16
NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ THÁNG 03/2010 NHNG NI DUNG NI BT Cà phê Tây Nguyên đối mt vi hn hán Sâu ltàn phá vườn cà phê Các cơ quan chức năng ra sức htrXut khu 3 tháng đầu năm giảm so vi cùng knăm 2009 DN ni thiếu vốn. Nguy cơ DN ngoại nm githphn cà phê trong nước Xut khu cà phê ca mt snước trên thế gii Trin vng thtrường Trung tâm thông tin PTNNNTVin chính sách và chiến lược PTNNNTBNông nghip & PTNT P16-Thy Khuê-Tây H-Hà Ni Tel: (84.4)9725153 Fax: (84.4)9725153 Email: [email protected] Website: http://www.agro.gov.vn

NHỮNG NỘI DUNG NỔ ẬT - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/07/bao cao ca phe thang 3 nam 2010.pdfCà phê Tây Nguyên ... Sâu lạ tàn phá vườn cà phê Các cơ quan

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ THÁNG 03/2010

NHỮNG NỘI DUNG NỔI BẬT

Cà phê Tây Nguyên đối mặt với hạn hán

Sâu lạ tàn phá vườn cà phê

Các cơ quan chức năng ra sức hỗ trợ

Xuất khẩu 3 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm 2009

DN nội thiếu vốn. Nguy cơ DN ngoại nắm giữ thị phần cà

phê trong nước

Xuất khẩu cà phê của một số nước trên thế giới

Triển vọng thị trường

Trung tâm thông tin PTNNNT–Viện chính sách và chiến lược PTNNNT–Bộ Nông nghiệp & PTNT

P16-Thụy Khuê-Tây Hồ-Hà Nội – Tel: (84.4)9725153 – Fax: (84.4)9725153

Email: [email protected] – Website: http://www.agro.gov.vn

1.THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1.1.Cà phê Tây Nguyên đối mặt

với hạn hán

Thời tiết khô hạn thời gian

vừa qua đã gây ra không ít khó khăn

cho các hộ trồng cà phê khu vực Tây

Nguyên. Hàng ngàn hecta cà phê ở

Đắc Lắc đang đứng trong tình trạng

khô héo do thiếu nước tưới. Hiện tại

các hồ chứa nước cũng khô kiệt.

Anh Nguyễn Văn Pháp – Trưởng

phòng Nông nghiệp huyện Krông

Buk, tỉnh Đắc Lắc cho biết, hiện nay

trên địa bàn huyện đã có 5 hồ chứa

cạn nước. Toàn tỉnh Đắk Lắk có

khoảng 520 công trình thủy lợi, chỉ

đảm bảo nước tưới cho khoảng 50%

diện tích cây trồng.

Để cứu cà phê, nhiều hộ đã

phải thuê người đào, khoan giếng

sâu đến 50-60m. Nhiều hộ khoan

đến một vài giếng mà vẫn không có

nước. Một số hộ khác dùng tớ ,

năm chiếc máy bơm để đưa nước từ

những khu vực xa về nhằm duy trì

sự sống cho càphê. Tuy nhiên,

những cố gắng trên không thể đáp

ứng hết được nhu cầu nước tưới

nước cho cà phê.

Theo ông Nguyễn Đức Luyện,

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn Đắk Nông, hiện

hàng trăm ngàn héc ta cà phê tại Tây

Nguyên chỉ còn trông chờ vào mưa

để cứu hạn vì mực nước ngầm tại

các tỉnh này đã ở mức thấp không

thể đáp ứng được nhu cầu từ 500-

600 lít/gốc/lần tưới theo chu kỳ 30

ngày tưới một lần được.

Hạn hán hiện vẫn đang hoành

hành dữ dội ở địa bàn các huyện

Krông Buk, Ea H’leo, Krông Ana,

Krông Bông, Krông Pắk, Krông

Năng và đang tiếp tục lan rộng đến

các địa phương còn lại.

1.2.Sâu lạ tàn phá vườn cà phê

Bên cạnh những khó khăn do

khô hạn gây ra, nông dân trồng cà

phê còn phải đối mặt với sâu bệnh.

Thời gian gần đây, khoảng 500ha cà

phê địa bản tỉnh Gia Lai bị sâu bệnh

cắn phá nghiêm trọng.

