173
NGUYỄN - ĐĂNG - THỤC VỚI NHỮNG BÀI VIẾT VỀ GIÁO -

NGUYỄN - ĐĂNG - THỤC - freephung.free.frfreephung.free.fr/TIEUSU/NGUYENDANGTHUCLivre.pdf · năm 1953, Giáo-sư được đề cử giữ chức-vụ Khoa-Trưởng Trường

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

NGUYỄN - ĐĂNG - THỤC

VỚI

NHỮNG BÀI VIẾT

VỀ GIÁO - SƯ

1

MỤC - LỤC

1._ Tiểu-Sử Và Văn-Nghiệp …………………......1

2._ Tác-Phẩm ……………………………………....5

3._ Bài Giới-Thiệu

_ Ngô-Trọng-Anh …………..........................11

4._ Tiến-Sĩ Văn-Khoa Danh-Dự

_ Nguyễn-Cường …………………………....25

5._ Bậc Thầy Của Văn-Khoa

_ Nguyễn-Văn-Hải ………………………….27

6._ Với Nền Quốc-Học

_ Việt-Tân ………………………………......35

7._ Giới-Thiệu Và Phê-Bình Tác-Phẩm

" Tư-Tưởng Việt-Nam "

_ Mori-Yoshi-O ; Châu-Vũ ……....................41

8. _ The Crusader Of Spiritual Values

_ Lê-Hữu-Anh ……………........................... 47

9._ Lễ Mừng Thọ 88

_ Lê-Thụy ; Lê-Đình-Điểu ; Vũ-Hiệp ……... 53

10._ Kính Mừng Thọ 88

_ Nguyễn-Đình-Niên …………......................57

11._ Lễ Mừng Thọ 90

_ Lê-Thụy ; Lê-Đình-Điểu ; Vũ-Hiệp ………59

12._ Kính Mừng Thầy

_ Trần-Vấn-Lệ ……………............................63

2

13._ Ngày Tạ Thế ………………………………….64

14._ Điếu-Văn

_ Vũ-Hiệp ; Lê-Đình-Bảng ………………...65

15._ Khóc Thầy

_ Trần-Tuyết-Hoa …………….......................69

16._ Khóc Thầy

_ Lê-Đình-Bảng …………………………….73

17._ Chiêu Niệm Lễ Thất Tuần

_ Lê-Đình-Bảng ..............................................75

18._ Tưởng Nhớ Thầy

_ Bích-Ty ……………………………………77

19._ Vĩnh-Biệt Thầy

_ Mai-Duyên-Thanh ………………………...79

20._ Ơn Thầy

_ Trần-Thị-Thanh-Tâm ……………………..81

21._ Tưởng-Niệm Thầy

_ Trần-Thị-Thanh-Tâm ……………………..81

22._ Nhớ Thầy Với Ưu-Tư Quốc-Học

_ Nguyễn-Ngọc-Bách ;

_ Trấn-Thị-Thanh-Tâm ..................................85

23._ Quốc-Học Như Sự Tìm Về Chính Mình

_Nguyễn-Văn-Đậu………………………….99

24._ Tuần Báo " Phố Nhỏ " ……………………...101

25._ Báo "Người-Việt" Và

_ Tồ-Đình "Từ-Quang".................................105

26._ Triết Nhân Nhật Viễn

_Nguyễn-Khắc-Hoạch……………………...111

27._ Lễ Truy Niệm ………………………………127

3

28._ Lễ Tưởng Niệm Và Cầu Siêu Tại Chùa A-Di-Đà

_ Tuệ-Tâm…………....................................129

29._ Báo " Giác-Ngộ "

_ Thích Đạt-Đạo ……...................................133

30._ Báo " Tin Việt "

_ Búi-Hồng-Sĩ ……………………………. 137

31._ Nhân Cái Chết Của Một Học Giả

_ " Thủ-Đô Thời Báo " ……………………139

32._ Báo " Gió Mới "

_ Tuệ-Quang ………………………………143

33._ Nguyễn-Đăng-Thục Và Chủ-Trương Duy-Nhất

_ Báo " Thế-Kỷ 21 "

_ Lê-Đình-Thông ..………………………....155

34._ Lễ Tưởng Niệm ……………………………..167

Phụ-trách Ấn-loát : Nguyễn-Kim-Ánh

Copyright © Nguyễn-Kim-Ánh

4

( 1955 _ Võ-Di-Nguy ; Phú-Nhuận ; Saigon )

1

TIỂU - SỬ VÀ VĂN - NGHIỆP

Giáo-Sư Nguyễn-Đăng-Thục sinh năm

1907 tại Phủ Thuận-Thành, Huyện Gia-Lâm, Tỉnh

Bắc-Ninh, Bắc Việt. Bậc Trung-học thi đậu vào

Trường Albert-Sarraut, Hà-Nội .

Năm 1927, du học tại Pháp, Bỉ, Thụy-Sĩ. Vào

học Kỹ-Nghệ và Khoa-Học tại Ecole National Des

Arts Et Métiers, Đại-Học Lille. Gia-nhập Đảng Xã-

Hội Pháp. Năm 1934, tốt nghiệp Kỹ-sư, trở về nước .

Năm 1935, cùng với Bùi-Ngọc-Ái, Vũ-Đình-Di

xuất-bản Tạp-chí " L'Avenir de la Jeunesse ". Năm

1937, làm Bỉnh-bút cho Tạp-chí " Le Travail " .

Năm 1939, trở về lãnh-vực kỹ-nghệ chuyên-

môn, làm Kỹ-sư cho Nhà Máy-Tơ Nam-Định

( S.F.A.T. ). Trong thời-gian này Giáo-sư đặc-biệt

nghiên-cứu Văn-hóa và Triết-học Đông-phương

" Khoa-Học Và Đạo-Học " .

2

Năm 1944, xuất-bản Tạp-chí "Duy-Nhất" với

chủ-trương dung-hòa Văn-hóa Đông - Tây. Đầu năm

1945, từ bỏ Nhà Máy-Tơ Nam-Định, lập Nhà Máy

riêng tại Hà-Nội. Năm 1948, làm Giám-đốc Học-Vụ

cho Trường Dân-Huấn-Vụ và Giảng-viên về Lý-

thuyết Quốc-gia, Kinh-tế, Xã-hội cho Trường này .

Năm 1950, phụ-trách diễn-giảng môn Triết-học

Đông-phương tại Đại-Học Văn-Khoa Hà-Nội, và đến

năm 1953, Giáo-sư được đề cử giữ chức-vụ Khoa-

Trưởng Trường Đại-Học này. Cũng trong thời-gian

này, Giáo-sư được bầu làm Phó Chủ-tịch Văn-Hóa

Hiệp-Hội và Chủ-bút Văn-Hóa Tùng-Biên, cơ-quan

Văn-hóa của Hội. Năm 1954, di-cư vào Nam, tiếp-tục

giảng dạy môn Triết-học Đông-phương tại Đại-Học

Văn-Khoa Saigon. Lập Quán Văn-Nghệ, làm Chủ-sự

Nha Văn-Hóa, Chủ-nhiệm kiêm Chủ-bút Văn-Nghệ

Tập-san. Năm 1956, tham-dự Hội-nghị Các Nhà-Văn

Tự-Do Á-Châu, tại New-Delhi. Năm 1957, qua Paris

tiếp-xúc với Phong-trào Văn-Hóa Tự-Do. Năm 1958,

Sáng-lập và làm Chủ-tịch Hội Việt-Nam Nghiên-Cứu

Liên-Lạc Văn-Hóa Á-Châu, đồng thời làm Chủ-nhiệm

kiêm Chủ-bút Tập-san Văn-Hoá Á-Châu. Giảng dạy

môn Triết-học Đông-phương tại Đại-Học Huế. Năm

1959, tham-dự Hội-nghị Các Triết-gia Đông Tây lần

thứ ba tại Đại-Học Hawaii ( Hoa-Kỳ ). Cuối năm này

tham-dự Hội-nghị Kỷ-niệm Đệ Ngũ Thập Chu Niên

Hội Nghiên-Cứu Miến-Điện. Từ năm 1961 - 1964,

3

làm Khoa-Trưởng Đại-Học Văn-Khoa Sai-gon, kiêm

nhiệm Trưởng-ban và Giảng-sư Triết-học. Cũng trong

thời-gian này Giáo-sư đã được Bộ Văn-Hóa cử làm

Trưởng Tiểu-Ban Văn-Hóa của UNESCO Việt-Nam .

Năm 1964, khi Đại-Học Vạn-Hạnh thành-lập,

Giáo-sư là một trong những người đầu tiên đóng góp

công việc xây-dựng Đại-Học này. Giáo-sư đã từng giữ

các chức-vụ Khoa-Trưởng Danh-dự Phân-khoa Văn-

Học và Khoa-Học Nhân-Văn Viện Đại-Học Vạn-

Hạnh và Khoa-Trưởng Phân-khoa Văn-Học Nhân-

Văn từ năm 1970 .

*********

****

*

4

( Lễ phát bằng T.S. )

********

***

*

5

TÁC - PHẨM

A._ Tác-Phẩm Bằng Việt-Ngữ .

a) Đã Xuất-Bản :

1./ Đại-Học ………………….......................... Hà-Nội

_ 1945 _Tứ-Hải

2./ Triết-Lý Nhân-Sinh Nguyễn-Công-Trứ …Hà-Nội

_ 1950 _ Nha Thông-Tin Bắc-Việt

3./ Tinh-Thần Khoa-Học Đạo-Học .…............ Hà-Nội

_ 1953_Việt-Nam Văn-Hóa Hiệp-Hội

-- lần thứ nhất ;

Saigon _ 1967 _ Khai-Trí

-- lần thứ hai .

4./ Dân-Tộc-Tính……....................................... Saigon

_1955_ Bộ Thông-Tin, Văn-Hóa-Vụ

5./ Triết-Lý Văn-Hóa Khái-Luận ……............ Sai-gon

_ 1956 _ Văn-Hóa Á-Châu

6./ Triết-Học Đông-Phương Nhập-Môn............ Saigon

_Bộ Quốc-Gia Giáo-Dục

_ 1958 lần thứ nhất ;

_ 1960 lấn thứ hai

7./ Văn-Hóa Việt-Nam Với Đông-Nam-Á …... Saigon

_ 1961 _ Văn-Hóa Á-Châu

6

8./ Lịch-Sử Triết-Học Đông-Phương _ 5 cuốn :

* Lịch-Sư Triết-Học Đông-Phương Tập I

° Trung-Hoa…...............................Saigon

_ 1956 _ Linh-Sơn -- lần thứ nhất ;

_ 1963 _ Duy-Nhất -- lần thứ hai .

* Lịch-Sử Triết-Học Đông-Phương TậpII

° Trung-Hoa…...............................Saigon

_ 1956 _ Linh-Sơn -- lần thứ nhất ;

_1963 _ Khai-Trí -- lần thứ hai .

* Lịch-Sử Triết-Học Đông-Phương Tập III :

° Ấn-Độ ….......Saigon 1958 _ Linh-Sơn

* Lịch-Sử Triết-Học Đông-Phương Tập IV :

° Trung-Hoa…...............................Saigon

_Trung-Tâm Học-Liệu Bộ Quốc-Gia

Giáo-Dục

_ 1962 lần thứ nhất ; 1968 lần thứ hai

* Lịch-Sử Triết-Học Đông-Phương Tập V

° Trung-Hoa ……. ......................Saigon

_ 1964 lần thứ nhất ; 1972 lần thứ hai

9./ Tư-Tưởng Bình-Dân Việt-Nam……............Saigon

_ 1964 _ Khai-Trí

10./ Thiền-Học Việt-Nam …….........................Saigon

_ 1967_ Lá-Bối

11./ Lịch-Sử Tư-Tưởng Triết-Học Việt-Nam…Saigon

_ 1968 _ Viện-Khảo-Cổ

7

12./ Lịch-Sử Tư-Tưởng Việt-Nam

( Bác-Học Tập I ) …………...................... Saigon

_1967_ Phủ Quốc-Vụ-Khanh Đặc-Trách

Văn-Hóa

13./ Lịch-Sử Tư-Tưởng Việt-Nam

( Bác-học Tập 2 )…………................Saigon 1970

_ Phủ Quốc- Vụ- Khanh Đặc-Trách Văn-Hóa

14./ Thiền-Học Việt-Nam …………….. Saigon 1967

15./ Thiền-Học Trần-Thái-Tông……….Saigon 1971

_ Nha Tu-Thư và Sưu-Khảo Viện Đại-Học

Vạn-Hạnh

16./ Thiền Của Vạn-Hạnh ….Saigon 1973_ Kinh-Thi

17./ Phật-Giáo Việt-Nam ……Saigon 1974_ Mặt-Đất

18./ Quốc-Học Việt-Nam …Saigon 1975 _ Kinh-Thi

19./ Thế-Giới Thi-Ca Nguyễn-Du.............Saigon 1971

_ Kinh-Thi

20./ Khoá-Hư-Lục Trần-Thái-Tông

( Bản dịch )….........Saigon 1972 _ Khuông-Việt

21./ Đại-Quan Tư-Tưởng Thời-Đại

Nhà Trần ( 1225 - 1400 )…...............Saigon 1971

_ Ấn-phẩm của Viện-Khảo-Cổ

22./ Nguyễn-Công-Trứ Với Nghệ-Thuật Sống ....Paris

_ 2004 _ Ed. You Feng

23./ Lý-Học Việt-Nam Chu-Văn-An Và

Nguyễn-Bỉnh-Khiêm...................................Paris

_ 2011 _ Ed. You-Feng

8

24./ Hoa Sen Trong Ý-Thức Nghệ-Thuật

Phật-Giáo Việt-Nam....................................Paris

_ 2011 _ Ed. You-Feng

b) Chưa Xuất-Bản :

1./ Nguyễn-Cư-Trinh

2./ Nguyễn-Trãi

3./ Núi An-Tử Với Thiền-Học Việt-Nam

4./ Truyền-Thống Thiền Từ Huệ-Năng

Đến Trần-Thái-Tông

5./ Thiền-Học Việt-Nam Từ Vô-Niềm

Đến Vô-Tâm

6./ Tam-Giáo Truyền-Kỳ Mạn-Lục

7./ Lão-Học Và Phật-Học

8./ Chùa Một Cột ( Thơ )

C) Dịch Thuật :

1./ Bát-Nhã Tâm-Kinh Trực-Giải _ Minh-Chánh

Thiền-Sư

2./ Biện-Chứng Bát-Nhã

3./ Tôn-Giáo Đại-Đồng Theo Ramakrishna Và

Vivekananda _ Romain Rolland

4./ Phật CAKYAMUNI_Sri Ramakrishna

9

5./ Như Thị Ngã Văn Phật

6./ Nghiệp Báo Tái Sinh Và Bất Nhị Ca

7./ Ramana Maharshi Với Con Đường Tự Biết Mình

8./ Sư-phụ Ramakrishna _ Swami Vivekananda

_Romain Rolland

9./ Sri Ramakrishna _ Romain Rolland

10./ Swami Vivekananda _ Romain Rolland

11./ Karma Yoga

12./ Raja Yoga

B._ Tác-Phầm Anh Và Pháp Đã Xuất-Bản:

1./ The Equilibrum Of Vietnamese Culture ……...

In The Asian Culture -- Vol. 4 - 1954

2./ East End West One Heart And One Reason

……..Burma Press -- 27 - 29 Dec. 1956

3./ Democracy In Traditional Vietnamese Society

……………Bộ Văn-Hóa Xã-Hội -- Saigon 1959

4./ The Philosophy East West .........Hawaii Press

_ Honolulu 1960

5./ Vietnamese Synthesis In Culture ..............Burma

Research Society _ Sarpay Beikman Press --

Jan. 1960

6./ Tagore And Viet-Nam …..In Century Volume

Rabindranath Tagore _ Sahitya Academy Press

_ New Delhi 1961

10

7./ Vienamese Humanism ………In Philosophy And

Culture East And West _ University Of Hawaii

Press 1962

8./ Asian Culture And Vietnamese Humanism

………Saigon 1965 _ Văn-Hóa Á-Châu

9./ The Origine Of The Vietnamese People

…….Saigon _ Directorate Of Cultural Affairs,

Ministry Of State In Charge Of Cultural Affairs

*. Société Traditionnelle Du Vietnam

(Civilisation Comparée),Belgique Journal

Bút-Hiệu : Nam-Minh ; Vân-Sơn

******

*

11

BÀI GIỚI - THIỆU

GIÁO-SƯ NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Được Hội-Đồng Viện đề cử thay mặt

Viện giới-thiệu Tiểu-sử và Sự-nghiệp Văn-học của

Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục tôi rất lấy làm băn-

khoăn. Lần đầu sau bao năm xa cách mái nhà trường

tôi lại cảm thấy ngỡ ngàng như một thí-sinh bất ngờ

gặp đề thi thích-thú nhưng quá lớn lao. Nếu Viện Đại-

Học Vạn-Hạnh làm Lễ Kỷ-niệm Đệ-nhất Thập-niên

thì đối với Giáo-sư họ Nguyễn chúng tôi phải làm Lễ

Kỷ-niệm Đệ-tứ Thập-niên, vì nợ Văn-Học đã đến với

Cụ tại Việt-Nam từ 1934 ( trước đó Giáo-sư cũng đã

viết Báo khi đang là du-học-sinh ). Làm sao mà

chúng ta có thể giới-thiệu cho đầy đủ một công-trình

do 40 năm sáng-tác không ngừng của một bộ óc luôn

luôn sống động, luôn luôn theo sát mọi biến-chuyển

của thời-cuộc, mọi phản-ảnh của tất cả mọi trào-lưu

tư-tưởng từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc, từ Cổ

chí Kim, từ Khoa-học sang Triết-học, từ Văn-chương

sang Kỹ-nghệ, từ Kinh-tế sang Xã-hội, từ Khảo-cổ

12

sang Tâm-lý, từ Tôn-giáo sang Thẩm-mỹ và từ v.v.

sang v.v…

Tiểu-sử của Giáo-sư cũng linh-động và đầy

những biến-chuyển hào-hứng không kém gì Văn-

nghệ. Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục sinh năm 1907 tại

Huyện Gia-Lâm, Phủ Thuận-Thành, Tỉnh Bắc-Ninh.

Ấu thời Giáo-sư được diễm phúc học cấp Tiểu-học tại

quê nhà, trường Làng. Sự liên-lạc mật-thiết giữa tuổi

trẻ và đồng quê đã đem lại một niềm thương đất nước

không bờ bến và sau này ảnh-hưởng đậm đà đến các

tác-phẩm tràn trề Việt tính. Lên Trung-học Giáo-sư

thi đậu vào trường Albert Sarraut và học tại Hà-Nội.

Việc cách-mạng xã-hội là công việc đầu tiên của mọi

thanh-niên đầy nhiệt huyết nên Giáo-sư tham-gia tích-

cực Tổ-chức Thanh-Niên Cách-Mạng-Đồng-Chí-Hội

để chống thực-dân. Tuy nhiên việc chống thực-dân

không phải chuyện dễ dàng nên học-sinh Nguyễn-

Đăng-Thục nếm thất-bại liên miên. Nhận thấy thiện-

chí tuổi trẻ chưa đủ cần phải có kế-hoạch và bản-lĩnh,

nên thừa cơ-hội thuận-tiện một phong-trào xuất-

dương du-học bùng nổ và tất nhiên trong số sinh-viên

xuất-ngoại có thanh-niên Nguyễn-Đăng-Thục 20 tuổi .

Vì nhận thấy sức mạnh các cường-quốc dựa

trên Khoa-học Kỹ-nghệ máy móc nên Giáo-sư thi vào

trường Quốc-gia Công-Mỹ-Nghệ thuộc Đại-Học Lille.

Ở tại Pháp, trong thời-gian học Kỹ-sư, Giáo-sư đặc-

13

biệt lưu tâm đến tất cả trào lưu tư-tưởng chính-trị và

sự nghiên-cứu tận gốc những lý-thuyết cách-mạng đòi

hỏi ở một học-giả biết tự-trọng, một căn-bản Triết-học

uyên-bác. Giáo-sư có lần viết : " Học hỏi đối với một

tâm-hồn đang khao-khát hiểu-biết… thì hẳn rằng

không thể giam-hãm một cách tuần-tự trong vòng kỷ-

luật nhà trường dù là Cao-đẳng hay Đại-học ".

Thành tài Kỹ-sư chỉ cần vài năm, nhưng nắm

được căn-bản Triết-học thì phải theo nó suốt đời. Và

Giáo-sư đã biến mình thành Triết-gia từ đó. Và một

khi đã đi vào thế-giới tư-tưởng bằng sự nghiên-cứu

cách-mạng thì phải phổ-biến tư-tưởng mình bằng sách

vở. Cũng vì vậy Giáo-sư đã cùng một số đồng-chí tân

học như Bùi-Ngọc-Ái, Vũ-Đình-Di khi hồi-hương

( 1934 ) xuất-bản ngay Tạp-chí Văn-Hóa Chính-Trị

bằng Pháp-ngữ " Tương-Lai Thanh-Niên " ( L'Avenir

De La Jeunesse ) tại Hà-Nội. Mải miết với Văn-

chương cho đến lúc đói Giáo-sư mới nhớ lại văn-bằng

Kỹ-sư và dùng nó để vào làm việc cho Nhà Máy Sợi

Nam-Định ( S.F.A.T. ) năm 1937. Trong thời-gian

hành-nghề Kỹ-sư Giáo-sư vẫn tiếp-tục sự-nghiệp

Văn-hóa, Chính-trị bằng cách cộng-tác với Tạp-chí

Pháp-ngữ " Lao-Động " ( Le Travail ). Và năm 1939

Giáo-sư phác-họa tác-phẩm đầu tay : " Tinh-Thần

Khoa-Học Đạo-Học ". Tác-phẩm đầu tiên này có thể

gọi là tác-phẩm cuối cùng vì suốt đời Giáo-sư tận-tụy

vào công-trình dung-hòa tinh-thần Khoa-Học Tây-

14

phương với tinh-thần Đạo-Học Đông-phương mà

chúng tôi sẽ trình-bày sau này .

Âu cũng vì óc cách-mạng quá nặng nề nên

Giáo-sư không ở lâu với chủ-nhân người Pháp và ra

lập nhà máy riêng tại Thụy-Khê, Hà-Nội ( 1944 )

đồng thời làm Chủ-nhiệm kiêm Chủ-bút Tạp-chí

" Duy-Nhất " với sự cộng-tác với Chu-Thiên Hoàng-

Minh-Giám .

Chủ-trương Tạp-chí này là tiếp-tục chương-

trình hòa-đồng tư-tưởng Đông - Tây của tập " Tinh

Thần Khoa-Học Đạo-Học ", đồng thời phổ-biến

những khám-phá mới của Giáo-sư về những yếu-tính

Văn-hóa thuần-túy Việt-Nam. Chính vì ý-thức được

vị-trí quan-trọng của đất nước Việt-Nam trong sứ-

mệnh tương-lai là giao-điểm của Văn-hóa Đông - Tây

mà sau này Giáo-sư nhận xét về quan-niệm sai lầm

cho rằng danh-từ Giao-chỉ có nghĩa là ngón chân giao

nhau thay vì là đường gặp gỡ. Nếu tinh thần hòa-đồng

của đường gặp gỡ ấy mà được các cường-quốc lưu ý

thì đất nước này đâu đến nỗi lầm-than như ngày hôm

nay : Các tư-tưởng Đông - Tây thay vì hòa-đồng mà

lại đối-lập tại Việt-Nam và biến đất Giao-chỉ thành

trung-tâm gặp-gỡ của súng đạn Đông - Tây .

Năm 1945, lúc cao-trào giải-phóng quốc-gia

chống Pháp và Nhật đang lên, Giáo-sư cộng-tác với

15

một số Tạp-chí Chính-trị và tham-gia kháng-chiến

chống Pháp bằng cách làm Kỹ-sư cho Công-Binh-

Xưởng Liên-khu Ba. Vì tư-tưởng về Văn-hóa, Chính-

trị của Giáo-sư không phù-hợp với đường lối Cộng-

sản nên đến năm 1948 Giáo-sư trở về Hà-Nội lo công

việc giáo-dục hậu-sinh thích-hợp với bản-tính hơn.

Giáo-sư làm Giảng-viên Lý-thuyết Quốc-gia Kinh-tế

Xã-hội cho trường Dân-Huấn-Vụ và cũng làm Phó

Giám-đốc Học-Vụ cho trường này .

Nhờ có căn-bản Hán-học vững nên năm 1950

Đại-Học Văn-Khoa mời Giáo-sư diễn-giảng về môn

Triết-Học Đông-phương, và đến năm 1953, khi Cụ

Khoa-Trưởng Ngô-Thúc-Địch từ-trần, Bộ Quốc-Gia

Giáo-Dục cử Giáo-sư đảm-nhiệm chức-vụ Khoa-

Trưởng Đại-Học Văn-Khoa Hà-Nội đồng thời bầu

Giáo-sư làm Phó Chủ-tịch của Văn-Hóa Hiệp-Hội

( gồm Hội Khai-Trí Tiến-Đức và Văn-Miếu nhập

chung ). Trong thời-gian làm Khoa-Trưởng Giáo-sư

được Hội ủy-nhiệm làm Chủ-bút tờ Văn-Hóa Tùng-

Biên, cơ-quan Văn-Hóa của Hội .

Năm 1954, khi đất nước bị chia đôi Giáo-sư

phiêu-lưu theo Đại-Học Văn-Khoa di cư vào Nam.

Tại đây Giáo-sư vẫn tiếp-tục con đường phục-vụ Văn-

hóa Giáo-dục dân-tộc bằng cách tiếp-tục giảng dạy tại

các Đại-Học, xuất-bản các bộ sách về Tư-tưởng

16

Đông-phương và tham-gia các phong-trào Văn-hóa Á-

Châu và Thế-giới .

Năm 1956, Giáo-sư ở trong thành-phần phái-

đoàn đại-diện Việt-Nam Cộng-Hòa tham-dự Hội-nghị

Các Nhà Văn Tự-Do Á-Châu, họp tại Tân-Đề-Li,

Giáo-sư thuyết-trình về Nghệ-thuật của Chùa Một

Cột .

Năm 1957 qua Paris tiếp-xúc với phong-trào

Văn-Hóa Tự-Do .

Năm 1958 sáng-lập và làm Chủ-tịch Hội Việt-

Nam Nghiên-Cứu Liên-Lạc Văn-Hóa Á-Châu đồng

thời làm Chủ-nhiệm kiêm Chủ-bút Tập-san Văn-Hóa

Á-Châu .

Năm 1959 tham-dự Hội-nghị Các Triết-Gia

Đông Tây tại Hạ-Uy-Di và thuyết-trình về Triết-lý

Nhân-bản Trần-Thái-Tông. Cuối năm 1959 tham-dự

Hội-nghị Kỷ-niệm Ngũ Thập Chu-niên Hội Nghiên-

Cứu Miến-Điện với đề-tài thuyết-trình : Tổng-hợp

Văn-hóa Việt-Nam .

Từ 1961 đến 1964 Giáo-sư làm Khoa-Trưởng

Đại-Học Văn-Khoa Saigon kiêm Trưởng-ban và

Giảng-sư Triết-Học. Đồng thời Bộ Văn-Hóa Giáo-

17

Dục cử làm Trưởng Tiểu Ban Văn-Hóa của UNESCO

Việt-Nam .

Năm 1963 Giáo-sư cộng-tác góp công xây-

dựng và dạy Triết Đông cho Cao-Đẳng Phật-Học tại

Chùa Pháp-Hội, sau này biến thành Đại-Học Vạn-

Hạnh .

Từ năm 1964 trở đi Giáo-sư lo nghiên-cứu

Quốc-học tại Viện Khảo-Cổ Việt-Nam .

Năm 1968 Giáo-sư được mời dạy Triết-Học

Đông-phương tại Đại-Học Văn-Khoa Huế .

Năm 1969 tham-dự Hội-nghị Văn-Hóa Xã-Hội

ASPAC tại Hán-Thành và thuyết-trình tại đây đề-tài

" Thế Quân-bình Văn-Hóa Việt-Nam ". Kể từ năm

1970 đến bây giờ, ngoài những hoạt-động Văn-hóa

khác, Giáo-sư vui lòng nhận làm Khoa-Trưởng Phân-

khoa Văn-Học và Khoa-Học Nhân-Văn tại Viện Đại-

Học Vạn-Hạnh. Giáo-sư đã chấp nhận một địa-vị

khiêm-tốn trong khuôn-khổ một Đại-Học tư nghèo,

giữa tình-trạng hỗn-độn của chiến-tranh đòi-hỏi tinh-

thần trọng võ khinh văn, giữa hoàn-cảnh ngả nghiêng

của mãi-lực đồng tiền bắt buộc sinh-viên chọn nghề

hơn chọn nghĩa. Phải cứng mới đứng đầu gió, và

Giáo-sư bao-quản khó-nhọc, tiếp-tục cố-gắng bồi đắp

nền Quốc-Học trong đường hướng Tam-giáo Đồng-

18

qui mặc dù tình-thế không thuận-lợi của đất nước

đang còn dưới sự chi-phối của nhiều thế-lực khác ….

Sự-nghiệp Văn-Hóa Giáo-Dục của Giáo-sư là

một sự-nghiệp vĩ-đại của một thâm Nho coi nhẹ công-

danh ( Triết-Lý Nhân-Sinh Nguyễn-Công-Trứ ), của

một học-sinh Tiểu-học quyến-luyến đồng quê ( Tư-

Tưởng Bình-Dân ), của một nhà Khoa-Học say mê

Đạo-lý ( Tinh-Thần Khoa-Học Đạo-Học ), của một

chí-sĩ say sưa cách-mạng ( Dân-Tộc Tính ), của một

tu-sĩ Phật-giáo thuần-thành ( Thiền-Học Trần-Thái-

Tông, Thiền Vạn-Hạnh ) .

Công-trình của Giáo-sư đã đóng góp cho nền

Văn-học Việt-Nam nói riêng và Đông-phương nói

chung tính đến nay trên 50 tác-phẩm gồm có : (1)

…. Đa số những tác-phẩm này đang được trưng-bày

tại phòng triển-lãm " Các Tác-phẩm của Giáo-sư

Nguyễn-Đăng-Thục " ở lầu ba Thư-viện .

Thời-gian eo-hẹp và khả-năng của thuyết-trình-

viên không đủ để trình-bày hay giới-thiệu một cách

đầy đủ những tác-phẩm vô giá của Giáo-sư. Nhưng

chúng tôi chỉ biết thành quả chắc chắn của chúng là đã

đào-tạo ra biết bao nhiêu thế-hệ sinh-viên mà một số

lớn hiện đang giữ những chức-vụ quan-trọng ở khắp

nơi từ Nam chí Bắc và Hải-ngoại, chúng đã giúp đỡ

rất nhiều cho một số đông Giáo-sư thiếu tài-liệu tham-

19

khảo Văn-học, nhưng quan-hệ nhất là chúng đã khơi

dậy niềm tin cho các gia-đình Phật-tử đang sống trong

tình-trạng trên đe dưới búa suốt tròn thế-kỷ, chúng đã

làm sống lại Tư-tưởng Việt-Nam trước sự xâm-nhập

và âm-mưu của những Triết-thuyết biện-chứng gây

đấu-tranh hận-thù và những Triết-thuyết hành-động

máy-móc thương-mại, gây xáo-trộn lo-âu. Tư-tưởng

Việt-Nam hay là Tư-tưởng của đất Giao-Chỉ, của

Tam-giáo Đồng-qui, là một Tư-tưởng hiền-hòa, một

môi-trường kết nối của mọi giá-trị tinh-thần trên Thế-

giới, hòa-đồng mọi trào-lưu Văn-hóa trong tinh-thần

vô chấp của Phật-giáo. Tư-tưởng Việt-Nam không

bao giờ là một Tư-tưởng Quốc-gia chật-hẹp, đem lại

một tinh-thần ái-quốc lỗi-thời. Phổ-biến Tư-tưởng

Việt-Nam nói trên là một đóng góp vào sự kết-thúc

chiến-tranh nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn .

Mọi nền Văn-hóa, mọi đường hướng Giáo-dục,

mọi Tư-tưởng cao siêu mà kết-quả là đem lại chiến-

tranh, là những Văn-hóa, đường hướng và Tư-tưởng

có giá-trị rất đáng nghi-ngờ .

Sau đây chúng tôi xin trình-bày đời sống cá-

nhân của Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục : Có thể nói

rằng tinh-thần Tam-giáo Đồng-nguyên được thể-hiện

một cách rõ-rệt trong nếp sống riêng gia-đình của

Giáo-sư. Việc bàn đến đời tư của một Giáo-sư là tối

20

quan-trọng đối với đường hướng Phật-giáo nói riêng

và Đông-phương nói chung .

Giáo-sư Heinrich Zimmer trong tác-phẩm

" Triết-Học Ấn-Độ " ( Philosophies of India ) đã cho

rằng nền Giáo-dục cũng như Triết-Học Á-Đông là ở

trong nếp sống chứ không phải ở lý-thuyết đầu môi.

Tư-cách và phong-thái của Giáo-sư quan-trọng hơn

văn-bằng. Ông viết : " Điểm quan-trọng không phải ở

chỗ Giáo-sư đã viết những gì nhưng là ở chỗ Giáo-sư

đã thực sống những gì đã viết ". Và giữa thày và trò

phải có một sự truyền-cảm, thày phải truyền tâm ấn

cho trò, Ông Zimmer viết : " Và quan-hệ hơn hết, một

sự truyền đạt tâm-lý phải thực-hiện giữa thày và trò,

phải truyền cho được một sự chuyển tánh

( Transformation ) ".

Nếp sống gia-đình của Giáo-sư là một nếp sống

nhà Nho hoàn-toàn. Nếu đời sống tâm-linh của Giáo-

sư là Phật-giáo thì đời sống gia-đình lại là Khổng-

giáo. Những đức-tính cương-trực thanh-liêm được

thực-hiện hàng ngày tại đây. Tuy nhiên chỉ những ai

hằng sống gần gũi với Giáo-sư qua câu chuyện, cuộc

cờ, chén trà, điếu thuốc tại nhà Giáo-sư mới biết

Giáo-sư chính-thống có một đời sống riêng tư của

Lão-giáo .

21

Nếu chữ vô-vi ở đây có nghĩa là nhàn và tự-

nhiên thì Giáo-sư hết sức nhàn và tự-nhiên. Đây là

một mâu-thuẫn lý-trí vì không thể nào tưởng-tượng

được một Giáo-sư già và nghèo ( hành-trang Giáo-sư

ra đường là một chiếc Mobilet và chiếc mũ phớt )

luôn luôn có thể sáng-tác hết tác-phẩm này đến tác-

phẩm kia trong hoàn-cảnh củi quế gạo châu một cách

nhàn và tự-nhiên được. Và nhất là Giáo-sư phải đa

đoan công việc Khoa-Trưởng và phải họp Hội-Đồng-

Viện hàng tuần. Phải tu đạo Lão mới thấy chữ nhàn và

tự-nhiên là quan-trọng ở đây .

Sự bận tâm sáng-tác không bao giờ đem lại lo

âu mà lại còn thoải-mái là đàng khác. Tinh-thần nghệ-

thuật của Lão-giáo đã giúp cho Giáo-sư say-sưa trong

công việc sáng-tác. Nếu ai cấm Giáo-sư cầm ngòi bút

trong hoàn-cảnh tối om của đất nước hôm nay, thì

không khác gì đập bể cây đàn của một nhạc-sĩ mù.

Gian phòng làm việc của Giáo-sư là một căn nhà nhỏ

riêng-biệt gồm đầy kệ sách và tủ-sách ( có fichier

đàng hoàng lập theo phương-pháp sắp-xếp khoa-học ),

phòng có nhiều chỗ nghỉ, ghế dài, giường, võng lung

tung. Tất cả đều để cho một mình đạo-sĩ nằm tùy

hứng. Tuy phòng có nhiều chỗ và tuy Giáo-sư rất hiếu

khách, nhưng lại không muốn ai đến làm mất trật-tự

sách vở. Trong phòng có nhiều bàn viết, vào khoảng

4, 5 cái. Mỗi bàn gánh một vài tác-phẩm đang còn

dang dở kèm với hồ-sơ tài-liệu nghiên-cứu liên-hệ.

22

Khi một ý-nghĩ hay một sáng-kiến gì thoáng hiện ra

trong óc thì Giáo-sư bay lại bàn giấy thích-ứng mà

thảo văn. Thảo xong Giáo-sư quay mình ghé tạm ghế

dài bên cạnh mà hút thuốc hay uống trà. Chúng ta có

thể hình-dung Giáo-sư như một nhạc-sĩ mà các bàn

giấy là phiếm đàn. Hợp âm ở đây là Tam-giáo Đồng-

qui : hiện tại có trên 10 bản-thảo của nhiều tác-phẩm

trong đó có 3 tác-phẩm đang hòa âm cho Tinh-thần

Tam-giáo Đồng-qui, mà tôi xin mạn phép Giáo-sư

giới-thiệu trước :

1._ Phật-giáo Giao-châu, thuộc Phật.

2._ Tâm-Lý Nghệ-thuật, thuộc Lão.

3._ Lịch-sử Tư-tưởng Bác-học Việt-Nam thời

Trần, Hồ, Lê, Nguyễn, thuộc Khổng .

Với kỹ-thuật sắp đặt theo phưong-pháp khoa-

học Tây-phương kèm với tinh-thần Tam-giáo Đồng-

qui sẵn có, nghệ-sĩ Nguyễn-Đăng-Thục còn thừa sức

già đẩy mạnh Tư-tưởng Việt-Nam tiến lên, đồng-qui

không những Tam-giáo mà vô số giáo cùng với mọi

Triết-thuyết, để chặn đứng chiến-tranh tâm-lý đầy hận

thù của những ý-thức-hệ lạc-hậu từ bốn phương kéo

đến cố-vấn hay viện-trợ quá nhiều. Mọi cố-vấn viện-

trợ mà thiếu tình thương thì quả khó lòng mà thành

thật và rất đáng suy-nghĩ lại .

23

Con đường Hán-học đang xuống dốc, dân e sẽ

mất gốc Việt tính, chỉ còn biết thông-ngôn. Con

đường Phật-học đang suy-đồi, dân e sẽ quên Bi, Trí,

Dũng mà biến thành người máy. Nhưng may thay trên

con đường sống còn của đất nước Việt-Nam nói trên,

ta còn thấy một lữ-hành cô-độc đang bền chí lê bước,

suốt 40 năm và tiếp-tục hành-trình với chiếc Mobilet

lịch-sử giữa cánh-đồng Văn-hóa bị khai-quang khá kỹ

và có gài đó đây vài quả mìn xuyên tạc định-hướng.

Những chất hóa-học nhập-cảng cũng như những hố

mìn rồi cũng sẽ được gió mùa Việt-Nam tống khứ vào

biển cả hay lấp cạn. Tư-tưởng hòa-đồng Khoa-Học

Đạo-Học của Giáo-sư họ Nguyễn sẽ là ngọn gió mùa

tâm-linh, trường-kỳ quét sạch mọi ý-thức-hệ gây hận-

thù. Cũng chính trong tinh-thần này mà Viện Đại-Học

Vạn-Hạnh mến-tặng Giáo-sư bằng Tiến-sĩ Danh-dự

Văn-học để tỏ chút lòng tri-ân đối với bậc tiền-bối đã

lưu lại cho Văn-học nước nhà một gia-tài quý-báu

lớn-lao. Tuy nhiên việc trao-tặng này lại còn có hai ý-

nghĩa khác cũng không kém phần quan-trọng :

1./ Trước hết để móc nối lại truyền-thống Tiến-

sĩ Văn-Học Việt-Nam bị thực-dân xóa bỏ từ năm

1918 và thay-thế bằng các trường-học Thông-ngôn

Tốc-ký. Xin nhắc rằng trong những khoá Tiến-sĩ cuối

cùng của Việt-Nam có Cụ Hoàng-Giáp Đinh-Văn-

Chấp là Thân-sinh của Thượng-Tọa Viện-Trưởng, và

đây cũng là một tình-cờ lịch-sử có ý-nghĩa .

24

2./ Sau lại để liên-kết truyền-thống Đại-Học

Phật-giáo Việt-Nam với Đại-Học Phật-giáo Nalanda

thành-lập ở Ấn-Độ cách đây trên 15 thế-kỷ và

Thượng-Tọa Viện-Trưởng cũng là vị Tiến-sĩ Việt-

Nam đầu tiên tại đây .

Ngoài các ý-nghĩa trên. Cảm-tưởng riêng của

Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục đối việc Đại-Học Vạn-

Hạnh trao tặng bằng Tiến-sĩ này thì lại rất tự-nhiên và

giản-dị : Giáo-sư nói với chúng tôi rằng : " Chỉ hai

chữ Vạn-Hạnh là bao gồm mọi ý-nghĩa đối với tôi ".

Đó là danh-tánh của một Quốc-sư đã đem Đạo vào

Đời để thực-hiện Văn-Hóa Việt-Nam và đã đưa Đời

vào Đạo để thành-tựu Tư-tưởng Việt-Nam trong tinh-

thần Tam-giáo Đồng-nguyên .

Nhân ngày Lễ Phật-Đản tôi xin thay mặt Viện

kính mừng Tiến-sĩ đầu tiên của đất nước và mong

rằng từ đây Tiến-sĩ khỏi phải là kẻ độc-hành trên con

đường Tư-tưởng Việt-Nam .

Ngô-Trọng-Anh

*******

*

25

NGUYỄN - ĐĂNG - THỤC

TIẾN-SĨ VĂN-KHOA DANH-DỰ

Tốt-nghiệp Kỹ-sư Hóa-Học, tham-gia các

phong-trào cách-mạng chống ngoại-bang từ những

năm 20 tuổi ; nghiên-cứu các Học-thuyết Chính-trị

Đông Tây Kim Cổ ; một trong những vị Khoa-Trưởng

Văn-Khoa đầu tiên ; đã xuất-bản hơn 40 tác-phẩm đủ

mọi ngành từ Phật-học, Khoa-học, Triết-học, Văn-

học ; người đầu tiên ở Việt-Nam được trao tặng Văn

bằng Tiến-Sĩ Văn-Khoa Danh-Dự ; một sức làm việc

bền-bỉ, nhưng phong-thái và cách thế sống an-nhàn và

tự-tại như một Thiền-sư .

Ngần ấy những khuynh-hướng có vẻ như mâu-

thuẫn nhưng lại hòa-điệu một cách tốt đẹp, quân-bình,

một cách tuyệt-hảo trong một đời sống tâm-linh

mãnh-liệt của vị Cha Già Tóc Trắng của nền Quốc-

Học Việt-Nam .

Đã hơn 40 năm đem cả tâm huyết của mình

phụng-sự cho nền Quốc-Học Việt-Nam, nổi trôi bồng

26

bềnh theo cơn thăng trầm, vinh nhục của Văn-Khoa.

Cụ chưa bao giờ và chắc chắn không bao giờ chán

nản, dừng bước. Lý-tưởng đã có, con đường đã chọn

lựa, tâm-tình đã hiến dâng, tác-phẩm và sự-nghiệp đã

và đang liên-tục hoàn-thành trong tinh-thần " Tam-

giáo Đồng-nguyên " và " Đồng Qui Nhi Thù Đồ "

cái tinh-thần vốn là nét đặc-thù của nền Văn-Hóa

Việt-Nam, nền-tảng của nền Văn-minh và sự sống còn

của Quốc-gia Việt-Nam .

Tinh-thần ấy đang được thắp sáng, bùng cháy,

nuôi-dưỡng và lớn mạnh bởi Cụ -- giữa cơn hôn trầm

của Đất Mẹ và trong tình-cảnh tuyệt-vọng của đất

nước hiện nay, vẫn dũng-mãnh và khiêm-tốn đối đầu

tất cả khó-khăn với kỳ-vọng phục-hồi sức sống thần

diệu của con người Việt-Nam và Quốc-gia Việt-Nam .

Với lòng tin-tưởng vô-biên và giá-trị miên-

trường của Quốc-học Việt-Nam, và với xác-quyết

rằng Khoa-Học là linh-hồn của một Đại-Học, là sức

sống của một Quốc-gia, chúng tôi xin ân-cần thâm tạ

Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục -- Bậc Thầy của Văn-

Khoa Việt-Nam .

Nguyễn - Cường

*****

*

27

GIÁO - SƯ NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

BẬC THÀY CỦA

VĂN - KHOA VIỆT-NAM

Là một trong số những môn-sinh đã được

Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục dạy dỗ từ hơn hai mươi

năm qua, hôm nay chúng tôi vô cùng vinh-hạnh được

tham-dự buổi Lễ tuyên-dương sự-nghiệp Văn-Hóa và

trao tặng Văn bằng Tiến-Sĩ Văn-Khoa Danh-Dự cho

Giáo-sư. Và nhân dịp này chúng tôi xin được công

khai bày tỏ mối cảm-tình cùng lòng tri-ân của chúng

tôi đối với Giáo-sư. Gạt ra ngoài mọi tính-cách lễ-

nghi thông-thường, những cảm-tưởng được nói lên ở

đây có thể quê mùa và thô-thiển, nhưng đó là những

ý-nghĩ thành-thực và chúng tôi mong rằng những

cảm-tưởng này nếu không diễn-tả được đầy đủ sự

thông-cảm sâu xa giữa chúng tôi cùng Giáo-sư, thì ít

nhất nó cũng sẽ thể-hiện được một cách khiêm-tốn cái

tình-nghĩa thày trò thắm-thiết từ bấy lâu nay .

28

Tuy chỉ mới theo học với Giáo-sư Nguyễn-

Đăng-Thục trong thời-gian gần đây tại Viện Đại-Học

Vạn-Hạnh, nhưng trước đây chúng tôi cũng đã được

làm quen nhiều lần với Giáo-sư qua những công-trình

biên-khảo của Ông. Ngay lúc ấy, những công-trình

này đã giúp đỡ chúng tôi không ít trong việc tìm hiểu

truyền-thống Văn-hóa dân-tộc. Với tất cả sự nhiệt-

thành của tuổi trẻ, chúng tôi cũng muốn đóng góp vào

việc xây-dựng và bồi đắp những giá-trị tinh-thần Việt-

Nam. Tuy nhiên, sự xây-dựng và bồi đắp đó phải đặt

cơ-sở trên một cái gì vững chắc và chân-thật. Thế mà

từ khi thoát khỏi ách đô-hộ gần một thế-kỷ của thực-

dân Pháp, cho đến ngày nay chúng tôi chỉ đón nhận

được toàn những phân-hóa và đổ vỡ. Điều này càng

khiến cho việc đi tìm một cơ-sở vững chắc, chân-thực

cho việc xây-dựng quê-hương trở nên cấp-bách đối

chúng tôi hơn. Và chính ở điểm này chúng tôi đã tìm

thấy nơi Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục hình-ảnh của

một vị thày có cùng một sự nhiệt-thành và hoài-bão

mà chúng tôi đã ôm ấp. Chúng tôi đã học được nơi

Giáo-sư một điều :

" Thực-tế biến-đổi, ý-tưởng cũng biến-

đổi theo, nhưng tựu-trung có cái gì không biến-

đổi, ấy mới là đáng quý. Cái không biến-đổi ấy

là thành-thực tin vào Văn-Hóa, vì một dân-tộc

muốn phục-hưng phải bắt đầu tự ý-thức lấy

29

mình. Công việc ý-thức ấy chính là công việc

Văn-Hóa vậy ".

( Triết-Lý Văn-Hóa Khái-Luận

_ Văn-Hữu Á-Châu 1959 . Thay lời tựa )

Thành-thực tin-tưởng vào Văn-Hóa như một

giá-trị chân-thật, không biến-đổi, xem đó như một cơ

sở vững chắc cho việc phục-hưng và xây-dựng Quốc-

gia, Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục đã là một hình-ảnh

tiêu-biểu đối với chúng tôi. Suốt một đời tận-tụy với

những công-trình nghiên-cứu, biên-khảo về Quốc-

Học, Ông đã làm công việc trao cho thế-hệ trẻ cái sợi

dây truyền-thống, một sợi dây thiêng-liêng bất-tuyệt,

hiện-diện trong suốt quá-trình lịch-sử và có khả-năng

duy-trì, nuôi-dưỡng tiềm-năng dân-tộc trong hiện-tại

và tương-lai, như Ông đã từng đề-cập trong quyển

" Dân Tộc Tính " :

" Như vậy dân-tộc nào phải vô hồn ?

" Hồn của nó nằm trong dân-tộc-tính,

một sợi dây truyền-thống bất-tuyệt, nối quá-khứ

với hiện-tại kể từ Vật-Tổ Rồng Tiên đến Hồn

Sông Núi, Xã-Tắc, cho đến Hồn Nước ngày nay

ở miệng nhà Cách-mệnh Quốc-gia Phan-Bội-

Châu :“ Chứa chan máu quốc, nước vẩn vơ

hồn” ".

( Dân-Tộc-Tính

_ Văn-Hóa-Vụ xuất-bản )

30

Sợi dây truyền-thống này đã được Giáo-sư tìm

thấy sự thể-hiện đặc-sắc của nó dưới hai triều-đại Lý -

Trần qua việc tồng-hợp Tam-giáo Nho, Lão, Phật

trong một tinh-thần cởi mở khai-phóng, vốn là đặc-

trưng cố-hữu của Văn-Hóa Việt-Nam. Theo Ông, sự

tổng-hợp này đã được kết-tinh trong tinh-thần Thiền-

Học, là một ý-thức Tâm-linh khai-phóng nhất như.

Chính nó là sức mạnh giữ vững sự quân-bình của

Văn-Hóa Việt-Nam, vốn do điều-kiện địa-lý đặc-biệt

là nơi ngưng tụ của các trào-lưu Văn-Hóa, nên sứ-

mệnh của nó là thâu-hóa có sáng-tạo trong ý-hướng

" Đồng qui nhi thù đồ ". Đặc-trưng Văn-Hóa này đã

được Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục khảo-cứu một cách

sâu rộng trong hai tác-phẩm công-phu của Ông :

" Thiền-Học Việt-Nam và Thiền-Học Trần-Thái-

Tông ". Theo đó, Ông đã tìm về một kinh-nghiệm

tổng-hợp trong quá-khứ để nói lên sứ-mệnh đặc-biệt

của Văn-Hóa Việt-Nam. Sứ-mệnh này ngày nay càng

trở nên cấp-thiết hơn trong sự giao-tiếp giữa các trào-

lưu Văn-Hóa tại Việt-Nam mà đại-diện là Đông-

phương với Tây-phương, Duy-tâm với Duy-vật, Ông

kết-luận về điều đó như sau :

" Ngày nay lịch-sử Việt-Nam đã đưa ta

đến chỗ gặp nhau của hai nền văn-minh Đông-

phương với Tây-phương trên đất nước, thì bổn-

phận phái trí-thức chúng ta phải noi gương

Tiền-nhân mà tìm giác-ngộ lấy sứ-mệnh lịch-sử

31

của dân-tộc thì mới mong có tiền-đồ rực-rỡ.

Sứ-mệnh ấy muốn cho thỏa-thuận quân-bình

với lịch-trình tiến-hóa của thế-giới theo luật

Dịch-hóa Âm-Dương, lẽ tất nhiên phải dung-

hòa làm sao hai đặc-tính Đông - Tây cho nhất-

quán thì mới có hiệu-nghiệm cho tinh-thần

trong nhận-thức cũng như hành-động ".

( Tinh-Thần Khoa-Học Đạo-Học

_ Khai-Trí xuất-bản 1967. tr. 225 )

Như vậy, sứ-mệnh hiện-tại của Văn-Hóa Việt-

Nam theo Giáo-sư là tìm nhất-quán hai đặc-tính Đông

- Tây với một tinh-thần khai-phóng toàn-diện. Điều

mà trong quá-khứ đã được các bậc Tiền-nhân ta thực-

hiện qua việc tổng-hợp Tam-giáo. Ở đây trong việc đi

tìm Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục đã chứng-tỏ một sự

thông hiểu sâu xa đối với hai đại truyền-thống Văn-

Hóa đang ảnh-hưởng trên đời sống nhân-loại. Ông đã

tìm rút ra từ hai đại truyền-thống đó những đặc-tính

tương-đồng cũng như những sự khiếm-khuyết của

mỗi phái, để từ đó có thể thiết-định nên một con

người toàn-diện. Những sự tương-đồng và khiếm-

khuyết này đã được Ông trình-bày một cách khúc-

chiết trong tác-phẩm " Triết-Lý Đối-Chiếu " do Nhị-

Khê xuất-bản. Xuyên qua đó những công-trình

nghiên-cứu của Ông trở nên bao-quát, triệt-để hơn…

Những đặc-tính Văn-Hóa, những giá-trị tinh-thần

Việt-Nam đã được Ông nối kết với những tinh-hoa tư-

32

tưởng Đông - Tây trên căn-bản tư-tưởng thực-hiện.

Điều này một phần nào đã hé cho ta thấy cái viễn-

tượng nhất-quán mà sứ-mệnh Văn-Hóa Việt-Nam

phải thực-hiện. Đồng thời những công-trình của Ông

còn mang một ý-nghĩa đặc-biệt : giới-thiệu sự đóng

góp của Văn-Hóa Việt-Nam vào trong kho-tàng Văn-

Hóa chung của nhân-loại .

Trung-thành với ý-hướng được đề ra lúc ban

đầu của mình, một cách thận-trọng, Giáo-sư Nguyễn-

Đăng-Thục đã đóng góp không ít vào việc xây-dựng

và phát-huy một nền Quốc-Học Việt-Nam. Một điểm

son trong những công-trình nghiên-cứu của Ông là :

đặc-tính khai-phóng và toàn-diện của tư-tưởng đã

được đề cao một cách triệt-để. Với quá-khứ, cá-tính

dân-tộc đã được Ông không quan-niệm như một cái gì

khép kín, tự-lập mà trái lại nó chỉ tồn-tại được trên

một căn-bản đại-đồng của ba đại truyền-thống tư-

tưởng Đông-phương Nho, Lão, Phật. Với hiện-tại, sự

phục-hưng và xây-dựng Văn-Hóa dân-tộc không có

nghĩa là nêu cao giá-trị truyền-thống, mà còn phải tìm

nối kết những giá-trị đó với những giá-trị mới đang

hướng-dẫn đời sống nhân-loại, hầu đạt tới một tinh-

thần nhân-bản khai-phóng toàn-diện. Với những ưu

điểm trên, các tác-phẩm của Ông đã chứa-đựng một

sức sống đặc-biệt, có khả-năng khơi mở các viễn-

tượng Văn-Hóa trên một tiến-trình hình-thành liên-

tục .

33

Riêng với chúng tôi, bên cạnh một nhà Văn-

Hóa nhiệt-thành như chúng ta đã biết, Giáo-sư

Nguyễn-Đăng-Thục còn là một nhà Giáo-dục nhiệt-

thành không kém. Với khoảng thời-gian hơn hai mươi

năm gắn liền đời sống của mình với sự thăng-trầm của

các trường Đại-Học Văn-Khoa Việt-Nam, từ Văn-

Khoa Hà-Nội đến Văn-Khoa Saigon và hiện nay là

Văn-Khoa Vạn-Hạnh, sự tha-thiết của Ông đối với

vấn-đề Giáo-dục đã được minh-chứng một cách hùng-

hồn. Hai mươi năm qua, bao nhiêu thế-hệ sinh-viên đã

được Ông đào-tạo, trong đó chúng tôi có lẽ là những

người trẻ nhất, thế mà chúng tôi vẫn không tìm thấy

một sự mỏi mệt nào nơi Ông. Đến trường trên một

chiếc xe đạp, Ông đã giảng dạy, thảo-luận với chúng

tôi về các vấn-đề Văn-Hóa, đặc-biệt là Quốc-Học, tại

khắp mọi nơi, tại hành-lang Viện đến Văn-phòng hay

trong lớp học. Bao giờ cũng bằng một giọng nói và

thái-độ nhiệt-thành, say mê, chúng tôi đã tìm thấy nơi

Ông hình-ảnh một vị Thày tận tâm, đáng kính. Thái-

độ và con người của Ông đã khích động chúng tôi

không ít trên con đường tìm học, không phải cái học

tầm-chương trích-cú mà là cái học sinh-động của cả

một quá-trình Văn-Hóa thực-hiện vậy .

Ngày hôm nay trong không-khí trang-trọng của

buổi Lễ, chúng tôi không biết nói gì hơn mấy cảm-

tưởng đã có đối với vị Thày thật gần gũi và đáng kính

của mình. Nếu hiểu rằng thông-cảm các ý-tưởng của

34

Thày và tìm thực-hiện các hoài-bão Thầy đã ôm ấp là

một cách thể-hiện lòng biết ơn Thày, thì hôm nay

chúng tôi xin làm một công việc khiêm-tốn là : nói lên

sự thông-cảm với cái ý-tưởng của Thày. Trong tương-

lai, nếu thực-hiện được hoài-bão của Thày thì đó là

một cách đền đáp ơn Thày có ý-nghĩa nhất mà chúng

tôi mong ước sẽ thực-hiện được bằng lòng nhiệt-thành

và sự cố-gắng của chính mình .

Nguyễn-Văn-Hải

********

***

*

35

GIÁO - SƯ NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

VỚI NỀN QUỐC-HỌC VIỆT-NAM

Giác-sư Nguyễn-Đăng-Thục, chàng trai quê-

hương làng Bát-Tràng ấy, hơn sáu mươi năm một

lòng một dạ sống vì nền Quốc-Học, đã đào-tạo ra bao

nhiêu thế-hệ những nhà Quốc-Học từ các trường Đại-

học Văn-Khoa Hà-Nội ( thập niên 50 ) rồi Văn-Khoa

Saigon, Văn-Khoa Vạn-Hạnh. Đã hai lần Giáo-sư

Nguyễn-Đăng-Thục làm Khoa-Trương trường Đại-

học Văn-Khoa. Năm nay Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục

đã mấp mé tuổi chín mươi, nhưng Ông vẫn không

ngừng nghiên-cứu và làm việc vì nền Quốc-Học, rảnh

lúc nào là viết, đọc, nghiên-cứu lúc đó .

Tại tư-gia đường Nguyễn-Trọng-Tuyển, quận

Phú-Nhuận, thành-phố Hồ-Chí-Minh, Giáo-sư sống

ung-dung như một Thiền-sư nhưng đầu óc không lúc

nào ngưng suy-nghĩ về những Tư-tưởng Việt-Nam

của Tiền-nhân. Thật kỳ lạ, Giáo-sư xuất thân từ một

36

người Tây-học, đậu Kỹ-sư Hóa-Học cùng thời với

những Kỹ-sư Hóa-Học đầu tiên của đất nước này.

Chính Giáo-sư đã hành-nghề Kỹ-sư Hóa-học một

thời-gian khá dài, nhưng Giáo-sư đã không tìm thấy ở

tinh-thần Khoa-Học của Tây-phương con đường để

Ông đi. Trước khi học Khoa-Học, Giáo-sư vẫn tưởng

rằng Khoa-Học giải-quyết được tất cả những vấn-đề

của cuộc đời, nhưng vào sâu Khoa-Học rồi thì Giáo-

sư bị dằn vặt, bị thao-thức vì những vấn-đề của tâm-

thức vẫn còn đè nặng đầu óc Ông, và Ông bắt đầu học

lại chữ Hán, tiếng Anh, đọc sách Triết-Học Trung-

Quốc, Triết-Học Ấn-Độ. Và Ông nhận thấy rằng

Khoa-Học mà không có Đạo-Học thì phải rơi vào

khủng-hoảng. Từ sách vở kinh điển, Giáo-sư Nguyễn-

Đăng-Thục đã suy-tư và đã hoàn-thành tác-phẩm

" Khoa-Học và Đạo-Học ". Bước chân vào địa-hạt

nghiên-cứu, Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục đã bỏ luôn

cái nghề Kỹ-sư Hóa-Học hái ra tiền. Ông quyết-định

đi vào con đường Văn-Hóa. Những sách kinh điển của

Đạo Khổng, Đạo Bà-La-Môn, nhất là Kinh Vệ-Đà đã

làm Ông say mê thực sự. Mặc những bão táp của thời-

đại, mặc những bon chen của cuộc đời, Giáo-sư

Nguyễn-Đăng-Thục đã quyết tâm đào sâu tinh-thần

Đạo-Học, và tìm từ sách này con đường xây-dựng nền

Quốc-học. Do đó, ngay từ thủa ban sơ của nền Đại-

Học Việt-Nam, Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục đã lập

trường Đại-Học Văn-Khoa tại Viện Đại-Học Hà-Nội.

Cái thủa đó trường Đại-Học Văn-Khoa ở một vị-trí

37

khiêm-nhường trong khu-vực cạnh khu-vực chuồng

ngựa. Từ cái trường Đại-Học Văn-Khoa đầu tiên này,

Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục đã góp phần đào-tạo ra

những người giỏi-giang. Phải nói rằng công của Giáo-

sư Nguyễn-Đăng-Thục là công khai sơn phá thạch đối

với nền Quốc-Học nước ta vào hậu-bán thế-kỷ thứ 20.

Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục cứ nhàn-nhã nghiên-cứu

và viết những giáo-trình Triết-học Trung-Hoa, Triết-

Học Ấn-Độ, rồi Tư-tưởng Việt-Nam. Bao nhiêu thế-

hệ nhà giáo ở đất nước này và cả ở nước ngoài đã có

được những kiến-thức về Triết-Học Đông-phương từ

những giảng-đường Đại-Học Văn-Khoa Saigon, Văn-

Khoa Vạn-Hạnh, qua những buổi diễn-giảng của

Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục. Mỗi năm một lớp Cử-

nhân Triết-Học Đông-phương ra đời, không nhiều

nhưng đa số là những thày-giáo có trình-độ của đất

nước. Chính nhờ những vị thày-giáo này vào đời mà

cái tình-yêu đối với Quốc-Học và Đông-phương-học

được nhân mãi lên .

Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục soạn sách bằng tất

cả tâm-hồn của Ông. Sau 1975 gần như toàn bộ sách

về Triết-Học Đông-Phương, về Tư-Tưởng Việt-Nam

của Giáo-sư đều được tái-bản. Lý do dễ hiểu : sách

của Giáo-sư viết công-phu và rất có trình-độ .

Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục rất khoan-thai,

đĩnh-đạc, nhưng vẫn luôn luôn là một trí-thức dám có

38

thái-độ. Năm chiến-tranh Việt-Nam leo thang dữ dội,

Giáo-sư đang làm Khoa-Trưởng trường Đại-học Văn-

Khoa Saigon, Luật-sư Trịnh-Đình-Thảo, Bác-sĩ

Phạm-Văn-Huyền mời Ông tham-gia phong-trào Hòa-

Bình chống chiến-tranh và ký kiến-nghị đòi Mỹ

ngừng ném bom miền Bắc, Giáo-sư đã ký tên vào

kiến-nghị này. Một cuộc điều-đình đã diễn ra, yêu cầu

Giáo-sư rút tên trong kiến-nghị thì được giữ nguyên

chức Khoa-Trưởng, nhưng Giáo-sư đã không rút tên

và nghỉ làm Khoa-Trưởng để bảo-vệ lập-trường chống

chiến-tranh của Ông .

Năm 1994, giáo-sư đã cho Giáo-sư Nguyễn-

Nhã của Viện Đại-Học tư Hùng-Vương làm một cuốn

băng vidéo thu nguyên một bài nói của Giáo-sư về

Tinh-thần Văn-Hóa Việt-Nam. Xem cuốn băng dài ba

tiếng đồng hồ, nghe Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục nói

về Tư-Tưởng Việt-Nam, Văn-Hóa Việt-Nam, tôi thấy

vị giáo-sư 90 tuổi vẫn giữ được hào-khí thanh-xuân

của một Lão Trí-thức tiến-bộ. Ông vẫn còn đang

nghiên-cứu Tư-tưởng Việt-Nam. Đề-tài này lớn lắm,

Ông không hy-vọng hoàn-thành trọn-vẹn trước khi

bước qua thế-kỷ 21. Tuy nhiên theo Giáo-sư, cả nhân-

loại đang trở lại với Đông-phương. Đó là một xu-thế

rất đáng chú-ý, vì vậy dân-tộc ta cần phải làm sao cho

Tư-tưởng Việt-Nam được kế-thừa và phát-triển phù-

hợp với xu-thế của thời-đại .

39

Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục còn là một nhà

báo. Nhưng nay lớn tuổi và bận nhiều công việc

nghiên-cứu nên Ông không còn viết báo nữa. Ông cho

biết sẽ viết hồi-ký. Theo Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục

thì hồi-ký của Ông chỉ được in ra khi Ông không còn

tại thế. Bởi vì, in hồi-ký là phải nói nhiều về cái tôi,

mà cái tôi nào thì cũng có những điều dễ gây ngộ-

nhận .

Từ một Kỹ-sư Hóa-Học, trở thành Giáo-sư

Triết-học Đông-phương, rồi Khoa-Trưởng Văn-Khoa,

tất cả đều là tự học. Ông có may-mắn là biết chữ Hán

trước khi học tiếng Pháp và khi giỏi tiếng Pháp thì

cũng đã thạo tiếng Anh. " Tự học vất vả lắm và đòi

hỏi phải kiên-trì nhưng học vì đời, học vì các thế-hệ

mai sau thì không lúc nào nản cả ", Ông tâm-sự .

Bùi-Việt-Tấn

********

***

*

40

( Lễ phát bằng TS tại ĐH Vạn-Hạnh )

41

GIỚI - THIỆU VÀ PHÊ - BÌNH

TÁC - PHẨM " TƯ-TƯỞNG VIỆT-NAM "

CỦA G.S. NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Trong lãnh-vực Tư-tưởng Việt-Nam, vốn

trước là đề-tài những bài khảo-luận của tác-giả đăng

trên Tạp-chi Văn-Hóa Nguyệt-San của Bộ Giáo-Dục,

sau mới tập-trung lại và viết thêm những đoạn thiếu-

sót mà thành ra sách. Đây là kết-quả của công-trình

trước-tác liên-tục trong đời tác-giả, và tập chót trong

Bộ Lịch-Sử Triết-Học Đông-Phương _ ( gồm 6

quyển ) .

Tác-giả là yếu-nhân cao-vị trên địa-bàn Văn-

học, nguyên Khoa-trưởng Đại-Học Văn-Khoa và

Giáo-sư Đại-Học Phật-giáo, chuyên giảng về khoa

Tư-tưởng Đông-phương, và cũng là nhà Bỉnh-bút,

42

diễn-thuyết nhiều để khai-thác và mở rộng môn học

này .

Tư-tưởng Việt-Nam trình-bày cả hai khiá-cạnh

sinh-hoạt vật-chất và tinh-thần qua các thời-đại của

dân-tộc Việt-Nam ; sinh-hoạt tinh-thần thời áp-dụng

theo Nho, Lão, Phật, Tam-giáo mà tác-giả cho rằng

tinh-thần Tam-giáo ấy đã ngự-trị trong khắp mọi tâm-

hồn của đồng-bào đất nước. Những quy-thức của trật-

tự đời sống thường-xuyên thường theo đạo-đức Nho-

giáo ; quan-niệm tín-ngưỡng thời theo Phật-giáo; vũ-

trụ-quan thời theo Lão-giáo ; tuy nhiên, vì trải qua

nhiều đời mà mọi tâm-hồn cứ bị in chặt trong tinh-

thần Tam-giáo ấy, nên tác-giả cho rằng sự in chặt ấy

phương hại đến tự-do tư-tưởng. Nội-dung quyển

" Tư-Tưởng Việt-Nam " thực phong-phú về đề-tài và

lý-luận, khởi từ phong-tục đến tín-ngưỡng và cũng

không quên dẫn-chứng đến cả những lý-do thông-

thường của lịch-sử thăng-trầm của Lão-giáo. Thực là

cả một công-trình mà tác-giả đã cố gắng phân-tách

đến nẩy rõ những cá-tính cố-hữu của nền Tư-tưởng

Việt-Nam do từ gốc nguồn của Tam-giáo để từ đấy rồi

cởi mở ra mà thành các sở-đắc cố-hữu của dân-tộc .

Trước hết, luận về ý-nghĩa tổ-chức và cuộc

Xuân-tế rất thịnh-hành ở Việt-Nam, tác-giả đưa ra

những điển-hình dung-hòa Lễ và Nhạc để thành

những cuộc Tế-lễ vui vẻ, tượng-trưng bằng những Hội

Hát, Hội Múa tại những đình-đám nông-thôn ; nhưng

43

nếu đi sâu vào đến tinh-túy của luân-lý và luân-lý của

mỗi ngành trong Tam-giáo thời hẳn là không có giảng

dạy đến, chẳng qua chỉ là tựa vào Tam-giáo ấy mà nẩy

ra ý-nghĩa và hình-thức của Xuân-tế đặc-biệt Việt-

Nam mà thôi . _ ( trang 69 - 103 )

Tiếp từ trang 104 đến 124, tác-giả rút nơi các

Thần-thoại tối cổ trong Bộ Lĩnh-Nam Chích Quái làm

dẫn-dụ về những điểm đặc-thù, về vũ-trụ-quan và

nhân-sinh-quan đã phát-khởi từ cổ-đại trên đất nước,

thứ tư-tưởng vũ-trụ nhân-sinh vẫn khả-dĩ là của riêng

của giang-sơn tác-giả .

Cũng như mục trên, từ trang 253 đến 295, tác-

giả lựa chọn trong hai loại của nền Văn-học truyền

khẩu trong dân-gian là Tục-ngữ và Ca-dao để cống-

hiến độc-giả những áng văn cấu-tạo nên căn-bản tư-

tưởng quần-chúng mà Ông cho đấy là nền Triết-Học

Bình-Dân .

Những trang từ 125 đến 147, tác-giả phân-tách

những tục-lệ thờ cúng được coi trang-trọng như một

niềm tín-ngưỡng của riêng mỗi đơn vị Làng hay Xã.

Điều mà Ông nhấn mạnh hơn cả là vị Thành-Hoàng

hay Thần-Hoàng, tức ông Thần tối cao của mỗi Làng,

Xã. Tục thờ này là theo phong thói của Trung-Quốc,

cả đến danh-từ Thành-Hoàng hay Thần-Hoàng cũng

cứ y như thế mà dùng. Tuy nhiên, đối với dân-gian

44

thời gọi theo tiếng Nôm là Ông Thần, hay Ông Thần

Đình-Làng để tỏ ý-tưởng ngưỡng-mộ nơi vị Thần che-

chở cho Làng, cho Xã của họ .

Những Thần-Hoàng ấy có khi là Thiên-Thần

hay linh-vật thành Thần, đôi khi cũng có cả Thần cây-

cối. Công-đức của Thần mà sở dĩ dân sở tại phải thờ

phụng, thời thường là bậc khai-thủy, tạo lập nên

Làng-mạc, hoặc giả có công-lao hiển-hách cứu khốn,

phò nguy cho Làng, cho địa-phương của những bậc

anh-hùng mà không luận là trai hay gái. Tính chung

những bậc Nhân-Thần-Hoàng về loại anh-hùng là

đông hơn cả .

Những Nhân-Thần-Hoàng được thờ-phụng từ

sau ngày mệnh một với những bản sắc-phong của

Triều-đình. Nếu không được sắc-phong thời ít khi

được thờ ở địa-vị Thần-Hoàng, dân-gian cũng còn thờ

những vị Thần khác để che-chở phù-hộ cho Làng ; ấy

là những Thần Thổ-địa. Thần Thổ-địa thời không có

sắc-phong, sở dĩ được thờ cúng là theo truyền-thuyết

từ cổ xưa lưu lại, có khi dân thờ cả mấy vị vào chung

cả một Đền ; hoặc theo những chuyện linh-ứng mà

dân Làng cảm thấy cần phải thiết bài-vị lên thờ cho

Làng, Xã được phong thịnh. Nói chung thời đàng nào

cũng gọi chung là Thổ-Thần. Trên hơn hết các vị

Thần, còn một vị tối-cao và duy-nhất là Ông Trời, cai-

quản tất cả nhân-mệnh thế-gian, định phúc, giáng họa

45

cho mọi người ; ban phúc cho người lành, giáng họa

cho kẻ ác . _ ( trang 132 - 135 )

Giải-thích về lệ Chính-quyền Trung-ương _

( Triều-đình ) lại phong sắc cho Thần-Hoàng, tác-giả

luận rằng, đấy là tượng-trưng cho sự liên-hệ giữa

Thần-quyền và Hành-chính-quyền, hai đàng cùng có

trạch-nhiệm bảo-vể cho an-ninh và hạnh-phúc, từ cao

là Quốc-gia đến thấp là Làng-mạc. Liên-hệ giữa cấp

cao ấy là Ông Trời và Nhà Vua, liên-hệ ở cấp thấp ấy

là uy-quyền Thần-Hoàng và tổ-chức Hành-chánh

nông-thôn. Tuy nhiên, theo tư-tưởng nơi dân thôn, uy-

quyền của Nhà Vua chỉ phổ-cập đến trong một giới-

hạn nào đó thôi, chứ thực quyền điều-hành thôn chính

đồng thời giữ nhiệm-vụ kiều cúng Thánh Thần lại ở

trong tay ban Kỳ-Lão .

Tác-giả cũng luận đến một khía-cạnh tín-

ngưỡng thuộc cá-tính địa-phương, là sùng-bái Nữ-

Thần. Đây vốn thoát thai từ nguyên bản mẫu-hệ của

xã-hội Việt-Nam, nên cổ xưa vẫn có tục thờ các vị

Địa Mẫu Thần, rồi chuyển lần về cận-đại và hiện-đại

ở Bắc-Việt thời thờ Bà Liễu-Hạnh Thánh-Mẫu, ở

Nam thời thờ các Bà Chủ-Xứ Thánh-Mẫu và Hắc-Bà

Thánh-Mẫu chỉ có từ sau cuộc Nam-tiến, tiếng rằng

dân-tộc Việt-Nam toàn thắng đấy nhưng cũng chịu

ảnh-hưởng tín-ngưỡng của người Cam-Bô-Cha tiền-

trú, nên cách thờ cúng Nữ-Thần giữa Nam và Bắc tuy

46

có khác-biệt, nhưng truy-nguyên về tư-tưởng thời vẫn

do từ đặc-thái quan-niệm mẫu-hệ của dân-tộc mà nên

một ngành tín-ngưỡng về Nữ-Thần vậy .

Sau hết, tác-giả còn luận về ngành tín-ngưỡng

trừ tà ma do sự thờ cúng để nhờ vào Thần-uy của

Trần-Hưng-Đạo, vị anh-hùng có đại công cứu nguy

đất nước khỏi xâm-lăng của quân Mông-Cổ ở thế-kỷ

thứ XIII. Đấy cũng là hình-thức-hóa của tư-tưởng cố-

hữu biểu-trưng sự thượng-tín về linh-hồn bất-diệt và

lòng thượng-sùng những anh-hùng của đất nước

_ ( trang 148 - 171 ) .

Đấy là toát-yếu đại-cương những phân-mục

trong " Tư-Tưởng Việt-Nam " của Nguyễn-Đăng-

Thục vậy .

Mori-Yoshi-O, Châu-Vũ

*****

*

47

THE CRUSADER

OF

SPIRITUAL VALUES

At the Faculty of Letters on Nguyên-

Trung-Truc Street in Saigon, students milling around

the lobby paused in their usual clatter. On the entrance

of the building, a short man with a prominent

forehead alighted from his motorcycle. All the student

recognized this man -- and respected -- and loved him.

For three or four times a week he comes to sit behind

the professor's desk and lecture on Oriental

Philosophy .

For years, Oriental Philosophy has been the

center on which revolves the cares, concern and

efforts of 54 - year - old Prof. Ngyen-dang-thuc, who

has assimilated the subject as almost part of himself .

48

A VIETNAMESE PHILOSOPHY

With unrestrained candor, yet with the

unsparing persuasiveness of one talking out of pure

conviction, he would regularly hammer out to his

eagerly listening students : " Viet-Nam has her own

culture, her own civilization. And Viet-Nam belongs to

the Orient. Viet-Nam inherited her Philosophy from

the synthesis of Confucianism, Buddhism and

Taoism." On a parallel course, he insists with equal

vehemence : " A nation's future is not based solely on

its economic progress, but in the affirmation of its

own spiritual heritage -- its culture, its language, its

tradition ".

The key to this, according to Prof. Nguyen-

Dang-Thuc, is an advanced education program

launched on a nation-wide scale .

How exactly deep are the foundations of Prof.

Thuc's philosophical structure can be gauged by a 5

volume treatese on " History of Oriental Philosophy ",

which will be published shortly, of which Prof. Thuc

himself is author .

Prof. Thuc's flirt with Oriental Philosophy came

at a very early age. Born into a family that transmitted

49

Confucian teachings orally from generation to

generation, Thuc could read Confucius at the age of 6.

Thuc would up his early scholastic training at

Hanoi's Lycee Albert Sarraut. Later he took advanced

courses in Science both in France and in Belgium,

where he obtained his Master's degree ( Licence Es

Science ) .

Returning home in 1935, he landed an unusual

job : as an engineer for textile mill. But instead, the

speculative Thuc gave himself to spinning ideas. He

edited a paper entitled " Avenir de la Jeunesse ".

When the Japanese came South in 1944, Thuc decided

to give up the textile job to give himself entirely to

writing. He published and edited another paper, the

" Duy-Nhất " magazine. Then in 1950 he was

assigned as lecturer in Oriental Philosophy at Hanoi

Faculty of Letters. Thuc had his break finally and he

decided to give vent to his profusion of ideas by

starting to write his first volume. All this time, Thuc

was also Vice President of the Van-Hoa Hiep-Hoi

publications and Editor the Van-Hoa Tung-Bien

magazine .

Like everybody else, Prof. Thuc bundled his

family and left Hanoi on 1954, just before the

Communists took over. In Saigon, he immediately got

50

the desk of Oriental Philosophy at the Faculty of

Letters .

NURSERY OF ATTACHES

Prof. Thuc, however, has his own

suggestions on how a Faculty of Letters should be

run. According to him, such a Faculty should not

merely be a mill that produces teachers, but must be a

veritable nursery of future Cultural Attaches to serve

in our embassies abroad. Thuc be wails the utter

ignorance of Vietnamese Culture among foreign

nations and this, he says, can be explained by tha lack

of capable, knowledgeable Cultural Attaches who are

thoroughly versed in Vietnamese Culture .

But this calls for an enormous task which may

involve a complete overhaul of our present

educational system. Thuc cited the handicaps offered

by the present " overloaded " curriculum. For

example, he said, the Propedeutics class has to

squeeze in six different subjects simultaneously. The

result is that students preparing for their annual

examination obtain only " a pinch each " of English,

French, Vietnamese, History, Geography and

Philosophy. Learning becomes superficial. University

51

training, says Prof. Thuc emphatically, should aim at

specialization .

Prof. Thuc suggests that each Faculty should

have a Board which will deliberate on everything

concerned with the problem of teaching. This task, he

explains, should not be loaded on the Dean's desk

alone .

Another example cited by Prof. Thuc is the

almost normal practice of inviting fresh University

graduates -- sometimes even undergraduates -- to

lecture at the Faculty of Letters. This, he says,

produces negative effects on the students. More often

than not, he adds, eager students turn out to become

disillusioned with the Faculty .

BUSY AS A BEE

Prof. Nguyen-Dang-Thuc's realm is not

limited alone to teaching at the Faculty of Letters. He

is also Chairman of the Vietnamese Association for

Asian Cultural Relations. Once a month he lectures at

the University of Hue .

52

Busy as a bee, Prof. Thuc is regularly up at 4

am, winds up an hour of callisthenics and begins to

write at 6:00. After breakfast, he is off on his

motorcycle to work .

Prof. Thuc has travelled widely. In 1950 he

attended the Conference of Asian Writers and Artists

in New-Delhi. In 1957, he took part in discussions in

Paris, which eventually led to the creation of the

" Front for Freedom of Culture in Viet-Nam ". In

1959, he atteded a third Conference of Oriental and

Occidental Philosophers held at Honolulu. Last year

he was again in Rangoon for a Cultural Conference .

Oriental Philosophy indeed fills up every

minute of Pro. Nguyen-Dang-Thuc's day.

Occasionally, he manages some spare time which he

gives to studying another subject he considers

important : English .

Lê-Hữu-Anh

*****************

53

LỄ MỪNG THỌ 88

GIÁO-SƯ NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Kính thưa Thày.

Hôm nay, ngày đầu xuân Ất-Hợi, chúng

con, những sinh-viên trường Đại-Học Văn-Khoa và

Sư-Phạm Saigon, đã tề-tựu nơi đây dâng lời kính-

mừng Thày đã qua tuổi bát tuần mà phong-thái ung-

dung, tự-tại, tinh-thần sáng-suốt, tiếng nói vẫn âm

vang .

Cả cuộc đời Thày dành cho sự-nghiệp giáo-dục,

trứ-thuật để bảo-tồn, xiển-dương Văn-Hóa Việt-Nam,

Văn-Hóa Đông-phương, góp phần làm phong-phú nền

Văn-Hóa Thế-giới .

Thày tiêu-biểu cho người trí-thức, nhà học-giả

Việt-Nam, thấu-triệt Đông-phương Đạo-Học và suốt

thông Văn-Hóa uyên-nguyên Việt .

54

Thày đã đào-tạo nhiều thế-hệ, nay đang kế-tục

sự-nghiệp giáo-dục và trứ-thuật của Thày nhằm gìn-

giữ quốc-hồn, quốc-túy Việt-Nam, cũng như cái cốt-

tủy của Đạo-Học Đông-phương .

Chúng con tâm-đắc lời Thày dạy về hiếu, trung,

lễ, nghĩa, tín, liêm, sỉ … Đó là đạo làm người .

Thày còn chỉ dạy : Lý-tưởng Việt, Tư-tưởng

Việt chẳng phải tìm đâu xa, nó nằm trong nền Văn-

Hóa Lý - Trần nói riêng và suốt dòng sứ-mệnh Việt

nói chung. Đó là Quốc-bảo .

Chúng con chân-thành cầu xin ơn trên ban

nhiều ân phước, nhiều tuồi thọ, thân tâm an lạc .

Chúng con dù còn phục-vụ cho sự-nghiệp giáo-

dục hay trứ-thuật nhưng vẫn luôn luôn giữ khí-tiết của

người trí-thức Việt để xứng-đáng là những học-trò mà

Thày đã dầy công dạy dỗ .

Lê-Thụy _ Lê-Đình-Điểu _ Vũ-Hiệp

*****

*

55

Thưa Thày.

Con tên là Trần-Như-Uyên, cựu sinh-viên

Đại-Học Văn-Khoa Hà-Nội, xin gửi đến Thày và

Bửu-quyến lời cầu chúc An-khang, Thịnh-vượng .

Thày là một bậc Thày gần gũi, yêu thương sinh-

viên. Chúng con không bao giờ quên được tấm lòng

từ ái của Thày đối với chúng con .

Thày cũng là một học-giả uyên-thâm, nghiên-

cứu về Triết-Học Đông-phương. Khoảng năm 1960,

khi con phụ-trách công việc ở Đại-Học Huế, đã mời

Thày ra dạy môn Triết-Học Đông-phương tại đây .

Tất cả sinh-viên Đại-Học Văn-Khoa Huế đã vô

cùng thích-thú khi nghe những bài giảng của Thày về

Ấn-Độ, Trung-Quốc. Những tác-phẩm Triết-Học

Đông-phương, Tư-Tưởng Việt-Nam … đã xây-dựng

vững chắc cho việc học-tập và nghiên-cứu Triết-lý,

Tư-tưởng Việt-Nam và Đông-phương .

Chúng con là những sinh-viên ở Đại-Học Văn-

Khoa Hà-Nội, chúng con đã không quên những giáo-

sư và Khoa-Trương lúc ấy như Khoa-Trưởng Ngô-

Thúc-Địch, Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục, Phó-bảng

56

Nguyễn-Can-Mộng, Cụ Trần-Lê-Nhân … Về sinh-

viên lúc bấy giờ có Nguyễn-Tri-Tài, Trần-Như-Uyên

… là những sinh-viên của miền Trung ra Hà-Nội học

tập .

Chúng con không bao giờ quên được đôi mắt

sáng, vừng trán cao và tiếng nói sang-sảng của Thày .

Nhân dịp mừng thọ 88 của Thày, chúng con xin

gửi đến Thày lời cầu chúc trường thọ, với tấm lòng

kính-trọng và biết ơn sâu xa của chúng con .

*******

*

57

KÍNH MỪNG THỌ TÁM MƯƠI TÁM TUỔI

GIÁO-SƯ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

( được tổ-chức tại Saigon ngày Chủ-nhật 19 - 2 - 1995

Hai mươi tháng Giêng năm Ất-hợi )

Trăm năm trong cõi người ta,

Rằng thành rằng bại cũng là thế thôi.

Mắt thơ chiêm-ngưỡng Đất Trời,

Sắc Không tay chắp hỏi lời Sắc Không.

Vẫn tròn bóng nguyệt lòng sông,

Nền xưa tuyết trắng chim hồng dấu chân.

Bây giờ thì vẫn đầu Xuân,

Kính mừng Trường Thọ THÂM ÂN THÀY TRÒ.

Như Bốn Biển -- Như Năm Hồ,

Băng tâm nhất phiến còn mơ mộng nhiều.

Vị Thày tám tám Kính Yêu,

Trường Văn-Khoa vẫn nhạc thiều Đông-phương.

Lao xao mấy đợt vô-thường,

Hạnh đàn Sư-Biểu Tuổi Trường Thọ Vui .

( Huế, 14-02-1995 Nguyên Tiêu năm Ất-Hợi

Tường-Phong Nuyễn-Đình-Niên Cựu Sinh-viên

Chứng-chỉ Triết Đ.H. Văn-Khoa Huế

Cựu Giáo-sư trường Đồng-Khánh Huế .

Kính mừng - Kiền Thành Chúc Thọ Thày Kính Yêu .)

58

( Nói chuyện với sinh-viên trong

ngày lễ thượng thọ 90 tuổi _ 1996 )

59

LỄ MỪNG THỌ 90

GIÁO-SƯ NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Saigon - Việt-Nam -- Các tin Saigon

gởi sang cho biết Chủ-Nhật mùng 2 tháng 3 vừa qua,

một nhóm cựu sinh-viên Đại-Học văn-Khoa và Sư-

Phạm Saigon đã tổ-chức Lễ mừng thọ 90 tuổi Giáo-sư

Nguyễn-Đăng-Thục tại nhà của Giáo-sư .

Ngoài số trên 20 người ở Saigon và vùng phụ-

cận đến chúc mừng, còn có một cựu nữ sinh-viên

Văn-Khoa từ Mỹ về và nhiều nhóm cựu sinh-viên ở

Canada, Pháp, Úc, Nhật, Mỹ đã gởi thư và hoa về

đúng ngày khánh thọ .

Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục dạy môn Triết-

Học Đông-phương từ năm 1952 ở Hà-Nội, vào Saigon

vẫn tiếp-tục dạy các trường Văn-Khoa, Sư-Phạm

Saigon, Huế, Đa-Lạt, Cần-Thơ, Vạn-Hạnh .

60

Học-trò của Ông có người ngày nay đã 70 tuổi.

Phần lớn đã ở lứa tuổi 60. Môn-sinh cũ có tuổi cao

nhất là anh Nguyễn-Tri-Tài, Bùi-Viện, đều trên 70

tuổi, học-trò Thày Thục từ 1952 - 1954 ở Đại-Học

Văn-Khoa Hà-Nội .

Với tư-cách niên trưởng, anh Nguyễn-Tri-Tài

đã lên chúc thọ Thày, Cô và không quên ôn lại kỷ-

niệm Đại-Học Văn-Khoa ở Hà-Nội và Saigon cũ .

Cựu sinh-viên Tuyết-Hoa năm nay ngoài tuổi

50, từ Canada về, đã đại-diện cho các cựu sinh-viên

Văn-Khoa Saigon ở Hải-ngoại đã lên dâng lẵng hoa

hồng đỏ, có hàng chữ " Sinh-viên Văn-Khoa cũ ở

Hải-ngoại kính mừng Thày, Cô ", cùng một phong-bì

đựng số tiền biếu Thày .

Các cựu sinh-viên Văn-Khoa còn ở lại trong

nước cũng đã dâng lễ-vật mừng thọ Thày, Cô gồm

một mâm trái cây lớn ( ngũ quả ), một hộp kính to

đựng cái khánh vàng chữ Thọ và hai chai rượu, hai

hộp trà, một hộp bánh lớn .

Có hai cựu sinh-viên đem camera video đến

quay và chụp nhiều ảnh, để ghi lại buổi lễ mừng đại

thọ đầy cảm động này, và sẽ gửi cho các cựu sinh-

viên Văn-Khoa - Sư-Phạm khác còn ở trong nước và

61

nhất là ở Hải-ngoại, đã không có mặt trong buổi lễ

được thấy lại cái hình-ảnh Thày cũ bạn xưa .

Cựu Khoa-Trưởng Văn-Khoa Saigon, Giáo-sư

Nguyễn-Khắc-Hoạch, hiện định-cư tại Little Saigon

California cũng đã gởi thiếp mừng Xuân thọ và thơ

Hán-văn về vấn-an hai Cụ Thục .

Các cựu sinh-viên Văn-Khoa ở trong nước như

Vũ-hiệp, Vũ-Sĩ-Hiên, Nguyễn-Vạn-Hồng, Lê-Đình-

Bảng, Huỳnh-Minh-Đức … cũng đã có quà riêng biếu

Thày cùng đọc các lời thơ chúc Thày,Cô …

Sau cùng Thày, Cô và gia-đình đã khoản đãi

các " học-trò già " trà nước, bánh trái …

Cùng dạy ở Văn-Khoa và cùng tuổi thọ với

Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục, còn có Giáo-sư Nguyễn-

Khắc-Kham chuyên về Ngữ-học, hiện ngụ tại San

Jose, California. Trong buổi lễ khai thọ Giáo-sư

Nguyễn-Đăng-Thục mọi người cũng nhắc nhở và gởi

lời chúc thọ tới Giáo-sư Nguyễn-Khắc-Kham nữa .

Theo tin từ Saigon cho biết Giáo-sư Nguyễn-

Đăng-Thục hiện nay tuy vóc người gầy-gò, nhưng vẫn

mạnh khỏe. Ông đi lại không cần chống gậy. Giọng

nói của Ông vẫn rõ-ràng mạch-lạc .

62

Trong buổi tiếp học-trò cũ đến mừng thọ 90,

Giáo-sư Thục đã nói lời nhắn-nhủ dài hơn 20 phút, y

như Ông đang giảng một khóa Triết Đông tại Đại-Học

Văn-Khoa ngày nào .

Việc mừng thọ một Thày giáo cũ tuy chỉ là việc

làm của một nhóm nhỏ, nhưng trong giai-đoạn đất

nước đảo điên này, đó lại là một hành-động nói lên

nhiều ý-nghĩa của tình Thày trò, của lòng tôn-trọng

những giá-trị Văn-hóa và tinh-thần vốn đã ăn sâu vào

nếp sống của người Việt-Nam .

Lê-Thụy _ Lê-Đình-Điểu _ Vũ-Hiệp

*******

*

63

KÍNH MỪNG THÀY

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

CHÍN MƯƠI TUỔI

Thày chín mươi rồi ?

Chín chục sao ?

Trời ơi con tưởng con chiêm-bao !

Đông-phương* nguồn Triết sông không cạn.

Tây vực tình xa sóng vẫn gào !

Văn-Hóa Việt-Nam**

công sức dựng,

Tinh-Thần Đạo-Học***

dễ chi chao !

Ôi Thày là dãy Trường-Sơn, đó

Sừng sững thời-gian giữa biển dâu !

Trần-Vấn-Lệ

***

*

* Lich-Sử Triết-Học Đông-Phương 1956

** Văn-Hóa Việt-Nam Với Đông-Nam-Á 1961

*** Tinh-Thần Khoa-Học Đạo-Học 1967

64

GIÁO-SƯ NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Tự Thúc-Thủy, hiệu Vân-Sơn, thụy Phúc-Đạo,

Nguyên Khoa-Trưởng Đại-Học Văn-Khoa Saigon,

Nguyên Khoa-Trưởng Phân-Khoa Văn-Học và

Khoa-học Nhân-Văn Đại-học Vạn-Hạnh .

Đã quy tiên ngày 2 tháng 6 năm 1999

( nhằm ngày 19 tháng 4 năm Kỷ-Mão )

Tại tư-gia thuộc Quận Phú-Nhuận, Saigon Việt-Nam,

Hưởng thọ 92 tuổi .

*****

*

65

ĐIẾU - VĂN

Duy Việt-Nam Quốc

Tuế thứ Kỷ-Mão niên, tứ nguyệt nhị thập tam nhật.

Than ôi !

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC Đại Lão Tiên-Sinh

vị tiền .

Trời phương Nam vừa " mưa gió tầm-tã "

trong cơn áp thấp .

Thầy Khoa-Trưởng đã " hạc nội mây ngàn "

tới chốn thanh cao .

Gia-quyến tiếc thương,

Cháu con lệ khấp,

Môn-sinh ngơ ngẩn,

Đất Trời buồn ngập.

Kìa, kẻ hỏi : - Tiên-sinh tương hà chỉ ?

Nọ, người than : - Thầy nỡ sao đi thật !

Đây, chúng con học-trò cũ :

SƯ-PHẠM, VĂN-KHOA,

Đó, cùng lứa sinh-viên xưa :

VẠN-HẠNH, ĐÀ-LẠT.

Trẻ cũng ngoài năm mươi,

66

Già đã qua thất thập,

Quy tụ, thành kính chắp tay

Tiễn đưa Thày về cõi PHẬT.

