58
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƢỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN --------------------- Phm ThDip NGHIÊN CU THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG NƢỚC BHEMIPTERA CÔN ĐẢO (TNH BÀ RA VŨNG TÀU) VÀ PHÚ QUC (TNH KIÊN GIANG) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Ni Năm 2012

nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

  • Upload
    hacong

  • View
    219

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Phạm Thị Diệp

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG NƢỚC

BỘ HEMIPTERA Ở CÔN ĐẢO (TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU)

VÀ PHÚ QUỐC (TỈNH KIÊN GIANG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2012

Page 2: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Phạm Thị Diệp

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG NƢỚC

BỘ HEMIPTERA Ở CÔN ĐẢO (TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU)

VÀ PHÚ QUỐC (TỈNH KIÊN GIANG)

Chuyên ngành: Động vật học

Mã số : 60 42 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Trần Anh Đức

Hà Nội – Năm 2012

Page 3: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Trần Anh Đức,

người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và dìu dắt tôi trên con đường khoa học từ

khi tôi còn là một sinh viên.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo đang công

tác tại Bộ môn Động vật không xương sống, trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

ĐHQGHN đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu khoa

học và làm thực nghiệm tại Bộ môn.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô, cán bộ trong Khoa

Sinh học đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm việc tại đây.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè, những

người luôn sát cánh, động viên và có nhiều giúp đỡ đối với tôi trong quá trình học

tập và nghiên cứu khoa học.

Hà Nội, Ngày tháng năm 2012

Học viên

Phạm Thị Diệp

Page 4: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

Chƣơng 1 – TỔNG QUAN ....................................................................................... 3

1.1. Tình hình nghiên cứu Côn trùng nước bộ Hemiptera trên thế giới ..................... 3

1.2. Tình hình nghiên cứu Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Việt Nam ...................... 7

1.3. Tổng quan điều kiện tự nhiên Côn Đảo và Phú Quốc ....................................... 11

Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 13

2.1. Đối tượng, thời gian nghiên cứu ........................................................................ 13

2.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................... 13

2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 18

Chƣơng 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 20

3.1. Thành phần loài Côn trùng nước Hemiptera ở Côn Đảo ................................... 20

3.2. Thành phần loài Côn trùng nước Hemiptera ở Phú Quốc ................................. 23

3.3. Đánh giá mức độ tương đồng về thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera

ở Côn Đảo, Phú Quốc với Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh

Cửu, và Vườn Quốc gia Ba Vì. ................................................................................. 26

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 31

PHỤ LỤC

Page 5: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

DANH LỤC BẢNG

Bảng 1. Các địa điểm thu mẫu tại Côn Đảo .............................................................. 15

Bảng 2. Các địa điểm thu mẫu tại Phú Quốc ............................................................ 17

Bảng 3. Thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera tại Côn Đảo ...................... 20

Bảng 4. Thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera tại Phú Quốc .................... 23

Bảng 5. Chỉ số tương đồng Bray – Curtis giữa các khu vực (%).............................. 27

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Vị trí địa lý, sơ đồ các địa điểm thu mẫu tại Côn Đảo và Phú Quốc ........... 14

Hình 2. Số lượng loài, giống ở từng họ thu được tại Côn Đảo ................................. 21

Hình 3. Số lượng loài, giống ở từng họ thu được tại Phú Quốc ............................... 25

Hình 4. Số lượng loài, giống, họ giữa các khu vực................................................... 26

Hình 5. Sơ đồ cây thể hiện mối quan hệ giữa các khu vực ....................................... 28

Page 6: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

1

MỞ ĐẦU

Côn trùng nước bộ Hemiptera (bộ Cánh nửa ở nước) có độ đa dạng cao, phân

bố rộng trên toàn thế giới, gồm 2 phân bộ: Gerromorpha (gồm những loài sống trên

màng nước), Nepomorpha (gồm những loài sống hoàn toàn dưới nước). Có thể bắt

gặp chúng ở hầu hết các thủy vực nước ngọt (như ao, hồ, sông, suối, thác nước) và

cả ở môi trường biển. Hiện nay trên thế giới, các nhà khoa học đã xác định được

trên 4.400 loài thuộc 266 giống, 19 họ. Trong đó, phân bộ Gerromopha có khoảng

2.100 loài thuộc 152 giống, 8 họ; phân bộ Nepomorpha có khoảng 2.300 loài thuộc

114 giống, 11 họ [14, 20, 45, 46].

Côn trùng nước bộ Hemiptera có một số vai trò quan trọng trong các hệ sinh

thái ở nước cũng như vai trò ứng dụng [14, 20, 30, 50, 64]. Các họ Hemiptera ở

nước được cho là có những mức độ nhạy cảm khác nhau đối với điều kiện môi

trường, do đó được sử dụng làm sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng nước [14,

20, 50]. Một số loài được sử dụng làm tác nhân kiểm soát sinh học các vector truyền

bệnh do thức ăn của chúng chủ yếu là ấu trùng của các loài muỗi hoặc ấu trùng của

một số loài khác thuộc bộ Hai cánh (Diptera) [14, 20, 50, 64]. Các loài Hemiptera ở

nước chủ yếu ăn động vật, chỉ ít loài ăn thực vật, đồng thời chúng cũng là nguồn

thức ăn của cá và nhiều nhóm động vật khác, do đó đóng góp vào các mắt xích của

lưới thức ăn trong các hệ sinh thái ở nước [50]. Ở một số nước như Thái Lan,

Campuchia, Trung Quốc, Việt Nam, một số loài còn được sử dụng làm thức ăn cho

con người, ví dụ như loài Cà cuống (Lethocerus indicus) [50, 64].

Với tính đa dạng cao và những vai trò quan trọng như vậy, việc nghiên cứu

đa dạng loài Hemiptera ở nước nhìn chung luôn là công việc cần thiết, góp phần xây

dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, tạo cơ sở khoa học cho các nghiên cứu về bảo

tồn và quản lý tài nguyên sinh vật và về kiểm soát sinh học hay sinh vật chỉ thị.

Riêng ở Việt Nam, việc điều tra, nghiên cứu về thành phần loài Côn trùng nước bộ

Hemiptera mới chỉ được tiến hành chủ yếu ở khu vực đất liền [1, 2, 25, 48, 52, 53,

56], trong khi đó các khu vực biển-đảo vẫn chưa được quan tâm thực hiện. Vì môi

Page 7: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

2

trường sống của Hemiptera ở nước là rất đa dạng nên để có được dữ liệu đầy đủ về

thành phần loài của nhóm Côn trùng nước này ở nước ta cần có những điều tra trên

các môi trường sống khác nhau, gồm cả môi trường nước ngọt và môi trường biển,

cả khu vực đất liền và khu vực hải đảo.

Côn Đảo và Phú Quốc là những đảo lớn ở khu vực vùng biển phía nam của

nước ta, có độ đa dạng sinh học cao và được khoanh vùng một phần cho Vườn

Quốc gia Côn Đảo và Vườn Quốc gia Phú Quốc. Đã có nhiều đề tài, dự án nghiên

cứu đa dạng sinh học của khu vực Côn Đảo và Phú Quốc, được thực hiện bởi các

nhà khoa học trong và ngoài nước [3, 4]. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu mới chỉ

tập trung vào nhóm động thực vật trên cạn, hay nhóm động vật có xương sống ở

nước, gần như chưa có dẫn liệu về động vật không xương sống ở nước [3, 4]. Cho

đến nay, chưa có dẫn liệu nào về Côn trùng nước bộ Hemiptera tại các khu vực này.

Vì vậy, để góp phần tìm hiểu về thành phần loài và đa dạng sinh học của Côn Đảo

và Phú Quốc, cũng như góp phần xây dựng dữ liệu về Côn trùng nước ở Việt Nam,

chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần loài Côn trùng nƣớc bộ

Hemiptera ở Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và Phú Quốc (tỉnh Kiên

Giang)” với mục đích:

- Tìm hiểu thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera tại hai khu vực nghiên

cứu nói trên.

- Đánh giá mức độ tương đồng về thành phần loài của hai khu vực này với các khu

vực khác ở Việt Nam đã được nghiên cứu trước đây.

Page 8: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

3

Chƣơng 1 – TỔNG QUAN

1.1. Tình hình nghiên cứu Côn trùng nƣớc bộ Hemiptera trên thế giới

Côn trùng nước bộ Hemiptera (bộ Cánh nửa ở nước) có mặt ở hầu hết các lục

địa ngoại trừ Nam Cực, bao gồm 2 phân bộ: Gerromorpha (gồm những loài sống

trên màng nước), Nepomorpha (gồm những loài sống hoàn toàn dưới nước). Cho

đến nay, các nhà khoa học trên thế giới đã ghi nhận được trên 4.400 loài thuộc 266

giống, 19 họ và ước tính Côn trùng nước bộ Hemiptera có thể lên tới 7.000 loài.

Trong đó khu vực Á – Úc có trên 654 loài [45, 46].

Côn trùng nước bộ Hemiptera đã được quan tâm nghiên cứu nhiều về các

mặt hình thái, sinh học, sinh thái, phân loại và tiến hóa. Những nghiên cứu đầu tiên

về phân loại học Hemiptera ở nước được thực hiện từ khoảng thế kỷ 18. Ví dụ,

Fabricus (1775) đã mô tả loài đầu tiên thuộc Côn trùng nước bộ Hemiptera đó là

“Cimex cursitans” (ngày nay gọi là Limnometra cursitans) cho khu vực Australia.

Trong thế kỷ 19, dẫn liệu về Côn trùng nước bộ Hemiptera của Australia được bổ

sung và mô tả bởi Erichson (1842), Fieber (1951). Nghiên cứu phân loại học

Hemiptera ở nước bắt đầu phát triển hơn từ đầu thế kỷ 20. Cho đến nay, ở Australia

đã có trên 261 loài được mô tả, thuộc 54 giống (trong đó, 14 giống là đặc hữu của

khu vực này), 15 họ [14].

Ở Châu Á, các công trình nghiên cứu về Côn trùng nước bộ Hemiptera được

bắt đầu khá sớm bởi các nghiên cứu của Lundblad (1933), La Rivers (1970),

Lansbury (1972, 1973) [14, 26, 27, 28]. Côn trùng nước bộ Hemiptera được quan

tâm nghiên cứu ở nhiều nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia,

Singapore, Philippine [10, 12, 11, 34, 35, 59]. Từ những năm 1920 – 1930, ở Trung

Quốc, Hoffmann đã công bố nhiều nghiên cứu phân loại, sinh học của Côn trùng

nước bộ Hemiptera [30]. Andersen (1982, 1998) mô tả 8 loài thuộc giống Eotrechus

có phân bố từ Ấn Độ, Nepal và Myanmar, miền bắc Thái Lan đến khu vực nam

Trung Quốc [6, 10]. Năm 1995, Andersen & Chen đã ghi nhận 9 loài thuộc giống

Rhyacobates từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Myanmar và Thái Lan [12].

Zettel (2000) ghi nhận 4 loài thuộc giống Rhagovelia [66]. Liu & Zheng (2000) đã

Page 9: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

4

đưa ra danh lục gồm 14 loài thuộc họ Aphelocheridae và mô tả 1 loài mới được ghi

nhận đầu tiên: Aphelocheirus carinatus từ tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) [29]. Tran &

Zettel (2006) mô tả 1 loài mới từ Đông bắc Ấn Độ, Eotrechus pilicaudatus [60].

Tran et al. (2010) ghi nhận 4 loài thuộc giống Hydrometra lần đầu tiên ở đảo Hải

Nam (Trung Quốc): Hydrometra gilloglyi, H. jaczewskii, H. greeni và H.

longicapitis, góp phần bổ sung thêm thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera

ở đây [58].

