16
B CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HC CÔNG NGHIP THC PHM TPHCM KHOA CÔNG NGHHÓA HC KTHUT SN XUT PHÂN VI LƯỢNG Đề tài: Phân bón cho cây điều thi kthu hoch. GVHD : NGUYN THHNG ANH NHÓM : 01 1. NGUYN HOÀNG LINH 2. HUỲNH VĂN TRÚC 3. TRN NGC LINH 4. BÙI QUANG ANH 5. VÕ NHƯ THUẬN TPHCM, tháng 5 năm 2016

Phân Bón Cho Điều Thời Kỳ Thu Hoạch

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Là loại cây lưu niên. Bộ phận thu hoạch gồm quả và hạt điều. Mục đích sản xuấtchính là nhân (tức hạt điều). Trồng cây từ hạt thì sau 4-5 năm sẽ ra hoa, nhưng nhângiống vô tính (ghép chồi) sẽ cho hoa trong năm thứ 3.Điều thường được trồng trong các hốc 60 cm x 60 cm x 60 cm trong các tháng 6-7. Hạt có thể trồng trực tiếp hay ương trong các bao nilon sau đó trồng vào đầu mùamưa. Hiện nay cây nhân giống vô tính bằng cành ghép được sử dụng rộng rãi.Khoảng cách trồng ban đầu thường cách nhau từ 3-4-5 m. Với khoảng cách này câysẽ có hiệu quả che bóng sớm, chống được cỏ dại, bảo vệ được đất, giữ ẩm và cho năngsuất ban đầu cao. Tuy nhiên cần chặt tỉa cây đến mật độ cuối cùng theo khoảng cách 8-9-10 m ở năm thứ 5 hay năm thứ 6, khi tán lá và hệ rễ đã đan xen vào nhau giữa cáccây.Cây điều thường được trồng ở rìa các lô hay đất bỏ hoang, không thích hợp cho cáccây trồng kinh tế khác. Cây điều mọc tốt trên các loại đất cát ven biển, đất laterite dốcnhiều hay đất lượn sóng có tầng đất mặt mỏng ở Ấn Độ; đất phù sa ở Srilanca; đất nâuđỏ ở Đông và Tây Phi, Brazil và Madagasca; đất núi lửa ở Philippine, Indonesia và đảoFiji. Đất tốt nhất cho Điều là đất rừng mới khai phá.Theo số liệu của hiệp hội cây điều Việt Nam, sản xuất hạt điều của thế giới niên vụ2000-2001 thì Ấn Độ là nước có sản lượng cao nhất 425.000 tấn, Brazil là 200.000 tấn,trong đó Việt Nam đạt 140.000 tấn.

Citation preview

Page 1: Phân Bón Cho Điều Thời Kỳ Thu Hoạch

BÔ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TPHCM

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

KỶ THUẬT SẢN XUẤT

PHÂN VI LƯỢNG

Đề tài: Phân bón cho cây điều thời kỳ thu hoạch.

GVHD : NGUYỄN THỊ HỒNG ANH

NHÓM : 01

1. NGUYỄN HOÀNG LINH

2. HUỲNH VĂN TRÚC

3. TRẦN NGỌC LINH

4. BÙI QUANG ANH

5. VÕ NHƯ THUẬN

TPHCM, tháng 5 năm 2016

Page 2: Phân Bón Cho Điều Thời Kỳ Thu Hoạch

Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM Khoa Công Nghệ Hóa Học

Đề tài: Phân bón cho cây điều thời kỳ thu hoạch GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh

MỤC LỤC

Chương 1. Giới Thiệu Về Cây Điều ................................................................................ 1

Chương 2. Sinh Lý – Sinh Học Thời Kỳ Thu Hoạch Điều ............................................. 3

2.1. Sinh lý cây điều ..................................................................................................... 3

2.2. Yêu cầu về sinh học .............................................................................................. 4

2.3. Đặc điểm dinh dưỡng của cây điều ....................................................................... 6

2.3.1. Khuyến cáo sử dụng phân bón ........................................................................ 6

2.3.2. Yếu tố dinh dưỡng trong phân bón ................................................................. 7

Chương 3. Nguyên liệu, thành phần làm phân bón ....................................................... 11

Chương 4. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất phân bón ............................................. 12

4.1. Amonphotphat: NH4H2PO4. ............................................................................. 12

4.2. Urê: (NH2)2CO ................................................................................................. 13

4.3. Phân KCl .......................................................................................................... 14

Page 3: Phân Bón Cho Điều Thời Kỳ Thu Hoạch

Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM Khoa Công Nghệ Hóa Học

Đề tài: Phân bón cho cây điều thời kỳ thu hoạch GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh

1

Chương 1. Giới Thiệu Về Cây Điều

Tên khoa học:Anacardium ocidentale

Cây điều thuộc họ xoài, thuộc lớp cây hai lá mầm, có nguồn gốc từ Brazil, cây điều

có tên tiếng anh là: cashew, cashew nut, cashew apple, cashewkernel

Là loại cây lưu niên. Bộ phận thu hoạch gồm quả và hạt điều. Mục đích sản xuất

chính là nhân (tức hạt điều). Trồng cây từ hạt thì sau 4-5 năm sẽ ra hoa, nhưng nhân

giống vô tính (ghép chồi) sẽ cho hoa trong năm thứ 3.

