trình tế bào

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Sử dụng thành thạo kính hiển vi quang học thông thường

- Thực hiện được các kỹ thuật làm tiêu bản kính hiển vi như cố định tế bào, nhuộm,

quan sát...

- Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản trong tạo tiêu bản đúc cắt và có khả năng đọc và

phân tích hình ảnh hiển vi.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

- Phát huy được khả năng sáng tạo, khám phá.

- Hình thành và phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá.

- Xây dựng và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, bình luận.

- Rèn luyện được khả năng lập kế hoạch, tổ chức hoạt động theo chủ đề..

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Áp dụng kiến thức để có ý thức sử dụng các loại kính hiển vi và bảo quản chúng

- Hiểu được bản chất của đơn vị cơ bản của sự sống là tế bào và giải thích được cho

những người có liên quan.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra nhanh hàng tuần trên lớp, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra kết thúc môn học.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

8.1. Giáo trình bắt buộc:

Page 56: Ngành Công nghệ Sinh học

99

- David Sadava, Gordon H. Orians (2010). Life: The science of Biology, 9th edition.

W.H.Freeman Co Ltd, United States.

- Nguyễn Như Hiền (2004). Tế bào học, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

8.2. Giáo trình tham khảo:

- Neil A. Campbell, Jane B. Reece (2010). Biology, 9th edition. Benjamin Cummings,

USA.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học sẽ đưa người học tiếp cận đến các vấn đề của tế bào học từ đơn giản đến phức tạp

bao gồm: Các dạng tế bào tồn tại trong tự nhiên; Cấu tạo và chức năng của các bào quan

trong tế bào; Các quá trình sinh học phức tạp như quang hợp, tổng hợp năng lượng ATP;

Các dạng phân bào và cơ chế của chúng; Điều hòa chu trình tế bào.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

A. Phần lý thuyết

Chương 1. Đại cương về tế bào

1.1. Hình thái của tế bào

1.2. Các dạng tế bào và cấu trúc đại cương.

Chương 2. Màng sinh chất

2.1. Khái niệm về hệ thống màng sinh học

2.2. Cấu tạo của màng sinh chẩ

2.3. Chức năng của màng sinh chất

2.4. Trao đổi chất qua màng

2.4.1. Sự vận chuyển thụ động

2.4.2. Sự vận chuyển chất tích cực.

Chương 3. Sự thụ tinh

3.1 Ảnh hưởng qua lại giữa trứng và tinh trùng qua khoảng cách

3.2 Tương tác tiếp xúc giữa tinh trùng và trứng

3.3 Sự tạo và kết hợp các nhân nguyên

3.4 Sự phân vùng noãn bào chất

3.5 Một số trường hợp sinh sản đặc biệt. Trinh sản, mẫu sinh và phụ sinh.

Chương 4. Tế bào chất và mạng lưới nội sinh chất

4.1 Tế bào chất

4.2 Mạng lưới nội sinh chất

Chương 5. Ty thể

5.1 Cấu tạo hình thái

5.2 Thành phần hóa học

5.3. Chức năng

Page 57: Ngành Công nghệ Sinh học

100

5.4. Đại cương về hô hấp tế bào

Chương 6. Lạp thể

6.1 Bạch lạp

6.2 Sắc lạp

6.3 Đại cương về quang hợp

Chương 7. Nhân tế bào

7.1 Cấu tạo của nhân

7.2 Thành phần hóa học của nhân

7.3 Chức năng của nhân

7.4 ADN, ARN, Nhiễm sắc thể

7.5 Sự nhân đôi của ADN , sự phiên mã, sự dịch mã.

Chương 8. Các bào quan khác

8.1 Phức hệ Golgi

8.2 Lysosome

8.3 Peroxysome

8.4 Bộ khung xương tế bào

Chương 9. Chu trình tế bào

9.1 Các pha của chu trình tế bào

9.2 Nguyên phân, giảm phân

9.3 Điều hòa chu trình tế bào

B. Phần thực hành, tự nghiên cứu

Gồm 5 bài thực hành:

Bài 1. Tế bào động vật, tế bào thực vật.

Bài 2. Nhân tế bào

Bài 3. Nhiễm sắc thể khổng lồ.

Bài 4. Quan sát các kỳ của quá trình nguyên phân.

Bài 5. Sự tiêu huyết.

26. SINH HỌC PHÂN TỬ

1. Mã môn học: BIO2201

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Tế bào học (BIO2200), Vi sinh vật học (BIO2204)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Page 58: Ngành Công nghệ Sinh học

101

- PGS.TS. GVC: Võ Thị Thương Lan, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Điện thoại:

0988551068, Email: [email protected]

- TS.GV. Nguyễn Lai Thành, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Điện

thoại: 0983010703, Email: [email protected]

- TS.GV. Hoàng Thị Mỹ Nhung, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Điện thoại:0947440249, Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Về kiến thức

- Hiểu được cấu trúc genome tế bào prokariot, eukariot.

- Hiểu được tính phức tạp của genome.

- Hiểu được định nghĩa gen, kiểm soát hoạt động phiên mã của gen

- Phân biệt và nắm vững cơ chế hoạt động của các yếu tố ADN có khả năng di chuyển

- Phân biệt và hiểu được chức năng của một số ARNi

- Hiểu được các kỹ thuật cơ bản của ADN tái tổ hợp, điện di ADN, xây dựng thư viện

ADN, thư viện ADNc, sàng lọc tách dòng, các kỹ thuật lai ADN/ARN, PCR, giải trình

tự,... .

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Thiết lập được thí nghiệm biến nạp plasmid vào tế bào nhận.

- Thực hiện được phản ứng PCR.

- Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản cắt với enzym giới hạn, tách dòng, sàng lọc.

- Thao tác thành thạo kỹ thuật điện di, nhuộm chụp ảnh phân tích kích thước các băng

ADN.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

- Phát huy được khả năng sáng tạo, khám phá.

- Hình thành và phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá.

- Xây dựng và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, bình luận.

- Rèn luyện được khả năng lập kế hoạch, tổ chức hoạt động theo chủ đề.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Áp dụng kiên thức genome, gen, kiểm soát hoạt động của gen để nghiên cứu các sinh

vật nhân sơ, nhân chuẩn

- Áp dụng kiến thức để hiểu được và thực hiện được các kỹ thuật phục vụ nghiên cứu

sinh học phân tử ở mức độ cơ bản, thực hiện được các xét nghiệm chẩn đoán bệnh di

Page 59: Ngành Công nghệ Sinh học

102

truyển, các tác nhân vi sinh vật gây bệnh bằng các kỹ thuật cơ bản như PCR, cắt với

enzym giới hạn, định tính, định lượng ADN/ARN/protein.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra hàng tuần trong các giờ thực tập, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra kết thúc môn học.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- Alberts B. et al. (2008). Molecular Biology of the Cell (Fifth edition). Garland

Publishing. New York.

- Snustad D. et al. (2011). Principles of Genetics (Sixth edition). John Wiley & Sons,

Inc. New York.

- Võ thị Thương Lan, 2006. Sinh học phân tử tế bào và ứng dụng, NXB Giáo dục

8.2. Giáo trình tham khảo:

- Brown T.A. (2002). Genomes (Second edition). BIOS Scientific Publishers, Ltd.

- Võ Thị Thương Lan (2007). Một số vấn đề cơ bản của sinh học phân tử. NXB ĐHQG.

- Hồ Huỳnh Thùy Dương (2003). Sinh học Phân tử. NXB Giáo dục.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học đưa ra những kiến thức cơ bản về cấu trúc genome, cấu trúc gen ở mức độ phân

tử, hiểu được tính phức tạp của genome, vai trò của các thành phần ADN không mang mã

di truyền và khái niệm gen. Môn học giới thiệu các quá trình kiểm soát hoạt động của gen

(phiên mã, dịch mã) trong các tế bào nhân sơ và nhân chuẩn. Các quá trình được minh

chứng bằng các kỹ thuật phân tích phân tử ADN, ARN, xây dựng các thư viện ADN tổng

số, ADNc, thiết kế phân tử ADN tái tổ hợp, các kỹ thuật phân tích sự có mặt, biểu hiện

phiên mã, dịch mã của gen. Các kỹ thuật nhân bản, định tính, định lượng ADN/ARN.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

10.1. Nội dung lý thuyết

Chương 1: Cấu trúc genome

1.1. ADN là vật liệu di truyền

1.2. Cấu trúc nhiễm sắc thể

1.2.1. Nhiễm sắc thể vi khuẩn: cấu trúc hạch nhân

1.2.2. Nhiễm sắc thể trong tế bào eukaryot: vùng dị nhiễm sắc

1.2.3. Tâm động (centromere) của nhiễm sắc thể eukaryot

1.2.4. Đầu mút (telomere) của nhiễm sắc thể eukaryot

1.3. Genome (hệ gen)

1.3.1. Genome của tế bào prokaryot (tế bào nhân sơ)

1.3.2. Genome của tế bào eukaryot (tế bào nhân thực)

Page 60: Ngành Công nghệ Sinh học

103

1.3.3. Methyl hoá ADN trong genome eukaryot

1.4. ADN trong các bào quan của tế bào eukaryot

1.4.1. ADN ty thể

1.4.2. ADN lục lạp

1.5. Khái niệm gen

1.5.1. Các gen trong genome vi khuẩn

1.5.2. Các gen trong genome virus

1.5.3. Các gen trong genome eukaryot

1.6. Phân loại gen

1.6.1. Các gen trong một họ gen

1.6.2. Các gen lặp đi lặp lại liên tục

1.6.3. Gen giả

1.7. Thành phần ADN không chứa gen trong genome

1.7.1. Transposon trong genome vi khuẩn

1.7.2. Retrotransposon trong genome eukaryot

1.7.3. T-DNA di chuyển từ genome prokaryot đến genome eukaryot

1.8. Sắp xếp lại genome

1.8.1. Thay đổi dạng giao phối ở nấm men

1.8.2. Thay đổi kháng nguyên bề mặtở động vật đơn bào

Chương 2: Phiên mã và kiểm soát phiên mã

2.1. Mã di truyền bộ ba

2.2. Promoter

2.3. Protein tham gia khởi động phiên mã

2.4. Kiểm soát khởi động phiên mã

2.4.1.Kiểm soát tiêu cực- yếu tố kìm hãm

2.4.2.Kiểm soát tích cực- yếu tố hoạt hoá

2.4.3.Kiểm soát theo cơ chế suy giảm

2.5. Kiểm soát phiên mã trên gen eukaryot

2.5.1. Phản ứng methyl hoá ADN

2.5.2. Phản ứng acetyl hoá histone

2.6. Kiểm soát kết thúc phiên mã ở vi khuẩn

2.7. Tín hiệu ngăn cản dừng phiên mã ở prokaryot

2.8. Kiểm soát kết thúc phiên mã ở eukaryot

2.9. Biến đổi ARNm trong tế bào eukaryot

2.9.1. Polyadenyl hoá ở đầu 3’ của ARNm

2.9.2. Phản ứng cắt nối exon-intron

2.9.3. Phản ứng tự cắt intron của ARNm

2.9.4. Phản ứng trans-splicing

Page 61: Ngành Công nghệ Sinh học

104

2.10. Kiểm soát sau phiên mã ở tế bào eukaryot

2.10.1. Độ dài đuôi polyA

2.10.2. Độ bền vững của ARNm

2.10.3. ARNmi (micro RNA)

2.10.4. Đọc sửa ARNm

Chương 3: Dịch mã, kiểm soát tổng hợp protein

3.1. Chức năng của các vùng 5’ không dịch mã, 3’ không dịch mã

3.2. Kiểm soát khởi động dịch mã.

3.3. Vai trò của ARN trong kiểm soát dịch mã

3.4. Phản ứng tổng hợp protein

3.5. Tính chính xác của phản ứng tổng hợp protein

3.6. Tổng hợp protein có đích phân bố trong nhân

3.7. Tổng hợp protein có đích phân bố trên màng

3.8. Cải biến sau dịch mã

Chương 4: Kỹ thuật ADN tái tổ hợp

4.1. Cắt ADN bằng enzym giới hạn

4.2. Phân ly các đoạn ADN

4.3. Xây dựng bản đồ vị trí của enzym giới hạn

4.4. Các vector trong kỹ thuật tách dòng

4.4.1. Plasmid

4.4.2. Phage

4.4.3. Các loại vector khác

4.5. Đưa ADN lạ vào vector

4.6. Ngân hàng ADN tổng số

4.7. Ngân hàng ADNc

4.8. Sàng lọc một dòng từ ngân hàngADN

4.8.1. Nguyên tắc của kỹ thuật lai acid nucleic

4.8.2. Điều kiện của phản ứng lai

4.8.3. Phương pháp đánh dấu đầu dò

4.8.4. Phương pháp sàng lọc chung (screening)

4.9. Các kỹ thuật lai acid nucleic

4.9.1. Phương pháp lai Southern blot

4.9.2. Phương pháp lai northern blot

4.9.3. Kỹ thật lai tại chỗ (insitu)

4.10. Xác định trình tự nucleotide

4.10.1. Phương pháp hoá học Marxam-Gilbert

4.10.2. Phương pháp enzym Sanger

4.10.3. Xác định trình tự trên máy tự động

Page 62: Ngành Công nghệ Sinh học

105

4.11. Một số kỹ thuật xác định tương tác protein-ADN

4.11.1. Phương pháp “DNA footprint”

4.11.2. Phương pháp xác định băng điện di chậm

4.12. Phản ứng PCR (Polymerase Chain Reaction)

4.12.1. Một số yếu tố ánh hưởng đến PCR

4.12.2. Một số ứng dụng của PCR

10.2. Nội dung thực tập

Gồm 5 bài thực tập như sau:

Bài 1: Tách chiết plasmid

Bài 2: Biến nạp

Bài 3: Xác định nồng độ ADN/ARN

Bài 4: Nhân đoạn bằng phản ứng PCR

Bài 5: Cắt với enzyme giới hạn, kỹ thuật điện di.

27. HÓA SINH HỌC

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO2202

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

Hóa học đại cương (CHE1080)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- PGS.TS. Phan Tuấn Nghĩa, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- PTS.TS. Bùi Phương Thuận, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- TS. Nguyễn Quang Huy, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- TS.Nguyễn Thị Hồng Loan, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

- Hiểu được các thành phần cấu tạo, cấu trúc, tính chất, phân bố của các hợp chất sống

và quá trình sinh tổng hợp và phân giải cảu chúng trong tế bào và cơ thể sống

- Phân tích và làm sáng tỏ được các quá trình trao đổi chất gắn liền với sự trao đổi năng

lượng cơ bản của tế bào và cơ thể.

- Hiểu nguyên lý và biết cách phân tích định tính và định lượng một số hợp chất sinh

học cơ bản.

- Giải thích được một số hiện tượng sống trên cơ sở hiểu biết các tính chất, hoạt tính, sự

chuyển hóa của một số hợp chất sinh học.

Page 63: Ngành Công nghệ Sinh học

106

- Hiểu được các bước cơ bản của công nghệ DNA tái tổ hợp.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Sử dụng được một số dụng cụ và máy móc cơ bản trong phân tích hóa sinh.

- Nắm vững nguyên tắc an toàn phòng thí nghiệm,

- Hình thành tác phong cẩn thận, chính xác, tỉ mỉ trong thực nghiệm.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Nhận thức và thấy rõ được vị trí quan trong của hóa sinh học trong việc giải thích cơ

sở phân tử của sự sống và vai trò của hóa sinh học trong nhiều lĩnh vực liên quan.

- Góp phần năng cao ý thức chăm lo sức khỏe, bảo vệ môi trường.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Sử dụng kiến thức lý thuyết và thực hành được trang bị để lý giải một số hiện tượng

sống, áp dụng các hiểu biết đó trong bảo vệ sức khỏe, môi trường.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Thường xuyên (20%): thông qua các câu hỏi trắc nghiệm, sự tham gia của người học

vào các bài giảng trên lớp.

- Giữa kỳ (trắc nghiệm, 20%)

- Cuối kỳ (thi viết, 60%)

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Áng (2009). Hoá sinh học. NXB Giáo dục.

- Nguyễn Quang Vinh, Bùi Phương Thuận, Phan Tuấn Nghĩa (2004). Thực tâp hoá sinh

học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Nelson D.L., Cox M.M. (2008). Lehninger Principles of Biochemistry. Worth

Publishers, New York

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học cung cấp các kiến thức về các nội dung chính sau đây:

- Thành phần cấu tạo, cấu trúc, tính chất, phân bố của các hợp chất sống bao gồm: axit

amin, protein, carbohydrate, lipid, axit nucleic, vitamin và hormone.

- Xúc tác sinh học: enzyme và ribozyme, cơ chế xúc tác, động học xúc tác enzyme, sự

hoạt hóa và ức chế hoạt tính enzyme, gọi tên và phân loại enzyme.

- Các nguyên lý của quá trình trao đổi chất và năng lượng bao gồm: sự biến đổi năng

lượng tự do, quá trình phosphoryl hóa mức cơ chất và phosphoryl hóa và oxi hóa qua

chuỗi vận chuyển điện tử.

Page 64: Ngành Công nghệ Sinh học

107

- Quá trình sinh tổng hợp và phân giải carbohydrate (đường phân, oxy hóa kỵ khí

glucose, chu trình krebs, con đường pentose phosphate, sự tân tạo glucose, quang hợp

và sinh tổng hợp oligo và polysacharide)

- Quá trình phân giải và sinh tổng hợp lipid (triacylglycerol và các lipid khác)

- Quá trình phân giải và sinh tổng hợp DNA (sao chép)

- Quá trình sinh tổng hợp và phân giải RNA (quá trình phiên mã)

- Quá trình phân giải và sinh tổng hợp protein (quá trình dịch mã), điều hòa biểu hiện

gen trong tế bào.

- Giới thiệu về công nghệ DNA tái tổ hợp

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Mở đầu

1.1. Định nghĩa, đối tượng nghiên cứu của hoá sinh học.

1.2.Tóm tắt lịch sử và tình hình phát triển của hoá sinh học trên thế giới và trong nước,

triển vọng và phương hướng.

1.3. Sự liên hệ chặt chẽ giữa hoá sinh học với các ngành khoa học khác và vai trò, ý

nghĩa của hoá sinh học đối với đời sống và thực tế sản xuất.

1.4. Giới thiệu chung về các phương pháp thường dùng trong nghiên cứu hoá sinh học.

Chương 2: Protein

2.1. Giới thiệu chung về protein

2.2. Cấu tạo, thành phần nguyên tố của protein

2.3. Các amino acid cấu tạo nên protein

2.4. Sự liên kết giữa các amino acid bằng liên kết peptide, phản ứng đặc trưng của liên

kết peptide

2.5. Cấu tạo, đặc tính, phân loại và vai trò sinh học của protein

2.6. Giới thiệu về các phương pháp tách chiết, tinh sạch và nghiên cứu cấu trúc của

protein

Chương 3: Enzyme

3.1. Giới thiệu chung về các chất xúc tác sinh học (enzyme và ribozyme)

3.2. Cấu trúc phân tử enzyme

3.3. Hoạt tính xúc tác enzyme, tính đặc hiệu kiểu phản ứng và đặc hiệu cơ chất của

enzyme

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng enzyme (nồng độ enzyme, nồng độ cơ

chất, các chất ức chế, các chất họat hóa, nhiệt độ, pH...).

3.5. Động học phản ứng enzyme

3.6. Phân loại enzyme (giới thiệu chung về cách gọi tên, phân loại enzyme)

Chương 4: Carbohydrate

Page 65: Ngành Công nghệ Sinh học

108

4.1. Giới thiệu chung về carbohydrate

4.2.Cấu trúc, tính chất của các monosaccharide quan trọng và phổ biến, các dẫn xuất

monosaccharide quan trọng

4.3. Các phản ứng thường dùng để định tính, định lượng monosaccharide và một số phản

ứng quan trọng khác của monosaccharide

4.4. Đặc điểm cấu trúc và một số đặc tính của các disaccharide, oligo- và polysaccharide

phổ biến trong tự nhiên.

Chương 5: Lipid

5.1. Giới thiệu chung về lipid

5.2. Triacyglecerol và các axit béo

5.3. Các loại lipid khác

Chương 6: Acid nucleic

6.1. Giới thiệu chung về acid nucleic

6.2. Thành phần cấu tạo của acid nucleic (ADN và ARN)

6.3. Cấu trúc và tính chất của acid nucleic

6.4. Vài nét về công nghệ DNA tái tổ hợp

Chương 7: Vitamin

7.1. Giới thiệu chung về vitamin

7.2. Các vitamin hoà tan trong nước

7.3.Các vitamin hoà tan trong chất béo

Chương 8: Hormon và cơ chế phân tử điều hoà các quá trình trao đổi chất

8.1. Giới thiệu chung về hormon

8.2. Hormon ở người và động vật bậc cao

8.3. Hormon thực vật

Chương 9: Giới thiệu chung về trao đổi chất và trao đổi năng lượng

9.1. Trao đổi chất

9.1.1. Quá trình đồng hoá và dị hoá, các con đường trao đổi chất và các chất trao đổi

9.1.2. Sự liên quan giữa đồng hoá và dị hoá

9.2. Trao đổi năng lượng

9.2.1. Sự biến đổi năng lượng tự do của các phản ứng và con đường trao đổi chất

9.2.2. Liên kết cao năng, sự hình thành, vai trò của ATP và các hợp chất cao năng

khác

9.2.3.Oxi hoá-khử sinh học và sự biến đổi năng lượng của phản ứng oxi hóa khử sinh

học

9.2.4. Chuỗi hô hấp và thuyết hoá thẩm

Chương 10: Trao đổi carbohydrate

10.1. Quá trình phân giải carbohydrate

Page 66: Ngành Công nghệ Sinh học

109

10.1.1.Quá trình phân giải các carbohydrate thành các monosaccharide, các enzyme

amylolytic và một số enzyme liên quan

10.1.2.Các con đường phân giải monosaccharide glucose

10.1.2.1.Đường phân kị khí (glycolysis) và lên men.

10.1.2.1.Chu trình Krebs và chu trình glyoxylate

10.1.2.3.Con đường pentosephosphate.

10.1.3. Quá trình phân giải một số mono- và disaccharide quan trọng khác

10.1.3.1. Sự phân giải lactose và galactose

10.1.3.2. Sự phân giải sucrose và fructose

10.2. Sinh tổng hợp carbohydrate

10.2.1. Sự tân tạo glucose (gluconeogenesis)

10.2.2. Sự tổng hợp monosaccharide từ CO2 và H2O nhờ quá trình quang hợp

10.2.3. Các chu trình C3, C4 và CAM

10.2.4. Sinh tổng hợp các di-, oligo- và polysaccharide

Chương 11: Trao đổi lipid

11.1. Sự phân giải lipid

11.1.1.Sự phân giải triacylglycerol

11.1.2. Sự phân giải các lipid khác

11.1.3. Phân giải acid béo theo con đường -oxi hoá

11.1.4. Sự phân giải acid béo bằng các con đường oxi hoá khác (alpha và omega-oxi

hoá)

11.1.5. Sự phân giải các thành phần khác của lipid

11.2.Sinh tổng hợp lipid

11.2.1.Sinh tổng hợp acid béo

11.2.2.Sinh tổng hợp triacylglycerol

11.2.3. Sinh tổng hợp các lipid khác

Chương 12: Trao đổi acid nucleic

12.1. Sự phân giải acid nucleic

12.1.1. Các nuclease (DNase và RNase) và tính đặc hiệu tác dụng của chúng

12.1.2. Sự phân giải base purine

12.1.3. Sự phân giải các base pyrimidine

12.2.Sinh tổng hợp nucleotide và acid nucleic

12.2.1.Quá trình tổng hợp các nucleotide purine

12.2.2.Tổng hợp nucleotide pyrimidine

12.2.3.Tổng hợp acid nucleic từ các nucleotide

12.2.4. Sinh tổng hợp in vitro các acid nucleic và các ứng dụng

Page 67: Ngành Công nghệ Sinh học

110

Chương 13: Trao đổi protein

13.1. Sự phân giải protein

13.1.1. Sự thuỷ phân protein và các enzyme proteolytic

13.1.2. Sự phân giải các amino acid

13.2. Sinh tổng hợp amino acid và protein

13.2.1. Sinh tổng hợp các amino acid

13.2.2. Sinh tổng hợp protein

13.2.3. Điều hoà quá trình sinh tổng hợp protein hay điều hoà biểu hiện gen

28. DI TRUYỀN HỌC

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO2203

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết

Tế bào học (BIO2200), Hóa sinh học (BIO2202)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác)

- PGS.TS. Đinh Đoàn Long, phụ trách môn học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Điện thoại: 0912150799, Email: [email protected]

- TS. Nguyễn Thị Hồng Vân, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Điện thoại:

0912627679, Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ)

6.1. Kiến thức

Hiểu được các nguyên lý di truyền cơ bản như các quy luật di truyền học Menđen và

Menđen mở rộng, lập bản đồ di truyền, các nguyên lý cơ bản của di truyền phân tử, di

truyền học tế bào, di truyền học quần thể.

Áp dụng được các nguyên lý cơ bản của di truyền học để giải quyết các bài toán và các

vấn đề thực tiễn trong cuộc sống liên quan đến sinh học nói chung và di truyền học nói

riêng.

Nắm vững nguyên lý của các phương pháp nghiên cứu di truyền học hiện đại, trong đó

có di truyền học phân tử và tế bào để khi ra trường có thể nhanh chóng tiếp cận với các

kỹ thuật mới và chủ động sáng tạo hoàn thành các công việc chuyên môn được giao.

6.2. Kỹ năng

Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;

Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi;

Page 68: Ngành Công nghệ Sinh học

111

Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;

Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;

Rèn luyện tính kiên trì trong công việc;

Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động,

làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình.

Có khả năng đọc, hiểu và biết cách khai thác những vấn đề/ thông tin/ tư liệu liên quan

đến sự phát triển của Di truyền học ở các cấp độ phân tử, tế bào, cơ thể và quần thể.

Có khả năng áp dụng một số phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật phòng thí nghiệm cơ

bản của Di truyền học phân tử, Di truyền học tế bào và Di truyền học quần thể trong

phân tích các hệ thống sinh học ở cấp độ tế bào và cơ thể.

Có thể vận dụng những kiến thức về sinh học tế bào và cơ thể để giải quyết một số bài

toán cụ thể trong thực tiễn thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, y-sinh-dược, công nghiệp

thực phẩm, mỹ phẩm và bảo vệ môi trường.

6.3. Thái độ

Có ý thức nghiên cứu khoa học trung thực, nghiêm túc, khách quan, tư duy logic trong

vận dụng các khái niệm của di truyền học vào các lĩnh vực khác nhau của thực tiễn đời

sống xã hội;

Nhận thức rõ vai trò của các nguyên lý di truyền học trong bối cảnh phát triển chung

của sinh học hiện đại và ứng dụng của chúng trong các lĩnh vực nông nghiệp, công

nghiệp thực phẩm, y-dược học và bảo vệ môi trường;

Có ý thức vận dụng các kiến thức đã được học trong việc giải quyết các bài toán hoặc

vấn đề cụ thể của thực tiễn đời sống;

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá

- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên: Đánh giá ý thức học tập và kiến thức sinh viên

thông qua các buổi thảo luận: 10% tổng số điểm.

- Kiểm tra, đánh giá định kỳ: Đánh giá định kỳ qua mỗi phần thực hành: 3 bài kiểm tra,

mỗi bài 10% tổng số điểm.

- Tiêu chí đánh giá các loại bài tập: Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức để giải các

bài toán và các vấn đề thực tiễn: 10% tổng số điểm.

- Thi cuối khóa: Hình thức trắc nghiệm (50 câu hỏi, 90 phút); 50% tổng số điểm.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản)

8.1. Giáo trình bắt buộc

- Lê Duy Thành, Tạ Toàn, Đỗ Lê Thăng, Đinh Đoàn Long (2007). Di truyền học. NXB

Khoa học và Kỹ thuật.

- Đỗ Lê Thăng, Đinh Đoàn Long (2007). Chú giải di truyền học. NXB Giáo dục.

Page 69: Ngành Công nghệ Sinh học

112

- Đỗ Lê Thăng (2000). Thực tập Di truyền học. ĐH KHTN, ĐH QGHN, Hà Nội.

- Đỗ Lê Thăng, Hoàng Thị Hoà, Nguyễn Thị Hồng Vân (2007). Chọn lọc và hướng dẫn

giải bài tập di truyền học. NXB Giáo dục. 2007.

8.2. Giáo trình tham khảo

- Peter J. Russel (2000). Fundamentals of Genetics. Addison Wesley Longman Inc.

- Đinh Đoàn Long, Đỗ Lê Thăng (2009). Cơ sở Di truyền học phân tử và tế bào. NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Tóm tắt nội dung môn học

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Di truyền học cơ sở, bao gồm các

nguyên lý di truyền học Menđen và di truyền học Menđen mở rộng, lập bản đồ di truyền,

áp dụng các nguyên lý di truyền học cơ sở để phân tích di truyền học các đối tượng khác

nhau như virus, vi khuẩn, vi nấm, di truyền ngoài nhân, di truyền học quần thể; Di truyền

học phân tử, bao gồm cấu tạo và chức năng của ADN, ARN, các quá trình di truyền ở cấp

phân tử như mã di truyền, sao mã (tái bản), phiên mã, dịch mã, sinh tổng hợp protein và

các kỹ thuật cơ bản để nghiên cứu di truyền học phân tử. Ngoài ra, môn học còn cung cấp

cho sinh viên thông tin về những hướng ứng dụng cơ bản của di truyền học, đặc biệt là

công nghệ sinh học mà trong đó kỹ thuật di truyền đóng vai trò chủ đạo, trong cuộc cách

mạng khoa học kỹ thuật hiện nay, trong cuộc đấu tranh chống nghèo đói và bệnh tật trên

thế giới.

This course is subjected to provide students with essential concepts and basic principles of

modern genetics, including laws of Mendelian genetics and extended rules, genetic linkage

and mapping, genetic principles in different kingdoms (e.g. viruses, bacteria, yeasts,

plants, animals) , extranuclear genetics, population genetics, molecular genetics. A long

the course, the discussion section is to deal with the potential application of modern

genetics, particularily those of genetic engineering, to different sectors of current socio-

economical life, such as in agriculture, food industry, environment monitoring, in

pharmacy and medicine, etc.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…)

Các chủ đề sau được đề cập trong môn học:

- Các nguyên lý di truyền học Menđen

- Nhiễm sắc thể và sự di truyền

- Liên kết gen và trao đổi chéo

- Bản chất hóa học và sự tái bản vật chất di truyền

- Sự phiên mã và dịch mã di truyền

- Điều hòa hoạt động của gen

- Tổ chức phân tử của nhiễm sắc thể

- Biến dị số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể

- Đột biến và sự phát sinh đột biến

Page 70: Ngành Công nghệ Sinh học

113

- Di truyền học vi khuẩn và virut

- Di truyền học tế bào xoma và di truyền học miễn dịch

- Kỹ thuật di truyền và hệ gen học

- Phân tích gen và sản phẩm của gen

- Di truyền học ngoài nhiễm sắc thể và di truyền học tính trạng số lượng

- Di truyền học quần thể và tiến hóa

29. VI SINH VẬT HỌC

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO2204

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

Hóa sinh học (BIO2202)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- ThS. Trần Thị Thanh Huyền, Bộ môn Vi sinh vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên

- ThS. Mai Thị Đàm Linh, Bộ môn Vi sinh vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên

- TS. Phạm Thế Hải, Bộ môn Vi sinh vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học

Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

Nhớ được các định nghĩa, khái niệm cơ bản về vi sinh vật, cấu trúc tế bào vi sinh vật

nhân sơ và nhân chuẩn.

Nhớ được các nhóm virut, chu trình nhân lên và phương thức nhân lên của các virut có

genom khác nhau. Nhớ được các phương pháp phân lập và nuôi cấy virut. Phân nhóm

được virut động vật, thực vật và prion.

Nhớ được các khái niệm về trao đổi chất, các con đường trao đổi chất dị hóa ở vi sinh

vật. các con đường trao đổi chất dị hóa.

Phân loại được các nhóm vi sinh vật khác nhau dựa vào khả năng sử dụng oxi, phân

loại được các nhóm dinh dưỡng khác nhau dựa vào khả năng sử dụng nguồn cacbon và

nguồn năng lượng.

Nhớ được các khái niệm về môi trường nuôi cấy, các pha của quá trình sinh trưởng và

thiết lập đường cong sinh trưởng của vi sinh vật.

Nhớ được các phương thức khống chế sinh trưởng của vi sinh vật và cơ chế tác dụng

của một số chất kháng sinh kháng vi sinh vật

Page 71: Ngành Công nghệ Sinh học

114

Hiểu được bản chất genom của vi sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn, chức năng của gen

và quá trình sao chép DNA

Hiểu được vai trò của công nghệ ADN tái tổ hợp trong công nghệ sinh học và Các công

cụ và kỹ tuật của công nghệ ADN tái tổ hợp

Nhớ được một số khái niệm về vi sinh vật học thực phẩm và sinh thái học vi sinh vật.

6.2. Kỹ năng

Phát triển kỹ năng làm việc nhóm, tham khảo và phân tích các tài liệu tiếng nước ngoài

Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;

Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;

6.3. Thái độ

Có ý thức nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, trung thực và trong việc đánh giá về vấn

đề khoa học sinh học

Nhận thức rõ được vai trò có lợi và có hại của vi sinh vật trong tự nhiên và trong công,

nông nghiệp.

Có khả năng phân loại vi sinh vật bằng hình thái và bằng nhuộm hoặc nuôi cấy xác định

đặc điểm sinh hóa

Có khả năng làm việc trong các phòng xét nghiệm về vi sinh và hóa sinh

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra kiến thực nhập môn với các câu hỏi ở mức độ cơ bản về vi sinh vật học, hóa

sinh học và phân loại học cho sinh viên.

- Kiểm tra đầu giờ 10’ bằng bài kiểm tra trắc nghiệm trong đó 70% câu hỏi liên quan đến

kiến thức đã học buổi trước và 30% câu hỏi liên quan đến kiến thức sẽ được học ở bài

tiếp theo.

- Giữa kỳ: Kiểm tra trắc nghiệm 60 câu trong 50 phút

Cuối kỳ: Kiểm tra trắc nghiệm 100 câu trong 60 phút

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Kiều Hữu Ảnh (2006). Giáo trình vi sinh vật học lý thuyết và bài tập giải sẵn tập 1,2,

Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội.

- Lansing M. Prescott, John P. Harley and Donald A. Klein (2004). Microbiology, 6th

edition. McGraw-Hill Higher Education.

- Lansing M. Prescott, John P. Harley and Donald A. Klein (2006). Laboratory

excercises in Microbiology, 5th edition, McGraw-Hill Higher Education.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Vi sinh vật là những cơ thể sống có kích thước hiển vi, bao gồm vi khuẩn, virus,

nấm men và nấm mốc (cùng là nấm), tảo và nguyên sinh động vật. Trong đó, vi khuẩn đã

được phân loại thành Procaryote (Sinh vật nhân sơ) và Eucaryote bao gồm nấm,

Page 72: Ngành Công nghệ Sinh học

115

tảo và nguyên sinh động (sinh vật nhân thực) và virut là sinh vật không có cấu tạo tế bào.

Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi trên trái đất, kể cả con người, động vật, thực vật và các

sinh vật sống khác, đất, nước, không khí, và chúng sinh trưởng và phát triển ở mọi nơi

ngoại trừ trong bầu khí quyển. Số lượng vi sinh vật trên hành tinh này vượt

xa tất cả các dạng sống khác. Vi sinh vật đầu tiên được xác định là đã có mặt trên trái đất

vào hơn 3 tỷ năm trước và từ đó đến nay chúng đóng vai trò quan trọng đặc biệt là các lợi

ích mà chúng mang lại trong các hệ thống sống khác.

Microorganisms are living entities of microscopic size and include bacteria, viruses, yeasts

and molds (together designated as fungi), algae, and protozoa. For a longtime, bacteria

have been classified as procaryotes (cells without definite nuclei), and the fungi, algae, and

protozoa as eucaryotes (cells with nuclei); viruses do not have regular cell structures and

are classified separately. Microorganisms are present everywhere on Earth, including

humans, animals, plants and other living creatures, soil, water, and atmosphere, and they

can multiply everywhere except in the atmosphere. Their numbers far exceed all other

living cells on this planet. They were the first living cells to inhabit the Earth more than 3

billion years ago and since then have played important roles, many of which are beneficial

to other living systems.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Lược sử phát triển của vi sinh vật học

1.1. Sơ lược lịch sử phát triển

1.1.1. Giai đoạn phát triển sớm

1.1.2. Thời kỳ hoàng kim của vi sinh vật học

1.1.3. Giai đoạn đương thời

1.2. Các hệ thống phân loại sinh giới của Linnaeus, Haeckel, Whittaker và Woese

1.3. Vai trò của vi sinh vật trong tự nhiên, trong đời sống sản xuất và trong nghiên

cứu.

Chương 2. Cấu trúc và chức năng tế bào vi sinh vật

2.1. Procaryot

2.1.1. Kích thước, hình dạng và cách sắp xếp

2.1.2. Tổ chức của tế bào procaryot

2.1.2.1. Màng tế bào

- Cấu trúc màng tế bào

- Các phương thức vận chuyển qua màng

2.1.2.2. Nền tế bào chất

2.1.2.3. Vùng nhân

2.1.2.4. Thành tế bào

- Cấu trúc peptidoglican

- Thành tế bào vi khuẩn Gram dương

- Thành tế bào vi khuẩn Gram âm

Page 73: Ngành Công nghệ Sinh học

116

- Cơ chế nhuộm Gram

2.1.2.5. Các hợp phần bên ngoài thành tế bào

- Màng giáp (capsule), lớp nhày và lớp S

- Pili và tiêm mao (fimbriae)

- Tiên mao và sự di động

2.1.2.6. Hoá hướng động (chemotaxis)

2.1.2.7. Nội bào tử của vi khuẩn

2.1.3. Các nhóm Procaryot chủ yếu

2.1.3.1. Vi khuẩn

2.1.3.2. Vi khuẩn lam

2.1.3.4. Xạ khuẩn

2.2. Eucaryot

2.2.1. Kích thước, hình dạng và cách sắp xếp

2.2.2. Tổ chức của tế bào Eucaryot

2.2.2.1. Thành tế bào

2.2.2.2. Màng tế bào

2.2.2.3. Nền tế bào chất và bào quan

2.2.2.4. Nhân

2.2.3. Các nhóm Eucaryot chủ yếu

2.2.3.1. Vi nấm

2.2.3.2. Nguyên sinh động vật

2.2.3.3. Tảo đơn bào

2.2.4. So sánh tế bào sinh vật nhân thật và nhân sơ

2.3. Vi khuẩn cổ

2.4. Bài tập

Chương 3. Virút

3.1. Hình thái và cấu trúc của virut

3.2. Các phương thức sinh sản ở virut

3.3. Các phương pháp phân lập và nuôi cấy virut

3.4. Virut của vi khuẩn, động vật, thực vật và prion

3.5. Bài tập

Chương 4. Trao đổi chất

4.1. Các khái niệm cơ bản

4.2. Các con đường trao đổi chất dị hóa

4.2.1. Các con đường đường phân

4.2.2. Chu trình Krebs

4.2.3. Hô hấp và chuỗi vận chuyển điện tử

4.2.4. Lên men

Page 74: Ngành Công nghệ Sinh học

117

4.3. Các con đường trao đổi chất đồng hóa

4.4. Sự thống nhất và điều hòa các chức năng trao đổi chất

4.5. Bài tập

Chương 5. Dinh dưỡng và sinh trưởng

5.1. Dinh dưỡng của vi sinh vật

5.1.1. Nhu cầu về nguồn cacbon, hidro và ôxi

Các kiểu (typ) dinh dưỡng ở vi sinh vật

5.1.2. Nhu cầu về nguồn nitơ, photpho và lưu huỳnh

5.1.3. Các nhân tố sinh trưởng

5.1.4. Các phương thức thu nhận dinh dưỡng của tế bào

- Khuyếch tán đơn giản

- Vận chuyển chủ động đơn giản

- Chuyển dịch nhóm

- Hệ thống vận chuyển ABC (ATP binding cassette)

5.1.5. Môi trường nuôi cấy

- Môi trường xác định

- Môi trường phức tạp

- Các loại môi trường

5.1.6. Phân lập các chủng thuần khiết

5.2. Sinh trưởng của vi sinh vật

5.2.1. Đường cong sinh trưởng

- Pha lag

- Pha logarit

- Pha cân bằng

- Pha suy vong

5.2.2. Đo sinh trưởng của vi sinh vật

- Xác định số lượng tế bào

- Xác định sinh khối tế bào

5.2.3. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường lên sinh trưởng

- Chất tan và hoạt tính nước

- pH

- Nhiệt độ

- Nồng độ ôxi

- Áp suất

- Bức xạ

5.3. Kiểm soát vi sinh vật bằng các tác nhân vật lý và hoá học

5.3.1. Sử dụng các phương pháp vật lý

5.3.2. Sử dụng các tác nhân hoá học

Page 75: Ngành Công nghệ Sinh học

118

5.3.3. Các chất kháng vi sinh vật

- Các chất kháng sinh và cơ chế tác dụng

- Phương pháp xác định hoạt tính kháng sinh

+ khuyếch tán và pha loãng

- Sự đề kháng chất kháng sinh

5.3.4. Các con đường đưa thuốc vào cơ thể

5.3.5. Các cơ chế kháng thuốc

5.4. Bài tập

Chương 6. Sinh học phân tử và di truyền học vi sinh vật

6.1. Cấu trúc và chức năng ADN và quá trình sao chép ADN

6.1.1. Cấu trúc axit nucleic

6.1.2. Cấu trúc genom của Procaryot

6.1.3. Cấu trúc genom của Eucaryot

6.1.4. Sao chép ADN

6.2. Chức năng của gen

6.3. Các đột biến gen

6.4. Sự tái tổ hợp di truyền và sự chuyển gen

6.5. Bài tập

30. THỐNG KÊ SINH HỌC

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO2205

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Giải tích 2 (MAT1192), Xác suất thống kê (MAT1101)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- GVC. Chu Văn Mẫn, Bộ môn Nhân học và Sinh lý học, Khoa Sinh học, Trường

ĐHKHTN.

- TS. Đỗ Minh Hà, Bộ môn Nhân học và Sinh lý học, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN.

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

- Biết cách thu thập số liệu trong nghiên cứu các vấn đề sinh học, sắp xếp hệ thống hoá

số liệu đã thu được, tìm ra những tham số đặc trưng cho bộ số liệu này. (Mức 1)

- Nắm được các phương pháp phân tích các quy luật biến thiên của các bộ số liệu thu

được, xác định mối liên hệ giữa nhiều hệ thống số liệu. (Mức 2)

Page 76: Ngành Công nghệ Sinh học

119

- Hiểu và vận dụng được một số phương pháp toán học trong việc giải bài toán sinh học,

xử lí thống kê và quản lí số liệu, khai thác một cơ sở dữ liệu nghiên cứu trong sinh học

bằng một số phần mềm Thống kê. (Mức 3)

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Hình thành kỹ năng tổ chức lưu trữ, quản lý, khai thác và phân tích dữ liệu tự động, thể

hiện thông tin phục vụ thực tế. (Mức 2)

- Sử dụng thành thạo các thủ tục phân tích thống kê, giải quyết bài toán mô tả biến động

quần thể bằng phần mềm Thống kê. (Mức 3)

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Rèn luyện sinh viên có tính thận trọng, tỉ mỉ và sáng tạo trong khi thao tác với dữ liệu.

(Mức 3)

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Vận dụng được các kiến thức được trang bị vào việc xử lý dữ liệu trong việc làm niên

luận, khóa luận tốt nghiệp và nghiên cứu khoa học sau này. (Mức 3).

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ:

o Thời gian: sau tuần thứ 5

o Hình thức kiểm tra: thực hành trên máy

o Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

o Thời gian: sau tuần thứ 10

o Hình thức kiểm tra: thực hành trên máy

o Hệ số điểm: 60%

- Điểm thường xuyên:

o Điểm trung bình chung của các bài thực hành

o Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Chu Văn Mẫn (2011). Tin học trong công nghệ sinh học. NXB Giáo dục Hà Nội

- Chu Văn Mẫn, Đào Hữu Hồ (2001).Thống kê Sinh học. NXB Khoa học và Kỹ thuật,

Hà Nội, 162 tr.

- Samuels Witmer (2003). Statistics for the Life sciences, 3-rd ed. Pearson Education.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Giới thiệu về thống kê sinh học và Microsoft Excel. Tổng thể và mẫu, số trung bình,

phương sai và các đặc trưng thống kê khác của mẫu. Một số hàm cơ bản trong Excel để

Page 77: Ngành Công nghệ Sinh học

120

tính các đặc trưng thống kê của mẫu. Ước lượng các tham số thống kê của tổng thể, dung

lượng mẫu. So sánh các tham số thống kê, phương pháp phi tham số, phân tích phương sai,

phân tích tương quan và hồi quy. Thiết kế thí nghiệm và tối ưu hóa thực nghiệm trong sinh

học. Quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu sử dụng bảng tính Excel.

Introduction to Biostatistics and Microsoft Excel. Population and sample, the sample

mean, variance and other parameters of the sample. Some basic functions in Excel to

calculate the statistical parameters of the sample. Estimation of the population parameters,

size of the sample. Comparison of statistical parameters, nonparametric methods, analysis

of variance, correlation and regression analysis. Experimental design and optimization in

biology. Management and exploitation of biological database using Excel spreadsheets.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Giới thiệu chung về phương pháp thống kê sinh học và Microsoft Excel

1. Các khái niệm cơ bản

2. Các thao tác cơ bản trong bảng tính

3. Ví dụ giải một vài bài toán sinh học bằng phần mềm Microsoft Excel

Chương 2. Các khái niệm cơ bản về thống kê sinh học

1. Nhắc lại một vài khái niệm và kí hiệu

2. Tổng thể và mẫu

3. Đặc trưng thống kê của mẫu

3.1. Đại lượng trung bình

3.2. Các chỉ số phân tán

4. Tính các đặc trưng thống kê mẫu bằng hàm trong Microsoft Excel

Chương 3. Ước lượng các tham số của tổng thể

1. Đặt vấn đề và một vài khái niệm

2. Ước lượng số trung bình, phương sai và xác suất của tổng thể

2.1. Ước lượng số trung bình, phương pháp tính trong Microsoft Excel

2.2. Ước lượng phương sai, phương pháp tính trong Microsoft Excel

2.3. Ước lượng xác suất (tỷ lệ) của một tổng thể, phương pháp tính trong Microsoft

Excel

2.4. Xác định dung lượng mẫu cần thiết, phương pháp tính trong Microsoft Excel

Chương 4. Kiểm định giả thiết thống kê về các tham số của đặc trưng sinh học

1. Đặt bài toán và một vài khái niệm

2. Phương pháp so sánh kết quả thống kê các mẫu nghiên cứu

2.1. Ý nghĩa

2.2. So sánh kết quả thống kê các mẫu nghiên cứu độc lập

2.2.1. Kiểm định giả thiết Ho: 1 = 2

2.2.2. Kiểm định giả thiết Ho: 1 = ....= k với k3

2.3. So sánh kết quả thống kê các mẫu nghiên cứu liên hệ

Page 78: Ngành Công nghệ Sinh học

121

2.3.1. Kiểm định giả thiết Ho: 1 = 2

2.3.2. Kiểm định giả thiết Ho: 1 = ....= k với k3

2.4. Kiểm định tính độc lập và so sánh các tỷ lệ

2.4.1. So sánh tỷ lệ

2.4.2. Kiểm định tính độc lập của các yếu tố thí nghiệm

3. Phương pháp phân tích phương sai (analysis of variance - ANOVA)

3.1. Đặt bài toán

3.2. Phân tích phương sai một nhân tố đối với các thí nghiệm ngẫu nhiên hoàn toàn

(fully randomized designs)

3.3. Phân tích phương sai hai nhân tố

Chương 5. Mô hình hóa quy luật phân bố của một đặc trưng sinh học

1. Tiêu chuẩn 2

2. Kiểm định một mẫu theo một hàm phân phối

2.1. Hàm phân phối chuẩn

2.2. Luật xác suất nhị thức

2.3. Luật xác suất Poisson

2.4. Phân bố giảm (phân bố mũ hàm Meyer)

2.5. Phân bố Weibull

2.6. Phân bố khoảng cách

Chương 6. Phân tích tương quan và hồi quy

1. Khái niệm về phân tích thống kê nhiều biến số

2. Xác định mức độ liên hệ giữa các đại lượng - hệ số tương quan R

3. Phân tích tương quan hồi quy

3.1. Hồi quy tuyến tính một lớp

3.2. Liên hệ tuyến tính nhiều lớp

4. Phân tích tương quan phi tuyến tính

4.1. Giới thiệu một số hàm phi tuyến tính

4.2. Phân tích mối liên hệ giữa các đại lượng tương quan phi tuyến

5. Thiết lập tương quan hồi quy bằng biểu đồ

5.1. Giới thiệu chế độ biểu đồ của phần mềm Microsoft Excel

5.2. Thiết lập biểu đồ tương quan

Chương 7. Thiết kế thí nghiệm

1. Khái niệm cơ bản

1.1. Khái niệm về thiết kế thí nghiệm

1.2. Mô hình thiết kế thí nghiệm

1.3. Các bước thực hiện thiết kế thí nghiệm

2. Thiết kế thí nghiệm

2.1. Mục tiêu

Page 79: Ngành Công nghệ Sinh học

122

2.2. Lựa chọn các biến

2.3. Lựa chọn thiết kế thí nghiệm

2.4. Thiết kế thí nghiệm bậc 1

3. Tối ưu hoá thực nghiệm

3.1. Phương pháp thực nghiệm theo đường dốc nhất

3.2. Phương pháp khảo sát mặt mục tiêu

3.3. Phương pháp đơn hình

3.4. Bài toán ví dụ

Chương 8. Phân tích cơ sở dữ liệu

1. Những khái niệm cơ bản

2. Thao tác với cơ sở dữ liệu

2.1. Tạo lập một cơ sở dữ liệu

2.2. Chỉnh và sửa cơ sở dữ liệu

3. Sắp xếp cơ sở dữ liệu

4. Chọn lọc dữ liệu (Data Filter)

4.1. Lọc dữ liệu bằng lệnh Auto Filter

4.2. Lọc dữ liệu bằng Advanced Filter

5. Phân tích dữ liệu bằng kỹ thuật Pivot Table

5.1. Tạo Pivot Table

5.2. Hiệu chỉnh và khai thác Pivot Table

6. Tính tần số các giá trị trong một cơ sở dữ liệu

6.1. Phương pháp dùng hàm Countif trong fx của thanh công cụ

6.2. Phương pháp dùng Tools/ Data analysis/ Histogram để khảo sát hàm phân

phối tần số

31. SINH LÝ HỌC NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

1. Mã môn học: BIO2206

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Tế bào học (BIO2200), Hóa sinh học (BIO2202)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- ThS. Phạm Trọng Khá, Bộ môn Nhân học và Sinh lý học, Khoa Sinh học, Trường Đại

học Khoa học Tự nhiên

- ThS. Lưu Thị Thu Phương, Bộ môn Nhân học và Sinh lý học, Khoa Sinh học, Trường

Đại học Khoa học Tự nhiên

Page 80: Ngành Công nghệ Sinh học

123

- TS. Tô Thanh Thúy, Bộ môn Nhân học và Sinh lý học, Khoa Sinh học, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1.Kiến thức

- Hiểu các khái niệm và các nguyên lý cơ bản trong sinh lý học nói chung và sinh lý động

vật nói riêng.

- Nắm vững các kiến thức về những quá trình sống diễn ra trong cơ thể người và động

vật như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, nội tiết, sinh sản, ý nghĩa và quá trình

phát triển cũng như cơ chế hoạt động của các hệ thống đó….Trên cơ sở đó sinh viên có

thể làm sáng tỏ nhiều hiện tượng sinh – bệnh lý xảy ra ở người và động vật.

- Nắm được các phương pháp nghiên cứu dùng trong sinh lý người và động vật và các

hướng ứng dụng vào thực tiễn.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Có kỹ năng phát hiện, phân tích, giải quyết vấn đề trong lĩnh vực sinh lý học người và

động vật.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có thể nhận thức được bối cảnh xã hội, ngoại cảnh để áp dụng vào các hoạt động thực

tiễn liên quan đến sinh lý học người và động vật.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra thường xuyên:

+ Điểm trung bình trung của các bài thảo luận hoặc kiểm tra ngắn, thực hành trong

phòng thí nghiệm

+ Hệ số điểm: 25%

- Kiểm tra giữa kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 5

+ Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm

+ Hệ số điểm: 15%

- Kiểm tra cuối kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 10

+ Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc viết luận

+ Hệ số điểm: 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Trịnh Hữu Hằng và Đỗ Công Huỳnh (2007). Sinh lý học người và động vật (2 tập).

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Page 81: Ngành Công nghệ Sinh học

124

- Cindy L. Stanfrield (2011). Principles of Human Physiology, 4th edition, Benjamin

Cummings, USA.

- Hill, Wyse, Anderson (2008). Animal Physiology, 2nd edition, Sinauer Associatees, Inc.

USA.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học “Sinh lý học người và động vật” cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về

những quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể người và động vật. Môn học tập trung vào các

cơ chế quan trọng của các quá trình tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, thần kinh, nội

tiết,…, mối liên quan chặt chẽ giữa các hệ thống chức năng với sự cân bằng nội môi. Các

quá trình sinh lý cơ bản được trình bày ở mức độ cơ thể, tế bào và phân tử cùng với cơ chế

bệnh lý điển hình liên quan.

An introduction to basic principles of physiological processes occurring in human and

animals. The course focuses on the important mechanism of the circulation, respiration,

digestion, excretion, nervous, endocrine,..., strict correlation between functional systems

with internal balance environment (homeostasis). The basic physiological process is

presented in the levels from molecules to the body with typical pathological mechanisms

involved.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Giới thiệu chung

1.1. Những nguyên tắc cơ bản của sinh lý học

1.2. Mối quan hệ giữa sinh lý học với các môn học khác

1.3. Phương pháp nghiên cứu

1.4. Cân bằng nội môi

Chương 2. Sinh lý thần kinh

2.1. Ý nghĩa và quá trình tiến hóa của hệ thân kinh

2.2. Cấu trúc tổng quan của hệ thần kinh

2.3. Các trung khu thần kinh và tính chất của chúng

2.4. Nguyên tắc hoạt động của hệ thần kinh

2.5.1. Khái niệm phản xạ

2.5.2. Cung phản xạ

2.5.3. Điều kiện hình thành phản xạ có điều kiện

2.5. Cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh trung ương

2.5.1. Chức năng của tủy sống

2.5.2. Chức năng của Hành – Cầu não

2.5.3. Chức năng của não giữa

2.5.4. Chức năng của não trung gian

2.5.5. Chức năng của tiểu não

Page 82: Ngành Công nghệ Sinh học

125

2.5.6. Chức năng của vỏ bán cầu đại não

2.6. Hệ thần kinh thực vật

2.7. Một số đặc điểm cơ bản trong sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao

Chương 3. Sinh lý máu

3.1. Ý nghĩa sinh học và chức năng chung của máu

3.2. Khối lượng, thành phần và tính chất lý hóa học của máu

3.3. Vị trí tạo máu

3.4. Chức năng của các thành phần trong máu

3.4.1. Huyết tương

3.4.2. Hồng cầu

3.4.3. Bạch cầu

3.4.4. Tiểu cầu

3.5. Nhóm máu

3.6. Đông cầm máu

Chương 4. Sinh lý tuần hoàn

4.1. Tổng quan về hệ thống tuần hoàn ở các loài động vật

4.2. Tim

4.2.1. Cấu tạo của tim

4.2.2. Chức năng của tim

- Đặc tính hưng phấn cơ tim

- Chu kỳ tim

- Lưu lượng tim

- Điện tim

4.3. Mạch

4.3.1. Cấu trúc của hệ mạch (động mạch, mao mạch và tĩnh mạch)

4.3.2. Chức năng của hệ mạch

4.3.3. Huyết áp

4.4. Điều hòa hoạt động tim - mạch

Chương 5. Sinh lý hô hấp

5.1. Ý nghĩa và quá trình tiến hóa của hệ hô hấp

5.2. Cấu tạo hệ hô hấp ở người và một số loài động vật

5.3. Các quy luật hoạt động của phổi

5.4. Sự trao đổi khí ở phổi và ở mô

5.5. Sự vận chuyển các khí hô hấp trong máu

5.6. Điều hòa hô hấp

Chương 6. Sinh lý tiêu hóa

6.1. Các chất dinh dưỡng

6.1.1. Protein

Page 83: Ngành Công nghệ Sinh học

126

6.1.2. Lipid

6.1.3. Carbohydrat

6.1.4. Các vitamin and muối khoáng

6.2. Sự bài tiết dịch tiêu hóa

6.2.1. Sự bài tiết nước bọt

6.2.2. Sự bài tiết dịch tiêu hóa ở dạ dày

6.2.3. Sự bài tiết dịch tiêu hóa ở tuyến tụy

6.2.4. Sự bài tiết dịch mật

6.2.5. Sự bài tiết dịch ruột

6.3. Quá trình tiêu hóa và hấp thu

6.3.1. Tiêu hóa và hấp thu carbohydrat

6.3.2. Tiêu hóa và hấp thu lipid

6.3.3. Tiêu hóa và hấp thu protein

6.3.4. Hấp thu muối và nước

Chương 7. Sinh lý bài tiết

7.1. Các chức năng của hệ bài tiết

7.2. Các sản phẩm thải của quá trình trao đổi chất

7.3. Cấu trúc của hệ bài tiết

7.4. Quá trình hình thành và bài xuất nước tiểu

7.4.1. Quá trình lọc cầu thận

7.4.2. Quá trình tái hấp thu và bài tiết ở các ống thận

7.4.3. Điều hòa tốc độ lọc cầu thận

7.5. Hệ bài tiết với cân bằng nước, muối khoáng và axit – bazơ

Chương 8. Sinh lý nội tiết

8.1. Ý nghĩa và quá trình phát triển

8.2. Các tín hiệu hóa học

8.3. Giới thiệu về hệ thống nội tiết

8.3.1. Tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết

8.3.2. Bản chất hóa học của hormon

8.3.3. Đặc tính của hormon

8.3.4. Cơ chế tác dụng của hormon

8.3.5. Những tác dụng sinh lý của hormon

8.3.6. Điều hòa hoạt động của hormon

8.4. Chức năng của các tuyến nội tiết

8.4.1. Tuyến yên

8.4.2. Tuyền giáp

8.4.3. Tuyến cận giáp

8.4.4. Tuyến tụy

Page 84: Ngành Công nghệ Sinh học

127

8.4.5. Tuyến trên thận

8.4.6. Tuyến sinh dục

Phần thực hành

Bài 1. Phân tích cung phản xạ

Bài 2. Ức chế Sechenov

Bài 3. Xác định hàm lượng hemoglobin và xác định nhóm máu hệ ABO và Rh

Bài 4. Xác đinh vai trò một số yếu tố tham gia vào quá trình đông máu

Bài 5. Đo mạch và huyết áp động mạch bằng phương pháp gián tiếp trong một số điều kiện

thí nghiệm

Bài 6. Ghi đồ thì hoạt động của tim và điều hoà hoạt động của tim theo cơ chế thần kinh

Bài 7. Thí nghiệm Stanius

Bài 8. Đo dung tích sống và lưu lượng khí thở cực đại

Bài 9. Xác định hàm lượng đường máu

Bài 10. Chẩn đoán thai nghén sớm bằng nghiệm pháp cổ điển và nghiệm pháp miễn dịch

32. SINH HỌC PHÁT TRIỂN

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO2207

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

Sinh học phân tử (BIO2201), Sinh lý học người và động vật (BIO2206)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- TS.GV. Nguyễn Lai Thành, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại:

0983010703, Email: [email protected]

- ThS.GV: Bùi Việt Anh, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN, Điện thoại:0904342423,

Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Về kiến thức

- Chỉ ra được các yếu tố phát triển ở sinh vật.

- Mô tả lại được quá trình tạo giao tử nói chung ở động vật và riêng biệt ở động vật có

vú.

- Mô tả được quá trình phát triển phôi sớm của các loại động vật điển hình trong nghiên

cứu là giun tròn, cầu gai, cá lưỡng tiêm, ếch và động vật có vú.

- Giải thích được cơ chế để trứng chỉ thụ tinh với duy nhất một tinh trùng cùng loài mặc

dù rất nhiều tinh trùng được tạo ra và cùng phải tham gia quá trình thụ tinh.

Page 85: Ngành Công nghệ Sinh học

128

- Giải thích được cơ chế tạo hình của phôi trên cơ sở điều hòa hoạt động gen.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Xây dựng được bài thuyết trình bằng tiếng Anh theo chủ đề liên quan đến sự phát triển

của động vật.

- Biết phân tích và chọn lọc thông tin để viết báo cáo chuyên môn bằng tiếng Anh.

- Có được kỹ năng nghe thuyết trình và đặt câu hỏi, đặc biệt là bằng tiếng Anh.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

- Phát huy được khả năng sáng tạo, khám phá.

- Hình thành và phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá.

- Xây dựng và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, bình luận.

- Rèn luyện được khả năng lập kế hoạch, tổ chức hoạt động theo chủ đề.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Áp dụng kiến thức để có ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản và chủ động lựa chọn thời

điểm mang thai hợp lý cho cá nhân và cộng đồng.

- Hiểu được bản chất của giới tính và vấn đề bất thường giới tính và giải thích được cho

những người có liên quan.

- Vận dụng kiến thức để giải thích những quan điểm chưa đúng về vai trò quan trọng của

người phụ nữ trong việc tạo ra thế hệ tương lai.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra nhanh hàng tuần trên lớp, bài thu hoạch hàng tháng, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra

kết thúc môn học.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- Scott Gilbert (2006). Developmental Biology, Eighth edition. Sinauer Associates, Inc.,

Sunderland, Massachusetts USA.

- Klaus Kalthoff (2001). Analysis of Biological Development, McGraw-Hill Science.

- Nguyễn Mộng Hùng (1993). Bài giảng sinh học phát triển, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

8.2. Giáo trình tham khảo:

- Nguyễn Mộng Hùng, 2004. Công nghệ tế bào phôi động vật. NXB Đại học Quốc gia

Hà nội

- Nguyễn Mộng Hùng, Nguyễn Lai Thành (2004). Hướng dẫn thực tập sinh học phát

triển. NXB Đại học Quốc gia Hà nội

Page 86: Ngành Công nghệ Sinh học

129

- Vũ Văn Vụ, Nguyễn Mộng Hùng, Lê Hồng Điệp (2005). Công nghệ tế bào động vật

NXB Giáo dục.