Khu vực Đông Á và Đông Nam Á cũng có số lượng loài Côn trùng nước bộ

Hemiptera chiếm ưu thế, đặc biệt có nhiều giống thậm chí là phân họ đặc hữu [30,

64]. Esaki (1923-1930) đã mô tả nhiều loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở khu vực

này và các vùng lân cận, bổ sung thêm vào bậc phân loại cao hơn mà ngày nay tiếp

tục được nghiên cứu. Lundblad (1933) đưa ra tổng quan chung về Côn trùng nước

bộ Hemiptera, với danh lục những loài ở khu vực Ấn Độ đến New Guinea và Nhật

Bản [20, 64]. Polhemus & Polhemus (1989) mô tả 2 loài mới thuộc giống Hebrus từ

môi trường cạn đến đầm lầy ngập mặn ở Đông Nam Á [41]. Các nghiên cứu về

thành phần loài ở biển thuộc phân họ Haloveliinae của Singapore, Malaysia, Thái

Lan, với 6 loài mới thuộc giống Xenobates được nghiên cứu bởi Andersen (2000)

[11]. Năm 2002, Andersen đã đưa ra khóa phân loại 5 giống: Strongylovelia,

Entomovelia, Haloveloides, Halovelia và Xenobates ở Đông Nam Á [15]. Fernando

& Cheng (1974) ghi nhận 102 loài thuộc 12 họ ở khu vực bán đảo Malaysia. Cho

đến năm 2004, đã có có tổng cộng 167 loài nước ngọt thuộc 64 giống, 18 họ được

biết đến ở khu vực bán đảo Malaysia và Singapore [15, 16, 21, 34, 35, 38]. Với mẫu

vật thu được từ các suối ở phía đông và nam Thái Lan, Vitheepradit & Sites (2007,

2011) mô tả 3 loài mới thuộc giống Ptilomera (Gerridae), ghi nhận tổng cộng 7 loài

thuộc giống này ở Thái Lan và mô tả 1 loài mới thuộc họ Naucoridae: Heleocoris

mcphersoni [51, 62]. Cho tới nay, Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Thái Lan có

khoảng hơn 200 loài thuộc 17 họ [32, 33]. Yang & Murphy (2011) đưa ra khóa

phân loại tới 3 giống, 5 loài thuộc họ Mesoveliidae ở Đông Nam Á [63]. Zettel

(2012) mô tả 3 loài mới thuộc họ Naucoridae ở Trung Quốc và Philiipine trong đó:

Page 10: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

5

Ctenipocoris sinicus, Heleocoris jaechi ở Trung Quốc và Stalocoris freitagi ở

Philippines [71]. Dữ liệu phân bố cập nhật của những loài thuộc họ Notonectidae ở

Đông Nam Á và danh lục mô tả từng loài ở Philiipine và Brunei được đưa ra bởi

Zettel et al. (2012) [72, 73].

So với hai khu vực lân cận là Ấn Độ và Thái Lan, Côn trùng nước bộ

Hemiptera ở Myanmar vẫn chưa được nghiên cứu nhiều, mới chỉ có một số dẫn liệu

đơn lẻ trong các nghiên cứu phân loại như nghiên cứu về giống Metrocoris

(Gerridae) của Chen & Nieser (1993) và Hydrometra (Hydrometridae) của Zettel

(2006) [18, 68]. Zettel (2011) công bố danh lục loài thuộc phân bộ Gerromorpha ở

khu vực Myanmar, với tổng cộng 64 loài, trong đó với 7 loài mới cho khoa học, 8

loài là ghi nhận mới [70].

Nghiên cứu đầy đủ và hệ thống nhất về khu hệ Hemiptera ở nước là của

Chen et al. (2005) cho khu vực Malesia (khu vực nằm giữa eo Kra của miền nam

Thái Lan và các đảo phía Đông của New Guinea; các đảo Bismarck và Solomon).

Tại khu vực này, các tác giả đã ghi nhận khoảng 1.000 loài thuộc 100 giống, 17 họ,

chiếm một phần tư tổng số loài Hemiptera ở nước đã biết trên thế giới [20]. Chen et

al. (2008) bổ sung thêm dẫn liệu về 3 loài mới từ khu vực này, đó là Micronecta

lumutensis từ Borneo, Indonesia, Enithares rinjani từ Lombook (Indonesia);

Neusterensifer stysi từ New Guinea [19]. Khu vực Malesia cũng là khu vực có tính

đặc hữu cao, ví dụ khu hệ Hemiptera ở nước ở đảo Borneo có khoảng 80 loài đặc

hữu [64].

Năm 2012, Polhemus & Polhemus đưa ra khóa phân loại đến loài của giống

Ochterus (Ochteridae) và Nerthra (Gelasotocoridae) cùng với mô tả 3 loài mới:

Ochterus pseudomarginatus từ Singapore và quần đảo Malaysia, Ochterus signatus

từ Malaysia và Việt Nam và Ochterus singaporensis từ Singapore [38]. Tran &

Polhemus (2012) mô tả thêm loài mới Ranatra raffelesi từ Singapore và Indonesia.

Cũng trong nghiên cứu này, tác giả đã tu chỉnh vị trí phân loại của phân loài

Ranatra longipes thai Lansbury, và tách thành một loài riêng biệt, gọi là Ranatra

Page 11: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

6

thai Lansbury [54]. Nghiên cứu nói trên đã góp phần quan trọng trong việc xây

dựng dữ liệu về Côn trùng nước bộ Hemiptera trên thế giới.

Điều đáng chú ý là các khóa phân loại đến loài Hemiptera chỉ áp dụng được

cho các cá thể trưởng thành, vì thiếu trùng không có đủ các đặc điểm hình thái để có

thể phân biệt ở bậc loài. Hiện nay, mới chỉ định loại được đến bậc họ các mẫu thiếu

trùng của Hemiptera ở nước [7, 64].

Cùng với việc nghiên cứu về phân loại học, nhiều nhà khoa học cũng quan

tâm đến việc nghiên cứu các lĩnh vực sinh thái học, địa lý sinh vật, chủng loại phát

sinh, tập tính hay sự thích nghi của Côn trùng nước bộ Hemiptera. Có thể kể đến

công trình nghiên cứu của Cobben (1968, 1978) về tiến hóa của các họ thuộc bộ

Hemiptera. Cả hai công trình này đều tập trung vào cấu trúc và sự phát triển của

trứng và ấu trùng, cấu trúc của các phần phụ miệng và một số cấu trúc khác [20,

64]. Andersen (1982) đã có nghiên cứu tổng hợp và mang tính nền tảng về tiến hóa,

chủng loại phát sinh, đặc điểm hình thái, sự thích nghi, địa lý sinh vật và hệ thống

phân loại đến bậc giống của các họ trong phân bộ Gerromorpha [7]. Ngoài ra những

nghiên cứu về hóa thạch của Popov (1971), Carpenter (1992), Andersen (1998),

Rasnitsyn & Quicke (2002) đã cung cấp những bằng chứng quan trọng về tiến hóa

của Hemiptera ở nước [20]. Michael (2003), David & John (2005) nghiên cứu về

phương thức di chuyển trên bề mặt nước của Côn trùng nước bộ Hemiptera [24,

31]. Sự tiến hóa và thích nghi của Hemiptera ở nước cũng đã được nghiên cứu ở cấp

độ sinh học phân tử, hoặc kết hợp giữa các đặc điểm hình thái với sinh học phân tử,

ví dụ như các nghiên cứu của Damgaard et al. (2005) về Halovelia và Steinovelia,

Damgaard (2008) về phân bộ Gerromorpha [20, 23].

Vai trò và ý nghĩa ứng dụng của Côn trùng nước bộ Hemiptera đã được tổng

quan trong cuốn “Heteroptera of Economic Importance” của Schaefer & Panizzi

(2000) [50]. Các họ Naucoridae, Belostomatidae, Nepidae có vai trò trong kiểm soát

ấu trùng muỗi. Ngoài việc được sử dụng làm thức ăn cho cá và con người, một số

loài của họ Belostomatidae có thể giúp kiểm soát những vật chủ trung gian của sán.

Page 12: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

7

Bên cạnh đó, chúng còn được dùng làm sinh vật chỉ thị trong đánh giá chất lượng

nước [50].

1.2. Tình hình nghiên cứu Côn trùng nƣớc bộ Hemiptera ở Việt Nam

Việt Nam là điểm nóng về đa dạng sinh học (Biodiversity Hotspot) thuộc

khu vực Indo-Burma (gồm Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và nam

Trung Quốc). Nằm trọn trong vùng nhiệt đới, rìa phía đông nam của phần lục địa

Châu Á, giáp với biển Đông nên Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí

hậu gió mùa. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa, có sự khác biệt giữa khí hậu

miền Bắc và miền Nam. Ngoài ra, địa hình Việt Nam phức tạp với nhiều vùng núi

cao, hệ thống sông ngòi dày đặc. Sự kết hợp của các yếu tố địa hình thủy văn, khí

hậu là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học của Côn trùng nước

ở Việt Nam nói chung và Côn trùng nước bộ Hemiptera nói riêng.

Loài thuộc họ Gerridae đầu tiên được mô tả từ Việt Nam là Ptilomera

hylactor Breddin, 1903. Hai thập kỷ sau, China (1925) mô tả loài Gigantometra

gigas có kích thước lớn nhất thuộc họ Gerridae và là đặc hữu của Việt Nam và đảo

Hải Nam (Trung Quốc) [52]. Phần lớn các nghiên cứu về Côn trùng nước bộ

Hemiptera ở Việt Nam được công bố tản mản trong một số tài liệu nghiên cứu ở

khu vực Đông Nam Á như của Kirkaldy (1902), Esaki (1923), Lansbury (1972,

1973), Nieser (2002, 2004), Polhemus & Polhemus (1995, 1998)… [27, 28, 30, 34,

35].

Năm 1989, Polhemus & Polhemus ghi nhận Aphelocheirus similaris từ Hà

Nội [37]. Chen & Nieser (1993) ghi nhận 6 loài thuộc giống Metrocoris ở Việt Nam

[18]. Zettel & Chen (1996) đã có những dẫn liệu về họ Gerridae ở Việt Nam, ghi

nhận tổng cộng khoảng 40 loài thuộc 18 giống [77]. Năm 1997, Hecher công bố 2

loài mới: Pseudovelia intonsa và P. pusilla, hiện chỉ tìm thấy ở Việt Nam [25].

Zettel (1998) ghi nhận Aphelocheirus similaris ở Lào Cai và cho rằng loài này chỉ

thấy ở miền bắc Việt Nam [78].

Page 13: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

8

Các nghiên cứu về khu hệ Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Việt Nam những

năm gần đây đã được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn, tuy chỉ mới tập trung vào

một số giống hay họ. Zettel & Tran (2004) mô tả 2 loài mới: Rhagovelia

polymorpha và R. yangae, đồng thời cũng là ghi nhận đầu tiên của nhóm loài R.

papuensis ở khu vực Đông Nam Á, dựa trên mẫu vật thu được ở Hà Tĩnh và Đà

Nẵng, góp phần mở rộng dẫn liệu về vùng phân bố của nhóm loài này [74]. Tran &

Zettel (2005) đã mô tả 2 loài mới: Metrocoris vietnamensis và M. quynhi cho Việt

Nam, bổ sung thêm dữ liệu về thành phần loài thuộc Metrocoris được công bố trước

đó [59].

Năm 2006, Tran & Yang cung cấp dẫn liệu đầu tiên về loài Rhyacobates

abdominalis ở Việt Nam và mô tả 3 loài mới: Eotrechus vietnamensis, Rhyacobates

anderseni và Rhyacobates gongvo, trong đó cả hai giống Eotrechus và Rhyacobates

lần đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam [57]. Zettel & Tran (2006) mô tả 5 loài mới

từ Việt Nam, trong đó 4 loài thuộc giống Strongylovelia, 1 loài thuộc giống

Entomovelia, ngoài ra có 3 loài: Halovelia malaya, Haloveloides sundaensis và

Xenobates mandai được ghi nhận lần đầu tiên ở Việt Nam [75]. Trần Anh Đức

(2008) đã xây dựng khóa phân loại đến loài của họ Gerridae (Gerromorpha) ở Việt

Nam, bao gồm 64 loài thuộc 26 giống [52]. Với mẫu vật thu được từ Sa Pa (Lào

Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phú trước đây), Hòa Bình, Hà Giang, Polhemus et al. (2008)

mô tả thêm loài mới: Cheirochela tonkina (Naucoridae) ở khu vực dãy Trường Sơn

và các vùng lân cận [38].

Zettel (2009) công bố loài mới thuộc họ Helotrephidae từ Việt Nam,

Malaysia, Philippines trong đó Việt Nam có loài mới là Helotrephes confusus [69].

Polhemus et al. (2009) mô tả thêm 2 loài mới thuộc giống Eotrechus: E. fansipan từ

Sa Pa, Lào Cai và E. pumat từ Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Mát (Nghệ An), đồng

thời đưa ra khóa định loại đến loài của giống này ở Việt Nam. Ngoài ra, các tác giả

đã cung cấp những dẫn liệu đầu tiên về phân bố của loài E. brevipes ở Việt Nam.

