5

Click here to load reader

Nói với con

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nói với con

Nói với conI. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Y Phương, sinh năm 1948, tên thật là Hứa Vĩnh Sước, quê ở Cao Bằng- Nhập ngũ năm 1968, đến năm 1981 chuyển ngành- Thơ Y Phương thể hiện một tâm hồn chân chất, mạnh mẽ, trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con

người miền núi- Các tác phẩm chính: Người hoa núi (Kịch bản sân khấu), Tiếng hát tháng giêng, Lửa hồng một góc, Đàn

then, Lời chúc2. Văn bản:

a) Hoàn cảnh sáng tác: tác giả viết bài thơ sau năm 1975 trong những ngày đất nước gặp nhiều khó khăn. Tác giả làm bài thơ này để nói với con cũng là nói với chính mình, nói với mọi người, hãy sống xứng đáng với quê hương.

b) Bố cụcĐoạn 1 (khổ 1): Cội nguồn sinh dưỡng của conĐoạn 2 (khổ 2): Lòng tự hào về quê hương và mong ước của người cha (hay “vẻ đẹp của người đồng mình và lời dặn con của người cha)

c) Thể thơ: Thơ tự dod) Phương thức biểu đạt: biểu cảm- Bố cục của bài thơ đi từ tình cảm gia đình và mở rộng ra là tình cảm quê hương tới những tình cảm gần gũi

mà nâng lên làm lẽ sống. Bài thơ đã vượt ra khỏi loại thơ gia đình để mang một ý nghĩa: Nói với con cũng là nói với chính mình về một cách sống.

II. Tìm hiểu văn bản

1. Cội nguồn sinh dưỡng của con. a) Gia đình:

Chân phải bước tới chaChân trái bước tới mẹMột bước chạm tiếng nóiHai bước tới tiếng cườiVàCha mẹ mãi nhớ về ngày cướiNgày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

- Bốn câu thơ đầu có cách nói rất lạ, nhịp thơ 2/3 với cấu trúc đối xứng.- Điệp từ “bước”, “chân” , “tiếng” tạo ra âm điệu tươi vui, quấn quýt. “Chân phải”, “chân trái”, “một bước”,

“hai bước”, “tiếng nói”, “tiếng cười” .→ Đứa trẻ bắt đầu tập đi, tập nói, cha mẹ vây quanh vui mừng hân hoan theo mỗi bước chân con tuy nhiên đằng sau lời nói cụ thể đó, tác giả muốn khái quát hơn: con sinh ra trong một gia đình hạnh phúc (Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.) → đó là ngày kỉ niệm thiêng liêng, hạnh phúc tràn đầy không bao giờ mờ phai, cha mẹ mong con hiểu rằng con lớn lên bằng tình yêu thương, trong sự nâng đón vỗ về của cha mẹ, từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười con con đều được chăm chút, nâng niu, đón nhận. Con sinh ra trong một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, đây là hành trang quý báu đối với cuộc đời con, tâm hồn con, là yếu tố đầu tiên hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của con.b) Quê hương

Người cồng mình yêu lắm con ơi

Page 2: Nói với con

Đan lờ cài nan hoaVách nhà ken câu hátRừng cho hoaCon đường cho những tấm lòng

- Con lớn lên trong sự yêu thương, đùm bọc, bao dung của cha mẹ, vẫn chưa đủ, con cần có một bầu sữa thứ hai là quê hương.

- Quê hương hiện lên qua ba yếu tố : “người đồng mình”, “rừng” và “con đường”.- Người đồng mình thật đáng yêu với cuộc sống lao động cần cù, chịu thương chịu khó, khéo tay, yêu cái đẹp,

người đồng mình sống lạc quan, yêu ca hát.- Những động từ “đan”, “cài”, “ken” rất gợi cảm, nó không chỉ gợi được công việc cụ thể con người ở quê

hương mà còn gợi được sự gắn bó hòa quyện quấn quýt của những con người đồng mình- Tuy rừng và con đường là những vật vô tri nhưng đã mang đến cho con người những vẻ đẹp cần thiết “Rừng

cho hoa Con đường cho những tấm lòng”. Chỉ một từ “hoa” nhưng đã nói được cả cánh rừng với sức gợi lớn, đây là vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp ấy đã vun đúc nên tâm hồn cao đẹp cho người đồng mình.