Theo báo cáo của Chi cục Bảo

vệ thực vật tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh có

gần 25.000 ha cà phê bị nhiễm sâu

bệnh, trong đó 7.300 ha bị nhiễm rệp

sáp, 7.700 ha bị rệp vảy xanh, 8.000

ha bị bệnh rỉ sắt…Tuy nhiên đây là

những bệnh thường gặp sau mỗi đợt

tưới cà phê, nông dân có thể xử lý,

khống chế. Điều đáng lo ngại nhất

về sâu bệnh hại cà phê hiện nay là

đối phó với sâu bệnh lạ. Theo báo

cáo của ngành Nông nghiệp – Phát

triển Nông thôn tỉnh Gia Lai, đã có

khoảng 480ha cà phê ở 3 huyện xuất

hiện sâu lạ tấn công cà phê, 65ha ở

huyện Chư Prông, 15ha ở huyện

Đức Cơ và 400ha ở huyện Ia Grai

(trong đó cà phê của Nông trường

706 bị 300ha, Nông trường Ia Sao

100ha).

Ông Hà Ngọc Uyển- Chi cục

trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh

Gia Lai cho biết: Loại sâu này chưa

có một tên khoa học cụ thể. Nguyên

nhân xuất hiện của loại sâu này là do

nắng hạn kéo dài. Đặc điểm của

chúng là sinh sống theo từng đàn

nên thường cắn phá cà phê cục bộ ở

từng vùng. Hiện tại, Chi cục đã gửi

mẫu ra Cục Bảo vệ thực vật (Bộ

NN-PTNT) cùng các cơ quan

chuyên môn để giám định.

Ông Lê Bảo- người trồng cà

phê ở xã Ia Sao (huyện Ia Grai) cho

biết: “Loài sâu này giống một loài

sâu mà nông dân hay gọi là sâu

khoai, chúng chỉ ăn lá khoai, lá dâm

bụt, một số lá cây rừng. Còn bây

giờ, chúng lại ăn đọt non của cây cà

phê, sau đó ăn dần đến lá, khiến cây

cà phê mất dần sức, sinh trưởng phát

triển kém”. Suốt từ nhiều ngày nay,

gia đình ông Bảo phải thức

cùng sâu lạ trên 2ha cà phê của gia

đình bởi loại sâu này chỉ cắn phá cà

phê vào chiều tối hoặc sáng sớm.

Chính vì vậy mà việc phòng trừ gặp

nhiều khó khăn.

Ông Phạm Văn Tân (thôn

Chánh Trạch 2, thị trấn Ia Kha,

huyện Ia Grai) cho biết: Đây là lần

đầu tiên thấy loại sâu này, chúng cắn

phá cà phê với mật độ 3- 5 con mỗi

cây. Nhiều vườn cà phê bị cắn trụi

lá, chỉ còn trơ lại quả non”.

1.3.Các cơ quan chức năng ra sức

hỗ trợ

Để hỗ trợ nông dân thoát khỏi

những khó khăn trên, các cơ quan

chức năng đã có nhiều biện pháp can

thiệp. Cụ thể, tại địa bàn tỉnh Gia

Lai, Hội nông dân tỉnh đã phối hợp

với Ngân hàng Chính sách và Ngân

hàng thương mại đứng ra tín chấp

đẩy mạnh việc cho vay vốn trong

thời điểm này, tạo điều kiện thuận

lợi cho nông dân có vốn để chăm

sóc vườn cây trong mùa khô kéo dài.

Trong 3 tháng đầu năm 2010,

Chi nhánh ngân hàng Chính sách xã

hội và Chi nhánh Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh

đã cho hàng chục ngàn hộ vay vốn

với tổng số tiền hơn 500 tỷ đồng,

bình quân mỗi hộ được vay từ 20

đến 30 triệu đồng.