Cho đến nay có 4 loài thuộc giống Eotrechus đã được mô tả và ghi nhận cho khu hệ

Hemiptera ở Việt Nam [48]. Với mẫu Côn trùng nước bộ Hemiptera thu được ở khu

Page 14: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

9

vực suối tỉnh Điện Biên và Đà Nẵng, Tran & Polhemus (2009) mô tả 2 loài mới:

Amemboides falcatus và Amemboides gladiolus. Trước đây Amemboides được coi là

một phân giống của Amemboa, thì trong nghiên cứu này, các tác giả đã tách thành

hai giống riêng biệt: Amemboa Esaki, 1925, và Amemboides Polhemus & Andersen,

1984 [55]. Cũng trong thời gian này, Tran et al. (2009) và Zettel & Tran (2009) đã

mô tả thêm 2 loài mới cho Việt Nam: Velia laticaudata và Aphelocheirus

tuberculipes [61, 76]. Tran et al. (2010) đã phát hiện thêm 3 loài thuộc Hydrometra

ở Việt Nam: Hydrometra albolineata; H. jaczewskii và H. ripicola, đồng thời cũng

bổ sung dẫn liệu mới về phân bố của 9 loài Hydrometra ở Việt Nam [58].

Dẫn liệu đầu tiên về thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở một số

thủy vực thuộc Khu vực bảo tồn Thiên nhiên và Di tích lịch sử Vĩnh Cửu (Khu bảo

tồn Thiên nhiên Vĩnh Cửu) và Vườn Quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai được đưa ra

bởi Phạm Thị Diệp (2010). Trong đó, 59 loài thuộc 35 giống, 12 họ được ghi nhận ở

Khu bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh Cữu; Vườn Quốc gia Cát Tiên ghi nhận 49 loài

thuộc 36 giống, 12 họ, ghi nhận thêm 4 loài cho Việt Nam: Pseudovelia sexualis,

Tetraipis zetteli, Timasius schwendingeri và Hydrometra okinawana [1]. Năm 2011,

Tran et al. đưa ra dẫn liệu đầu tiên về thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera

tại khu vực nội thành ở Hà Nội, trong đó ghi nhận 23 loài thuộc 12 giống, 9 họ [53].

Ngô Quang Hiệp (2012) đã ghi nhận 49 loài thuộc 28 giống, 9 họ ở Vườn Quốc gia

Ba Vì. Đây là những dẫn liệu đầu tiên về thành phần loài Côn trùng nước bộ

Hemiptera ở các khu vực này [2]. Tran & Polhemus (2012) đã đưa ra khóa phân loại

tới loài của Gerris ở Việt Nam và mô tả 1 loài mới: Gerris curvus [56]. Ngoài ra,

các tác giả cũng ghi nhận thêm 2 loài: Gerris latiabdominis và Gerris gracilicornis

cho Việt Nam [56]. Polhemus & Polhemus (2012) ghi nhận thêm: Ochterus

signatus là loài mới ở khu vực Maylaysia và Việt Nam [39].

Những nghiên cứu nói trên đã bổ sung danh sách thành phần loài, mô tả và

ghi nhận loài mới, cũng như xây dựng các khóa định loại đến loài của các họ, giống,

góp phần làm cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu tiếp theo về Côn trùng nước bộ

Hemiptera ở Việt Nam. Cho tới nay, ở Việt Nam đã có dẫn liệu của khoảng 170 loài

Page 15: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

10

Côn trùng nước bộ Hemiptera, thuộc 18 họ. Trong đó, nhiều nhất là họ Gerridae có

gần 70 loài, họ Veliidae có khoảng 40 loài [5, 8, 18, 25, 37, 38, 40, 52,…]. Các họ

khác như Hebridae, Hermatobatidae, Helotrephidae, Ochteridae ít được nghiên cứu

do hạn chế về tài liệu phân loại và mẫu vật. Điểm đáng chú ý là những nghiên cứu

về thành phần loài Hemiptera ở nước tại Việt Nam mới chỉ tập trung ở khu vực đất

liền, trong khi đó các khu vực biển – đảo hầu như chưa được nghiên cứu.

Page 16: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

11

1.3. Tổng quan điều kiện tự nhiên Côn Đảo và Phú Quốc

1.3.1. Một số dẫn liệu về điều kiện tự nhiên ở Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng

Tàu)

Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách thành phố Vũng Tàu 180 km về

phía đông, cách cửa sông Hậu 83 km. Theo Phạm Quang Minh (Mảnh đất và con

người Côn Đảo) thì điều kiện tự nhiên chung của Côn Đảo như sau [3].

Vị trí địa lý: Gồm 14 đảo lớn nhỏ nằm trong quần đảo Côn Sơn, nằm trong khoảng

8o34' – 8

o49' vĩ độ Bắc và 106

o31' – 106

o45' kinh độ Đông.

Địa hình: Côn Đảo chủ yếu là đồi núi chiếm 88,4% tổng diện tích tự nhiên (6.328

ha). Núi Chúa cao 515 m, núi Thánh Giá cao 577 m. Địa thế Côn Đảo hùng vĩ,

nhiều tài nguyên, rải rác những thung lũng đất đai bằng phẳng có thể trồng trọt và

xây dựng nhà cửa: khu vực thị trấn Côn Sơn, Cỏ Ống, Hòn Cau.

Khí hậu: Côn Đảo nằm trong khu vực Châu Á gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu

đại dương nên tương đối mát mẻ, dễ chịu quanh năm. Trong một năm có hai trào

gió mùa:

Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9.

Gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 (về mùa này có nhiều cơn gió

giật mạnh, tới cấp 6, cấp 7 và giật trên cấp 7. Do vậy, mùa này còn được gọi

là mùa gió chướng).

Khí hậu có hai mùa phân biệt:

Mùa mưa: Từ hạ tuần tháng 4 đến thượng tuần tháng 12, mưa cao điểm vào

các tháng 8,9. Về mùa này, khí hậu khá ẩm ướt, lượng mưa trung bình là

2.200 mm/năm.

Mùa nắng: Từ trung tuần tháng 12 đến trung tuần tháng 4, khí hậu mát mẻ,

nhiệt độ trung bình hàng năm là 27oC. Tháng 2 là tháng mát mẻ nhất, nhiệt

độ trung bình chỉ khoảng 22oC, còn tháng 5 là tháng oi bức nhất, nhiệt độ có

lúc lên tới 34oC.

Page 17: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

12

1.3.2. Một số dẫn liệu về điều kiện tự nhiên ở Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang)

Phú Quốc hay còn gọi là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, nằm

trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú

Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 593,05 km²,

xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120

km và có điều kiện tự nhiên chung như sau [4].

Vị trí địa lý: Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc

lớn nhất có diện tích 574 km² (56.200 ha), dài 50 km, nơi rộng nhất (ở phía bắc đảo)

25 km, nằm trong khoảng 9°53′- 10°28′ vĩ độ Bắc và 103°49′-104°05′ kinh độ

Đông. Điểm cao nhất tới 603 m (núi Chúa).

Địa hình: Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ nam đến bắc với 99 ngọn núi đồi.

Phần các vùng biển quanh đảo nông có độ sâu chưa đến 10 m. Tuy nhiên, cụm đảo

nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc

bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.

Khí hậu: Do vị trí đặc điểm của đảo Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp lại lọt sâu vào vùng

vịnh Thái Lan, xung quanh biển bao bọc nên thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới

gió mùa. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt:

+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến tháng 4 âm lịch năm sau. Đảo

Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc có cường độ tương đối mạnh, tốc độ

gió trung bình 4 m/s. Khi gió Đông Bắc mạnh, tốc độ đạt từ 20 đến 24 m/s. Mùa

khô có độ ẩm trung bình 78%. Nhiệt độ cao nhất 35oC vào tháng 4 và tháng 5.

+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 âm lịch đến tháng 10 âm lịch năm sau. Đảo

Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây - Tây Nam, tốc độ gió trung bình 4,5 m/s.

Mùa mưa mây nhiều, độ ẩm cao, từ 85 đến 90%. Lượng mưa trung bình là 414

mm/tháng. Cả năm trung bình là 3.000 mm. Trong khu vực Bắc đảo có thể đạt

4.000 mm/năm; có tháng mưa kéo dài 20 ngày liên tục.

Page 18: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

13

Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN,

ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng, thời gian nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là mẫu vật các cá thể trưởng thành của

Côn trùng nước bộ Hemiptera.

Mẫu vật được thu bởi Trần Anh Đức và cộng sự tại Côn Đảo trong tháng

04/2010 và tại Phú Quốc trong tháng 11/2010.

2.2. Địa điểm nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu được thu tại một số thủy vực ở Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa –

Vũng Tàu) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).

Sơ đồ các địa điểm thu mẫu tại Côn Đảo và Phú Quốc được thể hiện trong

Hình 1.

Page 19: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

14

Hình 1. Vị trí địa lý, sơ đồ các địa điểm thu mẫu tại Côn Đảo và Phú Quốc

(Ghi chú: : Địa điểm thu mẫu)

Page 20: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

15

2.2.1. Địa điểm thu mẫu tại Côn Đảo

Các địa điểm thu mẫu và đặc điểm sinh cảnh trong đợt thu mẫu tại Côn Đảo

được trình bày ở Bảng 1. Ở khu vực Côn Đảo mẫu được thu tại các môi trường khác

nhau, như thủy vực nước ngọt (suối), nước lợ (nơi suối đổ ra biển) và môi trường

biển (rừng ngập mặn, bãi đá vùng triều).

Bảng 1. Các địa điểm thu mẫu tại Côn Đảo

Ký hiệu

mẫu Địa điểm thu mẫu

Ngày thu

mẫu Đặc điểm sinh cảnh

TAD1006

Đầm Trầu, suối Nước

Nóng, khu vực gần thác

nước.

(Tọa độ: N: 08°43'697''

E: 106°37'152'')

13/04/2010

Cuối mùa khô, suối cạn, thu mẫu

ở các vũng, hố nước còn sót lại.

Nền đá lớn. Lòng suối rộng

khoảng 3-5m, được che phủ một

phần bởi tán cây rừng.

TAD1007

Đầm Trầu, suối Nước

Nóng, khu vực nước lợ,

nền đá.

(Tọa độ: N: 08°43'798''

E:106°37'203'')

13/04/2010

Phần cuối của suối. Cuối mùa

khô, không có dòng chảy, còn lại

vũng nước lớn và nông. Nền đá

cỡ vừa, hai bên bờ là các loài thực

vật nước lợ - mặn, được che phủ

một phần bởi tán cây rừng.

TAD1008

Đầm Trầu, suối Nước

Nóng, khu vực sát biển,

nền cát.

(Tọa độ: N: 08°43'798''

E: 106°37'203'')

13/04/2010

Khu vực suối đổ ra biển. Cuối

mùa khô, không có dòng chảy, chỉ

còn lại vũng nước lớn, có thể

thông với biển khi triều cao, nền

đáy cát, hai bên bờ là các loài

thực vật nước lợ - mặn, mặt nước

rộng, ít được tán cây che phủ.

TAD1009

Đầm Trầu, suối Ông Tà,

phía Nam sây bay.

(Tọa độ: N: 08°44'167''

E: 106°37'630'')

13/04/2010

Gần khu vực gồm các loại thực

vật nước lợ, nước mặn. Suối bằng,

nền đáy cát bùn.

Page 21: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

16

Ký hiệu

mẫu Địa điểm thu mẫu

Ngày thu

mẫu Đặc điểm sinh cảnh

TAD1010

Vịnh Đầm Tre, rừng

ngập mặn và vùng triều

của suối nước ngọt.

(Tọa độ: N: 08°44'696''

E: 106°39'123'')

14/04/2010

Rừng ngập mặn, và vùng triều của

suối nước ngọt. Nền đáy đá cỡ

vừa và nhỏ, có xen lẫn bùn.

TAD1011

Hòn Bảy Cạnh, dải rừng

ngập mặn ven đảo.

(Tọa độ: N: 08°40'125''

E: 106°40'933'')

14/04/2010 Dải rừng ngập mặn ven đảo. Nền

đáy cát và vụn đá san hô.

TAD1012

Bãi triều gần Mũi Đất

Dốc.

