8
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5296 - THỨ SÁU NGÀY 26/4/2019 NHỚ LỜI BÁC DẠY Thang thuốc chữa bệnh quan liêu: + Phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, trước hết. + Phải gần gũi dân, hiểu biết dân, học hỏi dân. + Phải thật thà thực hành phê bình và tự phê bình. + Phải làm kiểu mẫu: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư. PHẢI TẨY SẠCH BỆNH QUAN LIÊU. BÁO SỰ THẬT, SỐ 140, NGÀY 2 THÁNG 9 NĂM 1950 Phấn đấu tới năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn dưới 1,9% Trường vùng xa vượt khó đạt chuẩn quốc gia TRANG 5 TRANG 2 Các tổ chức hội quần chúng trong những năm qua không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Với sự hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực, các tổ chức hội quần chúng đã tạo sự đồng thuận, khơi dậy sức dân, đóng góp thiết thực cho sự phát triển của địa phương. Doanh nghiệp Phong Thúy ở thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng đang mở rộng những cánh đồng rau trăm tỷ ổn định từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ trên địa bàn Đà Lạt và các huyện phụ cận. Đó là bước tiến đánh dấu hành trình qua ba thập niên chọn lựa, chuyển đổi quy trình canh tác các loại rau từ xen canh đến chuyên canh và xây dựng thành chuỗi giá trị gia tăng trên thương trường... BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. TRANG 4 Nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân ngày càng cao. Ảnh: D.Hiền Võ thuật nơi học đường vùng sâu TRANG 6 TRANG 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh trước yêu cầu sửa đổi cấp bách Phát huy vai trò của các hội quần chúng Sáng 25/4, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị đánh giá giữa kỳ “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh”. Đồng chí Đoàn Văn Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng chủ trì hội nghị. Theo báo cáo tại Hội nghị, trong 3 năm (2016 - 2018), cả tỉnh giảm được 6.862 hộ nghèo so với cuối năm 2016, bằng 43,14% số hộ nghèo vào cuối năm 2016. Bình quân mỗi năm, tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm 1,27%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm 3,54%. Các địa phương có mức giảm nghèo cao trong 3 năm qua là thành phố Đà Lạt, huyện Cát Tiên, Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương. Trong năm 2018, cả tỉnh có 3.895 hộ thoát nghèo, đồng thời có 762 hộ phát sinh nghèo và 51 hộ tái nghèo; nghĩa là khoảng 5 hộ thoát nghèo thì 1 hộ tái nghèo, phát sinh nghèo. Qua đó, Lâm Đồng đưa ra phương hướng phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm còn dưới 1,9%, riêng đồng bào dân tộc thiểu số dưới 4,8%; không còn xã có trên 15% hộ nghèo, riêng vùng đồng bào dân tộc thiểu số không còn xã có trên 20% hộ nghèo. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt đánh giá: Với các kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2018, có thể khẳng định đây là sự cố gắng chung của toàn bộ hệ thống chính trị... VĂN HÓA - XÃ HỘI Công an huyện Đơn Dương: Điển hình toàn quốc về phối hợp đảm bảo an ninh trật tự lĩnh vực giáo dục TRANG 5 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Gia tăng số vụ phá rừng ở Đức Trọng TRANG 6 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Nhng l gch c - xóa đn bao gi? Kỳ cuối: Dân than khổ, chính quyền kêu khó TRANG 7 Mở rộng đồng rau trăm tỷ Bài 1: Rau từ xen canh đến chuyên canh XEM TIẾP TRANG 2

PHẢI TẨY SẠCH BỆNH QUAN LIÊU. BÁO SỰ THẬT, SỐ 140, NGÀY …baolamdong.vn/upload/others/201904/29735_baolamdong_ngay_26_4_2019.pdf · thuận, khơi dậy sức dân,

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: PHẢI TẨY SẠCH BỆNH QUAN LIÊU. BÁO SỰ THẬT, SỐ 140, NGÀY …baolamdong.vn/upload/others/201904/29735_baolamdong_ngay_26_4_2019.pdf · thuận, khơi dậy sức dân,

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5296 - THỨ SÁU NGÀY 26/4/2019

NHỚ LỜI BÁC DẠYThang thuốc chữa bệnh quan liêu:+ Phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết,

trước hết.+ Phải gần gũi dân, hiểu biết dân, học

hỏi dân.+ Phải thật thà thực hành phê bình và tự

phê bình.+ Phải làm kiểu mẫu: Cần, Kiệm, Liêm,

Chính, Chí công vô tư.PHẢI TẨY SẠCH BỆNH QUAN LIÊU. BÁO SỰ THẬT, SỐ 140,

NGÀY 2 THÁNG 9 NĂM 1950

Phấn đấu tới năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn dưới 1,9%

Trường vùng xa vượt khó đạt chuẩn quốc gia

TRANG 5

TRANG 2

Các tổ chức hội quần chúng trong những năm qua không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Với sự hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực, các tổ chức hội quần chúng đã tạo sự đồng thuận, khơi dậy sức dân, đóng góp thiết thực cho sự phát triển của địa phương.

Doanh nghiệp Phong Thúy ở thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng đang

mở rộng những cánh đồng rau trăm tỷ ổn định từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ trên địa bàn Đà Lạt và các huyện phụ

cận. Đó là bước tiến đánh dấu hành trình qua ba thập niên chọn lựa, chuyển đổi quy trình canh tác các loại rau từ xen canh đến chuyên canh và xây dựng thành chuỗi giá trị gia tăng trên thương trường...

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

TRANG 4Nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân ngày càng cao. Ảnh: D.Hiền

Võ thuật nơi học đường vùng sâuTRANG 6

TRANG 3

Luật Khám bệnh, chữa bệnh trước yêu cầu sửa đổi cấp bách

Phát huy vai trò của các hội quần chúng

Sáng 25/4, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị đánh giá giữa kỳ “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh”. Đồng chí Đoàn Văn Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng chủ trì hội nghị.

Theo báo cáo tại Hội nghị, trong 3 năm (2016 - 2018), cả tỉnh giảm được 6.862 hộ nghèo so với cuối năm 2016, bằng 43,14% số hộ nghèo vào cuối năm 2016. Bình quân mỗi

năm, tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm 1,27%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm 3,54%.

Các địa phương có mức giảm nghèo cao trong 3 năm qua là thành phố Đà Lạt, huyện Cát Tiên, Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương. Trong năm 2018, cả tỉnh có 3.895 hộ thoát nghèo, đồng thời có 762 hộ phát sinh nghèo và 51 hộ tái nghèo; nghĩa là khoảng 5 hộ thoát nghèo thì 1 hộ tái nghèo, phát sinh nghèo.

Qua đó, Lâm Đồng đưa ra phương hướng

phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm còn dưới 1,9%, riêng đồng bào dân tộc thiểu số dưới 4,8%; không còn xã có trên 15% hộ nghèo, riêng vùng đồng bào dân tộc thiểu số không còn xã có trên 20% hộ nghèo.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt đánh giá: Với các kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2018, có thể khẳng định đây là sự cố gắng chung của toàn bộ hệ thống chính trị...