Ngày 15/03, tại Lâm Đồng,

Trung tâm đào tạo cho nông dân

trồng cà phê đạt các chứng chỉ quốc

tế đã được thành lập. Đây là kết quả

của sự hợp tác giữa tổ chức Tài

Chính Quốc Tế (IFC), thành viên

của nhóm Ngân hàng thế giới (WB)

và Công ty TNHH Thương phẩm

Atlantic Việt Nam (thuộc tập đoàn

ECOM) nhằm đào tạo cho nông dân

ở các nước đang phát triển. Mục tiêu

hoạt động của Trung tâm là hỗ trợ

nông dân trồng cà phê đạt được các

chứng chỉ quốc tế về trồng cà phê

bền vững cũng như cải thiện năng

suất, giúp tăng thu nhập cho các hộ

trồng cà phê.

Để giúp đỡ nông dân về giá,

Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam

đã có đề xuất mua tạm trữ 200 nghìn

tán cà phê nhằm ngăn tình trạng giá

giảm. Biện pháp này không chỉ có

tác dụng đẩy giá trong nước mà còn

góp phần thúc đẩy giá cà phê thế

giới tăng lên.

Tại Đắk Lắk, Phòng Nông

nghiệp huyện Krông Bông, có kế

hoạch hỗ trợ hơn 5.000 lít dầu cho

người dân bơm nước chống hạn

nhưng chỉ cấp cho người dân được

gần 1.000 lít dầu thì phải dừng lại vì

các nguồn nước của huyện này đều

cạn nước.

Trước tình hình nắng hạn kéo dài, UBND

tỉnh Đắk Nông vừa ban hành chỉ thị bắt buộc các

huyện phải quản lý và phân phối nước tưới; các

phòng nông nghiệp huyện, thị xã phải có kế hoạch

chống hạn tại những khu vực dễ bị khô hạn vào

cuối vụ.

1.4.Diễn biến giá

Thời gian qua, diễn biến giá trên thị trường

cà phê thế giới, đặc biệt là sàn giao dịch cà phê

Robusta Luân Đôn đã tác động không nhỏ đến giá

cà phê trong nước và giá cà phê xuất khẩu của Việt

Nam.

Hình 1: Tương quan biến động giá giữa cà phê

tại cảng Sài Gòn và giá giao dịch trên thị trường

Luân Đôn (USD/tấn)

Nguồn: AGROINFO

Nửa đầu tháng

3/2010 giá cà phê

nhân xô trong nước

biến động trong

khoảng 22000-23000

đ/kg. Nửa cuối tháng

mức giá bắt đầu diễn

biến theo khuynh

hướng tăng. Đến cuối

tháng giá cà phê nhân

xô tại các thị trường

Đắc Lắc, Lâm Đồng,

Đắc Nông, Gia Lai

dao động trong

khoảng 24000-

25000đ/kg.

Hình 2: Diễn biến giá cà phê tại Đắc Lắc và Gia

Lai (đồng/kg)

So với tháng trước mức giá đã được phục

hồi đáng kể. Tuy vậy, tình hình thời tiết khô hạn

kéo dài đang là mối đe dọa sản xuất của những

người trồng cà phê.

1.5.Xuất khẩu cà phê

Xuất khẩu 3 tháng đầu năm giảm so với cùng

kỳ năm trước

Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam,

trong 3 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã xuất

khẩu được khoảng 330.000 tấn cà phê với kim

ngạch đạt 461 triệu USD. So với cùng kỳ năm

trước xuất khẩu cà phê 3 tháng đầu năm đã giảm

25,3% về lượng và giảm 31% về giá trị.

Thời gian qua, thị trường cà phê diễn biến

phức tạp gây nhiều khó khăn cho người sản xuất

cũng như các đại lý và

các doanh nghiệp

trong ngành. Mức giá

xuất khẩu bình quân

tháng 1 đạt 1297

USD/tấn; tháng 2

giảm xuống còn 1214

USD/ tấn; tháng 3 giá

xuất khẩu bình quân

vẫn ở mức thấp và đạt

khoảng 1202USD/tấn.

So với các năm trước

giá xuất khẩu cà phê

hiện đang ở mức thấp.

Hình 3: Diễn biến giá cà phê từ ngày 12/03/2007

đến ngày 09/03/2010(USD/tấn)

Nguồn: giacaphe.com

Tuy vậy, sự gia tăng về giá nửa cuối tháng

3/2010 đang là dấu hiệu đáng mừng cho những

người trồng cà phê cũng như các doanh nghiệp

trong ngành. Tính đến ngày 31/03 giá xuất khẩu tại

cảng Sài Gòn đã đạt mức 1300 USD/tấn.

