13

Kỷ yếu H - csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kỷ yếu H - csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn
Page 2: Kỷ yếu H - csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn

Kỷ yếu Hội thảo khoa học

5

MỤC LỤC

BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC CÁN BỘ TRẺ CÁC

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TOÀN QUỐC LẦN THỨ VIII -

NĂM 2020 ...................................................................................................... 15

BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

1. ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN EDWARDSIELLA ICTALURI TRÊN

CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) GIAI ĐOẠN CÁ HƢƠNG

20 NGÀY TUỔI BẰNG FLORFENICOL, AMPICILLIN ............................ 20

Trần Thị Phƣơng Dung, Huỳnh Thị Trúc Quân,

Nguyễn Thị Thảo Sƣơng

2. THE UNIFORMLY AVAILABLE APPROXIMATION FOR THE

STATIONARY STATES OF THE TWO-QUBIT QUANTUM RABI

MODEL .......................................................................................................... 30

Nguyen Quang San, Dung Van Lu

3. KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA NỒNG ĐỘ Ce LÊN CÁC ĐẶC

TRƢNG QUANG HỌC CỦA VẬT LIỆU BaAl2O4: Ce ............................... 37

Lê Vũ Trƣờng Sơn, Phan Liễn, Trịnh Ngọc Đạt, Trần Thị Thanh Nhàn,

Đinh Thanh Khẩn, Lê Văn Thanh Sơn, Đặng Ngọc Toàn

4. XÁC ĐỊNH LƢỢNG VẾT ĐỒNG TRONG LÁ CÂY RAU NGÓT

(Sauropus androgynus) TRỒNG Ở KHU VỰC HUYỆN QUẢNG NINH,

TỈNH QUẢNG BÌNH BẰNG PHƢƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP

THỤ NGUYÊN TỬ ........................................................................................ 46

NCS. Nguyễn Mậu Thành

5. NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÁ TẠI RỪNG DỪA NƢỚC

XÃ BÌNH PHƢỚC, HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI ............... 54

Hoàng Minh Thiện, Nguyễn Văn Khánh

Page 3: Kỷ yếu H - csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn

Kỷ yếu Hội thảo khoa học

7

15. NHÂN VẬT NGƢỜI EM ÚT TRONG TRUYỆN KỂ KÂN TƢI

AKỌ A KỤT CỦA ĐỒNG BÀO PA CÔ A LƢỚI, THỪA THIÊN HUẾ .... 156

Nguyễn Thị Hƣơng

16. HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TRÊN CÁC TUYẾN

ĐƢỜNG BỘ QUỐC GIA VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM THỜI

PHÁP THUỘC (1897-1945) ........................................................................ 165

ThS. NCS. Nguyễn Thị Hòa

17. HOẠT ĐỘNG TRONG PHONG TRÀO DÂN TỘC, DÂN CHỦ

CỦA TƢ SẢN NGƢỜI VIỆT Ở NAM KỲ (1919 - 1929) .......................... 176

Nguyễn Thế Hồng

18. HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ KIÊN ĐỊNH LÝ TƢỞNG ĐỘC LẬP

DÂN TỘC ..................................................................................................... 187

Ngô Bá Khiêm

19. NÉT ĐẶC SẮC CỦA NỀN NGOẠI GIAO VIỆT NAM TRONG

THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH - GÓC NHÌN TỪ HAI CUỘC CHIẾN ............ 196

NCS. ThS. Đặng Văn Khoa, Đoàn Thị Dung

20. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CAI TRỊ

CỦA NỮ HOÀNG ELIZABETH I Ở ANH (1558-1603) ............................ 204

ThS. Nguyễn Trà My

21. PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

VÀ AN NINH GÓP PHẦN GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO

SINH VIÊN HIỆN NAY .............................................................................. 214

Nguyễn Linh Phong

22. CHUYỂN THỂ TỪ VĂN HỌC SANG ĐIỆN ẢNH TỪ GÓC NHÌN

LIÊN VĂN BẢN: TRƢỜNG HỢP NGUYỄN NHẬT ÁNH....................... 222

Hoàng Hữu Phƣớc

23. GIẢI MÃ SỰ KHÁC BIỆT CỦA CÁC MOTIF TRONG “TẤM

CÁM” (TRUYỆN CỔ VIỆT NAM) VÀ “LỌ LEM” (TRUYỆN CỔ

GRIM) DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA ........................................................ 232

Hoàng Hữu Phƣớc

Page 4: Kỷ yếu H - csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn

Cán bộ trẻ các trường Đại học Sư phạm toàn quốc lần thứ VIII - năm 2020

222

CHUYỂN THỂ TỪ VĂN HỌC SANG ĐIỆN ẢNH TỪ GÓC NHÌN

LIÊN VĂN BẢN: TRƢỜNG HỢP NGUYỄN NHẬT ÁNH

HOÀNG HỮU PHƢỚC

Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Huế

Email: [email protected]

Tóm tắt: Chuyển thể từ văn học sang điện ảnh đã có lịch sử khá lâu

đời, tuy nhiên, giới nghiên cứu vẫn còn đang băn khoăn tìm ra một

hệ lí thuyết để có thể khai thác khoa học và hiệu quả hiện tƣợng này.

