115
N-ĐỘ PHC-HƯNG RABINDRANATH - TAGORE ( 1861 - 1941 ) ( 1940, Santiniketan. _ Le Mahâtmâ GANDHI et RABINDRANATH TAGORE Conversation dans le cabinet de travail du poète .) Dch Thut : NGUYN-ĐĂNG-THC

RABINDRANATH - TAGORE ( 1861 - 1941 ) - freephung.free.frfreephung.free.fr/.../ANDOPHUCHUNG/12)RABINDRANATHTAGORE.pdf · NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC 1 RABINDRANATH TAGORE ( 1861 - 1941

  • Upload
    buinhan

  • View
    229

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ẤN-ĐỘ PHỤC-HƯNG

RABINDRANATH - TAGORE

( 1861 - 1941 )

( 1940, Santiniketan. _ Le Mahâtmâ GANDHI

et RABINDRANATH TAGORE

Conversation dans le cabinet de travail du poète .)

Dịch Thuật :

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

1

RABINDRANATH TAGORE

( 1861 - 1941 )

Gandhi và Tagore là linh-hồn và cha đẻ

của Ấn-Độ hiện-đại, một người đã tôn-giáo-

hóa chính-trị, một người làm sống lại hồn thơ

tôn-giáo Tiên-tri ( Rishi ) thời Vedas, đồng-

nhất-hóa thi-ca và tôn-giáo. Cả hai người đã

hoàn-thành công cuộc phục-hưng truyền-thống

văn-hóa Ấn và giải-phóng dân-tộc khỏi đế-

quốc thực-dân, không phải đổ máu .

Thi-hào Tagore, giải-thưởng quốc-tế

Nobel về văn-học, đã tự-thuật về mình :

" Tôi ra đời năm 1861 . Đấy không

phải một niên-hiệu lịch-sử, nhưng nó

thuộc về một thời-đại lớn của đất Bengal,

thời của ba trào-lưu vận-động gặp nhau

trong đời sống của nước tôi. Một thuộc về

ẤĐPH TAGORE

2

tôn-giáo, đã được Raja Rammohan Roy,

một đại-nhân rất thông-minh, đề-xướng.

Nó có tính-cách cách-mệnh vì ông đã thử

khai-phóng dòng sống tâm-linh bị bế-tắc

từ lâu bởi cát và rác của những tín-

ngưỡng hình-thức và duy-vật, đóng

khung trong tập-tục bề ngoài, thiếu hẳn ý-

nghĩa tâm-linh. Người cố bám vào quá-

khứ xa-xưa thì hãnh-diện về cổ-tích của

mình, về sự siêu-việt của bức tường cổ

vây bọc lấy chúng. Họ trở nên bực-tức và

giận-dữ khi nào có tinh-thần lỗi-lạc, có ai

yêu chân-lý, phá vỡ bức tường của họ và

tuôn vào luồng tư-tưởng sáng-chiếu và

hơi thở của sinh-lực. Ý-tưởng tạo nên

vận-động và tất cả vận-động tiến-bộ họ

đều coi như là đe-dọa cho sự an-toàn

kho-tàng của họ .

" Tôi đã sinh ra trong khi các việc

ấy diễn ra. Tôi lấy làm kiêu-hãnh mà nói

rằng cha tôi là một trong các người lãnh-

đạo chính của vận-động ấy, vận-động

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

3

khiến ông bị truất hết quyền-lợi và chịu-

đựng những bất công xã-hội. Tôi sinh vào

chính không-khí của những lý-tưởng mới

sẩy đến, lý-tưởng đống thời cổ xưa, xưa

hơn tất cả sự vật mà thời-đại tự kiêu .

" Còn một vận-động thứ hai cũng

chẳng kém quan-trọng. Bankim Chandar

Chatterjee, tuy già hơn tôi lại cũng đồng

thời với tôi và sống đủ lâu để cho tôi còn

được thấy, ông là một tiên-phong trong

cuộc cách-mệnh văn-học ở đất Bengal

thời bấy giờ. Trước ông, văn-học của

chúng tôi bị áp-bức bởi một lối văn hoa-

mỹ, bóp nghẹt sức sống và nặng vận-điệu

trói-buộc. Bankim Chandar đã đủ can-

đảm chống với chính-thống tin-tưởng vào

sự an-toàn bia-mộ và vào cứu-cánh của

thần-chết. Ông nâng cái trọng-lượng của

những hình-thức nặng-nề trong ngôn-ngữ

của chúng tôi và với chiếc gậy thần, ông

đã gọi dậy nền văn-học của chúng tôi ra

khỏi giấc ngủ triền-miên lâu đời. Một hứa

ẤĐPH TAGORE

4

hẹn lớn và một viễn-ảnh về cái đẹp nó

biểu-lộ cho chúng tôi khi nó tỉnh dậy đầy

đủ sức mạnh và duyên-dáng của nó .

" Lại một phong-trào nữa xuất-phát

đồng thời với hai phong-trào trên, là

phong-trào Dân-tộc. Nó không phải thuần

là chính-trị, nhưng nó bắt đầu là tiếng nói

tinh-thần của dân tối-cổ, khẳng-định bản-

ngã của chính mình. Nó là một tiếng bất-

bình đối với sự nhục-nhã luôn luôn

chồng-chất lên chúng tôi, do người không

phải Đông-phương đem đến, chúng đặc-

biệt, bấy giờ, có thói phân-biệt thế-giới

loài người thành tốt hay xấu, tùy theo

người ta thuộc về bán-cầu nào ."

_ ( Tôn-giáo của Một Nghệ-sĩ )

Rabindranath Tagore đã sinh-trưởng

trong hoàn-cảnh ấy ở xứ Bengal. Ông thuộc về

một dòng quí-tộc Ấn-Độ, ông nội là Quốc-

vương Dwarakanath Tagore và ông thân-sinh là

Debendranath Tagore, một nhà cải-cách tôn-

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

5

giáo, đệ-tử của Ram Mohan Roy và đứng đầu

Hội tôn-giáo cải-cách Brahmo Samâj, được dân

Ấn tôn-trọng như bậc Thánh ( Maharshi ),

được Ramakrishna chứng-nghiệm có thị-hiện

thần-linh .

Gia-đình Tagore thuộc về thượng-lưu trí-

thức tiến-bộ, nơi đi lại của giới trí-thức tỉnh

Calcutta. R. Tagore sớm được tiếp-xúc với

văn-nghệ-sĩ, khoa-học-gia đương thời. Cha của

ông " dè dặt tránh sự can-thiệp vào ý-tưởng

của ông " như chính ông đã ghi trong tập nhật-

ký của mình. Đối với học-hiệu lối Tây-phương

như cha ông đề-cao, thì R. Tagore cũng như Sri

Ramakrishna và Ramana Maharshi tỏ ra lãnh-

đạm. Ông đã viết về cái học nhà-trường :

" Cảm-tưởng của tôi như là cái cây đáng lẽ

được để sinh-trưởng đầy đủ, lại bị đốn xuống

để làm thùng đóng đồ."_( L' Inde et son Âme ).

Ông ham đọc thi-nhân tâm-linh huyền-bí như

Vidyapathi và Chandidâs và tỏ ra có năng-

khiếu về thi văn. Năm 13 tuổi ông đã cho đăng

những bài thơ đầu trong nguyệt-san Iyânânkur.

ẤĐPH TAGORE

6

Năm 14 tuổi ông làm xong vở-kịch đầu tiên

" Le Génie de Valmiki " và ông đã là tác-giả

của hai tập thơ lãng-mạn " Điệu hát Chiều-tà "

( Sandhya Sangit ) và " Điệu hát Rạng-đông "

( Prarbat Sangit ). Năm 17 tuổi ông du-học ở

Anh-quốc khá lâu để tiếp-xúc với văn-minh

Tây-phương. Năm 23, ông trở về lập gia-thất,

và vợ chồng về ở đồn-điền lớn của cha, quản-lý

suốt 17 năm. Đây là thời-kỳ ông hưởng-thụ

nghệ-thuật đồng-quê, bên cạnh vợ con, sáng-

tác văn thơ, vui-thú điền-viên, thỏa-thích với

mộng đẹp thiên-nhiên huyền-diệu của Ấn-Độ

xanh, cho đến khi vợ trẻ từ-trần ( 1902 ) cùng

với hai con gái và một con trai, ông mới tỉnh-

ngộ cái tuồng Ảo-hóa ( Maya ) như trong thần-

thoại truyền-thống .

Nhưng ở đất Bengal, ông đã nổi tiếng từ

buổi tiệc cưới nhà sử-gia Dutt, được thi-sĩ trứ-

danh Bankim lấy vòng hoa của mình được tặng

mà quàng vào cổ Tagore nói : " Vòng hoa này

đáng để cho vị này ! " Rồi thi-sĩ Bankim lấy

tập thơ Sandhya Sangit của Tagore làm khi còn

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

7

niên-thiếu đọc cho quan-khách hiện-diện bấy

giờ nghe, ai nấy đều thưởng-thức khen-ngợi.

Ông hết sức cảm-động và bắt đầu tự-tin vào

chân-tài của mình. Sau này, khi được hội văn-

học Thụy-Điển trao tặng, năm 1913 giải-

thưởng quốc-tế Nobel, ông còn nhớ ơn sự

khích-lệ của người bạn vong-niên, thi-sĩ

Bankim vậy. Với giải-thưởng Nobel, R. Tagore

là người Á-châu đầu tiên nổi-tiếng thế-giới.

Tiếp theo năm 1915 Vua nước Anh trao-tặng

chức Huân-tước, nhưng rồi ông đã gửi trả khi

quân-đội Anh bắn-xả vào đám đông dân Ấn tay

không biểu-tình ở Amritsar ( 1919 ). Cùng năm

1915 được phong tước, Đại-học Calcutta tặng

ông bằng Văn-khoa danh-dự .

Ngoài sáng-tác văn thơ, Tagore còn để

tâm vào cách-mệnh giáo-dục với Hòa-bình

Học-viện Santiniketan, một Đại-học Quốc-tế

để thực-hiện lý-tưởng đại-đồng. _ Rồi ông đi

chu-du thế-giới, reo rắc tư-tưởng truyền-thống

Ấn-Độ .

ẤĐPH TAGORE

8

Tháng 8 năm 1941, Tagore từ-trần. Trước

đó mây tháng, ông nói lời cuối cùng :

" Có một thời tôi tin vào một cuộc

hồi-sinh sẽ xuất-phát từ con tim Âu-châu.

Nhưng ngày nay, khi tôi sắp từ-giã cõi

đời, cái tín-ngưỡng ấy đã tan vỡ hết cả.

Tôi nhìn quanh tôi, tôi thấy sự đổ-nát của

một nền văn-minh kiêu-hãnh rải-rác từ

một đống vô giá-trị lớn .

" Tuy vậy, nhưng tôi sẽ không

phạm tội nặng vì mất tín-tưởng vào nhân-

loại. Có lẽ tôi phải nhìn về tương lai của

sự mở chương lịch-sử, sau cuộc động đất

chấm-dứt thì không-khí trở nên sáng-sủa

với tinh-thần phụng-sự và hy-sinh. Có lẽ

buổi rạng-đông ấy sẽ từ phương trời

Đông đến, nơi mặt-trời mọc . "

_ ( Sự Khủng-hoảng của Văn-minh )

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

9

Sử-gia Ấn-Độ-giáo D.S. Sarma viết trong

tác-phẩm " Hindouism Through the Ages " về

R. Tagore :

" Sự phong-phú của Tagore như một

văn-sĩ thì cũng lạ lùng như sự đa-dạng.

Ông sống 80 năm, trong ấy gần 70 năm

sáng-tác văn thơ, vì ông bắt đầu khi 8 tuổi

và ông còn đọc thơ lúc nhắm mắt cuối

cùng. Trong cuộc đời văn-học dài ấy,

không một năm nào ông nghỉ viết. Thơ,

Ca, Kịch, Truyện-ngắn, Tiêu-thuyết, Thư-

từ, Nhật-ký, Giảng đạo, Diễn-văn, Khái-

luận các loại và Luận-thuyết về tất cả đề-

tài _ chính-trị, tôn-giáo, giáo-dục, cải-

cách xã-hội, phê-bình văn-học, ngôn-ngữ,

âm-nhạc và khoa-học _ tất cả tuôn ra như

suối, liên-miên suốt hai thế-hệ, từ ngòi

bút của con người kỳ lạ ấy, hầu như đã

làm công-việc của nửa tá văn-sĩ ."

***

ẤĐPH TAGORE

10

R. Tagore Với Truyền-Thống Tâm-Linh

Ấn-Độ ._

Báo Time tán-thưởng, đã viết rất đúng :

" Có lẽ không có một thi-sĩ nào lại

sinh-hoạt tín-ngưỡng tôn-giáo hơn và

không có nhà tôn-giáo nào lại thi-sĩ hơn

là người vĩ-nhân Ấn ấy ! "

_ ( The Times Literary Supplement )

Thực vậy, R. Tagore giống với các vị

Thánh-thi ( Rishis ) Tiên-tri thời Vedas xưa,

ông cảm-thông trực-tiếp với Ý-thức Vũ-trụ

( – )=" Thiên Địa chi tâm " phát-

biểu ra Lời-thơ, và chính ông đã giới-thiệu :

" Chúng tôi đã có nhà đạo-đức, nhà

hiền-triết, người anh-hùng, nhà chính-trị

quốc-gia, vua chúa, đế-vương. Trong tất

cả những hạng người ấy, hạng nào Ấn-Độ

đã chọn để tôn kính ngưỡng-mộ và lấy

làm tiêu-biểu cho nhân-loại ? Ấy là các

bậc Rishis ( Thánh-thi, Thấu-thị ). Rishis

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

11

là ai ? Họ là những người đã đạt được

linh-hồn tối-cao trong tri-thức, đầy khôn-

ngoan, và một khi đã thấy hợp-nhất với

tâm-hồn mình thì hoàn-toàn hòa-điệu với

bản-ngã nội-tâm ; một khi đã thực-hiện

trong tâm, thì giải-thoát khỏi tất cả dục-

vọng vị-kỷ ; và đã thực-nghiệm trong tất

cả hoạt-động của thế-giới, đã đạt tới bình-

thản. Các vị Rishis là những người đã đạt

tới Thượng-Đế tuyệt-đối ở mọi mặt, và đã

tới cảnh an-bình, trở nên hợp-nhất với tất

cả hiện-hữu, đã tham-nhập vào Nguồn-

sống Vũ-trụ tuần-hoàn ."

_ ( Sàdhanà )

Cũng như Sri Ramakrishna, năm lên 6

tuổi, ngất đi trước cảnh tương-phản của đàn

hạc trắng bay ngang đám mây đen-kịt, thì tình-

cảm thiên-nhiên mãnh-liệt của Thi-hào Tagore

đã sớm dẫn tưởng-tượng của ông từ năm 7 tuổi

vào thế-giới thần-bí bên ngoài kỳ-diệu. Lần

đầu, theo người nhà đến bờ sông Hằng-Hà

( Gange ) ông đã sống những ngày hoàn-toàn

ẤĐPH TAGORE

12

thần-hóa trước giòng sông thiêng. Và tình-cảm

thiên-nhiên của ông không nhắm tìm cảm-giác

mới lạ, mà là phát-hiện cái Đồng-nhất-tính ẩn

bên trong cái Đa-thù-tính của hiện-tượng, cái

nhịp điệu cơ-bản và duy-nhất mà ông cảm thấy,

một hôm ông bừng giác-ngộ trong lúc ngắm

nhìn mặt-trời mọc trên nóc nhà tỉnh Calcutta .

Danh-từ Tagore phiên-âm chữ Bengali :

Thakkur có nghĩa là Thượng-Đế. " Rab Ravi

là Thượng-Đế Mặt-Trời, Chúa Trời phân-phát

ánh-sáng, sinh-lực, sự Sống cho tất cả chúng-

sinh, lạc-cảnh cho thế-giới. Indra là tên của

Chúa-Tể. Vậy không lạ gì mà Rabindranath

sớm có khuynh-hướng về tôn-giáo tâm-linh. Vả

lại trong suốt thi-ca của Tagore, chúng ta thấy

đầy cảm-hứng tôn-giáo của Upanisads và

Buddha, như chính ông viết :

" Đối với tôi, những vần thơ

Upanisads và giáo-lý Buddha đã luôn

luôn là thực-chất tâm-linh, cho nên chúng

ngụ sức sinh-thành vô-hạn. Và tôi đã

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

13

dùng chúng cho cả đời sống và giáo-lý

của tôi truyền-bá, như là bản-năng với ý-

nghĩa cá-nhân cho tôi và cho tha-nhân.

Và chúng chờ bằng-chứng riêng-biệt của

tôi để xác-định, bằng-chứng ấy phải có

giá-trị vì cá-tính của nó ."

