29
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Kỷ niệm Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ - rút ngắn con đường xây dựng công nghiệp Việt Nam NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Lực đẩy mới cho đổi mới sáng tạo công nghệ ở Việt Nam Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản tỉnh Bắc Giang Tái cơ cấu tài trợ và nâng cao hợp tác trong khoa học Những điều cần quan tâm để sản xuất và xuất khẩu vải thiều Ngành chăn nuôi góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang THÀNH TỰU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Năm 2015: Đón sản phẩm đầu tiên từ 3 chương trình khoa học và công nghệ quốc gia ĐẤT VÀ NGƯỜI BẮC GIANG Suối Mỡ - di tích lịch sử cấp quốc gia Người thầy truyền cảm hứng, khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học TIN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Giải thưởng Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang năm 2015 Họp hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh Tập huấn kiến thức quản lý khoa học và công nghệ địa phương Tập huấn an toàn bức xạ hạt nhân trong y tế và công nghiệp Bắc Giang phát triển “Mô hình truyền thông khoa học và công nghệ” Soá 2-2015 CHÒU TRAÙCH NHIEÄM XUAÁT BAÛN Ths. Nguyeãn Ñöùc Kieân BAN BIEÂN TAÄP Ngoâ Chí Vinh Phaïm Huy Long Ñoã Thò Thôm Huyeàn Trang TRÌNH BAØY Vaên Baèng AÛnh: Tập huấn bồi dưỡng kiến thức quản lý khoa học và công nghệ BIEÂN TAÄP VAØ IN: TRUNG TAÂM TIN HOÏC VAØ THOÂNG TIN KHCN Soá 71, Nguyeãn Vaên Cöø, tp Baéc Giang. Ñieän thoaïi (Fax): 0240 3825 001 Email: [email protected] In 500 cuoán, khoå 19x27 cm. Giaáy pheùp xuaát baûn soá: 18/GP - STTT do Sôû Thoâng tin vaø Truyeàn thoâng Baéc Giang caáp ngaøy 23 thaùng 1 naêm 2015. Xuaát baûn ñònh kyø: 2 thaùng/soá. 1 2 5 8 10 13 15 17 19 21 23 24 26 26 27 28

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Kỷ niệm Ngày khoa học và công nghệ …thongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/e98/tc so 2-2015.pdf · NHỐNG VỮN ẤĐ CHUNG SỐ 2 - 2015 1 KỶ

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG � Kỷ niệm Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam � Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khoa học và

công nghệ � Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ - rút

ngắn con đường xây dựng công nghiệp Việt NamNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

� Lực đẩy mới cho đổi mới sáng tạo công nghệ ở Việt Nam

� Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản tỉnh Bắc Giang

� Tái cơ cấu tài trợ và nâng cao hợp tác trong khoa học � Những điều cần quan tâm để sản xuất và xuất

khẩu vải thiều � Ngành chăn nuôi góp phần phát triển kinh tế - xã

hội tỉnh Bắc GiangTHÀNH TỰU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

� Năm 2015: Đón sản phẩm đầu tiên từ 3 chương trình khoa học và công nghệ quốc gia ĐẤT VÀ NGƯỜI BẮC GIANG

� Suối Mỡ - di tích lịch sử cấp quốc gia � Người thầy truyền cảm hứng, khơi dậy niềm đam

mê nghiên cứu khoa học TIN HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

� Giải thưởng Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang năm 2015

� Họp hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh

� Tập huấn kiến thức quản lý khoa học và công nghệ địa phương

� Tập huấn an toàn bức xạ hạt nhân trong y tế và công nghiệp

� Bắc Giang phát triển “Mô hình truyền thông khoa học và công nghệ”

Soá 2-2015

CHÒU TRAÙCH NHIEÄM XUAÁT BAÛNThs. Nguyeãn Ñöùc Kieân

BAN BIEÂN TAÄP Ngoâ Chí VinhPhaïm Huy LongÑoã Thò ThômHuyeàn Trang

TRÌNH BAØYVaên Baèng

AÛnh: Tập huấn bồi dưỡng kiến thức quản lý

khoa học và công nghệ

BIEÂN TAÄP VAØ IN:TRUNG TAÂM TIN HOÏC VAØ THOÂNG TIN KHCNSoá 71, Nguyeãn Vaên Cöø, tp Baéc Giang.Ñieän thoaïi (Fax): 0240 3825 001Email: [email protected] 500 cuoán, khoå 19x27 cm.

Giaáy pheùp xuaát baûn soá: 18/GP - STTT do Sôû Thoâng tin vaø Truyeàn thoâng Baéc Giang caáp ngaøy 23 thaùng 1 naêm 2015. Xuaát baûn ñònh kyø: 2 thaùng/soá.

Trong soá naøy

12

5

8

10

1315

17

19

2123

24

26

26

27

28

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1SỐ 2 - 2015

KỶ NIỆM NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Ngày 18/5/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ đến dự, chúc mừng và có bài phát biểu quan trọng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội Phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam (tiền thân của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam ngày nay). Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết những luận điểm quan trọng nhất về phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta, đồng thời giao nhiệm vụ vừa khó khăn, nhưng lại vừa vinh quang cho giới trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam. Vì lý do đó, tại Điều 7, Luật Khoa học và Công nghệ, ngày 18 tháng 5 hàng năm là Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (KH&CN). Ngày KH&CN Việt Nam được tổ chức nhằm tuyên truyền rộng rãi các thành tựu KH&CN, tôn vinh đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của KH&CN, động viên thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên say mê nghiên cứu khoa học góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực

KH&CN trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Năm 2014, việc tổ chức lần đầu tiên Lễ công bố Ngày KH&CN Việt Nam và các sự kiện được tổ chức nhân Ngày KH&CN trên phạm vi toàn quốc đã thành công tốt đẹp, thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng của toàn xã hội, đặc biệt là các cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, các tổ chức KH&CN, nhà khoa học và các doanh nghiệp.

Chủ đề Ngày KH&CN Việt Nam năm nay: “Khoa học và công nghệ - động lực phát triển nhanh và bền vững”, trong đó tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật KH&CN, vai trò của KH&CN và hoạt động KH&CN thông qua các hình thức tin, bài, phóng sự, phim tài liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng; phát hành số đặc biệt chào mừng Ngày KH&CN trên các báo, tạp chí, bản tin, tập san về KH&CN; triển lãm sáng tạo của sinh viên, nhóm nghiên cứu trẻ của các viện, trường, doanh nghiệp KH&CN; phát động phong trào nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến,

cải tiến kỹ thuật trong cán bộ nghiên cứu, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân; phát động phong trào năng suất, chất lượng tại các doanh nghiệp; tổ chức khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể, cá nhân xuất sắc, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển KH&CN của Bộ, ngành, địa phương nhân dịp ngày KH&CN Việt Nam.

Bắc Giang chào mừng Ngày KH&CN Việt Nam

Nhằm quảng bá và phát huy hiệu quả các sản phẩm chủ lực đã được bảo hộ trong và ngoài nước đồng thời tôn vinh một số nhà khoa học có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Sở KH&CN Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch số 32/KH-KHCN ngày 20/4/2015 về việc tổ chức Ngày KH&CN Việt Nam (18/5/2015) với các nội dung: Chào mừng Ngày KH&CN Việt Nam; đánh giá kết quả hoạt động KH&CN giai đoạn 2011-2015 và giải pháp phát triển giai đoạn 2016-2020; tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp phát triển KH&CN Bắc Giang, giai đoạn

(Xem tiếp trang 12)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

quyền về vai trò, vị trí của KH&CN trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, CNH - HĐH đất nước, cạnh tranh và hội nhập quốc tế; xác định phát triển KH&CN là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm của tất cả các cấp uỷ Đảng và chính quyền.

Các nhiệm vụ KH&CN phải đáp ứng và phục vụ chương trình kinh tế - xã hội, ngược lại chương trình kinh tế - xã hội phải có luận chứng khoa học.

Xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN quốc gia

Đổi mới toàn diện hoạt động đào tạo theo chuẩn mực quốc tế. Năng lực, trình độ KH&CN quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nguồn nhân lực là nhân tài và trí thức KH&CN đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, quyết

định chất lượng sản phẩm nghiên cứu KH&CN.

Cần xây dựng và ban hành cơ chế chính sách, quy định cụ thể về thu hút, trọng thị, trọng dụng, trọng đãi và vinh danh nhân tài, trí thức KH&CN.

Nhà nước cần tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho một số trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu khoa học trọng điểm, khu công nghệ cao đạt trình độ quốc tế cùng với chính sách đảm bảo lợi ích để thu hút nhân tài, trí thức KH&CN trong nước và quốc tế đến làm việc.

Đổi mới hệ thống tổ chức KH&CN

Tái cấu trúc và quy hoạch lại hệ thống tổ chức KH&CN quốc gia theo hướng nâng cao năng lực, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, trùng lặp, đáp ứng sự nghiệp CNH -

ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNGKHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TS. Nguyễn Đức Lý Nguồn: Tạp chí Thông tin KH&CN Quảng Bình

Nhìn chung, năng lực KH&CN nước ta vẫn

còn ở trình độ thấp, chưa đủ sức giải quyết được nhiều vấn đề của thực tiễn đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế- xã hội, CNH - HĐH, đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia và hội nhập quốc tế. Đây là thách thức lớn, nếu không có cơ chế chính sách đúng đắn thì nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế giữa nước ta với các nước phát triển là không tránh khỏi. Để khắc phục những tồn tại và hạn chế nêu trên, việc đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ cơ chế hoạt động KH&CN trong giai đoạn hiện nay là:

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước đối với sự nghiệp phát triển KH&CN

Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng và chính

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nước ta có cơ hội thuận lợi để tiếp thu tri thức khoa học và công nghệ (KH&CN) tiên tiến, hiện đại, các nguồn lực, kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến và những bài học thành công, thất bại của nước ngoài để nhanh chóng tăng cường năng lực KH&CN quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đây vừa là cơ hội mới cho các nước đang phát triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH), rút ngắn thời gian và khoảng cách so với các nước phát triển bằng việc ứng dụng các thành tựu khoa học và đổi mới công nghệ đồng thời là thách thức cần phải nhanh chóng đầu tư, đổi mới sáng tạo để cạnh tranh và hội nhập.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

3SỐ 2 - 2015

HĐH và hội nhập quốc tế. Khuyến khích mọi tổ

chức, doanh nghiệp và cá nhân thành lập các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, doanh nghiệp KH&CN. Gắn chặt liên kết hữu cơ tất yếu giữa sản xuất kinh doanh với nghiên cứu khoa học, giữa tổ chức KH&CN với doanh nghiệp trên cơ sở đảm bảo quan hệ lợi ích hài hòa giữa nhà khoa học, tổ chức KH&CN và doanh nghiệp.

Đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động KH&CN

Tạo môi trường dân chủ khoa học và điều kiện thuận lợi cho nhân tài, trí thức KH&CN tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo KH&CN, cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Môi trường dân chủ trong khoa học chính là không gian sáng tạo của trí thức KH&CN.

Tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN để huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển KH&CN.

Đổi mới cơ bản việc xây dựng và quản lý nhà nước các nhiệm vụ KH&CN theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đặc biệt đối với các nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm, mũi nhọn mang tính đột phá.

Thực hiện cơ chế đặt hàng các nhiệm vụ KH&CN xuất phát từ thực tiễn sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội; áp dụng các hình thức mua,

khoán sản phẩm phù hợp với đặc điểm của từng loại hình hoạt động KH&CN.

Thực hiện tốt thống kê KH&CN và có cơ chế kiểm soát tình trạng trùng lặp các nhiệm vụ KH&CN giữa các ngành, các cấp, các địa phương.

Tăng cường khai thác, áp dụng sáng chế trong và ngoài nước, các sáng chế không được bảo hộ tại Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau.

Triển khai một số nhiệm vụ KH&CN trọng điểm, mũi nhọn, có tính chất đột phá và tác động lớn đến phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.

Tăng cường thông tin, phổ biến, nhân rộng, ứng dụng nhanh các kết quả nghiên cứu KH&CN vào thực tiễn sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.

Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách tài chính cho hoạt động KH&CN

Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư tài chính cho hoạt động KH&CN theo hướng đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho KH&CN, xã hội hóa một số hoạt động KH&CN. Nhà nước chỉ tập trung đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm được xác định trong Chiến lược phát triển KH&CN, các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách và những lĩnh vực công ích do nhà nước quy định trên cơ sở duy trì mức chi tối thiểu 2% tổng chi ngân sách nhà nước

cho hoạt động KH&CN, đạt 2,2% vào năm 2015 và những năm tiếp theo.

Cần sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách theo hướng bổ sung mục chi ngân sách cho KH&CN ở cấp huyện trong mục lục chi ngân sách nhà nước để có điều kiện tăng cường hoạt động KH&CN cấp huyện.

Cần bổ sung quy định tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN được cơ quan có thẩm quyền xem xét bảo lãnh vay vốn tại các tổ chức tín dụng.

Thí điểm áp dụng cơ chế tự chủ đặc biệt về tài chính đối với các nhà khoa học được nhà nước giao chủ trì nhiệm vụ KH&CN đặc biệt cấp quốc gia.

Ưu tiên đầu tư lĩnh vực Việt Nam có lợi thế so sánh hoặc để làm chủ, phát triển và tạo ra một số công nghệ cao, tạo lĩnh vực KH&CN, sản phẩm mũi nhọn của quốc gia; xây dựng hạ tầng kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao.

Tăng cường khai thác các nguồn vốn từ hợp tác quốc tế cho phát triển KH&CN. Có chính sách để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong các hoạt động KH&CN.

Tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển thị trường KH&CN

Hoàn thiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN; tổ chức

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

4 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

thực hiện hiệu quả Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia.

Phát triển mạnh, nhanh các tổ chức dịch vụ KH&CN xúc tiến chuyển giao công nghệ và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.

Đẩy mạnh thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ nhằm tạo môi trường sở hữu lành mạnh trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Bảo hộ tốt quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng hóa. Bảo đảm lợi ích chính đáng của các tác giả có phát minh, sáng chế nhằm phát huy lao động sáng tạo.

Thúc đẩy khai thác hiệu quả thông tin sáng chế phục vụ đào tạo, nghiên cứu và sản xuất kinh doanh.

Tăng cường và đổi mới hoạt động thông tin KH&CN

Thông tin KH&CN phải đáp ứng tốt các chức năng cơ bản về thông tin, tư liệu, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, kết quả nghiên cứu KH&CN, nhân rộng kết quả KH&CN vào sản xuất kinh doanh và đời sống.

Hệ thống tri thức KH&CN, các kiến thức khoa học kỹ thuật, các kết quả nghiên cứu KH&CN tại Thư viện quốc gia và Cục Thông tin KH&CN quốc gia cần có cơ chế mở để toàn xã hội khai thác, sử dụng trên mạng thông tin điện tử, tránh sự đóng băng như hiện nay. KH&CN sẽ bị hạn chế phát triển, trí thức sẽ

chậm phát triển nếu cứ kéo dài mãi sự đóng băng kho cơ sở dữ liệu to lớn về KH&CN - nguồn tài nguyên trí tuệ vô giá của quốc gia.

Cụ thể hóa chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp cạnh tranh và hội nhập

Hoạt động KH&CN phải hướng tới việc hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và các thành tựu KH&CN, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, xác lập quyền sở hữu tài sản trí tuệ, khai thác thông tin KH&CN, các hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững và hội nhập thành công.

Tăng cường hợp tác quốc tế về KH&CN

Cần mở rộng hợp tác quốc tế về KH&CN để nhanh chóng tiếp thu nền KH&CN tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao đồng thời qua đó tranh thủ học tập kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ KH&CN.

Trong hợp tác quốc tế về KH&CN, cần xác định rõ đối tác chiến lược, đối tượng trọng tâm, phạm vi trọng điểm nhằm tạo đột phá trong một số mũi nhọn thuộc chiến lược quốc gia.

Đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sáng tạo

Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng các thành tựu KH&CN, các giải pháp kỹ thuật tiên tiến vào công tác sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội, đặc biệt là trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, cải cách hành chính, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả nền kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân…

Đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ cơ chế tổ chức, quản lý và hoạt động KH&CN, phù hợp với nội dung Nghị quyết lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 về “Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc” là vô cùng cấp thiết, có tính chất quyết định đến sự phát triển của nền KH&CN quốc gia, sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội, CNH - HĐH đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh vững chắc và hội nhập quốc tế thành công./.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

5SỐ 2 - 2015

HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - RÚT NGẮN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP

VIỆT NAM Lê Thanh

(Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online)

Nếu trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thị trường 800 triệu dân và chiếm 40% GDP toàn cầu, Việt Nam nên khai thác tối đa bối cảnh thuận lợi này để tiếp thu công nghệ qua hợp tác quốc tế - con đường tắt để theo kịp công nghiệp thế giới.

có lợi thế cạnh tranh về giá so với hàng nhập khẩu. Trong bối cảnh này, bên bán công nghệ không thực sự muốn chuyển giao tất cả những “know-how” mà họ giữ lại những bảo bối với mục đích để bên mua không đạt được trình độ cạnh tranh hoặc luôn luôn phải lệ thuộc.

Khi kinh tế thế giới được tổ chức theo từng vùng thương mại tự do, trong đó các hàng

rào thuế từ từ được hủy bỏ, luật chơi cũng đã thay đổi. Các doanh nghiệp ngoài vùng cần liên minh với các đối tác địa phương để có cơ sở thâm nhập vào các thị trường của vùng. Mặt khác, các doanh nghiệp địa phương cần vốn và kỹ thuật của nước ngoài để tồn tại và phát triển. Sự gặp gỡ về quyền lợi này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ. Bên

Chuyển giao công nghệ: Từ hoài nghi đến tin tưởng

Sự trao đổi và chia sẻ trong lĩnh vực công nghệ giữa hai quốc gia hay hai doanh nghiệp vốn có từ lâu. Dù vậy, sự chênh lệch về trình độ kinh tế và khoa học kỹ thuật, sự khác biệt về văn hóa - xã hội và những hàng rào thương mại giữa các quốc gia là những trở ngại gây khó khăn cho quá trình này trong suốt nửa thế kỷ trước.

Sau khi giành được độc lập ở các thập niên 1950 - 1960, đa số các quốc gia tập trung nỗ lực vào xây dựng kinh tế và phát triển công nghiệp nội địa. Những kế hoạch này chủ yếu dựa vào hai yếu tố mâu thuẫn nhau, một mặt các nước đang phát triển được giúp đỡ hoặc chủ động mua các công nghệ từ những nước phát triển, mặt khác, xây hàng rào thuế để giúp ngành công nghiệp trong nước

Ảnh minh họa

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

6 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

dạy sẽ không giấu nghề, nhưng bên nhận có đủ khả năng hấp thụ để áp dụng vào hệ thống sản xuất địa phương không? Câu trả lời thay đổi tùy theo khả năng của mỗi quốc gia.

Trong khi nhiều nước gặp thất bại, cũng trong những thập niên cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Hồng Kông đã xây dựng được một nền công nghiệp có tầm vóc thế giới, chủ yếu dựa vào chuyển giao công nghệ. Các nhà phân tích nhận định rằng, những nước này thành công vì có nền văn hóa mạnh nên khả năng tiếp thu công nghệ cao và có ý chí xây dựng một nền công nghiệp tân tiến. Hơn nữa, giới lãnh đạo có tầm nhìn rộng và xa về hợp tác quốc tế, họ quan niệm chuyển giao công nghệ không phải là tiếp thu bằng cách bắt chước, nhưng phải biết chọn lọc những cái hay để ghép với những kỹ thuật trong nước, kể cả những kỹ thuật truyền thống nhằm xây dựng một công nghệ thích hợp với những điều kiện và văn hóa quốc gia. Một nền công nghiệp xây dựng từ những cơ sở quốc gia mới thực sự có khả năng phát triển mạnh, như trường hợp nước Nhật.

Theo gương của Nhật, công nghiệp hiện đại của Hàn Quốc đã được xây dựng khởi đầu từ các công nghệ nhập khẩu. Họ đã bỏ rất nhiều vốn để mua các kỹ thuật của Nhật, Mỹ và châu Âu: Từ 1 triệu đô

la Mỹ năm 1967 vọt lên 90 triệu đô la Mỹ năm 1980, 141 triệu đô la Mỹ năm 1983 và 411 triệu đô la Mỹ năm 1988. Trong ngành điện tử, Hàn Quốc đã mua hàng trăm bằng sáng chế, nhưng yếu tố quan trọng trong thành công của Hàn Quốc là sự nghiêm chỉnh trong việc chuẩn bị nhân sự và phương tiện để hấp thụ công nghệ. Bản báo cáo nội bộ của CIBA - GEIGY, một công ty sản xuất thuốc Thụy Sỹ về kinh nghiệm hợp tác với Hàn Quốc đã chứng minh điều này: “Trong suốt quá trình hợp tác, chúng tôi tin chắc rằng mình được dẫn trên một con đường đã vạch sẵn với những đoạn và điểm đi qua được định theo mục tiêu của họ và theo những gì mà họ biết về mình”.

Tóm lại, hợp tác công nghệ quốc tế tùy thuộc chính vào hai yếu tố: Độ tin cậy giữa hai đối tác và khả năng hấp thụ của bên nhận. Qua kinh nghiệm của các con rồng châu Á, khi có quyết tâm, có kế hoạch chuẩn bị cẩn thận, khả năng tiếp thu công nghệ sẽ tăng và từ đó xác suất thành công lớn.

Cần đưa công nghệ vào doanh nghiệp và xã hội

Với Hiệp định TPP, Việt Nam sẽ tập hợp được nhiều điều kiện khách quan để phát triển một nền công nghiệp hiện đại, nhưng thực hiện được hay không tùy thuộc khả năng tiếp

thu công nghệ của các doanh nghiệp và chính sách phát triển công nghiệp của nhà nước.

Tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải là trọng điểm của chương trình công nghiệp hóa. Dù có những yếu tố ngoại sinh thuận lợi, khó khăn hiện tại của Việt Nam là đa số các doanh nghiệp còn được lãnh đạo bởi những người sáng lập, thành công nhờ khả năng thương mại hay thời cơ chứ căn bản không dựa trên kỹ thuật hiện đại, do đó kỹ thuật chưa đi vào văn hóa của doanh nghiệp. Hầu như tất cả các quốc gia ở trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa đều gặp khó khăn này. Như trường hợp Thái Lan và Brazil, khi phân tích các hợp đồng và nội dung thương thuyết của các doanh nghiệp ở hai nước này với các đối tác quốc tế năm 1980 thì thấy những tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu là chất lượng/giá, cách thanh toán, thương hiệu của đối tác, thời hạn giao hàng... Không doanh nghiệp nào đã thảo luận về điều kiện tiếp thu công nghệ vì những người lãnh đạo đã không đặt nặng vấn đề kỹ thuật. Hậu quả là các doanh nghiệp không chuẩn bị tốt về nhân lực, tổ chức và kế hoạch để học trong điều kiện tối ưu.

Tiến trình công nghiệp hóa Việt Nam còn ngổn ngang, nhưng việc ưu tiên phải làm là

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

7SỐ 2 - 2015

bỏ chiến lược hàng giá rẻ để chuyển sang hàng chất lượng cao với giá cạnh tranh tốt bằng cách liên doanh với các công ty nước ngoài. Chúng ta có điều kiện để thiết lập một sự hợp tác bình đẳng, hai bên đều có lợi: Công nghệ hiện đại trao đổi với giá lao động rẻ và thị trường TPP. Nhưng sự trao đổi này chỉ có kết quả dài hạn nếu chúng ta biết thương lượng rõ ràng về những điều kiện chuyển giao công nghệ, chuẩn bị kỹ nhân lực, phương tiện và chương trình làm việc để có khả năng tiếp thu và áp dụng hiệu quả nhất trong những điều kiện và văn hóa Việt Nam.