VĂN HÓA - XÃ HỘICông an huyện Đơn Dương:

Điển hình toàn quốc về phối hợp đảm bảo an ninh trật tự

lĩnh vực giáo dụcTRANG 5

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTGia tăng số vụ phá rừng

ở Đức TrọngTRANG 6

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCNhưng lo gach cu - xóa đên bao giơ?

Kỳ cuối: Dân than khổ, chính quyền kêu khó

TRANG 7

Mở rộng đồng rau trăm tỷBài 1: Rau từ xen canh đến chuyên canh

XEM TIẾP TRANG 2

Page 2: PHẢI TẨY SẠCH BỆNH QUAN LIÊU. BÁO SỰ THẬT, SỐ 140, NGÀY …baolamdong.vn/upload/others/201904/29735_baolamdong_ngay_26_4_2019.pdf · thuận, khơi dậy sức dân,

2 THỨ SÁU 26 - 4 - 2019 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Những đóng góp lớnNgay sau khi Bộ Chính trị ban

hành Kết luận số 102 ngày 22/9/2014 về hội quần chúng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành công văn thực hiện nội dung này nhằm yêu cầu các đảng đoàn, ban cán sự đảng, các huyện ủy, thành ủy nghiên cứu, quán triệt và chỉ đạo việc thành lập tổ chức, định hướng hoạt động của hội quần chúng trên địa bàn toàn tỉnh.

Theo thống kê từ Ban Dân vận Tỉnh ủy: Đến cuối năm 2018, Lâm Đồng có 675 tổ chức hội quần chúng. Trong đó, hội hoạt động trong phạm vi tỉnh là 63 hội, phạm vi huyện có 137 hội, phạm vi xã có 475 hội, với khoảng trên 149 ngàn hội viên. Trong 5 năm qua, tỉnh đã cho phép thành lập thêm 19 hội (9 hội cấp tỉnh và 10 hội cấp huyện), giải thể 2 hội có phạm vi hoạt động cấp tỉnh (Hội Hoa lan tỉnh và Liên đoàn TDTT tỉnh), sáp nhập 1 hội có phạm vi hoạt động cấp huyện (Hội Cựu thanh niên tiền trạm tuyến vào Hội Cựu thanh niên xung phong huyện Lâm Hà).

Trong quá trình hoạt động, các tổ chức hội thường xuyên quan tâm triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho hội viên; góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng hội vững mạnh.

Công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội được các hội quần chúng quan tâm, tích cực tham gia đóng góp nhiều ý kiến xây dựng chính sách pháp luật liên quan đến lĩnh vực. Ông Trần Minh Châu - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) tỉnh cho biết: Hội này đã xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội với hơn 100 chuyên gia khoa học trên các lĩnh vực để thành lập các hội đồng tư vấn, phản biện về các vấn đề khoa học - công nghệ, kinh tế - xã hội, xây dựng đội ngũ trí thức…

Trong lĩnh vực giảm nghèo, tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, hội quần chúng các cấp trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên tham gia. Một số hội xây dựng các mô hình hay, ý nghĩa. Cụ thể, ông Đỗ Hoàng Tuấn - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh cho

Phát huy vai trò của các hội quần chúngCác tổ chức hội quần chúng trong những năm qua không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Với sự hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực, các tổ chức hội quần chúng đã tạo sự đồng thuận, khơi dậy sức dân, đóng góp thiết thực cho sự phát triển của địa phương.

tiềm năng, chưa đáp ứng được đòi hỏi quản lý, sự phát triển xã hội trong tình hình hiện nay. Số lượng thành viên, hội viên được tập hợp trong các hội vẫn còn thấp, chưa thu hút được nhiều hội viên là thanh niên ở nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số, tôn giáo...

Các hội có xu hướng hành chính hóa. Nội dung và phong cách hoạt động của đội ngũ cán bộ hội về cơ bản không khác với công chức hành chính nhà nước, thiếu kỹ năng vận động, thuyết phục quần chúng, hội viên và tác phong gương mẫu, sâu sát hội viên.

Việc thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên, thành viên vẫn còn hạn chế. Nội dung và phương thức hoạt động của một số hội còn nghèo nàn, lúng túng, có biểu hiện xơ cứng. Nhiều cấp hội chưa thật sự là mái nhà chung của hội viên, chưa tạo được sự gắn kết giữa cấp hội với hội viên, giữa hội viên với nhau.

Để các hội thực sự là của quần chúng, ngoài sự lãnh đạo, chỉ đạo, cần có sự đồng hành thường xuyên của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Đặc biệt, bản thân các hội phải phát huy tính chủ động, sáng tạo theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự đảm bảo kinh phí hoạt động. Chương trình, kế hoạch công tác phải gắn với thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng và ban hành quy chế hoạt động, quản lý tài sản, tài chính đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch. Tăng cường tuyên truyền sâu rộng trong tổ chức hội về Điều lệ Hội để hội viên hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ hội; thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức hoạt động phù hợp với tình hình thực tế. Và người đứng đầu các hội phải thực sự có tâm huyết, sáng tạo, trách nhiệm, được sự tin cậy của cấp ủy đảng, chính quyền, có điều kiện về thời gian và có khả năng kết nối những mối quan hệ cần thiết với các tổ chức và cá nhân có liên quan trong công tác hội, quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên và quần chúng nhân dân.

HOÀNG MY

Việc Hội thầy thuốc trẻ tổ chức khám, chữa bệnh cho người dân nghèo vùng sâu, vùng xa đã nhận được sự hưởng ứng, đồng tình cao của người dân trong toàn xã hội. Ảnh: H.My

biết: “Hội đã xây dựng nhiều mô hình thu hút được đông đảo hội viên tham gia, góp phần cùng địa phương thực hiện xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững. Có thể kể đến mô hình “Giọt nước nghĩa tình” đưa nguồn nước sạch về cho bà con dân tộc thiểu số và các trường học; mô hình “Nuôi heo đất mua bò sinh sản”; mô hình “Cấp thẻ bảo hiểm y tế” cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn; mô hình “Xây dựng sân xi măng”, hỗ trợ sửa chữa nhà ở, xây dựng nhà vệ sinh, đặt thùng rác công cộng…”.

Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, Hội Khuyến học tỉnh đã xây dựng “Quỹ Khuyến học, khuyến tài”, “Quỹ Tấm lòng vàng khuyến học” với mục đích tặng học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, hỗ trợ phong trào thi đua của ngành Giáo dục. Hội Cựu giáo chức vận động các học sinh bỏ học trở lại trường lớp, góp phần duy trì sĩ số cho các trường học, tập trung ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tại xã vùng sâu Đạ Long, huyện Đam Rông, ông Lơ Mu Ha Poh - Chủ tịch UBND xã khẳng định: “Cùng với ban giám hiệu các nhà trường, chính quyền

địa phương, Hội Khuyến học xã là đơn vị tích cực, đi đầu trong việc vận động học sinh ra lớp. Với đặc thù xã nghèo vùng sâu, học sinh thường xuyên nghỉ học nên Hội Khuyến học phải làm việc liên tục. Trèo đèo, lội suối, đi vận động ban đêm... đều là việc làm thường xuyên của hội. Ngoài ra, Hội Khuyến học cũng đứng ra vận động quỹ để cấp học bổng cho học sinh nghèo học giỏi và hỗ trợ thêm trang thiết bị cho các nhà trường, đóng góp thêm cho công tác dạy và học”.

