11
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 3/2011 20 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHÀ RẠO XÃ NHƠN LÝ, TỈNH BÌNH ĐỊNH RESEARCHING FOR BUILING THE MODEL OF FISH AGGREGATING (FADS) DEVICES AT NHON LY COMMUNE, BINH DINH PROVINCE Hoàng Văn Tính, Phạm Văn Thông Khoa Khai thác - Trường Đại học Nha Trang TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu cho thấy, nghề khai thác cá kết hợp chà rạo ở vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý đã thất truyền khoảng 20 năm; ngư dân có nguyện vọng tìm lại nghề truyền thống nhằm khôi phục lại nguồn lợi vùng biển ven bờ tại địa phương. Nhóm nghiên cứu đã xây dựng mô hình chà xã Nhơn Lý phù hợp với yêu cầu Dự án FSPS II BĐ của tỉnh Bình Định và sự đồng thuận của ngư dân địa phương. Sau 3 tháng thả chà tổ Quản lý chà đã khai thác được 453kg mực và 5700kg (cá trác, cá ngân, cá cam, cá giò, cá nục, cá nhồng, cá róc…) tại chà. Đây là các loài hải sản ngư dân đã không khai thác được tại vùng biển khu vực thả chà từ lâu. Hình thành được mô hình ngư dân tự quản lý nguồn lợi và diện tích mặt nước ở vùng biển ven bờ để khai thác bằng một số nghề kết hợp với chà rạo. Hình thành được sự liên kết giữa ngành Thủy sản và Dịch vụ du lịch. Địa phương đã có thu nhập từ dịch vụ du lịch câu cá giải trí tại chà. Từ khóa: Mô hình chà rạo, cộng đồng ngư dân, nguồn lợi ven bờ ABSTRACT The research shows that the combination between fish exploiting and Fish Aggregating Devices (FADS) has lost about 20 years at coastal waters at Nhon Ly, the fisherman desires to restore Inshore reources at local now. The research group built the model of Fish Aggregating Devices (FADS) at Nhon Ly. It is suitable for the requirements of FSPS II project of Binh Dinh province and local people ‘s agreements. Fish Aggregating Devices has been done after 3 months, the management exploited 453kg Sepioteuthis lessoniana and 5700kg fish including: Priacanthus, Atule mate, Naucrates ductor, Rachycentron canadum, Decapterus maruadsi, Sphyraena… These seafood hasn’t been exploited for a long time. Forming model fisherman to manage reources and inshore sea area to exploit with the comination between some fishing farmings and Fish Aggregating Devices. Forming the connection between Fishery and Tourist at local. Nhon Ly gets income thanks to fishing tourism at Fish Aggregating Devices. Keywords: Model of fish aggregating devices, Fisheries communities, Inshore fisheries resources

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHÀ RẠO XÃ NHƠN LÝ, TỈNH …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 3-2011/So 3... · Trong nghề cá, chà được sử dụng để

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHÀ RẠO XÃ NHƠN LÝ, TỈNH …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 3-2011/So 3... · Trong nghề cá, chà được sử dụng để

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 3/2011

20 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHÀ RẠOXÃ NHƠN LÝ, TỈNH BÌNH ĐỊNH

RESEARCHING FOR BUILING THE MODEL OF FISH AGGREGATING (FADS)DEVICES AT NHON LY COMMUNE, BINH DINH PROVINCE

Hoàng Văn Tính, Phạm Văn ThôngKhoa Khai thác - Trường Đại học Nha Trang

TÓM TẮTKết quả nghiên cứu cho thấy, nghề khai thác cá kết hợp chà rạo ở vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý đã thất

truyền khoảng 20 năm; ngư dân có nguyện vọng tìm lại nghề truyền thống nhằm khôi phục lại nguồn lợi vùng biển ven bờ tại địa phương.

Nhóm nghiên cứu đã xây dựng mô hình chà xã Nhơn Lý phù hợp với yêu cầu Dự án FSPS II BĐ của tỉnh Bình Định và sự đồng thuận của ngư dân địa phương.

Sau 3 tháng thả chà tổ Quản lý chà đã khai thác được 453kg mực và 5700kg (cá trác, cá ngân, cá cam, cá giò, cá nục, cá nhồng, cá róc…) tại chà. Đây là các loài hải sản ngư dân đã không khai thác được tại vùng biển khu vực thả chà từ lâu.

Hình thành được mô hình ngư dân tự quản lý nguồn lợi và diện tích mặt nước ở vùng biển ven bờ để khai thác bằng một số nghề kết hợp với chà rạo.

