165
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DƯƠNG THANH NGỌC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN (SRI) TRONG SẢN XUẤT LÚA CHẤT LƯỢNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP HUẾ - 2017

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG THANH NGỌC

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG

THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN (SRI) TRONG SẢN XUẤT LÚA

CHẤT LƯỢNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP

HUẾ - 2017

Page 2: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG THANH NGỌC

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG

THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN (SRI) TRONG SẢN XUẤT LÚA

CHẤT LƯỢNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 62.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. Hoàng Thị Thái Hòa

PGS. TS. Trần Thị Lệ

HUẾ - 2017

Page 3: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là luận án do bản thân tôi nghiên cứu. Các số liệu, kết

quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, khách quan, nghiêm túc và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn

trách nhiệm./.

Huế, ngày 20 tháng 12 năm 2017

Tác giả luận án

Dương Thanh Ngọc

Page 4: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản

thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ về nhiều mặt của các tập thể, lãnh đạo các đơn vị

và quý thầy, cô, các giảng viên và anh chị đồng nghiệp.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Thị Thái Hòa và PGS.

TS. Trần Thị Lệ, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm, là những giảng viên đã

đã tận tình hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

nghiên cứu và hoàn thành luận án này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Đại học Huế, Ban Đào tạo - Đại học

Huế, Lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm Huế, Phòng Đào tạo Sau đại học cùng các

thầy, cô giáo Khoa Nông học đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ

cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên, anh chị em học viên; Lãnh đạo Sở

Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình; Lãnh đạo UBND và

Phòng chuyên môn thuộc huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh; Công ty TNHH MTV

Giống cây trồng Quảng Bình; Ban Quản trị HTX Nông nghiệp và Dịch vụ xã An Ninh,

huyện Quảng Ninh; Ủy ban nhân dân xã và các hộ nông dân xã Đại Trạch, xã An Ninh

đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện để bản thân triển khai, nghiên cứu đề tài.

Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo và viên chức Trường

Cao đẳng Kỹ thuật Công - Nông nghiệp Quảng Bình nơi tôi đang công tác; các doanh

nghiệp liên quan, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện, hỗ trợ,

động viên và có nhiều ý kiến đóng góp cho việc nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn lớn lao đối với những người

thân trong gia đình tôi, bố mẹ, anh chị em và người vợ thân yêu đã hỗ trợ, sẽ chia công

việc gia đình, động viên tôi về cả về tinh thần lẫn vật chất trong suốt thời gian nghiên

cứu, thực hiện đề tài luận án.

Xin trân trọng cảm ơn!

Huế, ngày 20 tháng 12 năm 2017

Tác giả luận án

Dương Thanh Ngọc

Page 5: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

iii

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii

MỤC LỤC .................................................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .................................................. vii

DANH MỤC CÁC BẢNG ..........................................................................................ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .................................................................................. xii

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 1

2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ................................................................... 2

2.1. Mục đích củaư đề tài ............................................................................................. 2

2.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................. 2

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ............................................................ 2

3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................... 2

3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................... 2

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................. 3

5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ...................................................... 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 4

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................. 4

1.1.1. Tổng quan về hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) ..................................... 4

1.1.2. Giống lúa chất lượng .......................................................................................... 9

1.1.3. Vai trò của mật độ trong canh tác lúa ............................................................ 10

1.1.4. Vai trò của phân bón đối với lúa..................................................................... 11

1.1.5. Vai trò của nước đối với cây lúa ..................................................................... 14

1.1.6. Cơ sở khoa học của áp dụng một số biện pháp kỹ thuật theo hệ thống thâm

canh lúa cải tiến (SRI) ................................................................................................ 15

1.1.7. Phân vùng sinh thái sản xuất lúa theo nguồn nước tưới tiêu ....................... 17

Page 6: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

iv

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................................................. 18

1.2.1. Tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng tại Việt Nam và tỉnh Quảng

Bình .............................................................................................................................. 18

1.2.2. Tình hình sử dụng lượng giống gieo cho lúa tại Việt Nam và Quảng

Bình .............................................................................................................................. 27

1.2.3. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa tại Việt Nam và Quảng Bình ........... 29

1.2.4. Tình hình sử dụng nước tưới cho lúa tại Việt Nam và Quảng Bình .......... 31

1.2.5. Tình hình áp dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại Việt Nam và

Quảng Bình .................................................................................................................. 32

1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM .. 34

1.3.1. Trên thế giới ...................................................................................................... 34

1.3.2. Tại Việt Nam ..................................................................................................... 41

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU .............................................................................................................................. 48

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 48

2.1.1. Đất thí nghiệm................................................................................................... 48

2.1.2. Cây trồng thí nghiệm ........................................................................................ 48

2.1.3. Phân bón ............................................................................................................ 49

2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ................................................. 49

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 49

2.2.2. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 49

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 49

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 50

2.4.1. Công thức và bố trí thí nghiệm ....................................................................... 50

2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................................ 56

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 60

2.5. ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT KHÍ HẬU ................................................................. 61

Page 7: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

v

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 63

3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG GIỐNG GIEO ĐẾN HAI GIỐNG LÚA

CHẤT LƯỢNG HT1 VÀ P6 THEO HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI

TIẾN (SRI) Ở VÙNG CHỦ ĐỘNG VÀ KHÔNG CHỦ ĐỘNG NƯỚC TƯỚI 63

3.1.1. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến thời gian sinh trưởng và phát triển

của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 .................................................................. 63

3.1.2. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây

cuối cùng của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ................................................ 65

3.1.3. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của rễ

của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 .................................................................. 69

3.1.4. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến tình hình sâu bệnh hại của hai giống

lúa chất lượng HT1 và P6 ........................................................................................... 72

3.1.5. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ................................................. 75

3.1.6. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến hiệu quả kinh tế của hai giống lúa

chất lượng HT1 và P6 ................................................................................................. 83

3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN HAI GIỐNG LÚA

CHẤT LƯỢNG HT1 VÀ P6 THEO HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI

TIẾN (SRI) Ở VÙNG CHỦ ĐỘNG VÀ KHÔNG CHỦ ĐỘNG NƯỚC TƯỚI 86

3.2.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trưởng và phát triển

của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 .................................................................. 86

3.2.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây

cuối cùng của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ................................................ 88

3.2.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số chỉ tiêu về sinh trưởng của rễ

của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 .................................................................. 92

3.2.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tình hình sâu bệnh hại của hai giống

lúa chất lượng HT1 và P6 ........................................................................................... 96

3.2.5. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ................................................. 99

3.2.6. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số tính chất hóa học đất ......... 106

Page 8: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

vi

3.2.7. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của hai giống lúa

chất lượng HT1 và P6 ............................................................................................... 108

3.2.8. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số chỉ tiêu về phẩm chất gạo của

hai giống lúa chất lượng ........................................................................................... 110

3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ TƯỚI NƯỚC ĐẾN HAI GIỐNG LÚA

CHẤT LƯỢNG HT1 VÀ P6 THEO HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI

TIẾN (SRI) TẠI VÙNG CHỦ ĐỘNG NƯỚC TƯỚI .......................................... 114

3.3.1. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến thời gian hoàn thành các giai đoạn

sinh trưởng và phát triển của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ..................... 114

3.3.2. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây

cuối cùng của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 .............................................. 115

3.3.3. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến một số chỉ tiêu về sinh trưởng của rễ

của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ................................................................ 117

3.3.4. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến tình hình sâu bệnh hại của hai giống

lúa chất lượng HT1 và P6 ......................................................................................... 118

3.3.5. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ............................................... 120

3.3.6. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến hiệu quả kinh tế của hai giống lúa

chất lượng HT1 và P6 ............................................................................................... 123

3.3.7. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến số lần tưới và tổng lượng nước tưới

của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ................................................................ 124

3.4. KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA .............................. 125

3.4.1. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .............................................. 125

3.4.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất ........................................................ 128

3.4.3. Phát thải khí CH4, N2O .................................................................................. 129

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................. 134

4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 134

4.2. ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................ 134

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 136

Page 9: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

vii

MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

AWD Afternating Drying and Wetting/Tưới ướt khô xen kẽ

BVTV Bảo vệ thực vật

BĐKH Biến đổi khí hậu

CF Continuous flooding/Tưới ngập thường xuyên

ĐBSH Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

Eh Điện thế oxy hóa khử

FAOSTAT Fao Statistics Division/Thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới

GWP Global Warming Potential/Tiềm năng nóng lên toàn cầu

IPM Intergated Pest Management/Quản lý dịch hại tổng hợp

ICM Intergrated Crops Management/Quản lý cây trồng tổng hợp

IFA International Fertilizer Association/Hiệp hội phân bón quốc tế

IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change/Ủy ban liên chính

phủ về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc

KNK Khí nhà kính (khí gây hiệu ứng nhà kính)

KHCN Khoa học công nghệ

Max/min Cao nhất/thấp nhất

NXB Nhà xuất bản

NPK Đạm/Lân/Kali

NSLT Năng suất lý thuyết

NSTT Năng suất thực thu

NN và PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Page 10: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

viii

P1.000 hạt Khối lượng 1.000 hạt

QCN Quy chuẩn ngành

QCVN Quy chuẩn Việt Nam (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia)

SNV Tổ chức phát triển Hà Lan (Tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam)

SRI System of Rice Intensification/Hệ thống thâm canh lúa (cải tiến)

T Nhiệt độ

TNMT Tài nguyên môi trường

TGSTPT Thời gian sinh trưởng, phát triển

TB Trung bình

TBNN Trung bình nhiều năm

TNMT Tài nguyên Môi trường

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam (Tiêu chuẩn quốc gia)

TGST Thời gian sinh trưởng

U Ẩm độ

USD United States dollar/Đô la Mỹ

VCR Value cost ratio/Tỷ suất lợi nhuận

Page 11: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam từ năm 2010 đến 2015 ................ 19

Bảng 1.2. Diện tích lúa chất lượng trong lúa thuần và lúa nếp phân theo các

vùng trong cả nước năm 2015 ................................................................................... 20

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng tại tỉnh Quảng Bình từ năm

2010 đến 2015 .............................................................................................................. 22

Bảng 1.4. Tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng cao huyện Quảng Ninh, giai

đoạn 2010 đến 2015 .................................................................................................... 24

Bảng 1.5. Tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng cao huyện Bố Trạch, giai

đoạn 2010 - 2015 ......................................................................................................... 26

Bảng 1.6. Cơ cấu giống lúa gieo cấy ở 07 vùng sản xuất cả nước ........................ 41

Bảng 2.1. Kết hợp các công thức thí nghiệm ........................................................... 50

Bảng 2.2. Kết hợp các công thức thí nghiệm về phân bón ..................................... 52

Bảng 2.3. Kết hợp các công thức thí nghiệm ........................................................... 53

Bảng 2.4. Diễn biến thời tiết khí hậu trong vụ đông xuân 2013 - 2014 ............... 61

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến thời gian sinh trưởng, phát triển

của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 .................................................................. 64

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến khả năng đẻ nhánh và chiều cao

cây cuối cùng của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ......................................... 67

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của

rễ của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 .............................................................. 70

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến tình hình phát sinh một số sâu

bệnh hại chính của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ở vùng chủ động nước

tưới (Huyện Quảng Ninh) ......................................................................................... 73

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến tình hình sâu bệnh hại chính của

hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ở vùng không chủ động nước tưới (Huyện

Bố Trạch) ...................................................................................................................... 74

Page 12: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

x

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến các yếu tố cấu thành năng suất

và năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 trong vụ đông xuân 2013 -

2014 ............................................................................................................................... 76

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến các yếu tố cấu thành năng suất

và năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 trong vụ hè thu 2014 ....... 80

Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế của các lượng giống gieo cho hai giống lúa chất

lượng HT1 và P6 ......................................................................................................... 84

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trưởng, phát triển

của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 .................................................................. 87

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến khả năng đẻ nhánh và chiều

cao cây cuối cùng của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 .................................. 89

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của

rễ của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 .............................................................. 93

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tình hình sâu bệnh hại chính

của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ở vùng chủ động nước tưới .................. 96

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tình hình sâu bệnh hại chính

của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ở vùng không chủ động nước tưới ...... 98

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất

và năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 trong vụ đông xuân 2013 -

2014 ............................................................................................................................... 99

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất

và năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 trong vụ hè thu 2014 ..... 103

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số tính chất hóa học đất sau

thí nghiệm ................................................................................................................... 107

Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón cho hai giống lúa chất

lượng HT1 và P6 ....................................................................................................... 109

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số chỉ tiêu về chất lượng

gạo trên vùng chủ động và không chủ động nước tưới của hai giống lúa chất

lượng HT1 và P6 ....................................................................................................... 111

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến thời gian sinh trưởng, phát

triển của hai giống lúa chất lượng ........................................................................... 114

Page 13: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

xi

Bảng 3.20. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến khả năng đẻ nhánh và chiều

cao cây cuối cùng của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ................................ 115

Bảng 3.21. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến một số chỉ tiêu về sinh trưởng

của rễ của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ..................................................... 117

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến tình hình sâu bệnh hại chính

của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ................................................................ 119

Bảng 3.23. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến các yếu tố cấu thành năng suất

và năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 .......................................... 120

Bảng 3.24. Hiệu quả kinh tế của chế độ tưới nước trên hai giống lúa chất lượng

HT1 và P6................................................................................................................... 123

Bảng 3.25. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến số lần tưới và tổng lượng

nước tưới của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 trong vụ đông xuân 2013

– 2014 và hè thu 2014 ............................................................................................ 124

Bảng 3.26. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của mô hình trong vụ

đông xuân 2014 - 2015 và hè thu 2015................................................................... 126

Bảng 3.27. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất ............................................... 128

Bảng 3.28. Lượng khí CH4 và N2O phát thải trong vụ đông xuân 2014 - 2015

và hè thu 2015 ............................................................................................................ 129

Bảng 3.29. Tổng lượng khí CH4 và N2O phát thải trong vụ đông xuân 2014 -

2015 và hè thu 2015 .................................................................................................. 132

Page 14: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

xii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Phương pháp tưới tiêu ướt - khô xen kẽ theo hướng hệ thống thâm canh

lúa cải tiến (SRI) và phương pháp tưới tiêu ngập nước thường xuyên (canh tác

thông thường) ................................................................................................................. 8

Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm về lượng giống gieo trên 2 giống lúa chất

lượng ............................................................................................................................. 51

Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm vể lượng phân bón trên hai giống lúa chất

lượng ............................................................................................................................. 52

Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm về chế độ tưới nước trên giống lúa chất

lượng ............................................................................................................................. 54

Hình 3.1. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các lượng giống gieo trên

giống HT1 và P6 vụ đông xuân 2013 - 2014 tại vùng chủ động và không chủ

động nước tưới ............................................................................................................. 78

Hình 3.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các lượng giống gieo trên

giống HT1 và P6 trong vụ hè thu 2014 tại vùng chủ động và không chủ động

nước tưới ...................................................................................................................... 82

Hình 3.3. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các công thức phân bón trên . 102

giống HT1 và P6 vụ đông xuân 2013 - 2014 tại vùng chủ động và không chủ động

nước tưới ...................................................................................................................... 102

Hình 3.4. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các công thức phân bón

trên giống HT1 và P6 vụ hè thu 2014 tại vùng chủ động và không chủ động nước

tưới ............................................................................................................................... 105

Hình 3.5. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các chế độ tưới nước của

hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 trong vụ đông xuân 2013 - 2014 và hè thu

2014 ............................................................................................................................. 121

Hình 3.6. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của đối chứng và mô hình sản

xuất .............................................................................................................................. 127

Page 15: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Lúa là cây lương thực quan trọng, là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho

con người. Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính

của 1,3 tỉ người nghèo trên thế giới, sinh kế chủ yếu của nông dân. Việt Nam với dân

số trên 90 triệu dân, khoảng 60% dân số sống bằng nghề nông và có nền văn minh lúa

nước từ lâu đời. Trong đó, trên 80% dân số sống nhờ vào cây lúa. Lúa gạo hiện là cây

lương thực chính cung cấp năng lượng và nguồn dinh dưỡng quan trọng trong đời sống

hằng ngày. Tại Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê (2015) [71], tổng diện tích lúa cả

năm 2015 đạt trên 7,8 triệu ha, tăng 18,7 nghìn ha so với năm 2014; năng suất bình

quân đạt 57,7 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha so với năm 2014; sản lượng ước đạt 45,2 triệu tấn

thóc, tăng 241 nghìn tấn so với năm 2014.

Lúa là cây trồng chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Bình. Theo

UBND tỉnh Quảng Bình (2016) [101], năm 2016 sản xuất nông nghiệp chiếm 22,9%

trong cơ cấu các ngành kinh tế, trong đó sản xuất lúa đóng góp sản lượng 280.630 tấn,

chiếm 91,8% tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh (305.635 tấn).

Để tăng năng suất và chất lượng lúa, trong những năm qua, nhiều tiến bộ và giải

pháp kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp đã được áp dụng như quản lý dịch hại tổng

hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), “3 giảm - 3 tăng”, “01 phải - 5

giảm”...và các nghiên cứu về giống, phân bón, chế độ canh tác đã được triển khai

nhằm mục đích nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất lúa, góp phần gia tăng

giá trị hàng hóa lúa gạo trên địa bàn toàn tỉnh.

Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) là tổng hợp các biện pháp thâm canh lúa

như cấy mạ non, khoảng cách cấy rộng, điều tiết nước hợp lý. Sự thay đổi một số hoạt

động canh tác chủ yếu này tạo nên sự phát huy tiềm năng di truyền vốn có của lúa thúc

đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa để tạo năng suất cao, đồng thời tăng

hiệu quả sử dụng đất và nước (Norman Uphoff và cs, 2000) [126].

Tại tỉnh Quảng Bình, hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) được đưa vào thử

nghiệm áp dụng từ vụ đông xuân 2012 - 2013. Kết quả bước đầu cho thấy năng suất lúa

tăng nên tổng thu đạt cao, giảm được chi phí đầu vào trong sản xuất như thuốc bảo vệ

thực vật, lượng giống và tăng được lợi nhuận rõ rệt so với canh tác thông thường, giảm

nhu cầu nước cho sản xuất lúa (Sở NN và PTNT Quảng Bình, 2015) [80]. SRI bước đầu

thể hiện sự thích ứng với các yếu tố khí hậu cực đoan trong sản xuất do tác động của biến

đổi khí hậu. Ngoài ra, nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hệ thống thâm canh lúa cải tiến

góp phần tạo nên sự bền vững cho hệ sinh thái nông nghiệp, tăng phẩm chất nông sản,

góp phần xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ trong thế kỷ 21 và thích ứng với biến đổi khí

Page 16: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

2

hậu. Tuy nhiên, SRI mới chỉ được khuyến cáo từ quy trình chung nhằm xây dựng mô

hình để nhân rộng đối với lúa cấy, chưa có các nghiên cứu cụ thể cho lúa gieo thẳng

nhất là trên giống lúa chất lượng về biện pháp canh tác như: lượng giống gieo, chế độ

phân bón, chế độ tưới…để đánh giá ảnh hưởng và sự phù hợp của các biện pháp canh

tác theo hướng SRI.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số

biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến (SRI) trong sản xuất lúa chất

lượng tại tỉnh Quảng Bình”

2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

2.1. Mục đích củaư đề tài

Xác định được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp trong sản xuất lúa chất lượng

theo hướng thâm canh lúa cải tiến (SRI) ở tỉnh Quảng Bình nhằm hoàn thiện quy trình

kỹ thuật sản xuất lúa để nâng cao năng suất và chất lượng lúa, hiệu quả kinh tế và

độ phì đất.

2.2. Mục tiêu của đề tài

Xác định được lượng giống gieo, tổ hợp phân bón thích hợp cho một số giống

lúa chất lượng trên vùng chủ động và không chủ động nước tưới theo hướng SRI nhằm

tăng năng suất và chất lượng gạo, tăng hiệu quả kinh tế và cải thiện độ phì đất.

Xác định được chế độ tưới nước phù hợp theo hướng SRI trên vùng chủ động

nước tưới nhằm đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Xây dựng được mô hình sản xuất lúa chất lượng theo hướng SRI trên vùng chủ

động và không chủ động nước tưới tại huyện Quảng Ninh và Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1. Ý nghĩa khoa học

Là cơ sở khoa học cho việc đề xuất biện pháp sử dụng lượng giống gieo, phân

bón và chế độ tưới nước cho lúa trong quy trình canh tác lúa chất lượng theo hướng hệ

thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) vừa đảm bảo được năng suất, chất lượng vừa giảm

phát thải khí nhà kính tại tỉnh Quảng Bình.

Là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có điều kiện tương tự tại tỉnh Quảng

Bình và các địa phương khác.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng theo hướng thâm canh lúa

cải tiến (SRI) trên vùng chủ động và không chủ động nước tưới tại tỉnh Quảng Bình.

Page 17: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

3

Khuyến cáo nông dân sử dụng lượng giống gieo, bón phân cân đối và hợp lý và

chế độ tưới nước phù hợp cho giống lúa chất lượng theo hướng sản xuất an toàn với

môi trường sinh thái cho vùng trồng lúa của tỉnh Quảng Bình.

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bao gồm: lượng giống

gieo, tổ hợp phân bón (N, P, K, phân chuồng và phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh), chế

độ tưới nước cho giống lúa chất lượng trong điều kiện gieo thẳng theo hệ thống thâm

canh lúa cải tiến (SRI), làm cơ sở cho xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng theo

hướng SRI.

Các thí nghiệm về lượng giống gieo và phân bón cho giống lúa chất lượng được

thực hiện trên đất phù sa không được bồi hàng năm tại vùng chủ động nước tưới ở xã

An Ninh, huyện Quảng Ninh và vùng không chủ động nước tưới ở xã Đại Trạch,

huyện Bố Trạch. Thí nghiệm chế độ tưới nước được thực hiện tại vùng chủ động nước

tưới của xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Mô hình sản xuất lúa chất lượng được tiến hành tại vùng chủ động nước tưới ở

xã An Ninh, huyện Quảng Ninh và vùng không chủ động nước tưới ở xã Đại Trạch,

huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Kết quả nghiên cứu đã xác định được (1) lượng giống gieo phù hợp trên vùng

chủ động nước tưới trong vụ đông xuân là 60 kg/ha cho cả hai giống HT1 và P6, 40

kg/ha ở giống HT1 và 60 kg/ha ở giống P6 trong vụ hè thu; (2) lượng giống gieo phù

hợp trên vùng không chủ động nước tưới là 60 kg/ha cho cả hai giống HT1 và P6 trong

hai vụ đông xuân và hè thu.

Kết quả nghiên cứu đã xác định được tổ hợp phân bón phù hợp cho hai giống

lúa HT1 và P6 trên (1) vùng chủ động nước tưới là 80 kg N + 45 kg P2O5 + 60 kg K2O

+ 500 kg vôi + 01 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh/ha và (2) vùng không chủ động

nước tưới là 80 kg N + 45 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg vôi + 10 tấn phân

chuồng/ha.

Kết quả nghiên cứu đã xác định được chế độ tưới ướt khô xen kẽ là phù hợp

nhất cho cây lúa trên vùng chủ động nước tưới, năng suất đạt 5,63 tấn/ha (giống HT1)

- 6,44 tấn/ha (giống P6), hiệu quả kinh tế tăng cao nhất so với đối chứng là 18,75%

(giống HT1) và 22,80% (giống P6).

Page 18: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1. Tổng quan về hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI)

1.1.1.1. Khái niệm hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI)

Trong những năm đầu thập niên 1980, khái niệm SRI được Fr. Henri de

Laulanie ở Madagascar đưa ra là tập hợp các phương thức canh tác và việc quản lý đất,

nước và dinh dưỡng để nâng cao năng suất cây trồng (Rajeev Rajbhandari, 2007)

[137]. Fr. Henryde Laulanie và cộng sự (1993) [113], [114], coi SRI là một tập hợp cố

định những biện pháp được áp dụng với những kết quả không đổi trong mọi điều kiện.

Họ xem nó như là một phương pháp, một triết lý dựa trên những nguyên tắc quy nạp

từ những quan sát thực tế (theo dõi thực nghiệm) đối với cây lúa để có thể đạt được

năng suất cao nhất.

SRI là phương pháp canh tác lúa sinh thái và hiệu quả, tăng năng suất nhưng

lại giảm chi phí đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu và nước tưới (Tuong T. P,

2005) [149].

Cơ sở khoa học của phương pháp này là khai thác những tiềm năng

luôn tồn tại ở cây lúa nhưng bị ức chế bởi các hoạt động quản lý thông thường như: để

ruộng ngập nước, yếm khí, cấy mạ già, cấy dày và sử dụng nhiều phân bón hóa học,

thuốc trừ cỏ, trừ sâu. Việc phát triển SRI có thể được coi như một bước tiến mới về

khoa học nông nghiệp nhằm đạt mục tiêu về giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu,

phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao đời sống của người dân và mang lại lợi ích

về mặt xã hội (Phụ H. V và cs, 2015) [76].

1.1.1.2. Nguyên tắc của hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI)

a. Đối với lúa cấy

Theo Ngô Tiến Dũng và cs (2011) [30], SRI áp dụng trên lúa cấy có 5 nguyên

tắc như sau:

- Nguyên tắc 1: Cấy mạ non.

Cấy khi mạ mới chỉ có 2 - 2,5 lá đối với đất thường, 4 - 5 lá đối với đất phèn, mặn.

- Nguyên tắc 2: Cấy 1 dảnh, cấy thưa.

Cấy 1 dảnh, cấy nông và cấy nhẹ tay, tránh làm tổn thương bộ rễ. Mạ phải

được cấy ngay để rễ nhanh bám đất và mạ non chóng hồi phục. Cấy thưa để có

nhiều khoảng trống, nhiều ánh sáng, cây quang hợp tốt sẽ đẻ nhánh nhiều. Cấy thưa

Page 19: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

5

để bộ rễ có nhiều chỗ trống để ăn sâu, ăn rộng, hút được nhiều dinh dưỡng, cây sẽ

khỏe và đẻ nhiều nhánh.

- Nguyên tắc 3: Quản lý nước.

Rút nước ruộng, để ruộng ẩm hay khô nẻ chân chim, đất được thông khí, rễ phát

triển tốt. Rút nước 3 - 4 lần trong suốt giai đoạn sinh trưởng và sinh dưỡng. Tránh giữ

nước liên tục trong ruộng lúa. Ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực giữ nước liên tục ở

mức 3 - 4 cm. Trước 25 ngày khi lúa chín rút kiệt nước để dễ thu hoạch. Mỗi khi bón

phân, giữ nước trong ruộng ở mức 3 - 4 cm, sau đó 5 ngày mới rút kiệt nước.

- Nguyên tắc 4: Làm cỏ sục bùn.

Kết hợp làm cỏ, sục bùn, phá váng mặt ruộng tạo độ thông thoáng khí cho đất.

Làm cỏ ít nhất 3 lần vào 10 - 12 ngày, 25 - 27 ngày và 40 - 42 ngày sau cấy.

- Nguyên tắc 5: Bón lót phân hữu cơ.

Bón phân chuồng hoai mục 200 - 300 kg/sào trước khi bừa lần cuối. Bón thêm

phân đạm, lân, kali theo nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa (bón phân chuồng tính cho 01

sào Bắc bộ 360 m2, bón 300 - 400 kg/sào Trung bộ 500 m2).

b. Đối với lúa gieo thẳng

Theo Cục BVTV (2014) [27], áp dụng SRI trên lúa gieo thẳng bao gồm 4

nguyên tắc cơ bản:

Nguyên tắc thứ nhất: Gieo thưa, gieo vãi (sạ lan) dưới 2 kg giống/sào; gieo

bằng dụng cụ sạ hàng dưới 1,5 kg/sào (lượng giống gieo tính cho 01 sào Bắc bộ 360

m2, 01 sào Trung bộ 500 m2 thì sạ lan là 3 kg giống/sào; sạ hàng là 2 kg giống/sào).

Nguyên tắc thứ hai: Tưới tiêu đảm bảo duy trì đất ruộng khô ướt xen kẽ (Nông

lộ phơi).

Nguyên tắc thứ ba: Xới xáo mặt ruộng để thông khí cho đất.

Nguyên tắc thứ tư: Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh.

1.1.2.3. Ưu điểm của SRI

a. Tác động tích cực đến hệ rễ lúa

Ở ruộng không bị ngập nước, không khí trong đất đầy đủ nên rễ hô hấp

thuận lợi, sinh trưởng mạnh và cây lúa phân nhánh nhiều. Ở ruộng nước đất

thiếu không khí cây phải hút oxy từ trên không nhờ các bộ phận trên mặt đất để

vận chuyển đến rễ làm cho rễ lúa hô hấp được thuận lợi. Ruộng nước nếu thiếu

oxy rễ sinh trưởng kém, ăn nông, phát triển theo chiều ngang (Togari-Matsuo, 1977) [88].

Page 20: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

6

Các biện pháp kỹ thuật của SRI như điều tiết nước, chế độ phân bón, mật độ

gieo trồng thưa...có tác động tích cực đến khả năng hô hấp rễ lúa, rễ phát triển mạnh,

số lượng rễ nhiều, chắc khỏe, rễ ăn sâu, bám đất giúp cây hút dinh dưỡng tập trung,

đứng vững chống đổ ngã do các điều kiện bất lợi của thời tiết.

b. Tăng số nhánh hữu hiệu

Theo thuyết của Katayama (Nhật Bản) thì khi cây lúa ra được 4 lá thật là có khả

năng đẻ nhánh và cứ ra được một lá, đẻ được một nhánh. Khi nhánh có trên 4 lá xanh,

có thể sống hoàn toàn tự lập, trở thành một nhánh hữu hiệu rồi thành bông sau này.

Tuy vậy mầm hoặc nhánh cũng có thể teo đi hoặc phát triển không dầy đủ 4 lá do điều

kiện đẻ muộn (khi nhánh mẹ đã nhiều lá) hoặc do điều kiện ngoại cảnh không thuận

lợi: thiếu nước, gặp nhiệt độ thấp, thiếu dinh dưỡng, thiếu ánh sáng, quần thể quá rậm

rạp, sâu bệnh, đây chính là đẻ nhánh vô hiệu (Nguyễn Văn Hoan, 1999; Nguyễn Thị

Lẫm và cs, 2003) [49], [65]. Khi mật độ thưa, đủ dinh dưỡng lúa đẻ nhánh nhiều. Khi

mật độ dày, quần thể quá rậm rạp thì nhánh đẻ ra sẽ bị lụi tàn bớt. Khả năng đẻ nhánh

của lúa nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc điểm của giống, phụ thuộc vào tuổi mạ, kỹ

thuật cấy, điều kiện dinh dưỡng, nước và điều kiện ngoại cảnh.

c. Giảm phát sinh dịch hại trên cây lúa

Trong canh tác SRI, nhờ cây lúa khỏe, ruộng lúa thông thoáng, áp dụng cẩn

thận các nguyên tắc từ làm đất, gieo trồng đến chăm sóc theo các nguyên tắc của SRI,

do vậy thiên địch có cơ hội phát sinh, hình thành chuỗi thức ăn và lưới thức ăn đa

dạng. Nhờ áp dụng nguyên lý phòng trừ sâu bệnh theo IPM, ICM và các biện pháp

sinh thái học trên đồng ruộng nên dịch hại suy giảm, hạn chế việc sử dụng thuốc hóa

học bảo vệ thực vật, gây ô nhiễm môi trường nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng

nông sản cũng như sức khỏe con người.

Một đánh giá về canh tác SRI tại Hà Nội cho thấy: Nhờ ruộng thông thoáng, lúa

được bón phân cân đối nên sâu bệnh ít, cụ thể bệnh khô vằn giảm 2,8 lần, sâu cuốn lá

nhỏ giảm 3,7 lần, rầy nâu giảm 6 lần. Tại Thái Nguyên (2005) tỷ lệ bệnh khô vằn của

lúa từ 70% ở công thức đối chứng giảm xuống còn 50,8% và 17,9% ở các công thức

có mật độ là 17 và 13 khóm/m2 (Đào Huyền, 2013) [57].

Về khía cạnh môi trường để đạt năng suất lúa cao, SRI không yêu cầu tăng

lượng phân bón hóa học, cây lúa sinh trưởng và phát triển mạnh, nên có thể chống chịu

tốt hơn về vấn đề sâu bệnh hại. Điều này có thể giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu bệnh

và thuốc trừ cỏ, do đó nâng cao chất lượng đất và nước. Các biện pháp quản lý cây

trồng, đất, nước và dinh dưỡng của SRI góp phần tăng cường sự hoạt động và đa dạng

của hệ vi sinh vật đất, làm cho đất ‟sống và khỏe” hơn, đó là nhân tố quyết định đến

tính bền vững trong hệ thống sản xuất lúa (Hoàng Văn Phụ, 2004, 2005) [74], [73].

Page 21: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

7

d. Giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất

nông nghiệp

Khí nhà kính (GHG) là những khí có khả năng hấp thu các bức xạ sóng dài

(hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt

trời, sau đó phân tán và giữ nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính làm trái

đất nóng lên, là căn nguyên của biến đổi khí hậu trái đất đi kèm các hiện tượng như

nước biển dâng, hiện tượng thời tiết cực đoan, thay đổi đới khí hậu....

Khí cacbonnic (CO2), metan (CH4) và oxit nitơ (N2O) là các khí gây hiệu ứng nhà

kính với đóng góp tuần tự 60%, 15%, 5% tổng khí phát thải làm tăng sự nóng lên toàn

cầu. Tiềm năng gây nóng trái đất của CH4 và N2O là cao hơn 21 và 296 lần so với CO2. Vì

vậy, cùng với CO2, CH4 và N2O là những khí gây hiệu ứng nhà kính quan trọng.

Hoạt động nông nghiệp đã phát thải vào trong không khí một lượng đáng kể CO2,

CH4 và N2O (Cole và cộng sự, 1997; IPCC, 2001). CH4 được sinh ra từ các hợp chất

hữu cơ bị phân hủy trong điều kiện yếm khí, đặc biệt là từ quá trình lên men tiêu hóa của

gia súc nhai lại, từ phân hữu cơ và từ các ruộng lúa nước (Mosier và cộng sự, 1998).

N2O được tạo ra bởi sự biến đổi của đạm trong đất và phân chuồng thông qua vi sinh vật

và thường tăng lên khi lượng đạm dễ tiêu vượt quá so với yêu cầu của cây, đặc biệt là

trong điều kiện ẩm ướt (Oenema và cộng sự, 2005; Smith và Conen, 2004) (Hoàng Văn

Phụ, 2012) [75].

Quản lý phân bón theo hướng SRI, trong đó yêu cầu phải bón phân cân đối,

quản lý dinh dưỡng tổng hợp, quản lý dinh dưỡng chuyên vùng cùng với vấn đề giảm

lượng phân bón hóa học sẽ giảm phát thải khí N2O, CH4.

SRI khuyến khích đưa dòng năng lượng sinh học vào hệ sinh thái ruộng lúa,

hạn chế việc sử dụng năng lượng hóa thạch, tiết kiệm nước tưới, khai thác có hiệu quả

và hài hòa yếu tố hóa học và sinh học, áp dụng các quy luật sinh thái trong quản lý

ruộng lúa, phát huy tối đa tiềm năng cho năng suất và đảm bảo chất lượng nông sản,

hướng đến một nền nông nghiệp thân thiện với môi trường, an toàn và bảo vệ sức khỏe

con người.

e. Tiết kiệm nước tưới

Nước là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu trong hoạt động trồng lúa, vì nó

có tác dụng điều hòa khí hậu trong ruộng, tạo điều kiện cho việc cung cấp dinh dưỡng,

làm giảm nhiệt độ, muối phèn, chất độc và cỏ dại (Vũ Triệu Mân, 2007) [68].

Chế độ tưới ướt khô xen kẽ (AWD) trong canh tác SRI tiết kiệm nước tưới hơn

so với phương pháp tưới ngập nước thường xuyên (CF) trong canh tác thông thường.

Page 22: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

8

Ghi chú: Mô tả với giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày

Hình 1.1. Phương pháp tưới tiêu ướt - khô xen kẽ theo hướng hệ thống thâm canh lúa cải

tiến (SRI) và phương pháp tưới tiêu ngập nước thường xuyên (canh tác thông thường)

Nếu không xét đến các yếu tố như lượng nước mưa bổ sung; lượng nước thấm

qua rãnh, chảy tràn; lượng nước bốc hơi bề mặt; nước trọng lực và nước mao quản

trong đất, qua hình 1.1 có thể thấy:

Ở chế độ tưới AWD mức nước điều tiết giảm thấp, âm dưới mặt ruộng trong

một số giai đoạn, kết hợp số lần tưới ít hơn so với chế độ tưới CF, kết hợp mức nước

lấy vào thấp hơn, thời gian ngập trên ruộng ngắn hơn cho nên tiết kiệm nước tưới hơn

so với chế độ CF.

Humayun Kabir (2002) [114], đã chỉ ra: Canh tác SRI làm giảm những yêu cầu,

đòi hỏi của nông nghiệp về nguồn nước trên thế giới, một nguồn tài nguyên đang ngày

càng trở nên khan hiếm. Lúa là cây tiêu thụ nước hàng đầu và những phương pháp SRI

có thể cắt giảm 1/2 tới 2/3 những đòi hỏi về tưới tiêu của sản xuất lúa.

f. Thích ứng với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và thời tiết cực đoan

Thiên tai trong đó có nguyên nhân do thời tiết cực đoan gây ra ở nước ta là vô

cùng nặng nề, nghiêm trọng. Nghiên cứu mới đây của Quỹ Châu Á chỉ ra rằng trong

20 năm qua Việt Nam là 1 trong 5 nước có rủi ro thiên tai cao nhất thế giới, với mức

thiệt hại ước tính chiếm 1,5% GDP hàng năm (DMC, 2011) [31].

Theo Bộ TNMT (2012) [18], BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất,

đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới: Đến năm 2080 sản lượng ngũ cốc

có thể giảm 2 - 4%, giá sẽ tăng 13- 45%, tỷ lệ dân số bị ảnh hưởng của nạn đói chiếm

36 - 50%.

Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng

0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng

tác động mạnh mẽ. BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán

Page 23: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

9

ngày càng ác liệt. Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3oC

và mực nước biển có thể dâng 1 m vào năm 2100.

Theo dõi 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăng 0,50C, trong khi đó lượng

mưa có chiều hướng giảm dần, giảm trung bình năm 0,3% ở các tỉnh thuộc khu vực

Bắc Trung bộ trong đó có Quảng Bình. Vấn đề đặt ra là nhiệt độ tăng gây các hiện

tượng cực đoan như hạn hán, bốc hơi mặt nước tăng; lượng mưa có chiều hướng giảm,

thiếu nước nghiêm trọng. Do vậy cần phải có các giải pháp kỹ thuật canh tác tiết kiệm

nước, trong đó kỹ thuật SRI trên cây lúa là giải pháp tích cực nhất để thích ứng với

biến đổi khí hậu trong dài hạn (Bộ TNMT, 2012) [18].

1.1.2. Giống lúa chất lượng

Lúa chất lượng được hiểu theo khái niệm nông học là các giống lúa có hạt

dài, không bạc bụng, cơm mềm... với các chỉ tiêu sinh hóa như hàm lượng tinh bột

thấp; protein, lipit, các khoáng chất, vitamin B1, B2, B6, BP...có hàm lượng cao,

chất lượng nấu nướng có mùi vị thơm ngon, dẻo...

Trong khái niệm liên quan đến giá trị thương phẩm thì lúa chất lượng cao

ngoài chất lượng dinh dưỡng, chất lượng nấu nướng còn liên quan đến tỷ lệ thành

tấm: dưới 20%, dưới 15%, 5%...phụ thuộc vào thói quen, nhu cầu của các vùng

miền, thị hiếu tiêu dùng các nước và có giá bán cao hơn lúa gạo thông thường.

Như vậy, lúa chất lượng trong sản xuất là những giống lúa mang lại giá trị

dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, phù hợp với xu hướng tiêu dùng của mỗi vùng,

mỗi dân tộc, là sản phẩm lúa gạo được chăm sóc theo một quy trình tốt nhất, có hệ

thống quản lý các yếu tố đầu vào, kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra, được áp

dụng những công nghệ, kỹ thuật mới về sử dụng đất, phân bón, nước tưới, bảo

quản, chế biến sau thu hoạch.

Theo Lê Doãn Diên (2003) [28], Protein của gạo là loại protein có giá trị dinh

dưỡng cao nhất trong các loại protein của các hạt cốc khác như lúa mì, ngô, cao

lương, v.v… Protein của gạo được đặc trưng bởi tính dễ đồng hóa (khoảng 98%) và

bởi tính cân bằng của các amino axit có trong thành phần của protein gạo, đặc biệt

là tính cân bằng của 8 amino axit có trong thành phần của gạo, nhất là các amino

axit không thể thay thế. Đặc biệt hàm lượng lysine - một amino axit rất quan trọng

với sức khoẻ của người, nhất là đối với trẻ em trong gạo khá cao (trung bình 3,6%).

Protein trong lúa gồm albumin (50%), globulin (12%), prolamin (3%), glutelin

(80%) và có sự cân bằng của các axit amin không thay thế như: lysine, methyonin

(Hoàng Kim Anh, 2008) [1]. Chính vì thế một mục tiêu quan trọng trong chọn giống

lúa chất lượng là nâng cao hàm lượng protein nhưng phải giữ được tính ổn định,

cân bằng về hàm lượng và tỷ lệ các axit amin không thay thế.

Page 24: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

10

Hương vị: Đến nay, đã tìm thấy hàng trăm chất tạo mùi thơm trong cây lúa, đó

là những hợp chất dễ bay hơi như hydrocarbons, alcohol, aldehydes, ketones,

esters...Trong số đó, chất 2-acetyl-1-pyrroline (2Aps) là chất quan trọng nhất tạo nên

mùi thơm ở tất cả các giống lúa thơm (Buttery et al., 1982; 1983; Paule et al., 1989;

Laksanalamai et al., 1993). Hàm lượng 2APs ở những giống lúa thơm đạt tới 0,09

mg/kg, cao gấp hơn 10 lần so với các các giống lúa không thơm (0,006 - 0,008 mg/kg)

(Buttery et al., 1983). Nhiều kết quả nghiên cứu về di truyền tính trạng thơm ở lúa cho

thấy, gen đơn lặn fgr nằm trên nhiễm sắc thế (NST) số 8 kiểm soát tổng hợp hợp chất

tạo mùi thơm 2Aps trong cây lúa (Dương Xuân Tú, N. V. Khởi và cs, 2014) [95].

Lúa chất lượng đã và đang được trồng ngày càng phổ biến trên thế giới. Khi đã

đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho một bộ phận dân số thế giới, đặc biệt ở các nước

đang phát triển và phát triển thì nhu cầu về sử dụng lúa chất lượng, có tính dẻo, thơm,

giàu protein, vitamin...là cần thiết và ngày càng tăng. Lúa chất lượng thường có năng

suất không cao, đơn cử tại Thái Lan, một trong những quốc gia trồng lúa chất lượng

phổ biến, diện tích dao động 9 - 10 triệu ha tuỳ thuộc giá cả gạo trên thị trường quốc

tế. Trong hai thập kỷ đầu của cuộc cách mạng xanh, sản xuất lúa gạo của Thái Lan

tăng từ 12,4 đến 21,2 triệu tấn, nhưng năng suất tăng chậm từ 1,79 tấn/ha năm 1968

lên 2,19 tấn/ha vào năm 1988 do nhu cầu của nông dân trong việc tập trung sản xuất

lúa chất lượng cao, tuy có năng suất không cao (IRRI, 2017) [165].

1.1.3. Vai trò của mật độ trong canh tác lúa

Các tác giả sinh thái học đã nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất và quần thể

ruộng cây trồng và đều thống nhất rằng: các giống khác nhau phản ứng với mật độ

khác nhau, việc tăng mật độ ở một giới hạn nhất định thì năng suất tăng, còn tăng quá

thì năng suất giảm xuống. Holiday (1960) [83], cho rằng quan hệ giữa mật độ và năng

suất cây lấy hạt là quan hệ parabol, tức là mật độ lúc đầu tăng thì năng suất tăng nhưng

nếu tiếp tục tăng mật độ quá thì năng suất lại giảm.

Mật độ liên quan chặt chẽ đến số bông/đơn vị diện tích, do trực tiếp ảnh hưởng

đến số nhánh hữu hiệu. Tuy nhiên, ngoài tác động của mật độ thì khả năng đẻ nhánh

của cây lúa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện ngoại cảnh, chế độ dinh

dưỡng, mật độ, ánh sáng, nguồn nước cũng như điều kiện kỹ thuật canh tác (Nguyễn

Thị Bích Hằng, 2013) [157]. Khi nghiên cứu về vấn đề này Sasato (1966) đã kết luận:

trong điều kiện dễ canh tác, lúa mọc tốt thì nên cấy mật độ thưa, ngược lại phải cấy

dày. Giống lúa cho nhiều bông thì cấy dày không có lợi bằng giống to bông, vùng lạnh

nên cấy dày hơn vùng nóng ẩm, mạ dảnh to nên cấy thưa hơn mạ dảnh nhỏ, lúa gieo

muộn nên cấy dày hơn lúa gieo sớm (Kaw R. N, Khush G. S, 1985) [119].

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh sự tương quan giữa mật độ gieo trồng và

năng suất lúa. Cây lúa có khả năng thích ứng rộng với mật độ gieo trồng bằng cách tự

Page 25: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

11

điều chỉnh số bông, số nhánh mang bông và tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào điều kiện môi

trường (dẫn theo Takeda và Hirota, 1971) (Nguyễn Hữu Huân, 2011) [59].

Nghiên cứu về khả năng đẻ nhánh S.Yoshida (1985) [143] đã khẳng định:

Trong ruộng lúa cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa đẻ nhánh khoẻ và sớm thay đổi từ

20 x 20 cm đến 30 x 30 cm. Theo tác giả thì việc đẻ nhánh chỉ xảy ra đến mật độ 300

cây/m2, nếu tăng số dảnh cấy lên nữa thì chỉ có những dảnh chính cho bông. Năng suất

hạt tăng lên khi mật độ cấy tăng lên 182 - 242 dảnh/m2. Số bông trên đơn vị diện tích

cũng tăng theo mật độ nhưng lại giảm số hạt trên bông. Mật độ cấy thực tế là vấn đề

tương quan giữa số dảnh cấy và sự đẻ nhánh. Thường gieo cấy thưa thì lúa đẻ nhánh

nhiều còn cấy dày thì đẻ nhánh ít.

Trong thực tế sản xuất người dân thường trồng lúa theo tập quán với mật độ

cao, lượng giống gieo sạ 200 - 300 kg/ha (Nguyễn Văn Luật, 2001) [67]. Lượng giống

gieo sạ nhiều như thế thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự tiếp nhận ánh sáng của từng cây

lúa trong quần thể ruộng lúa, nhu cầu dinh dưỡng từ đất trồng và tạo điều kiện thuận

lợi cho sâu bệnh phát triển. Các nhà khoa học đã chứng minh được những yếu tố gây

dịch bệnh tích cực, nhất là khi cây trồng phải sống trong quần thể chật hẹp thiếu ánh

sáng cho các lá dưới, làm cây lúa trở nên yếu ớt sâu bệnh dễ tấn công (Nguyễn Ngọc

Đệ, 2009) [36].

1.1.4. Vai trò của phân bón đối với lúa

1.1.4.1. Nhu cầu dinh dưỡng N, P, K của cây lúa

Phân bón có vai trò quan trọng trong tăng năng suất cây trồng. Tổng sản lượng

nông sản tăng lên nhờ phân bón tại Việt Nam ước tính khoảng 35 - 40%, tại Trung

Quốc khoảng 32% và trên toàn thế giới khoảng 50% (Cao Kỳ Sơn, 2010) [82].

Lúa cũng như các cây trồng khác trong quá trình sinh trưởng, phát triển cần đầy

đủ đạm, lân, kali. Theo tính toán của các nhà khoa học, để có năng suất trên 5 tấn/ha,

mỗi vụ lúa cần bón trung bình 80 - 100 kg N + 40 - 60 kg P2O5 + 30 - 50 kg K2O tùy

theo vùng đất, giống lúa và mùa vụ. Một điều cần lưu ý trong kỹ thuật bón phân cho

lúa là ở mỗi giai đoạn sinh trưởng cây cần lượng đạm, lân và kali khác nhau. Ở giai

đoạn lúa còn nhỏ cần nhiều đạm, lân để phát triển rễ, thân và lá, còn kali thì cần rất ít.

Ở gian đoạn đẻ nhánh, ngoài yêu cầu về đạm và lân cần có thêm kali để giúp cây

chuyển sang giai đoạn làm đòng thuận lợi. Ở giai đoạn có đòng, lượng đạm cần trung

bình, nhu cầu về lân giảm, còn nhu cầu về kali tăng rõ rệt, để giúp cây tăng cường

tổng hợp tinh bột cho hạt lúa chắc mẩy. Ở gian đoạn này nếu thiếu kali lá lúa mau bị

khô vàng, khả năng quang hợp giảm nhanh, sự tổng hợp chất tinh bột bị hạn chế làm

hạt lúa chín không đẫy, lép lửng nhiều, ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và chất lượng

lúa, gạo. Ở giai đoạn sinh trưởng của cây lúa nếu bị thiếu hoặc thừa một yếu tố dinh

dưỡng nào cũng đều có ảnh hưởng không tốt.

Page 26: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

12

Kết quả nghiên cứu khoa học trong rất nhiều năm của các Viện, Trường, cũng

như kết quả điều tra kinh nghiệm của các hộ nông dân cho thấy năng suất cây trồng và

hiệu quả kinh tế cao, ổn định ở những nơi có bón tỷ lệ N hữu cơ và N vô cơ với tỷ lệ N

tính từ hữu cơ chiếm khoảng 25 - 30% tổng nhu cầu của cây trồng. Ước tính do bón

phân hữu cơ năng suất cây trồng đã tăng được 10 - 20%. Nếu tính riêng về thóc do bón

phân hữu cơ (chủ yếu là phân chuồng) đã đạt khoảng 2,5 - 3,0 triệu tấn thóc/năm (Bùi

Huy Hiền, Nguyễn Trọng Thi và cs, 2005) [54].

Bón phân chuồng làm tăng đáng kể hiệu suất sử dụng phân đạm. Năng suất lúa

đạt cao nhất khi tỷ lệ đạm hữu cơ trong tổng lượng đạm bón khoảng 30 - 40% (bón 10

tấn phân chuồng/ha thường cho khoảng 30 - 35 kg N tương đương 65 - 75 kg urê). Cân

đối hữu cơ - vô cơ không chỉ làm tăng hiệu quả sử dụng phân khoáng mà ngược lại

phân khoáng cũng làm tăng hiệu lực phân chuồng. Trên nền có bón phân khoáng, hiệu

lực 1 tấn phân chuồng đạt 53 - 89 kg thóc, trong khi không có phân khoáng chỉ đạt 32

- 52 kg (Trần Thị Thu Hà, 2009) [44].

Bón chất hữu cơ sẽ cải thiện được các tính chất vật lý đất, hóa học và sinh học

của đất; đồng thời hạn chế mức độ độc hại của một số nguyên tố như nhôm (Al), sắt

(Fe); giảm bớt sự cố định P2O5 trong đất dưới tác dụng kết hợp Al3+, Fe3+ ở dạng phức

chất; nâng cao sự hoà tan lân ở dạng phốt phát sắt hoá trị ba dưới tác dụng khử ôxy.

Nghiên cứu về phân hữu cơ cho thấy các chất hữu cơ là thức ăn cho các vi sinh

vật đất. Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ và cung cấp cho cây trồng. Nếu vi sinh vật

phong phú thì cây trồng phát triển lành mạnh, tăng khả năng kháng sâu bệnh và năng

suất cao hơn. Do đó biện pháp nâng cao độ phì của đất nên được ưu tiên trong SRI.

Khuyến khích áp dụng phân bón từ nông trại/phân chuồng (10 - 20 tấn/ha) hoặc phân

xanh. Nên kiểm tra cẩn thận chất lượng phân chuồng khi mua vào để sản xuất (C.

Witt, A. Dobermann, R. Buresh, 2004) [111].

Bón phân hữu cơ có tác dụng làm giảm rửa trôi, giảm bốc hơi của phân hóa học

bón vào. Do đó, hiệu quả sử dụng của phân đạm vô cơ tăng lên, hiệu suất sử dụng

phân hóa học và phân đạm của lúa có thể tăng lên 30 - 40% trên nền bón phân hữu cơ

so với nền không bón. Đây là cơ sở quan trọng để giảm lượng đạm trong canh tác SRI,

cân đối lượng NPK nhằm giảm chi phí đầu vào, giảm phát thải khí nhà kính nhưng

năng suất vẫn giữ vững, tăng trưởng.

1.4.1.2. Vai trò của N, P, K đối với cây lúa

Đạm (N) là chất tạo hình cây lúa, là thành phần chủ yếu của protein và chất

diệp lục làm cho lá xanh tốt, gia tăng chiều cao cây, số chồi và kích thước lá thân. Do

đó, dựa vào màu sắc và kích thước lá, chiều cao và khả năng đẻ nhánh của cây lúa,

người ta có thể chẩn đoán tình trạng dinh dưỡng đạm trong cây.

Page 27: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

13

Đạm cần thiết cho suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa và

có tính chất liên tục từ khi gieo trồng đến khi chín. Tuy nhiên chúng ta cần

quan tâm nhất 2 thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng, đặc biệt là thời kỳ đẻ nhánh rộ

cây lúa hút nhiều đạm nhất. Thông thường lúa hút 70% lượng đạm cần thiết cho

đẻ nhánh, đây là thời kỳ hút đạm có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lúa. Đạm là

yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất lúa, cây có đủ đạm thì các yếu tố khác mới

phát huy hết được tác dụng (Bùi Huy Đáp, 2000) [35].

Lân (P2O5) có mối quan hệ chặt chẽ đến sự hình thành diệp lục, protit và vận

chuyển tinh bột; lân còn đóng góp vào quá trình hình thành chất béo và tổng hợp

protein trong cây. Trong cây lúa, tính theo chất khô, tỷ lệ lân nguyên chất (P2O5)

chiếm trong khoảng 0,20% trong rơm rạ và khoảng 0,48% trong hạt gạo. Phân lân

tham gia vào thành phần của ADN và ARN. Cũng như đạm, tỷ lệ lân cao hơn tại các

cơ quan non của cây lúa. Lân cũng làm tăng sự phát triển của bộ rễ, thúc đẩy việc ra

rễ, đặc biệt là rễ bên và lông hút. Cây lúa hút lân trong suốt thời kỳ sinh trưởng từ khi

mọc lên đến khi trỗ nhưng hút lân mạnh nhất là thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng, tuy

nhiên giai đoạn đầu nhu cầu về lân của lúa là rất thấp.

Cây lúa được bón đầy đủ lân và cân đối đạm sẽ phát triển xanh tốt, khỏe mạnh,

chống đỡ với điều kiện bất thuận như hạn, rét. Cây lúa đủ lân để khỏe, bộ rễ phát triển

tốt, trỗ và chín sớm ngay cả trong điều kiện nhiệt độ thấp trong vụ đông xuân, hạt thóc

mẩy và sáng.

Khi cây lúa được cung cấp lân thoả đáng sẽ tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển

tốt, tăng khả năng chống hạn, tạo điều kiện cho sinh trưởng, phát triển, thúc đẩy sự

chín của hạt và cuối cùng là tăng năng suất lúa thiếu lân cây còi cọc, đẻ nhánh kém

bộ lá ngắn, phiến lá hẹp, lá có thế dựng đứng và có màu xanh tối, số lá, số bông và

số hạt/bông đều giảm. Muốn cho cây lúa sinh trưởng, phát triển và cho năng suất

cao thì không những cần cung cấp đầy đủ đạm mà cũng cần cung cấp đầy đủ cả lân

cho cây lúa (Togari Matsuo, 1977) [88].

Khác với đạm và lân, kali không tham gia vào thành phần bất kỳ một hợp chất

hữu cơ nào mà chỉ tồn tại dưới dạng ion trong dịch bào và một phần nhỏ kết hợp với

chất hữu cơ trong tế bào chất của cây lúa. Kali tồn tại dưới dạng ion nên nhờ vậy có

thể len lỏi vào giữa các bào quan, xúc tiến qúa trình vận chuyển dinh dưỡng, giúp cây

lúa tăng cường hô hấp. Kali còn giúp thúc đẩy tổng hợp protit, do vậy, nó hạn chế việc

tích lũy nitrat trong lá, hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm cho lúa. Ngoài ra, kali

còn giúp bộ rễ tăng cường hút nước và cây không bị mất nước ngay cả lúc khô hạn,

kali làm tăng khả năng chống hạn và chống rét cho cây lúa.

Cây lúa khi đủ lượng kali sẽ cứng cáp, không bị đổ ngã, chống hạn, chống rét.

Cây lúa thiếu kali lá có màu lục tối, mép lá hơi nâu vàng. Thiếu kali nghiêm trọng trên

đỉnh lá có vết hoạt tử màu nâu tối trong khi các lá già phía dưới thường có vết bệnh

Page 28: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

14

tiêm lửa. Khi tỷ lệ kali trong cây giảm xuống chỉ bằng ½ - 1/3 so với bình thường thì

mới thấy triệu chứng thiếu kali trên lá, cho nên khi triệu chứng xuất hiện thì năng suất

đã giảm nên việc bón kali không thể bù đắp được. Do vậy không nên đợi đến lúc xuất

hiện triệu chứng thiếu kali rồi mới bón bổ sung kali cho cây.

Với liều lượng thấp và tối ưu, các mối quan hệ giữa N - P - K là tương hỗ, song

khi vượt quá tỉ lệ thích hợp, chúng trở nên đối kháng. Đây cũng chính là cơ sở khoa

học để bón kali nhằm hạn chế lốp đổ hoặc tăng khả năng chịu lạnh khi bón quá dư

thừa đạm. Trong mối quan hệ này, kali đã làm tăng hệ số sử dụng đạm của cây lúa.

Không bón kali hệ số sử dụng đạm chỉ đạt 15 - 30%, trong khi có bón kali hệ số này

tăng lên đến 39 - 49%. Như vậy, trong nhiều trường hợp, năng suất tăng không hẳn là

do bón kali mà là kali đã có tác dụng tương hỗ, làm cây hút được nhiều đạm và các

chất dinh dưỡng khác hơn từ đất và phân bón. Ngược lại, thiếu đạm trong thời gian

dài, làm cho năng suất cây trồng giảm đi rõ rệt (Nguyễn Văn Bộ, 2013) [4].

1.1.5. Vai trò của nước đối với cây lúa

1.1.5.1. Nhu cầu nước của cây lúa

Trong canh tác lúa, nước là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quá trình sinh

trưởng, phát triển và năng suất mùa vụ. Theo Goutchin để tạo được 1 đơn vị thân lá

cây lúa cần 400 - 450 đơn vị nước, con số tương tự đối với hạt là 300 - 350 (Nguyễn

Thị Bích Hằng, 2013) [157]. Cây lúa luôn cần nước từ giai đoạn mạ, làm đòng đến trỗ

và chín. Do đó cần cung cấp nước và duy trì mức nước 3 - 5 cm ở ruộng để lúa sinh

trưởng tốt và đạt năng suất cao. Ngược lại, nếu mức nước quá cao, ngập úng sẽ không

tốt cho sự đẻ nhánh, làm đốt và vươn lóng. Đây là vấn đề luôn được các nhà khoa học

quan tâm, đào sâu nghiên cứu để tìm các giải pháp sao cho sử dụng nước hiệu quả và

tiết kiệm nhất (Nguyễn Thị Kim Hiệp, 1997) [58].

Việc cắt giảm khoảng 10% lượng nước cho hệ thống canh tác lúa gạo sẽ cung

cấp một lượng nước tương ứng với 150.000 triệu m3 tương ứng khoảng 25% tổng

lượng nước ngọt dùng cho mục đích phi nông nghiệp trên toàn cầu (Hoàng Văn Phụ,

2005) [73].

Lúa là thực vật thủy sinh, do vậy luôn thích hợp với điều kiện ngập nước, sinh

trưởng, phát triển tốt khi được cung cấp nước đầy đủ theo từng thời kỳ sinh trưởng.