Nghiên cứu sự chuyển thể giữa văn học và điện ảnh từ góc độ liên

văn bản là một trong những phƣơng án khả thi. Bài báo sẽ: Chỉ ra

các điểm tựa lí thuyết, nghiên cứu quá trình chuyển thể từ trƣớc,

trong, và sau khi tác phẩm chuyển thể ra đời, chỉ ra những điều học

hỏi và sáng tạo của điện ảnh từ văn học. Hi vọng, đây sẽ là tài liệu

hữu ích, mở ra những hƣớng nghiên cứu triển vọng và có tính ứng

dụng trong tƣơng lai.

Từ khóa: Chuyển thể, liên văn bản, văn học, điện ảnh, Nguyễn Nhật Ánh.

1. ĐIỂM TỰA LÍ THUYẾT

- Liên văn bản: J. Kristeva quan niệm “bất cứ sự viết thành một văn bản nào

cũng đều giống nhƣ sự tạo thành một bức tranh nhiều màu sắc, bất cứ một văn bản

nào cũng đều hấp thu và chuyển đổi với các văn bản khác” [4]. Nhƣ vậy, liên văn

bản (intertextuality) chú trọng các ảnh hƣởng giữa văn bản và các văn bản ngoại

tại, tất cả các ngữ cảnh, bất luận là chính trị, lịch sử, xã hội, tâm lí, nghệ thuật đều

có thể thành quan hệ “liên văn bản” với văn học. Mỗi văn bản đều là sự kết nối

của các văn bản khác (nội văn học và ngoại văn học), mỗi văn bản đều là sự hấp

thu và chuyển đổi các văn bản khác. Sự tham chiếu lẫn nhau giữa các văn bản đã

hình thành nên một mạng lƣới kết cấu có tính mở rộng, cấu thành hệ thống cực

lớn bao gồm các văn bản từ quá khứ, đến hiện tại, tƣơng lai, từ nội văn bản đến

ngoại văn bản, từ nội văn học đến ngoại văn học. Chính vì vậy, thuyết liên văn

bản hoàn toàn phù hợp khi nghiên cứu sự chuyển thể giữa văn học với điện ảnh.

- Bản chất vấn đề nghiên cứu vấn đề chuyển thể dƣới góc nhìn liên văn bản:

Thực chất, đây là công việc nghiên cứu tác phẩm văn chƣơng trong mạng lƣới tác

phẩm nguồn và tác phẩm cải biên, bởi vì liên văn bản không chỉ phản ánh bản

chất của các loại văn bản mà còn cho thấy mối tƣơng tác đa dạng, phức tạp giữa

chúng, làm sang tỏ bối cảnh văn hóa mà ở đó, các văn bản không ngừng cộng

hƣởng với nhau, đối thoại với nhau để ngày càng sống động hơn.

Page 5: Kỷ yếu H - csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn

Kỷ yếu Hội thảo khoa học

223

Cả văn học và điện ảnh đều là những loại hình nghệ thuật phổ biến, có tác động

lớn đến ý thức xã hội nên đòi hỏi phải đƣợc nghiên cứu đúng đắn dƣới ý thức của

lí thuyết hiện đại.

- Cách khai thác một tác phẩm chuyển thể dƣới góc nhìn liên văn bản: Tác

giả Lê Thị Dƣơng trong công trình “Chuyển thể Văn học - Điện ảnh - nghiên cứu liên

văn bản” đã chỉ ra cách thức nghiên cứu hiện tƣợng một hiện tƣợng chuyển thể trên

hai phƣơng diện: chuyển thể trung thành với nguyên tác và chuyển thể tự do. Đây là

công trình lớn và tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu chuyển thể văn học - điện ảnh.

Tuy nhiên, theo chúng tôi, nếu phân chia các luận điểm nhƣ thế để khai triển vấn đề

gặp một số khó khăn: 1. Không nêu bật đƣợc bản chất của liên văn bản trong quá

trình nghiên cứu; 2. Rất khó xác định ranh giới giữa một chi tiết đƣợc xem là “trung

thành” hay “tự do” giữa tác phẩm chuyển thể và nguyên tác; 3. Bỏ qua yếu tố ngƣời

đọc kiến tạo nên nghĩa, là “đồng tác giả” của tác phẩm, chỉ chú trọng đến quá trình

sáng tạo của nhà văn/ đạo diễn.

Chúng tôi đề xuất một cách khai triển mới, dựa trên những luận điểm của Linda

Hutcheon (Routledge, Chapman & Hall, Incorporated, 2006) trong công trình A

theory of Adaptation (Lí thuyết về chuyển thể), trên cơ sở những lập luận mang

tính biện chứng, tác giả đã soi chiếu từ cái nhìn kép: chuyển thể với tƣ cách là quá

trình (sự diễn giải đầy sáng tạo/ sự sáng tạo có tính diễn giải của tác giả chuyển

thể); chuyển thể với tƣ cách là sản phẩm (sự chuyển mã đƣợc công bố, bao quát

và cụ thể).