Hình 4: Diễn biến giá cà phê xuất khẩu tại cảng

Sài Gòn (USD/tấn)

Nguồn: AGROINFO

Ông Đỗ Hà

Nam – Phó chủ tịch

Hiệp hội Cà phê Ca

cao Việt Nam

(Vicofa) cho biết với

giá xuất khẩu cà phê

bấp bênh như thời

gian qua thì kim

ngạch xuất khẩu cà

phê của Việt Nam

trong năm 2010 chỉ

vào khoảng 1 tỷ đô la

Mỹ, giảm 40% so với

năm 2009.

DN nội thiếu vốn.

Nguy cơ DN ngoại

nắm giữ thị phần cà

phê trong nước

Hiện tại các

doanh nghiệp cà phê

trong nước đang đứng

trước những khó khăn

về vốn. Ông Vũ Đức

Tiến, Giám đốc Công

ty cổ phần đầu tư và

xuất khẩu cà phê Tây

Nguyên, cho biết trước đây cứ đến vụ cà phê công

ty ông được ngân hàng cho vay 400- 500 tỉ đồng

để thu mua cà phê. Nhưng năm nay, công ty chỉ

được vay 100 tỉ đồng từ ngân hàng. Chính vì vậy,

để thu mua cà phê cho người dân, ông phải đi vay

ở ngoài 50 triệu đô la Mỹ để giải quyết vấn đề

thiếu vốn. Trước tình trạng khó khăn về vốn, thời

gian qua mặc dù giá cà phê giảm nhưng doanh

nghiệp trong nước khó có thể mua được nhiều

hàng thì rất nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu

nước ngoài tràn vào mua cà phê tại Tây Nguyên

với số lượng rất lớn.

Ông Nguyễn Công Hoàng, Phó tổng giám

đốc Tổng công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe)

cũng cho biết tình trạng doanh nghiệp nước ngoài

vào mua bán cà phê trực tiếp với nông dân đã xuất

hiện từ khá lâu. Ở thời điểm giá thấp, doanh nghiệp

trong nước thiếu vốn không thể mua vào thì các

doanh nghiệp nước ngoài sẵn sàng trả với mức giá

cao hơn hẳn.

Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam

(Vicofa), có khoảng 5 trên 10 nhà kinh doanh cà

phê nguyên liệu lớn nhất thế giới đã có mặt tại thị

trường Việt Nam dưới hình thức liên doanh hoặc

độc lập, số cà phê mà họ thu chiếm tới 30% tổng

sản lượng cà phê của Việt Nam.

Trước tình trạng các

doanh nghiệp trong

nước gặp khó khăn về

vốn, doanh nghiệp

nước ngoài mua cà

phê với số lượng lớn,

ông Nam nhận định:

“Với tình hình này,

chỉ trong vòng vài

năm nữa công ty xuất

khẩu cà phê trong

nước có thể bị xóa sổ

hoàn toàn vì thiếu

nguồn lực tài chính để

cạnh tranh với công ty

xuất nhập khẩu cà phê

nước ngoài”.

Nguồn: www.ico.org

2.THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

2.1. Tình hình sản xuất

Brazil

Tình trạng mưa nhiều thời kỳ

cuối năm 2009 trong lúc cà phê đang

ra hoa đã khiến hoa nở thất thường

khiến cà phê chín không đều, xuất

hiện hiện tượng lẫn lộn quả chín đỏ,

ươm vàng và quả xanh. Hơn nữa,

thời tiết khô ráo và thiếu mưa trong

tháng 3 – thời điểm cà phê Brazil bắt

đầu chín có thể ảnh hưởng đến chất

lượng và sản lượng cà phê của

Brazil trong niên vụ này.

Ông Joaquim Goulait, một

nhà nông học tại Cooxupe, hợp tác

xã cà phê lớn nhất thế giới, bang

Minas cho rằng năm nay Brazil sẽ

có vụ thu hoạch có trái xanh chiếm

tỷ lệ cao.

Colombia

Tại Colombia, sản lượng cà

phê trong thời gian qua giảm mạnh.

