20
Đặc San Trà Vinh Năm KSu 2009 121 Maõn Cuoäc Quay Veà Khi tôi chết đem xác tôi ha tán Cõi trăm năm gicát bi quay vHn nương ta chút tro tàn mnh vn Vquê hương làm nm mngàn năm Tôi mun quay vđất nước Vit Nam đó tôi chào đời vang tiếng khóc Bình minh phương Đông vàng gm vóc Git nhân tngun sa mqua thân Tôi ln lên hn phơi phi trng ngn Ca dao mbun gieo theo vn nước Mi bn tui lon ly vkhp xTôi biết thế nào mui mn qua môi Tôi biết thế nào bôm nđạn rơi Cùng cha bnh bng qua min lưu xVùng châu thgió bun se ngn cNước phèn chua vàng ngm vòng chân Gió min xa bin mn thm qua thân Mưa rng đước,chà là…dai my ba Mui vo ve vđêm như sáo thi Chiếc nóp nghèo ngy ngt ngqua đêm Nhà nghèo lm gia đình đi lánh nn Năm ‘Bn Lăm’ vùng đất vng Cn Cù Mli nước qun khăn rng trên tóc Git mhôi ướt đẫm áo bà ba Sut cbui kiếm va ăn mt ba Nhúm cá kèo kho gt* rc tiêu cay My đọt lang cùng đọt ngui* dòn nhai Chiu ngũ sm mui qun vang mùng vi Manh chiếu lát mùi khai nước đái Đứa em trai hai tui ln cùng tôi Nghe mi đêm sng bnước men cn Tri tháng chp mé rng thơm gió mui Ngày hi cư năm ‘Năm Tưđình chiến Dng li đời ba tn to lao đao Chưa cơ ngơi,li tiếp bn đầu lâu Chúng đánh đập –bt ba vào tù ti đem bán vòng vàng ngày hôn phi Đút lót tin bn mt thám gian manh Trvnhà vi thân xác tan tương Vn gượng sng vì đàn con khdi Tui tôi ln chiến tranh bùng phát khi Đến lúc ny ni chiến Bc cùng Nam Chai min ôm chnghĩa ngoi bang Đày dân tc ba mươi năm tang tóc Bn thng tri hđầy bng lc Txác thân xương máu ca đồng bào Thế hthanh niên bvùi dp chiến hào Ngày thng nht gieo thêm nhiu di hn Ctriu người đi mênh mông ln đận Muôn triêu người li dúm thân sơ Bn cường quyn vn sng nhn nhơ Mc cơm áo cơ hàn muôn dân chu Kiếp tha hương ta vn mong vli Nhúm tro tàn nương náo đất ông cha Hn ta say vi mưa nng giao hòa Ta mun mãi hn ta hn nước Vit Thế hcháu con ci ngun còn biết Bi cha, ông đó níu chân v!? Kho gt: là cách kho cá kèo ca người dân min Nam. Bt cái ơ đất vi nước pha mui cho va ăn. Đung sôi lên,bđang còn sng tươi rói vào. Đậy nhanh np ni để nước khi tung ra ngòai làm phõng người nu. Cá vùng vy chết bên trong. Sau đó mnp ra,dùng mung hoc cái giá vt bt ln nht ca cá ra cho đến khi nước tht trong. Rc thêm tiêu, bt ngt,hành lá sc nhvào. Tht cá mm và ngt lim.Thế đã có mt món ăn tuyt ho. Cây cơm ngui: là loi cây mc nhiu vùng giáp bin Trà vinh. ăn dòn dòn,chua chua Hunh Văn Lun Sacramento 11/2008

Maõn Cuoäc Quay Veà - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_121.pdf · Tôi biết thế nào muối mặn qua môi Tôi biết thế nào bôm nổ đạn rơi Cùng

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Maõn Cuoäc Quay Veà - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_121.pdf · Tôi biết thế nào muối mặn qua môi Tôi biết thế nào bôm nổ đạn rơi Cùng

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 121

Maõn Cuoäc Quay Veà

Khi tôi chết đem xác tôi hỏa tán Cõi trăm năm giờ cát bụi quay về Hồn nương tựa chút tro tàn mảnh vụn Về quê hương làm nắm mộ ngàn năm Tôi muốn quay về đất nước Việt Nam Ở đó tôi chào đời vang tiếng khóc Bình minh phương Đông vàng gắm vóc Giọt nhân từ nguồn sữa mẹ qua thân Tôi lớn lên hồn phơi phới trắng ngần Ca dao mẹ buồn gieo theo vận nước Mới bốn tuổi loạn ly về khắp xứ Tôi biết thế nào muối mặn qua môi Tôi biết thế nào bôm nổ đạn rơi Cùng cha bềnh bồng qua miền lưu xứ Vùng châu thổ gió buồn se ngọn cỏ Nước phèn chua vàng ố ngấm vòng chân Gió miền xa biển mặn thấm qua thân Mưa rừng đước,chà là…dai mấy bửa Muổi vo ve về đêm như sáo thổi Chiếc nóp nghèo ngầy ngật ngủ qua đêm Nhà nghèo lắm gia đình đi lánh nạn Năm ‘Bốn Lăm’ vùng đất vắng Cồn Cù Mẹ lội nước quấn khăn rằng trên tóc Giọt mồ hôi ướt đẫm áo bà ba Suốt cả buổi kiếm vừa ăn một bửa Nhúm cá kèo kho gợt* rắc tiêu cay Mấy đọt lang cùng đọt nguội* dòn nhai Chiều ngũ sớm muỗi quần vang mùng vải Manh chiếu lát mùi khai nước đái Đứa em trai hai tuổi lớn cùng tôi Nghe mỗi đêm sống bổ nước men cồn Trời tháng chạp mé rừng thơm gió muối Ngày hồi cư năm ‘Năm Tư’ đình chiến Dựng lại đời ba tần tảo lao đao Chưa cơ ngơi,lại tiếp bọn đầu lâu Chúng đánh đập –bắt ba vào tù tội Má đem bán vòng vàng ngày hôn phối Đút lót tiền bọn mật thám gian manh Trở về nhà với thân xác tan tương Vẩn gượng sống vì đàn con khờ dại Tuổi tôi lớn chiến tranh bùng phát khởi Đến lúc nầy nội chiến Bắc cùng Nam Cả hai miền ôm chủ nghĩa ngoại bang Đày dân tộc ba mươi năm tang tóc Bọn thống tri hả hê đầy bổng lộc Từ xác thân xương máu của đồng bào

Thế hệ thanh niên bị vùi dập chiến hào Ngày thống nhất gieo thêm nhiều di hận Cả triệu người đi mênh mông lận đận Muôn triêu người ở lại dúm thân sơ Bọn cường quyền vẫn sống nhỡn nhơ Mặc cơm áo cơ hàn muôn dân chịu Kiếp tha hương ta vẩn mong về lại Nhúm tro tàn nương náo đất ông cha Hồn ta say với mưa nắng giao hòa Ta muốn mãi hồn ta hồn nước Việt Thế hệ cháu con cội nguồn còn biết Bởi cha, ông ở đó níu chân về!?

• Kho gợt: là cách kho cá kèo của người dân

miền Nam. Bắt cái ơ đất với nước pha muối cho vừa ăn. Đung sôi lên,bỏ cá đang còn sống tươi rói vào. Đậy nhanh nắp nồi để nước khỏi tung ra ngòai làm phõng người nấu. Cá vùng vẩy chết bên trong. Sau đó mỡ nắp ra,dùng muổng hoặc cái giá vớt bọt lẩn nhớt của cá ra cho đến khi nước thật trong. Rắc thêm tiêu, bột ngọt,hành lá sắc nhỏ vào. Thịt cá mềm và ngọt liệm.Thế là đã có một món ăn tuyệt hảo.

• Cây cơm nguội: là loại cây mọc nhiều ở vùng giáp biển Trà vinh. Lá ăn dòn dòn,chua chua

Huỳnh Văn Luận

Sacramento 11/2008

Page 2: Maõn Cuoäc Quay Veà - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_121.pdf · Tôi biết thế nào muối mặn qua môi Tôi biết thế nào bôm nổ đạn rơi Cùng

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 122

TRUYEÄN NGAÉN

MUØA XUAÂN TREÂN ÑOÀI TRAØ

PHẠM PHONG DINH Năm nay Thủy Tiên nghỉ học sớm một tuần

về sở trà Lâm Lan để ăn Tết với gia đình, nên mỗi ngày nàng có dịp cưỡi ngựa phóng vòng vòng quanh chân đồi để ngắm nhìn những cô gái hái trà đang tíu tít làm việc. Đây là đợt hái trà cuối cùng của năm, công nhân nam nữ kéo ra nương trà thật đông, tạo nên thành một bầu không khí nhộn nhịp tất bật dưới ánh nắng ấm áp sắp vào xuân trên miền cao nguyên. Những ngọn đồi rộng mênh mang được một rừng trà xanh mướt phủ lên, những bụi cây trà thấp tươi tốt xum xuê như những chiếc nấm úp xếp thành những hàng dài chạy song song và thẳng tăm tắp. Chen vào giữa tấm thảm màu xanh kỳ diệu ấy, thỉnh thoảng một vài cây mai rừng nhô lên cao trong hình dáng mỏng manh ẻo lã như những cô gái kiêu kỳ đài các. Những chùm hoa mai nở vàng ối trên cành rung rinh trong gió. Hương hoa dìu dịu tỏa xuống vùng chân đồi, quyện với mùi lá trà non ngai ngái buổi sớm mai.

Thủy Tiên ngồi trên lưng ngựa ngơ ngẩn nhìn lên nương trà. Dù là người sinh ra ở đây, nhưng mỗi lần ra nhìn hoạt cảnh hái trà mùa xuân, dẫu là đến bao nhiêu lần đi nữa, nàng cũng vẫn ngất ngây trước một bức tranh sống động và tuyệt tác không nơi nào sánh nỗi. Bố cục của tuyệt phẫm ấy được tạo nên thành từ màu xanh mát phơi phới của hàng ngàn cây trà, màu vàng óng của hoa mai, sắc áo của các cô gái hái trà, trên vai gùi những chiếc giỏ tre thấp thoáng lên xuống, len lỏi giữa những cụm trà như những cánh bướm, và dưới vòm trời trong vắt gờn gợn một vài mảnh mây trắng mỏng. Rồi tất cả những kết cấu ấy được nằm trên một cái nền tím thẫm cũa dãy núi chập

chùng, sương mù lãng đãng giữa triền dốc, đuổi nhau chạy dài phía xa và mất hút về phía Tây. Từ trên đồi trà vọng xuống tiếng cười nói vui vẻ của những cô gái hái trà, trong lúc những bàn tay thon nhỏ thoăn thoắt ngắt lấy những chùm búp trà dính liền với hai chiếc lá non phía dưới. Bọn con gái vừa cười khúc khích vừa thi nhau hái trà. Công việc tưởng là dễ nhưng không phải như người ta nghĩ. Thủy Tiên có lần đã mang gùi lên đồi thi hái với mấy nàng sơn nữ đến từ mấy bản Thượng. Chẳng mấy chốc mà hai cánh tay nàng mỏi nhừ, mười ngón tay tê cứng, cái lưng nhỏ và mềm mại của nàng như gẫy gập xuống.

Hai chiếc xe hơi bóng loáng chạy vào đỗ xịch gần bên xưởng chế trà xanh. Ông bà chủ Lâm Lan cùng với ông bà chủ sở trà Hồng Phấn và hai cậu con trai của họ kéo nhau đến vừa đứng nhìn bọn công nhân tất bật bên những đống lá trà tươi vừa trò chuyện vui vẻ. Hai cậu thanh niên bỗng quay nhìn về phía cô gái đang ngồi ngất ngưỡng trên lưng con ngựa trắng như tuyết. Thủy Tiên giật cương ngưa toan bỏ đi thì cậu Lâm Huỳnh đã kêu :

- Thủy Tiên, lại đây anh Hai nói cái này. Cậu Ba Hồng Quân của sở trà Hồng Phấn

mĩm cười khẽ gật đầu chào cô gái. Thủy Tiên trề môi rất dễ thương và lắc đầu ngụ ý không muốn. Bỗng nàng quất roi vào cái mông tròn trịa của con ngựa. Con bạch mã hí lên một tràng dài hùng tráng, rồi nó sải chân phóng về phía bên kia đồi. Tiếng cười trong trẻo như tiếng suối của cô gái xen lẫn trong tiếng móng ngựa gõ vang vọng theo cơn gió sớm.

Quân cười cười không nói gì. Ông bà Hồng Phấn đưa chàng qua đây là muốn để cho chàng kết lại mối tình thân với Thủy Tiên, mà vì những năm dài chàng và nàng đi học miền dưới đã dần nhạt phai theo thời gian. Sự kết nối đó dưới cái nhìn của những người lớn là cần thiết, thật xứng đáng và thật đẹp đôi. Còn có thể thắp đuốc tìm ở đâu một đôi lý tưởng như vậy. Chủ nhân của hai sở trà cần phải kết hợp với nhau để cạnh tranh với những sở trà hùng mạnh khác và cũng để mở rộng thương trường ở nước ngoài. Cho nên mối tơ duyên của bọn trẻ đã được hai phía tán thành, họ phải tìm mọi cách để tạo cơ hội thúc đẩy chúng đến với nhau. Nhưng những bậc cha mẹ ấy đã quên mất một điều quan trọng. Họ đang sống trong thời đại mới, mà quyền quyết định tình cảm không thuộc về người lớn nữa rồi.

Page 3: Maõn Cuoäc Quay Veà - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_121.pdf · Tôi biết thế nào muối mặn qua môi Tôi biết thế nào bôm nổ đạn rơi Cùng

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 123

Quân đang đứng ở dưới chân đồi Lâm Lan mà ý nghĩ của chàng lại theo mùi hương hoa bay trở về đồi trà Hồng Phấn, ở đó có nàng con gái mà chàng đã ngẫu nhiên cùng ngồi chung trên chuyến xe đò từ miền xuôi lên mấy ngày trước. Liên không có được sắc đẹp kiều diễm như đóa hoa hồng đỏ rực dưới ánh mặt trời của Thủy Tiên, nhưng từ khuôn mặt hiền hậu với đôi môi tươi mềm nở nụ cười xinh cùng bước chân nhè nhẹ dịu dàng của nàng đã làm cho trái tim của chàng trai trẻ dậy lên những nỗi xôn xao kỳ lạ. Dù rằng Liên chỉ là một cô gái nghèo nghỉ học xin vào làm việc cho sở trà, nhưng từ con người của nàng toát ra một dáng vẻ rất thanh nhã, rất quyến rũ, mà cả những thiếu nữ con nhà quí phái chưa chắc đã hơn được.