Người ta đều đã biết là Ảo-nghĩa-thư

( Upanisads ) là nguồn triết-học tôn-giáo Ấn-

Độ, xuất-phát từ giáo-lý của Rishis (Thánh-thi)

sống trầm-tư mặc-tưởng trong tùng-lâm rừng

xanh, thân-mật với thiên-nhiên, cảm-thông

đồng-điệu với thời-tiết nhân-duyên, khác với

văn-minh đô-thị La-Hy phân-cách Người với

Thiên-nhiên .

Thi-hào Tagore kế-tiếp một lớp vĩ-nhân

Ấn hiện-đại là Ramakrishna, Vivekananda,

Gandhi, mỗi người một vẻ, phục-hưng truyền-

thống tôn-giáo tâm-linh Vedas - Upanisads,

thích-ứng đòi hỏi của văn-minh khoa-học vật-

chất Tây-phương đang chi-phối thế-giới, đe

dọa xô đẩy nhân-loại vào vực-thẳm phi-nhân.

ẤĐPH TAGORE

14

Như triết-gia Dr.S.Radhakrishnan viết về

Tagore :

" Triết-lý nhân-sinh của ông là hiền-

học của Ấn-Độ xưa, được thuật lại thích-

ứng với nhu-cầu của thời-đại mới. Thơ

văn của ông trước-tác là một bình-giải

hiện-đại-hóa giáo-lý Upanisads, và linh-

hồn Ấn-Độ cổ xưa đã phản-ảnh cả vào

đấy ."

Nhưng không phải chỉ " thuật lại sứ-

mệnh của rừng xanh " ( re-stating the forest

message ) mà là thực-hiện bản-thân sống động,

như tác-phẩm Sadhana đã cho thấy và Đại-học

Shantiniketan đã chứng-minh. Sadhana nghĩa

là thực-hiện đời sống, thực-hiện là hợp-nhất tri-

hành, cả một nhân-sinh-quan truyền-thống

Vedas - Upanisads mà lý-tưởng là Sat- Cid -

Ananda = Sinh-tồn vô-cùng -- Ý-thức vô-cùng

-- Lạc-thú vô-cùng. Đấy là danh-hiệu mà tất cả

Ấn-Độ xưa nay chỉ-định Thượng-Đế, Thực-tại

Tối-cao, để cho Thi-sĩ mê-say " ca hát từ bình-

minh đến sẩm-tối, chỉ tạm nghỉ vào bữa ăn,

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

15

như thế tham-gia vào lạc-cảnh thiên-nhiên

thâm-thúy, đấy là một cách chính-xác hơn là

khoa-học để thấu-đáo bí-quyết thâm-trầm của

thiên-nhiên vậy . " _ ( Jean Herbert ). Đấy là

tôn-giáo thực-hiện của Thi-sĩ, như Dr. S.

Sarma viết :

" Tôn-giáo riêng của chính ông gọi

là tôn-giáo của một thi-sĩ. Ông đem hồn

thơ của mình để ấp-ủ câu Kinh Upanisads

và diễn-giải với ánh-sáng thực-nghiệm

tôn-giáo của chính mình. Người ta biết

rằng Kinh Upanisads đề-cập cả hai

phương-diện của Thượng-Đế, Hữu-ngã

và Vô-ngã, Hữu-vi và Vô-vi. Phương-

diện hữu-vi, sau này, đẻ ra tôn-giáo sùng-

bái thần-linh trong triết-lý Vedas Bất-nhị-

pháp ( Advaïta Vedanta ). Nó nhìn

Thượng-Đế như là một Nhân-cách, có

phẩm-tính như là tình-yêu, từ-bi, ân-huệ,

đấy là quan-điểm thi-sĩ về Thực-tại Tối-

cao, nhìn Thượng-Đế qua mắt kính nhân-

văn, trong quan-hệ với thế-gian, đối với

ẤĐPH TAGORE

16

nhu-yếu nhân-loại của chúng ta. Còn như

là nhìn Thượng-Đế như là Vô-ngã Tuyệt-

đối, bất-khả tư-nghị, đấy là quan-điểm

khoa-học về Thực-tại. Nó không phải

quan-điểm về Thượng-Đế đối với chúng

ta, mà là Thượng-Đế tự-thân, tự-như.

Quan-điểm tương-đối là của thi-nhân,

quan-điểm tuyệt-đối là của khoa-học.

Cũng ví như ta nhìn mặt-trời mọc ở

phương Đông và lặn ở phương Tây, kỳ

thực luôn luôn nó ở một chỗ. Thi-sĩ

Tagore dĩ-nhiên là quan-điểm của thi-ca,

nhưng trong " Tôn-giáo của Người _

Religion of Man " của mình, ông đã ghi-

nhận cả hai và chọn lấy quan-điểm của

chính ông, tuy không phủ-nhận quan-

điểm tuyệt-đối, nhưng ông cho rằng đối

với Tôn-giáo của Người thì quan-điểm

sùng-bái thần-linh là giá-trị hơn cả ."

_ ( D. S. Sarma )

Thi-hào nhìn vũ-trụ như một bài ca, khúc

hát, không một phút xa lià với ca-sĩ, người hát

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

17

vĩnh-cửu là Hóa-Công, hay là như điệu múa

không dời khỏi vũ-sĩ vĩnh-cửu Thần Çiva, như

Kinh Upanisads nói : " Từ trong hoan-lạc tạo-

hóa xuất ra, tồn-tại trong hoan-lạc, tiến-triển

trong hoan-lạc và nhập vào trong hoan-lạc... Ai

có thể thở hay vận-động, nếu bầu trời không

đầy hoan-lạc ? " _ ( Taitiriya Up. ) Đấy cũng

là luận-điệu của sách Lễ-Ký :

( _ )

"Đại nhạc dữ thiên địa đồng hòa_ Lễ-Ký"

( Bản nhạc hay nhất thì cùng hòa-điệu với

vũ-trụ )

Hay là ở Việt-Nam Nguyễn-Công-Trứ

hát :

" Ngã kim nhật tại tọa chi địa

Cổ chi nhân tằng tiên ngã tọa chi.

Ngàn muôn năm âu cũng thế ni,

Ai hay hát và ai hay nghe hát ? "

ẤĐPH TAGORE

18

Người hát và Người nghe hát chỉ là một :

( )

" Hóa nhi đa hý lộng "

( Hoá-Công hay đùa cợt như trẻ thơ trong

cuộc sáng-tạo thế-giới ).

" Trên bải biển các thế-giới vô-tận

lũ trẻ họp ;

" Cơn bão đe dọa trên trời mù mịt

tầu thuyền chìm đắm trong nước sâu

không dấu vết, sự chết đang lượn quanh

và lũ trẻ vẫn chơi đùa .

" Trên bải biển thế-giới vô-tận là

nơi hẹn hò của lũ trẻ ."

_ ( Trên Bãi-Biển Trăng-Non )_ R.Tagore

= ( La Jeune Lune _ Sur le Rivage )

Vì ý-thức vũ-trụ ( ) luôn

luôn sáng-tạo không tính toán, cũng không bao

giờ hết, như Nguyễn-Du đã thấy trong phút

mê-ly trước cảnh thiên-nhiên :

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

19

" Bàn cổ sơ phân bất ký niên

Sơn trung sinh quật quật sinh tuyền

Vạn ban thủy thạch thiên đại xảo

Nhất lạp càn khôn khai tiểu thiên

Mãn cảnh giai không hà hữu tướng?

Thử tâm thường định bất ly thiền

Đại sư vô ý diệc vô tận

Phủ thán thành trung đa biến thiên !"

( Khởi thủy vũ-trụ mới phân, không biết

từ bao giờ, chưa có sử ,

Trong núi có hang động, trong hang động

sinh ra có suối ,

ẤĐPH TAGORE

20

Các loại hình-dạng nước đá bầy biện rất

khéo ,

Bầu trời đất trong hạt cải, mở ra một vũ-

trụ nhỏ ,

Cảnh đầy ngập mắt đều là hư-không, đâu

là hình thật ?

Tâm tôi luôn luôn tập-trung, không dời

thiền-định ,

Hóa-Công là kiến-trúc-sư vĩ-đại làm việc

tạo-tác không có dụng ý, vô tâm mà không bao

giờ hết ,

Tôi cúi nhìn vào trong thành Lạng mà

than có nhiều đổi thay thế ! )

_ ( Nguyễn-Du _ Vịnh Động Nhị-Thanh,

Lạng-Sơn )

Trên đây thi-hào Việt ngắm cảnh thiên-

nhiên đến mê-ly, xuất-thần nhập vào trong

trạng-thái thiền-định như ở khoa Yoga mà thi-

hào Tagore đã diễn-giải trong " Sadhana "=

( Thực-hiện Nhân-sinh ) .

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

21

" Chúng tôi ở trong nước Ấn có cái

truyền-thống từng thế-kỷ là theo khoa

Yoga (Đạo-dẫn ) người ta có thể vượt

giới-hạn cùng tột của nhân-loại và có

được một ý-thức rõ-rệt về sự hoàn-toàn

hợp-nhất với Tuyệt-đối Thần-linh. Không

một ai có quyền phản-đối, phủ-nhận cái

tin-tưởng ấy, vì nó căn-cứ vào thực-

nghiệm trực-tiếp chứ không phải kết-luận

của một lý-luận. Người ta biết rằng ở Ấn-

Độ có những người có khả-năng nhất thời

đạt tới trạng-thái ý-thức Tam-muội

( Samadhi ), trong đó cái ngã cá-nhân

hoàn-toàn nhập vào vô-hạn, là trạng-thái

bất-khả tư-nghị ".

_ ( Sadhana )

***

*

ADPH TAGORE

22

Thực-Hiện Nhân-Sinh Vũ-Trụ-Hóa ._

Sách Trung-Dung của Nho-giáo viết :

" Duy thiên-hạ chí thành vi năng tận

kỳ tính, năng tận kỳ tính tắc năng tận

nhân chi tính, năng tận nhân chi tính tắc

năng tận vật chi tính, năng tận vật chi

tính tắc khả dĩ tán thiên địa chi hóa dục,

khả dĩ tán thiên địa chi hóa dục, tắc khả

dĩ dữ thiên địa tham hỹ ."

Nghĩa :

" Chỉ có sự thành-thật rất mực ở thế-

gian mới có thể phát-triển hết bản-tính cá-

nhân. Có thể phát-triển hết bản-tính cá-

nhân thì có thể phát-triển hết nhân-tính.

Có thể phát-triển hết nhân-tính thì có thể

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

23

phát-triển hết vật-tính thiên-nhiên. Phát-

triển hết vật-tính thiên-nhiên thì có thể

giúp vào sự biến-hóa sinh-thành nuôi-

dưỡng của trời đất vũ-trụ. Có thể giúp vào

sự hóa-dục của vũ-trụ thì có thể cùng với

Trời hợp thành đại hòa-điệu ba ngôi Trời,

Đất, Người vậy . "

Vậy trong thế-giới hiện-tượng này tất cả

đều quan-hệ với nhau mà có, từ cá-nhân đến

xã-hội nhân-loại đến thiên-nhiên, một bản-thể

sống lưu-hành liên-tục ( ) " Sinh

sinh chi vị Dịch " . Đấy là quan-niệm truyền-

thống Trung-Hoa .

Tagore trung-thành với truyền-thống tâm-

linh Ấn-Độ, cũng dẫn Kinh Upanisads để

chứng-minh cái quan-niệm đồng-nhất-thể

nhân-sinh vũ-trụ :

" Tất cả đều trong sự sống vĩnh-cửu

phát-xuất ra và đều rung động sinh sống,

vì sự sống thì vô-hạn."

ADPH TAGORE

24

Và ông giải-thích:

" Ở Ấn-Độ, vô-hạn hay vô-cực

không phải danh-từ tìm tòi khó-khăn,

mong manh và trống-rỗng. Các bậc Tiên-

tri của chúng tôi đã khẳng-định mạnh-mẽ:

“ Biết được nó ở đời này là thành-thật ;

không biết nó trong đời này là bi-đát của

sự chết.” Vậy làm thế nào để biết Vô-cực

ấy ? “ Bằng cách thực-hiện nó ở mỗi

chúng ta và ở tất cả.” Không những ở

thiên-nhiên mà còn ở trong gia-đình,

trong xã-hội và trong quốc-gia, chúng ta

càng thực-hiện được Ý-thức Vũ-trụ ở tất

cả, thì càng hay hơn cho chúng ta. Không

thực-hiện được cái Ý-thức ấy chúng ta đi

vào hủy-hoại ."

_ ( Sadhana )

" Chúng tôi đã được dạy phải nhìn

tất cả hiện-hữu trong thế-giới như là bao-

phủ bởi Thượng-Đế Thần-linh. Bài cầu-

nguyện hàng ngày của dân Ấn là : “ Con

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

25

còn và luôn luôn quỳ bái trước mặt Thần-

linh, ngự tại ngọn lửa và tại giòng nước,

thông-suốt thế-giới toàn-thể, ngự ở trong

mùa lúa hàng năm cũng như tại cây cổ-

thụ .”

" Và Đức Phật phát-triển mặt thực-

tiễn giáo-lý Áo-Nghĩa-Thư, truyền-bá

cùng cái sứ-mệnh ấy : “ Với tất cả sự-vật

dù ở bên trên hay bên dưới, dù gần hay

xa, hữu-hình hay vô-hình, con sẽ nuôi lấy

tinh-thần vô-hạn, không chút giận-hờn và

không ý muốn sát-sinh. Sống trong cái ý-

thức ấy trong khi đi, đứng, ngồi hay nằm,

cho cả đến khi ngủ, đấy là Brahmavihâra,

nói cách khác là sống vận-động và thấy

lạc-thú trong tinh-thần Phạn-Vương.” "

_ ( Anguttara Nikaya, IV - 19 - 190 )

Và Thi-sĩ Tagore theo kinh-nghiệm bản-

thân đã minh-giải :

ADPH TAGORE

26

" Trong Kinh Upanisads thái-độ đối

với thế-giới của người ý-thức Thần-linh

là một tình-cảm sùng-bái thành-tín,

thuần-túy. Upanisads nói cho ta rằng :

“ Thực-thể là bản-chất của ánh-sáng và sự

sống của tất cả, cái ý-thức vũ-trụ là

Pham-Thiên Brahman.” Cảm-thông tất

cả, ý-thức tất cả là Tinh-thần Brahman.

Chúng ta là thân-thể và linh-hồn trong Ý-

thức ấy. Nhờ Ý-thức ấy mà mặt-trời hấp-

dẫn trái đất, nhờ Ý-thức ấy mà ba-động

ánh-sáng đi từ hành-tinh này đến hành-

tinh kia .

" Không những trong không-gian :

“ Cái ánh-sáng ấy và sự sống ấy, cái thực-

thể toàn-thức ấy thì ở tại trong tâm-hồn

chúng ta .” "

_ ( Brhad - Aranya - Up. )

Vậy muốn đạt tới cái vũ-trụ của ta, ta phải

hợp-nhất tình-cảm của mình với cái tình-cảm

vô-cực nó thông-suốt tất cả. Sự thực, sự tiến-bộ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

27

chân-thật đồng-nhất với sự khai-phóng nền-

tảng tình-cảm của ta. Tất cả văn thơ, triết-học,

khoa-học, nghệ-thuật và tôn-giáo của chúng ta

có tác-dụng làm cho ý-thức khai mở sang các

cõi càng rộng lớn hơn, ấy là Ý-thức vũ-trụ

( ) " Thiên địa chi tâm " _ ( Dịch )

Cái Ý-thức khai-phóng ấy đòi phải thực-

hiện với toàn-thể tác-dụng, tình, ý, trí của tâm

nhân-loại, phải biến-hóa khí-chất, chứ không

phải chỉ hiểu-biết phiến-diện của lý-trí khoa-

học :

" Chỉ có thăm dò tin-tức về sự-kiện,

chỉ có phát-hiện quyền-năng là thuộc về

bề ngoài chứ không phải đi vào nội tâm

của sự-vật. Hoan-lạc mới là tiêu-chuẩn

của chân-lý, như chúng ta thấy, khi nào

chúng ta đụng chạm Chân-lý là qua âm-

nhạc nó đem lại, qua sự vui-vẻ nó đón

chào cái chân-lý ở nơi chúng ta. Đấy là

chân-lý cơ-sở của tất cả tôn-giáo, nó

không ở giáo-điều. Như tôi đã nói trước

đây, không phải như ta tiếp-nhận ánh

ADPH TAGORE

28

sáng ba-động tinh-khí ( ether ), sáng

bình-minh không đòi một số khoa-học-gia

giới-thiệu với chúng ta. Cũng thế mà

chúng ta cảm-xúc thực-tại vô-biên trực-

tiếp bên trong tâm-hồn, chỉ khi nào chúng

ta tri-giác chân-lý thuần-túy của tình-yêu

hay là điều từ-thiện, không phải qua giải-

thích của các nhà thần-học hay là qua

biện-luận bác-học của học-thuyết đạo-

đức .