- www.devbio.com

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học sẽ đưa người học tiếp cận đến các vấn đề của sinh học phát triển từ đơn giản đến

phức tạp bao gồm: Các yếu tố phát triển trong sinh sản các loại sinh vật điển hình; Quá

trình biến đổi phức tạp từ tế bào sinh dục nguyên thuỷ tới các giao tử thành thục; Các biến

đổi của trứng và tinh trùng trong quá trình thụ tinh để hình thành nên hợp tử; Quá trình

phát triển phôi ở một số loài động vật điển hình; Cơ chế quyết định giới tính ở động vật;

Tế bào gốc và sự biệt hóa thành tế bào chức năng; Quá trình điều hoà hoạt động gen trong

phát triển phôi; Cơ chế của sự hình thành trục cơ thể trong quá trình phát triển phôi ở ruồi

dấm và động vật có vú.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

11. A. Phần lý thuyết

Chương 1. Khái niệm phát triển

1.3. Khái niệm phát triển

1.4. Phát triển và sinh sản.

1.5. Các yếu tố phát triển ở các sinh vật sơ đẳng

1.5.1. Amíp

1.5.2. Tảo đơn bào Acetabularia

1.5.3. Nấm nhầy Dictyostelium discoideum

1.6. Sự phát triển ở động vật đa bào

Chương 2. Sự tạo giao tử

2.1. Sơ đồ chung về tạo giao tử

2.2. Các tế bào sinh dục nguyên thuỷ

2.3. Sự phân chia sinh - thể

2.4. Sự sinh tinh (Spermatogenesis)

2.4.1. Cấu tạo tinh trùng

2.4.2. Một vài tính chất của tinh trùng có liên quan tới vấn đề thụ tinh nhân tạo.

2.4.3. Tuyến sinh dục đực.

2.4.4. Biểu mô sinh tinh và sự tạo tinh.

2.4.5. Sự tạo hình tinh trùng

2.5. Sự tạo trứng (Oogenesis)

2.5.1. Hình dạng và cấu trúc tế bào trứng

2.5.2. Các kiểu tạo trứng

2.5.3. Giai đoạn sinh sản các noãn nguyên bào

2.5.4. Giai đoạn tăng trưởng noãn bào

Page 87: Ngành Công nghệ Sinh học

130

2.5.4.1. Những biến đổi của nhân noãn bào trong giai đoạn tăng trưởng

2.5.4.2. Dự trữ các thành phần của bộ máy tổng hợp protein

2.5.4.3. Sự tạo noãn hoàng

2.5.5. Sự thành thục noãn bào và rụng trứng

2.5.6. Cơ chế điều hòa chu kỳ rụng trứng

Chương 3. Sự thụ tinh

3.6 Ảnh hưởng qua lại giữa trứng và tinh trùng qua khoảng cách

3.7 Tương tác tiếp xúc giữa tinh trùng và trứng

3.8 Sự tạo và kết hợp các nhân nguyên

3.9 Sự phân vùng noãn bào chất

3.5 Một số trường hợp sinh sản đặc biệt. Trinh sản, mẫu sinh và phụ sinh.

Chương 4. Sự phát triển phôi sớm

4.1 Sự phân cắt và tạo phôi nang

4.1.1 Đặc tính chung của phân cắt

4.1.2 Hình thái học và phân loại phân cắt

4.1.3 Các kiểu phân cắt một phần

4.1.4 Các kiểu phân cắt hoàn toàn

4.1.5 Sự tạo phôi nang và các loại phôi nang

4.2 Tạo phôi vị

4.2.1 Các phương thức tạo phôi vị ở phôi phân cắt hoàn toàn

4.2.2 Các phương thức tạo trung bì

- Bằng các tận bào ở nhóm có miệng nguyên sinh

- Từ nội bì ở nhóm có miệng thứ sinh

- Tạo túi

- Tách lớp

- Di cư

4.2.3 Tạo phôi vị ở cầu gai

4.2.4 Tạo phôi vị ở cá lưỡng tiêm

4.2.5 Tạo phôi vị ở lưỡng thê (ở phôi ếch)

4.3 Tạo phôi thần kinh và biệt hoá trung bì

4.3.1 Ở cá lưỡng tiêm

4.3.2 Ở lưỡng thê

- Tạo thần kinh

- Sự tách trung bì

- Sự biệt hoá trung bì

4.4 Dẫn xuất của ba lá phôi

- Dẫn xuất của ngoại bì

- Dẫn xuất của nội bì

Page 88: Ngành Công nghệ Sinh học

131

- Dẫn xuất của trung bì

4.5 Phát triển phôi sớm ở chim

4.5.1 Cấu tạo trứng gà

4.5.2 Phôi nang

4.5.3 Tạo phôi vị

4.5.4 Tạo các túi ngoài phôi

4.6 Phát triển phôi sớm ở động vật có vú

4.6.1 Phát triển phôi

4.6.2 Sự tạo nhau thai

4.6.3 Phân loại nhau thai

Chương 5. Quyết định giới tính ở động vật

5.1 Quyết định giới tính do nhiễm sắc thể giới tính

5.2 Quyết định giới tính do gen trên nhiễm sắc thể thường

5.3. Quyết định giới tính do môi trường

Chương 6. Tế bào gốc và sự biệt hóa

6.4 Các khái niệm cơ bản

6.5 Tế bào gốc trong phát triển phôi sớm

6.6 Quyết định, biệt hoá và điều chỉnh ở giai đoạn sớm

6.7 Vai trò của vị trí phôi bào ở động vật có vú

6.8 Sự cảm ứng phôi

6.9 Nguyên tắc về biệt hoá tế bào

Chương 7. Sự tạo mẫu hình của phôi và điều hòa gen trong phát triển phôi

7.6 Phân tích ở mức di truyền và phân tử sự tạo mẫu hình ở phôi ruồi giấm

7.6.1 Quá trình phát triển phôi ở ruồi giấm

7.6.2 Các gen mẹ ảnh hưởng đến tạo trục trước – sau.

7.6.3 Các gen phân đốt

7.6.4 Các gen homeotic

7.6.5 Tạo trục lưng – bụng.

7.7 Phân tích ở mức di truyền và phân tử sự tạo mẫu hình ở phôi động vật có xương

sống.

7.7.1 Sự bảo thủ tiến hoá của phức hệ homeobox.

7.7.2 Các gen Hox

7.8 Điều hòa gen trong phát triển cơ thể động vật

7.8.1 Cấu trúc gen

7.8.2 Vai trò của trình tự điều hòa

7.8.3 Sự điều hòa gen trong quá trình phát triển

B. Phần thực hành, tự nghiên cứu

Gồm 4 chủ đề được thực hiện trong 15 tiết:

Page 89: Ngành Công nghệ Sinh học

132

Chủ đề 1. Làm tiêu bản, phân tích hình ảnh hiển vi về quá trình tạo tinh ở chuột.

Chủ đề 2. Làm tiêu bản, phân tích hình ảnh hiển vi về sự phát triển nang trứng ở chuột.

Chủ đề 3. Thu nhận phôi chuột và xác định các giai đoạn phát triển phôi sớm trước khi làm

tổ trong tử cung.

Chủ đề 4. Ấp trứng gà và xác định một số giai đoạn phát triển của phôi gà. Ghép cá, thu

nhận phôi và theo dõi sự phát triển phôi cá ngựa vằn.

33. THỰC TẬP THIÊN NHIÊN

1. Mã môn học: BIO2208

2. Số tín chỉ: 2

3. Môn học tiên quyết:

Hệ thống học thực vật học (BIO3305), Hệ thống học Động vật có xương sống (BIO3307)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- Bộ môn Động vật không xương sống: PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh, PGS.TS. Nguyễn

Xuân Quýnh, PGS.TS. Nguyễn Văn Quảng, TS. Trần Anh Đức, TS. Nguyễn Quang

Huy, CN. Nguyễn Thanh Sơn, CN. Ngô Thị Minh Thu

- Bộ môn Động vật có xương sống: PGS. TS. Nguyễn Xuân Huấn, TS. Lê Thu Hà, CN.

Vũ Ngọc Thành, ThS. Nguyễn Thị Lan Anh, ThS. Hoàng Trung Thành, ThS. Thạch

Mai Hoàng, ThS. Nguyễn Thành Nam, ThS. Nguyễn Huy Hoàng

- Bộ môn Thực vật học: PGS.TS. Nguyễn Trung Thành, TS. Nguyễn Thùy Liên, ThS.

Nguyễn Anh Đức, ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh, CN. Hồ Thị Tuyết Sương

- Phòng thí nghiệm Sinh thái & Sinh học môi trường: TS. Lê Thu Hà, TS. Đoàn Hương

Mai, ThS. Trương Ngọc Kiểm, ThS. Bùi Thị Hoa

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức:

- Củng cố và mở rộng các kiến thức về đa dạng sinh học đã được học ở các môn Động

vật học động vật không xương sống, Động vật học động vật có xương sống, Thực vật

học, Sinh thái học.

- Tổng hợp và hệ thống hóa những kiến thức nêu trên thông qua việc quan sát, thực

hành trực tiếp ngoài thực địa.

- Hiểu rõ hơn, so sánh và phân biệt các mối liên hệ giữa sinh vật và môi trường sống

của chúng.

- Nhận biết, khám phá và hiểu được những kiến thức về về địa lý sinh vật và sinh học

bảo tồn.

Page 90: Ngành Công nghệ Sinh học

133

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Hiểu được và có thể áp dụng các phương pháp nghiên cứu sinh học ngoài thiên nhiên:

phương pháp quan sát, ghi chép, điều tra số liệu thu thập, xử lý và bảo quản mẫu vật.

- Có khả năng phân tích và đúc kết các số liệu thực tế thu được từ hoạt động khảo sát

ngoài thực địa.

- Rèn luyện các kỹ năng suy luận logic, củng cố tính trung thực, chính xác và tỉ mỉ.

- Rèn luyện tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, tác phong nhanh nhẹn,

dẻo dai, tinh thần hợp tác và kỷ luật trong công việc.

- Rèn luyện tính kỷ luật, nghiêm túc trong công việc.

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

- Xây dựng và bồi đắp tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên – môi trường.

- Nâng cao lòng yêu nghề và ý thức vươn lên trong nghề nghiệp.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Vận dụng được các kiến thức cốt lõi của Sinh học vào thực tiễn nghề nghiệp.

- Áp dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực Sinh học.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Đánh giá trong quá trình học thông qua đánh giá các hoạt động thực tập của sinh

viên.

- Đánh giá sau quá trình học thông qua báo cáo thực tập của sinh viên.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

Trần Đình Nghĩa (chủ biên), Phan Huy Dục, Hà Đình Đức, Bùi Công Hiển, Nguyễn Xuân

Huấn, Nguyễn Văn Quảng, Nguyễn Xuân Quýnh, Đặng Thị Sy, Nguyễn Nghĩa Thìn. Sổ

tay Thực tập thiên nhiên. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Đây là môn học được tiến hành ngoài thực địa. Nội dung chính của môn học là cung cấp

các kiến thức về đa dạng sinh học, về các hệ sinh thái, sinh thái học, địa lý sinh vật, sinh

học bảo tồn. Sinh viên được chia thành các nhóm và thực hành nghiên cứu về đa dạng sinh

học theo 3 hướng: đa dạng thực vật, đa dạng động vật có xương sống, đa dạng động vật

không xương sống tại các sinh cảnh khác nhau. Sinh viên cần nắm vững và thực hành các

phương pháp nghiên cứu sinh học ngoài tự nhiên như cách quan sát, ghi chép, điều tra thu

thập mẫu vật, nhận biết các loài sinh vật thường gặp, phân tích định loại, xử lý và bảo quản

mẫu vật. Kết thúc đợt thực địa sinh viên cần tổng kết các kết quả đã thu hoạch được và

viết một báo cáo khoa học. Môn học này còn cung cấp các kỹ năng và thói quen khoa học

cần thiết khi nghiên cứu sinh học thực địa, bồi đắp tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi

trường.

Page 91: Ngành Công nghệ Sinh học

134

This is a field work course. The main contents are knowledges of biodiversity, ecosystems,

ecology, biogeography, and conservation biology. Students will work in groups and study

three research themes, namely botanical biodiversity, biodiversity of invertebrates and

biodiversity of vertebrates in selected habitats. Students will learn a variety of methods in

field work such as observing, collecting specimens, identification and preservation of

specimens. After field work, students will summarize studying results and write a

scientific report. This course also provides essential skills, professional manner in

biological fieldstudies, and nutures interest in protection of nature and environment.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Vị trí của thực tập thiên nhiên trong chương trình đào tạo

sinh học và trách nhiệm của sinh viên

1.1. Mục tiêu của thực tập thiên nhiên.

1.2. Yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể đối với sinh viên.

1.3. Các tác phong và kỹ năng khoa học sinh viên cần phải rèn luyện trong thực tập

thiên nhiên.

Chương 2: Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên và các sinh cảnh vùng thực tập

2.1. Vị trí địa lý.

2.2. Địa hình

2.3. Các điều kiện khí hậu, thủy văn

2.4. Các sinh cảnh.

Chương 3: Côn trùng ở cạn

3.1. Mục đích yêu cầu

3.2. Nội dung.

3.3. Đặc điểm nhận dạng một số họ côn trùng phổ biến

Chương 4: Động vật không xương sống ở nước

4.1. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu thủy sinh học

4.2. Giới thiệu một số nhóm động vật không xương sống cỡ lớn phổ biến ở các

thủy vực nước ngọt.

Chương 5: Cá, Lưỡng cư và Bò sát

5.1. Cá

5.2. Lưỡng cư (Ếch nhái)

5.3. Bò sát

Chương 6: Chim và Thú

6.1. Phần chung: nghiên cứu khu hệ chim, thú.

6.2. Phương pháp nghiên cứu chim.

6.3. Nghiên cứu về thú.

Chương 7: Thực vật bậc cao

Page 92: Ngành Công nghệ Sinh học

135

7.1. Mục đích yêu cầu

7.2. Phương thức kiểm tra

7.3. Nội dung chi tiết

Chương 8: Nấm và Tảo

8.1. Phần Nấm

8.2. Phần Tảo

34. LÝ SINH HỌC

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO2210

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Cơ -Nhiệt (PHY1100), Điện-Quang (PHY1103), Tế bào học (BIO2202)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- PGS. TS. Nguyễn Thị Quỳ, Bộ môn Tế bào - Mô Phôi - Lý Sinh học, Trường

ĐHKHTN

- ThS. Bùi Thị Vân Khánh, Bộ môn Tế bào - Mô Phôi - Lý Sinh học, Trường

ĐHKHTN

- TS. Đỗ Minh Hà, Bộ môn Nhân học và Sinh lý học, Trường ĐHKHTN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Về kiến thức

- Nắm được các định nghĩa, nhớ được các cấu trúc quan trọng trong hệ sống.

- Hiểu được các cơ chế lý hóa cơ bản nhất của các quá trình sống từ mức độ phân tử, tế

bào, cơ quan đến cơ thể.

- Nắm được cơ sở nguyên lí một số phương pháp vật lí, hoá từ đó đánh giá và áp dụng

học trong nghiên cứu Sinh học và Y học.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Có khả năng nhận biết, hiểu và áp dụng được những tiến bộ của công nghệ thông tin

trong nghiên cứu sinh học.

- Có khả năng áp dụng đúng những quy tắc hóa lý cơ bản trong nghiên cứu sinh học

thực nghiệm.

- Rèn luyện các kỹ năng tư duy logic.

- Rèn luyện tính trung thực, chính xác trong khoa học.

- Rèn luyện tính kỷ luật, nghiêm túc trong công việc.

Page 93: Ngành Công nghệ Sinh học

136

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

- Phát huy được khả năng sáng tạo, khám phá.

- Hình thành và phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá.

- Xây dựng và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, bình luận.

- Rèn luyện được khả năng lập kế hoạch, tổ chức hoạt động theo chủ đề.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Sử dụng kiến thức lý thuyết được trang bị để phát hiện, phân tích, đánh giá, giải thích

những cơ chế lý hóa cụ thể xuấ hiện trong thực tiễn nghiên cứu thực nghiệm sinh học.

- Nắm được cơ sở nguyên lí một số phương pháp vật lí, hoá từ đó có thể áp dụng học

trong nghiên cứu Sinh học và Y học.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- kiểm tra nhanh hàng tuần trên lớp, bài thu hoạch thực nghiệm, thực hiện seminar trên

lớp với các chủ đề cho trước, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra kết thúc môn học.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Nguyễn Thị Kim Ngân (2001). Lý sinh học. NXBĐHQG Hà Nội.

- Nguyễn Thị Quỳ (2002). Lý sinh học (phần thực hành). NXB Khoa học và Kỹ thuật

- Philip C. Nelson (2008). Biological Physics, 2nd ed. W.H. Freeman and Company.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Tổng quan về quá trình nhiệt động học trong các hệ Sinh vật - một hệ mở và dị thể, các

quá trình diễn ra trong đó tuân theo các nguyên lí của Nhiệt động học. Động học các quá

trình sinh học. Lý thuyết màng tế bào, các hình thức vận chuyển vật chất qua màng tế bào.

Cơ sở hoá lí của các hiện tượng điện thế màng tế bào, điện thế sinh vật và cơ chế truyền

xung hưng phấn trong đối tượng sinh vật. Ảnh hưởng/tác dụng của một số yếu tố vật lý

đến hệ thống sống. Cơ chế truyền năng lượng, cơ chế tác dụng của tia và cơ chế tổn

thương của hệ dưới ảnh hưởng của các tác nhân đó.Ứng dụng phương pháp của khoa học

vật lý vào nghiên cứu sinh học. Giới thiệu chung về thiết bị nano và một vài cơ chế điều

hoà chức năng sinh học của chúng.

Introduce to thermodynamic processes in biological systems - an open and heterogenous

systems. The kinetics of biological processes. Membrane theory, transport systems on the

cellular membrane. Principle of membrane potential, potential of cells, organisms and

voltage impulse mechanism in living systems. Effect of some physical factors to living

systems. The mechanism of energy tranfer. Biosafety in radiobiological reseach.

Application of chemico-physical method in biological research. Introduction of

nanotechnology and several applications in biology.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Page 94: Ngành Công nghệ Sinh học

137

Chương 1: Nhiệt động học hệ sinh vật

1.1 Đối tượng và các phương pháp nghiên cứu nhiệt động học

1.1.1 Đối tượng

1.1.2 Phương pháp:

- Phương pháp vật lý thống kê

- Phương pháp Nhiệt động

1.2 Một số khái niệm và đại lượng cơ bản của nhiệt động học

1.2.1 Hệ, phân loại hệ thống.

1.2.2 Trạng thái của hệ, phương trình trạng thái, trạng thái cân bằng nhiệt động

1.2.3 Các thông số nhiệt động: Thông số trạng thái và thông số quá trình

1.2.4 Năng lượng của hệ: Động năng, thế năng, nội năng của hệ

1.3 Nguyên lí I nhiệt động học đối với hệ sinh vật

1.3.1 Nội dung Nguyên lí I Nhiệt động học

1.3.2 Hệ quả Nguyên lí I nhiệt động học (Định luật Hexơ)

1.3.3 Các dạng công và nhiệt trong cơ thể

1.3.4 Áp dụng nguyên lí I nhiệt động học vào hệ thống sống

1.4 Một số dạng chuyển hoá năng lượng thành công trong cơ thể người: Công co cơ, công

hô hấp và chuyển hoá năng lượng ở hệ tim mạch.

1.5 Nguyên lí II Nhiệt động học đối với hệ sinh vật

1.5.1 Những hạn chế của nguyên lí I Nhiệt động học. Khái niệm về gradient

1.5.2 Nội dung nguyên lí II nhiệt động học

1.5.3 Quá trình thuận nghịch và bất thuận nghịch

1.5.4 Động cơ nhiệt - chu trình Carnnot

1.5.5 Entropy

1.5.6 Biến thiên entropy trong quá trình thuận nghịch và bất thuận nghịch

1.6 Biểu thức tổng quát Nguyên lí I và II nhiệt động học đối với một hệ kín

1.7 Entanpy và Năng lượng tự do của hệ

1.8 Áp dụng nguyên lí II nhiệt động học vào hệ thống sống

1.8.1 Phân biệt trạng thái cân bằng nhiệt động và trạng thái cân bằng dừng

1.8.2 Cân bằng dừng bền và cân bằng dừng không bền

1.8.3 Biến đổi entropy và vai trò của entropy trong hệ thống sống.

Chương 2: Động học các quá trình sinh học

2.1 Khái niệm về động học các quá trình. Một số quá trình sinh học

2.2 Tốc độ và bậc của phản ứng: Định nghĩa, ví dụ

2.3 Sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nồng độ

2.3.1 Động học các phản ứng đơn giản (phản ứng bậc 1, 2 và 3)

2.3.2 Động học các phản ứng phức tạp (phản ứng thuận nghịch, nối tiếp, song song và

phản ứng vòng)

Page 95: Ngành Công nghệ Sinh học

138

2.4 Sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nhiệt độ

2.4.1 Quy luật phân bố phân tử theo tốc độ (phân bố Maxoen-Bonzơman)

2.4.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ tới tốc độ phản ứng:

- Phương trình Arenius

- Hệ số Van-hốp/Đại lượng Q10

- Năng lượng hoạt hoá

2.5 Phương pháp phức hoạt hoá

2.6 Enzym và động học enzym

2.6.1 Enzym và hoạt độ enzym

2.6.2 Cơ chế xúc tác của Michaelis-Menten

2.6.3 Một số phương pháp nghiên cứu động học enzym

2.7 Phản ứng tự xúc tác và phản ứng dây chuyền

Chương 3: Tính thấm của tế bào và mô.

3.1 Định nghĩa tính thấm

3.2 Một số phương pháp nghiên cứu tính thấm

3.3 Một số đặc điểm lí hoá đặc trưng của màng tế bào và hệ đa màng, mô hình cấu trúc

khảm lỏng của màng tế bào theo Singer và Nicolson.

3.4 Các con đường vận chuyển vật chất qua màng: qua siêu lỗ, qua lớp lypit kép, qua chất

mang

3.5 Quy luật vận chuyển vật chất qua màng:

3.5.1 Quy luật vận chuyển thụ động: quy luật khuếch tán, hệ số khuếch tán, hệ số thấm,

hệ số phân bố và ý nghĩa của nó.

3.5.2 Quy luật vận chuyển tích cực:

Cơ sở hoá lí của hiện tượng phân bố không đồng đều các chất trong tế bào và mô.

Phân biệt các "Bơm sinh học": vị trí phân bố, cơ chất do chúng vận chuyển.

3.5.3 Ẩm bào: cơ chế của hiện tượng phagocytose và pinocytose

3.6 Vận chuyển nước: vai trò của áp suất thẩm thấu trong vận chuyển nước

3.7 Vận chuyển vật chất qua hệ đa màng

3.8 Tính thấm của tế bào và mô đối với axit và kiềm.

Chương 4: Một số tính chất hoá lí của hệ keo sinh vật

4.1 Một số đại lượng vật lý của hệ keo sinh vật:

4.1.1 Chất lỏng Niutơn và phi Niutơn

4.1.2 Hiện tượng khuếch tán trong các hệ keo

4.1.3 Độ nhớt cấu trúc của các hệ keo

4.1.4 Áp suất thẩm thấu của các hệ keo

4.1.5 Sự phân tán và hấp thụ ánh sáng của hệ keo

4.2 Các hiện tượng điện động học

4.2.1 Phân loại các hiện tượng điện động học

Page 96: Ngành Công nghệ Sinh học

139

4.2.2 Bản chất thế điện động

Nguồn gốc điện tích trên bề mặt tướng phân tán

Cấu trúc lớp điện kép

4.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thế điện động

4.2.4 Các phương pháp xác định thế điện động

4.3 Ứng dụng các hiện tượng điện động học trong nghiên cứu sinh học và y học

Chương 5: Độ dẫn điện của tế bào và mô

5.1 Điện trở, điện trở suất, điện dẫn suất của các đối tượng sinh vật

5.2 Đặc điểm dòng điện một chiều và xoay chiều khi đi qua mô sống

5.3 Tổng trở của tế bào và mô

5.4 Cơ chế phân cực trong hệ thống sinh vật

5.5 Ứng dụng các phương pháp đo độ dẫn điện trong sinh học và y học.

Chương 6: Điện thế sinh vật

6.1 Nguồn gôc, bản chất một số loại điện thế trong hệ hoá lí

6.2 Nguồn gốc, bản chất điện thế tĩnh và điện thế hoạt động ở hệ thống sống.

6.3 Cơ chế dẫn truyền xung hưng phấn

6.3.1 Dẫn truyền xung hưng phấn trên dây thần kinh

6.3.2 Dẫn truyền xung hưng phấn từ thần kinh đến cơ

Chương 7 : Quang sinh học

7.1 Ánh sáng và vai trò của năng lượng mặt trời đối với sinh giới

7.2 Các quá trình quang sinh

7.3 Các giai đoạn cơ bản của quá trình quang sinh

7.3.1 Hấp thụ ánh sáng, quy luật hấp thụ

7.3.2 Khử trạng thái kích thích: Toả nhiệt, phát quang, di chuyển năng lượng

7.3.3 Đặc điểm của các hiện tượng phát quang

- Huỳnh quang và lân quang và ứng dụng

- Suất lượng tử phát quang, phổ kích thích phát quang

7.3.4 Các quá trình quang sinh: Tốc độ, suất lượng tử của phản ứng quang hoá; Phổ

hoạt động của phản ứng quang hoá.

7.4 Quang hợp

7.4.1 Đặc điểm chung của quá trình quag hợp

7.4.2 Các yếu tố cơ bản tham gia vào quá trình quang hợp: quang hệ I và II

7.4.3 Cơ chế của quá trình quang hợp ở cây xanh

7.5 Tác dụng của tia tử ngoại tới axit nucleic và protein

Chương 8: Phóng xạ sinh học

8.1 Các hiện tượng phóng xạ: phóng xạ tự nhiên, phóng xạ nhân tạo

8.2 Các nguồn tia phóng xạ

8.2.1 Nguồn tia Rơntgen và tính chất của tia Rơntgen

Page 97: Ngành Công nghệ Sinh học

140

8.2.2 Nguồn tia Gamma (γ)và tính chất của tia γ.

8.2.3 Nguồn tia Bêta (β) và tính chất của tia β

8.2.4 Nguồn tia Anpha (α) và tính chất của tia α

8.2.5 Nguồn tia Nơtron (n) và tính chất của tia n

8.2.6 Nguồn tia Proton (P) và tính chất của tia P

8.3 Quy luật phân rã phóng xạ

8.3.1 Chu kì bán rã

8.3.2 Hoạt độ phóng xạ

8.3.3 Mật độ bức xạ

8.3.4 Cường độ bức xạ

8.4 Tác dụng của tia phóng xạ đến vật chất sống

8.4.1 Cơ chế truyền năng lượng của tia phóng xạ tới vật chất

8.4.2 Cơ chế tương tác của tia phóng xạ với hệ thống sống

- Những tính chất cơ bản của tia phóng xạ khi tác dụng với hệ thống sống.

- Cơ chế tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp: Các hiệu ứng giải thích

8.4.3 Cơ chế tổn thương phóng xạ ở hệ thống sống: Các thuyết giải thích

8.5 Các đơn vị đo liều lượng bức xạ

8.6 Cơ sở của các phương pháp xác định liều bức xạ

8.7 Ứng dụng đồng vị phóng xạ trong Sinh Y học

8.8.An toàn phóng xạ.

Chương 9. Công nghệ Nano trong sinh học

9.1 Giới thiệu chung về công nghệ Nano.

9.2 Các hướng nghiên cứu về công nghệ Nano

9.3 Các ứng dụng của công nghệ Nano trong Sinh học.

35. MÔ HỌC

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO2211

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

Sinh học phát triển (BIO2207)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- TS.GV. Hoàng Thị Mỹ Nhung, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Điện thoại:0947440249 , Email: [email protected]

Page 98: Ngành Công nghệ Sinh học

141

- TS.GV. Nguyễn Lai Thành, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Điện

thoại: 0983010703, Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Về kiến thức

- Nhận biết thế giới quan khoa học về một mắt xích quan trọng trong hệ thống cấu trúc

nghiêm ngặt của sự sống từ phân tử - tế bào đến mô – cơ quan - cơ thể và quần thể.

- Nhận thức được khả năng của mô về giải biệt hóa, chuyển dạng, tái sinh, bảo quản,

cấy ghép, lão hóa và chết, cùng một số bệnh thường gặp ở các mô.

- Xác định được sự phân bố của các loại mô trên trong từng cơ quan/hệ cơ quan của cơ

thể.

- Nắm được cấu trúc cơ bản của từng loại mô cũng như sự phân loại trong từng loại mô.

- Phân biệt được bốn loại mô cơ bản trong cơ thể người: biểu mô, mô liên kết, mô cơ

và mô thần kinh.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Khái quát được các mối quan hệ biện chứng giữa cấu trúc – chức năng – điều khiển –

mô phỏng.

- Vận dụng các kiến thức tế bào/hóa sinh/phân tử trong việc giải thích sự hình thành nên

các mô cũng như sự khác biệt giữa các loại mô trong cơ thể

- Kỹ năng quan sát và mô tả cấu trúc mô học của cơ quan trên các tiêu bản mô học.

- Áp dụng phương pháp giải phẫu hiển vi (microscopic anatomy).

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có tinh thần học tập năng động

- Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

- Phát huy được khả năng sáng tạo, khám phá.

- Hình thành và phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá.

- Xây dựng và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, bình luận.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Học tập được bộ ba cấu trúc – chức năng – điều khiển của cơ thể để chế tạo ra những

công cụ lao động – mà đỉnh cao là những robot thông minh để phục vụ con người.

- Áp dụng kiến thức để nghiên cứu/phát triển những phương pháp nuôi cấy mô/cơ quan

phục vụ cho đời sống con người.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra nhanh hàng tuần trên lớp, bài thu hoạch hàng tháng, kiểm tra giữa kỳ, kiểm

tra kết thúc môn học.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

Page 99: Ngành Công nghệ Sinh học

142

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- Trần Công Yên (2004). Mô học (Bài giảng lưu hành nội bộ). Bản in tại Trường Đại

học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.

- Trịnh Bình (2002). Mô học. Xuất bản lần thứ 2 có sửa chữa bổ sung. NXB.Y học, Hà

Nội

- Luiz Carlos J., Jose C (2003). Basic Histology, Text and Atlas, Tenth Edition Lange

Medical Books McGraw Hill.

8.2. Giáo trình tham khảo:

- Trịnh Hữu Hằng, Trần Công Yên (2002). Sinh học cơ thể động vật, NXB. Đại học

Quốc gia Hà Nội

- Nguyễn Kim Giao (2004). Hiện vi điện tử trong Khoa học sự sống. NXB. Đại học

Quốc gia Hà Nội

- Victor P. Eroschenko (2000). Atlas of Histology with Functional Correlations, ninth,

Edition Lippincott Williams & Wilkins

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Sống là quá trình tự điều chỉnh để thích nghi, tồn tại và phát triển (từ mức độ phân tử đến

tế bào, mô, cơ quan, cơ thể và quần thể...). Qua môn học, sinh viên sẽ biết được các loại

mô trong cơ thể như biểu mô, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh được hình thành từ tế bào

gốc phôi như thế nào, đồng thời là sự phân bố, cấu trúc và chức năng của từng loại mô

trong cơ quan để hoạt động sống. Một số đặc điểm sinh học của các mô. Nguồn gốc, phân

bố, đặc điểm, chức năng và phân loại của biểu mô. Nguồn gốc và sự phát sinh hệ thống mô

liên kết. Phân bố và chức năng của mô liên kết. Đặc điểm chung và phân loại mô cơ trong

cơ thể. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của mô thần kinh, các tế bào thần kinh chính thức

và thần kinh đệm. Một số bệnh thường gặp ở các mô.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Những khái niệm tổng quan

1.1 Vị trí của mô trong thứ bậc cấu trúc của sự sống.

1.2 Nguồn gốc và phân loại các mô.

1.3 Một số đặc điểm sinh học của các mô

1.4 Ung thư - sự phát triển lạc hướng di truyền của tế bào.

Chương 2. Biểu mô

2.1 Nguồn gốc và phân bố của biểu mô trong cơ thể

2.2 Những đặc điểm chung về cấu trúc và chức năng của biểu mô.

2.3 Biểu mô phủ

2.3.1 Biểu mô đơn, dẹt: cấu tạo và phân bố.

2.3.2 Biểu mô đơn, khối : cấu tạo và phân bố.

2.3.3 Biểu mô đơn, trụ: cấu tạo và phân bố.

2.3.4 Biểu mô kép, dẹt: cấu tạo và phân bố

Page 100: Ngành Công nghệ Sinh học

143

2.3.5 Biểu mô kép, khối: cấu tạo và phân bố

2.3.6 Biểu mô kép, trụ: cấu tạo và phân bố.

2.3.7 Biểu mô giả kép, trụ: cấu tạo và phân bố.

2.3.8 Biểu mô kép biến dạng: cấu tạo và phân bố.

2.3.9 Biệt hoá riêng của các tế bào biểu mô hấp thu và bài xuất.

2.3.10 Các sợi thần kinh và mao mạch liên hệ với biểu mô.

2.3.11 Các tế bào ngoại lai ở biểu mô.

2.3.12 Đổi mới và tái sinh của biểu mô.

2.4 Biểu mô tuyến

2.4.1 Nguồn gốc biểu mô của các tuyến ngoại tiết và nội tiết.

2.4.2 Phân loại, mô tả và phân bố của các tuyến ngoại tiêt; các phương thức ngoại tiết (không

huỷ, bán huỷ, toàn huỷ, tiết ra tế bào).

2.4.3 Sự kiểm tra ngoại tiết.

2.4.4 Phân bố, cấu tạo của các tuyến nội tiết.

2.4.5 Mối quan hệ của các tế bào nội tiết với hệ thống mạch máu và bạch huyết

2.4.6 Cơ chế kiểm tra và các mối quan hệ trong một số hệ thống nội tiết (hệ thống

Hypothalamo – Hypophyse với hệ sinh dục).

2.4.7 Cơ chế của hooc môn tác động tới các tế bào đích.

Chương 3. Mô liên kết

3.1 Nguồn gốc và sự phát sinh hệ thống mô liên kết.

3.2 Phân bố và chức năng của mô liên kết

3.3 Các thành phần cấu tạo nên mô liên kết: Các loại tế bào, các loại sợi, chất cơ bản vô

định hình.

3.4 Phân loại và mô tả các mô liên kết

3.4.1 Mô tả mô liên kết mềm: mô liên kết thưa, mô liên kết lưới, mô mỡ, mô nhầy, mô

hạt (khi bị viêm).

3.4.2 Mô liên kết sợi: gân, dây chằng, cân, bì.

3.4.3 Mô liên kết cứng: sụn trong, sụn đàn hồi, sụn sợi, sự tái sinh của sụn, sự thoái hoá

sụn, bộ xương ngoài, xương xốp, xương đặc (trong đó có cấu trúc Haver’s); cơ chế

của quá trình ngấm canxi; tái sinh của xương; ảnh hưởng của chất dinh dưỡng và

hoocmôn đối với xương.

3.4.4 Hệ máu, cấu trúc, chức năng của các thành phần hữu hình của máu

3.4.5 Quá trình tạo máu ở phôi thai và cơ thể trưởng thành. Sự điều hoà quá trình tạo

máu.

Chương 4: Mô cơ

4.1 Đặc điểm chung và phân loại cơ

4.2 Cơ trơn: cơ biểu mô (myoepithelia) và cơ trơn chính thức. Cấu tạo, phân bố và hoạt

động của cơ trơn.

Page 101: Ngành Công nghệ Sinh học

144

4.3 Cơ vân: Sự hình thành hợp bào cơ vân. Cấu trúc mô cơ vân. Cấu trúc phân tử của hợp

bào cơ vân. Sự co cơ vân. Cấu tạo của tấm thần kinh – cơ.

4.4 Cơ tim: Nguồn gốc cơ tim. Cấu trúc mô cơ tim. Cấu trúc của tế bào cơ tim. Cơ chế

phân tử của sự co cơ tim. Cấu trúc mô nút tim và chức năng của nó. Các dây thần kinh đến cơ

tim và các mạch máu nuôi tim.

Chương 5. Mô thần kinh

5.1 Sự biệt hoá của mô thần kinh và hệ thần kinh trung ương. Chất trắng và chất xám. Cấu

trúc giải phẫu đại thể của não bộ và tuỷ sống.

5.2 Đặc điểm cấu tạo và chức năng của mô thần kinh.

5.3 Phân loại các tế bào thần kinh chính thức và thần kinh đệm.

5.4 Cấu trúc của một nơron vận động điểm hình (tế bào thần kinh vận động hình sao ở sừng

trước tuỷ sống); thân nơron, các sợi nhánh, sợi trục, các đầu mút (tận cùng), các synapses và

dẫn truyền thần kinh qua synapse. Tính phân cực trong hoạt động chức năng của nơron.

5.5 Cấu tạo của tế bào Schwann và sự hình thành bao myelin. Sợi thần kinh có bao myelin

và không có bao myelin. Cấu tạo của một dây thần kinh.

5.6 Hệ thần kinh thực vật (autonomic), cấu tạo, chức năng.

5.7 Cấu tạo tế bào thần kinh tiết, hệ thần kinh tiết (neurosecretion system), các

neurohormon.

5.8 Sự thoái hoá và tái tạo của nơron. Các tế bào thần kinh đệm

36. PROTEOMIC VÀ SINH HỌC CẤU TRÚC

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO2212

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Sinh học phân tử (BIO2201), Hóa sinh học (BIO2202)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- PGS.TS. Trịnh Hồng Thái, Bộ môn Nhân học và Sinh lý học, Khoa Sinh học, Trường

ĐHKHTN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

- Kiến thức: Hiểu được các khái niệm cơ bản về proteomics và Sinh học cấu trúc. Có khả

năng hiểu và phân tích dữ liệu phổ khối và dữ liệu cấu trúc phân tử của protein.

- Kỹ năng: Thực hành phân tích được các dữ liệu khối phổ và cấu trúc phân tử của

protein.

- Thái độ: Làm việc theo nhóm, tự tin, năng động và linh hoạt.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Page 102: Ngành Công nghệ Sinh học

145

- Đánh giá dựa trên sự thể hiện của sinh viên khi làm bài tập, chuẩn bị đề tài/ trình bày

seminar, lên lớp và kiểm tra viết.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Liebler D.C (2002). Introduction to proteomics: tools for the new biology. Humana

Press.

- Veenstra T.D., Yates J.R (2006). Proteomics for Biological Discovery. John Wiley &

Sons.

- Hoffmann E.D., Stroobant V. (2001). Mass Spectrometry: Principles and Applications.

John Wiley & Sons.

- Petsko G.A., Ringe D. (2003). Protein Stucture and Function. Sinauer Associates.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Giới thiệu về proteomics. Các phương pháp phân tách protein để phân tích proteomics.

Khối phổ trong phân tích peptide và protein. Nhận dạng protein bằng phương pháp dấu vân

tay peptide và phương pháp khối phổ liên tiếp. Phân tích trình tự peptid bằng khối phổ liên

tiếp. Các ứng dụng của proteomics trong phân tích proteome, phân tích biểu hiện protein,

nghiên cứu phức hợp protein và sự tương tác protein-protein, và nghiên cứu sự biến đổi sau

dịch mã của protein. Những tiếp cận mới trong proteomics. Giới thiệu về sinh học cấu trúc,

các mức cấu trúc của protein. Các phương pháp dự đoán và phân tích cấu trúc của protein

và acid nucleic.

Introduction to proteomics. Protein fractionation methods for proteomics. Mass

spectrometry for protein and pepetide analysis. Protein identification by peptide mass

fingerprinting and tandem mass spectrometry data. Peptide sequence analysis by tandem

mass spectrometry. Applications of proteomics in mining proteomes, protein expresion

profiling, identifying protein-protein interaction and protein complexes, and mapping

protein modifications. Novel approaches in Proteomics. Introduction to structural biology.

Levels of protein structure. Predictive methods and analysis of protein and nucleic acid

structure.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Proteomics và proteome

1.1. Proteomics

1.1.1. Gới thiệu về proteomics

1.1.2. Công cụ nghiên cứu proteomics

1.1.3. Ứng dụng của proteomics

1.2. Proteome

1.2.1. Khái niệm về Proteome và genome

1.2.2. Cấu trúc theo modul của protein

1.2.3. Các họ protein chức năng

Page 103: Ngành Công nghệ Sinh học

146

1.2.4. Suy diễn proteome từ genome

1.2.5. Biểu hiện gen và mức protein

Chương 2. Các phương pháp phân tách protein

2.1. Phân tách thành phần dưới tế bào

2.2. Phân tách phức hợp protein

2.3. Phân tách các protein

2.3.1. Hòa tan protein trong dung dịch

2.3.2. Các kỹ thuật sắc ký

2.3.3. Các kỹ thuật điện di

2.4. Các xu hướng trong phân tách protein dùng cho nghiên cứu proteomics

2.5. Các kỹ thuật thủy phân protein

2.5.1. Các protease dùng để thủy phân protein

2.5.2. Thủy phân trong gel điện di

Chương 3. Khối phổ

3.1. Giới thiệu

3.2. Các phương pháp ion hóa

3.2.1. Phương pháp ESI (Electrospray Ionization)

3.2.2. Phương pháp MALDI (Matrix-Assisted Laser Desorption Ionization)

3.2.3. Phương pháp DESI (Desorption Electrospray Ionization)

3.3. Máy phân tích khối

3.3.1. Khối phổ bẫy ion

3.3.2. Khối phổ thời gian bay

3.3.3. Khối phổ tứ cực

3.3.4. Khối phổ tứ cực thời gian bay

3.3.5. Khối phổ FTICR (Fourier Transform Ion Cyclotron Resonance)

Chương 4. Nhận dạng protein

4.1. Phương pháp PMF

4.1.1. Giới thiệu về PMF

4.1.2. Các tiếp cận phân tích sử dụng PMF

4.1.3. Các công cụ phần mềm cho phân tích PMF

4.2. Phương pháp khối phổ liên tiếp ESI

4.2.1. Ứng dụng khối phổ liên tiếp ESI để nhận dạng protein

4.2.2. Các công cụ phần mềm để nhận dạng protein từ dữ liệu khối phổ liên tiếp ESI.

Chương 5. Phân tích trình tự peptid bằng khối phổ

5.1. Trình tự peptid

5.2. Phân mảnh ion peptid trong MS-MS

5.3. Phổ MS-MS

5.4. Phổ PSI

Page 104: Ngành Công nghệ Sinh học

147

Chương 6. Ứng dụng của proteomics

6.1. Phân tích proteome

6.1.1. Phân tích proteomics bằng điện di hai chiều kết hợp khối phổ MALDI-TOF

6.1.2. Phân tích proteomics bằng kết nối trực tiếp sắc ký lỏng hai chiều phân tách

peptide và khối phổ liên tiếp MS/MS

6.1.3. Phân tích proteomics bằng sắc ký lỏng hai chiều phân tách peptide và khối phổ

MALDI-TOF/TOF

6.2. Phân tích biểu hiện protein

6.2.1. Proteomics định lượng sử dụng gel 2-D và 2-D DIGE

6.2.2. Proteomics định lượng sử dụng LC-MS và đánh dấu đồng vị: ICAT, iTRAQ,

NBS

6.3. Nghiên cứu sự tương tác protein-protein và nhận dạng phức hợp protein

6.3.1. Nghiên cứu sự tương tác protein-protein

6.3.2. Xác định phức hợp protein chức năng

6.4. Nghiên cứu sự biến đổi sau dịch mã của protein

6.4.1. Xác định các protein được phosphoryl hóa

6.4.2. Xác định các protein được glycosyl hóa

6.4.3. Những biến đổi sau dịch mã khác

Chương 7. Sinh học cấu trúc

7.1. Giới thiệu về sinh học cấu trúc

7.2. Amino acid: viên gạch xây dựng cấu trúc của protein

7.3. Cấu trúc ba chiều của protein

7.3.1. Khái quát về cấu trúc của protein

7.3.2. Cấu hình của protein

7.3.3. Các mức cấu trúc của protein

7.3.4. Phân loại cấu trúc của protein (SCOP)

7.3.5. Nếp gấp của protein

7.4. Dự đoán cấu trúc của protein

7.4.1. Hiển thị cấu trúc của protein

7.4.2. Dự đoán cấu trúc bậc hai của protein

7.4.3. Đánh giá cấu trúc của protein

7.5. Dự đoán chức năng của protein

7.5.1. Motif cấu trúc và motif chức năng của protein

7.5.2. Dự đoán chức năng từ cấu trúc của protein

7.6. Dự đoán cấu trúc của ARN

7.6.1. Giới thiệu về cấu trúc của ARN

7.6.2. Nhiệt động học cấu trúc bậc hai của ARN

Page 105: Ngành Công nghệ Sinh học

148

7.6.3. Các chương trình dự đoán cấu trúc bậc hai của ARN

7.6.4. Dự đoán cấu trúc bậc ba của ARN

7.7. Các phương pháp vật lý xác định cấu trúc ba chiều của protein

7.7.1. Phương pháp nhiễu xạ tia X

7.7.2. Phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân

37. MIỄN DỊCH HỌC PHÂN TỬ

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO2215

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Vi sinh vật học (BIO2204)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác)

- TS. Nguyễn Quang Huy, Khoa sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- TS. Trịnh Tất Cường, Phòng thí nghiệm Trọng điểm CN enzym và protein

- PGS.TS. Bùi Phương Thuận, Khoa sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ)

6.1. Kiến thức

- Nắm vững kiến thức về cơ sở phân tử và tế bào của sự tương tác miễn dịch giữa kháng

thể và các thụ thể đối với kháng nguyên và các tác nhân gây bệnh. Cấu trúc đa dạng

của kháng nguyên và kháng thể trong việc đáp ứng miễn dịch.

- Nắm vững và phân tích cơ sở phân tử của quá trình điều hoà miễn dịch; các phương

pháp nghiên cứu trong miễn dịch

- Nắm vững kỹ năng thực hành về tách và tinh sạch kháng thể và kháng nguyên bệnh.

Các kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch hiện đại, kỹ thuật cộng hợp, điện di miễn dịch, sắc

kí ái lực, kỹ thuật miễn dịch phân tử.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Phát triển thái độ làm việc tích cực, kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm thông qua các

bài tập về nhà được giao trên lớp theo nhóm.

- Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động,

làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích kết quả thực hiện.

- Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi cũng như khả năng làm việc độc

lập để tiếp cận và nắm vững kiến thức môn học.

- Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá.

Page 106: Ngành Công nghệ Sinh học

149

- Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng.

- Rèn luyện tính kiên trì trong công việc.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Thông qua các hoạt động như nghe giảng, thảo luận trên lớp, làm bài tập cá nhân, bài

tập nhóm, thuyết trình, từ các kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp, sinh viên được

khuyến khích và yêu cầu phát triển các kỹ năng và thái độ xã hội như: Khả năng làm

việc nhóm (hình thành nhóm, vận hành, phát triển nhóm; lãnh đạo nhóm; làm việc

trong các nhóm khác nhau); giao tiếp (chiến lược và cấu trúc giao tiếp; kỹ năng giao

tiếp bằng văn bản, qua thư điện tử và phương tiện truyền thông; kỹ năng thuyết trình);

- Nhận thức rõ tầm quan trọng của các kiến thức môn học Miễn dịch học ở mức độ

phân tử, đặc biệt là những kiến thức và phân tích, thực hành xét nghiệm đối với các

bệnh miễn dịch.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Có ý thức vận dụng các kiến thức đã được học trong việc nghiên cứu làm việc với các

bệnh miễn dịch mức phân tử.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 7

+ Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc kết hợp tự luận và trắc nghiệm.

+ Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 14

+ Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm, kết hợp hoặc vấn đáp.

+ Hệ số điểm: 60%

- Điểm thường xuyên:

+ Điểm trung bình chung của các bài tập về nhà, bài tập trên lớp, thảo luận, seminar

trên lớp.

+ Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Đỗ Ngọc Liên (2008). Miễn dịch học cơ sở. NXB ĐHQG Hà Nội.

- Kindt, Goldsby, Osborne (2007). Kuby Immunology 6th, W. H. Freeman and

Company

- Charles A. Janeway, Paul Travers, Mark Walport, Mark Shlomchik (2005).

Immunobiology, Garland Science Publishing

Page 107: Ngành Công nghệ Sinh học

150

9. Tóm tắt nội dung môn học (tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học miễn dịch học phân tử cung cấp các kiến thức tổng hợp về cơ sở tế bào học của

hệ thống thể dịch của miễn dịch tự nhiên và tiếp thu của người và động vật bậc cao. Cơ sở

Tế bào học và phân tử của sự phát triển hệ miễn dịch tự nhiên và tiếp thu. (Các dạng tế bào

có thẩm quyền miễn dịch, các dạng phân tử kháng thể, thụ thể, phức hệ phù hợp tổ chức và

các cytokin). Cơ sở phân tử và Tế bào của sự tương tác miễn dịch giữa kháng thể và các

thụ thể đối với kháng nguyên và các tác nhân gây bệnh.Cơ sở phân tử của các bệnh miễn

dịch (các dạng bệnh tự miễn, các dạng bệnh quá mẫn và các bệnh đột biến ung thư hệ miễn

dịch). Sự tiến hoá về hệ miễn dịch tế bào và phân tử của các loài động vật ứng dụng trong

nông nghiệp và chăn nuôi. Liệu pháp phòng và chữa bệnh miễn dịch, các phương pháp

nghiên cứu về miễn dịch phân tử và tế bào.

This course provide general knowledge on the basis of the cytology of the system can

translate natural immunity and absorb the higher animals and humans. Cellular basis and

molecular study of the development of the immune system and absorb naturally. (The

cellular immune competent, the antibody molecules, receptors, complex organizations and

appropriate cytokines). The molecular basis of cell and immune interactions between

antibodies and receptors for antigens and pathogens benh.Co molecular basis of immune

disease (autoimmune disease forms, the forms of disease hypersensitivity mutations and

cancer patients the immune system). The evolution of immune system cells and molecules

of the animals used in agriculture and animal husbandry. Preventive and curative therapies

immunity, the research methods of immune molecules and cells.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Phần 1: Lý thuyết

Chương1: Những khái niệm cơ bản của miễn dịch

1.1. Miễn dịch tự nhiên và miễn dịch tiếp thu.

1.2. Kháng nguyên, kháng thể, bổ thể, cytokin.

1.3. Phản ứng kháng nguyên - kháng thể.

1.4. Sự tiêm chủng và vacxin.

1.5. hệ thống tế bào miễn dịch và sự phát triển.

Chương 2: Cấu trúc phân tử kháng nguyên

2.1. Epitop, quyết định kháng nguyên và immonogen.

2.2. Các dạng phân tử kháng nguyên.

2.3. Hapten và protein mang.

2.4. Một số dạng kháng nguyên vi sinh vật, kháng nguyên virus và kháng nguyên ung thư.

2.4. Một số dạng kháng nguyên vi sinh vật, kháng nguyên virus và kháng nguyên ung thư.

Chương 3: Cấu trúc phân tử và các kháng thể

3.1. Đặc điểm chung của phân tử kháng thể.

3.2. Cấu trúc phân tử và chức năng của các lớp bổ thể.

Page 108: Ngành Công nghệ Sinh học

151

3.3. Di truyền học và tính đa dạng phân tử kháng thể.

3.4. Kháng thể đơn dòng, kháng thể tái tổ hợp và độc tố miễn dịch.

Chương 4: Các phản ứng kháng nguyên - kháng thể

4.1. Đặc tính ái lực liên kết hoá học các phản ứng kháng nguyên - kháng thể.

4.2. Các phương pháp định tính và định lượng phản ứng kháng nguyên- kháng thể.

4.3. Xét nghiệm miễn dịch ELISA cà cộng hợp miễn dịch kháng thể - kháng nguyên.

Chương 5: Cấu tạo phân tử và chức năng của các thụ thể kháng nguyên

5.1. Cấu trúc thụ thể BCR và chức năng miễn dịch.

5.2. Cấu trúc thụ thể TCR và chức năng miễn dịch.

5.3. Cấu trúc phân tử và chức năng các thụ thể CD4, CD8, CD2, CD3.

5.4. Cấu trúc và chức năng các phân tử MHC.

5.5. Di truyền học của phức hệ phù hợp tổ chức (MHC).

Chương 6: Hệ thống phân tử bổ thể (complement)

6.1. Các thành phần bổ thể và chức năng miễn dịch.

6.2. Các con đường hoạt hoá bổ thể (3 con đường hoạt hoá bổ thể và quan hệ).

6.3. Hiệu quả của các con đường hoạt hoá bổ thể trong đáp ứng miễn dịch chống bệnh vi

sinh vật truyền nhiễm.

Chương 7: Hợp tác tế bào và phân tử trong đáp ứng miễn dịch

7.1. Hợp tác bào và phân tử trong trình diện kháng nguyên

7.2. Cơ chế phân tử và tế bào trong trình diện kháng nguyên cho tế bào T.

7.3. Hợp tác phân tử của tế bào B và tế bào T trong đáp ứng miễn dịch.

Chương 8: Điều hoà đáp ứng miễn dịch

8.1. Điều hoà đáp ứng miễn dịch thể dịch: izotyp, idotyp và mạng lưới idiotyp.

8.2. Điều hoà đáp ứng qua trung gian tế bào. Tế bào T ức chế, tế bào T loại trừ và các yếu

tố cytokin.

8.3. Điều hoà nhờ hệ thống nội tiết thần kinh, hormon.

Chương 9: Bệnh học phân tử và tế bào của hệ miễn dịch

9.1. Các bệnh quá mẫn điển hình (5 kiểu bệnh quá mẫn).

9.2. Khái niệm sự xâm nhập của vi sinh vật (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng).

9.3. Đáp ứng miễn dịch tự nhiên và đặc hiệu chống vi sinh vật.

9.4. Miễn dịch chống ung thư

Chương 10: Thiếu hụt miễn dịch bệnh lý và hội chứng suy giảm miễn dịch

10.1. Khái niệm các dạng thiếu hụt miễn dịch bệnh lý.

10.2. Thiếu hụt miễn dịch thứ cấp và hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).

Chương 11: Dung nạp miễn dịch và các bệnh tự miễn

11.1. Khái niệm và cơ chế dung nạp miễn dịch.

Page 109: Ngành Công nghệ Sinh học

152

11.2. Các dạng bệnh tự miễn và nguyên nhân của bệnh.

Chương 12: Sự tiến hoá miễn dịch của các loài động vật

12.1. Khái niệm về khả năng đáp ứng miễn dịch theo nấc thang tiến hoá các loài.

12.2. Đặc tính đáp ứng miễn dịch của động vật biến nhiệt (lướng cư, bò sát).

12.3. Đặc tính đáp ứng miễn dịch của lớp chim

12.4. Đặc tính đáp ứng miễn dịch của lớp thú có vú bậc cao.

Chương 13: Phòng và chữa bệnh bằng liệu pháp miễn dịch

13.1. Khái niệm về tiêm chủng và vacxin.

13.2. Liệu pháp miễn dịch kháng thể.

13.3. Liệu pháp miễn dịch Cytokin và độc tố miễn dịch.

13.4. Liệu pháp miễn dịch tế bào.

Chương 14: Miễn dịch trong cấy ghép

14.1. Khái niệm cấy ghép.

14.2. Cơ chế thải bỏ trong cấy ghép.

14.3. Một số điểm lâm sàng trong cấy ghép.

Chương 15: Các phương pháp nghiên cứu miễn dịch

15.1. Các phương pháp tế bào học và phương pháp miễn dịch thông dụng.

15.2. Các phương pháp xét nghiệm miễn dịch phân tử.

Phần Thực hành

- Tách tinh chế kháng thể và kháng nguyên bệnh.

- Các kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch hiện đại, kỹ thuật cộng hợp, điện di miễn dịch, sắc

kí ái lực, kỹ thuật miễn dịch phân tử

38. VIRÚT HỌC CƠ SỞ

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO2216

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

Sinh học phân tử (BIO2201), Miễn dịch học phân tử (BIO2215)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- TS. Bùi Thị Việt Hà, Bộ môn Vi sinh vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa

học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

Page 110: Ngành Công nghệ Sinh học

153

- Nắm vững các định nghĩa, khái niệm cơ bản trong Virut học, nhận biết được sự khác

nhau giữa virut với các sinh vật khác và giữa các nhóm virut; định rõ tính chất, hình

thái cấu trúc, các thành phần hóa học của virut và chức năng của chúng.

- Hiểu được phương thức, cơ chế lây truyền, xâm nhập, nhân lên và lan truyền của virut,

cơ chế đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật chủ và các chiến lược sinh tồn của virut trong

cơ thể vật chủ.

- Nắm được các phương pháp sử dụng trong phân lập, nuôi cấy virut; trong việc phát hiện

virut và các thành phần hóa học của chúng

- Biết các phương pháp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý do virut

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp:

- Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm;

- Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;

- Rèn luyện kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;

- Rèn luyện tính kiên trì trong công việc;

- Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động,

làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có ý thức nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, trung thực và trong việc đánh giá về vấn

đề liên quan đến bệnh học virut, dịch tễ học của virut, sử dụng virut trong các kỹ thuật

di truyền.

- Nhận thức rõ được tầm quan trọng của virut đối với y học, dịch tễ học, kỹ thuật sinh

học phân tử.

- Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, có ý thức tuyên truyền,

nâng cao ý thức cộng đồng trước nguy cơ và tác hại của các bệnh do virut gây ra.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Có khả năng đọc, hiểu, phân tích các tài liệu, thông tin khoa học liên quan đến virut và

các tác nhân gây bệnh

- Có khả năng hiểu cơ chế gây bệnh, cách thức lây truyền, nhận biết các đặc điểm lâm

sàng đặc trưng của một số bệnh phổ biến do virut gây ra.

- Tìm hiểu và phân tích ảnh hưởng của các tác nhân chính trị, xã hội, kinh tế và sinh học

đến sự bùng nổ và phát tán của các bệnh dịch do virut.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ

+ Thời gian:

+ Hình thức kiểm tra: Seminar hoặc tiểu luận

Page 111: Ngành Công nghệ Sinh học

154

+ Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

+ Thời gian:

+ Hình thức kiểm tra: Thi trắc nghiệm

+ Hệ số điểm: 60%

- Điểm thường xuyên

+ Điểm trung bình trung của các bài thảo luận/ bài tập nhóm

+ Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Phạm Văn Ty (2005). Virut học, Nhà xuất bản Giáo dục

- Bruce A. Voyles (2002). Biology of Viruses, Education Mc.GrawHell. Higher

Education

- John Carter, Venetia Saunders (2007). Virology: Principles and Application, John

Wiley & Sons Ltd.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học này cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản về virut: cấu tạo, hình thái,

phân loại, phương thức di truyền của virut, cơ chế gây bệnh cũng như mối tương tác giữa

virut gây bệnh và tế bào vật chủ. Ngoài ra giáo trình còn giúp sinh viên thấy được vai trò,

tầm quan trọng của virut như một công cụ kỹ thuật di truyền dùng trong nghiên cứu, phát

triển các phương pháp chữa bệnh. Sinh viên cũng sẽ được giới thiệu, làm quen với các

phương pháp nghiên cứu, các kĩ thuật sinh học phân tử sử dụng trong chẩn đoán lâm sàng

các bệnh lý do virut gây ra.

The course explores the biology of viruses and their unique strategic properties that enable

their persistance. We will examine virus structure, classification and replication strategies,

epidemiology, molecular virology, laboratory diagnosis, and applications of viruses in

biotechnology, including gene therapy. The pathogenesis of a number of human, animal

and plant diseases is discussed in the context of virus-host interactions, as well as the

persistance, transfer and control of virus infections in the community.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Những khái niệm cơ bản về virut

1.1. Vài nét lịch sử về sự phát triển của virut học

1.2. Hình thái và cấu trúc của virut

1.2.1. Genome của virut

1.2.2. Vỏ capsit

1.2.3 Vỏ ngoài

1.2.4. Protein của virut

Page 112: Ngành Công nghệ Sinh học

155

1.2.5. Tên gọi và phân loại virut

Chương 2. Các phương thức sinh sản của virut

2.1. Mối quan hệ giữa virut và tế bào

2.1.1 Chu trình tan

2.1.2. Chu trình tiềm tan

2.1.3. Hậu quả của mối tương tác giữa virut và tế bào

2.2. Đại cương về chu trình nhân lên của Virut

2.2.1. Hấp phụ

2.2.2 Xâm nhập và “cởi áo”

2.2.3. Tổng hợp các thành phần của virut

2.3. Các phương thức nhân lên của virut

2.3.1. Các virut có genom ADN

2.3.2 Các virut có genom ARN

Chương 3. Các phương pháp phân lập và nuôi cấy virut

3.1. Nuôi cấy trên mô tế bào

3.2. Nuôi trên phôi gà

3.3. Nuôi trên động vật mẫn cảm

3.4. Nuôi cấy virut gây bệnh thực vật

3.5. Nuôi cấy Phage

Chương 4. Di truyền virut

4.1. Một số khái niệm cần thiết về di truyền học

4.1.1. Sao chép ADN

4.1.2. Phiên mã

4.1.3. Dịch mã

4.2. Di truyền Virut

4.2.1 Genom của virut

4.2.2. Đột biến

4.2.3. Mối tương tác di truyền giữa các virut

4.3. Thể thực khuẩn và vectơ tách dòng

4.3.1. Phage λ cải biến

4.3.2. Cosmit

4.3.3. Vectơ dùng để xác định trình tự ADN-TTK M13

4.3.4. Phagemit

4.4. Liệu pháp gen

Chương 5. Dịch tễ học virut và bệnh học phát sinh

5.1. Dịch tễ học

5.1.1. Các con đường lan truyền virut

5.1.2. Truyền dọc (vertical transfusion)

Page 113: Ngành Công nghệ Sinh học

156

5.2. Đặc điểm bệnh sinh trong quá trình nhiễm Virut

5.2.1. Cơ sở bệnh sinh

5.2.2. Yếu tố xác định khả năng gây bệnh

5.2.3. Các giai đoạn phát sinh bệnh do nhiễm virut

5.3. Các cơ quan đích chủ yếu của virut

5.3.1. Hệ thần kinh trung ương

5.3.2. Đường hô hấp

5.4. Các loại nhiễm virut chính

5.4.1. Nhiễm sinh sản (productive infection)

5.4.2. Nhiễm thui chột (abortive infection)

5.4.3. Nhiễm đề kháng

5.4.4. Nhiễm tiềm ẩn

5.4.5. Nhiễm không biểu hiện

5.5. Các dạng bệnh lý chính trong nhiễm virut

5.5.1. Mức độ tế bào

5.5.2. Các virut gây bệnh đường hô hấp

5.5.3. Các virut gây bệnh đường thần kinh

5.5.4. Các virut gây bệnh đường tiêu hóa

5.5.5. Các virut gây bệnh đường sinh dục

5.5.6. Các virut gây bệnh hệ tim mạch và hệ bạch huyết

5.5.7. Virut gây bệnh da

Chương 6. Chẩn đoán nhiễm virut

6.1. Các kỹ thuật tự động

6.2. Huyết thanh học

6.2.1. Elisa

6.2.2. Kỹ thuật Western Blot

6.2.3. Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang

6.2.4. Kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

6.2.5. Phản ứng kết hợp bổ thể

6.2.6. Các kỹ thuật khác

Chương 7. Miễn dịch chống virut

7.1. Các khái niệm cơ bản

7.1.1. Miễn dịch không đặc hiệu

7.1.2.Miễn dịch đặc hiệu

7.2. Virut và hệ thống miễn dịch

7.2.1. Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu chống virut

7.2.2. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu chống virut

7.3. Bệnh lý miễn dịch trong nhiễm virut

Page 114: Ngành Công nghệ Sinh học

157

7.3.1. Các bệnh phức hợp miễn dịch

7.3.2. Nhiễm tiếp virut sau khi phức hợp miễn dịch đã phân ly

7.3.3 Các tổn thương mô do phản ứng miễn dịch chống virut

7.4. Cơ chế thoát khỏi miễn dịch

7.4.1. Gắn xen vào genom của tế bào

7.4.2. Sự lan truyền của virut giữa các tế bào

7.4.3. Virut nhiễm vào loại tế bào không chịu sự giám sát của hệ thống miễn dịch

7.4.4. Một số trường hợp khác

7.4.5. Sự biến đổi kháng nguyên

7.4.6. Khả năng ức chế miễn dịch

Chương 8. Các biện pháp chống virut

8.1 Hóa trị liệu

8.1.1. Hóa trị liệu

8.1.2. Các chất ức chế ADN-polymerase của virut

8.1.3. Các chất có cấu trúc tương tự nucleosid

8.1.4. Các chất ức chế enzym phiên mã ngược (RT)

8.1.5. Các chất ức chế protease (PI-protease inhibitors)

8.1.6. Các chất tương tự như nucleosid với phổ tác dụng rộng

8.2. Interferon

8.2.1. Sự tạo thành Interferon

8.2.2. Phân loại IFN

8.2.3. Tính chất của IFN

8.2.4. Tác dụng sinh học của IFN

8.2.5. Cơ chế tác dụng của IFN

8.2.6. Sử dụng trong điều trị

8.2.7. Hiệu quả kháng virut của yếu tố hoại tử cung (TNF)

8.2.8. Chế tạo IFN

8.3. Các phương pháp nghiên cứu phát triển thuốc mới chống virut

8.3.1 Thuốc dựa trên axit nucleic

8.3.2. Thuốc có nguồn gốc thảo mộc

8.4. Cơ chế kháng thuốc của virut

8.5. Vacxin chống virut

8.5.1. Vacxin giảm độc lực

8.5.2. Vacxin bất hoạt hay vacxin chết

8.5.3. Vacxin từng phần

8.5.4 Vacxin tạo dòng

8.5.5. Vacxin dựa trên ADN

Chương 9. Virut của vi khuẩn (Bacteriophage)

Page 115: Ngành Công nghệ Sinh học

158

9.1. Hình thái và thành phần hóa học của Thể thực khuẩn (TTK)

9.2. Khái quát về quá trình nhân lên của TTK

9.2.1. Sự hấp phụ

9.2.2.Xâm nhập

9.2.3. Sao chép

9.2.4. Lắp ráp

9.2.5. Phóng thích

9.3. Thể thực khuẩn ARN

9.3.1. Thể thực khuẩn MS2

9.4. Thể thực khuẩn ADN đơn, đa diện

9.4.1. TTK φX174 và hiện tượng gen chồng lớp

9.4.2. Sao chép ADN theo cơ chế vòng xoay

9.4.3. Phiên mã và dịch mã ở φX174

9.5. TTK ADN mạch đơn, dạng sợi

9.6. TTK ADN kép

9.6.1. Loại có kích thước nhỏ - TTK T7

9.6.2. TTK ADN kép có kích thước lớn

9.7. Hiện tượng tiềm tan và phage λ

9.7.1 Hiện tượng tiềm tan

9.7.2. Phage λ

9.8. Virut ôn hòa kiểu plasmid

9.9. TTK chuyển vị - Phage MU

9.9.1. Cấu trúc

9.9.2. Bản đồ di truyền

9.9.3. Đột biến và các phage cải biến

9.9.4. Sao chép ADN ở phage Mu

Chương 10. Virut của thực vật, côn trùng, tảo và nấm

10.1. Virut của côn trùng

10.2. Virut của nấm và tảo

10.3. Virut gây bệnh cho tôm

10.4. Virut thực vật

10.4.1. Khả năng lây nhiễm

10.4.2. Phân loại virut thực vật

10.4.3. Hình thái

10.4.4. Các virut ARN ở thực vật

10.4.5. Các virut ADN ở thực vật

10.4.6. Viroit

10.4.7. Virusoit

Page 116: Ngành Công nghệ Sinh học

159

Chương 11. Prion

11.1 Prion

11.1.1 Prion là gì

11.1.2. Khái quát về prion

11.1.3.Cấu trúc của prion

11.1.4. Sự nhân lên của prion

11.2. Bệnh prion di truyền

11.2.1. Bệnh Creutzfeldt – Jacob (CJD)

11.2.2. Bệnh CJD biến thể kiểu mới

11.2.3. Bệnh Gerstmann- Straussler- Scheinker (GSS)

11.2.4. Bệnh mất ngủ gây chết có tính di truyền

11.3. Các bệnh Prion lây nhiễm

11.4. Prion ở nấm men

11.5. Chẩn đoán bệnh Prion

11.6. Nghiên cứu biện pháp chống bệnh prion

Chương 12. UNG THƯ DO VIRUT

12.1 Một số khái niệm về ung thư

12.2. Chu kỳ tế bào và apoptosis

12.2.1. Chu kỳ tế bào

12.2.2.Sự điều hòa chu trình tế bào

12.3. Các con đường dẫn đến ung thư

12.3.1. Sự biến đổi proto- oncogen thành oncogen

12.3.2. Virut gây ung thư

12.3.3. Vai trò của telomer trong ung thư

12.3.4. Ung thư liên quan đến tế bào gốc

39. THỰC TẬP SẢN XUẤT

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO2217

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Vi sinh vật học (BIO2204), Di truyền học (BIO2203)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác)

- PGS.TS. Đinh Đoàn Long, Khoa sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- TS. Nguyễn Quang Huy, Khoa sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- TS. Bùi Thị Việt Hà, Khoa sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Page 117: Ngành Công nghệ Sinh học

160

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ)

6.1. Kiến thức

- Hiểu và thu nhận được các khái niệm, kiến thức cơ bản và kinh nghiệm áp dụng thực tế

các nguuyên lý và quá trình công nghệ sinh học trong thực tiễn sản xuất và đời sống.

