3
Phân loại KH ĐT và làm rõ ý nghĩa của từng tiêu chí phân loại trong công tác quản lý ĐT 1. theo nguồn huy động vốn, kế hoạch đầu tư bao gồm các loại kế hoạch huy động vốn đầu tư Kế hoạch huy động vốn đầu tư phản ánh từng loại nguồn vốn đầu tư, mức độ huy động từ nguồn vốn Kế hoạch huy động vốn đầu tư ở cấp vĩ mô phải đảm bảo cân đối và huy động ngày càng hiệu quả mọi nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội gồm: vốn ngân sách, tín dụng ưu đãi, vốn doanh nghiệp… Kế hoạch vốn huy động đầu tư của cấp tỉnh, thành phố cần xác định rõ nguồn vốn đầu tư được trung ương phân bổ, khả năng huy động từ ngân sách địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức, huy động từ cá nhân. 2. trên phương diện sử dụng vốn, kế hoạch đầu tư là một tổng thể các kế hoạch bố trí sử dụng vốn đầu tư. Kế hoạch bố trí sử dụng vốn đầu tư là những kế hoạch đầu tư quan trọng nhất, đặc biệt đối với nguồn vốn nhà nước. các kế hoạch này cho biết vốn đầu tư sẽ được sử dụng vào đâu và như thế nào. Nó là cơ sở để so sánh, đánh giá tính cân đối và hợp lý của cơ cấu đầu tư. Một số kế hoạch bố trí sử dụng vốn chủ yếu cần được chú ý là: - Kế hoạch bố trí vốn theo ngành, lĩnh vực đầu tư - Kế hoạch bố trí vốn theo địa phương, vùng lãnh thổ - Kế hoạch bố trí vốn theo các giai đoạn của quá trình đầu tư theo dự án 3. theo biện pháp triển khai thực hiện kế hoạch, kế hoạch đầu tư chia thành kế hoạch đầu tư theo chương trình và kế hoạch đầu tư theo dự án. Kế hoạch đầu tư theo dự án là tập hợp các kế hoạch về vốn, kế hoạch chuẩn bị đầu tư và sử dụng vốn đầu tư cho dự án.

phân loại kế hoạch đầu tư

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: phân loại kế hoạch đầu tư

Phân loại KH ĐT và làm rõ ý nghĩa của từng tiêu chí phân loại trong công tác quản lý ĐT

1. theo nguồn huy động vốn, kế hoạch đầu tư bao gồm các loại kế hoạch huy động vốn đầu tư

Kế hoạch huy động vốn đầu tư phản ánh từng loại nguồn vốn đầu tư, mức độ huy động từ nguồn vốn

Kế hoạch huy động vốn đầu tư ở cấp vĩ mô phải đảm bảo cân đối và huy động ngày càng hiệu quả mọi nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội gồm: vốn ngân sách, tín dụng ưu đãi, vốn doanh nghiệp…

Kế hoạch vốn huy động đầu tư của cấp tỉnh, thành phố cần xác định rõ nguồn vốn đầu tư được trung ương phân bổ, khả năng huy động từ ngân sách địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức, huy động từ cá nhân.

2. trên phương diện sử dụng vốn, kế hoạch đầu tư là một tổng thể các kế hoạch bố trí sử dụng vốn đầu tư.

Kế hoạch bố trí sử dụng vốn đầu tư là những kế hoạch đầu tư quan trọng nhất, đặc biệt đối với nguồn vốn nhà nước. các kế hoạch này cho biết vốn đầu tư sẽ được sử dụng vào đâu và như thế nào. Nó là cơ sở để so sánh, đánh giá tính cân đối và hợp lý của cơ cấu đầu tư. Một số kế hoạch bố trí sử dụng vốn chủ yếu cần được chú ý là:

- Kế hoạch bố trí vốn theo ngành, lĩnh vực đầu tư- Kế hoạch bố trí vốn theo địa phương, vùng lãnh thổ- Kế hoạch bố trí vốn theo các giai đoạn của quá trình đầu tư theo dự án

3. theo biện pháp triển khai thực hiện kế hoạch, kế hoạch đầu tư chia thành kế hoạch đầu tư theo chương trình và kế hoạch đầu tư theo dự án.

Kế hoạch đầu tư theo dự án là tập hợp các kế hoạch về vốn, kế hoạch chuẩn bị đầu tư và sử dụng vốn đầu tư cho dự án.

Một kế hoạch đầu tư theo dự án gồm các nội dung như:

- Kế hoạch vốn cho công tác điều tra,khảo sát và lập quy hoạch ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.

- kế hoạch chuẩn bị đầu tư- kế hoạch chuẩn bị thực hiện dự án- kế hoạch thực hiện đầu tư

4. theo thời gian thực hiện kế hoạch, kế hoạch đầu tư chia thành kế hoạch đầu tư dài hạn, kế hoạch đầu tư hàng năm

Page 2: phân loại kế hoạch đầu tư

Kế hoạch đầu tư dài hạn là một kế hoạch chiến lược được lập trên cơ sở các kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế xã hội, có tính tổng thể, có phạm vi kế hoạch và nội dung ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài.

Kế hoạch đầu tư hàng năm là loại kế hoạch thông dụng được lập hàng năm và có thể được tổng hợp từ kế hoạch đầu tư các dự án riêng lẻ. nội dung của kế hoạch đầu tư hàng năm gồm:

- kế hoạch cho công việc điều tra khảo sát lập quy hoạch ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn

- kế hoạch chuẩn bị đầu tư cho các dự án thuộc năm nghiên cứu- kế hoạch chuẩn bị thực hiện đầu tư trong năm- kế hoạch đầu tư cho mọi dự án trong năm kế hoạch- kế hoạch bàn giao công trình xây dựng xong

5. theo cấp độ lập và thẩm định kế hoạch, kế hoạch đầu tư chia thành: kế hoạch đầu tư cấp cơ sở, địa phương, và kế hoạch đầu tư chung của toàn xã hội.

Kế hoạch đầu tư của cơ sở gồm:

- kế hoạch chuẩn bị thực hiện các công việc chuẩn bị đầu tư- kế hoạch mua sắm thiết bị máy móc của các doanh nghiệp- kế hoạch xây dựng các hạng mục công trình của cơ sở- kế hoạch vốn lưu động phục vụ sự hoạt động của các tài sản cố định mới tăng thêm- kế hoạch đầu tư phát triển nguồn vốn nhân lực để việc thay thế lao động cũ, bổ sung lao động

mới, đáp ứng yêu cầu hoạt động của cơ sở- kế hoạch đưa vào hoạt động các năng lực sản xuất phục vụ mới

6. theo phương pháp lập kế hoạch, kế hoạch đầu tư chia thành kế hoạch định hướng (gián tiếp ) và kế hoạch trực tiếp

Kế hoạch định hướng là loại kế hoạch đầu tư gián tiếp, trong đó nhà nước không chỉ giao chỉ tiêu pháp lệnh trực tiếp mà gián tiếp thông qua các công cụ, đòn bẩy kinh tế như luật pháp, chính sách tài chính tiền tệ, khuyến khích lợi ích vật chất.. hướng các nhà đầu tư vào những ngành lĩnh vực theo mục tiêu xác định trước của nhà nước, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội cũng như quy hoạch của ngành, vùng nhằm huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Kế hoạch đầu tư trực tiếp là kế hoạch mà nhà nước kế hoạch hóa trực tiếp thong qua các chỉ tiêu pháp lệnh và hướng dẫn. kế hoạch đầu tư trực tiếp được thực hiện đối với bộ phận vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng ưu đãi.