Nhớ Thày Xưa,

- Nối dòng Nho-gia, thông-minh vốn sẵn tính

Trời,

- Nghiên-cứu Triết-Học, uyên bác nhờ do nếp

Đất .

* Ngoài hai mươi tuổi đậu " Tú Toàn Phần ",

* Đúng hai mươi sáu tròn, thành " nhà Bác -

Vật " (1)

* Thày tài-năng Tư-tưởng Văn-chương,

* Thày giỏi khéo : Kỹ thương, Hóa chất.

- Mấy chục năm Trước Thư Lập Ngôn, sách vở

vẫn còn,

- Chín hai tuổi, Danh Toại Niên Thọ, Tiên-sinh

vừa khuất .

- Sách đã dạy : Lẽ Nhân Thế là : Sinh Ký, Tử

Quy,

- Thày từng giảng : Luật Hóa-Công phải :

Sống Còn Thác Mất

Đau Đớn Nhẽ, từ nay âm dương cách trở,

* Học-trò sao còn gặp, để hầu chuyện Thày

đâu ?

* Thày về với Tổ-Tiên, chúng con đành, ai nỡ ?

(1)

Xưa, Kỹ-sư gọi là Bác-Vật

67

- Xin kính tiễn Thày thanh-thản " Tiêu Dao

Du " …

Thày ơi Thày ! Có sống khôn, thác thiêng, xin

Thày phù-hộ .

CUNG DUY THƯỢNG HƯỞNG,

cúi lạy Thày .

Toàn-thể đồng môn sinh cũ của Thày

Vũ-Hiệp chấp bút, Lê-Đình-Bảng nhuận sắc .

Vũ-Hiệp _ Lê-Đình-Bảng

*****

*

68

( Ra đi )

69

KHÓC THÀY !

(Nhân ngày thương tiếc tiễn đưa Thày 06 - 06 - 1999)

Thưa Thày,

Mỗi lần về đến trường Văn-Khoa,

Con cứ ngẩn-ngơ nỗi nhớ nhà,

Nhớ bao kỷ-niệm ngôi trường cũ,

Thư-viện bây giờ thật khác xa .

Con nhớ Thày, con nhớ bạn bè,

Ngôi nhà " tiền-chế " mái tôn che,

Nóng ran …, mưa dột …., Thày không ngại,

" Tam-giáo hòa-đồng ", vẫn say mê .

Vẫn cứ " Đồng qui nhi thù đồ ",

" Vạn vật nhất thể ", dù hư vô,

Đã mang lấy nghiệp nhà nghiên bút,

Cam chịu thanh-bình với văn thơ !

Con nhớ năm xưa học với Thày,

" Hòa bình phản chiến " bị bao vây,

Sinh-viên cầu cứu Thày Khoa-Trưởng,

Thày lại lo buồn đi giải vây .

70

Nhớ Tết Văn-Khoa " Tết Hội Làng ",

Với cờ ngũ sắc, với hoa đăng,

Cây nêu phơ-phất mừng Văn-Nghệ,

" Đám cưới miền quê " rộn pháo vang .

Mong mỏi về đây gặp lại Thày,

Hàn-huyên ba chữ " Triết Đông Tây ",

Mong được nghe thêm về " Quốc-Học ",

" Tư-Tưởng Việt-Nam " cạn vơi đầy .

Duyên may đưa đẩy con về đây,

Gặp dịp anh em chúc thọ Thày,

Con được mừng Thày ngày " Thượng-thọ ",

Được nghe Thày giảng " Triết Đông Tây ".

Rồi đến mùng ba Tết năm nay,

Cùng các môn-sinh mừng tuổi Thày,

Chúng con mừng thấy Thày vui khỏe,

Hy-vọng Thày qua thế-kỷ này .

Nhưng hỡi Trời ! sao lại lạ kỳ,

Sao Thày lại rũ áo ra đi,

Giữa lúc " thế-gian " chưa " nhất thể ",

" Thù đồ vạn vật " chưa " đồng qui " .

71

Thày ơi !

Chúng con không muốn tin Thày mất,

Một dáng thanh-tao, một dáng hiền,

Thày đi, đi đến mười phương Phật,

Nghiên bút từ nay cũng muộn phiền …

Ngày nào trở lại Ca-na-da,

Vương vấn lòng con nỗi nhớ nhà,

Trong bao nhiêu nỗi niềm con nhớ,

Có nỗi nhớ Thày như nhớ cha !

Dẫu biết đời người là giấc mộng,

Phù-sinh một thoáng như chiêm-bao,

Cớ sao lòng vẫn còn giao-động,

Tâm chẳng bình-an lệ vẫn trào ? ! …

Trần-Tuyết-Hoa

( SV. Ban Triết-Đông Đại-Học

Văn-Khoa Saigon 1964 - 1968 )

******

*

72

( Chùa Một Cột

làng Thủ-Đức Saigon, 1978 )

73

KHÓC THÀY

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Thưa Thày, trong cõi nhân-sinh,

Mấy ai tính được chuyện mình ra sao ?

Nhớ thời trai trẻ xôn xao,

" Áo chầu khăn ngự " đường vào Văn-Khoa.

Thế mà nay … cứ như là …

Gửi hương cho gió gửi hoa cho đời.

Cái gì còn để sinh-tồn,

Phải chăng cái lễ ở đời trước sau ?

Ta còn để lại gì đâu ?

Mấy bờ sương trắng ngàn lau xanh rì.

Con đường Thày đã ra đi,

Chúng con còn nhớ " Đồng qui nhi thù đồ ".

Hôm nay chợt tưởng trong mơ,

Người muôn năm cũ bây giờ những đâu ?

Có người Mỹ-quốc, trời Âu,

Nửa vòng trái đất bán cầu bên kia.

Có người đi mãi không về ? (1)

Nước non nghìn dặm một quê đôi đường.

Có người ngọn cỏ phơi sương,

Bến mê bờ giác tiền-đường giải oan !

(1)

như Trần-Trọng-San, Trần-Đại-Lộc, Lê-Đình-Điểu …

74

Có người rũ áo từ quan,

Phong cung kiếm, hẹn túi đàn rong chơi,

Có người thành lứa thành đôi,

Con đàn cháu đống cơ ngơi vững vàng.

Có người cách-trở đò ngang,

Ngắm bông điên-điển rụng vàng lẻ đôi ?

Thì ra cũng một cuộc đời,

Tử sinh ly biệt mà thôi thưa Thày !

Không ngờ lại có hôm nay,

Cơ duyên nào của một ngày Văn-Khoa.

Thưa Thày trong cõi người ta,

Chín mươi năm lẻ cũng là trăm năm !

Đây là một chút thành tâm,

Chúng con mượn khói hương trầm dâng lên,

Thày đi vào cõi non Tiên,

Ba nghìn thế-giới, một miền tịnh không.

Mây ngàn hạc nội mênh-mông,

Ngẫm khi cách mặt xa lòng mà đau !

Chúng con cả đám khấn đầu,

Mượn lời kinh sách làm câu tạ từ .

Lê-Đình-Bảng

( Cựu Sinh-viên Ban Việt Hán Văn-Khoa )

*****

*

75

CHIÊU NIỆM NHÂN LỄ THẤT TUẦN

Thày NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Cựu Khoa-Trưởng Đại-Học Văn-Khoa Saigon

Chạnh nhớ, giữa tuần trăng, Phật-đản,

Saigon mưa, giọt vắn, giọt dài.

Giật mình, tiếng sét bên tai,

Tình trong hương ấp, hay ngoài bến sông ?

Thầy đi giữa mênh mông trời đất,

Giữa hư vô còn mất của đời,

Hạc vàng đã tít non khơi,

Khi không, khóc giấu thay lời thầm yêu.

Kể sao xiết trăm chiều tưởng nhớ,

Buổi liễu dương vò võ, mơ mòng,

Những là rày nhớ, mai mong,

Nghe hơi may lạnh thư phòng từ nay.

Xót cho những tháng ngày côi cút,

Gềnh thác, khi giòng đục, giòng trong,

Ai về hỏi Bắc, Tây, Đông,

Ai đem muối đổ trong lòng xót xa ?

Gẫm cái lẽ " Người ta, hóa đất ",

76

Và tinh anh, thể phách luân-hồi,

Dặm dài, nẻo khuất, trăng trôi,

Sông ơi, bên lở, bên bồi, vì đâu ?

Xót thay, những con đầu, cháu sớm.

Chuyện áo cơm, vẫn trọn câu thề.

Bây giờ, đôi ngả, đôi quê,

Nẻo đi chín nhớ, nẻo về mười thương.

Thày còn yêu chúng con không ạ ?

Tuổi thư-sinh giờ đã xế tà,

Cái thời lều chõng Văn-Khoa,

Rừng uyên nguyên ấy đã ra trăm ngành.

Nay dâng cả tâm THÀNH kính viếng,

Chắp đôi tay xin nguyện ơn Trên,

Thày về tỏa ngát hương Sen,

Mêng mang bát-nhã, con thuyền Từ-bi.

Từ phương Đông vẫn xanh rì,

Hướng-dương một đóa hoa Quỳ Hướng-dương .

Lê-Đình-Bảng

TP. HCM. 18 - 07 - 1999

( Tức mùng 6 tháng 6 năm Kỷ-Mão )

*****

*

77

TƯỞNG NHỚ THÀY

Cây tùng xanh ngát vườn xưa,

Chiều nay nắng biếc tiếng tơ rì rào,

Những giọt nắng tựa nghìn sao,

Lung linh chùm lá xanh màu mùa thu.

Dù bao giờ và bao giờ,

Cung xưa xanh mãi vô bờ mai sau.

Đêm xanh là mắt trăng, sao.

Hồn xanh nắng mãi -- Ngọt ngào chẳng phai,

Tưởng người lá vẫn xanh ngày .

Bích-Ty

*****

*

78

( Làm việc ở vườn nhà,

9/7 Nguyễn-Huỳnh-Đức _ Phú-Nhuận )

79

VĨNH BIỆT THÀY

Thày ơi ! Thày đã ra đi,

Nhẹ như cánh Hạc bay về bồng-lai.

Hoa đăng rực sáng bên trời,

Muôn hoa hội tụ tiễn Người lên Tiên.

Chúng con còn lại ưu-phiền,

Tiếc thương nhỏ lệ tùy miên khóc Người.

Mai-Duyên-Thanh

( Cựu Sinh-viên Ban Việt-Hán

Đại-học Sư-Phạm Saigon )

*****

*

80

( Câu đối của S.V. Khiếu-Đức-Long )

81

ƠN THÀY

( Lời phát-biểu trước khi đọc bài thơ " Tạ Ơn Thày "

Nguyễn-Đăng-Thục trong buổi họp mặt anh chị em

cựu sinh-viên Văn-Khoa nhân-dịp lễ Cầu-siêu 49

ngày cho Thày )

Tình-cờ sao Thụy Hiệu của Thày lại là

Phúc Đạo. Một đời Thày đã truy tìm Phúc Đạo. Thày

đã nhìn ra Phúc Đạo ở quá-khứ, Thày đã mở ngõ Phúc

Đạo cho tương-lai. Thày cũng chính là hiện-thân của

Phúc Đạo. Thật may mắn cho chúng ta đã được gặp

Thày. Thày soi sáng Phúc Đạo cho mỗi người mỗi

khác, tùy cơ-duyên của mỗi người. Riêng tôi Thày đã

cho thấy được Phúc Đạo vào đúng những thời điểm

quan-trọng của đời mình .

Lần đầu, mới bước chân qua ngưỡng cửa Đại-

Học, tôi như các bé thơ của nhạc-sĩ Trần-Tiến ( trong

bài Mặt-trời Bé Con ) " nhìn qua khe mắt xoe tròn

lắng nghe " tiếng đàn của Thày .

Thày trên bục giảng, nhiệt-thành, sôi-nổi, say-

sưa đưa chúng tôi vào vùng trời sâu-thẳm kỳ-diệu của

những Tư-Tưởng Phương Đông. Rồi bỗng nhiên Thày

trở nên trầm-lặng, chậm rãi đến ngồi vào bàn, tì tay

lên má, chống khuỷu lên bàn, tay kia vuốt mái đầu đã

82

vừa chớm bạc ( năm đó Thày đã ngoài 50 ), Thày

chấm-dứt bài giảng bằng một tiếng thở dài : " … Tôi

đã già rồi … các bạn làm sao thì làm … ". Câu nói

của Thày rất giản-dị mà sao đã làm cho lòng tôi rung-

động mãnh-liệt .

Hình-ảnh đó, tấm lòng đó, tôi mường-tượng đã

gặp đâu đó trong lịch-sử. Những cụ già ái-qupốc

chân-chính bao giờ cũng canh-cánh bên lòng những

nỗi ưu-tư về tiền-đồ Văn-hóa của dân-tộc .

Hình-ảnh đó, tấm lòng đó đã nuôi-dưỡng trái

tim, khối óc của tôi suốt cuộc đời .

Hình-ảnh đó, tấm lòng đó, đã giữ tôi mãi mãi

không bao giờ ra khỏi những giấc mơ êm-đềm của

tuổi trẻ. Tôi đã noi gương Thày, cố gắng thổi ngọn gió

lành đưa những cánh buồm ước mơ của tuổi trẻ ra

khơi .

Lần thứ hai, một ngày nào đó, tôi đưa một cậu

thanh-niên sắp phải xa rời quê-hương đến thăm Thày.

Chúng tôi xin Thày một lời chỉ-bảo về tương-lai.

Thày đã nói vắn-tắt ba điều : -- Tập đại thành -- Đồng

qui nhi thù đồ -- Thiền .

Chỉ bấy nhiêu thôi, Thày đã giúp tôi biết phải

moi trong vốn liếng của mình những gì để làm hành-

83

trang cho những cánh chim tha-hương chưa biết đâu

là lối về .

Lần thứ ba, một vài năm trước đây, có lần đến

thăm Thày, Thầy đưa cho xem bộ " Lịch-Sử Tư-

Tưởng Việt-Nam " vừa mới in ra. Đọc lướt qua mục-

lục và một vài chương, lòng tôi thật bồi-hồi xúc-động.

Tặng-phẩm của Thày để lại cho đời thật quá lớn lao,

thật vô-giá. Tôi đã nghẹn-ngào thưa với Thày, Thày là

người duy-nhất mở cửa kho-tàng của cha ông để lại,

người duy-nhất, không có đến người thứ hai làm việc

đó. Lòng tôi muốn thưa : thưa Thày, con, thế-hệ

chúng con và nhân-danh cả mai sau, con xin vô vàn

cảm tạ ơn Thày. Thày, người duy-nhất, có một không

hai đã mở cho chúng con, cho mai sau cánh cửa mịt

mờ của quá-khứ, cánh cửa của một kho-tàng vô-giá,

di-sản đời đời của nòi-giống Rồng Tiên … Nghĩ thế

nhưng lời không hết được lòng, nên tôi chỉ lắp bắp

được mấy lời : " Thày là người duy-nhất, không có

đến người thứ hai mở cửa cho chúng con được hưởng

gia-tài của ông cha để lại. Thật quí, thật quí …". Tôi

đã ôm chặt cánh tay Thày, siết thật chặt, lòng biết ơn

vô hạn. Không biết Thày có cảm nhận được phần nào

lòng tôi không, Thày chỉ vui vẻ : ừ… ừ… không có

người thứ hai, ừ… ừ …., không có ai đâu ! ( Năm đó

Thày đã 85 tuổi, hiền lành, hồn-nhiên như trẻ thơ ).

84

Hôm nay, phần cát bụi Thày đã trả về cát bụi,

phần tinh-anh sẽ sinh sôi nẩy nở phát-triển không

ngừng, Thày còn đó đời đời .

Thanh-Tâm

18 - 07 - 1999

***

*

TƯỞNG NIỆM THÀY

Nguyễn-Đăng-Thục

Tạ Người nào biết lấy gì đây ?

Sông núi ơn kia một chẳng hai.

Đến tận uyên nguyên tìm quá-khứ,

Nhìn ra Phúc Đạo mở tương-lai.

Xay nền Quốc-Học không mòn mỏi,

Thắp đuốc Thiền-môn mãi miệt mài.

Tâm nguyện của Người xin tạc dạ,

Đường về trăm ngả một Hôm Mai .

Thanh-Tâm Kính tạ

07 - 06 - 1999

85

NHỚ THÀY

VỚI ƯU-TƯ QUỐC - HỌC

Nhớ lại tất cả khoảng thời-gian học với

Thày, rồi sau đó xa trường, thỉnh-thoảng đến thăm và

trò chuyện với Thày cho đến khi Thày mất, điều nổi

lên rõ nhất vẫn là mối ưu-tư của Thày về Quốc-Học.

Gần đây trong mấy lời phát-biểu nhân-dịp các học-trò

cũ mừng thượng thọ 90, Thày vẫn lại nhắc đến Quốc-

Học và ân-cần bàn-giao trọng-trách làm việc tiếp về

Quốc-Học cho các môn-sinh của mình, theo đúng với

ý-nghĩa mỗi một thế-hệ phải đóng góp phần của mình

vào Quốc-Học. Đó quả là lời di-huấn trang-trọng và

ân-cần của Thày với các môn-sinh trước khi Thày ra

đi mãi mãi .

Đồng cảm và rất trân-trọng mối ưu-tư Quốc-

Học của Thày, trong một lần đàm-đạo chúng tôi đã

xin ý-kiến của Thày, nếu chỉ cô-đọng tinh-thần Quốc-

Học trong một ít từ thôi, Thày sẽ nói thế nào ? Không

chần-chừ một phút nào, mặc dù vẫn điềm-tĩnh, Thày

nói dứt khoát : " Đó là Tập đại thành -- Đồng qui nhi

thù đồ -- Thiền ". Chúng tôi đã cảm-xúc rất nhiều

86

trước những lời đó. Chỉ những từ cô-đọng và xúc-tích

đó thôi, nhưng Thày và trò đã chia-sẻ với nhau rất

nhiều. Đấy vẫn là những điều Thày đã thường nói rất

nhiều với chúng tôi, các môn-sinh của Thày, dù là

trong lớp học hay trong những lúc đàm-đạo. Do đó,

chỉ cần nghe Thày nhắc lại ngắn gọn như thế, chúng

tôi đã hiểu được ý Thày muốn nói gì. Hóa ra Thày đã

nghiền ngẫm các ý này rất lâu, đã sống trọn-vẹn cho

các ý ấy, đã nói mãi với các học-trò của mình về các ý

ấy, đến nỗi bây giờ nghe Thày nói các ý ấy ra, chúng

tôi đã cảm nhận ngay đó là những ý-tưởng rất quen

thuộc của Thày, quen thuộc đến thành như tiêu-biểu

của Thày, không trộn lẫn vào đâu được, như một dấu

ấn. Bây giờ đây ngồi viết lại những ý ấy, hình-ảnh

Thày lại hiện ra rất rõ trong chúng tôi, nhất là gương

mặt rắn-rỏi, ánh mắt tinh anh và giọng nói nhiệt-tình

của Thày .

Với những điều đã lĩnh-hội được của Thày và

với những gì đã hiểu-biết, suy-tư được về Quốc-Học,

chúng tôi nhận ra rằng những ý-tưởng lớn đó của

Thày quả đã gói gém quá trọn-vẹn nội-dung tinh-thần

chủ-yếu Quốc-Học của dân-tộc Việt-Nam chúng ta.

Thày đã không nói nhiều hơn ba ý ấy, đủ rõ Thày đã

thấy ba ý ấy bao-quát khá đầy đủ tinh-thần chủ-yếu

của Quốc-Học .

87

Chúng tôi xin thử gắng sức khai-triển các ý ấy

ra đây như một sự tưởng nhớ Thày và như để trả một

món nợ tinh-thần, vì Thày đã nói những ý ấy ra để

giải-đáp một câu chúng tôi hỏi, vì Thày đã giảng dạy

nhiều về các ý ấy, và vì Thày đã yêu-cầu các môn-

sinh của Thày góp phần vào Quốc-Học. Ba ý ấy có

một mối quan-hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau thành một

thể thống-nhất, tuy ba nhưng là một, xứng đáng được

coi như tinh-thần thống-nhất bền vững và rất giá-trị

của Quốc-Học Việt-Nam, vừa phù-hợp với hoàn-cảnh

và điều-kiện lịch-sử cụ-thể của đất nước và dân-tộc ta,

phù-hợp với cá-tính và truyền-thống lâu dài của dân-

tộc ta, vừa mở đường đi vào và đáp-ứng với tương-lai

của đất nước và dân-tộc ta trong mối quan-hệ mật-

thiết với toàn-thể thế-giới .

1./ TẬP ĐẠI THÀNH ._

Đã có nhiều người mang mặc-cảm rằng dân-tộc

ta chưa bao giờ sáng-tạo được một học-thuyết lớn của

riêng mình, để gắn hẳn tên mình vào đó, như Trung-

Hoa có Nho-giáo, Lão-giáo, Nhật có Thần-đạo, v.v…

Nhưng điều hạn-chế đó quả là do chính hoàn-cảnh

lịch-sư và địa-lý của đất nước ta. Chúng ta nằm vào

giữa hai khối lớn Ấn-Độ và Trung-Hoa và chịu ảnh-

hưởng của cả hai khối đó ( người Pháp đã thấy được

rõ điều đó khi đặt cho bán-đảo đất nước ta là Indo-

Chine, dịch sát từng chữ là Ấn-Trung, một tên gọi

88

mang cả ý-nghĩa địa-lý và văn-hóa ). Mỗi khối lớn đó

đều có những học-thuyết đồ sộ, vừa lâu đời, vừa rất

giá-trị, đã ngự-trị sâu xa trong tâm-thức của một số

quá đông con người ( hãy thử cộng cả hai dân-số Ấn-

Độ và Trung-Hoa lại ) như một giải-đáp chặt-chẽ và

đầy đủ tất cả các vấn-đề của cuộc sống xã-hội và nhu-

cầu hiểu-biết xuyên suốt trong lịch-sử. Về nguồn-gốc,

dân-tộc ta cũng có mối liên-hệ sâu xa với cả hai khối

người Ấn-Độ và Trung-Hoa, tức là cùng chia sẻ gia-

sản tinh-thần to lớn ấy. Thêm vào đó lịch-sử đã tự

nhiên đua đẩy đến những cuộc cọ sát mà qua đó một

số đất nước và dân-tộc nhỏ đã bị hòa tan, một số nước

lớn hình-thành và bành-trướng ra. Trong bối-cảnh

lịch-sử đó, dân-tộc ta đã phải đấu-tranh cật lực và thật

vất-vả để tồn-tại : đã từng phải lui từ địa-bàn Hoa-

Nam để về trụ lại tại vùng châu-thổ sông Hồng, nhờ

có được vùng đất đại, thổ-nhưỡng, khí-hậu thích-hợp

giúp-dỡ ; đã từng phải chia tay với bao nhiêu chi-tộc

anh em khác như truyền-thuyết Bách-Việt đã gợi ra,

để rồi sau đó mới dần dần bành-trướng xuống phía

Nam bán-đảo Ấn-Trung để tự củng-cố thêm sự tồn-

tại, và cũng do những yêu-cầu cụ-thể của hoàn-cảnh

lịch-sử, địa-lý. So với hai khối dân-tộc Ấn-Độ, Trung-

Hoa thì dân-tộc ta quá nhỏ bé. Rồi còn bao nhiêu là

dân-tộc nhỏ khác suýt-soát với dân-tộc ta bao chung-

quanh, cũng đấu-tranh để tồn-tại và bành-trướng

( Phù-Nam, Chiêm-Thành, Lâm-Ấp, Ai-Lao, Xiêm-

La, Mông-Cổ, Miến-Điện, Nam-Dương, Nhật-Bản …

89

Đã từng là những áp-lực trong lịch-sử ). Bối cảnh

lịch-sử đấu-tranh bền-bỉ và gay-go đó đã khiến cho

dân-tộc nhỏ chúng ta không có đủ thời-gian để sáng-

tạo một học-thuyết lớn. Trong khi đó, để đáp-ứng

yêu-cầu tiến-bộ để tồn-tại, chúng ta lại hoàn-toàn có

thể sử-dụng những học-thuyết giá-trị đã sẵn có mà

chính lịch-sử đã đem lại cho dân-tộc ta : người Trung-

Hoa đã đem lại Nho-học khi đô-hộ ta, các Thiền-sư

Ấn-Độ, bị đẩy ra khỏi đất nước họ, đã đem lại Phật-

giáo khi đi vào đất nước ta, cả Thiền-sư Trung-Hoa

cũng đem thêm vào sắc-thái Phật-giáo Trung-Hoa trên

đường hoằng-đạo về phía Nam, rổi chính cúng ta cũng

gặp-gỡ với Ai-Lao, Chiêm-Thành, Phù-Nam, Chân-

Lạp, Nhật-Bản, Nam-Dương. Trong hoàn-cảnh như

vậy, khôn-ngoan và thuận-lợi nhất là sử-dụng được tất

cả những cái có trong tầm tay để khỏi mất thời-gian

mò-mẫm, thử-nghiệm, vừa bắt kịp với các trào-lưu

của thời-đại. Nhưng cũng không vì thế mà mất đi

tiếng nói, bản-sắc của chính mình, nên đường lối

" Tập đại thành " đã tự nhiên hình-thành : chúng ta

đã tuyển chọn được những gì đúng và thích-hợp với

bản-sắc dân-tộc để thâu-hóa, không phân-biệt chúng

do nguồn nào, không nô-lệ bám víu vào riêng một

nguồn nào. Kết-quả là triết-lý " Tam-giáo đồng-

nguyên " đã hình-thành và phát-triển rực-rỡ ở thời

Lý, Trần, đã giúp chúng ta đẩy lui được các mũi xâm-

lăng của Nam-Hán, Tống, Nguyên, đồng thời kiến-tạo

vững chắc phong-cách sống ( life style ) của dân-tộc

90

ta, dung-hợp được hai xu-hướng xuất-thế và nhập-thế,

đạo và đời, hai con đường thực-tiễn và siêu-linh, vừa

xã-hội vừa cá-nhân ( Lão-Trang, Dương-Chu, phép

Vua thua lệ làng ). Chúng ta Việt-hóa tiếng Hán

thành tiếng Hán-Việt thật phù-hợp với âm-hưởng của

dân-tộc ta và qua đó giúp cho việc thâu-hóa cái học

của Trung-Hoa thêm dễ dàng và mạnh mẽ, đã đem lại

chữ viết cho tiếng nói của dân-tộc ta ( chữ Nôm

mượn con chữ của chữ Hán và ghép lại theo kiểu cách

của Việt, giữ nguyên ngữ-pháp tiếng Việt ngược với

tiếng Hán ) để qua đó phát-triển nền Văn-học tiếng

Nôm, làm tiền-đề cho nền Quốc-Học chính-thức Việt-

Nam và sau đó được chuyển-hóa thành chữ Quốc-ngữ

với con chữ La-Tinh vào thế-kỷ 18 - 19 .

Qua các dữ-kiện lịch-sử ấy, chúng ta có thể

thấy rõ " Tập đại thành " chính là một sáng-tạo

nghiêm-túc, đã tuyển chọn được các tinh-hoa và đã

chuyển-hóa chúng thành một thể thống-nhất. Nếu

không có sáng-tạo chuyển-hóa thì " Tập " vẫn chỉ là

" Tập " mà thôi, không thể " đại thành " được. Tam-

giáo viên-dung là một sáng-tạo đại thành của chính

chúng ta và nhờ đó mà ba nền học lớn đã gặp gỡ nhau,

đã hòa vào nhau. Tất cả cái gì giá-trị đã được giữ lại

và đã tìm được cách-thức kết-hợp với nhau, để cho

một cá-nhân từ khi sinh ra cho đến khi mất đi và cả

những đời sau của cá-nhân ấy nếu có, được tổ-chức

tiến-hành hài-hòa và đầy sức thuyết-phục đến nỗi mọi

91

người Việt-Nam chúng ta đều quá quen-thuộc với

tinh-thần Tam-giáo viên-dung. Xã-hội cũng nhờ đó

mà phát-triển vững-vàng, mạnh-mẽ .

Trên con đường lịch-sử sau đó, dân-tộc ta đã

gặp thêm Hồi-giáo, Ky-Tô-giáo, các Tư-tưởng Âu,

Mỹ … và đã dung-nạp được tất cả theo tinh-thần

" Tập đại thành " ấy. Ở thời-đại chúng ta, rõ ràng là

nhu-cầu " đại thành " đang lên tiếng đòi hỏi. Dân-tộc

chúng ta đã cần-mẫn, chịu khó học tập từ nhiều nguồn

khác nhau và bây giờ đang cần phải sáng-tạo chuyển-

hóa cho đại thành một Quốc-Học hiện-đại, phù-hợp

với vị-trí của nước Việt-Nam trên đường giao-lưu

quốc-tế của Đông, Tây, trong thời-gian của Đông, Tây

gặp-gỡ trao-đổi cả về kinh-tế lẫn văn-hóa. Con đường

" Tập đại thành " chúng ta đi biết đâu có thể trở thành

một đề-nghị cho thế-giới, để qua đó mỗi một đất nước

dân-tộc đều thừa-hưởng được tất cả gia-tài văn-hóa

của thế-giới ( như mạng thông-tin internet đã mở ra

triển-vọng đó ) và bớt đi cái đối tranh gay gắt có thể

đưa đến những va chạm tổn hại đáng tiếc, những cuộc

chiến-tranh không đáng có và vô cùng tai-hại cho

tương-lai thế-giới. Riêng đối với dân-tộc ta, hàng triệu

người Việt đang ở hầu hết mọi nơi trên thế-giới cũng

đang thu-thập tinh-hoa thế-giới, biết đâu sẽ là tiền-đề

cho một tương-lai " Tập đại thành ", nếu chúng ta có

đủ năng-lực sáng-tạo, chuyển-hóa, tổng-hợp. Như đàn

ong bay đi khắp nơi gom góp phấn của ngàn hoa, rồi

92

tổng-hợp sáng-tạo thành chất mật kỳ-diệu nuôi dưỡng

sự sống của đàn ong .

2./ ĐỒNG QUI NHI THÙ ĐỒ ._

Làm cơ sở cho tinh-thần " Tập đại thành " phải

là tinh-thần " Đồng qui nhi thù đồ ". Cùng qui về

một mối, cùng tiến về một đích nhưng có cả trăm

đường khác nhau. Dân-tộc Việt-Nam chúng ta đã quá

quen-thuộc với tinh-thần này nhờ đã thấm đẫm tinh-

thần Dịch-học. Sáu mươi tư quẻ đại-diện cho muôn

ngàn vẻ của thế-sự biến-hóa đều qui về một mối là lý

thái-cực, thái-hòa. Tính-cách đa dạng là tính-cách tất

nhiên của sự sống, nhưng tất cả đều là sự sống, không

có tính-cách đa dạng ấy, cuộc sống nghèo nàn đi biết

mấy, cho nên cổ-nhân cũng đã nói " Nhất trí nhi bách

lự ", chỉ có một trí óc thôi mà hàng trăm suy-nghĩ

khác nhau. Tuy khác nhau vậy mà cũng chỉ là một

sản-phẩm của một đầu óc. Cùng là một đầu óc của

con người hẳn là hàng trăm suy-nghĩ đều chỉ mưu-cầu

hạnh-phúc cho con người, đều ấp-ủ giá-trị chân thiện

mỹ. Và vì vậy, không có lý do gì để bài-xích kích-bác

nhau, thậm-chí đi đến chỗ tương-tranh, tương-tàn,

tương-diệt. Tàn hại lẫn nhau chỉ là do chưa thấu được

chân-lý " Đồng qui nhi thù đồ ; Nhất trí nhi bách lự ".