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân cũng được các cấp hội quần chúng quan tâm với những hoạt động phong phú như tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, dân số - kế hoạch hóa gia đình, khám bệnh và phát thuốc miễn phí... cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn… Hội Chữ thập đỏ, Hội Thầy thuốc trẻ, Hội Nạn nhân chất độc da cam... đã phối hợp với các đoàn y, bác sĩ trong và ngoài tỉnh tổ chức các đợt khám, chữa bệnh cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn. Ông Đỗ Hoàng Tuấn cho biết thêm, hàng năm, Hội Chữ thập đỏ tỉnh xây dựng kế hoạch hiến máu tình nguyện, kêu gọi đoàn

viên, hội viên và Nhân dân tham gia hiến máu thông qua các chương trình như: “Giọt máu nghĩa tình”, “Giọt hồng thành phố hoa”, “Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện”…; qua đó, cung cấp lượng máu cần thiết đến các bệnh nhân. Kết quả, công tác hiến máu tình nguyện năm sau cao hơn năm trước, đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra: năm 2015 đạt 10.918 đơn vị máu, năm 2016 đạt 12.714 đơn vị máu, năm 2017 đạt 12.945 đơn vị máu, năm 2018 vận động 14.434 đơn vị máu…

Nhiều vấn đề đặt raNhững hoạt động của các hội quần

chúng luôn nhận được sự hưởng ứng cao của các tầng lớp nhân dân. Điều này cũng góp phần hỗ trợ đắc lực cho các địa phương trong việc tạo sự đồng thuận, khơi dậy sức dân trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra trong hoạt động của các hội quần chúng. Theo khảo sát đánh giá của Ban Dân vận Tỉnh ủy, hoạt động của các hội quần chúng còn tồn tại những bất cập nhất định. Trong đó phải kể đến việc đóng góp của các tổ chức hội chưa tương xứng với

Đại hội Hội Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày thành phố Đà Lạt * Bà Cao Thị Quế Hương tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch Hội

Sáng 25/4, tại Hội trường Nhà khách Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại TP Đà Lạt, đã diễn ra Đại hội Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày thành phố Đà Lạt lần thứ VI, nhiệm kỳ 2019 - 2024. Tham dự có bà Huỳnh Thị Thanh Xuân - UVBTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Lạt; lãnh đạo các ban, ngành của tỉnh và thành phố cùng hơn 150 đại biểu là hội viên đại diện cho Hội Các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày trong các thời kỳ về tham dự.

Theo báo cáo tại Đại hội, 5 năm qua, Ban Chấp hành Hội nhiệm kỳ V (2014 - 2019) đã phát huy tinh thần đoàn kết, giữ vững lòng tin với Đảng, tuyên truyền, vận động hội viên gương mẫu chấp hành đường

lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tiếp tục truyền lửa cho thế hệ trẻ về tinh thần yêu nước, bảo vệ xây dựng quê hương đất nước. Chăm lo đời sống, thăm hỏi động viên các anh chị em lúc đau ốm, già yếu cũng như khi có hội viên từ trần. Hội cũng đã tổ chức được nhiều chuyến tham quan nghỉ dưỡng cho hội viên có công với cách mạng 2 năm một lần; đồng thời tổ chức các chuyến đi về nguồn như viếng lăng Bác, thăm làng Sen quê Bác, thăm Di tích Lịch sử thanh niên xung phong Truông Bồn ở Nghệ An, viếng mộ cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4…

Phát biểu tại Đại hội, Bí thư Thành ủy Đà Lạt Huỳnh Thị Thanh Xuân

nhấn mạnh: Chúng ta vô cùng tự hào về Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã lãnh đạo Nhân dân ta tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Thành quả đó là công sức của nhiều thế hệ cách mạng vượt qua bao gian khổ, ác liệt, hy sinh, trong đó có các chiến sĩ cách mạng không may sa vào tay giặc, bị giam cầm, đánh đập, tra tấn hết sức dã man, nhưng vẫn tỏ rõ khí phách kiên trung, bất khuất, gan dạ, kiên cường để bảo vệ Tổ quốc. Trở về cuộc sống đời thường, các chiến sĩ trở thành tấm gương cho con cháu noi theo, mẫu mực trên mọi lĩnh vực sản xuất, đời sống. Trong nhiệm kỳ tới, với phương hướng đại hội đề ra, Hội cần tiếp tục tổ chức hoạt động đạt hiệu quả, chất

lượng, trong đó chú trọng quán triệt và thực hiện nghiêm túc chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hội tiếp tục giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên, nhất là thế hệ trẻ thành phố. Tích cực hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước thực hiện thắng lợi các nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng thành phố Đà Lạt ngày càng phát triển bền vững.

Đại hội đã tín nhiệm bầu ra 19 đồng chí vào Ban Chấp hành để lựa chọn bầu 5 đồng chí vào Ban Thường vụ, 3 đồng chí vào Ban Kiểm tra và đồng chí Cao Thị Quế Hương tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày thành phố Đà Lạt khóa VI, nhiệm kỳ 2019 - 2024. N.THU

... và được đông đảo người dân đồng tình ủng hộ.

“Trên cơ sở kết quả đạt được, để tiếp tục thực hiện thành công mục tiêu, tạo ra những con số biết nói,

các địa phương, sở, ngành phải xây dựng kế hoạch chi tiết hơn, đặt ra phương hướng phấn đấu cụ thể và phải có giải pháp, thông tin, dữ liệu thật chính xác, bởi nếu không quyết tâm sẽ rất khó đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững” - Chủ

tịch Đoàn Văn Việt nói.Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh

có quyết định khen thưởng 6 tập thể, 3 cá nhân có thành tích xuất

sắc trong công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2018; 21 gia đình có thành tích vươn lên thoát nghèo

giai đoạn 2016-2018.V.LAN - C.THÀNH

Phấn đấu tới năm 2020... TIẾP TRANG 1

Page 3: PHẢI TẨY SẠCH BỆNH QUAN LIÊU. BÁO SỰ THẬT, SỐ 140, NGÀY …baolamdong.vn/upload/others/201904/29735_baolamdong_ngay_26_4_2019.pdf · thuận, khơi dậy sức dân,

3 3 THỨ SÁU 26 - 4 - 2019KINH TẾ

Chủ động nguồn giống rau chuyển đổiThời điểm chuẩn bị đón lễ

30/4/2019, phóng viên đến Trung tâm Sau thu hoạch của Công ty TNHH Nông sản Phong Thúy (thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng) trong lúc hàng chục công nhân đang làm việc thêm giờ để tăng sản lượng nông sản sơ chế, chế biến, cung cấp cho nhiều hệ thống siêu thị đặt hàng trong cả nước. Đây là mô hình Khu Trung tâm Sau thu hoạch được UBND tỉnh Lâm Đồng lựa chọn làm điểm trên diện tích rộng khoảng 6.000 m2, chính thức đi vào hoạt động từ hơn ba năm về trước. Công suất sơ chế, phân loại các loại rau ở Trung tâm Sau thu hoạch này với 20-30 tấn/ ngày bình thường và lên đến 30-40 tấn/ngày lễ, tết. Toàn bộ nguyên liệu các loại rau đưa về đây đều được sản xuất theo hình thức phân công, tổ chức sản xuất hợp đồng liên kết giữa Doanh nghiệp Phong Thúy với hàng chục nông hộ trên từng vùng chuyên canh ở Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà và thành phố Đà Lạt. Và riêng Doanh nghiệp Phong Thúy cũng đã và đang phát triển vùng chuyên canh hàng chục hecta rau VietGAP các loại rộng lớn ở 2 địa bàn Đức Trọng và Đơn Dương, thu hoạch và cùng đưa về sơ chế, chế biến cùng với nguyên liệu rau liên kết trước khi vận chuyển đưa ra thị trường phân phối đến tiêu dùng.

