13
Ngân hàng Liên Việt: Cầu nối gi ữa doanh nghiệp và xã hội Thực hiện bởi Vi ện Kenan châu Á tháng 10 năm 2010

Ngân hàng Liên Việt Cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội · PDF filehàng Liên Việt trở thành công ty cổ phần và coi trách nhiệm xã hội của doanh

  • Upload
    vokien

  • View
    236

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Ngân hàng Liên Việt Cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội · PDF filehàng Liên Việt trở thành công ty cổ phần và coi trách nhiệm xã hội của doanh

Ngân hàng Liên Việt: Cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội

Thực hiện bởi Viện Kenan châu Á tháng 10 năm 2010

Page 2: Ngân hàng Liên Việt Cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội · PDF filehàng Liên Việt trở thành công ty cổ phần và coi trách nhiệm xã hội của doanh
Page 3: Ngân hàng Liên Việt Cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội · PDF filehàng Liên Việt trở thành công ty cổ phần và coi trách nhiệm xã hội của doanh

1 LienVietBank

Mục tiêu học tập Trường hợp này cho thấy cách một công ty tư nhân Việt Nam mới áp dụng các khái niệm CSR vào hoạt động từ khi ra đời. Ngân hàng cũng xem xét sự cân bằng giữa trách nhiệm đối với các cổ đông và cam kết CSR thông qua những nỗ lực nhằm phát triển CSR và coi CSR là chiến lược của công ty. Trường hợp Ngân hàng Liên Việt cho thấy có nhiều cách khác nhau để kết hợp chương trình CSR vào các hoạt động của công ty, từ nhân viên tình nguyện đến cung cấp cho nông dân vay vốn lãi suất thấp, cùng với những lợi ích của các biện pháp này chẳng hạn như sự hài lòng của nhân viên cao và có một lượng khách hàng tiềm năng trong tương lai. Ngân hàng Liên Việt đã thành lập một công ty phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và kinh tế của các dân tộc thiểu số ở một tỉnh xa, cùng Chính phủ Việt Nam nỗ lực hỗ trợ giảm nghèo. Bằng việc nghiên cứu trường hợp này và hoàn thành các bài tập, học viên sẽ hiểu hơn về:

Cân bằng lợi nhuận của các cổ đông và chương trình CSR/chiến lược CSR Các cách thực hiện chương trình CSR khác nhau Vai trò của Chính phủ Vai trò đối với sự phát triển của công ty Chương trình CSR và sự hài lòng của nhân viên

Tác giả Richard Bernhard, Phó Giám đốc Điều hành, Viện Kenan châu Á

Đội nghiên cứu, chỉnh sửa, soạn thảo và dịch thuật Paul Wedel, Christine Davis, John DaSilva, Stephanie B.Soderborg, Phạm Lâm Thúy Quỳnh, Peeranun Panyavaranant và Kamonphorn Kanchana

Trường hợp nghiên cứu này được phát triển dưới Mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam (GCNV). Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là đối tác thi hành mang tầm cỡ quốc gia của Mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam và với sự ủng hộ về tài chính bởi Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Viện Kenan châu Á được lựa chọn với tư cách là cố vấn cho việc đưa vấn đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua nghiên cứu, đào tạo và xây dựng giáo trình.

Page 4: Ngân hàng Liên Việt Cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội · PDF filehàng Liên Việt trở thành công ty cổ phần và coi trách nhiệm xã hội của doanh

2 LienVietBank

Ngân hàng Liên Việt

Ngân hàng Liên Việt: Cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội

Năm 2007, ông Dương Công Minh và bảy cộng sự thân cận quyết định mở một Ngân hàng tư nhân. Với kinh nghiệm làm việc tại Ngân hàng tư nhân Việt Nam (VPBank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (gọi tắt là Agribank), những người sáng lập biết cách làm thế nào để vận hành Ngân hàng. Tuy nhiên, với số lượng người khiêm tốn họ muốn xây dựng một Ngân hàng mới trở thành "Cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội". Năm 2008, Ngân hàng Liên Việt trở thành công ty cổ phần và coi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là một nền tảng chính của mình. Một trong những cuộc họp đầu tiên của Hội đồng quản trị công ty, các giám đốc đã đồng ý trích 7% lợi nhuận của Ngân hàng cho xã hội. Sau đó, Ngân hàng Liên Việt mở một công ty nhằm phát triển thực hiện chương trình CSR và đưa ra các hoạt động tình nguyện của công ty. Trong cả năm đầu tiên hoạt động (2008), Ngân hàng Liên Việt đã đóng góp 48 tỷ đồng (tương đương với 11% lợi nhuận của Ngân hàng) cho xã hội, nhiều hơn so với cam kết của họ. Là một Ngân hàng mới đang phát triển mạnh mẽ, Ngân hàng Liên Việt cố gắng kết hợp chương trình CSR có tính chiến lược hơn trong khi vẫn tiếp tục đóng góp cho xã hội.