- Nắm vững và phân tích được các mối quan hệ, lợi ích trong việc áp dụng của công nghệ

sinh học trong các lĩnh vực khác nhau: công nghệ sinh học trong y-dược, công nghệ

sinh học trong nông nghiệp, công nghệ sinh học trong xử lý môi trường, công nghệ sinh

học trong chế biến và bảo quản thực phẩm...

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Phát triển thái độ làm việc tích cực, kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm thông qua các bài

tập về nhà được giao trên lớp theo nhóm.

- Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động,

làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích kết quả thực hiện.

- Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi cũng như khả năng làm việc độc

lập để tiếp cận và nắm vững kiến thức môn học.

- Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá.

- Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng

- Rèn luyện tính kiên trì trong công việc.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Thông qua các hoạt động như nghe giảng, thảo luận trên lớp, làm bài tập cá nhân, bài

tập nhóm, thuyết trình, từ các kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp, sinh viên được

khuyến khích và yêu cầu phát triển các kỹ năng và thái độ xã hội từ mức 1 đến mức 3

như: Khả năng làm việc nhóm (hình thành nhóm, vận hành, phát triển nhóm; lãnh đạo

nhóm; làm việc trong các nhóm khác nhau); giao tiếp (chiến lược và cấu trúc giao tiếp;

kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, qua thư điện tử và phương tiện truyền thông; kỹ năng

thuyết trình);

- Nhận thức rõ tầm quan trọng của các kiến thức môn học thực tập sản xuất là cách thức

vận dụng một quy trình trong phòng thí nghiệm được đưa ra ngoài thực tế góp phần tạo

ra sản phẩm.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Có ý thức vận dụng các kiến thức đã được học và phát triển để áp dụng trong thực tế

làm việc tại các cơ sở sản xuất, các viện nghiên cứu. Áp dụng an toàn khi làm việc

trong các phòng thí nghiệm ở các mức độ khác nhau. Vận dụng các kỹ năng học được

để làm việc cho các viện nghiên cứu để áp dụng trong việc phát hiện các thực phẩm, vi

sinh vật có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, xử lý ô nhiễm ô môi trường, phát triển

các công nghệ đối với tế bào thực vật và tế bào động vật

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Page 118: Ngành Công nghệ Sinh học

161

- Các loại điểm kiểm tra, thi và trọng số của từng loại điểm

+ Điểm trung bình 4 bài thu hoạch của từng phần nội dung: 40%.

+ Điểm bài thu hoạch tổng kết cuối đợt thực tập: 60%.

- Lịch thi và kiểm tra (kể cả thi lại)

+ Bài thu hoạch nộp sau đợt thực tập từ 1 đến 3 ngày.

+ Sinh viên không đáp ứng yêu cầu ở mục 8 được coi như không hoàn thành môn

học và có thể tham gia môn học vào các năm học kế tiếp.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Paul M Dewick (2002). Medicinal Natural Products, A Biosynthetic Approach 2nd.

John Wiley & Sons Ltd.

- Karen Lech, Roger Brent, and Nina Irwin (2005). Current Protocols in Molecular

Biology. John Wiley and Sons, Inc

- Ramesh N. Patel. (2007). Biocatalysis in the Pharmaceutical and Biotechnology

Industries. CRC Press. Taylor & Francis Group

9. Tóm tắt nội dung môn học (tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học là thời gian thực tập tại các nhà máy, công ty sản xuất chế biến có sử dụng các

nguyên lý công nghệ sinh học thuộc các lĩnh vực: 1) y-dược học; 2) nông nghiệp; 3) chế

biến thực phẩm và 4) bảo vệ môi trường. Tự học hỏi và đúc rút các bài học kinh nghiệm

khi triển khai áp dụng thực tế các nguyên lý, lý thuyết quá trình công nghệ vào thực tiễn

sản xuất; so sánh các quy mô sản xuất khác nhau từ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

sản xuất thử quy mô pilốt sản xuất mở rộng sản xuất công nghiệp.

The course is practice time at the factory, production and processing company that uses the

principles of biotechnology in the fields of: 1) medical-pharmacology; 2) agriculture, 3)

processing products and 4) environmental protection. Educate yourself and draw on the

lessons learned in implementing the practical application of the principles, process theory

into practical technology of production compare different scale from laboratory studies

production test pilot scale production expansion industrial production.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Phần 1. Thực tập tại các cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học y-dược (6 giờ)

Địa điểm thực tập: tại các cơ sở sản xuất hoặc nghiên cứu triển khai thuộc ngành y tế, ví

dụ như Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Công ty vắcxin và sinh phẩm số 1, Viện dược

liệu, các Công ty Dược phẩm TƯ 1 và 2, v.v... (Địa điểm có thể thay đổi tùy theo từng

năm).

Nội dung:

1.1. Tham quan hệ thống sản xuất

1.2. Nghe giới thiệu về các quy trình công nghệ

Page 119: Ngành Công nghệ Sinh học

162

1.3. Thảo luận và chấp vấn các chuyên gia

1.4. Tham gia thực tập quá trình sản xuất

1.5. Ghi chép, thu thập dữ liệu, số liệu, ...

1.6. Viết báo cáo thu hoạch

Phần 2. Thực tập tại các cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến,

bảo quản thực phẩm (6 giờ)

Địa điểm thực tập: tại các cơ sở sản xuất hoặc nghiên cứu triển khai thuộc lĩnh vực chế

biến thực phẩm, ví dụ như Liên hiệp các công ty Rượu bia và nước giải Hà nội, Công ty

Dầu thực vật Cái lân, Nhà máy bia Halida, Viện Công nghiệp thực phảm, v.v... (Địa điểm

có thể thay đổi tùy theo từng năm).

Nội dung:

1.1. Tham quan hệ thống sản xuất

1.2. Nghe giới thiệu về các quy trình công nghệ

1.3. Thảo luận và chấp vấn các chuyên gia

1.4. Tham gia thực tập quá trình sản xuất

1.5. Ghi chép, thu thập dữ liệu, số liệu, ...

1.6. Viết báo cáo thu hoạch

Phần 3. Thực tập tại các cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất

nông nghiệp (6 giờ)

Địa điểm thực tập: tại các cơ sở sản xuất hoặc nghiên cứu triển khai thuộc lĩnh vực sản

xuất nông nghiệp, ví dụ như Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Nghiên cứu Rau Hoa Quả

Hà Nội, Trung tâm NC và ƯD Nông Lâm Nghiệp Tỉnh Quảng Ninh, Viện Sinh học Ứng

dụng (Trường ĐHNN1-Hà Nội), v.v... (Địa điểm có thể thay đổi tùy theo từng năm).

Nội dung:

1.1. Tham quan hệ thống sản xuất

1.2. Nghe giới thiệu về các quy trình công nghệ

1.3. Thảo luận và chất vấn các chuyên gia

1.4. Tham gia thực tập quá trình sản xuất

1.5. Ghi chép, thu thập dữ liệu, số liệu, ...

1.6. Viết báo cáo thu hoạch

Phần 4. Thực tập tại các cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý và

bảo vệ môi trường (6 giờ)

Địa điểm thực tập: tại các cơ sở sản xuất hoặc nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ

sinh học trong xử lý và bảo vệ môi trường, ví dụ như Công ty Xăng dầu B12 – Quảng

Ninh, Xí nghiệp Xăng dầu Quảng Ninh, Xí nghiệp chế biến và xử lý rác thải Từ liêm, ,

v.v... (Địa điểm có thể thay đổi tùy theo từng năm).

Nội dung:

1.1. Tham quan hệ thống sản xuất

1.2. Nghe giới thiệu về các quy trình công nghệ

Page 120: Ngành Công nghệ Sinh học

163

1.3. Thảo luận và chất vấn các chuyên gia

1.4. Tham gia thực tập quá trình sản xuất

1.5. Ghi chép, thu thập dữ liệu, số liệu, ...

1.6. Viết báo cáo thu hoạch

Phần 5. Viết báo cáo thu hoạch (6 giờ)

Nội dung: Viết báo cáo thu hoạch toàn đợt thực tập. Rút ra các bài học kinh nghiệm trong

thực tế ứng dụng Công nghệ sinh học trong triển khai sản xuất ở các quy mô sản xuất thử

và sản xuất công nghiệp

40. CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG CÔNG NGHỆ SINH HỌC

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3300

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Vi sinh vật học (BIO2204)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác)

- TS. Nguyễn Quang Huy, Khoa sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- TS. Nguyễn Thị Vân Anh, Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ enzym và protein,

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ)

6.1. Kiến thức:

- Sinh viên học xong cần hiểu được các nguyên lý, cách tiến hành và các khả năng ứng

dụng của các kỹ thuật điện di, sắc ký, lai ADN, lai miễn dịch, nhân bản gen bằng

PCR, kỹ thuật đa hình các đoạn phân cắt giới hạn (RPLF) các đoạn ADN đa hình

được nhân bản ngẫu nhiên (AFLP), giải trình tự gen.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Sinh viên học xong biết thực hiện các thí nghiệm sử dụng một số cơ bản và hiện địa

của lĩnh vực sinh học phân tử và công nghệ sinh học như điện di gel polyacrylamide,

agarose, sắc ký loc gel, trao đổi ion, PCR…

- Sinh viên có thêm mố số khả năng sau: Cộng tác, làm việc theo nhóm; Phát triển khả

năng tư duy sáng tạo, đọc tài liệu chuyên ngành;Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá

và tự đánh giá; Rèn luyện tính kiên trì trong công việc; Rèn kỹ năng thiết kế và tổ

chức thí nghiệm, phân tích và đánh giá kết quả.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có ý thức nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, tư duy logic

Page 121: Ngành Công nghệ Sinh học

164

- Nhận thức rõ vai trò của các kỹ thuật hiện đại và cơ bản trong công nghệ sinh học

- Có ý thức vận dụng các kiến thức đã được học cho việc giải quyết các bài toán cụ thể

của xã hội đặt ra.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Có khả năng đọc, hiểu và biết cách khai thác những vấn đề/ thông tin/ tư liệu liên quan

đến các kỹ thuật hiện đại và cơ bản trong công nghệ sinh học

- Có kinh nghiệm thực hành một số kỹ thuật cơ bản của công nghệ sinh học

- Có thể khai thác các kỹ thuật này phục vụ cho các nhu cầu về thực tiễn như chẩn đoán

bệnh học phân tử, phân tích các bệnh di truyền, xác định huyết thống, lập thư viện

gen, định danh các loài, cá thể, nhận dạng protein…

- Có thể vận dụng những kiến thức về các kỹ thuật hiện đại và cơ bản để giải quyết các

bài toán cụ thể trong khoa học sự sống và các ngành khác như nông, lâm, và công

nghiệp nhẹ.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 7

+ Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc kết hợp tự luận và trắc nghiệm.

+ Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 14

+ Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm, kết hợp hoặc vấn đáp.

+ Hệ số điểm: 60%

- Điểm thường xuyên:

+ Điểm trung bình chung của các bài tập về nhà, bài tập trên lớp, thảo luận, seminar

trên lớp.

+ Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Bùi Phương Thuận và Phan Tuấn Nghĩa (2005). Các kỹ thuật mới trong công nghệ

sinh học. Giáo trình Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

- Sambrook J. and Russel D.W. (2001). Molecular Cloning: A laboratory manual Cold

Spring Harbor Laboratory. Cold Spring Harbor, New York.

- Burton Z. F. and Faguni J. M. (1997). Experiments in molecular biology: Biochemical

applications. Academic Press, London

9. Tóm tắt nội dung môn học (tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học cung cấp các kiến thức về nguyên lý, các bước tiến hành và giới thiệu những ứng

dụng chính của các kỹ thuật cơ bản và hiện đại được dùng phổ biến trong các nghiên cứu

Page 122: Ngành Công nghệ Sinh học

165

về sinh học phân tử và công nghệ sinh học, bao gồm các kỹ thuật: điện di (trên gel trên

giấy, biến tính, không biến tính, hai chiều…), sắc ký (lọc gel, trao đổi ion, ái lực…), lai

ADN, lai miễn dịch, phản ứng chuỗi polymerase (PCR), đa hình các đoạn phân cắt giới

hạn (RFLP), các đoạn ADN đa hình phân cắt giới hạn được nhân bản (AFLP) và các kỹ

thuật xác định trình tự ADN. Môn học bao gồm cả phần thực hành một số kỹ thuật nêu

trên, đặc biệt là những kỹ thuật được coi là nền tảng của các phòng thí nghiệm sinh học

thực nghiệm hiện nay.

This course provides the knowledge of principles, protocols taken and introduction of

main applications of the basic and modern techniques which are commonly used in

molecular biology and biotechnology, including: electrophoresis (on gel, on paper,

denatured, non-denatured, 2D-dimensions…), chromatography (gel filtration, ion

exchange, affinity ...), Southern hybridization, Western immunoblotting, Polymerase chain

reaction (PCR), Restriction Fragment Length Polymorphism (RFLP), Amplified

Restriction Fragment Length Polymorphism (AFLP), DNA sequencing. The

course includes wet-lab practices of several techniques mentioned above, especially

those techniques are considered as the foundation of the biological laboratory today

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Các phương pháp sắc ký

1.1. Những nguyên lý chung của phương pháp sắc ký

1.2. Sắc ký lọc gel hay lọc rây phân tử

1.3. Sắc ký trao đổi ion

1.4. Sắc ký ái lực

1.5. Sắc ký lỏng hiệu năng cao

Chương 2. Các kỹ thuật điện di

2.1. Nguyên tắc chung của các kỹ thuật điện di

2.2. Kỹ thuật điện di trên gel polyacrylamit

2.3. Điện di trên gel agarose

2.4. Điện di trên giấy

2.5. Các ứng dụng của kỹ thuật điện di

Chương 3. Kỹ thuật lai ADN hay lai Southern

3.1. Nguyên lý của kỹ thuật lai Southern

3.2. Các bước cơ bản của kỹ thuật PCR

3.3. Mẫu dò, cách thiết kế và chuẩn bị mẫu dò

3.4. Các ứng dụng của kỹ thuật lai Southern

Chương 4. Kỹ thuật phản ứng chuỗi polymerase (PRC)

4.1. Nguyên lý của kỹ thuật PCR

4.2. Các bước cơ bản của PCR

Page 123: Ngành Công nghệ Sinh học

166

4.3. Các bước bổ sung của kỹ thuật PCR

4.4. Mồi và cách thiết kế mồi

4.5. Các phát triển của kỹ thuật PCR (RAPD-PCR, multiplex-PCR, nested- PCR)

4.6. Các ứng dụng của kỹ thuật PCR

Chương 5. Kỹ thuật đa hình các đoạn phân cắt giới hạn (RFLP) và kỹ thuật các đoạn

ADN đa hình phân cắt giới hạn được nhân bản ngẫu nhiên (AFLP)

5.1. Cơ sở của kỹ thuật RFLP

5.2. Các bước cơ bản của kỹ thuật RFLP

5.3. Cách sử dụng các enzym giới hạn và mẫu dò trong kỹ thuật RFLP

5.4. Cơ sở của kỹ thuật AFLP

5.5. Các bước cơ bản của kỹ thuật AFLP

5.6. Adaptor, mồi của AFLP

5.7. Các ứng dụng kỹ thuật RFLP và AFLP

Chương 6. Kỹ thuật xác định trình tự ADN

6.1. Giới thiệu chung về các kỹ thuật xác định trình tự ADN

6.2. Kỹ thuật xác định trình tự của Maxam và Gilbert (cải biến hoá học)

6.3. Kỹ thuật xác định trình tự của Sanger hay kỹ thuật phản ứng dùng enzym

6.4. Các bước phát triển, cải tiến của kỹ thuật xác định trình tự ADN

6.5. Từ trình tự nucleotit đến trình tự axit amin

Chương 7. Kỹ thuật lai hay thẩm tách miễn dich

(Western hybridization/blotting)

7.1. Nguyên lý của kỹ thuật lai miễn dịch

7.2. Kháng thể sơ cấp, kháng thể thứ cấp và cách chuẩn bị các kháng thể

7.3. Các bước cơ bản của kỹ thuật lai miễn dịch

7.4. Các ứng dụng kỹ thuật lai miễn dịch

41. TIN SINH HỌC

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3301

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Hóa sinh học (BIO2202), Lý sinh học (BIO2210)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Page 124: Ngành Công nghệ Sinh học

167

- PGS.TS. Trịnh Hồng Thái, Bộ môn Nhân học và Sinh lý học, Khoa Sinh học, Trường

Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

- Kiến thức: Hiểu được các khái niệm cơ bản của Tin sinh học. Hiểu và phân tích được

dữ liệu về trình tự nucleotide và protein, dự đoán gen và protein, phân tích chủng loại

phát sinh phân tử dựa vào trình tự ADN và protein.

- Kỹ năng: Thực hành phân tích được trình tự nucleotide và protein.

- Thái độ: Làm việc theo nhóm, tự tin, năng động và linh hoạt.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Đánh giá dựa trên sự thể hiện của sinh viên khi làm bài tập, chuẩn bị đề tài/ trình bày

seminar, lên lớp và kiểm tra viết.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Baxevanis A. D., Ouellette B. F. F. (2005). Bioinformatics (A Practical Guide to the

Analysis of Genes and Proteins). John Wiley & Sons.

- Lesk A. M. (2008). Introduction to Bioinformatics. 3rd ed. Oxford University Press.

- Mount D. W. (2001). Bioinformatics: Sequence and Genome Analysis (Genome

Analysis). Cold Spring Harbor Laboratory Press.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Giới thiệu về Tin sinh học, cơ sở dữ liệu về trình tự nucleotide và protein, cơ sở dữ liệu về

bản đồ genome, tra cứu thông tin từ cơ sở dữ liệu, cơ sở dữ liệu genome. Các phương pháp

dự đoán sử dụng trình tự ADN, đa hình trình tự, các phương pháp dự đoán sử dụng trình tự

protein, phân tích cấu trúc của protein, tương tác giữa các phân tử và các con đường sinh

học. Đánh giá sự tương đồng trình tự theo từng cặp, tạo và phân tích so sánh nhiều trình tự

protein. Phân tích chủng loại phát sinh. Thiết kế primer.

Introduction to Bioinformatics, nucleotide and protein sequence databases, genomic

mapping databases, information retrieval from biological databases, genomic databases.

Predictive methods using DNA sequences, sequence polymorphisms, predictive methods

using protein sequences, protein structure analysis, intermolecular interactions and

biological pathways. Assessing pairwise sequence similarity, creation and analysis of

protein multiple sequence alignments. Phylogenetic analysis. Primer design.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Cơ sở dữ liệu sinh học

1.1. Cơ sở dữ liệu trình tự

1.1.1. Cơ sở dữ liệu sơ cấp và thử cấp

1.1.2. Cơ sở dữ liệu trình tự nucleotide

1.1.3. Cơ sở dữ liệu trình tự protein

Page 125: Ngành Công nghệ Sinh học

168

1.2. Cơ sở dữ liệu bản đồ genome

1.2.1. Các thành phần của bản đồ genome

1.2.2. Các loại bản đồ genome

1.2.3. Các nguồn bản đồ genome

1.2.4. Bản đồ so sánh

1.2.5. Sử dụng nguồn bản đồ genome

1.3. Truy cập thông tin từ cơ sở dữ liệu sinh học

1.3.1. Truy cập thông tin liên hợp: Hệ thống Entrez

1.3.2. Truy cập thông tin theo gen: LocusLink

1.3.3. Các cơ sở dữ liệu y học

1.4. Cơ sở dữ liệu genome

1.4.1. UCSC

1.4.2. NCBI

1.4.3. Ensembl

Chương 2. Phân tích trình tự ADN

2.1. Các phương pháp dự đoán sử dụng trình tự ADN

2.1.1. Các phương pháp dự đoán gen

2.1.2. Các chương trình dự đoán gen

2.1.3. Phân tích promoter: Xác định đặc trưng của promoter và dự đoán

2.2. Đa hình trình tự

2.2.1. Khái quát về tiến hóa và nguồn gốc của đa hình

2.2.2. Các dạng đa hình

2.2.3. Các phương pháp xác định đa hình nucleotide đơn (SNP)

2.2.4. Các cơ sở dữ liệu công cộng về đa hình trình tự

2.2.5. Xác định kiểu gen

2.2.6. Chương trình quốc tế lập bản đồ đơn bội

Chương 3. Phân tích trình tự và cấu trúc của protein

3.1. Các phương pháp dự đoán sử dụng trình tự protein

3.1.1. Dự đoán đặc tính của protein

3.1.2. Dự đoán chức năng của protein

3.2. Phân tích cấu trúc của protein

3.2.1. Cơ sở dữ liệu về cấu trúc của protein

3.2.2. Thể hiện cấu trúc của protein

3.2.3. So sánh cấu trúc của protein

3.3. Tương tác giữa các phân tử và con đường sinh học

3.3.1. Cơ sở dữ liệu về tương tác phân tử và con đường sinh học

3.3.2. Các thuật toán dự đoán về tương tác phân tử và con đường sinh học

Page 126: Ngành Công nghệ Sinh học

169

3.3.3. Các nguồn cung cấp dự đoán tương tác phân tử

3.3.4. Công cụ hiển thị mạng lưới và con đường sinh học

Chương 4. Đánh giá sự tương đồng trình tự theo từng cặp

4.1. So sánh trình tự theo khu vực và toàn thể

4.2. Phương pháp so sánh hai trình tự bằng vẽ điểm (dotplot)

4.3. Các ma trận tính điểm để so sánh trình tự

4.3.1. Ma trận không phụ thuộc vào vị trí các gốc trong trình tự

4.3.2. Ma trận phụ thuộc vào vị trí các gốc trong trình tự

4.4. So sánh trình tự theo khu vực: BLAST

4.5. So sánh trình tự theo toàn thể: Needleman-Wunsch

4.6. Các chương trình khác để so sánh hai trình tự

Chương 5. Phân tích so sánh nhiều trình tự protein

5.1. Giới thiệu về so sánh nhiều trình tự

5.2. Hàm tính điểm so sánh trình tự

5.3. Xây dựng so sánh nhiều trình tự

5.3.1. Các tiếp cận truyền thống

5.3.2. Các tham số so sánh

5.3.3. Các tiếp cận lặp đi lặp lại và đồng hợp tác

5.4. Phân tích so sánh nhiều trình tự

5.4.1. Phân tích chất lượng/ xác định sai số

5.4.2. Vùng bảo thủ/ đồng hợp

5.5. Các ứng dụng so sánh nhiều trình tự

5.6. Các chương trình để so sánh nhiều trình tự

5.6.1. ClustalW

5.6.2. T-Coffee

5.6.3. MAFFT

5.6.4.MUSCLE

5.6.5. ProbCons

5.6.6. Các chương trình khác

Chương 6. Phân tích chủng loại phát sinh

6.1. Các thành phần cơ bản của mô hình chủng loại phát sinh

6.2. Phân tích dữ liệu chủng loại phát sinh

6.3. So sánh: Xây dựng mô hình dữ liệu và trích dữ liệu chủng loại phát sinh

6.4. Xác định mô hình thay thế

6.4.1. Mô hình tốc độ thay thế giữa các base

6.4.2. Mô hình tốc độ thay thế giữa các acid amin

Page 127: Ngành Công nghệ Sinh học

170

6.5. Các phương pháp xây dựng cây chủng loại phát sinh

6.5.1. Phương pháp dựa trên khoảng cách

6.5.2. Phương pháp dựa trên tính chất

6.6. Đánh giá cây chủng loại phát sinh

6.7. Các phần mềm phân tích chủng loại phát sinh

Chương 7. Thiết kế primer

7.1. Giới thiệu về PCR và thiết kế primer

7.2. Các tham số cho thiết kế primer

7.2.1. Các tham số cho thiết kế từng primer

7.2.2. Các tham số cho thiết kế cặp primer

7.3. Các chương trình để thiết kế primer

7.3.1. Thiết kế primer cho PCR

7.3.2. Thiết kế primer cho PCR định lượng

42. NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

1. Mã môn học: BIO3302

2. Số tinh chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Sinh học phân tử (BIO2201), Di truyền học (BIO2203).

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

- PGS.TS. GVC: Võ Thị Thương Lan, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Điện thoại:

0988551068, Email: [email protected]

- TS.GV. Nguyễn Lai Thành, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Điện

thoại: 0983010703, Email: [email protected]

- TS.GV. Hoàng Thị Mỹ Nhung, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Điện thoại:0947440249, Email: [email protected]

- ThS.GV: Bùi Việt Anh, Điện thoại:0904342423, E-mail: [email protected]

6. Mục tiêu môn học (chuẩn đầu ra)

6.1. Về kiến thức

- Hiểu được lịch sử phát triển của công nghệ sinh học. Phân biệt được công nghệ sinh

học kinh điển và công nghệ sinh học hiện đại

- Phân biệt các lĩnh vực cơ bản của công nghệ sinh học phục vụ trong nông nghiệp, y

dược, công nghiệp, xử lý môi trường.

Page 128: Ngành Công nghệ Sinh học

171

- Hiểu được các nguyên tắc cơ bản để tạo sinh vật chuyển gen, tế bào chuyển gen trong

từng lĩnh vực của công nghệ sinh học.

- Hiểu được các kỹ thuật di truyền phân tử, sinh học phân tử (chọn lọc, phân lập, tách

chiết, tinh sạch) để tạo nên các sản phẩm của công nghệ đỏ.

- Hiểu được các kỹ thuật di truyền phân tử, sinh học phân tử (lai, chỉ thị phân tử, vector

chuyển gen ở thực vật) tạo tế bào chuyển gen, cây chuyển gen của công nghệ xanh.

- Hiểu được các kỹ thuật vi sinh phân tử, sinh học phân tử (đột biến, chọn lọc, các điều

kiện môi trường) tạo các vi sinh vật chuyển gen của công nghệ xám và trắng.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Thực hiện được thí nghiệm với vector nhân dòng, vector biểu hiện, vector chuyển gen.

- Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản biến nạp, chuyển nhiễm

- Thao tác thành thạo kỹ thuật điện di, nhuộm chụp ảnh, chọn lọc, phân tích các dòng

tái tổ hợp, các tế bào chuyển gen.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

- Phát huy được khả năng sáng tạo, khám phá.

- Hình thành và phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá.

- Xây dựng và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, bình luận.

- Rèn luyện được khả năng lập kế hoạch, tổ chức hoạt động theo chủ đề.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Áp dụng kiến thức di truyền phân tử, sinh học phân tử để hiểu các qui trình cơ bản của

bốn lĩnh vực cơ bản của công nghệ sinh học.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra hàng tuần trong các giờ thực tập, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra kết thúc môn

học.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên sách, năm xuất bản):

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- Thieman et al. (2008). Introduction to Biotechnology (2nd Edition).

- Renneberg and Demain (2007). Biotechnology for Beginners.

- Phạm Thành Hổ (2006). Nhập môn Công nghệ Sinh học. NXB Khoa học và Kỹ thuật.

8.2. Giáo trình tham khảo:

- Glick B, R. and Pasternak J, J. (2003). Molecular Biotechnology – Principles and

Applications of Recombinant DNA. 3nd Press. Washington.

- Nguyễn Như Hiền (2008). Công nghệ tế bào. NXB Giáo dục.

Page 129: Ngành Công nghệ Sinh học

172

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Giới thiệu lịch sử và xu hướng phát triển, những khái niệm cơ bản và các lĩnh vực của Công

nghệ Sinh học bao gồm công nghệ đỏ, công nghệ xanh, công nghệ xám và công nghệ trắng

liên quan chặt chẽ đến sinh học phân tử của các chuyên ngành vi sinh vật, hóa sinh, tế bào

và kỹ nghệ gen . Cung cấp cho sinh viên những thông tin cập nhật về ứng dụng của Công

nghệ Sinh học phục vụ đời sống con người. Đây là những kiến thức cơ bản của những môn

như vi sinh vật, hóa sinh, sinh học phân tử, sinh học tế bào và mô phôi được đưa vào ứng

dụng thực tế.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…)

Chương 1: Những khái niệm về công nghệ Sinh học

1.1. Định nghĩa Công nghệ Sinh học

1.2. Lịch sử phát triển của Công nghệ Sinh học.

1.3. Các lĩnh vực Công nghệ Sinh học.

1.4. Công nghệ sinh học đỏ ứng dụng trong Y Dược

1.5. Công nghệ sinh học xanh ứng dụng trong Nông nghiệp

1.6. Phương hướng và triển vọng của Công nghệ Sinh học trong tương lai

Chương 2: Công nghệ gen

5.1. Một số kỹ thuật thông dụng để thiết kế phân tử ADN tái tổ hợp. Một số enzym đặc biệt

dùng trong ADN tái tổ hợp (zinc finger nuclease, homing endonuclease, site-specific

recombinases)

5.2. Thiết kế phân tử ADN tái tổ hợp có khả năng biểu hiện trong các tế bào chủ nhân sơ,

nhân chuẩn. Các hệ vector chuyển gen, vector biểu hiện.

5.3. Biến nạp, chuyển nạp vector biểu hiện vào các tế bào, vật chủ thích hợp.

5.4. Biểu hiện protein tái tổ hợp trong thực khuẩn thể (Phage display)

5.5. Biểu hiện protein tái tổ hợp trong nấm men. Hệ thống lai kép (two hybrid system)

Chương 3: Công nghệ sinh học trong Y Dược

3.1. Một số kỹ thuật phục vụ xét nghiệm chẩn đoán, tiên lượng bệnh (bệnh truyền nhiễm,

bệnh di truyền do đột biến gen, bệnh ung thư, điều trị đích): nested PCR, multiplex PCR,

gap PCR, RT-PCR, ACSM-PCR, dot bot, reverse dot blot,...

3.2. Sàng lọc và phát triển thuốc. Nghiên cứu cơ bản và thử nghiệm lâm sàng

3.3. Biểu hiện thụ thể tái tổ hợp

3.4. Sản xuất protein có hoạt tính sinh học bằng con đường ADN tái tổ hợp.

3.5. Hệ vector virus sử dụng chuyển gen trong liệu phép gen

Chương 4: Công nghệ sinh học trong Nông nghiệp

4.1. Lai tạo truyền thống kết hợp với các chỉ thị phân tử ADN

4.2. Sử dụng các chỉ thị phân tử trong chọn giống, phân lập gen qui định tính trạng mong

muốn

Page 130: Ngành Công nghệ Sinh học

173

4.3. Vector chuyển gen T-DNA. Thiết kế vector mang gen chuyển, gen chỉ thị

4.4. Các phương pháp chuyển gen thực vật. Cây chuyển gen.

Chương 5: Công nghệ sinh học trong công nghiệp và môi trường

5.1. Công nghệ sinh học trong công nghiệp:

5.1.1. Các enzyme và sản phẩm trong công nghiệp thực phẩm.

5.1.2. Nguồn nguyên liệu và năng lượng sinh học.

5.1.3. Vật liệu sinh học cho các ngành khoa học khác.

5.2. Công nghệ sinh học trong môi trường: bảo vệ và cải tạo môi trường sống và tài nguyên

thiên nhiên.

5.2.1. Cải tạo đất, nước.

5.2.2. Xử lý rác thải.

5.2.3. Chỉ thị sinh học xác định mức độ ô nhiễm.

43. SINH HỌC CHỨC NĂNG THỰC VẬT

1. Mã môn học: BIO3303

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

Tế bào học (BIO2200)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- TS. Phạm Thị Lương Hằng, Bộ môn Sinh lý thực vật và Hóa sinh, Khoa Sinh học,

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Điện thoại, email: 04-8582796, email:

[email protected]

- TS. Lê Quỳnh Mai, Bộ môn Sinh lý thực vật và Hóa sinh, Khoa Sinh học, Trường Đại

học Khoa học Tự nhiên. Điện thoại, email: 04-8582796, email:

[email protected]

- ThS. Trần Thị Dụ Chi, Bộ môn Sinh lý thực vật và Hóa sinh, Khoa Sinh học, Trường

Đại học Khoa học Tự nhiên. Điện thoại, email: 04-8582796, email:

[email protected]

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ)

6.1. Kiến thức:

- Nhớ được cấu tạo của tế bào và các cơ quan của cơ thể thực vật (mức 1).

- Xắp xếp được các nhóm chức năng theo từng cơ quan của cơ thể thực vật (mức 2).

- So sánh những điểm giống nhau và khác nhau về chức năng quang hợp của các nhóm

thực vật C3, C4 và CAM (mức 3).

Page 131: Ngành Công nghệ Sinh học

174

- Thiết kế được các thí nghiệm để chứng minh hoặc cải thiện các vấn đề thực tế của cây

trồng (mức 4).

6.2. Kỹ năng - thái độ:

- Có kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc

- Kỹ năng phân tích vấn đề

- Kỹ năng thu thập và tổng hợp tài liệu

- Kỹ năng thuyết trình

- Tự tin, chủ động và linh hoạt

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức tỷ lệ (%)

Bài tập nhóm/tháng (bài thực hành) 10

Bài kiểm tra giữa kỳ 20

Bài tập lớn/học kỳ (seminar) 10

Thi cuối kỳ 60

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn (2001). Sinh lý học Thực vật, tái bản

lần thứ 7. Nhà xuất bản Giáo dục.

- Taiz L. & Zeiger E. (2010). Plant physiology 4th Edition. Sinauer Associates, Inc.,

publishers, Massachusetts, America.

- Alison M. Smith et al., (2010). Plant Biology. Garland Science.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Sinh học chức năng thực vật là môn khoa học nghiên cứu về các chức năng quan trọng của

thực vật được đảm nhận bởi tế bào các bào quan, mô và cơ quan trong cơ thể thực vật, bao

gồm các 6 nội dung chính sau:

- Cấu tạo tế bào thực vật và chức năng của các bào quan điển hình như thành tế bào,

không bào và lục lạp.

- Cấu tạo và chức năng của các mô phân sinh và mô chuyên hóa

- Cấu tạo của rễ và chức năng hấp thụ nước, muối khoáng

- Lá chức năng quang hợp và điều hòa thoát hơi nước

- Thân: cấu tạo và chức năng

- Hoa và quả: chức năng sinh sản và truyền đạt tính trạng

Biological function of plant covers the important functions of organelles, tissues and organs

of plants, including six main contents:

Page 132: Ngành Công nghệ Sinh học

175

- Structure of plant cells and functions of some typical organelles such as cell wall,

vacuole and chloroplasts

- Structure and functions of the meristem and specialized tissue

- Structure and function of roots: water and minerals absorption

- Leaf: photosynthesis and regulation of evaporation

- Stem: functions of transport and support

- Flowers and fruits: reproduction and transductions

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Tế bào thực vật

1.1. Khái niệm chung

1.2. Cấu trúc của một tế bào thực vật điển hình

1.3. Tổ chức cấu trúc và chức năng của một số bào quan.

1.2.1. Vách tế bào

1.2.2. Màng sinh chất

1.2.3. Không bào – điều hòa áp suất thẩm thấu

1.2.4. Lục lạp – quang hợp

1.2.5. Ty thể - hô hấp tế bào

1.2.6. Peroxisome – chu trình glyoxylate

1.4. Các giai đoạn phát triển của tế bào thực vật

6.3.1. Giai đoạn phân chia tế bào

6.3.2. Giai đoạn giãn của tế bào

6.3.3. Giai đoạn phân hóa tế bào

1.5. Thực hành:

Bài thực hành 1: Sự xâm nhập của các chất vào tế bào thực vật

Bài thực hành 2: Tính chất lý hóa và cảm quang của diệp lục

Chương 2: Các mô thực vật

2.1. Các loại tế bào và mô chính trong cơ thể thực vật

2.2. Cấu trúc và chức năng của mô phân sinh

2.3. Cấu trúc và chức năng của các mô chuyên hóa

2.3.1. Mô bì

2.3.2. Mô mạch

2.3.3. Mô cơ bản

2.4. Nuôi cấy mô tế bào thực vật và những ứng dụng thực tiễn

2.4.1. Tái sinh trực tiếp

2.4.2. Tái sinh gián tiếp

2.5. Thực hành:

Bài thực hành 3: Xác định áp suất thẩm thấu của tế bào thực vật

Page 133: Ngành Công nghệ Sinh học

176

Chương 3: Rễ - hấp thụ nước và muối khoáng

3.1. Đặc điểm của nước và vai trò của nước đối với đời sống thực vật

3.2. Nước trong đất

3.3. Sự hút nước vào tế bào

3.3.1. Tế bào là một hệ thẩm thấu

3.3.2. Khái niệm sức hút nước của tế bào thực vật

3.3.3. Thế nước

3.4 Cấu tạo của rễ

3.5. Sự trao đổi nước ở thực vật:

3.5.3. Sự hấp thụ nước ở tế bào biểu bì

3.5.1 Sự vận chuyển nước theo con đường symplast

3.5.3. Sự vận chuyển nước theo con đường symplast

3.6. Chứng minh sự hút bước chủ động của rễ

3.6.1. Hiện tượng rỉ nhựa

3.6.2. Hiện tượng ứ giọt

3.7. Đất, rễ, vi sinh vật và dinh dưỡng khoáng

3.7.1. Quá trình trao đổi ion và khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất

3.7.2. Rễ-vi sinh vật và dinh dưỡng khoáng

3.8. Cơ chế quá trình hút các chất khoáng ở tế bào rễ

3.8.1. Cơ chế thụ động

3.8.2. Cơ chế chủ động

3.9. Sự đồng hoá và biến đổi nitơ ở rễ

3.9.1. Các nguồn nitơ ở thực vật và - chu trình nitơ trong tư nhiên

3.9.2. Quá trình cố định nitơ khí quyển

3.9.3. Quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật

3.10. Sự đồng hóa các nguyên tố dinh dưỡng khác

3.11. Bài thực hành

Bài thực hành 4: Xác định sức hút nước của tế bào thực vật

Chương 4: Lá – quang hợp và điều hòa thoát hơi nước

4.1. Sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng quang hợp của lá

4.2. Quang hợp ở thực vật C3, C4 và CAM

4.2.1. Quang hợp ở thực vật C3 và hô hấp sáng

4.2.2. Quang hợp ở thực vật C4

4.2.3. Quang hợp ở thực vật CAM

4.2.4. Các tiêu chuẩn để xác định hai nhóm thực vật C3 và C4

4.3. Quá trình tổng hợp đường và tinh bột-sản phẩm của quá trình quang hợp

4.4. Quá trình thoát hơi nước ở lá

4.3.1. Thoát hơi nước qua cutin và khí khổng

Page 134: Ngành Công nghệ Sinh học

177

4.3.2. Các giai đoạn của quá trình thoát hơi nước

4.3.3. Sự điều hòa quá trình thoát hơi nước

4.5. Lá và dinh dưỡng khoáng

4.5.1. Sự đồng hóa các yếu tố dinh dưỡng

4.5.2. Triệu chứng thiếu dinh dưỡng ở lá

4.5.3. Xử lý thiếu dinh dưỡng

4.6. Thực hành:

Bài thực hành 5: Xác định cường độ quang hợp theo phương pháp Tiurin

Bài thực hành 6: Xác định cường độ quang hợp của lục lạp tách rời

Chương 5: Thân – cấu tạo và chức năng

5.1. Cấu tạo của thân cây một lá mầm và hai lá mầm

5.2. Sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp của cơ quan, cơ thể

5.2.1. Sinh trưởng sơ cấp

5.2.2. Sinh trưởng thứ cấp

5.3. Tổng hợp và vận chuyển các chất điều hòa sinh trưởng

5.3.1. Auxin

5.3.2. Cytokinin

5.3.3. Axit absxixic

5.3.3. Các chất điều hòa sinh trưởng khác

5.4. Vận chuyển các chất dinh dưỡng

5.4.1. Vận chuyển nước và muối khoáng

5.4.2. Vận chuyển các sản phẩm quang hợp

5.5. Các hình thức vận động sinh trưởng

5.5.1. Các hình thức vận động hướng động

5.5.2. Các hình thức vận động cảm ứng

5.6. Thực hành:

Bài thực hành 7: Xác định khả năng kéo dài tế bào của Auxin

Chương 6: Hoa và quả – chức năng sinh sản và truyền tính trạng

6.1. Cấu tạo của hoa

6.1.1. Nhị và hạt phấn

6.1.2. Nhụy và noãn

6.3. Sự hình thành quả

6.4. Sự chín quả

6.5. Sự phát tán quả quả và nảy mầm của hạt

6.6. Thực hành

Page 135: Ngành Công nghệ Sinh học

178

44. KỸ THUẬT DI TRUYỀN

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3304

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

Di truyền học (BIO2203), Vi sinh vật học (BIO2204)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- PGS.TS. Phan Tuấn Nghĩa, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- TS. Nguyễn Thị Hồng Loan, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- TS. Nguyễn Thị Vân Anh, Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein,

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- TS. Phạm Bảo Yên, Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein,

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức :

- Hiểu được đối tượng và các công cụ phân tử của kỹ nghệ gen, các bước chi tiết để

nhân dòng và biểu hiện một gen ngoại lai trong vật chủ cũng như các cách thức để

nâng cao hiệu suất cũng như chất lượng protein tái tổ hợp..

- Hiểu và phân tích được sơ đồ cấu trúc của một vector nhân dòng và vector biểu hiện

gen.

- Thiết kế được sơ đồ thí nghiệm để có thể nhân dòng và biểu hiện thành công một gen

ngoại lai

- Giải thích được những lợi thế của việc áp dụng kỹ nghệ gen đối với các hệ thống sinh

vật và ứng dụng của chúng trong công nghệ sinh học hiện đại.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Sử dụng được một số dụng cụ và máy móc cơ bản trong phân tích hóa sinh và sinh

học phân tử.

- Nắm vững hơn các nguyên tắc an toàn sinh học,

- Hình thành tác phong cẩn thận, chính xác, tỉ mỉ trong thực nghiệm.

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

- Nhận thức và thấy rõ được vị trí trung tâm của kỹ thuật di truyền trong phát triển công

nghệ sinh học hiện đại và sự đóng góp của nó trong việc cải tiến thế giơi sống theo

hướng có lợi cho con người.

- Góp phần nâng cao ý thức chăm lo sức khỏe, bảo vệ môi trường.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

Page 136: Ngành Công nghệ Sinh học

179

- Sử dụng kiến thức lý thuyết và thực hành được trang bị để lý giải một số hiện tượng

sống, cải tạo cải giống cây trồng, vật nuôi, phát hiện các sinh vật chuyển gen có hại

cho sức khỏe và môi trường.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Thường xuyên (20%): thông qua các câu hỏi trắc nghiệm, sự tham gia của người học

vào các bài giảng trên lớp.

- Giữa kỳ (trắc nghiệm, 20%)

- Cuối kỳ (thi viết, 60%)

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Lê Đình Lương và Quyền Đình Thi (2003). Kỹ thuật di truyền và ứng dụng. NXB. Đại

học Quốc Gia Hà Nội

- Glick, B.R., Pasternak, J.J., Patten , C.L. (2010). Molecular Biotechnology: principles

and applications of recombinant DNA. ASM Press.

- Sambrook, J. & Russel, D.W. (2001). Molecular cloning protocols: a laboratory

manual. Cold Harbor Spring Laboratory Press, New York

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Kỹ thuật di truyền (Genetic Engineering) là môn học đi sâu nghiên cứu về các nguyên lý

của thao tác gen, bao gồm phân lập, lắp ghép, nhân dòng, thiết kế hệ thống biểu hiện, cải

biến gen sau đó đưa vào hệ thống vật chủ để biểu hiện gen đó thành sản phẩm mong muốn.

Người học sẽ được cung cấp các kiến thức cơ bản về vật chất di truyền của cơ thể sống

như cấu tạo, cách tổ chức, cách lưu giữ thông tin qua các thế hệ, quá trình phiên mã, dịch

mã, các biến đổi đi kèm để thông tin di truyền được biểu hiện, các quá trình điều hoà biểu

hiện gen trong cơ thể sống. Tiếp theo là kiến thức về việc sử dụng các công cụ phân tử

thao tác gen để phân lập, nhân bản, nhân dòng gen, các nguyên lý để tạo ra các thể tái tổ

hợp mang gen chuyển và đặc biệt là việc thiết kế các gen vào các hệ thống biểu hiện để

đưa vào vật chủ thích hợp cho gen được biểu hiện. Môn học cũng đề cập đến những ứng

dụng của kỹ thuật di truyền di truyền trong việc cải tiến các vật nuôi, cây trồng cũng như

sản xuất các sản phẩm sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp và y học.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Mở đầu

1.1. Định nghĩa, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kỹ thuật di truyền

1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của kỹ thuật di truyền

1.3. Tình hình và triển vọng phát triển của kỹ thuật di truyền trên thế giới và ở Việt

Nam

Chương 2: Gen và biểu hiện gen

2.1. Cấu trúc và chức năng của ADN

2.2. Sự sao chép của ADN

Page 137: Ngành Công nghệ Sinh học

180

2.3. Sự phiên mã

2.4. Sự dịch mã và các cải biến sau dịch mã

2.5. Điều hoà biểu hiện gen trong tế bào.

Chương 3: Các enzyme dùng trong kỹ nghệ gen

3.1. Các enzyme phân cắt ADN và các enzyme giới hạn

3.2. Các enzyme tổng hợp và nối ghép ADN

3.3. Các enzyme cải biến ADN

3.4. Một số enzyme liên quan khác

Chương 4: Nhân dòng gen

4.1. Thiết lập thư viện gen và thư viện ADNc

4.2. Các vectơ tạo dòng phân tử

4.3. Lắp ghép gen cần nhân dòng vào vectơ

4.4. Biến nạp gen và các phương pháp sàng lọc thể biến nạp

4.5. Xác định trình tự ADN và đọc mã di truyền

Chương 5: Biểu hiện và điều hoà biểu hiện gen ngoại lai

5.1. Lựa chọn các vật chủ biểu hiện.

5.2. Lựa chọn các vectơ biểu hiện

5.3. Lựa chọn các promotơ

5.4. Các protein dung hợp

5.5. Các biện pháp làm tăng hiệu suất và độ bền của protein tái tổ hợp

Chương 6: Ứng dụng của kỹ thuật di truyền

6.1. Ứng dụng của kỹ thuật di truyền với các hệ thống vi sinh vật

6.2. Ứng dụng của kỹ thuật di truyền với các hệ thống thực vật

6.3. Ứng dụng của kỹ thuật di truyền với các hệ thống động vật và con người

Chương 7: Các vấn đề an toàn và đạo đức đối với việc áp dụng

kỹ thuật di truyền

7.1. Những quy tắc an toàn với đối với việc áp dụng kỹ thuật di truyền

7.2. Những quy tắc an toàn các nguồn thực phẩm và các chất phụ gia thực phẩm

7.3. Quy định về triển khai các cơ thể bị biến đổi gen

7.4. Các quy định về liệu pháp gen và các vấn đề về đạo đức

45. HỆ THỐNG HỌC THỰC VẬT HỌC

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3305

2. Số tín chỉ: 2

3. Môn học tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

Page 138: Ngành Công nghệ Sinh học

181

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- PGS.TS. Nguyễn Trung Thành: Bộ môn Thực vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên

- TS. Nguyễn Thùy Liên: Bộ môn Thực vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa

học Tự nhiên.

- ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh: Bộ môn Thực vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên.

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

- Nắm được các hệ thống phân loại thực vật có ảnh hưởng lớn trên thế giới; Nắm được

nguồn gốc và đặc điểm chính của các đơn vị phân loại (Mức 1)

- Hiểu được các nguyên tắc của hệ thống học; Dựa trên những đại diện chính của các

bậc phân loại để nắm được đặc điểm chính của bậc phân loại đó (Mức 2)

- Đánh giá được các đặc điểm tiến hóa của từng taxon.

- Hiểu biết sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng và giá trị tài nguyên thực vật đối với tự

nhiên và đời sống con người. (Mức 3).

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Sử dụng thành thạo kính hiển vi, kính hiển vi soi nổi và làm tiêu bản để quan sát, mô

tả, phân loại thực vật học.

- Trên cơ sở những kiến thức của môn học, sinh viên có thể hiểu được cơ sở khoa học

của các hệ thống phân loại thực vật khác nhau.

- Thái độ cá nhân nghề nghiệp trung thực, trách nhiệm, đáng tin cậy, kiên trì, tự tin, chủ

động, chăm chỉ, nhiệt tình và say mê công việc. (Mức 3)

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Biết đánh giá, nhận thức và đưa ra quan điểm cá nhân đối với một hệ thống phân loại

mới cũng như tầm quan trọng và vai trò của thực vật trong đời sống con người.(Mức

3)

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Có khả năng nhận diện được một số loài thực vật cơ bản; xác định được vị trí của nó

trong hệ thống phân loại thực vật; giá trị và ý nghĩa thực tiễn của nguồn tài nguyên

thực vật (Mức 4)

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Kiểm tra giữa kỳ:

Thời gian: sau tuần thứ 7

Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc viết luận.

Hệ số điểm: 20%

Page 139: Ngành Công nghệ Sinh học

182

Kiểm tra cuối kỳ:

Thời gian: sau tuần thứ 14

Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc viết luận hoặc vấn đáp.

Hệ số điểm: 60%

Điểm thường xuyên:

Điểm trung bình chung của các bài thực hành.

Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Thị Sy, 2004. Hệ thống học thực vật, Nxb ĐHQG Hà Nội.

- Trần Ninh, Nguyễn Thị Minh Lan, 2005. Thực tập hệ thống thực vật, Nxb ĐHQG Hà

Nội.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Giới thực vật đang sống trên trái đất vô cùng phong phú và đa dạng. Ngoài ra số lượng các

loài đã bị tiêu diệt qua các thời kỳ địa chất khác nhau cũng không nhỏ. Đứng trước một thế

giới thực vật phong phú và đa dạng đó, đầu tiên chúng ta phải cố gắng nhận biết các loài

thực vật có lợi hay có hại. Do đó nhiệm vụ đầu tiên nghiên cứu cấu tạo ngoài cũng như cấu

trúc bên ngoài của cơ thể thực vật. Trên cơ sở đó chúng ta phân loại chúng thành những

nhóm hay là đơn vị phân loại. Thế giới thực vật phát triển từ đơn giản đến phức tạp nên

môn học còn phải xác định quan hệ họ hàng và xây dựng các hệ thống phát sinh tự nhiên

của chúng, nghiên cứu sự phát triển lịch sử của giới thực vật từ đơn giản đến phức tạp.

Plant systematic - the biological classification of plants - stretches from the work of

ancient Greek to modern evolutionary biologists. As a field of science, plant systematics

came into being only slowly, early plant lore usually being treated as part of the study of

medicine. Later, classification and description was driven by natural history and natural

theology. Until the advent of the theory of evolution, nearly all classification was based on

the scala naturae. The professionalization of botany in the 18th and 19th century marked a

shift toward more holistic classification methods, eventually based on evolutionary

relationships.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

PHẦN LÝ THUYẾT (20 tiết)

CHƯƠNG 1. Giới thiệu chung

1.1. Nhiệm vụ và lịch sử phát triển môn hệ thống học thực vật hoc

1.1.1. Quan niệm về sinh giới

1.1.2. Nhiệm vụ của môn hệ thống học thực vật

1.1.3. Giới thiệu các hệ thống phân loại thực vật

1.2. Phương pháp nghiên cứu trong môn hệ thống học thực vật

Page 140: Ngành Công nghệ Sinh học

183

1.2.1. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hình thái so sánh; phương pháp giải phẫu so

sánh; các phương pháp khác.

CHƯƠNG 2. Giới Nấm - Fungi

2.1. Nấm nhầy

Ngành Myxomycota (Nấm nhầy)

2.2. Nấm thật

2.2.1. Ngành nấm noãn- Oomycota.

2.2.2. Ngành nấm cổ - Chytridiomycota

2.2.3. Ngành nấm thật - Mycota

2.2.3.1. Lớp nấm tiếp hợp - Zyzomycetes

2.2.3.2. Lớp nấm túi - Ascomycetes

2.2.3.2.1. Bộ nấm men - Endomycetales

2.2.3.2.2. Bộ nấm cúc - Eurotiales (Plestascales, Aspergillales).

2.2.3.2.3. Bộ Clavicipitales

2.2.3.3. Lớp nấm đảm - Basidiomycetes

2.2.3.3.1. Phân lớp nấm đảm đơn bào - Holobasidiomycetidae

2.2.3.3.2. Phân lớp nấm đảm đa bào - Heterobasidiomycetidae

2.2.3.3.3. Phân lớp đảm mọc từ bào tử nghỉ - Teliosporomycetidae

2.3. Nhóm địa y

2.3.1. Hình thái và cấu tạo giải phẫu Địa y

2.3.2. Phân loại Địa y

CHƯƠNG 3. Phân giới thực vật bậc thấp - Nhóm Tảo

3.1. Hình thái ngoài của Tảo

3.2. Sinh sản

3.3. Phân loại

3.3.1. Ngành Tảo đỏ - Rhodophyta

3.3.2. Ngành - Cryptophyta

3.3.3. Ngành Tảo hai rãnh - Dinophyta (Pyrhophyta)

3.3.4. Ngành Tảo silíc- Bacillariophyta

3.3.4.1. Lớp Tảo silíc trung tâm - Centricophyceae

3.3.4.2. Lớp Tảo silíc lông chim - Pennatophyceae

3.3.5. Ngành Tảo nâu - Phaeophyta

3.3.5.1. Lớp Tảo nâu có giao thế thế hệ - Phaeozoosporophyceae

3.3.5.2. Lớp Tảo nâu không có giao thế thế hệ - Cyclosporophyceae

3.3.6. Ngành Tảo mắt - Euglenophyta

3.3.7. Ngành Tảo lục - Chlorophyta

3.3.7.1. Lớp Tảo lục chuyển động - Volvocophyceae

3.3.7.2. Lớp Tảo lục đơn bào - Protococcophyceae

Page 141: Ngành Công nghệ Sinh học

184

3.3.7.3. Lớp - Ulothrichophyceae

3.3.7.4. Lớp Tảo ống - Siphonophyceae

3.3.7.5. Lớp Tảo tiếp hợp - Conjugatophyceae

3.3.7.6. Lớp Tảo vòng - Charophyceae

CHƯƠNG 4. Phân giới thực vật bậc cao (Magnoliobionta )

4.1. Ngành Rêu - Bryophyta

4.2. Ngành Dương xỉ trần - Rhyniophyta

4.3. Ngành Thông đất - Lycopodiophyta

4.4. Ngành Cỏ tháp bút - Equisetophyta

4.5. Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta

4.6. Ngành Thông - Pinophyta

4.6.1. Phân ngành Tuế - Cycadicae

4.6.2. Phân ngành Thông – Pinicae

4.6.3. Phân ngành Dây Gắm - Gneticae

4.7. Ngành Mộc lan - Magnoliophyta

4.7.1. Lớp Mộc lan - Magnoliopsida

4.7.1.1. Phân lớp Mộc lan - Magnoliidae

4.7.1.1.1. Họ Mộc lan - Magnoliacea

4.7.1.1.2. Họ Na - Annonaceae

4.7.1.1.3. Họ Long não - Lauraceae

4.7.1.2. Phân lớp Hoàng liên - Ranunculidae

4.7.1.2.1. Họ Hoàng liên - Ranunculaceae

4.7.1.3. Phân lớp Sau sau - Hamamelididae

4.7.1.3.1. Họ Dẻ - Fagaceae

4.7.1.4. Phân lớp Cẩm chướng - Caryophyllidae

4.7.1.4.1. Họ Cẩm chướng - Caryophyllaceae

4.7.1.4.2. Họ Rau răm - Polygonaceae

4.7.1.5. Phân lớp Sổ - Dilleniidae

4.7.1.5.1. Họ Chè - Theaceae

4.7.1.5.2. Họ Đỗ quyên - Ericaceae

4.7.1.5.3. Họ Bí - Cucurbitaceae

4.7.1.5.4. Họ Bông - Malvaceae

4.7.1.5.5. Họ Gai - Urticaceae

4.7.1.5.6. Họ Thầu dầu - Euphorbiaceae

4.7.1.6. Phân lớp Hoa hồng - Rosidae

4.7.1.6.1. Họ Hoa hồng - Rosaceae

4.7.1.6.2. Họ Sim - Myrtaceae

4.7.1.6.3. Họ Đậu - Fabaceae

4.7.1.6.4. Họ Bồ hòn - Sapindaceae

Page 142: Ngành Công nghệ Sinh học

185

4.7.1.6.5. Họ Cam - Rutaceae

4.7.1.6.6. Họ nhân sâm - Araliaceae

4.7.1.7. Phân lớp Bạc hà - Lamiidae

4.7.1.7.1. Họ Cà - Solannaceae

4.7.1.7.2. Họ Khoai lang - Convolvulaceae

4.7.1.7.3. Họ Hoa mõm chó - Scrophulariaceae

4.7.1.7.4. Họ Bạc Hà (Hoa môi) - Lamiaceae

4.7.1.8. Phân lớp Cúc - Asteridae

4.7.1.8.1. Họ Cúc - Asteraceae

4.7.2. Lớp Loa kèn - Liliopsida

4.7.2.1. Phân lớp Trạch tả - Alismidae:

6.7.2.1.1. Họ Trạch tả -Alismataceae

4.7.2.2. Phân lớp Loa kèn - Liliidae

4.7.2.2.1. Nhóm thụ phấn nhờ côn trùng

4.7.2.2.1.1. Họ Náng - Amaryllidaceae

4.7.2.2.1.2. Họ Củ nâu - Dioscoreaceae

4.7.2.2.1.3. Họ Phong lan - Orchidaceae

4.7.2.2.1.4. Họ Gừng - Zingiberaceae

4.7.2.2.2. Nhóm thụ phấn nhờ gió

4.7.2.2.1. Họ Cói - Cyperaceae

4.7.2.2.2. Họ Lúa - Poaceae

4.7.2.3. Phân lớp Cau - Arecidae

4.7.2.3.1. Họ Cau - Arecaceae

4.7.2.3.2. Họ Ráy - Araceae

PHẦN THỰC HÀNH: 7 tiết

Bài 1. Giới Nấm

a. Ngành Nấm Noãn - Oomycota: mẫu quan sát - Saprolegnia sp., Phytophthora infestans De

Bary, Peronospora sp.Yêu cầu quan sát - búi sợi nấm không có vách ngăn tế bào; thể sinh

động bào tử hình chuỳ với vách ngăn ngang ở gốc.

b. Ngành Nấm thật - Eumycota

Lớp Nấm tiếp hợp - Zygomycetes: mẫu quan sát - Chi Mốc trắng (Mucor), chi Mốc đen

(Rhizopus). Yêu cầu quan sát - Màu sắc của hệ sợi; hình dạng của trụ; rễ giả.

Lớp Nấm túi - Ascomycetes: Mẫu quan sát - Nấm men (Sachromyces cerevisiae, Aspergillus

sp., Penicillum sp., Meliota citricola, Daldinia cocentrica, Hypocrea sp., Cookeinia sulcipes.

