6
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 144 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LYSINE, PROBIOTICS ĐẾN TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT GÀ TA STUDY ON EFFECT OF LYSINE, PROBIOTICS ON DEVELOPMENT RATE AND “GA TA” MEAT QUALITY Nguyễn Tiến Toàn 1 , Đỗ Văn Ninh 2 Ngày nhận bài: 05/01/2012; Ngày phản biện thông qua: 22/8/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013 TÓM TẮT Ảnh hưởng của việc bổ sung lysine và probiotics đến tốc độ sinh trưởng và chất lượng thịt gà ta được nghiên cứu. Hàm lượng lysine được bổ sung vào thức ăn ở ba mức 0,8, 1 và 1,2 %. Probiotics được sử dụng ở các mức 0,2, 0,4 và 0,6 %. Hai thí nghiệm đối chứng cũng được tiến hành song song để đánh giá hiệu quả của việc bổ sung lysine/probiotics, trong đó một mẫu không sử dụng lysine/probiotics và mẫu còn lại sử dụng thức ăn thương mại. Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung lysine 0,8 – 1,2% giúp tăng tốc độ sinh trưởng, hiệu quả chuyển hóa thức ăn cũng như chất lượng cơ thịt tốt hơn so với mẫu đối chứng không bổ sung lysine. Việc bổ sung 0,2 – 0,6% probiotics trong khẩu phần thức ăn giúp tăng tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn so với mẫu đối chứng không bổ sung probiotics. Kết quả nghiên cứu này mở ra tiềm năng có thể sử dụng lysine và probiotics trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi gà nhằm tăng tốc độ sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn cũng như cải thiện chất lượng thịt. Từ khóa: chất lượng, gà ta, lysine, probiotics, sinh trưởng ABSTRACT: Effects of lysine and probiotics supplement on development rate and “Ga ta” meat quality were investigated. Lysine contents were added on diets at three levels, including 0.8, 1.0 and 1.2%. Probiotics was used at 0.2, 0.4 and 0.6%. Two control experiments, including one experiment which was without lysine or probiotics addition and the remaining one was carried out using commercial diet, were conducted in paralell to evaluate effectiveness of addition of lysine or probiotics. Research results indicated that supplementation of lysine, arranging from 0.8 to 1.2%, increased development rate, feed conversion effectiveness as well as meat quality compared to the control sample in which lysine was not added. Results were also recorded similarly toward the addition of probiotics to diet. Supplementation of probiotics from 0.2 to 0.6%, increased development rate and feed conversion effectiveness compared to the control sample which was not supplymented with probiotics. Our findings revealed potential of using lysine and probiotics as supplements in chicken diet in order to increase of development rate, diet conversion effectiveness as well as improvement of meat quality. Keywords: quality, Gata, lysine, probiotics, development 1 Nguyễn Tiến Toàn: Cao học Công nghệ Sau thu hoạch 2008 - Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Đỗ Văn Ninh: Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Gà là một trong những đối tượng gia cầm được nuôi khá phổ biến ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, do nhu cầu tiêu thụ gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm tăng mạnh nên đã xuất hiện nhiều trang trại nuôi gia cầm ở qui mô công nghiệp. Tuy nhiên, những vấn đề phát sinh từ quá trình nuôi gia cầm, trong đó có gà, liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm đang có chiều hướng gia tăng. Việc lạm dụng các chất kích thích tăng trưởng, các chất kháng sinh trong quá trình chăn nuôi gia cầm đã dẫn đến nhiều nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Các chất kích thích hay kháng sinh thường được bổ sung vào thức ăn nhằm giúp cho vật nuôi tăng trưởng nhanh, nâng cao sức đề kháng. Vì vậy, xu hướng sử dụng chất kích thích tăng trưởng hay chất kháng sinh

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LYSINE, PROBIOTICS ĐẾN TỐC …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 4.2013 25 Nguyen Tien Toan.pdf · Tạp chí Khoa học - Công nghệ

  • Upload
    others

  • View
    22

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LYSINE, PROBIOTICS ĐẾN TỐC …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 4.2013 25 Nguyen Tien Toan.pdf · Tạp chí Khoa học - Công nghệ

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013

144 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LYSINE, PROBIOTICS ĐẾN TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT GÀ TA

STUDY ON EFFECT OF LYSINE, PROBIOTICS ON DEVELOPMENT RATE AND “GA TA” MEAT QUALITY

Nguyễn Tiến Toàn1, Đỗ Văn Ninh2

Ngày nhận bài: 05/01/2012; Ngày p hản biện thông qua: 22/8/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013

TÓM TẮTẢnh hưởng của việc bổ sung lysine và probiotics đến tốc độ sinh trưởng và chất lượng thịt gà ta được nghiên cứu.

