3
ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Bảng tổng kết về tác giả, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong chương trình lớp 11 STT Tên tác giả Tên tác phẩm Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật 1 Lê Hữu Trác Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự) -Nội dung: Phản ánh cuộc sống xa hoa, uy quyền ở phủ chúa Trịnh. Đồng thời tác phẩm còn thể hiện y đức cũng như thái độ coi thường danh lợi của danh y Lê Hữu Trác. -Nghệ thuật: Tác phẩm viết theo thể loại kí, ghi chép tỉ mỉ, chân thực lại sự việc đã xảy ra; có sự kết hợp giữa thơ ca và văn xuôi, làm tăng thêm chất trữ tình cho tác phẩm. 2 Hồ Xuân Hương Tự tình (bài II) -Nội dung: Bài thơ thể hiện sự đồng cảm của nhà thơ với số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công với những lễ giáo hà khắc, cho thấy khát vọng của họ về một hạnh phúc trọn vẹn. Từ đó giúp người đọc có cái nhìn nhân đạo với số phận ngang trái. -Nghệ thuật: Bút pháp tả cảnh ngụ tình; ngôn từ tinh tế, biểu cảm; hình ảnh đa nghĩa, ẩn dụ tạo giá trị lâu bền cho bài thơ. 3 Nguyễn Khuyến Câu cá mùa thu (Thu điếu) -Nội dung: Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của mùa thu làng quê Việt Nam; thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân

ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAMBảng tổng kết về tác giả, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong chương trình lớp 11

STT Tên tác giả Tên tác phẩm Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật

1 Lê Hữu Trác Vào phủ chúa Trịnh(trích Thượng kinh kí sự)

-Nội dung: Phản ánh cuộc sống xa hoa, uy quyền ở phủ chúa Trịnh. Đồng thời tác phẩm còn thể hiện y đức cũng như thái độ coi thường danh lợi của danh y Lê Hữu Trác.-Nghệ thuật: Tác phẩm viết theo thể loại kí, ghi chép tỉ mỉ, chân thực lại sự việc đã xảy ra; có sự kết hợp giữa thơ ca và văn xuôi, làm tăng thêm chất trữ tình cho tác phẩm.

2 Hồ Xuân Hương Tự tình (bài II) -Nội dung: Bài thơ thể hiện sự đồng cảm của nhà thơ với số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công với những lễ giáo hà khắc, cho thấy khát vọng của họ về một hạnh phúc trọn vẹn. Từ đó giúp người đọc có cái nhìn nhân đạo với số phận ngang trái.-Nghệ thuật: Bút pháp tả cảnh ngụ tình; ngôn từ tinh tế, biểu cảm; hình ảnh đa nghĩa, ẩn dụ tạo giá trị lâu bền cho bài thơ.

3 Nguyễn Khuyến Câu cá mùa thu (Thu điếu)

-Nội dung: Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của mùa thu làng quê Việt Nam; thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân của nhà thơ. Bộc lộ tình yêu thiên nhiên qua sự quan sát tinh tế.-Nghệ thuật: Bút pháp lấy động tả tĩnh; ngôn ngữ giản dị, trong sáng; hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc. Cách gieo vần “eo” góp phần biểu đạt nội dung, diễn tả không gian thu nhỏ dần, phù hơp với tâm trạng của nhà thơ.

4 Tú Xương – Trần Tế Xương

Thương vợ -Nội dung: Vẻ đẹp của bà Tú – người phụ nữ đảm đang, giàu đức hi sinh, hết lòng vì chồng con. Tấm lòng của ông Tú khi yêu thương, trân trọng, ca ngợi và biết ơn vợ.-Nghệ thuật: Ngôn ngữ, từ ngữ, hình ảnh gần gũi, mang đậm bản sắc dân gian; giọng điệu có sự kết hợp giữa trào phúng và trữ tình; sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật đối, đảo.

Page 2: ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

5 Nguyễn Công Trứ Bài ca ngất ngưởng -Nội dung: Vẻ đẹp ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, có tài năng, sự nghiệp, bản lĩnh và triết lí sống khác thường: vừa ý thức trách nhiệm với đời, vừa tự do phóng túng.-Nghệ thuật: Thể loại hát nói, có sự kết hợp giữa nhạc và thơ phóng khoáng.

6 Cao Bá Quát Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca)

-Nội dung: Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn, chán nản của nhà thơ trên bước đường danh lợi đầy cám dỗ. Thể hiện vẻ đẹp của một con người ý thức được tài năng của bản thân, nhận ra hạn chế của xã hội và dám bày tỏ quan điểm của mình.-Nghệ thuật: Nhịp điệu đa dạng với những câu ngắn, dài, thể hiện các sắc thái tâm trạng của lữ khách. Thể thơ cổ; biện pháp nghệ thuật điệp, đối mang tính tạo hình cao: về bãi cát, núi non.

7 Ngô Thì Nhậm Chiếu cầu hiền -Nội dung: Thể hiện phẩm chất của vua Quang Trung – một vị vua có trí tuệ, chiêu hiền đãi sĩ, vì đất nước để thuyết phục hiền tài chứ không phải vì quyền lợi cá nhân. Cảm thông và khơi gợi lại quá khứ của các sĩ phu Bắc Hà.-Nghệ thuật: Lập luận, lí lẽ chặt chẽ, giàu sức thuyết phục; sử dụng những từ ngữ điển cố, điển tích quen thuộc tạo sức thuyết phục cao với tầng lớp trí thức. Lời nói mềm mỏng và khiêm nhường.

~HẾT~

Chúc các bạn ôn tập vui vẻ :D XDXDXDXDXD ~~~~~~~~~~~~