" Tôi đã từng thú-nhận tôn-giáo của

tôi là tôn-giáo của một thi-sĩ ; tất cả điều

tôi cảm thấy đều do thực-nghiệm thị-hiện

chứ không phải do tri-thức suy-luận ."

_ ( The Religion of an Artist )

" Đấy là hương-hỏa cao-quý của tổ-

tiên chúng tôi để lại, và cái lý-tưởng của

ý-thức giải-thoát tối-cao đòi chúng ta

nhận là của mình. Nó không phải thuộc

về trí-thức hay tình-cảm ; nó có cơ-sở

đạo-đức nhân-sinh và phải được thực-

hành. Kinh Upanisads nói : “ Thực-thể

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

29

tối-cao thấm-nhuần tất cả, và do đấy mà

Nó là của báu bản-lai của tất cả .” Trở

nên hợp-nhất với tất cả trong tri-thức,

tình-yêu và phụng-sự, và như thế là thực-

hiện cái Ngã của mình trong Thượng-Đế

Vô-sở bất-tại, thực-chất của điều thiện.

Và đấy là cửa vào giáo-lý Ảo-nghĩa-thư

( Upanisads : Sinh Sống thì vô cùng " .

( Artharva - Veda )

_ ( Tagore _ Sadhana )

***

Tôn-Giáo Nhân-Văn Và Tôn-Giáo

Thiên-Nhiên ._

Đối với Thi-hào Tagore cũng như trong

tinh-thần Ấn-Độ, tất cả tạo-vật đều là hiện-diện

Thần-linh, cho nên thái-độ của thi-sĩ là thái-độ

tôn-giáo đối với thế-giới nhân-văn cũng như

thiên-nhiên, tất cả đều là nguồn thi-hứng

ADPH TAGORE

30

thiêng-liêng vì tất cả đều mật-thiết với nhau,

bởi một Nhất-Tính sinh-động :

" Từ khi nhân-loại thật trở nên ý-

thức về tự-tính của mình, nó cũng trở nên

ý-thức về tinh-thần bí-huyền của cái

đồng-nhất-tính tự biểu-hiện qua nó vào

xã-hội của nó. Nó là môi-giới của sự liên-

hệ các cá-thể, không vì mục-tiêu ích-lợi

mà là vì chân-thật của chính nó, không

phải một tổng-cộng số-học mà là một giá-

trị của đời sống. Bằng mọi cách, con

người cảm thấy tinh-thần thông hiểu cái

đồng-nhất có một tính-cách Thần-linh, nó

đòi hỏi sự hy-sinh tất cả những gì riêng-tư

của mình, rằng ở nó ngụ ý-nghĩa cao-cả

siêu-việt cái hữu-hạn của mình, tiêu-biểu

cho tự-do tốt đẹp nhất của nó ."

_ ( Tagore _ " The Religion of Man )

Và trong câu chuyện với A. Einstein, đại-

biểu cho khoa-học Tây-phương, R. Tagore

tiêu-biểu đạo-học Đông-phương, ngày 14 - 7 -

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

31

1930, Thi-hào đã xác-định lập-trường về Chân-

lý :

E : Ông có tin vào Thần-linh cô biệt với thế-

giới ?

T : Không cô-biệt. Nhân-cách vô-hạn của

nhân-loại bao-hàm cả vũ-trụ. Không có

cái chi không bị bao-hàm trong nhân-cách

được, và điều ấy chứng-tỏ rằng chân-lý

vũ-trụ là chân-lý nhân-bản. Hãy lấy một

thực-kiện khoa-học để chứng-minh _ Vật-

chất nguyên-tử và điện-tử hợp thành có

hố cách nhau, nhưng vật-chất có vẻ là

chất dắn. Cũng thế nhân-loại do những

cá-nhân hợp nên vậy mà chúng có tương-

quan với nhau của quan-hệ nhân-loại

khiến chúng thành đoàn-thể sống động

của một thế-giới loài người. Toàn-thể vũ-

trụ có liên-hệ với chúng ta theo cách

tương-tự ấy là một vũ-trụ nhân-bản. Tôi

đã theo đuổi tư-tưởng ấy trong nghệ-

thuật, văn-chương và ý-thức tôn-giáo của

Người .

ADPH TAGORE

32

E : Có hai quan-niệm khác nhau về tính-chất

vũ-trụ :

1 ) Thế-giới như một đơn-nhất-tính lệ-

thuộc vào nhân-loại .

2 ) Thế-giới là một thực-tại độc-lập đối

với yếu-tố nhân-loại .

T : Khi nào vũ-trụ của chúng ta hòa-hợp với

Người, con người vĩnh-cửu thì chúng ta

nhận-thức là chân-lý, chúng ta cảm thấy

nó đẹp .

E : Đấy là quan-niệm thuần-túy nhân-loại về

vũ-trụ .

T : Không thể có quan-niệm nào khác được.

Thế-giới này là một thế-giới nhân-loại _

quan-điểm khoa-học cũng là quan-điểm

của người khoa-học. Có một số tiêu-

chuẩn của lý-trí và lạc-thú đem cho nó

chân-lý, cái tiêu-chuẩn của Người Vĩnh-

cửu mà thực-nghiệm đều qua thực-

nghiệm của chúng ta .

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

33

E : Đấy là thực-hiện của cá-thể nhân-loại

T : Phải, một cá-thể vĩnh-cửu. Chúng ta phải

thực-hiện nó qua tình-cảm và hoạt-động

của chúng ta. Chúng ta thực-hiện con

Người Siêu-việt không giới-hạn cá-nhân

qua giới-hạn của chúng ta. Khoa-học

chuyên về cái gì không giới-hạn vào cá-

nhân, cá-thể ; nó là thế-giới nhân-loại vô-

ngã, phi-nhân-cách. Tôn-giáo thực-hiện

những chân-lý ấy và liên-hệ với nhu-yếu

thấm-thiết của chúng ta ; ý-thức cá-nhân

của chúng ta về chân-lý đạt tới ý-nghĩa

đại-đồng. Tôn-giáo áp-dụng giá-trị vào

chân-lý, và chúng ta biết chân-lý là thiện

qua sự hòa-hợp của chính chúng ta với

nó .

E : Vậy chân-lý hay mỹ-lý không độc-lập với

Người ?

T : Không !

ADPH TAGORE

34

E : Tôi đồng tình với quan-niệm ấy về mỹ-lý

nhưng không đồng tình về quan-niệm chân-lý !

T : Tại sao không ? Chân-lý được thực-hiện

qua con người .

E : Tôi không thể chứng-minh được rằng quan-

niệm của tôi là đúng, nhưng nó là tôn-

giáo của tôi .

T : Mỹ-lý là ở trong lý-tưởng của hòa-điệu

hoàn-toàn, nó ở trong Tồn-tại đại-đồng ;

chân-lý là sự thông hiểu hoàn-toàn của

Tinh-thần Đại-đồng. Chúng ta là cá-nhân

tiếp-cận nó qua những sai lầm của chính

ta, qua những quan-niệm tích-lũy, qua ý-

thức giác-ngộ của chúng ta, không thế thì

chúng ta có thể biết Chân-lý thế nào

được ?

E : Tôi không thể chứng-minh khoa-học được

rằng chân-lý phải được quan-niệm như là

một chân-lý có giá-trị độc-lập với người,

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

35

nhưng tôi tin vững chắc vào nó. Thí-dụ,

tôi tin vào cái định-lý của Pythagore ở kỳ-

hà-học xác-định một cái gì gần đúng độc-

lập với sự có người. Dù sao thì nếu có

một thực-tại độc-lập với nhân-loại, thì

cũng có một chân-lý tương-đối với thực-

tại ấy ; và cũng như thế mà phủ-nhận cái

trước kéo theo sự phủ-nhận cái sau .

T : Chân-lý đồng-nhất với Tồn-tại Đại-đồng

phải cốt yếu là nhân-bản, bằng không thì

bất cứ cái gì chúng ta, cá-nhân thực-hiện

là chân-thật, không thể gọi là chân-lý

được, _ ít nhất là cái chân-lý mô-tả như là

khoa-học và chỉ có thể đạt qua quá-trình

luận- lý. Nói cách khác là bằng tư-tưởng

nhân-loại. Theo triết-học Ấn có Brahman

là Chân-lý Tuyệt-đối, người ta không có

thể quan-niệm biệt-lập với tinh-thần cá-

nhân và mô-tả ra ngôn-ngữ nhân-văn, mà

chỉ có thể thực-hiện bằng cách hoàn-toàn

hòa-nhập cá-nhân vào Vô-cực. Nhưng

một Chân-lý như thế thì không có thể

ADPH TAGORE

36

thuộc về Khoa-học được. Cái tính-chất

của Chân-lý chúng ta đang bàn là ảo-ảnh

_ nghĩa là cái gì hiện ra là chân-thật cho

tinh-thần nhân-loại, và bởi vậy là nhân-

bản, và có thể gọi là Maya = tương-đối

ảo-ảnh .

E : Vậy theo quan-niệm của ông, nó có thể là

quan-niệm Ấn-Độ, thì không phải ảo-

tưởng cá-nhân mà là của nhân-loại, coi

như một toàn-thể .

T : Ở khoa-học chúng ta tuân theo kỷ-luật tiêu-

trừ, giới-hạn nhân-cách của tinh-thần cá-

nhân, và như thế đạt tới sự hiểu-biết chân-

lý, nó ở trong tinh-thần của con Người

Đại-đồng .

E : Vấn-đề bắt đầu hỏi xem Chân-lý có độc-lập

với ý-thức của chúng ta ?

T : Cái gì chúng ta gọi là chân-lý nằm ở trong

hòa-điệu hợp-lý giữa chủ-quan và khách-

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

37

quan về thực-tại, cả hai đều thuộc về con

người siêu-ngã, siêu nhân-cách .

E : Cả trong đời sống hàng ngày của chúng ta,

bắt buộc chúng ta phải gán cho vật chúng

ta dùng một thực-tại độc-lập với người.

Làm thế nào để kết hợp thực-nghiệm

giác-quan của ta theo cách hợp-lý. Ví dụ,

nếu không một người nào trong nhà này,

vậy mà cái bàn vẫn còn tại đấy .

T : Phải, nó còn tại ở ngoài tinh-thần cá-nhân,

nhưng không ở ngoài tinh-thần đại-đồng.

Cái bàn tôi tri-giác thì đưọc tri-giác bởi

cái ý-thức cùng loại với cái ý-thức tôi sở-

hữu .

E : Quan-điểm phổ-thông của chúng ta về

chân-lý có ngoài nhân-loại thì không có

thể giải-thích hay chứng-minh được,

nhưng nó là một tín-ngưỡng mà không

một ai thiếu _ cả đến người sơ-khai.

Chúng ta gán Chân-lý cho một khách-

ADPH TAGORE

38

quan-tính siêu nhân-cách ; điều ấy tất yếu

đối với chúng ta, cái thực-tại ấy độc-lập

với đời sống và thực-nghiệm và tinh-thần

chúng ta _ tuy rằng chúng ta không có thể

nói nó có ý-nghĩa gì .

T : Khoa-học đã chứng-minh cái bàn, một vật

cứng dắn là ảo-ảnh, và bởi vậy cái gì tinh-

thần nhân-loại tri-giác là cái bàn sẽ không

có nữa nếu vắng tinh-thần (ý-thức). Đồng

thời người ta phải thừa-nhân cái thực-kiện

rằng thực-tại vật-lý cuối cùng của cái bàn

chỉ là vô số trung-tâm điện-lực cách biệt

xoay vần ; những trung-tâm điện-năng ấy

cũng thuộc về tinh-thần nhân-loại .

E : Vậy ra tôi tín-ngưỡng hơn ông !

T : Tôn-giáo của tôi ở tại sự điều-giải con

Người Siêu-ngã, tinh-thần nhân-loại đại-

đồng tại trong sinh-tồn cá-nhân của chính

tôi. Đấy là đề-tài của những bài thuyết-

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

39

giải của tôi, và tôi mệnh-danh nó là

" Tôn-giáo của Người " .

_ ( R. Tagore _ " Religion of Man " )

Trích dịch cả cuộc nói chuyện trên là vì

nó cho chúng ta thấy vấn-đề quyết-định vận-

mệnh thế-giới ngày nay, lấy Einstein đại-biểu

cho tinh-thần khoa-học Tây-phương, chuyên

hướng ngoại, cầu tìm nguyên-lý cùng tột của

vũ-trụ ( ) " Cùng kỳ vạn vật chi

lý "_ ( Dịch ) ; Tagore đại-biểu cho đạo-học

Đông-phương quay vào trong nội-tâm để thực-

hiện cái đồng-nhất-tính của thế-giới hiện-tượng

( ) " Ngô tâm tiện thị vũ trụ " .

Einstein, nhà khoa-học nguyên-tử tin vào

thực-tại tuyệt-đối khách-quan ở ngoài ý-thức

nhân-loại theo tinh-thần văn-hóa truyền-thống

La-Hy .

Tagore, nhà đạo-học tâm-linh Ấn-Độ với

tôn-giáo nhân-bản của thi-sĩ thực-hiện nhân-

cách vũ-trụ, nên đã đối-lập với khoa-học,

ADPH TAGORE

40

không có người khoa-học, chứng-minh cái ý-

thức siêu-thức làm cơ-bản chung cho nhân-sinh

tôn-giáo, triết-học cũng như nghệ-thuật. Và

Thi-hào đòi dung-hòa Đông - Tây vào một đại

hòa-điệu đại-đồng, lấy làm mục-tiêu cho thế-

giới tương-lai .

" Những sự thực tạo ra thất-vọng và

u-ám chỉ là đám sương mù, và khi trong

sương mù lóe ra cái Đẹp như tia-sáng

nhất thời thì chúng ta thực-hiện thấy Hòa-

hài là thật chứ không phải xung-đột.

Tình-yêu là thật chứ không phải oán-hờn

và Chân-lý thì thuần-nhất chứ không phải

đa-thù rời-rạc .

" Chúng ta thực-hiện rằng tạo-hóa là

hòa-điệu thường-xuyên giữa lý-tưởng vô-

cùng của thành-tựu viên-mãn và sự thực-

hiện liên-tục vĩnh-cửu của nó ; rằng

chừng nào có sự ly-khai hoàn-toàn giữa

lý-tưởng tích-cực với chướng-ngại vật-

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

41

chất của sự thành-tựu, thì chúng ta không

cần lo sợ về đau khổ và thất-bại ."

_ ( Créative Unité = Duy-nhất Sáng-tạo )

Đối với Thi-hào Tagore, Tuyệt-đối,

Thượng-Đế phi-nhân-cách thì ở ngoài, siêu lên

trên bình-diện tương-đối, tại trong cái Nhất-

tính. Đấy là Tồn-tại vô-hạn, vô-cực mà người

ta không bao giờ biết qua lý-trí đối-đãi của lý-

luận tri-thức lưỡng-nguyên, mà chỉ có thể tự

dung-hòa tham-nhập, vì là Tuyệt-đối, " Chủ-

thể năng-tri với đối-tượng sở-tri hoàn-toàn là

một ", như trong trạng-thái Tam-muội

( Samadhi ). Thực-nghiệm này, nhà khoa-học

cầu tìm Thực-tại tuyệt-đối hợp-lý ngoài ý-thức

thì không thể được. Riêng đạo-học tâm-linh

thực-hiện ( )" Vô cực nhi thái cực "

Cái ( Vô-hạn trong Hữu-hạn ) mới có được, vì

đạo-học tin :

" Có thì có tự mảy may

Không thì cả thế-gian này cũng không ! "

ADPH TAGORE

42

_ ( )

" Tác hữu sa trần hữu ;

Vi không nhất thiết không ;

Hữu không như thủy nguyệt ;

Vật trứ hữu không không ."

_ (Đạo-Hạnh Thiền-sư )

Nghĩa là :

Nếu cho hiện-tượng biến-đổi là có thật thì

tất cả đều biến-đổi. Nếu bảo biến-đổi là không

thật thì tất cả đều không thật. Ví như mặt-trăng

có trên trời phản bóng xuống làn nước thành vô

số bóng trăng, các bóng trăng có là vì một mặt-

răng trên trời. Vậy bóng trăng trong nước có

thật chừng nào có một mặt-trăng trên không, có

tương-đối, nên chớ bảo hiện-tượng tương-đối

là không có. Vậy thế-giới này có tương-đối mà

không có thật tuyệt-đối .

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

43

Đấy là quan-niệm thực-tại trong truyền-

thống đạo-học Đông-phương. Bởi vì bản-thể

vũ-trụ ở Kinh Dịch là nguồn Sống bất-tuyệt,

cũng như Kinh Upanisads : " Sống thì vô-hạn

đại-đồng " ( Life is immense ) ( ) cho

nên phương-tiện khách-quan và chủ-quan có

thể hợp-nhất ( ) " Hợp ngoại nội chi

đạo ". Bởi vì :

_ ( )

" Thiên Địa dữ ngã tịnh sinh, vạn vật dữ

ngã vi nhất "

( Trời Đất Vũ-trụ với cái ý-thức cá-nhân

cùng hiện ra một lúc, tất cả thế-giới hiện-

tượng với ta là một thể .)

