12
249 NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ QUY NHƠN Trần Hồng Thái Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường Hoàng Anh Huy và Mai Kim Liên Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Abstract Climate change is a topical issue because of the large-scale global impact it is expected to have on economic life and human society. According to estimates of the Intergovernmental Committee on Climate Change (IPCC), by 2080 approximately 332 million people living in coastal and low-lying land will have lost homes due to flooding and sea level rise, including 32 million in Vietnam. Vietnam ranked five of the countries most heavily affected by climate change (Waibel, 2008). According to the Ministry of Natural Resources and Environment, over the last 50 years (1958-2007) in Vietnam, the average temperature has increased about 0.5-0.7 o C and the sea level has risen about 20 cm (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009). Recognizing the risks of climate change to the sustainable development of the country, the government of Vietnam has approved the national target programs to cope with climate change. The study done by the Rockefeller fund, conducted by the Center for Meteorology and Hydrology Consulting and Environment, within the framework of the implementation of the urgent tasks of the national target program, is evaluating the impact of climate change on the development of sectors and localities. In this study, Quy Nhon City was selected as a pilot study area. To assess the impact of climate change, based on the climate change scenarios for Quy Nhon City, the following steps are being undertaken: Assessing the impact of climate change on factors where the damage is high Forecasting what other elements are vulnerable to serious impacts of climate change Developing scenarios and climate change flood maps corresponding to Quy Nhon City. In this report we present some research results of the first step in evaluating the impact of climate change on Quy Nhon City. 1. VXU THBIN ĐỔI KHÍ HẬU TI THÀNH PHQUY NHƠN Các nghiên cứu của chúng tôi vxu thế biến đổi khí hậu tại Thành phố Quy Nhơn được xét dựa trên ba yếu tố gồm mức tăng nhiệt độ trung bình, mức thay đổi tỷ lệ lượng mưa và mực nước biển dâng so với trung bình thời kỳ 1980-1999. Kết quả của nghiên cứu này tập trung vào đánh giá tác động của mực nước biển dâng đến mức độ ngập lụt và bước đầu đã đưa ra

NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU TÁC ĐỘNG C A BI N I KHÍ H N PHÁT …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10225/1/21 CCQuy... · 2018-08-07 · nước biển dâng so với

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU TÁC ĐỘNG C A BI N I KHÍ H N PHÁT …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10225/1/21 CCQuy... · 2018-08-07 · nước biển dâng so với

249

NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ QUY NHƠN

Trần Hồng Thái

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

Hoàng Anh Huy và Mai Kim Liên

Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường

Abstract

Climate change is a topical issue because of the large-scale global impact it is expected to

have on economic life and human society. According to estimates of the Intergovernmental

Committee on Climate Change (IPCC), by 2080 approximately 332 million people living in

coastal and low-lying land will have lost homes due to flooding and sea level rise, including

32 million in Vietnam. Vietnam ranked five of the countries most heavily affected by climate

change (Waibel, 2008). According to the Ministry of Natural Resources and Environment,

over the last 50 years (1958-2007) in Vietnam, the average temperature has increased about

0.5-0.7oC and the sea level has risen about 20 cm (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009).

Recognizing the risks of climate change to the sustainable development of the country, the

government of Vietnam has approved the national target programs to cope with climate

change. The study done by the Rockefeller fund, conducted by the Center for Meteorology and

Hydrology Consulting and Environment, within the framework of the implementation of the

urgent tasks of the national target program, is evaluating the impact of climate change on the

development of sectors and localities. In this study, Quy Nhon City was selected as a pilot

study area.

To assess the impact of climate change, based on the climate change scenarios for Quy Nhon

City, the following steps are being undertaken:

Assessing the impact of climate change on factors where the damage is high

Forecasting what other elements are vulnerable to serious impacts of climate change

Developing scenarios and climate change flood maps corresponding to Quy Nhon City.

In this report we present some research results of the first step in evaluating the impact of

climate change on Quy Nhon City.

