5
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 2/2016 [45] CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC Thời thơ ấu Nguyễn Khánh Toàn sống ở Vinh. Khoảng năm 1914-1915, cha ở tù, nợ nần chồng chất, người anh lớn phải bỏ học đi làm, mẹ phải dắt mấy anh em về quê nội ở Huế. Tháng 9/1925, khi đang học năm cuối trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, trong dịp đón tiếp Toàn quyền A.Varenne tại trụ sở của thanh niên nhà số 9, phố Vọng Đức, Nguyễn Khánh Toàn đã thay mặt trên một trăm sinh viên các trường cao đẳng thuộc Đại học Đông Dương đọc bài diễn văn “nảy lửa” viết bằng tiếng Pháp, lớn tiếng tố cáo chính sách áp bức tàn bạo của thực dân Pháp, lên án chính quyền: “quên hết mọi lời hứa hẹn trong 4 năm đại chiến và cứ tiếp tục chính sách nô dịch, chính sách nhồi sọ, ngu dân, lừa dối… rồi kết thúc bằng những lời hùng biện thức tỉnh ý thức dân tộc, sự bùng nổ của chủ nghĩa dân tộc sau chiến tranh(2) . Sau sự kiện chấn động đó, Nguyễn Khánh Toàn buộc phải rời trường. Nguyễn Khánh Toàn vào vùng đất hứa Sài Gòn lập nghiệp, viết bài báo đầu tiên bằng tiếng Pháp Đáp lại bức thư ngỏ của quan năm Đỗ Hữu Chấn đăng trên tờ L’Annam số ra ngày 27/6/1926. Tiếp đó, ông làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút tờ báo Pháp ngữ có xu hướng cấp tiến chống thực dân Le Nhaqué (Người nhà quê) do ông sáng lập. Trong bài xã thuyết ra mắt ông đã viết: “Ta hãy bắt tay vào việc. Những ai còn sinh lực, bầu máu nóng hãy tranh đấu bẻ gãy xích xiềng nô lệ, để con cháu ta trở thành công dân một nước tự do trong tương lai…”. Báo chỉ ra được số 1 ngày 11/12/1926 thì bị cấm và chủ bút bị truy tố vì tội “xúi giục nổi loạn” (theo hồ sơ của mật thám Pháp), rồi tống giam tại Khám lớn Sài GIÁO SƯ, VIỆN SĨ NGUYỄN KHÁNH TOÀN n Hồ Sĩ Hùy GS, VS Nguyễn Khánh Toàn (1905-1993) N guyễn Khánh Toàn (còn có các bí danh Minin, Hồng Lĩnh, Hoàng Chính Quang) sinh ngày 01/8/1905 tại thị xã Vinh, tỉnh Nghệ An quê mẹ, nhưng quê cha tại xã Thanh Lương, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Người ta nhắc đến ông nhiều ở cương vị một Ủy viên Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội, Thứ trưởng bộ Giáo dục, rồi Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội nổi tiếng, nhưng ít người biết đến ông với tư cách một nhà khoa học lỗi lạc (1) .

GIÁO SƯ, VIỆN SĨ NGUYỄN KHÁNH TOÀN - Trang chủ CHAN DUNG.pdf · kiến trúc sư tài năng có cống hiến to lớn cho nền giáo dục nước nhà. Ngay từ những

  • Upload
    dongoc

  • View
    233

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 2/2016 [45]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

Thời thơ ấu Nguyễn Khánh Toàn sống ởVinh. Khoảng năm 1914-1915, cha ở tù, nợnần chồng chất, người anh lớn phải bỏ học đilàm, mẹ phải dắt mấy anh em về quê nội ởHuế. Tháng 9/1925, khi đang học năm cuốitrường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương,trong dịp đón tiếp Toàn quyền A.Varenne tạitrụ sở của thanh niên nhà số 9, phố Vọng Đức,Nguyễn Khánh Toàn đã thay mặt trên mộttrăm sinh viên các trường cao đẳng thuộc Đạihọc Đông Dương đọc bài diễn văn “nảy lửa”viết bằng tiếng Pháp, lớn tiếng tố cáo chínhsách áp bức tàn bạo của thực dân Pháp, lên ánchính quyền: “quên hết mọi lời hứa hẹn trong4 năm đại chiến và cứ tiếp tục chính sách nôdịch, chính sách nhồi sọ, ngu dân, lừa dối…rồi kết thúc bằng những lời hùng biện thức

tỉnh ý thức dân tộc, sự bùng nổ của chủ nghĩa dântộc sau chiến tranh”(2). Sau sự kiện chấn động đó,Nguyễn Khánh Toàn buộc phải rời trường.

