99
BGIÁO DC VIN HÀN LÂM KHOA HC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHVIỆT NAM HC VIN KHOA HC VÀ CÔNG NGH----------------------------- Trần Văn Tiến NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia frausseni Nguyen, 2014) KHU VỰC VÙNG TRIỀU TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ: SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh 2020

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

Trần Văn Tiến

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia frausseni Nguyen, 2014) KHU VỰC VÙNG TRIỀU TỈNH TRÀ

VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ: SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020

Page 2: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

BỘ GIÁO DỤC VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ ĐÀO TẠO VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

Trần Văn Tiến

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia frausseni Nguyen, 2014) KHU VỰC VÙNG TRIỀU TỈNH TRÀ

VINH

Chuyên ngành : Sinh học thực nghiệm

Mã số : 8420114

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. Nguyễn Văn Tú

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020

Page 3: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái ốc Cà na (Tomlinia frausseni Nguyen, 2014) khu vực vùng triều tỉnh Trà Vinh” là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Tú. Các kết quả nghiên cứu, số liệu, thông tin trong luận văn được thu thập, xử lý và xây dựng một cách trung thực, không sao chép, đạo văn.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những thông tin, số liệu, dữ liệu và nội dung luận văn của mình.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2020.

Người cam đoan

Trần Văn Tiến

Page 4: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Tú, người đã tận tình giúp đỡ, động viên, hướng dẫn và định hướng cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn Thạc sĩ này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Sinh học nhiệt đới, các thầy cô giảng viên Học Viện Khoa học và Công nghệ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện, thuận lợi cũng như chỉ dẫn tận tình giúp tôi hoàn thành khóa học.

Tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả bạn bè và các đồng nghiệp Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam luôn bên cạnh và động viên tôi vượt qua những khó khăn trong học tập và làm việc.

Và cuối cùng, tôi xin dành những tình cảm trân trọng và thân thương nhất đến bố, mẹ, anh, chị, vợ và con, các thành viên trong gia đình đã luôn bên cạnh động viên giúp và giúp tôi vượt qua những khó khăn trong học tập, nghiên cứu và làm việc.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2020.

Học viên

Trần Văn Tiến

Page 5: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long

ĐDSH : Đa dạng sinh học

ĐVN : Động vật nổi

ĐVTM : Động vật thân mềm

NTTS : Nuôi trồng thủy sản

Min : Giá trị thấp nhất

Max : Giá trị cao nhất

SE : Sai số chuẩn

TB : Trung bình

TVN : Thực vật nổi

Page 6: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Đặc điểm các chỉ tiêu hình thái T. frausseni khu vực vùng triều tỉnh

Trà Vinh. ......................................................................................................... 26

Bảng 3.2. Số lượng và kích thước bọc trứng và trứng .................................... 32

Bảng 3.3. pH, nhiệt độ và độ mặn môi trường nước khu vực thu mẫu .......... 34

Bảng 3.4. DO và TSS môi trường nước khu vực thu mẫu .............................. 36

Bảng 3.5. Nồng độ amoni, nitrat, và nitơ tổng môi trường nước các khu vực thu

mẫu .................................................................................................................. 38

Bảng 3.6. Nồng độ phốtphát và tổng phốtpho môi trường nước các khu vực thu

mẫu .................................................................................................................. 40

Bảng 3.7. Thành phần cấp độ hạt tại khu vực nghiên cứu .............................. 41

Bảng 3.8. Tương quan các đặc điểm hình thái T. frausseni tại vùng triều tỉnh

Trà Vinh .......................................................................................................... 44

Bảng 3.9. Các thông số đặc trưng sinh trưởng của quần thể ốc Cà na theo giới

tính và theo khu vực vùng triều tỉnh Trà Vinh ................................................ 54

Bảng 3.10. Đặc trưng nhóm tuổi quần thể ốc Cà na theo chiều dài phân theo

giới tính và khu vực vùng triều tỉnh Trà Vinh. ............................................... 57

Bảng 3.11. Dữ liệu sản lượng – cường lực khai thác quần thể ốc Cà na vùng

triều tỉnh Trà Vinh giai đoạn 12/05 - 19/09/2019. .......................................... 59

Bảng 3.12. Sản lượng khai thác ốc Cà na tại vùng ven biển tỉnh Trà Vinh.... 62

Page 7: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

v

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Cấu tạo dải răng kitin của T. rapulum – Nguồn Peile, 1937............. 4

Hình 1.2. Bản đồ vị trí địa lý và khu vực nghiên cứu ....................................... 6

Hình 2.1. Cấu tạo giải phẫu và các chỉ tiêu hình thái ốc Cà na. ..................... 17

Hình 2.2. Bản đồ vị trí các địa điểm khảo sát ................................................. 19

Hình 3.1. Hình thái cấu tạo ngoài ốc Cà na (T. frausseni Nguyen, 2014) ...... 24

Hình 3.2. Hình thái giải phẫu bên trong ốc Cà na (T. frausseni) .................... 25

Hình 3.3. Cá thể ốc Cà na mang trứng ở mặt bụng và bên hông. ................... 33

Hình 3.4. ốc Cà na tấn công nghêu (a); ốc Cà na săn ốc Nassarius sp. (b) .... 33

Hình 3.5. Nhiệt độ, pH, và độ mặn theo mùa tại các khu vực khảo sát. ......... 35

Hình 3.6. TSS và DO theo mùa tại các khu vực khảo sát ............................... 37

Hình 3.7. Nồng độ amoni, nitrat, và tổng nitơ theo mùa theo các khu vực khảo

sát..................................................................................................................... 39

Hình 3.8. Nồng độ phốtphat, tổng phốtpho theo mùa tại khu vực khảo sát ... 40

Hình 3.9. Thành phần cấp độ hạt nền đáy theo mùa tại các khu vực khảo sát 42

Hình 3.10. Mô hình sinh trưởng quần thể ốc cà na khu vực ven biển tỉnh Trà

Vinh theo theo giới tính và khu vực nghiên cứu. ............................................ 53

Hình 3.11. Xác suất chiều dài theo nhóm tuổi phân theo giới tính và sinh cảnh

nghiên cứu ....................................................................................................... 56

Hình 3.12. Kích thước quần thể ốc Cà na vùng triều tỉnh Trà Vinh dựa trên mô

hình DeLury (1947) ......................................................................................... 60

Hình 3.13. Phương tiện và ngư cụ khai thác ốc Cà na.. .................................. 62

Page 8: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

vi

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................ v

MỤC LỤC ........................................................................................................ vi

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................. 3

1.1. SINH HỌC, SINH THÁI HỌ ỐC NASSARIIDAE VÀ HỆ THỐNG

PHÂN LOẠI ỐC CÀ NA T. frausseni. ......................................................... 3

1.1.1. Một số đặc điểm sinh học và sinh thái họ Nassariidae .................... 3

1.1.2. Hệ thống phân loại và đặc điểm ốc Cà na - Tomlinia frausseni. ..... 4

1.2. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÙNG VEN BIỂN TỈNH TRÀ VINH ................ 6

1.2.1. Vị trí địa lý ....................................................................................... 6

1.2.2. Đặc điểm khí hậu và hải văn ........................................................... 7

1.2.3. Đặc điểm địa mạo trầm tích ............................................................. 8

1.3. ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG VEN BIỂN TỈNH TRÀ VINH ........... 9

1.4. ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ TÀI NGUYÊN NHUYỄN THỂ VÙNG

BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................................................. 10

1.5. NGHIÊN CỨU VỀ SINH HỌC, SINH THÁI VÀ ĐẶC ĐIỂM QUẦN

THỂ ỐC BIỂN Ở VIỆT NAM .................................................................... 12

1.6. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN HÌNH

THÁI, MÔ HÌNH SINH TRƯỞNG VÀ XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC QUẦN

THỂ ............................................................................................................. 14

1.6.1. Nghiên cứu tương quan hình thái .................................................. 14

1.6.2. Nghiên cứu mô hình sinh trưởng ................................................... 14

1.6.3. Phương pháp xác định kích thước quần thể khai thác ................... 15

Page 9: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

vii

CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................... 16

2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..................................... 16

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 16

2.3.1 Thu thập mẫu vật ............................................................................ 16

2.3.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái ........................................................... 17

2.3.2 Đặc điểm cấu trúc quần thể ............................................................ 20

2.3.3. Đặc điểm phân bố và nguồn lợi ..................................................... 22

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 24

3.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia frausseni

Nguyen, 2014) VEN BIỂN TỈNH TRÀ VINH ........................................... 24

3.1.1. Đặc điểm phân loại, hình thái cấu tạo ngoài và giải phẫu trong ... 24

3.1.2. Đặc điểm sinh sản .......................................................................... 32

3.1.3. Tập tính bắt mồi ............................................................................. 33

3.1.4. Đặc điểm sinh thái môi trường sống.............................................. 34

3.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC QUẦN THỂ ỐC CÀ NA VEN BIỂN

TỈNH TRÀ VINH ........................................................................................ 42

3.2.1. Tương quan các chỉ số hình thái của quần thể ốc Cà na ............... 42

3.2.2. Đặc trưng sinh trưởng quần thể ốc Cà na ...................................... 53

3.2.3. Đặc trưng kích thước ốc Cà na theo nhóm tuổi ............................. 55

3.3. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ, VÀ NGUÔN LỢI ỐC CÀ NA VEN BIỂN

TỈNH TRÀ VINH ........................................................................................ 58

3.3.1. Đặc điểm phân bố ......................................................................... 58

3.3.2. Nguồn lợi ....................................................................................... 58

3.3.3. Hiện trạng khai thác ....................................................................... 61

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 63

4.1. KẾT LUẬN .......................................................................................... 63

4.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 64

Page 10: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

viii

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 65

PHỤ LỤC ........................................................................................................ 78

Page 11: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

1

MỞ ĐẦU

Hệ sinh thái vùng triều là hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao, có vai trò quan trọng trong bảo tồn và phát triển kinh tế ven biển với nhiều sinh cảnh và loài thủy sản có giá trị [1], [2], [3]. Động vật thân mềm (ĐVTM) là nguồn tài nguyên quan trọng của hệ sinh thái vùng triều, nó được sử dụng làm thực phẩm cho con người, thức ăn cho một số loài thủy hải sản khác, đồ trang trí, vật liệu xây dựng, v.v. [4], [5], [6]. Trong ngành ĐVTM, lớp chân bụng (Gastropoda) là lớp có số lượng loài nhiều nhất và chúng phân bố trong nhiều sinh cảnh khác nhau như trên cạn, nước ngọt, nước lợ, và biển. Tuy vậy, đa số các loài thuộc lớp này sống trong môi trường biển [7]. Ở Việt Nam, ĐVTM ở biển khá đa dạng với khoảng hơn 2.200 loài, trong đó có khoảng hơn 1.300 loài chân bụng (Gastropoda) và 815 loài hai mảnh vỏ (Bivalvia) [8], [9]. Trong đó, nhiều loài động vật thân mềm có giá trị kinh tế được nuôi trồng và khai thác rộng rãi các vùng biển của Việt Nam [10], [11], [12], [13], [14], [15].

Tomlinia frausseni Nguyen, 2014 (tên địa phương ốc Cà na, ốc Cau, ốc Nho) là loài thứ 2 được công bố trong giống Tomlinia trên thế giới [16] và đây là loài mới và đặc hữu của Việt Nam [17], [18], [19]. Chúng phân bố ở độ sâu 1 – 10 m trên nền đáy bùn trong khu vực vùng triều. Trong vài năm trở lại đây, ốc Cà na được ghi nhận xuất hiện trên vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đặc biệt là các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh. Tại Trà Vinh, ốc Cà na được người dân khai thác, trao đổi và mua bán khá phổ biến ở các chợ địa phương. Nghề khai thác ốc Cà na đã góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho các ngư dân ven biển. Đến thời điểm hiện tại, bởi là loài mới đặc hữu cũng như mới xuất hiện nhiều tại vùng ven biển ĐBSCL nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng nên chưa có nghiên cứu nào liên quan đến các đặc điểm sinh học, sinh thái, quần thể và nguồn lợi loài ốc này.

Nhằm góp phần tìm hiểu các đặc điểm sinh học, sinh thái, phát triển và khai thác bền vững nguồn lợi ốc Cà na, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái ốc Cà na (Tomlinia frausseni Nguyen, 2014) khu vực vùng triều tỉnh Trà Vinh” được đề xuất thực hiện. Kết quả của nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở cho việc quản lý và khai thác hợp lý, bền vững nguồn tài nguyên này.

Page 12: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

2

Mục tiêu nghiên cứu

Xác định được một số đặc điểm sinh học, sinh thái và cấu trúc quần thể ốc Cà na (Tomlinia frausseni Nguyen, 2014) khu vực vùng triều tỉnh Trà Vinh.

Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đề ra, nội dung của nghiên cứu này bao gồm:

- Đánh giá một số đặc điểm sinh học, sinh thái học ốc Cà na vùng triều tỉnh Trà Vinh.

- Đánh giá một số đặc điểm cấu trúc quần thể ốc Cà na vùng triều tỉnh Trà Vinh.

- Đánh giá đặc điểm phân bố, hiện trạng khai thác và nguồn lợi ốc Cà na vùng triều tỉnh Trà Vinh.

Ý nghĩa khoa học của nghiên cứu

Kết quả của nghiên cứu góp phần bổ sung và làm rõ thêm những hiểu biết về đặc điểm sinh học, sinh thái, và cấu trúc quần thể ốc Cà na khu vực vùng triều tỉnh Trà Vinh.

Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà quản lý thủy sản trong việc bảo vệ, quản lý, và khai thác một cách hiệu quả và bền vững loài ốc Cà na trong khi cân bằng với lợi ích của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Trà Vinh nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung.

Cung cấp số liệu mới cũng như là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về đặc điểm sinh học, sinh thái, và quần thể ốc Cà na vùng ven biển tỉnh Trà Vinh nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung.

Page 13: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. SINH HỌC, SINH THÁI HỌ ỐC NASSARIIDAE VÀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI ỐC CÀ NA T. frausseni.

1.1.1. Một số đặc điểm sinh học và sinh thái họ Nassariidae

Họ Nassariidae gồm có 8 họ phụ [20]. Các loài thuộc họ Nassariia có vỏ ốc hình trứng tròn, thường có 1 vòng xoắn khá lớn hình nón và vòng xoắn thân rộng bởi đường rãnh xoắn ốc sâu, phân biệt rõ rệt. Bề mặt ngoài có hoa văn với các gân dọc (axial ribs) và các vân ngang (spiral cords), thỉnh thoảng nhẵn. Không có rốn (umbilicus). Miệng khá nhỏ và thường hơi tròn, với 1 kênh siphon ngắn và uốn ngược. Miệng ngoài (outer lip) hơi dày, nhẵn hoặc có răng hình răng cưa bên trong, đôi lúc có 1 đường rãnh nông hoặc khía phía sau. Miệng trong (inner lip) nhẵn hoặc lằn gợn yếu nhưng không có các gờ, khu vực miệng trong bị chai sạn và được mở rộng vào 1 bộ phận nhẵn hình khiêm. Vỏ nắp bằng sừng và nhỏ hơn miệng với một nhân nằm gần tận cùng của nắp và thường có răng cưa dọc theo rìa mép của vỏ nắp. Đầu có các xúc tu nhỏ và dài chứa mắt lồi lên. Chân lớn với các điểm bên ở phía trước và thường có 1 cặp xúc tu ở phía sau. Siphon bằng thịt và rất dài [21], [22]. Dải răng kitin có từ 60 – 90 hàng răng. Các răng ở trung tâm có hình tròn đến hình tam giác [23].

Về sinh thái, phần lớn các loài thuộc họ Nassariidae phổ biến ở vùng triều và dưới triều, từ vùng ôn đới đến nhiệt đới, phân bố nền đáy mềm hoặc các bãi đá ở môi trường biển hoặc nước lợ. Phân bố ở độ sâu từ 0 đến 1000 m nhưng phổ biến từ 0 đến 300 m [17]. Các loài ốc thuộc họ Nassariidae là các loài ưa hoạt động ăn thực vật, động vật, và xác bã hữu cơ [24], [25]. Thành phần thức ăn đa dạng gồm các nhóm giun nhiều tơ (Polychaete), Amphipoda, giáp xác (Crustaceans), tảo đáy (diatom), thân mềm chân bụng (Gastropoda), hai mảnh vỏ (Bivalvia), cá, và các mùn bã hữu cơ [26]. Có thể chuyển động nhanh trên bùn hoặc cát. Với siphon dài vì thế chúng có thể tìm thức ăn hoặc đào hố ẩn mình trong nền đáy. Thường sống thành đàn. Giới tính phân biệt, thụ tinh trong. Trứng được ấp trong lớp vỏ bằng sừng. Ấu trùng sống tự do trong nước như dạng phiêu sinh với thời gian tương đối dài (khoảng 1 – 2 tháng) trước khi sống đáy. Các loài thuộc họ Nassariidae thương được sử dụng làm

Page 14: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

4

thức ăn hoặc mồi bẫy của cộng đồng dân cư ven biển, và vỏ thường được dùng để trang trí [22].

1.1.2. Hệ thống phân loại và đặc điểm ốc Cà na - Tomlinia frausseni.

Năm 1882, Bellardi đã đề xuất ra họ phụ Cylleninae dựa trên sự xuất hiện đường nối – khớp nối ở miệng ngoài [27]. Họ phụ Cylleninae hiện tại gồm 4 giống và 71 loài, Cyllene Gray, 1834 (23 loài), Nassaria Link, 1807 (45 loài), Trajana Gardner, 1948 (1 loài) và Tomlinia Peile, 1937 (2 loài) [28]. Dựa trên cấu tạo dải răng bằng kitin của loài Buccinum rapulum được Reeve mô tả vào năm 1846, Peile (1937) đã đề xuất ra giống Tomlinia. Dải răng kitin có cấu tạo rất đặc biệt với các răng nhỏ dạng kim tiêm nằm xen kẽ với các đỉnh răng lớn (cusps) dạng răng lược của dải kitin trung tâm (rhachidian). Dải kitin mặt bên có cấu trúc gồm 2 đỉnh răng lớn (dicuspid). Dải răng kitin có tổng cộng 72 hàng. Trong một số hàng của dải kitin trung tâm, gần khu vực phía trước, tại vị trí X đỉnh răng lớn được thay thế bởi răng nhỏ dạng kim tiêm (Hình 1.1) [29].

Hình 1.1. Cấu tạo dải răng kitin của T. rapulum – Nguồn Peile, 1937

Đến thời điểm hiện tại, có 2 loài ốc thuộc chi Tomlina được ghi nhận trên thế giới là loài T. rapulum (Reeve, 1846) và T. frausseni Nguyen, 2014. Dựa trên công bố của Nguyen Ngoc Thach (2014) [16] thì ốc Cà na có hệ thống phân loại như sau:

Page 15: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

5

Phylum MOLLUSCA

Class Gastropoda Cuvier, 1797

Subclass Caenogastropoda Cox, 1960

Order Neogastropoda Wenz, 1938

Supperfamily Buccinoidae Rafinesque, 1815

Family Nassariidae Iredale, 1916 (1835)

Subfamily Cylleninae Bellardi, 1882

Genus Tomlinia Peile, 1937

Species Tomlinia frausseni Nguyen, 2014.

Đặc điểm sinh học ốc Cà na

Về đặc điểm hình thái ốc Cà na (T. frausseni) có kích thước trung bình, chiều dài thân từ 33 – 38 mm có thể lên tới 41 mm. Hình trứng thon dài với đường xoắn ốc cao và phân biệt rõ ràng, các đường nối giữa các vòng xoắn (suture) hơi lượn sóng. Trôn ốc nhọn (apex). Vòng xoắn thân (body whorl) phình to, chiếm khoảng 80% chiều dài thân. Chiều rộng bằng khoảng 45% chiều dài vỏ. Hoa văn bao gồm các đường gân dọc (axial ribs) rộng lõm ở giữa và có các dấu vết của các đường xoắn ốc ngang (spiral cords). Các đường gân dọc nhiều ở các vòng xoắn ốc gần trôn ốc, trở lên khó phân biệt và mất dần ở vòng xoắn cuối và nhẵn mịn ở vòng xoắn thân. Các đường xoắn ngang có thể nhìn thấy được ở dưới các đường nối của vòng xoắn gần trôn ốc và trở lên khó thấy ở các vòng xoắn lớn hơn. Miệng thon dài, mở rộng ra hướng bên và màu nâu đậm ở giữa. Mép rìa ngoài của miệng mỏng, không có răng và có màu trắng đến vàng ở rìa phía trong. Trục giữa hơi trắng với gờ rõ ràng [16].

T. rapulum phân biệt với T. frausseni là loài này có các vòng xoắn có góc cạnh và hình dáng, phần lưng và kênh siphon thô hơn. Có sự hiện diện của các vân dọc ở các khu vực đường nối dọc theo các vòng xoắn. Phần đầu của siphon rộng, thô, có góc cạnh và có màu xám không có màu xanh sáng như T. frausseni. Vỏ sừng phủ phía ngoài hơi vàng nhạt hơn là nâu nhạt và không bóng như T. frausseni. Loài phụ T. rapulum gracilis khác với T. frausseni bởi hình

Page 16: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

6

dáng có gờ dọc theo các đường xoắn gần trôn ốc. Các đường xoắn này hơi mờ và hoa văn xoắn rõ. Hình dáng mỏng manh và các vòng xoắn ốc yếu hơn [16], [30], [31].

Các loài thuộc chi Tomlinia chỉ mới ghi nhận phân bố tại khu vực sông ở Việt Nam và Indonesia [17]. Theo Đỗ Văn Tứ và cs. (2019) thì T. frausseni là loài đặc hữu tại Việt Nam và chỉ mới ghi nhận phân bố tại các vùng biển ven bờ thuộc vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ốc cà na phân bố tại các khu vực có nền đáy bùn có độ sâu từ 1 – 10 m [16], [32] [33].

1.2. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÙNG VEN BIỂN TỈNH TRÀ VINH

1.2.1. Vị trí địa lý

Vùng bờ biển tỉnh Trà Vinh có chiều dài khoảng 65 km được giới hạn bởi 2 cửa sông lớn là Cổ Chiên và Định An. Theo Quyết định số 12/2013/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Trà Vinh thì điểm mốc ranh giới trên biển giữa tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng có tọa độ 106021’05’’E 09032’52’’N và với tỉnh Bến Tre có tọa độ 106037’42’’E 09045’12’’. Vùng biển Trà Vinh bao gồm vùng biển ven bờ và vùng lộng [34]. Cụ thể về khu vực vùng biển Trà Vinh như hình 1.2.

