13
Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật TP.H Thứ năm, 21 Tháng 5 2015 00:00 Ngày 18/5/2015 - Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam - Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật (LHH) TP.HCM tổ chức gặp mặt trí thức nhân kỷ niệm 40 năm Ngày thống nhất đất nước. Trong dịp này, LHH sẽ tôn vinh 13 nhà khoa học và 4 cán bộ cơ quan LHH đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Liên hiệp các hội KH-KT TP.HCM trong 40 năm qua. Báo Khoa Học Phổ Thông xin trân trọng giới thiệu chân dung các nhà khoa học đó.  GS.TS. Chu Phạm Ngọc Sơn, phó chủ tịch LHH, chủ tịch Hội hóa học TP.HCM, phó chủ tịch MTTQVN TP.HCM:  Ông nhận Huân chương lao động hạng 3; nhiều bằng khen của các tổ chức do có nhiều hoạt động xuất sắc trong công tác Mặt trận Tổ quốc liên tục nhiều năm. Đã có trên 20 bài báo cáo hội thảo, hội nghị trong và ngoài nước và bài viết đăng trong một số tạp chí khoa học trong thời gian 2010 - 2014.  Với trách nhiệm của mình trong công việc, GS.TS. Chu Phạm Ngọc Sơn đã tích cực đẩy mạnh hoạt động phổ biến kiến thức và thông tin khoa học, kết hợp với trường trung học phổ thông, trường đại học, các hội thành viên của LHH... tổ chức định kỳ phổ biến kiến thức hóa học cho thầy cô giáo và học sinh, sinh viên. Ngoài ra, ông còn có 11 báo cáo chuyên đề liên quan đến an toàn thực phẩm rất thiết thực như: “Chất lượng thực phẩm, một vấn đề bức xúc hiện tại, cần được giải quyết sớm và có hiệu quả”; “Phân tích kiểm nghiệm và biện pháp quản lý 1 / 13

Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển ... fileNhững nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển ... fileNhững nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội

Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật TP.HCMThứ năm, 21 Tháng 5 2015 00:00

Ngày 18/5/2015 - Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam - Liên hiệp các hội khoa họcvà kỹ thuật  (LHH) TP.HCM tổ chức gặp mặt trí thức nhân kỷ niệm 40 năm Ngày thốngnhất đất nước. Trong dịp này, LHH sẽ tôn vinh 13 nhà khoa học và 4 cán bộ cơ quan LHHđã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Liên hiệp các hội KH-KT TP.HCM trong 40năm qua. Báo Khoa Học Phổ Thông xin trân trọng giới thiệu chân dung các nhà khoahọc đó.

 

GS.TS. Chu Phạm Ngọc Sơn, phó chủ tịch LHH, chủ tịch Hội hóa học TP.HCM, phó chủ tịch MTTQVN TP.HCM:

 

Ông nhận Huân chương lao động hạng 3; nhiều bằng khen của các tổ chức do có nhiều hoạtđộng xuất sắc trong công tác Mặt trận Tổ quốc liên tục nhiều năm. Đã có trên 20 bài báo cáohội thảo, hội nghị trong và ngoài nước và bài viết đăng trong một số tạp chí khoa học trong thờigian 2010 - 2014.

 

Với trách nhiệm của mình trong công việc, GS.TS. Chu Phạm Ngọc Sơn đã tích cực đẩymạnh hoạt động phổ biến kiến thức và thông tin khoa học, kết hợp với trường trung học phổthông, trường đại học, các hội thành viên của LHH... tổ chức định kỳ phổ biến kiến thức hóahọc cho thầy cô giáo và học sinh, sinh viên. Ngoài ra, ông còn có 11 báo cáo chuyên đề liênquan đến an toàn thực phẩm rất thiết thực như: “Chất lượng thực phẩm, một vấn đề bức xúchiện tại, cần được giải quyết sớm và có hiệu quả”; “Phân tích kiểm nghiệm và biện pháp quản lý

1 / 13

Page 2: Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển ... fileNhững nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội

Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật TP.HCMThứ năm, 21 Tháng 5 2015 00:00

góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”; “Tinopal trong bún và thực phẩm chế biến từgạo”; “An toàn thực phẩm - thách thức và giải pháp”; “An toàn thực phẩm, thách thức đối vớiphòng kiểm nghiệm trong nước”...