Cũng chính vì thế mà hai nhóm Ấn, Hồi đã tương-tàn

suốt cho đến ngày nay và đã giết mất Mahatma

Gandhi người công-dân ưu-tú nhất, tiếng nói và đầu

93

óc sáng-suốt nhất, tận-tụy nhất của hiểu-biết, của hài-

hòa. Và sau đó các vụ sát-hại Indira Gandhi, Rajiv

Gandhi, hay vụ dân-chúng hai phái sát hại nhau vì

một ngôi Đền … đã là kết-quả của tinh-thần phân-ly,

bất tương dung đáng tiếc .

Trong khi ngược lại 54 sắc-tộc khác nhau có thể

chung sống hài hòa trên quê-hương Việt-Nam. Và xa

hơn nữa, truyền-thuyết Con Rồng Cháu Tiên hay

Bách-Việt luôn luôn nhắc nhở bao nhiêu chi-phái

khác nhau đều cùng chung một gốc Tổ, bao giờ cũng

phải cùng giúp-đỡ cứu-ứng lẫn nhau dù cho đã chia ra

sống trên núi, dưới biển. Chúng ta có thể thầm cảm ơn

truyền-thống tương dung của dân-tộc đã nuôi-dưỡng

cho cuộc sống hài hòa của mọi người trên đất nước ta.

Tuy nhiên tinh-thần " Đồng qui nhi thù đồ "

còn hàm chứa một triết-lý sâu sắc và giá-trị. Để cho

được Đồng qui thì phải bảo-đảm thực sự Đồng qui.

Đã là đầu óc của con người thì phải mưu-cầu hạnh-

phúc cho con người. Như người xưa đã nói " Càn

khôn nhất sinh ý "( Đức lớn trong trời đất là sự sống ).

Những chủ-trương tàn-hại sinh-linh, hủy-diệt sự sống,

nuôi dưỡng sự căm-thù đố-kỵ, khai-thác cái dị-biệt

thành mâu-thuẫn, khuyến-khích chiến-tranh, hủy-diệt,

khuyến-khích các hành-động tàn-ác, vô đạo-đức vì

cuồng-tín … không thể nào Đồng qui với các tư-

tưởng lành-mạnh, mưu-cầu chân-thiện-mỹ của con

94

người. Vì vậy tuy bao hàm ý tương-dung, tinh-thần

Đồng qui nhi thù đồ cũng bao-hàm cả tinh-thần phê-

phán dựa trên chính mối Đồng qui cao cả ấy. Các chủ-

trương phân-biệt hay hủy-diệt chủng-tộc, các xu-

hướng không qui về chân-thiện-mỹ thì dứt khoát

chẳng Đồng qui. Như Teilhard de Chardin đã nói sâu

sắc : " Tout ce qui monte converge " ( Tất cả những gì

hướng thượng đều đồng qui ). Và ngược lại, đi

xuống, hướng hạ, thì phân-ly. Vì vậy để nhận ra được

mối đồng qui của hàng trăm nghìn con đường khác

nhau cần một đầu óc hiểu biết, tỉnh-táo, biết nhận ra

cái giá-trị ẩn sau muôn nghìn vẻ khác nhau, để rồi

trân-trọng tất cả các giá-trị ấy, tuy vẫn thực sự tìm-

hiểu và phê-phán, nhận-định về các giá-trị ấy một

cách sáng-suốt và tỉnh-táo. Được như vậy, thì tinh-

thần Đồng qui nhi thù đồ cũng sẽ là cơ sở để một dân-

tộc mở ra giao-tiếp với toàn thế-giới với tinh-thần cả

thế-giới đều là một cộng-đồng con người. Và cao hơn

nữa, như tinh-thần Đông-phương vẫn ấp-ủ, cả thiên-

nhiên và con người, cả vũ-trụ và con người đều Đồng

qui trong Sinh Ý nên vừa mưu-cầu sự sống cho con

người mà vừa vẫn không tàn hại đến thiên-nhiên vũ-

trụ .

Thế-giới hiện nay vẫn còn điêu-đứng vì biết

bao xu-hướng phân-lập, như cách thái phân-lập của kẻ

mắc bệnh tinh-thần, phân-lập con người với con

người, phân-lập con người với thiên-nhiên. Cho nên,

95

thật cần-thiết tinh-thần lành-mạnh tỉnh-táo, biết nhận

ra mối Đồng qui nhi thù đồ. Tinh-thần Quốc-Học

Việt-Nam Đồng qui nhi thù đồ đã đưa đến viên-dung

Tam-giáo cũng sẽ là một cơ sở vững chắc cho việc

giao-tiếp hài-hòa với thế-giới, cổ-võ tinh-thần hòa-

bình thế-giới, đồng thời cũng đề-nghị liên-minh thế-

giới để chống lại mọi chủ-trương vô-nhân-đạo, phân-

ly, hủy-diệt con người và thiên-nhiên vũ-trụ .

Biết nhận ra Đồng qui thì dễ dàng chấp-nhận

Thù đồ, tránh được sai lầm cuồng-tín. Tinh-thần

Quốc-Học phải nuôi-dưỡng sự sáng-suốt ấy và

nghiêm-khắc phê-phán các xu-hướng phân-ly bệnh-

hoạn. Sự nuôi-dưỡng ấy là vô cùng cần-thiết vì ngay

trong lịch-sử đất nước ta cũng không phải là không có

những giai-đoạn phân-ly, chia rẽ đáng tiếc làm suy

yếu sinh-lực của dân-tộc. Vì vậy đưa tinh-thần Đồng

qui nhi thù đồ vào Quốc-Học vừa là điều phù-hợp với

truyền-thống tương-dung Bách-Việt, vừa là một sự

cần-thiết để cảnh-giác và để mở ra tương-lai thế-giới

viên-dung. Đối với dân-tộc ta, hàng triệu người Việt

đang tỏa ra trên khắp thế-giới, hiện nay cần-thiết phải

được nhắc-nhở tinh-thần Đồng qui để vừa phê-phán

cảnh-giác chính mình, vừa gắng sức hướng về một sự

hợp-tác tương-dung, chống lại mọi xu-hướng chia rẽ,

phân-lập, có thể đưa đất nước vào thảm họa nồi da

nấu thịt, hoặc làm trì trệ bước tiến của dân-tộc. Do đó

Quốc-Học phải truyền dạy và nhắc nhở mọi người

96

ngồi lại cùng nhau Đồng qui nhi thù đồ, hay dù cho

Thù đồ vẫn luôn luôn Đồng qui, hoặc vì Đồng qui nên

chấp nhận Thù đồ .

3./ THIỀN ._

Làm cơ sở cho tinh-thần Đồng qui nhi thù đồ

chính là tinh-thần Thiền. Thế nào là Thiền ? Vua

Trần-Nhân-Tông, đồng thời cũng là một Thiền-sư

trong Trúc-Lâm Tam Tổ, tức Điều-Ngự Giác-Hoàng,

đã viết trong một bài thơ Thiền : " Đối cảnh vô tâm

mạc vấn Thiền " ( Trước cảnh-vật tâm vẫn bình-an

không động thì không cần phải hỏi Thiền nữa ; vì đấy

đã chính là Thiền ). Câu nói ấy đã nhắc lại đích danh

Thiền là Thiền-định ( Dhyana ) là con đường đua về

bản tâm thanh-tịnh, không bị khuấy động vẩn đục bởi

thất tình lục dục ( hỷ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục ) hay

không bị ảnh-hưởng thôi thúc của tam độc lục hại

( tham, sân, si, mạn ( tự-mãn ), nghi, ác, kiến ), nhất

thiết xa rời tất cả điên-đảo mộng-tưởng, những ảo-

tưởng hoang cuồng, những sợ-hãi. Nói tóm lại là nhìn

chung, tinh-thần Thiền là tìm về cảnh thái Tâm an-

tịnh, sáng-suốt, vô-tư. Tâm an-tịnh ấy sẽ tỏa sáng như

một ngọn đuốc soi tỏ lẽ chân-thực thường bị khuất lấp

sau biết bao nhiêu mây mờ che phủ của các xung-đột

tâm-lý, ảo-tưởng sai-lầm nơi chính mỗi người chúng

ta. Chính Nho-học cũng đã nhắc nhở kẻ-sĩ phải

" thiểu tư, quả dục ", giảm đến tối-thiểu cái riêng tư,

97

làm cho ít đi ham muốn, để mở rộng cái tâm cá-nhân

thành tâm vũ-trụ, " Thiên địa chi tâm ", để cho cái

dục nơi cá-nhân vẫn không sai khác với lẽ chung

thiên-mệnh " Ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập

nhi nhĩ thuận, tùng tâm sở dục bất du cữu " ( 50 tuổi

biết được thiên-mệnh, 60 tuôi tai mắt đều thuận, theo

điều muốn trong lòng vẫn không sai phạm thiên-

mệnh ). Hay như trong sách Đại-Học, một trong Tứ-

Thư của Đạo Nho cũng đã nói rõ " Tri chỉ nhi hậu

hữu định, định nhi hậu năng tĩnh, tĩnh nhi hậu năng

an, an nhi hậu năng lự, lự nhi hậu năng đắc " ( Biết

cho rốt ráo rồi sẽ định được, định được rồi sẽ tĩnh

được, tĩnh được rồi sẽ an được, an được rồi sẽ nghĩ

được, nghĩ được là hiểu biết được ). Tri chỉ là biết

đến chỗ đúng đắn, không thái quá mà cũng không bất

cập ( chưa tới mức, chửa đủ ) là bước đầu để đến sự

hiểu-biết chân-thật, an-định, không phiến-diện một

chiều cuồng-tín, cũng không bối-rối, lượng-lự vì bị

lay-động lung-tung nhiều chiều tác hại. Nguyễn-Cư-

Trinh đã nhận biết điều này : " Tâm ư trung vị đắc

hòa bình, hình tại ngoại bất năng trung tiết " ( Tâm

bên trong chưa an-bình được, thì biểu hiện ra bên

ngoài không thể đúng được ) .

Vậy Thiền là một kỷ-luật rèn-luyện bản-thân để

đạt cho được bản tâm an-tịnh, sáng-suốt. Trước hết là

phải tập làm chủ được các xung lực cảm xúc, ham-

muốn, để điều-tiết chúng về mức an-tịnh. Rồi sau đó

98

là tập lìa bỏ các biểu-hiện phiến-diện bên ngoài để

nhìn thấu được lẽ chân-thật ở bên trong, tận cội nguồn

tự-tại. Phải có thể chìm lắng mọi cảm thức sai lạc đến

yên lặng như mặt hồ có phủ lá sen, phải có thể vượt

qua hết các vọng tưởng ảo hóa, thì cái chân thật mới

hiển hiện, bừng nở như đóa sen trên mặt hồ, trên ao

bùn. Đó là hình-ảnh của Tuệ-giác, như chùa Một Cột

minh họa bằng kiến-trúc độc-đáo của triều Lý, và

cũng là của tinh-thần dân-tộc Việt-Nam .

Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng.

Nhụy vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn .

Chẳng hôi tanh mùi bùn tức là chẳng vẩn đục

để tinh-khiết, an-tịnh như tâm Thiền, tỏa ngát như

hương sen. Đó là trí-tuệ trong sáng, kết-quả của

Thiền-định, thấy được chân-thực đằng sau những

biến-tướng hư vọng. Chính trí-tuệ Thiền ấy mới là cơ

sở vững chắc của tinh-thần Đồng qui nhi thù đồ và cả

của tinh-thần Tập đại thành. Bằng sự vô-tư sáng-suốt

không bị lay động bằng các xung-lực u tối sai lạc, trí-

tuệ Thiền mới thấy được cái lẽ Đồng qui chân thật của

các đường khác nhau ấy, trí-tuệ Thiền mới đưa đến

Tập đại thành được, vì đã thấy được sợi chỉ xuyên

suốt tất cả những tư-tưởng khác biệt kia .

99

Vì thế chúng ta mới hiểu tại sao dưới hai triều

Lý, Trần coi trọng tinh-thần Thiền, văn-hóa Việt-Nam

mới tỏa sáng mạnh mẽ như vậy. Đó chính là thời-gian

Tam-giáo thực sự viên-dung, thể hiện tiêu-biểu tinh-

thần Đồng qui nhi thù đồ, Tập đại thành .

Rèn-luyện Thiền là rèn-luyện tâm an-tịnh để

nhờ đó mà thấy được chân-thật. Xử-sự bằng tâm

Thiền là xử-sự bằng tâm vô-tư chân-thật không bị vẩn

đục bằng bất cứ điều gì không trong sáng. Với tâm ấy

con người và cả thiên-nhiên vũ-trụ vạn-vật có thể gặp-

gỡ nhau một cách thanh-bình. Sống bằng cái tâm

trong sáng an-tịnh đó, vẫn là điều ấp-ủ của bao người

Việt-Nam mà Nguyễn-Du đã đại-biểu nói lên :

Thiện tâm ở tại lòng ta,

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài .

Vì vậy Thiền phải là tinh-thần cơ-bản của

Quốc-Học Việt-Nam. Trong tình-hình của nước ta

ngày nay, tâm Thiền chân-thực sẽ giúp chúng ta vượt

qua các xu-hướng phân-ly hư-vọng và vượt qua

những thử-thách gay-go nhất .

Tóm lại, Tập đại thành, Đồng qui nhi thù đồ và

Thiền, là ba tinh-thần chủ-yếu của Quốc-Học. Ba tinh-

thần ấy quan-hệ hữu-cơ chặt-chẽ với nhau tạo lập

thành một chính-thể đầy đủ. Xác-định tinh-thần Quốc-

100

Học chính là xác-định đường-hướng rèn-luyện và

hành-động cho cả nước, cả dân-tộc, dù là ở trong

nước hay ngoài nước, để tạo nên một nền văn-hóa

chung mà mọi người cùng chia sẻ hài hòa với nhau và

cùng hợp-tác với nhau xây-dựng cuộc sống hạnh-phúc

và có giá-trị. Sau cùng, tinh-thần Quốc-Học tuy là của

đất nước và dân-tộc Việt-Nam nhưng cũng chính là

một đề-nghị gợi ý cho toàn thế-giới qua minh-chứng

thực-tiễn của lịch-sử Việt-Nam, dân-tộc Việt-Nam .

Bằng kinh-nghiệm và vốn-liếng của cả một đời

khảo-cứu và suy-tư về Quốc-Học Thày đã đúc-kết

tinh-thần Quốc-Học Việt-Nam trong ba điều cơ-bản

ấy. Nhớ về Thày chúng ta nên suy-nghĩ thấu đáo về ba

điều ấy, hoặc có thể phát-triển thêm, nhưng chủ-yếu

vẫn là góp phần của mỗi chúng ta vào việc thể-hiện

tinh-thần Quốc-Học sao cho Quốc-Học phải hiển-hiện

giữa chúng ta như một thực-thể tỏa sáng chứ không

phải chỉ là một bóng mờ hư-ảo. Được như vậy, chúng

tôi nghĩ, chúng ta đã nối bước được con đường xây-

đắp Quốc-Học của Thày. Mong vậy thay !

Môn-sinh : Nguyễn-Ngọc-Bách

Trần-Thị-Thanh-Tâm

Saigon, 20.06.1999

*****

*

101

QUỐC - HỌC

NHƯ SỰ TÌM VỀ CHÍNH MÌNH

Cụ Nguyễn-Đăng-Thục tạ-thế ngày 2 - 6

- 1999, hưởng thọ chín mươi hai tuổi. Cụ nằm xuống

trong không-khí thanh-đạm của gia-đình, trong tình-

cảm nồng ấm của đám cựu môn-sinh về chịu tang.

Trong số những người học-trò cũ của Cụ đứng bên

quan-tài, có người tuổi đã ngoài bẩy mươi. Trong buổi

sáng đưa tang, những vành khăn trắng trên đầu đám

học-trò già của Cụ đã là một hình-ảnh đẹp và buồn

trong bầu trời Saigon lất-phất mưa ảnh-hưởng do cơn

áp thấp nhiệt-đới từ mấy ngày trước đó .

Là một nhà giáo, Cụ trước-tác liên-tục trong

nhiều chục năm qua, đã để lại một số công-trình biên-

khảo về Văn-hóa gọi được là một sự-nghiệp. Qua

những trang viết của Cụ, kho-tàng Triết-Học Đông-

Phương được Cụ bày ra như một cái nền cho mối

quan tâm xuyên suốt của Cụ là vấn-đề Tư-tưởng Việt-

Nam mà đặc-biệt là vấn-đề Quốc-Học .

102

Vấn-đề được nêu ra dù được giải-quyết đến

mức nào hay chưa, cũng nên ghi nhận như một sự gợi

ý có ý-nghĩa về một ý-hướng đi tìm lấy hình-tượng

của chính mình trên bước thăng-trầm của một đời

người ở vào một thời-kỳ lịch-sư đầy chông gai và bão

tố .

Hôm nay chúng ta đặt bước đi vào trào-lưu

tiến-hóa chung của nhân-loại, nhưng vẫn không

ngừng đi tìm hiểu về chính bản thân, vẫn thấy ở cái ta

riêng có là một giá-trị nhất-định trong sự giao-lưu

giữa các sắc-thái dị-biệt cùng tồn-tại. Những lời

thống-trách ta thường nghe về một lớp trẻ xa lạ với

truyền-thống, đã nói lên nỗi băn-khoăn này. Chúng ta

ai cũng biết mình không thể đi nhờ trên đôi chân của

người khác, không thể đứng vững trên những giá-trị đi

mượn, nhưng trước sau cũng chưa nhìn thấy chính

mình. Một cái diện-mạo vốn đã khó nhìn cho ra, lại

càng trở nên khó khi ta cắt rời nó ra từng mảnh quá-

khứ, hiện-tại hay tương-lai. Hiện ở nhiều người trong

chúng ta đang có cái nhìn bị cắt rời này .

Người của hiện-tại có một quyền-hạn rất lớn do

đó có một trách-nhiệm rất lớn trong việc đãi lọc quá-

khứ và định-hướng tương-lai. Không phải bằng một

thái-độ độc-đoán mà bằng một ý-thức tồn-tại, ta luôn

phải sẵn-sàng thay-đổi để tiến-bộ với cái nhìn, một

103

mặt tiếp-thu và chọn-lọc tinh-hoa của người, một mặt

xem-xét lại những cái vốn nào là của mình. Không

với sự cưỡng lại bước phát-triển của Khoa-học kỹ-

thuật hôm nay, ta nhìn vào hiện-tại dễ-dàng hiểu ra tại

sao lại có những băn-khoăn kia, những băn-khoăn

không của riêng mình ta mà của chung thời-đại chúng

ta .

Cụ Nguyễn-Đăng-Thục tuy chỉ là người cung-

cấp cho ta trí-thức về quá-khứ, nhưng đáng chú-ý ở

chỗ việc Cụ làm không có tính lạnh-lùng. Bằng cả tấm

lòng, Cụ ôm ấp giấc mơ về một nền Quốc-Học được

thể-hiện trong học-thuật và trong cả cuộc sống của

bản-thân. Chỉ những người gần-gũi với Cụ mới hiểu

như thế. Và chỉ những người hiểu được như thế mới

tìm về bên Cụ ngày Cụ ra đi. Đòi hỏi mọi người cùng

phải hiểu và làm như thế là điều vô lý, còn phủ-nhận

tấm lòng của một số người đối với Cụ như thế là điều

bất công. Cho nên, đưa sự việc vào sự chi-phối của

các mặt chủ-quan trong cuộc sống, là một sai lầm

không nên làm. Mọi thứ giá-trị hãy trả về đúng chỗ

đứng của nó .

Giữa cõi sống đầy hoài-nghi, trong sứ-mệnh đi

tìm hồn nước ở đâu, Quốc-Học là gì, Cụ Nguyễn-

Đăng-Thục đã đưa ra một đề-nghị. Phải từ một cái cụ-

thể, đại loại như thế, sự bàn cãi mới dễ tiến-hành có

hiệu-quả. Ý-kiến của Cụ có được mọi người thừa-

104

nhận đến đâu thì không quan-trọng bằng việc Cụ đã

nói lên một nhu-cầu có thật vừa mang tính dân-tộc

vừa mang tính nhân-bản. Sống vào với mọi người để

cùng nhau tiến-bộ. Tìm về chính mình để có một điểm

tựa cho sức mạnh tự thân ta phát-huy .

Chúng ta không thể không trân-trọng sự-nghiệp

của một con người trọn cả đời mình suy-tưởng về một

lẽ chung trước sau không đổi .

Nguyễn-Văn-Đậu

( Saigon, 10 - 06 - 1999 )

*****

*

105

Tuần Báo PHỐ NHỎ

( Số 567 ngày 02 - 07 - 1999 )

Giáo-Sư NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Từ-Trần tại Saigon

SAIGON ( Tin tổng-hợp )._ " Ảnh hưởng

cơn bão ở khu-vực Đông Bắc biển Đông tạo mưa bão

trong suốt mấy ngày. Sáng ngày Chủ-nhật 06-06-1999

gió bão mạnh cấp 10 và 11 kéo vào thành-phố Saigon

và các vùng lân-cận, thế nhưng không ngăn-cản hàng

trăm môn-đồ của người quá-cố " chịu trận " với mưa

to gió lớn trong tinh-thần " Tôn sư trọng đạo " để

cùng tang-quyến đưa tiễn linh-cữu của một nhà giáo

lão-thành đến địa-điểm nhà hỏa-táng. Đó là hình-ảnh

ghi nhận được tại buổi tang-lễ của Cố Giáo-sư Khoa-

Trưởng Đại-Học Văn-Khoa Nguyễn-Đăng-Thục .

Nguồn tin từ Việt-Nam cho hay Giáo-sư

Nguyễn-Đăng-Thục vừa từ trần vào lúc 16 giờ chiều

ngày thứ tư mùng 2 tháng 6 năm 1999, tại tư-gia

đường Nguyễn-Thị-Huỳnh, phường 8 quận Phú-

Nhuận ( nhằm ngày 19 tháng tư năm Kỷ-Mão ),

hưởng thọ 92 tuổi .

106

* Tiểu-sử người quá-cố ._

……………………

* Một người Thày tận tâm với nghề-nghiệp._

…….. Ngay khi cáo-phó của gia-đình

được đăng tải trên báo-chí trong nước, hàng trăm

sinh-viên Đại-Học Văn-Khoa cũ đã đến viếng người

Thày khả-kính. Cựu sinh-viên Ban Việt-Hán và Triết-

Học Đông-Phương, Vũ-Hiệp, người được xem như là

trưởng tràng sau năm 1975, đã đại-diện cho các cựu

sinh-viên hiện-diện đọc điếu-văn chia buồn cùng tang-

gia .

* Để tang tập thể ._

……….. Trong suốt những ngày linh-cữu

của cố Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục quàn tại tư-gia, đã

có hàng ngàn sinh-viên thuộc Đại-Học Văn-Khoa

Saigon cũng như Đại-Học Vạn-Hạnh tấp-nập đến

thăm phúng-điếu với gia-đình … Ngoài ra, trong suốt

mấy ngày, hàng trăm cú điện-thoại, điện-tín, thiếp

chia-buồn được gửi đến tới-tấp mà phần-đông là của

những môn-đồ của người quá-cố ở khắp các nơi trên

thế-giới .

Vào sáng cuối cùng, mặc dầu các tin-tức khí-

tượng đưa ra, thời-tiết có nhiều mưa gió như đã nói

trên, hàng trăm sinh-viên cũng đã có mặt để tiễn đưa

người Thày kính yêu của họ một lần chót .

107

Đặc-biệt, tất cả sinh-viên Đại-Học Văn-Khoa

Saigon, nam thì mặc áo sơ mi trắng quần đen, thắt cà-

vạt đen, nữ mặc áo dài trắng. Và ….

* Một rừng tóc bạc ._

Những người tham-dự đám tang ghi

nhận, đây là đám tang chiếm kỷ-lục người tiễn đưa

với một " rừng tóc bạc ". Bởi vì người học-trò trẻ

nhất của cố Giáo-sư Thục thì nay cũng đã " tròm

trèm " ở cái tuổi " lục thập nhi nhĩ thuận " là

Nguyễn-Phương 55 tuổi. Người già nhất là giáo-sư

Nguyễn-Tri-Tài 73 tuổi, là học-trò của " Thày Thục "

từ năm 1952 - 1954 ở Đại-Học Văn-Khoa Hà-Nội,

mà sau này cũng là Giáo-sư Đại-Học Văn-Khoa

Saigon. Tất cả đều thắt khăn tang .

* Đồng tế lạy " Thái Sơn Kỳ Đồi "._

Một chi-tiết đặc-biệt khác được ghi-nhận

trong ngày di quan là hàng trăm cựu sinh-viên Văn-

Khoa, sau khi làm lễ phát tang tập-thể đã cung kính

đặt trước linh-cữu một bức đại-trướng chiều dài 1.8

met, chiều ngang 1 met trên nền vải đỏ với bốn chữ

Hán thật lớn " Thái Sơn Kỳ Đồi ". Theo một giáo-sư

vào bậc trưởng thượng thì bốn chữ này trích từ trong

sách nói về Đức Khổng-Phu-Tử. Bốn chữ này được

Đức Khổng-Phu-Tử nói ra trước giờ phút lâm-chung

của một bậc hiền-giả thời đó. Bốn chữ nói trên được

trích từ trong sách Lễ-Ký ở thiên Đàn-Cung phần

108

thượng. Theo Lễ-Ký thì Đức Khổng-Phu-Tử nói với

Thày Tử-Cống nguyên văn như sau :

" Thái Sơn Kỳ Đồi Hồ ! Lương Mộc Kỳ Chiết Hồ ! "

( Ghi chú của TS : Thái Sơn = bậc hiền-giả,

thánh-hiền ; Kỳ = ấy ; Tồi hay Đồi = Đổ sập, đổ ; Hồ

= ta thán, thương-tiếc. Năm chữ " Thái Sơn Kỳ Đồi

Hồ ! " có nghiã là bậc hiền-giả, Thánh-hiền ấy nay đã

đổ sập rồi ! ) .

* Cựu sinh-viên Văn-Khoa tại Hải-ngoại tổ-

chức truy-điệu._

Ngoài ra, tin-tức cũng cho hay quận Cam,

California, một buổi lễ truy-điệu để ghi nhớ công ơn

vị Thày của nhiều lớp sinh-viên các trường Đại-Học

Văn-Khoa Việt-Nam đã được tổ-chức tại phòng sinh-

hoạt nhật-báo Người Việt, 14891 Moran St.,

Westmingster, vào ngày Thứ Bảy 12 - 06 hồi 8 giờ

tối do nhóm thân-hữu Văn-Khoa đứng ra tổ-chức.

Trong lúc đó các sinh-viên Viện Đại-Học Vạn-Hạnh

cũng thành-lập một phái-đoàn để đến Nam Cali tham-

dự lễ truy-điệu cố Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục .

* Lễ mừng Đại Thọ năm 1997._

Tưởng cũng cần nhắc lại, cách đây hơn

hai năm, sau chuyến về thăm gia-đình ở Việt-Nam,

một cựu sinh-viên Văn-Khoa Saigon hay biết các bạn

109

đồng trường đang chuẩn-bị lễ mừng Đại Thọ 90 tuổi

cho giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục. Khi trở về Mỹ, sinh-

viên này thông-báo sự-kiện trên cho các bạn Văn-

Khoa hải-ngoại biết. Sau đó với nỗ-lực vận-động của

hai cựu sinh-viên Phạm-Tài-Tấn và Nguyễn-Văn-Tấn,

các cựu sinh-viên Văn-Khoa tại Hải-ngoại đã cùng

nhau đóng góp một số tiền nhỏ để gửi về tiếp tay với

các bạn trong nước tổ-chức lễ chúc thọ và làm quà

mừng Thày, Cô Thục. Được biết ban tổ-chức đã chúc

thọ cả Thày, Cô cùng một lúc vì Cô Nguyễn-Đăng-

Thục vào khi ấy đã hưởng thọ 80 .

Lễ chúc thọ Thày, Cô Thục được tổ-chức vào

ngày Chủ-nhật 2 - 3 - 1997 tại tư-gia của giáo-sư.

Ngoài số sinh-viên của hai trường Văn-Khoa và Sư-

Phạm Saigon, ở Saigon và các vùng phụ-cận đến chúc

mừng, còn có một cựu nữ sinh-viên Văn-Khoa từ Mỹ

về đại-diện cho nhóm sinh-viên Văn-Khoa tại Canada,

Pháp, Úc, Nhật và Hoa-Kỳ mang thư và hoa về cúng

ngày khánh thọ .

Trong lễ chúc thọ, giáo-sư Nguyễn-Tri-Tài, 71

tuổi, với tư-cách niên-trưởng trong nhóm môn-đồ đã

lên chúc thọ Thày, Cô, và không quên ôn lại kỷ-niệm

xưa ở Đại-học Văn-Khoa Hà-Nội và Saigon. Nữ sinh-

viên Tuyết-Hoa, vào lúc đó đã ngoài 50, từ hải-ngoại

về, đã đại-diện cho các cựu sinh-viên Văn-Khoa tại

hải-ngoại, lên dâng lẵng hoa hồng đỏ, có hàng chữ

110

sinh-viên Văn-Khoa cũ ở hải-ngoại kính mừng Thày,

Cô, cùng một số tiền biếu Thày. Riêng các sinh-viên

trong nước thì kính mừng Thày, Cô một mâm trái cây

lớn ( ngũ quả ), một hộp kính to đựng cái khánh vàng

chữ Thọ và hai chai rượu, hai hộp trà và một hộp

bánh .

* 90 tuổi còn giảng Triết suốt 20 phút ._

Trong suốt buổi lễ chúc thọ năm 1997,

giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục, tuy gầy gò nhưng còn

mạnh khoẻ. Cụ đi lại không cần chống gậy. Giọng nói

của Cụ vẫn còn rõ ràng, mạch-lạc. Hôm chúc thọ,

giáo-sư Thục đã nói lời nhắn-nhủ dài hơn 20 phút, y

như đang giảng một khoá Triết Đông trên giảng-

đường Văn-Khoa ngày nào .

******

*

111

BÁO NGƯỜI VIỆT

TỔ - ĐÌNH TỪ - QUANG

Lễ Cầu-Siêu và Tưởng-Niệm

Cố Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục

Tại Montréal.

Tin giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục, nguyên

Khoa-Trưởng trường Đại-Học Văn-Khoa Saigon,

nguyên Khoa-Trưởng Phân-Khoa Văn-Học và Khoa-

Học Nhân-Văn Viện Đại-Học Vạn-Hạnh Saigon, quy

tiên ngày 2 tháng 6 năm 1999 loan ra từ trong nước đã

gây xúc-động không ít trong giới trí-thức V.N. hải-

ngoại, nhất là những cựu sinh-viên Đại-Học Văn-

Khoa và Đại-Học Sư-Phạm Saigon. Tại phòng sinh-

hoạt báo Người Việt một số đồng-nghiệp, cộng-sự-

viên và môn-sinh đã tổ-chức buổi lễ truy niệm cố

giáo-sư vào tối thứ bẩy 12 - 06 - 1999.