Liên đoàn những người trồng cà phê

nước này cho biết xuất khẩu cà phê

trong tháng 2/2010 giảm 41% trong

khi sản lượng giảm 25% xuống còn

648.000 bao. Trong tháng 4 và tháng

5 tới, nước này sẽ bước vào vụ thu

hoạch mới. Colombia cũng như

những khách hàng của mình đang hi

vọng vụ thu hoạch sắp tới này sẽ

góp phần làm tăng nguồn cung cà

phê của Colombia.

Các nước Trung Mỹ

Tháng 3 là thời điểm diễn ra

hoạt động thu hoạch cà phê của các

nước Trung Mỹ. Nhưng tình trạng

thời tiết ẩm ướt và không khí lạnh

bất thường trong tháng có thể làm

gián đoạn công tác thu hoạch cà phê

tại quốc gia này.

Ấn Độ

Tại Ấn Độ, do ảnh hưởng của

mưa trái mùa, sản lượng cà phê của

nước này có thể sẽ giảm xuống so

với mức dự đoán 289600 tấn mà Ủy

ban cà phê Ấn Độ đưa ra thời gian

trước.

Ông Milan Shah, giám đốc

điều hành công ty NKG Javanti

Coffee Private Ltd – một trong

những công ty xuất khẩu cà phê lớn

nhất của Ấn Độ cho biết mưa trái

mùa cuối tháng 12/2009 và đầu

tháng 01/2010 đã ảnh hưởng tới các

khu vực trồng cà phê. Ông cho rẳng

trong niên vụ này sản lượng cà phê

của Ấn Độ sẽ chỉ đạt 275.000 tấn.

Zambia

Sản lượng cà phê năm 2010

của Zambia cũng được dự báo sẽ

giảm. Ông Joseph Taguma, Tổng

giảm đốc điều hành Hiệp hội Những

người trồng Cà phê Zambia (ZCGA)

cho biết do phải đóng cửa nông trại

vì thiếu nguồn tài chính nên sản

lượng cà phê năm 2010 sẽ giảm

xuống mức 20.833 bao so với mức

27.383 bao cùng kỳ năm ngoái.

Indonesia

Tại Indonesia, tình trạng thời

tiết ẩm ướt đã làm gián đoạn việc

thu hoạch cà phê tại nước này.

Tháng 3 là giai đoạn cao điểm trong

việc thu hoạch cà phê tại miền nam

Sumatra – khu vực trồng cà phê

chính của Indonesia. Nhưng do thời

tiết quá ẩm ướt nên công tác thu

hoạch phải trì hoãn đến cuối tháng

tư hoặc đầu tháng 5.

2.2. Diễn biến giá

Thị trường cà phê thế giới

tháng 3 biến động khá mạnh. Nửa

đầu tháng giá cà phê biến động theo

xu hướng giảm nhưng đến nửa cuối

tháng mức giá lại diễn biến theo

khuynh hướng tăng. Những ngày

cuối tháng giá cà phê tăng lên mức

cao nhất so với hai tháng đầu năm.

Cà phê Arabica

Do diễn biến thời tiết ảnh

hưởng đến sản lượng cà phê Arabica

tại Braxin, Colombia và các nước

Trung Mỹ nên giá cà phê Arabica ở

các thị trường diễn biến theo xu

hướng tăng mạnh.

Hình 5: Diễn biến giá cà phê Arabica giao dịch

tại New York (Ucent/lb)

Nguồn: AGROINFO

Tại NewYork, trong tháng 3 giá cà phê

Arabica tăng khoảng 4,03% chủ yếu do việc giảm

nguồn cung của các nước xuất khẩu hàng đầu về

loại cà phê này như: Colombia, Braxin, các nước

Trung Mỹ… Giá các lọại cà phê Arabica cao cấp

của Mexico, Peru, Honduras và Guatemala liên tục

tăng do các nhà rang xay chuyển hướng sang các

thị trường này để bù đắp lượng thiếu hụt từ

Colombia.

Cà phê Robusta

Giá cà phê Robusta tại Luân Đôn biến động

mạnh nhất trong các thị trường. Nửa đầu tháng giá

cà phê giảm mạnh và đến ngày 16/03 giá cà phê

Robusta đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm

trở lại đây ở mức

1201USD/tấn. Tuy

vậy, chỉ sau phiên

giao dịch ngày 16/03,

mức giá đảo chiều

biến động theo

khuynh hướng tăng.

