16
Nội dung A.Giới thiệu tổ chức mà ban quan tâm: Công ty cổ phần thực phẩm Masan va sản phẩm mì Omachi 1 GIỚI THIỆU VỀ MÌ ĂN LIỀN Mì ăn liền tấn công vào hầu hết các kênh phân phối, từ các siêu thị hiện đại cho đến những tiệm tạp hóa nhỏ, từ thành thị đến nông thôn. Có thể nói hầu như bất cứ người tiêu dùng Việt Nam nào cũng dùng sản phẩm này dù ít hay nhiều. Hiếm có sản phẩm nào lại có “tầm phủ sóng” rộng như mì ăn liền. Cũng hiếm có sản phẩm nào đáp ứng được khẩu vị của cả người giàu lẫn người nghèo như nó. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền thế giới,Việt Nam là quốc gia đứng thứ tư thế giới về tiêu thụ mỳ gói . Nếu năm 2009, Việt Nam chỉ tiêu thụ khoảng 4,3 tỷ gói mì, thì đến năm 2012, mức tiêu thụ của thị trường đã tăng lên 5,1 tỷ gói . Nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng của thị trường mì ăn liền ở Việt Nam luôn được ghi nhận ở mức hai con số và dự báo nhu cầu tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng lên.

OMACHI

Embed Size (px)

DESCRIPTION

NGHIÊN CỨU TT CỦA OMACHI

Citation preview

Page 1: OMACHI

Nội dung

A.Giới thiệu tổ chức mà ban quan tâm: Công ty cổ phần thực phẩm Masan va sản phẩm mì Omachi

1 GIỚI THIỆU VỀ MÌ ĂN LIỀN

Mì ăn liền tấn công vào hầu hết các kênh phân phối, từ các siêu thị hiện đại

cho đến những tiệm tạp hóa nhỏ, từ thành thị đến nông thôn. Có thể nói hầu như

bất cứ người tiêu dùng Việt Nam nào cũng dùng sản phẩm này dù ít hay nhiều.

Hiếm có sản phẩm nào lại có “tầm phủ sóng” rộng như mì ăn liền. Cũng hiếm có

sản phẩm nào đáp ứng được khẩu vị của cả người giàu lẫn người nghèo như nó.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền thế giới,Việt Nam là quốc gia

đứng thứ tư thế giới về tiêu thụ mỳ gói.Nếu năm 2009, Việt Nam chỉ tiêu thụ

khoảng 4,3 tỷ gói mì, thì đến năm 2012, mức tiêu thụ của thị trường đã tăng lên 5,1

tỷ gói. Nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng của thị trường mì ăn liền ở Việt Nam

luôn được ghi nhận ở mức hai con số và dự báo nhu cầu tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng

lên.

2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM MASAN

2. 1. Lịch sử hình thành:

- Năm 2003, Công ty cổ phần Thương mại Masan thành lập trên cơ sở sát

nhập Công ty cổ phần Công nghiệp – Công nghệ – Thương mại Việt Tiến và Công

ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt Tiến.

- Tháng 12 năm 2008, Công ty cổ phần thương mại Masan đổi tên thành Công

ty cổ phần thực phẩm Masan (MASAN FOOD).

- Hiện nay, Công ty cổ phần thực phẩm Masan (Masan Food), là công ty con

của Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San (Masan Group) là công ty quản lý vốn đầu

tư và tài sản. Ngoài ra, Masan Group còn có công ty con khác là Ngân hàng

Page 2: OMACHI

Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).

2.2 Công ty Cổ phần Thực Phẩm MaSan:

- Công ty sản xuất nước chấm, gia vị, mì ăn liền, hạt nêm và các loại thực

phẩm đóng gói khác. Để tăng thị phần, Masan Food tập trung quản lý các nhãn

hiệu bằng cách phân khúc thị trường mục tiêu với những sản phẩm riêng biệt tương

ứng. Trong mỗi dòng sản phẩm nước chấm, mì ăn liền và hạt gia vị đều có cả nhãn

hiệu cao cấp và nhãn hiệu trung cấp.

- Có thể kể đến nhãn hiệu mì ăn liền Omachi hướng tới phân khúc thị trường

cao cấp, trong khi nhãn hiệu Tiến Vua phục vụ cho phân khúc thị trường trung cấp.

- Tương tự như đối với ngành hàng nước tương, Masan Food có nhãn hiệu

Chin-Su và Tam Thái Tử (TTT) lần lượt dành riêng cho hai loại thị trường trên.

