9
Nghiên Cứu Xã Hội: Lớp Sáu Câu Hỏi Trọng Tâm 1: Con của tôi nên biết gì khi vào lớp 6? Hc sinh lp sáu cn hiu rng nghiên cu xã hi tập trung vào các tương tác con người và thế gii xung quanh tr, bao gm bn nghiên cu quan trng: Lch Sử, Địa Lý, Kinh Tế (mua bán hàng hóa/dch v), và Giáo Dc Công Dân (chính ph/cu trúc xã hi). Tt cbn phm vi ct lõi trong nghiên cu xã hội đều tương quan với nhau và điều quan trng là hc sinh hiểu được rng trong khi học Địa Lý, trcũng sẽ vn dng nhng kiến thc ca mình vLch S, Giáo Dc Công Dân và Kinh Tế. Tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, giao tiếp bng ming và bng văn bản, hp tác nhóm là nhng knăng không thể thiếu ca hc sinh trong nghiên cu xã hi. Cuối năm lớp 5, con của bạn sẽ có thể: Địa Lý Biết cách sdng nhiu công cđịa địa lý khác nhau (bản đồ, la bàn, ghi chú trên bản đồ, v.v.) và các nguồn để trli câu hi vđịa lý ca Hoa K(các khu vc, tiu bang và ngun tài nguyên). Con ca tôi có thđọc tên ca bản đồ và sdng la bàn ca bản đồ cũng như ghi chú để định vvà nhn biết các địa điểm và ngun tài nguyên ti Hoa Kkhông? Có thnhn biết, gii thích, miêu t, và phân tích nguyên nhân và kết quca schuyển động không. Con ca tôi có thgii thích lý do ti sao con người Hoa Klại đi đến những nơi khác nhau trong nước không? Điều gì làm con người di trú? (Nguồn tài nguyên, địa lý tnhiên, xã hi, v.v.) Con ca tôi có thgii thích shợp tác và xung đột giữa con người vi nhau góp phn (bsung) vào schia ct/phân tách chính tr, kinh tế, và xã hi ti Hoa knhư thế nào không? Lịch sử Biết vcác thi klch s(các giai đoạn thời gian), cá nhân, nhóm người, ý tưởng, và chđề ti Bc Mtnăm 1491 đến khi thành lp chính phHoa K. Con ca tôi có thgii thích thtniên đại của các nhóm người tp trung vBc Mhdi trú tđâu không? (Người Mbản địa, người Châu Âu, người Mgc Phi, v.v.) Con ca tôi có thnêu ví dvmt skiện, con người, khái nim, v.v. tlch stác động đến chúng ta hôm nay không? Kinh Tế Có thso sánh và đối chiếu các cơ sở tài chính (ngân hàng), các sn phm và dch vca hkhông. Con ca tôi có thgii thích mục đích của ngân hàng và các giao dch hoàn tất như thế nào không? (tiết kiệm, vay, và đầu tư) Giáo dục công dân Hiểu được nn tảng cơ sở của tư cách công dân tại Hoa K.

Nghiên Cứu Xã Hội: Lớp Sáu - myportal.dpsk12.org Documents/6th SS (HYSH) - Viet.pdf · Nghiên Cứu Xã Hội: Lớp Sáu Câu Hỏi Trọng Tâm 1: Con của tôi nên

Embed Size (px)

Citation preview

Nghiên Cứu Xã Hội: Lớp Sáu

Câu Hỏi Trọng Tâm 1:

Con của tôi nên biết gì khi vào lớp 6? Học sinh lớp sáu cần hiểu rằng nghiên cứu xã hội tập trung vào các tương tác con người và thế

giới xung quanh trẻ, bao gồm bốn nghiên cứu quan trọng: Lịch Sử, Địa Lý, Kinh Tế (mua bán

hàng hóa/dịch vụ), và Giáo Dục Công Dân (chính phủ/cấu trúc xã hội). Tất cả bốn phạm vi cốt

lõi trong nghiên cứu xã hội đều tương quan với nhau và điều quan trọng là học sinh hiểu được

rằng trong khi học Địa Lý, trẻ cũng sẽ vận dụng những kiến thức của mình về Lịch Sử, Giáo

Dục Công Dân và Kinh Tế. Tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, giao tiếp bằng miệng và bằng

văn bản, hợp tác nhóm là những kỹ năng không thể thiếu của học sinh trong nghiên cứu xã hội.