1. VỀ XU THẾ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI THÀNH PHỐ QUY NHƠN

Các nghiên cứu của chúng tôi về xu thế biến đổi khí hậu tại Thành phố Quy Nhơn được xét

dựa trên ba yếu tố gồm mức tăng nhiệt độ trung bình, mức thay đổi tỷ lệ lượng mưa và mực

nước biển dâng so với trung bình thời kỳ 1980-1999. Kết quả của nghiên cứu này tập trung

vào đánh giá tác động của mực nước biển dâng đến mức độ ngập lụt và bước đầu đã đưa ra

Page 2: NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU TÁC ĐỘNG C A BI N I KHÍ H N PHÁT …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10225/1/21 CCQuy... · 2018-08-07 · nước biển dâng so với

250

được dự báo về mức độ ngập lụt của Thành phố Quy Nhơn cho đến cuối thế kỷ 21. Các kết

quả nghiên cứu kịch bản biến đổi khí hậu cho Thành phố Quy Nhơn trong thế kỷ 21 được

trình bày trong Bảng 1. Kịch bản mức nước biển dâng và diện tích ngập lụt được trình bày

trong Bảng 2. Trong nghiên cứu này, 3 kịch bản phát thải được lựa chọn: A1FI, A2 (kịch bản

phát thải cao), B2, A1B (kịch bản phát thải trung bình) và A1T, B1 (kịch bản phát thải thấp).

Bảng 1. Sự tăng nhiệt độ trung bình (T) và thay đổi tỷ lệ lượng mưa (LM)

so với trung bình thời kỳ 1980-1999 cho Thành phố Quy Nhơn ứng với

các kịch bản phát thải cao (A1FI, A2) và trung bình (B2)

Kịch

bản

Thời kỳ

trong

năm

Yếu tố

khí

hậu

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Cao

(A1FI)

XII-II

T (oC) 0,5 0,7 1,1 1,5 2,0 2,5 2,8 3,2 3,6

LM (%) -2,4 -3,6 -5,2 -7,3 -10,1 -11,9 -13,9 -15,6 -17,2

III-V

T (oC) 0,6 0,9 1,3 1,8 2,3 2,9 3,4 3,8 4,2

LM (%) -3,2 -4,8 -6,9 -10,3 -12,9 -15,9 -18,5 -21,0 -23,1

VI-VIII

T (oC) 0,4 0,5 0,8 1,1 1,4 1,7 2,1 2,3 2,6

LM (%) 0,3 0,4 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,6 8,1

IX-XI

T (oC) 0,5 0,8 1,1 1,5 2,0 2,5 2,9 3,3 3,7

LM (%) 2,6 4,0 5,8 8,2 10,7 13,8 15,5 17,5 19,2

Năm

T (oC) 0,5 0,7 1,1 1,5 1,9 2,4 2,8 3,2 3,5

LM (%) 0,6 0,8 1,2 1,7 2,2 2,7 3,1 3,5 3,9

Cao

(A2)

XII-II

T (oC) 0,5 0,6 0,9 1,2 1,5 1,8 2,1 2,6 2,9

LM (%) -1,9 -3,3 -4,3 -5,7 -7,1 -8,7 -10,4 -12,3 -14,2

III-V

T (oC) 0,6 0,8 1,1 1,4 1,7 2,1 2,6 2,8 3,5

LM (%) -3,2 -4,4 -5,8 -7,5 -9,5 -11,7 -14,0 -16,5 -19,1

VI-VIII

T (oC) 0,4 0,5 0,7 0,9 1,1 1,3 1,6 1,8 2,1

LM (%) 0,2 0,3 0,4 0,6 0,8 0,9 1,1 1,3 1,5

IX-XI T (oC) 0,5 0,7 0,9 1,2 1,5 1,8 2,2 2,6 3,0

Page 3: NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU TÁC ĐỘNG C A BI N I KHÍ H N PHÁT …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10225/1/21 CCQuy... · 2018-08-07 · nước biển dâng so với

251

Kịch

bản

Thời kỳ

trong

năm

Yếu tố

khí

hậu

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

LM (%) 2,7 3,7 4,8 6,3 7,9 9,7 11,7 13,8 15,9

Năm

T (oC) 0,5 0,7 0,9 1,2 1,4 1,8 2,1 2,4 2,9

LM (%) 0,6 0,8 1,0 1,3 1,6 2,0 2,4 2,8 3,2

Trung

bình

(B2)