Với tƣ cách là một quá trình, tức là ngƣời nghiên cứu sử dụng liên văn bản để lí

giải mối quan hệ giữa một văn bản này với văn bản khác, đặc biệt là với những

văn bản đƣợc trích dẫn, bắt chƣớc, ám chỉ, viết lại... trong khi lí giải một văn bản

cụ thể, chú trọng nghiên cứu những yếu tố cấu trúc mang tính cố định. Nghiên cứu

phƣơng diện này gắn với ngƣời tạo sinh sản phẩm (nhà văn/ biên kịch - đạo diễn).

Với tƣ cách là sản phẩm, tức là khảo sát tác phẩm văn học và tác phẩm phim trong

mối quan hệ với lịch sử xã hội (văn bản lịch sử xã hội), nhƣ vậy nghiên cứu văn

học đƣợc triển hạn thành nghiên cứu văn hóa, coi mọi văn bản đều là liên văn bản,

có mối liên hệ với ngữ cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội - môi sinh tồn tại của văn

bản. Nghiên cứu phƣơng diện này gắn với ngƣời tiếp nhận sản phẩm (độc giả -

khán giả).

- Phong cách và tƣ duy nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh: Văn phong Nguyễn

Nhật Ánh có đặc điểm: là tác phẩm văn học ngƣời lớn viết cho thiếu nhi, chiêm

nghiệm về quá khứ chứ không cố hóa thân thành trẻ em để miêu tả. Vì vậy, nó

đƣợc kể lại bằng các hồi ức thật, ông từng nói: “Các tác phẩm hƣ cấu, chúng sẽ

rất đẹp, nhƣng cũng rất giả tạo, không chạm đến trái tim ngƣời đọc. Tôi viết bằng

những kỉ niệm thật chạy qua trong đầu tôi nhƣ những thƣớc phim chiếu lại cảnh

ngày thơ ấu, mà chắc không chỉ riêng tôi, ai cũng sẽ có những lúc nhƣ vậy, chẳng

qua là họ không có điều kiện viết thành văn mà thôi” [6]. Những sự kiện là những

Page 6: Kỷ yếu H - csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn

Cán bộ trẻ các trường Đại học Sư phạm toàn quốc lần thứ VIII - năm 2020

224

mảnh vụn của hình ảnh, sự kiện rời rạc trong kí ức đƣợc lắp ghép lại để trở thành

một tác phẩm nghệ thuật, nói cách khác, xét về bản chất, trong tâm thức sáng tác

Nguyễn Nhật Ánh khi tác phẩm nghệ thuật hoàn toàn tƣơng đồng với phƣơng

pháp làm phim. Nhà văn cũng đã từng viết kịch bản cho phim “Kính vạn hoa”,

nên chắc chắn có am tƣờng về điện ảnh. Và lẽ dĩ nhiên, ảnh hƣởng của các thủ

pháp điện ảnh cũng tác động ít nhiều đến sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh.

2. NGHIÊN CỨU CÁC TÁC PHẨM CHUYỂN THỂ NGUYỄN NHẬT ÁNH

DƢỚI GÓC NHÌN LIÊN VĂN BẢN

2.1. Các tác phẩm đã đƣợc chuyển thể của Nguyễn Nhật Ánh

Bảng 2.1. Danh sách thông kê các tác phẩm đã và đang đƣợc chuyển thể

của Nguyễn Nhật Ánh

STT TÁC PHẨM ĐẠO DIỄN GHI CHÚ

1 Áo trắng sân trƣờng Lê Dân Chuyển thể từ truyện

cùng tên

2 Nữ sinh Xuân Phƣớc

Chuyển thể từ: Nữ sinh,

Buổi chiều windows và

Bồ câu không đƣa thƣ

3 Bong bóng lên trời Trọng Trinh Chuyển thể từ truyện

cùng tên

4 Chú bé rắc rối Cao Thụy nt

5 Kính vạn hoa Minh Chung

Đỗ Phú Hải

nt

6 Tôi đã thấy hoa vàng trên cỏ xanh Victor Vũ nt

7 Cô gái đến từ hôm qua Nhật Linh nt

8 Mắt biếc Victor Vũ nt

Với “hệ thống” tác phẩm đƣợc chuyển thể đồ sộ này, Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành

“Nhà văn có nhiều tác phẩm văn học đƣợc chuyển thể thành phim nhất Việt Nam”.

