24
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -----------o0o---------- CHU HOÀNG HIỆP PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI - 2015

PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10869/1/ĐẠI HỌC QUỐC...3.1 Các yếu tố về điều kiện tự

  • Upload
    hatram

  • View
    214

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10869/1/ĐẠI HỌC QUỐC...3.1 Các yếu tố về điều kiện tự

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-----------o0o----------

CHU HOÀNG HIỆP

PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP

TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI - 2015

Page 2: PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10869/1/ĐẠI HỌC QUỐC...3.1 Các yếu tố về điều kiện tự

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-----------o0o----------

CHU HOÀNG HIỆP

PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP

TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ GIANG

CHUYEN NGANH : QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. KHU THỊ TUYẾT MAI

HA NỘI - 2015

Page 3: PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10869/1/ĐẠI HỌC QUỐC...3.1 Các yếu tố về điều kiện tự

1

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ

nhiệt tình và những lời động viên, chỉ bảo ân cần của các cá nhân, tập thể, các cơ quan

nơi tôi công tác và các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà

Nội.

Trƣớc tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc TS. Khu Thị Tuyết Mai đã trực

tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành luận văn thạc si Quản lý kinh

tế.

Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè; tôi xin bày tỏ lòng biết ơn

đến ngƣời thân trong gia đình đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mặt vật chất, chia sẻ

những khó khăn và động viên về mặt tinh thần trong thời gian học tập và hoàn thành

luận văn thạc si này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Page 4: PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10869/1/ĐẠI HỌC QUỐC...3.1 Các yếu tố về điều kiện tự

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn này là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu, tƣ liệu đƣợc sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung

thực. Kết quả nêu trong luân văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào.

Page 5: PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10869/1/ĐẠI HỌC QUỐC...3.1 Các yếu tố về điều kiện tự

3

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... 5

DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... 6

DANH MỤC HỘP .......................................................................................................... 6

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 7

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC XÃ ...................... 11

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 11

1.2. Cơ sở lý luận về hợp tác xã .................................... Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Bản chất của kinh tế hợp tác và hợp tác xã ......... Error! Bookmark not defined.

1.2.2. Vai trò và nguyên tắc của hợp tác xã................... Error! Bookmark not defined.

1.2.3. Phân loại hợp tác xã ............................................. Error! Bookmark not defined.

1.2.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến đến sự hình thành và phát triển của hợp tác xã

....................................................................................... Error! Bookmark not defined.

1.2.5 Tiêu chí đánh giá sự phát triển hợp tác xã ở Việt Nam ..... Error! Bookmark not

defined.

1.3. Lịch sử phát triển của phong trào hợp tác xã, kinh nghiệm của các nƣớc trên thế

giới và của Việt Nam ..................................................... Error! Bookmark not defined.

1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của phong trào HTX quốc tế . Error! Bookmark

not defined.

1.3.2 Kinh nghiệm phát triển HTX tại một số nƣớc trên thế giới Error! Bookmark not

defined.

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..................... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... Error! Bookmark not defined.

2.1 Địa bàn nghiên cứu ................................................. Error! Bookmark not defined.

2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin ............................ Error! Bookmark not defined.

2.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu ....................................... Error! Bookmark not defined.

2.4 Phƣơng pháp phân tích ........................................... Error! Bookmark not defined.

2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .................................. Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH ..... Error! Bookmark

not defined.

HỢP TÁC XÃ TẠI TỈNH HÀ GIANG ........................ Error! Bookmark not defined.

Page 6: PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10869/1/ĐẠI HỌC QUỐC...3.1 Các yếu tố về điều kiện tự

4

3.1 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hƣởng đến phát triển hợp tác

xã tại tỉnh Hà Giang ....................................................... Error! Bookmark not defined.

3.1.1 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên .......................... Error! Bookmark not defined.

3.1.2 Các yếu tố về điều kiện kinh tế-xã hội ................. Error! Bookmark not defined.

3.2 Phân tích thực trạng phát triển các loại hình Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hà Giang

....................................................................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.1 Những chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc và của tỉnh Hà Giang về

phát triển HTX ............................................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.2.Tình hình phát triển các loại hình hợp tác xã tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2006-

2013 ............................................................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.3 Đánh giá chung về phát triển HTX trên địa bàn tỉnh Hà Giang Error! Bookmark

not defined.

CHƢƠNG 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM

ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 ....................................... Error! Bookmark not defined.

4. 1 Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng phát triển .......... Error! Bookmark not defined.

4.1.1. Quan điểm............................................................ Error! Bookmark not defined.

4.1.2. Mục tiêu ............................................................... Error! Bookmark not defined.

4.1.3. Định hƣớng phát triển .......................................... Error! Bookmark not defined.

4.2 Dự báo về phát triển HTX trên địa bàn tỉnh Hà Giang ......... Error! Bookmark not

defined.

4.2.1. Dự báo dân số và lao động đến 2020 .................. Error! Bookmark not defined.

4.3. Các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển HTX giai đoạn 2015-2020 .. Error!

Bookmark not defined.