Hình thành được sự liên kết giữa ngành Thủy sản và Dịch vụ du lịch. Địa phương đã có thu nhập từ dịch vụ du lịch câu cá giải trí tại chà.

Từ khóa: Mô hình chà rạo, cộng đồng ngư dân, nguồn lợi ven bờ

ABSTRACTThe research shows that the combination between fi sh exploiting and Fish Aggregating Devices (FADS)

has lost about 20 years at coastal waters at Nhon Ly, the fi sherman desires to restore Inshore reources at local now.

The research group built the model of Fish Aggregating Devices (FADS) at Nhon Ly. It is suitable for the requirements of FSPS II project of Binh Dinh province and local people ‘s agreements.

Fish Aggregating Devices has been done after 3 months, the management exploited 453kg Sepioteuthis lessoniana and 5700kg fi sh including: Priacanthus, Atule mate, Naucrates ductor, Rachycentron canadum, Decapterus maruadsi, Sphyraena… These seafood hasn’t been exploited for a long time.

Forming model fi sherman to manage reources and inshore sea area to exploit with the comination between some fi shing farmings and Fish Aggregating Devices.

Forming the connection between Fishery and Tourist at local. Nhon Ly gets income thanks to fi shing tourism at Fish Aggregating Devices.

Keywords: Model of fi sh aggregating devices, Fisheries communities, Inshore fi sheries resources

Page 2: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHÀ RẠO XÃ NHƠN LÝ, TỈNH …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 3-2011/So 3... · Trong nghề cá, chà được sử dụng để

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 3/2011

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 21

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong nghề cá, chà được sử dụng để tập

trung, tạo nơi trú ẩn, kiếm ăn, sinh sản cho cá

và các loài thủy sản khác. Từ lâu, chà được sử

dụng để khai thác cá trong các vùng nước nội

địa như sông, hồ, đầm, phá.

Hiện nay, chà được nhiều quốc gia trên thế

giới sử dụng kết hợp với nhiều loại ngư cụ để

khai thác cá ở vùng biển ven bờ và xa bờ. Có 2

loại: chà cố định và chà di động (Hình 1).

Chà cố định: cố định tại một vị trí trong thời

gian dài.

Mục đích: tập trung cá, làm nơi cư trú, kiếm

ăn, sinh sản cho các loài cá.

Hàng năm, bổ sung vật liệu và thiết bị cần

thiết để giữ cố định chà và tăng mật độ cá tập

trung tại chà.

Hình 1. Mô hình chà biển

Chà di động: mục đích chính là tập trung

cá trong một chu kỳ khai thác (mẻ lưới). Kết

thúc chu kỳ khai thác, chà được di chuyển đến

vị trí khác. Trong thời gian tập trung cá, chà di

chuyển với tốc độ hợp lý đạt được hiệu quả

khai thác.

Các nước Anh, Mỹ sử dụng chà kết hợp

lưới vây khai thác cá ngừ đại dương.

Philippin, Indonixia, sử dụng chà cố định

kết hợp lưới vây khai thác cá ngừ vây vàng.

Ấn Độ, sử dụng chà cố định và chà di động

để khai thác cá ngừ. Chà di động sử dụng

khai thác ở vùng biển đại dương có độ sâu

500m, chà cố định sử dụng khai thác ở độ sâu

30 - 100m…

Ở Việt Nam, từ lâu chà được sử dụng để

khai thác cá nước ngọt. Hiện nay, chà đang

được sử dụng kết hợp với nhiều loại ngư cụ

như câu, lưới mành, lưới vây để khai thác cá

biển.

Các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu,

Bến Tre, Tiền Giang… sử dụng chà kết hợp với

lưới vây ánh sáng khai thác cá ở vùng biển xa

bờ.

Bình Định là một trong số các địa phương

ven biển miền Trung sử dụng chà kết hợp với

nghề mành, câu, vây.

Xã Nhơn Lý là một trong những địa phương

của tỉnh Bình Định sử dụng chà từ lâu vào nghề

cá. Tuy nhiên, hiện nay nghề chà xã Nhơn Lý

đã bị thất truyền. Khôi phục lại nghề chà Nhơn

Lý là một việc cần làm vì tìm lại nghề truyền

thống của địa phương và mang lại hiệu quả

thiết thực.

Mục đích của nghiên cứu nhằm khôi phục

lại nguồn lợi vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý

để ngư dân khai thác được bằng nghề chà

rạo. Từ mô hình nghiên cứu có thể nhân rộng

những địa phương khác trong tỉnh nhằm góp

phần tái tạo và bảo vệ nguồn lợi và hệ sinh thái

vùng bờ.

