26
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN HÓA HỌC NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI TUYỂN QUẶNG ĐỒNG SIN QUYỀN ỨNG DỤNG LÀM PHÂN BÓN CHO CÂY CHÈ VÀ MỘT SỐ LOẠI RAU TẠI ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG” Chuyên ngành: Hoá Vô cơ Mã số: 62.44.01.13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC VÔ CƠ Hà Nội, 2014

NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI … tat luan an tien si NguyenThanhAn… · Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng 1.5. Ứng

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI … tat luan an tien si NguyenThanhAn… · Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng 1.5. Ứng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN HÓA HỌC

NGUYỄN THÀNH ANH

“THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI TUYỂN QUẶNG ĐỒNG SIN

QUYỀN ỨNG DỤNG LÀM PHÂN BÓN

CHO CÂY CHÈ VÀ MỘT SỐ LOẠI RAU TẠI ĐÀ LẠT, LÂM

ĐỒNG”

Chuyên ngành: Hoá Vô cơ

Mã số: 62.44.01.13

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC VÔ CƠ

Hà Nội, 2014

Page 2: NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI … tat luan an tien si NguyenThanhAn… · Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng 1.5. Ứng

Công trình được hoàn thành tại: Phòng thí nghiệm Vật liệu Vô cơ, Viện

Khoa học Vật liệu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Tập thể hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Lưu Minh Đại

TS. Phạm S

Phản biện 1: GS. TS. Nguyễn Trọng Uyển, ĐHKH Tự nhiên Hà Nội

Phản biện 2: PGS. TS. Võ Quang Mai, Đại học Sài Gòn

Phản biện 3: PGS. TS. Võ Văn Tân, Đại học Sư phạm Huế

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại:

vào hồi 14 giờ 00ngày 19 tháng 04năm 2014

Có thể tìm hiểu luận án tại:

+ Thư viện Quốc gia;

+ Thư viện Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;

+ Thư viện Viện Hóa học.

Page 3: NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI … tat luan an tien si NguyenThanhAn… · Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng 1.5. Ứng

1

GIỚI THIỆU LUẬN ÁN

1. Tính cấp thiết của luận án

Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các nguyên tố đất

hiếm (NTĐH) ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành

khoa học và kĩ thuật. Các nghiên cứu tuyển quặng, tách chiết, phân

chia các NTĐH đang được các nhà khoa học trong và ngoài nước hết

sức quan tâm.

Các NTĐH được sử dụng nhiều để sản xuất cáp quang, chế tạo

các linh kiện điện tử, chất xúc tác làm sạch khí thải… Từ những năm

70 của thấ kỉ XX, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu ứng dụng các

NTĐH trong lĩnh vực nông nghiệp góp phần làm tăng năng suất và

chất lượng nông sản, tăng hiệu quả sản xuất.

Mỏ đồng Sin Quyền - Lào Cai có trữ lượng đất hiếm trong toàn

vùng mỏ khoảng 400.000 tấn. Về qui mô, nguồn khoáng sản đất hiếm

mỏ Sin Quyền đứng thứ 3 sau các mỏ đất hiếm Nậm Xe và Đông Pao

ở tỉnh Lai Châu. Tuy nhiên, trong quá trình tuyển làm giàu đồng, các

NTĐH tập trung trong bã thải và chưa được thu hồi.

Lâm Đồng là tỉnh có ngành nông nghiệp phát triển với nhiều loại

cây công nghiệp như chè, cà phê, rau và hoa có giá trị kinh tế cao.

Việc nghiên cứu, chế tạo phân bón lá nhằm nâng cao năng suất các

loại cây trồng, hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường do phân bón gây ra

là cần thiết và quan trọng.

Axit lactic là axit hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong các quá

trình sinh hóa. Phân bón lá dưới dạng phức chất lactat đất hiếm không

gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người được chọn để kích thích sinh

trưởng cho cây chè và một số loại rau ở Đà Lạt, Lâm Đồng.

2. Mục đích của luận án

- Nghiên cứu làm giàu đất hiếm từ bã thải tuyển quặng đồng Sin

Quyền;

- Nghiên cứu thu hồi tổng oxit đất hiếm Sin Quyền bằng phương pháp

axit;

- Nghiên cứu thu hồi tổng oxit đất hiếm bằng phương pháp kiềm;

- Chiết các nguyên tố xeri và đất hiếm(III) sạch bằng phương pháp

chiết với TPPO trong môi trường HNO3 chứa muối đẩy;

- Tổng hợp phức chất lactat đất hiếm và khảo sát ảnh hưởng của các

phức chất lactat đất hiếm đến năng suất chè và một số loại rau phổ biến

ở Đà lạt, Lâm Đồng.

Page 4: NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI … tat luan an tien si NguyenThanhAn… · Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng 1.5. Ứng

2

3. Những đóng góp mới của luận án

Lần đầu tiên đã khảo sát khả năng thu hồi đất hiếm từ bã thải

tuyển quặng đồng Sin Quyền với các quá trình tuyển khoáng, thủy

luyện, chiết đất hiếm và áp dụng phức chất lactat đất hiếm cho cây

chè, cây rau tại Đà Lạt, Lâm Đồng.

1. Đã nghiên cứu qui trình tuyển từ kết hợp tuyển nổi thu nhận phân

đoạn giàu đất hiếm hàm lượng 3,8% từ bã thải quặng đồng Sin Quyền

chứa 0,63% đất hiếm. Tỷ lệ thực thu 84,3%.

2. Đã nghiên cứu thu hồi đất hiếm từ phân đoạn giàu đất hiếm của quá

trình tuyển bã thãi quặng đồng Sin Quyền bằng phương pháp axit và

kiềm. Phương pháp thủy luyện bằng H2SO4 có tính chất ưu việt hơn so

với phương pháp thủy luyện bằng NaOH được áp dụng để thu hồi đất

hiếm. Với hiệu suất thu hồi đất hiếm đạt 86,76%, điều kiện thích hợp

là H2SO4 15 M, tỷ lệ khối lượng quặng/H2SO4 1/4, nhiệt độ phân hủy

quặng ở 1800C, thời gian 4 giờ.

3. Đã khảo sát ảnh hưởng của các phức chất lactat đất hiếm đến năng

suất của cây chè và ba lại rau phổ biến ở Đà Lạt (cải bắp, xà lách

Corol và xà lách Rumani). Phức chất lactat đất hiếm tăng năng suất

chè 24%, năng suất bắp cải 21%, năng suất xà lách Corol 16% và

năng suất xà lách Rumani 33%.

4. Bố cục của luận án

Luận án bao gồm 126 trang với 31 bảng, 37 hình bao gồm các

phần: Mở đầu (2 trang); Tổng quan (21 trang); Thực nghiệm (18

trang); Kết quả và thảo luận (56 trang); Kết luận (1 trang); Danh mục

12 công trình đã công bố của tác giả; 130 tài liệu tham khảo; Phần phụ

lục.

NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN ÁN

Chương 1: TỔNG QUAN

Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, phần tổng quan luận án đã đề cập

đến:

1.1. Khoáng sản đất hiếm

1.2. Công nghệ xử lý quặng đất hiếm

1.3. Khả năng tạo phức của các NTĐH

1.4. Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng

1.5. Ứng dụng của NTĐH trong nông nghiệp

1.6. Giới thiệu về cây chè và một số loại rau phổ biến ở Đà lạt

Page 5: NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI … tat luan an tien si NguyenThanhAn… · Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng 1.5. Ứng

3

Chương 2: HÓA CHẤT, DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1. Các loại hóa chất chính

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.3. Các phương pháp phân tích kiểm tra

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cứu làm giàu đất hiếm từ bã thải tuyển quặng đồng

Sin Quyền

3.1.1. Kết quả phân tích thành phần bã thải

Quặng thải chủ yếu là các khoáng vật silicat và alumosilicat nhóm

amphibon (actinolit, feropargasit…) mica (biotit, muscovic,

kinoshitalit…), plagiocla (albit), thạch anh…

Hình 3.1. Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu quặng nghiên cứu làm giàu

đất hiếm.