Hàm lượng lysine được bổ sung vào thức ăn ở ba mức 0,8, 1 và 1,2 %. Probiotics được sử dụng ở các mức 0,2, 0,4 và 0,6 %.Hai thí nghiệm đối chứng cũng được tiến hành song song để đánh giá hiệu quả của việc bổ sung lysine/probiotics, trong đó một mẫu không sử dụng lysine/probiotics và mẫu còn lại sử dụng thức ăn thương mại. Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung lysine 0,8 – 1,2% giúp tăng tốc độ sinh trưởng, hiệu quả chuyển hóa thức ăn cũng như chất lượng cơ thịt tốt hơn so với mẫu đối chứng không bổ sung lysine. Việc bổ sung 0,2 – 0,6% probiotics trong khẩu phần thức ăn giúp tăng tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn so với mẫu đối chứng không bổ sung probiotics. Kết quả nghiên cứu này mở ra tiềm năng có thể sử dụng lysine và probiotics trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi gà nhằm tăng tốc độ sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn cũng như cải thiện chất lượng thịt.

Từ khóa: chất lượng, gà ta, lysine, probiotics, sinh trưởng

ABSTRACT:Effects of lysine and probiotics supplement on development rate and “Ga ta” meat quality were investigated. Lysine

contents were added on diets at three levels, including 0.8, 1.0 and 1.2%. Probiotics was used at 0.2, 0.4 and 0.6%. Two control experiments, including one experiment which was without lysine or probiotics addition and the remaining one was carried out using commercial diet, were conducted in paralell to evaluate effectiveness of addition of lysine or probiotics. Research results indicated that supplementation of lysine, arranging from 0.8 to 1.2%, increased development rate, feed conversion effectiveness as well as meat quality compared to the control sample in which lysine was not added. Results were also recorded similarly toward the addition of probiotics to diet. Supplementation of probiotics from 0.2 to 0.6%, increased development rate and feed conversion effectiveness compared to the control sample which was not supplymented with probiotics. Our fi ndings revealed potential of using lysine and probiotics as supplements in chicken diet in order to increase of development rate, diet conversion effectiveness as well as improvement of meat quality.

Keywords: quality, Gata, lysine, probiotics, development

1 Nguyễn Tiến Toàn: Cao học Công nghệ Sau thu hoạch 2008 - Trường Đại học Nha Trang2 TS. Đỗ Văn Ninh: Trường Đại học Nha Trang

I. ĐẶT VẤN ĐỀGà là một trong những đối tượng gia cầm được

nuôi khá phổ biến ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, do nhu cầu tiêu thụ gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm tăng mạnh nên đã xuất hiện nhiều trang trại nuôi gia cầm ở qui mô công nghiệp. Tuy nhiên, những vấn đề phát sinh từ quá trình nuôi gia cầm, trong đó có gà, liên quan đến vệ sinh an toàn

thực phẩm đang có chiều hướng gia tăng. Việc lạm dụng các chất kích thích tăng trưởng, các chất kháng sinh trong quá trình chăn nuôi gia cầm đã dẫn đến nhiều nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Các chất kích thích hay kháng sinh thường được bổ sung vào thức ăn nhằm giúp cho vật nuôi tăng trưởng nhanh, nâng cao sức đề kháng. Vì vậy, xu hướng sử dụng chất kích thích tăng trưởng hay chất kháng sinh

Page 2: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LYSINE, PROBIOTICS ĐẾN TỐC …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 4.2013 25 Nguyen Tien Toan.pdf · Tạp chí Khoa học - Công nghệ

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 145

trong chăn nuôi gia cầm có chiều hướng gia tăng vì lợi ích về mặt kinh tế. Điều đó đã dẫn đến nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm đã được ghi nhận trong thực tế. Các cơ quan chức năng đã khuyến cáo và có những qui định nghiêm khắc nhằm hạn chế việc sử dụng các chất kích thích sinh trưởng cũng như kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm.

