2
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 3/2016 [53] XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI Vũ (Võ) Văn Mật Vũ Văn Mật (1493-1571) là phiên thần trấn trị một phương (Tuyên Quang), công thần lương đống trong sự nghiệp trung hưng nhà Lê (thế kỷ XV). Thân thế và sự nghiệp Vũ Văn Mật được chính sử ghi chép khá cụ thể và chi tiết, đó là các bộ sử: Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên và sử thần triều Lê biên soạn); Đại Nam nhất thống chí (Nhân vật chí tỉnh Hải Dương) do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn; Lê triều thông sử của Lê Quý Đôn; Lịch triều hiến chương loại chí (Nhân vật chí) của sử gia Phan Huy Chú; Hải Đông chí lược; Ba Đông Vũ thị liệt truyện… Năm 1522, Mạc Đăng Dung phế truất Lê Cung Hoàng, lập ra nhà Mạc, đóng đô ở Thăng Long (gọi là Bắc triều). Dù sinh ra và lớn lên ở Hải Dương (làng Đông Ba, huyện Gia Lộc) gần sát với quê hương của nhà Mạc (Dương Kinh, Hải Phòng) nhưng Vũ Văn Mật tự xưng là tướng cũ của nhà Lê (tước Khánh Bá hầu), chiếm giữ vùng đất Đại Đồng, Thu Vật (Tuyên Quang) làm căn cứ cương quyết chống lại nhà Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim lập người dòng dõi họ Lê là Lê Duy Ninh làm vua (tức Lê Trang Tông), mở đầu cho quá trình trung hưng nhà Lê (gọi là Nam triều), Vũ Văn Mật đã dâng biểu xin quy thuận, triều đình phong cho ông là tước Gia Quốc công, tiếp tục trấn trị vùng đất Tuyên Quang. Từ năm 1533-1546, trong khi Bắc triều và Nam triều giao chiến với nhau nhiều lần, Vũ Văn Mật không ngừng tăng cường binh lương, xây dựng thành trì vững chắc, mở rộng địa bàn chiếm giữ ra các phủ Đoan Hùng, Lâm Thao, Phú Bình, Cao Bằng và các châu Tam Dương, Tam Nông, Phổ Yên, Động Hỷ, Da Tàm, Mai Mộc. Năm 1547, lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ nhà Mạc, Vũ Văn Mật đem quân đánh chiếm các phủ Tam Đới, Bắc Hà, sai người đi phủ dụ các vùng Thái Nguyên, Lạng Sơn. Năm 1551, dưới sự chỉ huy của Trịnh Kiểm, ông cùng nhiều tướng lĩnh khác của nhà Lê tiến đánh Thăng Long, đuổi Mạc Phúc Hải chạy về tận Kim Thành (Hải Dương). Năm 1559, Thái sư Trịnh Kiểm đem đại binh tiến ra đánh quân Mạc, đã cùng cánh quân phía đông của Vũ Văn Mật vượt sông đánh chiếm các xứ Thái Nguyên, Lạng Sơn, Kinh Bắc, Sơn Nam, tạo Nhà thờ Vũ Văn Mật, Vũ Đình Tiến, Vũ Đình Uyên được khởi dựng vào năm 1730 tại thôn Tường Lai, xã Yên Tập, tổng Quan Hóa, huyện Yên Thành, nay là thôn Tường Lai, xã Phú Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Đây là ba nhân vật lịch sử có nhiều đóng góp đối với đất nước trong các thể kỷ XVI-XVIII nói chung, với mảnh đất và con người Yên Thành, Nghệ An nói riêng. NHÀ THỜ BA ÔNG HỌ VŨ n Nguyễn Trọng Cường Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch Nghệ An Sắc phong Vũ Văn Mật của Triều Nguyễn (Duy Tân)

NHÀ THỜ BA ÔNG HỌ VŨ - ngheandost.gov.vn XN DVN_02.pdf · Nghi, Ông nghè Nguyễn Xuân Ôn quê ở xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu đã chiêu mộ quân sỹ, lấy

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NHÀ THỜ BA ÔNG HỌ VŨ - ngheandost.gov.vn XN DVN_02.pdf · Nghi, Ông nghè Nguyễn Xuân Ôn quê ở xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu đã chiêu mộ quân sỹ, lấy

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 3/2016 [53]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

Vũ (Võ) Văn MậtVũ Văn Mật (1493-1571) là phiên thần trấn trị một

phương (Tuyên Quang), công thần lương đống trongsự nghiệp trung hưng nhà Lê (thế kỷ XV). Thân thế vàsự nghiệp Vũ Văn Mật được chính sử ghi chép khá cụthể và chi tiết, đó là các bộ sử: Đại Việt sử ký toàn thư(Ngô Sĩ Liên và sử thần triều Lê biên soạn); Đại Namnhất thống chí (Nhân vật chí tỉnh Hải Dương) do Quốcsử quán triều Nguyễn biên soạn; Lê triều thông sử củaLê Quý Đôn; Lịch triều hiến chương loại chí (Nhânvật chí) của sử gia Phan Huy Chú; Hải Đông chí lược;Ba Đông Vũ thị liệt truyện…

Năm 1522, Mạc Đăng Dung phế truất Lê CungHoàng, lập ra nhà Mạc, đóng đô ở Thăng Long (gọi làBắc triều). Dù sinh ra và lớn lên ở Hải Dương (làngĐông Ba, huyện Gia Lộc) gần sát với quê hương củanhà Mạc (Dương Kinh, Hải Phòng) nhưng Vũ Văn Mậttự xưng là tướng cũ của nhà Lê (tước Khánh Bá hầu),chiếm giữ vùng đất Đại Đồng, Thu Vật (Tuyên Quang)làm căn cứ cương quyết chống lại nhà Mạc.

