36
CNG DHƯ CÁ G HÒA XÃ H BKÁN GI K ƯN ÁC HO HI CHN HOCH Đ IM NG KHON NG DOT NGHĨ A VI T ĐU TƯ GHÈO CÁ GIAI VAY BSN T CHƯ ĐỘN Tháng T NAM ÁC TNH I ĐON SUNG TA THC ƯƠNG G H1 nă m 2 NGÂN H MIN 2 (2015 – AY C HI G VI TR2 015 N HÀNG TH NÚI PHÍ 2018) N DSIN HGII ÍA BC ÁN NH KN

NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

  • Upload
    lamtram

  • View
    214

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

CỘNG

DỰ

G HÒA XÃ HBỘ KẾ

Ự ÁN GI

K

ƯỚN

ÁC HO

HỘI CHỦ N HOẠCH Đ

IẢM NG

KHOẢN

NG DẪ

OẠT

NGHĨA VIỆTĐẦU TƯ

GHÈO CÁGIAI

VAY BỔ

SỔẪN T

CHƯĐỘN

Tháng

T NAM

ÁC TỈNHI ĐOẠN

Ổ SUNG

Ổ TATHỰC

ƯƠNGG HỖ

1 năm 2

NGÂN

H MIỀN 2

(2015 –

AY C HIỆ

G VI Ỗ TRỢ

2015

N HÀNG TH

NÚI PHÍ

2018)

ỆN DỰ

Ợ SIN

HẾ GIỚI

ÍA BẮC

Ự ÁN

NH KẾ

N

Page 2: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

1

MỤC LỤC

A. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ TRONG GIAI ĐOẠN AF ............................................................................... 2 B. CÁC TIỂU HỢP PHẦN SINH KẾ ...................................................................... 3

I. Tiểu hợp phần 1.2: Đa dạng hóa các cơ hội liên kết thị trường và hỗ trợ sáng kiến kinh doanh ............................................................................................................ 3

I.1. Mô tả tiểu hợp phần ........................................................................................ 3 I.1.1. Mô tả tiểu hợp phần ................................................................................. 3 I.1.2. Quản lý ngân sách tiểu hợp phần ............................................................ 4

I.2. Mục tiêu của tiểu hợp phần ............................................................................ 4 I.3. Hoạt động chính của tiểu hợp phần ................................................................ 4

I.3.1. Hoạt động liên kết đối tác sản xuất ......................................................... 5 I.3.2. Hoạt động hỗ trợ Sáng kiến sản xuất kinh doanh của các CIG ............... 6

I.4. Định hướng thực hiện ..................................................................................... 7 I.4.1. Đối với các hoạt động liên kết đối tác sản xuất:...................................... 7 I.4.2. Đối với các hoạt động hỗ trợ Sáng kiến sản xuất kinh doanh của các CIG: ................................................................................................................. 9

I.5. Giám sát và đánh giá .................................................................................... 12 I.5.1. Nguyên tắc chung: ..................................................................................... 12 I.5.2. Hướng dẫn thực hiện: ................................................................................ 12

II. Tiểu hợp phần 2.2 và 2.3: Hỗ trợ các hoạt động sinh kế và Hỗ trợ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của phụ nữ ........................................................................... 14

II.1. Mô tả các tiểu hợp phần .................................................................................. 14 II.1.1. Tiểu hợp phần 2.2 - Hỗ trợ sinh kế và các dịch vụ sản xuất .................... 14 II.1.2. Tiểu hợp phần 2.3 - Hỗ trợ các hoạt động phát triển KTXH của phụ nữ 15

II.2. Những nguyên tắc chính .................................................................................. 16 II.2.1. Nguyên tắc trong việc lựa chọn các sinh kế bền vững ............................ 16 II.2.2. Nguyên tắc tài trợ cho các sinh kế bền vững ........................................... 16

II.3. Tổ chức triển khai thực hiện ............................................................................ 18 II.3.1. Xác định đối tượng hưởng lợi (sinh kế) trong giai đoạn AF của Dự án .. 18 II.3.2. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc lập kế hoạch hoạt động sinh kế19 II.3.3. Định mức hỗ trợ cho các CIG sau khi phân loại nhóm ........................... 20 II.3.4. Lập kế hoạch thực hiện các hoạt động sinh kế ........................................ 22 II.3.4.5. Thực hiện kế hoạch: .............................................................................. 24

II.4. Giám sát và đánh giá các hoạt động sinh kế ................................................... 28 II.4.1. Nguyên tắc chung: ................................................................................. 28 II.4.2. Hướng dẫn thực hiện: ............................................................................ 28

III. Tiểu hợp phần 3.3: Đào tạo các kiến thức, kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp và việc làm ....................................................................................................................... 31

III.1. Nội dung công việc ................................................................................... 31 III.2. Nguyên tắc chung: .................................................................................... 31 III.3. Hướng dẫn thực hiện: ............................................................................... 32 III.4. Giám sát đánh giá: .................................................................................... 32

C. Phụ Lục ............................................................................................................... 33 

Page 3: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

2

CHƯƠNG VI - CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH KẾ

A. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ TRONG GIAI ĐOẠN AF

Dựa trên những đánh giá, phân tích về những thành công, những hạn chế cũng như những khuyến nghị về những điểm cần điều chỉnh, sửa đổi trong suốt quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động sinh kế ở giai đoạn II của Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc. Giai đoạn thực hiện Khoản vay bổ sung (giai đoạn AF) sẽ có những điều chỉnh nhất định, cả về chính sách hỗ trợ và cách thức tổ chức thực hiện dự án, nhằm phát huy được những thành công, khắc phục những hạn chế kể trên. Theo đó, nhiệm vụ chính mà các hoạt động sinh kế sẽ tập trung vào hỗ trợ trong giai đoạn thực hiện Khoản vay bổ sung của dự án là:

(i) Tiếp tục khuyến khích các hộ gia đình nghèo còn lại trao đổi với nhau, tìm sự đồng thuận và chủ động thành lập các Nhóm Cùng Sở Thích (CIG) có cùng các hoạt động sinh kế, nhằm tăng cường sự chia sẻ lợi ích và hiểu biết trong quá trình sản xuất, kinh doanh các loại hình sinh kế nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, thủ công nghiệp, v.v. thông qua các hoạt động của CIG;

(ii) Hỗ trợ các CIG đã và đang hoạt động củng cố, phát triển tổ chức và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh để duy trì ổn định an ninh lương thực của mỗi hộ gia đình, từng bước giảm nghèo, tiến đến thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đồng thời, Dự án sẽ có chính sách để khuyến khích các CIG hướng đến mục tiêu sản xuất kinh doanh bền vững và dần tiến tới hình thức phát triển cao hơn là Hợp tác xã. Trong quá trình củng cố, phát triển các CIG, Dự án cũng sẽ tuyên truyền và hỗ trợ người dân: từng bước cải thiện vấn đề vệ sinh chăn nuôi nói riêng và vệ sinh môi trường nói chung; tìm hiểu, nâng cao hiểu biết về dinh dưỡng và chủ động thực hiện các biện pháp để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong các hộ gia đình.

(iii) Thiết lập các mối liên kết thị trường với các tổ chức, cá nhân có năng lực để tăng cường sự tham gia của người nghèo trong các chuỗi giá trị. Đồng thời dự án khuyến khích và hỗ trợ cho các mối quan hệ đối tác đã được thiết lập (các Liên kết đối tác sản xuất của dự án) gặp gỡ, bàn bạc và thiết lập quan hệ với các cơ quan chính phủ, ngân hàng, hệ thống khuyến nông và các nhà cung cấp nguyên vật liệu và thiết bị đầu vào/dịch vụ khác để giúp các nhóm CIG trong liên kết tăng khả năng tiếp cận với thông tin, tài chính, kỹ thuật, nguyên vật liệu, thiết bị đầu vào và dịch vụ cần thiết để nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Dự án cũng sẽ xem xét tài trợ cho những ý tưởng sản xuất kinh doanh mới, có hiệu quả cao trong phát triển kinh tế, xã hội.

(vi) Tham gia hỗ trợ một phần những trường hợp đặc đặc biệt khó khăn và dễ bị tổn thương của người dân trong vùng dự án, thông qua các gói cứu trợ khẩn cấp nhằm giúp người dân sớm bình ổn cuộc sống. Dự án cũng sẽ tham gia tăng cường

Page 4: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

3

năng lực cho người dân trong vùng dự án thông qua các chương trình đào tạo tập huấn được đánh giá nhu cầu và thiết kế riêng cho từng đối tượng cụ thể.

Với những nhiệm vụ đó, Dự án sẽ thực hiện các hoạt động sinh kế bằng hai cách tiếp cận “tiếp cận dựa vào nguồn lực” và “tiếp cận dựa vào định hướng thị trường” để phát triển sinh kế.

Đối với tiểu hợp phần (THP) 1.2 dự án sẽ áp dụng phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường là chính, đồng thời sẽ vẫn lưu tâm đến phương pháp tiếp cận dựa vào nguồn lực. Các hoạt động thuộc THP này sẽ tập trung khai thác những lợi thế của việc lựa chọn những sinh kế có tiềm năng cao tại mỗi địa phương, và thúc đẩy việc tìm kiếm, liên kết với các đối tác có năng lực và đáng tin cậy để tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất cho mỗi hoạt động.

Đối với các THP 2.2 và 2.3, do đặc điểm về nghèo đói và năng lực thị trường của người dân trong vùng dự án, nên phương pháp tiếp cận chính cho 2 tiểu hợp phần này sẽ là phương pháp tiếp cận dựa vào nguồn lực. Ở những nơi có điều kiện thuận lợi, sản xuất đã phát triển thì sẽ lưu tâm và từng bước hướng tới tiếp cận dựa vào thị trường.

Đối với THP 3.3 việc tiếp cận chủ yếu được áp dụng dựa trên nhu cầu của người dân tại các CIG nói riêng và người dân trong vùng dự án nói chung. Tiểu hợp phần này sẽ trang bị cho người dân nghèo trong vùng dự án những kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng về lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất và quản lý tài chính quy mô hộ gia đình và quy mô tổ nhóm, thị trường và sản xuất kinh doanh hàng hóa. Ở những địa phương có điều kiện, có thể đảm bảo được việc làm cho lao động có tay nghề thì BQLDA tại các địa phương này có thể căn cứ vào nhu cầu của người lao động, khả năng sử dụng lao động của thị trường mà tiến hành đào tạo nghề cho thanh niên và người lao động.

B. CÁC TIỂU HỢP PHẦN SINH KẾ Trong Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2 – giai đoạn

AF, các hoạt động hỗ trợ sinh kế được thiết kế trong các THP 1.2, 2.2, 2.3 và 3.3 nhằm tăng cường năng lực, cải thiện cơ hội việc làm, và thu nhập cho các hộ nghèo ở các xã trong vùng dự án. Mỗi THP sinh kế sẽ tập trung vào những mục tiêu cụ thể, nhưng sẽ hỗ trợ bổ sung cho nhau nhằm giúp cho việc phát triển sinh kế của người dân trong vùng dự án được thuận lợi nhất.

I. Tiểu hợp phần 1.2: Đa dạng hóa các cơ hội liên kết thị trường và hỗ trợ sáng kiến kinh doanh

I.1. Mô tả tiểu hợp phần

I.1.1. Mô tả tiểu hợp phần

Tiểu hợp phần này gồm 2 hoạt động chính là xây dựng các Liên kết đối tác sản

Page 5: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

4

xuất (LKĐTSX) và hỗ trợ các Sáng kiến sản xuất kinh doanh của các CIG. Tổng nguồn vốn của THP chiếm 15% kinh phí phân bổ cho Hợp phần 1 của dự án; trong đó dự kiến sử dụng 80% nguồn vốn của THP để hỗ trợ cho các liên kết đối tác sản xuất và 20% còn lại được sử dụng để hỗ trợ cho các Sáng kiến sản xuất kinh doanh.

I.1.2. Quản lý ngân sách tiểu hợp phần

Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của THP 1.2 cho việc hỗ trợ các LKĐTSX, phần vốn vay của WB phân bổ cho các hoạt động này sẽ không được phân bổ ngay đến các tỉnh như nguồn vốn của các tiểu hợp phần khác. Thay vào đó, nguồn vốn hỗ trợ cho các hoạt động LKĐTSX sẽ được thể hiện chung trong tổng nguồn vốn của toàn dự án. Chỉ khi nào các đề xuất LKĐTSX (của bất kỳ tỉnh nào) được NHTG và Ban ĐPDATW xem xét và đánh giá là đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của Dự án, thì đề xuất sẽ được đưa vào kế hoạch để nhận hỗ trợ vốn của Dự án.

Phần vốn vay WB để hỗ trợ các Sáng kiến sản xuất kinh doanh của các CIG được phân bổ ngay đến các tỉnh, huyện tương tự như các tiểu hợp phần khác.

I.2. Mục tiêu của tiểu hợp phần

Hỗ trợ, thúc đẩy các liên kết đã và đang hoạt động của dự án phát triển bền vững, đồng thời tiếp tục tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chính sách của dự án đến người dân trong vùng dự án, đến các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực nhằm tìm kiếm và phát triển các mối quan hệ đối tác mới.

Hỗ trợ và khuyến khích các CIG loại khá, đã và đang thực hiện tốt những hoạt động sinh kế của nhóm, nhưng vẫn tiếp tục tìm tòi và không ngừng sáng tạo, phát triển được những ý tưởng sinh kế mới phù hợp với điều kiện địa phương, với quy định của dự án, bền vững, có hiệu quả và vượt trội.

I.3. Hoạt động chính của tiểu hợp phần

Tiếp tục hỗ trợ các LKĐTSX đã hình thành trong giai đoạn 2010-2015 nhằm mở rộng quy mô, đầu tư vào khâu chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm và khả năng tiếp cận thị trường, xây dựng nhãn hiệu và thương hiệu của sản phẩm,...; đồng thời, thiết lập thêm các đối tác sản xuất để khai thác các tiềm năng (đặc sản) của các địa phương. Bên cạnh việc kế thừa các hoạt động đã triển khai trong giai đoạn 2010-2015, dự án sẽ nghiên cứu và ban hành cơ chế thúc đẩy cạnh tranh trong việc tuyển chọn các đề xuất LKĐTSX, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và có tính khả thi cao trong việc duy trì và nhân rộng phạm vi liên kết.