Bổ sung lysine và probiotics vào thành phần thức ăn có tác dụng tích cực trong việc cải thiện tốc độ sinh trưởng, hiệu quả chuyển hóa thức ăn, nâng cao sức đề kháng cũng như chất lượng của thịt gia cầm và thịt heo đã được nghiên cứu bởi một số tác giả Tôn Thất Sơn và cộng sự (2010), Trần Quốc Việt và Đặng Thái Hải (2010), Lê Văn An và cộng sự (2006), Hoàng Nghĩa Duyệt (2006), Nguyễn Anh Dũng (2010), Trần Quốc Việt và cộng sự (2008a), Trần Quốc Việt và cộng sự (2008b), Phạm Tất Thắng và Lã Văn Kính (2006). Tuy nhiên, việc nghiên cứu bổ sung lysine và probiotics trong khẩu phần thức ăn gà ta nuôi thương phẩm vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung lysine, probiotics đến tốc độ sinh trưởng, hiệu quả chuyển hóa thức ăn và chất lượng của thịt gà ta nuôi thương phẩm.

II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Vật liệuTổng số 240 con Gà ta (Gallus gallus

domesticus) 4 tuần tuổi có trọng lượng trung bình 180 g/con (n = 120) đối với gà trống và 165 g/con

(n = 120) đối với gà mái được tiến hành nghiên cứu. Các thực nghiệm được tiến hành tại Trại gà Hòa Quang, Phú Hòa, Phú Yên. Bổ sung chế phẩm L - Lysine do Ajinomoto ThaiLand sản xuất. Chế phẩm probiotics dạng bột do Viện Pasteur Nha Trang sản xuất, có mật độ vi khuẩn 108 cfu/g với hai chủng vi khuẩn chính gồm: Lactobacillus acidophilusvà Bacillus subtilis. Các nguyên vật liệu khác gồm: Bột ngô, tấm gạo, cám gạo, khô đậu tương, bột cá, methionine, cystine, threonine, tryptophan, muối NaCl, premix Vitamin, premix khoáng mua từ các hãng thức ăn công nghiệp tại Tuy Hòa, Phú Yên. Thức ăn hỗn hợp C911 do Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam sản xuất, mua tại đại lý thức ăn ở Tuy Hòa, Phú Yên.

2. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm ảnh hưởng của việc bổ sung lysine

vào khẩu phần thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và chất lượng gà ta được thực hiện trên 120 con gà con 28 ngày tuổi, chia thành 5 lô, mỗi lô gồm 12 con trống và 12 con mái, mỗi con được đeo số để theo dõi. Mỗi lô nuôi trong 3 lồng, mỗi lồng 8 con (4 trống và 4 mái), lồng nuôi có kích thước 1,6 × 1,0 × 1,0 (m). Khẩu phần thức ăn cho gà ở các lô thí nghiệm được trình bày chi tiết trong bảng 1. Gà được cho ăn theo chế độ 3 lần/ngày, vào lúc 7 giờ, 12 giờ và 17 giờ.

Thí nghiệm ảnh hưởng của việc bổ sung probioticsvào khẩu phần thức ăn đến tốc độ sinh trưởng và chất lượng gà ta cũng được thực hiện tương tự như trên và được trình bày chi tiết trong bảng 2.

Bảng 1. Khẩu phần thức ăn cho gà trong các lô thí nghiệm (đơn vị % so với lysine)

STT Nguyên liệu thức ăn Lô 1 Lô 2 Lô 3 ĐC 1 ĐC 2

1 Bột ngô 43 43 43 43 Cho ăn thức ănhỗn hợp C 911

2 Tấm gạo tẻ 11 11 11 11

3 Cám gạo 10 10 10 10

4 Khô đậu tương 16,6 16,6 16,6 16,6

5 Bột cá 10 10 10 10

6 Lysine 1,2 1,0 0,8 0

7 Methionine + Cystine 0,6 0,6 0,6 0,6

8 Threonine 0,45 0,45 0,45 0,45

9 Tryptophan 0,2 0,2 0,2 0,2

10 Muối NaCl 0,15 0,15 0,15 0,15

11 Premix Vitamin 0,5 0,5 0,5 0,5

12 Premix khoáng 0,5 0,5 0,5 0,5

Page 3: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LYSINE, PROBIOTICS ĐẾN TỐC …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 4.2013 25 Nguyen Tien Toan.pdf · Tạp chí Khoa học - Công nghệ

