26
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ÔN VĂN HUY NGHIÊN CỨU SỰ ỔN ĐỊNH CỦA BỜ SÔNG THẠCH HÃN QUẢNG TRỊ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy Mã số : 60.58.40 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Đà Nẵng - Năm 2015

NGHIÊN CỨU SỰ ỔN ĐỊNH CỦA BỜ SÔNG THẠCH HÃN QUẢNG …tailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/8227/2/OnVanHuy.TT.pdf · quan trọng, là huyết mạch giao thông

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ÔN VĂN HUY

NGHIÊN CỨU SỰ ỔN ĐỊNH CỦA

BỜ SÔNG THẠCH HÃN QUẢNG TRỊ

VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy

Mã số : 60.58.40

TÓM TẮT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2015

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN THẾ HÙNG

Phản biện 1: TS. NGUYỄN VĂN HƯỚNG

Phản biện 2: TS. KIỀU XUÂN TUYỂN

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn

tốt nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày

05 tháng 02 năm 2015

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm thông tin - học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tỉnh Quảng Trị có diện tích 4.739,8 km², dân số 604.700 người,

có mạng lưới sông ngòi dày đặc, hệ thống sông suối ở đây có đặc thù

độ dốc lớn. Sông Thạch Hãn (hay còn gọi là sông Quảng Trị) là con

sông lớn nhất tỉnh Quảng Trị. Sông Thạch Hãn có 37 phụ lưu, diện

tích lưu vực 2.842 km² tính đến Cửa Việt. Ba phụ lưu chính là sông

Vĩnh Phước, sông Rào Quán (phần thượng nguồn gọi là sông

ĐaKrông), sông Cam Lộ (phần hạ nguồn gọi là sông Hiếu) [2].

Sông Thạch Hãn từ xưa cho tới nay đều được coi là một con sông

quan trọng, là huyết mạch giao thông đường thủy uốn lượn uyển

chuyển qua các lưu vực đồng bằng, các vựa lúa chính của tỉnh Quảng

Trị như Triệu Phong, Hải Lăng này rất thuận lợi. Con sông cũng có

ý nghĩa về mặt thủy lợi, cung cấp nguồn nước cho các đồng bằng hạ

lưu thuộc các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Thị xã Quảng Trị, nơi

mà dòng sông đi qua.

Các vùng hạ lưu của các lưu vực sông ở Việt Nam nói chung cũng

như vùng hạ lưu sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị nói riêng, là khu vực

phát triển của tất cả các ngành kinh tế xã hội như ngành công nghiệp, xây

dựng, đô thị, nông lâm ngư nghiệp, du lịch dịch vụ, giao thông… Do đó

nó sẽ có tác động mạnh mẽ đến dòng sông và nguồn nước, cho nên cơ sở

hạ tầng về thủy lợi nói chung và cụ thể là cơ sở hạ tầng phục vụ công tác

phòng chống lũ lụt, bảo vệ bờ sông, luồng lạch đảm bảo cho các ngành

kinh tế xã hội phát triển bền vững là vô cùng quan trọng.

Trên một con sông, xói lở và bồi tụ là một quá trình hoạt động tự

nhiên, có đoạn sông bị xói lở có đoạn sông bị bồi tụ. Đó là hệ quả của

mối tương tác giữa dòng chảy và lòng sông mà tác nhân trung gian là

bùn cát vận chuyển. Tuy là hoạt động bình thường của thiên nhiên,

2

song hiện tượng xói – bồi bờ sông rất phức tạp chịu sự chi phối bởi

nhiều yếu tố và không có quy luật. Do đó ảnh hưởng của xói – bồi, đặc

biệt là ảnh hưởng của xói sạt lở bờ sông là vô cùng nghiêm trọng.

Trong những năm gần đây, do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí

hậu toàn cầu, lượng mưa phân bổ vốn không đồng đều càng ngày

càng trở nên cực đoan hơn. Lượng mưa tập trung vào các tháng trong

mùa mưa lũ chiếm hơn 2/3 tổng lượng mưa cả năm nên trong mùa lũ

nước từ thượng nguồn đổ về lớn, kết hợp triều dâng đã làm ngập sâu,

xói lở bờ nhiều đoạn sông nghiêm trọng. Theo thống kê sơ bộ mỗi

năm có đoạn bờ sông xói lở ăn sâu vào đất sản xuất của nhân dân từ

0,8÷2m, có đoạn xói sâu vào đất thổ cư của người dân sống ven bờ

sông, như đoạn từ Thượng lưu cầu Thạch Hãn đến đập Trấm, gây uy

hiếp đến tính mạng tài sản của nhân dân.

Với tình hình trên, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng, tìm ra các

nguyên nhân và xác lập các cơ sở khoa học để đánh giá khả năng sạt

lở bờ sông từ đó đề ra các biện pháp chỉnh trị đoạn sông Thạch Hãn,

tỉnh Quảng Trị là vô cùng cấp thiết.

Do đó, đề tài “Nghiên cứu đánh giá sự ổn định của bờ sông Thạch

Hãn, tỉnh Quảng Trị và đề xuất biện pháp bảo vệ” là rất cần thiết.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu đánh giá sự ổn định bờ sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng

Trị, đoạn từ thượng lưu cầu Thạch Hãn đến đập Trấm.

- Đề xuất biện pháp bảo vệ cho bờ sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng

Trị đoạn từ thượng lưu cầu Thạch Hãn đến đập Trấm.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề ổn định của bờ sông Thạch Hãn,

tỉnh Quảng Trị.

- Phạm vi nghiên cứu: Bờ sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị, đoạn

từ thượng lưu cầu Thạch Hãn đến đập Trấm.