Nguyễn Khánh Toàn vào vùng đất hứa Sài Gònlập nghiệp, viết bài báo đầu tiên bằng tiếng PhápĐáp lại bức thư ngỏ của quan năm Đỗ Hữu Chấnđăng trên tờ L’Annam số ra ngày 27/6/1926. Tiếp đó,ông làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút tờ báo Pháp ngữcó xu hướng cấp tiến chống thực dân Le Nhaqué(Người nhà quê) do ông sáng lập. Trong bài xãthuyết ra mắt ông đã viết: “Ta hãy bắt tay vào việc.Những ai còn sinh lực, bầu máu nóng hãy tranh đấubẻ gãy xích xiềng nô lệ, để con cháu ta trở thànhcông dân một nước tự do trong tương lai…”. Báo chỉra được số 1 ngày 11/12/1926 thì bị cấm và chủ bútbị truy tố vì tội “xúi giục nổi loạn” (theo hồ sơ củamật thám Pháp), rồi tống giam tại Khám lớn Sài

GIÁO SƯ, VIỆN SĨ NGUYỄN KHÁNH TOÀNn Hồ Sĩ Hùy

GS, VS Nguyễn Khánh Toàn (1905-1993)

N guyễn Khánh Toàn (còn có cácbí danh Minin, Hồng Lĩnh,Hoàng Chính Quang) sinh

ngày 01/8/1905 tại thị xã Vinh, tỉnhNghệ An quê mẹ, nhưng quê cha tại xã

Thanh Lương, huyện Hương Trà, tỉnhThừa Thiên Huế. Người ta nhắc đến

ông nhiều ở cương vị một Ủy viênTrung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội,

Thứ trưởng bộ Giáo dục, rồi Chủ nhiệmỦy ban Khoa học xã hội nổi tiếng,nhưng ít người biết đến ông với tư

cách một nhà khoa học lỗi lạc(1).

Tạp chí

KH-CN Nghệ AnSỐ 2/2016 [46]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

Gòn. Trong tù, ông trở thành người bạn chiến đấu thânthiết của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh (1900-1943). Ngay sau đó, luật sư Phan Văn Trường (1876-1933) mời ông làm Chủ bút tờ L’Annam (tục bản củatờ La cloche fêlée (Chuông rè) - tờ báo do Nguyễn AnNinh sáng lập kiêm giám đốc). Đây là tờ báo mác xítxuất bản 1 tuần 2 kỳ, công khai tuyên truyền chủ nghĩacộng sản, đăng toàn bộ Tuyên ngôn của Đảng Cộngsản của Mác và Ănghen, Bản yêu sách của nhân dânViệt Nam của Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghịVécxây, ca ngợi Công xã Quảng Châu, lên án cuộcchính biến của Tưởng Giới Thạch. Ông còn cùng vớiHà Huy Tập (1902-1941), Trần Huy Liệu (1901-1969)tổ chức lễ truy điệu chí sĩ Lương Văn Can (1854-1927) nên lại bị thực dân Pháp bắt và xử 2 năm tù ántreo, trục xuất về Huế.

Năm 1928, Nguyễn Khánh Toàn trốn sang Pháp.Từ 30/10/1928 đến năm 1931, ông học trường Đại họcPhương Đông theo giới thiệu của Đảng Cộng sảnPháp. Năm 1931-1933, làm nghiên cứu sinh Sử học,rồi nhận học vị Tiến sĩ tại khoa Sử, Đại học PhươngĐông (Liên Xô). Ông là người Việt Nam đầu tiên bảovệ thành công luận án Tiến sĩ tại Liên Xô(3). Sau đó,với bí danh Minin, ông trở thành giảng viên, phiêndịch viên của trường và cán bộ nghiên cứu trong Việndân tộc và thuộc địa của Quốc tế Cộng sản, đảm nhậnchức vụ Phó ban Đông Dương (Trưởng ban là nữ đồngchí Vaxiliêva).