(Tọa độ: N: 08°41'716''

E: 106°38'962'')

14/04/2010

Bãi đá vùng triều, chủ yếu là đá

san hô. Thu mẫu ở các vũng nước

vùng triều.

TAD1013

Hòn Bà, bãi triều.

(Tọa độ: N: 08°38'617''

E: 106°33'227'')

14/04/2010

Bãi đá vùng triều, chủ yếu là san

hô và vụn đá san hô. Thu mẫu ở

các vũng nước vùng triều.

2.2.2. Địa điểm thu mẫu tại Phú Quốc

Các địa điểm thu mẫu và đặc điểm sinh cảnh trong đợt thu mẫu tại Phú Quốc

được trình bày ở Bảng 2. Mẫu vật Côn trùng nước bộ Hemiptera ở khu vực này chỉ

thu được tại các thủy vực nước ngọt và khu vực gần cửa sông do không bắt gặp mẫu

Hemiptera ở các địa điểm thuộc môi trường biển như rừng ngập mặn, bãi triều.

Page 22: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

17

Bảng 2. Các địa điểm thu mẫu tại Phú Quốc

Ký hiệu

mẫu Địa điểm thu mẫu

Ngày thu

mẫu Đặc điểm sinh cảnh

TAD1020

Suối và thác Đá Bàn.

(Tọa độ: N: 10°14'690''

E:104°01'954'')

29/11/2010

Suối nền đá liền và đá lớn, lòng

suối rộng 10-20m, nước nông

nhưng chảy nhanh. Hai bên bờ là

rừng thứ sinh.

TAD1021

Suối Tranh, đoạn suối

dưới.

(Tọa độ: N: 10°10'727''

E: 104°00'802'')

30/11/2010

Đoạn dưới của suối, khu vực

bằng và dòng nước chảy chậm,

không có tán cây rừng che phủ.

Nền bùn và cát, có nhiều thực vật

thủy sinh.

TAD1022 Suối Tranh, đoạn suối

phía trên và thác nước. 30/11/2010

Suối và thác nước. Nền đá cỡ vừa

và lớn, độ sâu khoảng 0,5m, tốc

độ dòng chảy vừa và nhanh. Suối

được che phủ bởi tán cây rừng.

TAD1023

Vùng đất ngập nước khu

vực suối Tràm, gần rừng

ngập mặn cửa sông.

1/12/2010

Vùng đất ngập nước gần cửa sông

và rừng ngập mặn, bị ảnh hưởng

của thủy triều, nước lợ.

TAD1024 Vùng đất ngập nước gần

suối Tràm. 1/12/2010

Khu vực đất ngập nước gần suối

nước ngọt, nền đáy cát, bùn. Gồm

nhiều cây thủy sinh và các loại

cây bụi.

TAD1025 Nhánh suối nhỏ đổ vào

sông Cửa Cạn. 1/12/2010

Suối nhỏ, lòng suối rộng 1-2m,

nước sâu khoảng 30cm. Nền đáy

sỏi nhỏ, cát và bùn, có thực vật

thủy sinh, suối chảy qua rừng thứ

sinh.

TAD1026

Đoạn dưới của suối Đá

Bàn.

(Tọa độ: N: 10°14'816''

E: 104°01'430'')

1/12/2010

Suối rộng khoảng 5-10m, nền đáy

sỏi, cát và bùn, có thực vật thủy

sinh. Không có cây rừng che phủ.

Page 23: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

18

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên

Dụng cụ thu mẫu là vợt cầm tay có miệng vợt và cán làm bằng inox. Chu vi

miệng vợt là 20 cm, cán vợt có chiều dài khoảng 40 - 50cm, lưới quây quanh miệng

vợt tạo thành hình trụ với khoảng cách từ đáy lưới tới miệng vợt là 30 cm, kích

thước mắt lưới nhỏ: 0,1mm x 0,2mm. Đối với nhóm Côn trùng nước bộ Hemiptera

sống trên mặt nước, sử dụng vợt quét nhanh và dứt khoát trên mặt nước nơi chúng

có mặt, sau đó nghiêng miệng vợt để tránh chúng nhảy ra ngoài. Đối với nhóm sống

dưới nước, sử dụng vợt quét vào những nơi có giá thể như cây thủy sinh, cành cây,

rễ cây, lá…hoặc đối với nhóm sống sát bờ nước thì hắt nước lên nơi trú ngụ của

chúng để cho chúng trôi xuống, sau đó dùng vợt để thu mẫu.

Ngoài ra, điều kiện sinh cảnh nơi thu mẫu cũng được ghi chép lại (Bảng 1,

Bảng 2) cùng với chụp ảnh sinh cảnh và thu mẫu ở các điểm thu mẫu (Phụ lục 4,

Phụ lục 5).

Mẫu vật sau khi thu được bảo quản trong cồn 70o và đem về lưu trữ và phân

tích tại phòng thí nghiệm Đa dạng sinh học, Bộ môn Động vật không xương sống,

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Mẫu vật được phân tích dựa trên các khóa định loại đã được công bố của

nhiều tác giả khác nhau, như:

Các khóa định loại các taxon thuộc họ Gerridae của Andersen (1982),

Polhemus & Polhemus (1995), Cheng et al. (2001), Trần Anh Đức (2008)… [7, 21,

42]; khóa định loại họ Veliidae của Andersen (1981, 1983), Polhemus (1990),

Andersen et al. (2002)… [5, 8, 15, 16, 40]; khóa định loại các loài thuộc họ

Hydrometridae: Yang et al. (2005), Tran et al. (2010)… [58, 65]; khóa định loại

một số loài thuộc họ Helotrephidae của Papáček et al. (2003), Zettel (2005,

2009)…[36, 67, 69]; khóa định loại một số loài thuộc họ Micronectidae của Nieser

(2002)… [34]; khóa định loại các loài thuộc họ Pleidae và Notonectidae của

Page 24: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

19

Lansbury (1968), Nieser (2004)… [26, 35]; khóa định loại các loài thuộc họ

Nepidae của Lansbury (1972, 1973)… [27, 28].

Dụng cụ sử dụng phân tích vật mẫu gồm có: kính hiển vi soi nổi, kính hiển

vi, đĩa Petri, lam kính, kim nhọn…

2.3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Để so sánh mức độ tương đồng giữa các khu vực nghiên cứu dựa trên sự có

mặt hay vắng mặt của các loài trong từng khu vực, chúng tôi sử dụng chỉ số tương

đồng Bray-Curtis [17]:

BCij = 100 x 𝟐𝒂

(𝟐𝒂 +𝒃+𝒄)

Trong đó:

BCij: Chỉ số tương đồng Bray Curtis giữa mẫu i và mẫu j

a : Số loài chung giữa khu vực i và j

b : Số loài chỉ có ở khu vực i

c : Số loài chỉ có ở khu vực j

Số liệu thu thập được xử lý qua bảng biểu, sơ đồ, đồ thị. Sử dụng phần mềm

Microsoft Office Excel® v.2003 của hãng Microsoft® Corporation, USA và

Primer® v.6 Software của hãng Primer – ETM Ltd, UK để xử lý số liệu [22].

Page 25: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

20

Chƣơng 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thành phần loài Côn trùng nƣớc bộ Hemiptera ở Côn Đảo

Kết quả phân tích mẫu Côn trùng nước bộ Hemiptera thu được tại Côn Đảo

đã xác định được 21 loài thuộc 18 giống, 8 họ (Bảng 3).

Bảng 3. Thành phần loài Côn trùng nƣớc bộ Hemiptera tại Côn Đảo

STT Tên khoa học TAD

1006

TAD

1007

TAD

1008

TAD

1009

TAD

1010

TAD

1011

TAD

1012

TAD

1013

Phân bộ Gerromorpha

1. Gerridae

1 Limnometra cilitata Mayr, 1865 x x

2 Onychotrechus esakii Andersen,

1980 x

3 Amemboa javanica Lundblad,

1933 x

4 Rhagadotarsus kraepelini

Breddin, 1903 x x x

5 Limnogonus fossarum fossarum

(Fabricius, 1775) x x x

6 Limnogonus nitidus (Mayr,

1865) x

7 Asclepios annandalei Distant,

1915 x x

8 Halobates hayanus White,1883

x

x

2. Mesoveliidae

9 Mesovelia horvathi Lundblad,

1933 x

3. Veliidae

10 Microvelia douglasi Scott, 1847 x

11 Xenobates singaporensis

Andersen, 2000! x

12 Halovelia bergrothi Esaki, 1926

x x

13 Haloveloides sundaensis

Andersen, 1991 x

4. Hermatobatidae

14 Hermatobates sp.

x

Phân bộ Nepomorpha

5. Notonectidae

15 Enithares ciliata Fabricius, 1798 x

16 Anisops lansburyi Lansbury

1962 x

Page 26: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

21

STT Tên khoa học TAD

1006

TAD

1007

TAD

1008

TAD

1009

TAD

1010

TAD

1011

TAD

1012

TAD

1013

6. Nepidae

17 Ranatra thai Lansbury, 1972

x x

18 Ranatra varipes Stål, 1861

x

7. Micronectidae

19 Micronecta ludibunda Breddin,

1905 x

20 Micronecta haliploides Horváth,

1904 x

8. Pleidae

21 Paraplea frontalis Fieber, 1844

x

(Ghi chú: x : có mặt; “!”: ghi nhận mới cho Việt Nam)

Trong đó, họ Gerridae có nhiều loài nhất với 8 loài thuộc 7 giống, tiếp đến

họ Veliidae có 4 loài thuộc 4 giống, họ Notonectidae có 2 loài thuộc 2 giống; các họ

Nepidae và Micronectidae đều có 2 loài thuộc 1 giống; các họ Mesoveliidae,

Pleidae, Hermatobatidae, mỗi họ có 1 loài (Hình 2).

Hình 2. Số lƣợng loài, giống ở từng họ thu đƣợc tại Côn Đảo

0

1

2

3

4

5

6

7

87

1

4

1

2

1 1 1

8

1

4

1

2 2 2

1

Số lượng giống

Số lượng loài

Page 27: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

22

Số lượng loài thu mẫu Côn trùng nước bộ Hemiptera tại các địa điểm thu

mẫu khác nhau dao động từ 1-7 loài. Trong các địa điểm thu mẫu, khu vực nước lợ

(TAD1007, TAD1008, TAD1009) bắt gặp 9 loài, khu vực nước ngọt (TAD1006)

bắt gặp 7 loài, khu vực bãi đá vùng triều (TAD1012, TAD13) bắt gặp 4 loài, khu

vực rừng ngặp mặn (TAD1010, TAD1011) bắt gặp 3 loài. Các loài bắt gặp ở môi

trường nước ngọt, khu vực nước lợ không bắt gặp tại khu vực rừng ngập mặn và

khu vực bãi đá vùng triều. Tất cả các loài nước ngọt bắt gặp ở đây đã được ghi nhận

trước đó ở các thủy vực nội địa như: Limnometra cilitata, Onychotrechus esakii,

Amemboa javanica, Rhagadotarsus kraepelini, Limnogonus fossarum fossarum,

Limnogonus nitidus, Ranatra thai, Ranatra varipes, Micronecta ludibunda,

Micronecta haliploides, Paraplea frontalis [1, 2, 52] và đều bắt gặp ở khu vực nước

lợ ở Côn Đảo. Những nghiên cứu trước đây cho thấy những loài này có khả năng

sống cả ở môi trường nước ngọt và nước lợ nhạt [20].

Các nghiên cứu về Côn trùng nước bộ Hemiptera ở môi trường biển tại Việt

Nam đã có nhưng chưa nhiều. Cho đến nay, Côn trùng nước bộ Hemiptera ở biển đã

xác định được khoảng 10 loài thuộc 3 họ: Gerridae, Veliidae và Hermatobatidae.

Trong đó, họ Gerridae có 5 loài, họ Veliidae có 4 loài và Hermatobatidae có 1 loài

[9, 11, 13, 75]. Ở Côn Đảo, trong nghiên cứu này đã ghi nhận được 6 loài: Asclepios

annandalei, Halobates hayanus (họ Gerridae), Xenobates singaporensis, Halovelia

bergrothi, Haloveloides sundaensis (họ Veliidae) và Hermatobates sp. (họ

Hermatobatidae). Trước đó, ở Việt Nam, loài Asclepios annandalei được ghi nhận ở

rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, Halobates hayanus, Halovelia

bergrothi, Haloveloides sundaensis đều được ghi nhận ở khu vực Cầu Đá, Nha

Trang [52, 75].