3

4. Phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp thu thập thông tin

- Điều tra, thống kê và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu trong và

ngoài nước có liên quan đến đề tài;

- Các số liệu thiết kế công trình (hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất,

địa chất thủy văn, thiết kế kỹ thuật công trình…);

- Nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý thuyết của công nghệ, các

biện pháp xử lý.

b. Phương pháp nghiên cứu trên mô hình tính toán

- Lựa chọn phần mềm tính toán;

- Chọn đoạn sông cụ thể để áp dụng mô hình toán.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ứng dụng các thành tựu khoa học, tin học, các tiến bộ kỹ thuật

mới và các kinh nghiệm thực tế để đánh giá ổn định bờ sông.

- Định hướng sự xói lở, bồi lắng do biến đổi dòng chảy để đưa ra

phương án chỉnh trị nhằm hạn chế thiệt hại do dòng chảy gây ra.

Phục vụ công tác phòng chống lũ, chỉnh trị bờ sông, lòng sông nhằm

phát triển kinh tế xã hội và cuộc sống dân cư ven bờ sông Thạch Hãn

đoạn từ thượng lưu cầu Thạch Hãn đến đập Trấm.

6. Cấu trúc của luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, gồm có 4

chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về đoạn sông nghiên cứu

Chương 2: Nghiên cứu chế độ thủy lực và diễn biến sông Thạch

Hãn, tỉnh Quảng Trị (đoạn từ thượng lưu cầu Thạch Hãn đến đập Trấm).

Chương 3: Áp dụng phần mềm River2D tính toán trường phân

bố vận tốc bờ sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị (đoạn từ thượng lưu

cầu Thạch Hãn đến đập Trấm).

Chương 4: Đề xuất giải pháp chỉnh trị bảo vệ bờ sông Thạch Hãn,

tỉnh Quảng Trị (đoạn từ thượng lưu cầu Thạch Hãn đến đập Trấm).

4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐOẠN SÔNG NGHIÊN CỨU

1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

1.1.1 Vị trí địa lý

Khu vực nghiên cứu: Bờ sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị, đoạn

từ thượng lưu cầu Thạch Hãn đến đập Trấm.

Hình 1.1:Sơ đồ lưu vực sông Thạch Hãn

1.1.2 Đặc điểm địa hình

Lưu vực sông Thạch Hãn có thể phân chia thành các vùng địa

hình như sau: vùng cát ven biển, vùng đồng bằng, vùng núi thấp và

đồi, vùng núi cao [12].

1.1.3 Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng

a. Địa chất

Trên lưu vực sông Thạch Hãn, nhìn chung địa tầng phát triển

không liên tục, các trầm tích từ Paleozoi hạ tới Kainozoi, trong đó

trầm tích Paleoxoi chiếm chủ yếu, gồm 9 phân vị địa tầng, còn lại 6

phân vị thuộc Mesozoi và Kainozoi. [12].

5

b. Thổ nhưỡng

Lưu vực sông Thạch Hãn có thể phân chia thành các vùng thổ

nhưỡng: vùng đồng bằng ven biển, vùng gò đồi, vùng đồi núi dãy

Trường Sơn [12,15].

1.1.4 Thảm phủ thực vật

Thảm phủ thực vật có tác dụng quan trọng trong việc điều hòa khí

hậu và điều tiết dòng chảy. Đặc biệt rừng có tác dụng làm giảm dòng

chảy lũ và tăng lượng dòng chảy mùa kiệt.

1.2. TÌNH HÌNH DÂN SINH KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG

NGHIÊN CỨU

1.2.1 Tình hình dân sinh

a. Dân số và lao động

b. Đặc điểm xã hội - quan hệ sản xuất

1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế

a. Sản xuất nông nghiệp

b. Phát triển các ngành nghề khác

c. Phương hướng phát triển sản xuất

1.3. HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH CHỈNH TRỊ SÔNG

THẠCH HÃN

1.3.1 Hiện trạng nghiên cứu quy hoạch sông Thạch Hãn

- Trước giải phóng 30-04-1975, do điều kiện chiến tranh nên công

tác quy hoạch không được tiến hành trên vùng này;

- Giai đoạn sau giải phóng 1975-1978, tiếp tục nghiên cứu hệ

thống Nam Thạch Hãn.

- Năm 1999 Viện Quy hoạch Thủy lợi “Quy hoạch thuỷ lợi lưu

vực sông Ô Lâu– hạ du Nam Thạch Hãn”.

1.3.2 Quá trình phát triển thủy lợi

- Giai đoạn sau năm 1975: Ðáng kể nhất là hệ thống tưới Nam

6

Thạch Hãn và cống Việt Yên.

Ngoài ra trong vùng này còn có 24 công trình hồ chứa vừa và nhỏ

để trữ nước tưới trong mùa kiệt, 8 trạm bơm tưới tiêu có công suất

nhỏ từ (450÷1.000) m3/giờ.

1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Xuất phát từ yêu cầu chỉnh trị đoạn sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng

Trị (đoạn từ thượng lưu cầu Thạch Hãn đến đập Trấm), đề tài đi

nghiên cứu các nội dung sau:

1- Đặc điểm tự nhiên lưu vực sông Thạch Hãn và đoạn sông

nghiên cứu.

2- Phân tích diễn biến, đánh giá thực trạng và xác định nguyên

nhân bất ổn định đoạn sông nghiên cứu.

3- Xác lập cơ sở khoa học và bản chất của mất ổn định lòng dẫn

đoạn sông nghiên cứu.