Những yếu tố cần thiết để thực hiện thành công gồm:

Thứ nhất, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam phải chọn công nghệ là công cụ cạnh tranh chính, họ phải là động lực của chuyển giao công nghệ;

Thứ hai, nhà nước hỗ trợ bằng cách đào tạo các chuyên viên kỹ thuật nắm rõ về các phương pháp, quy trình chuyển giao công nghệ. Cụ thể là trong chương trình dạy của các trường đại học Việt Nam cần có những khóa dạy về ngành này, cần thành lập một trung tâm “Chuyển giao công nghệ” để hỗ trợ và trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp, tạo được một môi trường thuận lợi cho tiếp thu./.

BÊN NÀY HỒ CẤM SƠN

Hồ Cấm Sơn lúa đã gặt đông tàn

Chiều sẫm lại bao nhiêu màu rơm khói

Chiều đông tàn mà chân không vội

Chờ hoàng hôn choàng lên vai thôi

Bên này Cấm Sơn, hồ trong ven núi

Núi thấp thôi, gần Yên Tử ngang trời

Cánh rừng trám quả tím bờ môi ấm

Thở hơi rừng, hơi thở nước hồ trong

Chân đã mỏi nếm vị rượu làng Vân

Dùng dằng mãi cả ngày vàng hoa cải

Giữ hồn ta rằng người ơi ở lại

Chưa có gió mùa đâu chưa có gió mùa

Lời quan họ dùng dằng yếm đỏ

Em hát nữa đi em hát nữa đi

Sau khuy áo trái tim còn điên dại

Còn ngất ngư ư hự cả chiều

Phiêu diêu bên hồ thuyền tình dang dở

Hơn một lần đuối nước ở Cấm Sơn./.

Hoàng Việt Hằng

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

8 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

LỰC ĐẨY MỚI CHO ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM Minh Châu

Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông KH&CN

Là dự án đầu tiên sử dụng ODA cho

hoạt động đổi mới sáng tạo, Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP) đã góp phần thay đổi suy nghĩ của các nhà tài trợ và cộng đồng quốc tế trong việc hỗ trợ Việt Nam. Giai đoạn II của IPP được kỳ vọng đầu tư có trọng điểm hơn với định hướng tạo ra những kết quả bền vững, tạo nền tảng cho hoạt động đổi mới sáng tạo của Việt Nam sau này.

Tạo đà vững chắc từ giai đoạn I

Với sự tham gia của 350 người, trong đó có hơn 150 nhóm đã nộp đơn bày tỏ quan tâm tại 3 hội thảo đồng sáng tạo vòng đầu diễn ra tại 3 thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng do IPP tổ chức trong tháng 1 vừa qua cho thấy, mức độ quan tâm cũng như sức hấp dẫn của chương trình đối với cộng đồng đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Ông Lauri Laakso - Cố vấn trưởng IPP đã so sánh Hội thảo Hợp tác Đổi mới Sáng tạo giống như một cuộc hẹn lần đầu tiên: “Qua sự kiện này và những cuộc trao đổi nhanh

trực tiếp với từng nhóm, chúng tôi hi vọng sẽ tạo nhiều sự tương hợp giữa IPP và các nhóm quan tâm”.

Ông Trần Quốc Thắng - Giám đốc IPP cho biết: Việt Nam có thể thực hiện phát triển bền vững bằng cách đầu tư vào đổi mới sáng tạo. Trong suốt giai đoạn 2 IPP sẽ hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp và giúp họ thực hiện phát triển bền vững. Qua đó, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Tại Hà Nội, các chuyên gia của IPP đã trao đổi với hơn 70 nhóm và đã nghe khá nhiều những ý tưởng có triển vọng về các ngành khác nhau. IPP cũng đã gặp 60 nhóm quan tâm tại thành phố Hồ Chí Minh. Hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở Đà Nẵng chỉ mới đang nổi. Những công ty đổi mới sáng tạo cần rất nhiều hỗ trợ để thành công trên thị trường quốc tế. IPP đã gặp một tổ chức liên doanh đang phát triển dịch vụ vườn ươm tại Đà Nẵng. Tất cả các cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa IPP và các nhóm đổi mới sáng tạo tại 3 khu vực cho thấy sự hào hứng đón

nhận của các đơn vị, tổ chức tại Việt Nam.

Hỗ trợ của IPP cho các công ty đổi mới sáng tạo không thể so sánh với hỗ trợ vốn nghiên cứu và phát triển truyền thống - IPP đang tìm kiếm các dự án tăng trưởng nhanh và mong đợi các công ty có sản phẩm trên thị trường trong 1 - 2 năm đầu sau khi nhận tài trợ từ IPP và tham gia đào tạo đổi mới sáng tạo thực tiễn.

Được biết, giai đoạn I của dự án IPP được triển khai trong vòng bốn năm (từ 2010 - 2014) với số vốn đầu tư từ phía Phần Lan là 7,3 triệu Euro (viện trợ không hoàn lại) và 20 tỷ đồng đối ứng từ phía Việt Nam. Ngoài 125 đơn vị trực tiếp thụ hưởng dự án để thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo thì điểm nổi bật mà IPP giai đoạn I cũng đã tác động đến việc xây dựng các văn bản pháp luật và chiến lược về khoa học công nghệ của Việt Nam tới gần hơn các chuẩn mực quốc tế.

Mặc dù với mức hỗ trợ khoảng 400 triệu đồng mỗi doanh nghiệp - một con số chưa phải là cao nhưng dự án IPP giai đoạn I đã có những

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

9SỐ 2 - 2015

tác động và hiệu ứng tích cực đối với cộng đồng các các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đổi mới sáng tạo Việt Nam.

Thay đổi nhận thức về đổi mới sáng tạo là điểm mà dự án IPP giai đoạn I đã đạt được. Nếu như nguồn hỗ trợ ODA cho Việt Nam trong hơn 20 năm qua tập trung ưu tiên cho các lĩnh vực y tế, môi trường, giáo dục, xóa đói giảm nghèo thì nay nguồn hỗ trợ đó đã chuyển dịch sang hướng nâng cao năng lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Điều này được chứng minh sau khi IPP giai đoạn I đi vào hoạt động, năm 2011, các tổ chức khác như World Bank, DANIDA (Đan Mạch), DFID (Anh), EU cũng bắt đầu đề cập đến các hỗ trợ cho Việt Nam trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, tiếp nối sự thành công của dự án IPP giai đoạn I, sự ra đời của dự án FIRST của World Bank hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy đổi mới sáng tạo không thể không kể đến vai trò của IPP.

Tập trung tài trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp

IPP giai đoạn II vẫn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng nếu giai đoạn I hỗ trợ các dự án đổi mới sáng tạo của những doanh nghiệp đã thành lập, thì giai đoạn II tập trung tài trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp từ trước khi ra đời về mặt đào tạo kỹ năng, tư vấn thị trường và vốn. Theo đó, những doanh nghiệp được chọn sẽ được hỗ trợ theo

hai bước: Bước một, tập trung vào đào tạo, tư vấn, hướng dẫn về việc kết nối với các nguồn lực, tiếp cận thị trường - doanh nghiệp được lựa chọn sẽ được hỗ trợ tối đa 30.000 EUR, trong đó có 70% dành cho nguồn lực con người; bước hai, hướng tới việc kết nối các đối tác tiềm năng, kêu gọi các nguồn lực khác với tổng số vốn lên đến 300.000 EUR. Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, giai đoạn II sẽ tăng tính cạnh tranh của các hồ sơ dự tuyển bằng cách công bố và quảng bá công khai các chương trình, nhiệm vụ, đồng thời sẽ lập ra một Hội đồng tuyển chọn và Hội đồng nghiệm thu như đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ để đảm bảo tính khả thi của các dự án.

Đây chính là điểm nhấn của giai đoạn II của IPP, đó là đầu tư có trọng điểm hơn với định hướng tạo ra những kết quả bền vững, tạo nền tảng cho hoạt động đổi mới sáng tạo của Việt Nam sau này.

Theo đó, giai đoạn II có bốn mục tiêu cụ thể: Hỗ trợ biên soạn bộ giáo trình về đổi mới sáng tạo ở Việt Nam để giảng dạy rộng rãi từ các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp đến các trường đại học; hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp spin offs (từ các kết quả nghiên cứu khoa học của các viện, trường) và các start-ups; hỗ trợ đổi mới sáng tạo ở địa phương với các dự án tạo ra các sản phẩm vùng đặc trưng, trụ được lâu dài trên thị trường và tự duy trì được

sau khi dự án kết thúc; hỗ trợ việc hoàn thiện các thể chế, chính sách.

Một sản phẩm quan trọng của giai đoạn II chính là bộ giáo trình theo tiêu chuẩn quốc tế do các chuyên gia nước ngoài hợp tác biên soạn về đổi mới sáng tạo. Cùng với đó là việc đào tạo lớp giảng viên có thể giảng dạy chuyên sâu về lĩnh vực này thông qua chương trình học bổng đổi mới sáng tạo (VIF). Các thành viên được tuyển chọn vào chương trình này sẽ tham dự một khóa học toàn thời gian kéo dài chín tháng và được cấp chi phí sinh hoạt trong suốt thời gian tham gia khóa học./.

Giai đoạn II của IPP sẽ kết thúc vào năm 2018 với tổng số vốn đầu tư 11 triệu EUR, trong đó 90% là ODA viện trợ không hoàn lại. IPP hợp tác với các đối tác quốc tế và quốc gia chủ chốt cũng như với các tập thể, nhóm đổi mới hàng đầu nhằm hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng kinh tế đến năm 2020 của Việt Nam và hỗ trợ tăng cường xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo.

IPP2 hiện đang kêu gọi sự quan tâm của các đơn vị, cá nhân để có thể bắt đầu đối thoại với những người thụ hưởng tiềm năng. Các tập thể và cá nhân này quan tâm đến chương trình hỗ trợ đổi mới của IPP dưới 2 hình thức: Phát triển sản phẩm và dịch vụ Phát triển hệ thống sáng tạo đổi mới.

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

10 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM NÔNG SẢN TỈNH BẮC GIANG

Ngô Anh Hoàng

Bắc Giang là một tỉnh có điều kiện thổ

nhưỡng, khí hậu rất phù hợp cho việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, có điều kiện tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) trong sản xuất được áp dụng rộng rãi đã từng bước làm thay đổi dần tập quán canh tác truyền thống của người dân, giúp người dân dần ý thức được vấn đề an toàn sản phẩm, quản lý tiêu chuẩn sản phẩm phục vụ tiêu dùng và chế biến. Việc áp dụng tiến bộ KH&CN đã giúp người dân nâng cao hiệu quả kinh tế, bằng việc hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, đã tạo ra số lượng lớn và đa dạng các loại nông sản hàng hóa. Thực tiễn những năm qua cho thấy, ở đâu nông dân có sự sáng tạo trong đổi mới các giải pháp về kỹ thuật, công nghệ thì ở đó đều có sự tiến bộ vượt bậc về năng suất, chất lượng, góp phần giảm nghèo bền vững.

Trong những năm qua, với

sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự quan tâm đặc biệt của Bộ Khoa học và Công nghệ, sự tích cực, chủ động của các địa phương, doanh nghiệp, sự nỗ lực của ngành KH&CN, toàn tỉnh hiện có 804 đơn xin bảo hộ. Trong đó có 416 nhãn hiệu hàng hóa, 42 kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích và sáng chế được nhà nước cấp văn bằng bảo hộ. Có 16 sản phẩm nông nghiệp như: Vải thiều, mật ong, gạo nếp Phì Điền (Lục Ngạn); bưởi, rau cần (Hiệp Hòa); gà đồi Yên Thế; lạc, vải sớm Phúc Hòa (Tân Yên); gạo thơm (Yên Dũng); na, dứa (Lục Nam)... và 6 sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề như: Rượu làng Vân, mây tre đan Tăng Tiến (Việt Yên); mỳ, bánh đa Kế (thành phố Bắc Giang) đã được cấp văn bằng bảo hộ; 6 sản phẩm nông nghiệp đã nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ. Một số sản phẩm tiêu biểu được tỉnh chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu như: Vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế, gạo thơm Yên Dũng đang đứng vững trên thị trường, đem lại danh tiếng, uy tín và giá trị kinh tế cao.