“Các cổ đông sáng lập của chúng tôi là doanh nhân thành đạt nhưng rất khiêm tốn. Họ muốn đóng góp cho xã hội trong khi vận hành một Ngân hàng tư nhân thành công", Tiến sĩ Lê Hồng Phong, Giám đốc điều hành của Ngân hàng phát biểu. 1

Trường hợp này cho thấy cách một công ty tư nhân mới của Việt Nam coi chương trình CSR là một nền tảng của kinh doanh và đang cố gắng kết hợp các khái niệm CSR vào hoạt động của mình.

Giới thiệu về công ty

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (Ngân hàng Liên Việt) là một Ngân hàng thương mại tư nhân được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động vào ngày 28/03/2008 và trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần từ năm 1993. [Tên đầy đủ của Ngân hàng bằng tiếng Việt là: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt và viết tắt là: Ngân Hàng Liên Việt]2. Với vốn điều lệ ban đầu là 3.300 tỷ đồng, Liên Việt là Ngân hàng lớn thứ tư trong số 36 Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.3 Tháng 05/2008, Ngân hàng Liên Việt bắt đầu các hoạt động thương mại tại Trung tâm Giao dịch tỉnh Hậu Giang, và 06/2008 hai chi nhánh tiếp theo được mở tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

1 Phỏng vấn Ts. Lê Hồng Phong, Giám đốc điều hành Ngân hàng Liên Việt, ngày 28/07/2010.

Page 5: Ngân hàng Liên Việt Cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội · PDF filehàng Liên Việt trở thành công ty cổ phần và coi trách nhiệm xã hội của doanh

3 LienVietBank

2 Ngân hàng Liên Việt: Nguồn từ: http://lienvietbank.net

3 Ibid

Ngân hàng Liên Việt được sáng lập bởi tám cổ đông, hầu hết trong số họ đều có kinh nghiệm làm việc tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank). Chủ tịch Hội đồng quản trị của Ngân hàng Liên Việt là ông Dương Công Minh, các cổ đông sáng lập khác đến từ các tập đoàn lớn bao gồm Tập đoàn Him Lam (18% cổ phần), Tập đoàn Thương mại Sài Gòn (SATRA) (4,6% cổ phần), và Công ty Dịch vụ bay miền Nam (SASCO) (2,4% cổ phần). Ngoài ra, một số đối tác chiến lược quan trọng từng hợp tác với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam như Ngân hàng Wells Fargo, N.A, Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sĩ), và Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính phần mềm (Oracle Financial Services Softwares Limited). "Với các cổ đông sáng lập đến từ các tập đoàn lớn có chuyên môn trong các thị trường tài chính, hệ thống Ngân hàng và quản lý, kết hợp với hỗ trợ tài chính từ Him Lam, SATRA, và SASCO, Ngân hàng Liên Việt có một nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng", Ông Dương Công Minh cho biết thêm. "Bên cạnh đó, những người sáng lập đã gắn bó với Ngân hàng Liên Việt ít nhất 10 năm và không gây áp lực về lợi ích [lợi nhuận] ở giai đoạn hoạt động đầu tiên.”4

Năm 2009, năm đầu tiên hoạt động của Ngân hàng Liên Việt đã thu được lợi nhuận sau thuế là 540 tỷ đồng, cao hơn 16% so với dự kiến và tất cả các chi nhánh của Ngân hàng đều có lợi nhuận. Đến cuối năm 2009, tổng giá trị tài sản của Ngân hàng lên tới 17,8 tỷ đồng, 5,9 tỷ đồng dư nợ tín dụng, một sở giao dịch, 12 chi nhánh và 15 phòng giao dịch.5 Ngày 22/11/2009 các cổ đông của Ngân hàng đã ký với Hội đồng quản trị công ty xin niêm yết trên thị trường giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, theo quy định của sàn giao dịch yêu cầu các công ty phải đi vào hoạt động ít nhất năm năm trước khi được niêm yết.6