4- Đề xuất các giải pháp ổn định lòng dẫn đoạn sông nghiên cứu.

CHƯƠNG 2

NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ THỦY LỰC VÀ

DIỄN BIẾN SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ

(ĐOẠN TỪ THƯỢNG LƯU CẦU THẠCH HÃN ĐẾN ĐẬP TRẤM)

2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ĐOẠN SÔNG NGHIÊN CỨU

2.1.1 Đặc điểm địa chất lòng sông, bãi sông

a. Đặc điểm chung về địa tầng khu vực nghiên cứu

b. Điều kiện địa chất khu vực nghiên cứu

Bờ tả:Tuyến kè bờ tả có chiều dài khảo sát 6.231m, có cấu trúc

địa chất phức tạp, các lớp có chiều dày và sự phân bố không đồng đều.

Bờ hữu: Tuyến kè bờ hữu có chiều dài khảo sát 7.918m,

có cấu trúc địa chất phức tạp, các lớp có chiều dày và sự phân bố

không đồng đều.

7

2.1.2 Đặc điểm khí tượng – thủy văn – hệ thống sông ngòi

a. Hệ thống sông ngòi

Sông Thạch Hãn có một số sông nhánh tương đối lớn như các

sông: Khe Tung (F = 122 km2), Rào Quán (F = 251 km2), Nhùng (F

= 113 km2), Ái Tử (F = 95 km2), Cam Lộ (F = 539 km2),…

b. Mạng lưới trạm quan trắc thủy văn

- Các trạm đo đạc khí tượng: Vĩnh Linh; Cửa Tùng; Đông Hà;

Quảng Trị.

- Các trạm đo đạc thủy văn: Bến Thiêng thuộc sông Sa Lung; Gia

Vòng; Cửa Việt.

2.1.3 Đặc điểm khí hậu

Vùng nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng

năm có 2 mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa.

Các đặc trưng khí tượng trong vùng:

a. Lượng mưa bình quân nhiều năm X0 và phân phối các tháng

trong năm

b. Nhiệt độ (T0C), độ ẩm (W%), khả năng bốc hơi của không khí (Zp)

2.1.4 Các hình thế thời tiết nguy hiểm

a. Bão và áp thấp nhiệt đới

b. Không khí lạnh

c. Hội tụ nhiệt đới

d. Dông, gió lốc, mưa đá

e. Gió tây khô nóng

2.1.5 Đặc điểm thủy văn

* Diện tích lưu vực sông Thạch Hãn (tính đến cửa ra): Flv = 2.842 km2

* Lượng mưa bình quân nhiều năm: X0 = 2.678 mm

* Dòng chảy năm: Bình quân nhiều năm tại đầu mối Nam Thạch

Hãn (Flv = 1.301Km2)

8

Q0= 68,3 m3/s

W0= 2.156,6 x106 m3

* Dòng chảy lũ thiết kế và lũ kiểm tra qua tràn Nam Thạch Hãn:

E Đ.Vị Lũ thiết kế Lũ kiểm tra

Tần suất P % 0,5 0,1

Lưu lượng Q m3/s 8.323 9.958

* Các chỉ tiêu trung bình khác của sông Thạch Hãn:

- Mực nước lũ cao nhất (MNL) đo tại trạm Thành Cổ: + 7,27m

năm 1983.

- Mực nước trung bình nhiều năm : + 0,4 m

- Mực nước kiệt trung bình : + 0,0 m

- Độ dốc mực nước lũ : JTB = 0,206%

- Lưu lượng min : Qmin = 8 ÷ 10 m3/s

- Lưu lượng trung bình : QTB = 2.644 m3/s

- Hàm lượng bùn cát max : = 469 g/m3

- Hàm lượng bùn cát min: = 0,4 g/m3

- Mực nước lũ cao nhất (MNL) đo tại thôn Hải Lệ: + 8,5m năm

2009.

- Mực nước tạo lòng tại vị trí thôn Hải Lệ: +2,45m

- Lưu lượng tạo lòng tại thôn Hải Lệ : QTạo lòng = 607,9m3/s

- Mực nước lũ cao nhất (MNL) đo tại cầu Thạch Hãn: + 7,6m năm

2009.

- Mực nước tạo lòng tại vị trí cầu Thạch Hãn: +1,6m

- Lưu lượng tạo lòng tại vị trí cầu Thạch Hãn: QTạo lòng = 821,2m3/s [2].

2.2. PHÂN TÍCH CHẾ ĐỘ THỦY LỰC ĐOẠN SÔNG NGHIÊN CỨU

2.2.1 Dòng chảy năm

Dòng chảy năm ở sông Thạch Hãn phụ thuộc nhiều vào các yếu

tố khí hậu và mặt đệm của lưu vực. Ngoài ra, các hoạt động kinh tế

của con người cũng ảnh hưởng lớn đến dòng chảy năm.

9

2.2.2 Chế độ dòng chảy năm

Dòng chảy năm trên sông Thạch Hãn phân phối không đều trong

năm và được chia ra làm 2 mùa: Mùa lũ và Mùa cạn.

2.2.3 Dòng chảy mùa lũ

a. Thời gian mưa lũ

- Mưa lũ chính vụ: Mùa mưa lũ kéo dài 4 tháng, bắt đầu từ tháng

9 và kết thúc vào tháng 12.

- Mưa sớm và muộn sinh lũ: Thực tế có những năm mưa lũ xảy ra

sớm hơn muộn hơn thời gian lũ chính vụ.