Nhằm phát huy tối đa nội lực của người dân trong việc tìm tòi và áp dụng những sáng kiến sản xuất kinh doanh tốt, phát huy được lợi thế, khắc phục được những khó khăn của từng địa phương trong vùng dự án để tạo ra những sinh kế tốt, dự án sẽ xem xét và tiến hành hỗ trợ những Sáng kiến sản xuất kinh doanh của các CIG.

Page 6: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

5

I.3.1. Hoạt động liên kết đối tác sản xuất

Trong giai đoạn AF của dự án, hoạt động LKĐTSX có 3 loại hình chính là: (i) các LKĐTSX đã được hỗ trợ của dự án trong chu kỳ sản xuất đầu tiên và

đang triển khai chu kỳ sản xuất tiếp theo (duy trì hoặc mở rộng quy mô); (ii) các LKĐTSX đã hoàn thành chu kỳ sản xuất đầu tiên trong năm 2014 và

chu kỳ sản xuất tiếp theo thuộc giai đoạn AF; và (iii) các LKĐTSX được thiết lập mới trong giai đoạn AF.

Theo đó, hoạt động LKĐTSX trong giai đoạn AF tập trung vào việc: củng cố và phát triển các LKĐTSX đã triển khai trong giai đoạn 2 của dự án; thiết lập các LKĐTSX mới; và duy trì và phát triển bền vững các LKĐTSX.

Chi tiết các hoạt động này như sau:

a. Đối với các LKĐTSX đã triển khai trong giai đoạn 2 của dự án (i) Đối với các LKĐTSX đã được dự án hỗ trợ trong chu kỳ sản xuất đầu tiên

và đang triển khai các chu kỳ sản xuất tiếp theo, dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ thêm một chu kỳ sản xuất cho các nhóm CIG nếu LKĐTSX đề xuất phương án đầu tư liên quan đến chế biến, nâng cao giá trị gia tăng và các giải pháp về môi trường. Đối với các hộ mới xin tham gia vào Liên kết trong giai đoạn AF, dự án chỉ hỗ trợ cho các hộ này nếu đủ số lượng và điều kiện để thành lập mới nhóm CIG, không hỗ trợ riêng lẻ các hộ mới xin gia nhập nhưng ghép vào các nhóm CIG cũ; mức hỗ trợ đối với nhóm CIG thành lập mới tương tự như mức hỗ trợ cho các nhóm CIG cũ trong chu kỳ sản xuất đầu tiên của Liên kết.

(ii) Đối với những LKĐTSX hoàn thành chu kỳ sản xuất đầu tiên trong năm 2014 và chu kỳ thứ 2 tiếp theo thuộc giai đoạn AF, dự án sẽ hỗ trợ chu kỳ sản xuất thứ hai nhưng căn cứ vào kết quả thực hiện và triển vọng của Liên kết trong giai đoạn tiếp theo. Điều kiện hỗ trợ, đối tượng và mức hỗ trợ được thực hiện tương tự như trường hợp (i).

b. Đối với các LKĐTSX thành lập mới Các LKĐTSX thành lập mới trong giai đoạn AF sẽ thực hiện theo cơ chế

đánh giá và lựa chọn mang tính cạnh tranh. Dự án sẽ hỗ trợ các LKĐTSX thành lập mới trong chu kỳ sản xuất đầu tiên và chu kỳ tiếp theo, trong đó tiếp tục hỗ trợ các nhóm CIG về đầu vào sản xuất đồng thời ưu tiên xem xét hỗ trợ chế biến, nâng cao giá trị gia tăng và các giải pháp về môi trường. Đối tượng và mức hỗ trợ được thực hiện tương tự như 2 trường hợp nêu trên.

Bên cạnh các nội dung hỗ trợ nêu trên, dự án cũng sẽ tiến hành các hoạt động: (i) tổ chức diễn đàn doanh nghiệp ở cấp tỉnh để xúc tiến các doanh nghiệp, tổ

Page 7: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

6

chức, cá nhân tham gia vào hoạt động LKĐTSX của dự án; và (ii) tăng cường công tác truyền thông về chính sách hỗ trợ của dự án đối với LKĐTSX để cung cấp thông tin rộng rãi đến các đối tượng quan tâm ở ngoài vùng dự án và trên phạm vi quốc gia; đồng thời dựa vào kết quả đánh giá hoạt động LKĐTSX ở cuối giai đoạn II của dự án, những mặt thành công của các LKĐTSX sẽ được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút sự quan tâm và thúc đẩy tham gia của các doanh nghiệp vào hoạt động LKĐTSX.

c. Duy trì và phát triển bền vững các LKĐTSX Hoạt động duy trì và phát triển bền vững các liên kết đối tác sản xuất cũng

được dự án nghiên cứu và triển khai theo hướng:

(i) tiến hành lựa chọn một số LKĐTSX và thực hiện thí điểm các hoạt động hỗ trợ để nâng cấp các nhóm nông dân tham gia liên kết thành các hợp tác xã, doanh nghiệp xã hội cộng đồng có đủ điều kiện pháp lý để ký kết hợp đồng với đối tác, sau đó sẽ triển khai nhân rộng ra các LKĐTSX còn lại;

(ii) Ở những địa phương, nơi mà các LKĐTSX chưa sẵn sàng cho việc nâng cấp CIG thành HTX hoặc doanh nghiệp xã hội, dự án sẽ thúc đẩy sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, kế thừa vai trò bảo trợ pháp lý của các Ban quản lý dự án huyện, tiếp tục đại diện các nhóm nông dân khi ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với đối tác sau khi dự án kết thúc;

(iii) tổ chức hội thảo đánh giá định kỳ kết quả thực hiện và bài học kinh nghiệm triển khai liên kết ở cấp tỉnh và cấp trung ương;

(iv) nghiên cứu chuỗi giá trị để đánh kết quả thực hiện và xác định các vấn đề tồn tại cũng như đề xuất chiến lược can thiệp khả thi để tăng cường sự tham gia của người nghèo vào thị trường; và

(v) xem xét hỗ trợ lần thứ 2 cho các liên kết gặp rủi ro bất khả kháng gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người dân (cụ thể về mức thiệt hại sẽ quy định trong hướng dẫn chi tiết), trên cơ sở có sự đánh giá về nguyên nhân rủi ro và thiệt hại của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng và BQLDA huyện, BPT xã.

I.3.2. Hoạt động hỗ trợ Sáng kiến sản xuất kinh doanh của các CIG Phát huy những kết quả đã thực hiện trong giai đoạn 2010 - 2015, trong giai

đoạn AF, Dự án sẽ tiếp tục khuyến khích, thúc đẩy các CIG loại III, là các CIG xuất sắc nhất của dự án (xem mục II.3.1 dưới đây để nắm rõ về các loại CIG trong giai đoạn bổ sung vốn kéo dài dự án) tìm tòi và đưa ra những sáng kiến sản xuất, kinh doanh có thể khai thác tốt những lợi thế, khắc phục được những hạn chế của địa phương và của nhóm để tạo ra được những sinh kế tốt. Các sáng kiến này sẽ được dự án xem xét, sắp xếp thứ tự ưu tiên và lựa chọn các sáng kiến có thứ hạng cao để hỗ trợ.

Page 8: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

7

I.4. Định hướng thực hiện I.4.1. Đối với các hoạt động liên kết đối tác sản xuất: a. Điều kiện tham gia LKĐTSX:

• Doanh nghiệp, công ty tư nhân, hợp tác xã (có đủ tư cách pháp nhân), hộ kinh doanh cá thể (có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh).

• Các nhóm đồng sở thích và các hộ tham gia thuộc phạm vi dự án. Nông dân (thành viên CIG) tham gia đối tác có quyền sử dụng đất ổn định (nếu liên kết có yêu cầu về đất sản xuất).

b. Nguyên tắc thực hiện:

• Triển khai hoạt động xây dựng liên kết đối tác sản xuất nhằm đạt hiệu quả kinh tế, cải thiện tình trạng đói nghèo của các hộ tham gia, tuân thủ an toàn về môi trường và xã hội.

• Khoa học kỹ thuật, cách tiếp cận sản xuất, tổ chức và quản lý mới, được ưu tiên nhằm khuyến khích sáng tạo. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phải được sử dụng một cách bền vững, phù hợp với hệ sinh thái và tuân theo quy định an toàn về môi trường và sản phẩm.

• Thời điểm trình xin Thư không phản đối kế hoạch và đề xuất LKĐTSX được chia làm 2 đợt trong năm. Thời gian trình, xem xét và thông báo kết quả cũng như Thư không phản đối đối với kế hoạch và đề xuất sẽ được trình bày trong hướng dẫn triển khai thực hiện LKĐTSX do CPO ban hành.

• Dự án sẽ chỉ xem xét hỗ trợ chu kỳ 2 đối với những LKĐTSX có khả năng mở rộng quy mô, đầu tư vào máy móc, thiết bị và chế biến nhằm nâng cao năng suất lao động, giá trị sản phẩm; khả năng tiếp cận thị trường, xây dựng nhãn hiệu và thương hiệu của sản phẩm; khai thác các tiềm năng, thế mạnh của địa phương; hoặc có giải pháp về sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường.

• Việc mua sắm giống, vật tư sản xuất, vật liệu, máy móc, thiết bị trong hoạt động LKĐTSX là không thường xuyên; do đó, chỉ áp dụng cơ chế đấu thầu đối với việc mua sắm máy móc (dự kiến các máy móc được mua sắm có giá trị từ trên 500 triệu đồng đến dưới 2 tỷ đồng). Trong trường hợp này, quá trình thực hiện mua sắm máy móc cần tuân thủ quy định đấu thầu của Dự án (tham khảo Chương IV – PIM). Dự án không xem xét đối với gói thầu mua sắm máy móc có giá trị vượt quá 2 tỷ đồng.

• Tổ chức thực hiện theo cơ chế cạnh tranh, trong đó cơ hội kinh doanh và liên kết thị trường được đối xử công bằng giữa các huyện trong phạm vi dự án, trên cơ sở cạnh tranh về phương án liên kết, cơ chế thực hiện và tính khả thi của từng đề xuất do các Ban quản lý dự án huyện phối hợp cùng đối tác lập và trình CPO và Ngân hàng Thế giới xem xét.

• Dự án sẽ xem xét, hỗ trợ lần thứ 2 cho những LKĐTSX gặp rủi ro bất khả

Page 9: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

8

kháng, gây thiệt hại từ 50% trở lên tổng giá trị đầu tư của liên kết. Cơ sở để xem xét, hỗ trợ dựa trên đánh giá về nguyên nhân rủi ro và thiệt hại của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng và BQLDA huyện, BPT xã.

c. Chính sách hỗ trợ của dự án:

• Các nhóm CIG: Dự án sẽ hỗ trợ tối đa 70% tổng chi phí đầu tư của LKĐTSX trong chu kỳ sản xuất đầu tiên; và Dự án hỗ trợ 70% các chi phí đầu tư bằng tiền, người dân và đối tác đóng góp 30% chi phí đầu tư bằng tiền của LKĐTSX trong chu kỳ sản xuất thứ hai. Mức hỗ trợ bình quân hộ tham gia Liên kết không vượt quá 15 triệu đồng cho một chu kỳ sản xuất. Mức hỗ trợ cụ thể cho một hộ trong nhóm CIG không quá 20% tổng số vốn hỗ trợ bình quân của cả Nhóm. Các hạng mục chi phí hợp lệ đối với nhóm CIG bao gồm: (a) nông nghiệp1: cây/con giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc BVTV, chế phẩm vi sinh, dụng cụ cầm tay phục vụ sản xuất, máy móc chuyên dùng cho nông nghiệp, thiết bị chế biến và bảo quản sản phẩm (lò sấy, máy sấy, máy băm nghiền phân xanh), lán trại phục vụ sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm; (b) phi nông nghiệp: chi phí thuê phương tiện vận chuyển sản phẩm và thuê gian hàng tại hội chợ triển lãm; chi phí bao bì, nhãn mác quảng bá sản phẩm; thiết bị chiết xuất, tinh chế sản phẩm (tinh dầu quế, thuốc tắm v.v..); máy móc giúp cải tiến năng suất lao động (máy khâu, khung dệt, máy đóng gạch v.v..); nhà cửa và trang thiết bị cần thiết cho hoạt động du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; (c) môi trường: các giải pháp bảo vệ môi trường, phương án sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

• Đối tác: các hạng mục hỗ trợ Liên kết thông qua đối tác bao gồm: (i) kinh phí in, photo tài liệu tập huấn kỹ thuật; (ii) chi phí bao bì đựng sản phẩm, bốc vác, vận chuyển sản phẩm trong phạm vi liên kết; (iii) chi phí thiết kế, chế bản, in các hình ảnh trực quan (tờ rơi) về Liên kết; (iv) chi phí cho hoạt động truyền thông, quảng bá Liên kết trên phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương; và (v) kinh phí xây dựng vùng sản xuất (thuộc phạm vi Liên kết) đạt tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP; kinh phí xây dựng thương hiệu tập thể.

d. Quy trình triển khai: Phần dưới đây nêu các bước chính trong quy trình triển khai thực hiện các

LKĐTSX (CPO sẽ ban hành hướng dẫn chi tiết triển khai thực hiện để các huyện có cơ sở thực hiện):

Bước 1: Phổ biến thông tin về tiểu hợp phần đến các đối tượng quan tâm; Bước 2: Lập kế hoạch và chuẩn bị đầu tư; Bước 3: Tổ chức thực hiện; Bước 4: Theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện. Chính sách hỗ trợ, quy trình triển khai cụ thể đối với các hoạt động LKĐTSX

1 Các đầu vào sản xuất nông nghiệp sử dụng trong phạm vi THP 1.2 phải tuân thủ theo các quy định do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành

Page 10: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

9

được thực hiện theo Hướng dẫn cụ thể của Ban ĐPDATW.