Một buổi chiều, Quân thơ thẩn đi về phía con suối nhỏ bên kia chân đồi. Những chùm ánh nắng vẫn còn rãi thành những sợi tơ vàng ối trên táng lá cây rừng. Nước suối chảy trên những gộp đá tạo thành những âm thanh róc rách, trong tiếng rù rì của gió lùa qua thảm cỏ tranh xanh nhạt chạy dài đến tận chận núi đàng xa. Bỗng nhiên Quân có ý muốn nhảy xuống suối và bơi lội giữa giòng nước trong xanh đó để tận hưởng cái cảm giác đắm mình trong cõi hoang dã. Nhưng khi chàng vừa vạch chòm lá rậm trên con đường mòn thì Quân đã tái mặt lùi lại, trống ngực đánh thình thịch. Chàng đã nhìn thấy, trời ơi, chính là Liên và chị Hồng của chàng đang trầm mình giữa dòng suối. Quân buột miệng kêu lên :

- Ôi trời ! Hai cô gái giật mình hoảng hốt thụt người

xuống ngập đến cổ, nhìn lên và kêu thảng thốt : - Ái, có người ! Quân lắp bắp : - Xin lỗi, tôi không... không... Quân xoay người bỏ chạy về hướng cũ. Dù

chỉ là trong vài giây thật ngắn ngủi, dù lòng chàng có thật trong trắng đến mấy đi nữa, Quân không khỏi để mắt của mình rơi lên cái thân thể kiều diễm bóng nhẫy nước suối của nàng. Chàng không kịp hoặc không dám nhìn thân thể của chị mình, nhưng Quân đã thấy hai cái hình hài trần truồng kỳ diệu những núi đồi nõn nà như ngọc đó đang ôm ấp, kỳ cọ mơn trớn cho nhau. Quân chạy đã xa khỏi con suối mà tiếng cười chế nhạo những quá đỗi quyến rũ của hai nàng con gái vẫn đuổi theo chàng. Quân đã tương tư và chơi vơi trong cơn mộng đẹp trong đêm hôm đó. Trong giấc chiêm bao, chàng

đã thấp thoáng thấy lại từ cõi tiềm thức sâu thẳm tấm thân thon thả và mái tóc bết nước chảy lên đôi vai trần đẹp như sáp nắn của nàng.

Buổi chiều ngày hôm sau, dù biết rằng không thể nào có sự trùng lặp một cách huyền nhiệm nào nữa, nhưng Quân vẫn cứ thẫn thờ tìm ra con suối như một người mộng du, lòng thầm chứa chan một hy vọng điên rồ nào đó. Nhưng khi chàng vạch bụi lá của ngày hôm qua thì trứơc mắt chàng, có phải là trong mộng không, Liên đang ngồi cúi mặt trên một tảng đá nhỏ bên giòng suối, hai bắp chân trần đến gần đầu gối của nàng đong đưa trong giòng nước chảy. Tiếng sột soạt nhẹ của cành lá cũng đủ để cô gái ngước mắt nhìn lên. Dường như nàng đang chờ đợi chàng đến phải không. Đôi thủy tinh thể màu nâu bóng của Liên ngại ngần nhìn chàng trai, hai má của nàng bỗng đỏ ửng lên, môi nàng run run gọi khẽ :

- Cậu Ba... Quân bồi hồi tiến đến gần Liên ấp úng : - Liên, tôi xin lỗi Liên... Ngày hôm qua tôi

không cố ý... Liên cúi đầu vân vê tà áo : - Em biết chứ, nên em ở ngoài này chờ cậu

Ba ! Quân nhẹ nhàng ngồi xuống trên mặt cỏ xanh

non bên tảng đá và tránh không nhìn vào đôi bắp chân trắng muốt của cô gái. Liên kín đáo kéo ống quần xuống, nhưng nàng lại ném cho cậu chủ một cái liếc hóm hĩnh. Một khoảnh khắc im lặng. Chỉ có tiếng chim ríu rít gọi nhau về tổ ở trên cành. Quân và cô gái ngượng ngùng nhìn nhau không biết phải nói gì, họ tránh ánh mắt của nhau. Mãi sau Quân mới có thể ngập ngừng hỏi nàng :

- Liên chờ tôi có việc gì không ? Liên cắn môi lộ vẻ u buồn : - Cậu Ba đã thấy rồi đó, cô Hai Hồng với

em... hai người... Cái đó không phải là do em muốn đâu, mà em cũng không muốn nói điều không tốt cho cô Hai.

Nàng đỏ mặt ấp úng : - Em muốn, muốn xin... Quân bứt một cọng cỏ đuôi chồn ve vẫy trên

tay : - Liên cứ nói đi ... Cô gái ngước lên nhìn chàng trai đăm đăm,

chàng thấy ngấn nước ở đáy mắt nàng : - Cậu Ba xin cô Hai cho em ra khỏi xưởng

chế trà đặc biệt được không ? Em... em... khó nói quá... cô Hai cứ... em hoài !

Quân đã mường tượng hiểu được một phần câu chuyện của Liên rồi. Chàng làm gì không biết cái xưởng chế biến trà lạ lùng hoang đường của giòng họ nhà chàng. Chính chị Hồng của chàng phải hy sinh

Page 4: Maõn Cuoäc Quay Veà - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_121.pdf · Tôi biết thế nào muối mặn qua môi Tôi biết thế nào bôm nổ đạn rơi Cùng

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 124

cho công cuộc làm ăn của sở trà. Người ta cần một đứa con gái trinh trắng của giòng họ chăm sóc xưởng trà. Trong đó, từ đời tổ tiên chàng đã chế biến một loại trà mà chỉ mướn toàn là những cô gái trẻ như Liên. Quân lắc đầu không dám nghĩ tiếp đến những thân thể phơi phới nhựa sống của những cô gái trẻ nằm trong những chiếc thùng gỗ dài phủ đầy trà mà người ta gọi là Trinh Nữ Trà. Tự thân những khối trà đẫm mùi hương da thịt trinh nữ đó không có gì vấy bẩn lên nền đạo đức của xã hội, nhưng cái cung cách chế trà kỳ dị đó chỉ để phục vụ cho một vài giai cấp giàu sang và buộc chị Hồng phải hy sinh tình yêu đời con gái của mình, Quân thấy có điều gì đó rất không bình thường. Quân vẫn thường tự hứa với lòng là khi chàng lên làm ông chủ sở trà, việc đầu tiên là chàng dẹp quách cái khu chế biến trà ma quái đó. Nhưng giờ đây, công việc quan trọng nhất của trái tim chàng là giải thoát Liên ra khỏi xưởng chế trà và thoát luôn vòng tay bạch tuộc bệnh hoạn của chị Hồng. Quân thu hết can đảm nắm lấy đôi bàn tay nhỏ mềm mại của cô gái tìm lời trấn an :

- Liên, tô... an... anh sẽ đem em ra khỏi nơi đó.

Chàng nhìn sâu vào mắt nàng : - Em có tin anh không ? Liên khẽ gật đầu, bàn tay nàng run nhè nhẹ

trong những ngón tay nắm chặc của Quân. Quân choàng tay vòng qua vai Liên và kéo nàng tựa vào lòng chàng. Đôi môi của cô gái chỉ còn cách đôi môi của chàng trai một lằn chỉ mỏng manh. Trái tim của chàng trai đập thình thình trong ngực. Quân từ từ cúi xuống chạm môi vào cái miệng nhỏ thơm ngát của nàng. Chàng nghe tiếng Liên rên khe khẽ. Có tiếng chim ca hát rộn rã trên ngọn cây bên kia con suối.

Con bạch mã phóng vun vút trên cánh đồng cỏ rộng thênh thang. Thủy Tiên thích chí thúc hai chân mạnh hơn vào hông con ngựa. Được tung hoành giữa khoảng không gian bao la trời mây, con tuấn mã hí lên một tràng dài, bốn cái chân thon chắc của nó lướt trên mặt cỏ non mùa xuân trong một tư thế hùng tráng không thể tả. Thủy Tiên cất tiếng cười dòn dã, mái tóc đen nhánh của nàng bay phất phới tơi bời theo chiều gió. Là một cô gái con nhà giàu, nhưng bản tính của Thủy Tiên cứng cõi và tinh nghịch chẳng thua gì lũ bạn trai thành phố. Mỗi lần về cao nguyên nàng chỉ thích một mình cưỡi ngựa khắp vùng đồi trà, Ông bà Lâm Lan chỉ biết chặc lưỡi lắc đầu :

- Cái con này... ai mà làm chồng nó chắc phải khổ !

Con ngựa phóng vun vút gần đến bìa cánh rừng thẫm, Thủy Tiên giật cương ngựa định cho nó ngoẹo đầu chạy trở về đồi trà, thì bỗng đâu có hai con gấu từ trong dãi cây rậm thâm u đó xông ra. Thủy Tiên hốt hoảng giật mạnh sợi dây da, con ngựa chồm hai vó trước lên cao, nó sợ hãi hí vang. Thủy Tiên đã trông thấy một con gấu ngựa lớn và một con gấu nhỏ xíu, có lẽ là hai mẹ con nó. Là dân miền cao nguyên, Thủy Tiên làm gì không biết rằng những con gấu mẹ rất hung dữ vì sợ gấu con bị con người tấn công. Loài gấu ngựa nổi tiếng là hung dữ nhất núi rừng Trường Sơn. Thủy Tiên cố giữ bình tĩnh, nàng hơi rướn người tới chà nhẹ bàn tay lên mõm con ngựa để giúp nó lấy lại bình tĩnh, rồi nàng kéo dây cương cho nó quày đầu phóng ra phía con đường cái. Con ngựa vừa sãi vó thì Thủy Tiên nghe con gấu cái hực lên một tiếng lớn. Tiếng móng ngựa gõ trên đất đá nghe cồm cộp, nhưng tiếng chân thình thịch của con gấu nện theo như những tiếng trống gọi hồn. Thủy Tiên kinh hoàng gập người xuống nhắm mắt ôm lấy cổ con ngựa. Xa xa nàng đã trông thấy con đường nhựa cũ loang lổ đá thấp thoáng sau những vạt cỏ tranh thấp, Thủy Tiên càng đét roi cho con ngựa chạy gấp. Dường như nàng thấy có bóng người trên đường, Thủy Tiên gào to lên :

- Cứu tôi , cứu tôi, trời ơi... Một thân cây to dài gãy đổ bên đường từ nhều

năm đã nằm chắn ngang hướng chạy, con ngựa bị bất ngờ tránh không kịp, nó ngã ầm sang một bên, Thủy Tiên bị hất lăn xuống con rãnh gần đó ngất lịm. Anh chàng Long thư ký quèn của sở trà Hồng Phấn đang tà tà cỡi chiếc Mobylette chạy xình xịch trên đường đã chứng kiến từ đầu tấn thảm kịch. Tuy mới về làm cho sở trà Hồng Phấn vài tháng, nhưng những ngày gần đây chàng đã biết cô Út của sở trà Lâm Lan mới về nhà ăn Tết và hay cưỡi ngựa dạo chơi khắp núi đồi. Long quýnh quáng chưa biết phải phản ứng thế nào thì cô gái đã văng xuống khỏi lưng con bạch mã. Nhìn thấy cô gái đang cố gượng ngồi dậy Long hối hả gào to :

- Nằm xuống ! Nằm xuống giả chết, gấu không tấn công xác chết, nhớ nín...thở !

Con gấu ngếch mũi về phía tiếng kêu của chàng trai, nó đứng hai chân sau thẳng lên, trong cổ họng nó ồm oàm phát ra tiếng kêu đầy hăm dọa nghe lạnh người. Con gấu qúa lớn, trong tư thế đứng nó dễ cao đến gần hai thước. Con vật ục ịch đi về phía Long, nước dãi ứa ra hai bên mép trắng xóa. Long rên lên trong lòng, thôi chết, bây giờ nó tính làm thịt mình, chắc không qua khỏi con trăng này quá. Con gấu mẹ lừ lừ, chầm chậm bước tới, đôi mắt màu đỏ khé như máu của nó long lên sòng sọc. Long ngồi trên yên

Page 5: Maõn Cuoäc Quay Veà - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_121.pdf · Tôi biết thế nào muối mặn qua môi Tôi biết thế nào bôm nổ đạn rơi Cùng

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 125

chiếc Mobylette trừng trừng nhìn lại nó. Thôi cũng liều, mình cứ đấu nhãn với nó, người ta nói đức trọng quỉ thần thú vật kinh, biết đâu nó sợ mình thật thì sao. Hồi trước ra trận đạn bắn chưa chết, chẳng lẽ nay lại chết ở xó rừng này à. Nghĩ là nghĩ như vậy, nhưng Long biết bọng đái của mình đã căng cứng lắm rồi, chỉ cần con gấu ngựa bước thêm vài bước nữa, luồng nước từ trong bụng chàng sẽ ào ạt phọt ra ngoài không cách gì kiểm soát nổi. Nhưng thật may mắn cho Long, chẳng biết phước đức ba đời nhà chàng, hay là con gấu tự thấy mối hiểm họa lên con gấu nhỏ không còn nữa, đột nhiên nó buông người xuống trên bốn chân đứng lặng thinh nhìn cái con người trước mặt nó. Chỉ có một khoảnh khắc ngắn thôi mà Long có cảm giác như dài đến hàng thế kỷ. Con gấu chậm rãi quay cái thân hình khổng lồ của nó trở về hướng cánh rừng. Đi được vài bước bỗng nó sãi bốn chân chạy như bay về phía con gấu nhỏ, cái mông tròn trĩnh của nó núng nính lắc lư theo nhịp lên xuống.

Đợi cho hai mẹ con gấu chui mất dạng vào cánh rừng rậm, Long dựng chiếc Mobylette lên trên mặt đường và hối hả chạy tới cái rãnh. Thủy Tiên vẫn còn nhắm mắt nằm bất động, mái tóc xỏa tung của nàng trải dài trên đám cỏ xanh non. Con gấu đã đi xa rồi mà nàng vẫn cứ giả chết nằm thẳng đuột như khúc gỗ. Long cúi người xuống gọi khẽ :

- Cô Út, cô Út, con gấu nó đi rồi, cô... sống lại đi !