Cuối năm lớp 5, con của bạn sẽ có thể:

Địa Lý

Biết cách sử dụng nhiều công cụ địa địa lý khác nhau (bản đồ, la bàn, ghi chú trên bản đồ, v.v.)

và các nguồn để trả lời câu hỏi về địa lý của Hoa Kỳ (các khu vực, tiểu bang và nguồn tài

nguyên).

Con của tôi có thể đọc tên của bản đồ và sử dụng la bàn của bản đồ cũng như ghi chú

để định vị và nhận biết các địa điểm và nguồn tài nguyên tại Hoa Kỳ không?

Có thể nhận biết, giải thích, miêu tả, và phân tích nguyên nhân và kết quả của sự chuyển động

không.

Con của tôi có thể giải thích lý do tại sao con người ở Hoa Kỳ lại đi đến những nơi khác

nhau trong nước không? Điều gì làm con người di trú? (Nguồn tài nguyên, địa lý tự

nhiên, xã hội, v.v.)

Con của tôi có thể giải thích sự hợp tác và xung đột giữa con người với nhau góp phần

(bổ sung) vào sự chia cắt/phân tách chính trị, kinh tế, và xã hội tại Hoa kỳ như thế nào

không?

Lịch sử

Biết về các thời kỳ lịch sử (các giai đoạn thời gian), cá nhân, nhóm người, ý tưởng, và chủ đề

tại Bắc Mỹ từ năm 1491 đến khi thành lập chính phủ Hoa Kỳ.

Con của tôi có thể giải thích thứ tự niên đại của các nhóm người tập trung về Bắc Mỹ và

họ di trú từ đâu không? (Người Mỹ bản địa, người Châu Âu, người Mỹ gốc Phi, v.v.)

Con của tôi có thể nêu ví dụ về một sự kiện, con người, khái niệm, v.v. từ lịch sử tác

động đến chúng ta hôm nay không?

Kinh Tế

Có thể so sánh và đối chiếu các cơ sở tài chính (ngân hàng), các sản phẩm và dịch vụ của họ

không.

Con của tôi có thể giải thích mục đích của ngân hàng và các giao dịch hoàn tất như thế

nào không? (tiết kiệm, vay, và đầu tư)

Giáo dục công dân

Hiểu được nền tảng cơ sở của tư cách công dân tại Hoa Kỳ.

Con của tôi có thể giải thích được điều gì làm con người trở thành công dân của một

quốc gia hay không? (quyền, vai trò, và trách nhiệm công dân)

Có thể giải thích được nguồn gốc, cấu trúc, và chức năng của chính phủ Hoa Kỳ không

Con của tôi có thể giải thích được nhà nước Hoa Kỳ được tổ chức như thế nào không?

(ba nhánh chính phủ - Hành pháp, Tư pháp, và Lập pháp)

Tôi có thể làm gì để giúp con của tôi chuẩn bị học lớp 6?

Địa lý thế giới

Giúp trẻ nhớ những gì đã học ở lớp 5 là rất quan trọng. Nói lớn những gì suy nghĩ trong khi bạn

đọc, viết, hoặc xem một phương tiện truyền thông (tin tức) sẽ giúp trẻ nhận thấy các quá trình

suy nghĩ của bạn và củng cố thêm giá trị nghiên cứu xã hội trong đời sống hàng ngày của trẻ và

mối liên hệ với trẻ như thế nào.

