49
Nhà văn, Nhà báo Lê Thip (1944-2013)

Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Nhà văn, Nhà báo Lê Thiệp

(1944-2013)

Page 2: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương
Page 3: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

NHỮNG NGÀY CUỐI ĐỜI CỦA LÊ THIỆP - Tác giả: Phạm Trần

Lê Thiệp Nhà báo; Lê Thiệp Nhà Văn và Lê Thiệp Thương gia thành công nhất trong số những anh em làm báo Sài Gòn ngày xưa chạy được ra nước ngòai sau ngày 30-04-1975, đã vĩnh viễn ra đi vì chứng Ung Thư Gan vào ngày 05 tháng 07 năm 2013 tại Oakton, Virginia, hưởng thọ 69 tuổi.

Lê Thiệp từ giã cõi đời rất nhẹ nhàng bên người vợ hiền, chị Đậu Phương Mai và 3 người con gái Dĩ An, Dĩ Hòa và Qúan Chi và người thân trong gia đình.

Anh là Ký giả chính của 2 Nhật báo nổi tiếng Chính Luận và Sóng Thần tại Sài Gòn trước năm 1975. Lê Thiệp được coi là một trong số nhà báo trẻ năng động và thành công nhất của Khóa đào tạo Phóng viên chuyên nghiệp đầu tiên năm 1965 của Giáo sư, Nhà báo Nguyễn Ngọc Linh, Tổng Giám đốc Việt Nam Thông tấn Xã.

Anh là Ký giả săn tin giỏi, viết sâu sắc các bài về sinh hoạt tại Hạ Nghị Viện thời Việt Nam Cộng Hòa, nhưng viết Ký sự Chính trị và Xã hội là lĩnh vực đã đưa tên tuổi Lê Thiệp lên cao trong làng báo Sài Gòn vào thập niên 70.

Nhiều người thường trêu anh là “Ký giả Cao Bồi” vì lối ăn mặc, đầu tóc và giầy dép của anh mang vào những chỗ “thể diện Quốc gia” như “những chỗ không người” !

Nhưng không ai có thể chê cách viết đặc sắc, đôi khi châm biếm, riễu cợt như chọc vào mắt mấy ông bà Nghị sỹ, Dân biểu của ngòi bút Lê Thiệp.

Tin Thiệp từ giã cuộc đời đến với tôi có điều khó giải thích vào trưa ngày 5/7 khi tôi đang rong chơi với mấy đứa cháu trên bãi biển Virginia Beach, cách nhà Thiệp gần 4 giờ lái xe.

Vào khoảng trưa, tự nhiên tôi muốn về nhà vì cảm thấy có ai đó đã gửi cho một e-mail cần phải đọc. Vợ tôi ngạc nhiên trước quyết định đột ngột này nhưng không cản vì tôi hứa sẽ trở lại chừng nửa giờ.

Từ bãi biển về nhà chừng 7 phút lái xe. Khi xe vừa tắt máy trên sân, điện thoại cầm tay kêu.

Đầu giây bên kia là Nguyễn Thiên Ân, nguyên Phóng viên của 3 Đài Phát thanh Sài Gòn, BBC và VOA đang có mặt ở Virginia để thăm Lê Thiệp. Tôi đoán có tin dữ. Ân nói ngay: ”Thiệp nó đi rồi.” -Mày đang ở đâu ? -Sắp sửa đến nhà Thiệp. -Tội nghiệp nó. Thôi đi đi, có tin thêm báo tao ngay. Để tao vào nhà báo tin anh em. Chưa kịp mở cửa. Anh Uyên Thao, “quản gia” của Tủ sách Tiếng Quê Hương gọi: -Phạm Trần hả ? -Em đây anh. -Lê Thiệp nó qua đời rồi ! -Anh có biết mấy giờ không ? -Không, nhưng chắc mới đây thôi. -Thiên Ân cũng vừa báo tin. Một e-mail được tôi gửi đi cho bạn bè của Thiệp ở khắp nơi và về Việt Nam với nội dung như sau: “Khẩn cấp báo anh em: Người bạn yêu quý của chúng ta, Nhà văn-Nhà báo Lê Thiệp đã “Ra Đi" vào trưa nay, 5-7-013. Anh Nguyễn Thiên Ân đang trên đường tới nhà Lê Thiệp. Có tin gì thêm sẽ báo sau.”

Page 4: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Chỉ ít phút sau, điện thoại, e-mail anh em khắp nơi đổ về tôi bầy tỏ thương tiếc và hối hận không về kịp để gặp Lê Thiệp trước khi anh ra đi. E-mail của Trần Công Sung, nguyên Phóng viên Việt Nam Thông Tấn Xã từ Paris : “Tôi kẹt chuyện gia đình , muốn đi sớm gặp Lê Thiệp lần cuối nhưng không đi được. Hơn nưã vé máy bay mùa hè rất khó kiếm. Rất ân hận.” Nguyễn Tuyển, từ California, một trong số bạn “rất thân” của Lê Thiệp từ thủơ làm báo Sài Gòn trước 1975 đã được chính Lê Thiệp khuyên “đừng về thăm” vì ”tao cần nghỉ ngơi” đã tỏ ra buồn phiền: “Rất tiếc tao cũng không kịp gặp nó” ! Nhưng không riêng Nguyễn Tuyển mà Phan Thanh Tâm, nguyên Phóng viên Việt Nam Thông Tấn Xã, bây giờ ở Minnesota, cũng ngạc nhiên phản ứng : “Sao nó đi nhanh vậy ?” Vũ Ánh, Trưởng Phòng tin tức Đài Phát thanh Sài Gòn trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến 1975 cũng bàng hòang từ Orange County (California) : “ Có ai ngờ nó ra đi mau như vậy đâu ? “ Trần Trọng Thức, người từng sát cánh với Lê Thiệp trong nhóm Việt Nam Ký Sự, một thời nổi tiếng với những bài Phóng sự làm thay đổi bộ mặt làng báo Sài Gòn trước 1975. Thức viết từ Sài Gòn : “Đành rằng chuyện gì đến rồi cũng phải đến, nhưng Lê Thiệp ra đi sao mà buồn quá. Tao có niềm an ủi là được gặp Thiệp một tháng trước ngày hắn rời bỏ anh em mình. Đã báo với bạn bè bên này. Chúng ta cùng cầu nguyện cho Thiệp yên nghỉ sau gần 70 năm rong chơi cõi trần .” Trần Nguyên Thao, cựu Phóng viên Chính Luận viết :

“Khi tôi tập tễnh bước vào nhật báo Chính Luận, thì anh Lê Thiệp đã là ký giả thành danh, được nhiều phóng viên thời đó gọi thân thương là đại ký giả Lê Thiệp. Anh là một trong những phóng viên chính của nhật báo Chính Luận.

Lê Thiệp chuyên viết tin chính trị và được cử đặc trách theo dõi sinh hoạt Hạ Viện. Anh có lối tường trình độc đáo, mô tả rất sống động trong sinh hoạt nghị trường. Đọc tường trình của anh, độc giả mường tượng ngay ra được không khí tranh luận lúc thật, khi "cuội", lúc "nhì nhằng", khi lộ nguyên hình hỉ, lộ, ái ố của từng phe nhóm dân biểu lúc đó.

Là người có tuổi nghề vững vàng trong làng báo, Lê Thiệp có cung cách viết rất thẳng thắn, đôi khi ngang tàng. Nhưng trong Anh là một tâm hồn sống lạc quan. Đối với Lê Thiệp, không có gì là "big deal" trên cõi đời ô trọc này cả ! Chính quan niệm sống này, đã giúp anh sống an bình nội tâm trong thời gian đối phó với bạo bệnh. Tôi rất mừng nghe lối nói "chắc nịch" của anh trong những ngày cuối. Đói với tôi, đây là thái độ sống đầy Hy Vọng, rất cần thiết cho mọi con người.

Tiễn biệt anh với tấm long quý mến cuộc sống hiên ngang trong tinh thần coi mọi sự đều nhẹ nhàng như gió thoảng, mây trôi. Một tấm gương sống cần thiết để hòa hợp được với nhiều người.

Nguyện cầu vong linh anh luôn vui nơi Vĩnh Phúc.”

Phạm Trần

Page 5: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

GẶP NHAU LẦN CUỐI - Tác giả: Phạm Trần Tôi là một trong số ít người may mắn đã đến thăm và nói chuyện riêng với Lê Thiệp được 30 phút ngày 26/06/2013. Chị Mai và 3 cháu bỏ mặc 2 đứa chúng tôi ở phòng khách để đi lo chuyện riêng như gia đình chị vẫn thường làm để tôn trọng chuyện riêng của Bố.

Nhưng cuộc trò chuyện của chúng tôi không vây quanh chứng bệnh khó trị của Lê Thiệp mà tập trung vào chuyện bạn bè, những người ở xa muốn đến thăm hoặc muốn liên lạc với Lê Thiệp đã nhờ tôi chuyển lời.

Tôi hỏi : “Anh em muốn liên lạc với mày bằng thư hay e-mail được không ?” Thiệp đáp: ”Thì cứ gửi, có gì mà phải hỏi ?”

-Nhưng tao muốn mày cho biết có thời giờ để đọc không, hay chúng nó lại làm cho mày mệt mỏi thêm ?

Ậm ừ một lát, Thiệp buông câu như bỏ cuộc : “Thôi đừng bảo chúng nó gửi nữa. Đứa nào gửi thì gửi, loan báo làm gì cho mất công !”

Nhìn gương mặt Thiệp và nghe câu nói này, tôi hiểu Thiệp đã mất nhiều sức, không còn thời giờ đọc thư và e-mail của bạn bè nữa.

Tôi trả lời ngay : “Thôi, tao sẽ không loan báo cho chúng nó nữa. Mày yên tâm.”

Tôi quay qua chuyện vài dự án sách viết dở của Lê Thiệp, trong đó có cuốn viết về Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Đức Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Thiệp nói:”Cuốn này tao mới viết được chừng 200 trang thì đổ bệnh phải ngừng. Nhưng cuốn mà tao muốn viết là cuốn nói về bệnh Ung Thư, kinh nghiệm của một người mắc chứng Ung thư để cho mọi người biết.”

Tôi khuyên: “Thôi mày hãy tạm hoãn mọi chuyện lại để lo nghỉ ngơi, chữa bệnh đã. Khi nào khá rồi tính.”

Tuy nói thế nhưng qua mọi cử chỉ của Thiệp thì tôi thấy sức anh đã kiệt. Giọng nói anh đã trầm xuống. Đối đáp không còn nhậy bén như xưa nữa. Lê Thiệp trước mặt tôi hôm 26/6/2013 không còn là một Phóng viên “bốp-chát” nhậy bén của những ngày vàng son của anh. Sự từ tốn, chậm rải phát ngôn của một Lê Thiệp “bất cần đời” đã lột xác khiến tôi có cảm tưởng như anh mới trải qua một lớp ngồi Thiền hay Tĩnh tâm của một Nhà tu hành.

Tôi biết Lê Thiệp là một Phật tử rất sùng đạo và có thể ngồi xếp chân vành tròn trước mặt trên sàn nguyện đường của Chùa tụng kinh như một kẻ chân tu cả giờ không cựa quậy. Tôi đã thấy anh ngồi cầu kinh như thế tại buổi lễ cầu siêu cho con trai Nhà văn Uyên Thao tại Chùa Vạn Hạnh ở Manasas.

Một hôm tôi hỏi Thiệp: ”Làm sao mà mày có thể ngồi xếp chân ngon lành như vậy ? Tao chịu thua mày !”

“Có cái chó gì mà không làm được. Bữa nào mày muốn học tao dạy cho”, Thiệp đáp nhanh.

Tôi đã không có dịp và không còn dịp nào để học cách ngồi tụng kinh của Lê Thiệp nữa.

Thiệp đã ra đi không bao giờ trở lại, nhưng anh đã để lại trong 30 phút cuối cùng gặp mặt giữa chúng tôi một hình ảnh “rất Lê Thiệp” như anh đã thể hiện trong cuộc sống.

Những nét độc đáo “coi mọi chuyện chả có gì mà phải lo” của Lê Thiệp đã được tôi tóm gọn trong e-mail gửi cho bạn bè ngay sau khi tôi đến thăm Thiệp:

Các Bạn, “Như tôi đã hứa sẽ cho các bạn biết sau ngày hôm nay, Thứ Tư (6-26), về Lê Thiệp nhưng chưa hết ngày mà tôi đã có note này thì đó là một Tin Tốt. Tôi đã đến thăm và nói chuyện với Lê Thiệp 30 phút (11:00 am-11:30 am). Lê Thiệp có gầy đi hơn so với hình chụp ngày ra mắt sách của anh Trần Phong Vũ 24-03-013, tóc mất bớt đi, dáng dấp chậm chạp vì yếu hơn so với ngày 24/3.

Page 6: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Nhưng tinh thần và cách nói vẫn là của riêng "cậu Thiệp không có gì là quan trọng cả, có chó gì mà phải lo". Tôi quan sát thấy Lê Thiệp đang trong tình trạng "giữa lạc quan và mặc kệ mẹ nó, đến đâu hay đến đó, có gì mà phải lo, chỉ tòan là chuyện có ít xít ra nhiều". Về ăn uống, Lê Thiệp thích ăn cháo Cá và ngày ăn 2 bữa, tuy không được nhiều nhưng cũng không thể để cho thiếu đến độ "sẽ kiệt quệ". Thiệp nói vẫn đi loanh quanh trong nhà, uống "nhiều thứ thuốc lắm" và đang chờ Test của Bác sỹ. Tôi không tiện hỏi Test gì vì không muốn để cho Thiệp phải nói nhiều. Tôi có hỏi : Mày có muốn nhận thư và e-mail của anh em không ? Thiệp ậm ừ, trước nói "đứa nào gửi thì cứ gửi", nhưng sau lại bảo thôi trong dáng điệu mỏi mệt. Vì vậy, tôi mong các Bạn "đình chỉ ý định gửi thư hay e-mail" để cho Thiệp "nghỉ ngơi" và không mất thời giờ phải "nghe vợ đọc" hay "tự đọc" vì tôi quan sát thấy Thiệp "đã mất khá nhiều sức". Thiệp đã bỏ dở không viết tiếp tập sách, như ý định trước đây về "chứng Ung thư" nữa. Sau 30 phút, chỉ có 2 đứa nói chuyện với nhau do tôi "chủ động phần lớn để thử coi bộ óc của Thiệp trả lời được đến đâu" thì tôi thấy tuy mệt, mất cân nhưng cơ thể của Thiệp chưa thể suy sụp mau chóng như tôi đã "nghe tin gió" trước khi đến và tận mắt quan sát Thiệp. Trước khi ra về, tôi có dặn Thiệp cần gì thì nói với Vợ báo tin và tôi đã "bắt Thiệp phải để tôi đứng đó đợi cho cậu ngồi vào chiếc ghế Salon dài để ngả lưng ngủ trưa cho chắc ăn rồi tôi mới ra cửa" và Lê Thiệp đã "ngoan ngoãn" làm đúng như "lệnh" của tôi. Ra tới cửa, trước khi đóng lại, tôi chứng kiến Thiệp bật quẹt châm điếu thuốc rồi hít một hơi rất ngon và bình thường như "không có chuyện gì xẩy ra" cho bản thân ! Tôi không cản vì trước đó tôi đã hỏi Thiệp: Tại sao mày còn cầm điếu thuốc làm gì ? Thiệp đáp: Mỗi ngày tao chỉ có 1 điếu thôi ! Tôi nghĩ, ngoài vợ và 2 cô con gái nay đã về nhà "ở luôn bên cạnh Bố, không đi làm và nghiên cứu ở xa nữa" thì điếu thuốc là niềm an ủi khác của Thiệp vào lúc này. Vài hàng tin các Bạn và cầu nguyện cho Thiệp.” Sau khi e-mail này được gửi đi, bạn bè khắp nơi phấn khởi và hy vọng Lê Thiệp sẽ khá hơn, nhưng riêng tôi thì lại sợ những ngày còn lại của anh không dài.

Sự lo lắng của tôi đã được anh Nguyễn Thiên Ân xác nhận sau khi bay từ Oklahoma về Virginia thăm Lê Thiệp và thấy bạn mình đã “mệt mỏi nhiều”.

Để hiểu hơn về một người “có bệnh trầm kha” như Lê Thiệp mà vẫn coi mọi chuyện nhẹ như “lông hồng” thì chúng ta hãy chia sẻ với nhau những điều tâm sự dưới đây của anh Trần Trọng Thức từ Việt Nam: Sài Gòn, ngày 05 tháng 07 năm 2013 Phạm Trần ơi, “Hồi cuối tháng 5 tôi có qua thăm Lê Thiệp, buổi chiều chia tay tại quán Phở 75, nhìn gương măt trầm buồn của Thiệp, tôi bàng hoàng cảm nhận đây là lần cuối cùng gặp mặt thằng bạn thân thiết nhất trong đời làm báo của mình . Tối hôm trước, hai chúng tôi ngồi uống trà nói chuyện đời đến nửa khuya. Thiệp kể câu chuyện chiến đấu nghiệt ngã với căn bệnh ung thư quái ác ,những phương thức điều trị hành xác , bằng một thái độ thản nhiên và nói đang viết lại để bạn bè cùng đọc, có thể đây là cuốn sách cuối cùng. Thương bạn ta , con người nhiều nghị lực như vậy mà đến lúc cũng phải tìm thêm sức mạnh tinh thần, nhưng tôi nhận ra là đã quá muộn. Tôi quí Lê Thiệp về nhân cách và thái độ sống thật với mình, sòng phẳng với thiên hạ, tốt bụng với bạn bè. Ai cũng thương hắn là vì vậy. Thiệp và tôi ngoài thâm tình như anh em trong nhà còn có mấy năm chúng tôi ký chung một bút danh trong nhiều bài viết trên một số báo ở Sài gòn hồi đầu thập niên 1970. Hôm gặp Thiệp lần cuối , hai đứa tôi bàn tính sẽ tìm cách in lại những bài viết này và mới đây đã gửi hắn xem một vài bài cắt từ các tờ báo cũ. Nhưng rồi cũng đã muộn, tối hôm qua bạn bè cho biết không thể có phép mầu nào cho bạn ta nữa rồi.

Page 7: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Tôi viết vội cho ông đôi dòng thương nhớ bạn. Hôm trước đọc bài viết của ông về Lê Thiệp thật cảm động , bạn bè mấy chục năm vẫn sắt son như thế là vô cùng qúi. Thăm và xin lỗi hôm lên DC không gặp ông được , một phần không đứa nào biết số phone của ông, phần khác tôi cũng muốn để trọn thời gian 2 ngày ở chơi với Thiệp vì biết sẽ không còn cơ hội nào khác.” Những người bạn báo chí khác của Lê Thiệp còn ở Việt Nam cũng đã bồi hồi xúc động trước tin Lê Thiệp “ra đi nhanh quá” rồi họ bắt đầu bảo nhau đếm xem ai còn, ai mất ! Bắt đầu từ cặp vợ chồng Thi sỹ-Phóng viên Trần Đại-Bình Minh chết mất xác ở Biển Đông trên đường vượt biển tìm tự do sau 30/04/1975 !

Còn những người bạn khác của Lê Thiệp ở nước ngoài thì sao ?

Ít ra cũng đã có 4 người đã ra đi là Đạm Phong, Phạm Huấn, Lê Đình Điểu và Đỗ Ngọc Yến. Ngoài ra còn có cả người Thầy của anh là Nhà báo, Bình luận gia Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh đã qua đời ngày 12/08/2012 tại San Jose, California.