_ ( Trang-Tử )

Cái nhất-thể ấy là ý-chí sống sống bất

tuyệt của Hóa-Công biệt hữu, như Trạng-Trình

đã khai bút ngày nguyên-đán :

" Thiên địa vô cùng đạo ngoại thân ;

Hóa Công biệt hữu sinh sinh ý ."

ADPH TAGORE

44

( Vũ-trụ không giới-hạn, đạo-lý vượt quá

cá-nhân,

Thượng-đế Tuyệt-đối riêng có ý-chí sống

sống bất-tuyệt .)

Vậy đạo-học Đông-phương thực-hiện

Nhân-cách Thần-linh vô-cùng làm bản-thể vũ-

trụ, như Tagore tuyên-bố với nhà khoa-học

Einstein, ông này ngạc-nhiên :

" La personnalité infini de l'homme

comprend l'univers " .

( Nhân-cách vô-hạn của người ta bao-hàm

cả vũ-trụ ).

Chính đấy cũng là " Linh khâm bảo hợp

thái hòa " ( ) của Nguyễn-

Công-Trứ ở Việt-Nam. Và Thi-hào Tagore đối-

lập với nhà khoa-học vô hồn của Tây-phương

bằng quan-niệm hợp lý, hợp tình về Chân-lý,

( ) " Hợp ngoại nội chi đạo " :

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

45

" Cái gì chúng ta gọi là Chân-lý thì

thấy trong hòa-điệu hợp lý giữa phương-

diện chủ-quan và khách-quan của thực-

tại, cả hai mặt đều thuộc về con Người

Siêu-ngã. " Và Thi-hào viết :

" Thế-giới là trò chơi của nhân-cách

Tối-cao, ( ) " Hóa nhi đa hý

lộng " của Thượng-Đế tự tiêu-khiển mà

tạo ra thiên-hình vạn-tượng, bầy ra cái

tuồng Ảo-hóa ( Maya ). Tạo-hóa là nhạc-

tấu Thái-hòa ( ) thường xuyên bất-

tuyệt giữa lý-tưởng vô cùng hoàn-hảo, và

sự thực-hiện liên-tục vĩnh-viễn của nó

vậy. Con Người Thần-linh ( định-nghĩa

của Nhân-cách tối-cao ), tại đấy mà Vô-

hạn tìm hữu-hạn, chân-tri tìm tình-yêu, và

khi Hữu-hình với Vô-hình, Hữu-danh tìm

Vô-danh, cá-thể và đại-đồng hợp-nhất thì

Tình-yêu thành-tựu trong Sùng-bái

(Dévotion Bhakti). "

_ ( Tôn-giáo của Thi-sĩ )

ADPH TAGORE

46

" Trên bãi biển thế-giới vô cùng,

Trẻ tụ họp đám đông ;

Trời cao vô-hạn trên đầu yên lặng,

Nước biển cuồn cuộn hãi hùng ;

Trên bờ thế-giới vô cùng,

Lũ trẻ kêu gào nhảy múa lung tung .

" Chúng xây lâu đài cát, xếp vỏ sò chơi,

Lấy lá khô làm thuyền ;

Cười thả nổi trôi,

Trên mặt mênh mông sâu thẳm ;

Lũ trẻ đùa trên bãi biển thế-giới vô cùng .

" Chúng nào biết bơi,

Không biết thả lưới ;

Như các nhà câu lặn xuống tìm trai .

Mặc cho nhà buôn đi trên tầu,

Lũ trẻ lượm đá cuội ném chơi ;

Chúng chẳng tìm kho báu,

Không biết thả lưới ngoài khơi .

" Hải triều dâng vang tiếng cười,

Và ảm đạm, vuốt ve, bãi cát phơi ;

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

47

Làn sóng giết người,

Hát với lũ trẻ bài ca vô nghĩa ;

Như người mẹ ru con, ạ-ơi !

Biển đùa với lũ trẻ,

Và nhợt nhạt vuốt ve bãi cát mỉm cười .

" Trên bờ thế-giới vô cùng,

Lũ trẻ tụ đông ;

Bão tố trên trời mịt mùng,

Tầu bè đắm chìm trong biển khơi ;

Lũ trẻ chơi với thần chết,

Nơi hẹn hò của tuổi trẻ thơ vô tâm ."

_ ( Sur le Rivage = Trên Bờ Biễn )

Thái-độ của Thi-hào Tagore, thái-độ tôn-

giáo tình-yêu ( Bhakti - Yoga ), yêu thiên-

nhiên, yêu chúng-sinh, yêu nhân-loại ( religion

de l'homme ), yêu Thượng-Đế ở Người, yêu cái

Đẹp, cái Chân, cái Thiện. Ông thể-hiện Ấn-Độ

truyền-thống xa xưa qua hồn thơ, qua nghệ-

thuật tình-yêu vũ-trụ-hóa, như Vivekananda đã

giải-thích :

ADPH TAGORE

48

" Chính Tình-yêu đã xoay-vần các

thế-giới và làm cho những nguyên-tử nối

với nguyên-tử, các tinh-tú vận-hành

hướng vào nhau. Chính Tình-yêu là định-

luật hấp-dẫn giữa nam, nữ, giữa người với

người, động-vật với động-vật, trong vũ-

trụ toàn-thể thu-hút vào trung-tâm... Từ

nguyên-tử vi-thể đến Bản-thể tối-cao, vô-

sở bất-tại. Tình-yêu thông suốt tất cả...

Nó là cái Năng-lực duy-nhất, Động-cơ

của vũ-trụ đại-đồng. Do Tình-yêu, Cơ-

Đốc đã hy-sinh tính-mệnh cho nhân-loại,

và Phật làm mồi cho một con vật tầm-

thường, người mẹ tự hy-sinh cho con

mình, người chồng cho vợ... Do Tình-yêu

ấy người ta chết cho tổ-quốc mình... Và

cũng do Tình-yêu ấy ( nói có vẻ kỳ lạ ) _

kẻ trộm ăn-trộn, kẻ giết người ... Vì động-

cơ vẫn vậy. Kẻ-trộm yêu vàng, vẫn là một

Tình-yêu nhưng hướng sai đường... Như

vậy trong tất cả tội ác cũng như hành-vi

đạo-đức, cái Tình-yêu ấy đều có mặt bên

trong... Nó điều-động vũ-trụ. Không có

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

49

nó, vũ-trụ sẽ tan-tành thành mảnh vụn

trong nháy mắt... Và cái Tình-yêu ấy là

Thượng-Đế ."

_ ( Bhakti - Yoga )

Vậy Tình-yêu thiên-nhiên và nhân-loại

của Tagore không phải tình-cảm lãng-mạn, vị-

kỷ trong văn-học mà là đường dẫn đến

Thượng-Đế. Đối-tượng đầu tiên của Tình-yêu

là cái đẹp. " Đẹp là Chân, Chân là Đẹp ", như

ông đã tuyên-bố với Einstein : " Cái Đẹp là ở

trong lý-tưởng hòa-điệu hoàn-toàn tại trong

Bản-tính đại-đồng. Chân-lý là sự thông hiểu

hoàn-toàn của Tinh-thần đại-đồng ." Đấy là

quan-niệm của các truyền-thống tôn-giáo Ấn-

Độ " Sat - Chit - Ananda " ( Tồn-tại - Tri-thức -

Hoan-lạc ) cũng như Khổng-Tử tuyên-bố ở

Luận-Ngữ bên Trung-Hoa :

( )

_ ( )

" Tri chi bất như hảo chi hảo chi bất như

biến chi "

ADPH TAGORE

50

Nghĩa là : ( Trạng-thái tinh-thần toàn-

diện, hợp-nhất cả tác-dụng trí, tình, ý của tâm

cho nên tình và lý hợp-nhất trong trực-giác

nghệ-thuật, trong hồn thơ Siêu-Ngã. Kết-quả

của Tình-yêu .)

" Thế-giới sinh ra từ Tình-Yêu,

được nâng-đỡ bởi Tình-Yêu, nó đi về

Tình-Yêu và nó nhập vào Tình-Yêu ."

_ ( Taittiriya Up. III, 6 ; 1 )

Và Tagore đã bình-giải :

" Trong Tình-yêu tất cả mâu-thuẫn

của sinh-tồn tự dung-hòa và tan-biến. Chỉ

trong Tình-yêu mà nhất-tính với lưỡng-

tính không chống-đối. Phải là Tình-yêu

mới vừa một vừa hai ...

" Trong Tình-yêu, người ta thấy ở

một đầu là hữu-ngã và ở đầu kia là vô-

ngã. Ở một đầu ta khẳng-định " Tôi đây "

và ở đầu kia là phủ-định " Không có tôi ".

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

51

Không có cái tôi kia thì Tình-yêu là cái

gì ? Vậy mà làm sao có thể chỉ có một

cái tôi ?

" Trong Tình-yêu nô-lệ và giải-

phóng không mâu-thuẫn với nhau, vì

Tình-yêu vừa là tự-do nhất và trói buộc

nhất. Nếu Thượng-Đế ( Hóa-Công )

hoàn-toàn tự-do thì sẽ không có tạo-vật ;

Thể-Tính vô-cùng tự đảm-nhiệm lấy bí-

quyết giới-hạn-hóa. Và chính ở nó là

Tình-yêu, cái hữu-hạn và vô-hạn chỉ là

một ."

_ ( Thực-hiện tron Tình-Yêu _ Sadhana )

Và Thi-hào hát :

" Cùng một nguồn Sống chạy trong

mạch máu tôi suốt ngày đêm, chạy thông

suốt thế-giới và nhảy múa nhịp-nhàng

hòa-điệu ;

" Cùng nguồn Sống ấy hớn-hở nẩy

mầm trong bụi đất và trong vô số lá cỏ để

nở tung thành làn sóng hoa lá ."

_ ( Gitanjali )

ADPH TAGORE

52

Và ông giải-thích trong Sadhana :

" Cái đồng-nhất-tính cơ-bản của

Tạo-hóa không phải chỉ là suy-luận triết-

học đối với Ấn-Độ ; nó là đối-tượng sinh-

động để thực-hiện cái đại hòa-điệu trong

tình-cảm và hành-động."

Nhân-dân nước này được lệnh thực-hiện

trong thiền-định và hành-vi phụng-sự cái đồng-

nhất-tính của tất cả sự sống ở Thần-linh. Thực

vậy, chỉ có quan-điểm nhất-quán ấy về vũ-trụ

mới gọi là thật-tri ( Vidya = ), còn như quan-

điểm phân-biệt thì gọi là Ngủ-mê ( Avidya =

), ví như quan-điểm của Trần-Thái-Tông,

nhất-quán Tam-giáo ở Việt-Nam :

" Nhân vị minh vọng phân tam giáo, liễu

đắc đề đồng ngộ nhất tâm "

( Chưa sáng tỏ cái Tính sáng bản-lai, lầm

phân-biệt ra tam giáo : Nho, Đạo, Phật

khác nhau, hiểu thấu đến căn-bản thì chỉ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

53

là cùng giác-ngộ một ý-thức vũ-trụ Thiên,

Địa, Tâm ) .

Cái ở Kinh Dịch mà R.

Tagore gọi là Siêu-Ngã-Nhân (Super Personal

Man), Tinh-thần nhân-loại Đại-đồng ( Uni-

versal Human Spirit ) chính cũng là Mahâtmà.

" Cái nguyên-lý thống-nhất mà

nhân-loại có trong tâm-hồn mình thì luôn

luôn sinh-hoạt linh-động ; nó thiết-lập

những quan-hệ xa rộng bằng văn-chương,

nghệ-thuật, khoa-học, xã-hội, chính-trị,

tôn-giáo. Những vị Khải-thị lớn của

chúng tôi là những ai biểu-hiện ý-nghĩa

chân-thật của linh-hồn bằng từ bỏ cái tự-

ngã vì tình-yêu nhân-loại. Các Ngài chịu

sỉ-vả và hành-hạ, kham khổ và chết trong

sự phục-vụ cho Tình-yêu. Các Ngài sống

đời sống tinh-thần, không sống vị-kỷ, và

các Ngài như thế để chứng-minh cái

Chân-lý cùng-tột của nhân-loại. Chúng

tôi gọi các Ngài là Mahâtmàs, tức là bậc

người Đại-Ngã .

ADPH TAGORE

54

" Kinh Upanisads nói : “ Ngươi

không yêu con ngươi vì ngươi bị nó hấp-

dẫn, ngươi yêu con ngươi vì ngươi bị thu-

hút về chính tâm-hồn mình ” _ ( Brad -

Aranyaka Up. II - 4 - 5 ). Câu Kinh ấy có

nghĩa là khi chúng ta yêu bất cứ cái gì,

chúng ta thấy ở nó cái tâm-hồn cao hơn

hết của chúng ta. Và đấy là có chân-lý

cuối cùng của sinh-tồn _ Paramâtman,

tâm-hồn tối cao thì ở tại ta cũng như ở tại

con ta, và sự vui-vẻ mà ta thấy được ở

con ta là sự thực-hiện chân-lý ấy. Những

sự vui và buồn của những người ta yêu

đều là vui, buồn của ta và còn hơn nữa.

Tại sao ? Vì ở chúng, chúng ta thấy trở

nên rộng lớn hơn ; chúng ta đã đạt được

cái đại chân-lý bao-hàm cả vũ-trụ ."

_ ( Sadhana )

Tóm lại, Thi-hào R. Tagore kế-tiếp cuộc

vận-động phục-hưng Ấn-Độ hiện-đại qua nghệ-

thuật thi ca, cái hồn dân-tộc ngàn xưa biểu-thị

ở Vedas Upanisads, giáo-lý bất-hủ :

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

55

1/_ Vũ-trụ trong đó ta sống là một phần biểu-

hiện của Tâm-linh vô-hạn ( )

" Linh khâm bảo hợp thái hòa " .

2/_ Không có biên-giới gián-cách giữa Thiên-

nhiên và nhân-văn, loài người và Thượng-Đế

( , ) " Càn

khôn tận thị mao đầu thượng , nhật nguyện bao

hàm giới tử trung " .

3/_ Thiện và ác, tội lỗi và đau khổ không có

thật tuyệt-đối, chỉ là phương-tiện nhất-thời vô-

thường của Tâm-linh tiến-hóa, ( existent mais

pas réels ) " có mà không thật " .

4/_ Tâm-linh Tuyệt-đối là cực-lạc và từ-bi,

bác-ái vô tả .

5/_ Chân-tri là tri-giác nhất-tính của đa-thù

vạn-vật trong Thượng-Đế .

6/_ Sự giải-thoát của nhân-loại ở tại sự tuyệt-

đối tự-chủ trong hành-động phục-vụ và tình-

ADPH TAGORE

56

yêu. Giải-thoát là tự-lực không phải nhờ sức

cứu-độ ở bên ngoài .

Và Thi-hào Tagore đã nỗ-lực đem giáo-lý

trên thi-hành vào chương-trình giáo-dục độc-

đáo của mình ở một " Đại-học Đông-phương "

tại Santiniketan, " Hoà-bình Viện ". Cho nên,

đáp-ứng lời mời của Gs. Gilbert Murray (1934)

vào vận-động hợp-tác quốc-tế của tư-tưởng-gia

các nước để hòa-giải xung-đột chính-trị ở Âu-

châu, ông viết về lý-tưởng hòa-bình " My

School " ở Santiniketan :

" Với thiện-chí, tôi tự gánh lấy

trách-nhiệm nặng-nề vào luống tuổi này

để tạo nên trong trại giáo-dục ở Santini-

ketan một tinh-thần hợp-tác quốc-tế chân-

thành, để theo đuổi một mục-tiêu nhất-

định về hiểu-biết, mục-tiêu thực-hiện

trong một không-khí sinh-hoạt thân-hữu

cộng-đồng, hòa-hài với Thiên-nhiên và

cá-nhân được tự-do tự biểu-thị ."

_ ( D;S; Sarma _ trích-dẫn )

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

57

Trường ấy gọi là Đại-học Đông-phương,

vì nó có mục-đích thức tỉnh dân-tộc Đông-

phương về truyền-thống văn-hóa cổ-kính của

mình, ngõ hầu đóng góp với thế-giới văn-minh

hiện-đại. Sự đóng góp ấy là như Tagore viết :

" Thi-pháp của tinh-tú có thể giải-

thích trong lớp học bằng đồ-biểu, nhưng

thị-vị của tinh-tú là ở trong sự hội-ngộ

giữa tâm-hồn với tâm-hồn, tại điểm hợp

lưu của Sáng và Tối, Âm - Dương ( ),

nơi mà Vô-hạn in hồn trên trán của Hữu-

hạn, nơi mà ta có thể nghe thấy âm-nhạc

của cái Đại-Ngã Tồn-tại ( I Am ) vang lên

từ trong cơ-thể Tạo-hóa qua vô số ống

sáo trong hòa-điệu bất-tận ."