I.4.2. Đối với các hoạt động hỗ trợ Sáng kiến sản xuất kinh doanh của các CIG:

Dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ những Sáng kiến sản xuất kinh doanh của các CIG loại III (loại thoát nghèo và vươn lên làm giàu). Đồng thời, thông qua hoạt động này, Dự án sẽ đan xen thực hiện việc truyền thông về dự án đến các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong vùng dự án.

Hoạt động hỗ trợ Sáng kiến sản xuất kinh doanh của các CIG được thực hiện thông qua các cuộc thi định kỳ ở cấp tỉnh theo kế hoạch năm do Ban QLDA tỉnh lập và được CPO thông qua. Việc lựa chọn các đề xuất Sáng kiến sản xuất kinh doanh của các CIG diễn ra như sau: (i) CIG nộp đề xuất tham dự vòng sơ tuyển ở cấp huyện; (ii) các nhóm CIG có đề xuất vượt qua vòng sơ tuyển sẽ được tham dự cuộc thi ở cấp tỉnh; (iii) các đề xuất đạt giải ở cấp tỉnh sẽ được dự án hỗ trợ kinh phí để triển khai thực hiện.

a. Điều kiện tham gia:

Trong giai đoạn AF, hằng năm, các CIG sẽ được phân loại thành 3 loại chính là: các nhóm đang duy trì an ninh lương thực (gọi là Nhóm loại I); các nhóm đang giảm nghèo (gọi là Nhóm loại II); và các nhóm đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu (gọi là Nhóm loại III) (chi tiết xem tại mục II.3.2). Trên cơ sở đó, chỉ các CIG được xếp loại III, đã hoàn thành ít nhất một chu kỳ sản xuất và vẫn đang hoạt động bình thường (theo quy chế nhóm) mới được phép lập các đề xuất Sáng kiến sản xuất kinh doanh về sinh kế trình BQLDA huyện tham dự vòng sơ tuyển.

Dự án khuyến khích các cá nhân, tổ chức có năng lực về chuyên môn kỹ thuật, nguồn vốn, thị trường, .v.v tham gia với vai trò là đối tác hỗ trợ, tư vấn cho các CIG xây dựng các ý tưởng sản xuất kinh doanh, nhưng không trực tiếp tham gia vào trình bày và bảo vệ ý tưởng trước các Ban giám khảo.

b. Nguyên tắc thực hiện:

Giải thưởng cho Sáng kiến sản xuất kinh doanh của các nhóm CIG được lựa chọn theo cơ chế cạnh tranh, thông qua các tiêu chí cụ thể để xếp hạng các đề xuất của các nhóm CIG.

Thành viên của Ban giám khảo được thành lập để xem xét, xếp loại các đề xuất ý tưởng của CIG, phải là đại diện của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được luật pháp công nhận là có đủ năng lực chuyên môn, đồng thời phải nắm rõ được những yêu cầu, quy định của các cơ quan quản lý các lĩnh vực liên quan đến các ý tưởng trong kỳ thi đó.

Trong quá trình xem xét, đánh giá các bản đề xuất ý tưởng của các CIG nhất thiết các CIG phải cử thành viên của nhóm làm đại diện để trực tiếp trình bày Sáng

Page 11: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

10

kiến sản xuất kinh doanh và bảo vệ ý tưởng đó trực tiếp trước Ban giám khảo.

c. Chính sách hỗ trợ của dự án: Kinh phí hỗ trợ cho các CIG đoạt giải “Sáng kiến sản xuất kinh doanh của

các CIG” tùy thuộc vào đề xuất của nhóm và nguồn kinh phí của địa phương, nhưng mức trần hỗ trợ phải tuân thủ các quy định sau:

• Mức hỗ trợ tối đa cho một thành viên CIG đoạt giải “Sáng kiến sản xuất kinh doanh của các CIG” không vượt quá 1,5 lần trần suất đầu tư hỗ trợ các tiểu dự án sinh kế trong tiểu hợp phần 2.2 và 2.3 cho một thành viên CIG cùng thời điểm;

• Mức hỗ trợ tối đa cho một nhóm CIG đoạt giải “Sáng kiến sản xuất kinh doanh của các CIG” không vượt quá trần mức hỗ trợ cho một tiểu dự án sinh kế trong tiểu hợp phần 2.2 và 2.3 được quy định trong cùng thời điểm.

d. Quy trình triển khai: (i) BPT xã thông báo đến các CIG về chính sách hỗ trợ của dự án cho các

CIG và các yêu cầu đối với các CIG loại III khi muốn tham gia cuộc thi để nhận được hỗ trợ cho các “Sáng kiến sản xuất kinh doanh”.

(ii) Các CIG (đủ tiêu chuẩn) với sự hỗ trợ của CF, BPT xã, các đối tác của nhóm chuẩn bị nội dung và nộp đề xuất hoạt động của mình lên BQLDA huyện;

(iii) BQLDA huyện mời đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân có bằng cấp và kinh nghiệm chuyên môn phù hợp tham gia Ban giám khảo để xem xét, chấm điểm và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các bản đề xuất. Các bản đề xuất được lựa chọn sẽ được trình lên BQLDA tỉnh để tham dự cuộc thi “Sáng kiến sản xuất kinh doanh của các CIG”.

(iv) BQLDA tỉnh sẽ mời đại diện các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có bằng cấp và kinh nghiệm chuyên môn phù hợp, hiểu rõ quy định quản lý các chuyên ngành có liên quan trong các đề xuất, tham gia Ban giám khảo. BQLDA tỉnh tổ chức cuộc thi, xem xét, đánh giá và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các bản đề xuất, qua đó tìm ra các đề xuất đoạt giải “Sáng kiến sản xuất kinh doanh của các CIG”.

Số nhóm CIG có thể nhận được hỗ trợ trong địa bàn 1 tỉnh/huyện sẽ được xét từ trên xuống theo thứ tự ưu tiên của các bản đề xuất. Số lượng bản đề xuất được lựa chọn phụ thuộc vào chất lượng các bản đề xuất tham dự, nguồn kinh phí của địa phương phân bổ cho hoạt động và các hướng dẫn cụ thể khác của Ban ĐPDATW.

(v) BQLDA tỉnh/huyện, BPT xã thông báo kết quả lựa chọn đến các CIG, đồng thời lập kế hoạch trình bổ sung hoạt động thuộc tiểu hợp phần 1.2

Page 12: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

11

- Quá trình trình duyệt kế hoạch diễn ra như quy định hiện hành;

(vi) Sau khi kế hoạch được phê duyệt BQLDA huyện ký hợp đồng giao nhận thực hiện hoạt động với các CIG;

(vii) CIG tiến hành thực hiện hoạt động sinh kế theo hình thức tự thực hiện. Việc thực hiện tương tự như các bước đã trình bày trong “Hướng dẫn thực hiện các tiểu dự án sinh kế thuộc tiểu hợp phần 2.2 và 2.3”, nhưng thay vai trò của BPT xã bằng BQLDA huyện.

Lưu ý: Các chi phí hành chính đối với các hoạt động Sáng kiến sản xuất kinh doanh của các CIG nằm chung trong chi phí quản lý của BQLDA huyện, không có riêng 6% chi phí quản lý đối với các hoạt động này.

e. Những yêu cầu về tiêu chí xếp loại các đề xuất Sáng kiến sản xuất kinh doanh:

Việc chấm điểm để sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các bản đề xuất Sáng kiến sản xuất kinh doanh của các CIG phải được thực hiện một cách công khai, minh bạch, trên cơ sở đưa ra công khai bộ tiêu chí và điểm số áp dụng cho mỗi kỳ thi.

Các yếu tố cần được xem xét khi đánh giá các đề xuất bao gồm: (i) Hiệu quả kinh tế của hoạt động; (ii) Tính chất thương mại của hoạt động; (iii) Khả năng khai thác tiềm năng địa phương; (iv) Tính sáng tạo; (v) Sự thân thiện với môi trường.

Các tiêu chí đánh giá cụ thể sẽ do Ban tổ chức (BQLDA tỉnh hoặc huyện) xây dựng và quyết định, tuy nhiên có thể tham khảo một số nội dung mang tính chất gợi ý dưới đây:

− Hiệu quả kinh tế của sinh kế được đề xuất: cần phân định rõ mức điểm cho các mức độ hiệu quả kinh tế, ưu tiên điểm số cho những sinh kế có hiệu quả kinh tế cao;

− Tính chất thương mại của sinh kế được đề xuất: mức điểm cần tăng dần cho những sinh kế có lượng sản phẩm tiêu thụ ra ngoài nhóm từ thấp đến cao;

− Khả năng khai thác tiềm năng địa phương: mức điểm tăng dần theo hướng ưu tiên điểm cho các sinh kế có khả năng khai thác tốt những thế mạnh của địa phương về nguyên liệu, nhân lực, văn hóa, .v.v.

− Tính sáng tạo: Ưu tiên điểm số cao cho những kế có tính sáng tạo so với các cách làm cũ tại địa phương, bằng cách có sự phát huy những kiến thức bản địa, ứng dụng những tiến bộ mới trong khoa học kỹ thuật để: (i) tạo ra các sinh kế mới và/hoặc sản phẩm mới có chất lượng tốt, hiệu quả cao; (ii) cải thiện năng suất, chất lượng, mẫu mã, chủng loại sản phẩm; (iii) tăng hiệu quả quản lý nhóm và hiệu quả tổ chức sản xuất; (iv) xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.

Page 13: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

12

− Sự thân thiện với môi trường: ưu tiên điểm số cao cho những sinh kế thân thiện với môi trường, loại trừ các sinh kế gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và xã hội.

Chính sách hỗ trợ, quy trình triển khai cụ thể đối với các hoạt động LKĐTSX được thực hiện theo Hướng dẫn cụ thể của Ban ĐPDATW.

I.5. Giám sát và đánh giá I.5.1. Nguyên tắc chung:

Tất cả các CIG đều phải ghi chép và lưu giữ thông tin về quá trình hoạt động của nhóm;

Tất cả thành viên CIG và cán bộ dự án đều được tiếp cận các thông tin của nhóm;

Ban QLDA huyện phải tiến hành đánh giá nghiệm thu và lập báo cáo tổng kết hoạt động liên kết đối tác sản xuất mỗi khi kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh có sử dụng vốn hỗ trợ từ dự án.

I.5.2. Hướng dẫn thực hiện: I.5.2.1. Xây dựng và lưu giữ hồ sơ trong các CIG:

Các BQLDA tỉnh, huyện có trách nhiệm chỉ đạo cán bộ CF và BPT các xã triển khai hướng dẫn các nhóm CIG và thành viên CIG ghi chép và lưu giữ đầy đủ thông tin trong hồ sơ nhóm. Hồ sơ của một CIG tối thiểu nhất phải có đủ các tài liệu căn bản sau đây:

STT Tên tài liệu Người lưu giữ và ghi chép 1 Quy chế nhóm Mỗi thành viên CIG giữ 1 bản 2 Biên bản các cuộc họp nhóm Thư ký nhóm hoặc trưởng nhóm 3 Bản đề xuất hoạt động của nhóm hoặc kế hoạch

sản xuất kinh doanh của nhóm Trưởng nhóm

4 Sổ ghi chép của trưởng nhóm Trưởng nhóm 5 Sổ ghi chép của thành viên Tất cả thành viên CIG (gồm cả

trưởng nhóm)

Ngoài các tài liệu cơ bản bắt buộc này, nhóm CIG cần lưu giữ thêm đề xuất liên kết đối tác đã được UBND huyện phê duyệt, các hợp đồng kinh tế trong phạm vi liên kết và các biên bản, thỏa thuận giữa đối tác và Ban QLDA huyện hoặc Ban phát triển xã (nếu có).

Các tài liệu như: kế hoạch sản xuất của nhóm; quy chế nhóm sẽ do các thành viên trong nhóm cùng nhau thảo luận để xây dựng lên cùng với sự hỗ trợ của cán bộ CF, BPTX.

I.5.2.2 Trách nhiệm của các bên liên quan trong giám sát đánh giá Liên kết a. Vai trò và trách nhiệm của BPT xã:

Page 14: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

13

(i) Cử cán bộ thành viên Ban PT xã thường xuyên đến các CIG xem xét nắm bắt tình hình hoạt động của nhóm, cập nhật số liệu và thông tin về các CIG;

(ii) Thường xuyên cập nhật thông tin tổng hợp về tiến độ và kết quả thực hiện hoạt động sinh kế của các CIG vào trong các báo cáo định kỳ gửi BQLDA huyện và các bên liên quan.

b. Vai trò và trách nhiệm của BQLDA huyện: (i) Phân công nhiệm vụ và chỉ đạo từng CF thường xuyên theo dõi, hướng

dẫn, hỗ trợ và đôn đốc các CIG trong việc ghi chép thông tin các hoạt động của Liên kết và của nhóm CIG vào các loại tài liệu trong hồ sơ nhóm, hỗ trợ nhóm CIG trong việc lưu giữ và quản lý hồ sơ nhóm.

(ii) Hỗ trợ và đôn đốc các BPT xã trong việc thu thập, tổng hợp và báo cáo các thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động của các CIG trên địa bàn xã. Đảm bảo nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động LKĐTSX của các CIG.

(iii) Cán bộ sinh kế và cán bộ NSPTX chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, nắm rõ tình hình của hợp phần được giao phụ trách, đồng thời phối hợp với cán bộ GS&ĐG, MIS trong việc kiểm tra, cập nhật và báo cáo thông tin liên quan đến lĩnh vực được giao phụ trách.

(iv) Hàng tháng BQLDA huyện phải tiến hành giao ban với các CF, CF phụ trách xã nào phải báo cáo đầy đủ thông tin, số liệu thu thập và cập nhật về tình hình hoạt động của các CIG trong xã mình phụ trách.

(v) BQLDA huyện chỉ đạo cán bộ phụ trách hệ thống thông tin quản lý dự án hỗ trợ CF thu thập và báo cáo đầy đủ thông tin theo yêu cầu. Căn cứ những thông tin, số liệu đó cán bộ MIS sẽ cập nhật vào hệ thống MIS của dự án.