4.3.1. Phƣơng thức tổ chức sản xuất kinh doanh của HTX trong nền kinh tế thị trƣờng

cạnh tranh ...................................................................... Error! Bookmark not defined.

4.3.2. Các nhóm giải pháp phát triển các loại hình HTX phân theo linh vực kinh tế

....................................................................................... Error! Bookmark not defined.

4.3.3 Các giải pháp đột phá ........................................... Error! Bookmark not defined.

4.3.4. Các nhóm giải pháp khác .................................... Error! Bookmark not defined.

4.4 Một số kiến nghị ...................................................... Error! Bookmark not defined.

4.4.1 Đối với Nhà nƣớc ................................................. Error! Bookmark not defined.

Page 7: PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10869/1/ĐẠI HỌC QUỐC...3.1 Các yếu tố về điều kiện tự

5

4.4.2. Đối với tỉnh Hà Giang ......................................... Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN ................................................................... Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 16

Page 8: PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10869/1/ĐẠI HỌC QUỐC...3.1 Các yếu tố về điều kiện tự

6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nguyên nghĩa

CN-TTCN ......................... Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

CNH, HĐH ......................... Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

CVĐC ......................... Công viên địa chất

DN ......................... Doanh nghiệp

HTX ......................... Hợp tác xã

HTXNN ......................... Hợp tác xã nông nghiệp

HTXTM ......................... Hợp tác xã thƣơng mại

NCKH ......................... Nghiên cứu khoa học

PTNT ......................... Phát triển nông thôn

QL ......................... Quốc lộ

QTDND ......................... Quỹ tín dụng nhân dân

SXKD ......................... Sản xuất kinh doanh

XHCN ......................... Xã hội chủ nghia

Page 9: PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10869/1/ĐẠI HỌC QUỐC...3.1 Các yếu tố về điều kiện tự

7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin ..................... Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.1. Tốc độ tăng trƣởng GDP của tỉnh Hà Giang (%) ....... Error! Bookmark not

defined.

Bảng 3.2 Cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Giang (năm 2010, đvt: %) Error! Bookmark not

defined.

Bảng 3.3 Số lƣợng HTX trên địa bàn tỉnh Hà Giang (2006-2013) .... Error! Bookmark

not defined.

Bảng 3.4 Số lƣợng HTX theo loại hình tại Hà Giang (2006-2013) ... Error! Bookmark

not defined.

Bảng 3.5 Phát triển HTX theo địa bàn .......................... Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.6. Chất lƣợng bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX ....... Error!

Bookmark not defined.

Bảng 3.7 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực HTX Error! Bookmark

not defined.

Bảng 3.8 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX theo từng linh vực ........... Error!

Bookmark not defined.

Bảng 4.1 Dự báo dân số và lao động tỉnh Hà Giang đến 2020 ... Error! Bookmark not

defined.

Bảng 4.2 Dự báo cơ cấu sử dụng lao động tỉnh Hà Giang đến 2020 . Error! Bookmark

not defined.

Bảng 4.3 Dự báo phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hà Giang ................ Error!

Bookmark not defined.

Bảng 4.4 Tái cấu trúc các loại hình HTX phân theo linh vực kinh tế Giai đoạn 2015-

2020 ............................................................................... Error! Bookmark not defined.

Bảng 4.5 Một số tiêu chí về đào tạo nguồn nhân lực đối với HTX giai đoạn 2012 -

2020 ............................................................................... Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC HỘP

Page 10: PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10869/1/ĐẠI HỌC QUỐC...3.1 Các yếu tố về điều kiện tự

8

STT Hộp Nội dung Trang

1 Hộp 1.1 Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hợp tác xã 16

2 Hộp 3.1 Chính sách hỗ trợ và ƣu đãi của Nhà nƣớc đối với

HTX và Liên hiệp HTX 49

Page 11: PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10869/1/ĐẠI HỌC QUỐC...3.1 Các yếu tố về điều kiện tự

9

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hợp tác xã là một loại hình kinh tế tập thể khá phổ biến, hoạt động trên nhiều linh

vực đời sống xã hội và hiện diện ở các nền kinh tế có trình độ phát triển khác nhau. Kinh

nghiệm thế giới cho thấy, đến nay hợp tác xã vẫn tỏ ra là mô hình hoạt động hiệu quả,

phù hợp với điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt. Và quan trọng hơn nữa, thông qua

hợp tác xã, các hộ nông dân, các doanh nghiệp nhỏ hợp tác với nhau, tăng sức mạnh để

đối phó với khó khăn và tránh các nguy cơ thua lỗ cao.

Nhìn lại quá trình phát triển của Việt Nam, phong trào hợp tác xã đã trải qua nhiều

bƣớc thăng trầm gắn với những thay đổi chung trong cơ chế quản lý kinh tế của đất nƣớc.