Tại Cananda, hồi 10 giờ sáng ngày thứ bẩy 26 -

06 - 1999, một nhóm cựu sinh-viên Đại-Học Văn-

112

Khoa và Đại-Học Sư-Phạm Saigon đã tổ-chức một

buổi lễ cầu-siêu và tưởng-niệm cố giáo-sư Nguyễn-

Đăng-Thục tại Tổ-Đình Từ-Quang, Montréal. Có

khoảng 30 người tham-dự. Ngoài những môn-sinh của

cố giáo-sư, còn có một số thân-hữu, nhà văn, nhà báo

và đại-diện tổ-chức Văn-Hóa ở Montréal. Trong số

thân-hữu người ta thấy có B.S. Đặng-Phú-Ân, Chủ-

tịch Cơ-sở Khuyến-học và Phát-huy Văn-Hóa Việt-

Nam, giáo-sư Nguyễn-Văn-Trung, nguyên giáo-sư

Đại-Học Văn-Khoa Saigon, ký-giả Hoàng-Lê của tờ

Nghệ-Thuật, ông Đoàn-Minh-Hóa, Chủ-bút của

Nguyệt-san Đi Tới và ông Võ-Bá-Thiện của Thời-

Báo .

Lễ Cầu-siêu do Hòa-Thượng Tâm-Châu, Viện-

chủ Tổ-Đình làm Chủ-lễ. Hòa-Thượng cho biết là

mặc dầu ngài đang bận công việc ở Vancover cũng

phải trở về Montréal ngay để đứng chủ-lễ cầu-siêu

cho giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục, vì lòng quý mến cố

giáo-sư. Phát-biểu trong phần tưởng-niệm, Hòa-

Thượng Tâm-Châu đã nhắc tới thời mới thành-lập

Viện Đại-Học Vạn-Hạnh. Chính Hòa-Thượng đã cùng

cố giáo-sư cùng đem hết công sức vận-động, xây-

dựng trường Đại-Học này. Trong lễ cúng vong, ba

ông Nguyễn-Quý-Bổng, Khiếu-Đức-Long, Hoàng-

Chiều-Nhân đã đại-diện các môn-sinh quỳ dâng cơm

cúng và lễ trước chân-dung và linh-vị Thày. Kế đó

các thân-hữu, đồng-nghiệp và môn-sinh, có những

113

mái tóc bạc phơ, lần lượt lễ trước bàn thờ vong. Bức

hình mới nhất của cố giáo-sư mặc áo dài đen, tóc bạc,

trán cao và mặc dầu rất gầy vẫn có vẻ quắc-thước đã

được gửi qua internet, từ Việt-Nam .

Mở đầu phần tưởng-niệm, ông Hoàng-Chiều-

Nhân đã tóm-tắt tiểu-sử và sự-nghiệp trước-tác của

Thày, trong khi Hoà-Thượng Tâm-Châu và tất cả

người tham-dự cùng đứng nghiêm-trang, yên-lặng

hướng về chân-linh cố giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục.

Về trước-tác, ông Hoàng-Chiều-Nhân nói : ngoài rất

nhiều những bài diễn-thuyết khắp nơi trong nước cũng

như ở các Hội-nghị Quốc-tế về Văn-Học, Triết-Học,

nhiều bộ sách Tư-tưởng có giá-trị đã xuất-bản, không

thể kể hết trong buổi lễ, chỉ liệt-kê một vài tác-phẩm

tiêu-biểu như : Tinh-Thần Khoa-Học Đạo-Học ; Lịch-

Sử Triết-Học Đông-Phương ( 5 quyển ) ; Thiền-Học

Việt-Nam ; Thiền-học Trần-Thái-Tôn ; Quốc-Học

Việt-Nam ; Thế-Giới Thi-Ca Nguyễn-Du v.v… và bộ

Tư-Tưởng Việt-Nam, gồm 7 tập in thành 6 quyển,

được in trọn bộ năm 1992. Bộ sách này đã được xuất-

bản từng quyển riêng, khởi từ năm 1964, là tâm huyết

một đời của tác-giả. Cố giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục

không chỉ là một học-giả uyên-bác về tư-tưởng học-

thuật Đông, Tây, mà còn là người đầu tiên sử-dụng

học-thuật Tây-phương vào việc nghiên-cứu và trình-

bày một cách có hệ-thống Tư-tưởng Việt-Nam, là

người tiên-phong khơi nguồn cho các công cuộc

114

nghiên-cứu tư-tưởng, học-thuật Việt-Nam sau này.

Trên diễn-đàn quốc-tế cố giáo-sư đã nêu cao tinh-thần

nhân-bản Việt-Nam. Sau khi dự Hội-nghị các nhà Văn

Tự-do Á-Châu, tại New Delhi ( 1957 ) về, năm 1958

giáo-sư đã sáng-lập và làm Chủ-tịch Hội việt-Nam

Liên-Lạc Văn-Hóa Á-Châu, mục-đích phát-triển

những quan-hệ hợp-tác Văn-Hóa giữa các nước Á-

Châu, nhằm bảo-vệ các truyền-thống Á-Đông, chống

lại sự xâm-nhập và ảnh-hưởng của ý-thức-hệ ngoại

lai, như ý-thức-hệ Mác-Xít với Chủ-nghĩa Cộng-Sản.

Thư-viện của Hội đã thu-nhập được nhiều tài-liệu quý

và hiếm về Văn-học, và về những nghiên-cứu về Văn-

Hóa Việt-Nam. Tiếc là Hội chỉ mới hoạt-động được

khoảng 4 năm, năm 1961 đã phải ngưng hoạt-động vì

tình-hình chính-trị trong nước.Trong công cuộc chống

xâm-lăng, xây-dựng quốc-gia, giáo-sư được coi như

lý-thuyết-gia của lập-trường dân-tộc, lấy ý-thức dân-

tộc làm hệ ý-thức thống-nhất quan-niệm và hành-

động, chứ không vay mượn bất cứ ý-thức-hệ ngoại lai

nào. Cố giáo-sư đã khẳng-định trong bài diễn-văn

" Dân Tộc Tính " (1)

đọc ngày 3/10/1955 rằng :……

hệ-thống ý-thức mà chúng ta đang đòi hỏi không phải

bất cứ ý-thức-hệ ngoại lai nào, mà chính là cái ý-

thức-hệ của dân-tộc này, đã sống và đã nhiều phen

tranh-đấu để sống là một dân-tộc ." Ông Nhân cũng

nhắc một kỷ-niệm khi còn là sinh-viên Văn-Khoa :

(1)

Thế-Kỷ 21 đã đăng lại trọn bài trên số 123 tháng 7 - 1999

115

một buổi sáng đi xe Buýt Vàng trên đường Trương-

Tấn-Bửu để đến trường, vừa lên xe đã gặp Khoa-

Trưởng ngồi trên xe rồi. Hỏi Thày vẫn có xe hơi đón

sao phải đi xe Buýt, Giáo-sư đáp : không thấy ông tài

tới đón. Đến giờ thì mình cứ đi thôi. Câu trả lời rất

bình-thản, không tỏ sự tức-bực hay phàn-nàn nào.

Trường Đại-Học Văn-Khoa vẫn có một xe hơi để

Khoa-Trưởng di-chuyển. Trong thời đó, nhiều Trưởng

cơ-quan có công-xa đã thường lạm-dụng công-xa vào

việc riêng như chở vợ đi chợ, chở con đi học… chẳng

hạn. Nhưng gia-đình cố giáo-sư thì vợ con không bao

giờ được ngồi lên chiếc công-xa. Chính bản thân giáo-

sư thì cũng chỉ dùng công-xa đi công-vụ mà thôi.

Xong việc bác tài lại đem xe về cất ở garage trường.

Việc đó tuy là chuyện tầm-thường, nhưng nó chứng tỏ

sự thanh-đạm, liêm-khiết và khoan-dung của cố giáo-

sư .

Giáo-sư Nguyễn-Quý-Bổng thuộc lớp sinh-viên

đầu tiên của trường Đại-Học Văn-Khoa phát-biểu với

tư-cách cựu sinh-viên của trường Đại-Học Văn-Khoa

Hà-Nội, khi trường mới thành-lập năm 1950. Lúc đó

trường Đại-Học Hà-Nội, với các phân-khoa Y, Dược,

Luật, Khoa-Học còn thuộc Pháp, chỉ có phân-khoa

Cao-Đẳng Sư-Phạm và Văn-Khoa là thuộc Việt-Nam,

phải chịu nhiều thiệt-thòi và chịu lép vế. Phân-khoa

Văn-Khoa được xây ở một góc trường, nơi người

Nhật dùng làm chuồng ngựa trước kia, nên mới có cái

116

tên gọi mỉa-mai là " Văn-Khoa chuồng ngựa ". Tuy

vậy không khí nhà trường thoải mái, tình thày trò

gần-gụi nhờ chuyển ngữ tiếng Việt mầu-nhiệm gắn bó

tất cả lại như trong một gia-đình. Các giáo-sư đa số là

những nhà Nho, xuất thân khoa bảng, Khoa-trưởng là

cụ Ngô-Thúc-Địch, tất cả đều trang-nghiêm trong

quốc-phục Việt-Nam. Đặc-biệt là giờ học Triết Đông

với thày Thục ; Lứa sinh-viên học Văn-Khoa với Thày

tha hồ ngạc nhiên : một ông Tây-học trên tứ tuần, Kỹ-

sư Hóa-Học Pháp, chuyên ngành nhuộm, uyên-thâm

về Đông-phương-học và Việt-học là những ngành

nhân-văn rất mới, đòi-hỏi nhiều khám-phá (1)

. Giáo-sư

Bổng cũng nhắc tới một kỷ-niệm thời đi học. Lúc đó

sinh-viên Nguyễn-Quý-Bổng đã mấy lần ngủ gục

trong lớp, " Thày giảng bài tránh đi tản bộ về phía

bàn tôi và ra dấu cho đám bạn hàng xóm để yên cho

tôi ngủ tiếp. Cả cuộc đời dạy học sau này, ở Việt-Nam

cũng như ở Đại-Học Canada, tôi cũng bắt chước

Thày làm phúc tha cho lũ học-trò đói ngủ của mình

như vậy " (2)

. Giáo-sư Nguyễn-Quý-Bổng đã kể lại

những kỷ-niệm về trường Văn-Khoa Hà-Nội, nhắc tên

các Thày cũ, bạn cũ với một giọng ngùi ngùi xúc-

động, đã khiến cho mọi người cùng xúc-động theo.

Nhất là khi nhắc tới người Thầy khả kính :Thày Thục.

(1)

(2)

Xin coi toàn bài phát-biểu " Kỷ-niệm Văn-Khoa Thày Thục " của

Nguyễn-Quý-Bổng, Thế-Kỷ 21 số 123.

117

Giáo-sư Khiếu-Đức-Long phát-biểu với tính-

cách cựu sinh-viên Văn-Khoa Saigon, và từng là phụ-

khảo cho cố giáo-sư ở Đại-Học Vạn-Hạnh. Ông nhấn

mạnh vai-trò quan-trọng của Đại-Học Văn-Khoa

trong một quốc-gia. Nó biểu-dương nền Quốc-học của

dân-tộc. Tiếc là tình-hình chính-trị, xã-hội lúc đó đã

khiến Đại-Học Văn-Khoa không làm được cái sứ-

mạng quan-trọng của nó. Cố giáo-sư, năm 1964, đã

đứng ra góp công sức xây-dựng Đại-Học Vạn-Hạnh,

năm 1970 giữ chức vụ Khoa-trưởng Phân-khoa Văn-

học và Khoa-học Nhân-văn của Đại-Học Vạn-Hạnh.

Năm 1974, nhân kỷ-niệm 10 năm thành-lập Đại-Học

Vạn-Hạnh, cố giáo-sư đã được trao tặng bằng Tiến-sĩ

Danh-dự, ông Khiếu-Đức-Long trong dịp này, đã làm

câu-đối Nôm tặng Thày như sau :

" Đẩu tinh ngời sáng Đông, Tây, Quốc-Học phát-huy

Nho, Đạo, Thích.

" Thái lĩnh ngất cao Âu, Á, Văn-Khoa xây-dựng

Bắc, Nam, Trung ."

Đôi câu-đối đã nêu cao sự-nghiệp trước-tác và

công-lao đóng góp của nền Văn-hóa nước nhà. Ông

Khiếu-Đức-Long cũng nhắc nhở các bạn đồng môn là

để tỏ nhớ ơn Thày thì các môn-sinh phải tiếp-tục xiển-

dương tinh-thần tổng-hợp Văn-hóa, trao truyền lại cho

lớp sau cái giá-trị Văn-hóa nước nhà, nhất là ở hải-

ngoại sao cho lớp trẻ đừng mất gốc .

118

Ông Nguyễn-Thiên-Thu, mới từ Việt-Nam qua

được mấy năm, kể lại các môn-sinh mừng thọ 88 tuổi

của Thày. Khi Cộng-sản mới vào miền Nam, nhà tư

của cố giáo-sư bị canh-chừng, cô-lập giáo-sư không

tiếp-xúc được với ai. Các môn-sinh muốn đến thăm

Thày thật là khó khăn. Mãi đến mùa xuân năm 1995,

khi vòng vây công-an nới lỏng một chút, một số môn-

sinh mới nghĩ phải tổ-chức mừng thọ cho Thày. Ông

Nguyễn-Thiên-Thu giải-thích lý-do tổ-chức mừng thọ

88 mà không là 80 hay 90 vì khi Thày 80 tuổi Thày bị

cô-lập, không thể nào đến gặp Thày được, huống lại

có nhiều người tụ-họp ở nhà Thày, đợi đến 90 thì lại

sợ Thày đã quá già yếu, không biết có chuyện gì xảy

ra bất chợt. Do đó anh em bảo nhau cứ mừng thọ 88,

rồi đến 90 lại mừng thọ 90 nữa. Tuy đã rất gầy yếu, đi

lại không dễ dàng, tinh-thần cố giáo-sư vẫn sáng-suốt,

giọng nói vẫn sang-sảng. Trong khi các môn-sinh bao

quanh Thày, Thày đã chỉ đôi câu-đối của anh Khiếu-

Đức-Long tặng treo trên tường, đọc và nói chuyện về

tổng-hợp Văn-hóa Đông, Tây. Ông Nguyễn-Thiên-

Thu có kể lại câu nói của Thày là : " Tôi cô-liêu lắm.

Có các anh tôi mới được nói những điều ấm-ức trong

lòng ".

Buổi lễ diễn ra ở chánh-điện Tổ-đình Từ-Quang

trong bầu không-khí trang-nghiêm thân tình và cảm-

động. Mỗi môn-sinh nói về Thày mình với tất cả tấm

119

chân-tình và kính yêu. Buổi lễ thật đã biểu-dương

tinh-thần đạo-lý Á-Đông là : TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO.

Buổi lễ chấm-dứt bằng một bữa tiệc chay.

Trước khi thụ-trai mọi người cùng chụp chung tấm

hình trước bàn thờ vong, rồi ký tên trên tấm thiệp chia

buồn để gửi về Việt-Nam. Trong lúc thụ-trai bạn bè từ

những nơi xa xôi về gặp nhau, những mái tóc bạc, mái

tóc muối tiêu, cùng mái tóc đen, nhắc lại những kỷ-

niệm với Thày cũ, trường xưa, biết bao cảm-xúc bồi-

hồi .

********

**

*

120

( Bổ củi )

121

TRIẾT NHÂN NHẬT VIỄN

( Bài nói chuyện trong buổi lễ tưởng-niệm cố giáo-sư

Nguyễn-Đăng-Thục

tổ-chức vào ngày 12 tháng 06, 1999

tại phòng sinh-hoạt của Nhật-báo Người-Việt,

thị-xã Westminster, Nam California )

Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục ra đi vĩnh-

viễn cách đây chưa đầy một tuần trăng. Ông là một

trong những đại-thụ của Đại-Học Văn-Khoa Saigon

với tuổi đời dàn trải trên gần suốt chiều dài thế-kỷ và

hoạt-động văn-hóa có thể nói đã gắn bó mật-thiết với

từng hòn đất ngọn cỏ Việt-Nam .

Tuy có thời tầm sư học đạo cần-thiết ở bên Tây,

ông sớm ý-thức như một số bạn bè ở Đại-Học Việt-

Nam, Nguyễn-Khắc-Kham, Lê-Văn-Lý chẳng hạn, là

chúng ta chỉ có thể hoàn-toàn là chúng ta, chỉ tự thể-

hiện được khi gìn-giữ được gốc rễ của mình. Phải có

bản-lĩnh, tự tìm hiểu, có niềm tự-hào dân-tộc nhưng

vẫn cởi mở hòa-đồng. Dựa trên điểm mạnh của

phương Tây là lý-luận, phương-pháp, óc phê-bình để

khai-thác, phong-phú-hóa và hiện-đại-hóa di-sản trí-

thức của tiền-nhân. Tinh-thần Lê-Quý-Đôn, tinh-thần

Phan-Chu-Trinh, những người Việt-Nam, Việt-Nam

122

nhất. Tinh-thần Hồ-Thích, Lâm-Ngữ-Đường, những

người từng có thời mải-miết học-hỏi trong các Đại-

Học Âu, Mỹ nhưng vẫn Trung-Hoa hơn bất cứ ai, vẫn

hiểu thấu-đáo Trung-Hoa hơn ai hết. Có thể nói tình

yêu quê-hương, trong trường-hợp một số người đã có

dịp xúc-tiếp, hiểu-biết, so-sánh, đối-chiếu quốc-gia

mình với các miền đất khác có lẽ đầy đủ, sáng-suốt,

trưởng-thành, khả-tín và đích-thực hơn nhiều trường-

hợp khác .

Nguyễn-Đăng-Thục cũng noi theo con đường

đó khi đi vào Đại-Học Văn-Khoa, môi-trường lý-

tưởng cá nước của ông. Ông gắn-bó bản-thân với ngôi

trường thường được coi là linh-hồn của Đại-Học, đầu-

tư phần lớn cuộc đời vào đó, coi đó là đất dụng võ có

khả-năng công-cụ xây-dựng Quốc-học, hoài-bão ôm-

ấp từ lâu của ông .

Ông bắt đầu giảng dạy tại Đại-Học Văn-Khoa

khi mới phôi-thai ở Hà-Nội. Thời kỳ Nam, Bắc chia

đôi trường rời vào Saigon, tuy ảnh-hưởng Pháp còn

nặng-nề, lúc ở tư-thế Khoa-trưởng, ông đã tuần-tự và

có hệ-thống du-nhập tối đa tinh-thần Việt-Nam vào

cơ-quan văn-hóa đó. Tăng-cường vai-trò tiếng Việt

trong công-tác giảng dạy, thêm một số chứng-chỉ

Văn-Khoa cơ-bản : Văn-chương Quốc-âm, Triết-học

Đông-phương, củng cố các chứng-chỉ Sử, Địa, Xã-hội

và Nhân-chủng-học để lập các ban chuyên biệt riêng.

123

Về thành-phần giảng-huấn, ông đã mời tham-gia một

số học-giả có tâm-huyết chuyên về Đông-phương và

Việt-học. Đó cũng là thời của Nhất-Hạnh và Kim-

Định thuộc ban Triết-Đông, những người trí-thức

xuất-phát từ nhiều chân trời tư-tưởng và tín-ngưỡng

khác nhau, nhưng đã cùng chia xẻ một hoài-bão, một

lo âu : cố-gắng xây-dựng và phát-triển văn-hóa Việt-

Nam, một nền văn-hóa độc-đáo, độc-lập, có khả-năng

chuyển-hóa các yếu-tố ngoại-lai, đồng thời vẫn giữ-

gìn được bản sắc riêng. Ngoài ra ông thường xuyên

liên-hệ với các nhân-sĩ và trí-thức miền Nam như

Nguyễn-Duy-Cần, Đông-Hồ, Vương-Hồng-Sển,

Thuần-Phong, Lê-Thọ-Xuân… hoặc là đồng-nghiệp

hoặc là thân-hữu để có thêm đóng góp của miền

Đồng-Nai Cửu-Long, đầy sinh-lực và tài-nguyên,

biểu-tượng của những vùng đất mới .

Cần ghi nhận nữa là song song với nhiệm-vụ

giảng dạy, Nguyễn-Đăng-Thục chú-ý rất nhiều đến

công việc trước-tác, lập ngôn. Phần lớn là sách viết về

Triết-học Đông-phương bao gồm những dòng tư-

tưởng lớn cuồn cuộn phù-sa tâm-linh của hai dải đất

cổ-kính linh-thiêng là khu-vực sông Hằng và sông

Hoàng. Nơi có vô vàn đền đài, miếu mạo, lâu đài, di

vật lịch-sử, chứng-tích cuộc sống rất mực phong-phú

của hai dân-tộc lớn, Ấn-Độ và Trung-Hoa. Hai dân-

tộc từng nhào nặn nên khuôn mặt tinh-thần của nhân-

loại, đồng thời với sự đóng góp của nền văn-hóa Địa-

124

Trung-Hải, hệ-thống liên-hoàn Ai-Cập, Hy-Lạp và

La-Mã .

Nguyễn-Đăng-Thục đã rong chơi giữa rất nhiều

mô-thức tư-tưởng, lúc thì nhàn-tản chiêm-ngưỡng, lúc

thì đam mê nhập cuộc, gọi về đủ tên tuổi các nhà

Đông-phương-học nổi danh, Đông lẫn Tây, từ

Cunningham đến Wieger và Granet, từ Krishnamurti

đến Hồ-Thích và Phùng-Hữu-Lan…. Theo gót chân

người xưa, trên thực địa cũng như trong sách vở, từ

cánh-đồng thần-bí Pagan Miến-Điện đến rừng nhiệt-

đới Angkor, từ những cổ-mộ và bi-ký Chu, Hán,

Đường, Tống bên bờ sông Vị và miền đồng-bằng

Sơn-Đông Hà-Nam, đến cái nôi văn-hóa Việt-Nam là

Thăng-Long và vùng Tứ-Trấn Kinh-Bắc, Sơn-Nam,

Sơn-Tây và Hà-Đông, nơi có những ngôi chùa làng,

những quả chuông và tượng La-Hán lâu đời nhất….

Rồi từ đó những dòng chữ đều-đặn chạy dài

trên những dòng kẻ đều đặn của hàng trăm cuốn vở

học-trò, chúng ta có những tập bài giảng cho sinh-

viên ban Triết-Đông Đại-Học Văn-Khoa và bản-thảo

của hàng chục tác-phẩm. Kết-quả đáng kể nhất là bộ

Lịch-Sử Triết-Học Đông-Phương, tác-phẩm đồ-sộ 5

tập, bộ Lịch-Sử Triết-Học Đông-Phương đầu tiên

bằng tiếng Việt ra đời với những sở-trường và sở-

đoản của một con người đã dành cả cuộc đời cho

125

Triết-học, đi tiên-phong mở đường cho những tập

Lịch-Sử Triết-Học sau này .

Với cái nhìn bao-quát có định-hướng của niềm

yêu mê tư-tưởng ở cao độ, với vốn kiến-thức đồ-sộ,

tích-lũy trong suốt cuộc đời, ông đã thu vào một mối

cả ba dòng tư-tưởng lớn, từng chi-phối cuộc sống

tâm-linh của dân-tộc, trong khuôn-khổ và thói quen

thâu-nhận, tổng-hợp và đồng-hóa của tiền-nhân.

Nguyễn-Đăng-Thục đã say sưa trong những bước đầu,

dìm mình vào nguồn suối Kinh Vệ-Đà, thâm-trầm và

mỹ-lệ, của những bộ-lạc Tiền Ân-Độ định-cư ở miền

tiếp giáp hai lưu-vực Hằng-Hà và Ấn-Hà, từ hơn

mười thế-kỷ trước công-nguyên. Rồi rất thoải-mái,

vẫy vùng cá nước, trong biển Triết-học mênh-mông

của Trung-Hoa, ông đi từ Tiền Tấn, hoàng kim thời

đại Khổng, Lão và Bách-Gia, tạm ngừng nơi tập đại

thành của Đổng-Trọng-Thư đời Tiền Hán, bước sang

thời phồn-thịnh của Phật-giáo Đại-Thừa, tư-tưởng

Ấn-Độ đã được Trung-Hoa hóa thời Lục-Triều và đời

Đường. Tiếp theo là những bước đăng cao ở đỉnh

ngọn lớn khác của Nho-học đời Tống, với Chu-Đôn-

Di và hai anh em họ Trịnh, sau chia ra hai nhánh là

Lý-Học Chu-Hy và Tâm-học mà trái ngọt muộn màng

nhất lại chỉ xuất-hiện ở đời Minh và thuyết tri-hành

hợp-nhất .

126

Nhưng điều đáng ghi-nhận nhất là cuốn Lịch-

Sử Tư-Tưởng Việt-Nam của Triết-gia họ Nguyễn.

Đây cũng là một bước mở đường nữa. Tư-Tưởng

Việt-Nam vốn từ trước rải-rác khắp nơi khắp chốn,

trong ca-dao, dân-ca, cây đa, cửa đình, hương khói

phương trượng của làng bàng-bạc trên đồng ruộng,

trong ngày hội hè đình đám, cô-đọng trong những tập-

tục, cổ lệ tồn-tại theo lịch-sử thăng-trầm của quê-

hương. Bằng trực-giác và lý-luận, bằng thẩm-quan

tinh-tế vừa phân-tích vừa tồng-hợp, Nguyễn-Đăng-

Thục đã thâu tóm được, hồi-sinh và phác họa chân-

dung của thực-thể sinh động là tư-tưởng Việt-Nam,

cái nền tư-duy dân-tộc làm chúng ta hiểu chính mình

hơn, yêu đất nước và tự-tin hơn. Bởi chúng ta không

quên rằng, một dân-tộc được võ-trang bằng tư-tưởng

vững mạnh và nguồn thơ diễm lệ nhất, sẽ được sưởi

ấm tâm-hồn trên những bước đi định-mệnh của lịch-

sử luôn luôn đầy chông gai bão táp .

Trong tập Tư-Tưởng Việt-Nam, tôi yêu những

đoạn về hội xuân, về điệu hát Quan-Họ Nội-Duệ, Phù-

Lưu, không xa nơi Phù-Đổng hiển linh, quê-hương

người kỹ-nữ Đặng-Thị-Huệ và Hiền-Phạm, nơi chào

đời của một mặt-trời văn-hoa mang tên Hồng-Hà nữ-

sĩ Đoàn-Thị-Điểm, cũng không xa Thổ-Khối có rượu

tăm ngon nhất vùng đồng-bằng sông Hồng, và hơn

chút nữa, về phiá Đông-Ngàn là kỷ-niệm Phạm-Thái,

người cùng với Khái-Hưng trong Tiêu-Sơn Tráng-Sĩ,

127

từng bị mê-hoặc bởi khóe mắt tuyệt-vời của Trương-

Quỳnh-Như .

Tôi cũng yêu những đoạn về Trúc-Lâm Tam-Tổ

đời Trần, về giòng suối Thiền-Tông Việt-Nam bắt đầu

từ niềm tin Đạt-Ma Tây-vực từ Trung-Hoa sang,

nhưng đã được suy-tư lại, Việt-hóa lại một cách độc-

đáo trong Khoá-Hư-Lục của Trần-Thái-Tôn. Đó là

những điểm mà tác-giả đầy cảm-hứng chân-thành, đã

trình-bày phân-tích thành-công .

Sự-nghiệp trước-tác, lập-ngôn của tác-giả Triết-

Học Đông-Phương song song với sự-nghiệp giáo-dục,

đào-tạo hàng ngàn môn-sinh của ông, làm chúng ta

thương tiếc một con người Việt-Nam đã sống mãnh-

liệt hoài-bão của mình và chỉ thực-hiện được phần nào

hoài-bão đó trong những điều-kiện lịch-sử khó-khắn .

Hôm nay, nói như người xưa, trong lúc triết

nhân nhật viễn, tôi xin thêm một vài nhận-xét cá-nhân

có thể làm rõ thêm khuôn mặt của triết-gia họ

Nguyễn. Nguyễn-Đăng-Thục, đồng-nghiệp, người

tiền-nhiệm của tôi tại Đại-Học Văn-Khoa Saigon, đã

có với tôi nhiều cuộc trao đổi suy ngẫm về đủ vấn-đề.

Về đất nước, dân-tộc, về những điểm khác-biệt giữa

Triết-học Đông-phương và Tây-phương, về sự nhất-

quán cần-thiết trong tư-tưởng và hành-động, về thái-

độ trí-thức, nhấn mạnh đức tính chân-thành và dũng-

128

cảm của những người thường được mệnh danh là kẻ-

sĩ. Trong những buổi họp, khi trà dư tiểu hậu, tại nhà

bè bạn chung, tại thư-viện, ngoài sân, trong lớp Đại-

Học Văn-Khoa, trong những cuộc hội-nghị, chúng tôi

đã có nhiều điểm tương-đồng về các địa-hạt tư-tưởng,

văn, triết, sử, về việc xây-dựng quốc-học và văn-hóa

Việt-Nam. Nhưng không phải không có những điểm

bất-đồng. Đó là lẽ đương-nhiên đối với những người

làm văn-hóa ý-thức và tự-do. Hoàn-toàn giống như

hai giọt nước mới là điều không bình-thường, mới là

điều không hay cho hoàn-cảnh văn-hóa. Điều đáng

nói là luôn luôn có sự tương kính tuy ý-kiến dị-biệt.

Bởi lẽ tất cả đều là bạn đồng hành cùng chung sức,

cùng đứng về phiá của tự-do và ý-thức, về phiá những

giá-trị nhân-bản .

Triết nhân nhật viễn…(1)

nhưng hình bóng và

kỷ-niệm Nguyễn-Đăng-Thục chắc còn tồn-tại lâu dài

trong tác-phẩm, trong tâm-tư bằng-hữu và môn-sinh

của ông .

Nguyễn-Khắc-Hoạch

************

(1)

Trong Chính Khí Ca của Văn-Thiên-Trường đời Tống, có hai câu thơ,

nguyên văn : " Triết nhân nhật viễn,

Điển hình tại túc tích "

( Triết nhân mỗi ngày một xa vời, Khuôn mẫu từng có từ cổ xưa .)

129

LỄ TRUY - NIỆM

Giáo-Sư Nguyễn-Đăng-Thục

Westminster ( AT ) _ Lễ truy-niệm

giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục vừa từ-trần tại Việt-Nam

đã được đồng-nghiệp, người cộng-tác và môn-sinh cử-

hành tại phòng sinh-hoạt Nhật-báo Người-Việt vào tối

ngày thứ bảy 12 - 06 - 1999 .

Ông Phạm-Quốc-Bảo, một môn-sinh của giáo-

sư Nguyễn-Đăng-Thục, đã cho biết cách đây một tuần

lễ, các giáo-sư và sinh-viên của trường Đại-Học Văn-

Khoa đã chánh thức loan báo tin giáo-sư Nguyễn-

Đăng-Thục, Khoa-Trưởng, học-giả đã tạ-thế tại tư-

gia, hưởng thọ 92 tuổi. Lễ tưởng-niệm hôm nay nhằm

nhắc lại những nét tiêu-biểu về sự-nghiệp cũng như

cuộc đời của người Thày đã đào-tạo nên nhiều thế-hệ

Việt-Nam vững-vàng trải qua những biến-cố lịch-sử

trong vòng nửa thế-kỷ qua .