(vi) Các thông tin và số liệu cập nhật về tình hình hoạt động của liên kết cũng phải được thể hiện đầy đủ trong báo cáo định kỳ của BQLDA huyện gửi BQLDA tỉnh và các bên liên quan.

c. Vai trò và trách nhiệm của BQLDA các tỉnh (i) Tập huấn, đào tạo và hỗ trợ cho cấp huyện và xã có đủ năng lực để có

thể hỗ trợ các CIG thực hiện tốt việc quản lý vận hành các CIG nói chung và việc ghi chép, tổng hợp, lưu trữ và báo cáo các thông tin, số liệu và kết quả hoạt động của LKĐTSX.

(ii) Cán bộ được phân công theo dõi LKĐTSX chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, nắm tình hình của các LKĐTSX được giao phụ trách, đồng thời phối hợp với cán bộ GS&ĐG, MIS trong việc kiểm tra, cập nhật và báo cáo thông tin liên quan đến lĩnh vực được giao phụ trách.

(iii) Hỗ trợ, đôn đốc các cấp trong việc thu thập, tổng hợp và lưu trữ thông tin, số liệu báo cáo về các LKĐTSX trên địa bàn toàn tỉnh.

(iv) Kịp thời cập nhật đầy đủ các thông tin, số liệu cần thiết về hoạt động

Page 15: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

14

của các LKĐTSX trên địa bàn tỉnh trong các báo cáo định kỳ và báo cáo bất thường gửi CPO và các đơn vị có liên quan.

(v) Tổ chức các đợt kiểm tra giám sát nội bộ để kịp thời phát hiện những thiếu sót trong việc quản lý, vận hành của các LKĐTSX cũng như việc lưu giữ thông tin, số liệu về LKĐTSX tại các huyện, xã trong tỉnh. Từ đó kịp thời đưa ra các giải pháp khắc phục và biện pháp hỗ trợ để cấp huyện và xã hoàn thành tốt nhiệm vụ.

d. Vai trò và trách nhiệm của Ban Điều phối dự án Trung ương (i) Tổ chức các đợt giám sát, đánh giá nội bộ về công tác quản lý, vận

hành và phát triển các LKĐTSX. Kịp thời phát hiện những thiếu sót hoặc những điển hình tốt. Từ đó đưa ra những khuyến nghị, đề xuất cần thiết gửi đến các bên liên quan xem xét điều chỉnh, xử lý hoặc tuyên dương, nhân rộng…

(iii) Hỗ trợ, đôn đốc các địa phương trong việc thu thập, cập nhật, lưu trữ và báo cáo các thông tin, số liệu về hoạt động của các LKĐTSX trên toàn dự án.

(iv) Kịp thời cập nhật đầy đủ các thông tin, số liệu về công tác quản lý, vận hành và phát triển các LKĐTSX trên toàn dự án trong các báo cáo định kỳ gửi các bên liên quan.

II. Tiểu hợp phần 2.2 và 2.3: Hỗ trợ các hoạt động sinh kế và Hỗ trợ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của phụ nữ Xét chung trong cả hai THP 2.2 và 2.3 có hai nhóm hoạt động chính mà dự

án sẽ hỗ trợ là:

- Nhóm các hoạt động phát triển sinh kế theo nhóm hộ: là các hoạt động mà nhóm hộ sẽ tiến hành lựa chọn (theo các quy định của dự án) để thực hiện nhằm tạo ra thu nhập cho nhóm. Sau đây gọi là “các hoạt động sinh kế”;

- Nhóm các hoạt động nhằm tuyên truyền, đào tạo, tập huấn và hỗ trợ an sinh xã hội cho người dân nói chung và phụ nữ nói riêng. Sau đây gọi là “các hoạt động hỗ trợ phát triển cộng đồng khác”.

Việc hỗ trợ các hoạt động thuộc tiểu hợp phần 2.2 và 2.3 có sự khác nhau về mục đích, ý nghĩa song về nguyên tắc hỗ trợ và cách thức tổ chức thực hiện là giống nhau.

II.1.Mô tả các tiểu hợp phần II.1.1. Tiểu hợp phần 2.2 - Hỗ trợ sinh kế và các dịch vụ sản xuất

Sau 5 năm thực hiện, dự án Giảm nghèo giai đoạn II cơ bản đã hỗ trợ cho hầu hết người nghèo trong vùng dự án tham gia vào các nhóm Cùng sở thích (CIG) để thực hiện các hoạt động sinh kế, thành viên của các nhóm CIG đã có được nguồn vốn vật chất ban đầu, dần quen với việc sản xuất, kinh doanh theo tổ, nhóm, hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm phát triển sản xuất kinh doanh, phát huy được lợi thế

Page 16: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

15

của nhóm, từng bước xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Nhằm duy trì và phát huy những thành quả đó, Giai đoạn thực hiện Khoản vay bổ sung của dự án sẽ tiếp tục tập trung vào việc hỗ trợ củng cố và phát triển các CIG này, kể cả về nguồn vốn và kỹ thuật, đảm bảo cho các CIG phát triển cả về lượng và chất, từ đó hỗ trợ cho các thành viên xóa đói, giảm nghèo bền vững và từng bước thoát nghèo, tiến lên làm giàu.

Đối với số ít các địa phương, nếu còn có những hộ chưa từng nhận được hỗ trợ về sinh kế từ dự án, thì các cấp quản lý dự án sẽ tiếp tục khuyến khích các hộ này trao đổi, tìm hiểu và tự nguyện thành lập các CIG mới (nếu đủ điều kiện), hoặc tham gia vào các nhóm CIG đang hoạt động, để có thể nhận được sự hỗ trợ phù hợp từ dự án.

Những hỗ trợ cụ thể bao gồm:

(i) thành lập, củng cố và thúc đẩy các CIG trong hoạt động nhóm và thực hiện các hoạt động sinh kế cụ thể, bao gồm cả việc thành lập các CIG mới, hỗ trợ các thành viên mới xin ra nhập vào các CIG đã thành lập và đang hoạt động;

(ii) hỗ trợ kỹ thuật như đào tạo các kỹ thuật sản xuất, kinh doanh, kiến thức, kỹ năng quản lý và phát triển nhóm, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, sản xuất hàng hóa và tiếp thị, v.v.;

(iii) tạo điều kiện hỗ trợ các nhóm CIG tiếp cận các dịch vụ tài chính và quản lý rủi ro;

(iv) thúc đẩy việc tham gia và phát triển các chuỗi giá trị quy mô nhỏ nhằm tăng giá trị, lưu kho, kiểm tra chất lượng, đóng gói;

(v) thúc đẩy các nhóm CIG đủ điều kiện tham gia vào các liên kết thị trường;

(vi) tuyên truyền và hỗ trợ các CIG từng bước cải thiện vấn đề vệ sinh chăn nuôi và môi trường sống, cải thiện và xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối trong các hộ gia đình thành viên CIG thông qua quá trình hoạt động của các CIG.

II.1.2. Tiểu hợp phần 2.3 - Hỗ trợ các hoạt động phát triển KTXH của phụ nữ Tiểu hợp phần này sẽ tập trung vào hỗ trợ các phụ nữ nghèo trong các thôn

bản phát triển kinh tế, nâng cao nhận thức, tăng cường kiến thức và kỹ năng. Từ đó, giúp chị em phụ nữ xóa đói giảm nghèo, cải thiện nhận thức và năng lực cá nhân, nâng cao vị thế và vai trò của phụ nữ trong gia đình và cộng đồng. Tiểu hợp phần cũng sẽ hỗ trợ cho một số trường hợp phụ nữ, người già, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội trong cộng đồng.

Những hỗ trợ cụ thể bao gồm:

(i) hỗ trợ thành lập, củng cố và phát triển các nhóm cùng sở thích của phụ nữ để cùng nhau phát triển sản xuất, kinh doanh;

(ii) vận động, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, xây dựng các câu lạc bộ hoặc hình thức tương tự, thông qua đó giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng cho phụ nữ về

Page 17: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

16

các lĩnh vực: vệ sinh môi trường nói chung và vệ sinh chăn nuôi nói riêng; cân đối dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng; giáo dục trẻ em, lao động trẻ em, quyền trẻ em; giới tính và sức khỏe sinh sản; HIV/AIDS, ma túy, bạo lực gia đình, v.v.;

(iii) hỗ trợ các sáng kiến cấp địa phương như thành lập các ngân hàng hạt giống, dịch vụ y tế cộng đồng, trung tâm tư vấn sức khỏe, vệ sinh, dinh dưỡng, v.v., đồng thời hỗ trợ các hội phụ nữ trong việc giúp các chị em phụ nữ tiếp cận với nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại, tiếp cận với các dịch vụ công;

(iv) hỗ trợ người già, phụ nữ, trẻ em trong những trường hợp đặc biệt khó khăn và dễ bị tổn thương, thông qua các gói cứu trợ khẩn cấp, các nhu yếu phẩm, thuốc men nhằm giúp các đối tượng này vượt qua khủng hoảng, bình ổn cuộc sống, tiếp tục trở lại sinh sống, lao động và học tập bình thường.

II.2.Những nguyên tắc chính II.2.1. Nguyên tắc trong việc lựa chọn các sinh kế bền vững

Dưới đây là những nguyên tắc nhằm hướng dẫn cho Ban Quản lý dự án tỉnh (PPMU), Ban Quản lý dự án huyện (DPMU) và Ban Phát triển Xã (CDB) hỗ trợ người dân lựa chọn được các hoạt động tạo thu nhập tiềm năng nhất.

• Các hoạt động sinh kế phải dựa trên cơ sở hoạt động tổ nhóm.

• Tất cả các hoạt động phải do người dân trực tiếp đề xuất, thông qua việc lập kế hoạch có sự tham gia tại thôn bản hoặc tại các CIG.

• Hoạt động phải khả thi về mặt kỹ thuật và được chứng minh là có thể tận dụng nguồn lao động ngay trong vùng dự án.

• Hoạt động được đề xuất phải phù hợp với nguồn lực và chiến lược sinh kế của người dân.

• BPT xã, BQLDA huyện, BQLDA tỉnh phải điều tiết số lượng hoạt động sinh kế cùng loại được đề xuất trong vùng, sao cho sản phẩm khi sản xuất ra không làm cho nguồn cung trên thị trường trong vùng trở lên dư thừa, vượt quá khả năng tiêu thụ.

• Hoạt động sinh kế phải đem lại lợi nhuận bền vững, gắn với một quá trình sản xuất có hiệu quả và công ăn việc làm cho nhóm CIG.

• Hoạt động được đề xuất không ẩn chứa những nguy cơ gây ra các tác động đáng kể theo hướng tiêu cực về môi trường và xã hội.

II.2.2. Nguyên tắc tài trợ cho các sinh kế bền vững Dưới đây là một số nguyên tắc áp dụng khi tài trợ các sinh kế được lựa chọn:

(i) Người dân nghèo trong vùng dự án chưa từng tham gia vào các CIG, tùy theo nguyện vọng và khả năng có thể tham gia vào các nhóm CIG hiện có, hoặc bàn bạc với các hộ khác trong thôn, bản để thành lập lên các CIG

Page 18: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

17

mới. Chỉ thông qua các CIG này, người dân mới có thể nhận được hỗ trợ về sinh kế theo đề xuất hoạt động chung của nhóm.

(ii) Các thành viên CIG sẽ không phải đóng góp bằng tiền mặt trong lần nhận hỗ trợ đầu tiên từ dự án, nhưng vẫn cần đóng góp công sức, cây que, vật chất khác mà nhóm có thể tự túc được. Các thành viên CIG đã nhận được ít nhất 1 lần hỗ trợ về sinh kế từ dự án (trong giai đoạn 2010-2015) sẽ phải đóng góp một phần chi phí cho hoạt động sinh kế của nhóm bằng tiền mặt trong những lần nhận hỗ trợ tiếp theo.

(ii) Nếu nhóm CIG có cả thành viên đã từng nhận hỗ trợ về sinh kế từ dự án (thành viên cũ), và các thành viên chưa từng nhận được hỗ trợ về sinh kế từ dự án (thành viên mới), thì chỉ những thành viên cũ mới phải đóng góp một phần tiền mặt cho hoạt động sinh kế, các thành viên mới sẽ không phải đóng góp tiền mặt cho hoạt động sinh kế của nhóm.

(iii) Các nhóm CIG chỉ được nhận vốn hỗ trợ cho hoạt động sinh kế của nhóm từ dự án khi đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây: - Các thành viên CIG đã từng nhận được ít nhất một lần hỗ trợ vốn cho

hoạt động sinh kế (trong giai đoạn 2010-2015) phải đóng góp bằng tiền mặt ít nhất 20% giá trị chi phí trực tiếp cho hoạt động sinh kế, dự án chỉ hỗ trợ tối đa 80% giá trị chi phí trực tiếp cho hoạt động. Giá trị chi phí trực tiếp cho hoạt động nêu ở đây không bao gồm chi phí đối ứng từ chính phủ, chi phí quản lý tiểu dự án và những đóng góp công sức, vật chất mà người dân có thể tự túc được như lao động, cây que, đất đai, .v.v., giá trị này được tính bình quân trên một hộ. Nói cách khác, 100% Tổng chi phí trực tiếp cho hoạt động sinh kế gồm có: (i) Phần kinh phí WB hỗ trợ (không bao gồm 6% chi phí quản lý) chiếm 80%; (ii) Phần tiền mặt dân góp chiếm 20%.

- Nhóm CIG loại II và III phải có đầy đủ hồ sơ, sổ sách theo quy định; Các CIG loại I tối thiểu phải đảm bảo có được quy chế nhóm (xem phần II.3.2.2 về phân loại nhóm CIG; xem phần II.4.2.1 về các loại hồ sơ CIG).

- Nhóm CIG phải có quỹ nhóm và quy chế quản lý, sử dụng và phát triển quỹ nhóm.

