12
Đông 2014 NSM IV 2014 # 1 Nếp Sống Mới Tờ báo dưỡng sinh, dưỡng tâm, dưỡng linh cho người cao niên 8991 Blaine Meadows Dr. Jacksonville, FL 32257-1719 Số Đông 2014 Sức Người Có Hạn Chiều nay, chị Sáu mở tiệc khoản đãi bạn bè nhân anh Sáu thọ 70 tuổi và anh vừa qua cơn kích tim (heart attack) thập tử nhất sinh tháng trước. Bạn bè trong nhóm “Kim Cổ Mín Đàm” thu xếp công việc và để thì giờ đến chúc mừng anh… thoát chết. Hôm nay anh Sáu rất thư giãn, ung dung thoải mái, rất khác với những lần trước, lúc nào cũng bận rộn và căng thẳng. Anh kể cho các bạn biết những triệu chứng cơn kích tim mà anh trải qua và khuyên bạn bè khi có gì không ổn thì đừng xem nhẹ mà nên gọi liền xe cấp cứu. Chứng này cũng như tai biến mạch máu não là 2 trường hợp mình cần chạy đua với thời gian. Một bạn hỏi khi nằm trên giường bệnh anh có những suy tư gì? Anh Sáu kể cho các bạn biết là khi nằm dưỡng bệnh anh nhận ra 3 chân lý mà lúc khỏe mạnh anh không muốn nghĩ đến: 1 Cuộc đời chóng vánh; 2 Sức người có hạn; 3 Khi nhắm mắt xuôi tay, người đi vào cõi chết không mang của cải gì theo được. Tôi biết khi vợ chồng tôi qua đời, những gì chúng tôi lao nhọc gầy dựng, các con tôi sẽ bán đổ bán tháo để chia nhau.” Chị Sáu vui vẻ chen vô: “Các anh chị biết không bây giờ ảnh mới chịu về hưu đó. Ảnh hứa khi hoàn toàn hồi phục sẽ đưa tôi đi đây đi đó, viếng cảnh đẹp, thăm bà con, bạn bè.” Anh Sáu cười hì hì tiếp lời: “Tôi cám ơn ông Trời đã cho tôi trải qua cơn đau tim nguy hiểm và đã thoát chết, để tôi thu xếp có những ngày sống cuối đời có ý nghĩa về thể chất cũng như tâm linh. Thực ra tôi phải gọi ông Trời là Đức Chúa Trời mới phải vì ba má tôi là người Tin Lành. Lúc nhỏ tôi được ba má đưa đi nhà thờ hằng tuần, tôi đã vô Tiểu Học Đường học Kinh Thánh. Không ngờ, chừng lớn lên vào đại học, tôi dần dần bị mất niềm tin. Tôi nghĩ tới ít nhất có 3 lý do: “ 1 Môi trường đại học (trừ trường dạy Thần học) chỉ thích hợp với khoa học, kỹ thuật mà không thích hợp với tôn giáo. 2 Bầu nhiệt huyết tuổi thanh niên đang tràn trề, hay cậy sức mình, sức người mà không thấy cần phải nhờ tới Chúa. Tương lai trong tay ta là khẩu hiệu của thanh niên. 3 Trong khi mọi người đang tìm tòi những bí quyết thành công để tạo ra thêm tiền, thêm quyền, thêm danh vọng thì người sống về tâm linh như lạc lõng, như lạc hậu.” Anh trầm ngâm nói tiếp: “Nằm trên giường bệnh mà tôi thấy tâm hồn như trống vắng, trống rỗng vì thiếu vắng đời sống tâm linh. Tôi chảy nước mắt khi lục lại ký ức, bồi hồi nhớ lại những ngày tháng cùng bạn bè rộn ràng học thi Kinh Thánh. Những câu gốc quá hay tưởng chìm trong quên lãng bỗng nhiên sống dậy trong lòng tôi. Tôi nhận ra rằng trong khi thế gian cổ động Tham và Thù (tham lam và thù hận) thì Kinh Thánh dạy tôi Thương và Tha (thương yêu và tha thứ).” Chị Sáu lại ngắt lời: “Khi đi lại nhà thờ, ảnh vui lắm.” Anh Sáu hân hoan nói: “Một niềm vui vô cùng tận! Vui như cải lão hoàn đồng. Một ông già 70 tuổi khi quỳ dưới chân Chúa có cảm giác sung sướng như mình là đứa trẻ lên 7! Vui như Lâm Ngữ Đường viết trong bài Trở Về Mái Nhà Xưa: Tôi đi nhà thờ trở lại, và sung sướng được ngồi ở hàng ghế quen thuộc mỗi sáng

Nếp Sống Mới - songdaoonline.com Dong.pdf · dì đang gặp một vấn đề về tinh thần. Cậu Minh học hành vào loại khá ở bậc trung học, khi lên đại

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Đông 2014 NSM IV – 2014 # 1

Nếp Sống Mới Tờ báo dưỡng sinh, dưỡng tâm, dưỡng linh cho người cao niên

8991 Blaine Meadows Dr.

Jacksonville, FL 32257-1719

Số Đông 2014

Sức Người Có HạnChiều nay, chị Sáu mở tiệc khoản đãi bạn bè

nhân anh Sáu thọ 70 tuổi và anh vừa qua cơn

kích tim (heart attack) thập tử nhất sinh tháng

trước. Bạn bè trong nhóm “Kim Cổ Mín Đàm”

thu xếp công việc và để thì giờ đến chúc mừng

anh… thoát chết. Hôm nay anh Sáu rất thư

giãn, ung dung thoải mái, rất khác với những lần

trước, lúc nào cũng bận rộn và căng thẳng. Anh

kể cho các bạn biết những triệu chứng cơn kích

tim mà anh trải qua và khuyên bạn bè khi có gì

không ổn thì đừng xem nhẹ mà nên gọi liền xe

cấp cứu. Chứng này cũng như tai biến mạch

máu não là 2 trường hợp mình cần chạy đua với

thời gian.

Một bạn hỏi khi nằm trên giường bệnh anh có

những suy tư gì? Anh Sáu kể cho các bạn biết

là khi nằm dưỡng bệnh anh nhận ra 3 chân lý

mà lúc khỏe mạnh anh không muốn nghĩ đến:

“1Cuộc đời chóng vánh;

2Sức người có hạn;

3Khi nhắm mắt xuôi tay, người đi vào cõi chết

không mang của cải gì theo được. Tôi biết khi

vợ chồng tôi qua đời, những gì chúng tôi lao

nhọc gầy dựng, các con tôi sẽ bán đổ bán tháo

để chia nhau.” Chị Sáu vui vẻ chen vô: “Các

anh chị biết không bây giờ ảnh mới chịu về hưu

đó. Ảnh hứa khi hoàn toàn hồi phục sẽ đưa tôi

đi đây đi đó, viếng cảnh đẹp, thăm bà con, bạn

bè.” Anh Sáu cười hì hì tiếp lời: “Tôi cám ơn

ông Trời đã cho tôi trải qua cơn đau tim nguy

hiểm và đã thoát chết, để tôi thu xếp có những

ngày sống cuối đời có ý nghĩa về thể chất cũng

như tâm linh. Thực ra tôi phải gọi ông Trời là

Đức Chúa Trời mới phải vì ba má tôi là người

Tin Lành. Lúc nhỏ tôi được ba má đưa đi nhà

thờ hằng tuần, tôi đã vô Tiểu Học Đường học

Kinh Thánh. Không ngờ, chừng lớn lên vào đại

học, tôi dần dần bị mất niềm tin. Tôi nghĩ tới ít

nhất có 3 lý do: “1Môi trường đại học (trừ

trường dạy Thần học) chỉ thích hợp với khoa

học, kỹ thuật mà không thích hợp với tôn giáo. 2Bầu nhiệt huyết tuổi thanh niên đang tràn trề,

hay cậy sức mình, sức người mà không thấy cần

phải nhờ tới Chúa. Tương lai trong tay ta là

khẩu hiệu của thanh niên. 3Trong khi mọi người

đang tìm tòi những bí quyết thành công để tạo ra

thêm tiền, thêm quyền, thêm danh vọng thì

người sống về tâm linh như lạc lõng, như lạc

hậu.” Anh trầm ngâm nói tiếp: “Nằm trên

giường bệnh mà tôi thấy tâm hồn như trống

vắng, trống rỗng vì thiếu vắng đời sống tâm

linh. Tôi chảy nước mắt khi lục lại ký ức, bồi

hồi nhớ lại những ngày tháng cùng bạn bè rộn

ràng học thi Kinh Thánh. Những câu gốc quá

hay tưởng chìm trong quên lãng bỗng nhiên

sống dậy trong lòng tôi. Tôi nhận ra rằng trong

khi thế gian cổ động Tham và Thù (tham lam và

thù hận) thì Kinh Thánh dạy tôi Thương và Tha

(thương yêu và tha thứ).”