Đột nhiên Long cười phì một tiếng. Thủy Tiên mở mắt chồm dậy háy chàng trai lạ một cái sắc như dao. Chợt nhìn thấy đôi mắt của anh ta dán vào chỗ ống tay áo bị rách đến tận vai để lộ cánh tay tròn mịn của mình, Thủy Tiên đỏ mặt lúng túng xoay người sang hướng khác. Long cởi chiếc áo khoác ấm bằng vải kaki sờn cũ của mình trao cho cô gái :

- Cô Út choàng đỡ cái này. Thủy Tiên nhăn mặt nhìn chiếc áo phong

sương của người đàn ông, nó thoang thoảng mùi mốc và mùi, trời ơi, cái mùi gì kỳ lạ lắm, chắc là hơi hướm đàn ông. Nhưng nàng không thể không chấp nhận đề nghị của chàng trai, còn hơn là phơi cánh tay trần cho hắn ngắm. Thủy Tiên chống tay đứng dậy, nàng choàng chiếc áo lên vai :

- Cảm ơn... anh. Dường như tôi có trông thấy anh một vài lần, nhưng anh là... ai vậy ?

Long ngồi xổm trên bờ rãnh nhìn xuống cười cười :

- Tôi là... tôi ! Thủy Tiên quắc mắt, nàng cởi chiếc áo toan

thảy lên trả lại cho cái anh chàng chớt nhã đáng giận này, nhưng Long đã xua tay lia lịa :

- Ấy, chớ... Tôi tên là Long, thư ký của hãng trà Hồng Phấn, còn cô... xin vui lòng...

Thủy Tiên lạnh lùng : - Anh đã gọi tôi là cô Út, thì anh đã biết tôi là

ai rồi. Long gãi đầu nhăn nhó : - Khắp vùng này ai cũng gọi cô là cô Út, tôi

mới về làm việc chỉ vài tháng nên tôi không... Thủy Tiên dùng dằng : - Về mà hỏi cô Hai hay cậu Ba của anh thì rõ! Long kêu lên trong lòng, trời ơi, cái cô công

chúa này khó khăn quá, ngay cả với người ơn của nàng nữa. Muốn làm chàng Thạch Sanh cũng đâu phải dễ. Long dè dặt đưa tay ra :

- Cô Út nắm tay tôi kéo lên. - Không cần, để tôi tự lên mình ên ! Long lại không thể không mĩm cười. Ở đất địa

miền Trung này không ai nói “mình ên” cả. Có lẽ đi học dưới Sài Gòn bạn bè đã dạy cho nàng hai tiếng ngộ nghĩnh đó. Thủy Tiên hì hục trèo lên, nhưng con rãnh khá sâu và trơn trợt nên nàng bị tuột xuống, quần áo lấm đầy bùn đất. Thủy Tiên cắn môi nắm lấy bàn tay của người đàn ông. Chợt cô gái rùng mình. Từ lòng bàn tay của anh chàng khó ưa đó tỏa ra một hơi nhiệt ấm áp thật dễ chịu phủ lên bàn tay tê buốt của nàng. Nhưng Long tự biết mình không thể xúc phạm đến niềm kiêu hãnh của cô con gái nhà giàu này, chàng dịu dàng với nàng :

- Cô đứng đây tôi dắt ngựa đến cho cô nhé. Nhưng cô có thể một mình cưỡi ngựa về sở trà được không ?

Thủy Tiên bậm môi bối rối : - Tôi... tôi cũng không biết nữa... Thực sự thì nàng đã thấy cơn đau nhức vì cú

ngã nặng vừa rồi đang hừng hực dậy lên trong cơ thể của mình như những cơn lửa nóng bỏng. Thủy Tiên

rên lên một tiếng nhỏ, nàng lảo đảo ngồi phệch xuống đất đưa hai tay lên ôm hai bên thái dương. Đầu nàng nhức buốt như đang bị dần dưới một chiếc búa. Đến nước này thì Long không thể không va chạm đến thân thể của cô gái, chàng bồng nàng ngồi dựa vào một gốc cây thông bên đường.

Con ngựa đang đứng ăn cỏ lẩn quẩn gần đó sau cơn kinh hoàng, Long dễ dàng dắt nó đến gốc thông, chàng khuỵu chân xuống hỏi nhỏ :

- Cô Út à, cô ngồi ở đây để tôi gọi người lái xe đến đưa cô về nhé ?

Long xoay người định đứng dậy, thì đột nhiên cô gái đưa tay nắm lấy cánh tay chàng yếu ớt van nài :

- Đừng, tôi sợ... một mình, anh đưa tôi về...

Page 6: Maõn Cuoäc Quay Veà - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_121.pdf · Tôi biết thế nào muối mặn qua môi Tôi biết thế nào bôm nổ đạn rơi Cùng

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 126

Khi Long cưỡi con ngựa chầm chậm vào đến xưởng trà dưới chân đồi, thì hai cậu trai đang hối hả gọi người thắng ngựa để đi tìm Thủy Tiên. Thủy Tiên ngồi phía trước và lả người gần như ngất lịm trong lòng của anh chàng thư ký. Ông bà Hồng Phấn nhíu mày không được vui lòng lắm việc một anh thư ký ôm ấp cô gái mà họ định hỏi cưới cho con trai mình, dẫu rằng chỉ là chuyện bất dắc dĩ. Nhưng dường như Quân chẳng để tâm gì đến chuyện bất thường đó. Điều mà chàng quan tâm là cái tai nạn và sinh mạng của người bạn gái láng giềng của mình. Dù lắm lúc chàng cũng thấy trái tim mình xôn xao rung động trước sắc đẹp của Thủy Tiên, nhưng rồi nó chỉ như một cơn gió nhẹ thoảng qua trong đời, không để lại dư hương gì. Khi Thủy Tiên đã được người ta đặt vào chiếc nệm sau của chiếc xe hơi để đưa đi xuống bệnh viện, thì ông Hồng Phấn bước tới gần Long rít qua kẻ răng : - Chiều nay anh vào văn phòng gặp tôi, tôi có chuyện cần nói với anh !

Ngày hôm sau Quân có hẹn với cậu Huỳnh để xuống tỉnh thăm Thủy Tiên, khi anh Tám tài xế vừa cho xe ra đến cổng thì chợt Quân thấy Long đang cùng cô em gái đang lúi húi cột hai cái va li lên chiếc xe Mobylette. Liên đứng gục đầu bên cạnh anh mình, khuôn mặt của nàng đầy vẻ muộn phiền. Quân kêu anh Tám thắng xe, chàng hấp tấp nhảy ra, chỉ mấy bước chàng đã chạy đến bên hai anh em. Quân vịn tay lên chiếc va li hỏi dồn :

- Long, anh dẫn Liên đi đâu vậy ? Long ngước lên cười buồn : - Thì còn đi đâu nữa, tụi này bảy nghề rồi cậu

Ba ơi ! Anh Tám đã đến đứng một bên liền đi một

đường phụ đề : - Có nghĩa là thất nghiệp đó cậu Ba. Quân ngơ ngác : - Ủa, tại sao kỳ vậy, anh với Liên làm việc tốt

quá mà... Long gạt cái chân đứng chiếc Mobylette

chuẩn bị dắt nó đi : - Thì cậu vào hỏi ông chủ, thôi anh em tôi xin

chào cậu, chúc cậu ăn Tết vui vẻ, và cả anh Tám nữa nhé.

Quân nắm chặc chiếc ghi đông xe :

- Anh không đi đâu hết, để tôi vào hỏi ba tôi thế nào đã.

Xoay qua anh tài, Quân ra lệnh : - Anh Tám đứng đây coi chừng anh Long với

Liên, đừng cho đi đâu hết... Rồi chàng hộc tốc chạy vào văn phòng của

ông Hồng Phấn. Nhưng khi Quân vừa khuất dạng sau cánh cửa đóng, thì có trời mới cản được hai anh em Long, chàng cười cười gật đầu chào Tám rồi dắt chiếc xe và em mình đi ra con đường dẫn xuống bến xe phố huyện. Cả tuần nay Long cứ bần thần mãi chuyện em gái mình lạc vào cái thế giới kỳ bí và hoang đường của cái dãy nhà ma quái chế biến Trinh Nữ Trà ở gần khu rừng cấm, mà không biết phải quyết định đi hay ở, thì đột nhiên ông chủ đã mở cho chàng một lối thoát, dù lối thoát đó dẫn đến một ngõ cụt mờ mịt khác trong những ngày cuối năm như thế này.

Khi Quân gõ cửa phòng làm việc của ba chàng, thì dường như chàng nghe có tiếng một người đàn bà trong đó, chàng nhận ra được là giọng nói chị Hồng mình. Từ phía sau hai cánh cửa làm bằng gỗ giáng hương bóng loáng màu nước va ni, giọng trầm trầm lạnh lùng của ba chàng vọng ra :

- Ai đó, chúng tôi đang bận việc riêng. Quân áp miệng vào khe cửa nói vào : - Là con, Quân đây, con vào được không ? - Quân hả, à... ừ... vào đi. Cái đầu tiên đập vào mắt Quân là khuôn mặt

tái xanh và đôi má ràn rụa nước mắt của chị Hồng. Ông Hồng Phấn ngồi thừ người dựa vào chiếc ghế bành bằng da đen mướt, đôi mắt nhuốm buồn. Quân rụt rè ngồi xuống chiếc ghế trống còn lại, chàng đột nhiên quên mất điều muốn hỏi :

- Kìa chị Hồng có chuyện gì vậy ? Hồng u sầu lắc đầu không nói gì. Ông Hồng

Phấn thở ra một hơi dài : - Thôi có mặt con, ba nói chuyện luôn thể.

Chẳng là chị Hồng con không muốn làm trà nữa, mà con thấy đó, cái sở trà này là do ông bà mình để lại. Tiếng tăm tạo dựng đâu phải dễ, ba không thể để cho nó sụp đổ...

Hồng ngước lên nấc nghẹn : - Ba có sung sướng gì không, khi đứa con gái

của ba không có hạnh phúc hở ba ? Ông già bối rối : - À... ừ... nhưng mà ba nói không có được, đó

là cái luật của nhà mình, đời nào cũng phải có một người gánh vác.

Hồng bật khóc : - Nhưng mà con gánh vác không nỗi, con...

con... xin ba cho con được tự d... Ông Hồng Phấn chồm tới gằn giọng :

Page 7: Maõn Cuoäc Quay Veà - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_121.pdf · Tôi biết thế nào muối mặn qua môi Tôi biết thế nào bôm nổ đạn rơi Cùng

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 127

- Không, con phải ở đây. Cái gia sản này của cha mẹ tạo dựng là để cho hai đứa bây.

- Giàu có mà làm gì, tiền bạc mà làm gì khi người ta không có hạnh phúc hở ba ?

- Hừm, thì... Bỗng nhiên ông nổi giận : - Mày... có phải mày muốn hạnh phúc với

thằng thư ký nghèo mạt rệp đó không ? Đến đây thì Quân đã hoàn toàn hiểu rõ gần

hết câu chuyện không vui trong gia đình chàng. Chị Hồng đã yêu và muốn dâng hiến trọn vẹn tình yêu đó cho người chị thương mến. Anh chàng tốt phúc đó là Long. Nhưng ông Hồng Phấn thì lại nghĩ khác. Ông cho rằng Long đang có ý định đào mỏ nên ông đuổi chàng đi. Ông đã quên rằng vài chục năm trước đây, lúc còn ở độ tuổi thanh niên ông cũng đã chơi vơi trong tình yêu thắm thiết đến bất tận với ngừơi vợ trẻ, là bà Hồng Phấn bây giờ. Thì tại sao Hồng không thể có được tình yêu và gia đình hạnh phúc như ông bà chứ. Vì thiếu thốn tình yêu lứa đôi mà Hồng đã phải bám víu vào cuộc tình đồng tính tội lỗi với Liên. Quân buộc phải mạnh mẽ bênh vực cho chị mình, và có lẽ cũng để chuẩn bị cuộc chiến tranh với ba mẹ mình về vụ cưới hỏi Thủy Tiên :

- Chị Hồng nói đúng đó ba... Theo con thấy thì sở trà mình giàu đủ rồi, đâu có cần gì những truyền thống đã quá xưa cũ. Bây giờ là gần cuối thế kỷ thứ hai mươi rồi ba, người ta đã sắp sửa đổ bộ lên... Hỏa Tinh, mà chúng ta còn...

Ông Hồng Phấn nổi xung nện nấm đấm lên mặt bàn :

- Mày dạy khôn ba mày đó hả Quân. Mày biết cơ nghiệp này nay mai ba sẽ trao lại cho mày không, rồi mày cũng phải làm như tao thôi !

Quân tự thấy ngạc nhiên khi giọng chàng cũng hùng hổ không kém :

- Không, con mà làm ông chủ là con dẹp cái xưởng trà kỳ quái đó liền !

Ông Hồng Phấn giận quá đứng dậy xua tay : - Vậy thì cho tụi bây cạp đất ăn, tụi bây muốn

thương ai, theo ai thì cứ tự do. Nhưng tao nói trước, không được đem bất cứ thứ gì ra khỏi sở trà của tao với má tụi bây. Mai mốt có nghèo có khổ, có hối hận thì ráng mà chịu đừng có vác mặt về đây, tao không chứa đâu.

Quân đứng dậy nắm tay chị mình hăm hở :

- Đi, mình đi chị Hồng, đi tìm tình yêu và hạnh phúc đích thực cho mình.

Hai chị em bước ra đến cửa thì ông già gọi giật ngược, giọng nghèn nghẹn :

- Tụi bây đi thiệt hả, Hồng con... Còn thằng Quân mày đi thăm con Thủy Tiên chưa ?

Đến giờ này mà ông già còn tơ tưởng việc cưới Thủy Tiên về làm dâu. Ông già đâu có biết chuyện động trời là Quân đã trao trái tim cho Liên, em gái của thư ký Long bên con suối trong một buổi chiều. Nếu biết chuyện hai chị em Hồng yêu hai anh em Long, không khéo ông già nổ tim chết. Quân chạnh lòng quay lại nhìn mái tóc điểm bạc và những vết nhăn trên trán của ba mình, trái tim chàng quặn thắt một nỗi kính thương người cha tận tụy. Giận thì nói vậy, chứ đời nào ông nỡ đuổi những đứa con mà ông thương yêu đứt ruột. Hai giọt nước mắt bỗng ứa ra từ khóe mắt và từ từ chảy xuống đôi má sậm màu của ông già. Trái tim Hồng như bị một bàn tay nghiệt ngã nào đó bóp đến vỡ nát, nàng đưa tay lên ôm mặt bỏ chạy ra ngoài.