Theo thống kê của Euromonitor, tại thời điểm tháng 12 năm 2008, Masan Food

Page 3: OMACHI

đang chiếm 62,8% thị phần của ngành hàng nước tương; 19,4% thị phần của ngành

hàng nước mắm, 25,5% thị phần của ngành hàng tương ớt và 9,5% giá trị thị

trường ngành hàng nước dùng/ viên súp, hạt nêm. Mặc dù mới ra đời vào tháng

6/2007, nhưng đến cuối năm 2008 nhãn hiệu mì ăn liền Omachi đã chiếm được thị

phần là 2,1% và thị phần này vẫn tiếp tục được tăng thêm cho đến thời điểm hiện

tại.

Trong suốt quá trình hoạt động, Masan Food đã phát triển một hệ thống

phân phối nội địa rộng lớn, với gần 120.000 điểm bán hàng phủ khắp 63 tỉnh thành

Việt Nam. Tính tới tháng 8 năm 2009, Masan Food đã có hơn 130 nhà phân phối, 5

trung tâm phân phối tại Bình Dương, Tân Bình (TP. Hồ Chí Minh), Đà Nẵng,

Hưng Yên và Hải Dương được đặt ở các vị trí chiến lược, cung cấp sản phẩm cho

các nhà phân phối trong vòng 24 tiếng kể từ lúc đặt hàng.

3. GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM MÌ ĂN LIỀN OMACHI

1. Omachi là sản phẩm mì ăn liền đầu tiên tại Việt Nam có sợi khoai tây. Theo các

nhà khoa học thuộc viện Nghiên cứu Thực phẩm Anh quốc, chất kukoamine có

trong khoai tây có tác dụng làm đẹp da, chữa thâm quần, cải thiện sức khỏe, giúp

ngủ ngon hơn và làm hạ đường huyết. Khoai tây còn được xem như một thứ vac-

xin phòng viêm gan B và chống cảm cúm hiệu quả.

2. Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, nhà sản xuất đã áp dụng công nghệ chiên

đặc biệt cho ra sợi mì vừa chín tới mà vẫn đảm bảo chất lượng tuyệt hảo. Chính áp

dụng mang tính đột phá này đã loại trừ được rất nhiều chất phát sinh từ khâu chiên

mì ở nhiệt độ quá cao thường làm cho sợi mì cháy, có mùi khét, có độ oxy hóa

cao… Nhà sản xuất cũng điều chỉnh lượng dầu hợp lý trong quá trình chiên và chế

biến gói súp, nên sợi mì có vị mát, thực khách hoàn toàn yên tâm nên sẽ không sợ

nóng khi dùng Omachi.

3. Mì khoai tây Omachi có bán giá lẻ 5.000đ/gói hiện đang có mặt ở hơn 100 thành

phố, thị xã, thị trấn và thị tứ ở Việt Nam. Các kênh phân khối chính là siêu thị, chợ

Page 4: OMACHI

và các tiệm tạp hóa. Hiện tại mì khoai tây Omachi đang được phân phối trực tiếp

đến hơn 58.000 cửa hiệu và hàng trăm khách hàng sỉ trên toàn quốc. Mì khoai tây

Omachi do Công ty Liên doanh Công nghiệp Masan sản xuất.

B.Phân tích 5 năng lực cạnh tranh của M.Porter đối với nhãn hiệu Mì Omachi

1.Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Đối thủ phân khúc giá thấp: Vifon

Điểm mạnh: Vifon có mặt trên thị trường 45 năm qua, Vifon tạo dựng sức

mạnh từ một thương hiệu lâu đời nhất Việt Nam và đã chứng thực được niềm tin

thông qua mạng lưới xuất khẩu rộng khắp và cả ở những thị trường khó tính, có

yêu cầu cao.

Vifon chọn chiến thuật “ít nhãn, giá thấp và hướng đến thị trường rộng hơn”.

Dù đang dần bị lãng quên ở thành thị, các sản phẩm gốc mì nhãn hiệu Vifon tiêu

thụ khá tốt ở thị trường nông thôn do giá rẻ chỉ 2000d/gói. Vifon cũng tấn công ra

thị trường thực phẩm đóng gói rộng hơn với các sản phẩm gốc gạo (cháo, miến,

phở đóng gói) và nhanh chóng giành 50% thị phần ở thị trường này.

Hình ảnh của Vifon thực sự quay trở lại với việc tung ra sản phẩm Mì ly, Mì

bát giúp người tiêu dùng có thể ăn mọi lúc mọi nơi khiến tính năng tiện dụng của

mì ăn liền càng nổi bật.