Yêu cầu quan sát - Hình thái và màu sắc của các đại diện; phân biệt các hình dạng chính;sự

phân nhánh của sợi nấm, cơ quan sinh sản sinh bào tử vô tính.

Lớp Nấm Đảm - Basidiomycetes: Mẫu vật quan sát - Mẫu tươi hay mẫu ngâm Nấm Lim

(Ganoderma lucidum), Nấm rơm (Volvariella volvacea), Nấm trứng (Calvatia lilacina Henn),

Mộc nhĩ (Auricularia polytricha Sacc., Ngân nhĩ (Tremella fuciformis), Nấm than (Ustilago

Page 143: Ngành Công nghệ Sinh học

186

esculenta), Nấm gĩ (Puccinia thwaitesii). Yêu cầu quan sát - hình dạng màu sắc của nấm, phân

biệt các phần của nấm, cấu tạo và hình dạng của đảm, các loại bào tầng, hình dạng đảm bào tử.

Bài 2. Ngành Tảo Đỏ, Ngành tảo Silíc, Ngành tảo Nâu, Ngành tảo Lục

a. Ngành Tảo Đỏ - Rhodophyta: Mẫu quan sát - Porphyra crispata Kjell, Batracho-spermum

moniliforme, Polysiphonia sp., Gracilaria sp. Yêu cầu quan sát - Hình dạng và cấu trúc của tản,

phân biệt hình thái ngoài của hai thế hệ.

b. Ngành tảo Silíc - Bacillariophyta: Mẫu quan sát - Fragillaria, Pinnularia, Coscinodiscus,

Chaetoceros. Yêu cầu quan sát - Hình dạng của tế bào, sự chuyển động của tảo Silíc.

c. Ngành tảo Nâu - Phaeophyta: Mẫu quan sát - Ectocarpus, Padina pavonia, Dictyota

dichotoma, Colpomenia, Sargassum. Yêu cầu quan sát - Hình dạng cơ thể, phân biệt thân, rễ và

lá giả.

d. Ngành tảo Lục - Chlorophyta

a. Bộ Chlamydomonadales: Mẫu quan sát - mẫu ngâm hay tươi tảo Chlamydomonas. Yêu cầu

quan sát - hình dạng cơ thể, cách chuyển động của tảo.

b. Bộ Đoàn tảo - Volvocales: Mẫu quan sát - Đoàn tảo (Volvox). Yêu cầu quan sát - hình dạng

tập đoàn, hình dạng tập đoàn con.

c. Bộ Chlorococcales: Mẫu quan sát- tảo Cầu (Chlorella), tảo Lưới (Hydrodictyon),

Scenedesmus sp, Pediastrum sp. Yêu cầu quan sát - Hình dạng và cấu tạo của các loài.

d. Bộ Ulothrix: Mẫu quan sát - Tảo Sợi quăn (Ulothrix sp), Cladophora sp. Yêu cầu quan sát -

Hình dạng các đại diện.

e. Bộ Ulvales: Mẫu quan sát - Ulva. Yêu cầu quan sát - hình dạng tản, cấu tạo giải phẫu.

f. Bộ Chaetophorales: Mẫu quan sát - Pleurococcus sp; Trentepohlia. Yêu cầu quan sát - hình

dạng cơ thể, các nội quan bên trong (thể màu, thể dầu, nhân).

g. Bộ Tảo ống - Siphonales: Mẫu quan sát - Codium sp, Caulerpa sp. Yêu cầu quan sát - Hình

dạng ngoài, cấu tạo giải phẫu.

h. Bộ Zygnematales: Mẫu quan sát - Tảo Xoắn (Spirogyra sp), Zygnema sp. Yêu cầu quan sát-

hình dạng ngoài, hình dạng thể màu.

h. Bộ Desmidiales; Mẫu quan sát - mẫu tươi hay ngâm các loài tảo Lưỡi liềm (Closterium sp.),

Cosmarium sp. Yêu cầu quan sát - Hình dạng ngoài, hình dạng cơ quan sinh sản.

Bài 3. Ngành Rêu, Ngành Thông Đất, Ngành Tháp bút, Ngành Dương xỉ, Ngành Hạt trần

a. Ngành Rêu - Bryophyta: Mẫu vật quan sát -Mẫu ngâm hay mẫu tươi Rêu sừng (Anthoceros

sp.), Rêu Tản (Marchantia polymorpha L.) và Rêu than (Funaria hygrometricha Hedw.). Yêu

cầu quan sát- Phân biệt thể giao tử và thể bào tử của cây Rêu than; sự khác nhau giữa ba đại

diện của ngành Rêu.

b. Ngành Thông đất - Lycopodiophyta: Mẫu vật quan sát- Mẫu ngâm hay tươi và bông bào tử

của cây Thông đất - Lycopodiella cernuua (L.) Franco & Vasc; cây Quyển Bá - Selaginella

sp.Yêu cầu quan sát: Hình dạng ngoài của hai loài (cách phân cành, sắp xếp của lá, các loại lá);

vị trí của bông bào tử; hình dạng của bông bào tử; hình dạng lá bào tử.

c. Ngành Cỏ Tháp bút - Equisetophyta: Mẫu vật quan sát- Mẫu tươi hay ngâm cây Tháp bút;

bông bào tử Tháp bút.Yêu cầu quan sát - Hình dạng của cây, hình dạng và cách sắp xếp của lá

Page 144: Ngành Công nghệ Sinh học

187

trên thân và cành, hình dạng và vị trí của bông lá bào tử, hình dạng của lá bào tử, cách sắp xếp

của túi bào.

d. Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta:Mẫu vật quan sát - Mẫu tươi hay khô các loài; Dương xỉ

thường - Cyclosorus parasiticus (L.) Farwell.; Cây Tế - Dicranopteris linearis (Burm. f.)

Underw.; Dương xĩ mộc - Cyathea podophylla (Hook.) Copel.

e. Ngành Thông - Pinophyta

Phân ngành Tuế - Cydadicae: Mẫu vật quan sát- Mẫu ngâm nón đực cây Vạn tuế - Cycas

revoluta Thunb.; Cây Vạn Tuế và lá noãn Vạn tuế. Yêu cầu quan sát: Hình dạng cây vạn tuế; vị

trí nón đực; cấu tạo của nón đực; cách sắp xếp của lá noãn; hình dạng lá noãn và cách sắp xếp

của noãn.

Phân ngành Thông - Pinicae:Mẫu vật quan sát -Mẫu ngâm hay tươi Thông đuôi ngựa - Pinus

massoniana D. Don; Bách tán - Araucaria excelsa R. Br.; Bụt moc. - Taxodium distichum (L.)

Rich.; Thông tre - Podocarpus neriifolius D. Don; nón đực của các loài Thông. Yêu cầu quan

sát: Hình dạng lá của các loài, vị trí của nón đực và nón cái của Thông đuôi ngựa, hình dạng

hạt phấn (chú ý túi khí).

Phân ngành Dây Gắm - Gneticae: Mẫu vật quan sát - Mẫu tươi hay mẫu ngâm cây Dây gắm -

Gnetum montanum Markgr.Yêu cầu quan sát - Hình dạng ngoài, cấu tạo cơ quan sinh sản.

Bài 4. Ngành Ngọc Lan: Lớp Hai Lá mầm

a. Phân lớp Mộc Lan - Magnoliidae:

Mẫu quan sát- mẫu tươi hay mẫu ngâm cây Ngọc Lan hoa vàng - Michelia champaca L.; cây

Hoàng Lan - Cananga odorata (Lamb.) Hook. et Thoms.; cây Long Não - Cinnamomum

camphora (L.) Sieb. Yêu cầu quan sát- các cơ quan sinh dưỡng của các đại diện; phân tích cấu

tạo hoa; vị trí; các thành phần, cách sắp xếp của bao hoa; bộ nhị; bộ nhuỵ; các loại quả.

b. Phân lớp Hoàng Liên - Ranunculidae:

Mẫu quan sát- mẫu tươi hay mẫu ngâm cây Mao Lương - Ranunculus sceleratus L.; Dây ông

lão - Clematis smilacifolia Wall. và hoa La lét - Delphidium consolida L. Yêu cầu quan sát-

Hình thái ngoaì của các đại diện; chú ý hình dạng của lá; cấu tạo của hoa; số lượng, cách sắp

xếp; chú ý vẩy tuyến mật ở gốc cánh hoa; số lượng, hình dạng của quả.

c. Phân lớp Sau Sau - Hamamelididae:

Mẫu vật quan sát- Mẫu cây Giẻ gai- Castanopsis sp; cây Sồi đá - Lythocarpus sp và Sồi cau -

Quercus sp. Yêu cầu quan sát - các cơ quan sinh dưỡng của các đại diện; các kiểu cụm hoa; các

kiểu quả; phân biệt 3 chi của họ Giẻ.

d. Phân lớp Cẩm Chướng - Caryophyllidae:

Mẫu quan sát - mẫu tươi hay ngâm của các cây Cẩm Chướng - Dianthus caryophyllus L.; Dền

Gai - Amaranthus spinosus L.; cây Mào gà - Celosia argentea L.; có Xước - Achyranthes

aspera L.; Câu Nghể - Polygonum hydropiper L. Yêu cầu quan sát - hình thái ngoài để phân

biệt các đại diện; kiểu lá kèm đặc trưng; kiểu cụm hoa; phân tích cấu tạo của 1 hoa; kiểu quả.

e. Phân lớp Sổ - Dilleniidae

1. Họ Bầu bí - Cucurbitaceae: Mẫu quan sát- mẫu tươi hay ngâm của cây Bí Ngô - Cucurbita

pepo L.; Mướp - Luffa cylindrica (L.) Roem và Gấc - Momordica cochinchinensis (Lour.)

Page 145: Ngành Công nghệ Sinh học

188

Spreng.. Yêu cầu quan sát - Các đặc điểm hình thái như thân lá, vị trí của tua cuốn, vị trí của

hoa, cấu tạo của từng loại hoa.

2. Họ Bông - Malvaceae: Mẫu quan sát - mẫu ngâm hay tươi của các loài Hoa dâm bụt -

Hibiscus rosa-sinensis L., Ké hoa vàng - Sida rhombifolia L., Cối xay - Abutilon indicum (L.)

Sweet. Yêu cầu quan sát - hình thái ngoài của các cơ quan sinh dưỡng, dạng lá kèm, sợi libe ở

vỏ thân cành, vị trí của hoa, thành phần của hoa, đài phụ, đài, tràng hoa, bộ nhị, loại quả.

3. Họ Gai - Urticaceae: Mẫu vật quan sát - mẫu tươi hay ngâm của cây Dâu - Morus alba L.,

Dướng - Broussonelia papyrifera (L.) Vent. và Sung - Ficus racemosa L. Yêu cầu quan sát-

hình thái ngoài của cơ quan sinh dưỡng, phân biệt các kiểu cụm hoa, các thành phần của hoa,

các kiểu quả.

4. Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae: Mẫu vật quan sát- mẫu ngâm hay tươi của các loài Thầu dầu

- Ricinus communis L., Trạng nguyên - Euphorbia pulcherrima (Grah.) Jacq., Dầu mè-

Jatropha curcas L. Yêu cầu quan sát: hình thái ngoài của các đại diện, các kiểu cụm hoa, vị trí

của cụm hoa, sự tiêu giảm của các thành phần hoa, kiểu quả đặc trưng.

f. Phân lớp Hoa hồng - Rosidae

1. Họ Hoa Hồng - Rosaceae: Mẫu quan sát - Mẫu tươi hay khô của Hoa Hồng - Rosa chinensis

Jaq., Mâm xôi - Rubus sp., Mận - Prunus salicina Lindl. Yêu cầu quan sát - Hình thái ngoài,

kiểu lá kép, lá kèm, cáu tạo của hoa, kiểu đế hoa, cách đính lá noãn, kiểu quả.

2. Họ Đậu - Fabaceae: Mẫu quan sát - mẫu tươi hay mãu khô cây Keo dậu (Leucena glauca L.),

Phượng vĩ (Delonix regia [Bojer] Raf.), Muồng ba lá (Crotalaria mucronata Desv.). Yêu cầu

quan sát- hình thái của các cơ quan sinh dưỡng, các kiểu lá kép, cấu tạo của một hoa, chú ý ba

kiểu hoa đồ, kiểu quả, cách đính của hạt.

3. Họ Cam - Rutaceae: Mẫu quan sát- Mẫu tươi hay mẫu ngâm hoa bưởi (Citrus maxima L.),

Quất hồng bì (Clausena lansium Lour.), Ba gạc (Euodia lepta (Spreng.) Merr.), Cây xoan

(Melia azedarach L.). Yêu cầu quan sát - Hình thái ngoài của các đại diện để phân biệt được sự

khác nhau taxon bậc chi và họ, chú ý điểm tuyến trên lá của các đại diện thuộc họ Cam; các

kiểu cụm hoa, cấu tạo của một hoa, các kiểu quả.

g. Phân lớp Bạc hà (Hoa Môi) - Lamiidae

1. Họ Cà phê - Rubiaceae: Mẫu quan sát - Hoa Mẫu đơn (Ixora coccinea L.), Hoa Bướm bạc -

Musanda sp. Yêu cầu quan sát - Các đặc điểm hình thái của các cơ quan sinh dưỡng, kiểu cụm

hoa, bộ nhị, bộ nhuỵ, kiểu quả.

2. Họ Hoa Môi – Lamiaceae: Mẫu quan sát - mẫu tươi hay mẫu khô cây Húng quế (Ocimum

basilicum L.),ích mẫu (Leonurus sibiricus L.). Yêu cầu quan sát - Hình thái cơ quan sinh

dưỡng, cơ quan sinh sản, cấu tạo của hoa và quả.

3. Họ Cà - Solanaceae: Mẫu quan sát- Mẫu tươi cây cà dại (Solanum torvum Sw.), cây lu đực

(Solanum nigrum L.) và cây thuốc lá (Nicotianan tabacum L.). Yêu cầu quan sát - các đặc điểm

ngoài của các cơ quan sinh dưỡng và sinh sản, kiểu cụm hoa, cấu tạo của một hoa, các thành

phần của hoa, các kiểu quả.

h. Phân lớp Cúc – Asteridae

1. Họ Cúc – Asteraceae: Mẫu quan sát - mãu ngâm tươi các loài Cứt lợn (Ageratum conyzoides

L.), Đơn buốt (Bidens pilosa L.), Bồ công anh (Lactuca indica L.) và Cúc vạn thọ (Tagetes

Page 146: Ngành Công nghệ Sinh học

189

patula L.). Yêu cầu quan sát - Các đặc điểm hình thái để nhận biết các tính chất đặc trưng của

họ, kiểu cụm hoa, các loại hoa, kiểu quả.

Bài 5. Lớp Một lá mầm

a. Phân lớp Loa kèn - Liliidae

1. Bộ Loa kèn - Liliales: Mẫu quan sát – Loa Kèn – Lilium logiflorum Thunb., La dơn

(Gladiolus communis L.), Lưỡi đồng (Belamcanda chinensis (L.) DC. Yêu cầu quan sát: Các

đặc điểm hình thái bên ngoài để nắm được các đặc điểm đặc trưng của họ, quan sát các kiểu

cụm hoa.

2. Bộ Gừng - Zingiberales: Mẫu quan sát – Họ Chuối: Hoa chuối (Musa paradisiaca L.), Họ

Gừng: Gừng (Zingiber officinale Rosc). Yêu cầu quan sát - Hình dạng ngoài của các đại diện;

kiểu cụm hoa; cấu tạo của một hoa.

4. Bộ Cói - Cyperales: Mẫu quan sát - Củ gấu (Cyperus rotundus L.), Thuỷ trúc (Cyperus

inoolucratus), có Bạc đầu (Kylinga monocephala Rottb.). Yêu cầu quan sát - hình dạng ngoài,

cách sắp xếp của lá, kiểu cụm hoa, sự biến thái của bao hoa.

5. Bộ Lúa – Poales: Mẫu quan sát - cây Lúa (Oryza sativa L.), Ngô (Zea mays L.), Cỏ công

viên (Paspalum conjugatum Berg.). Yêu cầu quan sát - Hình dạng bên ngoài, các phần của một

lá, kiểu cụm hoa, sự biến thái của bao hoa, số lượng nhị.

b. Phân lớp Cau - Arecidae

1. Họ Cau - Arecaceae: Mẫu quan sát - Cau (Areca catechu L.), Dừa (Cocos nucifera L.), Cọ

(Livistona cochinchinensis (Bl.) Mart.). Yêu cầu quan sát - Hình dạng ngoài, kiểu cụm hoa, cấu

tạo của một hoa, kiểu quả.

2. Họ Ráy - Araceae: Mẫu quan sát - Khoai nước (Colocasia esculenta (L.) Schott.), Củ chóc

(Typhorum trilobatum (L.) Schott.), Vạn niên thanh (Scindapsus aureus Angl.), Lan ý

(Spathiphyllum patinii N.E.Br.), Bèo cái (Pistia stratiotes L.). Yêu cầu quan sát - Hình dạng

bên ngoài, kiểu cụm hoa, phân biệt các loại hoa.

46. HỆ THỐNG HỌC ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG

1. Mã môn học: BIO3306

2. Số tín chỉ: 2

3. Môn học tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- PGS.TS. Nguyễn Văn Quảng, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

ĐHQG Hà Nội

- PGS. TS. Nguyễn Văn Vịnh, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

ĐHQG Hà Nội

- TS. Trần Anh Đức, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà

Nội

Page 147: Ngành Công nghệ Sinh học

190

- TS. Nguyễn Quang Huy, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG

Hà Nội

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

- Nắm được các khái niệm cơ bản về hệ thồng học nói chung và hệ thống học động vật

không xương sống nói riêng: Taxon, bậc phân loại, cách gọi tên các taxon, tiến hóa,

thoái hóa v.v.

- Phân biệt được các đặc đặc điểm hình thái ngoài, cấu trúc nội quan của các taxon bậc

cao trong các ngành động vật không xương sống, chỉ ra sự đa dạng của các taxon bậc

ngành lớp và bộ.

- Phân tích và chỉ rõ các nguyên nhân đưa đến sự đa dạng của các ngành, lớp, bộ thuộc

động vật không xương sống trong quá trình tiến hóa.

- Hiểu được mối quan hệ chủng loại phát sinh của các nhóm động vật không xương sống.

- Nhận biết được vai trò, ý nghĩa thực tiễn của các nhóm Động vật không xương sống

trong tự nhiên và đời sống của con người.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Rèn luyện kỹ năng thực hành, làm và quan sát tiêu bản, giải phẫu cơ thể động vật không

xương sống trong phòng thí nghiệm.

- Biết cách thu thập các kết quả thí nghiệm từ việc quan sát mẫu vật hoặc tiêu bản, thể

hiện trên các hình vẽ khoa học.

- Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn thông qua việc tìm kiếm, thu

thập, phân tích, khai thác và xử lý các tài liệu, thông tin, tư liệu liên quan đến hệ thống

học động vật không xương sống; viết và trình bày một vấn đề khoa học.

- Sinh viên được khuyến khích và phát triển các kỹ năng và thái độ cá nhân tổng quát

khác như: quản lý thời gian và các nguồn lực, tự quản lý bản thân, kiên trì, chăm chỉ, tự

tin, say mê và hứng thú với công việc.

- Sinh viên cũng có cơ hội để phát triển các kỹ năng và thái độ nghề nghiệp như: trung

thực, trách nhiệm và đáng tin cậy; tổ chức và sắp xếp công việc; khả năng làm việc độc

lập.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm (hình thành nhóm, vận hành, phát triển nhóm; lãnh

đạo nhóm; làm việc trong các nhóm khác nhau); giao tiếp (kỹ năng giao tiếp bằng văn

bản, qua thư điện tử và phương tiện truyền thông; kỹ năng thuyết trình).

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Thông qua các hình thức như thảo luận tình huống, thực hiện bài tập nhóm, xemina,

thực hành, sinh viên có cơ hội để áp dụng những kiến thức về hệ thống học động vật

Page 148: Ngành Công nghệ Sinh học

191

không xương sống trong lĩnh vực y học, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, bảo tồn đa

dạng sinh học. Hoạt động này sẽ tạo cho sinh viên phát triển các kỹ năng cá nhân và

nghề nghiệp tương lai.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Bài tập nhóm, thuyết trình trên lớp: 10%

Thực tập trong phòng thí nghiệm: 10%

Kiểm tra giữa kỳ: 20%

Bài kiểm tra (thi) hết môn học: 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- Thái Trần Bái (2009). Động vật học không xương sống. Nhà xuất bản Giáo dục Việt

Nam.

- Trương Quang Học, Đặng Ngọc Thanh (Chủ biên) (1999). Hướng dẫn thực tập động

vật không xương sống. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Pechenik, Jan A. (2010). Biology of Invertebrates, Mc Graw Hill Higher Education.

- Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái (1981). Động vật học không xương sống, tập 1, Nhà

xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội,1981.

- Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái (1982). Động vật học không xương sống, tập 2. Nhà

xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

8.2. Tài liệu tham khảo

- Barnes R.S.K., Calow P., Olive P.J.W. (1993). The Invertebrates: a new synthesis.

Blackwell Sci-Pub., 2nd edit, Oxford.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Giới thiệu những đặc điểm về cấu tạo (hình thái ngòai và cấu tạo nội quan), sinh học, sinh

thái học và những biến đổi thích nghi của chúng trong quá trình tiến hóa, về chủng lọai

phát sinh của các nhóm động vật và ý nghĩa thực tiễn của chúng đối với con người. Các

đặc điểm trên được đề cập chủ yếu ở các taxon bậc phân loại ngành và lớp. Với những

nhóm Động vật không xương sống có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, chúng có thể được đề

cập đến ở các taxon có bậc phân loại thấp hơn, thậm chí tới chi và loài. Ngoài ra, trong nội

dung môn học còn đề cập đến các khía cạnh về phân loại học, cung cấp những đặc điểm

phân lọai cơ bản để sinh viên có thể phân lọai hoặc nhận dạng đến lớp và bộ.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Mở đầu

1.1 Đối tương và nhiệm vụ của môn hệ thống học động vật không xương sống

1.2 Vị trí của động vật không xương sống trong sinh giới và hệ thống phân lọai động

vật.

Page 149: Ngành Công nghệ Sinh học

192

1.3 Điểm qua một số khái niệm cơ bản thường dùng trong phân lọai học

1.3.1 Taxon

1.3.2 Bậc phân lọai

1.3.3 Cách gọi tên các taxon

Chương 2. Các ngành động vật nguyên sinh

2.1 Đặc điểm của động vật nguyên sinh

2.1.1 Tổ chức cơ thể

2.1.2 Sinh sản và phát triển

2.2 Hệ thống động vật nguyên sinh

2.2.1 Các quan điểm hiện nay về hệ thống động vật nguyên sinh

2.2.2 Ngành Trùng lông bơi (Ciliophora)

2.2.3 Ngành Trùng biến hình (Amoebozoa)

2.2.4 Ngành Trùng lỗ (Foraminifera)

2.2.5 Ngành Trùng phóng xạ (Radiozoa)

2.2.6 Ngành Trùng mặt trời (Heliozoa)

2.2.7 Ngành Trùng roi giáp (Dinozoa)

2.2.8 Ngành Trùng roi cổ áo (Choanozoa)

2.2.9 Ngành Trùng bào tử (Sporozoa)

2.2.10 Ngành Trùng bào tử gai (Cnidosporozoa)

2.2. 11Ngành Trùng vi bào tử (Microsporozoa)

2.3 Quan hệ phát sinh của các nhóm động vật nguyên sinh

Chương 3. Ngành Thân lỗ (Porifera)

3.1 Đặc điểm chung của Thân lỗ

3.1.1 Tổ chức cơ thể

3.1.2 Sinh sản và phát triển

3.2 Phân lọai

3.3 Nguồn gốc và tiến hóa của Thân lỗ

Chương 4. Ngành Ruột khoang (Coelenterata)

4.1 Đặc điểm chung của ruột khoang

4.1.1 Tổ chức cơ thể

4.1.2 Sinh sản và phát triển

4.2 Hệ thống Ruột khoang

4.2.1 Lớp Thủy tức (Hydrozoa)

4.2.2 Lớp Sứa (Scyphozoa)

4.2.3 Lớp San hô (Anthozoa)

4.3 Nguồn gốc tiến hóa của Ruột khoang

Chương 5. Ngành Sứa lược (Ctenophora)

5.1. Đặc điểm chung của Sứa lược

Page 150: Ngành Công nghệ Sinh học

193

5.1.1 Tổ chức cơ thể

5.1.2 Sinh sản và phát triển

5.2. Phân lọai

5.3. Nguồn gốc và tiến hóa của Sứa lược

Chương 6. Ngành Giun giẹp (Plathelminthes)

6.1 Đặc điểm chung của Giun giẹp

6.1.1 Tổ chức cơ thể

6.1.2 Sinh sản và phát triển

6.2 Hệ thống Giun giẹp

6.2.1 Lớp Sán lông (Turbelaria)

6.2.2 Lớp Sán lá song chủ (Digena)

6.2.3 Lớp Sán lá đơn chủ (Monogena)

6.2.4 Lớp Sán dây (Cestoda)

6.3 Nguồn gốc và tiến hóa của Giun giẹp

Chương 7. Ngành Giun vòi (Nemertini)

7.1 Đặc điểm chung của Giun vòi

7.1.1 Cấu tạo và sinh lý

7.1.2 Sinh sản và phát triển

7.1.3 Sinh thái và phân bố

7.2 Phân lọai

7.3 Nguồn gốc và tiến hóa của giun vòi

Chương 8. Các ngành động vật có thể xoang giả (Pseudocoelum)

8.1 Đặc điểm chung của động vật có thể xoang giả

8.1.1. Tổ chức cơ thể

8.1.1. Sinh sản và phát triển

8.2 Hệ thống động vật có thể xoang giả

8.2.1 Ngành giun tròn

8.2.2 Ngành Giun cước (Gordiacea)

8.2.3 Ngành Giun bụng lông (Gastrotricha)

8.2.4 Ngành Trùng bánh xe (Rotatoria)

8.2.5 Ngành Giun đầu gai (Acanthocephara)

8.2.6 Giun ký sinh và phòng chống bệnh về giun ký sinh

8.2.7 Quan hệ phát sinh của các ngành Động vật có thể xoang giả

Chương 9. Ngành Thân mềm (Mollusca)

9.1 Đặc điểm chung của Thân mềm

9.1.1 Tổ chức cơ thể

9.1.2 Sinh sản và phát triển

9.2 Hệ thống Thân mềm

Page 151: Ngành Công nghệ Sinh học

194

9.2.1 Lớp Song kinh có vỏ (Loricata)

9.2.2 Lớp Song kinh không vỏ (Aplacophora)

9.2.3 Lớp vỏ một tấm (Monoplacophora)

9.2.4 Lớp Chân bụng (Gastropoda)

9.2.5 Lớp Chân rìu (Pelycypoda)

9.2.6 Lớp Chân xẻng (Scaphopoda)

9.2.7 Lớp Chân đầu (Cephalopoda)

9.3 Nguồn gốc và tiến hóa của Thân mềm

Chương 10. Ngành Giun đốt (Annelides)

10.1 Đặc điểm chung của Giun đốt

10.1.1 Tổ chức cơ thể

10.1.2 Sinh sản và phát triển của

10.2 Hệ thống của Giun đốt

10.2.1 Lớp Giun nhiều tơ (Polychaeta)

10.2.2 Lớp Mang râu (Pogonophora)

10.2.3 Lớp Giun ít tơ (Olygochaeta)

10.2.4 Lớp Đỉa (Hirudinea)

10.2.5 Lớp Sá sùng (Sipunculida)

10.3 Nguồn gốc và tiến hóa của Giun đốt

Chương 11. Ngành Chân khớp (Arthropoda)

11.1 Đặc điểm chung của Chân khớp

11.1.1 Tổ chức cơ thể của

11.1.2 Sinh sản và phát triển

11.2 Hệ thống Chân khớp

11.2.1 Lớp Trùng ba thùy (Trilobita)

11.2.2 Lớp Giáp cổ (Palaeostraca)

11.2.3 Lớp Hình nhện (Arachnida)

11.2.4 Lớp Nhện biển (Pantopoda)

11.2.5 Lớp Pentastomida

11.2.6 Lớp Giáp xác (Crustacea)

11.2.7 Lớp Nhiều Chân (Polypoda)

11.2.8 Lớp Côn trùng (Insecta)

11.3 Nguồn gốc tiến hóa của Chân khớp

Chương 12. Ngành Da gai (Echinodermata)

12.1 Đặc điểm chung của Da gai

12.1.1 Tổ chức cơ thể

12.1.2 Sinh sản và phát triển

12.2 Hệ thống Da gai

12.2.1 Lớp Sao biển (Asteroidea)

Page 152: Ngành Công nghệ Sinh học

195

12.2.2 Lớp Đuôi rắn (Ophiuroidea)

12.2.3 Lớp Cầu gai (Echinoidea)

12.2.4 Lớp Hải sâm (Holothuroidea)

12.2.4 Lớp Huệ biển (Crinoidea)

12.3 Nguồn gốc và tiến hóa của Da gai

Chương 13. Quan hệ và phát sinh chủng lọai của các ngành động vật

47. HỆ THỐNG HỌC ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG

1. Mã môn học: BIO3307

2. Số tín chỉ: 2

3. Môn học tiên quyết:

Hệ thống học động vật không xương sống (BIO3306)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

- PGS. TS. Nguyễn Xuân Huấn, Bộ môn Động vật có xương sống, Khoa sinh học,

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

- ThS. Hoàng Trung Thành, Bộ môn Động vật có xương sống, Khoa sinh học, Trường

Đại học Khoa học Tự nhiên.

- ThS. Nguyễn Thành Nam, Bộ môn Động vật có xương sống, Khoa sinh học, Trường

Đại học Khoa học Tự nhiên.

6. Mục tiêu môn học

6.1. Kiến thức

- Hiểu được các kiến thức về phân loại, giải phẫu và đặc điểm sinh học, sinh thái học và

tiến hóa của các nhóm động vật có xương sống (mức 1). Hiểu được các phương pháp

khoa học sử dụng trong nghiên cứu và bảo tồn động vật có xương sống,

- Nắm vững nguyên tắc phân loại các nhóm động vật có xương sống, cách thức sử dụng

các bảng hướng dẫn và khóa định loại để phân loại mẫu vật các nhóm động vật có

xương sống.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Sử dụng thành thạo các kỹ thuật giải phẫu, phân loại các nhóm động vật có xương

sống (mức 2).

- Được rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm qua các buổi

thảo luận và các bài thực hành.

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

Page 153: Ngành Công nghệ Sinh học

196

- Sinh viên được làm quen với các nhóm động vật có xương sống, các phương pháp

nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và ngoài thiên nhiên, có trách nhiện hơn trong các

hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Có khả năng áp dụng kiến thức, kỹ năng đã học trong việc giảng dạy, thực hiện được

các nghiên cứu về phân loại học, sinh học, sinh thái và bảo tồn các nhóm động vật có

xương sống ở Việt Nam (mức 4).

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 8

+ Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm với nhiều dạng câu hỏi

+ Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 15

+ Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm với nhiều dạng câu hỏi

+ Hệ số điểm: 60%

- Điểm thường xuyên

+ Điểm trung bình chung của các bài thực hành

+ Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình bắt buộc

- Hickman, C. P., Robert, L. S., Keen, S. L., Larson, A., I'Anson, H., Eisenhour, D. J.

(2008). Integrated Principles of Zoology, 14th edition. The McGraw-Hill Company.

- Lê Vũ Khôi (2005). Động vật học có xương sống. NXB Giáo dục

- Hà Đình Đức (1971). Thực tập động vật học có xương sống. NXB Đại học và Trung

học chuyên nghiệp.

9. Tóm tắt nội dung môn học

Môn học giới thiệu hệ thống phân loại và lịch sử tự nhiên của các nhóm động vật có xương

sống trong đó nhấn mạnh đến hệ thống phân loại, các phương pháp sử dụng trong phân

loại động vật có xương sống. Môn học cũng giới thiệu các mối quan hệ chủng loại phát

sinh, đa dạng và sinh học của các nhóm động vật có xương sống. Các chủ đề chính: (1) đặc

điểm chính của các lớp và các bộ động vật có xương sống đương đại; (2) lịch sử tiến hóa

của các nhóm động vật có xương sống; (3) một số thích nghi về hình thái, cấu trúc, sinh lý,

sinh thái và tập tính của động vật có xương sống đối với thức ăn và kiếm ăn, di chuyển,

sinh sản; (4) đa dạng các nhóm động vật có xương sống trên thế giới và ở Việt Nam, công

tác bảo tồn động vật hoang dã ở Việt Nam.

Phần thực hành cung cấp các kiến thức cơ bản về cấu tạo, kỹ năng trong giải phẫu và phân

loại các nhóm động vật có xương sống.

Page 154: Ngành Công nghệ Sinh học

197

10. Nội dung chi tiết môn học

PHẦN LÝ THUYẾT

Chương 1: Ngành Nửa dây sống

1.1. Đặc điểm chung

1.2. Hệ thống phân loại và tiến hóa

1.2.1. Hệ thống phân loại

1.2.2. Tiến hóa

Chương 2: Ngành Dây sống

2.1. Đặc điểm chung và hệ thống phân loại ngành Dây sống

2.2.1. Đặc điểm chung

2.2.2. Hệ thống phân loại ngành Dây sống

2.2. Phân ngành Đuôi sống

2.2.1. Đặc điểm chung

2.2.2. Hệ thống phân loại và tiến hóa

2.3. Phân ngành Đầu sống Cephalochordata

2.3.1. Đặc điểm chung

2.3.2. Hệ thống phân loại và tiến hóa

2.4. Phân ngành Có xương sống

2.4.1. Đặc điểm chung

2.4.2. Hệ thống phân loại và tiến hóa

2.5. Mối quan hệ động vật dây sống nguyên thủy và Động vật có xương sống

2.5.1. Nguồn gốc và sự tiến hóa của động vật dây sống

2.5.1. Phân ngành Đuôi sống và thuyết chủng loại phát sinh

2.5.2. Vị trí của cá Lưỡng tiêm trong sự tiến hóa của động vật có xương sống

Chương 3: Cá

3.1. Lớp Myxini

3.1.1. Đặc điểm chung

3.1.2. Phân loại cá Myxin

3.2. Lớp Cá bám

3.2.1. Đặc điểm chung

3.2.2. Phân loại Cá bám

3.3. Lớp Cá sụn

3.3.1. Đặc điểm chung của cá sụn

3.3.2. Phân loại cá sụn

3.4. Lớp Cá xương

3.4.1. Đặc điểm chung của cá xương

Page 155: Ngành Công nghệ Sinh học

198

3.4.2. Phân loại cá xương

3.5. Một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của cá

Chương 4: Lớp Lưỡng cư

4.1. Đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư

4.2. Phân loại Lưỡng cư

4.2.1. Lưỡng cư không chân

4.2.2. Lưỡng cư có đuôi

4.2.3. Lưỡng cư không đuôi

4.3. Nguồn gốc và tiến hóa của Lưỡng cư

4.4. Một số đặc điểm sinh và sinh thái học của Lưỡng cư

Chương 5: Lớp Bò sát

5.1. Đặc điểm chung của Bò sát

5.2. Phân loại Bò sát hiện đại

5.2.1. Bộ Đầu mỏ

5.2.2. Bộ Có vảy

5.2.3. Bộ Cá sấu

5.2.4. Bộ Rùa

5.3. Nguồn gốc và tiến hóa của Bò sát

5.4. Một số đặc điểm sinh và sinh thái học của Bò sát

Chương 6: Lớp Chim

6.1. Đặc điểm chung của lớp chim

6.2. Phân loại Chim hiện đại

6.2.1. Tổng bộ chim chạy

6.2.2. Tổng bộ chim bơi

6.2.3. Tổng bộ chim bay

6.4. Nguồn gốc tiến hóa của chim

6.5. Một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của chim

Chương 7: Lớp thú

7.1. Đặc điểm chung của lớp Thú

7.2. Phân loại thú hiện đại

7.3. Nguồn gốc của thú

7.4. Một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của thú

PHẦN THỰC HÀNH

Bài 1: Giải phẫu động vật có xương sống: Hệ Tiêu hóa, Hệ Hô hấp, Hệ Tuần hoàn

Bài 2: Giải phẫu động vật có xương sống: Hệ Niệu - Sinh dục, Hệ Thần kinh

Bài 3: Bộ xương động vật có xương sống

Page 156: Ngành Công nghệ Sinh học

199

Bài 4: Bộ xương động vật có xương sống: Sự thích nghi của bộ xương chim với đời sống bay

lượn

Bài 5: Định loại cá

Bài 6: Định loại Lưỡng cư và Bò sát

Bài 7: Định loại Chim và Thú

Bài 8: Đa dạng động vật có xương sống ở Việt Nam (tìm hiểu tại Bảo tàng Sinh học - 19 Lê

Thánh Tông)

48. DI TRUYỀN VI SINH VẬT HỌC

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3308

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

Di truyền học (BIO2203), Vi sinh vật học (BIO2204)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

- TS. Nguyễn Thị Hồng Vân, Bộ môn Di truyền, Khoa Sinh học, ĐHKHTN- ĐHQGHN,

334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: (04) 3858.4748, Email:

[email protected]

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề :

6.1. Kiến thức:

Mô tả được các đặc điểm hệ gen vi khuẩn, virut, nấm men; trình bày được các cơ chế

biểu hiện gen như phiên mã, dịch mã ở prokaryote.

So sánh được cơ chế điều hòa biểu hiện gen ở vi khuẩn và ở sinh vật nhân chuẩn.

Trình bày được các thể đột biến ở vi khuẩn và ứng dụng trong phân tích di truyền.

Mô tả được các cơ chế truyền gen ở vi khuẩn; phân tích di truyền ở vi nấm và áp dụng

trong lập bản đồ di truyền ở vi sinh vật.

Phân tích vai trò của di truyền học vi sinh vật trong công nghệ sinh học và những ứng

dụng thực tiễn.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

Giải được các bài tập di truyền học vi sinh vật (lập bản đồ di truyền, xác định chức năng

gen bằng phân tích thể đột biến...)

Áp dụng kiến thức về di truyền học vi sinh vật thao tác các thí nghiệm nghiên cứu

chuyên môn trong phòng thí nghiệm vi sinh vật và phân tích di truyền.

Thiết kế được các thí nghiệm đơn giản trong nghiên cứu di truyền học vi sinh vật

Page 157: Ngành Công nghệ Sinh học

200

Biết thu thập và xử lý thông tin một cách khoa học phục vụ cho nghiên cứu chuyên môn.

Hình thành thái độ nghiêm túc trong học tập, có hứng thú trong việc tìm tòi kiến thức

mới, linh hoạt trong khả năng lý luận, giải quyết các vấn đề..

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

Tổ chức tốt hoạt động nhóm thảo luận, phối hợp trong việc giải quyết các vấn đề lý

thuyết và bài tập

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

Vận dụng để giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan, đặc biệt trong các vấn đề

liên quan đến vi sinh vật y học, hiện tượng kháng đa kháng sinh ở vi khuẩn

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc:

- Nguyễn Thị Hồng Vân và Bùi Thị Việt Hà (2011). Giáo trình Di truyền học sinh vật

nhân sơ và virut. NXB Giáo dục Việt Nam.

- Uldis N. Streips, Ronald E. Yasbin (2002). Modern microbial genetics. Second

edition. Wiley-Liss, Inc.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Di truyền học vi sinh vật giới thiệu các khái niệm, các nguyên lý di truyền học cơ bản ở vi

sinh vật. Các chủ đề bao gồm: hệ gen prokaryote, nấm men và virut, nhiễm sắc thể vi

khuẩn; các cơ chế sao chép ADN, phiên mã và dịch mã và sự điều hòa biểu hiện gen ở vi

sinh vật; các kiểu đột biến ở vi sinh vật và ứng dụng trong phân tích di truyền học; phân

tích di truyền ở vi nấm; các cơ chế truyền gen ở vi sinh vật; một số vấn đề ứng dụng của di

truyền học vi sinh vật trong công nghệ sinh học (bao gồm cả nghiên cứu và thực tiễn) như:

enzym giới hạn, lập bản đồ gen, tách dòng gen, giải trình tự gen, các gen nhân chuẩn,

phương pháp đưa ADN vào tế bào nấm men có định hướng và các kỹ thuật di truyền ở vi

nấm.

The course introduces the concepts and principles in microbial genetics. The topics

includee: prokarote, yeast and viral genome, bacterial chromosome; DNA replication,

transcription, translation and gene expression in prokarote; mutation and typical bacterial

mutants and application in genetic analysis; genetic analysis in microfungi; gene

transfering: transformation, conjugation, transduction; some applications of microbial in

biotechnology: restriction enzymes, gene mapping, gene cloning, DNA sequencing and

genetic engineering in microfungi.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề

Page 158: Ngành Công nghệ Sinh học

201

Phần I. Di truyền học vi sinh vật nhân sơ (19 tiết)

Chương 1. Cơ sở tế bào học của di truyền học vi khuẩn (2 tiết)

1.1. Cấu tạo tế bào vi khuẩn.

1.2. Nhiễm sắc thể của vi khuẩn: ADN-ARN.

1.3. Sự sinh sản của vi khuẩn.

Chương 2 Sao chép ADN, phiên mã và dịch mã ở vi khuẩn (4 giờ)

2.1. Sao chép ADN ở prokaryote

2.2.1 Khái quát chung về sự sao chép ADN

2.2.2 Cơ chế sao chép ADN in vivo

2.2. 3. Các mô hình biến đổi của cơ chế bán bảo toàn

3.1. Phiên mã ở vi khuẩn

3.1.1 Tương tác ADN-protein trong quá trình phiên mã

3.1.2 Mở đầu phiên mã ở E. coli

3.1.3 Tổng hợp và biến đổi mARN sau phiên mã

3.2. Tổng hợp và biến đổi protein

3.2.1. Vai trò của tARN trong tổng hợp protein

3.2.2. Vai trò của ribosome trong tổng hợp protein

3.2.3 Mở đầu dịch mã

3.2.4 Sự kéo dài dịch mã

3.2.5 Sự kết thúc dịch mã

3.2.6. Biến đổi của protein sau dịch mã

Chương 3. Đột biến (3 tiết)

3.1. Các tác nhân gây đột biến và các kiểu đột biến.

3.2. Hiện tượng trội lặn ở vi khuẩn. Sự biểu hiện của đột biến.

3.3. Đột biến tự phát và đột biến gây tạo. Tần số đột biến.

3.4. Cơ chế phân tử của các loại đột biến gây tạo

3.5. Các kiểu hồi biến và ứng dụng của chúng.

3.6. Gây đột biến bằng transposon (TnS).

3.7. Đột biến tính kháng và phương pháp tách.

3.8. Đột biến hình thái và phương pháp tách.

3.9. Đột biến hoá sinh và phương pháp tách.

3.10. Vai trò của đột biến hoá sinh trong việc giải các quá trình sinh tổng hợp. Phép thử

trợ dưỡng.

3.11. Đột biến mất đoạn và ứng dụng của những đột biến này để lập bản đồ di truyền.

Chương 4. Tái tổ hợp di truyền ở vi khuẩn (3 tiết)

4.1. Tiếp hợp và cơ chế tiếp hợp. Các loại thể cho.

4.2. Sử dụng tiếp hợp để lập bản đồ di truyền.

4.3. Biến nạp và cơ chế biến nạp.

Page 159: Ngành Công nghệ Sinh học

202

4.4. Sử dụng biến nạp để lập bản đồ di truyền.

4.5. Tải nạp và cơ chế tải nạp.

4.6. Sử dụng tải nạp để lập bản đồ di truyền.

4.7. Bán hợp tử ở vi khuẩn.

Chương 5. Di truyền học thực khuẩn thể (3 tiết)

7.1. Virut - đặc điểm và sự lây nhiễm

7.2. Thực khuẩn thể - Chu trình tiềm tan, chu trình sinh tan

7.3. Điều hòa quá trình gây tan và kháng tan ở virut.

7.4. Bản chất tính miễn dịch của vi khuẩn kháng tan.

7.5. Một số đặc tính di truyền của các virut điển hình

7.6. Hiện tượng giới hạn và sửa đổi

7.7. Bổ trợ và tái tổ hợp

7.8. Đột biến ở thực khuẩn thể.

Chương 6. Điều hòa sự hoạt động của gen ở vi sinh vật nhân sơ (4 tiết)

6.1. Điều hòa ở mức độ cấu trúc hệ gen

6.2. Điều hòa ở mức độ phiên mã

6.2.1 Các trình tự điều hoà

6.2.1.1 Các promoter

6.2.1.2 Điều hoà thông qua nhân tố sigma

6.2.1.3 Các nhân tố kháng sigma

6.2.1.4 Điều hoà phiên mã thông qua nhân tố kết thúc (terminator), nhân tố phiên

mãdở (attenuator) và nhân tố chống kết thúc (anti-terminator)

6.2.2 Operon và regulon (đơn vị điều hòa)

6.2.3 Các mô hình điều hòa

6.2.3.1. Các gen cảm ứng – mô hình operon

6.2.3.2 Các gen kìm hãm – mô hình operon

6.2.3.3 Phiên mã dở (Attenuation)

6.3 Điều hòa dịch mã

6.3.1 Điều hòa thông qua sự đính bám ribosom với mARN

6.3.2 Hiệu quả sử dụng codon (Codon usage)

6.3.3 Đáp ứng chống đói

6.3.4 Điều hòa thông qua các ARN điều hòa

6.3.5 Sự biến pha (phase variation)

6.4 Điều hòa hoạt tính enzym ở prokaryote

6.4.1 Điều hòa dị lập thể

6.4.2 Sự ức chế phản hồi

6.4.3 Điều hòa hoạt tính enzym bằng sự biến đổi cộng hóa trị

Phần II. Di truyền học vi sinh vật nhân chuẩn (11 tiết)

Page 160: Ngành Công nghệ Sinh học

203

Chương 7. Vi nấm - đối tượng nghiên cứu của di truyền học (2 tiết)

7.1. Nấm men- sinh vật nhân chuẩn nhỏ nhất thuận lợi cho nghiên cứu di truyền học

7.2. Nấm men đối tượng quan trọng của công nghệ sinh học.

7.3. Chu trình sống của nấm men Scharomyces cerevisiae

7.4. Chu trình sống của Neurospora crassa

Chương 8. Phân tích di truyền ở vi nấm (2 tiết)

8.1. Phân tích di truyền bằng giảm phân. Phân tích nhóm chọn ngẫu nhiên các bào tử.

Phân tích bộ bốn

8.2. Phân tích di truyền bằng giảm phân. Quá trình đơn bội hoá. Trao đổi chéo trong

nguyên phân

Chương 9. Kỹ thuật di truyền ở vi nấm (3 tiết)

9.1. Tế bào trần hấp thụ ADN ngoại lai.

9.2. Các gen nấm men biểu hiện ở E. coli và ngược lại.

9.3. Plasmid của nấm men và vai trò của nó.

9.4. Các điểm khởi đầu sao chép tăng cường hiệu quả biến nạp

9.5. Nhiễm sắc thể mini nhân tạo của nấm men

9.6. Gắn ADN ngoại lai vào nhiễm sắc thể nấm men.

Chương 10. Ứng dụng di truyền học vi sinh vật trong công nghệ sinh học (4 tiết)

10.1. Các enzym giới hạn. Đặc tính của enzym giới hạn

10.2. Tạo, tách và chọn lọc dòng ADN tái tổ hợp.

10.3. Lập bản đồ gen

10.4 Giải trình tự gen

10.5 Bản đồ vật lý và di truyền

10.6 Phân tích biểu hiện gen

10.7. Tế bào trần và sự tiếp nhận ADN ngoại lai. Sự biểu hiện của gen nấm men trong

vi khuẩn. Plasmid của nấm men. Xâm nhập có định hướng ADN tách dòng vào

nhiễm sắc thể của nấm men

49. CÔNG NGHỆ PROTEIN-ENZYM

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3309

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

Hóa sinh học (BIO2202)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- PGS.TS. Phan Tuấn Nghĩa, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

Page 161: Ngành Công nghệ Sinh học

204

- TS. Nguyễn Thị Hồng Loan, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

- TS. Phạm Bảo Yên, Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein,

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

- Hiểu được các nguyên lý phát hiện và phân tích protein, hoạt độ enzyme, cơ chế xúc

tác của enzyme, các biện pháp thu nhận, tinh sạch protein hay enzyme, phương pháp

tạo ra protein hay enzyme tái tổ hợp cũng như cách thức cải tiến chúng bằng kỹ nghệ

gen, cách tạo enzyme không tan và các ứng dụng cơ bản của protein và enzyme trong

nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Hiểu và phân tích được tác dụng điều hòa hoạt độ enzyme của một số tác nhân và hợp

chất khác nhau.

- Giải thích được những lợi thế của việc áp dụng protein và enzyme trong nhiều phép

phân tích sinh, y học.

- Phân tích và tổng hợp kết quả và có thể nhận xét, đánh giá về một số công trình nghiên

cứu chuyên sâu về protein và enzyme.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Nhận thức và thấy rõ được vị trí quan trọng của công nghệ protein-enzyme trong phát

triển công nghệ sinh học hiện đại.

- Hình thành kỹ năng phân tích, đánh giá một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm sinh

học.

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

- Nhận thức và thấy rõ được vị trí quan trọng của công nghệ protein-enzyme đối với

công nghiệp thực phẩm, chế biến, chăm sóc sức khỏe con người, xử lý môi trường.

- Góp phần nâng cao ý thức chăm lo sức khỏe, bảo vệ môi trường.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Sử dụng kiến thức được trang bị để vào lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, y tế, môi

trường.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Thường xuyên (20%): thông qua các câu hỏi trắc nghiệm, sự tham gia của người học

vào các bài giảng trên lớp.

- Giữa kỳ ( 20%)

- Cuối kỳ (thi viết/vấn đáp, 60%)

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

8.1. Giáo trình bắt buộc:

Page 162: Ngành Công nghệ Sinh học

205

- Phạm Thị Trân Châu và Phan Tuấn Nghĩa (2010). Enzyme và ứng dụng. Nhà Xuất bản

Khoa học và kỹ thuật.

- Đặng Thi Thu, Lê Ngọc Tú, Tô Kim Anh, Phạm Thu Thuỷ, Nguyễn Xuân Sâm

(2004). Công nghệ enzym. NXB Khoa học và Kỹ Thuật. 304 tr.

- Chaplin, M. & Bucke, C. (1990). Enzyme technology. Cambridge University Press.

8.2. Tài liệu tham khảo

- Palmer, T. (2004). Enzymes: biochemistry, biotechnology and clinical chemistry.

Horwood Publishing Ltd.

11. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và

Anh):

- Giới thiệu chung về lịch sử nghiên cứu protein, enzyme và sự ra đời và phát triển của

công nghệ protein-enzyme cũng như vai trò của chúng trong sự phát triển của các

ngành khoa học-công nghệ liên quan khác.

- Nguyên lý và các phương pháp phát hiện, định lượng protein, enzyme, các phương

pháp phân tích hoạt độ enzyme, hoạt tính protein

- Các phương pháp tách, tinh sạch protein- enzyme: ly tâm, kết tủa bằng muối trung

tính hay dung môi hữu cơ, sắc ký lọc gel, sắc ký trao đổi ion, sắc ký ái lực, điện di...

- Các cấu trúc và tính chất của protein, enzyme trong đó nhấn mạnh về các tính chất xúc

tác của enzyme và điều hòa hoạt độ của chúng.

- Các biện pháp sử dụng công nghệ ADN tái tổ hợp để sản xuất protein, enzyme ở vi

sinh vật và những cơ thể khác, cách thức cải tiến hiệu suất, hoạt tính xúc tác của

chúng.

- Các ứng dụng của protein và enzyme ( biosensor, trị liệu, chế biến thực phẩm hay

thức ăn chăn nuôi, xử lý ô nhiễm môi trường...).

12. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Giới thiệu chung về công nghệ protein-enzyme

1.1. Lược sử nghiên cứu protein, enzyme và sự phát triển công nghệ protein-enzyme

1.2. Những thành tựu chính về nghiên cứu protein/enzyme và công nghệ protein-

enzyme trong những năm gần đây

1.3. Phương hướng nghiên cứu công nghệ protein-enzyme hiện nay và trong tương lai,

những triển vọng của công nghệ protein- enzyme.

1.4. Ý nghĩa thực tiễn của phát triển công nghệ protein-enzyme

1.5. Quy ước quốc tế về cách gọi tên, phân loại protein và enzyme

Chương 2: Các phương pháp nghiên cứu protein/enzyme

2.1. Nguyên tắc chung khi làm thí nghiệm với protein/enzyme

2.1. Các phương pháp thường dùng để xác định hoạt độ protein và enzyme

Page 163: Ngành Công nghệ Sinh học

206

2.3. Các phương pháp nghiên cứu cấu trúc bậc nhất và cấu trúc không gian của protein

2.4. Các đơn vị hoạt độ của enzyme theo quy ước quốc tế

2.5. Phương pháp tách và chuẩn bị chế phẩm protein/enzyme thô

2.6. Phương pháp tách từng phần và tinh sạch protein/enzyme

2.7. Phương pháp kiểm tra độ sạch của chế phẩm protein/enzyme

Chương 3: Cấu trúc phân tử enzyme

3.1. Đặc điểm cấu trúc của phân tử enzyme. Enzyme allosteric, phức hệ enzyme.

3.2. Trung tâm hoạt độ của enzyme

3.3. Phương pháp nghiên cứu trung tâm hoạt độ của enzyme

3.4. Những thành tựu mới trong nghiên cứu cấu trúc phân tử enzyme, cấu trúc trung

tâm hoạt động của enzyme

3.5. Liên quan giữa các cấu trúc và hoạt tính sinh học của enzyme

3.6. Giới thiệu một số enzyme có vai trò chìa khoá trong quá trình trao đổi chất

Chương 4: Tính đặc hiệu của protein và enzyme 4.1.

Giới thiệu các kiểu đặc hiệu

4.2. Ý nghĩa quan trọng của tính đặc hiệu đối với việc ứng dụng protein và enzyme

Chương 5: Cơ chế hoạt động xúc tác của enzyme 5.1.

Phương pháp nghiên cứu cơ chế phản ứng của enzyme

5.2. Giới thiệu một số cơ chế phản ứng enzyme đã được nghiên cứu kỹ

5.3. Vai trò của các cofactơ và co-enzyme trong các phản ứng enzyme

5.4. Những thành tựu mới trong nghiên cứu cơ chế phản ứng enzym

Chương 6: Động học phản ứng enzyme

6.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt độ xúc tác của enzyme và phương trình động học

biểu diễn ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng enzyme

6.2. Ảnh hưởng của các ion kim loại, các anion đến hoạt độ, tính chất của enzyme

6.3. Các metalloenzyme và vai trò của ion kim loại đối với hoạt động, tính chất của

enzyme

6.4. Các protein điều hoà hoạt độ enzyme

Chương 7: Sinh học protein và enzyme

7.1. Sự phân bố của protein, enzyme và các phức hệ enzyme trong tế bào và cơ thể

7.2. Protein, enzyme với các quá trình quan trọng của tế bào và cơ thể sống

7.3. Cơ chế điều hoà hoạt độ phân tử của protein, enzyme trong tế bào

Chương 8: Ứng dụng của kỹ nghệ gen trong công nghệ protein-enzyme

8.1. Giới thiệu chung về công nghệ ADN tái tổ hợp hay kỹ nghệ gen

8.2. Sản xuất các protein/enzyme tái tổ hợp

Page 164: Ngành Công nghệ Sinh học

207

8.3. Cải tiến hiệu suất và chất lượng protein/enzyme bằng kỹ nghệ gen

8.4. Cải biến protein/enzyme bằng các kỹ thuật gây đột biến định vị

8.5. Nghiên cứu liên quan cấu trúc-chức năng

Chương 9: Enzyme không tan và cảm biến sinh học

9.1. Các phương pháp thu nhận chế phẩm enzyme không tan.

9.2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá chế phẩm thu nhận được.

9.3. Sự thay đổi tính chất của enzyme khi cố định trên chất mang không tan, những

tính chất ưu việt của chế phẩm enzyme không tan so với enzyme ở trạng thái hoà tan.

9.4. Ứng dụng enzyme không tan: những kết quả đã đạt được, phương hướng nghiên

cứu và triển vọng.

9.5. Protein, enzyme và các cảm biến sinh học (biosensor)

Chương 10: Ứng dụng của công nghệ protein-enzyme

10.1. Nguyên tắc chung khi sử dụng protein và enzyme

10.2. Ứng dụng của protein/enzyme trong y, dược học

10.3. Ứng dụng của protein/enzyme trong công nghiệp thực phẩm

10.4. Ứng dụng của protein/enzyme trong các ngành khác (trong xử lý nước thải, làm

bột giặt, thuộc da...)

50. DI TRUYỀN HỌC DƯỢC LÝ

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3310

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết

Di truyền học (BIO2203)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác)

- PGS.TS. Đinh Đoàn Long, phụ trách môn học, Bộ môn Di truyền học, Khoa Sinh học,

Trường ĐHKHTN. Điện thoại: 0912150799, E-mail: [email protected]

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ)

6.1. Kiến thức

Hiểu được các nguyên lý cơ bản của di truyền học dược lý; mối quan hệ giữa đa hình di

truyền các gen mã hóa các protein và enzym tham gia vào quá trình vận chuyển, hấp

thu và trao đổi thuốc với đáp ứng thuốc ở người.

Biết, hiểu và áp dụng được các phương pháp nghiên cứu cơ bản của di truyền học và

sinh học phân tử để giải quyết các bài toán và các vấn đề thực tiễn trong các nghiên cứu

Page 165: Ngành Công nghệ Sinh học

208

phát triển dược phẩm dựa trên đặc điểm kiểu gen của từng cá thể và cấu trúc gen của

quần thể.

6.2. Kỹ năng

Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;

Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi;

Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;

Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;

Rèn luyện tính kiên trì trong công việc;

Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động,

làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình

Có khả năng đọc, hiểu và biết cách khai thác những vấn đề/ thông tin/ tư liệu liên quan

đến sự phát triển của Di truyền học dược lý nói riêng và Di truyền học và Sinh học hiện

đại nói chung.

Có khả năng áp dụng một số phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật phòng thí nghiệm cơ

bản của Di truyền học dược lý trong các nghiên cứu sàng lọc và phát triển thuốc, phát

triển các sản phẩm làm mỹ phẩm hoặc làm thuốc phục vụ sức khỏe cộng đồng.

6.3. Thái độ

Có ý thức nghiên cứu khoa học trung thực, nghiêm túc, khách quan, tư duy logic trong

vận dụng các khái niệm của di truyền học vào các lĩnh vực khác nhau của thực tiễn đời

sống xã hội.

Nhận thức rõ vai trò của các nguyên lý di truyền học dược lý trong bối cảnh phát triển

chung của sinh học hiện đại và ứng dụng của chúng trong lĩnh vực y học, nghiên cứu

sàng lọc và phát triển thuốc.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá

- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên: Đánh giá ý thức học tập và kiến thức sinh viên

thông qua các buổi thảo luận trên lớp.

- Lưu ý: Sinh viên phải hoàn thành các bài tập thuộc phần kiểm tra, đánh giá thường

xuyên và phần tự học (viết tiểu luận) mới được tham dự và tính điểm kiểm tra lý thuyết

nêu ở mục 7.2 dưới đây.

- Kiểm tra, đánh giá định kỳ:

7.2.1. Bài kiểm tra giữa kỳ lần 1

- Nội dung: Tính trạng đơn gen và các quy luật di truyền học Menđen; Sự khác biệt giữa

các dạng bệnh lý gây ra do đột biến đơn gen và các dạng bệnh lý đa nhân tố; Một số kỹ

thuật cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học dược lý; Cơ sở phân tử và tế bào liên quan

đến sự tác động của thuốc; Các phân tử truyền tín hiệu; Sự truyền tín hiệu xuyên màng

tế bào; Các kênh ion; Thụ thể liên kết enzym và G-protein.

Page 166: Ngành Công nghệ Sinh học

209

- Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm (30 câu hỏi, 50 phút)

- Tiêu chí đánh giá:

Nhớ và hiểu các khái niệm 3 đ

Vận dụng các nguyên lý để giải quyết các bài toán và vấn đề thực tế 4 đ

Phân tích, đánh giá, diễn giải kết quả nghiên cứu 2 đ

Sáng tạo 1 đ

Tổng 10đ

Điểm tổng cộng sau đó được nhân với hệ số 0,2 (20%)

7.2.2. Bài kiểm tra giữa kỳ lần 2

- Nội dung: Phân tích di truyền các gen gây bệnh; Di truyền học dược lý và quá trình oxy

hóa dược phẩm; Sự trao đổi oxy hóa dược phẩm; Di truyền học dược lý các enzym

chuyển hóa oxy hóa; Di truyền học dược lý và quá trình vận chuyển thuốc; Các phân tử

vận chuyển thuốc ở người: phân bố và chức năng; Biến dị di truyền liên quan đến các

protein vận chuyển thuố.

- Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm (30 câu hỏi, 50 phút)

- Tiêu chí đánh giá:

Nhớ và hiểu các khái niệm 2 đ

Vận dụng các nguyên lý để giải quyết các bài toán và vấn đề thực tế 5 đ

Phân tích, đánh giá, diễn giải kết quả nghiên cứu 2 đ

Sáng tạo 1 đ

Tổng 10đ

Điểm tổng cộng sau đó được nhân với hệ số 0,3 (30%)

- Thi hết môn:

- Mục đích: nhằm đánh giá được mức độ đạt mục tiêu môn học sau khi sinh viên kết thúc

khóa học.

- Nội dung: Toàn bộ các nội dung được học của môn học

- Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm (50 câu hỏi, 90 phút)

- Tiêu chí đánh giá:

Nhớ và hiểu các khái niệm 2 đ

Vận dụng các nguyên lý để giải quyết các bài toán và vấn đề thực tế 3 đ

Khả năng tổng hợp các nguyên lý để giải quyết các vấn đề thực tế 2 đ

Phân tích, đánh giá, diễn giải kết quả nghiên cứu 2 đ

Sáng tạo 1 đ

Page 167: Ngành Công nghệ Sinh học

210

Tổng 10đ

Điểm tổng cộng sau đó được nhân với hệ số 0,5 (50%)

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản)

8.1. Giáo trình bắt buộc

- Vogel G.H (2002). Drug discovery and evaluation. Springer.

- Đào Đại Cường (2005). Một số chuyên đề dược lý học. NXB Y học.

- Đinh Đoàn Long. Bài giảng Di truyền học dược lý, Tài liệu đánh máy 7.

8.2. Giáo trình tham khảo

- Peter J. Russel (2000). Fundamentals of Genetics. Addison Wesley Longman Inc.

- Đinh Đoàn Long, Đỗ Lê Thăng (2002). Cơ sở Di truyền học phân tử và tế bào. NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.

- Eichelbaum M.W. (ed.) (2002). Pharmacogenetics and genomics. Lippincott Williams

& Wilkins.

9. Tóm tắt nội dung môn học

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và phương pháp nghiên cứu về

các gen mã hóa các protein và enzym tham gia vào quá trình vận chuyển, hấp thụ và trao

đổi thuốc ở người; mối quan hệ giữa kiểu gen và kiểu hình trong đáp ứng thuốc; các dạng

đa hình di truyền phổ biến liên quan đến chuyển hóa và đáp ứng thuốc ở người; tiềm năng

ứng dụng các nguyên lý này trong sàng lọc và phát triển dược phẩm.