Ông Phạm-Quốc-Bảo đã giới-thiệu Hòa-

Thượng Thích-Mãn-Giác, một vị giáo-sư đã cùng

giảng dạy tại Đại-Học Văn-Khoa và Vạn-Hạnh với

giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục, lên thắp hương trước

130

bàn thờ của giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục với tấm di

ảnh của cụ mới chụp cách đây hai năm và đọc điếu

văn của ông Vũ-Hiệp và Lê-Đình-Bảng từ trong nước

gởi ra hải ngoại. Hòa-Thượng Thích-Mãn-Giác trong

dịp này đã cho biết tuy không được học cụ nhưng tất

cả các sách của giáo-sư thì Hòa-Thượng đều đã đọc,

nhất là các sách về Phật-học .

Giáo-sư Nguyễn-Khắc-Hoạch, Khoa-Trưởng

trường Văn-Khoa, đã lên diễn-đàn nói về giáo-sư

Nguyễn-Đăng-Thục là một trong số những bạn già

của giáo-sư. Giáo-sư Hoạch nhắc lại là giáo-sư

Nguyễn-Đăng-Thục là một cây đại thụ của trường

Đại-Học Văn-Khoa với tuổi đời trải dài gần suốt cả

thế-kỷ 20 với những hoạt-động gắn bó với dòng sinh

mệnh của đất nước. Giáo-sư Thục đã du-học tại Pháp

bắt đầu bằng môn Khoa-học nhưng sau đó giáo-sư đã

say mê về Triết-học. Giáo-sư Thục nói rằng :

" Chúng ta chỉ có thể hoàn-toàn là chúng ta khi chúng

ta thể-hiện được nguồn gốc của chính mình ." Giáo-

sư Thục đã sử-dụng được học-thuật của Tây-phương

để thấm-nhuần các tư-tưởng Lê-Quý-Đôn, Phan-Chu-

Trinh, Hồ-Thích, Lâm-Ngữ-Đường ….

Giáo-sư Hoạch cũng nhắc đến những trước-tác

đồ-sộ của giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục để lại trong

kho-tàng tư-tưởng, văn-hóa và học-thuật Việt-Nam .

131

Tiếp theo, giáo-sư Sử-học Phạm-Cao-Dương

của trường Đại-Học Văn-Khoa và Đại-Học Sư-Phạm

đã lên nói đến công-trình của giáo-sư Nguyễn-Đăng-

Thục trong lãnh-vực Sử-học và đặc-biệt là giáo-sư

Nguyễn-Đăng-Thục đã phát-động được phong-trào

nghiên-cứu Tư-tưởng và Triết-học Việt-Nam và nhất

là về Thiền-học đã phát-triển mạnh mẽ vào cuối thập-

niên 1960. Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục không làm

chính-trị nhưng đã làm công-tác về văn-hóa và giáo-

dục và tạo được một căn-bản vững chắc về lý-tưởng

quốc-gia mà tất cả mọi người Việt-Nam cũng như ông

đều có thể hãnh-diện. Nền-tảng đó là đào-tạo rất nhiều

nhân-tài được tung ra khắp thế-giới như hiện nay mà

trường Đại-Học Văn-Khoa là một trong những trường

đào-tạo không nhỏ cho những nền căn-bản đó .

Ông Nguyễn-Văn-Luận, người có một thời-gian

làm việc chung với giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục tại

Viện Khảo-Cổ Saigon, đã nói tới một vài kỷ-niệm của

ông với giáo-sư. Ông cũng vốn là môn-sinh của giáo-

sư Thục ở trường Sư-Phạm và Văn-Khoa Hà-Nội.

Ông cũng nhắc đến sự-nghiệp trước-tác của giáo-sư

Thục như bộ sách rất quý " Lịch-Sử Tư-Tưởng Việt-

Nam " .

Tiếp đến một số các môn-sinh của giáo-sư Thục

đã lần lượt lên diễn-đàn để nói về những kỷ-niệm

trong thời-gian theo học Văn-Khoa với giáo-sư

132

Nguyễn-Đăng-Thục như bà Phạm-Thị-Vân-Bằng, ông

Bùi-Hồng-Sĩ v.v…

Cuối cùng, ông Đỗ-Ngọc-Yến đã nói về những

nét chính trong cuộc đời hoạt-động văn-hóa giáo-dục

của giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục, vốn từ một du-học-

sinh về môn Khoa-học chuyển sang lãnh-vực Triết-

học rồi đến Giáo-dục. Ông Đỗ-Ngọc-Yến nhắc đến lời

ông Hồ-Thích đã gây cảm-hứng cho giáo-sư Thục là :

" Nỗ lực nhất cá bất thụ nhân hoặc đích nhân ", tạm

dịch là ( Nỗ lực làm một con người để không bị người

khác mê hoặc ). Ông cũng nhắc đến việc giáo-sư

Thục đã từng làm Báo. Giáo-sư Thục cũng đã tin-

tưởng về nguồn-gốc rực-rỡ của Văn-hóa Việt-Nam

sau khi những dấu-hiệu khám-phá về Trống Đồng

Đông-Sơn được khai phá, nhưng vì chiến-tranh nên

cuộc nghiên-cứu bị dừng lại .

Tuần lễ tưởng-niệm giáo-sư Nguyễn-Đăng-

Thục được tiếp-tục qua hai cuộc cầu-siêu tại chùa

Liên-Hoa và chùa A-Di-Đà do các môn-sinh của giáo-

sư tổ-chức vào trưa và chiều Chủ-nhật 13 - 06 - 1999 .

*******

*

133

LỄ TƯỞNG - NIỆM VÀ CẦU - SIÊU

Cố Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục

Tại Chùa A - DI - ĐÀ

Westminster, Quận Cam _ Lúc 6 giờ

chiều ngày Chủ-nhật 13 - 06 - 1999, trong niềm

thương kính giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục tại chùa A-

Di-Đà, 14042 đường Swan, thuộc thành-phố

Westminster, Chư Tôn Đức, Quý-vị giáo-sư, Quý

thân-hữu và thân-nhân giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục đã

cử-hành lễ tưởng-niệm và cầu-siêu giáo-sư Nguyễn-

Đăng-Thục .

Buổi lễ được chứng-minh bởi Hòa-Thượng

Thích-Mãn-Giác, Hội-chủ Tổng-hội Phật-giáo Việt-

Nam tại Hoa-Kỳ, Thượng-Tọa Thích Ân-Liên,

( người Mỹ ), Viện-chủ Thiền-viện tại Hawai, và chư

Tăng chùa Việt-Nam Los Angeles .

134

Ni Sư Thích-Như-Ngọc, Viện-chủ chùa A-Di-

Đà, cũng là môn-sinh của cụ Nguyễn-Đăng-Thục.

Ni Sư Như-Ngọc đã theo học ban Cử-nhân và

ban Cao-học môn Văn-học Việt-Nam, phân-khoa

Văn-Học và Khoa-học Nhân-văn Viện Đại-Học Vạn-

Hạnh vào cuối thập-niên 1960. Mở đầu buổi lễ, Ni Sư

đã cám ơn Hòa-Thượng Hội-chủ, Chư tôn Đức, Quý-

vị giáo-sư và thân-nhân của giáo-sư Nguyễn-Đăng-

Thục đã đáp lời mời của Ni Sư, đến dự lễ tưởng-niệm

hôm nay .

Nhạc-sĩ Nam-Lộc đại-diện thân-nhân đã đọc

phần tiểu-sử cụ Thục. Qua làn khói hương trầm tỏa,

qua lời tụng kinh trầm ấm của Chư Tôn Đức, mọi

người thấy được nụ cười hiền-hòa và khuôn mặt phúc-

hậu của cố giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục. Nguyện cầu

hương linh giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục cao đăng

Phật-quốc .

Lần lượt, giáo-sư Nguyễn-Khắc-Hoạch, giáo-sư

Lưu-Trung-Khảo, nhà báo Đỗ-Ngọc-Yến, giáo-sư

Phạm-Cao-Dương phát-biểu cảm-tưởng. Hòa-Thượng

nói rằng giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục, ngoài cương-vị

nhà giáo, còn là một phật-tử. Cụ đã viết sách nói về

Thiền-học Việt-Nam, và đã tu-tập theo đạo Thiền. Giờ

phút cuối cùng của cụ thật nhẹ-nhàng, thật đạo-vị,

chứng-tỏ cụ đã tu-tập pháp-môn Thiền trong đời sống.

135

Ông Nguyễn-Đăng-Thanh đã thay mặt thân-

nhân cám ơn Hòa-Thượng Hội-chủ, Chư Tôn Đức và

Quý quan-khách đã vui lòng đến dự lễ tưởng-niệm

hôm nay .

Bữa cơm chay thân-mật đầy đạo tình do chùa

A-Di-Đà khoản đãi đã chấm dứt buổi lễ tưởng-niệm

và cầu-siêu cố giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục .

Tuệ - Tâm

******

***

136

( Chơi Cờ-Tướng )

137

BÁO GIÁC - NGỘ

( Số 169 ngày 26-06-1999 )

TƯỞNG NHỚ

Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục

( 1908 - 1999 )

………. Sinh thời cụ là một bậc Thày tận

tâm với nghề-nghiệp giáo-dục và rất gần-gũi với các

thế-hệ sinh-viên. Phẩm-chất nhà giáo đạo-đức của cụ

đã được nhiều học-trò kính mến và biết ơn. Khoảng

thời-gian tuổi già, cụ sống ẩn-dật, chiêm nghiệm giáo-

lý nhà Phật, vui với sách vở, hoa cảnh vườn nhà, an

bần lạc đạo .

Sáng ngày 02-06-1999, nhằm ngày 19 tháng 04

Kỷ-Mão, cầm quyển sách trên tay cụ chăm-chú đọc

đến trưa, bỗng cụ cảm thấy tứ đại bất an, nên nằm

nghỉ đến 16 giờ, cụ gọi cụ bà và các con đến, dặn dò

và nói những lời từ-biệt và báo cho biết thân tứ đại

của cụ đã đến giờ hoại diệt. Cụ đã " dự tri thời chí " ,

an nhiên giã từ dương-thế vào lúc 16 giờ 20 phút cùng

ngày tại tư-gia, số 9/7 đường Nguyễn-Thị-Huỳnh,

phường 8, quận Phú-Nhuận, thành-phố Hồ-Chí-Minh,

hưởng thọ 92 tuổi .

Thích Đạt-Đạo

**********

138

( Diễn Thuyết )

139

BÁO TIN - VIỆT

( Bắc Cali. - số 189 - ngày 17-06-1999 )

TƯỞNG NHỚ THÀY

Trên chuyến xe cùng đi San Jose ngày 04

tháng 06, anh Phạm-Quốc-Bảo cho tôi và Ngô-Mạnh-

Thu biết Thày Thục qua đời tiếp theo mấy chuyến ra

đi của bạn bè trong thời-gian gần đây : một Dương-

Mạnh-Hùng, một Trần-Đại-Lộc, một Nghiêu-Đề và

nhất là tang lễ anh Lê-Đình-Điểu vừa mới xong, làm

cho tôi thật bồi-hồi và xúc-động .

Trên đoạn đường dài hơn 6 tiếng đồng-hồ lái

xe, tôi mường tượng ôn lại những năm tháng tại Văn-

Khoa và một ít kỷ-niệm với Thày Thục cách đây hơn

30 năm .

Tôi ghi danh vào Văn-Khoa niên-khoá 61-62,

năm đó Thày Thục đang làm Khoa-Trưởng. Chương-

trình học và định-chế các Cử-nhân chuyên-khoa đang

từng bước được cải-tổ. Khởi đầu là các lớp dự-bị

được chia thành nhiệm-ý, từ đó sinh-viên được quyền

chọn để biên-soạn cho cái Cử-nhân chuyên-khoa mà

mình muốn. Thầy Thục có ước mong xây-dựng một

140

nền Quốc-học mà khởi đầu là tại Văn-Khoa. Trong

nhiều lần nói chuyện với sinh-viên, hoặc ngay trong

khi giảng dạy trong lớp Triết Đông, Thày thường hay

nhắc đến " Văn-Khoa chuồng ngựa " để mỉa mai và

chỉ-trích các chính-quyền trước đó không quan tâm

đến một nền Quốc-học .

Trường Văn-Khoa lúc mới thành-lập tại Hà-Nội

đã được cho ở trong một cái chuồng ngựa của quân-

đội Nhật. Cũng trong thời-gian này, Thày Thục đã có

công thay-đổi trường Văn-Khoa thành một Văn-Khoa

Việt-Nam hoàn-toàn khác với trước đó, một chương-

trình Pháp song song với Việt. Do đó lớp dự-bị Pháp

được thay-đổi thành một nhiệm-ý như các nhiệm-ý

khác .

Thày Thục rất gần-gũi với sinh-viên. Thày

không quản ngại giảng cho sinh-viên những vấn-đề

mà sinh-viên không hiểu trong lớp miễn là người

sinh-viên đó biết nghe. Có lần tôi hỏi Thày về Hà-Đồ

Lạc-Thư, Thày bỏ ra cả buổi để giảng lại. Cuối cùng

tôi cười để tỏ ra mình đã hiểu lời Thày giảng và Thày

cũng cười để tỏ cho tôi biết rằng : " Mày chả hiểu gì

cả ". Thật tình tôi chả hiểu gì cả như ý Thày, nhưng

Thày trò có dịp thân nhau hơn .

Năm 1963 là năm có nhiều biến-động, sinh-viên

Văn-Khoa vẫn im-lìm. Có lẽ có nhiều nhóm hoạt-

141

động riêng-rẽ mà tôi không biết. Sau vụ giáo-sư Vũ-

Văn-Mẫu xuống tóc ở trường Luật và vụ sinh-viên

biểu-tình ở trường Y-Khoa, lúc đó còn nằm ở đường

Hồng-Thập-Tự, cạnh Việt-Tấn-Xã, sinh-viên bị bắt rất

nhiều. Dường như chỗ nào cũng có công-an chìm,

ngay cả trường Văn-Khoa cũng vậy. Tôi còn nhớ sau

ngày Hòa-Thượng Quảng-Đức tự-thiêu, tôi vớ được

bài thơ Lửa-Từ-Bi. Tôi bàn với Nguyễn-Ngọc-Lưu,

Võ-Quang-Quán, Nguyễn-Ngọc-Bách và Lâm-Thanh-

Hùng đem bài thơ này phổ-biến ở trường. Các bạn

này cùng học lớp Triết-Đông và Tâm-lý Xã-hội với

tôi và tất cả đều đồng ý .

Hôm đó tôi vào ngó trước nhìn sau, thấy không

có ai, tôi đem dán lên Bulletin của nhà trường dựng

trước phòng Thày Khoa-Trưởng. Tôi chẳng ngờ Thày

mở cửa bước ra. Thấy tôi Thày giả bộ làm ngơ bỏ đi.

Từ đó tôi hiểu được sự đồng-tình của Thày với việc

chúng tôi làm. Khi Thượng-Tọa Thích-Tiêu-Diêu,

thân-sinh của Hòa-Thượng Thích-Thiên-Ấn tự-thiêu ở

Huế, cũng vậy tôi và các bạn trên góp tiền đăng phân-

ưu ở báo Tự-Do. Trước khi đem đi đăng báo, tôi vào

hỏi ý-kiến Thày, và muốn Thày có tên trong lời phân-

ưu. Thày nói với tôi các anh thấy việc phải thì cứ làm

khỏi cần hỏi, còn riêng Thày và nhà trường thì để

Thày lo. Sau này chúng tôi làm nhiều việc ở trường

mà không bao giờ hỏi Thày vì lúc nào cũng nghĩ là

mình làm việc phải làm .

142

Sau khi chế-độ Ngô-Đình-Diệm sụp đổ, gần

như có một phong-trào bôi xấu những người của chế-

độ cũ, nhất là các Trưởng cơ-quan. Nhiều nơi người ta

khích-động sinh-viên, học-sinh hạ bệ Thày, Hiệu-

trưởng, Khoa-trưởng. Nhưng riêng tại Văn-Khoa,

sinh-viên đã đứng lên bảo-vệ tình Thày trò. Đó là một

đặc-điểm ít thấy ở các trường khác .

Niên-khoá 64-65 tôi được bầu làm đại-diện

sinh-viên Văn-Khoa. Tôi thường được Thày kêu vào

Văn-phòng hỏi về những việc sinh-viên làm. Thày

khuyến-khích và cố-vấn về các vấn-đề Văn-Khoa. Khi

tôi nêu việc lập nhóm nghiên-cứu Triết-Đông, Thày

tán-thành ngay và nhận làm cố-vấn cho nhóm .

Lần cuối cùng tôi được thăm Thày, cách nay

hơn một năm, lúc đó Thày đã 90 tuổi nhưng tinh-thần

vẫn còn minh-mẫn. Tôi tự nhắc tên mình, Thày nhớ ra

ngay. Những ước-vọng cuối cùng của Thày về một

nền văn-minh dân-tộc vẫn không thay-đổi. Thày kỳ

vọng ở một lớp người trẻ theo đuổi con đường của

Thày. Và tôi trình với Thày : " Thưa Thày con cũng

đã già ".

Bùi-Hồng-Sĩ

*****

*

143

THỦ-ĐÔ THỜI BÁO

( Số 785, 30-06-1999 )

Alexandria, VA. 22312

NHÂN CÁI CHẾT CỦA MỘT HỌC-GIẢ :

Đã Đến Lúc Phải Phục-Hồi Sự-Nghiệp VHGD

Và Tư-Tưởng Của Phiá Quốc-Gia Tự-Do

Một nhà xuất-bản của Đảng-ủy CS Việt-

Nam - TP. HCM năm 1996 cho xuất-bản cuốn " Sự

Phát-triển của CNTB ở Miền Nam VN " (1954-1975)

trên 300 trang. Đây là một công-trình nghiên-cứu rất

đáng quý và giá-trị của Võ-Văn-Sen. Nhưng đây cũng

là một văn-bản VINH DANH sự-nghiệp phát-triển

Kinh-tế và Xã-hội Miền Nam trong 20 năm. Đọc qua

cuốn sách này, độc-giả thấy rõ một điều : Kinh-tế và

Xã-hội Miền Nam trước 1975 so với Miền Bắc thật là

một trời một vực, một thiên-đàng một địa-ngục. Mấy

năm nay Cộng-sản lần lượt cho tái-bản các tác-phẩm

văn-học và nghiên-cứu của Miền Nam. Công-trình

Thư-tịch-học và Thư-mục của học-giả Nguyễn-Hùng-

Cường, một Giám-thư có ngạch cao nhất ở Miền Nam

( sau cụ Ngô-Đình-Nhu ). Cụ từng học tại Pháp, cụ

có trên 40 năm kinh-nghiệm Thư-tịch và Thư-mục.

Mấy năm nay Hà-Nội đã tái sử-dụng công-trình của

144

cụ Cường, nguyên Giám-đốc Thư-viện và Văn-khố

Việt-Nam Cộng-Hòa trước 1975 ( hiện cư ngụ tại

Annandale, VA. ) .

Kể từ năm TBT Nguyễn-Văn-Linh cởi trói cho

dân, nới vòng kiềm-tỏa các học-giả, sử-gia, nghiên-

cứu thì những giá-trị cũ, những công-trình của Tổ-tiên

dần dần được phục-hồi một cách đáng kể. Chỉ một

phương-diện này, lịch-sử sau này sẽ ghi công ông

Linh. Một trong mấy ngành quan-trọng và đang được

phục-hồi là Thư-mục-học, Tài-liệu-học, Di sản Hán

Nôm. Người Thày khai-sáng ra Thư-mục-học Việt-

Nam là một học-giả tên Trần-Văn-Giáp, " Thư-mục

Việt-Nam mới chỉ bắt đầu từ thời Trần-Văn-Giáp.

Trước Trần-Văn-Giáp chưa có ai biết đến và biết làm

Thư-mục." ( Xem : Nghiên-cứu Lịch-sử " Người khai

sáng ngành Thư-mục Việt-Nam ", số 1 - 1997, tr. 88-

92 ). Ở Miền Bắc viên ngọc hiếm quý là một học-giả

Trần-Văn-Giáp ( Thân-phụ của giáo-sư Trần-Văn-

Kiện ở Miền Nam, một cây bút giá-trị của Tạp-chí

Quê-Hương trước năm 1963 với các bài khảo-luận

uyên-bác về Tài-chính-học, v.v…). Nhưng viên ngọc

Trần-Văn-Giáp đảng để vào một " góc " của mấy

viện nghiên-cứu phủ đầy bụi thời-gian. Cho đến gần

đây mới cho trau chuốt lại mấy viên ngọc quý, kể cả

Tiểu-luận Lễ Hội Mùa Xuân của Giám-thư Văn-khố

Thư-viện số 1 Việt-Nam là cụ Ngô-Đình-Nhu cũng

được nhắc tới, không còn coi là điều cấm kỵ. Đáng kể

145

hơn là học-giả Nguyễn-Đăng-Thục, các ông Hà-Nội

đã nhận ra chân giá-trị của một Nguyễn-Đăng-Thục

ái-quốc và dân-tộc. Đã đến lúc hai phiá đối-nghịch về

chính-trị cần hướng về một chủ-hướng là phục-hồi di-

sản vô-giá của quá-khứ để làm sống-động hiện-tại và

hướng về tương-lai. Chỉ có tình tự dân-tộc và văn-

hóa, truyền-thống và di-sản chung mới có thể dễ dàng

xóa bỏ dị-biệt và kết-hợp lòng người. Và cũng đã đến

lúc, dù là đã quá muộn, cần phải phục-hồi những giá-

trị chân-chính và vô cùng phong-phú của sự-nghiệp

văn-học, văn-hóa và tư-tưởng của VNCH trước năm

1975 nói riêng và toàn-bộ của người quốc-gia yêu

nước từ những năm 1949 khi chế-độ QG Việt-Nam ra

đời và trước hơn nữa, kể từ ngày Nam-Phong Tạp-chí

ra đời năm 1917. Kiện tướng lớn lao của sự-nghiệp kể

trên là những Phạm-Quỳnh, Nguyễn-Văn-Ngọc, Hồ-

Biểu-Chánh… cho đến triết-gia kiêm kịch-giả

Nguyễn-Hiến-Lê, Giản-Chi, Nguyễn-Đăng-Thục, vị

Khoa-trưởng danh-dự cuối cùng của Đại-Học Vạn-

Hạnh trước ngày VNCH sụp đổ .

Giáo-sư Thục qua đời ngày 02 - 06 - 1999 vừa

qua tại nhà riêng ở Phú-Nhuận, thọ 92 tuổi. Lễ an-

táng cử-hành một cách thật cảm-động và nhiều ý-

nghĩa sâu xa vào ngày Chủ-nhật mùng 06 - 06 - 1999

tại Nghĩa-trang Bình-Hưng-Hòa, Hốc-Môn, Gia-Định.

Cụ ra đi với tuổi vàng như vậy kể là đại thọ. Cụ là

một danh-nhân văn-hóa kể vào hàng thượng đẳng ở

146

Miền Nam và là danh-nhân của cả nước. Học-trò cụ

có cả hàng ngày người, hầu hết đã thành danh, đại đa

số trong nghề phấn trắng bảng đen hay trong giới văn-

học và nhà-tu. Rất nhiều Linh-mục, Đại-đức và

Thượng-tọa là học-trò cụ Thục từ thập-niên 1950 ở

Hà-Nội cho đến Sai-Gòn, tập-trung ở trường Văn-

Khoa Hà-Nội và Sai-Gòn sau này, thập-niên 1970

thêm Đại-Học Vạn-Hạnh. Đã từng là học-trò cụ, hay

từng hợp-tác với cụ, hoặc có may mắn quen biết cụ, ai

ai cũng cùng chung một niềm kính mến cụ. Nhân-

cách cụ rất cao, tính-tình điềm-đạm. Vượt trên tất cả,

cụ là một nhà ái-quốc, yêu dân-tộc nồng-nàn đến mức

độ có thể ngộ-nhận cụ là một người dân-tộc " quá-

khích ". Nếu gọi là quá-khích thì cái quá-khích đó

thật là đáng kính. Chẳng qua cũng chỉ là niềm tự-hào

vô-biên về dân-tộc Việt-Nam qua văn-hóa và truyền-

thống rực-rỡ của dân-tộc mình. CS Việt-Nam liệt cụ

vào hàng " đại phản-động " chỉ vì cụ yếu nước một

cách nồng-nàn, chỉ vì cụ là người ái-quốc chân-chính,

chỉ vì cụ quyết trở về nguồn, quyết làm sống lại di-sản

vô giá của Tổ-tiên qua văn-hóa, tư-tưởng và truyền-

thống. Cái quyết ấy cụ dành trọn cả cuộc đời để thực-

hiện, để sống với cái quyết đó và cái quyết ấy đã trở

thành hơi thở và nhịp đập của trái tim cụ từ khi cụ du-

học ở Pháp về. Những năm tháng ở Pháp đã cho

chàng thanh-niên Nguyễn-Đăng-Thục nhìn thấy chân-

tướng của văn-minh Tây-phương qua sự băng hoại và

thoái trào mà đỉnh cao là Chủ-nghiã Thực-dân

147

( Colonialism ), Đế-quốc và Cộng-sản Duy-vật vô-

thần Mác-Lê .

Từ năm chưa tới 30 tuổi cụ đã sớm ý-thức được

đâu là chân-lý mà dân-tộc Việt phải tiếp-tục nối-tiếp

con đường của ông cha, dù đó nếu gọi là con đường

mòn, cheo leo sỏi đá thì vẫn là con đường đưa đến

chân-lý, chân-lý của dân-tộc Việt. Nói một cách rộng

hơn, chân-lý của phương Đông. Và cụ đã nghĩ đúng.

Khi Hiệp-Hội Nghiên-Cứu Á-Châu ra đời trước thập-

niên 1960, cụ Thục đã tìm được đất dụng võ hay đúng

hơn sự ra đời của Hiệp-Hội đã cho thấy cụ Thục và

những cao-nhân đồng thuyền đồng hội với cụ đã đúng

và rất đúng. Khởi từ trường Đại-Học Văn-Khoa tại

Hà-Nội, Đại-Học đầu tiên của Quốc-gia Việt-Nam.

Lúc bấy giờ Pháp vẫn chưa trao trả Đại-Học Hà-Nội

và Sai-Gòn cho Việt-Nam. Khởi đầu chỉ là một lớp

học tổ-chức tạm tại Đền Ngọc-Sơn, hồ Hoàn-Kiếm do

cụ Phó-bảng Nguyễn-Can-Mộng Chủ-trì. Cụ Thục

dạy môn Triết. Phiá Việt-Minh ở ngoài khu chỉ mới

tổ-chức một lớp Đại-Học Văn-Khoa do giáo-sư Cao-

Xuân-Huy và giáo-sư Đào-Duy-Anh lưu-động ở khu

tư Thanh-Hóa đến Phủ-Diễn, Nghệ-An. Hầu hết các

học-giả, giáo-sư Miền Bắc ngành Nhân-văn xuất thân

từ cái nôi Văn-Khoa do hai cụ Huy - Anh kiến lập.

Còn Đại-Học Văn-Khoa Hà-Nội, có người gọi đùa là

trường " chuồng ngựa ". Chính từ cái trường " chuồng

ngựa " ấy, sau Hiệp-định Genève năm 1954, cụ Thục

148

và những người đồng hội " cùng một lứa bên trời lận

đận " đã đưa ngọn đuốc thiêng đó vào Miền Nam, tái

dựng Đại-Học Văn-Khoa. Hội Nghiên-Cứu Văn-Hóa

Á-Châu, chi hội Việt-Nam được thành-lập, cụ Thục

trở thành Chủ-tịch tiên khởi với Tạp-chí Nghiên-Cứu

Á-Châu ra đời, ấn-bản tiếng Việt và Anh-ngữ, là một

trong mấy Tạp-chí giá-trị ở Đông-Nam-Á và cả ở Á-

Châu lúc bấy giờ .

Những kiện tướng của trường Đại-Học Văn-

Khoa Hà-Nội vào năm 1950-1954, có thể nói là tinh-

hoa của dân-tộc và phiá Quốc-gia Tự-do. Vào thời đó

cụ Nguyễn-Đăng-Thục chưa nổi lắm, dẫn đầu là các

nhà khoa-bảng cổ-học như cụ Phó-Bảng Nguyễn-Can-

Mộng, một nhà đại Nho ái-quốc, tinh thông Dịch-lý

Nho-học và Quốc-học, cụ Ngô-Thúc-Địch cử-nhân

Hán-học, em cụ Địch, cụ Nguyễn-Sĩ-Giác, vị Tiến-sĩ

cuối cùng của triều Nguyễn còn sót lại… Cụ Thục

không có quá-trình Nho-học như các nhà Nho kể trên,

nhưng cụ được thừa-hưởng di-sản tinh-thần của gia-

đình và cụ tự học. Ở Pháp về với bằng Kỹ-sư Hoá-

học, cụ là người Việt-Nam đầu tiên làm Đốc-công cho

Nhà Máy Tơ Nam-Định vào năm cụ 25 tuổi. Cụ xuất

thân từ trường trung-học Pháp Albert Sarraut Hà-Nội.

Có thể nói khởi đầu với một quá-trình học-vấn như

thế cụ Thục đã là một sản-phẩm của Tây như Tây.

Thời làm Đốc-công ngành dệt và nhuộm, cụ bắt đầu

nghiên-cứu Nho-giáo và Văn-hóa dân-tộc. Thời-gian

149

ở Nam-Định là cơ-hội " may mắn " nhất trong đời

chàng Kỹ-sư trẻ tuổi Tây-học ( theo lời cụ Thục ), cụ

có dịp đến các nơi di-tích văn-hóa lịch-sử của một

tỉnh nổi-tiếng văn-học như Nam-Định. Cụ đến lễ ở

đền Đức Thánh-Trần ở Tức-Mạc, chính đây là cơ-hội

đã giúp khai đường mở lối cho cụ nghiên-cứu về dòng

Đạo-Nội, do Đức Trần-Hưng-Đạo khai-sáng, một tôn-

giáo đặc-biệt Việt-Nam, từ Đạo-giáo biến-thể mà các

Chư Thánh là Anh-hùng, Liệt-nữ dân-tộc. Cụ đi lễ

Phủ-Giầy, nơi thờ Thánh-Mẫu Liễu-Hạnh ( tức Bà

Chúa Liễu ), đây cũng là cơ-hội mở đường khai lối

cho cụ nghiên-cứu về Đạo-giáo Việt-Nam, kể cả

Đồng Bóng mà thân-mẫu cụ lại là một hiện-thân.

Thân-mẫu cụ đau yếu triền-miên, lúc nào cũng như có

tà ma yểm, ếm, tóc cụ bà kết lại thành búi, không sao

gỡ ra được. Tìm thày chạy thuốc khắp nơi không khỏi,

đến khi " đội bát nhang " ( lên Đồng ) thì tự nhiên

hết bịnh ( theo lời kể của cụ ). Lúc ở Nam-Định, cụ

hay đến thăm chùa Phổ-Minh, ngôi chùa cổ kính với

ngọn tháp nổi danh dựng từ đời nhà Trần. Đây cũng là

cơ-hội mở đường cho cụ tìm về Đạo Phật, nghiên-cứu

Văn-hóa, Văn-hóa Việt-Nam trong thời Lý và Trần.