Hình 1.2. Bản đồ vị trí địa lý và khu vực nghiên cứu

Page 17: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

7

1.2.2. Đặc điểm khí hậu và hải văn

Khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh có khí hậu gió mùa cận xích đạo với 2 chế độ gió mùa đặc trưng cho mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 với gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi nước và gây mưa, tốc độ gió trung bình 3 – 4 m/s. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau với gió mùa Đông Bắc với tốc độ gió trung bình từ 2 – 3 m/s. Bên cạnh đó, còn có gió Đông Nam (gió chướng) có hướng gió gần thẳng góc bờ biển phía Đông của vùng với tốc độ gió trung bình khoảng 5 m/s. Gió chướng là nguyên nhân gây nước biển dâng cao và xâm nhập mặn vào sâu trong hệ thống kênh rạch nội đồng.

Lượng mưa tại khu vực tỉnh Trà Vinh trung bình 1.620 mm/năm. Lượng mưa chủ yếu tập trung vào tháng 10. Lượng mưa phân bố đồng đều và có xu hướng tăng dần theo hướng Đông Nam đến Tây Bắc.

Nhiệt độ trung bình năm và các tháng khá ổn định nhưng nhiệt độ ngày và đêm giao động khá lớn trung bình khoảng 80C. Theo thống kê nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 10 năm trở lại đây dao động từ 25 – 28,50C. Nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 5 và thấp nhất vào tháng 1 hàng năm. Độ ẩm tương đối trung bình khoảng 80 – 85% với các tháng khô nhất thường vào tháng 3 và tháng 5 (Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh, 2015 - 2018) [35].

Chế độ thủy triều vùng ven biển Trà Vinh có chế độ bán nhật triều với 2 lần lên xuống trong ngày. Mức độ dao động của thủy triều từ 2 – 4 m. Biên độ triều có xu hướng tăng dần nhưng thời gian xuất hiện chân triều và đỉnh triều chậm dần từ phía Bắc xuống phía Nam theo đường bờ biển. Theo chu kỳ của mặt trăng, hàng tháng có 2 kỳ triều kém thường vào ngày 7 và 23 âm lịch và 2 kỳ triều cường vào ngày 1 và ngày 15 âm lịch.

Độ sâu vùng biển ven bờ tỉnh Trà Vinh thay đổi tùy thuộc vào vị trí so với đường bờ biển. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thảo (2019) xây dựng sơ đồ cao độ địa hình biển tỉnh Trà Vinh đề xuất từ mô hình Mike 21 cho thấy các khu vực từ đường bờ biển đến khu vực cách bờ 5 km có địa hình “sườn nghiêng nước nông” có độ sâu tăng dần từ 0 đến – 8 m. Các khu vực biển cách

Page 18: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

8

bờ 6 đến 10 km có tồn tại một “vách ngầm” - nơi có đáy địa hình có độ dốc rất lớn có độ sâu từ - 6 đến – 20 m [36].

Chế độ sóng ở khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh bị chi phối bởi chế độ gió mùa và độ sâu nước biển. Chiều cao của sóng trong mùa gió Đông Bắc cao hơn từ 1 – 1,5m so với mùa gió mùa Tây Nam. Cụ thể ở các khu vưc như sau: vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc chiều cao sóng từ 0,46 – 1,76m tại các khu vực cách bờ 1 km. Chiều cao sóng tăng cao ra khu vực cách bờ 10 km với biên độ từ 1,10 – 2,91 m. Tại khu vực cách bờ 20 km chiều cao sóng dao động từ 1,32 – 3,28 m. Chế độ thủy động lực học khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh chịu sự chi phối bởi chế độ thủy triều ra vào các cửa sông Cung Hầu và Định An và dòng chảy của sông Mê Kông. Dòng chảy tại các khu vực của sông có biên độ từ 0,2 – 1,2 m/s trong khi đó khu vực ven bờ và xa bờ dao động từ 0,2 – 0,6 m/s [37].

1.2.3. Đặc điểm địa mạo trầm tích

Theo kết quả nghiên cứu chi thấythì địa mạo trầm tích tại khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh gồm có 3 dạng là giồng cát, đầm lầy rừng ngập mặn và bãi triều. Giồng cát nằm dọc bờ biển nơi có cao trình từ 1,8 – 4,0m kéo dài theo hướng từ Đông Bắc đến Tây Nam. Đầm lầy rừng ngập mặn phân bố hạn chế chủ yếu ở nơi có độ sâu từ 0,4 – 0,6 m thuộc khu vực cửa Cung Hầu và cửa Định An. Bãi triều hay bãi bồi ven biển phân bố từ bờ biển đến nơi có độ sâu – 5 đến – 6 m. Tùy thuộc vào khu vực mà bãi triều có độ rộng khác nhau, có thể từ 1,5 – 4,5 km [38], [39].

Trầm tích giồng cát ven biển có chiều dày dao động từ 2,5 – 5,5m và thành phần chủ yếu là cát mịn chiếm 85 – 96%, 7 – 10% sét và hữu cơ 4 - 8%. Trầm tích đầm lầy rừng ngập mặn có chiều dài từ 0,7 – 1,0m chứa nhiều tàn tích thực vật có thành phần chủ yếu là sét bột 80 – 85%, cát mịn 6 – 14%, và 10 – 20% là vật chất hữu cơ. Trầm tích bãi triều có thành phần chủ yếu là cát chiếm 75 – 87%, sét bột 12 – 20%, và 8 – 15% là mảnh vụn hữu cơ [38], [39].

Trầm tích bãi triều ven biển phân bố từ bờ biển ra ngoài đến độ sâu từ - 5 đến - 6 m. Trầm tích có thành phần cấp độ hạt chủ yếu là cát mịn chiếm 75 – 87%, kế đến là sét bột chiếm 12 – 20% và 8 – 15% là các xác bã hữu cơ.

Page 19: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

9

1.3. ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG VEN BIỂN TỈNH TRÀ VINH

Đa dạng sinh học vùng biển Trà Vinh được biết đến thông qua một số công trình nghiên cứu với dữ liệu các nhóm loài khá phong phú. Tuy vậy, các nghiên cứu này chỉ giới hạn ở một khu vực hay một số nhóm loài nhất định chứ chưa có dữ liệu tổng thể về tính đa dạng sinh học vùng ven biển của tỉnh Trà Vinh.

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tú (2019) tại khu vực ven biển thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã ghi nhận 58 loài thân mềm thuộc 2 lớp chân bụng (Gastropoda) và hai mảnh vỏ (Bivalvia), 13 bộ, 26 họ, và 40 giống. Lớp Gastropoda có 42 loài thuộc 28 giống, 16 họ và 6 bộ. Lớp Bivalvia có 16 loài thuộc 12 giống, 10 họ và 7 bộ. Đối với phân ngành giáp xác (Crustacea) đã xác định khu vực ven biển thị xã Duyên Hải có 59 loài thuộc 32 giống, 17 họ và 4 bộ. Trong đó, bộ 10 chân (Decapoda) chiếm ưu thế về thành phần loài với 47 loài thuộc 24 giống, 11 họ. Khu hệ cá đã định danh được 94 loài cá thuộc 76 giống, 48 họ, 15 bộ cá. Nghiên cứu cũng ghi nhận được 134 loài thực vật nổi (TVN) thuộc 64 chi, 35 họ, 30 bộ, 8 lớp thuộc 5 ngành tảo. Trong đó, ngành tảo Silic chiếm ưu thế với 98 loài, kế đến là ngành tảo lam (21 loài), tảo giáp (8 loài), tảo lục (5 loài), và ngành tảo mắt (2 loài). Ngoài ra, nghiên cứu đã ghi nhận có 7 loài rong biển thuộc 6 chi, 5 họ, 4 bộ, 3 lớp thuộc 3 ngành rong là rong lục (Chlorophyta, 4 loài), rong đỏ (Rhodophyta, 2 loài), và rong nâu (Ochrophyta, 1 loài) tại khu vực vùng triều thị xã Duyên Hải [40].

Một số nhóm loài được ghi nhận ở vùng biển Trà Vinh thông qua các nghiên cứu đơn lẻ gồm nghiên cứu của Nguyễn Tác An (1994) đã ghi nhận tại khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh có 81 loài TVN, 109 loài giáp xác (thuộc 36 giống, và 15 họ), 80 loài ngành thân mềm thuộc 3 lớp chân bụng (Gastropoda 30 loài, Cephalopoda 10 loài, và Bivalvia hơn 40 loài), 150 loài cá thuộc 78 giống, 40 họ tại khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh [41]. Nghiên cứu của Vương Quang Việt (2007) ghi nhận được 101 loài TVN phân bố tại các khu vực rừng ngập mặn ven biển với nhóm tảo Silic (Bacillariophyta) chiếm ưu thế, động vật đáy khu vực vùng cửa sông và ven biển tỉnh Trà Vinh có 73 loài với lớp giáp

Page 20: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

10

xác (Crustacea) chiếm ưu thế, kế đến là giun nhiều tơ - Polychaeta, hai mảnh vỏ (Bivalvia), chân bụng (Gastropoda), và hàm tơ (Chaetognata) [42].

1.4. ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ TÀI NGUYÊN NHUYỄN THỂ VÙNG BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nghiên cứu về nguồn lợi nhóm 2 mảnh vỏ khu vực vùng triều ven biển phía Nam Vo Si Tuan & Nguyen Huu Phung (1998) cho thấy có 4 loài hai mảnh vỏ phổ biến là Anadara antiquata, A. granosa, Meretrix lyrata, và Chlamys nobilis với sản lượng khai thác từ 90 – 120 tấn/năm [43]. Nguyen Huu Phung (2000) trong nghiên cứu của mình cho thấy M. lyrata khu vực Tiền Giang, Bến Tre, và Trà Vinh có sản lượng khoảng 54 – 61 tấn/năm, sản lượng sò huyết 15 – 20 tấn/năm [44].

Nguyễn Hữu Phụng và cs. (1999) đã đánh giá 13 loài hai mảnh vỏ và chân bụng chính có giá trị kinh tế ven biển Nam Bộ. Trong đó, sò huyết (A. granosa) có sản lượng 15.000 – 20.000 tấn/năm và nghêu Bến Tre (M. lyrata) có sản lượng 51.000 – 64.000 tấn/năm phân bố chủ yếu ven biển khu vực Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng. Các loài bào ngư (Haliotis sp.) và trai ngọc (Pinctada sp.) có sản lượng từ 1 – 2 tấn/năm tập trung chủ yếu tại vùng biển tỉnh Kiên Giang [45].

Nguyen Chinh (1999) đã thống kê lại được 56 loài chân bụng, 24 loài hai mảnh vỏ và 8 loài chân đầu các loài động vật thân mềm có giá trị kinh tế ở Việt Nam. Trong đó, khu vực Nam Bộ có 17 loài có giá trị kinh tế với 1 loài thuộc lớp chân bụng (Gastropoda), 11 loài thuộc lớp 2 mảnh vỏ (Bivalvia) 5 loài thuộc lớp Chân đầu (Cephalopoda) [10].

Theo Nguyễn Xuân Dục (2001) lớp động vật chân đầu (Cephalopoda) ở vùng biển Phía Nam có 40 loài. Trong đó, bộ bạch tuộc (Octopoda) và ốc anh vũ (Nautiloidae) có 1 loài, bộ mực ống (Teuthoidae) có 15 loài và bộ mực nang (Sepioidae) có 23 loài. Trữ lượng các loài mực nang 48.705,8 kg với khả năng khai thác là 19482,3 kg. Đối với các loài mực ống, trữ lượng khai thác tại khu vực vùng biển Nam Bộ khoảng 41577,1 kg và khả năng khai thác là 16630,9 kg [46].

Page 21: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

11

Đặng Ngọc Thanh (2003) đã xác định được 51 loài động vật thân mềm bao gồm 25 loài chân bụng, 15 loài hai mảnh vỏ, và 11 loài động vật chân đầu có giá trị kinh tế ven biển phía Nam Việt Nam. Trong đó, nhiều loài có trữ lượng lớn như các loài mực nang (Sepia sp.), các loài mực ống (Loligo sp.), nghêu Bến Tre (M. lyrata), sò huyết (A. granosa), sò lông (A. subcrenata và A. antiquata), dòm nâu (Modiolus philippinarum), và ốc hương (Babylonia sp.) [11].

Nguyễn Văn Chung và Hà Lê Thị Lộc (2007) đã tổng kết các kết quả nghiên cứu trước đó về động vật đáy tại khu vực vùng biển Ninh Thuận – Cà Mau đã xác định được 170 loài động vật thân mềm gồm 90 loài chân bụng, 65 loài hai mảnh vỏ và 15 loài chân đầu. Mật độ trung bình của động vật thân mềm ghi nhận được là 21,5 cá thể/m2 với sinh khối trung bình 2,95 g/m2 [13].

Đỗ Thanh An và cs. (2014) đã ghi nhận tại khu vực rạn san hô vùng biển Phú Quốc và Thổ Chu lần lượt có 123 và 144 loài động vật thân mềm (bao gồm các loài thuộc lớp chân bụng, hai mảnh vỏ và chân đầu). Mật độ các các loài thân mềm ghi nhận 52 cá thể/m2 ở Phú Quốc và 55 cá thể/m2 ở Thổ Chu với sinh khối tương ứng là 4.829,4 gam/m2 và 5.029,2 gam/m2 [47].

Nguyễn Quang Hùng và cs. (2015) đã xác định được 108 loài động vật thân mềm thuộc 36 họ, 12 bộ, 3 lớp chân bụng (48 loài), hai mảnh vỏ (48 loài), và chân đầu (11 loài) khu vực RNM vùng ĐBSCL. Rừng ngập mặn Vườn quốc gia Mũi Cà Mau xác định được 93 loài với 10 loài chân đầu, 36 loài chân bụng và 48 loài 2 mảnh vỏ. Nhóm tác giả đã cũng cho thấy trữ lượng động vật thân mềm trong hệ sinh thái RNM khu vực ĐBSCL khá lớn [15].

Đỗ Anh Duy và cs. (2017) đánh giá ĐDSH các loài sinh vật khu vực quần đảo Thổ Chu đã xác định được 223 loài động vật thân mềm với 133 loài chân bụng, 69 loài 2 mảnh vỏ, 18 loài chân đầu và 3 loài nhiều tấm vỏ. Mật độ trung bình 16,8 cá thể/m2 với sinh khối trung bình 563,1g/m2 [48].

Page 22: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

12

1.5. NGHIÊN CỨU VỀ SINH HỌC, SINH THÁI VÀ ĐẶC ĐIỂM QUẦN THỂ ỐC BIỂN Ở VIỆT NAM

Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái ốc biển ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các đối tượng ốc biển có giá trị kinh tế như bào ngư (Haliotis sp.), ốc Hương (Babylonia areolata, Link1807), ốc Đụn miệng trắng (Tectus pyramis (Born, 1778)), ốc Nhảy đỏ lợi (Strombus luhuanus Linnaeus, 1758), ốc Nhảy (Trombus canarium Linnaeus, 1758), ốc Vú nàng (Cellana testudinaria (Linnaeus, 1758)), và ốc độc như ốc Cối (Conus textile Linnaeus, 1758).

Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh sản bào ngư được thực hiện tại Quảng Ninh và Hải Phòng [49] và khu vực Khánh Hòa [50], [51]. Các nghiên cứu cho thấy bào ngư thường sống bám trên các rạn đá san hô, nơi có sóng lớn, độ mặn cao và ít biến động. Ban ngày trú ẩn và kiếm ăn vào ban đêm. Kết quả phân tích dại dày của bào ngư gồm các loài tảo đáy với các loài tảo Silic chiếm đa số. Bào ngư chín lỗ là loài có giới tính phân biệt, tuyến sinh dục con đực có màu trắng sữa và của con cái có màu lam hoặc nâu nhạt nằm ngay dưới lớp màng áo. Trứng hình cầu có đường kính 180 µm, với màng bao dày 40 – 50 µm. Mùa vụ sinh sản của H. diversicolor thường vào tháng 4 – 5 và tháng 10 – 11 hàng năm. Nguyễn Văn Chung (2001) cho thấy có mối tương quan chặt về chiều dài và cân nặng của loài bào ngư bầu dục. Sự phát triển của chiều dài là nhanh hơn so với khối lượng [52].

Nghiên cứu đặc điểm sinh học của ốc Hương (B. areolata) được Nguyễn Thị Xuân Thu (2000) thực hiện. Kết quả cho thấy, ốc Hương phân bố từ Thanh Hóa trở vào Nam Bộ. Khu vực phân bố thường cách bờ 2 – 3km có nền đáy cát hoặc pha lẫn mùn bã hữu cơ có độ sâu trung bình 8 – 12m. Mùa vụ khai thác ở Bình Thuận từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với hình thức khai thác bằng bẫy hay rập. Ốc Hương có giới tính phân biệt, ở con đực có dương vật và con cái có lỗ đẻ. Tỷ lệ đực: cái trong nghiên cứu là 1:1,49. Sức sinh sản trung bình là 38 bọc trứng với mỗi bọc chứa trung bình 743 trứng có kích thước 242 µm. Sức sinh sản trung bình trong tự nhiên là 56.424 trứng/lần để và nhân tạo là 38.677

Page 23: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

13

trứng/lần đẻ. Tương quan trọng lượng toàn thân (Wtt) và chiều rộng vỏ (Wd) là Wtt=0,0013Wd2,84 với hệ số tương quan r2=0,98 [53].

Ốc Nhảy đỏ lợi (S. luhuanus) cũng được Huỳnh Minh Sang và Đỗ Hữu Hoàng (2006) nghiên cứu ở vùng biển Khánh Hòa. Ốc Nhảy khai thác có chiều dài từ 26 – 72 mm, thời điểm sinh sản kéo dài từ tháng 4 – 9 và chủ yếu là tháng 4 – 7 với sức sinh sản trung bình 251.080 ± 89.843 trứng/cá thể. Tỷ lệ đực: cái trong tự nhiên là 1,27: 1. Các thông số mô hình tăng trưởng von Bertalanffy gồm L∞=75,6mm, K=0,51/năm, t0=0 năm [54].

Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Thắng (2008) về sinh học, sinh sản ốc Nhảy cho thấy: ốc nhảy S. canarium có giới tính phân biệt và thụ tinh trong. Kích thước chiều dài sinh sản lần đầu cá thể đực 51 – 55 mm và cá thể cái là 56 – 60 mm. Tỷ lệ đực: cái là 1: 1,25. Tuyến sinh dục có 4 giai đoạn phát triển. Ốc Nhảy sinh sản tập trung từ tháng 2 -4 và trong tháng 8. Ốc cái có thể để 18472,68 ± 1719,82 trứng/ lần đẻ. Trứng có đường kính dọc 190-210 µm và ngang 250-279 µm. Trứng có thể phát triển ở độ mặn 15-40 ‰, thích hợp nhất 25-35 ‰ [55].

Hoàng Đức Lư và cs. (2013) nghiên cứu đặc điểm sinh sản ốc Đụn miệng trắng (T. pyramis) cho thấy tỷ lệ đực: cái của ốc là 1: 0,93. Ốc Đụn sinh sản quanh năm với mùa đẻ chính vào tháng 4 - 7 và mùa đẻ phụ từ tháng 11 – 12. Sức sinh sản tuyệt đối trong mùa đẻ chính là 19.840 ± 75.792 trứng/cá thể [56].

Ốc Cối (C. textile) được Nguyễn Thị Trang và cs. (2015) nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh sản ở vùng biển Khánh Hòa cho thấy, ốc loài này tấn công các loài cá nhỏ bằng độc tố. Tuyến sinh dục phát triển qua 5 giai đoạn, tuyến sinh dục con cái có màu nâu sẫm và con đực có màu trắng sữa. Mùa vụ sinh sản tự nhiên vào tháng 2 – 6 hàng năm với kích thước sinh sản lần đầu 73,78 mm, tỷ lệ thành thục 75%. Sức sinh sản tuyệt đối dao động 11.734 đến 144.815 trứng/cá thể, trung bình 71.751 ± 16.310 trứng/cá thể [57].

Page 24: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

14

1.6. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN HÌNH THÁI, MÔ HÌNH SINH TRƯỞNG VÀ XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC QUẦN THỂ

1.6.1. Nghiên cứu tương quan hình thái

Các nghiên cứu về đặc điểm hình thái và các mối tương quan hình thái bao gồm các mô tả về các đặc điểm chi tiết, đặc điểm phân loại loài, phân biệt quần thể, phân biệt giới tính, v.v. Đối với ốc, mô hình nghiên cứu tương quan cơ bản thường được sử dụng đó là mối quan hệ giữa chiều dài và cân nặng [58], [59]. Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu đã sử dụng nhiều chỉ tiêu hình thái để đánh giá các mối tương quan của ốc [59], [60]. Việc xây dựng các mối tương quan về hình thái cho phép thiết lập các phương trình (mô hình) tương quan và chuyển đổi qua lại giữa các biến số tương quan. Các nghiên cứu về mô hình tương quan sẽ rất hữu ích cho các nghiên cứu về sinh học, sinh thái, động lực – xu thế của quần thể cũng như việc đánh giá và quản lý khai thác đặc biệt là các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế.

1.6.2. Nghiên cứu mô hình sinh trưởng

Sự sinh trưởng của từng cá thể trong một quần thể thường được đặc trưng bởi một chỉ tiêu đại diện cho sự sinh trưởng cá thể trung bình trong quần thể. Sự sinh trưởng của cá thể thường được xác định là sự gia tăng về chiều dài hoặc khối lượng khi độ tuổi tăng. Trong nghiên cứu sinh trưởng của các loài động vật thường được mô hình hóa bằng nhiều mô hình khác nhau như von Bertalanffy, hàm mũ, hàm logarit, hàm đa thức ngoài ra cũng có các mô hình cụ thể như Gompertz, Schnute, and Richards [61], [62], [63], [64], [65]. Trong đó, mô hình von Bertalanffy được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất để đánh giá sự sinh trưởng của các đối tượng cá, tôm, cua, và nhuyễn thể. Nhiều nhóm loài động vật thân mềm được nghiên cứu sự sinh trưởng thông qua áp dụng mô hình von Bertalanffy như mực (Loligo gahi), các loài hai mảnh vỏ như sò (Mesodesma mactroides) hay các loài ốc biển như Buccinanops globulosus, Nassarius reticulatus [66], [67], [68], [69].

Page 25: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

15

1.6.3. Phương pháp xác định kích thước quần thể khai thác

Có nhiều phương pháp xác định kích thước quần thể khai thác trong nghiên cứu sinh thái như phương pháp thay đổi tỷ lệ (Change-in-Ratio Methods), phương pháp loại bỏ Eberhardt hay chỉ số - loại bỏ (Eberhardt’s Removal Method hay index-removal method), và phương pháp sản lượng khai thác – cường lực khai thác (Catch – Effort Methods) [70], [71], [72].