Tất cả những ai biết Lê Thiệp hay đã đọc những gì anh viết, đặc biệt qua 3 Tác phẩm: Chân Ướt Chân Ráo, Lững Thững Giữa Đời và Đỗ Lệnh Dũng đều sững sờ và tiếc thương cho một người có tài và có lòng với mọi người đã không còn ở bên chúng ta nữa. -/-

Phạm Trần (07/013)

Page 8: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

LÊ THIỆP BÌNH THẢN RA ĐI NHƯ ĐÃ SỐNG - Tác giả: Lê Phú Nhuận (Bài phát biểu tại Đám Tang ngày 11/07/2013)

Lê Thiệp, một cái tên rất ngắn gọn, rất đơn giản, giống như đời sống của người mang tên ấy, rất xuề

xòa trong mọi giao tiếp xã hội, dù đối tượng là một ông Tổng Thống, một nghị sĩ, hay bạn bè, đồng nghiệp, dù khi còn chia nhau từng điếu thuốc lá lẻ, hay khi khề khà cạn ly trong những nhà hàng sang trọng.

Nhưng dù có lững thững vào đời bằng cung cách bình dị như thế, nhưng ai quen biết Thiệp chắc cũng có thể nhận ra được nơi Thiệp một nội tâm trầm lắng mà phong phú, ít phô diễn nhưng luôn tràn đầy, không hứa hẹn nhưng luôn ân cần chăm sóc, giúp đỡ bạn bè những lúc khó khăn, rất thẳng thừng nhưng chân thật, ít khi nói lời yêu thương nhưng thương yêu vẫn được cảm nhận bởi bạn bè và người thân.

Vì thế tin Thiệp ở vào giai đoạn cuối của cuộc đời không là một sửng sốt, ngạc nhiên cho bạn bè ở lứa tuổi trên dưới 70, mà hình như ai cũng cảm thấy một nỗi buồn sâu thẳm, âm vang dai dẳng một luyến tiếc, một mất mát, không còn nữa mày tao chi tớ, không còn khi nâng ly rượu, cụng chén trà, bàn nhau làm chuyện này, lo chuyện khác, sao cho trọn tình, trọn nghĩa với anh em.

Lê Thiệp làm kinh doanh nhưng thành công trên thương trường không làm cho Thiệp quên đi Tình Nghĩa, mà trái lại là phương tiện để cho cái NHÂN trong con người Thiệp được hoàn thành như tâm nguyện, dù là đối với gia đình, vợ con, thân nhân, thân hữu, và cả với nghiệp văn chương, chữ nghĩa.

Lê Thiệp có quan điểm chính trị rõ ràng, nhưng vẫn tôn trọng quan điểm người khác, biết thông cảm hoàn cảnh sống của người khác, nhất là đối với bạn đồng môn, đồng khóa, đồng nghiệp.

Tuy đã biết cái gì tới phải tới, khi ngưỡng cửa “70” đang ở dưới chân mình, nhưng mấy ai tránh khỏi bồi hồi, xao xuyến khi giã biệt là một sự ra đi không có ngày trở lại.

Nhưng sự ra đi của Lê Thiệp cũng thật nhẹ nhàng, đủ thời gian để dặn dò, sắp xếp những điều cần thiết, và cũng đủ thời gian để vợ con, gia đình được cơ hội chăm sóc, lo toan cho thỏa lòng người ở lại. Âu cũng là phần thưởng cho người tốt bụng.

Giấy vắn tình dài, tình bạn, tình đồng nghiệp ngót nửa thế kỷ nói làm sao cho hết. Bạn bè, đồng nghiệp, đồng khóa tại Thông Tấn Xã VNCH, Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia, nhật báo Chính Luận, Việt Nam Ký Sự, nhật báo Sóng Thần, Tủ sách Tiếng Quê Hương . . . MÕ Saigon . . . đang sống khắp nơi trên thế giới xin chia xẻ niềm đau và nỗi mất mát của gia đình, của chị Mai, của các cháu.

Rồi ai cũng thế cả. Những người thân yêu cùng đáp chuyến tàu đời đều sẽ lần lượt bước xuống một sân ga nào đó để đi vào nơi vô định, và con tàu vẫn lại tiếp tục mang chúng ta đi tới, và một sân ga nào đó cũng đang đợi chờ chúng ta.

Lê Thiệp đã từng như chúng ta ngày hôm nay, và chúng ta cũng sẽ như Lê Thiệp một ngày nào đó,

không ai tránh khỏi.

Xin cầu nguyện cho Lê Thiệp và chúc bình an cho gia quyến.

Lê Phú Nhuận

Page 9: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

TẠ TỪ

“Một lần giã biệt, nói mấy cho vừa?!” Thiệp ơi!

Từ rất nhiều năm trước, -có lẽ đến vài chục năm-, anh đã nghe câu nói này thốt ra từ cửa miệng của một ai đó. Nhưng, trải qua một thời gian dài, chưa một lần anh cảm nhận được hết ý nghĩa thâm sâu của nó.

1 giờ 15 phút sáng sớm hôm 20 tháng 3 năm 2006, Bảo Châu, con gái đầu lòng anh chị vĩnh viễn đi ra khỏi cuộc đời vì căn bệnh ung thư quái ác, lúc mới 40 tuổi 3 tháng 21 ngày, bỏ lại sau lưng chồng và ba con trai, đứa lớn nhất 13, đứa út mới lên bốn! Chính lúc gục đầu trên thi thể lạnh ngắt của cháu anh mới thực sự nhận ra sự bất lực của ngôn ngữ loài người trong phút giây tử biệt!

Trưa hôm nay, anh Uyên Thao kêu điện thoại cho hay: Thiệp vừa trút hơi thở cuối cùng! Cho dẫu mấy ngày qua, Trường, Liêm, Thao và cả Phạm Trần đã liên tiếp thông báo về những chỉ dấu không vui hiện dần nơi Thiệp, nhưng khi biết tin Thiệp thật sự giã biệt vợ con, bằng hữu về nơi miên viễn,… anh không khỏi xót xa, hụt hẫng.

“Một lần giã biệt, nói mấy cho vừa?!”

Cách đây hơn mười ngày, nhận được Email Phạm Trần, anh đã có phản ứng của một kẻ muốn trốn chạy sự thật. Như anh đã từng trốn chạy sự thật chiều Chúa Nhật 24 tháng 4 năm 2013, khi nghe Thiệp chính thức loan báo cho anh em và công luận biết: bệnh chứng của Thiệp đã bước vào giai đoạn chót!

Vì muốn trực tiếp chia sẻ đôi điều với Thiệp, ngày 25 tháng 6-2013 anh đã viết một lá thư dài gửi Express cho Thiệp. Trong đó có đoạn:

“Buổi chiều Chúa Nhật 24-4 vừa qua, trong buổi giới thiệu mấy tác phẩm mới của TQH (trong đó có TT của anh), anh muốn chết lặng khi Thiệp công bố bệnh trạng của em đã bước vào giai đoạn cuối! Anh xót xa nhìn Thiệp mà không dám bước tới để bắt tay em. Anh sợ khi nhìn vào mắt Thiệp, anh sẽ không cầm được sự xúc động thường tình chỉ gây nên những xáo động không cần thiết có hại cho sức khoẻ của em.

Nhớ lại cái chết của cháu Bảo Châu, như con chim sợ làn cây cong, anh đã nắm tay Mai, mắt rưng rưng khiến Mai phải an ủi anh, một điều vừa khôi hài vừa nghịch lý. Sau ngày trở lại miền nam California, hơn một lần anh muốn kêu cho Thiệp, nhưng rồi lại thôi, vì tự nghĩ: biết nói gì với Thiệp trong cảnh ngộ này? Anh hiểu rằng tất cả mọi lời yên ủi với em đều vô ích!”

Trong thư anh cũng đã nhắc lại cử chỉ thật đẹp và cũng thật cảm động của Thiệp năm ngoái khi vợ chồng em cùng Lê Phú Nhuận về nam California tổ chức mừng sinh nhật 80 của anh cùng với anh Thái Lân (86) và Thanh Thương Hoàng (82). Hành động bất ngờ của Thiệp và Nhuận hôm ấy đã làm cho chị, nhất là các cháu vô cùng cảm kích luôn miệng hỏi chú Thiệp, cô Mai là ai?, liên hệ với Bố Me (Ông Bà) như thế nào?

Điều này cho thấy: so với những bạn bè đồng trang lứa với Thiệp, anh không phải là người có mối liên hệ gần gũi thân cận từ lâu với em, dù ngay từ thuở còn ở Sàigòn anh em mình từng một thời làm việc ở báo Sóng Thần. Phải chăng vì lý do chênh lệch tuổi tác? Nhưng tuồng như do một căn duyên thầm kín nào đó đã đẩy chúng ta ngày càng gần nhau. Ngày Thiệp mới từ Nhật qua Mỹ, Thiệp đã yêu cầu Trần Nguyên Thao đưa em tới nhà thăm anh. Rồi một buổi sáng năm nào, người đưa thư gõ cửa trao cho anh bản thảo cuốn Chân Ướt Chân Ráo, tác phẩm đầu tay Thiệp gửi Express đến cho anh với lá thư ngắn yêu cầu viết bài giới thiệu.

Sau khi tác phẩm Đỗ Lệnh Dũng được tủ sách Tiếng Quê Hương ấn hành, Thiệp lại Email yêu cầu anh lên DC tham dự buổi ra mắt.

Chưa hết. Chẵn 70 ngày trước khi Thiệp nhắm mắt xuôi tay, lại cũng chính em đã lên tiếng đầu tiên khai mạc buổi sinh hoạt văn học ở DC giới thiệu những tác phẩm mới của tủ sách TQH, trong đó có tuyển tập thơ văn của anh.

Page 10: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Giây phút này, do sáng kiến của Phạm Trần, cùng với những bạn bè thân thiết của Thiệp, anh viết mấy giòng này tâm tình với em.

Với cơn đau ngút ngàn hơn 7 năm trước khi cháu Bảo Châu dứt áo ra đi, anh muốn nói lời giã biệt Thiệp mà lòng bâng khuâng tự hỏi:

“Một lần giã biết, nói mấy cho vừa?!”

Phương Mai và các cháu!

Những gì anh muốn nói với Mai và các cháu anh đã viết hết trong lá thư dài gửi hai em chẵn 10 ngày trước đây rồi. Anh thấy không cần viết thêm gì nữa. Điều anh muốn nói với Mai và các cháu gói ghém trong mấy giòng chót trước khi kết thúc là thư hôm 25-6. Anh xin một lần nữa nhắc lại đây:

“… Anh chị vẫn không quên cầu nguyện cho Thiệp và Mai mỗi ngày, không phải cầu nguyện để xin một điều gì xa xôi, ngoài tầm tay với, mà giản dị chỉ xin cho hai em có đủ can đảm và quyết tâm thay đổi những gì có thể thay đổi được, biết chấp nhận những gì không thể thay đổi… và nhất là xin ơn Trên soi sáng để nhận biết những gì có thể thay đổi và những gì không thể thay đổi.

Thiệp đã sống xứng đáng là người chồng, người cha, người bạn, người công dân cho đến phút chót, đồng thời đã can đảm chấp nhận cái định mệnh của lẽ tử sinh trong kiếp người hữu hạn.

Chắc chắn người ra đi biết rất rõ tâm tình nhớ thương, luyến tiếc của người ở lại, nhất là với Mai và các cháu. Nhưng anh cũng tin rằng nếu có điều gì người ra đi mong mỏi nhất thì chính là phúc lợi và sự bình an trong tâm hồn của em và các cháu trong những tháng ngày khó khăn trước mặt.

Bóng tối sẽ qua và ngày mai trời lại sáng.

Thân mến, Anh chị Vân (TPVũ) 05 tháng 7 năm 2013

Page 11: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Lê Thiệp, Con Người Và Nhà Báo Tác giả: Phạm Trần

"Điều đầu tiên xin được khai báo là tôi vừa được chẩn trị và bác sĩ sau nhiều lần thử nghiệm đã xác nhận

tôi bị ung thư gan tới thời kỳ cuối. Bệnh tật, một trong tứ khổ Sinh, Lão, Bệnh, Tử là điều trong chúng ta

không ai thoát khỏi."

Một người mắc chứng bệnh chết người mà còn can đảm nói với đám đông như thế không phải ai cũng muốn

làm hay ai cũng làm được.

Nhưng Lê Thiệp, 69 tuổi, một Nhà báo và một Nhà văn đã làm như thế vào tối ngày Chúa Nhật, 24 tháng 3

năm 2013 tại buổi sinh họat giới thiệu những Tác phẩm mới của Nhà xuất bản Tủ sách Tiếng Quê Hương

(TSTQH) do Nhà văn Uyên Thao điều hành.

Ngót 200 người yêu chuộng văn chương chữ nghĩa vùng Hoa Thịnh Đốn và 2 khách phương xa, Nhà văn

Trần Phong Vũ (California), người có Sách ra mắt (Tuyển tập Trần Phong Vũ), và Ký gỉa Truyền thanh

Nguyễn Thiên Ân (Oklahoma) đã chăm chú nghe Lê Thiệp nói tiếp: "Điều thứ nhì ai cũng biết là người

thành lập và điều hành nuôi sống TSTQH cũng là một Cancer Survivor. Ông Uyên Thao bị bệnh và đã kiên

cường chiến đấu để tồn tại đến ngày hôm nay. Tôi có lần đùa với ông rằng: "Cả đời tranh đấu, cả đời viết

lách, nhưng nay anh mới được bà con biết đến và nổi danh như cồn nhờ uống lá đu đủ mà thoát tay của tế

bào ung thư."

Như bản tính của Lê Thiệp, người coi mọi chuyện trên đời "không có chó gì mà phải quan trọng hóa cả" đã

thú nhận với mọi người: "Khi biết mình bị ung thư, tôi gặp ông Thao báo tin. Chị Hàng Ngọc Hân (bà Uyên

Thao) đưa tôi lá đu đủ và biết tính tôi, chị bắt tôi thề sẽ uống thứ thuốc kỳ diệu này.

Tôi xin chị Hân đừng giận. Cho đến nay, sau hơn cả tháng tôi chưa mở gói lá khô đó ra. Nhưng hôm đó tôi

có hứa với ông Uyên Thao: "Thôi được, ba tháng nữa tôi sẽ giao bản thảo cho TSTQH."

Thời gian 3 tháng đối người khoẻ không nghĩa lý gì, nhưng với một bệnh nhân mang chứng ung thư gan

nguy hiểm của "thời kỳ cuối" như Lê Thiệp thì thử thách không nhẹ chút nào.

Nhưng Lê Thiệp là như thế. "Có gì cứ nói ra, giấu làm chó gì, trước sau ai mà chả biết… mẹ kiếp!", như anh

từng lẩm bẩm, càu nhàu với bạn bè trong một bữa ăn.

Nhưng ở đời sống, chết -như Lê Thiệp đã biết và ai cũng biết - có do con người quyết định đâu - nên " cứ tới

đâu hay tới đó, lo lắm cũng vậy", như anh thường nói.

Cái tính "lè phè", đôi khi "bất cần đời" của Lê Thiệp, tuy vậy, cũng đã có lúc làm anh anh "khựng lại" như

lái xe gặp đèn đỏ để nghĩ lại xem những gì mình "cho là đúng có đúng không" ?

Page 12: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Lê Thiệp

Vì vậy, sau thời gian không tin Nhà văn Uyên Thao đủ sức và tài lực để phiêu lưu làm Nhà xuất bản Tiếng

Quê Hương trước tình trạng "người đọc ít hơn đầu sách in ra" ở hải ngoại, cuối cùng Nhà báo thương gia Lê

Thiệp cũng đành phải ngưng "phè phỡn, uống rượu, mạt chược, tán dóc", như lời mắng mỏ của Uyên Thao

để cầm bút trở lại.

Kết quả từ 2003 anh đã hòan tất cho TSTQH xuất bản 3 Tác phẩm ký sự-tiểu thuyết: Chân Ướt Chân Ráo,

Lững Thững Giữa Đời và Đỗ Lệnh Dũng.

Vì vậy, hôm 24/03 (2013) vừa rồi, mọi người có mặt đã không khỏi ngạc

nhiên thấy anh vẫn còn lạc quan cười nói giữa cơn đau như bản tính của Lê

Thiệp: "Đánh nhau với ông Thao không thắng thì tôi chọn giải pháp theo ông

với ý nghĩ giản dị rằng ông Thao hơn tôi một giáp, đánh nhau với TSTQH và

bệnh ung thư cả thập niên mà nay vẫn hăng như thuở đầu.''

Rồi người ta nghe anh thao thức: "Tôi đang cố gắng hoàn tất bản thảo của

cuốn sách thì ung thư ập tới. Ung thư thời kỳ chót. Nhìn sang phía các vị

niên trưởng thì đã có dăm ba vị giã từ chúng ta, không hẳn chỉ là cuộc sống

và hơi thở mà còn kiệt quệ vì tuổi già sức yếu. Hôm nay chúng ta nên có một

khoảnh khắc nho nhỏ để nhớ đến Vương Đức Lệ, đến Mai Trung Tĩnh, đến tác

giả Tần Trung Tác. Hoặc xin cùng hướng về ông Minh Võ cầu xin ông còn đủ

sức để mai mốt lại cầm viết trở lại."

Lạ không? "Ung thư thời kỳ chót" mà Lê Thiệp vẫn không muốn mọi người phải quan tâm đến mình mà cầu

nguyện cho anh được "tai qua nạn khỏi" mà anh còn muốn những người còn sống hãy cùng anh "nhớ đến"

những Nhà văn, Nhà Thơ đã có Tác phẩm xuất bản bởi TSTQH đã ra đi, hay như Nhà nghiên cứu Minh Võ

(Tác giả “Hồ Chí Minh-Nhận định Tổng hợp”) đang trên giường bệnh thì qủa là anh đã "coi trời bằng vung"

với cá tính biết "kính lão đắc thọ" của Lê Thiệp.

Page 13: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Thế rồi như không mảy may sợ hãi trước những con vi khuẩn đang phá hoại buồng gan, Lê Thiệp đã trải hết

lòng mình đến một tương lai, có thể sẽ đến với nhiều người còn sống hôm nay không còn nữa: ''Lời cuối là

lời kêu gọi thống thiết: Xin tất cả quí vị hiện diện hôm nay ở đây hoặc vì hoàn cảnh không dự được nhưng

nếu có tình cờ cầm một cuốn sách của TSTQH, xin quý vị hãy tiếp tay với ông Uyên Thao và TSTQH với cái

ước vọng rằng mai này khi trở lại quê hương chúng ta sẽ có không chỉ vài chục mà vài trăm hoặc có khi cả

vài ngàn cuốn sách để anh em, đồng bào có dịp nghe, nhìn, đọc thấy một lịch sử do những người Việt đích

thực viết về một lịch sử đúng như những gì đã và đang diễn ra.''

Con người của Lê Thiệp là thế. Dù vật chất anh không thiếu và hơn nhiều người, nhưng anh vẫn là con

người của "thế hệ tàng tàng'', đôi khi như "bất cần đời, tới đâu hay đó"nhưng lại là người rất "hiếu bạn" và

thích làm được những việc cho nhiều người.

Tôi biết Lê Thiệp từ khi anh mới "chân ướt chân ráo" sa chân vào Làng báo Sài Gòn, sau khi tốt nghiệp Khoá

Báo chí chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam Thống Tấn Xã thời Tổng Giám đốc Nguyễn Ngọc Linh năm

1965.

Hồi ấy, những người làm báo và Phóng viên trước và thế hệ tôi không được học hành về Báo chí cho có bài

bản, nhưng vì sống trong nghề lâu năm nên nhiều người trong chúng tôi thường có cái nhìn "không mấy

quan tâm" tới lớp đến sau có học hành theo tiêu chuẩn của Báo chí Âu-Mỹ.

Nói theo lời Nhà văn qúa cố Vũ Bằng viết trong "40 Năm Nói Láo", tác phẩm nói về cuộc đời làm báo "ba

chìm bẩy nổi" của ông từ thời xa xưa, thì lớp Nhà báo trẻ của thập niên 60 ở Sài Gòn hồi đó là "thế hệ thèo

đảnh", thích nói tiếng Ăng-Lê hơn tiếng Việt và luôn luôn coi mình có học hơn lớp cha chú nên "chẳng coi ai

ra gì" !

Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, nhiều người trong lớp chúng tôi mới nhận ra là một đám "lạc hậu" cả về

nội dung lẫn hình thức viết và làm báo !

Chính những người như Lê Thiệp, Trần Trọng Thức, Trương Lộc, Lê Phú Nhuận, Vũ Ánh, Dương Phục, Bình

Minh, Vũ Thanh Thủy, Phạm Đại, Bảo Hòang, Phan Thanh Tâm, Nguyễn Thiên Ân, Tiến Sơn, v.v… đã "lột

xác" Làng báo miền Nam với lối viết mới, ngắn gọn và hấp dẫn hơn lối "cà kê, dê ngỗng" lòng thòng cổ điển

của lớp người đi trước.

Hình ảnh một Lê Thiệp, Phóng viên báo Chính Luận, mặc quần Jean, áo sơ-mi lệch lạc, tóc dài, chân đi

xăng-đan bước vào Tòa nhà Hạ Nghị viện ở Sài Gòn trước 1975 đã đập vào mắt tôi ngày ấy.

Anh là người xuề xòa, ai cũng có thể quen được và rất bén nhậy trong cách viết tin và thu thập tin tức ở

Nghị trường. Nhưng nổi trội hơn, theo tôi là lối viết Phóng sự và Ký sự hấp dẫn của Lê Thiệp. Hình ảnh

trong chữ nghĩa và cách bố cục câu chuyện kể của Lê Thiệp về loại văn này đọc lên rất "bắt mắt" và hấp

dẫn.

Page 14: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Chẳng thế mà đã có một thời, nhóm "Việt Nam Ký Sự" của anh và một nhóm Nhà báo trẻ thành lập đã cống

hiến cho Làng bào miền Nam trước 1975 nhiều bài Ký sự "ăn trùm" và "ăn khách" trên nhiều Nhật báo.

Hãy nghe Nhà Thơ Du Tử Lê nhận xét về lối viết của Lê Thiệp : "Với thời gian, khi ông cầm bút lại, nhiều

năm sau biến cố tháng 4, 1975, với tập bút ký nhan đề "Chân Ướt Chân Ráo" (CƯCR) do Tủ sách Tiếng Quê

Hương của Uyên Thao, ở Virginia, xuất bản năm 2003, tôi mới có dịp nhìn rõ hơn, thấy rõ hơn tính chất nhà

văn, nơi con người nhà báo này.

Ở đây, tôi không muốn nói tới vốn sống ngồn ngộn rói tươi của ông. Tôi cũng không muốn nhắc tới cái kiến

thức sâu rộng của ông về nhiều phương diện, từ văn học tới chính trị, lịch sử, xã hội... Tôi chỉ muốn nói tới

khía cạnh văn chương như những nhát dao dứt khoát, sấn sổ trên một khối gỗ xù xì để hình thành chân

dung một nhân vật, một sự kiện.

Điển hình như khi viết về cha xứ Nguyễn Thanh Long ở vùng Hoa Thịnh Đốn, mở đầu bài "Giấc Mơ Việt

Nam," ông viết: "Ông cha xứ viên điếu thuốc đặt vào nõ chiếc điếu cổ, ngón tay cái hơi miết nhấn những sợi

thuốc nâu sậm xuống và châm lửa. Ông rít một hơi ròn tan, dụi bỏ que diêm, rồi thở ra rất chậm rãi. Khói

thuốc lào đậm xanh, như quánh lại không tan nổi trong cái không khí oi bức của một buổi chiều mùa hạ.

"Ông ngồi đó dưới gốc cây mơ màng nhìn xuyên qua làn khói. Những thanh sắt làm khung trơ trọi, những

mảnh tường chưa dụng kín, những chiếc mái cong vút vẫn còn phải có cái chống, cái kê nhưng ông biết

chắc giấc mơ mà ông gọi là Giấc Mơ Việt Nam của ông nay đã thành." (CƯCR, trang 214).

Đó là khi Lê Thiệp viết về Cha Long với ngôi Thánh đường Mẹ Việt Nam ở Silver Spring, Maryland, được xây

cất theo kiểu mẫu cổ truyền đình làng Việt Nam với mái ngói cong, khởi công từ 1992 và hòan tất năm

1999.

Khi viết "Những Quả Ổi Cuối Mùa", Lê Thiệp kể chuyện như một ông già thư thái, đủng đỉnh khi thưởng

thức: "Tôi cắn vào trái ổi, cắn một cách từ tốn chậm rãi, gặm phần vỏ nhai thật kỹ. Nó hơi đắng chát, cái

đắng chát dịu dàng. Tôi ăn đến phần cùi. Giòn, sần sật, nước ngọt ứa ra thấm vào tận chân răng. Tôi nhai

phần ruột có hột. Hột ổi to nhưng không cứng lắm, nhai vỡ ra kẹt vào kẽ răng. Tôi vừa đi vừa hít hà để

những hột ổi bong ra." (Chân Ướt Chân Ráo)

Lối hành văn của Lê Thiệp đã phản ảnh cuộc sống thấm kín trong con người Phóng viên sôi nổi và nhiều khi

"rất liều lĩnh" của anh.

Chàng Nhà báo kiêm Văn sỹ này ăn chơi cũng thả dàn, xoa mạt chược cũng chẳng thua ai, uống rượu cũng

hơn nhiều người nhưng khi làm việc thì cũng rất chi tiết và biết tính toán lời lỗ như anh đã thành công

trong thương trường vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn với hệ thống "Phở 75 -Danh Bất Hư Truyền".

Page 15: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Thật vậy, cái tên Phở 75 đã gói ghém không những chỉ có mùi thơm của món ăn "quốc hồn quốc túy Việt

Nam" đã thành danh Quốc tế mà còn chứa đựng cả một bầu trời thương nhớ và kỷ niệm của người Việt đã

bỏ nước ra đi tìm tự do sau ngày 30/4/1975.

Vì vậy mà ta không lạ khi thấy nhiều người đã gọi Lê Thiệp là "ông Phở 75" , hay "Thiệp 75" là vì thế.

Là một trong những "thuyền nhân" vượt biển tìm tự do đầu tiên được tầu buôn Nhật Bản cứu vớt trên Biển

Đông, Lê Thiệp, cũng như nhiều người miền Nam khác cùng cảnh ngộ phải bỏ nước ra đi, anh đã trả qua

nhiều cay đắng trên chặng đường "thập tử nhất sinh ấy".

Giờ đây, dù chưa biết chứng Ung thư gan "ở thời kỳ cuối cùng" sẽ đưa anh về đầu, nhưng Lê Thiệp vẫn mơ

sẽ có ngày ở Việt Nam độc gỉa sẽ nhìn thấy những Tác phẩm của anh và của Tủ sách Tiếng Quê hương được

bầy bán ở khắp cõi Quê hương không còn Cộng sản nữa./.

Phạm Trần (03/013)

Page 16: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Đọc ‘Lững thững giữa Đời’ của Lê Thiệp: Những nét phác thảo chân dung báo chí Việt Nam tự do - Tác giả:Trùng Dương - 13.11.2011

Nhìn cái tựa sách, ngắm bức hình người bạn đồng nghiệp cầm bút, đồng nơi sinh (Sơn Tây) và đồng tuổi (song thua tôi mấy tháng) chít cái khăn đầy vẻ giang hồ trên hình bìa, tôi không khỏi mỉm cười. Lững thững, theo vdict.com, là thong thả, ung dung, như trong “đi lững thững ở bờ sông,” và informatik.uni-leipzig.de cũng dùng cùng một định nghĩa. Có thật bạn tôi lững thững? Những người thuộc thế hệ tôi là những người sinh ra vào lúc bắt đầu một cuộc chiến (chống Pháp và song song là những cuộc thanh toán tàn khốc người Quốc gia của Cộng sản); và, mặc dù chúng tôi có được mấy năm nếm mùi đại học vào đầu thập niên 1960 khi Miền Nam còn thanh bình, đã lớn lên vào lúc một cuộc chiến khác bắt đầu. Thế nên hình như thường xuyên mơ được…lững thững, theo chân mây, vừa đi vừa ngước nhìn lên những vì sao đặc trời, mong bắt gặp một cánh sao rụng(*) để ước nguyện một điều gì đó, có nhiều phần là hoà bình. Vì thèm thấy hoà bình, tôi suýt kẹt lại vào mùa xuân 1975, và bạn tôi cũng vì nó đã ở lại, nhưng không thấy nó, mà chỉ thấy hận thù và trả thù tàn bạo, nên đành khăn gói tìm đường ra đi. Giữa thập niên 1980, bạn và tôi một bữa cũng… lững thững ở San Francisco, không để đi dạo, mà đi… làm việc nước (hồi ấy với tờ Kháng Chiến của Mặt trận của ông Hoàng Cơ Minh); để rồi sau đó chia tay, tôi về đi học, và bạn đi sang miền đông… mở tiệm bán phở.

Tôi được bạn cho sách trong chuyến ghé Houston cuối tháng rồi, nhân một chuyến công tác với Hội

Vietnamese American Heritage Foundation. Ba lần hẹn đều không gặp người, nhưng được sách. Na theo

một mớ sách gíấy, bìa cứng, dầy trên 300 trang, mới in xong, còn thơm mùi mực, để tặng bạn bè, trong thời

buổi “hành lý không được bay miễn phí” và… e-book (có phải tiện hơn không?), đã hẳn là quý không gì

bằng. Và đã hẳn tôi phải na sách vượt mọi “cửa ải an ninh” tại phi trường mang về bằng mọi giá. Và đọc

một mạch.

Sách do nhà Tiếng Quê Hương của Uyên Thao và thân hữu chủ trương tại Virginia xuất bản, gồm 23 bài vừa

ký sự nhân vật, vửa tùy bút và truyện phóng sự, với phần lớn đề tài liên quan tới báo chí Miền Nam trước

1975 và một đôi bài về báo Việt hải ngoại. Ngoài ra, còn có phần phụ lục gồm bốn bài cũng về báo chí, đầy

tính thông tin, do các nhà văn và ký giả của Miền Nam đóng góp, là Hoàng Hải Thủy (viết về nền tiểu thuyết

đăng từng ngày trên nhật báo, gọi là feuilleton, một ảnh hưởng của báo chí Pháp và không có trên báo chí

Mỹ); Tiến Sơn (viết về nghề phóng sự truyền thanh, đặc biệt là trực tiếp truyền thanh); Lê Phú Nhuận (về

đời ký giả “nhà nước” từ phát thanh qua thông tấn xã, với các ký giả trẻ, thường là có tay nghề nhờ được

huấn luyện, và họ vẫn được phép, tuy không chính thức, cộng tác với các báo tư nhân ở Miền Nam, một hợp

tác độc đáo, một loại cộng sinh – symbiotic--, song cần thiết cho cả đôi bên chỉ có ở Miền Nam trước 1975);

và đặc biệt bài của Nguyễn Khanh (viết về báo chí Việt ngữ hải ngoại).

Tôi vốn “mang tiếng” là làm báo ở Sàigòn trước 1975, qua vai trò chủ nhiệm tờ nhật báo Sóng Thần (1971-

1975), một tờ báo thực ra là công của của nhiều người (xin xem phần trả lời phỏng vấn trên tạp chí Hợp

Lưu về nhật báo Sóng Thần). Gốc văn học của tôi thực ra là bên văn chương. Vì lý tưởng dùng báo chí để

trong sạch hóa xã hội Miền Nam khỏi tệ nạn tham nhũng, tuy chỉ bằng một góc của Việt Nam dưới chế độ

Việt cộng bây giờ, tôi “xâm mình” nhảy vào báo chí. Trong thời gian với tờ Sóng Thần, đôi khi vì nhu cầu tôi

cũng viết phóng sự lai rai, viết theo cảm quan không có một ý thức gì về kỹ thuật, như phóng sự về chương

Page 17: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

trình hốt xác các nạn nhân chiến cuộc bị tử nạn do pháo kích của Việt Cộng trên đường di tản khỏi Quảng

Trị trên khúc Đại lộ Kinh hoàng năm 1972. Hoặc như có lần điều khiển một nhóm phóng viên phái nữ, gồm

Triều Giang, Thục Viên, và Lê thị Bích Vân, không nhớ là còn ai khác, làm một loạt các phóng sự, trong đó

có đề tài mà chỉ có phụ nữ mới có thể len lỏi vào, đó là kỹ nghệ phá thai lén lút hồi ấy ở Sàigon. Hoặc như

một dịp khác đứng ra mời các cây bút phái nữ nổi tiếng hồi ấy là các chị Túy Hồng, Nguyễn thị Thụy Vũ viết

hồi ký đăng từng ngày, với dự tính sẽ mời tiếp hai chị Nguyễn thị Hoàng và Nhã Ca kế, là bốn cây bút viết

tiểu thuyết nổi tiếng hồi ấy ở Mièn Nam. Tôi hoàn toàn không có một ý niệm gì về báo chí, và, như nhiều

nhà báo của Miền Nam hồi ấy, chỉ được nghề dậy nghề, khác với một lớp ký giả trẻ được huấn luyện hẳn hoi

với kỹ thuật báo chí Mỹ vào cuối thập niên 1960 và đặc biệt vào đầu thập niên 1970 với sự hình thành của

một số phân khoa đại học báo chí như Vạn Hạnh và Minh Đức.

Vì gốc gác là từ “tháp ngà văn chương,” tôi ít trà trộn và do đấy không biết nhiều về các sinh hoạt hậu

trường của làng báo Miền Nam dạo ấy. Đọc “Lững thững giữa Đời” và đặc biệt các bài trong phần Phụ Lục,

tôi như được “mở mắt” về cái thế giới mà sau này, khi cắp sách đi học lại ở tuổi ngoài bốn mươi, vì thích và

tiện, tôi đã chọn lại để “học cho xong một cái”, đó là ngành báo chí và chính quyền (Government –

Journalism, một chứng chỉ đôi -- double major -- chỉ có ở Đại học Tiểu bang California ở Sacramento). Vì

sinh hoạt trong giới báo chí Mỹ và chỉ thỉnh thoảng viếng thăm và viết bài cho báo Việt ngữ, tôi cũng ít có

dịp biết nhiều chuyện hậu trường của làng báo Việt ngữ hải ngoại, như qua hai bài “Người Nữ Đằng Sau”

(trang 33) về chị Lã Phương Loan, người bạn đời của cố ký giả Đỗ Ngọc Yến, người sáng lập ra nhật báo

Người Việt nhiều tuổi và vững vàng nhất hiện nay của làng báo Việt ngữ hải ngoại, do Lê Thiệp viết; và bài

Phụ lục “Nói chuyện làm báo hải ngoại” (trang 320) của Nguyễn Văn Khanh, hiện điều khiển chương trình

Việt ngữ của đài Á châu Tự do (Radio Free Asia) và là một nhà bình luận tin tức liên quan đến chính trị Mỹ

bằng tiếng Việt khá sắc bén trên các đài truyền hình Việt ngữ.

Nếu cuốn “Văn học Miền Nam Tổng Quan” của nhà văn Võ Phiến (1986) cho chúng ta cái nhìn tổng quát về

các sinh hoạt của giới cầm bút cả bên văn chương lẫn báo chí, thì những bài trong “Lững thững giữa Đời”

cho người đọc cái nhìn khá chi tiết riêng về nền báo chí của Miền Nam, đặc biệt vào thời Đệ nhị Cộng hoà

(1963-1975), bên cạnh sinh hoạt của báo chí Việt tự do tại hải ngoại. Người đọc đôi khi ước phải chi cuốn

sách không chỉ là những bài viết ngắn, nhiều khi có tính cách tạp ghi, tùy bút, mà là một biên khảo có lớp

lang và căn bản hơn, như cuốn “Tổng Quan” của Võ Phiến. Nhưng điều ước ấy cũng không kéo dài, vì chính

những bài viết có tính cách hồi ký ấy, thực ra, tự nó có cái duyên ngầm lôi cuốn và khiến ta dễ nhớ các chi

tiết, cũng như lối hành văn kề cà kể chuyện rất bình dân của tác giả “Tổng Quan” làm dễ … tiêu hoá, nhập

tâm, khiến người đọc như đang được nghe kể chuyện, hơn là đang đọc sách nghe nghiêm trang quá. Cũng

vậy là lối viết mà tôi gọi là phơi phới, đọc rất thú, của Lê Thiệp.

Vào một buổi sáng một ngày nào đó không biết – Lê Thiệp có tật (hay chủ ý, cho sát với trò chơi… lững

thững?) không ghi ngày tháng vào bên dưới mỗi bài viết, và nhiều khi cả trong bài, nên người đọc mặc sức

tự định lấy thời điểm của một câu chuyện kể -- tác giả đi xin việc ở toà báo Chính Luận, trong bài ký sự

nhân vật về “Nhà Báo Nông Dân” (trang 159) về ông chủ bút Thái Lân của nhật báo Chính Luận. Được giao

cho một bài dịch thử, dịch xong, “đưa, ông (Thái Lân) không hề liếc mắt, cầm bản dịch đó bỏ vào ngăn kéo,

bảo: ‘Mai ông đến nhá’.” Mãi hai tuần sau tác giả “Lững thững” mới trở lại để xem tình hình ra sao, thì được

hỏi: “Thế ông đi đâu mà hôm nay mới ghé? Ngày mai đi làm được không?” Và làng báo Sàigòn có thêm ông

ký giả Lê Thiệp tay ngang vào nghề và được nghề dậy nghề.

Page 18: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Từ đó, Lê Thiệp lăn lộn với nghề báo, trong khi quan sát và ghi nhận những chuyện hậu trường của làng

báo Miền Nam. Từ cái chung chung, như trong “Làng Báo Saigòn Thiếu Chân Chạy” (trang 51), tức phóng

viên chạy ngoài, phần lớn vì hồi ấy thiếu người có huấn luyện nghề báo hẳn hoi; đến những nguồn tin mà

các báo khai khai thác ngoài tin do phóng viên đem về, như trong “Từ Văn Đô đến Viễn Ấn” (trang 65), viết

về các hãng hay cá nhân thu nhặt và bán tin cho các báo; rồi “Chuyện Cổ Tích Typo” (trang 99) mô tả khá

linh động về những người thợ âm thầm nhưng vô cùng cần thiết của một toà báo, đó là các tay thợ sắp chữ,

phần lớn còn vị thành niên.

Hai bài trong loạt ký sự về sinh hoạt của báo chí Miền Nam mà tôi đặc biệt thích, đó là “Một Thời Việt Nam

Ký Sự” (trang 86) về một nhóm ký giả trẻ nhẩy ra lập hãng viết và phân phối ký sự (features syndicate) lần

đầu tiên có ở Việt Nam, đầy nhiệt huyết đam mê của tuổi trẻ yêu nghề báo. Và một bài loại tùy bút mà tôi

cho là có duyên nhất, “Con Chữ” (trang 106), viết về ngôn ngữ lóng của Miền Nam thời ấy, dùng chính

những tiếng lóng lồng vào câu chuyện kể.

Xen kẽ những ký sự sinh hoạt trên là một số ký nhân vật, như “Người Nữ Đằng Sau” (đã nói sơ ở trên) về

chị Lã Phương Loan, tức phu nhân cố nhà báo Đỗ Ngọc Yến, và lồng vào đó là chân dung của chính Đỗ Ngọc

Yến. Đây là một bài viết rất khéo, khiên người đọc như đang nhìn một chân dung loại (tôi không biết phải

gọi là gì) khi ta nghiêng hình sang bên này thì là hình ảnh một người, nhưng hơi chếch sang bên kia thì lại

hoá ra người kia. Ngoài ra, còn có chân dung của ông “Nhà Báo Nông Dân” Thái Lân; và của người đã thay

đổi, nếu không nói là cách mạng hoá cung cách săn và làm tin bằng việc áp dụng kỹ thuật báo chí Hoa Kỳ,

và đã giúp xây dựng một thế hệ phóng viên trẻ có căn bản huấn luyện và làm việc hữu hiệu, đó là bài ký sự

nhân vật “Nguyễn Ngọc Linh, Cuộc Đời Nhìn Lại” (trang 191).