_ ( The World of Personality = Thế-giới

Nhân-cách )

Cái Ta ấy ở Upanisads là " Tat tvam asi

= Ngươi là cái Ấy ". Cũng là cái Ta của Nữ-sĩ

Thanh-Quan :

ADPH TAGORE

58

" Dừng chân đứng lại Trời Non Nước,

Một mảnh tình riêng Ta với Ta ."

_ ( Qua Đèo Ngang )

Hay là cái " Ta vẫn là Ta " của Nguyễn-

Công-Trứ :

" Tri ngã giả bất tri ngã giả

( )

Người có biết Ta hay thì chớ,

Chẳng biết Ta, Ta vẫn là Ta .

Linh khâm bảo hợp thái hòa,

( )

Sạch không trần-lụy ấy là Thần Tiên

Ngang tàng lạc ngã Tính Thiên .

( )

_ ( Thích chí ngao du )

Thi-hào Ấn-Độ qua hồn thơ đã đại-diện

Đông-phương đạo-học thực-hiện, nói với Tây-

phương duy-vật rằng toàn-thể thực-nghiệm

sinh-tồn không giới-hạn vào ý-thức lúc Thức

mà gồm cả ý-thức Mộng và Ngủ-say ( Thụy-

miên hay Muộn-tuyệt ) ; rằng cái ý-thức Tôi

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

59

chỉ có trên bình-diện " Tôi tư-duy vậy thì Tôi

tồn-tại " ( Cogito ergo sum _ Descartes ).

Nhưng ở bình-diện Ngủ-say không có ý-thức

Tôi, " Vật ngã câu vong " ( ) thì còn

ai để tư-duy ? Theo thực-nghiệm gần đây của

Sri Ramana Maharshi ( 1879 - 1950 ) .

" Đầu tiên và trước hết tất cả tư-

tưởng, tư-tưởng khởi-thủy trong tinh-thần

của mọi người là tư-tưởng Tôi. Chỉ sau

khi cái tư-tưởng ấy phát-sinh thì các tư-

tưởng khác mới có thể xuất-hiện ra được.

Chỉ sau khi nhân-cách đại-danh-từ “ Tôi ”

đã hiện lên trong tinh-thần, thì nhân-cách

đại-danh-từ thứ hai “ Anh ” mới có thể

biểu-hiện. Nếu ta có thể ngược giòng

tinh-thần đến cái “ Tôi ” cho đến lúc trở

về nguồn của nó, thì ta có thể phát-hiện

rằng nó đúng như là tư-tưởng hiện ra đầu

tiên thì nó cũng là tư-tưởng biến đi sau

cùng. Đấy là vấn-đề có thể thực-nghiệm

được ."

_ ( Ramana Maharshi _ A. Osborne )

ADPH TAGORE

60

Vậy, ngoài cái " ý-thức Tôi ", ngoài ý-

thức " Tôi tư-duy ", bên trong trạng-thái ngủ-

say không có Tôi, còn có gì tồn-tại ? Theo

thực-nghiệm sống của Ramana Maharshi thì

" He will attain that consciousness which is

immortal and he will become truly wise when

he has awakened to this true Self which is the

real nature of man." ( Người ta sẽ đạt được cái

ý-thức bất-tử và sẽ trở nên thật hiền-triết khi

người ta đã tỉnh giấc, đã minh ( ) cái Tự-Tính

thật của mình, là bản-tính chân-thật của loài

người .)

Đấy là cái " Ta vẫn là Ta ", cái " mảnh

tình riêng ", cái " Tính Thiên ", cái " Linh

khâm bảo hợp thái hòa ". Chỉ cái Ta ấy không

biến-đổi, trong những cái ta biến-đổi vô cùng

tận, Một mà Nhiều, ( )

_( ) " Vạn giả nhất chi tán, nhất giả vạn

chi tông "_ ( Pháp Bảo ).

Theo kinh-nghiệm phổ-thông ai cũng biết

sau một giấc ngủ-say tỉnh dậy, đều nhớ đã ngủ

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

61

ngon, hết cả lo-lắng buồn phiền của ta lúc thức

trước khi ngủ, vậy thì trong trạng-thái ngủ-Say

không có ý-thức về thân-thể của mình và thế-

giới sự-vật bên ngoài, vẫn còn cái ký-ức nó

hoạt-động để tiếp-nối với cái Ta trước khi ngủ-

Say, vì cái " Sinh sinh ý " ( ) vẫn còn

" Sống-sống liên-tục ", ( ) "Tính tồn tồn"

Cái lý-tính bất-tử ấy làm cơ-sở cho đạo-lý vũ-

trụ và luân-lý nhân-sinh vậy, " Đạo Nghĩa chi

môn " ( ) .

R. Tagore dẫn giải câu Kinh cổ-kính :

" Kinh Upanisads nhấn mạnh :

“ Ngươi hãy biết cái Một, cái Linh-hồn.

Nó là cái cầu dẫn tới tồn-tại bất-tử . ”

( Know thou the One, the Soul. It is the

bridge leading to the immortal being .)

" Đấy là chung cục cứu-cánh của

con người để thấy cái Một ( Nhất-tính ) ở

tại bản-thân nó ; nó là sự thật của nó, nó

là linh-hồn của nó ; và chìa-khóa để mở

cửa vào đời sống tâm-linh, vào cõi thiên-

ADPH TAGORE

62

đường. Dục-vọng của nó nhiều, và chúng

điên cuồng đuổi theo các vật thế-gian, vì

trong đó chúng thấy sự sống và thỏa-mãn

của chúng. Nhưng cái gì là thuần-nhất ở

con người luôn luôn tìm đến nhất-tính,

nhất-lý trong tri-thức, nhất-lý trong tình-

yêu, nhất-lý trong mục-tiêu của ý-chí ; cái

lạc-thú tối-cao của nó là khi nó đạt tới cái

Một vô-hạn trong cái nhất-lý vĩnh-cửu

của nó. Do đấy mà Kinh Upanisads nói :

“ Chỉ những ai có tâm-hồn bình-tĩnh,

không ai khác, mới có thể đạt được lạc-

cảnh vĩnh-viễn bằng sự thực-hiện tại

trong tâm-hồn mình cái Bản-thể nó biểu-

hiện " Đồng qui nhi thù đồ ", một thể-

tính trong vô số hình-thức.” "

_ ( Upanisads )

Qua tất cả đa-thù của thế-giới, cái Một ở

ta chạy thông-suốt đến cái Một ở tất cả, đấy là

bản-tính nó và đấy là lạc-thú. Nhưng theo

đường bất-chính quanh-co, nó không bao giờ

có thể đạt tới đích của nó, nếu không có một tia

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

63

sáng của chính nó, nhờ đó nó có thể bắt được

chớp-nhoáng cảnh-tượng nó cầu tìm. Thị-hiện

của cái Một Tối-cao trong chính tâm-hồn ta là

một trực-giác tức-thì và trực-tiếp, không dựa

vào một suy-lý nào hay chứng-minh nào hết.

Tự nhiên mắt ta nhìn một vật như một toàn-thể

không phải bằng cách phân-tích ra thành phần

vụn, mà bằng cách thu các thành-phần hợp lại

vào một Nhất-tính với chính ta. Như vậy, với

trực-giác của ý-thức, Linh-hồn nó thực-hiện tự-

nhiên và toàn-thể cái Nhất-tính trong Thái-cực,

cái Một Tối-cao, Nhất-quán .

Kinh Upanisads nói : " Cái Linh-hồn ấy

tự biểu-hiện trong những hoạt-động của vũ-trụ

luôn luôn ngự ở trong tâm của người ta như là

Linh-hồn Tối-cao. Những ai thực-hiện được nó

trong trực-giác bột-nhiên của tâm-hồn thì đạt

tới tính bất-tử ." _ ( Sadhana )

***

ADPH TAGORE

64

Đối-Chiếu Văn-Hóa Đông - Tây _

Đạo-Học Với Khoa-Học ._

Đây là vần-đề trọng-tâm của thời-đại mà

Swami Vivekananda đã tiên-phong đem sứ-

mệnh tôn-giáo thực-hiện của Sư-phụ mình là

Thánh Ramakrishna ( 1836 - 86 ) chấn-động

thế-giới, nhất là Âu - Mỹ .

" Chớ bao giờ quên vinh-quang của

bản-tính nhân-loại ! Chúng ta là Thượng-

Đế Tối-cao... Những Cơ-Đốc và Chư Phật

chỉ là các làn sóng trên mặt Bể vô-biên là

Ta Tồn-tại ."

_ ( Vivekananda tại Mỹ-quốc 1896 ) .

Và ông đã sớm tiên-tri về văn-minh khoa-

học Tây-phương :

" Đời sống xã-hội Tây-phương ví

như một trận cười vang, nhưng ở bên

trong là một tiếng rên-rỉ. Trận cười vang

kết thúc vào tiếng nức-nở. Sự vui nhộn và

phù-phiếm chỉ là bề ngoài. Sự thực, tâm-

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

65

hồn Tây-phương đầy bi-kịch đau đớn... Ở

Ấn-Độ này bề ngoài thì buồn thảm hay là

rầu-rĩ ; nhưng bên trong là cả một sự vô-

tâm và vui-vẻ ."

_ ( R. Rolland, trích-dẫn trong " La Vie

de Vivekananda " )

Chẳng bao lâu thế-chiến 14 - 18 đã bùng

nổ, dìm Âu-Tây trong xương máu và tiêu-hủy.

Và giữa năm 1916 R. Tagore đã tuyên-bố ở

Đại-học Nhật-hoàng Tokyo lời cảnh-giác :

" ... Nhật-Bản đã trở nên tiên-phong

của Á-châu, nó gọi Á-châu noi theo trên

những con đường mới... Nhưng, ôi Nhật

ơi ! Các ông không thể tiếp-nhận y-

nguyên cái văn-minh cận-đại này được ;

nhiệm-vụ của Nhật là biến-hóa nó như

thiên-tài Đông-phương đòi hỏi. Trách-

nhiệm của các ông lớn lắm. Hãy thổi khí

Sống vào chỗ chỉ là cơ-khí, lấy tình người

mà thay cho những bài tính lạnh-lẽo về

quyền-lợi, đem sự phát-triển hài-hòa,

ADPH TAGORE

66

sinh-động, chân-lý, mỹ-diệu, đến chỗ mà

thắng-lợi và sức mạnh ngự-trị. Cái văn-

minh từ Âu-Tây đến với chúng ta có tính-

cách phàm-tục và áp-chế ; nó tiêu-hủy các

dân-tộc, nó xâm-chiếm, nó tiêu-diệt các

chủng-tộc cản-trở nó trên đường chinh-

phục. Đấy là một văn-minh thuần chính-

trị, có khuynh-hướng tàn-nhẫn ; nó áp-

chế kẻ yếu và làm giầu trên lưng chúng.

Đấy là cái máy nghiến. Nó reo rắc khắp

nơi lòng ghen-ghét, sự xung-đột ; nó rút

hết sinh-khí đàng trước nó. Nó là một

văn-minh khoa-học và phi-nhân. Thế-lực

của nó do nó tập-trung tất cả năng-lực của

nó vào mục-đích duy-nhất là làm giầu,

như một nhà triệu-phú thu lượm tài-sản

bỏ mất tâm-hồn. Dưới danh-hiệu ái-quốc,

nó không thủ-tín, nó không ngừng bỏ lưói

dệt đầy dối-trá, nó dựng lên ngẫu-tượng

khổng-lồ kinh-khủng trong đền thờ Thần

Lợi mà nó phụng-thờ. Chúng ta tiên-đoán

không chút lưỡng-lự là tất cả điều ấy

không thể kéo dài, vì trong thế-giới có

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

67

định-luật đạo-đức luân-thường tối-cao áp-

dụng cho đoàn-thể cũng như cá-nhân. Các

ông không thể tiếp-tục làm trái với luật-

pháp luân-lý ấy, vì danh-nghĩa dân-tộc và

đồng thời hưởng lợi cá-nhân mà nó bảo-

đảm cho ai tôn-trọng. Phá-hủy như thế tất

cả lý-tưởng luân-thường đạo-lý, kết-cục

phản-ứng vào mỗi phần-tử xã-hội, dẫn

đến già yếu, hao tổn, ngấm-ngầm nẩy

sinh lòng ngờ-vực và vô-liêm-sỉ, hủy-hoại

và tiêu-diệt ở con người tất cả cái gì

thiêng-liêng... Đấy là phản-nghịch của

định-luật Tối-Cao, nó chỉ có thể dẫn đến

đại họa ."

_ ( Theo R. Rolland trong " Inde " _

Journal 1915 - 1943 )

Lời cảnh-giác của Tagore cho Nhật-Bản

là cảnh-giác về cái họa " cơ-khí " của Khoa-

học Tây-phương, như ông cũng gián-tiếp trả lời

câu tuyên-bố kiêu-căng của văn-sĩ Anh R.

Kipling :

ADPH TAGORE

68

_ " Est is Est, West is West, never the

twain can meet "

( Đông là Đông, Tây là Tây, hai

đàng không bao giờ gặp được nhau .)

_ " Man is man and machine is

machine, never the twain can meet ! "

( Cơ-khí là cơ-khí, người là người,

không bao giờ hai bên gặp được nhau ! )

Và R. Rolland cho đấy là đánh dấu bước

nghẹo của lịch-sử thế-giới vậy : Đạo-học tâm-

linh Đông-phương đối với Khoa-học vật-chất

Tây-phương .

Không chờ đến Tagore đại-biểu cho Ấn-

Độ, Phan-Thanh-Giản ở Việt-Nam đi sang Sứ

Pháp về đã có lời phán-đoán tiên-tri, ( 1863 ) :

" Bá ban xảo diệu tề thiên địa ,

Duy hữu tử sinh tạo hóa quyền ."

( Trăm môn khôn khéo ngang Tạo-hóa,

Chỉ còn sống chết chịu thua Trời .)

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

69

Đủ thấy ở Việt-Nam cũng đã sớm có

hiền-triết thẩm-định đối-chiếu văn-minh Khoa-

học và Đạo-học. Như qua cuộc nói chuyện giữa

Einstein và Tagore trên kia về Thực-tại và

Chân-lý, khoa-học quan-niệm chân-lý và thực-

tại khách-quan ngoài ý-thức nhân-loại, còn

đạo-học như Tagore kết-luận " Religion of

Man " ( Tôn-giáo của Người ), như Khổng -

Nho chủ-trương : " Nhân năng hoằng đạo, phi

đạo hoằng nhân " ( Người làm ra đạo không

phải đạo làm ra người ) :

" Trong văn-tự Sanskrit loài chim

được mô-tả " hai lần sinh ", một lần trong

cái vỏ giới-hạn và rồi đến sau cùng là

trong tự-do của bầu trời vô-hạn. Những

người trong đoàn-thể chúng ta tin vào sự

giải-thoát của tự-tính con người hữu-hạn

vào tự-do tâm-linh, cũng khoác cho mình

cái danh-hiệu ấy. Trong tất cả khu-vực

đời sống người ta tỏ ra cái tính-chất

lưỡng-nguyên ấy _ đời sống bên trong

giới thực-kiện cụ-thể và sự siêu-thoát lên

ADPH TAGORE

70

ý-nghĩa thâm sâu hơn. _ Theo giáo-lý

Vedas - Upanisads kết-thúc ( Vedanta )

thì Đại-ngã Brahman là Chân-lý tuyệt-

đối, cái Ấy phi-nhân-cách, khách-quan,

trong ấy không có thể phân-biệt thử và bỉ,

cái này cái kia, thiện và ác, đẹp và xấu,

không còn phẩm-tính gì khác là cực-lạc

vô-tả của nó trong sự an-tĩnh vĩnh-cửu

của ý-thức thuần-túy hoàn-toàn vắng lặng

tất cả tư-tưởng và sự-vật. Nhưng về mặt

tôn-giáo của nhân-loại chúng ta, thì tôn-

giáo chỉ có ý-gnhĩa ở trong thế-giới hiện-

tượng tương-đối mà tự-tính nhân-loại

bao-hàm, quan-niệm Brahman tuyệt-đối

kia thì ở ngoài đề-tài thảo-luận ....

" Chúng ta vốn có từ xưa ở nước ta

cái truyền-thống Đạo-dẫn Yoga mà qua

lịch-trình thực-nghiệm của nó người ta có

thể vượt khỏi biên-giới cuối cùng của

nhân-tính để tự thấy trong một trạng-thái

ý-thức thuần-túy đồng-nhất bất-phân với

Siêu-Ngã, ( Thiên Địa chi tâm ). Không

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

71

có một ai có quyền phản-đối cái tín-

ngưỡng ấy, vì nó không phải là một vấn-

đề suy-luận, mà là thực-nghiệm trực-tiếp

( trực-giác ). Phổ-thông, người ta ở Ấn

đều biết có những cá-nhân có khả-năng

đạt tới nhất thời trạng-thái Thiền-định

( Samadhi ), " Vật ngã câu vong ", trong

ấy tự-tính hoàn-toàn chìm vào Thái-hư

vô-hạn, bất khả tư nghị, không thể diễn tả

được " Vô danh thiên địa chi thủy ".