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013

146 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

3. Xác định chỉ số tăng trưởngChỉ số tăng trưởng được xác định theo công

thức sau:

A =W2 - W1

TTrong đó: A: Sinh trưởng tích luỹ (g/con/ngày).W2: Khối lượng gà của lần cân sau (g).W1: Khối lượng gà của lần cân trước (g).T: Khoảng thời gian giữa hai lần cân (ngày).

4. Xác định hiệu quả sử dụng thức ăn trên một đơn vị khối lượng tăng trọng

Tiêu tốn lượng thức ăn trên một đơn vị khối lượng tăng trọng được tính toán theo công thức:

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng =Lượng thức ăn sử dụng (kg)

Khối lượng tăng (kg)5. Xác định thành phần hóa học cơ bản

Hàm lượng nước và tro được xác định theo phương pháp của AOAC (1990). Hàm lượng protein được xác định theo TCVN 4321-1(2007) sử dụng hệ thống phá mẫu bán tự động Kejldah (Vapodest 45, Gerharlt, Germany). Hàm lượng lipid được xác định theo phương pháp của Bligh và Dyer (1959).6. Hàm lượng a xít béo

Phân tích thành phần axít béo được thực hiện tại Viện Công nghệ sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nha Trang, sử dụng hệ thống sắc ký khí GC của hãng Agilent (model 6890A plus, USA). Axít béo được phân tích bằng cột HP-FFAP (30 m x 0,25 mm, USA).Khí mang được sử dụng là Nitơ. Phân tích này được thực hiện trong ba lần lặp lại, kết quả báo cáo là giá trị trung bình.

7. Phương pháp xử lý số liệuCác thí nghiệm được bố trí lặp lại ít nhất ba lần

để đảm bảo thực hiện phân tích ANOVA. Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 16.0. Sự khác biệt

có ý nghĩa giữa các kết quả được đánh giá ở mức p < 0,05 áp dụng tiêu chuẩn Ducan.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Ảnh hưởng của lysine trong khẩu phần thức ăn đến tốc độ sinh trưởng

Ảnh hưởng của lysine trong khẩu phần thức ăn đến tốc độ tăng trưởng được trình bày trong hình 1. Kết quả cho thấy các lô gà cho ăn với khẩu phần thức ăn có bổ sung lysine từ 0,8 - 1,2% cho thấy tốc độ tăng trưởng cao hơn mẫu đối chứng không bổ sung lysine (ĐC1). Tốc độ tăng trưởng trung bình của các lô gà ăn thức ăn có bổ sung lysine từ 0,8, 1,0% và 1,2% sau 4 - 8, 8 - 12 và 12 - 16 tuần tuổi lần lượt là 8,9, 20,3 và 18,0 g/con/ngày. Trong khi đó, đối với mẫu ĐC1 lần lượt là 8,4, 19,6 và 16,3 g/con/ngày. Đối với lô gà sử dụng thức ăn tổng hợp C 911 (ĐC2) thì tốc độ tăng trưởng cao hơn các lô gà còn lại với tốc độ tăng trưởng trung bình sau 4 - 8, 8 - 12 và 12 - 16 tuần tuổi lần lượt là 9,4, 20,8 và 19,3 g/con/ngày. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng mặc dù thức ăn có bổ sung thêm lysine cải thiện được tốc độ tăng trưởng của gà, tuy nhiên so với thức ăn tổng hợp trên thị trường thì tốc độ tăng trưởng vẫn thấp hơn một chút. Điều này có thể được lý giải là do thức ăn tổng hợp ngoài việc bổ sung thêm lysine trong công thức có thể còn chứa thêm những yếu tố tăng trọng khác như chất kích thích sinh trưởng.