 

Trong một số trường hợp, Hội hóa học cũng đã giúp cơ quan chức năng gỡ bỏ một số thôngtin thiếu chính xác liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm như: xác nhận đúng khô mực xéchứ không phải là cao su chế biến; xác nhận đúng vi cá trong bánh trung thu chứ không phải lànhững sợi nhựa giả vi cá; xác nhận chất hóa dẻo diethylhexyl phthalate DEHA nếu có thì có tỷlệ lớn trong một số màng bọc trong bằng nhựa PVC (7,2 - 28,1%), tuy nhiên, có thể sử dụng đểgói thực phẩm không béo ở nhiệt độ thường và không nên sử dụng cho thực phẩm nhiều béo,nhất là không được dùng chế biến trong lò vi sóng...

 

PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn, phó chủ tịch LHH, phó bí thư Đảng đoàn LHH:

 

Ông được trao các huy chương Vì sự nghiệp khoa học và công nghệ, Vì sự nghiệp giáo dụcvà đào tạo, Vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe người dân, Vì sự nghiệp các hội khoa học và kỹthuật... Giải thưởng lớn về khoa học - Triển khai ứng dụng điện mặt trời; được Chủ tịch nướctrao tặng Huân chương lao động hạng 3.

 

2 / 13

Page 3: Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển ... fileNhững nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội

Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật TP.HCMThứ năm, 21 Tháng 5 2015 00:00

Ông là người chủ trì thực hiện dự án tiền khả thi “Lấn biển Cần Giờ để làm bãi tắm, khu vựcvui chơi giải trí cho người dân thành phố và các tỉnh lân cận”; là phó chủ tịch hội đồng giámđịnh dự án “Vệ sinh môi trường thành phố lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè”, dự án trọng điểmtrong các dự án vệ sinh môi trường ở TP.HCM thực hiện suốt 2 nhiệm kỳ của LHH. Ông cũng làchủ tịch hội đồng phản biện dự án “Đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 2”...

 

TS. Lê Văn Khôi, nguyên chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật (KHKT) lâm nghiệp TP.HCM 4 khóa (từ 1985 -2005); nguyên phó giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM (1981 - 2000); nguyên ủy viên Ban chấphành LHH nhiệm kỳ I, II, IV, V:

 

Ông nhận Huân chương lao động hạng 3, chiến sĩ thi đua toàn quốc, cùng nhiều bằng khencủa Thủ tướng Chính phủ, UBND TP, các bộ; đoạt 6 huy chương Vì sự nghiệp do các ngànhtrung ương trao tặng; đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ năm 2005 vềviệc “Khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ”, cùng trên 20 côngtrình nghiên cứu về khoa học, kỹ thuật và quản lý lâm sản.

 

Trong 30 năm qua, ông cùng các cộng sự đã có nhiều thành tích trong công tác quản lý, chỉđạo về trồng cây gây rừng, nghiên cứu KHKT về lâm nghiệp, cụ thể như: góp phần đưa tỷ lệ câyxanh và độ che phủ cây xanh thành phố tăng lên theo từng năm; các giải pháp kỹ thuật khôi

3 / 13

Page 4: Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển ... fileNhững nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội

Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật TP.HCMThứ năm, 21 Tháng 5 2015 00:00

phục hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ...

 

PGS.TS. Cao Minh Thì, ủy viên BCH LHH nhiệm kỳ V, VI; chủ tịch Hội vật lý nhiệm kỳ III, IV, V, VI:

 

Ông là nhà giáo ưu tú, nhận bằng khen của Thủ tướng về nghiên cứu khoa học và xây dựngTrường đại học kỹ thuật công nghệ TP (2011); bằng khen của bộ trưởng Bộ giáo dục & đào tạovề quá trình 20 năm nghiên cứu và đào tạo (2015), hội viên trí thức Hội hóa học Mỹ (2014).Công trình mang đậm dấu ấn của PGS.TS. Cao Minh Thì có thể kể đến là nano kim loại vàoxyd kim loại. Một công trình khác đáng tự hào là phòng thí nghiệm riêng (do ông tự đầu tư)mang tên của chính ông đặt tại Trường đại học kỹ thuật công nghệ TP nhằm tổ chức cho nghiêncứu sinh, sinh viên năm 4 thực tập và nghiên cứu khoa học với lĩnh vực liên quan đến kim loạinano và oxyd kim loại. Quá trình hoạt động khoa học, ông đã có trên 20 công trình được đăngtải trên các tạp chí quốc tế về chuyên ngành vật liệu, khoa học, 3 sách trên lĩnh vực vật lý. Hiệnông có thêm một sách đang được xuất bản là Khoa học và ứng dụng cơ bản của công nghệnano .