“Để vận hành dây chuyền Trung tâm Sau thu hoạch hiện nay, Doanh nghiệp Phong Thúy chúng tôi đã trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển bắt đầu từ phạm vi sản xuất hộ gia đình ở vùng kinh tế mới thôn K’Nai, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng…”, anh Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công ty TNHH Nông sản Phong Thúy nhớ lại. Đó là đầu năm 90 thế kỷ trước, anh Nguyễn Hồng Phong (thế hệ 6X) từ vùng rau Lạc Lâm, huyện Đơn Dương đến vùng kinh tế mới thôn K’Nai, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng lập vườn cà phê trên diện tích 4.000 m2 của nhà nước cấp. Nguồn vốn bấy giờ để dành được 4 chỉ vàng, anh Phong không chỉ thâm canh cây cà phê mà còn trồng xen canh cây rau ngắn ngày để trang trải chi tiêu gia đình. Đất mới với tinh thần lao động cần cù và sáng tạo, nông dân Nguyễn Hồng Phong đã dần dần tìm ra quy trình sản xuất cây rau phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế ngày càng cao, được nhiều nông hộ quanh vùng đến trao đổi, tổng hợp kinh nghiệm nhân rộng canh tác. Đến năm 1995, anh Phong nghiên cứu xây dựng 3.000 m2 diện tích gieo ươm hơn 10 giống rau đặc trưng phù hợp với vùng thổ nhưỡng Đơn Dương, Đức Trọng theo nhu cầu chuyển đổi cây cà phê của nông dân. Thu nhập tăng nhanh, nông dân Nguyễn Hồng Phong mở rộng diện tích

Mở rộng đồng rau trăm tỷBài 1: Rau từ xen canh đến chuyên canh

Doanh nghiệp Phong Thúy ở thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng đang mở rộng những cánh đồng rau trăm tỷ ổn định từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ trên địa bàn Đà Lạt và các huyện phụ cận. Đó là bước tiến đánh dấu hành trình qua ba thập niên chọn lựa, chuyển đổi quy trình canh tác các loại rau từ xen canh đến chuyên canh và xây dựng thành chuỗi giá trị gia tăng trên thương trường...

vườn cây giống rau lên 10.000 m2 và 20.000 m2 diện tích trồng chuyên rau thương phẩm vào năm 2000 tại vùng nông nghiệp xã Phú Hội, Đức Trọng. Kết quả hàng năm, anh Phong cung cấp 30 triệu cây giống rau cho nông dân trồng xen canh với cây cà phê và chuyên canh trên những diện tích chuyển đổi mới. Riêng sản lượng rau hàng năm trên 2 ha, nông dân Nguyễn Hồng Phong thu hoạch trên dưới 200 tấn cung cấp cho thị trường trong và ngoài địa phương.

Xuất ngoại học nghề trồng rauBước sang năm 2006, ngành

nông nghiệp Việt Nam chọn anh Nguyễn Hồng Phong là một trong những nhà nông tiêu biểu ở Lâm Đồng sang nước Úc đào tạo tập huấn về thực hành nông nghiệp tốt (GAP), sản xuất theo mô hình liên kết hiệp hội. Trở về vùng rau Lâm Đồng sau một tháng học nghề canh tác rau an toàn với quy mô tập trung tại Úc, chủ trang trại Nguyễn Hồng Phong vận dụng tập hợp 6 nông hộ ở các vùng rau

Phú Hội, Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng cùng phân công sản xuất và cùng tìm thị trường tiêu thụ.

Đó là mô hình Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn đầu tiên với 8 ha (có 1 ha rau nhà kính) ở huyện Đức Trọng do anh Phong làm Tổ trưởng.

Cứ trước mỗi lứa rau gieo trồng, cả Tổ hợp tác ngồi lại họp thống nhất từng tổ viên sản xuất theo từng loại rau khác nhau căn cứ theo diễn biến thị trường trong tỉnh Lâm Đồng. “Bấy giờ Tổ hợp tác chúng tôi vừa sản xuất vừa khai thác thị trường tiêu thụ ở các khu chợ rau trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng. Qua khảo sát và nhận định tương đối phù hợp với thực tế thị trường tiêu thụ, nên hàng trăm tấn rau an toàn thu hoạch trong năm sau đó đều bán ra nhanh chóng, tất cả tổ viên đều đạt lợi nhuận khá so với mặt bằng thu nhập trong cùng thời điểm…”, anh Phong kể.

Phát triển liên tục nhờ chuyển đổi toàn bộ những diện tích cà phê kém hiệu quả và mở rộng những diện tích mới chuyên canh cây rau đến năm 2008 gắn với thị trường liên kết, nông dân Nguyễn Hồng Phong đã trở thành chủ Trang trại Phong Thúy với tổng diện tích khoảng 15 ha sản xuất theo quy trình an toàn, đạt doanh số 4 tỷ đồng/năm. Thêm một cơ hội nữa khi chủ trang trại Nguyễn Hồng Phong được tổ chức CIDA của nước Canada mời sang tài trợ tập huấn 20 ngày về các nội dung “xây dựng quy trình, kiểm soát nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cấp hệ thống sơ chế, bảo quản sau thu hoạch; chuyển giao công nghệ cao về sản xuất giống và rau thương phẩm…”. Kết thúc khóa học, chủ trang trại Nguyễn Hồng Phong đã triển khai các giải pháp canh tác mới theo quy mô ngày càng mở rộng, hướng gắn kết bền vững lâu dài trên từng vùng chuyên canh rau khu vực phía Bắc Lâm Đồng… VĂN VIỆT

Bài 2: An toàn hơn vạn tấn rau

ĐAM RÔNG: Hơn 57 tỷ đồng xây dựng hạ tầng và phát triển sản xuất

Theo kế hoạch từ nay đến cuối năm 2019, huyện Đam Rông thực hiện hơn 57 tỷ đồng nguồn vốn phân bổ từ ngân sách

Trung ương để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình

giảm nghèo bền vững. Trong đó, gồm hơn 47 tỷ đồng khởi công

mới và xây dựng chuyển tiếp 18 công trình cơ sở hạ tầng. Tiếp theo, với gần 8 tỷ đồng

chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, tăng cường công tác khuyến

nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi,

tăng thu nhập cho người dân, đồng thời hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Và gần 2 tỷ

đồng còn lại thực hiện duy tu, bảo dưỡng công trình trọng điểm ở địa phương.