Hàm lượng tổng oxit NTĐH (Ln2O3) và các nguyên tố khác

trong mẫu nghiên cứu làm giàu đất hiếm được trình bày trong bảng

3.1. Bảng 3.1. Thành phần hóa học của mẫu quặng tuyển làm giàu đất hiếm

TT Chỉ tiêu Thành phần,

%

TT Chỉ tiêu Thành phần,

%

1 Al2O3 12,65 8 CuO 0,45

2 CaO 7,75 9 TiO2 0,43

3 Fe2O3 17,02 10 BaO 0,06

4 Na2O 1,52 11 U3O8 0,006

5 MgO 3,51 12 ThO2 0,002

6 SiO2 48,6 13 Ln2O3 0,63

7 MnO2 0,22 14 Kích thước hạt 0,074 mm

Pha Ferropargasit NaCa2Fe4AlSi6Al12O22(OH)2

Pha Kinoshitalit BaMg3Al2Si2O10(OH)2

Pha Albit NaAlSi3O8

Pha Kaolinit Al2Si2O5(OH)4

Pha Quartz SiO2

Page 6: NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI … tat luan an tien si NguyenThanhAn… · Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng 1.5. Ứng

4

Kết quả cho biết hàm lượng tổng hiếm Ln2O3 0,63%. Với hàm

lượng tổng hiếm này, có thể giải thích vì sao trên giản đồ nhiễu xạ tia

X không có vạch nhiễu xạ đặc trưng cho pha tinh thể chứa đất hiếm.

3.1.2. Kết quả thí nghiệm tuyển làm giàu đất hiếm

Sơ đồ tuyển và kết quả đạt được thể hiện ở hình 3.2 và bảng 3.2.

Hình 3.2. Sơ đồ thí nghiệm và kết quả làm giàu đất hiếm từ mẫu

nghiên cứu

Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả tuyển tách sản phẩm giàu đất hiếm từ

mẫu nghiên cứu

Các sản phẩm Trọng

lượng,

g

Tỷ lệ thu

hoạch γ, %

Hàm

lượng đất

hiếm β, %

Thực thu đất

hiếm

ε, %

Manhetit 1.870 7,00 0,00 0,00

Sản phẩm không từ 18.410 69,88 0,15 14,95

Sản phẩm giàu đất

hiếm 4.100 15,54 3,80 84,30

Mica 2.000 7,58 0,07 0,75

Quặng đầu 26.380 100,00 0,63 100,00

Quá trình tuyển đã nâng cao được hàm lượng đất hiếm Ln2O3 từ

0,63% lên 3,80% (hệ số làm giàu khoảng 6 lần) đạt tỷ lệ thực thu khá

cao đến 84,30%.

Mẫu nghiên cứu

Làm giàu đất hiếm

Tuyển từ ướt

Manhetit

Sản phẩm không từ

Sản phẩm có từ

Tuyển từ ướt

Tuyển nổi

Sản phẩm giàu

đất hiếm

Mica

100,00 0,63

100

7,00 0,00

0,00

7,58 0,07

0,75 15,54 3,80

84,3

69,88

0,15

14,95

(800 - 1000 ostet)

(8000 - 10000 ostet)

Tỷ lệ

thu hoạch, γ, %

Hàm lượng

đất hiếm β, %

Thực thu

đất hiếm ε, %

Page 7: NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI … tat luan an tien si NguyenThanhAn… · Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng 1.5. Ứng

5

3.1.3. Kết quả phân tích thành phần mẫu quặng trong phân đoạn

giàu đất hiếm

Phân đoạn giàu đất hiếm chứa pha tinh thể của allanit xeri (octit)

có công thức hợp thức chung là Ca2Ce3(SiO4)(Si2O7)(O,OH) là

khoáng vật silicat có chứa các NTĐH chủ yếu nhóm xeri.

Hình 3.3. Giản đồ nhiễu xạ tia X mẫu quặng sau tuyển làm giàu đất

hiếm

Kết quả phân tích hóa học thành phần quặng sau tuyển làm giàu

đất hiếm được trình bày đầy đủ trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Thành phần hóa học của phân đoạn giàu đất hiếm sau tuyển

TT Chỉ tiêu Thành phần, % TT Chỉ tiêu Thành phần, %

1 Al2O3 4,33 7 TiO2 0,41

2 CaO 5,11 8 CuO 0,28

3 Fe2O3 26,10 9 MnO2 0,15

4 Na2O 1,42 10 U3O8 0,008

5 MgO 1,40 11 ThO2 0,003

6 SiO2 41,20 12 Ln2O3 3,80

3.2. Nghiên cứu thu hồi đất hiếm bằng phương pháp axit

3.2.1. Nghiên cứu thu hồi đất hiếm bằng phương pháp ngâm chiết với

axit

Đã tiến hành nghiên cứu thu hồi đất hiếm từ phân đoạn giàu đất

hiếm bằng phương pháp ngâm chiết với axit HCl, HNO3 và H2SO4 với

các điều kiện khảo sát: thời gian ngâm chiết, tỷ lệ khối lượng quặng/axit,

nồng độ axit.

Kết quả cho thấy, hiệu suất thu hồi đất hiếm bằng quá trình ngâm

chiết giảm dần theo thứ tự H2SO4 > HNO3 > HCl vì ở nhiệt độ thường

Pha Ferropargasit NaCa2Fe4AlSi6Al12O22(OH)2

Pha Kinoshitalit BaMg3Al2Si2O10(OH)2

Pha Allanit Ca2Ce3…(SiO4)(Si2O7)(O,OH)

Pha Quartz SiO2

Page 8: NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI … tat luan an tien si NguyenThanhAn… · Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng 1.5. Ứng

6

H2SO4, HNO3 có tính oxi hóa hơn HCl. Hiệu suất thu hồi đất hiếm bằng

phương pháp ngâm chiết bằng các dung dịch axit tương đối thấp là do

trong khoáng octit các kim loại đất hiếm được bao bọc bởi các nhóm silicat

nên việc phá vỡ lớp bao bọc này khó khăn ở nhiệt độ thường.

Hiệu suất thu hồi đất hiếm chỉ đạt cao nhất 24,80% với axit sunfuric

18 M, thời gian ngâm chiết 3 ngày, tỷ lệ quặng/H2SO4 là 1/4.

3.2.2. Phương pháp thủy luyện có gia nhiệt bằng dung dịch axit

sunfuric

3.2.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ axit sunfuric đến hiệu suất thu hồi

đất hiếm ở nhiệt độ khác nhau

Các thí nghiệm thủy luyện được tiến hành với 30 gam quặng đã

tuyển kích thước 0,074 mm bằng axit H2SO4 có nồng độ từ 12 đến 18

M trong bình cầu 250 mL, tỷ lệ khối lượng quặng/axit là 1/4, nhiệt độ

thủy luyện 1200C, 150

0C và 180

0C, thời gian thủy luyện 4 giờ với loại

quặng không được xử lí nhiệt và quặng được xử lý nhiệt ban đầu ở

5000C trong 2 giờ, tốc độ khuấy 100 vòng/phút. Kết quả nghiên cứu

ảnh hưởng của nồng độ axit và nhiệt độ đến hiệu suất thu nhận tổng

oxit đất hiếm được trình bày ở hình 3.4.

Hình 3.4. Hiệu suất thủy luyện quặng ở nhiệt độ và nồng độ

H2SO4 khác nhau.

Khi tăng nhiệt độ thủy luyện hiệu suất thu hồi đất hiếm tăng do

tốc độ phản ứng thủy luyện tăng. Khi tăng nồng độ H2SO4 hiệu suất

phân hủy quặng tăng và tăng không đáng kể khi tiếp tục tăng nồng độ

H2SO4 lớn hơn 15 M. Vì vậy, điều kiện thích hợp cho quá trình thủy

luyện quặng được xử lý nhiệt ban đầu bằng axit H2SO4 là nồng độ

H2SO4 15 M và nhiệt độ thủy luyện 1800C.