Nguyễn Khánh Toàn là tác giả của nhiều luận vănnghiên cứu về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam vàcác nước thuộc địa khác. Ông còn nghiên cứu về ViệtNam Quốc dân Đảng và khởi nghĩa Yên Bái. Hồ sơsố 495-154-488 ghi như sau: Giáo sư Nguyễn KhánhToàn đã soạn “Giáo trình học tập” cho các sinh viênkhóa đặc biệt của Quốc tế Cộng sản, trong đó bàn đếncác vấn đề kinh tế, xã hội ở các nước dân tộc và thuộcđịa. Nguồn tài liệu của giáo trình này được thu thậpchủ yếu từ các đồng chí đang học tại trường Đại họcCộng sản dành cho những người lao động phươngĐông của Quốc tế Cộng sản.

Năm 1934, sau vụ án Hồng Kông nổi tiếng,Nguyễn Ái Quốc trở về Mạc Tư Khoa. Nguyễn KhánhToàn có may mắn được sống gần gũi với Người trongnhiều năm. Bài Gặp Bác ở Liên Xô 1933-1938 của ôngin trong tập Bác Hồ (NXB Văn học, 1960) đã kể lạinhiều kỷ niệm những tháng năm được gần Bác trongcộng đồng những người cách mạng quốc tế: “Thườngthường buổi tối, Bác đến nói chuyện về kinh nghiệm

đấu tranh, nhất là bồi dưỡng cho anh em vềđạo đức cách mạng, tinh thần đoàn kết…Bác cũng rất chú ý dạy anh em cách viết.Qua việc duyệt các bài viết hoặc tài liệu doanh em dịch ra tiếng Việt, Bác luôn chú ýlàm cho anh em viết một cách giản dị, dễhiểu, không dùng nhiều danh từ và nếu dùngthì dùng cho đúng. Văn dịch hoặc văn viếtnếu Bác thấy lủng củng khó hiểu thì gạch đi,bảo viết lại hay dịch lại…”(4).

Năm 1939, sau một chuyến trở về ViệtNam gặp nhiều trắc trở, Nguyễn Khánh Toànnhận lời người bạn thân Chu Ân Lai về DiênAn giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc đào tạocán bộ. Ở Diên An, với bí danh Hoàng ChínhQuang, ông là Giáo sư trường Trung Quốcnữ tú Đại học, đào tạo cán bộ nữ do VươngMinh, bạn thân của ông hồi ở Mạc Tư Khoalàm Hiệu trưởng. Ông giảng dạy khoa TiếngNga và khoa Lịch sử cách mạng thế giới trựctiếp bằng tiếng Hoa. Các vị lãnh đạo cao cấpcủa Đảng Cộng sản Trung Quốc như DiệpKiếm Anh, Dương Thượng Côn, Lưu ThiếuKỳ, Chu Đức đều là bạn thân của ông. Năm1941, ông cưới Ngũ Chân - cô nữ sinhtrường nữ tú, năm 1942 sinh con gái đầulòng Anna, năm sau sinh Bạch Lan(5).

Cuối năm 1945, Bác Hồ đề nghị với cácđồng chí Trung Quốc cho phép NguyễnKhánh Toàn trở về nước (cùng một lần vớiNguyễn Sơn (1908-1956) - vị lưỡng quốctướng quân nổi tiếng). Ông được giao nhiệmvụ giảng dạy Triết học và Chủ nghĩa Mác -Lênin tại các lớp huấn luyện cán bộ. Từ cáclớp học này, “học viên ra về lan truyền đikhắp nơi những lời khâm phục về sự uyênbác, sắc sảo của một vị Giáo sư đỏ, một tríthức lỗi lạc của Đảng đã đem lại cho anh chịem những kiến thức sơ đẳng và khái quát vềchủ nghĩa Mác - Lênin, tăng thêm niềm tintưởng của anh chị em vào con đường cáchmạng của Đảng và Bác Hồ”(6).