2.2. Xem xét các tác phẩm chuyển thể của Nguyễn Nhật Ánh nhƣ là một quá

trình tạo lập liên văn bản

2.2.1. Sự ám ảnh của điện ảnh khi nhà văn cầm bút

- Lí thuyết “cảnh quay” (scene) điện ảnh trong tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh: "Cảnh

quay" là một phần cấu tạo nên một bộ film hoàn chỉnh, là không gian chứa đựng

hành động, sự kiện của diễn viên. Qua một không gian khác, "cảnh quay" cũng thay

Page 7: Kỷ yếu H - csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn

Kỷ yếu Hội thảo khoa học

225

đổi dẫn đến hành động, sự kiện của diễn viên cũng thay đổi”. [5, tr. 38]. Khảo sát

trong tất cả các chƣơng của “Chú bé rắc rối”, mỗi chƣơng đều ứng với một khoảng

không gian duy nhất, ứng với các hoạt động nhất định của các nhân vật. Đối chiếu

với bộ phim cùng tên của đạo diễn Cao Thụy, từng “cảnh quay” từ lúc “mở cảnh”

đến lúc “cắt cảnh” đều theo đúng cách mở đầu và kết thúc của từng chƣơng trong

nguyên tác văn học, chính vì vậy, tần suất “chia” chƣơng khá dày: 90 trang có đến

12 chƣơng, trung bình cứ 7,5 trang/ 1 chƣơng.

- Yếu tố “chỉ dẫn điện ảnh” (cinematic instrution) trong mỗi chƣơng: Khi phân

tích bố cục của tất cả các chƣơng trong “Kính vạn hoa”, ngƣời viết nhận thấy

Nguyễn Nhật Ánh đã rất khôn khéo lồng vào các đoạn mở đầu của mỗi chƣơng

tên một địa danh/không gian xác định, đƣợc miêu tả hết sức tỉ mỉ; 52/54 chƣơng

xác định đƣợc các nhân vật chính ngay từ những đoạn văn đầu tiên. Ví nhƣ

chƣơng 2 của tác phẩm:

Nhà Tiểu Long rất nghèo. Ba nó là thợ hồ. Mẹ nó bán những thứ linh tinh nhƣ

thuốc lá, nƣớc ngọt, mì gói và những mặt hàng lặt vặt khác, toàn bộ "gia tài" chất

trên một chiếc xe đẩy nhỏ. Tiểu Long có hai ông anh sinh đôi là anh Tuấn với

anh Tú. Tiểu Long còn một đứa em gái là nhỏ Oanh [2,tr. 13]

Ở chƣơng này, ta thấy Nguyễn Nhật Ánh đã xác định không gian rất cụ thể: “nhà

Tiểu Long” làm cho chúng ta hình dung đƣợc không gian "cảnh quay" rất rõ ràng,

nhƣ sự bố trí sẵn theo lời chỉ dẫn kịch bản trong điện ảnh. Các nhân vật trong chƣơng

45 đƣợc giới thiệu ngay từ đoạn đầu tiên gồm có Ba, mẹ, anh Tuấn, anh Tú, nhỏ

Oanh, Tiểu Long; và trong suốt chƣơng 2, không hề xuất hiện các nhân vật khác.

Tóm lại, ngay từ đoạn đầu tiên, Nguyễn Nhật Ánh đã cho chúng ta hình dung đƣợc

phần [Cảnh] và phần [Diễn viên] nhƣ trong phần chỉ dẫn trong một kịch bản.

- Về không gian: Trong cách miêu tả không gian, tác giả rất chú trọng miêu tả “độ

rộng” của khung cảnh mà trong điện ảnh, ngƣời ta gọi là “góc quay” (angle of view).

Góc quay là điểm tập trung của một cảnh đã thay đổi. [5, tr. 76]. Trong tất cả các tác

phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đều có đủ các loại “góc quay” điện ảnh: cận cảnh (close

up - CU) - trung cảnh (Medium shot -MS) - toàn cảnh (Long shot -LS) các chiều: trên

- dƣới (Till Up), dƣới - trên (Till Down), lia (Panning shot),... Tác giả cũng đã sử

dụng rất đúng ý đồ của từng loại góc quay theo dụng ý điện ảnh. Một vài ví dụ:

Loại góc

quay

Định

nghĩa Tác dụng Dẫn chứng

Trên -

Dƣới

(Till Up)

Là hƣớng

quay đi từ

trên

xuống

dƣới.

Mang ý nghĩa

về lực đè nén,

sức nặng, sự

nguy hiểm.

Tôi nhìn xuống vành lồng, cô đã rớt

khỏi yên xe và cùng với con Nhi [...].

Trong khi đó, chiếc mô tô không ngƣời

lái vẫn tiếp tục lao đi thêm gần một

vòng rồi văng ra khỏi vành lồng, rơi

xuống theo. [1, tr. 302]

Page 8: Kỷ yếu H - csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn

Cán bộ trẻ các trường Đại học Sư phạm toàn quốc lần thứ VIII - năm 2020

226

Dƣới -

Trên

(Till

Down)

Là hƣớng

quay đi từ

dƣới lên

trên.

Gợi cảm giác

vƣơn lên, gợi

ƣớc muốn, sự

ngƣỡng vọng,

hạnh phúc.

Chúng tôi ra ngồi ngoài cột cờ xem

các anh chị lớp lớn thi thả diều .

Những cánh diều đủ kiểu, màu sắc sặc

sỡ với những chiếc đuôi dài thậm

thƣợt đang đua nhau uốn éo, chao

liệng trên nền trời xanh khiến tôi và

Hà Lan ngồi ngắm mê mẩn hàng giờ.

