5
Lương Thị Ái Nhi Lớp Quản trị Ngày 2 K21 Phân biệt MBO và MBP 1. Quản trị theo mục tiêu (MBO): Khái niệm: Quản trị theo mục tiêu là quản trị thông qua việc xác định mục tiêu cho từng nhân viên và sau đó so sánh và hướng hoạt động của họ vào việc thực hiện và đạt được các mục tiêu đã được thiết lập. Nội dung: Quá trình MBO có 4 giai đoạn: - Đặt mục tiêu: các bộ phận cá nhân dựa trên khả năng và kỳ vọng của mình để ấn định các kết quả phù hợp. - Xây dựng kế hoạch hành động: gồm những hoạt động cần thiết để đạt mục tiêu, thiết lập những liên hệ trọng yếu giữa các hoạt động đó, chỉ định trách nhiệm, ước lượng thời gian, và ấn định những nguồn lực cần thiết cho mỗi hoạt động. - Tự kiểm soát: là những cá thể tự làm lấy việc theo dõi một cách có hệ thống và đo lường sự thực hiện của chính mình - Duyệt lại theo kỳ hạn: xét duyệt định kỳ, đánh giá thực hiện và tiến hành sửa chữa khi có sự lệch khỏi mục tiêu đã định. Xét duyệt định kỳ được thực hiện ở cấp cao nhất của tổ chức, trong tương quan đường lối phát triển và điều kiện môi trường hoạt động. Những xét duyệt này không phải để tìm lỗi và chỉ trích mà có tính xây dựng và giúp đỡ trong tương lai.

Phan Biet MBO Va MBP

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phan Biet MBO Va MBP

Lương Thị Ái Nhi

Lớp Quản trị Ngày 2 K21

Phân biệt MBO và MBP

1. Quản trị theo mục tiêu (MBO):

Khái niệm:

Quản trị theo mục tiêu là quản trị thông qua việc xác định mục tiêu cho từng nhân viên và

sau đó so sánh và hướng hoạt động của họ vào việc thực hiện và đạt được các mục tiêu đã được

thiết lập.

Nội dung:

Quá trình MBO có 4 giai đoạn:

- Đặt mục tiêu: các bộ phận cá nhân dựa trên khả năng và kỳ vọng của mình để ấn định các

kết quả phù hợp.

- Xây dựng kế hoạch hành động: gồm những hoạt động cần thiết để đạt mục tiêu, thiết lập

những liên hệ trọng yếu giữa các hoạt động đó, chỉ định trách nhiệm, ước lượng thời

gian, và ấn định những nguồn lực cần thiết cho mỗi hoạt động.

- Tự kiểm soát: là những cá thể tự làm lấy việc theo dõi một cách có hệ thống và đo lường

sự thực hiện của chính mình

- Duyệt lại theo kỳ hạn: xét duyệt định kỳ, đánh giá thực hiện và tiến hành sửa chữa khi có

sự lệch khỏi mục tiêu đã định. Xét duyệt định kỳ được thực hiện ở cấp cao nhất của tổ

chức, trong tương quan đường lối phát triển và điều kiện môi trường hoạt động. Những

xét duyệt này không phải để tìm lỗi và chỉ trích mà có tính xây dựng và giúp đỡ trong

tương lai.

Ưu điểm:

- Tạo tính sáng tạo, chủ động cho cấp dưới; phát huy trí tuệ và năng lực làm việc

- Tính linh động cao

- Dễ kiểm soát.

- Tổ chức được phân định rõ ràng.

- Lãnh đạo có nhiều thời gian hơn

- Có sự cam kết của cấp dưới về yêu cầu, hiệu quả công việc của họ.    

- Công bằng, minh bạch theo đúng năng lực

Page 2: Phan Biet MBO Va MBP

- Tạo môi trường làm việc mang tính cạnh tranh

- Tối đa hóa nguồn lực doanh nghiệp và hạn chế lãng phí thời gian

Nhược điểm:

- Tốn thời gian

- Mục tiêu có tính ngắn hạn

- Sự thay đổi của môi trường có thể tạo ra các lỗ hổng.    