Ngân hàng có trụ sở chính tại tỉnh Hậu Giang thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long và tiếp tiếp tục phát triển từ 600 nhân viên (năm 2008) đến 1.200 nhân viên (tháng 10/2010). Nguyên nhân mà Ngân hàng chọn tỉnh Hậu Giang làm trụ sở chính là do những người sáng lập đã thực hiện kinh doanh thành công ở miền Nam và họ đã chọn một khu vực nông nghiệp để dễ dàng tiếp cận với người nông dân. Đến cuối năm 2010, Ngân hàng Liên Việt đã có đến 70 chi nhánh và nhằm tăng tổng giá trị tài sản lên 60 ngàn tỷ VNĐ (Tương đương với 3,15 tỷ USD) và lợi nhuận trước thuế là 900 tỷ đồng VNĐ (Tương đương với 47,3 triệu USD), cũng như tăng vốn điều lệ lên 5.200 tỷ đồng (Tương đương với 271,5 triệu USD). Ngân hàng Liên Việt cũng có kế hoạch thành lập một công ty chứng khoán và một công ty quản lý tài sản với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính trong năm 2010.7

"Mục tiêu của Ngân hàng Liên Việt: sau năm năm hoạt động, Ngân hàng sẽ là một trong năm Ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam," Ông Phong, Giám đốc điều hành Ngân hàng cho biết.8

"Trong năm năm tới, Ngân hàng Liên Việt sẽ cố gắng trở thành một tập đoàn và Ngân hàng dịch vụ tài chính tại Việt Nam. Thị trường tài chính và Ngân hàng của Việt Nam hiện tại bao gồm hơn 50 Ngân hàng thương mại, và trong tương lai sẽ có nhiều Ngân hàng nước ngoài chắc chắn sẽ vào Việt Nam", ông Nguyễn Đức Hương, Phó Chủ tịch và Tổng Giám đốc công ty cho biết.8

Page 6: Ngân hàng Liên Việt Cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội · PDF filehàng Liên Việt trở thành công ty cổ phần và coi trách nhiệm xã hội của doanh

4 LienVietBank

4Ibid 5 “Ngân hàng Liên Việt hoạt động tốt” Tin tức doanh nghiệp Việt Nam. Nguồn từ:http://vietnambusiness.asia/lienvietbank-performs-fine/ 6 “Liên Việt hợp tác với những tên tuổi lớn” Tin tức trực tuyến Intellasia. Nguồn từ: http://www.intellasia.net/news/articles/finance/111289293.shtml 7 “Ngân hàng Liên Việt hoạt động tốt” Tin tức doanh nghiệp Việt Nam. Nguồn từ: http://vietnambusiness.asia/lienvietbank-performs-fine/ 8 Phỏng vấn Ts. Lê Hồng Phong, Tổng giám đốc của Ngân hàng Liên Việt, ngày 28/07/2010.

Để đạt được điều này, việc sát nhập giữa Ngân hàng Liên Việt và công ty dịch vụ tiết kiệm Bưu chính Việt Nam (VPSC), một chi nhánh của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) đang được thực hiện. "Sau khi việc sát nhập thành công, VNPost sẽ chiếm 18% cổ phần tại Ngân hàng Liên Việt," Phát ngôn viên của Ngân hàng - bà Trần Thị Mai Anh cho biết. Việc sát nhập này sẽ cho phép Ngân hàng Liên Việt sử dụng mạng lưới của VPSC với hơn 13.000 bưu điện trên toàn quốc như những văn phòng giao dịch. Trong khi đó, Ngân hàng Agribank thuộc ngân hàng nhà nước hiện nay có số lượng chi nhánh lớn nhất và văn phòng giao dịch với 2.230 điểm. Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của Ngân hàng Liên Việt cho biết: sự hợp tác này cho thấy mục tiêu của Ngân hàng Liên Việt là trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.10

Ngân hàng Liên Việt thực hiện chương trình CSR

Chương trình CSR và các hoạt động kinh doanh bền vững đã ăn sâu trong đường lối lãnh đạo của Ngân hàng Liên Việt bởi Ngân hàng luôn nỗ lực phấn đấu để trở thành "cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội" từ khi ra đời. Trên trang web của Ngân hàng khẳng định "Chúng tôi tin rằng mình có trách nhiệm hỗ trợ cộng đồng; sự tham gia của cộng đồng đó và các hoạt động kinh doanh bền vững luôn song hành với nhau. Ngân hàng Liên Việt cam kết góp phần vào sự phát triển bền vững và an ninh của hệ thống Ngân hàng cũng như của nền kinh tế của Việt Nam; đồng thời, tạo ra giá trị kinh tế bền vững cho các cổ đông và liên minh chiến lược, ông Nguyễn Đức Hương cho biết thêm.11 Ngân hàng Liên Việt thấy rằng lợi ích của CSR bao gồm việc xây dựng một hình ảnh thương hiệu mạnh, phát triển tốt các mối quan hệ với người dân Việt Nam – những khách hàng hiện tại và tương lai, trở thành đối tác phát triển tốt với các cơ quan chính phủ, thu hút và giữ nhân viên tài năng. Ngân hàng Liên Việt thực hiện chương trình CSR theo ba cách: 1) thu hút và giữ nguồn nhân lực trong nội bộ; 2) thực hiện nhiều các chương trình từ thiện đối với xã hội, và, 3) các hoạt động kinh doanh bền vững .