Chị Sáu lại ngắt lời: “Khi đi lại nhà thờ, ảnh vui

lắm.” Anh Sáu hân hoan nói: “Một niềm vui vô

cùng tận! Vui như cải lão hoàn đồng. Một ông

già 70 tuổi khi quỳ dưới chân Chúa có cảm giác

sung sướng như mình là đứa trẻ lên 7! Vui như

Lâm Ngữ Đường viết trong bài Trở Về Mái Nhà

Xưa: Tôi đi nhà thờ trở lại, và sung sướng

được ngồi ở hàng ghế quen thuộc mỗi sáng

Đông 2014 NSM IV – 2014 # 2

Chúa Nhật. Tôi tin rằng chúng ta đi nhà thờ

không phải vì chúng ta là người có tội; cũng

không phải vì chúng ta là người đạo đức mẫu

mực. Chúng ta đi nhà thờ vì ý thức được gia sản

thiêng liêng của mình, vì nhận thức rõ giá trị

cao quý của con người; cũng như vì biết rõ

những thất bại và tính tự cao tự mãn cố hữu của

con người. Nếu không nhờ vào một quyền lực

mạnh mẽ từ bên ngoài, chúng ta có thể ngã trở

lại vào cái hố

Nhìn lại, tôi thấy suốt ba mươi năm qua tôi sống

trên đời nầy như một trẻ mồ côi, nhưng bây giờ

tôi không còn mồ côi nữa! Tôi bị trôi giạt đã

lâu, nhưng nay tôi đã tìm được bến bờ. Buổi

sáng Chúa Nhật tôi trở lại nhà thờ, cũng là

ngày tôi trở về với mái nhà thân yêu.

Anh Ba lên tiếng: “Nghe anh Sáu nhắc đến

Tham và Thù của người đời tôi nghĩ đến khi dựa

vào bản năng sơ đẳng, thấp hèn thì người ta dư

sức làm ác, sức phá hại của họ như vô hạn trong

việc gieo chết chóc và đau khổ cho đồng loại.

Xem báo cáo hành động của nhóm ISIS hiện

nay hoặc đọc lại hồ sơ ám sát hay giết người

công khai của Cộng Sản thì ai mà không khỏi

hãi hùng!

Anh Sáu góp ý: “Con dân Chúa khi làm điều

lành có thể cậy sức Chúa. Một câu Kinh Thánh

trong thư Phi-líp (4:13) mà tôi đã tâm đắc thuở

nhỏ, đã bị quên đi mấy mươi năm và nay trở lại

trong trí tôi: Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng

ban thêm sức cho tôi.”

Châu Sa

LTS: Lâm Ngữ Đường 林語堂 (1895 -1976), một

học giả nổi tiếng của Trung Hoa, không phải là một

nhân vật xa lạ với đa số người Việt chúng ta. Cách

hành văn nhẹ nhàng, dí dỏm, có chiều sâu đã thu hút

nhiều độc giả trên thế giới. Tác phẩm “The

Importance of Living” của ông được Nguyễn Hiến

Lê dịch Việt ngữ: Một Quan Niệm Sống Đẹp nói lý

do ông bỏ niềm tin Cơ Đốc (cha ông là mục sư hệ

phái Trưởng Lão). Năm 1959, ông viết cuốn “From

Pagan to Christian” nêu lên lý do ông trở về với

Chúa. (Bài “Trở về mái nhà xưa” được trích dịch từ

tác phẩm này). Trong sách, ông đã viết: “Only

Jesus, and no one else, could bring us to direct

knowledge of God” (Chỉ có Chúa Giê-su, và không

ai khác, có thể mang lại cho chúng ta kiến thức trực

tiếp về Thượng Đế). Bài dịch ra tiếng Việt “Trở về

mái nhà xưa” có đăng trên:

http://www.vietchristian.com/lifestory/vn_trove.asp

Sức Mới Chúa Ban Ê-sai 40:31, “Nhưng ai trông đợi Đức Giê-hô-

va thì chắc được sức mới, cất cánh bay cao như

chim ưng; chạy mà không mệt nhọc, đi mà

không mòn mỏi.”

Gia-cơ 1:10 & 1 Giăng 2:17

Ai ơi, có biết ngày mai,

Ta còn hay mất, ngắn dài bao lâu?

Lòng vui hay sẽ u-sầu,

Nằm, ngồi hay đứng, buồn rầu cái chi?

Cuối đời ta sẽ còn gì,

Tham lam, thù hận, sân-si với người…?

Sức người có hạn bạn ơi,

Kẻ giàu rồi cũng rụng rời như hoa,

Thế gian, tham dục sẽ qua,

Nhưng ai yêu kính Chúa Cha mãi còn!

Tâm linh sẽ chẳng mỏi mòn,

Như chim ưng vượt núi non mây ngàn!

Ta cần sức mới Chúa ban,

Không cần của cải giang san chóng tàn!

Theo Ngài ta được bình an,

Yêu thương, tha thứ, vững vàng cậy trông,

Mỗi ngày ta sống thỏa lòng,

Mai kia Chúa đến, ta không tiếc gì!

Tiểu Minh Ngọc

Quý vị có thể đọc NSM ở:

- tinlanhjax.com hay

- http://www.vietchristian.com/vanpham

(ở ô Loạt Bài, tìm Nếp Sống Mới)

Đông 2014 NSM IV – 2014 # 3

Niềm Vui Của Tôi

Dắt người bước tới nhà Cha

Thấy người bỏ Chúa thiết tha quay về

Tình đời hay lỗi hẹn thề

Mà tình của Chúa tràn trề nguồn vui

Sức người có hạn người ơi

Ta nhờ sức Chúa tuyệt vời vô biên

Người đời tranh chức tham quyền

Tình mình thương mến ước nguyền bên Cha

Nhà Cha ai chớ rời xa

Cho lòng vắng Chúa xót xa ê chề

Vui thay ai đã trở về

Lòng tôi vui thỏa vô đề làm thơ.

Thái Trịnh

Lánh Đời (Hikikomori)

Trong cuộc họp mặt nhóm cao niên vừa rồi, chị

Mai nhờ các bạn góp ý về đứa cháu gọi chị bằng

dì đang gặp một vấn đề về tinh thần. Cậu Minh

học hành vào loại khá ở bậc trung học, khi lên

đại học vào năm thứ hai, cậu bỏ học mà không

nói cho ai biết lý do. Tính tình bỗng trở nên lầm

lì, không muốn tiếp xúc với ai, ngay cả cha mẹ

và các em của cậu. Hầu như cả ngày cậu tự

giam mình trong phòng, chỉ bước ra khỏi phòng

vào giờ ăn. Cậu thức rất khuya để chơi game

trên máy vi tính, ban ngày thì ngủ bù. Cha mẹ

cậu tìm đủ cách để giúp cậu qua giai đoạn khó

khăn này cậu không chịu hợp tác, không tham

gia sinh hoạt gia đình, không chịu đi khám

bệnh, không chịu học tiếp, không chịu tìm việc

làm… Cậu như người không còn sức sống. Mọi

người thân như bó tay!