Hình 1. Ảnh hưởng của lysine trong khẩu phần thức ăn đến tốc độ tăng trưởng

Bảng 2. Khẩu phần thức ăn cho gà trong các lô thí nghiệm (đơn vị % so với probiotics)STT Nguyên liệu thức ăn Lô 1 Lô 2 Lô 3 ĐC 1 ĐC 21 Bột ngô 43 43 43 432 Tấm gạo tẻ 11 11 11 11 Cho ăn thức ăn

hỗn hợp C 9113 Cám gạo 10 10 10 104 Khô đậu tương 16,6 16,6 16,6 16,65 Bột cá 10 10 10 106 Lysine 1 1 1 17 Methionine + Cystine 0,6 0,6 0,6 0,68 Threonine 0,45 0,45 0,45 0,459 Tryptophan 0,2 0,2 0,2 0,2

10 Muối NaCl 0,15 0,15 0,15 0,1511 Probiotics 0,2 0,4 0,6 012 Premix Vitamin 0,5 0,5 0,5 0,513 Premix khoáng 0,5 0,5 0,5 0,5

Page 4: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LYSINE, PROBIOTICS ĐẾN TỐC …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 4.2013 25 Nguyen Tien Toan.pdf · Tạp chí Khoa học - Công nghệ

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 147

2. Ảnh hưởng của lysine trong khẩu phần thức ăn đến hiệu quả chuyển hóa thức ăn

Hiệu quả chuyển hóa thức ăn của các lô gà cho ăn thức ăn có bổ sung lysine cao hơn lô đối chứng (ĐC 1), nhưng thấp hơn lô ĐC 2 (hình 2). Hiệu quả sử dụng thức ăn trung bình của các lô gà thí nghiệm cho thức ăn bổ sung thêm lysine từ 0,8 – 1,2 % thức ăn sau 4 – 8, 8 – 12 và 12 – 16 tuần lần lượt là 2,84, 3,08 và 4,17 kg thức ăn/kg tăng trọng. Trong khi đó, đối với lô ĐC 1 là 3,19, 3,33 và 4,83 kg thức ăn/kg tăng trọng và đối với lô ĐC 2 là 2,49, 2,88 và 3,70 kg thức ăn/kg tăng trọng. Hiệu quả chuyển hóa thức ăn của các lô gà thí nghiệm có bổ sung thêm lysine trong khẩu phần thức ăn cao hơn lô đối chứng không bổ sung thêm lysine có thể được lý giải là do tác dụng tích cực của lysine giúp vật nuôi ăn ngon hơn và kích thích sự chuyển hóa thức ăn tốt hơn. Lô gà ĐC2 có hiệu quả chuyển hóa thức ăn tốt hơn các lô có bổ sung thêm lysine có thể là do thức ăn tổng hợp cũng có chứa lysisne, ngoài ra còn có thêm các yếu tố kích thích tăng trưởng khác.

Hình 2. Ảnh hưởng của lysine trong khẩu phần thức ănđến hiệu quả chuyển hóa thức ăn

3. Ảnh hưởng của lysine trong khẩu phần thức ăn đến chất lượng thịt gà

Chất lượng thịt gà được đánh giá dựa vào các chỉ tiêu hóa học, bao gồm thành phần hóa học cơ bản

và thành phần a xít béo như được trình bày trong hình 3. Nhìn chung, việc sử dụng thức ăn có bổ sung thêm lysine không ảnh hưởng đáng kể đến thành phần hóa học cơ bản của thịt gà (p > 0,05) so với các mẫu đối chứng, ngoại trừ hàm lượnglipid (hình 3a). Hàm lượng nước, tro, protein và lipid của thịt gà cho ăn thức ăn có bổ sung thêm lysine 1% (L-10) lần lượt là 67,49%, 0,99%, 22,61% và 7,75%. Trong khi đó, đối với mẫu ĐC1 là 66,93%, 1,05%, 22,98% và 8,45%, đối với mẫu ĐC2 là 68,30%, 0,95%, 22,52% và 7,69%.

Kết quả cũng cho thấy gà ăn thức ăn có bổ sung thêm lysine chỉ 10 g/kg có hàm lượng chất béo cao hơn đáng kể ( p < 0,05) so với gà ăn thức ăn tổng hợp. Điều này có thể được lý giải là do thức ăn ăn có bổ sung thêm lysine chỉ 10g/kg có thành phần dinh dưỡng ít hoàn hảo hơn thức ăn tổng hợp nên làm tăng sự tích lũy chất béo. Đây là một yếu tố không mong muốn làm giảm chất lượng của thịt gà.