Trong nguồn gốc cây lúa, phân loại theo môi trường canh tác có lúa rẫy, cho thấy lúa

có khả năng thích ứng khá tốt về mặt di truyền trong điều kiện thiếu nước, khô hạn.

Tuy nhiên, về mặt sinh lý, trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển, cây lúa

không phải cần lớp nước ngập thường xuyên, chỉ có hai thời kỳ quan trọng cây lúa cần

phải đủ 100% độ ẩm bão hòa, duy trì 3 - 5 cm nước ngập trên bề mặt ruộng lúa: từ

hình thành tượng khối sơ khởi đến bắt đầu làm đòng; giai đoạn trỗ - chín sữa, thiếu

nước ở 2 giai đoạn này sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến năng suất.

Page 29: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

15

Hiện nay có nhiều phương thức tưới nước tiết kiệm được nghiên cứu, thực

nghiệm trong từng điều kiện sản xuất như:

Tưới ẩm: Diện tích tưới ẩm dưới 10% so với 90% diện tích lúa trên thế giới

được tưới ngập, lưu ý vấn đề cỏ dại phát sinh mạnh và tưới ẩm chỉ thích nghi ở những

vùng thiếu nước trầm trọng hoặc với canh tác lúa nương.

Quản lý nước “nông - lộ - phơi”: Giữ mực nước ở mức xâm xấp “nông” trong

giai đoạn lúa đẻ nhánh, nếu để ruộng bị khô nước hoặc nước quá nhiều cũng sẽ ảnh

hưởng rất lớn đến quá trình đẻ nhánh, giảm tỷ lệ chồi vô hiệu và hạn chế sự gây hại

của sâu bệnh ở thời điểm cuối vụ, bằng cách tháo cạn nước để "lộ" mặt đất ruộng lên

và "phơi" khoảng 5 - 7 ngày, rồi cho nước vào để bón phân đón đòng. Sau khi bón

phân 7 - 10 ngày có thể rút nước cạn ruộng lần thứ 2 khoảng 5 - 7 ngày, rồi cho nước

vào trở lại và tiếp tục giữ nước“nông” thường xuyên trong giai đoạn lúa làm đòng và

trổ. Trước khi thu hoạch 10 - 12 ngày nên tháo cạn nước trong ruộng khô để tiện cho

việc thu hoạch.

Quản lý nước “ướt khô xen kẽ (AWD)” theo hướng SRI: Tưới ướt khô xen

kẽ (AWD) là phương pháp tưới tiết kiệm nước mà nông dân có thể áp dụng để giảm

số lần tưới nước trên đồng ruộng mà không ảnh hưởng đến năng suất lúa. Trong

phương pháp AWD, nước được bơm vào đồng một vài ngày sau khi lượng nước

đọng trong ruộng lúa dần rút hết. Do đó mặt ruộng luôn được xen kẽ luân phiên

ngập nước và không ngập nước (IRRI, [155], [154]).

1.1.5.2. Vai trò của nước đối với cây lúa

Nước có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống của cây lúa. Nước là điều

kiện để thực hiện các quá trình sinh lý của cây lúa, vận chuyển dưỡng chất đến các bộ

phận khác nhau của cây lúa. Nước tưới có vai trò quan trọng đối với năng suất và chất

lượng lúa gạo vì tham gia vào quá trình quang tổng hợp tạo ra hydratcacbon cung cấp

cho cây trồng và hòa tan các chất dinh dưỡng cho cây trồng hấp thụ.

Trong tổng số khối lượng nước được khai thác sử dụng trên toàn thế giới hiện

nay là 3.800 tỷ m3 thì việc tưới tiêu nước trong nông nghiệp sử dụng 70% (2.700 tỷ

m3). Gần 95% lượng nước tại các nước đang phát triển được sử dụng để tưới tiêu cho

đất nông nghiệp. Tuy nhiên cho đến nay, nguồn nước ngầm đã giảm mạnh và cạn kiệt

ở 20 nước với dân số chiếm tới 50% dân số thế giới (Lê Thạc Cán, 1996) [20].

1.1.6. Cơ sở khoa học của áp dụng một số biện pháp kỹ thuật theo hệ thống thâm

canh lúa cải tiến (SRI)

Kỹ thuật SRI được phát triển ở Madagascar vào đầu những năm 1980 và

hiện đang được phổ biến bởi tổ chức phi chính phủ (NGO) Association Tefy

Saina, kỹ thuật này giúp tăng năng suất lúa một cách bền vững. Năng suất trung

bình theo hướng SRI khoảng 8 tấn/ha, gấp hơn 2 lần năng suất trung bình hiện

nay của thế giới (3,6 tấn/ha) (Humayun Kabir, 2002) [114].

Page 30: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

16

Những hiệu quả tích cực của SRI đạt được bởi lợi dụng các quá trình sinh học

thay vì dựa vào việc đầu tư phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật để tăng sản

lượng. Những hiệu quả này có được từ việc tăng cường hoạt động của vi sinh vật hút

nitơ và oxy tự do trong không khí, thông qua lao động chăm chỉ, đúng kỹ thuật và hệ

sinh thái nông nghiệp hoạt động mạnh.

SRI đặt ra một vấn đề hạch toán cho việc canh tác lúa giữa những biện

pháp mới được thực hiện để làm tăng năng suất với những biện pháp thông thường vẫn

được làm. Năng suất cao nhất với SRI vượt xa những gì được nghĩ chung chung là

“giới hạn sinh học tối đa” đối với lúa đã gây ra tranh luận trong giới khoa học. Chúng

ta đã biết các hoạt động SRI tác động nhẹ đến tiềm năng di truyền trong cây lúa,

những tiềm năng đang bị che khuất bởi những biện pháp canh tác lúa thông thường ở

vùng đất thấp (Norman Uphoff, 2000) [126].

Sau khi bị lãng quên trong 10 năm, những đánh giá một cách có hệ thống

về SRI được thực hiện bởi Fr. Henryde Laulanie, S.J. (1993), được bắt đầu vào năm

1994. Những đánh giá đầu tiên bên ngoài Madagascar đã được thực hiện tại Đại học

Nông Nghiệp Nanjing (Nanjing Agricultural University) năm 1999 và đã đạt được

năng suất 9,2 - 10,5 tấn/ha, chỉ sử dụng khoảng 1/2 lượng nước tưới như bình thường.

Năm 2000, Cục Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Indonesia đã đạt được năng suất

9,5 tấn/ha trong những thử nghiệm SRI vào mùa mưa tại trạm Sukamandi. Từ đó về

sau việc đánh giá sử dụng các biện pháp SRI đã và đang được trải rộng nhanh chóng,

vì vậy hiện nay nó đang được xúc tiến thực hiện ở hơn 20 nước trên thế giới bao gồm

cả 6 nước Đông Nam Á (Norman Uphoff, 2000) [126]. Đến nay, có khoảng 50 nước

trên thế giới tiếp cận với SRI (Hoàng Văn Phụ, Ngô Tiến Dũng, 2016) [77].

Theo N. Uphoff [132], mặc dù SRI đã được phát triển cho nông dân ở

Madagascar bằng phương pháp cấy. Tuy nhiên, SRI không nhất thiết phải áp dụng

biện pháp cấy, kể từ khi F. Laulanié giới thiệu đến nay, có nhiều thay đổi trong tập

quán sản xuất của nông dân.

Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) là phương pháp canh tác dựa trên các cơ

sở khoa học xuất phát từ thực tế sản xuất lúa hiện nay. Bởi một số biện pháp canh tác

truyền thống đã cản trở và làm giảm sức sống tiềm năng của cây lúa. Nông dân thường

gieo mạ dược, nhổ đi cấy khi cây mạ 4- 5 lá thậm chí còn già hơn; thường cấy 3 - 5

rảnh/ khóm và cấy 45 - 50 khóm/ m2 . Biện pháp này đã làm cho cây mạ bị đứt rễ, gây

chột, lâu hồi xanh, dẫn đến đẻ nhánh kém, số nhánh hữu hiệu thấp và bông nhỏ, hạt

ít. Mặt khác, nông dân thường bón đạm cao hơn so với nhu cầu của cây lúa và không

cân đối với kali. Việc bón đạm quá nhiều, đạm không được vùi sâu dễ bị mất đạm do

bị rửa trôi, bị bay hơi...cây lúa không đẻ tập trung, nhiều nhánh vô hiệu, dẫn đến năng

suất thấp. Việc cấy mau, bón phân lai rai, bón nhiều phân và lạm dụng phân đạm cũng

Page 31: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

17

là nguyên nhân gây bùng phát các loại sâu bệnh hại. Hệ lụy nêu trên làm cho đất canh

tác ngày càng xấu đi, ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và sức khoẻ cộng đồng, năng

suất lúa có xu hướng ngày càng giảm.

Cơ sở khoa học của phương pháp này là khai thác những tiềm năng luôn tồn tại ở

cây lúa nhưng bị ức chế bởi các hoạt động quản lý thông thường như: để ruộng ngập

nước, yếm khí, cấy mạ già, cấy dày và sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ cỏ, trừ

sâu. Việc phát triển SRI có thể được coi như một bước tiến mới về khoa học nông nghiệp

nhằm đạt mục tiêu về giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp bền

vững, nâng cao đời sống của người dân và mang lại lợi ích về mặt xã hội (Phụ H. V và

cs, 2015) [76].

Hệ thống thâm canh lúa cải tiến là thực hiện tổng hợp các biện pháp: Quản lý

dịch hại tổng hợp (IPM); quản lý dinh dưỡng tổng hợp (INM) và quản lý nước tổng

hợp (IWM). Thực tiễn cho thấy, cây lúa chỉ khoẻ mạnh và cho năng suất cao khi cây

có bộ rễ khoẻ mạnh, phát triển tốt; cây đẻ nhiều nhánh và đẻ tập trung giai đoạn đầu;

mỗi khóm lúa có nhiều bông và tỷ lệ hạt chắc trên bông cao.

1.1.7. Phân vùng sinh thái sản xuất lúa theo nguồn nước tưới tiêu

Miền Trung là vùng có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, là điều kiện để

phát triển kinh tế toàn diện. Để phát triển một nền kinh tế bền vững và hiệu quả, công

tác phân vùng sinh thái có ý nghĩa khoa học, kinh tế và thực tiễn, nó tối ưu hóa lợi ích

kinh tế từ môi trường sinh thái và tối thiểu hóa các nguy cơ về thiên tai môi trường.

Phân vùng sinh thái để trên cơ sở tài nguyên đất, nước, khí hậu, xác định lợi thế và các

hạn chế của các vùng sinh thái về nguồn nước, dòng chảy để phát triển nông - lâm -

ngư nghiệp và các ngành kinh tế khác theo hướng ổn định và bền vững (Lê Sâm và cs,

2008) [81].

Tại miền Trung, phân vùng sinh thái về nguồn nước có 2 vùng gồm vùng khó

khăn về nguồn nước và vùng có sẵn nguồn nước nhưng sử dụng chưa hợp lý. Vùng

khó khăn về nguồn nước là các vùng sinh thái cát ven biển và vùng gò đồi cao. Vùng

có sẵn nguồn nước là vùng đồng bằng tiếp giáp vùng gò đồi, được thừa hưởng nguồn

nước từ hệ thống công trình thủy lợi như đập dâng, hồ chứa, trạm bơm (Lê Sâm và cs,

2008) [81]. Do vậy, đây là cơ sở để nghiên cứu của đề tài tập trung ở vùng chủ động

nước tưới và không chủ động nước tưới nhằm thích ứng với điều kiện sinh thái của

vùng cũng như tỉnh Quảng Bình và sử dụng nước tiết kiệm trong điều kiện chưa thể cải

thiện được nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, các công trình thủy lợi ở Việt Nam đang

được khai thác gồm: 5.656 hồ chứa; 8.512 đập dâng; 5.194 trạm bơm điện, cống tưới

tiêu các loại; 10.698 các công trình khác và trên 23.000 bờ bao ngăn lũ đầu vụ hè thu ở

ĐBSCL, cùng với hàng vạn km kênh mương và công trình trên kênh. Theo đánh giá

Page 32: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

18

của Bộ NN và PTNT thì năng lực phục vụ của các hệ thống đạt bình quân 60% so với

năng lực thiết kế, chất lượng việc cấp thoát nước chưa chủ động và chưa đáp ứng được

so với yêu cầu của sản xuất và đời sống. Riêng vùng Bắc Trung bộ, hiện có 2 hệ thống

thủy lợi lớn, 20 hồ chứa có dung tích trên 10 triệu m3 và hàng nghìn công trình hồ,

đập, trạm bơm vừa và nhỏ. Tổng diện tích tưới thiết kế là 424.240 ha canh tác, thực

tưới được 235.600 ha lúa đông xuân, 159.700 ha lúa hè thu. Các hệ thống tiêu có diện

tích tiêu thiết kế 163.200 ha, thực tiêu được 132.880 ha [153]. Theo Tổng cục Thống

kê (2015) thì tổng diện tích lúa toàn vùng Bắc Trung bộ đạt 444.500 ha, trong đó có

211.200 ha vụ hè thu, như vậy, tính riêng vụ hè thu chỉ có 75,6% diện tích được tưới,

62,9% diện tích lúa được tiêu chủ động, còn lại là diện tích không chủ động tưới tiêu.

Có 02 vấn đề chính ảnh hưởng đến phân bố đất sản xuất nông nghiệp chủ động

hoặc không chủ động tưới tiêu là khả năng san phẳng của mặt ruộng và hệ thống thủy

lợi. Xét riêng về hệ thống thủy lợi thì có hai hợp phần quan trọng là năng lực cấp nước

của hồ, đập và hệ thống kênh mương nội đồng. Những vùng có các hồ chứa, các đập

ngăn, đập tràn nếu không đáp ứng diện tích tưới tiêu hoặc hệ thống kênh mương nội

đồng chưa hoàn chỉnh thì sẽ không chủ động tưới tiêu.

Nguyên nhân một phần diện tích lúa ở tỉnh Quảng Bình chưa chủ động được

tưới tiêu ngoài hệ thống kênh mương chưa hoàn chỉnh và một phần xuống cấp còn do

năng lực cấp nước của các hồ chứa trong thời gian qua không đáp ứng cao trình thiết

kế do lượng mưa giảm so với trung bình nhiều năm nên hầu hết đều thiếu nước: Tổng

lượng mưa toàn tỉnh năm 2015 là 1976,2 mm đạt 88,9% so với TBNN, đặc biệt năm

2015 không có mưa lũ tiểu mãn nên các hồ chứa gần như không được bổ sung nguồn

nước phục vụ sản xuất, lượng mưa 2 tháng đầu năm 2016 cũng chỉ đạt 61,8 - 93,8% so

với TBNN (Chi cục thủy lợi và PCLB Quảng Bình, 2016) [24].

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng tại Việt Nam và tỉnh Quảng Bình

1.2.1.1. Tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng tại Việt Nam

Lúa là cây lương thực quan trọng, là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho

con người, bình quân 180 - 200 kg gạo/người/năm tại các nước châu Á, khoảng 10

kg/người/năm tại các nước châu Mỹ. Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân

trồng, là lương thực chính của 1,3 tỉ người nghèo trên thế giới, sinh kế chủ yếu của

nông dân (Lê Vĩnh Thảo và cs, 2004) [85]. Theo thống kê của IRRI, cho đến nay lúa

vẫn là cây lương thực được con người sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất. Chính vì vậy,

tổng sản lượng lúa trong vòng 45 năm qua đã tăng lên gấp hơn 2,6 lần, từ 257 triệu tấn

năm 1965 lên trên 689 triệu tấn năm 2009 (C. Witt, A. Dobermann, R. Buresh, 2004;

Ma Guohui and Yuan Longping, 2003) [111], [122]. Theo FAOSTAT (2015), hiện nay

Page 33: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

19

thế giới có 163,25 triệu ha diện tích trồng lúa, năng suất TB 4,54 tấn/ha, sản lượng đưa

lại 734,91 triệu tấn.

Việt Nam là một nước nông nghiệp, với trên 75% dân số phụ thuộc chủ yếu vào

sản xuất nông nghiệp và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính.

Lúa gạo luôn giữ vai trò trong việc cung cấp lương thực nuôi sống con người và là mặt

hàng xuất khẩu đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân (N. V. Luật, 2001) [67].

Trước năm 1945, diện tích trồng lúa của cả nước chỉ đạt 4,73 triệu ha, năng suất

bình quân là 13 tạ/ha [89]. Hiện nay, với việc người dân đã được tiếp cận, áp dụng

những tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong nông nghiệp vào sản xuất, dùng các giống lúa

mới, các giống lúa chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu…, kết hợp đầu tư thâm canh

cao, hợp lý, do vậy sản xuất lúa nước ta đã có bước nhảy vọt về năng suất, sản lượng

và giá trị kinh tế (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009) [36].

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa tai Việt Nam tư năm 2010 đến 2015

Năm Diện tích

(triệu ha)

Năng suất

(tấn/ ha)

Sản lượng

(triệu tấn)

2010 7,48 5,34 40,00

2011 7,65 5,53 42,39

2012 7,75 5,63 43,66

2013 7,90 5,58 44,10

2014 7,81 5,74 44,84

2015 7,83 5,77 45,22

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2015) [162]

Qua bảng 1.1 cho thấy xu hướng diện tích lúa không tăng liên tục từ 2010 đén

2015. Năm 2014, diện tích gieo trồng lúa giảm so với năm 2013. Biến đổi khí hậu, nước

biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan tăng lên dẫn đến diện tích trồng cây lương

thực và cây lúa bị giảm, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp (tăng thêm chi phí

sản xuất, làm giảm năng suất, sản lượng). Theo FAO, nhiệt độ trái đất tăng 10C thì sản

lượng lúa giảm 10% (thời gian qua, nhiệt độ tăng lên trên toàn cầu đã làm giảm sản

lượng thu hoạch 20% - 40% ở nhiều khu vực thuộc châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh).

Năm 2015, Việt Nam tiếp tục ở nhóm 3 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới,

sau Ấn Độ (hơn 10,2 triệu tấn) và Thái Lan (gần 9,6 triệu tấn). Tổng sản lượng xuất

khẩu 6,59 triệu tấn, thu về trên 2,8 tỷ USD, giảm 5,13% về kim ngạch so với năm

2014 [162].

Page 34: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

20

Năng suất và sản lượng lúa năm 2015 vẫn tăng so với các năm trước là nhờ việc

áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như sử dụng các giống tiến bộ kỹ

thuật mới, kỹ thuật canh tác mới, đầu tư thâm canh tốt. Sản lượng lúa cả năm 2015 đạt

45,22 triệu tấn, tăng 380,0 nghìn tấn so với năm 2014, diện tích gieo trồng đạt 7,83

triệu ha, tăng 350.000 ha và năng suất đạt 5,77 tấn/ha, tăng 4,4 tạ/ha so với năm 2010.

Để tiếp tục đảm bảo năng suất, sản lượng, ngành nông nghiệp phải tiếp tục

chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa theo hướng giảm diện tích lúa kém hiệu quả,

trên đất thiếu nước tưới ở các vùng Duyên hải Trung bộ, Trung du miền Núi phía Bắc,

Đông Nam bộ, giảm diện tích lúa vụ xuân hè, hè thu ở đồng bằng sông Cửu Long

chuyển đổi sang trồng hoa màu, giữ diện tích lúa khoảng 7,7 - 7,8 triệu ha, thâm canh

tăng năng suất để đạt sản lượng 43,5 - 44,0 triệu tấn. Đồng thời giữ vững năng suất thì

cần phải tăng phẩm chất gạo để đủ sức cạnh tranh với thị trường gạo trên thế giới [90].

Tình hình sản xuất lúa chất lượng:

Bảng 1.2. Diện tích lúa chất lượng trong lúa thuần và lúa nếp phân theo

các vùng trong cả nước năm 2015

TT Vùng

Tổng

diện tích

(1000 ha)

Trong đó:

Lúa chất lượng

Diện tích

(1000 ha)

Tỷ lệ so với tổng

diện tích (%)

1 Trung du và miền núi phía Bắc 632,3 109,4 17,3

2 Đồng bằng sông Hồng 1.118,5 397,7 35,6

3 Bắc Trung bộ 696,6 153,8 22,1

4 Duyên hải Nam Trung bộ 363,54 120,5 33,1

5 Tây Nguyên 266,2 93,9 35,3

6 Đồng bằng Sông Cửu Long 4.167,4 2.530,9 60,7

7 Đông Nam bộ 427,4 168,2 39,4

Cộng 7.669,24 3.574,4 46,6

Nguồn: Tổng hợp tư Cục Trồng trọt, 2015 [25]

Page 35: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

21

Bảng 1.2 cho thấy cơ cấu diện tích sản xuất lúa chất lượng cao trong lúa thuần

và lúa nếp so với tổng diện tích gieo cấy cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long

(60,7%), theo sau là Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên (35,6 và 35,3%). Vùng

trung du và miền núi phía Bắc có diện tích gieo trồng thấp nhất (17,3%). Cơ cấu diện

tích lúa chất lượng năm 2015 cả nước đạt 46,6% tổng diện tích gieo cấy. Đây là kết

quả của một quá trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng gia tăng giá trị,

hướng đến chất lượng và đáp ứng với thị hiếu tiêu dùng và phục vụ xuất khẩu.

Năm 2014 là năm xuất khẩu gạo thơm nhiều nhất, hơn 800.000 tấn gạo hay

36% so với cùng thời điểm năm trước, với giá trung bình 600 đô la/tấn (trong khi gạo

thơm Hom Mali của Thái Lan 1.065 - 1.075 đô la/tấn và Basmati của Ấn Độ 1.515 -

1.525 đô la/tấn), có thể thu hút nông dân trồng nhiều lúa thơm trong những năm tới.

Thị trường chủ yếu là Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Philippines và

Mỹ. Gạo Việt Nam bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường Hoa Kỳ từ quý

4/2014, nhưng chất lượng và giá cả kém hơn gạo Thái Lan (từ 10 - 45 đô la/tấn), với 3

nhãn hiệu: Gạo thơm thượng hạng Bạc Liêu, gạo thơm thượng hạng 3 miền và Việt

Nam Jasmine rice tại miền Nam California [164].

1.2.1.2. Tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng tại Quảng Bình

Quảng Bình nằm trong khu vực miền Trung, địa hình Quảng Bình hẹp và dốc

từ phía Tây sang phía Đông, 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích

được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng

bằng, vùng cát ven biển. Tỉnh Quảng Bình ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác

động, giao thoa bởi khí hậu của 2 miền Bắc và Nam, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt:

Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm

2.000 - 2.300 mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. Mùa khô

từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24 - 25oC. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất

là tháng 6, 7 và 8 [163]. Điều kiện thời tiết khí hậu về cơ bản thuận lợi cho sản xuất

lúa 02 vụ, tuy nhiên trong thời gian qua, ảnh hưởng của thời tiết cực đoan như gió bão,

lũ lụt, hạn hán, mưa rét cùng với diễn biết tiêu cực do biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng

rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây lúa.

Là tỉnh đi lên từ sản xuất nông nghiệp, tổng diện tích đất tự nhiên 805.538 ha,

năm 2016 đất cho sản xuất nông lâm nghiệp có 692.060 ha, đất dành cho sản xuất

nông nghiệp đạt 67.013 ha, chiếm 9,68% [101].

Về diện tích: Từ năm 2000 toàn tỉnh đã chú trọng đưa các giống mới năng suất

cao vào sản xuất đại trà tại các huyện Tuyên Hoá, Minh Hoá. Đồng thời, tại các huyện

là vùng trọng điểm sản xuất lúa của tỉnh như Quảng Trạch, Lệ Thuỷ, Quảng Ninh...

Page 36: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

22

năng suất, sản lượng lúa chất lượng tăng dần qua từng năm và chiếm tỷ trọng lớn trong

thâm canh lúa cao sản của tỉnh.

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng tai tỉnh Quảng Bình

tư năm 2010 đến 2015

Năm

Tổng

diện

tích

( ha)

Trong đó Năng suất (ta/ha) Sản lượng (tấn)

Lúa chất

lượng

(ha)

Tỷ lệ

so với tổng

DT lúa (%)

TB

chung

Lúa

chất

lượng

Sản

lượng

chung

Lúa

chất

lượng

2010 52.081 10.705 20,6 44,94 49,26 243.041 52.732

2011 52.679 10.965 20,8 49,40 50,24 260.233 55.088

2012 52.501 10.993 20,9 49,49 52,39 259.827 52.356

2013 53.574 13.005 24,3 47,31 53,47 252.039 69.537

2014 54.208 13.069 24,1 51,22 55,26 277.653 72.219

2015 53.653 13.310 24,8 51,90 55,67 278.459 74.096

(Nguồn: Tổng hợp tư Tổng cục Thống kê và Sở NN & PTNT Quảng Bình, 2015) [79]

Bảng 1.3 cho thấy diện tích và năng suất lúa tăng đều qua các năm, song từ năm

2014 đến nay có xu hướng giảm dần do một phần diện tích phải thu hẹp do thiếu nước,

vùng ngập úng. Ngoài ra, do chủ trương của ngành nông nghiệp triển khai thực hiện đề

án chuyển đổi, tái cơ cấu cơ cấu, nâng cao giá trị canh tác trên đơn vị diện tích nên

chuyển một phần diện tích lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác trên những chân

ruộng khó canh tác do thiếu nước hoặc ngập úng cục bộ, chỉ bố trí 01 vụ/năm.

Về giống lúa: Các giống lúa chủ lực năng suất cao như Xi23, X21, NX30, lúa

lai Nhị ưu 838. Các giống chất lượng cao như P6, XT28, HT1, nếp IJ352, IR35366...

Các giống tiến bộ kỹ thuật như SV46, SV181, SVN1…Bộ giống lúa vừa có năng suất

vừa có chất lượng như P6, XT28, PC6… đang được sử dụng rộng rãi trong sản xuất.

Hàng năm đều bổ sung giống mới có tính ưu việt vào cơ cấu sản xuất, từ năm 2007

đến 2013 có 08 giống mới đưa vào sản xuất như P6, P290, XT 28, QX2 (94-11), QR1,

PC6, P6 đột biến…và một số giống có triển vọng như QX5, QX4..., giống cực ngắn

đang sản xuất thử như Gia Lộc 102, MT18…, hiện các giống có TGST trung ngày và

ngắn ngày chiếm khoảng 50 - 55% diện tích gieo cấy toàn tỉnh. Tỷ lệ giống lúa xác

nhận chiếm 65%, giống chất lượng chiếm 57% diện tích gieo cấy [79] .

Page 37: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

23

Theo đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng giai đoạn 2014 - 2020 của tỉnh thì cơ

cấu giống gắn với cơ cấu thời vụ, được chuyển dịch theo hướng né tránh những bất

thuận của thời tiết, thiên tai. Vụ đông xuân giảm dần các giống dài ngày, tăng cường

giống trung và ngắn ngày để gieo cấy muộn hơn tránh ngập úng và rét vào đầu vụ.

Vụ hè thu tập trung sử dụng các giống ngắn ngày và cực ngắn tránh lũ đến sớm. Phấn

đấu nâng tỷ lệ sử dụng giống chất lượng cao trên 50% vụ đông xuân và trên 80%

trong vụ hè thu.

Về lúa chất lượng cao: Giai đoạn 2010 - 2015 có bước tăng trưởng khá nhanh

về diện tích, năng suất lúa. Năm 2015, diện tích đạt 24,8% so với tổng diện tích lúa

các loại và tăng 24,3% so với năm 2010. Về năng suất: Từ 49,26 tạ/ha (năm 2010) lên

55,67 tạ/ha (năm 2015), tăng 13,4%. Sản lượng năm 2015 đạt 74.096 tấn. Kết quả sản

xuất trên đạt được là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh và ngành nông nghiệp trong

thực hiện nâng diện tích sản xuất lúa chất lượng, có giá trị kinh tế cao với các giống

chủ lực, giống xác nhận trong chủ trương nâng cao giá trị canh tác trên đơn vị diện

tích, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần tăng giá trị sản xuất nông nghiệp.

Theo kế hoạch năm 2016, toàn tỉnh chuyển đổi hơn 2.000 ha đất thiếu nước,

kém hiệu quả sang cây trồng cạn [79]. Trước yêu cầu đó, cần thiết phải tiếp tục nghiên

cứu, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lúa và chủ động thích ứng

với sản xuất trong điều kiện bị tác động của khí hậu cực đoan do biến đổi khí hậu để

đảm bảo sản lượng, kế hoạch đề ra.

1.2.1.3. Tình hình sản xuất lúa của huyện Quảng Ninh và xã An Ninh

Huyện Quảng Ninh nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Bình, địa hình dốc từ Tây

sang Đông, cách Thành phố Đồng Hới khoảng 7 km và là một trong 02 huyện có diện

tích, năng suất lúa đứng đầu tỉnh Quảng Bình với cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp

và cây lúa là chủ đạo [169]. Tổng diện tích gieo trồng các loại cây trồng chính hàng

năm trên 11.000 ha, trong đó cây lúa 8000 - 8200 ha, chiếm 72,7 -74,6%. Thực hiện

cánh đồng mẫu lớn với diện tích 160 ha lúa tại các xã Gia Ninh, Vạn Ninh và An Ninh

Các giống lúa sản xuất chủ yếu: VN20, TBR1, X23, KD18 (giống thâm canh), P6,

HT1, IR35366 (giống chất lượng).

Bảng 1.4 cho thấy năm 2014 diện tích trồng lúa giảm, nguyên nhân chính do

huyện đã triển khai đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả. Năm

2015, diện tích có tăng trở lại do đảm bảo được hệ thống tưới tiêu, thủy lợi và huyện

tập trung triển khai mạnh các chương trình thâm canh, đề án nâng cao giá trị canh tác

trên đơn vị diện tích, triển khai cánh đồng lớn và cơ cấu các giống lúa chất lượng cao,

do vậy diện tích, tỷ lệ diện tích lúa chất lượng cao ngày càng được mở rộng. Năng suất

Page 38: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

24

lúa và lúa chất lượng TB toàn huyện đạt khá cao so với TB toàn tỉnh. Năm 2015, tổng

sản lượng lúa toàn huyện chiếm 17% tổng sản lượng toàn tỉnh.

Bảng 1.4. Tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng cao huyện Quảng Ninh,

giai đoan 2010 đến 2015

Năm

Tổng

diện

tích

( ha)

Trong đó Năng suất

(tạ/ha) Sản lượng (tấn)

Lúa

chất

lượng

cao (ha)

Tỷ lệ so

với tổng

DT lúa

(%)

TB

chung

Lúa

chất

lượng

cao

Toàn

huyện

Lúa

chất

lượng

cao

2010 8.178 2.050 25,1 46,65 55,80 38.151 11.439

2011 8.332 2.100 25,2 52,80 55,90 43.991 11.739

2012 8.425 2.100 24,9 51,78 52,80 43.628 11.088

2013 8.517 2.300 27,0 48,07 55,50 40.940 12.765

2014 7.900 2.780 35,2 56,2 57,85 44.398 16.082

2015 8200 3.450 42,1 57,8 58,43 47.396 20.158

(Nguồn: Tổng hợp tư Phòng NN và PTNT huyện Quảng Ninh) [98]

Xã An Ninh, huyện Quảng Ninh: An Ninh là một xã đồng bằng ven núi nằm ở

phía Đông Nam của huyện Quảng Ninh, chiều dài 3 km dọc theo tuyến đường sắt và

đường Quốc lộ 15a, chiều rộng 6,5 km, cách thị trấn Quán Hàu 16 km. Tổng diện

tích đất tự nhiên: 1948,88 ha. Trong đó, đất trồng cây hàng năm là: 1070,41 ha. Diện

tích chủ yếu là sản xuất lúa 2 vụ, hầu hết tưới tiêu chủ động từ nguồn nước hồ Cẩm

Ly, Rào Đá và một phần nguồn nước hồ An Mã dồi dào. Là một xã thuần nông

nghiệp với 74,54% lao động nông nghiệp.

Từ 2010 - 2015, tình hình sản xuất lúa tại xã An Ninh đều tăng về diện tích và

sản lượng với nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư về giống và kĩ thuật canh tác, đã giúp cho

sản xuất lúa có chiều hướng phát triển và đạt hiệu quả cao. Năm 2015, toàn xã gieo

cấy 895 ha, năng suất TB đạt 6,18 tấn/ha, sản lượng đạt 5.531,1 tấn [98].

Vụ đông xuân là vụ sản xuất chính ở Quảng Bình, chiếm phần lớn tổng diện

tích và sản lượng hàng năm, xã An Ninh là một trong những xã đứng đầu trong sản

Page 39: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

25

xuất lúa thâm canh đạt năng suất cao. Các giống lúa gieo trồng chủ lực bao gồm: P6,

HT1, VN20, TBR1, X23, KD18, HT1 [98].

Về các biện pháp canh tác chủ yếu cho lúa thì đa số người dân làm đất kỹ bằng

máy; trừ cỏ kết hợp bằng biện pháp hóa học và thủ công; 100% số hộ được khảo sát

đều áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).

Tình hình áp dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI): Trên cơ sở hỗ trợ của

Tổ chức SNV (NGO), vụ đông xuân 2012 - 2013 đã thực hiện mô hình sản xuất theo

hướng dẫn kỹ thuật của SNV với diện tích 23 ha. Năm 2015, có 140 ha áp dụng canh

tác theo hướng SRI tại xã; năng suất TB ở các điểm triển khai cao hơn canh tác thông

thường 8 -11% [32].

1.2.1.4. Tình hình sản xuất lúa của huyện Bố Trạch và xã Đại Trạch

Huyện Bố Trạch nằm ở cửa ngõ phía Bắc Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng

Bình, có diện tích trải rộng từ Tây sang Đông chiếm toàn bộ chiều ngang của Việt

Nam. Cũng như huyện Quảng Ninh, vị trí địa lý của huyện Bố Trạch vừa tiếp giáp

với biển Đông vừa tiếp giáp đường biên giới giữa Việt Nam và Lào. Toàn huyện

có 28 xã và 02 thị trấn được phân bổ đều ở các vùng: Đồng bằng, miền núi, trung

du và ven biển [168].

Bố Trạch là một trong những vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp và sản xuất

lúa của tỉnh Quảng Bình. Sản xuất lúa chiếm khoảng 48,2 - 49,0% tổng diện tích gieo

trồng cây hàng năm trong ngành trồng trọt (17.900 - 18.000 ha). Hiện nay, sản xuất lúa

theo hướng tập trung phát triển chất lượng, nâng cao giá trị lúa hàng hóa. Cơ cấu giống

lúa theo hướng nâng cao giống chất lượng, tăng diện tích sử dụng giống xác nhận, đặc

biệt giống chất lượng cao như IR353.66, XT28, P6, PC6, HT1, Bắc Thơm 7…, nâng tỷ

lệ sử dụng giống chất lượng cao trên 50% vụ đông xuân và trên 80% vụ hè thu; tăng

cường sử dụng các giống trung ngày để gieo cấy. Sản xuất thử nghiệm, xây dựng các

mô hình trình diễn về giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao như: SV7, SV55,

SV47, SV181, CXT30, Gia Lộc 105… để bổ sung vào cơ cấu giống [168].

Qua bảng 1.5 cho thấy từ năm 2010 đến 2013, diện tích, sản lượng lúa biến

động khi tăng khi giảm từ 8.638 ha đến 8.781 ha. Trong năm 2014 diện tích lúa giảm

mạnh so với các năm trước nhưng sản lượng lúa lại cao nhất trong cả thời kỳ do được

mùa, năng suất cao (42.907 tấn). Diện tích lúa huyện đang có xu hướng giảm dần do

chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những diện tích lúa bấp bênh,

thiếu nước sản xuất sang sản xuất rau, quả. Do tập trung thâm canh, ứng dụng các tiến

bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên diện tích lúa có suy giảm nhưng năng suất tăng

nên sản lượng tăng so với đầu thời kỳ.

Page 40: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

26

Bảng 1.5. Tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng cao huyện Bố Trach,

giai đoan 2010 - 2015

Năm

Tổng

diện

tích

( ha)

Trong đó Năng suất

(tạ/ha) Sản lượng (tấn)

Lúa chất

lượng cao

(ha)

Tỷ lệ so

với Tổng

DT lúa

(%)

TB

chung

Lúa

chất

lượng

cao

Toàn

huyện

Lúa

chất

lượng

cao

2010 8.720 1.587 18,2 42,25 45,3 36.846 7.189,1

2011 8.638 1.650 19,1 47,57 47,7 41.087 7.870,5

2012 8.781 1.689 19,2 47,09 47,1 41.346 7.955,2

2013 8.712 1.700 19,5 45,60 46,5 39.750 7.905,0

2014 8.565 1.735 20,3 50,10 52,3 42.907 9.074,1

2015 8.420 2.400 28,5 50,30 52,4 42.352 12.576,0

(Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Bố Trach, 2016)

Theo UBND xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch (2015) [99]: Đại Trạch xã đồng

bằng nằm ở phía Nam của huyện Bố Trạch, có tuyến đường sắt Bắc Nam và đường

Quốc lộ 1A chạy qua. Phía Nam giáp với xã Nam Trạch, phía Đông Nam giáp với các

xã Lý Trạch, Nhân Trạch, phía Đông giáp biển Đông, phía Bắc giáp với thị trấn Hoàn

Lão, phía Đông Bắc giáp với xã Trung Trạch, phía Tây giáp với xã Hòa Trạch. Diện

tích sản xuất chủ yếu là lúa 2 vụ được tưới tiêu chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nước hồ

Đá Mài với khoảng 30% diện tích được chủ động tưới tiêu, là xã thuần nông (sản xuất

nông nghiệp chiếm tỷ trọng trên 75% trong cơ cấu kinh tế).

Trong những năm gần đây diện tích lúa của xã giảm dần từ 846 ha (năm 2010)

xuống 725,6 ha (năm 2015). Nguyên nhân cơ bản là do một phần diện tích lúa không

chủ động tưới tiêu, thiếu nước sản xuất vụ hè thu, dịch hại phát sinh, hiệu quả kinh tế

không cao nên nông dân không tha thiết sản xuất 2 vụ. Tuy nhiên, phần diện tích

giảm hiện nay đang được cơ cấu chuyển đổi cây trồng 01 vụ lúa - 01 vụ rau, màu.

Nhờ thụ hưởng nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư về giống và kỹ thuật canh tác, áp dụng

thâm canh nên năm 2015 năng suất lúa tăng lên rõ rệt dù suy giảm diện tích, năng

suất TB đạt 5,12 tấn/ha, sản lượng đạt 3.715,1 tấn. Cơ cấu giống gồm 40% diện tích

Page 41: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

27

lúa chất lượng với các giống: HT1, P6, IR35366. Còn lại là lúa thâm canh năng suất

như: QX5, Xuân Mai, X21 (UBND xã Đại Trạch, Bố Trạch, 2015) [99].

Về các biện pháp canh tác chủ yếu: Có khoảng 7 - 8% số hộ làm đất chưa kỹ do

làm thủ công vì kinh tế khó khăn nên không thuê máy móc làm đất. Về trừ cỏ, nông

dân áp dụng biện pháp hóa học kết hợp thủ công nhưng trừ cỏ bằng thuốc hóa học là

chủ yếu. Có trên 70% hộ dân chủ yếu áp dụng biện pháp hóa học để phòng trừ dịch hại,

chưa tuân thủ quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), còn tùy tiện trong sử dụng

thuốc hóa học BVTV.

Tình hình áp dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI): Trên cơ sở hỗ trợ của

SNV, vụ đông xuân 2013 - 2014 đã thực hiện mô hình do SNV chuyển giao với diện

tích 45 ha. Hiện có 143 hộ áp dụng canh tác thí điểm theo hướng SRI tại xã; năng suất

TB ở các điểm triển khai cao hơn canh tác thông thường 2 - 8% [32].

Hiện trạng sản xuất lúa và lúa chất lượng cao cho thấy: Thực hiện Quyết định

số 1006/QĐ-BNN&PTNT ngày 13/5/2014 của Bộ NN và PTNT về kế hoạch thực hiện

tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020, đã nêu rõ mục

tiêu chính: “Áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, tiết kiệm giống, phân bón, nước, hạn

chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá

trị...”. Bên cạnh đó, hướng nghiên cứu ngành hàng lúa gạo cần tiếp tục tập trung phân

tích chi phí hiệu quả kinh tế dựa trên các mô hình bền vững và truyền thống cũng như

phân tích hiệu quả môi trường về lượng nước, phân bón, phát thải [104]. Việc cần thiết

phải nghiên cứu và triển khai nhân rộng trên cơ sở khoa học và thực tiễn của hệ thống

thâm canh lúa cải tiến (SRI) có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất lúa gạo hiện nay của

tỉnh Quảng Bình cũng như các tỉnh lân cận.

1.2.2. Tình hình sử dụng lượng giống gieo cho lúa tại Việt Nam và Quảng Bình

1.2.2.1. Tại Việt Nam

Gieo thẳng, gieo vãi là phương thức canh tác không mới đối với nông dân

nước ta ở khu vực ĐBSCL và Trung bộ, Tây Nguyên nông dân canh tác chủ yếu là

gieo thẳng, với các tỉnh miền Bắc, gieo thẳng lúa cũng được khuyến cáo. Kể từ năm

2008, gieo thẳng được phát động như một tình thế khắc phục thiếu mạ do chết rét,

với tổng diện tích gieo thẳng toàn miền Bắc là trên 168.000 ha, chiếm 14,6% diện

tích lúa toàn miền, đến vụ xuân 2011, diện tích lúa gieo thẳng toàn miền trên

229.000 ha chiếm 20% diện tích lúa, tăng gần 14% [26].

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy lượng giống gieo sạ thích hợp cho kỹ

thuật sạ hàng ở ĐBSCL là khoảng 70 - 100 kg giống/ha (Bùi Chí Bửu, 1998) [19].

Dưới điều kiện quản lý đồng ruộng tốt, mật độ sạ 100 kg giống/ha được khuyến cáo để

Page 42: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

28

nhận năng suất lúa có chất lượng tốt, cũng như đáp ứng đủ số bông/m2 cho việc chín

đồng bộ trong hệ thống canh tác lúa sạ ướt (Trần Thị Ngọc Huân và ctv, 1999) [52].

Hiện nay, lượng giống cao sản ngắn ngày sạ lan được khuyến cáo là 150

kg/ha (Nguyễn Thành Hối, 2013) [50]. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất thường

người dân trồng lúa theo tập quán với mật độ cao, lượng giống gieo sạ từ 200 - 300

kg/ha (Nguyễn Văn Luật, 2001) [67].

Tại ĐBSCL dưới điều kiện quản lý đồng ruộng tốt, mật độ sạ 100 kg

giống/ha được khuyến cáo để nhận năng suất lúa có chất lượng tốt, cũng như đáp

ứng đủ số bông/m2 cho việc chín đồng bộ trong hệ thống canh tác lúa sạ ướt (Trần

Thị Ngọc Huân và cs, 1999) [52]. Gieo hàng bằng công cụ gieo hàng kéo tay hoặc

liên hợp với máy kéo. Máy sạ hàng với lượng hạt giống gieo là 100 - 120 kg/ha.

Khoảng cách gieo: hàng cách hàng 20 cm. Lượng hạt giống cho vào trống của công

cụ gieo hàng chỉ bằng 2/3 thể tích trống và tránh làm ướt bên trong trống để hạt ra

đều (Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách, 2012) [84]. Lượng giống áp dụng gieo sạ với

giống Nàng thơm chợ đào là 30 - 50 kg/ha, Hương Cốm 100 kg/ha (Lê Vĩnh Thảo

và cs, 2004) [85].

Theo Trương Thị Thủy (2010) [94] tại Phú Thiện, tỉnh Gia Lai, quy trình sản

xuất lúa áp dụng 05 kiểu sạ như sạ ướt, sạ khô, sạ ngầm, sạ chay, sạ gởi; lượng

giống gieo 150 - 200 kg/ha được áp dụng trên các giống HT1, Khang dân, Q5 trong

vụ mùa và vụ xuân.

Tại các tỉnh Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ, đặc biệt là từ Hà Tĩnh trở vào, hầu

hết diện tích lúa được áp dụng biện pháp gieo thẳng/sạ. Tập quán gieo sạ dày (120 -

160 kg giống/ha/vụ hoặc hơn), lạm dụng phân đạm…là điều kiện thuận lợi cho dịch

hại phát triển, kéo theo là việc lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi

trường, làm cho sâu bệnh bùng phát, giảm hiệu quả sản xuất (Hoàng Văn Phụ, Ngô

Tiến Dũng, 2016) [77].

1.2.2.2. Tại Quảng Bình

Trên địa bàn toàn tỉnh, khuyến cáo của quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thuần

đề nghị áp dụng 80 - 100 kg/ha khi gieo sạ lan, đây là lượng gieo theo quy trình thâm

canh lúa thường. Tuy nhiên, nông dân áp dụng quy trình sạ với lượng giống cao nhưng

không đảm bảo các chế độ chăm sóc và không đáp ứng yêu cầu tùy giống, mùa vụ đã

dẫn đến suy giảm năng suất, dịch hại phát sinh, tăng chi phí đầu vào trong sản xuất lúa.

Một số diện tích gieo sạ hiện áp dụng 160 kg/ha vụ đông xuân và 140 kg/ha trong vụ hè

thu, đặc biệt ở các địa bàn vùng sâu, miền núi, nhận thức của người dân còn hạn chế.

Tại huyện Quảng Ninh, thông qua các hoạt động của tổ chức SNV ở các xã có

triển khai mô hình SRI nên đa số các hộ áp dụng lượng giống gieo 80 - 100 kg/ha vụ

Page 43: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

29

đông xuân và 80 kg/ha vụ hè thu. Huyện Bố Trạch hầu hết đều gieo lượng giống tương

đương quy trình thâm canh lúa khuyến cáo (Sở NN và PTNT, 2010) [78]. Những địa

bàn có triển khai chương trình “03 giảm - 03 tăng” lượng giống gieo là 80 - 100 kg/ha,

tuy nhiên vẫn còn một số địa phương áp dụng gieo 140 kg/ha (vụ đông xuân), 120 -

140 kg/ha (vụ hè thu).

1.2.3. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa tại Việt Nam và Quảng Bình

1.2.3.1. Tại Việt Nam

Theo Nguyễn Thị Lẫm (1994) [66], khi nghiên cứu về bón phân đạm cho lúa

cạn đã kết luận: Lượng đạm bón thích hợp cho các giống có nguồn gốc địa phương là

60 kg N/ha, với các giống thâm canh cao lượng đạm thích hợp 90 - 120 kg N /ha

Để tăng số bông trên đơn vị diện tích, Nguyễn Ngọc Đệ (2009) [36] cho rằng

cần phải bón phân lót đầy đủ, bón thúc sớm để lúa đẻ nhánh sớm mau đạt được nhánh

tối đa và nhánh khỏe cho nhiều bông và bông to về sau.

Do hệ số sử dụng phân đạm của cây lúa không cao nên lượng đạm cần bón phải

cao hơn nhiều so với nhu cầu. Tuỳ theo chân đất, mùa vụ, giống lúa, hiện nay lượng

đạm bón thường dao động 60 - 160 kg/ha. Với trình độ thâm canh hiện tại, để đạt năng

suất 5 tấn/ha thường bón 80 - 120 kg/ha. Tuy nhiên, trên đất có độ phì trung bình, để

đạt năng suất 6 tấn thóc/ha cần bón 160 kg N/ha. Trên đất phù sa sông Hồng, để đạt

năng suất trên 7 tấn/ha cần bón 180 - 200 kg N/ha (Vinachem, 1998) [91].

Lượng phân lân bón cho lúa dao động 30 - 100 kg P2O5, thường bón 60 kg

P2O5/ha. Đối với đất xám bạc màu có thể bón 80 - 90 kg P2O5/ha, đất phèn có thể bón

90 - 150 kg P2O5/ha (Nguyễn Hữu Nghĩa, 1996) [69].

Lượng phân kali bón cho lúa phụ thuộc chủ yếu vào mức năng suất và khả

năng cung cấp kali của đất. Các mức bón trong thâm canh lúa trung bình là 30 - 90

kg K2O/ha, và mức bón trong thâm canh lúa cao là 100 - 150 kg K2O/ha, trong đó

kali của phân chuồng và rơm rạ có hiệu suất không kém kali trong phân hóa học.

Trên đất phù sa sông Hồng khi đã bón 8-10 tấn phân chuồng/ha thì chỉ nên bón 30 -

90 kg/ha phân kali khoáng, ngay cả trong điều kiện thâm canh lúa cao (Nguyễn

Như Hà, 1998) [42].

Theo Viện lúa ĐBSCL, áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh lúa trong đó

lượng phân bón vụ đông - xuân: 90 - 110 kg N + 40 - 50 kg P2O5 + 30 - 50 kg K2O/ha;

vụ Hè Thu: 75 - 95 kg N + 50 - 60 kg P2O5 + 30 - 50 kg K2O/ha áp dụng cho bộ giống

TGST 90 - 100 ngày, năng suất cao, chống chịu với một số sâu bệnh chính và có phẩm

chất gạo tốt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu (Phạm Sĩ Tân và Chu Văn Hách, 2012) [84].

Trên đất phù sa sông Hồng: Bón phân chuồng 10 tấn/ha/vụ trên nền phân

khoáng tăng năng suất lúa xuân 8,3 - 13,5% (trung bình 10,3%) so với không bón

Page 44: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

30

phân chuồng. Hiệu suất sử dụng phân chuồng trong vụ xuân tương đối thấp, chỉ

khoảng 50 - 70 kg thóc/tấn phân chuồng. Trên nền không bón phân chuồng, trong vụ

xuân hiệu suất đạt 6,7 kg thóc/kg N, 2,2 kg thóc/kg P2O5 và 5,6 kg thóc/kg K2O.

Trên nền bón phân chuồng hiệu suất tương ứng là 5,0, 2,2, 4,4 kg thóc. Vụ mùa bón

phân chuồng tăng năng suất 9,3 -18,4% (trung bình 12,4%) so với không bón. Hiệu

suất sử dụng phân chuồng trong vụ mùa cao hơn vụ xuân, đạt khoảng 50 - 90 kg /tấn

phân chuồng. Trên nền không bón phân chuồng, trong vụ mùa hiệu suất phân bón là

10,0 kg thóc/kg N, 5,0 kg thóc/kg P2O5 và 11,7 kg thóc/kg K2O. Trên nền có bón

phân chuồng, hiệu suất tương ứng là 8,3, 6,7, 15,0 kg. Liều lượng phân bón cho lúa

trên đất phù sa sông Hồng khuyến cáo cho lúa xuân: 10 tấn phân chuồng + 120 kg N

+ 90 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha; cho lúa mùa: 10 tấn phân chuồng + 120 kg N + 60 kg

P2O5 + 60 kg K2O/ha (Bùi Huy Hiền, Nguyễn Trọng Thi và cs, 2005) [54].

Trên đất bạc màu: Bón phân chuồng 10 tấn/ha/vụ trên nền phân khoáng tăng

năng suất lúa xuân 13,0 - 20,5% (trung bình 16,6%) so với không bón phân chuồng.

Hiệu suất sử dụng phân chuồng trong vụ xuân là 65 - 108 kg thóc/tấn phân chuồng

(trung bình 85 kg). Trên nền không bón phân chuồng, trong vụ xuân hiệu suất phân

bón 13,0 kg thóc/kg N, 10,1 kg thóc/kg P2O5 và 7,1 kg thóc/kg K2O. Trên nền bón

phân chuồng hiệu suất tương ứng là 12,5; 11,8; 4,0 kg thóc. Trong vụ mùa bón phân

chuồng tăng năng suất 9,1 - 19,4% (trung bình 12,6%) so với không bón. Hiệu suất sử

dụng phân chuồng trong vụ mùa 50 - 91 kg thóc/tấn phân chuồng (trung bình 64 kg),

trên nền không bón phân chuồng, trong vụ mùa hiệu suất của phân bón là 7,1 kg thóc/kg

N, 3,1 kg thóc/kg P2O5 và 5,2 kg thóc/kg K2O. Trên nền bón phân chuồng hiệu suất

tương ứng là 3,6; 3,1; 3,8 kg thóc (Nguyễn Văn Đại, Trần Thị Thu Trang, 2005) [33].

1.2.3.2. Tại Quảng Bình

Quy trình kỹ thuật thâm canh lúa thuần (Sở NN và PTNT, 2010) [78], khuyến

cáo áp dụng mức bón giống dài ngày (120 - 140 ngày): 500 kg vôi/ha + 6 tấn phân

chuồng/ha + 92 kg N + 64 kg P2O5 + 60 kg K2O; giống ngắn ngày (85 - 90 ngày): 500

kg vôi/ha + 6 tấn phân chuồng/ha + 73,6 kg N + 64 kg P2O5 + 60 kg K2O.

Theo Sở NN và PTNT (2015), so với quy trình, hầu hết nông dân các địa

phương trong tỉnh có xu hướng bón lượng đạm (N) cao hơn 10 - 15%, phân lân (P2O5)

bón 30 - 40 kg/ha, phân kali (K2O) bón 50% so với quy trình do giá thành cao và nhận

thức chưa đầy đủ về phân kali.

Xã An Ninh, Quảng Ninh: Nông dân sử dụng nhiều dạng phân lót và bón thúc.

Rất ít hộ sử dụng phân hữu cơ (phân chuồng, phân vi sinh). Đa số các hộ sử dụng phân

hỗn hợp NPK 16:16:8 trong sản xuất lúa hoặc phân đơn urê, lân supe, KCl. Quy trình

phân bón thâm canh cho lúa của ngành nông nghiệp khuyến cáo là 92 kg N + 64 kg

P2O5 + 60 kg K2O [67] thì mức bón phân của người dân lượng đạm (N) cao hơn 5 - 10

Page 45: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

31

kg/ha; bón K2O mức thấp hơn so với khuyến cáo 20 - 25 kg/ha; lượng lân P2O5 đa số

các hộ bón tương đương so với quy trình khuyến cáo.

Xã Đại Trạch, Bố Trạch là địa phương có ngành chăn nuôi phát triển nên có 7 -

10% số hộ có sử dụng phân chuồng bón lót. Hầu hết không sử dụng phân hữu cơ vi

sinh và vôi cải tạo đất, đây là hạn chế cơ bản trong sử dụng phân bón. Đa số người dân

sử dụng phân NPK hỗn hợp 16:16:8 để bón phân cho lúa, khoảng 18 - 20% số hộ có

bón bổ sung phân đơn đạm urê, lân supe và KCl. So với quy trình thâm canh, nông dân

bón đạm (N) mức cao hơn 10 - 20 kg, bón tùy tiện, theo thói quen; lượng P2O5 và K2O

thấp hơn so với quy trình thâm canh khuyến cáo (40 - 42 kg P2O5 và 30 - 35 kg

K2O/ha), bón phân không cân đối, khó khăn cho thâm canh tăng năng suất.

1.2.4. Tình hình sử dụng nước tưới cho lúa tại Việt Nam và Quảng Bình

Theo ước tính năm 2005, lượng nước sử dụng trong nông nghiệp, chủ yếu cho

tưới lúa, là khoảng 66.000 triệu m3, chiếm 82% tổng lượng nước sử dụng toàn quốc

(KBR, 2009). Dự báo vào năm 2020 nông nghiệp vẫn là ngành sử dụng nước lớn nhất,

chiếm 72% tổng lượng nước sử dụng (KBR, 2009) [61].

Nhu cầu nước tưới cho thấy lượng nước sử dụng hàng năm cho nông nghiệp

khoảng 93 tỷ m3, cho công nghiệp khoảng 17,3 tỷ m3, cho dịch vụ 2 tỷ m3, cho sinh

hoạt 3,09 tỷ m3. Tính đến năm 2030 cơ cấu dùng nước sẽ thay đổi theo xu hướng nông

nghiệp 75%, công nghiệp 16%, tiêu dùng 9% (Lê Quốc Tuấn và cs, 2013) [97].

Theo Đoàn Doãn Tuấn, Trần Văn Đạt, Trần Việt Dũng (2009), kết quả nghiên

cức từ Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam cho thấy nhu cầu nước của lúa chiêm xuân

vùng đồng bằng Bắc Bộ dao động từ 428,38 đến 493,41 mm/vụ (4.283,8 đến 4.934,1

m3/ha/vụ). Đối với lúa mùa, nhu cầu nước của lúa dao động từ 4.063,4 đến 4.489,8

m3/ha/vụ với phương thức tưới tiêu thông thường [166].

Trước tình hình nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp bao gồm sản xuất lúa

giảm sút trong khi nhu cầu tăng do tổng sản lượng phải tăng theo dân số, tưới tiêu

nước tiết kiệm đang được khuyến cáo áp dụng rộng rãi thông qua các kỹ thuật quản lý

nước (AWD, “nông - lộ - phơi”), bản chất là tưới theo nhu cầu vào những thời kỳ thiết

yếu của cây đã góp phần tiết kiệm nước. Theo Hoàng Văn Phụ (2015) [76], áp dụng

SRI làm chi phí hạt giống giảm tới 90%, tiết kiệm nước 40 - 60%, trong khi đó năng

suất lúa tăng lên 13 - 29%.

Xác định nhu cầu sử dụng nước tưới cho lúa liên quan đến nhiều yếu tố: biện

pháp tưới, tính chất vật lý đất (thành phần cơ giới, loại đất, khả năng giữ nước...), địa

hình vùng sản xuất lúa (ruộng cao, ruộng vàn, ruộng thấp trũng), độ sâu tầng canh tác,

độ bằng phẳng của ruộng lúa, năng lực hệ thống thủy lợi tưới tiêu (đầy đủ, chỉ tưới chủ

động hoặc tiêu chủ động...) và các yếu tố liên quan khác.

Page 46: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

32

Tỉnh Quảng Bình có 151 hồ chứa nước, 215 đập dâng và 301 trạm bơm. Tổng

dung tích các hồ chứa khoảng 600 triệu m3, các hồ này đã phối hợp với dòng chảy cơ

bản các sông suối và các ao, đầm bảo đảm nhu cầu nước tưới trên 53.000 ha diện tích

gieo trồng hàng năm của tỉnh về mặt thiết kế. Tuy nhiên, có từ 16 - 18% diện tích lúa

không chủ động tưới tiêu, tập trung ở các địa bàn các xã thuộc huyện Bố Trạch, các xã

miền núi thuộc huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Lệ Thủy [24]. Chế độ tưới nước phổ

biến của nông dân hiện nay tại huyện Quảng Ninh là tưới ngập thường xuyên.

1.2.5. Tình hình áp dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại Việt Nam và

Quảng Bình

1.2.5.1. Tại Việt Nam

SRI được thử nghiệm đầu tiên tại 4 tỉnh/thành là Hà Nội, Hòa Bình, Quảng Nam

và Thừa thiên - Huế trong 4 vụ (từ đông xuân 2003 đến mùa 2004) (Hoàng Văn Phụ,

Ngô Tiến Dũng, 2016) [77].

Qua nghiên cứu ứng dụng các chuyên gia khẳng định biện pháp canh tác lúa này

phù hợp với đồng ruộng Việt Nam, kết quả thử nghiệm cho thấy năng suất lúa tăng

đáng kể (>20%) so với phương pháp canh tác lúa truyền thống tưới ngập nước, trong

khi đó chi phí đầu vào cho sản xuất giảm như giống, phân bón và tưới nước…[103].

Từ năm 2003 - 2005: SRI được áp dụng trên quy mô 2-5 ha ở 12 tỉnh thuộc

Bắc Bộ, Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ, thu hút sự tham gia của 3.450 nông dân.

Nghiên cứu thử nghiệm trong 2 năm 2003 và 2004, trên lúa cấy ở Hòa Bình, Hà

Nội, Quảng Nam và đã đi đến kết luận rằng, nông dân hoàn toàn có khả năng ứng

dụng SRI và canh tác theo hướng SRI có thể khắc phục được những hạn chế cơ bản

trong tập quán canh tác lúa nước của nông dân hiện nay như gieo sạ dày, lạm dụng hóa

chất (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) (Cục BVTV, 2014) [27].