Nhiều ý kiến cho

rằng, nguyên nhân

của sự tăng giá này là

do thông tin Việt Nam

sẽ cho phép một số

công ty vay tiền để

mua tạm trữ 200.000

tấn cà phê của nông

dân nhằm hỗ trợ nông

dân trong điều kiện

giá cà phê trên thị

trường sụt giảm và

nhằm đẩy giá thị

trường thế giới lên.

Tính đến cuối tháng

3/2010 giá đã tăng

5,6% và chốt phiên

ngày 31/03 ở mức

1356USD/tấn. Tính

chung quý I/2010, giá

cà phê Robusta đã

tăng 1,8% tương đương 24USD/tấn.

Hình 6: Giá cà phê Robusta kỳ hạn tháng 5 năm

2010 tại thị trường Luân Đôn(USD/tấn)

2.3. Xuất khẩu cà phê của một số nước trên thế

giới

Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Cà phê thế

giới (ICO), xuất khẩu cà phê toàn thế giới trong

tháng 2/2010 đạt 7.100.000 bao thấp hơn so với

mức 8.700.000 bao của tháng 02/2009. Tổng số

tích lũy cho 5 tháng đầu năm cà phê 2009/2010 (từ

tháng 10/2009 đến tháng 02/2010) là 35,6 triệu bao

so với mức 40 triệu bao cùng kỳ niên vụ

2008/2009.

So sánh số lượng xuất khẩu cà phê từ tháng

10 đến tháng 2 niên vụ 2008/2009 và 2009/2010,

xuất khẩu cà phê ở hầu hết các thị trường lớn đã

giảm đi đáng kể. Cụ

thể ở một số thị

trường như sau:

Bảng: Xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm cà phê

tại một số nước(Nghìn bao)

Nước xuất

khẩu

2008/2009 2009/2010 Thay

đổi(%)

Brazil 14211 12678 -10,79

Việt Nam 7808 6256 -19,88

Colombia 4572 3070 -32,85

Indonesia 2042 1975 -3,28

Peru 1684 1288 -23,54

Uganda 1395 1236 -11,43

Mexico 859 909 5,83

Guatemala 897 1007 12,19

Honduras 811 1030 27,05

Nguồn: Hiệp hội Cà phê thế giới

Tại một số thị trường xuất khẩu cà phê có sự

gia tăng như Hondura, tăng 27,05%, Guatemala

tăng 12,19% và đạt 1,007 triệu bao,…Thông tin cụ

thể về xuất khẩu cà phê ở một số thị trường được

cụ thể dưới đây:

Indonesia

Theo Hiệp hội các Nhà xuất khẩu Cà phê

Indonesia, lượng cà phê vối xuất khẩu tháng 3 của

nam Sumatra, vùng trồng cà phê chủ yếu của nước

này tăng 21% lên mức

133.400 bao 60 kg so

với mức 110.116 bao

của tháng trước.

Lượng xuất khẩu

tháng 3 năm 2010

giảm 35% so với mức

205.383 bao cùng kỳ

vụ trước. Mùa vụ này

đang bị trì hoãn do

mưa lớn trong khi đó

vào mùa vụ trước tình

hình thu hoạch đã

được bắt đầu trong

tháng 3, điều này dẫn

đến việc khác nhau xa

về con số xuất khẩu từ

năm này qua năm

khác.

Guatemala

Theo Hiệp hội

Cà phê Guatemala

(Anacafe), lượng cà

phê xuất khẩu tháng 3

tăng 8,8% lên mức

508.869 bao 60kg so

với mức 467.643 bao

cùng kỳ năm ngoái.

Tính từ đầu vụ 2009/2010 đến hết

tháng 3 lượng cà phê xuất khẩu tăng

1,19% lên mức 1.526.985 bao so với

mức 1.634.147 bao cùng kỳ vụ

trước.