Đến nay, mô hình hợp tác xã mới ra đời thay thế cho mô hình hợp tác xã kiểu cũ (chuyển

đổi, thành lập mới theo Luật hợp tác xã năm 1996 và Luật hợp tác xã sửa đổi năm 2003,

nay là Luật HTX 2012), đặt nền móng căn bản cho sự phát triển kinh tế hợp tác, HTX.

Sau khi thực hiện theo Luật hợp tác xã, kết quả là đã xuất hiện một số mô hình hợp tác xã

kiểu mới hoạt động hiệu quả, phục vụ tốt cho kinh tế hộ gia đình xã viên, đã làm rõ và

giải quyết đƣợc nhiều tồn tại trong các hợp tác xã. Tuy nhiên có thể nhận thấy, chất lƣợng

chuyển đổi của các hợp tác xã còn chƣa cao, hoạt động của hợp tác xã mới còn nhiều

lúng túng chƣa đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Phong trào Hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang là một

điển hình, do nhận thức của ngƣời dân còn nhiều hạn chế, chịu ảnh hƣởng nặng nề của

mô hình hợp tác xã kiểu cũ nên việc chuyển đổi, thành lập mới hợp tác xã theo Luật còn

có nhiều hạn chế.

Mặc dù trong những năm qua với những tác động tích cực từ quá trình thực hiện

các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển kinh tế tập thể, khu vực

kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã có những chuyển

biến tích cực, các HTX cũ cơ bản đã đƣợc chuyển đổi hoặc giải thể; các HTX yếu kém,

tồn tại hình thức trong nhiều năm đã đƣợc giải thể; nhiều HTX mới đƣợc thành lập. Tuy

nhiên bên cạnh đó khu vực HTX vẫn còn tồn tại những yếu kém nhất định chƣa phát huy

Page 12: PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10869/1/ĐẠI HỌC QUỐC...3.1 Các yếu tố về điều kiện tự

10

đƣợc vai trò và vị trí của kinh tế tập thể trong công cuộc xóa đói giảm nghèo phát triển

kinh tế xã hội của địa phƣơng. Nhiều HTX tổ chức và hoạt động chƣa tuân thủ đầy đủ các

qui định của Luật HTX; các quan hệ sở hữu, tổ chức quản lý, phân phối trong HTX còn

biểu hiện xa rời bản chất và các giá trị của HTX.

Nhiều HTX nông nghiệp chuyển đổi còn hình thức, chƣa đảm bảo đầy đủ yêu cầu

của Luật HTX và đòi hỏi phát triển của HTX, các xã viên của HTX chuyển đổi khi tham

gia HTX nhiều nơi không viết đơn và góp vốn mới, nhiều xã viên không hiểu rõ quyền

lợi và trách nhiệm của mình với HTX; xã viên tham gia HTX với ý thức trông chờ vào sự

giúp đỡ của tập thể và Nhà nƣớc; Chính vì vậy, nhiều HTX không huy động đƣợc nguồn

lực từ chính xã viên, tính bền vững và ổn định trong tổ chức và hoạt động chƣa cao; chƣa

thực hiện tốt chế độ hạch toán và báo cáo tài chính.

Hoạt động của nhiều HTX hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về sản xuất, đời

sống của xã viên và cộng đồng; năng lực nội tại cả về vốn, cơ sở vật chất, nguồn nhân

lực, trình độ quản lý rất yếu, trình độ công nghệ lạc hậu kéo dài dẫn đến sức cạnh tranh

kém.

Các hợp tác xã chuyển đổi, thành lập mới đã đi vào hoạt động nhƣng chƣa đem lại

hiệu quả, còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lúng túng trong

công tác tổ chức quản lý điều hành, thậm chí trì trệ không phát triển, không có hoạt động

cụ thể, một số HTX còn tồn tại hình thức, đặc biệt là loại hình hợp tác xã nông nghiệp

chuyển đổi.

Do đó, nghiên cứu thực trạng phát triển của hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hà Giang

để tìm ra giải pháp nhằm củng cố, phát triển các loại hình hợp tác xã tại địa phƣơng là

vấn đề có tính cấp thiết và có tầm quan trọng đặc biệt.

Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Phát triển các loại hình Hợp tác xã ở tỉnh Hà

Giang” đã đƣợc học viên lựa chọn để làm luận văn tốt nghiệp.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển các loại hình

hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang, làm rõ những thành công, những tồn tại và nguyên nhân của

Page 13: PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10869/1/ĐẠI HỌC QUỐC...3.1 Các yếu tố về điều kiện tự

11

chúng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm củng cố, phát triển các loại

hình hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn triển khai các

nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã;

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển các loại hình hợp tác xã ở tỉnh Hà

Giang;

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm củng cố, phát triển các loại hình hợp tác

xã trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Luận văn đƣợc thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau :

- Thực trạng phát triển và tình hình hoạt động của các loại hình Hợp tác xã hiện

nay trên địa bàn tỉnh Hà Giang có những điểm mạnh và những tồn tại gì? Nguyên nhân

của chúng?