Thực hành với trẻ:

Đọc bản đồ ở nhà hoặc trên đường đi, cho trẻ giúp chỉ đường cho bạn. Trao đổi về cách

sử dụng bản đồ, và đề nghị trẻ xác định vị trí của bạn, bạn sẽ đi đâu, và cách tốt nhất để

đến đó.

Sử dụng bất kỳ công cụ nào: Bản đồ Google, ứng dụng điện thoại, RTD, cửa hàng mua

sắm, đường phố/thành phố/tiểu bang, công viên giải trí, bản vẽ mặt bằng nhà, v.v.

Lịch sử

Thảo luận trong khi xem, nghe, hoặc đọc bất kỳ phương tiện truyền thông nào có thể có mối

liên hệ với các nhóm khác nhau tập trung tại Bắc Mỹ. Cho dù phương tiện đó có tính giả tưởng,

hãy thảo luận những thông tin nào có thể không đúng và những thông tin nào có thể đúng. Sử

dụng bất kỳ loại phương tiện nào: sách, tạp chí, tư liệu, phim ảnh.

Kinh Tế

Thảo luận với trẻ về những gì xảy ra với tiền khi đi ngân hàng, mua sắm tại cửa hàng, hoặc

thanh toán hóa đơn. Giải thích nơi tiền sẽ đi đến khi bạn sử dụng ngân hàng và những khoản

lợi và rủi ro nào có thể có liên quan trong quy trình.

“Con có thể tìm thấy chúng ta đang ở đâu trên bản đồ này không?”

“Làm thế nào con biết đó là vị trí của chúng ta?”

“Chúng ta cần đi tiếp đến đâu?”

“Cách tốt nhất để đến đó là gì?”

"Theo con những phần nào trong bộ phim về Người Mỹ bản địa này có thể

thực sự xảy ra và tại sao?"

"Tại sao con cho rằng đoàn người hành hương trong truyện rời Châu Âu để đi đến

Bắc Mỹ?"

Sử dụng bất kỳ chủ đề nào để thảo luận: đếm tiền mặt, gửi tiền/ngân phiếu, máy ATM, thẻ tín

dụng, ngân phiếu, vay, thuế mua hàng, và các loại thuế liên bang/tiểu bang.

Giáo dục công dân

Thảo luận với trẻ về vai trò và trách nhiệm của công dân trong suốt một ngày của họ. Khi đọc

tin tức hoặc đọc báo với trẻ, bạn khuyến khích trẻ hiểu rằng chính phủ là do con người lập nên

và phục vụ cho con người qua một quy trình bầu chọn.

Sử dụng những vấn đề này làm chủ để thảo luận: giấy phép, hộ chiếu, thuế, xây dựng, chính

phủ, bỏ phiếu và bầu cử, quân đội, chiến tranh, v.v.

Câu Hỏi Trọng Tâm 2:

Con của tôi sẽ học được những gì trong suốt năm lớp 6?

Chương trình Địa Lý lớp sáu bao gồm cả địa lý tự nhiên và địa lý nhân văn trên thế giới. Mỗi bài

học tập trung vào một trong năm "Ý Tưởng Lớn", là các chủ đề chính được thảo luận trong suốt

khóa học. Mỗi bài học cũng có một câu hỏi quan trọng mà học sinh phải có thể trả lời được vào

cuối bài học.

Trong lớp 6, con của bạn phải chứng tỏ được rằng trẻ hiểu:

Ý Tưởng Lớn & Câu Hỏi Quan Trọng 1 – Công Cụ Địa Lý: Làm thế nào tôi sử dụng bản đồ và

các công cụ địa lý khác để tìm hiểu thế giới xung quanh tôi?

Từ khóa – vị trí tuyệt đối, thay đổi, phép chiếu bản đồ, và vị trí tương đối

Các thành phần bản đồ – tên bản đồ, ghi chú/khóa, biểu đồ chỉ phương hướng, tỷ lệ bản đồ,

lưới toàn cầu/đường vĩ độ và kinh độ, bán cầu, v.v.