Các bên liên quan chính đến chương trình CSR của Ngân hàng Liên Việt bao gồm: 1. Các cơ quan Chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam, các cơ quan ban ngành cấp tỉnh và địa

phương - các mối quan hệ tốt là cần thiết cho "giấy phép hoạt động" 2. Cổ đông - tám người sáng lập cũng như 3.000 cổ đông nhỏ - tham gia mạnh mẽ là cần thiết

để tận dụng lợi thế lãnh đạo, và để hiểu được họ.

Page 7: Ngân hàng Liên Việt Cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội · PDF filehàng Liên Việt trở thành công ty cổ phần và coi trách nhiệm xã hội của doanh

5 LienVietBank

3. Nhân viên - nâng cao chất lượng tuyển dụng và giữ nhân viên trong khi họ vẫn có thể đóng góp cho chương trình CSR của Ngân hàng,

4. Cộng đồng và khách hàng - cộng đồng là người thụ hưởng các hoạt động CSR của Ngân hàng Liên Việt và các thành viên cộng đồng là khách hàng hiện tại và tương lai của Ngân hàng.

9 Ngân hàng Liên Việt. Nguồn từ: http://lienvietbank.net 10“Ngân hàng Liên Việt hoạt động tốt” Tin tức doanh nghiệp Việt Nam”. Nguồn từ: http://vietnambusiness.asia/lienvietbank-performs-fine/ 11 Ngân hàng Liên Việt. Nguồn từ: http://lienvietbank.net

Về mặt nội bộ, Ngân hàng Liên Việt tìm cách tạo văn hóa kinh doanh với việc quan tâm đến nhân viên của mình và duy trì tiêu chuẩn đạo đức cao. Các giá trị cốt lõi của Ngân hàng bao gồm: sáng tạo, kết nối, chia sẻ giá trị, phát triển bền vững, không ngừng cải thiện các hoạt động, hành động đạo đức, với sự trung thực và toàn vẹn. Ngân hàng Liên Việt phấn đấu xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp và tập trung vào chính sách hỗ trợ xã hội để thu hút và giữ nhân tài. Ngân hàng Liên Việt nhằm "giúp mọi người chúng ta phát triển, cho phép các cá nhân trong Ngân hàng tạo sự khác biệt."12

Chương trình nhân viên tình nguyện của Ngân hàng Liên Việt đặt mục tiêu tăng sự hài lòng của nhân viên và hỗ trợ cộng đồng. Ngân hàng Liên Việt thực hiện các hoạt động tình nguyện và từ thiện giúp đỡ những người tàn tật và người nghèo, trong đó cả doanh nghiệp và người lao động đều đóng góp kinh phí. Ngoài ra, Ngân hàng Liên Việt sẽ hỗ trợ cho nhân viên những người giúp đỡ cộng đồng khi họ đang nghỉ phép. Ngân hàng Liên Việt cũng tổ chức các hoạt động tình nguyện với quy mô lớn hơn như tổ chức đi xe đạp với chủ đề - "Nói không với thuốc lá". Các hoạt động tình nguyện được thực hiện thông qua các chi nhánh, và các hiệp hội thương mại hỗ trợ tổ chức các sự kiện. 70% nhân viên đã tham gia vào các hoạt động tình nguyện. Tuy không đề cập đến sự hài lòng của nhân viên nhưng theo những phản hồi không chính thức từ các công đoàn lao động thì rất tích cực.

Một số nhân viên chọn làm việc cho Ngân hàng Liên Việt bởi vì Ngân hàng tập trung vào chương trình CSR, bà Đinh Thu Hương, sinh năm 1979, Phó giám đốc phòng thanh toán cho biết: "Làm việc cho một công ty tập trung vào chương trình CSR như Ngân hàng Liên Việt là một trong những động lực phát triển của tôi. Một trong những tiêu chí của tôi khi tôi chọn làm việc ở đây không chỉ là Ngân hàng kinh doanh tốt mà họ còn có nhiều hoạt động và chương trình phục vụ cộng đồng. Tôi thực sự tự hào khi thấy Ngân hàng Liên Việt thực hiện rất tốt các chương trình CSR và tôi

Tình nguyện viên của Ngân hàng Liên Việt làm từ thiện ở Quảng Ngãi.