XII-II

T (oC) 0,5 0,6 0,9 1,1 1,3 1,5 1,7 1,9 2,1

LM (%) -2,4 -3,3 -4,3 -5,3 -6,2 -7,2 -8,2 -9,2 -10,1

III-V

T (oC) 0,6 0,8 1,1 1,3 1,5 1,8 2,0 2,3 2,4

LM (%) -3,3 -4,5 -5,8 -7,1 -8,4 -9,7 -11,0 -12,3 -13,6

VI-VIII

T (oC) 0,4 0,5 0,7 0,8 0,9 1,1 1,3 1,4 1,5

LM (%) 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,7 0,9 1,0 1,1

IX-XI

T (oC) 0,5 0,7 0,9 1,1 1,3 1,5 1,7 1,9 2,1

LM (%) 2,7 3,7 4,8 5,9 7,0 8,1 9,2 10,3 11,3

Năm

T (oC) 0,5 0,7 0,9 1,1 1,3 1,5 1,7 1,9 2,0

LM (%) 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,7 1,9 2,1 2,3

Qua Bảng 1 cho thấy:

+ Nhiệt độ theo mùa và nhiệt độ trung bình năm ở TP. Quy Nhơn là tăng dần cho đến cuối

thế kỷ trong tất cả các kịch bản phát thải từ trung bình (B2) đến cao (A2) và cao nhất

(A1FI) trong đó, nhiệt độ mùa ít mưa tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa mưa nhiều.

+ Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở TP. Quy Nhơn có thể tăng so với trung bình

thời kỳ 1980-1999 từ 2,0-3,5oC theo các kịch bản từ trung bình đến cao. Theo mùa, nhiệt

độ có thể dao động trong khoảng từ 1,5 đến 2,4oC theo kịch bản phát thải trung bình B2,

từ 2,1 đến 3,5oC theo kịch bản phát thải cao A2 và từ 2,6 đến 4,2

oC theo kịch bản phát thải

cao nhất A1FI.

+ Tháng có nhiệt độ tăng nhiều nhất thường là các tháng III, IV, V, với mức tăng 2,4 đến

4,2oC và tháng có nhiệt độ tăng ít nhất là các tháng VI, VII, VIII, với mức tăng 1,5 đến

2,6oC theo các kịch bản phát thải từ trung bình đến cao.

Page 4: NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU TÁC ĐỘNG C A BI N I KHÍ H N PHÁT …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10225/1/21 CCQuy... · 2018-08-07 · nước biển dâng so với

252

+ So với mức tăng nhiệt độ trung bình năm vùng Nam Trung Bộ (MONRE, 2009), mức tăng

về nhiệt độ ở TP. Quy Nhơn đều cao hơn từ 0,1-0,2oC theo kịch bản phát thải trung bình

(B2) và 0,1-0,5oC theo kịch bản phát thải cao (A2).

+ Nhìn chung, lượng mưa năm đều tăng dần cho đến cuối thế kỷ trong tất các kịch bản phát

thải khí nhà kính. Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng từ 2,3 đến 3,9% theo

các kịch bản phát thải từ trung bình (B2) đến cao (A2) và cao nhất (A1FI).

+ Xu thế diễn biến của lượng mưa mùa ít mưa giảm, trong khi đó lượng mưa mùa mưa nhiều

tăng ở tất cả các kịch bản từ trung bình (B2) đến cao (A2) và cao nhất (A1FI). Ngoài ra,

mức tăng trong mùa mưa nhiều và mức giảm trong mùa ít mưa là lớn dần. Lượng mưa

giảm nhiều nhất trong các tháng từ tháng III đến tháng V và tăng nhiều nhất trong các

tháng từ tháng IX đến tháng XI. Đến cuối thế kỷ 21, mức giảm của lượng mưa có thể lên

khoảng 5,5 đến 9,3% và mức tăng của lượng mưa đạt từ 10,6 đến 18% theo các kịch bản

phát thải từ trung bình đến cao.

+ Ngược lại với diễn biến của nhiệt độ, so với mức tăng lượng mưa năm vùng Nam Trung

Bộ (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009), mức tăng về lượng mưa ở TP. Quy Nhơn đều

thấp hơn từ 0,1-0,9% theo cả kịch bản phát thải trung bình (B2) kịch bản phát thải cao

(A2).