Honduras

Theo Viện Cà phê quốc gia

Honduras, trong tháng 3 vừa qua

nước này đã xuất khẩu được

688.780 bao cà phê loại 60kg, tăng

tới 48% so với 464.506 bao trong

tháng 3/09. Tính chung từ đầu niên

vụ 2009/10 đến hết tháng 3/10, tổng

khối lượng cà phê xuất khẩu của

Honduras đạt 1.718.615 bao, tăng

35% so với cùng kỳ năm trước.

Viện cho biết sở dĩ lượng xuất

khẩu tháng này tăng mạnh vì vụ thu

hoạch mới được cung cấp ra thị

trường sớm hơn so với trước đây.

3.TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG

3.1. Triển vọng thị trường thế giới

Do nguồn cung khan hiếm,

giá cà phê thế giới có thể sẽ tăng

trong thời gian tới. Giám đốc điều

hành Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO),

ông Nestor Osorio, dự báo cung cà

phê thế giới có thể giảm khoảng

3,2% trong niên vụ này, xuống

khoảng 124 triệu bao, do thời tiết bất

lợi làm giảm sản lượng ở một số

quốc gia xuất khẩu cà phê lớn như

Braxin, Colombia,… Trong khi đó,

tiêu thụ cà phê sẽ tăng lên 132 triệu

bao trong năm nay, chủ yếu nhờ tiêu

thụ mạnh ở các thị trường như Nga,

Ukraina,…

Dự trữ cà phê ở các nước

nhập khẩu có thể tăng lên 27 triệu

bao, so với 25 – 26 triệu bao niên vụ

trước. Tuy nhiên, dự trữ cà phê ở

các nước sản xuất hiện còn không

đáng kể.

Ông Nestor Osorio cũng cho

biết cà phê Robusta được sử dụng

trong các sản phẩm uống liền và hòa

tan đang nắm giữ thị phần của mình

một cách chắc chắn, bất chấp sự

quan tâm ngày càng nhiều của người

tiêu dùng đối với các sản phẩm chất

lượng cao làm từ cà phê arabica.

Đây sẽ là cơ sở để thị trường

Robusta vững giá trong thời gian tới.

Hiện nay trên thế giới khoảng

40% nguồn cung cà phê là loại

robusta, 60% còn lại là arabica,

được gia tăng trồng như một loại cà

phê đặc biệt. Mười năm trước, chỉ

30% cà phê được trồng là loại

robusta và 70% còn lại là arabica.

Brazil – nước sản xuất cà phê

lớn nhất thế giới, sẽ cung cấp

khoảng 39 triệu bao cà phê trong

niên vụ này, so với 46 triệu bao niên

vụ trước. Tại Colombia – nước sản

xuất arabica chất lượng cao lớn nhất

thế giới, sản lượng niên vụ vừa qua

đã giảm xuống mức thấp nhất của 35

năm, là nguyên nhân chính đẩy giá

Arabica tăng trong năm nay. Việc

thiếu mưa ở nước này sẽ tiếp tục ảnh

hưởng tới sản lượng trong niên vụ

hiện tại. Năm trước, Colombia đã

vượt qua Indonesia trở thành nước

sản xuất cà phê lớn thứ 3 thế giới.

Sản lượng của Colombia niên vụ

này sẽ đạt koảng 9 – 10 triệu bao,

tăng so với 8,5 triệu bao niên vụ

trước, song vẫn là con số rất thấp.

Tại nhiều nước sản xuất có

dân số đông như Brazil và

Indonesia, tiêu thụ cà phê đang tăng

mạnh, khiến lượng dư cung dành

cho xuất khẩu giảm sút. Các nước

sản xuất hiện chiếm khoảng 26%

tiêu thụ cà phê thế giới.

3.2. Triển vọng thị trường Việt

Nam

Tình hình sản xuất cà phê

Việt Nam đang đứng trước những

khó khăn nhất định. Tình trạng hạn

hán trong thời gian này đang là mối

đe dọa lớn đến sản lượng cà phê

Việt Nam. Ông Nestor Osorio cũng

cho biết, Việt Nam – nước sản xuất

lớn thứ 2 thế giới, có thể sẽ bị giảm

20% sản lượng trong niên vụ này,

xuống 17,5 triệu bao (khoảng 1,05

triệu tấn). Mức dự báo trung bình về

sản lượng cà phê Việt Nam do hãng

Bloomberg đưa ra là khoảng 1,08

đến 1,2 triệu bao.