Page 3: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHÀ RẠO XÃ NHƠN LÝ, TỈNH …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 3-2011/So 3... · Trong nghề cá, chà được sử dụng để

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 3/2011

22 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Cách tiếp cận: Dựa vào các công bố khoa

học trong và ngoài nước để tìm hiểu mẫu chà,

phân tích kết hợp với mẫu chà truyền thống của

địa phương được phục dựng lại qua phỏng vấn

hồi cố làm cơ sở xây dựng chà mô hình.

2. Xây dựng phiếu điều tra: Với các thông tin

cần tìm hiểu liên quan đến nội dung nghiên cứu

như: kinh tế xã hội nghề cá địa phương, đặc

điểm nghề cá địa phương, hiện trạng nghề chà

rạo địa phương, đặc điểm khu vực thả chà, kiểu

chà, kết cấu chà, loại nghề khai thác kết hợp với

chà rạo, nguyên nhân thất truyền nghề chà rạo

tại địa phương, nguyện vọng của ngư dân đối

với nghề chà.

3. Phương pháp điều tra: Phỏng vấn hồi cố;

phỏng vấn kết hợp khảo sát trực tiếp; điều tra

nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng.

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6/2010 -

11/2010

4. Chọn kiểu chà, cấu trúc và khu vực thảchà [1]

Kiểu chà, cấu trúc và khu vực thả chà được

chọn dựa vào kết quả khảo sát tại vùng biển khu

vực thả chà, đồng thời phù hợp số tham chiếu:

FSPS II BĐ/SCAFI/2010/3.7.6 của dự án và mục

tiêu của vấn đề nghiên cứu, thể hiện qua các nội

dung: phù hợp với đặc điểm nghề cá địa phương,

điều kiện môi trường khu vực thả chà; khả năng

tập trung và bảo tồn nguồn lợi vùng bờ; vật liệu

làm chà sẵn có tại địa phương; điều kiện sinh

hoạt cho tổ quản lý và bảo vệ chà; kết hợp giữa

Thủy sản và Dịch vụ du lịch; thời gian sử dụng

lâu; chi phí đầu tư thấp.

Hình 2. Điều tra tìm hiểu chà

Kết quả điều tra cho thấy, khu vực thả chà trước đây của xã Nhơn Lý được giới hạn bởi các hòn đảo: hòn Đài Di, mũi hòn Đụng (xã Cát Chính); hòn Giữa, Vũng Nồm, Vũng Bấc (Nhơn lý) và được chia thành 3 vùng: chà Đằm, chà Giữa và chà Cao, có độ sâu từ 15 - 40m. Trong đó bãi chà Đằm và chà Giữa mật độ cá tập trung cao hơn nhiều so với bãi chà Cao.

5. Chọn mẫu chà và phân tích 5.1. Đặc điểm về nghề cá xã Nhơn Lý [1]

Nhơn Lý là xã bãi ngang nằm trong vùng bán đảo Phương Mai về hướng Đông Bắc cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 22km.

Dân cư được quy hoạch sinh sống tập trung thành từng cụm, thôn chủ yếu giáp 3 mặt biển để thuận lợi cho việc hành nghề, quanh năm thường bị ảnh hưởng của thời tiết nhất là khi thời tiết có biến đổi.

Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của xã. Giá trị sản xuất năm 2009 của ngành Thủy sản gấp 1,27 lần giá trị sản xuất của ngành Dịch vụ và 6,47 lần ngành Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp (Hình 3).

Nghề cá xã Nhơn Lý có quy mô nhỏ. Tổng số tàu cá của xã có 373 chiếc, tổng công suất: 6945 cv, bình quân: 18,62 cv/tàu. Tàu có công

Page 4: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHÀ RẠO XÃ NHƠN LÝ, TỈNH …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 3-2011/So 3... · Trong nghề cá, chà được sử dụng để

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 3/2011

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 23

suất lớn nhất là 80 cv; số tàu công suất từ 50 cv trở lên có 7 chiếc. Cơ cấu đội tàu cá xã Nhơn Lý thể hiện trên hình 4.

Mùa vụ khai thác: hoạt động khai thác hải sản tại xã Nhơn Lý có hai vụ chính:

- Vụ cá Bắc: từ tháng giêng đến tháng 4 âm lịch.

- Vụ cá Nam: từ tháng 5 đến tháng 9 âm lịch.