(iv) Đối với những tiểu dự án có chu kỳ sản xuất (từ khi bắt đầu cho đến khi thu được sản phẩm lần đầu tiên) dưới một năm, thì dự án sẽ cung cấp các hỗ trợ vật chất đầu vào trong suốt chu kỳ sản xuất đó. Đối với những tiểu dự án có chu kỳ sản xuất dài hơn một năm, thì dự án chỉ hỗ trợ vật chất đầu vào trong 12 tháng đầu, các tháng tiếp theo CIG sẽ phải tự chuẩn bị kinh phí đầu tư cho sản xuất, kinh doanh.

(v) Những sinh kế liên quan đến chăn nuôi, thì trong đề xuất phải tính toán và giành không dưới 5% chi phí trực tiếp của hoạt động, để xây dựng các hệ

Page 19: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

18

thống căn bản để xử lý chất thải và vệ sinh chăn nuôi như hố chứa và ủ chất thải của vật nuôi, cứng hóa nền chuồng, làm cống rãnh thoát nước cho chuồng trại, .v.v.

(vi) Các CIG đã nhận được hỗ trợ của dự án cho hoạt động sinh kế của nhóm chỉ có thể nhận được hỗ trợ lần tiếp theo từ tiểu hợp phần 2.2 và 2.3 sau khi đã thanh quyết toán xong kinh phí của lần hỗ trợ trước đó.

(vii) Đối tượng được tiếp nhận các hỗ trợ từ“các hoạt động hỗ trợ phát triển cộng đồng khác” phải được địa phương (thôn, bản, xã) bình xét một cách công khai, minh bạch.

(viii) Các TDA sinh kế phải xác định các vấn đề về môi trường và xã hội cũng như áp dụng các biện pháp giảm thiểu tương ứng theo Quy tắc Môi trường Thực tiễn (ECOP) của Khung Quản lý Xã hội và Môi trường và chính sách OP4.09 của NHTG về Quản lý Sâu bệnh (đối với TDA liên quan đến trồng trọt) nhằm giảm thiểu các tác động về môi trường trong quá trình thực hiện các TDA (xem thêm Chương X – Công tác an toàn môi trường và Xã hội, PIM).

II.3.Tổ chức triển khai thực hiện Như đã trình bày, trong cả hai tiểu hợp phần 2.2 và 2.3 có hai nhóm hoạt

động chính mà dự án sẽ hỗ trợ là nhóm “các hoạt động sinh kế” và nhóm “các hoạt động hỗ trợ phát triển cộng đồng khác”. Việc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển cộng đồng khác sẽ được tiến hành theo quy trình lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chung của Hợp phần Ngân sách phát triển xã. Đối với “các hoạt động sinh kế” do được xây dựng và tổ chức thực hiện theo nhóm Cùng sở thích, và có các đặc thù riêng theo từng giai đoạn phát triển của nhóm, vì vậy, phần hướng dẫn tiếp theo dưới đây sẽ tập trung vào việc hướng dẫn các bước chính trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động sinh kế.

II.3.1. Xác định đối tượng hưởng lợi (sinh kế) trong giai đoạn AF của Dự án Trong giai đoạn AF của Dự án, người dân nghèo trong vùng dự án (đối tượng

hưởng lợi chính) hiện hữu ở các trạng thái sau: (i) Người dân nghèo chưa từng nhận được hỗ trợ về sinh kế từ dự án, đang

sống tại các thôn/bản thuộc các xã, huyện mới tham gia vào dự án, và các thôn/bản thuộc các xã, huyện cũ trong vùng dự án.

(ii) Người dân nghèo trong vùng dự án, đã từng nhận được hỗ trợ về sinh kế từ dự án và hiện đang sinh hoạt trong các nhóm CIG mà dự án đã chấp thuận hỗ trợ cho hoạt động của nhóm.

Các đối tượng này sẽ là những người hưởng lợi chính được hỗ trợ để xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu trong giai đoạn AF. Tuy nhiên, cách thức tiếp cận và tổ chức thực hiện sẽ có những khác biệt nhất định.

Page 20: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

19

II.3.2. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc lập kế hoạch hoạt động sinh kế

II.3.2.1. Đối với những người dân nghèo chưa từng nhận được hỗ trợ về sinh kế từ dự án:

Dự án phải tiến hành truyền thông thông tin cho người dân biết rõ về những điều chỉnh trong chính sách hỗ trợ phát triển sinh kế của dự án. Từ đó người dân sẽ có những chuẩn bị cần thiết như lựa chọn hoạt động sinh kế để hạch toán và thực hiện, tìm kiếm những người hàng xóm cùng sở thích, chuẩn bị những vật tư, vật liệu có thể đóng góp được cho hoạt động, v.v. để sẵn sàng tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động sinh kế với sự hỗ trợ của dự án để xóa đói, giảm nghèo.

II.3.2.2. Đối với các nhóm CIG đang hoạt động của dự án: Để tiếp tục hỗ trợ cho các CIG của dự án phát triển bền vững, các cấp quản

lý dự án cần quản lý tốt hơn, nắm rõ được tình hình phát triển của các CIG để có được những sự hỗ trợ hợp lý và hiệu quả hơn. Muốn vậy cần thực hiện tốt các công việc sau đây:

a. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý CIG:

Các cấp quản lý dự án sẽ tiến hành điều tra, thu thập đầy đủ các thông tin về tình hình hoạt động, tài chính, quản lý, v.v. của các CIG đã thành lập và đang hoạt động, đồng thời lưu trữ một cách có hệ thống và theo những quy định cụ thể của dự án để kiến tạo nên hệ thống thông tin chi tiết về các nhóm CIG.

b. Phân loại các nhóm CIG:

Các CIG mới thành lập hoặc đang trong quá trình thực hiện chu kỳ sản xuất, kinh doanh đầu tiên có sự hỗ trợ vật chất từ dự án thì chỉ thu thập thông tin và theo dõi để quản lý. Còn lại, tất cả các nhóm CIG đã thành lập trong giai đoạn 2010-2015, đã thực hiện xong ít nhất 1 chu kỳ sản xuất nếu vẫn còn duy trì hoạt động bình thường (theo quy chế nhóm) sẽ phải tham gia vào quá trình phân loại nhóm. Cụ thể như sau:

b.1. Nội dung công việc:

Với sự hỗ trợ của CF, các BPT xã sẽ phải thường xuyên tiến hành thu thập thông tin về các CIG và gửi lên BQLDA huyện để nhập vào hệ thống hồ sơ CIG. Trước mỗi đợt lập kế hoạch BQLDA huyện sẽ tiến hành phân loại các nhóm CIG đã thành lập và đang hoạt động trong địa bàn, để nắm được năng lực và sự phát triển của các nhóm CIG. Kết quả phân loại nhóm sẽ được tổng hợp, lưu trữ và báo cáo đến các bên liên quan và BPT xã, để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và những hỗ trợ tiếp theo cho các CIG, sao cho phù hợp với từng loại CIG cụ thể. Tiến trình thực hiện gồm các công đoạn chính sau đây:

(i) Thu thập, cập nhật thông tin về các CIG để xây dựng cơ sở dữ liệu về các CIG (hồ sơ các CIG)

Sau khi đã thu thập và xây dựng hồ sơ thông tin về nhóm CIG lần đầu như đã

Page 21: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

20

trình bày ở trên, các cán bộ của dự án sẽ phải liên tục thu thập và cập nhật các thông tin về sự thay đổi của các CIG vào hồ sơ CIG. Nhằm tiết kiệm thời gian và công sức, việc điều tra thu thập và cập nhật số liệu của các CIG cần được kết hợp với các hoạt động thu thập số liệu giám sát đánh giá các CIG một cách hợp lý nhất. Việc điều tra, thu thập và cập nhật số liệu của CIG sẽ được các cán bộ dự án nói chung và CF nói riêng tiến hành thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình hỗ trợ, giám sát các nhóm CIG (theo quy trình CPO đã hướng dẫn).

Các cấp quản lý dự án có trách nhiệm phân công, đôn đốc các cán bộ liên quan thu thập và cập nhật thường xuyên thông tin của các CIG, đảm bảo các thông tin này luôn phản ánh đúng, đủ và kịp thời tình hình hoạt động, phát triển của các nhóm CIG tại địa phương. Các thông tin này có tính chất quyết định đến hiệu quả các chính sách hỗ trợ của dự án. Vì vậy, các cấp quản lý cần có cơ chế giám sát chặt chẽ và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin này.

(ii) Phân loại CIG

Căn cứ vào cơ sở dữ liệu đã thu thập được về các CIG, các địa phương sẽ tiến hành phân loại các nhóm CIG theo hướng dẫn phân loại các nhóm cùng sở thích do CPO ban hành.

b.2. Trách nhiệm thực hiện CPO có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện việc phân loại

nhóm CIG cho các địa phương. BQLDA các tỉnh chỉ đạo BQLDA các huyện phân công cán bộ hỗ trợ BPT

các xã tiến hành thu thập thông tin CIG, rà soát số liệu, nhập số liệu, cập nhật số liệu về CIG vào các hồ sơ CIG.

BQLDA các huyện tiến hành phân loại lại các nhóm CIG trên địa bàn theo hướng dẫn của CPO, sử dụng kết quả đó trong việc quản lý CIG, đồng thời gửi tới các bên có liên quan để báo cáo và chỉ đạo.

b.3. Kết quả cần đạt được - Tập hợp các phiếu thu thập thông tin CIG; - Hệ thống hồ sơ CIG được cập nhật dữ liệu; - Bảng tổng hợp kết quả phân loại CIG của xã, huyện, tỉnh và toàn dự án. Việc phân loại nhóm cần xác định được các loại CIG ở các mức khác nhau

như: “Duy trì an ninh lương thực” (loại I); “Giảm nghèo” (loại II); “Thoát nghèo và vươn lên làm giàu” (loại III), đồng thời cũng tìm ra các CIG đã gặp phải những rủi ro bất khả kháng trong năm để giúp đỡ, hỗ trợ.

- Một số loại báo cáo khác về CIG.

Căn cứ vào kết quả này Dự án sẽ hỗ trợ cho các CIG với các chính sách khác nhau, phù hợp với khả năng và năng lực của từng loại nhóm CIG.

II.3.3. Định mức hỗ trợ cho các CIG sau khi phân loại nhóm

Page 22: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

21

Mức hỗ trợ tối đa cho một hộ sẽ phụ thuộc vào kết quả phân loại nhóm của CIG mà hộ đó đang tham gia. Trần mức đầu tư cho một CIG không vượt quá trần suất đầu tư cho một hoạt động thuộc Hợp phần II của dự án. Cụ thể như sau:

a. Hỗ trợ cho các nhóm CIG loại I - “Duy trì an ninh lương thực” Các CIG loại này nếu vẫn duy trì tốt hoạt động nhóm sẽ nhận được những hỗ

trợ về kỹ thuật, và kể cả hỗ trợ về vật chất từ dự án, trên cơ sở nhóm phải đáp ứng đủ các điều kiện về quỹ nhóm, hồ sơ nhóm và khả năng đóng góp của nhóm. Do năng lực quản lý cũng như khả năng đóng góp của nhóm còn hạn chế nên những nhóm này chỉ nhận được hỗ trợ tối đa là 80% giá trị trần suất đầu tư/1 hộ và không vượt quá trần suất đầu tư cho 1 hoạt động sinh kế.

Do trong các CIG loại I này còn tồn tại một số nhóm đặc biệt khó khăn, thậm chí 100% thành viên không biết đọc, biết viết tiếng phổ thông, vì vậy khi xét điều kiện để được nhận hỗ trợ tiếp theo, có thể chấp nhận cho nhóm thiếu một số loại sổ sách trong hồ sơ nhóm (theo quy định ở mục II.4.2.1 dưới đây), nhưng riêng quy chế nhóm thì luôn phải có, đồng thời phải hỗ trợ và đôn đốc các nhóm này dần hoàn thiện hồ sơ để tiếp tục phát triển.

b. Hỗ trợ cho các nhóm CIG loại II -“Giảm nghèo” Nếu các CIG loại “Giảm nghèo” vẫn đang duy trì thực hiện các hoạt động

của nhóm (theo quy chế nhóm), đáp ứng đủ các điều kiện về quỹ nhóm, hồ sơ nhóm (xem mục 4.2.1) và khả năng đóng góp của nhóm, thì CIG sẽ nhận được hỗ trợ về mặt kỹ thuật và vật chất cho quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo của nhóm. Các hỗ trợ vật chất tiếp theo cho nhóm không vượt quá 100% giá trị trần suất đầu tư/hộ và không vượt trần suất đầu tư cho 1 hoạt động sinh kế.

c. Hỗ trợ cho các CIG loại III - “Thoát nghèo và vươn lên làm giàu” Các CIG loại này nếu vẫn đang duy trì thực hiện các hoạt động của nhóm

(theo quy chế nhóm), đáp ứng đủ các điều kiện về quỹ nhóm, hồ sơ nhóm và khả năng đóng góp của nhóm, thì sẽ nhận được hỗ trợ về mặt kỹ thuật và vật chất cho quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo của nhóm. Các hỗ trợ vật chất tiếp theo cho nhóm có thể lên đến 120% giá trị trần suất đầu tư/hộ, nhưng không vượt trần suất đầu tư cho 1 hoạt động sinh kế.

Ngoài ra các CIG loại III cũng sẽ có cơ hội được tham dự các hoạt động hỗ trợ cho Sáng kiến sản xuất kinh doanh của các CIG quy định trọng Mục I.4.2.

d. Hỗ trợ các CIG gặp rủi ro bất khả kháng gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho nhóm

Căn cứ vào kết quả điều tra theo dõi - đánh giá và việc phân loại nhóm hằng năm, các địa phương sẽ phát hiện và tổng hợp những trường hợp các nhóm gặp phải rủi ro bất khả kháng, bị thiệt hại từ 50% tổng giá trị đầu tư trở lên (có sự xác nhận của đại diện cơ quan chức năng và chính quyền địa phương) để xem xét, hỗ trợ tái đầu tư theo mức độ thiệt hại. Mức hỗ trợ sẽ tùy theo mức thiệt hại nhưngtối đa

Page 23: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

22

không vượt quá 70% trần suất đầu tư/hộ và không quá trần mức đầu tư cho một hoạt động sinh kế của nhóm CIG.