Nồng độ H2SO4, M

Ảnh hưởng của nồng độ H2SO4

đến hiệu suất thủy luyện ở 1200C

Ảnh hưởng của nồng độ H2SO4

đến hiệu suất thủy luyện ở 1500C

Ảnh hưởng của nồng độ H2SO4

đến hiệu suất thủy luyện ở 1800C

Page 9: NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI … tat luan an tien si NguyenThanhAn… · Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng 1.5. Ứng

7

3.2.2.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ u ng/H2SO4 đến hiệu suất thu hồi đất

hiếm

Các thí nghiệm thủy luyện

phân đoạn giàu đất hiếm được

xử lý nhiệt ban đầu ở 5000C

tiến hành với H2SO4 15 M,

nhiệt độ thủy luyện 1800C, tỷ lệ

quặng/H2SO4 được thay đổi từ

1/1 đến 1/6. Kết quả nghiên cứu

ảnh hưởng tỷ lệ quặng/H2SO4

đến hiệu suất thu nhận tổng oxit

đất hiếm được trình bày ở hình

3.5. Đường cong trên hình 3.5

cho thấy khi tỷ lệ quặng/H2SO4

giảm từ 1/1 đến 1/4, hiệu suất

thu hồi đất hiếm tăng nhanh do

lượng axit phản ứng tăng, khi

tỷ lệ quặng/axit tiếp tục giảm từ 1/4 đến 1/6, hiệu suất thu nhận tổng

oxit đất hiếm hầu như tăng không đáng kể vì axit bắt đầu dư so với

lượng cần phản ứng và tỷ lệ thích hợp để tiến hành quá trình thủy

luyện là quặng/H2SO4 là 1/4.

3.2.2.3. Ảnh hưởng của thời gian phân hủy đến hiệu suất thu hồi đất

hiếm

Các thí nghiệm thủy luyện

được tiến hành với các điều kiện

như trên với thời gian phân hủy

được thay đổi từ 2 giờ đến 6 giờ.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng

của thời gian phân hủy đến hiệu

suất thu nhận tổng oxit đất hiếm

được trình bày ở hình 3.6.

Kết quả nghiên cứu cho

thấy khi tăng thời gian phân

hủy hiệu suất thu hồi đất hiếm

tăng nhanh, khi thời gian phân

hủy tăng từ 4 giờ đến 6 giờ,

hiệu suất thu hồi đất hiếm hầu

như không thay đổi. Thời gian phân hủy thích hợp là 4 giờ.

Hình 3.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ

quặng/H2SO4 đến hiệu suất thu

hồi đất hiếm

Hình 3.6. Ảnh hưởng của thời gian

phân hủy đến hiệu suất thu hồi đất hiếm

Tỷ lệ quặng/H2SO4

Page 10: NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI … tat luan an tien si NguyenThanhAn… · Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng 1.5. Ứng

8

3.2.2.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý qu ng ban đầu đến hiệu suất thu

hồi đất hiếm

Các thí nghiệm thủy luyện

được tiến hành trong H2SO4 15

M, tỷ lệ quặng/H2SO4 1/4, thời

gian thủy luyện 4 giờ với quặng

được xử lý nhiệt ở 3000C,

4000C, 500

0C, 600

0C và 700

0C

trong thời gian 2 giờ. Kết quả

nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ

xử lý quặng ban đầu đến hiệu

suất thu nhận tổng oxit đất hiếm

được trình bày ở hình 3.7.

Kết quả thí nghiệm cho thấy nhiệt độ xử lý quặng ban đầu thích

hợp cho quá trình thủy luyện là 5000C. Quặng được xử lý nhiệt ở

5000C trong 2 giờ là đối tượng cho những nghiên cứu tiếp theo.

Phương pháp thủy luyện bằng H2SO4 có gia nhiệt với quặng có

xử lý nhiệt ban đầu ở 5000C trong 2 giờ, H2SO4 15 M, nhiệt độ thủy

luyện 1800C, thời gian thủy luyện 4 giờ, tỷ lệ quặng/H2SO4 1/4 cho

hiệu suất thu hồi đất hiếm đạt 86,8%.

3.2.3. Phương pháp thủy luyện bằng axit sunfuric dưới tác dụng

của vi sóng

3.2.3.1. Ảnh hưởng của công suất vi sóng, nồng độ của axit đến

hiệu suất thu hồi đất hiếm

Thí nghiệm được tiến hành với các dung dịch axit H2SO4 có

nồng độ từ 12 M đến 18 M, công suất lò vi sóng từ 400 đến 1100 W,

tần số 2450 MHz, bước sóng cỡ 12,24 cm, tỷ lệ quặng/H2SO4 1/4, thời

gian xử lý 50 phút. Các kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của công suất vi sóng và nồng độ H2SO4 đến

hiệu suất thu hồi đất hiếm

Công suất,

W

Hiệu suất thu hồi, %

H2SO4 12 M H2SO4 15 M H2SO4 18 M

400 20,1 22,2 23,4

600 23,6 24,1 26,5

800 63,3 82,0 82,5

900 73,7 87,7 87,8

1100 74,2 88,0 88,2

Hình 3.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ

xử lý quặng ban đầu đến hiệu suất

thu hồi đất hiếm

Page 11: NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI … tat luan an tien si NguyenThanhAn… · Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng 1.5. Ứng

9

Khi tăng nồng độ axit và công suất lò vi sóng thì hiệu suất thu hồi

đất hiếm tăng. Điều kiện thích hợp cho quá trình thủy luyện vi sóng là:

nồng độ axit H2SO4 15 M, công suất vi sóng 900 W.

3.2.3.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ qu ng/H2SO4 đến hiệu suất thu hồi đất

hiếm

Các thí nghiệm được

tiến hành với H2SO4 15 M,

công suất vi sóng 900 W, thời

gian thủy luyện 50 phút, tỷ lệ

quặng/H2SO4 thay đổi từ 1/1

đến 1/6. Kết quả khảo sát ảnh

hưởng của tỷ lệ quặng/H2SO4

đến hiệu suất thu hồi đất hiếm

bằng phương pháp thủy luyện

vi sóng được trình bày ở hình

3.8.

Tỷ lệ quặng/H2SO4 là 1/4 có hiệu suất thu hồi đất hiếm đạt

87,7% là thích hợp để tiến hành quá trình thủy luyện.

3.2.3.3. Ảnh hưởng của thời gian thủy luyện đến hiệu suất thu hồi

đất hiếm

Các thí nghiệm được tiến

hành với tỷ lệ quặng/H2SO4

1/4, công suất vi sóng 900 W,

axit H2SO4 nồng độ 15 M, thời

gian thủy luyện được khảo sát

từ 20 đến 70 phút. Kết quả thu

được được trình bày ở hình 3.9.

Thời gian thích hợp để

tiến hành quá trình thủy luyện

là 50 phút với hiệu suất thu hồi

đất hiếm đạt 87,7%.

Phương pháp thủy luyện vi sóng trong H2SO4 15 M, công suất vi

sóng 900 W, tỷ lệ quặng/H2SO4 1/4, thời gian phản ứng 50 phút, hiệu

suất thu hồi đất hiếm đạt 87,7%. So với phương pháp thủy luyện bằng

H2SO4 có gia nhiệt phương pháp thủy luyện vi sóng bằng H2SO4 có

hiệu suất thu hồi đất hiếm tăng không đáng kể (khoảng 1%) nhưng có

Hình 3.8. Ảnh hưởng của tỷ lệ

quặng/H2SO4 đến hiệu suất thu hồi

đất hiếm

Hình 3.9. Ảnh hưởng của thời gian thủy

luyện vi sóng đến hiệu suất thu hồi đất

hiếm

Page 12: NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI … tat luan an tien si NguyenThanhAn… · Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng 1.5. Ứng

10

ưu điểm là rút ngắn thời gian tiến hành thí nghiệm từ 4 giờ xuống 50

phút. Nhược điểm của phương pháp thủy luyện vi sóng là khó kiểm

soát tốc độ phản ứng nên dễ gây cháy nổ, đòi hỏi thiết bị có độ an toàn

cao.