Thời gian từ cuối tháng 9 đến tháng 12 thường có bão, nên hầu hết các nghề không tham gia hoạt động khai thác trừ một số ít nghề lưới cước hoạt động gần bờ. 5.2. Nghề khai thác cá kết hợp chà rạo xã Nhơn Lý [1]5.2.1. Nghề khai thác, đối tượng và mùa vụ khai thác

Trước đây, các nghề khai thác cá có sử dụng chà rạo gồm: mành chiếc (chủ yếu), câu, khai thác vào ban ngày khi cá đứng chà. Nghề mành chiếc kết hợp chà rạo cho sản lượng khai thác cao nhất trong tất cả các nghề khai thác cá ở xã Nhơn Lý. Hiện nay, nghề mành và câu cũng là hai nghề có số lượng tàu cá chiếm tỷ lệ lớn ở xã Nhơn Lý.

Đối tượng khai thác: Các loài cá khai thác được từ chà rạo tại xã Nhơn Lý trước đây chủ yếu cá chỉ vàng, cá nục, cá sơn, cá phèn, cá giò,

cá dìa, mực lá, cá hồng, cá cam, cá liệt và một số đối tượng khác.

Mùa vụ khai thác: Kết quả điều tra cho thấy, trước đây nghề chà rạo của địa phương hoạt động từ tháng 3 - 9 (âm lịch). Từ tháng 10 âm lịch, các nghề ít hoạt động đánh bắt tại chà, vì mùa gió đông bắc dòng chảy mạnh cá không “đứng” chà, mà di cư ra vùng nước sâu.5.2.2. Nguyên nhân thất truyền nghề chà rạo xã Nhơn Lý

Nghề chà rạo xã Nhơn Lý không còn được sử dụng cách đây khoảng 20 năm. Nguyên do của sự thất truyền nghề chà rạo tại xã Nhơn Lý, kết quả điều tra cho thấy có các nhóm nguyên nhân sau:

- Tranh chấp ngư trường khai thác: nghề lưới kéo khai thác trong khu vực thả chà làm mất chà, làm mất nguồn lợi. Nghề lưới vây kết hợp ánh sáng khai thác trong khu vực thả chà đã lôi cuốn cá tập trung ở chà ra vùng sáng, làm cho các nghề khai thác có sử dụng chà không có thu nhập hoặc thu nhập rất thấp.

- Sử dụng các phương pháp khai thác không phù hợp với quy định quản lý nghề cá như đánh bắt cá bằng chất độc, thuốc nổ ở những khu vực thuộc vùng đệm thả chà, làm giảm mật độcá hoặc các loài cá tập trung quanh chà (cá “đứng chà”).

Hình 4. Cơ cấu đội tàu cá xã Nhơn LýHình 3. Giá trị sản xuất các

ngành kinh tế năm 2009 xã Nhơn Lý

Page 5: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHÀ RẠO XÃ NHƠN LÝ, TỈNH …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 3-2011/So 3... · Trong nghề cá, chà được sử dụng để

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 3/2011

24 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

- Do yếu tố khách quan: bão tố, sóng biển, dòng chảy mạnh làm trôi chà, hỏng chà.

Trong đó, nhóm nguyên nhân thứ 3 là thứ yếu và có sự tác động của nhóm 1 và 2, ảnh hưởng đến tâm lý của ngư dân, làm giảm sự quan tâm của họ tới sự tồn tại của chà.

Nguyện vọng của ngư dân về khôi phục lại nghề chà rạo.

Kết quả điều tra cho thấy, 100% số người được hỏi muốn duy trì lại nghề cũ vì ngư dân tin tưởng, nếu chà rạo được phục dựng sẽ khôi phục lại nguồn lợi và sẽ cho hiệu quả khai thác cao hơn, nếu ngăn chặn được sự tranh chấp về ngư trường của các nghề lưới kéo, vây kết hợp ánh sáng và phương pháp đánh bắt bất hợp pháp.

- Ngư dân trực tiếp quản lý và khai thác chà, làm cơ sở triển khai xây dựng mô hình ngư dân tham gia quản lý nghề cá ở vùng nước gần bờ của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Định;

- Có thể kết hợp với ngành dịch vụ để nâng mức thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân trong xã, trước hết là những người tham gia xây dựng, quản lý mô hình.5.3. Chọn mẫu chà và phân tích [1]

Nhóm nghiên cứu đã chọn và phân tích 4 mẫu chà kiểu cố định làm cơ ở xây dựng chà mô hình gồm: mẫu chà xã Nhơn Lý (hình 5), mẫu chà Philipppin (hình 6), mẫu chà Thái Lan (hình 7) và mẫu chà Nhật Bản (hình 8) .

