153
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ Hà Nội, 3/2019

NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM

NHIỆM VỤ

LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ

KHAI THÁC, SỬ DỤNG BỀN VỮNG

TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ

Hà Nội, 3/2019

Page 2: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TỔNG CỤC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VIỆT NAM

NHIỆM VỤ

LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ

KHAI THÁC, SỬ DỤNG BỀN VỮNG

TÀI NGUYÊN VÙNG BỜ

Hà Nội, 3/2019

Page 3: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

1

Mục lục

CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ 4

CÁC THUẬT NGỮ ............................................................................................ 5

I. THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ NHIỆM VỤ ............................................... 6

1.1. Căn cứ pháp lý xây dựng Nhiệm vụ ............................................................ 6

1.2. Phạm vi lập quy hoạch ................................................................................ 7

1.3. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc lập quy hoạch .................................... 7

1.3.1. Quan điểm lập quy hoạch ...................................................................... 7

1.3.2. Mục tiêu lập quy hoạch ......................................................................... 8

1.4. Nguyên tắc và cơ sở lập quy hoạch ............................................................. 8

1.4.1. Nguyên tắc lập quy hoạch ..................................................................... 8

1.4.2. Cơ sở lập quy hoạch .............................................................................. 9

1.5. Thời gian thực hiện nhiệm vụ ..................................................................... 9

1.6. Tổng dự toán và nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ ............................... 10

II. SỰ CẦN THIẾT CỦA NHIỆM VỤ ........................................................... 10

2.1. Tài nguyên và các giá trị của vùng bờ ...................................................... 10

2.2. Thực trạng và xu thế phát triển ở vùng bờ ................................................ 13

2.3. Các vấn đề tài nguyên và môi trường ở vùng bờ ...................................... 14

2.4. Thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường ở vùng bờ ........ 19

III. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH ................... 23

IV. CÁC NỘI DUNG LẬP QUY HOẠCH ..................................................... 27

4.1. Thu thập thông tin, dữ liệu và điều tra, khảo sát bổ sung ......................... 27

4.1.1. Thu thập, tập hợp các thông tin, tài liệu, dữ liệu hiện có .................... 27

4.1.2. Điều tra, khảo sát thực địa bổ sung các thông tin, dữ liệu .................. 31

4.1.3. Tổng hợp, xử lý và viết báo cáo tổng hợp về kết quả thu thập, điều tra

bổ sung ........................................................................................................ 32

4.2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên; điều tra, khảo sát, thăm dò tài

nguyên và hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ ..................... 33

4.3. Đánh giá tác động của việc khai thác, sử dụng tài nguyên đến tài nguyên

và môi trường vùng bờ ................................................................................ 37

4.4. Phân tích, đánh giá tính dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu

và nước biển dâng đến vùng bờ .................................................................. 40

4.5. Phân tích, đánh giá chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội liên

quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ, bảo vệ môi trường

quốc gia và các quy hoạch có liên quan; dự báo tiến bộ khoa học, công

nghệ và phát triển kinh tế - xã hội tác động tới việc bảo vệ, khai thác, sử

dụng tài nguyên trong thời kỳ quy hoạch ................................................... 41

Page 4: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

2

4.5.1. Phân tích, đánh giá chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội

liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ, bảo vệ môi

trường quốc gia và các quy hoạch có liên quan .......................................... 42

4.5.2. Đánh giá dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế - xã

hội tác động tới việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên trong thời kỳ

quy hoạch .................................................................................................... 44

4.6. Phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ ................................... 44

4.7. Đề xuất các giải pháp, tổ chức thực hiện quy hoạch ................................. 50

4.8. Xây dựng báo cáo Thuyết minh quy hoạch và Kế hoạch thực hiện quy

hoạch ........................................................................................................... 51

4.9. Đánh giá môi trường chiến lược của Quy hoạch tổng thể khai thác, sử

dụng bền vững tài nguyên vùng bờ ............................................................. 52

4.10. Tổ chức tham vấn lấy ý kiến về quy hoạch ............................................. 54

4.10.1. Tổ chức tham vấn, lấy ý kiến bằng văn bản về quy hoạch ................ 55

4.10.2. Tổ chức hội thảo tham vấn, lấy ý kiến về quy hoạch ........................ 56

V. SẢN PHẨM NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH ......................................... 58

5.1. Sản phẩm trung gian .................................................................................. 58

5.2. Sản phẩm cuối cùng của dự án .................................................................. 59

VI. TỔ CHỨC LẬP QUY HOẠCH ................................................................ 59

6.1. Tổ chức đấu thầu thực hiện Nhiệm vụ ...................................................... 59

6.2. Cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ .......................................................... 60

6.3. Cơ quan phối hợp thực hiện nhiệm vụ ...................................................... 61

6.4. Tổ chức thẩm định, phê duyệt quy hoạch ................................................. 62

6.5. Kế hoạch, tiến độ lập quy hoạch ............................................................... 65

VII. CHI PHÍ LẬP QUY HOẠCH .................................................................. 67

7.1. Căn cứ lập dự toán ..................................................................................... 67

7.2. Kinh phí và nguồn kinh phí lập quy hoạch ............................................... 68

VIII. TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ NHIỆM VỤ .................................... 70

8.1. Hiệu quả về kinh tế .................................................................................... 70

8.2. Hiệu quả về xã hội ..................................................................................... 70

8.3. Tác động đối với môi trường..................................................................... 70

8.4. Tính khả thi, bền vững và khả năng rủi ro ................................................ 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 72

PHỤ LỤC ........................................................................................................... 73

Phụ lục 1: Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện Nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng

thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ ................................. 73

Phụ lục 1.1: Bảng tiền lương tính theo công nhóm ........................................ 130

Phụ lục 1.2: Chi phí điều tra thực địa bổ sung tại 28 tỉnh, thành phố trực thuộc

trung ương có biển .................................................................................... 131

Page 5: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

3

Phụ lục 1.3: Chi phí Tổ chức Hội thảo tham vấn, lấy ý kiến ......................... 135

Phụ lục 1.4: Chi phí hội đồng thẩm định quy hoạch tại Hà Nội .................... 140

Phụ lục 1.5: Chi phí xây dựng Bản đồ chuyên đề theo công nghệ tin học .... 141

Phụ lục 1.6: Sơ đồ phân mảnh bản đồ ............................................................ 144

Phụ lục 1.7: Danh mục các loại thông tin, dữ liệu cần thu thập .................... 145

Page 6: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

4

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BĐKH : Biến đổi khí hậu

BTC : Bộ Tài chính

BVMT : Bảo vệ môi trường

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

GEF : Quỹ môi trường toàn cầu

GIS : Hệ thống thông tin địa lý

GTVT : Giao thông vận tải

IMO : Tổ chức hàng hải quốc tế

KH&CN : Khoa học và Công nghệ

KH&CNVN : Khoa học và Công nghệ Việt Nam

KH&ĐT : Kế hoạch và Đầu tư

KKT : Khu kinh tế

KTTV : Khí tượng thủy văn

NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

TN&MT : Tài nguyên và Môi trường

UNDP : Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

VHTT&DL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch

VNICZM : Quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam – Hà Lan

Page 7: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

5

CÁC THUẬT NGỮ

Trong các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam, một số thuật ngữ

khác nhau được sử dụng để chỉ cùng một đối tượng là “vùng bờ”. Cụ thể như:

- “Dải ven biển” được sử dụng trong Quyết định số 158/2007/QĐ-TTg

ngày 9 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình

quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến

năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- “Vùng ven biển” được sử dụng trong Thông tư số 22/2012/TT-BTNMT

ngày 26 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập

và thực hiện Kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng

ven biển;

- “Đới bờ” được sử dụng trong Quyết định số 2295/QĐ-TTg ngày 17

tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quản lý

tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- “Vùng bờ” được sử dụng trong Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải

đảo số 82/2015/QH13 ngày 08 tháng 7 năm 2015.

Các thuật ngữ nêu trên, tuy khác nhau về tên gọi nhưng giống nhau về

bản chất và đều được hiểu là “vùng không gian tương tác giữa đất liền và biển”

hay “vùng chuyển tiếp giữa lục địa và biển”, bao gồm vùng đất ven biển và

vùng biển ven bờ. Để bảo đảm tính thống nhất, phù hợp với văn bản luật có tính

pháp lý cao nhất là Luật quy hoạch và Luật tài nguyên, môi trường biển và hải

đảo, Nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên

vùng bờ sẽ sử dụng một thuật ngữ chung và duy nhất là “vùng bờ” để thay thế

cho tất cả các thuật ngữ khác nêu trên.

Page 8: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

6

I. THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ NHIỆM VỤ

1.1. Căn cứ pháp lý xây dựng Nhiệm vụ

Luật quy hoạch số 21/2017/QH14 là căn cứ pháp lý quan trọng nhất để

thực hiện việc lập Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên

vùng bờ. Theo Luật này, Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ thuộc hệ thống các quy hoạch ngành quốc gia, trong đó quy

định Thủ tướng Chính phủ tổ chức thẩm định và phê duyệt Nhiệm vụ lập quy

hoạch (Điểm b Khoản2 Điều 15) và Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập

quy hoạch nêu trên (Khoản 3 Điều 14).

Tiếp theo là Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số

82/2015/QH13. Các nguyên tắc, phạm vi, nội trung và trình tự lập Quy hoạch

tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ được quy định tại các

Điều từ 26 đến 33 của Luật này.

Tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng

Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, Quy hoạch tổng thể khai

thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ được quy định là một trong các

nhiệm vụ chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân

sách nhà nước năm 2018. Trong đó, giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì

thực hiện lập quy hoạch.

Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng

Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến

đổi khí hậu, yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, lập Quy hoạch tổng

thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ khu vực đồng bằng sông

Cửu Long.

Ngày 22 tháng 10 năm 2018, tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung

ương khóa XII, Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững

kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số

36-NQ/TW đã được thông qua và ký ban hành. Quan điểm nổi bật của Nghị

quyết có liên quan đến Nhiệm vụ này là: (1) Phát triển bền vững kinh tế biển

trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển;

bảo đảm hài hoà giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát

triển, giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương không có biển; tăng

cường liên kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất,

chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo

động lực phát triển kinh tế đất nước; (2) Tăng cường quản lý tổng hợp, thống

nhất tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ

sinh thái biển tự nhiên; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Đẩy mạnh đầu tư vào bảo tồn và phát triển giá trị đa dạng sinh học, phục hồi

Page 9: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

7

các hệ sinh thái biển; bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái từ đất liền ra biển.

Gắn bảo vệ môi trường biển với phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, sự cố môi

trường, tăng cường hợp tác khu vực.

Trong năm 2019, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP

ngày 01 tháng 01 năm 2019 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, trong đó

giao Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên

vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào tháng 6/2019.

Ngoài ra, còn có Quyết định số 2295/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm

2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý tổng hợp

vùng bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quyết định số

914/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê

duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt

Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

1.2. Phạm vi lập quy hoạch

Phạm vị không gian: Bao gồm vùng nước biển ven bờ có ranh giới phía

ngoài cách bờ biển khoảng 06 hải lý và vùng đất ven biển là các xã, phường, thị

trấn giáp biển thuộc 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính vẹn toàn của các hệ sinh thái, sinh cảnh quan

trọng và quan tâm đầy đủ đến sự tương tác mạnh giữa đất liền và biển, phạm vi

không gian vùng bờ ở một số khu vực có thể được mở rộng hơn cả về phía đất

liền và biển.

Phạm vi thời gian: Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ được lập đến năm 2045, bảo đảm phù hợp với Nghị quyết số

36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm

2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mỗi kỳ kế hoạch thực hiện quy hoạch là 05 năm,

từ năm 2021 đến năm 2025.

1.3. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc lập quy hoạch

1.3.1. Quan điểm lập quy hoạch

- Cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà liên quan đến phát

triển bền vững biển và hải đảo của Việt Nam.

- Bảo đảm phù hợp với Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt

Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch tổng thể quốc gia và

Quy hoạch không gian biển quốc gia; và các chính sách và pháp luật liên quan

đến quản lý, khai thác sử dụng bền vững các tài nguyên ở vùng bờ và biển của

nước ta.

Page 10: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

8

- Bảo vệ, bảo tồn hiệu quả được các hệ sinh thái, tài nguyên sinh vật và

các giá trị tự nhiên và xã hội ở vùng bờ; khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế

của vùng bờ cho phát triển kinh tế - xã hội, nhưng vẫn bảo đảm được các yêu

cầu về bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và các yêu về quốc phòng - an

ninh ở vùng bờ, trên các vùng biển và hải đảo của nước ta.

- Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

được lập trên cơ sở tích hợp các quy hoạch ngành có liên quan ở vùng bờ,

nhưng có sự điều chỉnh, xử lý đối với các vùng chồng lấn về sử dụng không

gian vùng bờ.

1.3.2. Mục tiêu lập quy hoạch

Mục tiêu tổng quát: Khai thác, sử dụng hiệu quả các tài nguyên và bảo vệ

môi trường vùng bờ, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững,

thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Mục tiêu cụ thể:

- Bảo vệ, duy trì và phục hồi các hệ sinh thái, các loài sinh vật đặc hữu,

các tài nguyên thiên nhiên và giá trị văn hóa - lịch sử trên các vùng đất ven

biển, vùng nước biển ven bờ và hải đảo thuộc vùng bờ.

- Giảm thiểu các mâu thuẫn giữa các ngành và giữa các địa phương có

biển trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ phục vụ các nhu cầu phát

triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và các yêu cầu về quốc phòng - an

ninh;

- Hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ

môi trường biển và hải đảo theo cách tiếp cận tổng hợp.

1.4. Nguyên tắc và cơ sở lập quy hoạch

1.4.1. Nguyên tắc lập quy hoạch

Việc lập Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên

vùng bờ phải bảo đảm các nguyên tắc dưới đây:

- Bảo vệ, duy trì được cấu trúc và chức năng quan trọng của các hệ sinh

thái (Quản lý dựa vào hệ sinh thái).

- Liên kết, tích hợp các thành phần, chức năng của biển; có sự tham gia

mạnh mẽ, tích cực của các bên liên quan trong quá trình quy hoạch (Quản lý

tổng hợp).

- Lập và triển khai liên tiếp các kế hoạch trên cơ sở giám sát, đánh giá, kế

thừa và điều chỉnh hợp lý, đảm bảo không xảy ra hậu quả môi trường không thể

khắc phục (Quản lý thích ứng và phòng ngừa);

Page 11: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

9

- Tuân thủ đường lối, chính sách và phù hợp với các mục tiêu, định

hướng chiến lược phát triển kinh tế biển, quốc phòng, an ninh của Việt Nam;

pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan đến

biển.

- Được lập dựa trên các kết quả các nghiên cứu, đánh giá về các đặc

điểm, điều kiện tự nhiên; các hệ sinh thái, tài nguyên sinh vật và các giá trị tự

nhiên khác; các di sản, giá trị văn hóa - lịch sử; yêu cầu về quốc phòng - an ninh

trên biển; thực trạng, tiềm năng và nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên, không

gian vùng bờ; và thể chế, chính sách về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

biển.

- Có phân tích, đánh giá về bối cảnh khu vực và quốc tế; tham khảo kinh

nghiệm của các quốc gia tiên tiến, phát triển trên thế giới về quy hoạch biển.

1.4.2. Cơ sở lập quy hoạch

Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

được lập trên cơ sở các kết quả phân tích, đánh giá dưới đây:

1) Các đặc điểm, điều kiện tự nhiên, các tài nguyên, giá trị sinh thái ở

vùng bờ.

2) Hiện trạng và nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên, không gian vùng

bờ của các ngành, địa phương có liên quan phục vụ phát triển kinh tế - xã hội,

bảo tồn và quốc phòng - an ninh.

3) Các mâu thuẫn sử dụng tài nguyên, không gian vùng bờ.

4) Thể chế, chính sách pháp luật của Việt Nam về quản lý tài nguyên,

bảo vệ môi trường vùng bờ.

5) Phân tích bối cảnh khu vực và thế giới; các diễn biến trên các vùng

biển của Việt Nam.

6) Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về lập quy hoạch, phân vùng

sử dụng vùng bờ.

1.5. Thời gian thực hiện nhiệm vụ

Thời gian lập Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên

vùng bờ là 18 tháng kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt Nhiệm vụ lập

Quy hoạch. Thời gian dự kiến:

- Thời gian bắt đầu/khởi động: Tháng 9 năm 2019.

- Thời gian kết thúc: Tháng 12 năm 2021.

Page 12: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

10

1.6. Tổng dự toán và nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ

- Tổng dự toán kinh phí thực hiện dự án là: 96.648.047.000 đồng (Bằng

chữ: Chín mươi sáu tỷ sáu trăm bốn tám triệu không trăm bốn bẩy nghìn đồng

chẵn).

- Nguồn kinh phí lập Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ từ vốn đầu tư công (Khoản 1 Điều 9 Luật Quy hoạch số

21/2017/QH14 về chi phí cho hoạt động quy hoạch).

II. SỰ CẦN THIẾT CỦA NHIỆM VỤ

2.1. Tài nguyên và các giá trị của vùng bờ

Về các hệ sinh thái và nguồn lợi: Trải dọc chiều dài hơn 3.200km đường

bờ biển, vùng bờ nước ta tương đối giàu tài nguyên, tiềm năng phát triển và

nhiều hệ sinh thái đặc trưng. Dọc theo bờ biển có 114 cửa sông, 12 đầm phá, 50

vũng/vịnh, hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, nhiều hệ sinh thái, sinh cảnh ven biển

và ven bờ quan trong như rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn và các vùng

đất ngập nước, đặc biệt tập trung nhiều ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu

Long (QHSDB, 2016).

Ở vùng bờ Việt Nam, trước tiên cần kể đến là hệ sinh thái đất ngập nước.

Đất ngập phân bố rộng khắp, dọc bờ biển nước ta, là nhóm điển hình, đóng vai

trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và

tại các tỉnh, thành phố có biển nói riêng. Đó là các hệ sinh thái cửa sông, đầm,

phá, bãi cát, bãi triều,... Tổng diện tích đất ngập nước ven biển ở nước ta

khoảng hơn 7 triệu ha. Trong số này có 621.162 ha là đất ngập mặn ven biển,

trong đó 209.741 ha thuộc đất có rừng ngập mặn; 226.111 ha đất nuôi trồng

thủy sản; và 185.310 ha đất ngập mặn không có rừng. Vùng đồng bằng sông

Cửu Long là khu vực có diện tích đất ngập nước lớn nhất cả nước (QHSDB,

2016).

Phân bố trong các vùng nước biển nông ven bờ và quanh các hải đảo của

nước ta, có hơn 200 điểm rạn san hô, với tổng diện tích khoảng 110.000 ha. Rạn

san hô phân bố tập trung ở các vùng biển quanh quần đảo Cô Tô, Hạ Long

(Quảng Ninh); Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng); đảo Cù Lao Chàm (Quảng

Nam); vịnh Văn Phong, vịnh Nha Trang (Khánh Hoà); ven bờ Ninh Hải (Ninh

Thuận); vịnh Cà Ná, đảo Phú Quý (Bình Thuận); quần đảo Côn Đảo (Bà Rịa –

Vũng Tàu); và đảo Phú Quốc, Nam Du (Kiên Giang). Đây là những vùng giàu

tiềm năng trong bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn giống hải sản tự nhiên, nguồn

lợi sinh vật biển và phục vụ phát triển du lịch sinh thái.

Trong các hệ sinh thái rạn san hô ở nước ta, đã ghi nhận, phát hiện được

hơn 1.780 loài. Trong đó, cá là nhóm có tính đa dạng sinh học cao nhất; nhóm

động vật thân mềm khoảng hơn 400 loài. Đối với hệ sinh thái cỏ biển, diện tích

Page 13: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

11

thảm cỏ biển ở Việt Nam tương đối lớn so với một số nước trong khu vực Biển

Đông. Các thảm cỏ biển chủ yếu tập trung ở vùng nước biển ven bờ có độ sâu

từ 0 đến 20 m, quanh đảo Phú Quốc và một số vùng cửa sông, đầm phá ở khu

vực miền Trung như đầm Tam Giang - Cầu Hai, đầm Thủy Triều,... Thành phần

loài đa dạng, với 14 loài được ghi nhận (Campuchia và Thái Lan: có 9 loài;

Malaysia: 18 loài) (QHSDB, 2016).

Hệ sinh thái đảo và rừng: phần lớn trong số hơn 3.000 hòn đảo tập trung

ở vùng bờ tỉnh Quảng Ninh, tạo thành quần thể Khu Di sản Thiên nhiên Thế

giới vịnh Hạ Long. Một số hòn đảo lớn khác như Cù Lao Chàm (Quảng Nam),

Phú Quốc, Thổ Chu (Kiên Giang), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) đặc trưng bởi

nhiều hệ sinh thái quý và các loài sinh vật đặc hữu. Một số rừng ven biển thuộc

loại rừng mưa nhiệt đới nóng ẩm hoặc kiểu rừng khô lá kim với rất nhiều loài

động thực vật, tạo nên sự đa dạng sinh học có giá trị cho vùng bờ. Về tính đa

dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn, đã phát hiện được 37 loài

thực vật, 450 loài động vật đáy, 256 loài cá, 215 loài chim (trong đó có 11 loài

ghi trong sách đỏ Việt Nam và 7 loài ghi trong sách đỏ IUCN) và 28 loài thú

(trong đó có 5 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam và 1 loài ghi trong sách đỏ

IUCN) (QHSDB, 2016).

Đối với các khu bảo tồn: Trải dọc bờ biển Việt Nam, hiện đã có 16 khu

bảo tồn biển được thành lập, gồm: Đảo Trần, Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long

Vĩ, Cát Bà (Hải Phòng), Hòn Mê (Thanh Hóa), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Hải Vân-

Sơn Trà (Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn

(Quảng Ngãi), Nam Yết, Vịnh Nha Trang (Khánh Hòa), Núi Chúa (Ninh

Thuận), Phú Quý, Hòn Cau (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu) và Phú

Quốc (Kiên Giang). Phần lớn trong số này thuộc vùng bờ. Điều đó thể hiện giá

trị quan trọng về sinh thái của vùng biển ven bờ.

Ở vùng bờ nước ta đang tồn tại hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên khác

nhau có liên quan đến biển, như: Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (Hải Phòng);

Khu dự trữ sinh quyển Ba Lạt - Xuân Thủy (Thái Bình - Nam Định), trong đó

có khu bảo tồn đất ngập nước Ramsar Xuân Thủy (Nam Định); Vườn quốc gia

Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế); Khu bảo vệ Lịch sử - Văn hoá - Môi trường Nam

Hải Vân, Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Sơn Trà, TP. Đà Nẵng; KBTTN

rừng khô Núi Chúa (Ninh Thuận); KBTTN Bình Châu - Phước Bửu, KBTTN

Cửa Lấp (Bà Rịa - Vũng Tàu); Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (Tp. Hồ Chí

Minh); KBTTN Đầm Dơi, KBTTN Cửa sông Ông Trang, KBTTN Đất Mũi (Cà

Mau).

Với giá trị sinh thái to lớn nêu trên, vùng bờ đã mang lại cho người dân

ven biển nước ta nguồn lợi thủy sản to lớn với tổng sản lượng khai thác cho

phép khoảng 1,8 - 2,0 triệu tấn/năm, trong đó nhiều loài cá, tôm, mực có giá trị

Page 14: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

12

kinh tế cao và là những đối tượng xuất khẩu quan trọng, như cá Hồng, cá Sạo,

cá Mối vạch, tôm He, tôm Sú, tôm Hùm, mực Ống, mực Nang, Bạch Tuộc và

các nhuyễn thể (như Trai, Điệp, Sò).

Đối với tài nguyên nước: Tài nguyên nước đóng một vai trò vô cùng

quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống, sinh hoạt của cộng

đồng dân cư ở vùng bờ nước ta. Lượng mưa ở vùng bờ dao động trong khoảng

từ 1.000 đến 3.000mm/năm, tạo ra nguồn nước dồi dào, phục vụ cho các nhu

cầu tưới tiêu, sản xuất và sinh hoạt ở vùng ven biển và trên các hải đảo thuộc

vùng bờ.

Chảy qua các huyện, thành thị ven biển của 28 tỉnh, thành phố có biển

trực thuộc trung ương, có 254 sông lớn với tổng chiều dài 389.542 km và 63

vùng cửa sông phân bố ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam

Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng

Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Hồ Chính

Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Có 285

hồ chứa và 29 đầm phá với tổng diện tích là 73.093,8 ha, trong đó diện tích hồ

chứa chiếm tỷ lệ lớn đến 60,71% và đầm phá là 39,29% (QHSDB, 2016).

Đối với các loại khoáng sản: Theo kết quả điều tra, thăm dò gần đây

nhất, trữ lượng dầu và khí đốt của Việt Nam đứng thứ 4 trong các nước Đông

Nam Á, sau Malaysia, Indonesia và Philippine. Công tác tìm kiếm thăm dò

trong thời gian qua đã xác định được các bể dầu khí có triển vọng như Sông

Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn,...

Vùng ven biển Việt Nam cũng rất giàu than, các khoáng chất và sa

khoáng khác. 500 mỏ khoáng chất và mỏ đá với 64 khoáng chất đã được phát

hiện, bao gồm các chất đốt, kim loại, phi kim, các loại đá quý và nước khoáng.

Nhiều mỏ cát thủy tinh với chất lượng tốt, tập trung ở Quảng Ninh, Hà Tĩnh,

Quảng Trị, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hoà, Bình Thuận… với tổng trữ lượng

đã thăm dò trên 300 triệu tấn (trữ lượng dự báo khoảng trên 700 triệu tấn). Các

nguyên tố quý dưới dạng sa khoáng như Titan, Ilmenit, Monaxit, Ziricon cũng

được phát hiện ở dọc bờ biển.

Về các giá trị văn hóa, lịch sử và tiềm năng phát triển: Nhiều điểm văn

hoá - lịch sử nổi tiếng đã được phát hiện thấy ở vùng ven biển. Các giá trị văn

hoá được thể hiện trong lối sống, triết lý và suy nghĩ của người Việt Nam. Bên

cạnh việc UNESCO đã công nhận vịnh Hạ Long và Phong Nha - Kẻ Bàng với

phong cảnh hấp dẫn là di sản thiên nhiên thế giới, người Việt xưa đã để lại hàng

loạt các giá trị có một không hai khác, điển hình là Phố cổ Hội An, Thánh địa

Mỹ Sơn và Cố đô Huế, cũng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế

giới. Sự kiện Vịnh Hạ Long được công nhận là một trong bảy kỳ quan thiên

Page 15: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

13

nhiên mới của thế giới cuối năm 2011 càng tôn vinh giá trị nhiều mặt và đặc

biệt của Vịnh này.

2.2. Thực trạng và xu thế phát triển ở vùng bờ

Theo số liệu thống kế từ Đề án Quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển Nam

năm 2015, phân bố ở vùng bờ nước ta có khoảng 600 nghìn ha đất có mặt nước

nuôi trồng thuỷ hải sản; 1,5 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp; hơn 27 nghìn ha

đất sản xuất diêm nghiệp; 18 khu kinh tế; 34 khu công nghiệp; 93 khu/điểm du

lịch; 51 điểm/khu di tích văn hoá - lịch sử cấp quốc gia; 37 cảng nước sâu; 49

luồng lạch; và 19 tuyến hàng hải quốc tế đi qua.

Viện Chiến lược phát triển năm 2014 đã chỉ ra rằng: phát triển kinh tế

ven biển theo tinh thần Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Việt Nam có

thể khai thác các lợi thế địa kinh tế vùng ven biển để tạo sức mạnh tổng hợp cho

phát triển kinh tế biển với 04 vùng nổi trội. Cụ thể bao gồm:

Vùng phía Bắc: Phạm vi từ Quảng Ninh đến Ninh Bình, tổng diện tích

đất tự nhiên của vùng khoảng 6.000 km2. Khu vực Hải Phòng - Hạ Long xây

dựng trở thành khu vực kinh tế trọng điểm về phát triển kinh tế biển và phục vụ

quốc phòng - an ninh. Nhiều dự án, chương trình đã được đầu tư và đi vào khai

thác sử dụng đối với phát triển du lịch biển, đảo; nâng cấp cảng biển, cầu cảng

Lạch Huyện, Cái Lân và Đình Vũ; hình thành khu kinh tế và khu công nghiệp

ven biển với ưu thế cạnh tranh nổi trội, đặc biệt là việc nghiên cứu hình thành

Đặc khu hành chính - kinh tế Vân Đồn.

Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ: Phạm vi trải dọc dải ven

biển thuộc khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung từ Thành Hóa đến

Bình Thuận. Tổng diện tích tự nhiên khoảng 20.000 km2. Đà Nẵng xây dựng trở

thành thành trung tâm phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển. Hành lang

kinh tế được hình thành trên cơ sở phát triển tuyến đường bộ và đường biển cao

tốc Bắc - Nam, các cảng nước sâu, sân bay quốc tế và các đô thị ven biển. Các

khu kinh tế tổng hợp dần được hình thành với các ngành trọng điểm, như: hàng

hải, du lịch và sản xuất muối. Đặc khu hành chính - kinh tế Bắc Vân Phong hiện

đang được nghiên cứu, xây dựng.

Vùng Đông Nam Bộ: Từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Tp. Hồ Chí Minh, tổng

diện tích đất tự nhiên khoảng 2.000 km2. Vũng Tàu đang được đầu tư để trở

thành trung tâm kinh tế hướng ra biển của vùng. Dần hình thành các tuyến hành

lang kinh tế, các khu công nghiệp, đặc biệt tuyến hành lang kinh tế dọc quốc lộ

51, đường ven biển Vũng Tàu - Long Hải - Bình Châu, hình thành vùng kinh tế

trọng điểm phía Đông Nam Bộ.

Vùng Tây Nam bộ: Từ Tiền Giang đến Kiên Giang, tổng diện tích tự

nhiên khoảng 12.000 km2. Phú Quốc đang được đầu tư trở thành trung tâm kinh

Page 16: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

14

tế lớn của vùng hướng ra biển. Nhiều khu du lịch sinh thái chất lượng cao và hệ

thống cảng biển, cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão đang dần được hình

thành.

Theo Viện Chiến lược phát triển năm 2014, trong những năm gần đây, sự

phát triển kinh tế ở vùng bờ đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển chung của cả

nước. Trong giai đoạn 2010 - 2012, tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành

kinh tế ở khu vực vùng bờ đạt khoảng 7,0%/năm. Trong đó, ngành nông nghiệp

tăng 3,5%/năm, ngành công nghiệp - xây dựng: 7,3%/năm và ngành du lịch -

dịch vụ: 8,1%/năm. GDP của toàn vùng năm 2012 đạt 792 nghìn tỷ đồng, chiếm

17,2% GDP của toàn quốc; trong đó, nông nghiệp: 132.000 tỷ đồng; công

nghiệp: 283.000 tỷ đồng; và du lịch - dịch vụ: 377.000 tỷ đồng. Cơ cấu các

ngành kinh tế ở vùng bờ đã có sự thay đổi, tỷ trọng GDP nông nghiệp trong

tổng GDP của kinh tế vùng bờ giảm từ 17,8% năm 2010 xuống 16,6% năm

2012; ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 35,6% lên 35,8%; ngành du lịch -

dịch vụ tăng từ 46,7% lên 47,6%.

2.3. Các vấn đề tài nguyên và môi trường ở vùng bờ

Cùng với những đóng góp to lớn của vùng bờ cho sự phát triển, tăng

trưởng kinh tế chung của cả nước, vùng bờ nước ta đã và đang đối mặt với hàng

loạt các vấn đề tài nguyên, môi trường. Cụ thể như:

a) Suy giảm tài nguyên và đa dạng sinh học

Tài nguyên dầu khí và các tài nguyên biển không tái tạo khác đang bị

khai thác quá mức, thiếu tính bền vững; nạn phá hủy rạn san hô, thảm cỏ biển,

rừng ngập mặn ngày càng gia tăng ở nhiều nơi. Theo ước tính, cỏ biển trên toàn

vùng biển nước ta từ Quảng Ninh đến Hà Tiên đã mất khoảng 40 - 60%; rừng

ngập mặn mất đến 70%; và khoảng 11% các rạn san hô đã bị phá hủy hoàn

toàn, không có khả năng tự phục hồi. Trong vòng hơn 20 năm qua, Việt Nam đã

mất 12% số rạn san hô; 48% số rạn san hô khác đang trong tình trạng suy thoái

nghiêm trọng.

Giai đoạn 1943 - 1990, tỷ lệ mất RNM trung bình là 3.266 ha/năm, đến

giai đoạn 1990 - 2012 là 5.613 ha/năm. Trong hơn 20 năm (1990 - 2012), tỷ lệ

mất RNM gấp 1,7 lần so với giai đoạn 1943 - 1990. Theo số liệu thống kê, tính

đến năm 2012, khoảng gần 60% diện tích rừng ngập mặn trên toàn quốc là rừng

mới trồng, thuần loại, chất lượng rừng kém cả về kích cỡ, chiều cao cây và đa

dạng thành phần loài. Những cánh rừng ngập mặn nguyên sinh hầu như không

còn. Sự suy giảm trầm trọng diện tích rừng ngập mặn đã kéo theo sự suy giảm

tính ĐDSH biển, đặc biệt mất bãi đẻ và nơi cư ngụ của các loài thủy sinh

(TCMT, 2015).

Page 17: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

15

Hệ sinh thái thảm cỏ biển là một trong những HST biển quan trọng,

nhưng hiện nay đang đứng trước nguy cơ bị tổn thương và suy thoái. Sự suy

thoái HST thảm cỏ biển thể hiện trên các khía cạnh như mất loài, thu hẹp diện

tích phân bố, ô nhiễm, thoái hóa môi trường sống, giảm ĐDSH và nguồn lợi

kinh tế của các loài quý hiếm kèm theo. Thảm cỏ biển phân bố từ Bắc vào Nam

và ven các đảo, ở độ sâu từ 0-20m, hiện còn khoảng trên 5.583ha.