Trong số các loài Côn trùng nước bộ Hemiptera bắt gặp tại Côn Đảo có

Xenobates singaporensis Andersen, 2000 (Hemiptera: Veliidae) là ghi nhận mới

cho Việt Nam, góp phần mở rộng thêm dữ liệu về phân bố của loài này. Trước đó,

loài này mới chỉ tìm thấy ở khu vực Singapore.

Page 28: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

23

Ngoài ra, do hạn chế về tài liệu cũng như mẫu vật so sánh nên chưa xác định

được tên khoa học chính xác của vật mẫu thuộc giống Hermatobates. Hiện nay,

giống bao gồm 8 loài đã được mô tả, nhưng về mặt phân loại học giống này chưa

được nghiên cứu kỹ, các đặc điểm sử dụng để phân loại bởi các tác giả khác nhau

chưa thống nhất [13]. Do vậy, để khẳng định chính xác tên khoa học chính xác của

các vật mẫu trên thì cần nghiên cứu và so sánh trực tiếp với mẫu vật của những loài

Hermatobates đã được mô tả.

3.2. Thành phần loài Côn trùng nƣớc bộ Hemiptera ở Phú Quốc

Phân tích mẫu vật Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Phú Quốc đã xác định

được 22 loài thuộc 18 giống, 9 họ (Bảng 4).

Bảng 4. Thành phần loài Côn trùng nƣớc bộ Hemiptera tại Phú Quốc

STT Tên khoa học

TAD

1020

TAD

1021

TAD

1022

TAD

1023

TAD

1024

TAD

1025

TAD

1026

Phân bộ Gerromorpha

1. Gerridae

1 Metrocoris nigrofascioides Chen

& Nieser, 1993 x x x

2 Metrocoris tenuicornis Esaki,

1926 x

3 Neogerris parvulus Stål, 1859 x

x

x x

4 Ptilomera hylactor Breddin, 1903 x x x

5 Onychotrechus esakii Andersen,

1975 x

x

6 Limnogonus nitidus Mayr, 1865 x x x x

x

7 Amemboa brevifasciata

Miyamoto, 1933 x

8 Limnometra matsudai Miyamoto,

1967 x x

x

9 Cylindrostethus costalis Schmidt,

1915 x

x

10 Rheumatogonus vietnamensis

Zettel & Chen, 1996 x

2. Hydrometridae

11 Hydrometra orientalis Lundblad,

1933 x

x

12 Hydrometra annamana

Hungerford & Evans, 1934 x

3. Mesoveliidae

13 Mesovelia horvathi Lundblad,

1933 x

Page 29: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

24

STT Tên khoa học

TAD

1020

TAD

1021

TAD

1022

TAD

1023

TAD

1024

TAD

1025

TAD

1026

4. Veliidae

14 Microvelia douglasi Scott, 1847 x

15 Rhagovelia sumatrensis Lundblad,

1933 x x

x

Phân bộ Nepomorpha

5. Helotrephidae

16 Tiphotrephes indicus Distant, 1910 x

6. Micronectidae

17 Micronecta ludibunda Breddin

1905 x

18 Micronecta tarsalis Chen, 1960

x

7. Nepidae

19 Ranatra thai Lansbury, 1972 x x

x

20 Ranatra parmata Mayr, 1865! x

x

8. Naucoridae

21 Naucoris sp.

x

9. Notonectidae

22 Anisops sp.

x

(Ghi chú: x : có mặt, “!”: ghi nhận mới cho Việt Nam)

Trong đó, họ Gerridae có nhiều loài nhất với 10 loài thuộc 9 giống, Veliidae

có 2 loài thuộc 2 giống, Hydrometridae, Micronectidae và Nepidae đều có 2 loài

thuộc 1 giống. Các họ đều có 1 loài thuộc 1 giống là Mesoveliidae, Helotrephidae,

Naucoridae và Notonectidae (Hình 3). Trong số các loài Côn trùng nước bộ

Hemiptera bắt gặp ở Phú Quốc, loài Ranatra parmata Mayr, 1865 (họ Nepidae) là

ghi nhận mới cho Việt Nam, nằm ngoài phạm vi phân bố đã biết của loài này. Trước

đó, loài này được xác định là có mặt ở khu vực từ Thái Lan, Lào đến Malaysia. Các

loài còn lại đều đã từng được ghi nhận ở các khu vực trên đất liền của nước ta [1, 2,

52]. Ngoài ra, do hạn chế về tài liệu phân loại nên các vật mẫu của hai loài:

Naucoris sp. và Anisops sp. chưa xác định được tên khoa học chính xác.

Page 30: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

25

Hình 3. Số lƣợng loài, giống ở từng họ thu đƣợc tại Phú Quốc

Tất cả các loài Côn trùng nước bộ Hemiptera bắt gặp ở Phú Quốc đều là

những loài sống ở nước ngọt. Trong đó có một số ít loài bắt gặp cả ở môi trường

nước ngọt và nước lợ nhạt gần cửa sông như Neogerris parvulus, Limnogonus

nitidus, Hydrometra orientalis, Hydrometra annamana, Ranatra thai. Đây là những

loài có khả năng phân bố rộng, thích nghi với môi trường sống khác nhau, đã được

ghi nhận ở môi trường nước ngọt trước đó [1, 2, 52]. Những loài phổ biến, bắt gặp ở

hầu hết các địa điểm thu mẫu bao gồm: Neogerris parvulus, Limnogonus nitidus.

Những loài ít gặp bao gồm: Rheumatogonus vietnamensis, Hydrometra annamana,

Mesovelia horvathi, Microvelia douglasi, mỗi loài chỉ bắt gặp ở một địa điểm. Số

lượng các loài Côn trùng nước bộ Hemiptera tại các địa điểm thu mẫu khác nhau,

dao động từ 1- 13 loài. Tại suối và thác Đá Bàn (TAD1020) bắt gặp nhiều loài nhất,

với 13 loài. Tại Suối Tranh, đoạn suối phía trên và thác nước (TAD1022) bắt gặp 9

loài, còn ở đoạn suối dưới của Suối Tranh (TAD1021) bắt gặp 8 loài. Tại khu vực

đất ngập nước gần suối Tràm (TAD1024) chỉ bắt gặp 1 loài, Limnometra matsudai.

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

109

1 1

2

1 1 1 1 1

10

2

1

2

1

2 2

1 1

Số lượng giống

Số lượng loài

Page 31: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

26

3.3. Đánh giá mức độ tƣơng đồng về thành phần loài Côn trùng nƣớc bộ

Hemiptera ở Côn Đảo, Phú Quốc với Vƣờn Quốc gia Cát Tiên, Khu bảo tồn

Thiên nhiên Vĩnh Cửu, và Vƣờn Quốc gia Ba Vì.

Kết quả so sánh thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Côn Đảo,

Phú Quốc với các khu vực khác đã được nghiên cứu trước đây: Vườn Quốc gia Cát

Tiên, Khu bảo tồn Thiên Nhiên Vĩnh Cửu và Vườn Quốc gia Ba Vì được trình bày

ở Phụ lục 3. Do môi trường nước tại các khu vực được dùng để so sánh nói trên chỉ

gồm các thủy vực nước ngọt, nên riêng đối với khu vực Côn Đảo chỉ so sánh thành

phần các loài sống trong môi trường nước ngọt, không tính các loài sống ở môi

trường biển (Asclepios annandalei, Halobates hayanus, Xenobates singaporensis,

Halovelia bergrothi, Haloveloides sundaensis, Hermatobates sp.). Nếu tính riêng

những loài sống ở môi trường nước ngọt thì ở Côn Đảo đã bắt gặp 15 loài, Phú

Quốc 22 loài, Vườn Quốc gia Cát Tiên 49 loài, Khu bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh Cửu

59 loài và Vườn Quốc gia Ba Vì 49 loài (Hình 4).

Hình 4. Số lƣợng loài, giống, họ giữa các khu vực

0

10

20

30

40

50

60

Côn Đảo Phú Quốc Vườn Quốc

gia Cát Tiên

Khu bảo tồn

Thiên nhiên

Vĩnh Cửu

Vườn Quốc

gia Ba Vì

15

22

49

59

49

18 18

36 35

28

8 912 12

9

Số loài

Số giống

Số họ

Page 32: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

27

Điều đáng chú ý là tất cả các loài sống ở nước ngọt được tìm thấy ở Côn Đảo

và Phú Quốc đều đã từng được ghi nhận ở khu vực đất liền của nước ta trong các

nghiên cứu trước đây. Nếu so sánh riêng giữa khu vực Côn Đảo và Vườn Quốc gia

Cát Tiên thì có 8 loài trùng nhau, giữa khu vực Côn Đảo và Khu bảo tồn Thiên

nhiên Vĩnh Cửu có 9 loài trùng nhau, giữa Côn Đảo và Vườn Quốc gia Ba Vì có 6

loài trùng nhau, giữa Côn Đảo và Phú Quốc có 6 loài trùng nhau.

Số loài trùng nhau giữa khu vực Phú Quốc và Vườn Quốc gia Cát Tiên là 14

loài. Phần lớn những loài tìm thấy ở cả Phú Quốc và Vườn Quốc gia Cát Tiên thuộc

họ Gerridae (7 loài). So với Vườn Quốc gia Cát Tiên thì ở Phú Quốc không thấy các

họ Hebridae, Ochteridae và Pleidae. Giữa khu vực Phú Quốc và Khu bảo tồn Thiên

nhiên Vĩnh Cửu có 15 loài trùng nhau, giữa Phú Quốc và Vườn quốc gia Ba Vì có 6

loài trùng nhau.

Kết quả tính toán mức độ tương đồng về thành phần loài giữa các khu vực

thể hiện qua chỉ số Bray-Curtis được trình bày trên Bảng 5 và Hình 5.

Bảng 5: Chỉ số tƣơng đồng Bray – Curtis giữa các khu vực (%)

Khu vực Côn Đảo Phú Quốc

Vƣờn

Quốc gia

Cát Tiên

Khu bảo tồn

Thiên nhiên

Vĩnh Cửu

Vƣờn

quốc gia

Ba Vì

Côn Đảo - - - - -

Phú Quốc 32,43 - - - -

Vƣờn Quốc gia

Cát Tiên 25 39,43 - - -

Khu bảo tồn Thiên

nhiên Vĩnh Cửu 24,32 39,51 66,67 - -

Vƣờn Quốc gia

Ba Vì 18,75 16,9 24,5 27,78 -

Page 33: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

28

Hình 5. Sơ đồ cây thể hiện mối quan hệ giữa các khu vực

Côn Đảo có chỉ số tương đồng Bray – Curtis gần nhất với Phú Quốc

(32,43%), tiếp đến là với Vườn Quốc gia Cát Tiên (25%), với Khu bảo tồn Thiên

nhiên Vĩnh Cửu (24,32%), thấp nhất so với Vườn Quốc gia Ba Vì (18,75%).

Phú Quốc có chỉ số tương đồng Bray – Curtis gần nhất với Khu bảo tồn

Thiên nhiên Vĩnh Cửu (39,51%), tiếp đến là với Vườn Quốc gia Cát Tiên (39,43%),

thấp nhất là so với Vườn Quốc gia Ba Vì (16,9%).

Có thể thấy, vị trí địa lý ở Côn Đảo, Phú Quốc, Vườn Quốc gia Cát Tiên và

Khu bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh Cửu là gần nhau, và đều nằm trong khu vực khí hậu

nhiệt đới điển hình nên đây cũng có thể là lý do để giải thích cho kết quả của sự

tương đồng trên. Ngoải ra, sự tương đồng nói trên còn có thể là do các đảo Phú

Chỉ số tương đồng (%)

Group average

Page 34: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

29

Quốc và Côn Đảo đều là các đảo có nguồn gốc lục địa. Trong thời kỳ biển lùi gần

nhất, ở thế Pleistocene (cách đây khoảng 21 nghìn năm), khu vực Côn Đảo và Phú

Quốc được nối liền với khu vực đất liền hiện nay của miền nam nước ta, trong đó

khi biển tiến trở lại trong thế Holocene (10 nghìn năm trở lại đây) Côn Đảo và Phú

Quốc mới lại bị ngăn cách khỏi lục địa bởi nước biển [49]. Còn Vườn Quốc gia Ba

Vì ở phía bắc Việt Nam, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa

đông lạnh và khô nên thành phần loài Côn trùng nước có nhiều khác biệt.