Điểm yếu: bao bì, chất lượng không được cải tiến thường xuyên, không đáp

ứng được nhu cầu của những khách hàng khó tính và dễ dẫn đến nhàm chán cho

khách hàng .

Page 5: OMACHI

Giá thành rẻ khiến không ít khách không hàng tin tưởng vào chất lượng.

Đối thủ phân khúc giá trung : Mì Hảo Hảo

Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mì Omachi hiện nay phải kể đến công ty sản

xuất Mì ăn liền số 1 hiện nay là Vina Acecook chiếm 51,5% thị phần trên thị

trường nổi bật với dòng sản phẩm mì Hảo Hảo.

Điểm mạnh

-Nhãn hiệu mì Hảo Hảo đã có mặt trên thị trường hơn 10 năm nay và đã quá quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam, có chỗ đứng vững chắc trong thị trường sản xuất mì ăn liền.

-Là công ty ban đầu với 100% vốn đầu tư Nhật Bản, nổi bật với việc sử dụng công nghệ Nhật Bản cùng hệ thống dây chuyền sản xuất tự động hóa (nước đi đầu trong công nghiệp sản xuất mì ăn liền)

-Giá cả rất hợp lý,với giá chỉ 3500 vnđ mì hảo hảo rất được ưa chuộng bởi Việt Nam là nước đang phát triển và đối với phần lớn người tiêu dùng giá cả là một trong những yếu tố hàng đầu để quyết định sử dụng sản phẩm(bên cạnh yếu tố chất lượng)

* Chiến lược của mì Hảo Hảo:

-Nhận biết 80% người dân Việt nam sống trong vùng nông thôn và có thu nhập thấp nên mì Hảo Hảo đưa ra mức giá phù hợp.

- Đáp ứng nhanh chóng sở thích khách hàng: Người miền Bắc có xu hướng dùng các loại mì đơn giản về khẩu vị, Hảo Hảo đậu xanh bổ sung tinh chất đậu xanh, ngon, bổ dưỡng.. Người miền nam thích có nhiềugia vị, chua, cay đã có mì Hảo Hảo chua cay với đủ các hương vị tôm, gà, bò, mì sa tế hành.

- Hảo Hảo liên tục đưa ra các chiến lược marketing:

+ Chương trình khuyến mãi đặc biệt mang tên "Tỷ Phú Hảo Hảo" nhằm tri

ânnhững khách hàng thân thiết đã tin dùng và sử dụng mì.

Page 6: OMACHI

+ Hoạt động cứu trợ đồng bào miền Trung, tặng quà tết cho trẻ em nghèo ở

Bình Định …

+ Hảo Hảo luôn tạo ra những mẫu quảng cáo nêu bật tính năng nhanh tiện dụng

của mình.Đặc trưng nhất là phỏng vấn người tiêu dùng về những trải nghiệm của họ

khi dùng Hảo Hảo trong thời gian dài. Kết quả là mọi người đều biết tới mì Hảo Hảo

biết tới tính năng tiện dụng của nó:"phục vụ trên 2 tỷ bữa ăn ngon mỗi năm"theo cuộc

nghiên cứu năm 2009.

Điểm yếu

1.2.Cơ hội và thách thức

*Thách thức:

- Trong số các ông lớn đã hoạt động lâu năm, Masan là một doanh nghiệp “non trẻ” khi mới xuất hiện từ năm 2007 với thương hiệu Omachi, tên tuổi hoàn toàn mới lạ trên thị trường,khó có thể thu hút khách hàng vốn dĩ đã quá quen thuộc với nhãn hiệu lâu đời cùng với mạng lưới phân bố rộng khắp các siê thị, chợ, cửa hàng tạp hóa…

* Cơ hội

- Với tầm nhìn chiến lược, Masan nhận ở phân khúc cao thị trường còn bỏ ngỏ vì vậy Masan đã quyết định tung sản phầm ở phân khúc này.

- Omachi có một kế hoạch triển khai đồng bộ và chuẩn xác từ lựa chọn thời điểm tung sản phẩm, hoạt động truyền thông đồng bộ với kinh doanh, phân bổ phù hợp theo tiến độ cũng như kênh đối thoại, và cường độ truyền thông thích hợp ( liên tục xuất hiện trên truyền hình ở khung giờ vàng)- Thông điệp marketing của sản phẩm đánh trúng mục tiêu mong đợi của ngưòi tiêu dùng và thể hiện bằng một ngôn ngữ rõ ràng, đơn giản, dễ đón nhận.- Năm 2008, theo như số liệu của Euromonitor, Masan chiếm được 1,6% thị phần.