Trong 15 năm trở lại đây, diện tích các rạn san hô bị mất, tập trung chủ

yếu ở các vùng có dân cư sinh sống như vịnh Hạ Long, các tỉnh ven biển miền

Trung và một số đảo có người sinh sống thuộc quần đảo Trường Sa. Độ phủ

trên rạn san hô đang bị giảm dần theo thời gian, nhiều nơi độ phủ giảm trên

30%. Điều này cho thấy rạn san hô đang bị phá hủy và có chiều hướng suy thoái

mạnh. Sự suy giảm diện tích và những tổn thương của nhiều rạn san hô làm suy

giảm ĐDSH, sinh thái và chất lượng môi trường biển; mất kế sinh nhai của

cộng đồng vùng ven biển và thiệt hại cho ngành du lịch và thủy sản. Hiện nay

mặc dù đã nghiên cứu trồng và phục hồi, tái tạo thành công san hô ngoài tự

nhiên, nhưng diện tích được phục hồi còn rất thấp.

Đến nay cũng ghi nhận khoảng 100 loài sinh vật biển nước ta có nguy cơ

đe dọa và quý hiếm đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và Danh mục đỏ IUCN

để yêu cầu phải có biện pháp bảo vệ. Trong các loài được đưa vào Sách đỏ có

37 loài cá biển, 6 loài san hô, 5 loài da gai, 4 loài tôm rồng, 1 loài sam, 21 loài

ốc, 6 loài hai mảnh vỏ, 3 loài mực. Kết quả nghiên cứu của FAO và một số tổ

chức quốc tế khác trong những năm gần đây đều chỉ ra rằng, hiện khoảng hơn

80% lượng cá trên các vùng biển ven bờ và ngoài khơi của Việt Nam đã bị khai

thác, trong đó có đến 25% lượng cá bị khai thác quá mức hoặc khai thác cạn

kiệt; sản lượng đánh bắt giảm đáng kể; nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng

trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm nêu trên phần lớn do:

(1) Sự chuyển đổi đất rừng và các vùng đất ngập nước (ĐNN) thành đất

canh tác nông nghiệp, trồng cây công nghiệp hoặc nuôi trồng thuỷ sản. Quá

trình đô thị hoá và phát triển cơ sở hạ tầng ở vùng bờ cũng là nguyên nhân

chính dẫn đến việc mất hay phá vỡ các HST và các sinh cảnh tự nhiên. Hoạt

động chuyển đổi RNM sang sản xuất nông nghiệp và phá rừng chuyển sang

nuôi trồng thủy sản đã diễn ra ở hầu hết các tỉnh ven biển đã làm suy giảm diện

tích cũng như tính ĐDSH của các HST này.

(2) Tiêu thụ tài nguyên ngày càng nhiều và khai thác quá mức tài nguyên

sinh vật. Việc gia tăng mức độ tiêu thụ, cùng với việc quản lý đánh bắt chưa

hiệu quả đã dẫn tới việc khai thác thủy sản quá mức ở nhiều vùng làm suy giảm

nguồn lợi thuỷ sản và phá vỡ những rạn san hô ven bờ.

Page 18: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

16

(3) Đánh bắt mang tính hủy diệt như dùng chất nổ, chất độc và sốc điện để

đánh bắt cá vẫn còn diễn ra cả trong nội địa và vùng duyên hải, đe dọa hơn 80%

rạn san hô của Việt Nam.

b) Ô nhiễm và sự cố môi trường

Môi trường vùng bờ ở nhiều nơi đang có xu hướng suy giảm về chất

lượng. Nhiều vùng cửa sông ven biển đã bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp,

đô thị. Tình trạng xả thải các chất thải chưa qua xử lý hay xử lý chưa đạt qui

chuẩn đang diễn biến ngày càng phức tạp, gây thiệt hại lớn về kinh tế, đời sống,

sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển và những tổn hại khó lường đối với các

hệ sinh thái, sinh vật biển.

Hàm lượng chất rắn lơ lửng luôn ở mức tương đối cao tại vùng ven biển

Đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL. Ô nhiễm chất hữu cơ và dầu mỡ đã và đang

diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh thành ven biển Việt Nam, đặc biệt là vùng cửa

sông các tỉnh phía Bắc và dọc dải ven biển miền Nam. Hàm lượng amoni

(NH4+) trong giai đoạn 2011-2015 tại hầu hết các khu vực đã ở mức cao vượt

ngưỡng cho phép, đặc biệt là ở khu vực biển ven bờ miền Bắc. Hàm lượng dầu

mỡ khoáng trong nước biển vượt ngưỡng cho phép tại hầu hết các khu vực cảng

biển và có xu hướng gia tăng, nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của các tàu

thuyền làm rò rỉ nhiên liệu dầu mỡ (QHSDB, 2016).

Các sự cố môi trường do tràn dầu, hóa chất, xói lở bờ biển…. ngày càng

gia tăng. Các sự cố môi trường do tràn dầu, hóa chất, xói lở bờ biển, sự xâm

nhập của các loài ngoại lai…. ngày càng gia tăng. Từ tháng 12/2006 đến cuối

tháng 4/2007, có khoảng 21.600 - 51.800 tấn dầu trôi nổi gây ô nhiễm biển Việt

Nam từ Bắc đến Nam, trong đó chỉ có 20 tỉnh, thành ven biển đã vớt và xử lý

1.721 tấn, số còn lại khuyếch tán, lan rộng, gây hậu quả cho thực vật và sinh vật

biển (QHSDB, 2016).

Gần đây nhất, điển hình là sự cố ô nhiễm môi trường biển do việc xả thải

từ Khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh của Tập đoàn Formosa trong năm

2015. Theo báo cáo của Chính phủ công bố, những thiệt hại cả kinh tế và xã hội

là rất lớn. Về kinh tế, riêng số hải sản chết dạt vào bờ được đánh giá khoảng

100 tấn. Lâu dài, do các rạn san hô, phù du sinh vật cũng chết nên có nguy cơ

làm gián đoạn chuỗi thức ăn biển, khiến suy giảm đa dạng sinh học và nguồn

lợi thủy sản khu vực, ảnh hưởng đến sinh kế lâu dài của người dân vùng ven

biển. Có đến hơn 17.600 tàu cá và gần 41.000 người đã bị ảnh hưởng trực tiếp;

hơn 176.000 người phụ thuộc bị ảnh hưởng theo. Do không thể đánh bắt trong

phạm vi từ bờ đến 20 hải lý, có tới 90% tàu lắp máy công suất thấp và gần

4.000 tàu không lắp máy đã phải nằm bờ. Sản lượng khai thác ven bờ thiệt hại

khoảng 1.600 tấn/tháng. Với hoạt động nuôi trồng thủy sản, có 9 triệu tôm

giống bị chết, hàng ngàn lồng nuôi cá cũng bị thiệt hại. Hoạt động du lịch

Page 19: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

17

không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp ở 4 tỉnh miền Trung, mà nhiều doanh

nghiệp du lịch ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh cũng bị ảnh hưởng khi khách dự

định đến 4 tỉnh miền Trung hủy tour, khiến công suất sử dụng phòng khách sạn

tại bốn tỉnh trên mất 40 - 50%. Riêng Hà Tĩnh sau sự cố, công suất phòng khách

sạn chỉ còn 10 - 20%. Về xã hội, sự việc gây ô nhiễm môi trường biển Formosa

đã khiến giảm lòng tin của các tầng lớp nhân dân (QHSDB, 2016).

Với khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, ngoài việc

thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này phát

sinh khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khí, trong đó 23 - 30% là chất thải rắn nguy

hại chưa xử lý... Ngoài ra, sự cố tràn dầu cũng là một trong những nguyên nhân

gây ảnh hưởng đến môi trường biển. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi

trường trong giai đoạn 1992 - 2015 đã có 54 vụ tràn dầu nghiêm trọng xảy ra tại

vùng biển Việt Nam (QHSDB, 2016).

Những năm gần đây, tình hình xói lở và bồi lấp đã xảy ra hết sức phức

tạp. Hiện tượng xói lở các cửa sông xảy ra hàng năm trong mùa lũ và cả trong

mùa khô. Quá trình xói lở đang diễn ra trên hầu hết địa bàn của các tỉnh ven

biển, mặc dù với cường độ và tốc độ khác nhau, mạnh nhất ở khu vực miền

Trung. Theo Tổng cục Thủy lợi, các tỉnh khu vực miền Trung đang đối diện với

tình trạng sạt lở bờ biển ngày càng diễn ra nghiêm trọng. Chỉ trong vòng 2 năm

qua, dọc 865km bờ biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Phú Yên đã xảy ra 164 đoạn

sạt lở nặng, tổng chiều dài hơn 170km. Đáng chú ý, bờ biển Hội An là khu vực

nóng bỏng nhất với 200m bờ bị biển ăn sâu vào đất liền trong vòng 10 năm qua,

hiện đã tiến sát chân công trình 3 khu nghỉ dưỡng và khiến 2 khu nghỉ dưỡng

khác phải ngừng thi công. Các chuyên gia đưa ra một số nguyên nhân gây nên

tình trạng sạt lở bờ biển miền Trung, là do sụt giảm bùn cát, lưu lượng nước từ

thượng lưu giảm sút, tình trạng biến đổi khí hậu và cả sự tác động của con

người...

c) Thiên tai và các tác động của biến đổi khí hậu

Các hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường như nhiệt độ tăng, bão

mạnh, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán và nước biển dâng cao,... đã và đang có dấu hiệu

trở nên phổ biến hơn trong thời gian gần đây và nguyên nhân chính là do tác

động của biến đổi khí hậu.

Theo kịch bản BĐKH đến năm 2070, nhiệt độ ở các vùng ven biển có

khả năng tăng thêm 1,5°C; vùng nội địa tăng 2,0°C. Việc này kéo theo lượng

hơi nước bốc lên tăng khoảng 7,7% - 8,4%, nhu cầu tưới tăng lên, lượng dòng

chảy nước mặt sẽ giảm đi tương ứng khi lượng mưa không đổi và thậm chí

giảm. Hiện tượng El - Nino mỗi khi xuất hiện cũng gắn liền với việc gây hạn

hán rất nặng nề ở nước ta. Trong đó khu vực chịu tác động nặng nhất của hiện

tượng El - Nino là các tỉnh miền Trung như Ninh Thuận, Bình Thuận,...

Page 20: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

18

BĐKH, cụ thể là mực nước biển dâng cao, làm cho tình trạng xâm nhập

mặn ở các vùng ven biển ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn và trở thành một

trong những vấn đề nan giải tại một số địa phương. Đồng bằng sông Cửu Long

với 1,77 triệu ha đất nhiễm mặn, chiếm 45% diện tích, là vùng có diện tích đất

nhiễm mặn lớn nhất cả nước. Nếu mực nước biển tiếp tục dâng cao lên 30cm

theo kịch bản BĐKH năm 2050, mất đất và xâm nhập mặn sẽ càng gia tăng ở

đồng bằng sông Cửu Long và một số khu vực đồng bằng sông Hồng, ảnh hưởng

nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia. Ngoài ra, mực nước biển dâng

cao buộc các trại nuôi trồng thuỷ sản phải di dời, diện tích rừng ngập mặn suy

giảm sẽ mất nơi cư trú của các thủy sinh vật.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai trình

Chính phủ về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn khu vực Tây Nguyên, Nam

Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, đến thời điểm báo cáo (ngày 15/4/2016)

hạn hán nghiêm trọng đã xảy ra trên diện rộng ở Tây Nguyên (chiếm tới 70%

diện tích canh tác) và Nam Trung Bộ. Tại các tình Đồng bằng sông Cửu Long,

xâm nhập mặn vào đất liền sâu nhất lên đến hơn 90km (chưa từng xuất hiện

trong lịch sử quan trắc xâm nhập mặn). Đã có 11/13 tỉnh/thành phố vùng đồng

bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng không chỉ đến sản xuất mà sinh hoạt của bà

con nông dân cũng trở nên vô cùng khó khăn. Theo những phân tích của nhiều

chuyên gia khí hậu, thủy văn thì đây được coi là đợt hạn hán, xâm nhập mặn

đặc biệt nghiêm trọng nhất trong vòng 100 năm trở lại đây cho các tỉnh ĐBSCL,

đặc biệt là một số tỉnh miền Tây. Nguyên nhân chính được xác định là do hiện

tượng El Nino gây hạn hán và ít mưa bão. Nước sông Mê kông giảm hẳn lưu

lượng nước từ 30-50% khi về Việt Nam cũng là một trong những nguyên nhân

dẫn đến tình trạng này.

Cũng theo Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, giai đoạn

2011 - 2015, thiên tai tuy xảy ra ít về số lượng nhưng cường độ tác động một số

đợt lại ở mức cao kỉ lục. Nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao kéo dài kỉ lục xảy

ra trên diện rộng từ Bắc bộ đến các tỉnh Nam Trung bộ. Mưa đặc biệt lớn tại

Quảng Ninh; sạt lở đất, bờ sông, bờ biển xảy ra nhiều nơi; xâm nhập mặn xảy ra

sớm hơn và lấn sâu vào đất liền; tình trạng cạn kiệt nguồn nước trên các dòng

sông ngày càng phổ biến đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước mặt, môi

trường đất và các vấn đề vệ sinh môi trường.

Mức độ dễ bị tổn thương cao nhất của tài nguyên - môi trường biển do

thiên tai, biến đổi khí hậu được xác định là ở vùng biển ven bờ từ Hải Phòng

đến Hà Tĩnh và một số khu vực ven biển thuộc Yên Hưng, Hạ Long, Quảng Hà,

Hải Ninh (Quảng Ninh); các thành phố thành phố Đồng Hới, Đà Nẵng, Hội An,

Tam Kỳ, Quy Nhơn và các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh (Quảng Trị); Quảng

Điền, Phú Vang (Thừa Thiên Huế); Phù Cát (Bình Định); Tuy An (Phú Yên) và

bán đảo Cam Ranh (Khánh Hòa), thành phố Vũng Tàu, huyện Nhơn Trạch

Page 21: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

19

(Đồng Nai), huyện Cần Giờ (Tp. Hồ Chí Minh), huyện Gò Công Đông (Tiền

Giang), các huyện ven biển tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, các

huyện Trần Văn Thời, Cái Nước, Ngọc Hiển và Đầm Dơi (Cà Mau). Tiếp theo

là các vùng ven biển thuộc Quảng Hà, Hải Ninh, Hạ Long (Quảng Ninh), Đồ

Sơn (Hải Phòng), Quỳnh Lưu, Nghi Lộc (Nghệ An), Hà Tĩnh, các huyện Quảng

Trạch, Bố Trạch, Lệ Thủy (Quảng Bình), huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), huyện

Hoài Nhơn, Phù Mỹ (Bình Định), thành phố Tuy Hòa (Phú Yên), huyện Ninh

Hòa và vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa), nam huyện Ninh Hải, đông bắc huyện

Ninh Phước, Tuy Phong, Bắc Bình (Ninh Thuận), thành phố Phan Thiết, phần

đất liền từ Hà Tiên (Kiên Giang) đến U Minh (Cà Mau); một phần vùng biển

ven bờ tỉnh Thanh Hóa, Bình Thuận; vùng ven bờ đến ngoài khơi 5m nước tại

vùng biển Bạc Liêu; vùng biển ven bờ từ 0 - 10 m nước từ huyện Hòn Đất

(Kiên Giang) đến Mũi Cà Mau.

Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam

Hình 1. Tình trạng xâm nhập mặn ở các tỉnh ĐBSCL, 2016

2.4. Thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường ở vùng bờ

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng công tác

xây dựng và phát triển các khu vực ven biển, luôn coi đây là một trong những

mắt xích then chốt trong chiến lược kinh tế biển nói riêng, trong chiến lược phát

Page 22: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

20

triển kinh tế - xã hội quốc gia nói chung, nên nhiều chính sách liên quan đến

biển đã được ban hành như: chính sách cùng lúc khai thác các khu vực ven biển

kết hợp với khai thác tài nguyên gần bờ và xa bờ; chính sách khai thác toàn diện

các ngành, nghề biển; chính sách phát triển kinh tế biển hiệu quả; chính sách

phát triển kinh tế biển bền vững.

Triển khai công tác quản lý quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường

biển và hải đảo theo hướng tiếp cận tổng hợp, trong những năm gần đây, Việt

Nam đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận cả trong công tác xây dựng

văn bản và cơ cấu tổ chức bộ máy, công tác nhận sự, phát triển nguồn lực. Cụ

thể như:

(1) Về chính sách, pháp luật: Chính sách, pháp luật về quản lý và khai

thác, sử dụng tài nguyên biển của Việt Nam đã được hình thành và đang từng

bước được hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn, nhu cầu phát triển của đất nước

qua các thời kỳ, đặc biệt trong những năm gần đây của thế kỷ này. Cụ thể như:

- Đã có định hướng chính sách phát triển kinh tế biển theo hướng phát

triển bền vững, như tăng cường an toàn, an ninh trên biển, bảo vệ môi trường

vùng bờ, bảo tồn hệ sinh thái biển, phát triển khoa học - công nghệ biển; khuyến

khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kinh tế biển.

- Đã có hệ thống pháp luật về quản lý, điều chỉnh mọi mặt hoạt động liên

quan đến biển, đặc biệt là việc áp dụng phương thức quản lý theo cách tiếp cận

tổng hợp, quản lý tổng hợp vùng bờ. Các ngành kinh tế biển đã có một hệ thống

pháp luật chuyên ngành điều chỉnh mọi mặt hoạt động của các ngành kinh tế

biển, trong đó có các quy định về phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên, môi

trường biển và vùng bờ.

- Đã tham gia các công ước, điều ước quốc tế có liên quan đến biển và

cùng với hệ thống pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là

thành viên đã tạo khung pháp lý về cơ bản đáp ứng yêu cầu của các hoạt động

liên quan đến quản lý tổng hợp vùng bờ.

(2) Về tổ chức quản lý: Bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên, môi

trường biển đã được hình thành từ cấp trung ương xuống địa phương theo

hướng tiếp cận tổng hợp. Bộ máy quản lý tổng hợp về biển đang ngày dần được

kiện toàn, hoàn thiện cả về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn.

Ở cấp trung ương, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là cơ quan thực hiện các

chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về biểchi cục biển và hải đảo.

(3) Về nguồn nhân lực, vật lực: Đã có chính sách khuyến khích đào tạo,

phát triển nguồn nhân lực về biển, bao gồm nguồn nhân lực quản lý và nguồn

nhân lực khai thác, sử dụng biển; khuyến khích sự đầu tư nguồn tài chính vào

Page 23: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

21

phát triển cơ sở vật chất liên quan đến quản lý, sử dụng và khai thác tiềm năng

biển; đầu tư vào công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ biển.

Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, có không ít

những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về biển mà chúng ta

đang gặp phải, đó là:

- Về chính sách, pháp luật: Các chiến lược, quy hoạch chưa có sự kết nối

thực chất. Mặc dù đã có một hệ thống các chiến lược, quy hoạch quốc gia,

ngành, địa phương liên quan đến quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên biển và

vùng bờ với các quy định mang tính nguyên tắc về sự phù hợp giữa các quy

hoạch ngành, giữa quy hoạch ngành với quy hoạch quốc gia và quy hoạch địa

phương, liên địa phương, nhưng những quy định này chưa đủ mạnh, chưa tính

được lợi ích tổng thể trong chiến lược phát triển chung, dẫn đến các mâu thuẫn

trong sử dụng tài nguyên, không gian biển và vùng bờ; làm cản trở sự phát triển

bền vững, đặc biệt liên quan đến quản lý theo cách tiếp cận tổng hợp ở vùng bờ.

Phần lớn các chiến luợc, quy hoạch về sử dụng, khai thác tài nguyên biển và

vùng bờ được xây dựng vẫn còn thiên về mục tiêu tăng trưởng, mục đích phát

triển kinh tế của mỗi ngành hoặc địa phương, mà chưa có sự quan tâm đúng

mức đến việc bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và các giá trị chung, là nền

tảng cho phát triển bền vững.

Khung chính sách, pháp luật trong quản lý, khai thác và sử dụng tài

nguyên vùng bờ theo hướng quản lý tổng hợp chưa đầy đủ. Trên thực tế, các

ngành mới chỉ có các qui định cụ thể của ngành để quản lý, kiểm soát các hoạt

động của ngành mình; các địa phương ven biển cũng mới chỉ quản lý hành

chính đến đường bờ biển, chưa xác định rõ ranh giới quản lý hành chính giữa

các tỉnh trên biển; chưa xác định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của một số cơ

quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng tài nguyên biển và vùng bờ.

Chính sách thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước phát triển theo hướng

tiến ra biển chưa đủ mạnh; nguồn đầu tư chưa thỏa đáng nên nhiều vùng bờ vẫn

chưa khai thác được hết tiềm năng.

- Về tổ chức bộ máy quản lý: Chưa có một cơ quan đủ mạnh để thực hiện

quản lý tổng hợp. Mặc dù đã có cơ quan quản lý thống nhất về biển từ trung

ương đến địa phương và các cơ quan này đã có cơ sở pháp lý để thực hiện

nhiệm vụ quản lý tổng hợp về biển. Tuy nhiên, trên thực tế, cơ quan quản lý

thống nhất về biển là đơn vị trực thuộc một bộ hoặc một sở nên thẩm quyền để

điều phối được hoạt động của các ngành liên quan đến biển còn hạn chế, chưa

hoạt động hiệu quả.

Với phương thức quản lý ngành như hiện nay, các ngành đều tranh thủ tối

đa ưu đãi, ưu thế, lợi ích cho ngành mình, thiếu sự hợp tác hiệu quả trong thực

Page 24: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

22

hiện chức năng quản lý, còn chồng chéo về trách nhiệm, dẫn đến tình trạng

“biển mở cho tất cả” gây tác động xấu đến phát triển bền vững.

- Về nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực về quản lý nhà nước về biển, nhất là

cán bộ quản lý tổng hợp về biển còn thiếu và chất lượng chưa cao; thiếu cán bộ

có chuyên môn sâu về một số lĩnh vực liên quan đến năng lực xây dựng và thẩm

định kế hoạch liên quan đến tài nguyên và môi trường vùng biển và ven biển

còn, chủ yếu do thiếu kinh nghiệm chuyên môn, ít kinh nghiệm quản lý ở cả 2

cấp trung ương và địa phương. Nguồn nhân lực tham gia khai thác biển theo

phương thức hiện đại còn yếu và thiếu.

- Về hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu: Thực tế hiện nay nguồn thông

tin/dữ liệu phục vụ quản lý, đặc biệt là các thông tin, dữ liệu về đa dạng sinh

học, chất lượng môi trường, rác biển, nguồn thải và tác động từ các hoạt động

kinh tế xã hội đến vùng biển và ven biển chưa đầy đủ và thống nhất. Các thông

tin/dữ liệu chưa được tập hợp, liên kết thành hệ thống và chưa được chuẩn hoá,

rất khó khăn trong việc khai thác.

Những hạn chế, bất cập nêu trên có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau,

song nguyên nhân chính là do:

- Công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của các cấp, các

ngành và nhân dân về vai trò của vùng bờ và việc khai thác bền vững vùng bờ

chưa đủ mạnh.

- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý về kinh tế biển ở Trung ương

với nhau, giữa các cơ quan của địa phương với nhau và giữa các cơ quan ở

Trung ương với địa phương trong quản lý tổng hợp biển chưa hợp lý và chưa

hiệu quả.

- Vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng biển và phát triển các ngành nghề

kinh tế biển chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Có thể thấy, để hỗ trợ sự phát triển bền vững vùng bờ và giải quyết các

vấn đề tài nguyên, môi trường nêu trên, cần sớm triển khai một số giải pháp cụ

thể như: hoàn thiện thể chế và hệ thống pháp luật liên quan đến biển; kiểm soát,

ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm biển; phân vùng và lập quy hoạch không gian

vùng bờ; đẩy mạnh phương thức quản lý theo cách tiếp cận tổng hợp.

Chính vì những vấn đề, bất cập, hạn chế nêu trên là lý do quan trọng để

xây dựng và triển khai thực hiện Nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể khai thác, sử

dụng bền vững tài nguyên vùng bờ. Theo đó, không gian vùng bờ phân bổ, sắp

xếp lại một cách hợp lý để khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các tài nguyên

và bảo vệ môi trường vùng bờ, đáp ứng được các nhu cầu phát triển bền vững

về kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và thích ứng với biến đổi khí

hậu.

Page 25: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

23

III. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH

Quy hoạch và phân vùng đã được xem là công cụ để tổ chức phát triển xã

hội. Với sự phát triển của các công cụ và sự thay đổi nhận thức về nhu cầu phát

triển, quy hoạch không gian hay phân vùng không gian đã được thực hiện cho

các đối tượng khác nhau như khu định cư sinh sống, một vùng đất, vùng biển,

vùng bờ, lưu vực sông hay vùng nước biển ven bờ.

Nhiều khái niệm quy hoạch, phân vùng đã ra đời và có sự khác nhau về

phạm vi, đối tượng và lĩnh vực quan tâm, liên quan đến lãnh thổ, các vùng địa

lý, sinh thái, môi trường, hay nhu cầu sử dụng của con người… Mối quan tâm

chính sẽ quyết định tên cụ thể của quy hoạch hay phân vùng. Ví dụ, khái niệm

“Phân vùng chức năng biển” quan tâm hơn đến khả năng cung cấp các sản

phẩm và dịch vụ của biển cho các hoạt động của con người. “Phân vùng sinh

thái biển” tập trung vào mối quan tâm đến giá trị sinh thái và tính vẹn toàn của

các hệ sinh thái biển. “Phân vùng sử dụng biển” được hình thành từ nhu cầu

của con người trong khai thác, sử dụng không gian và tài nguyên biển, tập trung

giải quyết các bất hợp lý, khe hở và mâu thuẫn trong sử dụng biển. Trong một

loại hình phân vùng hay quy hoạch không gian, luôn có các mối quan tâm về

các loại hình khác, tùy từng đối tượng cụ thể, nhưng mục tiêu tổng quát của

hoạt động phân vùng hay quy hoạch không gian nói chung là như nhau, nhằm

giải quyết các mâu thuẫn giữa con người với tự nhiên và giữa con người với

nhau, hỗ trợ cho sự phát triển và duy trì, bảo vệ môi trường.

Như vậy, phân vùng sử dụng tài nguyên vùng bờ hay quy hoạch khai

thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ là việc phân định không gian vùng bờ theo

các đặc điểm tự nhiên, sinh thái và kinh tế - xã hội để khai thác, sử dụng và

quản lý các tài nguyên thiên nhiên, môi trường và các giá trị của vùng bờ một

cách hiệu quả, lâu dài, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi

trường theo hướng bền vững.

Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

được xây dựng và triển khai theo cách tiếp cận của quy hoạch không gian biển,

dựa vào hệ sinh thái; thiết lập phương án sử dụng không gian vùng bờ và giải

quyết những bất cập về sử dụng vùng bờ, để từ đó cân bằng các nhu cầu phát

triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng - an ninh và nhu cầu bảo vệ các hệ sinh thái ở

vùng bờ; là quá trình phân tích và phân bổ các hoạt động của con người theo

không gian và thời gian ở các vùng khác nhau thuộc vùng bờ để đạt các mục

tiêu kinh tế, chính trị, xã hội và sinh thái đặt ra.

Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ là

loại quy hoạch đa ngành, cụ thể hóa hơn đối với các vùng đã phân trong quy

hoạch không gian biển trong phạm vi vùng bờ. Thông qua các kế hoạch theo

Page 26: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

24

từng thời kỳ, được điều chỉnh dựa trên mức độ ưu tiên khác nhau đối với các

loại hình sử dụng trong mỗi thời kỳ đó.

Tương tự như quy hoạch không gian biển, quy hoạch tổng thể khai thác,

sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ cũng là một loại công cụ quản lý mới,

được xây dựng lần đầu tiên ở Việt Nam, nên phương pháp lập quy hoạch được

dựa trên hướng dẫn của các tổ chức quốc tế như UNESCO IOC, Chương trình

IEMSD, PEMSEA, KMI và tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia như Mỹ,

Canada, Anh, Uc, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước trong khối ASEAN,

có sự chọn lọc để phù hợp với đặc thù tài nguyên vùng bờ, thực trạng sử dụng

vùng bờ và chính sách, pháp luật quản lý biển theo hướng phát triển bền vững

của Việt Nam.

Các phương pháp chính được sử dụng lập quy hoạch bao gồm:

- Phương pháp chia lưới, cho điểm ô lưới theo trọng số bằng phần mềm

GIS để phân vùng biển theo các đặc điểm tự nhiên, giá trị tài nguyên, sinh thái

và nhu cầu sử dụng;

- Chồng chập bản đồ và lập ma trận mâu thuẫn trong phân tích mâu thuẫn

(giữa bảo tồn và phát triển và giữa các loại hình phát triển với nhau);

- Phân tích thể chế về quản lý biển, bao gồm chính sách, pháp luật và tổ

chức quản lý biển của các bộ, ngành, địa phương có biển;

- Đánh giá mức độ ưu tiên của các hoạt động sử dụng vùng bờ và biển kết

hợp chồng chập bản đồ trong xử lý vùng chồng lấn giữa các quy hoạch phát

triển các ngành kinh tế biển và bảo vệ, bảo tồn tài nguyên, môi trường biển;

- Tham vấn chuyên gia, các bộ, ngành, địa phương và các bên liên quan

khác.

ArcGIS là công cụ xây dựng và quản lý dữ liệu bản đồ tiên tiến sẽ được

áp dụng trong nhiệm vụ để chia lưới và chồng chập bản đồ.

Liên quan đến phân tích thể chế, cần xem xét chức năng của các bộ,

ngành, địa phương trong khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên vùng bờ, xác

định các mâu thuẫn trong quy định sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng

bờ.

Phân tích mâu thuẫn sử dụng được thực hiện trong một vùng (hay còn gọi

là một tiểu hệ thống) cụ thể. Mặc dù một vùng có thể được gán một chức năng

nào đó, nhiều loại hình hoạt động khác nhau vẫn có thể tồn tại trong đó, song

cần tiến hành xem xét tính tương thích của một hoạt động đối với một vùng và

giữa các hoạt động với nhau trong một vùng. Nếu không thể loại bỏ được một

hoạt động bất lợi khỏi vùng, thì cần đến các quy định để giảm đến mức tối đa

mâu thuẫn của nó với các hoạt động khác, hoặc với chức năng tự nhiên, sinh

Page 27: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

25

thái của vùng đó bằng phương pháp lập ma trận tương thích để xác định mâu

thuẫn sử dụng.

Tham vấn các bên liên quan, đặc biệt là các chuyên gia và các nhà quản

lý của các bộ, ngành, địa phương có biển, các cơ quan và bên liên quan khác

được áp dụng chặt chẽ không chỉ để đảm bảo độ tin cậy của các kết quả quy

hoạch, mà còn tăng tính đồng thuận của các bên, đảm bảo việc phê duyệt và

triển khai quy hoạch sau này được thuận lợi.

Mỗi vùng sử dụng được xác định và thể hiện bởi: tên vùng, mô tả vùng,

các chính sách quản lý cần thiết và các quy định sử dụng đề xuất, chỉ ra các loại

hình sử dụng được phép, không được phép và hạn chế. Ranh giới của các vùng

sử dụng được điều chỉnh cùng với việc xem xét các chính sách quản lý và các

quy định sử dụng tương ứng, đảm bảo sự phù hợp giữa việc phân định không

gian với các mối quan tâm và ràng buộc pháp lý. Nội dung cuối cùng của phân

vùng là đưa ra được bản đồ phân định không gian sử dụng và hệ thống quy định

sử dụng các vùng. Kế hoạch triển khai quy hoạch sẽ được xây dựng cho một

giai đoạn nhất định, trong đó nêu rõ lý do, những hoạt động ưu tiên thực hiện,

trách nhiệm thực hiện, sự tham gia của các bên và lộ trình thực hiện.

Phần tổ chức thực hiện rất quan trọng, phải đề cập đến vấn đề điều phối

đa ngành, vai trò của các bên liên quan, cơ chế giám sát, đánh giá, báo cáo và

vấn đề bố trí nguồn lực, bao gồm cả kinh phí cho việc triển khai quy hoạch.

Quá trình lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên

vùng bờ được thực hiện xuyên suốt với hai phương pháp chính là chồng chập

bản đồ và phân tích thể chế (Hình 2).

Page 28: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

26

Hình 2. Các bước lập quy hoạch

Bước 2: Phân tích, đánh giá

Bước 3: Phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên

Bước 1: Chuẩn bị lập quy hoạch

Xây dựng Nhiệm

vụ lập Quy hoạch Thành lập Ban

Chỉ đạo lập Quy

hoạch

Xác định các bên

tham gia lập Quy

hoạch

Phân tích, đánh giá điều

kiện tự nhiên, hiện trạng

tài nguyên vùng bờ

Xây dựng bản đồ chuyên đề

về điều kiện tự nhiên, hiện

trạng tài nguyên vùng bờ

Phân tích, đánh giá hiện

trạng và nhu cầu khai thác,

sử dụng tài nguyên

Xây dựng bản đồ chuyên đề

về hiện trạng, nhu cầu khai

thác, sử dụng tài nguyên

Phân tích, đánh giá tính dễ

bị tổn thương do tác động

của BĐKH

Phân tích, đánh giá chủ

trương, định hướng; thể chế,

chính sách

Phân vùng chức năng

vùng bờ

Xác định quan điểm, mục

tiêu, định hướng khai thác

Xác định các chồng lấn,

mâu thuẫn

Xây dựng các tiêu chí và

nguyên tắc phân vùng

Phân vùng khai thác, sử

dụng tài nguyên vùng bờ

Bước 4: Thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch

Xây dựng bản đồ phân vùng

sử dụng và ĐMC của quy

hoạch

ớc

5:

Giá

m s

át,

đán

h g

iá v

iệc

triể

n k

hai

thự

c h

iện

Qu

y h

oạch

ớc

6:

Đề

xu

ất

điề

u c

hỉn

h

Page 29: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

27

IV. CÁC NỘI DUNG LẬP QUY HOẠCH

4.1. Thu thập thông tin, dữ liệu và điều tra, khảo sát bổ sung

4.1.1. Thu thập, tập hợp các thông tin, tài liệu, dữ liệu hiện có

Thông tin, dữ liệu lập quy hoạch này là loại dữ liệu tổng hợp, đa ngành,

bao gồm tài nguyên; môi trường; kinh tế - xã hội; và chính sách, pháp luật có

liên quan. Các loại thông tin, tài liệu này có thể được lưu giữ dưới nhiều dạng

khác nhau như dữ liệu số, bản đồ, báo cáo, sơ đồ, biểu đồ… ; là cơ sở đặc biệt

quan trọng cung cấp đầu vào cho việc phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên,

hiện trạng và nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên ở vùng bờ, từ đó làm cơ sở

lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.