Từ tháng 11/1946, Nguyễn Khánh Toànlà Thứ trưởng Bộ Giáo dục và trở thành vịkiến trúc sư tài năng có cống hiến to lớn chonền giáo dục nước nhà. Ngay từ những ngàyđầu đảm nhận trọng trách, ông đã cùng đồngnghiệp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ “diệt

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 2/2016 [47]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

khoa học xã hội nhân văn Việt Nam như: Trần HuyLiệu, Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Trần Đức Thảo,Đào Duy Anh, Vũ Ngọc Phan, Cao Xuân Huy,Nguyễn Đổng Chi, Văn Tân, Đặng Vũ Khiêu… đểcùng nhau xây dựng nền khoa học xã hội và nhân vănViệt Nam lớn mạnh.

GS Nguyễn Khánh Toàn nói và viết thành thạo 4ngoại ngữ: Pháp, Nga, Hoa, Anh, trở thành tấm gươngsáng cho mọi cán bộ khoa học trong việc học tập, sửdụng ngoại ngữ như một điều kiện thiết yếu để mởrộng tầm kiến văn. Ông lại tinh thông cả văn hóaphương Đông lẫn văn hóa phương Tây, vừa bao quát,vừa chuyên sâu trong các lĩnh vực sử học, văn học,triết học, xã hội học, giáo dục học…, hoàn toàn xứngđáng là nhà lãnh đạo xuất sắc của ngành khoa học xãhội cả về phương diện tổ chức và học thuật. Dưới sựlãnh đạo của ông, Ủy ban Khoa học xã hội nước ta cóquan hệ tốt đẹp với các Viện Hàn lâm khoa học củacác nước xã hội chủ nghĩa anh em lúc bấy giờ. Ôngđã chỉ đạo biên soạn đề cương các bộ: Lịch sử ViệtNam (3 tập, 1971- 1989, do ông trực tiếp chủ biên vàviết Lời nói đầu); Lịch sử văn học Việt Nam (mãi chođến nay chỉ mới ra được tập 1, Nxb Khoa học xã hộiH. 1980, có ghi rõ sách được biên soạn tập thể theoĐề cương học thuật của đồng chí Nguyễn KhánhToàn, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội Việt Namvà có lời Tựa của chính ông). Bộ Lịch sử Việt Namngay từ khi mới ra đời tập 1, đã được bạn đọc nồngnhiệt đón nhận. Ông còn là Chủ tịch Hội đồng Quốcgia chỉ đạo, biên soạn Tổng tập văn học Việt Nam (42tập); Chủ tịch Hội đồng Quốc gia chỉ đạo, biên soạn,xét duyệt Từ điển tiếng Việt phổ thông; Chủ tịch Hộiđồng chỉ đạo, duyệt việc nghiên cứu, dịch và xuất bảnbộ Đại Việt sử ký toàn thư bản in Nội các quan bản,mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697), trực tiếpviết Lời giới thiệu; Chủ tịch Hội đồng đọc duyệt cuốnsách Kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi và viết Lờikhai mạc Hội nghị khoa học toàn quốc về Nguyễn Trãingày 2/10/1980…

Tâm huyết với công việc quản lý và chỉ đạo nhiềucông trình khoa học cấp Nhà nước, Nguyễn KhánhToàn không còn mấy thời gian, sức lực dành cho cáccông trình khoa học của riêng mình. Tuy vậy, là nhàbác học đa tài, ông đã để lại trên 500 bài báo lớn nhỏviết bằng nhiều thứ tiếng, công bố trên các sách, báo,tạp chí ở trong và ngoài nước, trong đó có nhiều bàimang tính định hướng đăng trên các tạp chí của Đảngvà các tập san chuyên ngành. Với tư cách là học giả,