Điều thường được trồng trong các hốc 60 cm x 60 cm x 60 cm trong các tháng 6-

7. Hạt có thể trồng trực tiếp hay ương trong các bao nilon sau đó trồng vào đầu mùa

mưa. Hiện nay cây nhân giống vô tính bằng cành ghép được sử dụng rộng rãi.

Khoảng cách trồng ban đầu thường cách nhau từ 3-4-5 m. Với khoảng cách này cây

sẽ có hiệu quả che bóng sớm, chống được cỏ dại, bảo vệ được đất, giữ ẩm và cho năng

suất ban đầu cao. Tuy nhiên cần chặt tỉa cây đến mật độ cuối cùng theo khoảng cách 8-

9-10 m ở năm thứ 5 hay năm thứ 6, khi tán lá và hệ rễ đã đan xen vào nhau giữa các

cây.

Cây điều thường được trồng ở rìa các lô hay đất bỏ hoang, không thích hợp cho các

cây trồng kinh tế khác. Cây điều mọc tốt trên các loại đất cát ven biển, đất laterite dốc

nhiều hay đất lượn sóng có tầng đất mặt mỏng ở Ấn Độ; đất phù sa ở Srilanca; đất nâu

đỏ ở Đông và Tây Phi, Brazil và Madagasca; đất núi lửa ở Philippine, Indonesia và đảo

Fiji. Đất tốt nhất cho Điều là đất rừng mới khai phá.

Theo số liệu của hiệp hội cây điều Việt Nam, sản xuất hạt điều của thế giới niên vụ

2000-2001 thì Ấn Độ là nước có sản lượng cao nhất 425.000 tấn, Brazil là 200.000 tấn,

trong đó Việt Nam đạt 140.000 tấn.

Page 4: Phân Bón Cho Điều Thời Kỳ Thu Hoạch

Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM Khoa Công Nghệ Hóa Học

Đề tài: Phân bón cho cây điều thời kỳ thu hoạch GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh

2

Hiện nay sản lượng hạt điều trên thế giới đạt >1 triệu tấn/năm. Nhân hạt điều chủ

yếu dùng để sản xuất snach(60%), số còn lại phần lớn dùng để sản xuất bánh kẹo. Dầu

vỏ hạt điều CNSL (cashew nut shell liquid), vỏ hạt điều dùng làm bố thắng, lớp phủ cho

bộ phận ly hợp, xử lý hóa học để tạo ra các loại sơn, vecni, các loại nhựa, chất dẻo.

Ở Việt Nam, cây điều được đưa vào trồng ở miền Nam Việt Nam từ thế kỷ 18, mãi

đến 1975 khi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước thắng lợi. Cây điều chính thức là cây

trồng trong danh mục được trồng lại trong các khu rừng bị phá hoại bởi bơm đạn. Cuối

thập niên 90 diện tích ở Việt Nam là 250.000 ha. Đông Nam bộ năm 1997 là 149.000

ha, trong đó Đồng Nai là 35.000 ha, Bình Dương-Bình Phước là 82.000 ha,

Hiện nay thị trường hạt điều của Việt Nam là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Úc, Anh, và Hà

Lan.

Page 5: Phân Bón Cho Điều Thời Kỳ Thu Hoạch

Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM Khoa Công Nghệ Hóa Học

Đề tài: Phân bón cho cây điều thời kỳ thu hoạch GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh

3

Chương 2. Sinh Lý – Sinh Học Thời Kỳ Thu Hoạch Điều

2.1. Sinh lý cây điều

Cây điều thuộc loại cây gỗ thường xanh, cao 8 – 12 m, đất xấu cây cao không quá 6m,

khi chínquả có màu đỏ hoặc vàng.

Thân: mọc tốt ở những nơi có ánh sáng mạnh, đầy đủ ánh sáng cành sẽ phát triển

đều đặn và tạo thành một tán hình ô.

Rễ: rễ cọc vừa có hệ rễ ngang, rễ cọc có thể đâm sâu xuống đất xuống đất để hút

nước ngay cả khi mùa khô kéo dài 5-6 tháng.

Lá: lá thường tập trung ở đầu cành, lá đơn, nguyên, mọc so le, gân lá hình mạng,

khi non lá màu xanh nhạt hoặc đỏ, già có màu xanh đậm.

Hoa: Thường kết thúc mùa mưa bước sang mùa khô là lúc cây điều bắt đầu trổ

hoa, cùng lúc ra cả hoa đực và hoa lưỡng tính, có từ 200- 1600 hoa. Thời gian trổ

hoa thường kéo dài khoảng 85 ngày qua 3 pha rõ rệt:

Pha đực thứ nhất kéo dài 2,4 ngày (19-100% là hoa đực)

Pha hỗn hợp kéo dài 69,4 ngày (0 – 60% là hoa đực, 0 – 20% là lưỡng

tính).

Pha đực thứ hai kéo dài 13 ngày (0-67% là hoa đực).

Nhìn chung trong một chùm hoa, hoa đực chiếm tới 96%, hoa lưỡng tính thay

đổi từ 0,45- 24,9%.