Page 8: Ngân hàng Liên Việt Cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội · PDF filehàng Liên Việt trở thành công ty cổ phần và coi trách nhiệm xã hội của doanh

6 LienVietBank

cũng có thể đóng góp một phần vào các dự án này. Chúng tôi thành lập một quỹ từ thiện và thực hiện chương trình hàng tháng như thăm các làng nghèo, trao học bổng cho học sinh nghèo, và thăm các trẻ em tàn tật”14

12 Ibid 13 Phỏng vấn nhóm thực hiện chương trình CSR của Ngân hàng Liên Việt, ngày 07/09/2010 tại Hà Nội. 14 Phỏng vấn Bà Đinh Thu Hương, Phó giám đốc phòng Thanh toán, Ngân hàng Liên Việt, ngày 14/10/2010.

Chương trình CSR của Ngân hàng Liên Việt tập trung vào việc làm từ thiện như hỗ trợ kinh phí và / hoặc các nguồn lực để cải thiện xã hội. Khi lợi ích kinh doanh trong hoạt động từ thiện của Ngân hàng tập trung vào việc hỗ trợ xã hội hơn là các lợi thế mang tính chiến lược cho công ty. Ngân hàng do các cổ đông đông chính quản lý, thì việc thực hiện các hoạt động từ thiện có thể là hợp lý. Tuy nhiên, khi cổ phần công ty được phát hành rộng hơn (đặc biệt là nếu Ngân hàng được niêm yết trên thị trường chứng khoán), điều quan trọng là chương trình CSR trở thành hoạt động mang tính chiến lược và cung cấp nhiều lợi ích hơn cho các cổ đông.

Đội ngũ CSR của Ngân hàng Liên Việt bao gồm một người quản lý và các đại diện từ phòng quan hệ công chúng và quan hệ doanh nghiệp. Nhóm sẽ báo cáo với Phó Giám đốc điều hành và đánh giá các nhu cầu trong hoạt động tập trung của Ngân hàng và các khu vực địa lý. Sau đó, nhóm sẽ lập bản dự thảo và trình các đề xuất lên Ban quản lý, và người quyết định là Giám đốc điều hành. Cuối cùng, các chương trình được nộp cho Hội đồng quản trị. Hiện tại, các hoạt động CSR của Ngân hàng Liên Việt tập trung vào xoá đói giảm nghèo trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm giáo dục, cơ sở hạ tầng, và hỗ trợ nông nghiệp.

Xét về mặt địa lý, các chương trình CSR hỗ trợ cộng đồng của Ngân hàng Liên Việt tập trung tại tỉnh Hậu Giang, nơi có trụ sở chính Ngân hàng, và huyện vùng sâu Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Ngoài ra, Ngân hàng còn thực hiện các chương trình có quy mô quốc gia như tặng tivi ở các khu vực vùng sâu vùng xa để họ có thể cập nhật thêm thông tin. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết "Tôi đánh giá cao sự hỗ trợ của Ngân hàng Liên Việt cho cộng đồng; Ngân hàng trở thành một tấm gương tốt cho các doanh nghiệp và các chương trình vì cộng đồng khác ..."15

Ngân hàng Liên Việt tài trợ sự kiện “thả bóng bay và tặng áo thun” tại một trường học địa phương.

Page 9: Ngân hàng Liên Việt Cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội · PDF filehàng Liên Việt trở thành công ty cổ phần và coi trách nhiệm xã hội của doanh

7 LienVietBank

Tại buổi khai trương, Ngân hàng Liên Việt đã công bố chương trình "Các cổ đông của Ngân hàng Liên Việt hành động vì người nghèo tại tỉnh Hậu Giang". Ngân hàng và các cổ đông chính đã hỗ trợ cho tỉnh tổng cộng là 44 tỷ đồng. Ngân hàng Liên Việt phối hợp với chính quyền địa phương tỉnh Hậu Giang nhằm phát triển kế hoạch hành động giúp người nghèo. Trong sáu tháng đầu hoạt động đầu tiên, Ngân hàng Liên Việt tập trung hỗ trợ người nghèo như xây dựng các trường học và một nhà khách, trao học bổng, và phát cặp sách cho học sinh sống gần các con suối và hồ. Ông Minh, Chủ tịch cho biết "Các hoạt động xã hội là những cam kết dài hạn của chúng tôi. Cùng với các hoạt động kinh doanh mang lại lợi ích, chúng tôi còn quan tâm đến cộng đồng và xã hội".