Hiện nay, có nhiều thông tin, dữ liệu liên quan đến tài nguyên, môi

trường và kinh tế - xã hội ở vùng bờ đã được khảo sát, điều tra. Tuy nhiên, vẫn

còn nhiều tồn tại, hạn chế. Cụ thể như:

1. Theo kết quả điều tra qua phiếu và điều tra kiểm chứng thông tin tại

một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong tháng 9/2018 cho

thấy thực trạng là: chưa có một đầu mối chung, thống nhất để quản lý thông tin,

dữ liệu của tất cả các ngành liên quan. Tại mỗi sở ngành đều có trung tâm thông

tin, dữ liệu, nhưng trung tâm này chỉ quản lý thông tin, dữ liệu của sở, ngành

mình. Điều này cũng tương tự đối với các bộ, ngành ở cấp trung ương. Các

thông tin, dữ liệu hiện còn nằm tản mạn, rải rác ở nhiều nơi, do nhiều cơ quan,

đơn vị khác nhau lưu giữ. Do đó, việc thu thập thông tin, dữ liệu để phục vụ lập

quy hoạch đòi hỏi mất nhiều thời gian, đến từng cơ quan, đơn vị có liên quan để

thu thập ở cả cấp trung ương và địa phương.

2. Trong khuôn khổ Đề án 47 (theo Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg ngày

01/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể về điều

tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến

năm 2020), thông tin, dữ liệu tương đối phong phú và đa dạng, nhưng do nhiều

cơ quan khác nhau trong và ngoài Bộ TN&MT thực hiện trong một thời gian

dài. Nhiều dự án, nhiệm vụ thuộc Đề án hiện vẫn chưa được nghiệm thu, công

bố; hoặc đã hoàn thành, công bố nhưng có thông tin, dữ liệu đã có sự thay đổi

so với hiện trạng, đặc biệt ở khu vực ven biển và biển ven bờ, nơi chịu sự tác

động mảnh bởi các hoạt động của cn người và tự nhiên.

3. Đối với đề án Quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển Việt Nam: Thông tin,

dữ liệu thu thập được trong thời gian thực hiện đề án tương đối đầy đủ, bao gồm

về tài nguyên, môi trường, kinh tế - xã hội và các chính sách, pháp luật có liên

quan. Các bản đồ chuyên đề về hiện trạng tài nguyên, điều kiện tự nhiên và hiện

trạng khai thác sử dụng tài nguyên biển và vùng bờ, trong đó có vùng nước biển

ven bờ cũng đã được xây dựng. Tuy nhiên, thông tin, dữ liệu thu thập được

Page 30: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

28

trong đề án này còn tương đối thô, mang tính tổng quát, chỉ đáp ứng được yêu

cầu dữ liệu đối với bản đồ tỷ lệ nhỏ 1/250.000 và 1/1.000.000. Trong khi, thông

tin, dữ liệu đầu vào để phân tích, đánh giá và xây dựng bản đồ chuyên đề trong

nhiệm lập quy hoạch này cần chi tiết hơn, đáp ứng được yêu cầu của bản đồ tỷ

lệ lớn từ 1/100.000 đến 1/50.000.

Trong nhiệm vụ này, các thông tin, dữ liệu về điều kiện tự nhiên; hiện

trạng tài nguyên, môi trường; hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên, không

gian vùng bờ chủ yếu được thu thập tại các sở, ban ngành thuộc 28 tỉnh, thành

phố trực thuộc trung ương có biển, như: Sở TN&MT; Sở NN&PTNT; Sở Văn

hóa, Thể thao và Du lịch (hay Sở Du lịch, Sở VHTT); Sở Công thương; Sở

GTVT; Cảng vụ hàng hải; Chi cục Thông kê; và các đài/trạm khí tượng, thủy

hải văn ven biển tại các địa phương ven. Ngoài ra, thông tin, dữ liệu tại một số

bộ, ngành liên quan cũng sẽ được thu thập, tập hợp.

Thông tin, dữ liệu cần thu thập trong nhiệm vụ này bao gồm dưới dạng

là các báo cáo, dự liệu số, bản đồ, sơ đồ có liên quan. Cụ thể như dưới đây:

a) Thông tin, dữ liệu về địa hình, địa mạo, khí tượng, thủy hải văn

- Thông tin, dữ liệu về địa hình, địa mạo vùng bờ của 28 tỉnh, thành phố

ven biển (dữ liệu số, bản đồ địa hình, địa chất, địa mạo vùng bờ).

- Thông tin, dữ liệu về khí tượng, thủy văn (mặt cắt, lưu lượng, lượng

mưa trên các sông) của 28 tỉnh, thành phố ven biển trong 10 năm trở lại đây (số

liệu trung bình ngày).

- Thông tin, dữ liệu về gió (hướng gió, vận tốc gió theo các mùa khác

nhau) đo được tại tất cả các trạm khí tượng, thuỷ, hải văn ở vùng bờ của 28 tỉnh,

thành phố ven biển trong 10 năm trở lại đây (số liệu trung bình ngày).

- Thông tin, dữ liệu về sóng (độ cao sóng, hướng sóng theo các mùa khác

nhau) đo được tại tất cả các trạm khí tượng, hải văn đặt ở vùng bờ của 28 tỉnh,

thành phố ven biển trong 10 năm trở lại đây (số liệu trung bình ngày).

- Thông tin, dữ liệu về dòng chảy (hướng dòng chảy, vận tốc dòng chảy

theo các mùa khác nhau) đo được tại tất cả các trạm khí tượng, hải văn đặt ở

vùng bờ của 28 tỉnh, thành phố ven biển trong 10 năm trở lại đây (số liệu trung

bình ngày).

- Thông tin, dữ liệu về mực nước biển đo được tại tất cả các trạm khí

tượng, thuỷ, hải văn đặt ở vùng bờ của 28 tỉnh, thành phố ven biển trong 10

năm trở lại đây (số liệu trung bình ngày).

b) Thông tin, dữ liệu về tài nguyên vùng bờ

- Thông tin, dữ liệu về các hệ sinh thái rạn san hô và cỏ biển phân bố ở

vùng bờ của 28 tỉnh, thành phố ven biển trong các năm gần đây (diện tích, vị trí,

Page 31: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

29

thành phần loài, tính đa dạng sinh học loài trong hệ sinh thái rạn san hô, cỏ

biển, tình trạng khai thác và bảo vệ).

- Thông tin, dữ liệu về rừng phòng hộ ven biển phân bố ở vùng bờ của 28

tỉnh, thành phố ven biển (diện tích, vị trí, hiện trạng khai thác sử dụng, quy

hoạch bảo vệ, phục hồi và phát triển).

- Thông tin, dữ liệu về đất ngập nước phân bố ở vùng bờ của 28 tỉnh,

thành phố ven biển (tên, diện tích, vị trí, hiện trạng khai thác sử dụng, tính đa

dạng sinh học trong mỗi vùng đất ngập nước, hiện trạng môi trường).

- Thông tin, dữ liệu về các bãi bồi, bãi triều phân bố ở các vùng cửa

sông, ven biển của 28 tỉnh, thành phố ven biển (tên, diện tích, vị trí, hiện trạng

khai thác, hiện trạng môi trường).

- Thông tin, dữ liệu về các tài nguyên nước (bao gồm tài nguyên nước

mặt và nước dưới đất) phân bố ở vùng bờ của 28 tỉnh, thành phố ven biển (bao

gồm chất lượng, trữ lượng, hiện trạng khai thác, sử dụng và các vấn đề môi

trường nước).

- Thông tin, dữ liệu về các khu bảo tồn, vườn quốc gia đã được cấp có

thẩm quyền phê duyệt phân bố ở vùng bờ và trên các đảo của 28 tỉnh, thành phố

ven biển (tên, diện tích, vị trí, hiện trạng bảo vệ, bảo tồn, tính đa dạng sinh học).

- Thông tin, dữ liệu về các tài nguyên khoáng sản phân bố tại vùng bờ

của 28 tỉnh, thành phố ven biển trong các năm gần đây (gồm: tên mỏ, loại mỏ,

vị trí mỏ, trữ lượng ước tính, sản lượng khai thác, tình trạng khai thác đối với

mỗi mỏ).

- Thông tin, dữ liệu về các tài nguyên nước, bao gồm nước mặt, nước

dưới đất và các nguồn nước khoáng khác phân bố ở các huyện, thị ven biển và

trên các hải đảo của 28 tỉnh, thành phố ven biển trong các năm gần đây (gồm: vị

trí, trữ lượng khai thác, thực trạng khai thác, các vấn đề môi trường nước).

c) Thông tin, dữ liệu về môi trường, sự cố môi trường và thiên tai

- Thông tin, dự liệu quan trắc chất lượng đất, không khí và nước (nước

dưới đất, nước mặt và nước biển ven bờ) tại vùng bờ của 28 địa tỉnh, thành phố

ven biển (số liệu quan trắc trong 05 năm gần đây nhất).

- Thông tin, dữ liệu về các sự cố môi trường, điểm nóng ô nhiễm đã xảy

ra ở vùng bờ trong nhiều năm trở lại đây tại 28 tỉnh, thành phố ven biển (loại sự

cố, thời gian và địa điểm xảy ra sự cố, mức độ ảnh hưởng/thiệt hại do sự cố gây

ra).

- Thông tin, dữ liệu về bão lũ và các thiệt do bão lũ gây ra cho vùng bờ

trong khoảng 20 năm trở lại đây tại 28 tỉnh, thành phố ven biển (tên, vị trí ảnh

hưởng, các thiệt hại).

Page 32: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

30

- Các kết quả nghiên cứu, phân tích và đánh giá dự báo về sự xâm nhập

mặn do tác tác động của BĐKH và nước biển dâng ở các vùng cửa sông và ven

biển của 28 tỉnh, thành phố có biển trực thuộc Trung ương (vị trí, mức độ xâm

nhập mặn, mức độ ảnh hưởng/gây thiệt hại đến môi trường và các hoạt động sản

xuất của con người ở vùng bờ).

- Các kết quả nghiên cứu, đánh giá dự báo về ngập lụt, hạn hán ở vùng

ven biển của 28 tỉnh, thành phố ven biển do tác động của BĐKH và nước biển

dâng (vị trí, mức độ ngập lụt, hạn hán, mức độ ảnh hưởng/gây thiệt hại đến môi

trường và các hoạt động sản xuất của con người ở vùng bờ).

- Các kết quả nghiên cứu, đánh giá về xói lở và bồi lắng ở các vùng cửa

sông và ven biển của 28 tỉnh, thành phố có biển trực thuộc Trung ương (vị trí,

mức độ xói lở, bồi lắng; mức độ ảnh hưởng/gây thiệt hại đến môi trường và các

hoạt động sản xuất của con người ở vùng bờ).

d) Thông tin, dữ liệu về kinh tế - xã hội

- Thông tin, dữ liệu về các khu dân cư, khu đô thị phân bố tại các huyện,

thị ven biển và hải đảo của 28 tỉnh, thành phố ven biển (tên khu dân cư, khu đô

thị, địa điểm, diện tích, số dân và mật độ dân số).

- Thông tin, dữ liệu về các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công

nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp phân bố tại các huyện, thị ven biển và hải

đảo của 28 tỉnh, thành phố ven biển (tên, vị trí, diện tích, quy mô sản xuất, hiện

trạng môi trường).

- Thông tin, dữ liệu về các làng nghề, cơ sở sản xuất thủ công phân bố tại

các huyện, thị ven biển và hải đảo của 28 tỉnh, thành phố ven biển (tên, vị trí,

diện tích, quy mô sản xuất, hiện trạng môi trường).

- Thông tin, dữ liệu về các công trình điện gió, năng lượng phân bố ở

vùng bờ và trên các đảo của 28 tỉnh, thành phố ven biển (tên, vị trí, diện tích,

quy mô sản xuất, hiện trạng môi trường).

- Thông tin, dữ liệu về các vùng, khu sản xuất nông nghiệp, diệm nghiệp

ở vùng bờ và trên các đảo của 28 tỉnh, thành phố ven biển (tên, vị trí, diện tích,

loại đất canh tác, sản lượng mối trung bình hàng năm, hiện trạng môi trường).

- Thông tin, dữ liệu về các vùng, khu sản du lịch, nghỉ dưỡng phân bố ở

vùng bờ và trên các đảo của 28 tỉnh, thành phố ven biển (tên, vị trí, diện tích,

loại hình du lịch, tổng lượng khách/năm, doanh thu du lịch, hiện trạng môi

trường).

- Thông tin, dữ liệu về các vùng, khu nuôi trồng thuỷ, hải sản ở vùng bờ

và trên các đảo của 28 tỉnh, thành phố ven biển (tên, vị trí, diện tích nuôi, loại

Page 33: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

31

hình nuôi, đối tượng nuôi, sản lượng nuôi, doanh thu hàng năm, hiện trạng môi

trường).

- Thông tin, dữ liệu về hệ thống các cảng, khu neo đậu tài thuyền và

luồng lạch ở vùng bờ và trên các đảo của 28 tỉnh, thành phố ven biển (tên, vị trí,

diện tích, loại cảng, công suất, sản lượng, hiện trạng môi trường).

- Thông tin, dữ liệu về hệ thống đường bộ, đường sắt phân bố ở vùng bờ

của 28 tỉnh, thành phố ven biển (tên đường, độ dài đường, cấp độ đường).

- Thông tin, dữ liệu về các công trình ngầm ở vùng bờ của 28 tỉnh, thành

phố ven biển (hệ thống luồng lạch, cáp quang, cáp điện thoại, cáp điện...).

e) Các quy hoạch, kế hoạch liên quan

- Các chiến lược, kế hoạch liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên

vùng bờ của các Bộ, ngành và địa phương liên quan.

- Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển của các

ngành kinh tế: thuỷ sản, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp, diêm nghiệp, cảng

biển, dịch vụ hàng hải, dầu khí và các tài nguyên khác.

- Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch tổng thể sử dụng đất của 28

tỉnh, thành phố ven biển.

- Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy hoạch bảo tồn đối với các khu bảo

tồn, hệ sinh thái ở vùng bờ.

Chi tiết tại Phụ lục 1.7.

f) Mua bản đồ địa hình phục vụ xây dựng các bản đồ chuyên đề

Tỷ lệ bản đồ: 1/50.000

Loại bản đồ: Bản đồ số dạng Vector

Số lượng mảnh bản đồ: 135 mảnh cho phạm vi toàn vùng bờ Việt

Nam, bao gồm vùng biển ven bờ có ranh giới ngoài cách bờ khoảng 6 hải lý và

vùng đất ven biển là các huyện, thị giáp biển của 28 tỉnh, thành phố trực thuộc

trung ương có biển.

Chi tiết sơ đồ phân mảnh tại Phụ lục 1.6.

4.1.2. Điều tra, khảo sát thực địa bổ sung các thông tin, dữ liệu

Tổ chức điều tra, khảo sát bổ sung được thực hiện trên cơ sở đánh giá kết

quả thu thập các thông tin, dữ liệu hiện có nhằm thu thập bổ sung đối với nhưng

loại thông tin, dữ liệu còn thiếu hoặc đã cũ, không bảo đảm độ tin cậy của dữ

liệu phục vụ lập quy hoạch; kiểm chứng lại tính xác thực của một số loại thông

tin, đặc biệt là những thông tin về tài nguyên, mỗi trường ở vùng bờ.

Page 34: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

32

Phương thức điều tra, khảo sát thực địa trong nhiệm vụ này là sử dụng

máy Flycam để chụp ảnh, kiểm tra hiện trạng của một số đối tượng không có

thông tin; hoặc thông tin, dữ liệu chưa chính xác, cần phải kiểm tra, kiểm chứng

lại ở vùng bờ của 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển và một số

huyện đảo. Hình ảnh thu thập được từ máy Flycam sẽ được giải đoán bằng

công cụ GIS để thu thập bổ sung đối với những thông tin, dữ liệu còn thiếu và

hoàn thiện bản đồ về hiện trạng tài nguyên và khai thác, sử dụng tài nguyên,

không gian vùng bờ.

Hoạt động điều tra không thực hiện giàn trải trên diện rộng toàn vùng bờ

của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển mà chỉ tiến hành trong

phạm vi hẹp, khu vực nhạy cảm, đối tượng bị thiếu thông tin, dữ liệu.

Điều tra, khảo sát thực địa nêu trên được chia thành 04 đợt:

1) Đợt 1: Thực hiện tại 05 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc (Quảng

Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình).

2) Đợt 2: Thực hiện tại 06 tỉnh, thành phố ven biển thuộc khu vực Bắc

Trung bộ và duyên hải miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng

Bình, Quảng Trị và T.T. Huế).

3) Đợt 3: Thực hiện tại 08 tỉnh, thành phố ven biển thuộc khu vực Trung

và Nam Trung bộ (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,

Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận).

4) Đợt 4: Thực hiện tại 09 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam (Bà Rịa -

Vũng Tàu, Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu,

Cà Mau và Kiên Giang).

Việc điều tra trên một số đảo lớn như Vân Đồn (Quảng Ninh); Bạch Long

Vỹ (Hải Phòng); Cù Lao Chàm (Quảng Nam); Lý Sơn (Quảng Ngãi),… không

thực hiện trong nhiệm vụ này mà sẽ kế thừa kết quả điều tra từ Nhiệm vụ lập

Quy hoạch không gian biển quốc gia.

4.1.3. Tổng hợp, xử lý và viết báo cáo tổng hợp về kết quả thu thập, điều tra

bổ sung

- Báo cáo tổng hợp kết quả thu thập các thông tin, dữ liệu về địa hình, địa

mạo, khí tượng, thủy hải văn.

- Báo cáo tổng hợp kết quả thu thập các thông tin, dữ liệu về tài nguyên

vùng bờ.

- Báo cáo tổng hợp kết quả thu thấp các thông tin, dữ liệu về môi trường,

sự cố môi trường và thiên tai.

- Báo cáo tổng hợp kết quả thu thấp các thông tin, dữ liệu về kinh tế - xã

hội.

Page 35: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

33

- Báo cáo tổng hợp kết quả thu thấp các thông tin, dữ liệu về các quy

hoạch, kế hoạch liên quan.

- Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực địa bổ sung các thông

tin, dữ liệu.

4.2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên; điều tra, khảo sát, thăm dò tài

nguyên và hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ

Trong nội dung này, các đặc điểm đặc trưng về điều kiện tự nhiên gồm

địa hình, địa chất, địa mạo, sóng, gió, dòng chảy hải lưu, chế độ thuỷ triều, độ

ẩm, lượng mưa… sẽ được phân tích, đánh giá, từ đó cho thấy được sự khác

nhau giữa các vùng, khu vực; giữa các mùa khác nhau ở vùng bờ. Kết quả phân

tích, đánh giá này là cơ sở ban đầu để thực hiện phân vùng chức năng.

Phân tích, đánh giá về công tác điều tra, khảo sát, thăm dò tài nguyên ở

vùng bờ trong nội dung này chỉ tập trung vào những đối tượng, loại tài nguyên

quan trọng, mà không thực hiện đối với tất cả các loại tài nguyên ở vùng bờ, đó

là các loại khoáng sản biển, dầu khí, khí đốt và loại băng cháy phân bố trên các

vùng đất ven biển và biển ven bờ thuộc vùng bờ Việt Nam. Mục đích của việc

phân tích, đánh giá này là cho thấy được thực trạng của các hoạt động điều tra,

khảo sát, thăm dò đối với các loại tài nguyên nêu trên, để từ đó đề xuất các

chương trình, dự án, nhiệm vụ tiếp theo có liên quan trong quá trình thực hiện

quy hoạch.

Đối với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ, bên cạnh

những phân tích, đánh giá về hiện trạng, kết quả thực hiện nội dung này cũng

cần phải đánh giá dự báo được nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ

của các ngành phục vụ các mục tiêu phát triển của ngành mình và tại mỗi địa

phương ven biển. Dưới đây là các khía cạnh, nội dung cần tập trung xác định,

làm rõ:

1) Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên, không gian vùng bờ của các

ngành, địa phương ven biển để phát triển cơ sở hạ tầng; du lịch; công nghiệp;

nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy sản; giao thông vận tải; cảng và dịch vụ cảng;

năng lượng; bảo tồn, bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái, sinh cảnh và đa dạng

sinh học; quốc phòng - an ninh; và một số hoạt động khác. Những vấn đề tài

nguyên, môi trường ở vùng bờ do tác động của các hoạt động khai thác, sử dụng

tài nguyên, không gian vùng bờ của các ngành và địa phương cũng được đánh

giá, xác định và chỉ ra trong nội dung này.

2) Nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên, không gian vùng bờ của các

ngành và địa phương ven biển phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng; du lịch; công

nghiệp; nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy sản; giao thông vận tải; cảng và dịch vụ

cảng; năng lượng; bảo tồn, bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái, sinh cảnh và đa

Page 36: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

34

dạng sinh học; và quốc phòng - an ninh… được đánh giá mang tính dự báo cho

giai đoạn đến 20 năm và đến 50 năm. Dự báo về nhu cầu khai thác, sử dụng

trong nội dung này được dựa trên việc đánh giá, xem xét các chủ trương, định

hướng, chính sách, quy hoạch tổng thể, chiến lược phát triển về kinh tế - xã hội

của quốc gia; chiến lược biển Việt Nam; quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát

triển của các ngành kinh tế; quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển; các quy hoạch, kế

hoạch, chiến lược bảo tồn, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; các quy hoạch,

kế hoạch có liên quan khác.

a) Phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên vùng bờ

Phân tích, đánh giá và xác định tính đặc trưng về địa hình, địa mạo và

địa chất tại mỗi vùng cụ thể ở vùng bờ.

Phân tích, đánh giá các đặc điểm về khí tượng (lượng mưa, chế độ gió,

độ ẩm, nhiệt độ và một số yếu tố khác liên quan) mỗi vùng cụ thể ở vùng bờ.

Phân tích, đánh giá các đặc điểm về thủy hải văn (chế độ sóng, chế độ

dòng chảy, chế độ thủy triều và một số yếu tố khác liên quan) mỗi vùng cụ thể ở

vùng bờ.

Tổng hợp và viết báo cáo tổng hợp kết quả phân tích, đánh giá về điều

kiện tự nhiên vùng bờ.

b) Phân tích, đánh giá về điều tra, khảo sát, thăm dò tài nguyên vùng

bờ

Phân tích, đánh giá về thực trạng công tác điều tra, khảo sát, thăm dò

đối với các loại khoáng sản biển trên các vùng nước biển ven bờ thuộc vùng bờ.

Phân tích, đánh giá về thực trạng công tác điều tra, khảo sát, thăm dò

đối với các loại khoáng sản là dầu, khí đốt, chất đốt và năng lượng khác trên các

vùng đất ven biển và vùng nước biển ven bờ thuộc vùng bờ.

Tổng hợp và viết báo cáo tổng hợp kết quả phân tích, đánh giá về điều

tra, khảo sát, thăm dò tài nguyên vùng bờ.

c) Phân tích, đánh giá về thực trạng tài nguyên vùng bờ

Phân tích, đánh giá thực trạng về tính đa dạng sinh học và các tài

nguyên sinh vật ở vùng bờ.

Phân tích, đánh giá thực trạng của các hệ sinh thái, khu bảo tồn, vườn

quốc gia và các sinh cảnh biển khác ở vùng bờ

Phân tích, đánh giá thực trạng của các tài nguyên đất (bao gồm đất ven

biển, đất ngập nước, đất bãi bồi, đất bãi triều) ở vùng bờ.

Page 37: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

35

Phân tích, đánh giá thực trạng của các tài nguyên nước (bao gồm tài

nguyên nước mặt và nước dưới đất) ở vùng bờ.

Phân tích, đánh giá thực trạng của các tài nguyên khoáng sản ở vùng

bờ.

Phân tích, đánh giá về thực trạng tài nguyên rừng ở vùng bờ.

Phân tích, đánh giá thực trạng của các di tích, di sản và các giá trị văn

hóa - lịch sử ở vùng bờ.

Phân tích, đánh giá thực trạng của các tài nguyên vị thế, tiềm năng phát

triển ở vùng bờ.

Tổng hợp và viết báo cáo tổng hợp kết quả phân tích, đánh giá về hiện

trạng tài nguyên vùng bờ.

d) Phân tích, đánh giá về hiện trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử

dụng tài nguyên vùng bờ

Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng tài

nguyên vùng bờ của các ngành, các địa phương ven biển phục vụ phát triển cơ

sở hạ tầng và các công trình biển.

Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng tài

nguyên vùng bờ của các ngành, các địa phương ven biển phục vụ phát triển du

lịch và dịch vụ.

Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng tài

nguyên vùng bờ của các ngành, các địa phương ven biển phục vụ phát triển

công nghiệp

Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng tài

nguyên vùng bờ của các ngành, các địa phương ven biển phục vụ phát triển

nông, lâm và diêm nghiệp

Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng tài

nguyên vùng bờ của các ngành, các địa phương ven biển phục vụ phát triển

thủy hải sản

Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng tài

nguyên vùng bờ của các ngành, các địa phương ven biển phục vụ phát triển giao

thông vận tải, hàng hải, cảng và dịch vụ cảng

Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng tài

nguyên vùng bờ của các ngành, các địa phương ven biển phục vụ phát triển

năng lượng và khai thác các loại khoáng sản

Page 38: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

36

Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo nhu cầu bảo tồn, bảo vệ, phục

hồi các hệ sinh thái, sinh cảnh và đa dạng sinh học ở vùng bờ của các Bộ ngành

và địa phương ven biển

Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo nhu cầu sử dụng không gian

vùng bờ phục vụ các mục đích quốc phòng - an ninh và hoạt động khác

Tổng hợp, viết báo cáo tổng hợp về kết quả phân tích, đánh giá về hiện

trạng và nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ.

e) Xây dựng các bản đồ chuyên đề

Bản đồ chuyên đề về điều kiện tự nhiên

- Tỷ lệ bản đồ: 1/50.000 được xây dựng trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ

1/50.000.

- Phạm vi: Bao gồm vùng biển ven bờ có ranh giới ngoài cách bờ khoảng

6 hải lý và vùng đất ven biển là các xã, phường, thị trấn giáp biển thuộc 28 tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương có biển.

- Số lượng mảnh: 135 mảnh (Chi tiết sơ đồ phân mảnh tại Phụ lục 1.6).

- Các lớp bản đồ: Bao gồm 05 loại lớp:

+ Các lớp về địa hình, địa mạo, độ sâu đáy biển.

+ Các lớp về chế độ gió (hướng gió, vận tốc gió theo các mùa).

+ Các lớp về chế độ sóng (hướng sóng, độ cao sóng theo các mùa).

+ Các lớp về chế độ dòng chảy (tốc độ dòng chảy, hướng dòng chảy theo

các mùa).

+ Các lớp về chế độ thủy triều (mực nước triều theo các mùa).

Bản đồ chuyên đề về hiện trạng tài nguyên vùng bờ

- Tỷ lệ bản đồ: 1/50.000 được xây dựng trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ

1/50.000.

- Phạm vi: Bao gồm vùng biển ven bờ có ranh giới ngoài cách bờ khoảng

6 hải lý và vùng đất ven biển là các xã, phường, thị trấn giáp biển thuộc 28 tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương có biển.

- Số lượng mảnh: 135 mảnh (Chi tiết sơ đồ phân mảnh tại Phụ lục 1.6).

- Các lớp bản đồ: Bao gồm 08 loại lớp:

+ Các lớp về hệ sinh thái và đa dạng sinh học (rạn san hô, cỏ biển, đất

ngập nước, các bãi bồi, bãi triều).

+ Các lớp về bảo tồn (các khu bảo tồn, vườn quốc gia).

Page 39: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

37

+ Các lớp về tài nguyên khoáng sản (các mỏ/điểm mỏ kim loại, than, dầu

khí, đá...).

+ Các lớp về rừng (rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển).

+ Các lớp về tài nguyên đất (đất ven biển, đất bãi bồi, đất ngập nước...).

+ Các lớp về tài nguyên nước (hồ, đầm, mỏ nước khoáng, túi chứa nước

dưới đất...).

+ Các lớp về tài nguyên hải sản (ngư trường ven bờ, bãi cá, bãi để

trứng...).

+ Các lớp về di sản, giá trị văn hóa – lịch sử (vị trí, loại di sản).

Bản đồ chuyên đề về hiện trạng và nhu cầu khai thác, sử dụng tài

nguyên vùng bờ

- Tỷ lệ bản đồ: 1/50.000 được xây dựng trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ

1/50.000.

- Phạm vi: Bao gồm vùng biển ven bờ có ranh giới ngoài cách bờ khoảng

6 hải lý và vùng đất ven biển là các xã, phường, thị trấn giáp biển thuộc 28 tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương có biển.

- Số lượng mảnh: 135 mảnh (Chi tiết sơ đồ phân mảnh tại Phụ lục 1.6).

- Các lớp thông tin trên bản đồ:

+ Các lớp về dân số, lao động, giới tính, văn hóa, tôn giáo, dân tộc, cơ

cấu các ngành kinh tế, sinh kế và một số đặc điểm khác.

+ Các lớp về cơ sở hạ tầng; du lịch; công nghiệp; nông nghiệp; lâm

nghiệp; thủy sản; giao thông vận tải; cảng và dịch vụ cảng; năng lượng; bảo tồn,

bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái, sinh cảnh và đa dạng sinh học; quốc phòng -

an ninh; và một số hoạt động khác.

4.3. Đánh giá tác động của việc khai thác, sử dụng tài nguyên đến tài

nguyên và môi trường vùng bờ

Các tác động của việc khai thác, sử dụng tài nguyên đến tài nguyên và

môi trường vùng bờ được đánh giá trên cơ sở các kết quả phân tích, đánh giá về

hiện trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ của các

ngành và địa phương ven biển liên quan.

Kết quả đánh giá trong nội dung này phải dự báo được các tác động (bao

gồm cả các tác động tiêu cực và tích cực) có khả năng ảnh hưởng đến khả năng

tự phục hồi, bảo tồn, bảo vệ và sự phát triển bền vững của các hệ sinh thái, các

loài sinh vật đặc hữu và tính đa dạng sinh học ở vùng bờ; chất lượng môi trường

trên các vùng đất ven biển, biển ven bờ ở vùng bờ; sự phát triển bền vững của

các ngành kinh tế, xã hội ở vùng bờ; khả năng, quyền tiếp cận của người dân

Page 40: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

38

với biển; khả năng tiếp cận, xây dựng các phương án phòng, chống thiên tai,

ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Trong nội dung này, xu thế biến động của các loại tài nguyên do việc

khai thác, sử dụng tài nguyên của các ngành và địa phương ở vùng bờ cũng cần

phải được xem xét, đánh giá dự báo, bao gồm cả trong giai đoạn ngắn hạn

(khoảng 10 năm) và giai đoạn dài hạn (khoảng từ 30 đến 50 năm).

Dưới đây là chi tiết các nội dung phân tích, đánh giá:

a) Đánh giá tác động của việc khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ

đến phát triển kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh; môi trường, hệ sinh

thái và đa dạng sinh học; phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí

hậu, nước biển dâng

Phân tích, đánh giá dự báo các tác động của việc khai thác, sử dụng tài

nguyên, không gian vùng bờ phục vụ nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng và các

công trình biển đến tài nguyên, môi trường vùng bờ.

Phân tích, đánh giá dự báo các tác động của việc khai thác, sử dụng tài

nguyên, không gian vùng bờ phục vụ nhu cầu phát triển du lịch và dịch vụ đến

tài nguyên, môi trường vùng bờ.

Phân tích, đánh giá dự báo các tác động của việc khai thác, sử dụng tài

nguyên, không gian vùng bờ phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp đến tài

nguyên, môi trường vùng bờ.

Phân tích, đánh giá dự báo các tác động của việc khai thác, sử dụng tài

nguyên, không gian vùng bờ phục vụ nhu cầu phát triển nông, lâm và diêm

nghiệp đến tài nguyên, môi trường vùng bờ.

Phân tích, đánh giá dự báo các tác động của việc khai thác, sử dụng tài

nguyên, không gian vùng bờ phục vụ nhu cầu phát triển thủy hải sản đến tài

nguyên, môi trường vùng bờ.

Phân tích, đánh giá dự báo các tác động của việc khai thác, sử dụng tài

nguyên, không gian vùng bờ phục vụ nhu cầu phát triển giao thông vận tải,

hàng hải, cảng và dịch vụ cảng đến tài nguyên, môi trường vùng bờ.

Phân tích, đánh giá dự báo các tác động của việc khai thác, sử dụng tài

nguyên, không gian vùng bờ phục vụ nhu cầu phát triển năng lượng và khai

thác các loại khoáng sản đến tài nguyên, môi trường vùng bờ.

Phân tích, đánh giá dự báo các tác động việc khai thác, sử dụng tài

nguyên, không gian vùng bờ phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến

các mục đích quốc phòng - an ninh ở vùng bờ.

Page 41: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

39

Phân tích, đánh giá dự báo các tác động việc khai thác, sử dụng tài

nguyên, không gian vùng bờ phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến

công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng

Tổng hợp, viết báo cáo tổng hợp về kết quả đánh giá dự báo về các tác

động của việc khai thác, sử dụng tài nguyên đến tài nguyên và môi trường vùng

bờ.

b) Đánh giá xu thế biến động tài nguyên và môi trường vùng bờ

Phân tích, đánh giá dự báo xu thế biến động về tính đa dạng sinh học

và các tài nguyên sinh vật ở vùng bờ.

Phân tích, đánh giá dự báo xu thế biến động của các hệ sinh thái, khu

bảo tồn, vườn quốc gia và các sinh cảnh biển khác ở vùng bờ

Phân tích, đánh giá dự báo xu thế biến động của các tài nguyên đất

(bao gồm đất ven biển, đất ngập nước, đất bãi bồi, đất bãi triều) ở vùng bờ.

Phân tích, đánh giá dự báo xu thế biến động của các tài nguyên nước

(bao gồm tài nguyên nước mặt và nước dưới đất) ở vùng bờ.