Được biết, phấn đấu đến cuối năm 2019, huyện Đam Rông giảm tỷ lệ hộ nghèo 7%

trở lên, đạt độ che phủ rừng 64,8%; giải quyết việc làm 1.300 lao động; 92% hộ dân

nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh…VŨ VĂN

LÂM HÀ: Kinh doanh phân bón, thuốc BVTV đạt 97% cơ sở loại B

Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lâm Hà vừa cho

biết, qua kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp đủ điều kiện năm 2018

trên địa bàn huyện có 97% cơ sở đạt loại B. Cụ thể, trong số 100 cơ sở kinh doanh

phân bón được kiểm tra thì có 97 cơ sở đạt loại B, 1 cơ sở loại C và 2 cơ sở loại A. Còn

lĩnh vực kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trong số 56 cơ sở có 55 cơ sở đạt loại B và 1 cơ sở loại A. Được biết, toàn huyện Lâm Hà có 144 cơ sở kinh doanh phân bón với số lượng bán ra 63.000 tấn/năm và 95 cơ

sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật với số lượng bán ra 29,7 tấn/năm.

ĐẠO PHAN

Rau sản xuất theo chuỗi liên kết ở Doanh nghiệp Phong Thúy đạt doanh thu lên đến 3 tỷ đồng/ha/năm. Ảnh: V.V

Phân loại cà chua qua băng chuyền tự động tại Trung tâm Sau thu hoạch của Doanh nghiệp Phong Thúy. Ảnh: V.V

DI LINH: Trên 45 tỷ đồng nợ đọng thuế khó thu

Theo báo cáo của Chi cục Thuế huyện Di Linh, trong 3 tháng đầu năm 2019, tỷ lệ nợ đọng trên địa bàn huyện từ những năm trước còn ở mức cao. Qua đó, số tiền thuế

nợ đọng lũy kế tính đến 31/3/2019 là 49,2 tỷ đồng bao gồm: nợ có khả năng thu trên 3,5

tỷ đồng, nợ khó thu trên 45,6 tỷ đồng. Số nợ khó thu, tập trung chủ yếu nợ thuế giá trị gia

tăng (GTGT) mặt hàng cà phê từ 2014 trở về trước và cho đến nay một số cơ sở kinh doanh đã phá sản do làm ăn thua lỗ, một số

đã bỏ địa chỉ kinh doanh.Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn

huyện Di Linh có 266 cơ sở kinh doanh đang nợ tiền thuế. Để đảm bảo việc thi

hành pháp luật về thuế, tránh tẩu tán tài sản, mới đây Chi cục Thuế Di Linh đã

ban hành văn bản kèm theo danh sách nợ thuế để gửi đến một số phòng, ban, các

văn phòng công chứng, UBND các xã, thị trấn về việc phối hợp xử lý thu hồi nợ đọng

thuế . Đồng thời, phối hợp giám sát nếu có các giao dịch về chuyển nhượng tài sản,

cầm cố, thế chấp tài sản vay vốn, đáo hạn ngân hàng thì kịp thời ngăn chặn và thông tin cho Chi cục Thuế huyện Di Linh cùng

cơ quan pháp luật biết để xử lý để đảm bảo việc thu tiền nợ thuế, tiền chậm nộp thuế

vào ngân sách nhà nước. LAM PHƯƠNG

Page 4: PHẢI TẨY SẠCH BỆNH QUAN LIÊU. BÁO SỰ THẬT, SỐ 140, NGÀY …baolamdong.vn/upload/others/201904/29735_baolamdong_ngay_26_4_2019.pdf · thuận, khơi dậy sức dân,

4 THỨ SÁU 26 - 4 - 2019

Để thể chế hóa quan điểm của Đảng, khắc phục những tồn tại, hạn chế của Luật KBCB năm 2009 và giải quyết các vấn đề về thực tiễn phát sinh chưa có cơ sở pháp lý, Bộ Y tế đã đề xuất với Chính phủ trình Quốc hội cho phép xây dựng dự án Luật KBCB sửa đổi. Đến nay, dự thảo Luật KBCB sửa đổi và các văn bản liên quan đang được Chính phủ gấp rút nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo để có thể trình được Quốc hội tại kỳ họp lần tới.

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Hội thảo “Hoàn thiện quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) ở Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Quỹ Rosa Luxemburg (CHLB Đức) vừa diễn ra tại TP Đà Lạt đã đặt ra vấn đề cấp bách cần sửa đổi Luật KBCB.

Luật KBCB được Quốc hội thông qua ngày 23/11/2009 tạo hành lang pháp lý vô cùng quan trọng cho công

tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực KBCB, góp phần chuẩn hóa kỹ năng thực hành y khoa gắn với chất lượng dịch vụ KBCB thông qua việc quy định điều kiện tối thiểu để cấp Chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề và Giấy phép hoạt động cho các cơ sở KBCB. Đến nay, sau 9 năm thực hiện Luật KBCB, các cơ quan quản lý đã thực hiện việc cấp Giấy phép hoạt động cho 45.975 cơ sở y tế, trong đó có 1.336 bệnh viện, 21.048 phòng khám chuyên khoa, 10.501 trạm y tế… Cấp Chứng chỉ hành nghề cho 309.768 trường hợp, trong đó có 78.144 bác sĩ, 127.190 điều dưỡng, 54.734 y sĩ…

Luật KBCB đã góp phần tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ KBCB của người dân. Hiện cả nước có 14.000 cơ sở KBCB với 80.000 bác sĩ đang làm việc, đạt tỉ lệ 8,2 bác sĩ /10.000 dân, cao hơn một số nước trong khu vực. Số giường bệnh trên vạn dân đạt 26,5; có 90% trạm y tế xã có bác sĩ làm việc và 90% trạm có y sĩ sản nhi hoặc nữ hộ sinh; 99% thôn, bản, ấp có nhân viên y tế hoạt động; 76% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã.

Luật KBCB cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ KBCB, tạo hành lang pháp lý để Bộ Y tế ban hành hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về: quản lý chất lượng dịch vụ KBCB; tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện; nâng cao chất lượng của người hành nghề như quy định về cập nhật kiến thức liên tục đối với người hành nghề.

Luật KBCB góp phần tạo hành lang pháp lý để y học Việt Nam tiếp cận được với các kỹ thuật y khoa tiên tiến, hiện đại hàng đầu thế giới như: Công nghệ 3D phẫu thuật và sửa chữa tim mạch; ứng dụng ánh sáng trong phẫu thuật điều trị ung thư; dùng kỹ thuật ô xy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể (ECMO) để cứu sống bệnh nhi viêm cơ tim cấp nặng; ghép tế bào gốc tạo máu

từ máu ngoại vi không cùng huyết thống; ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong KBCB... Nhờ vậy, y học Việt Nam đã góp mặt trên bản đồ y tế thế giới với nhiều thành tựu. Đây là một trong những nguyên nhân góp phần làm tăng tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đạt 76,25 tuổi (năm 2016), vượt mức tuổi thọ trung bình quốc tế và thu hút khoảng 300.000 lượt người nước ngoài đến KBCB tại Việt Nam.