Anh Năm nảy giờ chăm chú nghe, bỗng lẩm

nhẩm rồi thốt: “Hikikomori”! Nghe tiếng gì lạ

quá, mọi người quay nhìn anh. Anh ra dấu cho

mọi người đợi, anh mở tablet, vào google search

rồi chậm rãi giải thích: - Những năm gần đây,

người ta nhận thấy có một số thanh niên, phần

nhiều là nam, tuổi trung bình từ 17-22, bỏ học,

không tìm việc làm, ở rút trong phòng, giống

như người nhập thất ẩn tu. Thực ra, những

thanh niên này đang bị một hội chứng “rút lui”.

Ở Anh Quốc, chứng này gọi là NEET (no

education, no employment, no training) có nghĩa

là không học, không đi làm, không tập nghề. Ở

Nhật, người ta gọi là Hikikomori, có nghĩa là

lánh đời (acute social withdrawal). Từ ngữ này

do nhà tâm lý học Tamaki Saitò đặt ra năm 1998

trong tác phẩm: “Social Withrawal: A

NCeverending Adolescence”. Trong khi các

quốc gia khác cho biết tỉ lệ người bị hội chứng

này từ 10-15%, riêng ở Nhật, tỉ lệ trên 50%.

Bệnh nhân mắc hội chứng Hikikomori xuất hiện

đầu tiên ở Nhật Bản vào khoảng những năm

giữa của thập niên 1970. Cho đến nay, thì số

người mắc bệnh đã chiếm khoảng1% dân số

Nhật Bản.

Tính đến năm 2010, ở Nhật có 700 nghìn người

mắc bệnh. Hơn 1 triệu người có biểu hiện tiền

hội chứng Hikikomori, tất cả họ đều còn trẻ.

Đây là một gánh nặng quá lớn cho xã hội. Hiện

tượng này đang được các nhà chức trách, các

phương tiện truyền thông đề cập đến nhiều.

Hội chứng này có thể đưa trẻ đến trầm cảm và

tự tử, hoặc có thể đưa trẻ đến hung dữ, bạo động

và phạm pháp. Vài trường hợp giết người đã

xảy ra ở Nhật.

6 điểm để nhận ra Hội chứ ng Hikikomori:

1) Tự giam mình trong nhà cả ngày và hầu như

mọi ngày (spending most of the day and nearly

every day confined to home),

2) Tránh giao tế xã hội (marked and persistent

avoidance of social situations),

3) Có những triệu chứng bệnh làm ảnh hưởng

ngăn trở sinh hoạt hằng ngày, việc học, việc

làm, việc xã giao, việc tiếp xúc của đương sự

(symptoms interfering significantly with the

person’s normal routine, occupational (or

academic) functioning, or social activities or

relationships),

4) Bệnh nhân xem chuyện lánh đời là bình

thường, là hợp với bản tánh của anh ta

(perceiving the withdrawal as ego-syntonic),

5) Kéo dài ít nhất 6 tháng (duration at least six

months)

6) Sự lánh đời này không phải do một bệnh thần

kinh nào khác gây ra (no other mental disorder

that accounts for the social withdrawal and

avoidance.)

Đông 2014 NSM IV – 2014 # 4

Các chuyên gia tâm lý cho rằng hội chứng

Hikikomori khó chữa, nhưng một số bệnh nhân

có thể được chữa khỏi, có thể hồi phục và có thể

tái hoà nhập cộng đồng. Tuy nhiên, cần phát

hiện bệnh càng sớm càng tốt, và cần sự góp sức

của gia đình, nhà trường, và xã hội.

Hội chứng này được tìm hiểu, nghiên cứu nhiều

tại Nhật Bản vì xứ này đang bị nạn này nặng

nhất. Hạ Thị Lan Phi trong bài “Hikikomori

– Hội Chứng ‘Lệch Chuẩn’ của Thanh Thiếu

Niên Nhật Bản hiện nay” viết:

- Đây là trạng thái tâm thần bất thường, mà

nguyên nhân của nó do tác nhân bên ngoài tác

động vào, như: sức ép từ học hành, thi cử, sức

ép từ công việc, hay từ xã hội, gia đình…dẫn

đến căng thẳng thần kinh, khiến nguời bệnh rơi

vào trạng thái trầm uất. Không ước mơ, không

hoài bão, không chí hướng, chán nản và tuyệt

vọng. Suy nghĩ luẩn quẩn và nhiều người trong

số họ muốn tự tử.

Có ba nguyên nhân dẫn đến hội chứng

Hikikomori, đó là:

- Hệ thống giáo dục quá nặng nề

- Sức ép cạnh tranh trong đời sống kinh tế, xã

hội hiện đại

- Do đặc thù riêng của văn hoá, lịch sử Nhật

Bản.

Do hệ thống giáo dục:

Nhật Bản là một đất nước có hệ thống giáo dục

được coi là tương đối nặng và máy móc.. Không

chỉ do tâm lý của các bậc cha mẹ muốn con

mình giỏi giang, trở thành các thiên tài, những

người có ích trong xã hội. Mà họ còn cho rằng,

những đứa trẻ được học trong một trường tốt

nhất thì chúng sẽ nổi trội và xuất sắc hơn trong

cuộc sống.

Do kinh tế, xã hội:

Theo các chuyên gia tâm thần ở phương Tây thì

Hikikomori là hội chứng khủng hoảng tâm lý

dẫn đến bệnh tâm thần, đây là một trong những

hiện tượng đang bùng nổ tại các nước Châu Á.

Một nguyên nhân của căn bệnh này là do sự

phát triển kinh tế quá nhanh.

Điển hình như Nhật Bản, sau Chiến tranh Thế

giới thứ hai, nền kinh tế của Nhật Bản tăng

trưởng nhanh chóng. Nhưng, từ khoảng những

năm của thập niên 1980, khi nền kinh tế trì trệ,

không tăng trưởng, không có việc làm, thêm vào

đó với nền giáo dục nổi tiếng là “thụ động, máy

móc”, bản thân thanh niên Nhật Bản tự cảm

nhận được mình không thoả mãn yêu cầu của

nền kinh tế, dẫn đến tuyệt vọng.

Bên cạnh đó, còn có những nguyên nhân mang

tính xã hội sau:

- Bố mẹ đi làm cả ngày, quá bận rộn, ít có thời

gian quan tâm đến con cái. Mối quan hệ xã hội

của các em gần như gói gọn ở nhà trường. Bởi

không có ai gần gũi để dạy cho các em cách

giao tiếp và giải quyết các vấn đề rắc rối tại

trường học, các mối quan hệ xã hội nên chúng

đã rơi vào trạng thái trầm cảm.

- Cũng giống như nguyên nhân trẻ em vị thành

niên phạm tội ở tất cả các nước trên thế giới, đó

là do tỷ lệ ly hôn cao, đổ vỡ trong gia đình cũng

đẩy các em đến trạng thái buồn chán.

- Tỷ lệ sinh thấp cũng là một trong những

nguyên nhân gây nên hội chứng Hikikomori ở

thanh, thiếu niên Nhật Bản hiện nay. Khi một

gia đình có quá ít con, tất cả sự kỳ vọng của bố

mẹ như dồn lên vai đứa trẻ.

Do văn hoá, và lịch sử :

Theo một số chuyên gia nghiên cứu văn hoá

người nước ngoài, thì một trong những nguyên

nhân hình thành nên căn bệnh Hikikomori là do

những đặc thù lịch sử và văn hoá của Nhật Bản.

- Thơ và âm nhạc truyền thống của Nhật thường

tán dương và ca ngợi sự tĩnh lặng, sự vắng vẻ và

cuộc sống cô đơn, ẩn dật. Vẻ đẹp của thiên

nhiên đơn sơ, tĩnh mịch là chủ đề cho các áng

thơ văn nổi tiếng trong lịch sử văn học Nhật

Bản.