Bảng 2. Kết quả tính toán mực nước biển dâng và mức độ ngập lụt tại Thành phố Quy Nhơn

ứng với các kịch bản phát thải A1FI, A2 và B2

(so với mực nước biển trung bình thời kỳ 1980-1999)

Năm 2020 2050 2070 2100

Kịch bản A1FI A2 B2 A1FI A2 B2 A1FI A2 B2 A1FI A2 B2

Mực nước

(cm) 11,6 11,8 11,7 33,4 30,8 30,1 57,1 48,9 45,8 102 85,9 73,7

Diện tích bị

ngập (km2)

1,4 1,4 1,4 1,48 1,47 1,47 2,81 2,18 1,95 8,04 6,54 4,63

Theo các kết quả tính toán ở Bảng 2:

+ Mực nước biển dâng tại TP. Quy Nhơn cao nhất theo phương án phát thải cao A1FI, đạt

102 cm vào cuối thế kỷ 21, cao hơn 2 cm so với mực nước biển dâng trung bình của Việt

Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009). Cả ba phương án đều đưa ra dự báo tăng mực

nước nhanh dần vào cuối thế kỷ, trong đó phương án phát thải cao A1FI có biên độ tăng

cao nhất trong 3 phương án phát thải, chênh lệch tới 90,4 cm từ năm 2020 đến 2100, trong

khi với phương án A2 và B2 mức độ chênh lệch lần lượt là 74,1 và 62,0 cm.

+ Tính toán mức độ ngập lụt cho thấy, tại Thành phố Quy Nhơn, diện tích vùng bị ngập dự

báo theo phương án phát thải cao (A1FI) sẽ là 1,4 km2 (0,49% diện tích Thành phố) vào

2020; 1,48 km2 (0,52%) vào 2050; 2,81 km

2 (0,99%) vào 2070 và 8,4 km

2 (2,96%) vào

2100. Kết quả cũng chỉ ra mức độ ngập lụt dự báo theo phương án phát thải trung bình

(B2) giảm đáng kể, tới 30,6% vào năm 2070 và 42,4%, so với phương án phát thải cao

(A1FI).

Page 5: NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU TÁC ĐỘNG C A BI N I KHÍ H N PHÁT …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10225/1/21 CCQuy... · 2018-08-07 · nước biển dâng so với

253

+ Để cung cấp thông tin một cách trực quan, hữu ích, tập bản đồ dự báo mức độ ngập lụt cho

Thành phố Quy Nhơn đến cuối thế kỷ 21 đã được chúng tôi xây dựng (Hình 1 đến Hình

8). Trong đó, vùng bị ảnh hưởng ngập là vùng có địa hình trũng thuộc xã Nhơn Bình,

Nhơn Phú, Quang Trung và một phần diện tích của bán đảo Phương Mai. Toàn bộ vùng bị

ngập chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều vịnh Quy Nhơn.

Hình 1. Bản đồ ngập lụt TP. Quy Nhơn ứng với

kịch bản A1FI năm 2020

Hình 2. Bản đồ ngập lụt TP. Quy Nhơn ứng với

kịch bản A1FI năm 2050

Page 6: NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU TÁC ĐỘNG C A BI N I KHÍ H N PHÁT …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10225/1/21 CCQuy... · 2018-08-07 · nước biển dâng so với

254

Hình 3. Bản đồ ngập lụt TP. Quy Nhơn ứng với

kịch bản A1FI năm 2070

Hình 4. Bản đồ ngập lụt TP. Quy Nhơn ứng với

kịch bản A1FI năm 2100

Hình 5. Bản đồ ngập lụt TP. Quy Nhơn ứng với

kịch bản B2 năm 2020

Hình 6. Bản đồ ngập lụt TP. Quy Nhơn ứng với

kịch bản B2 năm 2050

Page 7: NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU TÁC ĐỘNG C A BI N I KHÍ H N PHÁT …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10225/1/21 CCQuy... · 2018-08-07 · nước biển dâng so với

255

Hình 7. Bản đồ ngập lụt TP. Quy Nhơn ứng với

kịch bản B2 năm 2070

Hình 8. Bản đồ ngập lụt TP. Quy Nhơn ứng với

kịch bản B2 năm 2100

2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI THÀNH PHỐ QUY NHƠN

Tác động lâu dài của BĐKH đến đời sống, kinh tế-xã hội của Thành phố Quy Nhơn được

đánh giá theo 3 khía cạnh chính, gồm các tác động đến cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị, tác

động đến các thành phần kinh tế và các tác động đến xã hội.

2.1. Các tác động đối với cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị

+ Hệ thống giao thông: Dưới tác động BĐKH, mực nước biển sẽ dâng cao, cộng với tình

hình thiên tai, đặc biệt là bão và mưa lớn, sẽ có thể gia tăng cả về cường độ và tần suất.