Phân tích thành phần axít béo của thịt gà (hình 3b) cho thấy thịt gà cho ăn thức ăn có bổ sung lysine 1% (L-10) có SFA (1,95%) thấp hơn ĐC 1 (2,04%). Ngược lại, MUFA và PUFA của mẫu L-10 cao hơn ĐC 1 với giá trị của chúng lần lượt là 0,86% và 1,68% so với 0,72% và 1,66%. Điều này cho thấy rằng thịt gà mẫu L-10 có chất lượng tốt hơn ĐC 1. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy gà ăn thức ăn tổng hợp có chất lượng thịt tốt hơn L-10 và ĐC 1 dựa vào chỉ số SFA, MUFA và PUFA. Điều này có thể được lý giải là do thức ăn tổng hợp chứa tương đối đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu để vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt đồng thời đảm bảo được chất lượng cơ thịt.

Hình 3. Ảnh hưởng của lysine trong khẩu phần thức ăn đến chất lượng của thịt gà

Page 5: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LYSINE, PROBIOTICS ĐẾN TỐC …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 4.2013 25 Nguyen Tien Toan.pdf · Tạp chí Khoa học - Công nghệ

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013

148 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

4. Ảnh hưởng của probiotics trong khẩu phần thức ăn đến tốc độ sinh trưởng

Việc bổ sung probiotics vào khẩu phần thức ăn với hàm lượng từ 0,2 – 0,6% cải thiện tốc độ sinh trưởng so với mẫu đối chứng không bổ sung probiotics (hình 4). Tốc độ sinh trưởng trung bình của các lô gà ăn thức ăn có bổ sung probiotics0,2 – 0,6% sau 4 – 8, 8 – 12 và 12 – 16 tuần lần lượt là 9,74, 20,31 và 18,28 g/con/ngày. Trong khi đó, đối với lô gà không bổ sung probiotics (ĐC1) là 9,04, 19,94 và 17,55 g/con/ngày, đối với lô gà cho ăn thức ăn tổng hợp (ĐC2) là 9,86, 20,97 và 19,16 g/con/ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy probiotics có tác dụng giúp gà tăng trưởng mạnh hơn. Mẫu gà ở lô ĐC2 có tốc độ tăng trưởng mạnh hơn có thể là do thức ăn tổng hợp cũng chứa các chất kích thích tăng trưởng đồng thời còn có các thành phần dinh dưỡng quan trọng khác.

Hình 4. Ảnh hưởng của probiotics trong khẩu phần thức ăn đến tốc độ sinh trưởng

5. Ảnh hưởng của probiotics trong khẩu phần thức ăn đến hiệu quả sử dụng thức ăn

Hiệu quả chuyển hóa thức ăn của các lô gà cho ăn thức ăn có bổ sung probiotics cao hơn lô đối chứng (ĐC 1), nhưng thấp hơn lô ĐC 2 (hình 5). Hiệu quả chuyển hóa thức ăn trung bình của các lô gà thí nghiệm cho thức ăn bổ sung thêm probiotics từ 0,2 – 0,6% sau 4 – 8, 8 – 12 và 12 – 16 tuần lần lượt là 2,61, 2,93 và 3,97 kg thức ăn/kg tăng trọng. Trong khi đó, đối với lô ĐC 1 là 2,95, 3,13 và 4,36 kg thức ăn/kg tăng trọng và đối với lô ĐC 2 là 2,53, 2,80 và 3,69 kg thức ăn/kg tăng trọng. Hiệu quả chuyển

hóa thức ăn của các lô gà thí nghiệm có bổ sung thêm probiotics trong khẩu phần thức ăn cao hơn lô đối chứng không bổ sung thêm probiotics có thể được lý giải là do tác dụng tích cực của probioticsgiúp vật nuôi ăn ngon hơn, tăng sức đề kháng và kích thích sự chuyển hóa thức ăn tốt hơn. Lô gà ĐC2 có hiệu quả chuyển hóa thức ăn tốt hơn các lô có bổ sung thêm probiotics từ 0,2 – 0,6% có thể là do trong thức ăn tổng hợp cũng có chứa probiotics, ngoài ra còn có thêm các yếu tố kích thích tăng trưởng khác.