3.2.4. Phương pháp thủy luyện bằng axit sunfuric ở nhiệt độ cao

3.2.4.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ qu ng/H2SO4 đến hiệu suất thu hồi đất hiếm

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ quặng/H2SO4 đến hiệu

suất thu hồi đất hiếm được trình bày ở bảng 3.5

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ quặng/H2SO4 đến hiệu suất thu

hồi đất hiếm

Tỷ lệ quặng/H2SO4 1/1 1/2 1/3 1/4 1/5

% khối lượng quặng bị

hòa tan

9,1 9,9 10,5 10,6 10,6

Hiệu suất thu hồi đất

hiếm, %

42,8 72,3 87,7 88,3 89,2

Tỷ lệ quặng/H2SO4 thích hợp cho quá trình thí nghiệm là 1/3.

Quá trình này tiêu tốn lượng axit ít hơn so với các quá trình thủy luyện

đã nghiên cứu ở trên.

3.2.4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến hiệu suất thu hồi đất hiếm

Các thí nghiệm được tiến hành với tỷ lệ quặng/H2SO4 1/3, nhiệt

độ nung quặng được thay đổi từ 4000C đến 700

0C. Kết quả nghiên cứu

ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến hiệu suất thu hồi đất hiếm và phần

trăm khối lượng quặng hòa tan được trình bày ở bảng 3.6

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến hiệu suất thu hồi

đất hiếm

Nhiệt độ nung, 0C 400 500 600 700

% quặng hòa tan 18,7 19,3 10,5 9,7

Hiệu suất thu hồi đất hiếm, % 65,8 80,3 87,7 88,1

Nhiệt độ thích hợp cho quá trình phản ứng là 6000C. Khi tăng

nhiệt độ nung từ 5000C đến 600

0C phần trăm quặng bị hòa tan giảm

xuống, điều này có thể giải thích là ở nhiệt độ khoảng 6000C muối

sắt(III) sunfat bị phân hủy nhiệt tạo thành Fe2O3.

3.2.4.3. Ảnh hưởng của thời gian nung đến hiệu suất thu hồi đất

hiếm

Các thí nghiệm được tiến hành ở 6000C, tỷ lệ quặng/H2SO4 1/3,

thời gian nung được thay đổi từ 0,5 đến 3,0 giờ. Kết quả được trình

bày ở hình 3.10.

Page 13: NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI … tat luan an tien si NguyenThanhAn… · Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng 1.5. Ứng

11

Kết quả thí nghiệm cho

thấy, thời gian thích hợp để thực

hiện quá trình thủy luyện quặng

bằng phương pháp axit sunfuric

ở nhiệt độ cao là 2 giờ, hiệu suất

thu hồi đất hiếm đạt 87,7%.

3.2.4.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ rắn/lỏng trong quá trình hòa tách đến hiệu

suất thu hồi đất hiếm

Các thí nghiệm được tiến

hành trong điều kiện: tỷ lệ

quặng/H2SO4 1/3, thời gian

nung 2 giờ, nhiệt độ nung

6000C. Tỷ lệ rắn/lỏng trong quá

trình hòa tách được thay đổi từ

1/4 đến 1/12. Kết quả khảo sát

ảnh hưởng của tỷ lệ rắn/lỏng

đến hiệu suất thu hồi đất hiếm

được cho ở hình 3.11 và phụ lục

12.

Tỷ lệ rắn/lỏng thích hợp

khi hòa tách là 1/10.

Phương pháp thủy luyện bằng axit ở nhiệt độ cao được thực hiện

trong H2SO4 98%, nhiệt độ 6000C, thời gian 2 giờ, tỷ lệ quặng/H2SO4

là 1/3, tỷ lệ rắn/lỏng khi hòa tách là 1/10. Với những điều kiện này

hiệu suất thu hồi đất hiếm đạt 87,7%.

So với phương pháp thủy luyện trong H2SO4 có gia nhiệt

phương pháp thủy luyện bằng axit sunfuric ở nhiệt độ cao không tăng

đáng kể hiệu suất thu hồi đất hiếm nhưng rút ngắn thời gian phản ứng

từ 4 giờ xuống còn 2 giờ, tỷ lệ quặng/H2SO4 giảm từ 1/4 xuống 1/3.

Hiệu suất thu hồi đất hiếm bằng phương pháp axit sunfuric ở nhiệt độ

cao tương đương với phương pháp vi sóng. Tuy nhiên, phương pháp

này cần nhiệt độ cao và thiết bị chuyên dụng, tiêu hao nhiều năng

lượng nên ít hiệu quả kinh tế.

Hình 3.10. Ảnh hưởng của thời gian

nung đến hiệu suất thu hồi đất hiếm

Hình 3.11. Ảnh hưởng của tỷ lệ

rắn/lỏng trong quá trình hòa tách

đến hiệu suất thu hồi đất hiếm

Page 14: NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI … tat luan an tien si NguyenThanhAn… · Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng 1.5. Ứng

12

3.3. Nghiên cứu thu hồi đất hiếm bằng phương pháp kiềm

3.3.1. Phương pháp thủy luyện bằng dung dịch NaOH ở áp suất

thường

3.3.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch NaOH đến hiệu suất thu hồi

đất hiếm

Các thí nghiệm được tiến hành với

30 gam quặng kích thước 0,074

mm, dung dịch NaOH có nồng độ

thay đổi từ 1 M đến 10 M, thời gian

thủy luyện là 2 giờ, tỷ lệ

quặng/NaOH 1/5, nhiệt độ thủy

luyện 3000C với hai loại quặng

không xử lý nhiệt ban đầu và quặng

có xử lý nhiệt ban đầu ở 5000C

trong 2 giờ. Kết quả nghiên cứu

được trình bày ở hình 3.12.

Đối với quặng được xử lý nhiệt ban đầu, hiệu suất thu hồi cao

hơn quặng không được xử lý nhiệt ban đầu. Nồng độ dung dịch NaOH

8 M và quặng được xử lý nhiệt ban đầu là thích hợp để tiến hành các

thí nghiệm tiếp theo.

3.3.1.2. Ảnh hưởng của thời gian thủy luyện đến hiệu suất thu hồi

đất hiếm

Các thí nghiệm thủy luyện quặng

được tiến hành với dung dịch NaOH 8

M, tỷ lệ quặng/NaOH 1/5, nhiệt độ thủy

luyện 3000C, thời gian thủy luyện được

khảo sát từ 0,5 giờ đến 3 giờ. Kết quả

nghiên cứu được trình bày ở hình 3.13.

Thời gian thích hợp để chọn tiến

hành các thí nghiệm thủy luyện tiếp theo

là 2 giờ.

Hình 3.12. Sự phụ thuộc hiệu suất

thu hồi đất hiếm vào nồng độ dung

dịch NaOH

Hình 3.13. Sự phụ thuộc hiệu

suất thu hồi đất hiếm vào thời

gian thủy luyện

Page 15: NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI … tat luan an tien si NguyenThanhAn… · Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng 1.5. Ứng

13

3.3.1.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ qu ng/NaOH đến hiệu suất thu hồi đất

hiếm Các thí nghiệm thủy luyện được

tiến hành với dung dịch NaOH 8 M, tỷ

lệ quặng/NaOH thay đổi từ 1/1 đến

1/7, nhiệt độ thủy luyện 3000C, thời

gian thủy luyện 2 giờ. Kết quả nghiên

cứu được trình bày ở hình 3.14.

Tỷ lệ quặng/NaOH thích hợp

để tiến hành các thí nghiệm tiếp

theo là 1/5.

3.3.1.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ thủy luyện đến hiệu suất thu hồi

đất hiếm

Các thí nghiệm được tiến

hành với dung dịch NaOH 8 M, tỷ

lệ quặng/NaOH 1/5, nhiệt độ thủy

luyện là từ 1000C đến 400

0C, thời

gian thủy luyện 2 giờ. Kết quả

nghiên cứu được trình bày ở hình

3.15.