Hình 6. Chà cố định PhilippinHình 5. Mô hình chà xã Nhơn Lý

Hình 7. Chà cố định Thái Lan Hình 8. Chà cố định Nhật Bản

Page 6: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHÀ RẠO XÃ NHƠN LÝ, TỈNH …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 3-2011/So 3... · Trong nghề cá, chà được sử dụng để

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 3/2011

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 25

Mẫu chà xã Nhơn Lý: - Thân chà (1) làm bằng tre cây, mỗi bụi chà

ban đầu có 4 đến 7 cây tre, chiều cao: 7 đến 10m.

- Dây chà (2) làm bằng dây dừa, đường kính: Φ = 25 - 30mm. Mỗi bụi chà ban đầu thả từ 3 đến 4 dây. Chiều dài mỗi dây chà lớn hơn độ sâu nước tại vùng thả chà từ 5 - 10m.

- Lá chà (3) được liên kết thành dây dài tạo bóng râm tập trung cá, gồm hai loại: lá dừa hoặc lá chà là (chủ yếu). Lá chà thường sử dụng được 5 đến 6 tháng. Vào mùa mưa bão lá chà bị thường mục nên bị sóng, nước cuốn trôi.

- Vật nặng giữ chà (4) bằng các rọ đá. Mỗi bụi chà ban đầu thả từ 3 đến 4 rọ, trọng lượng mỗi rọ từ 40 đến 70kg.

Hàng năm, ngư dân bổ sung thêm vật liệu cho chà: tre, dây chà, đá cố định để tăng độ lớn của bụi chà, nhằm tăng mật độ tập trung cá và khả năng chịu đựng sóng gió của chà.

Mẫu chà Philippin: Có 4 bộ phận chính: bè nổi, dây chà, neo và đèn hiệu

- Bè nổi: làm bằng tre cây, có 2 lớp. Mỗi lớp 30 cây dài 10m. Giữa bè có 2 lốp ô tô: một lốp liên kết với dây neo và một lốp xe liên kết với dây chà (hình 6).

- Dây chà: liên kết lá chà. Phía trên liên kết với bè, phía dưới có đá dằn.

- Neo: gồm 2 - 3 khối bê tông, hình trụMẫu chà Thái Lan: Có 4 bộ phận chính: bè

nổi, dây chà, neo và đèn hiệu- Bè nổi: làm bằng phao nhựa, hình trụ, phía

trên liên kết với đèn hiệu (hình 7).- Dây chà: làm bằng lưới cũ.- Neo: gồm 1 neo sắt và đá dằnMẫu chà Nhật Bản: có 4 bộ phận chính: bè

nổi, phao, dây chà, neo.- Bè nổi: gồm những cây tre liên kết với

nhau thành hình chữ V (hình 8).- Dây chà: làm bằng lá dừa và lưới cũ.

- Neo: gồm 1 neo sắt và đá dằn- Phao nhựa hình trụ thể tích 200 lít, gắn với

dây neo và bè nổi bằng dây PE hoặc PP.Phân tích chà mẫu: - Mẫu chà xã Nhơn Lý: cấu tạo đơn giản,

dễ thi công chế tạo, chi phí thấp, hiệu quả tập trung cá thấp hơn so với mẫu chà Nhật Bản vàPhilippin; lực giữ chà thấp, dễ bị trôi. Thực tế điều tra đã chứng minh điều đó.

- Mẫu chà Thái Lan: cấu tạo đơn giản, dễ thi công chế tạo, diện tích tập trung cá nhỏ hơn so với mẫu chà Nhật Bản và Philippin.

- Mẫu chà Nhật Bản và Philippin có diện tích tập trung cá lớn hơn, cấu tạo chắc chắn. Tuy nhiên, so với 2 mẫu chà Thái Lan và xã Nhơn Lý chi phí lớn hơn và quy trình chế tạo phức tạp hơn.

- Lực giữ của các mẫu chà Philippin, Thái Lan, Nhật Bản thấp, chưa phù hợp với đặc điểm dòng chảy của vùng biển xã Nhơn Lý tại khu vực thả chà mô hình.

- Mẫu chà Philippin kết cấu phần bè nổi rộng, có thể bố trí thêm phần kiến trúc thượng tầng nếu có thêm hỗ trợ của thiết bị đỡ phần bè.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1. Kiểu chà, cấu trúc chà và khu vực thảchà [1] 1.1. Kiểu chà và cấu trúc chà:

Từ phân tích ở phần trên chà mô hình xây dựng là kiểu chà bè cố định, có 2 phần chính: phần nổi trên mặt nước và phần chìm trong nước. Ngoài ra, có một số thiết bị phụ trợ liên kết giữa các bộ phận.