Đối với sản phẩm vải thiều Lục Ngạn, Sở KH&CN đã

phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chỉ dẫn địa lý và đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00015 (theo Quyết định số 1012/QĐ-SHTT, ngày 25/6/2008) đồng thời, tham mưu UBND tỉnh tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với sản phẩm vải thiều Lục Ngạn tại 5 quốc gia (Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản), đến nay đã có 3 quốc gia (Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia) cấp văn bằng bảo hộ cho sản phẩm. Điều này đã giúp mở rộng thị trường các tỉnh và thị trường nước ngoài như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia, Thái Lan, Singapore... mang lại lợi ích kinh tế cho người trồng vải, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Với sản phẩm gà đồi Yên Thế, trong 2 năm 2010 - 2011, Sở KH&CN triển khai dự án: “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận gà đồi Yên Thế cho sản phẩm gà đồi của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”. Kết quả dự án đã xác định phạm vi địa lý bảo hộ của sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận tại 21/21 xã, thị

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

11SỐ 2 - 2015

trấn của huyện Yên Thế; đăng ký nhãn hiệu chứng nhận tại Cục Sở hữu trí tuệ và đã được cấp giấy chứng nhận; quản lý nhãn hiệu chứng nhận gà đồi Yên Thế; phát triển nhãn hiệu chứng nhận gà đồi Yên Thế. Hiện nay, gà đồi Yên Thế giữ được thương hiệu và được tiêu thụ tại một số siêu thị ở Hà Nội cũng như nhiều tỉnh, thành phố khác như: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh… đem lại lợi ích kinh tế lớn. Sở KH&CN đã tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh cho phép đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với sản phẩm gà đồi Yên Thế tại các quốc gia (Trung Quốc, Lào, Campuchia, Singapore).

Với nhãn hiệu tập thể gạo thơm Yên Dũng, năm 2010 - 2011 dự án “Xây dựng và đề xuất hệ thống quản lý nhãn hiệu tập thể gạo thơm Yên Dũng” do Sở KH&CN chủ trì và được cấp Văn bằng số 171948 theo Quyết định số 34327/QĐ-SHTT ngày 16/9/2011 của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ. Với chủ sở hữu là Hội Sản xuất và Tiêu thụ gạo thơm Yên Dũng gồm 80 hội viên của 10 xã, thị trấn có sản lượng gạo thơm cao là Tân An, Hương Gián, Quỳnh Sơn, Cảnh Thụy, Tư Mại, Đức Giang, Tiến Dũng, Yên Lư, Nham Sơn, Đồng Phúc. Để tiếp tục phát triển nhãn hiệu tập thể gạo thơm Yên Dũng, Sở KH&CN đã đề xuất với Bộ KH&CN triển khai thực hiện dự án: “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể

gạo thơm Yên Dũng dùng cho sản phẩm gạo thơm của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” với các nội dung: Hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất và vận hành hệ thống tổ chức Hội Sản xuất và Tiêu thụ gạo thơm Yên Dũng; xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể; nghiên cứu thị trường, thương mại; quảng bá giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể và dịch vụ hỗ trợ kết nối thị trường; thử nghiệm triển khai mô hình quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể gạo thơm Yên Dũng.

Tuy đạt được một số kết quả đáng kể nhưng công tác xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh còn có một số hạn chế. Đó là, nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền, doanh nghiệp về vị trí, vai trò của KH&CN nói chung, của việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm của

mình chưa đầy đủ, nên chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động KH&CN, chưa thực sự coi KH&CN là động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Từ thực tế xây dựng và phát triển thương hiệu một số nông sản trên địa bàn tỉnh, rút ra một số bài học kinh nghiệm để xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản như sau:

Cần tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền rộng rãi và hiệu quả các chương trình tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Giang, Bản tin KH&CN, Chuyên san Nông thôn - Miền núi, các trang thông tin điện tử về các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa, các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Tăng cường tuyên truyền các chính sách của nhà nước về sở hữu trí tuệ; về vai trò, tầm quan trọng của việc

Ảnh: Gà đồi Yên Thế được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

12 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

xây dựng thương hiệu sản phẩm, sản xuất và kinh doanh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế;

Hoàn thiện một số cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa và hỗ trợ bảo hộ sở hữu trí tuệ;

Duy trì, giữ vững thương hiệu nông sản hàng hóa đã được bảo hộ bằng việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm nông nghiệp đã được bảo hộ thông qua các cơ quan chức năng có liên quan, phối hợp kiểm định chất lượng, sử dụng tem, nhãn, sản phẩm, không để những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn lưu hành ngoài thị trường. Ứng dụng tiến bộ KH&CN nhằm tăng năng suất, chất lượng, uy tín của thương hiệu các đặc sản trên địa bàn tỉnh;

Không ngừng xây dựng và phát triển một số thương hiệu mới thông qua hợp tác với các cơ quan trung ương, viện nghiên cứu, trường đại học, lựa chọn, giống cây con phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh, đưa những tiến bộ KH&CN mới vào ứng dụng trên địa bàn tỉnh để tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa. Trên cơ sở đó, tạo ra những sản phẩm đủ mạnh để xây dựng, đăng ký bảo hộ, quảng bá... để hình thành các thương hiệu, nhãn hiệu uy tín trên thị trường;

Đẩy mạnh hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại cho các đặc sản thông

qua việc tăng cường công tác xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông sản chính của tỉnh, duy trì mối quan hệ đối tác và mở rộng thị trường tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh…

Xây dựng, duy trì website giới thiệu và quảng bá đặc sản cho các tổ chức sử dụng, quản lý, khai thác nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý hoặc đưa nội dung giới thiệu và quảng bá đặc sản vào website của tổ chức quản lý, khai thác nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý;

Tham gia các hội chợ, triển lãm, trưng bày, giới thiệu và bán các đặc sản ở hai đầu cửa ngõ thành phố, gắn kết với điểm dừng chân theo quy hoạch của ngành giao thông,

Tăng cường huy động nguồn vốn hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho đặc sản bằng việc tranh thủ nguồn kinh phí của Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ và các Chương trình quốc gia có liên quan và ngân sách của địa phương cho việc xây dựng thương hiệu, huy động nguồn lực của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia phát triển thương hiệu đặc sản tỉnh Bắc Giang./.

KỶ NIỆM NGÀY KHOA HỌC...

(Tiếp trang 1)

2016 - 2020; tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho một số tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác KH&CN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổ chức trưng bày, giới thiệu một số sản phẩm tiêu biểu của ngành KH&CN Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2015: Gà đồi Yên Thế, miến dong Sơn Động, vải thiều Lục Ngạn, chè Yên Thế, cỏ ngọt, curcumin chiết xuất từ nghệ, gạo thơm Yên Dũng... Các sản phẩm được giới thiệu tại Sàn giao dịch công nghệ - thiết bị của Sở KH&CN từ ngày 17/5/2015.

Đây là các sự kiện có ý nghĩa, nhằm gắn kết, đưa nhanh kết quả nghiên cứu KH&CN ứng dụng vào thực tiễn. Thông qua sự kiện này sẽ giúp các đơn vị nghiên cứu, các nhà khoa học và các nhà doanh nghiệp trao đổi thông tin giữa một bên có nhu cầu chuyển giao kết quả nghiên cứu với một bên có nhu cầu tiếp nhận công nghệ, đồng thời đây cũng là cơ hội tốt để Bắc Giang giới thiệu, quảng bá các sản phẩm có thế mạnh của địa phương, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm góp phần phát triển kinh tế - xã hội./.

Cao Lệ

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

13SỐ 2 - 2015

TÁI CƠ CẤU TÀI TRỢ VÀ NÂNG CAO HỢP TÁC TRONG KHOA HỌC

Đức Thế

Nguồn: Tạp chí Tia Sáng

Tài trợ khoa học là một trong những nhân

tố quan trọng cho phát triển nghiên cứu khoa học nhưng cho đến nay các nhà khoa học Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các quỹ tài trợ, vốn hầu hết được tổ chức nặng về hành chính và sự minh bạch còn khá hạn chế. Vì vậy, sự thành lập và ra mắt Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia trong thời gian gần đây với vốn đầu tư ban đầu 1.000 tỉ đồng là một quyết sách đúng đắn của Chính phủ trong việc đẩy mạnh tái cơ cấu và đổi mới việc tài trợ khoa học. Từ sự thành lập này cùng với thành công bước đầu của Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia trong hơn sáu năm qua trong việc tài trợ cho nghiên cứu cơ bản, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) có thể mạnh dạn phát triển mô hình tài trợ nghiên cứu với nhiều quỹ khoa học tương tự phù hợp với các hướng nghiên cứu mũi nhọn đã được Chính phủ phê duyệt.

Trước đòi hỏi cấp bách của việc đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, có nhiều ý kiến cho rằng cần tập trung thành lập song song các quỹ độc lập,

dành riêng cho nhiều chương trình nghiên cứu. Ví dụ như quỹ nghiên cứu khoa học cơ bản, quỹ nghiên cứu chiến lược dành cho các nghiên cứu có định hướng theo chương trình nghiên cứu mũi nhọn được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012, năm hướng nghiên cứu ưu tiên cho chiến lược phát triển KH&CN quốc gia giai đoạn 2011-2020 bao gồm: Công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ chế tạo máy - tự động hóa và công nghệ môi trường nhằm phân luồng các nguồn kinh phí cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc phân luồng này cho phép giảm sự cạnh tranh không cùng cơ sở và văn hóa khoa học của các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau (ví dụ như việc so sánh hai ứng viên đến từ hai lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội là điều không mấy dễ dàng và công bằng vì cách thức và nền tảng tiếp cận khác nhau của hai ngành). Nó cũng cho phép các nhà nghiên cứu có thể tập trung và đào sâu nhiều ý tưởng nghiên cứu mới theo từng quỹ nghiên cứu để bổ sung thêm tài trợ cho

nhóm nghiên cứu của mình. Ví dụ như một nhà nghiên cứu đề xuất nghiên cứu vật liệu mới, có thể nộp hồ sơ xin tài trợ ở quỹ khoa học cơ bản nếu như cách thức tiếp cận và đầu ra của đối tượng mang nặng tính chất cơ bản, tìm tòi tính chất vật lý mới. Nhưng khi nghiên cứu được phát triển ở mức cao hơn, anh ta có thể xin tài trợ ở quỹ đổi mới sáng tạo khi nghiên cứu đó đã tới bước có tiềm năng thương mại hóa, ứng dụng. Cách thức tổ chức các quỹ này có thể học tập kinh nghiệm từ nhiều quốc gia như Vương quốc Anh với nhiều quỹ nghiên cứu (Research Council) như EPSRC (Engineering and Physical Sciences Research Council) tài trợ cho các nghiên cứu vật lý, kỹ thuật; BBSRC (Biotechnology and Biological Sciences Research Council) tài trợ cho các nghiên cứu y – sinh học và khoa học sự sống; AHRC (Arts and Humanities Research Council) tài trợ cho các nghiên cứu nghệ thuật và xã hội nhân văn; hoặc Đan Mạch với quỹ DFF (The Danish Council for Independent Research) bao gồm nhiều quỹ nhỏ tài trợ cho các nghiên cứu độc lập

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

14 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

bóp” cho phù hợp với điều kiện tại cơ sở nghiên cứu mà mình xin việc. Chương trình như thế này đã được phát triển ở nhiều quốc gia, thậm chí nhiều trường đại học lớn trên thế giới đã có những chương trình tương tự của riêng mình, nhưng chưa hề được xem xét tại Việt Nam.