Bên cạnh đó là các ký sự về một số bạn đồng nghiệp của tác giả nữa, người nào người nấy cũng được Lê

Thiệp nhìn bằng cái nhìn bao dung, đôn hậu. Tôi có cảm tưởng có lẽ cái gì làm Lê Thiệp thù ghét chắc

không có cách gì Thiệp thấy hứng thú vẽ lại được. Điều này nói lên điều tôi vẫn chiêm nghiệm lâu nay: phải

có sự thông cảm (compassion) đối với nhân vật hay đề tài mới viết hay và cảm được người đọc. Ở Lê Thiệp,

đôi khi cái sự cảm thông ấy lại hình như… đi hơi quá, khiến bài viết mà nhân vật chính xưng tôi, như trong

cuốn “truyện hồi ký” “Đỗ Lệnh Dũng” (Tiếng Quê Hương, 2009) cho thấy y chang giọng lưỡi… cậu Thiệp,

mặc dù là chuyện đời của ông Đỗ Lệnh Dũng, song rất chính xác, vì chính tôi cũng đã có dịp phỏng vấn ông

Dũng cho chương trình 500 Lịch sử Truyền khẩu khi hội Vietnamese American Heritage Foundationd đến

công tác tại Virginia mùa hè năm ngoái.

Cũng là ký sự nhân vật, nhưng không phải là nhân vật làng báo, Lê Thiệp còn cho bạn đọc gặp gỡ với một

ông sư uyên thâm phóng khoáng nguyên là một anh lính Biệt Động Quân xưa, qua “Tâm Kinh” (trang 207);

một ông sư khác cũng uyên thâm phóng khoáng không kém và là lãnh đạo tinh thần của đám thuyền nhân

Việt tạm trú tại Nhật vào cuối thập niên 1970, qua “Nhớ Sư Ông Trí Hiền” (trang 220); cùng một số nhân

vật khác, kể cả một nhân vật lịch sử Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư mà tác giả vẽ lại dựa vào tra cứu, qua

bài “Bán Than” (trang 235).

Lại cũng xen kẽ là vài bài đọc nửa như truyện ngắn nửa như ký sự (một thứ phóng sự tiểu thuyết?), như

“Mưa ở Mộc Hoá” (trang 114), “Trăng Đại Nội” (trang 122), Ngã Tư Xoài Đôi (trang 131), và “Tù Binh”

(137).

Page 19: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Tóm lại, tập sách rất đáng đọc, qua lối viết nhẹ nhàng, đôi khi bông cợt, với những chi tiết hiếm có về làng

báo Miền Nam mà ít người biết hoặc còn nhớ được, cũng như một số thông tin giá trị về làng báo Việt hải

ngoại. Chỉ tiếc -- hay tại tôi méo mó nghề copy editing và, sau này, nghề làm thư viện? -- phần nhuận

sắc/hiệu đính không được chăm sóc kỹ lắm, như nhiều chỗ dấu chấm rơi đi đâu mất, hoặc từ phần kể

chuyện (narrative) qua đối thoại (trong ngoặc kép) mà không có dấu hai chấm. Hoặc, tôi không thấy cần

thiết việc in nghiêng (italic) những đối thoại trong ngoặc kép, làm hơi xốn con mắt; và những sơ xuất typo

lặt vặt khác. Ngoài ra, giá tác giả cho biết thời điểm của bài viết thì càng quý hơn cho những người muốn

xử dùng một số bài như tài liệu cho một cuốn sử về báo chí Miền Nam. Tôi biết, khi đọc tới đây, cậu Thiệp

chắc lại nheo mắt cười, và kêu toáng lên: “Thứ ấy, bà ơi, nhăm nhò gì!”

Sách đề giá 20 Mỹ kim, đặt mua tại nhà xuất bản Tiếng Quê Hương, P.O. Box 4653, Falls Church, VA 22044.

E-mail: [email protected]. (TD, 11/2011)

Trùng Dương - 13.11.2011

Chú thích:

(*) Những chữ nghiêng, trừ “lững thững,” là tựa của các truyện ngắn và tùy bút của tôi.

Page 20: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Tính chất nhà văn trong nhà báo Lê Thiệp

Tác giả: Du Tử Lê

Từ trái qua: Ngọc Hoài Phương, Ðỗ Ngọc Yến, Du Tử Lê, Lê Thiệp, Ðỗ Bảo Anh (Hình: Tác giả cung cấp)

Lê Thiệp là thế hệ phóng viên báo chí đầu tiên của miền Nam, được đào luyện một cách chính quy, tính tới

tháng 4 năm 1975.

Cùng với những tên tuổi như Ngô Ðình Vận, Dương Phục, Lê Phú Nhuận, Vũ Ánh... ông tốt nghiệp khóa 1

báo chí do cơ quan Việt Tấn Xã, Saigon, tổ chức.

Tôi không biết có phải vì đôi lần tình cờ gặp ông trong một vài cuộc họp báo họa hiếm tôi phải tham dự,

hình ảnh một Lê Thiệp với bộ dạng bên ngoài khá khác lạ, cho tôi cảm nhận đó là người nhiều cá tính mạnh

mẽ mà nổi bật nhất, rõ nét hơn cả trong tôi là, tính bất cần đời của người phóng viên trẻ tuổi này.

Tôi cũng không biết có phải vì những ký sự hay phóng sự của ông, thường cho tôi nhiều điều khác hơn căn

bản của một bài ký sự, phóng sự là nhân vật, sự kiện và con số...

Tôi luôn bắt gặp nơi những bài viết của ông một điều gì, rất gần với căn bản một sáng tác văn chương như,

chữ nghĩa, hình ảnh, tư tưởng...

Với thời gian, khi ông cầm bút lại, nhiều năm sau biến cố tháng 4, 1975, với tập bút ký nhan đề “Chân Ướt

Chân Ráo” (CƯCR) do Tủ sách Tiếng Quê Hương của Uyên Thao, ở Virginia, xuất bản năm 2003, tôi mới có

dịp nhìn rõ hơn, thấy rõ hơn tính chất nhà văn, nơi con người nhà báo này.

Ở đây, tôi không muốn nói tới vốn sống ngồn ngộn rói tươi của ông. Tôi cũng không muốn nhắc tới cái kiến

thức sâu rộng của ông về nhiều phương diện, từ văn học tới chính trị, lịch sử, xã hội... Tôi chỉ muốn nói tới

khía cạnh văn chương như những nhát dao dứt khoát, sấn sổ trên một khối gỗ xù xì để hình thành chân

dung một nhân vật, một sự kiện.

Ðiển hình như khi viết về cha xứ Nguyễn Thành Long ở vùng Hoa Thịnh Ðốn, mở đầu bài “Giấc Mơ Việt

Nam,” ông viết: “Ông cha xứ viền điếu thuốc đặt vào nõ chiếc điếu cổ, ngón tay cái hơi miết nhấn những sợi

Page 21: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

thuốc nâu sậm xuống và châm lửa. Ông rít một hơi ròn tan, dụi bỏ que diêm, rồi thở ra rất chậm rãi. Khói

thuốc lào đậm xanh, như quánh lại không tan nổi trong cái không khí oi bức của một buổi chiều mùa hạ.

“Ông ngồi đó dưới gốc cây mơ màng nhìn xuyên qua làn khói. Những thanh sắt làm khung trơ trọi, những

mảnh tường chưa dụng kín, những chiếc mái cong vút vẫn còn phải có cái chống, cái kê nhưng ông biết

chắc giấc mơ mà ông gọi là Giấc Mơ Việt Nam của ông nay đã thành.” (CƯCR, trang 214)

Khi viết về họa sĩ Ngọc Dũng, một người ông quý trọng, cũng là người anh kết nghĩa của mình, ông

viết:“Gần anh, nhìn tranh anh, dần dần tôi hiểu cái mềm mại của tranh anh, cái quyến rũ của tranh anh bắt

đầu từ cái đẹp không lý luận, cái giản dị của chính sự việc, đề tài. Nó gần gũi với tôi, với những gì quanh

tôi, nó nhập vào tôi lúc nào không biết. Bức tranh vẽ cô gái gầy guộc ngồi trên ghế nhìn vào khoảng không

bỗng lúc nào trở thành một cái gì không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày. Một lần tôi dẹp tranh để treo

một bức trừu tượng vào thay. Có cái gì bứt rứt khó chịu vào những lần đi qua mảnh tường. Tôi bèn úp bức

trừu tượng lại, treo cô gái lên. Cô bé bỗng như cười và tôi có cảm giác mình có thêm một đứa con trong

nhà, lúc nào cũng ngồi đó im lặng, nhưng sự hiện diện thì tràn đầy trong tôi.” (Ngọc Dũng, Giọt Nước Hân

Hoan, CƯCR, trang 211)

Hoặc khi viết về một loại trái cây rất tầm thường đến độ ít ai để ý là trái ổi, trong bài “Những Quả Ổi Cuối

Mùa,” ông viết:“Tôi cắn vào trái ổi, cắn một cách từ tốn chậm rãi, gặm phần vỏ nhai thật kỹ. Nó hơi đắng

chát, cái đắng chát dịu dàng. Tôi ăn đến phần cùi. Giòn, sần sật, nước ngọt ứa ra thấm vào tận chân rằng.

Tôi nhai phần ruột có hột. Hột ổi to nhưng không cứng lắm, nhai vỡ ra kẹt vào kẽ răng. Tôi vừa đi vừa hít

hà để những hột ổi bong ra.” (CƯCR, trang 121-122.)

Tôi không nghĩ người đọc chờ đợi hay, đòi hỏi nơi người viết ký sự, phóng sự những đoạn văn như tôi vừa

trích dẫn.

Với tôi, đó là những đoản văn đượm, tươm chất tùy bút.

Tôi thấy như mình ngửi được mùi thơm của trái ổi, cảm được vị chát của vỏ ổi hoặc, độ ngập của những

chiếc răng găm vào phần ruột ổi.

Tôi thấy như mình đang đứng trước bức tranh cô gái gầy guộc, ngồi trên ghế, hướng về khoảng không phía

trước, với tất cả cảm nhận lẻ loi của cô, trong đăm đăm dõi theo một mơ mộng bồng bềnh, chưa hẳn rõ

chân dung một tình yêu hay, khát khao một bờ vai, một cánh tay ai đó, nơi tranh Ngọc Dũng, qua mô tả của

Lê Thiệp.

Tôi cũng thấy như mình ngửi được mùi thuốc lào, nghe được tiếng réo sôi hân hoan của niềm vui, hòa lẫn

nỗi buồn của những sợi thuốc cháy nhanh, nơi chiếc điếu cầy lên nước thời gian, nhiều dặm xa xôi quê nhà,

của cha Nguyễn Thành Long...

Page 22: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Rải rác đâu đó, trong bút ký của Lê Thiệp, nhiều giải lụa tùy bút, như thế. Nhất là những bút ký nhân vật

của ông. Với giọng văn kể chuyện từ tốn, chậm chạp, đôi lúc gây gỗ, gấp gáp một cách bất ngờ. Trước đây,

tôi những tưởng Lê Thiệp với nguyên gốc phóng viên, ông sẽ thích hợp với những bút ký về con người, xã

hội hay thời cuộc.

Nhưng càng đọc ông, tôi mới thấy, cõi giới văn xuôi Lê Thiệp còn vươn xa hơn mấy phạm trù vừa kể.

Ông viết về tuổi thơ, kỷ niệm và, ngay cả lãnh vực thi ca cũng dễ dàng, thấu đáo với nhiều “nhân vật, dữ

kiện, con số” như khi ông viết tin hay, phóng sự vậy.

Vẫn trong tác phẩm nêu trên, tôi rất thích bút ký nhan đề “Sư Triệt Học lận đận nơi nao?”

Không cần phải đọc hết bút ký này, độc giả cũng đã nhận ra hai chữ “lận đận” mà tác giả dùng trong nhan

đề của mình, vốn trích từ câu thơ “cùng một lứa bên trời lận đận” của Phan Huy Vịnh, dịch từ nguyên tác

Bạch Cư Dị.

Bỏ qua một bên sự gặp lại người bạn học cũ, trong nhân thân mới, nhân thân của một nhà sư - Nhà sư Triệt

Học (thế danh Trần Ðức Giang,) với tất cả tâm trọng, kỳ thú, như một đoản văn tả các trích tiên gặp nhau;

khi nói về bài thơ “Tỳ Bà Hành,” ông viết:“Phải chờ cho đến khi Phan Huy Vịnh dịch thì mới có thơ:

Bến tầm Dương canh khuya đưa khách

Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu

Chủ xuống ngựa, khách dừng chèo

Chén quỳnh mong cạn, nhớ chiều trúc ti.

“Bạch Cư Dị sáng tác khỏe với 3487 bài thơ. Ông tự sắp thơ của mình thành 4 loại chính: Phúng Dụ, Nhàn

Thích, Cảm Thương và Tạp Luận.

“Gần bốn ngàn bài trong đó ông tự hào nhất là loại Phúng Dụ, nhưng hình như mọi người Việt chỉ nhớ Tỳ

Bà Hành. Chính nhờ Phan Huy Vịnh.

“Bài thơ thất ngôn cổ phong 88 câu này được làm khi Bạch Cư Dị bị biếm trích khỏi Tràng An đến nhậm

chức Tư Mã ở quận lỵ hẻo lánh Giang Châu. Trong buổi tiễn thiền sư Mãn Thượng Nhân ở bến sông Bồn, hai

người đã gặp một kỹ nữ về già. Tỳ Bà Hành thuật lại cuộc gặp gỡ này và bài thơ trở thành bất hủ...”

Nhưng Lê Thiệp không quy kết, không trói buộc bài viết của ông trong những “nhân vật, dữ kiện, con số”

mà, ông đẩy ngòi bút, cảm hứng của mình tới những đỉnh cao, những vực sâu khác.

Những đỉnh cao, những vực sâu làm thành bởi những trận “địa chấn” mà bài thơ của Bạch Cư Dị, đúng hơn,

bản dịch của Phan Huy Vịnh (như một bài thơ khác, nếu tôi được phép nói như vậy) làm thành.

Page 23: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Tôi muốn nói, sự bước khỏi khuôn-thành-ký-sự, để đi vào lãnh giới “tư tưởng,” một trong ba thành tố căn bản của văn chương. Lê Thiệp viết: “...Nhưng sức truyền bá của bài Tỳ Bà Hành thì thấm từ nhiều thế hệ nho gia đến tận Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương...

“Sau Chu Mạnh Trinh đọc Kiều mà ‘giọt lệ Tầm Dương chan chứa’ đến Vũ Hoàng Chương:

Tình nhân thế chưa cay người lịch duyệt Niềm giang hồ tan tác lệ Giang Châu “Và Xuân Diệu thì: Lời kỹ nữ đã vỡ vì nước mắt ....... Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt Mắt run mờ kỹ nữ thấy sông trôi. Hoặc chỗ khác: Long lanh tiếng sỏi vang vang hận Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người.(...) “Tôi ngồi đọc lại một lần nữa. Tờ photocopy lâu ngày đổi màu, nay cũng đã cứng hơn, nham nháp nơi tay.

“Hà tất tằng tương thức? Lọ sẵn quen nhau?

“Bạch Cư Dị và người kỹ nữ đâu có quen biết nhau trước. Họ vẫn là tri âm và chính vì mối tri âm mà có Tỳ Bà Hành:

Ðồng thị thiên nhai luân lạc nhân Tương phùng hà tất tằng tương thức ...... Cùng một lứa bên trời lận đận Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau

“Thì ra thế. Cùng một lứa.

“Quan Tư Mã, đại thi hào, kỹ nữ, vợ anh lái trà, có gì khác đâu? Cái giai cấp, cái phân biệt đã xóa nhòa để có Tỳ Bà Hành.

“Phải chăng chỉ chính vì cùng một lứa bên trời lận đận, sư Triệt Học đã đưa tôi bài thơ này trong chiếc ga xép khi chia tay ở Fukuoka?”

Tuy nhiên, người đọc cũng bắt gặp rất nhiều những từ ngữ, những chữ nghĩa bổ bã, rất ấn tượng làm bật lên cảnh tượng sinh hoạt của một giai đoạn xã hội nào đấy. Chính những ngữ cảnh đầy tính chất phóng sự, ký sự này, phần nào cũng đã làm thành nét riêng trong văn xuôi Lê Thiệp.

Du Tử Lê

Page 24: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Đọc Sách: “Đỗ Lệnh Dũng” của Lê Thiệp

http://cothommagazine.com/CoThompdf/DoLenhDung-LeThiep.pdf - 149 trang

ĐỖ LỆNH DŨNG không chỉ là câu chuyện về chiến tranh, dù nhân vật chính là 1 chiến binh mất tích giữa

chiến khu D sau 1 trận đánh dữ dội.

Đây là câu chuyện về những oan khiên khắc nghiệt mà người dân VN phải trải qua gần trọn thế kỷ qua cho

đến ngày nay.

Nhân vật chính giã từ cha mẹ khi tròn 18 tuổi và lúc được gặp lại cha mẹ thì đã gần tới tuổi ngũ tuần. Thời

gian xa cách là lửa đạn, là những ngày lê gót trên đường mòn vượt rừng núi Trường Sơn từ Nam ra Bắc, là

những năm tháng đọa đày tại các trại tù..

Dù chỉ là 1 góc cạnh giữa muôn ngàn góc cạnh của 1 thời bão táp, câu chuyện vẫn là bằng cớ vô giá về thảm trạng người bị tước đoạt trọn vẹn tuổi trẻ, tình yêu, gia đình và mọi điều kiện an bình của cuộc sống.

Nhưng nhà văn Lê Thiệp thấy cần ghi lại câu chuyện không do riêng tính chứa đựng những cảnh ngộ tàn

khốc mà chủ yếu khởi từ cách hồi tưởng hồn nhiên, chân thực không vướng chút oán hờn.

Nhân vật chính đã nhắc lại quá vãng bi đát của bản thân như 1 thoáng đời bình thường để chia sẻ các dữ

liệu thực tế với mọi người - mà theo người viết, đã cho thấy trong mọi nghịch cảnh luôn tồn tại 1 nét đẹp

truyền thống từng giúp người dân VN vượt qua mọi thử thách gian nan.

Người viết Lê Thiệp đã lăn lộn trong làng báo VN cho đến tháng Tư 1975.

Từ 1975 đến 1978, như đại đa số người dân miền Nam, ông phải lao vào mọi ngõ ngách xã

hội để tìm cách mưu sinh - từ buôn len, bán bún mọc, chạy xách tới buôn thuốc tây, môi giới

đồ cổ..

Từ năm 1979, sau khi vượt biên đến HK, ông tiếp tục làm đủ thứ nghề - Cán sự xã hội, thợ

nhà in, công nhân siêu thị, bán thịt gà chiên, chùi rửa trường học và sau cùng là nghề bán

phở.

Hiện ông sống cùng vợ và 3 con tại Virginia.