- Quan niệm “trọng nam, khinh nữ”; “con

trưởng”: Theo con số thống kê tại bệnh viện

Sofukai Sasaki (bệnh viện chuyên chữa trị các

bệnh thần kinh, tại ngoại ô Tokyo), thì đa số

bệnh nhân mắc hội chứng Hikikomori là nam

giới, và là con trưởng. Điều này đã minh chứng

rằng yếu tố văn hoá đã có những “đóng góp”

không nhỏ vào nguyên nhân gây nên hội chứng

này. Với nền văn hoá Á Đông tâm lý “trọng

Đông 2014 NSM IV – 2014 # 5

nam, khinh nữ”; trọng “con trưởng” vẫn hằn sâu

trong suy nghĩ của người dân Nhật Bản; Đa số

phụ nữ Nhật Bản sau khi kết hôn thì nghỉ ở nhà

nuôi con, việc lo kinh tế cho cả gia đình do

người đàn ông đảm nhiệm, thêm vào đó là sự

cạnh tranh gay gắt để có thu nhập ổn định luôn

đè nặng lên tâm lý nam thanh, thiếu niên Nhật

Bản. Với đàn ông Nhật, việc không có khả

năng bao bọc gia đình là nỗi nhục không thể

chấp nhận được. Không muốn để ai biết, không

muốn tâm sự, chia sẻ, chán nản nhiều khi trầm

uất dẫn đến muốn tự tử.

- Quan hệ cha me và con cái: Ở Nhật Bản, giữa

cha mẹ và con cái vẫn còn có những qui ước bất

thành văn, giống như quan niệm của một số

nước có nền văn hoá đồng văn, như: Trung

Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, và cả Việt Nam đó

là quan hệ lệ thuộc. Có nghĩa là cha mẹ quan

tâm đến con cái thái quá, khiến cho chúng một

tư tưởng thích được lệ thuộc. Tuy nền kinh tế

suy thoái, nhưng 2/3 người dân Nhật vẫn thuộc

tầng lớp khá giả, khi con cái tự giam mình trong

phòng, cha mẹ vẫn có thể nuôi chúng đầy đủ.

Biện pháp đối ứng

Hiện nay, ở Nhật Bản đã có rất nhiều chuyên gia

tâm lý nghiên cứu về Hikikomori, đã có những

nhóm hỗ trợ các bậc cha mẹ, những trung tâm tư

vấn chuyên về hiện tượng này, những trang

Web tư vấn trên mạng, và những chương trình

cung cấp ký túc xá và đào tạo việc làm cho

người bệnh. Như chương trình “New Start”

(khởi đầu mới), chuyên tư vấn giúp các bậc cha

mẹ tìm cách tháo gỡ các vấn đề tâm lý của con

cái, thuê người của chương trình đến gặp gỡ, nói

chuyện giúp đỡ trẻ bị Hikikomori phục hồi khả

năng giao tiếp xã hội, đào tạo việc làm, đưa họ

tái hoà nhập cộng đồng. Mọi nỗ lực được kêu

gọi từ các bậc cha mẹ, các trung tâm và tổ chức

chính phủ, phi chính phủ.

Chị Mai thở dài: “Chứng lánh đời này có thể

gọi là ‘buông xuôi vì hut hẫng’. Tôi đoán số

thanh thiếu niên Việt Nam mình bị không phải

ít. Mong rằng cha mẹ hiểu biết mà không ép

con quá mức trong việc học, tìm hiểu và thông

cảm những khó khăn của con, tạo điều kiện để

con tâm sự với mình. Đối với đứa con đang bị

hội chứng này thì cha mẹ cần kiên nhẫn, nhẹ

nhàng gợi chuyện, cần lắng nghe khi con nói,

cần tiếp tục biểu lộ tình yêu thương với con.

Vai trò của sự cầu nguyện cũng nên sử dụng.

Bằng mọi cách giúp con vượt ra khỏi tình trạng

này. Nói tóm lại, còn nước còn tát.

Châu Sa ghi

Tin Cậy Vâng Lời

Trong tin cậy - con bước cùng với Chúa,

Giữa chông gai, cạm bẫy thế gian này.

Giữa dập vùi của bão đời vây bủa,

Giữ vững niềm tin, chẳng chút lung lay.

Lời Kinh Thánh con kết thành áo giáp,

Che chở thân, xông xáo giữa trận đời.

Đường đức tin dù gian nan, phức tạp,

Chẳng sờn lòng, con tiến bước không lui.

Trong tin cậy - con gom lời Chúa dạy,

Làm Linh Năng vượt thử thách đường trần.

Qua giá băng hay lửa hồng rực cháy,

Không ngại ngùng và chẳng chút phân vân.

Trong vâng lời – con chôn đi người cũ,

Đầy xấu xa xuống tận đáy mộ phần,

Làm người mới, nghe lời Ngài nhắn nhủ,

Kính Đức Chúa Trời, yêu mến tha nhân.

Đến với Chúa – xin được làm con trẻ,

Nhận tình Ngài bằng tất cả hồn nhiên.

Không nghi vấn bằng trí khôn lý lẽ,

Để niềm vui trọn vẹn xóa ưu phiền.

Trong vâng lời – con noi gương tha thứ,

Với những ai từng hãm hại, vu oan.

Gây khó khăn bao lần trong quá khứ,

Gặp laị nhau? thôi... oán hận không còn.

Trong tin cậy, vâng lời – con sẽ nói,

Về Giê-su: Cứu Chúa của tình thương.

Cho người tin Ngài - nhận ơn tha tội,

Để mai sau hưởng phước hạnh Thiên Đường.

Đỗ Tấn Minh

(Sugar Land, Texas)

Đông 2014 NSM IV – 2014 # 6

Mãi mãi trẻ trung

Tâm lý chung của con người là luôn luôn muốn

được trẻ trung. Nhưng trẻ trung trong hình dáng

và trẻ trung trong tâm hồn cũng khác nhau. Ta

có thể dùng mỹ phẩm hoặc phẫu thuật để được

nhìn thấy trẻ trung, nhưng không vĩnh viễn. Vì

nếu vĩnh viễn thì tới một thời điểm nào đó da

mặt đâu có nhăn, ngực đâu có xệ. Do đó,nhiều ý

kiến cho rằng trẻ trung trong tinh thần và linh

hồn dường như đáng quý hơn.

Trong tác phẩm The Art of Living, nhà văn

Wilfert A. Peterson có bài The Art of Staying

Young sau đây, thấy hay hay cho nên xin

chuyển sang tiếng Việt để bà con thưởng lãm.

“Nghệ thuật mãi mãi trẻ trung tùy thuộc vào sự

trẻ trung ở tâm trí, trái tim và linh hồn mặc dù

bề ngoài da đã nhăn, tóc đã bạc. Suối nguồn

Tưoi Trẻ nằm trong nội tâm của mỗi người.

Mãi mãi trẻ trung bằng cách liên tục “đổi mới”

nếu không ta sẽ mau trở thành cằn cỗi, ù lì.

Mãi mãi trẻ trung bằng bám sát với những ước

mơ, duy trì một thái độ tích cực, một trí óc minh

mẫn.

Mãi mãi trẻ trung bằng cách vượt ra khỏi những

lề thói cũ, thăm viếng phong cảnh lạ, đọc một

quyển sách mới, vui với tiêu khiển hấp dẫn để

phong phú hóa đời sống.

Mãi mãi trẻ trung bằng thái độ linh động, thích

ứng và cởi mở. Đừng để động mạch não bộ khô

cằn.

Mãi mãi trẻ trung với những cảm hứng của một

người duy trì được hăng say sáng tạo suốt đời.

Như Benjamin Franklin giúp hoàn tất Bản Hiến

Pháp Hoa Kỳ ở tuổi 80. Như khoa học gia

Thomas Edison luôn luôn bận rộn trong phòng

thí nghiệm dù đã 84 tuổi…

Mãi mãi trẻ trung khi luôn luôn bận rộn một

cách có xây dựng, với các mục đích mới, dự án

mới. Một người tới tuổi chin mươi mà còn

trồng cây sồi ở góc vườn là có tầm nhìn xa thiện

ý. Dù mai đây vĩnh viễn ra đi thì con cháu cũng

được hưởng bóng mát của cây.