Các tuyến giao thông ngoại đô tại khu vực đang bị ảnh hưởng sẽ chịu những tác động

mạnh hơn, nhất là khu vực 4 xã sẽ được sáp nhập về Thành phố ở phía Đông huyện Tuy

Phước (Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng), Phường Nhơn Bình và

tuyến đường ven biển. Các tuyến nội đô có thể sẽ tránh được hiện tượng ngập lụt do có hệ

thống thoát nước đã được nâng cấp (được phân tích ở phần sau), trừ đoạn đường Hùng

Vương gần cầu Hà Thanh.

+ Hệ thống đê biển: Trong tương lai, hệ thống hạ tầng cơ sở đê điều hiện nay của Thành

phố rất khó có thể ứng phó hiệu quả với sự biến đổi phức tạp của các yếu tố khí hậu như

thay đổi chế độ mưa với lượng mưa tập trung nhiều hơn vào mùa mưa, nước biển dâng,

triều cường và sự tăng lên tần suất và cường độ của thiên tai bão lũ.

+ Hệ thống điện: Trong điều kiện các cơn mưa bão xảy ra với cường độ lớn hơn, tần suất

cao hơn, sẽ gây các thiệt hại đáng kể đến hệ thống điện. Thêm vào đó, nếu nhiệt độ tăng

Page 8: NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU TÁC ĐỘNG C A BI N I KHÍ H N PHÁT …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10225/1/21 CCQuy... · 2018-08-07 · nước biển dâng so với

256

cao, nắng nóng kéo dài, nhu cầu tiêu thụ điện năng sẽ cao hơn và như vậy sẽ ảnh hưởng

nhiều đến khả năng chịu tải của đường dây, các trạm biến áp và việc cấp điện bổ sung của

thủy điện Vĩnh Sơn.

+ Hệ thống thoát nước: Hiện nay, Thành phố đang thực hiện Dự án Vệ sinh môi trường các

thành phố duyên hải – tiểu dự án Thành phố Quy Nhơn. Dự án này hỗ trợ nâng cấp hệ

thống tiêu thoát nước của Thành phố. Theo tính toán, khả năng tiêu thoát nước của hệ

thống mới đáp ứng được lượng mưa 322 mm với tấn suất 10 năm lặp lại và mực nước

triều lớn nhất lớn hơn mực nước triều trung bình cao nhất tại TP. Quy Nhơn là 0,12 m.

Khi dự án hoàn thành vào năm 2013, sẽ giải quyết cơ bản vấn đề ngập lụt do mưa trong

khu vực nội thị Thành phố Quy Nhơn. Đến năm 2020, theo kịch bản nước biển dâng của

INHEM, mực nước biển trung bình sẽ dâng lên 0,12 m (kịch bản phát thải cao) thì Thành

phố cũng chưa gặp phải vấn đề ngập lụt đối với các vùng có dự án. Tuy vậy, sau năm

2020, nước biển có thể tăng cao hơn mức 0,12 m, hệ thống tiêu theo thời gian sẽ bị xuống

cấp, các đợt mưa lớn có thể tăng cả về tần suất và cường độ và khó dự báo. Tất cả sẽ làm

cho giảm hoặc không đáp ứng được nhu cầu tiêu và có thể sẽ tái ngập.

+ Hệ thống công trình thủy lợi: Dưới tác động của BĐKH, trong thời gian tới mưa có thể sẽ

tập trung vào mùa mưa với cường độ lớn hơn và khó dự báo. Điều này có thể làm cho

lượng mưa và tình trạng ngập lụt vượt chỉ tiêu thiết kế, gây nguy hiểm đến công trình và

người dân ở hạ du, nhất là các hồ chứa và đập dâng như: đập Phú Xuân, đập Phú Hòa, đê

sông Hà Thanh Phường Nhơn Phú, đập Cây Dừa, bờ Bàn Lạc Trường, tràn thoát lũ 1, 2, 3

khu Đông, Phường Nhơn Bình, bờ bao Dốc Cá xã Nhơn Lý, và hồ chứa Long Mỹ. Mặt

khác, hạn hán kéo dài kết hợp với mực nước biển dâng sẽ gây nhiễm mặn khu tưới dẫn

đến tình trạng thiếu nước tưới (đặc biệt tại khu 4 xã phía Đông huyện Tuy Phước), giảm

diện tích và sản lượng sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến sinh kế của nông dân.