Page 25: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Đoạn ghi khi hay tin Lê Thiệp vừa mất hôm nay [1] – Tác giả: Đinh Cường

Chân dung Lê Thiệp - sơn dầu trên vải bố 16 x 20 in - đinhcường

Và rồi người bạn lững thững giữa đời [2]

đã rời bỏ chúng ta ra đi về miền miên viễn

sáng sớm ngày hôm nay năm tháng bảy

Lê Thiệp ơi, bạn đã tỏ bày rất an nhiên

bệnh ung thư gan thời kỳ cuối của bạn

hôm ra mắt sách Trần Phong Vũ, mới đây thôi

ai cũng biết khi đọc báo đăng lại bài nói chuyện

của bạn, ai ngờ hôm nay bạn ra đi thật .

nghe tin tôi xúc động vô cùng, chưa kịp ghé nhà

thăm, chưa kịp nắm bàn tay bạn lần cuối

mới cuối tuần qua chị Mai phone hỏi có thuốc

ambien không mượn mấy viên cho ông uống đỡ

thứ hai fill, nhưng tôi lại uống không phải

thuốc brand name như chị hỏi mà uống qua loại

generic name là zolpidem tartrate

Page 26: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

tôi có hỏi chị anh ra sao, chị nói thì cũng vầy vậy …

ai ngờ sáng nay hay tin Lê Thiệp ra đi

Nguyễn Hữu Trí gọi Trương Hồng Sơn không có,

gọi tôi, sau đó Nguyễn Xuân Hoàng gọi, dù Hoàng đang mệt

Du Tử Lê e- mail … tôi chỉ còn biết ngồi im sững

ngồi nhìn vào cõi không như chân lý của Krishnamurti

lâu nay thường đọc hay Tạng Thư Sống Chết

của Sogyal Rinpoche, Trí Hải dịch…

bởi lẽ vô thường của cuộc đời là vậy

nhưng làm sao tôi không khỏi ngậm ngùi thương tiếc

một người bạn nuôi nhiều mơ ước đẹp như Lê Thiệp

như gởi hạt giống về bạn người bạn thuở thiếu thời

Nguyễn Quang Tuyến,

để trồng thêm nhiều loại hoa anh đào cho Đà Lạt

và Lê Thiệp người yêu vô cùng nghệ thuật vô cùng những con chữ

khi lững thững bước lên những bậc thang nhem nhếch

của tòa báo Chính Luận

Lê Thiệp là một ký giả trẻ giỏi thời đó

xông xáo mọi chiến trường từ An Lộc đến Kontum

tôi có gặp bạn đôi lần khi ra Cổ Thành Quảng Trị, ghé Huế

kể thêm làm gì khi Thiệp đã ra đi ra đi thật rồi sáng sớm hôm nay

tôi chỉ còn biết ngồi im mà nhớ bạn mà thầm cầu nguyện

như bạn từng luôn nói tất cả chung quy chỉ là tấm lòng

xin chị Mai và ba cháu gái và gia đình nhận cho tấm lòng tôi

mãi luôn nhớ người bạn hiền tóc bạc trắng nói cười non nả

Lê Thiệp Lê Thiệp ơi tôi đang nhìn thấy bạn lững thững ra đi nhẹ tênh …

Virginia, July 5, 2013

Đinh Cường

Page 27: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

[1] Lê Thiệp, nhà báo, nhà văn, 69 tuổi Tốt nghiệp khóa báo chí đầu tiên của Việt Nam Thông Tấn Xã năm 1965 Hệ thống Phở 75 ở Virginia và vùng phụ cận [2] Lững Thững Giữa Đời - Ký, Lê Thiệp – Tiếng Quê Hương xuất bản - Virginia, 2011 Những chữ in nghiêng trong bài thơ là của Lê Thiệp trong tập trên Hai tác phẩm khác của Lê Thiệp cũng do TSTQH đã xuất bản: - Chân Ướt Chân Ráo, ký sự - Đỗ Lệnh Dũng, truyện ký

Hàng ngồi sau: Trương Trọng Trác ( đã mất ) Tô Thùy Yên

Hàng ngồi trước: Nguyễn Mạnh Hùng – Đinh Cường – Lê Thiệp

(Triển lãm tranh Đinh Cường – Đại Học George Mason, Virginia 1994) HN, Mùa

Thu 74

Page 28: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Lê Thiệp & Đỗ Lệnh Dũng

Lê Thiệp, Hoàng Xuân Sơn, Trương Vũ, Ngô Vương Toại (nhà Nguyễn Minh Diễm Virginia)

Page 29: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

NHỚ THIỆP LÀ NHỚ MỘT NỤ CƯỜI... NHẠO THẾ

Nguyễn Ngọc Bích

Ở Việt-nam tôi không biết nhiều về anh. Tôi vẫn đọc những bài báo của anh trong Chính Luận, và dù biết anh là một nhà báo có tài và là bạn của nhiều nhà báo chuyên-nghiệp khác, trong đó có cả ông anh tôi, Nguyễn Ngọc Phách, song chúng tôi cũng ít có dịp làm thân với nhau. Bởi có lẽ anh sinh-hoạt chủ-yếu trong quốc-nội (làm tin về Quốc-hội, tin kinh tế tài-chánh, v.v.) trong khi tôi thì lo Trung-tâm Dân-vụ (nơi cung-cấp dịch-vụ cho các ký-giả ngoại-quốc) và Cục Thông tin Quốc-ngoại, nghĩa là nhìn ra ngoài nhiều hơn. Ngay khi tôi về làm Việt Tấn Xã thì tôi cũng là một nhân-viên Nhà nước lo về thông tin trong khi anh là một ký-giả độc-lập, làm báo tư-nhân. Chỉ biết ngay từ những ngày đó, anh đã có dáng dấp của một con người... bất cần đời, đi dép lẹt phẹt vào Quốc-hội và đôi khi cũng hỏi những câu thật... xấc, làm cho không ít ông bà dân-cử chỉ muôn chạy trốn thôi.

Sang Mỹ năm 75, ít năm sau tôi có dịp tiếp tay IRC (International Rescue Committee) tìm kiếm xem ai trong các nhà báo, nhà văn, các văn-nghệ-sĩ đã thoát ra được ngoài này, tôi có dịp tham-khảo nhà báo Phạm Trần, một ông bạn khác của ông Phách anh tôi, thì mới khám-phá được ra không biết bao nhiêu người bị kẹt lại. Rồi đến khoảng 1978 khi Eric Schwartz, lúc bấy giờ đang coi Human Rights Watch Asia*, nhờ chúng tôi (anh Phạm Trần và tôi) làm danh-sách các văn-nghệ-sĩ, nhà báo bị kẹt lại chúng tôi mới có dịp đưa tên Lê Thiệp vào danh-sách để HRW-Asia tìm cách lên tiếng can-thiệp. Thì một năm sau, có tin Lê Thiệp đã vượt biển và được tàu Nhật vớt đưa sang bên ấy. Gặp Ngô Chí Dũng và các anh em trong nhóm Người Việt Tự do (lúc bấy giờ ra báo mang cùng tên, rất giá trị), anh dù đang ở trong trại tỵ nạn cũng tham-gia viết lách một cách rất tích-cực.

Sau được nhận vào Mỹ, anh định cư ở San Jose và tham-gia hết mình vào phong trào kháng-chiến Hoàng Cơ Minh, có lúc lo tờ Kháng Chiến cho Mặt Trận. Thời-gian ở trong Mặt Trận, có lẽ anh đã học được nghề nấu phở nên sau này, khi bỏ Mặt Trận và bung ra làm ăn, anh đã rất thành công trong "chaine" Phở 75 của anh--để thành một trong những nhà báo VN thành triệu-phú đầu tiên ở hải-ngoại. Nhưng dù tiệm Phở 75 của anh ở Arlington có mang mấy chữ Hán đại-tự do cụ Trương Cam Khải viết, "Danh Bất Hư Truyền," anh vẫn tỏ ra là con người lè phè, bình-dân, xem chừng dễ tính mà nhiều người biết nên rất dễ làm thân. Và cũng vì anh hay la cà ở mấy tiệm phở của anh nên anh có rất nhiều bạn, bạn từ xa xưa, từ ngày còn ở VN cho đến các bạn sau này mới quen, kể cả một số bạn Mỹ, nhiều người làm lớn.

Phải nói nếu phở VN ngày nay được nhiều người ngoại-quốc biết đến thì công của Lê Thiệp không phải là nhỏ. Chính những người như anh đã làm cho chữ "phở" ngày nay gần được thành một từ ngữ quen thuộc trong tiếng Anh và nó có khả-năng thành một món ăn quốc-tế không thua gì Pizza (gốc Ý) hay Hot Dog (gốc Đức, gốc Ba-lan).

Nhưng dù anh có nghề tay trái là "phở" Lê Thiệp vẫn không quên được nghề viết lách. Mấy năm cuối đời, anh quay ra viết và viết rất mạnh. Lúc đầu còn là những bài tùy bút hay phóng bút đăng trước tiên trên Hoa Thịnh Đốn Việt Báo, được rất nhiều người theo dõi. Sau, với sự khuyến khích của Uyên Thao (Nhà xb Tiếng Quê Hương), anh gom chúng thành những tác-phẩm dễ thương như cuốn "Lững thững giữa đời" và "Chân ướt chân ráo." Không viết thì thôi, viết thì có tình, có chiều sâu, viết kỹ. Bởi thế mà một cuốn như "Đỗ Lệnh Dũng" của anh, viết về một người bạn, có ý nghĩa sâu xa hơn là kinh-nghiệm lính của một người vào cuối cuộc chiến. Nó tiêu-biểu cho một người lính miền Nam, xem tưởng phất phơ nhưng tình bạn, tình đồng-đội, tình mẫu tử, và tình quê hương hiển-hiện trong con người lính "Đỗ Lệnh Dũng."

Cái chân-tình của Thiệp đối với bạn bè được coi như một đức-tính quý nhất nơi anh. Anh không thích nói nhưng sẵn sàng ra tay nghĩa-hiệp khi cần giúp vào một chuyện gì, khi thì là chuyện cộng-đồng,

Page 30: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

nước non, khi thì là một người bạn ngã ngựa. Tóm lại, anh là một con người văn nghệ thật hào-phóng.

Tôi hình như không có duyên nhiều với Lê Thiệp. Phần vì nghề nghiệp, anh có một nghề tự do trong khi tôi thì gần như công-chức. Anh thích nhắm rượu đi kèm với đồ nhậu, tôi thì không uống được một giọt rượu vang--mất hẳn đi cái thú "nam vô tửu..." Nhưng không phải vì thế mà chúng tôi không có phần nào "quý" nhau. Trong những dịp hiếm có khi ngồi trò chuyện với anh ở Phở 75 Arlington, anh vẫn thường hỏi về công việc làm của tôi, những dự-án hay nghiên cứu mà tôi đang thực-hiện.

Bỗng chiều nay (mồng 5 tháng 7/2013), tôi được tin anh đã ra đi. Nhẹ nhõm, lịm đi... coi cuộc sống nhẹ như lông hồng, như hôm anh tuyên-bố anh bị ung-thư sang giai-đoạn chót nhân ra mắt Tuyển tập Trần Phong Vũ, bạn anh. Dù như ai cũng biết ung-thư là một căn bệnh có thể rất đau đớn. Nhưng anh không muốn thấy Mai, vợ anh, và các cháu phải đau buồn vì anh. Tôi không có ở đó, không cả được gặp anh vào những ngày cuối của anh, nhưng tôi vẫn nghĩ: Nhớ đến Thiệp là nhớ đến đôi mắt tinh nghịch, bỡn cợt, đến một nụ cười... nhạo thế giữa các bạn quây quần!

Vĩnh-biệt Bạn, Ông Thiệp nhé!

Nguyễn Ngọc Bích ____________________ * Eric Schwartz về sau, đến thời Tổng-thống Reagan (1981-1989), vào làm trong Hội-đồng An-ninh Quốc-gia (National Security Council) và trong tư-cách này, anh còn giúp được rất nhiều người Việt tỵ nạn như tiếp tay bà Khúc Minh Thơ của Hội Gia-đình Tù-nhân Chính-trị VN để hình thành chương-trình H.O sau đó.

Page 31: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

LÊ THIỆP GIANG HỒ VÀ KHÁNG CHIẾN - Tác giả: Đinh Hùng Cường (Gửi chị Phương Mai và ba cháu Dĩ An, Dĩ Hòa và Quán Chi) Lê Thiệp đã ra đi, để lại mất mát to lớn cho vợ con và gia đình, trong phút gần cuối của đời Thiệp, vợ chồng tôi ngồi nghe chị Toán, chị ruột của Thiệp thở than mà não lòng: “Cậu Cường ơi, nếu chết được, tôi muốn chết thay cho em nó”. Hai ngày sau, tôi đang thương bạn, buồn nẫu ruột khi nghe tin Thiệp mất thì Phạm Trần thúc giục tôi, đừng ngồi im nữa, hãy viết ngay một kỷ niệm ngắn cho Lê Thiệp.

Tôi thân Lê Thiệp ngay khi anh lếch thếch từ Ban Mê Thuột vô Nam (1958). Tình bạn chúng tôi bền vững hơn nửa thế kỷ qua kể từ ngày đó, điều lạ là chúng tôi không học cùng trường, không làm cùng nghề, Thiệp là nhà báo, tôi là nhà binh thế mà cái duyên cái cái nợ, chúng tôi cứ đằng đẵng theo nhau gần suốt cuộc đời.

Khi tôi đến Mỹ 1975, và biết Thiệp kẹt lại, thì tôi lo Việt Cộng sẽ cắt lưỡi bạn tôi. Vì cái tính ngông nghênh, không ai bảo, không ai xui, nhưng bất bình vì VC sảo trá, Lê Thiệp đã đứng lên chửi thẳng vào mặt Võ Đông Giang và phá vỡ buổi họp báo của tên Việt Cộng này trong Tân Sơn Nhất vào lúc Việt Nam Cộng Hoà và Cộng Sản phải ngồi lại thương thuyết (1974). Nhưng rồi may quá, sau 1975 Thiệp đã thoát nạn, không bị VC trả thù, và kiếm sống bằng nghề đi bê bún mọc cho khách trong quán của chị Toán ở chợ Bến Thành. Bốn năm sau đó, Thiệp đã tổ chức vượt biển, trong chuyến đi, vì lớ ngớ một mình ngoài con thuyền, bất ngờ Thiệp đã bị một cơn sóng đánh văng xuống biển mà không một ai trong thuyền biết. Thiệp kể là cơn sóng mạnh đến nỗi lột phăng cái quần xà lỏn Thiệp đang mặc. Và tung cả cái thân trần như nhộng của cậu văng xuống biển. May sao, Thiệp vớ được cái bánh lái phía sau, cứ ôm cứng lấy nó mà trôi theo tàu. Thiệp gần đuối sức, gần rời tay cho nước biển cuốn đi thì may thay, chị Bùi vợ ông Điển Thủ Đô Thời báo bây giờ, tình cờ bước ra ngoài tàu, trong cái nhá nhem của buổi chiều gần tối, chị thấy một người ngoi ngóp dưới dòng nước sau tàu, thế là chị Bùi tri hô ầm ỹ. Cả tàu nhào ra kéo Thiệp lên boong. Thật ở hiền gặp lành, chị Bùi đã cứu Thiệp, nhưng trước đó, nể tình bạn, Lê Thiệp đã cho vợ chồng Điển - Bùi đi “ké”. Vì lúc đó rách quá, cậu Điển làm gì có cây vàng nào mà đóng cho Lê Thiệp.

Đến Nhật Bổn, Lê Thiệp, bà Bùi, ông Điển hợp tác với những sinh viên trong tổ chức Người Việt Tự Do như Ngô Chí Dũng, Đỗ Thông Minh, Huỳnh Lương Thiện, đấu tranh chống cộng hết mình. Có những hình chụp Lê Thiệp xuống đường, anh em sinh viên ném trứng thối vào xe Bộ trưởng Ngọai giao Cộng sản Nguyễn Duy Trinh, và bà Bùi lăn quay ra đường cản xe của phái đoàn Cộng Sản vừa đến Nhật.

Qua Mỹ, Lê Thiệp theo Nguyễn Tuyển lên Connecticut, kiếm sống bằng công việc Social Worker. Thiệp khó chịu khi Trâm, vợ tôi, cứ eo sèo nhắc Thiệp là phải đấu tranh. Qua Mỹ Lê Thiệp phải hăng bằng 5, bằng mười bên Nhật mới phải. Thế là Thiệp quăng cái job, trả lại cho chinh phủ, xuống D.C ở nhà ông họa sĩ Tuýt (Ngọc Dũng) để chờ ngày đi theo ông Hoàng Cơ Minh.

Là nhà báo chuyên nghiệp, Lê Thiệp và Huỳnh Lương Thiện đã làm cho tờ báo Kháng Chiến của tổ chức mặt trận Hoàng Cơ Minh nổi như sóng cồn. Tờ báo Kháng Chiến đã vận động quần chúng, tạo dư luận vô vàn tốt đẹp cho ông Minh từ chiến khu trở về. Tôi còn nhớ vào lúc cao điểm nhất của năm 1983, khi anh em chúng tôi tổ chức Đại Hội Chính Nghĩa tại D.C. thì hằng đêm Thiệp gọi tôi lấy tin tức đại hội cho tờ báo Kháng Chiến. Qua Đại Hội Chính Nghĩa, qua cổ động thông tin của tờ báo Kháng Chiến, Cô bác lên tinh thần, và kỳ vọng nơi tổ chức. Rồi bỗng nhiên, sau đấy tôi thấy Lê Thiệp lững thững về D.C. Cái gì kỳ vậy? Sao cậu bỏ tờ báo Kháng Chiến? Thiệp thản nhiên trả lời: Bất đồng chinh kiến với ông Minh.

Page 32: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Lý do giản dị, là có một tấm hình chụp ông Minh đang nắm tay như quả đấm đưa ra trước mặt. Cậu Thiệp chua ngay dưới bức hình là:” Chủ tịch Hoàng Cơ Minh đang đưa tay vồ lại nước Việt Nam”. Thế là ông Minh xây dựng nhẹ nhàng cậu Thiệp, cho là thiếu đứng đắn. Có thế thôi, bạn Thiệp rũ áo ra đi. Lấy vợ, làm lại cuộc đời, để túi vũ trụ cho đàn sau gánh vác !

Bây giờ tôi đứng đây, bạn tôi nằm đó, mới đây mà Thiệp đã ra người thiên cổ. Một người bạn bình dị, ngay thẳng, và vui tính nay không còn nữa. Bạn Thiệp đã ra đi để lại một khoảng trống to lớn trong tâm hồn của người vợ hiền là chị Phương Mai và ba cháu gái Dĩ An, Dĩ Hòa, và Quán Chi. Lê Thiệp ra đi cũng để lại biết bao thương xót cho bạn bè, bằng hữu. Xin thành tâm chia sẻ những mất mát với chị Thiệp và gia đình.

Vĩnh biệt bạn tôi, cầu chúc Lê Thiệp sớm tiêu diêu nơi cõi vĩnh hằng.

Đinh Hùng Cường

Lê Thiệp gặp bạn cũ là Triệt Học Trần Đức Giang. Giang là vị sư Nhật đạo cao đức trọng đến từ Tokyo Japan.

Hình chụp tại tư gia Đinh Hùng Cường Great Falls, Virginia. Cuôi tháng 12/2010.

Page 33: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Tôi đọc CHÂN ƯỚT CHÂN RÁO của Lê Thiệp Tác giả: Trần Phong Vũ

Lê Thiệp là một tên tuổi quen thuộc trong làng báo Việt nam trước tháng Tư năm 1975. Là một ký giả trẻ, chuyên nghiệp, năng nổ, anh từng cộng tác với nhiều tờ báo ở Sàigòn, trong đó phải kể tới hai nhật báo lớn, uy tín bậc nhất tại miền nam lúc bấy giờ là các tờ Chính Luận và Sóng Thần. Với tinh thần yêu nghề, ham học hỏi, chỉ trong một thời gian ngắn, chàng ký giả trẻ tuổi tài hoa này đã tiến rất mau và rất xa trong lãnh vực nghề nghiệp của anh.