 

TS. Nguyễn Hồng Bỉnh, nguyên ủy viên BCH LHH nhiệm kỳ I; nguyên phó chủ tịch Hội KHKT xây dựng nhiệm kỳ III,

4 / 13

Page 5: Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển ... fileNhững nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội

Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật TP.HCMThứ năm, 21 Tháng 5 2015 00:00

IV:

 

Tên tuổi của ông là bảo chứng cho rất nhiều công trình lấn biển tại Cần Giờ như: nhà nghỉHòn Ngọc Phương Nam 1; một đoạn bờ kè dài 360 m x 50 m tại ấp Đông Hòa, xã Long Hòa; cộtbê tông lấn biển tại khu du lịch 27/7... Bên cạnh đó, ông còn dành rất nhiều tâm huyết đểnghiên cứu và đề xuất nhiều ý kiến thiết thực trong vấn đề cung cấp nước sạch, tiêu thoát nướcchống ngập tại TP.HCM, tiêu biểu như: tiêu thoát nước khu vực Bến Nghé; hệ thống kênh Đông,đề án cung cấp nước ngọt cho thành phố; tạo hồ sinh thái dự trữ tại Phú Hòa Đông - Củ Chi; tậndụng kênh rạch thiên nhiên làm hồ chứa điều tiết; tiêu thoát nước chống ngập bằng cách xâyhầm chôn nước tại chỗ...

 

TS. Nguyễn Duy Cương, nguyên ủy viên thường vụ LHH nhiệm kỳ III, IV; nguyên chủ tịch Hội y dược học nhiệm kỳIII, IV:

 

Vừa là cán bộ quản lý, vừa là nhà khoa học, ông nắm giữ các vị trí chủ chốt trong lĩnh vực ytế thời kỳ đầu: nguyên thứ trưởng Bộ y tế (1975 - 1992); nguyên giám đốc Sở y tế (1975 - 1981);nguyên tổng giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp dược Việt Nam; nguyên tổng giám đốc Công tyCPV Việt Nam... Quá trình hoạt động cách mạng, ông được Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệucao quý như: Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương độc lậphạng 1, Huân chương kháng chiến chống Pháp và Mỹ hạng 1, Huân chương quyết thắng hạng2, Huân chương lao động hạng 3... Trong lĩnh vực khoa học, công trình mang đậm dấu ấn củaông là sách Từ điển bách khoa về dược với 900 trang, 2.600 mục từ, 15.000 từ tra cứu. Đượcbiết, ông cùng nhóm tác giả đã bỏ ra đến 8 năm miệt mài và nghiên cứu. Bên cạnh đó, ông còn

5 / 13

Page 6: Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển ... fileNhững nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội

Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật TP.HCMThứ năm, 21 Tháng 5 2015 00:00

là chủ biên một số đầu sách viết về cây thuốc nam. Hiện ông là tổng biên tập tạp chí “Thuốc vàsức khỏe”.

 

Bà Ngô Thị Hồng Thư, ủy viên BCH LHH nhiệm kỳ II, VI; ủy viên thường vụ LHH nhiệm kỳ III, IV, V; phó chủ tịchkiêm tổng thư ký Hội VINATEST nhiệm kỳ VI:

 

Là thành viên sáng lập VINATEST (Hội hợp tác các phòng thí nghiệm thành phố), bà NgôThị Hồng Thư tâm sự: “Ra đời từ 1982, hơn 30 năm qua VINATEST đã lớn lên và là nơi gặp gỡvui vẻ, hợp tác, xây dựng của hàng trăm tổ chức hội viên, đủ các ngành khoa học kỹ thuật, đủcác lứa tuổi, học vị, các nguồn đào tạo... Hội viên của VINATEST đến từ nhiều ngành là lẽ tựnhiên vì ngành nào cũng có phòng thí nghiệm. Và cũng có người nói đùa không quá đáng“VINATEST là siêu hội” vì có đủ ngành như hóa học, sinh học, thực phẩm, dược phẩm, mỹphẩm, cơ khí, luyện kim, điện - điện tử, xây dựng, địa chất, dệt - may, cao su - chất dẻo và cảlĩnh vực đo lường. Hội thường tổ chức gặp mặt giao lưu, tổ chức hội thảo khoa học về phươngpháp phân tích, giới thiệu thiết bị mới, công nghệ mới về phân tích và quản lý, trong đó ưu tiêncho quản lý các phòng thí nghiệm; tổ chức tham quan hội viên và tham quan học hỏi kinhnghiệm các phòng thí nghiệm trong và ngoài nước.