- Điệp từ “cho” + nhân hóa + ẩn dụ ( Con đường cho những tấm lòng): đó chính là tình làng nghĩa xóm cao đẹp, những tấm lòng yêu thương chở che.

→ Thiên nhiên và con đường cũng góp phần không nhỏ bồi đắp tâm hồn, lối sống cho người đồng mình.→ Như vậy trong chặng đường đời đầu tiên, gia đình và quê hương đã nuôi bé lớn lên, giúp cho bé trưởng thành, chuẩn bị vững chắc trên bước đường đời.

2. Lòng tự hào quê hương và mong ước của cha a) Lòng tự hào quê hương

- Câu đầu khổ 2: Người đồng mình thương lắm con ơi

+ Lặp lại gần giống câu trước → thể hiện tình cảm của người cha yêu thương tha thiết người đồng mình+ Người dồng mình là người đồng bào quê hương mình, là ba con dân tộc Tày, Nùng, nơi non nước Cao Bằng

Cao đo nỗi buồnXa nuôi chí lớn

+ Ta gặp cách nói lạ mà hay: người đồng mình lấy cái cao xa của đất trời để đo ý chí thể hiện tâm càng sáng, chí càng cao, càng bền thì tầm nhìn càng xa, càng rộng.

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốnSống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đóiSống như sông như suốiLên thác xuống ghềnhKhông lo cực nhọc.

+ Cuộc sống của người đồng mình nghèo khổ, tác giả dùng điệp từ “không chê”, “không lo”, “sống trên”, “sống trong”, “sống như”, cho con hiểu được quê hương còn nhiều vất vả, cực nhọc, đói nghèo. Cái khổ cái nghèo luôn bao vây người đồng mình, đó là những thử thách rất khó vượt qua.+ Quê hương sau những năm dài chiến tranh, cuộc sống chưa đẹp, chưa giàu, chưa no ấm, đường đến các bản còn gập ghềnh, khó đi, còn nhà sàn, còn đói cơm, thiếu nước.+ Điệp từ “không chê” nhấn mạnh lời dạy của cha phải biết chấp nhận hoàn cảnh, phải có tấm lòng thủy chung với nơi chôn rau cắt rốn, phải có nghị lực vượt lên hoàn cảnh, “như sông như suối” dù có “lên thác xuống ghềnh”, gian lao vất vả đến mấy cũng phải bền lòng vững trí.

Page 3: Nói với con

→ Phải biết sống mạnh mẽ, kiên cường, giàu chí khí, giàu bản lĩnh.- Hai câu thơ:

Người đồng mình thô sơ da thịtChẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

+ Là hai câu thơ khái quát nét đẹp của người đồng mình về hình thức và tâm hồn.- Hình thức: các hình ảnh “thô sơ da thịt” : thể hiện sự giản dị, mộc mạc, chân chất như thiên nhiên, núi rừng.

+ Tâm hồn: “chẳng mấy ai nhỏ bé” → tâm hồn người đồng mình không thấp kém, hông hèn mọn, không tầm thường→ Tuy họ sống giản dị, mộc mạc, thô sơ, cuộc sống gian khổ vất vả nhưng họ có tâm hồn cao đẹp, giàu ý chí niềm tin, họ luôn phấn đấu vươn lên, mong ước xây dựng, đổi mới quê hương.

- Hai câu thơ: Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hươngCòn quê hương thì làm phong tục

+ Nghệ thuật: ẩn dụ: “đục đá kê cao quê hương” → Nghĩa thực là hoạt động ta thường thấy của đồng bào miền núi, họ thường dùng đá kê cột nhà khỏi mối mọt và nhà chắc chắn.

