79
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN Nội dung: Chương I: Tổng quan về kế toán Chương II: Chứng từ kế toán và kiểm kê Chương III: Phương pháp tính giá các đối tượng kế toán Chương IV: Tài khoản kế toán và phương pháp kế toán kép Chương V: Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán và hệ thống báo cáo tài chính Chương VI: Sổ kế toán và hình thức kế toán Người trình bày: Ths. HOÀNG THUỲ DƯƠNG SĐT: 0988 135 105 Email: [email protected] 1

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN€¦ · của doanh nghiệp Sử dụng thước đo tiền tệ để lượng hoá các NVKT Ghi vào sổ kế toán, phân loại và tổng hợp Cung

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

  • NGUYÊN LÝ KẾ TOÁNNội dung: Chương I: Tổng quan về kế toán Chương II: Chứng từ kế toán và kiểm kê Chương III: Phương pháp tính giá các đối tượng kế toán Chương IV: Tài khoản kế toán và phương pháp kế toán kép Chương V: Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán và hệ

    thống báo cáo tài chính Chương VI: Sổ kế toán và hình thức kế toán

    Người trình bày: Ths. HOÀNG THUỲ DƯƠNGSĐT: 0988 135 105 Email: [email protected]

    1

  • TÀI LIỆU THAM KHẢOGiáo trình Nguyên lý kế toán – Phan Thị Minh Lý

    (Chủ biên) - NXB Đại học Huế.Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán (2003) –

    Nguyễn Thị Đông – NXB Tài chính, Hà nội.Nguyên lý kế toán (2006) – Nguyễn Việt, Võ Văn

    Nhị - NXB tổng hợp TP HCM Luật kế toán. Số 03/2003/QH11Hệ thống 26 chuẩn mực kế toán (2001-2005)Chế độ KTDN ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-

    BTCCác tài liệu khác

    2

  • 1.1. Kế toán và vai trò cung cấp thông tin tài chính địnhlượng của kế toán

    1.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành của kế toán

    Năm 4000 trước công nguyên - Năm 1300 sau công nguyên: Hoạtđộng của kế toán là ghi nhận các giao dịch vào trong những quyển sổ

    Thời kỳ sau năm 1300 đến khoảng 1850: Chuyển việc ghi chép sổsách đơn thành sổ sách kép đã làm cho kế toán thực sự trở thành mộthệ thống ghi chép sổ sách kế toán.

    Từ năm 1850 đến ngày nay: Kế toán trở thành một nguồn thông tin vềchi phí và thu nhập cho lãnh đạo công ty. Các tài liệu kế toán trở thànhphương tiện để chuyển tải thông tin cho các nhà đầu tư, chủ nợ vànhững người có nhu cầu biết về sự phát triển của công ty.

    3

    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN

  • 1.1.2. Môi trường kế toánỞ Việt Nam, Theo Nguyễn Việt và Võ Văn Nhị (2006):• Năm 1945: Kế toán được sử dụng chủ yếu cho việc quản lý

    thu - chi ngân sách• Năm 1954: Kế toán được sử dụng như một công cụ phản ánh

    và giám sát các hoạt động kinh tế và việc sử dụng vốn củanhà nước trong nền kinh tế quốc dân

    • Năm 1957 đến trước1995: Chế độ kế toán áp dụng cho cácngành công nghiệp và xây dựng cơ bản, Điều lệ tổ chức kếtoán Nhà nước, Pháp lệnh kế toán và thống kê, Hệ thống kếtoán,…

    • Năm 1995 đến nay: Nhà nước chính thức ban hành Luật Kếtoán, Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán để đảm bảo quảnlý thống nhất và kế toán thực sự trở thành công cụ cho quảnlý tại nước ta. 4

  • • Môi trường kế toán

    + Môi trường kinh tế: nền kinh tế và cơ chếquản lý kinh tế, các loại hình doanh nghiệp,đặc điểm sản xuất kinh doanh, giá cả, thuế,...

    + Môi trường pháp lý: Cơ sở pháp lý mà kế toánphải căn cứ vào đó để thực hiện công việc kếtoán, đảm bảo cho hoạt động của kế toán phùhợp với quy định của pháp luật (Luật kế toán,Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán)

    5

  • Nhận diệnNhận diện

    Đo lườngTính toánĐo lườngTính toán

    Truyền đạtthông tin

    Truyền đạtthông tin

    Ghi chépGhi chép

    Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh

    nghiệp

    Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh

    nghiệp

    Sử dụng thước đo tiền tệ để lượng hoá các NVKT

    Sử dụng thước đo tiền tệ để lượng hoá các NVKT

    Ghi vào sổ kế toán,

    phân loại và tổng hợp

    Ghi vào sổ kế toán,

    phân loại và tổng hợp

    Cung cấp các báo cáo kế toán

    cho người sử dụng thông tin

    kế toán

    Cung cấp các báo cáo kế toán

    cho người sử dụng thông tin

    kế toán

    1.1.3. Định nghĩa kế toánTheo Điều 4, Luật kế toán Việt Nam 2003: “Kế toán là việc thu

    thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”.

    6

  • HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

    7

    Hoạt động kinh

    doanh

    Hoạt động kinh

    doanh

    Người ra quyết địnhNgười ra

    quyết định

    KẾ TOÁN

    Đo lườngGhi chépĐo lườngGhi chép

    Xử lýLưu trữXử lý

    Lưu trữThông tin

    BáocáoThông tin

    Báocáo

    Dữ liệu

    Nhu cầu thông tin

    Thực hiện quyết định

  • 1.1.4. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán

    Ban quản trị doanh nghiệp

    Nhà đầu tư

    Chủ nợ

    Các cơ quan nhà nước

    Người cạnh tranh

    Khách hàng

    1.1.5. Yêu cầu của thông tin kế toán

    Dễ hiểu

    Đáng tin cậy

    Có thể so sánh8

  • Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị• Kế toán tài chính: là việc thu thập, xử lý, phân

    tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằngbáo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sửdụng thông tin của đơn vị kế toán

    • Kế toán quản trị: là việc thu thập, xử lý, phântích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theoyêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chínhtrong nội bộ đơn vị kế toán.

    9

  • 1.2. Các định đề, nguyên tắc kế toán chung được công nhận và các chuẩn mực kế toán1.2.1. Các định đề

    a, Thực thể kinh doanh (tổ chức kinh doanh)Theo định đề này, kế toán các hoạt động của doanh nghiệp, của

    tổ chức tách rời khỏi các hoạt động của chủ sở hữu doanh nghiệphay tổ chức và độc lập khỏi hoạt động của các doanh nghiệp, tổchức kinh tế khác.

    b, Thước đo tiền tệTheo định đề này, trước hết kế toán sử dụng thước đo tiền tệ

    quốc gia để thu thập và trình bày thông tin trong các báo cáo tàichính. Tuy nhiên để phục vụ cho quản lý của đơn vị kế toán cũngsử dụng các loại thước đo hiện vật và thời gian để phản ánh cáchoạt động của đơn vị.

    c, Kỳ kế toánLà những khoảng thời gian bằng nhau mà tại cuối mỗi kỳ kế toán

    kế toán viên của DN phải lập các báo cáo tài chính để cung cấpthông tin cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán

    10

  • 1.2.2. Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính

    của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốnchủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vàothời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thuhoặc chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trêncơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệptrong quá khứ, hiện tại và tương lai

    Nguyên tắc hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải đượclập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tụcvà sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tươnglai gần.