- Mưa lũ tiểu mãn: Mưa lũ tiểu mãn xuất hiện vào từ cuối tháng 4

đến giữa tháng 6.

b. Đặc điểm dòng chảy lũ

Do địa hình có độ dốc lớn, đồng bằng chỉ là một dải hẹp, thấp

trũng, tiếp giáp sát chân đồi nên tốc độ tập trung nước vào sông suối

và truyền về hạ lưu rất nhanh.

2.2.4 Dòng chảy mùa cạn

a. Thời gian của mùa cạn

Tiếp sau mùa lũ là mùa cạn. Mùa cạn ở sông Thạch Hãn từ tháng

1 đến tháng 8. Mùa cạn ở sông Thạch Hãn có thể phân thành ba giai

đoạn: đầu, giữa và cuối.

b. Lượng dòng chảy của mùa cạn

Lượng dòng chảy mùa cạn chỉ chiếm 20% lượng dòng chảy năm.

Mô đun dòng chảy trung bình mùa cạn khoảng 20 - 30 l/s.km2.

2.2.5 Đặc điểm thủy triều

Thuỷ triều ở hạ lưu và cửa biển của sông Thạch Hãn chủ yếu là

chế độ bán nhật triều đều.

2.3. NGUYÊN NHÂN XÓI LỠ BỜ SÔNG Ở ĐOẠN SÔNG

NGHIÊN CỨU

10

2.3.1. Nguyên nhân trực tiếp

Quá trình gây xói lở bờ sông xảy ra do các nguyên nhân sau:

- Yếu tố hướng và vận tốc dòng chảy

- Yếu tố địa hình

- Yếu tố địa chất và nước ngầm

2.3.2. Những nguyên nhân gián tiếp

Các hoạt động kinh tế, khai thác của con người trong phạm vi lưu

vực sông, dẫn đến làm gia tăng tai biến trượt lở đất hai bên bờ sông,

biến đổi dòng chảy…có thể coi đó là những nguyên nhân gián tiếp.

Hình 2.1: Hiện trạng bờ hữu tại K0+250

Hình 2-.2: Hiện trạng bờ tả tại K3+600

11

Nhận xét:

Qua các kết quả phân tích ảnh vệ tinh cũng như tài liệu và hình

ảnh được cung cấp từ đơn vị tư vấn thiết kế cho thấy tình hình sạt lỡ

hai bên bờ sông Thạch Hãn đoạn từ đâp Trấm đến cầu đường sắt

sông Thạch Hãn là rất nghiêm trọng đặc biệt là đoạn sông chảy qua

thôn Tân Mỹ xã Hải Lệ (bờ tả từ thượng lưu kè: K0+250÷K4+900).

Ngoài ra từ nhiều năm nay tình hình biến đổi khí hậu cùng với vấn nạn

khai thác cát trái phép đã phần nào làm sạt lỡ hai bên bờ ảnh hưởng

đến việc sản xuất canh tác và cuộc sống của hàng trăm hộ dân. Do đó

việc chỉnh trị đoạn sông Thạch Hãn là cần thiết và cấp bách.

CHƯƠNG 3

ÁP DỤNG CHƯƠNG TRÌNH RIVER2D TÍNH TOÁN ĐOẠN

SÔNG TỪTHƯỢNG LƯU CẦU THẠCH HÃN ĐẾN ĐẬP TRẤM

3.1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH RIVER2D

3.1.1 Giới thiệu

River2D là chương trình giải mô hình thủy động lực học 2 chiều

ngang theo phương pháp phần tử hữu hạn, được phát triển bởi đại

học Alberta của Canada.

3.1.2 Các modul chính trong phần mềm River2D

a. Module River2D_bed

b. Module River2D_mesh

c. Module River2D

3.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH RIVER2D

3.2.1 Phương trình chủ đạo

3.2.2 Phương pháp giải số

3.2.3 Sai số trong quá trình rời rạc hóa của chương trình

3.2.4 Phương pháp giải bài toán theo thời gian

12

3.2.5 Khả năng ứng dụng của RIVER 2D

3.3. ÁP DỤNG MÔ HÌNH RIVER2D TÍNH TOÁN TRƯỜNG

PHÂN BỐ VẬN TỐC ĐOẠN SÔNG NGHIÊN CỨU

Để chương trình có thể tính toán được, cần thiết phải cung cấp

đầy đủ số liệu đầu vào.

3.3.1. Dữ liệu đầu vào

- Đường biên đặc trưng

Hình 3.1 Vị trí sông tính toán trên google map

- Lưới phần tử hữu hạn

Hình 3.2 Lưới phần tử tam giác trên đoạn sông tính toán

13

- Điều kiện biên

Hình 3.3 Sơ đồ tính toán với gán điều kiện biên

- Đặc trưng vật liệu

Với loại vật liệu đã nêu, luận văn chọn độ nhám n = 0,018.

3.3.2 Chạy chương trình RIVER 2D

Sau đây là kết quả chạy chương trình RIVER 2D để xác định vận

tốc dòng chảy theo hai chiều ngang x,y.

Hình 3.4 Kết quả trường vận tốc tính toán theo River2D

Hình 3.5 Kết quả độ sâu mực nước tính toán theo River2D

14

Hình 3.6 Kết quả độ cao mực nước tính toán theo River2D

3.3.3 Đánh giá các chỉ tiêu ổn định của sông Thạch Hãn

a. Chỉ tiêu ổn định theo chiều dọc sông

Tại đoạn sông nghiên cứu:

d = 0,003m; J = 2,06.10-4 ; h = 2,45m.

Thay vào, ta được :

Trị số h' = 0.59 >0,27 ÷ 0,43 nên sông Thạch Hãn tương đối ổn

định theo chiều dọc.

b. Chỉ tiêu ổn định theo chiều ngang sông

Đối với sông vùng trung du lòng sông là cát thô: B = 0,5 ÷ 1,0;

sông vùng đồng bằng, lòng sông là cát mịn: B = 1,1 ÷ 1,7.