Tại Đại học Thái Nguyên, từ năm 2004 đến 2007, Hoàng Văn Phụ và cs đã tiến

hành nhiều thí nghiệm về tuổi mạ, mật độ cấy, bón phân, làm cỏ cho cả lúa thuần và

lúa lai ở cả vụ xuân và vụ mùa, kết quả các thí nghiệm, thử nghiệm sản xuất đều rất tin

cậy về ưu thế của SRI. Vụ xuân 2005, đã triển khai xây dựng mô hình SRI tại thôn

Hồng Giang, xã Đức Giang, Yên Dũng, Bắc Giang trên diện tích 0,36 ha. Người dân

từ chỗ tò mò, nghi ngờ (vì trước kia cấy mà già 30 - 35 ngày tuổi nay cấy mạ non14

ngày tuổi, mật độ cấy trước kia khuyến cáo 45 - 50 khóm/m2 nay cấy 30 khóm/m2) đã

chuyển sang tin tưởng và phấn khởi. Vụ mùa 2005 tại Yên Dũng, nông dân đã tự phát

áp dụng SRI trên diện tích 1,76 ha (Hoàng Văn Phụ, Ngô Tiến Dũng, 2016) [77].

Năm 2005 tại Thanh Hóa: Hội nghị tổng kết mô hình “Kỹ thuật thâm canh lúa

mới” tại xã Dân Lý, Triệu Sơn vụ trong vụ đông - xuân 2005, các đại biểu và bà con

Page 47: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

33

nông dân đã khẳng định lợi ích mà dự án đem lại như tiết kiệm 40% giống lúa thuần,

50% giống lúa lai Trung Quốc, tiết kiệm lao động 40% từ việc cấy thưa [103].

Năm 2007 tại Hà Tây (cũ): Kết quả cho thấy áp dụng phương pháp SRI đều cho

năng suất cao hơn phương pháp truyền thống 20% và đạt nhiều lợi ích; nông dân giảm

được lượng giống, nước tưới, công chăm sóc và rất ít sâu bệnh hại nên hầu như không

phải dùng thuốc BVTV [103].

Kết quả của mô hình là cơ sở quan trọng để Bộ NN và PTNT ra Quyết định số

3062/QĐ-BNNKHCN ngày 15/10/2007 công nhận SRI là tiến bộ kỹ thuật và khuyến

khích áp dụng rộng rãi trên phạm vi rộng hơn.

Từ 2009, số nông dân áp dụng SRI là 264.000 người với diện tích 85.422 ha.

Năm 2010: Số nông dân áp dụng SRI là 817.939 người với diện tích 151.311 ha. Năm

2011, số nông dân áp dụng SRI là 1.070.384 người với diện tích 185.065 ha (Ngô

Tiến Dũng và cs, 2011) [30].

Năm 2014: Có 29 tỉnh/thành ứng dụng SRI (Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh,

Bình Định, Điện Biên, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội, Hòa Bình,

Hưng Yên, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ,

Quảng Bình, Quảng Nam, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên

Huế, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái). Ngoài ra, một số tổ chức phi chính phủ

Quốc tế cũng hỗ trợ cho nông dân nghèo ở một số tỉnh ĐBSCL áp dụng SRI. Tổng

diện tích áp dụng SRI là 394.894 ha với 1.813.201 nông dân tham gia (Cục BVTV,

2014) [27].

Năm 2016, TP Hà Nội có trên 70% diện tích lúa mỗi vụ đã được áp dụng SRI ở

các mức độ toàn phần hoặc từng phần các nguyên tắc của SRI. Hà Nội cũng là một

trong những tỉnh/thành dùng ít thuốc bảo vệ thực vật hóa học nhất trong cả nước, tình

hình dịch hại trên lúa luôn ở mức thấp do hệ sinh thái đồng ruộng được cải thiện. Bình

quân toàn thành phố, lượng giống cấy giảm từ 2kg/sào (trước kia) nay còn 1 kg/sào

(Hoàng Văn Phụ, Ngô Tiến Dũng, 2016) [77].

Đến năm 2015, theo ước tính của Bộ NN và PTNT, Việt Nam có 1,8 triệu nông

dân, trên 70% là phụ nữ ứng dụng SRI trên diện tích gần 450.000 ha lúa (H. V. Phụ,

2015) [76].

Như vậy, trong xu thế diện tích canh tác theo hướng SRI đang được khuyến cáo

mở rộng, những nghiên cứu về SRI tập trung chủ yếu về mật độ cấy, tuổi mạ, có rất ít

những nghiên cứu cơ bản về lượng giống gieo, phân bón, về chế độ nước. Do vậy, cần

thiết phải có các nghiên cứu cụ thể về các kỹ thuật canh tác chủ yếu ở các điều kiện

canh tác khác nhau theo hướng SRI để có cơ sở khoa học đánh giá, đề xuất xây dựng

quy trình và áp dụng SRI ở Quảng Bình và các địa phương có điều kiện tương tự.

Page 48: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

34

1.2.5.2. Tại Quảng Bình

Thời gian qua, nhiều tiến bộ và giải pháp kỹ thuật nông nghiệp đã được áp

dụng như các nghiên cứu về IPM, ICM, giống, phân bón.., nhằm nâng cao năng suất,

chất lượng trong sản xuất lúa, góp phần gia tăng giá trị hàng hóa lúa gạo của tỉnh. Hệ

thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) đã được đưa vào thử nghiệm áp dụng từ vụ Đông

Xuân 2012 - 2013 từ mô hình ban đầu do tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) hỗ trợ.

Theo Sở NN và PTNT Quảng Bình (2015) [80], căn cứ quy trình kỹ thuật theo

khuyến cáo của Bộ NN và PTNT, canh tác theo hướng SRI được tổ chức SNV phối

hợp với các xã trong vùng dự án áp dụng trên các mô hình trên giống chất lượng và

giống thâm canh năng suất. Năm 2012 có 23 ha triển khai điểm tại xã An Ninh, huyện

Quảng Ninh, đến vụ Đông Xuân 2014 - 2015 có 619 ha lúa triển khai canh tác theo

hướng SRI tại 4 huyện gồm: Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch). Tại

Quảng Ninh, năng suất TB ở các điểm triển khai cao hơn canh tác thông thường 7 -

10%, tương tự tại Bố Trạch là 2 - 8%. Kết quả bước đầu cho thấy năng suất lúa tăng

cao hơn, giảm được chi phí đầu vào trong sản xuất như giảm thuốc bảo vệ thực vật,

giảm lượng giống, nhu cầu nước ít hơn, thích ứng với điều kiện thiếu nước, khô

hạn...(Lê Mai, Đặng Thảo, 2015) [159].

Bộ NN và PTNT đã có cơ chế để phát triển các kỹ thuật canh tác trong thời gian

qua như: 3 giảm, 3 tăng; 1 phải, 5 giảm. Với SRI, Bộ NN và PTNT đã công nhận là

tiến bộ kỹ thuật trong trồng lúa. Tuy nhiên, hiện chưa có chính sách riêng để phát triển

SRI và đang giao Cục BVTV phối hợp với các nhà tài trợ chuyển giao kỹ thuật SRI tại

các địa phương, chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc (Đào Thế Anh và cs, 2012) [105]. Do

vậy, chưa có nghiên cứu đầy đủ để hướng dẫn các quy trình kỹ thuật của SRI phù hợp

với điều kiện sinh thái, giống lúa và từng chân đất. Từ xuất phát trên, việc nghiên cứu

về các biện pháp kỹ thuật chủ yếu của SRI trong điều kiện canh tác theo SRI tại tỉnh

Quảng Bình có ý nghĩa quan trọng trong phát triển, nhân rộng mô hình canh tác SRI

trên lúa chất lượng trong giai đoạn hiện nay.

1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.3.1. Trên thế giới

1.3.1.1. Giống lúa chất lượng

Theo FAO, năm 1970 có 7 giống lúa chất lượng, đến năm 1996 đã có trên 1800

giống thuộc 154 loại thực vật, trong đó có 225 giống lúa được nhân trực tiếp từ thể đột

biến (Lê Xuân Thám và cs, 2002) [92]. Tại Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 1996 -

2000, các chương trình nghiên cứu chọn tạo giống cây lương thực đã sử dụng phương

pháp mới như: RAPD, PCR marker, STS marker, đánh giá sự đa dạng di truyền, cơ

chế sinh lý, sinh hoá, tính chống chịu sâu bệnh, chất lượng của 29.435 mẫu giống và

Page 49: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

35

sử dụng phương pháp nuôi cấy hạt phấn, lai xa, đột biến, ưu thế lai; Trong đó, 35

giống lúa được công nhận ở cấp quốc gia, 44 giống tiến bộ kỹ thuật (Phạm Văn

Cương, Hà Thị Thúy, 2006) [23].

Nhật Bản là nước nhạy bén trong nghiên cứu các giống lúa mới. Nhiều năm

qua, các nhà khoa học Nhật Bản đã chú ý đến vấn đề tạo giống mới bằng phương pháp

phóng xạ. Tại Ohmiga - Viện Nghiên cứu tạo giống lúa bằng phóng xạ, tác giả Iba-

Rakiker đã đưa ra giống mới chứa 16% protein (từ giống Rumei) được đăng ký là

giống quốc gia năm 1966. Năm 1972, giống này được trồng trên 5% diện tích lúa ở

Nhật Bản (Trần Văn Minh, 2004) [70].

Nhật Bản cũng đang cùng một số nước khác thực hiện chương trình nghiên cứu

nối tiếp các hệ gien của giống lúa Japonica Nipponbere nhằm làm sáng tỏ nhiệm vụ

của hệ gien lúa và áp dụng vào lai tạo giống chất lượng (Trần Văn Đạt, 2005) [29].

Năm 2011, tác giả Makoto Sakai tại Nhật Bản đã nghiên cứu và chọn tạo ra 02 giống

"Nikomaru" và "Kinumusume", thích ứng với các vùng phía Tây Nhật Bản, lúa ăn

ngon, chất lượng cao, năng suất ổn định và chịu được nhiệt độ cao trong thời kỳ chín

(Tejendra Chapagain và cs, 2011) [146].

Theo Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật Bản, lúa gạo đã được trồng khoảng

2.500 năm trước. Hiện nay, các giống lúa chất lượng được gieo trồng ở các ruộng lúa

thường có TGST gần nhau. Có hơn 300 giống lúa chất lượng cao đã được tạo ra từ các

trung tâm nghiên cứu quốc gia và các trạm thực nghiệm của các tỉnh với hương vị

khác nhau, các giống phù hợp với khí hậu, đất đai và phương thức sản xuất của vùng.

Một số giống kháng được dịch hại và thời tiết khó khăn và có hương vị, mùi thơm đặc

biệt (Bùi Huy Đáp, 2000) [35].

Theo Subra Chakraborty thì tại Ấn Độ phát triển giống lúa giàu protein thông

qua bổ sung một gen rau giền (AmA1) vào gen lúa. Với việc bổ sung gen AmA1 vào

hệ gen cây lúa dự tính sẽ làm tăng hàm lượng protein và cả hàm lượng axit amin ở hạt

gạo, thường hạt gạo chỉ chứa 7% protein. Và hiện AmA1 được bổ sung vào 5 giống

lúa được canh tác ở Ấn Độ, trong đó có IR72 và PusaBasmati [100].

Tại Thái Lan trong năm 2013, Hiệp hội phát triển khoa học và công nghệ quốc

gia Thái Lan (NSTDA) và Trung tâm công nghệ sinh học và di truyền Quốc gia

(BIOTEC) đã phát triển một giống lúa mới đã được chứng nhận. RD51 được cải tiến

từ giống KDML105 (còn gọi là gạo hoa nhài). Đây là giống lúa có chất lượng nấu

nướng cao, thơm ngon và có khả năng chống chịu ngập tốt [56]

Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) tăng cường nghiên cứu "Gao vàng" giàu

tiền vitamin A từ các giống lúa ở Châu Á. Bên cạnh đó, các giống lúa biến đổi gen

(GMO) có chứa Beta-caroten và carotenoit đang được tạo ra (Dương Việt Hà, 2011)

[40]. Năm 2000, Giáo sư Ingopotrycus (Viện nghiên cứu lúa liên bang Thuỵ Sỹ) và

Page 50: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

36

Tiến sỹ Peter Bayer (Đai học Feiberrg - Đức) đã cùng nhóm nghiên cứu thành công

trong việc biến đổi giống lúa Taipei 209 thuộc nhóm Japonica trở thành giống lúa đầu

tiên tạo ra được Beta-Caroten trong hạt gạo, được gọi là "lúa vàng" - goldden rice (Bùi

Huy Đáp, 2000) [35].

Hiện nay, việc chọn tạo các giống lúa còn bao gồm cả giống chống và chịu được

các yếu tố bất lợi của ngoại cảnh, chống chịu sâu bệnh hại và đã đạt được nhiều thành tựu

to lớn thông qua các phương pháp lai, chọn tạo, ứng dụng công nghệ sinh học...

1.3.1.2. Mật độ

Mật độ là số cây, số khóm được gieo, cấy trên một đơn vị diện tích, với lúa cấy

thì mật độ được tính bằng đơn vị khóm/m2, lúa gieo thẳng được tính bằng số hạt mọc.

Trên một đơn vị diện tích, nếu mật độ càng cao (cấy dày) thì số bông càng nhiều, song

số hạt/bông càng ít (bông bé), tốc độ giảm số hạt/bông mạnh hơn tốc độ tăng của mật

độ. Vì thế cấy dày quá sẽ làm cho năng suất giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu cấy

với mật độ quá thưa đối với các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn thì rất khó

hoặc không thể đạt được số bông tối ưu. Các kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa

học với các giống lúa khác nhau đều khẳng định: khi các khâu kỹ thuật khác được duy

trì thì chọn một mật độ vừa phải là phương án tối ưu để đạt được số lượng hạt thóc

nhiều nhất trên đơn vị diện tích gieo cấy (Dương Việt Hà, 2011) [40].

Qua thực tế thí nghiệm nhiều năm đối với nhiều giống lúa khác nhau, Yoshida

[143] cho rằng: Trong phạm vi khoảng cách 50 x 50 cm đến 10 x 10 cm khả năng đẻ

nhánh có ảnh hưởng đến năng suất. Ông đã thấy rằng năng suất của hạt giống IR-154-

451 (giống đẻ nhánh ít) tăng lên so với việc giảm khoảng cách 10 x 10 cm.

Yuan Qian-hua, Lu Xinggui, Cao Bing và cs (2005) [117] đã sử dụng giống lúa

lai hai dòng PA 64S/9311 để nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu

thành năng suất và năng suất của công thức lai. Các tác giả sử dụng hai công thức cấy

thưa ở Trung Quốc (90.000 khóm/ha) và công thức cấy truyền thống (300.000

khóm/ha). Kết quả nghiên cứu cho thấy số nhánh đẻ ở công thức cấy thưa giảm đáng

kể so với công thức cấy dày vào thời điểm trước 10/5, nhưng đến sau 25/5 thì sự sai

khác chỉ còn rất nhỏ. Ở Nhật Bản khoảng cách cấy ngày càng được mở rộng dần.

Tương lai sau này áp dụng những giống tốt, bón nhiều phân thì có thể cấy khoảng cách

25 x 25 cm hoặc 30 x 30 cm (Hoàng Văn Đam, 2015) [34].

Tại Nigeria, sản xuất lúa ở các vùng khô hạn, vùng núi áp dụng phương pháp

gieo hạt với lượng giống gieo 80 - 100 kg ở những vùng đất có hệ thống thủy lợi, vùng

đất khô hạn áp dụng phương pháp gieo hạt bằng cách tạo rãnh nhỏ sâu 2 - 3 cm, gieo

hạt vào và lấp đầy đất (Tunji Akande, 2012) [145].

Page 51: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

37

Theo IRRI [123] ưu thế của phương pháp canh tác lúa bằng gieo trực tiếp sẽ

giảm công lao động và chăm sóc; thời gian thu hoạch sớm hơn từ 7 - 10 ngày, tuy

nhiên khả năng lúa sẽ bị nghiêng đổ cao hơn so với lúa cấy, lượng giống gieo yêu cầu

80 - 100 kg/ha, cao hơn so với 35 - 65 kg/ha khi canh tác bằng biện pháp cấy.

Thực nghiệm của Peng Jiming (2003) [134], tại Quận Koba, Guinea (Châu Phi)

từ tháng 1 - tháng 5, sử dụng 6 giống lúa lai: GY032, GY033, GY034, GY035, GY036

và GY037 được phát triển tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai Quốc gia

(Trung Quốc), trên diện tích 1,09 ha theo hệ thống thâm canh lúa cải tiến, với lượng

giống gieo 450 kg/ha, lượng phân bón 200 kg phân hữu cơ/ha + 195 kg urê và 465 kg

phân hỗn hợp/ha, biện pháp quản lý nước, dịch hại theo hướng SRI. Kết quả 01 giống

năng suất trên 9 tấn/ha, 4 giống trên 7,5 tấn/ha và một giống trên 5 tấn/ha. Năng suất

cao hơn 3 - 6 lần so với các giống địa phương ở Guinea.

1.3.1.3. Phân bón

Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI), Ủy ban lúa gạo Quốc tế (IRC), Viện

Nghiên cứu Nông hóa Mỹ đã khẳng định: Gần 50% năng suất là do tác dụng của phân

bón, còn hơn 50% kia là do các yếu tố khác như giống, nước, chăm sóc (Nguyễn Thị

Lẫm, 2003) [65]. Nhờ kỹ thuật canh tác cải tiến trong đó chủ yếu là nhờ tăng cường sử

dụng phân bón mà trong 2 thập kỷ tổng sản lượng lương thực của toàn thể Châu Âu

tăng gấp 3 lần (FAOSTAT, 2016) [156].

Theo Garcia và cs (1995) ở những vùng điều kiện thủy lợi cho tưới tiêu tốt, tỷ

lệ NPK từ 60 - 15 - 30 kg/ha trong mùa mưa đến hơn 120 - 30 - 60 kg/ha cho mùa khô

(De Datta và cs, 1988; DRR, 1995; Guong và cs, 1995; Hung và cs, 1995). Trong môi

trường thuận lợi, năng suất của các giống lúa cải tiến có thể đạt 10 tấn/ha khi bón phân

đầy đủ với điều kiện sạ ướt (V. Balasubramanian and J. E. Hill, 2002) [150].

Tại Ấn Độ, việc sử dụng kết hợp các loại phân hữu cơ địa phương và phân bón

khác sẽ duy trì độ phì của đất và đảm bảo năng suất lúa cao ở các vùng có mưa. Các

nhà nghiên cứu ở Ấn Độ đề nghị bón 60 kg N, 30 kg P2O5 và 30 kg K2O/ha cho giống

năng suất trung bình bằng biện pháp cấy hoặc gieo hạt (Samantaray và cs, 1991).

Nông dân được khuyến cáo bón kết hợp toàn bộ lân và kali + 50% đạm trước khi gieo

và 50% đạm còn lại ở giai đoạn đẻ nhánh tối đa hoặc bắt đầu làm đòng nếu điều kiện

nước đầy đủ. Lượng đạm bị mất đi rất lớn trong điều kiện ngập nước ở những vùng có

khí hậu nhiệt đới (Mohanty et al., 1999).

Trong một báo cáo tại Viện Nghiên cứu lúa quốc gia Trung Quốc (CNRRI,

2005), Lin Xianqing và Zhang Yuping cùng với Norman Uphoff đã cho rằng theo

nghiên cứu của IRRI khi được cung cấp 2 dạng đạm NO3- và NH4

+ năng suất lúa cao

hơn 40 - 70% thay vì được cung cấp hoàn toàn dạng Amôn (NH4+) (Kronzucker và

cộng sự, Plant Physiology, 1999). Trong điều kiện ngập nước, amôn là dạng sẵn có,

Page 52: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

38

với việc đất ở dạng khô - ướt trong canh tác SRI thì đạm nitrat và amôn đều phổ biến,

đây là yếu tố ưu việt của kỹ thuật canh tác SRI. Năng suất canh tác theo hướng SRI tại

tỉnh Chiết Giang có thể đạt 12 tấn/ha so với 6,5 tấn/ha canh tác thông thường (Norman

Uphoff, 2005) [129].

Theo Rajeev Rajbhandari (2007) [137], áp dụng SRI trong mùa mưa tại Nepal

cho thấy: Canh tác SRI mang lại lợi ích về năng suất và tiết kiệm hạt giống. Từ các

phân tích kinh tế, khoảng cách mật độ cây 20 cm × 20 cm với mức đạm 120 kg/ha cho

thấy hiệu quả về mặt năng suất đạt được cao hơn.

Tổng hợp nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất của

một số giống lúa địa phương canh tác theo hướng SRI tại Pakistan trong 3 năm từ

2009 - 2011 chỉ ra với công thức phân bón 100 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 20

kg Zn cho năng suất trung bình đạt 5,72 tấn/ha. Cũng trong công thức trên, không bổ

sung P2O5 và K2O năng suất chỉ đạt 4,56 tấn/ha, bổ sung thêm 90 Kg P2O5, năng suất

đạt 4,76 tấn/ha (năng suất tăng 4,3%) (A. Krishna, 2011) [107].

Tổng hợp nghiên cứu của P. Sri Ranjitha và cs (2010) tại Ấn Độ cho thấy rằng

phân bón hữu cơ (phân trùn quế) và phân vô cơ với tỷ lệ 1:1 và kết hợp lượng phân vô

cơ 157 kg N + 30,7 kg P2O5 + 166 kg K2O/ha cho năng suất đạt 7,1 tấn/ha, cao hơn so

với công thức không bổ sung hỗn hợp phân vô cơ, năng suất giảm 8,5% [135].

Tỷ lệ N:K được đánh giá quan trọng trong việc xác định lượng phân kali bón

cho lúa [89], về giá trị tuyệt đối còn có ý kiến khác nhau. Theo các tác giả nước ngoài,

tỷ lệ này là 1:1 hay 1:1,25, thay đổi tùy đất [80]. Theo các tác giả trong nước, tỷ lệ

N:K là 1:0,3 hay 1:0,5 (H. V. Phụ, 2005) [73].

Một nghiên cứu của Sacklokham (2012) tại Đại học Quốc gia Lào về hệ thống

canh tác lúa tại Savannakhet và Champassak ở Nam Lào cho thấy: Về phân bón, nông

dân thường sử dụng NPK với tỷ lệ 16:2:0, 16:8:8, 46:0:0 và 15:15:15. Lượng bón

trung bình khoảng 72 kg/ha trong mùa mưa và 128 kg trong mùa khô, phân bón chiếm

18 - 20% tổng chi phí sản xuất lúa gạo [142].

Áp dụng phương pháp nhúng dung dịch CaCl2 và trên 2 giống lúa Super

Basmati và Shaheen Basmati trong 48 h cho thấy có sự cải thiện sinh trưởng cây

giống, chiều cao cây, khả năng đẻ nhánh, trọng lượng hạt và năng suất lúa ở DSR

trong cả hai giống thử nghiệm. Năng suất lúa đạt cao hơn biện pháp cấy thông

thường. Tuy nhiên, phương pháp gieo trực tiếp (DSR) trong SRI có nhúng hạt giống

bằng CaCl2 có chi phí cao hơn gieo cấy thông thường hoặc gieo trực tiếp không qua

nhúng lót [138].

Tại Ấn Độ canh tác SRI với việc áp dụng phân chuồng và phân hữu cơ vi sinh

làm nhánh lúa tăng đáng kể. Sử dụng các biện pháp tổng hợp trong canh tác SRI cho

Page 53: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

39

số lượng nhánh hữu hiệu nhiều hơn. Thời điểm lúa trổ 50% và trổ chín hoàn toàn sớm

hơn 4 - 5 ngày so với phương pháp truyền thống. Phương pháp SRI mang lại năng suất

hạt cao hơn 2,88 tấn/ha so với phương pháp truyền thống. Lợi nhuận thuần vượt trội

đáng kể so với phương pháp truyền thống trong tất cả các công thức nghiên cứu. Việc áp

dụng phân chuồng và phân hữu cơ làm chất lượng hạt tốt hơn (A. Krishna, 2011) [107].

Theo kết quả nghiên cứu của Tejendra Chapagain và cs (2011) [146], so sánh

giữa biện pháp quản lý phân bón theo hướng SRI (hữu cơ) so với biện pháp thông

thường chỉ ra rằng: Áp dụng bón phân hữu cơ sinh học với liều lượng 01 tấn/ha cho

thấy: Số rễ nhiều hơn 30%, số nhánh hữu hiệu nhiều hơn 25%, rút ngắn thời gian sinh

trưởng của lúa (8 ngày), chỉ số thu hoạch 58% so với 50% trong canh tác thông

thường, lợi nhuận tăng 1,48 lần dù công lao động có tăng thêm.

Bón thừa đạm có ảnh hưởng rất lớn đến phát thải khí N2O (McSwiney và

Robertson, 2005). Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng N có thể giảm lượng khí thải N2O

và gián tiếp giảm phát thải khí nhà kính từ sản xuất phân N (Schlesinger, 1999) [160].

1.3.1.4. Nước tưới

Theo khảo sát tại 43 khu vực tưới lớn ở 7 quốc gia của Châu Á, cường độ hao

nước trong ruộng lúa khi thực hiện tưới tiết kiệm nước giảm trung bình 3,79 mm/ngày

so với tưới ngập truyền thống. Trong đó, cường độ bốc hơi mặt ruộng giảm 1,25

mm/ngày và cường độ thấm giảm 2,54 mm/ngày (Hoàng Cẩm Châu, 2009). Tiết kiệm

nước phải là giảm bớt sự tiêu hao nước tưới vô ích, không giảm lượng nước cần bình

thường và làm giảm năng suất cây trồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để giải

quyết mâu thuẫn cung cầu, cũng dùng cách cung cấp nước thấp hơn nhu cầu nước tiêu

chuẩn của cây trồng, tức thực hiện tưới không đầy đủ, lúc này không còn đòi hỏi năng

suất cao nhất nữa, mà là với nguồn nước có hạn đó, đạt được mục tiêu hiệu ích kinh tế

của tổng sản lượng cao nhất hay nói cách khác là năng suất tính trên đơn vị nước sử

dụng là cao nhất (Lý Viễn Hoa, 2003) [46].

Bouman và cs (2005) đã dự báo đến năm 2025, có 02 triệu ha lúa ở mùa khô tại

Ấn Độ và 13 triệu ha lúa trồng mùa mưa tại châu Á có thể phải trải qua “tình trạng

khan hiếm nước vật lý'' và hầu hết trong 22 triệu ha lúa mùa khô ở Nam và Đông Nam

Á có thể bị “khan hiếm nước ở ngưỡng kinh tế '' (Romeo Cabangon và cs, 2011) [136].

Bouman và Tuong (2003) [148] đã đưa ra kết luận, sự biến động lớn về kết quả

của phương thức canh tác AWD là do sự khác nhau về số ngày giữa lần tưới ngập và

thời gian tháo cạn nước trên mặt ruộng. Các thí nghiệm này được thực hiện rất nhiều tại

Trung Quốc và Philippin trên đất thịt và có mức nước bề mặt ngập nước thấp. Kết quả

của các thí nghiệm này cho thấy, tổng lượng nước đầu vào (nước mưa và nước tưới)

giảm khoảng 15 - 30% mà không làm giảm năng suất một cách có ý nghĩa (Tuong T. P,

2005) [149].

Page 54: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

40

Theo Shen (2000) [141]: Các nghiên cứu về cải tiến hệ thống canh tác lúa nước

với mục đích tiết kiệm nguồn nước tưới, nâng cao hệ số sử dụng nước cho lúa đã được

rất nhiều các nhà khoa học quan tâm và nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố

như ở Trung Quôc, Ấn độ, IRRI, Philippin.

Nghiên cứu của Baker, R., Dawe và cs (1999) [112], E. P (2005) [112] chỉ ra

rằng các thí nghiệm ở Philippin và Trung Quốc cũng đã cho thấy, đầu vào nước ở hệ

thống lúa cạn giảm 30 - 50% so với hệ thống lúa trồng trên đất ngập nước, mức giảm

năng suất khoảng 20 - 30% ở đất ngập nước.

Tại Australia quy trình canh tác lúa tập trung ở các thung lũng Murrumbidgee và

Murray ở Bang New South Wales. Nông dân sử dụng tia laze để cân mặt bằng nhằm san

phẳng ruộng, qua đó lượng nước tưới được điều khiển chính xác và sử dụng tiết kiệm

đến 60%, mức nước điều tiết trong khoảng 5 - 25 cm tùy điều kiện canh tác (Đ. D. Tuấn,

T. V. Đạt và cs, [166].

Áp dụng biện pháp tưới (quản lý nước) tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nếu áp dụng

theo kỹ thuật gieo cấy, các tác giả cho rằng: phương pháp quản lý nước giữa gieo sạ và

cấy, giữa gieo sạ khô và sạ ướt là khác nhau. Theo Kim S. K. và cs (1992); Pandey và

Velasco (1995), một lợi thế của gieo hơn cấy là yêu cầu nước thấp hơn và hiệu quả sử

dụng nước cao hơn. Trong sạ khô, hạt giống được thực hiện trong điều kiện khô cho

đến 25 - 30 ngày sau khi gieo. Tổng lượng nước tưới khi gieo khô là 110 mm, cao hơn

so với nhu cầu nước ở ruộng cấy (M. H. Lee, J. K. Kim, 2004) [121].

Cùng một chế độ phân bón, thì tưới ngập khô xen kẽ có thể làm giảm đáng kể

phát thải khí CH4 và tăng phát thải N2O, nhưng tiềm năng gây Trái đất nóng lên sẽ

giảm đáng kể trong khi năng suất lúa không bị ảnh hưởng. Vì vậy, tưới ngập khô xen

kẽ là một trong những biện pháp hiệu quả để giảm phát thải khí nhà kính từ sản xuất

lúa gạo. Ngoài ra, điều tra về khí thải N2O và CH4 cho thấy có liên quan đến vi sinh

vật và có mối quan hệ giữa tổng số vi sinh vật phân giải CH4 và lượng phát thải khí

CH4 (R2 = 0,82, p<0,05), đồng thời có mối quan hệ giữa quá trình nitrat hoá và phản

nitrat hoá với khí thải N2O (Wei Liang và cs, 2010) [152].

Theo Kelly Garbach (Loyola University, USA, 2014) [147] SRI cung cấp cho

hệ sinh thái một phương án bảo vệ nguồn nước, thông qua việc giảm lượng nước tưới,

lượng nước khi gieo cấy và trong một số giai đoạn STPT của cây lúa (Belder, 2002;

Thiyagarajan, 2002; Sato, 2006), SRI đã nâng cao khả năng hấp thụ dinh dưỡng và giữ

nước của đất (Adhikari, 2010), hiệu quả sử dụng nước và năng suất đạt cao hơn (Zhao,

2010; Lin, 2011; Veeraputhiran, 2012). Trong một báo cáo đã chỉ ra, hiệu quả sử dụng

nước của SRI bằng 194,9 % so với tưới ngập truyền thống (Zhao, 2010).

Page 55: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

41

Tại Indonesia, nghiên cứu của Iswandi và cs (2008) [116] đã chỉ ra SRI có thể

góp phần hạn chế phát thải khí nhà kính như khí metan (CH4) và nitơ oxit (N2O). Khí

CH4 được tạo ra do những vi khuẩn kỵ khí trong đất bị mất ôxy do ngập úng thường

xuyên. Vì vậy việc rút cạn nước thường xuyên trên đồng ruộng sẽ làm hạn chế đáng kể

lượng khí CH4 thải vào khí quyển. Ngoài ra, giảm lượng khí nhà kính N2O do giảm

việc sử dụng phân bón hóa học.

1.3.2. Tại Việt Nam

1.3.2.1. Giống lúa chất lượng

Tác giả Vũ Thu Hiền (1999) [56] khi khảo sát và chọn tạo một số dòng giống

lúa chất lượng không phản ứng ánh sáng ngày ngắn ở vùng Gia Lâm - Hà Nội đã đưa

ra kết luận có các dòng thuộc nhóm chất lượng cao, có kích thước hạt đều, độ trắng, độ

trong, cơm ngon, phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu là: CT1-A1, CT5-A1, IR53674,

IR63889, IR67413- 44.

Theo Cục Trồng trọt, Bộ NN và PTNT, đến năm 2015, cả nước có 379 giống

lúa, trong đó có 270 giống lúa thuần, 88 giống lúa lai, 21 giống lúa nếp. Các giống lúa

chất lượng chủ yếu tập trung ở giống lúa thuần và các giống lúa nếp (có chất lượng

nấu nướng, thơm ngon).

Bảng 1.6. Cơ cấu giống lúa gieo cấy ở 07 vùng sản xuất cả nước

TT Vùng

Tổng số

giống gieo

cấy/vùng

Giống lúa thuần và

lúa nếp/vùng

Số

giống

Tỷ lệ sử dụng

giống/tổng số giống

1 Trung du và miền núi phía Bắc 144 83 57,6

2 Đồng bằng sông Hồng 133 78 58,6

3 Bắc Trung bộ 117 71 60,7

4 Duyên hải Nam Trung bộ 74 59 79,7

5 Tây Nguyên 84 55 65,5

6 Đồng bằng sông Cửu long 52 47 90,4

7 Đông Nam bộ 45 45 95,7

Page 56: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

42

Nguồn: Cục Trồng trọt, Bộ NN và PTNT (2015) [25].

Bảng 1.6 cho thấy:

Về số giống gieo cấy: Năm 2015 vùng Trung du và miền núi phía Bắc có số

giống gieo cấy lớn nhất, thấp nhất ở vùng Đông Nam bộ. Diện tích sản xuất lúa thuần

và lúa nếp khá cao, từ 69% trở lên, cao nhất ở vùng Đông Nam bộ (chủ yếu sản xuất

lúa thuần). Về cơ cấu giống, giống lúa thuần và lúa nếp chiếm tỷ lệ đa số, 57,6% -

95,7%, thấp nhất ở Trung du và miền núi phía Bắc, cao nhất ở vùng Đông Nam Bộ.

Kết quả điều tra năm 2015 cho thấy có 252 giống lúa (lúa thuần, ưu thế lai, nếp)

được gieo trồng (trong số 379 giống có trong danh mục) ở tất cả các vùng sinh thái

trong cả nước, trải dài gần 15 vĩ độ. Tuy đã có nhiều thay đổi nhưng số giống trên một

khu vực vẫn còn nhiều, giống chất lượng gạo cao còn ít, đây chính là hạn chế của

ngành hàng lúa gạo. Trong danh mục hiện có 122 giống không còn có mặt ngoài sản

xuất; gần 100 giống có diện tích nhỏ, phân bổ rải rác và có tính đặc thù...[25].

Cũng trong năm 2015, khu vực Bắc Trung bộ gieo cấy các giống lúa thuần chủ

lực như NA2, Xi23, Khang Dân đột biến, X21...trong đó, các giống lúa chất lượng có

diện tích gieo cấy trên 11.000 ha gồm: Khang Dân 18, BC15, PC6, HT1, P6. Tổng

diện tích lúa P6 và HT1 gieo cấy năm 2015 đạt 50.650 ha. Các giống nếp gieo cấy

38.850 ha, trong đó nhiều giống lúa nếp dẻo, thơm như Nếp cái hoa vàng, BM

9603...[25]. Tỉnh Thanh Hoá đã dành 10% diện tích để gieo cấy giống lúa chất lượng

cao như HT1, BT7, LT2; AC5... nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích

gieo trồng; đồng thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và là cơ sở để xây dựng và

mở rộng cánh đồng có thu nhập cao đạt hiệu quả (Cục Trồng trọt, 2015) [25].

1.3.2.2. Mật độ

SRI có hiệu quả vượt trội so với phương pháp canh tác truyền thống, như:

Lượng thóc giống giảm 70 - 90% (lúa cấy), giảm 39 - 65% (gieo thẳng), phân đạm

giảm 20 - 28%, tăng năng suất bình quân 9 - 15%, giảm chi phí BVTV 39 - 62% so

với sản xuất truyền thống. Lợi nhuận thu được của ruộng áp dụng các nguyên tắc SRI

tăng trung bình 15 - 35%. Canh tác theo hướng SRI tạo cho tiểu vùng sinh thái đồng

ruộng bất lợi cho dịch hại phát triển như bệnh khô vằn, ốc bươu vàng, bệnh nghẹt

rễ…, đồng thời tăng khả năng chống chịu sâu, bệnh của cây lúa; tiết kiệm được

khoảng 30 - 35% lượng nước sử dụng (Norman Uphoff, 2007) [131].

Nghiên cứu tại Thái Nguyên trong vụ Xuân 2005 trên giống Khang dân 18 được

cấy ở tuổi mạ 14 ngày, mật độ 11 khóm/m2 và áp dụng chế độ nước tưới theo hướng

SRI năng suất đạt 8,53 tấn/ha, vượt đối chứng 23,2% và giống Khang dân 18 cấy trong

Page 57: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

43

vụ mùa ở tuổi mạ 14 ngày, mật độ cấy 17 khóm/m2, chế độ nước theo hướng SRI đã

đạt năng suất 6,23 tấn/ha vượt đối chứng 24,3% (H. V. Phụ, 2012) [75].

Tại Phú Thọ, áp dụng canh tác SRI, cấy mạ non 2 lá với mật độ 20 - 25 cây/m2, kết

hợp bón 10 tấn phân chuồng cho năng suất lúa TB 6 - 7 tấn/ha (Anh Nguyên, 2011) [161].

Theo tổ chức SNV (2015) [32], tại Bình Định SRI được thử nghiệm đầu tiên

trong vụ Đông - Xuân 2013 - 2014 tại HTX Tây An và Phước Sơn và áp dụng SRI

“từng phần”, lượng giống gieo ở đất tốt, thâm canh cao áp dụng 30 - 34 kg/ha (lúa

thuần, lúa lai), đất cát pha, dinh dưỡng trung bình áp dụng 40 - 60 kg/sào, dùng công

cụ sạ hàng, áp dụng 30 - 34 kg/ha, năng suất tăng bình quân 8 - 13% so với canh tác

truyền thống.

1.3.2.3. Phân bón

Kết quả nghiên cứu trung bình nhiều năm, từ 1985 - 1994 của Viện Lúa

ĐBSCL đã chứng minh rằng: Trên đất phù sa được bồi hàng năm có bón 60 kg P2O5

và 30 kg K2O làm nền thì khi có bón đạm đã làm tăng năng suất lúa từ 15 - 48,5%

trong vụ đông xuân và vụ hè thu tăng từ 8,5 - 35,6%. Hướng chung của 2 vụ đều bón

đến mức 90 kg N có hiệu quả cao hơn cả, bón trên mức 90 kg N này năng suất lúa tăng

không đáng kể (Nguyễn Thị Lẫm, 1994) [66].

Vai trò của cân đối đạm - kali càng lớn khi lượng đạm sử dụng càng cao, đặc

biệt trên những nghèo kali. Trên đất phù sa, nếu lượng đạm bón dưới 10 - 12 kg

urê/sào Bắc bộ và có thể sử dụng 4 tạ phân chuồng thì bón kali không có hiệu quả,

song nếu lượng đạm bón tăng lên trên 12 kg urê/sào thì nhất thiết phải bón kali. Trên

đất bạc màu không có kali chỉ nên bón tối đa 7 - 9 kg urê/sào (Nguyễn Văn Bộ, 2007;

Bùi Chí Bửu, 1998) [3], [19].

Tại Bình Định, khuyến cáo quy trình phân bón cho lúa Đông - Xuân áp dụng 90

- 100 kg N + 35 - 40 kg P2O5 + 40 - 45 kg K2O + 200 - 300 kg CaO/ha. Đánh giá áp

dụng SRI giai đoạn 2012 - 2015, cho thấy đã giảm lượng đạm 20 - 28%, nhưng hiệu

quả kinh tế tăng 33 - 35% (SNV, 2015) [32].

Tại Bắc Giang theo Nguyễn Trung Đường (2008) [37], canh tác SRI trong năm

2008 với liều lượng phân bón 73 kg N + 58 kg P2O5 + 63 kg K2O + 10 tấn phân

chuồng/ha, phương pháp trừ cỏ 2 lần sau cấy 15 và 30 ngày NSLT đạt 11,44 tấn/ha,

NSTT đạt 6,2 tấn/ha ở vụ mùa; NSLT đạt 20,92 tấn/ha và 9,16 tấn/ha ở vụ xuân 2008.

Theo Nguyễn Hà (2010) bón phân theo hướng SRI thì lượng đạm giảm so tập quán

nông dân là 33% (tương đương 84 kg/ha), NPK giảm 25% (tương đương 139 kg/ha), tăng

lượng kali 50% (tương đương 55,5 kg /ha) (Nguyễn Trung Đường, 2008) [37].

Page 58: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

44

Về lượng phân bón ở ruộng áp dụng SRI và ruộng tập quán chủ yếu khác biệt

nhau về lượng đạm, lượng đạm urê ruộng SRI bón cho vụ đông xuân chỉ 140 - 150

kg/ha; vụ hè thu 160 - 170kg/ha (giảm 30 - 40 kg/ha) so với ruộng tập quán. Đặc biệt

khi thâm canh lúa áp dụng chương trình SRI thì hầu hết các ruộng lúa không sử dụng

thuốc BVTV (có sử dụng thì nhiều nhất cũng chỉ 1 lần) trong khi đó ruộng tập quán

thường phải sử dụng 2 - 4 lần phun/vụ (Trương Văn Thương, 2014) [167].

Với lượng phân đạm bón vào đất trong điều kiện yếm khí, có thể phát sinh các

sản phẩm của quá trình phản đạm hóa như NO, N2O và N2. Ngược lại, khi canh tác

cạn (trong điều kiện háo khí), nhiều quá trình giải phóng khí nhà kính có thể xảy ra

như phân giải chất hữu cơ (khoáng hóa) để tạo ra CO2 và một phần NO3 cũng như

các sản phẩm trung gian. Bón đạm mất cân đối với lân và kali, hoặc đất được bón

nhiều đạm chuyển từ trạng thái ngập nước sang trạng thái khô cũng xảy ra quá trình

sinh N2O (Wei Liang và cs, 2010) [152].

Theo Đào Thế Anh và cs (2010) [105], khi đánh giá về hiệu quả trước và sau

khi áp dụng SRI, nông dân cho biết: Về năng suất có 56,42% nông dân cho rằng năng

suất lúa cao hơn so với trước khi áp dụng SRI; về chất lượng sản phẩm, 42,85% nông

dân cho rằng tăng nhẹ.

Theo Phạm Quang Hà và cs (2013) [45], mỗi năm có từ 40 - 60% lượng phân

bón đã mất đi trong các hệ thống canh tác, không những gây lãng phí mà còn làm ô

nhiễm môi trường, tăng phát thải khí nhà kính. Trong sản xuất trồng trọt, chế độ nước

và sử dụng phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến mức phát thải khí nhà kính, đặc biệt là

khí N2O và CH4. Những giải pháp được nhắc đến nhiều và khả thi nhất là tiết kiệm

phân bón bằng cách giảm ngay lượng phân hoá học từ 10 - 15%, bón phân cân đối và

sử dụng hài hoà các nguồn phân bón khác nhau, kể cả vô cơ và hữu cơ; tái sử dụng

rơm rạ và tưới tiết kiệm nước và sử dụng các biện pháp tưới tiêu xen kẽ và nhiều biện

pháp kỹ thuật tiềm năng khác.

Nghiên cứu của Hoàng Thị Thái Hòa và cs (2014) [48], tại Thừa Thiên Huế

trong vụ Hè Thu 2014 cho thấy bón các loại đạm khác nhau mức phát thải khí CH4

khác nhau, cao nhất ở dạng đạm urê với 702 kg/vụ/ha (Mức 120 kg N), thấp nhất là

công thức không bón đạm amôn clorua là 196 kg/vụ/ha. Cùng một liều lượng, sự phát

thải khí CH4 cao nhất tại dạng đạm urê, tiếp đến là dạng đạm canxi nitrat và cuối cùng

là dạng đạm amôn clorua.

1.3.2.4. Nước tưới

Năm 2007 với sự hỗ trợ của tổ chức Oxfam, Chi cục BVTV Hà Tây (cũ) đã

phối hợp với hợp tác xã nông nghiệp Đại Nghĩa triển khai mô hình cộng đồng ứng

dụng SRI. Thực tế đã chứng minh SRI có hiệu quả vượt trội so với phương pháp canh

Page 59: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

45

tác thông thường…tiết kiệm được khoảng 1/3 lượng nước tưới (Ngô Tiến Dũng, Phạm

Mỹ Dung và cs, 2011) [30].

Theo Đoàn Doãn Tuấn và cs (2010), [96]: Nghiên cứu tại Yên Dũng, Bắc

Giang (2009) cho thấy lượng nước sử dụng trong các chế độ tưới thí nghiệm trong cả 3

vụ ít hơn so với chế độ tưới đối chứng (canh tác truyền thống). Tại các vụ xuân 2008,

vụ mùa 2008 và vụ xuân 2009, trong canh tác SRI, nước tiết kiệm được là 5,8 - 28%;

trong canh tác truyền thống, nước tiết kiệm được 8,5 - 24,6%.

Năm 2010, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã triển khai công nghệ tưới tiết

kiệm theo hướng SRI trên cây lúa; kết quả tại Lạng Giang - Bắc Giang theo đánh giá

của Sở NN và PTNT Bắc Giang cho thấy tưới tiết kiệm nước cho thấy lượng nước tiết

kiệm 20%, năng suất lúa tăng 6 - 11%, giảm vốn đầu tư nhờ giảm giống và thuốc bảo

vệ thực vật, giảm tác động đến môi trường nhờ sử dụng ít thuốc trừ cỏ, trừ sâu (Trần

Văn Đạt, Đoàn Doãn Tuấn và cs) [166].

Canh tác theo hướng SRI có thể tiết kiệm được 30% lượng nước tưới, điều này

rất hữu ích trong điều kiện khan hiếm nguồn nước tưới. Theo phân tích của Trung tâm

Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống nông nghiệp, kỹ thuật canh tác lúa cải tiến (SRI)

tiết kiệm nước 25 - 50%; việc điều tiết nước tưới ướt - khô xen kẽ làm giảm phát thải

khí CH4, hạn chế sử dụng phân hóa học nhất là phân đạm làm giảm phát thải khí N2O

(Anh Nguyên, 2011) [161].

Theo Nguyễn Thị Bích Hằng (2013) [157] hiện nay trong canh tác lúa, phương

pháp tưới tiết kiệm nước cho hiệu quả cao và được khuyến cáo nhiều nhất vẫn là kỹ

thuật tưới ướt - khô xen kẽ theo khuyến cáo của Cục BVTV, IRRI và các chuyên gia

trồng trọt. Theo ước đoán lúa tiết kiệm nước năng suất trung bình đạt khoảng 5,8 - 6,0

tấn/ha với số lần bơm nước là 4 lần. Năng suất lúa đối chứng đạt khoảng 5,3 tấn/ha với

số lần bơm là 8 lần. Ngoài ra, việc áp dụng tiết kiệm nước sẽ giảm được gần một nữa

(50%) số tiền bơm nước nhưng năng suất của việc áp dụng tiết kiệm nước cao hơn,

cộng thêm chương trình 3 giảm 3 tăng, nông dân càng tăng lợi nhuận. Giá thành sản

xuất của ruộng áp dụng "Tiết kiệm nước" là 1.142 đ/kg. Trong khi ruộng đối chứng là

1.382 đ/kg. Chênh lệch 240 đồng/kg. Lợi nhuận của mô hình là 671.700 đồng/công,

tăng 185.000 đồng/công so với đối chứng.

Theo Chu Khôi (2012) [64], Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững (SRD)

đã chỉ ra sản lượng của các ruộng lúa canh tác theo hướng SRI tăng bình quân 9 - 15%

so với phương pháp truyền thống, đồng thời tiết kiệm được 70 - 90% lượng giống, 20 -

25% lượng phân đạm và giảm 1/3 lượng nước tưới. Canh tác SRI giúp tăng khả năng

chống chịu của cây lúa trước những tác động của hiện tượng thời tiết cực đoan (rễ ăn

sâu, cứng cây...), đồng thời giảm được tỷ lệ mạ chết do rét, úng, hạn. SRI cũng hạn chế

Page 60: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

46

được dịch hại phát triển, giảm tác động xấu đến môi trường, giảm phát thải khí nhà

kính do giảm thuốc hóa học và phân đạm.

SRI giảm nhu cầu tưới: Khi áp dụng SRI nhu cầu nước giảm 25 - 50% do nước

chỉ được tưới để duy trì điều kiện khí hậu thoáng khí. Nông dân có thể tiền hành canh

tác lúa ở ngay cả những khu vực ngày càng khan hiếm nước hoặc khó dự báo về chế

độ mưa. SRI còn góp phần tạo một nền nông nghiệp bền vững và một môi trường tự

nhiên tốt hơn (Hoàng Văn Phụ, 2012) [75].

Kết quả nghiên cứu của Trần Đăng Hòa (2012) [48] chỉ ra rằng phát thải khí

CH4 biến đổi theo mùa từ các công thức ngập nước thường xuyên và tưới ngập khô

xen kẽ (AWD) tại Quảng Nam trong hai vụ hè hhu 2011 và đông xuân 2011 - 2012.

Trong vụ đầu tiên, lượng CH4 phát thải từ công thức ngập nước thường xuyên cao hơn

so với công thức AWD.

Cây lúa trồng theo phương pháp SRI có thân nhánh khỏe hơn và hệ thống rễ cây

sâu hơn nên ít bị đổ rạp, giúp cây hút được độ ẩm và chất dinh dưỡng sâu hơn trong

đất... Điều này góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư cho sản xuất nhưng cây lúa vẫn phát

triển tốt, đồng thời ngăn chặn được dịch hại. Bên cạnh đó, lượng nước sử dụng trong

canh tác giảm thiểu so với phương pháp truyền thống khi định kỳ rút nước 2 - 3 lần/vụ,

giúp người dân tiết kiệm được nước tưới tiêu, đặc biệt là khi tình trạng khan hiếm nước

ngày càng tăng lên (Vũ Thị Bích Hợp, Nguyễn Thúy Hằng và cs, 2011) [51].

Một báo cáo khác của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam về tiến hành đánh giá 6

mô hình thí điểm tại 3 tỉnh/thành Phú Thọ, Thái Bình và Hà Nội trong đó 3 mô hình

canh tác SRI có áp dụng tưới theo SRI và 3 mô hình canh tác SRI chưa áp dụng tưới

theo SRI, kết quả cho thấy: Hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI đã thực sự mang lại hiệu

quả kinh tế cho người nông dân trồng lúa, góp phần chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng

theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, đồng thời bổ sung giống mới vào cơ cấu giống

cây trồng. Mô hình tưới thâm canh - tiết kiệm nước và canh tác lúa tối ưu trên ruộng lúa

mang lại hiệu quả về tiết kiệm nước, tăng năng suất, giảm vốn đầu tư, giảm tác hại đến

môi trường. Mô hình này đã tiết kiệm khoảng 20% lượng nước tưới tại mặt ruộng, tăng

năng suất 6 - 11% so với phương pháp truyền thống, giảm vốn đầu tư nhờ giảm lượng

giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, lợi nhuận tăng 50%, giảm tác hại đến môi

trường nhờ sử dụng ít thuốc trừ cỏ, trừ sâu. Giảm phát thải KNK (Viện Khoa học Thủy

lợi Việt Nam, 2014) [102].

Theo Cục BVTV (2014) [27]: Áp dụng SRI làm giảm đáng kể phát thải khí nhà

kính so với canh tác truyền thống. Ở khu vực áp dụng SRI làm giảm đáng kể phát thải

khí nhà kính trên đồng ruộng so với canh tác truyền thống: CH4 giảm 21 - 24%, N2O

giảm 15 - 22% và CO2 giảm 22 - 27%; tiềm năng nóng lên toàn cầu (GWP) ở ruộng

Page 61: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

47

canh tác truyền thống cao hơn so với ruộng SRI 26 - 32%. Việc giảm phát thải do

giảm phân đạm hóa học và do rút nước xen kẽ để khô ruộng khoảng 20 - 30 ngày qua

các thời kỳ sinh trưởng của cây lúa. Áp dụng SRI, cây lúa có khả năng chống chịu tốt

hơn đối với những tác động của hiện tượng thời tiết cực đoan, do cây có bộ rễ ăn sâu,

cứng cây nên ít bị đổ ngả trong điều kiện mưa bão, hạn hán. Canh tác theo hướng SRI,

nhu cầu nước tưới cho ruộng lúa giảm so, điều này rất hữu ích trong việc duy trì sản

xuất lúa trong điều kiện khan hiếm nguồn nước tưới hiện nay.

Tóm lại: Đã có nhiều nghiên cứu về trên thế giới cũng như ở Việt Nam về giống lúa,

mật độ, chế độ phân bón, nước tưới, các vấn đề liên quan đến giảm phát thải khí nhà

kính trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI). Tuy nhiên, vẫn chưa có đầy đủ

những nghiên cứu thâm canh lúa cải tiến (SRI) trên lúa chất lượng với phương thức

gieo sạ về: lượng giống gieo, cân đối các tổ hợp phân bón hữu cơ - vô cơ, phân chuồng

và phân hữu cơ vi sinh trong canh tác theo hướng SRI, chế độ tưới nước theo điều kiện

sản xuất của từng vùng sinh thái, từng địa phương. Tại tỉnh Quảng Bình, cùng với xu

hướng mở rộng diện tích áp dụng SRI, đến nay chưa có căn cứ đầy đủ để hoàn thiện

quy trình chung nhằm triển khai SRI trên địa bàn toàn tỉnh, nhiều địa phương áp dụng

SRI chưa có cơ sở khoa học, còn tùy tiện và chung cho các loại giống, nhóm giống;

việc áp dụng lượng giống gieo, chế độ phân bón và biện pháp quản lý nước chưa thống

nhất. Điều này không phù hợp với những nguyên tắc ban đầu và nguyên lý áp dụng

SRI. Thâm canh theo hướng SRI mới bước đầu áp dụng tại một số mô hình để nhân

rộng, chưa có nghiên cứu đầy đủ và cụ thể về lượng giống gieo, chế độ phân bón, chế

độ tưới…trên giống lúa chất lượng để xác định rõ phản ứng, ảnh hưởng và sự phù hợp

của các biện pháp canh tác theo hướng SRI. Do đó trên cơ sở khoa học và cơ sở thực

tiễn đã nêu, cần phải nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật cụ thể và phù hợp trên giống

lúa chất lượng trong điều kiện canh tác theo hướng thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại

tỉnh Quảng Bình.

Page 62: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

48

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đất thí nghiệm

Các thí nghiệm được bố trí trên đất phù sa không được bồi hàng năm (Eutric

Fluvisols) chuyên trồng 2 vụ lúa trên hai vùng đất chủ động nước tưới (pHKCl 4,20; OC

1,25%; N 0,045%, P2O5 0,020%; K2O 0,48%) và không chủ động nước tưới (pHKCl

4,00; OC 1,97%; N 0,056%, P2O5 0,025%; K2O 0,54%). Phân tích đất trước thí

nghiệm trước khi tiến hành vụ đông xuân 2013 - 2014; phân tích đất sau thí nghiệm

sau khi kết thúc hai vụ thí nghiệm (đông xuân 2013 - 2014 và hè thu 2014).

2.1.2. Cây trồng thí nghiệm

Giống cây trồng được sử dụng trong các thí nghiệm là 02 giống lúa chất lượng

HT1 và P6 đang được trồng phổ biến tại địa phương.

* Giống lúa HT1 (Hương thơm số 1): Nguồn gốc từ giống Phúc Quảng Thanh

của Trung Quốc, nhập nội vào Việt Nam năm 1998. Giống được công nhận giống

chính thức năm 2004 theo Quyết định số 123/QĐ-BNN-KHCN ngày 16/1/2004; cơ

quan tác giả là Công ty Giống cây trồng Quảng Ninh.

* Giống lúa P6: Tạo ra từ công thức lai IR2588/Xuân số 2. Giống được công

nhận chính thức năm 2000 theo Quyết định số 5218/QĐ-BNN-KHCN ngày

16/11/2000; cơ quan tác giả là Viện Cây lương thực và thực phẩm.

* Đặc điểm nông sinh học cơ bản:

+ Giống HT1: Tổng TGST 120 - 122 ngày trong vụ đông xuân, vụ hè thu 90 -

103 ngày. Chiều cao cây 90 - 100 cm, đẻ nhánh khoẻ, hình thái gọn, lá đòng thẳng đứng,

xanh bền. P1000 hạt: 20 - 22g, hạt. Hạt nhỏ dài, màu vàng hơi sẫm, tỷ lệ chắc 95%, gạo

trong, cơm hơi cứng.

Khả năng chống chịu: Nhiễm khô vằn nhẹ, kháng đạo ôn khá, chống đổ tốt, chịu

thâm canh khá; thích ứng rộng, chịu chua và mặn nhẹ.

+ Giống P6: Tổng TGST 130 - 140 ngày trong vụ đông xuân ở các tỉnh Bắc

Trung bộ. Chiều cao cây 85 - 90 cm, dạng cây gọn, lá xanh nhạt. P1000 hạt: 22 - 23g Hạt

nhỏ dài, màu vàng sáng. Cơm mềm, đậm.

Khả năng chống chịu: Kháng vừa bệnh đạo ôn, nhiễm nhẹ rầy nâu, bệnh bạc lá,

khô vằn; chịu hạn khá (Bộ NN và PTNT, 2005) [14].

Page 63: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

49

2.1.3. Phân bón

Thí nghiệm sử dụng các loại phân bón như sau:

- Urê (46% N); lân supe (16% P2O5); KCl (60% K2O).

- Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh: OM (15%), P2O5 hữu hiệu (1,5%), axit humic

(2,5%), Ca (1,0%), Mg (0,5%), S (0,3%), các chủng vi sinh vật hữu ích (Bacillus:

1×106 CFU/g, Azotobacter: 1×106 CFU/g, Aspergillus sp: 1×106 CFU/g).

- Phân chuồng: được sản xuất tại địa phương (C: 29%; N: 0,97%; P2O5: 0,39%;

K2O: 0,42%).

- Vôi bột: vôi nghiền từ vỏ ốc, vỏ sò hến. Đây là dạng vôi bón đang được sử

dụng phổ biến tại địa phương (50% CaO).

2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

- Các thí nghiệm đồng ruộng được tiến hành tại:

+ Vùng chủ động nước tưới: xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, có hệ thống thủy

lợi và mặt ruộng tưới tiêu chủ động.

+ Vùng không chủ động nước tưới: xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, có hệ thống

thủy lợi không đáp ứng tưới tiêu chủ động, chủ yếu dựa vào nước trời.

- Phân tích các mẫu đất và mẫu phân bón được thực hiện tại Bộ môn Nông hóa

Thổ nhưỡng, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

- Phân tích khí phát thải CH4 và N2O được thực hiện tại Khoa Nông học, Trường

Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

- Phân tích chất lượng gạo được thực hiện tại Phòng phân tích sinh hóa thuộc

Viện Cây lương thực và thực phẩm.

2.2.2. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trong hai vụ đông xuân 2013 - 2014 và hè thu 2014

đối với các thí nghiệm về lượng giống gieo, phân bón và chế độ tưới nước.

Mô hình sản xuất lúa được thực hiện trong hai vụ đông xuân 2014 - 2015 và hè

thu 2015.

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng giống gieo đến hai giống lúa

chất lượng HT1 và P6 theo hướng SRI trên đất phù sa không được bồi hàng năm tại

vùng chủ động và không chủ động nước tưới.

Page 64: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

50

Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến hai giống lúa chất

lượng HT1 và P6 theo hướng SRI trên đất phù sa không được bồi hàng năm tại vùng

chủ động và không chủ động nước tưới.

Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến hai giống lúa chất

lượng HT1 và P6 theo hướng SRI trên đất phù sa không được bồi hàng năm tại vùng

chủ động nước tưới.

Nội dung 4: Xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng HT1 và P6 theo hướng

SRI trên trên đất phù sa không được bồi hàng năm tại vùng chủ động và không chủ

động nước tưới tại tỉnh Quảng Bình.