    Nguyên tắc giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc.Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tươngđương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của TSđó vào thời điểm TS được ghi nhận. Giá gốc của TS khôngđược thay đổi trừ khi có quy định khác

    11

  • Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu vàchi phí phải phù hợp nhau. Khi ghi nhận một khoảndoanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phítương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thuđó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phícủa kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trướchoặc chi phí phải trả và liên quan đến doanh thu củakỳ đó.

    Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phươngpháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được ápdụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm.Trường hợp có thay đổi chính sách và phương phápkế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnhhưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minhbáo cáo tài chính.

    12

  • Nguyên tắc trọng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong trườnghợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thểlàm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết địnhkinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặccác sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu củathông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và địnhtính.

    Nguyên tắc thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phánđoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện khôngchắc chắn. Nguyên tắc này đòi hỏi:+ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn+ Không đánh giá cao hơn giá trị của các TS và các khoản thu nhập+ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chiphí+ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắcchắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghinhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

    13

  • 1.2.3. Các chuẩn mực kế toán+ Uỷ ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC –

    International Accounting Standards Committee): Hội đồngnày thành lập nhằm mục đích soạn thảo và công bố cácchuẩn mực kế toán cần được tôn trọng khi trình bày cácthông tin trong các báo cáo tài chính cũng như khuyến khíchcác nước trên thế giới chấp nhận và áp dụng các chuẩn mựcnày.

    + Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB –Financial Accounting Standards Board)

    Ngoài ra còn hai tổ chức có ảnh hưởng lớn đến sự pháttriển của chuẩn mực kế toán quốc tế là Uỷ ban chứng khoánMỹ (SEC) và Viện kế toán công chứng của Mỹ (AICPA) Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) do Bộ Tài Chính banhành. Từ năm 2001 đến năm 2005, Bộ Tài chính đã banhành được 26 chuẩn mực kế toán. 14

  • 1.3. Đối tượng nghiên cứu của kế toán và đặc trưng của kếtoán1.3.1. Đối tượng của kế toán• Một nghiệp vụ kinh tế - tài chính là một sự kiện hay mộtgiao dịch làm ảnh hưởng đến tài sản, nguồn vốn, chi phí hoặcdoanh thu của một doanh nghiệp, của một tổ chức. Đối tượng của kế toán là

    + Tài sản+ Nguồn hình thành tài sản (Nguồn vốn)+ Sự vận động của tài sản

    Tài sản được kế toán phản ánh dưới 2 góc độ:Kết cấu của tài sản: Gồm Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài

    hạn (Tổng tài sản)Nguồn hình thành tài sản: Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu

    (Tổng Nguồn vốn)15

  • A, Tài sản ngắn hạn:Là những tài sản của đơn vị có thời gian sử dụng, luân

    chuyển hoặc thu hồi ngắn (trong vòng 12 tháng hoặc 1 chu kỳkinh doanh)

    B, Tài sản dài hạnTài sản dài hạn là những tài sản của đơn vị có thời gian sử

    dụng, luân chuyển hoặc thu hồi dài (hơn 12 tháng hoặc trongnhiều chu kỳ kinh doanh)

    C, Nợ phải trả:Là những nghĩa vụ tiền tệ mà đơn vị phải thanh toán cho

    các bên cung cấp nguồn lực trong một khoảng thời gian nhấtđịnh.

    D, Vốn chủ sở hữuLà khoản vốn góp của các chủ sở hữu đơn vị, kết quả kinh

    doanh do đơn vị tạo ra và các nguồn quỹ tích luỹ để phục vụcho các hoạt động của đơn vị.

    16

  • Tên gọi Loại Tên gọi LoạiNợ thuế Nhà nước Lợi nhuận chưa phân phốiTiền mặt Công cụ dụng cụNhà xưởng Hàng hoáVốn góp cổ đông Quỹ khen thưởng phúc lợiPhải thu khách hàng Vay ngắn hạn ngân hàngTrái phiếu dài hạn Xây dựng cơ bản dở dangPhương tiện vận chuyển Quỹ đầu tư phát triểnPhải trả công nhân viên Tạm ứngKý quỹ ngắn hạn Đầu tư cổ phiếu ngắn hạnNguyên vật liệu Chi phí sản xuất dở dangVay dài hạn ngân hàng Lợi thế thương mại

    Ví dụ:Hãy phân loại các đối tượng kế toán dưới đây theo kết cấu và theo

    nguồn hình thành:

    17

  • Phương trình kế toánTÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮUHoặc: VỐN CHỦ SỞ HỮU = TÀI SẢN – NỢ PHẢI

    TRẢHay, Phương trình kế toán cơ bản:

    Tổng Tài sản = Tổng nguồn vốnTổng TS = TSNH + TSDH

    Tổng nguồn vốn = NPT + Vốn CSH

    18

    Tóm lại: Đối tượng nghiên cứu của kế toán là quá trình kinhdoanh dưới góc độ vốn kinh doanh và sự vận động của vốn kinhdoanh trong mối quan hệ giữa hai mặt độc lập nhưng thốngnhất và cân bằng nhau về lượng với bốn đặc điểm: tính cânbằng, tính đa dạng, tính vận động và tính lợi ích.

  • 1.3.2. Tính cân bằng của phương trình kế toán cơ bảnCác nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phân

    loại thành 4 nhóm

    1. Tài sản tăng – Tài sản giảm

    2. Tài sản tăng – Nguồn vốn tăng

    3. Tài sản giảm – Nguồn vốn giảm

    4. Nguốn vốn tăng – Nguồn vốn giảm19

  • 1.4. Quy trình kế toán

    20

    Nghiệp vụ kinh tế

    phát sinh

    Lập, tiếp nhận và kiểm tra chứng từ kế

    toán

    Ghi sổ kế toán

    Khoá sổ kế toán vào cuối

    kỳ

    Lập các báo cáo kế toán tài chính

  • 1.5. Hệ thống các phương pháp kế toánTheo Điều 4, khoản 13, Luật kế toán: Phương pháp kế toán là cách thức và

    thủ tục cụ thể để thực hiện từng nội dung công việc kế toán.• Phương pháp chứng từ kế toán: là phương pháp thu thập thông tin và

    kiểm tra sự phát sinh và hoàn thành của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh• Phương pháp tài khoản kế toán: là phương pháp so sánh thông tin và

    kiểm tra quá trình vận động của từng đối tượng kế toán khi một nghiệpvụ kinh tế phát sinh trong mối tác động qua lại giữa các đối tượng này

    • Phương pháp tính giá tài sản: Để biểu hiện các đối tượng kế toán dướihình thái giá trị.