Thay vào ta có:

Trị số h tương đối lớn, nên sông Thạch Hãn cũng không ổn định

theo chiều ngang.

Từ kết quả tính toán về trường vận tốc ứng với lưu lượng tạo lòng

Q=607,9 (m3/s) và thông qua số liệu quan trắc về xói lỡ, những hình

ảnh từ thực tế, trị số ổn định theo phương dọc và ngang thì sông

Thạch Hãn chảy qua khu vực nghiên cứu gây ra tình trạng xói lỡ

nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất

kinh doanh của người dân 2 bên. Vì vậy cần phải đưa ra biện pháp

phù hợp để hạn chế và khắc phục tình trạng xói lỡ.

15

CHƯƠNG 4

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ BẢO VỆ BỜ SÔNG

THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ

(ĐOẠN TỪ THƯỢNG LƯU CẦU THẠCH HÃN ĐẾN ĐẬP TRẤM)

4.1 MỤC TIÊU VÀ TIÊU CHUẨN CHỈNH TRỊ

4.1.1 Mục tiêu chỉnh trị

Mục tiêu của việc quy hoạch chỉnh trị sông Thạch Hãn đoạn từ

thượng lưu cầu Thạch Hãn đến đập Trấm nhằm từng bước điều chỉnh

lòng sông về trạng thái ổn định, góp phần phòng chống và giảm thiểu

các thiệt hại do lũ trên lưu vực sông Thạch Hãn gây nên; đảm bảo

tính mạng và tài sản của nhân dân hai bên bờ sông, góp phần phát

triển kinh tế xã hội ổn định và bền vững.

4.1.2 Tiêu chuẩn chỉnh trị

Phương hướng và các quy chuẩn kỹ thuật

* Chỉnh trị sông ứng với lưu lượng lũ và mực nước tương ứng

* Chỉnh trị sông ứng với lưu lượng kiệt và mực nước kiệt

* Chỉnh trị sông cho mực nước trung bình

Mực nước để tính toán chỉnh trị trong đề tài này được lấy tương

ứng với mực nước ứng với lưu lượng tạo lòng.

4.2 NHỮNG GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH VÀ THÀNH PHẦN

CÔNG TRÌNH

16

Hình 4.1: Bản đồ quy hoạch đê kè đoạn Sông Thạch Hãn

17

Có hai giải pháp để giải quyết vấn đề trên:

Giải pháp 1: Di dân ra khỏi nơi nguy hiểm, lập khu tái định

cư mới

Giải pháp 2: Nghiên cứu chỉnh trị sông Thạch Hãn đoạn đập

Trấm đến Gia Độ

* Hiện tại: Cùng với hệ thống kè Hậu Kiên đã và đang xây dựng

để bảo vệ chống xói lở từ thôn Hậu Kiên đến thôn An Mô; kè Triệu

Độ, kè Lập Thạch đã được xây dựng; kè Long Giang đang triển khai

xây dựng công trình chống xói lỡ dọc bờ sông trong phạm vi từ cầu

An Mô về đến cuối thôn Trà Liên Đông. Do đó, luận văn chỉ nghiên

cứu thiết kế kè chống xói lỡ cho đoạn sông Thạch Hãn từ hạ lưu đập

Trấm về cầu đường sắt Thạch Hãn.

Giải pháp công trình

Từ mục tiêu luận văn là chống xói lỡ bờ sông Thạch Hãn đoạn từ

hạ lưu đập Trấm về cầu đường sắt Thạch Hãn, tác giả đưa ra giải

pháp công trình như sau:

Do dòng sông uốn khúc lạ thường, nhằm mục đích đảm bảo

chống xói ven bờ và giảm thiểu kinh phí xây dựng, biện pháp kè hỗn

hợp được lựa chọn như sau:

- Đoạn từ hạ lưu đập Trấm về cầu Thạch Hãn làm kè bằng đá đổ

kết hợp mỏ hàn để hướng dòng chảy.

(Riêng đoạn cách cầu đường sắt Thạch Hãn 1Km về phía thượng

lưu, bên bờ hữu được làm kè bằng bê tông cốt thép tường chắn kết hợp

mái nghiêng, nên luận văn không nghiên cứu chỉnh trị đoạn sông này).

Thành phần công trình

Từ giải pháp công trình trên, thành phần công trình gồm có:

Kè chống xói lỡ: Làm bằng đá đổ, bằng bê tông và rọ đá

- Tổng chiều dài kè: 9.280,3 m

18

* Bờ tả (từ hạ lưu đập Trấm về đến cầu đường sắt Thạch Hãn):

4.378m. Từ (K1+420-K2+273) và từ (K5+231-K6+231,6): Không làm kè gia

cố bờ sông.

* Bờ hữu (từ hạ lưu đập Trấm về đến cầu đường sắt Thạch Hãn):

4.902,3m. Từ (K0- K2+135,6) và từ (K4+315,5- K6+573,1): Không làm kè gia cố

bờ sông.

Mỏ hàn

Mỏ hàn làm bằng đá đổ, số lượng 06 cái mỏ hàn (bờ tả 04 cái,

bờ hữu 02 cái) loại thẳng đặt nghiêng về hạ lưu.

Bến nước

Tuyến kè bờ tả, bờ hữu bố trí 10 bến nước, trong đó 08 bến nước

loại rộng 15m và 02 bến nước loại rộng 25m. Vị trí được đặt ở các

cụm dân cư và đường lên xuống bến cũ.