This course is subjected to provide students with essential concepts and basic principles of

pharmacogenetics. The major topics are focused on structure and function of genes or gene

families that are involved in absorption, transportation and metabolism of drugs, on the

genotype – phenotype relationship of drug response; particular interests are paid to genetic

polymorphism of genes involving the metabolism and response of drugs in humans. The

dicussion section is to deal with the potential application of pharmacogenetic principles to

development of pharmacy and medicine.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…)

Các chủ đề sau được đề cập trong môn học:

1) Sơ lược lịch sử phát triển của Di truyền học dược lý

2) Tính trạng đơn gen và các quy luật di truyền học Menđen

3) Sự khác biệt giữa các dạng bệnh lý gây ra do đột biến đơn gen và các dạng bệnh lý

đa nhân tố

4) Một số kỹ thuật cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học dược lý

5) Cơ sở phân tử và tế bào liên quan đến sự tác động của thuốc

- Các phân tử truyền tín hiệu

Page 168: Ngành Công nghệ Sinh học

211

- Sự truyền tín hiệu xuyên màng tế bào

- Các kênh ion

- Thụ thể liên kết enzym và G-protein

6) Phân tích di truyền các gen gây bệnh

7) Di truyền học dược lý và quá trình oxy hóa dược phẩm

- Sự trao đổi oxy hóa dược phẩm

- Di truyền học dược lý các enzym chuyển hóa oxy hóa

8) Di truyền học dược lý và quá trình vận chuyển thuốc

- Các phân tử vận chuyển thuốc ở người: phân bố và chức năng

- Biến dị di truyền liên quan đến các protein vận chuyển thuốc

9) Di truyền học dược lý về các mục tiêu tác dụng của thuốc

- Tính đa hình về mục tiêu tác dụng của thuốc và sự liên quan đến đáp ứng thuốc

- Tính đa hình của prôtêin truyền tín hiệu và sự liên quan đến phản ứng thuốc

- Tính đa hình của prôtêin gây bệnh và sự liên quan đến phản ứng thuốc

10) Di truyền học dược lý và công nghệ sàng lọc dược phẩm

- Ứng dụng nguyên lý di truyền học dược lý trong sàng lọc dược phẩm

- Ứng dụng nguyên lý di truyền học dược lý trong phát triển dược phẩm

- Vấn đề đạo đức trong Công nghệ sinh học

51. DI TRUYỀN HỌC UNG THƯ

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3311

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

Di truyền học (BIO2203)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

- TS. Nguyễn Thị Hồng Vân, Bộ môn Di truyền, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa

học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: (04) 3858.4748,

Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề :

6.1. Kiến thức:

Giải thích và mô tả được quá trình phát sinh ung thư, hiện tượng di căn và các triệu

chứng; nguyên lý và tiềm năng ứng dụng của các phương pháp phân tích di truyền

trong các nghiên cứu chẩn đoán và điều trị các dạng bệnh ung thư khác nhau ở người

Page 169: Ngành Công nghệ Sinh học

212

Phân biệt được gen gây ung thư (oncogene), gen tiền ung thư (proto-oncogene) và gen

ức chế khối u (tumor suppressor gene).

Trình bày được nguyên lý của các phương pháp xác định các gen gây ung thư

(oncogene), gen tiền ung thư (proto-oncogene) và gen ức chế khối u (tumor suppressor

gene).

Định nghĩa được tính bất ổn di truyền và làm sáng tỏ được mối liên quan giữa tính bất

ổn di truyền và ung thư

Chỉ ra được các ứng dụng của di truyền học ung thư trong y khoa.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

Sinh viên được tăng cường kỹ năng đọc, phân tích, viết tổng quan và báo cáo về các

vấn đề có liên quan đến môn học.

Hình thành thái độ đúng đắn, chuyên cần, ham học hỏi, khám phá tìm hiểu cơ chế di

truyền học của quá trình phát sinh ung thư.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

Có kiến thức tư duy phân tích, tổng hợp trong lĩnh vực khoa học liên ngành Sinh – Y

Dược.

Nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp hiểu biết của mình về

lĩnh vực di truyền học ung thư đối với cộng đồng.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

Vận dụng được hiểu biết của mình về di truyền học ung thư đối với công tác chẩn đoán,

sàng lọc và điều trị ung thư

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc:

- Nguyễn Thị Hồng Vân, Bài giảng di truyền học ung thư – Tài liệu đánh máy

- Fred Burz (2008). Principles of cancer genetics. Springer, 1st edition.

- Nguyễn Bá Đức (chủ biên) (2001). Bài giảng ung thư học. NXB Y học.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Di truyền học ung thư là môn học giúp sinh viên có được những khái niệm về ung thư học,

các nguyên lý di truyền của sự phát sinh ung thư, các phương pháp nghiên cứu tế bào và

phân tích di truyền trong việc xác định các tế bào ung thư. Môn học bao gồm các chủ đề:

Một số khái niệm chung về ung thư học; Gen và sự điều hòa chu trình tế bào; Gen ung thư

(gen ung thư) và tiền gen ung thư (proto-oncogene), gen ức chế khối u (tumor repressor

Page 170: Ngành Công nghệ Sinh học

213

gene); Tính bất ổn di truyền và ung thư; Bản chất di truyền một số bệnh ung thư; Một số

phương pháp nghiên cứu di truyền học ung thư.

This course aims to provide students with introductive and fundamental knowledge of

oncology, the principle of carcinogenesis, methods for research on cytology and genetics

of cancer. The course will cover some aspects of concepts in oncology; gene and cell cycle

regulation; oncogenes, proto-oncogenes and tumor repressor genes; genetic instability and

cancer; genetic nature of some common cancer diseases; some methods for research on

cancer genetics.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Một số khái niệm chung về ung thư học (6 giờ)

1.1. Ung thư: sự rối loạn hoạt động điều khiển chu kỳ tế bào

1.2. Các dạng bệnh ung thư

1.3. Sự phát sinh khối u và ung thư

1.4. Hiện tượng di căn

1.5. Một số triệu chứng lâm sàng

1.6. Phương pháp phân tích Ames (Ames – test)

Chương 2. Gen và sự điều hòa chu trình tế bào (3 giờ)

2.1. Khái niệm chung về hoạt động điều khiển chu kỳ tế bào

2.2. Các gen và prôtêin tham gia điều khiển chu kỳ tế bào

2.3. Các điểm kiểm tra (checkpoint) chu kỳ tế bào

2.4. Hệ thống sửa chữa ADN

2.5. Hiện tượng tế bào chết theo chương trình (apotosis)

2.6. Tế bào bất tử và enzym telomeraza

Chương 3. Bản chất di truyền - Tính bất ổn di truyền và ung thư (6 giờ)

3.1. Sự di truyền của các tế bào ung thư

3.2 Đặc điểm di truyền phả hệ của một số dạng bệnh ung thư

3.3 Tính bất ổn di truyền là gì?

3.4 Lệch bội và ung thư

3.5 Đột biến gen và ung thư

3.6 Các dạng phức tạp của tính bất ổn di truyền trong ung thư

3.7 Một số ví dụ về các bất ổn di truyền và các dạng ung thư

Chương 4. Các gen gây khối u và ung thư (3 giờ)

4.1. Gen gây khối u (oncogene)

4.2. Các gen tiền ung thư (pre-oncogene)

4.3. Hiện tượng đột biến của các gen tiền ung thư

4.4. Sự cấu trúc lại nhiễm sắc thể trong tế bào ung thư

Page 171: Ngành Công nghệ Sinh học

214

Chương 5. Các gen ức chế khối u (6 giờ)

5.1. Khái niệm về gen ức chế khối u (tumor repressor gene)

5.2. Các bệnh ung thư di truyền và giả thiết hai mục tiêu của Knudson

5.3. Vai trò của một số gen ức chế khối u trong tế bào

5.3.1. pRB

5.3.2. p53

5.3.3. pAPC

5.3.4. phMSH2

5.3.5. pBRCA1 và pBRCA2

5.4. Cơ chế di truyền ung thư liên quan đến các gen ức chế khối u

Chương 6. Một số phương pháp nghiên cứu di truyền học ung thư (6 giờ)

6.1. Phân tích phả hệ trong nghiên cứu ung thư học

6.2. Kỹ thuật xác định và phân tích gen tiền ung thư và gen ức chế khối u ở người

6.3. Nguyên lý sàng lọc dược phẩm theo nguyên tắc định hướng mục tiêu ngăn cản

quá trình phát sinh ung thư

6.4. Một số phương pháp khác

52. CÔNG NGHỆ SINH HỌC DƯỢC PHẨM

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3312

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết

Di truyền học dược lý (BIO3310)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác)

- PGS.TS. Đinh Đoàn Long, phụ trách môn học, Bộ môn Di truyền học, Khoa Sinh học,

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Điện thoại: 0912150799, E-mail:

[email protected]

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ)

6.1. Kiến thức

Hiểu được các nguyên lý cơ bản và nắm được các phương pháp nghiên cứu chính thuộc

lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học trong sàng lọc và phát triển dược phẩm.

Hình thành các kỹ năng nghiên cứu phát hiện và phát triển dược phẩm trên cở sở sử

dụng các nguyên lý của công nghệ ADN tái tổ hợp và công nghệ tế bào.

6.2. Kỹ năng

Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;

Page 172: Ngành Công nghệ Sinh học

215

Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi;

Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;

Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;

Rèn luyện tính kiên trì trong công việc;

Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động,

làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình

Có khả năng đọc, hiểu và biết cách khai thác những vấn đề/ thông tin/ tư liệu liên quan

đến sự phát triển của Công nghệ sinh học dược phẩm nói riêng và Công nghệ Sinh học

hiện đại nói chung.

Có khả năng áp dụng một số phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật phòng thí nghiệm cơ

bản của Công nghệ sinh học dược phẩm trong các nghiên cứu sàng lọc và phát triển

thuốc, phát triển các sản phẩm làm mỹ phẩm hoặc làm thuốc phục vụ sức khỏe cộng

đồng.

6.3. Thái độ

Có thái độ đúng đắn, chuyên cần, ham học hỏi, khám phá tìm hiểu qui luật, quá trình

sinh học;

Có ý thức nghiên cứu khoa học trung thực, nghiêm túc, khách quan, tư duy logic trong

vận dụng các khái niệm của công nghệ sinh học dược phẩm vào thực tiễn đời sống;

Có tư duy phân tích, tổng hợp trong lĩnh vực khoa học liên ngành sinh – y – dược.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá

- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên: Đánh giá ý thức học tập và kiến thức sinh viên

thông qua các buổi thảo luận trên lớp.

- Lưu ý: Sinh viên phải hoàn thành các bài tập thuộc phần kiểm tra, đánh giá thường

xuyên và phần tự học (viết tiểu luận) mới được tham dự và tính điểm kiểm tra lý thuyết

nêu ở mục 7.2 dưới đây.

- Kiểm tra, đánh giá định kỳ:

7.2.1. Bài kiểm tra giữa kỳ lần 1

- Nội dung: Kỹ thuật sàng lọc dược phẩm tốc độ cao; Dược lý học hệ gen và hệ protein

học; Di truyền học phân tử trong nghiên cứu dược lý học; Nguyên lý ADN tái tổ hợp

ứng dụng trong công nghệ sinh học dược phẩm; Nguyên lý của kỹ thuật di truyền;

Nhân dòng ADN và xây dựng thư viện hệ gen; Sản xuất protein tái tổ hợp; Các axit

nucleic đối mã; Kháng thể đơn dòng.

- Hình thức kiểm tra: Tự luận ngắn (3-4 câu hỏi, 50 phút)

- Tiêu chí đánh giá:

Nhớ và hiểu các khái niệm 3 đ

Page 173: Ngành Công nghệ Sinh học

216

Vận dụng các nguyên lý để giải quyết các bài toán và vấn đề thực tế 4 đ

Phân tích, đánh giá, diễn giải kết quả nghiên cứu 2 đ

Sáng tạo 1 đ

Tổng 10đ

Điểm tổng cộng sau đó được nhân với hệ số 0,2 (20%)

7.2.2. Bài kiểm tra giữa kỳ lần 2

- Nội dung: Thuộc tính hóa lý của protein; Các quá trình chuyển hóa protein; Các con

đường biến tính của protein; Nâng cao độ bền của các sản phẩm protein; Các con

đường hấp thu dược phẩm bản chất protein; Điều khiển quá trình phân phối thuốc trong

cơ thể; Các kháng thể đơn dòng; Dược phẩm protein được sản xuất bằng công nghệ

sinh học; Dược phẩm đang được công nghệ sinh học quan tâm phát triển; Thụ thể là

mục tiêu tác dụng của thuốc và chiến lược sàng lọc dược phẩm; Thụ thể và các hệ

thống truyền tin thứ hai; Thụ thể và các bệnh lý liên quan ở người; Các phương pháp

xác định thuộc tính thụ thể; Công nghệ ADN tái tổ hợp trong nghiên cứu dược lý thụ

thể; Một số phương pháp sử dụng thụ thể trong đánh giá và phát hiện dược phẩm.

- Hình thức kiểm tra: Tự luận ngắn (3-4 câu hỏi, 50 phút)

- Tiêu chí đánh giá:

Nhớ và hiểu các khái niệm 2 đ

Vận dụng các nguyên lý để giải quyết các bài toán và vấn đề thực tế 5 đ

Phân tích, đánh giá, diễn giải kết quả nghiên cứu 2 đ

Sáng tạo 1 đ

Tổng 10đ

Điểm tổng cộng sau đó được nhân với hệ số 0,3 (30%)

- Thi hết môn:

- Mục đích: nhằm đánh giá được mức độ đạt mục tiêu môn học sau khi sinh viên kết thúc

khóa học.

- Nội dung: Toàn bộ các nội dung được học của môn học

- Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm (50 câu hỏi, 90 phút)

- Tiêu chí đánh giá:

Nhớ và hiểu các khái niệm 2 đ

Vận dụng các nguyên lý để giải quyết các bài toán và vấn đề thực tế 3 đ

Khả năng tổng hợp các nguyên lý để giải quyết các vấn đề thực tế 2 đ

Phân tích, đánh giá, diễn giải kết quả nghiên cứu 2 đ

Sáng tạo 1 đ

Page 174: Ngành Công nghệ Sinh học

217

Tổng 10đ

Điểm tổng cộng sau đó được nhân với hệ số 0,5 (50%)

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản)

8.1. Giáo trình bắt buộc

- Kayser O., Mueller R.H (2004). Pharmaceutical Biotechnology: Drug Discovery and

Clinical Application, Wiley-VCH Verlag.

- Michael J. Groves (2006). Pharmaceutical Biotechnology. 2nd Ed., Taylor & Francis.

- Đinh Đoàn Long, Bài giảng Công nghệ Sinh học Dược phẩm, Tài liệu đánh máy.

8.2. Giáo trình tham khảo

- Từ Minh Koóng. Công nghệ Sinh học trong dược phẩm. Trường Đại học Dược Hà

Nội.

- Klefenz H. (2002). Industrial Pharmaceutical Biotechnology, Wiley-VCH Verlag.

- Crommelin D.J.A (ed.) (2002). Pharmaceutical biotechnology. Taylor & Francis.

- Vogel H.G. et al. (2002). Drug Discovery and Evaluation. Springer Verlag.

9. Tóm tắt nội dung môn học

Môn học cung cấp cho sinh viên những khái niệm và nguyên lý cơ bản của việc ứng dụng

các nguyên lý ADN tái tổ hợp trong nghiên cứu sàng lọc và phát triển dược phẩm, các

protein được sử dụng làm thuốc và các phương pháp công nghệ sinh học để sản xuất

chúng, các protein tái tổ hợp được sử dụng trong nghiên cứu và điều trị bệnh, vấn đề đạo

đức trong công nghệ sinh học áp dụng trong y-dược học. Phần thực hành rèn luyện cho

sinh viên một số kỹ năng sử dụng các kỹ thuật ADN tái tổ hợp và công nghệ tế bào trong

nghiên cứu phát hiện và phát triển thuốc

The course is subjected to provide students with essential concepts and basic principles of

recombinant DNA technology in evaluation and development of biopharmaceuticals

(drugs); introduction about protein-based drugs and their manufacturing, about utilization

of recombinant proteins in research and disease control or treatment. Ethical issues in

biotechnology are also discussed. The laboratory section get students trained with essential

skills in cell culture and recombinant DNA techniques commonly employed in the field of

drug screening and discovery.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…)

Các chủ đề sau được đề cập trong môn học:

1) Sơ lược lịch sử phát triển của Công nghệ sinh học dược phẩm

- Kỹ thuật sàng lọc dược phẩm tốc độ cao

- Dược lý học hệ gen và hệ protein học

- Di truyền học phân tử trong nghiên cứu dược lý học

Page 175: Ngành Công nghệ Sinh học

218

2) Nguyên lý ADN tái tổ hợp ứng dụng trong công nghệ sinh học dược phẩm

- Nguyên lý của kỹ thuật di truyền

- Nhân dòng ADN và xây dựng thư viện hệ gen

- Sản xuất protein tái tổ hợp

- Các axit nucleic đối mã

- Kháng thể đơn dòng

3) Protein và công nghệ sinh học dược phẩm

- Thuộc tính hóa lý của protein

- Các quá trình chuyển hóa protein

- Các con đường biến tính của protein

- Nâng cao độ bền của các sản phẩm protein

- Các con đường hấp thu dược phẩm bản chất protein

- Điều khiển quá trình phân phối thuốc trong cơ thể

- Các kháng thể đơn dòng

- Dược phẩm protein được sản xuất bằng công nghệ sinh học

- Dược phẩm đang được công nghệ sinh học quan tâm phát triển

4) Thụ thể là mục tiêu tác dụng của thuốc và chiến lược sàng lọc dược phẩm

- Thụ thể và các hệ thống truyền tin thứ hai

- Thụ thể và các bệnh lý liên quan ở người

- Các phương pháp xác định thuộc tính thụ thể

- Công nghệ ADN tái tổ hợp trong nghiên cứu dược lý thụ thể

- Một số phương pháp sử dụng thụ thể trong đánh giá và phát hiện dược phẩm

5) Sản phẩm công nghệ sinh học dược phẩm

- Các nhân tố tạo máu

- Sargramostim và filgrastim

- Các hợp chất interferon

- Thuốc điều trị bệnh tim - mạch

- Hócmôn và văcxin tái tổ hợp

6) Vấn đề đạo đức trong công nghệ sinh học dược phẩm

53. VI SINH VẬT HỌC VÀ XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

1. Mã môn học/chuyên đề: 3313

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Vi sinh vật học (BIO2204)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Page 176: Ngành Công nghệ Sinh học

219

- PGS.TS. Ngô Tự Thành, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- ThS. Mai Thị Đàm Linh, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu mônn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

- Giúp sinh viên nhận biết được các kiểu tương quan giữa các vi sinh vật với nhau và với

động vật và thực vật, vai trò của vi sinh vật trong các vòng tuần hoàn cacbon, oxi, nitơ,

lưu huỳnh, sắt...,trong sự phân giải chất hữu cơ, chất diệt cỏ, chất diệt hại và cơ sở vi

sinh vật học của các kỹ thuật xử lý chất thải bằng biện pháp sinh học.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phương pháp kiểm tra đánh giá: Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 5 bài kiểm tra ngắn

chiếm 25%,

Kiểm tra giữa kỳ: 01 bài chiếm 25%

Kiểm tra cuối kỳ: 01 bài chiếm 50%

Hình thức bài kiểm tra: 50% câu hỏi multichoice, 30% câu hỏi đúng sai, 20% câu hỏi

tìm thông tin.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản): .

- Ngô Tự Thành (2011). Bài giảng vi sinh vật và xử lý môi trường, Bài giảng lưu hành

nội bộ.

- Ronald L. Crawford, Don L. Crawford (1997). Bioremediation: Principles and

Applications - Cambridge University Press.

- Valdes J.J. (2000). Bioremediation Springer; 1st edition

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Sự chuyển hoá vật chất liên tục của vi sinh vật trong môi trường tự nhiên chính là yếu tố

quyết định của sự tồn tại môi trường sống xung quanh chúng ta. Trong thiên nhiên vật chất

luôn luôn chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác tạo thành những vòng tuần hoàn vật

chất. Sự sống có được trên hành tinh chúng ta chính nhờ sự luân chuyển đó. Trong các

khâu của các chu trình chuyển hóa vật chất, vi sinh vật đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Các nhóm vi sinh vật khác nhau tham gia vào các khâu chuyển hoá khác nhau. Môn học

này sẽ cung cấp cho sinh viên nhận biết được mối tương hỗ giữa vi sinh vật và môi trường

sống của chúng, môi tương hỗ trong bản thân các quần thể vi sinh vật. Đồng thời môn học

sẽ giới thiệu nơi sống của vi sinh vật trong tự nhiên, nhờ đó thấy được vai trò của chúng

đối với tự nhiên từ đó giúp cho việc ứng dụng vi sinh vật vào việc giải quyết các vấn đề

môi trường. Trong giáo trình này cũng đưa ra cho sinh viên các kiến thức liên quan đến

môi trường, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường và ô nhiễm môi trường. Cung cấp cho

sinh viên khái niệm về quản lý đất, nước, chất thải và các phương pháp xử lý ô nhiễm. Sinh

viên được tìm hiểu các quy trình xử lý môi trường cụ thể, khả năng áp dụng các quy trình

này trong thực tế cũng như xây dựng các mô hình xử lý mới. Với các kiến thức có được từ

môn học, sinh viên sẽ có tư duy tốt, kiến thức nền vững chắc, có khả năng ứng dụng thực tế

đáp ứng các nhu cầu của xã hội.

Page 177: Ngành Công nghệ Sinh học

220

Industrial and agricultural activity throughout this century has led to considerable

contamination of soil and groundwater resources by hazardous chemicals. The technique of

bioremediation uses living organismsusually bacteria and fungito remove pollutants from

soil and water with minimal disturbance to these environments. This approach, which is

potentially more cost-effective than traditional techniques such as incineration of soils and

carbon filtration of water, requires an understanding of how organisms transform

chemicals, how they survive in polluted environments, and how they can be used in the

field. This subject examines these issues for many of the most serious and common

environmental contaminants, presenting the most recent position on the application of

bioremediation to polluted soil and water? Comprehensive - all important classes of organic

pollutant covered in a single volume ? Practical emphasis - illustrates how to clean up

various pollutants by biological means? Authoritative - contributions from all the leading

experts in this area combine to make a unique, multidisciplinary information resource? For

academics in microbiology and environmental science, also industrial and government

scientists in pollution control

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chưong 1. Mối tương hỗ trong các quần thể vi sinh vật

1. 1. Những mối tương hỗ trong một quần thể vi sinh vật đơn độc: Tương hỗ dương,

Tương hỗ âm.

1. 2. Những mối tương hỗ giữa các quần thể vi sinh vật khác nhau: Tương tác trung

tính, Hội sinh, Hiệp lực, Hỗ sinh, Cạnh tranh, Đối kháng, Ký sinh, Ăn thịt

Chương 2. Mối tương hỗ giữa vi sinh vật và thực vật

2.1. Tương hỗ với rễ thực vật: Vùng rễ, Nấm rễ, Sự cố định nitơ cộng sinh trong nốt

sần

2.2. Tương hỗ với các bộ phận khí sinh của thực vật

2.3. Các bệnh thực vật do vi sinh vật gây ra: Các bệnh virut, Các bệnh vi khuẩn, Các

bệnh nấm

Chương 3. Mối tương hỗ giữa vi sinh vật và động vật

3.1. Đóng góp của vi sinh vật trong dinh dưỡng động vật

Động vật ăn thịt vi sinh vật

Động vật nuôi dưỡng vi sinh vật làm nguồn thức ăn

Tương hỗ giữa các vi khuẩn hóa dưỡng vô cơ với các động vật thuỷ nhiệt ở đáy

đại dương

Sự tiêu hóa bên trong dạ cỏ

Sự cộng sinh với các các vi sinh vật quang hợp

3.2. Nấm ăn thịt động vật

3.3. Sự phát quang cộng sinh

3.4. Các bệnh động vật

Page 178: Ngành Công nghệ Sinh học

221

Chương 4. Ảnh hưởng của các nhân tố không sinh học lên vi sinh vật

4. 1. Giới hạn sinh trưởng của vi sinh vật bởi các nhân tố không sinh học

4. 2. Các xác định thể môi trường

Chương 5. Vi sinh vật trong các nơi sống tự nhiên của chúng : Vi sinh vật học đát,

nước và không khí (3 tiết)

5.1. Khí quyển

5.2. Thuỷ quyển

5.3. Biển

5.4. Thạch quyển

Chương 6. Các chu trình sinh địa hóa

6. 1. Chu trinh cacbon

6. 2. Chu trình hiđro

6. 3. Chu trình oxi

6. 4. Chu trinh nitơ

6. 5. Chu trình lưu huỳnh

6. 6. Chu trình photpho

6. 7. Chu trình sắt

6. 8. Chu trình mangan

6. 9. Vòng tuần hoàn canxi

6. 10. Vòng tuần hoàn silic

6. 11. Mối tương hỗ giữa các vòng tuần hoàn riêng lẻ

Chương 7. Quản lý đất, nước, chất thải

7. 1. Kiểm tra sự ăn mòn sinh học

7. 2. Quản lý đất nông nghiệp

7. 3. Xử lý chất thải rắn

7. 4. Xử lý các chất thải lỏng

7. 5. Xử lý nước và độ an toàn trong cung cấp nước

Chương 8. Vi sinh vật và một số vấn đề ô nhiễm mới xuất hiện

8. 1. Các phân tử lạ về mặt sinh học

8. 2. Các chất ô nhiễm lạ về mặt sinh học

8. 3. Mối tương hỗ của vi sinh vật với một số chất ô nhiễm vô cơ

Chương 9. Vi sinh vật trong thu hồi chất khoáng và trong sản xuất nhiên liệu và sinh

khối

9. 1. Sự thu hồi kim loại

9. 2. Sự khai thác dầu mỏ

9. 3. Sự sản xuất nhiên liệu

Page 179: Ngành Công nghệ Sinh học

222

9. 4. Sự sản xuất sinh khối vi sinh vật

Chương 10. Kiểm tra các vật hại và các quần thể gây bệnh

10. 1. Biến đổi các quần thể vật chủ

10. 2. Biến đổi các ổ bệnh

10. 3. Biến đổi các quần thể vật truyền

10. 4. Đối kháng và ký sinh trong kiểm tra vi sinh vật gây bệnh

10. 5. Sử dụng các vi sinh vật gây bệnh và ăn thịt để khống chế quần thể gây hại động

vật và thực vật

54. DI TRUYỀN VI SINH VẬT

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3308

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

Di truyền học (BIO2203), Vi sinh vật học (BIO2204)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

- TS. Nguyễn Thị Hồng Vân, Bộ môn Di truyền, Khoa Sinh học, ĐHKHTN- ĐHQGHN,

334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: (04) 3858.4748, Email:

[email protected]

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề :

6.1. Kiến thức:

Mô tả được các đặc điểm hệ gen vi khuẩn, virut, nấm men; trình bày được các cơ chế

biểu hiện gen như phiên mã, dịch mã ở prokaryote.

So sánh được cơ chế điều hòa biểu hiện gen ở vi khuẩn và ở sinh vật nhân chuẩn.

Trình bày được các thể đột biến ở vi khuẩn và ứng dụng trong phân tích di truyền.

Mô tả được các cơ chế truyền gen ở vi khuẩn; phân tích di truyền ở vi nấm và áp dụng

trong lập bản đồ di truyền ở vi sinh vật.

Phân tích vai trò của di truyền học vi sinh vật trong công nghệ sinh học và những ứng

dụng thực tiễn.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

Giải được các bài tập di truyền học vi sinh vật (lập bản đồ di truyền, xác định chức năng

gen bằng phân tích thể đột biến...)

Áp dụng kiến thức về di truyền học vi sinh vật thao tác các thí nghiệm nghiên cứu

chuyên môn trong phòng thí nghiệm vi sinh vật và phân tích di truyền.

Page 180: Ngành Công nghệ Sinh học

223

Thiết kế được các thí nghiệm đơn giản trong nghiên cứu di truyền học vi sinh vật

Biết thu thập và xử lý thông tin một cách khoa học phục vụ cho nghiên cứu chuyên môn.

Hình thành thái độ nghiêm túc trong học tập, có hứng thú trong việc tìm tòi kiến thức

mới, linh hoạt trong khả năng lý luận, giải quyết các vấn đề..

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

Tổ chức tốt hoạt động nhóm thảo luận, phối hợp trong việc giải quyết các vấn đề lý

thuyết và bài tập

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

Vận dụng để giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan, đặc biệt trong các vấn đề

liên quan đến vi sinh vật y học, hiện tượng kháng đa kháng sinh ở vi khuẩn

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc:

- Nguyễn Thị Hồng Vân và Bùi Thị Việt Hà (2011). Giáo trình Di truyền học sinh vật

nhân sơ và virut. NXB Giáo dục Việt Nam.

- Uldis N. Streips, Ronald E. Yasbin (2002). Modern microbial genetics. Second

edition. Wiley-Liss, Inc.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Di truyền học vi sinh vật giới thiệu các khái niệm, các nguyên lý di truyền học cơ bản ở vi

sinh vật. Các chủ đề bao gồm: hệ gen prokaryote, nấm men và virut, nhiễm sắc thể vi

khuẩn; các cơ chế sao chép ADN, phiên mã và dịch mã và sự điều hòa biểu hiện gen ở vi

sinh vật; các kiểu đột biến ở vi sinh vật và ứng dụng trong phân tích di truyền học; phân

tích di truyền ở vi nấm; các cơ chế truyền gen ở vi sinh vật; một số vấn đề ứng dụng của di

truyền học vi sinh vật trong công nghệ sinh học (bao gồm cả nghiên cứu và thực tiễn) như:

enzym giới hạn, lập bản đồ gen, tách dòng gen, giải trình tự gen, các gen nhân chuẩn,

phương pháp đưa ADN vào tế bào nấm men có định hướng và các kỹ thuật di truyền ở vi

nấm.

The course introduces the concepts and principles in microbial genetics. The topics

includee: prokarote, yeast and viral genome, bacterial chromosome; DNA replication,

transcription, translation and gene expression in prokarote; mutation and typical bacterial

mutants and application in genetic analysis; genetic analysis in microfungi; gene

transfering: transformation, conjugation, transduction; some applications of microbial in

biotechnology: restriction enzymes, gene mapping, gene cloning, DNA sequencing and

genetic engineering in microfungi.

Page 181: Ngành Công nghệ Sinh học

224

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề

Phần I. Di truyền học vi sinh vật nhân sơ (19 tiết)

Chương 1. Cơ sở tế bào học của di truyền học vi khuẩn (2 tiết)

1.1. Cấu tạo tế bào vi khuẩn.

1.2. Nhiễm sắc thể của vi khuẩn: ADN-ARN.

1.3. Sự sinh sản của vi khuẩn.

Chương 2 Sao chép ADN, phiên mã và dịch mã ở vi khuẩn (4 giờ)

2.1. Sao chép ADN ở prokaryote

2.2.1 Khái quát chung về sự sao chép ADN

2.2.2 Cơ chế sao chép ADN in vivo

2.2. 3. Các mô hình biến đổi của cơ chế bán bảo toàn

3.1. Phiên mã ở vi khuẩn

3.1.1 Tương tác ADN-protein trong quá trình phiên mã

3.1.2 Mở đầu phiên mã ở E. coli

3.1.3 Tổng hợp và biến đổi mARN sau phiên mã

3.2. Tổng hợp và biến đổi protein

3.2.1. Vai trò của tARN trong tổng hợp protein

3.2.2. Vai trò của ribosome trong tổng hợp protein

3.2.3 Mở đầu dịch mã

3.2.4 Sự kéo dài dịch mã

3.2.5 Sự kết thúc dịch mã

3.2.6. Biến đổi của protein sau dịch mã

Chương 3. Đột biến (3 tiết)

3.1. Các tác nhân gây đột biến và các kiểu đột biến.

3.2. Hiện tượng trội lặn ở vi khuẩn. Sự biểu hiện của đột biến.

3.3. Đột biến tự phát và đột biến gây tạo. Tần số đột biến.

3.4. Cơ chế phân tử của các loại đột biến gây tạo

3.5. Các kiểu hồi biến và ứng dụng của chúng.

3.6. Gây đột biến bằng transposon (TnS).

3.7. Đột biến tính kháng và phương pháp tách.

3.8. Đột biến hình thái và phương pháp tách.

3.9. Đột biến hoá sinh và phương pháp tách.

3.10. Vai trò của đột biến hoá sinh trong việc giải các quá trình sinh tổng hợp. Phép thử

trợ dưỡng.

3.11. Đột biến mất đoạn và ứng dụng của những đột biến này để lập bản đồ di truyền.

Chương 4. Tái tổ hợp di truyền ở vi khuẩn (3 tiết)

4.1. Tiếp hợp và cơ chế tiếp hợp. Các loại thể cho.

4.2. Sử dụng tiếp hợp để lập bản đồ di truyền.

Page 182: Ngành Công nghệ Sinh học

225

4.3. Biến nạp và cơ chế biến nạp.

4.4. Sử dụng biến nạp để lập bản đồ di truyền.

4.5. Tải nạp và cơ chế tải nạp.

4.6. Sử dụng tải nạp để lập bản đồ di truyền.

4.7. Bán hợp tử ở vi khuẩn.

Chương 5. Di truyền học thực khuẩn thể (3 tiết)

7.1. Virut - đặc điểm và sự lây nhiễm

7.2. Thực khuẩn thể - Chu trình tiềm tan, chu trình sinh tan

7.3. Điều hòa quá trình gây tan và kháng tan ở virut.

7.4. Bản chất tính miễn dịch của vi khuẩn kháng tan.

7.5. Một số đặc tính di truyền của các virut điển hình

7.6. Hiện tượng giới hạn và sửa đổi

7.7. Bổ trợ và tái tổ hợp

7.8. Đột biến ở thực khuẩn thể.

Chương 6. Điều hòa sự hoạt động của gen ở vi sinh vật nhân sơ (4 tiết)

6.1. Điều hòa ở mức độ cấu trúc hệ gen

6.2. Điều hòa ở mức độ phiên mã

6.2.1 Các trình tự điều hoà

6.2.1.1 Các promoter

6.2.1.2 Điều hoà thông qua nhân tố sigma

6.2.1.3 Các nhân tố kháng sigma

6.2.1.4 Điều hoà phiên mã thông qua nhân tố kết thúc (terminator), nhân tố phiên

mãdở (attenuator) và nhân tố chống kết thúc (anti-terminator)

6.2.2 Operon và regulon (đơn vị điều hòa)

6.2.3 Các mô hình điều hòa

6.2.3.1. Các gen cảm ứng – mô hình operon

6.2.3.2 Các gen kìm hãm – mô hình operon

6.2.3.3 Phiên mã dở (Attenuation)

6.3 Điều hòa dịch mã

6.3.1 Điều hòa thông qua sự đính bám ribosom với mARN

6.3.2 Hiệu quả sử dụng codon (Codon usage)

6.3.3 Đáp ứng chống đói

6.3.4 Điều hòa thông qua các ARN điều hòa

6.3.5 Sự biến pha (phase variation)

6.4 Điều hòa hoạt tính enzym ở prokaryote

6.4.1 Điều hòa dị lập thể

6.4.2 Sự ức chế phản hồi

6.4.3 Điều hòa hoạt tính enzym bằng sự biến đổi cộng hóa trị

Page 183: Ngành Công nghệ Sinh học

226

Phần II. Di truyền học vi sinh vật nhân chuẩn (11 tiết)

Chương 7. Vi nấm - đối tượng nghiên cứu của di truyền học (2 tiết)

7.1. Nấm men- sinh vật nhân chuẩn nhỏ nhất thuận lợi cho nghiên cứu di truyền học

7.2. Nấm men đối tượng quan trọng của công nghệ sinh học.

7.3. Chu trình sống của nấm men Scharomyces cerevisiae

7.4. Chu trình sống của Neurospora crassa

Chương 8. Phân tích di truyền ở vi nấm (2 tiết)

8.1. Phân tích di truyền bằng giảm phân. Phân tích nhóm chọn ngẫu nhiên các bào tử.

Phân tích bộ bốn

8.2. Phân tích di truyền bằng giảm phân. Quá trình đơn bội hoá. Trao đổi chéo trong

nguyên phân

Chương 9. Kỹ thuật di truyền ở vi nấm (3 tiết)

9.1. Tế bào trần hấp thụ ADN ngoại lai.

9.2. Các gen nấm men biểu hiện ở E. coli và ngược lại.

9.3. Plasmid của nấm men và vai trò của nó.

9.4. Các điểm khởi đầu sao chép tăng cường hiệu quả biến nạp

9.5. Nhiễm sắc thể mini nhân tạo của nấm men

9.6. Gắn ADN ngoại lai vào nhiễm sắc thể nấm men.

Chương 10. Ứng dụng di truyền học vi sinh vật trong công nghệ sinh học (4 tiết)

10.1. Các enzym giới hạn. Đặc tính của enzym giới hạn

10.2. Tạo, tách và chọn lọc dòng ADN tái tổ hợp.

10.3. Lập bản đồ gen

10.4 Giải trình tự gen

10.5 Bản đồ vật lý và di truyền

10.6 Phân tích biểu hiện gen

10.7. Tế bào trần và sự tiếp nhận ADN ngoại lai. Sự biểu hiện của gen nấm men trong

vi khuẩn. Plasmid của nấm men. Xâm nhập có định hướng ADN tách dòng vào

nhiễm sắc thể của nấm men

55. CÔNG NGHỆ SINH HỌC VACXIN

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3315

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

Vi sinh vật học (BIO2204), Sinh học phân tử (BIO2201)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Page 184: Ngành Công nghệ Sinh học

227

- TS. Bùi Thị Việt Hà, Bộ môn Vi sinh vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa

học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

- Hiểu được những kiến thức cơ bản về Miễn dịch học và Vacxin học, nhận thức được

tầm quan trọng của việc tiêm chủng trong việc phong ngừa bệnh và nâng cao sức khỏe

cộng đồng

- Biết được những nguyên lý cơ bản trong việc thiết kế và sản xuất vacxin, những tiêu

chuẩn trong việc đánh giá hiệu quả, quản lý chất lượng của vacxin và những hạn chế,

rủi ro có thể gặp phải, cần lưu ý khi sử dụng vacxin.

- Nắm được những thành tựu cũng như những hướng phát triển mới, tiềm năng nhiều

hứa hẹn của việc áp dụng công nghệ gen trong sản xuất vacxin.

6.1. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm;

- Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;

- Rèn luyện kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;

- Rèn luyện tính kiên trì trong công việc;

- Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động,

làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình.

6.2. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có ý thức nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, trung thực và trong việc đánh giá các

vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu, sản xuất và sử dụng vacxin.

- Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, có ý thức tuyên truyền,

nâng cao ý thức cộng đồng lợi ích cũng như rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng vacxin

và cách hạn chế, phòng tránh.

6.3. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Có khả năng đọc, hiểu, phân tích và biết cách khai thác thông tin/ tư liệu liên quan đến

các nghiên cứu và phát triển vacxin, việc sản xuất và sử dụng vacxin trong phòng

chống bệnh dịch, nâng cao sức khỏe cộng đồng.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ:

+ Thời gian:

+ Hình thức kiểm tra: Seminar hoặc viết tiểu luận

+ Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

Page 185: Ngành Công nghệ Sinh học

228

+ Thời gian:

+ Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm

+ Hệ số điểm: 50%

- Điểm thường xuyên

+ Điểm trung bình trung của các bài thảo luận và bài tập cá nhân được giao trên

lớp

+ Hệ số điểm: 30%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Bùi Thị Việt Hà (2006). Công nghệ vacxin học, Giáo trình nội bộ.

- Lê Văn Hiệp (2006). Vacxin học những vấn đề cơ bản,

- Phạm Văn Ty (2005). Virut học, Nhà xuất bản Giáo dục.

- Phạm Văn Ty (2002). Miễn dịch học, Nhà xuất bản Giáo dục.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Giáo trình “Công nghệ vacxin” giới thiệu cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Vacxin

học, về đáp ứng miễn dịch nguyên phát, các nguyên lý cơ bản để thiết kế một loại vacxin

từ các vacxin cổ điển như vacxin giảm độc lực, vacxin bất hoạt, vacxin giải độc tố, đến các

vacxin thế hệ mới dựa trên công nghệ sinh học như vacxin tái tổ hợp, vacxin vectơ, vacxin

di truyền ngược, vacxin AND. Sinh viên cũng được làm quen với công nghệ sản xuất, hệ

thống quản lý chất lượng, các rủi ro có thể gặp phải do tiêm chủng.

This course aims to provide a comprehensive overview of Vaccinology, from basic

immunology, the process of development of a vaccine, the licensure and regulatory

requirements, the process of introducing a new vaccine into a country, vaccine trials, and

translation of research into policy, the benefits as well as risks may be encountered due to

vaccination.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Lịch sử phát triển của vacxin

1.1. Vài nét lịch sử về sự phát triển của vacxin học

1.1.1. Sự ra đời của vacxin

1.1.2. Các bệnh truyền nhiễm nổi lên trên thế giới trong 3 thậpkỷ nay

1.2. Các giai đoạn phát triển của vacxin

1.2.1. Thời kỳ sơ khai

1.2.2. Giải độc tố và vacxin bất hoạt

1.2.3. Vacxin sống

1.2.4. Công nghệ gen

1.3. Bản chất hóa học và sinh học của vacxin

Page 186: Ngành Công nghệ Sinh học

229

1.4. Niên biểu phát hiện mầm bệnh và sản xuất vacxin

1.5. Thị trường của vacxin

Chương 2. Miễn dịch học của vacxin

2.1. Tính miễn dịch và đáp ứng miễn dịch đối với vacxin

2.2. Vacxin và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào

2.3. Tiêm chủng là gây miễn dịch chủ động với vacxin

Chương 3. Tiêm chủng và sự cố sau tiêm chủng

3.1. Lợi ích và thách thức

3.2. Chương trình tiêm chủng mở rộng (EPI)

3.2.1. Hiệu quả của chương trình

3.2.2. Khả năng thanh toán một số bệnh trên phạm vi toàn cầu

3.3. Lưu ý về chỉ định tiêm chủng

3.4. Lịch tiêm chủng

3.5. Sự cố sau tiêm chủng

Chương 4. Các vacxin sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng

4.1. Vacxin bại liệt

4.1.1 Virut polio

4.1.2. Vacxin bại liệt uống OPV - giảm độc lực

4.1.3. Vacxin bại liệt tiêm IPV – vacxin bất hoạt

4.1.4. Quy trình sản xuất vacxin bại liệt

4.2. Vacxin sởi

4.2.1. Sự nguy hiểm của bệnh sởi

4.2.2. Virut sởi rubeola

4.2.3. 6 loại protein cấu trúc

4.2.4. Đáp ứng miễn dịch đối với bệnh sở

4.2.5. Quy trình sản xuất vacxin sởi

4.2.5.1. Vacxin bất hoạt

4.2.5.2. Vacxin giảm độc lực

4.3. Vacxin uốn ván

4.3.1. Vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani

4.3.2. Độc tố uốn ván

4.3.3. Sản xuất vacxin TT - giải độc tố uốn ván

4.3.4. Vacxin phối hợp DTP, TD, TT

4.4. Vacxin bạch hầu

4.4.1. Vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae

4.4.2. Đáp ứng miễn dịch đối với vacxin bạch hầu

4.4.3. Quy trình sản xuất vacxin bạch hầu

4.4.4. Vacxin phối hợp

Page 187: Ngành Công nghệ Sinh học

230

4.5. Vacxin ho gà

4.5.1. Vi khuẩn gây bệnh ho gà Bordetella pertussis

4.5.2. Vacxin toàn tế bào

4.5.3. Vacxin thành phần (vô bào)

4.5.4. Độc tố pertussis (PT)

4.5.5. Vacxin phối hợp

4.6. Vacxin lao BCG

4.6.1. Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis

4.6.2. Đáp ứng miễn dịch đối với vacxin BCG

4.6.3. Quy trình sản xuất vacxin BCG

4.7. Vacxin viêm gan B

4.7.1. Virut gây viêm gan B

4.7.2. Vacxin huyết tương

4.7.3. Vacxin tái tổ hợp

4.7.4. Vacxin thế hệ 3

4.8. Vacxin Hib viêm đường hô hấp

4.8.1. Vi khuẩn Haemophilis ìnluenzae typ b

4.8.2. Vacxin tiếp hợp (conjugative)

4.8.3. Vacxin không tiếp hợp (nonconjugative)

4.9. Các vacxin nằm ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng

4.9.1. Vacxin rubella – quai bị

4.9.2. Vacxin viêm gan A

4.9.3. Vacxin bệnh Zona

4.9.4. Vacxin thương hàn

4.9.5. Vacxin não mô cầu- phế cầu

4.9.6. Vacxin Rota

4.10. Các Vacxin đang nghiên cứu

4.10.1. Vacxin viêm gan C

4.10.2. Vacxin sốt Dengue

4.10.3. Vacxin HIV/AIDS

4.10.4. Vacxin sốt rét

4.10.5. Vacxin cúm A H5N1

4.10.6. Vacxin chống ung thư

Chương 5. Phối hợp vacxin

5.1. Những thành tựu về phối hợp vacxin (1949-1983)

5.2. Nguyên lý phối hợp

5.3. Những vấn đề về công nghệ

5.4. Vấn đề thị trường

Page 188: Ngành Công nghệ Sinh học

231

5.5. Triển vọng

5.6. Cộng hợp

5.6.1. Các đặc điểm hóa học của việc kết nối

5.6.2. Các Protein tải

Chương 6. Phát triển vacxin mới

6.1. Đại cương

6.1.1. Vacxin sống

6.1.2. Vacxin bất hoạt

6.2. Định hướng

6.3. Vacxin công nghệ ngược dòng

6.3.1. Vacxin não mô cầu nhóm B

6.3.2. Vacxin Streptococcus pneumoniae

6.1.4. Các vacxin khác

6.4. Các dạng mới của vacxin tương lai

6.4.1. Vacxin ADN

6.4.2. Vacxin ăn qua miệng

6.4.3. Vacxin tinh thể (Trehalose)

6.4.4. Vacxin dán trên da

6.5. Tình hình nghiên cứu phát triển vacxin mới

Chương 7. Một số công nghệ trong sản xuất vacxin

7.1. Nguyên lý chung

7.1.1. Đại cương

7.1.2. Chủng giống vacxin

7.1.3. Một số công nghệ tiêu biểu

7.2. Nuôi cấy tế bào

7.3. Đông khô

7.4. Tách lọc

Chương 8. Hệ thống quản lý chất lượng vacxin

8.1. Hệ thống kiểm định (QC)

8.1.1. Tổ chức

8.1.2. Các thử nghiệm

8.1.3. Kiểm định độ an toàn

8.2. Cơ quan có thẩm quyền Quốc gia (NRA)

Chương 9. Nghiên cứu công nghệ sinh học phân tử của vacxin ung thư và

các bệnh về gen

9.1. Các biểu hiện kháng nguyên của bệnh ung thư

9.2. Những thử nghiệm nghiên cứu kháng nguyên và các sản phẩm chỉ thị ung thư dùng

trong Vacxin phòng và chống ung thư

9.3. Các kết quả bước đầu trong nghiên cứu Vacxin chống ung thư và bệnh khác

Page 189: Ngành Công nghệ Sinh học

232

56. VI SINH VẬT HỌC THỰC PHẨM

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3316

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

Vi sinh vật học (BIO2204), Hóa sinh học (BIO2202)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- ThS. Trần Thị Thanh Huyền, Bộ môn Vi sinh vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

Nhớ được các định nghĩa, khái niệm cơ bản về vi sinh vật, thực phẩm, vi sinh vật học

thực phẩm, hình thái, cấu trúc các nhóm vi sinh sinh vật chủ yếu, thế nào là lên men

hiếu khí, lên men kị khí và đặc điểm, cơ chế của quá trình thối rữa, ngộ độc thực phẩm

Nhớ được các chỉ tiêu vi sinh vật trong thực phẩm

Hiểu và phân nhóm thực phẩm, nhóm vi sinh vật trên thực phẩm: vi sinh vật của thịt,

cá, nhóm tôm, mực, thân mềm, sữa, trứng và rau quả và nhóm tinh bột, bánh mì và

bánh kẹo

Hiểu được các quá trình xảy ra trên thực phẩm khi có mặt vi sinh vật từ đó có cách

thức giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm

Phân loại được nhóm các vi sinh vật gây ngộ độc thường gặp trên thực phẩm, nhóm vi

sinh vật gây bệnh và các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Nắm được phương pháp thu, bảo quản và chuẩn bị mẫu thực phẩm. Liệt kê và chỉ ra

được các phương pháp kiểm tra vi sinh vật trong nguyên liệu thực phẩm.

Xây dựng được quy trình kiểm nghiệm từng nhóm vi sinh vật trên từng nhóm thực

phẩm nhất định.

6.2. Kỹ năng

Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm;

Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;

Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;

Rèn luyện tính kiên trì trong công việc;

6.3. Thái độ

Có ý thức nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, trung thực và trong việc đánh giá về

vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

Page 190: Ngành Công nghệ Sinh học

233

Nhận thức rõ được vai trò có lợi và có hại của vi sinh vật trong ngành công nghiệp

thực phẩm

Vận dụng được các kiến thức đã học để trở thành một nhà đánh giá và kiểm nghiệm

vệ sinh an toàn thực phẩm

Có ý thức tuyên truyền trong vấn đề bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra kiến thực nhập môn với các câu hỏi ở mức độ cơ bản về vi sinh vật học, hóa

sinh học và phân loại học cho sinh viên.

- Kiểm tra đầu giờ 10’ bằng bài kiểm tra trắc nghiệm trong đó 70% câu hỏi liên quan đến

kiến thức đã học buổi trước và 30% câu hỏi liên quan đến kiến thức sẽ được học ở bài

tiếp theo.

- Giữa kỳ: Siminar về vấn đề liên quan đến thực phẩm và vi sinh thực phẩm hoặc tiếp

cận, phân tích một bài báo mới liên quan đến môn học

Cuối kỳ: Bài luận (7 - 10 trang) hoặc: thi trắc nghiệm 40 câu hỏi trả lời đúng sai và 50

câu hỏi lựa chọn đáp án đúng nhất.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Bibek Ray (2003). Fundamental food microbiology, 3rd edition, CRC PRESS, USA

- Lansing M. Prescott, John P. Harley and Donald A. Klein (2006). Laboratory

excercises in Microbiology, 5th edition, McGraw-Hill Higher Education.

- Robert D, Greenwood (2003). Practical food microbiology, 3th edition, Blackwell

Publishing, Oxford OX2 0EL, UK

- Jame M Jay, Martin J. L., David A. G. (2008). Modern food microbiology, 7th edition,

Springer.

- Jonh F. T Spencer, Alicia L. R. de Spencer (2009). Food microbiology protocols,

Humana Press, New Jersey, USA

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Vi sinh vật học thực phẩm là môn học nghiên cứu về các vi sinh vật sinh trưởng, tạo ra và

lây nhiễm trên thực phẩm. đặc biệt là nghiên cứu về vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm.

Các vi sinh vật có lợi như probiotic cũng đang đóng vai trò quan trong trong công nghiệp

thực phẩm. Thêm vào đó, vi sinh vật tham gia vào việc tạo thành các sản phẩm thực phẩm

như: phomat, sưa chua, các thực phẩm lên men, bánh mì, các đồ uống chứa cồn như bia

rượu và nước giải khát.

An toàn thực phẩm là trọng tâm chủ yếu của vi sinh thực phẩm. Vi khuẩn gây bệnh, virus

và chất độc được sản xuất bởi các vi sinh vật là tất cả các chất gây ô nhiễm có thể lây

nhiễm trên thực phẩm. Tuy nhiên, vi sinh vật và các sản phẩm của họ cũng có thể được sử

dụng để chống lại những vi khuẩn gây bệnh. Các vi khuẩn probiotic, bao gồm cả những

sản bacteriocins, có thể giết chết và ức chế tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, bacteriocins tinh

khiết như nisin có thể được bổ sung trực tiếp cho các sản phẩm thực phẩm. Cuối cùng,

Page 191: Ngành Công nghệ Sinh học

234

thực khuẩn, virus chỉ lây nhiễm vi khuẩn, có thể được sử dụng để diệt các mầm bệnh vi

khuẩn. Chuẩn bị kỹ lưỡng của thực phẩm, bao gồm nấu ăn thích hợp, loại bỏ hầu hết các vi

khuẩn và virus.

Food microbiology is the study of the microorganisms that inhabit, create, or contaminate

food. Of major importance is the study of microorganisms causing food spoilage. "Good"

bacteria, however, such as probiotics, are becoming increasingly important in food

science. In addition, microorganisms are essential for the production of foods such as

cheese, yogurt, other fermented foods, bread, beer and wine.

Food safety is a major focus of food microbiology. Pathogenic bacteria, viruses and toxins

produced by microorganisms are all possible contaminants of food. However,

microorganisms and their products can also be used to combat these pathogenic microbes.

Probiotic bacteria, including those that produce bacteriocins, can kill and inhibit

pathogens. Alternatively, purified bacteriocins such as nisin can be added directly to food

products. Finally, bacteriophages, viruses that only infect bacteria, can be used to kill

bacterial pathogens. Thorough preparation of food, including proper cooking, eliminates

most bacteria and viruses. However, toxins produced by contaminants may not be heat-

labile, and some are not eliminated by cooking

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Mở đầu

1. Giới thiệu môn vi sinh thực phẩm

1.1. Một số khái niệm

1.2. Yêu cầu của môn vi sinh thực phẩm

1.3. Nội dung môn học:

2. Lịch sử phát triển ngành vi sinh thực phẩm

Chương 2. Đặc điểm của các vi sinh vật thực phẩm

1. Giới thiệu

2. Hình thái và cấu trúc các vsv thực phẩm

2.1. Nấm men và nấm mốc

- Đặc điểm chung

- Một số chi nấm mốc thường gặp

2.2. Vi khuẩn

- Đặc điểm chung

- Mộc số chi vi khuẩn thường gặp

2.3. Virut

3. Các nhóm vi sinh vật quan trọng trong thực phẩm

Chương 3. Các quá trình sinh học liên quan đến chế biến và

bảo quản thực phẩm

Page 192: Ngành Công nghệ Sinh học

235

1. Quá trình lên men kị khí

1.1. Lên men rượu

1.2. Lên men lactic

1.3. Lên men propionic

1.4. butyric

1.5. acetone – butanol

2. Quá trình lên men hiếu khí

2.1. Lên men acetic

2.2. Lên men citric

2.3. Phân hủy hiếu khí xenlulose & pectin

2.4. Phân hủy chất béo và axit béo

3. Các quá trình thối rữa

3.1 Cơ chế

3.2. Vi sinh vật phân giải protein

Chương 4. Hệ vi sinh vật thực phẩm trên một số thực phẩm quan trọng và

các phương pháp bảo quản

1. Vi sinh vật của thịt

1.1. Đặc điểm của thịt

1.2. Hệ vi sinh vật của thịt

1.3. Sự hư hỏng thịt

1.4. Các phương pháp bảo quản thịt

2. Hệ vi sinh vật của cá

2.1. Đặc điểm của cá

2.2. Hệ vi sinh vật của cá

2.3. Sự thối rữa cá

2.4. Các phương pháp bảo quản

3. Hệ vi sinh vật của tôm, mực, thân mềm

3.1. Hệ vi sinh vật của tôm

3.2. Hệ vi sinh vật trên mực

3.3. Hệ vi sinh vật của động vật thân mềm

4. Hệ vi sinh vật của sữa

4.1. Đặc điểm của sữa

4.2. Hệ vi sinh vật của sữa

4.3. Sự thay đổi hệ vi sinh vật của sữa trong quá trình bảo quản

4.4. Các phương thức bảo quản sữa

4.5. Hệ vi sinh vật một số sản phẩm sữa

5. Hệ vi sinh vật của trứng gia cầm

5.1. Đặc điểm của trứng

Page 193: Ngành Công nghệ Sinh học

236

5.2. Hệ vsv của trứng

5.3. Sự hư hỏng trứng

5.4. Bảo quản trứng

6. Hệ vi sinh vật của rau quả

6.1. Đặc điểm

6.2. Hệ vi sinh vật của rau quả

6.3. Sự hư hỏng rau quả

6.4. Bảo quản

7. Hệ vi sinh vật trong tinh bột, bánh mì và bánh kẹo

Chương 5. Các vi sinh vật gây bệnh và ngộ độc thực phẩm

1. Ngộ độc thực phẩm

2. Các vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm

2.1. Salmonella

2.2. Staphylococcus aureus

2.3. Shigella

2.4. Campylobacter

2.5. Clostridium perfringens

2.6. Clostridium botulinum

2.7. Escherichia coli

3. Một số vi sinh vật gây bệnh khác

3.1. Vibrio

3.2. Bacillus

3.3. Brucella

3.4. Mycobacterium tuberculosis

3.5. Erysipelothrix rhusiopathiae

3.6. Listeria monocytogenes

4. Các biện pháp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm

4. 1. Đối với nhà sản xuât

4.2. Đối với người chế biến

4.4. Đối với người tiêu dùng

Chương 6. Các phương pháp kiểm nghiệm vi sinh vật thực phẩm

1. Chỉ tiêu vi sinh vật trong thực phẩm

1.1. Vi sinh vật chỉ thị

1.2. Ý nghĩa của vi sinh vật chỉ thị

1.3. Các chỉ tiêu vi sinh vật trong thực phẩm

2. Kiểm tra vi sinh vật trong nguyên liệu thực phẩm và thực phẩm

2.1. Kiểm tra vi sinh vật nước:

2.2. Kiểm tra vi sinh vật nước giải khát:

Page 194: Ngành Công nghệ Sinh học

237

2.3. Kiểm tra vi sinh vật trong bia:

2.4. Kiểm tra vi sinh vật trong sữa:

2.5. Kiểm tra vi sinh vật đồ hộp

2.5. kiểm tra vi sinh vật nước mắm, nước chấm

3. Phương pháp thu, bảo quản và chuẩn bị mẫu thực phẩm

3.1. Dụng cụ thu, chứa mẫu

3.2. Vận chuyển và bảo quản mẫu

3.3. Chuẩn bị mẫu

4. Các phương pháp định lượng vi sinh vật

4.1. Phương pháp đếm trực tiếp

4.2. Phương pháp đếm khuẩn lạc

4.3. Phương pháp MPN (phương pháp tối khả):

4.4. Phương pháp đo độ đục:

5. Các thử nghiệm hóa sinh

5.1. Thử nghiệm khả năng lên men

5.2. Thử nghiệm khả năng oxy hóa - lên men (Hugh – Leifson)

5.3. Thử nghiệm Bile esculin

5.4. Thử nghiệm khả năng biến dưỡng citrat

5.5. Thử nghiệm catalase

5.6. Thử nghiệm decacboxylase

5.7. Thử nghiệm coagulase

5.8. Thử nghiệm urease

5.9. Thử nghiệm gelatinase

5.10. Thử nghiệm khả năng tăng sinh H2S

5.11. Thử nghiệm khả năng sinh indol

5.12. Thử nghiệm KIA, TSI

5.13. Thử nghiệm nitratase

5.14. Thử nghiệm ONPG

5.15. Thử nghiệm MR (methyl red)

5.16. Thử nghiệm VP (Voges – Proskauer)

5.17. Thử nghiệm CAMP

5.18. Thử nghiệm tính di động

6. Các phương pháp không truyền thống

6.1. Phương pháp phát quang sinh học ATP

6.2. Phương pháp ELISA

6.3. Phương pháp lai phân tử

6.4. Phương pháp lai PCR

Page 195: Ngành Công nghệ Sinh học

238

57. ENZYM VI SINH VẬT

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3317

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Hóa sinh học (BIO2202), Vi sinh vật học (BIO2204)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- TS. Bùi Thị Việt Hà, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- ThS. Mai Thị Đàm Linh, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

- Sau khi môn này sinh viên phải hiểu được vi sinh vật là nguồn cung cấp enzyme vô

cùng phong phú.

- Hiểu được các ứng dụng của enzyme trong công nghiệp và ngoài mục đích công

nghiệp.

- Hiểu được các con đường sinh tổng hợp enzyme và các nguyên lý sản xuât enzyme ở

quy mô công nghiệp

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Kiểm tra đánh giá thường xuyên: qua các báo cáo và seminar sinh viên (25%)

Kiểm tra giữa kỳ: 01 bài chiếm 25%

Kiểm tra cuối kỳ: 01 bài chiếm 50%

Hình thức bài kiểm tra: 50% câu hỏi multichoice, 50% câu hỏi đúng sai

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Bùi Thị Việt Hà (2010). Bài giảng enzym vi sinh vật - Bài giảng lưu hành nội bộ

- Tony Gogfrey, Jon Reichelt (2008). Industrial enzymology: the application of enzymes

in industry Nature Press,New York

- Wolfgang Aehle (2007). Enzymes in Industry: Production and Applications Wiley-

VCH; 2nd, Completely Revised Edition

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Enzim là một chất xúc tác sinh học được tạo ra bởi cơ thể sống. Vai trò: Nhờ enzym mà

các quá trình sinh hóa trong cơ thể sống xảy ra rất nhạy với tốc độ lớn trong điều kiện sinh

lí bình thường. Khi có enzim xúc tác, tốc độ của một phản ứng có thể tăng hàng triệu lần.

Nếu tế bào không có các enzim thì các hoạt động sống không thể duy trì được vì tốc độ

của các phản ứng sinh hoá xảy ra quá chậm. vai trò của enzim là làm giảm năng lượng

hoạt hoá của các chất tham gia phản ứng, do đó làm tăng tốc độ của phản ứng. Mỗi enzim

Page 196: Ngành Công nghệ Sinh học

239

thường chỉ xúc tác cho một hay vài phản ứng. Hoạt tính của enzim có thể bị ảnh hưởng bởi

nhiều yếu tố như nhiệt độ, pH, nồng độ cơ chất… Trong giáo trình này sẽ giới thiệu cho

sinh viên thấy được các vai trò chính của enzym có nguồn gốc từ vi sinh vật ứng dụng

trong công nghiệp, nông nghiệp, và khoa học. Ngoài ra sinh viên cũng có cơ hội để tìm

hiểu về các con đường sản xuất enzym.