Dựa vào hình 3.15 ta thấy

hiệu suất thu hồi đất hiếm tăng

khi tăng nhiệt độ của quá trình

thủy luyện, đến khoảng nhiệt độ

từ 3000C trở lên hiệu suất thu hồi

bắt đầu tăng rất chậm. Nhiệt độ

3000C là nhiệt độ được chọn cho

các thí nghiệm tiếp theo.

Phương pháp thủy luyện ở áp suất thường trong các điều kiện:

quặng được xử lý nhiệt ban đầu, nhiệt độ thủy luyện 3000C, nồng độ

NaOH 8 M, tỷ lệ quặng/NaOH 1/5, thời gian thủy luyện 2 giờ, hiệu

suất thu hồi đất hiếm đạt 86,0%.

Hình 3.14. Sự phụ thuộc hiệu

suất thu hồi đất hiếm vào tỷ lệ

quặng/NaOH

Hình 3.15. Sự phụ thuộc hiệu

suất thu hồi đất hiếm vào nhiệt

độ thủy luyện

Page 16: NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI … tat luan an tien si NguyenThanhAn… · Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng 1.5. Ứng

14

3.3.2. Phương pháp thủy luyện bằng dung dịch NaOH ở áp suất

cao

3.3.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dung dịch NaOH đến hiệu

suất thu hồi đất hiếm

Các thí nghiệm được tiến

hành với 5,00 gam quặng kích

thước 0,074 mm bằng dung

dịch NaOH có nồng độ thay

đổi từ 1 M đến 8 M, thời gian

thủy luyện 2 giờ, tỷ lệ

quặng/NaOH 1/4, nhiệt độ thủy

luyện 2000C. Kết quả nghiên

cứu được trình bày ở hình 3.16.

Nồng độ dung dịch NaOH

thích hợp để tiến hành các thí

nghiệm tiếp theo là 6 M. Áp suất

của hệ kín này đạt xấp xỉ 4 atm

khi đun bình phản ứng khoảng 1

giờ ở 2000C.

3.3.2.2. Ảnh hưởng của thời gian thủy luyện đến hiệu suất thu hồi đất

hiếm

Các thí nghiệm thủy

luyện được tiến hành với 5,00

gam quặng, dung dịch NaOH 6

M, tỷ lệ quặng/NaOH 1/5, nhiệt

độ thủy luyện 2000C, áp suất

bình phản ứng được duy trì ở 4

atm, thời gian thủy luyện được

khảo sát từ 0,5 giờ đến 3 giờ.

Kết quả nghiên cứu được trình

bày ở hình 3.17.

Thời gian thủy luyện 2 giờ được chọn để làm các thí nghiệm tiếp theo.

Hình 3.16. Sự phụ thuộc hiệu

suất thu hồi đất hiếm vào nồng độ

dung dịch NaOH

Hình 3.17. Sự phụ thuộc hiệu

suất thu hồi đất hiếm vào thời

gian thủy luyện

Page 17: NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI … tat luan an tien si NguyenThanhAn… · Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng 1.5. Ứng

15

3.3.2.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ qu ng/NaOH đến hiệu suất thu hồi đất

hiếm

Các thí nghiệm thủy

luyện được tiến hành trong

dung dịch NaOH 6 M, nhiệt độ

thủy luyện ở 2000C trong thời

gian 2 giờ, áp suất bình phản

ứng được duy trì ở 4 atm, tỷ lệ

quặng/NaOH thay đổi từ 1/1

đến 1/6. Kết quả nghiên cứu

được trình bày ở hình 3.18.

Tỷ lệ quặng/NaOH thích

hợp để tiến hành các thí nghiệm

tiếp theo là 1/4.

3.3.2.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến hiệu suất thu hồi đất

hiếm

Các thí nghiệm được tiến hành với 5,00 gam quặng trong dung dịch

NaOH 6 M, tỷ lệ quặng/NaOH 1/4, thời gian thủy luyện 2 giờ, nhiệt độ

thủy luyện tăng từ 500C đến 300

0C. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở

hình 3.19.

Kết quả trên hình 3.19 cho

thấy khi tăng nhiệt độ thủy luyện

hiệu suất thu hồi đất hiếm tăng.

Trong khoảng nhiệt độ từ 500C

đến 2000C hiệu suất tăng nhanh do

tăng nhiệt độ bên trong bình phản

ứng, tăng áp suất dẫn đến các phản

ứng hóa học xảy ra nhanh hơn.

Nếu tiếp tục tăng nhiệt độ thủy

luyện quá 2000C, hiệu suất thu hồi

tăng không đáng kể.

Hình 3.18. Sự phụ thuộc hiệu suất

thu hồi đất hiếm vào tỷ lệ

quặng/NaOH

Hình 3.19. Sự phụ thuộc hiệu

suất thu hồi đất hiếm vào nhiệt

độ thủy luyện

Page 18: NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI … tat luan an tien si NguyenThanhAn… · Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng 1.5. Ứng

16

3.3.2.5. Ảnh hưởng của áp suất bình thủy luyện đến hiệu suất thu hồi

đất hiếm

Các thí nghiệm được tiến hành

trong các điều kiện: khối lượng

quặng 5,00 gam, thời gian thủy

luyện 2 giờ, tỷ lệ quặng/NaOH

1/4, nhiệt độ thủy luyện 2000C, áp

suất bình phản ứng được điều

chỉnh bằng van xả hoặc nén bằng

không khí từ 2 atm đến 7 atm.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng

của áp suất bình thủy luyện đến

hiệu suất thu hồi đất hiếm được

trình bày ở hình 3.20.

Áp suất thích hợp cho quá

trình thủy luyện là 4 atm. Áp suất

này xấp xỉ với áp suất tự sinh

trong bình kín khi phản ứng xảy

ra trong điều kiện chỉ đun nóng hỗn hợp phản ứng ở 2000C mà không

cần can thiệp áp suất cho bình phản ứng.

Các điều kiện tiến hành thủy luyện quặng đất hiếm: Dung dịch

NaOH 6 M, thời gian thủy luyện 2 giờ, tỷ lệ quặng/NaOH 1/4, nhiệt

độ 2000C, áp suất 4 atm. Trong các điều kiện này hiệu suất thu hồi đất

hiếm đạt 93,8%.

Phương pháp thủy luyện gia nhiệt bằng H2SO4 có thể triển khai

ở qui mô sản xuất lớn ngay tại khu vực mỏ quặng do thiết bị đơn giản

có hiệu suất thu hồi đất hiếm tương đương với phương pháp kiềm

(87,7% với trường hợp thủy luyện bằng H2SO4 15 M, có gia nhiệt ở

1800C, trong 4 giờ). Trong khi đó, phương pháp kiềm đòi hỏi hệ thiết

bị phức tạp chịu ăn mòn, nhiệt độ, áp suất cao và khá phức tạp khi

triển khai ở qui mô sản xuất lớn.

Để thu hồi đất hiếm từ bã thải tuyển quặng đồng Sin Quyền,

phương pháp thủy luyện trong H2SO4 15 M, nhiệt độ 1800C, thời gian

phân hủy 2 giờ, tỷ lệ quặng/H2SO4 1/4, tốc độ khuấy 100 vòng/phút

với loại quặng có xử lý nhiệt ban đầu ở 5000C đã được áp dụng.