    • Phương pháp tổng hợp – cân đối: biểu hiện dưới dạng các báo cáo kếtoán.

    • Phương pháp kiểm kê tài sản: kiểm tra thực tế thông qua việc cân đong,đo đếm, kiểm nhận đối chiếu nhằm xác định số lượng và giá trị có thậtcủa tài sản tại đơn vị.

    21

  • 1.6. Hệ thống báo cáo tài chínhBa báo cáo tài chính bắt buộc

    • Bảng cân đối kế toán• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh• Báo cáo lưu chuyển tiền tệKèm theo: Thuyết minh báo cáo tài chính

    22

  • TÀI SẢN NGUỒN VỐN

    Tài sản ngắn hạn 162 Nợ phải trả 12

    Tiền mặt 20 Phải trả người bán 12

    Phải thu khách hàng 30

    Hàng hoá tồn kho 112

    Tài sản dài hạn 350 Vốn chủ sở hữu 500

    TSCĐ hữu hình 350 Vốn góp 500

    Tổng cộng tài sản 512 Tổng cộng nguồn vốn 512

    Công ty TNHH Minh Châu BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁNĐịa chỉ:…….. Ngày 31 tháng 12 năm NĐiện thoại:……. ĐVT: Triệu đồng

    23

  • KHOẢN MỤC SỐ TIỀN

    1. Doanh thu bán hàng 2.450

    2. Giá vốn hàng bán 1.500

    3. Chi phí kinh doanh và chi phí quản lý 550

    4. Chi phí lãi vay 150

    5. Lợi nhuận trước thuế 250

    6. Thuế TNDN (25%) 62,5

    7. Lợi nhuận sau thuế 187,5

    Công ty TNHH Cát Tường BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANHĐịa chỉ:……… Cho kỳ kế toán kết thúc ngày 31/01/NĐiện thoại:…. ĐVT: Triệu đồng

    24

  • Công ty Cổ phần TM Minh Tâm BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (PPTT)Địa chỉ:…….. Cho kỳ kế toán kết thúc ngày 31/01/NĐiện thoại:…….. ĐVT: Triệu đồng

    I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanhThu tiền từ bán hàngTrả tiền cho người bánTrả lươngTrả lãi vayTrả thuế TNDNLưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

    180(72)(15)

    (4)(20)

    69II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tưTrả tiền mua TSCĐThu từ bán tài sản cố địnhLưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

    (287)10

    (277)III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chínhVay nợ dài hạnPhát hành cổ phiếuTrả nợ gốc vayLưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

    12098

    (19)199

    IV. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳTiền và tương đương tiền đầu kỳTiền và tương đương tiền cuối kỳ

    (9)2516

    25

  • Công ty Cổ phần TM Minh Tâm BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (PPGT)Địa chỉ:…….. Cho kỳ kế toán kết thúc ngày 31/01/NĐiện thoại:…….. ĐVT: Triệu đồng

    I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanhLợi nhuận trước thuếKhấu hao TSCĐTăng các khoản phải thuTăng hàng tồn khoTăng khoản phải trả người bánTăng lương phải trảThuế TNDN đã nộpLưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

    4317

    (20)(40)

    6821

    (20)69

    II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tưTrả tiền mua TSCĐThu từ bán tài sản cố địnhLưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

    (287)10

    (277)III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chínhVay nợ dài hạnPhát hành cổ phiếuTrả nợ gốc vayLưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

    12098

    (19)199

    IV. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳTiền và tương đương tiền đầu kỳTiền và tương đương tiền cuối kỳ

    (9)251626

  • 1.7. Yêu cầu đối với kế toánTheo Điều 6, Luật kế toán, các yêu cầu đối với kế toán bao gồm:Kế toán phải phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế tài chính vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.Kế toán phải phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toánKế toán phải phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toánKế toán phải phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất, sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế tài chính.Thông tin kế toán, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước.Kế toán phải sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được.

    27

  • 1.8. Nghề kế toán và đạo đức nghề nghiệpMuốn hành nghề kế toán phải có chứng chỉ hành nghề

    theo quy định của từng quốc gia và phải có đủ tiêuchuẩn về đạo đức nghề nghiệp.

    • Hạnh kiểm và phẩm chất tốt• Khả năng xác định hành động đúng sai trong các hoạt

    động hành nghề• Có đầy đủ năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ• Có trách nhiệm với công việc, hành động ngay thẳng và

    đặt tinh thần phục vụ, sự tín nhiệm lên hàng đầu. Ở VN hiện nay, Bộ Tài chính là cơ quan cấp chứng chỉ

    hành nghề kế toán và kiểm toán. Tổ chức hiệp hội nghềnghiệp kế toán ở VN có tên gọi là Hội kế toán và Kiểmtoán VN. 28

  • 2.1. Khái niệm chứng từ kế toán Theo Điều 4, Khoản 7, Luật kế toán Việt Nam: “Chứng từ kế toán là

    những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chínhphát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán”.

    Theo Điều 17, Luật kế toán Việt Nam: Nội dung bắt buộc của chứng từkế toán bao gồm:

    1. Tên gọi và số hiệu của chứng từ kế toán2. Ngày, tháng, năm lập chứng từ3. Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán4. Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán5. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh6. Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế tài chính7. Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên

    quan đến chứng từ

    CHƯƠNG II: CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀ KIỂM KÊ

    29

  • Ví dụ chứng từ kế toán (Chứng từ viết tay)Công ty CP Vật Tư Nông Nghiệp Huế Mẫu số: 01- TTĐịa chỉ: 128 Nguyễn Trãi ( Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC

    Ngày 20/03/2006 của bộ Trưởng BTC)Liên số:

    Số phiếu: PT34/07

    PHIẾU THUNgày 19 tháng 07 năm N

    TK Nợ:………..TK Có:…………

    Họ và tên người nộp tiền : Nguyễn ViệtĐịa chỉ: 56 Phan Chu Trinh - TP huếLí do nộp : Thu tiền bán hàngSố tiền : 18.500.000……. (Viết bằng chữ) Mười tám triệu năm trăm ngàn đồng chẵn./.

    Kèm theo 1 chứng từ gốcNgày 19 tháng 07 năm 2009

    Giám đốc Kế toán trưởng Người nộp tiền Người lập phiếu Thủ quỹ(Ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký, họ tên)

    30

  • 2.2. Ý nghĩa và tác dụng của chứng từ kế toán Ý nghĩa: chứng từ kế toán có ý nghĩa quan trọng trong việc

    tổ chức công tác kế toán, kiểm soát nội bộ vì nó chứng minh tính pháp lý của các nghiệp vụ và của số liệu ghi chép trên sổ kế toán.