II.3.4. Lập kế hoạch thực hiện các hoạt động sinh kế Việc lập kế hoạch cho các hoạt động sinh kế thuộc tiểu hợp phần 2.2 và 2.3

trong giai đoạn AF được tiến hành như sau:

II.3.4.1. Đối với các thôn/bản mới tham gia dự án hoặc các thôn bản vẫn còn người nghèo chưa từng nhận được hỗ trợ về sinh kế từ dự án

a. Nội dung công việc: Các địa phương thành lập tổ công tác tiến hành họp thôn, bản và thực hiện

việc lập kế hoạch thôn bản có sự tham gia theo đúng quy trình lập kế hoạch hiện hành của dự án, trong đó có sự phân tích đánh giá về các nguyên nhân đói nghèo, giải pháp phát triển liên quan đến sinh kế. Qua đó tìm ra các hoạt động được thôn bản đề xuất, trong đó có các hoạt động sinh kế.

b. Trách nhiệm thực hiện: Các thôn, bản với sự tham gia và hỗ trợ của CF, BPT xã; c. Kết quả cần đạt được: Biên bản cuộc họp thôn bản (Chương VII, Phụ lục 2, Biểu số 1) Danh mục các tiểu dự án được đề xuất, trong đó có các TDA sinh kế (Biểu số

2, Phụ lục 2, Chương VII) Danh sách các hộ đăng ký tham gia vào từng tiểu dự án.

II.3.4.2. Đối với các nhóm CIG đã kết thúc một chu kỳ hoạt động của dự án:�a. Nội dung công việc: - Căn cứ vào hồ sơ CIG, Phần mềm quản lý nhóm CIG sẽ giúp BQLDA các

huyện sàng lọc và chọn ra các nhóm đủ điều kiện tham gia lập kế hoạch. Đồng thời phần mềm quản lý CIG cũng cho ra báo cáo kết quả phân loại nhóm và báo cáo về dự kiến hoạt động tiếp theo của các CIG. Căn cứ vào kết quả sàng lọc và các báo cáo này, BQLDA huyện sẽ cung cấp số liệu và phiếu ghi chép thông tin của các CIG đạt tiêu chuẩn tham gia lập kế hoạch cho các BPT xã và CF.

- BPT xã với sự hỗ trợ của CF sẽ lần lượt tiến hành trực tiếp tham vấn, đối chiếu thông tin từ báo cáo kể trên về dự kiến hoạt động tiếp theo của các nhóm với thực trạng các CIG. Từ đó có những sửa đổi, điều chỉnh cần thiết về thông tin của các CIG và dự kiến hoạt động của nhóm cho đúng với thực tế. Kết quả đối chiếu được ghi lại vào Phiếu ghi chép thông tin của các CIG.

- Căn cứ vào kết quả đối chiếu này, cán bộ sinh kế và cán bộ MIS của BQLDA huyện sẽ tiến hành cập nhật các thông tin CIG này vào phần mềm. Sau khi xử lý, phần mềm sẽ đưa ra các báo cáo thông tin về dự kiến hoạt động tiếp theo của CIG. Dựa vào báo cáo đó, địa phương sẽ có đủ thông tin và số liệu về các hoạt động

Page 24: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

23

sinh kế của các CIG. Sau khi sắp xếp thứ tự ưu tiên và chọn ra các hoạt động phù hợp nhất, địa phương sẽ ghi thông tin và số liệu về các hoạt động đó vào kế hoạch.

Chú ý: Ngay khi cập nhật xong thông tin đối chiếu với thực trạng các CIG vào hồ sơ

CIG, BQLDA huyện sẽ phải chuyển bản điện tử các thông tin này lên BQLDA tỉnh. BQLDA tỉnh có trách nhiệm tập hợp hồ sơ của tất cả các huyện và chuyển về CPO.

b. Trách nhiệm thực hiện: Trách nhiệm thực hiện chính thuộc về các CIG, Trưởng thôn, Chi hội trưởng

Chi hội phụ nữ thôn/bản, BPT xã, BQLDA huyện.

BQLDA tỉnh có trách nhiệm hỗ trợ, đôn đốc các huyện, đồng thời phải kịp thời cập nhật hồ sơ CIG của toàn tỉnh để quản lý CIG và gửi tiếp hồ sơ CIG về CPO.

CPO có trách nhiệm đôn đốc các địa phương, hướng dẫn các địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện.

c. Kết quả cần đạt được: Kết thúc bước này các thôn bản sẽ có được:

- Biên bản cuộc họp các CIG để đối chiếu hoạt động đề xuất; - Các phiếu thu thập thông tin CIG đã được sửa đổi theo đúng thực

trạng CIG, loại CIG và hoạt động mà CIG lựa chọn (mẫu phiếu theo hướng dẫn thu thập thông tin CIG của CPO)

- Danh mục các tiểu dự án được đề xuất, bao gồm các hoạt động sinh kế đã sắp xếp theo thứ tự ưu tiên (theo mẫu danh mục chi tiết tiểu dự án đề xuất, Biểu số 2, Phụ lục 2, Chương VII)

- Danh sách thành viên mỗi nhóm cùng sở thích. - Bộ hồ sơ CIG đã cập nhật thông tin (mẫu hồ sơ theo hướng dẫn thu

thập thông tin CIG của CPO) II.3.4.3. Sàng lọc và lựa chọn hoạt động:

a. Nội dung công việc: Sau khi nhận được bản danh sách hoạt động đề xuất từ các thôn bản, và từ

việc rà soát hoạt động của các CIG đã kết thúc ít nhất một chu kỳ sản xuất có dùng vốn của dự án, việc rà soát tổng hợp lại các hoạt động theo đúng quy định, chính sách của dự án sẽ lần lượt được các cấp từ BPT xã, BQLDA huyện, tỉnh xem xét, sàng lọc trước khi trình WB và CPO xem xét góp ý lần cuối và ban hành ý kiến không phản đối. Toàn bộ quá trình rà soát, sàng lọc này cần phải được tiến hành theo đúng các quy định về tính hợp lý, hợp lệ của hoạt động, cũng như trách nhiệm giải trình của các cấp quản lý dự án. Tại mỗi cấp quản lý dự án, khi loại bỏ mỗi hoạt động mà CIG hoặc người dân đã đề xuất thì đều phải có phản hồi giải thích rõ lý do loại bỏ hoạt động đó, đồng thời mỗi khi chỉnh sửa nội dung đề xuất một hoạt động nào đó đều cần phải tổ chức tham vấn lại với người dân hoặc các CIG.

Page 25: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

24

b. Trách nhiệm thực hiện: Ban Phát triển xã, BQLDA huyện, BQLDA tỉnh sẽ lần lượt sàng lọc qua từng

cấp. c. Kết quả cần đạt được: - Danh sách các tiểu dự án sinh kế được Ban PTX tổng hợp vào Biểu số 3,

Phụ lục 2, Chương VII - Tổng hợp đề xuất các tiểu dự án của xã.

- Danh sách các tiểu dự án sinh kế đã được Ban QLDA huyện, tỉnh sàng lọc và đưa vào dự thảo kế hoạch năm của huyện/tỉnh.

- Danh sách các thành viên đăng ký tham gia mỗi CIG

II.3.4.4. Trình và phê duyệt kế hoạch: a. Nội dung công việc: Việc trình và phê duyệt các hoạt động sinh kế sẽ được thực hiện theo quy

trình chung của việc trình và phê duyệt kế hoạch hoạt động và ngân sách hằng năm của hợp phần Ngân sách phát triển xã (Chương 7). Bao gồm các công đoạn chính sau đây:

(i) BQLDA tỉnh trình kế hoạch xin ý kiến của WB và thư không phản đối của CPO;

(ii) BQLDA tỉnh trình kế hoạch đã có thư không phản đối của CPO lên UBND tỉnh xin phê duyệt;

(iii) UBND tỉnh phê duyệt và giao kế hoạch tổng thể cho BQLDA tỉnh để thông báo đến BQLDA các huyện;

(iv) BQLDA huyện trình UBND huyện phê duyệt và giao chỉ tiêu kế hoạch đến UBND các xã, UBND các xã tiếp tục giao cho các BPT xã tổ chức thực hiện.

b. Trách nhiệm thực hiện: Các cấp sau có trách nhiệm tham gia vào quá trình trình duyệt kế hoạch:

BPT xã, BQLDA huyện, BQLDA tỉnh, CPO, WB, UBND tỉnh, UBND huyện, UBND xã.

c. Kết quả cần đạt được: - Bản kế hoạch dự án hằng năm đã phê duyệt; - Các quyết định giao chỉ tiêu, danh mục kế hoạch ngân sách phát triển xã hàng năm của UBND tỉnh và UBND huyện.

II.3.4.5. Thực hiện kế hoạch: Việc thực hiện kế hoạch hoạt động được tiến hành theo các bước sau:

II.3.4.5.1 Thành lập/kiện toàn tổ chức CIG: a. Nội dung công việc (i) Thành lập và kiện toàn các CIG mới:

Page 26: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

25

Căn cứ vào danh mục các hoạt động sinh kế đã được phê duyệt trong kế hoạch, các thôn/bản tiến hành họp các tổ, nhóm bao gồm những người dân đã đề xuất và đăng ký thực hiện các hoạt động đó, thúc đẩy các hộ này tiến hành họp để thành lập nhóm CIG.Số hộ tham gia vào mỗi CIG tùy thuộc vào tính chất của từng tiểu dự án, nhưng tối thiểu phải có 5 hộ cho mỗi nhóm CIG, ít nhất phải có 70% số hộ trong nhóm là hộ nghèo.Việc bầu chọn thành viên phải được tổ chức công khai, minh bạch.Các CIG mới sẽ phải họp bàn để bầu ra ban lãnh đạo nhóm và xây dựng quy chế hoạt động nhóm.Tiếp theo đó, các CIG sẽ tiến hành bàn thảo việc xây dựng bản đề xuất và dự toán cho tiểu dự án sinh kế của nhóm. Bản đề xuất cần được nhóm CIG tự thảo luận và xây dựng một cách đơn giản, rõ ràng, theo ngôn ngữ dễ hiểu. CF, cán bộ sinh kế tỉnh, huyện sẽ hỗ trợ cho các nhóm trong việc thảo luận và viết đề xuất tiểu dự án sinh kế.

Trong trường hợp các CIG mới đã được thành lập trong quá trình lập kế hoạch như nêu tại Mục II.3.4.1, căn cứ vào kế hoạch được duyệt, các CIG tiến hành rà soát để kiện toàn tổ chức. Việc kiện toàn cũng phải tuân thủ các yêu cầu nêu trên.

(ii) Kiện toàn các CIG đã thành lập và đang hoạt động (CIG cũ): Các CIGcũ có hoạt động mới đề xuất được phê duyệt trong kế hoạch (CIG đã

thực hiện xong ít nhất một chu kỳ sản xuất mà có sự hỗ trợ từ dự án) sẽ họp, kiện toàn ban lãnh đạo và kết nạp, sa thải thành viên, chỉnh sửa quy chế (nếu cần), bổ sung các tài liệu của nhóm, thông báo việc chuẩn bị và huy động đóng góp của các thành viên theo quy định, lập hoặc củng cố quỹ nhóm.

Sau khi thành lập và kiện toàn tổ chức nhóm, các CIG sẽ tiến hành bàn thảo việc xây dựng bản đề xuất và dự toán cho tiểu dự án sinh kế của nhóm. Bản đề xuất cần được nhóm CIG tự thảo luận và xây dựng một cách đơn giản, rõ ràng, theo ngôn ngữ dễ hiểu. CF, cán bộ sinh kế tỉnh, huyện sẽ hỗ trợ cho các nhóm trong việc thảo luận và viết đề xuất tiểu dự án sinh kế.

b. Trách nhiệm thực hiện: - Nhóm CIG; lãnh đạo các thôn, bản/chi hội phụ nữ; Ban phát triển xã; - Có sự hỗ trợ của: Cán bộ CF; Cán bộ sinh kế của BQLDA huyện,

tỉnh. c. Kết quả cần đạt được:

- Danh sách các thành viên chính thức của các nhóm CIG, danh sách ban lãnh đạo của các CIG;

- Quy chế tổ chức hoạt động của các CIG; - Bản đề xuất chi tiết về tiểu dự án sinh kế của các CIG.

II.3.4.5.2. Thẩm định và phê duyệt hoạt động a. Nội dung công việc Ngay khi BPT các xã nhận được đề xuất hoạt động của các CIG, BQLDA

Page 27: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

26

huyện sẽ cử cán bộ hỗ trợ BPT xã trình các đề xuất chi tiết và dự toán của tiểu dự án đến các phòng ban chuyên môn của huyện để thẩm định.

Trường hợp phải chỉnh sửa, bổ sung thì BPT xã, cán bộ sinh kế huyện, CF sẽ hỗ trợ nhóm CIG sửa chữa và hoàn thiện.

Căn cứ báo cáo thẩm định của các phòng, ban chức năng huyện, UBND xã ra quyết định phê duyệt đề xuất chi tiết và dự toán của tiểu dự án, đồng thời giao trách nhiệm cho BPT xã chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện tiểu dự án.

b. Trách nhiệm thực hiện: - Nhóm CIG, BPT xã, cán bộ sinh kế huyện, cán bộ CF; - BQLDA huyện, các phòng chức năng của huyện.

c. Kết quả cần đạt được: - Báo cáo thẩm định đề xuất, dự toán của phòng, ban chức năng; - Quyết định phê duyệt đề xuất, dự toán và giao trách nhiệm quản lý thực

hiện tiểu dự án của UBND xã cho BPT xã. - Bản đề xuất chi tiết, dự toán về tiểu dự án đã được phê duyệt;

II.3.4.5.3. Giao trách nhiệm quản lý, thực hiện: a. Nội dung công việc Thay mặt UBND xã, BPT xã cùng với sự hỗ trợ của các CF sẽ tiến hành

kiểm tra, xem xét, đánh giá xem các CIG đã đáp ứng đủ các điều kiện tiếp nhận hỗ trợ và tổ chức thực hiện tiểu dự án hay chưa, đặc biệt là các nhóm CIG cũ, trước khi nhận hỗ trợ lần tiếp theocần phải có biên bản cam kết rõ ràng về việc nhóm sẽ đóng góp bằng tiền mặt 20% chi phí trực tiếp của hoạt động. Khi thấy CIG đã đáp ứng được các điều kiện tiếp nhận hỗ trợ và tổ chức thực hiện tiểu dự án, thì BPT xã sẽ thay mặt UBND xã tiến hành ký hợp đồng giao nhận trách nhiệm tổ chức thực hiện tiểu dự án cho các CIG.

b. Trách nhiệm thực hiện - BPT xã, các CIG, BQLDA huyện và các CF sẽ hỗ trợ cho CIG và BPT xã.

c. Kết quả cần đạt được: - Biên bản xác nhận nhóm CIG đủ điều kiện tiếp nhận hỗ trợ, quản lý và tổ

chức thực hiện tiểu dự án (bao gồm cả điều kiện về đóng góp 20% chi phí trực tiếp ở các nhóm cũ được nhận hỗ trợ thêm lần tiếp theo) củaBPT xã;

- Hợp đồng giao nhận trách nhiệm thực hiện giữa BPT xã và CIG (kèm theo quyết định phê duyệt đề xuất, dự toán hoạt động sinh kế và giao trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện của UBND xã cho BPT xã).