Phương pháp thay đổi tỷ lệ (Change-in-Ratio Methods) ước lượng kích thước quần thể dựa trên sự thay đổi tỷ lệ của các nhóm (như giới tính, kích thước, độ tuổi, v.v) trong quần thể do việc loại bỏ một số lượng cá thể trước và sau khai thác [72], [73]. Phương pháp này được áp dụng khá nhiều trong đánh giá kích thước quần thể của các đối tượng thủy sản như cua tuyết (Chionoecstes opilio), cua biển Bắc Mỹ (Cancer magister) tôm hùm Mỹ (Homarus americanus), bào ngư môi đen (Haliotis rubra), cá vược sọc (Morone saxatilis) [74], [75], [76], [77], [78].

Phương pháp chỉ số - loại bỏ được sử dụng để ước tính kích thước của quần thể bằng cách sử dụng sự thay đổi trong chỉ số kích thước quần thể bởi một lượng loại bỏ đã biết [79]. Phương pháp chỉ số - loại bỏ được cũng được áp dụng nhiều trong đánh giá kích thước quần thể các loài động vật đặc biệt là các đối tượng thủy sản như tôm hùm đá (Jasus edwardsii), cua tuyết (Chionoecstes opilio), sò điệp (Placopecten magellanicus) [76], [76], [80].

Phương pháp sản lượng khai thác – cường lực khai thác được sử dụng để đánh giá kích thước quần thể dựa trên số lượng cá thể nhất định được khai thác loại bỏ ra khỏi quần thể với một cường lực đánh bắt đã được xác định trước [81]. Phương pháp này được dùng phổ biến và rộng rãi để xác định kích thước quần thể các loài thủy sản như bào ngư môi đen (Haliotis rubra), tôm hùm đất Thổ Nhĩ Kỳ (Astacus leptodactylus), tôm (Xiphopenaeus kroyeri), ghẹ xanh (Callinectes sapidus) [82], [83], [84], [85].

Page 26: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

16

CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng của nghiên cứu này là quần thể ốc Cà na – T. frausseni khu vực vùng triều tỉnh Trà Vinh.

Phạm vi của nghiên cứu này là khu vực vùng triều tỉnh Trà Vinh bao gồm cửa sông lớn ven biển và vùng biển ven bờ của tỉnh Trà Vinh được xác định theo quyết định số 12/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Trà Vinh ngày 19/05/2013 [34].

2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Thời gian nghiên cứu: thực hiện từ tháng 3/2018 – 6/2020.

Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành gồm 02 nhóm công việc. Nhóm công việc thu thập dữ liệu hiện trường được thực hiện trên địa bàn ven biển của tỉnh Trà Vinh thuộc 2 đơn vị hành chính là Thị xã Duyên Hải và Huyện Duyên Hải. Nhóm công việc phân tích và xử lý dữ liệu, mẫu vật được thực hiện tại các phòng thí nghiệm của Viện Sinh học nhiệt đới ở địa chỉ 85 Trần Quốc Toản, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Thu thập mẫu vật

Ốc Cà na được thu thập thông qua sử dụng bẫy lồng hình hộp chữ nhật có kích thước dài x rộng x cao: 30 x 30 x 7 cm với mồi bẫy là các loại cá tạp. Lồng bẫy được bọc bên ngoài bằng lưới có kích thước mắt lưới 1 cm, có 1 chỗ hở để cho ốc chui vào và gắn hộp mồi. 20 lồng bẫy nối với 1 dải dây cách nhau 15 m được ngâm bẫy tại các khu vực khảo sát trong 9 giờ. Thời gian thu mẫu được thực hiện vào tháng 5/2019.

Mẫu vật được thu thập theo 02 vùng sinh thái có sự hiện diện của ốc Cà Na gồm vùng sinh thái cửa sông và vùng sinh thái biển ven bờ. Mẫu được lấy ngẫu nhiên theo vùng sinh thái với 79 cá thể đại diện cho vùng sinh thái cửa sông và 79 cá thể đại điện cho vùng sinh thái biển ven bờ.

Page 27: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

17

2.3.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái

+ Đặc điểm phân loại, hình thái cấu tạo ngoài và giải phẫu trong

Tiến hành phân tích 22 chỉ tiêu hình thái cấu tạo của ốc được đo đạc bao gồm 17 chỉ tiêu về kích thước và 5 chỉ tiêu về trọng lượng để đánh giá hình thái học của Ốc Cà Na.

Các chỉ tiêu về kích thước được đo bằng thước kẹp có độ chính xác 0,1 mm bao gồm: chiều dài miệng vỏ (AL); chiều rộng miệng vỏ AW; chiều dài thân (BWL); chiều dài mày vỏ (OL); chiều rộng mày vỏ (OP); chiều dài vòng xoắn đầu tiên (PWL); chiều dài trong miệng (SaL); chiều rộng trong miệng (SaW); chiều dày vỏ (SD); chiều dài siphon (ShL); Chiều dài vỏ (SL); chiều dài vòng xoắn (SpL); chiều rộng vòng xoắn (SpW); chiều rộng vỏ (SW); tổng chiều dài miệng vỏ (TAL) (Hình 2.1).

Hình 2.1. Cấu tạo giải phẫu và các chỉ tiêu hình thái ốc Cà na.

AL-chiều dài miệng vỏ; AW-chiều rộng miệng vỏ; BWL-chiều dài thân; OL-chiều dài mày vỏ; OP-chiều rộng mày vỏ; PWL-chiều dài vòng xoắn đầu tiên; SaL-chiều dài trong miệng; SaW-chiều rộng trong miệng; SD-chiều dày vỏ;

ShL-chiều dài siphon; SL-Chiều dài vỏ; SpL-chiều dài vòng xoắn; SpW-chiều rộng vòng xoắn; SW-chiều rộng vỏ; TAL-tổng chiều dài miệng vỏ.

Page 28: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

18

Các chỉ tiêu trọng lượng được đo bằng cân phân tích có độ chính xác 0,01 gram. Phần thịt được gỡ bỏ khỏi phần vỏ để xác định khối lượng tươi. Khối lượng thịt khô được xác định sau khi đã sấy khô phần thịt trong máy sấy ở nhiệt độ 750C trong 96 giờ. Các chỉ tiêu về khối lượngbao gồm: tổng khối lượng tươi ốc (TW), khối lượng vỏ ốc (ShW), khối lượng thịt tươi (SpWg); khối lượng thịt khô (DM); khối lượng mày vỏ (OLW).

Các chỉ tiêu về hình thái cấu tạo giải phẫu được mô tả qua quan sát, tiến hành phân tích thống kê mô tả và trình bày dưới dạng Trung bình ± Sai số chuẩn, Min, và Max sử dụng gói “psycho” trong phần mềm Rstudio version 1.2.5052.

+ Xác định đặc điểm sinh sản

Mùa vụ sinh sản của ốc Cà na trong tự nhiên được ghi nhận qua khảo sát thực địa dựa trên đặc điểm các cá thể cái mang bọc trứng trên thân.

Số bọc trứng và kích thước bọc trứng của các cá thể cái được đánh giá thông qua giải phẩu 30 cá thể cái trong giai đoạn sinh sản. 30 bọc trứng ngẫu nhiên được chọn để xác định số lượng trứng trung bình/bọc trứng và đường kính trứng. Thao tác giải phẫu, đếm số lượng bọc trứng, quả trứng và đo đạc kích thước đường kính bọc trứng, trứng được thực hiện trong phòng thí nghiệm với thiết bị kính lúp soi nổi Olympus SZ5 của Nhật Bản.

+ Tập tính bắt mồi

Tập tính của ốc Cà na được ghi nhận thực tế qua quan sát hoạt động của ốc Cà na vào ban ngày và ban đêm tại khu vực cửa sông và biển ven bờ vào những ngày triều thấp. Hoạt động đặt bẫy được tiến hành vào các thời điểm buổi sáng và buổi tối để đánh giá tập tính thời gian hoạt động của ốc.

+ Đặc điểm sinh thái môi trường sống

Tiến hành thu thập và phân tích các chỉ tiêu sinh thái môi trường khu vực nghiên cứu với 3 thời điểm thu mẫu gồm tháng 3/2019 (mùa khô); tháng 5/2019 (giao mùa); và tháng 9 (mùa mưa). Tại mỗi khu vực thu mẫu, 3 điểm thu được chọn ngẫu nhiên để tiến hành thu mẫu. Tại mỗi điểm thu mẫu, các chỉ tiêu môi trường được đo đạc 3 lần và lấy giá trị trung bình cho từng điểm. Có tổng cộng

Page 29: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

19

54 mẫu cho từng chỉ tiêu môi trường được thu thập (3 mẫu x 3 điểm x 2 khu vực (cửa sông và biển ven bờ) x 3 khoảng thời gian (tháng 3, 5, và 9/2019)). Cụ thể các vị trí các địa điểm khảo sát như hình 2.2.

Hình 2.2. Bản đồ vị trí các địa điểm khảo sát

Các chỉ tiêu phân tích được thực hiện gồm:

- pH, nhiệt độ, hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) của môi trường nước được xác định trực tiếp tại thời điểm khảo sát sử dụng máy đo đa chỉ tiêu model AL15 của hãng Aqualytic, Đức.

- Độ mặn được xác định bằng khúc xạ kế S28M hãng ATAGO, Nhật Bản - Các chỉ tiêu tổng chất rắn lơ lửng (TSS), amoni (NH4

+_N), nitrat (NO3-_N),

phốtphát (PO43-_P), tổng nitơ (TN), tổng phốtpho (TP) được phân tích sử

dụng máy quang phổ so màu model DR890 của hãng Hach, Mỹ được phân tích trực tiếp trên thực địa theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Mẫu trầm tích đáy được thu bằng gàu Ponar có diện tích miệng 0,025m2 và được đựng trong túi zipper plastic vận chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích. Thành phần cấp hạt được phân loại TCVN 8567:2010 [86].

Page 30: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

20

Dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích thống kê mô tả và được trình bày dưới dạng Trung bình ± Sai số chuẩn. Phân tích phương sai 1 yếu tố và hậu phương sai bằng phép thử Tukey HSD sử dụng gói “psycho” trong phần mềm Rstudio version 1.2.5052 để so sánh các chỉ tiêu môi trường ở các khu vực nghiên cứu khác nhau và các khoảng thời gian khác nhau ở mức ý nghĩa p=0,05.

2.3.2 Đặc điểm cấu trúc quần thể

Trên cơ sở 158 mẫu vật thu thập được từ 2 quần thể ốc Cà na vùng triều và vùng cửa sông. Chúng tôi tiến hành phân tích đánh giá một số đặc trưng cho cấu trúc quần thể của ốc Cà Na như sau:

+ Đánh giá tương quan các chỉ số hình thái của quần thể ốc Cà na

Dựa trên kết quả đo đạc 22 các chỉ tiêu hình thái tiến hành thiết lập tương quan các chỉ số hình thái của quần thể ốc Cà na thông qua phân tích dựa trên công thức Y=aXb. Các mô hình tương quan được chuyển sang mô hình tương quan tuyến tính bằng cách logarithm tự nhiên 2 vế phương trình:

log(Y) = log(a) + blog(L).

Trong đó: y = log(Y), x = log(L)

b là hệ số góc hay hệ số tăng trưởng

log(a) là hệ số hồi quy

Đặc điểm tăng trưởng hay dạng tăng trưởng của ốc Cà na thể hiện qua hệ số tăng trưởng (b). Sử dụng phép so sánh trung bình (t-test) với giá trị 3. Nếu b = 3 thì các chỉ tiêu tương quan hình thái là tăng trưởng đồng hình (Isometric). Nếu b ≠ 3 thì các chỉ tiêu tương quan tăng trưởng dị hình (Allometric). Nếu b > 3 biến phụ thuộc tăng trưởng nhanh hơn biến độc lập (+Allometric). Nếu b < 3 thì biến độc lập tăng trưởng nhanh hơn biến độc lập (-Allometric) [61], [60], [87]. Bên cạnh đó, trong cùng một mô hình tương quan hình thái sử dụng phép so sánh trung bình (t-test) để so sánh hệ số tăng trưởng giữa 2 giới tính và sinh cảnh của ốc. Nếu bM (cá thể đực) = bF (cá thể cái) thì tăng trưởng cả 2 giới tính không có khác biệt. Nếu bM > bF thì cá thể đực tăng trưởng nhanh hơn cá thể cái. Nếu bM < bF thì cá thể đực tăng trưởng chậm hơn

Page 31: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

21

cá thể cái. Tương tự đối với bE (ốc ở sinh cảnh cửa sông) và bT (ốc ở sinh cảnh bãi bồi ven biển) [61], [60].

+ Đánh giá đặc trưng sinh trưởng quần thể ốc Cà na

Độ tuổi của ốc được xác định bằng đếm số lượng vòng tăng trưởng hàng năm nằm ở mặt trong của mày vỏ ôc (mặt gắn với phần chân của ốc). Dựa trên kết quả đo đạc về hình thái và xác định độ tuổi tiến hành phân tích đánh giá đặc trưng sinh trưởng của quần thể ốc Cà na khu vực vùng biển ven bờ tỉnh Trà Vinh được tính toán và áp dụng theo mô hình sinh trưởng von Bertalanffy điển hình theo công thức (4) của Beverton và Holt (1957) [88].

Lt = L∞ (1 – 𝑒𝑒−𝐾𝐾(𝑡𝑡−𝑡𝑡0)) (4)

Trong đó: Lt là chiều dài trung bình của ốc ở tuổi t;

L∞ là chiều dài trung bình tiệm cận cực đại mà ốc cá thể đạt được;

t0= là tuổi mà giả thiết tại đó ốc có chiều dài bằng 0;

K là hệ số tỷ lệ tăng trưởng của ốc.

Các mô hình sinh trưởng được tính toán cho ốc Cà na khu vực cửa sông, biển ven bờ, chung cho quần thể, cá thể cái, và cá thể đực. Các thông số của mô hình được tối ưu hóa bằng phương pháp bootstrap với 999 lần lặp lại sử dụng gói phần mềm “nlstools” và thể hiện biểu đồ sử dụng gói phần mềm “ggplot2”. Các mô hình sinh trưởng sau khi thiết lập được tiến hành phân tích so sánh các thông số của mô hình tìm sự khác biệt giữa các giữa cá thể cái và cá thể đực; giữa các cá thể ốc ở vùng cửa sông và vùng biển ven bờ sử dụng gói phần mềm “FSA. Các phân tích được thực hiện sử dụng phần mềm Rstudio version 1.2.5052.

+ Đánh giá đặc trưng kích thước ốc Cà na theo nhóm tuổi

Dựa trên kết quả đo đạc chiều dài ốc và xác định độ tuổi của ốc dựa trên mày vỏ tiến hành phân tích đặc trưng nhóm tuổi của quần thể ốc Cà na khu vực vùng triều tỉnh Trà Vinh thông qua chỉ tiêu hình thái chiều dài cho cả quần thể ốc, riêng cho từng giới tính và từng khu vực nghiên cứu. Các phân tích được

Page 32: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

22

thực hiện bằng phần mềm Rstudio version 1.2.5052 với gói phần mềm “FSA”, và “ggplot2”.

2.3.3. Đặc điểm phân bố và nguồn lợi

+ Đánh giá đặc điểm phân bố

Thực hiện phỏng vấn thu thập thông tin 42 ngư dân khai thác ốc Cà na theo phiếu điều tra (Phụ lục 1) về khu vực phân bố của ốc Cà na, đặc điểm khu vực phân bố của ốc Cà na tại vùng triều tỉnh Trà Vinh.

Tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu thực tế thông qua bằng cách đặt bẫy mồi để kiểm tra thông tin về khu vực phân bố theo kết quả phỏng vấn người dân khai thác địa phương. Tọa độ vị trí khảo sát sẽ được ghi lại bằng máy GPS.

+ Đánh giá hiện trạng khai thác và nguồn lợi

Sử dụng phương pháp sản lượng – cường lực khai thác (Catch–Effort Methods) theo Leslie & Davis (1939), Fischler (1965), Krebs (1999) để đánh giá nguồn lợi ốc Cà na khu vực vùng triều tỉnh Trà Vinh với các giả thiết: i) Quần thể ốc Cà na vùng triều tỉnh Trà Vinh là quần thể đóng; ii) Xác suất bắt được mỗi cá thể ốc không thay đổi trong suốt thời gian đánh bắt; và iii) Xác suất bắt được mỗi cá thể ốc Cà na là như nhau [91], [70], [85].

Số liệu về sản lượng ốc khai thác hàng ngày được được ghi nhận từ 39 ngư dân khai thác bằng hình thức bẫy lồng tại khu vực vùng triều tỉnh Trà Vinh trong khoảng thời gian từ 12/05 - 19/09/2019. Cường lực khai thác được tính là số lần đi biển khai thác ốc của mỗi ngư dân/ngày. Số liệu về sản lượng ốc Cà na khai thác được và cường lực khai thác được tổng hợp theo theo tuần. Tổng cộng có 19 tuần khai thác được ghi nhận trong thời gian nghiên cứu.

Khả năng khai thác và kích thước quần thể ốc Cà na được tính toán theo mô hình của Leslie & Davis (1939) và (Krebs, 1999) theo công thức (1) và (2) [91], [70]. Nếu hệ số khả năng đánh bắt “C” nhỏ hơn 0,02 tức là 2% sinh lượng của quần thể bị đánh bắt thì sinh lượng của quần thể được tính toán sử dụng mô hình của DeLury (1947) bằng cách lấy logarit tự nhiên 2 vế công thức (2) được công thức (3) [61], [70]. Các phân tích được thực hiện sử dụng phần mềm Rstudio version 1.2.5052 với các gói phần mềm “FSA”, và “ggplot2”.

Page 33: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

23

Khả năng khai thác (Catchability): 𝐶𝐶 = −∑ 𝑌𝑌𝑌𝑌(𝐾𝐾𝑌𝑌−𝐾𝐾�)𝑠𝑠𝑖𝑖=1

∑ (𝐾𝐾𝑌𝑌−𝐾𝐾�)2𝑠𝑠𝑖𝑖=1

(1)

Kích thước quần thể: 𝑁𝑁� = 𝐾𝐾� + 𝑌𝑌�

𝐶𝐶 (2)

Trong đó: Yi là sản lượng khai thác/ngư cụ hay năng suất khai thác = 𝑐𝑐𝑌𝑌𝑓𝑓𝑌𝑌

ci là sản lượng khai thác (kg).

fi là cường lực khai thác (lần/ngày).

𝐾𝐾� là giá trị trung bình của Ki (sản lượng khai thác tích lũy) = (∑𝐾𝐾𝐾𝐾/𝑠𝑠)

s là tổng số lượng mẫu (i=1, 2, 3…s)

log�𝑐𝑐𝑌𝑌𝑓𝑓𝑌𝑌� = 𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙𝑙�𝐶𝐶𝑁𝑁�� − 𝐶𝐶𝐾𝐾� (3)

Page 34: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

24

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia frausseni Nguyen, 2014) VEN BIỂN TỈNH TRÀ VINH

3.1.1. Đặc điểm phân loại, hình thái cấu tạo ngoài và giải phẫu trong

a) Đặc điểm phân loại và hình thái cấu tạo ngoài

Đặc điểm hình thái ngoài: vỏ dạng hình trứng kéo dài, vỏ nhẵn bóng có màu xanh xám, mỏng nhưng rất cứng, tỷ lệ giữa tháp ốc và vòng xoắn cuối khoảng 20%: 80%, đỉnh vỏ sắc nhọn, 3 vòng xoắn cuối có các gờ dọc, rãnh xoắn sâu. Phần miệng vỏ hình elip thon dài có màu trắng đến hơi vàng dọc theo rìa và sâu vào bên trong màu nâu tím, môi ngoài mỏng, siphon ngắn và mở rộng về phía cuối, không có rốn, mặt trên siphon có 6 gờ chạy song song. Mày vỏ hình elip thon dài và màu vàng cánh gián (Hình 3.1.).

Hình 3.1. Hình thái cấu tạo ngoài ốc Cà na (Tomlinia frausseni Nguyen, 2014)

Kết quả nghiên cứu đã xác định 22 chỉ tiêu hình thái ngoài của 158 cá thể ốc Cà na tại khu vực cửa sông và biển ven bờ tỉnh Trà Vinh. Trong đó, số 146 cá thể ốc đã xác định được giới tính bao gồm 70 cá thể đực và 76 cá thể

Page 35: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

25

cái. Cụ thể kết quả thống kê mô tả (trung bình, sai số chuẩn, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất) các đặc điểm hình thái của ốc Cà na được thể hiện ở bảng 3.1. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy ốc Cà na khu vực vùng triều tỉnh Trà Vinh có chiều dài thân trung bình là 32,03 ± 0,41 mm. Chiều dài thân tối đa xác định trong nghiên cứu này là 42,10 mm cao hơn so với kích thước tối đa của ốc Cà na mà Thach (2014) đã công bố tại khu vực vịnh Gành Rái, Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh [16].

b) Đặc điểm hình thái giải phẫu bên trong

Kết quả giải phẫu cho thấy chân của ốc Cà na lớn chiếm khối lượng khoảng hơn 50% khối lượng tươi có gắn với mày vỏ. Phần đầu nằm ngay phía trên phần chân có 2 xúc tu cảm giác với hai mắt ở trên đỉnh xúc tu. Siphon dài khoảng 1/3 chiều dài thân. Dương vật (cá thể đực) và lỗ đẻ (cá thể cái) nằm dưới phần đầu gần xúc tu cảm giác. Vỏ áo bao bọc toàn bộ phần đầu, và cơ quan sinh dục. Cơ trụ màu trắng đục, ngắn nằm ngay dưới lớp vỏ áo. Tuyến tiêu hóa màu nâu xám nằm song song với tuyến sinh dục. Tuyến sinh dục ở cá thể đực có màu vàng nâu, cá thể cái có màu vàng nhạt đến trắng sữa (Hình 3.2.).

Hình 3.2. Hình thái giải phẫu bên trong ốc Cà na (T. frausseni)

Page 36: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

26

Bảng 3.1. Đặc điểm các chỉ tiêu hình thái T. frausseni khu vực vùng triều tỉnh Trà Vinh.