 

Mục tiêu hoạt động cơ bản của hội là làm người “nội trợ” tốt cho các phòng thí nghiệm, đểsao cho cơ sở vật chất về khoa học kỹ thuật quý báu trên địa bàn thành phố được khai thác tốtphục vụ quốc kế dân sinh. Là một trong những thành viên sáng lập VINATEST, với cương vịtổng thư ký hội từ khi hội được thành lập đến nay và là thành viên của Ban thường vụ, Ban chấp

6 / 13

Page 7: Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển ... fileNhững nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội

Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật TP.HCMThứ năm, 21 Tháng 5 2015 00:00

hành LHH TP.HCM nhiều nhiệm kỳ từ ngày LHH được thành lập cho đến nay, tôi chỉ có niềmmong ước sao cho hội của mình có ích cho xã hội và được xã hội cần đến”.

 

PGS.TS.NGND. Huỳnh Văn Hoàng – nguyên ủy viên thường vụ; nguyên phó chủ tịch LHH TP.HCM; chủ tịch Hội KHKT xây dựngTP.HCM; ủy viên đoàn chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam:

 

Ông là Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, thành phố liên tục từ năm 1977 - 1985; Chiến sĩ thi đuatoàn quốc năm 1985; Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng ba; Huân chương lao độnghạng nhì năm 2014... cùng nhiều bằng khen, giấy khen, kỷ niệm chương của nhiều bộ ngành,tổng hội, Liên hiệp các hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và UBND TP trao tặng.

 

Quá trình công tác, ông đã trực tiếp truyền đạt chức năng tư vấn, phản biện và giám định xãhội cho đội ngũ trí thức LHH của nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Tham gia vào các hội đồng tưvấn, phản biện và giám định xã hội, là chủ tịch và phó chủ tịch nhiều hội đồng phản biện cácdự án lớn của thành phố và các tỉnh như: dự án “Cải thiện vệ sinh và nâng cấp đô thị lưu vựckênh Tân Hóa - Lò Gốm”, dự án “Tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương, BếnCát, rạch Nước Lên, TP.HCM”, dự án “Báo cáo khả thi xây dựng hai tuyến metro ưu tiênTP.HCM”; dự án “Điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020và tầm nhìn đến năm 2025”, “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bến Cầu,tỉnh Tây Ninh”...

 

7 / 13

Page 8: Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển ... fileNhững nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội

Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật TP.HCMThứ năm, 21 Tháng 5 2015 00:00

Kỹ sư, chuyên viên cấp cao Phạm Văn Bảy – nguyên phó chủ tịch LHH nhiệm kỳ II, III; nguyên chủ tịch Hội tin học TP.HCM nhiệm kỳ II,hiện là cố vấn cho Hội tin học:

 

Về nước năm 1955 sau khi đỗ kỹ sư thông tin hàng không ở Trường quốc gia hàng khôngdân dụng Pháp năm 1953, ông cùng một nhóm kỹ sư về vô tuyến điện đã biên soạn quyểnDanh từ vô tuyến điện Pháp - Việt đầu tiên tại Việt Nam. Sau đó ông viết và cho ra đời hàng loạtquyển danh từ và từ điển vô tuyến, hữu tuyến, điện - điện tử, tin học, radio Pháp - Việt, Nga -Việt, Anh - Việt khác... Tuy thời ấy chưa biết gì về bán dẫn điện nhưng KS. Phạm Văn Bảy vẫncố tìm tòi kỹ thuật mới này và viết sách: Bán dẫn điện và tranzito (1962), Tranzito và ứng dụng(1971). Đây là những sách về transistor đầu tiên ở Việt Nam lúc đó.

 

Ông có nhiều đóng góp vào việc phát huy lực lượng khoa học kỹ thuật của LHH bằng việcnối kết các hội trong các đề tài có nhiều mặt hoạt động liên quan như: phương hướng phát triểntin học ở Việt Nam; xây dựng giáo trình tin học cho cán bộ lãnh đạo; tình trạng sử dụng thuậtngữ khoa học - kỹ thuật hiện nay và các nguyên tắc chuẩn hóa thuật ngữ (Hội tin học, Hội ngônngữ, Hội y học, Hội sinh học, Hội vật lý). Ông được trao Huân chương kháng chiến chống Mỹhạng nhất; Huân chương lao động hạng nhì; bằng sáng tạo khoa học và kỹ thuật của Tổngcông đoàn cùng nhiều bằng khen, giấy khen, huy hiệu khác.