Đồng thời thừa-nhận bằng-chứng của họ

là xác-thực, chúng ta cũng tin bằng-chứng

của những người đã cảm thấy tình-yêu

thâm-trầm, nhiệt-thành, hợp-nhất-hóa với

một Đấng bao-hàm cả Tạo-vật, sự vật

nhân-văn của tri-thức, ý-chí và hành-

động. Ngài là Thượng-Đế, không phải chỉ

là tổng-cộng các sự-kiện, mà là cứu-cánh

siêu-việt, ngoài tất cả cái gì có ở quá-khứ

và hiện-tại ."

_ ( " The Religion of Man " _ R. Tagore )

ADPH TAGORE

72

Hai quan-điểm về Thực-tại trên đây của

truyền-thống Vedas tương-tự với quan-điểm

của Lão-Tử mở đầu " Đạo-Đức Kinh " :

" Đạo khả đạo phi thường đạo ,

Danh khả danh phi thường danh .

Vô danh thiên địa chi thủy ,

Hữu danh vạn vật chi mẫu....

Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị

danh, đồng vị chi huyền, huyền nhi hựu

huyền chúng diệu chi môn ."

_ (Đạo-Đức Kinh )

Nghĩa là :

( Chân-lý có thể diễn-tả được thì không

phải chân-lý vĩnh-cửu ;

Danh-hiệu có thể gọi tên được thì không

phải danh-hiệu còn mãi .

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

73

Không tên gọi, là bước đầu nguyên-thủy

của vũ-trụ ,

Có tên gọi, là Mẹ đẻ ra tạo-vật khác nhau.

Hai mặt ấy cùng hiện ra mà mang tên

khác nhau, cùng gọi là huyền-bí, huyền-bí lại

còn huyền-bí, ấy là cửa mở của tất cả diệu

huyền, thế-giới thiên-hình vạn-trạng .)

Cái " đạo vô danh " của Lão-Tử tương

đương với cái Ấy ( It ) Brahman của R. Tagore

và là Thực-tại khách-quan ngoài ý-thức nhân-

loại của nhà khoa-học Einstein. Nhưng khác

với khao-học Tây-phương, cái Đạo-thể ấy, theo

đạo-học Đông-phương không hoàn-toàn biệt-

lập với thế-giới tạo-vật hiện-tượng, mà chính

Nó biểu-hiện ra thế-giới tạo-vật hữu-danh qua

tình-yêu mẫu-tử, tiêu-biểu cho cái tình-cảm vô-

tư nhất của nhân-loại, mà Thi-hào đồng-hóa

với cái năng-lực hấp-dẫn đại-đồng của vũ-trụ :

" Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu "

( – Dịch Kinh ), nghĩa là :

( Cùng ba-động thanh-âm đáp ứng với nhau,

cùng ba-động sinh-khí cầu tìm nhau .)

ADPH TAGORE

74

Khoa-học lưỡng-nguyên nhìn thực-tại vũ-

trụ theo quan-điểm lý-trí phân-biệt ra khách-

quan và chủ-quan, cho nên Einstein bảo chỉ

biết tin có thực-tại không người thì không thể

chứng-minh được. Đạo-học nhất-nguyên tâm-

linh nhìn vũ-trụ với quan-điểm nghệ-sĩ và thi-

sĩ, hợp tình hợp lý, cho nên Tagore thực-hiện

được thực-tại toàn-diện là vũ-trụ nhân-cách-

hóa, hợp-nhất chủ-quan và khách-quan, tương-

đối và tuyệt-đối đồng-nhất Tính :

" Qua tiến-bộ trong khoa-học, cái

toàn-thể vũ-trụ và sự đồng-nhất của

chúng ta với nó trở nên sáng-tỏ hơn trong

tinh-thần. Khi nào cái tri-giác về sự viên-

mãn của đồng-nhất-tính không phải chỉ là

trí-thức, khi nào nó khai-phóng hoàn-toàn

bản-thể của ta vào cái ý-thức sáng-tỏ của

tất cả, thì bấy giờ cái tri-giác ấy trở nên

một lạc-cảnh sáng ngời, một tình-yêu

bác-ái. Tinh-thần ta tìm thấy cái Ta mở

rộng trong toàn thế-giới và tràn đầy tin-

tưởng hoàn-toàn chắc-chắn về sự bất-tử

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

75

của nó. Nó chết hàng trăm lần trong giới-

hạn của Ngã cá-nhân, vì phân-biệt thì

phải chết không có thể vĩnh-cửu được.

Nhưng nó không có thể chết nếu nó hợp-

nhất với toàn-thể, vì đấy là thật-tại của

nó, lạc-thú của nó. Khi nào một người

cảm thấy nhịp điệu rung-động của nguồn

sống đại-đồng tại trong chính tâm-hồn

mình, thì bấy giờ nó tự-do. Bấy giờ nó

tham-gia vào cuộc ve-vãn giữa thế-giới,

như cô-dâu đẹp, che-phủ một mạng hữu-

hạn nhiều mầu sắc, và Đại-ngã, chú-rể

trong trắng thuần-túy. Bấy giờ nó biết nó

san-sẻ bữa tiệc cưới sa-hoa và chính nó là

người khách danh-dự của buổi lễ bất-tử.

Bấy giờ nó mới hiểu ý-nghĩa của nhà thơ

tiên-tri hát : “ Vũ-trụ do tình-yêu mà sinh

ra, được tình-yêu bảo-hợp, đi về tình-yêu

và nhập vào tình-yêu .”

" Trong tình-yêu tất cả sự mâu-

thuẫn sinh-tồn tự tan chìm và biến mất.

ADPH TAGORE

76

Chỉ trong tình-yêu nhất-tính và lưỡng-

tính mới hòa-hài. Tình-yêu phải vừa là

một, vừa là hai .

" Chỉ trong tình-yêu động và tĩnh

hợp làm một. Tâm ta luôn luôn biến-đổi

cho đến khi nó thấy tình-yêu, và bấy giờ

nó mới được bình-tĩnh. Nhưng sự bình-

tĩnh ấy tự nó là một hình-thức hết sức

hoạt-động ở một điểm, mà sự cực-tĩnh và

cực-động của năng-lực gặp nhau trong

tình-yêu ."

_ ( Sadhana )

Đấy là con đường sùng-bái của Tình-yêu

( Bhakti - Yoga ), mà Đạo-sĩ Rabindranath

Tagore, qua nghệ-thuật và thi-ca, giải-thưởng

quốc-tế Nobel, đã làm sống lại hồn thơ tôn-

giáo tâm-linh Vedas - Upanisads, để không

những đánh thức ý-thức truyền-thống Ấn-Độ

mà còn để kêu gọi khoa-học vật-chất cơ-khí trở

về với Nhân-cách Tối-cao, với Nhân-tính

Thần-linh của con người, với " Bản lai diện

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

77

mục ", như nhà vua Trần-Thái-Tông ở Việt-

Nam thế-kỷ XIII, từng kêu gọi :

" Chư nhân đẳng ! Thân vi khổ bản,

chất thị nghiệp nhân, nhược tự dĩ thử vi

chân, dã thị nhận tặc tác tử. Nhĩ thả tì tế

khán lai, chỉ giá sắc thân vị nhập bào thai

chi nhật, ná xứ đắc hữu ! Cái do niệm

khởi duyên hội, ngũ uẩn hợp thành hình

dung giả xuất, vong chân vong bản, hiện

ngụy hiện hư, hoặc nữ hoặc nam, hoặc

nghien hoặc xú. Tận thị túng tâm phóng

khứ, đô vô thoái bộ hồi quy, khu trì sinh

tử lộ đầu, thất khước “ Bản lai diện

mục ”! "

_ ( Khoá Hư Lục )

( Hỡi các người ! Thân-thể là gốc

khổ, vật-chất là nguyên-nhân của nghiệp-

báo, nếu tự lấy cái ấy làm thật, ấy là nhận

lầm thằng giặc làm con. Ngươi hãy nghĩ

kỹ lại, chỉ có cái thể xác này, khi chưa

nhập vào buồng trứng người mẹ thì có ở

ADPH TAGORE

78

đâu ? Chẳng qua do ý-niệm nổi hiện, năm

nguyên chất sắc, thanh, vị, xúc, hợp nên

hình-thể làm sinh ra, tướng mạo giả xuất

ra, quên mất sự thật, quên mất nguồn-gốc,

hiện ra giả-dối, hoặc con gái, con trai,

hoặc xấu hay đẹp, thẩy đều thả cái tâm

phóng đi hết, không hề quay đầu trở vào

trong, dong ruổi trên đường sống chết

luân-hồi, mà bỏ mất cái chân-tính là bộ

mặt bẩm-thụ vốn có của mình vậy .)

Và Thi-hào đứng trước thế-giới chiến-

tranh tương-tàn khốc-liệt, đã kêu gọi :

" Loài người cũng phải biết trực-tiếp

giao-thông giữa cá-nhân với Nhân-cách

Tối-cao, không phải qua thế-giới hình-

tướng biến-đổi, thế-giới khai-triển trong

thời-gian và không-gian, mà trong cái ý-

thức tịch-tĩnh thâm-sâu nội-tại, trong cõi

thâm-thúy và nhiệt-thành. Trong sự hội-

ngộ ấy nó tự cảm thấy sự sáng-tạo của

một thế-giới mới, một thế-giới của ánh-

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

79

sáng tình-yêu, không có ngôn-ngữ mà là

nhạc-điệu của yên-lặng vô-ngôn ."

Về cảnh-giới ấy, Thi-sĩ hát :

" Có một thế-giới vô-cùng, ôi anh em

đồng-bào ơi !

Và có một Đấng Vô-danh không thể nói

gì về Ngài,

Chỉ ai biết khi nào đạt tới cõi ấy rồi ,

Nó khác hẳn với tất cả cái gì từng nghe và

nói tới,

Ở đấy không thấy hình-thể, rộng hay dài .

Làm sao ta có thể nói được lời gì với

người ?

Thi-sĩ Kabir nói :

“ Nó không có thể nói được bằng lời

của miệng người,

Không thể viết nó trên giấy,

Ví như người câm nếm vị ngọt _ sao

có thể giải-thích về nó ? ”

" Không, nó không có thể giải-thích, chỉ

phải thực-hiện ; và khi nào người ta đã

làm được thế, người ta hát lên :

ADPH TAGORE

80

“ Nội-giới và ngoại-giới đã trở

nên một bầu trời,

Vô-cực và thái-cực đều nối

liền không rời,

Ta say mê trước cảnh tất cả đất

trời .” "

Jean Herbert viết về Tagore :

" Sứ-mệnh của ông song-hành với

sứ-mệnh của tất cả vĩ-nhân đồng-bào của

ông và cũng đồng thời như Thánh

Ramakrishna, Swami Vivekananda,

Mahatma Gandhi, Thánh Aurobindo v.v.

Nhưng Tagore thể-hiện Ấn-Độ nhiều nhất

là vì ông thể-hiện tình-yêu, cái Tình-yêu

đi liền với Hy-sinh là lý-tưởng đạo-đức

cao-cả và thiêng-liêng của loài người, con

đường đẹp nhất và cao quý nhất để đạt tới

đời sống tâm-linh, để giải-thoát mà tất cả

người Ấn cầu tìm ."

_ ( Etudes et Portraits )

***

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

81

Thăng-Hoa Tình-Yêu Vào Thượng-Đế ._

Đối-tượng của Tình-Yêu là cái đẹp, thị-

hiện của hoàn-hảo đại-đồng, đồng-nhất với cái

Biết về chân-lý, nó biểu-thị ra qua hòa-điệu của

tạo-hóa :

" Đẹp là Chân, Chân là Mỹ ."

Sứ-mệnh của Tình-Yêu, sợi dây tế-nhị và

hấp-dẫn, cái Mỹ thiết-lập giữa nhân-loại và

Thượng-Đế, một sự tương-ứng tương-cầu

huyền-diệu tâm-linh, Thượng-Đế hay Hoá-

Công không xa cách nhau, như Thể và Dụng ;

Vô-cực và Thái-cực :

" Bản-thể vô cùng không toàn-vẹn,

nếu nó hoàn-toàn mãi mãi là vô-cùng. Nó

phải tự thực-hiện trong hữu-hạn, nghĩa là

trong tạo-hóa ."

( L'Etre infini n'est pas complet s'il

reste absolument infini. Il doit se réaliser

dans le fini c'est-à-dire dans la création _

Lettre à un ami, tr. L. S. )

ADPH TAGORE

82

" Thế-giới là trò chơi của Nhân-

cách-tính Tối-cao tự tiêu-khiển trong việc

tạo-tác những hình-tướng ."

( Le monde est le jeu de la Personne

Suprême se divertissant à créer des

imanges . )

_ ( L' Inde et son Âme )

" Tạo-hóa là hòa-điệu thường-xuyên

giữa lý-tưởng vô cùng toàn-thiện và sự

thực-hiện sinh-thành liên-tục vĩnh-cửu ."

( La Création est l'harmonie perpé-

tuelle entre l'idéal infini de perfection et

la continuité éternelle de sa réalisation .)

_ ( La Religion du Poète )

Đấy cũng là quan-niệm của Trạng-Trình

ở việt-Nam, trong bài khai bút đầu xuân, ca-

tụng Hóa-Công có nguồn Sống bất-tuyệt,

thông-suốt, lưu-hành, từ nội-giới đến ngoại-

giới, từ hữu-hạn đến vô-cùng :

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

83

" Thiên địa vô cùng đạo ngoại thân

Hoá-Công biệt hữu sinh sinh ý ."

( Trời đất vũ-trụ không giới-hạn, vô cùng

tận mà đạo-lý vượt ra ngoài giới-hạn cá-

nhân,

Riêng Đấng Hoá-Công là có ý-thức sống-

sống không gián-đoạn .)

Upanisads do Tagore trích-dẫn, nói :

" The being who is in his essence

the light and life of all, who is world

conscious, is Brahman ."

( Cái thể-tính mà thực-thể là ánh-

sáng và sự sống của tất cả, là vũ-trụ ý-

thức, là Brahman Thực-tại tuyệt-đối .)

Nguyễn-Công-Trứ cũng đã nhìn tạo-hóa

với con mắt thi-sĩ sáng-tạo hồn-nhiên như đứa

trẻ trên bờ thế-giới vô-biên :

" Việc đời đã chắc chắn đâu,

Lỡm lờ con Tạo một mầu trêu ngươi

ADPH TAGORE

84

Hoá nhi đa hý lộng

( )

( Trẻ Tạo-hóa hay đùa cợt chơi .)

_ ( Người với Tạo-vật )

" Đức Phật đã phát-triển mặt thực-tiễn

của Upanisads, truyền-bá cùng sứ-mệnh, khi

Phật nói : “ Với tất cả chúng-sinh ở bên trên

hay bên dưới, xa hay gần, hữu-hình hay vô-

hình, ngươi sẽ nuôi-dưỡng một quan-hệ tình-

yêu vô-hạn không chút giận-hờn hay là không

ý muốn sát sinh. Sống trong cái ý-thức như thế,

khi đứng hay đi, ngồi hay nằm cho cả khi ngủ,

đấy là sống vận-động, vui vẻ trong tinh-thần

của Brahman ( Phạm-Thiên ) .” "

( Buddha who developed the practical

side of the teaching of the Upanisads, preached

the same message when he said : “ With

everything, whether it is above or below,

remote or near, visible or invisible, thou shall

preserve a relation of unlimited love without

any animosity or without a desire to kill. To

live in such a consciousness while standing or

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

85

walking, sitting or lying down till you are

sleep, is Brhaman Vishcra or in other words, is

living and moving and having your joy in the

spirit of Brahman .” )

_ ( Sadhana )

Đấy là thực-hiện trong Tình-Yêu của Thi-

hào R. Tagore :

" Cái đẹp của một bài thơ bị quy-

luật ràng buộc chặt-chẽ, vậy mà nó vượt

khỏi chúng. Quy-luật là cánh của nó,

chúng không đè nó xuống mà cất nó lên

tự-do. Hình-thức của nó ở tại quy-luật,

nhưng tinh-thần nó thì ở sự đẹp. Quy-luật

là bước đầu dẫn đến tự-do, và sự đẹp là

hoàn-toàn giải-phóng đứng trên bệ cửa

của định-luật. Cái đẹp đều hòa tự bản

thân cái hữu-hạn và ngoài giới-hạn, luật-

pháp và tự-do ."