* Phần nổi trên mặt nước: bè nổi và phòng sinh hoạt của tổ quản lý chà, đặt trên hệ thống phao bằng thùng nhựa (hình 10).

- Bè nổi có kích thước (7 x 7)m, làm bằng gỗ và tre,

- Phòng sinh hoạt có kích thước: rộng x dài

Page 7: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHÀ RẠO XÃ NHƠN LÝ, TỈNH …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 3-2011/So 3... · Trong nghề cá, chà được sử dụng để

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 3/2011

26 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

= (2,5 x 2,5)m; chiều cao phía trước: 2,5m, phía sau: 2,0m.

- Thiết bị đỡ bè: thùng nhựa, dài 1m, được kính 0,5m. Số lượng: 24 thùng

* Phần chìm trong nước gồm: bộ phận tập trung cá và bộ phận giữ bè chà (hình 9);

- Bộ phận tập trung cá: là các dây chà (dây bằng vật liệu PP, lá chà làm bằng là chà là) và vật nặng giữa dây chà là khối bê tông hình trụ;

+ Dây chà: có 8 dây bằng vật liệu PP, đường kính 16mm, chiều dài: 50m/1 dây;

+ Lá chà: làm bằng lá chà là (vật liệu ngư

dân địa phương đã dùng trước đây);+ Dây chà được liên kết vào bè nổi nhờ ma

ní, khóa xoay;+ Vật nặng giữ dây chà đúc bằng xi măng

trọng lượng 5kg/dây.- Bộ phận giữ bè chà: + Neo: 4 cái, neo hải quân+ Dây neo: 4 đường, vật liệu: cáp thép,

chiều dài 45m/1 dây Ngoài ra, còn có một số thiết bị khác để liên

kết bè chà: ma ní, khóa xoay, lốp ô tô cũ…

Hình 9. Cấu trúc chà mô hình Hình 10. Phần nổi của chà mô hình1. Bè nổi; 2. Dây chà;3. Lá chà; 4. Vật nặng giữ dây chà;5. Lốp xe; 6. Dây neo; 7. Ma ní liên kết neo và dây neo; 8. Neo giữ chà9. Phòng sinh hoạt của tổ Quản lý chà; 10. Phao (Thùng nhựa)

1.2. Khu vực thả chà: Nằm trong khu vực bãi chà Đằm, chà Giữa của xã, cách bờ khoảng 0,8 - 1 hải lý, độ sâu 20 - 25m.

Kiểu chà, cấu trúc chà và khu vực thả chà đã được thảo luận và thống nhất tại Hội thảo về phương án xây dựng chà ở thành phố Quy Nhơn vào tháng 6 năm 2010, dưới sự chủ trì của Ông Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định.

2. Tính toán chà [2]Tính toán chà là tính lực giữ của neo cố định chà và độ bền (lực đứt) của dây neo, nghĩa là tính

trọng lượng neo và đường kính dây neo. - Lực giữ của neo được tính biểu thức (1)

FN = F1 + F2 (1)Trong đó: FN: Lực giữ của phần neo (KG)

F1: Lực giữ do trọng lượng neo (KG), tính theo (2) F2: Lực giữ của phần liên kết (KG), tính theo (3)

Page 8: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHÀ RẠO XÃ NHƠN LÝ, TỈNH …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 3-2011/So 3... · Trong nghề cá, chà được sử dụng để

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 3/2011

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 27

F1 = KN1 * PN (2)

KN1: Hệ số lực giữ của neo phụ thuộc vào loại neo, chất đáy và tính chất tác dụng của ngoại lực.

=

(3) Trong đó: P = p * q P : Trọng lượng của 1m dây trong nước; p : Trọng lượng của 1m dây liên kết trong không khí q : Xuất nổi của vật liệu làm dây LN : Chiều dài dây cần thả (m) Z : Chiều cao từ vị trí thả dây đến đáy biển (m) - Lực đứt của dây neo tính theo biểu thức (4) Pđ = n * Pl.v (4) Trong đó: Pđ là cường độ đứt của dây; n là hệ số an toàn; Pl.v là cường độ làm việc của dây.Cường độ làm việc của dây được tính dựa vào ngoại lực (lực của gió và dòng chảy tạo ra) tác

dụng lên phần nổi và phần chìm của chà.Phần nổi trên mặt nước (bè và phòng sinh hoạt, nghỉ ngơi của tổ quản lý chà): chịu tác dụng

của gió (chủ yếu) và dòng chảy; Phần chìm dưới nước (bộ phận tập trung cá và bộ phận giữ chà): chịu tác dụng của dòng chảy. - Lực tác dụng của gió lên vật thể, được tính theo biểu thức (5):