Cùng với việc tái cơ cấu các quỹ tài trợ, việc hình thành các tổ chức nghiên cứu cũng cần được đổi mới theo các xu hướng trên thế giới. Chẳng hạn như một xu thế gần đây là tổ chức các đề tài nghiên cứu thành các “tập đoàn nghiên cứu” (Research Consortium) - nhiều nhóm nghiên cứu (từ nhiều đơn vị, nhiều lĩnh vực) kết hợp thành một consortium lớn. Mô hình này cho phép tập trung kinh phí nghiên cứu, tăng cường sự hợp tác giữa các nhóm nghiên cứu nhằm phát huy hết sức mạnh chuyên môn của nhân sự các nhóm, cũng như tận dụng các nguồn lực về cơ sở vật chất. Các nhóm hợp tác trong các “Consortium” có thể dễ dàng trao đổi nhân sự, trao đổi thiết bị nghiên cứu với nhau nhằm cùng hoàn thành mục tiêu chung của đề tài lớn. Một Consortium có thể cấu thành bởi nhiều đề tài từ các nhóm nghiên cứu khác nhau nhờ có cùng đối tượng nhưng có nhiệm vụ hoặc cách tiếp cận khác nhau. Nó được thành lập với một nhóm điều hành từ các lãnh đạo của các nhóm nghiên cứu cấu thành, và nhiệm vụ của từng nhóm được phân công dựa trên các đề xuất ban đầu. Mô hình này rất phổ biến ở các nước châu Âu, Mỹ mà chính bản thân người viết từng là một phần trong tổ hợp nghiên cứu như vậy gần 10 năm về trước khi làm nghiên cứu sinh tại Vương quốc Anh (2006 - 2010) và hiện nay cũng đang là một thành viên của một tổ hợp nghiên cứu như vậy tại Đan Mạch. Ở Việt Nam, nơi còn thiếu sự hợp tác giữa các nhà khoa học và các nhóm nghiên cứu thì việc tổ chức các đề tài nghiên cứu lớn theo mô hình Consortium sẽ là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao tính hợp tác trong văn hóa khoa học nước nhà./.

từ cấp độ Postdoc tới các nhà nghiên cứu đầu đàn; Quỹ Nghiên cứu Trọng điểm (Danish Council for Strategic Research) tài trợ cho các nghiên cứu thuộc các hướng công nghệ ưu tiên quốc gia...

Với tỷ lệ đầu tư cho KH&CN tính theo GDP còn khá khiêm tốn (khoảng 0,5%), nhưng đó vẫn là một con số không hề nhỏ. Nếu quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài chính, đồng thời giảm bớt tiêu tốn cho bộ máy hành chính thì có thể thành lập ba - bốn quỹ nghiên cứu tương tự như NAFOSTED với đầu tư ban đầu cho mỗi quỹ khoảng gần 100 triệu USD, với 5 lĩnh vực: Nghiên cứu khoa học cơ bản; nghiên cứu khoa học xã hội, kinh tế; nghiên cứu chiến lược trọng điểm và nghiên cứu đổi mới sáng tạo. Một mục tiêu xa và lớn hơn nữa là hợp tác với các quốc gia ASEAN trong việc cùng góp vốn đầu tư phát triển khoa học ASEAN, một khi cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập trong năm 2015, tương tự như các quỹ nghiên cứu của cộng đồng châu Âu (European Research Council, Framework 7…) với nhiều nguồn kinh phí từ các quốc gia thành viên, nhiều cơ hội hơn cho các nhà nghiên cứu ở đẳng cấp khu vực. Tất nhiên đây có thể là một ý tưởng còn mới mẻ và nên được xem xét kỹ càng trong các điều kiện thực tiễn ở ASEAN.

Bên cạnh các quỹ nghiên cứu được thành lập trên cơ sở phân chia theo lĩnh vực, theo các hướng nghiên cứu, Bộ KH&CN nên mạnh dạn thành lập các quỹ (chương trình) nghiên cứu hỗ trợ các nhà khoa học trẻ, những người bắt đầu sự nghiệp như một nhà nghiên cứu độc lập. Chương trình này sẽ hỗ trợ các nhà nghiên cứu trẻ phát triển các hướng nghiên cứu riêng của mình sau khi tốt nghiệp tiến sĩ và đã dành một thời gian đáng kể tích lũy kinh nghiệm qua thời gian làm nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ (postdoc research). Chương trình này sẽ là chìa khóa thu hút các nhà nghiên cứu trẻ được đào tạo và tích lũy kinh nghiệm làm việc từ nước ngoài, đồng thời chấm dứt được tình trạng các nhà nghiên cứu được đào tạo từ nước ngoài phải bỏ hướng nghiên cứu của riêng mình để “nắn

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

15SỐ 2 - 2015

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM

ĐỂ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU VẢI THIỀU Đỗ Thị Luyến

Năm 2014, tỉnh Bắc Giang có hơn

32.000ha diện tích trồng vải thiều, sản lượng đạt trên 190.000 tấn quả tươi (tăng 60.000 tấn so với năm 2013), tăng 50.000 tấn so với sản lượng dự kiến ban đầu (140.000 tấn). Trong đó, diện tích vải áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP là 8.500ha (chủ yếu tại huyện Lục Ngạn), cho sản lượng khoảng 40.000 tấn. Vải thiều được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nước ngoài như: Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thailand, Singapore, các nước châu Âu... Các sản phẩm được chế biến từ quả vải như nước vải ép, vải sấy khô, vải đông lạnh đóng lọ có giá trị gia tăng cao chủ yếu được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU… mới chỉ chiếm khoảng 5% tổng lượng xuất khẩu. Với biện pháp bảo quản sau thu hoạch bằng công nghệ tế bào (CAS) của Nhật Bản nên 20 tấn vải thiều sản xuất theo quy trình đã được xuất sang Nhật Bản.

Năm 2014, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã cấp phép cho vải thiều và nhãn Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này,

mỗi năm từ 600-1200 tấn. Tuy nhiên, để sản phẩm có thể xuất khẩu được sang các nước, vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang phải đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt đối với các thông tin về vùng sản xuất theo mã số, cũng như kiểm soát các loại dịch hại, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật... Xung quanh vấn đề này, bà con nông dân cần phải nắm chắc một số yêu cầu về sản xuất vải, đặc biệt là vấn đề quản lý dịch hại và thuốc bảo vệ thực vật như sau:

Trong quá trình sản xuất phải kiểm soát chặt chẽ các đối tượng dịch hại trên cây vải và quả vải thương phẩm trước khi xuất sang thị trường các nước không bị nhiễm các đối tượng dịch hại, đặc biệt thị trường Mỹ người ta quan tâm hơn đến các đối tượng sâu bệnh như: Bệnh sương mai (Phytophthora litchii), nhện lông nhung (Aceria litchii), sâu đục cuống quả (Conopomorpha sinensis); ruồi đục quả Nam Mỹ (loài này cũng là đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam), đây là các đối tượng kiểm dịch thực vật của Mỹ. Với 2 loại sâu trên thì có thể áp dụng biện pháp chiếu xạ (nhưng không diệt được

nhộng và sâu trưởng thành) là có thể đưa được vào thị trường Mỹ; còn với bệnh sương mai, nhện lông nhung buộc phải kiểm soát chặt chẽ tại vườn trồng. Trước khi xuất sang Mỹ, cơ quan Kiểm dịch Thực vật của Việt Nam kiểm tra, nếu không có đối tượng trên thì cấp giấy phép kiểm dịch thực vật cho lô hàng đó. Khi đến cửa khẩu của Mỹ họ lại lấy mẫu kiểm tra một lần nữa và nếu không thấy xuất hiện những nguy cơ trên thì họ sẽ cho phép hàng được đi vào nội địa, nếu có các đối tượng này xuất hiện trên sản phẩm thì buộc phải tiêu hủy hoặc trả về nơi sản xuất.

Theo yêu cầu từ phía Mỹ sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP là đủ và không nhất thiết phải cấp giấy chứng nhận mà điều quan trọng là ý thức của người sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định trong sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP và phía Mỹ sẽ cử chuyên gia đến đánh giá trực tiếp các quy trình áp dụng tại vườn, cũng như các sổ nhật ký đồng ruộng của các chủ vườn.

Ngoài ra, theo yêu cầu từ phía Mỹ, người sản xuất không

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

16 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

được sử dụng 4 nhóm thuốc sau trên vải ở bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào của cây trồng, đó là:

Nhóm thuốc trừ sâu: Cypermethrin - đây là loại thuốc nông dân vẫn dùng để phòng trừ bọ xít như: Shertox, Sherpa, Wamtox...

Nhóm thuốc trừ bệnh: Carbendazim dùng trừ bênh thán thư như: Vicarben-S, Carbenzim, Cavil...

Nhóm Difenoeoconazol như thuốc: Score, Goldmil, Center Super...

Nhóm Iprodion như thuốc Rovral.

Còn các loại thuốc khác theo danh mục sử dụng của

Việt Nam, tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly. Ngoài ra, phía Mỹ, rất quan tâm đến biện pháp bao trái trước thu hoạch 3 tuần để hạn chế sự xâm nhập của dịch hại cũng như tiếp xúc trực tiếp của hóa chất vào quả.

Về thủ tục, trình tự cấp phép, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao cho Cục Bảo vệ Thực vật về việc xúc tiến cấp mã số vùng trồng, mỗi mã số tương ứng với 10ha cho nhóm hộ hoặc hợp tác xã đã được triển khai áp dụng sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP, sau đó sẽ gửi mã số vùng trồng sang Mỹ để họ cử chuyên gia đến đánh giá và

cấp mã số hải quan tương ứng của Mỹ.

Để vải thiều tiếp tục khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước, trong thời gian tới cần tiếp tục có sự vào cuộc tích cực từ các cơ quan chức năng, sự hợp tác của người dân trong sản xuất, xúc tiến, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều, để cây vải Bắc Giang phát triển bền vững, ổn định, có giá trị kinh tế cao, khẳng định là cây ăn quả chủ lực của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương./.

Ảnh minh họa

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

17SỐ 2 - 2015

NGÀNH CHĂN NUÔI GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH BẮC GIANG

Thu Hiền

Theo số liệu thống kê, đàn lợn thời

điểm tháng 10 năm 2014 có 1.214.541 con, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó lợn nái 198.451 con, lợn đực giống 1.415 con, lợn thịt 1.014.675 con. Trong các loại vật nuôi trên địa bàn, lợn là đối tượng mang lại giá trị cao nhất với sản lượng 160.566 tấn lợn hơi, giá trị mang lại trên 8.000 tỷ đồng. Về cơ cấu: Đàn lợn nái hiện có gồm: Nái ngoại chiếm 17%, nái lai 53%, nái nội 30%; tỷ lệ đàn lợn thương phẩm nhiều nạc chiếm trên 60%.

Phương thức chăn nuôi nông hộ chiếm đa số, số hộ chăn nuôi gia trại chiếm khoảng 22% (quy mô từ 3 con lợn nái trở lên có kết hợp hoặc nuôi riêng hơn 20 lợn thịt/lứa), chăn nuôi trang trại chỉ chiếm 0,2% số hộ chăn nuôi với 220 trang trại quy mô 9.163 lợn nái, 32.730 lợn thịt .

Về giá trị kinh tế mang lại trong chăn nuôi tỉnh Bắc Giang sau nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm xếp hàng thứ 2. Đàn gia cầm đến tháng 10 năm 2014 có 16.116 triệu con bằng 97.67% kế hoạch năm 2014, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó đàn gà 14.224 triệu con chiếm 88,3% chủ yếu là gà thả vườn, thả đồi. Các huyện có số lượng đàn gia cầm lớn là Yên Thế, Tân Yên, Lạng Giang, Hiệp Hòa; huyện có số lượng đàn gia cầm ít là Yên Dũng, Sơn Động, thành phố Bắc Giang. Theo thống kê của các huyện, toàn tỉnh hiện có 250 trang trại chăn nuôi gia cầm. Chăn nuôi trang trại ngày càng đi vào chiều sâu và đang dần chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi từ chăn nuôi số lượng lớn theo mùa vụ sang hướng chăn nuôi số lượng ổn định, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Hiện nay, huyện Yên Thế có quy mô chăn nuôi

trang trại gia cầm đứng đầu tỉnh với 73 trang trại.

Ngoài chăn nuôi lợn, gà thì chăn nuôi trâu, bò cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đàn trâu 59.522 con, bằng 96% kế hoạch năm 2014. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt khoảng 2.616 tấn tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2013. Đàn bò 130.708 con, đạt 102,1% kế hoạch, tăng 1,2% so với năm 2013, tỷ lệ bò lai Zebu đạt trên 68%. Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 5.496 tấn, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2013.

Số lượng đàn trâu, bò năm 2014 tăng 0,11% so với kế hoạch đề ra (190.000 con), sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 8.112 tấn, tăng 2,1% so với năm 2013, vượt kết hoạch đề ra.