Mãi mãi trẻ trung bằng những đóng góp hữu ích

cho gia đình, cho lối xóm láng giềng, cho địa

phương, nhân loại. Mãi mãi trẻ trung bằng cách

duy trì trái tim lành mạnh vì không đến nỗi xấu

nếu, một người già mãn phần với một trái tim

của thuở thanh thiếu niên.

Mãi mãi trẻ trung bằng ý thức được rằng những

ai trông cậy ở Thượng Đế thì đều được tăng

cường sức mạnh. Họ sẽ vươn lên cao như đại

bàng có cánh, họ sẽ chạy nhảy mà không kiệt

sức, sẽ đi mà không ngất xỉu”.

Nói chung thì trẻ trung mãi mãi cần kết hợp ở cả

ba lãnh vực thể chất, tinh thần và linh hồn. Chắc

là không hữu dụng mấy khi một lão nhân 90

tuổi có thân hình “hoành tráng” mà trí tuệ sa

sút. Hoặc trí tuệ còn cao mà cơ thể yếu đuối,

linh hồn sa đọa.

Không có sự “đồng bộ” của cả ba thì trẻ trung

mãi mãi mà làm gì, có phải không, thưa bà con.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Bệnh Sốt Xuất Huyết Ebola

“God saved my life”!!

Đó là lời nói đầu tiên của bác sĩ Kent

Brantly, 33 tuổi, cư dân của thành phố Forth

Worth, Texas, khi rời bệnh viện Emory tại

Atlanta ngày 21 tháng 8 năm 2014 sau gần 20

ngày điều trị bệnh Ebola.

Ông và chuyên viên vệ sinh Nancy Writebol là

hai người Hoa Kỳ nhiễm bệnh này trong khi

tình nguyện chăm sóc người mắc bệnh Ebola tại

châu Phi. Cả hai đều làm việc cho tổ chức thiện

nguyện Samaritan's Purse được thành lập tại

Hoa Kỳ từ năm 1970 để giúp đỡ những người

nghèo khó, đau ốm, khốn khổ trên thế giới, theo

đúng ý của Thiên Chúa

Vì là công dân Mỹ cho nên tin tức về hai

bệnh nhân kể trên đã được báo chí, đài phát

thanh và truyền hình liên tục loan tin trong gần

2 tháng nhất là sau khi bác sĩ Brantly được điều

trị hết bệnh với một loại thuốc đặc biệt.

Trong khi đó, vào cuối tháng 7 năm

2014, một công chức cao cấp Mỹ gốc Liberia là

Patrick Sawyer làm việc tại bộ Tài Chánh

Đông 2014 NSM IV – 2014 # 7

Liberia bị nhiễm virus Ebola mà không biết.

Trên đường trở về Mỹ để tham dự sinh nhật con

gái ở Minnesota, ông phải ghé Lagos, Nigeria

để tham dự một hội thảo. Khi bước ra khỏi phi

cơ, ông té ngã và được đưa vào bệnh viện để

điều trị và đã thiệt mạng vì bệnh.

Kể từ tháng 3, 2014 cho tới 24 tháng 8,

2014 dịch bệnh Ebola tại Tây Phi châu đã gây ra

2615 ca bệnh ở người với 1427 tử vong ở

Guinea, Sierra Leone và Liberia.

Các tổ chức y tế trên thế giới kể cả Việt

nam đều đặc biệt theo dõi nghiên cứu dịch bệnh

và đưa ra những biện pháp phòng ngừa. Riêng

CDC Hoa Kỳ đã gửi thêm 50 chuyên viên y tế

sang các quốc gia ở Phi châu bị dịch bệnh để

giúp kiểm soát bệnh.

Vậy bệnh Ebola là gì mà quan trọng như

vậy? Xin cùng tìm hiểu.

1. Nguyên nhân

Virus gây bệnh được tìm thấy lần đầu

vào năm 1976 tại một ngôi làng ven lưu vực

sông Ebola, tại quốc gia trước đây là Zaire nay

đổi tên thành Cộng Hòa Dân Chủ Congo. Do đó

tên Ebola được dùng để chỉ virus gây dịch sốt

xuất huyết này.

Nguồn chứa tự nhiên của virus Ebola

dường như là những con dơi ăn quả (fruit bat),

khỉ hoặc vượn.

Virus Ebola được xếp vào nhóm A của

danh sách các tác nhân khủng bố sinh học

(class A bioterrorism agent) vì khả năng gây ra

sốt xuất huyết. Sốt này là một trong những bệnh

gây tử vong nhiều nhất trên thế giới với tỷ lệ

cao tới 90%.

Danh sách này gồm có các tác nhân gây

bệnh với đặc tính như sau:

- Dễ dàng phân tán và truyền bệnh từ

người sang người;

- Đưa tới tử vong cao và có thể trở thành

vấn đề ý tế công cộng;

- Có thể tạo ra hốt hoảng, xáo trộn trong

xã hội; và

- Cần các biện pháp y tế công cộng để

đối phó.

Các tác nhân khủng bố sinh học gồm có:

Anthrax ( bệnh Than với vi khuẩn Bacillus

anthracis)

Botulism bệnh ngộ độc thực phẩm với vi

khuản Clostridium botulinum

Plague bệnh dịch hạch với vi khuẩn

Yersinia pestis

Smallpox bệnh đậu mùa (variola major)

Tularemia với vi khuẩn Francisella

tularensis

Bệnh sốt xuất huyết hemorrhagic fevers

với virus Ebola

2. Dấu hiệu bệnh

Virus Ebola gây ra Bệnh Sốt Xuất Huyết

với các triệu chứng như sốt, nhức đầu trầm

trọng, đau cơ bắp, ói mửa, tiêu chẩy, đau bụng

và chẩy máu trong và ngoài cơ thể hoặc bầm da

không lý do.

Triệu chứng thường xuất hiện từ 2 tới 21

ngày sau khi tiếp xúc với virus Ebola.

Xét nghiệm máu thường cho biết bạch

huyết cầu và tiểu huyết cầu giảm, men gan tăng.

Bệnh nhân bình phục vẫn còn có thể

truyền virus trong tinh dịch tới 7 tuần lễ.

3. Cách truyền bệnh

Virus lây lan do tiếp xúc trực tiếp giữa

các vết thương trên da, niêm mạc mũi, mắt,

miệng với máu hoặc chất lỏng như nước tiểu,

nước miếng, phân, tinh dịch của người bệnh

hoặc đụng chạm tới các vật dụng như kim chích

có dính virus Ebola.

May mắn là Ebola không lan truyền

qua không khí, nước uống hoặc qua thức ăn.

Tuy nhiên tại châu Phi, con người có thể nhiễm

bệnh trong khi săn bắn, làm thịt hoặc tiêu thụ

thịt súc vật bị bệnh.

4. Điều trị

Hiện nay chưa có dược phẩm để điều trị bệnh

này. Bệnh nhân thường bị mất nước vì xuất

huyết và cần được tận tình điều trị, được tiếp

các dung dịch điện giải qua uống hay truyền

tĩnh mạch. Nhờ đó nhiều bệnh nhân đã khỏi

bệnh sau khi được chăm sóc y tế thích hợp.

Riêng bác sĩ Brantly được đặc biệt chữa với một

loại kháng thể ZMapp đang được nghiên cứu

Đông 2014 NSM IV – 2014 # 8

thử nghiệm của một công ty sản xuất dược

phẩm. ZMapp chưa được cơ quan FDA Hoa Kỳ

thừa nhận nhưng vì nhu cầu khẩn cấp và bác sĩ

Brantly tình nguyện dùng thuốc, cho nên FDA

đặc biệt cho phép. Và bệnh nhân này đã khỏi.

Ông nói, “Thật là một kỳ diệu! Thượng Đế đã

cứu sống tôi”!!