Phân tích, đánh giá dự báo xu thế biến động của các tài nguyên khoáng

sản ở vùng bờ.

Phân tích, đánh giá về dự báo xu thế biến động tài nguyên rừng ở vùng

bờ.

Phân tích, đánh giá dự báo xu thế biến động của các di tích, di sản và

các giá trị văn hóa - lịch sử ở vùng bờ.

Phân tích, đánh giá dự báo xu thế biến động của các tài nguyên vị thế,

tiềm năng phát triển ở vùng bờ.

Phân tích, đánh giá dự báo các vấn đề tài nguyên và môi trường ở vùng

bờ.

Tổng hợp và viết báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá xu thế biến động

tài nguyên và môi trường vùng bờ.

c) Đánh giá tác động của việc khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ

đến các yêu cầu về quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường vùng bờ

Đánh giá tác động của việc khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ đến

việc triển khai, áp dụng chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi

trường vùng bờ tại các địa phương ven biển

Đánh giá tác động của việc khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ đến

việc xây dựng, ban hành các chính sách, văn bản pháp luật có liên quan đến

quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường vùng bờ ở cấp trung ương và địa

phương.

Page 42: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

40

Tổng hợp và viết báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá tác động của việc

khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ đến các yêu cầu về quản lý tổng hợp tài

nguyên và môi trường vùng bờ.

4.4. Phân tích, đánh giá tính dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí

hậu và nước biển dâng đến vùng bờ

Tác động do biến đổi khí hậu và nước biển dâng (BĐKH) đến vùng ven

biển và các hải đảo là một trong những vấn đề quan trọng cần được xem xét,

phân tích và đánh giá trong nhiệm vụ này. Kết quả đánh giá dự báo trong nội

dung này sẽ là cơ sở khoa học để đề xuất các phương án phân vùng sử dụng phù

hợp; những giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm giảm thiểu, ngăn ngừa, hạn chế

đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực do BĐKH gây ra đối với các hoạt động

sản, sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển và trên các hải đảo ở nước ta.

Trong khuôn khổ nhiệm vụ này, việc đánh giá dự báo các tác động do

BĐKH đến vùng ven biển nước ta không xem xét đến tất cả các yếu tố BĐKH

và các đối tượng ở vùng chịu ảnh hưởng của BĐKH, mà chỉ tập trung đánh giá

tác động của 03 yếu tố, gồm: ngập lụt; xâm nhập mặn; và bồi lắng, xói lở. Đây

là ba trong số các yếu tố gây ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến các hoạt động sản

xuất, đời sống và sinh kế của người dân ở vùng ven biển nước ta.

Việc phân tích, đánh giá tính dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi

khí hậu và nước biển dâng đến vùng bờ trong nhiệm vụ này chủ yếu được thực

hiện dựa trên các kết quả tính toán mô phỏng dự báo về mức độ ngập lụt theo

phiên bản cập nhật năm 2016 do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm

2016, cũng như các nghiên cứu, đánh giá dự báo về sự xâm nhập mặn và xói lở

ở các vùng cửa sông, ven biển do các bộ ngành và đơn vị nghiên cứu thực hiện.

Nhiệm vụ không khảo sát, đo đạc ngoài thực địa; tính toán, đánh giá mô phỏng

bằng phương pháp mô hình hóa dự báo các tác động của biến đổi khí hậu và

nước biển dâng theo các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Kết quả

đánh giá dự báo trong nội dung này sẽ phải chỉ ra được tác động của ngập lụt,

xâm nhập mặn và xói lở do BĐKH đến mỗi loại hình kinh tế, an sinh xã hội và

mức độ thiệt hại về kinh tế, an sinh xã hội do các tác động này gây ra ở vùng

bờ.

a) Đánh giá dự báo tác động của sự gia tăng xâm nhập mặn vào các

vùng cửa sông, hệ thống sông

Đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng, tác động của sự gia tăng xâm

nhập mặn đến các hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học trong các vùng cửa

sông.

Page 43: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

41

Đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng, tác động của sự gia tăng xâm

nhập mặn đến các hoạt động ở vùng bờ (bao gồm nông nghiệp, nuôi trồng thủy

hải sản, các nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp).

b) Đánh giá dự báo tác động của ngập lụt và xói lở bờ biển đến tài

nguyên và các hoạt động ở vùng bờ

Đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng, tác động của ngập lụt và xói lở

bờ biển đến các hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học ở vùng bờ.

Đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng, tác động của ngập lụt và xói lở

bờ biển đến sinh kế của cộng đồng dân cư ở vùng bờ.

Đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng, tác động của ngập lụt và xói lở

bờ biển đến các cơ sở hạ tầng và công trình biển ở vùng bờ.

Đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng, tác động của ngập lụt và xói lở

bờ biển đến các hoạt động ở vùng bờ (bao gồm nông nghiệp, diêm nghiệp, nuôi

trồng thủy hải sản, du lịch - dịch vụ, công nghiệp, cảng biển và các dịch vụ

cảng, khai thác khoáng sản).

c) Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả phân tích, đánh giá tính dễ bị

tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến vùng

bờ

Báo cáo kết quả đánh giá dự báo tác động của sự gia tăng xâm nhập

mặn vào các vùng cửa sông, hệ thống sông.

Báo cáo kết quả đánh giá dự báo tác động của ngập lụt và xói lở bờ

biển đến tài nguyên và các hoạt động ở vùng bờ.

4.5. Phân tích, đánh giá chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội

liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ, bảo vệ môi

trường quốc gia và các quy hoạch có liên quan; dự báo tiến bộ khoa học,

công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội tác động tới việc bảo vệ, khai

thác, sử dụng tài nguyên trong thời kỳ quy hoạch

Để cung cấp cơ sở khoa học phục vụ việc lập Quy hoạch tổng thể khai

thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, các chủ trương, định hướng phát

triển kinh tế - xã hội liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ,

bảo vệ môi trường quốc gia và các quy hoạch có liên quan; dự báo tiến bộ khoa

học, công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội tác động tới việc bảo vệ, khai thác,

sử dụng tài nguyên trong thời kỳ quy hoạch cũng cần được rà soát, phân tích,

đánh giá một cách tổng thể, kỹ lưỡng, để chỉ ra những thách thức, bất cập và tồn

tại, từ đó đề xuất điều chỉnh, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện nhằm quản lý, giám

sát hiệu quả các tài nguyên, môi trường biển và vùng bờ. Sự chồng chéo về

chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giữa các bộ, ngành và địa phương, cũng như

Page 44: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

42

các lỗ hổng trong hệ thống chính, sách pháp luật có liên quan cũng sẽ được

phân tích, đánh giá và chỉ ra trong nội dung này.

Bên cạnh những phân tích, đánh giá nêu trên, các đặc điểm về kinh tế - xã

hội ở vùng bờ như: dân số, lao động, giới tính, văn hóa, tôn giáo, dân tộc, cơ

cấu các ngành kinh tế, sinh kế và một số đặc điểm khác ở vùng bờ cũng cần

được đánh giá để cho người đọc thấy rõ được sự khác biệt giữa các vùng khác

nhau ở vùng bờ về các đặc điểm nêu trên; cơ cấu, tỷ trọng giữa các ngành kinh

tế và thực trạng sinh kế của người dân ven biển ở mỗi vùng khác nhau thuộc

vùng bờ.

Dưới đây là các nội chi tiết cần được phân tích, đánh giá để xác định các

vấn đề có liên quan phục vụ lập quy hoạch:

4.5.1. Phân tích, đánh giá chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội

liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ, bảo vệ môi

trường quốc gia và các quy hoạch có liên quan

a) Phân tích, đánh đặc chủ trương, định hướng phát triển kinh tế -

xã hội, quốc phòng - an ninh và bảo vệ tài nguyên, môi trường ở vùng bờ

Phân tích, đánh giá các đặc điểm về dân số, lao động, giới tính, văn

hóa, tôn giáo, dân tộc và sinh kế ở vùng bờ.

Phân tích, đánh giá cơ cấu các ngành kinh tế và một số đặc điểm khác

ở vùng bờ.

Phân tích, đánh giá về các chủ trương, định hướng liên quan đến việc

khai thác, sử dụng tài nguyên, không gian vùng bờ phục vụ các nhu cầu phát

triển kinh tế - xã hội ở vùng bờ.

Phân tích, đánh giá về các chủ trương, định hướng liên quan đến việc

khai thác, sử dụng tài nguyên, không gian vùng bờ phục vụ các nhu cầu quốc

phòng - an ninh ở vùng bờ.

Phân tích, đánh giá về các chủ trương, định hướng cho việc bảo tồn,

bảo vệ các tài nguyên và môi trường ở vùng bờ.

Tổng hợp, viết báo cáo tổng hợp về kết quả phân tích, đánh giá đặc

điểm kinh tế - xã hội vùng bờ và chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã

hội, quốc phòng - an ninh và bảo vệ tài nguyên, môi trường ở vùng bờ.

b) Phân tích, đánh giá về thể chế, chính sách hiện hành liên quan đến

việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ

Phân tích, đánh giá về chính sách, pháp luật hiện hành có liên quan đến

việc khai thác sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường ở vùng bờ do

cấp trung ương ban hành.

Page 45: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

43

Phân tích, đánh giá về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý hiện hành có

liên quan đến việc khai thác sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường

ở vùng bờ bao gồm cả cấp trung ương và địa phương.

Rà soát, đánh giá về các cam kết, công ước, điều ước quốc tế mà Việt

Nam tham gia có liên quan đến biển.

Rà soát, đánh giá về các cam kết, công ước, điều ước quốc tế mà Việt

Nam tham gia có liên quan đến biển.

Tổng hợp, viết báo cáo tổng hợp về kết quả phân tích, đánh giá về thể

chế, chính sách hiện hành liên quan đến quản lý tài nguyên và bảo vệ môi

trường vùng bờ.

c) Phân tích, đánh giá về thực trạng công tác quy hoạch liên quan

đến việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ

Phân tích, đánh giá thực trạng các quy hoạch về phát triển cơ sở hạ

tầng và các công trình biển ở vùng bờ bao gồm cả ở cấp trung ương và địa

phương.

Phân tích, đánh giá thực trạng các quy hoạch về phát triển du lịch và

dịch vụ ở vùng bờ bao gồm cả ở cấp trung ương và địa phương.

Phân tích, đánh giá thực trạng các quy hoạch về phát triển công nghiệp

ở vùng bờ bao gồm cả ở cấp trung ương và địa phương

Phân tích, đánh giá thực trạng các quy hoạch về phát triển nông, lâm và

diêm nghiệp ở vùng bờ bao gồm cả ở cấp trung ương và địa phương.

Phân tích, đánh giá thực trạng các quy hoạch về phát triển thủy hải sản

ở vùng bờ bao gồm cả ở cấp trung ương và địa phương.

Phân tích, đánh giá thực trạng các quy hoạch về phát triển giao thông

vận tải, hàng hải, cảng và dịch vụ cảng ở vùng bờ bao gồm cả ở cấp trung ương

và địa phương.

Phân tích, đánh giá thực trạng các quy hoạch về phát triển năng lượng

và khai thác các loại khoáng sản ở vùng bờ bao gồm cả ở cấp trung ương và địa

phương.

Phân tích, đánh giá thực trạng các quy hoạch về bảo tồn, bảo vệ, phục

hồi các hệ sinh thái, sinh cảnh và đa dạng sinh học ở vùng bờ bao gồm cả ở cấp

trung ương và địa phương

Tổng hợp, viết báo cáo tổng hợp về kết quả phân tích, đánh giá về thực

trạng công tác quy hoạch liên quan đến việc quản lý, khai thác, sử dụng tài

nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ

Page 46: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

44

4.5.2. Đánh giá dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế - xã

hội tác động tới việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên trong thời kỳ

quy hoạch

Phân tích, đánh giá dự báo sự phát triển của khoa học công nghệ và

kinh tế - xã hội đến khả năng bền vững của các hệ sinh thái, tính đa dạng sinh

học ở vùng bờ

Phân tích, đánh giá dự báo sự phát triển của khoa học công nghệ trong

việc hỗ trợ quản lý, bảo vệ các hệ sinh thái, tài nguyên sinh vật và tính đa dạng

sinh học ở vùng bờ

Phân tích, đánh giá dự báo sự phát triển của khoa học công nghệ đến

khả năng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ

Tổng hợp, viết báo cáo tổng hợp kết quả dự báo tiến bộ khoa học, công

nghệ và phát triển kinh tế - xã hội tác động tới việc bảo vệ, khai thác, sử dụng

tài nguyên trong thời kỳ quy hoạch

4.6. Phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ

Trong quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng

bờ, phân vùng được xem là công cụ kỹ thuật, bước quan trọng nhất trong quá

trình lập quy hoạch, nhằm hướng tới khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên,

bảo đảm sự hài hòa lợi ích giữa các ngành, địa phương và các bên liên quan

trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên, không gian vùng bờ phục vụ các mục

đích phát triển.

Thực hiện nội dung này, trước tiên nhiệm vụ sẽ phân vùng chức năng;

phân vùng hoàn toàn theo các chức năng tự nhiên của vùng bờ trên cơ sở phân

tích, đánh giá về các đặc điểm tự nhiên, tiềm vị thế, các chức năng sử dụng của

các hệ sinh thái và nguồn lợi ở vùng bờ. Kết quả phân vùng chức năng phải đảm

bảo sự đồng nhất về điều kiện tự nhiên, tính tương hỗ, không phá vỡ mối liên

kết giữa các hệ sinh thái với nhau và với các nguồn lợi ở vùng bờ.

Phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ được thực hiện trên cơ

sở kết quả phân vùng chức năng, có xem xét đến hiện trạng và nhu cầu khai

thác, sử dụng tài nguyên, không gian vùng bờ của các ngành, địa phương và các

bên liên quan; yêu cầu bảo tồn, bảo vệ các hệ sinh thái, nguồn lợi và môi trường

vùng bờ; bối cảnh kinh tế, chính trị và xã hội ở trong nước và quốc tế có ảnh

hưởng đến các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, không gian vùng bờ

của Việt Nam. Khi thực hiện phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ

phải bảo đảm các nguyên tắc, yêu cầu dưới đây:

- Bảo vệ các hệ sinh thái đặc trưng và quan trọng ở vùng bờ; các nơi sinh

cư của các loài đặc hữu và quá trình diễn biến sinh thái trên các vùng đất ven

biển, vùng biển ven bờ và hải đảo ở vùng bờ.

Page 47: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

45

- Bảo vệ chất lượng và các giá trị tự nhiên, giá trị văn hóa - lịch sử trên

các vùng đất ven biển, vùng biển ven bờ và hải đảo ở vùng bờ những vẫn đảm

bao được các nhu cầu phát triển trong giới hạn cho phép.

- Giúp giải quyết, giảm thiểu các mâu thuẫn về lợi ích giữa các ngành

trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên, không gian vùng bờ; những tác động

tiêu cực có thể nảy sinh trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên, không

gian vùng bờ của các ngành, địa phương và các bên liên quan.

Ở vùng bờ, sự phát triển đồng thời nhiều ngành kinh tế biển với nhu cầu

bảo vệ, bảo tồn các giá trị tự nhiên, văn hóa, dẫn đến những bất cập trong sử

dụng tài nguyên, không gian ở vùng bờ. Bằng phương pháp chồng chập các lớp

bản đồ liên quan đến hiện trạng sử dụng không gian vùng bờ của các ngành

kinh tế, nhu cầu quốc phòng - an ninh và bảo tồn các giá trị tự nhiên, sinh thái

biển, có thể thấy nhiều vùng chồng lấn về quyền sử dụng và quản lý khai thác,

sử dụng không gian và tài nguyên ở vùng bờ. Đồng thời cho thấy sự hiện hữu

hoặc tiềm ẩn các mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên, không gian vùng bờ.

Dưới đây là các nội dung cụ thể thực hiện phân vùng khai thác, sử dụng

tài nguyên vùng bờ:

a) Phân vùng chức năng vùng bờ

Xây dựng các tiêu chí và nguyên tắc phân vùng chức năng vùng bờ.

Phân vùng chức năng vùng bờ

- Vùng có các hệ sinh thái quan trọng, có tính đa dạng sinh học cao cần

được bảo vệ, bảo tồn.

- Vùng giàu tiềm năng, lợi thế cho khai thác phát triển du lịch.

- Vùng giàu tiềm năng, lợi thế cho khai thác phát triển giao thông vận

tải, cảng và dịch vụ cảng

- Vùng giàu tiềm năng, lợi thế cho khai thác dầu khí và năng lượng

khác.

- Vùng giàu tiềm năng, lợi thế cho khai thác phát triển thủy hải sản.

- Vùng giàu tiềm năng, lợi thế cho khai thác phát triển công nghiệp.

- Vùng giàu tiềm năng, lợi thế cho khai thác phát triển các hoạt động

khác.

Xây dựng bản đồ phân vùng chức năng vùng bờ

- Tỷ lệ bản đồ: 1/50.000 được xây dựng trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ

1/50.000.

Page 48: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

46

- Phạm vi: Bao gồm vùng biển ven bờ có ranh giới ngoài cách bờ khoảng

6 hải lý và vùng đất ven biển là các xã, phường, thị trấn giáp biển thuộc 28 tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương có biển.

- Số lượng mảnh: 135 mảnh (Chi tiết sơ đồ phân mảnh tại Phụ lục 1.6).

Viết báo cáo tổng hợp về kết quả phân vùng chức năng vùng bờ

b) Xác định các chồng lấn, mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài

nguyên vùng bờ

Xác định các chồng lấn về không gian bằng phương pháp chồng chập

bản đồ.

- Chồng chập các lớp bản đồ về hiện trạng tài nguyên vùng bờ với các lớp

bản đồ về hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên, không gian vùng bờ để xác

định sự chồng lấn về không gian sử dụng giữa các hoạt động bảo tồn, bảo vệ tài

nguyên và các hệ sinh thái với các hoạt động sử dụng không gian và tài nguyên

vùng bờ (chẳng hạn như giữa bảo tồn rạn san hô, rừng ngập mặn với khai thác

hải sản hay giữa bảo tồn rạn san hô với phát triển du lịch…).

- Chồng chập các lớp bản đồ về hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên,

không gian vùng bờ để xác định sự chồng lấn về không gian sử dụng giữa các

hoạt động phát triển kinh tế - xã hội với nhau (chẳng hạn giữa quốc phòng - an

ninh với khai thác hải sản hay giữa phát triển du lịch với cảng biển…).

Xác định mâu thuẫn sử dụng trong một vùng cụ thể ở vùng bờ bằng

phương pháp lập bảng ma trận.

- Tính tương thích và mâu thuẫn giữa các hoạt động khai thác sử dụng

với nhau trong một vùng.

+ Xác định và hệ thống hoá các hoạt động trong mỗi vùng;

+ Lập ma trận đánh giá, xác định tính tương thích và mâu thuẫn giữa các

hoạt động trong mỗi vùng;

+ Liệt kê danh mục các hoạt động tương thích, các hoạt động không

tương thích cần hạn chế phát triển và các hoạt động không tương thích đề xuất

loại bỏ khỏi vùng.

- Tính tương thích và mâu thuẫn giữa các hoạt động khai thác, sử dụng

với hoạt động bảo tồn, bảo vệ các hệ sinh thái và tài nguyên trong mỗi vùng:

+ Xác định và hệ thống hoá các hoạt động trong mỗi vùng;

+ Lập ma trận đánh giá, xác định tính tương thích và mâu thuẫn giữa các

hoạt động khai thác, sử dụng với yêu cầu bảo tồn, bảo vệ các hệ sinh thái và tải

nguyên trong mỗi vùng;

Page 49: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

47

+ Liệt kê danh mục các hoạt động tương thích, các hoạt động không

tương thích cần hạn chế phát triển và các hoạt động không tương thích đề xuất

loại bỏ khỏi vùng.

Xác định giá trị của các tài nguyên và hệ sinh thái ở vùng bờ bằng

phương pháp chia lưới và cho điểm.

c) Xác định quan điểm, mục tiêu, định hướng và xây dựng các

phương án tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi

trường vùng bờ

Xác định quan điểm, mục tiêu, định hướng của quy hoạch.

- Xác định quan điểm, mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của quy

hoạch.

- Xác định định hướng của quy hoạch.

Xây dựng các phương án tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ.

- Xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chính trong kỳ quy

hoạch liên quan đến tài nguyên, môi trường vùng bờ.

- Xác định nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên, môi trường vùng bờ

cho các ngành, lĩnh vực trong kỳ quy hoạch.

- Tổng hợp nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên, chỉ tiêu, yêu cầu bảo

vệ môi trường vùng bờ, cân đối, xác định các chỉ tiêu khai thác, sử dụng tài

nguyên vùng bờ để phân bổ phù hợp cho các ngành, lĩnh vực.

Đánh giá tác động của phương án tổng thể khai thác, sử dụng tài

nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ đến kinh tế - xã hội và môi trường.

- Đánh giá tác động của phương án tổng thể khai thác, sử dụng tài

nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ đến sự phát triển của các ngành kinh tế

vùng bờ.

- Đánh giá tác động của phương án tổng thể khai thác, sử dụng tài

nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại các địa

phương ven biển.

- Đánh giá tác động của phương án tổng thể khai thác, sử dụng tài

nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ đến việc bảo vệ, bảo tồn các tài nguyên

thiên nhiên, hệ sinh thái, các giá trị, di sản văn hóa, lịch sử vùng bờ, yêu cầu

quốc phòng - an ninh.

- Đánh giá tác động của phương án tổng thể khai thác, sử dụng tài

nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ đến khả năng khai thác hợp lý tài nguyên

và bảo vệ môi trường biển.

Page 50: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

48

d) Xây dựng các tiêu chí và nguyên tắc phân vùng khai thác, sử dụng

tài nguyên vùng bờ

Tiêu chí và nguyên tắc phân vùng cho các mục đích quốc phòng - an

ninh (vùng cần bảo vệ đặc biệt nghiêm ngặt; vùng quốc phòng có điều kiện cho

phát triển kinh tế; vùng phát triển kinh tế kết hợp với an ninh - quốc phòng…).

Tiêu chí và nguyên tắc phân vùng bảo tồn môi trường và các hệ sinh

thái biển (vùng bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt; vùng đệm; vùng khai thác có điều

kiện…).

Tiêu chí và nguyên tắc phân vùng hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí

và các nguồn năng lượng tự nhiên khác.

Tiêu chí và nguyên tắc phân vùng hoạt động khai thác, đánh bắt thủy,

hải sản.

Tiêu chí và nguyên tắc phân vùng phát triển các hoạt động nuôi trồng

thủy, hải sản.

Tiêu chí và nguyên tắc phân vùng phát triển cảng biển, dịch vụ cảng

biển và các hoạt động hàng hải.

Tiêu chí và nguyên tắc phân vùng phát triển các công trình giao thông,

công trình biển.

Tiêu chí và nguyên tắc phân vùng phát triển các hoạt động sản xuất

nông nghiệp, công nghiệp và diêm nghiệp.

Tiêu chí và nguyên tắc phân vùng phát triển các khu du lịch và dịch vụ

du lịch.

Tiêu chí và nguyên tắc phân vùng phát triển các khu đô thị, khu dân cư

và cơ sở hạ tầng đô thị.

Tiêu chí và nguyên tắc phân vùng phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống

các công trình ngầm dưới biển.

Tiêu chí và nguyên tắc phân vùng cho một số mục đích khác (vùng có

khả năng cho phép nhận chìm; vùng nghiên cứu khoa học…).

e) Phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ

Phân vùng không gian vùng bờ cho các mục đích sử dụng.

- Vùng cho các mục đích quốc phòng - an ninh (vùng cần bảo vệ đặc biệt

nghiêm ngặt; vùng quốc phòng có điều kiện cho phát triển kinh tế; vùng phát

triển kinh tế kết hợp với an ninh - quốc phòng…).

- Vùng bảo tồn, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái biển (vùng bảo tồn,

bảo vệ nghiêm ngặt; vùng đệm; vùng khai thác có điều kiện…).

Page 51: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

49

- Vùng ưu tiên sử dụng cho các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí và

các nguồn năng lượng tự nhiên khác.

- Vùng ưu tiên sử dụng cho các hoạt động khai thác, đánh bắt thủy, hải

sản.

- Vùng ưu tiên sử dụng cho phát triển các hoạt động nuôi trồng thủy, hải

sản.

- Vùng ưu tiên sử dụng cho phát triển cảng biển, dịch vụ cảng biển và các

hoạt động hàng hải.

- Vùng ưu tiên sử dụng cho phát triển các công trình giao thông, công

trình biển.

- Vùng ưu tiên sử dụng cho phát triển các hoạt động sản xuất nông

nghiệp, công nghiệp và diêm nghiệp.

- Vùng ưu tiên sử dụng cho phát triển các khu du lịch và dịch vụ du lịch.

- Vùng ưu tiên sử dụng cho phát triển các khu đô thị, khu dân cư và cơ sở

hạ tầng đô thị.

- Vùng ưu tiên sử dụng cho phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống các công

trình ngầm dưới biển.

- Vùng ưu tiên sử dụng cho một số mục đích khác (vùng có khả năng cho

phép nhận chìm; vùng nghiên cứu khoa học…).

Xây dựng bản đồ phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ

- Tỷ lệ bản đồ: 1/50.000 được xây dựng trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ

1/50.000.

- Phạm vi: Bao gồm vùng biển ven bờ có ranh giới ngoài cách bờ khoảng

6 hải lý và vùng đất ven biển là các xã, phường, thị trấn giáp biển thuộc 28 tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương có biển.

- Số lượng mảnh: 135 mảnh (Chi tiết sơ đồ phân mảnh tại Phụ lục 1.6).

Xây dựng các quy định sử dụng đối với mỗi loại/tiểu vùng

- Các quy định sử dụng đối với vùng quốc phòng - an ninh (vùng cần bảo

vệ đặc biệt nghiêm ngặt; vùng quốc phòng có điều kiện cho phát triển kinh tế;

vùng phát triển kinh tế kết hợp với an ninh - quốc phòng…).

- Các quy định sử dụng đối với vùng bảo tồn, bảo vệ môi trường và các

hệ sinh thái biển (vùng bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt; vùng đệm; vùng khai thác

có điều kiện…).

- Các quy định sử dụng đối với vùng ưu tiên sử dụng cho các hoạt động

thăm dò, khai thác dầu khí và các nguồn năng lượng tự nhiên khác.

Page 52: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

50

- Các quy định sử dụng đối với vùng ưu tiên sử dụng cho các hoạt động

khai thác, đánh bắt thủy, hải sản.

- Các quy định sử dụng đối với vùng ưu tiên sử dụng cho phát triển các

hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản.

- Các quy định sử dụng đối với vùng ưu tiên sử dụng cho phát triển cảng

biển, dịch vụ cảng biển và các hoạt động hàng hải.

- Các quy định sử dụng đối với vùng ưu tiên sử dụng cho phát triển các

công trình giao thông, công trình biển.

- Các quy định sử dụng đối với vùng ưu tiên sử dụng cho phát triển các

hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và diêm nghiệp.

- Các quy định sử dụng đối với vùng ưu tiên sử dụng cho phát triển các

khu du lịch và dịch vụ du lịch.

- Các quy định sử dụng đối với vùng ưu tiên sử dụng cho phát triển các

khu đô thị, khu dân cư và cơ sở hạ tầng đô thị.

- Các quy định sử dụng đối với vùng ưu tiên sử dụng cho phát triển cơ sở

hạ tầng và hệ thống các công trình ngầm dưới biển.

- Các quy định sử dụng đối với vùng ưu tiên sử dụng cho một số mục

đích khác (vùng có khả năng cho phép nhận chìm; vùng nghiên cứu khoa

học…).

Viết báo cáo tổng hợp về kết quả phân vùng khai thác, sử dụng tài

nguyên vùng bờ.

4.7. Đề xuất các giải pháp, tổ chức thực hiện quy hoạch

Các giải pháp thực hiện Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững

tài nguyên vùng bờ là những giải pháp cụ thể, không mang tính “khẩu hiệu”, sát

với thực tiễn, khả năng, bối cảnh của nền kinh tế và có tính khả thi cao cho cả

giai đoạn ngắn hạn với thời gian khoảng 05 năm và lâu dài đến 50 năm.

Các giải pháp đề xuất để thực hiện quy hoạch này phải phù hợp, bảo đảm

sự kết nối, tính liên tục và được triển khai thực hiện một cách đồng bộ để triển

khai thực hiện hiệu quả quy hoạch và áp dụng quy hoạch vào đời sống thực tiễn.

a) Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch

- Các giải pháp quản lý.

- Các giải pháp kỹ thuật.

- Các giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức.

- Các giải pháp nguồn nhân lực.

- Các giải pháp tài chính.

Page 53: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

51

- Các giải pháp hợp tác quốc tế.

b) Tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền

vững tài nguyên vùng bờ

- Trách nhiệm, quyền hạn và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản

lý nhà nước ở cấp trung ương và tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

có biển.

- Trách nhiệm, quyền hạn và sự tham gia của các tổ chức xã hội, đoàn

thể, tổ chức kinh tế và cá nhân liên quan.

c) Danh mục dự án quan trọng quốc gia và thứ tự ưu tiên thực hiện

Từ các giải pháp nêu trên, nhiệm vụ sẽ đề xuất các chương trình, dự án,

nhiệm vụ tương ứng, cụ thể hóa được các giải pháp đề xuất. Bảng danh mục các

chương trình, dự án, nhiệm vụ đề xuất cần thể hiện rõ và đầy đủ các thông tin

gồm: tên dự án; mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của dự án; phạm vi thực hiện

dự án; các nội dung/hoạt động chính của dự án; sản phẩm của dự án cần đạt; sự

đóng góp của dự án đối với việc hoàn thành mục tiêu quy hoạch; kinh phí dự

kiến và thời gian thực hiện dự án; cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp thực hiện

dự án.

Các chương trình, dự án, nhiệm vụ đề xuất được sắp xếp theo thứ tự ưu

tiên, phù hơp với khẳ năng tài chính, năng lực thực hiện, tính cấp thiết của dự

án…

Dưới đây là các nội dung thực hiện:

- Xây dựng các tiêu chí xác định để xác định mức độ quan trọng và thứ tự

ưu tiên đối với mỗi dự án.

- Xây dựng và đề xuất danh mục các dự án quan trọng quốc gia và sắp

xếp theo thứ tự ưu tiên.

4.8. Xây dựng báo cáo Thuyết minh quy hoạch và Kế hoạch thực hiện quy

hoạch

Dự thảo Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng

bờ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt phải thể hiện rõ các nội dung:

Quan điểm, mục tiêu, phạm vi, phương pháp và cơ sở lập quy hoạch; phân vùng

khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; tổ chức thực hiện quy hoạch;

các giải thực hiện và tiêu chí/chỉ tiêu cần đạt.

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ được xây dựng cho một kỳ quy hoạch là 05 năm, trong đó nêu

rõ mục tiêu, phạm vi của kế hoạch thực hiện; trách nhiệm, quyền hạn của các

bên liên quan trong việc thực hiện quy hoạch; các chương trình, dự án, nhiệm

vụ thực hiện quy hoạch trong kỳ kế hoạch.

Page 54: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

52

Dưới đây là dự thảo báo cáo cần xây dựng:

Báo cáo chi tiết Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long (05 năm).

4.9. Đánh giá môi trường chiến lược của Quy hoạch tổng thể khai thác, sử

dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) nhằm phân tích, đánh giá và dự

báo các tác động tiềm tàng của Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững

tài nguyên vùng bờ trước khi phê duyệt hướng tới đảm bảo sự phát triển bền

vững, lồng ghép các vấn đề môi trường vào quá trình lập quy hoạch, kế hoạch

và cung cấp cơ sở khoa học để đưa ra các quyết định được minh bạch hơn.

ĐMC là yêu cầu bắt buộc, cần thiết đối với việc lập quy hoạch, kế hoạch, giúp

các nhà ra quyết định nhận định, hiểu rõ hơn đến các tác động tích luỹ và lâu

dài của quy hoạch. ĐMC mang lại nhiều lợi ích trong quá trình lập và triển khai

thực hiện quy hoạch bởi một số lý do dưới đây:

- Tiết kiệm chi phí liên quan đến việc giải quyết các vấn đề về môi trường

ngay khi nó còn nằm trong quy hoạch, kế hoạch.

- Tiết kiệm thời gian, giảm thiểu các rủi ro xảy ra do xung đột giữa các

bên liên quan về môi trường, sự chậm trễ trong việc thực hiện quy hoạch, kế

hoạch.

- Nâng cao độ tin cậy của công chúng đối với quá trình xây dựng quy

hoạch, kế hoạch và quá trình ra quyết định.

- Nâng cao chất lượng ra quyết định của quy hoạch, kế hoạch.

Trong nhiệm vụ này, quá trình thực hiện ĐMC sẽ kế thừa các thông tin,

dữ liệu đã thu thập được trong quá trình lập quy hoạch. Báo cáo ĐMC được xây

dựng dưới hình thức báo cáo riêng (Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày

29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến

lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường và Thông tư

liên tịch số 50/2012/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2012 của liên Bộ Tài chính

và Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn cơ chế tài chính và mức kinh phí

lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược).

Theo Thông tư liên tịch số 50/2012/TTLT-BTC-BTNMT trên, chi phí lập

báo cáo ĐMC được tính theo công thức dưới đây:

GĐMC = GĐMC chuẩn x H1 x H2 x H3.

Page 55: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

53

Trong đó:

- GĐMC là mức chi phí cho lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

chi tiết dưới hình thức báo cáo riêng của quy hoạch (đơn vị triệu đồng);

- GĐMC chuẩn = 250 triệu đồng (Mức chi phí cho lập báo cáo đánh giá

môi trường chiến lược của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa

bàn chuẩn quy mô 1.000 km2);

- H1: 1.000.000 km2 (Hệ số về quy mô diện tích tự nhiên của vùng bờ, là

vùng lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược);

- H2: 1,2 (Hệ số đánh giá mức độ tác động đến môi trường của ngành,

lĩnh vực);

- H3: 1,0 (Hệ số khu vực đặc biệt).

Báo cáo ĐMC có 06 Chương bao gồm các nội dung chính dưới đây:

Phần mở đầu:

- Sự cần thiết, cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng quy hoạch.

- Căn cứ pháp luật và kỹ thuật để thực hiện ĐMC.

- Phương pháp thực hiện ĐMC.

- Tài liệu, dữ liệu cho thực hiện ĐMC.

- Tổ chức thực hiện ĐMC.

Chương 1: Tóm tắt nội dung quy hoạch

- Tên của quy hoạch.

- Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng quy hoạch.

- Mối quan hệ của quy hoạch được đề xuất với các quy hoạch khác có

liên quan.

- Mô tả tóm tắt nội dung của quy hoạch.

Chương 2: Phạm vi đánh giá môi trường chiến lược và điều kiện môi

trường tự nhiên và kinh tế - xã hội

- Phạm vi không gian và thời gian của ĐMC.

- Điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội.

Chương 3: Đánh giá tác động của quy hoạch đến môi trường

- Các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường được lựa chọn.

- Đánh giá sự phù hợp của quy hoạch với quan điểm, mục tiêu về bảo vệ

môi trường.

Page 56: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

54

- Đánh giá, so sánh các phương án phát triển đề xuất.

- Những vấn đề môi trường chính.

- Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp

không thực hiện quy hoạch (Phương án 0).

- Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường

hợp thực hiện quy hoạch.

- Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy và các vấn đề còn chưa chắc

chắn của các dự báo.

Chương 4: Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường

chiến lược

- Thực hiện tham vấn.

- Kết quả tham vấn.

Chương 5: Giải pháp duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm

thiểu xu hướng tiêu cực của các vần đề môi trường chính trong quá trình

thực hiện quy hoạch

- Các nội dung của quy hoạch đã được điều chỉnh trên cơ sở kết quả của

đánh giá môi trường chiến lược.

- Các giải pháp duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu

hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính trong quá trình thực hiện quy

hoạch.

- Các giải pháp giảm nhẹ, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Các giải pháp khác (nếu có).

Chương 6: Chương trình quản lý, giám sát môi trường

- Quản lý môi trường.

- Giám sát môi trường.

Phần kết luận, kiến nghị và cam kết

- Về mức độ ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường của quy hoạch.

- Về hiệu quả của ĐMC.

- Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện quy

hoạch và kiến nghị hướng xử lý.

4.10. Tổ chức tham vấn lấy ý kiến về quy hoạch

Trong nhiệm vụ này, tổ chức tham vấn lấy ý kiến về quy hoạch được thực

hiện theo 02 hình thức: lấy ý kiến bằng văn bản và tổ chực hội thảo. Đối tượng

tham vấn, lấy ý kiến là các chuyên gia và nhà quản lý có kinh nghiệm, chuyên

Page 57: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

55

môn sâu đã nghỉ hưu hoặc đang công tác tại các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương có biển, các trường đại học, viện nghiên cứu và

các tổ chức phi chính phủ khác.

Tổ chức tham vấn, lấy ý kiến là một trong các phương pháp quan trọng

giúp hoàn thiện dự thảo Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ; cách tiếp cận để tạo sự dồng thuận cao từ các Bộ, cơ quan

ngang bộ và địa phương có biển đối với dự thảo quy hoạch trước khi trình cấp

có thẩm quyền xem xét, thẩm định và phê duyệt.

Dưới đây là các nội dung chi tiết:

4.10.1. Tổ chức tham vấn, lấy ý kiến bằng văn bản về quy hoạch

a) Lấy ý kiến chuyên gia bằng văn bản

Đối tượng: Chuyên gia có kinh nghiệm trong các lĩnh vực gồm quy

hoạch; quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; hàng hải; thủy

sản; du lịch biển, đảo; bảo tồn; dầu khí và năng lượng và một số khác.

Số lượng: 02 lần, 20 chuyên gia/01 lần.

Nội dung tham vấn, lấy ý kiến:

- Báo cáo chi tiết Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

- Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

- Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long (05 năm).

- Báo cáo ĐMC của Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ.

- Dự thảo Tờ trình Chính phủ xem xét, phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể

khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ và khu vực đồng bằng sông

Cửu Long.

- Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch

tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ và khu vực đồng bằng

sông Cửu Long.

b) Lấy ý kiến các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ và địa phương có biển

Đối tượng: gồm 19 cơ quan thuộc Chính phủ và 28 tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương có biển

- Các cơ quan thuộc Chính phủ: Văn phòng Chính phủ; Bộ Kế hoạch và

Đầu tư; Bộ Xây dựng; Bộ Nội vụ; Bộ Tài chính; Bộ Giao thông vận tải; Bộ

Page 58: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

56

Công thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Khoa học và Công

nghệ; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Tư pháp; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế;

Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ Ngoại giao; và Ủy ban Dân tộc.

- Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trng ương có biển.

Số lượng: 01 lần.

Nội dung tham vấn, lấy ý kiến:

- Báo cáo chi tiết Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

- Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

- Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long (05 năm).

- Báo cáo ĐMC của Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ.

- Dự thảo Tờ trình Chính phủ xem xét, phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể

khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ và khu vực đồng bằng sông

Cửu Long.

- Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch

tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ và khu vực đồng bằng

sông Cửu Long.

4.10.2. Tổ chức hội thảo tham vấn, lấy ý kiến về quy hoạch

a) Tổ chức hội thảo khoa học thảo luận theo chuyên đề quy hoạch

Thành phần: Bao gồm chuyên gia có kinh nghiệm đến từ các bộ, ngành,

trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức phi chính phủ có liên quan.

Số lượng: 08 Hội thảo tương ứng với 08 chuyên đề cụ thể dưới đây.

Mỗi chuyên đề/01 hội thảo và 25 người/01 hội thảo.

Địa điểm: Tại Hà Nội.

Nội dung: Thảo luận theo chuyên đề, bao gồm về các lĩnh vực: thủy

sản; du lịch; hàng hải; quốc phòng - an ninh; quy hoạch đô thị; nông nghiệp và

lâm nghiệp; công nghiệp và năng lượng; và tài nguyên và môi trường.

b) Tổ chức hội thảo khoa học tham vấn chuyên gia đa ngành

Thành phần: Chuyên gia có kinh nghiệm đến từ các Bộ, ngành, cơ quan

ngang bộ, các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ.

Số lượng: 01 Hội thảo, 60 người/hội thảo.

Page 59: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

57

Địa điểm: Tại Hà Nội.

Nội dung tham vấn, lấy ý kiến:

- Báo cáo chi tiết Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

- Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

- Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long (05 năm).

- Báo cáo ĐMC của Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ.

c) Tổ chức hội thảo tham vấn, lấy ý kiến các cơ quan quản lý

Thành phần: Đại diện Lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan ngang bộ và

các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.

- Các cơ quan thuộc Chính phủ: Văn phòng Chính phủ; Bộ Kế hoạch và

Đầu tư; Bộ Xây dựng; Bộ Nội vụ; Bộ Tài chính; Bộ Giao thông vận tải; Bộ

Công thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Khoa học và Công

nghệ; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Tư pháp; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế;

Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ Ngoại giao; và Ủy ban Dân tộc.

- Đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trng

ương có biển.

Số lượng: 02 Hội thảo, mỗi hội thảo gồm 80 người.

Địa điểm: 01 tại Hà Nội và 01 tại Đà Nẵng.

Nội dung tham vấn, lấy ý kiến:

- Báo cáo chi tiết Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

- Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

- Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long (05 năm).

- Báo cáo ĐMC của Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ

Page 60: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

58

V. SẢN PHẨM NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH

5.1. Sản phẩm trung gian

Sản phẩm trung gian của Nhiệm vụ bao gồm:

Stt Sản phẩm Dạng sản

phẩm

1 Báo cáo tổng hợp kết quả thu thập thông tin, dữ liệu và

điều tra, khảo sát bổ sung Báo cáo

2 Các thông tin, dữ liệu phục vụ lập quy hoạch Dữ liệu số

3

Báo cáo tổng hợp kết quả phân tích, đánh giá điều kiện

tự nhiên; điều tra, khảo sát, thăm dò tài nguyên và hiện

trạng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ

Báo cáo

4

Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá tác động của việc

khai thác, sử dụng tài nguyên đến tài nguyên và môi

trường vùng bờ

Báo cáo

5

Báo cáo tổng hợp kết quả phân tích, đánh giá tính dễ bị

tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu và nước

biển dâng đến vùng bờ

Báo cáo

6

Báo cáo tổng hợp kết quả phân tích, đánh giá chủ trương,

định hướng phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến việc

khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ, bảo vệ môi

trường quốc gia và các quy hoạch có liên quan; dự báo

tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội

tác động tới việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên

trong thời kỳ quy hoạch

Báo cáo

7 Báo cáo tổng hợp kết quả phân vùng khai thác, sử dụng

tài nguyên vùng bờ Báo cáo

8 Bản đồ chuyên đề về điều kiện tự nhiên và tài nguyên

vùng bờ tỷ lệ 1/50.000 Bản đồ số

9 Bản đồ chuyên đề về hiện trạng tài nguyên vùng bờ tỷ lệ

1/50.000 Bản đồ số

10 Bản đồ chuyên đề về hiện trạng và nhu cầu khai thác, sử

dụng tài nguyên vùng bờ tỷ lệ 1/50.000 Bản đồ số

Page 61: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

59

Stt Sản phẩm Dạng sản

phẩm

11 Bản đồ phân vùng chức năng vùng bờ tỷ lệ 1/50.000 Bản đồ số

5.2. Sản phẩm cuối cùng của dự án

Sản phẩm cuối cùng của Nhiệm vụ bao gồm:

Stt Sản phẩm Dạng sản

phẩm

1 Dự thảo tóm tắt Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng

bền vững tài nguyên vùng bờ Báo cáo

2 Dự thảo chi tiết Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng

bền vững tài nguyên vùng bờ Báo cáo

3 Dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể khai

thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ (05 năm). Báo cáo

3 Báo cáo ĐMC của Quy hoạch tổng thể khai thác, sử

dụng bền vững tài nguyên vùng bờ. Báo cáo

5 Tờ trình Chính phủ xem xét, phủ phê duyệt Quy hoạch

tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

Dự thảo Tờ

trình

6

Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ

Dự thảo

Quyết định

7 Bản đồ phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ

tỷ lệ 1/50.000 Bản đồ số

VI. TỔ CHỨC LẬP QUY HOẠCH

6.1. Tổ chức đấu thầu thực hiện Nhiệm vụ

Theo Điều 17 Luật Quy hoạch quy định:

1. Cơ quan lập quy hoạch, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương được

phân công phải lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch theo quy định của pháp

luật về đấu thầu.

Page 62: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

60

2. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch phải có tư cách pháp nhân và phải đáp

ứng điều kiện về năng lực chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận theo

quy định của Chính phủ.

Tuy nhiên, Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên

vùng bờ hiện chưa từng được triển khai thực hiện ở Việt Nam bao gồm cả ở

cấp trung ương và địa phương, và ngay cả trong một phạm vi hẹp cấp tỉnh. Quy

hoạch trên biển khác hoàn toàn trên đất liền, bởi biển là một không gian mở, các

quá trình thạch - thủy - động lực học luôn diễn ra và có sự tương tác giữa các

vùng biển với nhau. Việc lựa chọn được một cơ quan tư vấn ở trong nước có đủ

kinh nghiệm, năng lực và kiến thức để lập quy hoạch là rất khó khăn. Cơ quan

này không chỉ am hiểu, có kinh nghiệm về lập quy hoạch, mà còn phải rất am

hiểu, hiểu rõ về biển.

Do đó, việc triển khai thực hiện Nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể khai

thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ sẽ do đơn vị tư vấn trong nước thực

hiện và được tuyển chọn theo hình thức đấu thầu rộng rãi. Trong quá trình lập

quy hoạch, đơn vị tư vấn thực hiện nhiệm vụ phải xây dựng kế hoạch và mời

chuyên gia nước ngoài vào để tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật, cách tiếp cận lập quy

hoạch trên cơ sở giới thiệu chuyên gia của chủ đầu tư.

Việc lựa chọn đơn vị trong nước lập Quy hoạch tổng thể khai thác, sử

dụng bền vững tài nguyên vùng bờ , nhưng có sự tham gia của của các chuyên

gia nước ngoài nhằm bảo đảm được các yêu cầu dưới đây:

Bảo đảm bí mật đối với các yêu tố nhạy cảm mang tính chính trị, các vị

trí quốc phòng - an ninh trên các biển và hải đảo của Việt Nam.

Có được cách tiếp cận, phương pháp lập quy hoạch mới từ các chuyên gia

có kinh nghiệm quốc tế.

Tranh thủ đào tạo, nâng cao năng lực cho chuyên gia của Việt Nam trong

quá trình phối hợp với chuyên gia nước ngoài để lập quy hoạch.

- Sản phẩm quy hoạch phù hợp với bối cảnh kinh tế, chính trị và xã hội

của Việt Nam.

6.2. Cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan

ngang Bộ và Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển

thực hiện các nhiệm vụ dưới đây:

1. Tổ chức thực hiện Nhiệm vụ và lập Quy hoạch tổng thể khai thác, sử

dụng bền vững tài nguyên vùng bờ để trình Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Page 63: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

61

2. Tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn lập Quy hoạch tổng thể khai thác, sử

dụng bền vững tài nguyên vùng bờ theo quy định Luật đấu thầu số

43/2013/QH13 và các quy định của pháp luật về đấu thầu.

3. Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lập quy hoạch; xem xét,

xử lý các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên tỉnh nhằm bảo đảm tính thống nhất,

đồng bộ và hiệu quả của Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ .

4. Xem xét, quyết định lựa chọn phương án tích hợp các quy hoạch ngành

vào Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ trong

trường hợp còn có nhiều ý kiến khác nhau về việc tích hợp các hợp phần quy

hoạch vào Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

.

5. Tổ chức tham vấn, lấy ý kiến về dự thảo Quy hoạch tổng thể khai thác,

sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ theo quy định tại Điều 19 Luật quy

hoạch; tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện dự thảo Quy hoạch tổng

thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ trình Hội đồng thẩm định

quy hoạch xem xét, thẩm định.

6. Tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện quy hoạch theo kết luận

của Hội đồng thẩm định quy hoạch, trình Chính phủ xem xét quyết định.

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là cơ quan tham mưu, giúp Bộ

trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện Nhiệm vụ lập Quy

hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ và các nhiệm

vụ khác liên quan theo sự phân công, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và

Môi trường.

6.3. Cơ quan phối hợp thực hiện nhiệm vụ

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính: Cân đối, bố trí nguồn vốn từ

ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để triển khai thực hiện Nhiệm vụ

lập Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ theo

Khoản 1 Điều 9 Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017 về chi phí

cho hoạt động quy hoạch và các quy định của pháp luật hiện hành khác.

2. Các Bộ và cơ quan ngang bộ khác:

- Phối hợp, cung cấp các thông tin, dữ liệu liên quan theo lĩnh vực/ngành

mình quản lý cho Bộ Tài nguyên và Môi trường phục vụ lập Quy hoạch tổng

thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ .

- Chủ trì, phối hợp xây dựng các hợp phần quy hoạch tích hợp vào Quy

hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ theo theo lĩnh

vực/ngành mình quản lý.

Page 64: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

62

- Tham gia, có ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo Quy hoạch tổng thể khai

thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ và các tài liệu khác có lien quan

trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch và Chính phủ xem xét, quyết

định trình Quốc hội.

- Phối hợp thực hiện các nội dung của Nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể

khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ khi có đề nghị phối hợp của

Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có:

- Phối hợp, cung cấp các thông tin, dữ liệu liên quan trong phạm vi các

vùng đất ven biển, vùng biển ven bờ và trên các hải đảo cho Bộ Tài nguyên và

Môi trường phục vụ lập Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ .

- Tham gia, có ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo Quy hoạch tổng thể khai

thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ và các tài liệu khác có liên quan

trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch và Chính phủ xem xét, phê

duyệt.

- Phối hợp thực hiện các nội dung của Nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể

khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ khi có đề nghị phối hợp của

Bộ Tài nguyên và Môi trường.

6.4. Tổ chức thẩm định, phê duyệt quy hoạch

Trình tự, thủ tục thẩm định phê duyệt Quy hoạch tổng thể khai thác, sử

dụng bền vững tài nguyên vùng bờ được thực hiện theo Luật quy hoạch số

21/2017/QH14 quy định tại Điều 29, 30, 31, 32 và Điều 33.

a) Thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì lập Quy hoạch tổng thể

khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ tham mưu, giúp Thủ tướng

Chính phủ xác định, lập danh sách các thành viên Hội đồng thẩm định quy

hoạch theo Khoản 1 Điều 30 Luật quy hoạch, để trình Thủ tướng Chính phủ

xem xét, phê duyệt quyết định thành lập Hội đồng.

Hội đồng thẩm định quy hoạch bao gồm:

Chủ tịch Hội đồng.

Phó Chủ tịch Hội đồng.

Thành viên Hội đồng gồm 19 đại diện Lãnh đạo các Bộ và cơ quan

ngang bộ, bao gồm:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Page 65: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

63

- Bộ Xây dựng.

- Bộ Nội vụ.

- Bộ Tài chính.

- Bộ Giao thông vận tải.

- Bộ Công thương.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

- Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Bộ Tư pháp.

- Ủy ban Dân tộc.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Bộ Y tế.

- Bộ Công an.

- Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Bộ Ngoại giao.

b) Tổ chức lấy ý kiến trước khi trình thẩm định quy hoạch

Hoàn thiện Hồ sơ lấy ý kiến và trình Hội đồng thẩm định quy hoạch. Hồ

sơ bao gồm các văn bản, tài liệu dưới đây:

- Tờ trình Hội đồng thẩm định về Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng

bền vững tài nguyên vùng bờ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

- Dự thảo tóm tắt và chi tiết Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền

vững tài nguyên vùng bờ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

- Dự thảo Quyết định của Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể khai

thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ và khu vực đồng bằng sông Cửu

Long.

- Báo cáo ĐMC của Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ.

- Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý và bản sao ý kiến góp ý của các Bộ, cơ

quan nganh bộ và các địa phương ven biển về Quy hoạch tổng thể khai thác, sử

dụng bền vững tài nguyên vùng bờ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Page 66: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

64

- Bản đồ Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên

vùng bờ ; Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các bản đồ chuyên đề liên quan khác.

Tổ chức lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức

khác có liên quan.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức xã

hội - nghề nghiệp và tổ chức khác có liên quan trước khi trình Hội đồng thẩm

định Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ . Việc

lấy ý kiến được thực hiện dưới 02 hình thức bằng văn bản và hội thảo:

- Lấy ý kiến bằng văn bản:

+ Số lượng: 01 lần lấy ý kiến.

+ Thành phần: Tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Liên hiệp các Hội khoa

học và Kỹ thuật Việt Nam; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

một số chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ các viện nghiên cứu và trường đại

học.

- Tổ chức hội thảo ý kiến:

+ Số lượng: 01 Hội thảo, khoảng 30 người.

+ Địa điểm: Tại Hà Nội.

+ Thành phần: Đại diện Tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Liên hiệp các

Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam; một số chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ các viện nghiên cứu và trường

đại học.

c) Tổ chức họp Hội đồng thẩm định quy hoạch

Địa điểm: Tại Hà Nội.

Thành phần Hội đồng thẩm định gồm:

- 01 Chủ tịch Hội đồng.

- 03 Phó Chủ tịch Hội đồng gồm: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi

trường; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; và Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

- 19 Thành viên Hội đồng là đại diện Lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang bộ

có liên quan.

d) Tổng hợp và xây dựng báo cáo thẩm định quy hoạch

Báo cáo thẩm định Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ cần thể hiện rõ ý kiến của Hội đồng thẩm định quy hoạch về

nội dung thẩm định quy hoạch được quy định tại Điều 32 Luật quy hoạch và và

Page 67: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

65

kết luận của Chủ tịch hội đồng thẩm định về đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều

kiện để trình Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Nội dung thẩm định quy hoạch tập trung vào các vấn đề dưới đây:

- Sự phù hợp với nhiệm vụ lập quy hoạch đã được phê duyệt.

- Việc tuân thủ quy trình lập quy hoạch theo Điều 16 Luật quy hoạch.

- Việc tích hợp các nội dung quy hoạch do Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa

phương liên quan được phân công thực hiện.

- Sự phù hợp của quy hoạch với quy định tại Mục 2 Chương II về lập quy

hoạch của Luật quy hoạch.

6.5. Kế hoạch, tiến độ lập quy hoạch

Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

được lập trong thời gian 18 tháng, từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 06 năm

2020 (Bảng 1 dưới đây).

Bảng 1: Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ

Stt Nội dung thực hiện

Tiến độ thực hiện

(Theo Quí)

2019 2020

Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2

1 Thu thập thông tin, dữ liệu và

điều tra, khảo sát bổ sung

2

Phân tích, đánh giá điều kiện

tự nhiên; điều tra, khảo sát,

thăm dò tài nguyên và hiện

trạng khai thác, sử dụng tài

nguyên vùng bờ

3

Đánh giá tác động của việc

khai thác, sử dụng tài nguyên

đến tài nguyên và môi trường

vùng bờ

4

Phân tích, đánh giá tính dễ bị

tổn thương do tác động của

biến đổi khí hậu và nước biển

dâng đến vùng bờ

Page 68: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

66

Stt Nội dung thực hiện

Tiến độ thực hiện

(Theo Quí)

2019 2020

Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2

5

Phân tích, đánh giá chủ

trương, định hướng phát triển

kinh tế - xã hội liên quan đến

việc khai thác, sử dụng tài

nguyên vùng bờ, bảo vệ môi

trường quốc gia và các quy

hoạch có liên quan; dự báo

tiến bộ khoa học, công nghệ và

phát triển kinh tế - xã hội tác

động tới việc bảo vệ, khai

thác, sử dụng tài nguyên trong

thời kỳ quy hoạch

6 Phân vùng khai thác, sử dụng

tài nguyên vùng bờ

7 Đề xuất các giải pháp, tổ chức

thực hiện quy hoạch

8

Xây dựng báo cáo Thuyết

minh quy hoạch và Kế hoạch

thực hiện quy hoạch

9

Đánh giá môi trường chiến

lược của Quy hoạch tổng thể

khai thác, sử dụng bền vững

tài nguyên vùng bờ (Tạm tính

10% chi phí trực tiếp lập quy

hoạch)

10 Tổ chức tham vấn lấy ý kiến

về quy hoạch

11 Tổ chức thẩm định, phê duyệt

quy hoạch

Page 69: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

67

Stt Nội dung thực hiện

Tiến độ thực hiện

(Theo Quí)

2019 2020

Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2

13 Tổ chức nghiệm thu kết quả

thực hiện nhiệm vụ

VII. CHI PHÍ LẬP QUY HOẠCH

7.1. Căn cứ lập dự toán

- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Thủ tướng Chính

phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực

lượng vũ trang.

- Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 của Chính phủ quy định

chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương.

- Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013 của Chính phủ quy định

mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

- Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng

dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

- Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 22/12/2008 của Chính phủ quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo

hiểm thất nghiệp.

- Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/07/2009 của Chính phủ quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.

- Nghị định 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định

mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT, ngày 29/5/2015, của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường

và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Thông tư liên tịch số 50/2012/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/03/12 của

Liên Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn cơ chế tài

chính và mức kinh phí lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

Page 70: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

68

- Thông tư số 02/2015/TT-BTC ngày 12/01/2015 của Bộ Tài chính qui

định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói

thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử

dụng vốn nhà nước.

- Thông tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22/12/2017 của Bộ Tài chính qui

định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ

chi về tài nguyên, môi trường.

- Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 của Bộ Tài chính qui

định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.

- Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính về việc

lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

- Thông tư số 196/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ tài chính quy

định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông

tin dữ liệu đo đạc và bản đồ.

7.2. Kinh phí và nguồn kinh phí lập quy hoạch

- Tổng dự toán kinh phí thực hiện dự án là: 96.648.047.000 đồng (Bằng

chữ: Chín mươi sáu tỷ sáu trăm bốn tám triệu không trăm bốn bẩy nghìn đồng

chẵn).

- Nguồn kinh phí lập Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ từ vốn đầu tư công (Khoản 1 Điều 9 Luật Quy hoạch số

21/2017/QH14 về chi phí cho hoạt động quy hoạch).

Bảng khai toán dưới đây và Phụ lục 1

Stt Nội dung thực hiện Thành tiền

1 Thu thập thông tin, dữ liệu và điều tra, khảo sát bổ

sung

12.405.156.000

2

Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên; điều tra,

khảo sát, thăm dò tài nguyên và hiện trạng khai

thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ

27.078.444.105

3 Đánh giá tác động của việc khai thác, sử dụng tài

nguyên đến tài nguyên và môi trường vùng bờ 4.284.500.000

4 Phân tích, đánh giá tính dễ bị tổn thương do tác

động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến 5.947.000.000

Page 71: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

69

Stt Nội dung thực hiện Thành tiền

vùng bờ

5

Phân tích, đánh giá chủ trương, định hướng phát

triển kinh tế - xã hội liên quan đến việc khai thác,

sử dụng tài nguyên vùng bờ, bảo vệ môi trường

quốc gia và các quy hoạch có liên quan; dự báo tiến

bộ khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế - xã

hội tác động tới việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài

nguyên trong thời kỳ quy hoạch

2.370.000.000

6 Phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ 25.889.854.655

7 Đề xuất các giải pháp, tổ chức thực hiện quy hoạch 745.500.000

8 Xây dựng báo cáo Thuyết minh quy hoạch và Kế

hoạch thực hiện quy hoạch 123.000.000

9

Đánh giá môi trường chiến lược của Quy hoạch

tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên

vùng bờ (Tạm tính 10% chi phí trực tiếp lập quy

hoạch)

7.884.345.476

10 Tổ chức tham vấn lấy ý kiến về quy hoạch 587.890.000

11 Tổ chức thẩm định, phê duyệt quy hoạch 455.830.000

12 Chi phí đấu thầu 1.001.311.875

13 Tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ 44.100.000

14 Chi phí quản lý chung (3% kinh phí của hoạt động

trực tiếp) 2.601.834.007

15 Thuế giá trị gia tăng (10% kinh phí của hoạt động

trực tiếp) 8.672.780.024

16 Dự phòng trượt giá (5% kinh phí A + B) 4.440.846.606

Page 72: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

70

VIII. TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ NHIỆM VỤ

8.1. Hiệu quả về kinh tế

Sản phẩm của Nhiệm vụ sẽ đóng góp cho sự phát triển kinh tế bền vững ở

vùng bờ, cụ thể là:

- Góp phần giảm thiểu các mâu thuẫn ngành trong khai thác sử dụng tài

nguyên, không gian vùng bờ; hỗ trợ tích cực cho công tác giao khu vực biển

cho các tổ chức, cá nhân, từ đó làm tăng khả năng tiếp cận biển đối với khu vực

tư nhân;

- Tạo cơ sở để các địa phương ven biển thực hiện phân vùng chức năng

tại địa phương mình, từ đó làm tăng hiệu quả trong việc khai thác, sử dụng tài

nguyên và không gian ở vùng bờ tại mỗi địa phương;

- Thúc đẩy sử dụng hiệu quả tài nguyên, không gian biển; hợp lý hóa và

minh bạch hóa trong cấp phép và thủ tục cấp phép.

8.2. Hiệu quả về xã hội

Về xã hội, Nhiệm vụ sẽ mang lại nhiều lợi ích như sau:

- Tăng cường bảo vệ, gìn giữ các giá trị văn hoá, lịch sử ở vùng bờ; tạo

nhiều cơ hội cho sự tham gia của cộng đồng và người dân;

- Xác định được các tác động của các quyết định về việc phân bổ không

gian biển cho cộng đồng (ví dụ như hạn chế một số hình thức sử dụng trong các

khu bảo tồn biển) và các hoạt động kinh tế ở ven biển;

- Xác định và bảo tồn các giá trị tinh thần và xã hội liên quan đến sử dụng

biển.

8.3. Tác động đối với môi trường

Đối với môi trường, Nhiệm vụ có những tác động tích cực sau:

- Phân bổ không gian cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; tạo

điều kiện cho quy hoạch mạng lưới các khu bảo tồn biển;

- Bảo vệ hiệu quả các giá trị tài nguyên, sinh cảnh, sunh thái ở vùng bờ;

sử dụng tối ưu không gian vùng bờ, từ đó làm giảm thiểu các tác động môi

trường từ các hoạt động khai thác của con người và thiên tai;

- Làm tăng khả năng phục hồi của các hệ sinh thái ven biển và ven bờ;

tăng tính đa dạng sinh học và lồng ghép các mục tiêu đa dạng sinh học vào việc

ra quyết định;

- Xác định và giảm các tác động tích lũy từ các hoạt động của con người

cũng như do thiên tai, BĐKH, lên các hệ sinh thái biển và ven biển.

Page 73: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

71

8.4. Tính khả thi, bền vững và khả năng rủi ro

Nhiệm vụ có tính bền vững cao và khả năng rủi ro thấp, bởi các lý do sau:

- Kết quả của Nhiệm vụ phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

của quốc gia, cũng như các Bộ ngành và địa phương liên quan. Do đó, không có

sự tác động lớn đến các mục tiêu và định hướng phát triển của các ngành kinh tế

liên quan đến biển hiện tại cũng như sự tác động của quy hoạch ngành đến quy

hoạch sử dụng biển;

- Làm cơ sở pháp lý quan trọng để các Bộ ngành điều chỉnh quy hoạch

phát triển của mình và phân vùng chức năng vùng bờ tại các địa phương ven

biển, đảm bảo sự hài hòa trên nền tảng các ngành kinh tế dựa vào biển, hỗ trợ

đầu tư hiệu quả và bền vững để phát triển vùng bờ.

Page 74: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Biliana Cicin-Sain et al (1998): Integrated coastal and Ocean Management.

Island Press.

2. Bộ TN&MT (2013): Quy hoạch không gian biển và vùng bờ biển. Nhà xuất

bản Nông nghiệp.

3. Bộ TN&MT (2013): Tài liệu tập huấn Quy hoạch không gian biển và vùng

bờ biển. Nhà xuất bản Lao động.

4. Chua Thia-Eng (2006): The Dynamics of Intergrated Coastal Management.

GEF/UNDP/IMO/PEMSEA.

5. Cục BVMT (2005): Quản lý tổng hợp đới bờ – kinh nghiệm thực tế ở Việt

Nam. Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.

6. Đề án Quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển Việt Nam (2015 - 2016): Bộ Tài

nguyên và Môi trường.

7. Đặng Văn Lợi và cộng sự (2009): Nghiên cứu, xây dựng phương pháp luận

phân vùng chức năng môi trường phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế

hoạch theo định hướng phát triển bền vững. Tổng Cục Môi trường – Bộ Tài

nguyên và Môi trường.

8. John R. Clark (1996): Coastal Management Handbook. Lewis Publisher and

CRC Press LLC.

9. Nguyen Chu Hoi et al. (2013): National Workshop Proceedings on

Application of Marine and Coastal Spatial Planning in Viet Nam. IUCN,

Gland, Switzerland and Hanoi, Viet Nam.

10. Nguyễn Trung Dũng (2011): Ứng dụng năng lượng gió –xu thế chung và

đánh giá dưới góc độ kinh tế và môi trường. Trường Đại học Thuỷ lợi.

11. PEMSEA (2004): Sustainable Development Strategy foe the Seas of the

East Asia.GEF/UNDP/IMO/PEMSEA.

12. PGS.TS. Bùi Tất Thắng (2012): Phát triển kinh tế biển của Việt Nam –

Thực trạng và triển vọng. Báo Đảng Cộng sản Việt Nam.

13. TCMT (2007): Quản lý tổng hợp đới bờ, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn

triển khai ở Việt Nam. Dự án VNICZM.

14. TCTDKVN (2015): Báo cáo nhân Kỷ niệm 52 năm ngày truyền thống

ngành dầu khí. Tổng Công ty dầu khí Việt Nam.

15. TCTS (2012): Dự thảo Đề án tổ chức lại khai thác hải sản. Bộ NN&PTNT.

16. Võ Sĩ Tuấn (2003): Các hệ sinh thái biển - Chức năng, hiện trạng sử dụng

và những tác động. Dự án Khu bảo tồn Hòn Mun.

Page 75: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

73

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện Nhiệm vụ lập Quy hoạch

tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

Căn cứ lập dự toán:

- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT, ngày 29/5/2015, của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường

và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Thông tư liên tịch số 50/2012/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/03/12 của

Liên Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn cơ chế tài

chính và mức kinh phí lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

- Thông tư số 02/2015/TT-BTC ngày 12/01/2015 của Bộ Tài chính qui

định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói

thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử

dụng vốn nhà nước.

- Thông tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22/12/2017 của Bộ Tài chính qui

định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ

chi về tài nguyên, môi trường.

- Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 của Bộ Tài chính qui

định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.

- Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính về việc

lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

- Thông tư sô 102/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính quy định

chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở

nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi trả.

- Thông tư số 196/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ tài chính quy

định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông

tin dữ liệu đo đạc và bản đồ.

Page 76: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

74

BẢNG DỰ TOÁN KINH PHÍ CHI TIẾT THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

Đơn vị tính: đồng

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

A CHI PHÍ TRỰC TIẾP (A1 + A2) 86.727.800.236

A1 Chi phí lập quy hoạch 78.843.454.760

I Thu thập thông tin, dữ liệu và điều

tra, khảo sát bổ sung 12.405.156.000

1.1 Thu thập, tập hợp các thông tin, tài

liệu, dữ liệu hiện có 11.603.250.000

a

Thông tin, dữ liệu về địa hình, địa

mạo, khí tượng, thủy hải văn (01 công

nhóm/tỉnh x 28 tỉnh)

1.428.000.000

-

Thông tin, dữ liệu về địa hình, địa mạo

vùng bờ của 28 tỉnh, thành phố ven biển

(dữ liệu số, bản đồ địa hình, địa chất,

địa mạo vùng bờ)

Công nhóm

CG 1 28 8.500.000 238.000.000

Phụ lục 1.1

-

Thông tin, dữ liệu về khí tượng, thủy

văn (mặt cắt, lưu lượng, lượng mưa trên

các sông) của 28 tỉnh, thành phố ven

biển trong 10 năm trở lại đây (số liệu

trung bình ngày).

Công nhóm

CG 1 28 8.500.000 238.000.000

Page 77: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

75

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

-

Thông tin, dữ liệu về gió (hướng gió,

vận tốc gió theo các mùa khác nhau) đo

được tại tất cả các trạm khí tượng, thuỷ,

hải văn ở vùng bờ của 28 tỉnh, thành

phố ven biển trong 10 năm trở lại đây

(số liệu trung bình ngày).

Công nhóm

CG 1 28 8.500.000 238.000.000

-

Thông tin, dữ liệu về sóng (độ cao sóng,

hướng sóng theo các mùa khác nhau) đo

được tại tất cả các trạm khí tượng, hải

văn đặt ở vùng bờ của 28 tỉnh, thành

phố ven biển trong 10 năm trở lại đây

(số liệu trung bình ngày).

Công nhóm

CG 1 28 8.500.000 238.000.000

Phụ lục 1.1

-

Thông tin, dữ liệu về dòng chảy (hướng

dòng chảy, vận tốc dòng chảy theo các

mùa khác nhau) đo được tại tất cả các

trạm khí tượng, hải văn đặt ở vùng bờ

của 28 tỉnh, thành phố ven biển trong

10 năm trở lại đây (số liệu trung bình

ngày).

Công nhóm

CG 1 28 8.500.000 238.000.000

-

Thông tin, dữ liệu về mực nước biển đo

được tại tất cả các trạm khí tượng, thuỷ,

hải văn đặt ở vùng bờ của 28 tỉnh, thành

phố ven biển trong 10 năm trở lại đây

Công nhóm

CG 1 28 8.500.000 238.000.000

Page 78: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

76

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

(số liệu trung bình ngày).

b Thông tin, dữ liệu về tài nguyên vùng

bờ (03 công nhóm/tỉnh x 28 tỉnh) 4.998.000.000

-

Thông tin, dữ liệu về các hệ sinh thái

rạn san hô và cỏ biển phân bố ở vùng

bờ của 28 tỉnh, thành phố ven biển

trong các năm gần đây (diện tích, vị trí,

thành phần loài, tính đa dạng sinh học

loài trong hệ sinh thái rạn san hô, cỏ

biển, tình trạng khai thác và bảo vệ).

Công nhóm

CG 1 84 8.500.000 714.000.000

Phụ lục 1.1 -

Thông tin, dữ liệu về rừng phòng hộ

ven biển phân bố ở vùng bờ của 28 tỉnh,

thành phố ven biển (diện tích, vị trí,

hiện trạng khai thác sử dụng, quy hoạch

bảo vệ, phục hồi và phát triển).

Công nhóm

CG 1 84 8.500.000 714.000.000

-

Thông tin, dữ liệu về đất ngập nước

phân bố ở vùng bờ của 28 tỉnh, thành

phố ven biển (tên, diện tích, vị trí, hiện

trạng khai thác sử dụng, tính đa dạng

sinh học trong mỗi vùng đất ngập nước,

hiện trạng môi trường).

Công nhóm

CG 1 84 8.500.000 714.000.000

Page 79: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

77

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

-

Thông tin, dữ liệu về các bãi bồi, bãi

triều phân bố ở các vùng cửa sông, ven

biển của 28 tỉnh, thành phố ven biển

(tên, diện tích, vị trí, hiện trạng khai

thác, hiện trạng môi trường).

Công nhóm

CG 1 84 8.500.000 714.000.000

Phụ lục 1.1

-

Thông tin, dữ liệu về các tài nguyên

nước (bao gồm tài nguyên nước mặt và

nước dưới đất) phân bố ở vùng bờ của

28 tỉnh, thành phố ven biển (bao gồm

chất lượng, trữ lượng, hiện trạng khai

thác, sử dụng và các vấn đề môi trường

nước).

Công nhóm

CG 1 84 8.500.000 714.000.000

-

Thông tin, dữ liệu về các khu bảo tồn,

vườn quốc gia đã được cấp có thẩm

quyền phê duyệt phân bố ở vùng bờ và

trên các đảo của 28 tỉnh, thành phố ven

biển (tên, diện tích, vị trí, hiện trạng bảo

vệ, bảo tồn, tính đa dạng sinh học).

Công nhóm

CG 1 84 8.500.000 714.000.000

Phụ lục 1.1

Thông tin, dữ liệu về các tài nguyên

khoáng sản phân bố tại vùng bờ của 28

tỉnh, thành phố ven biển trong các năm

gần đây (gồm: tên mỏ, loại mỏ, vị trí

mỏ, trữ lượng ước tính, sản lượng khai

thác, tình trạng khai thác đối với mỗi

Công nhóm

CG 1 84 8.500.000 714.000.000

Page 80: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

78

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

mỏ).

c

Thông tin, dữ liệu về môi trường, sự

cố môi trường và thiên tai (01 công

nhóm/tỉnh x 28 tỉnh)

1.428.000.000

-

Thông tin, dự liệu quan trắc chất lượng

đất, không khí và nước (nước dưới đất,

nước mặt và nước biển ven bờ) tại vùng

bờ của 28 địa tỉnh, thành phố ven biển

(số liệu quan trắc trong 05 năm gần đây

nhất).

Công nhóm

CG 1 28 8.500.000 238.000.000

Phụ lục 1.1

-

Thông tin, dữ liệu về các sự cố môi

trường, điểm nóng ô nhiễm đã xảy ra ở

vùng bờ trong nhiều năm trở lại đây tại

28 tỉnh, thành phố ven biển (loại sự cố,

thời gian và địa điểm xảy ra sự cố, mức

độ ảnh hưởng/thiệt hại do sự cố gây ra).

Công nhóm

CG 1 28 8.500.000 238.000.000

-

Thông tin, dữ liệu về bão lũ và các thiệt

do bão lũ gây ra cho vùng bờ trong

khoảng 20 năm trở lại đây tại 28 tỉnh,

thành phố ven biển (tên, vị trí ảnh

hưởng, các thiệt hại).

Công nhóm

CG 1 28 8.500.000 238.000.000 Phụ lục 1.1

Page 81: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

79

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

-

Các kết quả nghiên cứu, phân tích và

đánh giá dự báo về sự xâm nhập mặn do

tác tác động của BĐKH và nước biển

dâng ở các vùng cửa sông và ven biển

của 28 tỉnh, thành phố có biển trực

thuộc Trung ương (vị trí, mức độ xâm

nhập mặn, mức độ ảnh hưởng/gây thiệt

hại đến môi trường và các hoạt động

sản xuất của con người ở vùng bờ).

Công nhóm

CG 1 28 8.500.000 238.000.000

-

Các kết quả nghiên cứu, đánh giá dự

báo về ngập lụt, hạn hán ở vùng ven

biển của 28 tỉnh, thành phố ven biển do

tác động của BĐKH và nước biển dâng

(vị trí, mức độ ngập lụt, hạn hán, mức

độ ảnh hưởng/gây thiệt hại đến môi

trường và các hoạt động sản xuất của

con người ở vùng bờ).

Công nhóm

CG 1 28 8.500.000 238.000.000

Phụ lục 1.1

-

Các kết quả nghiên cứu, đánh giá về xói

lở và bồi lắng ở các vùng cửa sông và

ven biển của 28 tỉnh, thành phố có biển

trực thuộc Trung ương (vị trí, mức độ

xói lở, bồi lắng; mức độ ảnh hưởng/gây

thiệt hại đến môi trường và các hoạt

động sản xuất của con người ở vùng

Công nhóm

CG 1 28 8.500.000 238.000.000

Page 82: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

80

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

bờ).

d Thông tin, dữ liệu về kinh tế - xã hội

(02 công nhóm/tỉnh x 28 tỉnh) 3.060.000.000

-

Thông tin, dữ liệu về các khu dân cư,

khu đô thị phân bố tại các huyện, thị

ven biển và hải đảo của 28 tỉnh, thành

phố ven biển (tên khu dân cư, khu đô

thị, địa điểm, diện tích, số dân và mật

độ dân số).

Công nhóm

CG 1 36 8.500.000 306.000.000

Phụ lục 1.1

-

Thông tin, dữ liệu về các khu kinh tế,

khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ

sở sản xuất công nghiệp phân bố tại các

huyện, thị ven biển và hải đảo của 28

tỉnh, thành phố ven biển (tên, vị trí, diện

tích, quy mô sản xuất, hiện trạng môi

trường).

Công nhóm

CG 1 36 8.500.000 306.000.000

-

Thông tin, dữ liệu về các làng nghề, cơ

sở sản xuất thủ công phân bố tại các

huyện, thị ven biển và hải đảo của 28

tỉnh, thành phố ven biển (tên, vị trí, diện

tích, quy mô sản xuất, hiện trạng môi

trường).

Công nhóm

CG 1 36 8.500.000 306.000.000 Phụ lục 1.1

Page 83: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

81

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

-

Thông tin, dữ liệu về các công trình

điện gió, năng lượng phân bố ở vùng bờ

và trên các đảo của 28 tỉnh, thành phố

ven biển (tên, vị trí, diện tích, quy mô

sản xuất, hiện trạng môi trường).

Công nhóm

CG 1 36 8.500.000 306.000.000

-

Thông tin, dữ liệu về các vùng, khu sản

xuất nông nghiệp, diệm nghiệp ở vùng

bờ và trên các đảo của 28 tỉnh, thành

phố ven biển (tên, vị trí, diện tích, loại

đất canh tác, sản lượng mối trung bình

hàng năm, hiện trạng môi trường).

Công nhóm

CG 1 36 8.500.000 306.000.000

Phụ lục 1.1

-

Thông tin, dữ liệu về các vùng, khu sản

du lịch, nghỉ dưỡng phân bố ở vùng bờ

và trên các đảo của 28 tỉnh, thành phố

ven biển (tên, vị trí, diện tích, loại hình

du lịch, tổng lượng khách/năm, doanh

thu du lịch, hiện trạng môi trường).

Công nhóm

CG 1 36 8.500.000 306.000.000

-

Thông tin, dữ liệu về các vùng, khu

nuôi trồng thuỷ, hải sản ở vùng bờ và

trên các đảo của 28 tỉnh, thành phố ven

biển (tên, vị trí, diện tích nuôi, loại hình

nuôi, đối tượng nuôi, sản lượng nuôi,

doanh thu hàng năm, hiện trạng môi

Công nhóm

CG 1 36 8.500.000 306.000.000 Phụ lục 1.1

Page 84: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

82

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

trường).

-

Thông tin, dữ liệu về hệ thống các cảng,

khu neo đậu tài thuyền và luồng lạch ở

vùng bờ và trên các đảo của 28 tỉnh,

thành phố ven biển (tên, vị trí, diện tích,

loại cảng, công suất, sản lượng, hiện

trạng môi trường).

Công nhóm

CG 1 36 8.500.000 306.000.000

-

Thông tin, dữ liệu về hệ thống đường

bộ, đường sắt phân bố ở vùng bờ của 28

tỉnh, thành phố ven biển (tên đường, độ

dài đường, cấp độ đường).

Công nhóm

CG 1 36 8.500.000 306.000.000

Phụ lục 1.1

-

Thông tin, dữ liệu về các công trình

ngầm ở vùng bờ của 28 tỉnh, thành phố

ven biển (hệ thống luồng lạch, cáp

quang, cáp điện thoại, cáp điện...).

Công nhóm

CG 1 36 8.500.000 306.000.000

e Các quy hoạch, kế hoạch liên quan 561.000.000

-

Các chiến lược, kế hoạch liên quan đến

khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ

của các Bộ, ngành và địa phương liên

quan.

Công nhóm

CG 1 5 8.500.000 42.500.000 Phụ lục 1.1

Page 85: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

83

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

-

Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy

hoạch tổng thể phát triển của các ngành

kinh tế: thuỷ sản, du lịch, công nghiệp,

nông nghiệp, diêm nghiệp, cảng biển,

dịch vụ hàng hải, dầu khí và các tài

nguyên khác.

Công nhóm

CG 1 28 8.500.000 238.000.000

-

Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy

hoạch tổng thể sử dụng đất của 28 tỉnh,

thành phố ven biển.

Công nhóm

CG 1 28 8.500.000 238.000.000

Phụ lục 1.1

-

Báo cáo thuyết minh và bản đồ quy

hoạch bảo tồn đối với các khu bảo tồn,

hệ sinh thái ở vùng bờ.

Công nhóm

CG 1 5 8.500.000 42.500.000

f Mua bản đồ địa hình phục vụ xây

dựng các bản đồ chuyên đề 128.250.000

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 Mảnh 135 950.000 128.250.000

Phạm vi: Toàn vùng bờ Việt Nam, bao

gồm vùng biển ven bờ có ranh giới

ngoài cách bờ khoảng 6 hải lý và vùng

đất ven biển là các huyện, thị giáp biển

của 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương có biển

Page 86: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

84

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

Bản đồ số dạng Vector

1.2 Điều tra, khảo sát thực địa bổ sung

các thông tin, dữ liệu 393.906.000

a

Đợt 1: Thực hiện tại 05 tỉnh, thành phố

khu vực phía Bắc (Quảng Ninh, Hải

Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh

Bình).

Đợt 1 74.550.000 74.550.000

Phụ lục 1.2

b

Đợt 2: Thực hiện tại 06 tỉnh, thành phố

ven biển thuộc khu vực Bắc Trung bộ

và duyên hải miền Trung (Thanh Hóa,

Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng

Trị và T.T. Huế).

Đợt 1 87.350.000 87.350.000

c

Đợt 3: Thực hiện tại 08 tỉnh, thành phố

ven biển thuộc khu vực Trung và Nam

Trung bộ (Đà Nẵng, Quảng Nam,

Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,

Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình

Thuận).

Đợt 1 108.950.000 108.950.000

Phụ lục 1.2

d

Đợt 4: Thực hiện tại 09 tỉnh, thành phố

khu vực phía Nam (Bà Rịa - Vũng Tàu,

Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà

Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và

Đợt 1 123.056.000 123.056.000

Page 87: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

85

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

Kiên Giang).

1.3

Tổng hợp, xử lý và viết báo cáo tổng

hợp về kết quả thu thập, điều tra bổ

sung

408.000.000

-

Báo cáo tổng hợp kết quả thu thập các

thông tin, dữ liệu về địa hình, địa mạo,

khí tượng, thủy hải văn.

Công nhóm

CG 1 8 8.500.000 68.000.000

Phụ lục 1.1

-

Báo cáo tổng hợp kết quả thu thập các

thông tin, dữ liệu về tài nguyên vùng

bờ.

Công nhóm

CG 1 8 8.500.000 68.000.000

-

Báo cáo tổng hợp kết quả thu thấp các

thông tin, dữ liệu về môi trường, sự cố

môi trường và thiên tai.

Công nhóm

CG 1 8 8.500.000 68.000.000

Phụ lục 1.1

- Báo cáo tổng hợp kết quả thu thấp các

thông tin, dữ liệu về kinh tế - xã hội.

Công nhóm

CG 1 8 8.500.000 68.000.000

-

Báo cáo tổng hợp kết quả thu thấp các

thông tin, dữ liệu về các quy hoạch, kế

hoạch liên quan.

Công nhóm

CG 1 8 8.500.000 68.000.000

Phụ lục 1.1

- Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, khảo

sát thực địa bổ sung các thông tin, dữ

Công nhóm

CG 1 8 8.500.000 68.000.000

Page 88: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

86

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

liệu.

II

Phân tích, đánh giá điều kiện tự

nhiên; điều tra, khảo sát, thăm dò tài

nguyên và hiện trạng khai thác, sử

dụng tài nguyên vùng bờ

27.078.444.105

2.1 Phân tích, đánh giá về điều kiện tự

nhiên vùng bờ 1.216.000.000

a

Phân tích, đánh giá và xác định tính đặc

trưng về địa hình, địa mạo và địa chất

tại mỗi vùng cụ thể ở vùng bờ

Công nhóm

CG 2 28 9.500.000 266.000.000

Phụ lục 1.1

b

Phân tích, đánh giá các đặc điểm về khí

tượng (lượng mưa, chế độ gió, độ ẩm,

nhiệt độ và một số yếu tố khác liên

quan) mỗi vùng cụ thể ở vùng bờ

Công nhóm

CG 2 28 9.500.000 266.000.000

c

Phân tích, đánh giá các đặc điểm về

thủy hải văn (chế độ sóng, chế độ dòng

chảy, chế độ thủy triều và một số yếu tố

khác liên quan) mỗi vùng cụ thể ở vùng

bờ

Công nhóm

CG 2 36 9.500.000 342.000.000

Phụ lục 1.1

d Tổng hợp và viết báo cáo tổng hợp kết

quả phân tích, đánh giá về điều kiện tự

Công nhóm

CG 2 36 9.500.000 342.000.000

Page 89: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

87

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

nhiên vùng bờ

2.2 Phân tích, đánh giá về điều tra, khảo

sát, thăm dò tài nguyên vùng bờ 950.000.000

a

Phân tích, đánh giá về thực trạng công

tác điều tra, khảo sát, thăm dò đối với

các loại khoáng sản biển trên các vùng

nước biển ven bờ thuộc vùng bờ.

Công nhóm

CG 2 36 9.500.000 342.000.000

Phụ lục 1.1 b

Phân tích, đánh giá về thực trạng công

tác điều tra, khảo sát, thăm dò đối với

các loại khoáng sản là dầu, khí đốt, chất

đốt và năng lượng khác trên các vùng

đất ven biển và vùng nước biển ven bờ

thuộc vùng bờ.

Công nhóm

CG 2 36 9.500.000 342.000.000

c

Tổng hợp và viết báo cáo tổng hợp kết

quả phân tích, đánh giá về điều tra,

khảo sát, thăm dò tài nguyên vùng bờ

Công nhóm

CG 2 28 9.500.000 266.000.000

2.3 Phân tích, đánh giá về thực trạng tài

nguyên vùng bờ 1.387.000.000

a Phân tích, đánh giá thực trạng về tính đa

dạng sinh học và các tài nguyên sinh vật

Công nhóm

CG 2 20 9.500.000 190.000.000 Phụ lục 1.1

Page 90: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

88

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

ở vùng bờ.

b

Phân tích, đánh giá thực trạng của các

hệ sinh thái, khu bảo tồn, vườn quốc gia

và các sinh cảnh biển khác ở vùng bờ

Công nhóm

CG 2 14 9.500.000 133.000.000

c

Phân tích, đánh giá thực trạng của các

tài nguyên đất (bao gồm đất ven biển,

đất ngập nước, đất bãi bồi, đất bãi triều)

ở vùng bờ.

Công nhóm

CG 2 28 9.500.000 266.000.000

d

Phân tích, đánh giá thực trạng của các

tài nguyên nước (bao gồm tài nguyên

nước mặt và nước dưới đất) ở vùng bờ.

Công nhóm

CG 2 14 9.500.000 133.000.000

e Phân tích, đánh giá thực trạng của các

tài nguyên khoáng sản ở vùng bờ.

Công nhóm

CG 2 14 9.500.000 133.000.000

Phụ lục 1.1

g Phân tích, đánh giá về thực trạng tài

nguyên rừng ở vùng bờ.

Công nhóm

CG 2 16 9.500.000 152.000.000

h

Phân tích, đánh giá thực trạng của các

di tích, di sản và các giá trị văn hóa -

lịch sử ở vùng bờ.

Công nhóm

CG 2 18 9.500.000 171.000.000

i Phân tích, đánh giá thực trạng của các

tài nguyên vị thế, tiềm năng phát triển ở

Công nhóm

CG 2 18 9.500.000 171.000.000

Page 91: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

89

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

vùng bờ.

k

Tổng hợp và viết báo cáo tổng hợp kết

quả phân tích, đánh giá về hiện trạng tài

nguyên vùng bờ

Công nhóm

CG 2 4 9.500.000 38.000.000

2.4

Phân tích, đánh giá về hiện trạng và

dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng tài

nguyên vùng bờ

2.973.500.000

a

Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo

nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên

vùng bờ của các ngành, các địa phương

ven biển phục vụ phát triển cơ sở hạ

tầng và các công trình biển.

Công nhóm

CG 2 34 9.500.000 323.000.000

Phụ lục 1.1

b

Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo

nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên

vùng bờ của các ngành, các địa phương

ven biển phục vụ phát triển du lịch và

dịch vụ.

Công nhóm

CG 2 34 9.500.000 323.000.000

c

Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo

nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên

vùng bờ của các ngành, các địa phương

ven biển phục vụ phát triển công nghiệp

Công nhóm

CG 2 34 9.500.000 323.000.000 Phụ lục 1.1

Page 92: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

90

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

d

Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo

nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên

vùng bờ của các ngành, các địa phương

ven biển phục vụ phát triển nông, lâm

và diêm nghiệp

Công nhóm

CG 2 42 9.500.000 399.000.000

e

Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo

nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên

vùng bờ của các ngành, các địa phương

ven biển phục vụ phát triển thủy hải sản

Công nhóm

CG 2 34 9.500.000 323.000.000

Phụ lục 1.1

g

Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo

nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên

vùng bờ của các ngành, các địa phương

ven biển phục vụ phát triển giao thông

vận tải, hàng hải, cảng và dịch vụ cảng

Công nhóm

CG 2 45 9.500.000 427.500.000

h

Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo

nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên

vùng bờ của các ngành, các địa phương

ven biển phục vụ phát triển năng lượng

và khai thác các loại khoáng sản

Công nhóm

CG 2 30 9.500.000 285.000.000 Phụ lục 1.1

Page 93: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

91

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

i

Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo

nhu cầu bảo tồn, bảo vệ, phục hồi các

hệ sinh thái, sinh cảnh và đa dạng sinh

học ở vùng bờ của các Bộ ngành và địa

phương ven biển

Công nhóm

CG 2 30 9.500.000 285.000.000

k

Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo

nhu cầu sử dụng không gian vùng bờ

phục vụ các mục đích quốc phòng - an

ninh và hoạt động khác

Công nhóm

CG 2 25 9.500.000 237.500.000

Phụ lục 1.1

l

Tổng hợp, viết báo cáo tổng hợp về kết

quả phân tích, đánh giá về hiện trạng và

nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên

vùng bờ

Công nhóm

CG 2 5 9.500.000 47.500.000

2.5 Xây dựng các bản đồ chuyên đề 20.551.944.105

a Bản đồ chuyên đề về điều kiện tự nhiên Mảnh 135 50.745.541 6.850.648.035 Phụ lục 1.5

Phạm vi: Bao gồm vùng biển ven bờ có

ranh giới ngoài cách bờ khoảng 6 hải lý

và vùng đất ven biển là các xã, phường,

thị trấn giáp biển thuộc 28 tỉnh, thành

phố trực thuộc trung ương có biển.

Phụ lục 1.6

Page 94: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

92

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

Số lượng mảnh: 98 mảnh, trên nền bản

đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000

b Bản đồ chuyên đề về tài nguyên vùng

bờ Mảnh 135 50.745.541 6.850.648.035 Phụ lục 1.5

Phạm vi: Bao gồm vùng biển ven bờ có

ranh giới ngoài cách bờ khoảng 6 hải lý

và vùng đất ven biển là các xã, phường,

thị trấn giáp biển thuộc 28 tỉnh, thành

phố trực thuộc trung ương có biển.

Phụ lục 1.6

Số lượng mảnh: 98 mảnh, trên nền bản

đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000

c

Bản đồ chuyên đề về hiện trạng và nhu

cầu khai thác, sử dụng tài nguyên vùng

bờ tỷ lệ 1/50.000

Mảnh 135 50.745.541 6.850.648.035 Phụ lục 1.5

Phạm vi: Bao gồm vùng biển ven bờ có

ranh giới ngoài cách bờ khoảng 6 hải lý

và vùng đất ven biển là các xã, phường,

thị trấn giáp biển thuộc 28 tỉnh, thành

phố trực thuộc trung ương có biển.

Phụ lục 1.6

Số lượng mảnh: 98 mảnh, trên nền bản

đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000

Page 95: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

93

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

III

Đánh giá tác động của việc khai thác,

sử dụng tài nguyên đến tài nguyên và

môi trường vùng bờ

4.284.500.000

3.1

Đánh giá tác động của việc khai thác,

sử dụng tài nguyên vùng bờ đến phát

triển kinh tế - xã hội; quốc phòng, an

ninh; môi trường, hệ sinh thái và đa

dạng sinh học; phòng, chống thiên

tai, ứng phó với biến đổi khí hậu,

nước biển dâng

2.812.000.000

a

Phân tích, đánh giá dự báo các tác động

của việc khai thác, sử dụng tài nguyên,

không gian vùng bờ phục vụ nhu cầu

phát triển cơ sở hạ tầng và các công

trình biển đến tài nguyên, môi trường

vùng bờ.

Công nhóm

CG 2 32 9.500.000 304.000.000

Phụ lục 1.1

b

Phân tích, đánh giá dự báo các tác động

của việc khai thác, sử dụng tài nguyên,

không gian vùng bờ phục vụ nhu cầu

phát triển du lịch và dịch vụ đến tài

nguyên, môi trường vùng bờ.

Công nhóm

CG 2 32 9.500.000 304.000.000

Page 96: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

94

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

c

Phân tích, đánh giá dự báo các tác động

của việc khai thác, sử dụng tài nguyên,

không gian vùng bờ phục vụ nhu cầu

phát triển công nghiệp đến tài nguyên,

môi trường vùng bờ.

Công nhóm

CG 2 32 9.500.000 304.000.000

Phụ lục 1.1

d

Phân tích, đánh giá dự báo các tác động

của việc khai thác, sử dụng tài nguyên,

không gian vùng bờ phục vụ nhu cầu

phát triển nông, lâm và diêm nghiệp đến

tài nguyên, môi trường vùng bờ.

Công nhóm

CG 2 35 9.500.000 332.500.000

e

Phân tích, đánh giá dự báo các tác động

của việc khai thác, sử dụng tài nguyên,

không gian vùng bờ phục vụ nhu cầu

phát triển thủy hải sản đến tài nguyên,

môi trường vùng bờ.

Công nhóm

CG 2 32 9.500.000 304.000.000

Phụ lục 1.1

g

Phân tích, đánh giá dự báo các tác động

của việc khai thác, sử dụng tài nguyên,

không gian vùng bờ phục vụ nhu cầu

phát triển giao thông vận tải, hàng hải,

cảng và dịch vụ cảng đến tài nguyên,

môi trường vùng bờ.

Công nhóm

CG 2 36 9.500.000 342.000.000

Page 97: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

95

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

h

Phân tích, đánh giá dự báo các tác động

của việc khai thác, sử dụng tài nguyên,

không gian vùng bờ phục vụ nhu cầu

phát triển năng lượng và khai thác các

loại khoáng sản đến tài nguyên, môi

trường vùng bờ.

Công nhóm

CG 2 32 9.500.000 304.000.000

Phụ lục 1.1

i

Phân tích, đánh giá dự báo các tác động

việc khai thác, sử dụng tài nguyên,

không gian vùng bờ phục vụ các nhu

cầu phát triển kinh tế - xã hội đến các

mục đích quốc phòng - an ninh ở vùng

bờ.

Công nhóm

CG 2 30 9.500.000 285.000.000

k

Phân tích, đánh giá dự báo các tác động

việc khai thác, sử dụng tài nguyên,

không gian vùng bờ phục vụ các nhu

cầu phát triển kinh tế - xã hội đến công

tác phòng, chống thiên tai, ứng phó với

biến đổi khí hậu, nước biển dâng

Công nhóm

CG 2 30 9.500.000 285.000.000

Phụ lục 1.1

l

Tổng hợp, viết báo cáo tổng hợp về kết

quả đánh giá dự báo về các tác động của

việc khai thác, sử dụng tài nguyên đến

tài nguyên và môi trường vùng bờ.

Công nhóm

CG 2 5 9.500.000 47.500.000

Page 98: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

96

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

3.2 Đánh giá xu thế biến động tài nguyên

và môi trường vùng bờ 1.254.000.000

a

Phân tích, đánh giá dự báo xu thế biến

động về tính đa dạng sinh học và các tài

nguyên sinh vật ở vùng bờ.

Công nhóm

CG 2 15 9.500.000 142.500.000

Phụ lục 1.1

b

Phân tích, đánh giá dự báo xu thế biến

động của các hệ sinh thái, khu bảo tồn,

vườn quốc gia và các sinh cảnh biển

khác ở vùng bờ

Công nhóm

CG 2 15 9.500.000 142.500.000

c

Phân tích, đánh giá dự báo xu thế biến

động của các tài nguyên đất (bao gồm

đất ven biển, đất ngập nước, đất bãi bồi,

đất bãi triều) ở vùng bờ.

Công nhóm

CG 2 14 9.500.000 133.000.000

Phụ lục 1.1

d

Phân tích, đánh giá dự báo xu thế biến

động của các tài nguyên nước (bao gồm

tài nguyên nước mặt và nước dưới đất)

ở vùng bờ.

Công nhóm

CG 2 14 9.500.000 133.000.000

e

Phân tích, đánh giá dự báo xu thế biến

động của các tài nguyên khoáng sản ở

vùng bờ.

Công nhóm

CG 2 14 9.500.000 133.000.000 Phụ lục 1.1

Page 99: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

97

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

g Phân tích, đánh giá về dự báo xu thế

biến động tài nguyên rừng ở vùng bờ.

Công nhóm

CG 2 12 9.500.000 114.000.000

h

Phân tích, đánh giá dự báo xu thế biến

động của các di tích, di sản và các giá

trị văn hóa - lịch sử ở vùng bờ.

Công nhóm

CG 2 14 9.500.000 133.000.000

Phụ lục 1.1

i

Phân tích, đánh giá dự báo xu thế biến

động của các tài nguyên vị thế, tiềm

năng phát triển ở vùng bờ.

Công nhóm

CG 2 18 9.500.000 171.000.000

k Phân tích, đánh giá dự báo các vấn đề

tài nguyên và môi trường ở vùng bờ.

Công nhóm

CG 2 12 9.500.000 114.000.000

Phụ lục 1.1

h

Tổng hợp và viết báo cáo tổng hợp kết

quả đánh giá xu thế biến động tài

nguyên và môi trường vùng bờ

Công nhóm

CG 2 4 9.500.000 38.000.000

3.3

Đánh giá tác động của việc khai thác,

sử dụng tài nguyên vùng bờ đến các

yêu cầu về quản lý tổng hợp tài

nguyên và môi trường vùng bờ

218.500.000

a

Đánh giá tác động của việc khai thác, sử

dụng tài nguyên vùng bờ đến việc triển

khai, áp dụng chương trình quản lý tổng

hợp tài nguyên và môi trường vùng bờ

Công nhóm

CG 2 10 9.500.000 95.000.000 Phụ lục 1.1

Page 100: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

98

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

tại các địa phương ven biển

b

Đánh giá tác động của việc khai thác, sử

dụng tài nguyên vùng bờ đến việc xây

dựng, ban hành các chính sách, văn bản

pháp luật có liên quan đến quản lý tổng

hợp tài nguyên và môi trường vùng bờ

ở cấp trung ương và địa phương.

Công nhóm

CG 2 10 9.500.000 95.000.000

c

Tổng hợp và viết báo cáo tổng hợp kết

quả đánh giá tác động của việc khai

thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ đến

các yêu cầu về quản lý tổng hợp tài

nguyên và môi trường vùng bờ

Công nhóm

CG 2 3 9.500.000 28.500.000

IV

Phân tích, đánh giá tính dễ bị tổn

thương do tác động của biến đổi khí

hậu và nước biển dâng đến vùng bờ

5.947.000.000

4.1

Đánh giá dự báo tác động của sự gia

tăng xâm nhập mặn vào các vùng cửa

sông, hệ thống sông

1.862.000.000

a

Đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng,

tác động của sự gia tăng xâm nhập mặn

đến các hệ sinh thái và tính đa dạng

sinh học trong các vùng cửa sông (03

Công nhóm

CG 2 84 9.500.000 798.000.000 Phụ lục 1.1

Page 101: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

99

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

công nhóm/tỉnh x 28 tỉnh

b

Đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng,

tác động của sự gia tăng xâm nhập mặn

đến các hoạt động ở vùng bờ, bao gồm:

nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản,

các nguồn nước cấp cho sinh hoạt và

sản xuất công nghiệp (04 công

nhóm/tỉnh x 28 tỉnh)

Công nhóm

CG 2 112 9.500.000 1.064.000.000

4.2

Đánh giá dự báo tác động của ngập

lụt và xói lở bờ biển đến tài nguyên

và các hoạt động ở vùng bờ

3.990.000.000

a

Đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng,

tác động của ngập lụt và xói lở bờ biển

đến các hệ sinh thái và tính đa dạng

sinh học ở vùng bờ (03 công nhóm/tỉnh

x 28 tỉnh)

Công nhóm

CG 2 84 9.500.000 798.000.000

Phụ lục 1.1

b

Đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng,

tác động của ngập lụt và xói lở bờ biển

đến sinh kế của cộng đồng dân cư ở

vùng bờ (04 công nhóm/tỉnh x 28 tỉnh)

Công nhóm

CG 2 112 9.500.000 1.064.000.000

Page 102: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

100

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

c

Đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng,

tác động của ngập lụt và xói lở bờ biển

đến các cơ sở hạ tầng và công trình biển

ở vùng bờ (02 công nhóm/tỉnh x 28

tỉnh)

Công nhóm

CG 2 56 9.500.000 532.000.000

Phụ lục 1.1

d

Đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng,

tác động của ngập lụt và xói lở bờ biển

đến các hoạt động ở vùng bờ, bao gồm

nông nghiệp, diêm nghiệp, nuôi trồng

thủy hải sản, du lịch - dịch vụ, công

nghiệp, cảng biển và các dịch vụ cảng,

khai thác khoáng sản (06 công

nhóm/tỉnh x 28 tỉnh).

Công nhóm

CG 2 168 9.500.000 1.596.000.000

4.3

Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả

phân tích, đánh giá tính dễ bị tổn

thương do tác động của biến đổi khí

hậu và nước biển dâng đến vùng bờ

95.000.000

a

Báo cáo kết quả đánh giá dự báo tác

động của sự gia tăng xâm nhập mặn vào

các vùng cửa sông, hệ thống sông.

Công nhóm

CG 2 5 9.500.000 47.500.000

Phụ lục 1.1

b Báo cáo kết quả đánh giá dự báo tác

động của ngập lụt và xói lở bờ biển đến

Công nhóm

CG 2 5 9.500.000 47.500.000

Page 103: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

101

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

tài nguyên và các hoạt động ở vùng bờ.

V

Phân tích, đánh giá chủ trương, định

hướng phát triển kinh tế - xã hội liên

quan đến việc khai thác, sử dụng tài

nguyên vùng bờ, bảo vệ môi trường

quốc gia và các quy hoạch có liên

quan; dự báo tiến bộ khoa học, công

nghệ và phát triển kinh tế - xã hội tác

động tới việc bảo vệ, khai thác, sử

dụng tài nguyên trong thời kỳ quy

hoạch

2.370.000.000

5.1

Phân tích, đánh giá chủ trương, định

hướng phát triển kinh tế - xã hội liên

quan đến việc khai thác, sử dụng tài

nguyên vùng bờ, bảo vệ môi trường

quốc gia và các quy hoạch có liên

quan

2.113.500.000

a

Phân tích, đánh đặc điểm kinh tế - xã

hội vùng bờ và chủ trương, định hướng

phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng -

an ninh và bảo vệ tài nguyên, môi

trường ở vùng bờ

994.000.000

Page 104: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

102

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

-

Phân tích, đánh giá các đặc điểm về dân

số, lao động, giới tính, văn hóa, tôn

giáo, dân tộc và sinh kế ở vùng bờ.

Công nhóm

CG 2 28 9.500.000 266.000.000

Phụ lục 1.1

-

Phân tích, đánh giá cơ cấu các ngành

kinh tế và một số đặc điểm khác ở vùng

bờ

Công nhóm

CG 2 28 9.500.000 266.000.000

-

Phân tích, đánh giá về các chủ trương,

định hướng liên quan đến việc khai

thác, sử dụng tài nguyên, không gian

vùng bờ phục vụ các nhu cầu phát triển

kinh tế - xã hội ở vùng bờ.

Công nhóm

CG 3 30 10.500.000 315.000.000

-

Phân tích, đánh giá về các chủ trương,

định hướng liên quan đến việc khai

thác, sử dụng tài nguyên, không gian

vùng bờ phục vụ các nhu cầu quốc

phòng - an ninh ở vùng bờ.

Công nhóm

CG 3 5 10.500.000 52.500.000

Phụ lục 1.1

-

Phân tích, đánh giá về các chủ trương,

định hướng cho việc bảo tồn, bảo vệ các

tài nguyên và môi trường ở vùng bờ.

Công nhóm

CG 3 5 10.500.000 52.500.000

Page 105: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

103

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

-

Tổng hợp, viết báo cáo tổng hợp về kết

quả phân tích, đánh giá đặc điểm kinh

tế - xã hội vùng bờ và chủ trương, định

hướng phát triển kinh tế - xã hội, quốc

phòng - an ninh và bảo vệ tài nguyên,

môi trường ở vùng bờ

Công nhóm

CG 3 4 10.500.000 42.000.000 Phụ lục 1.1

b

Phân tích, đánh giá về thể chế, chính

sách hiện hành liên quan đến việc quản

lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ

môi trường vùng bờ

483.000.000

-

Phân tích, đánh giá về chính sách, pháp

luật hiện hành có liên quan đến việc

khai thác sử dụng, quản lý và bảo vệ tài

nguyên, môi trường ở vùng bờ do cấp

trung ương ban hành.

Công nhóm

CG 3 15 10.500.000 157.500.000

Phụ lục 1.1

-

Phân tích, đánh giá về cơ cấu tổ chức,

bộ máy quản lý hiện hành có liên quan

đến việc khai thác sử dụng, quản lý và

bảo vệ tài nguyên, môi trường ở vùng

bờ bao gồm cả cấp trung ương và địa

phương.

Công nhóm

CG 3 15 10.500.000 157.500.000

Page 106: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

104

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

-

Rà soát, đánh giá về các cam kết, công

ước, điều ước quốc tế mà Việt Nam

tham gia có liên quan đến biển.

Công nhóm

CG 3 6 10.500.000 63.000.000

Phụ lục 1.1

-

Rà soát, đánh giá về các cam kết, công

ước, điều ước quốc tế mà Việt Nam

tham gia có liên quan đến biển.

Công nhóm

CG 3 6 10.500.000 63.000.000

-

Tổng hợp, viết báo cáo tổng hợp về kết

quả phân tích, đánh giá về thể chế,

chính sách hiện hành liên quan đến

quản lý tài nguyên và bảo vệ môi

trường vùng bờ

Công nhóm

CG 3 4 10.500.000 42.000.000

c

Phân tích, đánh giá về thực trạng công

tác quy hoạch liên quan đến việc quản

lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ

môi trường vùng bờ

636.500.000

-

Phân tích, đánh giá thực trạng các quy

hoạch về phát triển cơ sở hạ tầng và các

công trình biển ở vùng bờ bao gồm cả ở

cấp trung ương và địa phương.

Công nhóm

CG 2 8 9.500.000 76.000.000

Phụ lục 1.1

- Phân tích, đánh giá thực trạng các quy

hoạch về phát triển du lịch và dịch vụ ở

vùng bờ bao gồm cả ở cấp trung ương

Công nhóm

CG 2 8 9.500.000 76.000.000

Page 107: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

105

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

và địa phương.

-

Phân tích, đánh giá thực trạng các quy

hoạch về phát triển công nghiệp ở vùng

bờ bao gồm cả ở cấp trung ương và địa

phương

Công nhóm

CG 2 8 9.500.000 76.000.000

Phụ lục 1.1

-

Phân tích, đánh giá thực trạng các quy

hoạch về phát triển nông, lâm và diêm

nghiệp ở vùng bờ bao gồm cả ở cấp

trung ương và địa phương.

Công nhóm

CG 2 8 9.500.000 76.000.000

-

Phân tích, đánh giá thực trạng các quy

hoạch về phát triển thủy hải sản ở vùng

bờ bao gồm cả ở cấp trung ương và địa

phương.

Công nhóm

CG 2 8 9.500.000 76.000.000

Phụ lục 1.1

-

Phân tích, đánh giá thực trạng các quy

hoạch về phát triển giao thông vận tải,

hàng hải, cảng và dịch vụ cảng ở vùng

bờ bao gồm cả ở cấp trung ương và địa

phương.

Công nhóm

CG 2 8 9.500.000 76.000.000

-

Phân tích, đánh giá thực trạng các quy

hoạch về phát triển năng lượng và khai

thác các loại khoáng sản ở vùng bờ bao

gồm cả ở cấp trung ương và địa

Công nhóm

CG 2 8 9.500.000 76.000.000 Phụ lục 1.1

Page 108: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

106

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

phương.

-

Phân tích, đánh giá thực trạng các quy

hoạch về bảo tồn, bảo vệ, phục hồi các

hệ sinh thái, sinh cảnh và đa dạng sinh

học ở vùng bờ bao gồm cả ở cấp trung

ương và địa phương

Công nhóm

CG 2 8 9.500.000 76.000.000

-

Tổng hợp, viết báo cáo tổng hợp về kết

quả phân tích, đánh giá về thực trạng

công tác quy hoạch liên quan đến việc

quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên,

bảo vệ môi trường vùng bờ

Công nhóm

CG 2 3 9.500.000 28.500.000 Phụ lục 1.1

5.2

Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ

và phát triển kinh tế - xã hội tác động

tới việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài

nguyên trong thời kỳ quy hoạch

256.500.000

a

Phân tích, đánh giá dự báo sự phát triển

của khoa học công nghệ và kinh tế - xã

hội đến khả năng bền vững của các hệ

sinh thái, tính đa dạng sinh học ở vùng

bờ

Công nhóm

CG 2 8 9.500.000 76.000.000 Phụ lục 1.1

Page 109: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

107

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

b

Phân tích, đánh giá dự báo sự phát triển

của khoa học công nghệ trong việc hỗ

trợ quản lý, bảo vệ các hệ sinh thái, tài

nguyên sinh vật và tính đa dạng sinh

học ở vùng bờ

Công nhóm

CG 2 8 9.500.000 76.000.000

c

Phân tích, đánh giá dự báo sự phát triển

của khoa học công nghệ đến khả năng

khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ

Công nhóm

CG 2 8 9.500.000 76.000.000

Phụ lục 1.1

d

Tổng hợp, viết báo cáo tổng hợp kết

quả dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ

và phát triển kinh tế - xã hội tác động

tới việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài

nguyên trong thời kỳ quy hoạch

Công nhóm

CG 2 3 9.500.000 28.500.000

VI Phân vùng khai thác, sử dụng tài

nguyên vùng bờ 25.889.854.655

6.1 Phân vùng chức năng vùng bờ 8.068.648.035

a Xây dựng các tiêu chí và nguyên tắc

phân vùng chức năng vùng bờ.

Công nhóm

CG 3 15 10.500.000 157.500.000 Phụ lục 1.1

b Phân vùng chức năng vùng bờ 1.008.000.000

Page 110: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

108

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

-

Vùng có các hệ sinh thái quan trọng, có

tính đa dạng sinh học cao cần được bảo

vệ, bảo tồn.

Công nhóm

CG 3 12 10.500.000 126.000.000

Phụ lục 1.1

- Vùng giàu tiềm năng, lợi thế cho khai

thác phát triển du lịch.

Công nhóm

CG 3 12 10.500.000 126.000.000

-

Vùng giàu tiềm năng, lợi thế cho khai

thác phát triển giao thông vận tải, cảng

và dịch vụ cảng

Công nhóm

CG 3 16 10.500.000 168.000.000

Phụ lục 1.1

- Vùng giàu tiềm năng, lợi thế cho khai

thác dầu khí và năng lượng khác.

Công nhóm

CG 3 12 10.500.000 126.000.000

- Vùng giàu tiềm năng, lợi thế cho khai

thác phát triển thủy hải sản.

Công nhóm

CG 3 12 10.500.000 126.000.000

Phụ lục 1.1 - Vùng giàu tiềm năng, lợi thế cho khai

thác phát triển công nghiệp.

Công nhóm

CG 3 12 10.500.000 126.000.000

- Vùng giàu tiềm năng, lợi thế cho khai

thác phát triển các hoạt động khác.

Công nhóm

CG 3 20 10.500.000 210.000.000

c Xây dựng bản đồ phân vùng chức năng

vùng bờ tỷ lệ 1/50.000 Mảnh 135 50.745.541 6.850.648.035 Phụ lục 1.5

Page 111: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

109

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

Phạm vi: Bao gồm vùng biển ven bờ có

ranh giới ngoài cách bờ khoảng 6 hải lý

và vùng đất ven biển là các xã, phường,

thị trấn giáp biển thuộc 28 tỉnh, thành

phố trực thuộc trung ương có biển.

Phụ lục 1.6

Số lượng mảnh: 98 mảnh, trên nền bản

đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000

d Viết báo cáo tổng hợp về kết quả phân

vùng chức năng vùng bờ

Công nhóm

CG 3 5 10.500.000 52.500.000 Phụ lục 1.1

6.2

Xác định các chồng lấn, mâu thuẫn

trong khai thác, sử dụng tài nguyên

vùng bờ

1.035.500.000

a Xác định các chồng lấn về không gian

bằng phương pháp chồng chập bản đồ. 380.000.000

-

Chồng chập các lớp bản đồ về hiện

trạng tài nguyên vùng bờ với các lớp

bản đồ về hiện trạng khai thác, sử dụng

tài nguyên, không gian vùng bờ để xác

định sự chồng lấn về không gian sử

dụng giữa các hoạt động bảo tồn, bảo vệ

tài nguyên và các hệ sinh thái với các

hoạt động sử dụng không gian và tài

Công nhóm

CG 2 20 9.500.000 190.000.000 Phụ lục 1.1

Page 112: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

110

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

nguyên vùng bờ

-

Chồng chập các lớp bản đồ về hiện

trạng khai thác, sử dụng tài nguyên,

không gian vùng bờ để xác định sự

chồng lấn về không gian sử dụng giữa

các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội

với nhau

Công nhóm

CG 2 20 9.500.000 190.000.000

b

Xác định mâu thuẫn sử dụng trong một

vùng cụ thể ở vùng bờ bằng phương

pháp lập bảng ma trận.

513.000.000

-

Tính tương thích và mâu thuẫn giữa các

hoạt động khai thác sử dụng với nhau

trong một vùng.

256.500.000

+ Xác định và hệ thống hoá các hoạt động

trong mỗi vùng;

Công nhóm

CG 2 10 9.500.000 95.000.000

Phụ lục 1.1

+

Lập ma trận đánh giá, xác định tính

tương thích và mâu thuẫn giữa các hoạt

động trong mỗi vùng;

Công nhóm

CG 2 12 9.500.000 114.000.000

Page 113: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

111

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

+

Liệt kê danh mục các hoạt động tương

thích, các hoạt động không tương thích

cần hạn chế phát triển và các hoạt động

không tương thích đề xuất loại bỏ khỏi

vùng.

Công nhóm

CG 2 5 9.500.000 47.500.000

-

Tính tương thích và mâu thuẫn giữa các

hoạt động khai thác, sử dụng với hoạt

động bảo tồn, bảo vệ các hệ sinh thái và

tài nguyên trong mỗi vùng:

256.500.000

+ Xác định và hệ thống hoá các hoạt động

trong mỗi vùng;

Công nhóm

CG 2 10 9.500.000 95.000.000

Phụ lục 1.1

+

Lập ma trận đánh giá, xác định tính

tương thích và mâu thuẫn giữa các hoạt

động khai thác, sử dụng với yêu cầu bảo

tồn, bảo vệ các hệ sinh thái và tải

nguyên trong mỗi vùng;

Công nhóm

CG 2 12 9.500.000 114.000.000

+

Liệt kê danh mục các hoạt động tương

thích, các hoạt động không tương thích

cần hạn chế phát triển và các hoạt động

không tương thích đề xuất loại bỏ khỏi

vùng.

Công nhóm

CG 2 5 9.500.000 47.500.000

Page 114: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

112

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

c

Xác định giá trị của các tài nguyên và

hệ sinh thái ở vùng bờ bằng phương

pháp chia lưới và cho điểm

Công nhóm

CG 2 15 9.500.000 142.500.000 Phụ lục 1.1

6.3

Xác định quan điểm, mục tiêu, định

hướng và xây dựng các phương án

tổng thể khai thác, sử dụng bền vững

tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ

976.500.000

a Xác định quan điểm, mục tiêu, định

hướng của quy hoạch. 105.000.000

- Xác định quan điểm, mục tiêu tổng quát

và các mục tiêu cụ thể của quy hoạch.

Công nhóm

CG 3 5 10.500.000 52.500.000

Phụ lục 1.1

- Xác định định hướng của quy hoạch. Công nhóm

CG 3 5 10.500.000 52.500.000

b

Xây dựng các phương án tổng thể khai

thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo

vệ môi trường vùng bờ.

294.000.000

-

Xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế -

xã hội chính trong kỳ quy hoạch liên

quan đến tài nguyên, môi trường vùng

bờ.

Công nhóm

CG 3 8 10.500.000 84.000.000 Phụ lục 1.1

Page 115: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

113

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

-

Xác định nhu cầu khai thác sử dụng tài

nguyên, môi trường vùng bờ cho các

ngành, lĩnh vực trong kỳ quy hoạch.

Công nhóm

CG 3 15 10.500.000 157.500.000

-

Tổng hợp nhu cầu khai thác, sử dụng tài

nguyên, chỉ tiêu, yêu cầu bảo vệ môi

trường vùng bờ, cân đối, xác định các

chỉ tiêu khai thác, sử dụng tài nguyên

vùng bờ để phân bổ phù hợp cho các

ngành, lĩnh vực.

Công nhóm

CG 3 5 10.500.000 52.500.000

c

Đánh giá tác động của phương án tổng

thể khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo

vệ môi trường vùng bờ đến kinh tế - xã

hội và môi trường.

577.500.000

-

Đánh giá tác động của phương án tổng

thể khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo

vệ môi trường vùng bờ đến sự phát triển

của các ngành kinh tế vùng bờ.

Công nhóm

CG 3 10 10.500.000 105.000.000

Phụ lục 1.1

-

Đánh giá tác động của phương án tổng

thể khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo

vệ môi trường vùng bờ đến sự phát triển

kinh tế - xã hội tại các địa phương ven

biển.

Công nhóm

CG 3 10 10.500.000 105.000.000

Page 116: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

114

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

-

Đánh giá tác động của phương án tổng

thể khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo

vệ môi trường vùng bờ đến việc bảo vệ,

bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, hệ

sinh thái, các giá trị, di sản văn hóa, lịch

sử vùng bờ, yêu cầu quốc phòng - an

ninh.

Công nhóm

CG 3 25 10.500.000 262.500.000

Phụ lục 1.1

-

Đánh giá tác động của phương án tổng

thể khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo

vệ môi trường vùng bờ đến khả năng

khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ

môi trường biển.

Công nhóm

CG 3 10 10.500.000 105.000.000

6.4

Xây dựng các tiêu chí và nguyên tắc

phân vùng khai thác, sử dụng tài

nguyên vùng bờ

850.500.000

a

Tiêu chí và nguyên tắc phân vùng cho

các mục đích quốc phòng - an ninh

(vùng cần bảo vệ đặc biệt nghiêm ngặt;

vùng quốc phòng có điều kiện cho phát

triển kinh tế; vùng phát triển kinh tế kết

hợp với an ninh - quốc phòng…).

Công nhóm

CG 3 15 10.500.000 157.500.000 Phụ lục 1.1

Page 117: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

115

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

b

Tiêu chí và nguyên tắc phân vùng bảo

tồn môi trường và các hệ sinh thái biển

(vùng bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt;

vùng đệm; vùng khai thác có điều

kiện…).

Công nhóm

CG 3 13 10.500.000 136.500.000

c

Tiêu chí và nguyên tắc phân vùng hoạt

động thăm dò, khai thác dầu khí và các

nguồn năng lượng tự nhiên khác.

Công nhóm

CG 3 5 10.500.000 52.500.000

Phụ lục 1.1

d Tiêu chí và nguyên tắc phân vùng hoạt

động khai thác, đánh bắt thủy, hải sản.

Công nhóm

CG 3 5 10.500.000 52.500.000

e

Tiêu chí và nguyên tắc phân vùng phát

triển các hoạt động nuôi trồng thủy, hải

sản.

Công nhóm

CG 3 5 10.500.000 52.500.000

Phụ lục 1.1

g

Tiêu chí và nguyên tắc phân vùng phát

triển cảng biển, dịch vụ cảng biển và

các hoạt động hàng hải.

Công nhóm

CG 3 5 10.500.000 52.500.000

h

Tiêu chí và nguyên tắc phân vùng phát

triển các công trình giao thông, công

trình biển.

Công nhóm

CG 3 5 10.500.000 52.500.000 Phụ lục 1.1

Page 118: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

116

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

i

Tiêu chí và nguyên tắc phân vùng phát

triển các hoạt động sản xuất nông

nghiệp, công nghiệp và diêm nghiệp.

Công nhóm

CG 3 5 10.500.000 52.500.000

k Tiêu chí và nguyên tắc phân vùng phát

triển các khu du lịch và dịch vụ du lịch.

Công nhóm

CG 3 5 10.500.000 52.500.000

Phụ lục 1.1

l

Tiêu chí và nguyên tắc phân vùng phát

triển các khu đô thị, khu dân cư và cơ

sở hạ tầng đô thị.

Công nhóm

CG 3 5 10.500.000 52.500.000

m

Tiêu chí và nguyên tắc phân vùng phát

triển cơ sở hạ tầng và hệ thống các công

trình ngầm dưới biển.

Công nhóm

CG 3 5 10.500.000 52.500.000

Phụ lục 1.1

n

Tiêu chí và nguyên tắc phân vùng cho

một số mục đích khác (vùng có khả

năng cho phép nhận chìm; vùng nghiên

cứu khoa học…).

Công nhóm

CG 3 8 10.500.000 84.000.000

6.5 Phân vùng khai thác, sử dụng tài

nguyên vùng bờ 14.958.706.620

a Phân vùng không gian vùng bờ cho các

mục đích sử dụng. 2.404.500.000

Page 119: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

117

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

-

Vùng cho các mục đích quốc phòng - an

ninh (vùng cần bảo vệ đặc biệt nghiêm

ngặt; vùng quốc phòng có điều kiện cho

phát triển kinh tế; vùng phát triển kinh

tế kết hợp với an ninh - quốc phòng…).

Công nhóm

CG 3 20 10.500.000 210.000.000

Phụ lục 1.1

-

Vùng bảo tồn, bảo vệ môi trường và các

hệ sinh thái biển (vùng bảo tồn, bảo vệ

nghiêm ngặt; vùng đệm; vùng khai thác

có điều kiện…).

Công nhóm

CG 3 18 10.500.000 189.000.000

-

Vùng ưu tiên sử dụng cho các hoạt

động thăm dò, khai thác dầu khí và các

nguồn năng lượng tự nhiên khác.

Công nhóm

CG 3 20 10.500.000 210.000.000

Phụ lục 1.1

- Vùng ưu tiên sử dụng cho các hoạt

động khai thác, đánh bắt thủy, hải sản.

Công nhóm

CG 3 16 10.500.000 168.000.000

- Vùng ưu tiên sử dụng cho phát triển các

hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản.

Công nhóm

CG 3 22 10.500.000 231.000.000

Phụ lục 1.1

-

Vùng ưu tiên sử dụng cho phát triển

cảng biển, dịch vụ cảng biển và các

hoạt động hàng hải.

Công nhóm

CG 3 20 10.500.000 210.000.000

- Vùng ưu tiên sử dụng cho phát triển các

công trình giao thông, công trình biển.

Công nhóm

CG 3 20 10.500.000 210.000.000 Phụ lục 1.1

Page 120: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

118

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

-

Vùng ưu tiên sử dụng cho phát triển các

hoạt động sản xuất nông nghiệp, công

nghiệp và diêm nghiệp.

Công nhóm

CG 3 20 10.500.000 210.000.000

- Vùng ưu tiên sử dụng cho phát triển các

khu du lịch và dịch vụ du lịch.

Công nhóm

CG 3 20 10.500.000 210.000.000

Phụ lục 1.1

-

Vùng ưu tiên sử dụng cho phát triển các

khu đô thị, khu dân cư và cơ sở hạ tầng

đô thị.

Công nhóm

CG 3 22 10.500.000 231.000.000

-

Vùng ưu tiên sử dụng cho phát triển cơ

sở hạ tầng và hệ thống các công trình

ngầm dưới biển.

Công nhóm

CG 3 16 10.500.000 168.000.000

Phụ lục 1.1

-

Vùng ưu tiên sử dụng cho một số mục

đích khác (vùng có khả năng cho phép

nhận chìm; vùng nghiên cứu khoa

học…).

Công nhóm

CG 3 15 10.500.000 157.500.000

b

Viết báo cáo tổng hợp về kết quả phân

vùng khai thác, sử dụng tài nguyên

vùng bờ.

Công nhóm

CG 3 5 10.500.000 52.500.000 Phụ lục 1.1

c Xây dựng các quy định sử dụng đối với

mỗi loại/tiểu vùng 570.000.000

Page 121: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

119

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

-

Các quy định sử dụng đối với vùng

quốc phòng - an ninh (vùng cần bảo vệ

đặc biệt nghiêm ngặt; vùng quốc phòng

có điều kiện cho phát triển kinh tế; vùng

phát triển kinh tế kết hợp với an ninh -

quốc phòng…).

Công nhóm

CG 2 5 9.500.000 47.500.000

Phụ lục 1.1

-

Các quy định sử dụng đối với vùng bảo

tồn, bảo vệ môi trường và các hệ sinh

thái biển (vùng bảo tồn, bảo vệ nghiêm

ngặt; vùng đệm; vùng khai thác có điều

kiện…).

Công nhóm

CG 2 5 9.500.000 47.500.000

-

Các quy định sử dụng đối với vùng ưu

tiên sử dụng cho các hoạt động thăm dò,

khai thác dầu khí và các nguồn năng

lượng tự nhiên khác.

Công nhóm

CG 2 5 9.500.000 47.500.000

Phụ lục 1.1

-

Các quy định sử dụng đối với vùng ưu

tiên sử dụng cho các hoạt động khai

thác, đánh bắt thủy, hải sản.

Công nhóm

CG 2 5 9.500.000 47.500.000

-

Các quy định sử dụng đối với vùng ưu

tiên sử dụng cho phát triển các hoạt

động nuôi trồng thủy, hải sản.

Công nhóm

CG 2 5 9.500.000 47.500.000 Phụ lục 1.1

Page 122: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

120

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

-

Các quy định sử dụng đối với vùng ưu

tiên sử dụng cho phát triển cảng biển,

dịch vụ cảng biển và các hoạt động

hàng hải.

Công nhóm

CG 2 5 9.500.000 47.500.000

-

Các quy định sử dụng đối với vùng ưu

tiên sử dụng cho phát triển các công

trình giao thông, công trình biển.

Công nhóm

CG 2 5 9.500.000 47.500.000

Phụ lục 1.1

-

Các quy định sử dụng đối với vùng ưu

tiên sử dụng cho phát triển các hoạt

động sản xuất nông nghiệp, công

nghiệp và diêm nghiệp.

Công nhóm

CG 2 5 9.500.000 47.500.000

-

Các quy định sử dụng đối với vùng ưu

tiên sử dụng cho phát triển các khu du

lịch và dịch vụ du lịch.

Công nhóm

CG 2 5 9.500.000 47.500.000

Phụ lục 1.1

-

Các quy định sử dụng đối với vùng ưu

tiên sử dụng cho phát triển các khu đô

thị, khu dân cư và cơ sở hạ tầng đô thị.

Công nhóm

CG 2 5 9.500.000 47.500.000

-

Các quy định sử dụng đối với vùng ưu

tiên sử dụng cho phát triển cơ sở hạ

tầng và hệ thống các công trình ngầm

dưới biển.

Công nhóm

CG 2 5 9.500.000 47.500.000 Phụ lục 1.1

Page 123: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

121

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

-

Các quy định sử dụng đối với vùng ưu

tiên sử dụng cho một số mục đích khác

(vùng có khả năng cho phép nhận chìm;

vùng nghiên cứu khoa học…).

Công nhóm

CG 2 5 9.500.000 47.500.000

d

Xây dựng bản đồ phân vùng khai thác,

sử dụng tài nguyên vùng bờ tỷ lệ

1/50.000

Mảnh 135 88.383.012 11.931.706.620 Phụ lục 1.5

Phạm vi: Bao gồm vùng biển ven bờ có

ranh giới ngoài cách bờ khoảng 6 hải lý

và vùng đất ven biển là các xã, phường,

thị trấn giáp biển thuộc 28 tỉnh, thành

phố trực thuộc trung ương có biển.

Phụ lục 1.6

Số lượng mảnh: 98 mảnh, trên nền bản

đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000

VII Đề xuất các giải pháp, tổ chức thực

hiện quy hoạch 745.500.000

7.1 Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp

thực hiện quy hoạch 325.500.000

a Các giải pháp quản lý. Công nhóm

CG 3 5 10.500.000 52.500.000 Phụ lục 1.1

Page 124: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

122

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

b Các giải pháp kỹ thuật. Công nhóm

CG 3 7 10.500.000 73.500.000

c Các giải pháp tuyên truyền, nâng cao

nhận thức.

Công nhóm

CG 3 7 10.500.000 73.500.000

Phụ lục 1.1

d Các giải pháp nguồn nhân lực. Công nhóm

CG 3 4 10.500.000 42.000.000

e Các giải pháp tài chính. Công nhóm

CG 3 4 10.500.000 42.000.000

Phụ lục 1.1

g Các giải pháp hợp tác quốc tế. Công nhóm

CG 3 4 10.500.000 42.000.000

7.2

Tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng thể

khai thác, sử dụng bền vững tài

nguyên vùng bờ

210.000.000

a

Trách nhiệm, quyền hạn và chức năng,

nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà

nước ở cấp trung ương và tại các tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương có

biển.

Công nhóm

CG 3 10 10.500.000 105.000.000 Phụ lục 1.1

Page 125: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

123

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

b

Trách nhiệm, quyền hạn và sự tham gia

của các tổ chức xã hội, đoàn thể, tổ

chức kinh tế và cá nhân liên quan.

Công nhóm

CG 3 10 10.500.000 105.000.000

7.3 Danh mục dự án quan trọng quốc gia

và thứ tự ưu tiên thực hiện 210.000.000

a

Xây dựng các tiêu chí xác định để xác

định mức độ quan trọng và thứ tự ưu

tiên đối với mỗi dự án.

Công nhóm

CG 3 10 10.500.000 105.000.000

Phụ lục 1.1

b

Xây dựng và đề xuất danh mục các dự

án quan trọng quốc gia và sắp xếp theo

thứ tự ưu tiên.

Công nhóm

CG 3 10 10.500.000 105.000.000

VIII

Xây dựng báo cáo Thuyết minh quy

hoạch và Kế hoạch thực hiện quy

hoạch

123.000.000

a

Báo cáo chi tiết Quy hoạch tổng thể

khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên

vùng bờ

Công nhóm

CG 3 5 10.500.000 52.500.000

Phụ lục 1.1

b

Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể

khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên

vùng bờ

Công nhóm

CG 3 4 10.500.000 42.000.000

Page 126: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

124

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

c

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể

khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên

vùng bờ (05 năm).

Công nhóm

CG 3 3 9.500.000 28.500.000

A2

Đánh giá môi trường chiến lược của

Quy hoạch tổng thể khai thác, sử

dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

(Tạm tính 10% chi phí trực tiếp lập

quy hoạch)

7.884.345.476

B CHI PHÍ GIÁN TIẾP 2.089.131.875

1 Tổ chức tham vấn lấy ý kiến về quy

hoạch 587.890.000

1.1 Tổ chức tham vấn, lấy ý kiến bằng văn

bản về quy hoạch 79.500.000

a Lấy ý kiến chuyên gia bằng văn bản 21.200.000

-

Chi phí in ấn tài liệu để lấy ý kiến (01

bộ khoảng 800 trang, 700 đ/trang bao

gồm cả in mầu)

bộ 20 560.000 11.200.000 thanh toán

thực tế

- Chi phí chuyển phát nhanh cho các

chuyên gia để xin ý kiến, góp ý đối với

các dự thảo, báo cáo nêu trên (1

người/bộ 20 500.000 10.000.000 thanh toán

thực tế

Page 127: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

125

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

bộ/chuyên gia x 20 chuyên gia)

b Lấy ý kiến các bộ, ngành, cơ quan

ngang bộ và địa phương có biển 58.300.000

-

Chi phí in ấn phục vụ lấy ý kiến (01 bộ

khoảng 800 trang, 700 đ/trang bao gồm

cả in mầu)

bộ 55 560.000 30.800.000 thanh toán

thực tế

-

Chi phí chuyển phát nhanh cho các

chuyên gia để xin ý kiến, góp ý đối với

các dự thảo, báo cáo nêu trên (1 bộ/cơ

quan x 55 cơ quan, đơn vị gồm: 19 cơ

quan thuộc Chính phủ và UBND 28

tỉnh, thành phố có biển)

cơ quan/bộ 55 500.000 27.500.000 thanh toán thực

tế

1.2 Tổ chức hội thảo tham vấn, lấy ý kiến

về quy hoạch 508.390.000

a Tổ chức hội thảo khoa học thảo luận

theo chuyên đề quy hoạch hội thảo 8 20.500.000 164.000.000 Phụ lục 1.3 (2)

b Tổ chức hội thảo khoa học tham vấn

chuyên gia đa ngành hội thảo 1 85.880.000 85.880.000 Phụ lục 1.3 (3)

c Tổ chức hội thảo tham vấn, lấy ý kiến

các cơ quan quản lý 258.510.000

Page 128: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

126

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

- Hội thảo tại Hà Nội hội thảo 1 109.680.000 109.680.000 Phụ lục 1.3 (4)

- Hội thảo tại Đà Nẵng hội thảo 1 148.830.000 148.830.000 Phụ lục 1.3 (5)

2 Tổ chức thẩm định, phê duyệt quy

hoạch 455.830.000

a Thành lập Hội đồng thẩm định quy

hoạch 0

b Tổ chức lấy ý kiến trước khi trình thẩm

định quy hoạch lần 1 45.830.000 45.830.000 Phụ lục 1.4

c Tổ chức họp Hội đồng thẩm định quy

hoạch tạm tính 1 200.000.000 200.000.000

thanh toán thực

tế

d Tổng hợp và xây dựng báo cáo thẩm

định quy hoạch

Công nhóm

CG 3 20 10.500.000 210.000.000 Phụ lục 1.1

3 Chi phí đấu thầu 1.001.311.875

a Chi phí lập Hồ sơ mời thầu (0,1% giá trị

gói thầu) 796.318.893

63/2014/NĐ-

CP (Điều 9) -

Hồ sơ mời thầu gói thầu số 1 về lập

Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng

bền vững tài nguyên vùng bờ

hồ sơ 1 788.434.548 788.434.548

Page 129: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

127

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

-

Hồ sơ mời thầu gói thầu số 2 về lập

ĐMC của Quy hoạch tổng thể khai thác,

sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

hồ sơ 1 7.884.345 7.884.345

b Chi phí thẩm định Hồ sơ mời thầu

(0,05% giá trị gói thầu) 43.363.900

-

Hồ sơ mời thầu gói thầu số 1 về lập

Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng

bền vững tài nguyên vùng bờ

hồ sơ 1 39.421.727 39.421.727

-

Hồ sơ mời thầu gói thầu số 2 về lập

ĐMC của Quy hoạch tổng thể khai thác,

sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

hồ sơ 1 3.942.173 3.942.173

c Chi phí đánh giá Hồ sơ dự thầu (0,1%

giá trị gói thầu) 118.265.182

-

Hồ sơ dự thầu gói thầu số 1 về lập Quy

hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền

vững tài nguyên vùng bờ

hồ sơ 1 78.843.455 78.843.455

-

Hồ sơ dự thầu gói thầu số 2 về lập

ĐMC của QQuy hoạch tổng thể khai

thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng

bờ

hồ sơ 1 39.421.727 39.421.727

Page 130: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

128

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

d Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà

thầu (0,05% giá trị gói thầu) 43.363.900

-

Kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 1

về lập Quy hoạch tổng thể khai thác, sử

dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

gói thầu 1 39.421.727 39.421.727

-

Kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 2

về lập ĐMC của Quy hoạch tổng thể

khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên

vùng bờ

gói thầu 1 3.942.173 3.942.173

4 Tổ chức nghiệm thu kết quả thực

hiện nhiệm vụ 44.100.000

a Chủ trì (1 người/buổi x 2 buổi) người/ buổi 2 500.000 1.000.000

TT

136/2017/TT-

BTC

b Thư ký (1 người/buổi x 2 buổi) người/ buổi 2 300.000 600.000

c Viết bài nhận xét, góp ý (10 nhận xét,

góp ý/hội thảo) nhận xét 10 350.000 3.500.000

d Đại biểu tham dự (30 người/buổi x 02

buổi) người/ buổi 120 150.000 18.000.000

e Chi VPP, in ấn, phô tô, đóng quyền hồ

sơ, tài liệu nghiệm thu bộ 30 700.000 21.000.000

thanh toán thực

tế

Page 131: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

129

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

C CHI PHÍ QUẢN LÝ CHUNG (3%

kinh phí của hoạt động trực tiếp) 2.601.834.007

D THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (10%

kinh phí của hoạt động trực tiếp) 8.672.780.024

Luật Thuế

GTGT

E DỰ PHÒNG TRƯỢT GIÁ (5% kinh

phí A + B) 4.440.846.606

TỔNG KINH PHÍ 96.648.047.272

Làm tròn 96.648.047.000

(Bằng chữ: Chín mươi sáu tỷ sáu trăm bốn tám triệu không trăm bốn bẩy nghìn đồng chẵn)

Page 132: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

130

Phụ lục 1.1: Bảng tiền lương tính theo công nhóm

Căn cứ: Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12/01/2015

1. Công nhóm chuyên gia 1 (Công NCG1)

Stt Các loại mức lương

theo thời gian

Mức lương Số chuyên

gia Hệ số

Thành tiền

(đồng/ngày) (người) (đồng/ngày

công)

1 Chuyên gia 1 (Mức 1) 1.538.462 1 1,3 2.000.000

1 Chuyên gia 2 (Mức 2) 1.153.846 1 1,3 1.500.000

2 Chuyên gia 3 (Mức 3) 769.231 4 1,3 4.000.000

3 Chuyên gia 4 (Mức 4) 576.923 4 1,3 3.000.000

Cộng 2.500.000,00 8.500.000

2. Nhóm chuyên gia 2 (Công NCG2)

Stt Các loại mức lương

theo thời gian

Mức lương Số chuyên

gia Hệ số

Thành tiền

(đồng/ngày) (người) (đồng/ng.cô

ng)

1 Chuyên gia 1 (Mức 1) 1.538.462 1 1,3 2.000.000

2 Chuyên gia 2 (Mức 2) 1.153.846 3 1,3 4.500.000

3 Chuyên gia 3 (Mức 3) 769.231 3 1,3 3.000.000

Cộng 3.461.538,46 9.500.000

3. Nhóm chuyên gia 3 (Công NCG3)

Stt Các loại mức lương

theo thời gian

Mức lương Số chuyên

gia Hệ số

Thành tiền

(đồng/ngày) (người) (đồng/ngày

công)

1 Chuyên gia 1 (Mức 1) 1.538.462 3 1,3 6.000.000

2 Chuyên gia 2 (Mức 2) 1.153.846 3 1,3 4.500.000

Cộng 2.692.307,69 10.500.000

Page 133: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

131

Phụ lục 1.2: Chi phí điều tra thực địa bổ sung tại 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng

Đơn giá Thành tiền Ghi chú

ĐVT: đồng

I

Chi phí điều tra Đợt 1 (tại 05 tỉnh,

thành phố gồm: Quảng Ninh, Hải

Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh

Bình)

74.550.000

1.1 Thuê phương tiện, thiết bị đi điều tra 48.000.000

a

Thuê xe ô tô đi điều tra (Hà Nội - Quảng

Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam

Định - Ninh Binh - Hà Nội)

ngày xe 12 2.500.000 30.000.000 thanh toán thực

tế

c Thuê thiết bị để chụp ảnh, kiểm tra hiện

trạng ngoài thực địa (máy chụp Flycam) ngày 12 1.500.000 18.000.000

1.2 Chi nhân công đi điều tra 26.550.000

- Phụ cấp lưu trú (03 người x 12 ngày) người/ngày 36 200.000 7.200.000 TT 40/2017/TT-

BTC - Khoán nhà nghỉ (03 người x 11 đêm) người/đêm 33 450.000 14.850.000

- Chi công điều tra (03 người x 10 ngày) người/ngày 30 150.000 4.500.000

TT

136/2017/TT-

BTC

II Chi phí điều tra Đợt 2 (tại 06 tỉnh,

thành phố gồm: Thanh Hóa, Nghệ An,

Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và

87.350.000

Page 134: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

132

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng

Đơn giá Thành tiền Ghi chú

ĐVT: đồng

T.T. Huế

2.1 Thuê phương tiện, thiết bị đi điều tra 56.000.000

a

Thuê xe ô tô đi điều tra (Hà Nội - Thanh

Hóa - Nghệ An -Hà Tĩnh - Quảng Bình -

Quảng Trị - T.T. Huế - Hà Nội)

ngày xe 14 2.500.000 35.000.000 thanh toán thực

tế

c Thuê thiết bị để chụp ảnh, kiểm tra hiện

trạng ngoài thực địa (máy chụp Flycam) ngày 14 1.500.000 21.000.000

2.2 Chi nhân công đi điều tra 31.350.000

- Phụ cấp lưu trú (03 người x 14 ngày) người/ngày 42 200.000 8.400.000 TT 40/2017/TT-

BTC - Khoán nhà nghỉ (03 người x 13 đêm) người/đêm 39 450.000 17.550.000

- Chi công điều tra (03 người x 12 ngày) người/ngày 36 150.000 5.400.000

TT

136/2017/TT-

BTC

III

Chi phí điều tra Đợt 3 (tại 08 tỉnh,

thành phố gồm: Đà Nẵng, Quảng

Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú

Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và

Bình Thuận)

108.950.000

2.1 Thuê phương tiện, thiết bị đi điều tra 71.000.000

Page 135: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

133

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng

Đơn giá Thành tiền Ghi chú

ĐVT: đồng

a Vé tàu Hà Nội - Đà Nẵng - Hà Nội (3

người x 02 vé) vé tàu hỏa 6 929.000 5.574.000

thanh toán thực

tế

b Thuê xe ô tô đi điều tra (Đà Nẵng - Bình

Thuận - Đà Nẵng) ngày xe 17 2.500.000 42.500.000

thanh toán thực

tế c

Thuê thiết bị để chụp ảnh, kiểm tra hiện

trạng ngoài thực địa (máy chụp Flycam) ngày 19 1.500.000 28.500.000

2.2 Chi nhân công đi điều tra 37.950.000

- Phụ cấp lưu trú (03 người x 19 ngày) người/ngày 57 200.000 11.400.000 TT 40/2017/TT-

BTC - Khoán nhà nghỉ (03 người x 18 đêm) người/đêm 54 350.000 18.900.000

- Chi công điều tra (03 người x 17 ngày) người/ngày 51 150.000 7.650.000

TT

136/2017/TT-

BTC

IV

Chi phí điều tra Đợt 4 (tại 09 tỉnh,

thành phố gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu,

Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre,

Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà

Mau và Kiên Giang)

123.056.000

4.1 Thuê phương tiện, thiết bị đi điều tra 82.856.000

a Vé tàu Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh - Hà

Nội (3 người x 02 vé) vé tàu hỏa 6 1.476.000 8.856.000

thanh toán thực

tế

Page 136: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

134

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Khối

lượng

Đơn giá Thành tiền Ghi chú

ĐVT: đồng

b

Thuê xe ô tô đi điều tra (Hồ Chí Minh -

Bà Rịa Vũng Tàu - Hồ Chí Minh - Kiên

Giang - Hồ Chí Minh)

ngày xe 17 2.500.000 42.500.000 thanh toán thực

tế

c Thuê thiết bị để chụp ảnh, kiểm tra hiện

trạng ngoài thực địa (máy chụp Flycam) ngày 21 1.500.000 31.500.000

4.2 Chi nhân công đi điều tra 40.200.000

- Phụ cấp lưu trú (03 người x 21 ngày) người/ngày 63 200.000 12.600.000 TT 40/2017/TT-

BTC - Khoán nhà nghỉ (03 người x 19 đêm) người/đêm 57 350.000 19.950.000

- Chi công điều tra (03 người x 17 ngày) người/ngày 51 150.000 7.650.000 TT 40/2017/TT-

BTC

TỔNG CỘNG 393.906.000

Page 137: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

135

Phụ lục 1.3: Chi phí Tổ chức Hội thảo tham vấn, lấy ý kiến

1. Hội thảo khởi động thực hiện Nhiệm vụ lập Quy hoạch tại Hà Nội

Stt Nội dung công việc Đơn vị Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

1 Chủ trì (1 người/buổi x 2 buổi) người/ buổi 2 500.000 1.000.000

TT

136/2017/TT

-BTC

2 Thư ký (1 người/buổi x 2 buổi) người/ buổi 2 300.000 600.000

3 Viết bài nhận xét, góp ý (5 nhận xét, góp

ý/hội thảo) nhận xét 5 350.000 1.750.000

4 Đại biểu tham dự (40 người/buổi x 02 buổi) người/ buổi 80 150.000 12.000.000

5 Chi phí thuê hội trường trọn gói buổi 2 5.000.000 10.000.000 Thanh toán

thực tế

6 Chi giải khát giữa giờ (42 người/buổi x 02

buổi) người/ buổi 84 20.000 1.680.000 TT

40/2017/TT-

BTC 7 Chi bù chênh lệch do tổ chức ăn trưa tập

trung (42 người) người/ buổi 42 150.000 6.300.000

8 Chi VPP, in ấn, phô tô, đóng quyền (báo cáo

khoảng 200 trang) tạm tính 45 150.000 6.750.000

Thanh toán

thực tế

TỔNG CỘNG 40.080.000

Page 138: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

136

2. Hội thảo khoa học thảo luận theo chuyên đề quy hoạch tại Hà Nội

Stt Nội dung công việc Đơn vị Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

1 Chủ trì (1 người/buổi) người/ buổi 2 500.000 1.000.000

TT

136/2017/TT

-BTC

2 Thư ký (1 người/buổi x 2 buổi) người/ buổi 2 300.000 600.000

3 Viết bài nhận xét, góp ý (10 nhận xét, góp

ý/hội thảo) nhận xét 10 350.000 3.500.000

4 Đại biểu tham dự (23 người/buổi x 02 buổi) người/ buổi 46 150.000 6.900.000

5 Chi giải khát giữa giờ (25 người/buổi x 02

buổi) người/ buổi 50 20.000 1.000.000

TT

40/2017/TT-

BTC

6 Chi phí thuê hội trường trọn gói buổi 2 2.500.000 5.000.000

7 Chi VPP, in ấn, phô tô, đóng quyền (báo cáo

khoảng 150 trang) tạm tính 25 100.000 2.500.000

Thanh toán

thực tế

TỔNG CỘNG 20.500.000

3. Hội thảo khoa học tham vấn chuyên gia đa ngành tại Hà Nội

Stt Nội dung công việc Đơn vị Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

1 Chủ trì (1 người/buổi x 2 buổi) người/ buổi 2 500.000 1.000.000 TT

136/2017/TT2 Thư ký (1 người/buổi x 2 buổi) người/ buổi 2 300.000 600.000

Page 139: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

137

Stt Nội dung công việc Đơn vị Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

3 Viết bài nhận xét, góp ý (10 nhận xét, góp

ý/hội thảo) nhận xét 10 350.000 3.500.000

-BTC

4 Đại biểu tham dự (60 người/buổi x 02 buổi) người/ buổi 120 150.000 18.000.000

5 Chi phí thuê hội trường trọn gói buổi 2 10.000.000 20.000.000 Thanh toán

thực tế

6 Chi giải khát giữa giờ (62 người/buổi x 02

buổi) người/ buổi 124 20.000 2.480.000 TT

40/2017/TT-

BTC 7 Chi bù chênh lệch do tổ chức ăn trưa tập

trung (62 người) người/ buổi 62 150.000 9.300.000

8 Chi VPP, in ấn, phô tô, đóng quyền (03 báo

cáo, mỗi báo cáo khoảng 300 trang) tạm tính 62 500.000 31.000.000

Thanh toán

thực tế

TỔNG CỘNG 85.880.000

4. Hội thảo tham vấn, lấy ý kiến các cơ quan quản lý tại Hà Nội

Stt Nội dung công việc Đơn vị Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

1 Chủ trì (1 người/buổi x 2 buổi) người/ buổi 2 500.000 1.000.000 TT

136/2017/TT

-BTC

2 Thư ký (1 người/buổi x 2 buổi) người/ buổi 2 300.000 600.000

3 Viết bài nhận xét, góp ý (10 nhận xét, góp nhận xét 10 350.000 3.500.000

Page 140: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

138

ý/hội thảo)

4 Đại biểu tham dự (80 người/buổi x 02 buổi) người/ buổi 120 150.000 18.000.000

5 Chi phí thuê hội trường trọn gói buổi 2 15.000.000 30.000.000 Thanh toán

thực tế

6 Chi giải khát giữa giờ (82 người/buổi x 02

buổi) người/ buổi 164 20.000 3.280.000 TT

40/2017/TT-

BTC 7 Chi bù chênh lệch do tổ chức ăn trưa tập

trung (82 người) người/ buổi 82 150.000 12.300.000

8 Chi VPP, in ấn, phô tô, đóng quyền (03 báo

cáo, mỗi báo cáo khoảng 300 trang) tạm tính 82 500.000 41.000.000

Thanh toán

thực tế

TỔNG CỘNG 109.680.000

5. Hội thảo tham vấn, lấy ý kiến các cơ quan quản lý tại Đà Nẵng

Stt Nội dung công việc Đơn vị Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

I Chi phí hội thảo 109.680.000

1 Chủ trì (1 người/buổi x 2 buổi) người/ buổi 2 500.000 1.000.000

TT

136/2017/T

T-BTC

2 Thư ký (1 người/buổi x 2 buổi) người/ buổi 2 300.000 600.000

3 Viết bài nhận xét, góp ý (10 nhận xét, góp

ý/hội thảo) nhận xét 10 350.000 3.500.000

4 Đại biểu tham dự (80 người/buổi x 02 buổi) người/ buổi 120 150.000 18.000.000

Page 141: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

139

Stt Nội dung công việc Đơn vị Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

5 Chi phí thuê hội trường trọn gói buổi 2 15.000.000 30.000.000 Thanh toán

thực tế

6 Chi giải khát giữa giờ (82 người/buổi x 02

buổi) người/ buổi 164 20.000 3.280.000 TT

40/2017/TT-

BTC 7 Chi bù chênh lệch do tổ chức ăn trưa tập

trung (82 người) người/ buổi 82 150.000 12.300.000

8 Chi VPP, in ấn, phô tô, đóng quyền (03 báo

cáo, mỗi báo cáo khoảng 300 trang) tạm tính 82 500.000 41.000.000

Thanh toán

thực tế

II Chi phí đi lại, ăn nghỉ cho ban tổ chức 39.150.000

9

Thuê phương tiện đi lại cho Ban tổ chức từ

Hà Nội vào và ngược lại; đi lại trong thành

phố Đà Nẵng

ngày xe 6 2.500.000 15.000.000 Thanh toán

thực tế

10 Phụ cấp lưu trú (7 người x 6 ngày) người/ngày 42 200.000 8.400.000 TT

40/2017/TT-

BTC 11 Khoán thuê phòng nghỉ (7 người x 5 đêm) người/đêm 35 450.000 15.750.000

TỔNG CỘNG 148.830.000

Page 142: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

140

Phụ lục 1.4: Chi phí hội đồng thẩm định quy hoạch tại Hà Nội

Đơn vị trính: đồng

Stt Nội dung công việc Đơn vị Khối

lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

1 Chủ trì (1 người/buổi x 2 buổi) người/ buổi 2 500.000 1.000.000

TT

136/2017/TT-

BTC

2 Thư ký (1 người/buổi x 2 buổi) người/ buổi 2 300.000 600.000

3 Viết bài nhận xét, góp ý (5 nhận xét, góp

ý/hội thảo) nhận xét 5 350.000 1.750.000

4 Đại biểu tham dự (30 người/buổi x 02

buổi) người/ buổi 60 150.000 9.000.000

5 Chi phí thuê hội trường trọn gói buổi 2 2.500.000 5.000.000 Thanh toán

thực tế

6 Chi giải khát giữa giờ (32 người/buổi x 02

buổi) người/ buổi 64 20.000 1.280.000 TT

40/2017/TT-

BTC 7 Chi bù chênh lệch do tổ chức ăn trưa tập

trung (32 người) người/ buổi 32 150.000 4.800.000

8 Chi VPP, in ấn, phô tô, đóng quyền hồ sơ

thẩm định (06 báo cáo) tạm tính 32 700.000 22.400.000

Thanh toán

thực tế

TỔNG CỘNG 45.830.000

Page 143: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

141

Phụ lục 1.5: Chi phí xây dựng Bản đồ chuyên đề theo công nghệ tin học

Căn cứ lập dự toán: Quyết định số 661/QĐ-BTNMT ngày 30/03/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

1. Chi phí xây dựng Bản đồ phân vùng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

Đơn vị tính: đồng

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Mức độ khó

khăn Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 Biên tập khoa học 11.044.913

- Xác định tên trang, chủ đề trang, tỷ lệ,

kích thước, bố cục nội dung mảnh 4 1 5.008.919 6.894.389

- Viết đề cương biên tập mảnh 4 1 2.809.498 4.150.524

2 Biên tập kỹ thuật 23.593.132

- Nghiên cứu đề cương biên tập khoa

học, chọn yếu tố nội dung mảnh 3 1 1.696.706 1.696.706

- Thu thập, đánh giá tư liệu mảnh 4 1 3.778.889 5.249.863

- Viết kế hoạch biên tập chi tiết mảnh 4 1 5.989.562 7.489.319

- Thiết kế thư viện ký hiệu mảnh 3 1 3.650.397 3.650.397

- Lập mẫu tác giả, mẫu màu, ký hiệu mảnh 4 1 4.164.364 5.506.847

3 Xây dựng bản tác giả ở dạng số 53.744.967

- Biên vẽ yếu tố chuyên môn mảnh 3 1 19.216.495 19.216.495

- Quét, số hóa nội dung chuyên môn mảnh 4 1 9.804.244 12.783.191

- Biên tập nội dung bản đồ số mảnh 4 1 10.402.919 11.599.345

Page 144: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

142

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Mức độ khó

khăn Số lượng Đơn giá Thành tiền

- In phun, kiểm tra bản đồ mảnh 3 1 10.145.936 10.145.936

Tổng cộng 88.383.012

2. Chi phí xây dựng các bản đồ chuyên đề

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Mức độ khó

khăn Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 Biên tập khoa học 5.654.131

- Xác định tên trang, chủ đề trang, tỷ lệ,

kích thước, bố cục nội dung mảnh 3 1 3.657.982 3.657.982

- Viết đề cương biên tập mảnh 3 1 1.996.149 1.996.149

2 Biên tập kỹ thuật 11.435.582

- Nghiên cứu đề cương biên tập khoa

học, chọn yếu tố nội dung mảnh 3 1 1.140.415 1.140.415

- Thu thập, đánh giá tư liệu mảnh 3 1 3.083.214 3.083.214

- Viết kế hoạch biên tập chi tiết mảnh 3 1 3.164.261 3.164.261

- Thiết kế thư viện ký hiệu mảnh 3 1 2.023.846 2.023.846

- Lập mẫu tác giả, mẫu màu, ký hiệu mảnh 3 1 2.023.846 2.023.846

3 Xây dựng bản tác giả ở dạng số 33.655.828

- Biên vẽ yếu tố chuyên môn mảnh 3 1 12.599.439 12.599.439

Page 145: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

143

Stt Nội dung thực hiện Đơn vị tính Mức độ khó

khăn Số lượng Đơn giá Thành tiền

- Quét, số hóa nội dung chuyên môn mảnh 3 1 5.716.024 5.716.024

- Biên tập nội dung bản đồ số mảnh 3 1 8.184.150 8.184.150

- In phun, kiểm tra bản đồ mảnh 3 1 7.156.215 7.156.215

Tổng cộng 50.745.541

Page 146: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

144

Phụ lục 1.6: Sơ đồ phân mảnh bản đồ

Sơ đồ phân mảnh vùng bờ tỷ lệ 1/50.000

Page 147: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

145

Phụ lục 1.7: Danh mục các loại thông tin, dữ liệu cần thu thập

(Chi tiết theo Thông tư số 74/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017)

Stt Loại thông tin, dữ liệu Định dạng dữ

liệu

Mức độ chi tiết và

tình trạng

I Thông tin, dữ liệu về địa chất, địa hình, địa mạo, khí tượng, thủy

hải văn

1.1 Địa chất, địa hình, địa mạo Bản đồ số và

dữ liệu số

Được điều tra, xây

dựng trong năm gần

nhất

1.2 Chế độ thủy văn ở vùng bờ

bao gồm mặt cắt sông, lưu

lượng nước và lượng mưa

trên các sông

Dữ liệu số Trung bình ngày đo

liên tục trong 5 năm

gần nhất

1.3 Chế độ gió gồm hướng gió

và vận tốc gió theo mùa đo

được tại tất cả các trạm khí

tượng, thuỷ, hải văn ở vùng

bờ

Dữ liệu số Trung bình ngày đo

liên tục trong 10 năm

gần nhất

1.4 Chế độ sóng gồm độ cao

sóng, hướng sóng theo mùa

đo được tại tất cả các trạm

khí tượng, hải văn ở vùng bờ

Dữ liệu số Trung bình ngày đo

liên tục trong 10 năm

gần nhất

1.5 Chế độ dòng chảy gồm

hướng dòng chảy, vận tốc

dòng chảy theo mùa đo được

tại tất cả các trạm khí tượng,

hải văn ở vùng bờ

Dữ liệu số Trung bình ngày đo

liên tục trong 10 năm

gần nhất

1.6 Chế độ thủy triều theo mùa

đo được tại tất cả các trạm

khí tượng, thuỷ, hải văn ở

vùng bờ

Dữ liệu số Trung bình ngày đo

liên tục trong 10 năm

gần nhất

1.7 Nhiệt độ vùng bờ theo mùa

đo được tại tất cả các trạm

khí tượng, thuỷ, hải văn ở

vùng bờ

Dữ liệu số Trung bình ngày đo

liên tục trong 10 năm

gần nhất

1.8 Lượng mưa ở vùng bờ theo Dữ liệu số Trung bình ngày đo

Page 148: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

146

Stt Loại thông tin, dữ liệu Định dạng dữ

liệu

Mức độ chi tiết và

tình trạng

mùa đo được tại tất cả các

trạm khí tượng, thuỷ, hải văn

ở vùng bờ

liên tục trong 10 năm

gần nhất

II Thông tin, dữ liệu về tài nguyên

2.1 Các hệ sinh thái rạn san hô

và cỏ biển phân bố ở vùng bờ

bao gồm diện tích, vị trí,

thành phần loài, tính đa dạng

sinh học loài trong hệ sinh

thái rạn san hô, cỏ biển, tình

trạng khai thác và bảo vệ

Dữ liệu số, bản

đồ

Dữ liệu điều tra trong

khoảng thời gian 05

năm trở lại đây

2.2 Các rừng phòng hộ ven biển,

rừng ngập mặn phân bố ở

vùng bờ (diện tích, vị trí,

hiện trạng khai thác sử dụng,

quy hoạch bảo vệ, phục hồi

và phát triển)

Dữ liệu số, bản

đồ

Dữ liệu điều tra trong

khoảng thời gian 05

năm trở lại đây

2.3 Đất ven biển, đất ngập nước,

đất bãi bồi, đất bãi triều phân

bố ở vùng bờ (tên, diện tích,

vị trí, hiện trạng khai thác sử

dụng, tính đa dạng sinh học)

Dữ liệu số, bản

đồ

Dữ liệu điều tra trong

khoảng thời gian 05

năm trở lại đây

2.4 Các khu bảo tồn, vườn quốc

gia đã được cấp có thẩm

quyền phê duyệt phân bố ở

vùng bờ và trên các hải đảo

(tên, diện tích, vị trí, hiện

trạng bảo vệ, bảo tồn, tính đa

dạng sinh học)

Dữ liệu số, bản

đồ

Dữ liệu điều tra trong

khoảng thời gian 05

năm trở lại đây

2.5 Tính đa dạng sinh học vùng

bờ

Dữ liệu số, bản

đồ

Dữ liệu điều tra trong

khoảng thời gian 05

năm trở lại đây

2.6 Các tài nguyên khoáng sản

phân bố ở vùng bờ (tên mỏ,

loại mỏ, vị trí mỏ, trữ lượng

ước tính, sản lượng khai

Dữ liệu số, bản

đồ

Dữ liệu điều tra trong

khoảng thời gian 05

năm trở lại đây

Page 149: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

147

Stt Loại thông tin, dữ liệu Định dạng dữ

liệu

Mức độ chi tiết và

tình trạng

thác, tình trạng khai thác đối

với mỗi mỏ)

2.7 Các di tích, di sản, công trình

và các giá trị văn hóa - lịch

sử (tên di tích, loại di tích, vị

trí, tình trạng bảo tồn/bảo vệ)

Dữ liệu số, bản

đồ

Dữ liệu điều tra,

thống kê mới nhất.

III Thông tin, dữ liệu về môi trường, sự cố môi trường và thiên tai

3.1 Chất lượng đất, không khí và

nước (nước dưới đất, nước

mặt và nước biển ven bờ (số

liệu quan trắc trong 5 năm

gần nhất)

Dữ liệu số Dữ liệu đo đạc, khảo

sát liên tục 05 năm

trở lại đây

3.2 Các sự cố môi trường, điểm

nóng ô nhiễm đã xảy ra ở

vùng bờ trong các năm gần

nhất (loại sự cố, thời gian và

địa điểm xảy ra sự cố, mức

độ ảnh hưởng/thiệt hại do sự

cố gây ra).

Dữ liệu số Dữ liệu thống kê liên

tục 10 năm trở lại

đây

3.3 Bão lũ và các thiệt hại do bão

lũ gây ra cho vùng bờ trong

khoảng 20 năm gần nhất (bao

gồm tên, vị trí ảnh hưởng,

các thiệt hại)

Dữ liệu số Dữ liệu thống kê liên

tục 10 năm trở lại

đây

3.4 Các kết quả nghiên cứu, phân

tích và đánh giá dự báo về sự

xâm nhập mặn do tác tác

động của BĐKH và nước

biển dâng ở các vùng cửa

sông và ven biển (bao gồm vị

trí, mức độ xâm nhập mặn,

mức độ ảnh hưởng/gây thiệt

hại đến môi trường và các

hoạt động sản xuất của con

người ở vùng bờ)

Báo cáo, dữ

liệu số và bản

đồ, sơ đồ

Kết quả nghiên cứu

trong khoảng thời

gian 05 năm trở lại

đây

Page 150: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

148

Stt Loại thông tin, dữ liệu Định dạng dữ

liệu

Mức độ chi tiết và

tình trạng

3.5 Các kết quả nghiên cứu, đánh

giá dự báo về ngập lụt, hạn

hán ở vùng ven biển do tác

động của BĐKH và nước

biển dâng (bao gồm vị trí,

mức độ ngập lụt, hạn hán,

mức độ ảnh hưởng/gây thiệt

hại đến môi trường và các

hoạt động sản xuất của con

người ở vùng bờ).

Báo cáo, dữ

liệu số và bản

đồ, sơ đồ

Kết quả nghiên cứu

trong khoảng thời

gian 05 năm trở lại

đây

3.6 Các kết quả nghiên cứu, đánh

giá về xói lở và bồi lắng ở

các vùng cửa sông và ven

biển (bao gồm vị trí, mức độ

xói lở, bồi lắng; mức độ ảnh

hưởng/gây thiệt hại đến môi

trường và các hoạt động sản

xuất của con người ở vùng

bờ).

Báo cáo, dữ

liệu số và bản

đồ, sơ đồ

Kết quả nghiên cứu

trong khoảng thời

gian 05 năm trở lại

đây

3.7 Các thông tin, dữ liệu liên

quan đến sự biểu hiện của

biến đổi khí hậu, nước biển

dâng

Báo cáo, dữ

liệu số và bản

đồ, sơ đồ

Dữ liệu điều tra,

thống kê trong nhiều

năm trở lại đây

IV Thông tin, dữ liệu về kinh tế - xã hội

4.1 Dân số, lao động, giới tính,

văn hóa, tôn giáo, dân tộc, cơ

cấu các ngành kinh tế, sinh kế

và các đặc điểm khác tại các

huyện, thị ven biển và hải đảo

Dữ liệu số Dữ liệu thống kế

được công bố trong

năm gần nhất

4.2 Các khu dân cư, khu đô thị

phân bố tại các huyện, thị ven

biển và hải đảo (tên khu dân

cư, khu đô thị, địa điểm, diện

tích, số dân và mật độ dân số)

Dữ liệu số, bản

đồ

Dữ liệu thống kế

được công bố trong

năm gần nhất

4.3 Các khu kinh tế, khu công

nghiệp, cụm công nghiệp, cơ

Dữ liệu số, bản

đồ

Dữ liệu thống kế

được công bố trong

Page 151: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

149

Stt Loại thông tin, dữ liệu Định dạng dữ

liệu

Mức độ chi tiết và

tình trạng

sở sản xuất công nghiệp phân

bố tại các huyện, thị ven biển

và hải đảo (tên, vị trí, diện

tích, quy mô sản xuất, hiện

trạng môi trường)

năm gần nhất

4.4 Các làng nghề, cơ sở sản xuất

thủ công phân bố tại các

huyện, thị ven biển và hải đảo

(tên, vị trí, diện tích, quy mô

sản xuất, hiện trạng môi

trường)

Dữ liệu số, bản

đồ

Dữ liệu thống kế

được công bố trong

năm gần nhất

4.5 Các công trình điện gió, năng

lượng phân bố ở vùng bờ và

trên các đảo (tên, vị trí, diện

tích, quy mô sản xuất, hiện

trạng môi trường)

Dữ liệu số, bản

đồ

Dữ liệu thống kế

được công bố trong

năm gần nhất

4.6 Các vùng, khu sản xuất nông

nghiệp, diệm nghiệp ở vùng

bờ và trên các đảo (tên, vị trí,

diện tích, loại đất canh tác,

sản lượng mối trung bình

hàng năm, hiện trạng môi

trường)

Dữ liệu số, bản

đồ

Dữ liệu thống kế

được công bố trong

năm gần nhất

4.7 Các vùng, khu sản du lịch,

nghỉ dưỡng phân bố ở vùng

bờ và trên các đảo (tên, vị trí,

diện tích, loại hình du lịch,

tổng lượng khách/năm, doanh

thu du lịch, hiện trạng môi

trường)

Dữ liệu số, bản

đồ

Dữ liệu thống kế

được công bố trong

năm gần nhất

4.8 Các vùng, khu nuôi trồng

thuỷ, hải sản ở vùng bờ và

trên các đảo (tên, vị trí, diện

tích nuôi, loại hình nuôi, đối

tượng nuôi, sản lượng nuôi,

doanh thu hàng năm, hiện

Dữ liệu số, bản

đồ

Dữ liệu thống kế

được công bố trong

năm gần nhất

Page 152: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

150

Stt Loại thông tin, dữ liệu Định dạng dữ

liệu

Mức độ chi tiết và

tình trạng

trạng môi trường)

4.9 Hệ thống các cảng, khu neo

đậu tài thuyền và luồng lạch ở

vùng bờ và trên các đảo (tên,

vị trí, diện tích, loại cảng,

công suất, sản lượng, hiện

trạng môi trường)

Dữ liệu số, bản

đồ

Dữ liệu thống kế

được công bố trong

năm gần nhất

4.1

0

Hệ thống đường bộ, đường

sắt phân bố ở vùng bờ (tên

đường, độ dài đường, cấp độ

đường)

Dữ liệu số, bản

đồ

Dữ liệu thống kế

được công bố trong

năm gần nhất

4.1

1

Các công trình ngầm ở vùng

bờ (hệ thống luồng lạch, cáp

quang, cáp điện thoại, cáp

điện...)

Dữ liệu số, bản

đồ

Dữ liệu thống kế

được công bố trong

năm gần nhất

V Các quy hoạch, kế hoạch liên quan

5.1 Các bộ luật, pháp lệnh, nghị

quyết, nghị định, quyết định,

thông tư, các văn bản dưới

luật khác; các cam kết, điều

ước quốc tế mà Việt Nam đã

tham gia, ký kết có liên quan

đến quản lý tài nguyên và

bảo vệ môi trường vùng bờ

Văn bản Đã được cấp có thẩm

quyền ký ban hành

và còn hiệu lực

5.2 Các chiến lược, kế hoạch liên

quan đến khai thác, sử dụng

tài nguyên vùng bờ của các

Bộ, ngành và địa phương liên

quan

Văn bản Đã được cấp có thẩm

quyền ký ban hành

và còn hiệu lực

5.3 Báo cáo thuyết minh và bản

đồ quy hoạch tổng thể phát

triển của các ngành kinh tế:

thuỷ sản, du lịch, công

nghiệp, nông nghiệp, diêm

nghiệp, cảng biển, dịch vụ

hàng hải, dầu khí và các tài

Văn bản Đã được cấp có thẩm

quyền ký ban hành

và còn hiệu lực

Page 153: NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC, SỬ DỤNG …sotnmt.phuyen.gov.vn/wp-content/uploads/2019/04/... · TÀI LIỆU THAM KHẢO ... Tiếp theo là Luật tài

151

Stt Loại thông tin, dữ liệu Định dạng dữ

liệu

Mức độ chi tiết và

tình trạng

nguyên khác

5.4 Báo cáo thuyết minh và bản

đồ quy hoạch sử dụng đất của

28 tỉnh, thành phố có biển

Văn bản Đã được cấp có thẩm

quyền ký ban hành

và còn hiệu lực

5.5 Báo cáo thuyết minh và bản

đồ quy hoạch bảo tồn đối với

các khu bảo tồn, hệ sinh thái

ở vùng bờ

Văn bản Đã được cấp có thẩm

quyền ký ban hành

và còn hiệu lực