 

8 / 13

Page 9: Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển ... fileNhững nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội

Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật TP.HCMThứ năm, 21 Tháng 5 2015 00:00

PGS.TS. NGƯT Trần Hữu Tá – UV BCH LHH nhiệm kỳ III, IV, V, VI; phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội nghiên cứu và giảngdạy văn học nhiệm kỳ III, IV; chủ tịch Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học nhiệm kỳ V; ôngđược trao Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhì; Huân chương lao động hạng ba; cùngnhiều bằng khen, giấy khen, huy chương Vì sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục:

 

Ông có nhiều công trình khá đồ sộ trong sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy của mình. Mộtsố công trình tiêu biểu có thể kể đến: giáo trình đại học về Lịch sử văn học Việt Nam hiện đạisau Cách mạng tháng 8 đến nay; Vũ Trọng Phụng - hôm qua và hôm nay; sách Nhìn lại mộtchặng đường văn học. Ngoài ra, PGS.TS. Trần Hữu Tá còn tham gia viết sách giáo khoa vănhọc lớp 12, chủ biên sách văn học lớp 11 từ năm 1988 - 2000 (Hội nghiên cứu giảng dạy vănhọc) cùng trên 30 đầu sách viết chung như: Đông Kinh nghĩa thục; Nguyễn Ái Quốc - Hồ ChíMinh, những tác phẩm tiêu biểu 1919 - 1945; Việc giảng dạy thơ văn Hồ Chí Minh trong nhàtrường; Văn hóa, Phật giáo với 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội... Đặc biệt, Từ điển văn học bộmới (năm 2000) do ông đồng chủ biên với 2.500 trang, hơn 3.000 mục từ được ông cùng nhómcộng sự thực hiện suốt 12 năm là công trình ông rất tâm đắc cũng như mang đậm dấu ấn trongsự nghiệp của ông. Hiện ông vẫn miệt mài với sự nghiệp “trồng người” và viết sách, tác phẩmmới nhất của ông là Nguyễn Đổng Chi - học giả, nhà văn nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh củahọc giả này.

 

TS. Nguyễn Mộng Hùng – nguyên UV BCH LHH nhiệm kỳ II, III, IV, V; nguyên chủ tịch Hội bảo vệ quyền lợi người tiêudùng nhiệm kỳ I, II, III:

 

9 / 13

Page 10: Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển ... fileNhững nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội

Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật TP.HCMThứ năm, 21 Tháng 5 2015 00:00

Ông được biết đến như là người thành lập Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đầu tiêntrong cả nước (1990). Quá trình hoạt động và quản lý khoa học từ năm 1969 cho đến nay, ngoàiviệc tham gia trả lời trực tiếp trên báo, đài, viết báo... ông còn là tác giả của một số đề tài nghiêncứu thiết thực, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất như: “Cơ giới hóa khâu bóc dỡ than, ổnđịnh bờ mỏ”; “Quy hoạch về sửa chữa mạng lưới ô tô”; “Nghiên cứu chế tạo, sử dụng than bùnlàm nhiên liệu, phân bón”; “Đánh giá chất lượng hàng hóa dưới góc độ người tiêu dùng”...

 

TS. Nguyễn Mộng Hùng còn là người góp lên tiếng nói quyết liệt trong việc tẩy chay sảnphẩm Vedan, nhờ đó mà Vedan đã có động thái tích cực trong việc bồi thường, khắc phục vấnđề ô nhiễm môi trường tại Cần Giờ (TP.HCM) và Đồng Nai. Ông nhận được Huân chương khángchiến chống Mỹ hạng nhất và hạng ba; huy hiệu Vì sự nghiệp khoa học; Vì sự nghiệp dân vận;bằng khen của nhiều bộ, ngành trung ương, liên hiệp các hội của thành phố và các tỉnh thànhkhác...