Hai anh em đứng nhìn anh lơ xe thòng dây kéo chiếc xe Mobylette lên mui. Long khẽ chạm tay vào vai em gái mình :

- Liên, vì anh mà em khổ, em có buồn anh không ?

Liên lắc đầu nhìn anh, đôi mắt nàng ánh lên vẻ mến thương :

- Không, chính em mới là cái gánh nặng của anh... Anh có giận em hôn ?

Long vuốt tóc em mình cười hiền : - Anh chỉ tiếc là anh nghèo quá không nuôi

nỗi má với mấy em. Chợt Liên ngước lên hóm hĩnh nhìn xoáy vào

mắt anh : - Xa người... ta anh có nhớ hôn ? - Người ta nào ? - Thì người ta trong xưởng trà đó. Long khẽ đằng hắng nhưng không nói gì. Liên chu môi rất dễ thương : - Anh không biết đâu, chị Hồng đã khóc khi

nghe tin cô Thủy Tiên nằm trong lòng anh đó ! Long vò đầu kêu khổ : - Cứu người thì ngộ biến phải tùng quyền chứ - Nhưng mà chị Hồng lại nghĩ rằng anh với

Thủy Tiên chắc là chịu... đèn với nhau rồi. Dù đang buồn nẫu ruột nẫu gan, nhưng Long

không khỏi cười khì : - Đèn đứt bóng thì có, bộ em tưởng cái mặt

anh đẹp trai lắm hả ? Liên còn đang tìm lời chống chế, thì bác tài xế

già đã nhấn kèn báo hiệu giờ xe khởi hành. Chiếc xe chật ních khách ngày cuối năm. Những người công

Page 8: Maõn Cuoäc Quay Veà - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_121.pdf · Tôi biết thế nào muối mặn qua môi Tôi biết thế nào bôm nổ đạn rơi Cùng

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 128

nhân sở trà từ miền dưới lên còn nấn ná làm việc đến ngày chót để kiếm thêm chút tiền về quê ăn Tết, chỉ còn vài chuyến xe cuối cùng này đưa họ xuống thành phố. Long bồi hồi nhìn lại cái phố quận mà dù chàng chỉ mới có lên miền cao này vài tháng, nó đã cho chàng nhiều kỷ niệm mà chàng không bao giờ quên được. Trên yên chiếc Mobylette cà tàng, chàng đã ngược xuôi khắp nẻo đường như con thoi giữa quận và sở trà. Chàng đã kết bạn với nhiều công nhân trong sở trà, chàng đã quen nhiều người dưới quận. Bây giờ, chàng đang thầm trong lòng bùi ngùi vẫy tay giã từ cao nguyên, giã từ sở trà mà ở đó chàng đã bỏ lại một mối tình dị kỳ đến hoang đường như trong truyện liêu trai.

Tiếng kèn xe lại vang lên mà Liên tưởng chừng như tiếng nức nở thống thiết của một cuộc tình vừa chớm đã vội tàn. Chiếc xe già hiệu Renault cọc cạch bò ra khỏi bến, những cụm khói đen phụt lên cao mù mịt. Liên nhìn anh, nàng len lén chậm chiếc khăn lên đôi mắt đã mờ lệ của mình. Bỗng nhiên từ hướng sở trà, một chiếc xe ào ào chạy đuổi theo chiếc xe đò, nó nhấn kèn inh ỏi xin qua mặt. Bác tài già lách xe vào một bên đường. Chiếc xe vượt lên, hai anh em đã có thể trông thấy anh Tám thò đầu ra ngoài vẫy tay lia lịa. Anh cho chiếc xe chạy thật xa lên phía trước rồi bất ngờ dừng lại ngay giữa con đường đá lởm chởm. Bác tài xế nghiến răng đạp lút thắng, con ngựa già gầm gừ một tràng tiếng ùm oàng giận dữ, rồi dừng lại vừa đúng ngay sau chiếc xe du lịch một khoảng ngắn mỏng manh, gần như là húc vào đó. Từ trên xe ông Hồng Phấn bước xuống đưa hai tay vẫy. Anh Tám chẳng khó khăn gì đã nắm tay hai anh em Long kéo xuống xe, hai anh em ngơ ngác chẳng hiểu cái gì đang xảy ra với họ. Quân mở cửa xe dìu chị Hồng bước đến. Long bồi hồi nhìn lại khuôn mặt hốc hác tái xanh của người yêu. Đôi mắt đẫm đầy lệ của nàng đăm đăm nhìn chàng như muốn trao gửi thật nhiều lời tình.

Quân tươi cười nói với Long, nhưng có lẽ với Liên thì đúng hơn :

- Tôi đã nói rồi, anh và Liên không phải đi đâu hết mà...

Một làn gió ấm áp từ phía đồi trà lướt nhẹ đến, thoang thoảng mùi hương ngây ngất của hoa lá sắp vào xuân.

Phạm Phong Dinh.

Mộng Chiều Xuân ( Trích Đặc san Xuân Mậu Tý 2008 của Hội AHTV)

Ấp ủ bao năm giấc mộng vàng, Quay về xứ Việt lúc Xuân sang. Xem rừng mai đẹp đường bên ấp, Ngắm cảnh đồng xinh ngõ cuối làng. Đất khách chờ hoa... hoa chẳng nở, Quê người đón pháo...pháo không vang. Hồi hương vui Tết hằng mơ ước, Bến cũ đò xưa khỏi ngỡ ngàng.

MINH CẦN (mùa Xuân Paris) BÀI HỌA

Mộng trở về quê tuổi chín vàng, Thăm hàng thân hữu tám mươi sang. Nổi trôi vận nước lìa thôn ấp, Phiêu bạt tha hương bỏ xóm làng. Mỗi bận Xuân về lòng khắc khỏai, Bao lần Tết đến dạ sầu vang. Cố hương chừ đã nhiều thay đổi, Hội ngộ người xưa ắt ngỡ ngàng! Toronto, 15.10.2008 CHU TIỂU TRÀ

XUÂN CẢM (Trích Đặc San Xuân Mậu Tý 2008 của Hội ĐHTV)

Gió thoảng đông tàn xua tất cả, Tình sầu còn đọng những ngày qua. Xuân về ý bút tràn lai láng, Lộc nẩy tình thơ rất đậm đà. Bốn hướng mở lòng vui tiếng nhạc, Một mùa thay sắc đổi màu hoa. Ước gì cũng có mai vàng nở, Mơ cảnh tươi vui trước cửa nhà.

Phụng Thiên PHẠM THỊ BÍCH YẾN

BÀI HỌA Dấu cũ Xuân về thay mới cả, Nỗi buồn năm ấy cũng dần qua. Đề thơ thả chữ tình trong sáng, Cấu tứ vần gieo nghĩa đậm đà. Nhộn nhịp tiếng đàn vương ý nhạc, Thâm trầm hương tỏa thắm tươi hoa. Lưng trời én liệng, tin vui đến, Báo hiệu Xuân sang, chợt nhớ nhà!

Toronto, 16.10.2008 CHU TIỂU TRÀ

Page 9: Maõn Cuoäc Quay Veà - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_121.pdf · Tôi biết thế nào muối mặn qua môi Tôi biết thế nào bôm nổ đạn rơi Cùng

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 129

Nghèo đói Việt Nam nhìn qua những con số Lâm Văn Bé

GS Trung học Trần TrungTiên (1958-1961) Xa quê hương đã hơn 30 năm, nhiều người đã

trở về Việt Nam để thăm bà con quyến thuộc, làng xóm khi xưa hay để viếng những danh lam thắng cảnh mà lúc thiếu thời, chiến tranh và sinh kế đã khiến họ không nhìn thấy được tất cả nét đẹp của đất nước.

Việt Nam hôm nay lại là một trung tâm du lịch được thế giới ưa thích bởi phí tổn không cao và nhiều thắng cảnh ngoại điệu (exotique). Năm 2007, Việt Nam đã tiếp 4,2 triệu du khách trong đó có hơn 1,5 triệu Việt kiều (theo Thông Tấn Xã VN ngày 31/12/2007). Người trở lại mang nhiều cảm nghĩ khác nhau về thực trạng kinh tế và chánh trị Việt Nam, nhưng cả du khách Việt lẫn Tây Phương đều đồng ý về tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng của nước Việt Nam.

Nghèo là một trạng thái kinh tế và xã hội phức tạp mà các nhà kinh tế thuộc nhiều trường phái, nhiều quốc gia, nhiều cơ quan quốc tế không đồng thuận nhau về các tiêu chuẩn và do đó khi chúng ta dùng một con số thống kê hay một bảng xếp hạng các quốc gia giàu nghèo trên thế giới để có một so sánh, những ý niệm giàu nghèo thường rất chủ quan hay thiên lệch bởi phương pháp thống kê, mục tiêu sử dụng, cơ cấu kinh tế và mức sống của người dân mỗi quốc gia mỗi khác.

Bài viết nầy không nhằm nghiên cứu các sắc thái và hậu quả của hiện trạng nghèo đói ở Việt Nam cũng như những biện pháp xóa nghèo chống đói mà chánh phủ Viêt Nam đã rần rộ quảng bá từ nhiều năm nay với sự giúp đỡ tài chánh của Chương Trính Phát Triển Liên Hiệp Quốc (Programme des Nations Unies pour le développement = PNUD ) và Ngân Hàng Thế Giới (Banque mondiale).

Bài viết chỉ là tổng hợp một số dữ kiện chính thức của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam (TKVN), các cơ quan của Liên Hiệp Quốc và các tài liệu nghiên cứu để chúng ta có một ý niệm tương đối chính xác về hiện trạng nghèo đói của Viêt Nam. Vài ý niệm và định nghĩa danh từ nghèo

Từ những công trình nghiên cứu của nhà kinh tế B. S. Rowntree vào đầu thế kỷ thứ 20 đến kinh tế gia người Ân đoạt giải Nobel năm 1998 là Amartya Sen , vô số nghiên cứu của các nhà kinh tế và thống kê nhằm thống nhứt một dịnh nghĩa và định chuẩn cho hiện tượng nghèo, nhưng không lý thuyết nào được hoàn toàn chấp nhận. Một cách tổng quát, Sen chủ trương đời sống của người dân không đo lường bằng

tài sản mà bằng bất bình đẳng (inégalité) và khả năng hành động (capabilité). Một quốc gia, cho dù giàu có tài nguyên mà người dân vẫn cảm thấy nghèo khổ, thiều thôn nếu sống trong một môi trường xấu, bất bình đẳng ; ngược lại người dân môt quốc gia kém tài nguyên hơn mà vẫn có môt mức sống khả quan nếu chánh phủ biết sử dụng khéo léo tài nguyên. Quan niệm nghèo đói theo lý thuyết dân chủ như trên của Sen hoàn toàn đối nghịch với John Rawls trong Théorie de la justice (1971) theo đó tự do con người gắn liền với lợi tức và phát triển kinh tế gắn liền với sự trù phú của người dân (Dictionnaire des notions. Éditions Universalis, 2006, p. 595).

Ngưỡng nghèo (seuil de pauvreté) là một yếu tố chính yếu để qui định thành phần nghèo của một quốc gia. Nhưng định nghĩa ngưỡng nghèo cũng là một yếu tố phức tạp bởi lẽ mỗi quốc gia định nghĩa theo các tiêu chuẩn khác nhau và do đó nhiều nhà kinh tế cho rằng việc so sánh ngưỡng nghèo giữa các quốc gia, nhất là giữa quốc gia kỹ nghệ và quốc gia đang phát triển chỉ có một giá trị tương đối, nếu không cho là vô nghĩa. Tuy nhiên, nền kinh tế quốc gia và quốc tế cần có một căn bản đo lường để từ đó các chánh sách quốc gia và các trao đổi kinh tế chính trị được qui định, do đó các cơ quan kinh tế thế giới và Liên Hiêp Quốc thường định nghĩa nghèo đói theo hai tiêu chuẩn : tiêu chuẩn tiền tệ và tiêu chuẩn điều kiện sống. Tiêu chuẩn tiền tệ.

Theo tiêu chuẩn này, Ngân Hàng Thế Giới qui định ngưỡng nghèo là số tiền thu nhập của một người mỗi ngày tương đương với 1 mỹ kim. Định nghĩa này chỉ là một tiêu chuẩn rất tương đối bởi lẽ tùy thuộc nhiều vào sự lạm phát của đồng tiền và chánh sách lương bỗng của mỗi quốc gia. Các chánh phủ lại có khuynh hướng dùng định nghĩa ngưỡng nghèo bằng tiêu chuẩn nầy để giảm bớt tỉ lệ nghèo của người dân vì lý do chính trị và kinh tế, bởi lẽ khi tỉ lệ người nghèo càng thấp thì chính phủ càng ít phải tài trợ các chương trình giúp đỡ người nghèo.

Điều khôi hài, tiêu chuẩn nghèo của VN đã được hai cơ quan chính phủ định nghĩa theo hai tiêu chuẩn khác nhau để phù hợp với cách sinh hoạt của mỗi cơ quan.

1- Tổng Cục Thống Kê (TKVN) dựa vào phương pháp quốc tế theo đó tiêu chuẩn nghèo là số

Page 10: Maõn Cuoäc Quay Veà - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_121.pdf · Tôi biết thế nào muối mặn qua môi Tôi biết thế nào bôm nổ đạn rơi Cùng

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 130

tiền cần thiết để mua một lượng thực phẩm tối thiểu cung cấp đủ 2100 calories mỗi ngày mỗi người và số tiền cần thiết cho những nhu cầu phi lương thực. Chi phí lương thực chiếm 70% và phi lương thực 30%.

Theo Tổng cục Thống kê và Ngân Hàng Thế giới, mức chi tiêu trung bình 1 người 1 tháng để ấn định chuẩn nghèo cho các năm như sau : năm 1993 : 96 700đ = 6,5$US ; năm 1998 :149 000 đ = 10$US ; năm 2002 : 160 000đ =10,6$US; năm 2004 : 173 000đ =11,5$US; năm 2006 : 213 000đ = 14,2$US. ( TheoTCTK. VN 20 năm đổi mới và phát triển 1986-2005. Biểu số 89)

TKVN đã áp dụng chuẩn nghèo nầy trong các Cuộc điều tra mức sống ở VN với sự hướng dẩn kỹ thuật và tài trợ của PNUD, Ngân Hàng Thế Giới và Cơ quan Phát Triển quốc tế Thụy Điển (SIDA).