Một năm sau, Masan khiến thị trường mì kinh sợ khi nhảy vọt lên chiếu trên với 10% thị phần, tới năm 2012 con số này là 16.5% vượt qua hàng loạt tên tuổi lão làng khác.

Page 7: OMACHI

* So sánh với Hảo Hảo

2. Áp lực từ khách hàng.

Page 8: OMACHI

Ngày nay khi mà mức sống ngày càng lên cao, ngoài yếu tố giá cả người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến tác động của sản phẩm đó tới sức khỏe.

2.1 Đặc điểm sản phẩm:

-Lợi dụng tâm lý đó của ngừơi tiêu dùng,nhãn hiệu mì Omachi đã có bước đột phá trong chiến dịch tiếp cận.Khẩu hiệu : “mì omachi ăn không lo bị nóng” đã thật sự đánh trúng tâm lý khách hàng.

-Các sản phẩm của Omachi phong phú và mới lạ, bai bì bắt mắt thu hút người tiêu dung đặc biệt là bộ phận khách hàng trẻ thích sự thay đổi.

- Masan đưa ra thị trường 4 loại mì khoai tây Omachi: Cá Hồi Nấu Măng, Nghêu Hấp Thái, Lẩu Hàn Quốc, Sườn Hầm Ngũ Quả, với nước súp đặc chế nhiều rau quả tươi.

- Cuối năm 2010, Omachi tiếp tục tung ra sản phẩm mới “Mì xào khoai tây Omachi xốt spaghetti” Omachi Spaghetti là sản phẩm “mì xào” đầu tiên của nhãn Omachi thay vì “mì nước” như thông thường. Trên thị trường, “mì xào” nổi tiếng và được ưa chuộng phải kể đến “mì xào Hảo Hảo”. Tuy nhiên, Omachi Spaghetti lại tự cộng thêm cho mình một phong cách rất Tây “hương vị từ Ý”. Chiêu này xem ra đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam “sính ngoại”. Omachi của Masan rõ ràng đang hướng tới một xu hướng mới :Mì không chỉ là tiện lợi mà còn là sự tận hưởng , một phần của tinh tuý ẩm thực.

- Mì khoai tây Omachi sản xuất theo công nghệ chiên đặc biệt, hạn chế phát sinh chất oxy hóa (tác nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường...) trong quá trình chế biến sợi mì chín tới và mát vì theo nghiên cứu của Hiệp hội người tiêu dung “Độ giòn của mì ăn liền là do được chiên dầu ở nhiệt độ cao, những người thích mì ăn liền khi ăn xong thường cảm thấy khô miệng, háo nước. Thậm chí, nếu ăn thường xuyên sẽ dẫn tới tình trạng nóng trong người”

2.2.Giá cả:

Yếu tố giá cả là một yếu tố khá thách thức với nhãn hiệu mì Omachi, vì có giá khá cao so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nên đó chắc chắn là một yếu thế của hãng này.

2.3.Cơ hội và thách thức

Page 9: OMACHI

-Có thể nói mì Omachi là loại mì hoàn toàn mới lạ trên thị trường đặc tính sản phẩm nổi trội đấp ứng đầy đủ từ chất lượng, khẩu vị đến tâm lý cho khách hàng

-Khách hàng ngày càng khắt khe với sản phẩm nên việc liên tục nâng cao chất lượng,mẫu mã mà giữ giá thành sản phẩm trong mức cho phép cũng là một khó khăn rất lớn mà doanh nghiệp phải đối mặt.

3.Áp lực từ phía nhà cung ứng:

3.1 Cung ứng nguyên liệu

3.2.Cung ứng bao bì

-Mì Omachi sử dụng các loaị bao bì thông thường và thong dụng,rất dễ cung cấp bới các nhà cung cấp khác nên nhìn chung áp lực từ nhà cung cấp bao bì là không lớn.

3.3.Cung ứng lao động

-Hiên nay nhà máy sản xuất mì chủ yếu của Masan có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh,nơi có lượng lao động rất lớn nên áp lực từ phía cung ứng lao động cũng gần như không có.