giặc dốt”, là linh hồn của hai cuộc cải cáchgiáo dục: lần thứ nhất (1950), lần thứ hai(1960). Với 3 phương châm: “dân tộc, khoahọc, đại chúng”, cuộc cải cách lần một đãđược tiến hành theo hướng: học đi đôi vớihành; nâng cao trình độ văn hóa kết hợp vớilao động sản xuất, đào tạo phổ thông songsong với bổ túc văn hóa; đẩy mạnh phát triểngiáo dục ở vùng dân tộc thiểu số; tất cả cácmôn học từ tiểu học đến đại học đều dạy vàhọc bằng tiếng Việt. Ngay trong khói lửachiến tranh, cuộc cải cách đã đạt nhiều kếtquả tốt đẹp. Cuộc cải cách giáo dục lần thứhai (1960), sáp nhập hệ thống giáo dục ởvùng mới giải phóng vào hệ thống giáo dụccủa ta, nâng thời gian học ở bậc phổ thôngtừ 9 năm lên 10 năm, biên soạn lại sách giáokhoa, biến trường tư thục thành trường dânlập… Thực hiện lời dạy của Hồ Chủ tịch “vìlợi ích trăm năm trồng người”, ông đề xuấthàng loạt vấn đề lý luận có ý nghĩa quantrọng hàng đầu với công tác giáo dục chođến nay vẫn rất cần thiết phải tham khảo:“Trong việc giáo dục, xây dựng con ngườimới, việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cáchmạng là nhiệm vụ then chốt, lâu dài. Đặcbiệt đối với thế hệ trẻ là những người kế tụcvà phát triển sự nghiệp cách mạng, việc giáodục tư tưởng, đạo đức cách mạng còn có ýnghĩa hết sức quan trọng”(7).

Từ năm 1951, Nguyễn Khánh Toàn là Ủyviên dự khuyết Ban chấp hành Trung ươngĐảng Lao động Việt Nam khóa 2 (1951-1960), khóa 3 (1960-1976); đại biểu Quốchội khóa 2 (1960-1964), khóa 3 (1964-1971); được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệmỦy ban Khoa học Nhà nước. Năm 1965, BanKhoa học Xã hội tách khỏi Ủy ban Khoa họcNhà nước, đổi thành Viện Khoa học Xã hội,rồi năm 1967 lại đổi thành Ủy ban Khoa họcXã hội (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xãhội Việt Nam). Nguyễn Khánh Toàn giữchức Viện trưởng Viện Khoa học xã hội, rồiChủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội và ởcác cương vị đó suốt 17 năm cho đến ngàynghỉ hưu (1965-1982). Nhờ đạo đức trongsáng, uy tín và tài năng, ông trở thành ngọncờ tập hợp các tên tuổi hàng đầu của nền

Tạp chí

KH-CN Nghệ AnSỐ 2/2016 [48]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

cho đến nay ông là người Việt Nam duy nhất có mộttuyển tập tác phẩm được dịch, xuất bản ở Liên Xôtrước đây. Đó là tập Tháng Mười vĩ đại và Việt Namdo Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô xuất bản năm1979. Lời giới thiệu của nhà xuất bản đã khẳng địnhsự đánh giá rất cao của giới học giả Xô viết về ngòibút lý luận của ông từ những năm 30 thế kỷ XX(8). Cáccông trình của ông đã xuất bản trong nước đều chứađựng những giá trị văn hóa, tư tưởng lớn lao, mangđậm dấu ấn của một tư duy mác xít sâu sắc. Có thể kể:Giáo dục dân chủ mới (1947); Đại cương về văn họcsử Việt Nam (in lần đầu năm 1948, tái bản năm 1954).Đây là hai cuốn sách thể hiện tầm bao quát kiến thứccủa một học giả, có tính định hướng sáng rõ của mộtnhà giáo dục, nhà quản lý khoa học. Đặc biệt cụmcông trình sử học, trong đó nổi bật là hai tác phẩm:Vài nhận xét về thời kỳ cuối nhà Lê đến nhà NguyễnGia Long (1954) và Vấn đề dân tộc trong cách mạngvô sản (2 tập, 1960-1962) đã được truy tặng Giảithưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996. Tiếp đó là mộttập hợp dày dặn 723 trang của ông trên 2 lĩnh vực:nghiên cứu văn học và nghiên cứu giáo dục - tập sách:Chung quanh một số vấn đề văn học và giáo dục doNXB Khoa học Xã hội xuất bản năm 1972. Các bàibáo của ông còn được tập hợp tuyển chọn trong cácbộ: Cách mạng và khoa học xã hội (1978); Một số vấnđề của khoa học nhân văn (1992). Các bộ sách nàybao quát hoạt động của tác giả gần nửa thế kỷ miệtmài trên hai lĩnh vực khoa học và giáo dục, tỏ rõ nănglực bao quát, tổng hợp các vấn đề chung của khoa họcxã hội và nhân văn ở nước ta.