Tuy nhiên, thực tiễn chăn nuôi trâu, bò ngày càng giảm về quy mô, số lượng do trước đây nông dân chăn nuôi trâu, bò lấy sức kéo làm đất trong

Trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, sự điều hành kinh tế vĩ mô còn một số hạn chế, giá cả thị trường giảm nhiều trong 6 tháng đầu năm, chi phí thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y tăng cao, việc nhập lậu gia cầm và sản phẩm gia cầm tuy đã được kiểm soát nhưng vân có nhiều sản phẩm chui lọt bán trên thị trường cạnh tranh với sản phẩm của người chăn nuôi. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo, điều hành của ngành nông nghiệp và sự nỗ lực của của người chăn nuôi nên năm 2014, chăn nuôi tỉnh có nhiều khởi sắc, góp phần phát triển kinh tế- xã hội địa phương.

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

18 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

các hoạt động trồng trọt, vận chuyển hàng hóa, khai thác gỗ rừng nay đã được thay thế phần lớn bằng máy móc, cơ khí.

Về chất lượng đàn trâu đang có dấu hiệu suy giảm do một số nguyên nhân: Những trâu đực mộng bán với giá cao, người chăn nuôi vì lợi ích trước mắt đã bán đi trong khi bãi chăn thả giảm nên việc chăn nuôi phải tập trung lại, dẫn tới hiện tượng nhân giống cận huyết làm tăng khả năng tái tổ hợp các gen lặn có hại và giảm sức miễn dịch cũng như trọng lượng, tầm vóc của đàn trâu.

Đối với đàn bò thì chất lượng ngày một tăng lên do công tác thụ tinh nhân tạo và hỗ trợ đàn bò đực giống lai Zebu được tăng cường từ việc thực hiện chương trình cải tạo đàn bò của trung ương và chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi thú y tỉnh Bắc Giang.

Với 2 huyện miền núi là Sơn Động và Lục Ngạn đàn bò tăng mạnh từ năm 2014 do được hưởng chương trình “chung tay vì cộng đồng” hỗ trợ bò cái hậu bị cho các hộ nghèo. Giá bán bò, bê lai Zebu được giá cao hơn giống bò vàng địa phương từ 30-50% nên người dân tích cực giữ bò nái lai làm giống. Theo đánh giá của phòng chuyên môn Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tỷ lệ bò lai Zebu toàn tỉnh đạt 68%, trong đó bò nái lai Zebu đạt trên 70% đàn bò nái sinh sản, các huyện có tỷ lệ bò lai Zebu cao là thành phố

Bắc Giang (70%), Lạng Giang (68%), Yên Dũng ( 68%), Hiệp Hòa (67%), Tân Yên (66%).

Ngoài những giống vật nuôi truyền thống trên địa bàn tỉnh còn có những vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao như dê, bồ câu, đà điểu, lợn rừng, thỏ, ong… Trong đó, đàn dê 18.170 con, tăng 12% so với năm 2013, tập trung tại hai huyện Lục Nam và Lục Ngạn; đàn thỏ quy mô 190.482 con, giảm 13,1% so với năm 2013, tập trung nhiều tại các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Tân Yên, Việt Yên, thành phố Bắc Giang; đàn ong mật 43.954 đàn tăng 19,8%, sản lượng mật 590 tấn, tăng 15,8% so với năm 2013, tập trung nhiều nhất tại huyện Lục Ngạn (13.652 đàn), Sơn Động (11.198 đàn), Yên Thế (6.518 đàn)...

Từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2014, giá bán sản phẩm chăn nuôi chủ lực (thịt lợn, thịt gia cầm, trứng gia cầm) luôn ở mức thấp tương đương cùng kỳ năm 2013, trong khi giá thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y giữ ở mức cao. Giá bán sản phẩm chăn nuôi lợn, gia cầm và trứng gia cầm giảm xuống thấp do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hạn chế mua thịt, chỉ mua với lượng đáp ứng nhu cầu tối thiểu và sản phẩm gia súc, gia cầm nhập khẩu vẫn được đưa vào thị trường, cùng với một lượng gia cầm nhập lậu qua biên giới chưa kiểm soát được làm giá bán sản phẩm sản xuất trong nước xuống thấp, đa số

người chăn nuôi liên tục bị thua lỗ, nguồn vốn vay bị hạn chế, nhiều hộ phải tạm nghỉ chăn nuôi, tốc độ tái đàn trong 6 tháng đầu năm chậm.

Những tháng cuối năm 2014, do giá bán lợn thịt tăng lên, người chăn nuôi bắt đầu có lãi và tích cực tái đàn. Đối với chăn nuôi gà thả vườn 8 tháng đầu năm không có lãi nhiều nhưng ít bị thua lỗ nên vẫn duy trì đàn, từ tháng 8 trở đi giá bán tăng nên đã vào đàn tích cực. Giá con giống gà thả vườn vẫn giữ ở mức cao tới nay là một hiện tượng hiếm gặp so với nhiều năm trước, điều đó chứng tỏ nhu cầu thịt gà đang tăng lên.

Năm 2015, tỉnh Bắc Giang chú trọng phát triển ngành chăn nuôi theo hướng giữ ổn định về số lượng đàn vật nuôi nhưng tăng về chất lượng sản phẩm và số lứa nuôi, tăng sản lượng sản phẩm xuất bán đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm cho người chăn nuôi và người tiêu dùng. Chú trọng phát triển chăn nuôi quy mô lớn, tập trung đảm bảo an toàn sinh học, đồng thời quan tâm đầu tư hỗ trợ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cải thiện tình hình chăn nuôi, đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững, góp phần phát triển kinh tế-xã hội./.

THÀNH TỰU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

19SỐ 2 - 2015

NĂM 2015: ĐÓN SẢN PHẨM ĐẦU TIÊN

TỪ 3 CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

Trong năm 2014, Việt Nam đã tăng 5 bậc,

vươn lên thứ 71/143 quốc gia trong bảng xếp hạng về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu do Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) đánh giá.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành khoa học và công nghệ vẫn khiêm tốn cho rằng còn rất nhiều việc phải làm để đưa ngành này thực sự trở thành động lực, đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Phóng viên VietnamPlus đã có cuộc trò chuyện cởi mở, thẳng thắn với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, xoay quanh vấn đề này.

- Thưa Bộ trưởng, nếu chọn ra ba điểm sáng của ngành khoa học công nghệ trong năm 2014, Bộ trưởng chọn sự kiện nào?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Thứ nhất, trong năm 2014, chúng tôi đã hoàn thành toàn bộ nền tảng pháp lý cho hoạt động khoa học và công nghệ bằng việc trình Chính phủ ban hành 6 Nghị định, hơn 40 Thông tư và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa Luật Khoa học và Công nghệ, Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống trong những năm tiếp theo.

Thứ hai, vào ngày 18/5,

ngày khoa học và công nghệ Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức với việc Thủ tướng Chính phủ chủ trì và trực tiếp công bố. Đây cũng là lần đầu tiên chúng ta mở cửa phòng thí nghiệm trọng điểm của các viện nghiên cứu, các trường đại học để phục vụ học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân.

Hiện nay, giới trẻ biết đến khoa học và công nghệ thông qua các sản phẩm thường ngày như smartphone, Internet… nhưng để tạo ra nó như thế nào thì các em ít có thông tin. Khi đến phòng thí nghiệm, các em sẽ biết việc mô phỏng tiếng nói trong phần mềm hay việc tạo ra một con chip như thế nào? Tại đây, các nhà khoa học cũng có dịp truyền sự nhiệt huyết và nuôi dưỡng niềm đam mê nghiên cứu khoa học của giới trẻ.

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ yêu cầu các viện, trường duy trì việc mở cửa các phòng thí nghiệm thường xuyên vào ngày 18/5 hàng năm.

Thứ ba là việc đã nghiên cứu và sản xuất thành công vắc-xin Rota phòng tiêu chảy. Đây là đề tài khoa học cấp nhà nước do PGS.TS Lê Thị Luân phụ trách. Sự kiện này đã đưa Việt Nam trở thành một trong bốn quốc gia trên thế giới sản

xuất được vắc-xin Rotavin M1.Đây là sự tiếp nối những

thành công của chương trình vắc-xin của Việt Nam. Trước đây, chúng ta thành công với vắc-xin tiêm chủng mở rộng sáu bệnh cho trẻ em, vắc-xin H5N1, đưa Việt Nam trở thành quốc gia hàng đầu ở khu vực về sản xuất vắc-xin.

Sự kiện này, cùng với các thành tựu trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ khác trong năm qua đã góp phần đưa Việt Nam có thứ hạng cao hơn trong bảng xếp hạng về đổi mới sáng tạo toàn cầu do WIPO đánh giá.

Đáng chú ý, nhiều quốc gia thuộc diện thu nhập trung bình thấp có thu nhập đầu người cao hơn chúng ta nhưng theo xếp hạng của WIPO vẫn đứng sau chúng ta về trình độ đổi mới sáng tạo như Indonesia, Ấn Độ và một số quốc gia ở Trung Á thuộc Liên Xô trước đây…

Sở dĩ, khoa học và công nghệ của chúng ta được xếp hạng ở mức cao so với các quốc gia có trình độ phát triển tương đương là do những thành tựu khoa học và công nghệ đạt được trong một thời gian dài. Ví dụ, ngoài vắc-xin, ở lĩnh vực đóng tàu, chúng ta làm chủ công nghệ, được xếp hạng thứ 5 thế giới. Chúng ta

THÀNH TỰU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

20 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

cũng làm chủ thiết kế, chế tạo tàu biển tải trọng lớn tới 100.000 tấn, nhiều tàu loại 53.000 tấn đã được xuất khẩu.

Về dầu khí, chúng ta là một trong 3 nước ở châu Á và trong Top 10 quốc gia trên thế giới làm chủ hoàn toàn công nghệ thiết kế, chế tạo giàn khoan tự nâng 90m nước và năm nay chúng ta sẽ làm giàn khoan 120m nước…

- Trò chuyện với phóng viên đầu xuân Giáp Ngọ, Bộ trưởng có nói “2014 là năm hành động…” nhưng cho dù có nhiều điểm sáng thì có vẻ những hoạt động của ngành khoa học và công nghệ vẫn chưa thực sự “xứng tầm” là năm hành động, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Năm 2014 chúng tôi coi là năm hành động vì khi Luật Khoa học và Công nghệ được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2013, chúng tôi đã xây dựng các văn bản hướng dẫn để có thể ban hành một cách đồng bộ ngay khi Luật có hiệu lực vào ngày 01/01/2014. Luật Khoa học và Công nghệ có 6 Nghị định hướng dẫn thi hành. Trên thực tế, cuối năm 2013, chúng tôi đã trình Chính phủ cả 6 Nghị định này. Tuy nhiên, sau khi lấy ý kiến của thành viên Chính phủ và trao đổi giữa các Bộ, ngành thì việc ban hành các Nghị định nói trên đến tháng 11/2014 mới hoàn tất.

Hiện tại, Bộ Khoa học và Công nghệ đang khẩn trương hoàn thiện các thông tư hướng dẫn để sớm ban hành. Lẽ ra, hết năm 2014 phải có đầy đủ các văn bản để tổ chức thực hiện các tư tưởng và quy định đổi mới của Luật nhưng cho đến giờ phút này các văn bản còn chưa đầy đủ. Sau khi ban hành các thông tư chúng tôi sẽ đẩy mạnh tiến độ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, đặc biệt là ba chương trình quốc gia lớn đã được Thủ tướng phê duyệt.

- Xin Bộ trưởng “điểm danh” ba chương trình quốc gia lớn kể trên?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Đó là Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao và Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia.

Mục tiêu trong năm 2015, các chương trình này sẽ cho ra đời những sản phẩm đầu tiên.

- Điều gì khiến Bộ trưởng trăn trở nhất trong thời gian qua?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Điều chúng tôi trăn trở và cũng là điều khó nhất chính là công tác truyền thông cho khoa học và công nghệ còn yếu. Bởi vậy, thông tin về thành tựu khoa học và công nghệ đến với xã hội còn khó khăn, trong khi dễ dàng tiếp cận với thông tin của những người nông dân làm xe tăng, tàu ngầm, máy bay…

Thậm chí, việc truyền thông yếu dẫn đến nhiều thông tin đăng tải chưa thực sự chính xác, gây hiểu lầm trong dư luận.