Ông Đỗ Trung Hưng - Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết: Bên cạnh các thành tựu đạt được, sau 9 năm triển khai thi hành Luật KBCB đã nảy sinh một số vấn đề từ thực tiễn chưa có cơ chế pháp lý để giải quyết. Cụ thể, về Chứng chỉ hành nghề, Luật KBCB chỉ quy định cấp Chứng chỉ hành nghề cho 6 nhóm đối tượng, quy định này chưa bao phủ hết các đối tượng tham gia hoạt động KBCB trong thực tế như: cán bộ khối y tế dự phòng; cử nhân sinh học tham gia xét nghiệm; người đang làm việc trong lĩnh vực y tế dự phòng nhưng có tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ KBCB... Điều này gây khó khăn cho người hành nghề và cơ sở KBCB trong quá trình tổ chức thực hiện KBCB và thanh quyết toán BHYT.

Luật KBCB không quy định về thời hạn giá trị của Chứng chỉ hành nghề. Đến nay, Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới cấp Chứng chỉ hành nghề KBCB một lần và

có giá trị vĩnh viễn. Việc này không tạo ra cơ chế để giúp cơ quan quản lý nhà nước theo dõi, giám sát việc quản lý chất lượng người hành nghề khi chuẩn hóa các điều kiện chuyên môn, cập nhật kiến thức y khoa liên tục và quá trình hành nghề của người hành nghề. Quy định này không phù hợp với pháp luật cũng như thông lệ quốc tế, gây khó khăn cho việc hội nhập của y tế Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới về KBCB.

Bên cạnh đó, việc cấp Chứng chỉ hành nghề theo hình thức xét hồ sơ không đánh giá được thực chất năng lực chuyên môn của người hành nghề cũng như chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo. Do việc cấp Chứng chỉ hành nghề qua xét hồ sơ nên không xác định được phạm vi hành nghề cụ thể của người hành nghề, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ sở KBCB trong việc thanh toán chi phí KBCB BHYT cũng như trong việc sắp xếp bố trí nhân lực trực, đặc biệt là đối với cơ sở KBCB ở tuyến huyện khi mà số lượng bác sĩ tuyến huyện còn rất hạn chế và trong mỗi ca trực, các bác sĩ phải thực hiện trực cả 4 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi... dẫn đến tình trạng quá tải của các bác sĩ và cơ sở KBCB.

Luật KBCB đã quy định cụ thể một số hình thức tổ chức KBCB nhưng chưa bao quát hết các hình thức tổ chức của cơ sở KBCB tồn tại trong thực tế hoặc mới phát sinh.

Ví dụ như: Trung tâm Y tế huyện; Trung tâm Nội tiết; Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản; Trung tâm Phòng chống Bệnh xã hội; Bệnh xá; Phòng khám Quân dân y... Vì vậy, trong quá trình thực hiện còn gặp khó khăn khi cấp Giấy phép hoạt động cho các hình thức này.

Luật quy định người nước ngoài vào KBCB nhân đạo theo đợt, chuyển giao kỹ thuật, mổ biểu diễn phải có Giấy phép hành nghề là không phù hợp với thực tiễn do không đảm bảo được tính kịp thời của hoạt động KBCB nhân đạo và chuyển giao kỹ thuật.

Về hệ thống tổ chức cơ sở KBCB của nhà nước có 4 tuyến gắn với tuyến hành chính. Tuy nhiên, Luật BHYT lại quy định dựa vào phân hạng bệnh viện để xác định cơ sở KBCB BHYT ban đầu và thanh toán chi phí KBCB BHYT... Vì vậy, trong quá trình hướng dẫn, tổ chức thực hiện phát sinh nhiều mâu thuẫn, bất cập.

Một số nội dung liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động KBCB như: bệnh án điện tử, KBCB từ xa, đăng ký hành nghề... chưa được quy định cụ thể trong Luật KBCB nên chưa có cơ chế pháp lý để tổ chức triển khai thực hiện.

Vấn đề an ninh bệnh viện mới được tiếp cận dưới góc độ quy định quyền và nghĩa vụ của người hành nghề, quyền và trách nhiệm của cơ sở KBCB nhưng chưa có quy định cụ thể về các biện pháp bảo đảm an ninh bệnh viện khác như: các biện pháp tổ chức bảo đảm an ninh chung, sự tham gia của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh bệnh viện hay vấn đề kinh phí đảm bảo cho hoạt động này...

AN NHIÊN

Luật Khám bệnh, chữa bệnhtrước yêu cầu sửa đổi cấp bách

Ông Đỗ Trung Hưng - Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) trình bày tổng quan dự thảo Dự án Luật KBCB sửa đổi. Ảnh: A.N

Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên huyện Đam Rông vừa tổ chức khai giảng 7 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trong đó, có 4 lớp đào tạo nghề nông nghiệp gồm trồng

dâu nuôi tằm và chăn nuôi heo đen; 3 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp gồm gò hàn và sửa chữa máy nông nghiệp, với tổng số gần 300 học viên. Những học viên tham gia khóa học ngoài việc được miễn phí toàn

bộ chi phí học tập còn được hỗ trợ 30 nghìn đồng/ngày thực học. Sau khi hoàn thành khóa học, Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên huyện sẽ cấp giấy chứng nhận nghề và chứng chỉ học

nghề cho những học viên đạt yêu cầu. Được biết, trong năm 2019 huyện Đam Rông sẽ phấn đấu tạo việc làm mới cho 1.300 lao động nông thôn.

LÊ TUẤN

ĐAM RÔNG: Tổ chức 7 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nhân rộng mô hình “Thư viện thân thiện”

Thực hiện Chương trình “Thư viện thân thiện trường tiểu học” giai đoạn 2017 - 2020 do Sở Giáo dục - Đào tạo phối hợp với Tổ chức Room to Read triển khai, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 48 trường thực hiện mô hình này. Trong đó, 34 trường nằm trong dự án và 14 trường nhân rộng. Trong năm học 2019 - 2020, các phòng giáo dục - đào tạo trong dự án tiếp tục lựa chọn 1 - 2 trường nhân rộng. Thông qua Tổ chức Room to Read, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình tặng sách và truyện đọc cho học sinh tại 14 trường nhân rộng, mỗi em 5 quyển, tổng trị giá 1,4 tỷ đồng.

TUẤN HƯƠNG

Thành lập Chi hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchiahuyện Đạ Tẻh

Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức thành lập và ra mắt Chi hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia huyện Đạ Tẻh. Đến dự hội nghị có ông Hà Phước Toản - Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Lâm Đồng.

Theo đó, Chi hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia huyện Đạ Tẻh có 80 hội viên. Thường trực Hội gồm 3 người do ông Đinh Trọng Hà - hội viên Hội Cựu chiến binh thị trấn Đạ Tẻh làm Chi hội trưởng. Chi hội có nhiệm vụ chấp hành đúng Điều lệ Hội và tích cực vận động hội viên thực hiện tốt các chương trình công tác của Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia huyện Đạ Tẻh.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Hà Phước Toản mong muốn Chi hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia huyện Đạ Tẻh tiếp tục quan tâm đến công tác tuyên truyền phát triển hội viên, giữ mối quan hệ mật thiết với các ban, ngành, đoàn thể về các vấn đề liên quan đến công tác tìm kiếm và cất bốc hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện ở địa phương hy sinh tại chiến trường Campuchia, tiếp tục phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, truyền thống cách mạng kiên cường của dân tộc, giữ gìn tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác giữa 2 nước Việt Nam - Campuchia ngày càng phát triển bền vững và lâu dài.