[3, tr.14]

- Về thời gian: lý luận điện ảnh chỉ ra rất rõ quy luật “tâm lí thời gian” (rule of

psychological time): “một cảnh trong film chỉ có thể diễn ra trong một khoảng thời

gian nhất định, và luôn đƣợc chen ngang bởi một cảnh khác, khi tâm lí thời gian của

khán giả nhận thức đƣợc mức độ “đủ” của một cảnh quay” [5, tr. 57]. Điều đó tránh

đƣợc sự nhàm chán của khán giả khi theo dõi tác phẩm. Vậy nên, khi ta ứng mỗi

chƣơng của “Chú bé rắc rối” là một “cảnh quay” (nhƣ chứng minh ở phần 2.2.1), ta

nhận thấy rằng Nguyễn Nhật Ánh có dụng ý không kéo dài một “mạch truyện” quá 3

chƣơng (quá 20 trang); rất ít khi sắp xếp 2-3 chƣơng liên tiếp chỉ để kể về diễn biến

trong một “cảnh quay”. Sự sắp xếp này khiến cho mạch truyện của tác phẩm luôn

đƣợc “cắt ngang” đúng lúc, tạo nên sự lôi cuốn hấp dẫn, đánh vào tâm lí “chờ đợi kết

quả” của độc giả.

- Ngôn ngữ điện ảnh trong “Các tác phẩm cua Nguyễn Nhật Ánh”: Trong Chú

bé rắc rối, lời "đối thoại" xuất hiện với tần suất dày đặc, chiếm 1.144/1.873 câu, tức

là 61,1%. Lời “đối thoại” đƣợc chú trọng phát triển những chức năng đặc trƣng của

đối thoại điện ảnh: là một trong hai biện pháp để miêu tả nội tâm của nhân vật (đối

thoại và hành động của nhân vật) và góp phần phát triển mạch truyện.

+ Ở tác dụng thứ nhất: Xây dựng tính cách, nội tâm nhân vật.

+ Ở tác dụng thứ hai: phát triển câu chuyện

Ví dụ nhƣ: trong Tôi đã thấy hoa vàng trên cỏ xanh,, nhiệm vụ chủ yếu để phát

triển câu chuyện là hành động nhân vật. Đối thoại đƣợc xem là những phụ họa

khéo léo cho hành động. Vì vậy, đối thoại luôn đƣợc đƣa ra đúng lúc nhằm đẩy

câu chuyện tiến lên, ví dụ:

Tƣờng chạy ra sân trƣớc chỗ tôi đang vờ ngồi chơi bi một mình, níu vai tôi, mếu

máo hỏi

- Anh có thấy con Cu Cậu đâu không, anh Hai

- Con cóc của mày hả? - Tôi giƣơng mắt, giọng thật nhƣ đếm - Lúc nãy tao vẫn

thấy nó đây mà.

- Nhƣng bây giờ nó đi đâu rồi. - Giọng Tƣờng nhƣ khóc.

Tôi ngó lơ chỗ khác: - Tao nghĩ chắc nó chui dƣới gầm giƣờng! [1, tr.203]

Page 9: Kỷ yếu H - csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn

Kỷ yếu Hội thảo khoa học

227

Ở đoạn hội thoại trên, ta thấy rằng mỗi câu nói ngắn, nhanh, dứt khóat, nói trúng

vào bản chất vấn đề, phát triển tự nhiên, sinh động nhƣ những lời nói trong thực

tế. Sự kết hợp giữa lời nói - động tác làm cho nhân vật của Nguyễn Nhật Ánh luôn

có “diễn xuất”, luôn sống động chứ không “chết cứng” trong trang văn.

2.2.2. Sự học hỏi của nhà làm phim từ văn học

- Nhan đề: Điều chúng ta dễ dàng nhận thấy là 8 bộ phim đã và đang đƣợc

chuyển thể từ tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đều tôn trọng nhan đề gốc. Sử dụng

lại nhan đề của văn bản nguồn, theo chúng tôi, đƣợc lí giải bằng nhiều lí do: có

thể xuất phát từ sự tôn trọng đối với văn bản đƣợc trích dẫn, có thể là một sự nhại

lại, cũng có thể đó là tên gọi đảm bảo chuyển tải đƣợc tinh thần của cả tác phẩm

văn học và tác phẩm chuyển thể, thậm chí có thể xuất phát từ mục đích thƣơng

mại. Nhƣng dù là lí do gì thì một sự ràng buộc liên văn bản nhất định cũng hiển lộ

qua việc lặp lại một cách có chủ ý nhan đề của tác phẩm. Thậm chí, trong một bộ

phim, những tập phim lẻ đều có tên tƣơng ứng với từng chƣơng trong bộ truyện.

Ví dụ: “Những con gấu bông” (truyện: chƣơng 2; phim: tập 2); “Ông thầy nóng

tính” (truyện: chƣơng 4, phim: tập 1).