Tôi không nhớ lần đầu gặp tác giả Chân Ướt Chân Ráo bao giờ, ở đâu và trong trường hợp nào? Ấn tượng còn ghi đậm trong trí nhớ của tôi khi bắt gặp một Lê Thiệp mang quân phục đang chỉ huy một toán quân nhân đi tuần thám trên đường Thoại Ngọc Hầu, khu Ngã Ba Ông Tạ vào những ngày người dân Sàigòn chưa hết bàng hoàng sau biến cố Tết Mậu Thân, 1968. Với dáng vẻ phong sương, dày dạn, anh nheo mắt nhìn tôi cười nửa miệng. Nét cười còn đọng mãi trong ký ức mỏi mòn của tôi. Một chút ngạo nghễ, khinh bạc hàm ngụ trong đó. Có thể anh đang phẫn nộ về một ý nghĩ chợt đến trong đầu. Trong khoảnh khắc, tôi không giấu được cảm giác Thiệp muốn gây gổ vì nghĩ rằng trong lúc anh và đồng đội đang vất vả săn tìm kẻ thù thì như bao người khác, tôi chỉ là kẻ đứng bên lề. Giả dụ lúc ấy Thiệp cưu mang những ý nghĩ như thế thì hẳn những ngày sau đó anh phải hiểu rằng cá nhân tôi và Uyên Thao cùng một số anh em đang làm việc tại đài Phát Thanh đã vất vả như thế nào trong nỗ lực duy trì tiếng nói của người quốc gia trong những điều kiện ngặt nghèo tại Trung Tâm Phát Tuyến Quán Tre?

Trong thời gian viết bài phông và phụ trách trang tham luận chính trị trên Nhật báo Sóng Thần, tôi có nhiều cơ hội gặp gỡ Lê Thiệp hơn. Nhưng dường như giữa tôi và anh vẫn có một khoảng cách. Từ ngày Lê Thiệp từ giã Nhật bản qua định cư tại Hoa kỳ, chúng tôi đã gặp nhau dăm ba phen, hầu hết ở miền nam California, kể cả lần đầu Trần Nguyên Thao chở anh tới thăm tôi khi vừa “chân ướt chân ráo” tới Mỹ. Giữa Thiệp và tôi chỉ có sự quen biết mà chưa tiến tới mức độ quen thân. Như tôi và Uyên Thao. Như tôi và Trần Nguyên Thao hoặc Nguyễn Tuyển.

Tại sao vậy? Nếu bảo rằng vì tuổi tác chênh lệch thì không đúng vì Tuyển cũng ngang tuổi anh, tức là kém tôi chẵn một con giáp. Cuối cùng có lẽ chỉ vì khuôn mặt quá nghiêm trang của ông thày dạy quốc văn nơi tôi. Nhưng đúng hơn có thể vì tôi tuy mang tiếng là kẻ viết văn, làm thơ, làm báo, làm phát thanh nhưng hiếm khi tôi túm năm tụm ba với đồng bạn tại những chốn ăn chơi?

Chiều Thứ Năm 20-02-03, sau khi đi thăm cháu gái lớn ở bệnh viện về, tôi bắt gặp một bì thư gửi khẩn cấp bỏ trước cửa nhà. Mở ra là cuốn Chân Ướt Chân Ráo và lá thư viết vội của Lê Thiệp.

*

Chân Ướt Chân Ráo do Tủ Sách Tiếng Quê Hương ấn hành tại Virgina năm 2003 và là tác phẩm thứ chín do nhà văn Uyên Thao chọn đưa vào Tủ Sách. Về hình thức sách dày 392 trang. Bìa offset của Từ Phong được tạo hình bằng kỹ thuật điện toán với những mảng bóng tối vẩn lên những tảng màu đỏ, hồng, trắng chen lẫn, làm nền cho tiêu đề sách màu xanh ngọc, gợi nhớ tới một loài đá quý với những viên tròn đều quấn quanh cổ các mệnh phụ phu nhân. Phía trên là tên tác giả màu vàng. Góc bìa sau là hoạt họa diện mạo họ Lê do Ngô Vương Tọai thực hiện cùng với sơ lược tiểu sử người viết.

Mở vào nội dung, người đọc bắt gặp 38 đoản văn theo thể loại ký sự.

Ngoài bài ký mở đầu dài 62 trang, tức là ngót 1/6 tác phẩm, thuật lại những tháng ngày long đong kiếm bạn đồng tâm, bòn góp từng lít nhiên liệu, sục sạo sắm la bàn, mua ghe, chọn bến để tìm đường vượt thoát chế độ, 37 bài còn lại trung bình mỗi bài khoảng 5, 7 trang, nội dung ghi lại các góc cạnh, tình huống, người, sự việc cùng những suy tư của người viết về những gì anh bắt gặp trong cảnh đời xa xứ. Mỗi trang là một mẩu đời sống nơi xứ người. Nó được tô vẽ bằng muôn hình muôn vẻ nhưng có một mẫu số chung la đều quy về một nơi chốn. Đó là quê hương Việt Nam.

Page 34: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Từ tâm sự của một người đồng hương (Một chuyện rất bình thường), những trăn trở của việc dọn từ căn nhà cũ qua căn nhà mới (Cái nhà là nhà của ta), những đổi thay què quặt về ngôn từ chữ nghĩa (Từ Việt hóa chiến tranh đến Nạc hóa đàn lợn), chuyện ăn uống, nhậu nhẹt (Nước mắm và xì dầu, Tình anh hàng phở), tình cờ bắt gặp trái ổi tại một siêu thị của người địa phương (Những trái ổi cuối mùa),...tới sự ra đi của một người bạn (Ngọc Dũng, giọt nước hân hoan).... tất cả đều là những gợi nhớ để tác giả ghi lại những cảm xúc chợt đến trong anh về một hình bóng, một kỷ niệm của một thời đã xa, đã mất hút tại một quê hương ngàn trùng xa cách. Với Lê Thiệp, nó không chỉ là sự xa cách trong không gian mà là một mất mát đớn đau, một chia lìa biền biệt. Chính những ám ảnh này đã khiến ký giả họ Lê, dù đã lìa xa đất nước hơn hai thập niên, anh vẫn mang cái cảm giác là kẻ chân ướt chân ráo nơi xứ người. Chúng ta hãy nghe những lời tự bạch của Lê Thiệp nơi trang đầu tiên trước khi vào sách:

“Những bữa ăn trong gia đình, dù nói chuyện trời chuyện đất, chuyện con cái học hành, chuyện nhà cửa, chuyện bill rồi cuối cùng cũng lại chuyện Việt nam. Bằng hữu anh em những lúc trà dư tửu hậu, những lúc tính cái này cái nọ, kết cục thế nào cũng đá chuyện Việt nam vào”.

Từ trái qua : Trần Phong Vũ – Lê Thiệp – Uyên Thao – Phạm Duy – Vương Đức Lệ Trong buổi sinh hoạt giới thiệu Chân Ướt Chân Ráo ở TS Người Việt tối 01-3-2003

Trong bài ký Một chuyện rất bình thường, ngòi bút của Lê Thiệp đã phát hiện tâm sự ưu uất không

bình thường của một người đồng hương HO sau 20 năm nhắm mắt lao đầu vào giấc mơ hội nhập, mong sớm trở thành người....bản xứ! Đương sự đã đạt được ý nguyện. Vợ chồng, con cái đua nhau nói tiếng Mỹ, ăn đồ ăn Mỹ. Những bữa cơm Việt Nam vắng dần. Cả bạn bè Việt Nam cũng lần hồi thưa thớt. Trả lời tác giả về mấy đứa con, người đồng hương HO cho biết: “Chúng là Mỹ, là con Mỹ.....Đứa lớn có vợ Mễ sống ở Dallas, đứa con gái sống ở tận Chicago, có hai con với đời chồng trước, nay đang ở với boyfriends” (tr 84).

Ba năm kẹt lại trên quê hương – một quê hương đã thay tên đổi họ – đã đủ cho Lê Thiệp thấy được những chuyện ngược đời, những trò múa rối quanh anh. Với quá khứ cả chục năm trời đùa chơi với chữ nghĩa, cái đập vào nhãn quan, vào thính giác họ Lê sau ngày đám cán ngố dép râu mũ tai bèo theo xe tăng cộng sản tiến chiếm Sàigòn, là thứ ngôn từ, chữ nghĩa ngô nghê, chắp vá, nửa trịnh trọng, nửa hài hước, khiến anh không khỏi chau mày, choáng váng. Trong bài ký Từ Việt nam hóa chiến tranh đến nạc hóa đàn lợn, tác giả viết:

“Những lớp học cấp tốc được tổ chức mà sách vở là từ tiếng Tầu dịch ra.....Chúng ta có một thứ tiếng lạ tai, cả viết lẫn nói, được đảng và nhà nước chấp thuận như ngôn ngữ triều đình làm điên đầu người dân......Khi đến thăm một người dân sống dưới sự hướng dẫn của đảng và nhà nước, được chào mời kiểu:

- Xin vô tư. Mọi tiện nghi đã được bố trí chu đáo. Bánh cuốn đã được phân phối, lại còn tăng viện cả cà cuống, đặc thù hôm nay có chả quế”.

Page 35: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Và tác giả diễn nôm theo lối nói bình dị của người bình dân miền Nam trước tháng 4-75 như sau: “Tự nhiên nhe bà con. Đồ ăn tùm lum, có bánh cuốn, chả quế và thêm cà cuống nữa” (tr. 143-144)

Vương Đức Lệ, Uyên Thao, Lê Thiệp, Hoàng Khởi Phong tại TS báo Người Việt

Nguy cơ của vấn đề là sự quen tai. Theo tác giả bài ký thì lâu dần thứ ngôn ngữ kỳ cục ấy cũng xâm

nhập vào cách nói, cách suy nghĩ của những thành phần bị coi là ngụy lúc nào không hay. Không phải chỉ giới bình dân ít học mà ngay cả những nhà văn nhà báo đã thành danh trong chế độ cũ. Họ Lê đã mang đàn anh của mình là Uyên Thao, một nhà văn, một ký giả kỳ cựu, ra để làm dẫn chứng.

(Mời độc giả đọc lại trang 144 để có thể nắm được ý nghĩa lời kể lại của nhà văn nguyên chủ bút tờ Sóng Thần năm xưa về khoảnh đất lộ thiên ông sử dụng để bán sách cũ kiếm sống qua ngày cho gia đình sau hơn muới năm trời ở tù cộng sản được trả tự do trở lại Sàigòn. Muốn hiểu rõ từ ngữ nạc hóa độc giả cũng cần phải đọc cho đến dòng chữ cuối của bài ký này).

Xuyên suốt tác phẩm Chân Ướt Chân Ráo, người đọc tâm đắc nhất những bài ký Lê Thiệp viết về những khuôn mặt đàn anh trong làng báo nhưng lại khá thân thiết với anh như bác sĩ Đặng Văn Sung, ký giả Từ Chung, các nhà báo kỳ cựu Thái Lân, Thái Linh, họa sĩ Ngọc Dũng, nhà văn Uyên Thao, kể cả những chi tiết ly kỳ chung quanh giấc mơ Việt nam của ông linh mục “thuốc lào” Nguyễn Thanh Long. Qua đoản văn Một tấm lòng son với nước non, ký giả họ Lê đã hé mở cho người đọc thấy được một phần cuộc đời và sự nghiệp của ông bác sĩ suốt đời say mê làm báo, làm chính trị hơn là hành nghề thày thuốc này. Cá nhân tôi từng được Trần Nguyên Thao giới thiệu với bác sĩ họ Đặng vào những năm tháng cuối đời ông. Trong lúc tinh thần sảng khoái, minh mẫn có lần nguyên chủ nhiệm nhật báo Chính Luận định cho phép tôi thâu vào băng nhựa những câu hỏi đáp về các chi tiết liên quan tới cuộc đời hoạt động của ông.

Nhưng một lần hai lữa vì cơn bệnh trở tới trở lui nên dự tính không thành. Một bữa, sau khi đọc bài viết của tôi trên một tạp chí ghi lại những cảm nghiệm nóng bỏng sau lần chết hụt trong một tai nạn xe hơi năm1996, ông ngỏ ý muốn đọc thêm những gì tôi viết. Dịp này tôi đã biếu ông bản thảo cuốn tâm bút Bên Vực Tử Sinh. Mấy tháng sau ông qua đời khi cuốn sách sắp sửa đưa in. Trong lời nói đầu, tôi đã ghi lại chi tiết này.

Page 36: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Những bài viết về ký giả Từ Chung và các nhà báo kỳ cựu Thái Lân, Thái Linh, tác giả đã cho giới độc giả sinh sau đẻ muộn thấy được cái thời nền báo chí Việt Nam còn in Typo của thập niên 60 trở về trước. Những giai đoạn săn tin, viết tin, sửa tin, xé bản tin thành 10, 15 mảnh để trao cho các em bé đứng chúi đầu bên những ô đựng chữ lặng lẽ nhặt từng mẫu tự xếp thành chữ, thành câu trước khi ráp lại thành bài để chuyển qua nhóm thợ làm bản vỗ, thợ đúc chì và ráp vào khuôn máy in. Tất cả đã được Lê Thiệp vẽ lại một cách thật vắn tắt nhưng cũng thật sinh động. Đọc văn anh mà tôi như nghe được bằng tai tiếng động tí tách của những con chữ trên tay mấy em nhỏ, nhìn được bằng mắt quang cảnh người qua kẻ lại thoăn thoắt nhưng câm lặng như những cái bóng trong buổi sáng mờ sương trên cầu thang hẹp của những tòa soạn nhật báo ở Sàigòn ngày nào.

Lê Thiệp ngoài đời được anh em trong báo giới nhìn nhận là một con người quảng giao, trân quý bạn bè.

Trong Chân Ướt Chân Ráo, người đọc cảm nhận được một cách cụ thể qua những bài ký anh viết về những người đã một thời làm việc chung với anh, kẻ còn sống sót cũng như người đã nằm xuống, trong số phải kể tới Ngọc Dũng (người đã nghỉ yên trong lòng đất lạnh) và Uyên Thao (kẻ sống sót như một phép mầu sau cả chục năm tù cộng sản và hút chết vì hai căn bệnh nan y sau khi qua định cư tại Mỹ: ung thư dạ dày và ung thư cuống họng).

Đọc những bài ký loại này có người so sánh Lê Thiệp với ký giả Lô Răng Phan Lạc Phúc để dẫn tới kết luận là tác giả Chân Ướt Chân Ráo chịu ảnh hưởng lối viết của tác giả Gửi Ban Gần Xa. Tôi chỉ đồng ý một phần.

Không ai phủ nhận họ Phan là một bút ký gia cự phách. Ông nổi tiếng viết nhanh, viết đều. Điều đáng nói là không vì thế mà ký của ông giảm giá trị. Vì tâm đắc với nội dung và cách tiếp cận đề tài của ông nhà báo tài ba này, đã có lần tôi cắm cúi thả dòng tư tưởng tản mạn về một bài ký của ông. Trong Gửi Bạn Gần Xa, Ký Giả Lô Răng đã viết thật nhiều về tình bằng hữu, nếu so với Lê Thiệp trong Chân Ướt Chân Ráo. Nhưng tôi vẫn thấy những nét khác biệt trong văn phong và nhất là cung cách phô diễn tâm tình của ký giả họ Lê qua hai bài ký viết về Ngọc Dũng và Uyên Thao. Có thể vì cách nhìn và sự cảm nhận về hai nhân vật này của Lê Thiệp trùng hợp với cách nhìn và sự cảm nhận của tôi.

Với họa sĩ quá cố Ngọc Dũng, hồi còn ở trong nước tôi chỉ gặp anh thấp thoáng. Giữa ba người họa có tiếng lúc bấy giờ, tôi biết nhiều về các anh Thái Tuấn và Duy Thanh hơn là Ngọc Dũng. Giản dị là vì cả hai vị kia đều gắn bó với đài phát thanh Sàigòn, nơi tôi làm việc nhiều năm. Đến ngày di tản qua Mỹ, qua trung gian Trần Nguyên Thao, anh bắt đầu vẽ cho nguyệt san Đường Sống do anh em chúng tôi thực hiện từ năm 1980 đến tháng 7 năm 1992 như một món quà tinh thần gửi tặng đồng bào tị nạn tạm cư tại tám quốc gia Đông Nam Á. Cũng như Duy Thanh, Ngọc Dũng đã cho phép tôi sử dụng một số tranh của anh làm phụ bản cho tập truyện ngắn Quê Hương Còn Đó xuất bản năm 1983.

Dù chưa được hân hạnh là bạn của người họa sĩ tài hoa này, nhưng qua những lần gặp gỡ chớp nhoáng, nhất là trong dịp chuyện trò, tâm sự với anh dịp anh về Cali tiễn đưa nhà văn Mai Thảo đến nơi an nghỉ cuối cùng, tôi phát hiện những đức tính hiếm có không xa với những gì tác giả Chân Ướt Chân Ráo đã viết về anh.

Riêng trường hợp Uyên Thao, mấy trang có tiêu đề Ông Uyên Thao vậy đó của người viết họ Lê đã vẽ lại trọn vẹn con người và tâm tình của Thao, bạn tôi và cũng là người bạn già của Lê Thiệp. Thẳng thắn. Chân thành. Chung thủy. Quên mình. Luôn nghĩ tốt, làm tốt cho bạn. Say mê làm việc, say mê viết và đọc như một người mới lớn mê chuyện gái trai.

Page 37: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Kiều Chinh, Nguyễn Chí Thiện, Nhã Ca, Lý Đại Nguyên trong buổi giới thiệu CƯCR

Tắt một lời, có thể vì lý do chủ quan kể trên, quả tình tôi rất tâm đắc văn phong và cung cách bộc lộ

tình cảm với bạn của Lê Thiệp qua những bài ký anh viết về hai khuôn mặt mà tôi luôn quý mến là cố họa sĩ Ngọc Dũng và nhà văn suốt đời lận đận Uyên Thao.

Trước khi kết thúc bài viết ngắn ngủi này, sau Chân Ướt Chân Ráo, tôi mong sẽ sớm được đọc thêm những tác phẩm khác của Lê Thiệp. Bởi lẽ giản dị anh là một ký giả, một nhà văn có tài, Hơn thế, anh còn trẻ, ít nữa so với Uyên Thao, với tôi, anh còn có cả con giáp trước mắt.

Nam Cali ngày 21-02-2003

TRẦN PHONG VŨ

Page 38: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Ê mày, Thiệp Tóc Bạc – Tác giả: Nguyễn Tuyển

Một hôm, tại phòng mạch bác sĩ nhi khoa, có một ông già đầu tóc bạc phơ, hai tay ôm một đứa bé mới được vài tháng chờ khám bệnh. Ngồi khép nép âu lo sát bên cạnh là một phụ nữ trẻ.

Cô y tá lễ phép hỏi ông đầu bạc:

Thưa bác, hai cháu đây, cháu nào ốm ạ?

Đó là câu chuyện của hơn một phần tư thế kỷ trước ở Virginia. Ông già đầu bạc đó là Lê Thiệp. Cô gái trẻ kia là Phương Mai, vợ Thiệp, người kể lại câu chuyện.

Con gái đầu lòng ốm, hai vợ chồng đưa con đi bác sĩ.

Thiệp đầu tóc bạc phơ rất sớm. Khi tôi gặp lại Thiệp ở tiểu bang Connecticut lúc Thiệp, 2 cậu em họ cùng 2 người bạn được cơ quan thiện nguyện Công giáo USCC của tôi bảo lãnh từ Nhật qua, chàng đã đầu tóc hoa râm dù mới 35 tuổi.

Rồi vì hoàn cảnh riêng, tôi ‘bán cái’ công việc cán sự xã hội của tôi ở USCC cho Thiệp, chạy về Quận Cam, California. Thiệp cũng chỉ làm một thời gian, chạy qua bán thịt gà chiên KFC nhưng cũng không được lâu rồi lại về Cali theo nhóm ông Hoàng Cơ Minh làm báo Kháng Chiến.

Từ lúc Thiệp về Cali, cũng chỉ thỉnh thoảng Thiệp từ vùng “thung lũng hoa vàng” San Jose xuống Quận Cam tôi mới gặp lại mặt. Thiệp lấy vợ, chỉ có tôi, Nguyễn Đức Quang, Ngô Đình Vận, vài hai bạn nữa và mấy người em người cháu của Thiệp là họ nhà trai. Họ nhà gái thì cũng chẳng đông đảo gì trong một đám cưới tổ chức tại một nhà hàng ở San Jose, California.