II.3.4.5.4. Tổ chức thực hiện, giải ngân và thanh quyết toán a. Nội dung công việc

Page 28: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

27

Với sự tư vấn, hỗ trợ, kiểm tra giám sát của BPT xã, cán bộ sinh kế và CF của BQLDA huyện, căn cứ vào dự toán của tiểu dự án đã được thẩm định, phê duyệt, nhóm CIG tự tổ chức việc mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu, trang thiết bị và thực hiện các hạng mục cần thiết khác của tiểu dự án.

Trong quá trình thực hiện, nhóm CIG phải tự lập các loại chứng từ thanh toán cho từng trường hợp. Các cán bộ kế toán - tài chính của BQLDA tỉnh, huyện, BPT xã có trách nhiệm hỗ trợ nhóm CIG, cán bộ sinh kế, CF về các thủ tục tài chính và đảm bảo CIG có đủ năng lực tự thực hiện các tiểu dự án sinh kế.

Lưu ý: Việc tạm ứng vốn theo hợp đồng ký kết giữa Ban PTX và nhóm CIG cần đảm bảo đủ để nhóm CIG có thể tiến hành mua đủ giống (cây, con), vật tư, phân bón theo đúng tiến độ triển khai hoạt động sinh kế.

b. Trách nhiệm thực hiện: - Nhóm CIG; BPT xã. - Cán bộ sinh kế, CF (hỗ trợ, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu giai đoạn nếu

cần). c. Kết quả cần đạt được:

- Các hạng mục công việc của tiểu dự án trên thực địa được hoàn thành; - Các biên bản nghiệm thu giai đoạn (nếu có); - Các hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, nguyên vật liệu, trang thiết bị,

v.v. II.3.4.5.5. Báo cáo, nghiệm thu và bàn giao tiểu dự án:

a. Nội dung công việc: Khi tiểu dự án kết thúc, BPT xã có trách nhiệm tổ chức đoàn nghiệm thu tiểu

dự án và bàn giao việc quản lý vận hành tiểu dự án lại cho nhóm CIG, đồng thời lập báo cáo tổng kết tiểu dự án để báo cáo các cơ quan liên quan.

Cùng với các biên bản nghiệm thu, nhóm CIG sẽ cung cấp đầy đủ các hóa đơn, chứng từ thể hiện việc mua sắm của CIG trong quá trình thực hiện tiểu dự án để BPT xã hoàn thiện hồ sơ, chứng từ thanh quyết toán.

b. Người chịu trách nhiệm: BPT xã, cán bộ CF, cán bộ sinh kế huyện, Nhóm CIG. c. Kết quả:

- Tiểu dự án được thực hiện xong trên hiện trường; - Báo cáo tổng kết tiểu dự án; - Các biên bản nghiệm thu và bàn giao; - Các hóa đơn, chứng từ mua sắm hàng hóa

Lưu ý:

Page 29: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

28

Quá trình lập kế hoạch và thực hiện các tiểu dự án sinh kế được chuẩn bị và thực hiện theo các bước tiến hành như trên. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian, công sức của người dân và để phù hợp với tình hình thực tế của mỗi tỉnh, từng địa phương có thể linh hoạt kết hợp các bước trong hướng dẫn.Mục tiêu cuối cùng là nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng của các kết quả yêu cầu của từng bước.

Hướng dẫn chi tiết về quy trình lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các tiểu dự án sinh kế cho giai đoạn AF sẽ được CPOcập nhật và ban hành sau.

II.4. Giám sát và đánh giá các hoạt động sinh kế II.4.1. Nguyên tắc chung:

Tất cả các CIG đều phải ghi chép và lưu giữ thông tin về quá trình hoạt động của nhóm, đồng thời phải cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin này khi cán bộ CF và BPT xã tiến hành thu thập để cập nhật vào hồ sơ CIG hoặc phục vụ các báo cáo khác.

Cán bộ sinh kế huyện chịu trách nhiệm rà soát lại các thông tin về CIG mà cán bộ CF và BPT xã cung cấp, kịp thời phát hiện những thiếu sót hoặc thông tin có dấu hiệu sai lệch để báo cho CF và BPT các xã biết và rà soát lại, đồng thời cung cấp các thông tin đã qua rà soát về CIG cho cán bộ MIS để nhập vào hệ thống hồ sơ CIG;

Tất cả thành viên CIG đều có quyền được tiếp cận các thông tin của nhóm mình;

BPT xã phải tiến hành đánh giá nghiệm thu và lập báo cáo về kết quả hoạt động của các tiểu dự án sinh kế mỗi khi CIG kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh sử dụng vốn hỗ trợ từ dự án

II.4.2. Hướng dẫn thực hiện:

II.4.2.1. Xây dựng và lưu giữ hồ sơ trong các CIG: Các BQLDA tỉnh, huyện có trách nhiệm chỉ đạo cán bộ CF và BPT các xã

triển khai hướng dẫn các nhóm CIG và thành viên CIG ghi chép và lưu giữ đầy đủ thông tin trong hồ sơ nhóm. Hồ sơ của một CIG tối thiểu nhất phải có đủ các tài liệu căn bản sau đây:

STT Tên tài liệu Người lưu giữ và ghi chép 1 Quy chế nhóm Mỗi thành viên CIG giữ 1 bản 2 Biên bản các cuộc họp nhóm Thư ký nhóm hoặc trưởng nhóm 3 Bản đề xuất hoạt động của nhóm hoặc kế hoạch

sản xuất kinh doanh của nhóm Trưởng nhóm giữ bản gốc, các thành viên có quyền sao chép để xem.

4 Sổ ghi chép của trưởng nhóm (theo mẫu của CPO)

Trưởng nhóm

5 Sổ ghi chép của thành viên (theo mẫu của CPO) Tất cả thành viên CIG (gồm cả trưởng nhóm)

Page 30: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

29

Ngoài các tài liệu cơ bản bắt buộc này, nhóm CIG nên lưu giữ thêm tất cả các báo cáo, công văn, thư tín, v.v..liên quan đến hoạt động của nhóm.

Các tài liệu như: kế hoạch sản xuất của nhóm; quy chế nhóm sẽ do các thành viên trong nhóm cùng nhau thảo luận để xây dựng lên cùng với sự hỗ trợ của cán bộ CF, BPT xã.

Sổ ghi chép của trưởng nhóm và sổ ghi chép của thành viên nhóm do thành viên nhóm ghi hoặc người nhà của thành viên nhóm ghi giúp theo mẫu do CPO ban hành. Với các nhóm đã hoạt động và đang ghi chép theo cách riêng của nhóm thì sẽ chuyển sang ghi chép tiếp theo mẫu sổ mới do CPO ban hành, nhưng phải lưu trữ đầy đủ các tài liệu cũ mà nhóm đã ghi từ khi bắt đầu hoạt động nhóm.

II.4.2.2. Trách nhiệm của các bên liên quan trong giám sát đánh giá CIG a. Vai trò và trách nhiệm của BPT xã:

(i) Với sự hỗ trợ của cán bộ CF, BPT xã phải cử cán bộ (trưởng thôn, chi hội trưởng phụ nữ)thường xuyên, liên tục thu thập thông tin về những thay đổi, sự phát triển trong các CIG trên địa bàn mình quản lý, từ đó kịp thời cung cấp cho BQLDA huyện;

(ii) Kiểm tra giám sát chặt chẽ, đảm bảo rằng các CIG trước khi ký hợp đồng giao nhận việc thực hiện các tiểu dự án sinh kế, đã đảm bảo đủ các điều kiện để tiếp nhận và thực hiện tiểu dự án.

(iii) Tổ chức thực hiện các đợt nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu tổng kết chu kỳ sản xuất kinh doanh của các CIG đối với những chu kỳ sản xuất kinh doanh được hỗ trợ trực tiếp vật chất đầu vào từ dự án (có ký hợp đồng giao nhận thực hiện tiểu dự án sinh kế giữa BPT xã và nhóm CIG).

(iv) Xây dựng các báo cáo kết quả hoạt động của từng CIG mỗi khi CIG đó kết thúc 1 chu kỳ sản xuất có sử dụng vốn hỗ trợ trực tiếp của dự án (có ký hợp đồng giao nhận thực hiện tiểu dự án sinh kế giữa BPT xã và nhóm CIG).

(v) Thường xuyên cập nhật thông tin tổng hợp về tiến độ và kết quả thực hiện hoạt động sinh kế của các CIG vào trong các báo cáo định kỳ gửi BQLDA huyện và các bên liên quan.

(Chi tiết về các thông tin, chỉ số cần theo dõi của một CIG, và những thông tin, số liệu cần tổng hợp chung cho các nhóm CIG được thể hiện trong phụ lục I).

b. Vai trò và trách nhiệm của BQLDA huyện: (i) Phân công nhiệm vụ và chỉ đạo cán bộ sinh kế, CF, MIS thường xuyên

theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ và đôn đốc các CIG trong việc ghi chép thông tin các hoạt động của nhóm vào các loại tài liệu trong hồ sơ nhóm, hỗ trợ nhóm CIG trong việc lưu giữ và quản lý hồ sơ nhóm, đồng thời các cán bộ này phải trực tiếp thu thập thông tin thường xuyên

Page 31: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

30

từ các CIG để cập nhật vào hệ thống dữ liệu về hồ sơ CIG của dự án; (ii) Hỗ trợ và đôn đốccác BPT xã trong việc thu thập, tổng hợp, lưu giữ và

báo cáo các thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động của các CIG. Đảm bảo nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của các CIG.

(iii) Cán bộ sinh kế và cán bộ NSPTX chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, nắm rõ tình hình của hợp phần được giao phụ trách, đồng thời phối hợp với cán bộ Giám sát đánh giá và quản lý hệ thống thông tin dự án trong việc kiểm tra, cập nhật và báo cáo thông tin liên quan đến lĩnh vực được giao phụ trách. Cán bộ sinh kế còn có trách nhiệm hướng dẫn hỗ trợ các CF trong việc thu thập thông tin về hồ sơ CIG, nhận thông tin, số liệu về tình hình hoạt động, sản xuất, kinh doanh của các CIG từ các CF đểrà soát, phát hiện các sai sót để phản hồi lại với CF và BPT xã. Đồng thời cập nhật các thông tin đã rà soát vào hệ thống dữ liệu hồ sơ CIG của dự án.

(iv) Hàng tháng, BQLDA huyện phải tiến hành giao ban với các CF, CF phụ trách xã nào phải báo cáo đầy đủ thông tin, số liệu cập nhật về tình hình hoạt động của các CIG trong xã mình phụ trách. Từ đó cán bộ giám sát đánh giá của BQLDA huyện phải phối hợp với cán bộ sinh kế rà soát, kiểm tra chéo với nguồn thông tin trong các báo cáo của xã, để đảm bảo sự thống nhất và tính đồng bộ giữa các nguồn thông tin, số liệu (từ CF, từ báo cáo của BPT xã, và từ số sách của các CIG). Sau khi đã thống nhất về các thông tin, số liệu, các cán bộ liên quan (MIS, sinh kế và NSPTX) sẽ sử dụng các thông tin này, để cập nhật vào MIS và vào hệ thống thông tin dữ liệu hồ sơ CIG của dự án.

(v) BQLDA huyện chỉ đạo cán bộ MIS phối hợp với các bộ sinh kế hỗ trợ CF thường xuyên thu thập và báo cáo đầy đủ thông tin theo yêu cầu. Căn cứ những thông tin, số liệu đó cán bộ MIS sẽ cập nhật vào hệ thống MIS của dự án và hệ thống thông tin dữ liệu hồ sơ CIG của dự án.

(vi) Các thông tin và số liệu tổng hợp được cập nhật về sự thay đổi của các CIG CIG trong toàn huyện cũng phải được thể hiện đầy đủ trong báo cáo định kỳ của BQLDA huyện gửi BQLDA tỉnh và các bên liên quan.

c. Vai trò và trách nhiệm của BQLDA các tỉnh (i) Tập huấn, đào tạo và hỗ trợ cho cấp huyện và xã có đủ năng lực để có

thể hỗ trợ các CIG thực hiện tốt việc quản lý vận hành các CIG nói chung và việc ghi chép, tổng hợp, lưu trữ và báo cáo các thông tin, số liệu và kết quả hoạt động của các CIG.

(ii) Cán bộ sinh kế và cán bộ NSPTX chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, nắm rõ tình hình của hợp phần được giao phụ trách, đồng thời phối hợp với cán bộ GS&ĐG, MIS trong việc kiểm tra, cập nhật và báo cáo thông tin liên quan đến lĩnh vực được giao phụ trách.