- Không đảm bảo tính tập trung, khó đúng chuẩn.

- Sự nguy hiểm của tính cứng nhắc do ngần ngại thay đổi mục tiêu.

- Không kiếm soát được quy trình.

- Đòi hỏi người thực hiện phải có tinh thần trách nhiệm cao

- Khó kiểm soát được chi phí

- MBO nặng về mục tiêu từng người, từng bộ phận mà không có chính sách chung.

- MBO không tạo được sự phối hợp giữa các thành viên, các bộ phận vì các mục tiêu của

từng người, từng bộ phận nhiều khi trái ngược nhau.

Điều kiện áp dụng:

MBO chỉ áp dụng được khi xác định được các mục tiêu cụ thể vì nhiều công việc khó lượng hóa

và chi tiết hóa kết quả đầu ra

2. Quản lý theo quy trình (MBP):

Khái niệm:

Quản lý theo quy trình (management by process) là phương pháp quản lý dựa trên việc phân

loại các hoạt động theo quá trình

Nội dung:

Bước 1: Xác định các bước để thực hiện công việc.

Bước 2: Xây dựng qui trình cho công việc đó.

Bước 3: Xây dựng kế hoạch kiểm soát quá trình, kế hoạch kiểm tra thử nghiệm.

Bước 4: Đo lường theo kế hoạch kiểm soát quá trình và kế hoạch kiểm tra thử nghiệm.

Ưu điểm:

- Đảm bảo tính tập trung cao, thậm chí tất cả đã được định vị trước.

- Ít sai lạc về mọi phương diện, do đó đảm bảo các chuẩn mực đề ra; kể cả

khó khăn.

Page 3: Phan Biet MBO Va MBP

- Đề cao tính tự giác của cá nhân. Quản lý trên cơ sở ủy quyền, phân quyền

tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp chủ động trong công việc

- Nhà quản trị ra quyết định dựa trên các cơ sở dữ liệu đã được phân tích

kỹ.

- Quản lý tốt các công việc khó xác định mục tiêu

- Kiểm soát được chi tiết việc thực hiện công việc thông qua việc xây dựng

lưu đồ quy trình

- Có sự cải tiến liên tục

Nhược điểm:

- Cấp dưới ít sáng tạo vì tất cả đã được quy định chặt chẽ.

- Không có tính linh động cao.

- Hệ thống tài liệu có thể không phản ảnh đủ các hoạt động thực tiễn đang diễn ra

- Thực tế hoạt động không áp dụng như quy trình quy định

- Không tiến hành cải tiến, xem xét lại hệ thống sau một thời gian.

- Kiểm soát được công việc chi tiết nhưng chưa chắc kiểm soát được mục tiêu

Áp dụng:

Áp dụng trong những trường hợp các công việc dễ dàng kiêm soát và đo lường được từng

bước công việc, hay khó xác định được mục tiêu cụ thể. Quản lý theo quy trình chủ yếu giúp

nhà quản trị đồng bộ hóa chất lượng tạo ra cho một sản phẩm, theo một quy trình được thống

nhất

Ví dụ:

Đối với nhà quản trị cấp thấp sẽ sử dụng phương pháp quản trị MBP vì họ làm việc trực tiếp

với nhân viên nên họ quan sát được các thao tác làm việc trong suốt quy trình làm việc. Từ đó

có thể so sánh, kiểm soát được năng suất lao động và chi phí sản xuất.

Đối với quản trị cấp cao, họ không xét tất cả mọi hoạt động của từng cá nhân, từng phòng

ban cụ thể mà thường đánh giá kết quả công việc cuối cùng nên sử dụng phương pháp quản trị

theo mục tiêu (MBO).