Giới tính/ Khu vực

Chỉ số Cỡ mẫu Min - Max TB ± SE Chỉ số Cỡ mẫu Min - Max TB ± SE

B

SL

158 17,90 – 42,10 32,03 ± 0,41

SaW

158 3,90 - 8,00 6,07 ± 0,06

M 70 25,60 – 42,10 33,68 ± 0,46 70 5,10 - 8,00 6,22 ± 0,06

F 76 17,90 – 40,60 30,24 ± 0,68 76 3,90 – 7,60 5,88 ± 0,09

E 79 17,90 – 42,10 30,97 ± 0,64 79 3,90 – 8,00 5,97 ± 0,09

T 79 21,80 – 40,60 32,81 ± 0,59 79 4,50 – 7,40 6,12 ± 0,07

B

TW

158 0,71 – 7,96 3,99 ± 0,12

BWH

158 13,40 – 32,10 23,89 ± 0,32

M 70 2,49 – 7,96 4,43 ± 4,43 70 18,70 – 32,10 24,91 ± 0,39

F 76 0,71 – 7,10 3,50 ± 0,19 76 13,40 – 31,80 22,75 ± 0,51

E 79 0,71 – 7,96 3,72 ± 0,18 79 13,40 – 32,10 23,13 ± 0,49

T 79 1,31 – 7,35 4,17 ± 0,17 79 16,30 – 32,00 24,44 ± 0,44

B, quần thể; M, cá thể đực; F, cá thể cái; E, vùng cửa sông; T, vùng biển ven bờ.

Page 37: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

27

Giới tính/ Khu vực

Chỉ số Cỡ mẫu Min - Max TB ± SE Chỉ số Cỡ mẫu Min - Max TB ± SE

B

SD

158 8,20 – 16,50 13,40 ± 0,13

PWH

158 1,40 – 4,50 3,03 ± 0,05

M 70 11,80 – 16,50 13,92 ± 0,13 70 1,70 – 4,40 3,19 ± 0,07

F 76 8,20 – 16,30 12,83 ± 0,22 76 1,40 – 4,50 2,85 ± 0,09

E 79 8,20 – 16,40 13,06 ± 0,20 79 1,40 – 4,40 2,91 ± 0,08

T 79 9,70 – 16,50 13,64 ± 0,19 79 1,70 – 4,50 3,11 ± 0,08

B

SW

158 9,40 – 18,60 15,01 ± 0,15

LTT

158 0,17 – 1,27 0,67 ± 0,02

M 70 12,70 – 18,60 15,52 ± 0,16 70 0,29 – 1,27 0,73 ± 0,03

F 76 9,40 – 18,60 14,44 ± 0,26 76 0,17 – 1,19 0,60± 0,03

E 79 9,40 – 18,60 14,64 ± 0,23 79 0,17 – 1,27 0,61 ± 0,03

T 79 11,00 – 18,50 15,27 ± 0,22 79 0,23 – 1,19 0,71 ± 0,03

B, quần thể; M, cá thể đực; F, cá thể cái; E, vùng cửa sông; T, vùng biển ven bờ.

Page 38: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

28

Giới tính/ Khu vực

Chỉ số Cỡ mẫu Min - Max TB ± SE Chỉ số Cỡ mẫu Min - Max TB ± SE

B

SpW

158 6,50 – 15,10 12,05 ± 0,14

LTG

158 0,23 – 1,80 0,93 ± 0,03

M 70 10,10 – 15,00 12,58 ± 0,14 70 0,42 – 1,68 0,99 ± 0,03

F 76 6,50 – 15,10 11,45 ± 0,23 76 0,23 – 1,80 0,85 ± 0,04

E 79 6,50 – 15,10 11,66 ± 0,21 79 0,23 – 1,68 0,85 ± 0,04

T 79 8,30 - 15,00 12,33 ± 0,19 79 0,34 – 1,80 0,98 ± 0,04

B

AW

158 5,10 – 10,60 8,26 ± 0,09

ShW

158 0,36 – 5,92 2,77 ± 0,09

M 70 6,90 – 10,30 8,52 ± 0,09 70 1,53 – 5,92 3,13 ± 0,11

F 76 5,10 – 10,60 7,99 ± 0,15 76 0,36 – 5,14 2,39 ± 0,14

E 79 5,10 – 10,30 8,06 ± 0,13 79 0,36 – 5,92 2,56 ± 0,14

T 79 5,80 – 10,60 8,43 ± 0,13 79 0,75 – 5,15 2,92 ± 0,13

B, quần thể; M, cá thể đực; F, cá thể cái; E, vùng cửa sông; T, vùng biển ven bờ.

Page 39: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

29

Giới tính/ Khu vực

Chỉ số Cỡ mẫu Min - Max TB ± SE Chỉ số Cỡ mẫu Min - Max TB ± SE

B

TAL

158 10,20 – 25,40 18,01 ± 0,24

SH

158 0,60 - 21,00 11,29 ± 0,33

M 70 14,30 – 25,40 18,78 ± 0,29 70 3,90 - 21,00 12,53 ± 0,43

F 76 10,20 – 23,80 17,18 ± 0,39 76 0,60 – 19,10 9,81 ± 0,50

E 79 10,20 – 24,00 17,40 ± 0,38 79 0,60 – 19,30 10,49 ± 0,51

T 79 12,10 – 25,40 18,49 ± 0,32 79 3,90 – 21,00 11,74 ± 0,47

B

SpL

158 7,60 – 18,60 14,03 ± 0,20

DM

152 0,07 – 0,52 0,28 ± 0,01

M 70 10,90 – 18,20 14,90 ± 0,21 70 0,10 – 0,52 0,30 ± 0,01

F 76 7,60 – 18,60 13,06 ± 0,33 76 0,07 – 0,50 0,26 ± 0,01

E 79 7,60 – 18,10 13,56 ± 0,30 79 0,07 – 0,52 0,26 ± 0,01

T 79 8,90 – 18,60 14,32 ± 0,30 79 0,10 – 0,50 0,30 ± 0,01

B, quần thể; M, cá thể đực; F, cá thể cái; E, vùng cửa sông; T, vùng biển ven bờ.

Page 40: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

30

Giới tính/ Khu vực

Chỉ số Cỡ mẫu Min - Max TB ± SE Chỉ số Cỡ mẫu Min - Max TB ± SE

B

ShL

158 4,20 – 11,60 8,37 ± 0,15

OL

142 5,31 – 13,30 10,39 ± 0,12

M 70 5,30 – 11,60 8,95 ± 0,19 67 7,50 – 13,30 10,85 ± 0,14

F 76 4,20 – 11,40 7,71 ± 0,23 75 5,31 – 12,81 9,98 ± 0,19

E 79 4,20 – 11,60 7,98 ± 0,24 70 6,45 – 12,98 10,21 ± 0,19

T 79 4,70 – 11,60 8,63 ± 0,20 72 5,31 – 13,3 10,57 ± 0,16

B

AL

158 1,63 – 5,20 9,71 ± 0,14

OW

142 3,42 – 7,16 5,46 ± 0,06

M 70 7,10 – 16,30 9,83 ± 0,21 67 4,63 – 7,16 5,63 ± 0,06

F 76 5,20 – 15,40 9,62 ± 0,21 75 3,42 – 7,02 5,28 ± 0,09

E 79 5,20 – 15,40 9,58 ± 0,22 70 3,42 – 7,02 5,37 ± 0,09

T 79 7,10 – 16,30 9,86 ± 0,19 72 4,11 – 7,16 5,52 ± 0,08

B, quần thể; M, cá thể đực; F, cá thể cái; E, vùng cửa sông; T, vùng biển ven bờ.

Page 41: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

31

Giới tính/ Khu vực

Chỉ số Cỡ mẫu Min - Max TB ± SE Chỉ số Cỡ mẫu Min - Max TB ± SE

B

SaH

158 10,90 – 28,80 19,47 ± 0,24

OLW

142 0,00 – 0,02 0,01 ± 0,00

M 70 16,20 – 28,80 20,45 ± 0,28 67 0,00 – 0,02 0,01 ± 0,00

F 76 10,90 – 24,80 18,46 ± 0,39 75 0,00 – 0,02 0,01 ± 0,00

E 79 10,90 – 24,80 18,88 ± 0,36 70 0,00 – 0,02 0,01 ± 0,00

T 79 13,00 – 28,80 19,95 ± 0,36 72 0,00 – 0,02 0,01 ± 0,00

B, quần thể; M, cá thể đực; F, cá thể cái; E, vùng cửa sông; T, vùng biển ven bờ.

Page 42: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

32

3.1.2. Đặc điểm sinh sản

Giống như các loài ốc khác thuộc họ Nassariidae, ốc Cà na là loài có giới tính phân biệt rõ ràng, tuy nhiên không thể phân biệt được bằng hình thái cấu tạo ngoài mà chỉ xác định được thông qua giải phẫu nội quan thông qua sự xuất hiện hay không xuất hiện của dương vật. Tỷ lệ giới tính của ốc Cà na ghi nhận được trong nghiên cứu này là 70 cá thể đực: 76 cá thể cái tương đương với tỉ lệ 1:1,09.

Thời gian sinh sản ngoài tự nhiên ghi nhận được bắt đầu từ cuối tháng 8 đến tháng 11 âm lịch. Số lượng trứng mỗi lần đẻ khoảng từ 23 - 67 bọc trứng, trung bình là 44,10 ± 2,07 bọc. Mỗi bọc trứng có chứa 86 - 152 trứng, trung bình 112,20 ± 3,31 trứng. Số lượng trứng trong điều kiện tự nhiên trung bình là 4.948 trứng/lần đẻ. Bọc trứng có kích thước đường kính dao động từ 2,13 – 2,46 mm, trung bình là 2,28 ± 0,02 mm. Kích thước đường kính của trứng biến thiên trong khoảng 0,37 – 0,41 mm, trung bình là 0,39 ± 0,002 mm (Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Số lượng và kích thước bọc trứng và trứng

Nội dung Giá trị (TB ± SE) Min - Max

Số lượng bọc trứng (bọc) 44,100 ± 2,070 23 - 67

Số lượng trứng (trứng) 112,200 ± 3,306 86 - 152

Kích thước bọc trứng (mm) 2,280 ± 0,020 2,116 - 2,444

Đường kính trứng (mm) 0,390 ± 0,002 0,374 - 0,414

Trứng của ốc Cà na có màu trắng nhạt đến vàng. Các bọc trứng sau khi sinh sản được gắn hai bên của mặt lưng và ở dưới mặt bụng của ốc. Vỏ bọc trứng có tác dụng hạn chế xâm nhập và ký sinh của các sinh vật lên trứng, cân bằng trao đổi chất cũng như giảm tác động cơ học bên ngoài lên trứng và phôi (Hình 3.3.). So sánh với số lượng trứng trung bình của một số loài ốc biển nghiên cứu ở Việt Nam, số lượng trứng của ốc Cà na thấp hơn so với ốc Hương, ốc Nhảy đỏ lợi, ốc Nhảy, ốc Đụn miệng trắng, ốc Cối [53], [54], [55], [57].

Page 43: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

33

Hình 3.3. Cá thể ốc Cà na mang trứng ở mặt bụng và bên hông.

3.1.3. Tập tính bắt mồi

Kết quả khảo sát ghi nhận ốc Cà na là loài ăn xác thối và săn mồi chủ động tấn công con mồi. Sử dụng siphon để nhận mùi, định vị con mồi và dùng chân để bắt giữ con mồi. Chúng thường có xu hướng tập hợp thành những nhóm nhỏ từ 5 – 20 con/m2 để tấn công con mồi. Khi không hoạt động chúng vùi mình trong nền đáy nhờ chân đào ở độ sâu từ 2 – 3 cm. Hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Bên cạnh đó, giống như các loài trong họ Nassariidae ốc Cà na là loài ăn xác bã động vật và ăn cả xác bã cả ốc Cà na chết [25], [26]. Chưa ghi nhận ốc Cà na săn các ốc Cà na sống. Con mồi ghi nhận chủ yếu trong nghiên cứu này là nghêu (Meretrix sp.) và ốc bùn (Nassarius sp.) (Hình 3.4.).

Hình 3.4. ốc Cà na tấn công nghêu (a); ốc Cà na săn ốc Nassarius sp. (b)

Page 44: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

34

3.1.4. Đặc điểm sinh thái môi trường sống

Nhiệt độ môi trường nước tại các khu vực khai thác ốc Cà na dao động từ 28,9 – 35,70C. Nhiệt độ trung bình tại khu vực cửa sông và biển ven bờ lần lượt là 31,59 ± 0,37 và 32,16 ± 0,38. Kết quả phân tích ANOVA cho thấy nhiệt độ vùng cửa sông thấp hơn so với khu vực biển ven bờ. Nhiệt độ môi trường nước vào mùa khô (tháng 3) cao hơn so với thời điểm giao mùa (tháng 5) và cao hơn mùa mưa (tháng 9). Sự khác biệt về nhiệt độ này có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (Bảng 3.3.; Hình 3.5.).

Bảng 3.3. pH, nhiệt độ và độ mặn môi trường nước khu vực thu mẫu

Khu vực Thời gian Thông số Nhiệt độ (0C) pH Độ mặn (ppt)

Cửa

sông

3/2019 Mean ± SE 34,67 ± 0,20 7,65 ± 0,22 22,00 ± 0,00

Min - Max 33,90 – 35,70 6,51 – 8,53 22,00 – 22,00

5/2019 Mean ± SE 30,32 ± 0,26 7,75 ± 0,16 14,00 ± 0,00

Min - Max 28,90 – 31,30 7,12 – 8,34 14,00 – 14,00

9/2019 Mean ± SE 30,36 ± 0,22 7,48 ± 0,12 9,00 ± 0,00

Min - Max 29,60 – 31,40 6,61 – 7,97 9,00 – 9,00

Biển

ven

bờ

3/2019 Mean ± SE 34,67 ± 0,20 7,65 ± 0,22 22,00 ± 0,00

Min - Max 33,90 – 35,70 6,51 – 8,53 22,00 – 22,00

5/2019 Mean ± SE 31,12 ± 0,31 7,59 ± 0,10 14,00 ± 0,00

Min - Max 29,70 – 32,60 7,25 – 8,12 14,00 – 14,00

9/2019 Mean ± SE 30,69 ± 0,26 7,69 ± 0,17 9,00 ± 0,00

Min - Max 29,80 – 32,10 6,71 - 8,32 9,00 – 9,00

Page 45: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

35

pH tại các khu vực khảo sát dao động trong khoảng từ 6,51 – 8,53. pH trung bình tại khu vực cửa sông là 7,72 ± 0,09 và khu vực biển ven bờ là 7,64 ± 0,09. Không có sự khác biệt về pH giữa 2 khu vực nghiên cứu và giữa các thời gian nghiên cứu (p>0,05) (Bảng 3.3.; Hình 3.5.). Giá trị pH tại các khu vực nghiên cứu phù hợp với vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh vật tại khu vực vùng biển ven bờ theo QCVN 10-MT:2015/BTNMT [89]. Các giá trị pH ghi nhận được đều phù hợp cho nuôi trồng các đối tượng thủy sản theo tiêu chí của Boyd (1998) [90].

Độ mặn tại các khu vực khai thác ốc Cà na dao động từ 9 – 22 ‰. Độ mặn trung bình tại khu vực cửa sông và biển ven bờ là 15,00 ± 1,05 ‰. Không có sự khác biệt về độ mặn giữa 2 khu vực nghiên cứu nhưng có sự khác biệt về độ mặn theo mùa cụ thể độ mặn vào tháng 3 cao hơn tháng 5 và cao hơn so với tháng 9 (p<0,05) (Bảng 3.3.; Hình 3.5.). Thông số độ mặn ghi nhận được so với Boyd (1998) [90] thì đều phù hợp cho nuôi trồng các đối tượng thủy sản nước lợ.

Hình 3.5. Nhiệt độ, pH, và độ mặn theo mùa tại các khu vực khảo sát.

Nồng độ oxy hòa tan trong nước tại các khu vực và theo các thời gian khác nhau dao động từ 4,66 – 6,83 mg/l. Kết quả phân tích ANOVA cho thấy không có sự khác biệt về hàm lượng oxy hòa tan trong nước giữa 2 khu vực khảo sát và giữa các thời điểm khảo sát (p>0,05). Kết quả nồng độ oxy hòa tan ghi nhận cho thấy phù hợp với vùng nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh theo QCVN 10-MT:2015/BTNMT [89]. So với chất lượng nước dùng cho ao

7.007.107.207.307.407.507.607.707.807.908.00

0.005.00

10.0015.0020.0025.0030.0035.0040.00

03/2019 05/2019 09/2019 03/2019 05/2019 09/2019

Cửa sông Biển ven bờ

Nhiệt độ (độ C) Độ mặn (‰) pH

Page 46: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

36

nuôi thủy sản của Boyd (1998) [90] thì hàm lượng oxy hòa tan trong nước trong khảo sát này đều phù hợp cho hoạt động nuôi trồng thủy sản (Bảng 3.4; Hình 3.6.).

Bảng 3.4. DO và TSS môi trường nước khu vực thu mẫu

Khu vực

Thời gian Thông số DO (mg/l) TSS (mg/l)

Cửa sông

3/2019 Mean ± SE 5,74 ± 0,23 146,22 ± 5,38

Min - Max 4,66 – 6,82 114,00 – 166,00

5/2019 Mean ± SE 5,92 ± 0,18 147,67 ± 3,80

Min - Max 5,19 – 6,77 135,00 – 167,00

9/2019 Mean ± SE 5,67 ± 0,21 113,56 ± 6,22

Min - Max 4,82 – 6,83 86,00 – 143,00

Biển

ven bờ

3/2019 Mean ± SE 5,74 ± 0,23 146,22 ± 5,38

Min - Max 4,66 – 6,82 114,00 – 166,00

5/2019 Mean ± SE 5,73 ± 0,17 134,33 ± 3,89

Min - Max 5,17 – 6,84 119,00 – 152,00

9/2019 Mean ± SE 5,58 ± 0,18 89,22 ± 3,12

Min - Max 4,84 -6,36 79,00 – 110,00

Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước giữa các khu vực và các thời điểm nghiên cứu dao động trong khoảng 79,00 – 186,00 m/l. Kết quả phân tích phương sai và hậu kiểm định Tukey HSD cho thấy hàm lượng tổng chất rắn hòa tan trong nước tại khu vực cửa sông cao hơn so với khu vực biển ven

Page 47: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

37

bờ. Giữa các thời điểm cho thấy hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng trong thời điểm tháng 3 cao hơn so với tháng 5 và cả 2 cao hơn so với tháng 9 (p<0,05) (Bảng 3.4.; Hình 3.6.).

Hình 3.6. TSS và DO theo mùa tại các khu vực khảo sát

Hàm lượng amoni trong môi trường nước các đợt khảo sát dao động trong khoảng từ 0,03 – 0,16 mg/l. Hàm lượng amoni trung bình khu vực của sông và khu vực biển ven bờ lần lượt là 0,10 ± 0,01 và 0,06 ± 0,00 mg/l. Kết quả phân tích ANOVA và hậu phương sai TurkeyHSD cho thấy hàm lượng amoni ở vùng sông cao hơn so với vùng biển ven bờ. Giữa các thời điểm thu mẫu thì hàm lượng amoni trong môi trường nước tháng 3 cao hơn so với tháng 5 và cả 2 cùng cao hơn cao với tháng 9 (p<0,05). Kết quả nồng độ amoni tháng 3 tại khu vực của sông và các tháng 3, 5, và 9 tại khu vực biển ven bờ phù hợp với giá trị giới hạn vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh vật. Trong khi đó, nồng độ amoni vào tháng 5 và tháng 9 tại cửa sông phù hợp với giới hạn của vùng bãi tắm, thể thể thao dưới nước theo QCVN 10-MT:2015/BTNMT [89]. Tuy nhiên, nồng độ amoni tại các khu vực khảo sát đều phù hợp với điều kiện nuôi trồng thủy sản theo Boyd (1998) [90] (Bảng 3.5.; Hình 3.7.)

Nồng độ nitrat tại các địa điểm khảo sát và theo các thời gian khác nhau dao động trong khoảng 0,06 – 0,26 mg/l với giá trị trung bình tại khu vực cửa sông và biển ven bờ lần lượt là 0,15 ± 0,01 mg/l và 0,11 ± 0,01 mg/l. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống về hàm lượng nitrat giữa các khu vực nghiên cứu và thời gian thu mẫu. Cụ thể hàm lượng nitrat khu vực cửa sông cao hơn so với

5.00

5.20

5.40

5.60

5.80

6.00

6.20

0.0020.0040.0060.0080.00

100.00120.00140.00160.00

03/2019 05/2019 09/2019 03/2019 05/2019 09/2019

Cửa sông Biển ven bờ

TSS (mg/L) DO (mg/L)

Page 48: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

38

khu vực biển ven bờ. Hàm lượng nitrat trong thời gian tháng 3 và 5 ở vùng cửa sông cao hơn tháng 9. Nồng độ nitrat tháng 3 cao hơn tháng 5 và cả 2 tháng đều cao hơn tháng 9 ở vùng biển ven bờ (p<0,05) (Bảng 3.5.; Hình 3.7.). Hàm lượng nitrat nằm khoảng thích hợp cho hoạt động nuôi trồng thủy sản của Boyd (1998) [90].

Bảng 3.5. Nồng độ amoni, nitrat, và nitơ tổng môi trường nước khu vực thu mẫu

Khu vực

Thời gian

Thông số (NH4

+_N) (mg/l)

NO3-_N

(mg/l) TN (mg/l)

Cửa sông

3/2019 TB ± SE 0,07 ± 0,00 0,13 ± 0,01 0,87 ± 0,08

Min - Max 0,05 – 0,09 0,09 – 0,17 0,49 – 1,23

5/2019 TB ± SE 0,10 ± 0,01 0,14 ± 0,01 0,85 ± 0.06

Min - Max 0,08 – 0,13 0,08 – 0,21 0,56 – 1,14

9/2019 TB ± SE 0,06 ± 0,01 0,10 ± 0,01 0,53 ± 0,04

Min - Max 0,04 – 0,08 0,08 – 0,15 0,34 – 0,72

Biển ven bờ

3/2019 TB ± SE 0,07 ± 0,00 0,13 ± 0,01 0,87 ± 0,08

Min - Max 0,05 – 0,09 0,09 – 0,17 0,49 – 1,23

5/2019 TB ± SE 0,06 ± 0,00 0,11 ± 0,01 0,57 ± 0,04

Min - Max 0,05 – 0,08 0,09 – 0,14 0,42 – 0,77

9/2019 TB ± SE 0,04 ± 0,00 0,09 ± 0,01 0,45 ± 0,04

Min - Max 0,03 – 0,06 0,06 – 0,12 0,29 – 0,66

Page 49: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

39

Hàm lượng tổng nitơ tại các khu vực khảo sát và thời gian khảo sát dao động trong khoảng từ 0,29 – 1,47 mg/l. Nồng độ tổng nitơ trung bình tại khu vực cửa sông và biển ven bờ lần lượt là 0,84 ± 0,06 mg/l và 0,63 ± 0,05 mg/l. Nồng độ tổng nitơ giữa các khu vực cửa sông cao hơn biển ven bờ và trong tháng 3 cao hơn so với tháng 5 và cả 2 đều cao hơn so với tháng 9 (p<0,05).