Bến nước B=3m kết hợp tràn ra

Tuyến kè bờ tả, bờ hữu bố trí 28 bến nước B=3m kết hợp tràn ra

để đảm bảo thoát nước mặt ra sông, vị trí được đặt ở các chỗ trũng

thích hợp để tiêu thoát nước.

Cống tiêu dưới kè

Tuyến kè bờ hữu bố trí 03 cống lấy nước để đảm bảo thoát

nước, tiêu úng.

4.3 THIẾT KẾ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHỦ

YẾU

4.3.1 Xác định cao trình đỉnh kè

Dựa vào kết quả tính toán của mô hình River 2D ứng với lưu

lượng tạo lòng Q = 607,9 (m3/s), chọn cao trình kè đá đổ hai bên bờ

từ cầu sắt Thạch Hãn là +5,5m và tăng dần theo địa hình lên phía

thượng lưu (chi tiết trong bản vẽ cad).

19

4.3.2 Qui mô kè đá đổ

-2,12

Tim tuyÕn thiÕt kÕTim tuyÕn kh¶o s¸t

§Êt §Êt ®¾p MB kÌ20.82 m2

-0,5

§Êt ®¾p MB kÌ

1:1,51:1,0

Bãc phong ho¸ dµy 20cm

§Êt ®¾p C3, =1,68T/m3,

( K®n=0,95, TC, ®Çm cãc) C¸t s¹n ngang

dµy 50cm

§¸ l¸t khan dµy 30cm

C¸t sái läc dµy 20cm

§¸ héc ®æ ch©n kÌ D>=20cm

(d­íi n­íc)

§¸ héc ®æ ch©n kÌ D>=20cm

(trªn c¹n)

Rä ®¸ KT(1x1x2)m

465

Sbãc BH: 4.37 m2

§Êt ®µo: m2

S®¾p TC m¸i: m2

S®¸ ®æ trªn c¹n: m2

S®¸ ®æ d­íi n­íc: m2

Llãt dµy 50cm: m2

0.25

44.77

3.18

6.35

0.87

S®¸ l¸t khan: m24.84

Sc¸t sái läc: m22.65

500

Km:0+163.70Cäc:91

4.8

1

4.7

0

4.6

5

4.6

2

3.5

8

3.4

3

-0.2

7

-0.8

9

-1.2

8

-1.7

8

-1.8

0

-3.1

0

-3.0

3

-3.0

0

-2.7

0

-2.6

3

7.47 5.00 2.53 7.51 0.2

7

6.53 2.16 0.9

9

2.99 0.0

7

2.00 2.93 1.0

7

6.00 2.49

468

200

500 100 1200

100

i=2% +7,00

+0,0

+1,00m = 1,5

m = 2,0

Hình 4.2. Mặt cắt ngang kè đá đổ tại cọc 91 (Km: 0 + 163,70)

4.3.3 Qui mô kè bê tông (từ kè đá đổ đến kè đoạn rọ đá)

- Tổng chiều dài kè bê tông:940,1 m

- Vị trí từ K6+928,3÷K7+868,4

+2,00+2,40

+5,50

0.7m8.0 m

§Êt ®µo th¶ tÊm ®an : 0.00 m2Phong ho¸ : 2.64 m2§Êt ®¾p gi¸p thæ : 1.02 m2§¾p gi¸p thæ tÊm ®an: 0.00 m2

§Êt ®¾p kÌ TC+CG: 12.63+8.88 m2

§Êt ®µo sµn ®¹o : 18.79 m2§Êt ®µo b¹t m¸i : 0.21 m2

+0,30

m20.00

m=1,75

300 543

m=0,5

1.0m

m=1,5

§¸ ®æ ch©n kÌ:

§Êt ®¾p TC, ®Çm cãc

Ranh giíi ®¾p TC vµ CG

§Êt ®¾p CG

TuyÕn kÌ thiÕt kÕ

TuyÕn kÌ kh¶o s¸t

§Êt ®¾p ®ª gi÷a quai: 0.00 m2§Êt ®¾p trong bao: 0.00 m2

-0,50

mËt ®é 25 cäc / m2

Cäc tre ®ùc, D=(6-10)cm, L=2,5m

Lý tr×nh:7+663.11Cäc:7

-0.3

8

-0.4

0

0.21

0.94

3.21

3.92

4.19

4.36

4.60

4.67

4.65

4.86 5.15 1.86 4.60 3.60 1.37

0.81

1.19

12.61 2.96

250

70

Hình 4.3. Mặt cắt ngang kè bê tông tại cọc 7 (Km: 7 + 663,11)

4.3.4 Qui mô kè rọ đá nối tiếp kè bê tông về cầu đường sắt

Thạch Hãn

- Tổng chiều dài kè rọ đá hoặc tràn ra: 50 m

- Vị trí từ K7+868,4÷K7+918,4

20

Lý tr×nh:7+870Cäc:2

-2.2

3

-1.9

1

-1.9

8

-1.0

3

-0.1

9

0.41

1.36

2.21

3.02

3.89

3.43

3.20

3.93

4.43

4.47

4.48

4.45

4.88 1.43 2.72 2.77 2.76 2.10 2.32 2.26 1.97 1.09

2.66 1.36

1.06

3.07 3.81 2.66 0.68

+5,50

+0,10C¸t sái hçn hîp dµy 30cm

Rä ®¸ KT (2x1x0.6)m

§Êt ®¾p gi¸p thæ C2, k= 1,5T/m3

(®Çm cãc)

m=1,0

60 200 10030 30

§Êt ®µo th¶ tÊm ®an : 0.00 m2Phong ho¸ : 2.46 m2§Êt ®¾p gi¸p thæ : 0.97 m2§¾p gi¸p thæ tÊm ®an: 0.00 m2§Êt ®¾p kÌ: 1.88+13.09 m2