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1. Công thức và bố trí thí nghiệm

2.4.1.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến hai giống lúa chất lượng

theo hướng SRI trên đất phù sa không được bồi hàng năm tại vùng chủ động và không

chủ động nước tưới

a. Công thức thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 2 nhân tố (hai giống lúa chất lượng: HT1 và P6 và 4 lượng

giống gieo: 20, 40, 60 và 80 kg/ha). Tổng số 8 công thức thí nghiệm như ở bảng 2.1.

Các công thức thí nghiệm được đề xuất dựa trên cơ sở hai giống lúa chất lượng

HT1 và P6 là hai giống địa phương đang sử dụng đại trà hiện nay, lượng giống gieo

nông dân đang sử dụng phổ biến là 80 kg/ha, lượng giống gieo theo khuyến cáo của

SRI là 60 kg/ha.

Bảng 2.1. Kết hợp các công thức thí nghiệm

TT Ký hiệu G1 G2

1 L1 L1G1 L1G2

2 L2 L2G1 L2G2

3 L3 L3G1 L3G2

4 L4 L4G1 (ĐC) L4G2

Ghi chú: L1: 20 kg/ha, L2: 40 kg/ha, L3: 60 kg/ha, L4: 80 kg/ha

G1: HT1, G2: P6

Page 65: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

51

b. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Split – plot (ô lớn – ô nhỏ) với 08 công

thức, 3 lần nhắc lại, trong đó giống lúa (G1, G2) được bố trí vào ô lớn và lượng

giống gieo (L1, L2, L3 và L4) được bố trí vào ô nhỏ. Diện tích ô nhỏ là 15 m2 và

diện tích ô lớn là 60 m2.

BẢO VỆ

BV

G1 G2 G2 G1 G1 G2

BV

L1 L2 L4 L3 L2 L1

L3 L4 L2 L4 L3 L2

L4 L1 L3 L1 L4 L4

L2 L3 L1 L2 L1 L3

BẢO VỆ

LNL1 LNL2 LNL3

Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm về lượng giống gieo trên 2 giống lúa chất lượng

c. Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

- Lượng phân bón: 100 kg N + 60 kg P2O5 + 80 kg K2O + 0,5 tấn phân hữu cơ

vi sinh Sông Gianh + 500 kg vôi/ha.

Cách bón phân: Bón lót (100% vôi trước khi gieo 15 ngày, 100% lân + 100%

phân chuồng + 25% N trước khi gieo); bón thúc đẻ nhánh (45% N + 40% K2O) và bón

thúc đón đòng (30% N + 60% K2O).

- Điều tiết nước: Ở vùng chủ động nước tưới áp dụng biện pháp tưới ngập

thường xuyên, luôn giữ mặt nước trong ruộng ngập 3 - 5 cm bắt đầu từ 7 ngày sau khi

gieo đến 15 ngày trước khi thu hoạch. Ở vùng không chủ động nước tưới, biện pháp

tưới hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời.

- Gieo sạ trực tiếp bằng tay (sạ lan), sau khi rễ lúa cắm mũi chông, dùng tay

tách các hạt bị dính nhau khi gieo trên các công thức thí nghiệm.

2.4.1.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của phân bón cho hai giống lúa chất lượng theo

hướng SRI trên đất phù sa không được bồi hàng năm tại vùng chủ động và không chủ

động nước tưới.

a. Công thức thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 2 nhân tố (hai giống lúa chất lượng và 5 công thức phân bón).

Tổng số công thức thí nghiệm là 10 như ở bảng 2.2.

Các công thức thí nghiệm được đề xuất dựa trên hướng dẫn về lượng và dạng

phân bón cho cây lúa theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác

Page 66: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

52

và sử dụng của giống lúa (QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT) [16], theo hướng dẫn của

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình (100 kg N + 60 kg P2O5 +

80 kg K2O + 0,5 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh/ha + 500 kg vôi/ha) và điều tra

thực tế về lượng phân bón sử dụng cho lúa chất lượng của nông dân tại điểm nghiên

cứu (100 kg N + 60 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha).

Bảng 2.2. Kết hợp các công thức thí nghiệm về phân bón

TT Ký hiệu G1 G2

1 P1 P1G1 (ĐC) P1G2

2 P2 P2G1 P2G2

3 P3 P3G1 P3G2

4 P4 P4G1 P4G2

5 P5 P5G1 P5G2

Ghi chú: G1: HT1 và G2: P6

P1: 100 kg N + 60 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha

P2: 100 kg N + 60 kg P2O5 + 80 kg K2O + 0,5 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh/ha

P3: 100 kg N + 60 kg P2O5 + 80 kg K2O + 5 tấn phân chuồng/ha

P4: 80 kg N + 45 kg P2O5 + 60 kg K2O + 1 tấn phân hữu cơ vi sinh/ha

P5: 80 kg N + 45 kg P2O5 + 60 kg K2O + 10 tấn phân chuồng/ha

b. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Split - plot (ô lớn, ô nhỏ) với 10 công thức, 3

lần nhắc lại, trong đó giống lúa (G1, G2) được bố trí vào ô lớn và phân bón (P1, P2, P3,

P4, P5) được bố trí vào ô nhỏ. Diện tích ô nhỏ là 15 m2 và diện tích ô lớn là 75 m2.

Dùng ni lông chống thấm ở độ sâu 50 cm để be bờ khi chia ô thí nghiệm.

BẢO VỆ

G1 G2 G2 G1 G2 G1

BẢO VỆ

P2 P1 P1 P4 P2 P1

BẢO VỆ

P4 P4 P5 P2 P5 P2

P3 P5 P4 P5 P3 P4

P1 P2 P3 P1 P4 P5

P5 P3 P2 P3 P1 P3

BẢO VỆ

LNL 1 LNL2 LNL3

Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm vể lượng phân bón trên hai giống lúa chất lượng

Page 67: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

53

c. Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

- Lượng giống gieo: 80 kg/ha. Gieo sạ trực tiếp bằng tay (sạ lan), sau khi rễ

lúa cắm mũi chông, dùng tay tách các hạt bị dính nhau khi gieo trên các công thức

thí nghiệm

- Cách bón phân: Bón lót (100% vôi trước khi gieo 15 ngày, 100% lân + 100%

phân chuồng + 25% N trước khi gieo); bón thúc đẻ nhánh (45% N + 40% K2O) và bón

thúc đón đòng (30% N + 60% K2O).

- Điều tiết nước: Ở vùng chủ động nước tưới tưới áp dụng biện pháp tưới ngập

thường xuyên, luôn giữ mặt nước trong ruộng ngập 3 - 5 cm bắt đầu từ 7 ngày sau khi

gieo đến 15 ngày trước khi thu hoạch. Ở vùng không chủ động nước tưới tưới, biện

pháp tưới hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời.

2.4.1.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của chế độ tưới nước theo hướng SRI đến giống lúa

chất lượng trên đất phù sa không được bồi hàng năm tại vùng chủ động nước tưới

a. Công thức thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 2 nhân tố (hai giống lúa chất lượng và 2 chế độ tưới nước). Cơ

sở thiết kế công thức thí nghiệm dựa vào biện pháp tưới của nông dân hiện nay là tưới

ngập thường xuyên, biện pháp tưới ướt khô xen kẽ (- 10 cm) được khuyến cáo trong

SRI (IRRI, 2009). Tổng số công thức thí nghiệm là 4 như ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Kết hợp các công thức thí nghiệm

TT Ký hiệu G1 G2

1 T1 T1G1 (ĐC) T1G2

2 T2 T2G1 T2G2

Ghi chú: T1: Tưới ngập thường xuyên; T2: Tưới ướt khô xen kẽ

G1: HT1; G2: P6

b. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Split - plot (ô lớn, ô nhỏ) với 4 công thức, 3

lần nhắc lại, trong đó chế độ tưới nước (T1, T2) được bố trí vào ô lớn và giống (G1,

G2) được bố trí vào ô nhỏ.

Dùng ni lông phủ từ bên trong bờ ở độ sâu 50 cm để chống thấm sau khi be bờ,

chia ô thí nghiệm.

Page 68: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

54

BẢO VỆ

T1 T2 T2 T1 T1 T2

BV G1 G2 G2 G2 G1 G2

BV G2 G1 G1 G1 G2 G1

BẢO VỆ

LNL1 LNL2 LNL3

Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm về chế độ tưới nước trên giống lúa chất lượng

c. Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

- Cách điều tiết nước:

Công thức tưới ngập thường xuyên: Luôn giữ mặt nước trong ruộng ngập 3 - 5

cm bắt đầu từ 7 ngày sau khi gieo tới 15 ngày trước khi thu hoạch.

Công thức tưới ướt khô xen kẽ: Để khô ruộng lúa trong một số giai đoạn đẻ

nhánh rộ đến trỗ và giai đoạn chín, ở mức – 10 cm được xác định thông qua theo dõi

mực nước trong ống nhựa 1 - 3 ngày/lần, thời gian còn lại giữ ẩm với mức nước trong

ruộng 3 - 5 cm. Ống đo mực nước ngầm làm từ ống nhựa dài 30 cm, đường kính 10

cm, chôn sâu xuống đất 20 cm. Khi mực nước trong ống nhựa xuống -10 cm, bắt đầu

cho nước vào ruộng.

- Lượng giống gieo: 80 kg/ha. Gieo sạ trực tiếp bằng tay (sạ lan), sau khi rễ lúa

cắm mũi chông, dùng tay tách các hạt bị dính nhau trên các công thức thí nghiệm.

- Lượng phân bón: 100 kg N + 60 kg P2O5 + 80 kg K2O + 0,5 tấn phân hữu cơ

vi sinh Sông Gianh + 500 kg vôi/ha.

Cách bón phân: Bón lót (100% vôi trước khi gieo 15 ngày, 100% lân + 100%

phân chuồng + 25% N trước khi gieo); bón thúc đẻ nhánh (45% N + 40% K2O) và bón

thúc đón đòng (30% N + 60% K2O).

- Ngày gieo sạ: Vụ đông xuân 2014 - 2015: 10/01; vụ hè thu 2015: 05/6

2.4.1.4. Xây dựng mô hình sản xuất lúa

Dựa trên kết quả tốt nhất của 3 thí nghiệm, tiến hành xây dựng mô hình sản

xuất lúa chất lượng trên vùng chủ động tưới nước và không chủ động tưới nước.

* Ngày gieo sạ: Vụ đông xuân 2014 - 2015: 10/01; vụ hè thu 2015: 05/6

* Mô hình sản xuất lúa chất lượng trên vùng chủ động nước, gồm 2 công thức:

- Đối chứng (Đ/C): 100 kg N + 60 kg P2O5 + 80 kg K2O + 500 kg vôi/ha (lượng

bón khuyến cáo theo canh tác thông thường), lượng giống gieo 80 kg/ha (Đ/C) và tưới

ngập thường xuyên. Giống HT1 (vụ hè thu), giống P6 (vụ đông xuân).

Page 69: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

55

- Mô hình (MH): 80 kg N + 45 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg vôi/ha + 01 tấn

phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh/ha, lượng giống gieo 40 kg/ha (giống HT1, vụ hè thu),

lượng giống gieo 60 kg/ha (giống P6, vụ đông xuân), tưới ướt khô xen kẽ (- 10 cm).

* Mô hình sản xuất lúa chất lượng trên vùng không chủ động nước, gồm 2

công thức:

- Đối chứng (Đ/C): 100 kg N + 60 kg P2O5 + 80 kg K2O + 500 kg vôi/ha (lượng

bón khuyến cáo theo canh tác thông thường), lượng giống gieo 80 kg/ha (Đ/C). Giống

HT1 (vụ hè thu), giống P6 (vụ đông xuân).

- Mô hình (MH): 80 kg N + 45 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg vôi/ha + 10

tấn phân chuồng/ha, lượng giống gieo 60 kg/ha. Giống HT1 (vụ hè thu), giống P6

(vụ đông xuân). Chế độ tưới nước ở công thức Đ/C và công thức MH phụ thuộc

vào nước trời.

* Loại phân bón sử dụng: Đạm urê (46% N); lân supe (16% P2O5), KCl (60%

K2O). Phương pháp bón phân giống các thí nghiệm ở trên.

* Mỗi mô hình gồm có 2 công thức, 3 lần nhắc lại. Bố trí theo kiểu khối hoàn

toàn ngẫu nhiên (RCBD). Diện tích mỗi mô hình là 1.000 m2.

* Dùng ni lông chống thấm để be bờ ở độ sâu 50 cm để phân chia các công thức.

2.4.1.5. Biện pháp kỹ thuật áp dụng chung cho các thí nghiệm và mô hình

* Làm đất

Đất được cày bừa kỹ, nhuyễn bùn, sạch cỏ dại, san bằng phẳng sau đó chia ô

và be bờ.

* Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

Tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử

dụng của giống lúa (QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT).

- Làm cỏ và tỉa dặm: Tiến hành tỉa dặm khi lúa có 4 đến 5 lá, đồng thời kết

hợp làm cỏ đợt một. Trước bón thúc lần hai tiến hành làm cỏ sục bùn cho ruộng

thông thoáng.

- Điều tiết nước: Theo các thí nghiệm.

- Phòng trư sâu bệnh: Phòng trừ theo nguyên tắc phòng là chính, trừ khi cần thiết.

+ Biện pháp phòng: Xử lý hạt giống, là sạch cỏ dại, dọn sạch mầm mống cỏ dại

trên đồng ruộng.

+ Biện pháp trừ: Khi sâu bệnh xuất hiện với ngưỡng gây hại về kinh tế thì áp

dụng biện pháp trừ bằng thuốc (hạn chế sử dụng thuốc hóa học BVTV).

Page 70: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

56

2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi tuân theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa (QCVN 01-55:

2011/BNNPTNT)[16].

Đối với sâu bệnh hại được điều tra theo quy chuẩn quốc gia QCVN 01-

38:2010/BNNPTNT và Quy chuẩn quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch

hại lúa: QCVN 01 - 166: 2014/BNNPTNT [15], [17].

Các tính chất hóa học đất được phân tích theo phương pháp tiêu chuẩn của Việt Nam.

Các chỉ tiêu về khí: Tiến hành thu bằng dụng cụ chuyên dùng. Phân tích khí

bằng máy sắc khí (GC) - SRI6810C.

2.4.2.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển của lúa

- Tổng thời gian sinh trưởng, phát triển: Thời gian sinh trưởng của mỗi giống

lúa tính từ lúc gieo mạ đến khi có 90% số hạt trên bông chín và quan sát trên từng ô

thí nghiệm.

- Chiều cao cây cuối cùng: Đo từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất (không kể

râu) vào giai đoạn thu hoạch. Số mẫu 10 cây/ô thí nghiệm.

- Chỉ tiêu về nhánh:

+ Số nhánh tối đa (nhánh): Đếm tổng số nhánh hiện có ở trên cây.

+ Số nhánh hữu hiệu (nhánh): Đếm những nhánh thành bông cho năng suất

(bông có trên 10 hạt chắc).

+ Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%) = (Số nhánh hữu hiệu/số nhánh tối đa) x 100

Mỗi chỉ tiêu đều đánh giá số mẫu là 10 cây/ô thí nghiệm.

- Chỉ tiêu về sự phát triển của bộ rễ: Nghiên cứu lúc lúa chín (5 ngày trước

khi gặt).

+ Số rễ: Đào 5 cây/ô ở độ sâu 20 cm theo phương pháp ngẫu nhiên, cắt toàn bộ

bộ rễ cho vào rổ nhựa, rửa sạch bùn đất rồi đem đếm số lượng rễ.

+ Đường kính rễ: Nghiên cứu vào thời kỳ chín (5 ngày trước khi gặt). Cách

làm: Lấy ngẫu nhiên 10 rễ, xếp xít nhau rồi đem đo được kết quả là a (mm). Đường

kính rễ = a/10 (mm).

+ Tổng chiều dài rễ/cây: Cân khối lượng 01 m rễ (m1, gam) rồi cân khối lượng

toàn bộ rễ của 3 cây lúa (m2, gam). Tổng chiều dài rễ/cây (m) = m2/m1/3.

2.4.2.2. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại chính

Đánh giá và cho điểm tại thời điểm phát sinh gây hại của các đối tượng sâu

bệnh hại chính trên cây lúa bao gồm: Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphadoccrosis medinalis

Guenee), rầy nâu (Ninaparvata lugens Stal.), bọ trĩ (Halothrips aculeatus Fabricius),

Page 71: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

57

sâu đục thân lúa bướm 2 chấm (Scirpophaga incertulas Walk), bệnh khô vằn

(Rhizoctonia solani), bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae).

- Sâu cuốn lá nhỏ: Quan sát lá, cây bị hại, tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá

hoặc lá bị cuốn thành ống ở giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng, phân cấp mức độ nhiễm như

sau: điểm 0 (Không bị hại); điểm 1 (1 - 10% cây bị hại); điểm 3 (11 - 20% cây bị hại);

điểm 5 (21 - 35% cây bị hại); điểm 7 (36 - 51% cây bị hại); điểm 9 (> 51% cây bị hại).

- Rầy nâu: Quan sát lá, cây bị hại gây héo và chết, phân cấp mức độ nhiễm như

sau: điểm 0 (Không bị hại); điểm 1 (hơi biến vàng trên một số cây); điểm 3 (lá biến vàng

bộ phận chưa bị “cháy rầy”); điểm 5 (Lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây

bị cháy rầy, cây còn lại lùn nặng); điểm 7 (Hơn một nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số

cây còn lại lùn nặng); điểm 9 (Tất cả cây bị chết).

- Bọ trĩ: Quan sát lá, cây bị hại gây biến vàng, cuốn lá và chết, phân cấp mức độ

nhiễm như sau: điểm 0 (Không bị hại); điểm 1 (hơi biến vàng trên một số cây); điểm 3 (lá

biến vàng từng bộ phận); điểm 5 (Lá bị vàng rõ, ít hơn một nửa số cây chóp lá bị khô

vàng hoặc cuốn lại); điểm 7 (Hơn một nửa số cây chóp lá khô vàng hoặc cuốn lại); điểm 9

(Tất cả cây bị chết).

- Sâu đục thân lúa: Quan sát số nhánh chết hoặc bông bạc, phân cấp mức độ

nhiễm như sau: điểm 0 (Không bị hại); điểm 1 (1 - 10% số nhánh chết hoặc bông bạc);

điểm 3 (11 - 20% số nhánh chết hoặc bông bạc); điểm 5 (21 - 30% số nhánh chết hoặc

bông bạc); điểm 7 (31 - 50% số nhánh chết hoặc bông bạc); điểm 9 (> 51% số nhánh

chết hoặc bông bạc).

- Bệnh khô vằn: Đánh giá bằng cách quan sát độ cao tương đối của vết bệnh

trên lá hoặc bẹ lá biểu thị bằng % so với chiều cao cây ở giai đoạn chín sữa - chín sáp,

phân cấp mức độ nhiễm như sau: điểm 0 (không bị bệnh); điểm 1 (vết bệnh thấp hơn

20% chiều cao cây); điểm 3 (vết bệnh 20 - 30% chiều cao cây); điểm 5 (vết bệnh 31 -

45% chiều cao cây); điểm 7 (vết bệnh 46 - 65% chiều cao cây); điểm 9 (vết bệnh >

65% chiều cao cây).

- Bệnh đạo ôn hại lá: Quan sát vết bệnh gây hại trên lá, phân cấp mức độ nhiễm

như sau: điểm 0 (Không có vết bệnh); điểm 1 (vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa,

chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử); điểm 2 (vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường

kính 1 - 2 mm, có viền nâu rõ rệt, hầu hết lá dưới có vết bệnh); điểm 3 (dạng vết bệnh

như điểm ở 2, nhưng vết bệnh xuất hiện nhiều ở các lá trên); điểm 4 (vết bệnh điển hình

cho các giống nhiễm, dài 3 mm hoặc hơi dài, diện tích vết bệnh trên lá < 4% diện tích

lá); điểm 5 (vết bệnh điển hình: 4 - 10% diện tích lá); điểm 6 (vết bệnh điển hình: 11 -

25% diện tích lá); điểm 7 (vết bệnh điển hình: 26 - 50% diện tích lá); điểm 8 (vết bệnh

điển hình: 51 - 75% diện tích lá); điểm 9 (hơn 75% diện tích vết bệnh trên lá).

Page 72: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

58

2.4.2.3. Các chỉ tiêu về năng suất

- Các yếu tố cấu thành năng suất:

+ Số bông/m2: Đếm số bông có ít nhất 10 hạt chắc của một cây. Số cây mẫu

là 10 cây/ô.

+ Số hạt trên bông: Mỗi ô đếm tổng số hạt có trên bông của 10 bông rồi tính

trung bình số hạt/bông.

+ Số hạt chắc/bông: Trên cơ sở đếm số hạt/bông, loại bỏ hạt lép rồi tính trung

bình số hạt chắc/bông.

+ Khối lượng 1000 hạt: Cân 8 mẫu 100 hạt ở độ ẩm 14%, đơn vị tính gam, lấy

một chữ số sau dấu phẩy.

+ Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = (Số bông/m2 x Số hạt chắc/bông x P1000 hạt)/105

+ Năng suất thực thu (tấn/ha): Tại giai đoạn thu hoạch, cân khối lượng hạt trên

mỗi ô ở độ ẩm hạt 14%, đơn vị tính kg/ô, lấy hai chữ số sau dấu phẩy.

2.4.2.4. Các chỉ tiêu về đất

Mẫu đất hỗn hợp được lấy đại diện trên 5 điểm theo đường chéo góc tại các

ruộng được lựa chọn cho nghiên cứu trước và sau khi thực hiện thí nghiệm ở tầng 0 -

20 cm, sau đó trộn đều và phơi khô trong không khí và tiến hành sàng qua rây 2 mm.

Phương pháp phân tích đất dựa theo Sổ tay phân tích đất, nước và phân bón của Viện Thổ

nhưỡng Nông hóa (1989) và các Tiêu chuẩn Việt Nam bao gồm các chỉ tiêu như sau:

pHKCl (TCVN 5979:2007): Theo pH met [8].

OC (TCVN 4050-1985): Theo phương pháp Wakley Black [5].

N tổng số (TCVN 6498:1999): Theo phương pháp Kjeldahl [7].

P2O5 tổng số (TCVN 4052-1985): Theo phương pháp so màu [6].

K2O tổng số (TCVN 8660-2011): Theo phương pháp quang kế ngọn lửa [13].

2.4.2.5. Các chỉ tiêu về chất lượng gạo

Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng lúa, gạo:

Xác định tỷ lệ gạo lật (gạo xay) áp dụng theo TCVN 8370-2010 (2010) [10].

Xác định tỷ lệ gạo nguyên, tỷ lệ gạo xát áp dụng theo TCVN 8371:2010 (2010) [11].

Phân tích amylose áp dụng theo TCVN 5716-1:2008 (2008) [9]; Phương pháp xác

định hàm lượng protein theo Bradford. Phương pháp đánh giá chất lượng cơm cảm quan

theo TCVN 8373:2010 (2010) [12].

2.4.2.6. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế

- Lợi nhuận = tổng thu - tổng chi

+ Tổng thu: năng suất thực thu * giá bán sản phẩm (đ/kg).

Page 73: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

59

+ Tổng chi: giống + phân bón + thuốc bảo vệ thực vật + công lao động

- VCR (Tỷ suất lợi nhuận): Tổng thu/Tổng chi.

- Tỷ lệ tăng lợi nhuận của biện pháp kỹ thuật B so với biện pháp kỹ thuật A =

((lợi nhuận của biện pháp kỹ thuật B/lợi nhuận biện pháp kỹ thuật A) -1)*100.

2.4.2.7. Theo dõi và đo khí CH4 và N2O

a. Phương pháp thu mẫu khí

Thu mẫu khí ngoài đồng ruộng bằng phương pháp sử dụng thùng kín từ sau

gieo 2 tuần cho đến giai đoạn hình thành hạt chắc của lúa. Đặt 1 thùng lấy khí trong

mỗi ô thí nghiệm/1 lần nhắc lại. Thu mẫu khí vào 4 thời kỳ STPT của lúa: bắt đầu đẻ

nhánh, làm đòng, trỗ, chín (chín sữa) vào 4 thời điểm 0, 10, 20, 30 phút sau khi đậy

nắp thùng. Thời gian thu thập các mẫu khí là từ 8 h - 10 h sáng.

- Dụng cụ: Kim tiêm, ống kim tiêm để lấy khí; các ống đựng khí có nắp bằng su

và ghi các công thức; thùng lấy khí gồm có thùng đặt đế và thùng đậy để lấy khí.

- Cách làm thùng: Thùng lấy khí được làm bằng nhựa, làm một đế đặt trong

mỗi ô ruộng lúa có đường kính là 40 cm, chiều cao là 50 cm, bên ngoài miệng đế có

vành để chứa nước để khi lấy khí không cho không khí lọt vào. Giao giữa 2 mí có dán

keo và làm 1 lỗ nhỏ có đường kính 3 cm để nước từ ngoài đế vào và khi lấy khí thì lấy

nút đậy lại nếu không có nước dưới chân ruộng. Thùng lấy khí với chiều cao 70 cm và

đường kính 50 cm trên đế thùng có một lỗ nhỏ để gắng nhiệt kế, trong thùng có gắn 1

cái quạt nhỏ được chạy bằng pin. Bên trên thùng có gắn 1 van (van xe đạp) nối với 1

đoạn ống bằng nhựa nhỏ, ống nhựa nhỏ nối với 1 cái van 3 chiều để lấy khí. Thùng

được sơn màu trắng để cách nhiệt, không bắt nắng. Ống đo mực nước ngầm là ống

nhựa, dài 30 cm; đường kính 10 cm, chôn sâu xuống đất 20 cm.

- Cách thu mẫu: Đế đặt trên ruộng từ đầu vụ đến cuối vụ. Đặt tất cả các thùng

lấy khí lên bờ cạnh đế đặt ở dưới ruộng, sau khi nghe hiệu lệnh thì bắt đầu đặt thùng

lên và hút khí vào ống, sau 2 phút chuyển sang ô kế tiếp. Số ống đựng khí 1 ô là 4 ống.

Sau 10 phút quay lại ô đầu tiên và cứ tiếp tục cho đến khi hết lần nhắc lại thứ nhất, sau

đó chuyển sang lần nhắc lại thứ 2, thứ 3 tương tự. Trong quá trình làm, xong một lần

lấy ống đựng khí ghi nhiệt độ trong thùng 1 lần. Ghi lại thời gian bắt đầu từ khi lấy khí

đến khi kết thúc.

b. Phương pháp phân tích khí

Phân tích khí CH4 và N2O bằng máy sắc khí (GC) - SRI6810C với 2 đầu dẫn

FID (phân tích CH4) và ECD (phân tích N2O) kết hợp máy vi tính.

c. Các công thức tính lượng khí

- Lượng khí phát thải (mg/m2/h): tính theo Parkin và Venterea (2010).

- Tổng lượng khí CH4 và N2O phát thải theo vụ (g/m2) được tính theo công thức:

Page 74: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

60

T = [(Fi+1 + Fi)/2] x [(Di+1 - Di) x 24]/1000

T: Tổng lượng tích lũy, đơn vị tính là g/m2

Fi+1 và Fi: Lượng khí phát thải trung bình tai thời điểm i và i+1, đơn vị tính

là mg/m2/giờ

Di+1 và Di: Thời gian lấy mẫu tai thời điểm i và i+1

- Lượng khí CO2 phát thải theo vụ được quy đổi từ lượng khí phát thải CH4 và

N2O (g/m2): CO2 = (25*CH4) + (298*N2O), tính theo Dr. Bjorn Ole Sander (2011).

- Tỷ lệ khí phát thải tăng, giảm của biện pháp A so với biện pháp B (đối chứng)

= ((lượng khí phát thải biện pháp A/biện pháp B)-1)*100 (%) (+: tăng, -: giảm).

2.4.2.8. Chỉ tiêu về lượng nước tưới

- Lượng nước tưới cho lúa trong quá trình sinh trưởng, phát triển.

Md = m1 + m2 + …+mn

Trong đó:

md: Là tổng lượng nước tưới (m3/ha)

m1, m2, .. mn: Là lượng nước mỗi lần tưới (m3/ha)

- Lượng nước tưới trong từng giai đoạn.

M = ( a2 - a1) + Wh – CP

Wh = (e + Wn)

Trong đó:

a1, a2: Lớp nước mặt ruộng thích hợp với lúa nước ở đầu và cuối mỗi thời đoan

xét cân bằng nước (mm)

Wh: Lượng nước hao do bốc hơi mặt ruộng e (mm) và do ngấm Wn (mm) trong

giai đoan xét. Lượng nước ngấm áp dụng theo Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN

4118:2012).

P: Lượng mưa trong thời đoan xét (mm)

C: Hệ số lợi dụng nước mưa (%)

CP: Áp dụng theo phương pháp tính của Brouwer và Heibloem (1986).

- Tỷ lệ tiết kiệm nước tưới của phương án B so với phương án A : = (1 - (lượng

nước tưới biện pháp B/lượng nước tưới biện pháp A))*100 (%).

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý số liệu bao gồm tính trung bình, phân tích ANOVA 1 nhân tố và 2

nhân tố, tính LSD0,05 bằng phần mềm Statistic 10.0. Vẽ đồ thị, biểu đồ theo phần

mềm Excel.

Page 75: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

61

2.5. ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT KHÍ HẬU

Diễn biến điều kiện khí hậu thời tiết từ năm 2014 - 2016 được thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Diễn biến thời tiết khí hậu trong vụ đông xuân 2013 - 2014

Tháng

Nhiệt độ (oC) Ẩm độ

trung bình

(%)

Mưa Số giờ

nắng

(giờ) Tmin Tmax TTB R (mm) Số ngày

1. Vụ đông xuân 2013 - 2014

1/2014 13,0 25,2 18,5 86,0 29,9 6 51,3

2/2014 16,1 27,4 21,7 91,0 28,3 11 67,7

3/2014 15,6 35,1 23,9 88,0 53,4 11 120,9

4/2014 19,1 38,7 25,9 84,0 31,9 12 135,2

5/2014 21,6 39,6 29,5 75,0 96,0 9 238,7

2. Vụ hè thu 2014

6/2014 21,8 39,0 30,9 67,0 78,3 10 191

7/2014 25,3 37,5 30,1 71,0 84,8 8 220

8/2014 24,7 38,5 29,5 73,0 131,5 11 176

9/2014 23,3 36,7 28,1 82,0 148,1 13 198

3. Vụ đông xuân 2014 - 2015

1/2015 12,3 25,0 18,8 84,1 83,5 5 130

2/2015 14,2 27,2 20,7 91,0 39,9 15 64

3/2105 19,7 36,7 24,2 90,5 32,0 9 99

4/2015 17,3 41,0 25,6 85,1 206,0 9 174

5/2015 24,6 40,4 31,5 70,0 9,2 4 299

4. Vụ hè thu 2015

6/2015 25,0 39,5 30,9 69,0 73,2 7 290

7/2015 22,6 39,3 29,1 72,0 88,3 17 106

8/2015 22,8 38,6 29,6 76,0 36,2 9 241

9/2015 22,5 38,6 28,8 81,0 567,4 9 204

(Nguồn: Tram Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Bình, 2015)

Page 76: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

62

Số liệu ở bảng 2.4 cho thấy:

Vụ đông xuân 2013 - 2014: Đầu vụ nhiệt độ hạ thấp, kéo dài thời gian đẻ nhánh

của lúa, bước vào giai đoạn phân hóa đòng, nền nhiệt TB cao hơn so với nhiều năm,

tuy thời tiết mưa nắng xen kẽ không thuận lợi cho lúa làm đòng và cũng tạo thuận lợi

cho dịch hại phát sinh. Bước vào thời kỳ trổ, không gặp mưa lớn, nhiệt độ TB thích

hợp (25,90C), lượng mưa đạt khá: 31,9 mm (tháng 4), số giờ nắng cao (135,2 h), do

vậy cây lúa STPT thuận lợi hơn so với vụ đông xuân năm trước.

Vụ hè thu 2014: Đầu vụ, trong tháng 6 đến tháng 7, nền nhiệt TB: 30,1 - 30,90C

cao hơn TB nhiều năm (29,6 - 29,9 0C) kèm ẩm độ TB thấp (67,0 - 71,0%), nhìn chung

không thuận lợi cho STPT của lúa vào đầu vụ, tuy nhiên vào giữa và cuối vụ, ở thời kỳ

trỗ đến chín trong tháng 8 và tháng 9, điều kiện nhiệt độ, ẩm độ khá thuận lợi cho quá

trình vào chắc - chín của lúa.

Vụ đông xuân 2014 - 2015: Từ gieo - bắt đầu đẻ nhánh, có một số ngày nền

nhiệt xuống thấp, giá trị Tmin thấp hơn so với vụ đông xuân trước nên có nhiều bất lợi

cho thời kỳ 3, 4 lá. Tuy nhiên, bắt đầu vào thời kỳ đẻ nhánh về sau, nhiệt độ TB các

tháng (tháng 3 - tháng 5) đều cao hơn so với TBNN nên giai đoạn cuối thời kỳ làm

đòng - trỗ cây lúa nhanh chóng phục hồi, rút ngắn thời gian sinh trưởng nên lúa sinh

trưởng thuận lợi giai đoạn này. Thời kỳ trổ thời tiết không thuận lợi do lượng mưa cao

bất thường so với vụ trước và TBNN (206,0 mm/53,8 mm - tháng 4/2015). Tuy nhiên,

vào thời kỳ chín, do số giờ nắng tăng cao (299 h), ẩm độ TB giảm (70%) nên vẫn

thuận lợi cho lúa vào chắc - chín hoàn toàn.

Vụ hè thu 2015: Vào đầu thời kỳ, nhiệt độ TB đạt cao 30,90C (tháng 6) không

thích hợp cho lúa đẻ nhánh tuy nhiên lượng mưa đạt khá (73,2 mm) nên thời tiết khá

mát mẻ, số giờ nắng tăng cao nên thuận lợi cho lúa đẻ nhánh. Vào đầu tháng 8, nền

nhiệt và số giờ nắng tăng cao, nhiệt độ TB đạt 29,60C, cao hơn so với TBNN, số giờ

nắng 241 h cao hơn so với TBNN (182 h), không thuận lợi cho quá trình làm đòng,

Tuy nhiên thời kỳ trổ, điều kiện thời tiết mát mẻ, nhiệt độ xuống thấp do có mưa tập

trung vào cuối tháng tạo điều kiện lúa trỗ thuận lợi. Đến thời kỳ chín, nhiệt độ TB

dưới 300C (tháng 9), đảm bảo cho lúa vào chắc và chín hoàn toàn, tuy lượng mưa tăng

đột biến (567,4 mm) vào cuối tháng nhưng không ảnh hưởng đến STPT của lúa do lúc

này mô hình sản xuất đã thu hoạch.

Page 77: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

63

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG GIỐNG GIEO ĐẾN HAI GIỐNG LÚA CHẤT

LƯỢNG HT1 VÀ P6 THEO HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN (SRI)

Ở VÙNG CHỦ ĐỘNG VÀ KHÔNG CHỦ ĐỘNG NƯỚC TƯỚI

3.1.1. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến thời gian sinh trưởng và phát triển

của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6

Thời gian sinh trưởng và phát triển (TGSTPT) của cây trồng nói chung và

cây lúa nói riêng do yếu tố di truyền quyết định. Tuy nhiên, trong từng điều kiện

canh tác khác nhau, TGSTPT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố đặc biệt là phân bón

và mùa vụ.

Nghiên cứu thời gian sinh trưởng của cây lúa nhằm làm cơ sở đánh giá tác

động các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển,

cơ sở bố trí hợp lý thời vụ gieo trồng, để tránh ảnh hưởng của thiên tai, dịch hại đến

năng suất và phẩm chất lúa. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.1

3.1.1.1. Vùng chủ động nước tưới

Vụ đông xuân 2013 - 2014: Giai đoạn từ gieo - bắt đầu đẻ nhánh: trên giống

HT1 dao động là 27 - 30 ngày, giống P6 là 28 - 33 ngày; từ gieo - kết thúc đẻ nhánh:

63 - 67 ngày trên giống HT1, 70 - 73 ngày trên giống P6; từ gieo - bắt đầu trổ trên

giống HT1 là 86 - 90 ngày, trên giống P6 từ 98 - 101 ngày. Tổng thời gian STPT từ

119 - 122 ngày (HT1) và 129 - 134 ngày (P6).

Trong cùng 01 vụ thí nghiệm, giống khác nhau có tổng TGSTPT khác nhau.

Trên giống HT1, tổng TGSTPT của lượng giống gieo 20 kg/ha dài hơn 3 ngày so với

đ/c (80 kg/ha). Trên giống P6, tổng TGSTPT của lượng giống gieo 20 kg/ha dài hơn 4

ngày so với đ/c. Giống P6 thuộc nhóm giống trung ngày, có sự biến động về thời gian

STPT lớn hơn so với giống HT1 (ngắn ngày) trong cùng điều kiện canh tác. Thời gian

sinh trưởng biến động chủ yếu ở thời kỳ từ gieo - đẻ nhánh và gieo - trỗ. Đây là hai

thời kỳ quan trọng của lúa, thời kỳ đẻ nhánh quyết định số bông/m2 do liên quan đến

số nhánh hữu hiệu, thời kỳ trỗ liên quan đến số hạt/bông và P1000 hạt.

Như vậy, canh tác theo hướng SRI trong điều kiện chủ động tưới, lượng giống

gieo có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng, phát triển của lúa. Lượng giống gieo

dày hơn (60 - 80 kg/ha) có thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn hơn so với lượng

giống gieo thưa (20 - 40 kg/ha). Thời gian STPT dài nhất ở lượng giống gieo 20

kg/ha, thời gian STPT ngắn nhất ở lượng giống gieo 80 kg/ha trên cả 2 giống trong

cùng một vụ thí nghiệm.

Page 78: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

64

Bảng 3.1. Anh hưởng của lượng giống gieo đến thời gian sinh trưởng, phát triển của

hai giống lúa chất lượng HT1 và P6

Đơn vị tính: Ngày

Giống

Lượng

giống

gieo

(kg/ha)

Vụ đông xuân 2013 – 2014 Vụ hè thu 2014

Thời gian

từ gieo đến… Tổng

TGST

PT

Thời gian

từ gieo đến... Tổng

TG

STPT

Bắt

đầu

đẻ

nhánh

Kết

thúc

đẻ

nhánh

Bắt

đầu

trổ

Bắt

đầu

đẻ

nhánh

Kết

thúc

đẻ

nhánh

Bắt

đầu

trổ

1. Vùng chủ động nước tưới (Huyện Quảng Ninh)

HT1

20 27 63 90 122 19 40 67 94

40 27 64 90 121 19 40 66 94

60 29 66 88 119 20 42 64 91

80 30 67 86 119 20 42 63 91

P6

20 28 70 101 134 19 48 79 105

40 29 71 100 133 19 49 77 103

60 32 73 99 130 19 49 77 103

80 33 73 98 129 21 50 76 102

2. Vùng không chủ động nước tưới (Huyện Bố Trạch)

HT1

20 29 65 92 124 20 41 70 97

40 29 65 91 124 20 41 69 96

60 31 68 90 122 21 43 67 94

80 32 69 90 121 21 44 66 94

P6

20 29 78 103 136 21 49 80 107

40 30 77 102 134 21 50 79 106

60 33 72 101 133 23 51 78 105

80 34 71 101 133 24 51 78 104

Vụ hè thu 2014: TGSTPT giai đoạn từ gieo - bắt đầu đẻ nhánh trên giống HT1,

dao động 19 - 20 ngày, giống P6 là 19 - 21 ngày. Tổng thời gian thông qua các giai

đoạn STPT 91 - 94 ngày (HT1) và 102 - 105 ngày (P6).

Page 79: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

65

So với công thức đối chứng (80 kg/ha), tổng TGSTPT của các lượng giống gieo

từ 20 - 60 kg/ha có sự biến động, lượng giống gieo 20 kg/ha có thời gian các giai đoạn

STPT dài nhất, ngược lại công thức đối chứng (80 kg/ha) rút ngắn TGSTPT so với các

lượng giống gieo còn lại. Nguyên nhân khi gieo thưa, số cây/đơn vị diện tích giảm, lúa

tận dụng được ánh sáng nhiều hơn, bộ rễ và thân lá có điều kiện phát triển, do vậy có

xu hướng STPT dài ra.

3.1.1.2. Vùng không chủ động nước tưới

Kết quả tại bảng 3.1 cho thấy:

Vụ đông xuân 2013 - 2014: TGSTPT giai đoạn từ gieo - bắt đầu đẻ nhánh từ

29 - 32 ngày (HT1), 29 - 34 ngày (P6); từ gieo - kết thúc đẻ nhánh là 65 - 69 ngày

(HT1) và 71 - 78 ngày (P6). Tổng thời gian các giai đoạn từ 94 - 97 ngày (HT1) và

133 - 136 ngày (P6). Tổng TGSTPT giữa lượng giống gieo 20 kg/ha với đối chứng (80

kg/ha) dài hơn 02 ngày trên cả hai giống HT1 và P6.

Vụ hè thu 2014: Tổng TGSTPT của các giống thí nghiệm cũng có biến động

với các lượng giống gieo khác nhau. So với công thức đối chứng (80 kg/ha), các công

thức gieo 20 kg/ha và 40 kg/ha có tổng TGSTPT các giai đoạn dài hơn 3 ngày trên cả

2 giống HT1 và P6.

Trên giống trung ngày P6, ở các lượng giống gieo khác nhau có mức dao động

về thời gian STPT lớn hơn so với giống HT1. Trong điều kiện chủ động nước, dao

động về thời gian STPT do lượng giống gieo cao hơn so với điều kiện không chủ

động nước tưới. Như vậy, lượng giống gieo có ảnh hưởng đến thời gian STPT từng

giai đoạn cũng như tổng TGSTPT của lúa trong điều kiện chủ động nước và không

chủ động nước tưới. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với đánh giá của Nguyễn

Đình Giao và cs (1997) [39] khi nghiên cứu về mật độ gieo sạ cho thấy mật độ gieo sạ

thưa thì thời gian đẻ nhánh dài hơn so với gieo sạ dày.

3.1.2. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây

cuối cùng của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6

Đẻ nhánh là một chỉ tiêu quan trọng có liên quan rất chặt quyết định đến số

bông/m2, cây lúa bắt đầu đẻ nhánh khi có 3 - 4 lá, trên đồng ruộng cây lúa sẽ đẻ nhánh

khi kết thúc giai đoạn mạ. Việc theo dõi các chỉ tiêu về đẻ nhánh và nhánh hữu hiệu

của lúa để từ đó có các biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp để đạt số bông tối ưu

trên một đơn vị diện tích, nhằm đạt năng suất cao.

3.1.2.1. Vùng chủ động nước tưới

Kết quả nghiên cứu được chỉ ra tại bảng 3.2. cho thấy:

Số nhánh tối đa: Lượng giống gieo khác nhau ảnh hưởng đến số nhánh tối đa

giữa hai giống nghiên cứu với sai khác có ý nghĩa. Trong vụ đông xuân 2013 - 2014,

Page 80: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

66

số nhánh tối đa đạt từ 4,97 - 6,30 nhánh, cao nhất trên lượng giống gieo 20 kg/ha đạt

6,30 nhánh (P6) và 5,90 nhánh (HT1). Trong vụ hè thu 2014, số nhánh tối đa đạt từ

5,67 - 6,50 nhánh, số nhánh cao nhất ở lượng giống gieo 40 kg/ha - 6,40 nhánh (HT1)

và lượng giống gieo 20 kg/ha - 6,5 nhánh (P6). Số nhánh tối đa thấp nhất đều ở lượng

giống gieo 80 kg/ha, đạt 4,97 nhánh (HT1) và 5,43 nhánh (P6). Nhìn chung ở các công

thức, số nhánh tối đa trong vụ hè thu cao hơn vụ đông xuân, lượng giống gieo 40 kg/ha

sai khác có ý nghĩa so với lượng giống gieo 60 kg/ha và công thức đối chứng (80

kg/ha). Nguyên nhân vụ hè thu có nhiệt độ trung bình cao, dinh dưỡng được phân giải

mạnh, lúa có điều kiện thu nhận ánh sáng nhiều hơn, kích thích mầm nhánh phát triển nên

số nhánh đẻ nhiều hơn ở lượng giống gieo thấp hơn so với đối chứng (80 kg/ha),

Số nhánh hữu hiệu: Thông thường số nhánh hữu hiệu tương quan thuận với số

nhánh tối đa. Trong điều kiện SRI, những cây có nhiều nhánh hữu hiệu là cây nhánh

đẻ sớm, tập trung, ở vị trí mắt đẻ thấp, đặc biệt là dinh dưỡng, chế độ nước hợp lý và

mật độ gieo sạ hợp lý tạo điều kiện cho nhánh mang bông trở thành nhánh hữu hiệu.

Lượng giống gieo khác nhau cho số nhánh hữu hiệu khác nhau và sai khác có ý

nghĩa, các công thức có số nhánh tối đa cao cho số nhánh hữu hiệu cao và ngược lại.

Các công thức có lượng giống gieo 20 - 40 kg/ha cho số nhánh hữu hiệu cao hơn hẳn

so với các công thức gieo 60 - 80 kg/ha ở 2 vụ trên 2 giống. Trong vụ đông xuân 2013

- 2014, số nhánh hữu hiệu đạt cao nhất ở lượng giống gieo 20 kg/ha (4,70 nhánh - P6),

thấp nhất ở lượng giống gieo 80 kg/ha (3,27 nhánh - HT1). Trong vụ hè thu 2014, số

nhánh hữu hiệu cao nhất ở lượng giống gieo 20 kg/ha (4,93 nhánh - HT1) và 4,53

nhánh (P6), tiếp đến là lượng giống gieo 40 kg/ha (4,60 nhánh - HT1) và 4,47 nhánh

(P6), số nhánh hữu hiệu đạt thấp nhất ở lượng giống gieo 80 kg/ha trên 2 giống HT1

và P6 ở cả 2 vụ và sai khác có ý nghĩa. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự phù hợp với

nghiên cứu thâm canh lúa lai của Phạm Văn Cường và cs (1999) trong điều kiện thâm

canh SRI, cho rằng giảm mật độ gieo cấy sẽ làm tăng số nhánh hữu hiệu [22].

Tỷ lệ nhánh hữu hiệu: Trong vụ đông xuân 2013 - 2014 dao động từ 65,98 -

80,09% trên các công thức, lượng giống gieo 60 kg/ha cho tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao

nhất là 77,05% (HT1) và 80,09% (P6). Trong vụ hè thu 2014 tỷ lệ nhánh hữu hiệu dao

động 59,44 - 73,69%, cao nhất đều ở lượng giống gieo 60 kg/ha (71,52 - 73,69%), tiếp

đến ở lượng giống gieo 40 kg/ha (71,34 % - 72,12 %). Tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp nhất

ở công thức đối chứng (80 kg/ha) trên 2 giống nghiên cứu.

Chiều cao cây cuối cùng: Chiều cao cây lúa là đặc điểm hình thái mang tính di

truyền, mang tính đặc trưng của từng giống và ít biến động. Tuy nhiên, chiều cao cây

lúa có thể biến động ở các lượng giống gieo khác nhau do chịu sự tác động gián tiếp

của ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ đồng ruộng thông qua mật độ cây trên diện tích và khả

năng phân bố rễ lúa để hút dinh dưỡng.

Page 81: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

67

Bảng 3.2. Anh hưởng của lượng giống gieo đến khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây

cuối cùng của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6

Giống

Lượng

giống

gieo

(kg/ha)

Vụ Đông Xuân 2013 – 2014 Vụ hè thu 2014

Số

nhánh

tối đa

(nhánh)

Số

nhánh

hữu

hiệu

(nhánh)

Tỷ lệ

nhánh

hữu

hiệu

(%)

Chiều

cao

cây

cuối

cùng

(cm)

Số

nhánh

tối đa

(nhánh)

Số

nhánh

hữu

hiệu

(nhánh)

Tỷ lệ

nhánh

hữu

hiệu

(%)

Chiều

cao

cây

cuối

cùng

(cm)

1. Vùng chủ động nước tưới (Huyện Quảng Ninh)

HT1

20 5,90ab 4,13abc 75,54 104,78a 5,67c 4,03bc 71,08 100,52a

40 5,40bc 3,97bc 74,14 103,39b 6,40ab 4,60a 72,12 98,20b

60 5,23c 4,03bc 77,05 102,17bc 5,93abc 4,37ab 73,69 97,45b

80 4,97 c 3,27d 65,98 101,56cd 5,73c 3,40d 59,44 96,89b

P6

20 6,30a 4,70a 77,90 99,45cd 6,50a 4,53ab 69,85 95,11c

40 5,70bc 4,47ab 78,46 98,72d 6,27abc 4,47ab 71,34 94,25c

60 5,50bc 4,40ab 80,09 97,11e 5,97abc 4,27ab 71,52 93,81c

80 5,43bc 3,83cd 70,64 96,45e 5,80bc 3,73cd 65,09 92,19d

LSD0,05 0,84 0,59 - 3,03 0,67 0,43 - 1,48

2. Vùng không chủ động nước tưới (Huyện Bố Trạch)

HT1

20 4,73a 3,33ab 70,42 105,78a 4,80a 3,47a 72,22 101,56a

40 4,47ab 3,03bc 67,91 104,67ab 4,50abc 3,17ab 70,37 99,94ab

60 4,17b 2,93bc 70,40 103,38b 4,27bc 3,13ab 73,44 98,72bc

80 4,03b 2,73c 67,77 103,18bc 4,17bc 2,93b 70,40 97,06cd

P6

20 4,70a 3,43a 72,59 101,64c 4,60ab 3,23ab 70,22 96,44cd

40 4,50ab 3,23ab 71,78 99,18d 4,46abc 3,10b 69,51 94,89de

60 4,30ab 3,17ab 73,72 97,66de 4,23bc 3,03b 71,63 93,78e

80 4,13b 2,97bc 71,85 97,1e 4,03c 2,83b 70,22 93,44e

LSD0,05 0,47 0,39 - 1,71 0,52 0,35 - 2,64

Ghi chú: Các công thức có cùng ký tự trong một cột trong một vụ thí nghiệm

không có sai khác ý nghĩa tai mức 0,05

Page 82: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

68

Trong cùng một lượng giống gieo, chiều cao cây cuối cùng giữa 2 giống nghiên

cứu có sai khác có ý nghĩa trên các công thức. Giống HT1 cao cây hơn hẳn giống P6.

Ở lượng giống gieo thấp có chiều cao cây cuối cùng cao hơn lượng giống gieo dày, cụ

thể ở lượng giống gieo 80 kg/ha và 20 kg/ha dao động từ 101,56 - 104,78 cm (vụ đông

xuân) và 96,89 - 100,52 cm (vụ hè thu) trên giống HT1. Tương tự, dao động từ 101,56

- 104,78 cm (vụ đông xuân) và 92,19 - 95,11 cm (vụ hè thu) trên giống P6. So với

công thức đối chứng (80 kg/ha), các lượng giống gieo 20 - 60 kg/ha trên 2 giống đều

cao hơn và sai khác có ý nghĩa.

3.1.2.2. Vùng không chủ động nước tưới

Kết quả tại bảng 3.2 cho thấy:

Số nhánh tối đa: Trong vụ đông xuân 2013 - 2014, số nhánh tối đa đạt từ 4,03 -

4,73 nhánh, vụ hè thu 2014 đạt từ 4,03 - 4,80 nhánh và sai khác có ý nghĩa. Số nhánh

đạt cao nhất ở lượng giống gieo thưa 20 kg/ha là 4,73 - 4,87 nhánh (vụ đông xuân) và

4,60 - 4,80 nhánh (vụ hè thu), thấp nhất ở công thức đối chứng (80 kg/ha) là 4,03 -

4,13 nhánh (vụ đông xuân) và 4,03 - 4,17 nhánh (vụ hè thu).

Số nhánh hữu hiệu: Lượng giống gieo 20 kg/ha cho số nhánh hữu hiệu cao

nhất là 3,33 - 3,47 nhánh (HT1) và 3,23 - 3,43 nhánh (P6), lượng giống gieo dày có số

nhánh hữu hiệu thấp hơn: 2,73 - 3,33 nhánh (HT1) và 2,87 - 3,43 nhánh (P6). Giống

P6 cho số nhánh hữu hiệu cao hơn giống HT1. Điều này cũng phù hợp với kết quả

nghiên cứu của Đoàn Văn Hướng (2012, [60]) trong điều kiện SRI trên vùng không

chủ động nước tưới thì các công thức áp dụng SRI đều có số nhánh hữu hiệu cao hơn

công thức đối chứng (có mật độ gieo cấy dày).

Tỷ lệ nhánh hữu hiệu: Ở 2 vụ khác nhau, các lượng giống gieo cho tỷ lệ nhánh

hữu hiệu sai khác có ý nghĩa. Trong vụ đông xuân, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao ở lượng

giống gieo 60 kg/ha trên hai giống HT1 và P6, tương ứng 70,40 - 73,72%. Trong vụ

hè thu, đạt cao nhất cũng ở lượng giống gieo 60 kg/ha trên 2 giống, tỷ lệ tương ứng

71,63 - 73,44%. Ưu thế về tỷ lệ nhánh hữu hiệu đều ở lượng giống gieo 60 kg/ha.

Khác với vùng chủ động nước tưới, tỷ lệ nhánh hữu hiệu xu hướng đạt thấp ở lượng

giống gieo từ 20 - 40 kg/ha mặc dù số nhánh tối đa đạt khá cao, thấp nhất 67,91 -

72,59% (vụ đông xuân) và 69,51 - 70,22% (vụ hè thu).

Ở vùng không chủ động và vùng chủ động nước tưới thì lượng giống gieo sạ

đều ảnh hưởng đến số nhánh đẻ và tỷ lệ nhánh hữu hiệu của lúa. Lượng giống gieo

cao có số nhánh thấp hơn hẳn lượng giống gieo thấp. Lượng giống gieo cao dẫn đến

mật độ cây cao do bị cạnh tranh về dinh dưỡng và che khuất ánh sáng nên hạn chế

kích thích mầm nhánh phát triển. Ở mật độ gieo thưa, cây lúa nhận đủ ánh sáng, dinh

dưỡng ít bị cạnh tranh nên số nhánh cao. Điều này cũng phù hợp với kết luận của

Suichi Yoshida (1985) [143]: Mật độ gieo cấy thực tế là vấn đề tương quan giữa số

Page 83: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

69

dảnh cây và sự đẻ nhánh. Thường gieo cấy thưa thì lúa đẻ nhánh nhiều, còn gieo cấy

dày thì đẻ nhánh ít. Giữa các lượng giống gieo khác nhau thì tỷ lệ nhánh hữu hiệu

cũng khác nhau, điều này ảnh hưởng đến nhánh thành bông và yếu tố cấu thành năng

suất (số bông/m2) về sau. Cùng một giống, không có sự khai khác đáng kể về số nhánh

khi canh tác ở 2 thời vụ khác nhau, chứng tỏ thời vụ không tác động đến số nhánh của

một giống.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra ở vùng không chủ động nước tưới thì khả năng đẻ

nhánh của các giống thấp hơn vùng chủ động nước tưới. Giống P6 cho ưu thế về số

nhánh đẻ và tỷ lệ nhánh hữu hiệu hơn giống HT1. Tuy nhiên ở vùng không chủ động

nước tưới vụ hè thu 2014, giống P6 có khả năng đẻ nhánh thấp hơn nhưng không

đáng kể so với giống HT1 và sai khác không có ý nghĩa.

Chiều cao cây cuối cùng: Kết quả nghiên cứu cho thấy tương tự điều kiện

canh tác chủ động nước tưới, ở điều kiện không chủ động nước tưới, lượng giống

gieo thưa nhất 20 kg/ha cho chiều cao cây cao nhất và ngược lại, đạt 96,44 - 105,78

cm, thấp nhất ở lượng giống gieo 80 kg/ha, đạt 93,44 - 103,18 cm.

Lượng giống gieo tác động đến chiều cao cây cuối cùng, các lượng giống gieo

thấp (20 - 40 kg/ha) cho chiều cao cuối cùng cao hơn công thức đối chứng (80 kg/ha).

Giống HT1 có chiều cao cây cuối cùng cao hơn hẳn giống P6. Ở vùng chủ động nước

tưới, chiều cao cây cao hơn trong điều kiện không chủ động nước tưới trên 2 giống thí

nghiệm. Trong vụ đông xuân chiều cao cây cao hơn vụ hè thu, nguyên nhân do vụ

đông xuân có TGST dài hơn vụ hè thu, cường độ ánh sáng và tổng tích ôn thấp hơn vụ

hè thu, lúa kéo dài thời gian sinh trưởng nên cây cao hơn. Kết quả nghiên cứu này phù

hợp với đánh giá của Phạm Văn Kiên (2008) [62] theo đó khi nghiên cứu trên giống

HT1, trong điều kiện canh tác thông thường, việc tăng lượng giống đã làm giảm chiều

cao cây. Do khi tăng mật độ cây thì xảy ra cạnh tranh dinh dưỡng, cạnh tranh ánh sáng

xảy ra mạnh do bị che khuất nên lúa có xu hướng vươn lên để lấy ánh sáng, do vậy

chiều cao tăng lên.

3.1.3. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của rễ của

hai giống lúa chất lượng HT1 và P6

Hệ rễ lúa là cơ quan hút dinh dưỡng và vận chuyển chất dinh dưỡng, là chân đế

của bộ khung cây lúa, giúp cây đứng vững trên nền bùn đất và chống chịu với điều

kiện bất lợi của thời tiết. Rễ lúa thuộc loại rễ chùm, có cấu tạo sơ cấp, sau khi lúa nảy

mầm, rễ mầm xuất hiện, tồn tại 5-7 ngày rồi rụng đi. Từ các đốt trên thân mọc ra các rễ

phụ, phát triển nhanh tạo thành rễ chùm, ăn nông.

Nghiên cứu một số chỉ tiêu rễ lúa để chỉ rõ những ảnh hưởng của các biện pháp

canh tác trong nghiên cứu đến sinh trưởng của rễ, từ đó rút ra được mối quan hệ và

Page 84: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

70

điều chỉnh chế độ canh tác cho bộ rễ phát triển tốt, cây khỏe và góp phần đưa lại năng

suất cao.

Bảng 3.3. Anh hưởng của lượng giống gieo đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của rễ

của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6

Giống

Vụ đông xuân 2013 – 2014 Vụ hè thu 2014

Lượng

giống

gieo

(kg/ha)

Tổng số

rễ/cây

(rễ)

Đường

kính

rễ

(mm)

Tổng

chiều dài

rễ/cây

(m)

Tổng số

rễ/cây

(rễ)

Đường

kính

rễ

(mm)

Tổng

chiều dài

rễ/cây

(m)

1. Vùng chủ động nước tưới (Huyện Quảng Ninh)

HT1

20 199,56a 1,11a 23,66ab 172,27c 1,08a 20,74b

40 165,44bc 1,01b 22,96abcd 161,87d 0,98b 19,10bc

60 158,33cd 0,95c 19,85de 138,27f 0,84d 17,38c

80 150,22d 0,94c 17,75e 145,20e 0,82e 15,98d

P6

20 201,56a 0,91c 25,30a 206,53a 0,92c 22,20a

40 190,44a 0,89c 23,38abc 184,80b 0,90c 21,72a

60 174,33b 0,82d 21,21bcd 169,27c 0,85e 21,08a

80 165,44bc 0,79d 20,12cde 162,33d 0,87f 18,66b

LSD0,05 12,28 0,86 3,26 4,48 0,02 1,98

2. Vùng không chủ động nước tưới (Huyện Bố Trạch)

HT1

20 171,56b 1,03a 15,48abc 162,53b 1,01a 15,65ab

40 145,44d 0,94b 13,18bcde 131,80d 0,93b 14,75bc

60 138,33d 0,91bc 11,58de 126,40e 0,86cd 14,05bc

80 129,22e 0,90c 10,86e 118,13f 0,85cd 12,22c

P6

20 183,56a 0,86d 17,51a 178,80a 0,89bc 18,15a

40 172,89b 0,84d 16,13ab 163,27b 0,86bc 17,83a

60 156,33c 0,78e 14,76bcd 140,80c 0,80d 15,02bc

80 147,44d 0,76e 13,14cde 139,20c 0,79d 12,88bc

LSD0,05 10,79 0,36 3,22 5,08 0,07 3,05

Ghi chú: Các công thức có cùng ký tự trong một cột trong một vụ thí nghiệm

không có sai khác ý nghĩa tai mức 0,05

Page 85: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

71

3.1.3.1. Vùng chủ động nước tưới

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.3 cho thấy:

Tổng số rễ/cây: Số rễ trên 2 giống có sự sai khác có ý nghĩa, giống P6 có số rễ

nhiều hơn giống HT1. Số rễ có chiều hướng giảm dần khi tăng lượng giống gieo, cao

nhất ở lượng giống gieo 20 kg/ha; so với công thức đối chứng (80 kg/ha), lượng giống

gieo 20 - 60 kg/ha đều có tổng số rễ cao hơn.