Tỉ lệ hoa lưỡng tính và hoa đực là 1:6, hoa lưỡng tính đậu quả đến chín là

10,2%.

Mỗi loại hoa chỉ có một nhị lớn là có thể thụ phấn, còn tất cả còn lại là bất thụ

(nhị giả).

Vòi nhụy có chiều dài khoảng 1cm thường cao hơn nhị lớn.

Thụ phấn và đậu quả: hoa đực nở trước hoa lưỡng tính, phụ thuộc vào nhiệt độ môi

trường, thời gian từ 9 – 11h xem như là cao điểm của nở hoa và thu phấn. Trời nóng

nhất trong ngày, hoa nở nhanh và có cơ may tự thụ cao, mưa rào xem như thất bại. Noãn

sẽ tạo thành nhân hạt, bầu nhụy tạo thành vỏ bao nhân, cuống, đế hoa tạo thành quả giả.

Thời gian phát triển trung bình đối với hạt và trái điều

Trái điều Thời gian

Hạt điều Lũy tiến (ngày) Khoảng (ngày)

Sự thụ phấn 0 0 - Sự thụ phấn

Hình thành và phát

triển 5 5 - Thấy được bằng mắt thường

// 20 15 - Hạt có màu xanh lá cây (độ

đặc mềm)

// 35 15 - Hạt phát triển hoàn toàn bên

trong đế hoa

Page 6: Phân Bón Cho Điều Thời Kỳ Thu Hoạch

Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM Khoa Công Nghệ Hóa Học

Đề tài: Phân bón cho cây điều thời kỳ thu hoạch GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh

4

// 40 5 - Phát triển cực đại (độ đặc

mềm)

- các kích thước

hầu hết giống hạt 45

- Phát triển cực đại 60 20 - Phát triển cực đại (độ đặc

cứng)

- Chín hoàn toàn 65 5

Quá trình từ thụ phấn đến chín hoàn toàn của điều thường khoảng 65 ngày. Trong điều

kiện tự nhiên mỗi chùm hoa có khoảng 7,97 -26,59% số hoa lưỡng tính tạo thành quả.

Quả đã đậu thì số bị rụng non ở giai đoạn đầu chiếm rất lớn 34,05 – 84,5%.

Hạt điều: vỏ có ba lớp

o Lớp 1: Nhẵn bóng xám

o Lớp 2: Dày nhất, xốp, chứa tinh dầu, chống côn trùng

o Lớp 3: Cứng như đá

Nhân: lipid chiếm hơn 40% trọng lượng và protein khoảng 20%

Nhân: 20-25%

Vỏ lụa: 2-5%

Dầu vỏ: 18-23%

Vỏ: 45-50%

Một tấn hạt điều thường sản xuất được trung bình 220kg nhân hạt điều và từ 80-200kg

dầu vỏ tùy dung môi để ly trích.

2.2. Yêu cầu về sinh học

Cây điều phát triển tốt ở nhiệt độ cao, ưa độ cao 0-600 m so với mặt biển. Nhìn

chung độ cao nơi trồng điều so với mặt biển càng lớn thì cây sinh trưởng càng chậm,

năng suất càng giảm.

Lượng mưa: 800-1500 mm/năm, trãi đều trong 6-7 tháng và một mùa khô kéo dài

từ 5-6 tháng trùng vào mùa cây đều ra hoa kết quả. Cây điều rất thích hợp với kiểu khí

hậu hai mùa mưa, khô rõ rệt. Mưa nhiều hay ít cũng đều ảnh hưởng đếncây điều. Mưa

nhiều làm cây chậm sinh trưởng và sản phẩm kém chất lượng, bị ký sinh trùng tấn công

nhiều. Mưa ít làm cho cây ra trái bất thường.

Lượng mưa các tháng 10, 11 và 12 ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hoạch sớm, trung

bình hay thu hoạch muộn. Nếu lượng mưa trung bình mỗi tháng 220 mm sẽ cho năng

suất cao, ngược lại nếu lượng mưa trung bình tháng 11 nhiều hơn sẽ cho kếtquả ngược

lại ở những cây ra hoa sớm vào tháng 11.

Cây đòi hỏi mùa khô kéo dài ít nhất 4-5 tháng.

Nhiệt độ: Cây điều phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ 24-280C, nhiệt độ tối đa

trung bình cây còn khả năng chống chịu là 380C.

Page 7: Phân Bón Cho Điều Thời Kỳ Thu Hoạch

Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM Khoa Công Nghệ Hóa Học

Đề tài: Phân bón cho cây điều thời kỳ thu hoạch GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh

5

Trong giai đoạn sản xuất của cây nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sự ra hoa. Thời kỳ

quả phát triển, nhiệt độ lớn hơn 400C sẽ gây rụng hoa, quả. Cây điều non thường rất

mẫn cảm với nhiệt độ thấp, cây trưởng thành thì có thể chịu được nhiệt độ ở 00C.

Ánh sáng: Điều là cây ưa sáng, thường sản xuất trong mùa khô, khoảng 2000 giờ

nắng/ năm.