Hình 3.7. Nồng độ amoni, nitrat, và tổng nitơ theo mùa theo khu vực khảo sát

Hàm lượng phốtphát và tổng phốtpho tại các khu vực và các thời điểm thu mẫu dao động lần lượt từ 0,02 – 0,15 mg/l và 0,04 – 0,18 mg/l. Nồng độ phốtphát trung bình tại khu vực cửa sông và biển ven bờ lần lượt là 0,08 ± 0,01 mg/l và 0,06 ± 0,00 mg/l trong khi hàm lượng tổng phốtpho tại khu vực của sông và biển ven bờ lần lượt là 0,10 ± 0,01 mg/l và 0,09 ± 0,00 mg/l ((Bảng 3.6.; Hình 3.8.).

0.000.100.200.300.400.500.600.700.800.901.00

0.000.020.040.060.080.100.120.140.160.18

03/2019 05/2019 09/2019 03/2019 05/2019 09/2019

Cửa sông Biển ven bờ

Amoni (mg/L) Nitrat (mg/L) Tổng nitơ (mg/L)

0.00

0.02

0.04

0.06

0.08

0.10

0.12

03/2019 05/2019 09/2019 03/2019 05/2019 09/2019

Cửa sông Biển ven bờ

Phốtphát (mg/L) Tổng phốtpho (mg/L)

Page 50: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

40

Hình 3.8. Nồng độ phốtphat, tổng phốtpho theo mùa tại các khu vực khảo sát

Kết quả phân tích ANOVA và hậu phương sai TukeyHSD cho thấy hàm

lượng phốtphát và tổng phốtpho tại khu vực của sông cao hơn so với khu vực

biển ven bờ và trong tháng 3 cao hơn so với tháng 5 và tháng 9. Không có sự

khác biệt về hàm lượng hai chỉ tiêu này giữa thời điểm tháng 5 và tháng 9

(p<0,05) (Bảng 3.6.; Hình 3.8.).

Bảng 3.6. Nồng độ phốtphát, tổng phốtpho môi trường nước khu vực thu mẫu

Khu vực Thời gian Thông số (PO43-_P) (mg/l) TP (mg/l)

Cửa sông

3/2019 TB ± SE 0,07 ± 0,00 0,10 ± 0,01

Min - Max 0,05 – 0,09 0,08 – 0,13

5/2019 TB ± SE 0,07 ± 0,01 0,09 ± 0,01

Min - Max 0,04 – 0,11 0,07 – 0,13

9/2019 TB ± SE 0,06 ± 0,01 0,09 ± 0,01

Min - Max 0,03 – 0,10 0,05 – 0,13

Biển ven bờ

3/2019 TB ± SE 0,07 ± 0,00 0,10 ± 0,00

Min - Max 0,05 – 0,09 0,08 – 0,13

5/2019 TB ± SE 0,05 ± 0,01 0,09 ± 0,01

Min - Max 0,03 – 0,07 0,06 – 0,12

9/2019 TB ± SE 0,05 ± 0,01 0,07 ± 0,01

Min - Max 0,02 – 0,08 0,05 – 0,11

Page 51: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

41

Kết quả nghiên cứu cấp hạt các khu vực có sự phân bố của ốc Cà na cho thấy thành phần cấp độ hạt tại khu vực cửa sông chủ yếu là bột sét 54,54 – 64,37%, cát mịn chiếm 17,09 – 29,57%, và sét chiếm 12,74 – 23,52%. Trong khi đó, thành phần cấp độ hạt chủ yếu tại khu vực biển ven bờ là cát mịn chiếm 67,59 – 78,68%, bột sét chiếm 14,42 – 22,93%, và sét chiếm 3,05 – 15,63%. Xét theo thời gian thu mẫu có sự thay đổi về thành phần cấp độ hạt trong thời gian khảo sát. Cụ thể cát và sét có xu hướng tăng trong thời gian từ tháng 3 – tháng 9 ngược lại thành phần bột sét có xu thế giảm trong khoảng thời gian này (Bảng 3.7.; Hình 3.9.).

Bảng 3.7. Thành phần cấp độ hạt tại khu vực nghiên cứu

Khu vực

Thời gian

Thông số Cát (%) Bột sét (%) Vật chất

hữu cơ (%)

Cửa sông

3/2019 TB ± SE 75,52 ± 0,79 18,39 ± 0,76 6,08 ± 0,85

Min - Max 71,89 - 78,68 15,78 – 22,93 3,05 – 10,75

5/2019 TB ± SE 24,05 ± 0,59 56,97 ± 0,47 18,98 ± 0,48

Min - Max 20,43 – 25,74 54,81 – 59,28 16,94 – 21,62

9/2019 TB ± SE 19,85 ± 0,62 58,72 ± 0,65 21,43 ± 0,62

Min - Max 17,09 – 22,76 56,21 – 61,66 17,63 – 23,52

Biển ven bờ

3/2019 TB ± SE 75,52 ± 0,79 18,39 ± 0,76 6,08 ± 0,85

Min - Max 71,89 – 78,68 15,78 – 22,93 3,05 – 10,75

5/2019 TB ± SE 71,19 ± 0,47 17,89 ± 0,41 10,92 ± 0,58

Min - Max 69,33 – 73,01 15,07 – 19,36 8,67 – 13,48

9/2019 TB ± SE 69,33 ± 0,51 16,95 ± 0,49 13,72 ± 0,45

Min - Max 67,59 – 72,32 14,42 – 19,67 11,64 – 15,63

Page 52: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

42

Hình 3.9. Thành phần cấp độ hạt nền đáy theo mùa tại các khu vực khảo sát

3.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC QUẦN THỂ ỐC CÀ NA VEN BIỂN TỈNH TRÀ VINH

3.2.1. Tương quan các chỉ số hình thái của quần thể ốc Cà na

Dựa trên các kết quả đo đạc về hình thái đã thiết lập tổng cộng 90 mô hình tương quan về chỉ số hình thái của ốc Cà na khu vực vùng ven biển tỉnh Trà Vinh bao gồm 18 mô hình cho cá thể đực, 18 mô hình cho cá thể cái, 18 mô hình cho quần thể, 18 mô hình cho cá thể ốc khu vực cửa sông, và 18 mô hình cho cá thể ốc khu vực biển ven bờ. Cụ thể về 90 mô hình tương quan về chỉ số hình thái của ốc Cà na khu vực vùng triều tỉnh Trà Vinh thể hiện ở bảng 3.8

Kết quả cũng cho thấy, có 88 mô hình tương quan chỉ số hình thái là dị hình âm (-Allometric) tức biến độc lập tăng trưởng nhanh hơn biến phụ thuộc và có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Có 2 mô hình tương quan chỉ số hình thái là đồng hình (Isometric) nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Xét về các mô hình tương quan chỉ số hình thái theo giới tính cho thấy có 10 mô hình tương quan của cá thể cái nhanh hơn so với đực (bF > bM) và 2 mô hình tương quan của cá thể cái chậm hơn so với đực (bF < bM) và có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Có 6 mô hình tương quan chỉ số hình thái của cá thể cái bằng với đực tuy nhiên các mô hình này đều không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%

100%

03/2019 05/2019 09/2019 03/2019 05/2019 09/2019

Cửa sông Biển ven bờ

Cát mịn (%) Sét bột (%) Hữu cơ (%)

Page 53: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

43

Xét về các mô hình tương quan chỉ số hình thái theo khu vực sinh cảnh cho thấy có 3 mô hình tương quan chỉ số hình thái ở sinh cảnh biển ven bờ cao hơn so với sinh cảnh cửa sông có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Có 15 mô hình tương quan chỉ số hình thái ở khu vực cửa sông và biển ven bờ là bằng nhau nhưng các mô hình này không có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Hệ số tương quan của các mô hình chỉ số hình thái của ốc Cà na dao động từ 0,15 đến 0,97. Trong đó, có 44 mô hình tương quan có hệ số tương quan r>0,8 thể hiện các mối tương quan rất chặt về đặc điểm hình thái. Đặc biệt mô hình tương quan giữa khối lượng tổng và khối lượng vỏ ở cả 2 giới tính và ở cả 2 khu vực nghiên cứu có mối tương quan rất chặt r>0,94. Cụ thể về các mô hình tương quan chỉ số hình thái, hệ số tương quan, dạng sinh trưởng được thể hiện ở bảng 3.8.

Các nghiên cứu xác định các mối tương quan đặc biệt là mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng được áp dụng phổ biến trong các nghiên cứu các đối tượng thủy sản như cá, giáp xác, nhuyễn thể [61], [70], [93]. Việc nghiên cứu các mối tương quan về đặc điểm hình thái giúp đánh giá sự phát triển của quần thể cũng như đưa ra các giải pháp trong việc khai thác và quản lý các đối tượng này một cách phù hợp.

Sự phát triển của vỏ, các chỉ tiêu hình thái và các mối tương quan hình thái bị ảnh hưởng nhiểu bởi các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong môi trường sống [94], [95], [96]. Ngoài ra, các mối tương quan về hình thái có thể thay đổi tùy thuộc vào môi trường sống và do điều kiện sinh lý, đặc biệt là những điều kiện xảy ra trong quá trình tăng trưởng, trưởng thành và sinh sản có thể ảnh hưởng đến các cơ chế vôi hóa vỏ và có thể tạo ra sự thay đổi hình dạng vỏ và tỷ lệ tương đối. Do đó, việc so sánh các mối quan hệ hình thái và kiểu phát triển giữa các loài từ các quần thể khác nhau hoặc các khu vực địa lý khác nhau cần được phân tích và giải thích một cách thận trọng.

Page 54: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

44

Bảng 3.8. Tương quan các đặc điểm hình thái T. frausseni tại vùng triều tỉnh Trà Vinh

Tương quan

Giới tính/ Sinh cảnh

Số mẫu

Mô hình tương quan

r b ± SE (95% CI) t-test (b) Sinh

trưởng t-test

TW vs SL

B 158 TW=0,71e-3*SL2,47 0,9 2,47±0,07 (2,35–2,60) -8,09*** -A

M 70 TW=1,60e-3*SL2,24 0,89 2,24±0,09 (2,05–2,43) -7,99*** -A 2,49* (M<F)

F 76 TW=0,66e-3*SL2,50 0,89 2,50±0,10 (2,29–2,70) -4,95*** -A

E 79 TW=0,83e-3*SL2,43 0,87 2,43±0,11 (2,21–2,65) -5,13*** -A -0,94ns (E=T)

T 79 TW=0,57e-3*SL2,53 0,94 2.53±0,08 (2,38–2,69) -6,03*** -A

TAL vs SL

B 158 TAL=0,63*SL0,97 0,91 0,97±0,02 (0,92–1,02) -83,87*** -A

M 70 TAL=0,46*SL1,05 0,89 1,05±0,04 (0,96–1,14) -43,16*** -A -2,37* (M>F)

F 76 TAL=0,63*SL0,97 0,91 0,97±0,03 (0,90–1,04) -58,62*** -A

E 79 TAL=0,55*SL0,90 0,9 1,01±0,04 (0,93–1,08 -50,89*** -A 0,93ns (E=T)

T 79 TAL=0,76*SL0,91 0,92 0,91 ± 0,03 (0,85 – 0,98) -65,63*** -A

Page 55: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

45

Tương quan

Giới tính/ Sinh cảnh

Số mẫu

Mô hình tương quan

r b ± SE (95% CI) t-test (b) Sinh

trưởng t-test

AL vs SL

B 158 AL=0,95*SL0,67 0,41 0,67±0,06 (0,54–0,80) -36,54*** -A

M 70 AL=0,93*SL0,68 0,53 0,68±0,07 (0,53-0,83) -31,06*** -A -2,80**(M<F)

F 76 AL=0,42*SL0,89 0,34 0,89±0,15 (0,59–1,19) -14,12*** -A

E 79 AL=1,00*SL0,66 0,37 0,66±0,10 (0,45–0,86) -22,96*** -A 0,37ns(E=T)

T 79 AL=0,93*SL0,69 0,47 0,69±0,09 (0,52–0,86) -26,75*** -A

AW vs SL

B 158 AW=0,76*SL0,69 0,76 0,69±0,03 (0,63–0,75) -74,52*** -A

M 70 AW=0,87*SL0,65 0,67 0,65±0,05 (0,53–0,76) -41,88*** -A 1,67ns(M=F)

F 76 AW=0,68*SL0,72 0,77 0,72±0,05 (0,63–0,82) -49,70*** -A

E 79 AW=0,80*SL0,67 0,75 0,67±0,05 (0,58–0,76) -51,12*** -A 1,10ns(E=T)

T 79 AW=0,68*SL0,72 0,76 0,68±0,05 (0,63–0,82) -48,07*** -A

Page 56: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

46

Tương quan

Giới tính/ Sinh cảnh

Số mẫu

Mô hình tương quan

r b ± SE (95% CI) t-test (b) Sinh

trưởng t-test

SD vs SL

B 158 SD=1,08*SL0,72 0,9 0,72±0,02 (0,69–0,76) -18,59*** -A

M 70 SD=1,40*SL0,65 0,86 0,65±0,03 (0,59–0,72) -74,11*** -A 3,15**(M<F)

F 76 SD=1,02*SL0,74 0,9 0,74±0,03 (0,69–0,80) -78,52*** -A

E 79 SD=1,06*SL0,71 0,87 0,71±0,03 (0,64–0,77) -71,58*** -A 1,86ns (E=T)

T 79 SD=1,00*SL0,75 0,93 0,75±0,02 (0,70–0,80) -96,10** -A

SW vs SL

B 158 SW=1,19*SL0,73 0,91 0,73±0,02 (0,70–0,77) -26,06*** -A

M 70 SW=1,33*SL0,70 0,86 0,70±0,03 (0,63–0,77) -66,95*** -A 2,16* (M<F)

F 76 SW=1,11*SL0,75 0,92 0,75±0,02 (0,70–0,80) -89,37*** -A

E 79 SW=1,29*SL0,71 0,9 0,71±0,03 (0,65–0,76) -82,78*** -A 2,18* (E<T)

T 79 SW=1,07*SL0,76 0,93 0,76±0,02 (0,71–0,81) -89,52*** -A

Page 57: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

47

Tương quan

Giới tính/ Sinh cảnh

Số mẫu

Mô hình tương quan

r b ± SE (95% CI) t-test (b) Sinh

trưởng t-test

SpL vs SL

B 158 SpL=0,37*SL1,05 0,87 1,05±0,03 (0,99–1,11) -60,66*** -A

M 70 SpL=0,59*SL0,93 0,78 0,93±0,06 (0,81–1,05) -34,80*** -A 2,63*(M<F)

F 76 SpL=0,36*SL1,05 0,88 1,05±0,05 (0,96–1,14) -42,40*** -A

E 79 SpL=0,43*SL1,00 0,84 1,00±0,05 (0,90–1,11) -38,16*** -A 4,20***(E<T)

T 79 SpL=0,30*SL1,11 0,91 1,11±0,04 (1,02–1,19) -44,56*** -A

SpW vs SL

B 158 SpW=0,65*SL0,84 0,89 0,84±0,02 (0,80–0,89) -92,83*** -A

M 70 SpW=0,87*SL0,76 0,87 0,76±0,04 (0,69–0,83) -63,57*** -A 2,84**(M<F)

F 76 SpW=0,61*SL0,86 0,89 0,86±0,04 (0,79–0,93) -59,60*** -A

E 79 SpW=0,66*SL0,84 0,87 0,84±0,04 (0,76–0,91) -56,33*** -A 0,22ns (E=T)

T 79 SpW=0,65*SL0,84 0,92 0,84±0,03 (0,78–0,90) -73,28*** -A

Page 58: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

48

Tương quan

Giới tính/ Sinh cảnh

Số mẫu

Mô hình tương quan

r b ± SE (95% CI) t-test (b) Sinh

trưởng t-test

SaW vs SaH

B 158 SaW=1,06*SaH0,59 0,65 0,59±0,03 (0,52–0,66) -69,05*** -A

M 70 SaW=1,95*SaH0,38 0,28 0,38±0,07 (0,24–0,53) -35,30*** -A 6,52***(M<F)

F 76 SaW=0,86*SaH0,66 0,77 0,66±0,04 (0,57–0,74) -55,90*** -A

E 79 SaW=0,87*SaH0,66 0,7 0,66±0,05 (0,55–0,76) -46,03*** -A -2,85ns (E=T)

T 79 SaW=1,32*SaH0,51 0,59 0,51±0,05 (0,42–0,61) -49,48*** -A

BWL vs SW

B 158 SW=1,59*BWL0,71 0,87 0,71±0,02 (0,67–0,75) -04,41*** -A

M 70 SW=2,40*BWL0,58 0,79 0,58±0,04 (0,51–0,65) -65,86*** -A 5,61***(M<F)

F 76 SW=1,39*BWH0,75 0,89 0,75±0,03 (0,69–0,80) -74,59*** -A

E 79 SW=1,79*BWL0,69 0,88 0,69±0,03 (0,63–0,75) -78,56*** -A 1,32ns (E=T)

T 79 SW=1,46*BWH0,73 0,85 0,73± 0,04 (0,66–0,81) -61,59*** -A

Page 59: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

49

Tương quan

Giới tính/ Sinh cảnh

Số mẫu

Mô hình tương quan r b ± SE (95% CI) t-test (b) Sinh

trưởng t-test

BWL vs

PWH

B 158 PWH=0,09*BWH1,12 0,65 1,12±0,07 (0,99–1,25) -28,31*** -A

M 70 PWH=0,08*BWH1,14 0,63 1,14±0,11 (0,93-1,36) -17,28*** -A -0,77ns (F=M)

F 76 PWH=0,10*BWH1,07 0,61 1,07±0,10 (0,87–1,26) -19,57*** -A

E 79 PWH=0,09*BWH1,09 0,65 1,09±0,09 (0,90-1,28) -20,18*** -A 016ns (E=T)

T 79 PWH=0,09*BWH1,11 0,61 1,11±0,11 (0,09–1,32) -17,82*** -A

TW vs SpWg

B 158 SpWg=0,31*TW0,80 0,81 0,80±0,03 (0,74–0,86) -69,91*** -A

M 70 SpWg=0,27*TW0,86 0,64 0,86±0,08 (0,70–1,02) -27,09*** -A -1,17ns (F=M)

F 76 SpWg=0,31*TW0,82 0,87 0,82±0,04 (0,75–0,89) -59,39*** -A

E 79 SpWg=0,30*TW0,78 0,78 0,78±0,05 (0,69–0,88) -45,10*** -A 039ns (E=T)

T 79 SpWg=0,31*TW0,80 0,84 0,80±0,04 (0,72–0,88) -53,85*** -A

Page 60: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

50

Tương quan

Giới tính/ Sinh cảnh

Số mẫu

Mô hình tương quan

r b ± SE (95% CI) t-test (b) Sinh

trưởng t-test

TW vs ShW

B 158 ShW=0,57*TW1,13 0,97 1,13±0,02 (1,10–1,17) -05,93*** -A

M 70 ShW=0,59*TW1,11 0,94 1,11±0,03 (1,04-1,18) -56,06*** -A 0,82ns (F=M)

F 76 ShW=0,57*TW1,13 0,96 1,13±0,03 (1,08–1,18) -73,97*** -A

E 79 ShW=0,56*TW1,15 0,97 1,15±0,02 (1,10-1,20) -75,52*** -A -1,18ns (E=T)

T 79 ShW=0,59*TW1,12 0,96 1,11±0,03 (1,06–1,17) -68,65*** -A

TW vs DM

B 158 DM=0,10*TW0,76 0,67 0,76±0,04 (0,67–0,85) -51,00*** -A

M 70 DM=0,07*TW0,96 0,53 0,96±0,11 (0,75–1,18) -18,52*** -A -

4,22***(M>F)

F 76 DM=0,10*TW0,75 0,76 0,75±0,05 (0,65–0,85) -45,07*** -A

E 79 DM=0,10*TW0,73 0,61 0,73±0,07 (0,59–0,87) -32,21*** -A 0,52ns (E=T)

T 79 DM=0,10*TW0,76 0,74 0,76±0,05 (0,65–0,86) -41,48*** -A

Page 61: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

51

Tương quan

Giới tính/ Sinh cảnh

Số mẫu

Mô hình tương quan

r b ± SE (95% CI) t-test (b) Sinh

trưởng t-test

ShW vs

DM

B 158 DM=0,15*ShH0,60 0,56 0,60±0,04 (0,51–0,69) -54,53*** -A

M 70 DM=0,13*ShH0,71 0,38 0,71±0,11 (0,49–0,93) -20,72*** -A -1,98ns (M=F)

F 76 DM=0,16*ShH0,61 0,65 0,61±0,05 (0,50–0,71) -46,31*** -A

E 79 DM=0,15*ShH0,57 0,5 0,57±0,07 (0,43–0,70) -35,71*** -A 0,76ns (E=T)

T 79 DM=0,15*ShH0,61 0,62 0,61±0,06 (0,50–0,72) -41,97ns -A

OW vs OL

B 142 OW=0,91*OL0,77 0,8 0,77±0,03 (0,70–0,83) -70,80*** -A

M 67 OW=1,14*OL0,67 0,71 0,67±0,05 (0,56–0,77) -43,99*** -A 3,51***(M<F)

F 75 OW=0,81*OL0,82 0,84 0,82±0,04 (0,73–0,90) -52,30*** -A

E 70 OW=0,80*OL0,82 0,86 0,82±0,04 (0,74–0,90) -54,33*** -A -1,98ns (E=T)

T 72 OW=0,99*OL0,73 0,77 0,73±0,05 (0,63–0,82) -47,84*** -A

Page 62: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

52

Tương quan

Giới tính/ Sinh cảnh

Số mẫu

Mô hình tương quan

r b ± SE (95% CI) t-test (b) Sinh

trưởng t-test

OLW vs OL

B 142 OLW=2,40e-5*OL2,46 0,44 2,46±0,23 (2,01– 2,92) -2,33* -A

M 67 OLW= 0,37e-3*OL1,36 0,15 1,36±0,41 (0,55– 2,17) -4,04*** -A 4,03***(M<F)

F 75 OLW=1,76e-5*OL2,55 0,5 2,55±0,30 (1,96– 3,14) -1,53ns IS

E 70 OLW= 5,92e-5*OL2,08 0,37 2,08±0,33 (1,43– 2,74) -2,78** -A 2,89** (E<T)

T 72 OLW=5,94e-6*OL3,04 0,55 3,04±0,33 (2,38– 3,70) 0,12ns IS

ShL vs SL

B 158 ShL=0,13*SL1,19 0,71 1,19±0,06 (1,07– 1,31) -29,92*** -A

M 70 ShL=0,10*SL1,28 0,59 1,25±0,13 (1,02– 1,54) -13,38*** -A -1,80ns (M=F)

F 76 ShL=0,16*SL1,13 0,72 1,13±0,08 (0,97– 1,30) -22,77*** -A

E 79 ShL=0,14*SL1,18 0,65 1,18±0,10 (0,98–1,38) -17,76*** -A 0,90ns (E=T)

T 79 ShL=0,14*SL1,19 0,78 1,19± 0,07 (1,04 – 1,33) -24,27*** -A

A, tương quan dị hình; b, hệ số tương quan sinh trưởng (hệ số góc); B, quần thể; E, cửa sông; F, cá thể đực; IS, tương quan đồng hình; M, cá thể cái; N, số lượng mẫu; T, vùng biển ven bờ; CI, khoảng tin cậy; r, hệ số tương quan; SE, sai số chuẩn; n.s p>0,05 (không khác biệt); *p<0,05; **p<0,01; ***p<0,001

Page 63: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

53

3.2.2. Đặc trưng sinh trưởng quần thể ốc Cà na

Kết quả tính toán dựa trên số liệu của 158 cá thể ốc Cà na đã xây dựng và xác định được được 5 mô hình sinh trưởng về kích thước cho quần thể ốc Cà na, cá thể cái và cá thể đực, ốc khu vực vùng cửa sông và ốc vùng biển ven bờ tỉnh Trà Vinh thể hiện ở như hình 3.10 và bảng 3.9. Theo kết quả tính toán theo mô hình sinh trưởng von Bertalanffy điển hình đã xác định được chiều dài trung bình tối đa của ốc Cà na tại khu vực vùng triều tỉnh Trà Vinh là 42,589 ± 1,637 mm, hệ số tăng trưởng bình quân về chiều dài hàng năm là 0,442 ± 0,076 mm/năm và tuổi giả thiết ốc có chiều dài bằng 0 mm là -1,029 ± 0,253 năm.