15 Trích lời phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, ngày 03/09/2009 tại tỉnh Hà Giang.

Năm 2008, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 30a nhằm đẩy nhanh chương trình xóa đói giảm nghèo tại 62 huyện nghèo nhất của đất nước. Chính phủ đang kêu gọi sự hỗ trợ từ các cơ quan phát triển, doanh nghiệp Nhà nước và các công ty tư nhân để tập trung phát triển các huyện này. Các công ty hỗ trợ tài chính và kỹ thuật. Ngân hàng Liên Việt được chọn để tập trung phát triển huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, một khu vực miền núi cao, nơi mà việc đi lại còn rất khó khăn. Phần lớn các hoạt động kinh tế của huyện tập trung vào nông nghiệp và lâm nghiệp. Các cây trồng chính của tỉnh Hà Giang là chè và lúa. Với dân số 50.307 người, Xín Mần là một trong những huyện nghèo nhất của cả nước.16 Huyện tiếp giáp với tỉnh Lào Cai và Trung Quốc. Tỉnh không có sân bay, do đó tất cả các phương tiện giao thông phụ thuộc vào đường núi. Năm 2008, thu nhập bình quân ở Hà Giang là 5,7 triệu đồng/người/năm, và thu nhập bình quân ở huyện Xín Mần còn thấp hơn nhiều. Trong khi đó, thu nhập bình quân xấp xỉ 32 triệu đồng/người/năm.17

Để thực hiện chương trình ở huyện vùng sâu này, Ngân hàng Liên Việt thành lập Công ty Phát triển Xín Mần, một công ty cổ phần tư nhân được thành lập nhằm thực hiện các công tác từ thiện của Ngân hàng Liên Việt tại huyện tập trung vào xóa đói giảm nghèo. Kinh phí cho công ty này được trích từ Ngân hàng Liên Việt và công ty Him Lam. Hai công ty đã cam kết đóng góp 70 tỷ đồng. Trong đó, 20 tỷ đồng dùng để trả lương cho 5 nhân viên làm việc toàn thời gian tại huyện Xín Mần.18

Ngân hàng Liên Việt thành lập Công ty phát triển để thực hiện và quản lý phát triển hiệu quả, đây không phải điều cốt lõi trong kinh doanh của Ngân hàng Liên Việt. Các hoạt động chính của Công ty phát triển bao gồm: 1) xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu và đường bộ; 2) Giáo dục - đào tạo giáo viên và tặng học bổng; 3) tăng năng suất cây trồng như ngô và lúa gạo, và, 4) chăm sóc sức khỏe -đưa đến bác sĩ và y tá đến khu vực.

Người dân Xín Mần đợi khai trương cây cầu mới do Ngân hàng Liên Việt tài trợ.

Page 10: Ngân hàng Liên Việt Cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội · PDF filehàng Liên Việt trở thành công ty cổ phần và coi trách nhiệm xã hội của doanh

8 LienVietBank

Theo ông Ngô Trung Sơn, Giám đốc điều hành của Công ty Phát triển Xín Mần thì có một thành công chính trong việc thực hiện các chương trình của Ngân hàng Liên Việt tại huyện Xín Mần:

1. Ngân hàng Liên Việt hỗ trợ tài chính và thành lập Công ty Phát triển Xín Mần để trực tiếp thực hiện các dự án phục vụ cộng đồng.

16 Tổng cục Thống kê Việt Nam. Nguồn từ: www.gso.gov.vn 17 Ibid 18 Phỏng vấn ông Ngô Trung Sơn, Giám đốc điều hành công ty phát triển Xí Mần, 14/10/ 2010.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Ban quản lý của Ngân hàng Liên Việt rất có trách nhiệm và

thực sự quan tâm đến người dân huyện Xín Mần. Đôi khi, họ đến các xã để chỉ đạo trực tiếp và thực hiện các chương trình hỗ trợ. Các nhân viên của Ngân hàng Liên Việt cũng rất nhiệt tình và họ thực hiện nhiều các chương trình tình nguyện.

3. Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng đã giúp phối hợp giữa công ty và các chính quyền địa phương và các hội cựu chiến binh địa phương.

4. Các cơ quan chính quyền địa phương cũng rất có trách nhiệm.

Mục đích chính của Ngân hàng Liên Việt trong việc giúp đỡ phát triển Xín Mần là để đáp ứng mục tiêu hỗ trợ xã hội. Hơn nữa, Ngân hàng Liên Việt nhận được hỗ trợ mạnh mẽ và công nhận

của Chính phủ và Đảng Cộng sản. Ngân hàng Liên Việt cũng tin rằng chương trình này có thể giúp Ngân hàng xây dựng thương hiệu và trở thành "Cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội"

Ngoài các chương trình từ thiện của mình, Ngân hàng Liên Việt bắt đầu xem xét làm thế nào thúc đẩy các hoạt động nhằm xóa đói giảm nghèo, đồng thời áp dụng kinh doanh bền vững. Ví dụ: Ngân hàng Liên Việt đang xem xét phương pháp tiếp cận tài chính vi mô sáng tạo hơn để hỗ trợ người nghèo cũng như tìm cách tiếp cận khách hàng mới trong tương lai.