Tại buổi lễ, Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Lâm Đồng đã thông qua Quyết định thành lập Ban Chấp hành Chi hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia huyện Đạ Tẻh, đồng thời trao 80 thẻ hội viên Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia.

HÔNG LOAN

Page 5: PHẢI TẨY SẠCH BỆNH QUAN LIÊU. BÁO SỰ THẬT, SỐ 140, NGÀY …baolamdong.vn/upload/others/201904/29735_baolamdong_ngay_26_4_2019.pdf · thuận, khơi dậy sức dân,

5 THỨ SÁU 26 - 4 - 2019VĂN HÓA - XÃ HỘI

Đơn Dương là một trong ba địa phương trên toàn tỉnh được đánh giá thực hiện tốt quy chế phối hợp

giữa hai ngành Công an và Giáo dục về triển khai nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành GDĐT.

Là đơn vị thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội, Công an huyện Đơn Dương đã chủ động tham mưu cho Thường trực UBND huyện chỉ đạo xây dựng quy chế phối hợp giữa Công an huyện, Phòng GDĐT, các trường THPT, Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp và tổ chức hội nghị ký kết giữa các bên để triển khai thực hiện. Theo đó, Công an huyện phối hợp với Phòng GDĐT tổ chức giao ban định kỳ nhằm trao đổi thông tin và phối hợp trong việc xử lý các vụ việc liên quan đến ANTT xảy ra có liên quan đến cán bộ, giáo viên và học sinh tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Qua đó, nguy cơ vụ việc xảy ra đã được ngăn chặn, giải quyết kịp thời.

Đặc biệt, trong thời gian qua, Công an huyện đã phối hợp cùng các trường trên địa bàn huyện tổ chức phát động, tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông (ATGT), phòng chống tác hại của ma túy, bạo lực học đường với 62 buổi, thu hút gần 10 ngàn lượt cán bộ, giáo viên và học sinh tham dự. Ngoài ra, Công an huyện đã tổ chức lực lượng tuần tra đảm bảo ATGT vào những giờ cao điểm, tuần tra để phòng ngừa,

kịp thời phát hiện xử lý các trường hợp đối tượng bên ngoài có ý đồ trấn lột hay gây gổ đánh nhau với học sinh trong thời gian đến trường và tan học. Đồng thời, quản lý và phát hiện xử lý kịp thời các đối tượng xã hội, các đối tượng buôn bán ma túy, chất kích thích, không để lôi kéo học sinh tham gia.

Định kỳ hàng năm, Công an huyện phối hợp với Phòng GDĐT

thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra các nhóm trẻ gia đình và lớp mẫu giáo tư thục trên địa bàn huyện; qua đó, kịp thời chấn chỉnh các cơ sở giáo dục vi phạm các quy định của pháp luật. Trong các kỳ thi THPT Quốc gia, tuyển sinh THPT, tốt nghiệp nghề...; Công an huyện chủ động xây dựng kế hoạch và phân công lực lượng bảo vệ an toàn các điểm trên.

Bên cạnh đó, lực lượng Công an cùng với Phòng Văn hóa - Thông tin huyện tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các điểm kinh doanh dịch vụ Internet, karaoke và các dịch vụ văn hóa khác có dấu hiệu vi phạm pháp luật, đặc biệt là các hàng quán gần khu vực trường học làm ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh.

“Để nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp của hai ngành Công an

- Giáo dục, cần tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình học sinh, chính quyền địa phương, lực lượng Công an cùng các ngành, đoàn thể đẩy mạnh giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử đối với học sinh. Đồng thời, tăng cường biện pháp kiểm tra, ngăn chặn tình trạng học sinh đến trường nhưng bỏ học, bỏ giờ học ra ngoài chơi game, tụ tập gây rối đánh nhau; phối hợp với gia đình nắm tình hình, quản lý giáo dục đối với học sinh cá biệt, có biểu hiện vi phạm pháp luật. Đặc biệt, tập trung đẩy mạnh các hoạt động tập thể, các phong trào thi đua thu hút học sinh vào những hoạt động bổ ích; các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường thực hiện các chuyên đề nhằm nâng cao kỹ năng sống, khả năng giao tiếp và văn hóa ứng xử cho học sinh”, Thượng tá Phan Hồng Nguyên - Phó Trưởng Công an huyện Đơn Dương nhấn mạnh.

Hiện huyện Đơn Dương có 55 đơn vị trường học từ mầm non đến Trung tâm GDNN. Theo ông Nguyễn Văn Kháng - Trưởng Phòng GDĐT huyện Đơn Dương, trong những năm qua, tình hình ANTT tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tương đối ổn định. Cùng với sự phối hợp giữa Công an huyện và Phòng GDĐT, Ban giám hiệu và Công đoàn các trường tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan để giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của cán bộ, giáo viên, học sinh, không để nảy sinh tiêu cực, bất mãn khiến dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo dẫn đến vi phạm pháp luật.

VIỆT HÙNG

CÔNG AN HUYỆN ĐƠN DƯƠNG:

Điển hình toàn quốc về phối hợp đảm bảoan ninh trật tự lĩnh vực giáo dục

Thượng tá Phan Hồng Nguyên - Phó Trưởng Công an huyện Đơn Dương cho biết: Tại Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT); Công an huyện Đơn Dương là đơn vị cấp huyện duy nhất trong cả nước vinh dự được Bộ trưởng Bộ GDĐT tặng Bằng khen vì có thành tích phối hợp tốt trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) lĩnh vực giáo dục trên địa bàn.

Tổ chức các hoạt động tập thể bổ ích, nâng cao kỹ năng sống cho học sinh nhằm hạn chế tình trạng học sinh vi phạm pháp luật. Ảnh: V.H

Mặc dù nằm trên địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nhưng những năm qua, Trường Tiểu học Đạ R’Koh (xã Đạ Đờn, Lâm Hà) đã không ngừng phấn đấu trong công tác giáo dục, chăm lo cho học sinh. Nhờ thế, trong năm học 2017 - 2018, trường vinh dự được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.

Nâng cao chất lượng giảng dạyCó dịp về thăm Trường Tiểu học

Đạ R’Koh vào những ngày đầu tháng 4, ấn tượng ban đầu về một ngôi trường cách xa trung tâm huyện Lâm Hà là cơ sở vật chất khang trang, cảnh quan sạch đẹp, có nhiều bồn hoa, cây xanh bao quanh tạo nên một môi trường học tập thân thiện cho học sinh và giáo viên.

Năm 2004, Trường Tiểu học Đạ

R’Koh được tách ra từ Trường Tiểu học Đạ Nung (xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà), trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, thiếu thốn về phòng học, lạc hậu, đến nay trường đã được xây dựng khang trang với 12 lớp học để đảm bảo cho việc học tập của 391 học sinh.