Tuy vậy, kết quả nói trên chỉ phản ánh được phần nào mối tương quan giữa

các khu vực nghiên cứu, do kết quả thu mẫu phụ thuộc nhiều yếu tố như thời gian

thu mẫu, địa điểm thu mẫu… Vì vậy, để có thể lý giải rõ hơn, cần phải tiếp tục

nghiên cứu đầy đủ hơn về thành phần loài ở các khu vực này.

Page 35: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

30

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và phân tích vật mẫu thu được tại Côn Đảo và

Phú Quốc, chúng tôi có một số kết luận sau:

1. Tại khu vực Côn Đảo, đã xác định được 21 loài thuộc 18 giống, 8 họ Côn trùng

nước bộ Hemiptera. Trong đó, họ Gerridae có nhiều loài nhất với 8 loài thuộc 7

giống, tiếp đến họ Veliidae có 4 loài thuộc 4 giống. Đây là những dẫn liệu đầu tiên

về thành phần loài Hemiptera ở nước tại khu vực Côn Đảo. Trong đó, loài

Xenobates singaporensis (Veliidae) lần đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam.

2. Tại Phú Quốc, đã xác định được 22 loài thuộc 18 giống, 9 họ. Trong đó, họ

Gerridae có nhiều loài nhất với 10 loài thuộc 9 giống, các họ khác đều chỉ bắt gặp

1-2 loài. Đây là những dẫn liệu đầu tiên về thành phần loài Hemiptera ở nước tại

khu vực Phú Quốc. Trong đó, loài Ranatra parmata Mayr, 1865 (Nepidae) lần đầu

tiên được ghi nhận tại Việt Nam.

3. Kết quả phân tích tính tương đồng về thành phần loài giữa hai khu vực Côn Đảo,

Phú Quốc với các khu vực đã được nghiên cứu trước đây, bao gồm Vườn Quốc gia

Cát Tiên, Khu bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh Cửu và Vườn Quốc gia Ba Vì, cho thấy

thành phần loài tại Côn Đảo có tương đồng nhiều nhất với Phú Quốc so với các khu

vực khác, và Phú Quốc mức độ tương đồng cao nhất với Vườn Quốc gia Cát Tiên

và Khu bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh Cửu.

Kiến nghị

1. Cần tiếp tục điều tra nghiên cứu, thu mẫu bổ sung để có dẫn liệu thành phần loài

Côn trùng nước bộ Hemiptera đầy đủ hơn tại các khu vực nghiên cứu.

2. Tiêp tuc nghiên cưu đê xac đinh chính xác tên khoa h ọc của những loài hiện mới

chỉ định loại tơi tên giông.

Page 36: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

31

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Phạm Thị Diệp (2010), Thành phần loài Côn trùng nước bộ Cánh nửa

(Hemiptera) ở một số thủy vực thuộc khu vực Vĩnh Cửu và VQG Cát Tiên,

Khóa luận tốt nghiệp hệ đại học chính quy Ngành Sinh học, trường Đại học

Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Ngô Quang Hiệp (2012), Nghiên cứu thành phần loài Cánh nửa (Hemiptera)

ở nước tại Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp hệ đại học

chính quy Ngành Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc

gia Hà Nội.

3. http://www.baotangbrvt.org.vn

4. http://www.kiengiang.gov.vn

TIẾNG ANH

5. Andersen N.M. (1981), “A new genus of Veliinae and descriptions of new

Oriental species of the subfamily (Heteroptera: Veliidae)”, Entomologica

Scandinavica, 12(3), pp. 339-356.

6. Andersen N.M. (1982), “Semiterrestrial water striders of the genera Eotrechus

Kirkaldy and Chimarrhometra Bianchi (Insecta, Hemiptera, Gerridae)”,

Steenstrupia, 9(1), pp. 1-25.

7. Andersen N.M. (1982), The semiaquatic bugs (Hemiptera: Gerromorpha):

phylogeny, adaptations, biogeography and classification, Entomonograph 3,

Scandinavian Science Press Ltd., Denmark.

8. Andersen N.M. (1983), “The Old World Microveliinae (Hemiptera: Veliidae)

I. The status of Pseudovelia Hoberlandt and Perivelia Poisson, with a review

of Oriental species”, Entomologica Scandinavica, 14, pp. 253-268.

9. Andersen N.M. (1989), “The coral bugs, genus Halovelia Bergroth

(Hemiptera, Veliidae). II. Taxonomy of the H. malaya-group, cladistics,

Page 37: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

32

ecology, biology, and biogeography, Entomologica Scandinavica, 20, pp. 179-

227.

10. Andersen N.M. (1998), “Notes on the genus Eotrechus Kirkaldy (Hemiptera:

Gerridae), with a cladistic analysis and a new species from China”,

Steenstrupia, 24(1), pp. 1-8.

11. Andersen N.M. (2000), “The marine Haloveliinae (Hemiptera: Veliidae) of

Singapore, Malaysia and Thailand, with six new species of Xenobates Esaki”,

The Raffles Bulletin of Zoology, 48 (2), pp. 273-292.

12. Andersen N.M. & Chen P.P. (1995), “A taxonomic revision of the ptilomerine

genus Rhyacobates Esaki (Hemiptera: Gerridae) with five species from China

and adjacent countries”, Tijdschrift voor Entomologie, 138(1), pp. 51-68.

13. Andersen N.M. & Weir T.A. (2000), “The coral treaders, Hermatobates

Carpenter (Hemiptera: Hermatobatidae), of Australia and New Caledonia with

notes on biology and ecology, Invertebrate Taxonomy, Csiro Publishing, 14,

pp. 327–345.

14. Andersen N.M. & Weir T.A. (2004), Australian Water Bugs – Their biology

and identification (Hemiptera-Heteroptera, Gerromorpha & Nepomorpha),

Entomonograph 14, Apollo Books Csiro Publishing.

15. Andersen N.M., Yang C.M. & Zettel H. (2002), “Guide to the aquatic

Heteroptera of Singapore and Peninsular Malaysia. 2.Veliidae”, The Raffles

Bulletin of Zoology, 50(1), pp. 231-249.

16. Andersen N.M., Yang C.M. & Zettel H. (2002), “Notes on the Microveliinae

of Singapore and Peninsular Malaysia with the description of two new species

of Microvelia WestWood (Hemiptera-Heteroptera: Veliidae)”, The Raffles

Bulletin of Zoology, 50(1), pp. 111-116.

17. Bray J.R. & Curtis J.T. (1957) “An ordination of upland forest communities of

southern Wisconsin”, Ecological Monographs, (27), pp. 325-349.

Page 38: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

33

18. Chen P.P. & Nierser N. (1993), “A taxonomic revision of the Oriental water

strider genus Metrocoris Mayr (Hemiptera, Gerridae). Part I.”, Steenstrupia,

19(1), pp. 1-43.

19. Chen P.P., Nieser N. & Lansbury I. (2008), “Notes on aquatic and semiaquatic

bugs (Hemiptera: Heteroptera: Nepomorpha, Gerromorpha) from Malesia with

description of three new species”, Acta Entomologica Musei Nationalis

Pragae, 48(2), pp. 269-279.

20. Chen P.P., Nieser N. & Zettel H. (2005), The aquatic and semi-aquatic bugs

(Heteroptera: Nepomorpha & Gerromorpha) of Malesia, Fauna Malesia

Handbook 5, Boston.

21. Cheng L., Yang C.M. & Polhemus J.T. (2001), “Guide to aquatic Heteroptera

of Singapore and Peninsular Malaysia. Introduction and key to families”, The

Raffles Bulletin of Zoology, 49(1), pp. 121-127.

22. Clarke K.R. & Gorley R.N. (2005), Primer: Getting started with v6, PRIMER-

E Ltd, UK.

23. Damgaard J. (2008), “Evolution of the semi-aquatic bugs (Hemiptera:

Heteroptera: Gerromorpha) with a re-interpretation of the fossil record”, Acta

Entomorlogica Musei Nationalis Pragae, 48(2), pp. 251-268.

24. David L. Hu & John W.M. (2005), Meniscus-climbing insects, Vol. 437.

25. Hecher C. (1997), “Two new species of Pseudovelia (Insecta: Heteroptera:

Veliidae) from Viet Nam”, Annalen des Naturhistorischen Museums in Wien,

99B, pp. 41-49.

26. Lansbury I. (1968), “The Enithares (Hemiptera-Heteroptera: Notonectidae) of

the Oriental region”, Pacific Insects, 10, pp. 353-442.

27. Lansbury I. (1972), “A review of the Oriental species of Ranatra Fabricius

(Hemiptera-Heteroptera: Nepidae)”, Transactions of the Royal Entomological

Society of London, 124, pp. 287-341.

Page 39: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

34

28. Lansbury I. (1973), “A review of the genus Cercotmetus Amyot & Serville,

1843 (Hemiptera-Heteroptera: Nepidae)”, Tijdschrift voor Entomologie, 116,

pp. 84-106.

29. Liu G.Q. & Zheng L.Y. (2000), “The Aphelocheirid bugs of China

(Heteroptera: Aphelocheiridae”, Aquatic Insects, 22 (4), pp. 297–303.

30. McCafferty W.P. (1983), Aquatic Entomology, Jones and Bartteth publishers,

Boston-London.

31. Michael Dickinson (2003), How to walk on water, Vol. 424.

32. News and Results on Heteroptera of Thailand (1998), Amemboa, Vol. 2.

33. News and Results on Heteroptera of Thailand (1999), Amemboa, Vol. 3.

34. Nieser N. (2002), “Gude to aquatic Heteroptera of Singapore and Peninsular

Malaysia IV. Corixoidae”, The Raffles Bulletin of Zoology, 50(1), pp. 263-274.

35. Nieser N. (2004), “Guide to aquatic Heteroptera of Singapore and Peninsular

Malaysia. III. Pleidae and Notonectidae”, The Raffles Bulletin of Zoology,

52(1), pp. 79-96.

36. Papáček M. & Zettel H. (2003), “On the species taxonomy of the

Limnotrephine genera Limnotrephes, Mixotrephes and Tiphotrephes

(Hemiptera: Helotrephidae)”, Tijdschrift voor Entomologie, 146, pp. 219-234.

37. Polhemus D.A. & Polhemus J.T. (1989) “The Aphelocheirinae of Tropical

Asia (Heteroptera: Naucoridae)” The Raffles Bulletin of Zoology, 36 (2), pp.

167-300.

38. Polhemus D.A. & Polhemus J.T. (2012), “Guide to the aquatic Heteroptera of

Singapore and Peninsular Malaysia. IX. Infraorder Nepomorpha, families

Ochteridae and Gelastocoridae”, The Raffles Bulletin of Zoology, 60(2), pp.

343–359.

39. Polhemus D.A., Polhemus J.T. & Sites R. (2008), “A revision of the

Indochinese genera Cheirochela and Gestroiella (Heteroptera: Naucoridae),

and a review of the tribe Cheirochelini”, The Raffles Bulletin of Zoology,

56(2), pp. 255-279.

Page 40: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

35

40. Polhemus J.T. (1990), “Miscellaneous studies on the genus Rhagovelia Mayr

(Heteroptera: Veliidae) in Southern Asia and the Seychelles islands, with keys

and descriptions of new species”, The Raffles Bulletin of Zoology, 38(1), pp.

65-75.

41. Polhemus J.T. & Polhemus D.A. (1989), “A new Mesoveliid genus and two

new species of Hebrus (Heteroptera: Mesoveliidae, Hebridae) from intertidal

habitats in Southeast Asian mangrove swamps”, The Raffles Bulletin of

Zoology, 37(1&2), pp. 73-82.

42. Polhemus J.T. & Polhemus D.A. (1995), “The Trepobatinae (Heteroptera:

Gerridae) of New Guinea and surrounding regions, with a review of the world

fauna. Part 3. Tribe Trepobatini”, Entomologica Scandinavica, 24, pp. 241-

284.

43. Polhemus J.T. & Polhemus D.A. (1998), “Notes on Asian Veliinae

(Heteroptera: Veliidae), with descriptions of three new species”, Journal of the

New York Entomological Society, 106(4), pp. 117-131.

44. Polhemus J.T. & Polhemus D.A. (1998), “The genus Mesovelia Mulsant &

Rey in New Guinea (Heteroptera: Mesoveliidae)”, J. New York Entomol,

108(3–4), pp. 205–230.