- Quê hương là khái niệm trừu tượng, chỉ chốn sinh thành của một người, một gia đình, một cộng đồng. Tác giả nói “tự đục đá kê cao quê hương” là cách nói ẩn dụ, là cách nói tự tôn, bảo vệ nguồn cội vì chính quê hương là người đồng mình, bằng sự lao động cần cù, nhẫn nại, hàng ngày đã làm nên quê hương với những phong tục tập quán tốt đẹp, đó là bản sắc văn hóa của quê hương.→ Tác giả lặp lại điệp khúc “người đồng mình” để hiện niềm tin yêu, tự hào về vẻ đẹp của người đồng mình, về vẻ đẹp của quê hương mình.

b) Mong ước của người cha Con ơi tuy thô sơ da thịtLên đườngKhông bao giời nhỏ bé đượcNghe con

- Thực ra ngay từ đầu bài thơ, tác giả đã dặn con, đã mong con hiểu được cội nguồn sinh dưỡng, hiểu được vẻ đẹp của người đồng mình, hiểu được nỗi cay đắng mà người đồng mình phải trải qua nhưng đến đây, cuối bài thơ, lời dặn con niềm mong ước của cha mẹ mới được thốt lên thành lời “con ơi”.

- Cha nhắc lại “tuy thô sơ da thịt” tuy giản dị mộc mạc chân chất, tuy đói nghèo khổ sở, tuy chưa bằng anh bằng em về mọi mặt nhưng khi con lên đường đi học, đi làm, đi đến nơi xa, con hãy nhớ không bao giờ được quên một điều , đó là “không bao giờ nhỏ bé được”.→ Con không được sống tấm thường, thấp kém, không được hạ thấp mình, không được đánh mất mình , không được quên quê hương, nguồn cội, nơi con sinh ra và lớn lên.

- Con phải tự hào về nguồn gốc của mình, cha mong con hãy tiếp nối, phát huy truyền thống của quê hương để tiếp tục sống có nghĩa có tình, phải thủy chung, phải biết yêu quý tự hào giá trị quê hương.

- Cha muốn con sống cao thượng vì đó là sức mạnh để con trưởng thành, quê hương là tấm gương lớn để con soi vào khi lạc bước, con sẽ thấy mình đẹp hơn trong tấm gương cội nguồn thiêng liêng ấy.→ Như vậy cha dặn con tự tin vững bước vào cuộc đời, tự hào những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Nhận xét: bài học làm người cha dạy con thật thấm thía và lay động lòng người, đây là tình cảm yêu

thương con trìu mến và cũng thật tin tưởng ở con. Tình cảm của cha và con: yêu thương con tha thiết, mong con nên người, tin tưởng con sẽ nối tiếp

truyền thống quê hương, điều lớn lao nhất cha muốn dành cho con chính là lòng tự hào về sức sống

Page 4: Nói với con

mạnh mẽ bền bỉ của quê hương, niềm tin khi bước vào đời. Đây là điều quan trong nhất giúp con nên người và cũng là những bài học bổ ích thiết thực đối với chúng ta.

→ “Nói với con” như chính tác giả nói với mình và với bạn đọc chúng ta.III. Tổng kết - Nghệ thuật :

+ Giọng thơ thiết tha, trìu mến, trang nghiêm, tâm huyết, nhịp thơ lúc nhanh lúc chậm. Thơ tự do không gò bó, độ dài ngắn của các câu không đều, thích hợp với phong cách nói hàng ngày, phù hợp với lối tư duy bình dị không cần đến sự gọt dũa.+ Xây dựng hình ảnh cụ thể mang tính khái quát mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.+ Bố cục hợp lí, dẫn dắt tự nhiên, từ ngũ hình ảnh giàu sức gợi cảm, ý thơ càng được mở rộng nâng cao

- Nội dung : Bài thơ đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.