Ẩm độ tương đối: Cây thích hợp với ẩm độ tương đối của không khí 665-80%, trong

mùa ra hoa của cây độ ẩm nàythấp sẽ thuận lợi cho cây.

Gió: Các nước trồng điều nhiều, khu vưc trồng điều chủ yếu của họ nằm gần biển,

phơi ra gió.

Cây điều phần lớn thụ phấn chéo và được phát tán nhờ gió, tốc độ gió thích hợp 2-

25 km/h. Gió mạnh sẽ làm rụng hoa, tăng bốc thoát hơi nước làm mất cân bằng sinh lý.

Gió mặn (có chứa muối) dẫn đến các mầm và lá non bị cháy nắng.

o Khô trong suốt thời kỳ ra hoa thì sự kết quả rất tốt

o Nhiều mây trong suốt đợt ra hoa làm cho hoa bị khô héo do nhiễm bọ xít chè.

o Mưa nặng hạt trong lúc ra hoa gây hại cho sản xuất

o Nhiệt độ cao ở giai đoạn quả non (hòn bi) sẽ gây rụng quả.

o Điều phát triển tốt hơn khi thời gian khô hạn ngắn hơn.

Đất: Cây điều có thể phát triển được trên các loại đất cát rời, đất bồi, đất có chứa sắt,

đất feralit.

Cây chỉ sinh trưởng tốt trên đất xốp, sâu, thoát nước tốt pH từ 4,5 – 6,5. Cây điều

thường bị ảnh hưởng bởi các tác nhân về lý tính hơn là hóa tính.

Ở Việt Nam rất nhiều vùng đất có thể thích hợp cho việc phát triển của cây điều

như:

o Đất cát đỏ ở ven biển Bình Thuận.

o Đất cát trắng bờ biển duyên hải Nam Trung bộ.

o Đất xám phù sa cổ (Đông Nam bộ chiếm diện tích lớn nhất)

o Đất badan thoái hóa (Các tỉnh ở Tây Nguyên).

Tất cả những loại đất này phần lớn là đất trống, đồi núi trọc cần phải được phủ xanh

nên rất thuận lợi cho các kế hoạch mở rộng diện tích trồng điều.

Cây điều mọc tốt nhất ở miền khí hậu nhiệt đới ẩm với mùa khô rõ rệt kéo dài 4-5

tháng trong thời kỳ ra hoa kết quả, sau đó là mùa mưa cũng kéo dài 4-5 tháng, với lượng

mưa 1000 – 2000 mm/ năm. Điều yêu cầu một điều kiện ngoại cảnh ít thay đổi, với

nhiệt độ tối đa 34 oC và tối thiểu 20 oC. Thời gian chiếu sáng tối thích là 1285 giờ (9

giờ/ ngày) trong suốt thời kỳ hoa quả. Cây được trồng ở độ cao từ mực nước biển tới

700 m và mọc tốt ở giữa vĩ độ 27o bắc và 28o nam. Cây điều thường được trồng trong

điều kiện không tưới, nhưng phản ứng tốt với việc tưới bổ sung vào mùa hè.

Page 8: Phân Bón Cho Điều Thời Kỳ Thu Hoạch

Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM Khoa Công Nghệ Hóa Học

Đề tài: Phân bón cho cây điều thời kỳ thu hoạch GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh

6

2.3. Đặc điểm dinh dưỡng của cây điều

Bảng 2.1. Lượng dinh dưỡng đa lượng cây hút (cây 30 năm tuổi)

Bộ phận cây kg/cây

N P2O5 K2O

Lá, thân và rễ 1.72 0.41 0.80

Quả (155 kg) 0.37 0.12 0.28

Hạt (24 kg) 0.76 0.23 0.18

Tổng cộng 2.85 0.76 1.26

Nguồn: Mohapatra et al., 1973

Bảng 2.2. Hàm lượng các nguyên tố đa lượng trong lá điều (Kenya)

Loại cây % chất khô

N P K Mg Ca S

Loại tốt 1.98 0.21 1.69 0.20 0.09 0.15

Không tốt 1.52 0.10 0.97 0.17 0.16 0.14

Nguồn: Calton et al., 1961

Bảng 2.3. Hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong lá điều (Kenya)

Loại cây ppm chất khô

Fe Mn Cu B

Cây tốt 45 95 16 9

Cây không tốt 95 260 66 10

Nguồn: Calton et al., 1961

Bảng 2.4. Hàm lượng các nguyên tố đa lượng trong lá điều (An Độ)

Thời kỳ % chất khô

N P K

Trước khi ra quả 1.41 0.09 0.63

Sau khi ra quả* 1.49 0.12 0.79

* Lá của mùa trước 1.19 0.06 0.46

* Lá lớn đầy đủ của mùa hiện

tại 1.79 0.18 1.13

Nguồn: Harishukumar et al., 1982

Cách bón phân ảnh hưởng rõ rệt đến hàm lượng dinh dưỡng trong cây điều. Bón

cả vôi và lân đã nâng cao hàm lượng NPK của lá non. Ơ Malaysia bón vôi đã làm tăng

pH của đất cát và cải thiện hàm lượng cả P và K của lá non.