"Khi mẹ đưa thẻ tín dụng vào trong máy ATM, số tiền mà mẹ yêu cầu từ máy sẽ bị

trừ đi từ tài khoản ngân hàng của mẹ."

"Theo con tại sao nên để ngân hàng giữ tiền

thì tốt hơn?" (có lợi)

"Theo con tại sao ngân hàng giữ tiền

thì có thể không hay?" (rủi ro)

"Theo con chính phủ tiếp nhận quyền lực như thế nào?"

"Chính phủ có loại trách nhiệm nào?"

"Tại sao con nghĩ chúng ta phải trả tiền thuế?"

Chủ đề bản đồ – độ cao (đặc điểm vật lý), khí hậu, thảm thực vật, mật độ dân cư, hoạt động

kinh tế (các nguồn tài nguyên của trái đất)

Ý Tưởng Lớn & Câu Hỏi Quan Trọng 2 – Nơi chốn: Nơi tôi sống tác động đến cách tôi sống

như thế nào? Cách tôi sống tác động đến nơi tôi sống như thế nào?

Từ khóa – nông thôn, thành phố, thủ đô, thành phố đứng đầu, di cư, nhập cư, yếu tố lôi kéo,

yếu tố thúc đẩy

Các kỹ năng chính – Có thể xác định những nơi thích hợp để sinh sống bằng cách nhận biết

nhiều đặc điểm địa lý vật lý và nhân văn khác nhau trong một khu vực cụ thể. Ngoài ra, giải

thích lý do tại sao những đặc điểm này lại quan trọng để duy trì dân số và đời sống chung của

con người.

Ý Tưởng Lớn & Câu Hỏi Quan Trọng 3 – Khu vực: Việc xác định thế giới theo khu vực giúp

tôi hiểu được thế giới quanh tôi như thế nào?

Từ khóa – ranh giới chính trị, lục địa, khu vực, và biên giới

Ví dụ về các Thành Phần Bản Đồ

tên

lưới toàn cầu

biểu đồ chỉ phương hướng

tỷ lệ

Khí Hậu Độ cao Thảm thực vật Dân số Hoạt động

Câu trả lời mẫu

“Thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng có quy mô dân số

Tăng chủ yếu là do vị trí gần nước và đất đai màu mỡ,

điều gì làm cho nó trở thành một thành phố đứng đầu?”

Các kỹ năng chính – Nhận biết bảy vùng trên thế giới: Canada và Hoa Kỳ, Châu Mỹ La-tinh,

Châu Âu và Nga, Châu Phi, Tây Nam và Trung Á, Châu Á Gió Mùa, Châu Đại Dương và Nam

Cực. Ngoài ra, học sinh phải có thể so sánh, đối chiếu từng vùng dựa trên những đặc điểm địa

lý vật lý và nhân văn.

Ý Tưởng Lớn & Câu Hỏi Quan Trọng 4 – Tương tác: Tôi tương tác với người khác và với môi

trường như thế nào? Người khác và môi trường tương tác với tôi như thế nào?

Từ khóa – hệ sinh thái, đa dạng sinh học, chu kỳ carbon-oxy, sự phát triển bền vững, mâu

thuẫn sử dụng đất, tiềm năng thủy điện, tưới tiêu lâu năm, chu kỳ nước, tương tác kinh tế, toàn

cầu hóa, quần xã sinh vật, và sự ấm lên của trái đất

Các kỹ năng chính – Học sinh phải có thể trả lời những câu hỏi mang tính tư duy phê phán, yêu

cầu trẻ phải suy nghĩ về các tình huống đời thường về mối tương tác giữa con người và môi

trường bằng cách áp dụng kiến thức mới thu thập được. Câu trả lời của trẻ phải hợp lý và được

hỗ trợ bởi bằng chứng và các từ khóa.

Ý Tưởng Lớn & Câu Hỏi Quan Trọng 5 – Hoạch định tương lai: Tôi hoạch định cho tương lai

của mình dựa trên những kiến thức và hiểu biết của tôi về thế giới quanh tôi như thế nào?