- Không gian và thời gian: Không gian là “tổng hòa của các hiện tƣợng cùng loại”

(Iu. Lotman). Có thể nói, điện ảnh là ngữ cảnh bộc lộ đầy đủ nhất tính chất liên văn

bản, xem phim thực chất là hành vi “đọc” liên văn bản. Với kỹ thuật dựng/ lắp ghép

(Montage), các khung hình riêng lẻ đƣợc xếp đặt, kết nối lại theo một quy tắc nghệ

thuật nhất định. Sự ghép nối cũng chính là yếu tố làm nên đặc tính liên văn bản của

văn bản điện ảnh. Bởi nó tổng hợp cả hai mặt nghệ thuật và kỹ thuật; ranh giới giữa

các yếu tố âm nhạc - văn chƣơng - hội họa - tạo hình lúc này không còn đậm nét,

chúng hòa vào nhau để tạo nên một chỉnh thể thống nhất. Chính vì vậy, thƣờng

những đoạn miêu tả về không gian trong văn học chỉ tác động đến yếu tố thị giác,

thì trong điện ảnh thƣờng kèm theo các kí hiệu về thính giác. Không gian và thời

gian trong truyện có thể tách bạch, miêu tả riêng rẽ, nhƣng không gian trong phim

nhất định phải gắn với một khoảng thời gian nào đó (vì phụ thuộc vào yếu tố ánh

sáng, hình ảnh - một chất liệu tất yếu của một bộ phim).

Thể

loại

Yếu tố

đƣợc

kí hiệu

Kí hiệu Kí hiệu biểu thị Vị trí

Truyện Chiều cuối ngày Cuối ngày, tôi thấy

mây tụ lại từng bầy

Trang

145

Phim

Trong nhà

- buổi

chiều

Trời xế, mây đen kéo

đến, tiếng sấm chớp

của cơn mƣa rào

Cảnh Mận và Thiều

ngồi trông nhà 37p40

- Cốt truyện, tình tiết/ sự kiện: Trong điện ảnh, “Mặc dầu mọi thành phần kịch bản

đều quan trọng và tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ, song quan trọng nhất là không

nghi ngờ gì nữa, thành phần khó nhất của kịch bản chính là cốt truyện”. Sự lấy lại

Page 10: Kỷ yếu H - csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn

Cán bộ trẻ các trường Đại học Sư phạm toàn quốc lần thứ VIII - năm 2020

228

cốt truyện chuyển thể chính là liên văn bản. Tuy nhiên, trong sự lấy lại đó, nhất

định có sự “cắt gọt” lại của biên kịch. Ví dụ nhƣ: phim “Tôi đã thấy hoa vàng trên

cỏ xanh” đã cắt bớt các tình tiết liên quan đến hồi ức tản mạn của Thiều và Tƣờng,

những hồi ức về con Vện, về ông Ba Xung, về con Xin,... Nhƣng lại thêm tình tiết:

ngƣời lái moto trong rạp xiếc chính là mẹ của “công chúa” Nhi, Nhi nhòai ngƣời ra,

đƣa cho mẹ một bông hoa vàng, nên cả hai đều bị gặp tai nạn. Bởi lẽ, một bộ phim

bao giờ cũng phải có một trục chính, kể về ít nhất một câu chuyện, một nhân vật

nào đó, bởi ít có khán giả nào đủ kiên nhẫn để nghe một “câu chuyện nhạt nhẽo”

và xem một “bộ phim không thành câu chuyện”.

- Liên văn bản nhân vật: Xét về mặt lí thuyết, sự cách tân, thậm chí “viết lại” đối

với nguyên tắc cũng là một phƣơng diện quan trọng của liên văn bản. Tác giả

trong quá trình sáng tác luôn phải đối diện với truyền thống và buộc phải xâm

nhập vào những văn bản xuất hiện trƣớc, từ đó tiến hành thay đổi, chuyển dịch,

điều chỉnh, để mang lại cho chính mình không gian tƣởng tƣợng rộng mở. Ví dụ

nhƣ trong phim “Nữ sinh”, các nhân vật: Xuyến, Thục và Cúc Hƣơng đƣợc đạo

diễn xây dựng với tính cách mạnh mẽ hơn, cá tính hơn trong truyện rất nhiều,...

Hay nhân vật Nhi trong phim “Tôi đã thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đƣợc xây

dựng với các tình tiết logic hơn trong truyện, nhân vật Tƣờng thể hiện cá tình: đa

cảm, thông minh hơn trong truyện.

2.3. Xem xét các tác phẩm chuyển thể của Nguyễn Nhật Ánh nhƣ là sản

phẩm trong mối quan hệ liên văn bản

2.3.1. Người tiếp nhận với tư cách là cá nhân

Từ quá trình tìm hiểu phƣơng thức chuyển thể, chúng tôi nhận thấy rõ nét hơn vai

trò của ngƣời đọc với tƣ cách là nhân tố phát hiện và xác lập tính liên văn bản

giữa các tác phẩm chuyển thể, giữa tác phẩm điện ảnh với tác phẩm điện ảnh. Nhƣ

vậy, với liên văn bản, chuyển thể đã chuyển dịch trọng tâm phát nghĩa từ văn

bản chuyển thể sang ngƣời đọc/ xem, khiến anh ta trở thành đồng sáng tạo.