    Tác dụng• Giúp cho việc thực hiện hạch toán ban đầu;• Đảm bảo tính hợp lệ và hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế tài

    chính;• Dùng làm căn cứ để ghi sổ; • Giúp cho việc xác định trách nhiệm của các các nhân và tổ

    chức trước pháp luật về nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.

    31

  • 2.3. Phân loại chứng từ* Phân loại theo hình thức vật mang tin

    - Chứng từ bằng giấy- Chứng từ điện tử

    * Phân loại theo công dụng- Chứng từ gốc- Chứng từ ghi sổ

    * Phân loại theo tính chất pháp lý- Chứng từ bắt buộc- Chứng từ hướng dẫn

    * Phân loại theo nội dung kinh tế- Chứng từ về lao động tiền lương- Chứng từ hàng tồn kho- Chứng từ về tiền tệ- Chứng từ về bán hàng- Chứng từ về TSCĐ

    32

  • 2.4. Quy trình lập và luân chuyển chứng từ

    Lập hoặc tiếp nhận chứng từ

    Lập hoặc tiếp nhận chứng từ

    Kiểm tra chứng từKiểm tra chứng từ

    Sử dụng chứng từ để ghi sổ kế toán

    Sử dụng chứng từ để ghi sổ kế toán

    Bảo quản, lưu trữ và huỷ chứng

    từ

    Bảo quản, lưu trữ và huỷ chứng

    từ

    Khi NVKT phát sinh, kế

    toán tiến hành lập hoặc tiếp

    nhận chứng từ để thu

    nhận thông tin

    Khi NVKT phát sinh, kế

    toán tiến hành lập hoặc tiếp

    nhận chứng từ để thu

    nhận thông tin

    Kiểm tra chứng từ kế toán là kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ của chứng

    từ và của NVKT phát

    sinh

    Kiểm tra chứng từ kế toán là kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ của chứng

    từ và của NVKT phát

    sinh

    Sau khi chứng từ đã được kiểm tra, Kế toán sẽ sử dụng chứng từ để

    ghi sổ kế toán

    Sau khi chứng từ đã được kiểm tra, Kế toán sẽ sử dụng chứng từ để

    ghi sổ kế toán

    Sau khi chứng từ được sử dụng thì phải bảo quản và lưu trữ trong 1

    thời gian, sau đó chứng từ sẽ được

    huỷ. Thời gian lưu trữ từ 5-

    10năm

    Sau khi chứng từ được sử dụng thì phải bảo quản và lưu trữ trong 1

    thời gian, sau đó chứng từ sẽ được

    huỷ. Thời gian lưu trữ từ 5-

    10năm33

  • 2.5. Kiểm kê Kiểm kê là việc cân đong, đo, đếm số lượng, xác định và đánh giá chất

    lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu số liệu trong sổ kế toán. Kiểm kê thường được thực hiện trong những trường hợp

    • Cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính• Khi thực hiện nghĩa vụ chia, tách, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê doanh nghiệp.• Khi đánh giá lại giá trị tài sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    Các loại kiểm kê•Kiểm kê hiện vật: vật tư, sản phẩm, hàng hoá•Kiêm kê tiền mặt, chứng phiếu có giá và chứng khoán•Kiêm kê tiền gửi ngân hàng và cac khoản thanh toán; đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng giữa sổ kế toán của doanh nghiệp và số dư trên sổ của ngân hàng. 34

  • CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁCÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

    Một số đối tượng chủ yếu cần tính giá:• Tính giá hàng tồn kho• Tính giá tài sản cố định• Tính giá thành phẩm, dịch vụ• Lập dự phòng giảm giá cho các đối tượng kế

    toán: Hàng tồn kho, chứng khoán, nợ phải thu khó đòi.Các nguyên tắc kế toán có liên quan: Nguyên tắc

    giá gốc, hoạt động liên tục, thận trọng và nhất quán. 35

  • Yêu cầu và nguyên tắc tính giá Yêu cầu:• Tính giá phải đảm bảo tính chính xác• Tính giá phải đảm bảo tính thống nhấtNguyên tắc:• Phải xác định đối tượng tính giá phù hợp• Phải phân loại chi phí hợp lý• Phải lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí phù

    hợp

    36

  • + Phải phân loại chi phí hợp lýTheo lĩnh vực, chi phí có thể chia làm 4 loại bao gồm :

    chi phí thu mua, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

    • Chi phí thu mua• Chi phí sản xuất• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp• Chi phí nhân công trực tiếp• Chi phí sản xuất chung• Chi phí bán hàng• Chi phí quản lý doanh nghiệp

    37

  • + Phải lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí phù hợp:

    Công thức phân bổ chi phí như sau :

    Mức chi phí phân bổ cho

    từng đối tượng

    Tổng chi phí cần phân bổ

    Tổng tiêu thức phân bổ

    Tiêu thức của từng đối

    tượng = x

    38

  • 3.2. Phương pháp tính giá hàng tồn khoHàng tồn kho bao gồm:• Hàng mua đang đi đường• Nguyên liệu, vật liệu• Công cụ, dụng cụ• Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang• Thành phẩm• Hàng hoá • Hàng gửi đi bán• Hàng hoá kho bảo thuế• Hàng hoá bất động sản 39

  • 3.2.1. Tính giá nhập hàng tồn kho (Giá nhập kho)a, Đối với hàng tồn kho mua vàoTính giá nhập kho của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá

    mua về nhập khoB1: Xác định giá trị mua vào bao gồm: Giá mua ghi trên hoá đơn,

    trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua, cộng (+) các khoản thuế không được khấu trừ như: thuế nhập khẩu hay thuế tiêu thụ đặc biệt.

    B2: Tập hợp và phân bổ chi phí thu mua, như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho, lưu bãi, hao hụt trong định mức cho phép.

    B3: Tổng hợp giá nhập kho bao gồm giá mua và chi phí thu mua.

    40

  • Giá mua (bao

    gồm các khoản thuế

    không được khấu trừ)

    Giá mua (bao

    gồm các khoản thuế

    không được khấu trừ)

    Giảm giá,

    chiết khấu

    thương mại

    Chi phí thu mua

    Chi phí thu mua

    Giá nhập kho

    thực tế

    hàng tồn kho

    Giá nhập kho

    thực tế

    hàng tồn kho

    41

  • Lưu ý:Trường hợp doanh nghiệp mua hàng về nhập kho phải trả

    thuế GTGT (VAT) thì hạch toán theo 1 trong 2 trường hợp sau:

    • Phương pháp trực tiếp: Thuế GTGT được tính vào giá nhập kho của hàng mua về

    • Phương pháp khấu trừ: Thuế GTGT không được tính vào giá nhập kho của hàng hoá mua về

    Nếu giá mua đã bao gồm cả thuế GTGT thì tách thuế ra như sau:

    Ví dụ: Giá có thuế GTGT 10%: 110.000đGiá chưa thuế = 110.000/1,1 = 100.000đ

    42

  • b, Đối với hàng tồn kho tự sản xuất raHàng tồn kho tự sản xuất, chế biến được gọi là

    sản phẩm hay thành phẩm Giá nhập kho của sản phẩm, dịch vụ/thành

    phẩm (giá thành) là tổng chi phí sản xuất sản phẩm, bao gồm:• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp• Chi phí nhân công trực tiếp• Chi phí sản xuất chung

    43

  • CÁC BƯỚC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨMB1: Tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp: chi phí

    nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trựctiếp.

    B2: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chungB3: Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳB4: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản

    phẩm.Tổng giá thành SP hoàn thành = CPSXDD ĐK

    + CPSX PS TK – CPSXDD CK

    Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành /Số lượng SP hoàn thành

    44

  • Để quản lý hàng tồn kho, đơn vị sử dụng một trong hai phươngpháp sau:

    • Phương pháp kê khai thường xuyên: theo dõi và phản ánh mộtcách thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho củahàng tồn kho trên sổ kế toán sau mỗi nghiệp vụ nhập hoặc xuấthàng tồn kho.

    Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ +Giá trị hàng nhập trong kỳ - Giá trị hàng xuất kho trong kỳ

    • Phương pháp kiểm kê định kỳ: chỉ theo dõi các nghiệp vụ nhậpkho, không theo dõi các nghiệp vụ xuất kho trong kỳ. Cuối kỳ,tiến hành kiểm kê hàng tồn kho rồi từ đó xác định giá trị hàngxuất kho trong kỳ theo công thức dưới đây.

    Giá trị hàng xuất kho trong kỳ = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ +Giá trị hàng nhập trong kỳ - Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

    45

  • 3.2.2. Tính giá xuất hàng tồn kho (Giá xuất kho)a, Phương pháp giá đích danh (phương pháp trực tiếp)Nguyên tắc: Giá trị hàng xuất kho lần nào thì lấy đích danh giá nhập

    kho của lần nhập đó làm giá xuất khob, Phương pháp đơn giá bình quân gia quyềnNguyên tắc: Đơn giá xuất kho chính là đơn giá bình quân của hàng tồn

    kho hiện có để có thể xuất khoCông thức xác định đơn giá bình quân

    Trị giá hàng + Trị giá hàngtồn đầu kỳ nhập kho

    Đơn giá bình quân =Số lượng hàng + Số lượng hàng

    tồn đầu kỳ nhập kho

    46

  • c, Phương pháp nhập trước xuất trước FIFO)Nguyên tắc: Khi áp dụng phương pháp này, cần

    tuân thủ nguyên tắc hàng tồn kho nào được nhậpkho trước thì sẽ được ưu tiên xuất kho trước, đơngiá xuất kho chính là giá nhập kho của hàng nhậplần đó.

    d, Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)Nguyên tắc: Hàng tồn kho được nhập sau cùng

    (hàng mới nhất) sẽ được ưu tiên xuất kho trước, vàđơn giá xuất kho chính là đơn giá nhập kho củalần nhập hàng đó.

    47

  • 3.3. Tính giá Tài sản cố định3.3.1. Khái niệm và phân loại Tính giá TSCĐ là việc xác định nguyên giá TSCĐ để ghi sổ kế toán và xác định giá trị khấu hao TSCĐTiêu chuẩn để ghi nhận TSCĐ(1) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai

    từ việc sử dụng tài sản đó;(2) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách

    đáng tin cậy;(3) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;(4) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo qui định hiện hành (từ

    10 triệu đồng trở lên)48

  • Phân loại TSCĐ Theo hình thái của TSCĐ•Tài sản cố định hữu hình•Tài sản cố định vô hình Theo nguồn hình thành

    • Mua sắm, mua ngoài• Tự xây dựng, chế tạo• Nhận góp vốn liên doanh• Được cấp trên, dự án cấp• Thuê tài chính

    49

  • 3.3.2. Xác định nguyên giá TSCĐa, Trường hợp thuê ngoài: Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí

    mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tàisản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

    Nguyên giá TSCĐ = Giá mua + Chi phí trướcthực tế khi sử dụng

    Chi phí trước khi sử dụng bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ,lắp đặt, chạy thử, chi phí sửa chữa tân trang trước khi sử dụng.

    b, Trường hợp tự xây dựng, chế tạo: Nguyên giá TSCĐ là toànbộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để xây dựng, chế tạo TSCĐ tínhđến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

    Nguyên giá TSCĐ = Giá thành thực tế (hoặc giá trịquyết toán công trình) + Chi phí trước khi sử dụng

    50

  • 3.3.2. Trích khấu hao TSCĐTheo Chuẩn mực kế toán số 03(VAS03): Khấu hao là

    việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu haocủa TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tàisản đó.• Giá trị phải khấu hao = Nguyên giá của TSCĐ ghi trêncác báo cáo tài chính - Giá trị thanh lý ước tính của tàisản.• Thời gian hữu ích của TSCĐ là thời gian mà TSCĐphát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh và đượctính bằng:

    (1) Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ.(2) Số lượng sản phẩm hoặc các đơn vị tính tương tự

    mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản.51

  • Theo Chuẩn mực kế toán 03 và 04, có 3 phương pháp tính khấu hao sau đây:- Phương pháp khấu hao đều hay còn gọi là khấu hao theo đường thẳng

    - Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần - Phương pháp khấu hao theo số lượng sản lượng

    • Mối quan hệ giữa nguyên giá TSCĐ, khấu hao TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ được thể hiện qua công thức sau đây:

    Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Khấu hao luỹ kế

    52

  • a, Phương pháp khấu hao đường thẳng:Nguyên giá – Giá trị thu hồi

    TSCĐ ước tínhChi phí khấu =

    Khấu hao hàng năm Số năm sử dụng TSCĐChi phí khấu hao hàng năm

    Chi phí khấu hao 1 tháng = 12

    Ví dụ 5: Một TSCĐ có nguyên giá là 335.000.000đ, giá trị thuhồi ước tính là 11.000.000đ. Thời gian sử dụng hữu ích là 12 năm.Hãy xác định giá trị khấu hao năm và khấu hao tháng của TSCĐ nàytheo phương pháp đường thẳng. Xác định giá trị còn lại của TSCđnói trên vào cuối năm sử dụng thứ 8

    53

  • b, Phương pháp theo sản lượngTSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích

    khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiếtbị thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:• Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm• Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sảnxuất theo công suất thiết kế của TSCĐ• Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong nămtài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế

    54

  • c, Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điềuchỉnh

    Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế caođược khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mứckhấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng đểnhanh chóng đổi mới công nghệ. Khi thực hiện trích khấuhao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.

    Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh đượctrích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điềuchỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: Là TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng) Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đolường, thí nghiệm

    55

  • Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừnhững TSCĐ sau đây:

    - TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh.

    - TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất.- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở

    hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế

    toán của doanh nghiệp.- TSCĐ là nhà và đất ở trong trường hợp mua lại nhà và đất ở đã

    được nhà nước cấp quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sửdụng đất không phải tính khấu hao.

    - TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan cóthẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tácnghiên cứu khoa học.

    56

  • 4.1. Phương pháp đối ứng tài khoản4.1.1. Khái niệmPhương pháp đối ứng tài khoản là phương pháp thông tin và kiểm tra về

    sự vận động của tài sản và nguồn vốn trong quá trình kinh doanh theo mốiquan hệ biện chứng được phản ánh trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinhthông qua việc sử dụng hệ thống tài khoản kế toán.4.1.2. Các mối quan hệ đối ứng kế toán chủ yếu

    a, Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng tài sản này, đồng thời giảm mộttài sản khác

    Ví dụ: Gửi tiền mặt vào tài khoản ở ngân hàng là 50.000.000đPhản ánh vào phương trình kế toán cơ bản

    Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữuTiền mặt + 50.000.000TGNH - 50.000.000

    CHƯƠNG IV: TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN KÉP

    57

  • b, NVKT phát sinh làm tăng tài sản đồng thời tăng nguồn vốn Ví dụ: Vay ngân hàng 25.000.000đ về nhập quỹ tiền mặtc, NVKT phát sinh làm tăng nguồn vốn này đồng thời làm giảm

    nguồn vốn khácVí dụ: Trích lợi nhuận chưa phân phối để bổ sung vào quỹ khen

    thưởng phúc lợi 12.000.000đd, NVKT phát sinh làm giảm tài sản đồng thời giảm nguồn vốnVí dụ: Chi tiền mặt trả nợ vay ngắn hạn cho ngân hàng: 35.000.000đ

    58

  • e, NVKT phát sinh làm giảm tài sản này, không làm tăng tài sản khác và không làm giảm nợ phải trả (nguồn vốn), thì sẽ phát sinh một khoản chi phí

    Ví dụ: Xuất kho nguyên liệu trị giá 2.500.000đ để đưa vào sản xuất sản phẩm.

    f, NVKT phát sinh làm tăng một khoản nợ (nguồn vốn), không làm tăng tài sản khác và không làm giảm khoản nợ khác, thì sẽ phát sinh một khoản chi phí

    Ví dụ: Tính lương phải trả cho công nhân sản xuất trong tháng 9 là 34.000.000đ

    i, NVKT phát sinh làm tăng một tài sản này, không làm giảm tài sản khác và không làm tăng khoản nợ khác, thì sẽ phát sinh một khoản doanh thu

    Ví dụ: Bán hàng cho khách hàng thu tiền mặt là 10.000.000đj, NVKT phát sinh làm giảm một khoản nợ này, không làm giảm tài sản

    khác và không làm tăng khoản nợ khác, thì sẽ phát sinh doanh thuVí dụ: Xuất kho sản phẩm giao bán cho khách hàng, trừ vào số tiền

    khách hàng đã trả trước bằng chuyển khoản 10.000.000đ59

  • 4.2. Tài khoản kế toán4.2.1.Khái niệmTài khoản là 1 phương tiện của kế toán được sử dụng để phản ánh tình hình

    hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán nhằm phục vụ cho yêu cầuquản lý tài chính của doanh nghiệp

    Mỗi đối tượng kế toán được theo dõi và phản ánh trên một tài khoản. Mỗi tàikhoản chỉ theo dõi và phản ánh một đối tượng kế toán.

    Ví dụ: Tài khoản tiền mặt theo dõi giá trị hiện có, các khoản tiền mà doanhnghiệp thu vào và chi ra từ các hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

    4.2.2. Cấu tạo của tài khoản Mỗi tài khoản kế toán được cấu tạo gồm 2 bên: một bên phản ánh biến động

    tăng và bên còn lại phản ánh biến động giảm của đối tượng kế toán.Bên trái của tài khoản gọi là bên Nợ, bên phải của tài khoản gọi là bên Có. 1

    bên dùng để phản ánh tăng, bên còn lại dùng để phản ánh giảmDạng chữ T: Bên Nợ Tên TK Bên Có

    60

  • 4.2.3. Tên gọi và số hiệu của tài khoảnMỗi tài khoản có một tên gọi và lấy tên gọi của đối tượng kế toán mà nó

    phản ánh.Ví dụ: ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN TÊN TÀI KHOẢN (TK)

    Tiền mặt TK Tiền mặtVay ngắn hạn TK Vay ngắn hạn

    Dạng sổ

    Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng

    Số tiềnNgày Số hiệu Nợ Có

    Số hiệu: Mỗi tài khoản có một số hiệu riêng và thường được dùngthay cho tên gọi của tài khoản. Số hiệu của tài khoản được quy định tuỳthuộc vào từng chế độ kế toán của từng quốc gia.Ví dụ: Tài khoản tiền mặt có số hiệu là 111

    Nguồn vốn kinh doanh có số hiệu là 411 61

  • 4.2.4. Phân cấp tài khoảnPhân cấp tài khoản: Tài khoản kế toán được phân thành nhiều cấp: TK

    cấp 1, TK cấp 2,… TK cấp 1: được gọi là tài khoản tổng hợp. Tài khoản tổng hợp là căn

    cứ chủ yếu để lập BCTC. Thường có số hiệu là 3 chữ sốX X X

    Loại TK Nhóm TK STT của TK TK cấp 2,3,4,… được gọi là tài khoản chi tiết dùng để theo dõi và

    phản ánh 1 cách chi tiết hơn về đối tượng kế toán đã phản ánh ở cấp trước nó, có số hiệu là 4 chữ số trở lên.

    X X X XSố hiệu TK cấp 1 STT của TK cấp 2

    Ví dụ: TK 111 TK Tiền mặtTK 1111: TM tại quỹ là VNĐTK 1112: TM tại quỹ là ngoại tệTK 1113: TM tại quỹ là vàng bạc, đá quý, kim loại quý

    62

  • 4.2.5. Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp: nhằm phản ánh và kiểm tra một cách tổng quát từngđối tượng kế toán cụ thể (tài sản, nguồn vốn). Tài khoản sử dụng trong kếtoán tổng hợp được gọi là tài khoản tổng hợp hay còn gọi là tài khoản cấp 1

    Tài khoản tổng hợp là căn cứu chủ yếu để lập các báo cáo tài chính.Thước đo duy nhất sử dụng trong kế toán tổng hợp là thước đo giá trị. Kế toán chi tiết: nhằm phản ánh và kiểm tra một cách chi tiết từng loại tàisản, nguồn vốn theo yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp. Tài khoản chitiết là tài khoản cấp 2,3,… và các sổ kế toán chi tiết. Thước đo sử dụng làthước đo giá trị và thước đo hiện vật.