This reference subject contains detailed data on kinetics of enzymes which relate

mathematical models to actual industrial practice; comments on legislative thinking,

toxicology, test systems, and guidance on industrial safety when working with enzymes;

and explains the uses of enzymes for the following products or processes: potable alcohol,

fuel alcohol, analytical applications, baking, brewing, dairy, detergents, effluents/by-

products/biogas, flavors and colors, juice, leather, paper, plant tissues, proteins, starch,

textiles, and wine. Seven biotechnical specialities are described: yeast processing,

immobilized enzymes, membrane cleaning, glucose oxidase, edible oil processing, mineral

oil/drilling muds, and dextranase and sugar processing. One chapter is devoted to a

comparison of key characteristics of industrial enzymes by type and source. Another

chapter lists enzyme groupings, specific data on suppliers, natural sources, current assays,

and biochemical criteria. (CKK)

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Giới thiệu chung về enzyme

1.1. Lịch sử

1.2. Phân loại enzyme

1.2.1. Các nguyên lý chung về định tên enzyme

1.2.2. Phân loại và đánh số enzyme

1.3. Cấu trúc của enzyme

1.3.1. Cấu trúc bậc 1, bậc 2 của enzyme

1.3.2. Cấu trúc bậc 3 của enzyme

1.3.3. Cấu trúc bậc 4, sự gấp khúc và tạo thành các domain

1.3.4. Ribozyme

1.4. Sinh tổng hợp enzyme

1.5. Hoạt tính xúc tác của enzyme

1.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính xúc tác

1.5.2. Nhiệt độ

1.5.3. pH

1.5.4. Sự hoạt hóa và ức chế

1.5.5. Enzyme dị lập thể

Chương 2. Các nguyên lý chung trong công nghệ sản xuất enzyme từ vi sinh vật

2.1. Sản phẩm enzyme từ vi sinh vật

2.1.1. Các vi sinh vật và sự sinh tổng hợp enzyme

Page 197: Ngành Công nghệ Sinh học

240

2.1.2.Chọn lọc và cải thiện chủng giống

2.1.3. Tối ưu hóa các đặc điểm sinh lý

2.1.4. Nồi lên men

2.1.5. Thiết kế quá trình lên men

2.1.6. Mô hình và tối ưu hóa

2.1.7. Các thiết bị và sự điều khiển quá trình lên men

2.2. Tách chiết và tinh sạch enzyme

2.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu cho quá trình lên men

2.2.1.1. Phá vỡ tế bào bằng phương pháp hóa học

2.2.1.2. Phá vỡ tế bào bằng phương pháp không hóa học

2.2.2. Sự tách lọc các nguyên liệu rắn

2.2.2.1. Lọc

2.2.2.2. Ly tâm

2.2.2.3. Tách chiết

2.2.2.4. Sự kết bông và sự tách

2.3.3. Cô đặc

2.3.3.1. Phương pháp dùng nhiệt độ

2.3.3.2. Phương pháp kết tủa

2.3.3.3. Lọc qua máy siêu lọc

2.2.4. Tinh sạch

2.2.4.1. Sự kết tinh

2.2.4.2. Điện di

2.2.4.3. Sắc kí

2.2.5. Công thức tạo thành sản phẩm

2.3. Enzyme bất động

2.3.1. Định nghĩa

2.3.2. Lịch sử

2.3.3. Các phương pháp

2.3.3.1. Sự liên kết các chất mang

2.3.3.2. Liên kết chéo

2.3.3.3. Bẫy

2.3.4. Đặc tính của enzyme bất động

2.3.5. Ứng dụng

Chương 3. Ứng dụng enzyme vi sinh vật trong một số ngành công nghiệp

3.1. Ứng dụng enzyme trong công nghiệp thực phẩm

3.2. Enzyme trong công nghệ sản xuất bánh nướng

3.2.1. Giới thiệu

3.2.2. Amylase

Page 198: Ngành Công nghệ Sinh học

241

3.2.3. Xylanase

3.2.4. Lipase

3.2.5. Protease

3.3. Enzyme trong công nghiệp sản xuất đồ uống chứa cồn

3.3.1. Giới thiệu chung

3.3.2. Enzyme trong quá trình hồ hóa và đường hóa

3.3.3. λ-amylase, ß-glucanase , glucoamylase của vi sinh vật trong quá trình hồ hóa

3.3.4. Các enzyme phụ trợ trong công nghiệp đồ uống

3.4. Các enzyme vi sinh vật trong công nghiệp chế biến sữa

3.4.1. Giới thiệu

3.4.2. Quá trình làm phomat

3.4.3. Nguyên lý của quá trình làm chín phomat

3.4.4. Các enzyme vi sinh vật được sử dụng trong sản xuất phomat

3.4.4.1. ß-galactosidase

3.4.4.2. Mucorpepsin

3.4.4.3. Endothiapepsin

3.4.4.4. Lipase

3.4.4.5. Lyzozyme

3.4.4.6. Transglutaminase

3.5. Ứng dụng enzyme trong một số ngành công nghiệp thực phẩm khác

3.5.1. Công nghệ chế biến thịt cá

3.5.1.1. Thủy phân protein

3.5.1.2. Thủy phân lipit

3.6. Enzyme trong công nghiệp sản xuất chất tảy rửa

3.6.1. Thành phần chất tảy rửa

3.6.2. Đánh giá sự có mặt của enzyme trong các chất tảy rửa

3.6.3. Các loại enzyme

3.6.3.1. Protease

3.6.3.2. Amylase

3.6.3.3. Lipase

3.6.3.4. Cellulase

3.6.3.5. Mannanase

3.6.4. Tiềm năng ứng dụng trong tương lai

3.7. Ứng dụng enzyme trong sản xuất thức ăn chăn nuôi

3.7.1. Giới thiệu enzyme dùng trong thức ăn chăn nuôi

3.7.2. Enzyme phân hủy các sợi

3.7.3. Phytase

3.7.4. Protease

Page 199: Ngành Công nghệ Sinh học

242

3.7.5. Amylase

3.7.6. Sự phát triển trong tương lai

3.8. Ứng dụng của enzyme trong một số lĩnh vực khác

3.8.1. Enzyme trong công nghiệp chế biến vải sợi

3.8.2. Enzyme trong công nghiệp chế biến giấy

3.8.3. Enzyme trong một số lĩnh vực mới

Ứng dụng enzyme trong sản xuất mỹ phẩm

Chương 4. Sử dụng enzyme vi sinh vật ngoài mục đích công nghiệp

4. 1. Enzyme trong tổng hợp các chất hữu cơ

4.1.1. Giới thiệu

4.1.2. Một số ví dụ trong chuyển hóa nhờ enzyme

4.1.3. Sự tổng hợp nhờ thủy phân

4.1.4. Sự khử các liên kết C-C và C-O

4.1.5. Sự oxi hóa rượu và gắn thêm oxi vào các liên kết C-H, C-C

4.1.6. Sự móc nối liên kết C-C

4.1.7. Sự tạo thành liên kết glycozit

4.2. Các ứng dụng thương mại

4.2.1. Giới thiệu

4.2.2. Các phản ứng xúc tác sinh học ( Nonstereoselective Biocatalytic Reactions)

4.2.3. Các quá trình dựa vào xúc tác sinh học

4.2.3.1. Acyl hóa nhóm amino nhờ xúc tác enzyme

4.2.3.2. Sự thủy phân nhóm hydantoin nhờ enzyme

4.2.3.3. Thủy phân lactam nhờ enzyme

4.2.3.4. Thủy phân liên kết C-O

4.2.3.5. Thủy phân nhóm Nitrit

4.2.3.6. Sự khử nhóm amin ở liên kết C-O

4.2.3.7. Sự thêm nhóm amin ở liên kết C-C

4.3. Liệu pháp emzyme

4.3.1. Nhu cầu sử dụng enzyme trong điều trị

4.3.2. Enzyme mang đặc tính của một số protein đặc biệt

4.3.3. Các nguồn enzyme và hệ thống sản phẩm

4.3.4. Tổng quan một số enzyme trong điều trị

4.3.4.1. Oxidoreductase

4.3.4.2. Transferase

4.3.4.3. Esterase

4.3.4.4. Nuclease

4.3.4.5. Glycosidase

4.3.4.6. Protease

4.3.4.7. Chất hoạt hóa plasminogen

4.3.4.8. Amidase

Page 200: Ngành Công nghệ Sinh học

243

4.3.4.9. Lyase

4.4. Enzyme trong chẩn đoán

4.4.1. Sự xác định nồng độ cơ chất

4.4.2. Xác định hoạt tính enzyme

4.4.3. Thử nghiệm miễn dịch

4.5. Enzyme trong phân tích thực phẩm

4.5.1. Hydratcacbon

4.5.2. Axit hữu cơ

4.5.3. Rượu

4.5.4. Các thành phần khác có trong thực phẩm

4.6. Enzyme trong kỹ nghệ di truyền

4.6.1. Enzyme giới hạn endonuclease và methylase

4.6.1.2 Sự phân loại

4.6.1.3. Hoạt tính của endonuclease giới hạn nhóm II

4.6.1.4. Sự đặc hiệu của endonuclease giới hạn nhóm II

4.6.1.5. Sự thay đổi các trình tự đặc hiệu

4.6.2. DNA polymerase

4.6.2.1. Escherichia coli DNA Polymerase I

4.6.2.2.Enzyme Klenow

4.6.2.3. T4 DNA Polymerase

4.6.2.4. Reverse Transcriptase

4.6.3. RNA Polymerase

4.6.3.1. SP6 RNA Polymerase

4.6.3.2. T7 RNA Polymerase

4.6.4. DNA nuclease

4.6.4.1. DNase I

4.6.4.2. Exonucleasse III

4.6.4.3. Nuclase S1

4.6.4.4. Nuclease Bal 31

4.6.5. RNA Nuclease

4.6.5.1. RNase H

4.6.5.2. RNase đặc hiệu vị trí

Chương 5. Vấn đề an toàn trong sử dụng enzyme

5.1. Sử dụng enzyme một cách an toàn

5.1.1. Những hiệu ứng có thể có đối với sức khỏe

5.1.2. Giám sát công nghệ

5.2. Những quy định về sản phẩm của một số nước trên thế giới

5.2.1. Enzyme sử dụng trong thực phẩm

5.2.2. Enzyme sử dụng trong chăn nuôi

Page 201: Ngành Công nghệ Sinh học

244

58. CƠ SƠ HÓA SINH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

1. Mã môn học: BIO3318

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

Hóa sinh học (BIO2202), Vi sinh vật học (BIO2204)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

- PGS. TS. Bùi Phương Thuận, Bộ môn Sinh lý thực vật và Hóa sinh , Khoa Sinh học,

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- TS. Nguyễn Quang Huy, Bộ môn Sinh lý thực vật và Hóa sinh, Khoa Sinh học,

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- TS. Nguyễn Thị Hồng Loan, Bộ môn Sinh lý thực vật và Hóa sinh, Khoa Sinh học,

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học (chuẩn đầu ra):

6.1. Kiến thức:

Hiểu được vai trò của công nghệ chế biến trong sản xuất thực phẩm

Nhớ được các phương pháp phân tích các thành phần cơ bản của thức ăn;

Nhớ được các quá trình hóa sinh học quan trọng xảy ra trong bảo quản nguyên liệu

cho chế biến thực phẩm.

Nhớ được các nguyên lý cơ bản của các quy trình chế biến thực phẩm;

Phân loại được những nguyên nhân gây hư hỏng thực phẩm và nhớ được những biện

pháp chính trong việc phòng ngừa;

Hiểu và phân tích được mối liên hệ giữa các quá trình chế biến thực phẩm và bản chất

sự thay đổi về hóa sinh học của các hợp chất hữu cơ có trong thực phẩm.

Phân loại được những hoạt chất có lợi (vitamin, các chất có tác dụng ngăn ngừa bệnh)

và các chất có hại (các chất kháng dinh dưỡng, các độc tố) có trong thực phẩm;

Phân biệt được các phụ gia thực phẩm chính, các chất tạo màu và tạo mùi cho thực

phẩm;

Hiểu được những tiêu chuẩn đánh giá độ an toàn của các sản phẩm thực phẩm;

Đánh giá được những đặc điểm (có lợi và còn bất cập) của thực phẩm chuyển gen;

Có thể vận dụng được các nguyên lý của chế biến thực phẩm để tạo ra một sản phẩm

thực phẩm mới đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng và độ an toàn.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm;

Page 202: Ngành Công nghệ Sinh học

245

Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi;

Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;

Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;

Rèn luyện tính kiên trì trong công việc;

Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động,

làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

Có ý thức nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, tư duy logic trong việc khai thác tư

liệu về các loại thực phẩm chế biến: ;

Nhận thức rõ vai trò của công nghệ chế biến thực phẩm trong đời sống xã hội hiện đại;

Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học cho việc giải quyết các vấn đề cụ thể liên

quan đến sản xuất và sử dụng các sản phẩm thực phẩm;

Có ý thức phát huy các nghiên cứu ứng dụng và tuyên truyền, phổ biến cho xã hội

hiểu được vai trò của công nghệ chế biến thực phẩm trong giải quyết các vấn đề về

dinh dưỡng, bảo đảm an toàn thực phẩm và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

Có khả năng đọc, hiểu và biết cách khai thác những vấn đề/ thông tin/ tư liệu liên quan

đến sự phát triển của công nghệ chế biến thực phẩm.

Có thể áp dụng những hiểu biết về nền tảng hóa sinh xảy ra trong các quá trình chế

biến thực phẩm để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và lành mạnh

Có thể vận dụng những kiến thức về công nghệ chế biến thực phẩm để tạo ra những

sản phẩm thực phẩm mới đảm bảo được các tiêu chí cần thiết và đáp ứng được nhu

cầu của xã hội.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ:

+ Hình thức: thuyết trình (có thể theo nhóm) về các chủ đề cho trước.

+ Hệ số điểm: 20%

- Thi cuối kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 15

+ Hình thức thi: thi viết (kết hợp tự luận và trắc nghiệm).

+ Hệ số điểm: 60%

- Điểm thường xuyên:

+ Điểm trung bình chung của các bài tập về nhà, bài tập trên lớp, thảo luận,

seminar trên lớp.

+ Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên sách, năm xuất bản):

Page 203: Ngành Công nghệ Sinh học

246

8.1. Giáo trình bắt buộc

- Bùi Phương Thuận (2004). Cơ sở hóa sinh của sản xuất thực phẩm. Tập bài giảng,

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.

- Bùi Phương Thuận (2007). Thực tập cơ sở hóa sinh của sản xuất thực phẩm. Tập bài

thực tập, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.

- Lê Ngọc Tú (chủ biên) (1998). Hóa sinh công nghiệp. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà

Nội.

8.2. Tài liệu tham khảo

- Brennan J. G. (2006). Food Processing Handbook, Wiley, 2006.

- Dris R. and Sharma A. (2003). Food technology and quality evaluation. Science

Publishers, Inc. Enfield (NH), USA.

- Fellows P. (2009). Food processing technology- Principles and practice. 2nd ed. CRC

Press.

- Johson-Green P. (2002). Introduction to food biotechnology. CRC Press. Washington

D.C., USA.

- Heldman D. R., Hartel R. W. (1997). Principles of Food Processing, Springer.

- Heldman D. R. (2006). IFT and the Food Science Profession. Food Technology.

- Miller D. D. (1998). Food chemistry- a laboratory manual. John Wiley & Sons, Inc.

New York, USA.

- Oliveira F. A. R. and Oliviera J. C. (1999). Processing foods- quality optimization and

process assessments. CRC Press. Boca Ranton, USA.

- Sikorski E. Z. (2002). Chemical and functional properties of food components. 2nd

ed. CRC Press. Washington D.C., USA.

- Simpson B. K. (2002). Food Biochemistry and Food Processing, 2th Edition, John

Wiley & Sons.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học đề cập đến các khía cạnh kỹ thuật khác nhau của quá trình chế biến thực phẩm, đi

từ các nguyên liệu nông sản thô đến chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Trọng tâm

môn học là về bản chất các hiện tượng hóa sinh có liên quan trực tiếp đến toàn bộ quá trình

sản xuất các sản phẩm thực phẩm và các đặc tính của chúng. Môn học đề cập đến thành

phần của thức ăn và giá trị của các nhóm chất đối với chế độ dinh dưỡng của con người

(đa lượng, vi lượng, khoáng chất…); các quy trình chế biến chính sử dụng cho từng nhóm

thực phẩm (như rau quả, ngũ cốc, sữa, thịt, cá, các loại đồ uống có cồn và không cồn); các

phương pháp bảo quản thực phẩm (sấy, đông lạnh, thanh trùng, tiệt trùng, chiếu xạ…) để

chống lại các tác nhân gây hại. Các tiêu chí về an toàn thực phẩm, việc sử dụng hợp lý các

chất gia vị, phụ gia (nguồn gốc thiên nhiên và tổng hợp), sự xuất hiện các sản phẩm mới từ

việc ứng dụng công nghệ sinh học... đều đã được xem xét kỹ. Những đặc tính quan trọng

và những biến đổi hóa sinh xảy ra trong quá trình chế biến của các nhóm hợp chất chính

(protein, lipid, saccharide, vitamin…) đã được chú trọng làm rõ. Trong phần thực hành,

Page 204: Ngành Công nghệ Sinh học

247

môn học giúp người học làm quen với một số phương pháp cơ bản trong việc đánh giá

chất lượng thực phẩm cũng như để phòng ngừa các tác nhân gây tổn hại trong quá trình

chế biến, bảo quản thực phẩm…

The course presents diver technological aspects of food processing, starting from raw

agricultural materials up to food processing, preserving and consuming. The course focus

is the nature of biochemical processes that relate directly to food processing and food

characteristics. The couse presents food components and the value of each compound

group for the human diet; the processing procedures of each food group (like vegetable &

fruits, cereals, milk, meat, fish, alcolic and non-alcolic beverage); the anti-spoiling

preservation methods (dehydratation, pasteurization, radiation…). The food- safty

mesures, the propriate using of food additives (of natural and synthetic nature); the

appearance of new genetic modified products…have been also considered thoroughly.

Most significant characteristics and biochemical changes of important food components

(protein, lipid, saccharide, vitamin…) are of the main attention in the course. In the

practice, the students have the opportunity to learn basic methods for food quality

evaluation as well as for prevent the food from harm - causing agents.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…)

Chương 1- Khái quát chung về thực phẩm

1.1. Thực phẩm trong xã hội hiện đại, quá trình sản xuất các nguyên liệu thô

1.2. Thành phần của thức ăn, các phương pháp phân tích cơ bản.

1.3. Các chất dinh dưỡng: đa lượng (protein, lipit, xacarit), vi lượng (các vitamin...)

1.4. Yêu cầu dinh dưỡng của cơ thể con người về các chất thiết yếu, nguyên nhân của

các bệnh dinh dưỡng phổ biến, giá trị năng lượng các thức ăn chủ yếu...

1.5. Giá trị dinh dưỡng của thực phẩm chế biến: ngũ cốc, dầu thực vật...

1.6. Công nghệ sản xuất thực phẩm và thức ăn bổ dưỡng .

Chương 2- Chế biến rau quả

2.1. Những đặc điểm của rau và hoa quả tươi.

2.2. Kỹ thuật thu hái và làm chín công nghiệp

2.3. Bảo quản rau quả, quá trình hô hấp và sự điều khiển không khí.

2.4. Chuẩn bị và chế biến rau, hoa quả

2.5. Sản xuất và kết tinh đường

Chương 3- Hoá sinh kỹ thuật chế biến ngũ cốc và hạt có dầu

31. Cấu tạo và thành phần hoá học của hạt ngũ cốc: vỏ, lớp alơrông và nội nhũ, phôi...

3.2. Hoạt động sinh lý của hạt ngũ cốc trong bảo quản: quá trình chín, hô hấp, nảy

mầm.

3.3. Quá trình chế biến ngũ cốc: làm sạch, xay, xát, nghiền bột, những biến đổi thành

phần hoá học kèm theo.

3.4. Sản xuất bánh mì và những biến đổi hoá sinh xảy ra trong quá trình.

3.5. Thành phần và sản lượng của một số loại hạt cho dầu chủ yếu

Page 205: Ngành Công nghệ Sinh học

248

3.6. Kỹ thuật tách chiết dầu thực vật và thu hồi protein từ khô dầu

3.7. Sản xuất bơ thực vật, các sản phẩm nhũ tương và các sản phẩm khác từ dầu thực

vật

Chương 4- Chế biến sữa và các sản phẩm của sữa

4.1. Thành phần, giá trị dinh dưỡng của sữa và các sản phẩm từ sữa

4.2. Xử lý và chế biến sữa tươi.

4.3. Chế biến các sản phẩm sữa lên men, sữa đặc, sữa bột.

4.4. Sản xuất các sản phẩm từ sữa: phomat, bơ, kem

Chương 5- Chế biến thịt, gia cầm, cá

5.1. Nguồn nguyên liệu, quá trình chế biến, giá trị dinh dưỡng của thịt, gia cầm và cá

5.2. Thành phần cấu tạo của thịt, những khác biệt so với protein nguồn thực vật

5.3. Sự thay đổi hoá sinh của thịt trong quá trình chế biến

5.4. Những phương pháp chế biến và đặc điểm của các sản phẩm từ thịt

5.5. Chế biến gia cầm

5.6. Chế biến cá và hải sản

Chương 6- Đồ uống có cồn và không cồn

6.1. Khái niệm chung về đồ uống, mức tiêu thụ trung bình và xu hướng trên thế giới

6.2.Quá trình lên men, các yếu tố gây ảnh hưởng, những sản phẩm lên men công nghiệp

6.3. Sự lên men rượu và kỹ thuật sản xuất các loại rượu vang, rượu cất, rượu nặng

6.4.Bia và quá trình sản xuất bia

6.5.Sản xuất chè và cà phê

6.6.Các loại đồ uống nhẹ không cồn

Chương 7- Các quá trình bảo quản thực phẩm

7.1. Nguyên nhân và những biện pháp phòng ngừa hư hỏng thực phẩm

7.2. Quá trình loại nước (sấy khô) thực phẩm

7.3. Đông lạnh thực phẩm

7.4. Khử trùng nhiệt và đóng hộp thực phẩm

7.5. Chiếu xạ và các quá trình bảo quản thực phẩm khác

7.6. Các kỹ thuật đóng gói thực phẩm, vai trò và tác dụng của chúng.

7.7. Đặc tính và công dụng của các loại vật liệu được sử dụng trong đóng gói thực

phẩm: giấy, thuỷ tinh, kim loại, chất dẻo tổng hợp.

Chương 8- Các chất gia vị và phụ gia thực phẩm

8.1. Phụ gia thực phẩm: định nghĩa, đặc tính chức năng

8.2. Phân loại phụ gia thực phẩm và các quy trình thử nghiệm đánh giá

8.3. Gia vị thực phẩm

8.4. Các chất bảo quản hoá học

8.5. Các hoá chất sử dụng trong nông nghiệp và các chất gây độc thực phẩm khác

Page 206: Ngành Công nghệ Sinh học

249

8.6. Tác dụng của phụ gia thực phẩm trong dinh dưỡng, yêu cầu về dán nhãn thực phẩm

các chất phụ gia và gia vị

Chương 9- Xử lý chất thải trong sản xuất thực phẩm

9.1. Nguồn và đặc điểm các chất thải của quá trình sản xuất thực phẩm

9.2. Phương pháp sinh học trong xử lý chất thải thực phẩm, các biện pháp nhằm tái sử

dụng chất thải: tạo sinh khối, tạo biogas...

Chương 10- An toàn thực phẩm và công nghệ sinh học

10.1. Những tiêu chuẩn đánh giá độ an toàn của các sản phẩm thực phẩm mới

10.2. Đặc điểm của các vi sinh vật, thực vật và động vật được chuyển gen sử dụng

trong sản xuất thực phẩm, các sản phẩm được tạo thành.

10.3. Những triển vọng và hạn chế trong ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất

thực phẩm

Chương 11- Protein- chất tạo cấu trúc cho thực phẩm

11.1. Đặc điểm của các hệ thống protein thực phẩm

11.2. Tính chất chức năng của protein trong thực phẩm: các quá trình hydrat hoá, tạo

gel…

11.3. Khả năng tạo kết cấu, tạo hình các sản phẩm thực phẩm của protein.

11.4. Khả năng tạo bột nhão, nhũ hoá và tạo bọt của protein

11.5. Khả năng cố định các chất thơm và tạo mùi cho sản phẩm của protein.

Chương 12- Polixacarit: chất tạo hình của sản phẩm thực phẩm

12.1. Trạng thái và vai trò của gluxit trong nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm

12.2. Các polixacarit và hệ thống tinh bột thực phẩm: hạt ngũ cốc, hạt đậu, các loại củ

12.3. Những thay đổi của tinh bột khi chế biến: hydrat hoá, trương nước, tạo gel…

12.4. Tính chất chức năng của tinh bột: tính thuỷ nhiệt, sự hồ hoá, khả năng tạo hình..

12.5. Các polixacarit khác và ứng dụng trong công nghệ: thạch, xenluloz, pectin...

Chương 13- Các hợp chất lipit trong chế biến thực phẩm

13.1. Những thay đổi lý học và tương tác với các thành phần khác của lipit

13.2. Những thay đổi hoá học của nhóm este và cacboxyl trong quá trình chế biến thực

phẩm: phản ứng thuỷ phân và este hoá, phá vỡ nhóm cacboxyl hoặc este...

13.3. Những thay đổi trong chuỗi hydrocacbon của lipit và axit béo trong quá trình chế

biến thực phẩm

Chương 14- Vitamin: những thay đổi trong quá trình chế biến thực phẩm

14.1. Nhóm các vitamin tan trong nước: vitamin B1, vitamin B2, vitamin PP, vitamin

B6, vitamin B, vitamin B12, vitamin C...

14.2. Nhóm các vitamin tan trong chất béo: A, D, E, và K

14.3. Các chất có hoạt tính sinh học khác

Chương 15- Các chất kháng dinh dưỡng và độc tố tự nhiên

15.1. Các chất kháng dinh dưỡng

15.1.1. Kháng vitamin

Page 207: Ngành Công nghệ Sinh học

250

15.1.2. Các chất ức chế enzym

15.1.3. Các chất liên kết khoáng

15.2. Các chất độc

15.2.1. Các chất gây không dung nạp thức ăn

15.2. 2. Các độc tố: alcaloit, saponin, xyanogen, phytohemaglutinin...

Chương 16- Các hợp chất tạo mùi vị và tạo màu cho thực phẩm

16.1. Giới thiệu chung về các chất màu trong sản xuất thực phẩm

16.2. Cấu tạo và đặc điểm của các hợp chất phenol thực vật chủ yếu, ý nghĩa của chúng

trong công nghiệp thực phẩm

16.3. Các nhóm chất màu tự nhiên: hem và chlorophyl, flavonoit, carotenoit...

16.4. Giới thiệu chung về các chất thơm: hydrocacbon, alcol, aldehyt và axetal, keton,

các axit cacboxylic, este, và lacton bay hơi.

16.5. Những thay đổi của các chất thơm trong quá trình chế biến các loại thực phẩm.

59. CÔNG NGHỆ PROTEIN - ENZYM

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3319

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

Hóa sinh học (BIO2202)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- PGS.TS. Phan Tuấn Nghĩa, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

- TS. Nguyễn Thị Hồng Loan, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

- TS. Phạm Bảo Yên, Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein,

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

- Hiểu được các nguyên lý phát hiện và phân tích protein, hoạt độ enzyme, cơ chế xúc

tác của enzyme, các biện pháp thu nhận, tinh sạch protein hay enzyme, phương pháp

tạo ra protein hay enzyme tái tổ hợp cũng như cách thức cải tiến chúng bằng kỹ nghệ

gen, cách tạo enzyme không tan và các ứng dụng cơ bản của protein và enzyme trong

nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Hiểu và phân tích được tác dụng điều hòa hoạt độ enzyme của một số tác nhân và hợp

chất khác nhau.

- Giải thích được những lợi thế của việc áp dụng protein và enzyme trong nhiều phép

phân tích sinh, y học.

Page 208: Ngành Công nghệ Sinh học

251

- Phân tích và tổng hợp kết quả và có thể nhận xét, đánh giá về một số công trình

nghiên cứu chuyên sâu về protein và enzyme.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Nhận thức và thấy rõ được vị trí quan trọng của công nghệ protein-enzyme trong phát

triển công nghệ sinh học hiện đại.

- Hình thành kỹ năng phân tích, đánh giá một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm sinh

học.

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

- Nhận thức và thấy rõ được vị trí quan trọng của công nghệ protein-enzyme đối với

công nghiệp thực phẩm, chế biến, chăm sóc sức khỏe con người, xử lý môi trường.

- Góp phần nâng cao ý thức chăm lo sức khỏe, bảo vệ môi trường.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Sử dụng kiến thức được trang bị để vào lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, y tế, môi

trường.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Thường xuyên (20%): thông qua các câu hỏi trắc nghiệm, sự tham gia của người học

vào các bài giảng trên lớp.

- Giữa kỳ ( 20%)

- Cuối kỳ (thi viết/vấn đáp, 60%)

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- Phạm Thị Trân Châu và Phan Tuấn Nghĩa (2010). Enzyme và ứng dụng. Nhà Xuất bản

Khoa học và kỹ thuật.

- Đặng Thi Thu, Lê Ngọc Tú, Tô Kim Anh, Phạm Thu Thuỷ, Nguyễn Xuân Sâm

(2004). Công nghệ enzym. NXB Khoa học và Kỹ Thuật. 304 tr.

- Chaplin, M. & Bucke, C. (1990). Enzyme technology. Cambridge University Press.

8.2. Tài liệu tham khảo

- Palmer, T. (2004). Enzymes: biochemistry, biotechnology and clinical chemistry.

Horwood Publishing Ltd.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

- Giới thiệu chung về lịch sử nghiên cứu protein, enzyme và sự ra đời và phát triển của

công nghệ protein-enzyme cũng như vai trò của chúng trong sự phát triển của các

ngành khoa học-công nghệ liên quan khác.

- Nguyên lý và các phương pháp phát hiện, định lượng protein, enzyme, các phương

pháp phân tích hoạt độ enzyme, hoạt tính protein

Page 209: Ngành Công nghệ Sinh học

252

- Các phương pháp tách, tinh sạch protein- enzyme: ly tâm, kết tủa bằng muối trung

tính hay dung môi hữu cơ, sắc ký lọc gel, sắc ký trao đổi ion, sắc ký ái lực, điện di...

- Các cấu trúc và tính chất của protein, enzyme trong đó nhấn mạnh về các tính chất xúc

tác của enzyme và điều hòa hoạt độ của chúng.

- Các biện pháp sử dụng công nghệ ADN tái tổ hợp để sản xuất protein, enzyme ở vi

sinh vật và những cơ thể khác, cách thức cải tiến hiệu suất, hoạt tính xúc tác của

chúng.

- Các ứng dụng của protein và enzyme ( biosensor, trị liệu, chế biến thực phẩm hay thức

ăn chăn nuôi, xử lý ô nhiễm môi trường...).

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Giới thiệu chung về công nghệ protein-enzyme

1.1. Lược sử nghiên cứu protein, enzyme và sự phát triển công nghệ protein-enzyme

1.2. Những thành tựu chính về nghiên cứu protein/enzyme và công nghệ protein-

enzyme trong những năm gần đây

1.3. Phương hướng nghiên cứu công nghệ protein-enzyme hiện nay và trong tương lai,

những triển vọng của công nghệ protein- enzyme.

1.4. Ý nghĩa thực tiễn của phát triển công nghệ protein-enzyme

1.5. Quy ước quốc tế về cách gọi tên, phân loại protein và enzyme

Chương 2: Các phương pháp nghiên cứu protein/enzyme

2.1. Nguyên tắc chung khi làm thí nghiệm với protein/enzyme

2.1. Các phương pháp thường dùng để xác định hoạt độ protein và enzyme

2.3. Các phương pháp nghiên cứu cấu trúc bậc nhất và cấu trúc không gian của protein

2.4. Các đơn vị hoạt độ của enzyme theo quy ước quốc tế

2.5. Phương pháp tách và chuẩn bị chế phẩm protein/enzyme thô

2.6. Phương pháp tách từng phần và tinh sạch protein/enzyme

2.7. Phương pháp kiểm tra độ sạch của chế phẩm protein/enzyme

Chương 3: Cấu trúc phân tử enzyme

3.1. Đặc điểm cấu trúc của phân tử enzyme. Enzyme allosteric, phức hệ enzyme.

3.2. Trung tâm hoạt độ của enzyme

3.3. Phương pháp nghiên cứu trung tâm hoạt độ của enzyme

3.4. Những thành tựu mới trong nghiên cứu cấu trúc phân tử enzyme, cấu trúc trung

tâm hoạt động của enzyme

3.5. Liên quan giữa các cấu trúc và hoạt tính sinh học của enzyme

3.6. Giới thiệu một số enzyme có vai trò chìa khoá trong quá trình trao đổi chất

Chương 4: Tính đặc hiệu của protein và enzyme

4.1. Giới thiệu các kiểu đặc hiệu

4.2. Ý nghĩa quan trọng của tính đặc hiệu đối với việc ứng dụng protein và enzyme

Page 210: Ngành Công nghệ Sinh học

253

Chương 5: Cơ chế hoạt động xúc tác của enzyme

5.1. Phương pháp nghiên cứu cơ chế phản ứng của enzyme

5.2. Giới thiệu một số cơ chế phản ứng enzyme đã được nghiên cứu kỹ

5.3. Vai trò của các cofactơ và co-enzyme trong các phản ứng enzyme

5.4. Những thành tựu mới trong nghiên cứu cơ chế phản ứng enzym

Chương 6: Động học phản ứng enzyme

6.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt độ xúc tác của enzyme và phương trình động học

biểu diễn ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng enzyme

6.2. Ảnh hưởng của các ion kim loại, các anion đến hoạt độ, tính chất của enzyme

6.3. Các metalloenzyme và vai trò của ion kim loại đối với hoạt động, tính chất của

enzyme

6.4. Các protein điều hoà hoạt độ enzyme

Chương 7: Sinh học protein và enzyme

7.1. Sự phân bố của protein, enzyme và các phức hệ enzyme trong tế bào và cơ thể

7.2. Protein, enzyme với các quá trình quan trọng của tế bào và cơ thể sống

7.3. Cơ chế điều hoà hoạt độ phân tử của protein, enzyme trong tế bào

Chương 8: Ứng dụng của kỹ nghệ gen trong công nghệ protein-enzyme

8.1. Giới thiệu chung về công nghệ ADN tái tổ hợp hay kỹ nghệ gen

8.2. Sản xuất các protein/enzyme tái tổ hợp

8.3. Cải tiến hiệu suất và chất lượng protein/enzyme bằng kỹ nghệ gen

8.4. Cải biến protein/enzyme bằng các kỹ thuật gây đột biến định vị

8.5. Nghiên cứu liên quan cấu trúc-chức năng

Chương 9: Enzyme không tan và cảm biến sinh học

9.1. Các phương pháp thu nhận chế phẩm enzyme không tan.

9.2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá chế phẩm thu nhận được.

9.3. Sự thay đổi tính chất của enzyme khi cố định trên chất mang không tan, những

tính chất ưu việt của chế phẩm enzyme không tan so với enzyme ở trạng thái hoà tan.

9.4. Ứng dụng enzyme không tan: những kết quả đã đạt được, phương hướng nghiên

cứu và triển vọng.

9.5. Protein, enzyme và các cảm biến sinh học (biosensor)

Chương 10: Ứng dụng của công nghệ protein-enzyme

10.1. Nguyên tắc chung khi sử dụng protein và enzyme

10.2. Ứng dụng của protein/enzyme trong y, dược học

10.3. Ứng dụng của protein/enzyme trong công nghiệp thực phẩm

10.4. Ứng dụng của protein/enzyme trong các ngành khác (trong xử lý nước thải, làm

bột giặt, thuộc da...)

Page 211: Ngành Công nghệ Sinh học

254

60. CÔNG NGHỆ MÔ VÀ TẾ BÀO THỰC VẬT

1. Mã môn học: BIO3320

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Sinh học phân tử (BIO2201), Sinh học chức năng thực vật (BIO3303)

3. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

4. Giảng viên:

- TS. Lê Hồng Điệp, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

- TS. Lê Quỳnh Mai, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

- TS. Phạm Thị Lương Hằng, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

ĐHQGHN

5. Mục tiêu môn học/chuyên đề (chuẩn đầu ra)

5.1. Kiến thức

- Hiểu các kiến thức về tế bào và mô thực vật, các nguyên lý và kỹ thuật cơ bản dùng

trong công nghệ mô và tế bào thực vật

- Nắm được các phương pháp nghiên cứu thông dụng dùng trong công nghệ mô và tế

bào thực vật. Từ đó có thể lựa chọn phương pháp phù hợp để giải quyết vấn đề thực

tiễn.

5.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Có kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề trong lĩnh vực công nghệ mô và tế bào thực

vật

5.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có thể nhận thức được bối cảnh xã hội để áp dụng vào các hoạt động thực tiễn liên

quan đến công nghệ mô và tế bào thực vật

5.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Có khả năng vận dụng những kiến thức của môn học để giải thích các kết quả thí

nghiệm hoặc lựa chọn các giải pháp cho các ứng dụng thực tế của công nghệ mô và tế

bào thực vật.

6. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra thường xuyên:

+ Điểm trung bình trung của các bài thảo luận hoặc kiểm tra ngắn

+ Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra giữa kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 5

Page 212: Ngành Công nghệ Sinh học

255

+ Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm

+ Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 10

+ Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc viết luận

+ Hệ số điểm: 60%

7. Giáo trình bắt buộc:

7.1. Giáo trình bắt buộc:

- Neumann K-H., Kumar A., and Imani J. (2009). Plant cell and tissue culture - A tool

in biotechnology. Springer-Verlag, Berlin, Germany.

- Gupta S.D. and Ibaraki Y. (2006). Plant tissue culture engineering. Springer

Publishers, Dordrecht, The Netherlands.

- Vũ Văn Vụ, Nguyễn Mộng Hùng, Lê Hồng Điệp (2005). Công nghệ sinh học. Tập II:

Công nghệ sinh học tế bào. Nhà Xuất bản Giáo dục Hà Nội.

7.2. Tài liệu tham khảo

- Soh W-Y and Bhojwani S.S. (1999). Morphogenesis in plant tissue cultures. Kluwer

Academic Publishers, Dordrecht, The Netherlands.

- Misawa M. (1994). Plant tissue culture: An alternative for production of useful

metabolites. Bio International Inc., Toronto, Canada.

- Taiz L. and Zeiger E. (2010). Plant Physiology. Sinauer Associates Inc. Publisher,

Massachusetts, America.

8. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học sẽ cung cấp cho sinh viên các khái niệm cơ bản, các kiến thức tổng quát và lịch

sử phát triển về Công nghệ mô và tế bào thực vật. Mô tả chi tiết các kỹ thuật được sử dụng

phổ biến trong phòng thí nghiệm. Đồng thời môn học giới thiệu những hướng ứng dụng

thực tiễn trong nhiều lĩnh vực của Công nghệ sinh học như vi nhân giống, cải tạo giống,

sản xuất chất trao đổi thứ cấp, bảo tồn nguồn gen…

This course provides an overview of principles, theory and practice of the plant tissue and

cell culture. Lectures will cover topics including the medium preparation, sterilisation,

explants, micropropagation, callus culture, doubled haploids, somatic variation, required

environmental conditions and others. The course also introduces several applications of

plant tissue and cell culture in medicine, agronomy and horticulture.

9. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề:

Chương 1. Giới thiệu chung

1.1. Lịch sử phát triển

Page 213: Ngành Công nghệ Sinh học

256

1.2. Học thuyết tế bào

1.3. Tế bào thực vật

1.4. Các nguyên tắc của nuôi cấy mô tế bào thực vật

1.5. Thực vật và mẫu cấy

1.6. Điều kiện nuôi cấy

1.6.1. Các điều kiện vô trùng

1.6.2. Môi trường nuôi cấy

1.6.3. Thiết bị và dụng cụ dùng trong nuôi cấy

Chương 2. Vi nhân giống thực vật

2.1. Mở đầu

2.2. Sinh sản vô tính

2.3. Các phương pháp nhân giống in vitro

2.4. Các giai đoạn cơ bản của nhân giống in vitro

2.5. Kỹ thuật mới trong vi nhân giống (quang tự dưỡng, bioreactor…)

Chương 3. Chọn dòng tế bào in vitro

3.1. Mở đầu

3.2. Nuôi cấy cấy tế bào đơn

3.3. Biến dị dòng tế bào

3.4. Nguyên tắc của chọn dòng tế bào

3.5. Cách chọn dòng tế bào

3.6. Nuôi cấy tế bào trong sản xuất các chất trao đổi thứ cấp

3.7. Chọn dòng tế bào (kháng bệnh, chống chịu stress…)

Chương 4. Nuôi cấy bao phấn và hạt phấn

4.1. Mở đầu

4.2. Đặc điểm của nuôi cấy bao phấn và hạt phấn

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo cây đơn bội

4.4. Nhị bội hóa cây đơn bội

4.5. Ứng dụng của đơn bội

Chương 5. Tế bào trần và lai tế bào soma

5.1. Mở đầu

5.2. Tế bào trần

Page 214: Ngành Công nghệ Sinh học

257

5.3. Dung hợp tế bào trần

5.4. Dung hợp nhân và dung hợp tế bào chất

5.5 Nuôi cấy tế bào trần và tái sinh cây

5.6. Chọn lọc sản phẩm dung hợp

5.7. Các thành tựu lai tế bào soma

Chương 6. Nuôi cấy phôi và nội nhũ

6.1. Mở đầu

6.2. Nuôi cấy phôi hữu tính

6.3. Nuôi cấy phôi vô tính

6.4. Hạt nhân tạo

6.5. Nuôi cấy nội nhũ và ứng dụng

Chương 7. Biến dị soma

7.1. Mở đầu

7.2. Biến dị di truyền

7.3. Biến dị soma

7.4. Ứng dụng của biến dị soma

Chương 8. Chuyển gen vào thực vật

8.1. Mở đầu

8.2. Các nguyên tắc chung của chuyển gen thực vật

8.3. Vector dùng trong chuyển gen

8.4. Chuyển gen trực tiếp

8.5. Chuyển gen gián tiếp

8.6. Phân tích thực vật chuyển gen

8.7. Tiềm năng ứng dụng và hạn chế của chuyển gen

8.8. Cây trồng chuyển gen trên thế giới

61. NUÔI CẤY MÔ VÀ TẾ BÀO THỰC VẬT

4. Mã môn học: BIO3323

5. Số tín chỉ: 3

6. Môn học tiên quyết:

Sinh học phân tử (BIO2201), Sinh học chức năng thực vật (BIO3303)

Page 215: Ngành Công nghệ Sinh học

258

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

- TS. Lê Hồng Điệp, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

- TS. Lê Quỳnh Mai, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

- TS. Phạm Thị Lương Hằng, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (chuẩn đầu ra)

6.1. Kiến thức

- Hiểu các kiến thức về tế bào và mô thực vật, các nguyên lý và kỹ thuật cơ bản dùng

trong công nghệ mô và tế bào thực vật

- Nắm được các phương pháp nghiên cứu thông dụng dùng trong công nghệ mô và tế

bào thực vật. Từ đó có thể lựa chọn phương pháp phù hợp để giải quyết vấn đề thực

tiễn.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Có kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề trong lĩnh vực công nghệ mô và tế bào thực

vật

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có thể nhận thức được bối cảnh xã hội để áp dụng vào các hoạt động thực tiễn liên

quan đến công nghệ mô và tế bào thực vật

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Có khả năng vận dụng những kiến thức của môn học để giải thích các kết quả thí

nghiệm hoặc lựa chọn các giải pháp cho các ứng dụng thực tế của công nghệ mô và tế

bào thực vật.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra thường xuyên:

+ Điểm trung bình trung của các bài thảo luận hoặc kiểm tra ngắn

+ Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra giữa kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 5

+ Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm

+ Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 10

+ Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc viết luận

Page 216: Ngành Công nghệ Sinh học

259

+ Hệ số điểm: 60%

8. Giáo trình bắt buộc:

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- Neumann K-H., Kumar A., and Imani J. (2009). Plant cell and tissue culture - A tool

in biotechnology. Springer-Verlag, Berlin, Germany.

- Gupta S.D. and Ibaraki Y. (2006). Plant tissue culture engineering. Springer

Publishers, Dordrecht, The Netherlands.

- Vũ Văn Vụ, Nguyễn Mộng Hùng, Lê Hồng Điệp (2005). Công nghệ sinh học. Tập II:

Công nghệ sinh học tế bào. Nhà Xuất bản Giáo dục Hà Nội.

8.2. Tài liệu tham khảo

- Soh W-Y and Bhojwani S.S. (1999). Morphogenesis in plant tissue cultures. Kluwer

Academic Publishers, Dordrecht, The Netherlands.

- Misawa M. (1994). Plant tissue culture: An alternative for production of useful

metabolites. Bio International Inc., Toronto, Canada.

- Taiz L. and Zeiger E. (2010). Plant Physiology. Sinauer Associates Inc. Publisher,

Massachusetts, America.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học sẽ cung cấp cho sinh viên các khái niệm cơ bản, các kiến thức tổng quát và lịch

sử phát triển về Công nghệ mô và tế bào thực vật. Mô tả chi tiết các kỹ thuật được sử dụng

phổ biến trong phòng thí nghiệm. Đồng thời môn học giới thiệu những hướng ứng dụng

thực tiễn trong nhiều lĩnh vực của Công nghệ sinh học như vi nhân giống, cải tạo giống,

sản xuất chất trao đổi thứ cấp, bảo tồn nguồn gen…

This course provides an overview of principles, theory and practice of the plant tissue and

cell culture. Lectures will cover topics including the medium preparation, sterilisation,

explants, micropropagation, callus culture, doubled haploids, somatic variation, required

environmental conditions and others. The course also introduces several applications of

plant tissue and cell culture in medicine, agronomy and horticulture.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề:

Chương 1. Giới thiệu chung

1.1. Lịch sử phát triển

1.2. Học thuyết tế bào

1.3. Tế bào thực vật

1.4. Các nguyên tắc của nuôi cấy mô-tế bào thực vật

1.5. Các mẫu cấy thực vật

1.6. Điều kiện nuôi cấy

Page 217: Ngành Công nghệ Sinh học

260

1.6.1. Các điều kiện vô trùng

1.6.2. Môi trường nuôi cấy

1.6.3. Thiết bị và dụng cụ dùng trong nuôi cấy

Chương 2. Vi nhân giống thực vật

2.1. Mở đầu

2.2. Sinh sản vô tính và hữu tính

2.3. Các phương pháp nhân giống in vitro

2.4. Các giai đoạn cơ bản của nhân giống in vitro

2.5. Kỹ thuật mới trong vi nhân giống (Quang tự dưỡng, bioreactor)

Chương 3. Chọn dòng tế bào in vitro

3.1. Mở đầu

3.2. Nuôi cấy cấy tế bào đơn

3.3. Biến dị dòng tế bào

3.4. Nguyên tắc của chọn dòng tế bào

3.5. Cách chọn dòng tế bào

3.6. Nuôi cấy tế bào trong sản xuất các chất trao đổi thứ cấp

3.7. Chọn dòng tế bào (kháng bệnh, chống chịu stress…)

Chương 4. Nuôi cấy bao phấn và hạt phấn

4.1. Mở đầu

4.2. Đặc điểm của nuôi cấy bao phấn và hạt phấn

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo cây đơn bội

4.4. Kỹ thuật nuôi cấy bao phấn, hạt phấn

4.5. Nhị bội hóa cây đơn bội

4.6. Ứng dụng của đơn bội

Chương 5. Tế bào trần và lai tế bào soma

5.1. Mở đầu

5.2. Tế bào trần

5.3. Dung hợp tế bào trần

5.4. Dung hợp nhân và dung hợp tế bào chất

5.5 Nuôi cấy tế bào trần và tái sinh cây

5.6. Chọn lọc sản phẩm dung hợp

Page 218: Ngành Công nghệ Sinh học

261

5.7. Các thành tựu lai tế bào soma

Chương 6. Nuôi cấy phôi và nội nhũ

6.1. Mở đầu

6.2. Nuôi cấy phôi hữu tính

6.3. Nuôi cấy phôi vô tính

6.4. Hạt nhân tạo

6.5. Nuôi cấy nội nhũ và ứng dụng

Chương 7. Biến dị soma

7.1. Mở đầu

7.2. Biến dị di truyền

7.3. Biến dị soma

7.4. Ứng dụng của biến dị soma

Chương 8. Các ứng dụng khác của nuôi cấy mô - tế bào thực vật

8.1. Tạo cây sạch bệnh và phụ tráng giống nhiễm virút

8.2. Bảo quản nguồn gen

8.3. Xây dựng hệ thống tái sinh cho chuyển nạp gen

62. NUÔI CẤY MÔ VÀ TẾ BÀO THỰC VẬT

1. Mã môn học: BIO3323

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Sinh học phân tử (BIO2201), Sinh học chức năng thực vật (BIO3303)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

- TS. Lê Hồng Điệp, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

- TS. Lê Quỳnh Mai, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

- TS. Phạm Thị Lương Hằng, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (chuẩn đầu ra)

6.1. Kiến thức

- Hiểu các kiến thức về tế bào và mô thực vật, các nguyên lý và kỹ thuật cơ bản dùng

trong công nghệ mô và tế bào thực vật

Page 219: Ngành Công nghệ Sinh học

262

- Nắm được các phương pháp nghiên cứu thông dụng dùng trong công nghệ mô và tế

bào thực vật. Từ đó có thể lựa chọn phương pháp phù hợp để giải quyết vấn đề thực

tiễn.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Có kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề trong lĩnh vực công nghệ mô và tế bào thực

vật

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có thể nhận thức được bối cảnh xã hội để áp dụng vào các hoạt động thực tiễn liên

quan đến công nghệ mô và tế bào thực vật

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Có khả năng vận dụng những kiến thức của môn học để giải thích các kết quả thí

nghiệm hoặc lựa chọn các giải pháp cho các ứng dụng thực tế của công nghệ mô và tế

bào thực vật.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra thường xuyên:

+ Điểm trung bình trung của các bài thảo luận hoặc kiểm tra ngắn

+ Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra giữa kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 5

+ Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm

+ Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 10

+ Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc viết luận

+ Hệ số điểm: 60%

8. Giáo trình bắt buộc:

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- Neumann K-H., Kumar A., and Imani J. (2009). Plant cell and tissue culture - A tool

in biotechnology. Springer-Verlag, Berlin, Germany.

- Gupta S.D. and Ibaraki Y. (2006). Plant tissue culture engineering. Springer

Publishers, Dordrecht, The Netherlands.

- Vũ Văn Vụ, Nguyễn Mộng Hùng, Lê Hồng Điệp (2005). Công nghệ sinh học. Tập II:

Công nghệ sinh học tế bào. Nhà Xuất bản Giáo dục Hà Nội.

8.2. Tài liệu tham khảo

Page 220: Ngành Công nghệ Sinh học

263

- Soh W-Y and Bhojwani S.S. (1999). Morphogenesis in plant tissue cultures. Kluwer

Academic Publishers, Dordrecht, The Netherlands.

- Misawa M. (1994). Plant tissue culture: An alternative for production of useful

metabolites. Bio International Inc., Toronto, Canada.

- Taiz L. and Zeiger E. (2010). Plant Physiology. Sinauer Associates Inc. Publisher,

Massachusetts, America.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học sẽ cung cấp cho sinh viên các khái niệm cơ bản, các kiến thức tổng quát và lịch

sử phát triển về Công nghệ mô và tế bào thực vật. Mô tả chi tiết các kỹ thuật được sử dụng

phổ biến trong phòng thí nghiệm. Đồng thời môn học giới thiệu những hướng ứng dụng

thực tiễn trong nhiều lĩnh vực của Công nghệ sinh học như vi nhân giống, cải tạo giống,

sản xuất chất trao đổi thứ cấp, bảo tồn nguồn gen…

This course provides an overview of principles, theory and practice of the plant tissue and

cell culture. Lectures will cover topics including the medium preparation, sterilisation,

explants, micropropagation, callus culture, doubled haploids, somatic variation, required

environmental conditions and others. The course also introduces several applications of

plant tissue and cell culture in medicine, agronomy and horticulture.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề:

Chương 1. Giới thiệu chung

1.1. Lịch sử phát triển

1.2. Học thuyết tế bào

1.3. Tế bào thực vật

1.4. Các nguyên tắc của nuôi cấy mô-tế bào thực vật

1.5. Các mẫu cấy thực vật

1.6. Điều kiện nuôi cấy

1.6.1. Các điều kiện vô trùng

1.6.2. Môi trường nuôi cấy

1.6.3. Thiết bị và dụng cụ dùng trong nuôi cấy

Chương 2. Vi nhân giống thực vật

2.1. Mở đầu

2.2. Sinh sản vô tính và hữu tính

2.3. Các phương pháp nhân giống in vitro

2.4. Các giai đoạn cơ bản của nhân giống in vitro

2.5. Kỹ thuật mới trong vi nhân giống (Quang tự dưỡng, bioreactor)

Page 221: Ngành Công nghệ Sinh học

264

Chương 3. Chọn dòng tế bào in vitro

3.1. Mở đầu

3.2. Nuôi cấy cấy tế bào đơn

3.3. Biến dị dòng tế bào

3.4. Nguyên tắc của chọn dòng tế bào

3.5. Cách chọn dòng tế bào

3.6. Nuôi cấy tế bào trong sản xuất các chất trao đổi thứ cấp

3.7. Chọn dòng tế bào (kháng bệnh, chống chịu stress…)

Chương 4. Nuôi cấy bao phấn và hạt phấn

4.1. Mở đầu

4.2. Đặc điểm của nuôi cấy bao phấn và hạt phấn

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo cây đơn bội

4.4. Kỹ thuật nuôi cấy bao phấn, hạt phấn

4.5. Nhị bội hóa cây đơn bội

4.6. Ứng dụng của đơn bội

Chương 5. Tế bào trần và lai tế bào soma

5.1. Mở đầu

5.2. Tế bào trần

5.3. Dung hợp tế bào trần

5.4. Dung hợp nhân và dung hợp tế bào chất

5.5 Nuôi cấy tế bào trần và tái sinh cây

5.6. Chọn lọc sản phẩm dung hợp

5.7. Các thành tựu lai tế bào soma

Chương 6. Nuôi cấy phôi và nội nhũ

6.1. Mở đầu

6.2. Nuôi cấy phôi hữu tính

6.3. Nuôi cấy phôi vô tính

6.4. Hạt nhân tạo

6.5. Nuôi cấy nội nhũ và ứng dụng

Chương 7. Biến dị soma

7.1. Mở đầu

Page 222: Ngành Công nghệ Sinh học

265

7.2. Biến dị di truyền

7.3. Biến dị soma

7.4. Ứng dụng của biến dị soma

Chương 8. Các ứng dụng khác của nuôi cấy mô - tế bào thực vật

8.1. Tạo cây sạch bệnh và phụ tráng giống nhiễm virút

8.2. Bảo quản nguồn gen

8.3. Xây dựng hệ thống tái sinh cho chuyển nạp gen

63. CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐỘNG VẬT

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3325

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

Sinh học phát triển (BIO2207)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- TS.GV. Nguyễn Lai Thành, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Điện

thoại: 0983010703, E-mail: [email protected]

- ThS.GV: Bùi Việt Anh, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Điện

thoại:0904342423, E-mail: [email protected]

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Về kiến thức

- Trình bày được kỹ thuật nuôi cấy tế bào động vật và ứng dụng của nó.

- Phân biệt được các kỹ thuật sinh sản.

- Mô tả được công nghệ tạo dòng vô tính trên động vật

- Giải thích được cơ chế tạo nên động vật biến đổi gen

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Sử dụng được các thiết bị trong phòng nuôi cấy tế bào động vật

- Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản trong nuôi cấy tế bào động vật.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

- Phát huy được khả năng sáng tạo, khám phá.

- Hình thành và phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá.

- Xây dựng và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, bình luận.

Page 223: Ngành Công nghệ Sinh học

266

- Rèn luyện được khả năng lập kế hoạch, tổ chức hoạt động theo chủ đề.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Có thể xây dựng được lab nuôi cấy tế bào động vật

- Có thể nuôi cấy các dòng tế bào động vật bên ngoài cơ thể.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra nhanh trên lớp, bài thu hoạch hàng tháng, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra kết thúc

môn học.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- Phan Kim Ngọc (2006). Công nghệ sinh học trên người và động vật. Nhà xuất bản

giáo dục

- Alan R. Clarke (2002). Transgenesis Techniques: principle and protocols. Humana

Press

- Nguyễn Như Hiền (2008). Công nghệ tế bào. NXB Giáo dục

8.2. Tài liệu tham khảo:

- John R. W. Master (2000). Aniamal cell cuture, 3rd edition. Oxford Press, New York

- Nguyễn Mộng Hùng (2004). Công nghệ tế bào phôi động vật. NXB Đại học Quốc gia

Hà nội

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học sẽ đưa người học tiếp cận đến các vấn đề của công nghệ sinh học động vật: công

nghệ nuôi cấy tế bào động vật; Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; Công nghệ tạo dòng vô tính

động vật, Kỹ thuật tạo động vật biến đổi gene.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

1. Mở đầu: giới thiệu môn học, lịch sử phát triển của công nghệ tế bào động vật

2. Chương 1. Công nghệ nuôi cấy mô và tế bào động vật

1.1. Giới thiệu chung về nuôi cấy mô và tế bào

1.2. Nguyên lý của kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy

1.4. Các hệ thống nuôi cấy

1.5. Lưu giữ và bảo quản tế bào

1.6. Ứng dụng của nuôi cấy tế bào động vật

3. Chương 2. Công nghệ tế bào động vật - chuyển gen

2.1. Mô hình chung về công nghệ tế bào

2.2. Chọn gen mong muốn

2.3. Nhân gen bằng kỹ thuật PCR

Page 224: Ngành Công nghệ Sinh học

267

2.4. Biến nạp gen vào các tế bào

2.5. Nuôi cấy tế bào theo mô hình công nghiệp

2.6. Tách dòng & nhân dòng

2.7. Thu nhận và tinh chế sản phẩm

4. Chương 3. Tổng hợp các hợp chất sinh học

10.1. Tổng hợp insulin

10.2. Tổng hợp hormone sinh trưởng

10.3. Tổng hợp interferon

10.4. Tạo kháng thể đơn dòng

10.5. Ứng dụng kỹ thuật kháng thể đơn dòng

10.6. Vaccin thế hệ mới

5. Chương 4. Tế bào và động vật chuyển gen

4.1. Các nguyên lý của quá trình chuyển gen

4.2. Hệ thống chuyển gen ở động vật

4.3. Các bước tạo động vật chuyển gen

4.4. Biểu hiện của các sản phẩm chuyển gen

4.5. Xác định và đánh giá các gen phân lập mong muốn

4.6. Phân tích hiệu quả của việc chuyển gen

4.7. Sự phát triển công nghệ gen ở động vật

4.8. Triển vọng của động vật chuyển gen

6. Chương 5. Công nghệ tạo dòng vô tính

5.1. Một số quá trình sinh học của công nghệ tạo dòng

5.2. Các kỹ thuật cơ bản tạo dòng in vitro

5.3. Một số khiếm khuyết ở động vật tạo dòng vô tính

5.4. Ứng dụng của tạo dòng vô tính động vật

5.5. Vấn đề tạo dòng vô tính ở người

7. Chương 6. Công nghệ sinh học ứng dụng trên người

6.1. Quan niệm về tế bào gốc

6.2. Phân loại tế bào gốc

6.3. Tế bào trị liệu

6.4. Gen trị liệu

6.5. Công nghệ phôi

64. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO GỐC

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3326

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

Sinh học phát triển (BIO2207)

Page 225: Ngành Công nghệ Sinh học

268

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- TS.GV. Nguyễn Lai Thành, Khoa Sinh học, ĐHKHTN, Điện thoại: 0983010703, E-

mail: [email protected]

- ThS.GV: Bùi Việt Anh, Khoa Sinh học, ĐHKHTN, Điện thoại:0904342423, E-mail:

[email protected]

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Về kiến thức

- Trình bày lại được khái niệm về các dạng tế bào gốc.

- Liệt kê được được các đặc điểm của tế bào gốc phôi: Phương thức phân lập, nuôi cấy,

bảo quản và cách xác định chúng.

- Phân biệt được các loại tế bào gốc trưởng thành: tế bào gốc trung mô, tế bào gốc máu,

tế bào gốc da, tế bào gốc mô mỡ, tế bào gốc thần kinh...

- Chỉ ra được tiềm năng ứng dụng của tế bào gốc trong nghiên cứu sinh học cơ bản và

trong liệu pháp trị liệu trên người.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Có kỹ năng thực hiện các thao tác cơ bản trên tế bào gốc như phân lập, nuôi cấy, bảo

quản

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

- Phát huy được khả năng sáng tạo, khám phá.

- Hình thành và phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá.

- Xây dựng và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, bình luận.

- Rèn luyện được khả năng lập kế hoạch, tổ chức hoạt động theo chủ đề.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Áp dụng kiến thức để nghiên cứu việc trị liệu bằng tế bào gốc.

- Áp dụng kiến thức để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng sản phẩm tế bào gốc dạng

mỹ phẩm.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra nhanh trên lớp, bài thu hoạch hàng tháng, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra kết thúc

môn học.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- Phan Kim Ngọc (2008). Công nghệ tế bào gốc. NXB Giáo dục.

- Marsak, Gardner (2001). Stem cell biology. Cold Spring Habor Laboratory Press.

- Nguyễn Như Hiền (2008). Công nghệ tế bào. NXB Giáo dục.

Page 226: Ngành Công nghệ Sinh học

269

8.2. Giáo trình tham khảo:

- Stewart Sell (2004). Stem cell handbook. Humana Press

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học sẽ cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về các khái niệm về tế bào gốc phôi,

tế bào gốc sinh dục và tế bào gốc trưởng thành. Ứng dụng tế bào gốc trong trị liệu tế bào

và trong công tác chuyển gen tạo động vật cho sinh phẩm quý.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

A. Phần lý thuyết

Chương 1 . Đại cương về tế bào gốc

1.1. Khái niệm tế bào gốc

1.1.1. Thế nào là tiềm năng của tế bào

1.1.2. Quan niệm kinh điển về tế bào gốc

1.1.3. Quan niệm mới về tế bào gốc

1.2. Nguồn tế bào gốc phôi

1.2.1. Tế bào gốc phôi

1.2.2. Tế bào sinh dục nguyên thuỷ

1.2.3. Tế bào gốc u quái

1.3. Tế bào gốc trưởng thành

1.3.1. Tế bào gốc máu

1.3.2. Tế bào gốc cơ

1.3.3. Tế bào gốc sinh dục

1.3.4. Tế bào gốc biểu bì

1.3.5. Tế bào gốc thần kinh

1.4. Tế bào gốc nhũ nhi

1.4.1. Tế bào gốc máu dây rốn

1.4.2. Tế bào gốc trung mô dây rốn.

1.4.3. Tế bào gốc thai

1.5. Khả năng ứng dụng của các tế bào đa tiềm năng.

1.5.1. Trong nghiên cứu cơ bản.

1.5.2. Đối tượng để thử nghiệm về an toàn dược phẩm

1.5.3. Tế bào trị liệu

Chương 2. Công nghệ tế bào gốc chuột.

2.1. Kỹ thuật thu nhận phôi chuột

2. 2. Kỹ thuật tách và nuôi tế bào gốc

2.3. Chuyển gen ở chuột nhắt

Chương 3. Công nghệ tế bào gốc gia cầm

3.1. Giới thiệu

3.2. Sự thụ tinh và phát triển phôi sớm

3.3. Tổng quan về tế bào sinh dục

Page 227: Ngành Công nghệ Sinh học

270

3.4. Tách và nuôi tế bào gốc phôi

3.5. Mở cửa sổ trứng ấp và vi tiêm

3..6. Tổng quan về Retrovirus.

3.7. Viễn cảnh lịch sử về vi rút phiên mã ngược (retrovirus)

3.8 Các công nghệ dựa trên cơ sở tế bào.

B. Phần thực hành

Bài 1. Xét nghiệm chu kỳ sinh dục chuột nhắt và tiêm hormon kích dục

Bài 2. Thu nhận phôi chuột 15 ngày tuổi

Bài 3. Tách và nuôi cấy nguyên bào sợi

Bài 4. Khử hoạt tính phân bào của nguyên bào sợi

Bài 5. Tách và nuôi cấy tế bào gốc phôi chuột

Bài 6. Tách tế bào gốc phôi gà

Bài 7 . Nuôi cấy tế bào gốc phôi gà

65. SINH HỌC KHỐI U

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3327

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Tế bào học (BIO2200)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

- PGS. TS. GVC. Nguyễn Thị Quỳ, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự

nhiên, ĐHQGHN, Điện thoại: 0902121727, Email: [email protected]

- TS.GV. Hoàng Thị Mỹ Nhung, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, Điện

thoại: 0947440249, E-mail: [email protected]

6. Mục tiêu môn học (chuẩn đầu ra)

6.1. Về kiến thức

- Chỉ ra được các thành phần cấu tạo của khối u

- Mô tả lại được quá trình hình thành và phát triển khối u trong cơ thể.

- Phân loại được các tế bào tham gia vào cấu trúc khối u.

- Hiểu được vai trò của hệ mạch khối u

- Giải thích được cơ chế di căn của ung thư.