5. Những ai có thể nhiễm Virus Ebola?

Nhân viên y tế, thân nhân và người tiếp xúc trực

tiếp với máu và chất lỏng của bệnh nhân đều dễ

dàng lây bệnh. Tuy nhiên, rủi ro nhiễm khi ngồi

cạnh bệnh nhân rất hiếm.

Nên nhớ, người mới nhiễm bệnh mà chưa có

triệu chứng không truyền bệnh cho người khác.

Họ chỉ truyền bệnh khi nào có triệu chứng.

6. Nguy hại của dịch bệnh năm nay

Trong dịch bệnh hiện nay, có mấy điều mà bây

giờ mới được biết:

-Thứ nhất là bệnh xuất hiện ở một nơi tại

Phi châu mà trước đây bệnh chưa bao giờ có.

-Thứ hai là bệnh xảy ra quá nhanh tại cả

vùng nông thôn lẫn thành thị. Bệnh đã vượt qua

biên giới và xâm nhập nhiều địa phương của 4

quốc gia lân cận là Sierra, Liberia, Nigeria và

Guinea. Do đó, việc kiểm soát bệnh trở nên khó

khăn hơn.

7. Phòng ngừa

Hiện nay chưa có vaccin chích ngừa bệnh sốt

xuất huyết Ebola cho nên cách phòng ngừa hữu

hiệu nhất là cần phải tránh tiếp xúc với máu và

chất lỏng của bệnh nhân hoặc với tử thi người

bệnh.

1. Khi chăm sóc bệnh nhân:

- Tách riêng người bệnh để khỏi tiếp xúc với

người lành.

- Mặc quần áo bảo vệ, mang khẩu trang, mang

bao tay cao su, áo choàng và kính che mắt;

- Áp dụng cách khử trùng dụng cụ y khoa cũng

như dùng chất diệt tác nhân gây bệnh.

2. Du lịch tới vùng có dịch bệnh, cần làm các

việc như sau:

- Áp dụng vệ sinh tối đa, không tiếp xúc với

máu và chất dịch của bệnh nhân.

- Không sờ mó vào các vật dụng có dính máu và

chất lỏng của bệnh nhân.

- Tránh tham dự ma chay chôn cất và không sờ

mó vào người chết vì bệnh.

- Tránh tiếp xúc với các loại dơi, vượn khỉ hoặc

máu, dịch lỏng của chúng.

- Tránh tới các bệnh viện đã điều trị bệnh sốt

xuất huyết Ebola.

Sau khi trở về từ vùng có dịch bệnh, cần để ý tới

sức khỏe của mình trong vòng 21 ngày và tới

bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng của bệnh.

Các biện pháp trên có mục đích tránh sự tiếp

xúc với máu và dịch của bệnh nhân.

Nếu bệnh nhân chết, không nên tiếp xúc trực

tiếp với tử thi.

Ngày 24 tháng 8, 2014 vừa qua, giới chức y tế

tại các quốc gia có dịch bệnh đã đưa ra quyết

định là tất cả tử thi của bệnh nhân Ebola đều

được nhân viên công lực thu lượm và hỏa táng,

để tránh lan bệnh khi gia đình chôn cất.

Ngăn ngừa bệnh tại Hoa Kỳ

Tại các phi trường ở Hoa Kỳ, nhân viên đều

được huấn luyện kỹ càng để khám phá ra các

triệu chứng sớm nhất của bệnh, như là sốt, đau

cuống họng và suy nhược cơ bắp.

Máy tầm nhiệt thermal scanners được sử dụng ở

nhiều phi trường tại các quốc gia khác nhau,

nhưng ít dùng tại Hoa Kỳ, Úc…vì:

1Máy tầm nhiệt có thể khám phá ra người bị sốt,

nhưng sốt không chỉ thấy ở bệnh Ebola mà còn

thấy ở nhiều bệnh khác nữa. Hơn nữa thời gian

ủ bệnh của Ebola là từ 2 tới 20 ngày, cho nên

khi hành khách vào phi trường, bệnh có thể

chưa xuất hiện.

2Khi hành khách bị sốt thì cần thử máu để tìm

virus. Mà thử máu vừa cần thời gian lâu mới có

kết quả và cũng không thực tế, vì nếu có nhiều

hành khách bị sốt trong một chuyến bay thì

không thể thực hiện thử máu ngay tại phi

trường.

Ngoài ra cũng có ý kiến là nếu dùng những máy

rà lọc này tại phi trường, sẽ gây trở ngại cho

nhân viên an ninh hoàn thành nhiệm vụ rà soát

hành khách để tìm ra vũ khí hoặc chất phá hoại.

Đông 2014 NSM IV – 2014 # 9

Kết luận

Hiện nay, sốt xuất huyết do Ebola chưa là rủi ro

cấp bách tại Hoa Kỳ.

Bệnh không lây lan qua không khí, nước uống

và thức ăn.

Nhưng bệnh chỉ xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với

máu, chất lỏng của người bệnh hoặc tử thi người

bệnh hoặc các dụng cụ như kim chích dính virus

Ebola.

Mà Hoa Kỳ thì quá xa với vùng dịch bệnh. Cho

nên bà con chúng ta cũng an tâm phần nào. Tuy

nhiên cũng nên lưu ý đề phòng. Cẩn tắc vô ưu

mà!

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức (Tháng 8, 2014)

LTS: So tình hình lúc BS Nguyễn Ý Đức viết bài

với hiện nay thì tình thế đã thay đổi nhiều: Ông

T.E.D., 42 tuổi gốc người Liberia bị lây nhiễm

Ebola vào Hoa Kỳ vào cuối tháng 9 đã không

khai báo khi nhập cảnh Hoa Kỳ là có tiếp xúc

với người mắc bệnh Ebola khi ở tại Liberia.

Anh đã nhập viện ngày 28 tháng 9 tại Dallas và

chết vào sáng ngày 8 tháng 10. Những thân

nhân anh bị cách ly 21 ngày và nhiều người có

dịp tiếp xúc với anh được theo dõi sức khỏe.

Đến tuần đầu tháng 10, số người mắc bệnh

Ebola trên 8000 và chết gần 4000 người.

Sắc màu của tình bạn

Có một ngày sắc màu của thế giới này bắt đầu

tranh luận với nhau xem ai có gam màu đẹp

nhất, quan trọng nhất, hữu dụng nhất và được

yêu thích nhất.

Xanh lá cây nói: "Tôi quan trọng nhất. Tôi là

dấu hiệu của sự sống và hy vọng. Tôi được chọn

màu cho cỏ cây, hoa lá. Không có tôi, tất cả mọi

loài trên thế gian này sẽ không thể tồn tại. Cứ

hãy nhìn về cánh đồng kia, bạn sẽ thấy một màu

xanh bạt ngàn của tôi".

Xanh dương chen vào: "Bạn có nghĩ về trái đất.

Vậy bạn hãy nghĩ về bầu trời và đại dương xem

sao. Nước chính là nguồn sống cơ bản nhất,

được tạo ra bởi những đám mây hình thành bởi

những vùng biển rộng lớn này. Hơn nữa, bầu

trời sẽ cho khoảng không rộng lớn, hòa bình và

sự êm ả".

Màu vàng cười lớn: "Ôi các bạn cứ quan trọng

hóa. Tôi thì thực tế hơn, tôi đem lạ tiếng cười,

hạnh phúc và sự ấm áp cho thế giới này. Này

nhé, mặt trời màu vàng, mặt trăng màu vàng và

các vì sao cũng màu vàng. Mỗi khi bạn nhìn vào

một đóa hướng dương, bạn sẽ cảm thấy cả thế

giới này đang mỉm cười. Không có tôi cả thế

giới này sẽ không có niềm vui".

Màu cam lên tiếng: "Tôi là màu của sự mạnh

khoẻ và sức mạnh. Mặc dù lượng màu của tôi

không nhiều bằng các bạn, nhưng tôi mới đáng

giá nhất vì tôi là nhu cầu của sự sống. Tôi mang

đến hầu hết các vitamin tối quan trọng như cà

rốt, cam, xoài, bí ngô, đu đủ ...Tôi không ở bên

ngoài nhiều nhưng khi bình minh hay hoàng hôn

xuất hiện là màu sắc của tôi. Ở đây có bạn nào

sánh kịp được với vẻ đẹp ấy không ?".