+ Phát triển Thành phố và đô thị hóa: Hiện tượng di chuyển cát vào mùa hè có thể sẽ trầm

trọng hơn trong thời gian gần do nhiệt độ gia tăng và hạn hán kéo dài vào mùa khô dưới

tác động của BĐKH. Hiện tượng này gây ảnh hưởng lớn đến công tác xây dựng cũng như

phá hủy, bào mòn các thiết bị.

2.2. Tác động đối với các thành phần kinh tế

+ Nông nghiệp: Mức độ thiệt hại gây ra bởi lũ lụt có thể sẽ gia tăng do dưới tác động biến

đổi khí hậu, quy luật xuất hiện, của lũ lụt sẽ thay đổi (khi sớm, khi muộn), tần suất và

cường độ cũng có thể sẽ gia tăng. Tác động của lũ lụt bao gồm: làm dập nát cây trồng, sa

bồi diện tích canh tác, phá hỏng hệ thống tưới tiêu, gây mất trắng hoặc giảm năng suất cây

trồng. Các kịch bản BĐKH cho thấy vào các tháng mùa khô, lượng mưa giảm, nhiệt độ

tăng, kèm theo mực nước biển dâng, kèm theo thường xuyên có gió Tây, các dòng sông

dốc và ngắn nên khả năng trữ nước mặt kém, gây ra tình trạng thiếu nước cho canh tác

nông nghiệp và hiện tượng xâm nhập mặn tại các vùng cửa sông. Hiện tượng nhiễm mặn

nặng sẽ diễn ra chủ yếu tại các vùng cửa sông Côn và sông Hà Thanh tại các phường

Nhơn Bình, Nhơn Phú và xã Nhơn Hội.

+ Nuôi trồng thủy sản: Mưa lũ xảy ra với cường độ lớn thì lại gây ra các thiệt hại về cơ sở

hạ tầng thủy sản như phá hỏng các bờ đầm nuôi trồng thủy sản, gây tốn kém kinh phí để

Page 9: NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU TÁC ĐỘNG C A BI N I KHÍ H N PHÁT …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10225/1/21 CCQuy... · 2018-08-07 · nước biển dâng so với

257

khôi phục lại. Thêm vào đó, việc thay đổi nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh trong thời gian

dài ảnh hưởng rất lớn tới sản lượng nuôi trồng.

+ Đánh bắt hải sản: Trong số các thiên tai, bão là hiểm họa chính đối với ngành khai thác

hải sản. Trong tương lai, dưới tác động của biến đổi khí hậu, các cơn bão lớn có thể sẽ xảy

ra nhiều hơn, khó dự báo hơn. Vì thế, nếu tập quán khai thác không được thay đổi (ngư

dân không sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc khi ra khơi), các khu neo đậu không bảo

đảm về quy mô và độ an toàn, các tàu thuyền nhỏ và thô sơ vẫn sử dụng cho đánh bắt xa

bờ thì các thiệt hại sẽ rất nặng nề và ngư dân chính là đối tượng chịu nhiều tác động nhất

và dễ bị tổn thương nhất.

+ Du lịch: Theo kịch bản biến đổi khí hậu, các vùng ven biển của Việt Nam nói chung và

Quy Nhơn – Bình Định nói riêng sẽ chịu ảnh hưởng của nước biển dâng, triều cường, bão

lũ và nắng nóng gia tăng cùng với các tác động trực tiếp của chúng như sạt lở ven sông,

ven biển, ngập lụt, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh phát sinh, v.v... Tất cả các yếu tố nói

trên sẽ ảnh hưởng tới ngành du lịch (bãi biển/khu vực du lịch, làm suy thoái các tài nguyên

du lịch, giảm lượng khách du lịch). Theo Sơ đồ định hướng không gian Thành phố đến

2020, một khu du lịch giáp bờ biển Nhơn Lý sẽ được hình thành. Theo kịch bản BĐKH,

đây sẽ là vùng ẩn chứa nhiều nguy cơ, đặc biệt là xói lở bờ biển và ngập nước do vùng này

sẽ bị ngập dưới tác động của mực nước biển dâng.

2.3. Các tác động về xã hội

+ Suy giảm sinh kế của người nghèo: Đối với khu vực nông thôn, biến đổi khí hậu sẽ làm

tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ, hạn hán..., làm giảm năng suất, sản

lượng cây trồng, suy giảm sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh phát sinh.

Đối với các khu vực đô thị, đa số người thuộc đối tượng nghèo không có việc làm ổn định,

thu nhập thấp, chưa được bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe,

giáo dục.