_ ( Realisation in Love _ Sadhana )

Cái đẹp là sứ-thần của Tình-yêu. Qua cái

Đẹp thiên-nhiên và nhân-sinh, Tagore thực-

ADPH TAGORE

86

hiện Thượng-Đế, Đức Mẹ của tạo-vật, " Hữu

danh vạn vật chi mẫu ", tiêu-biểu cho tình

Mẫu-tử vô-tư nhất của nhân-loại .

" Qua ý-thức của ta về chân-lý ta

thực-hiện định-luật trong tạo-hóa, và qua

ý-thức thẩm-mỹ ta thực-hiện hòa-điệu

trong vũ-trụ. Khi nào chúng ta nhận-thức

định-luật ở thiên-nhiên, chúng ta mở rộng

chủ-quyền của chúng ta về năng-lực vật-

chất, và trở nên có thế-lực ; khi chúng ta

nhận-thức định-luật ở bản-tính đạo-đức,

chúng ta đạt tới sự tự-chủ và trở nên tự-

do. Cũng tương-tự cách ấy mà chúng ta

càng hiểu hòa-điệu trong thế-giới vật-lý

bao nhiêu thì đời sống vật-lý của ta càng

san-sẻ vui-thú với tạo-hóa, và sự biểu-thị

về cái đẹp trong nghệ-thuật càng trở nên

thật phổ-thông bấy nhiêu. Khi ta trở nên

ý-thức về hòa-điệu trong tâm-hồn thì sự

cảm-súc vui sướng tinh-thần về thế-giới

trở nên đại-đồng và sự biểu-thị về cái đẹp

trong đời sống của chúng ta hoạt-động

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

87

trong đường thiện và tình-yêu hướng về

vô cùng, vô tận. Đấy là cứu-cánh của

sinh-tồn, và chúng ta phải luôn luôn biết :

“ Mỹ là Chân, Chân là Mỹ ” ; chúng ta

phải thực-hiện toàn-thể thế-giới trong

thương yêu, vì tình-yêu sinh ra nó, bảo-vệ

nó và thu nó trở về lòng mình . "

_ ( Sadhana )

Thái-độ của Tagore đối với thiên-nhiên

cũng đối với nhân-văn là thái-độ của tín-đồ

sùng-bái của đạo-dẫn Tình-Yêu ( Bhakti -

Yoga ), không nhằm thu cái đẹp cho mình như

trong văn thơ lãng-mạn Tây-phương cận-đại,

mà cái đẹp thiên-nhiên là một biểu-tượng

tượng-trưng một hoán-chuyển của những vận-

động và trạng-thái sống nội-tâm. Ánh-sáng là

hiện-diện của Thần-linh biểu-thị cho tâm-hồn

cầu tìm .

" Ôi ! Ánh-sáng nhảy múa tại

trung-tâm đời sống của tôi ! Ánh-sáng,

người yêu của tôi, đập vào tơ lòng tình-

ADPH TAGORE

88

yêu của tôi ; trời quang mở, gió lồng-lộng

thổi, từng cơn cười vang mặt đất ."

_ ( Gitanjali )

Vũ-trụ thiên-nhiên tự tâm-linh-hóa và

thích-ứng với tất cả vận-động của đời sống nội-

tâm đi cầu tìm Đức Mẹ, Thượng-Đế. Cùng một

nhịp sống nối liền người với tạo-hóa " Kiền

khôn nhất sinh ý " ( )_ ( Cao-Bá-

Quát ) .

" Cùng một dòng sống chạy suốt

mạch máu tôi ngày đêm, cũng chạy qua

thế-giới và nhảy múa nhịp-nhàng .

Chính cùng dòng sống ấy nẩy mầm

vui tươi từ trong bụi đất thành vô số lá cỏ

xanh và tan hòa vào những làn sóng hoa

lý lung-linh .

Chính cũng sức sống ấy giao-động

trong cái nôi biển của sinh tử thành nước

triều lên xuống .

Tôi cảm thấy tứ chi được tôn vinh

với sự đụng chạm của nguồn sống vũ-trụ.

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

89

Và tôi kiêu-hãnh với nhịp sống của các

thời-đại đang nhảy múa trong mạch máu

của tôi ."

_ ( Gitanjali )

Yêu thiên-nhiên ở Tagore là một thái-độ

sùng-bái của tín-đồ Bhakti - Yoga, Thi-sĩ sớm

thấy ở thiên-nhiên hiện-diện của Thần-linh, của

Thượng-Đế, của Đức Mẹ " Vạn vật chi mẫu ",

và thân-thể mình tham-gia vào nguồn sống

tuần-hoàn của vòng thời-tiết ( The Cycle of

Spring ), và trở nên đền thờ Thần-linh là sự

sống vũ-trụ vĩnh-cửu ( Sinh-sinh ). Và cái

Đẹp, đối-tượng của tình-yêu sùng-bái, bấy giờ

biểu-hiện nguyên-lý đồng-nhất-thể tiềm-tàng

bên trong các biểu-hiện thiên-hình vạn-trạng

của vũ-trụ. ( ) " Đồng quy nhi thù

đồ ". Từ cái quan-hệ ( )" Thiên nhân

nhất lý " , ( ) " Nhân thân nhất

tiểu thiên địa "_ ( Lê-Quý-Đôn ), mà nẩy ra tin-

tưởng vào đại-hòa-điệu huyền-bí giữa tinh-thần

nhân-loại và tinh-thần thế-giới :

ADPH TAGORE

90

( )

" Linh khâm bảo hợp thái hòa,

Sạch không trần-lụy ấy là thần tiên .

( )

Ngang tàng lạc ngã tính thiên .

_ ( Nguyễn-Công-Trứ )

Nhờ cái thiên-tính bên trong mà văn-

nghệ-sĩ cảm-thông cái hòa-điệu bên ngoài, tuy

đứng trong thế-giới đầy mâu-thuẫn. Tagore viết

cho bạn :

" Chúng ta thấy tất cả đầy mâu-

thuẫn, tuy nhiên ta vẫn cảm thấy hòa-điệu

quân-bình trong nội-tâm, tuy có tranh-đấu

xung-đột khắp nơi, mà cái Đẹp thì siêu-

việt ."

Nhờ cái Đẹp có giá-trị siêu-việt ấy mà nó

tham-gia ở bản-thể với Bản-thể Vô-cùng. Nó là

phản-ảnh của Vô-cùng xuống hữu-hạn. Và

những phản-ảnh ấy đã đem lại cho Tagore sứ-

mệnh trực-tiếp về thực-thể tâm-linh :

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

91

" Khi tôi mười tám tuổi, một cơn gió

xuân thình-lình thức tỉnh thực-nghiệm

tôn-giáo lần đầu đến trong đời tôi và để

lại trong ký-ức tôi một sứ-mệnh trực-tiếp

thực-tại tâm-linh. Một hôm, tôi đang

đứng chờ buổi bình-minh, mặt-trời chiếu

tia sáng sau rạng cây, thình-lình tôi cảm

thấy như có một đám sương mù nhất thời

tan đi khỏi tầm mắt, và ánh-sáng ban mai

tràn mặt đất biểu-lộ một tia vui nội-tại

long-lanh. Cái màn tầm-thường vô-hình

đã được cất đi khỏi mọi vật và người, và

ý-gnhĩa cứu-cánh của chúng trở nên

thâm-thúy trong tinh-thần tôi ; và đấy là

ý-nghĩa của cái Đẹp. Điều đáng ghi nhớ

trong cái thực-nghiệm ấy là sứ-mệnh

nhân-bản của nó, sự khuếch-trương thình-

lình của ý-thức tôi về thế-giới siêu-ngã

của nhân-loại. Bài thơ tôi viết ngày đầu

về sự bất-ngờ của tôi được gọi là " Sự

Tỉnh-Ngộ Của Thác Nước ". Cái thác mà

tinh-thần của nó nằm ngủ trong sự cô-lập

băng-giá đã được ánh nắng chạm vào và

ADPH TAGORE

92

bùng tan thành thác lớn của tự-do, nó

thấy được cứu-cánh của nó trong hy-sinh

bất-tận để hợp-nhất liên-tục với biển-

khơi. Sau bốn hôm thị-hiện đi khỏi thì cái

nắp lại đậy lại tầm mắt nội-tâm của tôi.

Trong đêm tối thế-giới lại khoác lấy bộ

mặt giả, đen tối của sự-kiện ngày

thường . "

_ ( The Religion of Man )

Thi-hào còn nhớ lại một buổi thời niên-

thiếu ngồi trước quyển sách tập đọc buồn-tẻ :

" Thình-lình tôi đi đến một câu có

vần-điệu _ " Trời mưa cành lá rung đưa."

Tức thì tôi thấy một thế-giới trong đó tôi

lại phát-hiện ý-nghĩa đầy đủ của tôi.

Tinh-thần tôi chạm vào cõi sáng-tạo của

biểu-thị, và bấy giờ tôi không còn là đứa

học trò với tinh-thần đầy ắp những bài-

học đánh vần, giam-hãm trong lớp học.

Cái cảnh nhịp điệu rung động của lá cây

dưới hạt nước mưa mở ra trước tinh-thần

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

93

tôi cái thế-giới không chỉ đem lại tin-tức,

mà là một hòa-điệu với tâm-hồn tôi.

Những đoạn văn vô nghĩa mất sự cô-liêu

cá-biệt của chúng và tinh-thần tôi mê say

trong nhất-tính của một thị-hiện. Tương-

tự như thế, sáng nay trong làng những sự-

kiện của đời tôi chợt hiện ra cho tôi trong

một chân-lý thuần-nhất sáng-lạn. Tất cả

mọi vật như có lớp sóng lông-bông thì

hiện ra trong tinh-thần tôi có liên-hệ với

biển-cả vô-biên. Tôi cảm thấy chắc có

một Đấng nào bao-hàm tôi, và thế-giới

của tôi đang tìm sự biểu-diễn khéo nhất

của nó trong tất cả thực-nghiệm của tôi,

hợp-nhất chúng vào một cá-tính luôn luôn

khai-triển, ấy là một công-việc tinh-thần

của nghệ-thuật .

" Đối với Đấng ấy tôi có trách-

nhiệm, vì sự sáng-tác của Ngài cũng là

của tôi. Có thể rằng cùng một Tinh-thần

sáng-tạo đã khuôn vũ-trụ vào quan-niệm

vĩnh-cửu của Ngài ; nhưng ở nơi tôi như

ADPH TAGORE

94

là một nhân-cách đã có một trọng-tâm

đặc-biệt của một liên-hệ nhân-cách-hóa

trưởng-thành trong một ý-thức thâm sâu.

Tôi có nỗi buồn để trong ký-ức, vết bỏng

cháy suốt đời tôi, nhưng đồng thời tôi

cảm thấy ở chúng khả-năng sáng-tạo luôn

luôn vượt giới-hạn chính cá-nhân tôi, ví

như tinh-tú trong tia lửa sáng cá-biệt của

chúng, đang soi sáng lịch-sử vũ-trụ. Nó

đem lại cho tôi lạc-thú lớn để cảm thấy sự

huyền-diệu của Hai mà Một trong một

tình-yêu sáng-tạo. Tôi cảm thấy, rút cục,

cái tôn-giáo của tôi, tôn-giáo Nhân-loại,

trong ấy vô-cực trở nên giới-định vào

nhân-loại và gần-gũi với tôi để đáp-ứng

cho nhu-yếu tình-yêu và hợp-tác của tôi .

" Sau cùng, tư-tưởng của tôi biểu-

diễn ra một số bài thơ để dâng lên Đấng

tôi mệnh-danh là Jivan - Devata, Chúa

Đời Tôi .

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

95

" Ngài là tinh-thần nội-tại nhất của tính-

mệnh tôi ;

Ngài có vui lòng không,

Hỡi Chúa-tể Đời Tôi ?

Tôi dâng lên Ngài chén rượu

đầy nỗi buồn vui,

mà buồng tim nghẹt nát của tôi đã khắc-

phục .

Với điệu hát và mầu sắc hòa-hài tôi dệt

nên chăn

cho giường Ngài,

và vàng dòng của dục-vọng,

Tôi tạo thành đồ để Ngài chơi .

Tôi không hiểu tại sao Ngài lấy tôi làm

bạn,

Hỡi Chúa-tể Đời Tôi !

Phải chăng Ngài tích-trữ ngày đêm của

tôi,

Hành-vi và mơ-mộng để, nghệ-thuật,

Ngài trau-dồi,

và xâu khúc hát mùa thu, mùa xuân của

tôi vào giây đàn bản nhạc của Ngài,

ADPH TAGORE

96

và hái những bông hoa, ngày thành-tựu

của tôi, tết vào vương-miện ?

Tôi thấy mắt Ngài chăm-chú vào chỗ đen

tối của tâm tôi,

Chúa-tể Đời Tôi !

Tôi ngạc nhiên nếu sự thất-bại và lỗi lầm

của tôi được quên đi,

Vì nhiều ngày của tôi không phụng-sự,

và nhiều đêm lú quên ;

Vô dụng là những bông hoa tàn úa trong

bóng râm không dâng lên Ngài .

Thường giây đàn của tôi mệt mỏi

không theo kịp âm điệu của Trời .

Và thường những giờ uổng tàn lụi

những buổi tối ảm-đạm của tôi tràn đầy lệ

rơi .

Nhưng rút cục những ngày của tôi có kết-

thúc ?

Chúa-tể của đời tôi ơi !

Khi cách tay tôi ôm Ngài trở nên mềm

yếu,

cái hôn của tôi mất thật ?

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

97

Bấy giờ ngày mòn mỏi cuộc gặp thân mật

Hãy tái tạo cái cũ nơi tôi trong hình-thức

tươi tốt

và tái diễn hôn lễ một lần chót,

trong buổi lễ mới của sự sống đời . "

Đấy là tôn-giáo của Thi-sĩ như Tagore

viết :

" Tôi đã thú-nhận rằng tôn-giáo của

tôi là một tôn-giáo thi-sĩ. Tất cả điều tôi

cảm thấy về nó là do thị-hiện ( vision )

mà ra chứ không phải là do tri-thức... Tôi

được dạy trong Kinh Upanisads của

chúng ta rằng tinh-thần ( mind ) ta là

ngôn-ngữ bỏ đi bối rối với Chân-lý Tối-

cao, nhưng ai biết Chân-lý qua lạc-thú

trực-tiếp của chính tâm-hồn mình thì

thoát hết nghi-hoặc và sợ-hãi ."

_ ( The Religion of Man )

Đấy cũng là lý-tưởng của Khổng-Tử :

( )_( )

ADPH TAGORE

98

" Tri chi bất như hiếu chi, hiếu chi bất

như lạc chi " _ ( Luận-Ngữ )

( Biết đạo không bằng yêu đạo, yêu đạo

không bằng vui đạo .)

Bởi vì Thực-tại vũ-trụ là một đại-hòa-

điệu đồng-nhất-hóa với bản-nhạc vĩ-đại :

( )_ ( )

" Đại nhạc dữ thiên địa đồng hòa "

_ ( Lễ-Ký )

Và khắp thế-giới hiện-tượng, Thi-hào

nhìn thấy hiện-diện của Thượng-Đế, của Đức

Mẹ vũ-trụ, của Nhất-thể trong Đa-thù, nó duy-

trì và bảo-vệ cái hòa-điệu đại-đồng bên trong

tất cả mâu-thuẫn giữa vô-cùng và hũu-hạn,

Tuyệt-đối và Tương-đối, tồn-tại và sinh-thành,

Thượng-Đế hữu-tướng và vô-tướng, hữu-Ngã

và vô-Ngã .

Những vần thơ biều-diễn những trạng-

thái hiện-thị ( vision ) Thi-sĩ đều dâng lên Tối-

cao, phản-ảnh trực-tiếp Tối-cao. Cho đến khi

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

99

rời bỏ cõi đời, cởi nó ra đi, Tagore còn tuyên-

bố, sau khi đã gieo cái Đẹp, cái Lạc, Tình-Yêu

trong 80 năm :

" Tôi tin vào một lý-tưởng bàng-bạc

trên mặt đất và thấm-nhuần tất cả ;

Tôi tin vào lý-tươỏng Thần-linh

không phải sản-phẩm của tưởng-tượng,

mà là thực-tại cùng-tột, trong đó vạn-vật

tồn-tại và vận-động .

Tôi tin sự hiện-thị Thượng-Đế thấy

trong ánh-sáng và xanh tươi của mặt đất,

trong vẻ đẹp của diện-mục nhân-loại,

và trong sự chiếu sáng của đời sống nhân-

sinh,

và cả trong những vật có vẻ vô nghĩa và

xấu-xa.

Tất cả dưới trần, tinh-thần Thượng-

Đế bảo-vệ và cho nghe tiếng nói của

Ngài;

Nó đi vào lỗ tai nội-tâm mà chúng

ta không biết,

ADPH TAGORE

100

Nó đem lại cho cây đàn sống của

chúng ta giai-điệu mà âm-nhạc nâng cao

dục-vọng của chúng ta khỏi hữu-hạn,

không những bằng cầu-nguyện và bằng

kỳ-vọng mà còn bằng điện-thờ và những

ngọn lửa đá,

bằng tranh vẽ là những mộng trường-sinh

bất-tử-hóa,

bằng vũ-điệu là thiền-định thần-hóa tại

trung-tâm bất-động trong vận-động ."