Ví dụ nhƣ nhan đề và nội dung truyện/ phim: “Tôi đã thấy hoa vàng trên cỏ xanh”,

trong tác phẩm truyện, không hề có dòng nào nhắc đến hình ảnh “hoa vàng” và cỏ

xanh” ngoại trừ nhan đề; trong phim, “hoa vàng” xuất hiện khi công chủa rải trên

đƣờng đánh dấu “lâu đài” của mình cho Tƣờng tới, và là bông hoa khiến cho “công

chúa” phải gặp tai nạn trong rạp xiếc. Những yếu tố “thêm thắt” vào trong phim

giúp độc giả có thể “định nghĩa” rõ hơn ý đồ của đạo diễn, còn trong truyện là một

khoảng trời của sự sáng tạo, suy diễn của độc giả. Nhƣ vậy, Liên văn bản trong

trƣờng hợp này đều đẩy trọng tâm phát nghĩa về phía độc giả, tuy nhiên, khác nhau

ở phạm vi rộng - hẹp, tùy ý đồ của đạo diễn. Đây chỉ là một sợi chỉ nhỏ trong trăm

ngàn “sợ chỉ” của “bức thảm” (chữ dùng của J.Kristiva), giúp minh chứng yếu tố

liên văn bản trong quá trình chuyển thể.

Một số trƣờng hợp khác, khi độc giả xem phim, bảo phim hay hơn truyện, và

ngƣợc lại; hay có nhận xét: nhân vật này diễn chƣa tới tầm/ diễn quá xuất sắc so

với bản truyện, khung cảnh trong truyện hình dung không nhƣ khi lên hình, cốt

Page 11: Kỷ yếu H - csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn

Kỷ yếu Hội thảo khoa học

229

phim cắt bớt tình tiết này/ thêm thắt tình tiết khác so với truyện,... trong đầu độc

giả luôn có sự so sánh, đối chiếu giữa hai loại hình nghệ thuật. Đó là yếu tố liên

văn bản đang hiện hữu. Sự hiểu của độc giả đối với tác phẩm chuyển thể có thể

đƣợc quy định bởi những trải nghiệm khi họ đọc tác phẩm văn học, cũng nhƣ

những đón đợi tạo ra bởi việc đọc các tác phẩm hoặc các vấn đề có liên quan đến

nội dung của phim chuyển thể. Tác phẩm chuyển thể sẽ tƣơng tác với những đón

đợi ấy, dẫn đến những lớp nghĩa mới bên cạnh mối liên hệ với các yếu tố của văn

bản văn học. Đó cũng chính là quá trình đối thoại liên tục mà Bakhtin đã nói tới.

2.3.2. Độc giả với tư cách là dư luận, đại chúng

Thực chất, đây là quá trình xem xét tác phẩm phim và văn học trong mối quan hệ

cộng sinh với các loại văn bản khác, với môi sinh văn hóa - xã hội Sự hình thành

và sự đón nhận nhiệt tình đối với hai tác phẩm này không tách rời bối cảnh văn

hóa xã hội: trƣớc tiên, chúng là sản phẩm kích thích/ thúc đẩy của chủ nghĩa tiêu

dùng. Đóng góp của nó rõ ràng đã bổ sung những nét mới trong việc nghiên cứu

quá trình phát triển của văn học, mặt khác, nó là công cụ công bằng và rõ ràng

nhất khi đánh giá thị trƣờng của một tác phẩm văn học: trƣớc, trong và sau khi bộ

phim chuyển thể của tác phẩm đó đƣợc ra đời. Văn học là “suối nguồn” của điện

ảnh, là kho tàng các ý tƣởng cho nhà làm phim chuyển thể sang tác phẩm điện ảnh.

Một tác phẩm văn học thành công sẽ đảm bảo đƣợc thành công cho bộ phim sắp

đƣợc chuyển thể và ngƣợc lại. Bởi vì văn học đã đi bƣớc chân ban đầu để “thăm dò

thị hiếu xã hội”, và nó luôn có sẵn một lƣợng độc giả ủng hộ nhất dịnh, bởi trong

đầu họ đã có một “văn bản” hoàn chỉnh của một thể loại hoàn chỉnh và đang muốn/

tò mò xem nó đƣợc chuyển dịch nhƣ thế nào. Để xét tính đón đợi của dƣ luận, đánh

giá của độc giả, công cụ công bằng và tiện lợi nhất là doanh thu.