2.3.1. Khuyến cáo sử dụng phân bón

Nếu lấy số liệu về lượng dinh dưỡng cây điều 30 năm tuổi hút đi từ đất ta thấy, riêng

bộ phận quả và hạt đã lấy đi hàng năm 113 kg N, 35 kg P2O5 và 46 kg K2O. Nếu tính

cho tòan cây thì điều đã lấy đi 285 kg N, 76 kg P2O5 và 126 kg K2O (Với mất độ khoảng

100 cây/ ha). Như vậy khi cây điều đã đạt đến kích thước tối đa thì lượng dinh dưỡng

hàng năm cây cần rất lớn. Tuy nhiên, cùng với sự lớn lên của cây thì bộ rễ của điều

Page 9: Phân Bón Cho Điều Thời Kỳ Thu Hoạch

Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM Khoa Công Nghệ Hóa Học

Đề tài: Phân bón cho cây điều thời kỳ thu hoạch GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh

7

cũng xâm nhập vào những khoảng đất rộng lớn và khai thác dinh dưỡng và nước ở

những khoảng cách xa và cả ở những lớp đất sâu. Do vậy nhìn chung việc cung cấp

phân bón cho điều ở hầu hết các nước thường chỉ đáp ứng 1 phần nhu cầu dinh dưỡng

của cây. Số còn lại cây phải tự tìm lấy trong đất và từ nguồn nước mưa hàng năm.

2.3.1.1 Bón phân cho cây điều Ơ An Độ người ta khuyến cáo bón cho cây điều lượng phân NPK hàng năm như

sau:

Bảng 1. Liều lượng phân bón khuyến cáo hàng năm ở An Độ

Số năm sau khi trồng g/cây

N P2O5 K2O

1 170 40 40

2 350 80 80

Từ 3-4 năm về sau 500 125 125

15-20 750 250 250

Mức phân bón hàng năm ở trên được chia làm 2 đợt, đợt 1 vào ngay đầu mùa mưa và

đợt 2 bón vào cuối mùa mưa khi mà ẩm độ đất còn tối thích. Nếu chỉ bón 1 lần thì nên

bón vào cuối mùa mưa khi ẩm độ còn đủ.

Như vậy, lượng phân bón trên nếu tính ra mật độ cây là 100 cây/ ha thì mới được

75 kgN, 25 kg P2O5 và 25 kg K2O, rất thấp so với lượng cây hút đã được đề cập tới ở

bài trước. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay đang có sự chuyển đổi sang trồng giống

mới theo hướng thâm canh thì lượng phân khuyến cáo trên là không tương xứng. Để

phát huy hiệu quả kinh tế của cây điều thì vườn điều thâm canh cần được tăng lượng

bón lên 1,5 lần hoặc gấp đôi tùy theo điều kiện canh tác và giá điều hàng năm. Tùy

theo mật độ cây hiện có mà phân bổ lượng bón phù hợp cho mỗi cây.

Phân chuồng (hữu cơ) cần được bón lúc trồng với mức 6 tấn phân chuồng/ ha sẽ giúp

cây con sinh trưởng tốt.

2.3.1.2. Phun phân lên lá Phun phân N dưới dạng Urea kết hợp với thuốc trừ sâu lúc cây đâm chồi nảy lộc và

sau đó một lần nữa lúc bắt đầu có chùy hoa sẽ giúp cây đậu trái tốt hơn và trừ được

các loại sâu chính của mùa. Phun bằng phương tiện mặt đất nồng độ cao (2%) hoặc

phun máy bay nồng độ thấp hơn đều thấy có hiệu quả kinh tế.

2.3.2. Yếu tố dinh dưỡng trong phân bón

Các nguyên tố đa lượng: giống như những cây trồng khác thì nguyên tố đa lượng

cho cây điều gồm đạm (N), lân (P2O5) và kali (K2O). Trong những nguyên tố đa lượng

này thì đạm là nguyên tố cây cần nhiều nhất, sau đó là kali và sau cùng là lân. Những

nghiên cứu của các nhà khoa học ở Ấn Độ cho thấy lượng phân đạm có phản ứng mạnh

với cây điều còn lân và kali thì phản ứng hơn. Khi cây đã vào giai đoạn kinh doanh,

lượng đạm (N) được khuyến cáo 125 kg/ha, lân (P2O5) là 50kg/ha và K2O là 100kg/ha.

Nếu tính ra lượng phân thương phẩm thì khoảng 270kg phân ure, 300kg phân lân nung

chảy và 170kg phân kali clorua. Lượng phân đạm thì khuyến cáo bón hai lần, lần đầu

Page 10: Phân Bón Cho Điều Thời Kỳ Thu Hoạch

Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM Khoa Công Nghệ Hóa Học

Đề tài: Phân bón cho cây điều thời kỳ thu hoạch GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh

8

vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 6) và lần thứ hai là giữa mùa mưa (khoảng tháng 8).

Đối với lân và kali khuyến cáo bón 1 lần vào giữa mùa mưa.