Tác-phẩm đầu tiên của cụ viết trước năm 1945 là bộ

" Bình giải sách Đại-Học " và " Tinh-Thần Khoa-

Học và Đạo-Học ". Năm 1950, trường Đại-Học Văn-

Khoa mời cụ giảng dạy môn Triết-học Đông-phương.

Cụ bỏ hẳn nghề Kỹ-sư Hóa-Học bước vào ngành

Giảng-huấn và Nghiên-cứu. Cụ từng là Khoa-Trưởng

150

Đại-Học Văn-Khoa Saigon cho đến năm 1975, tức là

25 năm miệt-mài nghiên-cứu và viết, số bản-thảo của

cụ " chất cao như núi ". Các tác-phẩm nổi danh đã

xuất-bản như Triết-Lý Nhân-Sinh Nguyễn-Công-Trứ

( Hà-Nội 1950 ), Lịch-Sử Triết-Học Đông-Phương

( 5 quyển, Saigon 1956-1960), Tư-Tưởng Việt-Nam

( 2 tập, Saigon 1967-1969 ), Thiền-Học Việt-Nam

( 1967 ), Thiền-Học Trần-Thái-Tông…. Cụ là cây bút

cột-trụ của các Tạp-chí Nghiên-cứu và Văn-học ở

Miền Nam như Việt-Nam Khảo-Cổ, Tập-san Văn-

Hóa, Tạp-chí Nghiên-Cứu Văn-Hóa Á-Châu mà cụ là

Chủ-nhiệm, Tạp-chí Đại-Học Huế, Tạp-chí Tư-Tưởng

Đại-Học Vạn-Hạnh .

Tuy coi cụ là thành-phần " đại phản động ",

CS không bỏ tù cụ vì dù sao cụ cũng là một nhà Văn-

hóa có tầm vóc quốc-tế, nổi danh ở Á-Đông, cụ lại

không tham-gia chính-quyền, dù nhiều lần được mời

ra làm Tổng-Trưởng, cụ đều từ-chối. Giữ cương-vị

thuần-túy Văn-hóa và Nghiên-cứu của một bậc Thày

khả kính, tác-phẩm của cụ bị nhà cầm quyền CS coi là

" sản-phẩm văn-hóa nô dịch ", bị tịch-thu toàn-bộ.

Năm 1990 trở lại đây, đã thấy một số học-giả và nhà

nghiên-cứu ở Hà-Nội trích-dẫn sách của cụ. Bộ Triết-

Học đã được tái-bản do cơ-quan của đảng chủ-trương.

Một bài nghiên-cứu đứng-đắn đã thấy nhắc đến công-

trình của cụ một cách khá trịnh-trọng. Cuối cùng

chân-lý vẫn là chân-lý. Cái chân-lý của dân-tộc và chủ

151

đạo ái-quốc vốn hằng cửu bất diệt. Cái chân-lý mà

một nhà Văn-hóa như cụ Thục, trọn một đời theo đuổi

và tận-tụy, dù có bị bôi tro trét bùn thì một ngày như

hôm nay vẫn lại sáng-tỏ. Cái chết trong tuổi già của

cụ lại là sự sống đời đời bất-diệt với đất nước và dân-

tộc, vì đất nước và dân-tộc là lẽ sống của một nhà

uyên-bác và chân-tình như cụ Thục. Chúng tôi xin

dâng nén hương lòng tri-ân đại-tôn-sư vô cùng kính

yêu mà ơn ích đối với văn-hóa học-thuật của dân-tộc

đã có sâu đầy. Đã đến lúc, và dù đã muộn, ta cần phải

phục-hồi và làm sống lại công-trình văn-hóa và tư-

tưởng lớn lao của Miền Nam trước 1975, để " cái gì

của Cézar xin trả lại cho Cézar ", từ đó tìm ra những

tinh-hoa và những giá-trị chân-chính để phục-hồi và

phục-hưng dân-tộc mà văn-hóa và tư-tưởng lúc nào

cũng là căn-bản nhất, chủ-yếu và là nền-tảng .

Nói đến sự-nghiệp văn-hóa và tư-tưởng ở Miền

Nam trước 1975, ngoài các cụ Giản-Chi, Nguyễn-

Hiến-Lê, Lê-Ngọc-Trụ, Vương-Hồng-Sển, Bình-

Nguyên-Lộc, Trương-Văn-Chình ( nhà Ngữ-học ),

Phan-Khoang và Nguyễn-Thế-Anh ( nhà Sử-học ),

Mai-Thọ-Truyền ( nhà Phật-học ), Thanh-Lãng ( nhà

Nghiên-cứu Văn-học ), Kim-Định, Trần-Thái-Đỉnh….

Hàng đầu phải kể đến các Tạp-chí rất xứng đáng như

Văn-Hóa Tập-san, Khảo-Cổ Tập-san, Quê-Hương

( kinh-tế phát-triển ), Tạp-chí Sử-Địa, Văn ( Mai-

Thảo ), Bách-Khoa … Đem Văn-Hóa Tập-san trong

152

20 năm ở Miền Nam so-sánh với một số Tạp-chí giá-

trị của Miền-Bắc trước năm 1975, phải thẳng thắn nói

rõ rằng : " Tập-san Văn-Hóa ở Miền Nam vượt rất xa

Miền Bắc cùng thời, xét về phẩm-chất nội-dung, giá-

trị khảo-cứu và thể-tài qua mỗi số. Sau Nam-Phong

Tạp-chí thì mãi đến năm 1955, ở Miền Nam mới có

được một Tạp-chí đa thể tài và giá-trị như Văn-Hóa

Tập-san. Đây là Tạp-chí do Nha Văn-Hóa Bộ Giáo-

Dục chủ-trương và xuất-bản hàng tháng cho đến số

cuối cùng năm 1975. Đây cũng là Tạp-chí đầu tiên ở

Miền Nam đi hẳn về Văn-hóa dân-tộc, làm nổi bật

giá-trị của một nền Văn-hóa vốn đã rất phong-phú.

Giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục với nhiều bài về Văn-

hóa Việt-Nam và Triết-học Đông-phương lại càng

làm nổi bật trên Tạp-san phong-phú này. Đến nay đọc

lại vào buổi xế chiều như chúng tôi, mới thấy Miền

Nam vốn có những viên ngọc thật hiếm quý .

Kiện tướng hàng đầu của Tập-san là học-giả

Nguyễn-Khắc-Kham, nguyên Hiệu-Trưởng trường

Trung-học Văn-Hóa ở Hà-Nội trước năm 1954. Cụ

Kham tốt-nghiệp Đại-Học Sorbone Ba-Lê, cụ tinh-

thông và uyên-bác về La-tinh, Pháp-văn, Hán-văn

Kim Cồ, chữ Nôm, lại thông-thạo cả Anh-ngữ và

Nhật-ngữ. Cụ là giáo-sư thuộc lớp tiền-bối của Đại-

Học Văn-Khoa, Giám-Đốc Nha Văn-Hóa, Chủ-nhiệm

Văn-Hóa Tập-san suốt tám năm dưới chế-độ Đệ Nhất

Việt-Nam Cộng-Hòa. Chủ-bút là học-giả Thái-Văn-

153

Kiểm. Hai nhà học-giả lỗi lạc này đã đưa Tập-san lên

một bước thật cao, vượt xa các Tạp-chí lớn của Miền

Bắc cùng thời như Văn Sử Địa, Dân-tộc-học, Văn-học

v.v… Cụ Kham tuy viết ít nhưng mỗi bài của cụ là

một công-trình uyên-bác, có tấm-vóc thượng-đẳng

quốc-tế ( xem Nguyễn-Khắc-Kham " Đời Nhà Chu

đã có xe chỉ Nam chưa ? ", Văn-Hóa Tập-san số 4,

1963, tr. 501-511 _ " Việt Thường có phải là địa-bàn

của dân Việt ta xưa không ? ", Văn-Hóa Tập-san số 3,

T. XII, tháng 3, 1963, tr. 326-333 ). Cụ Kham

nghiên-cứu rất cẩn-trọng, với nhiều nguồn tài-liệu

chuẩn-xác và phong-phú. Cụ sống như một chân

nhân, đạo-sĩ, một lời là một lời vàng ngọc, đắn đo

cẩn-thận và nghiên-cứu ( nay cụ đã gần cửu tuần,

hiện cư-ngụ tại San Francisco ). Học-giả Thái-Văn-

Kiểm lại là một tấm gương hiếu-học hiếm có, làm

Chủ-bút Văn-hóa Tập-san, cụ đã mời được nhiều học-

giả thời danh cộng-tác liên-tục trong tám năm. Bản

thân học-giả Thái-Văn-Kiểm nghiên-cứu sâu rộng

nhiều thể-tài dưới nhiều bút-hiệu như Tân-Việt-Điểu

với " Lịch-sử người Hoa-kiều tại Việt-Nam ", Văn-

Hóa Tập-san số 61 tháng 5, 1961, tr. 547-561 ).

" Sâm và Nhân-Sâm ", VHTS số 25, tháng 10, 1967,

tr. 930-933, và số 26, tháng 11, 1967, tr. 1064-1078 ).

Một trong mấy loạt bài giá-trị của VHTS là khảo về

Cuộc Nam-Tiến của dân-tộc Việt-Nam, đăng liên-tiếp

nhiều kỳ. Sau năm 1975, dù tuổi đã cao, cụ Thái-Văn-

Kiểm lại cắp sách vào Đại-học, cụ đậu Tiến-sĩ Văn-

154

chương với một luận án được ca ngợi là một công-

trình nghiên-cứu hiếm có. Ngày trình luận-án, cựu

Thủ-Tướng Trần-Văn-Hữu đến tham-dự. Cựu Thủ-

Tướng Hữu rất cảm-động và cho rằng đây là niềm

hãnh-diện chung của người Việt-Nam. Cụ Kiểm học

chỉ là để làm gương cho con cháu và thế-hệ sau về

tinh-thần cần-cù hiếu-học, cố làm rạng danh nòi-giống

nơi quê người. Cùng với cụ Kham và các bậc văn-

nhân thượng-thặng, cụ Kiểm đã đưa VHTS của Miền

Nam lên thượng tầng giá-trị của Văn-học và Khảo-

cứu như công-trình nghiên-cứu về Lịch-sư và Văn-

hóa Cham của giáo-sư Nguyễn-Khắc-Ngữ ( xem

Nguyễn-Khắc-Ngữ " Lịch-sử Cham -- Bà Xá Y Nữ ",

Văn-Hóa số 51 - 1960, tr. 569-572 … ) hay công-

trình khảo-cổ uyên-bác của giáo-sư Nghiêm-Thẩm,

nhà Khảo-cổ số 1 ở Miền Nam ( xem Nghiêm-Thẩm

" Kho-tàng của các Vua Cham ", VHTS số 56-57,

tháng 12, 1960, tr. 1567-1575 ). Sự-nghiệp của nhà

Văn-hóa như cụ Thục, cụ Kham, cụ Kiểm, không phải

ở tấm văn-bằng Cử-nhân, Tiến-sĩ. Sự-nghiệp ấy ở

công-trình sưu-khảo, ở bài viết và tác-phẩm .

Bằng-cấp không quan-hệ thiết thân đến văn-hóa

và tư-tưởng của một tác-giả. Nếu cụ Thục miệt mài

với cái bằng Kỹ-sư Hoá-học, cụ có thể lên đến Tổng-

giám-đốc một Công-ty và trong bối-cảnh chính-trị của

Miền Nam trước …

***********

155

BÁO GIÓ - MỚI

( Falls Church, VA 22041 - số 248 / 18-06-1999 )

TU - VIỆN PHÁP - VƯƠNG

ANANDA BUDDHIST MEDITATION INSTITUTE

Lễ Cầu-Siêu Chung Thất Trai Tuần

Hương-linh Giáo-sư, Học-giả Nguyễn-Đăng-Thục

Virginia ngày 19 tháng 07 năm 1999

****

*

Virginia, ngày 24 tháng 7 năm 1999

Phần Mở Đầu .

Kính bạch Thượng-Tọa Viện-Trưởng,

Kính thưa các cụ, các bác, cùng toàn-thể quý vị hiện-

diện .

Hôm nay Thầy đã đích thân đứng chủ lễ Cầu-

siêu chung thất trai tuần cho Hương-linh cố giáo-sư,

học-giả Nguyễn-Đăng-Thục được sớm về cõi Phật .

156

Đồng thời hôm nay cũng là ngày tưởng-niệm

một danh-nhân của thời-đại, một bậc Thày khả kính,

một bậc Thày không phải của riêng các trường Đại-

Học mà là một bậc Thày của đất nước và dân-tộc

Việt-Nam .

*Tiểu-sử cố giáo-sư Nguyễn-Đăng-Thục.

…………….........

Suốt thời-gian sau 1975, cụ sống ẩn-dật an-bần

lạc-đạo và tiếp-tục viết sách. Một số lớn bản-thảo đã

được ái-nữ của cụ đưa sang cất giữ tại Pháp .

Để tán-dương công-đức của cố giáo-sư Thục

trong lãnh-vực văn-hóa giáo-dục, ký-giả Hà-Nhân-

Văn đã viết về cụ như sau : " Cái chết trong tuổi già

của cụ lại là sự sống đời đời bất-diệt với đất nước và

dân-tộc vì đất nước và dân-tộc là lẽ sống của một nhà

bác-học uyên-bác và chân-tình như cụ Thục ."

Thật vậy, giáo-sư Thục mất đi nhưng đã để lại

cho hậu-thế cả một gia-tài văn-hóa giáo-dục, giáo-sư

Thục đã cống-hiến cả cuộc đời và sự-nghiệp cho

quốc-gia và dân-tộc Việt-Nam .

Tuệ - Quang

****

*

157

THẾ - KỶ 21

( Số 126, tháng 10 - 1999 )

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC VÀ CHỦ-TRƯƠNG

DUY NHẤT

Trong các mục Bạn Đọc Viết và Hồi-ức,

Tạp-chí Thế-Kỷ 21 lần lượt giới-thiệu các ý-kiến khác

nhau về cụ Nguyễn-Đăng-Thục như một bậc Thày và

nhà hoạt-động Văn-hóa. Tiếp-nối giòng ký-ức tập-thể

về một " cây đại thụ với tuổi đời trải dài gần suốt thế-

kỷ ", bài báo này nói về cụ Nguyễn-Đăng-Thục như

một nhà tư-tưởng. Nếu có thêm bài khác đề-cập tới

hoạt-động báo-chí là đã khai-quát hết quá-trình hoạt-

động của cụ Nguyễn-Đăng-Thục .

Tiểu-sử của cụ được ghi lại trong bộ

Dictionnaire des Philosophes do Denis Huisman chủ-

biên ( Paris, P.U.P. , 1984, tr. 1916 ). Cũng như nhiều

nhà Triết-học khác, cụ dạy học suốt một phần-tư thế-

kỷ : từ 1950 ( năm thành-lập Đại-Học Văn-Khoa Hà-

158

Nội ) tới 1975 ( năm Đại-Học Văn-Khoa Saigon bị

giải-thể, thay-thế bằng trường Đại-Học Tổng-Hợp,

theo mô-hình Đại-Học XHCN ). Cụ mất ngày 19

tháng Tư năm Kỷ-Mão, cùng ngày giỗ Lê-Quý-Đôn

( 1726-1787 ). Giáo-sư Nguyễn-Khắc-Hoạch đã mệnh

danh vị Khoa-Trưởng tiền-nhiệm là " cây đại thụ ".

Cây đại thụ đó ra đời năm Mậu-Thân đầu tiên của thế-

kỷ ( 1908 ) tại Bắc-Ninh. Cây nhân-sinh bén rễ Đông

rễ Tây, rễ Khoa-học và Đạo-học, triển nở thành một

thân cây Triết-học duy-nhất. Phần dạy học được nhận

biết nhiều nhất vì là vòm cây cổ-thụ, bao-phủ nhiều

thế-hệ học-trò .

Tôi vừa nói tới " thân cây duy nhất " của bậc

đại lão Triết-học. Đó không chỉ là một hình-ảnh,

nhưng thể-hiện chủ-trương của cụ Thục ngay từ buổi

đầu. Sau bảy năm du-học, khi mới về nước ( 1934 ),

cụ Chủ-biên tờ L'Avenir de la Jeunesse. Hai năm sau

( 1937 ) là tờ Le Travail và sau một thập niên

( 1945 ) Tạp-chí Duy Nhất. Nếu ghép ba tên báo vào

một câu, nhà tư-tưởng bắt đầu bằng … Jeunesse, tiếp

nối bằng Travail ( báo tiếng Pháp ), sau cùng là

Duy-Nhất ( Tạp-chi Việt-ngữ ). Tên báo tóm-tắt suốt

cuộc hành-trình Triết-học của người chủ-trương. Tôi

ướm thử hai tờ Tạp-chí Duy-Nhất ( vào giữa thế-kỷ )

và Thế-Kỷ 21 ( cuối thế-kỷ ). Cả hai có khuôn-khổ

như nhau : mẫu chữ đều là Time khổ 10, trang báo

chia làm hai cột. Chỗ khác nhau là phiá dưới

159

" manchette " Duy-Nhất có tên báo bằng chữ Hán.

Ngoài ra Duy-Nhất là Bán-nguyệt-san, in trên giấy

bản. Tờ Thế-Kỷ 21 không còn dấu vết này của buổi

giao thời giữa thế-kỷ. Mục " Trong thời gian… " của

tờ báo có vài chứng-tích lịch-sử, có thể chép lại .

Trong tờ chiếu công-bố vào ngày Việt-Nam

Thống-nhất Đại-khánh ( 2-5 âm-lịch nhằm 11-6-1945:

kỷ-niệm ngày Vua Gia-Long thống-nhất sơn-hà ), Vua

Bảo-Đại thống-nhất ba miền, đổi Bắc-kỳ, Trung-kỳ,

Nam-kỳ thành Bắc-bộ, Trung-bộ và Nam-bộ. Ngày 1-

7-1945 : thành-lập Việt-Nam Thông-Tấn-Xã lúc đó

viết tắt là API ( Thời VNCH : VTX. Hiện nay :

VNTTX ). Trong diễn-văn ngày 1-7-1945 có đề-cập

tới quốc-kỳ, chọn mầu vàng để làm nền, lấy mầu son

tươi để viết chữ. Trong Kinh Dịch chữ Li là " lệ dã "

nghĩa là đẹp vậy thay. Quẻ Li thuộc về phương Nam,

có nghĩa là " Lửa ", là " Sấm sét ", là " Mặt-Trời ".

Tượng quẻ Li là văn-minh, là thái-bình, là sáng-láng,

rực-rỡ. Mầu vàng chẳng phải thau đâu, trải qua nắng

mưa giãi dầu, vàng vẫn thắm tươi. Mầu son là hình-

dung sự vui mừng, sự khí huyết phương cường, nghĩa

là sự phấn-đấu chiến-thắng, nghĩa là sự khẳng-khái,

hoặc hăng-hái, không thấy nguy-nan mà thoái chí,

không thấy khó nhọc mà chịu giật lùi. Đó là mấy sự-

kiện xẩy ra vào năm báo Duy-Nhất của Chủ-nhiệm

Nguyễn-Đăng-Thục góp mặt làng báo ( 1945 ). Ông

160

Lý-Quốc-Sỉnh là Ủy-viên trị sự của Bán-nguyệt-san

này .

Từ số 1 đến số 4, tòa-soạn Duy-Nhất đặt tại

" số 25 đường Bôn-Be, Nam-Định ". Kể từ số 5 ( 1-6-

1945 ) dọn về 25 đường Fourès, Nam-Định ". Trên

" manchette " của Tạp-chí, tên Toàn-quyền Paul-Bert

( 1833-1886 ) bị xóa nhòa bằng cái tên Việt-hóa Bôn-

Be. Tờ báo ra đời ở Nam-Định vì từ năm 1939, Kỹ-sư

Nguyễn-Đăng-Thục làm việc cho Nhà Máy Dệt

S.F.A.T. ở thành-phố này. Trong tác-phẩm Thiền-

Học Trần-Thái-Tông, tác-giả Nguyễn-Đăng-Thục

trích-dẫn Việt-Sử Tiêu-Án của Ngô-Thời-Sĩ, viết về

lai-lịch nhà Trần như sau :

" Tiên-Tổ vốn người Phúc-Kiến bên

Trung-Hoa ; đến ông Tổ là Kinh sang nước

Nam ở làng Tức-Mạc, phủ Thiên-Trường, sinh

ra Hấp. Hấp sinh ra Lý, Lý sinh ra Trần-Thừa

làm nghề đánh cá, lấy bà Lê-Thị làm vợ, đến

năm Mậu-Thìn sinh ra Vua Thái-Tông ."

( Nguyễn-Đăng-Thục, " Thiền-Học

Trần-Thái-Tông, Hà-Nội, nhà xb.

Văn-Hóa Thông-Tin, 1996, tr.18 )

Theo Đào-Duy-Anh, Vua Trần-Thái-Tông đổi

24 lộ đời Lý thành 12 lộ, trong số có phủ lộ Thiên-

Trường " ở miền Bắc tỉnh Nam-Định ". Chiếc nôi

161

của nhà Trần với những ngôi danh-lam như chùa Phổ-

Minh, khai đạo Kỹ-sư Nguyễn-Đăng-Thục ở lứa tuổi

20 tìm về Thiền-Tông Việt-Nam. Các địa-danh này

gợi thi-ca cho mấy vị Vua nhà Trần ( Thánh-Tông :

Hạnh-Thiên-Trường Hành Cung ; Nhân-Tông : Thiên-

Trường Phủ ; Đề Phổ-Minh Tự Thủy-Tạ v.v… )

Cuộc hành-trình " Duy-Nhất " của cụ Nguyễn-Đăng-

Thục là một biểu-đồ địa-lý : Việt-Nam -- Pháp ( trục

Hoành ngang Đông - Tây ) ; Marseille - Paris - Lille

( trục Tung dọc Nam - Bắc nước Pháp ); kết-thúc

bằng trục Tung thứ hai : Hà-Nội - Nam-Định - Saigon

( Bắc - Nam Việt-Nam ). Nếu không học ngành công-

nghệ ở Lille, Kỹ-sư Thục đã không làm việc ở Nam-

Định. Không có Nam-Định, Kỹ-sư Thục đã không trở

thành nhà tư-tưởng Nguyễn-Đăng-Thục. Đó là con

đường vòng đai, khai lối cho một hành-trình Duy-

Nhất, tóm-tắt trong ba chủ-đề : Tập đại thành ; Đồng

qui nhi thù đồ ; Thiền. Nguyễn-Ngọc-Bách, một học-

trò của cụ Thục, đã ghi lại lộ-trình của Thày trong tập

bản-thảo :

" Nhớ Thày với ưu-tư Quốc-học " .

Số ( 1-6-1945 ) của Tạp-chí Duy-Nhất chuyên

luận về Văn-Hóa. Bài xã-luận trang bìa ( trên giấy bản

giống như những trang ruột ) viết về con đường Văn-

hóa hiện-tại và tương-lai : Quan-niệm trước hành-

động sau. Trong bài này cụ Thục viết :

162

" Từ khi Đông - Tây gặp nhau, tình-thế

thực-tế và tình-thế của thế-giới thay đổi, chúng

ta mới chỉ thụ-động ảnh-hưởng của bên ngoài,

chứ chưa từng ý-thức mà làm lấy cuộc cách-

mạng văn-hóa cần-thiết, chưa tìm thấy một

quan-niệm xác đáng thích-trung với thời-thế để

chủ-trương duy-nhất đời hoạt-động của chúng

ta trong hoàn-cảnh xã-hội hay cá-nhân ."

( tr. 1-2 )

Chủ-trương căn-bản này còn được khai-triển

trong bài " Căn-Bản Duy-nhất của Văn-hóa Đông -

phương ", trong số báo. Trong bài báo này cụ Thục

viết :

" Nhà Đạo-học bao giờ cũng có tinh-thần

thực-hiện, nghĩa là luôn luôn ý-thức cái nhất-

nguyên để tìm đồng-nhất với nó trong tư-tưởng

cũng như trong hành-vi hàng ngày. Ấy là thái-

độ hướng về sự-thực thượng chân-lý của hai

chữ Thành, Kính trong văn-hóa Đông-phương.

Vì Thành là thực-hiện cái ý-tưởng của mình,

Kính là kính-trọng cái linh-động cao-siêu tiềm-

tại ở mình và ở vạn-vật. Chính cái tinh-thần

Đạo-Học này rất gần với tinh-thần Khoa-Học

mà nhà Khoa-Học trứ-danh Einstein gọi là

163

tinh-thần Vũ-trụ-đạo trong Khoa-Học Thực-

Nghiệm mới của thế-kỷ 20 " .

( tr. 17 )

Trong phần kết-luận tác-giả viết :

" … Chúng ta nên mong rằng Tinh-thần

Đạo-Học trở nên Tinh-thần Duy-nhất của Á-

Đông và bao-hàm Tinh-thần Khoa-Học vào

trong, thành một đại hòa-điệu duy-nhất của

Tâm và Trí. Chỉ có sự hợp-dung thích-ứng này,

không phải nguyên có tính-cách hình-thức bề

ngoài, mà là kết-quả của một sự tiến-hóa tự-

nhiên và của một sự thâm hiểu lẫn nhau, thì mới

có thể dựng lại sự hòa-bình và sự quân-bình cả

trong cá-nhân lẫn trong xã-hội hiện-tại ."

( tr. 17 )

Bối-cảnh của bài báo " Căn-bản Duy-nhất Của

Văn-hóa Đông-phương " là Tạp-chí Duy-Nhất. Tờ

Tạp-chí ra đời trong bối-cảnh Việt-Nam Thống-nhất

Đại-khánh. Những nhà Nghiên-cứu khi tìm-hiểu tư-

tưởng Nguyễn-Đăng-Thục đừng nên bỏ quên khởi-

điểm " Duy-Nhất " này .

Tờ báo " Duy-Nhất " tới nay là hơn nửa thế-

kỷ, tuổi đời của một thế-hệ đông đảo môn-sinh của cụ

Thục : Lê-Đình-Điểu, Đỗ-Ngọc-Yến, Bùi-Hồng-Sĩ,

Phạm-Quốc-Bảo, Vũ-Hiệp, Lê-Đình-Bảng v.v… Cụ

164

Nguyễn-Đăng-Thục đã trải qua nhiều cương-vị khác

nhau : từ Kỹ-sư tới Giáo-sư, từ Chủ-nhiệm Tạp-chí tới

Khoa-trưởng Đại-Học v.v… Cuộc thăng trầm của cụ

( nói đúng ra là xấp xỉ trăm năm ) gắn liền với những

thăng-trầm của đất nước. Theo lời giáo-sư Nguyễn-

Khắc-Hoạch, cụ Thục thường nói :

" Chúng ta chỉ có thể hoàn-toàn là chúng

ta khi chúng ta thể-hiện được nguồn-gốc của

chính mình ."

Trong gần hết một thế-kỷ, cây đại thụ của văn-

hóa dân-tộc không những giữ nguồn-gốc một cách

vững-vàng, mà còn không ngừng thể-hiện cội-nguồn.

Cụ để lại một thư-tịch đồ-sộ, chưa kể nhiều tập bản-

thảo viết tay trên tập vở học-trò. Nhưng mấy ai ngờ

một công-trình khác của cụ còn lớn hơn sách vở. Đó

là bao nhiêu tâm trí chịu ảnh-hưởng trực-tiếp ( qua

giảng dạy ) hay gián-tiếp ( qua những trước-tác của

cụ ).

Cụ theo đuổi con đường " Duy-Nhất " tới ngày

19 - 04 Âm-lịch. Từ sáng cụ còn đọc sách như thường

ngày. Tới trưa, cụ cảm thấy mệt mỏi, tắm xong bận áo

trắng. Theo lời kể, khoảng 16 giờ, cụ vời cụ bà và các

con cháu lại gần, cho biết " thân tứ đại của cụ đã đến

giờ hoại diệt ". Nhưng sự hủy diệt không đến một lần,

cụ trỏ phần bên trái thân-thể chết trước. Tiếp theo là

165

từ chân phải lên tới đầu, theo trục Tung của cây nhân-

sinh. " Dự trí thời chi ", sau cùng cụ nắm chặt tay

người thân rồi nói : " Đến đây là hết rồi ư." Cụ bà đáp

lời : " Thôi ông đi tới Hy-Mã-Lạp-Sơn … " . Đời

người ai cũng một lần chết. Nhưng cái chết của nhà

tư-tưởng an nhiên tự-tại. Vì họ " thực-hiện cái biết tối

cao của ý-thức tâm-linh thực-nghiệm siêu-nhiên trên

ý-thức cảm nghĩ phổ-thông " .

Trong số những người tưởng-niệm trước di-hài

cụ Nguyễn-Đăng-Thục có Thầy Tuệ-Sĩ. Mới được trả

tư-do ba hôm, Thầy tới thăm cụ Thục. Mấy hôm sau,

các Thầy Tuệ-Sĩ, Đức-Nhuận … là những Tu-sĩ đầu

tiên đến nhà tụng-niệm. Nhiều Tu-sĩ Công-giáo, Cao-

đài cũng tới tiễn-biệt. Di-cốt và bài-vị của cụ được thờ

tại Thanh-Minh Thiền-Viện, ở đường Trương-Tấn-

Bửu, gần căn nhà có trồng cây hoa đại ngoài cửa, khi

sinh thời cụ thường ngồi đọc sách dưới gốc soài, gốc

mít .

Mấy hôm trước, tôi tới lạy trước bàn thờ cụ

Nguyễn-Đăng-Thục, tại nhà giáo-sư Phùng-Như-

Liêm, con rể cụ Thục ở Châtillon, ngoại ô Paris. Cạnh

linh-vị là hai câu đối liễn xổ dọc, bút tự của cụ Thục,

chép lại lời vấn đáp giữa nhà Sư Tống-Đức-Thành với

Vua Trần-Nhân-Tông (1258-1308), trong tác-phẩm

" Núi An-Tử Với Thiền-Học Việt-Nam " của Tác-giả,

166

xin chép lại sau đây để tưởng nhớ một Thiền-sư lớn

của thế-kỷ vừa tịch diệt :

" Lưu thủy hạ sơn phi hữu ý,

Bạvh vân xuất tụ bản vô tâm. "

( Chú-thích, tr. 166 " Núi An-Tử Với

Thiền-Học Việt-Nam " ở Web Site )

Lê-Đình-Thông

******

*

167

LỄ TƯỞNG - NIỆM

GS. NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

Một nhóm cựu sinh-viên Đại-Học Văn-Khoa,

Đại-Học Sư-Phạm Saigon và Đại-Học Vạn-Hạnh.

Ban Tổ-chức :

Nguyễn-Quý-Bổng, Đào-Đức-Hoàng, Khiếu-Đức-

Long, Hoàng-Chiều-Nhân, Võ-Bá-Thiện,

Nguyễn-Thiên-Thụ

Lễ cầu-siêu được tổ-chức tại Tổ-Đình Từ-Quang 1

1978 Parthenais Montréal

Lúc 10 giờ sáng ngày thứ bẩy 26-06-1999

***

LỄ CẦU-SIÊU CHUNG THẤT TRAI TUẦN

Hương-linh Giáo-sư, Học-giả Nguyễn-Đăng-Thục

TU-VIỆN PHÁP-VƯƠNG

ANNANDA BUDDHIST MEDITATION

INSTITUTE 3418 ANNANDALE RD., FALLS CHURCH,VA

22042 USA

Tu-sĩ VÂN - ĐÀM

Cư-Sĩ TUỆ - QUANG