Cần lưu ý là tiêu chuẩn nầy chưa bằng 1/3 tiêu chuẩn nghèo đói cấp thấp nhứt theo tiêu chuẩn của Ngân Hàng Thế Giới (3 cấp : cấp thấp nhứt 1$US /người/ngày áp dụng cho những quốc cực kỳ nghèo; 2$US, 4 $US áp dụng cho các quốc gia tương đối hơn).

Áp dụng tiêu chuẩn nầy, TKVN cho là tỉ lệ người nghèo ở VN giảm đi từ 58% năm 1993 xuống đến 37% năm 1998 và chỉ còn 16% năm 2006. Đó là con số trung bình, nhưng trong nhiều vùng, tỉ lệ nầy rất cao . Bảng 1- Tỉ lệ nghèo theo tiêu chuẩn của Thống Kê VN 1993 1998 2002 2004 2006 Trung bình chung cho cả nước

58% 37 29% 20 16

Miền núi và Trung du Bắc bộ

74 62 56 43 37

Đồng bằng sông Hồng 60 29 22 12 9 Bắc Trung bộ 72 48 44 32 29 Duyên hải Nam Trung Bộ

46 34 25 19 13

Tây Nguyên 67 52 52 33 29 Đông Nam bộ 30 11 11 6 6 Đồng bằng sông Cửu Long

42 37 24 20 11

Thành thị 23% 17% 14% 4% Nông thôn 63% 30% 27% 25% Nguồn: Thống Kê VN.-.Thông tin thống kê tháng 8,2008 –Giáo dục, y tế và đời sống

So sánh tỉ lệ nghèo giữa các vùng, nếu miền đồng bằng sông Cửu Long là một vùng nổi tiếng trù phú của VN, thì sau 30 năm phát triển kinh tế dưới chế độ Cộng Sản, vùng nầy nay đã trở nên nghèo hơn miền đồng bằng sông Hồng.

Thực ra, tính theo tiêu chuẩn lương thực như trên, người nghèo Việt Nam phải được xem như những người thiếu dinh dưỡng (sous alimentation).

Theo báo cáo của Cơ quan Lương Nông (Food and Agriculture Organization =FAO ), tỉ lệ người thiếu dinh dưỡng ở VN, tuy có giảm từ 1980 đến nay, nhưng vẫn còn rất cao so với các quốc gia có cùng tầm vóc. Bảng 2 - Thiếu dinh dưỡng ở Việt Nam 79-

81 90-92

95-97

01-03

Số người thiếu dinh dưỡng (triệu)

19,7 20,6 16,7 13,8

Tỉ lệ số người thiếu dinh dưỡng (%) so với tổng số dân

37 31 23 17

Nguồn : FAO. Situation mondiale de l’alimentation et de l’agriculture 2007, p.209 Cộng Sản VN văn vẻ hơn gọi người thiếu dinh dưỡng là người nghèo lương thực. Tổng Cục Thống Kê VN công bố tỉ lệ người nghèo lương thực trong cuộc điểu tra mức sống 2002 như sau : Tỉ lệ người nghèo lương thực, năm 2002 : (tròn nhửng con số tỉ lệ của TKVN) Chung cả nước : 10 ; Thành thị : 4 ; Nông thôn :12 Đồng bằng sông Hồng : 6,5 ; Đông Bắc : 14 ; Tây Bắc : 28 ; Bắc Trung Bộ : 17 ; Duyên hải miền Trung : 10,5 ; Tây Nguyên : 17 ; Đông Nam Bộ : 3 ; Đồng bằng Cửu Long : 7,5. Qua hai bảng thống kê trên, chúng ta nhận thấy chánh phủ VN đã công bố một tỉ lệ người bị thiếu dinh dưỡng chỉ gần bằng phân nửa con số của Cơ quan Lương Nông Quốc Tế ( 10% so với 17%) Ngoài ra, nếu đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa của VN và hai phần ba số gạo xuất cảng xuất phát từ vùng nầy mà dân miền Nam còn thiếu ăn nhiều hơn cả miền Đồng bằng sông Hồng thì quả thật, như lời người dân miền Nam ta thán, Cộng Sản đã áp dụng chánh sách kinh tế vơ vét. 2- Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội (LĐTBXH) lại có một tiêu chuẩn khác, và do đó công bố một tỉ lệ dân số nghèo ít hơn. Trong suốt những năm 1990, chuẩn nghèo là số thu nhập tương đương với sức mua (pouvoir d’achat) 15, 20, 25 kg gạo mỗi tháng áp dụng

Page 11: Maõn Cuoäc Quay Veà - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_121.pdf · Tôi biết thế nào muối mặn qua môi Tôi biết thế nào bôm nổ đạn rơi Cùng

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 131

cho tất cả các miền của VN. Từ năm 1998, số kg gạo được chuyển thành tiền . Tính theo tiêu chuẩn nghèo như thế, Bộ Lao Động công bố tỉ lệ người nghèo vào năm 2001 là 17%, năm 2004 là 3,33% ở thành thị và 8,13% ở nông thôn Đó là chánh sách vô trách nhiệm nhằm giảm bớt việc chánh phủ phải giúp đỡ người nghèo và gian trá để lừa gạt các cơ quan quốc tế về hiện trạng nghèo đói của Việt Nam. Bảng 3 : Ngưỡng nghèo và tỉ lệ nghèo theo tiêu chuẩn của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội (hàng tháng) KHU VỰC 1993 1999 2002 2004 Nông thôn (chuẩnnghèo)

15kg gạo

115000 $VN

112000 đ

124000đ

(tỉ lệ nghèo) 67% 46% 21% 8,13% Thành thị 20kg 150000

$VN 146000 đ

163000đ

(tỉ lệ nghèo) 25% 9% 8% 3,33% Nguồn : Bộ LĐTBXH và Điều tra mức sống hộ gia đình 2004

Vì lẽ tiêu chuẩn nghèo của chánh phủ VN đã bị Liên Hiệp Quốc cho là quá thấp nên từ năm 2006, ngưỡng nghèo được tăng lên 200 000đ/người/tháng đối với nông thôn; 260 000đ/người/tháng đối với thành thị . Với định nghĩa nghèo theo tiêu chuẩn mới nầy, tỉ lệ người nghèo sẽ tăng lên 26% .. (theo : - Đánh giá và lập kế hoạch cho tương lai : xóa đói và giảm nghèo. Hanoi : Bộ LĐTBXH và PNUD, 2004, tr.9) – - Thông cáo của TKVN ngày 20-07-2005

Người nghèo VN được xem như một cục bột. Chánh phủ CS vo tròn bóp méo theo những hình tượng với những con số giả tạo khác nhau cốt để huênh hoang những thành tích giảm nghèo chống đói, che giấu sự bất lực của một nền kinh tế phát triển phi kế hoạch, gia tăng sự sự bất bình đẳng và bần cùng hóa đại đa số nhân dân.

Trong bản Báo cáo Phát triển VN năm 2004 : Nghèo, Martin Rama, chuyên viên của Ngân Hàng thế giới đã viết :… Tiếp tục giảm nghèo ở VN sẽ ngày khó khăn hơn vì cần có những biện pháp mạnh hơn để trợ giúp những nhóm dân cư thiệt thòi trong quá trình phát triển kinh tế. Hiện nay, các hộ ở nông thôn vẫn chiếm đại đa số người nghèo. Nghèo đói sẽ chủ yếu diễn ra ở nông thôn trong nhiều năm tới…Các hộ ở thành thị cũng sẽ ngày càng chiếm tỹ trọng lớn trong số người nghèo. Những mất mát đi kèm với việc buộc phải bán đất, di cư ra thành thị và ven đô, nơi họ không có những dịch vụ cơ bản, trở thành nạn nhân

của tội phạm và sự xuống cấp môi trường xung quanh tăng ở mức ngoài kiểm soát là những thách thức lớn trong việc giảm nghèo ở VN » Cùng trong quan điểm ấy, trong một bản báo cáo mới nhất của Ngân Hàng Thế Giới trong hội nghị với Nhóm Tư Vấn và các nhà tài trợ cho VN họp tại Sapa ngày 5-6 tháng 6 năm 2008 đã nhấn mạnh đến tình trạng bi đát của nông dân : Phần lớn người VN sống ở nông thôn và 73% những người dân sống ở nông thôn đã chiếm đến 94% số người nghèo của cả nước. Những người trồng lúa chiếm đến 78% số người nghèo (tr.5). Từ đầu năm 2008, với nạn lạm phát tăng tốc, với giá xăng dầu, lúa gạo và các vật phẩm gia tăng, chánh phủ CS lại có chánh sách hổ trợ cho giới kỹ nghệ và thị dân, bỏ rơi dân quê khiến người nghèo càng thêm nghèo. Từ tháng 10 năm 2007, giá gạo trên thị trường thế giới leo thang thì « giá gạo VN tăng ít hơn rất nhiều so với giá gạo thế giới..., có lợi cho người dân thành phố, song lại bất lợi đối với các hộ nghèo ở vùng nông thôn. Tình hình đối với giá xăng dầu, chính phủ lại áp dụng chánh sách bỏ trợ giá đã khiến chỉ số tiêu dùng tăng tốc, chủ yếu vào lương thực. Với một nền kinh tế mở, tình trạng giá cả lương thực tăng cao trên thị trường thế giới đã hoàn toàn truyền sang giá cả trong nước. Thời tiết khắc nghiệt của mùa đông và bịnh gia súc gia cầm cũng là nguyên nhân góp thêm vào tình trạng khan hiếm làm cho giá lương thực và phi lương thực tăng lên đến 10 % so với cùng thời kỳ năm trước.» (Báo cáo tr, 1, 3)

Theo FAO, lợi tức trung bình của một nông dân là : 145 mỹ kim năm 2001, 157 MK năm 2003, 159 MK năm 2004 (FAO. Situation mondiale de l’alimentation et de l’agriculture 2007, p. 209) Bất bình đẳng

Nếu tỉ lệ nghèo đói ở VN vẫn còn cao và không có viễn tượng xuống thấp nhanh, hiện tượng bất bình đẳng giàu nghèo còn là một khó khăn lớn trong các vấn đề kinh tế và xã hội VN cận đại.

Có hai phương pháp phổ biến để đo lường bất bình đẳng về kinh tế.

- Cách thứ nhất là dựa vào mức chi tiêu trung bình giữa các tầng lớp dân chúng để thiết lập một hệ số gọi là hệ số Gini. Hệ số nầy nằm trong khoảng từ 0 (bình đẳng tuyệt đối) đến 1 (bất bình đẳng tuyệt đối). Chỉ số Gini đã tăng từ 0,34 (1993) đến 0,35 (1998) và 0,37 (2004).

Trong bảng báo cáo của Liên Hiệp Quốc năm 2005, VN được xếp hạng 59 trong số 124 quốc gia về bất bình đẳng với hệ số Gini 0,37. Năm quốc gia đứng đầu trong bảng có ít bất bình đẳng là : Đan Mạch, Nhật Bổn, Thụy Điển, Bỉ và Tiệp Khắc. Năm quốc gia

Page 12: Maõn Cuoäc Quay Veà - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_121.pdf · Tôi biết thế nào muối mặn qua môi Tôi biết thế nào bôm nổ đạn rơi Cùng

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 132

bất bình đẳng nhiều nhát là Nam Phi, Sierra Leone, Bostwana, Lesotho và Nambie.

- Cách thứ hai là so sánh tỉ trọng chi tiêu của 20% dân số thuộc nhóm nghèo nhất (trong tổng số tỉ trọng chi tiêu của toàn thể dân số) với tỉ trọng của 20% dân số thuộc nhóm giàu nhất Bảng 4 :Lợi tức và chi tiêu trung bình hàng tháng của nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất năm 2004 (Số chi tiêu nằm trong dấu ngoặc) Nhóm

nghèo nhất (ngàn $VN)

Nhóm giàu nhất

Chênh lệch lợi tức (số lần)

Trung bình 142 (160) 1182 (715) 8,3 Thành thị 237 (253) 1914

(1091) 8

Nông thôn 131(151) 835(473) 6,4 Phân theo vùng Đồng bằng sông Hồng

164 (175) 1140 (688)

7

Đông Bắc 124 ( 157) 872 (574) 7 Tây Bắc 95 (144) 611(662) 6,4 Bắc Trung Bộ 115 (154) 685 (505) 6 Duyên hải Trung Bộ 141 (152) 918 (650) 6,5 Tây Nguyên 118 (140) 904 (609) 7,6 Đông Nam Bộ 233 (181) 2033

(854) 8,7

Đồng bằng Cửu Long

159 (181) 1071 (595)

6,7

Nguồn: Thống kê VN. Điều tra mức sống hộ gia đình 2004

Qua bảng thống kê trên, cách biệt giàu nghèo trong cùng một địa phương trung bình từ 6 đến 8 lần. Tuy nhiên, nếu quan sát lợi tức trung bình người nghèo nhất ở nông thôn (131 000đ) so với trung bình người giàu nhất ở thành phố ( 1,914 000đ), cách biệt nầy đến 14,6 lần.

Ngoài ra, quan sát mức chi thu của người nghèo, trừ miền Đông Nam Bộ, tất cả người nghèo đều mắc nợ (chi nhiều hơn thu). Sự thiếu thốn triền miên khiến người nghèo thiếu dinh dưỡng, thiếu tất cả tiện nghi tối thiểu của đời sống tinh thần và vật chất.

Dĩ nhiên, so với bất bình đẳng giàu nghèo của các quốc gia phát triển, sự phân cách nầy tương đối nhỏ (năm 2004, lợi tức của 500 người giàu nhứt thế giới nhiều hơn cả lợi tức của 460 triệu người nghèo), nhưng phải hiểu rằng trong một quốc gia mà số người sống với nửa đollar một ngày chiếm đến 37% và thành phần giàu (20% dân số) kiểm soát 80% tài nguyên

quốc gia, sự phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam đã vô cùng trầm trọng.