(iii) Hỗ trợ, đôn đốc các cấp trong viên thu thập, tổng hợp và lưu trữ thông

Page 32: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

31

tin, số liệu báo cáo về các CIG trên địa bàn toàn tỉnh. (iv) Kịp thời cập nhật đầy đủ các thông tin, số liệu cần thiết về hoạt động

của các CIG trên địa bàn tỉnh, xây dựng tốt hệ thống thông cơ sở dữ liệu về CIG để kịp thời cung cấp cho các báo cáo định kỳ và báo cáo bất thường gửi CPO và các đơn vị có liên quan, cũng như sử dụng cho việc phân loại nhóm CIG, đánh giá nhu cầu đào tạo và lập kế hoạch.

(v) Tổ chức các đợt kiểm tra giám sát nội bộ để kịp thời phát hiện những thiếu sót trong việc quản lý, vận hành của các CIG cũng như việc lưu giữ thông tin, số liệu về CIG tại các huyện, xã trong tỉnh. Từ đó kịp thời đưa ra các giải pháp khắc phục và biện pháp hỗ trợ để cấp huyện và xã hoàn thành tốt nhiệm vụ.

d. Vai trò và trách nhiệm của Ban Điều phối dự án Trung ương (i) Hướng dẫn, đào tạo, tập huấn và hỗ trợ các tỉnh, huyện về các chuyên

môn, nghiệp vụ giám sát, đánh giá đối với hoạt động của các CIG. (ii) Tổ chức các đợt giám sát, đánh giá nội bộ về công tác quản lý, vận

hành và phát triển các CIG. Kịp thời phát hiện những thiếu sót hoặc những điển hình tốt. Từ đó đưa ra những khuyến nghị, đề xuất cần thiết gửi đến các bên liên quan xem xét điều chỉnh, xử lý hoặc tuyên dương, nhân rộng…

(iii) Hỗ trợ, đôn đốc các địa phương trong việc thu thập, cập nhật, lưu trữ và báo cáo các thông tin, số liệu về hoạt động của các CIG trên toàn dự án. Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương trong việc quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về các CIG vào việc phân loại CIG, lập kế hoạch và đánh giá nhu cầu đào tạo.

(iv) Kịp thời cập nhật đầy đủ các thông tin, số liệu về công tác quản lý, vận hành và phát triển các CIG trên toàn dự án trong các báo cáo định kỳ gửi các bên liên quan.

III. Tiểu hợp phần 3.3: Đào tạo các kiến thức, kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp và việc làm III.1. Nội dung công việc

Tiến hành việc đào tạo, tập huấn và các hình thức tăng cường năng lực khác cho người dân trong vùng dự án nói chung, thành viên các CIG và thanh niên nghèo nói riêng, nhằm trang bị hoặc tăng cường các kiến thức, kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp, liên quan đến thị trường cho họ. Mục tiêu cuối cùng là cải thiện, nâng cao năng suất lao động và tạo mới việc làm cho người dân.

III.2. Nguyên tắc chung: Tất cả các loại nhóm CIG đang hoạt động theo đúng quy định của dự án và

theo đúng quy chế nhóm đều có thể nhận được các hỗ trợ đào tạo từ tiểu hợp phần 3.3 trong suốt thời gian còn lại của dự án;

Việc lựa chọn bất cứ chủ đề nào để đào tạo cho CIG tại địa phương đều phải

Page 33: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

32

dựa trên kết quả của việc đánh giá nhu cầu đào tạo (TNA) hằng năm ở địa phương đó.

Tiểu hợp phần này không hỗ trợ đào tạo các vấn đề liên quan đến kỹ thuật sản xuất kinh doanh cho các CIG đang ở chu kỳ sản xuất được dự án hỗ trợ trực tiếp về kỹ thuật và vật chất đầu vàotừ THP 2.2 và 2.3.

Ưu tiên tối đa cho các phương pháp tập huấn, đào tạo thông qua thực hành “cầm tay chỉ việc”, hạn chế đến tối thiểu các phương pháp đào tạo tập huấn chỉ giảng lý thuyết mà ít có thực hành.Khuyến khích thực hành ngay tại hiện trường sản xuất, kinh doanh của CIG.

Chỉ tiến hành việc đào tạo nghề cho học viên khi đã có được cam kết việc làm chắc chắn cho các học viên đó (sau khi tốt nghiệp) từ những cơ sở sản xuất kinh doanh.

III.3. Hướng dẫn thực hiện: Việc lập kế hoạch thực hiện sẽ được lồng ghép chung với quá trình lập kế

hoạch nâng cao năng lực của dự án.

Các hoạt động tập huấn được đưa ra sẽ dựa vào năng lực và nhu cầu thực tế của các loại CIG khác nhau để quyết định lĩnh vực đào tạo cũng như khối lượng kiến thức của khóa đào tạo. Cụ thể như sau:

- Tùy từng loại nhóm CIG khác nhau mà chủ đề đào tạo tập huấn cũng được ưu tiên lựa chọn khác nhau. Các CIG loại “Duy trì an ninh lương thực” sẽ được đào tạo tập huấn nhiều hơn về các kiến thức kỹ năng căn bản như: kỹ thuật sản xuất; quản lý - phát triển nhóm.Các CIG loại “Giảm nghèo”, và CIG loại “Thoát nghèo và vươn lên làm giàu” sẽ được đào tạo nhiều về các kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về phát triển nhóm, thị trường, kinh doanh….

- Cùng một chủ đề đào tạo nhưng khối lượng kiến thức, cấp độ (khó, dễ) sẽ được cân nhắc cho phù hợp với từng loại CIG.

- Khuyến khích tổ chức thực hiện các lớp đào tạo, tập huấn bằng việc thuê, tuyển các giảng viên là những nông dân giỏi, những nghệ nhân có kiến thức và kinh nghiệm thực tế đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mà các CIG đang thực hiện.

(Chi tiết tham khảo phụ lục II) III.4. Giám sát đánh giá:

Việc giám sát đánh giá đối với tiểu hợp phần 3.3 tuân thủ theo quy định về giám sát đánh giá đối với các hoạt động của Hợp phần 3 của dự án

Page 34: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

33

C. Phụ Lục

Phụ lục I: Những chỉ số căn bản cần giám sát đối với công tác quản lý và phát triển các CIG

1. Giám sát đối với 1 CIG:

Những thông tin sau đây cần được CF, BPT xã giám sát và cập nhật thường xuyên để báo cáo BQLDA huyện cập nhật vào hệ thống hồ sơ CIG. Mặt khác, các thông tin này cũng phải được thể hiện trong báo cáo tổng kết chu kỳ sản xuất kinh doanh của mỗi tiểu dự án sinh kế mà có sử dụng vốn hỗ trợ từ dự án.

(1). Mã số hoạt động (cả mã số ban đầu và mã số ở lần thay đổi gần nhất)

(2). Tên nhóm

(3). Số thành viên

(4). Tên sinh kế hoặc các sinh kế mà CIG đang thực hiện;

(5). Nhóm CIG và thành viên có lưu giữ đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu không (5 tài liệu: Quy chế nhóm, Các biên bản họp nhóm, Đề xuất hoạt động, Sổ trưởn nhóm, Sổ thành viên)

(6). Nhóm đã kết nạp thêm bao nhiêu thành viên?

(7). Bao nhiêu thành viên đã ra khỏi CIG?

(8). Nhóm đã họp được mấy buổi/ mấy tháng (tính từ khi bắt đầu chu kỳ sản xuất đến thời điểm giám sát)?

(9). Nhóm đang thực hiện chu kỳ sản xuất thứ mấy?

(10). Nhóm được xếp vào loại nào? Hoặc từ loại nào sang loại nào.

(11). Khối lượng sản phẩm mà nhóm đã thu được cho đến thời điểm kiểm tra giám sát.

(12). Khối lượng sản phẩm mà nhóm bán được cho đến thời điểm kiểm tra giám sát.

(13). Hiệu quả kinh tế (Thu – Chi) ra sao (nếu chu kỳ sản xuất đã có kết quả)?

(14). Việc quản lý chất thải, rác thải hoặc phế phụ phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh của nhóm ra sao? (có thu gom chất thải, rác thải; có thu gom và xử lý chất thải, rác thải; không quản lý chất thải, rác thải và xả trực tiếp ra môi trường)

(15). Cách thức bán sản phẩm của nhóm ra sao? (bán tại nhà/ruộng/nương; bán tại chợ; bán theo hợp đồng hoặc thỏa thuận từ trước với thương lái, nhà thu mua)

(16). Việc tái đầu tư của nhóm ra sao? (tính trung bình tỷ lệ giữa kinh phí tái đầu tư/số tiền thu được từ chu kỳ sản xuất trước của cả nhóm là bao nhiêu %)

Ghi chú: Các thông tin trên đây được chuẩn bị chung cho tất cả các trường hợp. Do vậy, một số CIG khi mới thành lập và đi vào hoạt động sẽ có một số thông tin không thu thập được. Khi đó người đi giám sát, thu thập thông tin có thể bỏ trống thông tin này (ví dụ: nhóm CIG mới sẽ không có sản phẩm để bán, khi đó sẽ bỏ trống hoặc ghi chưa có sản phẩm).

Page 35: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

34

2. Thông tin giám sát đối với nhiều CIG

CF và BPT xã tổng hợp và xử lý thông tin, số liệu thu được từ từng CIG để có được các thông tin, số liệu dưới đây. Các thông tin này phải được cập nhật và thể hiện trong báo cáo định kỳ của BPT xã gửi BQLDA huyện đến thời điểm báo cáo.

(1). Tổng số nhóm CIG trên địa bàn

(2). Số nhóm CIG theo từng loại;

(3). Số CIG lên hạng (từ loại thấp chuyển lên loại cao hơn)

(4). Số CIG xuống hạng (từ loại cao chuyển xuống loại thấp hơn)

(5). Số CIG trong từng lĩnh vực (Trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ,v.v. )

(6). Số CIG thay đổi sinh kế (thay đổi đối tượng sản xuất, kinh doanh);

(7). Số CIG mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh (bảo gồm mở rộng quy mô 1 sinh kế và/hoặc tăng thêm hoạt động sinh kế)

(8). Trạng thái hoạt động của các CIG (Bao nhiêu CIG đang ở chu kỳ thứ mấy)

(9). Số CIG tăng thêm so với lần báo cáo trước

(10). Số CIG giảm đi so với lần báo cáo trước

(11). Số CIG có hiệu quả kinh tế trong quá trình thực hiện các sinh kế là hòa vốn hoặc lỗ

(12). Số CIG có thu nhập từ các hoạt động sinh kế chung của nhóm trên mức hòa vốn đến 600 ngàn đồng/hộ/ tháng

(13). Số CIG có thu nhập bình quân từ các hoạt động sinh kế chung của nhóm trên 600 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/ hộ/tháng;

(14). Số CIG có thu nhập bình quân từ các hoạt động sinh kế chung của nhóm đạt trên 1 triệu đồng /hộ/tháng

(15). Số nhóm CIG trong quá trình sản xuất, kinh doanh: có thu gom chất thải; có thu gom và xử lý chất thải; xả trực tiếp chất thải ra môi trường.

(16). Số nhóm CIG có bán các sản phẩm từ quá trình sản xuất kinh doanh các sinh kế chung: (i) tại nhà/ruộng/nương; (ii) tại chợ; (iii) bán sản phẩm theo hợp đồng hoặc thỏa thuận từ trước.

(17). Số CIG có tỷ lệ tái đầu tư từ 100% trở lên (so với mức vốn đầu tư của chu kỳ sản xuất trước)

Ghi chú: các thông tin ở mục (11), (12), (13) và (14) được suy ra từ số (12) ở mục 1

Page 36: NMPRP2 - AF - PIM - FINAL Chuong VI - Sinh ke Printed 2015giamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/VanBanLienQuan/PIM... · A. PHƯƠNG PHÁP TI ... (iii) Thiết lập các mối

35

Phụ lục II: Một số gợi ý về các chủ đề đào tạo, tập huấn theo từng loại CIG

Dưới đây là gợi ý một số chủ đề đào tạo cho CIG sử dụng kinh phí của tiểu hợp phần 3.3 để các địa phương tham khảo.Đây chỉ là sự gợi ý, không mang tính chất bắt buộc.Các địa phương cần dựa vào kết quả đánh giá nhu cầu đào tạo hàng năm trên địa bàn để lựa chọn chủ đề phù hợp.Các chủ đề mà địa phương đưa vào đào tạo cho CIG có thể chưa được gợi ý trong danh sách này, nhưng nếu thiết thực và phù hợp thì địa phương hoàn toàn có thể áp dụng.

Trong bản dưới đây số lượng dấu (*) nhiều hay ít thể hiện mức độ quan trọng của chủ đề cần đào tạo đối với từng loại nhóm CIG; Mức I là mức đào tạo cho CIG loại “Duy trì an ninh lương thực”; Mức II: giành cho CIG loại “Giảm nghèo”; Mức III: giành cho CIG loại “Thoát nghèo và vươn lên làm giàu”.

TT Chủ đề đào tạo/tập huấn Mức độ đào tạo, tập huấn

Mức I Mức II Mức III 1 KT trồng trọt (cây ngắn, dài ngày) ***** *** *

2 Biện pháp canh tác (xen canh, luân canh, canh tác trên đất dốc, .v.v.)

***** **** **

3 KT chăn nuôi (dê, lợn, gà, cá, .v.v.) ***** **** **

4 Dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và sức khỏe cộng đồng

***** *** **

5 Đào tạo nghề (thêu, rèn, mộc,v.v..) ***** **** ***

6 Xây dựng - quản lý - phát triển các tổ, nhóm, HTX. * *** *****

7 Kiến thức và kỹ năng sử dụng vốn vay *** **** *****

8 Kiến thức và kỹ năng quản lý kinh tế hộ gia đình ***** **** ***

9 Quản lý tài chính nhóm; Quản lý vận hành quỹ tín dụng nhỏ.

** **** *****

10 Các kỹ năng mềm hỗ trợ quản lý điều hành nhóm ** *** *****

11 Bảo quản sau thu hoạch *** **** *****

12 Chế biến, đóng gói và vận chuyển nông sản ** *** *****

13 Quảng cáo và tiếp thị sản phẩm * *** *****

14 Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm * ***

15 Giao tiếp trong kinh doanh * ** * *****

16 Luật hợp tác xã, luật doanh nghiệp * *****