Tác phẩm của Nguyễn Khánh Toàn tuykhông nhiều và chưa thể hiện hết khả năngdồi dào, nhưng điều đáng quý là ở chỗ:“Phương pháp luận nghiên cứu mac xít củaGS, VS Nguyễn Khánh Toàn đã trở thànhmẫu mực để các nhà nghiên cứu khoa họcxã hội - nhân văn ở nước ta thuộc các thế hệhọc tập, noi theo” (GS, VS Nguyễn DuyQuý)(9). Ngoài ra, trong nhiều năm, ông cònấp ủ biên soạn bộ Lịch sử văn học Việt Nam.Ngay khi biên soạn Đề cương học thuật vàviết Tựa cho bộ Lịch sử văn học Việt Namđã nói ở trên, ông đã viết: “Lịch sử văn họcViệt Nam là bộ phận và là bộ phận cơ yếu,chủ chốt của lịch sử văn hóa Việt Nam, màlịch sử văn hóa lại gắn liền với lịch sử dântộc… Văn hóa Việt Nam là một thực thể lịchsử có từ mấy nghìn năm. Dân tộc Việt Namtự mình đã xây dựng nên văn hóa của mìnhtrên cơ sở của những quy luật phát triểnchung của lịch sử xã hội loài người, qua đấutranh chống thiên nhiên và đấu tranh xã hội,nhưng với những điều kiện địa lý, lịch sử, xãhội, văn hóa, không gian và thời gian thíchhợp với Việt Nam”(10). Nhưng rồi ông qua đờikhi chỉ mới kịp hoàn thành bản Đề cươnghơn 100 trang(11).

Là một trong những người am hiểu sâusắc cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ ChíMinh, Nguyễn Khánh Toàn đã có nhiều bàiviết quan trọng phân tích quá trình hoạt động

Hai tác phẩm Sử học nổi bật của GS.VS Nguyễn Khánh Toàn

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 2/2016 [49]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

cách mạng của Người qua các tác phẩm Bản án chếđộ thực dân Pháp, Đường Kách mệnh, Tuyên ngônđộc lập… góp phần làm nổi bật sự phong phú, đa dạngvề mặt tư tưởng, tâm hồn, phong cách đến phẩm chất,đạo đức của Hồ Chủ tịch. Năm 1969, ngay sau khi HồChủ tịch qua đời, với tư cách là Chủ nhiệm Ủy banKhoa học xã hội, trong dự thảo phương hướng nghiêncứu khoa học gửi lên Ban chấp hành Trung ươngĐảng, ông là người đầu tiên sáng suốt đề nghị xúc tiếnnghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, xem nó là cơ sởcho sự phát triển lý luận Mác - Lênin và sự sáng tạotrong đường lối cách mạng Việt Nam(12).

GS, VS Nguyễn Khánh Toàn là một nhà khoa họcchân chính. Nói như Anh hùng lao động thời kỳ đổimới GS Vũ Khiêu: “Ai được tiếp xúc với NguyễnKhánh Toàn, dù người ấy là người Việt Nam hayngười ngoại quốc đều lập tức thấy ngay ở anh khôngchỉ là một nhà bác học mà còn là một nhà trí thức theonghĩa đầy đủ của từ này”(13). Ông luôn có lòng ưu áiquan tâm đến học trò, đồng nghiệp trẻ. Dù ở cương vịcao, ông vẫn gần gũi mọi người, có những nhận xétkhích lệ thích đáng với tác phẩm Truyện Kiều và thểloại Truyện Nôm của Đặng Thanh Lê; chỉ dẫn, viết lờiTựa cho công trình Tác phẩm văn của Chủ tịch HồChí Minh (1985) của Hà Minh Đức; đặc biệt sửa chữatỉ mỉ cho cuốn sách Hai mươi năm nước Việt Nam Dânchủ Cộng hòa của Bùi Đình Thanh… Trong nhữngnăm 80 thế kỷ trước, tiêu chuẩn cấp phát của một vịchủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội như GS, VSNguyễn Khánh Toàn cũng không dư dả gì. Mỗi khinhận được nhuận bút hay kinh phí cho mỗi chuyếncông tác, ông đều dành để mua quà cho gia đình, đồngnghiệp. Không mấy ai biết rằng cả đời ông không hềcó lấy một cuốn sổ tiết kiệm. Mỗi lần có việc đột xuất,ông luôn phải tạm ứng lương để sử dụng trước. TheoPGS Bùi Đình Thanh, đó là một quan điểm sốngphóng khoáng rất Âu hóa của GS Nguyễn Khánh Toàntrong hoàn cảnh lúc bấy giờ(14).