Hình 3.10. Mô hình sinh trưởng quần thể ốc cà na khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh theo theo giới tính và khu vực nghiên cứu.

Page 64: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

54

Kết quả so sánh các thông số các mô hình của cá thể cái và cá thể đực cho thấy chiều dài tối đa và tuổi giả thiết ốc có chiều dài bằng 0 mm của cá thể ốc Cà na cái (44,214 ± 3,286 mm và -1,042 ± 0,382 năm) thấp hơn so với cá thể đực (48,339 ± 7,411 mm; -2,714 ± 1,091 năm). Trong khi hệ số tăng trưởng về chiều dài của cá thể ốc Cà na cái (0,227 ± 0,116 mm/năm) cao hơn so với cá thể ốc đực (0,442 ± 0,076 mm/năm). Sự khác biệt của các thông số trong mô hình tăng trưởng này có ý nghĩa thống kê ở mức p-value<0,05.

Bảng 3.9. Các thông số đặc trưng sinh trưởng của quần thể ốc Cà na theo giới tính và theo khu vực vùng triều tỉnh Trà Vinh

Giới tính/ Khu vực

Số mẫu

L∞ ± SE (95%CI) k ± SE (95%CI) t0 ± SE (95%CI)

B 158 42,589 ± 1,637

(40,093 – 47,523) 0,442 ± 0,076

(0,296 – 0,599) -1,029 ± 0,253

(-1,668 - -0,623)

M 70 48,339 ± 7,411

(41,288 – 73,925) 0,227 ± 0,116

(0,083 – 0,439) -2,714 ± 1,091

(-4,949 - -1,385)

F 76 44,214 ± 3,286

(40,114 – 57,719) 0,397 ± 0,114

(0,182 – 0,619) -1,042 ± 0,382

(-2,102 - -0,492)

E 79 44,873 ± 4,239

(39,683 – 66,478) 0,359 ± 0,124

(0,126 – 0,610) -1,290 ± 0,498

(-2,848 - -0,605)

T 79 41,473 ± 1,629

(39,087 – 46,731) 0,497 ± 0,101

(0,300 – 0,701) -0,900 ± 0,301

(-1,708 - -0,416)

B, quần thể; M, cá thể đực; F, cá thể cái; E, khu vực cửa sông; T, khu vực vùng biển ven bờ.

Xét theo sinh cảnh phân bố, chiều dài trung bình tối đa và tuổi giả thiết ốc có chiều dài bằng 0 mm của cá thể ốc Cà na khu vực cửa sông (44,873 ± 4,239 mm) cao hơn so với khu vực vùng biển ven bờ (41,473 ± 1,629 mm). Ngược lại, hệ số sinh trưởng theo chiều dài và tuổi giả thiết chiều dài ốc bằng

Page 65: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

55

0 mm của ốc Cà na khu vực cửa sông (0,359 ± 0,124 mm/năm và -1,290 ± 0,498 năm) thấp hơn so với cá thể ốc khu vực vùng biển ven bờ (0,497 ± 0,101 mm/năm và -0,900 ± 0,301 năm). Tuy nhiên, không có sự khác biệt thống kê về các thông số của mô hình tăng trưởng giữa các cá thể ốc khu vực vùng của sông và vùng biển ven bờ (p-value>0,05).

Mô hình sinh trưởng trong họ ốc bùn (Nassariidae) được nghiên cứu như đối với các loài Buccinanops globulosus [68], Nassarius reticulatus [69], Bullia rhodostoma [97] Buccinanops cochlidium [98]. Nghiên cứu cho thấy các thông số sinh trưởng của ốc Cà na đực cao hơn so với ốc cái. Điều này là trái ngược với các nghiên cứu khác bởi thường chiều dài và hệ số tăng trưởng của cá thể cái thường cao hơn so với cá thể đực của [68], [67] [98]. Tuy nhiên, bởi hoạt động khai thác thì các cá thể có kích thước lớn thường dễ bị khai thác hơn [99]. Trong nghiên cứu này, các thông số về sinh trưởng không có sự khác biệt về hai khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác cho thấy có sự khác biệt về các thông số trong mô hình sinh trưởng tại các khu vực nghiên cứu khác nhau [69]. Sự khác biệt này có thể là do các yếu tố của môi trường sống [96].

3.2.3. Đặc trưng kích thước ốc Cà na theo nhóm tuổi

Kết quả đã xác định tuổi của 146 mẫu quần thể ốc Cà na gồm 70 cá thể đực (35 cá thể ở cửa sông và 35 cá thể ở vùng biển ven bờ) và 76 cá thể cái (38 cá thể ở cửa sông và 38 cá thể ở biển ven bờ) tại khu vực vùng ven biển Trà Vinh có 4 nhóm tuổi từ 1 – 4 tuổi có chiều dài dao động nằm trong khoảng 17,9 – 42,1 cm (Bảng 3.8).

Nhìn chung, ốc Cà na ở nhóm 2 tuổi chiếm số lượng lớn nhất kế đến là nhóm 4 tuổi, 1 tuổi và thấp nhất là nhóm 3 tuổi trong tổng số mẫu nghiên cứu. Xét theo giới tính thì nhóm 2 và 4 tuổi chiếm ưu thế ở số mẫu cá thể đực nghiên cứu trong khi nhóm 1 và 2 tuổi chiếm phần lớn số mẫu cá thể cái nghiên cứu. Theo các sinh cảnh nghiên cứu, nhóm 1 và 2 tuổi chiếm ưu thế ở sinh cảnh cửa sông trong khi nhóm 2 và 4 tuổi chiếm đa số ở sinh cảnh vùng biển ven bờ (Bảng 3.10; Hình 3.11).

Page 66: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

56

Hình 3.11. Xác suất chiều dài theo nhóm tuổi phân theo giới tính và sinh cảnh

Việc xác định tuổi của các cá thể trong quần thể có ý nghĩa và vai trò rất

quan trọng trong việc hiểu được một cách toàn diện động lực – xu thế của quần

thể sinh vật [100], [101], [102]. Việc này sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra các

quyết định, ban hành những chính sách đúng đắn về quản lý việc khai thác các

đối tượng thủy hải sản một cách hợp lý. Các đối tượng thủy sản khác nhau thì

có các phương pháp xác định tuổi khác nhau như đối với nhóm hai mảnh vỏ

thường xác định tuổi dựa trên các vòng tăng trưởng trên bề mặt vỏ được tăng

thêm hàng năm [103], đối với cá thường xác định tuổi dựa trên số vòng xuất

hiện trên sỏi tai (otoliths) [104].

Page 67: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

57

Bảng 3.10. Đặc trưng nhóm tuổi quần thể ốc Cà na theo chiều dài phân, giới tính và khu vực vùng triều tỉnh Trà Vinh.

Giới tính/ Khu vực Thông số 1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi 4 tuổi

B Chiều dài TB ± SE (mm) 25,188 ± 0,411 31,519 ± 0,242 34,887±0,225 38,041 ± 0234 Xác suất ± SE 0,270 ± 0,036 0,342 ± 0,039 0,105 ± 0,037 0,283 ± 0,037 Cỡ mẫu 41 57 16 44

M Chiều dài TB ± SE (mm) 27,389 ± 0,331 31,900 ± 0,350 34,708 ± 0,252 37,882 ± 0,361 Xác suất ± SE 0,129 ± 0,041 0,386 ± 0,059 0,171 ± 0,046 0,314 ± 0,056 Cỡ mẫu 9 27 12 22

F Chiều dài TB ± SE (mm) 24,59 ± 0,464 30,995 ± 0,430 35,425 ± 0,433 38,239 ± 0,347 Xác suất ± SE 0,421 ± 0,057 0,289 ± 0,053 0,053 ± 0,023 0,237 ± 0,049 Cỡ mẫu 32 22 4 18

E Chiều dài TB ± SE (mm) 25,112 ± 0,591 31,248 ± 0,384 34,662 ± 0,346 38,287 ± 0,482 Xác suất ± SE 0,342 ± 0,056 0,342 ± 0,056 0,110 ± 0,037 0,205 ± 0,048 Cỡ mẫu 25 25 8 15

T Chiều dài TB ± SE (mm) 25,306 ± 0,528 31,750 ±0.404 35,112 ± 0,288 37,896 ± 0,283 Xác suất ± SE 0,219 ± 0,049 0,329 ± 0.056 0,110 ± 0,037 0,342 ± 0,056 Cỡ mẫu 16 24 8 25

B, quần thể; M, cá thể đực; F, cá thể cái; E, khu vực cửa sông; T, khu vực vùng biển ven biển

Page 68: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

58

Đối với ốc, phương pháp xác định tuổi phổ biến là xác định số lượng

vòng trên mày vỏ [105], [106], [107], [108]; kết hợp mày vỏ và số vòng trên

vỏ [102], sỏi thăng bằng [109], [110], [111], [112]; nguyên tố kim loại trong

sỏi thăng bằng [113], sử dụng đồng vị phóng xạ [101]. Tuy nhiên, sử dụng từng

phương pháp xác định tuổi khó đạt được độ chính xác [105], cho nên gần đây,

nhiều nghiên cứu đã sử dụng phối hợp và so sánh giữa các phương pháp để xác

định tuổi của các cá thể một cách chính xác như sử dụng mày vỏ, sỏi thăng

bằng và tỷ lệ nguyên tố Mg: Ca của vỏ ốc [100]; mày vỏ, sỏi thăng bằng và

đồng vị phóng xạ (Hollyman, 2018) [84]. Mặc dù vậy, không có phương pháp

nào là tối ưu có thể xác định tuổi cho tất cả các loài. Tùy thuộc vào đặc điểm

của các loài mà lựa chọn các phương pháp xác định tuổi cho phù hợp. Trong

đó, phương pháp xác định tuổi bằng mày vỏ (opercula) và sỏi thăng bằng

(statoliths) là chính xác và đáng tin cậy [114].

3.3. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ, VÀ NGUÔN LỢI ỐC CÀ NA VEN BIỂN TỈNH TRÀ VINH

3.3.1. Đặc điểm phân bố

Dựa trên các kết quả khảo sát thực địa và thông tin phỏng vấn các ngư dân khai thác tại khu vực vùng biển ven bờ tỉnh Trà Vinh cho thấy, ốc Cà na phân bố ở 2 khu vực chính là cửa sông và biển ven bờ có khoảng cách từ bờ trở ra ngoài khơi khoảng 7 - 8 km nơi có độ sâu từ -1 đến -8m. Ốc Cà na thường phân bố ở các khu vực quanh các bãi nuôi nghêu thuộc vùng triều của thị xã Duyên Hải và huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh.

Về phân bố theo không gian, ốc Cà na được ghi nhận là loài đặc hữu của Việt Nam phân bố tại các khu vực vùng biển ven bờ thuộc vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

3.3.2. Nguồn lợi

Kết quả điều tra sản lượng khai thác, cường lực khai thác, năng suất khai thác, sản lượng khai thác tích lũy và cường lực khai thác tích lũy ốc Cà na ở

Page 69: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

59

khu vực ven biển Trà Vinh trong giai đoạn 12/05 – 19/09/2019 được thể hiện ở bảng 3.11 sau:

Bảng 3.11. Dữ liệu sản lượng – cường lực khai thác quần thể ốc Cà na vùng triều tỉnh Trà Vinh giai đoạn 12/05 - 19/09/2019.

Tuần Thời gian

Sản lượng khai thác

(kg), ci

Cường lực khai thác (lần khai

thác/ngày), fi)

Năng suất khai thác,

ci/fi=Yi

Sản lượng khai thác

tích lũy, Ki

Cường lực

khai thác tích

lũy, Fi

1 12-18/5/2019 7.371,9 102 72,27 0 0

2 19-25/5/2019 5.991,8 95 63,07 7.371,9 102

3 26/5-1/6/2019 2.242,2 48 46,71 13.363,7 197

4 2-8/6/2019 4.107,0 69 59,52 15.605,9 245

5 9-15/6/2019 4.516,3 78 57,90 19.712,9 314

6 16-22/6/2019 3.003,1 71 42,30 24.229,2 392

7 23-29/6/2019 2.923,0 64 45,67 27.232,3 463

8 30/6-6/7/2019 2.780,8 47 59,17 30.155,3 527

9 7-13/7/2019 2.608,9 59 44,22 32.936,1 574

10 14-20/7/2019 1.991,9 53 37,58 35.545,0 633

11 21-27/7/2019 2.355,9 67 35,16 37.536,9 686

12 28/7-3/8/2019 1.166,7 32 36,46 39.892,8 753

13 4-10/8/2019 1.166,1 40 29,15 41.059,5 785

14 11-17/8/2019 2.444,5 53 46,12 42.225,6 825

Page 70: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

60

Tuần Thời gian

Sản lượng khai thác

(kg), ci

Cường lực khai thác (lần khai

thác/ngày), fi)

Năng suất khai thác,

ci/fi=Yi

Sản lượng khai thác

tích lũy, Ki

Cường lực

khai thác tích

lũy, Fi

15 18-24/8/2019 2.251,1 55 40,93 44.670,1 878

16 25-31/8/2019 1.317,3 46 28,64 46.921,2 933

17 1-7/9/2019 1.247,6 42 29,70 48.238,5 979

18 8-14/9/2019 2.136,8 66 32,38 49.486,1 1.021

19 15-21/9/2019 208,2 17 12,25 51.622,9 1.087

Áp dụng mô hình Leslie & Davis (1939) [91] cho thấy kích thước quần thể ốc Cà na khu vực vùng triều tỉnh Trà Vinh có kích thước quần thể ước tính là 82.842,39 ± 7.424,77 kg (95% CI: 67.868,31 – 99.152,8kg) với hệ số khả năng khai thác 9,89*10-4 ± 1,74*10-4 (95% CI: 6,22*10-4 – 13,57*10-4). Tuy nhiên, do hệ số khả năng khai thác hay đánh bắt (0,0008) nhỏ hơn 0,02 hay 2% kích thước của quần thể bị khai thác. Do đó, kích thước quần thể ốc Cà na được ước tính dựa trên mô hình của DeLury (1947) [92] (Hình 3.12).

Hình 3.12. Kích thước quần thể ốc Cà na vùng triều tỉnh Trà Vinh dựa trên mô hình DeLury (1947)

Page 71: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

61

Kết quả tính toán kích thước quần ốc dựa trên mô hình DeLury (1947) [92] cho thấy kích thước quần thể ốc Cà na khu vực vùng biển tỉnh Trà Vinh là 73.904 ± 6.684 kg (95% CI: 59.802, 88.006 kg) với hệ số hiệu quả đánh bắt 9,894*10-4 (95%CI: 6,218*10-4, 13,570*10-4).

3.3.3. Hiện trạng khai thác

Khu vực khai thác ốc Cà na chủ yếu tập trung vào các khu vực phân bố của ốc trên địa bàn thị xã và huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh.

Hoạt động khai thác ốc Cà na của người dân khu vực vùng triều tỉnh Trà Vinh là theo mùa vụ. Có 71,43% ngư dân khảo sát bắt đầu mùa vụ khai thác ốc Cà na vào tháng 3, 19,05% ngư dân bắt đầu khai thác vào tháng 4, số còn lại bắt đầu vào tháng 5 (âm lịch). Thời điểm kết thúc mùa vụ khai thác từ tháng 9 – 11. Có 54,76% ngư dân dừng hoạt động khai thác vào tháng 9, có 30,95 % ngư dân kết thúc mùa vụ khai thác vào tháng 10, và số còn lại vào tháng 8 và tháng 11 (âm lịch). Số tháng khai thác ốc Cà na trung bình của ngư dân tại vùng ven biển tỉnh Trà Vinh là 6,90 ± 0,13 (tháng/năm) với số ngày khai thác trung bình/tháng là 17,24 ± 0,41 (ngày/tháng). Như vậy, có thể nhận định mùa vụ khai thác ốc vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 10 âm lịch.

Ngư cụ khai thác ốc Cà na được người dân khai thác chủ yếu bằng bẫy lồng. Bẫy lồng là một dải dây dài khoảng 100 – 130m được nối với nhiều lồng bẫy. Khoảng 20 - 25 lồng bẫy được nối với dải dây cách nhau 5 m và 2 đầu dây có gắn neo và phao nổi để xác định vị trí đặt bẫy cũng như là tín hiệu để ghe tàu không di chuyển ở khu vực đặt bẫy. Lồng bẫy bằng kim loại dạng hình hộp chữ nhật hoặc hình trụ tròn. Lồng hình hộp chữ nhật thường có kích thước dài x rộng x cao: 30 x 30 x 7cm, lồng hình trụ tròn có bán kính 35 – 40cm và chiều cao 10cm. Lồng được bọc bên ngoài bằng lưới có kích thước mắt lưới 1cm và có 1 chỗ hở để cho ốc chui vào và có chỗ gắn hộp mồi. Mồi được đựng trong hộp nhựa. Thời gian ngâm bẫy trung bình cho 1 lần đặt bẫy 9,68 ± 0,26 giờ, dao động trong khoảng từ 6 – 12 giờ (Hình 3.13.).

Page 72: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

62

Hình 3.13. Phương tiện và ngư cụ khai thác ốc Cà na. a – Tàu khai thác; b -

ốc Cà na sau 1 chuyến đi biển; c- bẫy hình hộp chữ nhật; d - bẫy hình trụ tròn.

Sản lượng khai thác: kết quả phỏng vấn 42 ngư dân khai thác cho thấy sản lượng 1 chuyến khai thác trung bình 56,55 ± 2,79 kg/chuyến/tàu. Sản lượng khai thác trung bình 1 tháng khoảng 943,69 ± 35,19 kg/tháng/tàu và sản lượng trung bình năm 6.432,74 ± 207,98 kg/năm/tàu (Bảng 3.12.).

Bảng 3.12. Sản lượng khai thác ốc Cà na tại vùng ven biển tỉnh Trà Vinh.

Nội dung Giá trị (TB ± SE)

Sản lượng 1 chuyến đặt bẫy (kg/chuyến/tàu) 56,55 ± 2,79

Sản lượng trung bình tháng (kg/tháng/tàu) 943,69 ± 35,19

Sản lượng trung bình năm (kg/năm/tàu) 6.432,74 ± 207,98

Page 73: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

63

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. KẾT LUẬN

Ốc Cà na phân bố ở Trà Vinh ghi nhận phân bố tại 2 sinh cảnh chính gồm sinh cảnh cửa sông và vùng biển ven bờ. Nghiên cứu đã xác định được một số đặc điểm môi trường nước ốc Cà na phân bố có các đặc điểm: nhiệt độ 28,9 – 35,70C, pH 6,51 – 8,53, độ mặn 9 – 22 ‰, DO 4,66 – 6,83 mg/l, TSS 79,00 – 186,00 m/l, amoni 0,03 – 0,16 mg/l, nitrat 0,06 – 0,26 mg/l, tổng nitơ 0,29 – 1,47 mg/l; phốtphát 0,02 – 0,15 mg/l; tổng phốtpho 0,04 – 0,18 mg/l; và đặc tính nền đáy nơi ốc Cà na phân bố ở khu vực cửa sông bột sét 54,54 – 64,37%, cát mịn 17,09 – 29,57%, sét 12,74 – 23,52% và khu vực biển ven bờ cát mịn 67,59 – 78,68%, bột sét 14,42 – 22,93%, và sét 3,05 – 15,63%.

Ốc Cà na là loài săn mồi chủ động và ăn xác bã động vật. Ốc Cà na có giới tính phân biệt. Thời gian sinh sản là từ tháng 8 – 11 âm lịch. Số lượng trứng tự nhiên mỗi lần đẻ trung bình 44,10 ± 2,07 bọc trứng/cá thể có kích thước 2,28 ± 0,02 mm. Mỗi bọc trung bình có 112,20 ± 3,31 trứng có kích thước 0,39 ± 0,002 mm.

Xác định được quần thể ốc Cà na vùng ven biển Trà Vinh có 4 nhóm tuổi từ 1 – 4 tuổi với nhóm ốc 2 tuổi chiếm đa số với xác suất 0,342 ± 0,039. Theo giới tính và theo khu vực phân bố thì ốc Cà na đực và ở khu vực cửa sông có nhóm 2 và 4 tuổi chiếm ưu thế trong khi ốc Cà na cái và sống ở khu vực biển ven bờ có nhóm 1 và 2 tuổi chiếm xác suất cao.

Mô hình tăng trưởng chung của quần thể ốc Cà na tại khu vực vùng triều tỉnh Trà Vinh thiết lập được có dạng TL = 42,59 (1 – 𝑒𝑒−0,44(𝑡𝑡+1,03)), đối với ốc đực là TLM = 48,34 (1 – 𝑒𝑒−0,23(𝑡𝑡+2,71)và đối với ốc cái là TLF = 44,21(1 – 𝑒𝑒−0,40(𝑡𝑡+1,42)). Mô hình sinh trưởng của ốc Cà na theo khu vực nghiên cứu gồm cửa sông TLE = 44,87(1 – 𝑒𝑒−0,36(𝑡𝑡+1.29) và biển ven bờ là TLT = 41,47 (1 – 𝑒𝑒−0,50(𝑡𝑡+0.90)). Chiều dài tối đa theo lý thuyết ước tính cho ốc cà na là 42,589 ± 1,637 mm, với ốc đực là 48,339 ± 7,411 mm, ốc cái là 44,214 ± 3,286 mm, ốc ở khu vực cửa sông là 44,873 ± 4,239 mm, và ở biển ven bờ là 41,473 ± 1,629 mm. Tốc độ tăng trưởng của ốc Cà na là 0,442 ± 0,076 mm/năm, đối với

Page 74: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

64

ốc đực là 0,227 ± 0,116 mm/năm và ốc cái là 0,397 ± 0,114 mm/năm, ốc ở khu vực cửa sông là 0,359 ± 0,124 mm/năm và ở biển ven bờ là 0,497 ± 0,101 mm/năm.

Kích thước quần thể ốc Cà na khu vực vùng ven biển tỉnh Trà Vinh trung bình 82.842,39 ± 7.424,77 kg (95% CI: 67.868,31 – 99.152,8kg) theo mô hình Leslie & Davis (1939). Theo mô hình DeLury (1947) thì sinh lượng ốc Cà na là 73.904 ± 6.684 kg (95% CI: 59.802, 88.006 kg).

4.2. KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu điều tra vùng phân bố, nguồn lợi và đặc điểm sinh học ốc Cà na khu vực vùng ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long để có các biện pháp bảo vệ, khai thác nguồn lợi này một cách hợp lý.

Xây dựng các chính sách để hỗ trợ khai thác và quản lý nguồn lợi ốc Cà na khu vực vùng ven biển tỉnh Trà Vinh nói riêng và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung.

Nghiên cứu quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc Cà na để ốc tạo thêm một đối tượng nuôi trồng.

Page 75: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Schwartz M.L., 2005, Encyclopedia of Coastal Science. Springer - Verlag, The Netherlands.

2. Martínez M.L., Intralawan A., Vázquez G., Pérez-Maqueo O., Sutton P., Landgrave R., 2007, The coasts of our world: Ecological, economic and social importance. Ecological Economics, Vol.63, No.2-3, p.254–272.

3. Haslett S.K., 2009, Coastal systems, 2nd ed, Routledge. Pp.241. 4. Santhanam R., 2017, Biology and Ecology of Edible Marine Gastropod

Molluscs. New York: Apple Academic Press. 5. Santhanam R., 2018, Biology and ecology of edible marine bivalve

molluscs. Apple Academic Press, New Jersey, Toronto. 6. Khan, B. M., Liu, Y., 2019, Marine Mollusks: Food with benefits.

Comprehensive Review in Food Science and Food Safety, Vol.18, No.2, p.548-564

7. Rosenberg G., 2014, A new critical estimate of named species level diversity of the recent mollusca. American Malacological Bulletin, Vol.32, No.2, p.308–322.

8. Hylleberg J., Kilburn R.N., 2003, Marine molluscs of Vietnam. Annotations, Voucher, Material, and Species in Need of Verification. Phuket Marine Biological Center Special Publication 28, p.5-300.

9. Lutaenko K.A., 2016, Biodiversity of bivalve mollusks in the western South China Sea: an overview. In: A.V. Adrianov, K.A. Lutaenko (Eds.). Biodiversity of the Western Part of the South China Sea. Vladivostok: Dalnauka, p. 315-384.

10. Nguyen Chinh, 1999, Checklist of marine molluscs of economic value in Vietnam. Phuket Marine Biological Center Special Publication, Vol.19, No.1, p.181–182.

11. Đặng Ngọc Thanh (chủ biên), 2003. Biển Đông, tập IV: Sinh vật và sinh thái biển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 399 trang.

Page 76: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

66

12. Nguyen Huu Phung, 2000, Distribution and Yield of commercial Gastropods and Bivalves (Mollusca) in coastal water of Vietnam. Phuket Marine Biological Center Special Publication Vol.21, No.1, p.175-178.

13. Nguyễn Văn Chung, Hà Lê Thị Lộc, 2007, Thành phần loài và sinh vật lượng động vật thân mềm vùng biển Ninh Thuận – Cà Mau, Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo Động vật thân mềm toàn quốc, lần thứ tư. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 97–108.

14. Đỗ Công Thung, Lê Thị Thúy, 2015, Lớp thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) kinh tế biển Việt Nam, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 255 trang.

15. Nguyễn Quang Hùng, Đỗ Anh Duy, Lưu Xuân Hòa, Hoàng Đình Chiều, 2015, Đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 314 trang.

16. Thach, N.N., 2014, A new Tomlinia (Gastropoda: Buccinidae) from Vietnam. Gloria Maris, Vol.53, No.1, p.1-5.

17. Galindo, L.A., Puillandre, N., Utge, J., Lozouet, P., Bouchet, P., 2016, The phylogeny and systematics of the Nassariidae revisited (Gastropoda, Buccinoidea), Molecular Phylogenetics and Evolution, doi: http://dx.doi.org/10.1016/j.ympev.2016.03.019

18. MolluscaBase eds., 2020, MolluscaBase. Tomlinia frausseni Thach, 2014. Accessed at: http://www.molluscabase.org/aphia.php?p=taxdetails&id=754850 on 2020-03-02

19. Tomlinia frausseni Thach, 2014 in GBIF Secretariat, 2019, GBIF Backbone Taxonomy. Checklist dataset https://doi.org/10.15468/39omei accessed via GBIF.org on 2020-03-02.

20. MolluscaBase, 2019, Nassariidae Iredale, 1916 (1835). Accessed at: http://www.molluscabase.org/aphia.php?p=taxdetails&id=151 on 2020-05-22.

Page 77: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

67

21. Cernohosky, W.O., 1972, Indo-Pacific Nassariidae (Mollusca: Gastropoda) in: Records of the Auckland Institute and Museum, p.125-194.

22. Carpenter KE, Niem VH. 1998, The living marine resources of the Western Central Pacific. Vol 1. Seaweeds, corals, bivalves and gastropods. Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome, pp.686.

23. Yang, J., Zhang, S., 2011, The radular morphology of Nassariidae (Gastropoda: Caenogastropoda) from China. Chinese Journal of Oceanology and Limmology, Vol.29, No.5, p.1023-1032.

24. Morton, B., Chan, K., 1997, First report of shell boring predation by a member of Nassariidae (Gastropoda). J. Moll Stud, Vol.63, p.476-478.

25. Britton, J.C., Morton, B., 1994, Marine carrion and scavengers. Ocenography and Marine Biology: an Anual review, Vol.32, p.369-434.

26. Britton, J.C., Morton, B., 1993, Are there obligate marine scavengers? In The Marine Biology of the South China Sea (ed. B. Morton), 357-91. Proceedings of the First International Conference on the Marine Biology of Hong Kong and the South China Sea, Hong Kong 1990. Hong Kong: Hong Kong University Press.

27. Bellardi, L., 1882, I molluschi dei terreni terziari del Piemonte e della Liguria, Parte III. Mem. Reale Accad. Sci. Torino, Vol.34, p.1-253.

28. MolluscaBase (2018). Tomlinia Peile, 1937. Accessed at: http://www.molluscabase.org/aphia.php?p=taxdetails&id=490577 on 2020-10-06

29. Peilei, A.J., 1937, Radula notes III. Proceedings of the Malacological Society of London 22(6): 365-367.

30. Reeve, L.A., 1946, Conchologica Iconica, or, Illustrations of the shells of molluscous animals. Vol. 3. Reeve Brothers, London.

31. Altena, C. O. Van Regteren, 1950, The marine Mollusca of the Kendeng Beds (East Java), Gastropoda. 5 (Families Muricidae-Volemidae inclusive). Leidse Geologische Mededelingen, Vol.15, p205-240.

Page 78: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

68

32. Nguyen Ngoc Thach, 2016b, Vietnamese new mollusks: Seashells, Landsnails, Cephalopods: with 59 new species. Akron, Ohio 48HrBooks company, USA, pp.205.

33. Đỗ Văn Tứ, Takenori Sasaki, Lê Hùng Anh, 2019, Những loài ốc (Mollusca: Gastropoda) phổ biến ở ven biển, ven đảo Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 480 trang.

34. UBND tỉnh Trà Vinh, 2013, Quyết định số 12/2013/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý một số lĩnh vực trong hoạt động thủy sản trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, 26 trang.

35. Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh, 2019, Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh, NXB Thống kê, Hà Nội

36. Nguyễn Thị Phương Thảo, 2019, Nghiên cứu cơ chế thủy động lực học và vận chuyển bùn cát khu vực bờ biển tỉnh Trà Vinh, đề xuất giải pháp chỉnh trị. Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật, Viện Khoa học Thủy Lợi Miền Nam, 188 trang.

37. Hoàng Văn Huân, 2018, Xây dựng bản đồ (Atlas) hiện trạng và dự báo thủy động lực vùng biển và bờ biển (từ 0 – 30m nước tỉnh Trà Vinh đến 2050. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học tỉnh Trà Vinh, 184 trang.

38. Tạ Thị Kim Oanh, 2017, Đánh giá thực trạng vùng nuôi nghêu ven biển tỉnh Trà Vinh và xây dựng mô hình nuôi trồng khai thác bền vững. Báo cáo tổng kết đề tài Sở Khoa học và Công nghệ Trà Vinh, 94 trang.

39. Oanh, T.T.K., Lap, N.V., Lan, N.T.M., Thong, T.D., Quyen, V.T.H., 2018, Natural and environmental characteristics of Tra Vinh coastal area, Mekong Delta Vietnam for the development of hard clam culture. Journal of Biodiversity and Environmental Sciences, Vol.13, No.2, p.58-67.

40. Nguyễn Văn Tú, 2019, Nghiên cứu cơ sở khoa học sinh thái để phát triển nông nghiệp bền vững thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh, 158 trang.

41. Nguyễn Tác An, 1994, Nghiên cứu các nguồn lợi hải sản và các điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch, sử dụng hợp lý các thủy vực ven bờ tỉnh Trà

Page 79: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

69

Vinh, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh, 169 trang.

42. Vương Quang Việt, 2007, Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Trà Vinh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh, 182 trang.

43. Vo Si Tuan and Nguyen Huu Phung, 1998, Status Bivalve exploitation and farming in the coastal waters of South Vietnam. Phuket Marine Biological Center Special Publication Vol.18, No.1, p.171-174.

44. Nguyen Huu Phung, 2000, Distribution and yield of commercial Gastropods and Bivalves (Mollusca) in coastal waters of Vietnam. Phuket Marine Biological Center Special Publication Vol.21, No.1, p.175-178.

45. Nguyễn Hữu Phụng, Võ Sĩ Tuấn, Nguyễn Huy Yết, 1999, Phân bố và nguồn lợi động vật thân mềm kinh tế thuộc lớp chân bụng (Gastropoda) và lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở ven biển Việt Nam. Tuyển tập Hội thảo quốc gia về động vật thân mềm lần I, trang 27 – 60.

46. Nguyễn Xuân Dục, 2001, Phân bố nguồn lợi động vật thân mềm chân đầu (Mollusca, Cephalopoda) ở biển Việt Nam và một số ý kiến về khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi, Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo Động vật thân mềm toàn quốc, lần thứ nhất, trang 61-69.

47. Đỗ Thành An, Đỗ Văn Khương, Đỗ Anh Duy, 2014, Thành phần loài, phân bố, sinh khối động vật thân mềm (Lớp: Gastropoda, Bivalvia, Cephalopoda) vùng rạn san hô tại 19 đảo khảo sát thuộc vùng biển Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, tập 14, số 4, trang 358-367.

48. Đỗ Anh Duy, Đỗ Văn Khương, Trần Văn Hướng, Nguyễn Văn Hiếu, Đỗ Công Thung, Nguyễn Văn Quân, 2017, Đa dạng loài sinh vật biển quần đảo Thổ Châu, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, số 14, trang 119-131.

49. Hà Đức Thắng, 1995. Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống và nuôi trai ngọc, bào ngư. Báo cáo đề tài nghiên cứu Viện nghiên cứu Hải sản, 77 trang.

50. Nguyễn Văn Chung, 2000, Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài bào ngư bầu dục (Haliotis ovina Gmelin, 1791). Những vấn đề nghiên cứu cơ bản

Page 80: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

70

trong sinh học: Báo cáo khoa học hội nghị sinh học quốc gia, trang 332 – 335.

51. Lê Đức Minh, 2004, Thành phần thức ăn tự nhiên của bào ngư (Haliotis) ở vịnh Nha Trang – Khánh Hoà. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo Động vật thân mềm toàn quốc, lần thứ ba, trang 220 – 226.

52. Nguyễn Văn Chung, 2001, Một số kết quả nuôi bào ngư bầu dục (Haliotis ovina Gmelin, 1791) tại Khánh Hòa. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo Động vật thân mềm toàn quốc, lần thứ nhất, Bộ Thủy sản, trang 162-168.

53. Nguyễn Thị Xuân Thu, 2000, Nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm ốc hương (Babylonia areolata, Link 1807). Báo cáo khoa học đề tài cấp Bộ, Trung tâm nghiên cứu thủy sản III, 60 trang.

54. Huỳnh Minh Sang, Đỗ Hữu Hoàng, 2006, Một số đặc điểm sinh học của ốc nhảy đỏ lợi (Strombus luhuanus Linnaeus, 1758) ở vùng biển Khánh Hòa. Tuyển tập Nghiên cứu Biển, tập 15, trang 171-180.

55. Nguyễn Tiến Thắng, 2008, Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản ốc nhảy (Strombus canarium Linneaus, 1758). Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, 97 trang

56. Hoàng Đức Lư, Cao Văn Nguyện, Đinh Thị Hồng Phấn, 2013, Đặc điểm sinh sản ốc đụn trắng (Tectus pyramis (Born, 1778) tại vùng biển Khánh Hòa. Tuyển tập Nghiên cứu Biển, tập 19, trang 152-158.

57. Nguyễn Thị Trang, Nguyễn Dắc Kiên, Đặng Thúy Bình, 2015. Đặc điểm sinh học sinh sản ốc cối (Conus textile Linnaeus, 1758) ở vùng biển Khánh Hòa. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kỳ 1 tháng 5, trang 99-104.

58. Saleky, D., Setyobudiandi, I., Toha, H.A., Takdir, M., Maddppa, H.H., 2016, Length-weight relationship and population genetic of two marine gastropods species (Turbinidae: Turbo sparverius and Turbo bruneus) in the Bird Seascape Papua, Indonesia, Biodiversitas Journal of Biological Diversity, Vol.17, No.1, p.208-217.

59. Jaikumar, M., Ramkumar, R., Gunalan, Kanagu, L., 2011, Length – Weight relationship of Lambis lambis (Mollusc: Gastropoda) from

Page 81: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

71

Tuticorin coastal waters, Gulf of Mannar, southeast coast of India, World Applied Sciences Journal, Vol.14, No.2, p.207-209.

60. Echem, R.T., 2017, Morphometric relations of gastropod species: Nerita albicilla and Patella nigra, Natrural Science, Vol.7, p.30-36.

61. Vasconcelos, P., Barroso, C. M., Gaspar M. B., 2016. Morphometric relationships and relative growth of Hexaplex trunculus and Bolinus brandaris (Gastropoda: Muricidae) from the Ria Formosa lagoon (southern Portugal). J Mar Biol Assoc UK Vol.96, p.1417–1425.

62. Derek, H.O., 2016, Introductory Fisheries analyses With R. Chapman & Hall/CRC The R Series, pp.327.

63. Ricker, W. E., 1975, Computation and interpretation of biological statistics of fish populations. Bulletin of the Fisheries Research Board of Canada. Pp.400

64. Gompertz, B., 1825, On the nature of the function expressive of the law of human mortality and on a new mode of determining the value of life contingencies. Philosophical Transactions of the Royal Society of London, Vol.115, p.515–585.

65. Richards, F., 1959, A flexible growth function for empirical use. Journal of Experimental Botany, Vol.10, p.290–300.

66. Schnute, J., 1981, A versatile growth model with statistically stable parameters. Canadian Journal of Fisheries and Aquatic Sciences Vol.38, p.1128–1140.

67. Patterson, K.R., 1988, Life history of Patagonian squid Loligo gahi and growth parameter estimates using least-squares fits to linear and von Bertalanffy models, Marine ecology – Progress series, Vol. 47, p.65-74.

68. Herrmann, M., Alfaya, J.E.F., Lepore, M.L. et al., 2011, Population structure, growth and production of the yellow clam Mesodesma mactroides (Bivalvia: Mesodesmatidae) from a high-energy, temperate beach in northern Argentina, Helgol Mar Res, Vol.65, p.285–297.

69. Avaca, M.S., Narvarte, M., Martín, P., 2013, Age, growth and mortality in Buccinanops globulosus (Gastropoda: Nassariidae) from Golfo Nuevo (Argentina), Marine Biology Research, Vol.9, No.2, p.208-219

Page 82: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

72

70. Chatzinikolaou, E., Richardson, C. A., 2007, Evaluating growth and age of netted whelk Nassarius reticulatus (Gastropoda: Nassariidae) using statolith growth rings, Marine ecology – Progress series, Vol. 342, p.163-176.

71. Krebs, C. J., 1999, Ecological Methodology. Second edition, Addison-Welsey Educational Publishing.

72. Katsanevakis, S., Weber, A., Pipitone, C., Leopold, M., Cronin, M., Scheidat, M., Doyle, T.K., Buhl-Mortensen, L., Buhl-Mortensen, P., Anna, G.D., de Boois, I., Dalpadado, P., Damalas, D., Fiorentino, F., Garofalo, G., Giacalone, V.M., Hawley, K.L., Issaris, Y., Jansen, J., Knight, C.M., Knittweis, L., Kröncke, I., Mirto, S., Muxika, I., Reiss, H., Skjoldal, H.R., Vöge, S., 2012, Monitoring marine populations and communities: methods dealing with imperfect detectability, Aquatic biology, Vol.16, p.31-52

73. Udevitz, M.S., Pollock, K.H., 1992, Change-In-Ratio Methods for Estimating Population Size. In: McCullough D.R., Barrett R.H. (eds) Wildlife 2001: Populations. Springer, Dordrecht. https://doi.org/10.1007/978-94-011-2868-1_9

74. Udevitz, M.S., Pollock, K.H., 1995. Using effort information with change-in-ratio data for population estimation, Biometrics, Vol.51, p.471–481.

75. Dawe, E.G., Hoenig, J.M., Xu, X., 1992, Change-in-Ratio and Index-Removal Method for population assessment and their application to snow crab (Chionoecstes opilio), J. Fish. Aquat. Sci., Vol. 50, p.1467-1476.

76. Bishop, G.H., Siddon, C.E., and Rumble, J.M., 2010, Change-in-Ratio and Index-Removal Population Estimation of Dungeness Crab in Southeastern Alaska. In: G.H. Kruse, G.L. Eckert, R.J. Foy, R.N. Lipcius, B. Sainte-Marie, D.L. Stram, and D. Woodby (eds.), Biology and Management of Exploited Crab Populations under Climate Change. Alaska Sea Grant, University of Alaska Fairbanks. doi:10.4027/bmecpcc.2010.16

77. Heimbuch, D. G., and Hoenig, J. M, 1989, Change-in-ratio estimators for habitat usage and relative populationsize, Biometrics, Vol.45, p.439-451.

Page 83: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

73

78. Claytor, R., and Allard, J, 2003, Change-in-ratio estimates of lobster exploitation rate using sampling concurrent with fishing, Canadian Journal of Fisheries and Aquatic Sciences, Vol.60, p.1190-1203.

79. Ihde, T.F., Hoenig, J.M., Frusher, S.D., 2007, Evaluation of a multi-year index-removal abundance estimator, with application to a Tasmanian rock lobster fishery, Fisheries research, Vol. 89, p.26-36.

80. Hoenig, J.M., Pollock, K.H, 1998, Index-removal methods, In: Encyclopedia of statistical sciences update Volume 2. Pp. 342-346. Edited by S. Kotz, C.B. Read, and D.L. Banks. John Wiley & Sons, Inc. New York, N.Y.

81. Gedamke, T., 2002, Estimating Commercial Scallop Dredge Efficiency through Vessel Tracking, Catch Data, and Depletion Models, Dissertations, Theses, and Masters Projects.Paper 1539617795. https://dx.doi.org/doi:10.25773/v5-xymz-rx92

82. Mao, C.X., 2007, Estimating population size by catch-effort methods, Statistical methodology, Vol.4, p.111-119.

83. Gorfine, H.K., Hart, A.M., Callan, M.P., 1996, Evaluation of method to assess abalone abundance, FRDC Project 93/100, pp.90.

84. Yüksel, F., Demirol, F., Gündüz, F., 2013, Leslie Population Estimation for Turkish Crayfish (Astacus leptodactylus Esch., 1823) in the Keban Dam Lake, Turkey, Turkish Journal of Fisheries and Aquatic Sciences, Vol.13, p.835-83

85. Pezzuto, P.R., Alvarez-Perez, J.A., Wahrlich, R., 2008, The use of the swept area method for assessing the seabob shrimp Xiphopenaeus kroyeri (Heller, 1862) biomass and removal rates based on artisanal fishery-derived data in southern Brazil: using depletion models to reduce uncertainty, Lat. Am. J. Aquat. Res., Vol.36, No.2, p.245-257.

86. Fishler, K.J., 1965, The Use of Catch-Effort, Catch-Sampling, and Tagging Data to Estimate a Population of Blue Crabs, Transactions of the American Fisheries Society, Vol.94, No.4, p.287-310.

87. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2010, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8567:2010 Chất lượng đất – Phương pháp xác định thành phần cấp hạt, 7 trang.

Page 84: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

74

88. Huxley J.S., Teissier, G., 1936, Terminology of relative growth. Nature Vol.137, p.780–781.

89. Beverton, R. J. H., Holt, S. J., 1957, On the Dynamics of exploited fish populations, Gt. Britain, Fishery Invest., Ser. II, Vol. XIX, 533 pp.

90. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015, QCVN 10-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển. 8 trang.

91. Boyd, C.E., 1998, Water quality for pond aquaculture. Auburn University, Alabama 36849 USA. pp. 37.

92. Leslie, P.H., Davis, D.H.S., 1939, An attempt to determine the absolute number of rats on a given area. J. Animal Ecol, Vol.8, p.94-113.