 

Nhà ngôn ngữ học Trần Chút - nguyên UV BCH LHH nhiệm kỳ III, IV; nguyên chủ tịch Hội ngôn ngữ học nhiệm kỳ II, III;nguyên UV BCH Hội ngôn ngữ học nhiệm kỳ IV, V:

 

Công trình cấp Nhà nước mang đậm dấu ấn của ông là Ngữ pháp tiếng Việt (đồng tác giả,NXB Khoa học xã hội, 1983). Ông cùng nhóm tác giả đã mất đến 8 năm để hoàn thành côngtrình này với khoảng 500 trang. Một số công trình khác nữa là Nói và viết đúng tiếng Việt (NXBKhoa học xã hội, 1967, 130 trang); Tài liệu giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt (1973). Ngoài ra,trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy, ông còn là chủ biên và đồng tác giả của gần 50 sáchgiáo khoa, sách giáo viên tiếng Việt, ngữ văn cấp 2, 3; trên 40 bài viết chuyên môn được đánhgiá cao như: “Vài nét về tình hình ngôn ngữ trong nhà trường hiện nay”; “Suy nghĩ về nhiệm vụ

10 / 13

Page 11: Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển ... fileNhững nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội

Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật TP.HCMThứ năm, 21 Tháng 5 2015 00:00

giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”; “Bước đầu tìm hiểu vấn đề từ hư trong tiếng Việt”; “NguyễnĐình Chiểu, cái mốc lớn trên tiến trình tiếng Việt văn học”; “Quan điểm của Cụ Hồ Chí Minh vềngôn ngữ”...

 

PGS.TS. Mạc Đường – nguyên phó chủ tịch LHH nhiệm kỳ V; nguyên chủ tịch Hội dân tộc học; UV BCH Hội dântộc học nhiệm kỳ III, IV: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huân chương lao độnghạng 2, cùng nhiều huy chương, bằng khen của các bộ ngành, liên hiệp các hội...

 

Nhận bằng tiến sĩ của Viện hàn lâm khoa học Liên Xô (1970), PGS.TS. Mạc Đường đượcbiết đến là người nhận học vị phó giáo sư đầu tiên tại Việt Nam về lĩnh vực lịch sử khoa học(1980). Ông xây dựng và làm chủ tịch Hội dân tộc học từ năm 1996 đến 2013, hiện nay ôngvẫn tiếp tục với các công trình nghiên cứu sử học, chuyên ngành dân tộc học. Công trình tiêubiểu của ông mang tên Sự phân bố dân cư và đặc trưng của văn hóa các dân tộc miền núi BắcTrung bộ (NXB Khoa học, 1964) được ông thực hiện trong 3 năm. Đây là sách xuất bản đầu tiênliên quan đến lĩnh vực dân tộc học Việt Nam về vùng núi Bắc Trung bộ sau năm 1954. Mới đâynhất là sách Nghiên cứu về APEC (NXB Chính trị quốc gia 2014), cũng được ông ấp ủ trong 3năm, nghiên cứu về 21 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra,PGS.TS. Mạc Đường còn viết 14 sách, 189 bài nghiên cứu đã được xuất bản.

 

          13 Nhà khoa học được tôn vinh

 

11 / 13

Page 12: Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển ... fileNhững nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội

Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật TP.HCMThứ năm, 21 Tháng 5 2015 00:00

1. GS.TS. Chu Phạm Ngọc Sơn                  8. TS. Lê Văn Khôi

 

2. PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn                       9. TS. Nguyễn Duy Cương

 

3. PGS.TS. Mạc Đường                               10. TS. Nguyễn Mộng Hùng

 

4. PGS.TS. Huỳnh Văn Hoàng                   11. TS. Nguyễn Hồng Bỉnh

 

5. KS. Phạm Văn Bảy                                  12. Bà Ngô Thị Hồng Thư

 

6. PGS.TS. Cao Minh Thì                            13. Ông Trần Chút

12 / 13

Page 13: Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển ... fileNhững nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội

Những nhà khoa học cống hiến hết mình cho sự phát triển của Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật TP.HCMThứ năm, 21 Tháng 5 2015 00:00

 

7. PGS.TS. Trần Hữu Tá

TUYẾT MAI thực hiện     Link bài: http://www.khoahocphothong.com.vn/news/detail/40930/nhung-nha-khoa-hoc-cong-hien-het-minh-cho-su-phat-trien-cua-lien-hiep-cac-hoi-khoa-hoc---ky-thuat-tp-.hcm.html  

  Nguồn: http://www.khoahocphothong.com.vn Thứ năm, 21/05/2015, 14:28 GMT+7

13 / 13