Năm 1533, Nguyễn Kim lập người dòng dõi họ Lêlà Lê Duy Ninh làm vua (tức Lê Trang Tông), mở đầucho quá trình trung hưng nhà Lê (gọi là Nam triều),

Vũ Văn Mật đã dâng biểu xin quy thuận,triều đình phong cho ông là tước Gia Quốccông, tiếp tục trấn trị vùng đất Tuyên Quang.

Từ năm 1533-1546, trong khi Bắc triều vàNam triều giao chiến với nhau nhiều lần, VũVăn Mật không ngừng tăng cường binhlương, xây dựng thành trì vững chắc, mởrộng địa bàn chiếm giữ ra các phủ ĐoanHùng, Lâm Thao, Phú Bình, Cao Bằng vàcác châu Tam Dương, Tam Nông, Phổ Yên,Động Hỷ, Da Tàm, Mai Mộc. Năm 1547, lợidụng mâu thuẫn trong nội bộ nhà Mạc, VũVăn Mật đem quân đánh chiếm các phủ TamĐới, Bắc Hà, sai người đi phủ dụ các vùngThái Nguyên, Lạng Sơn. Năm 1551, dưới sựchỉ huy của Trịnh Kiểm, ông cùng nhiềutướng lĩnh khác của nhà Lê tiến đánh ThăngLong, đuổi Mạc Phúc Hải chạy về tận KimThành (Hải Dương). Năm 1559, Thái sưTrịnh Kiểm đem đại binh tiến ra đánh quânMạc, đã cùng cánh quân phía đông của VũVăn Mật vượt sông đánh chiếm các xứ TháiNguyên, Lạng Sơn, Kinh Bắc, Sơn Nam, tạo

Nhà thờ Vũ Văn Mật, VũĐình Tiến, Vũ Đình Uyên đượckhởi dựng vào năm 1730 tạithôn Tường Lai, xã Yên Tập,tổng Quan Hóa, huyện YênThành, nay là thôn Tường Lai,xã Phú Thành, huyện YênThành, tỉnh Nghệ An. Đây là banhân vật lịch sử có nhiều đónggóp đối với đất nước trong cácthể kỷ XVI-XVIII nói chung, vớimảnh đất và con người YênThành, Nghệ An nói riêng.

NHÀ THỜ BA ÔNG HỌ VŨn Nguyễn Trọng Cường

Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch Nghệ An

Sắc phong Vũ Văn Mật của Triều Nguyễn (Duy Tân)

Page 2: NHÀ THỜ BA ÔNG HỌ VŨ - ngheandost.gov.vn XN DVN_02.pdf · Nghi, Ông nghè Nguyễn Xuân Ôn quê ở xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu đã chiêu mộ quân sỹ, lấy

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 3/2016 [54]

XỨ NGHỆ - ĐẤT VÀ NGƯỜI

tiền đề vững chắc đánh đuổi nhà Mạc khỏikinh thành Thăng Long vào năm 1592.

Không chỉ là một phiên thần có nhiềuđóng góp về xây dựng lực lượng và mưulược trong công cuộc trung hưng nhà Lê, VũVăn Mật còn là người có công trạng trongviệc cai trị, giáo hóa nhân dân, “khi đóngquân tại Đại Đồng, ông chiêu tập nhữngquân lưu vong trở về, đất ấy lại trở thànhnơi vui vẻ”.

Với những công lao to lớn, nhà LêTrung Hưng đã ban ân điển đặc biệt chocon cháu của Võ Văn Mật được tập tướcQuận công 5 đời, cụ thể là: Hữu tướngquốc, Thái bảo Nhân Quận công Vũ CôngKỷ; Hữu Đô đốc Bắc quân Đô đốc phủ,Thái bảo Hòa Quận công Vũ Đức Cung;Thái bảo Thụy Quận công Vũ Công Ứng;Thái phó Tống Quận công Vũ Công Sực vàĐô úy Thiêm sự, Khoan Quận công VũCông Tuấn. Năm 1802, vua Gia Long triềuNguyễn đã truy phong Thái úy Gia Quậncông Vũ Văn Mật là một trong 10 Côngthần trung hưng, con cháu của ông đượchưởng phúc ấm suốt đời.