Đường kính rễ: Rễ lúa ngoài khả năng hút nước và dinh dưỡng để nuôi cây nó

còn có khả năng tổng hợp các axit amin, do đó đường kính rễ cũng là yếu tố ảnh

hưởng tới năng suất, phẩm chất của cây lúa. Ở vùng chủ động nước tưới, đường kính

rễ dao động 0,94 - 1,11 mm và sai khác có ý nghĩa. Đường kính rễ của giống HT1 cao

hơn P6, vụ đông xuân cao hơn vụ hè thu. Nguyên nhân do ngoài đặc tính di truyền của

giống thì ở vụ đông xuân nhiệt độ TB thấp nên cây lúa có xu hướng sinh trưởng dài ngày

hơn, có điều kiện để tổng hợp chất khô, tăng sinh khối rễ và cho đường kính lớn hơn.

Chiều dài rễ/cây: Tổng chiều dài rễ dao động 15,98 - 23,66 m trên giống HT1

và 18,66 - 25,30 m trên giống P6. Các lượng giống gieo 20 - 60 kg/ha đều có chiều dài

rễ lớn hơn lượng giống gieo ở công thức đối chứng (80 kg/ha), cao nhất ở lượng giống

gieo 20 kg/ha, tiếp đến là 40 kg/ha và 60 kg/ha trong cả 2 vụ đông xuân và hè thu.

Giống P6 cho chiều dài rễ lớn hơn giống HT1, thể hiện ưu thế về chiều dài rễ so với

giống HT1.

3.1.3.2. Vùng không chủ động nước tưới

Tổng số rễ/cây: Giữa các lượng giống gieo khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa

về tổng số rễ/cây. Tương tự điều kiện canh tác chủ động nước tưới, số rễ có xu hướng

giảm khi gieo với lượng cao hơn và đạt cao nhất ở lượng giống gieo 20 kg/ha. Giống

P6 cho ưu thế về tổng số rễ, cao hơn so với giống HT1. Tổng số rễ/cây ở 2 giống

nghiên cứu đều thấp hơn so với vùng chủ động nước tưới và sai khác thống kê rất rõ

giữa các lượng giống gieo, cho thấy trong điều kiện không chủ động nước tưới, số rễ

lúa có sự sai khác lớn.

Đường kính rễ: Trên giống HT1 dao động từ 0,90 - 1,03 mm, trên giống P6 từ

0,76 - 0,86 mm, đường kính rễ của 2 giống trong vụ đông xuân cao hơn vụ hè thu. Do

đặc tính di truyền nên giống HT1 có đường kính rễ cao hơn giống P6. Qua đó có thể

thấy giống HT1 thể hiện rõ ưu thế về chỉ tiêu đường kính rễ. Đánh sự sai khác có ý

nghĩa thống kê cho thấy trên 2 vùng chủ động và không chủ động nước tưới, dưới tác

động của lượng giống gieo đều có sự sai khác đáng kể của đường kính, giữa 2 vùng

chủ động và không chủ động nước tưới không có ảnh hưởng khác biệt.

Tổng chiều dài rễ/cây: Các lượng giống gieo khác nhau cho tổng chiều dài rễ

khác nhau, 10,86 m - 15,65 m (HT1) và 13,14 - 18,15 m (P6). So với công thức đối

Page 86: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

72

chứng (80 kg/ha), tổng chiều dài rễ ở các lượng giống gieo còn lại đều cao hơn, trong

đó lượng giống gieo 20 - 60 kg/ha đều cho ưu thế về chiều dài rễ. Tổng chiều dài rễ ở

vùng chủ động nước tưới cao hơn ở vùng không chủ động nước tưới. Nếu so sánh theo

LSD0,05, các lượng giống gieo tuy biến động nhưng mức sai khác có ý nghĩa thống kê

không cao và tương đương ở 2 vùng nghiên cứu.

Nói chung trong canh tác theo SRI, gieo với mật độ thưa thì diện tích dinh

dưỡng trên 1 cây lớn, cây ít phải cạnh tranh nhau về dinh dưỡng và ánh sáng, bên cạnh

đó chế độ tưới ướt khô xen kẽ (AWD) ở vùng chủ động nước tưới làm cho đất có

những thời kỳ được thoáng khí, cung cấp đủ oxy và tạo điều kiện cho vi sinh vật trong

đất hoạt động mạnh, kích thích rễ mới ra nhiều hơn, làm tăng số lượng rễ và đường

kính rễ, do vậy vùng chủ động nước tưới có cả 3 chỉ tiêu theo dõi về rễ ưu thế hơn, cao

hơn so với vùng không chủ động nước tưới. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu

của Đoàn Văn Hướng (2012) [60] khi nghiên cứu về thâm canh SRI tại Thái Nguyên,

các công thức áp dụng theo hướng SRI ở cả vụ xuân và vụ mùa đều có chiều dài rễ,

đường kính rễ ở các tầng đất cao hơn công thức đối chứng (canh tác thông thường).

3.1.4. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến tình hình sâu bệnh hại của hai giống

lúa chất lượng HT1 và P6

3.1.4.1. Vùng chủ động nước tưới

Kết quả điều tra tại bảng 3.4 cho thấy:

Bọ trĩ (Halothrips aculeatus Fabricius): Chỉ phát sinh gây hại vào vụ đông xuân

2013 - 2014, điều kiện ngoại cảnh đầu vụ đông xuân nhiệt độ thấp dưới 250C, Nhiệt độ

TB tháng 1 và tháng 2 từ 18,50C - 21,70C, lượng mưa TB/tháng thấp chỉ đạt 28,3 mm -

29,9 mm, nên bọ trĩ có điều kiện phát sinh ở thời kỳ 3, 4 lá. Trên các lượng giống gieo

bọ trĩ gây hại chủ yếu ở lượng giống gieo dày 80 kg/ha, lượng giống gieo thưa hơn từ

20 - 60 kg/ha không phát sinh gây hại.

Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis G.): Phát sinh gây hại thời

kỳ cuối đẻ nhánh - làm đòng của lúa. Ở các lượng giống gieo, sâu cuốn lá có biểu hiện

phát sinh gây hại khác nhau. Trong vụ hè thu, lượng giống gieo 60 - 80 kg/ha (HT1)

và công thức đối chứng (80 kg/ha) (P6) có sự phát sinh gây hại của sâu cuốn lá lúa.

Sâu đục thân lúa bướm 2 chấm (Scirpophaga incertulas Walk): Phát sinh gây hại

thời kỳ lúa làm đòng, lúc này thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ TB khá cao, thuận lợi cho phát

sinh của sâu hại, tuy nhiên ở thời kỳ trổ sâu không phát sinh gây hại trên các công thức.

Trên các lượng giống gieo, sâu đục thân lúa bướm 2 chấm có mức độ biểu hiện gia tăng ở

các lượng giống gieo dày hơn (60 - 80 kg/ha), đạt cao nhất ở điểm 3 trên giống HT1.

Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn): Bệnh khô vằn làm ảnh hưởng rất lớn

đến năng suất, do vết bệnh thường ở bẹ lá và lá làm giảm khả năng quang hợp từ đó

Page 87: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

73

làm giảm khả năng tích lũy vật chất khô của cây, hơn nữa cây bị bệnh khả năng chống

chịu kém, dễ bị đổ dẫn đến làm giảm năng suất. Bệnh phát sinh gây hại ở thời kỳ trỗ -

chín sáp trong vụ đông xuân và gây hại sớm từ thời kỳ đẻ nhánh trong vụ hè thu. Trên

các lượng giống gieo bệnh chỉ phát sinh gây hại ở lượng giống gieo đối chứng (80

kg/ha), các lượng giống gieo còn lại bệnh không phát sinh gây hại.

Bảng 3.4. Anh hưởng của lượng giống gieo đến tình hình phát sinh một số sâu bệnh

hai chính của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ở vùng chủ động nước tưới

(Huyện Quảng Ninh)

Giống

Sâu,

bệnh

hại

Lượng

giống

gieo

(kg/ha)

Vụ đông xuân 2013 - 2014 Vụ hè thu 2014

Bọ trĩ

(điểm

0-9)

Khô vằn

(điểm

0-9)

Đạo ôn

(điểm

0 - 9)

Khô vằn

(điểm

0-9)

Sâu cuốn

lá lúa

loại nhỏ

(điểm

0-9)

Sâu đục

thân lúa

bướm

2 chấm

(điểm

0-9)

HT1

20 0 0 0 0 0 0

40 0 0 0 0 0 1

60 0 0 1 0 1 1

80 1 1 1 1 1 3

P6

20 0 0 0 0 0 0

40 0 0 0 0 0 0

60 0 0 0 0 0 1

80 1 1 1 1 3 1

Bệnh đạo ôn (Pirycularia oryzae Cav.): Chỉ phát sinh gây hại thời kỳ cuối đẻ

nhánh của lúa, ít xuất hiện trên cổ bông thời kỳ trỗ. Nguyên nhân do thời kỳ này xuất

hiện các đợt gió mùa đông bắc, nhiệt độ giảm thấp, có sương mù và mưa, thuận lợi cho

nấm bệnh đạo ôn phát sinh gây hại. Bệnh phát sinh gây hại ở các lượng giống gieo 60 -

80 kg/ha, lượng giống gieo 20 - 40 kg/ha bệnh không phát sinh. Nguyên nhân chủ yếu

do điều kiện ngoại cảnh thích hợp nên bệnh phát sinh, hơn nữa giống HT1 (đối chứng)

có đặc tính nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn nên ở lượng giống gieo 60 kg/ha - 80 kg/ha đều

phát sinh ở điểm 1. Ở các lượng giống gieo còn lại, do gieo thưa nên quần thể ruộng

lúa thông thoáng đã hạn chế nấm bệnh phát sinh gây hại.

Page 88: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

74

Nhìn chung, trên vùng chủ động nước tưới, bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá, sâu đục

thân có mức độ biểu hiện gây hại nhiều hơn trên các công thức thí nghiệm và chủ yếu

ở lượng giống gieo đối chứng (80 kg/ha). Các lượng giống gieo còn lại mức độ biểu

hiện gây hại thấp hơn. Giống HT1 (đối chứng) có mức độ mẫn cảm hơn giống P6 đối

với sự phát sinh gây hại của các đối tượng sâu bệnh chính.

3.1.4.2. Vùng không chủ động nước tưới

Bảng 3.5. Anh hưởng của lượng giống gieo đến tình hình sâu bệnh hai chính của hai

giống lúa chất lượng HT1 và P6 ở vùng không chủ động nước tưới (Huyện Bố Trach)

Giống

Sâu,

bệnh

hại

Lượng

giống

gieo

(kg/ha)

Vụ đông xuân 2013 - 2014 Vụ hè thu 2014

Bọ trĩ

(điểm

0-9)

Khô vằn

(điểm

0-9)

Đạo ôn

(điểm

0 - 9)

Khô vằn

(điểm

0-9)

Sâu cuốn

lá lúa

loại nhỏ

(điểm

0-9)

Sâu đục

thân lúa

bướm

2 chấm

(điểm 0-9)

HT1

20 0 0 0 0 0 0

40 0 0 0 0 0 0

60 0 0 1 0 1 0

80 1 1 1 1 1 3

P6

20 0 0 0 0 0 0

40 0 0 0 0 1 0

60 0 0 0 0 1 0

80 1 1 1 0 3 3

Kết quả tại bảng 3.5 cho thấy: Xuất hiện 05 đối tượng sâu bệnh hại chính gồm

sâu cuốn lá lúa loại nhỏ, sâu đục thân, rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn.

Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis G.): Trong vụ hè thu, lượng

giống gieo 80 kg/ha (HT1 và P6) đều có sự phát sinh gây hại của sâu cuốn lá lúa với

điểm 1 - điểm 3.

Sâu đục thân lúa bướm 2 chấm (Scirpophaga incertulas Walk): Trên các lượng

giống gieo, sâu hại phát sinh ở lượng giống gieo dày nhất 80 kg/ha (đối chứng).

Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.): Xuất hiện thời kỳ cuối đẻ nhánh - làm đòng

trong vụ đông xuân 2013 - 2014. Thời kỳ giữa đến cuối tháng 3, nhiệt độ TB tăng

Page 89: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

75

(24,20C), có mưa nắng xen kẽ, do vậy rầy phát sinh gây hại. Trên lượng giống gieo

thưa từ 20 - 60 kg/ha rầy không phát sinh gây hại, trên lượng giống gieo dày 80 kg/ha

(đối chứng), gây hại ở điểm 1.

Bệnh đạo ôn (Pirycularia oryzae Cav.): Trên các lượng giống gieo từ 60 - 80

kg/ha (HT1) và 80 kg/ha (P6), bệnh đều gây hại ở điểm 1.

Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn): Trên các lượng giống gieo từ 20 - 60

kg/ha, không thấy sự phát sinh gây hại của bệnh. Kết quả nghiên cứu thâm canh SRI

trong điều kiện không chủ động nước của Đoàn Văn Hướng (2012), [60] cho thấy: Do

gieo cấy thưa nên mật độ cây giảm và lượng nước trong ruộng ít đã làm tăng độ thông

thoáng trong quần thể ruộng lúa, làm giảm tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh khô vằn ở các

công thức áp dụng theo SRI.

Như vậy, trên vùng không chủ động nước tưới, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, sâu

cuốn lá, sâu đục thân có mức độ biểu hiện gây hại phổ biến, tuy nhiên mức gây hại tối

đa ở điểm 3. Các sâu bệnh hại chính ít phát sinh gây hại ở các lượng giống gieo 20 -

60 kg/ha, lượng giống gieo cao ở công thức đối chứng (80 kg/ha) hầu hết có sự phát

sinh gây hại của các sâu bệnh hại chính. Giống HT1 mẫn cảm hơn so với giống P6.

Canh tác theo hướng SRI cũng phát huy các ưu điểm như nhận định của các nhà khoa

học: Làm theo hướng SRI ruộng lúa thông thoáng hơn, cứng cây hơn, sâu bệnh ít hơn do

đó giảm chi phí BVTV, bảo vệ môi trường và sức khỏe so với làm theo tập quán. Theo

Nguyễn Tất Cảnh (2005) [21] thì gieo cấy với mật độ thưa, tạo sự thông thoáng khí

trong ruộng lúa, ẩm độ trong ruộng lúa không cao quá so với ẩm độ không khí nên hạn

chế sự phát triển của sâu bệnh.

3.1.5. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6

Năng suất được xem là kết quả và mục tiêu cuối cùng của quá trình sản xuất, là

chỉ tiêu đánh giá toàn diện và đầy đủ nhất các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây,

đồng thời cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư.

Kết quả nghiên cứu thu được về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

của 02 giống lúa trên các công thức thí nghiệm, được trình bày chi tiết tại bảng 3.6

và bảng 3.7.

3.1.5.1. Vụ đông xuân 2013 - 2014

* Vùng chủ động nước tưới:

Số bông/m2: Trong bốn yếu tố cấu thành năng suất thì số bông là yếu tố quyết

định nhất và sớm nhất. Số bông có thể đóng góp 74% năng suất, trong khi số hạt và

P1000 hạt đóng góp 26% [65].

Bảng 3.6 cho thấy: Số bông dao động từ 270,4 - 320,8 bông/m2, so với công

thức đối chứng, số bông đạt cao nhất tại lượng giống gieo 60 kg/ha trên cả 2 giống thí

Page 90: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

76

Ghi chú: Các công thức có cùng ký tự trong một cột trong một vụ thí nghiệm

không có sai khác ý nghĩa tai mức 0,05

nghiệm, từ 314,1 - 320,8 bông/m2, số bông thấp nhất ở công thức đối chứng (80 kg/ha)

trên cả 2 giống. Nguyên nhân chính do tỷ lệ nhánh hữu hiệu và số nhánh hữu hiệu ở

các lượng giống gieo 40 - 60 kg/ha ở 2 điểm nghiên cứu đều đạt cao nhất, dù lượng

giống gieo thưa nhưng số nhánh hữu hiệu đạt cao, do vậy số bông/m2 đạt cao. Kết quả

thí nghiệm cũng phù hợp với kết luận của Nguyễn Ngọc Đệ (2009), cho rằng: Số

bông/m2 phụ thuộc vào lượng giống gieo sạ, từ đó tác động đến tổng số cây/đơn vị

diện tích và khả năng đẻ nhánh của lúa.

Bảng 3.6. Anh hưởng của lượng giống gieo đến các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 trong vụ đông xuân 2013 - 2014

Giống

Lượng

giống

gieo

(kg/ha)

Số

bông/m2

Số

hạt/bông

Số hạt

chắc/bông

P1000 hạt

(g)

NSLT

(tấn/ha)

NSTT

(tấn/ha)

1. Vùng chủ động nước tưới (Huyện Quảng Ninh)

HT1

20 270,4f 111,2bcd 97,2bcd 22,95c 6,03d 4,92f

40 282,7e 109,4cd 96,6bcd 22,70c 6,20d 5,51e

60 314,1b 110,6bcd 95,3cd 22,21d 6,68bc 5,94c

80 308,1c 107,7d 92,3d 22,01d 6,26cd 5,73d

P6

20 287,6e 120,7a 103,4a 23,63ab 7,03b 5,45e

40 298,3cd 118,2ab 102,3ab 23,47ab 7,17ab 6,04c

60 320,8a 118,2abc 100,2abc 23,38bc 7,51a 6,69a

80 313,4b 113,8a-d 96,7bcd 23,06cd 6,99b 6,26b

LSD0,05 5,1 8,4 5,9 0,43 0,49 0,26

2. Vùng không chủ động nước tưới (Huyện Bố Trạch)

HT1

20 228,2f 103,7ab 93,6bc 22,90a 4,89f 4,12g

40 241,4e 101,3bc 92,3cd 23,12a 5,15ef 4,43f

60 261,8c 99,3c 91,0de 23,27a 5,54cd 5,31bc

80 251,3de 98,6c 89,2e 23,21a 5,42de 5,14cd

P6

20 256,6cd 105,8a 96,9a 23,37a 5,81bc 4,73e

40 276,4b 104,7a 96,1ab 23,16a 6,16ab 5,02d

60 296,2a 101,1bc 95,1abc 22,90a 6,45a 5,60a

80 283,9b 103,4ab 94,8abc 23,27a 6,26a 5,39b

LSD0,05 13,3 2,8 2,9 0,97 0,35 0,20

Page 91: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

77

Số hạt/bông: Số hạt/bông là yếu tố quan trọng cấu thành năng suất. Số hạt/bông

chủ yếu do yếu tố di truyền của giống quy định. Tuy nhiên nó cũng chịu tác động của

các yếu tố ngoại cảnh do ảnh hưởng đến quá trình phân hóa hoa thời kỳ trỗ. Trong vụ

đông xuân 2013 - 2014, nhiệt độ trung bình thời kỳ trỗ khá cao, các yếu tố thời tiết khí

hậu thuận lợi trong thời kỳ này, do vậy số hạt/bông đạt khá, ít có sự biến động trên các

công thức thí nghiệm. Trên vùng chủ động nước tưới, số hạt/bông từ 107,7 - 120,7 hạt,

có sự sai khác có ý nghĩa giữa 2 giống thí nghiệm. Số hạt/bông cao nhất ở lượng giống

gieo 20 kg/ha, thấp nhất ở công thức đối chứng (80 kg/ha) trên 2 giống.

Số hạt chắc/bông: Trên vùng chủ động tưới, số hạt chắc/bông đạt từ 92,3 -

103,4 hạt, sai khác có ý nghĩa giữa 2 giống thí nghiệm. Số hạt chắc đạt cao nhất ở

lượng giống gieo 60 kg/ha trên cả 2 giống, thấp nhất ở lượng giống gieo đối chứng

(80 kg/ha).

P1000 hạt: Khối lượng 1000 hạt chịu ảnh hưởng lớn của đặc tính di truyền từng

giống, tuy nhiên sự tác động của điều kiện tự nhiên và kỹ thuật canh tác cũng dẫn đến

biến động về khối lượng hạt. P1000 hạt được quyết định ngay từ thời kỳ phân hóa hoa

đến khi lúa chín nhưng quan trọng nhất là các thời kỳ giảm nhiễm tích cực và vào chắc

rộ. Kết quả thí nghiệm cho thấy P1000 hạt trên các lượng giống gieo đạt từ 22,01 - 23,63

g và sai khác có ý nghĩa giữa 2 giống cũng như giữa các lượng giống gieo. Các lượng

giống gieo dày hơn cho khối lượng 1000 hạt thấp hơn, đạt cao nhất ở lượng giống gieo

20 kg/ha, tiếp đến là 40 kg/ha, 60 kg/ha, công thức đối chứng (80 kg/ha) có P1000 hạt

thấp nhất.

Năng suất lý thuyết: Đây là yếu tố thể hiện tiềm năng cho năng suất của một

giống, là kết quả tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng suất. Trong vụ đông xuân

2013 - 2014, điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho lúa STPT, năng suất lý thuyết đạt cao

từ 6,68 tấn/ha (HT1) - 7,51 tấn/ha (P6). Khi tăng lượng giống gieo từ 20 - 60 kg/ha thì

năng suất có xu hướng tăng dần, tuy nhiên khi tăng lên 80 kg/ha (đối chứng) thì năng

suất giảm và thấp hơn ở lượng giống gieo 60 kg/ha.

Như vậy, trong vụ đông xuân, lượng giống gieo từ 20 - 40 kg/ha có ưu thế về tỷ

lệ nhánh hữu hiệu, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt, tuy nhiên mật độ cây/đơn

vị diện tích thấp nên số bông/m2 không cao, dẫn đến NSLT thấp. Lượng giống gieo 60

kg/ha, có tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao nên số bông/m2 đạt cao nhất, mặc dù số hạt chắc và

P1000 hạt thấp hơn lượng giống gieo 20 kg/ha và 40 kg/ha nhưng NSLT cao hơn so với

đối chứng và các lượng giống gieo còn lại (6,68 - 7,51 tấn/ha).

Năng suất thực thu: Đây là mục tiêu quan trọng nhất của sản xuất lúa, phản ánh

kết quả thu được đối với cả quần thể trong điều kiện canh tác nhất định. Các lượng

giống gieo khác nhau có ảnh hưởng sâu sắc đến NSTT và sai khác có ý nghĩa đối với

cả 2 giống. So với công thức đối chứng (80 kg/ha), NSTT cao nhất tại lượng giống

Page 92: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

78

gieo 60 kg/ha trên 2 giống: 5,94 tấn/ha (HT1) - 6,69 tấn/ha (P6), thấp nhất ở lượng

giống gieo 20 kg/ha: 4,92 (HT1) - 5,45 tấn/ha (P6).

6.03

4.89

7.03

5.816.20

5.15

7.17

6.166.68

5.54

7.51

6.45 6.26

5.20

6.99

6.26

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

6.0

7.0

8.0

9.0

ng

su

ất (

tấ

n/h

a)

20 kg 40 kg 60 kg 80 kg

Lượng giống gieo (kg/ha)

Vùng chủ động nước tưới

NSLT va NSTT vụ đông xuân 2013 - 2014

NSLT(HT1)

NSTT(HT1)

NSLT(P6)

NSTT(P6)

4.89

4.12

5.81

4.735.15

4.43

6.16

5.025.545.31

6.45

5.65.205.14

6.26

5.39

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

6.0

7.0

8.0

9.0

ng

su

ất (

tấ

n/h

a)

20 kg 40 kg 60 kg 80 kg

Lượng giống gieo (kg/ha)

Vùng không chủ động nước tưới

NSLT va NSTT vụ đông xuân 2013 - 2014

NSLT(HT1)

NSTT(HT1)

NSLT(P6)

NSTT(P6)

Hình 3.1. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các lượng giống gieo trên giống

HT1 và P6 vụ đông xuân 2013 - 2014 tai vùng chủ động và không chủ động nước tưới

* Vùng không chủ động nước tưới:

Số liệu thí nghiệm tại bảng 3.6 cho thấy:

Số bông/m2: Đạt 228,2 - 296,2 bông/m2 trên 2 giống chất lượng. Giống HT1 có

số bông/m2 thấp hơn so với giống P6. Số bông/m2 ở lượng giống gieo 60 kg/ha trên 2

giống đạt cao nhất và sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng (80 kg/ha). Số

bông/m2 đạt thấp nhất ở lượng giống gieo 20 kg/ha, tiếp đến là lượng giống gieo 40

kg/ha, do số nhánh hữu hiệu đạt khá cao, nhưng số cây thưa hơn vì gieo mật độ thưa,

nên số bông trên các lượng giống gieo thưa không đạt cao. Hơn nữa, trong điều kiện

không chủ động nước tưới, vụ đông xuân có lượng mưa khá trong thời kỳ đẻ nhánh,

lúa thường xuyên ngập nước, ánh sáng bị che khuất nên mầm nhánh khó có điều kiện

phát triển, tạo nhánh hữu hiệu về sau.

Số hạt/bông: Dao động từ 98,6 đến 105,8 hạt/bông; so với công thức đối chứng

thì các lượng giống gieo 20 - 60 kg/ha có số hạt/bông cao hơn; giống HT1 có số hạt

thấp hơn giống P6 trong cùng một lượng giống gieo.

Số hạt chắc/bông: Điều kiện thời tiết khí hậu vụ đông xuân thuận lợi cho thời

kỳ trỗ của lúa, nhiệt độ tăng cao, ẩm độ không khí tăng do mưa bổ sung nên thuận lợi

cho lúa vào chắc từ cuối tháng 4. Số hạt chắc trên các công thức đạt 89,2 - 96,9 hạt,

lượng giống gieo 20 - 60 kg/ha có số hạt chắc/bông cao hơn lượng giống gieo đối chứng

(80 kg/ha), cao nhất ở lượng giống gieo 20 kg/ha, tiếp đến là 40 kg/ha, 60 kg/ha.

Page 93: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

79

Trong điều kiện không chủ động nước tưới, trên các lượng giống gieo từ thấp

đến cao, số hạt/bông và số hạt chắc/bông có sự biến động theo hướng giảm dần và sai

khác có ý nghĩa.

P1000 hạt: Khối lượng 1000 hạt phụ thuộc vào bản chất di truyền của mỗi

giống. Đây là một chỉ tiêu ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố canh tác. Trong thực

tiễn sản xuất, P1000 hạt đạt tối đa khi được đầu tư thâm canh. Kết quả thí nghiệm

cho thấy ở các lượng giống gieo có sự biến động không lớn từ 22,90 - 23,37 g.

Giữa các lượng giống gieo có sự sai khác có ý nghĩa và sai khác so với công thức

đối chứng (80 kg/ha). Ở các lượng giống gieo thưa 20 - 60 kg/ha, P1000 hạt có xu

hướng tăng dần, cao nhất ở lượng giống gieo 20 kg/ha là 22,90 - 23,37 g, tiếp đến

là lượng giống gieo 40 kg/ha, 60 kg/ha và thấp nhất ở lượng giống gieo công thức

đối chứng (80 kg/ha) (23,21 - 23,27 g). Do đặc tính dinh truyền nên giống P6 có

P1000 hạt cao hơn giống HT1.

Năng suất lý thuyết: NSLT ở vùng không chủ động nước tưới đạt thấp hơn

vùng chủ động nước tưới, đạt từ 4,89 tấn/ha (HT1) - 6,45 tấn/ha (P6). So với công thức

đối chứng (80 kg/ha), lượng giống gieo 60 kg/ha có NSLT cao hơn ở cả 2 giống thí

nghiệm, các lượng giống gieo 40 kg/ha, 20 kg/ha có NSLT thấp hơn đối chứng.

Nguyên nhân ở lượng giống gieo 60 kg/ha, các yếu tố cấu thành năng suất đều cao hơn

hẳn đối chứng và lượng giống gieo còn lại, sai khác có ý nghĩa. Tiềm năng cho năng

suất cao nhất ở các lượng giống gieo 60 kg/ha. Lượng giống gieo thưa 20 kg và 40

kg/ha tuy có số hạt chắc/bông và P1000 hạt đạt cao, tuy nhiên do gieo thưa nên số

bông/m2 không cao nên năng suất lý thuyết đạt thấp.

Năng suất thực thu: NSTT đạt được 4,12 tấn/ha (HT1) - 5,60 tấn/ha (P6) và sai

khác có ý nghĩa. Trong điều kiện không chủ động nước tưới, các lượng giống gieo

thưa 20 kg/ha, 40 kg/ha có NSTT đạt không cao và thấp hơn so với vùng chủ động

nước tưới. Các lượng giống gieo cao hơn như 60 kg và đối chứng (80 kg) cho NSTT

đạt cao, trong đó lượng giống gieo 60 kg/ha cho ưu thế về NSTT và NSTT đạt cao

nhất so với các lượng giống gieo còn lại trên 2 giống thí nghiệm.

Như vậy: Trên vùng không chủ động nước tưới, NSTT ở các công thức đều

thấp hơn vùng chủ động nước tưới. Đây là tác động mang tính tổng hợp của nhiều yếu

tố ngoại cảnh. Ở vùng không chủ động nước tưới, do không chủ động điều tiết nước nên

ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh, hấp thu dinh dưỡng và sự phát triển của hệ rễ, ức chế

các tiềm năng cho năng suất của lúa nên năng suất đạt thấp hơn vùng chủ động nước tưới.

Page 94: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

80

3.1.5.2. Vụ hè thu 2014

Bảng 3.7. Anh hưởng của lượng giống gieo đến các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 trong vụ hè thu 2014

Giống

Lượng

giống

gieo

(kg/ha)

Số

bông/m2

Số

hạt/bông

Số hạt

chắc/bông

P1000

hạt

(g)

NSLT

(tấn/ha)

NSTT

(tấn/ha)

1. Vùng chủ động nước tưới (Huyện Quảng Ninh)

HT1

20 289,4e 113,3ab 99,2bc 21,58c 6,49c 4,84d

40 329,6a 104,4c 95,4d 22,40d 7,04ab 5,77a

60 320,8b 106,2bc 97,0cd 21,56f 6,70bc 5,55b

80 308,6c 111,0abc 98,4bc 21,98e 6,65bc 5,22c

P6

20 268,6g 120,4a 103,6a 23,69a 6,59c 4,93d

40 278,7f 116,2ab 101,2ab 23,55a 6,64c 5,16c

60 311,2c 110,1bc 98,1cd 23,32b 7,12a 5,67ab

80 294,6d 114,6ab 99,1bc 23,21b 6,78 bc 5,31c

LSD0,05 4,4 10,2 3,3 0,50 0,30 0,16

2. Vùng không chủ động nước tưới (Huyện Bố Trạch)

HT1

20 260,1c 102,7d 94,7abc 22,53abc 5,55de 4,62d

40 274,4b 103,1cd 93,6bcd 22,48abc 5,77cd 4,93c

60 291,7a 106,2bc 93,2bcd 22,30bc 6,06b 5,24b

80 289,2a 107,6b 91,6d 22,14c 5,87bc 5,11b

P6

20 251,2d 105,7bcd 93,1cd 23,18a 5,36e 4,61d

40 259,4 107,9b 93,1cd 23,02ab 5,56cde 4,87c

60 287,3a 113,1a 97,2a 23,13ab 6,46a 5,45a

80 276,4b 114,7a 96,1ab 23,06ab 6,13b 5,15b

LSD0,05 8,1 4,5 3,2 0,83 0,31 0,13

Ghi chú: Các công thức có cùng ký tự trong một cột trong một vụ thí nghiệm

không có sai khác ý nghĩa tai mức 0,05.

Page 95: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

81

* Vùng chủ động nước tưới

Số liệu thí nghiệm tại bảng 3.7 cho thấy:

Số bông/m2: Đạt 289,4 - 311,2 bông/m2, có sự khai khác ý nghĩa giữa các

lượng giống gieo trên 2 giống. Số bông/m2 ở giống HT1 đạt thấp hơn so với giống

P6, ở lượng giống gieo 40 kg/ha (HT1) và 60 kg/ha (P6) đạt cao hơn đối chứng (80

kg/ha) và cao nhất trong 4 lượng giống gieo, số bông thấp nhất ở các lượng giống

gieo thưa 20 kg/ha trên 2 giống.

Số hạt/bông: Số hạt/bông đạt 104,4 - 120,4 hạt, so với đối chứng, số hạt/bông

cao nhất ở các lượng giống gieo thưa 20 kg và 40 kg/ha, lượng giống gieo 60 kg/ha

tương đương với đối chứng và không sai khác có ý nghĩa.

Số hạt chắc/bông: Số hạt chắc/bông đạt cao, từ 95,4 - 103,6 hạt/bông và sai

khác có ý nghĩa giữa các lượng giống gieo. Cao nhất ở các lượng giống gieo thưa từ 20

- 40 kg/ha. Như vậy, các lượng giống gieo khác nhau đều tác động rõ đến số hạt

chắc/bông, lượng giống gieo thưa 20 kg/ha, 40 kg/ha cho ưu thế số hạt chắc/bông hơn

lượng giống gieo dày hơn.

P1000 hạt: Chỉ tiêu này do đặc tính di truyền của giống quyết định nhưng

vẫn có sự biến động nhất định, đạt từ 21,58 - 23,69 g, giữa các giống có sự sai

khác có ý nghĩa. Các lượng giống gieo thưa 20 - 60 kg/ha có khối lượng 1000 hạt

lớn hơn đối chứng.

Năng suất lý thuyết: Đạt từ 6,49 - 7,12 tấn/ha trên 2 giống. Trên giống HT1, so

với đối chứng thì NSLT ở lượng giống gieo 40 kg/ha đạt cao nhất, tiếp đến là lượng

giống gieo 60 kg/ha. Trên giống P6, so với đối chứng thì lượng giống gieo 60 kg/ha

đạt cao nhất, thấp nhất là lượng giống gieo 20 kg/ha đối với cả 2 giống thí nghiệm.

Năng suất thực thu: Đạt từ 4,84 tấn/ha - 5,67 tấn/ha đối với cả 2 giống, do tác

động của các yếu tố cấu thành năng suất, nên NSTT trên các lượng giống gieo có sự

sai khác có ý nghĩa. Trên giống HT1, NSTT đạt cao nhất ở lượng giống gieo 40 kg/ha,

trên giống P6 ở lượng giống gieo 60 kg/ha. Lượng giống gieo 20 kg/ha có NSTT đạt

thấp nhất so với các lượng giống gieo còn lại.

Như vậy: Trên vùng chủ động nước tưới trong vụ hè thu 2014, giống HT1 cho

NSTT đạt cao hơn đông xuân 2013 - 2014. Ngược lại, giống P6 có NSTT thấp hơn vụ

đông xuân 2013 - 2014. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu trên các lượng giống gieo đã ảnh hưởng

đến số bông/m2 và tác động đến tiềm năng cho năng suất ở các lượng giống gieo của

mỗi giống. Ưu thế về tiềm năng cho năng suất và NSTT đạt cao nhất ở lượng giống

gieo 40 kg/ha (HT1) và 60 kg/ha (P6).

Page 96: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

82

6.49

4.84

6.59

4.93

7.04

5.77

6.64

5.16

6.70

5.55

7.12

5.67

6.65

5.22

6.78

5.31

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

6.0

7.0

8.0

9.0N

ăn

g s

uấ

t (

tấ

n/h

a)

20 kg 40 kg 60 kg 80 kg

Lượng giống gieo (kg/ha)

Vùng chủ động nước tưới

NSLT va NSTT vụ hè thu 2014

NSLT(HT1)

NSTT(HT1)

NSLT(P6)

NSTT(P6)

5.55

4.62

5.36

4.61

5.77

4.93

5.56

4.87

6.06

5.24

6.46

5.455.87

5.11

6.13

5.15

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

6.0

7.0

8.0

9.0

ng

su

ất (

tấ

n/h

a)

20 kg 40 kg 60 kg 80 kg

Lượng giống gieo (kg/ha)

Vùng không chủ động nước tưới

NSLT va NSTT vụ hè thu 2014

NSLT(HT1)

NSTT(HT1)

NSLT(P6)

NSTT(P6)

Hình 3.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các lượng giống gieo trên giống

HT1 và P6 trong vụ hè thu 2014 tai vùng chủ động và không chủ động nước tưới

* Vùng không chủ động nước tưới:

Kết quả thí nghiệm tại bảng 3.7 đã chỉ ra:

Số bông/m2: Đạt từ 251,2 đến 291,7 bông/m2, có sự khai khác ý nghĩa giữa các

lượng giống gieo trên 2 giống. Số bông/m2 ở lượng giống gieo 60 kg/ha trên 2 giống

đều cao hơn đối chứng và các lượng giống gieo còn lại, thấp nhất ở các lượng giống

gieo 20 kg/ha và 40 kg/ha trên 2 giống thí nghiệm.

Số hạt/bông: Đạt từ 102,7 đến 114,7 hạt/bông, trên các lượng giống gieo càng

thấp thì số hạt/bông càng cao, lượng giống gieo 20 kg/ha đạt cao nhất và lượng giống

gieo 80 kg/ha (Đ/C) đạt thấp nhất trên 2 giống thí nghiệm.

Số hạt chắc/bông: Số hạt chắc/bông đạt khá cao, từ 91,6 - 97,2 hạt và sai khác

có ý nghĩa giữa các công thức. Trên giống HT1, số hạt chắc/bông đạt cao nhất ở lượng

giống gieo 20 kg/ha, tiếp đến là lượng giống gieo 40 kg và 60 kg/ha, trên giống P6 đạt

cao nhất ở lượng giống gieo 60 kg/ha, tiếp theo là công thức đối chứng (80 kg/ha) và

tương đương ở lượng giống gieo 20 - 40 kg/ha.

P1000 hạt: Khối lượng 1000 hạt đạt 22,14 - 23,18 g, giữa các giống có sự sai

khác có ý nghĩa, đặc biệt ở lượng giống gieo 20 kg/ha so với đối chứng. Các lượng

giống gieo có số hạt chắc/bông cao hơn cho khối lượng 1000 hạt lớn hơn đối chứng.

Năng suất lý thuyết: Các công thức đạt từ 5,36 đến 6,46 tấn/ha trên 2 giống.

Lượng giống gieo 60 kg/ha có NSLT đạt cao hơn đối chứng và các lượng giống gieo

còn lại trên cả 2 giống thí nghiệm từ 6,06 tấn/ha (HT1) - 6,46 tấn/ha (P6). NSLT đạt

thấp nhất ở lượng giống gieo 20 kg/ha, từ 5,55 tấn/ha (HT1) - 5,36 tấn/ha (P6).

Page 97: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

83

Năng suất thực thu: Kết quả NSTT của các lượng giống gieo trên vùng không

chủ động nước tưới cho thấy, lượng giống gieo 60 kg/ha cho NSTT đạt cao hơn đối

chứng và các lượng giống gieo còn lại, từ 5,24 tấn/ha (HT1) - 5,45 tấn/ha (P6), lượng

giống gieo thấp 20 kg/ha cho NSTT thấp nhất và sai khác có ý nghĩa so với các

lượng giống gieo khác. Như vậy, ưu thế về năng suất thuộc về lượng giống gieo 60

kg/ha trên cả 2 giống thí nghiệm.

So sánh giữa 2 giống cho thấy trong vụ hè thu 2014, giống HT1 phát huy các

ưu thế về số bông/m2, số hạt chắc/bông cao hơn vụ đông xuân nên NSTT đạt cao hơn

giống P6. Ngược lại, giống P6 có ưu thế về số bông/m2 và số hạt chắc/bông ở vụ đông

xuân 2013 - 2014 hơn vụ hè thu 2014, do vậy NSTT đạt cao hơn so với vụ hè thu.

Khi tăng lượng giống gieo thì năng suất có chiều hướng tăng, tuy nhiên NSTT

đạt cao nhất trong 2 vụ đông xuân và hè thu ưu thế ở lượng giống gieo 40 - 60 kg/ha,

lượng giống gieo đối chứng (80 kg/ha) cho NSTT thấp hơn. Nghiên cứu ảnh hưởng

của lượng giống gieo ở 02 vùng chủ động và không chủ động nước tưới trong điều

kiện SRI có điểm phù hợp với đánh giá của Nguyễn Như Hà (1998) về mối quan hệ

giữa năng suất và mật độ quần thể ruộng lúa, đó là các giống khác nhau phản ứng với

mật độ khác nhau, việc tăng mật độ ở một giới hạn nhất định thì năng suất tăng còn

tăng quá năng suất lại giảm xuống [42]. Các kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa

học với các giống lúa khác nhau đều khẳng định: Khi các khâu kỹ thuật khác được

duy trì thì chọn một mật độ vừa phải là phương án tối ưu để đạt được số lượng hạt

thóc nhiều nhất trên đơn vị diện tích gieo cấy.

3.1.6. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến hiệu quả kinh tế của hai giống lúa

chất lượng HT1 và P6

Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu quan trọng cùng với năng suất để hướng đến lựa

chọn chế độ canh tác phù hợp. Đây là cơ sở để người sản xuất quyết định các phương

án đầu tư sản xuất lúa gạo trong xu thế hiện nay đặt hiệu quả kinh tế đi kèm với phát

triển bền vững để tạo động lực thúc đẩy sản xuất và gia tăng giá trị kinh tế lúa gạo. Để

đánh giá ý nghĩa của hiệu quả kinh tế, chúng tôi tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế

của các lượng giống gieo, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp canh tác theo SRI.

3.1.6.1. Vùng chủ động nước tưới

Kết quả tại bảng 3.8 cho thấy:

Lợi nhuận:

Vụ đông xuân 2013 - 2014: Lợi nhuận trên 2 giống thí nghiệm đạt từ

16.788.000 đ - 23.892.800 đồng/ha, trong đó lượng giống gieo 60 kg/ha cho lợi nhuận

cao nhất là 22.472.800 - 27.030.100 triệu đồng/ha do năng suất đạt cao dẫn đến tổng

Page 98: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

84

thu cao, lượng giống gieo 20 kg/ha cho lợi nhuận thấp nhất là 16.788.000 - 19.806.200

triệu đồng/ha.

Vụ hè thu 2014: Lợi nhuận trên 2 giống thí nghiệm đạt từ 17.003.500 -

21.472.800 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt cao nhất ở lượng giống gieo 40 kg/ha trên

giống HT1 và 60 kg/ha trên giống P6 do năng suất thực thu đạt cao nhất, tương ứng

từ 21.946.500 - 21. 472.008 đồng/ha. Lợi nhuận thu được trên các lượng giống gieo

đều thấp hơn vụ đông xuân 2013 - 2014 do năng suất thu được thấp hơn vụ đông

xuân 2013 - 2014.

Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế của các lượng giống gieo cho hai giống lúa

chất lượng HT1 và P6

Lượng

giống

gieo

Vụ đông xuân 2013 - 2014 Vụ hè thu 2014

Giống HT1 Giống P6 Giống HT1 Giống P6

Lợi

nhuận

(1000

đồng/ha)

VCR

Lợi

nhuận

(1000

đồng/ha)

VCR

Lợi

nhuận

(1000

đồng/ha)

VCR

Lợi

nhuận

(1000

đồng/ha)

VCR

1. Vùng chủ động nước tưới (Huyện Quảng Ninh)

20 16.788,0 2,07 19.806,2 2,27 17.003,5 2,11 17.592,8 2,15

40 20.207,8 2,26 23.226,7 2,45 21.946,5 2,39 18.341,2 2,17

60 22.472,8 2,37 27.030,1 2,64 20.753,5 2,29 21.472,8 2,33

80 20.751,2 2,23 23.892,8 2,42 18.325,5 2,11 18.906,2 2,14

2. Vùng không chủ động nước tưới (Huyện Bố Trạch)

20 8.559,5 1,53 12.219,5 1,76 11.819,5 1,74 11.759,5 1,74

40 10.019,5 1,61 13.559,5 1,82 13.279,5 1,81 12.919,5 1,79

60 14.899,5 1,88 16.639,5 1,98 14.739,5 1,88 15.999,5 1,96

80 13.459,5 1,78 14.979,5 1,86 13.559,5 1,79 13.799,5 1,81

Tỷ suất lợi nhuận (VCR): Là chỉ số giữa tổng thu/tổng chi phí, phản ánh tỷ suất

lợi nhuận mang lại so với 01 đồng chi phí bỏ ra nhằm đánh giá hiệu quả đầu tư và cũng

Page 99: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

85

là hiệu quả kinh tế. Trong sản xuất thì VCR phải lớn hơn 1, VCR càng cao thì lợi

nhuận thu lại càng cao và đầu tư càng hiệu quả.

Vụ đông xuân 2013 - 2014: VCR trên 2 giống thí nghiệm đạt từ 2,07 - 2,64,

cho thấy 01 đồng chi phí đầu tư sẽ thu được từ 2,07 - 2,64 đồng. So với đối chứng,

VCR ở lượng giống gieo 60 kg/ha đạt cao nhất trên 2 giống, tương ứng từ 2,37 - 2,64.

VCR đạt thấp nhất ở lượng giống gieo 20 kg/ha trên 02 giống HT1 và P6.

Vụ hè thu 2014, VCR đạt cao nhất ở lượng giống gieo 40 kg/ha trên giống HT1

(2,39) và đạt 2,33 ở lượng giống gieo 60 kg/ha trên giống P6, thấp nhất ở lượng giống

gieo 20 kg/ha trên 2 giống và đối chứng trên giống HT1. Mặc dù lợi nhuận thu được

thấp hơn, nhưng VCR vụ hè thu cao hơn vụ đông xuân 2013 - 2014, nguyên nhân chi

phí đầu tư vụ hè thu 2014 có giảm so với vụ đông xuân 2013 - 2014 (do công lao động

để điều tiết nước ít hơn vụ đông xuân).

Tóm lại: Trên vùng chủ động nước tưới trong vụ đông xuân 2013 - 2014, ưu

thế ở lượng giống gieo 60 kg/ha cho lợi nhuận cao nhất, tương ứng trong vụ hè thu

2014 là ở lượng giống gieo 40 kg/ha (HT1) và 60 kg/ha (P6). Hiệu quả kinh tế phản

ánh qua chỉ số VCR cho thấy trong vụ đông xuân, ở lượng giống gieo 60 kg/ha thì

giống P6 cho hiệu quả kinh tế cao hơn giống HT1 do VCR đạt cao hơn giống HT1.

Tương tự ở vụ hè thu, VCR ở lượng giống gieo 40 kg/ha trên giống HT1 cao hơn ở

lượng giống gieo 60 kg/ha trên giống P6, do vậy ưu thế về hiệu quả kinh tế thuộc về

giống HT1 ở lượng giống gieo 40 kg/ha.

3.1.6.2. Vùng không chủ động nước tưới

Kết quả tại bảng 3.8 cho thấy:

Lợi nhuận:

Vụ đông xuân 2013 - 2014: Lợi nhuận trên 2 giống thí nghiệm đạt từ

8.559.500 - 16.639.500 đồng/ha, lượng giống gieo 60 kg/ha cho lợi nhuận cao nhất từ

14.899.000 đồng/ha (HT1) - 16.39.500 đồng/ha (P6) do năng suất đạt cao nhất, lượng

giống gieo 20 kg/ha cho lợi nhuận là 8.559.500 (HT1) - 12.219.500 đồng/ha (P6).

Vụ hè thu 2014: Trên giống HT1 có lợi nhuận đạt cao hơn vụ đông xuân 2013 -

2014 do NSTT đạt cao hơn. Ngược lại, giống P6 có NSTT đạt thấp hơn so với vụ đông

xuân 2013 - 2014 nên lợi nhuận đạt được thấp hơn. Ưu thế về lợi nhuận thuộc về

lượng giống gieo 60 kg/ha trên cả 2 giống thí nghiệm do đạt cao nhất so với các lượng

giống gieo còn lại, giá trị từ 14.739.500 đồng (HT1) - 15.999.500 đồng/ha (P6).

Tỷ suất lợi nhuận (VCR):

Trong vụ đông xuân 2013 - 2014, VCR có giá trị từ 1,53 - 1,98, VCR đạt cao

nhất trên lượng giống gieo 60 kg/ha, từ 1,88 (HT1) - 1,98 (P6). Trong vụ hè thu 2014,

Page 100: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

86

VCR từ 1,88 (HT1) - 1,96 (P6), VCR giống HT1 vụ hè thu 2014 đạt cao hơn so với vụ

đông xuân 2013 - 2014, trong khi đó VCR giống P6 vụ đông xuân 2013 - 2014 đạt cao

hơn so với vụ hè thu 2014.

Tóm lại: Trên vùng không chủ động nước tưới, trong vụ hè thu 2014 thì hiệu

quả kinh tế của giống HT1 cao hơn giống P6, trong vụ đông xuân 2013 - 2014, hiệu

quả kinh tế giống P6 cao hơn giống HT1. Do vậy, ưu thế hiệu quả kinh tế thuộc về

giống HT1 trong vụ hè thu 2014 và giống P6 trong vụ đông xuân 2013 - 2014.

Tóm lại: Các lượng giống gieo 20 kg/ha - 80 kg/ha đều ảnh hưởng đến

TGSTPT, khả năng đẻ nhánh, chiều cao cây cuối cùng, một số chỉ tiêu về rễ, tình hình

phát sinh của sâu bênh hại chính, NSLT và NSTT của 02 giống lúa HT1 và P6 trên

vùng chủ động và không chủ động tưới. Trong vụ đông xuân, NSTT cao nhất ở lượng

giống gieo 60 kg/ha từ 5,94 tấn/ha (HT1) - 6,69 tấn/ha (P6) trên vùng chủ động nước

tưới và từ 5,31 tấn/ha (HT1) - 5,60 tấn/ha (P6) trên vùng không chủ động nước tưới.

Trong vụ hè thu 2014, NSTT cao nhất ở lượng giống gieo 40 kg/ha (5,77 tấn/ha, HT1)

và lượng giống gieo 60 kg/ha (5,67 tấn/ha, P6) trên vùng chủ động nước tưới, lượng

giống gieo 60 kg /ha với năng suất từ 5,24 (HT1) - 5,45 tấn/ha (P6) trên vùng không

chủ động tưới. VCR trong vụ đông xuân đạt cao nhất ở lượng giống gieo 60 kg/ha đều

trên giống P6 ở vùng chủ động tưới và không chủ động tưới (1,98 - 2,64); VCR trong vụ

hè thu đạt cao nhất ở lượng giống gieo 40 kg/ha ở giống HT1 (2,39) trên vùng chủ động

tưới và lượng giống gieo 60 kg/ha ở giống P6 (1,96) trên vùng không chủ động tưới.

3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN HAI GIỐNG LÚA CHẤT

LƯỢNG HT1 VÀ P6 THEO HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN (SRI)

Ở VÙNG CHỦ ĐỘNG VÀ KHÔNG CHỦ ĐỘNG NƯỚC TƯỚI

3.2.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trưởng và phát triển

của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6

3.2.1.1. Trên vùng chủ động nước tưới

Kết quả thí nghiệm tại bảng 3.9 cho thấy:

Vụ đông xuân 2013 - 2014: Tổng thời gian STPT dao động từ 118 đến 124

ngày (HT1) và từ 128 đến 132 ngày (P6). Các công thức phân bón khác nhau cho thời

gian STPT khác nhau và tổng thời gian STPT có sự biến động. Công thức đối chứng

(100 kg N + 60 kg P2O5 + 80 kg K2O) có tổng thời gian STPT ngắn hơn các công thức

phân bón có bón phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, trong đó lượng

phân bón càng cao từ 0,5 tấn - 01 tấn phân hữu cơ vi sinh (P2, P3) và 5 tấn - 10 tấn

phân chuồng (P4, P5) thì tổng thời gian STPT dài hơn. Tổng TGST dài nhất trên công

thức P5 từ 124 - 132 ngày trên giống P6.

Page 101: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

87

Vụ hè thu 2014: Tổng thời gian STPT dao động từ 91 đến 94 ngày (HT1), từ

101 đến 104 ngày (P6). Trên các công thức phân bón và trên 2 giống thí nghiệm, công

thức có nền phân bón cao hơn thì thời gian STPT dài hơn. Tổng TGSTPT dài nhất trên

công thức P5 là 94 - 104 ngày, công thức đối chứng có thời gian STPT ngắn nhất so

với các công thức phân bón còn lại (91 - 101 ngày).

Bảng 3.9. Anh hưởng của tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trưởng, phát triển của

hai giống lúa chất lượng HT1 và P6

Đơn vị tính: Ngày

Giống

Tổ hợp

phân

bón

Vụ đông xuân 2013 - 2014 Vụ hè thu 2014

Thời gian từ gieo

đến… Tổng

TG

ST

PT

Thời gian từ gieo

đến... Tổng

TG

STPT

Bắt

đầu đẻ

nhánh

Kết

thúc

đẻ

nhánh

Bắt

đầu

Trổ

Bắt

đầu đẻ

nhánh

Kết

thúc

đẻ

nhánh

Bắt

đầu

Trổ

1. Vùng chủ động nước tưới (Huyện Quảng Ninh)

HT1

P1 27 61 92 118 19 39 63 91

P2 27 62 93 121 19 42 64 92

P3 27 62 95 123 20 42 68 93

P4 28 64 95 123 20 43 68 93

P5 28 64 96 124 20 43 69 94

P6

P1 32 68 98 128 19 49 75 101

P2 32 71 99 130 19 48 76 102

P3 32 71 100 131 19 48 76 104

P4 33 72 100 131 20 49 77 103

P5 33 72 102 132 20 49 79 104

2. Vùng không chủ động nước tưới (Huyện Bố Trạch)

HT1

P1 29 62 93 119 20 40 69 94

P2 29 62 94 122 20 41 69 95

P3 30 63 96 124 21 41 70 95

P4 31 65 96 125 21 43 70 97

P5 32 65 97 125 22 43 71 97

P6

P1 33 69 99 130 22 50 76 103

P2 34 72 100 133 23 51 78 105

P3 34 74 101 133 23 51 76 106

P4 35 73 101 134 23 51 77 106

P5 36 74 104 134 24 52 79 107

Page 102: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

88

3.2.1.2. Vùng không chủ động nước tưới

Số liệu tại bảng 3.9, cho thấy:

Vụ đông xuân 2013 - 2014: Tổng thời gian STPT dao động 119 - 125 ngày

(HT1), 130 - 134 ngày (P6). Các công thức phân bón có lượng phân bón lót cao hơn

thì tổng thời gian STPT dài hơn so với đối chứng, dài nhất trên công thức P5 từ 125 -

134 ngày, các công thức P4, P3, P2 tương ứng có thời gian STPT ngắn dần.

Vụ hè thu 2014: Tổng thời gian STPT dao động 94 - 97 ngày (HT1) và 103 -

107 ngày (P6). So với đối chứng P1, các công thức P2, P3 có thời gian STPT từng giai

đoạn dài hơn, chủ yếu ở thời kỳ đẻ nhánh và phân hóa đòng đến trỗ, tương ứng là các

công thức P4 và P5 có tổng thời gian STPT dài hơn so với công thức P2, P3 và đối chứng

(P1), đạt 97 - 107 ngày, dài hơn hẳn so với đối chứng (P1) 3 - 4 ngày.

Như vậy, trong 2 vụ thí nghiệm, trên các công thức phân bón khác nhau thì thời

gian STPT cũng khác nhau. Lượng phân bón hữu cơ và vô cơ nhiều hơn cho tổng thời

gian STPT dài hơn lượng phân bón ít hơn và không bón lót (Đ/C). Thời gian STPT

thay đổi chủ yếu ở thời kỳ đẻ nhánh và trỗ - chín, thời kỳ từ gieo - 3, 4 lá không ảnh

hưởng đáng kể, nguyên nhân khi bón tăng mức phân thì có chiều hướng kéo dài thời

gian sinh trưởng do lượng dinh dưỡng nhiều hơn, lúa có xu hướng sinh trưởng sinh

dưỡng dài ra để phát triển thân lá. Trên vùng không chủ động nước tưới lúa có xu

hướng STPT dài hơn so với vùng chủ động nước tưới do chế độ nước không chủ động,

chủ yếu ngập nước thường xuyên, không chủ động tưới tiêu, ánh sáng bị che khuất,

dinh dưỡng phân giải chậm.

Trong cùng một mức phân bón, giống P6 có thời gian STPT dài hơn giống HT1,

đây là đặc tính dinh truyền của giống, không chịu sự tác động của chế độ phân bón.

Giống HT1 và P6 có tổng thời gian STPT ngắn nhất ở vụ hè thu 2014 trên 2 vùng canh

tác, điều này được giải thích do đặc tính các giống lúa cảm ôn khi nhiệt độ trung bình vụ

hè thu cao hơn nhiều so với vụ đông xuân nên đã rút ngắn thời gian STPT của lúa.

3.2.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây

cuối cùng của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6

Đẻ nhánh là một đặc tính của cây lúa, yếu tố quan trọng quyết định năng suất

lúa. Cây lúa đẻ nhánh nhiều và khỏe, thời gian đẻ tập trung sẽ có số bông trên một đơn

vị diện tích cao. Những giống lúa đẻ nhánh mạnh và tập trung thì có khả năng cho

nhánh hữu hiệu cao, những giống đẻ nhánh kéo dài sẽ cho số nhánh hữu hiệu thấp vì

nhánh hữu hiệu chỉ phát sinh ở những vị trí mắt đẻ thấp và dinh dưỡng nuôi những

nhánh đẻ muộn không đủ để hình thành bông.

Page 103: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

89

Bảng 3.10. Anh hưởng của tổ hợp phân bón đến khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây

cuối cùng của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6

Giống Phân

bón

Vụ đông xuân 2013 - 2014 Vụ hè thu 2014

Số

nhánh

tối đa

(nhánh)

Số

nhánh

hữu

hiệu

(nhánh)

Tỷ lệ

nhánh

hữu

hiệu

(%)

Chiều

cao cây

cuối

cùng

(cm)

Số

nhánh

tối đa

(nhánh)

Số

nhánh

hữu

hiệu

(nhánh)

Tỷ lệ

nhánh

hữu

hiệu

(%)

Chiều

cao cây

cuối

cùng

(cm)

1. Vùng chủ động nước tưới (Huyện Quảng Ninh)

HT1

P1 4,87c 3,07e 63,01 100,89c 4,73f 3,37f 71,13 98,04b

P2 5,20bcd 3,97d 76,35 101,94bc 5,87d 4,27e 72,73 99,02b

P3 5,40abcd 4,17cd 77,22 102,50ab 5,97cd 4,37de 73,18 100,94a

P4 5,47abcd 4,23cd 77,33 102,94ab 6,27b 4,63abc 73,94 101,89a

P5 5,67ab 4,40bc 77,60 103,39a 6,40ab 4,83a 75,52 102,11a

P6

P1 4,67d 3,37e 72,14 96,22e 5,10e 3,33f 65,64 92,32e

P2 5,43abcd 4,37bc 80,43 96,50e 5,93cd 4,23e 71,29 93,08de

P3 5,63abc 4,43bc 78,64 97,11de 6,17bc 4,43cde 71,89 93,11de

P4 5,90ab 4,57ab 77,46 97,56de 6,30ab 4,53bcd 71,96 94,35cd

P5 6,10a 4,80a 78,69 98,33d 6,53a 4,73ab 72,45 94,89c

LSD0,05 0,87 0,31 - 1,51 0,24 0,23 - 1,40

2. Vùng không chủ động nước tưới (Huyện Bố Trạch)

HT1

P1 3,30f 2,23c 67,58 101,82cd 3,50c 2,47c 70,57 100,11ab

P2 4,10e 2,97b 72,43 102,54bc 4,23b 3,10b 73,29 101,17a

P3 4,20cde 3,03ab 72,14 102,94abc 4,47ab 3,23ab 72,26 102,28bc

P4 4,30bcd 3,07ab 71,39 103,83ab 4,70a 3,37ab 71,70 102,83cd

P5 4,50ab 3,20ab 71,11 104,30a 4,87a 3,47a 70,43 103,44cd

P6

P1 3,37f 2,33c 69,12 97,89g 3,63c 2,43c 66,94 94,89d

P2 4,20de 3,10ab 73,81 98,33fg 4,17b 3,07b 73,62 95,44d

P3 4,40bc 3,17ab 72,05 99,83ef 4,37ab 3,10b 70,94 97,67c

P4 4,53ab 3,23ab 71,30 100,32de 4,50ab 3,20ab 71,11 97,85c

P5 4,60a 3,30a 71,73 100,83ef 4,57ab 3,26ab 71,33 98,11bc

LSD0,05 0,29 0,28 - 1,79 0,51 0,31 - 2,04

Ghi chú: Các công thức có cùng ký tự trong một cột trong một vụ thí nghiệm

không có sai khác ý nghĩa tai mức 0,05.