- Nhắc tới “nhà khoa học chân đất,” thưa Bộ trưởng, cho dù như Bộ trưởng từng nói, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có những cơ chế giúp đỡ họ phát triển sản phẩm của mình, song về cơ chế tài chính cụ thể thì có vẻ còn xa vời…?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Cơ chế của chúng ta từ trước đến nay là nhiệm vụ khoa học phải được phê duyệt thì mới được cấp tiền trong khi bà con làm xong mới đề xuất thì ngân sách không thể hỗ trợ.

Để giải quyết vấn đề này, tôi đã chỉ đạo Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp cùng cơ quan chức năng của Bộ Tài chính xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn Nghị định số 13/2013/NĐ-CP về việc nhà nước có thể hỗ trợ trực tiếp cho người dân có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và hy vọng trong năm nay có thể ban hành làm căn cứ pháp lý để cho các địa phương hỗ trợ cho bà con.

- Nguồn kinh phí sẽ được lấy từ đâu, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Theo Luật Khoa học và Công nghệ, tất cả các địa phương và các Bộ đều phải lập Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ. Ngân sách nhà nước hỗ trợ cấp vốn điều lệ ban đầu, sau đó quỹ phải tự huy động vốn hoặc thông qua hoạt động khác của quỹ như cho vay lãi suất thấp. Bên cạnh đó, luật cũng quy định các doanh nghiệp nhà nước phải trích lập Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ của doanh nghiệp. Một phần kinh phí của các quỹ này sẽ được sử dụng để hỗ trợ cho người dân./.

- Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Huyền Trang (th)

ĐẤT VÀ NGƯỜI BẮC GIANG

21SỐ 2 - 2015

SUỐI MỠ - DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP QUỐC GIA

Vi Thủy

Khu du lịch Suối Mỡ là địa chỉ quen thuộc

của các đoàn du lịch trong và ngoài nước. Nơi đây đã và đang trở thành khu du lịch tổng hợp lớn nhất Bắc Giang đáp ứng tốt nhất nhu cầu về nghỉ dưỡng, tham quan, cắm trại, leo núi, bơi thuyền, câu cá, đua ngựa, săn bắn... của khách du lịch.

Khu du lịch Suối Mỡ nằm trên địa phận xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 30km về phía Đông, cách thủ đô Hà Nội 80km. Suối Mỡ nằm trong thung lũng núi Huyền Đinh - Yên Tử. Nó được đặt tên theo tên một con suối với nhiều thác nước lớn, nhỏ và nhiều bồn tắm thiên nhiên kỳ thú dọc theo dòng chảy. Phong cảnh Suối Mỡ rất

huyền ảo, những con suối tung bọt nước trắng xóa lên những phiến đá tạo nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình mang vẻ đẹp rất tự nhiên.

Giá trị về mặt lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng của khu du lịch Suối Mỡ gắn liền với ba ngôi đền (đền Thượng, đền Trung và đền Hạ) thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn.

Lịch sử kể lại rằng, con gái thứ IX của vua Hùng, công chúa Quế Mỵ Nương là người thích du ngoạn cùng sơn thủy hữu tình, hòa mình cùng cỏ cây, hoa lá và trời đất bao la. Khi đến vùng đất này, Mỵ Nương thấy dân tình nơi đây sống thật khốn khổ, đói rách vì hạn hán, đất đai thì cằn cỗi, công chúa rất buồn lòng. Vào ngày đầu xuân, Mỵ Nương lên núi Huyền Đinh dạo chơi,

bất chợt một cơn gió mạnh đã cuốn nàng bay đi và đưa nàng tới Suối Mỡ ngày nay. Khi hạ giá xuống đây (thác Vực Mỡ), Mỵ Nương đã dùng 5 đầu ngón chân ấn xuống tảng đá và từ những vết chân này một dòng nước mát ào ào chảy ra tạo thành một con suối. Đó chính là Suối Mỡ ngày nay. Con suối đưa nước tưới đến đồng ruộng, nhân dân nơi đây có nước canh tác, sinh sống, quanh năm mưa thuận gió hòa, đồng ruộng tốt tươi, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để đời đời ghi công ơn ấy, nhân dân đã lập ba ngôi đền thờ và suy tôn bà là Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Hội đền Suối Mỡ được tổ chức hàng năm vào ngày 30 tháng 3 và 1 tháng 4 (âm lịch) với phần lễ trang trọng và phần hội đông vui, nhộn nhịp.

ĐẤT VÀ NGƯỜI BẮC GIANG

22 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Cũng từ đây người ta gọi con suối này là Suối Mẫu và chỗ in dấu 5 đầu ngón tay của Mị Nương có tên là Vực Mẫu. Do thời gian, Suối Mẫu và Vực Mẫu mới có tên như ngày nay là Suối Mỡ và Vực Mỡ. Ba ngôi đền (Thượng, Trung và Hạ) được xây dựng vào khoảng thế kỷ XV - XVI (dưới thời nhà Lê). Hiện nay, ba công trình nhằm tưởng nhớ công ơn của Thánh Mẫu vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ và ý nghĩa lịch sử, tín ngưỡng sâu sắc.

Lịch sử Suối Mỡ còn gắn liền với cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cha ông ta. Tương truyền, trong thời gian chống quân Nguyên Mông từ phương Bắc, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã lập đại bản doanh ở nơi đây để chặn đứng mũi tiến quân của bọn xâm lược từ ải Chi Lăng. Hưng Ðạo Vương từng đến vùng đỉnh thác xem xét địa hình, sắp đặt việc binh, tìm kế

CHIEÀU SUOÁI MÔÕNắng ngả xiên ngang Suối MỡNgược dòng sông nắng lênh langTiếng suối ê a kinh kệNhặt khoan mõ điểm mơ màng....

Mây trắng đậu trên ngàn biếcNắng vàng ủ kén thung sâuĐền Hạ, Đền Trung, Đền ThượngNgười đâu rồng rắn đi cầu...

đánh lui kẻ thù xâm lược. Để ghi nhớ mốc son lịch sử này, người ta đã lập ngôi đền có tên là Đền Trần, ngay bên thác.

Đền Hạ là ngôi đền quy mô nhất, xây trên khuôn viên rộng rãi bên con Suối Mỡ sum suê bóng cây cổ thụ. Ðền Hạ là kiến trúc tiêu biểu cho một ngôi đền thờ Mẫu ở các thế kỷ XIX - XX vùng đồng bằng Bắc Bộ. Lên cao hơn nữa là ngọn “Thác Chúa”, còn gọi thác “Thùm Thùm”. Nước quanh năm đổ như sấm rền, vang vọng khắp vùng thung lũng. Kế tiếp là điểm dừng chân nơi đền Trung và đền Thượng.

Mỗi ngôi đền đều có nét kiến trúc riêng nhưng đều rất trang trọng, tôn nghiêm và mang nét cổ kính. Nét kiến trúc độc đáo của đền Thượng hòa quện vào phong cảnh ở một độ cao nhất định, có núi, cây cối và không gian thanh tĩnh. Nét kiến trúc đó có ở nhiều ngôi miếu ôm thân núi

ở nhiều vùng quê Bắc Bộ, có hậu cung là một vòm hang tự nhiên. Hậu cung của đền Thượng có đường bậc đá dẫn lên đỉnh núi Bà Bô. Từ đây có thể ngắm nhìn phong cảnh xung quanh và cũng có thể thấy rõ đồi Giang Khế, nơi tương truyền xưa kia từng có lầu Vọng Nguyệt. Thắng cảnh Suối Mỡ còn có chùa Hòn Trứng, chùa Hồ Bắc, đình Xoan, bãi Quần Ngựa…

Chính tín ngưỡng và những giá trị lịch sử - văn hóa, kết hợp với phong cảnh sơn thủy hữu tình đã tạo cho Suối Mỡ một diện mạo của khu di tích - du lịch thu hút ngày càng nhiều khách thăm quan. Với những giá trị đó năm 1998, Suối Mỡ đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia./.

Nhớ thủa khai thiên lập địaKhơi dòng nước mát, dạy dânBiết phát cái nương, cái rẫyBiết trồng cây lúa, củ khoai...

Hóa thân vào rừng, vào núiHóa thân vào bản, vào nươngHóa thân vào mây, vào suốiMẹ dân - Bà Chúa Thượng Ngàn... Duy Tiến

ĐẤT VÀ NGƯỜI BẮC GIANG

23SỐ 2 - 2015

NGƯỜI THẦY TRUYỀN CẢM HỨNG, KHƠI DẬY NIỀM ĐAM MÊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Gần 10 năm đứng trên bục giảng, thầy giáo

Vũ Tiến Thành, giáo viên môn Vật lý, Trường THPT Ngô Sĩ Liên, thành phố Bắc Giang luôn được đồng nghiệp và học trò nể phục về trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng truyền thụ kiến thức cho học sinh. Đặc biệt hơn khi niềm say mê nghiên cứu khoa học của thầy Thành được truyền vẹn nguyên sang nhiều lớp học trò.

Năm 2005, tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II, thầy Thành về giảng dạy tại Trường THPT Yên Dũng số 3. Nỗ lực cống hiến cho sự nghiệp giáo dục quê nhà, anh liên tục đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi và được tuyển chọn về giảng dạy tại Trường THPT Ngô Sĩ Liên, thành phố Bắc Giang. Với tâm niệm dạy cho học sinh hiểu để vận dụng vào thực hành tại phòng thí nghiệm và thực tế cuộc sống, thầy Thành luôn giảng giải cặn kẽ để các em hiểu từng định luật, liên hệ thực tiễn.

Cùng đó, thầy Thành còn phân loại học sinh để có phương pháp truyền đạt phù hợp, phát huy tính tích cực, chủ động của từng em. Ngoài dạy đại trà khối lớp 12, thầy còn được nhà trường phân công dạy đội tuyển học sinh giỏi. Năm học này, thầy đã dìu dắt đội tuyển học sinh

giỏi môn Vật lý cấp tỉnh của nhà trường giành nhiều giải cao như: Nguyễn Thị Phương Lan, lớp 12A10 (giải Nhì); Vũ Thanh Hằng, Hà Quốc Trung, lớp 12A10 (giải Ba).

Ngoài giờ lên lớp, thầy Thành luôn quan tâm trau dồi nghiệp vụ, đề xuất một số sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hướng dẫn học sinh thực hiện nhiều công trình tham dự các cuộc thi sáng tạo trẻ đoạt giải thưởng cao. Đến nay, thầy đã có 5 đề tài khoa học được ngành giáo dục đánh giá cao.

Hai năm liên tục (2013 - 2014), hai đề tài do thầy Thành hướng dẫn đã vinh dự được Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh trao giải Nhất cho đề tài “Máy chiếu vật thể đa năng” và giải Nhì đề tài “Tàu

cứu nạn từ xa”. Đặc biệt, tại cuộc thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật Quốc gia tổ chức tháng 3 - 2015 tại tỉnh Bắc Ninh, đề tài “Hệ thống phòng, chống cháy nổ tự động” của thầy Thành được Bộ Giáo dục và Đào tạo trao giải Ba.

Với những thành tích đạt được, nhiều năm liên tục thầy Thành đạt danh hiệu giáo viên giỏi. Trong tháng thanh niên vừa qua, thầy Thành được Tỉnh đoàn Thanh niên tuyên dương gương mặt đảng viên trẻ tiêu biểu, thi đua lao động sáng tạo năm 2015./.

Nguyễn Tươi (theo Báo Bắc Giang)

Ảnh: Thầy giáo Vũ Tiến Thành hướng dẫn học sinh thực hành môn Vật lý

TIN HOẠT ĐỘNG KH&CN

24 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

nghệ, những vấn đề KH&CN chưa được công bố trên các nguồn thông tin trong nước, ở tỉnh trước khi gửi công trình tham gia dự thi;

Công trình lần đầu tiên được thực hiện hiệu quả trên địa bàn tỉnh, có đổi mới, sáng tạo để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu hoặc tạo ra sản phẩm mới, quy trình công nghệ, kỹ thuật mới phù hợp với điều kiện của tỉnh.

Tính khoa học của công trình:

Công trình đạt được những thành tựu khoa học cao, dẫn tới những thay đổi tích cực trong nhận thức, sản xuất và đời sống xã hội của tỉnh; được đánh giá cao về giá trị khoa học và được Hội đồng khoa học chuyên ngành cấp cơ sở hoặc tương đương công nhận.