_ ( theo trích-dẫn của Jean Herbert )

***

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

101

KẾT - LUẬN

Nhà văn-sĩ Pháp, "đứng ngoài hàng-ngũ",

trứ-danh thế-giới R. Rolland viết về Tagore và

Gandhi, hai người bạn tri-kỷ của mình :

" Ôi Tagore, Gandhi, hai con sống

cái của Ấn-Độ ví như Ấn-Độ-hà ( Indus )

và Hằng-Hà ( Gange ) hãy ôm chặt lấy cả

Đông-phương và Tây-phương, _ bên thì

bi-kịch hành-động anh-hùng, bên là giấc

mộng ánh-sáng, _ cả hai đều ròng-ròng

Thượng-Đế xuống thế-giới bị bạo-động

bừa nát, hãy gieo rắc hạt thóc Thần-linh

đi ! "

_( Mahatma Gandhi, tr. 184 _ E.Stock _

Paris )

ADPH TAGORE

102

Thánh Gandhi theo con đường lý-trí thực-

tiễn, hành-động phụng-sự ( Karma - Yoga =

Đạo-dẫn Nghiệp ), Thi-hào Tagore với tâm-hồn

tình-cảm sùng-bái ( Bhakti - Yoga = Đạo-dẫn

Tình-Yêu ) cả hai đáp-ứng tiếng gọi Ấn-Độ

phục-sinh của Ramakrishna - Vivekananda :

" Awake, arise and dream no more !

... Be bold, and face

The Truth ! Be one with it ! Let visions

cease,

Or, if you cannot, dream but truer dreams,

Which are Eternal Love and Service

free ."

( Tình dậy, đứng lên, thôi hết mộng triền-

miên !

... Can-đảm và nhìn thẳng sự Thật !

Làm một với sự Thật ! Dứt ảo-giác diệu-

huyền,

Nếu không có khả-năng, hãy chỉ tưởng

chân mộng :

Tình-Yêu Vĩnh-cửu và Phụng-sự Vô-

biên .)

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

103

Trong năm (5) câu thơ trên Swami

Vivekananda đã khéo toát-yếu được tất cả con

đường Đạo-dẫn Yoga chính : Advaïta ( Bất-

nhị-pháp ) hay Thiền, Bhakti ( Tình-Yêu Sùng-

bái ) hay Tịnh và Karma ( Hành phụng-sự ) .

Đấy là tôn-giáo thực-hiện truyền-thống

Ấn-Độ mà đầu tiên Vivekananda đã đem sứ-

mệnh Ấn cho thế-giới Tây-phương tại Hội-nghị

Tôn-giáo Chicago ( 11-9-1993 ) là sứ-mệnh

tôn-giáo thực-hiện Thượng-Đế tại con Người :

" Tôi cầu sinh và còn tái-sinh để

chịu hàng ngàn thồng khổ miễn là có thể

thờ-phụng Thượng-Đế duy-nhất hiện-

thực, Tổng-thể tất cả tâm-hồn và trên hết,

Thượng-Đế những kẻ ác, Thượng-Đế

những kẻ nghèo-nàn, Thượng-Đế những

kẻ khốn-cùng của tất cả chủng-tộc ."

Và ông đã sớm thông-cảm tiềm-thức của

Tây-Âu :

ADPH TAGORE

104

"... Đời sống xã-hội ở Tây-phương

như là một trận cười ; nhưng bên trong là

một tiếng rên-rỉ. Trận cười kết-thúc vào

nức-nở. Sự vui-nhộn và bỡn-cợt chỉ là ở

mặt ngoài. Sự thực, tâm-hồn Tây-phương

đầy vẻ bi-kịch ... "

_ ( Vivekananda nói với Nivedita _ do R.

Rolland dẫn trong " La Vie de Viveka-

nanda " _ Stock, Paris )

R. Tagore, sau này chứng-kiến họa thế-

chiến ( 14 - 18 ) văn-minh khoa-học cơ-khí vô-

hồn đã tàn-phá sinh-mạng và tài-sản, núi xương

sông máu, tuyên-cáo :

" Tây-phương có tín-ngưỡng bất-di

bất-dịch vào sức mạnh và tài-sản vật-

chất : do đấy nó sẽ kêu gọi hoài hòa-bình

và tài giảm vũ-khí ; tính dữ-tợn của nó

luôn luôn còn thét lớn hơn. Khác nào con

cá bị sức ép của nước làm thương-tộn và

muốn bay lên : ý-tưởng sáng-lạn thay !

nhưng hoàn-toàn không thể thực-hiện

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

105

được đối với cá. Chúng tôi ở Ấn-Độ phải

chứng-minh cho thế-giới cái chân-lý,

không-những nó làm cho có thể trừ bỏ

vũ-khí mà còn biến-hóa thành sức mạnh.

Cái thực-kiện sức mạnh tinh-thần là một

khả-năng cao hơn là sức vũ-phu, sẽ được

dân-tộc tay không chứng-thực. Sự tiến-

hóa của sự Sống tỏ rằng nó bỏ dần gánh

nặng áo-giáp đồ-sộ và một lượng thịt

khổng-lồ cho đến ngày nhân-loại chinh-

phục được thế-giới của thú-tính hung-

bạo. Một ngày kia, con người tâm-tình

mảnh-khảnh hoàn-toàn lột hết binh giáp

sẽ chứng-tỏ rằng chỉ những kẻ hiền-lành

mới thừa-hưởng được mặt đất này. Vậy

điều hợp-lý là Thánh Gandhi, thân-thể

yếu-ớt và tuyệt-vô khả-năng vật-chất, gọi

lên năng-lực vô-hạn của sự hiền lành và

thấp hèn đang chờ ẩn trong lòng nhân-

loại Ấn-Độ bị lăng nhục và thất thế.

Định-mệnh Ấn-Độ đã chọn linh-hồn chứ

không phải thể-xác làm đồng-minh. Ấn-

Độ phải nâng cao lịch-sử nhân-loại, từ

ADPH TAGORE

106

bình-diện bùn-lầy của hỗn-độn vật-chất

lên đỉnh cao của chiến-đấu tinh-thần.

Cuộc tranh-đấu của chúng tôi, một cuộc

tranh-đấu tinh-thần, một cuộc tranh-đấu

cho Nhân-loại. Chúng tôi phải giải-phóng

loài Người khỏi những cái lưới nó dệt

quanh nó, những tổ-chức dân-tộc vị-kỷ.

Chúng tôi phải làm cho con bướm tin vào

tự-do ở ngoài trời còn hơn là sự che-chở

của cái kén... Chúng tôi không có danh-từ

Dân-tộc trong ngôn-ngữ của chúng tôi.

Khi chúng tôi mượn danh-từ ấy của dân-

tộc khác, nó không thích-hợp, vì chúng

tôi phải liên-minh với Narayana, Bản-thể

Tối-cao; và chiến-thắng của chúng tôi là

để có được Thiên-đường... Nếu chúng tôi

có thể thách cường-bạo, phú-ông, quân-

đội, mà biểu-lộ cho thế-giới sức mạnh của

tinh-thần bất-tử, thì tất cả lâu-đài xác-thịt

khổng-lồ sẽ đổ xụp xuống vực trống. Bấy

giờ loài Người sẽ thấy chân Tự-trị

( Swarâj ). Chúng tôi, những kẻ cùng khổ,

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

107

đói rách của Đông-phương, chúng tôi

chinh-phục tự-do cho cả Nhân-loại ... "

_ ( R. Rolland dẫn lời Tagore trong

" Mahatma Gandhi " )

Và Gandhi cũng tuyên-bố :

" Cuộc tranh-đấu của chúng tôi có

cứu-cánh tình bằng hữu với toàn thế-

giới... Bất-bạo-động đã đi vào nhân-loại ;

nó sẽ còn mãi. Nó là tiên-phong Báo-tin

hoà-bình thê-giới... "

_ ( Sách dẫn trên )

Đấy là sứ-mệnh của Ấn-Độ ngàn xưa cho

thế-giới ngày nay, khoa-học đạo-học ( Science

Religion ) bổ-túc trong " Bất-nhị-pháp "

( Advaïta ), vì Tây-phương đã lôi-cuốn cả thế-

giới vào con đường khoa-học vật-chất, Vũ-lực,

là Luật-pháp mạnh được yếu thua, thiên hạ

giao tranh lợi. Đi xuống giốc quyền-năng vật-

chất dễ hơn là đi lên lý-tưởng tâm-linh treo-leo,

cho nên các nhà tu-luyện ham quyền-năng

thần-thông đã biết bao kẻ bị "tẩu hỏa nhập ma".

ADPH TAGORE

108

Vivekananda đã sớm cảnh-cáo Tây-phương

khoa-học vô-hồn :

" Sự giải-cứu của Âu-Tây trông-cậy

vào một tôn-giáo hợp-lý. Tôn-giáo ấy là

Advaïta ( Bất-nhị-pháp ) của Ấn-Độ ; cái

tôn-giáo tâm-linh thực-hiện ( )

" Bất hử hữu vô " của Thiền-sư Việt-

Nam, Cửu-Chỉ (1065 ) :

" Giác liễu thân tâm bản ngưng tịch,

Thần thông biến hóa hiện chư tương

Hữu-vi vô-vi tòng thử xuất,

Hà sa thế-giới bất khả lượng,

Tuy nhiên biến mãn hư không giới,

Nhất nhất quan lai một hình trạng ;

Thiên-cổ vạn-cổ nan thử huống,

Giới giới xứ xứ thường lãng lãng ."

( Thật beiét vật tâm vốn hư-không,

Hình hài biến-hóa phép thần-thông ;

Có không, không có, trò tương-đối,

Bao nhiêu thế-giới tựa cát sông ;

Tràn đầy trời đất tuy nhiên có,

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

109

Biến đổi luôn luôn, có mà không ;

Ảo-hóa cổ lai đau đớn cảnh,

Bên kia bến giác sáng vô cùng .)

_ ( Đại-Nam Thiền-Uyển Truyền

Đăng )

Đấy là Advaïta ( Bất-nhị-pháp ) đã giải-

thoát dân-tộc Việt-Nam khỏi ngàn năm ách đô-

hộ của đế-quốc Tầu .

Năm 1896 Vivekananda nói với thính-giả

London :

" Advaïta ( Non Dualism ) ( Bất-

nhị-pháp ) hai lần cứu Ấn-Độ khỏi chủ-

nghĩa Duy-vật. Trước khi Phật xuất-hiện

chủ-nghĩa duy-vật thô-thiển ngự-trị xã-

hội dạy : “ Hãy ăn uống và sung-sướng,

không có Thượng-Đế, linh-hồn hay thiên-

đường ; tôn-giáo là mưu-mô của giáo-sĩ

độc-ác. ”... Đức Phật đã đem triết-lý

Vedas - Upanisads soi sáng, ban cho dân

và cứu-vớt Ấn-Độ. Một ngàn năm sau khi

Ngài nhập-tịch, một trạng-thái xã-hội

ADPH TAGORE

110

tương-tự lại tái-diễn... Bấy giờ Sankara

đứng lên và một lần nữa làm sống lại

triết-học Vedanta ( chung-kết Vedas -

Upanisads ). Ông hệ-thống nên triết-học

hợp-lý. Ở Upanisads, giáo-lý thường tối

nghĩa. Nhờ Đức Phật, phương-diện luân-

lý được đề-cao và nhờ Sankara phương-

diện trí-thức được chú-trọng. Ông đã chú-

giải, hợp-lý-hóa và tạo ra cho người ta hệ-

thống chặt-chẽ lạ-lùng là Bất-nhị-pháp

( Advaïta ) .

" Ngày nay chủ-nghĩa duy-vật

thịnh-hành ở âu-Tây. Các ông có thể cầu-

nguyện để giải-cứu các người hoài-nghi

cận-đại, nhưng họ không nhượng-bộ đâu,

họ đòi hỏi lý-trí. Sự cứu-độ của Âu-châu

trông cậy vào một tôn-giáo duy-lý, và

Advaïta _ ( Bất-nhị-pháp, Duy-nhất vô

nhị, quan-niệm Thượng-Đế phi-ngã ) _ là

tôn-giáo độc-nhất có thể ảnh-hưởng được

giới trí-thức ."

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

111

Đấy là sứ-mệnh của Ấn-Độ cho thế-giới

ngày nay qua sứ-giả Swami Vivekananda,

Mahatma Gandhi, Rabindranath Tagore : Tín-

ngưỡng tôn-giáo khoa-học Bất-nhị-pháp

( Advaïta - Vedanta ) ; Tôn-giáo chính-trị Bất-

bạo-động ( Ahimsa ) ; Tình-Yêu Sùng-Bái

( Bhakti ) với thi-hứng tâm-linh. Nhân-loại của

cả hai thế-giới Tư-bản và Cộng-sản đã hưởng-

ứng ; nào hô-hào tài-giảm binh-khí nguyên-tử

giết người, nào biểu-tình kêu gọi hòa-bình.

Nhưng còn đức tin tôn-giáo Thượng-Đế Người

thì sao ? Liệu có hòa-bình thế-giới chăng, hay

là như lời của Thi-hào tiên-tri : " Tựa như một

con cá bị sức ép của nước làm thương-tổn, và

nó muốn bay lên : ý-tưởng lanh lợi thay !

nhưng hoàn-toàn không khả-năng thực-hiện đối

với một con cá ."

Còn phải biến-hóa khí-chất, bỏ thú-tính

mà tin vào tính Thiên = tính Người ! " Phật

tức tâm " ( ) .

ADPH TAGORE

112

Nhà văn-sĩ quốc-tế R. Rolland nhắc lại

bước đường tiến-bộ của Tây-phương cận-đại

như sau :

" Thế-giới bị cơn gió bạo-động thổi

quét. Cơn bão ấy đốt cháy mùa gặt của

văn-minh chúng ta thì có gì là bất-ngờ.

Hàng thế-kỷ dân-tộc kiêu-ngạo, phũ-

phàng, ý-thức-hệ mê-say của cách-mệnh

thổi phồng thói mô-phỏng mú-quáng của

các nền dân-chủ truyền-bá _ và hoàn-

thành bằng một thế-kỷ kỹ-nghệ-hóa bất-

nhân và chính-thể tài-phú tham-lam, một

chủ-nghĩa cơ-khí nô-lệ-hóa, một chủ-

nghĩa duy-vật kinh-tế làm chết ngạt tâm-

hồn _ tất cả những điều ấy tất nhiên dẫn

đến những cuộc vật-lộn hỗn-độn trong đó

những khó-báu của Tây-phương bị tiêu-

tan. Nói rằng ở đấy có sự tất nhiên thì

không đủ. Đấy là một Định-mệnh dân-tộc

bóp cổ dân-tộc, nhân-danh cùng những

nguyên-lý chung che đậy những quyền-

lợi giống nhau, bản-năng huynh-đệ

tương-tàn của Caïns như nhau. Mỗi đàng

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

113

_ dân-tộc, phát-xít, cộng-sản, nhân-dân và

giai-cấp bị áp-chế, nhân-dân và giai-cấp

áp-chế, mỗi bên đòi về mình mà từ-chối

kẻ khác quyền bạo-động có vẻ là quyền

của mình. Nửa thế-kỷ trước thì sức-mạnh

lấn Luật-pháp. Ngày nay còn tệ hơn :

Sức-mạnh là Luật-pháp, Vũ-lực đã ngốn

mất Luật-pháp . "

_ ( R. Rolland _ " Mahatma Gandhi " )

Mahatma Gandhi đã thực-hành triệt-để

thông-điệp Ahimsa của Đức Phật để giải-phóng

Ấn-ộ, bất-bạo-động, bất-cộng-tác, không hận-

thù, và ứng-dụng cho cả thế-giới đại-đồng cái

" sứ-mệnh dựa vào gương-mẫu " của chính

mình, Ngài viết :

" Bất-bạo-động đối với đồng-bào tôi

không có thể khác với bất-bạo-động của

tôi đối với vũ-trụ ."

Như vậy, luật-pháp Tình-Yêu tự mở rộng

khai-triển từ cá-nhân ra gia-tộc, từ gia-tộc ra

quốc-gia dân-tộc và có thể bành-trướng ra

ADPH TAGORE

114

toàn-thể vũ-trụ. Đấy là Định-luật của Ahimsa

( Bất-bạo-động ) đi đôi với Từ-bi Bác-ái và

Satyâ ( Chân-lý ) vậy .

Bất-bạo-động là phương-tiện, Chân-lý là

cứu-cánh, Dụng và Thể không dời nhau cũng

như Người với Đạo " Đạo bất viễn Nhân,

Nhân chi vi Đạo nhi viễn Nhân bất khả dĩ vi

Đạo " _ ( Trung-Dung )

%%%%%%%%%%%