93. DeLury, D. B., 1947, On the estimation of biological populations. Biometrics, Vol.3, p.145–167.

94. Sparre, P., Venema, S. C., 1998, Introduction to tropical fish stock assessment. Part 1. Manual. FAO Fisheries Technical paper. No. 206.1, Rev 2. Rome, Fao, pp.407.

95. Chapman, M.G., 1997, Relationships between shell shape, water reserves, survival and growth of highshore Littorinids under experimental condition in New South Wales, Australia. J. Moll. Stud, Vol.63, p.511-529.

96. Marshall, D.J., Santos, J.H., Leung, K.M.Y., Chak, W.H., 2008, Correlations between gastropod shell dissolution and water chemical properties in a tropical estuary. Marine Environmental Research, Elsevier, Vol.66, No.4, pp.422. 10.1016/j.marenvres.2008.07.003. hal-00563042.

97. Primost, M. A., Bigatti, G., Márquez, F., 2016, Shell shape as indicator of pollution in marine gastropods affected by imposex. Marine and freshwater research, Vol.67, No.12, p.1948-1954 https://doi.org/10.1071/MF15233.

98. McLachlan, A., Cooper, C., van der Horst, G., 1979, Growth and production of Bullia rhodstoma on an opan sandy beach in Algoa bay, South African Journal of Zoology, Vol. 14, p.49-53

99. Averbuj, A., Escati-Peñaloza, G., Penchaszadeh, P.E., 2015, Individual Growth in the Patagonian Gastropod Buccinanops cochlidium

Page 85: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

75

(Nassariidae): A Field Tagging – Recapture Experiment, Malacologia, Vol.59, No. 1, p.121-133, https://doi.org/10.4002/040.059.0108.

100. Andersson, M., 1994, Sexual Selection. Princeton, NJ: Princeton University Press. Pp. 599.

101. Richardson, C. A., Saurel, C., Barroso, C. M., Thain, J., 2005, Evaluation of the age of the red whelk Neptunea antiqua using statoliths, operculaa and element ratios in the shell. Journal of Experimental Marine Biology and Ecology, Vol.325, p.55-64.

102. Arrighetti, F., Teso, V., Brey, T., Mackensen, A., Penchaszadeh, P. E., 2012, Age and growth of Olivancillarua deshayesiana (Gastropoda: Olividae) in the southwestern Atlantic Ocean. Malacologia, Vol.55, No.1, p.163-170.

103. Bökenhans, V., Bigatti, G., Averbuj, A., 2016, Age estimation methods in the marine gastropod Buccinanops globulosus comparing shell marks and opercula growth rings. Marine biology research, Vol.12, No.8, p.881-887.

104. Richardson, C.A., 2001, Molluscs as archives of environmental change. Oceanography and Marine Biology: An Annual Review, Vol. 39, p.103–164.

105. Holden, M.J. and D.F.S. Raitt (eds.), 1974. Manual of fisheries science. Part 2: Methods of resource investigation and their application. FAO Fish. Tech. Rep. 115(Rev.1), Rome, Italy.

106. Kideys, A.E., 1996, Determination of age and growth of Buccinum undatum L. (Gastropoda) off Douglas, Isle of Man. Helgolander Meeresunters, Vol.50, p.353–368. https://doi.org/10.1007/BF02367109

107. Cupul-Magaña & Torres-Moye, 1996. Age and growth of Astraea undosa Wood (Mollusca: Gastropoda) in Baja California, Mexico. Bulletin of Marine Science – Miami, Vol. 59, No.3, p. 490-497.

108. Ilano, A.S. , Ito, A., Fujinaga, K., Nakao, S., 2004. Age determination of Buccinum isaotakii (Gastropoda: Buccinidae) from the growth striae on operculum and growth under laboratory conditions, Aquaculture, Vol. 242, pp. 181-195.

Page 86: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

76

109. Angell, T. E., 2018, Age, Growth, and Sexual Maturity of the Channeled Whelk Busycotypus canaliculatus (Linnaeus, 1758) and Knobbed Whelk Busycon carica (Gmelin, 1791) in Narragansett Bay, Rhode Island. Journal of Shellfish Research, Vol.37, No.1, p.207–219. doi:10.2983/035.037.0119.

110. Barroso, C. M., Nunes, M., Richardson, C. A., Moreira, M. H., 2005. The gastropod statolith: a tool for determining the age of Nassarius reticulatus. Marine Biology, Vol. 146, p.1139-1144.

111. Richardson, C.A., Kingsley-Smith, P.R., Seed, R., Chatzinikolaou, E., 2005, Age and growth of the naticid gastropod Polinices pulchellus (Gastropoda: Naticidae) based on length frequency analysis and statolith growth rings, Marine Biology, 148(2), 319–326. doi:10.1007/s00227-005-0072-8

112. Galante-Oliveira, S., Marçal, R., Ribas, F., Machado, J., Barroso, C., 2013, Studies on the morphology and growth of statoliths in Caenogastropoda, Journal of Molluscan Studies, Vol. 79, No. 4, p.340–345. https://doi.org/10.1093/mollus/eyt028.

113. Hollyman, P. R., Leng, M. J., Chenery, S. R. N., Laptikhovsky, V. V., Richardson, C. A., 2017, Statoliths of the whelk Buccinum undatum: a novel age determination tool. Marine Ecology Progress Series, Vol. 598, p.261-272. https://doi.org/10.3354/meps12119

114. Galante-Oliveira, S., Marçal, R., Espadilha, F., Sá, M., Abell, R., Machado, J., Barroso, C.M., 2015, Detection of periodic Sr Ca−1 cycles along gastropod statoliths allows the accurate estimation of age. Mar Biol, Vol. 162, p.1473–1483. https://doi.org/10.1007/s00227-015-2684-y

115. Hollyman, P. R., Laptikhovsky, V. V., Richardson, C. A., 2018, Techniques for Estimating the Age and Growth of Molluscs: Gastropoda. Journal of Shellfish Research, Vol. 37, No.4, p.773-782.

Page 87: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn về hiện trạng và nguồn lợi ốc Cà na khu vực vùng triều tỉnh Trà Vinh.

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái ốc Cà na (Tomlinia frausseni Nguyen, 2014) khu vực vùng triều tỉnh Trà Vinh

PHIẾU PHỎNG VẤN THU THẬP THÔNG TIN

Ngày phỏng vấn: ......../......./2018

A. THÔNG TIN CHUNG 1. Họ và tên chủ tàu: ……...……………………Năm sinh: …………….. 2. Giới tính (Đánh dấu X vào 1 ô thích hợp): Nam Nữ 3. Địa chỉ: ………………xã/phường……..……..huyện/thị xã………….. 4. Điện thoại: …………………………………………………………….. 5. Trình độ học vấn (Đánh dấu X vào 1 ô thích hợp): Mù chữ Cấp I Cấp II Cấp III

6. Số năm kinh nghiệm khai thác ốc Cà na:……………………….… năm 7. Số lao động (thuyền viên) tham gia vào khai thác ốc :………..…người.

Trong đó: - Số lao động của gia đình………………...……….người - Số lao động thuê mướn……….……………….…người

B. THÔNG TIN VỀ NGƯ CỤ KHAI THÁC 1. Số đăng ký của tàu:………………...ngành nghề đăng ký:…………… 2. Trọng tải của tàu khai thác ốc Cà na……………………..………...(tấn) 3. Công suất của tàu khai thác ốc Cà na……………..……………….(CV) 4. Bẫy lồng sử dụng khai thác ốc Cà na thuộc loại nào?

Hình trụ tròn đường kính……….cm, chiều cao…………cm

Hình hộp chữ nhật dài………..cm, rộng………..cm, cao……..cm

Kích thước mắt lưới của bẫy………………………………………….cm

Page 88: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

Một số đặc điểm khác của bẫy lồng……………………………………..

5. Kích thước ốc Cà na khai thác……………………...…………….….cm 6. Phương thức lựa chọn kích cỡ khai thác……………………………… 7. Số lượng bẫy lồng sử dụng để khai thác ốc Cà na 8. Khu vực khai thác ốc Cà na Vùng cửa sông Vùng biển ven bờ 9. Khoảng cách từ bờ biển đến khu vực khai thác…………..….……..km 10. Độ sâu khu vực khai thác ốc Cà na là bao nhiêu?

Độ sâu trung bình……….m Sâu nhất….…..m thấp nhất…........m 11. Đặc điểm nền đáy nơi khai thác ốc Cà na

Bùn…………...% Sét……..….% Cát………….%

Bùn – Sét….% Bùn–Cát…% Sét– Cá…..…%

12. Thời gian một chuyến đặt bẫy……..giờ, Thời gian ngâm bẫy……..giờ 13. Thời gian 1 chuyến thu bẫy……….……….giờ 14. Số lần khai thác trong ngày………………ngày 15. Số ngày khai thác trong 1 tháng………….ngày 16. Số tháng khai thác trong năm…………….tháng

Tháng bắt đầu khai thác……… Tháng kết thúc khai thác……………..

C. THÔNG TIN VỀ CHI PHÍ ĐẦU TƯ 1. Chi phí cố đầu tư cố định

Loại tài sản Tuổi thọ

(năm) Giá trị ban đầu (đồng)

Số năm đã sử dụng (năm)

Còn lại (năm)

1. Vỏ tàu

2. Máy tàu

3. Bẫy lồng

4. Khác

2. Chi phí cho 1 chuyến đi biển khai thác ốc Cà na

Page 89: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

Mục chi Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

1. Dầu lít/chuyến

2. Nhớt lít/chuyến

3. Mồi bẫy kg/chuyến

4. Lương thực -

5. Nước đá Cây/chuyến

6. Thuê lao động

người/chuyến

7. Khác……

Tổng cộng

D. THÔNG TIN VỀ SẢN LƯỢNG VÀ DOANH THU 1. Sản lượng khai thác ốc Cà na trung bình cho 1 chuyến đi biển…..….kg 2. Sản lượng khai thác ốc Cà na nhiều nhất cho 1 chuyến đi biển….…..kg 3. Sản lượng khai thác ốc Cà na ít nhất cho 1 chuyến đi biển……….….kg 4. Sản lượng khai thác ốc Cà na trung bình/tháng…………………..…..kg 5. Giá bán ốc Cà na trung bình…………………….........................kg/đồng 6. Giá bán ốc Cà na cao nhất……………………............................kg/đồng 7. Giá bán ốc Cà na thấp nhất………………………......................kg/đồng 8. Khó khăn trong nghề khai thác ốc Cà na của ông/bà?...........................

…………………………………………………………………………

9. Thuận lợi trong nghề khai thác ốc Cà na của ông/bà?...........................

…………………………………………………………………………

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

Page 90: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

Phụ lục 2: Các thông số hóa lý môi trường nước và nền đáy khu vực khảo sát.

Xã Thời gian

Khu vực

Kí hiệu

Nhiệt độ (0C)

pH Độ mặn

(ppt) DO

(mg/l) TSS

(mg/l) Thành phần cấp hạt (%)

Cát Sét Thịt

Hiệp Thạnh

03/2019

Cửa sông

HT1 33,8 8,45 22 5,69 167 29,57 54,54 15,89

HT2 35,1 8,12 22 5,05 135 27,23 56,55 16,22

HT3 33,7 8,28 22 5,73 183 22,89 64,37 12,74

Vùng triều

HT1 35,7 8,17 22 4,66 159 77,66 17,81 4,53 HT2 34,3 8,33 22 5,77 114 74,53 16,33 9,14 HT3 35,6 7,63 22 6,82 147 73,47 15,78 10,75

05/2019

Cửa sông

HT1 31,2 8,34 14 6,77 139 20,43 58,74 20,83 HT2 30,4 7,97 14 6,46 162 23,57 54,81 21,62 HT3 30,5 8,26 14 5,58 154 25,74 57,32 16,94

Vùng triều

HT1 30,3 7,68 14 5,62 134 69,47 18,03 12,5 HT2 32,2 7,45 14 6,19 152 71,45 15,07 13,48 HT3 31,4 7,52 14 5,87 127 72,72 18,26 9,02

09/2019

Cửa sông

HT1 29,8 7,47 9 6,83 143 19,09 61,66 19,25 HT2 30,7 6,61 9 6,45 136 22,76 59,61 17,63 HT3 31,3 7,50 9 5,52 117 17,85 58,63 23,52

Vùng triều

HT1 30,6 8,22 9 5,51 79 70,55 17,81 11,64 HT2 31,5 7,66 9 6,36 110 69,74 17,33 12,93 HT3 32,1 7,42 9 6,32 83 67,59 16,78 15,63

Page 91: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

Xã Thời gian

Khu vực

Kí hiệu

Nhiệt độ (0C)

pH Độ mặn

(ppt) DO

(mg/l) TSS

(mg/l) Thành phần cấp hạt (%)

Cát Sét Thịt

Trường Long Hòa

03/2019

Cửa sông

TLH1 33,2 6,89 22 5,89 186 24,12 58,12 17,76 TLH2 33,7 8,39 22 6,4 162 28,18 57,49 14,33 TLH3 34,5 7,85 22 5,26 175 24,43 57,43 18,14

Vùng triều

TLH1 33,9 7,52 22 5,67 152 78,68 16,99 4,33 TLH2 34,4 6,88 22 5,08 128 77,7 17,43 4,87 TLH3 34,6 8,53 22 5,94 144 74,08 18,06 7,86

05/2019

Cửa sông

TLH1 29,8 7,45 14 5,66 143 25,17 56,43 18,4 TLH2 30,3 7,68 14 6,36 151 25,08 55,79 19,13 TLH3 31,3 7,12 14 5,47 139 24,81 56,25 18,94

Vùng triều

TLH1 31,4 7,25 14 5,6 119 73,01 18,32 8,67 TLH2 30,7 8,12 14 5,35 142 69,33 17,85 12,82 TLH3 32,6 7,94 14 5,51 125 70,12 18,47 11,41

09/2019

Cửa sông

TLH1 29,8 7,47 9 5,56 86 19,68 58,67 21,65 TLH2 30,3 7,78 9 5,38 107 19,53 57,38 23,09 TLH3 29,9 7,52 9 5,54 92 17,09 61,55 21,36

Vùng triều

TLH1 31,2 8,32 9 5,47 95 68,68 16,98 14,34 TLH2 30,5 7,49 9 5,03 91 67,7 17,15 15,15 TLH3 30,2 8,24 9 5,49 83 70,08 15,36 14,56

Page 92: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

Xã Thời gian

Khu vực

Kí hiệu

Nhiệt độ (0C)

pH Độ mặn

(ppt) DO

(mg/l) TSS

(mg/l) Thành phần cấp hạt (%)

Cát Sét Thịt

Đông Hải

03/2019

Cửa sông

ĐH1 34,4 7,67 22 6,52 177 24,57 59,63 15,8 ĐH2 34,3 8,04 22 6,07 182 26,57 58,78 14,65 ĐH3 34,1 7,83 22 5,62 164 27,64 58,26 14,1

Vùng triều

ĐH1 34,2 6,51 22 5,56 149 77,34 19,61 3,05 ĐH2 34,5 7,74 22 6,62 157 71,89 22,93 5,18 ĐH3 34,8 7,55 22 5,53 166 74,37 20,58 5,05

05/2019

Cửa sông

ĐH1 28,9 7,12 14 5,19 135 23,76 57,53 18,71 ĐH2 29,6 8,28 14 6,27 167 22,24 59,28 18,48 ĐH3 30,9 7,49 14 5,55 139 25,66 56,57 17,77

Vùng triều

ĐH1 30,5 7,33 14 5,17 145 72,34 17,03 10,63 ĐH2 29,7 7,67 14 6,84 143 71,89 18,59 9,52 ĐH3 31,3 7,31 14 5,43 122 70,37 19,36 10,27

09/2019

Cửa sông

ĐH1 29,6 7,97 9 5,72 107 19,46 58,11 22,43 ĐH2 31,4 7,48 9 5,19 123 21,17 56,65 22,18 ĐH3 30,4 7,53 9 4,82 111 22,05 56,21 21,74

Vùng triều

ĐH1 30,5 6,71 9 5,98 92 69,07 17,09 13,84 ĐH2 29,8 7,68 9 5,23 83 72,32 14,42 13,26 ĐH3 29,8 7,43 9 4,84 87 68,22 19,67 12,11

Page 93: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

Xã Thời gian Khu vực Kí hiệu NH4+-N (mg/l) NO3--N (mg/l) PO43-- (mg/l) TN (mg/l) TP (mg/l)

Hiệp Thạnh

03/2019

Cửa sông HT1 0,14 0,23 0,12 0,93 0,15 HT2 0,11 0,18 0,09 1,27 0,11 HT3 0,11 0,14 0,15 0,58 0,18

Vùng triều HT1 0,07 0,09 0,08 0,49 0,09 HT2 0,08 0,17 0,05 0,68 0,08 HT3 0,05 0,12 0,07 0,74 0,12

05/2019

Cửa sông HT1 0,09 0,08 0,1 0,56 0,13 HT2 0,13 0,11 0,06 0,67 0,08 HT3 0,08 0,14 0,09 0,83 0,09

Vùng triều HT1 0,06 0,12 0,07 0,77 0,11 HT2 0,05 0,09 0,05 0,49 0,08 HT3 0,06 0,09 0,03 0,53 0,09

09/2019

Cửa sông HT1 0,07 0,15 0,07 0,48 0,11 HT2 0,08 0,08 0,1 0,57 0,13 HT3 0,04 0,09 0,06 0,49 0,08

Vùng triều HT1 0,05 0,11 0,04 0,55 0,07 HT2 0,03 0,11 0,08 0,46 0,09 HT3 0,04 0,06 0,05 0,36 0,07

Page 94: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

Xã Thời gian Khu vực Kí hiệu NH4+-N (mg/l) NO3--N (mg/l) PO43-- (mg/l) TN (mg/l) TP (mg/l)

Trường Long Hòa

03/2019

Cửa sông TLH1 0,09 0,18 0,12 1,32 0,14 TLH2 0,12 0,26 0,08 1,47 0,13 TLH3 0,1 0,14 0,09 1,26 0,1

Vùng triều TLH1 0,06 0,17 0,09 0,98 0,13 TLH2 0,07 0,1 0,06 1,16 0,08 TLH3 0,09 0,14 0,07 0,76 0,09

05/2019

Cửa sông TLH1 0,11 0,16 0,04 1,14 0,08 TLH2 0,12 0,21 0,11 0,83 0,12 TLH3 0,09 0,14 0,06 0,8 0,09

Vùng triều TLH1 0,05 0,09 0,05 0,42 0,07 TLH2 0,05 0,12 0,07 0,57 0,12 TLH3 0,08 0,14 0,05 0,61 0,06

09/2019

Cửa sông TLH1 0,07 0,15 0,06 0,49 0,1 TLH2 0,08 0,08 0,04 0,37 0,05 TLH3 0,04 0,08 0,07 0,63 0,07

Vùng triều TLH1 0,06 0,09 0,06 0,29 0,09 TLH2 0,03 0,12 0,08 0,37 0,11 TLH3 0,04 0,07 0,03 0,44 0,06

Page 95: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

Xã Thời gian Khu vực Kí hiệu NH4-N (mg/l) NO3-N (mg/l) PO4- (mg/l) TN (mg/l) TP (mg/l)

Đông Hải

03/2019

Cửa sông ĐH1 0,16 0,22 0,14 0,86 0,17 ĐH2 0,13 0,26 0,08 1,1 0,13 ĐH3 0,12 0,19 0,12 1,35 0,04

Vùng triều ĐH1 0,08 0,15 0,06 1,23 0,1 ĐH2 0,06 0,09 0,08 0,89 0,09 ĐH3 0,09 0,13 0,09 0,87 0,12

05/2019

Cửa sông ĐH1 0,09 0,12 0,08 0,83 0,09 ĐH2 0,11 0,17 0,05 0,96 0,07 ĐH3 0,11 0,16 0,04 1,04 0,08

Vùng triều ĐH1 0,06 0,14 0,03 0,75 0,09 ĐH2 0,08 0,1 0,03 0,48 0,11 ĐH3 0,05 0,09 0,05 0,52 0,09

09/2019

Cửa sông ĐH1 0,07 0,11 0,06 0,67 0,11 ĐH2 0,06 0,11 0,03 0,34 0,07 ĐH3 0,05 0,08 0,06 0,72 0,08

Vùng triều ĐH1 0,06 0,12 0,07 0,58 0,06 ĐH2 0,04 0,09 0,02 0,66 0,05 ĐH3 0,04 0,07 0,03 0,36 0,06

Page 96: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

Phụ lục 3: Số lượng bọc trứng/cá thể, trứng/bọc và kích thước.

STT Số lượng

bọc trứng/cá thể

Số lượng trứng/bọc

Kích thước bọc trứng

Đường kính trứng

1 23 86 2,337 0,374

2 55 92 2,143 0,392

3 32 128 2,158 0,401

4 36 112 2,333 0,4

5 48 137 2,423 0,375

6 43 89 2,116 0,388

7 36 92 2,352 0,379

8 28 96 2,227 0,376

9 36 105 2,189 0,382

10 52 116 2,162 0,41

11 48 87 2,401 0,406

12 51 125 2,288 0,395

13 56 93 2,307 0,377

14 64 96 2,146 0,384

15 61 108 2,315 0,397

16 38 118 2,405 0,382

17 29 102 2,146 0,394

Page 97: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

STT Số lượng

bọc trứng/cá thể

Số lượng trứng/bọc

Kích thước bọc trứng

Đường kính trứng

18 47 129 2,243 0,406

19 49 118 2,327 0,414

20 44 112 2,444 0,379

21 32 106 2,357 0,385

22 36 100 2,412 0,384

23 38 139 2,133 0,39

24 43 129 2,376 0,403

25 51 117 2,422 0,377

26 63 143 2,156 0,386

27 38 132 2,3 0,402

28 35 97 2,238 0,391

29 44 110 2,421 0,387

30 67 152 2,136 0,397

TB 44,100 112,200 2,280 0,390

SE 2,070 3,306 0,020 0,002

Min - Max 23 - 67 86 - 152 2,116 - 2,444 0,374 - 0,414

Page 98: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

Phụ lục 4: Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện nghiên cứu

Phỏng vấn ngư dân khai thác

Chuẩn bị mồi bẫy

Thả bẫy lồng

Chọn địa điểm thả neo đặt bẫy

Thu bẫy lồng sau thời gian đặt bẫy

Một lồng bẫy sau khi thời gian đặt bẫy

Page 99: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ỐC CÀ NA (Tomlinia …

Sàng phân loại kích cỡ khai thác

Sàng ốc để thả lại ốc chưa đạt kích cỡ

Bán ốc Cà na tại vựa

Mẫu ốc đo đạc các chỉ tiêu hình thái

Mẫu mày vỏ để xác định tuổi

Quan sát mày vỏ trên kính lúp soi nổi