Màu đỏ không thể nhịn được cũng nhảy vào

cuộc: "Tôi là máu, cuộc sống này là máu. Tôi là

màu sắc của sự đe dọa nhưng cũng là biểu tượng

của lòng dũng cảm. Tôi mang lửa đến cho con

người. Tôi sẵn sàng chiến đấu vì mục đích cao

cả. Không có tôi, trái đất này sẽ trống rỗng như

mặt trăng. Tôi là sắc màu của tình yêu và đam

mê, của hoa hồng đỏ, của hoa anh túc".

Màu tím bắt đầu vươn lên góp tiếng: "Tôi

tượng trưng cho quyền lực và lòng trung thành.

Vua chúa thường chọn tôi vì tôi là dấu hiệu của

quyền năng và sự xuất chúng. Không ai dám

chất vấn tôi. Họ chỉ nghe lệnh và thi hành!".

Cuối cùng, màu chàm lên tiếng, không ồn ào

nhưng đầy quyết đoán: "Hãy nghĩ đến tôi. Tôi là

sắc màu im lặng và hầu như không ai chú ý đến

tôi. Nhưng nếu không có tôi thì các bạn cũng

chỉ là vẻ đẹp bên ngoài. Tôi tượng trưng cho suy

nghĩ và sự tương phản, bình minh và đáy sâu cả

biển cả. Các bạn phải cần đến tôi để cân bằng

cho bề ngoài của các bạn. Tôi chính là vẻ đẹp

bên trong".

Và cứ thế các sắc màu cứ tiếp tục tranh luận,

thuyết phục màu khác về sự trội hơn của mình.

Bỗng một ánh chớp sáng lóe trên nền trời, âm

thanh dữ dội của sấm sét và mưa bắt đầu nặng

hạt. Các sắc màu sợ hãi đứng nép sát vào nhau

Đông 2014 NSM IV – 2014 # 10

để tìm sự ấm áp.

Mưa nghiêm nghị nói: "Các bạn thật là ngớ

ngẩn khi chỉ cố gắng vật lộn với chính các bạn.

Các bạn không biết các bạn được tạo ra từ một

mục đính thật đặc biệt, đồng nhất nhưng cũng

khác nhau? Các bạn là những màu sắc thật tuyệt

vời. Thế giới này sẽ trở nên nhàm chán nếu

thiếu một trong các bạn. Nào, bây giờ hãy nắm

lấy tay nhau và bước nhanh đến tôi".

Các màu sắc cùng nắm lấy tay nhau và tạo thành

những màu sắc đa dạng.

Mưa tiếp tục: "Và từ bây giờ, mỗi khi trời mưa

tất cả các bạn sẽ vươn ra bầu trời bằng chính

màu sắc của mình và phải hợp lại thành vòng để

nhắc nhở rằng các bạn phải luôn sống trong hòa

thuận, và ta gọi đó là cầu vồng. Cầu vồng tượng

trưng cho niềm hy vọng của ngày mai".

Và cứ như thế mỗi khi trời mưa, để gội rửa thế

giới này, trên nền trời sẽ ánh lên những sắc cầu

vồng làm đẹp thêm cho cuộc sống, để nhắc nhở

chúng ta phải luôn luôn tôn trọng lẫn nhau.

Trích Từ Internet

Điều Lợi Ích & Điều Tác Hại

Mục sư Phan Thanh Bình nhắc đến 9 điều lợi

ích và 15 điều tác hại ghi trong thư Galati

(chương 5) của sứ đồ Phao-lô:

3 điều lợi ích cho chính mình: Yêu-thương,

Vui-mừng, Bình-an.

3 điều lợi ích đối với người: Nhịn-nhục,

Nhơn-từ, Hiền-lành.

3 điều lợi ích trong công việc: Trung-tín,

Mềm-mại, Tiết-độ.

3 điều “vui thỏa” tác hại bản thân: Gian-

dâm, Ô-uế, Luông-tuồng.

2 điều “mê-tín” tác hại đời linh: Thờ hình-

tượng, Phù-phép.

8 điều “khốn-khổ” tác hại cho mình cho

người: Thù-oán, Tranh-đấu, Ghen-ghét, Buồn-

giận, Cãi-lẫy, Bất-bình, Bè-đảng, Ganh-gổ.

2 điều “thích thú” tác hại nhân cách: Say-

sưa, Mê ăn uống.

Miếng bánh mì cháy

Khi tôi còn là một đứa trẻ, mẹ luôn tất bật

chuyện nấu nướng, dọn dẹp, và chuẩn bị chu

đáo cho tất cả mọi người. Tối nọ, sau cả ngày

lao động vất vả, mẹ đặt đĩa trứng, xúc xích và

những miếng bánh mì quá lửa lên trước mặt ba

tôi.

Tôi đã chờ đợi xem phản ứng của ba như thế

nào, hẳn ông sẽ rất giận dữ. Tuy nhiên, tất cả

những việc ông làm là lấy bánh mì bị cháy, quệt

bơ mứt, ăn với xúc xích từng miếng một, và

mỉm cười với mẹ. Sau đó, ba quay sang hỏi tôi

hôm nay đi học thế nào.

Khi tôi đứng dậy vào phòng học bài, tôi nghe

tiếng mẹ nói xin lỗi ba vì làm bánh mì cháy. Và

tôi sẽ không bao giờ có thể quên điều ba tôi nói:

“Em yêu à, anh rất thích những miếng bánh mì

cháy”.

Tối muộn đó, ba vào giường hôn lên trán và

chúc tôi ngủ ngon. Không kìm nén được, tôi

liền hỏi ba rằng “Ba thực sự thích ăn những

miếng bánh bị cháy?”. Ba ôm tôi vào lòng và

nói: “Mẹ của con đã phải làm việc rất vất vả cả

ngày, và mẹ thực sự mệt, bên cạnh đó chỉ một

chút bánh bị cháy không bao giờ có thể làm tổn

thương bất kỳ ai. Con biết không, trong cuộc

sống, còn có rất nhiều thứ không hoàn hảo, và

cả những con người không hoàn hảo. Ba cũng

không phải là người tốt nhất, có lúc ba đã quên

ngày sinh nhật của mẹ, quên những kỷ niệm

giống như bất kỳ ai, nhưng mẹ con chưa bao giờ

đòi hỏi hay trách móc gì cả”.

Cái mà tôi học được trong nhiều năm qua, chính

là biết chấp nhận những lỗi lầm của nhau, và vui

mừng với những nét độc đáo của nhau. Chúng

ta có thể mở rộng bất kì mối quan hệ nào, thực

tế, sự thấu hiểu là nền tảng cơ bản cho mọi mối

quan hệ bao gồm tình bạn, tình vợ chồng hay

cha mẹ - con cái.

Đừng đặt chìa khoá hạnh phúc của bạn trong túi

người khác, hãy giữ nó cho mình nhé.

(Theo LFD)

Đông 2014 NSM IV – 2014 # 11

Chợ Nổi Cần Thơ

Một bạn đọc tại VN, có dịp đi thăm viếng vùng

Chợ Nổi Cần Thơ, thấy và nghe người hướng

dẫn giải thích và kể chuyện, đã cảm hứng viết

thành bài thơ đố giúp vui sau đây. (Cây sào

treo trái cây được gọi là cây bẹo.)

Đố ai giải đoán giùm tôi

Cần Thơ Chợ nổi ở vùng Cái...chi ?

Bán buôn hàng hóa những gì

Treo cao món đó trên cây sào dài

Từ xa nhìn thấy biết ngay

Ghe này muốn bán món này, mời mua

Tính tôi lại thích hỏi đùa

Món nào không bán nhưng mà lại phơi ?