- Cần có những giải pháp nào để phát huy những thuận lợi, tận dụng thời cơ, hạn

chế những khó khăn vƣớng mắc nhằm thúc đẩy phát triển các loại hình hợp tác xã của

tỉnh?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Các loại hình hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Giang;

Tác nhân trực tiếp: Ban quản lý các hợp tác xã, xã viên và ngƣời lao động tham

gia hợp tác xã;

Tác nhân gián tiếp: Đảng uỷ, chính quyền địa phƣơng, các cơ quan ban ngành của

tỉnh có liên quan...

Luật, cơ chế chính sách tác động đến phát triển các loại hình hợp tác xã.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian:Trên phạm vi toàn tỉnh, nghiên cứu sâu tại một số điển hình

mang tính đại diện cao cho các vùng, khu vực, theo địa bàn hoạt động.

Page 14: PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10869/1/ĐẠI HỌC QUỐC...3.1 Các yếu tố về điều kiện tự

12

- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển các loại hình

HTX tại tỉnh Hà Giang trong giai đoạn 2006-2013 . Tuy nhiên, tình hình phát triển trong

ba năm gần đây (2010 -2013) sẽ đƣợc luận văn tập trung phân tích kỹ hơn.

- Về nội dung nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến việc phát triển các loại

hình hợp tác xã, trong đó nhấn mạnh đến công tác tổ chức quản lý điều hành, họat động

sản xuất kinh doanh của hợp tác xã; Đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển các loại

hình hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang.

4. Cấu trúc luận văn:

Mở đầu

Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hợp tác xã

Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Chƣơng 3. Thực trạng phát triển hợp tác xã tại tỉnh Hà Giang

Chƣơng 4. Phƣơng hƣớng và một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động

của hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hà Giang tầm nhìn đến năm 2020

Kết luận

Page 15: PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10869/1/ĐẠI HỌC QUỐC...3.1 Các yếu tố về điều kiện tự

13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC XÃ

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Kinh tế hợp tác và hợp tác xã ra đời nhƣ một tất yếu khách quan trong tiến trình

phát triển của nền kinh tế và có một lịch sử phát triển lâu đời, thu hút sự quan tâm nghiên

cứu của các học giả, các cơ quan nghiên cứu, giới lãnh đạo các nƣớc cũng nhƣ các tổ

chức quốc tế. Có khá nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc bàn về những khía

cạnh khác nhau của kinh tế hợp tác và hợp tác xã. Dƣới đây là một số công trình nghiên

cứu tiêu biểu mà ngƣời viết có thể tiếp cận đƣợc:

Về các công trình của nƣớc ngoài:

- Marvin A.Scharrs (1980), Cooperatives, Principles and Practices, 4th

ed.,

University of Wisconsin-Madison. Publication A1457. Công trình đƣợc đánh giá là tài

liệu tham khảo hữu ích về HTX cho các đối tƣợng nhƣ các nhà lãnh đạo, các nhà kinh tế

phát triển, các học viên sinh viên chuyên sâu về HTX, và cả chính các thành viên HTX

không chỉ tại Mỹ mà còn trên toàn thế giới. Tác giả đã phân tích và làm rõ bản chất của

HTX, lịch sử, xu hƣớng phát triển của HTX trên thế giới và tại Mỹ, phân loại HTX, vai

trò, nghia vụ của HTX, những lợi ích và hạn chế của HTX. Tác giả nhấn mạnh, mặc dù

HTX có một lịch sử phát triển nổi bật, nhƣng mô hình HTX không phải là là kiểu cấu

trúc tốt nhất cho mọi công việc (dự án) kinh doanh. Do vậy, việc lựa chọn cấu trúc kinh

doanh phù hợp nhất là một quyết định có tính chiến lƣợc quan trọng đối với chủ doanh

nghiệp.

- UNDESA and ICA (2009), Background Paper on Cooperatives, báo cáo của

nhóm chuyên gia của Liên Hợp Quốc và Liên minh Hợp tác xã quốc tế đã đánh giá cao

đóng góp của HTX đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là đối với xóa đói giảm

nghèo, tạo việc làm và an ninh, nhấn mạnh đến vai trò của các HTX nông nghiệp và tài

chính trong bối cảnh khủng hoảng lƣơng thực và tài chính hiện hành. Các chuyên gia

cũng chia sẻ về các kinh nghiệm quốc gia và khu vực trong việc củng cố HTX và xác

Page 16: PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10869/1/ĐẠI HỌC QUỐC...3.1 Các yếu tố về điều kiện tự

14

định những biện pháp chính sách để nâng cao và đẩy mạnh tác động của các HTX đối với

phát triển kinh tế-xã hội

- Birchall, Johnston (2004),Cooperatives and the Millenium Development Goals,

ILO, Geneva. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đƣa ra một luận điểm quan

trọng rằng tiếng tăm trong quá khứ về cái gọi là HTX đƣợc hình thành và kiểm soát bởi

nhà nƣớc mà đã không thể dẫn đến sự phát triển kinh tế-xã hội không phải là một phần di

sản của HTX bởi chúng không phải là HTX thực sự, theo đúng nghia. Do đó, việc làm rõ

HTX thực sự là gì và chúng có năng lực nhƣ thế nào là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt.