Sự bất bình đẳng giàu nghèo đã đựơc Cục

Thống Kê VN đề cập đến với những so sánh tượng hình không kém phần cay đắng cho nguời nghèo. Trong cuộc điều tra mức sống dân cư VN năm 1993 và 1998, TKVN chia dân số thành năm nhóm, mỗi nhóm chiếm 20%( nghèo, hơi nghèo, trung bình, khá giả, giàu). Kết quả điều tra cho thấy từ 1993 đến 1998, chi tiêu của nhóm giàu và khá giả mà TKVN gọi là những ngôi sao đang lên tăng lên 173% trong khi nhóm nghèo và hơi nghèo được gọi là những tảng đá đang chìm xuống , giảm xuống 37%. Ngoài ra,TKVN còn tiết lộ : ...Tỉ lệ thuộc nhóm ngôi sao đang lên ở Đồng bằng sông Hồng (trung tâm là Hà Nội) và Tây Nguyên (nơi bùng nổ sản lượng cà phê) cao hơn những nơi khác. Điều ngạc nhiên là ở Đồng bằng sông Cửu Long (một vùng tương đối sung túc) nhưng những hộ thuộc nhóm những tảng đá đang chìm xuống lại chiếm tỉ lệ cao. ( Mức sống trong thời kỳ bùng nổ kinh tế, tr.145).

Mặc dù VN là một trong hơn 20 quốc gia được Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền tệ Quốc Tế tài trợ trong các kế hoạch xóa đói giảm nghèo, nhưng kết quả là nếu nghèo đói có giảm đi chút ít tại vài địa phương thì ngược lại bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo đã gia tăng với một mức độ đáng ngại bởi chánh sách phát triển kinh tế của VN.

Trong 10 năm qua, phát triển kinh tế VN chủ yếu dựa vào những yếu tố ngoại lai như viện trợ của các quỹ tiền tệ hay tiền của Việt kiều gởi về, đầu tư của các nước ngoài, phát triển du lịch, và xuất cảng mà đa số là các sản phẩm thô như dầu, gạo, cà phê…. và gần đây là các sản phẩm biến chế rẻ tiền như quần áo, giày dép. Chánh sách phát triển nầy luôn gặp những yếu tố bất cập là sự cạnh tranh của các quốc gia trong các liên minh kinh tế mà VN là hội viên, chưa kể các yếu tố khác như thời tiết, thiên tai.

Ở VN, 90% nghèo đói diễn ra ở nông thôn và gần phân nửa nông dân sống dưới ngưỡng nghèo thì với một chánh sách phát triển kinh tế lệ thuộc, thiếu yếu tố bền vững, bỏ rơi nông thôn thì làm sao xóa đói giảm nghèo được ? Làm sao xóa đói giảm nghèo được khi nguyên nhân của nghèo đói chưa được nhận diện, khi nguồn gốc của nghèo đói và các yếu tố kềm giữ nghèo đói của người dân được giải quyết qua lăng kính của những nhà lãnh đạo bất tài, thời cơ, tham nhũng, và các cố vấn ngoại quốc thỏa hiệp vì những quyền lợi chính trị quốc tế hay thiếu hiểu biết các đặc thù của địa phương . Tiêu chuẩn mức sống

Page 13: Maõn Cuoäc Quay Veà - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_121.pdf · Tôi biết thế nào muối mặn qua môi Tôi biết thế nào bôm nổ đạn rơi Cùng

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 133

Lương thực là một nhu cầu căn bản để sinh tồn, nhưng khác với các sinh vật, con người cần sống và phát triển với những nhu cầu vật chất và tinh thần khác. Nghèo lương thực là mức nghèo tận cùng, nhưng nghèo còn phát hiện dưới ba dạng khác là nhà ở, tiện nghi trong gia đình và đời sống văn hóa. Do đó, nghèo khó cần xét qua dưới khía cạnh mức sống.

Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (PNUD) và các quốc gia của khối OCDE (Organisation de coopération et de développement économique gồm 30 quốc gia Âu Mỹ và Úc, ở Á châu có Nhựt và Nam Hàn) thường dùng chỉ số phát triển con người (IDH = indicateur du développement humain , tiếng Anh là HDI = human development indicator) để đo lường mức sống của người dân. Tuy nhiên, vì lẽ mức sống và nhu cầu của các quốc gia giàu nghèo khác nhau, nên có hai công thức khác nhau, một áp dụng cho các quốc gia giàu (phần lớn

thuộc khối OCDE) và một cho các quốc gia nghèo hay đang phát triển.

IDH1 áp dung cho các quồc gia nghèo được tính dựa vào 3 yếu tố : tỉ lệ người dân sống dưới 40 tuổi, tỉ lệ người đi học, và tỉ lệ các tiện nghi (nước sạch, điều kiện y tế và tử vong trẻ con dưới 5 tuổi)

IDH2 áp dụng cho các xứ giàu cũng dựa vào 3 yếu tố như trên nhưng gia tăng phẩm lượng (sống dưới 60 tuổi, tỉ lệ người đi học, tiện nghi tính theo tỉ lệ người dân có hơn phân nửa lợi tức đồng niên trung bình) và thêm một yếu tố thứ tư là tỉ lệ người thất nghiệp dài hạn (không có việc làm ít nhất 12 tháng)

Cách đo lường mức nghèo đói dựa vào các tiêu chuẩn phát triển con người nầy phản ảnh thực sự mức nghèo đói của người dân trong một môi trường, và lợi tức đồng niên phải được hóa giải với các nguồn tài trợ của chánh phủ qua các chánh sách an sinh.

Bảng 5 : Chỉ số phát triển con người (IDH) năm 2005 (trích dẩn)

Hạn

g Quốc gia Tuổi thọ Giáo

dục(%) PIB

t. bình Hạng Quốc gia Tuổi

thọ Giáo dục

(%) PIB

t. bình 1 Islande 81,5 95,4 36 510 22 Đức 79,1 88 29 461 2 Na Uy 79,8 99,2 41 420 26 Đại Hàn 78 96 22 029 3 Úc 81 99 31 794 51 Cuba 77,7 87,6 6 000 4 Canada 80,3 99,2 33 375 61 Arabie S. 72,2 83 7 010 5 Irlande 78,4 99,9 38 505 67 Nga 65 89 10 845 6 Thụy Điển 80,5 95,3 32 525 78 Thái Lan 69,6 71,2 8 677 7 Thụy Sỉ 81,3 85,7 35 633 81 Trung Quốc 72,5 69 6 757 8 Nhật 82,3 85,9 31 267 90 Phi L.Tân 71 81 5 137 9 Hòa Lan 79,2 98,4 32 684 105 Viet Nam 73,7 64 3 071

10 Pháp 80,2 96,5 30 386 107 Indonésie 69,7 68,2 3 843 11 Phần Lan 78,9 99 41 890 128 Án Độ 63,7 63,8 3 452 12 Hoa Kỳ 78 93,3 26 150 130 Lào 63,2 61,5 2 039 13 Tây B. Nha 80,5 98 27 169 131 Cambodge 58 60 2 727 14 Đan Mạch 78 99,9 33 973 136 Hồi Quốc 64,6 40 2 370 15 Áo 79,4 91,9 33 700 146 Haiti 59,5 40 1 663 16 Anh 79 93 33 328 177 Sierra Léone 41,8 44,6 806 17 Bỉ 78,8 95,1 32 119 20 Ý 80,3 90,6 28 529

Source : PNUD. Rapport sur le développement 2007-2008, p. 229-232 Chú thích : - Tỉ lệ giáo dục là tổng hợp giáo dục tiểu học, trung học và đại học - PIB trung bình là lợi tức đồng niên trung bình của người dân tính tương đương với đồng mỹ kim (PPA)

Chỉ số phát triển con người do Cơ quan Phát Triển Liên Hiệp Quốc PNUD tính theo các công thức tiêu chuẩn hóa như trên đã cho thấy một quốc gia giàu như Hoa Kỳ không nhất thiết có một mức sống cao, bởi lẽ mức sống của người dân tùy thuộc không những dựa vào lợi tức mà còn các điều kiện phát triển văn hóa, y tế và xã hội. Nước Na Uy, tuy lợi tức thô trung bình của người dân (PIB = tổng số sản lượng của quốc gia chia cho dân số, tiếng Anh là GDP) suýt soát

với Hoa Kỳ, nhưng từ nhiều năm qua luôn đứng đầu trong bảng xếp hạng. Ngoài ra cũng lưu ý là PIB trong bảng xếp hạng nầy thường gọi là PIB-PPA = produit intérieur brut à parité de pouvoir d’achat (tiếng Anh là Purchasing power parity = PPP) là một chỉ số có tính cách chuẩn hóa để so sánh lợi tức giữa các quốc gia bằng cách lấy lợi tức thô của quốc gia nhơn cho môt một chỉ số hối

Page 14: Maõn Cuoäc Quay Veà - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_121.pdf · Tôi biết thế nào muối mặn qua môi Tôi biết thế nào bôm nổ đạn rơi Cùng

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 134

đoái theo đồng mỹ kim để so sánh giàu nghèo giữa các quốc gia.

Việt Nam được xếp hạng 105 trong số 177 quốc gia, trong loại các quốc gia có trình độ phát triển trung bình.

Iceland. Na Uy, Úc, Canada đứng đầu trong bảng xếp hạng. So với các nước trong khu vực, VN đứng sau rất xa Singapour (hạng 25), Đại Hàn (26), Thái Lan (78), Phi luật Tân (90). So với các nước Cộng Sản, VN còn đứng sau cả Cuba (51).

Theo bảng xếp hạng chuẩn hóa nầy, tuổi thọ trung bình của người VN là 73,7 tuổi, đạt được trình độ giáo dục là 64% và mức thu nhập trung bình (PIB hay GDP) là 3 071 mỹ kim.

Nhưng đây là con số chuẩn hóa dựa vào giá một giỏ hàng của người Mỹ, PIB thực tế trung bình một năm của người VN là 430 mỹ kim (căn cứ vào hối suất chính thức giữa đồng VN và mỹ kim), chỉ suýt soát với Ân độ (470MK), Haiti (440MK), Hồi Quốc(420 MK), khá hơn chút ít với hai lân bang : Cambodge (300MK), Lào (300MK) và các nước Phi châu. ( theo : Images économiques du monde 2005, p. 49)

Mức sống người Việt Nam qua các con số của Viện Thống Kê Việt Nam

Nhờ sự giúp đỡ tài chánh và kỹ thuật của PNUD, Viện Thống Kê VN đã thực hiện các cuộc diều tra mức sống của người dân năm 1993, 1998, 2002 và 2004.

Chúng ta thường dè dặt khi đọc những tài liệu của chánh phủ Cộng Sản, nhưng những con số thống kê của Viện Thống Kê VN là những tài liệu chính thức để chúng ta có một ý niệm về mức sống của người VN.

Nhiều tài liệu Tây phương cũng dựa vào các tài liệu nầy. Chúng tôi sử dụng các tài liệu với những tổng hợp và so sánh nhiều nguồn tài liệu khác nhau.

Nhà ở là một trong những tiêu chuẩn đo lường mức sống . Nghèo giàu đã gắn liền với ngôi nhà trong ngôn ngữ : nhà giàu, nhà nghèo. Dựa vào loại nhà ở và các nguồn tiếp cận với điện, nước và những loại đồ dùng trong nhà, mức sống của người dân được đo lường qua các tiện nghi vật chất. Trình độ học vấn là yếu tố giúp con người phát triển và cải thiện cuộc sống và các điều kiện y tế vệ sinh giúp con người sống lâu và sống khỏe, gia tăng tiềm năng nhân lực và kinh tế của quốc gia.

Nhà ở Trong cuộc điều tra mức sống người dân năm

2002, Viện TKVN phân biệt 5 loại nhà : - biệt thự

- Nhà kiên cố khép kín: gồm các loại nhà nhiều từng, nhà bằng béton hay nhà mái bằng

- Nhà kiên cố không khép kín : gồm nhà có tường xây ghép bằng gỗ hay khung gỗ, mái lợp bằng ngói tole, hay tấm mạ

- Nhà bán kiên cố : gồm nhà có khung gỗ lâu bền, mái lá , nhà có khung chịu bằng cột gỗ, có niên hạn sử dụng trên 15 năm, mái lợp bằng tranh, tre, nứa, lá

- Nhà đơn sơ : nhà có kết cấu đơn giản, vật liệu thô sơ , thường nhà bằng đất, lá, cót, mái bằng tranh, tre, nứa, lá, giáy dầu Bảng 6 : Thống kê nhà ở kiểm kê năm 2002 (tính theo %). Biệt

thự Nhà kiên cố khép kín

Nhà kiên cố không khép kín

Nhà bán kiên cố

Nhà khung gỗ và đơn sơ

Thành thị 1 20 11 55 13 Nông thôn 0,1 2 10 59 28,9 Đồng bằng sông Hồng

1 10 24 58 7

Đông Bắc 0,1 4 11 61 23,9 Tây Bắc 0,1 3 10 55 31,9 Bắc Trung bộ

0,2 3 9 71 16,8

Duyên hải miền Trung

0,1 4 5 73 17,9

Tây Nguyên

0,3 3 5 63 28,7

Đông Nam Bộ

0,6 10 6 61 22,4

Đồng bằng Cửu Long

0,1 2 4 40 53,9

Trung bình cả nước

0,3 6 10 58 25,7

Bảng thống kê nhà ở đã phơi bày một khía

cạnh đen tối của mức sống người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long : hơn phân nửa dân sống trong những căn nhà khung gổ đơn sơ hay nhà thô sơ. Tỉ lệ loại nhà thô sơ ở vùng đồng bằng Cửu Long cao nhứt trong cả nước, gấp 7 lần so với đồng bằng sông Hồng, ngược lại các loại nhà kiên cố, tiện nghi lại quá thấp. Miền Nam giàu có, giờ đây chỉ là huyền thoại, 30 năm

Page 15: Maõn Cuoäc Quay Veà - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_121.pdf · Tôi biết thế nào muối mặn qua môi Tôi biết thế nào bôm nổ đạn rơi Cùng

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 135

xã hội chủ nghĩa đã đẩy cả miền đồng bằng sông Cửu Long vốn trù phú sung túc khi xưa nay tụt xuống hạng cuối cùng của nhà nghèo .

Sau nhà ở, các tiện nghi tối thiểu của đời sống như việc sử dụng điện lực, nước uống là những yếu tố cần thiết để đo lường mức sống của người dân.