Page 104: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

90

3.2.2.1. Vùng chủ động nước tưới

Kết quả nghiên cứu được chỉ ra tại bảng 3.10 cho thấy:

Số nhánh tối đa: Công thức phân bón khác nhau thì số nhánh có sự biến động

và sai khác trên các công thức. Trên 2 giống, số nhánh tối đa đạt cao nhất trên công

thức P5 (5,67 - 6,40 nhánh), theo sau là công thức P4 (5,47 - 6,30 nhánh), thấp nhất

trên công thức P1 (4,73 - 4,87 nhánh). Số nhánh tối đa giống P6 cao hơn giống HT1.

Vụ hè thu số nhánh cao hơn vụ đông xuân trên các công thức phân bón, nguyên nhân

chủ yếu trong vụ hè thu nhiệt độ TB cao hơn, chế độ nước chủ động và các biện pháp

kỹ thuật canh tác được phát huy, tăng cường, do vậy lúa tập trung tăng trưởng sinh

khối, đẻ nhánh mạnh.

Số nhánh hữu hiệu: Số nhánh hữu hiệu tăng dần theo các công thức phân bón

từ P1 - P5, so với đối chứng P1, các công thức đều có số nhánh cao hơn và sai khác

có ý nghĩa. Số nhánh từ 3,07 đến 4,83 trên giống HT1 và 3,33 đến 4,73 trên giống P6,

cao nhất ở công thức phân bón P5, tiếp đó là công thức P4, P4, P2 và thấp nhất trên

công thức đối chứng (P1).

Trong vụ đông xuân, giống P6 có số nhánh hữu hiệu đạt cao hơn so với giống

HT1, tuy nhiên trong vụ hè thu, giống HT1 có ưu thế hơn giống P6 về số nhánh hữu

hiệu. Đánh giá khả năng đẻ nhánh hữu hiệu giữa 2 vụ thì vụ hè thu có số nhánh hữu

hiệu cao hơn so với vụ đông xuân, chủ yếu do ngoại cảnh chi phối. Trong vụ đông

xuân, đầu thời kỳ đẻ nhánh của lúa, nhiệt độ cuối tháng 2 và đầu tháng 3/2014 có thời

điểm giảm thấp từ 14,20C - 19,70C trong khi nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ này yêu

cầu từ 250C - 310C (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009) [36], không thích hợp nên khả năng đẻ

nhánh bị hạn chế.

Tỷ lệ nhánh hữu hiệu: Dao động từ 63,01% đến 78,69 % trong vụ đông xuân

và 71,13% đến 75,52 % trong vụ hè thu. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu ở các công thức P2 đến

P5 tương đương nhau, nguyên nhân số nhánh tối đa các công thức có sự biến động

cao. Công thức P1 có tỷ lệ nhánh hữu hiệu đạt thấp nhất so với các công thức còn lại.

Xu hướng chung tỷ lệ nhánh hữu hiệu ở các công thức P4, P5 đạt cao hơn so với các

công thức còn lại và đối chứng.

Chiều cao cây cuối cùng: Chiều cao cây tuy không liên quan trực tiếp đến năng

suất, nhưng liên quan tới tính chống đổ và khả năng chịu thâm canh của giống. Khả

năng tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, chế độ nước,

chế độ dinh dưỡng, ngoài ra còn liên quan đến lượng giống gieo hoặc mật độ cấy...

Nghiên cứu chiều cao cây để làm cơ sở đánh giá tác động của các biện pháp kỹ thuật,

trong đó bao gồm chế độ phân bón để có hướng tác động tăng năng suất, phẩm chất

của lúa trong điều kiện thâm canh SRI.

Vụ đông xuân 2013 - 2014: Chiều cao cây trên giống HT1 biến động từ 98,04

- 103,39 cm, trên giống P6 từ 72,14 - 78,69 cm, thấp hơn giống HT1. Trong cùng 01

Page 105: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

91

vụ và trên 2 giống, chiều cao cây cuối cùng có xu hướng tăng dần theo các công

thức từ P1 - P5, cao nhất trên công thức P5 (80 kg N + 45 kg P2O5 + 60 kg K2O + 10

tấn phân chuồng), theo sau là công thức P4 (80 kg N + 45 kg P2O5 + 60 kg K2O + 1

tấn phân hữu cơ vi sinh), thấp nhất trên công thức đối chứng P1 (100 kg N + 60 kg

P2O5 + 80 kg K2O).

Vụ hè thu 2014: Chiều cao cây cũng biến động từ thấp đến cao theo các công

thức phân bón từ P1 - P5, cao nhất ở công thức P5 (94,89 cm, P6) - (102,11 cm,

HT1), theo sau là công thức P4, P3, P2, thấp nhất trên công thức P1 (92,32 cm, P6) -

(98,04 cm, HT1). Như vậy ưu thế về chiều cao cây thuộc về các công thức phân bón

P5 (80 kg N + 45 kg P2O5 + 60 kg K2O + 10 tấn phân chuồng/ha) và P4 (80 kg N + 45

kg P2O5 + 60 kg K2O + 01 tấn phân hữu cơ vi sinh/ha), giống HT1 có chiều cao cây

hơn hẳn giống P6 trong cùng một công thức phân bón, đây là đặc tính di truyền của

giống. Trong vụ đông xuân chiều cao cây có xu hướng cao hơn so với vụ hè thu,

nguyên do trong vụ đông xuân, thời gian SPPT dài hơn, lúa có điều kiện sinh trưởng

thân lá để tăng trưởng chiều cao.

3.2.2.2. Vùng không chủ động nước tưới

Số nhánh tối đa: Vụ đông xuân 2013 - 2014, đạt từ 3,30 đến 4,50 nhánh trên

giống HT1 và từ 3,37 đến 4,60 nhánh trên giống P6. Công thức phân bón P5 đạt cao

nhất là 4,50 (HT1) và 4,60 nhánh (P6), thấp nhất ở công thức đối chứng P1 và sai khác

có ý nghĩa. Trong vụ hè thu 2014, số nhánh tối đa đạt cao nhất 4,87 nhánh (HT1) và

4,57 nhánh (P6), công thức P1 cho số nhánh thấp nhất (3,50 - 3,63 nhánh). Số nhánh

tối đa cao nhất ở các công thức P5 trên 2 giống HT1 và P6 ở công thức P5.

Số nhánh hữu hiệu: Trong điều kiện không chủ động nước tưới, số nhánh hữu

hiệu cũng tăng dần từ P1 - P5 như ở vùng chủ động nước tưới. Trong vụ đông xuân

2013 - 2014, so với công thức P1 (Đ/C), số nhánh hữu hiệu đạt cao nhất ở công thức

P5 (3,20 - 3,30 nhánh), theo sau là P4, P3, P2; giống P6 có số nhánh hữu hiệu đạt cao

hơn giống HT1. Trong vụ hè thu, số nhánh hữu hiệu cũng đạt cao nhất ở công thức

P5, công thức P4 thấp hơn không đáng kể và không sai khác có ý nghĩa so với công

thức P5, thấp nhất ở công thức P1; giống HT1 có số nhánh hữu hiệu đạt cao hơn

giống P6.

Tỷ lệ nhánh hữu hiệu: Trong vụ đông xuân 2013 - 2014, tỷ lệ nhánh hữu hiệu

đạt từ 67,58 đến 73,81% trên 02 giống HT1 và P6, vụ hè thu từ 66,94 - 73,62 %, tỷ lệ

nhánh hữu hiệu cao nhất ở công thức P2, điều này là do công thức P2 có số nhánh tối

đa không cao nhưng số nhánh hữu hiệu đạt cao. Nhìn chung, giống P6 có khả năng đẻ

nhánh tốt hơn trong vụ đông xuân, giống HT1 tốt hơn trong vụ hè thu.

Chiều cao cây cuối cùng: Trong điều kiện không chủ động nước tưới, chiều

cao cây cuối cùng cũng có sự biến động rõ rệt, ở các công thức có bón phân hữu cơ

với liều lượng cao hơn, chiều cao cây có xu hướng tăng lên, cụ thể: giống HT1 dao

Page 106: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

92

động từ 103,44 - 104,30 cm, giống P6 từ 98,11 - 100,83 cm. Công thức P5 cho giá trị

cao nhất và ưu thế chiều cao cây thuộc về các công thức phân bón P5, P4 trên 2 vùng

thí nghiệm, giống HT1 có chiều cao cây cao hơn so với giống P6 do yếu tố di truyền

của giống. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy thời vụ cũng ảnh hưởng đến chiều

cao cây, vụ đông xuân xu hướng cao hơn vụ hè thu trên cả 2 vùng.

Tóm lại: Trong cùng một vụ và 01 giống, khi xem xét các cặp công thức phân

bón giữa P4 và P5, P2 và P3 (cùng một lượng NPK nhưng khác về loại và lượng phân

bón) thì công thức có lượng phân hữu cơ nhiều hơn (P4, P5) có ưu thế hơn về các chỉ

tiêu nói trên và sai khác có ý nghĩa so với các công thức còn lại, công thức bón phân

chuồng có số nhánh hữu hiệu và chiều cao cây ưu thế hơn các công thức bón phân

hữu cơ. Như vậy, ngoài phân hữu cơ vi sinh thì phân chuồng có ưu thế tác động lớn

đến số nhánh hữu hiệu, chiều cao cây, bên cạnh đó hiệu lực của phân hữu cơ và phân

chuồng cao hơn hẳn so với đối chứng. Công thức đối chứng (P1) có giá trị thấp hơn

hẳn các công thức phân bón còn lại và sai khác có ý nghĩa.

Giống P6 có ưu thế về số nhánh tối đa hơn giống HT1 trên 2 vụ nghiên cứu,

tuy nhiên khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh trong vụ hè thu của giống HT1

tốt hơn, tiềm năng di truyền được phát huy, do vậy số nhánh hữu hiệu giống HT1

trong vụ hè thu cao hơn giống P6, là điều kiện quan trọng để đạt năng suất cao về sau.

Kết quả nghiên cứu về công thức phân bón với khả năng đẻ nhánh cũng phù

hợp với nhận định của Nguyễn Thị Thu Hà (2010) về thâm canh SRI tại Thái Nguyên

cho thấy: Trên cây lúa chỉ có những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có số lá nhiều,

điều kiện dinh dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để trở thành nhánh

hữu hiệu. Biện pháp kỹ thuật nên áp dụng cần bón phân lót, bón thúc đẻ, làm đất kỹ,

giữ đủ nước [43].

Tỷ lệ nhánh hữu hiệu ở vùng chủ động nước tưới cũng cao hơn so với vùng

không chủ động nước tưới trên 2 giống và trong 2 vụ thí nghiệm, nguyên do ở vùng

chủ động nước tưới được áp dụng chế độ tưới ướt khô xen kẽ, môi trường đất được

chuyển từ yếm khí sang hảo khí cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật háo khí

phát triển mạnh, tăng cường quá trình phân giải chất dinh dưỡng trong đất sang dạng dễ

tiêu. Từ đó cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào tạo giúp cây trồng sinh trưởng và phát

triển tốt hơn (H. V. Phụ, 2015) [76].

3.2.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số chỉ tiêu về sinh trưởng của rễ

của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của rễ lúa trong canh tác

theo hướng SRI có ý nghĩa quan trọng trong xác định được công thức phân bón có ưu

thế đối với sinh trưởng của hệ rễ, góp phần thúc đẩy tiềm năng cho năng suất của cây

lúa, chống chịu các yếu tố bất thuận, nâng cao năng suất, phẩm chất lúa.

Page 107: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

93

3.2.3.1. Vùng chủ động nước tưới

Bảng 3.11. Anh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của rễ của

hai giống lúa chất lượng HT1 và P6

Giống Phân bón

Vụ đông xuân 2013 - 2014 Vụ hè thu 2014

Tổng số

rễ/cây (rễ)

Đường

kính rễ

(mm)

Tổng

chiều dài

rễ/cây (m)

Tổng số

rễ/cây(rễ)

Đường

kính rễ

(mm)

Tổng

chiều dài

rễ/cây (m)

1. Vùng chủ động nước tưới (Huyện Quảng Ninh)

HT1

P1 125,45g 0,79de 13,77g 119,80i 0,80f 12,93e

P2 157,78e 0,95b 19,53ef 136,27h 0,85e 17,73d

P3 161,33e 0,93b 21,63d 142,80g 0,94c 19,72cd

P4 174,89d 1,10a 22,86c 149,80f 0,97b 20,11c

P5 187,22c 1,15a 24,71c 160,10e 1,13a 21,08c

P6

P1 149,78f 0,71e 18,04f 146,27fg 0,74g 20,07cd

P2 172,22d 0,81d 20,11de 166,80d 0,86de 21,87c

P3 188,44c 0,83cd 24,73c 174,27c 0,88d 25,63b

P4 194,51b 0,88bc 29,69a 182,20b 0,90c 27,64ab

P5 207,33a 0,92b 27,33b 188,53a 0,95c 29,02a

LSD0,05 4,67 0,08 0,27 5,24 0,02 3,49

2. Vùng không chủ động nước tưới (Huyện Bố Trạch)

HT1

P1 110,44g 0,77f 10,43g 117,73f 0,75g 11,56d

P2 127,78f 0,91cd 11,88fg 120,33f 0,80e 13,97c

P3 131,33f 0,93c 13,39ef 127,67e 0,83d 13,49c

P4 141,89e 0,98b 17,45bc 139,60d 0,93b 14,78abc

P5 153,22d 1,04a 19,11ab 150,40bc 1,03a 14,27bc

P6

P1 131,78f 0,67g 11,88fg 127,67e 0,69g 9,60e

P2 154,22d 0,76f 14,96de 138,20d 0,79e 13,55c

P3 163,44c 0,79ef 16,32cd 145,20c 0,82d 15,82ab

P4 176,56b 0,81e 18,57abc 154,73b 0,86c 16,06a

P5 184,33a 0,89d 20,26a 163,47a 0,91b 16,08a

LSD0,05 7,47 0,04 2,11 5,38 0,02 1,66

Ghi chú: Các công thức có cùng ký tự trong một cột trong một vụ thí nghiệm

không có sai khác ý nghĩa tai mức 0,05.

Page 108: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

94

Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.11 đã chỉ ra: Các công thức phân bón có ảnh

hưởng đến tổng số rễ/cây, số lượng rễ và chiều dài rễ của 02 giống lúa chất lượng

trong điều kiện SRI, cụ thể:

Tổng số rễ/cây: Trong vụ đông xuân 2013 - 2014 tổng số rễ/cây biến động từ

125,45 - 187,22 rễ (HT1) và 149,78 - 207,23 rễ (P6). Trong vụ hè thu mức biến động

thấp hơn từ 119,80 - 160,10 rễ/cây (HT1) và 146,27 - 188,53 rễ/cây (P6). Công thức có

lượng phân bón cao hơn cho tổng số rễ cao hơn, công thức P5 đạt cao nhất, theo sau là

công thức P4 và thấp nhất ở công thức đối chứng P1 (không bón phân hữu cơ) và sai khác

có ý nghĩa.

Đường kính rễ: Ở các công thức phân bón, đường kính rễ có xu hướng tăng

theo liều lượng và loại phân bón. Trong vụ đông xuân 2013 - 2014, đường kính rễ

đạt từ 0,79 - 1,15 mm (HT1) và 0,71 - 0,92 mm (P6), trong vụ hè thu trên giống HT1

đạt từ 0,80 - 1,13 mm, trên giống P6 đạt từ 0,74 - 0,95 mm. So với đối chứng P1,

công thức P5 cho đường kính rễ cao nhất là 1,13 - 1,15 mm (HT1) và 0,92 - 0,95 mm

(P6), theo sau là công thức P4. Giống HT1 có đường kính rễ lớn hơn giống P6. Vụ

đông xuân đường kính rễ lớn hơn vụ hè thu. Đường kính rễ đạt cao nhất và có ưu thế

ở công thức P5, theo sau là P4 và thấp nhất ở công thức đối chứng P1. Đường kính rễ

đều cho sự sai khác có ý nghĩa ở mức tin cậy 95% thể hiện rõ nhất ở vụ hè thu 2014,

cho thấy liều lượng và loại phân bón tác động rất có ý nghĩa đến đường kính rễ lúa

trong điều kiện SRI.

Chiều dài rễ: Chiều dài rễ có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng ăn sâu của hệ

rễ lúa khi cùng một lượng giống gieo, các chế độ canh tác và tính chất đất. Trong cùng

một vụ, chiều dài rễ cao nhất ở công thức P5 (100 kg N + 45 kg P2O5 + 60 kg K2O +

10 tấn phân chuồng/ha) đạt 21,08 - 24,71 m (HT1) và 27,33 - 29,02 m (P6), theo sau là

các công thức phân bón P4, P3, P2, công thức đối chứng P1 có chiều dài rễ thấp nhất

và sai khác có ý nghĩa so với các công thức còn lại. Ưu thế chiều dài rễ thuộc về các

công thức phân bón P5, P4. Giống P6 có rễ dài hơn giống HT1, do đường kính rễ nhỏ

hơn giống HT1 và có số rễ nhiều hơn nên chiều dài rễ lớn hơn.

Nhìn chung, kết quả tại bảng 3.11 cho thấy vùng chủ động nước tưới đã tạo

điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, ăn sâu giúp lúa STPT tốt hơn hơn so với vùng không

chủ động nước tưới, ưu thế thuộc về các công thức phân bón P5, P4. Kết quả nghiên

cứu cũng phù hợp với nhận định của Nguyễn Thị Thu Hà (2010): Bộ rễ có đường kính

lớn, khỏe, và nhiều rễ là những ưu thế của SRI đã làm tăng sự tiếp xúc của rễ với đất,

tăng khả năng hút dinh dưỡng của lúa là tiền đề tăng năng suất [43]. Hơn nữa, do

lượng giống gieo thích hợp (60 kg/ha), chế độ tưới tiêu ướt khô xen kẽ, đất giàu chất

hữu cơ, thoáng khí, đủ ẩm nên ở vùng chủ động nước tưới rễ phát triển tốt hơn so với

vùng không chủ động nước tưới. Nếu bón phân cân đối, đầy đủ, đất không có độc tố,

Page 109: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

95

bộ rễ lúa phát triển tốt thì cây sẽ huy động được nhiều dinh dưỡng, tạo tiền đề cho

năng suất cao. Theo Phạm Thị Thu, Hoàng Văn Phụ (2014) [93]: Cây lúa không bị

cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với nhau nên số lượng rễ, chiều dài rễ và đường kính

rễ đều tăng ...đây là ưu thế của SRI giúp cho rễ lúa ăn sâu hơn, tăng khả năng hút nước

và dinh dưỡng ở tầng đất sâu.

3.2.3.2.Vùng không chủ động nước tưới

Tổng số rễ/cây: Trong vụ đông xuân 2013 - 2014 các công thức có lượng phân

bón cao hơn cho tổng số rễ cao hơn, công thức P5 đạt cao nhất (153,22 - 184,33

rễ/cây), theo sau là công thức P4 (141,89 - 176,56 rễ/cây), thấp nhất ở công thức đối

chứng P1 (110,44 - 131,78 rễ/cây) và sai khác có ý nghĩa. Trong vụ hè thu 2014, tổng

số rễ đạt cao nhất trên công thức P5, theo sau là công thức P4, thấp nhất trên công thức

đối chứng P1 (117,73 - 127,67 rễ/cây). Ở vùng không chủ động nước tưới, công thức

phân bón cũng ảnh hưởng đến số rễ/cây, tuy nhiên xét theo mức sai khác có ý nghĩa

giữa các công thức thì phân hóa rõ hơn vùng chủ động nước tưới.

Đường kính rễ: Có sự biến động trên các công thức phân bón, công thức P5 (80

kg N + 45 kg P2O5 + 60 kg K2O + 10 tấn phân chuồng/ha) đạt cao nhất, theo sau là

công thức P4 (80 kg N + 45 kg P2O5 + 60 kg K2O + 1 tấn phân hữu cơ vi sinh/ha),

công thức P3 và P2 tương đương nhau và đều lớn hơn các công thức phân bón còn lại,

công thức đối chứng P1 có đường kính rễ thấp nhất. Giống HT1 cho đường kính rễ cao

hơn giống P6 trong cùng một vụ thí nghiệm.

Chiều dài rễ: Chiều dài rễ ở các công thức phân bón P5 và P4 đạt 10,43 - 20,26

m trong vụ đông xuân và 14,27 - 16,08 m trong vụ hè thu và có ưu thế hơn so với công

thức P3, công thức P2 công thức P1 (Đ/C). Chiều dài rễ giống P6 cao hơn giống HT1

trong cùng một vụ thí nghiệm, do ngoài đặc tính của giống, giống P6 có đường kính rễ

nhỏ hơn, số rễ nhiều hơn nên rễ dài hơn giống HT1.

Tóm lại: Kết quả thí nghiệm cho thấy số rễ, đường kính rễ, chiều dài rễ/cây ở

vùng chủ động nước có ưu thế hơn hẳn vùng không chủ động nước. Về số rễ/cây thì

trong cùng một vụ thì giống P6 cao hơn giống HT1, vụ đông xuân cao hơn vụ hè thu. Về

đường kính rễ thì giống HT1 có ưu thế về đường kính rễ hơn giống P6, vụ đông xuân

cho đường kính rễ cao hơn vụ hè thu. Về chiều dài rễ thì giống P6 có ưu thế hơn giống

HT1 nhưng vụ đông xuân vẫn cho ưu thế hơn vụ hè thu. Nguyên nhân chính là điều kiện

thời tiết khí hậu vụ đông xuân giai đoạn phân hóa đòng - trỗ - chín có nhiệt độ thích hợp

cho rễ phát triển, thời gian STPT của lúa dài hơn nên có điều kiện tăng trưởng về sinh

khối dẫn đến số rễ/cây, đường kính rễ lớn hơn, rễ dài hơn, đây là ưu thế trong sản xuất

lúa chất lượng trong vụ đông xuân so với vụ hè thu. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp

với nhận định của (Hoàng Văn Phụ, 2005 và 2012, Đặng Hoàng Hà, 2016) [73], [75],

Page 110: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

96

[41]: SRI góp phần giúp cây lúa phát triển bộ rễ khỏe mạnh, với đường kính rễ, chiều

dài rễ và số lượng rễ nhiều hơn hẳn phương pháp canh tác thông thường .

3.2.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tình hình sâu bệnh hại của hai giống

lúa chất lượng HT1 và P6

3.2.4.1. Vùng chủ động nước tưới

Bảng 3.12. Anh hưởng của tổ hợp phân bón đến tình hình sâu bệnh hai chính của hai

giống lúa chất lượng HT1 và P6 ở vùng chủ động nước tưới

Giống

Sâu,

bệnh

hại

Phân

Bón

Vụ đông xuân 2013 - 2014 Vụ hè thu 2014

Bọ trĩ

(điểm

0-9)

Khô vằn

(điểm

0-9)

Đạo ôn

(điểm

0 - 9)

Khô vằn

(điểm

0-9)

Sâu cuốn

lá lúa

loại nhỏ

(điểm 0-9)

Sâu đục

thân lúa

bướm

2 chấm

(điểm

0-9)

HT1

P1 0 1 1 - 2 1 1 3

P2 0 0 1 0 1 1

P3 0 0 1 0 0 1

P4 1 0 1 0 0 0

P5 1 0 1 1 0 0

P6

P1 0 1 1 1 1 1 - 2

P2 0 0 0 0 1 1

P3 0 0 0 0 0 1

P4 0 0 0 0 0 0

P5 1 0 0 1 0 0

Kết quả tại bảng 3.12 cho thấy:

Bọ trĩ (Halothrips aculeatus Fabricius): Gây hại ở mức điểm 1 trên công thức

phân bón P1, P4, P5 trên giống HT1, trên giống P6 chỉ gây hại trên công thức P1 (đối

chứng) và P5.

Page 111: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

97

Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis G.): Chỉ phát sinh gây hại

điểm 1 trên các công thức phân bón P1 và P2 (dưới 10% cây bị hại), các công thức

phân bón còn lại không phát hiện phát sinh gây hại.

Sâu đục thân lúa bướm 2 chấm (Scirpophaga incertulas Walk): So với đối chứng

P1, công thức P4, P5 trên giống HT1 và P6 không phát sinh gây hại, trên giống HT1, sâu

có biểu hiện gây hại mạnh hơn và chỉ tập trung ở công thức P1. Do không bón phân hữu cơ,

cây sinh trưởng kém hơn so với các công thức còn lại nên sâu hại phát sinh gây hại chủ yếu

trên công thức đối chứng P1.

Bệnh đạo ôn (Pirycularia oryzae Cav.): Bệnh gây hại ở điểm 1 đến 2 trên công

thức P1, điểm 1 trên các công thức P2 đến P5 (giống HT1). Trên giống P6 chỉ phát

sinh gây hại trên công thức P1 (đối chứng). Như vậy, giống HT1 mẫn cảm với bệnh

đạo ôn cao cao hơn so với giống P6.

Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn): Trên các công thức phân bón, bệnh

không phát sinh gây hại trên công thức từ P2 đến P4, chỉ phát sinh ở điểm 1 trên công

thức P1 (đối chứng), nguyên nhân chính vào cuối vụ đông xuân và hè thu, nhiệt độ

tăng lên đáng kể, mưa nắng xen kẽ tạo ẩm độ đồng ruộng cao tạo thuận lợi cho bệnh

phát sinh gây hại.

Nhìn chung, sâu đục thân lúa bướm 2 chấm, sâu cuốn lá lúa loại nhỏ, bệnh đạo

ôn có điều kiện phát sinh mạnh trên các công thức phân bón, các công thức P4, P5 có

mức độ nhiễm sâu bệnh hại ít hơn, công thức đối chứng (P1) có khả năng chống chịu

kém so với các công thức còn lại. Các công thức bón phân hữu cơ vi sinh (hoặc phân

chuồng) góp phần nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh hại trong thâm canh SRI.

Giống P6 có mức độ biểu hiện dịch hại thấp hơn giống HT1. Các đối tượng dịch hại gây

hại ở mức thấp điểm 1 đến điểm 3. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nhận định của

Uphoff và cs, (2002) [127]: Áp dụng phân hữu cơ và cơ chế quản lý nước hợp lý đã tạo

môi trường thuận lợi cho cây rễ lúa phát triển từ đó làm tăng sự phát triển của cây lúa;

sự xuất hiện của hàng loạt vi sinh vật có lợi trong đất làm cho hệ sinh thái đất thay đổi rõ

rệt từ đó giúp cho cây lúa có khả năng chống chịu lại tác động bất lợi của sâu bệnh.

3.2.4.2. Vùng không chủ động nước tưới

Kết quả tại bảng 3.13 cho thấy vùng không chủ động nước tưới xuất hiện 5 đối

tượng sâu bệnh hại chính, gồm:

- Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.): Công thức phân bón P1 rầy nâu gây hại ở

điểm 1, ở các công thức còn lại không nhận thấy sự phát sinh gây hại.

- Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis G.): Các công thức phân

bón đều có sự phát sinh gây hại của sâu cuốn lá, ở công thức đối chứng xuất hiện gây

hại ở điểm 3.

Page 112: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

98

- Sâu đục thân lúa bướm 2 chấm (Scirpophaga incertulas Walk): Trên các công

thức phân bón, sâu hại phát sinh chủ yếu trên công thức P1 (đối chứng): điểm 1 - điểm

3, công thức P2, P3 ở điểm 1 trên 2 giống, công thức P4, P5 không gây hại.

- Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn): Chủ yếu phát sinh gây hại ở điểm 1

trên công thức P4, P5 và đối chứng P1 (HT1), điểm 5 ở công thức P5 (P6).

Bảng 3.13. Anh hưởng của tổ hợp phân bón đến tình hình sâu bệnh hai chính của hai

giống lúa chất lượng HT1 và P6 ở vùng không chủ động nước tưới

Giống

Vụ

Phân

Bón

Vụ đông xuân 2013 - 2014 Vụ hè thu 2014

Rầy

(điểm

0-9)

Khô vằn

(điểm

0-9)

Đạo ôn

(điểm

0-9)

Khô vằn

(điểm

0-9)

Sâu

cuốn lá

(điểm

0-9)

Sâu

đục thân

(điểm

0-9)

HT1

P1 1 1 1 - 3 1 3 3

P2 0 0 1 0 1 1

P3 0 0 1 0 1 1

P4 0 0 1 1 1 0

P5 0 1 1 1 1 0

P6

P1 1 1 1 0 3 1 - 3

P2 0 0 0 0 1 1

P3 0 1 0 0 1 1

P4 0 0 0 0 1 0

P5 0 0 0 1 3 0

- Bệnh đạo ôn (Pirycularia oryzae Cav.): Phát sinh gây hại trên các công thức

phân bón trên giống HT1, trên giống P6 chỉ gây hại trên công thức phân bón P1.

Nhìn chung, trên vùng không chủ động nước tưới, bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá, sâu

đục thân, bệnh khô vằn có xu hướng phát triển mạnh, tuy nhiên mức gây hại tối đa ở

điểm 3. Trên giống HT1, sâu cuốn lá lúa loại nhỏ và sâu đục thân phát sinh gây hại

mạnh hơn giống P6, cho thấy khả năng chống chịu một số sâu bệnh hại chính của

giống P6 khá hơn giống HT1. Các công thức phân bón từ P2 - P5 có mức độ biểu hiện

gây hại của sâu bệnh thấp hơn so với công thức phân bón P1 (đối chứng).

Page 113: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

99

Ghi chú: Các công thức có cùng ký tự trong một cột trong một vụ thí nghiệm

không có sai khác ý nghĩa tai mức 0,05.

3.2.5. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6

3.2.5.1. Vụ đông xuân 2013 - 2014

* Vùng chủ động nước tưới

Kết quả được trình bày tại bảng 3.14 cho thấy: Các công thức phân bón ảnh

hưởng sâu sắc đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, NSLT và NSTT của

02 giống lúa chất lượng, cụ thể:

Bảng 3.14. Anh hưởng của tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 trong vụ đông xuân 2013 - 2014

Giống Phân bón Số

bông/m2

Số

hạt/bông

Số hạt

chắc/bông

P1000 hạt

(g)

NSLT

(tấn/ha)

NSTT

(tấn/ha)

1. Vùng chủ động nước tưới (Huyện Quảng Ninh)

HT1

P1 295,4f 104,3f 82,9g 22,11d 5,41f 5,14g

P2 301,7e 108,7e 95,9e 22,21d 6,42de 5,54f

P3 303,1e 110,4e 98,4de 22,81c 6,81d 5,73e

P4 317,6d 113,7d 104,4bc 22,81c 7,56c 6,37d

P5 323,8bc 115,9bc 107,1ab 23,96b 8,31b 6,58bc

P6

P1 307,1e 115,2bc 89,9f 22,15d 6,12e 5,69ef

P2 318,4cd 118,7b 101,2cd 22,81c 7,35c 6,38cd

P3 322,3cd 119,3b 103,7bc 23,16c 7,74 6,65b

P4 328,7ab 121,6a 108,6ab 23,78b 8,48b 6,94a

P5 331,4a 122,4a 110,1a 24,63a 8,99a 7,08a

LSD0,05 6,5 4,3 5,2 0,42 0,48 0,26

2. Vùng không chủ động nước tưới (Huyện Bố Trạch)

HT1

P1 245,3f 97,8f 86,2e 21,97d 4,66g 4,39f

P2 259,7e 100,3ef 92,6d 22,93bc 5,52f 5,18d

P3 265,2de 101,3e 93,4cd 23,10abc 5,77e 5,27cd

P4 267,6d 101,9de 94,7cd 23,23ab 5,96de 5,38c

P5 275,6c 105,7abc 97,2bc 23,33ab 6,42c 5,67ab

P6

P1 277,2c 93,9g 87,4e 22,23cd 5,38f 4,69e

P2 285,7b 102,1cde 93,5cd 22,97bc 6,14d 5,37c

P3 290,2b 105,2bcd 95,5cd 23,43ab 6,49c 5,42c

P4 297,8a 108,9a 99,9ab 23,67ab 7,03b 5,57b

P5 301,3a 107,9ab 102,1a 23,90a 7,35a 5,84a

LSD0,05 9,6 3,6 3,8 0,87 0,18 0,17

Page 114: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

100

Số bông/m2: Số bông/m2 khác nhau rõ rệt ở các công thức phân bón. Số

bông/m2 cao nhất ở công thức P5 trên cả 2 giống từ 323,78 bông/m2 (HT1) - 331,44

bông/m2 (P6), tương ứng ở công thức P4 là 317,6 bông/m2 (HT1) - 328,7 bông/m2

(P6), theo sau là công thức P3, P2. Công thức P1 có số bông/m2 thấp nhất và sai khác

có ý nghĩa so với các công thức khác trên cả hai giống thí nghiệm. Giống P6 có số

bông/m2 cao hơn giống HT1 trong thí nghiệm này.

Số hạt/bông: Số hạt/bông tùy thuộc vào số hoa được phân hóa và số hạt lép

trong quá trình phát triển. Số hạt/bông bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, kỹ thuật canh

tác và điều kiện thời tiết. Ở các công thức phân bón đều có sự sai khác có ý nghĩa.

Trong 2 vụ nghiên cứu, công thức P1 có số hạt thấp nhất và sai khác có ý nghĩa so với các

công thức còn lại, đạt 104,3 hạt/bông (HT1) - 115,2 hạt/bông (P6). Công thức P5 có số

hạt/bông cao nhất so với các công thức còn lại, 115,9 hạt/bông (HT1) - 122,4 hạt/bông

(P6), tiếp đến là công thức P4 và P3, P2. Như vậy, tiềm năng di truyền của giống HT1

và P6 đã được phát huy tối đa thông qua số hạt/bông của các công thức phân bón trong

điều kiện SRI. Ưu thế thuộc về công thức P4, P5 và giống P6 có ưu thế hơn giống HT1.

Số hạt chắc/bông: Công thức phân bón P5 có số hạt chắc đạt cao nhất, đạt 107,1

hạt/bông (HT1) - 110,1 hạt/bông (P6), tiếp đến là công thức phân bón P4, P3, P2 và có

sai khác có ý nghĩa so với P1. Công thức P1 cho số hạt chắc thấp nhất so với các công

thức còn lại, chứng tỏ rằng không bón phân hữu cơ ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình

thành hạt chắc trên bông trong canh tác theo hướng SRI.

P1000 hạt: Khối lượng 1000 hạt là một trong những yếu tố cấu thành năng suất

lúa nhưng ít biến động mà chủ yếu là do đặc tính di truyền của giống quyết định. Ở

phần lớn các giống lúa, P1000 hạt thường biến thiên tập trung trong khoảng 20 - 30 g

[36]. P1000 hạt đạt cao nhất ở các công thức phân bón P5, P4 và sai khác có ý nghĩa so

với các công thức còn lại, công thức P5 từ 23,96 - 24,63 g, công thức P4 từ 22,81 -

23,78 g. Công thức P1 có P1000 hạt thấp nhất trên cả 2 giống lúa chất lượng (22,11 -

22,15 g). Giống P6 có P1000 hạt cao hơn giống HT1 trong từng vụ.

Năng suất lý thuyết: Công thức phân bón P5 đạt cao nhất (8,31 - 8,99 tấn/ha),

theo sau là công thức phân bón P4 (7,56 - 8,48 tấn/ha), sau cùng là công thức phân bón

P3, P2. NSLT thấp nhất ở công thức P1 từ 5,41 - 6,12 tấn/ha. Điều này chứng tỏ trong

điều kiện thâm canh SRI, liều lượng phân hữu cơ (phân chuồng và hữu cơ vi sinh) ảnh

hưởng sâu sắc đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết.

Năng suất thực thu: Năng suất lúa được quy định bởi bốn thành phần năng suất,

liên quan chặt chẽ với nhau, nếu một trong bốn thành phần này dao động quá mức sẽ

ảnh hưởng đến các phần còn lại và làm cho năng suất thực tế tăng hoặc giảm [49].

NSTT chỉ ra cao nhất ở công thức P5 là 6,58 tấn/ha (HT1) - 7,08 tấn/ha (P6), theo sau

là công thức P4 nhưng không sai khác có ý nghĩa so với công thức P5, từ 6,37 tấn/ha

Page 115: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

101

(HT1) - 6,94 tấn/ha (P6), tiếp theo là công thức P3, P2. Đối chứng P1 có NSTT thấp

nhất từ 5,14 tấn/ha (HT1) - 5,69 tấn/ha (P6).

Nhìn chung trên vùng chủ động nước tưới, trong vụ đông xuân 2013 - 2014, các

công thức phân bón có tác động sâu sắc đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng

suất kinh tế của 02 giống lúa chất lượng. Các công thức bón đầy đủ NPK + 10 tấn

phân chuồng/ha (P5) và bón đầy đủ NPK + 01 tấn phân hữu cơ vi sinh/ha (P4) cho ưu

thế hơn hẳn các công thức phân bón P3, P2 và đối chứng. Công thức P4 có năng suất thấp

hơn không nhiều so với công thức P5 và không sai khác có ý nghĩa. Công thức đối chứng

(P1) cho NSLT và NSTT thấp nhất. Giống P6 có NSTT cao hơn giống HT1.

* Vùng không chủ động nước tưới

Kết quả nghiên cứu được chi tiết tại bảng 3.14 cho thấy:

Số bông/m2: Cao nhất ở công thức P5 trên cả 2 giống: 275,6 bông/m2 (HT1) -

301,3 bông/m2 (P6), theo sau là công thức P4: 267,6 bông/m2 (HT1) - 297,8 bông/m2

(P6) và sai khác có ý nghĩa so với các công thức P3, P2. Công thức P1 có số bông/m2

thấp nhất và sai khác có ý nghĩa so với các công thức khác trên cả hai giống thí

nghiệm. Ưu thế về số bông thuộc về giống P6.

Số hạt/bông: Trên vùng không chủ động nước tưới, công thức phân bón P5 đạt

105,7 hạt/bông (HT1) - 107,9 hạt/bông (P6), tiếp đến là công thức phân bón P4 (101,9

hạt/bông (HT1) - 108,9 hạt/bông (P6) và sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng

(P1), Công thức P1 cho số hạt chắc thấp nhất so với các công thức còn lại. Giống P6

có số hạt chắc cao hơn giống HT1 và sai khác có ý nghĩa.

Số hạt chắc/bông: Các công thức phân bón P5, P4 đều có sự sai khác có ý nghĩa

so với công thức phân bón P3, P2, cho thấy ưu thế của các công thức phân bón P5, P4.

Công thức P1 có số hạt thấp nhất là 93,9 hạt/bông (HT1) - 97,8 hạt/bông (P6). Công thức

P5 có số hạt/bông cao nhất so với các công thức còn lại, đạt 105,7 hạt/bông (HT1) - 107,9

hạt/bông (P6), tiếp đến là công thức P4 và P3.

Khối lượng 1000 hạt: P1000 hạt đạt cao nhất ở các công thức phân bón P5, theo

sau là P4, P3, P2 và sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng P1. Kết quả phân

tích phương sai ở mức tin cậy 95% cho thấy trong điều kiện không chủ động nước

tưới, các công thức phân bón có ảnh hưởng đến P1000 hạt nhưng mức ảnh hưởng ở

vùng chủ động nước tưới sâu sắc hơn. Giống P6 có P1000 hạt cao hơn giống HT1 và sai

khác có ý nghĩa.

Năng suất lý thuyết: Công thức P4, P5 có các yếu tố cấu thành năng suất cao

hơn các công thức còn lại, do vậy NSLT ở công thức P5 đạt cao nhất từ 6,42 tấn/ha

(HT1) - 7,35 tấn/ha (P6) và công thức P4 từ 5,86 tấn/ha (HT1) - 7,03 tấn/ha (P6), tiếp

theo sau là công thức P3, P2 và thấp nhất trên đối chứng P1 là 4,66 tấn/ha (HT1) - 5,38

tấn/ha (P6).

Page 116: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

102

Năng suất thực thu: NSTT ở công thức P5 đạt cao nhất, từ 5,67 tấn/ha (HT1) -

5,84 tấn/ha (P6), công thức P4 thấp hơn công thức P5 và sai khác có ý nghĩa so với các

công thức còn lại. Công thức đối chứng P1 có NSTT thấp nhất, đạt 4,39 tấn/ha (HT1) -

4,69 tấn/ha (P6). Ưu thế về NSTT thuộc về công thức phân bón P4, P5. Giống P6 có

tiềm năng cho năng suất và NSTT cao hơn giống HT1.

5.415.14

6.125.69

6.42

5.54

7.35

6.376.81

5.73

7.74

6.65

7.56

6.37

8.48

6.94

8.31

6.58

8.99

7.08

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

6.0

7.0

8.0

9.0

Năn

g s

uất

(tấn

/ha)

P1 P2 P3 P4 P5

Công thức phân bón

Vụ đông xuân 2013 - 2014 vùng chủ động nước

NSLT(HT1)

NSTT(HT1)

NSLT(P6)

NSTT(P6)

4.664.39

5.38

4.69

5.525.18

6.14

5.375.77

5.27

6.49

5.42

5.96

5.38

7.03

5.57

6.42

5.67

7.35

5.84

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

6.0

7.0

8.0

9.0

ng

su

ất

(tấ

n/h

a)

P1 P2 P3 P4 P5

Công thức phân bón

Vụ đông xuân 2013 - 2014 vùng không

chủ động nước

NSLT(HT1)

NSTT(HT1)

NSLT(P6)

NSTT(P6)

Hình 3.3. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các công thức phân bón trên

giống HT1 và P6 vụ đông xuân 2013 - 2014 tai vùng chủ động và không chủ động nước tưới

Tóm lại: Trong vụ đông xuân 2013 - 2014, ở vùng chủ động nước tưới và

không chủ động nước tưới, liều lượng phân bón ở mức 80 - 100 kg N + 45 - 60 kg

P2O5 + 60 - 80 kg K2O + 10 tấn phân chuồng (hoặc 01 tấn phân hữu cơ vi sinh sông

Gianh) tác động lớn nhất đến số bông/m2, số hạt chắc/bông, P1000 hạt, nên NSLT và

NSTT cao hơn hẳn công thức đối chứng P1 (100 kg N + 60 kg P2O5 + 80 kg K2O).

Công thức P4 cho ưu thế hơn hẳn các công thức còn lại ở vùng chủ động nước tưới,

tương tự ở vùng không chủ động nước tưới là công thức P5. Giống P6 có ưu thế hơn

giống HT1 do NSLT và NSTT cao hơn. Kết quả nghiên cứu đã góp phần làm rõ thêm

vai trò của phân hữu cơ (phân chuồng) được xem là chiến lược trong hệ thống thâm

canh lúa cải tiến mà các nhà khoa học đã khẳng định. Đây là loại phân có khả năng cải

tạo đất. Nếu bón phân hóa học liên tục thường làm cho đất bị chai cứng lại, vi sinh vật

đất hoạt động kém, bón nhiều làm giảm năng suất. Do đó bón nhiều phân hữu cơ là

một chiến lược của SRI giúp tăng năng suất (N. Uphoff, 2004) [128].

3.2.5.2. Vụ hè thu 2014

* Vùng chủ động nước tưới

Kết quả tại bảng 3.15 cho thấy:

Số bông/m2: Biến động từ 305,4 bông/m2 đến 338,8 bông/m2, công thức P5 đạt

321,9 bông/m2 (P6) - 338,8 bông/m2 (HT1), theo sau là công thức P4 đạt khá cao, từ

316,3 bông/m2 (P6) - 333,6 bông/m2 (HT1), thấp hơn là công thức P3, P2. Công thức

Page 117: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

103

P1 đạt thấp nhất trên 2 giống. Giống HT1 có số bông/m2 cao hơn giống P6 và sai khác

có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.15. Anh hưởng của tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 trong vụ hè thu 2014

Giống Phân

bón

Số

bông/m2

Số

hạt/bông

Số hạt

chắc/bông

P1000 hạt

(g)

NSLT

(tấn/ha)

NSTT

(tấn/ha)

1. Vùng chủ động nước tưới (Huyện Quảng Ninh)

HT1

P1 305,4f 101,3g 91,6g 20,98e 5,87g 4,99e

P2 315,7b 105,2f 96,4ef 21,65d 6,59f 5,38d

P3 317,2d 107,9f 97,9de 22,18cd 6,89de 5,46d

P4 333,6b 108,9ef 101,6bc 22,83ab 7,74bc 6,05b

P5 338,8a 111,8de 104,1a 23,02ab 8,11a 6,27a

P6

P1 301,1g 114,1cd 94,1fg 21,94d 6,22g 4,81e

P2 306,2ef 116,4bc 98,6cde 22,35bcd 6,74ef 5,54d

P3 309,3e 117,4abc 100,2cd 22,63bc 7,01d 5,78c

P4 316,3d 119,0ab 103,3ab 23,32a 7,62c 6,02ab

P5 321,9c 121,1a 105,4a 23,52a 7,98ab 6,11ab

LSD0,05 3,8 3,6 3,0 0,82 0,37 0,22

2. Vùng không chủ động nước tưới (Huyện Bố Trạch)

HT1

P1 275,9d 103,8e 90,4g 21,67e 5,40f 4,41e

P2 288,9c 104,7e 92,8efg 22,51bcd 6,04de 5,22d

P3 293,2c 108,1d 95,1de 21,83de 6,01d 5,31cd

P4 301,7ab 111,2c 99,3bc 22,09cde 6,62c 5,48b

P5 303,7a 111,9bc 101,1ab 22,65abc 6,95ab 5,75a

P6

P1 274,3d 111,2c 91,6fg 22,95ab 5,77e 4,55e

P2 279,7d 112,6bc 95,3de 23,08ab 6,16d 5,21d

P3 281,2d 114,8b 97,1cd 23,12ab 6,40d 5,33bcd

P4 290,6c 118,7a 100,5ab 23,27ab 6,79bc 5,41bc

P5 295,4bc 119,0a 103,1a 23,35a 7,11a 5,78a

LSD0,05 7,1 2,9 3,8 0,81 0,27 0,16

Ghi chú: Các công thức có cùng ký tự trong một cột trong một vụ thí nghiệm

không có sai khác ý nghĩa tai mức 0,05.

Page 118: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

104

Số hạt/bông: Biến động từ 101,3 hạt/bông đến 121,1 hạt/bông, số hạt cao nhất ở

công thức P5 là 111,8 hạt/bông (HT1) - 121,1 hạt/bông (P6), công thức P4 là 108,9

hạt/bông (HT1) - 119,0 hạt/bông (P6) và không sai khác có ý nghĩa so với công thức

P5. Công thức P1 đạt thấp nhất 101,3 hạt/bông (HT1) - 114,1 hạt/bông (P6).

Số hạt chắc/bông: Các công thức P4, P5 có số hạt chắc/bông cao hơn so với các

công thức còn lại và sai khác có ý nghĩa. Công thức P5 đạt cao nhất là 105,4 hạt/bông

(P6) - 104,1 hạt/bông (HT1), theo sau là công thức P4 từ 101,6 hạt/bông (HT1) - 103,3

hạt/bông (P6), thấp nhất ở công thức đối chứng P1 là 91,6 hạt/bông (HT1) - 94,1

hạt/bông (P6).

Khối lượng 1000 hạt: Đạt cao nhất ở công thức P5, theo sau là P4, P3, P2 và

thấp nhất ở công thức đối chứng (P1). Trong điều kiện không chủ động nước tưới,

P1000 hạt ít biến động ở các công thức có bón phân hữu cơ nhưng sai khác có ý nghĩa

thống kê với công thức đối chứng (P1).

Năng suất lý thuyết: NSLT đạt cao nhất ở công thức P5 là 7,98 tấn/ha (P6) -

8,11 tấn/ha (HT1). Công thức P4 đạt thấp hơn không đáng kể so với công thức P5, từ

7,62 - 7,74 tấn/ha. NSLT thấp nhất ở công thức P1 (đối chứng) là 5,87 tấn/ha (HT1) -

6,22 tấn/ha (P6). Giống HT1 có ưu thế hơn giống P6 về số bông/m2 do đạt cao hơn

mặc dù số hạt chắc/bông thấp hơn giống P6.

Năng suất thực thu: Cao nhất ở công thức P5 (6,11 - 6,27 tấn/ha), theo sau

và thấp hơn không nhiều so với công thức P5 là công thức P4 (6,02 - 6,05 tấn/ha),

thấp hơn là công thức P3, P2. Công thức đối chứng (P1) có NSTT thấp nhất trên 2

giống là 4,81 tấn/ha (P6) - 4,99 tấn/ha (HT1) và sai khác có ý nghĩa so với các

công thức còn lại. Kết quả cho thấy ưu thế trong vụ hè thu thuộc về công thức

phân bón P4, P5 và giống HT1.

* Vùng không chủ động nước tưới

Số bông/m2: Dao động từ 274,3 bông/m2 đến 303,7 bông/m2, số bông ở công

thức P5 (295,4 - 303,7 bông/m2) không sai khác có ý nghĩa so với công thức P4 (290,6

- 301,7 bông/m2), tuy nhiên sai khác có ý nghĩa so với công thức P3, P2. Công thức P1

số bông/m2 đạt thấp nhất từ 274,3 bông/m2 (P6) - 303,7 bông/m2 (HT1). Ưu thế về số

bông ở giống HT1 cao hơn giống P6.

Số hạt/bông: Biến động từ 103,8 hạt/bông - 119,0 hạt/bông, số hạt cao nhất ở

công thức P5 và theo sau là công thức P4 từ 111,2 hạt/bông - 118,7 hạt/bông, không

sai khác có ý nghĩa so với công thức P5, tuy nhiên 02 công thức P4, P5 có số hạt/bông

cao hơn và sai khác có ý nghĩa so với công thức P2, P3. Công thức đối chứng (P1) đạt

thấp nhất từ 103,8 hạt/bông (HT1) - 111,2 hạt/bông (P6).

Page 119: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

105

Số hạt chắc/bông: Các công thức P4 và P5 thể hiện rõ ưu thế về số hạt chắc so

với các công thức còn lại và sai khác có ý nghĩa. Công thức P5 đạt từ 101,1 hạt/bông

(HT1) - 103,1 hạt/bông (P6), công thức P4 từ 99,3 hạt/bông (HT1) - 100,5 hạt/bông và

không sai khác có ý nghĩa so với công thức P5, thấp nhất ở công thức đối chứng (P1)

từ 90,4 hạt/bông (HT1) - 91,6 hạt/bông (P6).

Khối lượng 1000 hạt: Đạt cao nhất ở các công thức phân bón P5, theo sau

là P4, P3, P2 và thấp nhất ở công thức P1. Trên giống HT1, công thức P4, P5 cho

ưu thế về P1000 hạt và sai khác có ý nghĩa so với 3 công thức còn lại. Trên giống

P6, cả 5 công thức đều không sai khác có ý nghĩa. Như vậy, trong điều kiện canh

tác không chủ động nước, P1000 hạt ít biến động.

Năng suất lý thuyết: Các công thức phân bón đầy đủ NPK và bón phân hữu cơ

cho NSLT cao, cao nhất ở công thức P5 là 6,95 tấn/ha (HT1) - 7,11 tấn/ha (P6), theo sau

là công thức P4 đạt 6,62 tấn/ha (HT1) - 6,79 tấn/ha (P6), tiếp theo là công thức P3, P2

và thấp nhất trên công thức đối chứng đạt 5,40 tấn/ha (HT1) - 5,77 tấn/ha (P6). Ưu thế

về NSLT ở các công thức P4, P5.

Năng suất thực thu: NSTT cao nhất trên công thức P5 đạt từ 5,75 tấn/ha (HT1)

đến 5,78 tấn/ha (P6), theo sau là công thức P4 đạt khá cao từ 5,41 tấn/ha (P6) đến 5,48

tấn/ha (HT1). Công thức đối chứng P1 có NSTT thấp nhất, đạt từ 4,41 tấn/ha (HT1) -

4,55 tấn/ha (P6) và sai khác có ý nghĩa so với các công thức còn lại. Kết quả cho thấy ưu

thế NSTT thuộc về công thức phân bón P5. Giống HT1 có NSTT tương đương giống P6

do có số bông/m2 cao hơn giống P6.

5.87

4.99

6.22

4.81

6.59

5.38

6.74

5.54

6.89

5.46

7.01

5.78

7.74

6.02

7.62

6.05

8.11

6.27

7.98

6.11

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

6.0

7.0

8.0

9.0

Năn

g s

uất

(tấn

/ha)

P1 P2 P3 P4 P5

Công thức phân bón

Vụ hè thu 2014 vùng chủ động nước

NSLT(HT1)

NSTT(HT1)

NSLT(P6)

NSTT(P6)

5.4

4.41

5.77

4.55

6.04

5.22

6.16

5.21

6.01

5.31

6.4

5.33

6.62

5.48

6.79

5.41

6.95

5.75

7.11

5.78

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

6.0

7.0

8.0

9.0

ng

su

ất

(tấ

n/h

a)

P1 P2 P3 P4 P5

Công thức phân bón

Vụ hè thu 2014 vùng không chủ động nước

NSLT(HT1)

NSTT(HT1)

NSLT(P6)

NSTT(P6)

Hình 3.4. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các công thức phân bón trên

giống HT1 và P6 vụ hè thu 2014 tai vùng chủ động và không chủ động nước tưới

Trong vụ hè thu 2014, giống HT1 cho NSTT tương đương giống P6 do số

bông/m2 đạt cao hơn mặc dù có số hạt chắc và P1000 hạt thấp hơn giống P6. Ngoài ra,

giống HT1 có thời gian STPT ngắn hơn, thời kỳ trỗ - chín sớm hơn nên thuận lợi để

Page 120: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

106

né, tránh được ngập úng, lũ vào mùa mưa đầu tháng 9, nhất là trong điều kiện diễn

biến thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng, do vậy giống HT1 có ưu thế để cơ cấu sản

xuất vụ hè thu hơn giống P6.

Tóm lại: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ở vùng chủ động nước

tưới tiếp tục thể hiện ưu thế vượt trội so với vùng không chủ động nước tưới. Trên 02

vùng nghiên cứu, các công thức phân bón đều ảnh hưởng sâu sắc đến số bông/m2, số

hạt chắc/bông và ảnh hưởng không nhiều đến P1000 hạt. Ưu thế về năng suất ở các công

thức P4, P5 ở vùng chủ động nước tưới (100 kg N + 45 - 60 kg P2O5 + 60 - 80 kg K2O

+ 10 tấn phân chuồng (hoặc 01 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh) và công thức P5 ở

vùng không chủ động nước tưới. Không bón phân hữu cơ (P1) làm giảm năng suất rõ

rệt và sai khác so với các công thức còn lại. Có mối liên hệ giữa bón phân hữu cơ và

khả năng cung cấp dinh dưỡng đạm và hiệu suất sử dụng đạm của lúa nên các công

thức có bón phân hữu cơ với lượng thích hợp thì năng suất đạt cao hơn so với đối

chứng. Bùi Huy Hiền (2009) đã chỉ ra rằng bón phân hữu cơ có tác dụng làm giảm rửa

trôi, giảm bốc hơi của phân đạm bón vào. Do đó, hiệu quả sử dụng của phân đạm vô

cơ tăng lên, hiệu suất sử dụng phân đạm của lúa có thể tăng lên 30 - 40% trên nền bón

phân hữu cơ so với nền không bón [55].

3.2.6. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số tính chất hóa học đất

Bón phân không chỉ tăng năng suất lúa mà còn có tác dụng cải thiện độ phì của

đất. Để đánh giá sự biến động của một số chỉ tiêu hóa học đất trong các công thức

phân bón theo SRI so với đối chứng, chúng tôi đã tiến hành phân tích một số tính chất

hóa học của đất trước và sau thí nghiệm, kết quả được trình bày ở bảng 3.16

Kết quả ở bảng 3.16 cho thấy:

Độ chua của đất (pHKCl): pHKCl phản ánh hoạt tính của ion H+ (gây ra bởi

pHH20) kết hợp với nồng độ Al3+ được trao đổi từ keo đất được gọi là độ chua trao đổi.

Kết quả phân tích cho thấy pHKCl có sự thay đổi theo hướng tăng lên đáng kể trên các

công thức phân bón từ P1 đến P5 trong 2 vụ đông xuân và hè thu. pHKCl được cải thiện

nhất ở các công thức phân bón P4, P5 trên cả 2 vùng chủ động và không chủ động

nước tưới.

Hàm lượng cacbon hữu cơ trong đất (% OC): là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ

phì của đất, kho dự trữ thức ăn cho cây trồng. Kết quả phân tích cho thấy trước thí nghiệm

hàm lượng cacbon hữu cơ trong đất ở vùng chủ động nước tưới ở mức trung bình (dưới

1,5%), ở vùng không chủ động nước tưới ở mức hơi cao (1,97%), sau thí nghiệm chỉ tiêu

OC (%) đều tăng so với công thức đối chứng, công thức phân bón P5 cho hàm lượng hữu

cơ trong đất cao hơn các công thức còn lại, thấp nhất ở công thức phân bón đối chứng P1.

Các công thức phân bón có bón phân chuồng hàm lượng hữu cơ trong đất cao hơn so với

công thức bón lót phân hữu cơ vi sinh và đối chứng (không bón lót).

Page 121: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

107

Hàm lương đạm tổng số (% N): phân tích trước thí nghiệm hàm lượng đạm

tổng số tại vùng chủ động nước tưới ở mức rất nghèo (dưới 0,05%), tại vùng không

chủ động nước tưới ở mức nghèo (0,056%). Sau thí nghiệm, hàm lượng đạm tổng số ở

các công thức có bón phân hữu cơ từ P3 đến P5 tại 2 điểm tăng lên đáng kể. Công thức

phân bón P5 ở 2 điểm nghiên cứu đều đạt cao nhất, theo sau là công thức P4, P3 và

thấp nhất ở công thức P1 (đối chứng). Kết quả cho thấy trong điều kiện SRI ở vùng

chủ động cũng như không chủ động nước tưới, hàm lượng đạm tổng số trong đất đều

tăng ở những công thức có bón phân hữu cơ.

Bảng 3.16. Anh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số tính chất hóa học đất sau thí nghiệm

Giống Chỉ tiêu

Phân bón pHKCl

OC

(%)

N

(%)

P2O5

(%)

K2O

(%)

1. Vùng chủ động nước tưới (Huyện Quảng Ninh)

HT1

P1 4,22 1,33 0,046 0,023 0,54

P2 4,29 1,38 0,047 0,042 0,60

P3 4,34 1,43 0,050 0,049 0,64

P4 4,48 1,42 0,053 0,053 0,66

P5 4,58 1,50 0,057 0,057 0,69

P6

P1 4,24 1,36 0,048 0,020 0,50

P2 4,32 1,37 0,052 0,041 0,61

P3 4,28 1,44 0,053 0,050 0,65

P4 4,52 1,45 0,058 0,054 0,67

P5 4,48 1,51 0,060 0,058 0,70

2. Vùng không chủ động nước tưới (Huyện Bố Trạch)

HT1

P1 4,21 2,07 0,059 0,030 0,62

P2 4,35 2,26 0,063 0,034 0,64

P3 4,33 2,21 0,064 0,035 0,65

P4 4,30 2,20 0,060 0,034 0,64

P5 4,38 2,30 0,067 0,040 0,65

P6

P1 4,14 2,00 0,058 0,024 0,56

P2 4,28 2,18 0,062 0,035 0,60

P3 4,25 2,20 0,063 0,040 0,66

P4 4,32 2,25 0,065 0,040 0,65

P5 4,36 2,27 0,066 0,042 0,68

Page 122: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

108

Hàm lượng lân tổng số (% P2O5): Phân tích đất trước thí nghiệm cho thấy đất ở

2 điểm nghiên cứu đều rất nghèo (≤0,060% ). Sau thí nghiệm, lân tổng số trong đất

đều tăng ở các công thức phân bón từ P2 đến P5 so với đối chứng P1. Công thức phân

bón P1 tăng không đáng kể. Như vậy, bón phân hữu cơ vi sinh có tác dụng hỗ trợ tích

lũy, phân giải hàm lượng lân tổng số trong đất so với không bón phân hữu cơ vi sinh,

ưu thế thuộc về phân chuồng, theo sau là phân hữu cơ vi sinh. Bón vôi làm tăng cation

Ca2+, kết hợp với việc tăng hàm lượng mùn trong đất do bón phân hữu cơ làm tăng khả

năng giữ Ca2+, Mg2+... nên tăng khả năng giữ chặt lân trong đất do liên kết giữa anion

PO43- với các cation nói trên.