45. Polhemus J.T. & Polhemus D.A. (2007), “Global trends in the description of

aquatic and semiaquatic Heteroptera species, 1758-2004”, Tijdschrift voor

Entomologie, 150, pp. 271-288.

46. Polhemus J.T. & Polhemus D.A. (2008), “Global diversity of true bugs

(Heteroptera; Insecta) in fresh water”, Hydrobiologia, 595, pp. 379-391.

47. Polhemus J.T. & Tran A.D. (2012), “Taxonomic notes on Amemboa lyra

Paiva and Amemboa riparia Polhemus & Andersen (Hemiptera: Heteroptera:

Gerridae)”, Zootaxa, 3341, pp. 54–58.

48. Polhemus J.T., Tran A.D. & Polhemus D.A. (2009), “The genus Eotrechus

(Heteroptera: Gerridae) in Vietnam, with descriptions of two new species”,

Raffles Bulletin of Zoology, 57(1), pp. 29-37.

Page 41: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

36

49. Sathiamurthy E. & Voris H.K. (2006) “Maps of Holocene Sea Level

Transgression and Submerged Lakes on the Sunda Shelf”, The Natural

History Journal of Chulalongkorn University, 2, pp. 1-44.

50. Schaefer C.W. & Panizzi A.R. (2000), Heteroptera of Economic Importance,

CRC Press.

51. Sites R.W. & Vitheepradit A. (2011), “Heleocoris (Heteroptera: Naucoridae:

Laccocorinae) of Thailand, with description of a new species”, Zootaxa,

2736, pp. 1–16.

52. Tran A.D. (2008), Taxonomy of the water strider family Gerridae

(Heteroptera: Gerromorpha) of Viet Nam, with a phylogenetic study of the

subfamily Eotrechinae, Ph. D Thesis, National University of Singapore.

53. Tran Anh Duc, Pham Thi Mai, Nguyen Xuan Quynh, Ngo Xuan Nam, Nguyen

Quang Huy (2011), “Notes on the water bugs (Hemiptera: Heteroptera) in

urban areas of Hanoi”, VNU Journal of Science, Natural Sciences and

Technology, pp. 9-13.

54. Tran A.D. & Polhemus D.A. (2012), “Notes on Southeast asian Ranatra

(Heteroptera: Nepidae), with description of a new species from Singapore and

neighbouring Indonesian islands”, The Raffles Bulletin Of Zoology, 60(1), pp.

101–107.

55. Tran A.D. & Polhemus J.T. (2009), “Two new species of the genus

Amemboides Polhemus & Andersen, 1984, stat.nov. (Hemiptera: Heteroptera:

Gerromorpha: Gerridae) from Vietnam”, Zootaxa, 2216, pp. 49-56.

56. Tran, A.D. & Polhemus J.T. (2012), “The water skater genus Gerris Fabricius

(Hemiptera: Heteroptera: Gerridae) in Vietnam, with the description of a new

species”, Zootaxa, 3382, pp. 20–28.

57. Tran A.D. & Yang C.M. (2006), “New species of the water strider genera

Eochetrus Kirkaldy and Rhycobates Esaki (Heteroptera: Gerridae) from

Vietnam”, The Raffles Bulletin of Zoology, 54(1), pp. 11-20.

Page 42: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

37

58. Tran A.D., Yang C.M., Nguyen X.Q., & Zettel H. (2010), “Faunistical notes

on the water measumer Hydrometra Latreille, 1796 (Insecta: Heteroptera:

Hydrometridae) from Vietnam and Hainan island”, Annalen des

Naturhistorischen Museums in Wien, 111B, pp. 19-29.

59. Tran A.D. & Zettel H. (2005), “Two new species of the water strider genus

Metrocoris Mayr, 1865 (Insecta: Heteroptera: Gerridae) from Vietnam, and

redescription of M. femoratus (Paiva, 1919) from Meghalaya, India”, Annalen

des Naturhistorischen Museums in Wien, 106B, pp. 41-54.

60. Tran A.D. & Zettel H. (2006), “Notes on Eotrechus Kirkaldy, 1902

(Heteropra: Gerridae), with descriptions of two new species”, Zootaxa, 1353,

pp. 39-51.

61. Tran A.D., Zettel H. & Buzzetti F.M. (2009), “Revision of the Oriental

subgenus Velia (Haldwania) Tamanini, 1955 (Heteroptera: Veliidae), with

descriptions of four new species”, Insect Systematics & Evolution, 40, pp.

171–199.

62. Vitheepradit A. & Sites R.W. (2007), “A Review of Ptilomera (Heteroptera:

Gerridae) in Thailand, with descriptions of three new species”, Ann. Entomol,

100(2), pp. 139-151.

63. Yang C.M. & Murphy D.H. (2011), “Guide to the aquatic Heteroptera of

Singapore and Peninsular Malaysia. VI. Mesoveliidae, with description of a

new Nereivelia species from Singapore”, The Raffles Bulletin Of Zoology,

59(1),pp. 53–60.

64. Yang C.M., Kovac D. & Cheng L. (2004), Insecta: Hemiptera: Heteroptera,

Freshwater Invertebrates of the Malaysia Reigion.

65. Yang C.M. & Zettel H. (2005), “Guide to the aquatic Heteroptera of Singapore

and Peninsular Malaysia. V. Hydrometridae”, The Raffles Bulletin of Zoology,

53(1), pp. 79 – 97.

Page 43: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

38

66. Zettel H. (2000), “Rhagovelia inexpectata sp.nov., a sibling species of R.

sumatrensis from Southeast Asia (Heteroptera: Veliidae)”, Entomological

Problems, 31(2), pp. 175-178.

67. Zettel H. (2005), “Notes on the Helotrephini (Insecta: Heteroptera:

Helotrephidae) from Thailand and Vietnam, with descriptions of three new

species”, Annalen des Naturhistorischen Museums in Wien, 106B, pp. 67-69.

68. Zettel H. (2006), “New records of Hydrometra Latreille, 1796 (Insecta:

Heteroptera: Hydrometridae) from Myanmar”, Annalen des Naturhistorischen

Museums in Wien, B, 107, pp. 113–114.

69. Zettel H. (2009), “Futher new Helotrephini (Insecta: Heteroptera:

Helotrephidae) from Vietnam, Malaysia, and the Philippines”, Annalen des

Naturhistorischen Museums in Wien, 110, pp. 33-50.

70. Zettel H. (2011), “A contribution to the knowledge of Gerromorpha (Insecta:

Hemiptera) of Myanmar, with seven new species, eight new records, and a

catalogue”, Ann. Naturhist. Mus. Wien, B, 112, pp. 89–114.

71. Zettel H. (2012), “New creeping water bugs (Insecta: Heteroptera:

Naucoridae) from China and the Philippines”, Ann. Naturhist. Mus. Wien, B,

113, pp. 27-36.

72. Zettel H. & Lane D.J.W., (2011), “The creeping water bugs (Insecta:

Heteroptera: Naucoridae) of Brunei”, Ann. Naturhist. Mus. Wien, B, 112, pp.

163–171.

73. Zettel H., Lane D.J.W., Pangantihon C.V. & Freitag H. (2012), “Notes on

Notonectidae (Hemiptera: Heteroptera) from Southeastern Asia, mostly from

Brunei and the Philippines”, Acta Entomologica Musei Nationalis Pragae,

52(1), pp. 29–48.

74. Zettel H. & Tran A.D. (2004), “Two new species of Rhagovelia (Heteroptera:

Veliidae) from Vietnam: first records of the R. papuensis group from South-

eastern Asia”, Tijdschrift voor Entomologie, 147, pp. 229-235.

Page 44: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

39

75. Zettel H. & Tran A.D. (2006), “New species and new records of Halovellinae

(Insecta: Heteroptera: Veliidae) from Viet Nam”, Annalen des

Naturhistorischen Museums in Wien, 107B, pp. 71-90.

76. Zettel H. & Tran A.D. (2009), “Notes of the Aphelocheiridae (Heteroptera)

from Indochina, with redescription of Aphelocheirus inops and A. gularis and

the description of a new species from Vietnam”, Acta Zoologica Academiae

Scientiarum Hungaricae, 55(3), pp. 211–226.

TIẾNG ĐỨC

77. Zettel H. & Chen P.P. (1996) “Beitrag zur Taxonomie und Faunistik der

Gerridae Vietnams mit Neubeschreibungen der Gattung Andersenius gen.nov.

aus der Unter­familie Ptilomerinae und weiterer Arten (Insecta: Heteroptera:

Gerridae)”, Entomologische Abhandlungen, 57(6), pp. 149-182.

78. Zettel H. (1998), “Neue Taxa der Gattung Aphelocheirus Westwood, 1833

(Insecta: Heteroptera: Aphelocheiridae) aus der Orientalischen Region sowie

Bemerkungen zu einigen beschriebenen Arten und zu den Raubbeinen der

Naucoroidea”, Annalen des Naturhistorischen Museums in Wien, 100 B, pp.

77-97.

Page 45: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

40

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Số lượng cá thể của loài Côn trùng nước bộ Hemiptera thu được tại các

địa điểm thuộc Côn Đảo.

Phụ lục 2. Số lượng cá thể của loài Côn trùng nước bộ Hemiptera thu được tại các

địa điểm thuộc Phú Quốc.

Phụ lục 3. So sánh thành phần loài Côn trùng nước bộ Hemiptera ở Côn Đảo, Phú

Quốc với Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh Cửu, và Vườn

Quốc gia Ba Vì.

Phụ lục 4. Một số hình ảnh sinh cảnh và thu mẫu tại Côn Đảo

Phụ lục 5. Một số hình ảnh sinh cảnh và thu mẫu tại Phú Quốc

Page 46: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

41

Phụ lục 1. Số lƣợng cá thể của loài Côn trùng nƣớc bộ Hemiptera thu đƣợc tại

các địa điểm thuộc Côn Đảo

STT Tên khoa học TAD

1006

TAD

1007

TAD

1008

TAD

1009

TAD

1010

TAD

1011

TAD

1012

TAD

1013

Phân bộ Gerromorpha

1. Họ Gerridae

1 Limnometra cilitata Mayr, 1865 1 42

2 Onychotrechus esakii Andersen,

1980 35

3 Amemboa javanica Lundblad,

1933 20

4 Rhagadotarsus kraepelini

Breddin, 1903 46 1 2

5 Limnogonus fossarum fossarum

(Fabricius, 1775) 4 1 1

6 Limnogonus nitidus (Mayr,

1865) 2

7 Asclepios annandalei Distant,

1915 15 20

8 Halobates hayanus White,1883

3

5

9 2. Họ Mesoveliidae

10 Mesovelia horvathi Lundblad,

1933 1

11 3. Họ Veliidae

12 Microvelia douglasi Scott, 1847 1

13 Xenobates singaporensis

Andersen, 2000 33

14 Halovelia bergrothi Esaki, 1926

20 13

15 Haloveloides sundaensis

Andersen, 1991 13

16 4. Họ Hermatobatidae

17 Hermatobates sp.

8

18 Phân bộ Nepomorpha

19 5. Họ Notonectidae

20 Enithares ciliata Fabricius, 1798 28

21 Anisops lansburyi Lansbury

1962 1

6. Họ Nepidae

22 Ranatra thai Lansbury, 1972

3 1

Page 47: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

42

STT Tên khoa học TAD

1006

TAD

1007

TAD

1008

TAD

1009

TAD

1010

TAD

1011

TAD

1012

TAD

1013

23 Ranatra varipes Stål, 1861

1

7. Họ Micronectidae

24 Micronecta ludibunda Breddin,

1905 1

25 Micronecta haliploides Horvath,

1904 10

8. Họ Pleidae

26 Paraplea frontalis Fieber, 1844

1

Page 48: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

43

Phụ lục 2. Số lƣợng cá thể của loài Côn trùng nƣớc bộ Hemiptera thu đƣợc tại

các địa điểm thuộc Phú Quốc

STT Tên khoa học TAD

1020

TAD

1021

TAD

1022

TAD

1023

TAD

1024

TAD

1025

TAD

1026

Phân bộ Gerromorpha

1. Gerridae

1 Metrocoris nigrofascioides Chen &

Nieser, 1993 2 13 8

2 Metrocoris tenuicornis Esaki,1926

5

3 Neogerris parvulus Stål, 1859 1

1

2 2

4 Ptilomera hylactor Breddin, 1903 1 6 1

5 Onychotrechus esakii Andersen, 1975 7

8

6 Limnogonus nitidus Mayr, 1865 12 5 1 4

2

7 Amemboa brevifasciata Miyamoto,

1933 10

8 Limnometra matsudai Miyamoto, 1967

1 8

2

9 Cylindrostethus costalis Schmidt, 1915

3

1

10 Rheumatogonus vietnamensis Zettel &

Chen, 1996 17

2. Hydrometridae

11 Hydrometra orientalis Lundblad, 1933 1

10

12 Hydrometra annamana Hungerford &

Evans, 1934 1

3. Mesoveliidae

13 Mesovelia horvathi Lundblad, 1933 1

4. Veliidae

14 Microvelia douglasi Scott, 1847 31

15 Rhagovelia sumatrensis Lundblad,

1933 15 3

2

Phân bộ Nepomorpha

5. Helotrephidae

16 Tiphotrephes indicus Distant, 1910 4

6. Micronectidae

17 Micronecta ludibunda Breddin 1905 10

Page 49: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

44

STT Tên khoa học TAD

1020

TAD

1021

TAD

1022

TAD

1023

TAD

1024

TAD

1025

TAD

1026

18 Micronecta tarsalis Chen, 1960

4

7. Nepidae

19 Ranatra thai Lansbury, 1972 4 1

5

20 Ranatra parmata Mayr, 1865 1

1

8. Naucoridae

21 Naucoris sp.

11

9. Notonectidae

22 Anisops sp.

1

Page 50: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

45

Phụ lục 3. So sánh thành phần loài Côn trùng nƣớc bộ Hemiptera ở Côn Đảo,

Phú Quốc với Vƣờn Quốc gia Cát Tiên, Khu bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh Cửu, và