4.Áp lực từ nhà cạnh tranh tiềm tàng

4.1.Công ty thực phẩm Kinh Đô

Nhận thấy thị trường mì ăn liền là thị trường đầy tiềm năng,công ty thực phẩm Kinh Đô cũng có dự định tham gia vào thị trường này. Trong báo cáo tài chính quý II/2013, Kinh Đô thông báo với cổ đông rằng, việc phát triển sản phẩm mì gói vẫn đảm bảo tiến độ và sản phẩm dự kiến sẽ có mặt trên thị trường vào quý III thông qua hệ thống phân phối sẵn có. Thời gian dự kiến là vào tháng 9 tới nhưng không tiết lộ tên sản phẩm này.

Page 10: OMACHI

-Việc Kinh Đô tham gia vào thị trường mì ăn liền là vấn đề khá lớn cho các công ty sản xuất mì ăn liền nói chung và nhãn hiệu Omachi nói riêng.Kinh Đô là thương hiệu không hề lạ đối với người tiêu dùng Việt Nam và nếu biết tạo khác biệt,đồng thời thừa kế được các bài học của nhãn hiệu mì ăn liền trước đó thì áp lực từ phía nhà cạnh tranh tiềm tàng này không hề nhỏ..

5.Áp lực từ phía các sản phẩm thay thế

Bên cạnh các lợi ích mà mì ăn liền đem lại thì mì ăn liền vẫn có nhiều bất cập như giá trị dinh dưỡng thấp,nếu dùng quá nhiều có thể gây rối loạn hấp thụ chất dinh dưỡng…Chính vì vậy mà nhiều nhà sản xuất thực phẩm đã lợi dụng điểm yếu đó để tung ra thị trường các sản phẩm thay thế có lợi cho người tiêu dùng hơn.Sau đây là các sản phẩm thay thế điển hình gây áp lực cho sản phẩm Omachi nói riêng và các loại mì ăn liền khác nói chung

5.1 Các loại cháo dinh dưỡng

- Gần đây nhất là sản phẩm rất mới: cháo ăn liền B’fast của chính công ty Masan, đặc điểm sản phẩm là có gà thật và rất nhiều gia vị thơm ngon. “ Các thớ thịt gà tươi mềm thấm vị, nhâm nhi miếng nấm dai bùi trộn lẫn viên bánh mì chiên giòn rụm rồi húp một muỗng cháo dìu dịu ngọt chân thật của nước gà hầm và gạo thơm nguyên chất” _ lời quảng cáo hấp hẫn của B’fast.

Page 11: OMACHI

- Tuy nhiên giá bán lẻ của 1 gói cháo là này là 10.000 đ nên mới chỉ đang được biết đến bởi các gia đình, những người đã đi làm…

5.2 Bún Gạo, phở ăn liền, miến ăn liền, hủ tiếu ăn liền

- các sản phẩm thanh thế trên đánh vào các nguyên liệu truyền thống của người Việt Nam như: miến, bún,phở, hủ tiếu (người miền Nam) tạo sự thân thiện, quen thuộc.

- tuy nhiên các sản phẩm này hương vị được khách hàng nhận xét là chưa thực sự hấp dẫn.

KẾT LUẬN

Dựa vào mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter, ta đã có cái nhìn tổng quan về áp lực cạnh tranh trong ngành kinh doanh mì ăn liền đối với công tycổ phần thực phẩm Masan nói chung và sản phẩm mì ăn liền Omachi nói riêng. Có những cơ hội như lực lượng khách hàng khổng lồ, đa dạng; thị trường rộng lớn,thu hút nhiều đối thủ cạnh tranhtieemf ẩn, nên tạo động lực cho Omachi không ngừng đổi mới và cải tiến nhằm giữ vững vị trí mì ăn liền số 1 Việt Nam hiện nay, từ đó công ty ngày càng phát triển hơn; nhưng cũng có những thách thức không nhỏ khi các đói thủ cạnh tranh hiện tại như Vifon và đặc biệt là Hảo Hảo cũng không ngừng đổi mới và cải thiện kĩ thuật, công nghệ nhằm cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường; khi sản phẩm thay thế là miến, bún, phở… ngày càng phát triển rộng rãi và được ưa dung; hay khi các nhà cung ứng có thể ép giá nếu xét thấy ngành có nhiều cơ hội phát triển, có nhiều sự lựa chọn đối tác khi nhiều công ty mới xâm nhập ngành. 

Tất cả những cơ hội thách thức đó đều giúp cho Omachi có cái nhìn toàn diện về ngành kinh doanh sản phẩm mì ăn liền, để từ đó có những giải pháp, bước đi thích hợp để nắm bắt cơ hội, phòng tránh rủi ro do nhưng thách thức đem lại.

Page 12: OMACHI