= (5) Trong đó: Kgió : tổng lực gió tác dụng lên vật thể (tấn) k : hằng số liên quan đến hướng gió tác dụng lên vật thể. Agió : diện tích phần vật thể, đối tượng chịu tác dụng của gió (m2) Vgió : tốc độ gió (m/s)- Lực tác dụng của dòng chảy lên vật thể, được tính theo biểu thức (6): H (6) Trong đó: Knước : tổng lực dòng chảy tác dụng lên vật thể (tấn) Anước : diện tích phần vật thể (bè) chìm trong nước k : hằng số f : tham số liên quan đến tỷ số độ sâu khu vực (H) với chiều cao phần vật thể,

đối tượng chìm trong nước (d)Kết quả tính toán: trọng lượng neo: 40 kg/cái; đường kính dây neo: φ = 14 mm (cáp thép).

3. Thi công chà và thả chà [2]3.1. Thi công chà

Như trên trình bày, chà gồm các phần riêng rẽ liên kết với nhau, nên khi thi công chà có thể thực hiện độc lập theo từng công đoạn: bộ phận bè nổi, phần nhà ở, bộ phận tập trung cá và bộ phận giữ chà.

2

2

Page 9: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHÀ RẠO XÃ NHƠN LÝ, TỈNH …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 3-2011/So 3... · Trong nghề cá, chà được sử dụng để

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 3/2011

28 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

Ghi chú: 1. Tâm bè chà: vĩ độ 13053'59'' N; kinh độ 109017'00' E 2. Bè chà cách bờ thôn Hưng Lương 1420m 3. Khu vực các loại nghề: giả cào, mành đèn không được phép đánh bắt cách bè 500m. Khu vực được giới hạn bởi các điểm A1 (vĩ độ 13054'11'' N ; kinh độ 109016'48'' E); A2 (vĩ độ 13054'11'' N ; kinh độ 109017'24'' E); A3 (vĩ độ 13053'45'' N ; kinh độ 109016'48'' E); A4 )vĩ độ 13053'45'' N ; kinh độ 1090 17'24'' E)

Mô hình được sự hỗ trợ của Chương trình FSPS II Bình Định - Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định

Quy trình thi công phần tập trung cá: lá chà là được phơi khô, buộc vào dây chà (PP Φ16) bằng sợi 210D/27. Khoảng cách giữa các cụm lá 0,4m. Sau đó, liên kết hai dây chà độc lập với nhau thành dây đôi như (hình 11) và liên kết với bè nổi (hình 12).

3.2. Thả chà Sau khi hoàn tất công việc thi công, chà đã được tàu kéo đến vị trí thả tại điểm có tọa độ

φ = 13053’59’’N và λ = 10901’E (hình 13).

Hình 11. Dây chà mô hình Hình 12. Thả chà

Hình 13. Sơ đồ bố trí bè chà xã Nhơn Lý - TP. Quy Nhơn

Page 10: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHÀ RẠO XÃ NHƠN LÝ, TỈNH …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 3-2011/So 3... · Trong nghề cá, chà được sử dụng để

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 3/2011

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG � 29

4. Kết quả mô hình và thảo luận Kết quả mô hình đã được thảo luận tại

Hội thảo “Tổng kết hoạt động dự án” vào ngày 22/11/2010 tại thành phố Quy Nhơn dưới sự chủ trì của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định. Tại Hội thảo chà mô hình đã được đánh giá như sau:4.1. Kết cấu chà và vị trí thả chà:

- “Kết quả hoạt động rất đạt yêu cầu và được Địa phương, Ngành đánh giá cao. Phần chìm của chà và vị trí khảo sát đặt chà rất phù hợp. Nhiều đối tượng cá bị mất từ lâu nay lại phục hồi (cá liệt chỉ). Lượng cá phát tán xung quanh chà rất lớn, người dân hưởng lợi” [3].

- “Nhiều loài hải sản như mực, cá cam, cá giò, cá nục, cá nhồng, cá ngân, cá liệt, cá róc... đã tập trung thường xuyên và ổn định tại chà” [5]4.2. Tính bền vững và khả năng làm việc của mô hình

Chà mô hình hoạt động tốt, phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương. Điều này, đã được địa phương đánh giá và được kiểm chứng trong trận áp thấp nhiệt đới (sóng to, gió và mưa lớn) vào các ngày 25, 26, 27 tháng 7 năm 2010, tàu thuyền tại khu vực thành phố Quy Nhơn có những thiệt hại nặng và xã Nhơn Lý bị chìm 4 tàu cá, nhưng chà mô hình vẫn an toàn. 4.3. Hiệu quả kinh tế và kết hợp giữa Thủy sản với Dịch vụ du lịch

- Kết quả khai thác nguồn lợi tại chà của tổ Quản lý bè chà từ tháng 8/2010 - 10/2010:

“+ Mực lá: 453(kg) x 77.000(đ/kg) = 34.881.000(đồng)

+ Cá các loại: 5.700(kg) x 10.000 (đ/kg) = 57.000.000 (đồng)” [4], [5]

- “Thu từ dịch vụ câu cá của khách du lịch đến tham quan: 1.200.000 (đồng)” [4], [5].