+ Sức khỏe và vệ sinh: Theo kịch bản biến đổi khí hậu, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung

bình năm ở TP. Quy Nhơn có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980-1999 từ 2,0-3,5oC

(kịch bản từ trung bình đến cao). Nhiệt độ tăng sẽ ảnh hưởng tới tỷ lệ lây lan và truyền

nhiễm của các căn bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh bạch cầu, sốt virus, viêm não

virus và nhiều căn bệnh khác mà trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Đồng thời, các

bệnh liên quan đến nước cũng sẽ gia tăng do thiếu hoặc ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm

môi trường như bệnh tả, tiêu chảy...

+ Tái định cư: Dưới tác động của BĐKH, công tác di dời, tái định cư phải được đặt ra nhằm

tránh tác động của xói lở bờ biển, bão lũ và ngập lụt tới các hộ dân.

2.4. Dự báo các vấn đề phát sinh đến năm 2020 do bị tác động của BĐKH đối với

Thành phố Quy Nhơn

Tác động của BĐKH sẽ ảnh hưởng đến các ngành và lĩnh vực sau:

+ Đối tượng dễ bị tổn thương bao gồm: Các hộ nghèo gồm: nông dân, ngư dân, các hộ dân

ven biển và ven đầm Thị Nại sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt, các hộ nuôi trồng

Page 10: NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU TÁC ĐỘNG C A BI N I KHÍ H N PHÁT …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10225/1/21 CCQuy... · 2018-08-07 · nước biển dâng so với

258

thủy sản, hộ dân có đất rừng và đặc biệt là nhóm người di dân tự do, nhập cư không hợp

pháp từ nông thôn ra thành phố làm thuê.

+ Các ngành dễ bị tác động nhất do BĐKH gồm:

Nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp: Hầu hết các hoạt động sản xuất nông nghiệp,

ngư nghiệp và lâm nghiệp đều phụ thuộc vào thời tiết và nhóm người nghèo tập trung

khu vực sản xuất các lĩnh vực này.

Các ngành cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, cấp nước, điện): Nhóm ngành này có các

công trình chịu sự chi phối lớn của khí hậu nói chung và thiên tai do khí hậu gây ra nói

riêng. Các kế hoạch, quy hoạch của các ngành này đều thực hiện từ trước, khi mà chưa

được lồng ghép với các yếu tố BĐKH, vì vậy, khi có tác động BĐKH, các quy hoạch

này không phù hợp, cần phải xác định, điều chỉnh lại để đảm bảo từng bước nâng cấp,

nhằm thích ứng (có thể chống chọi được/giảm thiểu tác động xấu nhất) với điều kiện

BĐKH.

Du lịch: Cơ sở hạ tầng du lịch hầu hết giáp biển, nơi chịu tác động rất lớn của thiên tai,

xói lở bờ biển. Bên cạnh đó, lượng khách du lịch phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Mưa

bão nhiều, nắng nóng kéo dài sẽ giảm hẳn lượng khách du lịch. Hơn nữa, khu du lịch

Nhơn Hội được quy hoạch vào vùng sẽ chịu tác động lớn do nước biển dâng, kèm theo

đó là hiện tượng xói lở bờ biển diễn ra mạnh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Các kịch bản BĐKH cho Thành phố Quy Nhơn trong thế kỷ 21 có thể tóm tắt như sau:

+ Nhiệt độ mùa ít mưa sẽ tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa mưa nhiều trong tất cả các

kịch bản phát thải từ trung bình (B2) đến cao (A2) và cao nhất (A1FI).

+ Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng khoảng 2,0-3,5oC so với trung

bình thời kỳ 1980-1999 trong tất cả các kịch bản phát thải từ trung bình (B2) đến cao (A2)

và cao nhất (A1FI).

+ Xu thế diễn biến của lượng mưa mùa ít mưa giảm trong khi đó lượng mưa mùa mưa nhiều

tăng ở tất cả các kịch bản từ trung bình (B2) đến cao (A1FI và A2).

+ Lượng mưa năm tăng dần cho đến cuối thế kỷ trong tất các kịch bản phát thải khí nhà

kính. Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng khoảng 2,3 đến 3,9% theo các kịch

bản phát thải từ trung bình (B2) đến cao (A2) và cao nhất (A1FI).

+ Các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Thành phố Quy Nhơn đã được xây

dựng dựa theo kịch bản phát thải cao và trung bình.