- Nắm được một số mô hình khối u ngoài cơ thể

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

Page 228: Ngành Công nghệ Sinh học

271

- Mô hình hóa được cấu trúc khổi u.

- So sánh được cấu trúc mô học của khối u và cấu trúc mô học thông thường của cơ

quan.

- Tạo được một số khối u trong điều kiện nuôi cấy in vitro.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

- Phát huy được khả năng sáng tạo, khám phá.

- Hình thành và phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá.

- Xây dựng và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, bình luận.

- Rèn luyện được khả năng lập kế hoạch, tổ chức hoạt động theo chủ đề.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Áp dụng kiến thức để có ý thức bảo vệ sức khỏe và chủ động phòng tránh ung thư.

- Hiểu được bản chất của bệnh ung thư và một số phương pháp điều trị bệnh.

- Vận dụng kiến thức để giải thích những quan điểm chưa đúng về bệnh ung thư là bệnh

không thể chữa trị

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra nhanh hàng tuần trên lớp, bài thu hoạch hàng tháng, kiểm tra giữa kỳ, kiểm

tra kết thúc môn học.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- Robert A. Weinberg, 2006. The Biology of Cancer, 1st edition. Garland Science. ISBN-

10: 0815340761; ISBN-13: 978-0815340768.

- Becker et al., 2009. The World of the Cell, fifth edition, ISBN 13:978-0-8053-9393-4.

8.2. Tài liệu tham khảo:

- Nguyễn Chấn Hùng, 2004. Ung bướu học nội khoa. NXB Y học

- Phạm Thụy Liên, 1999. Tình hình ung thư ở Việt Nam. Nhà xuất bản Đà Nẵng

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Ung thư là bệnh về tế bào. Ung thư thường phát sinh ở những cơ quan thiết yếu cho đời

sống nên nhiều chức năng quan trọng của cơ thể bị hủy hoại và dẫn tới tử vong. Các tế bào ung

thư là các tế bào “bất tử” trong môi trường đủ dinh dưỡng. Muốn chống lại tế bào ung thư, ta

cần phân biệt chúng với các tế bào lành. Một khối ung thư ác tính bao gồm không chỉ có các tế

bào ung thư mà cả các tế bào khác của của thể. Môn học sẽ đưa người học tiếp cận đến các vấn

đề liên quan đến sự duy trì cấu trúc và phát triển của khối u. Các mô hình nghiên cứu khối u

cũng như một số phương pháp tấn công khối u.

Page 229: Ngành Công nghệ Sinh học

272

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Sinh học và Di truyền của tế bào và cơ thể

1.1. Các định luật cơ bản của Mendel

1.2. Sự bất ổn của bộ NST trong hầu hết các tế bào ung thư

1.3. Đột biến gây ung thư xảy ra ở cả dòng tế bào sinh dục và tế bào soma

1.4. Sự biểu hiện gen điều khiển kiểu hình

Chương 2: Bản chất của ung thư

2.1. Khối u xuất phát tử các mô lành

2.2. Khối u có nguồn gốc từ rất nhiều loại tế bào chuyên biệt trong cơ thể

2.3. Ung thư phát triển theo tiến trình

2.4. Các nguyên nhân gây ung thư

Chương 3: Các gen gây ung thư nội bào

3.1. Liệu ung thư có thể khởi phát từ sự hoạt hóa các virut sao chép ngược nội bào?

3.2. Sự chuyển gen (DNA) cung cấp bằng chứng về việc phát hiện các gen ung thư không

có nguồn gốc từ virut

3.3. Các gen tiền ung thư có thể được hoạt hóa bởi những biến đổi di truyền gây ảnh

hưởng đến sự biểu hiện hoặc cấu trúc protein mà chúng quy định

3.4. Sự biến đổi cấu trúc protein cũng có thể dẫn đến sự hoạt hóa các gen ung thư

Chương 4: Gen ức chế ung thư

4.1. Các thí nghiệm dung hợp tế bào chỉ ra rằng ung thư thuộc kiểu hình lặn

4.2. Bản chất lặn của các tế bào ung thư đòi hỏi sự giải thích về mặt di truyền

4.3. Ung thư nguyên bào võng mạc và gen ức chế ung thư

4.4. Các gen ức chế ung thư và chức năng của protein

Chương 5: Các yếu tố tăng trưởng, thụ thể và ung thư

5.1. Các tế bào của cơ thể đa bào tương tác và điều khiển lẫn nhau

5.2. Protein Src đóng vai trò là một enzym kinaza tyrosine

5.3. Thụ thể EGF đóng vai trò làm một enzym kinaza tyrosine

5.4. Thụ thể tăng trưởng bị biển đổi có thể đóng vai trò như một protein ung thư

Chương 6: Các bước trong sự phát sinh ung thư

6.1. Hầu hết các loại ung thư ở người phát triển trong một thời gian dài hàng chục năm

6.2. Các mẫu mô bệnh học đã chứng minh được rằng sự hình thành ung thư trải qua nhiều

bước

6.3. Sự phát triển ung thư có vẻ tuân thủ theo các quy luật tiến hóa của Darwin

6.4. Các tế bào gốc ung thư và mô hình tiến triển ung thư theo Darwin

Chương 7: Mối quan hệ giữa ổn định di truyền và phát sinh ung thư

7.1. Các mô được tổ chức với mục đích giảm tối đa sự tích lũy đột biến

Page 230: Ngành Công nghệ Sinh học

273

7.2. Các tế bào gốc có thể là mục tiêu của đột biến dẫn đến ung thư

7.3. Chết theo chương trình, sự hoạt động tích cực của các bơm trên màng, và cơ chế sao

chép DNA giúp cho các mô giảm bớt nguy cơ tích lũy các tế bào gốc đột biển

7.4. Bộ gen của tế bào bị đe dọa bởi các lỗi xảy ra trong quá trình sao chép DNA

Chương 8: Cấu trúc khối u

8.1. Thành phần tế bào tham gia vào cấu trúc khối u

8.2. Các lớp cấu trúc của khối u

8.3. Đại thực bào và ung thư

8.4. Tế bào gốc ung thư

Chương 9: Sự tăng sinh mạch máu

9.1. Các tế bào nội mô và mao mạch khối u

9.2. Sự đóng/mở công tắc tăng sinh mạch máu rất cần thiết cho sự phát triển khối u

9.3. Sự hoạt hóa tăng sinh mạch máu khởi xướng một quá trình cực kỳ phức tạp

9.4. Sự tăng sinh mạch máu thường bị ức chế bởi những chất ức chế sinh lý

Chương 10: Sự di căn

10.1. Sự di chuyển của tế bào ung thư từ khối u nguyên phát đến các vị trí di căn phụ

thuộc vào một loạt các phản ứng sinh học phức tạp

10.2. Các enzym protease ngoại bào đóng vai trò then chốt trong sự xâm lấn

10.3. Các tế bào di căn có thể sử dụng mạch bạch huyết để phân tán trong cơ thể từ khối u

nguyên phát

10.4. Các tế bào ức chế di căn tham gia vào sự điều hòa kiểu hình di căn

66. CƠ SỞ PHÂN TỬ CỦA BỆNH

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3329

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Vi sinh vật học (BIO2204)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác)

TS. Nguyễn Quang Huy, Khoa sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

PGS.TS. Bùi Phương Thuận, Khoa sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

TS. Nguyễn Thị Hồng Loan, Khoa sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ)

6.1. Kiến thức

Page 231: Ngành Công nghệ Sinh học

274

- Hiểu được các khái niệm cơ bản vè nguyên nhân đột biến gen và đột biến soma, hậu

quả của các bệnh do tác động của các yếu tố vật lý hoá học và ô nhiễm môi trường .

- Nắm vững và vận dụng kiến thức trong việc nghiên cứu một số bệnh miễn dịch bẩm

sinh, bệnh di truyền ở mức độ phân tử .

- Nắm vững và phân tích các dấu hiệu (biomarker) được sử dụng trong việc chuẩn đoán,

phát hiện bệnh ở mức độ phân tử.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Phát triển thái độ làm việc tích cực, kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm thông qua các

bài tập về nhà được giao trên lớp theo nhóm.

- Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động,

làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích kết quả thực hiện.

- Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi cũng như khả năng làm việc độc

lập để tiếp cận và nắm vững kiến thức môn học.

- Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá.

- Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng.

- Rèn luyện tính kiên trì trong công việc.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Kiểm tra giữa kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 7

+ Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc kết hợp tự luận và trắc nghiệm.

+ Hệ số điểm: 20%

Kiểm tra cuối kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 14

+ Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm, kết hợp hoặc vấn đáp.

+ Hệ số điểm: 60%

Điểm thường xuyên:

+ Điểm trung bình chung của các bài tập về nhà, bài tập trên lớp, thảo luận,

seminar trên lớp.

+ Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

Đỗ Ngọc Liên, 2007. Miễn dịch học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

Phạm Văn Ty, 2005. Virut học. NXB Giáo dục

Undurti. N.Das, 2011. Molercular basic of health and disease, Springer

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Page 232: Ngành Công nghệ Sinh học

275

Phân tích tính đa hình và những khả năng đột biến của các gen trên phân tử ADN gây ra

các bệnh về di truyền cũng như các bệnh đột biến soma như ung thư và các bệnh tự miễn.

Mối quan hệ giữa các bệnh truyền nhiễm liên quan đến phát sinh các đột biến (các bệnh

nhiếm vi khuẩn và virut ung thư và bệnh tự miễn). Mô hình động vật trong nghiên cứu

bệnh phân tử và các kỹ thuật sinh học phân tử phát hiện bệnh. Liệu pháp gen và liệu pháp

miễn dịch dự phòng và chữa các bệnh.

Polymorphism analysis and the ability of the mutant gene on the DNA causing genetic

diseases as well as somatic mutations of diseases such as cancer and autoimmune diseases.

The relationship between infectious disease-related mutations arise (the bacterial and viral

infections cancer and autoimmune disease). Animal models in molecular pathology and

molecular biology techniques to detect disease. Gene therapy and immunotherapy and

treatment of disease prevention.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Tính đa hình và khả năng đột biến gây bệnh của phân tử ADN

1.1 Sự sao chép tạo nên sự ổn định tương đối của ADN

1.2 Các đột biến do sao chép họăc do các yếu tố di truyền tác động dẫn đến các đột biến do

nhân đôi một đoạn trình tự ADN nhân bản cùng lúc nhiều trình tự hoặc sự dung hợp của các

gen

1.3 Các tổn thương nhỏ của các cặp base có thể dẫn đến các đột biến gây bệnh

1.4 Các hậu quả bệnh lý của những đột biền về thông tin di truyền trong phân tử ADN, trong

tế bào Soma và các tế bào sinh sản.

Chương 2: Các hình thức đột biến bệnh lý và dạng bệnh điển hình do đột biến gen

2.1 Các kiểu trình tự ADN bị đột biến phát sinh bệnh

2.2. Các yếu tố chi phối sự biển hiện đột biến gây bệnh

2.3. Các đột biến tạo ra sư thay đổi trong quá trình cắt nối ARNm (splicing ARN) gây ra

bệnh

2.4 Các đoạn trình tự lặp gây ra bệnh trong ADN và các bệnh điển hình

Chương 3: Di truyền phân tử của một số bệnh thể trạng

3.1 Các bệnh di truyền đơn gen và các hội chứng bệnh

3.2 Các bệnh đơn gen thừa hưởng quy luật di truyền đảo ngược

3.3 TÍnh bất thường của nhiễm sắc thể gây bênhj thể trạng.

Chương 4: Đột biến soma và ung thư

4.1 Các đột biến tự nhiên và tác động gây đột biến của môi trường

4.2 Đặc trưng tế bào học của ung thư

4.3 Sinh học phân tử của ung thư

4.4 Các đột biến soma trong các bệnh không ung thư

Page 233: Ngành Công nghệ Sinh học

276

Chương 5: Các bệnh tự miễn

5.1 Dung nạp miễn dịch và cơ chế bệnh tự miễn

5.2 Vai trò của các phân tử MHC đối với tính tự miễn

5.3 Các bệnh tự miễn do tổn thương miễn dịch

5.4 Bệnh tự miễn luput ban đỏ hệ thống

5.5 Bệnh viêm khớp tự miễn

5.6 Bệnh sơ cứng hệ thống và hội chứng Sjogren

5.7 Các bệnh tự miễn nội tiết

5.8. Các bệnh tự miễn hệ thần kinh

5.9 Các bệnh tự miễn và tuần hoàn máu

Chương 6: Cơ chế phân tử của các bệnh nguy hiểm ở động vật

6.1. Các bệnh truyền nhiễm ở động vật dễ lây sang người

6.2 Bệnh dại ở động vật lây sang người và vacxin dự phòng

6.3 Bệnh đậu mùa ở gia súc

6.4 Bệnh virut parvo ở động vật gây nhiễm cho người

6.5 Bệnh cúm ở chim và gia cầm lây nhiễm cho ngưòi

6.6 Bệnh bò điên và prion

6.7 Bệnh Sars (do virut corona) ở động vật lây cho người

Chương 7: Các mô hình động vât trong nghiên cứu bệnh

7.1 Mô hình động vật gây đột biến gen

7.2 Mô hình động vật gây bệnh do tác động tự nhiên và nhân tạo

7.3 Mô hình động vật chuyển gen

Chương 8: Các kỹ thuật Sinh học phân tử và miễn dịch phát hiện bệnh

8.1 Tách dòng vị trí gen gây bệnh

8.2 Các phương phá sàng lọc sự biểu hiện kiểu gen và kiểu hình của các gen gây bệnh

8.3 Một số kĩ thuật sinh học phân tử phối hợp phát hiện gen gây bệnh

8.4 Các kĩ thuật miễn dịch phân tử phát hiện sự biểu hiện gen gây bệnh

8.5 Các kĩ thuật proteomics phát hiện bệnh

Chương 9: Liệu pháp gen và liệu pháp miễn dịch phân tử trong điều trị bệnh

9.1 Công nghệ tách gen và cải biến gen cho điều trị bệnh ở người

9.2 Phương thức tế bào có gen cài đặt điều trị bệnh.

9.3 Phương thức tế bào gốc điều trị bệnh

9.4 Sử dụng các vector virut, retrovirut, hệ phi virut chữa bệnh

9.5. Tiêm chủng ADN chữa bệnh

9.6 Kiểm soát sự biểu hiện của gen

9.7 Các liệu pháp miễn dịch phân tử

Page 234: Ngành Công nghệ Sinh học

277

67. VI SINH VẬT Y HỌC

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3330

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

Sinh học phân tử (BIO2201), Miễn dịch học phân tử (BIO2215)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- TS. Bùi Thị Việt Hà, Bộ môn Vi sinh vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa

học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

- Hiểu được các tác nhân gây bệnh thuộc các loại vi sinh vật khác nhau, bệnh lý học,

khả năng lây lan, đặc biệt là cơ chế gây bệnh của các vi sinh vật.

- Nêu được tên, cơ chế gây bệnh và các vấn đề liên quan của một số loài virus, vi

khuẩn, nấm và ký sinh trùng.

- Nắm được các phương pháp chẩn đoán và điều trị các tác nhân gây bệnh.

- Nắm được các nhóm thuốc kháng vi sinh vật cơ bản.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm;

- Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;

- Rèn luyện kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;

- Rèn luyện tính kiên trì trong công việc;

- Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động,

làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có khả năng vận dụng các kiến thức đã được học vào thực tiễn xã hội

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Có khả năng đọc, hiểu, phân tích và biết cách khai thác thông tin/ tư liệu liên quan đến

các nghiên cứu về phân loại, xác định và cơ chế gây bệnh của các loài vi khuẩn và

virus.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ:

+ Thời gian:

Page 235: Ngành Công nghệ Sinh học

278

+ Hình thức kiểm tra:

+ Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

+ Thời gian:

+ Hình thức kiểm tra:

+ Hệ số điểm: 50%

- Điểm thường xuyên

+ Điểm trung bình trung của các bài thảo luận

+ Hệ số điểm: 30%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Phạm Văn Ty (2005). Virut học. NXB Giáo dục Hà Nội

- Lansing M. Prescott, John P. Harley, Donald A. Klein (2007). Microbiology 7th, 2007.

Mc Graw Hill Science/ Engineering/Math.

- Geo. F. Brooks, Karen C. Caroll, Janet S. Butel, Stephen A. Morse (2007). Jawetz,

Melnick, & Adelberg’s Medical Microbiology, 24th, 2007. McGraw-Hill Medical.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Những thay đổi, cải thiện về điều kiện vệ sinh, thói quen sinh hoạt của con người cũng như

sự phát triển nhanh chóng các phương pháp chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị bệnh đã

giúp nâng cao sức khỏe và bảo vệ con người khỏi các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như

virut, vi khuẩn, ký sinh trùng. Vi sinh vật Y học cung cấp cho sinh viên những kiến thức

cơ bản về các vi sinh vật gây bệnh khác nhau, bệnh lý học, khả năng lây lan, đặc biệt là cơ

chế gây bệnh của các vi sinh vật, dịch tễ học của các bệnh nhiễm trùng. Đồng thời, môn

học còn cung cấp cho sinh viên những kiến thức cập nhật về phương pháp chẩn đoán,

phòng tránh và điều trị các bệnh do vi sinh vật gây nên.

This course will focus on mechanisms of microbial pathogenesis and the host response,

and the scientific approaches that are used to investigate these processes. How do microbes

adhere to host cells? How do environmental cues direct the response of microbial

pathogens? How do microbial pathogens modulate host cells to expedite virulence? How

do host cells respond to microbial pathogens? How does the host immune system react to

microbial pathogens? What does genomics tells us about how microbial pathogens evolve?

How do emerging pathogens take advantage of new ecological niches? How can microbial

pathogens be thwarted? Although there are numerous microbial pathogens, the answers to

these questions indicate that many pathogens use similar approaches to solve common

problems.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Khả năng gây bệnh của vi sinh vật (4 tiết)

1.1. Mối quan hệ giữa vật chủ và ký sinh

Page 236: Ngành Công nghệ Sinh học

279

1.2. Sinh bệnh học của các bệnh virut

1.2.1. Sự xâm nhập, tiếp xúc và sự nhân lên ở giai đoạn đầu

1.2.2. Sự lan truyền virut và sự hướng tế bào

1.2.3. Đáp ứng miễn dịch của vật chủ

1.2.4. Sự bình phục sau nhiễm trùng

1.2.5. Sự tổn thương tế bào và ốm lâm sàng

1.2.6. Sự giải phóng virus ra khỏi vật chủ (virus shedding)

1.3. Sinh bệnh học của các bệnh vi khuẩn

1.3.1. Duy trì ổ chứa vi khuẩn gây bệnh

1.3.2. Sự truyền vi khuẩn gây bệnh cho vật chủ

1.3.3. Sự gắn bám và định vị vùng sinh trưởng của các tác nhân gây bệnh trên vật

chủ

1.3.4. Xâm lăng của vi khuẩn gây bệnh

1.3.5. Sinh trưởng và nhân lên của vi khuẩn gây bệnh

1.3.6. Rời khỏi vật chủ

1.3.7. Dòng trị nhiễm của vi khuẩn gây bệnh

1.3.8 . Sự điều hoà yếu tố độc của vi khuẩn

1.3.9. Đảo có khả năng gây bệnh

1.3.10. Sự gây độc

1.4. Cơ chế vi khuẩn thoát khỏi hệ thống bảo vệ của cơ thể

1.4.1. Sự thoát của virut khỏi hệ thống bảo vệ của vật chủ

1.4.2. Sự thoát của vi khuẩn khỏi hệ thống bảo vệ của vật chủ

Chương 2. Hóa trị liệu bằng thuốc kháng vi sinh vật (4 tiết)

2.1. Sự phát triển của hóa trị liệu.

2.2. Tính chất chung của các thuốc kháng vi sinh vật.

2.3. Xác định hoạt tính của các thuốc kháng vi sinh vật.

2.4. Các nhóm kháng sinh, cơ chế hoạt động của các nhóm kháng sinh và những yếu tố

ảnh hưởng đến hiệu quả của kháng sinh.

2.5. Hiện tượng kháng kháng sinh và cơ chế kháng thuốc.

2.6. Thuốc kháng nấm.

2.7. Thuốc kháng virus.

Chương 3. Vi sinh vật lâm sàng (4 tiết)

3.1. Thu thập mẫu, vận chuyển và dự trữ mẫu bệnh phẩm.

3.2. Các phương pháp phát hiện vi sinh vật trong mẫu bệnh phẩm.

3.2.1. Kính hiển vi

3.2.2. Sinh trưởng và các phản ứng sinh hoá

3.2.3. Các phương pháp miễn dịch xác định nhanh

3.2.4. Xác định bằng phage

Page 237: Ngành Công nghệ Sinh học

280

3.2.5. Các phản ứng sinh học phân tử và phân tích các sản phẩm trao đổi chất

3.3. Xác định tính mẫn cảm với chất kháng sinh

3.4. Hệ thống vi tính trong vi sinh vật lâm sàng

Chương 4. Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm (5 tiết)

4.1. Thuật ngữ về dịch tễ học

4.2. Đo tần số xuất hiện dịch bệnh: công cụ của các nhà dịch tễ học

4.3. Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm

4.4. Phát hiện bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng dân cư

4.5. Phát hiện dịch bệnh

4.6. Chu kỳ bệnh truyền nhiễm: Lịch sử bệnh

4.7. Tính độc và phương thức lan truyền

4.8. Xuất hiện và tái phát dịch bệnh

4.9. Kiểm soát dịch bệnh

4.10. Cảnh báo về khủng bố sinh học

4.11. Du lịch toàn cầu và mỗi quan tâm đến sức khoẻ

4.12. Nhiễm trùng cơ hội

Chương 5. Các bệnh do virut (4 tiết)

5.1. Bệnh do virus lây truyền qua đường hô hấp

5.1.1. Thủy đậu và zona

5.1.2. Cúm gà

5.1.3. Sởi

5.1.4. Quai bị

5.1.5. Viêm phổi và đường hô hấp do virus.

5.1.6. Rubella

5.1.7. Đậu mùa (Variola).

5.2. Bệnh do virus lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp

5.2.1. Suy giảm miễn dịch AIDS/HIV.

5.2.2. Cytomegalovirus.

5.2.3. Virus Herpes gây bệnh đường sinh dục và những herpes gây bệnh

khác ở người.

5.2.4. Parvovirus gây bệnh ở người.

5.2.5. Leukemia

5.2.6. Mononucleosis

5.2.7. Viêm gan do virus.

5.3. Bệnh do virus lây truyền qua đường thức ăn và nước uống

5.3.1. Viêm dạ dày ruột do virus.

5.3.2. Viêm gan do virus týp A

5.3.3. Viêm gan do virus týp E

Page 238: Ngành Công nghệ Sinh học

281

Chương 6. Các bệnh do vi khuẩn (5 tiết)

6.1. Bệnh do vi khuẩn lây truyền qua đường hô hấp

6.1.1. Bạch hầu

6.1.2. Viêm não

6.1.3. Viêm phổi mycobacterium

6.1.4. Bệnh do liên cầu khuẩn

6.1.5. Lao

6.2. Bệnh do vi khuẩn lây truyền qua trung gian chân đốt

6.2.1. Sốt Rickettsia

6.2.2. Dịch hạch

6.3. Bệnh do vi khuẩn lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp

6.3.1. Bệnh do tụ cầu khuẩn.

6.3.2. Bệnh than

6.3.3. Uốn ván

6.3.4. Viêm loét dạ dày

6.3.5. Viêm phổi mycoplasma và clamydial

6.3.6. Bệnh hủi

6.3.7. Bệnh lây truyền qua đường tình dục: lậu, giang mai, nhiễm khuẩn

âm đạo.

6.4. Bệnh do vi khuẩn lây truyền qua thức ăn và nước uống

6.4.1. Thương hàn

6.4.2. Lỵ trực trùng

6.4.3. Tả

6.4.4. Ỉa chảy do nhiễm E. coli

6.4.5. Ngộ độc do độc tố tụ cầu qua đường thức ăn.

6.4.6. Viêm ruột dạ dày.

Chương 7. Các bệnh do nấm và ký sinh trùng (4 tiết)

7.1. Bệnh do nấm

7.1.1 Nấm gây bệnh trên bề mặt da.

7.1.2. Nấm gây bệnh trong da

7.1.3. Nấm gây bệnh ở vùng dưới da.

7.1.4. Nấm cơ hội gây bệnh.

7.2. Bệnh do ký sinh trùng

7.2.1. Sốt rét.

7.2.2. Lỵ amip

7.2.3. Trùng roi Trichomonias

Page 239: Ngành Công nghệ Sinh học

282

69. ĐỘNG VẬT Y HỌC

1. Mã môn học: BIO3331

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- PGS.TS. Nguyễn Văn Quảng, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

ĐHQG Hà Nội

- PGS. TS. Nguyễn Văn Vịnh, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

ĐHQG Hà Nội

- TS. Trần Anh Đức, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà

Nội

- TS. Nguyễn Quang Huy, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG

Hà Nội

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

- Hiểu và nắm được các khái niệm cơ bản về vai trò dịch tễ của các loài động vật đối

với sức khỏe cộng đồng, phân biệt được các nhóm động vật dựa vào tác động của

chúng đối với sức khỏe con người: động vật hút máu, động vật gây bệnh, động vật

truyền bệnh, động vật là các vật chủ chứa...

- Hiểu và nắm được các đặc điểm hình thái, chu kỳ phát triển, đặc điểm dịch tễ và gây

bệnh của các loài và nhóm động vật gây và truyền bệnh, từ đó có thể giải thích được

cơ chế lan truyền bệnh do động vật truyền và gây ra trong cộng đồng.

- Hiểu được những biến đổi thích nghi của các tác nhân là động vật gây bệnh trong cơ

thể người ở các mức độ tổ chức khác nhau: cơ thể, tế bào, gen.

- Hiểu được các nguyên lý nguyên tắc và lựa chọn được các giải pháp phòng chống các

nhóm động vật gây và lan truyền bệnh trong cộng đồng.

- Trên cơ sở những hiểu biết về các nhóm gây truyền bệnh có thể đặt được kế hoạch

điều tra xác định các nguy cơ bùng phát một số bệnh trong cộng đồng.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Biết cách thu thập các dữ liệu về điều tra, phân tích làm sáng tỏ được nguyên nhân

chính đưa đến sự lan truyền bệnh do động vật gây truyền trong cộng đồng, từ đó đề

xuất được các giải pháp phòng chống.

- Rèn luyện kỹ năng phát hiện vấn đề, phân tích, lý giải vấn đề, giải quyết vấn đề bằng

cách đưa ra các kiến nghị, giải pháp phù hợp đối với phòng chống các bệnh do động

vật gây truyền.

Page 240: Ngành Công nghệ Sinh học

283

- Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn thông qua việc tìm kiếm, thu

thập, phân tích, khai thác và xử lý các tài liệu, thông tin, tư liệu liên quan đến động vật

có vai trò y học; viết và trình bày một vấn đề khoa học.

- Sinh viên được khuyến khích và phát triển các kỹ năng và thái độ cá nhân tổng quát

khác như: quản lý thời gian, tự quản lý bản thân, kiên trì, chăm chỉ, tự tin, say mê và

hứng thú với công việc.

- Sinh viên cũng có cơ hội để phát triển các kỹ năng và thái độ nghề nghiệp như: trung

thực, trách nhiệm và đáng tin cậy; tổ chức và sắp xếp công việc; khả năng làm việc

độc lập.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Nhận thức và thấy rõ được mặt tác động của động vật đối với sức khỏe cộng đồng.

- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm (hình thành nhóm, vận hành, phát triển nhóm; lãnh

đạo nhóm; làm việc trong các nhóm khác nhau); giao tiếp (kỹ năng giao tiếp bằng văn

bản, qua thư điện tử và phương tiện truyền thông; kỹ năng thuyết trình).

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Thông qua các hình thức như thảo luận tình huống, thực hiện bài tập nhóm, xemina,

thực hành sinh viên có cơ hội để áp dụng những kiến thức về động vật trong lĩnh vực

y học. Hoạt động này sẽ tạo cho sinh viên phát triển các kỹ năng cá nhân và nghề

nghiệp tương lai.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Bài tập nhóm, thuyết trình trên lớp: 20%

Kiểm tra giữa kỳ: 20%

Bài kiểm tra (thi) hết môn học: 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

8.1. Giáo trình bắt buộc

- Rozendaal, J.A. (2000). Phòng chống vật truyền bệnh, NXB Y học, Hà Nội.

- Phạm Văn Thân (Chủ biên) (2007). Ký sinh trùng Y học, NXB Y học Hà Nội.

- http://www.Peopleandwildlife.org.uk/cr manuals/handbook damageidentification.pdf

Robert G. McLean, 1994. Wildlife Diseases and Humans

- http://vector.ifas.ufl.edu/chapter_08.htm

8.2. Tài liệu tham khảo

- Anderson O.R. (1987). Comparative protozoology, Springer-Verlag Berlin Heidelberg

New York.

- Thái Trần Bái (2009). Động vật học không xương sống, Nhà xuất bản giáo dục Việt

Nam.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Page 241: Ngành Công nghệ Sinh học

284

Nội dung môn học đề cập đến sự ảnh hưởng của một số nhóm động vật đối với sức khỏe

con người dưới nhiều hình thức khác nhau như: gây nên sự khó chịu, gây độc, là tác nhân

trực tiếp gây bệnh hoặc là các véc tơ truyền bệnh cho con người. Đồng thời cũng cung cấp

cho người học những đặc điểm về hình thái, vòng đời, sinh thái của các nhóm động vật có

ý nghĩa y học nói trên. Bên cạnh đó còn giới thiệu các nguyên lý, nguyên tắc và biện pháp

phòng chống các nhóm động vật gây bệnh chủ yếu hiện nay trên thế giới và Việt Nam.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Mở đầu

1.1 Giới động vật (đặc trưng, số lượng. phân bố, và vai trò với tự nhiên và con người;

các môn học liên quan tới Động vật Y học: Ký sinh trùng y học, tiết túc Y học; Côn

trùng y học; Động vật không xương sống Y học…

1.2 Đối tương và nhiệm vụ của môn Động vât Y học

1.3 Lịch sử nghiên cứu Động vật Y học trên thế giới và Việt Nam

Chương 2. Vai trò y học của động vật với con người

2.1 Quấy nhiễu, gây phiền phức, khó chịu

2.2 Hút máu

2.2.1 Các nhóm động vật hút máu

2.2.2 Mối quan hệ tiêu sinh và ý nghĩa sinh học

2.3 Gây độc

2.3.1 Các động vật gây độc và độc học

2.3.2 Cơ chế gây độc

2.3.3 Các cơ quan gây độc

2.4 Ký sinh, gây bệnh

2.4.1 Hiện tượng ký sinh, vật ký sinh và vật chủ,

2.4.2 Phân biệt hiện tượng ký sinh với các hiện tượng có liên quan khác (cộng

sinh, hỗ sinh)

2.5 Truyền bệnh

2.5.1 Bệnh truyền nhiễm qua véctơ (định nghĩa, phân lọai, chu kỳ bệnh và các cơ

chế lây truyền)

2.5.2 Ổ dịch tự nhiên của các bệnh truyền nhiễm, nguyên tắc phòng chống các

bệnh có tính chất ổ dịch tự nhiên.

Chương 3. Động vật nguyên sinh

3.1 Khái quát về động vật nguyên sinh

3.2 Phân lọai động vật nguyên sinh

3.3 Các nhóm ĐVNS gây bệnh và các bệnh do chúng gây ra

3.2.1 Amíp (hình thái, chu kỳ phát triển, dịch tễ học và các bệnh do amíp)

3.2.2 Trùng roi (Flagellata) và các bệnh gây ra do trùng roi

3.2.3 Trùng lông (Ciliata) và các bệnh gây ra do trùng lông

Page 242: Ngành Công nghệ Sinh học

285

3.2.4 Trùng sốt rét (Plasmodium) và bệnh sốt rét

Chương 4. Giun sán ký sinh (Helminth)

4.1 Khái niệm và đặc điểm chung của giun sán kí sinh (Giun thấp)

4.2 Phân lọai giun sán

4.3 Các nhóm giun sán chính gây bệnh

4.3.1 Giun tròn (hình thái, chu kỳ phát triển, đặc điểm dịch tễ và gây bệnh)

4.3.2 Sán lá (hình thái, chu kỳ phát triển, đặc điểm dịch tễ và gây bệnh)

4.3.3 Sán dây (hình thái, chu kỳ phát triển, đặc điểm dịch tễ và gây bệnh)

Chương 5. Động vật Chân khớp (Arthropoda)

5.1 Khái quát về động vật Chân khớp

5.2 Phân lọai động vật Chân khớp

5.3 Vai trò y học của động vật Chân khớp

5.4 Các nhóm Chân khớp chính có ý nghĩa Y học

5.4.1 Bộ Acarina (chân khớp ngọai ký sinh) và các đại diện (ve, mò mạt)

5.4.2 Bộ Anoplura (chấy rận) và các đại diện (chấy, rận, rận bẹn)

5.4.4 Bộ Aphaniptera (Bọ chét) và các đại diện

5.4.5 Bộ Diptera (Hại cánh) và các đại diện ( Muỗi, Ruồi vàng, Zĩn, Ruồi trâu,

Ruồi hút máu…

Chương 6. Động vật có dây sống (Chordata)

6.1 Một số nhóm động vật có xương sống gây độc

6.1.1 Cá

6.1.2 Lưỡng cư, bò sát

6.2 Một số nhóm ĐVCXS là vật chủ, ổ chứa (reservoir) của một số bệnh truyền

nhiễm/ bệnh truyền qua véctơ

6.2.1 Động vật gậm nhấm (chuột, dơi)

6.2.2 Chim.

Chương 7. Nguyên lý, nguyên tắc và biện pháp phòng chống các bệnh do động vật

gây/ truyền

7.1 Nguyên lý và nguyên tắc

7.2 Các biện pháp kiểm sóat/ phòng chống

7.2.1 Biện pháp phòng chống vật gây bệnh (Parasites)

7.2.2 Biện pháp kiểm sóat / phòng chống véctơ (biện pháp hóa học, lý học-cơ

học, sinh học, môi trường và biện pháp tổng hợp)

7.2.3 Biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng

Chương 8. Khu hệ động vật không xương sống Y học của Việt Nam

8.1 Điều tra cơ bản, thành phần lòai

8.2 Phân bố, sinh học, sinh thái

8.3 Vai trò gây và truyền bệnh

Page 243: Ngành Công nghệ Sinh học

286

70. SINH HỌC KHỐI U

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3327

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Tế bào học (BIO2200)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

- PGS. TS. GVC. Nguyễn Thị Quỳ, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự

nhiên, Điện thoại: 0902121727, Email: [email protected]

- TS.GV. Hoàng Thị Mỹ Nhung, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Điện thoại: 0947440249, E-mail: [email protected]

6. Mục tiêu môn học (chuẩn đầu ra)

6.1. Về kiến thức

- Chỉ ra được các thành phần cấu tạo của khối u

- Mô tả lại được quá trình hình thành và phát triển khối u trong cơ thể.

- Phân loại được các tế bào tham gia vào cấu trúc khối u.

- Hiểu được vai trò của hệ mạch khối u

- Giải thích được cơ chế di căn của ung thư.

- Nắm được một số mô hình khối u ngoài cơ thể

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Mô hình hóa được cấu trúc khổi u.

- So sánh được cấu trúc mô học của khối u và cấu trúc mô học thông thường của cơ

quan.

- Tạo được một số khối u trong điều kiện nuôi cấy in vitro.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

- Phát huy được khả năng sáng tạo, khám phá.

- Hình thành và phát triển năng lực đánh giá, tự đánh giá.

- Xây dựng và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, bình luận.

- Rèn luyện được khả năng lập kế hoạch, tổ chức hoạt động theo chủ đề.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Áp dụng kiến thức để có ý thức bảo vệ sức khỏe và chủ động phòng tránh ung thư.

Page 244: Ngành Công nghệ Sinh học

287

- Hiểu được bản chất của bệnh ung thư và một số phương pháp điều trị bệnh.

- Vận dụng kiến thức để giải thích những quan điểm chưa đúng về bệnh ung thư là bệnh

không thể chữa trị

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra nhanh hàng tuần trên lớp, bài thu hoạch hàng tháng, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra

kết thúc môn học.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- Robert A. Weinberg, 2006. The Biology of Cancer, 1st edition. Garland Science. ISBN-

10: 0815340761; ISBN-13: 978-0815340768.

- Becker et al., 2009. The World of the Cell, fifth edition, ISBN 13:978-0-8053-9393-4.

8.2. Tài liệu tham khảo:

- Nguyễn Chấn Hùng, 2004. Ung bướu học nội khoa. NXB Y học

- Phạm Thụy Liên, 1999. Tình hình ung thư ở Việt Nam. Nhà xuất bản Đà Nẵng

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Ung thư là bệnh về tế bào. Ung thư thường phát sinh ở những cơ quan thiết yếu cho đời

sống nên nhiều chức năng quan trọng của cơ thể bị hủy hoại và dẫn tới tử vong. Các tế bào

ung thư là các tế bào “bất tử” trong môi trường đủ dinh dưỡng. Muốn chống lại tế bào ung

thư, ta cần phân biệt chúng với các tế bào lành. Một khối ung thư ác tính bao gồm không

chỉ có các tế bào ung thư mà cả các tế bào khác của của thể. Môn học sẽ đưa người học

tiếp cận đến các vấn đề liên quan đến sự duy trì cấu trúc và phát triển của khối u. Các mô

hình nghiên cứu khối u cũng như một số phương pháp tấn công khối u.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1: Sinh học và Di truyền của tế bào và cơ thể

1.5. Các định luật cơ bản của Mendel

1.6. Sự bất ổn của bộ NST trong hầu hết các tế bào ung thư

1.7. Đột biến gây ung thư xảy ra ở cả dòng tế bào sinh dục và tế bào soma

1.8. Sự biểu hiện gen điều khiển kiểu hình

Chương 2: Bản chất của ung thư

2.1. Khối u xuất phát tử các mô lành

2.2. Khối u có nguồn gốc từ rất nhiều loại tế bào chuyên biệt trong cơ thể

2.3. Ung thư phát triển theo tiến trình

2.4. Các nguyên nhân gây ung thư

Chương 3: Các gen gây ung thư nội bào

3.1. Liệu ung thư có thể khởi phát từ sự hoạt hóa các virut sao chép ngược nội bào?

Page 245: Ngành Công nghệ Sinh học

288

3.2. Sự chuyển gen (DNA) cung cấp bằng chứng về việc phát hiện các gen ung thư không

có nguồn gốc từ virut

3.3. Các gen tiền ung thư có thể được hoạt hóa bởi những biến đổi di truyền gây ảnh

hưởng đến sự biểu hiện hoặc cấu trúc protein mà chúng quy định

3.4. Sự biến đổi cấu trúc protein cũng có thể dẫn đến sự hoạt hóa các gen ung thư

Chương 4: Gen ức chế ung thư

4.1. Các thí nghiệm dung hợp tế bào chỉ ra rằng ung thư thuộc kiểu hình lặn

4.2. Bản chất lặn của các tế bào ung thư đòi hỏi sự giải thích về mặt di truyền

4.3. Ung thư nguyên bào võng mạc và gen ức chế ung thư

4.4. Các gen ức chế ung thư và chức năng của protein

Chương 5: Các yếu tố tăng trưởng, thụ thể và ung thư

5.1. Các tế bào của cơ thể đa bào tương tác và điều khiển lẫn nhau

5.2. Protein Src đóng vai trò là một enzym kinaza tyrosine

5.3. Thụ thể EGF đóng vai trò làm một enzym kinaza tyrosine

5.4. Thụ thể tăng trưởng bị biển đổi có thể đóng vai trò như một protein ung thư

Chương 6: Các bước trong sự phát sinh ung thư

6.5. Hầu hết các loại ung thư ở người phát triển trong một thời gian dài hàng chục năm

6.6. Các mẫu mô bệnh học đã chứng minh được rằng sự hình thành ung thư trải qua nhiều

bước

6.7. Sự phát triển ung thư có vẻ tuân thủ theo các quy luật tiến hóa của Darwin

6.8. Các tế bào gốc ung thư và mô hình tiến triển ung thư theo Darwin

Chương 7: Mối quan hệ giữa ổn định di truyền và phát sinh ung thư

7.1. Các mô được tổ chức với mục đích giảm tối đa sự tích lũy đột biến

7.2. Các tế bào gốc có thể là mục tiêu của đột biến dẫn đến ung thư

7.3. Chết theo chương trình, sự hoạt động tích cực của các bơm trên màng, và cơ chế sao

chép DNA giúp cho các mô giảm bớt nguy cơ tích lũy các tế bào gốc đột biển

7.4. Bộ gen của tế bào bị đe dọa bởi các lỗi xảy ra trong quá trình sao chép DNA

Chương 8: Cấu trúc khối u

8.1. Thành phần tế bào tham gia vào cấu trúc khối u

8.2. Các lớp cấu trúc của khối u

8.3. Đại thực bào và ung thư

8.4. Tế bào gốc ung thư

Chương 9: Sự tăng sinh mạch máu

9.1. Các tế bào nội mô và mao mạch khối u

9.2. Sự đóng/mở công tắc tăng sinh mạch máu rất cần thiết cho sự phát triển khối u

9.3. Sự hoạt hóa tăng sinh mạch máu khởi xướng một quá trình cực kỳ phức tạp

9.4. Sự tăng sinh mạch máu thường bị ức chế bởi những chất ức chế sinh lý

Page 246: Ngành Công nghệ Sinh học

289

Chương 10: Sự di căn

10.1. Sự di chuyển của tế bào ung thư từ khối u nguyên phát đến các vị trí di căn phụ

thuộc vào một loạt các phản ứng sinh học phức tạp

10.2. Các enzym protease ngoại bào đóng vai trò then chốt trong sự xâm lấn

10.3. Các tế bào di căn có thể sử dụng mạch bạch huyết để phân tán trong cơ thể từ khối u

nguyên phát

10.4. Các tế bào ức chế di căn tham gia vào sự điều hòa kiểu hình di căn

70. CÔNG NGHỆ SINH HỌC DƯỢC PHẨM

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3312

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết

Di truyền học dược lý (BIO3310)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác)

- PGS.TS. Đinh Đoàn Long, phụ trách môn học, Bộ môn Di truyền học, Khoa Sinh học,

Trường ĐHKHTN. Điện thoại: 0912150799, Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ)

6.1. Kiến thức

Hiểu được các nguyên lý cơ bản và nắm được các phương pháp nghiên cứu chính thuộc

lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học trong sàng lọc và phát triển dược phẩm.

Hình thành các kỹ năng nghiên cứu phát hiện và phát triển dược phẩm trên cở sở sử

dụng các nguyên lý của công nghệ ADN tái tổ hợp và công nghệ tế bào.

6.2. Kỹ năng

Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;

Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi;

Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;

Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;

Rèn luyện tính kiên trì trong công việc;

Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động,

làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình

Có khả năng đọc, hiểu và biết cách khai thác những vấn đề/ thông tin/ tư liệu liên quan

đến sự phát triển của Công nghệ sinh học dược phẩm nói riêng và Công nghệ Sinh học

hiện đại nói chung.

Page 247: Ngành Công nghệ Sinh học

290

Có khả năng áp dụng một số phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật phòng thí nghiệm cơ

bản của Công nghệ sinh học dược phẩm trong các nghiên cứu sàng lọc và phát triển

thuốc, phát triển các sản phẩm làm mỹ phẩm hoặc làm thuốc phục vụ sức khỏe cộng

đồng.

6.3. Thái độ

Có thái độ đúng đắn, chuyên cần, ham học hỏi, khám phá tìm hiểu qui luật, quá trình

sinh học;

Có ý thức nghiên cứu khoa học trung thực, nghiêm túc, khách quan, tư duy logic trong

vận dụng các khái niệm của công nghệ sinh học dược phẩm vào thực tiễn đời sống;

Có tư duy phân tích, tổng hợp trong lĩnh vực khoa học liên ngành sinh – y – dược.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá

a. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên: Đánh giá ý thức học tập và kiến thức sinh viên

thông qua các buổi thảo luận trên lớp.

- Lưu ý: Sinh viên phải hoàn thành các bài tập thuộc phần kiểm tra, đánh giá thường

xuyên và phần tự học (viết tiểu luận) mới được tham dự và tính điểm kiểm tra lý thuyết

nêu ở mục 7.2 dưới đây.

b. Kiểm tra, đánh giá định kỳ:

7.2.1. Bài kiểm tra giữa kỳ lần 1

- Nội dung: Kỹ thuật sàng lọc dược phẩm tốc độ cao; Dược lý học hệ gen và hệ protein

học; Di truyền học phân tử trong nghiên cứu dược lý học; Nguyên lý ADN tái tổ hợp

ứng dụng trong công nghệ sinh học dược phẩm; Nguyên lý của kỹ thuật di truyền;

Nhân dòng ADN và xây dựng thư viện hệ gen; Sản xuất protein tái tổ hợp; Các axit

nucleic đối mã; Kháng thể đơn dòng.

- Hình thức kiểm tra: Tự luận ngắn (3-4 câu hỏi, 50 phút)

- Tiêu chí đánh giá:

Nhớ và hiểu các khái niệm 3 đ

Vận dụng các nguyên lý để giải quyết các bài toán và vấn đề thực tế 4 đ

Phân tích, đánh giá, diễn giải kết quả nghiên cứu 2 đ

Sáng tạo 1 đ

Tổng 10đ

Điểm tổng cộng sau đó được nhân với hệ số 0,2 (20%)

7.2.2. Bài kiểm tra giữa kỳ lần 2

- Nội dung: Thuộc tính hóa lý của protein; Các quá trình chuyển hóa protein; Các con

đường biến tính của protein; Nâng cao độ bền của các sản phẩm protein; Các con

đường hấp thu dược phẩm bản chất protein; Điều khiển quá trình phân phối thuốc trong

Page 248: Ngành Công nghệ Sinh học

291

cơ thể; Các kháng thể đơn dòng; Dược phẩm protein được sản xuất bằng công nghệ

sinh học; Dược phẩm đang được công nghệ sinh học quan tâm phát triển; Thụ thể là

mục tiêu tác dụng của thuốc và chiến lược sàng lọc dược phẩm; Thụ thể và các hệ

thống truyền tin thứ hai; Thụ thể và các bệnh lý liên quan ở người; Các phương pháp

xác định thuộc tính thụ thể; Công nghệ ADN tái tổ hợp trong nghiên cứu dược lý thụ

thể; Một số phương pháp sử dụng thụ thể trong đánh giá và phát hiện dược phẩm.

- Hình thức kiểm tra: Tự luận ngắn (3-4 câu hỏi, 50 phút)

- Tiêu chí đánh giá:

Nhớ và hiểu các khái niệm 2 đ

Vận dụng các nguyên lý để giải quyết các bài toán và vấn đề thực tế 5 đ

Phân tích, đánh giá, diễn giải kết quả nghiên cứu 2 đ

Sáng tạo 1 đ

Tổng 10đ

Điểm tổng cộng sau đó được nhân với hệ số 0,3 (30%)

c. Thi hết môn:

- Mục đích: nhằm đánh giá được mức độ đạt mục tiêu môn học sau khi sinh viên kết thúc

khóa học.

- Nội dung: Toàn bộ các nội dung được học của môn học

- Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm (50 câu hỏi, 90 phút)

- Tiêu chí đánh giá:

Nhớ và hiểu các khái niệm 2 đ

Vận dụng các nguyên lý để giải quyết các bài toán và vấn đề thực tế 3 đ

Khả năng tổng hợp các nguyên lý để giải quyết các vấn đề thực tế 2 đ

Phân tích, đánh giá, diễn giải kết quả nghiên cứu 2 đ

Sáng tạo 1 đ

Tổng 10đ

Điểm tổng cộng sau đó được nhân với hệ số 0,5 (50%)

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản)

8.1. Giáo trình bắt buộc

- Kayser O., Mueller R.H (2004). Pharmaceutical Biotechnology: Drug Discovery and

Clinical Application, Wiley-VCH Verlag.

- Michael J. Groves (2006). Pharmaceutical Biotechnology. 2nd Ed., Taylor & Francis.

- Đinh Đoàn Long, Bài giảng Công nghệ Sinh học Dược phẩm, Tài liệu đánh máy.

Page 249: Ngành Công nghệ Sinh học

292

8.2. Giáo trình tham khảo

- Từ Minh Koóng. Công nghệ Sinh học trong dược phẩm. Trường Đại học Dược Hà

Nội.

- Klefenz H. (2002). Industrial Pharmaceutical Biotechnology, Wiley-VCH Verlag.

- Crommelin D.J.A (ed.) (2002). Pharmaceutical biotechnology. Taylor & Francis.

- Vogel H.G. et al. (2002). Drug Discovery and Evaluation. Springer Verlag.

9. Tóm tắt nội dung môn học

Môn học cung cấp cho sinh viên những khái niệm và nguyên lý cơ bản của việc ứng dụng

các nguyên lý ADN tái tổ hợp trong nghiên cứu sàng lọc và phát triển dược phẩm, các

protein được sử dụng làm thuốc và các phương pháp công nghệ sinh học để sản xuất

chúng, các protein tái tổ hợp được sử dụng trong nghiên cứu và điều trị bệnh, vấn đề đạo

đức trong công nghệ sinh học áp dụng trong y-dược học. Phần thực hành rèn luyện cho

sinh viên một số kỹ năng sử dụng các kỹ thuật ADN tái tổ hợp và công nghệ tế bào trong

nghiên cứu phát hiện và phát triển thuốc

The course is subjected to provide students with essential concepts and basic principles of

recombinant DNA technology in evaluation and development of biopharmaceuticals

(drugs); introduction about protein-based drugs and their manufacturing, about utilization

of recombinant proteins in research and disease control or treatment. Ethical issues in

biotechnology are also discussed. The laboratory section get students trained with essential

skills in cell culture and recombinant DNA techniques commonly employed in the field of

drug screening and discovery.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…)

Các chủ đề sau được đề cập trong môn học:

6) Sơ lược lịch sử phát triển của Công nghệ sinh học dược phẩm

- Kỹ thuật sàng lọc dược phẩm tốc độ cao

- Dược lý học hệ gen và hệ protein học

- Di truyền học phân tử trong nghiên cứu dược lý học

7) Nguyên lý ADN tái tổ hợp ứng dụng trong công nghệ sinh học dược phẩm

- Nguyên lý của kỹ thuật di truyền

- Nhân dòng ADN và xây dựng thư viện hệ gen

- Sản xuất protein tái tổ hợp

- Các axit nucleic đối mã

- Kháng thể đơn dòng

8) Protein và công nghệ sinh học dược phẩm

- Thuộc tính hóa lý của protein

- Các quá trình chuyển hóa protein

Page 250: Ngành Công nghệ Sinh học

293

- Các con đường biến tính của protein

- Nâng cao độ bền của các sản phẩm protein

- Các con đường hấp thu dược phẩm bản chất protein

- Điều khiển quá trình phân phối thuốc trong cơ thể

- Các kháng thể đơn dòng

- Dược phẩm protein được sản xuất bằng công nghệ sinh học

- Dược phẩm đang được công nghệ sinh học quan tâm phát triển

9) Thụ thể là mục tiêu tác dụng của thuốc và chiến lược sàng lọc dược phẩm

- Thụ thể và các hệ thống truyền tin thứ hai

- Thụ thể và các bệnh lý liên quan ở người

- Các phương pháp xác định thuộc tính thụ thể

- Công nghệ ADN tái tổ hợp trong nghiên cứu dược lý thụ thể

- Một số phương pháp sử dụng thụ thể trong đánh giá và phát hiện dược phẩm

10) Sản phẩm công nghệ sinh học dược phẩm

- Các nhân tố tạo máu

- Sargramostim và filgrastim

- Các hợp chất interferon

- Thuốc điều trị bệnh tim - mạch

- Hócmôn và văcxin tái tổ hợp

6) Vấn đề đạo đức trong công nghệ sinh học dược phẩm

71. SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3234

2. Số tín chỉ: 4

3. Môn học tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- TS. Lê Thu Hà, Khoa Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

- Hiểu các khái niệm, các dạng và nguyên nhân gây ô nhiễm, suy giảm tài nguyên và đa

dạng sinh học, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững.

- Nắm vững kiến thức về các tác hại sinh thái do các dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm

nước, ô nhiễm chất thải rắn và nguy hại, suy giảm tài nguyên và đa dạng sinh học gây

ra. Từ đó tổng hợp, phân tích và đánh giá các tình huống trong thực tế.

Page 251: Ngành Công nghệ Sinh học

294

- Nắm vững nguyên tắc của các biện pháp hạn chế và xử lý ô nhiễm. Trên cơ sở đó có thể

bố trí thí nghiệm, nghiên cứu để giải quyết một vấn đề về ô nhiễm trong thực tế.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Nắm vững nguyên tắc của các phương pháp đánh giá ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng được quy trình quan trắc và đánh giá các dạng ô nhiễm.

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

- Trên cơ sở những kiến thức của môn học, sinh viên có thể ứng dụng trong công tác bảo

vệ môi trường, thiên nhiên của địa phương.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Vận dụng được các kiến thức đã học và số liệu thực tế để đề xuất được các biện pháp

bảo vệ môi trường, tài nguyên và đa dạng sinh học hữu hiệu.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 9

+ Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm.

+ Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 15

+ Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc viết luận

+ Hệ số điểm: 60%

- Điểm thường xuyên:

+ Điểm trung bình chung của các bài thảo luận

+ Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- Bill Freedman (1999). Environmental Ecology. Academic Press. London.

- Edward.A.Laws (2000). Aquatic pollution. Wiley Publishers.

- Tăng Văn Đoàn, Trần Đức Hạ (2004). Kĩ thuật môi trường. NXB Giáo dục

8.2. Tài liệu tham khảo

- Phan Nguyên Hồng và cộng sự (2004). Hỏi đáp về môi trường và sinh thái. NXB Giáo

dục Hà Nội

- Lê Văn Khoa và cộng sự (2001). Khoa học môi trường. NXB Giáo dục Hà Nội.

Page 252: Ngành Công nghệ Sinh học

295

- Phạm Bình Quyền (chủ biên) (2002). Đa dạng sinh học. NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội.

- Trịnh Thị Thanh, Nguyễn Khắc Kinh (2005). Quản lý chất thải nguy hại. NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.

- Trương Mạnh Tiến (2005). Quan trắc môi trường. NXB Đại học Quốc gia HN.

- Mai Đình Yên và nnk (1997). Con người và Môi trường. NXB Giáo dục HN.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

“Sinh thái học Môi trường” là môn học cung cấp kiến thức về các dạng ô nhiễm chủ yếu

hiện nay trên trái đất bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm chất thải rắn và

chất thải nguy hại. Bên cạnh đó còn cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về tài nguyên

thiên nhiên, đa dạng sinh học, phát triển bền vững. Tác động của các dạng ô nhiễm lên hệ

sinh thái, lên sức khỏe của sinh vật và con người. Môn học còn trang bị cho sinh viên các

kĩ thuật thu mẫu không khí, mẫu nước; các phương pháp phân tích và xử lý số liệu để đánh

giá ô nhiễm dựa vào sự biến đổi của hệ sinh thái. Ngoài ra, môn học còn cung cấp cho sinh

viên kiến thức về các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa

dạng sinh học và phát triển bền vững.

"Environmental Ecology" course is to provide knowledge of the major forms of pollution,

including air pollution, water pollution, solid waste pollution and hazardous waste. It also

provides students with the knowledge of natural resources, biodiversity, sustainable

development. This course also includes the ecological effects of pollution on the

ecosystem and the health of animals and humans. This course provides students with the

techniques of air sampling, water samples; the analytical methods and data processing to

assess pollution based on the transformation of ecosystems. In addition, this course also

gives students knowledge of protection the environment, natural resources, biodiversity

conservation and sustainable development.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Mở đầu

1.1 Các chức năng chủ yếu của môi trường

1.2 Các khái niệm về ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, mất đa

dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái

1.3 Những thách thức sinh thái môi trường hiện nay trên thế giới và Việt Nam

Chương 2. Ô nhiễm không khí

2.1. Các nguồn gây ô nhiễm không khí

2.2. Các dạng ô nhiễm không khí

2.3. Các tác hại sinh thái của ô nhiễm không khí

2.4. Các biện pháp hạn chế và xử lý ô nhiễm không khí

2.5. Các phương pháp đánh giá ô nhiễm không khí

Chương 3. Ô nhiễm nước

Page 253: Ngành Công nghệ Sinh học

296

3.1. Các nguồn gây ô nhiễm nước

3.2. Các dạng ô nhiễm nước

3.3. Các tác hại sinh thái của ô nhiễm nước

3.4. Các biện pháp hạn chế và xử lý ô nhiễm nước

3.5. Các thông số và phương pháp đánh giá ô nhiễm nước

Chương 4. Ô nhiễm chất thải rắn và chất thải nguy hại

4.1. Các dạng chất thải rắn và chất thải nguy hại

4.2. Tác hại sinh thái của chất thải rắn và chất thải nguy hại

4.3. Các biện pháp quản lý và xử lý

Chương 5. Sự suy thoái tài nguyên và đa dạng sinh học

5.1. Tài nguyên thiên nhiên

5.2. Đa dạng sinh học

Chương 6. Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và phát triển bền vững

6.1. Các biện pháp Bảo vệ Môi trường

6.2. Các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học

6.3. Phát triển bền vững

72. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC VẬT

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3226

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Hệ thống học thực vật (BIO3305)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

- PGS.TS. Nguyễn Trung Thành, Bộ môn Thực vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên.

- TS. Nguyễn Thùy Liên, Bộ môn Thực vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa

học Tự nhiên

- ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh: Bộ môn Thực vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức

- Nắm được các phương pháp nghiên cứu thực vật với các bước theo đúng trình tự.

(Mức 1)

- Hiểu được nguyên tắc thực hiện của tất cả các phương pháp nghiên cứu thực vật đang

được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới; làm quen với các

Page 254: Ngành Công nghệ Sinh học

297

dụng cụ, thiết bị ngoài thực địa cũng như trong phòng thí nghiệm, phục vụ cho công

tác nghiên cứu thực vật. (Mức 2)

- Nắm rõ mục tiêu thực hiện khác nhau của các phương pháp, có khả năng áp dụng

đúng những quy tắc cơ bản khi nghiên cứu thực vật. (Mức 3)

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Trên cơ sở những kiến thức của môn học, sinh viên có thể tự lựa chọn phương pháp

nghiên cứu thích hợp với mục tiêu nghiên cứu, thực hiện đúng trình tự để mang lại kết

quả chính xác (Mức 3)

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Nhận thức và thấy rõ vai trò của thực vật trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, xây

dựng ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

- Tự tin khi lựa chọn phương pháp khi thực hiện đề tài nghiên cứu; biết đánh giá, kết

luận chính xác kết quả thu được. (Mức 4)

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Biết kết hợp các phương pháp khác nhau trong nghiên cứu trong các nghiên cứu về tài

nguyên thực vật và đa dạng sinh học (Mức 4).

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 7

+ Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm, viết luận hoặc vấn đáp

+ Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 14

+ Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm, viết luận hoặc vấn đáp

+ Hệ số điểm: 60%

- Điểm thường xuyên:

+ Điểm trung bình chung của các bài thực hành, kỹ năng làm tiêu bản thực vật

+ Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Các phương pháp nghiên cứu thực vật, NXB ĐHQGHN.

9. Tóm tắt nội dung môn học

Các phương pháp nghiên cứu thực vật là môn học sẽ trang bị cho sinh viên những nguyên

lý chung nhất cũng như những kiến thức cụ thể trong vấn đề nghiên cứu thực vật, cung cấp

cho các em những phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu để có điều kiện nhanh

chóng tiếp cận với những yêu cầu thực tế sau khi ra trường.

Page 255: Ngành Công nghệ Sinh học

298

Sinh viên sẽ nắm bắt được tất cả các phương pháp nghiên cứu thực vật hiện đang được sử

dụng rộng rãi ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới. Dù đó chỉ là những phương pháp

cổ điển nhưng vẫn được ưa chuộng, sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu thực vật bởi tính

thực tiễn của nó, tiện dụng trong nhiều hoàn cảnh, không đòi hỏi những trang bị kĩ thuật

hiện đại, phục vụ kịp thời cho những yêu cầu mới của đất nước nhất là trong việc kiểm kê

và đánh giá tính đa dạng thực vật của các Khu bảo tồn và Vườn Quốc gia trong cả nước,

mà còn cung cấp cả những phương pháp mới, hiện đại với độ chính xác cao, với thao tác

phức tạp cũng được giới thiệu một cách chi tiết giúp cho sinh viên và các thế hệ khoa học

trẻ của chúng ta không khỏi lạc hậu trước sự tiến bộ về khoa học, kĩ thuật của thế giới và

khu vực.

This course is the basic introductory, lecture and laboratory course designed especially for

Plant biology majors. This course introduces the student to a broad range, including plant

cell and molecular biology, ecology, plant pathology, phylogeny, biochemistry, systematic,

phytogeography and plant conservation. It will offer an opportunity for students to obtain

strong tools for conservation biology and biodiversity issues. Students could be able to

apply these methods to independent research projects in the future.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

PHẦN LÝ THUYẾT (20 tiết)

Chương 1. Phương pháp nghiên cứu hệ thực vật

1.1. Định nghĩa

1.2. Mục tiêu

1.3. Phương pháp

Chương 2. Các phương pháp nghiên cứu phân loại

2.1. Định nghĩa

2.2. Mục tiêu

2.3. Phương pháp

2.3.1. Hình thái bên ngoài

2.3.2. Hình thái bên trong

2.3.3. Hình thái hạt phấn

2.3.4. Tế bào học

2.3.5. Phân tích izoenzym

2.3.6. Phân tích ADN

Chương 3. Phương pháp nghiên cứu thảm thực vật

3.1. Định nghĩa

3.2. Mục tiêu

3.3. Phương pháp

Chương 4. Phương pháp nghiên cứu phần dưới đất

4.1. Định nghĩa

4.2. Mục tiêu

Page 256: Ngành Công nghệ Sinh học

299

4.3. Phương pháp

Chương 5. Phương pháp nghiên cứu đa dạng thực vật

5.1. Định nghĩa

5.2. Mục tiêu

5.3. Phương pháp

5.3.1. Phương pháp nghiên cứu đa dạng phân loại

5.3.2. Phương pháp nghiên cứu đa dạng quần xã

Chương 6. Phương pháp nghiên cứu thực vật học dân tộc

6.1. Định nghĩa

6.2. Mục tiêu

6.3. Phương pháp

Chương 7. Phương pháp điều tra giám sát thực vật

7.1. Định nghĩa

7.2. Mục tiêu

7.3. Phương pháp

Chương 8. Phương pháp bảo quản vật mẫu – Phòng mẫu cây khô

8.1. Định nghĩa

8.2. Mục tiêu

8.3. Phương pháp

PHẦN THỰC HÀNH: 10 tiết

Bài 1. Phân loại thực vật: cách sử dụng khoá tra, cách lập khoá, cách mô tả một taxon.

Bài 2. Phân loại thực vật bậc cao: sử dụng bằng chứng về dấu hiệu hình thái.

Bài 3. Phân tích tính đa dạng các quần xã thực vật.

Bài 4. Phân tích tính đa dạng về phân loại.

Bài 5. Tẩm mẫu, sấy mẫu, khâu mẫu, cách ghi chép và dán nhãn vào mẫu vật, hoàn chỉnh một

bìa mẫu, quan sát cách sắp xếp mẫu trong Phòng mẫu cây khô.

73. CÁC NGUYÊN LÝ CỦA SINH HỌC BẢO TỒN

1. Mã môn học: BIO3227

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Hệ thống học thực vật (BIO3305), Hệ thống học động vật có xương sống (BIO3307)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

- PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN

6. Mục tiêu môn học (chuẩn đầu ra)

6.1. Kiến thức

Page 257: Ngành Công nghệ Sinh học

300

- Nhớ và nắm vững các thuật ngữ khoa học, khái niệm liên quan về sinh học bảo tồn.