Hàm lượng kali tổng số (% K2O): Trước thí nghiệm, hàm lượng kali tổng số tại

vùng chủ động nước tưới ở mức nghèo là 0,48% (≤0,5%), tại vùng không chủ động

nước tưới ở mức trung bình là 0,54%. Sau thí nghiệm, ở 2 vùng chủ động và không

chủ động nước tưới cho thấy ở hai giống HT1 (đối chứng) và P6, công thức phân bón

P5 có hàm lượng kali tổng số cao nhất, tiếp đến xu hướng là P4 và P3 và thấp nhất ở

P1. Kali từ mức nghèo lên mức trung bình ở các công thức phân bón, cho thấy kali

được huy động và tích lũy khá trong đất sau thí nghiệm. Các công thức từ P2 đến P5

có bón phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng cho hàm lượng kali tổng số cao hơn so

với lượng kali trước thí nghiệm cũng như công thức đối chứng P1. Lượng kali tổng số

cao và có biến động giữa 2 vùng chủ động và không chủ động nước tưới chủ yếu do

tính chất đất ban đầu, đồng thời pH đất ở các công thức được cải thiện khi được bón

lót 500 kg vôi/ha, làm tăng anion OH-, KOH được hình thành từ K+ và OH- nên kali

tổng số tăng.

Như vậy, bón phân với lượng 80 kg N + 45 kg P2O5 + 60 kg K2O + 10 tấn phân

chuồng/ha (hoặc 01 tấn phân hữu cơ vi sinh/ha) trong điều kiện chủ động nước tưới và

không chủ động nước tưới ở 2 vụ liên tục góp phần cải thiện tính chất hóa học đất, là

cơ sở quan trọng để nâng cao dinh dưỡng khoáng và độ phì của đất, trong đó ưu thế

nhất thuộc về công thức phân bón 80 kg N + 45 kg P2O5 + 60 kg K2O + 10 tấn phân

chuồng/ha (P5), theo sau là công thức phân bón 80 kg N + 45 kg P2O5 + 60 kg K2O +

1 tấn phân hữu cơ vi sinh/ha (P4).

3.2.7. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của hai giống lúa

chất lượng HT1 và P6

Đánh giá hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quan trọng, hiện nay được xem là yếu

tố động lực quyết định đến việc lựa chọn các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp,

tối ưu nhất cho từng vùng, tiểu vùng sinh thái và điều kiện kinh tế - xã hội của vùng

sản xuất lúa theo SRI, đây là một tiêu chí phát triển bền vững của hệ thống thâm

canh lúa cải tiến.

Page 123: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

109

3.2.7.1. Vùng chủ động nước tưới

Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón cho hai giống lúa chất lượng

HT1 và P6

Phân

bón

Vụ đông xuân 2013 - 2014 Vụ hè thu 2014

Giống HT1 Giống P6 Giống HT1 Giống P6

Lợi

nhuận

(1000

đồng/ha)

VCR

Lợi

nhuận

(1000

đồng/ha)

VCR

Lợi

nhuận

(1000

đồng/ha)

VCR

Lợi

nhuận

(1000

đồng/ha)

VCR

1. Vùng chủ động nước tưới (Huyện Quảng Ninh)

P1 18.719,5 2,27 22.294,5 2,52 17.744,5 2,21 16.574,5 2,13

P2 19.569,5 2,19 25.029,5 2,52 18.529,5 2,13 19.569,5 2,19

P3 20.054,5 2,17 26.034,5 2,51 18.299,5 2,06 20.379,5 2,19

P4 23.912,1 2,37 27.617,1 2,58 21.832,1 2,25 21.637,1 2,24

P5 23.751,1 2,25 27.027,1 2,42 21.762,1 2,15 20.722,1 2,09

2. Vùng không chủ động nước tưới (Huyện Bố Trạch)

P1 11.129,5 1,73 12.929,5 1,85 11.249,5 1,74 12.089,5 1,79

P2 14.119,5 1,83 15.259,5 1,90 14.359,5 1,85 14.299,5 1,84

P3 13.909,5 1,79 14.809,5 1,84 14.149,5 1,80 14.269,5 1,81

P4 14.267,1 1,79 15.407,1 1,86 14.867,1 1,83 14.447,1 1,80

P5 14.507,1 1,74 15.527,1 1,80 14.987,1 1,77 15.167,1 1,78

Kết quả tại bảng 3.17 cho thấy:

Lợi nhuận: Vụ đông xuân 2013 - 2014, lợi nhuận thu được tăng dần theo các

công thức phân bón cho 2 giống, công thức phân bón P4 cho lợi nhuận cao nhất là

23.912.100 đồng/ha (HT1) - 27.917.100 đồng/ha (P6), công thức P5 có lợi nhuận thấp

công thức P4, lợi nhuận thấp nhất ở công thức đối chứng P1 từ 18.719.500 đồng (HT1)

Page 124: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

110

- 22.294.500 đồng (P6). Trong vụ hè thu 2014, công thức P4 cũng đạt cao nhất là

21.637.100 đồng (P6) - 21.832.100 đồng (HT1), lợi nhuận thu được thấp nhất ở công

thức P1 trên 2 giống thí nghiệm là 16.574.500 đồng (P6) - 17.744.500 đồng (HT1).

Tỷ suất lợi nhuận (VCR): Trong vụ đông xuân 2013 - 2014, VCR đạt giá trị khá

cao, từ 2,17 - 2,58 và đạt cao nhất trên công thức P4 ở 2 giống thí nghiệm là 2,37

(HT1) - 2,58 (P6). Công thức đối chứng (P1) có VCR đạt thấp nhất là 2,27 (HT1) -

2,52 (P6). Trong vụ hè thu 2014, VCR đạt cao nhất cũng trên công thức P4 là 2,24 (P6)

và 2,25 (HT1), thấp nhất ở công thức đối chứng (P1) là 2,13 (P6) và công thức P3 là

2,06 (HT1). Hiệu quả kinh tế đạt cao nhất trên công thức P4 nên ưu thế hiệu quả kinh

tế thuộc về công thức phân bón P4.

3.2.7.2. Vùng không chủ động nước tưới

Lợi nhuận: Vụ đông xuân 2013 - 2014, lợi nhuận thu được từ 11.129.500 đồng

đến 15.527.100 đồng/ha, lợi nhuận cao nhất trên công thức P5 là 14.507.100 đồng/ha

(HT1) - 15.527.100 đồng/ha (P6), theo sau là công thức phân bón P4, P3, P2. Lợi nhuận

đạt thấp nhất trên công thức P1 (đối chứng) là 11.129.500 đồng/ha (HT1) và 12.929.500

đồng/ha (P6). Trong vụ hè thu 2014, lợi nhuận thu được cao nhất cũng trên công thức P5

là 14.507.100 đồng/ha (HT1) - 15.527.100 đồng/ha (P6), thấp hơn ở công thức P4.

Tỷ suất lợi nhuận (VCR): Trong vụ đông xuân 2013 - 2014, VCR đạt từ 1,73 -

1,90, vụ hè thu đạt từ 1,74 - 1,84. Công thức phân bón P4 mặc dù VCR đạt cao nhưng

lợi nhuận thấp hơn công thức phân bón P5, VCR công thức P5 đạt khá cao từ 1,74 -

1,80, hơn nữa năng suất cao hơn hẳn công thức phân bón P4 và các công thức còn lại,

do vậy ưu thế về hiệu quả kinh tế thuộc về công thức P5 so với các công thức còn lại.

Ở hai vùng chủ động nước tưới và không chủ động nước tưới, trong vụ đông

xuân 2013 - 2014 thì VCR giống P6 cao hơn giống HT1; trong vụ hè thu 2014 thì

VCR giống HT1 có ưu thế hơn giống P6. Ưu thế hiệu quả kinh tế vụ đông xuân là

giống P6 và vụ hè thu là giống HT1.

3.2.8. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số chỉ tiêu về phẩm chất gạo của

hai giống lúa chất lượng

Bên cạnh thời vụ, trong các biện pháp kỹ thuật thâm canh thì phân bón là một

trong những biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và chất lượng hạt,

gia tăng giá trị kinh tế của hạt gạo là yếu tố quyết định hiệu quả kinh tế, động lực cho

việc mở rộng phát triển lúa gạo của nông dân, cạnh tranh với thị trường gạo Thái Lan,

Indonesia.. ở các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, ngoài những tác động tích cực, phân

bón còn có thể gây ảnh hưởng xấu chất lượng gạo (tích lũy các hợp chất dư thừa làm

cho chất lượng gạo kém đi). Loại gạo có chất lượng cao theo các nhà khoa học thường

là gạo hạt dài, có tỷ lệ gạo nguyên cao, tỷ lệ gạo xát thấp (tỷ lệ giữa phần cám và nội

nhũ), gạo thơm, ăn ngon, dẻo, đây là gạo có giá trị cao trên thị trường.

Page 125: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

111

Nhằm đánh giá ảnh hưởng, xem xét sự biến động, tác động do các công thức

phân bón đến chất lượng của các giống lúa trong điều kiện canh tác theo hướng SRI,

chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên một số chỉ tiêu chất lượng gạo chính: chất lượng

xay xát, chất lượng dinh dưỡng, chất lượng cơm (qua nấu nướng) sau khi kết thúc thí

nghiệm cơ bản.

Kết quả về một số chỉ tiêu chất lượng gạo sau thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.18

Bảng 3.18. Anh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số chỉ tiêu về chất lượng gao trên

vùng chủ động và không chủ động nước tưới của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6

Giống Chỉ tiêu

Phân bón

Tỷ lệ

gạo xay

(%)

Tỷ lệ

gạo xát

(%)

Tỷ lệ

gạo

nguyên

(%)

Amylose

(%)

Protein

(%)

Chất

lương

cơm

(điểm)

1. Vùng chủ động nước tưới (Huyện Quảng Ninh)

HT1

P1 80,10c 71,20e 79,30e 17,91c 7,15f 1

P2 85,30ab 73,40cde 82,60cd 17,85c 7,21f 1

P3 85,70ab 74,70 83,50bcd 17,88c 7,25ef 2

P4 85,50ab 76,10b 84,10abcd 17,73c 7,54de 2

P5 86,40ab 76,80b 84,60abc 17,71c 7,72d 2

P6

P1 83,20bc 72,30de 81,30de 21,87a 10,20c 1

P2 87,30ab 75,40bc 83,10cd 21,65a 10,72b 1

P3 87,80a 77,60b 84,20abc 21,67a 10,84ab 2

P4 89,30a 81,20a 86,60ab 21,15b 10,95ab 2

P5 89,90a 81,80a 86,90a 21,03b 11,07a 2

LSD0,05 5,30 3,39 3,29 0,83 0,40

2. Vùng không chủ động nước tưới (Huyện Bố Trạch)

HT1

P1 79,30c 70,40e 76,20c 17,71de 6,85e 1

P2 83,40abc 71,60de 80,80ab 17,77d 6,91de 2

P3 83,90abc 72,80cde 81,20ab 17,73d 7,14de 2

P4 85,50ab 74,20bcd 82,70ab 17,45e 7,23de 2

P5 85,80ab 75,80bc 82,50ab 17,61de 7,35d 2

P6

P1 81,50bc 73,20cde 79,50bc 21,15c 10,21c 1

P2 84,60ab 75,10bc 80,10bc 20,98c 10,43bc 1

P3 85,70ab 75,40bc 81,80ab 21,95a 10,62abc 1

P4 87,20a 77,20ab 83,50a 21,65b 10,87ab 1

P5 87,80 79,30a 83,80a 21,67b 10,94a 2

LSD0,05 4,48 3,08 4,91 0,61 0,52

Ghi chú: Các công thức có cùng ký tự trong một cột trong một vụ thí nghiệm

không có sai khác ý nghĩa tai mức 0,05.

Page 126: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

112

Tỷ lệ gạo xay: Là chỉ tiêu đánh giá khả năng tích lũy chất khô vào hạt và khả

năng chống chịu của côn trùng hại kho trong quá trình bảo quản. Tỷ lệ gạo xay do

đặc tính di truyền quyết định, ngoài ra còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng.

Thông thường tỷ lệ này chiếm khoảng 75 - 80% khối lượng hạt thóc và có thể thay

đổi từ 18 - 26%, tuỳ theo độ dày vỏ trấu hạt của từng giống. Tuy lượng đạm bón

thấp hơn công thức P1 nhưng tỷ lệ gạo xay tăng ở công thức có bón phối hợp phân

hữu cơ vi sinh và NPK (P3 - P5), điều này có thể do hiệu lực của đạm trên nền

phân hữu cơ/phân chuồng cao hơn nên khả năng tích lũy chất khô ở hạt cao hơn,

đồng thời, theo Biswas và cs (2000) sự tích lũy dinh dưỡng vào hạt cao hơn do số lượng

rễ lúa được tăng lên và gia tăng khả năng cố định đạm sinh học khi bón phối hợp phân N

vô cơ và phân hữu cơ sinh học, do vậy khả năng tích lũy chất khô vào hạt tăng, góp phần

tăng tỷ lệ gạo xay (dẫn theo Saeed Firouzi, 2014) [140].

Ở vùng chủ động nước tưới: Tỷ lệ gạo xay từ 80,1 - 86,4% (HT1) và từ 83,2 -

89,9% (P6), tỷ lệ gạo xay tăng theo các công thức phân bón từ P1 - P5, thấp nhất trên đối

chứng (P1), công thức P4, P5 có giá trị tương đương và đạt cao nhất. Ở vùng không chủ

động nước tưới, tỷ lệ này dao động từ 79,3% - 85,8% (HT1) và 81,5 - 87,8% (P6), giá trị

đạt thấp hơn so với vùng chủ động nước tưới. Giống P6 có tỷ lệ gạo xay cao hơn giống

HT1 trên 2 vùng nghiên cứu.

Tỷ lệ gạo xát: Là chỉ tiêu quyết định mẫu mã, phẩm chất gạo. Thông thường

những giống có phẩm chất tốt thì tỷ lệ gạo xát cao. Các công thức phân bón đều có tỷ

lệ gạo xát cao, trong đó cao nhất ở công thức P5, theo sau là công thức P4. Giữa công

thức P4 và P5 có tỷ lệ tương đương nhau ở vùng chủ động nước tưới. Giống P6 cho tỷ

lệ gạo xát cao hơn giống HT1.

Tỷ lệ gạo nguyên: Là chỉ tiêu quan trọng nhất trong các chỉ tiêu xay xát và được

quan tâm nhất trên thị trường. Xét đến chất lượng xay xát của lúa gạo thì phải quan

tâm đến tỷ lệ gạo nguyên. Tỷ lệ gạo nguyên là tính trạng di truyền nhưng chịu ảnh

hưởng mạnh mẽ bởi môi trường, đặc biệt là nhiệt độ và ẩm độ trong suốt thời gian chín

và thu hoạch (Nagato K.Y. Kono, 1963) [124]. Trong xuất khẩu, người ta dựa vào tỷ lệ

nguyên là một trong những cơ sở định giá lúa gạo. Nhìn chung tỷ lệ gạo nguyên của

các công thức đạt cao, ở vùng chủ động nước tưới là 79,3 - 86,9%, vùng không chủ

động nước tưới là 76,2% - 83,8%. Công thức đối chứng P1 có tỷ lệ thấp hơn hẳn so

với các công thức còn lại, tỷ lệ cao nhất ở công thức P5, công thức P4 đạt tương đương

so với công thức P5, theo sau là P3, P2. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Thịnh

và cs (2011) [87] cho thấy: Dinh dưỡng và biện pháp kỹ thuật canh tác cũng gây ảnh

hưởng lớn tới chất lượng lúa gạo. Tuy nhiên Warwick và cộng sự (2004) chỉ ra bón

nhiều phân đạm sẽ làm giảm tỷ lệ gạo nguyên cũng như chất lượng ăn của gạo.

Page 127: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

113

Hàm lượng protein: thể hiện chất lượng dinh dưỡng của gạo, protein trong gạo

là dạng có phẩm cấp cao do có chứa nhiều lysine, hàm lượng protein thể hiện độ ngon

của gạo do các axit amin mang lại. Tác động của các công thức phân bón làm tăng

hàm lương protein đáng kể của hai giống chất lượng. Tỷ lệ protein cao nhất ở các công

thức phân bón P5, P4, thấp nhất trên công thức đối chứng (P1). Vùng chủ chủ động

nước tưới có sự biến động rõ rệt hơn: 7,15% - 7,72% (HT1) và 10,20 - 11,07% (P6).

Hàm lượng protein giống P6 cao hơn giống HT1, thể hiện ưu thế về chất lượng dinh

dưỡng gạo của giống P6.

Nếu không bón hoặc bón ít đạm thì lúa cao sản chỉ chứa một lượng prôtêin thấp

tương đối so với lúa địa phương. Nếu được bón đủ phân đạm và áp dụng một số biện

pháp canh tác kỹ thuật thì năng suất hạt và protein của lúa cao sản tăng rất nhiều

(Jennings P., 1979) [118].

Hàm lượng Amylose: Amylose là thành phần tinh bột không phân nhánh có

trong gạo, có tương quan nghịch với độ dẻo, độ mềm, màu và độ bóng của cơm [118].

Các công thức từ P2 đến P5 đều cho hàm lượng amylose thấp hơn không đáng kể so với

đối chứng (không bón lót phân hữu cơ). Ảnh hưởng của các công thức phân bón từ P2 đến

P5 tác động không rõ đến hàm lượng amylose, nhưng hàm lượng amylose ở các công thức

có bón phân hữu cơ đều thấp hơn so với đối chứng (P1). Giống P6 có hàm lượng amylose

cao hơn giống HT1.

Chất lượng cơm: Đánh giá cho điểm qua nấu nướng cho thấy, các công thức P2

đến P5 đều cải thiện mùi thơm của gạo so với công thức đối chứng P1, giống HT1 có mùi

thơm nhiều hơn so với P6 (điểm 2). Du Hoi Choi và cộng sự (2002) [87] đã chỉ ra bón

phân hữu cơ làm tăng chất lượng thương phẩm và chất lượng ăn nếm của gạo.

Tóm lại: Chất lượng gạo là yếu tố do di truyền của giống quyết định chủ yếu ,

tuy nhiên các công thức phân bón có ảnh hưởng đến chất lượng gạo trong điều kiện

SRI, các công thức có bón phân hữu cơ (phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh và phân

chuồng) cải thiện rõ một số chỉ tiêu về chất lượng xay xát, chất lượng dinh dưỡng và

chất lượng nấu nướng của hai giống lúa chất lượng trên vùng chủ động và không chủ

động nước tưới. Ưu thế thuộc về các công thức phân bón P5, theo sau là công thức

phân bón P4. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với nhận xét của Nguyễn Thị Khoa

và cs (2007) [63]: chế độ bón phân cân đối đầy đủ N,P,K không những làm tăng

năng suất lúa mà còn cải thiện chất lượng gạo rõ rệt như làm tăng tỉ lệ gạo nguyên,

giảm độ bạc bụng, giảm độ đục của nội nhũ so với chế độ bón phân đơn độc những

yếu tố N, P, K riêng rẽ. Các biện pháp trồng trọt, loại phân bón, lượng phân bón và

kỹ thuật bón đều ảnh hưởng mạnh đến chất lượng dinh dưỡng của hạt. Bón phối hợp

N, P, K có tác dụng làm tăng chất lượng của hạt lên rất nhiều [53]. Đánh giá của Phụ

H. V và cs (2015) [76] đã chỉ ra: Chất lượng gạo theo SRI cũng tăng lên do do môi

Page 128: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

114

trường canh tác được cải thiện, giảm đạm vô cơ, giảm thuốc bảo vệ thực vật. Những

giống lúa địa phương có chất lượng cao có cơ hội phát triển đem lại năng suất cao

mà vẫn giữ được phẩm chất tốt.

Tóm lại: Các công thức phân bón đều ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về STPT,

năng suất, phẩm chất gạo và tính chất hóa học đất. Xét về các chỉ tiêu sinh trưởng, phát

triển và năng suất, công thức phân bón P5 (80 kg N + 45 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500

kg vôi + 10 tấn phân chuồng/ha cho năng suất thực thu cao nhất trong cả hai vùng và 2

vụ của 2 giống nghiên cứu tiếp đến là công thức phân bón P4 (80 kg N + 45 kg P2O5 +

60 kg K2O + 500 kg vôi + 01 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh/ha), xét về hiệu quả

kinh tế thì trên vùng chủ động nước tưới, công thức P4 có lợi nhuận và VCR đạt cao

nhất, trên vùng không chủ động nước tưới thì công thức P5 có lợi nhuận và VCR đạt

cao nhất. Ngoài ra ở các công thức phân bón này đều có chỉ tiêu chất lượng gạo như

hàm lượng protein, chất lượng nấu nướng, chất lượng xay xát tốt hơn, đồng thời cải

thiện đáng kể tính chất đất gồm có pHKCl, OC, N, P2O5, K2O.

3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ TƯỚI NƯỚC ĐẾN HAI GIỐNG LÚA CHẤT

LƯỢNG HT1 VÀ P6 THEO HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN (SRI)

TẠI VÙNG CHỦ ĐỘNG NƯỚC TƯỚI

3.3.1. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến thời gian hoàn thành các giai đoạn

sinh trưởng và phát triển của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6

Bảng 3.19. Anh hưởng của chế độ tưới nước đến thời gian sinh trưởng, phát triển của

hai giống lúa chất lượng

Đơn vị tính: Ngày

Giống

Chế độ

tưới

nước

Vụ đông xuân 2013 - 2014 Vụ hè thu 2014

Thời gian

từ gieo đến… Tổng

TGST

PT

Thời gian

từ gieo đến... Tổng

TG

STPT

Bắt

đầu

đẻ

nhánh

Kết

thúc

đẻ

nhánh

Bắt

đầu

Trổ

Bắt

đầu

đẻ

nhánh

Kết

thúc

đẻ

nhánh

Bắt

đầu

Trổ

HT1 T1 31 64 92 122 21 43 66 94

T2 30 61 89 119 21 42 64 91

P6 T1 33 76 101 133 22 51 80 106

T2 31 72 99 130 19 50 77 103

Page 129: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

115

Kết quả tại bảng 3.19 cho thấy:

Chế độ tưới nước có ảnh hưởng đến TGSTPT của cây lúa. Khác biệt về thời

gian sinh trưởng của 2 chế độ tưới nước chủ yếu ở thời kỳ kết thúc đẻ nhánh và bắt

đầu trỗ, nên tổng thời gian STPT có sự biến động. Trong vụ đông xuân và vụ hè thu, ở

công thức T2 đều cho tổng thời gian STPT ngắn hơn so với công thức T1 trên cả 2

giống thí nghiệm. Vụ đông xuân từ 89 - 92 ngày (HT1), 99 - 101 ngày (P6); vụ hè thu

từ 91 - 94 ngày (HT1) và 103 - 106 ngày (P6), ngoài tác động của chế độ tưới nước, do

nhiệt độ trung bình vụ đông xuân thấp hơn vụ hè thu nên thời gian sinh trưởng của 2

giống lúa vụ đông xuân dài hơn so với hè thu, trong đó giống P6 dài ngày hơn so với

giống HT1.

3.3.2. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây

cuối cùng của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6

Bảng 3.20. Anh hưởng của chế độ tưới nước đến khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây

cuối cùng của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6

Giống

Chế độ

tưới

nước

Vụ đông xuân 2013 - 2014 Vụ hè thu 2014

Số

nhánh

tối đa

(nhánh)

Số

nhánh

hữu

hiệu

(nhánh)

Tỷ lệ

nhánh

hữu

hiệu

(%)

Chiều

cao cây

cuối

cùng

(cm)

Số

nhánh

tối đa

(nhánh)

Số

nhánh

hữu

hiệu

(nhánh)

Tỷ lệ

nhánh

hữu

hiệu

(%)

Chiều

cao cây

cuối

cùng

(cm)

HT1

T1 4,10d 2,80d 68,29 101,44a 4,17c 2,90b 69,54 98,98a

T2 5,23b 4,13b 78,97 103,06a 5,83b 4,30a 73,76 99,47a

P6

T1 4,33c 3,13c 72,29 96,17c 4,27c 3,03b 70,96 93,25b

T2 5,47a 4,43a 80,99 98,89b 5,30a 4,17a 78,68 94,13b

LSD0,05 0,23 0,13 - 2,11 0,34 0,42 - 3,73

Ghi chú: Các công thức có cùng ký tự trong một cột trong một vụ thí nghiệm

không có sai khác ý nghĩa tai mức 0,05.

Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.20 cho thấy:

Số nhánh tối đa: Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, số nhánh đẻ tối

đa biểu hiện tiềm năng sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Đây là yếu tố di truyền của

Page 130: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

116

từng dòng, giống lúa nhưng chịu ảnh hưởng sâu sắc của ngoại cảnh và các biện pháp

kỹ thuật canh tác như gieo cấy, chế độ phân bón, chế độ tưới nước...

Vụ đông xuân 2013 - 2014: Tác động của 2 chế độ tưới nước trên 2 giống HT1

và P6 chỉ ra số nhánh tối đa ở công thức T1 thấp hơn hẳn so với công thức T2. Ở công

thức T1 đạt từ 4,10 đến 4,33 nhánh, công thức T2 đạt từ 5,23 đến 5,47 nhánh.

Vụ hè thu 2014: Số nhánh tối đa ở công thức T1 cũng thấp hơn so với công

thức T2. Ở công thức T1 đạt từ 4,17 nhánh đến 4,27 nhánh, công thức T2 đạt từ 5,30

nhánh đến 5,83 nhánh.

Số nhánh hữu hiệu: Dưới tác động của hai chế độ tưới nước, số nhánh hữu hiệu

có sự khác biệt và sai khác có ý nghĩa thống kê. Số nhánh hữu hiệu công thức T1 đạt

thấp là 2,80 nhánh (đông xuân) - 2,90 nhánh (hè thu) trên giống HT1; 3,03 nhánh (hè

thu) - 3,13 nhánh (đông xuân) trên giống P6. Công thức T2 có số nhánh hữu hiệu đạt

cao hơn công thức T1 trên 2 giống và 2 vụ thí nghiệm. Ở vụ đông xuân, giống P6 có

số nhánh hữu hiệu đạt cao hơn giống HT1. Ở vụ hè thu, giống HT1 có số nhánh hữu

hiệu đạt cao hơn giống P6 và sai khác có ý nghĩa.

Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%): Do số nhánh hữu hiệu khác nhau ở 2 chế độ tưới

nước, do vậy tỷ lệ nhánh hữu hiệu ở công thức T2 đạt cao, vượt trội so với công thức

T1, từ 78,97 - 80,99% so với 68,29 - 72,29% (vụ đông xuân) và 73,76 - 78,68% so với

69,54 - 70,96% (vụ hè thu).

Chiều cao cây cuối cùng (cm): Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình trạng

sinh trưởng trong những điều kiện nhất định. Khả năng tăng trưởng chiều cao có liên

quan chặt chẽ với bản chất di truyền của giống đồng thời chịu tác động rất lớn của điều

kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nước tưới và các yếu tố kỹ thuật

khác... Dưới tác động của hai chế độ tưới nước, chiều cao cây ở các công thức T2 cao

hơn so với công thức T1. Công thức T2 đạt 94,13 - 103,06 cm, công thức T1 đạt 93,25

- 101,44 cm.

Trong cùng điều kiện về lượng giống gieo và chế độ phân bón, chế độ tưới

nước ướt khô xen kẽ (T2) có sự sai khác rõ có ý nghĩa. Số nhánh tối đa, số nhánh

hữu hiệu, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao hơn hẳn chế độ tưới nước ngập thường xuyên

(T1). Ở chế độ tưới nước ướt khô xen kẽ, do bộ rễ thông thoáng, hô hấp thuận lợi,

sinh trưởng tốt giúp cây huy động tối đa dinh dưỡng để đẻ nhánh, phát triển chiều

cao. Ở chế độ tưới nước ngập thường xuyên, dinh dưỡng bị thất thoát, cây không tập

trung được dinh dưỡng để tăng trưởng chiều cao nên thấp hơn chế độ ướt khô xen kẽ.

Hơn nữa, lúa bị che khuất ánh sáng dẫn đến số nhánh đẻ không cao, thời gian đẻ

nhánh kéo dài dẫn đến giảm số nhánh hữu hiệu nên tỷ lệ nhánh hữu hiệu thấp hơn.

Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với nhận định của Nguyễn Ngọc Đệ (2009) [36]:

trong điều kiện dinh dưỡng và ánh sáng đầy đủ cây lúa sẽ bắt đầu mọc chồi ở vị trí

Page 131: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

117

mắt thứ hai và ngược lại nếu gặp điều kiện bất lợi thiếu dinh dưỡng và ánh sáng hoặc

bị ngập sâu thì mầm chồi sẽ thoái hóa và cây lúa nở bụi (đẻ nhánh) kém. Đánh giá

của Hoàng Văn Phụ (2005, 2012) [73] [75] cũng đã chỉ ra rằng: Do lúa ít bị cạnh

tranh dinh dưỡng và ánh sáng, nên lúa đẻ nhánh sớm, đẻ khoẻ và đạt số nhánh/khóm

rất cao.

So với giống đối chứng HT1, giống P6 có ưu thế hơn về số nhánh tối đa ở 2 vụ

và ưu thế về số nhánh hữu hiệu ở vụ đông xuân. Trong vụ hè thu, số nhánh hữu hiệu

trên giống HT1 cao hơn giống P6. Trong vụ đông xuân các giống thí nghiệm có số

nhánh tối đa và hữu hiệu cao hơn và ưu thế hơn vụ hè thu.

3.3.3. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến một số chỉ tiêu về sinh trưởng của rễ

của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6

Bảng 3.21. Anh hưởng của chế độ tưới nước đến một số chỉ tiêu về sinh trưởng của rễ

của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6

Giống Chế độ

tưới nước

Tổng số rễ/cây

(rễ)

Đường kính rễ

(mm)

Tổng chiều dài

rễ/cây (m)

1. Vụ đông xuân 2013 – 2014

HT1 T1 123,56d 0,90b 11,48b

T2 155,44b 0,94a 19,24a

P6 T1 147,33c 0,74d 10,13b

T2 170,56a 0,81c 19,61a

LSD0,05 3,20 0,02 3,80

2. Vụ hè thu 2014

HT1 T1 118,20c 0,79b 12,33c

T2 131,20b 0,86a 17,06b

P6 T1 135,27b 0,70c 13,27c

T2 160,27a 0,86a 20,78a

LSD0,05 7,93 0,05 2,94

Ghi chú: Các công thức có cùng ký tự trong một cột trong một vụ thí nghiệm

không có sai khác ý nghĩa tai mức 0,05.

Page 132: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

118

Chế độ tưới nước khác nhau cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của rễ, kết quả tại

bảng 3.21 cho thấy:

Tổng số rễ/cây: Qua 2 vụ đông xuân và hè thu, công thức T2 cho tổng số rễ/cây

cao hơn công thức T1 (đối chứng). Giống đối chứng HT1 có tổng số rễ/cây thấp hơn

giống P6 trong cùng một công thức tưới nước. Cụ thể, ở công thức T1 là 123,56 -

147,23 rễ/cây (đông xuân) và 118,20 - 135,27 rễ cây (hè thu). Tương tư, ở công thức

T2 là 155,44 - 170,56 rễ/cây (đông xuân) và 131,20 - 160,27 rễ/cây (hè thu).

Đường kính rễ (mm): Đường kính rễ trên công thức đối chứng T1 nhỏ hơn so

với công thức T2 và sai khác có ý nghĩa giữa 2 công thức. Công thức T1 đạt từ 0,70

đến 0,90 mm, công thức T2 đạt từ 0,81 đến 0,94 mm. So với giống đối chứng HT1 thì

giống P6 có đường kính rễ nhỏ hơn trong cùng một công thức. Giữa 2 vụ nghiên cứu

cũng có sự khác biệt, trong vụ đông xuân đường kính rễ cao hơn so với vụ hè thu.

Tổng chiều dài rễ: Là kết quả phản ánh độ lớn bộ rễ và mức độ sinh trưởng của

hệ rễ. Ngoài ảnh hưởng do yếu tố di truyền, tổng chiều dài rễ còn chịu tác động của

các biện pháp kỹ thuật canh tác, phân bón, chế độ nước, đường kính rễ, số lượng

rễ...kết quả nghiên cứu từng vụ cho thấy, so với công thức đối chứng T1, công thức T2

có chiều dài rễ lớn hơn và sai khác có ý nghĩa. So với giống đối chứng HT1, giống P6

có tổng chiều dài rễ lớn hơn, bộ rễ lớn hơn về mặt kích thước. Quan sát bằng mắt thì

công thức T2 các rễ mọng nước, căng hơn so với rễ ở công thức T1.

Ngoài dinh dưỡng, lượng giống gieo/đơn vị diện tích thì chế độ tưới nước cũng

ảnh hưởng sâu sắc đến các chỉ tiêu về sinh trưởng của rễ. Đây là lý do vì sao canh tác

theo SRI mang lại khả năng sinh trưởng lớn của cây lúa so với canh tác thông thường.

Điều này được giải thích chủ yếu nhờ ảnh hưởng của giai đoạn rút nước đến phát triển

rễ lúa và quá trình tiêu tốn năng lượng ít hơn của cây lúa SRI. Trong điều kiện ngập

nước, rễ lúa trở nên dày và ngắn với độ xốp cao do trong sự hình thành mô khí, các túi

khí, trong điều kiện ngập nước (Prahan và cs, 1973). Nhờ các túi khí này, oxy mới

được vận chuyển và đáp ứng yêu cầu của cây lúa (Ponamperuma, 1972) [133]. Trong

điều kiện canh tác ngập nước, thiếu oxy, cây lúa cần sản sinh nhiều túi khí nhằm đảm

bảo nhu cầu phát triển của cây và quá trình này làm tiêu hao đáng kể năng lượng của

cây, lúa bị phân tán sức tăng trưởng, do vậy sinh khối giảm sút so với chế độ tưới ướt

khô xen kẽ.

3.3.4. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến tình hình sâu bệnh hại của hai giống

lúa chất lượng HT1 và P6

Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến phát sinh của một số sâu bệnh chính được

chi tiết tại bảng 3.22:

Bọ trĩ (Halothrips aculeatus Fabricius): Trên 2 chế độ tưới nước ngập thường

xuyên (T1) và ướt khô xen kẽ (T2), bọ trĩ đều phát sinh gây hại ở điểm 1.

Page 133: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

119

Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis G.): Trên hai chế độ tưới

nước, chế độ tưới nước T1 sâu phát sinh gây hại ở điểm 1 đến điểm 3, chế độ tưới

nước T2 có phát sinh ở giống P6 (điểm 3).

Sâu đục thân lúa bướm 2 chấm (Scirpophaga incertulas Walk): Trên hai chế độ

tưới nước thì phát sinh trên chế độ tưới nước T1 (ngập thường xuyên) ở điểm 1 đến điểm 3.

Trên chế độ tưới nước ướt khô xen kẽ không quan sát thấy sự phát sinh gây hại.

Bảng 3.22. Anh hưởng của chế độ tưới nước đến tình hình sâu bệnh hai chính của hai

giống lúa chất lượng HT1 và P6

Giống

Sâu,

bệnh

hại

Chế

độ

tưới

nước

Vụ đông xuân 2013 - 2014 Vụ hè thu 2014

Bọ trĩ

(điểm

0 - 9)

Khô

vằn

(điểm

0 - 9)

Đạo ôn

(điểm

0 - 9)

Khô vằn

(điểm

0 -9)

Sâu cuốn lá

lúa loại nhỏ

(điểm 0-9)

Sâu đục thân

lúa bướm

2 chấm

(điểm 0 -9)

HT1

T1 1 3 3 1 1 3

T2 1 0 1 0 0 0

P6

T1 1 1 1 3 3 1

T2 1 0 0 0 1 0

Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn): Bệnh phát sinh gây hại từ điểm 1 đến

điểm 3 trên công thức tưới nước ngập thường xuyên. Trên công thức ướt khô xen kẽ

không phát hiện thấy sự phát sinh của bệnh.

Bệnh đạo ôn (Pirycularia oryzae Cav.): Trên các công thức tưới nước, bệnh đạo

ôn chỉ phát sinh gây hại trên chế độ T1, ở chế độ T2 bệnh không phát sinh gây hại.

Như vậy, ở chế độ tưới nước T1 đều có các loại sâu bệnh hại phát sinh gây hại.

Trên chế độ tưới T2 chỉ có 03 đối tượng gây hại gồm bọ trĩ, sâu cuốn lá lúa loại nhỏ,

bệnh đạo ôn. Trên giống HT1 ở chế độ tưới nước T1, sâu bệnh hại có xu hướng gây

hại phổ biến, từ điểm 1 đến điểm 3. Qua đó cho thấy ưu thế của chế độ tưới nước T2

nguyên do ruộng thông thoáng, ẩm độ không khí trong quần thể ruộng lúa thấp, sâu

bệnh hại chính khó có điều kiện phát sinh so với chế độ tưới nước T1.

Page 134: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

120

Ghi chú: Các công thức có cùng ký tự trong một cột trong một vụ thí nghiệm

không có sai khác ý nghĩa tai mức 0,05.

3.3.5. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6

3.3.5.1. Vụ đông xuân 2013 - 2014

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.23 cho thấy:

Số bông/m2: So với công thức T1 (đối chứng), công thức T2 có số bông/m2

cao hơn, 305,7 - 323,8 bông/m2 so với 261,4 - 282,6 bông/m2, giống P6 có số

bông/m2 cao hơn trong cùng một công thức và sai khác có ý nghĩa. Điều này

ngoài yếu tố di truyền của giống thì giống P6 thời gian sinh trưởng dài hơn trong

vụ đông xuân, có điều kiện để tập trung đẻ nhánh hữu hiệu nhiều hơn nên số bông

đạt cao hơn.

Số hạt/bông: Có sự biến động rõ giữa 2 công thức T1 (đối chứng) và T2, số

hạt/bông ở công thức T2 đạt cao hơn. So sánh với giống đối chứng HT1 thì số

hạt/bông ở giống P6 cao hơn và sai khác có ý nghĩa.

Số hạt chắc/bông: Trên công thức T1 thấp hơn công thức T2, đạt 88,8 - 91,6

hạt/bông, công thức T2 đạt 94,9 - 99,4 hạt/bông. Giống đối chúng HT1 có số hạt

chắc/bông thấp hơn đáng kể so với giống P6.

Bảng 3.23. Anh hưởng của chế độ tưới nước đến các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6

Giống

Chế độ

tưới

nước

Số

bông/m2

Số

hạt/bông

Số hạt

chắc/bông

P1000

hạt

(g)

NSLT

(tấn/ha)

NSTT

(tấn/ha)

1. Vụ đông xuân 2013 – 2014

HT1 T1 261,4d 103,4c 88,8b 22,14b 5,14c 4,74c

T2 305,7c 109,3bc 94,9ab 22,87a 6,63b 5,33b

P6 T1 282,6b 107,3ab 91,6ab 22,65ab 5,86c 5,51b

T2 323,8a 117,3a 99,4a 23,18a 7,46a 6,44a

LSD0,05 6,5 8,9 8,8 0,71 0,75 0,40

2. Vụ hè thu 2014

HT1 T1 269,7c 105,2b 91,2 22,11 5,44c 4,82c

T2 318,6a 108,1b 99,1a 22,53b 7,11a 5,63a

P6 T1 270,4c 115,1a 93,4b 23,04a 5,82b 5,15b

T2 308,7b 118,4a 102,1a 23,45a 7,39a 5,74a

LSD0,05 3,2 4,5 5,49 0,46 0,34 0,15

Page 135: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

121

P1000 hạt: Giữa 2 công thức tưới nước có sự khai khác trong cùng một giống và

sai khác giữa 2 giống nghiên cứu. Điều này cho thấy, ngoài yếu tố di truyền quyết định

khối lượng hạt, vẫn chịu sự chi phối đáng kể của chế độ tưới nước. Tác động của chế

độ tưới nước mang tính chất gián tiếp đến các yếu tố khác như dinh dưỡng, sinh

trưởng của hệ rễ, dẫn đến lúa tập trung dinh dưỡng thời kỳ trỗ - chín, làm tăng khối

lượng hạt.

Nhìn chung, so với giống HT1 (đối chứng), giống P6 có ưu thế hơn hẳn về số

bông/m2, số hạt chắc/bông, P1000 hạt.

Năng suất lý thuyết: Ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng suất

nên NSLT có sự khác biệt rõ giữa 2 chế độ tưới. Công thức T1 có NSLT thấp hơn so

với công thức T2 trong cùng một giống. So với giống HT1 (đối chứng) thì giống P6

cho NSLT cao hơn.

Năng suất thực thu: NSTT có sự biến động và sai khác có ý nghĩa giữa 02 chế

độ tưới nước. Ở công thức T2 cho NSTT cao hơn so với công thức T1, đạt từ 5,33 -

6,44 tấn/ha.

Như vậy, vụ đông xuân 2013 - 2014, giữa chế độ tưới nước T1 và chế độ

tưới nước T2 thì ưu thế thuộc về công thức T2, có NSLT và NSTT cao hơn công

thức T1 (Đ/C).

5.41

4.74

6.42

5.51

6.81

5.33

7.56

6.44

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

6.0

7.0

8.0

9.0

ng

su

ất

(tấ

n/h

a)

T1HT1 T2HT1 T1P6 T2P6

Chế độ quản lý nước

Vụ đông xuân 2013 - 2014

NSLT

NSTT

5.44

4.82

7.11

5.63 5.82

5.15

7.39

5.84

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

6.0

7.0

8.0

9.0

ng

su

ất

(tấ

n/h

a)

T1HT1 T2HT1 T1P6 T2P6

Chế độ quản lý nước

Vụ hè thu 2014

NSLT

NSTT

Hình 3.5. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các chế độ tưới nước của hai

giống lúa chất lượng HT1 và P6 trong vụ đông xuân 2013 - 2014 và hè thu 2014

3.3.5.2. Vụ hè thu 2014

Qua kết quả nghiên cứu tại bảng 3.23 chỉ ra:

Số bông/m2: Trên công thức T1 cho số bông/m2 thấp hơn công thức T2 trong

cùng một giống. So sánh với giống đối chứng HT1 thì giống P6 cho số bông/m2 thấp

Page 136: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

122

hơn giống HT1 và rõ nhất ở công thức T2. Ưu thế về số bông/m2 thuộc về giống HT1

và công thức T2 là 318,6 bông/m2.

Số hạt/bông: Đây là yếu tố di truyền của từng giống do vậy trên 2 công thức T1

và T2 có sự khai khác không đáng kể, tuy nhiên xét về giá trị thì công thức T2 có số

hạt/bông cao hơn công thức T1.

Số hạt chắc/bông: Có sự biến động rõ hơn trên 2 công thức nghiên cứu, công

thức T1 đạt thấp hơn và sai khác có ý nghĩa so với công thức T2. So với giống HT1

(đối chứng), giống P6 cũng cho ưu thế về số hạt chắc/bông so với giống HT1.

P1000 hạt: Xét trong cùng 01 giống thì biến động thấp và không sai khác có ý

nghĩa, giữa 2 giống HT1 (đối chứng) và P6 thì P6 có P1000 hạt cao hơn trong cùng một

chế độ nước và sai khác có ý nghĩa giữa 2 chế độ nước T1 và T2.

Năng suất lý thuyết: Trên công thức T2 đạt 7,11 - 7,39 tấn/ha, cao hơn hẳn công

thức T1 là 5,44 - 5,82 tấn/ha và sai khác có ý nghĩa. Năng suất giống P6 đạt cao hơn

giống HT1 do số hạt chắc/bông và P1000 hạt cao hơn.

Năng suất thực thu: Trong vụ hè thu 2014, NSTT ở công thức T2 cao hơn hẳn

công thức đối chứng T1 trên 02 giống HT1 và P6. NSTT ở công thức T2 đạt khá cao

và sai khác có ý nghĩa so với các công thức còn lại, đạt từ 5,63 tấn/ha (HT1) đến 5,74

tấn/ha (P6). NSTT trên công thức T2 trên giống HT1 thấp hơn không đáng kể so với

giống P6.

Nhìn chung, trong vụ đông xuân 2013 - 2014, giống P6 có ưu thế hơn giống

HT1 về số bông/m2, trong vụ hè thu 2014 thì giống HT1 có ưu thế hơn giống P6 trong

ở một chế độ tưới nước. Chế độ tưới nước ướt khô xen kẽ (T2) có năng suất cao hơn

chế độ tưới nước ngập thường xuyên (T1), kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với nhận

định của Tabbal, D. F., Bouman và cs (2002) [144], Borrell và cs [110] chỉ ra rằng

phương pháp nước cạn xen kẽ của SRI mang lại năng suất cao hơn và sinh trưởng tốt

hơn cho cây lúa. NSLT và NSTT ở chế độ tưới nước T2 trong cả 02 vụ đông xuân

2013 - 2014 và hè thu 2014 đạt khá cao có vai trò của hệ rễ, chiều dài rễ lúa tăng lên

khi cây lúa chuyển từ canh tác ngập nước sang canh tác nước cạn xen kẽ, lúa có khả

năng hút các chất dinh dưỡng ở tầng đất sâu hơn, cây bám chắc vào đất hơn tạo điều

kiện thuận lợi để cây phát triển tốt, tăng tỷ lệ nhánh hữu hiệu đạt cao hơn, tạo tiền đề

cho năng suất cao, kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với nhận định của Das và Jat

(1977) [106]. Ngoài ra, Bùi Huy Hiền (2009) [55] đã chỉ ra phân hữu cơ cung cấp chất

mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp hơn, bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế mất nước

trong quá trình bốc hơi từ mặt đất, chống được hạn; điều này làm rõ thêm cần thiết

phải áp dụng chế độ nước ướt khô xen kẽ kết hợp bón phân hữu cơ nhằm mang lại

năng suất cao cho lúa.

Page 137: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

123

3.3.6. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến hiệu quả kinh tế của hai giống lúa

chất lượng HT1 và P6

Bảng 3.24. Hiệu quả kinh tế của chế độ tưới nước trên hai giống lúa

chất lượng HT1 và P6

Giống Chế độ

tưới nước

Vụ đông xuân 2013 - 2014 VCR

tăng so

với đối

chứng

(%)

Tổng thu

(1000

đồng/ha)

Tổng chi

(1000

đồng/ha)

Lợi

nhuận

(1000

đồng/ha)

VCR

* Vụ đông xuân 2013 – 2014

HT1

T1 30.810,0 16.310,5 14.499,5 1,89 -

T2 35.815,0 16.050,5 19.764,5 2,23 18,13

P6

T1 34.645,0 16.310,5 18.334,5 2,12 -

T2 41.866,5 16.050,5 25.816,0 2,61 22,80

* Vụ hè thu 2014

HT1

T1 31.330,0 16.310,5 15.019,5 1,92 -

T2 36.595,0 16.050,5 20.544,5 2,28 18,75

P6

T1 33.475,0 16.310,5 17.164,5 2,05 -

T2 37.310,0 16.050,5 21.259,5 2,32 13,17

Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.24 cho thấy:

Qua hai vụ nghiên cứu, lợi nhuận đạt được trên công thức T2 so với công thức

T1 (đối chứng) đều cao hơn trong cùng một giống. Vụ đông xuân 2013 - 2014 đạt từ

19.764.500 đồng/ha - 25.816.000 đồng/ha (T2) so với 14.499.500 - 18.334.500

đồng/ha (T1), ở vụ hè thu từ 20.544.500 - 21.259.500 đồng/ha (T2) so với 15.019.500

- 17.164.500 đồng/ha (T1). Từ lợi nhuận thu được, hiệu quả kinh tế trên các công thức

T2 cao hơn so với công thức đối chứng T1 trên cả 2 giống và 2 vụ nghiên cứu. So sánh

với hiệu quả kinh tế của công thức đối chứng T1, công thức T2 vụ đông xuân tăng

18,13% - 22,80%; vụ hè thu tăng 13,17 - 18,75%.

Page 138: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

124

3.3.7. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến số lần tưới và tổng lượng nước tưới

của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6

Bảng 3.25. Anh hưởng của chế độ tưới nước đến số lần tưới và tổng lượng nước

tưới của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 trong vụ đông xuân 2013 – 2014

và hè thu 2014

Giống

Chế độ

tưới

nước

Vụ đông xuân 2013 – 2014 Vụ hè thu 2014

Số

lần

tưới

(lần)

Tổng lượng

nước

toàn

vụ

(m3/ha)

Lượng

nước tiết

kiệm so

với đối

chứng

(%)

Số

lần

tưới

(lần)

Tổng lượng

nước

toàn vụ

(m3/ha)

Lượng

nước tiết

kiệm so

với đối

chứng

(%)

HT1

T1 14 4.219,5 - 13 4.162,5 -

T2 8 3.773,5 10,6 7 3.697,0 11,2

P6

T1 16 4.509,0 - 14 4.271,5 -

T2 9 3.813,5 15,4 8 3.783,5 11,4

Kết quả ở bảng 3.25 cho thấy:

Hai công thức tưới nước T1 và T2 đều có sự khác biệt về số lần tưới và tổng

lượng nước tưới trong 2 vụ. Cụ thể, công thức T1 có số lần tưới cao hơn công thức T2,

do đó tổng lượng nước tưới cao hơn so với công thức T2. Công thức T2 ít tiêu tốn

nước hơn thể hiện ưu thế tiết kiệm nước của chế độ tưới nước ướt khô xen kẽ so với

tưới ngập thường xuyên. Bên cạnh đó, số lần tưới ở công thức T2 ít hơn, do vậy ít tốn

công (chi phí đầu vào) cho sản xuất hơn so với công thức T1. So với giống HT1 (đối

chứng) thì giống P6 có thời gian sinh trưởng dài hơn nên số lần tưới, tổng lượng nước

tưới cao hơn so với giống HT1 ở cả hai công thức tưới T1, T2. Tỷ lệ tiết kiệm nước

tưới của công thức T2 đạt từ 10,6% đến 11,2% (HT1) và từ 11,4% đến 15,4% (P6).

Vụ hè thu, số lần tưới ít hơn và nhu cầu nước thấp hơn so với vụ đông xuân trên cả 2

công thức. Công thức tưới nước T2 đã góp phần giảm được số lần tưới và lượng nước

tưới cho cây lúa và năng suất ưu thế hơn so với công thức tưới nước T1, đây là ưu

điểm quan trọng của kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến so với thâm canh thông thường.

Kết quả nghiên cứu của Trần Đăng Hòa và cs (2014) [47], Tô Lan Phương và cs

(2012) [72] cũng đã chỉ ra biện pháp tưới khô ướt xen kẽ có số lần tưới và tổng lượng

nước tưới thấp hơn so với công thức tưới ngập thường xuyên trong cùng 1 vụ; đối với

Page 139: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

125

vụ đông xuân thì số lần tưới, tổng lượng nước tưới cao hơn so với vụ hè thu. Bên cạnh

đó, kết quả nghiên cứu của Đoàn Doãn Tuấn và cs (2010) [96] cho thấy, nghiên cứu

09 công thức tưới của SRI so với đối chứng (tưới theo phương pháp truyền thống) thì

lượng nước tiết kiệm so với đối chứng đạt 5,8 - 25,0%.

Theo B. A. Larijani (2006) [108], khi để ruộng ướt khô xen kẽ hạn chế việc lúa

đẻ nhánh vô hiệu, quần thể ruộng lúa được thông thoáng, bộ rễ ăn sâu và ra nhiều rễ

mới nổi trắng trên bề mặt ruộng làm tăng khả năng chống đổ và hút dinh dưỡng của

cây lúa (tăng hiệu quả sử dụng phân bón), bộ lá đứng và cứng có tác dụng tăng khả

năng quang hợp, tác động tích cực đến tiềm năng cho năng suất của lúa về sau.

Tóm lại: Chế độ tưới nước ướt khô xen kẽ (T2) và chế độ tưới nước ngập

thường xuyên (T1) theo SRI đã tác động rõ đến các chỉ tiêu về STPT, về sinh trưởng rễ

của hai giống lúa chất lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy chế độ tưới nước phù hợp

nhất là công thức T2, cho tỷ lệ nhánh hữu hiệu đạt 78,97 - 80,99% (đông xuân) và

73,76 - 78,68% (hè thu), NSTT đạt 5,33 - 6,44 tấn/ha (đông xuân) và 5,63 - 5,74 tấn/ha

(hè thu), hiệu quả kinh tế cao hơn công thức đối chứng (T1) từ 18,13 - 22,80%, tiết

kiệm nước tưới hơn đối chứng từ 10,6 - 15,4%.

3.4. KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA

3.4.1. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

3.4.1.1. Kết quả vụ đông xuân 2014 - 2015

Qua số liệu bảng 3.26 thì năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của mô

hình trong 02 vụ đều cao hơn so với đối chứng, thể hiện ở số bông/m2, số hạt

chắc/bông và năng suất lý thuyết, thực thu.

Các yếu tố cấu thành năng suất: Số bông/m2 ở mô hình theo SRI cao nhất dao

động từ 298,3 - 325,2 bông/m2. Số hạt chắc/bông đạt cao nhất từ 97,1 đến 102,3 hạt,

P1000 hạt đạt cao nhất từ 23,55 - 23,72 g và sai khác có ý nghĩa so với đối chứng. Vùng

chủ động nước tưới các yếu tố cấu thành năng suất đều cao hơn cùng không chủ động

nước tưới trong điều kiện canh tác theo SRI.

Năng suất lý thuyết: Trên giống P6, công thức mô hình có năng suất cao hơn

công thức đối chứng, NSLT của công thức đối chứng đạt từ 5,26 đến 6,13 tấn/ha,

công thức mô hình đạt từ 6,83 - 7,90 tấn/ha.

Năng suất thực thu: Năng suất thực thu của mô hình cao hơn đối chứng. Trên

vùng chủ động nước tưới, NSTT đạt cao hơn vùng không chủ động nước tưới. NSTT ở

mô hình vùng chủ động tưới vượt 22,5% so với đối chứng, NSTT ở mô hình vùng

không chủ động nước tưới vượt 23,6% so với đối chứng.

Page 140: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

126

Bảng 3.26. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của mô hình

trong vụ đông xuân 2014 - 2015 và hè thu 2015

Công

thức

Các yếu tố cấu thành

năng suất Năng suất

Số bông/m2 Số hạt

chắc/bông

P1000

hạt

(gam)

NSLT

(tấn/ha)

NSTT

(tấn/ha)

Tỷ lệ tăng

NSTT so với

đối chứng

(%)

1. Vụ đông xuân 2014 – 2015

1.1. Vùng chủ động nước tưới (Huyện Quảng Ninh)

Đ/C 305,8b 89,6b 22,38b 6,13b 5,21b -

MH 325,2a 102,3a 23,72a 7,90a 6,38a 22,5

LSD0,05 5,5 9,2 0,28 0,75 0,04

1.2 Vùng không chủ động nước tưới (Huyện Bố Trạch)

Đ/C 269,7b 87,7b 22,29b 5,26b 4,62b -

MH 298,3a 97,1a 23,55a 6,83a 5,71a 23,6

LSD0,05 2,5 3,1 0,33 0,31 0,27

2. Vụ hè thu 2015

2.1. Vùng chủ động nước tưới (Huyện Quảng Ninh)

Đ/C 277,4b 92,6b 22,17b 5,69b 4,91b -

MH 331,3a 103,5a 22,95a 7,87a 5,87a 19,6

LSD0,05 4,1 4,3 0,22 0,30 0,26

2.2. Vùng không chủ động nước tưới (Huyện Bố Trạch)

Đ/C 271,8b 91,3b 21,72b 5,39b 4,61b -

MH 302,8a 97,9a 22,18a 6,58a 5,63a 22,1

LSD0,05 2,9 6,1 0,35 0,27 0,26

Ghi chú: Các công thức có cùng ký tự trong một cột trong một vụ thí nghiệm

không có sai khác ý nghĩa tai mức 0,05.

Page 141: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

127

3.4.1.2. Kết quả vụ hè thu 2015

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trên giống HT1 tại bảng 3.26 cho

thấy: Số bông/m2 ở mô hình đạt từ 302,8 đến 331,3 bông/m2, trên đối chứng chỉ đạt từ

271 - 277 bông/m2. Số hạt chắc trên mô hình từ 97,9 - 103,5 hạt; P1000 hạt ở mô hình

đạt từ 22,18 - 22,95 gam so với 21,72 - 22,17 gam trên công thức đối chứng. NSLT

trên mô hình đạt cao hơn đối chứng, trên mô hình từ 6,58 tấn đến 7,87 tấn/ha. Trên đối

chứng đạt từ 5,39 tấn đến 5,69 tấn/ha. NSTT trên mô hình cao hơn trên đối chứng

19,6% (vùng chủ động nước tưới) và 22,1% (vùng không chủ động nước tưới).

Từ kết quả xây dựng mô hình cho thấy: Năng suất lý thuyết và năng suất thực

thu trong vụ đông xuân cao hơn vụ hè thu, công thức 80 kg N + 45 kg P2O5 + 60 kg

K2O + 500 kg vôi + 10 tấn phân chuồng/ha, trên vùng chủ động nước tưới và công thức

80 kg N + 45 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg vôi + 01 tấn phân hữu cơ vi sinh/ha trên

vùng không chủ động nước tưới, canh tác theo hướng SRI có năng suất cao hơn hẳn so

với đối chứng của dân. Vùng chủ động nước tưới năng suất thực thu vượt từ 21,4 -

22,5% so với đối chứng; tương ứng ở vùng không chủ động nước tưới, NSTT mô hình

vượt từ 21,1 - 23,6% so với đối chứng. So với quy trình thâm canh lúa thuần theo

khuyến cáo ở các tỉnh phía Bắc (Bùi Huy Hiền, 2005) [54] thì mô hình sản xuất theo hướng

SRI giảm lượng phân đạm (N) 33,4% (80 kg/120 kg), giảm lượng P2O5 25% (45 kg/60 kg);

so với quy trình thâm canh lúa thuần tại Quảng Bình (Sở NN và PTNT, 2010) [78] thì

lượng N giảm 13,1% (80 kg/92 kg), lượng P2O5 giảm 29,7% (45 kg/64 kg), lượng K2O

giảm 10% (60 kg/66 kg), như vậy sản xuất theo hướng SRI theo kết quả nghiên cứu làm

giảm lượng phân hóa học bón vào đất, giảm chi phí đầu vào sản xuất góp phần gia tăng hiệu

quả kinh tế.

6.13

5.21

7.90

6.38

5.26

4.62

6.83

5.71

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

6.0

7.0

8.0

9.0

Năn

g s

uất

(tấn

/ha)

Đ/C MH Đ/C MH

Vùng chủ động nước Vùng không chủ

động nước

Vụ đông xuân 2014 - 2015

NSLT

NSTT

5.69

4.91

7.87

5.875.39

4.61

6.58

5.63

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

6.0

7.0

8.0

9.0

Năn

g s

uất

(tấn

/ha

)

Đ/C MH Đ/C MH

Vùng chủ động nước Vùng không chủ

động nước

Vụ hè thu 2015

NSLT

NSTT

Hình 3.6. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của đối chứng và mô hình sản xuất

Page 142: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

128

3.4.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất

Bảng 3.27 cho thấy:

Vùng chủ động nước tưới: Năng suất thực thu của mô hình đạt cao hơn so với

đối chứng, từ đó tổng thu từ mô hình cao hơn so với đối chứng, đạt từ 38.155.000

đồng/ha (vụ hè thu) đến 41.470.000 đồng/ha (vụ đông xuân). Tổng chi ở mô hình sản

xuất cao hơn so với đối chứng chủ yếu do đầu tư phân bón, tuy nhiên lợi nhuận đạt

được cao hơn hẳn so với đối chứng, vụ hè thu tăng 30,4%, vụ đông xuân tăng 32,7%

so với đối chứng.