Trong tác phẩm của mình Johnston nêu bật những thành tựu của HTX ở các nƣớc phát

triển và đang phát triển. Ông đã chỉ rõ xét cả về lý luận và thực tiễn HTX là các doanh

nghiệp phát đạt và đóng góp quan trọng cho công cuộc xóa đói giảm nghèo, khuyến

khích bình đẳng giới, cung cấp dịch vụ y tế, đấu tranh với dịch bệnh HIV/AIDs, đảm bảo

sự bền vững về môi trƣờng, làm việc thông qua quan hệ đối tác với nhiều bên liên quan.

- Edgar Parnell (1992), A New Look at Cooperatives and Their Role in

Developing Countries, Small Enterprise Development, Volume 13, No1.Theo tác giả,

HTX đƣợc lựa chọn trong nhiều tình huống: ở các nƣớc XHCN nhƣ là một giai đoạn phát

triển hƣớng tới một nền kinh tế ít tập trung hơn và ở Mỹ nhƣ là đối trọng với hệ thống

kinh tế thị trƣờng thiên về CNTB. HTX đƣợc nhiều ngƣời ủng hộ nhƣng cũng có không ít

ngƣời phản đối và có nhiều ví dụ thành công cũng nhƣ thất bại hỗ trợ cho quan điểm mỗi

bên. Bài báo cho rằng HTX là những DN “đặt con ngƣời là trung tâm” là lựa chọn thay

thế cho các DN mà mục tiêu ƣu tiên hàng đầu là kiếm lợi nhuận từ vốn sở hữu. Bài báo

đã làm rõ bản chất, sự khác biệt của HTX, và chỉ ra một số cạm bẫy mà HTX cần phải

tránh để thành công.

- Birchall Johnston and Lou Hammond Ketilson (2009), Resilience of the

Cooperative Business Model in Time of Crisis, ILO, Geneva. Các tác giả nhận định, cuộc

khủng hoảng tài chính và kéo theo nó là cuộckhủng hoảng kinh tế toàn cầu đã có những

tác động tiêu cực tới đa số các DN. Tuy nhiên, các DN hợp tác trên thế giới đang cho

thấy khả năng chống đỡ kiên cƣờng của chúng đối với khủng hoảng. Các HTX tài chính

Page 17: PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10869/1/ĐẠI HỌC QUỐC...3.1 Các yếu tố về điều kiện tự

15

cho thấy chúng vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, các HTX tiêu thụ thì vẫn báo cáo gia tăng

doanh thu, các HTX lao động vẫn cho thấy có sự tăng trƣởng do nhiều ngƣời lựa chọn

HTX nhƣ là hình thức DN đáp ứng thực tiễn kinh tế mới. Câu hỏi đặt ra là tại sao DN

hợp tác lại kiên cƣờng nhƣ vậy? Công trình nghiên cứu cung cấp bằng chứng lịch sử và

bằng chứng thực tiễn hiện tại chứng minh rằng mô hình DN hợp tác sống sót đƣợc trong

khủng hoảng, nhƣng điều quan trọng hơn nó là mô hình DN bền vững có thể trụ vững

trong khủng hoảng đồng thời duy trì sinh kế của các cộng đồng nơi nó hoạt động. Các tác

giả đã đƣa ra khuyến nghị về các cách thức mà ILO có thể tăng cƣờng hoạt động của nó

trong việc thúc đẩy các hợp tác xã nhƣ một phƣơng tiện để giải quyết cuộc khủng hoảng

hiện tại và ngăn ngừa khủng hoảng tƣơng lai.

- Richard J. Sexton and Julie Iskow (1993), What Do We Know About the

Economic Efficiency of Cooperatives: An Evaluative Survey, Journal of Agricultural

Cooperation. Bài báo phân tích vấn đề hiệu quả kinh tế của HTX và đánh giá những

tuyên bố có tính mâu thuẫn liên quan đến vấn đề. Các tác giả đƣa ra những quan niệm về

hiệu quả kinh tế phù hợp với chủ đề thảo luận và liên hệ những quan niệm này với lý

thuyết về HTX để rút ra giả thuyết về hiệu quả của HTX. Trên nền khái niệm này, các

nghiên cứu về hiệu quả của HTX đã đƣợc hai tác giả xem xét, so sánh và phê phán. Kết

luận của bài báo là mặc dù có khá nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả của HTX

nhƣng bằng chứng về hiệu quả kinh tế của HTX còn khá hạn chế và không ủng hộ cho

quan điểm phổ biến cho rằng HTX là kém hiệu quả so với các hãng sở hữu bởi các nhà

đầu tƣ.

Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về HTX nhƣ: USAID and CLARITY

(2006), Enabling Cooperative Development-Principles for Legal Reform […]; Taimni,

Krishan K. (2001), Cooperatives in Asia: from Reform to Reconstruction, ILO Geneva;

Jennifer D. Masicat, Batangas Heavy Fabrication Yard Multi-Purpose Cooperative: Basis

for Business Operation, Asia Pacific Journal of Multidisciplinary Research, No 4 August

2014, …

Về các công trình nghiên cứu trong nƣớc:

Page 18: PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10869/1/ĐẠI HỌC QUỐC...3.1 Các yếu tố về điều kiện tự

16

Tại Việt Nam, HTX cũng là chủ đề đƣợc nhiều cơ quan khoa học, nhiều nhà

nghiên cứu xem xét dƣới nhiều góc độ, phạm vi và mức độ khác nhau. Có thể nêu một số

công trình tiêu biểu nhƣ:

- Lƣơng Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã (1999) “Đổi mới tổ chức và quản lý HTX

trong nông nghiệp nông thôn”, Nxb Nông nghiệp. Các tác giả đã khái quát toàn bộ quá

trình phát triển của các hình thức tổ chức, quản lý các HTX trong nông thôn Việt Nam từ

trƣớc đến khi chuyển sang kinh tế thị trƣờng và phân tích thực trạng mô hình tổ chức

quản lý các HTX ở một số địa phƣơng tiêu biểu. Trên cơ sở đó phác họa một số phƣơng

hƣớng và giải pháp chủ yếu để xây dựng mô hình tổ chức có hiệu quả cho các loại hình

HTX.

- Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lƣu Văn Sùng (2001) “Kinh tế hợp tác,

hợp tác xã ở Việt Nam- Thực trạng và định hướng phát triển”, Nxb Nông nghiệp. Các tác

giả đã hệ thống hóa quá trình hình thành, phát triển các lọai hình kinh tế hợp tác, hợp tác

xã trên thế giới và ở Việt Nam với những thành công và tồn tại, từ đó nêu lên định hƣớng

phát triển phù hợp đƣờng lối đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc ta.

- Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ (2003) “Kinh tế hợp tác trong

nông nghiệp nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia. Các tác giả tập trung trình bày

những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác, HTX; sự cần thiết khách quan phải

lựa chọn các mô hình kinh tế hợp tác, HTX phù hợp với đặc điểm, điều kiện nông nghiệp,

nông thôn nƣớc ta, đề xuất những giải pháp phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, HTX

trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay.

- Hồ Văn Vinh (2005): “Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong thời kì công

nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nƣớc ta”, Tạp chí Cộng sản, số 8-2005. Ở bài viết này, tác giả

bàn đến những cách thức chuyển đổi HTXNN kiểu cũ sang HTXNN kiểu mới trên cơ sở

quán triệt đƣờng lối đổi mới HTXNN của Đảng. Tác giả cũng đã nêu lên mối quan hệ tác

động qua lại giữa HTXNN và CNH, HĐH, đồng thời nêu ra những nguyên nhân của sự

khó khăn khi phát triển HTXNN trong thời kì mới và những giải pháp để tháo gỡ khó

khăn này.

Page 19: PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10869/1/ĐẠI HỌC QUỐC...3.1 Các yếu tố về điều kiện tự

17

- Chu Tiến Quang, Lê Xuân Quỳnh (2004) “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế

hợp tác và hợp tác xã ở Việt Nam”, CIEM. Các tác giả đã khẳng định kể từ khi Luật

HTX ra đời (3/1996) và chính thức có hiệu lực từ 1/1/1997 khu vực kinh tế hợp tác và

HTX ở nƣớc ta đã thay đổi cơ bản cả về lƣợng và chất. Số lƣợng các đơn vị HTX tuy

tăng không nhiều, nhƣng đã từng bƣớc đƣợc củng cố về chất, lấy lại uy tín và vai trò đối

với ngƣời lao động, trên cơ sở đó phát triển và ngày càng thu hút các đối tƣợng khác nhau

tham gia, không chỉ là ngƣời lao động nhƣ những năm trƣớc khi có luật. HTX đã đóng

góp tích cực hơn vào sức mạnh chung của kinh tế nhiều thành phần và làm rõ hơn bản

chất của Kinh tế tập thể mà Đảng và Nhà nƣớc ta đã chủ trƣơng phát triển. Các tác giả đã

đề xuất 5 quan điểm mới đối với HTX trong đó đặc biệt nhấn mạnh “Phát triển KTTT,

trong đó HTX là nòng cốt phải lấy hiệu quả kinh tế làm nền tảng, đồng thời thực hiện

đúng các nguyên tắc HTX được quy định trong Luật” và “Phải coi trọng chất lượng

trong phát triển HTX” [32].