Bảng 1: Doanh thu theo tuần của các tác phẩm phim/ tiểu thuyết

Thời gian

Tác phẩm

Tiểu thuyết

"TĐT

HVTCX"

Phim

"TĐT

HVTCX”

Tuần đầu tiểu thuyết phát hành 0.12 (100%) 0

Trung bình 1 tuần trong tháng đầu tiểu thuyết phát hành 0.19 (158%) 0

Trung bình 1 tuần trong 1 năm tiểu thuyết phát hành 0.14 (116%) 0

Tuần đầu kể từ khi bộ phim chuyển thể ra đời 0.15 (125%) 9 (100%)

Trung bình 1 tuần trong tháng đầu bộ phim phát hành 0.32 (267%) 13 (140%)

Trung bình 1 tuần trong 6 tháng bộ phim phát hành 0.31 (258%) 13.5 (150%)

Page 12: Kỷ yếu H - csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn

Cán bộ trẻ các trường Đại học Sư phạm toàn quốc lần thứ VIII - năm 2020

230

Hình 1: Doanh thu theo tuần của các tác phẩm phim/ tiểu thuyết

Ta thấy, “Tôi đã thấy hoa vàng trên cỏ xanh” thành công trên cả hai lĩnh vực truyện

- phim. Tác phẩm ngay khi vừa ra đời đã là một tác phẩm “hot” đƣợc săn đón. Sau

khi chuyển thể thành phim, đã tạo nên một “cơn sốt” điện ảnh, khiến một lƣợng độc

giả đã đọc tác phẩm háo hức muốn xem phim, và ngƣợc lại, khiến một lƣợng khán

giả đã xem phim nhƣng chƣa đọc tác tò mò muốn sở hữu một cuốn sách của

Nguyễn Nhật Ánh.

Cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa, văn hóa cũng thƣơng mại hóa nhanh

chóng. Việc chuyển thể các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh với số lƣợng kỉ lục

chính là kết quả của sự đón đợi từ độc giả, sự xuất hiện của nó phản ánh thị hiếu

của công chúng. Tác động theo chiều ngƣợc lại, từ những bộ phim thành công,

Nguyễn Nhật Ánh cũng có những tƣơng tác nhất định trong lối viết, để từ đó các

tác phẩm văn học đến gần hơn với phim, với khán giả, xét theo một tiến trình,

phong cách Nguyễn Nhật Ánh dần dần chuyển từ miêu tả tâm trạng theo dòng kí

ức sang miêu tả hồi ức cụ thể, từ thiên về cảm giác sang thiên về xúc giác, đặc

biệt, từ những tình tiết mang tính cá nhân, riêng có, sang những tình tiết mang tính

phổ thông, thứ giúp tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh không còn là những mẩu truyện

độc đáo của riêng ông, mà là những mẩu truyện mà bất cứ dộc giả nào cũng soi

thấy mình ở trong đó.

3. KẾT LUẬN

So với những đƣờng hƣớng nghiên cứu chuyển thể khác, lí luận liên văn bản cung

cấp những sự gợi ý quan trọng sau: Mở rộng lĩnh vực nghiên cứu, Thúc đẩy chiều

sâu nghiên cứu, Thay đổi trật tự nghiên cứu (Lí luận liên văn bản đã phá vỡ trật tự

cố định: văn học trƣớc - điện ảnh sau, đặt các văn bản trong một mạng lƣới cấu

trúc biến hóa linh hoạt). Nếu sử dụng quan điểm của liên văn bản trong phân tích

phê bình điện ảnh một cách hợp lí, mà cụ thể là những tác phẩm của Nguyễn Nhật

Ánh, thì sẽ mở rộng đƣợc bề rộng và chiều sâu của bộ phim, giúp khán giả thƣởng

thức hết đƣợc những giá trị chứa đựng trong đó.

0

50

100

150

200

250

300

TT "TĐTHVTCX" Phim "TĐTHVTCX"

Thời điểm

Page 13: Kỷ yếu H - csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn

Kỷ yếu Hội thảo khoa học

231

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Nhật Ánh, (2010), Tôi đã thấy hoa vàng trên cỏ xanh, NXB Trẻ, Tp. Hồ

Chí Minh.

[2] Nguyễn Nhật Ánh, (2012), Kính vạn hoa, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

[3] Nguyễn Nhật Ánh, (2013), Mắt biếc, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

[4] Julia Kristeva, 2003, Kí hiệu học - dẫn từ Nghiên cứu liên văn bản, Thiệu Vĩ

dịch, tr 4. NXB Nhân dân Thiên Tân, Trung Quốc.

[5] Nguyễn Nhân, 2001, Nghệ thuật điện ảnh, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

[6] http://laodong.com.vn/van-hoa/nha-van-nguyen-nhat-anh-viet-van-bang-su-

trai-nghiem-quan-sat-va-long-yeu-nghe-404842.bld

Title: ADAPTING FROM LITERARY TEXTS TO CINEMATIC FILMS

UNDER THE INTERTEXTUALITY VIEWPOINT: A CASE STUDY OF

NGUYEN NHAT ANH

Abstract: Adapting from literature to cinema has had a long history. However,

researchers are still unsure about a theoretical system able to allow them to study

scientifically and effectively this process. Studying the adaptation between

literature and cinema from an intertextual perspective is one of the possible options.

The article will point out the theoretical fulcrums, studies the adaption process, and

points out what cinema learned and changed from literature. Hopefully, this will be

a useful document that opens up promising research directions.

Keywords: Adaptation, intertextuality, literature, cinema, Nguyen Nhat Anh.