Bảng 7 : Tỉ lệ hộ chia theo nguồn thắp sáng chính - năm 2004 (số tròn) Điện

lưới Điện ắc quy

Đèn dầu

Loại khác

Trung bình cả nước 93 1 4 2 Thành thị 99 0,4 0,6 Nông thôn 81 2 6 1 Đồng bằng sông Hồng 99,5 0,2 0,3 Đông Bắc 91 5 4 Tây Bắc 72 16 12 Bắc Trung Bộ 97 2 1 Duyên hải miền 97 2 1

Trung Tây Nguyên 88 2 9 1 Đông Nam Bộ 96 2 2 Đồng bằng Cửu Long 86 3 11

Nguồn : TKVN. Điều tra mức sống hộ gia đình 2004

Vùng Đồng bằng sông Hồng được điện khí hóa gần như toàn diện (99,5%), kế đến cả miền Trung (97%). Miền Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu vẫn còn xài nhiều đèn dầu (11%).Theo giải thích của TKVN thì Điều kiện tự nhiên của vùng ĐBSCL đặc trưng bởi hệ thống sông ngòi chằng chịt, độ cao chỉ hơn mặt nước biển chút ít ở khắp nơi trong vùng và nạn lụt lội thường xuyên xảy ra làm cho việc kéo đường điện quốc gia đến đó khó khăn. (Tập bản đồ VN. Hanoi :Nhà XB Bản đồ, 2004,, tr.146).

Lời giải thích trên cho thấy sự vô trách nhiệm và chánh sách kinh tế bất bình đẳng của Cộng Sản bởi lẽ lụt lội và vùng ven biển không phải chỉ ở vùng ĐBSCL.

Bảng 8 : Tỉ lệ hộ chia theo nguồn nước ăn chính – năm 2004 (số tròn)

Nước máy

riêng Nước máy công cộng

Giếng khoan có bơm

Giếng khơi, g. xây

Giếng đất

Nước mưa

Sông, hồ ao

Khác

Trung bình cả nước 15 4 23 23 9 15 8 3 Thành thị 50 8 19 11 4 5 2 1 Nông thôn 4 3 25 27 10 18 10 3 Đồng bằng sông Hồng 17 2 30 12 1 37 1 Đông Bắc 10 2 8 48 14 2 4 12 Tây Bắc 7 3 1 23 14 2 5 65 Bắc Trung Bộ 7 2 15 59 8 3 1 5 Duyên hải Trung Bộ 13 3 24 49 7 1 3 Tây Nguyên 10 2 2 22 52 1 4 7 Đông Nam Bộ 30 6 35 11 14 1 1 2 Đồng bằng Cửu Long 12 8 25 2 1 21 31 Nguồn : Thống kê VN. Điều tra mức sống hộ gia đình 2004

Nước mưa và nước sông hồ, ao là nguồn nước ăn chính yếu của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long (52%), trái với miền Đồng bằng sông Hồng và miền Trung dựa vào nước giếng khoan và giếng xây. Nhìn trên bình diện tiêu thụ điện và nước uống, miền Đồng bằng sông Cửu Long vẫn xếp hạng thấp so với miền Trung và miền Bắc, nếu không kể các miền Thượng du và Cao nguyên vốn ít người và đồng bào thiểu số còn sinh hoạt theo tập quán riêng của họ

Nước sạch và vệ sinh là một vấn đề nan giải ở vùng ĐBSCL..Chỉ khoảng 30% số hộ ở vùng ĐBSCL có nhà vệ sinh hợp vệ sinh, 60% nhà vệ sinh

nằm trên cầu cá, và 10% dân chúng không có nhà vệ sinh (Điều tra mức sống 2004)

«Ở tỉnh Bến Tre, mặc dù chính phủ đã có nghị định năm 1995 xóa bỏ các nhà vệ sinh thải trực tiếp xuống ao cá hoặc sông hồ nhưng phần lớn các nhà vệ sinh kiểu nầy vẫn tồn tại ở đây. Một lo ngại nữa là việc sử dụng ngày càng nhiều các hóa chất trong nông nghiệp. Các chất nầy đã ngấm vào đất và nước ngầm được sử dụng cho người » (Đánh giá nghèo theo vùng ĐBSCL, tháng 4/2004, tr.8)

Bất bình đẳng trong vấn đề y tế

Page 16: Maõn Cuoäc Quay Veà - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_121.pdf · Tôi biết thế nào muối mặn qua môi Tôi biết thế nào bôm nổ đạn rơi Cùng

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 136

Kinh tế thị trường đã gia tăng bất bình đẳng người giàu người nghèo.Người giàu cò thể đến khám các bác sĩ tư trong khi người nghèo mua thuốc và tự điều trị không có sự hướng dẫn của thầy thuốc. Chi phí y tế trung bình của người giàu năm 1998 là 369 000 đồng (25$US) gấp 7 lần so với người nghèo. Ngoài ra, chi phí y tế mang tính lưỡng thoái, người càng nghèo thì càng bịnh hoạn nhiều hơn.

Thống kê VN giải thích lý do nghịch lý của chi phí y tế cao ở miền Nam : miền Đông Nam Bộ phải trả chi phí các dịch vụ y tế cao vì mức sống cao, và miền ĐBSCL phải chi tiêu y tế nhiều vì điều kiện sinh sống thấp , đau ốm nhiều.

Nhà nước đã có chủ trương miễn phí cho người nghèo, nhưng trong thực tế, thủ tục rất chậm chạp, quan liêu và việc cứu trợ cũng hạn chế, đó là lời thú nhận của nhà nước Cộng Sản trong Cuộc điều tra mức sống VN 1998, tr. 204.

Bảng thống kê mới nhất của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (Organisation de la santé mondiale = OMS) năm 2008 (thống kê 2005) cho chúng ta một ý niệm rõ rệt về tình trạng y tế của VN so với một số quốc gia có trình độ phát triển kém (như Haïti), trung bình (như VN) và cao (như Thụy Điển)

Bảng 9 : Thống kê tình trạng y tế VN và một số quốc gia trên thế giới năm 2005

Quốc gia (1)

(2)

(3)

(4) %

(5) %

(6) $US

(7) $US

(8)

Na Uy 38 162 - 9 17,9 5 910 4 940 (83,6%) 16,4% Islande 38 101 - 9,5 18,3 5 154 4 254 (82,5%) 17,5% Nhựt 21 95 22 8,2 17,8 2 936 2 412 (82%) 18% Pháp 34 80 11,2 16,6 3 819 3 050 (80%) 20% Đức 34 80 10,7 17,6 3 628 2 790 (77%) 23% Canada 19 101 34 9,7 17,5 3 430 2 410 (70,3%) 29,7% Hoa Kỳ 26 94 145 15,2 21,8 6 350 2 862 (45%) 55% Nga 43 85 76 5,2 19,1 277 171 (62%) 38% Trung Quốc 14 10 9 4,7 1 81 31 (38%) 62% Thái Lan 4 28 - 3,5 11,3 98 63 (64%) 36% Phi L. Tân 12 61 - 3,2 5,5 37 14 (38%) 62% Viet Nam 6 8 - 6 5,1 37 10 (27%) 63% Cambodge 2 9 - 6,4 12 29 7 (24%) 76% Lào 4 10 - 3,6 20,6 18 4 (22%) 78% Ân Độ 6 13 5 3,5 36 7 (19%) 81% Hồi Quốc 8 5 2,1 17,5 15 3 (20%) 80% Haïti 3 1 6,2 27,7 28 14(50%) 50% Sierra Leone 1 5 3,7 7,8 8 4 (50%) 50% Somalie 1 2 2,6 4,2 8 4 (50%) 50%

Source : Organisation mondiale de la santé. Statistiques sanitaires mondiales 2008. Chú thích (1) - Số bác sĩ cho 1000 dân (2) - Số y tá cho 1000 dân (3) - Số nhân viên y tế các loại khác cho 1000 dân (4) -Tỉ lệ chi phí y tế so với tổng sản lượng (PIB) quốc gia -Tỉ lệ chi phí y tế so với ngân sách quốc gia - Chi phí y tế trung bình của nguời dân trong 1 năm tính bằng mỹ kim dựa theo hối suất chính thức

– Chi phí y tế của chính phủ cung cấp miễn phí cho người dân và tỷ lệ so với tổng số chi phí y tế - Tỷ lệ chi phí mà người dân phải trả so với tổng số chi phí y tế

Bảng thống kê trên về chi phí y tế của Tổ Chức Y tế Thế giới đã phơi bày một tình trạng bi đát của VN nghèo đói và suy kém về sức khỏe. Hãy tưởng tượng với một quốc gia mà các nhà lãnh đạo Cộng Sản mafia khoác lác các thành tích kinh tế là GDP luôn tăng trưởng, đường xa lộ, cao ốc mọc lên

Page 17: Maõn Cuoäc Quay Veà - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_121.pdf · Tôi biết thế nào muối mặn qua môi Tôi biết thế nào bôm nổ đạn rơi Cùng

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 137

khắp các đô thị, mà chi phí y tế trung bình cho mỗi đầu người VN chỉ có 37 mỹ kim, và chính phủ chỉ có thể cung cấp dịch vụ y tế có 10 mỹ kim tức 27% nhu cầu, VN hôm nay cũng không khá gì hơn các quốc gia cực kỳ chậm tiến như Haïti , Cao Miên, Lào, và đông đảo quốc gia Phi Châu về phương diện y tế.

Đi học và bỏ học của học sinh Mặc dù sống trong nghèo đói thiếu thốn,

người VN vẫn cố gắng gìn giữ truyền thống nuôi con đi học, nhưng vấn đề bỏ học của học sinh là vấn đề nghiêm trọng vì kinh tế gia đình kiệt quệ ở nông thôn

và hổn loạn xã hội ở thành phố. Năm 1998, có 5,6% học sinh khi học hết tiểu học không tiếp tục lên Trung học cơ sở ( THCS =đệ nhứt cấp)và 19% học sinh THCS không học tiếp Trung học phổ thông (đệ nhị cấp) . Tỉ lệ bỏ học ở cấp THCS đặc biệt cao ở vùng ĐBSCL.

Lý do theo chánh quyển Cộng Sản vì ở vùng ĐBSCL đi học khó khăn hơn do có nhiều kinh rạch và đi lại chủ yếu bằng thuyền (Điều tra mức sống 1998,tr. 187).

Dưới mắt CS, kinh rạch là thủ phạm của tất cả những nghèo đói, khổ ải của Miền Nam.

Bảng 10 : Tỉ lệ dân từ 15 tuổi trở lên biết chữ năm 2002

Cả nước Chưa bao

giờ đến trường

Không bằng cấp

Tốt nghiệp tiểu học

Tốt nghiệp THCS

Tốt nghiệp THPT

Trung học chuyên nghiệp

Đại học Hậu đại học

T.B Cả nước 8 20 26,4 27,6 11 4,3 3,4 0,1 Thành thị 4 12 21 25 19 9 9,5 0,5 Nông thôn 9 22 28 28 8 3,5 1,4 0,01 ĐB sông Hồng 4 10 17 43 14 6,5 5,25 0,25 Đông Bắc 10 15 25 31 9 7 2,5 0,01 Tây Bắc 20 22 26 20 5 5 2 0,01 Bắc Trung Bộ 5 13 24 37 13 5 3 0,02 Tây nguyen 15 20 31 20 7 5 2 0,01 Đông Nam Bộ 6 20 30 21 14 4 5 0,1 ĐB Cửu Long 11 34 33 14 5 1,5 1,5 0,01

Sự khác biệt vể trình độ học vấn theo bảng thống kê trên rất rõ : vùng ĐB sông Cửu Long có hơn phân nửa số người lớn chưa học hết tiểu học (67%) trong khi con số nầy ở vùng ĐB sông Hồng chỉ có 27%. Không kể vùng dân tộc thiểu số, tỉ lệ người không đi học cũng quá cao (11%) so với vùng ĐB sông Hồng (4%). Mối tương quan giữa lợi tức và trình độ học vấn cũng là điều dĩ nhiên : các vùng có mức thu nhập cao nhứt (miền Đông Nam Bộ, miền ĐB sông Hồng) cũng là những vùng có trình độ học vấn cao nhứt. Bảng 11 : Thu nhập trung bình mỗi tháng mỗi người (ngàn đồng VN) Vùng 1999 2002 2004 2006 Trung bình cả nước 295 356 484 636=$US

42 Thành thị 517 622 815 1058=

70 Nông thôn 225 275 378 506=

33 Đồng bằng sông 280 353 488 653 =

Hồng 43 Đông Bắc Bộ 210 269 380 511 =

34 Tây Bắc Bộ 197 266 373 =

24 Bắc Trung Bộ 212 235 317 418 =

27 Duyên hải miền Trung

253 306 415 551 = 36

Tây nguyên 345 244 390 522 = 35

Đông Nam Bộ 528 620 833 1065 = 71

Đ.B. sông Cửu Long

342 371 471 628 = 41

Nguồn : Thống kê VN. Thông tin thống kê tháng 8/2008 Giáo dục, y tế, văn hóa và đời sống

Để tiện so sánh với tiêu chuẩn nghèo bậc thấp nhứt của Liên Hiệp Quốc ($1US mỗi ngày,mỗi người), chúng tôi đổi thành tiền mỹ kim dựa vào hối suất $1US = $VN 15000. Con số thống kê cho thấy mức thu nhâp trung bình của người VN vào năm 2006, nếu tính chung cho cả nước vừa hơn một ít với ngưỡng nghèo thấp nhất của LHQ , nhưng vùng

Page 18: Maõn Cuoäc Quay Veà - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_121.pdf · Tôi biết thế nào muối mặn qua môi Tôi biết thế nào bôm nổ đạn rơi Cùng

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 138

Đông và Tây Bắc Bộ, ngưỡng nghèo vẫn chưa được 1 mỹ kim một ngày.

Mức sống của người dân ngoài yếu tố nhà ở, điều kiện y tế vệ sinh, trình độ học vấn còn thể hiện

qua các tiện nghi cần thiết trong đời sống và các sinh hoạt văn hóa.