Cho đến cuối đời (ông mất ngày 9/12/1993), NguyễnKhánh Toàn vẫn chỉ sống trong một căn phòng nhỏ15m2 số nhà 42, Tăng Bạt Hổ: “Bước vào căn phòngnày, dù anh không biết chủ nhân của nó là ai, anh vẫncảm nhận được một không gian rộng mở của tri thức vàsự giản dị của chủ nhân bởi một tủ sách lớn với rất nhiềuchủng loại, một bàn làm việc đơn sơ, một chiếc giườngnhỏ, tất cả đều đã cũ nhưng vô cùng ngăn nắp”(15).

GS Nguyễn Khánh Toàn thật sự xứng đáng là mộttrong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ

Chí Minh. Ông được bạn bè, đồng nghiệptrong giới khoa học nước ta và quốc tế đánhgiá rất cao. Năm 1975, ông được bầu là Việnsĩ nước ngoài Viện Hàn lâm Khoa học Cộnghòa Dân chủ Đức; năm 1976 lại vinh dựnhận danh hiệu Viện sĩ nước ngoài Viện Hànlâm Khoa học Liên Xô. Ghi nhận công laoto lớn của ông, Nhà nước Việt Nam đã traotặng ông Huân chương kháng chiến chốngPháp hạng nhất (1961); Huân chương khángchiến chống Mỹ hạng nhất (1984); Huânchương Hồ Chí Minh (1984); truy tặng Giảithưởng Hồ Chí Minh đợt 1 (1996); truy tặngHuân chương Sao Vàng (2008) và nhiềuphần thưởng cao quý khác./.

Chú thích:

(1) Đinh Xuân Lâm - Trương Hữu Quýnh (CB): Từđiển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục,H.2005, tr.519-520.

(2) Đinh Xuân Lâm, Trường Cao đẳng Sư phạmĐông Dương, nơi đào tạo các nhà giáo dục và nghiêncứu văn hóa dân tộc lỗi lạc, Tạp chí Nghiên cứu Lịchsử số 362, tháng 6/2006, tr.8.

(3) Nguyễn Thanh Tú, 100 Years - VietNam Na-tional University. HaNoi; Đỗ Quang Hưng: Giáo sư đỏMinin Nguyễn Khánh Toàn, Tạp chí Xưa và Nay No 9,12/1994; Phạm Thành Long: Tình thương yêu của BácHồ dành cho 2 người con của GS, VS Nguyễn KhánhToàn antg. Cand.com.vn/ Tu-lieu-antg/.

(4), (8) Đỗ Quang Hưng, Giáo sư đỏ Minin NguyễnKhánh Toàn, Tạp chí Xưa và Nay No 9, 12/1994.

(5) Phạm Thành Long, Tình thương yêu của BácHồ dành cho 2 người con của GS VS Nguyễn KhánhToàn antg. Cand.com.vn/ Tu-lieu-antg/

(6), (7), (12) Theo Trọng Quân, www.vusta.vn/vi/news/Guong-hoat-dong- KH-CN/ Ca-cuoc-doi-vi-cach-mang-va-nen-giao-duc-khoa-hoc-Viet-Nam.58180.html

(9), (15) Dẫn lại theo Nguyễn Thanh Tú, 100 Years -VietNam National University. HaNoi.

(10) Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Lịch sử vănhọc Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học xã hội H. 1980, tr.14.

(11) Bản đề cương này trước khi mất ông đã kịptrao lại cho người học trò thân cận là PGS Bùi ĐìnhThanh.

(13) Vũ Khiêu: Một nhà văn hóa lớn in trong cuốnGS, VS Nguyễn Khành Toàn - Cuộc đời và sự nghiệp,NXB Chính trị Quốc gia. H.2013.

(14) Nguyễn Thị Loan, Ký ức về GS VS NguyễnKhánh Toàn cpd.vn/news/detail/tabid/newsid/1814/s20/Defaultaaspx.