Kháng chiến bể vì nội bộ lục đục và tai tiếng về chuyện bên Thái Lan, một số eo sèo chuyện tiền bạc quyên góp.

Phương Mai, vợ Thiệp, là con gái ông Đậu Phi Lục, viên chức quản lý báo Chính Luận, được gửi gấm nhờ Thiệp giắt cô với người em trai vượt biên.

Khi Thiệp lập gia đình thì đầu đã bạc trắng nhưng dù vậy tụi tôi và nhiều người bạn chung khác, vẫn xưng hô mày tao với nhau. Đầu Thiệp bạc, khác với cái đầu tóc của bạn bè đồng lứa tuổi, nhưng máu hăng hái, dấn than thì hơn người khác.

Cho đến bây giờ, cũng như chơi với nhau trong thời kỳ làm báo và đàn đúm ở Sài Gòn trước Tháng Tư 1975, chúng tôi vẫn gọi nhau mày tao. Cả bọn nay đã trên dưới 70 cả, cách xưng hô không đổi.

Thời đó, phần lớn chúng tôi đều ham chơi, ham đàn đúm. Có thể nhiều đứa có bạn gái nhưng rất ít đứa lấy vợ. Bởi vậy, phần đông đều thuộc loại “cha già, con mọn”.

Thiệp kiếm ăn bằng cách hợp tác với một số bạn cùng bỏ chạy khỏi “Kháng Chiến” lập tiệm phở. Thỉnh thoảng xuống Quận Cam chơi. Có khi Thiệp mua vé máy bay cho tôi lên Virginia chơi với bạn.

Ở đâu, lúc nào, chúng tôi vẫn mày tao với nhau và với những người bạn thân thiết khác. Không có ông ông tôi tôi. Không có chào bác, thưa bác ạ. Không có chào cụ, thưa cụ ở cái tuổi thất thập cổ lai hy.

Trải dài trên nửa thế kỷ của tình bằng hữu, chúng tôi có rất nhiều kỷ niệm, đủ chuyện để nói. Chuyện bạn bè, chuyện đất nước điêu linh. Lúc cười đùa ha hả, lúc rầu rĩ trầm ngâm.

“Chẳng làm được gì đâu, mày ơi”. Thiệp hay bảo tôi, mỗi khi tôi nói đến những chuyện của người này, nhóm kia muốn làm chuyện “đội đá vá trời” !.

Page 39: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Nhưng một điều mà tôi luôn nhớ gặp Thiệp là mỗi khi có dịp ghé Quận Cam, California, luôn luôn ghé báo Người Việt thăm tôi và một số bạn bè trong tờ báo. Thiệp luôn luôn hỏi thăm người này, người kia giờ ra sao, làm gì để sống. Chúng tôi chia xẻ với nhau những tin tức về các người bạn chung của nhau, luôn luôn quan tâm đến nhau.

Ê mày, Thiệp, tao lúc nào cũng nhớ mày. Chỉ mong có dịp đàn đúm, nói chuyện trên trời dưới đất. Hoặc cũng chỉ để nhìn thấy nhau một lúc cũng được.

Những ngày đầu ghềnh cuối bãi khi chiến tranh mù mịt ở Việt Nam của mùa hè 1972, những ngày biểu tình chống này chống nọ ở Sài Gòn, những ngày “chân ướt chân ráo” (1) đến Mỹ, những ngày đàn đúm ở nhà bạn bè làm báo, mày cũng như tao, có nhiều kỷ niệm với nhau. Để vui, để buồn.

“Sinh lão bệnh tử mày ơi, chạy đâu cho thoát!” Có lần mày nói với tao nên mày thản nhiên và luôn luôn an ủi, nâng đỡ người khác.

Bây giờ thì đã khép lại tất cả. Tao đã vĩnh viễn mất một người bạn thật thân, thật quý.

Nguyễn Tuyển

(1) Tên một Tác phẩm của Lê Thiệp do Tủ sách Tiếng Quê Hương xuất bản.

Page 40: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Lê Thiệp Bạn Hiền - Tác giả: Triều Giang

Hôm nay là ngày thứ năm, 4 tháng 7, 2013, ngày Lễ Độc Lập thứ 237 năm của Hoa Kỳ. Triều Giang đang ngồi trên bàn để viết những lời từ trong đáy lòng của mình gửi đến người bạn cố tri trên 40 năm qua trong lúc bạn hiền đang tranh giành sự sống hàng ngày, hàng giờ với luỡi hái tử thần.

Bạn ơi, từ những ngày đầu tập tễnh vào nghề được gặp bạn tại Báo Sóng Thần vào năm 1971, lúc ấy bạn đã là ngòi bút có tiếng và được các xếp, bạn bè, bạn đọc của hai tờ báo nổi nhất lúc đó là tờ Chính Luận và Sóng Thần mến thương, yêu quý vì lối viết báo khúc chiết, một kiến thức dầy và một nhiệt huyết có lửa nhưng đầy lòng nhân ái.

Bạn thường trêu trọc và bảo tôi:” Cô đi về học thêu thùa, may vá lo cơm nước cho chồng con sau này”. Tôi lúc đó cũng phiền lòng và nghĩ rằng bạn cũng lại là một kẻ “kỳ thị phụ nữ, không có gì đặc biệt”. Nhưng làm việc gần gũi lâu ngày, tôi mới hiểu ra; đó chỉ là cái cá tính “lỉnh kỉnh”, là cái vạ “khẩu xà, tâm Phật”của bạn. Con người thực của bạn là kẻ chân tình với bạn bè, với người thân. Bạn không mầu mè, hoa lá. Riêng trái tim của bạn thật lớn, thật ấm áp lúc nào cũng dành cho gia đình, bạn bè, và cho quê hương đất nước.

Sau 1975, bạn và tôi cùng với hầu hết các anh chị em Sóng Thần như anh Uyên Thao, Nguyễn Đức Nhuận, Trương Cam Vĩnh, Lý Đại Nguyên… còn kẹt lại Sài Gòn. Chúng ta ít gặp nhau nhưng luôn mong mỏi mọi người sẽ thoát được cái địa ngục trần gian lúc bấy giờ. Khi được tin bạn đã đi và được Tàu Nhật vớt, tôi mừng đến chảy nước mắt. Nhưng, anh Nguyễn Đức Nhuận cũng báo cho tôi cái tin đau buồn; chị Nguyễn Đức Nhuận, hai cháu, và cháu trai của anh chị Trương Cam Vĩnh đã bỏ xác trên biển khơi trong chuyến tàu định mệnh đó.

Sang đến Mỹ, bạn đã bắt tay ngay vào việc đi tìm một con đường để giải thoát cho quê hương dân tộc khỏi ách thống trị bạo tàn đến man rợ của CS. Bạn đã bỏ ra hơn 10 năm của cuộc đời cho những vận động, viết lách, kêu gọi, họp hành không ngơi nghỉ. Việc không thành, người này chê trách lên án người kia không tiếc lời. Nhưng bạn đã yên lặng. Cái yên lặng của kẻ sĩ gói ghém một nỗi đau u uất về quê hương đất nước, về thế thái nhân tình, về nỗi bất lực của chính mình. Đã đôi lần ngồi nói chuyện riêng với bạn, tôi có đề cập đến việc này vì một vài thắc mắc mà tôi để trong lòng từ lâu. Nhưng bạn thở dài nói:” Chuyện đã qua, không làm gì hơn được, nói chỉ thêm rách việc!”. Nhân cách đó thật hiếm hoi, thật cao quý, thật khó tìm trong thời đại này.

Khi được biết bạn lập gia đình hạnh phúc vói chị Phương Mai, hiền lành nhưng giỏi giang, rồi bạn kinh doanh thành công và ba cháu gái xinh đẹp, thông minh chào đời, tôi rất mừng. Khi đời sống yên ổn, bạn lại trở lại bàn viết nhiều hơn. Rồi những tác phẩm bắt đầu được ra đời như cuốn “Đỗ Lệnh Dũng”, “Chân Ướt, Chân Ráo”, “Lững Thững Giữa Đời”và hàng nhiều chục truyện ngắn đã đăng, hoặc chưa đăng. Khi biết mình bị bệnh ung thư gan cách đây ít tháng, thay vì ngồi lo lắng buồn rầu, bạn vừa đi chữa bệnh vừa bắt đầu viết cuốn “Tôi Bị Bệnh Ung Thư” (cũng còn thai nghén với tên Ung Thư Ơi Chào Mi). Bạn bảo tôi bạn cần phải viết để chia sẻ với những người bị bệnh hoặc gia đình của người bị bệnh, hiểu được tâm trạng của người bệnh ra sao? Những phương pháp trị liệu như thế nào? Những điều gì những thân nhân nên và không nên làm khi giúp đỡ người bệnh, v.v…

Trong lần đến thăm bạn cùng với anh Đặnh Đình Khiết và một số anh chị em VAHF vào cuối tháng 4, đầu tháng năm vừa qua, bạn còn giao cho tôi nhiệm vụ phải tổ chức buổi ra mắt cuốn “Tôi Bị Bệnh Ung Thư” tại Houston. Tôi đã nhận lời và nói với bạn buổi ra mắt này phải có mặt tác giả. Bạn đã trả lời:

“Chắc chắn rồi!”

Và khi chia tay bạn còn nhắc lại:

“Cứ thế, cứ thế nghe!”

Cách đây hơn một tuần, anh Nguyễn Minh Diễm, cựu giám đốc đài RFA cho biết bạn trở bệnh nặng, anh Diễm và anh Đặng Đình Khiết đến thăm anh, anh có cho biết sách viết chỉ còn hai hay ba chương gì đó là sẽ xong nhưng bạn đã quá nhọc rồi, sợ không hoàn tất. Anh Diễm có hứa là sẽ viết tiếp những chương cuối vì nhà truyền thông lão thành này cũng đã và đang vật lộn với chứng ung thư trong mấy năm vừa qua. Với lời hứa của anh Diễm, coi như sách sẽ được hoàn tất và bạn đã nói với tôi qua điện thoại, việc của bà phải làm là tổ chức ra mắt sách tại Houston, và bạn lại nhắc lại:

“Cứ thế, cứ thế nghe!”

Page 41: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Nằm trên giường bệnh, giành hơi thở với tử thần thừng giây, từng phút, nhưng bạn vẫn không quên hỏi thăm, góp ý cho cuốn phim “Hành Trình Tìm Tự Do” do hội VAHF đang thực hiện. Bạn đã nhắn nhủ những điều cần thiết phải đưa vào phim bằng những lời chân tình đầy nhiệt huyết. Chính bạn, chị Phương Mai và cả cháu Ti cũng đã hết lòng lo cho cuộc gây quỹ tìm tài chánh cho hội vào tháng 8 năm ngoái. Bạn và chị Phương Mai đã mở rộng cửa đón gần 10 thành viên vào trong nhà, lo ăn uống, thù tiếp như thượng khách trong 10 ngày. Dùng căn nhà để họp hành với chị Khúc Minh Thơ, anh Nam Lộc…để chuẩn bị cho buổi gây quỹ được thành công thật tốt đẹp. Những ngày tháng ấy với tôi thật là hạnh phúc. Tôi được như sớt chia những gánh nặng. Tất cả những nhọc nhằn, eo xéo, vất vả đều như bay bổng, biến tan. Từ đó cho đến nay, cũng gần một năm, tôi chỉ thấy công việc và những điều cần làm, và phải làm cho tốt. Tôi không còn lo lắng, buồn phiền gì vì tôi và các anh chị em VAHF đã được bạn, gia đình của bạn, các anh chị và những người thân quen hoặc có những người chưa từng biết mặt đã truyền sức mạnh.

Trong cuộc điện đàm trước đây ít ngày, bạn có hỏi tôi bao giờ cuốn phim xong và bạn nói những lời như trăn trối với tôi nhưng với giọng thanh thản:

“Tôi phải sống bao lâu nữa thì mới được xem phim?”

Tôi trả lời: “ Cuối năm nay, hoặc chậm lắm sẽ là vào dịp 30 tháng 4 năm tới. Bạn nhất định phải có mặt trong ngày ra mắt đó nghe!”

Qua đường giây điện thoại viễn liên tôi ghe như có tiếng thở dài rất nhẹ. Nhưng bạn vẫn giọng lạc quan và hẹn với tôi:

“Cứ thế, cứ thế nghe!”

Tôi đã chấm dứt bài ở đây và định gửi cho anh Phạm Trần để anh ấy góp lại cho bạn đọc như dự tình của các anh chị em, bạn bè. Nhưng trưa hôm nay 5 tháng 7, 2013, tôi nhận được email của anh Uyên Thao báo tin bạn đã ra đi. Dù không ngạc nhiên, nhưng tôi đã bàng hoàng và cảm thấy ngực mình đau nhói và lòng mình quặn thắt.

Bạn hiền Lê Thiệp ơi thôi đã xong rồi!

Bạn đã đi xong hành trình của một đời người! Bao nhiêu mộng ước đã thành, không thành, hay còn giang dở rồi cũng được xếp lại. Nhưng bạn đã để lại cho gia đình, bạn bè thân quen một nỗi nhớ thương khôn nguôi, một huyền thoại của một nhà báo, nhà văn với một nhân cách cao quý, một trái tim nhân hậu, một lòng yêu thương quê hương đất nước cho đến hơi thở cuối cùng.

Xin bạn cứ đi cho thanh thản, tới một nơi bạn vừa đến và chúng tôi cũng sẽ đến và sắp đến.

“Cứ thế, cứ thế nghe!” bạn hiền Lê Thiệp

Triều Giang 05/07/3013

Page 42: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Lê Thiệp và Bạn bè - Tác giả: Nguyễn Thiên Ân

(Viết riêng cho Phương Mai, người đã tận tụy suốt đời cho chồng con. And for Dĩ An, Dĩ Hòa & Quán Chi, in memory of the great Father who loved you three more than anything else in life)

Thế sự hồi đầu nhất dĩ không Giang san vô lệ khấp anh hùng

(Phan Chu Trinh) Ba ngôi trong vài Đạo tuy tương tự nhưng được gọi bằng tên khác nhau. Ấn Giáo (Hindu) cũng có ba ngôi và những tượng trưng chí thánh nầy có thể được hiểu là tam lực tiên thiên nhằm sáng tạo, duy trì và phá bỏ để cho cuộc sống có thể tiếp tục. Cả ba (sáng tạo, duy trì và hủy diệt) đều cần thiết cho mục đích tối hậu là bảo toàn dòng sống. Brahma là thần sáng tạo, có trách vụ phân chia các hình thức sống trên thế gian. Vishnu là thần duy trì cuộc sống trong khi Shiva là thần hủy diệt các biểu trưng hiển hiện của sự sống khi các biểu trưng đó bước vào trạng thái suy tàn. Shiva, như vậy, trở thành một công cụ tối cần cho quá trình chuyển biến. Như trong đạo Phật, Công Giáo, Tin Lành; tam lực tiên thiên được người theo Ấn Giáo coi là ba dạng của một đấng tối cao duy nhứt … là Đấng Tạo Hóa, là Thượng Đế, là Đức Cao Đài, là Phật, là Ông Trời ... Bởi thế cho nên các tín đồ vẫn hay coi ba sức mạnh nầy là tối cần thiết để cuộc sống trên thế gian được mãi mãi tiếp tục. Tuy vậy vẫn thường thấy có người chống lại nhu cầu thay đổi mang tính bắt buộc đó. Nhứt là chống lại sự hủy diệt. Bởi thế nên có điều trớ trêu là trong đời, người được ca tụng là can đảm lại là những người “bất úy tử”, có ý thức và chịu chấp nhận tiến trình thay đổi tự nhiên đã nói. Họ được coi là những người quảng bác và nhờ vậy mà đã hiểu biết cái “lẽ thường” trong thời gian tại thế. Ngay chính trong cuộc sống của mỗi người cũng có những dạng thay đổi để tồn tại nầy. Tiến trình đổi thay đó bao giờ cũng kéo theo nhiều áp lực. Và cũng là điều nghịch lý khi con người phải cố chịu đựng áp lực ấy trong cuộc sống để cuộc sống được tiếp tục. Nói cho đúng thì dù có muốn tiêu trừ áp lực đó – kiểu như các y sĩ vẫn thường khuyên chúng ta phải cố giảm căng kéo (strain and stress) – rõ ràng không ai có khả năng tiêu trừ hoàn toàn những căng kéo trong đời mình. Dĩ nhiên bất cứ ai muốn giảm sức căng kéo, mà sẽ hết sức tai hại nếu để nó tăng cao, thì chính người đó cũng phải trải qua nhiều thời gian tu tập. Tu tập gian khổ đến độ đã có người chết sớm chỉ vì muốn tu tập để giảm nguy cơ chết sớm.

Ghi lại, hơi dài dòng như vầy, chỉ để đưa đến một kết luận, tạm thời coi như một định đề, là cái chết, trên thực tế là cái cuối cùng không thể tách rời khỏi cuộc sống của mọi sinh vật. Có phần chắc là cái cuối cùng đó đã được Nó hiểu. Và đã rất can đảm chấp nhận. Lần gặp đó, trông Nó ốm, hom hem là đàng khác. Tôi hỏi, chỉ để mà hỏi “Sao, bị gì vậy?”. Nó trả lời nhát gừng y như lối trò chuyện thông cảm nhiều mà phát biểu ít, rất bình thường giữa hai thằng bạn thân từ quá lâu “Ung thư chứ cái đ.. gì?”. Và chỉ có vậy, nhếch mép, văng loại ngôn từ nầy thêm vài lần nữa … rồi im lặng. Câu chót Nó hỏi “Mầy uống không?”. Rồi đứng dậy vác ra một chai vang. Khui, nói “Uống không hết thì mầy cầm đi luôn nha”. Đấy, cái lần gọi là đi thăm một thằng bạn thân mắc bịnh nặng, chỉ qua lại làm xàm với nhau được mấy phút. Thời gian còn lại chỉ nhằm câu giờ cho hai bà nói chuyện và hỏi thăm nhau. Họ có cái tài mà cả tôi lẫn Nó đều không có. Nhờ vậy mà tụi tôi mới xong được một bữa cơm chiều dài hơn hai tiếng đồng hồ. Nhìn Nó – chúng tôi, như Nguyễn Minh Diễm, Hoàng Xuân Trường, Nguyễn Mạnh Tiến, Phạm Trần, Đỗ Đình Duyệt, Nguyễn An Sơn và rất nhiều nữa, trước; và Hoàng Khởi Phong, Trần Trọng Thức và rất nhiều người nữa, sau tôi – có lẽ đều lo sợ là thần Shiva hình như đã khởi sự công việc bình thường của Ngài tuy không ai nói ra. Và bởi vậy mà cũng dễ hiểu khi chúng tôi nói chuyện với nhau bằng mắt nhiều hơn bằng miệng. Buổi gặp mặt có mục đích “cứu” tủ sách Tiếng Quê Hương là một trong vài dịp mà Nó nói nhiều trong thời gian gần đây. Trước cử tọa khi đọc bài đã soạn sẵn, lẫn khi trả lời những quan tâm của bạn bè, nhứt là các bà, hăng hái cố thuyết phục Nó chuyển qua uống nước lá đu đủ. Tôi không nghĩ Nó đã uống bởi tôi cho là Nó đã biết.

Page 43: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Lay chuyển một người quyết tâm vì đã biết, không phải là chuyện có thể làm.