Từ khóa – hệ sinh thái, người ủng hộ môi trường thiên nhiên, đa dạng sinh học, chu kỳ carbon-

oxy, sự phát triển bền vững, mâu thuẫn sử dụng đất, tốc độ thay thế, tiềm năng thủy điện,

tương tác kinh tế, toàn cầu hóa, quần xã sinh vật, và sự ấm lên của trái đất

Các kỹ năng chính – Học sinh phải có thể trả lời những câu hỏi mang tính tư duy phê phán đòi

hỏi trẻ phải suy nghĩ về kế hoạch cho tương lai. Câu trả lời của trẻ phải hợp lý và được hỗ trợ

bởi bằng chứng và các từ khóa.

Các khu vực trên thế giới

*Lưu ý rằng các khu vực khác nhau nhưng giống với

các lục địa. Các khu vực được phân chia theo

đặc điểm vật lý và đặc điểm nhân văn độc đáo.

Câu hỏi mang tính tư duy phê phán mẫu

"Các dòng sông thay đổi khi chúng chảy qua bề mặt Trái Đất như thế nào?"

*Câu trả lời hay là câu trả lời hoàn chỉnh và

hợp lý, có đầy đủ các ví dụ và kết luận, và cũng bao gồm

một hoặc nhiều từ khóa này: tiềm năng thủy điện,

tưới tiêu lâu năm, chu kỳ nước

Câu Hỏi Trọng Tâm 3:

Làm thế nào tôi theo dõi sự tiến bộ và việc học của con tôi trong năm học?

Tôi có thể sử dụng những nguồn thông tin nào để làm điều này? Điều quan trọng là theo dõi sự tiến bộ và việc học của trẻ ở môn Địa Lý Thế Giới lớp 6. Giáo

viên của con bạn cũng sẽ tiếp tục ghi chép sự tiến bộ của trẻ, nhưng việc trẻ phát triển sẽ có ý

nghĩa hơn nếu trẻ cũng nhận được sự hỗ trợ ở nhà. Việc lắng nghe trẻ nói về việc học của trẻ

như thế nào cũng sẽ khuyến khích tính tự thể hiện những nỗ lực và sự tiến bộ của mình.

Ở lớp 6, sử dụng những ý kiến này để theo dõi sự tiến bộ và việc học của trẻ:

Đề nghị trẻ chia sẻ với bạn những gì trẻ đã học trong lớp địa lý mỗi ngày. Nếu trẻ gặp khó khăn

trong việc nhớ hoặc kể lại chi tiết, hãy đặt những câu hỏi cụ thể hơn như:

“Con có đọc gì về địa lý không? Nếu có, đó là gì? ”

“Cô giáo của con có cho con học về một nơi cụ thể nào đó trên Trái Đất không? Nếu có,

ở đâu?"

“Hôm nay con có từ mới hay định nghĩa mới nào không?”

Hôm nay con đã tham gia hoạt động nào trong giờ địa lý?

Con làm việc với ai – mục đích làm việc nhóm của con là gì?

Thường xuyên liên lạc với giáo viên của trẻ. Nếu bạn không thể tham dự các buổi họp lớp, hãy

thông báo với giáo viên và họ sẽ xếp lại lịch vào một thời gian khác tốt hơn để gặp bạn. Con

của bạn phải đem bài tập, bài làm và báo cáo tình hình học tập về nhà. Nếu bạn không thấy

những điều này, hãy liên lạc với giáo viên để chắc chắn rằng con của bạn không bị thiếu công

việc nào. Nếu con của bạn vắng mặt, hãy trao đổi điều này với giáo viên trước hoặc sau khi

nhận được bài tập bị thiếu.

Hỏi trẻ về những ngày hạn chót quan trọng sắp tới của trẻ trong lớp. Đừng quên tìm hiểu giáo

viên thường xuyên cho bài tập, dự án, câu đố và bài kiểm tra như thế nào. Hỏi giáo viên về

thông tin này nếu con của bạn không chắc.