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (2004), Nghiên cứu những

nhân tố mới tác động đến quá trình phát triển kinh tế trang trại và hợp tác xã ở ngoại

thành Hà Nội. Đề tài NCKH mã số 01C-05/06-2005-1. Đề tài đã xác định và phân tích

năm nhóm nhân tố mới tác động đến quá trình phát triển kinh tế trang trại và HTX NN ở

ngoại thành Hà Nội (i.Nhân tố về môi trƣờng kinh tế-xã hội (hệ thống cơ chế chính sách);

ii.Nhân tố về khoa học công-nghệ; iii. Nhân tố về công nghiệp hóa, đô thị hóa; iv. Nhân

tố về nguồn nhân lực; v. Nhân tố về hội nhập kinh tế). Đề tài đã phân tích kinh nghiệm

của một số nƣớc trong khu vực phát triển các nhân tố mới để thúc đẩy kinh tế trang trại

và HTX NN phát triển. Đề tài đã đề xuất 8 giải pháp để phát huy các nhân tố mới trong

sản xuất nông nghiệp thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế trang trại và HTX NN ở ngoại

thành Hà Nội.

- Bộ Thƣơng Mại (2004), Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và phát triển hợp

tác xã thương mại ở nông thôn nước ta hiện nay, Đề tài NCKH mã số 2003-78-011. Đề

tài đã làm rõ một số vấn đề lý luận về tổ chức và phát triển HTXTM ở nông thôn; đã

phân tích và làm rõ hiện trạng tổ chức và tác động của khung khổ pháp lý đến sự phát

triển HTXTM ở nông thôn Việt Nam và đề xuất hệ thống giải pháp về tổ chức và phát

Page 20: PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10869/1/ĐẠI HỌC QUỐC...3.1 Các yếu tố về điều kiện tự

18

triển HTXTM ở nông thôn nƣớc ta đến năm 2010: i. hoàn thiện mô hình tổ chức

HTXTM; ii.hoàn thiện nội dung, phƣơng thức hoạt động của các HTXTM; hoàn thiện mô

hình pháp lý; hoàn thiện chính sách và biện pháp hỗ trợ của Nhà nƣớc nhằm phát triển

HTXTM ở nông thôn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. BCH Trung ƣơng Đảng, năm 2013, Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị

quyết trung ương 5 (khóa IX) Về tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả kinh tế tập

thể" của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng.

2. Bộ Chính trị, ngày 21 tháng 02 năm 2013, Kết luận: số 56-KL/TW "về đẩy

mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển

và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể"

3. Chu Tiến Quang, Lê Xuân Quỳnh (2004) “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế

hợp tác và hợp tác xã ở Việt Nam”, CIEM.

4. Nguyễn Thị Cần, 8/2000, Tạp chí nghiên cứu - trao đổi số 16, Mấy vấn đề lý luận

và thực tiễn về kinh tế hợp tác nước ta hiện nay.

5. Đỗ Kim Chung, 2003, Dự án phát triển nông thôn, Đại học Nông nghiệp I, Nhà

xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

6. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà và các cộng sự, 2005, Phát triển nông thôn, Đại

học Nông nghiệp I, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

7. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, 2000, Giới thiệu kinh nghiệm phát triển hợp

tác xã nông nghiệp Nhật Bản, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

8. Cục hợp tác xã và phát triển nông thôn - JICA, 2007, Hệ thống hoá các văn bản

về hợp tác xã, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

9. Cục thống kê tỉnh Hà Giang, 2002, Niên giám thống kê 2012, Nhà xuất bản thống

kê.

Page 21: PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10869/1/ĐẠI HỌC QUỐC...3.1 Các yếu tố về điều kiện tự

19

10. Phạm Vân Đình và cộng sự, 2004, Chính sách nông nghiệp, Đại học Nông

nghiệp I, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

11. Nguyễn Tiến Mạnh, 2001, Tạp chí hoạt động khoa học số 8/2001, Một số vấn đề

cần quan tâm khi chuyển đổi và xây dựng mới hợp tác xã nông nghiệp nước ta.

12. Liên minh hợp tác xã Việt Nam, 2007, Các nguyên tắc, giá trị hợp tác xã với

trách nhiệm xã hội tập thể, Tạp chí kinh tế hợp tác Việt Nam số 27 (735) ngày 5

-11/7/07.

13. Liên minh hợp tác xã Việt Nam, 2007, Chương trình hoạt động toàn khoá của

Ban chấp hành Liên minh hợp tác xã Việt Nam nhiệm kỳ (2005 -2009) và các

báo cáo chuyên đề.

14. Liên minh hợp tác xã Việt Nam, năm 2010, 2011, 2012, 2013 Báo cáo hoạt

động của Ban chấp hành Liên minh hợp tác xã Việt Nam.

15. Liên minh hợp tác xã tỉnh Hà Giang, 2013, Báo cáo tổng kết phong trào phát

triển hợp tác xã giai đoạn (2008 - 2013) của tỉnh Hà Giang.

16. Liên minh hợp tác xã tỉnh Hà Giang, 2013, Biểu tổng hợp kết quả tổng điều tra

các loại hình HTX trên địa bàn tỉnh Hà Giang

17. Luật hợp tác xã, 1997, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội

18. Luật hợp tác xã, 2003, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội

19. Luật hợp tác xã, 2013, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội

20. Nghị định số 15 ngày 21 tháng 02 năm 1995 của Chính phủ ”Về khuyến khích

phát triển kinh tế tập thể".