- Phân tích và hiểu rõ bản chất của sinh học bảo tồn.

- Hiểu và nắm vững các kiến thức về đa dạng sinh học, đa dạng sinh học toàn cầu, đa

dạng các nhóm sinh vật trong tự nhiên, mối quan hệ hữu cơ giữa các loài trong tự

nhiên.

- Phân tích, nắm vững các kiến thức về những mối đe dọa đối với đa dạng sinh vật như:

Sự phá huỷ những nơi cư trú, Tốc độ tuyệt chủng, Nguyên nhân tuyệt chủng, Nơi cư

trú bị phá huỷ và ô nhiễm, Khai thác quá mức, Sự du nhập của các loài ngoại lai, Sự

lây lan của các bệnh dịch...

- Phân biệt rõ cơ chế tác động của từng mối đe dọa. Nhận biết rõ đâu là nguyên nhân

chính.

- Nắm vững các phương pháp bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học: Bảo tồn nguyên vị,

bảo tồn chuyển vị, Phục hồi, Sử dụng hợp lý đất đai, Biện pháp chính sách và tổ chức,

Bảo vệ và phục hồi các HST, các loài, các quần thể và nguồn gen

- Phân biệt và hiểu rõ các mức độ bảo tồn: Bảo tồn ở cấp quần thể và loài, bảo tồn ở cấp

quần xã.

- Nắm vững các kiến thức về bảo tồn và phát triển bền vững. Lý giải các mối quan hệ

giữa bảo tồn và phát triển bền vững. Các hướng giải quyết các vấn đề mâu thuẫn giữa

bảo tồn và phát triển bền vững.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Thành thạo các kỹ năng tìm kiếm nguồn tài liệu liên quan đến môn học.

- Biết các đọc và tóm lược các kiến thức về sinh học bảo tồn. Đọc được các tài liệu

bằng tiếng anh liên quan đến môn học.

- Nắm rõ cách viêt bài tham gia thảo luận theo chuyên đề, thuần thục phương pháp trình

bày báo cáo thảo luận trước nhóm hoặc trước lớp.

- Chủ động trong các hoạt động làm việc theo nhóm.

- Thái độ cá nhân nghề nghiệp Trung thực, trách nhiệm, đáng tin cậy, kiên trì, tự tin,

chủ động, chăm chỉ, nhiệt tình và say mê công việc

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

- Nhận thức và thấy rõ được giá trị của bảo tồn đa dạng sinh học.

- Có tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ đa dạng sinh học trong tự nhiên .

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra đánh giá thường xuyên

- Kiểm tra đánh giá giữa kỳ

- Kiểm tra đánh giá cuối kỳ

Page 258: Ngành Công nghệ Sinh học

301

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên sách, năm xuất bản):

- Richard B. Primack (1999). Cơ sở sinh học bảo tồn. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà

Nội.

- Phạm Bình Quyền (chủ biên) (2002). Đa dạng sinh học. NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội.

- Groom M.J., Meffe G.K., Carrol C.R. (2006). Principles of Conservation Biology.

Sinauer Asociates, Inc. Publishers Sunderland, Massachusetts U.S.A.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

- Nguyên lý cơ bản về sinh học bảo tồn; những khái niệm chung về sinh học bảo tồn; đa

dạng sinh học, giá trị của đa dạng sinh học, phương pháp đánh giá đa dạng sinh học, về

con người và tự nhiên, về sự suy thoái đa dạng sinh học, nguyên nhân và hậu quả, về

bảo tồn, quản lý và phát triển bền vững đa dạng sinh học. Bảo tồn ở cấp quần thể và

loài; bảo tồn ở cấp quần xã; vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững.

- Phương pháp bảo tồn

- Bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới.

- Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.

- Phương pháp cơ bản về đánh giá đa dạng sinh học; lựa chọn những giải pháp ưu tiên

quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên cho hiện trường cụ thể

This course provides basic knowledge on principles of coservation biology. The main

topics include general concepts on conservation biology, biodiversity and its values,

methods to assess biodiversity, relationships between nature and human, biodiversity

deterioration, causes and effects, management and sustainable development of biodiversity,

conservation at levels of population and community, issues of conservation and sustainable

development, conservation methodology, biodiversity conservation status in the world and

Vietnam, priority solutions for natural resource management and conservation.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề

Chương 1. Sinh học bảo tồn và đa dạng sinh học

1.1. Các phương pháp bảo tồn đa ngành

1.2. Khái niệm sinh học bảo tồn

1.3. Giới thiệu về sinh học bảo tồn

1.4. Đa dạng sinh học

1.5. Sự phân bố của đa dạng sinh học

1.6. Sự thuyệt chủng và kinh tế

1.7. Những giá trị kinh tế trực tiếp

1.8. Những giá trị kinh tế gián tiếp

1.9. Kinh tế sinh thái và bảo tồn tự nhiên

Page 259: Ngành Công nghệ Sinh học

302

1.10. Những khía cạnh mang tính đạo đức

Chương 2. Những mối đe dọa đối với đa dạng sinh học

2.1. Tốc độ tuyệt chủng

2.2. Nguyên nhân của sự tuyệt chủng

2.3. Sự phá huỷ những nơi cư trú

2.4. Tác động biên

2.5. Nơi cư trú bị phá huỷ và ô nhiễm

2.6. Khai thác quá mức

2.7. Sự du nhập của các loài ngoại lai

2.8. Sự lây lan của các bệnh dịch

2.9. Sự dễ bị tuyệt chủng

Chương 3. Bảo tồn ở cấp quần thể và loài

3.1. Những bất cập của các quần thể nhỏ

3.2. Biến động số lượng cá thể trong quần thể

3.3. Sự biến đổi môi trường và các thiên tai

3.4. Quan trắc các quần thể

3.5. Phân tích khả năng tồn tại của quần thể

3.6. Quan trắc dài hạn các loài và hệ sinh thái

3.7. Sự hình thành tái lập các quần thể mới

3.8. Tái lập mới các quần thể thực vật

3.9. Các chương trình tái lập quần thể và pháp luật

3.10. Chiến lược bảo tồn chuyển vị

3.11. Các cấp độ bảo tồn loài

3.12. Bảo tồn các nguồn gen

3.13. Bảo tồn loài bằng pháp chế

Chương 4. Bảo tồn ở cấp quần xã

4.1. Các khu bảo tồn

4.2. Thiết kế các khu bảo tồn

4.3. Quản lý các khu bảo tồn

4.4. Bảo tồn bên ngoài các khu bảo tồn

4.5. Sinh thái học phục hồi

4.6. Phục hồi những quần thể bị nguy cấp và các hệ sinh thái bị gây hại

Chương 5. Bảo tồn và phát triển bền vững

5.1. Phát triển bền vững

5.2. Hoạt động của chính phủ

Page 260: Ngành Công nghệ Sinh học

303

5.3. Các xã hội truyền thống và sự đa dạng sinh học

5.4. Những lỗ lực quốc tế trong công tác bảo tồn và phát triển bền vững

Chương 6. Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

6.1. Tình trạng hiện nay về đa dạng sinh học ở Việt Nam

6.2. Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

74. SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG

1. Mã môn học: BIO3231

2. Môn học tiên quyết:

Hệ thống học động vật có xương sống (BIO3307)

3. Số tín chỉ: 3

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

- PGS. TS. Nguyễn Xuân Huấn, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học (chuẩn đầu ra)

6.1. Kiến thức

- Hiểu các khái niệm và các nghiên cứu sinh học, sinh thái học động vật có xương sống

(Mức 1)

- Sinh viên nắm được những kiến thức về đặc điểm sinh thái môi trường sống, các quần

xã sinh vật có trong môi trường sống và quan hệ của các nhóm động vật có xương

sống với quần xã sinh vật có trong môi trường; đặc biệt là quần xã sinh vật trong rừng

ẩm nhiệt đới vùng Đông Nam Á; những đặc điểm sinh học, sinh thái của các nhóm

động vật có xương sống ở cạn. . Từ đó tổng hợp, phân tích và đánh giá các nghiên cứu

điển hình trong thực tế (Mức 2)

- Nắm vững thành quả và hạn chế trong các nghiên cứu sinh học và sinh thái học động

vật có xương sống hiện nay của Việt Nam. Trên cơ sở đó có thể bố trí thí nghiệm,

nghiên cứu để giải quyết một vấn đề về sinh học và sinh thái học của một loài hoặc

một quần thể động vật có xương sống trong điều kiện nuôi nhốt hay trong môi trường

sống tự nhiên của chúng (Mức 3)

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Nắm vững các phương pháp nghiên cứu sinh học và sinh thái học động vật có xương

sống trong tài liệu tiếng Anh và tiếng Việt (Mức 2)

- Sau khi học xong môn học sinh viên có khả năng sử dụng các phương pháp đã được

học trong nghiên cứu, phân tích về sinh học, sinh thái học của các nhóm động vật có

xương sống ở cạn (Mức 3)

Page 261: Ngành Công nghệ Sinh học

304

- Xây dựng được quy trình nghiên cứu sinh học và sinh thái học cho một loài hoặc một

số quần thể cụ thể trong điều kiện nuôi nhốt hay ngoài môi trường tự nhiên (Mức 4)

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Trên cơ sở những kiến thức của môn học, sinh viên có thể ứng dụng trong công tác

nhân nuôi các loài và quần thể động vật có xương sống phục vụ sản xuất phát triển

kinh tế và đóng góp vào công cuộc bảo tồn các loài động vật có xương sống quý hiếm

ngoài thiên nhiên của địa phương và của Việt Nam (Mức 3)

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Vận dụng được các kiến thức đã học và số liệu thực tế để thiết kế được các quy trình

nhân nuôi tăng số lượng các loài động vật có xương sống phục vụ phát triển kinh tế và

góp phần vào bảo tồn một số chủng quần động vật có xương sống quý hiếm ở Việt

Nam (Mức 4).

- Dựa trên kiến thức được cung cấp, sinh viên có thể biên soạn các tài liệu cung cấp

thông tin về sinh học và sinh thái học loài của động vật có xương sống nhằm phổ biến

kiến thức và tuyên truyền giáo dục bảo vệ các loài động vật có xương sống quý hiếm

và có giá trị kinh tế ở Việt Nam (Mức 4).

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 5

+ Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm.

+ Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 10

+ Hình thức kiểm tra: vấn đáp hoặc tiểu luận

+ Hệ số điểm: 60%

- Điểm thường xuyên:

+ Điểm trung bình chung của các bài thảo luận

+ Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên sách, năm xuất bản):

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- Lê Vũ Khôi, Hoàng Trung Thành (2010). Sinh thái học Động vật có xương sống ở

cạn. NXB Giáo dục, Hà Nội.

- Lê Vũ Khôi (2006). Động vật học có xương sống. NXB Giáo dục, Hà Nội.

- Nguyễn Xuân Huấn (2003). Sinh thái học quần thể. Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.

Page 262: Ngành Công nghệ Sinh học

305

8.2. Tài liệu tham khảo

- Trần Kiên (1983). Đời sống các loài bò sát, NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.

- Trần Kiên (1985). Đời sống các loài thú. NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.

- Trần Kiên, Trần Hồng Việt (2002). Động vật có xương sống - Cá và Lưỡng cư. Nxb

Đại học Sư phạm, Hà Nội.

- Võ Quý (1979). Sinh học và sinh thái học các loài chim thường gặp ở Việt Nam. NXB

Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.

- Lekagul B. and Mc. Neely J.A. (1997). Mammals of Thailand. Bangkok, Assoc.

Cornev. Wildlife.

- Vũ Trung Tạng (2000). Cơ sở sinh thái học. NXB Giáo dục, Hà Nội.

- WWF chương trình Đông Dương (2003). Sổ tay hướng dẫn giám sát và điều tra Đa

dạng sinh học. NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

- William J. Sutherland (2006). Ecological Census Techniques – A handbook (Second

edition). Cambridge University Press, UK.

- Vườn Quốc gia Cát Tiên (2001). Quản lý động vật hoang dã vùng nhiệt đới, Phần II

(bản dịch)

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học trang bị kiến thức về đặc điểm sinh thái học của môi trường sống trên cạn;

Động học của các quần thể động vật có xương sống ở cạn; đặc điểm phân bố, những

thích nghi sinh thái và quan hệ của các nhóm động vật có xương sống ở cạn với các

quần xã sinh vật; các phương pháp nghiên cứu; đặc điểm sinh sản, sinh trưởng và phát

triển của các nhóm động vật có xương sống ở cạn: Lưỡng cư, bò sát, chim, thú; các

phương pháp nghiên cứu và các nghiên cứu điển hình ở Việt Nam.

This course provides students with knowledge of ecological parameters of terrestrial

environment; dynamics of terrestrial vertebrates populations; distribution, ecological

adaptation and relationships between terrestrial vertebrate classes and organism

populations; characteristics of reproduction and development processes of amphibians,

reptiles, birds and mammals; research methods on terrestrial vertebrates and case

studies in Vietnam.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

CHƯƠNG 1: SINH THÁI MÔI TRƯỜNG TRÊN CẠN

1.1. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA MÔI TRƯỜNG TRÊN CẠN

1.1.1 Những đặc điểm sinh thái môi trường trên cạn khác với môi trường nước

1.1.2. Những thích nghi cơ bản của động vật có xương sống ở nước lên môi trường trên cạn

sinh sống

1.2. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA HỆ SINH THÁI TRÊN CẠN

Page 263: Ngành Công nghệ Sinh học

306

1.2.1. Định nghĩa hệ sinh thái

1.2.2. Nhóm nhân tố vô sinh của hệ sinh thái trên cạn

1.2.3. Nhóm nhân tố sinh vật trong hệ sinh thái trên cạn

1.3. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA QUẦN XÃ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRONG RỪNG

NHIỆT ĐỚI

1.3.1. Đặc tính phân tầng của quần xã động vật trong rừng nhiệt đới

1.3.2. Tính đa dạng thức ăn và khái niệm ổ sinh thái nhiều chiều trong rừng nhiệt đới

1.3.3. Mật độ của sinh vật trong rừng nhiệt đới

1.3.4. Đặc điểm sinh sản của động vật hoang dã trong rừng ẩm nhiệt đới

1.3.5. Động vật hoang dã trong rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh

1.3.6. Sự phân bố của động vật hoang dã theo các kiểu rừng ở Việt Nam

1.3.7. Phân bố sinh thái Gặm nhấm ở Việt Nam

1.4. ĐỘNG HỌC QUẦN THỂ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng quần thể động vật hoang dã

1.4.2. Sự sinh sản tác động đến động học quần thể

1.4.3. Cấu trúc quần thể ảnh hưởng đến biến động quần thể động vật

1.5. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỶ LỆ GIỚI TÍNH CỦA QUẦN THỂ ĐỘNG

VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG TRÊN CẠN

1.5.1. Xác định tỷ lệ giới tính

1.5.2. Xác định nhóm tuổi

CHƯƠNG 2: SINH THÁI HỌC LƯỠNG CƯ

2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA LƯỠNG CƯ

2.2. SỰ ĐA DẠNG VÀ PHÂN BỐ ĐỊA LÝ CỦA LƯỠNG CƯ

2.2.1. Những biến đổi thích nghi của động vật có xương sống ở nước lên cạn

2.2.2. Đa dạng của lưỡng cư

2.2.3. Phân bố địa lý

2.3. ĐIỀU KIỆN VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA LƯỠNG CƯ

2.3.1. Điều kiện sống của lưỡng cư

2.3.2. Nhu cầu của lưỡng cư đối với nhiệt độ, ẩm độ, nước và các nhân tố vô sinh khác

2.3.3. Sự phân bố theo môi trường sống của lưỡng cư

2.4. CHUYỂN VẬN CỦA LƯỠNG CƯ

2.5. HOẠT ĐỘNG NGÀY ĐÊM VÀ MÙA

2.6. THỨC ĂN CỦA LƯỠNG CƯ

2.6.1. Thành phần thức ăn

2.6.2.Tính chất chuyên hoá thức ăn

2.6.3. Sự thay đổi thức ăn

2.6.4. Phương thức bắt mồi của lưỡng cư

2.6.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến dinh dưỡng của lưỡng cư

Page 264: Ngành Công nghệ Sinh học

307

2.7. SINH SẢN CỦA LƯỠNG CƯ

2.7.1. Sự sai khác sinh dục

2.7.2. Giao phối và giao hoan sinh dục

2.7.3. Nơi đẻ trứng

2.7.4. Trứng

2.7.5. Bảo vệ trứng ở lưỡng cư

2.7.6. Hiện tượng đẻ con và ấu trùng sinh sản

2.7.7. Sự biến thái

2.7.8. Tỷ lệ giới tính trong quần thể

2.7.9. Tuổi thành thục sinh dục và tuổi thọ

2.8. KẺ THÙ, KÝ SINH TRÙNG, BỆNH TẬT CỦA LƯỠNG CƯ

2.9. THÍCH NGHI BẢO VỆ

CHƯƠNG 3: SINH THÁI HỌC BÒ SÁT

3.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA BÒ SÁT

3.2. SỰ ĐA DẠNG VÀ PHÂN BỐ ĐỊA LÝ CỦA BÒ SÁT

3.2.1. Những biến đổi của bò sát khác biệt với lưỡng cư

3.2.2. Đa dạng của bò sát

3.2.3. Phân bố địa lý

3.3. ĐIỀU KIỆN VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA BÒ SÁT

3.3.1. Điều kiện sống của bò sát

3.3.2. Những nhóm bò sát về mặt sinh thái học

3.3.3. Quan hệ của bò sát với các yếu tố khí hậu

3.4. THỨC ĂN VÀ NHỮNG THÍCH NGHI VỚI CÁC LOẠI THỨC ĂN

3.4.1. Thành phần thức ăn

3.4.2. Sự thay đổi thành phần thức ăn ở bò sát

3.4.3. Tính chuyên hoá thức ăn ở bò sát

3.4.4. Tính phàm ăn của bò sát

3.4.5. Khả năng nhịn đói của bò sát

3.4.6.Thích nghi của bò sát với cách ăn mồi

3.4.7. Khả năng tiêu hoá thức ăn

3.4.8. Nước uống

3.5. SINH SẢN CỦA BÒ SÁT

3.5.1. Sự sai khác sinh dục

3.5.2. Tập tính giao hoan ở bò sát

3.5.3. Kết quả thụ tinh ở bò sát

3.5.4. Mùa sinh sản

3.5.5.Thời gian chửa

3.5.6. Số lứa đẻ

Page 265: Ngành Công nghệ Sinh học

308

3.5.7. Trứng và số lượng trứng

3.5.8. Đẻ con

3.5.9. Nơi đẻ, bảo vệ và chăm sóc trứng

3.5.10. Thời gian ấp trứng

3.5.11. Sự sinh trưởng

3.5.12. Tuổi thành thục sinh dục

3.5.13. Tuổi thọ

3.6. MỐI QUAN HỆ CỦA BÒ SÁT TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT

3.6.1. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài

3.6.2. Vùng sống

3.6.3. Vai trò của bò sát trong quần xã sinh vật

3.7. NHỮNG THÍCH NGHI TỰ VỆ VÀ TẤN CÔNG

CHƯƠNG 4: SINH THÁI HỌC CHIM

4.1. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA CHIM

4.2. SỰ ĐA DẠNG VÀ PHÂN BỐ ĐỊA LÝ CỦA CHIM

4.2.1. Những biến đổi thích nghi của chim với chuyển vận bay

4.2.2. Đa dạng của lớp chim

4.2.3. Phân bố địa lý của chim

4.2.4. Sự phân bố địa lý của chim ở Việt Nam

4.3. NHỮNG THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA CHIM VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG

4.3.1. Thích nghi của chim với đời sống bay trong không khí

4.3.2. Sự tiến hoá của chim thích nghi với môi trường sống

4.4. ĐỜI SỐNG CỦA CHIM PHỤ THUỘC VÀO ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG

4.4.1. Nhiệt độ môi trường và sự trao đổi nhiệt ở chim

4.4.2. Ảnh hưởng của ẩm độ đến đời sống của chim

4.4.3. Ánh sáng và đời sống của chim

4.4.4. Gió là nhân tố ảnh hưởng tới đời sống của các loài chim

4.5. HOẠT ĐỘNG NGÀY ĐÊM VÀ HOẠT ĐỘNG MÙA CỦA CHIM

4.5.1. Nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động ngày, mùa của chim

4.5.2. Hoạt động ngày đêm của chim

4.5.3. Hiện tượng mùa trong đời sống của chim

4.6. THỨC ĂN VÀ SỰ DINH DƯỠNG CỦA CHIM

4.6.1. Nhu cầu và sự tiêu hoá thức ăn ở chim

4.6.2. Thành phần thức ăn

4.6.3. Sự thay đổi chế độ thức ăn

4.6.4 Những thích nghi sinh học của chim đối với những thay đổi điều kiện dinh dưỡng4.6.5.

Sự thích nghi về hình thái của chim đối với thức ăn

4.6.6. Phương thức tìm mồi của chim

Page 266: Ngành Công nghệ Sinh học

309

4.6.7. Quan hệ giữa chim và thực vật

4.7. SINH SẢN CỦA CHIM

4.7.1. Sự sai khác sinh dục

4.7.2. Tỷ lệ giới tính trong quần thể chim

4.7.3. Kết đôi

4.7.4. Khoe mẽ hay hiện tượng “gù”

4.7.5. Tổ chim

4.7.6. Phương thức làm tổ của chim

4.7.7. Hiện tượng ký sinh tổ

4.7.8. Trứng chim

4.7.9. Ấp trứng

4.7.10. Chim non

4.7.11. Chăm sóc con non

4.7.12. Tuổi thành thục sinh dục

4.7.13. Tuổi thọ

4.8. QUẦN THỂ CHIM

4.9. HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO CỦA CHIM

4.9.1. Hoạt động thần kinh cấp cao

4.9.2. Hình thức hoạt động thần kinh

4.9.3. “Trí khôn” của chim

4.9.4. Ngôn ngữ của chim

4.10. NHỮNG THÍCH NGHI BẢO VỆ CỦA CHIM

4.10.1. Những thích nghi tự vệ và tấn công

4.10.2. Những yếu tố quần xã sinh vật

CHƯƠNG 5: SINH THÁI HỌC THÚ

5.1. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA LỚP THÚ

5.2. SỰ ĐA DẠNG VÀ PHÂN BỐ ĐỊA LÝ CỦA THÚ

5.2.1. Đa dạng Thú hiện đang sống

5.2.2. Đa dạng thành phần loài thú Việt Nam

5.2.3. Phân bố địa lý của thú ở Việt Nam

5.2.4. Phân khu địa - động vật học khu hệ Gặm nhấm (Rodentia) ở Việt Nam

5.3. NHỮNG THÍCH NGHI CỦA THÚ VỚI ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG SỐNG

5.3.1. Tiến hoá của thú thích nghi với môi trường sống

5.3.2. Các loài thú sống ở những nơi quang đãng: đồng cỏ, sa mạc, sa van cây bụi

5.3.3. Thích nghi của các dạng thú đào hang và ở dưới đất

5.3.4. Những thích nghi của thú sống ở rừng

5.3.5. Thích nghi của thú với chuyển vận bay

5.3.6. Dạng thú thích nghi với môi trường nước

Page 267: Ngành Công nghệ Sinh học

310

5.3.7. Nơi trú và tổ

5.4. SỰ THÍCH NGHI CỦA THÚ VỚI ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU

5.4.1. Trao đổi nhiệt của cơ thể thú

5.4.2. Ánh sáng

5.4.3. Ẩm độ

5.5. THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG CỦA THÚ

5.5.1. Thành phần thức ăn của thú

5.5.2. Dự trữ thức ăn của thú

5.6. SỰ SINH SẢN

5.6.1. Sự sai khác đực cái

5.6.2. Tuổi thành thục sinh dục

5.6.3. Ghép đôi

5.6.4. Thời gian mang thai

5.6.5. Số lượng con

5.6.6. Con non khỏe, con non yếu

5.6.7. Chăm sóc con

5.6.8. Tuổi thọ

5.7. QUAN HỆ QUẦN XÃ GIỮA THÚ VÀ CÁC LOÀI SINH VẬT KHÁC

5.7.1. Quan hệ giữa thú và thực vật

5.7.2. Quan hệ giữa thú và những động vật khác

5.8. HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO CỦA THÚ

75. CÔN TRÙNG HỌC ĐẠI CƯƠNG

1. Mã môn học: BIO3228

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Hệ thống học động vật không xương sống (BIO3306)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

- PGS.TS. Nguyễn Văn Quảng, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

ĐHQG Hà Nội

- PGS. TS. Nguyễn Văn Vịnh, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

ĐHQG Hà Nội

- TS. Trần Anh Đức, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà

Nội

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Page 268: Ngành Công nghệ Sinh học

311

6.1. Kiến thức

- Nhận biết được các đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẫu cơ thể; cấu tạo và chức

năng của vỏ cơ thể, các hệ cơ quan như: vận động, tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài

tiết, thần kinh, sinh dục, cơ quan cảm giác, tuyến nội tiết và ngoại tiết.

- Nắm được các đặc điểm sinh sản: phương thức sinh sản; quá trình phát triển phôi và

phát triển hậu phôi; hiểu và giải thích được cơ chế điều hòa và phát triển côn trùng,

phân biệt được các kiểu biến thái, các khái niệm vòng đời, thế hệ, pha phát triển, tuổi

thọ, lứa…

- Hiểu và phân biệt đặc điểm và ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái như: yếu tố vô sinh

(khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng, thủy văn), yếu tố sinh học (thức ăn, quan hệ trong loài,

quan hệ khác loài) đến biến động số lượng côn trùng.

- Nhận biết các đặc điểm phân loại và phân loại đến bộ côn trùng.

- Nhận biết được vai trò, ý nghĩa thực tiễn của côn trùng trong tự nhiên và đời sống của

con người.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Rèn luyện kỹ năng thực hành, làm và quan sát tiêu bản, giải phẫu cơ thể côn trùng

trong phòng thí nghiệm; kỹ năng phân tích định loại côn trùng.

- Biết cách thu thập các kết quả thí nghiệm từ việc quan sát mẫu vật hoặc tiêu bản, thể

hiện trên các hình vẽ khoa học.

- Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn thông qua việc tìm kiếm, thu

thập, phân tích, khai thác và xử lý các tài liệu, thông tin, tư liệu liên quan đến côn

trùng; viết và trình bày một vấn đề khoa học.

- Sinh viên được khuyến khích và phát triển các kỹ năng và thái độ cá nhân tổng quát

khác như: quản lý thời gian và các nguồn lực, tự quản lý bản thân, kiên trì, chăm chỉ,

tự tin, say mê và hứng thú với công việc.

- Sinh viên cũng có cơ hội để phát triển các kỹ năng và thái độ nghề nghiệp như: trung

thực, trách nhiệm và đáng tin cậy; tổ chức và sắp xếp công việc; khả năng làm việc

độc lập.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm (hình thành nhóm, vận hành, phát triển nhóm; lãnh

đạo nhóm; làm việc trong các nhóm khác nhau); giao tiếp (kỹ năng giao tiếp bằng văn

bản, qua thư điện tử và phương tiện truyền thông; kỹ năng thuyết trình).

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Thông qua các hình thức như thảo luận tình huống, thực hiện bài tập nhóm, xemina,

thực hành thí nghiệm, sinh viên có cơ hội để áp dụng những kiến thức về côn trùng

vào lĩnh vực y học, nông nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học. Hoạt động này sẽ tạo cho

sinh viên phát triển các kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp tương lai.

Page 269: Ngành Công nghệ Sinh học

312

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Bài tập nhóm, thuyết trình trên lớp: 10%

Thực tập trong phòng thí nghiệm: 10%

Kiểm tra giữa kỳ: 20%

Bài kiểm tra (thi) hết môn học: 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

8.1.Giáo trình bắt buộc:

- Nguyễn Anh Diệp, Trương Quang Học, Phạm Bình Quyền. Côn trùng học. NXB

ĐHQG Hà Nội, 2005.

- Phạm Bình Quyền. Sinh thái học côn trùng. NXB ĐHQG Hà Nội, 2005.

- Cedric G., Entomology, Plenum Pres, New York and London, 2005.

8.2.Tài liệu tham khảo

- Borror J.D. (1989). An Introduction to the Study of Insects. Sixth Edition. Saunder

College Publishing.

- Đặng Ngọc Thanh, Trương Quang Học (Chủ biên). Hướng dẫn thực tập

- Động vật không xương sống. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.

- Mayr, E. (1991). Principles of Systematic Zoology, McGraw-Hill, New York.

- Chapman, R.F. (1982). The Insect Structure and Functions, Hodder and Stoughton,

London Sydney Aukland Toronto.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Nguồn gốc của côn trùng, mối quan hệ giữa côn trùng với các nhóm động vật chân khớp

khác. Đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẫu cơ thể; cấu tạo và chức năng của vỏ cơ thể,

các hệ cơ quan như vận động, tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, thần kinh, sinh dục, cơ

quan cảm giác, tuyến nội tiết và ngoại tiết. Đặc điểm sinh sản và phát triển; phương thức

sinh sản; phát triển hậu phôi và biến thái, chu kỳ phát triển của côn trùng. Những đặc điểm

sinh thái học cơ bản của côn trùng; các yếu tố vô sinh; các yếu tố sinh học, biến động số

lượng côn trùng. Tiến hóa và tính đa dạng của côn trùng; hệ thống phân loại côn trùng. Vai

trò ý nghĩa thực tiễn của lớp côn trùng.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Quan hệ tiến hóa giữa côn trùng và các động vật chân khớp khác

1.1. Đặc điểm của côn trùng

1.2. Tính đa dạng của động vật chân khớp

1.2.1. Có móc (Onychophora)

1.2.2. Trùng ba thuỳ (Trilobita)

1.2.3. Có kìm (Chelicerata)

Page 270: Ngành Công nghệ Sinh học

313

1.2.4. Giáp xác (Crustacea)

1.2.5. Nhiều chân (Myriapoda)

Chương 2. Nguốn gốc của côn trùng

2.1. Một số giả thiết theo quan điểm một nguồn gốc

2.2. Giả thuyết đa nguồn gốc của Tiegs và Manton

Chương 3. Phân đốt và phân chia các phần của cơ thể

3.1. Phân đốt cơ thể

3.2. Phân chia các phần cơ thể

Chương 4. Đầu và phần phụ của đầu

4.1. Quá trình đầu hóa và số đốt của đầu côn trùng

4.2. Cấu tạo của đầu

4.3. Kiểu đầu côn trùng

4.4. Phần phụ của đầu

4.4.1. Anten

4.4.2. Phụ miệng

Chương 5. Cổ và ngực

5.1. Cổ

5.2. Ngực và phần phụ của ngực

5.2.1. Cấu tạo của các đốt ngực

5.2.2. Phần phụ của ngực

Chương 6. Bụng và phần phụ của bụng

6.1. Cấu tạo của bụng

6.2. Phần phụ của bụng

6.2.1. Phần phụ sinh dục

6.2.2. Các phần phụ khác

Chương 7. Vỏ của cơ thể

7.1. Cấu tạo vỏ cơ thể

7.2. Quá trình lột xác và hình thành vỏ mới

7.2.1. Trước lột xác

7.2.2. Lột xác

7.2.3. Sau lột xác

7.3. Mầu sắc vỏ của vỏ cơ thể

7.3.1. Màu vật lý

7.3.2. Màu hoá học

Chương 8. Cơ quan cảm giác

8.1. Cơ quan cảm giác cơ học

8.1.1. Lông xúc giác

8.1.2. Chuông cảm giác

Page 271: Ngành Công nghệ Sinh học

314

8.1.3. Dây cung cảm giác

8.1.4. Cơ quan Jonston

8.1.5. Cơ quan cảm giác dưới khuỷu

8.2. Cơ quan cảm giác hoá học

8.2.1. Vị giác

8.2.2. Khứu giác

8.3. Cảm giác nhiệt

8.4. Cảm giác độ ẩm

8.5. Cơ quan thính giác

8.6. Cơ quan thị giác

8.6.1. Mắt kép

8.6.2. Mắt đỉnh

8.6.3. Mắt đơn bên

Chương 9. Hệ thần kinh

9.1. Cấu tạo của hệ thần kinh

9.2. Thần kinh trung ương

9.2.1. Não

9.2.2. Hạch thần kinh dưới hầu

9.2.3. Chuỗi hạch thần kinh bụng

9.3. Hệ thần kinh giao cảm

9.4. Sinh lý thần kinh

9.4.1. Xung thần kinh và xinap

9.4.2. Thần kinh trung ương điều khiển các phản ứng tức thời

9.4.3. Sinh lý thần kinh liên quan đến tập tính và bản năng của côn trùng

Chương 10. Tuyến ngoại tiết và nội tiết

10.1. Tuyến ngoại tiết

10.1.1. Cấu tạo của tuyến ngoại tiết

10.1.2. Chức năng của tuyến ngoại tiết

10.2. Tuyến nội tiết

10.2.1. Cấu tạo của hệ nội tiết

10.2.2. Chức năng của tuyến nội tiết

Chương 11. Hệ cơ

11.1 Cơ xương

11.1.1. Cấu tạo

11.1.2. Tiếp điểm của cơ xương

12.1.3. Các nhóm cơ xương

11.2. Cơ nội tạng

11.3. Sinh lý vận động của cơ - co cơ

Page 272: Ngành Công nghệ Sinh học

315

11.4. Thần kinh điều khiển hoạt động của cơ

Chương 12. Hệ tiêu hóa

12.1. Cấu tạo

12.1.1. Ống tiêu hoá

12.1.2. Tuyến tiêu hoá

12.2. Hoạt động tiêu hoá

12.2.1. Nhu động của ruột.

12.2.2. Sự dinh dưỡng

Chương 13. Hệ hô hấp

13.1. Cấu tạo

13.1.1. Khí quản và vi khí quản

13.1.2. Túi khí

13.1.3. Lỗ thở

13.2. Hoạt động hô hấp

13.2.1. Hô hấp chủ động

13.2.2. Điều hoà hô hấp

13.2.3. Trao đổi hô hấp cơ sở

13.3. Hô hấp của côn trùng sống ở nước và nội ký sinh.

13.3.1. Hô hấp của côn trùng sống ở nước

13.3.2. Hô hấp của côn trùng nội ký sinh

13.3.3. Haemoglobin

Chương 14. Hệ tuần hoàn và thể mỡ

14.1. Cấu tạo

14.1.1. Ống tim lưng

14.1.2. Màng lưng

14.1.3. Màng bụng

14.1.4. Cơ quan bơm máu phụ hay tim phụ

14.2. Hoạt động tuần hoàn

14.2.1. Tuần hoàn máu trong cơ thể

14.2.2. Hoạt động của tim

14.2.3. Thành phần và chức năng của máu

14.3. Thể mỡ

14.3.1. Cấu tạo

14.3.2. Phân loại và chức năng

Chương 15. Hệ bài tiết

15.1. Cấu tạo

15.1.1. Ống Malpighi

15.1.2. Các dạng ống Malpighi

Page 273: Ngành Công nghệ Sinh học

316

15.1.3. Chức năng của ống Malpighi

15.2. Tuyến môi

15.3. Tế bào thận

15.4. Tế bào urat của thể mỡ

Chương 16. Hệ sinh dục

16.1. Cơ quan sinh dục cái.

16.1.1. Cấu tạo

16.1.2. Sự hình thành trứng

16.2. Cơ quan sinh dục đực

Chương 17. Sinh học sinh sản

17.1. Phương thức sinh sản của côn trùng

17.1.1. Đẻ con

17.1.2. Sinh sản đơn tính.

17.1.3. Ấu trùng đẻ

17.1.4. Đẻ nhiều phôi hay trứng sinh

17.2. Trứng và phát triển phôi

17.2.1.Hình thái cấu tạo và sự đẻ trứng

17.2.2. Phát triển phôi

Chương 18. Phát triển hậu phôi và biến thái

18.1. Các kiểu biến thái

18.1.1. Biến thái không hoàn toàn

18.1.2. Biến thái hoàn toàn

18.2. Pha ấu trùng: pha thứ hai của phát triển cá thể ở côn trùng

18.2.1. Tăng trưởng và tuổi của ấu trùng

18.2.2. Các dạng ấu trùng

18.3. Pha nhộng:

18.3.1. Các kiểu nhộng

18.3.2. Phát triển của nhộng

18.4. Điều khiển sự phát triển

18.4.1. Điều hoà nội tiết trong sự phát triển

18.4.2. Các nhân tố khởi động và kết thúc chu kỳ lột xác

18.4.3. Sinh lý của sự biến thái

18.4.4. Nguồn gốc của biến thái

18.5. Pha trưởng thành

18.5.1. Chín sinh dục

18.5.2. Hiện tượng dị hình giới tính, giao phối và thụ tinh

Page 274: Ngành Công nghệ Sinh học

317

18.5.3. Hiện tượng đa hình

18.6. Khả năng tự vệ của côn trùng

18.6.1. Tự vệ chủ động

18.6.2. Tự vệ bị động

Chương 19. Chu kỳ phát triển của côn trùng

19.1. Chu kỳ sống (vòng đời)

19.2.Thế hệ

19.3. Tuổi thọ

19.4. Lứa

19.5. Chu kỳ mùa và chu kỳ năm

19.6. Diapau

19.6.1. Khái niệm cơ bản

19.6. Các kiểu diapau

Chương 20. Sinh thái côn trùng

20.1. Các yếu tố vô sinh

20.1.1. Khí hậu

20.1.2. Thời tiết

20.1.3. Các yếu tố thổ nhưỡng, thủy văn

20.2. Các yếu tố sinh học

20.2.1. Sự chuyên hóa thức ăn

20.2.2. Vật ký sinh và vật chủ

20.2.3. Cạnh tranh trong loài

20.2.4. Cạnh tranh khác loài

20.3. Biến động số lượng côn trùng

20.3.1. Khái niệm cơ bản

20.3.2. Mô tả biến động số lượng quần thể côn trùng

Chương 21. Phân loại côn trùng

21.1. Hệ thống phân loại côn trùng

21.2. Các bộ côn trùng thường gặp

76. NIÊN LUẬN

1. Mã môn học: BIO4072

2. Số tín chỉ: 02

3. Môn học tiên quyết: các môn học cơ sở của ngành

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

Page 275: Ngành Công nghệ Sinh học

318

5. Giảng viên: do các bộ môn phân công

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Kiến thức

- Vận dụng sáng tạo những khái niệm và những nguyên lý cơ bản trong sinh học và

công nghệ sinh học để giải quyết các bài toán cụ thể trong thực tiễn

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi;

- Phát triển kỹ năng lập luận, tư duy logic, tính hệ thống giải quyết vấn đề;

- Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;

- Rèn kỹ năng biện luận, thuyết trình trước công chúng;

- Rèn luyện tính kiên trì và kỹ năng quản lý thời gian trong công việc;

- Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động,

làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình.

- Rèn luyện kỹ năng thao tác trong phòng thí nghiệm; nắm chắc cách thu thập và sử lý

số liệu.

- Thiết kế được các mô hình thực nghiệm phục vụ nghiên cứu sinh học.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Trên cơ sở những kiến thức của môn học, sinh viên có thể có những hướng nghiên

cứu mới giải quyết các vấn đề mới trong xã hội liên quan đến lĩnh vực chuyên môn

của bản thân

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Vận dụng được các kiến thức đã học và số liệu thực tế để đề xuất được hướng nghiên

cứu giải quyết tình hình thực tiễn đặt ra.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 9

+ Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm, tự luận hoặc thuyết trình

+ Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 15

+ Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm, tự luận hoặc thiết kế thí nghiệm

+ Hệ số điểm: 60%

- Điểm thường xuyên:

Page 276: Ngành Công nghệ Sinh học

319

+ Điểm trung bình chung của các bài thảo luận, làm việc nhóm, thuyết trình, bài

tập, tiểu luận

+ Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình bắt buộc: do các bộ môn yêu cầu

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học này nhằm cung cấp cơ sở thực tế củng cố lý tuyết đã học, đồng thời cũng để rèn

luyện kỹ năng thao tác trong phòng thí nghiệm, cách thu thập và sử lý số liệu cho sinh

viên. Ngoài ra một số bài thực tập thiên nhiên còn giúp cho sinh viên tập quan sát, nhận

xét, thu mẫu và biết cách phân tích các dữ liệu thu được.

This course is designed to support students to pratice skills in the laboratory, method

collect and analyse data in biological research. Field studies also help students to practice

skills: observe, comment, collect sample and analyse biological data....

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Giới thiệu các phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành

1.1. Các phương pháp

1.2. Vấn đề đạo đức và an toàn trong nghiên cứu

Chương 2. Thực nghiệm

2.1. Thiết kế thí nghiệm

2.2. Phân tích, xử lý số liệu

2.3. Đánh giá kết quả

77. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO4073

2. Số tín chỉ: 07

3. Môn học tiên quyết:

Sinh viên phải hoàn thành các môn học cơ sở, môn học chuyên ngành

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên: các giảng viên của Khoa Sinh học

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề :

6.1. Kiến thức:

Thực hiện và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức và kỹ

năng nhằm phát triển năng lực nghiên cứu khoa học, gồm các nội dung sau:

Có khả năng nhận ra vấn đề cần nghiên cứu và hình thành giả thuyết khoa học thuộc

lĩnh vực di truyền học và các ngành khoa học có liên quan..

Page 277: Ngành Công nghệ Sinh học

320

Có kỹ năng thiết kế thí nghiệm nhằm kiểm định giả thiết.

Có kỹ năng áp dụng các nguyên lý của di truyền học nói riêng, của sinh học hiện đại

nói chung và sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ nghiên cứu để triển khai thí nghiệm

khoa học đã được thiết kế.

Có kỹ năng thu thập và xử lý số liệu tuân thủ các nguyên tắc thống kê.

Có kỹ năng trình bày, thảo luận các kết quả (số liệu) nghiên cứu bằng cách thức phù

hợp, ví dụ: bằng lời (nói), bằng văn bản (viết), bằng sử dụng bảng, biều, hình ảnh, đồ

thị, hình vẽ, v.v....

Có kỹ năng diễn giải kết quả nghiên cứu (thí nghiệm), đưa ra kết luận hoặc hình thành

giả thiết mới.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

Có niềm đam mê khoa học sinh học; rèn luyện tính sáng tạo, bền bỉ, tỉ mỉ, chính xác,

trung thực, khách quan, làm việc theo kế hoạch trong công tác nghiên cứu khoa học.

Hình thành năng lực thuyết trình trước đám đông về các dự án khoa học, có khả năng

làm việc độc lập và theo nhóm.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

Hiểu rõ cách thức vận dụng các khái niệm, nguyên lý lý thuyết vào thực tiễn, từ đó

nhận thức và biết đánh giá, trân trọng các giá trị của các công trình nghiên cứu khoa

học.

Có tư duy logic, khoa học gắn liền lý thuyết với thực tiễn trong công tác phản biện

nhằm góp phần xây dựng xã hội theo hướng ngày càng hiện đại, văn minh.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

Vận dụng các kiến thức và kỹ năng nghiên cứu được đào tạo trong giải quyết các vấn

đề thực tiễn thuộc lĩnh vực di truyền học hoặc các lĩnh vực khác có liên quan.

Vận dụng tư duy, cung cách làm việc của cán bộ khoa học vào các hoạt động khác nhau

của đời sống thực tiễn (kể cả trong quản lý, sản xuất, kinh doanh, v.v...).

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Đánh giá bằng việc bảo vệ khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trước Hội đồng chấm Khóa

luận tốt nghiệp.

8. Giáo trình bắt buộc: không có

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Khóa luận tốt nghiệp là môn học được thực hiện bởi chính sinh viên hoặc nhóm sinh viên

dưới sự hướng dẫn khoa học của giảng viên trong một đề tài nghiên cứu nhất định. Sinh

viên có thể là người đưa ra và thực hiện ý tưởng hoặc thực hiện việc nghiên cứu triển khai

ý tưởng khoa học của người hướng dẫn. Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện trong năm

cuối hoặc có thể bắt đầu sớm hơn. Khóa luận tốt nghiệp được viết theo mẫu quy định

Page 278: Ngành Công nghệ Sinh học

321

chung và sinh viên phải bảo vệ khóa luận tốt nghiệp trước Hội đồng chấm Khóa luận tốt

nghiệp cấp Khoa.

Graduation thesis is conducted by students as a small research project in the fields of

genetics or related ones under the supervision of lecturer(s) with a defined scientific topic.

The student could rise up the research idea by themselves or/and by the advice of their

supervisor(s). The research project for the thesis should be performed in at least 6 months.

The thesis must be presented in both forms of writing and oral presentaton those will be

evaluated by a Faculty‘s examiner committee according to (but not limited to) the

following criteria: i) experimental design skills, ii) practical skills, iii) data presentation

skills and iv) validation and interpretation of research data.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện giữa cán bộ hướng dẫn khoa học và sinh viên, với nội

dung chi t

78. NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

1. Mã môn học/chuyên đề: BIO3321

2. Số tín chỉ: 4

3. Môn học tiên quyết:

Vi sinh vật học (BIO2204)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác)

- TS. Nguyễn Quang Huy, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- PGS.TS. Bùi Phương Thuận, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

- TS. Nguyễn Thị Hồng Loan, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ)

6.1. Kiến thức

- Hiểu được các khái niệm, nguyên lý cơ bản của trao đổi chất và trao đổi năng lượng

của cơ thể sinh vật.

- Nắm vững kiến thức về bản chất của oxy hóa sinh học và chuỗi hô hấp tế bào. Nguồn

gốc của năng lượng sinh học, chuyển hóa năng lượng và chu trình ATP. Năng lượng

là động lực trao đổi chất tế bào. Năng lượng có chức năng chủ đạo trong điều hòa trao

đổi chất. Qua đó hiểu được sinh vật là hệ thống hở - thường xuyên phải trao đổi chất

với môi trường xung quanh là điều tất yếu

- Nắm vững và phân tích nghiên cứu sản xuất năng lượng bằng con đường sinh học.

Những khái niệm sinh mới về khối và năng lượng. Những hình thức và điều kiện sản

Page 279: Ngành Công nghệ Sinh học

322

xuất sinh khối và năng lượng. Mô hình sản xuất khí sinh học. Sản xuất các chất sơ cấp

và thứ cấp bằng con đường sinh học và điều hòa tổng hợp chúng.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Phát triển thái độ làm việc tích cực, kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm thông qua các

bài tập về nhà được giao trên lớp theo nhóm .

- Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động,

làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích kết quả thực hiện .

- Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi cũng như khả năng làm việc độc

lập để tiếp cận và nắm vững kiến thức môn học.

- Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá.

- Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng.

- Rèn luyện tính kiên trì trong công việc.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Thông qua các hoạt động như nghe giảng, thảo luận trên lớp, làm bài tập cá nhân, bài

tập nhóm, thuyết trình, từ các kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp, sinh viên được

khuyến khích và yêu cầu phát triển các kỹ năng và thái độ xã hội như: Khả năng làm

việc nhóm (hình thành nhóm, vận hành, phát triển nhóm; lãnh đạo nhóm; làm việc

trong các nhóm khác nhau); giao tiếp (chiến lược và cấu trúc giao tiếp; kỹ năng giao

tiếp bằng văn bản, qua thư điện tử và phương tiện truyền thông; kỹ năng thuyết trình);

- Nhận thức rõ tầm quan trọng của các kiến thức môn học Sinh học biển, đặc biệt là

những kiến thức và phân tích về vài trò và mối quan hệ giữa con người với biển và đại

dương đối với quốc gia ven biển như Việt Nam để có những hành động thích hợp

trong thực tế.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 7

+ Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc kết hợp tự luận và trắc nghiệm.

+ Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ:

+ Thời gian: sau tuần thứ 14

+ Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm, kết hợp hoặc vấn đáp.

+ Hệ số điểm: 60%

- Điểm thường xuyên:

+ Điểm trung bình chung của các bài tập về nhà, bài tập trên lớp, thảo luận, seminar

trên lớp.

Page 280: Ngành Công nghệ Sinh học

323

+ Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

- Nguyễn Quốc Khang (2002). Năng lượng Sinh học, NXB Khoa học & Kỹ thuật Hà

Nội.

- John Crocker and Paul G. Murray (2003). Molecular Biology in Cellular Pathology.

John Wiley & Sons

- Lehninger, A. L. (2008). Principles of Biochemistry, W.H.Freeman and Company

9. Tóm tắt nội dung môn học (tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học giới thiệu các nguyên lý cơ bản của trao đổi chất và trao đổi năng lượng ở cơ thể

sinh vật. Đặc trưng của sự sống. Tính chất lý hóa học của các phản ứng trong cơ thể sinh

vật. Các dạng năng lượng trong cơ thể sinh vật. Sinh vật là hệ thống hở. Oxy hóa sinh học,

thế oxy hóa khử và ứng dụng của chúng. Chuỗi hô hấp và đặc trưng của chuỗi hô hấp. Các

enzyme khác của oxy hóa sinh học. Bản chất của phát quang sinh học. Môn học cũng giới

thiệu về chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật. Đặc trưng phosphoryl hóa cơ chất

và phosphoryl hóa chuỗi hô hấp. Cơ chế phosphoryl hóa chuỗi hô hấp. Kiểm tra

phosphoryl hóa chuỗi hô hấp.Năng lượng sinh học - động lực trao đổi chất tế bào. Nhóm

vận chuyển – trung tâm của trao đổi chất tế bào. Các liên kết giầu năng lượng trong cơ thể

sinh vật. Vai trò của hệ thống adenylic trong điều hòa trao đổi chất và các nhóm vận

chuyển khác. Vai trò năng lượng của chất dinh dưỡng.Các quá trình cung cấp và tiêu hao

năng lượng trong cơ thể sinh vật. Các quá trình giải phóng và biến đổi năng lượng trong cơ

thể sinh vật. Năng lượng của quá trình quang hợp và các quá trình phân giải hợp chất hữu

cơ. Các quá trình tiêu hao năng lượng trong cơ thể sinh vật.

This course introduces the basic principles of metabolism and energy metabolism in the

organism. Characteristic of life. Physical properties of chemical reactions in the organism.

The energy in the organism. Organisms are open systems. Biological oxidation, reduction

and oxidation of their application. Respiratory chain and characteristics of the respiratory

chain. The enzymes of biological oxidation. The nature of bioluminescence.The course

also introduces the energy metabolism in the organism. Typical substrate phosphorylation

and respiratory chain phosphorylation. Mechanism of respiratory chain phosphorylation.

Check respiratory chain phosphorylation. Bioenergy - dynamic metabolism of cells. Group

transportation - the center of the cell metabolism. The energy associated rich in biological

organisms. The role of adenylic system in the regulation of metabolism and transport of

other groups. The role of energy nutrients.The process of supply and energy consumption

in the organism. The process of liberation and transformation of energy in an organism.

The energy of the photosynthetic process and the process of resolution of organic

compounds. The process energy consumption in the organism.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Cơ sở trao đổi chất và năng lượng ở cơ thể sinh vật

Page 281: Ngành Công nghệ Sinh học

324

1.1. Những khái niện về năng lượng sinh học

1.2. Những khái niệm hóa lý cơ bản của nhiệt động học.

1.3. Năng lượng tự do và hiệu ứng năng lượng tự do.

1.4. Năng lượng tự do phụ thuộc vào kiểu và chuỗi phản ứng.

1.5. Nhiệt động học của hệ thống học

Chương 2. Oxy hóa sinh học

2.1. Khái niệm chung

2.2. Chuỗi hô hấp.

2.3. Tạo thành và phân giải hydroxyperoxid (H2O2)

2.4. Các oxygenase và hydroxylase

2.5. Phát quang sinh học

Chương 3. Năng lượng sinh học và chu trình ATP

3.1. Chuyển hóa năng lượng của oxy hóa sinh học

3.2. Mối quan hệ giữa ty thể và chuỗi hô hấp.

3.3. Cơ chế phosphoryl hóa chuỗi hô hấp.

3.4. Kiểm tra các bước phosphoryl hóa

Chương 4. Nhóm vận chuyển – trung tâm của trao đổi chất

4.1. ATP- trung tâm trao đổi chất tế bào.

4.2. Nhóm vận chuyển và liên kết giầu năng lượng.

4.3. Vai trò của ATP đối với các nucleoside-phosphate khác.

4.4. Vai trò của ATP đối với các nhóm vận chuyển khác.

4.5. Đặc trưng cấu trúc và chức năng của nhóm vận chuyển.

Chương 5. Năng lượng - động lực trao đổi chất tế bào

5.1. Cấu trúc và cơ chế tác dụng của các bơm ion

5.2. Phản ứng phân ly và kết hợp.

5.3. Điều hòa hoạt động các bơm ion.

5.4. Trao đổi giữa bên trong và bên ngoài ty thể.

Chương 6. Vai trò năng lượng sinh học trong điều hòa trao đổi chất

6.1. Vài nét sơ lược về điều khiển học.

6.2. Nguyên tắc điều hòa trao đổi chất.

6.3. Ý nghĩa của hệ thống adenylic trong điều hòa trao đổi chất.

6.4. Điều hòa hoạt động enzyme.

6.5. Điều hòa hoạt động enzyme trong các chuỗi trao đổi chất.

6.6. Điều hòa hoạt động gen và tiến hóa.

Chương 7. Nhu cầu năng lượng chức năng

7.1. Ba dạng tích lũy năng lượng chính

Page 282: Ngành Công nghệ Sinh học

325

7.2. Nhu cầu tiêu thụ và sản xuất năng lượng

7.3. Hormon phương tiện chính cho quá trình giao tiếp nội bào

7.4. Hoạt động của hormone – chất truyền tin thứ nhất

7.5. AMP-vòng – chất truyền tin thứ hai

Chương 8. Các quá trinhg giải phóng và biến đổi năng lượng trong cơ thể sinh vật

8. 1. Các phản ứng cung cấp năng lượng

8.2. Năng lượng của quá trình quang hợp ở thực vật và vi sinh vật tía

8.3. Năng lượng của các quá trình phân giải các chất

8.4. Các quá trình lên men vi sinh vật (Biogas)

8.5. Hiệu số năng lượng và hiệu quả sử dụng phosphoryl hóa.

Chương 9. Các quá trình tiêu hao năng lượng trong cơ thể sinh vật

9.1. Lực khởi động và năng lượng hoạt động hóa.

9.2. Các liên kết năng lượng trung gian là lực khử

9.3. Năng lượng vận chuyển qua màng

9.4. Năng lượng với các chức năng sinh học khác.

9.5. Nhu cầu năng lượng tổng hợp các chất khác

79. DI TRUYỀN HỌC TẾ BÀO SOMA

1. Mã môn học: BIO3324

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

Tế bào học (BIO2200), Di truyền học (BIO2203)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên:

- TS.GV. Nguyễn Lai Thành, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Điện thoại:

0983010703, Email: [email protected]

- TS.GV: Hoàng Thị Mỹ Nhung, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Điện

thoại:0947440249, Email: [email protected]

- PGS.TS. GVCC. Ngô Giang Liên, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Điện

thoại:0984101702, Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học (chuẩn đầu ra)

6.1. Về kiến thức

- Mô tả lại được quá trình phát triển phôi, biệt hóa hình thành tế bào soma, phân biệt

được sự khác nhau về nguồn gốc của hai loại tế bào soma và tế bào sinh dục.

Page 283: Ngành Công nghệ Sinh học

326

- Chỉ ra các con đường biệt hóa của tế bào soma như biệt hóa theo hình thái chức năng,

biệt hóa về sinh hóa, biệt hóa thể hiện trong hoạt động của gen và điều hòa hoạt động

của gen ở tế bào soma

- Hiểu được cơ chế mối liên quan giữa tế bào soma và di truyền, các hoạt động dịch mã

, phiên mã, nhân đôi nhiễm sắc thể trong chu trình tế bào, các phương thức sinh sản ở

tế bào soma.

- Hiểu được hiện tượng đột biến soma, đột biến nhiễm sắc thể về số lượng và cấu trúc,

tái tổ hợp soma ở các đối tượng như nấm, ở ruồi quả Drosophila , ở động vật có vú và

người

- Chỉ ra được những đặc tính của việc lai nghép ở thực vật và cấy ghép mô ở động vật.

- Hiểu được cơ sở lai tế bào soma thực vật, động vật , những biến đổi xảy ra trong tế

bào lai, sự chuyển hóa ung thư trong tế bào lai.

- Chỉ ra các ứng dụng công nghệ tế bào lai vào thực tiễn.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Mô tả được quá trình phát triển phôi, biệt hóa tế bào ở động vật có vú và người.

- Thực hành được các bước làm tiêu bản nhiễm sắc thể nguyên phân ở thực vật và động

vật.

- Phân tích hình ảnh hiển vi nhiễm sắc thể, xác định các loại đột biến số lượng , cấu

trúc.

- Giải thích được tại sao in vitro các tế bào soma lai được với nhau, ưu thế và đặc tính

của sự lai này giúp việc định hướng nghiên cứu .

- Hiểu được bản chất của tái tổ hợp soma, cơ chế và ý nghĩa của chúng.`

- Nắm được nguyên lý của phương pháp tạo tế bào trần định hướng được cho ứng dụng

thực tiễn

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

- Phát huy được khả năng cập nhật thông tin khoa học.

- Hình thành và phát triển năng lực tư duy, định hướng cho những úng dụng thực tiễn

- Xây dựng và rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, nhận xét, bình luận.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Có khả năng nghiên cứu trong chẩn đoán bệnh nhiễm sắc thể, trong lĩnh vực công

nghệ sinh học, ứng dụng CN lai TB để sản xuất kháng thể đơn dòng, trong chọn giống

qua phương pháp lai tế bào.

Page 284: Ngành Công nghệ Sinh học

327

- Vận dụng kiến thức để giải thích trong cộng đồng những ưu thế của lai ghép, lai soma,

đồng thời cũng giải thích cho cộng đồng về hiện tượng đa bội trong giới thực vật chủ

yếu là do lai hữu tính tạo thành rất hiếm trong trường hợp lai soma

6. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Qua kiến thức và khă năng thuyết trình, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra kết thúc môn học.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

8.1. Giáo trình bắt buộc:

- William M.Gelbart (2000). Genetic analysis. V.H.Freeman and company

- Nguyễn Như Hiền (2002). Di truyền công nghệ tế bào soma. NXB Khoa học và Kỹ

thuật Hà Nội

- Nguyễn Như Hiền, Ngô Giang Liên (2007). Di truyền tế bào . NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội .

8.2. Giáo trình tham khảo:

- Phạm Thành Hổ (2002). Di truyền học . NXB Giáo dục

- Elizabeth W. Jones (2000). Genetics analysis of genes and genomes. Jones and

Bartlertt publisher

- Ephrussi (1972). Hybridization of somatic cell. Princeton Univ.Press. New Yersey

- Lê Đức Trình (2001). Sinh học phân tử của tế bào. NXB Khoa học và Kỹ thuật

- Phạm Thành Hổ, Ngô giang Liên (2011). Sinh học tế bào. NXB Giáo dục.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ bằng tiếng Việt và Anh):

Môn học nhằm mục đích giới thiệu những kiến thức lý thuyết và thực nghiệm về một lĩnh

vực chuyên môn sâu có liên quan đến di truyền học và tế bào học của dạng tế bào

eucaryota cấu tạo nên các mô, các cơ quan của cơ thể đa bào - tế bào soma. Quá trình biến

đổi phức tạp từ tế bào khởi nguồn qua các con đường biệt hóa để tạo ra các tế bào khác

nhau. Đề cập đến những đặc tính di truyền và biến dị di truyền của tế bào soma & lai

soma. Môn học đã đem đến cho người đọc nhiều vấn đề của di truyền tế bào, di truyền

phân tử như tập tính của nhiễm sắc thể trong chu trình tế bào, sự tái tổ hợp soma, sự điều

hòa hoạt động của gen của phôi sinh học như vấn đề lai các loài rất xa nhau. Phương pháp

lai tế bào soma được áp dụng để giải quyết những vấn đề thực tiễn như lập bản đồ gen,

nghiên cứu ung thư, nghiên cứu các tác nhân độc hại của môi trường cũng như trong công

nghệ nuôi cấy tế bào mô và công nghệ gen.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

A. Phần lý thuyết

Chương 1. Sự biệt hóa của tế bào soma

1.1. Sự biệt hóa về hình thái và chức năng

1.2. Sự biệt hóa về sinh hóa

Page 285: Ngành Công nghệ Sinh học

328

1.3. Sự biệt hóa thể hiện trong hoạt động của bộ gen

Chương 2. Chu trình tế bào

2.1. Các giai đoạn của chu trình sống tế bào

2.2. Các trạm kiểm soát chu trình sống tế bào

2.3. Điều hòa chu trình sống tế bào

Chương 3. Sự sinh sản của tế bào

3.1. Các phương thức sinh sản

3.1.1. Phân bào nguyên nhiễm

3.1.2. Phân bào giảm nhiễm

3.2. Cơ chế hình thành sự đa dạng các giao tử & hợp tử mới

Chương 4. Lai tế bào soma động vật in vitro

4.1. Các heterocaryon và syncaryon

4.2. Đặc tính tế bào lai

4.2.1. Sự hoạt hóa của nhân

4.2.2. Các bào quan trong tế bào lai

4.2.3. Sự hoạt hóa của gen và sự điều hòa tổng hợp ADN, ARN trong

4.3. Sử dụng vỉrut kích thích

Chương 5. Protoplast và kỹ thuật dung hợp tế bào

5.1 Các phương pháp thu nhận tế bào trần

5.1.1. Thu nhận tế bào trần từ vi khuẩn

5.1.2. Thu nhận tế bào trần từ nấm

5.1.3. Thu nhận tế bào trần từ xạ khuẩn

5.1.4. Thu nhận tế bào trần ở thực vật

5.2. Kết quả ứng dụng

Chương 6. Lai soma và ứng dụng

6.1. Công nghệ sản xuất kháng thể đơn dòng

6.2. Mô hình sản xuất kháng thể đơn dòng sử dụng tế bào lai

6.3. Ứng dụng kháng thể đơn dòng

6.4. Mô hình chuyển gen, chuyển bào quan

6.5. Lập bản đồ gen

6.6. Tạo và chọn lọc giống cây trồng

Chương 7. Tái tổ hợp soma

7.1. Trao đổi chéo mitos

7.2. Tái tổ hợp soma ở Aspergillus

7.3. Tái tổ hợp soma ở Drosophila

7.4. Tái tổ hợp soma ở động vật có vú và người

Page 286: Ngành Công nghệ Sinh học

329

7.5. Tái tổ hợp soma giữa các gen thuộc cùng họ gen của tế bào soma

Chương 8. Tổ chức của gen và hoạt động của gen ở tế bào soma

8.1. Tổ chức bộ gen ở eucaryota

8.2. Độ lớn của bộ gen

8.3. Sự đa dạng của bộ gen

8.4. Đột biến gen

8.5. Cơ sở phân tử của đột biến gen

8.6. Sự điều hòa của gen trong tế bào soma

Chương 9. Đột biến soma

9.1. Kiểu nhân và tiến hóa kiểu nhân

9.2. Sai lệch nhiễm sắc thể và các bệnh liên quan

9.4. Di truyền và biến dị ở tế bào soma

9.5. Cơ sở tế bào của biến dị di truyền

9.6. Đột biến soma trong quá trình phát triển cá thể

B. Phần thực hành, tự nghiên cứu.

Gồm 2 chủ đề được thực hiện trong 6 tiết

Chủ đề 1. Tìm hiểu ứng dụng ADN (ty thể) tế bào chất trong thực tiễn

Chủ đề 2. Tìm hiểu ứng dụng lai tế bào soma trong thực tiễn sản xuất trồng trọt