Tạo một “Từ khóa/Danh sách từ vựng” để theo dõi những thuật ngữ mà trẻ đã học, và thuật

ngữ nào trẻ cần phải luyện tập thêm. Kiểm tra cho trẻ ở nhà để thực hành tất cả các từ vựng

của trẻ, kiểm tra mỗi thuật ngữ khi trẻ thể hiện là trẻ biết định nghĩa. Ôn lại những thuật ngữ mà

trẻ thường xuyên "biết" để giúp trẻ nhớ kiến thức này.

Câu hỏi mang tính tư duy phê phán mẫu

"Các nguồn tự nhiên của rừng mưa nhiệt đới nên được sử dụng

và bảo tồn như thế nào?"

*Câu trả lời hay là câu trả lời hoàn chỉnh và

hợp lý, có đầy đủ các ví dụ và kết luận, và cũng bao gồm

một hoặc nhiều từ khóa này: tính đa dạng sinh học,

chu kỳ carbon-oxy, sự phát triển bền vững, và mâu thuẫn sử dụng đất.

Tạo quyển “Nhật ký câu hỏi quan trọng” lưu lại những câu trả lời của trẻ về những câu hỏi mà

bạn thực hành ở nhà. Để trống một vài trang giữa mỗi câu hỏi và khuyến khích trẻ xem lại và

bổ sung vào những câu trả lời trước đó. Trẻ phải có thể bổ sung những suy nghĩ mới cho từng

câu trả lời khi trẻ phát triển ý thức nhận thức vững chắc hơn về địa lý vật lý và nhân văn kèm

theo giới thiệu từng bài học mới.

Tạo “Bản Đồ Du Lịch Thế Giới” mà con của bạn có thể dán nhãn tên của từng địa điểm mà trẻ

thảo luận trong lớp. Đảm bảo bản đồ có đầy đủ ''các thành phần bản đồ" thích hợp đã được

học vào đầu năm. Trẻ có thể vẽ một ký hiệu theo từng địa điểm có liên quan đến “câu hỏi quan

trọng” đã được học trong bài đó và bổ sung vào chìa khóa/ghi chú bản đồ của mình.

Đến thư viện, tham quan viện bảo tàng, sở thú trong khu vực sinh sống. Có thể tạo ra nhiều

nhiều mối liên kết từ những gì trẻ đang được học trong lớp địa lý khi tham quan bất kỳ nơi nào.

Trong suốt năm học, trẻ có nhiều dịp được gặp gỡ các vị khác "miễn phí", nên đừng quên thu

thập thêm nhiều thông tin bằng cách liên hệ với họ.

Từ khóa Học Tập Đã Thành

Thạo

vị trí tuyệt đối X

thay đổi X

lập bản đồ X

vị trí tương đối X

Bản đồ du lịch thế giới

Chú Thích

Con người có thể sử dụng và bảo vệ tốt nhất hệ sinh thái nước ngọt của Trái Đất như thế nào

Các nguồn tự nhiên của rừng mưa nhiệt đới nên được sử dụng và bảo tồn như thế

Tôi có thể làm gì ở nhà để hỗ trợ cho những gì sẽ được học ở trường?

Thực hành với trẻ:

Từ khóa – Tạo một quyển tự điển có ảnh minh họa để thực hành các thuật ngữ và định nghĩa ở

nhà. Cho trẻ viết ra từng thuật ngữ ở mặt trước của thẻ ghi chú và có cả hình ảnh minh họa tốt

nhất ý nghĩa của nó. Ở mặt sau tấm thẻ, cho trẻ viết lại thuật ngữ, và bao gồm định nghĩa cũng

như một câu có sử dụng thuật ngữ đó một cách có hiệu quả. Bấm lỗ ở góc trên của mỗi tấm thẻ

ghi chú, và dùng vòng kim loại giữ các thẻ lại với nhau để tạo thành một quyển sách nhỏ.