21. Nghị định số 75 ngày 30 tháng 8 năm 2002 của Chính phủ "Về việc điều chỉnh

mức thuế môn bài".

22. Nghị định số 177 ngày 12 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ "Quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật hợp tác xã năm 2003".

23. Nghị định số 77 ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ "Về việc ban hành

mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ hợp tác xã".

Page 22: PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10869/1/ĐẠI HỌC QUỐC...3.1 Các yếu tố về điều kiện tự

20

24. Nghị định số 87 ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ "Về đăng ký kinh

doanh hợp tác xã".

25. Nghị định số 88 ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ "Về một số chính sách

hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã".

26. Nghị định số 193 /2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của

Luật HTX

27. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX "Về tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả kinh

tế tập thể" của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng.

28. Nghị quyết số 03 ngày 29 tháng 10 năm 2001 của Ban thƣờng vụ tỉnh uỷ Hà

Giang ”V/v quy định một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác xã

trong tỉnh".

29. Võ Thị Kim Sa, Một số góp ý cho Luật hợp tác xã hiện hành, Tạp chí Cộng sản

điện tử, 3/1/2012.

30. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (2004), Nghiên cứu những nhân

tố mới tác động đến quá trình phát triển kinh tế trang trại và hợp tác xã ở ngoại

thành Hà Nội. Đề tài NCKH mã số 01C-05/06-2005-1

31. Sở Tài nguyên & môi trƣờng Hà Giang, 2006, "Qui hoạch địa chính Hà Giang

giai đoạn (2006 - 2010), tính đến 2020".

32. Quyết định số 1209 ngày 9 tháng 10 năm 1997 của UBND tỉnh Hà Giang "V/v

thành lập Hội đồng Liên minh hợp tác xã tỉnh Hà Giang".

33. Quỹ Châu Á (2012), Cẩm nang hợp tác xã nông nghiệp, NXB LĐXH

34. Nguyễn Khắc Sơn, 2006, Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp

củng cố, phát triển hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên, Đề tài khoa học

cấp bộ, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

35. Tỉnh ủy Hà Giang, năm 2013, Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết

trung ương 5 (khóa IX) Về tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể"

của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng.

Page 23: PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10869/1/ĐẠI HỌC QUỐC...3.1 Các yếu tố về điều kiện tự

21

36. Thông tƣ 05 ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Bộ Kế hoạch và đầu tƣ "Hướng dẫn

một số quy định tại Nghị định số 87".

37. Thông tƣ 02 ngày 13 tháng 2 năm 2006 của Bộ Kế hoạch và đầu tƣ "Hướng dẫn

thực hiện một số điều tại Nghị định số 88".

38. Thông tƣ 01 ngày 19 tháng 01 năm 2006 của Bộ Kế hoạch và đầu tƣ "Về hướng

dẫn tiêu chí đánh giá và phân loại hợp tác xã".

39. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2013, Hà Nội

40. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang, 2006, Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm

(2010 - 2015).

41. Hoàng Quốc Việt, 2002, Tạp chí kinh tế và phát triển số 57, Các nguyên tắc cơ

bản của kinh tế hợp tác và vấn đề vận dụng trong lĩnh vực nông nghiệp.

42. http://www.vca.org.vn/hop-tac-xa/kinh-nghiem-quoc-te/10090-vai-tro-cua-hop-

tac-xa-o-mot-so-nuoc-tren-the-gioi.html

Tiếng Anh

43. Sarah Alldred (2013), Co-operatives can play a key role in development,

http://www.theguardian.com/global-development-professionals-

network/2013/jul/06/international-day-of-cooperatives

44. Background paper on Cooperatives,

http://community-wealth.org/content/background-paper-cooperatives

45. Johnston Birchal (2004), Co-operatives and the Millenium Development Goals,

ILO, Geneva

46. Birchall Johnston and Lou Hammond Ketilson (2009), Resilience of the

Cooperative Business Model in Time of Crisis, ILO, Geneva.

47. Peter Couchman (2012), The Secrets of Cooperatives Success

http://www.resurgence.org/magazine/article3812-the-secrets-of-cooperative-

success.html

Page 24: PHẤT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH HÀ …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10869/1/ĐẠI HỌC QUỐC...3.1 Các yếu tố về điều kiện tự

22

48. ICA (1995), Statement on Co-operative Identity,

http://www.un.org/esa/socdev/social/cooperatives/documents/survey/background

.pdf

49. Edgar Parnell (1992), A New Look at Cooperatives and Their Role in

Developing Countries, Small Enterprise Development, Volume 13, No1

50. Kimberly A Zuely and Robert Cropp (2004), Cooperatives: Principles and

practices in the 21st century, Cooperative Extension Publishing

51. Marvin A.Scharrs (1980), Cooperatives, Principles and Practices, 4th

ed.,

University of Wisconsin-Madison. Publication A1457.

52. UNDESA and ICA (2009), Background Paper on Cooperatives,