Vƣờn Quốc gia Ba Vì

STT Tên khoa học

Khu vực nghiên cứu

Côn

Đảo

Phú

Quốc

Vƣờn

Quốc

gia

Cát

Tiên

Khu bảo

tồn

Thiên

nhiên

Vĩnh

Cửu

Vƣờn

Quốc gia

Ba Vì

Phân bộ Gerromorpha

1. Gerridae

1 Amemboa javanica Lundblad, 1933 x

x x

2 Amemboa brevifasciata Miyamoto,

1933 x

x x

3 Amemboa riparia Polhemus &

Andersen, 1984 x

4 Amemboides vasarhelyii (Zettel, 1995)

x

5 Aquarius adelaidis (Dohrn, 1860)

x x

6 Aquarius paludum paludum Fabricius,

1794 x

7 Cylindrostethus costalis Schmidt, 1915

x x x

8 Cylindrostethus scrutator (Kirkaldy,

1899) x

9 Eotrechus vietnamensis Tran & Yang,

2006 x

10 Esakia sp.

x

11 Lathriobates johorensis (Polhemus &

Polhemus, 1995) x

12 Limnogonus nitidus (Mayr, 1865) x x x x x

13 Limnogonus fossarum fossarum

Fabricius, 1775 x

x

14 Limnometra ciliata Mayr, 1865 x

x

15 Limnometra matsudai (Miyamoto,

1967) x x x

16 Metrocoris tenuicornis Esaki, 1926

x x x

Page 51: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

46

STT Tên khoa học

Khu vực nghiên cứu

Côn

Đảo

Phú

Quốc

Vƣờn

Quốc

gia

Cát

Tiên

Khu bảo

tồn

Thiên

nhiên

Vĩnh

Cửu

Vƣờn

Quốc gia

Ba Vì

17 Metrocoris nigrofascioides Chen &

Nieser, 1993 x

18 Metrocoris acutus Chen & Nieser, 1993

x

19 Metrocoris cf.ciliatus Chen & Nieser,

1993 x

20 Metrocoris vietnamenis Tran & Zettel,

2005 x

21 Neogerris parvulus (Stål, 1859)

x x x

22 Gnomobates kuiterti Hungerford &

Matsudai, 1958 x

23 Lathriobates johorensis (Polhemus &

Polhemus, 1995) x

24 Ptilomera hylactor Breddin, 1903

x x x x

25 Ptilomera tigrina Uhler, 1860

x x x

26 Ptilomera hemmingseni Andersen,

1967 x

27 Rhagadortarsus kraepelini Breddin,

1905 x

x x x

28 Rheumatogonus vietnamensis Zettel &

Chen, 1996 x x x

29 Ventidius distanti Paiva, 1918

x x

30 Ventidius longitarsus Chen & Zettlel,

1999 x x

31 Onychotrechus esakii Andersen, 1975 x x

x

2. Hebridae

32 Hebrus sp.

x

33 Timasius schwendingeri, Zettel, 2004

x

3. Hydrometridae

34 Hydrometra gilloglyi Polhemus &

Polhemus, 1995 x x

35 Hydrometra greeni Kirkaldy, 1898

x

Page 52: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

47

STT Tên khoa học

Khu vực nghiên cứu

Côn

Đảo

Phú

Quốc

Vƣờn

Quốc

gia

Cát

Tiên

Khu bảo

tồn

Thiên

nhiên

Vĩnh

Cửu

Vƣờn

Quốc gia

Ba Vì

36 Hydrometra jaczewskii Lundblad, 1933

x

37 Hydrometra longicapitis Torre-Bueno,

1927 x

38 Hydrometra julienni Hungerford &

Evans, 1934 x

39 Hydrometra okinawana Drake, 1951

x

40 Hydrometra orientalis Lundblad, 1933

x

x

41 Hydrometra annamana Hungerford &

Evans, 1934 x

4. Mesoveliidae

42 Mesovelia vittigera Horváth, 1895

x

43 Mesovelia horvath Lundblad, 1933 x x x x

5. Veliidae

44 Baptista sp.

x

45 Entomovelia quadripenicillata Zettel &

Tran, 2006 x

46 Angilia bispinosa Andersen, 1981

x

47 Microvelia douglasi Scott, 1847 x x x x

48 Microvelia leveillei Lethierry, 1877

x

49 Microvelia sp.1

x x

50 Microvelia sp.2

x

51 Microvelia sp.3

x

52 Microvelia sp.4

x

53 Microvelia sp.5

x

54 Microveliinae sp.

x x

55 Perittopus asiaticus Zettel, 2001

x

56 Pseudovelia sp.

x

57 Pseudovelia intonsa Hecher, 1997

x x

58 Pseudovelia sexualis Paiva, 1917

x

59 Rhagovelia sumatrensis Lundblad,

1933 x x x x

Page 53: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

48

STT Tên khoa học

Khu vực nghiên cứu

Côn

Đảo

Phú

Quốc

Vƣờn

Quốc

gia

Cát

Tiên

Khu bảo

tồn

Thiên

nhiên

Vĩnh

Cửu

Vƣờn

Quốc gia

Ba Vì

60 Strongylovelia albopicta Zettel & Tran,

2006 x x

61 Strongylovelia setosa Zettel & Tran,

2006 x x x

62 Strongylovelia vasarhelyii Zettel &

Tran, 2006 x

63 Tetraripis zetteli Andersen, 2000

x

Phân bộ Nepomorpha

6. Corixidae

64 Sigara sp.

x

7. Helotrephidae

65 Tiphotrephes indicus Distant, 1911

x x x

66 Idiotrephes sp.1

x

67 Idiotrephes sp.2

x

68 Trephotomas sp.

x

69 Hydrotrephes sp.1

x x

70 Hydrotrephes sp.2

x

71 Hydrotrephes sp.3

x x x

8. Micronectidae

72 Micronecta sp.1

x x x

73 Micronecta sp.2

x

74 Micronecta sp.3

x

75 Micronecta sp.4

x x

76 Micronecta sp.5

x

77 Micronecta sp.4

x

78 Micronecta quadristrigata Breddin,

1905 x x x

79 Micronecta ludibunda Breddin, 1905 x x x

x

80 Micronecta guttatostriata Lundblad,

1933 x x

81 Micronecta fugitans Breddin, 1905

x

Page 54: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

49

STT Tên khoa học

Khu vực nghiên cứu

Côn

Đảo

Phú

Quốc

Vƣờn

Quốc

gia

Cát

Tiên

Khu bảo

tồn

Thiên

nhiên

Vĩnh

Cửu

Vƣờn

Quốc gia

Ba Vì

82 Micronecta tarsalis Chen, 1960

x

83 Micronecta siva (Kirkaldy, 1897)

x

84 Micronecta haliploides Horváth, 1904 x

x

85 Synaptonecta issa (Distant, 1910)

x x

9. Naucoridae

86 Gestroiella limnocoroides Montadon,

1897 x

87 Laccocoris sp.1

x

88 Laccocoris sp.2

x

89 Naucoris sp.1

x x x

10. Nepidae

90 Cercotmetus asiaticus Amyot &

Serville, 1843 x x x

91 Cercotmetus brevipes Montandon, 1909

x x

92 Laccotrephes sp.

x

x

93 Ranatra varipes Stål, 1861 x

x x

94 Ranatra thai Lansbury, 1972 x x

x

95 Ranatra parmata Mayr, 1865

x

11. Notonectidae

96 Nychia sappho Kirkaldy, 1901

x x

97 Aphelonecta sp.

x

98 Enithares sp.1

x x

99 Enithares sp.2

x

100 Enithares mandalayensis Distant, 1910

x x

101 Enithares ciliata (Fabricus, 1798) x

x

102 Anisops sp.1

x x x

103 Anisops sp.2

x

104 Anisops lansburyi Leong, 1963 x

105 Anisops kurowae Matsumura, 1915

x

12. Ochteridae

106 Ochterus sp.

x x

Page 55: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

50

STT Tên khoa học

Khu vực nghiên cứu

Côn

Đảo

Phú

Quốc

Vƣờn

Quốc

gia

Cát

Tiên

Khu bảo

tồn

Thiên

nhiên

Vĩnh

Cửu

Vƣờn

Quốc gia

Ba Vì

13. Pleidae

107 Paraplea sp.

x

108 Paraplea frontalis (Fieber, 1844) x

x

109 Paraplea liturata (Fieber, 1844)

x x

Tổng số loài 15 22 49 59 49

Page 56: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

51

Phụ lục 4. Một số hình ảnh sinh cảnh và thu mẫu ở Côn Đảo

Địa điểm TAD1006: Đầm Trầu, suối Nước

Nóng, khu vực gần thác nước

(Nguồn: Trần Anh Đức)

Địa điểm TAD1007 Đầm Trầu, suối Nước

Nóng, khu vực nước lợ

(Nguồn: Trần Anh Đức)

Địa điểm TAD1008: Sinh cảnh Đầm Trầu,

suối Nước Nóng, khu vực sát biển

(Nguồn: Trần Anh Đức)

Địa điểm TAD1009: Sinh cảnh Đầm Trầu,

suối Ông Tà, phía Nam sây bay

(Nguồn: Trần Anh Đức)

Page 57: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

52

Địa điểm TAD1010: Vịnh Đầm Tre, rừng

ngập mặn

(Nguồn: Tan Heok Hui)

Địa điểm TAD1011: Hòn Bảy Cạnh, dải

rừng ngập mặn ven đảo

(Nguồn: Tan Kaixin)

Địa điểm TAD1013: Sinh cảnh Hòn Bà, bãi triều

(Nguồn: Tan Heok Hui)

Page 58: nghiên cứu thành phần loài côn trùng nƣớc bộ hemiptera ở côn đảo

53

Phụ lục 5. Một số hình ảnh sinh cảnh và thu mẫu tại Phú Quốc

Địa điểm TAD1020: Suối và thác Đá Bàn

(Nguồn: Trần Anh Đức)

Địa điểm TAD1021: Suối Tranh, đoạn suối

dưới

(Nguồn: Trần Anh Đức)

Địa điểm TAD1022: Suối Tranh, đoạn suối

phía trên và thác nước

(Nguồn: Trần Anh Đức)

Địa điểm TAD1023: Vùng đất ngập nước

gần rừng ngập mặn khu vực suối Tràm

(Nguồn: Trần Anh Đức)

Địa điểm TAD1025: nhánh suối nhỏ đổ vào

sông Cửa Cạn

(Nguồn: Trần Anh Đức)

Địa điểm TAD1026: đoạn dưới của suối

Đá Bàn

(Nguồn: Trần Anh Đức)