Hình 3.20. Sự phụ thuộc hiệu

suất thu hồi đất hiếm vào áp suất

bình thủy luyện

Page 19: NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI … tat luan an tien si NguyenThanhAn… · Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng 1.5. Ứng

17

3.4. Chiết La, Ce, Nd và Y bằng TPPO trong dung dịch nước chứa

muối đẩy

Đã khảo sát ảnh hưởng của bản chất và nồng độ của các loại muối

đẩy KNO3, NH4NO3, Ca(NO3)2, LiNO3, Mg(NO3)2 và Al(NO3)3 đến hệ

số phân bố của La, Ce, Nd và Y.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số phân bố D của La, Ce, Nd và Y

tăng nhiều trong hệ chiết có muối đẩy. Nồng độ muối đẩy càng cao thì hệ

số phân bố D càng tăng. Ở cùng điều kiện chiết, hệ số phân bố của La,

Ce, Nd và Y trong sự có mặt của muối đẩy tang dần theo thứ tự:

KNO3 < NH4NO3 < Ca(NO3)2 < LiNO3 < Mg(NO3)2 < Al(NO3)3

Điều này có thể giải thích như sau: các cation muối đẩy đã tham

gia vào quá trình phá vỡ lớp hiđrat bao xung quanh ion La3+

, Ce3+

,

Nd3+

và Y3+

tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tạo phức với tác

nhân chiết. Bán kính cation muối đẩy càng bé và điện tích cation muối

đẩy càng lớn quá trình này xảy ra càng mạnh. Ngoài ra, sự có mặt của

các muối đẩy nitrat làm tăng sự chuyển dịch cân bằng chiết về phía

tạo phức nitrat đất hiếm, tạo solvat.

Dung lượng chiết của La, Ce, Nd và Y tăng dần theo thứ tự: La

< Ce < Nd < Y và sự có mặt của muối đẩy đã làm tăng mạnh dung

lượng chiết của chúng so với trường hợp không có muối đẩy.

Muối đẩy Al(NO3)3 có nhiều ưu thế: tăng mạnh hệ số phân bố

của La, Ce, Nd và Y, giá thành rẻ, phân pha nhanh nên thích hợp để sử

dụng cho quá trình chiết Y bằng TPPO - toluen.

3.5. Chiết thu nhận xeri và oxit đất hiếm(III) từ tổng oxit đất hiếm

Sin Quyền

Trong hệ chiết Ln3+

- TPPO, các NTĐH và U, Th có hệ số phân

bố cao được chiết vào pha hữu cơ. Vì vậy, để tách các NTĐH khỏi U,

Th giai đoạn đầu cần tiến hành chiết các NTĐH, U, Th vào pha hữu

cơ và giai đoạn tiếp theo là rửa giải chiết để tách các NTĐH khỏi U,

Th từ pha hữu cơ. Do đó cần tiến hành khảo nghiệm các quá trình rửa

giải tách các NTĐH.

3.5.1. Nghiên cứu điều kiện giải chiết La, Nd, Y, Ce và Th

Khi tăng nồng độ HNO3 khả năng giải chiết các NTĐH(III) tăng

lên. Các NTĐH(III) được giải chiết hoàn toàn khỏi pha hữu cơ khi

nồng độ HNO3 là 5 M với một lần rửa hiệu suất đạt khoảng 99%. Th

(IV) do tạo phức bền với TPPO nên được giải chiết khi nồng độ HNO3

từ 6 M đến 11 M. Ce(IV) tạo phức rất bền với TPPO nên không bị giải

chiết ngay cả khi khi dùng HNO3 11 M.

Page 20: NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI … tat luan an tien si NguyenThanhAn… · Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng 1.5. Ứng

18

3.5.2. Nghiên cứu giải chiết Ce(IV) Ce(IV) không bị giải chiết khỏi pha hữu cơ bằng dung dịch

HNO3 có nồng độ 11 M. Để giải chiết cần sử dụng chất khử để khử

Ce(IV) về Ce(III). Ở trạng thái oxi hóa III, phức của Ce(III) với TPPO

có độ bền tương tự như phức của La với TPPO nên có thể giải chiết dễ

dàng khỏi pha hữu cơ. Kết quả nghiên cứu sự phụ thuộc hiệu suất giải

chiết Ce(IV) từ pha hữu cơ vào nồng độ dung dịch HNO3 + H2O2 10%

được trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Khả năng giải chiết Ce(IV) từ pha hữu cơ bằng HNO3

+ H2O2 10%

C HNO3, M Lần 1, % Lần 2, % Lần 3, % Tổng, %

1 60,4 24,9 6,8 92,1

2 81,5 11,7 4,2 97,4

3 91,4 7,8 Vết 99,2

4 96,3 3,1 Vết 99,4

5 99,4 Vết Vết 99,4

Từ bảng 3.7 cho thấy, để giải chiết Ce(IV) từ pha hữu cơ chỉ cần

giải chiết 1 lần bằng dung dịch HNO3 5 M + H2O2 10%.

3.5.3. Nghiên cứu chiết thu nhận xeri và đất hiếm(III) từ tổng oxit

đất hiếm Sin Quyền

Kết quả phân tích thành phần các nguyên tố trong đất hiếm thu

được từ bã thải tuyển quặng đồng Sin Quyền bằng phương pháp thủy

luyện H2SO4 ở nhiệt độ 1800C được chỉ ra ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Thành phần các NTĐH, U, Th trong tổng oxit đất

hiếm từ phân đoạn giàu đất hiếm của bã thải tuyển quặng đồng Sin

Quyền

STT NTĐH

Hàm

lượng, % STT NTĐH

Hàm

lượng, %

1 La 34,10 10 Ho 0,03

2 Ce 48,82 11 Er 0,14

3 Pr 4,55 12 Tm 0,01

4 Nd 9,83 13 Yb 0,07

5 Sm 0,78 14 Lu 0,01

6 Eu 0,20 15 Y 0,53

7 Gd 0,60 16 U 0,008

8 Tb 0,08 17 Th 0,003

9 Dy 0,24

Page 21: NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI … tat luan an tien si NguyenThanhAn… · Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng 1.5. Ứng

19

Trong tổng oxit đất hiếm Sin Quyền hàm lượng đất hiếm nhóm

nhẹ khoảng 98,3% trong đó xeri chiếm 48,82%, ngoài ra còn có một

lượng vết các nguyên tố phóng xạ U và Th.

Các thí nghiệm chiết thu nhận xeri và đất hiếm(III) sạch từ tổng

oxit đất hiếm Sin Quyền được thực hiện trong điều kiện: Nồng độ đất

hiếm 0,1 M, nồng độ TPPO - toluen là 0,5 M, nồng độ HNO3 0,5 M,

nồng độ muối Al(NO3)3 2 M, tỷ lệ pha nước/pha hữu cơ 1/1, giải chiết

với tỷ lệ pha nước/pha hữu cơ 1/1.

Chuẩn bị một dãy phễu chiết chứa cùng thể tích dung dịch đất

hiếm, thêm pha hữu cơ vào phễu thứ nhất. Sau lần chiết thứ nhất,

chuyển pha hữu cơ vào pha nước ở phễu chiết thứ hai. Quá trình này

được lặp lại nhiều lần đến khi nồng độ đất hiếm trong pha hữu cơ đạt

bão hòa. Pha hữu cơ được giải chiết bằng dung dịch HNO3 5 M để thu

lấy đất hiếm(III) sạch, tiếp tục giải chiết bằng HNO3 11 M để loại bỏ

uran, thori và sau cùng giải chiết bằng dung dịch HNO3 5M + H2O2

10% để thu xeri sạch. Kết quả phân tích tổng nồng độ các NTĐH ở

pha nước và pha hữu cơ sau các lần chiết được trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Nồng độ tổng các NTĐH ở pha nước và pha hữu cơ sau các

lần chiết Lần

chiết

[Ln](nc)

, M

[Ln](hc)

, M

Lần

chiết

[Ln](nc)

, M

[Ln](hc),

M

Lần

chiết

[Ln](nc)

, M

[Ln](hc)

, M

1 0,041 0,059 3 0,064 0,142 5 0,098 0,168

2 0,053 0,106 4 0,076 0,166 6 0,100 0,168

Kết quả thí nghiệm cho thấy sau 5 lần chiết nồng độ NTĐH

trong pha hữu cơ không thay đổi, hệ đạt trạng thái cân bằng.

Tiến hành phân tích hàm lượng các NTĐH trong pha nước và

pha hữu cơ sau 5 lần chiết. Kết quả phân tích hàm lượng các

NTĐH(III) và xeri trong pha nước và pha hữu cơ được trình bày ở các

bảng 3.10.