    Về nội dung phản ánh, tài khoản chi tiết có nội dung phản ánh của tàikhoản tổng hợp, do đó kết cấu của tài khoản chi tiết giống kết cấu của tàikhoản tổng hợp.

    Việc chi chép trên tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết được tiến hànhsong song, giữa tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết không có quan hệghi chép đối ứng. Đây là căn cứ để kiểm tra tính chính xác của việc ghichép.

    63

  • 4.2.6. Nguyên tắc ghi chép và kết cấu trên tài khoảnMột số khái niệm

    Ghi Nợ: Là ghi một số tiền vào bên Nợ của tài khoản. Số tiền ghi Nợ gọi là số phát sinh Nợ Ghi Có: Là ghi một số tiền vào bên Có của tài khoản. Số tiền ghi Có gọi là số phát sinh Có Phương pháp ghi trên tài khoản kế toán được thực hiện như sau:

    Số phát sinh tăng của tài khoản được ghi vào một bên của tài khoản (bên Nợ hoặc bên Có), bên còn lại (bên Có hoặc bên Nợ) ghi số phát sinh giảm. Số phát sinh tăng ghi vào bên Nợ hay hay bên Có tuỳ thuộc vào đối tượng kế toán đó thuộc tài sản hay nguồn vốn, thuộc doanh thu hay chi phí.

    Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Số phát sinh tăng – Số phát sinh giảm

    64

  • a, Đối với tài khoản phản ánh tài sảnBên nợ Tài khoản tài sản Bên có

    SDĐK

    SPS tăng SPS giảm

    Tổng SPS tăng Tổng SPS giảm SDCK

    Trừ các tài khoản 129,139,159,229,214a, Đối với tài khoản phản ánh nguồn vốn

    SDĐK

    SPS giảm SPS tăng

    SDCK

    Bên nợ Tài khoản nguồn vốn Bên có

    Tổng SPS giảm Tổng SPS tăng 65

  • c, Đối với tài khoản phản ánh chi phíBên nợ Tài khoản chi phí Bên có

    SPS tăng SPS giảm

    Tổng SPS tăng Tổng SPS giảm

    d, Đối với tài khoản phản ánh doanh thu và thu nhập

    Bên nợ Tài khoản Doanh thu và thu nhập Bên có

    SPS giảm SPS tăng

    Tổng SPS giảm Tổng SPS tăng 66

  • c, Đối với tài khoản xác định kết quả kinh doanhBên nợ Tài khoản XĐ KQKD Bên có

    Tập hợp chi phí Tập hợp doanh thu

    Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ

    4.2.6. Hệ thống tài khoản kế toán Việt NamHệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành

    kèm theo Quyết định số QĐ 15/2006 của Bộ Tài Chính ngày 20tháng 3 năm 2006

    Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp bao gồm có 9 loại tàikhoản trong bảng và 1 loại tài khoản ngoài bảng (TK loại 0)

    67

  • • TK loại 1: TK phản ánh tài sản ngắn hạn• TK loại 2: TK phản ánh tài sản dài hạn• TK loại 3: TK phản ánh nợ phải trả• TK loại 4: TK phản ánh tài sản vốn chủ sở hữu• TK loại 5: TK phản ánh tài sản doanh thu• TK loại 6: TK phản ánh tài sản chi phí• TK loại 7: TK phản ánh tài sản thu nhập khác• TK loại 8: TK phản ánh tài sản chi phí khác• TK loại 9: TK phản ánh tài sản xác định kết quả kinh

    doanh

    68

  • Phân loại hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp

    Tiêu thức phân loại Các loại tài khoản Nội dung

    Theo nội dung kinh tế của đối tượng kế toán

    TK phản ánh tài sản TK loại 1 và 2

    TK phản ánh nguồn vốn TK loại 3 và 4

    TK phản ánh quá trình và kết quả kinh doanh

    TK loại 5,6,7,8 và 9

    Theo mối quan hệ với báo cáo tài chính

    TK trong bảng cân đối kế toán

    TK loại 1 đến loại 9

    TK ngoài bảng cân đối kế toán

    TK loại 0

    TK trong Báo cáo kết quả kinh doanh

    TK loại 5,6,7,8,9

    Theo mức độ thông tin về đối tượng kế toán

    TK tổng hợp TK cấp 1

    TK chi tiết TK cấp 2 trở lên

    69

  • 4.3. Phương pháp kế toán kép4.3.1. Khái niệm:Phương pháp kế toán kép là phương pháp ghi nhận sự biến động đồng

    thời của các đối tượng kế toán bởi tác động kép của một nghiệp vụ kinh tếphát sinh vào các tài khoản kế toán có liên quan bằng cáchPhản ánh ít nhất vào 2 tài khoản kế toán có liên quanGhi nợ tài khoản này và ghi có tài khoản kiaSố tiền ghi Nợ phải bằng số tiền ghi Có

    4.3.2. Định khoản kế toánĐịnh khoản kế toán là việc xác định tài khoản nào ghi Nợ, tài khoản nào

    ghi Có, với số tiền cụ thể là bao nhiêu đối với mỗi nghiệp vụ kinh tế phátsinh và phải đảm bảo đúng nguyên tắc ghi kép.

    CÁC BƯỚC ĐỊNH KHOẢN:B1: Xác định đối tượng có liên quan trong nghiệp vụ kinh tế phát sinhB2: Xác định các tài khoản liên quanB3: Xác định xu hướng biến động của từng đối tượng (tăng hay giảm?)B4: Xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi cóB5: Xác định số tiền cụ thể ghi vào từng tài khoản

    70

  • Ví dụ: Rút TGNH 10.000.000đ nhập quỹ tiền mặt. Định khoản?B1: Tiền mặt TGNHB2: TK TM TK TGNHB3: Tăng GiảmB4: Ghi Nợ Ghi CóB5: 10.000.000 10.000.000Định khoản: Nợ TK TM: 10tr Đây là định khoản giản đơn

    Có TK TGNH: 10trVí dụ: Mua CCDC trị giá 3.000.000, chuyển khoản thanh toán 2.000.000. Số còn lại nợ

    người bánB1: CCDC TGNH PTNBB2: TK CCDC TK TGNH TK PTNBB3: Tăng Giảm TăngB4: Nợ Có CóB5: 3tr 2tr 1trĐịnh khoản

    Nợ TK CCDC: 3tr Đây là định khoản phức tạpCó TK PTNB: 1trCó TK TGNH: 2tr

    71

  • 4.3.3. Kết chuyển tài khoảnKết chuyển tài khoản là chuyển 1 số tiền từ tài khoản này sang tài khoản khácNguyên tắc:+ Số tiền ở bên Nợ của TK này thì được chuyển sang bên Nợ của TK kia + Số tiền ở bên Có của TK này thì phải được chuyển sang bên Có của TK kia+ Kết chuyển tài khoản thường được sử dụng khi kết chuyển chi phí để tính giá

    thành hoặc kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định lợi nhuận

    Nợ TK B 100

    Có TK A 100

    Nợ TK A Có Nợ TK B Có

    100 100 Kết chuyển 100

    Khi kết chuyển một số tiền từ bên Nợ của TK A sang bên Nợ của TK B thì ghisố tiền đó vào bên Có của TK A và ghi giá trị tương ứng vào bên Nợ của TK B.