Một sáng kiến khác được đưa ra trong năm 2010 là cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp và hỗ trợ kỹ thuật ở miền nam Việt Nam. Đây là dự án kéo dài ba năm và có thể cung cấp đến 03 nghìn tỷ đồng với các khoản vay lãi suất thấp, thấp hơn 1% so với thị trường. Với sự hỗ trợ của ba chi nhánh ở miền Nam, các khoản vay có thể từ một vài triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng. Ngân hàng Liên Việt đã hợp tác với công ty bảo hiểm Thới Sơn GMC để chia sẻ rủi ro cho nông dân vay vốn. Thới Sơn GMC đã cung cấp một sản phẩm có tên "Bảo hiểm trọn gói cho nông dân" vì mục đích này. Để bảo đảm các khoản vay, Ngân hàng Liên Việt hợp tác chặt chẽ với các hội cựu

Các thương lái gạo Miền Nam hưởng lợi từ các khoản vay lãi suất thấp của Ngân

Hàng Liên Việt.

Page 11: Ngân hàng Liên Việt Cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội · PDF filehàng Liên Việt trở thành công ty cổ phần và coi trách nhiệm xã hội của doanh

9 LienVietBank

chiến binh để xác định những nông dân phù hợp đối với các khoản vay trên. Hội cựu chiến binh đứng ra bảo lãnh cho nông dân.

Mặc dù còn quá sớm để nói, nhưng Ngân hàng Liên Việt dự kiến sẽ tạo công ăn việc làm cho những người nông dân nếu họ được hỗ trợ thêm nguồn lực tài chính. Từ tháng 5 – 9/2010, Ngân hàng đã cung cấp 1.077 triệu khoản vay cho 349 cá nhân (trị giá 35,5 tỷ đồng) và 20 doanh nghiệp (trị giá 1.041 tỷ đồng).20 Tại thời điểm này, Ngân hàng Liên Việt không thu bất kỳ lợi nhuận trên các khoản vay, nhưng Ngân hàng tin rằng những chương trình này sẽ góp phần xây dựng thương hiệu của mình với các nông dân và các hợp tác xã. Họ là đối tượng khách hàng quan trọng trong tương lai. Sắp tới, Ngân hàng Liên Việt dự kiến sẽ xem xét cung cấp "các khoản cho vay xanh" - các khoản vay cho các công ty hoặc dự án đạt tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường. Các tiêu chuẩn và thủ tục chưa được nêu chi tiết.

19 Phỏng vấn ông Ngô Trung Sơn, Giám đốc điều hành Công ty Phát triển Xín Mần, ngày 14.10/2010. 20 Phỏng vấn ông Khuong Viet Hung, Phòng PR, Ngân hàng Liên Việt, ngày 14/10/2010.

Quan hệ công chúng (PR) là hoạt động mời báo chí và các phương tiện truyền thông tham dự các sự kiện khai trương. Ngoài ra, có một trang web nội bộ và diễn đàn cho các nhân viên, nơi họ có thể tìm hiểu về các hoạt động CSR của Ngân hàng Liên Việt và chia sẻ những kinh nghiệm hoạt động tình nguyện của họ.

Các kết quả của chương trình CSR cho đến nay được đo chủ yếu về mặt định lượng đầu ra như số lượng học bổng được cung cấp, những cây cầu được xây dựng, v.v…Từ tháng 5 – 9/2010, kết quả chương trình CSR có thể được tóm tắt như sau:21

Hoạt động đơn vị 2008 2009 2010

Cơ sở hạ tầng: Số cầu, đường, trường được xây dựng.

# cấu trúc N/A N/A - 1 cầu (Na Lan, Làng Coc Pai, huyện Xín Mần, Tỉnh Hà Giang)

- 4 phòng hội thảo (Cho Học viện Ngân Hàng Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội, Đại học Ngoại thương Hà Nội và Học viện Ngân hàng TP HCM)

- 40 trường - 1 trạm xá ở Phú Thọ - 1 Thư viện ở Thanh Hóa

Giáo dục: trao 3 học bổng

# học bổng N/A 118 116

Đào tạo, chăm sóc sức khỏe

# giáo viên, y sỹ, bác sỹ

N/A N/A Đào tạo 242 người bao gồm 80 giáo viên, 38 bác sỹ và 124 y tá.