Ghe thuyền qua lại khắp nơi

Làm sao mà biết “thuyền ông, thuyền bà”?

Nữ nam đến tuổi cập kè

Gia đình bắn tiếng, treo lên vật gì ?

Trái gì hình tượng nữ nhi ?

Củ gì tiêu biểu nam nhi đang chờ ?

Hồng nhan bạc mệnh không ngờ

Giữa đường chồng chết, hết duyên vợ chồng

Bây giờ gối chiếc phòng không

Nàng đi bước nữa, thì treo trái gì ?

Còn chồng, vợ lỡ chết đi

Sầu riêng ôm hận, sầu bi khóc hoài ?!

Tục huyền lấy tiếp bà hai

Đắn đo chọn lựa, củ gì treo đây?

Gia đình chồng vợ vui vầy

Đậm đà chung thủy, luôn đầy không vơi

Hứa nhau gắn kết chẳng rời

Rễ tình sâu nặng như đời cây si

Biết nghe lời nói thị phi

Đừng như bộ rễ cây gì mọc ngang ?

Miền Nam người ngọt, trái ngon

Mượn tên cây trái, ví von sang người

Ngày nay bộc trực gấp mười

Muốn gì nói thẳng, để người hiểu mau

Cần gì rào trước đón sau

Cần gì treo vật trên sào làm duyên

Những điều tôi kể ở trên

Những điều tôi đố, nay là chuyện xưa !!

E.U [3-5-2014]

THƠ GIẢI ĐÁP

Cần Thơ có bến Ninh Kiều

Cái Răng chợ nổi, sáng chiều Tây Đô

Bến thuyền neo đậu, ra vô

Thuyền nào bầu bỉnh: thuyền cô, thuyền bà

Mái thuyền vòm rộng “vòng ba”

Đúng là thuyền cái làm nhà trên sông

Thuyền đực vòm mái trống không

Dành cho chuyên chở, bên hông có ống dài

Áo quần giặt sạch phơi ngay

Tuy treo mà không bán, khác hàng trái cây

Cũng có những thứ không bày

Thay bằng biểu tượng trái cây trong vườn

Trai gái đến tuổi yêu đương

Mẹ cha bắn tiếng, kiếm đường nhắn tin

Gái thời vú sữa làm duyên

Hai trái đầy đặn, còn nguyên lá cành

Trai thời củ cải lá xanh

Củ đẹp màu trắng rành rành đàn ông

Vú sữa tươi, gái chưa chồng

Củ cải trắng bóng, ý chồng trai tân

Gái góa, chồng chết một lần

Treo vú sữa héo, phân trần tình duyên

Đàn ông vợ chết, “dễ quên”

Muốn thêm bước nữa thì nên “tục huyền” [*]

Củ cải phải nhớ treo liền

Nhưng chọn củ xấu, củ mềm vàng da

Vợ chồng dù trẻ hay già

Sống như bộ rễ cây đa đầu làng

Đừng như đu đủ, rễ ngang

Bò cạn trên đất, bò sang láng giềng

Mưa to gió lớn liên miên

Đu đủ trốc rễ ngã nghiêng lăn kềnh

Ý nói chồng quá đa tình

Ví rễ đu đủ chỉ tình “lẳng lơ”

Chồng mà có ý “tơ lơ mơ”

Vợ này chắc chắn đưa tờ ly hôn…

EU [10-5-2014]

* “Tục huyền” nghĩa là “nối dây đàn”, ý nói

đàn ông vợ chết muốn lấy vợ nữa.

Đông 2014 NSM IV – 2014 # 12

Bảy Mươi, Tám Mươi Thi Thiên 90:10

Một đời người dưới trần gian

Bảy mươi tới tám mươi năm là nhiều.

Ngày vui, vui được bao nhiêu?

Ngày buồn, buồn cả chín chiều ruột đau…

Kiêu căng phải trả giá cao

Khi lên, coi chẳng người nào bằng ta…

Đến khi xuống, mắt mở ra

Nỗi buồn, nỗi khổ bao la ngàn trùng…

Đời người có lúc vẫy vùng

Một cơn gió thoảng tiêu tùng khói mây…

Giọt sương, hơi nước tan ngay

Tám mươi năm rồi cũng bay… khỏi đời.

Khoanh tay gẫm lại mà coi

Thành công, thất bại mọi người… như nhau

Khác chăng… ta sẽ về đâu?

Tường Lưu

Tri ân

Xin cảm tạ quý vị có hảo tâm, giúp NSM thêm

phương tiện gửi tặng món quà tinh thần này tới các

đồng hương trong và ngoài nước:

ÔB Ẩn Danh, Jacksonville, FL $50

ÔB MS Dương Quang Đức, Tampa, FL $20

Bà Đào Kỳ, Philadelphia, PA $50

Ông Đỗ Tấn Minh, Sugar Land, TX $150

Bà Đoàn Thanh Xuân, Greenville, SC $20

Bà Fukuhara Thụy Lê-minh, Lawton, OK $32

Bà Hồ Đắc Trúc, Cooper City, FL $25

Bà Huỳnh Thanh Loan, Tampa, FL $20

Chị Hứa Thị Nguyệt, Bronx, NY $20

ÔB MS Lê Chí Hiếu, Greensboro, NC $25

ÔB Lê Như Tứ, Jacksonville, FL $20

ÔB Nguyễn Hiến, Pasadena, CA $20

Cô Nguyễn Viên Hoa, Lafayette, LA $50

ÔB Nguyễn Văn Ngọ, Honolulu, HI $20

ÔB Nguyễn Minh Phương, Tucker, GA $200

ÔB Nguyễn Văn Tâm, Jacksonville, FL $20

Bà Nguyễn Tăng Thanh, Houston, TX $30

ÔB Nguyễn Năng Tựu, Fairfax, VA $20

ÔB Phạm Hữu Truyền, Lakeland, TN $30

ÔB Phan Thanh Hùng, San Jose, CA $100

ÔB Phan Hữu Lợi, Gilbert, AZ $20

Bà Tăng Thị Ẩn, Carrollton, TX $30

Bà Trần T. Nga, Halethorpe, MD $50

Bà Trịnh T. Trang, Fountain Valley, CA $20

Ô. Trương Timothy, Colo Springs, CO $50

ÔB Vũ Ngọc Bích, Westminster, CA $30

ÔB Vũ Đức Nghiêm, San Jose, CA $20

ÔB MS Vũ Hồng Tuấn, Sylmar, CA $30

Nếp Sống Mới do một số người cùng chí

hướng thực hiện và phát hành mỗi năm 4 lần,

nhằm mục đích: Gây dựng một nếp sống lành

mạnh, cân bằng, tích cực, tươi trẻ, lạc quan và

hướng thượng cho người cao niên. Số tới Xuân

2015 sẽ in ra vào giữa tháng 1, năm 2015.

Quý vị nào muốn nhận báo biếu này, hay góp ý

kiến xây dựng, hoặc góp phần ủng hộ, xin liên lạc về

tòa soạn. Email: [email protected]

Chi phiếu xin đề tên người nhận : Hiep Chau

Trong số này:

Sức Người Có Hạn tr. 1-2

Sức Mới Chúa Ban (thơ TMN) tr. 2

Niềm Vui Của Tôi (thơ TháiTrịnh) tr. 3

Lánh Đời (Hikikomori) tr. 3-5

Tin Cậy Vâng Lời (thơ Đỗ T. Minh) tr. 5

Mãi mãi trẻ trung (BS N. Ý Đức) tr. 6

Bệnh Sốt XH Ebola (BS N. Ý Đức) tr. 6-9

Sắc màu của tình bạn tr. 9

Điều Lợi Ích & Điều Tác Hại (MS PTB) tr. 10

Miếng bánh mì cháy tr. 10

Chợ Nổi Cần Thơ (thơ vui EU) tr. 11

Bảy Mươi, Tám Mươi (thơ Tường Lưu) tr. 12

Nếp Sống Mới

8991 Blaine Meadows Dr.

Jacksonville, FL 32257-1719