Bảng 12 : Tỉ lệ hộ (%) có các loại đồ dùng lâu bền chia theo thành thị, nông thôn và địa phương, thống kê 2004 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Cả nước 0,1 44, 2 27,2 16,4 32,3 67,8 10,3 19 6,2 1,7 5,5 Thành thị 0,2 67, 2 74 45,3 53,7 89 21,3 20,2 21,2 5,84 17 Nông thôn 0,03 36,5 11,5 6,6 25,1 60,6 6,5 18,5 1,2 0,4 1,5 ĐB sông Hồng 0,03 40,1 29,1 18 38 76,4 8,3 14 7,5 1,1 5,3 Đông Bắc 0,06 42,2 18,3 11,8 30,1 59,7 4 15 3 0,5 2 Tây Bắc - 37,4 10,3 5,4 22,6 41,5 2,3 22,5 1,5 0,2 1,5 Bắc Trung Bộ 0,06 34 14 6,5 18,3 63,4 4,1 14,2 1,8 0,3 2,2 Duyên hải miền Trung

0,02 55,2 23,5 13,5 29,4 70 10,4 16,1 4,5 1 5,4

Tây Nguyên 0,09 51 21,1 10,8 35 67 13,8 21,6 5,9 1,2 4,3 Đông Nam bộ 0,36 70,8 61,2 39,5 49,1 84 24 26 17,6 7,1 15,7 ĐB Cửu Long 0,04 31,5 18,4 10 25 55,6 10 25 2,1 0,8 3 Nhóm nghèo nhất - 16,4 1,3 0,8 8,7 34,2 1,7 14,3 0,07 0,07 0,2 Nhóm giàu nhất 0,33 74 80 49 58 92 25 24 23 7 19,5

Nguồn : TKVN. Điều tra mức sống hộ gia đình, 2004 Chú thích : 1 : xe hơi ; 2 : xe gắn máy; 3 : điện thoại ; 4 : tủ lạnh ; 5 : Máy vidéo ; 6 : TV màu ; 7 : dàn nghe nhạc các loại 8 : radio, cassette ; 9 : máy giặt, máy sấy quần áo ; 10 : máy ảnh, máy quây phim ; 11 : máy vi tính

Qua bảng thống kê trên, đồ dùng lâu bền căn

bản mà người dân mong ước là chiếc xe gắn máy và chiếc TV (trung bình hơn phân nửa các hộ ở tất cả các vùng đều có TV). Ngược lại, tỉ lệ người có điện thoại quá cách biệt giữa nhóm người nghèo nhất và giàu nhất (1,3% và 80%), giữa nông thôn và thành thị (11,5% và 74%). Tỉ lệ người có máy vi tính và sử dụng internet cũng rất cách biệt : trong số 17 % dân ở thành phố có máy vi tính, chỉ có 26% có nối mạng internet, như vậy số người có sử dụng internet chỉ khoảng 5% dân ỏ thành phố. Số người ở nông thôn sử dụng internet là sự kiện cực kỳ hiếm hoi : chỉ có 1,5% dân ở nông thôn có máy vi tính, và 10% trong số nầy có internet.

Trong một thế giới mà truyền thông là phương tiện thông tin và phát triển con người mà chỉ có 5% thị dân và 0,1% thôn dân biết internet là gì thì xin các ông bà Việt Kiều yêu nước, sau khi đi kinh lý hay đi du hí trên một đất nước nghèo khổ, hãy có chút liêm sĩ khi trở về quốc gia định cư, đừng khoe khoang là nước VN hôm nay đã tân tiến, giàu có, cao ốc rợp trời, nông thôn đã điện khí hóa. Hãy biết rằng các cao ốc ấy là công nợ mà bao nhiêu thế hệ sẽ phải trả cho các quốc gia tài trợ, nói rằng giúp đỡ cho bần dân VN,

nhưng thực ra là chia phần giữa họ với tư bản và tham nhũng đỏ, và các đường dây điện mà các ông bà nhìn thấy là chén cơm của người dân quê phải nhịn ăn để bắt buộc đóng góp cho các ủy ban nhân dân thi đua lập công với thượng cấp và lừa gạt các cơ quan quốc tế thỏa hiệp và các Việt kiều ngây thơ. Điện được thắp sáng bao nhiêu giờ trong một ngày và ai có thể trả tiền điện khi mà lợi tức trung bình của một người nông dân chỉ có 1 mỹ kim một ngày theo thống kê năm 2006 (506 000 đồng), không có tiền mua thuốc uống khi đau ốm, không có tiền đóng lệ phí cho trường học khiến trẻ con phải bỏ học.

Kết luận Viết về Việt Nam, đặc biệt các vấn đề kinh tế,

xã hội và nhứt là các số thống kê, người nghiên cứu thường gặp những khó khăn trong việc thẩm định mức độ chính xác của các tài liệu.

Đọc những tài liệu phổ biến bởi các chánh phủ Cộng Sản, chúng ta có khuynh hướng dè dặt bởi lẽ chính trị và tuyên truyền chi phối trí thức, chưa kể những tài liệu chính thức mâu thuẫn nhau vì quyền lợi của phe nhóm và các yếu tố chiến lược. Thí dụ như nhờ vệ tinh, Hoa Kỳ đã khám phá ra giữa thập niên

Page 19: Maõn Cuoäc Quay Veà - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_121.pdf · Tôi biết thế nào muối mặn qua môi Tôi biết thế nào bôm nổ đạn rơi Cùng

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 139

1990, diện tích đất đai canh tác của Trung Cộng nhiều hơn 30% so với những con số chính thức của Viện Thống Kê Cộng Sản.

Đối với các tài liệu Tây phương, chúng ta vẫn có thể bị sai lầm vì có khi là những tài liệu cấp hai, lấy từ tài liệu của VN hay những tài liệu có bản chất chủ quan của một số chuyên viên, nhìn VN qua lăng kính của người học giả uyên bác hay ngược lại thiển cận vì không am tường Việt Nam. Lời khen tiếng chê của các du khách, ký giả vì xúc cảm, của các người hoạt động chính trị vì tư lợi, nhiều người ngoại quốc và cả người VN ở hải ngoại nhìn VN như người xem voi, mỗi người nhận xét một cách khác.Tuy không hoàn toàn chính xác, nhưng những con số xác định được tầm nhìn, ấn định được độ lớn của những phỏng đoán.

Với những nhận định như thế, với những chọn lựa và tổng hợp một số lớn tài liệu cập nhật , bài viết nầy mong đem lại cho độc giả một số dữ kiện về tình trạng nghèo và bất bình đẳng của quê hương chúng ta. Tài liệu tham khảo chính yếu : - Atlas encyclopédique mondial 2006. Montréal : Libre Expression, 2006. - Conseil canadien de développement social. Rapports 2001-2006 - Dictionnaire de la pensée sociologique /sous la direction de Massimo Borlandi. Paris : PUF, 2005. - Dictionnaire des notions. Paris : Éditions Universalis, 2006 - Erik Izraelewicz. Quand la Chine change le monde. Paris : Grasset, 2005 - FAO. Situation mondiale de l’alimentation et de l’agriculture 2007 - Images économiques du monde 2005. Paris : Armand Colin, 2005 - Jean-Marie Furois. Guide Risque des pays 2006. Paris : Dunod, 2006. - Ngân Hàng Thế Giới .Báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế VN. Báo cáo của Ngân Hàng Thế giới, hội nghị giữa nhóm tư vấn các nước tài trợ cho VN, Sapa,5-6 tháng ô năm 2008. - Organisation mondiale de la santé. Statistiques sanitaires mondiales 2008. - Rapport mondial sur le développement humain 2008. New York : PNUD, 2008 - Rapports de la Banque mondiale, 2003, 2004, 2006. - Tổng cục Thống Kê VN. Điều tra mức sống hộ gia đình năm 1998 , 2002, 2004. -VN poverty update report 2006 : poverty and poverty reduction in VN 1993-2004. Hanoi : National Publisher, 2007.

Lâm Văn Bé Montréal, 15/09/2008

Nhớ về

Ñaø Laït Moäng Mô Bao la lớp lớp đồi xinh

Cao Nguyên Ðà Lạt hữu tình nên thơ. Trời quang mây trắng lửng lơ

Cam Ly thanh vắng đón chờ khách du. Êm êm gió thoảng vi vu

Lâm Viên khuất đỉnh, chiều Thu sương mờ. (1) Dịu dàng tờ áo phất phơ

Dáng ai tha thướt bên bờ Xuân Hương. Ái Ân rừng ngập tình thương, (2) Xa xưa bao mối tơ vương nơi này.

Âm thầm một góc trời mây, Pongour thác đổ đêm ngày triền miên.

Hoang vu giữa chốn rừng thiên, Ðường lên sơn cước một miền suối xanh.

Gougah chim hót liền cành, Lâm Tuyền non núi bức tranh tuyệt vời.

Lan, hồng khoe sắc nơi nơi, Cảnh Ðèo Ngoạn Mục ngàn đời không quên.(3)

Màn đêm buông xuống trăng lên, Nai vàng ngơ ngác phía bên triền đồi.

Rừng sâu ác thú rình mồi, Dưới gầm hờ hững nước trôi xuôi giòng.

Ven Hồ Than Thở buồn trông, (4) Thở than, than thở nhớ mong ngày nào.

Mỹ miều tươi thắm Anh Ðào, Thi đua hé nụ đón chào xuân sang. Linh Sơn thanh tịnh chuông vang,

Thác Prenn, Ankroet Suối Vàng tuyệt xinh.(5) Tôi còn nhớ mãi bóng hình,

Cao Nguyên Ðà Lạt luyến tình mộng mơ!

Nguyễn Minh Cần (Mùa đông Paris 12/12/90)

(1) Pics duc Langbian. (2) Bois D' Amour. (3) Col de Bellevue. (4) Lac des Soupirs. (5) Suối Vàng ( Ankroet ) cách Da-Lat 11 km

Page 20: Maõn Cuoäc Quay Veà - aihuutravinh.comaihuutravinh.com/dacsan/2009/DSTV09_121.pdf · Tôi biết thế nào muối mặn qua môi Tôi biết thế nào bôm nổ đạn rơi Cùng

Đặc San Trà Vinh Năm Kỷ Sữu 2009 140

Anh Tien <[email protected] On Sun day 10/19/2008

Anh Tin Vo than men, Nghe tin anh Lam Thanh Ho, tuc Lam Thanh,

Hai Queo da tu tran, chung toi xin thanh kinh chia buon cung gia dinh anh Lam Thanh Ho, chia buon cung Ban Bao Chi Dac San Ai Huu Tra Vinh. Theo day, toi goi den Ban Bao Chi bai viet "Viet cho nguoi qua co - Tuong Niem anh Lam Thanh Ho, but hieu Lam Thanh, Hai Queo" Neu muon co tap "Coi que coi nho" cua Lam Thanh, xin anh cho chung toi biet goi mua o dau ? Cam on anh. Chuc anh cung quy quyen luon duoc suc khoe an vui. Gia dinh Tien Vinh Lac & Chieu Anh From: [email protected] Subject: Fw: Nhà thờ Mặc Bắc To: "thonguyenqoi" [email protected] CC: [email protected] Date: Sunday, July 20, 2008, 6:51 AM

Nhờ cho một việc khá quan trọng: chụp cho con 1 tấm hình nhà thờ Mặc Bắc hiện giờ và nếu có được thì làm copy những hình ảnh của nhà thờ cũ xa xưa nhứt, hình trừm Lựu tử đạo, cha Marchand etc… và nhứt là viết cho con một bài để đang báo Đồng hương Tràvinh: “về việc thành lập họ đạo Mặc Bắc”, càng nhiều chi tiết càng tốt càng hay. Cha Antoine Án để lại một tài liệu về họ đạo Bải xan hoàn toàn sai lạc, sai lạc về thời gian cả 100 năm, có lẽ cha vô tình lộn thế kỷ thôi.

Thân thương! Cậu Tám L.

From: [email protected] To: [email protected] CC: [email protected]; [email protected] Subject: Dac San Tra Vinh 2008 Date: Sun, 16 Mar 2008 23:50:33 +0930

Kinh goi Giao Su Van Tuong cung Ban Bao Chi,

Chung toi da nhan du Dac San Tra Vinh 2008, gom 8 quyen (USA: 2 quyen, France: 3, Australia: 3). Rat cam on Giao Su va Ban Bao Chi. Các bạn toi khi tìm duoc dien thoai cua cac ba con va cac ban cua chung toi goi ve cam on, rat hoan nghinh Dac San Ai Huu Tra Vinh. May con chau cua cac ban toi cung deu rat thich, chung no toi ma thay Dac San Ai Huu Tra Vinh la tha di mat lien, khong ai con kip doc nua. Noi dung Dac San Tra Vinh nam nay cung nhu cac nam qua rat phong phu va da dang. Co nhieu cay but tai hoa dieu luyen, nhung bai vo doc dao du loai : Khoa Hoc, Su Dia, Thoi Su, Moi Truong Sinh Thai, Gia Chanh, Chuyen ke, Tho nhac, v.v… that rat hay, rat hap dan. Tung trang, tung bai deu co hinh anh minh hoa, mau sac rat dep. Rieng ve bai viet cua toi duoc Ban Bao Chi in them hinh anh cho rieng tung bai phu hop voi noi dung. Nhu la “Tho Chuc TET Co Giao”, “Cau Doi Dia Du “ deu co hinh anh, ban do Tra Vinh in mau rat dep, toi rat thich. Ve bai “12 Con Giap doi nay” lai cung co hinh ve moi con vat rat de thuong. Tiec la Con Giap thu 12 thieu mot cau chot (3 chu) : “keo ra chan so: La con 12.” Vi bai nay doc choi theo loi keu Loto, nen moi cau deu co ra con so. Chung toi rat cam on toan the quy vi trong Ban Bien Tap bo sung nhung hinh anh cho moi bai cua toi duoc them hoan hao. Chung toi uoc mong Hoi cang ngay cang phat trien , cang them nhieu cay but tai hoa khap noi tren the gioi hoi tuu ve, cung xay dung cho to Dac San Ai Huu Tra Vinh ngay cang dac sac. Kinh chuc Giao Su Van Tuong cung toan the quy dong huong luon duoc suc khoe doi dao, an vui hanh phuc, dat thanh moi su mong muon. Kinh tho,

Chieu Anh --------------------------------------------------------------- From: [email protected] Subject: Re: Tra Vinh Hoi Ngo 2008 To: [email protected] Date: Thu, 21 Feb 2008 15:46:12 -0800 Tin than,

Cam on Tin da goi cho ban tin dac biet ve sinh hoat dau nam cua Hoi. Quang canh that la vui cung du lam am long nguoi Travinh o hai ngoai. Co gang gin giu truyen thong cao dep nay. O Uc Chau so dong huong qui tu ve ngay hop mat dau nam cung kha dong du nhung thanh phan khong duoc dong nhat nhu o My nen hoi phat trien tuong doi cham ve mat noi dung. Chuc Ban Chap Hanh moi thanh cong va Hoi luon luon phat trien.