§Êt ®µo sµn ®¹o : 16.10 m2§Êt ®µo b¹t m¸i : 0.00 m2

m20.00§¸ ®æ ch©n kÌ:

m=0,5

Ranh giíi ®¾p TC vµ CG

+0,50

§Êt ®¾p ®ª gi÷a quai: 0.65 m2§Êt ®¾p trong bao: 0.92 m2

TuyÕn kÌ kh¶o s¸t

Trïng tuyÕn thiÕt kÕ

Hình 4.4. Mặt cắt ngang kè rọ đá tại cọc 2 (Km: 7 + 870)

4.3.5 Kè mỏ hàn

69

68 67 66

72 71

70

69

68

biÓn b¸o

Chî

nhµ bia liÖt sÜ

G3

b¶i båi

75

747 3A

72

71

70

69

68

Hình 4.5. Mặt bằng bố trí kè mỏ hàn số 1 và 2

41A

41

40A

40

39B

39A

39

38B

38A

38

37A

37

3635

3 4A

34

33B

33A33

32

31 A31 30 29B 29A 29 28 27B 27A 27 26 2 5 24 23 22

3 7

36

35

34A

3433

3231A

3 1

41

40

39

38

37

3635

3433

3231 30 29 28 27 26

2524

2322

3432 31

®Êt mµu

®Ê t mµu®Êt mµu

biÓn b¸o

biÓn b¸o

biÓn b¸o

má hµn sè 3

má hµn sè 4

má hµn sè 5

má hµn sè 6

Hình 4.6. Mặt bằng bố trí kè mỏ hàn số 3, 4, 5 và 6

21

-24.000-23.000-22.000-21.000-20.000-19.000-18.000-17.000-16.000-15.000-14.000-13.000-12.000-11.000-10.000

-9.000-8.000-7.000-6.000-5.000-4.000-3.000-2.000-1.0000.0001.0002.0003.0004.0005.0006.0007.000

Cao ®é mÆt ®Êt TN (m)

Kho¶ng c¸ch tõng cäc (m)

Kho¶ng c¸ch dån (m)

Tªn cäc

S¬ ho¹ tuyÕn

5.83

0

6.09

0

-0.1

00

-2.3

30

-4.0

20

-4.4

10

-4.0

10

16.130 15.760 17.200 14.280 18.020 18.570

0.00

0

16.1

30

31.8

90

49.0

90

63.3

70

81.3

90

99.9

60

M371

23

45

6

6000 12901221 2278

Ph¹m vi tÝnh má hµnPh¹m vi tÝnh cho kÌ

C¾t däc má hµn sè 4

Tû lÖ : - §øng : 1/500

- Ngang : 1/500

Rä ®¸ KT(1x1x2)m

m=3,0 -2,80

MN kiÖt trung b×nh =+1,00

§­êng mÆt ®Êt tù nhiªn

1,00

§¸ héc D 20cm

Giíi h¹n tÝnh gi÷a

kÌ vµ má hµn

§¸ l¸t khan dµy 30cm

C¸t sái läc dµy 20cm

6,00

-3.5

20

35.66

135.

62

7

293 500

§¸ héc D 20cm

Hình 4.7. Mặt cắt dọc kè mỏ hàn số 4

4.4 KIỂM TRA BỐ TRÍ KÈ BẰNG PHẦN MỀM RIVER 2D

Dùng phần mềm River 2D kiểm tra lại trường phân bố lưu tốc sau

khi đã bố trí kè.

Nhận xét: Kết quả trường vận tốc tính toán trong mô hình River

2D trước khi bố trí kè, cho thấy dòng chủ lưu đi sát bờ lỏm gây xói

lở bờ sông và sau khi có kè dòng chủ lưu đã bị đẩy ra xa bờ làm cho

lưu tốc ven bờ giảm đáng kể làm bờ sông không bị sạt lở. Nhờ sử

dụng mô hình toán, vị trí, kích thước kè được lựa chọn hợp lý, thể

hiện rõ rệt tác dụng và hiệu quả của kè mỏ hàn trong việc đẩy trục

dòng chảy ra xa và bảo vệ những khu vực bờ sông bị xói lở.

4.5 TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH CÔNG TRÌNH

4.5.1. Tính toán chống xói thân mỏ hàn

Tính toán:Vmax = 2,16m/s

Vậy thoả mãn điều kiện, mỏ hàn không bị xói thân.

4.5.2. Tính toán hố xói đầu mỏ

Tính toán: h 0, 56m

Kết luận: Hố xói đầu mỏ hàn không lớn, giải pháp gia cố bằng đá

đổ xung quanh thân và mũi mỏ hàn.

22

4.5.3. Tính toán ổn định chống trượt

Tính toán: P = 0,401 (T), K = 70,7

Kết luận: Điều kiện thoả mãn, mỏ hàn ổn định về trượt.

4.5.4. Tính toán ổn định kè

Kè có hình dáng kích thước dạng lăng thể đá đổ bằng cách đổ đá

hộc trực tiếp vào trong nước thành lăng thể tựa.

Kiểm tra ổn định cục bộ chân lăng thể tựa

Thay vào tính toán: Hc = 0,594m.