    72

  • Nợ TK X 200Có TK Y 200

    Nợ TK X Có Nợ TK Y Có200 200 200

    Kết chuyển

    Khi kết chuyển một số tiền từ bên Có của TK X sang bên Có củaTK Y thì ghi số tiền đó vào bên Nợ của TK X và ghi giá trị tươngứng vào bên Có của TK Y

    4.3.4. Khoá tài khoảnKhoá tài khoản: Là xác định SDCK của các tài khoản theo

    nguyên tắc sauSDCK = SD ĐK + Tổng SPS tăng – Tổng SPS giảmKhoá tài khoản thường được thực hiện vào cuối kỳ kế toán, trước

    khi lập các báo cáo kế toán73

  • 5.1. Phương pháp tổng hợp – Cân đối kế toánPhương pháp tổng hợp – cân đối kế toán được sử dụng để lập các báo cáo tài chính:1)Bảng cân đối kế toán2)Báo cáo kết qủa kinh doanh3)Báo cáo lưu chuyển tiền tệkèm theo một Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mục đíchCung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các

    dòng tiền của một doanh nghiệp, cụ thể:•Tài sản•Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu•Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác•Lãi (Lỗ) và phân chia kết quả kinh doanh•Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước•Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán•Các dòng tiền vào và dòng tiền ra của đơn vị

    CHƯƠNG V: PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP –CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

    74

  • Yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chínhViệc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu qui định tại

    Chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính. Yêu cầu:

    • Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

    • Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện• Thông tin trên báo cáo tài chính phải khách quan, không thiên vị• Tuân thủ nguyên tắc thận trọng• Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu

    Tuân thủ 06 nguyên tắc quy định tại chuẩn mực kế toán số 21• Nguyên tắc hoạt động liên tục• Nguyên tắc cơ sở dồn tích• Nguyên tắc nhất quán• Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp• Nguyên tắc bù trừ• Nguyên tắc có thể so sánh

    75

  • 5.2. Bảng cân đối kế toánKế toán thường lập Bảng cân đối tài khoản (Bảng cân đối số phát sinh)

    trước khi lập bảng cân đối kế toánTài khoản Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ

    Nợ Có Nợ Có Nợ Có111112….Tổng cộng A A B B C C

    Bảng cân đối kế toán là một bảng tổng hợp phản ánh tổng hợp tình hìnhvề vốn kinh doanh của doanh nghiệp trên hai mặt tài sản và nguồn hìnhthành tài sản tại một thời điểm nhất định. Thời điểm quy định là ngày cuốicùng của kỳ kế toán.- Thể hiện tính cân đối giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn của một DN- Tài sản: được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần, trình bày từ tài

    sản ngắn hạn đến tài sản dài hạn.- Nguồn vốn: được sắp xếp theo thứ tự mức độ trách nhiệm phải thanh

    toán của doanh nghiệp giảm dần hay thứ tự ưu tiên thanh toán76

  • Nguyên tắc chung:• Số dư bên Nợ của các tài khoản loại 1 và 2 phản ánh vào bên TÀI SẢN của Bảng cân đối kế toán• Số dư bên Có của các tài khoản 3 và 4 phản ánh bên NGUỒN VỐN của Bảng cân đối kế toán• Không được bù trừ số dư của các tài khoản hỗn hợp khi lập Bảng cân đối kế toán.

    Mẫu Bảng cân đối kế toán thiết kế theo chiều dọc

    Chỉ tiêu Số tiềnTÀI SẢNTài sản ngắn hạnTài sản dài hạnTổng cộng tài sản XNGUỒN VỐNNợ phải trảVốn chủ sở hữuTổng cộng nguồn vốn X

    77

  • Chỉ tiêu Số tiền Chỉ tiêu Số tiềnTÀI SẢNTài sản ngắn hạnTài sản dài hạn

    NGUỒN VỐNNợ phải trảVốn chủ sở hữu

    Tổng cộng tài sản X Tổng cộng nguồn vốn

    Mẫu Bảng cân đối kế toán thiết kế theo chiều ngang

    Mối quan hệ giữa Bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toánGiữa Bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán có mối quan hệ mật

    thiết. Để lập bảng cân đối kế toán cần phải lấy số dư cuối kỳ của các tàikhoản. Từ bảng cân đối kế toán có thể xác định số dư đầu kỳ của các tàikhoản. Cụ thể:

    Thứ nhất, vào đầu kỳ kế toán căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kếtoán kỳ trước để ghi số dư đầu kỳ của các tài khoản.

    Thứ hai, trong kỳ kế toán ghi trực tiếp các nghiệp vụ kinh tế phát sinhvào tài khoản kế toán trên cơ sở các chứng từ và dựa trên các mối quan hệcân đối vốn có giữa các đối tượng kế toán.

    Thứ ba, vào cuối kỳ kế toán, căn cứ trên số dư tài khoản cuối kỳ các tàikhoản để lập Bảng cân đối kế toán.

    78

  • Các trường hợp ngoại lệ• Số dư bên Có của TK 214,TK129,TK139,TK159,TK229 được phản ánh bên

    TÀI SẢN của Bảng cân đối kế toán nhưng ghi đỏ hay ghi âm• TK 421, TK 412, TK413 nếu có số dư bên Nợ thì phải ghi đỏ hay ghi âm• TK 131 và TK 331 không được bù trừ số dư bên Nợ và số dư bên Có. Số dư

    bên Nợ phản ánh vào bên TÀI SẢN, Số dư bên Có phản ánh vào bên NGUỒNVỐN của Bảng cân đối kế toán.

    79

    5.3. Báo cáo kết quả kinh doanhBáo cáo kết quả kinh doanh là một bảng tổng hợp phản ánh thông tin tổng quát

    về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong 1 kỳ kế toán.Thời điểm lập báo cáo là cuối kỳ kế toán, tuy nhiên các chỉ tiêu thể hiện kết

    quả của cả kỳ kế toán.5.4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệBáo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bảng tổng hợp những thông tin về quá trình

    tạo ra tiền của doanh nghiệp. Nó cho chúng ta biết những thông tin rất quantrọng giúp có thể đánh giá thay đổi trong tài sản thuần, đánh giá cơ cấu tài chính,khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, khả năng thanh toán, khả năng tạo ra tiềncủa doanh nghiệp, hoạt động nào tạo ra tiền, tiền đã được sử dụng cho mục đíchgì và việc sử dụng có hợp lý không.