Vũ (Võ) Đình TiếnVũ Đình Tiến (còn có tên gọi khác là Vũ

Vinh Tiến) là hậu duệ đời thứ 5 của Thái úyGia Quận Công Vũ Văn Mật. Là người thôngminh, hiếu học, Vũ Đình Tiến đỗ Tiến sĩ khoaCanh Thìn (1640) đời vua Lê Thần Tông. Tuylà người xuất thân khoa bảng nhưng cả cuộcđời của ông lại gắn liền với binh nghiệp.Trong lần Nam chinh thứ 5 giữa quân chúaTrịnh (Đàng Ngoài) với chúa Nguyễn (ĐàngTrong), kéo dài từ năm 1655 đến năm 1660,Vũ Đình Tiến cùng nhiều tướng lĩnh khác nhưĐào Quang Nhiêu, Lê Thì Hiến, Hoàng NghĩaGiao… đã tham mưu, giúp chủ tướng TrịnhToàn và Trịnh Căn giành được nhiều thắnglợi, thu phục lại 7 huyện ở Nam sông Lam làKỳ Hoa, Thạch Hà, Thiên Lộc, Nghi Xuân,La Sơn, Hương Sơn và Thanh Chương. Vớinhững công lao to lớn, Vũ Đình Tiến đượcvua Lê chúa Trịnh phong từ chức Cấp sựtrung Binh khoa lên chức Đốc thị Nghệ Ankiêm Phó tướng (năm 1656), Đốc trấn NghệAn kiêm Phó Đô đốc, Thái bộc Tự khanh(năm 1664).

Năm 1565, Vũ Đình Tiến được chúa Trịnh Tạc cửgiữ chức Đốc trấn Cao Bằng. Năm 1669, nhà Thanhsai Lý Tiên Căn và Dương Triệu Kiệt đem chỉ dụ sangthúc ép nhà Lê trả lại 4 châu (Thạch Lâm, Quảng Yên,Thượng Lang và Hạ Lang) ở Cao Bằng cho nhà Mạc.Hai bên biện bác, đấu tranh nhiều lần, cuối cùng chúaTrịnh Tạc cũng phải chấp nhận. Sau đó, vua Lê HuyềnTông vời Vũ (Đình) Vinh Tiến về Kinh nhưng ông bịbệnh, mất ở dọc đường đi. Triều đình đã truy tặng ôngchức Binh bộ Hữu thị lang, tước Bá và sai quan đếnphúng tế.

Vũ (Võ) Đình UyênVũ Đình Uyên là con trai duy nhất của ông Vũ

Đình Tiến và là hậu duệ đời thứ 6 của Vũ Văn Mật. Doảnh hưởng nặng nề từ các cuộc nội chiến Đàng Trong- Đàng Ngoài nên Vũ Đình Uyên không có điều kiệnhọc hành, thành đạt như cha mình là Vũ Đình Tiến. Làngười chăm chỉ, cần kiệm, giàu lòng nhân ái nên VõĐình Uyên sẵn sàng thu nạp, giúp đỡ những ngườiphiêu dạt từ khắp nơi yên phận làm ăn. Ông đã cùnghọ khai hoang, phục hóa, lập nên những xóm làngđông đúc, trù phú. Năm 1730, ông đứng chủ hưng côngxây dựng nhà thờ Thủy tổ họ Vũ (Võ) ở thôn TườngLai để thờ Vũ Văn Mật và cha Vũ Đình Tiến.

Để tưởng nhớ công ơn trong việc khai hoang lập ấp,nhân dân thôn Tường Lai (xã Yên Tập) đã truy tôn VũĐình Yên làm phúc thần, phối thờ chung tại nhà thờThủy tổ họ Vũ (Võ). Sắc phong ngày 29 tháng 9 nămThành Thái 6 (1894) cho biết, vị thần khai dân lập ấpVõ tướng công được truy phong là Dực bảo trunghưng, Linh phù chi thần.

Ngoài ra tại di tích còn gắn liền với nhiều sự kiệnlịch sử liên quan đến địa phương, tiêu biểu là sự kiệnnăm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua HàmNghi, Ông nghè Nguyễn Xuân Ôn quê ở xã Diễn Thái,huyện Diễn Châu đã chiêu mộ quân sỹ, lấy nhà thờ làmcăn cứ đứng lên chống Pháp. Trong thời gian từ năm1886-1887, nhà thờ là nơi tổ chức họp kín của nghĩaquân. Tại nhà thờ còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ, quýnhư gia phả, sắc phong, lệnh chỉ, văn bằng, câu đối...Đó là những cứ liệu gốc, là minh chứng thuyết phụcnhất góp phần giúp hậu thế tìm hiểu về công tác tổchức quản lý xã hội thời phong kiến, đồng thời khẳngđịnh những giá trị văn hóa đã tồn tại cho đến ngày nay.Với những giá trị lịch sử đó di tích nhà thờ Vũ VănMật, Vũ Đình Tiến, Vũ Đình Uyên cùng với khu mộtổ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạnglà Di tích lịch sử Quốc gia tại Quyết định số 4478/QĐ-BVHTTDL ngày 23/12/2015./.