Cố gắng sáng tạo khi cho trẻ học các thuật ngữ trong quyển sách nhỏ. Cho trẻ chơi trò chơi từ

các tấm thẻ để xem trẻ có thể ghi được bao nhiêu điểm đối với từng thuật ngữ thuộc lòng.

Ý Tưởng Lớn – Thảo luận các “Ý Tưởng Lớn” (Công cụ địa lý, Địa điểm, Khu vực, Mối tương

tác, và Kế hoạch cho tương lai) với trẻ bất kỳ lúc nào có thể. Sử dụng các ý tưởng để rút ra mối

liên kết với các hoạt động hàng ngày của bạn bằng cách hỏi trẻ "Ý Tưởng Lớn" nào có trong

hoạt động đó.

“Ý Tưởng Lớn” là những chủ đề thông thường ở nhà và trong cộng đồng, hoặc thậm chí trong

một phạm vi lớn hơn ở mức độ quốc gia và toàn cầu.

Câu Hỏi Quan Trọng – Thảo luận “Câu Hỏi Quan Trọng” từ mỗi bài mà trẻ đã được học ở

trường. Thường xuyên hỏi trẻ xem "Câu Hỏi Quan Trọng" mới nào có trong bài học. Điều quan

trọng là trẻ thực hành những gì đang học trong lớp bằng kiến thức mới của mình khi trả lời

*Sử dụng các tấm thẻ ghi chú màu sắc để sắp xếp các thuật ngữ trong các nhóm khác nhau.

*Trong khi đọc/xem tin tức, thảo luận với trẻ về "(những) Ý Tưởng Lớn'' nào mà trẻ cho rằng có liên quan đến từng câu chuyện nhiều nhất.

Theo con "(những) Ý Tưởng

Lớn" nào từ địa lý có trong bản

tin này về đám cháy lớn tại

vùng núi?

những "Câu Hỏi Quan Trọng". Bạn có thể cho trẻ chia sẻ bằng lời hoặc viết ra những suy nghĩ

của mình trên giấy dưới dạng đoạn văn.

“Câu Hỏi Quan Trọng” được sử dụng trong lớp nhằm giúp học sinh hiểu được những khái niệm

và thuật ngữ mà trẻ đang học có thể áp dụng vào cuộc sống thật hàng ngày như thế nào. Học

sinh có thể áp dụng cả những gì đã học ở lớp và những quan điểm cá nhân cũng như tính sáng

tạo của mình khi trả lời câu hỏi, nhưng điều quan trọng là trẻ có thể dùng bằng chứng và các ví

dụ để chứng minh câu trả lời của mình.

Đọc – Cho trẻ đem sách giáo khoa về nhà mỗi tối nếu giáo viên cho phép. Bạn có thể đề nghị

giáo viên cung cấp một danh sách các chương mà trẻ sẽ đọc trong từng bài học. Cho trẻ xem

trước các chương bằng cách xem qua đoạn văn và nhìn vào hình ảnh cũng như các phần chú

thích. Bạn cũng có thể cho trẻ xem lại bất kỳ bài đọc nào đã thực hiện trong tuần học ở trường.

Cho trẻ đọc lớn cho một người nào đó ở nhà để nâng cao sự thích thú và trẻ được hỗ trợ nếu

cần.

*Thảo luận với trẻ về "Câu Hỏi Quan Trọng" hiện tại trong môn địa lý. Sau đó đề nghị trẻ thực hành viết câu trả lời đó. Khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ học thuật và các từ khóa.

Mẹ muốn biết con nghĩ gì về dầu tại Tây Nam Á. Con có thể viết một

hoặc hai đoạn văn về “Việc có một nguồn tài nguyên có giá trị có thể

ảnh hưởng đến một khu vực như thế nào?”

Hãy cùng nhìn vào hình ảnh trong chương tiếp theo. Theo con bức tranh này sẽ cho ta biết điều gì về "sự nóng lên

của trái đất"?