Đối với điều kiện ở Việt Nam thì các nhà khoa học đưa ra lượng phân bón cho cây

điều trong giai đoạn kinh doanh (khi cây điều 3 năm tuổi), lượng phân đạm bón 2 lần,

lần đầu 650g/cây, lần thứ hai 430g/cây; phân lân nung chảy hoặc super lân là 1,4kg/cây

và phân kali clorua là 350g/cây. Phân lân thì bón 1 lần vào đầu mùa mưa (vào khoảng

tháng 5-6) còn phân kali bón 2 lần như phân đạm. Khi cây trên 3 năm tuổi trở đi, lượng

phân tăng thêm 20-30%. Chú ý khi tăng hoặc giảm thì phải kết hợp với năng suất thu

được và tình trạng sinh trưởng của cây để điều chỉnh mức bón cho phù hợp.

Các nguyên tố trung lượng: cây điều cần nhiều nguyên tố lưu huỳnh, canxi và

magie. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở Úc người ta sử dụng phương pháp ước

tính thành phần dinh dưỡng trong cây và ước tính lượng dinh dưỡng mà cây điều hút đi

bằng phương pháp tính vật chất khô trong toàn bộ cả cây từ giai đoạn 1 năm tuổi đến 8

năm tuổi. Theo kết quả này thì hàm lượng nguyên tố lưu huỳnh trong cây điều cần nhiều

nhất, kế đến là canxi và cuối cùng là magie, với số liệu cụ thể như sau: khi cây điều 4

năm tuổi, nguyên tố dinh dưỡng lưu huỳnh cây hút đi là 241g/cây, canxi là 216g/cây và

magie là 108g/cây. Lượng dinh dưỡng này cũng tăng theo khi cây ở giai đoạn 5-8 năm

tuổi. Qua đó cho chúng ta thấy một vấn đề là nhu cầu dinh dưỡng trung lượng cho cây

điều rất quan trọng. Để bổ sung dinh dưỡng trung lượng canxi và magie bà con có thể

chọn phân khoáng Dolomite với liều lượng 230-250g/cây. Để bổ sung dinh dưỡng lưu

huỳnh bà con có dùng thạch cao bón với liều lượng 80-90g/cây. Ngoài ra trong thạch

cao còn có canxi sẽ làm pH đất tăng lên, đất sẽ giảm độ chua. Lượng phân này chia làm

2 lần bón, vào đầu mùa mưa và giữa mùa mưa. Ngoài ra nếu không bón qua gốc chúng

ta có thể dùng phân bón lá có chưa canxi và magie để phun cho cây.

Page 11: Phân Bón Cho Điều Thời Kỳ Thu Hoạch

Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM Khoa Công Nghệ Hóa Học

Đề tài: Phân bón cho cây điều thời kỳ thu hoạch GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh

9

Quặng Dolomite chứa Ca, Mg

Các nguyên tố vi lượng: cây điều cần nhiều vi lượng kẽm, bo và mangan. Kẽm sẽ

nguyên tố thiết yếu trong sự hình thành của quá trình sinh trưởng và kết hợp với chất

điều hòa sinh trưởng trong cây. Kẽm được tích lũy trong rễ nhưng không thể chuyển từ

rễ đến để phát triển các bộ phận của cây. Bởi vì một vài quá trình chuyển đổi của kẽm

chỉ xảy ra bên trong các bộ phận của tán cây, đặc biệt sự thiếu hụt đạm trong cây, triệu

chứng thiếu kẽm thường xuất hiện trên những lá non. Khi thiếu kẽm lá non nhỏ, đọt non

chùn lại, xảy ra ở đất axit và hầu hết tìm thấy ở đất cát. Ion kẽm không di chuyển trong

đất bởi vì nó bị giữ lại bởi những keo đất. Do vậy việc bón phân qua đất không có tác

dụng nhiều, khi có triệu chứng thiếu kẽm thì dùng phân bón lá có chứa kẽm để phun

như MKZ hoặc kẽm ở dạng Chelate như Zintrac.

Bo là nguyên tố vi lượng thiết yếu trong cây điều, bo thúc đẩy sự phân hóa mô,

kéo dài rễ và tổng hợp thành tế bào, chuyển hóa carbohydrate và sự nẩy mầm của hạt

phấn. Bo rất dễ bị thiếu trong điều kiện đất canh tác khô hạn. Bo cũng dễ bị rửa trôi

trong đất và đây là sự thiếu hụt bo phổ biến ở cây trồng cũng như trên những vùng đất

cát. Nguyên nhân xì mủ trên hạt điều có thể là do sự thiếu hụt bo. Để quản lý và sử dụng

hợp lý bo cho cây điều thì bà con có thể sử dụng phân có chứa bo để bón như phân

Borax (bo-rát) với liều lượng bón 10-15kg/ha sẽ cung cấp đủ lượng bo cho cây điều và

cân bằng tình trạng dinh dưỡng trong cây. Ngoài ra bà con có thể sử dụng phân bón lá

có chứa bo như phân bón lá Bortrac (bo-trất) để phun cho cây điều để cung cấp bo và

tăng khả năng đậu trái, hạn chế rụng trái và xì mủ trái điều.