Bảng 3.27. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất

ĐVT: 1.000 đồng/ha

Công

thức

Vụ đông xuân 2014 – 2015 Vụ hè thu 2015

Tổng

thu

Tổng

chi

Lợi

nhuận

Lợi

nhuận

tăng so

với đối

chứng

(%)

Tổng

thu

Tổng

chi

Lợi

nhuận

Lợi

nhuận

tăng so

với đối

chứng

(%)

1. Vùng chủ động nước tưới (Huyện Quảng Ninh)

Đ/C 33.865,0 15.290,5 18.574,5 - 31.915,0 15.090,5 16.824,5

MH 41.470,0 16.882,3 24.647,7 32,7 38.155,0 16.222,3 21.932,7 30,4

2. Vùng không chủ động nước tưới (Huyện Bố Trạch)

Đ/C 30.030,0 15.190,5 14.839,5 - 29.965,0 15.190,5 14.774,5

MH 37.115,0 16.540,5 20.574,5 38,6 36.595,0 16.540,5 20.054,5 35,7

Vùng không chủ động nước tưới cho thấy: Năng suất thực thu của mô hình

cũng đạt cao hơn so với đối chứng, tổng thu mô hình đạt từ 36.595.000 đồng/ha đến

37.115.000 đồng/ha. Hiệu quả kinh tế thể hiện qua tỷ lệ tăng lợi nhuận ở mô hình so

với đối chứng đạt từ 35,7% đến 38,6%.

Như vậy, mô hình sản xuất có lợi nhuận cao hơn hẳn so với đối chứng. Hiệu

quả kinh tế thể hiện qua mức tăng lợi nhuận so với đối chứng ở vùng chủ động nước

tưới cao hơn vùng không chủ động nước tưới, chủ yếu do năng suất ở vùng chủ động

nước tưới cao hơn ở vùng không chủ động nước tưới. Kết quả xây dựng mô hình cũng

Page 143: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

129

phù hợp với đánh giá của Ngô Tiến Dũng (2014) [38]: Lợi nhuận thu được của ruộng

áp dụng các nguyên tắc SRI tăng trung bình 15 - 35%. Ngoài ra, đánh giá tác động của

SRI tại 8 quốc gia (Bănglađet, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nê-pan,

Srilanka và Việt Nam) cho thấy lợi ích của SRI là “năng suất lúa tăng, thu nhập cao

hơn...” (Uphoff, 2007) [130].

3.4.3. Phát thải khí CH4, N2O

3.4.3.1. Phát thải khí CH4 trong vụ đông xuân 2014 - 2015 và hè thu 2015

Nguồn khí phát thải CH4 trên vùng trồng lúa là quá trình phân giải chất hữu cơ

ở điều kiện yếm khí, đây là quá trình phân giải sinh hóa phức tạp có sự tham gia của

các vi khuẩn trong quá trình hình thành khí CH4 và phụ thuộc vào các yếu tố môi

trường, chất hữu cơ, chế độ nước, nhiệt độ… sự thay đổi chế độ nước sẽ làm thay đổi

chế độ khí, nhiệt độ, thế oxy hóa - khử của môi trường đất ảnh hưởng đến phát thải

CH4 trên đồng ruộng.

Bảng 3.28. Lượng khí CH4 và N2O phát thải trong vụ đông xuân 2014 - 2015

và hè thu 2015

Đơn vị tính: mg/m2/h

Chỉ tiêu

Công thức

CH4 N2O

BĐĐN Làm

đòng Trỗ Chín BĐĐN

Làm

đòng Trỗ

Chín

1. Vụ đông xuân 2014 – 2015

Đ/C 20,93a 25,76a 54,50a 13,11a 0,11b 0,38a 0,52a 0,12a

MH 16,09b 18,24b 50,05b 11,76a 0,15a 0,29b 0,41b 0,10a

LSD0,05 4,64 4,97 3,46 5,40 0,03 0,05 0,07 0,04

2. Vụ hè thu 2015

Đ/C 35,36a 41,55a 71,91a 27,26a 0,28a 0,53a 0,62a 0,16a

MH 33,26b 39,34a 62,03b 25,03a 0,34b 0,51a 0,47b 0,13a

LSD0,05 1,49 3,17 7,56 3,85 0,05 0,05 0,08 0,04

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một thời kỳ STPT ở một vụ thể hiện

sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05; BĐĐN: Bắt đầu đẻ nhánh

Page 144: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

130

Để đánh giá mức phát thải CH4 trong thâm canh theo hướng SRI ở mô hình sản

xuất và mô hình sản xuất theo tập quán của nông dân, qua thu khí và phân tích, thu

được kết quả chi tiết tại bảng 3.28 cho thấy:

Lượng khí CH4 biến động lớn ở các thời kỳ STPT trong 2 vụ đông xuân và hè

thu trên hai mô hình. Ở vụ đông xuân 2013 - 2014, phát thải CH4 đạt cao nhất vào thời

kỳ trỗ ở 2 công thức Đ/C (đối chứng theo chế độ canh tác của dân) và MH (canh tác

theo SRI) là 54,50 mg/m2/h (Đ/C) và 50,05 mg/m2/h (MH). Thời kỳ chín, lượng phát

thải CH4 đạt thấp nhất là 13,11 mg/m2/h (Đ/C) và 11,76 mg/m2/h (MH). Ở vụ hè thu,

mức phát thải CH4 cao hơn so với vụ đông xuân, ở thời kỳ trỗ đạt cao nhất trên mô

hình đối chứng (71,91 mg/m2/h) và mô hình theo SRI (62,03 mg/m2/h). Trong vụ hè

thu, phát thải CH4 cao hơn so với vụ đông xuân, điều này chứng tỏ nhiệt độ đất và

nhiệt độ không khí có liên quan đến mức độ phát thải CH4.

Theo IRRI (1999) [2] thì phát thải CH4 là một quá trình phân giải sinh hóa phức

tạp có sự tham gia của các vi khuẩn. Trong quá trình hình thành và chuyển hóa CH4 có

sự tham gia của các vi khuẩn CH4 (metanobaterium) và phụ thuộc vào các yếu tố môi

trường, trong đó chủ yêu là thế oxi hóa - khử (Eh), chế độ nước, nhiệt độ, chất hữu cơ.

Như vậy, ở mô hình ngập nước thường xuyên, do đất bị yếm khí, thiếu oxi, do vậy sản

phẩm hữu cơ còn tồn lưu trong đất (rơm rạ...) bị phân hủy yếm khí nên phát thải CH4

tăng cao.

Trên mô hình canh tác theo hướng SRI (MH), phát thải CH4 thấp hơn so với mô

hình canh tác của nông dân. Mặc dù bón phân hữu cơ có thể làm tăng lượng CH4 phát

thải, tuy nhiên một số kết quả nghiên cứu cho thấy chế độ ngập nước không liên tục

(rút nước phơi ruộng giữa vụ, rút nước định kỳ) so với ngập nước liên tục trên ruộng

lúa thì phát thải CH4 được giảm thiểu rõ rệt.

3.4.3.2. Phát thải khí N2O trong vụ đông xuân 2014 - 2015 và hè thu 2015

N2O là khí có khả năng hấp thu bức xạ gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính, đóng

góp khoảng 6% trong các loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Đánh giá ảnh hưởng của chế

độ nước tưới đến phát thải khí N2O, qua bảng 3.35 cho thấy:

Trong vụ đông xuân 2013 - 2014, động thái phát thải N2O cao nhất ở thời kỳ

bắt đầu trổ, trên đối chứng đạt 0,52 mg/m2/h, trên mô hình theo SRI đạt 0,41 mg/m2/h

và thấp hơn so với đối chứng. Vào đầu vụ, thời kỳ 3 - 4 lá, phát thải khí N2O đã đạt

khá cao (từ 0,11 - 0,15 mg/m2/h) nguyên do việc thu khí diễn ra sau bón thúc đạm lần

1, lượng khí N2O giảm thấp vào thời kỳ chín (0,10 - 0,12 mg/m2/h).

Trong vụ hè thu 2015, khí N2O có cường độ phát thải cao hơn vụ đông xuân

2014 - 2015, đạt khá cao ở đầu thời kỳ, đạt đỉnh ở thời kỳ làm đòng - trỗ sau đó giảm

dần vào thời kỳ chín. Trên công thức đối chứng, đạt cao nhất 0,62 mg/m2/h và cao hơn

Page 145: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

131

so với mô hình theo SRI (0,47 mg/m2/h). Thời kỳ chín, lượng khí giảm thấp, đạt 0,16

mg/m2/h (Đ/C) và 0,13 mg/m2/h (MH).

Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra trong cùng một điều kiện về canh tác thì

lượng khí N2O trong chế độ nước ướt khô xen kẽ phát thải khá cao, do N2O được phát

thải trong điều kiện có ôxi (nitrat hóa) và điều kiện yếm khí (phản nitrat hóa). Tuy

nhiên, trong chế độ tưới nước ngập thường xuyên và không bón phân hữu cơ vi sinh ở

công thức đối chứng (canh tác thông thường), động thái phát thải N2O cao hơn so với

mô hình (canh tác theo hướng SRI), điều này có thể do phát thải N2O liên quan đến

hiệu quả sử dụng phân đạm trong điều kiện bón lót phân hữu cơ, đạm được cây sử

dụng hiệu quả hơn do vậy năng suất đạt cao, đồng thời làm giảm cơ chất cho phát thải

N2O, nghiên cứu của Nayak và cs (2007) [125] cho thấy bón phân hữu cơ kết hợp

phân vô cơ giảm hai lần phát thải CH4 ở India. Theo một báo cáo của IPCC (2007)

[158]. Kết quả thí nghiệm cho thấy bón phân đạm vô cơ có kết hợp với hữu cơ tuy

phát thải khí CO2 cao, nhưng so với chỉ bón phân đạm vô cơ thì sự phát thải khí N2O

tăng cao và quy ra lượng tương đương CO2 thì bón phân đạm cao hơn so với có bón

kết hợp phân hữu cơ. Tại Indonesia, Iswandi và cs (2008) [116] đã chỉ ra: Những đánh

giá về mức độ phát thải khí nhà kính khi sử dụng phân bón hữu cơ theo hướng SRI thì

những cánh đồng SRI thí điểm hầu như không có hiện tượng tăng phát thải N2O. Hơn

nữa, kết quả nghiên cứu của Trần Đăng Hòa và cs (2014) [47] cho thấy biện pháp tưới

khô ướt xen kẽ và bón phân (trong thí nghiệm này là mô hình) giảm lượng khí phát

thải CH4 và N2O hơn so với biện pháp tưới ngập thường xuyên và bón phân (tương

ứng với đối chứng) nhưng không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng

suất lúa. Một báo cáo khác của IPCC (2007) đã chỉ ra: Bón phân đạm vô cơ có kết hợp

với hữu cơ tuy sự phát thải khí CO2 cao, nhưng so với chỉ bón phân đạm vô cơ thì sự

phát thải khí N2O tăng cao và quy ra lượng tương đương CO2-eq thì bón phân đạm cao

hơn so với có bón kết hợp phân hữu cơ, dẫn đến tác động gây hiệu ứng nhà kính rất

cao [115].

3.4.3.3. Tổng lượng khí phát thải CH4 và N2O trong vụ đông xuân 2014 - 2015 và

hè thu 2015

Bảng 3.29 cho thấy: Trong vụ đông xuân 2014 - 2015, tổng lượng khí phát thải

CH4 ở mô hình đạt 65,41 g/m2, ở đối chứng cao hơn, đạt 79,46 g/m2. Khí N2O ở mô

hình cũng đạt thấp (0,66 g/m2) so với đối chứng (0,81 g/m2). Mức giảm khí CH4 và

N2O tương đương đạt 17,68% và 18,52%. Lượng CO2 quy tương đương tiềm năng

nóng lên toàn cầu (GWP) ở mô hình đạt 1830,5 g/m2, mức giảm tương đương 17,81%

so với đối chứng.

Trong vụ hè thu 2015, kết quả thu được cho thấy phát thải CH4 và N2O trên mô

hình thấp hơn so với đối chứng, khí CH4 ở mô hình đạt 77,55 g/m2, khí N2O trên mô

Page 146: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

132

hình đạt 0,73 g/m2, giá trị giảm tương ứng là 11,97% và 13,09%. Lượng CO2 quy

tương đương tiềm năng nóng lên toàn cầu (GWP) ở mô hình đạt 2155,3 g/m2, mức

giảm tương đương 12,10% so với đối chứng.

Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với nghiên cứu của Ly. P. và cs (2013) [120]

cho thấy: Khi so sánh lượng khí CH4 phát thải từ 3 công thức phân chuồng, phân hóa

học và kết hợp giữa phân chuồng và phân hóa học tại hai phương pháp canh tác thông

thường và canh tác theo hướng SRI thì lượng khí CH4 tại tất cả các công thức của SRI

đều ít hơn tại phương pháp thông thường lần lượt 22%, 17% và 24%. Điều này cho

thấy SRI là kỹ thuật canh tác giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa.

Bảng 3.29. Tổng lượng khí CH4 và N2O phát thải trong vụ đông xuân 2014 - 2015

và hè thu 2015

ĐVT: g/m2

Mô hình

CH4 N2O CO2 (GWP)

Tổng

Tăng,

giảm so

với Đ/C

(%)

Tổng

Tăng,

giảm so

với Đ/C

(%)

Tổng

Tăng,

giảm so

với Đ/C

(%)

1. Vụ đông xuân 2014 – 2015

Đ/C 79,46a - 0,81a - 2226,9a -

Mô hình 65,41b - 17,68 0,66b - 18,52 1830,5b - 17,81

LSD0,05 6,34 0,03 162,1

2. Vụ hè thu 2015

Đ/C 88,10a - 0,84a - 2451,9a -

Mô hình 77,55b - 11,97 0,73a - 13,09 2155,3b - 12,10

LSD0,05 4,16 0,11 89,7

Ghi chú: Các công thức có cùng ký tự trong một cột trong một vụ thí nghiệm

không có sai khác ý nghĩa tai mức 0,05; +: tăng, -: giảm;

Nhìn chung, công thức đối chứng có chế độ tưới nước tưới ngập thường xuyên

do vậy khả năng phát thải CH4 tăng cao hơn so với mô hình, một nghiên cứu và nhận

định của Reiner Wassmann và cs (2009) cho rằng: tình trạng ngập úng của đất là điều

kiện tiên quyết để duy trì lượng khí phát thải CH4. Rút nước giữa vụ, thực tiễn tưới

nước được áp dụng phổ biến ở các vùng canh tác trồng lúa chính tại Trung Quốc và

Nhật Bản đã làm giảm mạnh lượng khí thải CH4 [139]. Nguyễn Hữu Thành và cs

Page 147: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

133

(2012) [86] đã chỉ ra: lượng phát thải khí CH4 khác nhau nhiều trên đất khác nhau và ở

mùa vụ khác nhau.

Hơn nữa, vụ hè thu phát thải khí CH4 và N2O cũng như lượng CO2 quy tương

đương cao hơn vụ đông xuân, phát thải khí CH4 cao trong vụ hè thu so với vụ đông

xuân là do ảnh hưởng của nhiệt số và mức độ oxy hóa của metan sẽ nhanh hơn (Van

Hulzen và cs, 1999) [151].

Tóm lại: Kết quả xây dựng 02 mô hình sản xuất lúa trong vụ đông xuân 2014 -

2015 và hè thu 2015 cho thấy mô hình sản xuất theo SRI cho kết quả cao hơn đối chứng

về các mặt năng suất, giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao hiệu quả kinh tế, cụ thể:

năng suất đạt 5,63 - 6,38 tấn/ha, cao hơn đối chứng từ 19,6 - 23,6%, lợi nhuận đạt

20.054.500 - 24.647.700 đồng/ha, cao hơn đối chứng từ 30,4 - 38,6%, giảm lượng khí

phát thải CH4 từ 11,97 - 17,68% và khí N2O từ 13,09 - 18,52%.

Page 148: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

134

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. KẾT LUẬN

1. Nghiên cứu đã xác định được lượng giống gieo phù hợp cho hai giống lúa

chất lượng HT1 và P6 theo SRI như sau: (i) trong vụ đông xuân là 60 kg/ha trên hai

vùng chủ động và không chủ động nước tưới; (ii) trong vụ hè thu là 40 kg/ha đối với

giống HT1 và 60 kg/ha đối với giống P6 ở vùng chủ động nước tưới và 60 kg/ha cho

cả hai giống HT1 và P6 trên vùng không chủ động nước tưới. Ở các lượng giống gieo

này cho năng suất và hiệu quả kinh tế đát cao nhất.

2. Tổ hợp phân bón phù hợp trong hai vụ đông xuân và hè thu cho hai giống lúa

chất lượng HT1 và P6 theo SRI đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất như sau: (i)

trên vùng chủ động nước tưới là 80 kg N + 45 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg vôi + 01

tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh/ha; (ii) trên vùng không chủ động nước tưới là 80

kg N + 45 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg vôi + 10 tấn phân chuồng/ha. Bên cạnh đó,

chất lượng gạo và tính chất đất cũng được cải thiện ở các công thức phân bón này trên

cả hai vùng chủ động và không chủ động nước tưới.

3. Chế độ tưới nước ướt khô xen kẽ ở vùng chủ động nước tưới cho năng suất

và hiệu quả kinh tế cao hơn so với chế độ tưới ngập thường xuyên, tiết kiệm lượng

nước tưới 10,6 - 15,4% trong vụ đông xuân và 11,2 - 11,4% trong vụ hè thu.

4. Xây dựng thành công 2 mô hình sản xuất lúa ở vùng chủ động nước tưới tại

xã An Ninh, huyện Quảng Ninh và vùng không chủ động nước tưới tại xã Đại Trạch,

huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình với kết quả mô hình cho năng suất cao hơn đối

chứng từ 19,6 - 22,5%, lợi nhuận vượt đối chứng từ 30,4% - 32,7% ở vùng chủ động

nước tưới; năng suất cao hơn đối chứng từ 22,1 - 23,6%, lợi nhuận vượt đối chứng từ

35,7 - 38,6% ở vùng không chủ động nước tưới. Phát thải khí CH4 trên mô hình sản

xuất giảm từ 11,97 - 17,68% và phát thải khí N2O giảm từ 13,09 - 18,52% so với canh

tác thông thường.

4.2. ĐỀ NGHỊ

1. Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Trồng trọt và

BVTV, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh Quảng Bình chỉ đạo và đẩy mạnh

xây dựng mô hình trình diễn về áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác theo hướng

SRI, tiếp tục mở rộng diện tích canh tác lúa theo hướng SRI trong giai đoạn hiện nay ở

các điều kiện tương tự nhằm nâng cao năng suất, gia tăng giá trị sản xuất lúa gạo cho

người dân nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung.

2. Tiếp tục có những nghiên cứu về một số biện pháp kỹ thuật trong điều kiện

canh tác theo hướng SRI đến năng suất, chất lượng và khả năng phát thải khí gây hiệu

ứng nhà kính trên các loại đất khác để có những kết luận toàn diện hơn.

Page 149: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

135

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

CỦA LUẬN ÁN

3.1. Dương Thanh Ngọc, Hoàng Thị Thái Hòa, Nguyễn Thị Hải Bình, Nguyễn Xuân

Thủy, “Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng giống gieo đến năng suất một số giống

lúa chất lượng trong điều kiện thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại tỉnh Quảng

Bình”, Tap chí Khoa học Đai học Huế (ISSN 1859 - 1388), Số 5/2016, T119,

Trang 103 - 111.

3.2. Dương Thanh Ngọc, Trần Thị Lệ, Hoàng Thị Thái Hòa, “Nghiên cứu ảnh hưởng

của phân bón đến năng suất lúa theo hệ thống thâm canh lúa (SRI) trên đất

không chủ động nước tại tỉnh Quảng Bình”, Tap chí Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn (ISSN 1859 - 4581), Số 14/2017, Trang 52 - 57.

Page 150: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

136

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

[1]. Hoàng Kim Anh (2008), Hóa học thực phẩm, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà

Nội, tr. 222 - 224.

[2]. Nguyễn Việt Anh, Báo cáo Hội thảo “Một số kết quả nghiên cứu về quản lý

nước mặt ruộng nhằm giảm phát thải metan, tiết kiệm nước và không giảm

năng suất lúa trên đất phù sa trung tính đồng bằng sông Hồng”, Trung tâm tư

vấn quản lý thủy nông có sự tham gia của người dân, Viện KH Thủy lợi Việt

Nam (PIM), Trường Đại học Thủy lợi, 01/2010.

[3]. Nguyễn Văn Bộ (2007), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Văn Bộ (2013), Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam,

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

[5]. Bộ Khoa học và Công nghệ (1985), Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4050:1985.

Đất trồng trọt - phương pháp xác định tổng số chất hữu cơ.

[6]. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1999), Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN

4052:1985. Đất trồng trọt - phương pháp xác định tổng số phốt pho.

[7]. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1999), Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN

6498:1999. Chất lượng đất - xác định nitơ tổng - phương pháp kendan

(Kjeldahl) cải biên.

[8]. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5979:2007.

Chất lượng đất - xác định pH.

[9]. Bộ Khoa học và Công nghệ (2008), Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5716-1:2008

về gao - Phương pháp xác định hàm lượng amyloza.

[10]. Bộ Khoa học và Công nghệ (2010), Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8370:2010.

Thóc tẻ.

[11]. Bộ Khoa học và Công nghệ (2010), Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8371:2010.

Gao lật.

[12]. Bộ Khoa học và Công nghệ (2010), Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8373:2010 về

gao trắng - Phương pháp đánh giá chất lượng cảm quan cơm bằng phương

pháp cho điểm.

[13]. Bộ Khoa học và Công nghệ (2011), Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8660:2011

(2011), Chất lượng đất - phương pháp xác định kali tổng số.

Page 151: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

137

[14]. Bộ NN và PTNT (2005), Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp (ASPS) hợp

phần giống cây trồng, 575 giống cây trồng Nông nghiệp mới, NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

[15]. Bộ NN và PTNT (2010), Thông tư số 71/TT-BNN và PTNT ngày 10/12/2010 của

Bộ NN và PTNT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp

điều tra phát hiện dịch hai cây trồng (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT), Hà Nội.

[16]. Bộ NN và PTNT (2011), Thông tư số 48 /2011/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 7

năm 2011 của Bộ NN và PTNT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống lúa (QCVN 01-

55:2011/BNNPTNT), Hà Nội.

[17]. Bộ NN và PTNT (2014), Thông tư số 16/2014/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 6

năm 2014 của Bộ NN và PTNT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về phương pháp điều tra và phát hiện dịch hai lúa (QCVN 01-

166:2014/BNNPTNT), Hà Nội.

[18]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển

dâng cho Việt Nam, NXB TNMT và Bản đồ Việt Nam.

[19]. Bùi Chí Bửu (5/1998), “Sản xuất giống lúa có phẩm chất gạo tốt ở Đồng bằng

Sông Cửu Long”, Hội thảo chuyên đề bệnh vàng lá gân xanh trên cam quýt và

lúa gao phẩm chất tốt, Cần Thơ.

[20]. Lê Thạc Cán (1996), Cơ sở khoa học môi trường, Viện Đại học Mở Hà Nội, Hà Nội.

[21]. Nguyễn Tất Cảnh (2005), Sử dụng phân viên nén trong thâm canh lúa, NXB

Nông nghiệp Hà Nội, tr. 3 - 27.

[22]. Phạm Văn Cường và cs (1999), Thông tin chuyên đề lúa lai, kết quả nghiên cứu

và triển vọng, Bộ NN và PTNT, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[23]. Phạm Văn Cường, Hà Thị Minh Thuỳ (2006), Anh hưởng của mật độ trồng đến

tốc độ tích luỹ chất khô ở các giai đoan sinh trưởng và năng suất hat của lúa

lai F1 và lúa thuần, Báo cáo khoa học hội thảo Quản lý nông học vì sự phát

triển Nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[24]. Chi cục Thủy lợi và phòng chống lụt bão Quảng Bình (2016), Phương án chống

han vụ hè thu 2016.

[25]. Cục Trồng trọt (2015), Đề tài “Điều tra, rà soát cơ cấu giống lúa toàn quốc

phục vụ tái cơ cấu ngành hàng lúa gao”, Bộ NN và PTNT, Hà Nội.

[26]. Cục Trồng trọt, Bộ NN và PTNT (2011), Báo cáo Hội thảo “Kinh nghiệm gieo

thẳng trong sản xuất lúa ở các tỉnh phía Bắc”, Thái Bình 15/6/2011.

Page 152: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

138

[27]. Cục BVTV, Bộ NN và PTNT (2014), Báo cáo tóm tắt tình hình và kết quả ứng

dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI, 20/8/2014, Hà Nội.

[28]. Lê Doãn Diên (2003), Nâng cao chất lượng lúa gao phục vụ tiêu dùng và xuất

khẩu, NXB Nông nghiệp.

[29]. Trần Văn Đạt (2005), Những tiến bộ trong ngành sản xuất lúa gao ở Việt Nam

và sự cần thiết phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong thời gian tới - Cây lúa

Việt Nam thế kỷ 20, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[30]. Ngô Tiến Dũng, Phạm Mỹ Dung và cs (2011), Đơn giản và hiệu quả, SRI và

Nông nghiệp sáng tao, Oxfarm, Cục BVTV, Chi cục BVTV Phú Thọ.

[31]. DMC (2011), Tài liệu kỹ thuật: quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến

đổi khí hậu, Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai (DMC), Bộ NN và

PTNT & UNDP.

[32]. Dự án gieo hạt giống cho sự thay đổi - giảm thiểu Biến đổi khí hậu dựa vào

cộng đồng thông qua sản xuất lúa gạo bền vững (2015), Báo cáo áp dụng SRI

tai tỉnh Quảng Bình và Bình Định, SNV - Australian Aid.

[33]. Nguyễn Văn Đại, Trần Thị Thu Trang, (2005), Nghiên cứu hiệu lực của phân

bón và phụ phẩm nông nghiệp vùi lai cho cây trồng trong một số cơ cấu luân

canh trên đất bac màu Bắc Giang, Kết quả nghiên cứu khoa học. Quyển 4, Kỷ

niệm 35 năm thành lập Viện Thổ nhưỡng - Nông hóa (1969 - 2004), NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

[34]. Hoàng Văn Đam (2015), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống lúa

QR15 tai thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sỹ khoa học nông

nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

[35]. Bùi Huy Đáp (2000), Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ 21, NXB Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

[36]. Nguyễn Ngọc Đệ (2009), Giáo trình cây lúa, NXB Đại học Quốc gia Thành

phố Hồ Chí Minh.

[37]. Nguyễn Trung Đường (2008), Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón

và phương pháp trư cỏ đến năng suất giống lúa HT1 trong điều kiện canh tác

SRI tai huyện Yên Dũng - Bắc Giang, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội.

[38]. Ngô Tiến Dũng (2014), Tóm tắt tình hình và kết quả ứng dụng hệ thống thâm

canh lúa cải tiến SRI, Cục BVTV, 20/8/2014.

[39]. Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tề, & Hà Công Vương

(1997), Giáo trình Cây lương thực (tập 1 - Cây lúa), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Page 153: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

139

[40]. Dương Việt Hà (2011), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác đối với

những giống lúa can có triển vọng tai Thái Nguyên. Luận văn Thạc sĩ khoa học

Nông nghiệp, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên.

[41]. Đặng Hoàng Hà và Hoàng Văn Phụ (2016), Ảnh hưởng của chế độ nước tưới

đến sự sinh trưởng và phát triển của bộ rễ lúa (KD18), Tap chí Khoa học và

Công nghệ Đai học Thái Nguyên, số 149 (04), 59-67.

[42]. Nguyễn Như Hà (1998), Phân bón cho lúa ngắn ngày thâm canh trên đất phù sa

sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường ĐH Nông nghiệp, Hà Nội.

[43]. Nguyễn Thị Thu Hà (2010), Nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống thâm canh

lúa cải tiến SRI (system of rice intensification) cho vùng đất không chủ động

nước tai Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ KHNN, Trường ĐH Nông lâm, Đại

học Thái Nguyên.

[44]. Trần Thị Thu Hà (2009), Bài giảng khoa học phân bón, Trường Đại học Nông

lâm, Đại học Huế.

[45]. Phạm Quang Hà, Nguyễn Văn Bộ (2013), Sử dụng phân bón trong mối quan hệ

với sản xuất lương thực, bảo quản, bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà

kính, Tap chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 3/2013.

[46]. Lý Viễn Hoa (1999), Lý thuyết tưới tiết kiệm nước, Bản dịch từ tiếng Trung

Quốc sang tiếng Việt.

[47]. Trần Đăng Hòa, Võ Văn Nghi, Trần Đăng Khoa, Dương Văn Hậu, Hoàng

Trọng Nghĩa (2014), Ảnh hưởng của tưới nước và bón phân đến sinh trưởng,

phát triển, năng suất lúa và phát thải khí nhà kính tại Quảng Nam. Tap chí Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, số 14, tháng 7, năm 2014.

[48]. Hoàng Thị Thái Hòa (2016), Ảnh hưởng của quản lý nước, phân bón và SRI

đến phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trên cây lúa tại tỉnh Quảng Bình và

Thừa thiên Huế, Hội thảo khoa học chia sẻ kết quả nghiên cứu biện pháp kỹ

thuật canh tác lúa cải tiến thích ứng với biến đổi khí hậu, Sở NN và PTNT

Quảng Bình, 2016.

[49]. Nguyễn Văn Hoan (1999), Lúa lai và kỹ thuật thâm canh, NXB Nông nghiệp

Hà Nội.

[50]. Nguyễn Thành Hối, Nguyễn Văn Hậu, Mai Vũ Duy, Lê Vĩnh Thúc (2013),

“Ảnh hưởng của các nguồn Đạm đến sinh trưởng và năng suất của hai giống

lúa cao sản MTL 392 và MTL500”, Tạp chí khoa học Đại học An Giang,

quyển 1/2013

Page 154: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

140

[51]. Vũ Thị Bích Hợp, Nguyễn Thúy Hằng, Đỗ Vân Nguyệt, Nguyễn Quang Thành,

Nguyễn Hương Trà (2011), Các mô hình ứng phó với BĐKH, Kinh nghiệm của

các tổ chức Phi Chính phủ tai Việt Nam, SRD/Trung tâm PTNT bền vững

(NGO in Viet Nam).

[52]. Trần Thị Ngọc Huân, Trịnh Quang Khưong, Phạm Sỹ Tân và Hiraoka (1999),

Phân tích tưong quan hệ số Path năng suất và thành phần năng suất lúa sạ thẳng

dưới ảnh hưởng của mật độ sạ, Tap chí Omonrice, (7), tr. 85-90.

[53]. Nguyễn Văn Hiển (1992). Nghiên cứu chất lượng gao của một số giốnglúa địa

phương và nhập nội vào miền Bắc Việt Nam. Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Nông

Nghiệp, Hà Nội.

[54]. Bùi Huy Hiền, Nguyễn Trọng Thi và CTV (2005), Bón phân cân đối cho hệ

thống cây trồng có lúa vùng đồng bằng sông Hồng, Kết quả nghiên cứu khoa

học, Quyển 4, Kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Thổ nhưỡng - Nông hóa (1969 -

2004), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[55]. Bùi Huy Hiền (2009), Phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt

Nam, Tap chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

[56]. Vũ Thu Hiền (1999), Khảo sát và chọn lọc một số dòng giống lúa chất lượng,

không phản ứng với ánh sáng ngày ngắn ở vùng Gia Lâm-Hà Nội, Luận văn

Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

[57]. Đào Huyền (2013), Mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI: Hiệu quả nhưng ứng

dụng còn hạn hẹp, Báo Hà Nội mới, số thứ Tư, ngày 27/3/2013.

[58]. Nguyễn Thị Kim Hiệp (1997), Bài giảng Thuỷ nông, Trường Đại học

Nông lâm Thái Nguyên.

[59]. Nguyễn Hữu Huân (2011), “Khái niệm về ruộng lúa khỏe và mối quan hệ với

dịch hại lúa”, Tap chí khoa học Nông nghiệp.

[60]. Đoàn Văn Hướng (2012), Nghiên cứu khả năng áp dụng một số biện pháp kỹ

thuật trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến (system of rice intensification) cho

vùng đất không chủ động nước tai Cao Bằng, Luận văn Thạc sỹ KHNN,

Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

[61]. KBR (2009), Nghiên cứu tổng quan ngành nước Việt Nam, Kellogg Brown &

Root Pty Ltd , Australia.

[62]. Phạm Văn Kiên (2008), Xác định lượng giống và công thức phân bón thich hợp

trong thâm canh lúa HT1 tai huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên - vụ Xuân năm

2007, Luận văn Thạc sỹ KHNN, Trường ĐH Nông lâm, Đại học Thái Nguyên.

Page 155: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

141

[63]. Nguyễn Thị Khoa, Lê Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Nhiệm, Nguyễn Văn Luật

(1997), Anh hưởng của phân bón đam, lân, kali đến năng suất và chất

lượng lúa gao vụ đông xuân, Tạp chí Nông nghiệp, Công nghiệp và Thực

phẩm, số 16 (1997).

[64] Chu Khôi (2012), Canh tác SRI, giảm rủi ro, tăng lợi nhuận, Trung tâm Phát

triển Nông thôn bền vững (NGO in Viet Nam).

[65]. Nguyễn Thị Lẫm, Hoàng Văn Phụ, Dương Văn Sơn, Nguyễn Đức Thạnh

(2003), Giáo trình cây lương thực, NXB Nông nghiệp, tr. 43-55.

[66]. Nguyễn Thị Lẫm (1994), Nghiên cứu ảnh hưởng của đam đến sinh trưởng,

phát triển và năng suất của một số giống lúa can, Viện Khoa học Kỹ thuật

Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

[67]. Nguyễn Văn Luật (2001), Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20, NXB Nông nghiêp, Hà Nội.

[68]. Vũ Triệu Mân (2007), Giáo trình bệnh cây chuyên khoa (chuyên ngành BVTV).

NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[69]. Nguyễn Hữu Nghĩa (1996), Tình hình sản xuất lúa gao ở Việt Nam - thực trang

và những vấn đề chính trong công tác cải thiện sản xuất lúa gao thông qua sự

hợp tác đa phương, Kết quả nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp 1995 - 1996,

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.

[70]. Trần Văn Minh (2004), Giáo trình cây lương thực, NXB Nông nghiệp.

[71]. Niên giám thống kê Việt Nam (2012, 2015, 2017).

[72]. Tô Lan Phương, Trần Minh Hải, Nguyễn Kim Chung, Đặng Kiều Nhân (2012),

“Ảnh hưởng của phân bón Bigro và phương pháp tưới nước tiết kiệm đến năng

suất lúa và phát thải khí nhà kính trong trồng lúa”, Tap chí Khoa học, Đai học

Cần Thơ, 22a, tr. 8 -16.

[73]. Hoàng Văn Phụ (2005), “Kết quả nghiên cứu kỹ thuật thâm canh lúa SRI

(System of Rice Intensification) vụ Xuân 2005 tại Thái Nguyên và Bắc Giang”,

Tap chí Khoa học và Công nghệ Đai học Thái Nguyên, tr. 15 - 19, số 35/2005.

[74]. Hoàng Văn Phụ, Nguyễn Hoài Nam (2005), “Nghiên cứu hệ thống kỹ thuật

thâm canh lúa SRI (System of Rice Intensification) trong vụ Xuân 2004 tại Thái

Nguyên”, Tap chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tr 3 - 4 (53).

[75]. Hoàng Văn Phụ, (2012), “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong hệ thống

thâm canh lúa cải tiến (SRI) trên đất không chủ động nước tại huyện Võ Nhai, Thái

Nguyên”, Tap chí Khoa học & Kỹ thuật, Bộ NN&PTNN. 20 - 26, Số 10, 2012.

Page 156: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

142

[76]. Hoàng Văn Phụ, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Nguyễn Trọng Hưng (2015), Hệ thống

canh tác lúa cải tiến (SRI), Cơ sở khoa học và tiếp cận nông nghiệp sinh thái,

Trung tâm Hợp tác Quốc tế, Đại học Thái Nguyên.

[77]. Hoàng Văn Phụ, Ngô Tiến Dũng (2016), Kết quả 10 năm thực hiện quyết định

của Bộ NN và PTNT “Số 3062/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/10/2007 về việc công

nhận SRI là tiến bộ kỹ thuật”, Sự kiện “Hành trình 10 năm SRI tại Việt Nam”,

Đại học Thái Nguyên, Cục BVTV, Thái Nguyên.

[78]. Sở NN và PTNT Quảng Bình (7/2010), Quy trình kỹ thuật thâm canh sản xuất

lúa thuần tỉnh Quảng Bình, 2010.

[79]. Sở NN và PTNT Quảng Bình (2016), Báo cáo tổng kết năm 2015 và phương

hướng nhiệm vụ năm 2016.

[80]. Sở NN và PTNT Quảng Bình (8/2015), Báo cáo tổng kết dự án “Gieo hạt giống

cho sự thay đổi - Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng thông qua

sản xuất lúa gạo bền vững”.

[81]. Lê Sâm, Nguyễn Văn Lân, Nguyễn Đình Vượng (2008), “Phân vùng sinh thái, cơ

sở khoa học để xây dựng hệ thống hồ sinh thái ở miền Trung”, Tuyển tập kết quả

khoa học công nghệ 2008, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Trang 21 - 32.

[82]. Cao Kỳ Sơn (2010), Hiệu quả sử dụng phân bón cho cây trồng qua các thời kỳ

ở Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng, Viện

Thổ nhưỡng - Nông hóa, Hà Nội.

[83]. Nguyễn Ích Tân, Nguyễn Thị Hương (2011), “Ảnh hưởng của mật độ cấy và

lượng đạm bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Hương

Việt vụ mùa 2010 tại Gia Lâm, Hà Nội”, Tap chí Khoa học Đất, ISSN 0868-

3743, (37), tr.111-114, 119.

[84]. Phạm Sỹ Tân, Chu Văn Hách (2012), Bón phân cho lúa vùng Đồng bằng Sông

Cửu Long, Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu long, tr 158-159.

[85]. Lê Vĩnh Thảo, Bùi Chi Bửu, Lưu Ngọc Trình (2004), Các giống lúa đặc sản,

giống lúa chất lượng cao và kỹ thuật canh tác, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[86]. Nguyễn Hữu Thành, Nguyễn Đức Hùng, Trần Thị Lệ Hằng, Nguyễn Thọ

Hoàng (2012), “Tình hình phát thải khí metan do hoạt động canh tác lúa nước ở

khu vực ĐBSH”, Tap chí khoa học và phát triển, tập 10, số 1, tr. 165 - 172,

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

[87]. Nguyễn Quang Thịnh và cs (2011), Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện đề tài

khoa học công nghệ thuộc dự án khoa học công nghệ nông nghiệp vốn vay

ADB, Viện cây lương thực và cây thực phẩm.

Page 157: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

143

[88]. Togari Matsuo (1977), Sinh lý cây lúa, NXB Nông nghiệp, tr. 30-120.

[89]. Nguyễn Hữu Tề và cộng sự (1997), Giáo trình Cây lương thực - Tập 1, Cây

lúa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[90]. Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ NN và PTNT (2014), Báo cáo kết quả thực

hiện kế hoach tháng 12 và cả năm 2014 ngành NN và PTNT, ngày 25/12/2014.

[91]. Trung tâm Thông tin Khoa học kỹ thuật hóa chất (Vinachem) (1998), Cẩm

nang sử dụng phân bón, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

[92]. Lê Xuân Thám, Nguyễn Văn Minh và cộng sự (2002), Nghiên cứu đột biến cải

tiến giống lúa thơm cho năng suất cao và chất lượng xuất khẩu, Kết quả đề tài

KHCN năm 2002, Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

[93]. Phạm Thị Thu, Hoàng Văn Phụ (2014), Kết quả nghiên cứu khả năng áp dụng hệ

thống canh tác lúa cải tiến SRI (System of rice intenfisication) cho vùng đất

không chủ động nước tại Bắc Kạn, Tap chí khoa học và công nghệ, Đai học

Thái Nguyên, số 119 (05), Trang 35 - 40.

[94]. Trương Thị Thủy (2010), Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa bằng giống lúa

HT1 tai huyện Phú Thiện - Gia Lai, Báo cáo khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐH

Nông - Lâm TP Hồ Chí Minh.

[95]. Dương Xuân Tú, Nguyễn Văn Khởi, Lê Thị Thanh, Nguyễn Thị Hường,

Nguyễn Thế Dương, Trần Thị Diệu, Phan Hữu Tôn (2014), Sử dụng chỉ thị

phân tử ADN xác định gen mùi thơm trong chọn tạo giống lúa thơm, Tap chí

Khoa học và Phát triển, tập 12, số 4: 539-548.

[96]. Đoàn Doãn Tuấn, Trần Việt Dũng, Nguyễn Xuân Thịnh, Lê Văn Chính (2010),

Phân tích các biện pháp canh tác lúa tối ưu trên hệ thống thủy nông tưới lúa ở

Việt Nam, Trung tâm tư vấn PIM, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.

[97]. Lê Quốc Tuấn và cs (2013), Tài nguyên nước và hiện trang sử dụng nước,

Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

[98]. UBND huyện Quảng Ninh (2015), Báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp các

năm 2010 - 2014, kế hoach năm 2015, 01/2015, Quảng Bình.

[99]. UBND xã Đại Trạch, Bố Trạch, Báo cáo tình hình thâm canh sản xuất lúa giai

đoan 2011 - 2015, 6/2015, Quảng Bình.

[100]. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (2014), Thông

tin tóm tắt khoa học và công nghệ NN và PTNT, số 1-12/2004

Page 158: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

144

[101]. UBND tỉnh Quảng Bình (2016), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2016,

kế hoach phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, số 295/BC-UBND ngày

03/12/2016.

[102]. Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (2014), Báo cáo đánh giá thực trang ứng

dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho lúa, cây trồng chủ lực và kế hoach hành

động, 07/7, Hà Nội.

[103]. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (2007), Hội nghị đầu bờ hệ

thống thâm canh lúa SRI, Hà Nội.

[104]. Vụ Hợp tác Quốc tế, Bản tin ISG, Quý IV/2014, Bộ NN và PTNT, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh

[105]. Dao The Anh, Nguyen Ngoc Mai, Ung Thi Hong Nhung, Vu Nhat Canh,

Nguyen Van Thang, Assessment of policies and public service impact rice

cultivation technique based on SRI principles applying on large scale

(01/2012), OXFAM, CASRAD, Hà Nội.

[106]. Das, D. K., & Jat, R. L. (1977), “Influence of three soil-water regimes on root

porosity and growth of four rice varieties”, Agronomy Journal, 69 (2), p. 197-200.

[107]. A. Krishna, N. K. Biradarpatil and B. B. Channappagoudar (2011), Influence of

System of Rice Intensification (SRI) Cultivation on Seed Yield and Quality,

Department of Seed Science and Technology University of Agricultural

sciences, Dharwad - 580-005, Karnataka, India.

[108]. Bahman Amiri Larijani (Ph.D student) (2006), The system of Rice

Intensification (SRI) in Islamic Republic of Iran, Head of Agronomy

group, HARAZ Technology development and Extension center amol,

Mazandaran, Iran, pp. 1

[109]. Baker, R., Dawe, D., Tuong, T. P., Bhuiyan, S. I., Guerra, L. C., (1999), The

outlook for water resources in the year 2020; challenges for research on

water managerment in rice production. In; Assessment and Orientation

Towards the 21st century. Proceedings of 19th session of the

International Rice commission, FAO, 7-9 September 1998. Cairo, Egypt, pp.

96-109.

[110]. Borrell, A., Garside, A., & Fukai, S. . (1997) Improving efficiency of water use

for irrigated rice in a semi-arid tropical environment. Field Crops Research,

52(3), p.231-248.

[111]. C. Witt, A. Dobermann, R. Buresh, S. Abdulrachman, H. C. Gines, R.

Nagarajan, S. Ramanathan, P. S. Tan, and G. H. Wang (2004) Long-Term

Page 159: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

145

Phosphorus and Potassium Strategies in Irrigated Rice, Southeast Asia, Better

Crops/Vol. 88, (No. 4).

[112]. European Parliament, Science and Technology Options Assessment, Case Study

"The system of rice intensification", Agricultural Technologies for Developing

Countries, (IP/A/STOA/FWC/2005-28/SC42).

[113] H. M. Premaratna (April 2001), System of Rice Intensification (SRI) in Sri

Lanka, Nature Farm, Mellawalana, Bopitiya, Sri Lanka.

[114]. Humayun Kabir, Metta Development Foundation (2002), The practice of The

System of Rice Intensification in Myanmar, Country report for the International

Conference on the System of Rice Intensification (SRI), China National Hybrid

Rice Research and Development Center, Sanya, China, April 1- 4.

[115]. IPCC (2007), Climate Change 2007: Impacts, Adaptation and Vulnerability.

Contribution of Working Group II to the Fourth Assessment Report of the

Intergovernmental Panel on Climate Change [Parry, M.L., O.F. Canziani, J.P

Palutikof, P.J. van der Linden, C.E. Hanson (eds.)]. Cambridge University

Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA.)

[116]. Iswandi, A. D. K., B. Kalsim, I. Setiawan, Yanuar, and S. Herodian (2008), Some

features of the SRI study in Indonesia, PowerPoint presented at the Ministry of

Agriculture, Bogor Agricultural University (IPB), Jakarta, June 13th, 2008.

[117]. Yuan Qian-hua, Cao Bing, Lu Xing-gui, Yao Ke-min (2005), “Yield Formation

Characters of a Hybrid Rice Variety under SRI Cultivation and Its Ecological

Factors”, Chinese Journal of Eco-agriculture, Scientific article (peer reviewed),

China, Vol(13).

[118]. Jennings P. R. CoffmanW. R. Kauffman H. E (1979). Improving rice varieties.

IRRI, Philippinnes.

[119]. Kaw R. N, Khush G. S (1985), “Heterosis in traits related to low temperature

tolerance in rice”, Philipp. J. Crop. Sci.10, pp. 93-105.

[120]. Ly. P., Jensen, L. S., Bruun, T. B., & de Neergaard, A. (2013). Methane (CH4)

and nitrous oxide (N2O) emissions from the system of rice intensification (SRI)

under a rain-fed lowland rice ecosystem in Cambodia. Nutrient cycling in

agroecosystems, 97(1-3), 13-27.

[121]. M. H. Lee J. K. Kim, S. S. Kim, and S. T. Park (2004), “Status of dry-seeding

technologies for rice in Korea”, Direct seeding: Research Strategies anh

Opportunities, Edited by S. Pandey, M. Mortimer, L. Wade, T. P. Tuong, K.

Lopez, anh B. Hardy.

Page 160: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

146

[122]. Ma Guohui and Yuan Longping (2003), "Hybrid rice achievements and

development in China", Hybrid rice for food security, Poverty alleviation and

environmental protection, IRRI.

[123]. N. Yapit, R. Obordo, B. Mabbayad, and V. Macalinga (2009), Rice production

training module, Internationnal Rice rerearch institute (IRRI).

[124]. Nagato K. Y. Kono (1963), “Grain texture of rice”, Renation among hardness

disstribution, grain shape and structure of endosperm tissue of rice kernel.

[125]. Nayak, D. R., Babu, Y. J., Datta, A., Adhya, T. K. (2007) Methane oxidation in

an intensively cropped tropical rice field soil under long-term application of

organic mineral fertilizers. Journal of Environmental Quality 36: 1577 - 1584.

[126]. Norman Uphoff, Koma Saing Yang, Phrek Gypmantasiri, Klaus Prinz and

Humayun Kabir (2000), “The System of Rice Intensification (SRI) and its

relevance for Food security and Natural resource management in Southeast

Asia”, Paper for the International Symposium on Sustaining Food security and

Managing natural resources in Southeast Asia: Challenges for the 21st century,

Chiang Mai, Thailand, January 8 - 11.

[127]. Norman Uphoff, Fernandes, E. C., Yuan, L. P., Peng, J. M., Rafaralahy, S., &

Rabenandrasana, J. (2002), Assessment of the system for rice intensification

(SRI), International Conference, Sanya, China, 1, p. 2002.

[128]. Norman Uphoff (2004), “Agriculture and Development Paper for the

International Year of Rice Conference”, Cornell International Institute for

Food, FAO, Rome, February 12 -13.

[129]. Norman Uphoff (2005), Report of field visits in Zhejiang and Sichuan

provinces, China, July, 28-August, 3.

[130]. Norman Uphoff (2007), Increase water savings and increase productivity with

the Innovative the System of Rice Intensification, in Science, Technology and

Trade for Peace and Prosperity, The 26th International Rice Conference, 9 -

12/10/2006, New Dehil, P.K. Aggrawal et al., p.353 - 365.

[131]. Norman Uphoff (2007), Trip report on visit to Vietnam to review SRI progress

for the Cornell International Institute for Food, Agriculture and Development,

CIIFAD, online availble autum 19th 2011:

http://sri.ciifad.cornell.edu/countries/vietnam/vnntutrrpt0707.pdf.

[132]. Norman Uphoff (2015), The system of rice intensification (SRI) Responses to

Frequently Asked Questions, Published by Norman Uphoff, SRI-Rice, B75

Mann Library Cornell University, Ithaca, New York 14853, USA.

Page 161: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

147

[133]. Ponnamperuma, F. N. (1972), “The chemistry of submerged soils”, Advances in

agronomy, 24, p. 29 - 96.

[134]. Peng Jiming (2003), Studies on the Use of Chinese Hybrid Rice with Modified

SRI in Guinea, China National Hybrid Rice Research and Development Centre,

Changsha, Hunan 410125, China.

[135]. P. Sri Ranjitha, R. Mahender Kumar and G. Jayasree (2010), “Evaluation of

rice (Oryza sativa L.) varieties and hybrids in relation to different nutrient

management practices for yield, nutrient uptake and economics in SRI”,

College of Agriculture, Rajendranagar, ANGRAU, Hyderabad, AP, India.

[136]. Romeo Cabangon, Ruben Lampayan, Bas Bouman and To Phuc Tuong (2011),

Crop and Environmental Sciences Division, International Rice Research

Institute, Los Banos, Laguna, Philippines, Online available July 13tht 2017:

http//:www.agnet.org/library.php?func=view&id=20140303145242&type_id=4

[137]. Rajeev Rajbhandari (2007), “System of Rice Intensification under different

plant population anh levels of Nitrogen”, Thesis submitted to the Tribhuvan

University, Institute of Agriculture and Animal science Rampur, Chitwan,

Nepal, July.

[138]. Riaz Ahmad, Shahbaz Hussain, Muhammad Farooq, Atique-Ur-Rehman and

Abdul Jabbar (2013), Improving the Performance of Direct Seeded System of

Rice Intensification by Seed Priming, International journal of Agriculture &

Biology, ISSN Print: 1560-8530.

[139]. Reiner Wassmann, Yasukazu Hosen, and kay sumflethf (2009), An Agenda for

negotiation in Copenhagen Reducing Methane Emissions from Irrigated Rice.

[140]. Saeed Firouzi (2014), “Grain, milling, and head rice yields as affected by

nitrogen rate and biofertilizer application”, Department of Agronomy and Plant

Breeding, Rasht Branch, Islamic Azad University, Rasht, Iran, Acta

agriculturae Slovenica, 105 - 2, 11/2015, p. 241 - 248.

[141]. Shen, J. H (2000), Rice breeding program in China in International rice

research institute and Chinese Academy of agricultural Science.

[142]. Silinthone Sacklokham (2014), Rice-based farming systems in Lao PDR -

opportunities and challenges for food security, Faculty of Agriculture, National

University of Laos, Vientiane, Lao PDR.

[143]. Suichi Yoshida (1985), Những kiến thức cơ bản của khoa học trồng lúa, NXB

Nông nghiệp, Hà Nội, Mai Văn Quyền dịch.

Page 162: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

148

[144]. Tabbal, D. F., Bouman, B. A. M., Bhuiyan, S. I., Sibayan, E. B., & Sattar, M.

A. (2002), Onfarm strategies for reducing water input in irrigated rice; case

studies in the Philippines, Agricultural Water Management, 56 (2), p. 93 -112.

[145]. Tunji Akande (2012), “An overview of the nigerian rice economy”, Director,

Agriculture and Rural Development Department, The Nigerian Institute of

Social and Economic Research (NISER), P.M.B. 5, University Post Office.

Ibadan - Nigeria.

[146]. Tejendra Chapagain, Andrew Riseman, Eiji Yamaji (2011), Assessment of

System of Rice Intensification (SRI) and Conventional Practices under Organic

and Inorganic Management in Japan, Faculty of Land and Food Systems, the

University of British Columbia, 344-2357 Main Mall, Vancouver, BC V6T

1Z4, Canada.

[147]. The Asia regional rice Initiative (2014), The Multiple Goods and Services of

Asian Rice Production Systems, FAO.

[148]. Tuong. T. P., and Bouman, B. A. M. (2003). Rice production in water

scarce environments. In “Water Productivity in Agriculture: Limits and

Oppoturnities for Improvement” (J. W. Kijine, R. Baker, and D. Molden,

Eds.), pp 53-67. CABI Publishing, Wallingford, UK.

[149]. Tuong T. P, Bouman B. A. M and Martin Mortimer (2005), More Rice, Less

Water-Integrated Approaches for Increasing Water Productivity in Irrigated

Rice–Based Systems in Asia, Plant Prod. Sci. 8(3): 231 - 241.

[150]. V. Balasubramanian and J. E. Hill (2002), Direct seeding of rice in Asia:

Emerging issues and strategic research needs for the 21st century.

[151]. Van Hulzen, J. B., R. Segers, P. M. Van Bodegom, P. A. Leffelaar (1999),

Temperature effects on soil methane production: an explanation for observed

variability, Soil Biology and Chemistry 31, pp. 1919-1929.

[152]. Wei Liang, Jie Wu, Yi Shi and Guohong Huang (2010), Methane and Nitrous

Oxide Emissions From Rice Field Soil In Phaeozem And Mitigative Measures.

III. Tài liệu từ Internet

[153]. Ban Chỉ đạo Chương trìn h hành động thích ứng với biến đổi khí hậu ngành

NNN và PTNT, Hiện trạng hệ thống thủy lợi của Việt nam, Bộ NN và PTNT

(2017), cập nhật ngày 13 tháng 3 năm 2017 tại website:

http://occa.mard.gov.vn/T%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%99ng B%C4%90KH/

Th%E1%BB%A7y-l%E1%BB%A3i/catid/26/item/2802/hien-trang-he-thong-

thuy-loi--cua-viet-nam

Page 163: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

149

[154]. Chi cục BVTV Phú Thọ (2010), Kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI, cập

nhật ngày 12 tháng 10 năm 2015 trên website: http:\\bvtvphutho.vn/Home/Khoa-

hoc-ky-thuat/2010/296/ky-thuat-tham-canh-lua-cai-tien-sri.aspx.

[155]. Dự án gieo hạt giống cho sự thay đổi - giảm thiểu Biến đổi khí hậu dựa vào

cộng đồng thông qua sản xuất lúa gạo bền vững (2015), Quy trình điều điều tiết

nước xen kẽ theo hướng SRI (AWD), cập nhật ngày 03 tháng 6 năm 2016 trên

website: http://www.snvworld.org.

[156]. FAOSTAT, Statistics on food production in Europe, Online available July10th

2016: http://faostat.fao.org/site/567/default.aspx#anco.

[157]. Nguyễn Thị Bích Hằng (2013), Nước và tưới nước tiết kiệm cho lúa, Tạp chí Khoa

học, Trường CĐSP Sóc Trăng, cập nhật ngày 1 tháng 10 năm 2016 trên website:

https://www.soctrang.gov.vn/wps/wcm/connect/23c87600405c02618f9aff6a3b

7591b5/Bai+6_03-2012.pdf?MOD=AJPERES.

[158] IPCC (2007), Climate Change 2007: Impacts, Adaptation and Vulnerability.

Contribution of Working Group II to the Fourth Assessment Report of the

Intergovernmental Panel on Climate Change, Parry, M. L., O. F. Canziani, J. P

Palutikof, P. J. van der Linden, C. E. Hanson (eds.), Cambridge University

Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA.

[159]. Lê Mai, Đặng Thảo, Canh tác lúa cải tiến SRI: Hướng phát triển nền nông

nghiệp sach, bền vững, cập nhật 07/04/2015 trên website: http//:

www.baoquangbinh.vn/kinh-te/201504/canh-tac-lua-cai-tien-sri-huong-phat-trien-

nen-nong-nghiep-sach-ben-vung-2124059/

[160]. McSwiney, C. P. and Robertson, G. P. (2005), Non-Linear Response of N2O

Flux to Incremental Fertilizer Addition in a Continuous Maize (Zea mays L.)

Cropping System, Global Change Biology, 11, 1712-1719 online available:

http://dx.doi.org/10.1111/j.1365-2486.2005.01040.x.

[161]. Anh Nguyên (2011), Cải thiện lúa thâm canh theo hướng SRI tai tỉnh Hải

Dương, cập nhật trên website: http://www.haiduongdost.gov.vn.

[162]. Tổng cục Hải Quan (2015), Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt

Nam tháng 12 và năm 2015, cập nhật ngày 20 tháng 06 năm 2016 tại website:

https://customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=914&Cat

egory=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20k%

E1%BB%B3&Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch.

[163]. Trung tâm Tin học - Công báo, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình (2014), Điều

kiện tự nhiên tỉnh Quảng Bình cập nhật ngày 11 tháng 8 năm 2015 tại website:

htttp://www.quangbinh.gov.vn/3cms/dieu-kien-tu-nhien.htm

Page 164: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

150

[164]. Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp, Bộ NN và PTNT (2015), Lúa gạo

thế giới và Việt Nam 2014-2015

trên website http://www.agritrade.com.vn/ViewArticle.aspx?ID=4717.

[165]. Thông tin sản xuất lúa gạo Thái Lan, cập nhật ngày 05 tháng 8 năm 2017 trên

website: http://irri.org/science/cnyinfo/thailand.asp.

[166]. Đoàn Doãn Tuấn, ThS. Trần Văn Đạt, KS. Trần Việt Dũng, Viện Khoa học

Thủy lợi Việt Nam, Trang tin điện tử Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam trên

websitehttp://www.vawr.org.vn/index.aspx?aac=CLICK&aid=ARTICLE_DET

AIL&ari=1617&lang=1&menu=khoahoccongnghe&mid=995&parentmid=982

&pid=7&storeid=0&title=nhu-cau-nuoc-che-do-tuoi-thich-hop-cho-lua-duoc-

canh-tac-theo-phuong-phap-truyen-thong-va-cai-tien-o-vung-dong-bang-bac-bo

[167]. Trương Văn Thương (2014), Trồng lúa cải tiến SRI, Trung tâm Khuyến nông -

Khuyến ngư Trà Vinh, Báo Nông nghiệp Việt Nam số ngày 15/12/2014, cập

nhật trên website:www.nongnghiep.vn/trong-lua-cai-tien-sri-post136049.html.

[168]. UBND huyện Bố Trạch, Đột phá đi lên trong thời kỳ đổi mới, Trang thông tin

điện tử huyện Bố Trạch, cập nhật ngày 12 tháng 12 năm 2016 trên website:

https://botrach.quangbinh.gov.vn/3cms/dot-pha-di-len-trong-thoi-ky-doi-moi.htm.

[169]. UBND huyện Quảng Ninh, Quảng Ninh - một chặng đường, Trang thông tin

điện tử huyện Quảng Ninh, cập nhật ngày 12 tháng 12 năm 2016 trên website:

https://quangninh.quangbinh.gov.vn/3cms/tong-quan-51342.htm.

Page 165: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG …hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1216/NOIDUNGLA.pdf · iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....18

151

Den p1s2-p77s3,79-81,83-101,103,104,106-120,122-126,128-150

Mau 78,82,102,105,121,127