+ Do tính phức tạp của biến đổi khí hậu và những hiểu biết chưa thật đầy đủ về biến đổi khí

hậu của Việt Nam cũng như trên thế giới cùng với yếu tố tâm lý, kinh tế, xã hội, tính chưa

chắc chắn về các kịch bản phát thải khí nhà kính, tính chưa chắc chắn của kết quả mô hình

tính toán xây dựng kịch bản..., nên kịch bản hài hòa nhất là kịch bản trung bình (B2) được

kiến nghị cho các địa phương, làm cơ sở để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xây

dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Page 11: NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU TÁC ĐỘNG C A BI N I KHÍ H N PHÁT …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10225/1/21 CCQuy... · 2018-08-07 · nước biển dâng so với

259

+ Vào giữa thế kỷ 21, mực nước biển có thể dâng thêm 30 cm và đến cuối thế kỷ 21, mực

nước biển có thể dâng thêm 74 cm so với thời kỳ 1980-1999.

+ Các kết quả trên đây còn chứa đựng tính chưa chắc chắn cao. Nguyên nhân có thể là: (i)

Mức độ khẳng định thấp của các kịch bản phát thải khí nhà kính; (ii) Mô hình mô phỏng

khí hậu cho thời kỳ dài luôn có sai số lớn; (iii) Sai số trong phương pháp chi tiết hóa thống

kê số liệu toàn cầu và khu vực; và (iv) Tính phân hóa sâu sắc của các yếu tố khí hậu theo

địa phương.

Trong tương lai gần, một số các hoạt động quan trọng cho việc lập kế hoạch thích ứng với

BĐKH của Thành phố Quy Nhơn được đề xuất như sau:

+ Nghiên cứu sâu đối với vùng các xã phía Đông huyện Tuy Phước về tính dễ bị tổn thương

do BĐKH và các hướng dẫn lập kế hoạch phát triển đô thị, xây dựng, cơ sở hạ tầng và

nông nghiệp.

+ Xây dựng các hướng dẫn và thủ tục mới cho quá trình tái định cư.

+ Hỗ trợ thay đổi sinh kế cho các hộ gia đình đánh bắt hải sản dễ bị tổn thương do BĐKH.

+ Cải thiện năng lực, tổ chức và thiết bị cho Ủy ban Phòng chống Lụt bão và Tìm kiếm Cứu

nạn.

+ Chương trình nâng cao nhận thức, các chỉ dẫn, biển cảnh báo cho cộng đồng có nguy cơ

dễ bị lũ lụt.

+ Đầu tư nghiên cứu thiết kế, sửa chữa và nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển để không chỉ

làm vững chắc mà còn bảo đảm an toàn trong điều kiện cực đoan trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo Đánh giá hiểm họa và TTDBTT cho Thành phố Quy Nhơn – Ctc (Challenge to

Change).

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009. Báo cáo các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển

dâng. Hà Nội.

3. Dự án Quy hoạch phát triển nông nghiệp Thành phố Quy Nhơn giai đoạn 2007-2010 và

định hướng 2020.

4. Trương Quang Học, Trần Hồng Thái, Nguyễn Toàn Thắng và Hoàng Anh Huy, 2009. Tác

động của biến đổi khí hậu tới tự nhiên và đời sống xã hội. Tài liệu tuyên truyền tại Hội

nghị Phát triển bền vững quốc gia. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. India’s Initial National Communication to the UNFCCC – “Vulnerabilities Assessment &

Adaptation due to Climate Change”.

6. Thomas E. Downing and Anand Patwardhan. “Assessing Vulnerability for Climate

Adaptation”.

Page 12: NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU TÁC ĐỘNG C A BI N I KHÍ H N PHÁT …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10225/1/21 CCQuy... · 2018-08-07 · nước biển dâng so với

260

7. Trung tâm Khí tượng Thủy văn và Môi trường, 2009. Xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu

và nước biển dâng đối với các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn và Cần Thơ.

8. U.S. Department of Energy, Office of Energy Assurance. “Vulnerability Assessment and

Survey Program – Overview of Assessment Methodology”.

9. Viện NISTPASS, CtC, Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, Quỹ Rockefeller, ISET,

2009. Dự án “Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và tác động của biến đổi khí hậu tại

các thành phố châu Á – Hợp phần tại Việt Nam”.

10. Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, 2008. Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến

đổi khí hậu tại Nam Định.

11. Waibel, M., 2008. Implications and Challenges of Climate Change for Vietnam. Pacific

News Nr 29 Januar/Februar 2008.