Bảng 3.10. Thành phần các NTĐH, U, Th trong pha nước và pha hữu

cơ sau 5 lần chiết Hàm lượng ban

đầu, %

Hàm lượng trong pha

nước, %

Hàm lượng trong pha

hữu cơ, %

La 34,10 56,50 2,14

Ce 48,82 16,64 93,46

Pr 4,55 6,98 0,97

Nd 9,83 15,96 1,47

∑nặng 2,70 3,92 1,96

Th 0,003 Vết 0,0009

U 0,008 Vết 0,0027

Page 22: NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI … tat luan an tien si NguyenThanhAn… · Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng 1.5. Ứng

20

Sau 5 lần chiết trong pha hữu cơ chứa chủ yếu xeri, các nguyên

tố U, Th và hàm lượng NTĐH(III) khá nhỏ (2,14%) đây là nguồn

cung cấp xeri sạch. Trong pha nước chứa chủ yếu các NTĐH(III),

không chứa các nguyên tố U, Th và còn lại 16,64% xeri. Đây là nguồn

cung cấp NTĐH(III) sạch.

Với mục đích thu hồi xeri sạch, ta tiến hành như sau: Sau khi

chiết, tiến hành giải chiết pha hữu cơ bằng dung dịch HNO3 5 M để

loại bỏ các NTĐH (III), tăng nồng độ HNO3 lên 11 M để loại bỏ Th,

U sau đó giải chiết bằng dung dịch hỗn hợp HNO3 4 M và H2O2 10%

để thu xeri sạch 99,9%.

Với mục đích thu hồi NTĐH(III) sạch, ta tiến hành như sau: Pha

nước sau 5 lần chiết được chiết tiếp tục để chuyển các NTĐH và Ce

lên pha hữu cơ, sau đó dùng dung dịch HNO3 5 M để thu đất hiếm(III)

sạch không chứa U, Th có thành phần La = 68,8%, Pr = 8,5%, Nd =

19,4%, tổng đất hiếm nặng = 3,3% dùng để tổng hợp phức chất với

axit lactic kích thích sinh trưởng của một số cây trồng.

Axit lactic là một axit hữu cơ có nhiều ứng dụng quan trọng.

Axit lactic đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa

được sử dụng trong bảo quản và chế biến thực phẩm như làm sữa

chua, muối chua, axit hóa rượu vang… Hiện nay, axit lactic được

dùng để sản xuất chỉ khâu tự hủy hoặc làm tiền chất để tạo ra polyme

sinh học (Polilactic axit, PLA) có thể tự phân hủy. Các NTĐH có khả

năng tạo phức mạnh với axit lactic được sử dụng nhiều trong lĩnh vực

phân chia các NTĐH.

Để có cơ sở ứng dụng các phức chất lactat đất hiếm kích thích

sinh trưởng cây trồng, chúng tôi đã tổng hợp và nghiên cứu cấu tạo

phức chất lactat đất hiếm bằng các phươnng pháp vật lý.

3.6. Tổng hợp và nghiên cứu cấu tạo phức chất lactat đất hiếm

3.6.1. Thành phần của phức chất

Kết quả bảng phân tích thành phần phức chất các phức lactat đất

hiếm đều có công thức chung là Ln(HLac)3.3H2O.

3.6.2. Nghiên cứu phức chất

Kết quả đo độ dẫn điện của dung dịch lactat đất hiếm cho thấy, ở

nồng độ rất loãng, phức chất của NTĐH với axit lactic là những phức

chất tan trong nước và tạo dung dịch dẫn điện, độ dẫn điện mol phân

tử tương tự nhau (khoảng 86 - 93 S.cm-1

.mol-1

) có thể cho thấy các

phức chất này có cùng kiểu phân ly. Phương trình phân ly phức chất

có lactat đất hiếm có thể biểu diễn như sau:

La(HLac)3 Ln(HLac)2+

+ HLac-

Page 23: NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI … tat luan an tien si NguyenThanhAn… · Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng 1.5. Ứng

21

Phức của La, Pr, Nd tan khá tốt trong nước, từ Sm đến Y độ tan

giảm dần khi giảm bán kính ion Ln3+

.

Dạng giản đồ phân tích nhiệt các phức chất lactat tương đối

giống nhau chứng tỏ các phức chất có kiểu cấu trúc và hành vi nhiệt

tương tự nhau. Trong phổ hấp thụ hồng ngoại của axit lactic, dải ν(CO) có số sóng

rất thấp (1727 cm-1

) chứng tỏ axit lactic tồn tại dưới dạng đime do tạo

thành liên kết hidro liên phân tử mạnh giữa hai phân tử axit, điều này

được khẳng định một lần nữa khi xét phổ của muối natri lactat. Trong

muối cấu trúc đime vị phá hủy nên dải ν(CO) có số sóng tăng lên (1741

cm-1

). Các dải dao động trong vùng 2929 cm-1

và 2993 cm-1

được gán cho

dao động của nhóm CH và nhóm CH3.

Trong phổ hồng ngoại của các phức chất, dải hấp thụ ν (COO-)

giảm mạnh dịch chuyển khoảng 100 cm-1

về bước sóng thấp hơn so

với axit lactic và muối lactat, các dải hấp thụ νas (CO) và νs (CO)

cũng giảm tương tự có thể cho thấy liên kết Ln3+

- COO- trong các

phức chất mang đặc tính cộng hóa trị cao hơn, sự hình thành liên kết

giữa kim loại phối tử qua nguyên tử oxi của nhóm COO- đã làm cho

liên kết CO trong phối tử yếu đi. Dải hấp thụ của nhóm OH và CH

trong phức chất cũng có sự dịch chuyển rõ ràng về vùng sóng thấp

hơn đặc biệt điều này có thể cho thấy sự tạo phức xảy ra giữa Ln3+

nhóm OH của phối tử. Ngoài ra, các đám dao rộng có dải hấp thụ rộng

trong vùng 3400 cm-1

- 3500cm-1

khẳng định phức chất có chứa nước,

phù hợp với các kết quả phân tích nhiệt. Công thức chung cho các

phức chất đất hiếm có dạng Ln(CH3CH(OH)COO)3.3H2O.

3.7. Kết quả thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của phức chất lactat

của NTĐH đến khả năng sinh trưởng của cây chè và một loại rau

ở Đà lạt, Lâm Đồng

3.7.1. Kết quả thí nghiệm trên cây chè

Kết quả thí nghiệm cho thấy phức chất của các NTĐH đã kích

thích đẩy nhanh quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, thúc đẩy

các quá trình hấp thu chất dinh dưỡng từ đất và tăng khả năng quang

hợp của cây chè. Phức chất lactic với đất hiếm(III) làm tăng sản lượng

và chất lượng cây chè cành ở Lâm Đồng. Phức chất lactic với hỗn hợp

đất hiếm(III) có tác dụng tốt hơn phức của từng NTĐH riêng rẽ. Năng

suất cây chè tăng từ 21% đến 24% so với đối chứng phun phân bón lá

Nutragen.

Các mẫu chè xanh đều đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và xếp

loại đạt, các mẫu chè đều có ngoại hình xanh xoăn chắc cánh, và vẫn

Page 24: NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI … tat luan an tien si NguyenThanhAn… · Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng 1.5. Ứng

22

có màu xanh của chè non vị trà chát dịu. Sự sai khác nhau về chất

lượng chè của mẫu đối chứng và mẫu có xử lý bằng phức chất của đất

hiếm với axit lactic là không rõ rệt. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng

chè: hàm lượng cafein, hàm lượng chất hòa tan và hàm lượng đạm

tổng số ở mẫu xử lý bằng phức chất của hỗn hợp các NTĐH với axit

lactic có tăng hơn so với các mẫu so sánh và đối chứng.

Về ngoại hình, màu nước và mùi vị được đánh giá cảm quan đều

xếp loại đạt. Hàm lượng các kim loại nặng: thủy ngân, chì đều thấp

hơn rất nhiều so với hàm lượng tối đa cho phép. Dư lượng đất hiếm

trong mẫu chè phân tích được chỉ có ở dạng vết, mẫu chè không có

chứa các nguyên tố phóng xạ. Các mẫu chè đều đạt tiêu chuẩn về chất

lượng chè.