Hơn 30 năm xưa, ở một chợ Tết đâu đó trong vùng bắc Virginia, vừa mua xong một tờ báo Tết thì chợt thấy Nó từ đàng xa. Đó là lần đầu gặp lại sau cuộc đổi đời. Dĩ nhiên là từ hôm đó, đã có nhiều dịp hàn huyên. Dĩ nhiên là đã có lúc văng đủ thứ. Nặng thì thô tục như đã ghi. Nhẹ thì như lần Nó giáo huấn tôi về sự khác biệt giữa “rán” và “ráng” sau khi phán “Nam Kỳ tụi mầy ngu như bò ấy. Rán là chiên trong dầu mỡ. Còn ráng là cố gắng làm cái gì đó. Hiểu chưa em giai?”. Nói nào ngay, tôi đã quen với bản chất “ngu như bò” đó từ lâu rồi. Dầu vậy cũng vẫn đôi co “Ông cụ Nguyễn Hiến Lê cũng là dân Bắc Kỳ như mầy và ổng vẫn xài chữ ‘rán’ trong sách ổng viết. Bộ ổng cũng ngu như tao sao?”. Tuy nhiên mang Cụ Lê ra dọa vẫn chẳng làm Nó thay đổi. Nó vẫn “chắc như bắp” – cũng là chữ của Nó đấy – là tôi từ cha sanh mẹ đẻ vốn đã ngu. Bởi vậy mà lần gặp nhau cuối cùng, tuy không nói nhiều mấy, Nó vẫn nhắc “Mầy thì biết cái đách gì” khi tôi chỉ viên thuốc Nó đang uống và hỏi “Thuốc mới hả?”. Nó đã “hạ quyết tâm” rằng tôi ngu, thì cũng như sau nhiều trường hợp quyết tâm khác nhìn thấy sau nầy, Nó chẳng buồn thay đổi. Có người nói Nó ngoan cố và lì lợm. Tôi thì nghĩ Nó tự tin và nhiều can đảm. Chính đó, có lẽ là yếu tố giúp Nó thành công trên thương trường. Nhớ hoài khi manh nha ý định cùng Ngô Văn Bính, một người bạn cùng chí hướng và, coi như, là một ông em thân thiết, mở tiệm phở đầu tiên trong vùng Virginia chỉ “chuyên trị phở”. Nó hỏi:

- “Bọn mầy có tiền đưa tao vay?” - “Tiền đ... đâu. Mới dọn qua đây, chỉ có một mớ tiền mặt và vài món nữ trang. Mầy biểu bà O bả đưa cho” Nhờ vậy mà từ đó trở đi, năm nào “hệ thống Phở 75” đóng cửa để cùng nhau tưởng niệm ngày 30/4, vợ chồng tôi cũng đều được mời dự sau biết bao lần đã ăn phở miễn phí nếu có dịp ghé ngang tiệm đầu tiên ở đường Wilson, rồi đường 50, rồi ở Maryland, rồi trên Philadelphia, rồi ở Herndon. “Phở 75” thành công, trở thành “Danh Trấn” ở “Hoa Đô” rồi được thiên hạ ùa nhau mô phỏng đến độ loại tiệm ăn “chuyên trị phở” nay đã có mặt nhan nhản trong vùng ven đô. Thành quả ấy do “Trời thương” đã đành. Nhưng nếu muốn nói một cách thực tế thì phải nhìn nhận là nhờ công khai phá một cách ngoan cố, với nhiều tự tin và can đảm của Nó và Bính. Nhớ hoài ngày đầu khai trương. Thực khách nôn nóng xếp hàng dài trước cửa tiệm trên đường Wilson; đứng chờ với hoạ sĩ Ngọc Dũng – ông anh của Nó, Hoàng Xuân Trường và tôi – ông ND nói “Tụi Nó mở tiệm mà tao lo đến mất ăn mất ngủ”. Nhưng Nó dường như chẳng mấy lo. Hay Nó lo mà cứ tàng tàng chân ướt chân ráo bước vào doanh nghiệp như đã lững thững giữa đời từ đầu đời?!. Hay Nó biết chắc sẽ thành công, như lời một thằng em Nó nói “Ông ấy đúng là genius”?! Dù gì đi nữa thì sự thật là Nó đã thành công. Rất thành công. Bạn bè có thằng gọi Nó là “triệu phú” chỉ để thấy nó lề mề đáp “Chỉ triệu phú thôi à? Tỉ phú mới đúng chứ”. Cái lối ngoan cố chắc như bắp của Nó đã trở thành một nhãn hiệu riêng ở tiệm Phở, quen thuộc và đặc trưng đến độ một vài bà khách “lắm chuyện” đã phải nhận xét “Khách đông đến mấy cũng chẳng thấy ổng đi lẹ hơn”. “Chậm mà chắc”, nó nói “sẽ bưng được hết phở và cà phê đến bàn cho khách, không vênh không tháo tí nào, chứ ... mẹ, chạy cho nhanh thì cũng chỉ bưng được đến thế. Họ sốt ruột nhưng chắc chắn họ vẫn có ăn”

Thái độ đầy tin tưởng vào hành động của mình được nhận thấy rõ hơn trong giới bè bạn – mà Nó có đến cả ngàn – trong suốt giai đoạn từ lúc trưởng thành, khoảng đầu thập niên '60. “VN Ký Sự” mà bạn bè hay nhắc đến trong thời gian làm báo sau đó – gọi là “đi khách” ở Saigon – không thể có được, và thành công, nếu Nó không khởi xướng và đôn đốc bè bạn. Ai cũng có thể hình dung ra một dòng sông nhờ đã nhiều lần trông thấy. Nhưng liệu có được mấy người nhìn thấy, hoặc mường tượng được, nơi khởi nguyên? Ai cũng có thể hưởng được, và nhận ra, độ mát trong và ngọt ngào của dòng nước; nhưng có lẽ chẳng mấy ai biết được là nếu không có người bỏ công dọn sạch rác rến, cành lá, đất đai, xác chết của muông thú để khơi dòng ở ngay địa điểm phát nguyên – mà dĩ nhiên là rất nhỏ về kích thước so với chính dòng sông bao la vẫn nhìn thấy – thì sẽ chằng bao giờ có được những dòng nước, hay bờ bến, trong mát cho mình hưởng thụ. Sông Hồng, sông Hương, sông Cửu cứ được văn thi nhân ca tụng trong khi rất ít nghe ai nói đến nguồn nước của

Page 44: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

những mạch sống đó, nhứt là công lao của những người khơi nguồn. Khối nước từ trong khe núi chảy ra vẫn được cho là của Trời. Dòng sông lặng lờ êm đềm trôi thì mọi người đều vui mừng tạ ơn Trời. Nó hùng hổ tràn bờ và hủy hoại mọi thứ, hoặc bỗng dưng khô cạn đi, thì bị gọi là thiên tai. Nhân họa ít khi được đề cập. Và nhân công – hiểu theo nghĩa công lao của người – thì thảng hoặc lắm mới được nói đến. Thử tưởng tượng nếu không có người khơi nguồn, và sau đó là duy trì cho dòng nước từng giây tuôn trào trong không gian giữa hai bờ, thì nhân loại có lẽ đã tuyệt diệt. Không phải đợi thần Shiva.

Biết ơn những người khơi nguồn chăng? Có lẽ nên. Những người bỏ công khơi nguồn đáng được coi là anh hùng theo ý ngu của tôi – một loại anh hùng vô danh, chẳng được mấy người biết đến – kiểu anh hùng mà người Mỹ vẫn gọi là “unsung heroes”. Ít nhứt cũng vì họ không chỉ làm để mưu lợi riêng. Thành thử người còn dư lệ trong giới bè bạn chắc cũng khó mà không buồn đến rơi nước mắt khi Nó ra đi tuy người ngoài có thể dè bỉu là chẳng qua chỉ vì bạn bè có quá nhiều thương tưởng riêng dành cho Nó:

Thế sự thôi rồi một cái không Giang sơn hết lệ khóc anh hùng (Học giả Trần Gia Thoại dịch câu sao lại trên đầu bài của chí sĩ Phan Tây Hồ)

Mà Nó không chỉ khơi phở ở miền bắc Virginia. Bánh mì nữa. Có điều là chắc chắn chẳng có ai biết trừ nó và vợ chồng tôi. Nhiều lần nhậu nhẹt, tôi đôi khi thổ lộ nỗi chán làm công chức. Chỉ là một mẩu chuyện nhỏ trên bàn rượu. Nhưng không ngờ câu chuyện đã đánh động cái đầu ưa thử thách của Nó. Một hôm đang ăn, Nó móc trong túi ra một phong bì đưa cho tôi, nói “Trong đó có ….. Ra mở tiệm bán bánh mì đi. Tao sẽ lo order mọi thứ thịt nguội từ Cali. Mầy chỉ lấy bánh mì mỗi sáng rồi đứng bán. Lời ăn lỗ chịu nhưng tao bảo đảm chắc như bắp”. Xin mạn phép giữ kín con số. Chỉ xác nhận là nó lớn. Rất lớn so với đồng lương công chức quèn của tôi trước 1990. Rất tiếc là vợ chồng tôi không có gan, mau lạnh cẳng mà cũng không thích mạo hiểm. Nên đã từ chối. Để rồi không lâu sau đó, một đôi vợ chồng chịu chơi hơn đã ra mở đúng loại tiệm bánh mì dồn thịt mà Nó đã muốn tôi làm. Cũng ở đúng khu vực mà Nó đã dẫn tôi đi coi. Ông bà đó đã trở thành những người khai phá cho loạt nhiều tiệm bán bánh mì ba lẹ trong vùng. Và nghe nói họ rất phất. Cho tới tận giờ phút nầy. Mấy chục năm trước, giá tôi liều như Nó và có một tí óc kinh doanh của Nó thì chưa chừng tôi đã thành tỉ phú đô la (!) như Nó vẫn khoác lác bỡn cợt với bạn bè.

Kể những câu chuyện nầy công khai là đã vượt ra ngoài bản tính và mong muốn của Nó. Nó lặng lẽ và kín đáo giúp đỡ rất nhiều bạn bè. Nhưng chẳng bao giờ Nó kể cho ai nghe. Nó hành xử kiểu các bậc Thầy đạt đạo trong nhà thiền dù chưa thấy Nó thiền bao giờ. Trong sách, tôi thấy Nó viết chuyện một bậc được coi là chân tu. Rất khen ngợi vị nầy. Nhưng tôi lại có đôi chút quen biết với Ngài. Và nhận thấy rằng thật ra nhà tu được nó ca ngợi có vẻ còn kém đức hơn nó. Nó đóng lấy chiếc bè để qua sông rồi đốt ngay chiếc bè khi lên bờ. Không kể lể. Không nhắn nhe. Không nói gì thêm. Người thọ ơn Nó muốn kể lại thì đó là chuyện riêng. Nhưng tôi cũng chắc như bắp rằng nếu người nầy kể lại câu chuyện trước mặt nó, và có đông người nghe, thì sẽ chỉ nghe Nó phủ nhận “Mẹ, mầy tưởng tao ngu như mầy đấy à”. Người ngoài rồi ra có lẽ đều cho đó chỉ là một câu chuyện tưởng tượng. Nó hơi khác so với nhà tu mà Nó khổ công khen ngợi trong sách. Dĩ nhiên muốn khác như thế thì cũng hơi khó. Bỏ lại một cách không thương tiếc những thứ mà người đời coi là công lao của mình không phải là điều ai cũng làm được. Kể cả những người đã dày công tu luyện. Nhưng thử nghĩ, nếu cứ kè kè mang trên vai chiếc bè sau khi không còn thấy tí nước nào quanh mình thì chắc chẳng thể đi xa. Bởi vậy mà đốt đi là thượng sách. Cho nhẹ gánh. Và cho dễ tới niết bàn. Nó đã làm như thế và nó cũng muốn người thọ ơn Nó làm như thế. Hành động của Nó trông chẳng khác hành động các tộc trưởng Mayans trong phim ảnh: họ thiêu hết trong vòng lửa mọi thứ đã xử dụng mà không còn cần dùng nữa. Đối với các bộ tộc đó thì hành động của họ quả là một lối tái dụng (recycle) mà chúng ta bây giờ vẫn làm hàng tuần. Khác chăng là họ đã đi trước đến mấy ngàn năm. Tuy nhiên cũng có một chút khác biệt giữa

Page 45: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

chuyện Nó đốt chiếc bè và cũng đồng thời muốn bè bạn mà Nó giúp đỡ, đốt theo. Khác biệt đó là Nó đốt để quên. Còn bạn Nó đốt là để nhớ cái tính khí bao dung và hào hiệp hầu như là bản chất con người Nó. Ghi lại lần đầu câu chuyện bánh mì ba lẹ ở trên, đối với tôi, là để nhớ, biết ơn, và thương yêu Nó. Còn chính Nó, tôi nghĩ Nó đã quên tuốt từ khuya.

Thói quen của nhiều người là ưa kể lại công đức của kẻ từng ban ơn, hay cất nhắc mình. Và thói quen của đối tượng được nghe những lời khen ngợi đó là thỏa mãn đối với những gì mình đã làm. Bởi thế mới có những lời tâm sự, trong truyện, lẫn trong thực tế, rằng “Xét mọi chuyện đã qua, tôi nhứt định không đánh đổi cuộc sống tôi đã trải qua với bất cứ gì khác trong đời”. Dĩ nhiên là hữu lý nếu người đó thỏa mãn với những gì mình làm và những thứ được gọi là công đức mình đã tạo ra, cho người chung quanh, và nhứt là cho các bạn bè không mủ máu với mình. Có câu tôi muốn hỏi là liệu cứ tiếp tục làm mọi chuyện như đã làm, an nhàn và được ngợi khen, cứ thế, hoài hoài … có là điều tuyệt vời hơn tất cả mọi thứ hay không? Người Mỹ hay nói “If it ain’t broke, don’t fix it” (Hễ nó còn chạy thì chớ đụng tới) và nhiều người hẳn sẽ đồng ý. Nhưng Nó dường như không nghĩ thế. Nó đã có tất. Nhưng không thỏa mãn và cứ muốn làm thêm. Chẳng khác gì tổ phụ tổ mẫu loài người trong Kinh Thánh cứ nằng nặc phải ăn cho bằng được trái cấm để thoát ra khỏi cái khuôn sáo nhàm chán, dù sung sướng và hạnh phúc (?), trong vườn địa đàng. Nó có đề cập vài dự tính – đúng hơn thì chỉ mới là những ý nghĩ – mà Nó định thực hiện. Ngay cả ở VN với vài người bạn cũ. Kể cả chuyện trồng cây và … làm vườn. Trên qui mô lớn chớ không phải chỉ là những mảnh vườn con con. Và làm chung với những bạn bè cũng nuôi mộng lớn như Nó. Tôi bàn “Đấy là thứ trái cấm mà đám đầu xỏ vẫn muốn ăn. Bọn có quyền và có súng đó sẽ chẳng để cho mầy ăn ngon đâu”. Có lẽ riêng lần nầy tôi không còn “ngu như bò” nữa nên đã không thấy giấc mộng lớn được Nó tiến hành.

Kể những điều nầy chỉ để nói lên cái tính xông xáo, thích khai phá, thích làm những chuyện mà ít người dám làm, hay muốn làm, của Nó. Và chỉ làm với bạn bè. Tôi nghĩ giá mà những dự tính đó được xúc tiến thì rồi ra có lẽ Nó sẽ còn làm thêm nhiều chuyện khác nữa. Vườn địa đàng coi bộ vẫn là quá nhỏ đối với Nó và bạn bè. Bởi Nó có quá đông bạn. Có người đã trách đám bạn, cho rằng vì đã để cho Nó quá lo toan nên Nó mới đi đến chỗ tiêu phí sức lực. Nhưng những ai vốn đã biết Nó thì đều có thể cam đoan rằng Nó sẽ không bao giờ là Nó nếu không có bạn và quan tâm đến bạn. Anthony Bourdain, một đầu bếp chủ nhà hàng, đồng thời một chuyên viên truyền hình nổi tiếng vừa chuyển từ Travel Channel sang CNN có lần đã nói “Hình hài của mình không phải là một ngôi chùa mà là một giải trí trường. Hãy cứ vui chơi đi đã”. (Your body is not a temple, it’s an amusement park. Enjoy the ride). Bourdain là người cùng nghề với Nó nhưng trẻ hơn cả giáp. Và những ai thích coi TV thì đều biết cái lối hưởng thụ “tới bến” của Bourdain: lúc nào cũng bập thuốc lá và lúc nào cũng có một ly rượu trên tay. Với cả đống bè bạn chung quanh. Bourdain đi mọi nơi. Ăn đủ mọi món ngon vật lạ. Uống đủ mọi loại rượu chiến và chắc đã phải hút (thử) mọi thứ thuốc ngon. Cả ma túy nữa cũng chưa chừng. Ăn, uống, hút và bạn. Hình như không mấy khác Nó (ngoài chuyện nó chưa từng làm TV). Qua điều Bourdain đã nói. Và nhìn thấy những gì anh thường làm. Tôi không nghĩ Bourdain sẽ còn gì phải hối tiếc khi đến kỳ. Cũng như Nó đã vừa nói “Ung thư chứ có cái đ.. gì”. Nghĩa là Nó cũng đã chẳng có gì hối tiếc. Có chăng là ở nơi vừa đến có thể sẽ không có bạn đông vui. Có thể cũng không có cả thuốc lá ngon với rượu hạp khẩu. Và, quan trọng hơn nữa, chắc sẽ không có người vợ trẻ cùng ba bé gái mà Nó đã ấp yêu 30 năm nay. Và hiển nhiên là Nó đã hết sức lo lắng trong những ngày cuối đời

… Vợ trẻ nương song bóng lê quạnh cọi, Anh em mất một bạn hiền, Lũ trẻ thiếu một thầy giỏi … (Học giả Võ Liêm Sơn, qua đời năm 1947; Giáo Sư trường Quốc Học khóc một học trò tử nạn của mình) Dù sao thì cũng sẽ sướng ở chỗ, biết đâu ở nơi vừa đến, lại chẳng được gặp những người từng một thời thân thiết. Có điều là cũng mong Nó thương hại anh Ngọc Dũng mà đừng mở thêm chi nhánh Phở 75 ở đó để ảnh lại một phen nữa lên ruột. Gặp lại, hàn huyên là đủ để vui như Tết rồi. Khỏi phải cám cảnh mà than như bạn bè ở đây: những kẻ chắc sẽ phải đôi lần than van vì thiếu Nó đúng như nhà thơ Vương Đức Lệ dường như đã nhìn thấy trước và ghi lại trong mấy vần:

Page 46: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

Bỗng nhiên thèm bạn hơn thèm rượu Cùng luận bàn vui, chuyện vãn buồn Quên cả thói hư cùng tật xấu Cho lòng ta bớt chút cô đơn

Có điều là rồi thì bạn bè cũng đều sẽ đáo bỉ ngạn để gặp nhau ở bờ bên kia cả thôi. Nghĩa là Nó chắc sẽ không cô đơn lâu. Hoặc giả, nếu tin vào những gì mà ông đốc tờ Brian L. Weiss viết trong cuốn “Same Soul Many Bodies” thì biết đâu, một ngày không xa, bạn bè sẽ lại gặp Nó, y nguyên Nó, ngay trên hành tinh nhỏ bé nầy, trong một chiếc áo mới thay cho manh áo rách nó vừa vất đi? Công tác của Shiva bao giờ cũng vẫn là để chuẩn bị cho Brahma và Vishnu. Chắc như bắp sẽ là thế. Ngoài ra thì hẳn là Nó cũng không thể làm tất cả những gì muốn làm trong chỉ một đời người: cho chính Nó, cho người vợ yêu thương đã cả đời hi sinh cho nó, cho ba bé gái lúc nào cũng cần một người Thầy giỏi như Nó và dĩ nhiên, cho tất cả bè bạn của Nó. Đời nầy lẫn đời sau.

Nguyễn Thiên Ân (Tháng 7 năm 2013)

Page 47: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương

TANG LỄ NHÀ VĂN/NHÀ BÁO LÊ THIỆP

Tường thuật của Thanh Trúc – SBTNDC:

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=R_qHpWYF7Rk

Page 48: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương
Page 49: Nhà v ăn, Nhà báo Lê Thi p - cothommagazine.comcothommagazine.com/CoThompdf/NhaVanLeThiep.pdf · Lê Thi˛p tR giã cõi 8Ti r.t nhU nhàng bên ngưTi v9 hiVn, chW Xu Phương