Page 12: Phân Bón Cho Điều Thời Kỳ Thu Hoạch

Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM Khoa Công Nghệ Hóa Học

Đề tài: Phân bón cho cây điều thời kỳ thu hoạch GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh

10

Nguyên tố Bo Nguyên tố kẽm

Page 13: Phân Bón Cho Điều Thời Kỳ Thu Hoạch

Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM Khoa Công Nghệ Hóa Học

Đề tài: Phân bón cho cây điều thời kỳ thu hoạch GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh

11

Chương 3. Nguyên liệu, thành phần làm phân bón

Để làm phân bón cho cây điều thời kỳ thu hoạch ta cần các yếu tố đa lượng để

bón cho cây điều đa số cây điều cần rất nhiều nguyên tố nhưng chính yếu vẫn là

nguyên tố đa lượng vì thế ta chọn phân bón có thành phần N – P2O5 – K2O theo tỷ

lệ (25 – 9 – 9) và sau đó tính lượng phân đơn bổ sung vào để hoàn thiện và góp phần

cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây điều.

Tính toán cho phân bón. N – P2O5 – K2O (25 – 9 – 9)

Sử dụng amon photphat ( 11% N, 48% P2O5) và KCl (60% K2O)

- Lượng đạm cần cung cấp (N): 25

2,2711

(Không hợp lý)

- Lượng Lân cần cung cấp (P2O5): 9

0,1948

(tấn)

- Lượng Kali cần cung cấp (K2O): 9

0,1560

(tấn)

lượng KCl cần dùng là: 0,15 (tấn)

lượng lân cần dùng là : 0,19 (tấn)

Trong 0,19 (tấn) có 0,19 x 11 =2,09 % N

Vậy lượng đạm cần bổ sung 25 – 2,09=22,91%

Tổng lượng chất cần bổ sung để sản xuất 1 tấn phân loại phân cần phải có ít nhất

22,91 : 0,66=34,7% N

ta nên sử dụng phân Urê 46%N

22,91 : 46 = 0,489 (tấn)

lượng chất trợ cần bổ sung là:

C= 1- (0,498 + 0,19 + 0,15) = 0,162 (tấn)

amonphotphat 190 kg

KCl 150 kg

Urê 498kg

Page 14: Phân Bón Cho Điều Thời Kỳ Thu Hoạch

Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM Khoa Công Nghệ Hóa Học

Đề tài: Phân bón cho cây điều thời kỳ thu hoạch GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh

12

Chương 4. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất phân bón

Phân đơn sau quá trình chọn lựa được đem về sau đó nghiền sản để phân đạt kích thước

tiêu chuẩn

Sau quá trình đó ta trộn hỗn hợp lại với nhau:phân đơn với phân đa lại với nhau

Ta tạo thành sản phẩm phân bón.

- Trạng thái: phân đơn ở dạng rắn chỉ chưa một thành phần bao gồm đạm, lân hoặc

kali. Phân đa là thành phần bao gồm chứa cả 3 thành phần gồm N, P2O5, K2O với

tỷ lệ đã xác định.

- Tính chất thì phân đơn có Amonphophat, ure, KCl

4.1. Amonphotphat: NH4H2PO4.

Hàm lượng (% theo trọng lượng): 98 -100%

Cảnh báo:Tránh tiếp xúc với da và mắt

Tiếp xúc và triệu chứng: Mắt và da: Liên hệ có thể gây kích ứng mắt và tiếp xúc lâu dài với da

có thể gây ra một số kích thích.

Hít phải: nồng độ bụi cao của vật liệu truyền qua không khí có thể gây

kích ứng mũi và đường hô hấp trên với các triệu chứng như đau họng

và ho. Hít phải khí phân hủy có thể gây ra kích ứng và tác động ăn mòn

trên các hệ thống hô hấp. Một số tác dụng phổi có thể bị chậm trễ.

Nuốt phải: Nuốt phải một lượng nhỏ không có khả năng gây ra hiệu ứng

độc hại. Số lượng lớn có thể làm tăng rối loạn dạ dày - ruột.

ĐẶC TÍNH LÝ, HÓA CỦA HÓA CHẤT Trạng thái vật lý : hạt rắn

Màu sắc : màu trắng

Điểm nóng chảy : 1900C

Mùi đặc trưng : mùi NH3 nhẹ

Điểm bùng cháy : chưa có thông tin

Áp suất hơi : <1 mmHg ở 200C

Tan trong nước: 328g/l ở 20oC

Độ pH dd 0,2M : 4,2

Sản phẩm

Trộn hỗn hợp lại

Nghiền sàn (để phân đạt kích thước tiêu chuẩn)

Phân đơn

Page 15: Phân Bón Cho Điều Thời Kỳ Thu Hoạch

Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM Khoa Công Nghệ Hóa Học

Đề tài: Phân bón cho cây điều thời kỳ thu hoạch GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh

13

Khối lượng riêng : 1.798 kg/dm3 ở 200C

Phân được dùng để bón lót, bón thúc đều tốt. Phân là loại dễ sử dụng.

4.2. Urê: (NH2)2CO

Urê là một hợp chất hữu cơ của cacbon, nitơ, ôxy và hiđrô, với công

thức CON2H4 hay (NH2)2CO và cấu trúc chỉ ra ở bên phải.