Với chiều rộng đỉnh lăng thể tựa B=1m, chiều cao bình quân của

đống đá H=7,2m nên chiều rộng của chân đống đá:

Bc = B + m.H = 1 + 1,5.7,2 = 11,8m

Vậy lăng thể tựa đủ lớn để phủ hố xói cục bộ, khối lượng đá đổ

bù thêm sẽ được làm trong quá trình vận hành và bão dưỡng kè sau

mỗi mùa lũ.

Tính toán kích thước nhỏ nhất của viên đá

Thay vào tính toán: 2

2 0,75 4d 0,05 0,2m

1,5

Vậy kích thước tối thiểu của viên đá dmin = 20cm. Tuy nhiên để

đảm bảo khối lăng thể tựa ổn định và tiết kiệm các viên đá lớn, phần

lõi lăng thể tựa có thể trộn 20% đá có kích thước từ 10-15cm để chèn

vào các lỗ hổng. Phần mặt ngoài khối lăng thể tựa phải đổ đá lớn.

4.6 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CÔNG TRÌNH

Công trình cải tạo, mở rộng, nâng cấp tuyến đê cứu hộ, kè chống

xói lỡ, phòng chống lụt bão và phát triển khu vực hai bên tả hữu sông

Thạch Hãn đoạn từ cầu Thạch Hãn đến đập Trấm khi được xây dựng

sẽ đảm bảo tính mạng và tài sản, giữ được đất đai canh tác và ổn định

đời sống của nhân dân 7 thôn, phường dọc sông Thạch Hãn.

23

4.7 ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG – SINH THÁI VÀ DIỄN BIẾN

XÓI LỠ HẠ LƯU

4.7.1 Tác động tích cực

- Công trình cải tạo, mở rộng, nâng cấp tuyến đê cứu hộ, kè chống

xói lỡ, phòng chống lụt bão và phát triển khu vực hai bên tả hữu sông

Thạch Hãn.

- Công trình đảm bảo cứu hộ cứu nạn, an toàn cho tính mạng, tài

sản của nhân dân xã Triệu Thượng và thị xã Quảng Trị khi có thiên

tai lụt bão.

- Tạo cảnh quan môi trường đẹp hơn.

- Ổn định đời sống tinh thần cũng như vật chất của nhân dân ven

sông của hai xã trên khi có thiên tai xảy ra.

4.7.2 Tác động tiêu cực

- Bãi cát bồi của sông sẽ bị xói mòn, lòng sông dần dần được trả lại

như cũ trước đây nên bị mất đi bãi vật liệu cát xây dựng tự nhiên.

- Quá trình thi công công trình do hoạt động của xe máy nên gây

ô nhiễm môi trường bởi bụi, khói, tiếng ồn...

4.7.3 Giải pháp xử lý - khắc phục

- Sửa chữa, nâng cấp các đường giao thông liên thôn, xã dùng

phục vụ trong quá trình thi công.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ xâm thực dòng chảy ở

phía bờ tả đối diện khu vực xây dựng công trình.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Đề tài đã tổng hợp, phân tích các đặc trưng thuỷ văn, thuỷ lực và

nghiên cứu quy luật biến động dòng sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị

(đoạn từ thượng lưu cầu Thạch Hãn đến đập Trấm).

Đề tài đã tổng quan về tình hình nghiên cứu, về khả năng ứng dụng

24

của mô hình toán, cùng việc đánh giá tình hình hiện trạng ở khu vực, đã

tiến hành ứng dụng chương trình River2D vào đánh giá lựa chọn giải

pháp công trình và dự báo diễn biến xói bồi cho khu vực nghiên cứu.

Từ kết quả mô hình, đề tài đã đề xuất giải pháp cải tạo, mở rộng,

nâng cấp tuyến đê cứu hộ, kè chống xói lỡ, phòng chống lụt bão và

phát triển khu vực hai bên tả hữu sông Thạch Hãn đoạn từ thượng lưu

cầu Thạch Hãn đến đập Trấm cùng kè Hậu Kiên, kè Gia Độ, kè Lập

Thạch, kè thị xã Quảng Trị… chống xói lỡ bờ sông Thạch Hãn. Công

trình nếu được xây dựng sẽ đáp ứng nguyện vọng và ổn định đời sống

của nhân dân các xã, phường ven sông Thạch Hãn. Đảm bảo an toàn

về tính mạng và tài sản cho nhân dân trong mùa mưa lũ.

Công trình còn phát huy được tiềm năng du lịch hai bờ sông

Thạch Hãn với nhiều di tích lịch sử.

2. KIẾN NGHỊ

Việc xây dựng công trình cải tạo, mở rộng, nâng cấp tuyến đê cứu

hộ, kè chống xói lỡ, phòng chống lụt bão và phát triển khu vực hai

bên tả hữu sông Thạch Hãn đoạn từ cầu Thạch Hãn đến đập Trấm có

tầm quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của Huyện Triệu

Phong và thị xã Quảng Trị. Do đó việc đầu tư xây dựng kè bảo vệ

chống sạt lở bờ sông là rất cần thiết và cấp bách nhằm bảo vệ đất sản

xuất và đời sống của nhân dân.

Sau mỗi mùa mưa lũ, bờ sông Thạch Hãn đoạn qua huyện Triệu

Phong và thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị lại sạt lở nghiêm trọng,

cuốn trôi hàng chục héc-ta đất ở, sản xuất. Trong khi nhà nước phải

đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây kè chống xói lở thì nạn khai thác cát,

sỏi trái phép ở lòng sông Thạch Hãn vẫn tiếp diễn, gây sạt lở nặng.

Việc khai thác cát trên sông Thạch Hãn nên có quy hoạch, nghiêm

cấm việc khai thác bừa bãi làm cho lòng sông bị thay đổi, đưa đến

việc xói lở cục bộ bờ sông.