Hình 5. Ảnh hưởng của probiotics trong khẩu phần thức ăn đến hiệu quả chuyển hóa thức ăn

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊBổ sung lysine từ 1-1,2% vào thức ăn giúp

tăng tốc độ sinh trưởng của gà ta nuôi thương phẩm 10,4% so với mẫu đối chứng không bổ sung lysine và hệ số tiêu thụ thức ăn trên 1 kg tăng trọng giảm 13,7% sau 16 tuần nuôi. Bên cạnh đó, việc bổ sung lysine cũng làm cải thiện chất lượng thịt gà. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận khi bổ sung probiotics vào khẩu phần thức ăn. Việc bổ sung 0,6% probiotics trong khẩu phần thức ăn giúp tăng tốc độ sinh trưởng 4% và hệ số tiêu thụ thức ăn trên 1 kg tăng trọng giảm 9,8%. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra tiềm năng sử dụng lysine và probiotics trong khẩu phần thức ăn cho gà nuôi thương phẩm để cải thiện tốc độ sinh trưởng, hiệu quả chuyển hóa thức ăn và chất lượng thịt. Những nghiên cứu tiếp theo nên được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng kết hợp của lysine và probiotics đến sinh trưởng, phát triển, hiệu quả sử dụng thức ăn và chất lượng cơ thịt.

Page 6: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LYSINE, PROBIOTICS ĐẾN TỐC …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 4.2013 25 Nguyen Tien Toan.pdf · Tạp chí Khoa học - Công nghệ

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 149

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt1. Lê Văn An, Đào Thị Phượng, Hoàng Minh Tuấn, 2006. Hiệu quả sử dụng lysine và methionine trong khẩu phần lá khoai lang

ủ nuôi lợn thịt ở nông hộ. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ 1/6: 52 – 55.2. Hoàng Nghĩa Duyệt, 2006. Ảnh hưởng của các mức lysine khác nhau trong khẩu phần lợn nái móng cái giai đoạn chửa và

nuôi con tới năng suất sinh sản của chúng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ 2/12: 49 – 52.3. Nguyễn Anh Dũng, 2010. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm probiotics đến hiệu quả chăn nuôi heo và giảm ô nhiễm môi trường

không khí chuồng trại. Bản tin thông tin Khoa học và công nghệ, số 3/2010.4. Tôn Thất Sơn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thế Tường, 2010. Ảnh hưởng của mức lysine trong thức ăn đến khả năng sinh trưởng của

lợn con lai từ 7 – 28 ngày tuổi. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 8 (1): 90 – 97. 5. Phạm Tất Thắng và Lã Văn Kính, 2006. Tác dụng và hiệu quả của việc bổ sung probiotics trong thức ăn cho lợn thịt. Tạp chí

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ 1/8: 76 – 78.6. Trần Quốc Việt và Đặng Thái Hà, 2010. Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi, protein thô và lysine trong khẩu phần

đến sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn của vịt CV super M nuôi thịt. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 8 (2): 277 – 286.

7. Trần Quốc Việt, Bùi Thị Thu Huyền, Ninh Thị Len, Nguyễn Thị Phụng, Lê Văn Huyên và Đào Đức Kiên, 2008a. Ảnh hưởng của việc bổ sung probiotics vào khẩu phần đến khả năng tiêu hóa, tốc độ sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn con và lợn thịt. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Chăn nuôi, số 11, tháng 4/2008: 40 – 47.

8. Trần Quốc Việt, Bùi Thị Thu Huyền, Ninh Thị Len, Nguyễn Thị Phụng, Lê Văn Huyên và Đào Đức Kiên, 2008b. Ảnh hưởng của việc bổ sung probiotics vào khẩu phần đến khả năng tiêu hóa thức ăn, tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Lương Phượng nuôi thịt. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 7/2008: 52 – 57.

Tiếng Anh9. Bligh, E. G. and Dyer, W. J., 1959. A rapid method of total lipid extraction and purifi cation. Canadian Journal of Biochemistry

and Physiology, 37(8): 911-917.10. Helrich K, editor, 1990. Offi cial Methods of Analysis of the Association of Offi cial Analytical Chemists. 5th ed. Arlington,

Va.: AOAC Inc.