3.7.2. Kết quả thí nghiệm trên một số loại rau ở Đà lạt

Phức lactat của hỗn hợp các NTĐH có tác dụng làm tăng năng

suất cây cải bắp lên đến 21%, xà lách Corol lên đến 16% và xà lách

Rumani trong nhà kính lên đến 33%. Ngoài khả năng làm tăng năng

suất, khi xử lý phun phức chất lactat của hỗn hợp chất hiếm cho các

loại cây này còn làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, hệ lá xanh

mướt hơn. Dư lượng các NTĐH trong mẫu sản phẩm thu hoạch chỉ ở

dạng vết không ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng sản phẩm.

KẾT LUẬN

Lần đầu tiên đã khảo sát khả năng thu hồi đất hiếm từ bã thải

tuyển quặng đồng Sin Quyền với các quá trình tuyển khoáng, thủy

luyện, chiết đất hiếm và áp dụng phức chất lactat đất hiếm cho cây chè

và một số loại rau phổ biến ở Đà lạt, Lâm Đồng:

1. Đã nghiên cứu qui trình tuyển từ kết hợp tuyển nổi thu nhận

phân đoạn giàu đất hiếm hàm lượng 3,8% từ bã thải tuyển quặng đồng

Sin Quyền chứa 0,63% đất hiếm. Tỷ lệ thực thu 84,3%.

2. Đã nghiên cứu thu hồi đất hiếm từ phân đoạn giàu đất hiếm

của bã thải tuyển quặng đồng Sin Quyền bằng phương pháp axit và

phương pháp kiềm. Kết quả cho thấy:

+ Trong phương pháp axit, điều kiện thích hợp để thu hồi tổng

đất hiếm với hiệu suất 86,76% là H2SO4 15 M, tỷ lệ khối lượng

quặng/H2SO4 1/4, nhiệt độ phân hủy quặng 1800C và thời gian 4 giờ.

Phương pháp thủy luyện bằng H2SO4 được áp dụng để thu hồi đất

hiếm.

+ Trong phương pháp kiềm, điều kiện thích hợp để thu hồi

tổng oxit đất hiếm với hiệu suất 85,41% là dung dịch NaOH 8 M, tỷ lệ

Page 25: NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI … tat luan an tien si NguyenThanhAn… · Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng 1.5. Ứng

23

khối lượng quặng/NaOH 1/5, nhiệt độ thủy luyện 3000C trong thời

gian 2 giờ.

3. Đã nghiên cứu chiết thu nhận xeri và NTĐH(III) sạch từ tổng

oxit đất hiếm Sin Quyền bằng quá trình chiết có muối đẩy Al(NO3)3

và quá trình rửa giải chiết. Đã thu được xeri sạch 99,9% và các

NTĐH(III) không chứa U, Th.

4. Đã nghiên cứu tổng hợp phức chất đất hiếm với axit lactic.

Các phức chất lactat đất hiếm có thành phần và cấu tạo tương tự nhau

có dạng chung là Ln(CH3CH(OH)COO)3.3H2O. Độ tan trong nước

của các phức chất giảm dần theo chiều giảm bán kính ion Ln3+

.

5. Đã khảo sát ảnh hưởng của các phức chất lactat đất hiếm đến

năng suất chè và ba loại rau phổ biến ở Đà Lạt (cải bắp, xà lách Corol

và xà lách Rumani). Phức chất lactat đất hiếm tăng năng suất chè

24%, năng suất bắp cải 21%, năng suất xà lách Corol 16% và năng

suất xà lách Rumani 33%.

CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Lưu Minh Đại, Phạm Minh Sơn, Đào Ngọc Nhiệm, Vũ Thế Ninh,

Phạm Ngọc Chức, Đoàn Trung Dũng, Nguyễn Thành Anh

(2013), Nghiên cứu làm giàu đất hiếm từ quặng thải đồng Sin

Quyền. Tạp Chí Khoa học và Công nghệ, T.51(3), 335-342.

2. Lưu Minh Đại, Nguyễn Thành Anh, Võ Quang Mai (2011), Nghiên

cứu thủy luyện bã thải tuyển quặng đồng Sin Quyền thu tổng

oxit đất hiếm. Tạp chí Hóa học, T.49(3A), 40-45.

3. Lưu Minh Đại, Nguyễn Thành Anh, Phạm S (2012), Nghiên cứu

thu hồi tổng oxit đất hiếm từ bã thải tuyển quặng đồng Sin

Quyền bằng phương pháp thủy luyện vi sóng. Tạp chí Hóa học,

T.50(6), 682-685.

4. Lưu Minh Đại, Nguyễn Thành Anh, Đào Ngọc Nhiệm, Vũ Thế

Ninh, Nguyễn Ngọc Chức (2013), Nghiên cứu thu hồi tổng oxit

đất hiếm từ bã thải tuyển quặng đồng Sin Quyền bằng phương

pháp axit sunfuric ở nhiệt độ cao. Tạp chí Hóa học, T.51(3AB),

56-58.

5. Nguyễn Thành Anh, Lưu Minh Đại, Đào Ngọc Nhiệm, Vũ Thế

Ninh (2012), Nghiên cứu thu hồi tổng oxit đất hiếm từ bã thải

tuyển quặng đồng Sin quyền bằng phương pháp kiềm. Tạp chí

Hóa học, T.50(5B), 52-55.

Page 26: NGUYỄN THÀNH ANH “THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI … tat luan an tien si NguyenThanhAn… · Tách các NTĐH bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng 1.5. Ứng

24

6. Lưu Minh Đại, Nguyễn Thành Anh, Đào Ngọc Nhiệm, Vũ Thế

Ninh, Nguyễn Ngọc Chức (2013). Nghiên cứu thu hồi tổng oxit

đất hiếm từ bã thải tuyển quặng đồng Sin Quyền bằng phương

pháp thủy luyện trong dung dịch natri hiđroxit. Tạp chí Hóa

học, T.51(3AB), 52-53.

7. Lưu Minh Đại, Nguyễn Thành Anh, Đào Ngọc nhiệm (2012), Chiết

Ytri bằng triphenylphotphinoxit từ dung dịch axit nitric chứa

muối đẩy. Tạp chí Hóa học, T.50(5B), 59-62.

8. Lưu Minh Đại, Nguyễn Thành Anh, Đào Ngọc Nhiệm (2013), Chiết

La, Ce và Nd bằng TPPO từ pha nước chứa muối đẩy. Tạp chí

Hóa học, T. 51(3AB), 42-45.

9. Lưu Minh Đại, Nguyễn Thành Anh, Đào Ngọc Nhiệm (2013), Chiết

thu nhận Xeri và tổng oxit đất hiếm sạch từ tổng oxit đất hiếm

Sin Quyền bằng TPPO trong dung dịch HNO3 chứa muối đẩy.

Tạp chí Hóa học, T. 51(3AB), 47-51.

10. Lưu Minh Đại, Nguyễn Thành Anh (2012), Tổng hợp và nghiên

cứu phức chất của một số NTĐH với axit lactic. Tạp chí Hóa

học, T.50(5B), 62-66.

11. Lưu Minh Đại, Phạm S, Nguyễn Thành Anh, Đào Ngọc Nhiệm

(2013), Nghiên cứu ảnh hưởng của phức chất lactat đất hiếm

đến khả năng kích thích sinh trưởng của cây chè ở Bảo Lộc,

Lâm Đồng. Tạp chí Hóa học, T.51(3), 343-347.

12. Nguyễn Thành Anh, Lưu Minh Đại, Phạm S, Võ Quang Mai

(2013), Nghiên cứu ảnh hưởng của phức chất đất hiếm với axit

lactic kích thích sinh trưởng trên một số loại rau phổ biến ở Đà

Lạt, Lâm Đồng. Tạp chí Hóa học, T51(6ABC), 472-476.