Page 12: Ngân hàng Liên Việt Cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội · PDF filehàng Liên Việt trở thành công ty cổ phần và coi trách nhiệm xã hội của doanh

10 LienVietBank

Hoạt động đơn vị 2008 2009 2010

Khoản vay lãi thấp # khoản vay

N/A N/A Ngân hàng đã cung cấp 1.077 triệu khoản vay cho 349 cá nhân (trị giá 35,5 tỷ đồng) và 20 doanh nghiệp (trị giá 1.041 tỷ đồng)

Nhân viên tình nguyện của Ngân hàng Liên Việt

# nhân viên tình nguyện

500 730 1.000

Các hoạt động khác (tặng TV, ủng hộ người nghèo)

# Người được hưởng

N/A 2.440 3.477

Ngân hàng Liên Việt đã có một sự khởi đầu ấn tượng trong việc thực hiện chương trình CSR từ năm 2008 khi Ngân hàng phấn đấu trở thành "Cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội" –một chỉnh thể toàn diện về hình ảnh và chiến lược. Tiếp đó, Ngân hàng đã thành lập nhiều cơ chế đổi mới như quy định một tỷ lệ phần trăm lợi nhuận nhất định của mình sẽ hỗ trợ cho xã hội, thành lập một công ty phát triển để thực hiện chương trình CSR và phát động các chương trình tình nguyện. Một lợi thế của Ngân hàng Liên Việt là các nhà lãnh đạo của Ngân hàng ủng hộ mạnh mẽ chương trình CSR ngay từ khi mới thành lập. Ngân hàng cũng xây dựng dựa trên cách tiếp cận chủ nghĩa xã hội để hỗ trợ người nghèo.

Ngày nay, Ngân hàng Liên Việt đang phối hợp với Mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam để tìm cách làm thế nào thực hiện khoản đầu tư mang tính chiến lược hơn. Ông Khương Việt Hùng, phòng PR cho biết: "Ngân hàng Liên Việt muốn xây dựng một hình ảnh Ngân hàng trẻ trung, năng động và có trách nhiệm. Chúng tôi coi chương trình CSR là một trong những chiến lược ưu tiên hàng đầu. Trong tương lai, chúng tôi muốn thực hiện chương trình CSR có tính chiến lược hơn, và có thể chúng tôi sẽ áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như Hiệp ước Toàn cầu hoặc ISO. "22

Page 13: Ngân hàng Liên Việt Cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội · PDF filehàng Liên Việt trở thành công ty cổ phần và coi trách nhiệm xã hội của doanh

11 LienVietBank

Câu hỏi nghiên cứu

1. Bạn có nghĩ Ngân hàng Liên Việt có trách nhiệm đối với các cổ đông của mình bằng việc trích 7% lợi nhuận cho xã hội?

2. Ngân hàng Liên Việt có chiến lược làm từ thiện?

3. Theo bạn, ai là bên liên quan quan trọng nhất của Ngân hàng Liên Việt và tại sao? 4. Bạn có cho rằng người Việt Nam sẽ làm việc tại Ngân hàng Liên Việt bởi các chương

trình CSR của Ngân hàng? Tại sao có và tại sao không? 5. Bạn có cho rằng việc Ngân hàng Liên Việt hỗ trợ nhiều cho huyện Xín Mần sẽ mang lại

lợi ích cho Ngân hàng? Như thế nào? 6. Làm thế nào để Ngân hàng Liên Việt biết rằng các sáng kiến CSR của Ngân hàng là

thành công? Làm thế nào Ngân hàng có thể cải thiện việc đánh giá được các sáng kiến CSR của Ngân hàng?

7. Ngân hàng Liên Việt có thể làm gì để các chương trình CSR mang tính chiến lược hơn? 8. Những thách thức chính của Ngân hàng Liên Việt trong việc thực hiện các chương trình

CSR mang tính chiến lược là gì? 9. Bạn có nghĩ rằng mô hình của Ngân hàng Liên Việt cũng phù hợp với thực tiễn trong văn

hóa kinh doanh tại Việt Nam? Tại sao có hoặc tại sao không? 10. Ngân hàng Liên Việt là một ví dụ tốt cho các công ty khác của Việt Nam noi theo về

chương trình CSR? Tại sao có hoặc tại sao không? 11. Bạn có nghĩ rằng Ngân hàng Liên Việt sẽ có khách hàng mới vì những cam kết của mình

đối với xã hội? Nếu có, như thế nào? 12. Theo bạn, Ngân hàng Liên Việt nên làm gì để phát triển các sáng kiến kinh doanh bền

vững hơn?

Các bài đọc và tham khảo

1. Báo cáo thường niên Ngân hàng Liên Việt 2008

2. Báo cáo thường niên Ngân hàng Liên Việt 2009