- “Hàng ngày trung bình có 5 - 7 thuyền thúng câu mực và khai thác cá trác, cá nục xung quanh khu vực bè chà, thu nhập từ 100.000 -

400.000 đồng/ngày” [5].4.4. Tác động về mặt xã hội [5]

- “...Đem lại lợi ích thiết thực cho bà con ngư dân, nhất là hộ nghèo, cận nghèo và hộ khó khăn đánh bắt gần bờ”.

- “...Phát triển du lịch nghề cá ở địa phương, tăng thu nhập kinh tế gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương”. “…Ngư dân tổ chức đưa đón khách du lịch đến tham quan câu cá để thu tiền”

-“...Nâng cao ý thức cho bà con ngư dân trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở địa phương, nhằm khai thác nguồn lợi thủy sản bền vững và lâu dài”.

- “Từ khi triển khai mô hình bè chà người dân đồng tình và ủng hộ cao, vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân đánh bắt gần bờ, trong đó hưởng lợi nhiều nhất là ngư dân thôn Lý Hưng và Lý Lương”.4.5. Hình thành quy định bảo vệ nguồn lợi ven bờ

Ngành Thủy sản tỉnh Bình Định đã ban hành quy định quản lý và khai thác nguồn lợi quanh khu vực chà như: giới hạn phạm vi cấm hoạt động của các nghề, ngư cụ được sử dụng khai thác cá tại chà và vùng quanh chà (giới hạn bởi các điểm A1, A2, A3, A4, hình 13).

Xã Nhơn Lý đã xây dựng tổ quản lý chà và nguồn lợi trong khu vực cần bảo vệ bằng kinh phí hoạt động từ doanh thu bán sản phẩm khai thác được tại chà.

Tuy vậy, “vẫn còn một số tàu thuyền và ngư dân đến khai thác bất hợp pháp tại chà” [5]. Tất nhiên, sản lượng hải sản khai thác được tại chà của các tàu thuyền này UBND xã Nhơn Lý và tổ Quản lý bè chà không nắm được. Nghĩa là, sản lượng khai thác được từ chà cao hơn số lượng thống kê theo báo cáo của UBND xã Nhơn Lý và của tổ Quản lý bè chà.

Page 11: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHÀ RẠO XÃ NHƠN LÝ, TỈNH …ntu.edu.vn/Portals/66/Tap chi KHCNTS/So 3-2011/So 3... · Trong nghề cá, chà được sử dụng để

Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 3/2011

30 � TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

IV. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy: có thể phục

hồi nguồn lợi ven bờ tại xã Nhơn Lý bằng nghề chà rạo hoặc bằng phương pháp thả rạn nhân tạo.

Mở ra hướng phát triển nghề cá giải trí phục

vụ khách du lịch của tỉnh Bình Định và mô hình quản lý nghề cá biển ở vùng ven bờ dựa vào cộng đồng.

Có thể triển khai mô hình đến các địa phương khác có điều kiện tự nhiên và điều kiện môi trường vùng biển ven bờ tương tự.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Văn Tính (2010), Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu nghề chà rạo xã Nhơn Lý - Đề xuất phương án xây dựng mô hình.

2. Hoàng Văn Tính, Phạm Văn Thông (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động Dự án “Hỗ trợ xây dựng mô hình chà rạo cho vạn chài xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”.

3. Đánh giá của Ông Trưởng Ban Quản lý Dự án của Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định về kết quả hoạt động của Dự án.

4. Tổ Quản lý chà bè (2010), Báo cáo Tham luận “Về công tác tổ chức quản lý chà bè xã Nhơn Lý” tại Hội thảo Tổng kết hoạt động của Dự án.

5. UBND xã Nhơn Lý (2010), Báo cáo Tham luận “Đánh giá tác động của chà rạo đến môi trường, nguồn lợi thủy sản và đời sống cộng đồng dân cư ven biển của xã” tại Hội thảo Tổng kết hoạt động của Dự án.