Công trình có những phát hiện để hình thành hướng nghiên cứu mới, quan niệm tư tưởng mới, tri thức mới, phương pháp, giải pháp kỹ thuật mới đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hiệu quả công trình:Hiệu quả về khoa học:

Công trình có đóng góp tích cực đối với sự phát triển của lĩnh vực hoặc ngành khoa học trong tỉnh và của đơn vị.

ra, tác giả có công trình đạt giải được cấp giấy chứng nhận của Chủ tịch UBND tỉnh, kèm theo biểu trưng và được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều kiện xét tặng:Công trình chưa được

tặng thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng nhà nước về KH&CN.

Công trình phải có hồ sơ hợp lệ, được công bố theo quy định và được ứng dụng vào thực tiễn tại tỉnh Bắc Giang ít nhất một năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

Công trình không vi phạm pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam cam kết; không có tranh chấp về quyền tác giả, không có khiếu nại về mặt nội dung và kết quả của công trình tại thời điểm xét thưởng; công trình phải có báo cáo khoa học, biên bản họp đánh giá nghiệm thu của Hội đồng KH&CN làm cơ sở; đối với những công trình là kết quả của nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước, phải được các cơ quan quản lý đã tổ chức nghiệm thu và được đơn vị chủ trì giới thiệu tham gia.

Tiêu chuẩn đánh giá công trình:

Tính mới của công trình:Công trình đề cập tới công

Giải thưởng Khoa học và Công nghệ

(KH&CN) tỉnh Bắc Giang lần thứ nhất, năm 2015 được xét trao tặng cho tác giả có công trình, cụm công trình KH&CN có giá trị khoa học, kinh tế - xã hội xuất sắc được thực hiện tại tỉnh Bắc Giang, nhằm khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH&CN tiên tiến vào sản xuất và đời sống; đồng thời ghi nhận, tôn vinh sự đóng góp nổi bật của các nhà khoa học.

Giải thưởng được xét và trao cho các công trình thuộc các lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ứng dụng và phát triển KH&CN (khoa học kỹ thuật; khoa học nông, lâm, ngư nghiệp; khoa học y dược và lĩnh vực khác).

Đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, mỗi lĩnh vực có một giải A trao cho công trình đặc biệt xuất sắc, có số điểm cao nhất, đạt điểm trung bình từ 90 điểm trở lên.

Đối với lĩnh vực ứng dụng và phát triển KH&CN cơ cấu giải như sau: 01 giải A trị giá 100 triệu đồng; 3 giải B, mỗi giải trị giá 30 triệu đồng; 6 giải C, mỗi giải trị giá 15 triệu đồng; 9 giải khuyến khích, mỗi giải trị giá 5 triệu đồng. Ngoài

GIẢI THƯỞNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH BẮC GIANG NĂM 2015

Linh Phạm

TIN HOẠT ĐỘNG KH&CN

25SỐ 2 - 2015

Hiệu quả kinh tế: Đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, được thể hiện thông qua giá trị làm lợi mang lại khi ứng dụng các kết quả phục vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, giáo dục và đào tạo, bảo vệ môi trường, việc ban hành các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đối với lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ: Được thể hiện thông qua việc ứng dụng công nghệ của công trình.

Hiệu quả xã hội: Được thể hiện dưới dạng cải thiện môi trường xã hội; cải thiện đời sống, điều kiện làm việc, an toàn lao động; bảo vệ sức khỏe; bảo vệ môi trường…

Khả năng áp dụng của công trình:

Công trình đã được áp dụng trên địa bàn tỉnh ở phạm

vi rộng. Nếu kết quả của công trình là quy trình công nghệ thì kỹ thuật phải dễ áp dụng, dễ sử dụng, nguyên nhiên vật liệu dễ kiếm trong điều kiện của tỉnh và có thể thay thế nhập ngoại.

Các công trình tham dự giải thưởng được bảo đảm giữ bí mật về nội dung và lưu giữ như tài liệu mật để bảo vệ quyền lợi của người có công trình tham gia và bảo đảm tính mới cho việc yêu cầu đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đối với các công trình tham dự giải thưởng tác giả có nhu cầu đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì đồng thời với việc nộp đơn đề nghị xét tặng giải thưởng, tác giả nộp đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc giấy chứng nhận quyền tác giả. Sau khi nhận được hồ sơ, Hội đồng giải thưởng sẽ thông báo và hướng dẫn các tác giả

làm thủ tục đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ theo quy định./.

Thể lệ Giải thưởng Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang lần thứ nhất, năm 2015 được đăng tải trên Website www.khcn.bacgiang.gov.vn.

1. Thời gian nhận hồ sơ công trình tham dự giải thưởng đến hết ngày 31/5/2015 (tính theo dấu bưu điện).

2. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ: Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Giang, tầng 9, nhà B, trụ sở Liên cơ quan tỉnh Bắc Giang, Quảng trường 3/2, thành phố Bắc Giang.

Thông tin chi tiết xin liên hệ: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang - Phòng Quản lý Khoa học để được cung cấp về hồ sơ đề tài, dự án KH&CN đăng ký tham gia (điện thoại liên hệ: 0240 3855477).

Hồng Nhung

LÀNG NGHỀ TĂNG TIẾNĐan lát mây tre dưới ánh hồng

Làng nghề Tăng Tiến thỏa chờ mong.

Em đan thoăn thoát ra sản phẩm

Anh đóng nhanh nhanh đạt kiện hàng.

Hợp tác gia công quyền vạn thuở

Công ty mỹ nghệ thế huy hoàng.

Nâng cao thu nhập dân no ấm

Truyền thống làng nghề thật vẻ vang./.

TIN HOẠT ĐỘNG KH&CN

26 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HỌP HỘI ĐỒNG TƯ VẤN XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH

Thực hiện Quyết định số 48/QĐ-KHCN ngày 6/3/2015 của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang về việc thành lập Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ Khoa

học và Công nghệ cấp tỉnh, ngày 11/3/2015, tại Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức họp Hội đồng.

Hội đồng đã bổ sung năm 2015: 02 nhiệm vụ “Nghiên cứu, đánh giá, bảo tồn và khai thác phát triển nguồn gen cây Sâm nam Núi Dành phân bố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” do Trung tâm thực nghiệm sinh học Nông nghiệp Công nghệ cao đề xuất và Dự án “Ứng dụng tiến bộ về giống cây trồng và biện pháp canh tác, xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu, luân canh tăng vụ nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích” do Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương đề xuất.

Hội đồng đánh giá cao mục tiêu, nội dung và sự cần thiết của việc triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Hội đồng thảo luận và tư vấn các nội dung dự kiến tập trung nghiên cứu đồng thời tư vấn về tên nhiệm vụ, định hướng mục tiêu và hệ thống sản phẩm của nhiệm vụ. Trên cơ sở đó giúp các đơn vị đề xuất, hoàn thiện nhiệm vụ và các nội dung cần tập trung nghiên cứu. Hội đồng đã nhất trí thông qua 2 nhiệm vụ và đồng ý đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt danh mục triển khai năm 2015./.

Phòng CĐ-TV

TẬP HUẤN KIẾN THỨC QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG

Ngày 7/4/2015, Trường Quản lý Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Bộ KH&CN phối hợp với Sở KH&CN tỉnh Bắc Giang khai giảng lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức quản

lý KH&CN địa phương. Dự khai giảng lớp tập huấn có ông Trần Việt Thanh – Thứ trưởng Bộ KH&CN; đại diện lãnh đạo một số Vụ, Cục thuộc Bộ; Sở KH&CN cùng 150 học viên là lãnh đạo, chuyên viên các Sở KH&CN Thái Nguyên, Hà Giang, Nam Định, Bắc Kạn, Bạc Liêu, cán bộ phụ trách KHCN cấp huyện.

Lớp tập huấn được tổ chức nhằm mục đích cung cấp kiến thức và trang bị những kỹ năng cơ bản về quản lý KH&CN cho cho đội ngũ cán bộ làm công tác KH&CN.

Trong thời gian từ ngày 7/4 đến 10/4, các học viên được giảng viên của Trường Quản lý KH&CN trao đổi, thảo luận và nghiên cứu sâu 4 chuyên đề: Tổng quan quản lý nhà nước về KH&CN; xây dựng, triển khai đề tài nghiên cứu khoa học; thương mại hóa kết quả nghiên cứu; thông tin hoạt động.

Qua đợt tập huấn, kết hợp với việc trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, đã giúp các học viên trau dồi, nâng cao kiến thức nghiệp vụ để áp dụng vào thực tiễn của từng địa phương./.

BBT

TIN HOẠT ĐỘNG KH&CN

27SỐ 2 - 2015

TẬP HUẤN AN TOÀN BỨC XẠ HẠT NHÂN TRONG Y TẾ VÀ CÔNG NGHIỆP

Trong 2 ngày 28, 29/3/2015, Sở Khoa

học và Công nghệ phối hợp với Trung tâm Đánh giá không phá hủy - Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam tổ chức đào tạo tập huấn về an toàn bức xạ hạt nhân trong y tế và công nghiệp cho các cơ sở y tế, các tổ chức có sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị X - quang trên địa bàn tỉnh.

Tại lớp tập huấn, các học viên được giới thiệu các kiến thức về: Nguyên tử và bức xạ ion hóa; các đại lượng đơn vị dùng trong an toàn bức xạ; các hiệu ứng sinh học của bức xạ;

phòng chống các nguy hiểm bức xạ chiếu ngoài; hệ thống cơ quan quản lý nhà nước và các văn bản quy định pháp luật về năng lượng nguyên tử; Nghị định 07/2010/NĐ-CP và Nghị định 107/2013/NĐ-CP; quy định về kiểm soát, đảm bảo an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ dân chúng; các yêu cầu đảm bảo an toàn bức xạ trong chụp ảnh X - quang; nguyên lý hoạt động của thiết bị X - quang chuẩn đoán y tế và các vấn đề bức xạ liên quan; các khía cạch liên quan đến tối ưu hóa an toàn bức xạ trong X - quang

chuẩn đoán y tế; xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ khẩn cấp.

Với mục đích nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang về an toàn bức xạ hạt nhân, lớp tập huấn đã thu hút hơn 80 học viên tham gia. Kết thúc khóa đào tạo các học viên được cấp giấy chứng nhận đã tham gia và hoàn thành khóa huấn luyện cơ bản về an toàn bức xạ./.

Phòng CĐ-TV

Ảnh: Toàn cảnh lớp tập huấn

TIN HOẠT ĐỘNG KH&CN

28 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Vừa qua, mô hình truyền thông

KH&CN về cơ sở do Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN, Sở KH&CN tiếp tục nhân rộng tại 2 xã: Ngọc Thiện, (huyện Tân Yên), Đông Sơn, (huyện Yên Thế). Trước đó, ngày 7/4/2015 mô hình triển khai tại xã Đại Hóa, huyện Tân Yên.

Mô hình được các chuyên gia có kinh nghiệm thuyết trình và trình diễn mô hình cụ thể: Giới thiệu thiết bị và công nghệ lọc nước LifeStraw –

Thụy Sỹ phục vụ đời sống; lưới ZeroFly - Thụy Sỹ ngăn ngừa, xua đuổi, tiêu diệt côn trùng, ứng dụng trong trồng trọt và chăn nuôi; chế phẩm sinh học Emuniv.s trong việc xử lý môi trường ao nuôi trồng thủy sản; chế phẩm sinh học Emas để phối trộn thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Sau đó, các chuyên gia đã trình diễn chế phẩm Emuniv.s để xử lý gần 3.000m2 ao nuôi trồng thủy sản tại xã Ngọc Thiện, huyện (Tân Yên).

Mục tiêu mô hình nhằm

nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang về việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, trên cơ sở cung cấp thông tin để kịp thời ứng dụng vào sản xuất và đời sống./.

Quang Lê

Tham quan mô hình xử lý ảo nuôi trồng thủy sản tại nhà ông Nguyễn Văn Hưởng, thôn Trung - Ngọc Thiện - Tân Yên

BẮC GIANG PHÁT TRIỂN “MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ”