20
Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dn 2010 41 Nhng Ngày Trà Vinh . . . Hi Ký ca Nguyên Nhung Giã tvùng thung lũng hoa vàng vi nhng núi non bao quanh như mt cái lòng cho, Sacramento hin dn ra vi cnh đồng bng nhiu ckhô, khí hu cũng rt lkhi ban ngày nng chói chang, nhưng ban đêm và bui sáng li vn là khí hu Ðà Lt. Hi hp xen ln vi chút cm động khi nghĩ đến lúc gp li Mu, cô bn gái nhnhn, dthương caTrà Vinh năm nào. Bn mươi năm ri, ktcái bui trưa nng xế khu nhà thTrà Vinh, hai đứa gp nhau để vn mơ hlà có mt bui trưa như thế, có câu chuyn như thế, mà sao cnhư in trong lòng hình dáng mt đôi mt đen tròn tui hc trò, nét đẹp thùy mđầy thánh thin và li nói chuyn rrtâm sca nhng cô gái tnh nhtht hin hòa, dthương. Trà Vinh thuy vn còn nguyên trong trí nh, dòng đời đẩy đưa qua nhiu nơi chn mà sao vn nhllùng cái bun ngái ngca trưa Trà Vinh, êm đềm đầy p knim ca mt thi mi ln. Bn mươi năm gp li Mu, ktmt hình nh mơ htrong dĩ vãng mà sao li có thcó mt tình bn gn bó như vy, trong khi có bao nhiêu con người gn gũi nhau trong gang tc, mà tình cm thì li vi xa đến cđại dương. Không hiu được mu nhim ca mt tình bn, có ai nói rng tình yêu dù có nng nàn đến đâu thì có lúc cũngsqua, nhưng cái tình tri kgia bn bè vi nhau thì tn ti mãi vi thi gian. Ln này gp Mu là ln thhai, đúng 40 năm lúc hai đứa còn tui ô mai, đui hoa bt bướm. Mu đến mà trên tay còn cm theo mt đóa hng đỏ thm va btrong vườn, nghe bn kmà cm động, hai vchng lái xe đi mt quãng, chc nhra nên vi quay trli để hái tng bn bông hoa hng thm đỏ mng ngày hi ng40 năm. Ln lượt nhng knim Trà Vinh năm nào, cùng hình nh dáng dp nhng người bn cũ được nhc đến trong câu chuyn tâm tình ca đôi bn. Khung tri Trà Vinh vi nhưng cây sao già, tiếng chuông nhà th, tiếng mõ êm đềm tngôi chùa Miên, như Thi vn hay nói là không có nơi nào có được shòa hp tuyt diu đến thế, gia hai tôn giáo không hcó mt ln ranh vì cư dân đó, có thnghe được tiếng chuông nhà thngân nga hai bui sáng chiu, ri vn thy lòng tnh li khi tiếng mõ và hi kinh công phu sm chiu vng ra tngôi chùa c. Xa Trà Vinh nhiu năm, nhưng khuôn mt bn bè thì vn li, vn còn đó, không tách ri trong tâm trí nhng hi tưởng vTrà Vinh, mt tnh lcui cùng đi tVĩnh Long sang ri kéo dài xung vùng bin mn Long Toàn. Nhc đến Trà Vinh là nhđến tiếng trng trường Trung hc Thánh Gioan trong khuôn viên nhà th, có núi đá Ðc Mđèn nến quanh năm, bui chiu mt bn con trai như Thi Cao Ku, Chm Bt tha hrnhau ra làm cu thđá banh. Ðt my cái "nick name" này cho đám bn cùng thi, tht đúng người sao thì tên vy. Thi cao giò lu khu , mt xương xương còn mt thì hơi xếch, trông tướng rt anh chlì trn mt cõi khung tri tnh l. Chm hin lành như bt trong chùa, nhưng li là bn chí ct vi Thi trên mi no đường đời. Sau này hai thng "nhóc" chuyên đá banh xóm nhà thTrà Vinh đều là hai chàng SVSQ khóa 25 trường Võ BÐà Lt tun tú, oai hùng mt thi trên các no đường Ðà Lt, dung dăng dung dvi bao nhiêu em gái min cao nguyên má đỏ môi hng. Nhc đến thi đi hc mà không nhc đến ông thy già dy Anh Văn kiu người Pháp nói tiếng Ăng Lê là mt thiếu sót. Cun sách đầu đời để hc Anh văn là cun "Anglais Vivant" màu xanh da tri do nhà xut bn "Hachette" để trcon Pháp hc tiếng Anh, vi nhng hình vrt xinh. Ông thy già đi đi li li trong lp hc, tay cm cái thước kbng ggõ nhp trên bàn. Lũ hc trò vài chc đứa cthế đọc như vt: " What is Jack? Jack is a boy. What is Jane, Jane

Những Ngày Ở Trà Vinh - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2010/trang41-60.pdf · hồ là có một buổi trưa như thế, có câu chuyện như thế, mà sao cứ

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Những Ngày Ở Trà Vinh - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2010/trang41-60.pdf · hồ là có một buổi trưa như thế, có câu chuyện như thế, mà sao cứ

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 41

Những Ngày Ở Trà Vinh . . . Hồi Ký của Nguyên Nhung

Giã từ vùng thung lũng hoa vàng với những núi non bao quanh như một cái lòng chảo, Sacramento hiện dần ra với cảnh đồng bằng nhiều cỏ khô, khí hậu cũng rất lạ khi ban ngày nắng chói chang, nhưng ban đêm và buổi sáng lại vẫn là khí hậu Ðà Lạt. Hồi hộp xen lẫn với chút cảm động khi nghĩ đến lúc gặp lại Mầu, cô bạn gái nhỏ nhắn, dễ thương củaTrà Vinh năm nào. Bốn mươi năm rồi, kể từ cái buổi trưa nắng xế ở khu nhà thờ Trà Vinh, hai đứa gặp nhau để vẫn mơ hồ là có một buổi trưa như thế, có câu chuyện như thế, mà sao cứ như in trong lòng hình dáng một đôi mắt đen tròn tuổi học trò, nét đẹp thùy mị đầy thánh thiện và lối nói chuyện rủ rỉ tâm sự của những cô gái tỉnh nhỏ thật hiền hòa, dễ thương. Trà Vinh thuở ấy vẫn còn nguyên trong trí nhớ, dòng đời đẩy đưa qua nhiều nơi chốn mà sao vẫn nhớ lạ lùng cái buồn ngái ngủ của trưa Trà Vinh, êm đềm đầy ắp kỷ niệm của một thời mới lớn.

Bốn mươi năm gặp lại Mầu, kể từ một hình

ảnh mơ hồ trong dĩ vãng mà sao lại có thể có một tình bạn gắn bó như vậy, trong khi có bao nhiêu con người gần gũi nhau trong gang tấc, mà tình cảm thì lại vời xa đến cả đại dương. Không hiểu được mầu nhiệm của một tình bạn, có ai nói rằng tình yêu dù có nồng nàn

đến đâu thì có lúc cũngsẽ qua, nhưng cái tình tri kỷ giữa bạn bè với nhau thì tồn tại mãi với thời gian. Lần này gặp Mầu là lần thứ hai, đúng 40 năm lúc hai đứa còn ở tuổi ô mai, đuổi hoa bắt bướm. Mầu đến mà trên tay còn cầm theo một đóa hồng đỏ thắm vừa bẻ ở trong vườn, nghe bạn kể mà cảm động, hai vợ chồng lái xe đi một quãng, chực nhớ ra nên vội quay trở lại để hái tặng bạn bông hoa hồng thắm đỏ mừng ngày hội ngộ 40 năm.

Lần lượt những kỷ niệm ở Trà Vinh năm nào, cùng hình ảnh dáng dấp những người bạn cũ được nhắc đến trong câu chuyện tâm tình của đôi bạn. Khung trời Trà Vinh với nhưng cây sao già, tiếng chuông nhà thờ, tiếng mõ êm đềm từ ngôi chùa Miên, như Thi vẫn hay nói là không có nơi nào có được sự hòa hợp tuyệt diệu đến thế, giữa hai tôn giáo không hề có một lằn ranh vì cư dân ở đó, có thể nghe được tiếng chuông nhà thờ ngân nga hai buổi sáng chiều, rồi vẫn thấy lòng tịnh lại khi tiếng mõ và hồi kinh công phu sớm chiều vọng ra từ ngôi chùa cổ. Xa Trà Vinh nhiều năm, nhưng khuôn mặt bạn bè thì vẫn ở lại, vẫn còn đó, không tách rời trong tâm trí những hồi tưởng về Trà Vinh, một tỉnh lẻ cuối cùng đi từ Vĩnh Long sang rồi kéo dài xuống vùng biển mặn Long Toàn.

Nhắc đến Trà Vinh là nhớ đến tiếng trống trường Trung học Thánh Gioan trong khuôn viên nhà thờ, có núi đá Ðức Mẹ đèn nến quanh năm, buổi chiều một bọn con trai như Thi Cao Kều, Chậm Bụt tha hồ rủ nhau ra làm cầu thủ đá banh. Ðặt mấy cái "nick name" này cho đám bạn cùng thời, thật đúng người sao thì tên vậy. Thi cao giò lều khều , mặt xương xương còn mắt thì hơi xếch, trông tướng rất anh chị lì lì trấn một cõi khung trời tỉnh lẻ. Chậm hiền lành như bụt trong chùa, nhưng lại là bạn chí cốt với Thi trên mọi nẻo đường đời. Sau này hai thằng "nhóc" chuyên đá banh ở xóm nhà thờ Trà Vinh đều là hai chàng SVSQ khóa 25 trường Võ Bị Ðà Lạt tuấn tú, oai hùng một thời trên các nẻo đường Ðà Lạt, dung dăng dung dẻ với bao nhiêu em gái miền cao nguyên má đỏ môi hồng.

Nhắc đến thời đi học mà không nhắc đến ông thầy già dạy Anh Văn kiểu người Pháp nói tiếng Ăng Lê là một thiếu sót. Cuốn sách đầu đời để học Anh văn là cuốn "Anglais Vivant" màu xanh da trời do nhà xuất bản "Hachette" để trẻ con Pháp học tiếng Anh, với những hình vẽ rất xinh. Ông thầy già đi đi lại lại trong lớp học, tay cầm cái thước kẻ bằng gỗ gõ nhịp trên bàn. Lũ học trò vài chục đứa cứ thế mà đọc như vẹt: " What is Jack? Jack is a boy. What is Jane, Jane

Page 2: Những Ngày Ở Trà Vinh - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2010/trang41-60.pdf · hồ là có một buổi trưa như thế, có câu chuyện như thế, mà sao cứ

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 42

is a girl" rùm lên như một cái chợ quê. Sau này khi Mỹ đem quân qua Việt Nam, phong trào học tiếng Anh theo kiểu Mỹ với cuốn "English For Today" là lúc ấy cuộc chiến tranh ở Việt Nam cũng leo thang, nhà thờ không mấy ngày là không có lễ cầu hồn cho tử sĩ.

Vui nhất là mùa Giáng Sinh, lớp học được chọn ra dăm đứa có triển vọng là mầm non ca sĩ, để tập hát bài gì không nhớ tên:

" I saw three ships come sailing in, on Christmas Day on Christmas Day!"

Bài hát Giáng Sinh buồn buồn dạo nào như hiện về khuôn mặt khắc khổ của ông thầy già, nhưng tấm lòng của thầy thì bao la như biển. Lâu lâu được Thầy chở đến lớp bằng chiếc xe đạp đàn ông, trò lại ngồi vắt một bên trên cái đòn vông thấy sướng hơn đi xe hơi bây giờ. Xe cán qua mẩu thuốc lá cháy đỏ của ai vứt bên lề đường, khiến cô học trò bé bỏng lo sợ hỏi:

" Thầy ơi! Cái tàn thuốc lá có làm bể bánh xe của Thầy không?" Thầy cười thật hiền trêu lại cô học trò nhỏ:

" Trò đừng lo, xe của Thầy chỉ xẹp bánh vì trò nặng quá mà thôi!"

Nhà thờ Trà Vinh

Ôi cái thời niên thiếu ấy sao dễ thương vô cùng, chuyện đến nhà Thầy như đi chơi nhà hàng xóm là chuyện thường. Có lần vừa chơi ô quan , nhảy lò

cò xong, những móng tay đen thui bám đầy đất cát, đến nhà thầy tóc còn khét mồ hôi nắng. Thầy cho ly nước chanh rồi bảo:

" Tay trò dơ quá, đi rửa tay rửa mặt rồi vô đây, thầy cắt móng tay cho.."

Bàn tay trẻ con xòe ra như hứng lấy chút tình nghĩa Thầy Trò đến già cũng không quên được. Sau này Thầy phải đổi đi nơi khác, học trò kéo đến nhà thầy ngồi đầy một lũ mà chẳng đứa nào nói được câu gì hay ho để tiễn biệt, chỉ nhớ là trò nhìn thầy, sụt sịt:

" Thầy cắt móng tay cho con nè! Thầy rửa mặt cho con nè!" Kể chuyện này cho Mầu nghe, cô bạn cười mà sao mắt cứ rươm rướm lệ. . . .

Ở nhà Mầu hai hôm, được cô bạn cho ăn Phở "dã chiến" vì nhà xa khu chợ Việt Nam, mà cũng ngon chẳng thua gì tô phở gánh ở Trà Vinh năm nào. Món phở Bắc gia nhập về Trà Vinh do người bác của Thi đem về xứ "mắm bồ hóc" này, sau đó trở thành món ăn chơi của người miền Tây những tối trời se se lạnh, mùi phở lẫn với hương hành ngò, hồi, quế làm bao nhiêu con tì con vị nhảy nhổm lên không chịu được. Người đàn ông gánh gánh phở cất cái giọng khàn khàn " PHỞ" dưới ngọn đèn vàng lù mù đi vào các ngõ ngách của Trà Vinh, chắc giờ này cũng đã quy tiên về với Chúa, nhưng từ đấy dân Trà Vinh nồng nhiệt đón tiếp Phở vào thực đơn của họ, không kỳ thị như lúc ban đầu, nhìn người Việt gốc Bắc Kỳ như người khác nước.

Nhà Mầu nằm trong khu nhà rất yên tĩnh, thành phố Davis, cạnh Sacramento, gọi vui là nơi tập trung của những cư dân có máu mặt. Bao quanh thành phố là một con đường dành cho người đi bộ dài đến 26 miles, mỗi nhà trong khu vực đều có đường để đi bộ thảnh thơi sau những lúc làm việc mệt mỏi. Vườn trồng nhiều hoa hồng, sân trước vườn sau là những đóa hồng đủ màu khoe sắc, khu vườn được săn sóc bao giờ cũng có một chủ nhân tốt bụng vì biết yêu hoa cỏ. Từ trên lầu nhìn ra bên ngoài, phong cảnh rất là thơ mộng với những dáng thông xanh vươn lên ở góc đường, một chút Ðà Lạt của Thi và Chậm hiện về khi xung quanh nhà hàng xóm, nắng xuyên qua bóng thông làm cho căn nhà mát rượi. Yên tĩnh và yên tĩnh, khi những con sáo non bay ra khỏi tổ, còn lại những con sáo già lặng lẽ tận hưởng êm ái chút tình già, chẳng có chỗ nào hơn chỗ này nữa.

Phía sân trước ở nhà Mầu, còn trồng nhiều cây xương rồng hoa thật đẹp, hình như bạn cũng đã chụp ảnh gửi cho xem nhiều lần. Cây xương rồng khẳng khiu, xương xẩu như một người đói ăn, nhưng khi nở hoa thì không có thứ nào rực rỡ hơn mà lại tươi thắm lâu như hoa xương rồng. Nhìn hoa bỗng hình

Page 3: Những Ngày Ở Trà Vinh - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2010/trang41-60.pdf · hồ là có một buổi trưa như thế, có câu chuyện như thế, mà sao cứ

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 43

dung đến một tình bạn hay một người bạn quý mà mình có duyên gặp gỡ, dù sao thì dù, giữa nắng cháy như sa mạc xứ Nevada thì xương rồng vẫn nở hoa, hay bao nhiêu mảnh đời đã bị vùi dập vì thời cuộc, vì chiến tranh, vì cuộc sống mà để khi gặp nhau tình bạn vẫn như đóa hoa thắm giữa miền cát khô. Hai đứa nhắc nhau nhớ đến một loài hoa sứ trắng ở Trà Vinh, cành cây khẳng khiu nở đầy những bông hoa trắng ở nghĩa trang, cái thời điểm mà biết bao nhiêu người lính trẻ đã nằm xuống ở tuổi còn thanh xuân. Thời thiếu nữ đi học sao toàn đi qua nhà thương, nhà xác và nghĩa địa, nơi đó có mùi hoa sứ trắng thơm lạ lùng quyện với mùi khói nhang khiến lúc nào Trà Vinh cũng mang mang nỗi buồn cô phụ. . .

Ngày thứ Bảy, Mầu đưa đi Lake Tahoe, một thắng cảnh tuyệt vời của Cali. Mùa hè mà thung lũng vẫn biếc xanh rừng thông óng ánh mặt trời, những ngọn thông vươn lên như hằng nghìn cây nến thắp trong thung lũng bạt ngàn của rừng và suối, tiếng róc rách của nước chảy từ khe trên núi khi tuyết tan đổ xuống thành thác nước trắng xóa. Rừng êm ả, xa xa là núi tuyết ngời ngời óng ánh vì nắng mặt trời, một vẻ đẹp yên lặng mà ngầy ngật đến mê say. Lưng chừng núi lại có hồ nước bao la xanh biếc, ai có ngờ được ở lưng chừng trời trên 7000 feet này lại có một hồ nước trong xanh ấm áp như vậy, trời chỉ mát chứ không lạnh, nhiều người đang bơi lội thỏa thuê giữa nắng ấm ban trưa. Mùa này là mùa "Camping" nên cũng có những Hội Chợ đặc biệt cho từng sắc dân theo phong tục của xứ họ. Hôm ấy là hội chợ của dân Aùi nhĩ Lan, lẫn trong rừng cây là bóng dáng những kiểu váy xòe màu xanh lá cây, công nương hoàng tử ngồi trên mình ngựa, làm cho du khách có cảm tưởng đang lạc vào thời đại của thế kỷ 19. Ðiểm đặc biệt là chính phủ tuy có xây dựng, nhưng họ gìn giữ vẻ đẹp thuần túy của thiên nhiên, khác với ở Việt Nam khi đổi mới, cảnh cũ được phá hủy để xây dựng lại, nhưng lại trút bỏ cái áo màu xanh của thiên nhiên, để khoác lên chiếc áo mới màu sắc lòe loẹt xanh đỏ chỉ thích hợp cho những nơi giải trí.

Buổi chiều cuối cùng ở nhà Mầu, vì ngày mai sẽ bay qua Las Vegas để thăm Chậm, sau ba mươi mốt năm kể từ ngày hai đứa lạc nhau những ngày cuối tháng Tư năm 75. Chiều hôm đó nhà Mầu có món BBQ, thêm món dưa ngâm dấm của miền Texas thì món BBQ được bao nhiêu ăn vèo hết bấy nhiêu. Bí quyết làm dưa rất dễ, rau dưa thì chung chung cũng chỉ là cà rốt, su hào, celery, ớt xanh, ớt đỏ, cauliflower nữa cũng chẳng sao, tất cả những thứ này đều được thái mỏng vừa phải rồi rửa sạch để cho ráo nước. Công thức làm dưa mới nghe qua thì tưởng là "bịp bợm" vì tất cả những thứ rau ấy mà nhúng nước sôi thì chắc là dưa nhũn ra hết. Nhưng không đâu Mầu ạ, cái bà chỉ công thức làm dưa này đã từng làm chủ nhà

hàng, cho nên món "dưa ăn liền" dòn mà ngon của bà đơn giản chỉ mỗi thứ 1 chén bằng nhau, cứ 1 chén dấm, 1 chén đường, 1 chén nước lạnh, độ 1 muỗng cà phê muối con con chung vào nồi mà nấu sôi trên bếp lửa. Chờ sôi lên là đổ ngay vào thau rau dưa còn tươi hơn hớn, trộn cho đều để nguội rồi đem cất vào tủ lạnh, thả vào đó vài trái ớt hiểm, ít nhánh tỏi cho thơm ăn cả tháng dưa vẫn ngon, vẫn dòn, vẫn nhiều Vitamin C vì không bị nấu nhừ trên bếp.

Bờ sông Long Bình

Chao ơi! Giờ chia tay đã đến, sao cô bạn tôi lại khóc nhè dễ dàng trước mặt bá quan văn võ thế nhỉ? Mấy lần đi ra đi vào, lăng xăng sợ quên món này món nọ như để cố dấu đi đôi mắt đỏ hoe vì xúc động, bạn đưa tay quệt nước mắt mà nghe thương quá chừng chừng, cứ ôm nhau bịn rịn rồi khi xe đóng cửa là đứng nhìn theo vẫy mãi không thôi. Hai ngày ở nhà bạn, phá tan cái yên tĩnh của ngôi nhà bằng những tràng cười không dứt, một cuộn phim làm sống lại dĩ vãng của 40 năm trước . Mầu nói còn nhớ con đường lá me bay bên hông tòa tỉnh không? Nhớ chứ! Nhớ cả tiếng ríu rít ồn ào của bầy cò hằng nghìn con trên những rặng sao già trong khuôn viên tòa nhà đẹp nhất tỉnh lỵ nữa, có những buổi trưa tan học đôi mắt cô học trò dễ thương dán xuống mặt đường, không phải vì e lệ gì đâu mà là đang tìm xem có quả me nào chín rụng trên mặt đường không đó.

Sau này gần đến năm kết thúc chiến tranh, khi các bạn trẻ một thời Trung Học lớn lên và xa Trà Vinh đã lâu, nghe nói tự nhiên một hôm bầy chim bỏ khuôn viên tòa tỉnh trốn đi đâu hết, dân chúng cho là điềm gở vì tin rằng "đất lành chim đậu". Quả thật! Chim cũng bỏ đi như người Trà Vinh hiền hòa cũng mỗi ngày bỏ xứ ra đi mỗi nhiều, bãi Ba Ðộng rền rền những tiếng khóc tức tưởi cho bao nhiêu oan hồn bỏ xác ngoài biển xa. . . .

Thân tặng những bạn bè một thuở ở Trà Vinh

Nguyên Nhung

Page 4: Những Ngày Ở Trà Vinh - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2010/trang41-60.pdf · hồ là có một buổi trưa như thế, có câu chuyện như thế, mà sao cứ

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 44

CON MA CAØ TUM Võ Vĩnh Kim

Không biết bây giờ là mấy giờ rồi mà ánh trăng rằm đã nghiêng hẳn về hướng tây rất nhiều, ánh trăng sáng choang, thỉnh thoảng bị che khuất bởi vài áng mây từ hướng đông kéo đến. Hai Dựng cắm sào xong thì vội nâng rổ tép trên xuồng bưng vào nhà. Nghe tiếng lộp cộp ngoài cửa, vợ Hai Dựng - Liễu - đoán biết chồng đem tép về sau một đêm đi đóng đáy. Nàng vừa mở cửa vừa hỏi chồng : - Hôm nay tép chạy nhiều lắm phải hôn anh ? - Để rổ tép xuống trong nhà dưới ánh đèn dầu lờ mờ, Hai Dựng đáp lời vợ: - Không nhiều hơn đêm hôm qua.

Nhìn rổ tép, Liễu ngạc nhiên : - Có bao nhiêu thôi à ? - Không biết tại sao nước rằm mà tép chạy kém hơn mấy ngày trước ?

Như thường lệ, mỗi khi chồng đem tép về thì hai vợ chồng Liễu cùng chong đèn dầu lựa tép, phân ra loại tép bạc đất và tép bạc trắng để riêng biệt vì nếu để chung thì những con tép bạc trắng , võ mềm, sẽ bị những con tép bạc đất, võ cứng, đè và đăm làm cho tép bạc trắng dễ chết và sẽ bán mất giá đi. Ngoài ra, nàng còn lựa để riêng ra mấy con cá kèo và cá bóng cát cùng lòng tong v.v. Tay vừa bốc con cá kèo để qua rổ bên cạnh, tay kia vùn lắc cái rổ tép , nói : - Hay là có người đổ đụt trộm ? - Làm gì có người đổ trộm ở giữa đồng vắng giữa đêm khuya. - Hay là anh cuốn đáy sớm quá, còn nước thì còn tép mà. - Em lầm rồi, tép chỉ chạy đáy khi nước mới vực ròng vì con tép chỉ lôị lơ lững theo dòng nước chảy chớ không đi sát đất như con cá lóc đâu..

Rồi Hai Dựng như chợt nhớ ra điều gì, tiếp : - À ! mà kỳ thật ha. Hồi trải đáy, anh treo dây ngàm trên ngang mặt nước lớn mà không biết tại sao khi nuớc vực xuống dây ngàm trên cũng ngang mặt nước thôi, lạ thật. - Chắc nước ròng chảy mạnh nên kéo miệng đáy xuống thấp đó thôi. - Cũng có thể.

Sau khi lựa tép xong thì Liễu đem ra chợ Chà Và đong cho những bạn hàng buôn bán cá tép. Lúc đầu theo Má chồng học cách đong tép. Bà rất chuyên nghiệp , đong rất khéo tay, mười lít tép bà có thể đong lại được mười một lít là thường. Bà tận dụng đủ mười ngón tay hốt một lượng tép, từ từ đặt nhẹ lượng tép cùng mười ngón tay vào trong cái lít một lượt, rồi nhẹ nhàng kéo mười ngón ra khỏi cái lít, tức khắc bốc

một nhúm tép nữa bỏ lên trên mặt là đúng y chang một lít. Bạn hàng nào cũng ngán bà. Những lần đong tép đầu tiên Liễu còn bở ngở, cho đến nay thì nàng đong cũng thạo lắm. Nhưng dù đong có khéo đến đâu đi nữa thì người bạn hàng đong bán lại vẫn có dư như thường, vì người bạn hàng nào cũng có hai cái lon lít khác nhau : một cái để mua và một cái để bán, dĩ nhiên là cái lon mua thì lớn hơn cái lon đong khi bán lại, đó chỉ là mẹo vặt trong nghề mua đi bán lại mà thôi.

Chợ Quê

Trên con đường đất khô ráo gồ ghề dẫn về thôn ấp, qua nhiều chiếc cầu khỉ bắt qua những con kinh đào để dẫn nước phèn từ ruộng ra sông khi nước ròng và dẫn phù sa vào khi nước lớn, mỗi sáng khi mặt rời lên cao, từng nhóm đàn bà đầu đội nón lá hay chít khăn bàng , từng bước kéo nhau về khi tan chợ làng. Cười cười, nói nói vui tuơi, một người nói : - Mấy bà có biết hôn, không biết đóng đáy hay đặt sà ngôn ở đâu mà con nước rong nào vợ Tư Hôt cũng có tép bán nhiều lắm đó. - À mà nhiều lắm đó, còn nhiều hơn mấy người có miệng đáy nữa .

Tới đây thì Liễu xen vào : - Như nhà em đây, miệng đáy nhà em có chạy bao nhiêu đâu. Một người khác thêm: - Tui nói cái nầy, bà con đừng nói cho ai nghe nhen. - Thì cứ nói đi, có ba người mình thì ai học lại đâu mà bà sợ. - Cái gì mà bí mật quá vậy? - Chính mắt tôi thấy Vợ Tư Hôt đếm hột cho bà Tám Tàng mấy trăm trứng vậy. - À hén, mà Tư Hôt đâu có đất mà nuôi vịt đẻ nhiều đâu mà sao có trứng bán nhiều quá hén.

Page 5: Những Ngày Ở Trà Vinh - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2010/trang41-60.pdf · hồ là có một buổi trưa như thế, có câu chuyện như thế, mà sao cứ

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 45

Một người đàn bà lớn nhứt trong nhóm nói: - Tui ở gần nhà Tư Hôt đây, cứ nói tiếp đi, tui mà không nói thì ai biết mà chửi bà đâu mà sợ.

Liễu xen vào : - Nhà em ở xa , em không biết gì hết nhá. - Thím may mắn ở xa nó, chứ thím ở gần thì mới bực, có muốn nhịn cũng không đươc. Hai bà coi đây nè, mỗi lần bầy vịt Xiêm nhà nó thả ra thì thật là tội nghiêp cho đám lúa sau hè nhà tui. Mấy bà biết mà, mười mấy con vịt Xiêm nó ăn nào là hột chín, hột non gì nó cũng ăn đầy bụng mới thôi. Bông lúa sơ sát hết. - Sao bà không bảo Tư Hột coi chừng vịt. - Coi chừng gì, mỗi lần nói thì vợ nó chửi đỏng lên rồi nói vịt Xiêm chỉ nằm nước chớ đâu có ăn bông lúa. Như vậy bà nghe có được hôn ? - Vậy bà cứ để vậy chịu à. ? - Vậy chớ làm gì bây giờ. Họ là người không biết điều, mình có nói gì đi nữa thì cũng thế thôi. Hơn nữa, mấy bà biết mà Tư Hôt là tay anh chị trong ấp nầy mà, nói động tới nó thì nó xách cây xách dao thì ai cũng xếp de hết. - À mà Thím Hai à ! Coi chừng miệng đáy của thím đó.

Bà kia thêm vào : - Còn bầy vịt của thím nữa. Coi chừng đó..... Hôm mấy bửa trước đây nè, Tư Hôt lùa bầy vịt của Bảy Quặn, khi Bảy Quặn nhìn ra vịt trong bầy của nó, nó chửi Bảy Quặn một trận lại còn nói vịt nhâp tự nhiên mà. - Vậy Bảy Quặn có mất con vịt nào không ? - Làm sao mà không, sau khi tẻ vịt ra, Bảy Quặn mất hết ba con vịt mái đẻ đó.

Một người nói riễu cợt : - Chắc mấy con vịt mái kia khi gặp cồ mới nên không muốn về thôi.

Cả ba người cùng phá lên cười .

Ba người vừa nói chuyện vừa đi chậm lại nên toán người phía sau tiến kịp tới nhập bọn, nên câu

chuyện của ba người tạm chấm dứt tại đây. Và vô tình những bước chân của họ cũng đã thu ngắn con đường dài gần hai cây số trong ánh nắng chói chan..

Liễu đem chuyện Tư Hôt kể cho chồng nghe. Thực ra thì chồng nàng, Hai Dựng, cũng biết qúa nhiều chuyện về Tư Hôt rồi. Nó chính là thằng Tư em bà con với Hai Dựng chớ có ai xa lạ đâu. Hai Dựng đã biết nó hồi còn học chung nhau lớp vở lòng do Thầy giáo Nở dạy ngày xưa. Lúc ấy nó hay ăn cắp vặt cây viết chì, cục gôm. Thầy giáo Nở khẻ tay nó sưng lên nhưng vẫn chứng nào tật nấy. Trong lớp học, nó không bao giờ mua mực, chuyên chấm mực cọp của trò nầy rồi đến trò kia. Vở tập đồ của nó lúc nào chữ cũng có hai màu mực khác nhau. Thằng Tư là tay lượm hột vịt đẻ đồng rất hay. Cùng bọn trẻ ra đồng kiếm hột đồng thì thằng Tư lúc nào cũng lượm đươc nhiều nhứt. Có lần mới hừng sáng thì nó mang về nhà hơn mười hột vịt bọc trong áo thun của nó, má nó nghi, đánh nó thì nó vẫn nói là hột đồng chứ không ăn cắp của ai. Ban sáng khi vịt mới ra khỏi chuồng thì chưa đẻ trứng ngoài đồng, vịt thích lội ăn mồi, rồi đến khi vịt nằm nghỉ trên bờ thì vài con vịt chưa đẻ trứng kịp lúc rạng đông bấy giờ mới đẻ đồng. Má nó hiểu điều đó. Từ dạo đó bọn trẻ trong xóm gọi chế dễu nó, và tên nó trở thành Tư Hột, và nó mang hổn danh đó đến ngày hôm nay và có thể nó mang tên Tư Hột cho đến ngày cuối của cuộc đời.Tưởng rằng lớn lên, trí thông minh phát triển, nó sửa đổi bản năng, nhưng không. Đến khi có gia đình, sống trong một môi trường khác, tưởng nó thay đổi tánh tình, nhưng vì nhu cầu vật chất, càng lúc nó càng giở nhiều trò gian manh hơn. Trong xóm, mỗi khi có đám tiệc, thì người hàng xóm nói nhiều về nó. Tư Hôt trở thành tiêu đề nóng bỏng của xóm. Nó thích dùng lời hằn hộc để trấn áp người khác khi nói chuyện, nó không bao giờ biết bàn cải nhẹ nhàng, êm thắm . Nó thích sống cô độc, lầm lì, nó thấy cái gì có lợi cho nó thì nó làm ngay, chẳng bao giờ nghĩ câu “ phải người phải ta “. Ban ngày ít thấy nó ở nhà, hình như ngày cũng như đêm, nó thường ở trong ruộng với bầy vịt của nó, mặc dầu chỉ có vài chục con mà thôi. Hai Dựng cũng bắt đầu để ý bầy vịt và miệng đáy của mình.

Thật là lạ thật. Trong con nước rong khi nào Hai Dựng ngủ canh miệng đáy thì tép chạy đáy nhiều hơn, còn khi nào anh ngủ bên chòi vịt thì tép lại chay ít hơn. Còn trong mấy ngày nước kém, anh không đóng đáy, anh ngủ ở chòi vịt thì vịt đẻ nhiều hơn là những khi anh bận không canh giữ chòi vịt trong đêm. Có vài lần, anh ngủ nhà, sáng mới lên chòi thả vịt thì trứng ít lắm. Đành rằng ,những ngày nước rong, mực nước dâng cao lênh láng , vịt không thể mò bắt mồi được, chúng thường nằm nghỉ trên các gò đất cao nên

Page 6: Những Ngày Ở Trà Vinh - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2010/trang41-60.pdf · hồ là có một buổi trưa như thế, có câu chuyện như thế, mà sao cứ

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 46

vịt thiếu mồi, đẻ ít, nhưng có khi qúa ít không thể hiểu nổi. Hai Dựng không thể canh chừng chòi vịt và miệng đáy cùng một lúc trong đêm vì nơi cầm vịt và nơi đóng đáy cách nhau hơn trăm mét và cách rặng trăm bầu rất rậm rạp. Người ta đồn rằng rặng trăm bầu nầy có rất nhiều ma, khi nói đến rặng trăm bầu đìa gừa thì hầu như người nào cũng đưa ra một câu chuyện ma tương tợ như nhau, và gần như ai cũng thán phục Hai Dựng thường có mặt nơi ấy. Trong những ngày nước kém mực nước trong ruộng xuống thấp chỉ những nơi ruộng sâu mới có nước đọng lại cũng là nơi cá tép sinh sản làm mồi cho bầy vịt. Khi vịt có đủ mồi thì đẻ nhiều trứng hơn, và mỗi trứng cũng chứa tròng đỏ nhiều hơn. Khi mới cầm gần một trăm con vịt đẻ ở trên bờ đìa gừa nầy, Năm Đen đã mấy lần nhắc lại hàng đêm đều bị ma đè khi ngủ giữ vịt tại chòi nầy. Năm Đen còn nói đang đêm khuya thường nghe như có người rẻ nước lội vào chòi, và nghe tiếng rên rỉ từ gốc gừa vọng ra. Những ngày nước kém, sau khi nhốt vịt xong, Hai Dựng lội ruộng về nhà ăn cơm tối và ở nhà cùng vợ con cho đến quá nữa khuya thì lội lên chòi vịt ngủ tiếp. Nhưng anh ta cố không ngủ để quan sát coi có ma thật hay không như tin Năm Đen nói.

Mọi việc vẫn bình thường, không gì xảy ra. Hàng đêm, mỗi khi trời gần sáng thì bầy vịt bươi ổ và kêu ổ đẻ. Sáng ra, anh ta thả vịt cho ăn xung quanh đìa và lượm trứng vác về nhà, rồi trưa lội lên làm lúa việm cho bầy vịt ăn bửa trưa. rồi lội về nhà, chiều lội lên chòi nhốt vịt vô chuồng. Và cứ tiếp diễn như thế cho đến khi nước rong. Hai Dựng là nông dân nên kinh nghiệm về thủy triều vùng đất nầy nhiều, cứ ngày rằm trăng tròn, nước rong. Ba mươi không trăng cũng nước rong. Mùng mười và hai mươi lăm thì nước kém. Anh ta căn cứ vào đó mà đóng đáy và nuôi vịt, anh cũng không cần hiểu mặt trăng có ánh hưởng gì với nước rong hay nước kém.

Đêm nay, như thường lệ, Hai Dựng tay cầm cái đèn lòng rời nhà, từng bước nhanh nhẹn trên bờ mẫu rồi lội băng qua các thửa ruộng gò rồi từ từ tiến vào ruộng sâu dẫn đến chòi vịt. Cảnh vật thật im lìm trong màng đêm dưới ánh sáng của những vì sao trên nền trời chiếu xuống mặt đất mờ nhạt, trên bờ đê bất chợt nghe con chuột chạy vào hang, bỗng một con vạc đi ăn đêm vụt bay lên cũng làm cho Hai Dựng giựt mình. Một vì sao băng lóe sáng trên bầu trời mà người nông dân gọi là bà xẹt. Xa xa lờ mờ hiện ra đìa gừa với rặng trăm bầu. Bồng một chòm lửa bắn tung lên từ hướng chòm mả bay tỏa lên không trung rồi biến mất, một thoáng giựt mình rồi Hai Dựng lấy lại bình tĩnh, chấp tay đưa lên ngực như khấn lạy, miệng khấn vài câu nho nhỏ, những hình ảnh nầy không còn xa lạ mấy đối với anh ta. Khi còn cách chòi vịt hơn

trăm mét, trong màng đêm, môt làn gió man mát lướt qua mặt, anh ta ngẩn lên thì thấy loáng thoáng bóng người như nhảy múa trên nóc chòi. Dừng chân lại, Hai Dựng chắp tay khấn vái. Mắt không dám nhìn thêm. Nhắm mắt lại anh ta vẫn còn thấy bóng ngưòi có lúc nhảy lên cây gừa, có lúc biến ra vài người chung quanh gốc gừa ; tai nghe tiếng xào xạt từ rặng trăm bầu tạo ra một cảnh rất ma quái lạ kỳ đầy sợ hãi trong đêm hoang vắng. Hai Dựng ớn lạnh người, chân muốn bỏ chạy quay về nhà, anh ta cố bước lui nhưng hai chân dường như cứng lại, co dủi thật khó khăn. Qua ánh sáng lờ mờ, rõ ràng có người mặc bộ đồ trắng đang nhảy múa tung tăng trên nóc chòi vịt. Tiếng xào xạt vọng đến khiến anh rùng mình, mặt như giá lạnh. Ánh đèn dầu vụt tắc. Bổng nhiên trời trở nên tối om. Hai Dựng không còn nhìn thấy gì phiá trước mặt nữa. Rồi một cơn mưa ào tới, anh vôi lấy áo mưa khoát lên người nhưng quá trể vì quần áo đã ướt rồi, anh ta ngồi xuống trên bờ đê mặc cho mưa xối xả trên nguời. Trùm kín trong chiếc áo mưa, một mình nơi đồng vắng, thân thể ướt lạnh, anh ta cố ngồi thu mình nhỏ lại để tự sưởi ấm bằng thân nhiệt của chính mình, lòng mong cho cơn mưa qua mau và mong trời mau sáng.

Mưa mây không lâu lắm và đã tạnh hẳn, Hai Dựng nhìn về hướng nhà cũng là hướng Đông, thấy chân trời rạng sáng dần. Từng bước khó nhọc trên bờ đê trơn trợt vì cơn mưa mây vừa qua, anh lần mò đi đến chòi vịt nhưng trong lòng thấy không yên. Tim anh ta đâp mạnh hơn. Trời sáng dần, cây gừa nhô cao lên oai nghiêm, ma quái kinh hồn khi nhớ lại hình ảnh vừa rồi, anh còn lạnh tóc gáy. Bên cạnh là nóc chòi. Càng lúc cây gừa và cái chòi hiện ra rõ hơn trong tầm nhìn của anh. Bầy vịt kêu hoảng hốt hình như chúng bay khỏi chuồng. Hai Dựng bước lọng cọng trong lòng vừa hồi hợp vừa lo âu. Bất chợt , một bóng trắng đập vào mắt anh ta. Hai Dựng giựt nẩy người, thân thể anh tự nhiên run lên, một dòng máu lạnh chạy nhanh dọc theo xương sống lên mặt, những sợi tóc gáy dựng

Page 7: Những Ngày Ở Trà Vinh - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2010/trang41-60.pdf · hồ là có một buổi trưa như thế, có câu chuyện như thế, mà sao cứ

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 47

lên. Anh nhìn kỹ, rồi chớp đôi mắt, thì bóng trắng đang nhảy múa bên cạnh cái bóng đen. Hai Dựng nhìn quanh, cảnh vật vẫn đều vắng lặng, hai hàm răng cắn cứng lại rồi đột nhiên miệng anh mở to và hét lớn trong khi hai bàn tay nắm chặc vào nhau. Tiếng gào to “ai đó “ nghe rất khác thường, đượm vẻ sợ hãi. Tức khắc hai cái bóng nhảy ầm xuống nước. Bầy vịt cũng rộ rần lên và có tiếng kêu cạp cạp, rất hoảng hốt. Hai Dựng đứng như trời trồng. Tiếp theo đó có tiếng chân người lội dưới nước đi nhanh về hướng chòi Tư Hột Thời gian như ngừng lại nơi đây. Hai tay vẫn còn nắm chặc nhau, Hai Dựng áp hai tay sát vào ngực để lấy bình tĩnh...Mặt trời ló dạng. Hai Dựng hoàn hồn và bước từng bước nặng nhọc rụt rè đến chòi trong ánh bình minh. Im lặng, quan sát... Anh thấy cửa chuồng đã mở toan ra, bầy vịt còn đang xôn xao dưới nước cách chuồng không xa. Một thúng hột vịt vứt nghiêng ngửa, hột vịt văng bể tung toé còn nằm trên cạnh bờ đìa. Đứng im một lúc, Hai Dựng lội xuống đìa vớt lên chiếc áo thun trắng còn cột vào cây sào dài. Trong giận dữ, Hai Dựng kêu thẳng tên Tư Hột mà chửi, tiếng chửi xé tan sự im lặng trong đồng vắng.. .Hai Dựng còn lẩm bẩm thêm : - Mẹ kiếp thằng Tư Hột !

Trên đường đê về nhà dưới ánh nắng trưa hè nóng bức, Hai Dựng một tay bưng thúng trứng mà trong đó hơn phân nửa là trứng móp và trứng bể bên trên phủ cái áo thun trắng phai màu, tay kia chóng cây sào trăm bầu, chân bước đi nặng nhọc vừa tiếc trứng vừa bực tức. Sau khi kể cho vợ nghe về những hình bóng ma quái hải hùng trong đêm qua, cái bóng đen và chiếc áo thun trắng cột vào cây sào...

Liễu lựa trứng trong thúng, phân loại ra trứng bể, trứng móp và trứng còn nguyên, vừa lựa vừa hỏi chồng : - Nhưng anh có chắc đó là Tư Hột không ? Hai Dựng quả quyết : - Thì còn ai trồng khoai đất nầy. Cũng may nhờ trời mưa, không thì nó đã lùa bầy vịt đi xa rồi.

Liễu vừa hỏi chồng vừa chỉ vào cây sào trăm bầu : - Còn cái áo thun trắng với cây sào nầy để làm gì vậy ?

Hai Dựng giải thích thêm : - Nó dùng cái áo trắng cột vào cây sào phất qua phất lại để lùa bầy vịt ban đêm chớ làm gì nữa.

Liễu nói như đồng ý với chồng : - Không ngờ mình và Tư Hột là bà con mà nó còn làm như vậy, thật động trời. ! - Thì anh đã bảo mà, kẻ gian manh lúc nào cũng thích làm điều gian manh, nếu nó chưa làm vì chưa phải lúc đó thôi, còn tình bà con dòng họ có nghĩa lý gì.

Hai vợ chồng vô tình cùng một lúc nhìn vào thúng trứng bể, lắc đầu tiếc rẻ.

Võ Vĩnh Kim (để nhớ năm xưa: một đêm vịt bị lùa, một ngày miệng đáy bị trộm)

* * *

Thơ Trần Thế Phong

Tiếng gọi hồn quê

Xuân đến cho người thêm một năm Riêng ta thức trắng xuân âm thầm Tâm tư lạc lõng trong màu tối Tiếng gọi mơ hồ, năm hết năm Anh có khi nào thấy vấn vương? Nàng xuân rực rỡ khắp quê hương Ngoài hiên chậu cúc cành mai nở Trong xóm áo màu, thương quá thương Chị có khi nào nhớ thiết tha? Mẹ ngồi nấu bánh trước hiên nhà Cha nâng niu chuốt đôi câu đối Tiếng giã bánh phồng, xa vẵng xa Em nhớ hôm nào thức trắng đêm? Ôi! xuân tuổi nhỏ quá êm đềm Mân mê áo mới em không ngủ Sợ sáng xuân về, quên nhỡ quên Bạn có khi nào hồi tưởng chưa? Những mùa xuân cũ thật xa xưa Rừng đêm gối súng chong chong mắt Chờ đón giao thừa, mưa gió mưa Ta nhớ âm thầm nhớ xót xa Ngày xuân tươi đẹp ở quê nhà Ngoài kia mờ mịt giăng mây xám …………………………………… Xuân đến nơi nầy có nhớ mong Sầu đeo lạnh giá buổi chiều đông Cành mai chậu cúc vô tình nở Tiếng gọi hồn quê dậy sóng lòng

Trần Thế Phong

Page 8: Những Ngày Ở Trà Vinh - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2010/trang41-60.pdf · hồ là có một buổi trưa như thế, có câu chuyện như thế, mà sao cứ

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 48

Vương Quốc Kampuchea Vĩnh Trường

Lịch sử của Kampuchea bắt đầu khoảng 2000 năm trước từ thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên với việc ra đời của Vương quốc Phù Nam (Funan), được cho là quốc gia đầu tiên ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn Độ tại vùng Đông Nam Á.

Theo truyền thuyết, từ một địa danh xa xôi phía Bắc Ấn Độ Kamboja, có một Chàng trai Bà La Môn tên là Kaundinya được thần linh chỉ đường xuống thuyền đi về hướng Đông. Sau chuyến hải hành nhiều sóng gió, thuyền của Kaundinya đến được đất liền của đồng bằng sông Cửu Long. Tại nơi đây, Kaundinya đã chinh phục được trái tim của nàng Công Chúa Liểu Diệp (Sao Ma) con của Vua Rắn Nagas. Rồi hai người lấy nhau và dựng nên đất nước Phù Nam. Con trai đầu lòng của họ tên Kampus là vị vua đầu tiên của Phù Nam vào khoảng năm 68 sau Tây Lịch, vương hiệu là Kaundinya I. Vương quốc nầy tồn tại cho đến năm 630 (Tên gọi quốc gia Kambuja, xuất hiện vào khoảng thế kỷ 10, gắn với tên của Vị Vua đầu tiên này).

Vương quốc Phù Nam khi đó nằm trên một vùng lảnh thổ bao la trải dài từ Miến Điện, Thái Lan, Campuchia đến Nam Việt Nam, tồn tại trên 600 năm. Thủ đô của Phù Nam là Vyadhapura ("City of the Hunters" in Sanskrit) trong thị trấn Phumi Banam thuộc tỉnh Prey Veng Kampuchea ngày nay, về sau có lẻ thiên đô về Oc Eo (Kattigara: theo tài liệu của geographer Claudius Ptolemy vào thế kỷ thứ 2 ). Nhiều chứng tích tại Việt Nam ngày nay đã tìm thấy được nằm rải rác từ Cát Tiên (Lâm Đồng) tới Tây Ninh, Sài Gòn, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Cà Mau. Triều đại này dần dần suy sụp vào thế kỷ thứ 7 và bị Vương quốc Chân Lạp (Chenla) xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ.

Ngày nay, phong tục truyền thống, văn hóa và cả ngôn ngữ của người Khmer hầu hết đều bắt nguồn từ giai đoạn này. Chữ Phạn, một nhánh của ngữ hệ Môn-Khmer là ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp và viết trong thời kỳ đó. Tôn giáo trong giai đoạn đầu là Đạo Hindu ngự trị một thời gian rất dài trước khi Đạo Phật được phổ biến tại đây. Các chứng tích về sự giao thoa văn hóa và tôn giáo này ngày nay vẫn còn tồn tại rất nhiều tại Kampuchea, thể hiện qua các công trình kiến trúc cổ, cách thức làm nông nghiệp của người dân và luôn cả các trang phục truyền thống.

Khi Phù Nam tan rã nhiều vương quốc nhỏ vốn là thuộc quốc hoặc chư hầu cũ nổi lên thành những nước mạnh. Trong số đó Chân Lạp lớn mạnh dần và lấn lướt Phù Nam (vương quốc ở phía Nam).

Đến thế kỷ 6 dưới triều vua Strutavarman họ đã xâm chiếm được miền Bắc của Phù Nam và đến đầu thế kỷ 7 dưới triều vua Bhavarman thì họ hoàn toàn tiêu diệt Phù Nam và sát nhập vào lãnh thổ của mình.

A 13th century relief at the Bayon temple in Angkor depicts the Khmer army going to war against Cham.

Chân Lạp là quốc gia nguyên là thuộc quốc của Phù Nam tọa lạc tại phía Bắc Kampuchea, Nam Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan ngày nay. Thủ đô là vùng Champasak (thuộc Lào quốc). Các vương quốc láng giềng xung quanh vào thời kỳ đó là Lâm Ấp (Champa) ở phía Đông, Phù Nam ở phía Nam và Pyu (thuộc Myanma Miến Điện ngày nay) ở về phía Tây Bắc.

Sau khi Chân Lạp đánh bại Phù Nam, trong một số sách tài liệu đã xuất hiện tên gọi "Thủy Chân Lạp'' để chỉ phần lãnh thổ Phù Nam trên vùng đồng bằng sông Cữu Long để phân biệt với vùng đất “Lục Chân Lạp”, tức là vùng đất gốc của Chân Lạp. Nhưng trên thực tế, việc cai quản vùng lãnh thổ mới này đối với Chân Lạp gặp nhiều khó khăn.

Trước hết, với truyền thống quen sinh sống ở các vùng đất cao, dân số còn ít ỏi, người Khmer khi đó khó có khả năng tổ chức khai thác trên quy mô lớn một vùng đồng bằng còn ngập nước và sình lầy. Hơn nữa, việc khai khẩn đất đai trên lãnh thổ của Lục Chân Lạp cũng đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực. Việc cai trị xứ Thủy Chân Lạp vì vậy vẫn phải giao cho những người thuộc dòng dõi Vua Phù Nam. Theo những tài liệu bia ký còn lưu (tài liệu Jaque 1990) vào thế kỷ thứ VIII tại vùng trung tâm của Phù Nam trước đây vẫn còn tồn tại một tiểu quốc tên là Anindita Pura

Page 9: Những Ngày Ở Trà Vinh - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2010/trang41-60.pdf · hồ là có một buổi trưa như thế, có câu chuyện như thế, mà sao cứ

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 49

(thủ phủ tại Battambang gần khu vực Angkor), do một người dòng dõi Vua Phù Nam tên là Baladitya trị vì.

Sau năm 707, Chân Lạp bị chia rẽ nội bộ rồi tách thành hai quốc gia Lục Chân Lạp còn gọi là Thượng Chân Lạp (chiếm cứ vùng rừng núi phía Bắc) và Thủy Chân Lạp (chiếm cứ vùng đồng bằng sông Cữu Long bao gồm các tỉnh phía Nam Kampuchea và Nam Việt Nam ngày nay). Đến năm 715, nhiều phần lảnh thổ tiếp tục bị tách ra thành một số nước nhỏ hơn làm cho Chân Lạp càng suy yếu.

Một quốc gia phiên thuộc khác của Phù Nam, về sau cũng trở nên hùng mạnh không kém gì Chân Lạp là Vương Quốc Sailendra của đảo Java (thuộc

Nam Dương ngày nay). Các vua Sailendra rất hâm mộ Phật giáo. Từ khoảng năm 770 đến 825, ba vị vua Sailendra nối nhau xây một ngôi chùa Phật với bảo tháp Borobudur, nay vẫn là ngôi chùa Phật lớn nhất thế giới. Vào nửa sau thế kỷ VIII, quân đội nước này đã liên tục tấn công các quốc gia trên bán đảo Đông Dương. Kết cục là Thủy Chân Lạp bị quân Java chiếm. Cả vương quốc Chân Lạp gần như bị lệ thuộc vào Sailendra. Cục diện này mãi đến năm 802 mới kết thúc. Trong vòng gần một thế kỷ, vùng đất thuộc đồng bằng sông Cữu Long lại nằm dưới quyền kiểm soát của người Sailendra, Java.

Đế quốc Kambuja vào thế kỷ 11

Page 10: Những Ngày Ở Trà Vinh - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2010/trang41-60.pdf · hồ là có một buổi trưa như thế, có câu chuyện như thế, mà sao cứ

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 50

Vương quốc Kambuja- khởi sự nền văn minh và đế quốc Angkor

Đầu thế kỷ 9, năm 802 sau Công nguyên, Trong năm này, vua Jayavarman II đã tự xưng là "Chakravartin" (Hoàng đế của thiên hạ). Jayavarman II là một hoàng tử của Vua Chân Lạp sang du học tại vương triều Sailendran ở Java như là con tin hoàng gia thuộc vương quốc chư hầu của Java. Sau thời gian ở Java, ông đã mang nghệ thuật và văn hóa của triều đình Sailendran ở Java về cho triều đình Khmer. Khi trở về nhà ở vương quốc Chân Lạp, ông đã nhanh chóng xây dựng thế lực của mình, đánh bại nhiều vị vua khác thống nhất Thủy Chân Lạp và Lục Chân Lạp và năm 790 lên ngôi vua, đổi quốc hiệu là Vương quốc Kambuja (khởi nguồn cho cái tên Kampuchea hay Campuchia hoặc Cambodia hiện nay). Trong những năm tiếp theo, ông đã mở rộng lãnh thổ của mình và cuối cùng đã thành lập kinh đô mới Hariharalaya gần thị xã Roluos của Kampuchea ngày nay. Như vậy, ông đã đặt nền móng cho kinh đô Angkor trải dài đến 15 km về phía Tây Bắc. Năm 802, ông tự xưng Chakravartin (Hoàng đế của thiên hạ) bằng một lễ đăng quang theo phong cách Ấn Độ giáo. Bởi thế, ông không những trở thành một vị vua được thần thánh sắc phong và vô địch mà còn đồng thời tuyên bố sự độc lập của vương quốc mình khỏi vương quốc Java. Jayavarman II mất năm 834.

Trong thời kỳ đó, việc cai quản và phát triển vùng Thủy Chân Lạp gặp nhiều trở ngại vì chiến tranh diễn ra thường xuyên giữa Kambuja với Chămpa. Do đó, chính quyền Chân Lạp chỉ dồn sức phát triển các vùng trung tâm truyền thống của mình ở khu vực Biển Hồ, trung lưu vực sông Mê Kông và hướng nỗ lực mở rộng ảnh hưởng sang phía Tây, vùng lưu vực sông Chao Phaya. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ IX đến cuối thế kỷ XI, Kambuja trở thành một quốc gia cường thịnh, tạo dựng nên nền văn minh Angkor rực rỡ, đồng thời mở rộng lãnh thổ lên tận Nam Lào và trùm lên cả lưu vực sông Chao Phaya. Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu gần đây nhất những di tích khảo cổ học mang dấu ấn Chân Lạp trên phần đất Nam Việt Nam trước thế kỷ XVI không nhiều và ảnh hưởng văn minh Angkor ở vùng này cũng không đậm nét.

Yasodharapura - thành phố đầu tiên của Angkor Các vị vua kế nhiệm Jayavarman II đã liên tục

mở rộng lãnh thổ vương quốc Khmer. Indravarman I (trị vì từ 877 - 889) đã thành công trong việc mở rộng vương quốc của mình mà không cần chiến tranh và ông đã triển khai các dự án xây dựng lớn nhờ vào của cải giành được thông qua mậu dịch và nông nghiệp. Công trình đầu tiên là đền Preah Ko và các công trình thủy lợi. Con của Indravarman I là Yasovarman I (trị

vì từ 889 - 915), là người thiết lập một kinh đô mới tại Yasodharapura - thành phố đầu tiên của Angkor.

Ngôi đền trung tâm của thành phố được xây ở Phnom Bakheng, một ngọn đồi cao 60 m giữa đồng bằng trong khu vực Angkor. Dưới triều Yasovarman I công trình Đông Baray cũng được tạo dựng, đây là công trình hồ chứa nước có kích thước 7,5km x 1,8 km.

Vào đầu thế kỷ 10 thì đế quốc này bị chia rẽ. Jayavarman IV thiết lập một kinh đô mới ở Koh Ker, cách Angkor 100 km. Cho đến dưới triều đại của Rajendravarman II (trị vì 944 - 968) thì hoàng cung mới được quay trở lại Yasodharapura. Ông ta bắt đầu các dự án xây dựng lớn mà các vua đầu tiên đã dự tính và đã cho thiết lập một loạt các đền ở khu vực Angkor, trong đó có Đông Mebon, trên một cù lao của Đông Baray, và nhiều đền thờ Phật và chùa. Năm 950, chiến tranh lần đầu nổ ra giữa đế quốc Khmer và Vương quốc Chămpa ở phía Đông (ngày nay là miền Trung Việt Nam).

Từ năm 968 đến 1001 là thời kỳ trị vì của con trai của vua Rajendravarman II, Jayavarman V. Ông đã đăng quang ngôi vua sau khi đã vượt qua các hoàng thân khác, giai đoạn trị vì của ông phần lớn là thời kỳ thanh bình, đánh dấu bởi sự phát triển thịnh vượng và phát triển rực rỡ nền văn hóa. Ông cho thiết lập một kinh đô mới gần Yashodharapura, Jayenanagari. Dưới triều của vua Jayavarman V có các nhà triết học, các học giả và các nghệ sỹ. Các ngôi đền mới cũng được xây dựng, trong đó, quan trọng nhất là Banteay Srei, được xem như công trình có tính nghệ thuật và thẩm mỹ bậc nhất của Angkor và Ta Keo là ngôi đền đầu tiên của Angkor xây hoàn toàn bằng sa thạch.

Sau cái chết của Jayavarman V là một thập kỷ xung đột. Các vị vua chỉ trị vì vài năm và bị thay thế thông qua bạo lực của các vị kế nhiệm cho mãi đến thời vua Suryavarman I (trị vì 1010 - 1050) cuối cùng giành được ngôi báu. Thời kỳ trị vì của ông được đánh

Page 11: Những Ngày Ở Trà Vinh - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2010/trang41-60.pdf · hồ là có một buổi trưa như thế, có câu chuyện như thế, mà sao cứ

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 51

dấu bằng các nỗ lực đảo chính liên tục của các đối thủ bằng quân sự. Về phía Tây, ông đã mở rộng vương quốc của mình đến tỉnh Lopburi của Thái Lan ngày nay, về phía Nam đến eo đất Kra. Tại Angkor, việc xây dựng Tây Baray bắt đầu dưới triều Suryavarman I, một hồ chứa nước thứ 2 và rộng hơn hồ Đông Baray với kích thước 8 km x 2,2 km.

Suryavarman II - Angkor Wat

Thế kỷ 11 là thời kỳ của các cuộc xung đột và tranh giành quyền lực tàn bạo để mở rộng lãnh thổ của Vương Quốc Khmer. Phải đến đầu Thế Kỷ 12, vua Suryavarman II mới thành công trong cuộc chiến giành độc lập chống lại xứ Champạ cũng như các vị vua khác vào thời đại đó. Năm 1113 sau khi dẹp tan loạn lạc trong nước và củng cố binh quyền, vua Suryavarman II bắt đầu lấn chiếm các nước lân bang. Trước nhất ông đã xua quân xâm chiếm vương quốc Haripunjaya của dân tộc Môn ở vế phía Tây (ngày nay là miền Trung Thái Lan) và một khu vực xa hơn về phía Tây của vương quốc Pagan (Myanmar ngày nay). Phía Nam lấn về khu vực bán đảo Malay đến vương quốc Grahi (nay là tỉnh Nakhon Si Thammarat của Thái Lan), về phía Đông lấy nhiều tỉnh của Champa, về phía bắc đến biên giới phía bắc của Lào ngày nay. Vào thời kỳ cực thịnh, vua Suryavarman II trị vì phần đất bao gồm phần lớn đất Thái Lan hiện nay, phần đất Lào lên tới khu Champassak, và phần đất Chiêm Thành (Việt Nam hiện nay) lên tới đèo Hải Vân. Tuy nhiên, tham vọng thôn tính Ðại Việt, khi đó là thời vua Lý Thần Tông, của Suryavarman II đã không thành công. Quân của Angkor liên kết với quân của Chiêm Thành lên tới trên 20,000 quân cùng 700 chiến thuyền tấn công vào Nghệ An đã bị quan quân Thanh Hóa và Nghệ An hợp nhau đánh bại…

Suryavarman II được coi là một trong những vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử Ðế Quốc Khmer. Dưới thời cai trị của ông, Ông đã cho xây ngôi đền lớn nhất của Angkor gọi là Ðế Thiên Ðế Thích như là một lăng tẩm cho mình yên nghỉ sau này. Cho tới nay, các nhà khảo cổ chưa tìm ra năm nào chính xác bắt đầu công trình xây dựng đền Angkor Wat. Tuy nhiên, tới năm 1150 khi Vua Suryavarman II băng hà, có dấu hiệu công trình phải ngưng lại; một số công trình điêu khắc bỏ dở: Đây là một quần thể rộng lớn với một thiết kế mang cấu trúc nghệ thuật và mỹ thuật của đạo Hindu vào đầu thế kỷ 12. Con đường chính từ ngoài cửa thành dẫn vào đến thành dài khoảng 400m, bề ngang khoảng 12m và bên dưới là một hào lớn vây quanh.

Ban đầu, Angkor Wat là một đền thờ Ấn Ðộ Giáo (chữ “wat” có nghĩa là đền, chùa), được vua Suryavarman II dâng hiến cho Thần Vishnu. Bên trong ngôi đền hàng ngàn những bức tranh họa điêu khắc chung quanh tường với những chạm trổ công

phu trên các phiến tường đá; miêu tả lại những lịch sử, những chiến công của dân tộc Khmer, những điểm văn hóa, những huyền sử của tôn giáo Hindu. Có lẽ đây chính là Đế Thiên mà chúng ta thường gọi, vì đấng Phạm Thiên là đấng tối cao trong tín ngưỡng Hindu. Về sau, khi ảnh hưởng Phật Giáo bắt đầu lan rộng hơn trong dân tộc Khmer, tới khoảng thế kỷ 14 hay 15, đền thờ trở thành một ngôi chùa Phật Giáo.

Từ thế kỷ 16 trở đi, đền Angkor Wat ít được sử dụng và dần dần hoang tàn. Người Tây Phương đầu tiên mục kiến đền Angkor là thương gia Bồ Ðào Nha Diego do Couto. Tuy nhiên, Âu Châu không để ý đến di tích này cho tới khi nhà thám hiểm người Pháp Henri Mouhot xuất bản cuốn du ký của mình vào cuối thế kỷ 19.

Sự kết thúc của hoàng đế Suryavarman II không được rõ ràng lắm. Văn bia cuối cùng ghi nhận tên ông có liên quan đến dự tính xâm lược Đại Việt là từ năm 1145. Có lẽ ông qua đời trong cuộc hành quân tấn công Đại Việt trong khoảng thời gian từ năm 1145 đến 1150.

Thời kỳ tiếp theo các vua trị vì trong thời gian ngắn và bị vị vua sau lật đổ bằng vũ lực. Cuối cùng, năm 1177, Khmer đã bị quân Chămpa đánh bại trong một trận thủy chiến trên hồ Tonlé Sap và bị sáp nhập thành một tỉnh của Chămpa.

Mô hình thành phố cổ Angkor

Jayavarman VII - Angkor Thom Vua Jayavarman VII (trị vì từ 1181-1219) đã

là một nhà lãnh đạo quân sự với tước vị hoàng thân dưới thời các vua trước. Sau khi người Chăm đã xâm chiếm kinh thành Angkor, ông đã tập hợp một đội quân và giành lại kinh đô Yasodharapura. Năm 1181, ông đã lên ngôi và tiếp tục gây chiến chống lại vương quốc phía Đông trong 22 năm cho đến khi Đế quốc Khmer đánh bại Chăm Pa năm 1203 và xâm chiếm phần lớn lãnh thổ của Chăm Pa.

Jayavarman VII được coi là vị hoàng đế vĩ đại cuối cùng của Angkor không chỉ vì những chiến công của ông chống lại quân Chăm Pa mà còn là một người

Page 12: Những Ngày Ở Trà Vinh - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2010/trang41-60.pdf · hồ là có một buổi trưa như thế, có câu chuyện như thế, mà sao cứ

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 52

cai trị không phải là bạo chúa như cách các hoàng đế trước đó đã cai trị vì ông là người thống nhất đế quốc này và trên cả là do các công trình xây dựng được tiến hành dưới thời kỳ cai trị của ông. Kinh đô mới có tên gọi là Angkor Thom (có nghĩa là: "Thành phố vĩ đại") được xây dựng. Sau Angkor Wat thì phải nói đến Angkor Thom, được xây dựng vào cuối thế kỷ 12 là thời kỳ cực thịnh của đế quốc Angkor. Nhưng Angkor Thom không còn là kiến trúc của tôn giáo Hindu nữa, mà nó lại mang nét kiến trúc vĩ đại và mỹ thuật của nền văn hóa Phật giáo Đại Thừa. Ở khu trung tâm, nhà vua (một phật tử Phật giáo Đại thừa) đã cho xây dựng một tòa bảo tháp quốc gia - Bayon với những tháp tượng Phật bốn mặt cao lớn với những điêu khắc diễn tả các nét mặt Phật Quán Thế Âm Bồ Tát trong các trạng thái khác nhau. Có thể đó là những nét diễn đạt về “Tứ Diệu Đế Sinh Lão Bệnh Tử”, hay mang 4 nét: Từ, Bi, Hỉ, Xả của nhà Phật. Tùy theo cái Tâm của người thưởng ngoạn mà người ta cho tượng một ý nghĩa theo cái tâm của mình, mỗi tháp cao vài thước được chạm khắc bằng đá.

Các đền chùa khác được xây dựng dưới thời Jayavarman VII là Ta Prohm, Banteay Kdei và Neak Pean, cũng như hồ chứa nước Srah Srang. Cùng với những công trình đó, một hệ thống các đường phố đã được xây dựng kết nối các thị trấn của đế quốc. Bên các phố này, 121 nhà nghỉ được xây cho các nhà buôn, quan chức và lữ khách. Ông cũng cho thiết lập 102 bệnh xá.

Đây chính là thời điểm phát triển của nền Văn minh Angkor cực thịnh. Dưới triều đại Jayavarman VII (1181- khoảng 1218), Kambuja đạt đến tột đỉnh quyền lực chính trị và sáng tạo văn hoá. Jayavarman VII có được quyền lực và đất đai sau nhiều trận chiến thắng trước kẻ thù ở xung quanh: Champa và thiết lập nên một Đế quốc của người Khmer.

Các thế hệ vua của Đế chế Angkor được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ và quần đảo Java thuộc Indonesia ngày nay, thay nhau cai trị trong khoảng

600 năm trên một lãnh thổ rộng lớn kéo dài từ Miến Điện (Myanmar) ở phía Tây ra tới Biển Đông của Việt Nam và phần Nam Lào ngày nay. Chính các vua của Đế chế Angkor đã xây dựng vô số các đền tháp, cung điện mà ngày nay được xem là kỳ quan nhân tạo của loài người. Các công trình này được xây dựng trên khắp lãnh thổ của Đế chế, Angkor Wat là thành tựu rực rỡ nhất.

Sau cái chết của vua Jayavarman VII, con trai ông Indravarman II (trị vì 1219-1243) lên ngôi. Giống như cha mình, ông là một Phật tử và ông đã cho xây xong một loạt chùa chiền được khởi công từ thời cha mình. Ông không thành công về mặt chiến tranh. Năm 1220, người Khmer rút khỏi nhiều tỉnh mà trước đó đã chiếm được của Chăm-pa. Về phía tây, các thần dân người Thái của ông đã nổi lên chống lại và thành lập nên vương quốc Xiêm (Siam) đầu tiên là Vương quốc Sukhothai và đẩy lùi người Khmer. Trong 200 năm tiếp theo, người Thái đã trở thành đối thủ chính của Kambuja.

Jayavarman VIII (trị vì 1243-1295) kế nhiệm Indravarman II. Trái với các vua trước đó, Jayavarman VIII theo Ấn Độ giáo và là một người chống Phật giáo một cách kịch liệt. Ông đã cho phá hủy phần lớn các tượng Phật ở Đế quốc này (các nhà khảo cổ ước đoán có khoảng hơn 10.000, trong đó còn rất ít phế tích còn sót lại đến ngày nay) và cho chuyển các chùa Phật giáo thành đền thờ Ấn Độ giáo. Từ bên ngoài, Đế quốc Khmer đang bị quân Nguyên Mông của tướng Sagatu của Hốt Tất Liệt đe dọa. Ông ta đã tránh đụng độ với quân Mông Cổ (khi đó đã chiếm hết Trung Hoa) bằng cách cống nạp hàng năm cho nhà Nguyên. Triều đại của Jayavarman VIII kết thúc năm 1295 khi ông bị con rể là Srindravarman (trị vì 1295-1309) lật đổ. Vua mới là người theo Phật giáo Nam truyền (Theravada), một trường phái của Phật giáo du nhập vào Đông Nam Á từ Sri Lanka và sau đó lan ra khắp khu vực.

Tháng 8/1296, một sứ thần Trung Hoa là Chu Đạt Quan đến Angkor và ở lại triều đình của vua Srindravarman cho đến 1297. Chu Đạt Quan không phải là người đầu tiên hay người cuối cùng viếng thăm vương quốc Khmer, nhưng cuộc viếng thăm của ông trở nên nổi tiếng vì ông đã ghi chép lại cuộc sống ở Angkor một cách chi tiết. Miêu tả của ông ngày nay là nguồn tham khảo quan trọng nhất để tìm hiểu về Angkor. Ngoài các miêu tả về các đền lớn như (Bayon, Baphuon và Angkor Wat), mà nhờ Chu Đạt Quan chúng ta được biết rằng các tháp của Bayon đã từng được dát vàng, các ghi chép của ông còn đem lại nhiều thông tin có giá trị về cuộc sống thường nhật và các tập quán của cư dân Angkor.

Cho đến thế kỷ XIII, cư dân ở vùng đất Nam Việt ngày nay còn thưa thớt. Chu Đạt Quan, đã mô tả

Page 13: Những Ngày Ở Trà Vinh - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2010/trang41-60.pdf · hồ là có một buổi trưa như thế, có câu chuyện như thế, mà sao cứ

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 53

vùng đất như sau: “Từ chỗ vào Chân Bồ trở đi, hầu hết là rừng thấp cây rậm. Sông dài cảng rộng, kéo dài mấy trăm dặm cổ thụ rậm rạp, mây leo um tùm, tiếng chim muông chen lẫn nhau ở trong đó. Đến nửa cảng mới thấy ruộng đồng rộng rãi, tuyệt không có một tấc cây. Nhìn xa chỉ thấy cây lúa rờn rợn mà thôi. Trâu rừng họp nhau thành từng đàn trăm ngàn con, tụ tập ở đấy. Lại có giồng đất đầy tre dài dằng dặc mấy trăm dặm. Loại tre đó, đốt có gai, măng rất đắng”.

Angkor Wat, Cambodia

Sự suy tàn của Angkor Có rất ít tư liệu lịch sử về thời kỳ sau triều

vua Srindravarman. Văn bản cuối cùng người ta biết được là một bia khắc từ năm 1327. Không có một công trình xây dựng hay phát triển nào được ghi nhận trong thời kỳ nầy. Hệ thống thủy lợi cũng bị thoái hóa dẫn đến mùa màng thất bát do lũ lụt và hạn hán. Trong khi trước đó mỗi năm có 3 vụ lúa - điều này đã góp phần cốt yếu cho sự thịnh vượng và quyền lực của đế quốc Khmer - sự giảm sút mùa màng đã làm cho đế quốc này suy yếu thêm.

Bắt đầu từ cuối thế kỷ XIV, Chân Lạp phải đối phó với sự bành trướng thế lực của các vương triều Xiêm quốc từ phía Tây, đặc biệt là từ sau khi Vương triều Ayuthaya hình thành vào giữa thế kỷ XIV. Trong suốt 78 năm (từ 1353 đến 1431), Ayuthaya và Chân Lạp liên tiếp có chiến tranh trong đó phần lớn là những cuộc tấn công từ phía người Thái, nhưng đều bị quân của Chân Lạp đánh bại. Cuối cùng, kinh thành Angkor đã bị quân Ayuthaya chiếm đóng vào năm 1431.

Trung tâm của vương quốc Khmer còn sót lại nằm ở phía Nam, khu vực mà ngày nay là Phnôm Pênh. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy Angkor không bị bỏ hoang. Một chi của các vua Khmer vẫn còn ở lại Angkor. Dưới thời vua Barom Reachea I (trị vì 1566 - 1576), là vị vua đã tạm thời kế vị sau khi đã

đẩy lùi quân Thái đã quay lại đóng đô ở Angkor trong một thời gian ngắn.. Về sau, sự sụp đổ cuối cùng của Angkor vào thời ấy là sự chuyển đổi tầm quan trọng về kinh tế và chính trị khi Phnôm Pênh trở thành một trung tâm mậu dịch bên bờ sông Cữu Long. Các công trình xây dựng tốn kém và các xung đột quyền lực trong nội bộ hoàng gia cũng đánh dấu sự suy thoái của đế quốc Khmer.

Lại nửa, sự hủy hoại sinh thái và hư hỏng hạ tầng cơ sở cũng là một cách lý giải mới khác cho sự chấm dứt của đế quốc này. Do nơi dự án Đại Angkor, các nhà nghiên cứu lịch sử tin rằng người Khmer đã có một hệ thống kênh rạch và hồ chứa nước phức tạp phục vụ cho mậu dịch, giao thông và thủy lợi. Các kênh được sử dụng để thu hoạch mùa màng và khi dân số tăng lên thì hệ thống kênh rạch bị cản trở dẫn đến thiếu nước và bị lũ lụt hoành hành. Để đáp ứng cho số dân tăng thêm, người ta đã chặt cây trên các ngọn đồi ở Kulen để lấy đất canh tác lúa. Đồi trọc làm cho kênh bị bồi lấp khi mưa to. Sự phá hủy hệ thống thủy lợi đã dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng khác.

Sang thế kỷ XVI, và nhất là từ thế kỷ XVII, do sự can thiệp của Xiêm, triều đình Chân Lạp bì chia rẽ sâu sắc. Vương quốc này dần bước vào thời kỳ suy vong. Trong bối cảnh như vậy, Chân Lạp hầu như không có khả năng kiểm soát đối với vùng đất còn ngập nước ở phía Nam, vốn là địa phận cũ của Vương quốc Phù Nam. Trên thực tế khả năng kiểm soát và quản lý vùng đất này của vương triều Chân Lạp giảm sút dần. Sau khi Angkor bị lãng quên, kinh đô của Kampuchea dời về phía Nam tại Long Vek, rồi Ou Đông, và cuối cùng là Phnom Penh. Sự tàn phá kinh đô Angkor hùng mạnh cũng gây ra một sự suy sụp, thay đổi trong tôn giáo, Đạo Phật Tiểu thừa (còn gọi là Nam Tông) đã chiếm vị trí độc tôn của Đạo Hindu và trở thành quốc giáo. NHỮNG THỜI KỲ ĐEN TỐI CAMPUCHIA

Từ thế kỷ thứ mười lăm đến thế kỷ thứ mười Bảy là giai đoạn suy tàn liên tục và thu hẹp đất đai. Kampuchea chỉ có được một giai đoạn thịnh vượng ngắn trong thế kỷ mười sáu nhờ các vị vua Borommaracha III, IV, V và Chey Chettha I, những người đã xây dựng thủ đô Lovek ở vùng Đông Nam Biển Hồ dọc theo sông Cữu Long, mở rộng buôn bán với các vùng khác ở Châu Á. Đây là giai đoạn khi những nhà thám hiểm người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cùng các nhà truyền giáo lần đầu tiên tới nước này. Nhưng một biến cố xảy ra tai thủ đô mới của họ ở Lovek bị quân đội Ayuthaya của người Thái xâm lăng năm 1594 đã đánh dấu sự suy sụp nguyên khí quốc gia và Kampuchea trở thành một con tốt trong những cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa hai nước láng

Page 14: Những Ngày Ở Trà Vinh - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2010/trang41-60.pdf · hồ là có một buổi trưa như thế, có câu chuyện như thế, mà sao cứ

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 54

giềng hùng mạnh hơn của nó là Xiêm La và Việt Nam.

Sự định cư của người dân Việt Nam ở châu thổ sông Cửu Long dẫn tới việc họ sáp nhập vùng đó vào Việt Nam ở cuối thế kỷ XVII. Và Kampuchea hoàn toàn mất một trong những vùng lãnh thổ trù phú nhất của họ và bị ngăn đường tiến ra biển Đông khi nhà vua Nặc Ang Tôn cắt phần đất Tầm Phong Long (gồm các Tỉnh Châu-Đốc, Sa-Đéc, Vỉnh Long và Trà Vinh) nhượng cho Chúa Nguyển và được sát nhập vào Long Hồ Dinh năm 1759 để nhờ Chúa Nguyễn bảo-hộ khỏi bị Xiêm La dòm ngó.

Cuối cùng, Kampuchea cùng với Nam Kỳ lục tỉnh của Việt Nam lại rơi vào ách thực dân của người Pháp. Năm 1863, vua Norodom ký thỏa ước chấp nhận bảo hộ với nước Pháp, đặt Kampuchea dưới sự cai trị của thực dân Pháp trong 90 năm sau đó. Sau khi vua Norodom chết năm 1904, một người trong hoàng tộc là Sisowath trở thành vị vua mới của Vương quốc Kampuchea, vẫn dưới sự cai trị của người Pháp. Tuy nhiên, ngai vàng sau đó lại quay trở lại với dòng chính thức của vua Norodom khi vua Norodom Sihanouk lên ngôi vào năm 1941, khi đó ông mới 18 tuổi. Không lâu sau đó, chiến tranh Thế giới lần thứ II lan đến Kampuchea khi quân Nhật đánh bại lực lượng Pháp tại Đông Dương. Vua Sihanouk tận dụng thời cơ đưa đất nước thoát khỏi sự cai trị của ngoại bang.

Nhiều năm sau đó, ông vẫn luôn kiên trì với mục tiêu đó và thật sự đạt được thành công khi Pháp tuyên bố trao trả độc lập cho Kampuchea vào ngày 9/11/1953, chấm dứt 90 năm thực dân Pháp đô hộ.

Trong giai đoạn từ 1953 đến 1970, Vương quốc Kampuchea tự chủ và phát triển thịnh vượng, đạt được nhiều thành tựu về mọi mặt. Kampuchea thời điểm đó còn được coi là viên ngọc Phương Đông. Không may là giai đoạn này lại chấm dứt qúa nhanh. Chiến tranh leo thang tại Việt Nam đã biến vùng biên giới Kampuchea trở thành mục tiên oanh tạc của Mỹ. Các diễn biến tiếp theo đã dẫn tới sự kiện ngày 18 tháng 3 năm 1970, Tướng Lon Nol được sự hậu thuẫn của người Mỹ đã đảo chính lật đổ Quốc trưởng Sihanouk thành lập chế độ Cộng hòa Khmer.

Kampuchea rơi vào tình trạng chiến tranh ngay sau đó, cuộc chiến khai diễn giữa lực lượng Cộng Hòa của Lon Nol và lực lượng Khmer Đỏ theo Cộng Sản đứng đầu bởi Pol Pot. Lực lượng của Lon Nol kiểm soát Campuchia trong hơn 5 năm, cuối cùng sụp đổ bởi Khmer Đỏ vào ngày 17 tháng 4 năm 1975. Lịch sử hủy diệt lập lại một lần nữa: chỉ 3 giờ sau khi quân của Pol Pot tràn vào Phnom Penh, toàn bộ cư dân bị ép buộc di tản khỏi thành phố một thời thịnh vượng để biến nơi đây trở thành đổ nát hoang tàn. Sau cuộc di tản, Khmer Đỏ ép Hoàng thân Sihanouk trở về Phnom Penh để tiếp tục vị trí Quốc

trưởng, nhưng thực tế là để giam lỏng ông ngay trong Hoàng cung. Khmer Đỏ bắt đầu thi hành chính sách cai trị khủng bố trên khắp Kampuchea. Người dân bị ép buộc một cách tàn bạo để lao động trên những cánh đồng như những nô lệ, họ phải chịu cảnh lao động nặng nhọc, bị đánh đập và bỏ đói. Trong xã hội dưới thời Khmer Đỏ không tồn tại khái niệm bệnh viện và trường học, giáo viên và bác sĩ bị đưa đi hành quyết một cách thô bạo và dã man, không cần bất cứ một lý do nào. Tiền tệ bị xóa bỏ, không kinh doanh, không thương mại. Mọi thứ đều trở thành bất hợp pháp và có thể là nguyên nhân để dẫn đến một cái chết bất cứ lúc nào. Tất cả người dân bị buộc sống tập trung trong các trại lao động trong suốt thời gian Khmer Đỏ cai trị, tổng số người chết vì bị tra tấn, bị bỏ đói, bị bệnh không được điều trị y tế hoặc bị hành quyết trong thời kỳ đó xấp xỉ 2 triệu người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em vô tội bị giết một cách man rợ.

Royal Palace at Phnom Penh

Ngày 7 tháng 1 năm 1979, Chính phủ Công hòa nhân dân Kampuchea, được sự trợ giúp của Hà Nội giải phóng thủ đô Phnom Penh, lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot – Ieng Sari. Suốt thập kỷ 80 thế kỷ 20, cùng với sự giúp đỡ từ Việt Nam, người dân Kampuchea từng bước xây dựng lại đất nước. Năm 1989, Việt Nam rút quân khỏi Kampuchea. Năm 1991, Hiệp định hòa bình Paris được ký kết, 22,000 quân gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc được gửi tới Kampuchea. Tháng 5 năm 1993, Ủy ban chuyển giao quyền lực Liên hiệp quốc tại Kampuchia (UNTAC – United Nations Transitional Authority of Cambodia) tổ chức cuộc tổng bầu cử tự do đầu tiên tại Kampuchea. Người dân Kampuchea đã chọn chính thể quân chủ lập hiến cho đất nước mình với Hoàng thân Sihanouk lại trở thành vị vua của Vương quốc Kampuchea.

Hệ thống quyền lực Quốc gia được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp gồm: Vua, Hội

Page 15: Những Ngày Ở Trà Vinh - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2010/trang41-60.pdf · hồ là có một buổi trưa như thế, có câu chuyện như thế, mà sao cứ

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 55

đồng Hoàng Gia, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Hội đồng Hiến pháp và các cơ quan hành chính các cấp.

Hành pháp: Đứng đầu nhà nước là Quốc vương Norodom Sihamoni. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Samdech Hun Sen và hai Phó Thủ tướng. Nội các là các thành viên trong Hội đồng Bộ trưởng do Vua bổ nhiệm.

Lập pháp: Lưỡng viện gồm Quốc hội (Chủ tịch: Heng Samrin, có 123 ghế, bầu đại biểu theo chế độ phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm) và Thượng viện (Chủ tịch: Chea Sim, có 61 ghế: 2 do Quốc vương chỉ định, 2 do Quốc hội chỉ định, 57 do bầu cử, nhiệm kỳ 5 năm).

Tư pháp: Hội đồng Thẩm phán tối cao (được Hiến pháp quy định, thành lập 12-1997); Tòa án Tối cao và các tòa án địa phương.

Các đảng chính trị: Hiện nay ở Campuchia có 3 Đảng lớn là Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Đảng Funcinpec (hai đảng chính đang cầm quyền ở Campuchia) và Đảng Sam Rainsy (đảng đối lập chính) và một số đảng khác.

Về vị trí địa lý:, Kampuchea nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương. Biên giới phía Tây và Tây Bắc giáp Thái Lan (2.100 km), phía Đông giáp Việt Nam (1.137km), phía Đông Bắc giáp Lào (492km), phía Nam giáp biển Thái Bình Dương (400 km). Diện tích Kampuchea rộng 181.035 km2 (đồng bằng chiếm ½ diện tích, còn lại là núi đồi). Dân số hiện tai 13.125.000 triệu người (thống kê năm 2003). Người Khmer chiếm 90% gồm ba hành phần Khmer Giữa (Khmer Kandal), Khmer Thượng (Khmer Leu) và Khmer Duới (Khmer Krom). Các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 10% gồm người Mã Lai, người Chăm, người Lào, người Myanmar, người Việt Nam, người Thái Lan và người Hoa.

Trên 80% người Khmer theo Phật giáo Tiểu Thừa và được coi là quốc giáo, còn lại là đạo Hồi và một số ít đạo Thiên Chúa, Tin lành. Tiếng nói và chữ viết của Người Khmer theo nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer. Khmer là danh từ được viết theo phiên âm tiếng Anh, thường thấy trong từ điển tiếng Anh. Tiếng Việt phiên âm chữ này thành Khờ Me hay Khơ Me. Danh từ Khmer khi phiên qua tiếng Hán thành Cao Miên, gọi tắt là Miên. Do đó một số người Việt vẫn còn gọi là dân tộc này là Người Miên.Tiền tệ dùng Đồng Riel (1 đô la Mỹ = 4000 Riels)

Thủ đô Phnom Penh: Thủ đô Phnom Penh được sáng lập năm 1372.

Năm đó, vào mùa nước lũ, nhiều khúc cây trôi dạt tới vùng này. Trên một mô đất do một góa phụ giàu có là Daun Penh đắp lên, một khúc cây dạt tới, bên trong khoang cây có bốn tượng Phật bằng đồng và một

tượng bằng đá, Bà Daun Penh bèn cho người xây một ngôi chùa để tôn trí năm tượng Phật này. Chùa được mang tên Wat Phnom Daun Penh. Từ đó về sau này có tên Phnom Penh. Ngôi chùa nay vẫn còn, mang tên Wat Phnom.

Wat Phnom ( chùa bà Pênh)

ngôi chùa linh thiêng nhất Phnom Penh

Phnom Penh là địa điểm giao lưu ba dòng sông lớn của Kampuchea là sông Mekong, sông Tonle Sab và sông Tonle Bassac. Chỗ ba dòng sông giao nhau hình chữ X, nên Phnom Penh còn có tên là Krong Chaktomuk, có nghĩa là Thành Bốn Mặt.

Phnom Penh trở thành thủ đô của Kambuja vào năm 1431, khi quân Siam tấn công đế quốc Khmer và chiếm lấy kinh thành Angkor Thom. Vua Ponhea Yat chạy loạn đến Wat Phnom. Ngày nay, còn lăng tẩm vua Ponhea Yat và hoàng gia ở phía sau chùa Wat Phnom.

Tài liệu tham khảo : - Cambodia - Historical Setting Source: U.S. Library of Congress - Kambuja From Wikipedia, the free encyclopedia. - Lược sử vùng đất Nam Việt Nam- NXB Thế Giới - Vương Quốc Chân Lạp trong Bách khoa toàn thư - Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim. - “Băng qua Cambodia” Phóng sự của Trần Tiến Dũng / Người Việt - Những khám phá mới về nền văn minh Angkor của VTH theo BBC. - Đế quốc Kambuja by George Coedes

Vĩnh Trường Võ Trung Tín

Hứa đa cảnh giới hà lai khứ

Vạn lý thiên biên nhất nhạn phi. Phật Quốc Thiền Sư

Page 16: Những Ngày Ở Trà Vinh - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2010/trang41-60.pdf · hồ là có một buổi trưa như thế, có câu chuyện như thế, mà sao cứ

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 56

BÙA HỘ MẠNG Lâm Thành Hổ

BBC: Đang bài nầy để tưởng niệm một năm ngày đồng hương Lâm Thành Hổ đã vĩnh viễn ra đi, một người bạn đã đóng góp nhiều tâm huyết cho Đặc San Trà Vinh trong những năm qua)

Sáng nay mấy đứa trẻ đầu xóm xôn xao báo một cái tin mà ai cũng không cảm thấy ngạc nhiên và xúc động: “Ông Tư Thàn chết rồi tụi bây ơi”. Ổng chết cũng phải. Tưởng ổng chết từ mấy năm trước rồi chớ. Không ngờ có một người nào đó tới chở anh lên núi Bà xin bùa về đeo nên mới sống sót thêm mấy năm. Giờ chết cũng vừa. Việc còn hay mất của Tư Thàn giống như chuyện mất chó thôi. Tư Thàn làm nghề bán vé số kiêm nghề ăn mày. Bị cụt cả hai chân, trước đây chỉ có cách ngồi trên cái miếng lốp xe cũ rồi lết. Lết khắp khu xóm. Đường đá, đường đất, hay lộ cao su anh đều có kinh qua, chỉ có lết hay đi bằng hai tay. Anh phải làm kiêm hai nghề như vậy mới đủ sống, khỏi chết đói. Không biết lúc còn đủ chân tay anh cao bao nhiêu, nhưng bây giờ ngồi lết như vậy, toàn thân anh chỉ cao bằng đầu gối người đi bộ, mặt anh khô héo như xác ướp người thượng cổ. Cho nên anh có mặt ở đây mà không ai lưu ý, đến khi bước qua đầu anh ta thì mới giựt mình, như sắp đạp phải con chó đói nằm cản đường. Tiếng van xin của anh khan khan và gần tắt. Anh chỉ xin bằng đôi mắt, đôi mắt sáng như mắt chim mèo.Tối anh lết về nhà nằm vật ra ngủ. Nhà anh khá gọn và tươm tất. Đó là cái chái bằng tôle cũ, chiều dài chiều ngang đều khoảng hai thước, đâu đầu vô bức tường phía sau nhà ông Sáu Ninh. Ông Sáu tốt bụng, không đòi tiền mướn “mặt bằng” cho nên Tư Thàn bám trụ xóm nhỏ nầy cho tới bây giờ. Ban đầu thì ngủ đất. Rồi nhờ làm ăn khá, anh kiếm mua gỗ cũ ghép lại thành cái giường rộng chừng một mét, ép trên vách tường và kê trên mấy cục gạch bể. Trên giường có cái mùng treo lên. Anh còn làm được cái kệ để vật dụng, nồi niêu chén bát và cả cái bàn cao ba tấc đặt luôn trên giường ngủ để ngồi viết. Người ta nói anh biết đặt thơ, nhưng chưa có ai được thưởng thức. Thơ anh chắc cũng thum thủm như chỗ nằm của anh thôi. Sau cùng anh có thêm một vật dụng giúp nền kinh tế của anh cất cánh: Chiếc Xe Lăn. Không biết nhờ ai chỉ chọt mà một Hôi Từ Thiện nước ngoài cho người mang tới tặng anh chiếc xe đó, và cái người mang xe tới cũng giấu tên luôn. Anh bỏ nghề ăn xin và chọn “ nhất nghệ” cho thật tinh là bán vé số. Tưởng sẽ được “thân vinh” nhưng chẳng may, nội công tiền lực của anh đã cạn kiệt qua chuỗi dài năm tháng khổ đau. Anh lại bị đau cột sống, rất khó ngồi và di chuyển. Vừa lên xe, giờ lại xuống chó nữa. Anh từng là Lính Mũ Xanh, mấy xếp lớn đã đi lâu rồi, bây giờ

chỉ còn anh, và vẫn lết, vẫn lăn, vẫn sống mõi mòn qua ngày qua tháng. Nhiều lần đau bệnh, thập tử nhất sinh, rồi cũng qua khỏi. Lần sau cũng tưởng rằng được dĩa bay rước về cõi tiên nhưng vẫn bị lọt sổ Thiên Đình. Bất thần Tư Thàn nhận được lá bùa hộ mạng của một người tự xưng là Người Cõi Trên gởi tặng. Lá bùa được vấn tròn trong dây vải và trịnh trọng đeo vào cổ. Tư Thàn sống vui như vừa đầu thai kiếp khác, như đồng khô gặp lụt. Anh tuyên bố từ nay trái tim anh thôi rỉ máu, cõi lòng sẽ ấm mải trong tình thương bao la của một nữ ân nhân vô danh còn biết và nhớ đến tên anh. Anh tuyên bố sẽ sống thọ trăm tuổi để xem cuộc đời thay đổi ra sao. Nhưng chỉ có vài năm…Bây giờ Tư Thàn đã chết. Người thiện nguyện lo việc tẩn liệm, mai táng anh, thấy sợi bùa, tò mò lấy dao rọc ra coi thử, thì bị tối mặt tối mày vì thấy nó không phải là lá bùa mà là tờ giấy bạc 100 đô la. À thì ra ! Giống như mẹ anh ngày xưa đau nặng, từ chiến trường về thăm, anh có mang theo vài trái bôm (pomme = táo) Nhựt thơm phức biếu mẹ, mẹ anh ôm và hửi trái bôm mà lành bệnh. Còn nhớ vào một buổi chiêù nắng nóng như hâm, khi Tư Thàn về tới nhà chòi thì có thằng bạn đường dẫn một người đàn ông đi xe Honda ôm tới tìm. Người đàn ông tuổi trung niên khuôn mặt hiền hậu, đề nghị vô nhà Tư Thàn nói chuyện. Đúng là

chuyện riêng. Tin vui. Tư Thàn mừng thầm. Thằng Trần Phong nói thiệt. Nó nói có bà tiên vô danh bên Úc âm thầm bỏ công ra xin tiền và thuốc men gởi về giúp những kẻ xấu số, những Thương Binh bị bỏ quên hơn 30 năm nay. Không biết bằng cách nào mà anh chàng Trần Phong được bà tiên bên Úc tin cậy và

giao cho nhiệm vụ phân phối tình thương của những ân nhân vô danh. Tư Thàn không dám tiếp sứ gỉa tình thương tại nhà, sợ bị dòm ngó, bèn đề nghị giả bộ đi xa. Tới nhà một người quen của chàng Trần Phong, sau khi được khiêng lên giường ngồi, Tư Thàn được khách lạ trao quà và nhờ ký tên nhận. Thuốc đau nhức: Panadol, Panadeine, Multi Vitamine. . .Trời ! Ai

Page 17: Những Ngày Ở Trà Vinh - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2010/trang41-60.pdf · hồ là có một buổi trưa như thế, có câu chuyện như thế, mà sao cứ

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 57

mà thấu hiểu tim đen của mình đây. Con mắt thần nào từ xa nghìn trùng bốn biển mà soi thấu được cảnh nầy. Nước mắt Tư Thàn chảy dài trên má. Rồi anh run run mở bao thơ nhỏ ra. Thánh thần thiên địa ông bà ơi ! Một trăm, số 100. Một trăm gì đây, màu xanh, dai dai dẽo dẽo như miếng ny long ? Một trăm đô la đó mầy, quỉ dịch - Trần Phong xía vô. Miệng Tư Thàn bắt đầu mếu máo, hai tay run lập cập banh tờ giấy bạc ra, úp vô mặt vô mũi và hôn lấy hôn để, vừa hôn vừa khóc giòn như con nít ba tuổi. Rồi anh ôm vào ngực, rồi đưa lên trán, toàn thân gật gù, như tín đồ của một tôn giáo nào đó đang hành lễ. Anh nói trong dòng lệ, giọng như đứt khoảng : -Cho tôi xin, cho tôi. . .gởi tới ân nhân vô danh, tôi. . .không biết nói gì, tôi xin gởi tới người bên kia đại dương đó một lạy. . . để tạ ơn. . . để thay cho lời nói của tôi. Xin chúc người đó bình an. Thế là tờ giấy bạc 100 đô biến thành lá bùa. Tư Thàn nhất định không xài. Cứ đeo trước ngưc là thấy vui, là hết bịnh, rồi có sức đi kiếm ăn. Vả lại trong đời tàn tật ăn xin, anh chưa bao giờ mơ ước có được số tiền lớn hơn một triệu đồng Việt Nam như vầy. Anh không còn lo lắng bị chết bịnh hay chết đói nữa. Anh đang được bà thánh theo bên mình hộ mạng. Lòng anh no nê cái nhân tình gần như thiêng liêng của những con người Việt Nam luôn thương nhớ quê hương, thương đồng bào dân tộc, mà chỉ tìm cách riêng để giúp đở cho nhau, không dám qua trung gian của nhà nước hay hội đoàn mọc đầy như nấm ở hải ngoại. Sau khi xác Tư Thàn được an táng, vài người về nhà anh tiếp tục quét dọn, làm vệ sinh thì phát giác dưới gầm giường một sấp giấy học trò rời rạc, mỗi tờ đều có nét chữ tuyệt đẹp của anh. Nhìn kỹ, thấy đây là sấp thơ, tới gần trăm bài, dưới mỗi bài có ghi Chiến Binh Vô Danh NPTL. Anh chàng Trần Phong biết chuyện, giật lấy, biểu để cho anh giữ làm kỷ niệm, rồi đọc cho mọi người nghe thử một bài thơ. Ai nấy đều cảm động vì những bài tuyệt hay. Đọc xong, Trần Phong ngậm ngùi, trầm ngâm một hồi như kẻ mất hồn, rồi thốt ra mấy câu như để phúng điếu cho người bạn đồng tình :

Anh gom từng hạt chữ Để vo lại thành thơ Như dã tràng se cát Trên bãi vắng hững hờ Nay anh về miên viễn Thơ anh biến hư vô Bãi vàng rồi dâu biển Sóng vẫn vỗ vào bờ.

Lâm Thành Hổ Sydney 7/2007

THUYỀN SẦU

Ra đi thêm nhớ quê nhà Trăm năm nghi hoặc thương xa nhớ gần

Người buồn hoa héo khô xuân Hoa buồn người héo hồng trần khô hương

Ngày xưa sống với ruộng vườn Ngày nay lạc lõng phố phường nhỏ nhoi

Hiền nhân xưa cũng nổi trôi Thi nhân xưa cũng rã rời hồn thơ

Trăng sầu tóc bạc xác xơ Gian nhà quen thuộc còn ngờ chưa quen?

Mặc ai chia rẻ sang hèn Mặc ai quên nghĩa trắng đen thay lòng

Ta như sóng nước Cửu Long Lang thang bốn biển mà lòng một phương

Đất lành thêm một quê hương Nợ duyên mấy kiếp đọan trường gian nan

Tuổi thơ sao lắm cơ hàn Đội trời đạp đất thênh thang sông hồ

Lối nào hoa úa cỏ khô Nhân gian mờ mịt nhấp nhô thuyền sầu

Chạy ăn chạy mặc bạc đầu Đắng cay lủi thủi về đâu đêm dài

Sao chưa nguyện ước đã bay Áo chưa kịp mặc đã phai hết màu

Tối đen đường trước ngõ sau Bầy đom đóm nhỏ bay vào mộng du

Bốn phương khói lửa mịt mù Bao nhiêu oan ức tội tù nát thây ?

Còn đâu chiều cũ sum vầy Ly trà xanh chén rượu say nghĩa tình

Mười năm gối mộng thư sinh Mười năm dâu bể thuyền tình dở dang

Ai về phố cũ hoang tàn Ta tha hương cũng xốn xang nửa đời

Ao bèo ca nhỏ còn bơi Ruộng hoang rau đắng cải trời nhớ ai ?

Nhà không vườn trống mưa bay Nhện giăng rêu phủ dấu giày bể dâu

Mồ cha mả mẹ còn đâu Nghìn thu cũng chẳng thể nào yên thân

Đã đành nhân thế phù vân Mà sao gian ác chẳng cần đắn đo ?

Thì thôi ! Câm điéc giả đò Cũng như cát bụi nhỏ to làm gì

Một đời chỉ một chuyến đi Trước sau rồi cũng xanh rì mốc meo

Lang thang nắng sớm mưa chiều Đục trong hờn giận thương yêu còn gì ?

Rừng thiền núi mộng vô vi Áo bay sương khói đường đi bụi mờ....

Luân Tâm

Page 18: Những Ngày Ở Trà Vinh - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2010/trang41-60.pdf · hồ là có một buổi trưa như thế, có câu chuyện như thế, mà sao cứ

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 58

Ba xuyên đi dễ khó về, Trai đi để vợ, gái về mang con!

(Rút ra từ ‘’Những chuyện gia đình Website: hohuynhtravinh.net)

Ông hai Huỳnh kim Long của tôi (ông nội tôi thứ năm), có ba người vợ, theo luật Gia long đều là vợ chánh thức (Femme de 1er rang, Femme de 2e rang etc..). Với bà cả ông có 7 người con, với bà thứ hai là Nguyễn thị Huyên theo sự sưu tầm của người viết thì không con, nhưng mới đây (2007) lại có tin bà có con cháu với ông tôi, song tôi chưa tìm ra ra tông tích.

Bà thứ ba là Nguyễn thị Do, người ấp Trại luận, làng Đại phước, quận Càng long, tỉnh Trà vinh. Khi ông cưới bà nầy (năm 1890) thì bà là một phụ nữ góa chồng rất đẹp, đã có một con gái hai ba tuổi. Một năm sau bà hạ sanh ra một nguời con trai, đó là bác ba Huỳnh kim Phát, sau đổi tên là Huỳnh bá Phước. Không may là ba năm sau (1894), ông hai tôi bị cướp vào nhà đâm chết. Tang chế xong, vì không còn thuận thảo với mẹ con bà lớn nữa, mẹ con bác ba tôi phải cuốn gói về nương náo bên ngoại. Hai lần góa chồng, bà Do về Đại phước ở với mẹ già, nuôi heo nuôi gà nuôi vịt, đi cấy đi gặt…nuôi con cho đi ăn học thành tài. Vốn Đại phước chỉ cách Trà vinh một con đò ngang và mươi cây số ngàn, ở tỉnh lỵ lúc bấy giờ đã có trường tiểu học bổ túc và trung học.

Một bài học nhân sinh quan quí báu: trong cái bất hạnh do con người ghen ghét gây ra, lại có cái phúc do tạo hóa dành cho. Vốn nếu không bị xua đuổi về bên ngoại, cứ tiếp tục sinh trưởng ở Nhị long bên nội, thì giỏi lắm lập thân và lập nghiệp chỉ thành một tiểu điền chủ, lặn lôi trong vài trăm mẫu ruộng là củng, vì lúc bấy giờ ở Nhị long chưa có trường học, không có môi trường để tiến thân, ngoài nghề chăn trâu làm ruộng.

Có người thân ở tỉnh lỵ Tràvinh, bà Do gửi bác tôi đi học tiểu học, rồi trung học. Nhờ học giỏi bác được học bổng đi học ba năm ở trường Normale (Sư phạm) Saigon và năm 1918, bác đổ bằng Brevet d’enseignement, để rồi trở về Tràvinh làm giáo chức cấp trung học. Chưa đầy một năm sau, bác đi lập thân, là cưới vợ và ở rể tận Phước long, Rạch giá. Đó là câu chuyện gián tiếp có liên quan với:

Ba xuyên đi dễ khó về, Trai đi để vợ (bỏ vợ ở nhà) gái về mang con!

(có mang)! Tuy nhiên chuyện lập thân của bác ba Huỳnh bá Phước chỉ là một phó sản của một trào lưu di chuyển theo mùa nhân công hay lao động từ miền Đông qua miền Tây của Nam kỳ lục tỉnh chuyên nông nghiệp. Nhưng nếu đứng về mặt văn hóa mà nói thì cuộc nhân duyên của bác đúng là hệ quả của nếp sống

mà ở đó người ta, là những chủ điền, những nhà giàu miền Nam trọng chữ nghĩa hơn tiền tài. Họ xem nhẹ nguyên tắc gả chồng cưới vợ cho con là phải môn đăng hộ đối, họ trọng ngừơi có kiến thức, có chữ nghĩa hơn là ‘’ruộng cả ao liền ’’. Trường hợp lập thân lập gia đình của bác ba tôi là một trường hợp điển hình của thứ văn hóa đó, mà không phải chỉ trong thế hệ của bác tôi thôi, mà còn tiếp diển qua nhiều thế hệ kế tiếp, cả thế hệ của tôi và trong gia đình họ Huỳnh chúng tôi, trong đó có gia đình của bác ba Huỳnh bà Phước.

Một ngôi chùa Khmer ở Sóc Trăng

Ba xuyên là tên cũ của tỉnh Sóc trăng, có từ thời Mạc cửu, theo nghĩa rộng là tất cả các tỉnh miền Tây, Rạch giá, Long xuyên, Sóc trăng, Bạc liêu…là những tỉnh đồng lúa bạt ngàn, chuyên trồng lúa sạ hơn là lúa cấy và đất quá rộng, mà người lại quá thưa (thời đó 1890-1945). Lúa sạ là một giống lúa nước, không cần phải qua giai đoạn gieo mạ và nhổ mạ đề cấy, nhà nông chỉ cày và bừa xong là cứ gieo vãi (gọi là sạ) lúa giống xuống ruộng, chờ ngày lúa chín để gặt. Lúa sạ luôn luôn chín sớm hơn lúa cấy cả một hai tháng, nghĩa là trước Tết Nguyên đán, vào khoàng tháng 11 âl. Đang khi đó thì các tỉnh miền Đông, nhứt là Tân an, Mỹ tho, Bền tre và Trà vinh Vĩnh long Sa đec lại trồng lúa cấy, thường khi lúa cấy chín cuối năm hay qua Tết Nguyên đán, cho nên trong các tỉnh nầy, sau khi cày cấy xong xuôi rồi là cuối tháng 10, người nông dân không còn có việc làm gì đáng làm nữa. Nói một cách khác họ thất nghiệp, một thứ thất nghiệp theo mùa và kinh niên, đang khi các tỉnh miền Tây lại hoàn tòan thiếu nhân công để kết thúc giai đoạn chót của quá trình sản xuất ra lúa ra gạo, là gặt là xỗm, là

Page 19: Những Ngày Ở Trà Vinh - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2010/trang41-60.pdf · hồ là có một buổi trưa như thế, có câu chuyện như thế, mà sao cứ

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 59

đập, là đạp. là phơi là giê là bỏ vào vựa chờ ngày đem bán ra thị trường tiêu thụ trong nuớc hay xuất cảng ra ngoại quốc.

Để giải quyết cái nạn chỗ thiếu chỗ thừa nhân công nói trên, gần như tự động hay đúng hơn là luật cung cầu đã đến như sau. Trong các làng xã miền Đông, trong đó nên kể Trà vinh Vĩnh long Sadec, vì ba tỉnh nầy còn ở bên nây sông Hậu, đàn ông trai tráng và một số thiếu nữ 17, 18, 20 quê mùa, khỏe mạnh…hợp nhau thành một đoàn người hàng xóm, quen biết nhau, nhiều khi bà con nhau để đi ‘’Ba xuyên’’ gặt lúa mướn cho các chủ điền đang có những đồng lúa chín bạt ngàn. Ở đó ngừời ta không nói gặt mà nói là ‘’xổm’’. Thật ra thì gặt là động từ dành cho lúa cấy, còn xổm là dành cho lúa sạ. Gặt là cắt lúa chín với một cái vòng hái, cán lớn và dài 4, 5 tấc, có hình tam giác nhọn, có gắn một cái lưỡi liềm nhỏ, đang khi đó thì xồm là cắt với một cái luỡi hái nhỏ có cán nhỏ và ngắn như cán dao. Gặt còn bao hàm thêm động tác bó lúa làm thành từng bó, đang khi xổm là cắt đâu bỏ đó. Cho nên công tác xổm nhẹ nhàng hơn công tác gặt, các người con gái 17, 18 có thể làm đươc dễ dàng…(Trong miền Tây, có những từ là tàn dư của văn hóa Khmer để lại, người ta không gọi thợ xổm như miền Đông người ta gọi thợ gặt, mà con trai con gái đàn ông đàn bà mà đi xổm lúa đều được gọi bằng một danh tư chung là Con xổm, cũng như các danh từ dành cho các giống lúa đều mang chữ Nàng, như Nàng phượt Nàng huơng, Nàng trít…)

Lúa chín vàng đồng miền Tây

Đến mùa là đầu tháng 11 âl, họ kéo nhau đi từng đoàn 5, 7 người, ít khi mươi người. Phương tiện chuyên chở phấn lớn là xe đò, nhưng cũng có khi bằng tàu. Họ ra đi là họ biết phải đi đâu, tỉnh nào, quận huyện nào, không nhờ báo chí quảng cáo thông tin, họ chỉ biết được qua kinh nghiệm của hai ba năm trước hay do hàng xóm láng giềng nói lại. Hành trang của họ rất nhẹ nhàng và đơn giản, đàn bà cũng như đàn ông chỉ cần có một cái nốp làm bằng đệm lát (tiền thân của cái sleeping bag của Âu Tây), đàn ông

thường cuốn tròn đeo vắt ngang trên vai, đàn bà kẹp dưới nách và một bộ quần áo bà ba, thêm một cái nón lá và một cái khăn rằn. Tất nhiên phải có cái vòng hái hay cái lưỡi hái nhỏ, nếu chưa có thì cũng có thề mua sấm khi tới nơi.

Khi đến nơi, có khi họ còn phải dắt nhau đi một vài cây số tìm nhà chủ điền nào đang cần thợ gặt thợ xổm . Có khi chính nhửng chủ điền cho nguời nhà đi đón đi tìm các đoàn nguời từ các tỉnh miên Đông đến, ở bến xe đò hay bến tàu lục tỉnh. Đến nhà chủ điền, chủ điền sẽ tiếp họ và thảo luận với họ ngay, để hai bên thỏa thuận về việc làm, tiền công, tiền công thường trả từng ngày một hay hai ba ngày và luôn luôn theo số công (1000m2) hay mẫu (10,000m2) lúa đứng hay lúa nằm, có gôm lại để đạp hay để đập không v.v…Chổ ăn ở nấu nướng thì luôn luôn điền chủ phải cung cấp cho, nhưng không bao giờ bao cơm nước.

Phần lớn chủ điền đều phải dùng nhiều nhóm người từ nhiều nơi khác nhau, làm cho xong cho mau lẹ để tranh thủ thời gian và nhứt là để tránh việc mưa nắng nhiều khi bất thường. Cho nên trong hai tháng cuối năm nhiều nhà điền chủ ngày một ngày hai đã trở nên đông dúc như một cái chợ nhỏ, người ra người vào năm ba chục, ai ai cũng bận rộn.

Đó là những cơ hội để gặp nhau, để biết nhau, làm quen với nhau, nhứt là sau khi làm việc mệt nhọc họ có một ngày nghỉ. Có làm là phải có nghỉ ngơi, mà nghỉ ngơi là có vui chơi giải trí, mà cho giới lao động nầy là bài bạc. Chủ điền không ngăn can mà nhiều khi khuyết khích, tổ chức cho họ ăn thua nhau, nếu không nói là sát phạt nhau, chủ điền muốn cho người làm vui chơi mà mình còn thêm lợi là lấy xâu, một thứ hoa hồng như ở các Casino của Mỹ.

Thời đó trong miền Tây mùa gặt hái môn bài bạc thạnh hành nhứt là ‘’hốt me’’. Gọi là hốt me, vì từ lúc đầu người chơi là tay cái và tay con dùng hột me để ăn thua nhau, nhưng về sau người ta dùng hột gì khác như hột đậu trắng, cả đồng tiền điếu cũng đuợc. Hốt me có 4 cửa để đánh hay để cá là Nhứt Nhị Tam Tứ hay là một hai ba bốn. Muốn biết số nào hay cửa nào, thì cứ đếm từng 4 hột một, còn dư lại 1,2, 3 hay 4 là con số phải đoán cho ra để cá hay đặt tiền, trúng thì nhà cái chung một ăn một. Như vậy dụng cụ môn hốt me nầy là một đống khoảng 300 hột me hay hột đậu trắng. một cái chun nhỏ như chun uống trà và một chiếc đũa cong đầu. Khởi sự một ván là khi tay cái lấy cái chun úp xuống đống hột đậu hay hột me, đẩy ra một số ba bồn chục hột gì đó trước mặt mọi người để cho các tay con đoán xem kết số trừ là bao nhiêu và đặt tiền trên 4 cửa một hai ba hay bốn để ăn thua với tay cái. Để biết kết số trừ là mấy thì nhà cái mở chun ra hai ba lần để đếm, khi đếm thì dùng chiêc đũa có đầu cong khìu ra từ 4 hột một cho đến khi hết, kết số

Page 20: Những Ngày Ở Trà Vinh - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2010/trang41-60.pdf · hồ là có một buổi trưa như thế, có câu chuyện như thế, mà sao cứ

Đặc San Trà Vinh - Xuân Canh Dần 2010 60

là số hột me còn lại. Cái lợi lớn nhứt của tay cái là có quyền giữ lại cho mình một cửa, các tay con chỉ được quyền đánh 3 cửa thôi. Khi ván nào ra kết số là số của tay cái thì tay cái ăn hết, kỳ dư các ván khác thì tay cái có ăn có thua. Chung qui chơi càng lâu tay cái và chủ điền thu hết tiền của tay con, chủ điền có một sô tiền lấy xâu quan trọng. Lấy xâu lá lấy trên số thu của nhà cái, thường không phải là trên tiền ăn của tay con.

Thợ gặt trên những cánh đồng lúa vàng ươm

Tuy nhiên cũng có nhiều chủ điền rất tốt, lấy xâu rất ít và biết săn sóc sức khỏe của những con xổm nhiều khi đau ốm, như chị dâu của tôi, thời đó trong các tỉnh miền Tây muỗi vẫn còn như “sáo thổi’’ khi mặt trời vừa lặn, nhưng vì là mùa khô nên không có đĩa “lội như bánh canh’’.

Ngoài ra có nhiều tay cái thật điêu luyện để gian lận, tay con phải cảnh giác hết sức, khi nhà cái cầm lấy cái chun úp xuống đống hột me hay hột đậu có thể biết được trong đó có bao nhêu hột, nhứt là khi tháo ra hai ba lần để đếm, số hột còn dưới chun càng lúc càng ít đi, nghĩa là khi cầm cái chun đưa ra mở ra tay cái biết còn bao nhiêu hột ở dưới chun để thêm vào một hai hột mà các tay con vì mãi mê chơi, theo dõi mọi biến chuyển của cuộc chơi nên không thấy. Tay cái có thể giấu một hai hột trong kẹt mấy ngón tay và buông nhẹ theo cái chun xuống chiếu, để đếm với các hột đậu khác. Đã có những trường hợp tay cái không điêu luyên đủ để tay con bắt tại trận. Và cái gì đã xảy ra? Nếu có tay con biết nổi máu anh hùng hay có chút võ nghệ có thể ra tay cho một bài học đẫm máu, để các tay con nhảy vào “ăn ké’’, lợi dụng cơ hội cướp lấy tiền của tay cái bỏ vào túi. ngang nhiên bỏ sòng ‘me’ ra đi. Kết quả: chủ điền phải can thiệp, xử sự thế nào để lấy lại uy tính chủ điền của mình và hòa bình cho mọi người, vì còn hy vọng gặp lại, nếu không trong mùa gặt nầy, thì it ra là trong mùa gặt năm sau..

Năm 1937 tôi có vào Tân Hiệp nghỉ hè, ở nhà anh Hai tôi, anh đang thay mặt cha tôi để khai

thác ruộng đất của chúng tôi ở trong đó và cũng là mùa gặt. Một ngày nọ về chiều tôi có chứng kiến môn ‘’hốt me’’ được tổ chức ngay tại lẫm lúa của anh tôi. Các con xổm đã tề tụ về đây từ khi nào (?) để gầy sòng, có hai tay cái từ chợ vào. Có khoảng 20 chục tay chơi, một phần ba là đàn bà con gái, họ chia làm hai sòng, một sòng ăn thua nhau bằng xu và bạc cắt, một sòng ăn thua nhau bạc đồng. Nếu giá lúa lúc bấy giờ 70 xu một giạ 40 lít 21-22 kílo, một ngày xổm được một công thì tiền công là 70 xu hay một giạ lúa, nên ăn thua như vậy không phải là nhỏ.

Nếu tôi còn nhớ rõ thì lúc đó chúng tôi còn dùng xu và nửa xu, một gói xôi trứng gà chỉ nửa xu…Tôi đi học Saigon, mỗi tam cá nguyệt má tôi chỉ cho có 5 đồng bạc, xài không hết còn dư tiền để đi nhà sách Portail mua sách tha hồ.

Thửa ruông lúa của anh tôi đang lo gặt lo xổm trong mùa khô đó chỉ là một trong nhiều thửa ruộng khác có khi to lớn hơn nhiều và đâu đâu cũng có những sòng hốt me, sòng bài cào hay sòng phé. Nói như trên để thấy rằng trong mùa gặt mùa xổm lúa ở các tỉnh miền Tây đời sống xã hội trong mấy tháng trước Tết Nguyên đán cũng như sau Tết đã trở nên hết sức náo nhiệt, phức tạp và rất hấp dẫn, cùng một lúc rất nguy hiểm cho đàn ông và nhứt là con gái từ các tỉnh miền Đông qua lao động để kiếm tiền trở về làng ăn Tết với gia đình, nhưng không phải luôn luôn đều tốt đẹp may mắn cho mọi người. Hai câu ca dao ngộ nghĩnh nói trên muốn mô tả những hậu quả tiêu cực, không tốt đẹp có thể xảy ra, khi những người chồng và nhứt là những người con gái mới lớn lên phải đi vào đó để lao động, dù chỉ một hai tháng, trong một môi trường mới lạ xô bồ, nhiều cám dổ cũng như nhiều cạm bẩy. Ở đó không thiếu những tay đầu trâu mặt ngựa, không thiếu những tên sở khanh. Những hậu quả tiêu cực phải đề phòng trong hai câu ca dao là người chồng để vợ ở lại nhà và người con gái chưa chồng mang bầu về làng, không phải đơn giản, xấu xí mà có lắm phần phức tạp, ly kỳ là khác. Vì sau những hiện tượng xã hội xấu cũng như tốt đều có một hậu trường văn hóa của một dân tộc, ở đây là người miền Nam, một phần dân tộc Đại việt. Người viết nghĩ đến một người mẹ phải để người con gái cưng –mẹ nào lại không cưng con gái- của mình ra đi, chắc chắn cũng phải có người cùng đi để gửi gắm mới dám cho con mình đi, tình tự hàng xóm phải đẹp thế nào? (Con gái tôi còn khờ khạo, anh nó, chú nó hay bác nó, làm ơn trông chừng nó giùm…)Tuy nhiên cũng có câu: Ở nhà với mẹ biết bao giờ khôn! Hay là ‘’một bước ra đàng là một sàng khôn’’(.Hai câu nầy không chỉ cho con gái mà cho cả con trai.) Nhưng nếu một người con gái đã lỡ dại, mang bụng về làng, có khi về làng mới biết, chắc chắn người hàng xóm chưa thể biết ngay đuợc. Vậy người mẹ hay người cha sẽ đối xử với con gái