Khối lượng phân tử: 60,06 g/mol

Mật độ: 1,32 g/cm³

Có thể hòa tan trong: Nước

Công thức cấu tạo của Urê

Phân urê (CO(NH2)2) có 44–48% nitơ nguyên chất.[1] Loại phân này chiếm

59% tổng số các loại phân đạm được sản xuất ở các nước trên thế giới. Urê là

loại phân có tỷ lệ nitơ cao nhất. Trên thị trường có bán 2 loại phân urê có chất

lượng giống nhau:

Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, có nhược điểm là

hút ẩm mạnh.

Loại có dạng viên, nhỏ như trứng cá. Loại này có thêm chất chống ẩm

nên dễ bảo quản, dễ vận chuyển nên được dùng nhiều trong sản xuất

nông nghiệp.

Phân urê có khả năng thích nghi rộng và có khả năng phát huy tác dụng trên

nhiều loại đất khác nhau và đối với các loại cây trồng khác nhau. Phân này bón

thích hợp trên đất chua phèn.

Phân urê được dùng để bón thúc. Có thể pha loãng theo nồng độ 0.5–1.5% để

phun lên lá.

Trong chăn nuôi, urê được dùng trực tiếp bằng cách cho thêm vào khẩu phần

thức ăn cho lợn, trâu bò. Phân này cần được bảo quản kỹ trong túi pôliêtilen

và không được phơi ra nắng. Bởi vì khi tiếp xúc với không khí và ánh nắng

urê rất dễ bị phân huỷ và bay hơi. Các túi phân urê khi đã mở ra cần được dùng

hết ngay trong thời gian ngắn.

Trong quá trình sản xuất, urê thường liên kết các phần tử với nhau tạo

thành biuret. Đó là chất độc hại biuret đối với cây trồng. Vì vậy, trong phân

urê không được có quá 1,5% biuret (theo Tiêu chuẩn Việt Nam).

Page 16: Phân Bón Cho Điều Thời Kỳ Thu Hoạch

Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TPHCM Khoa Công Nghệ Hóa Học

Đề tài: Phân bón cho cây điều thời kỳ thu hoạch GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh

14

4.3. Phân KCl

Nhóm phân bón cung cấp chất dinh dưỡng kali cho cây. Kali có vai trò chủ yếu

trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất dinh dưỡng

của cây. Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không

lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây cứng

chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét. Kali làm tăng phẩm

chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của cây. Kali làm tăng hàm lượng

đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, làm cho hương vị quả thơm và

làm tăng khả năng bảo quản của quả. Kali làm tăng chất bột trong củ khoai, làm

tăng hàm lượng đường trong mía. Trên phương diện khối lượng, cây trồng cần

nhiều K hơn N. Nhưng vì trong đất có tương đối nhiều K hơn N và P, cho nên

người ta ít chú ý đến việc bón K cho cây. Trong cây K được dự trữ nhiều ở thân

lá, rơm rạ, cho nên sau khi thu hoạch kali được trả lại cho đất một lượng lớn.

Kali có nhiều trong nước ngầm, nước tưới, trong đất phù sa được bồi hàng năm.

Vì vậy, việc bón phân kali cho cây không được chú ý đến nhiều. Hiện nay, trong

sản xuất nông nghiệp càng ngày người ta càng sử dụng nhiều giống cây trồng

có năng suất cao. Những giống cây trồng này thường hút nhiều K từ đất, do đó

lượng K trong đất không đủ đáp ứng nhu cầu của cây, vì vậy muốn có năng suất

cao và chất lượng nông sản tốt, thì phải chú ý bón phân kali cho cây. Mặt khác,

các bộ phận thân lá cây, rơm rạ, v.v.. sau khi thu hoạch sản phẩm chính của

nông nghiệp, hiện nay được sử dụng nhiều để nuôi trồng nấm, làm vật liệu độn

chuồng, làm chất đốt, v.v.. và bị đưa ra khỏi đồng ruộng, vì vậy, việc bón kali

cho cây càng trở nên cần thiết. Những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học

cho thấy trừ đất phù sa sông Hồng có hàm lượng kali tương đối khá, còn lại

phần lớn các loại đất ở nước ta đều nghèo kali. Hàm lượng kali ở các loại đất

này thường là dưới 1%. Ở các loại đất xám, đất cát, đất bạc màu, đất nhẹ ở miền

Trung nước ta, kali có ý nghĩa rất lớn trong việc làm tăng năng suất cây trồng.

Kali cũng cho kết quả tốt trên đất xám Đông Nam Bộ. Để sử dụng hợp lý phân

kali cần chú ý đến những điều sau đây:

Bón kali ở các loại đất trung tính dễ làm cho đất trở nên chua. Vì vậy ở

các loại đất trung tính nên kịp thời bón thêm vôi.

Kali nên bón kết hợp với các loại phân khác.

Kali có thể bón thúc bằng cách phun dung dịch lên lá vào các thời gian

cây kết hoa, làm củ, tạo sợi.

Có thể bón tro bếp để thay thế phân kali.

Bón quá nhiều kali có thể gây tác động xấu lên rễ cây, làm cây teo rễ.

Nếu bón quá thừa phân kali trong nhiều năm, có thể làm cho mất cân đối

với natri, magiê. Khi xảy ra trường hợp này cần bón bổ sung các nguyên

tố vi lượng magiê, natri.