Trường xác định việc nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, nhà trường tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên giàu kinh

nghiệm, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Trường Tiểu học Đạ R’Koh hiện có 18 giáo viên đang công tác, trong đó có 60% giáo viên dạy giỏi cấp trường và 20% giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Không chỉ hết lòng truyền đạt kiến thức cho học sinh, các thầy cô còn tranh thủ thời gian tự học tập, nâng cao trình độ cho bản thân.

Để hoạt động giảng dạy ngày càng có hiệu quả hơn, nhà trường đã phối hợp cùng giáo viên tích cực

vận động duy trì sĩ số, giúp đỡ học sinh yếu kém, học sinh khó khăn. Trường động viên các em vượt khó học tập, tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho tất cả các học sinh trong trường.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng xây dựng đầy đủ kế hoạch hoạt động năm, tháng cũng như lịch theo từng tuần, tổ chức dạy học Tiếng Việt theo Công nghệ Giáo dục và dạy chương trình VNEN đối với lớp 5. Bằng sự nỗ lực của cả thầy và trò, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học và được lên lớp năm học 2017 - 2018 là 366/369, đạt tỷ lệ 99,18%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học 5 năm là 60/63, đạt tỷ lệ 95,23%.

Thầy Hoàng Văn Hợi - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đạ R’Koh cho biết: “Trước đây, cơ sở vật chất của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là lớp học tạm và học ghép. Hơn nữa, trình độ nhận thức của bà con còn hạn chế, nhất là vào mùa nương rẫy phụ huynh thường để con em ở nhà phụ giúp công việc, nên tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần còn thấp. Với sự quyết tâm và

lòng yêu nghề, các thầy cô giáo đã đến tận từng gia đình để vận động, thuyết phục phụ huynh cho con em đến trường học trở lại. Đến nay, sĩ số của từng lớp vẫn được duy trì và rất ít học sinh bỏ học so với trước đây”.

Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, hằng năm, trường giáo dục học sinh các kĩ năng như: Ứng xử có văn hóa, thân thiện, làm việc nhóm, bảo vệ bản thân,... Với 19 kỹ thuật dạy học tích cực, giáo viên đã lồng ghép vào các bài giảng hợp lí. Từ những hoạt động thực hành trải nghiệm, học sinh được rèn luyện kỹ năng ở trong và ngoài trường.

Đảm bảo điều kiệnhọc tập tốtDẫn chúng tôi đi theo con đường

mòn bê tông nhỏ để vào trường, thầy Hợi chia sẻ thêm: “Trước đây, thầy cô và học sinh đến trường cũng vất vả lắm, cứ đến trường thì áo quần y như rằng nhuộm đầy đất đỏ. Bây giờ đỡ nhiều rồi, con đường giờ tuy nhỏ nhưng được đổ bê tông sạch sẽ”...

XEM TIẾP TRANG 8

Trường vùng xa vượt khó đạt chuẩn quốc gia

Học sinh vui chơi trong khuôn viên rộng rãi của Trường Tiểu học Đạ R’Koh. Ảnh: T.T.H

Page 6: PHẢI TẨY SẠCH BỆNH QUAN LIÊU. BÁO SỰ THẬT, SỐ 140, NGÀY …baolamdong.vn/upload/others/201904/29735_baolamdong_ngay_26_4_2019.pdf · thuận, khơi dậy sức dân,

6 THỨ SÁU 26 - 4 - 2019 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Nhiều em trước đó còn chẳng biết võ thuật là gì. Từng gương mặt non nớt tập trung đến mức căng

thẳng để nghe theo từng câu hiệu lệnh của huấn luận viên. Những bước di chuyển còn chậm chạp, liên tục mắc lỗi. Nhưng ở đó, chúng tôi nhận thấy sự hào hứng cũng như quyết tâm của những cô cậu học trò ở trường vùng sâu này.

Câu lạc bộ (CLB) Võ thuật Trường Tiểu học Đan Phượng 2 do anh Võ Ngọc Minh Tâm và thầy Nguyễn Văn Thịnh mở ra từ đầu năm 2019. Mục đích chính của CLB là tạo ra một sân chơi cho các em nhỏ trong độ tuổi từ 5 - 15. Theo thầy giáo Nguyễn Văn Thịnh, đối với trẻ em ở vùng nông thôn, nếu không có sân chơi lành mạnh thì các em dễ lâm vào tình trạng nghiện game, sâu xa hơn có thể dẫn đến các tệ nạn xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai.

Cậu bé K’Biển (học sinh lớp 2B) vẫn đều đặn được bố chở đến lớp, chẳng thiếu buổi nào. K’Biển khá nhỏ con và có phần rụt rè hơn các bạn còn lại. Em bảo: “Mấy hôm đầu khó lắm, có hôm đứng không vững em bị ngã cũng đau. Nhưng mà vừa học vừa được chơi với các bạn rất vui. Em sẽ cố gắng học thật giỏi như chị Y Vân”.

Y Vân mà K’Biển vừa nhắc là cô bé lớp trưởng - Nguyễn Hoàng Y Vân (học sinh lớp 5B). Biết các thầy mở lớp, Y Vân về nhà xin mẹ cho đi học. Mẹ Y Vân cũng chẳng ngần ngại đồng ý bởi muốn con gái có thêm nhiều kỹ năng để phòng vệ cho bản thân. Bên cạnh ước mơ làm giáo viên, Y Vân còn một ước mơ nữa, đó là trở thành vận động viên Karatedo - như chính người dì của mình. “Dì con giỏi lắm, mẹ bảo dì là vận động viên quốc gia. Mấy lần xem dì thi đấu trên ti vi, con cũng mong sau này mình được như thế”, Y Vân tâm sự.

Do đặc thù địa phương nên Trường Tiểu

Đúng 4h30 các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu, các học sinh Trường Tiểu học Đan Phượng 2 lại nhanh chóng khoác lên mình bộ võ phục Karatedo để rồi háo hức bước vào luyện võ.

Võ thuật nơi học đường vùng sâu

Điều kiện học của các em còn nhiều thiếu thốn.

học Đan Phượng 2 có 2 cơ sở. Tại điểm trường ở thôn Tân Lập, nơi học võ chính là khoảnh sân trường có mái che. Theo thầy Thịnh, cơ sở vật chất chỉ mới được trang bị cơ bản, vẫn còn nhiều thiếu thốn. Mùa nắng thì còn tạm được chứ mùa mưa có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình dạy và học của các thầy trò. Thế nhưng những điều ấy dường như chẳng ngăn được lòng ham học của các em học sinh. “Con học được gần 4 tháng rồi. Nhiều hôm bố bận việc thì con tự đi bộ. Con không biết đường có xa không nhưng con đi hết 18 phút. Học võ con thấy khỏe hơn, con cũng ăn được nhiều cơm hơn nữa”, Phạm Văn Nhật, học sinh lớp 4B thật thà chia sẻ.

Trong từng buổi học, tỉ mẩn và nghiêm khắc, cả anh Võ Ngọc Minh Tâm và thầy Nguyễn Văn Thịnh luôn yêu cầu sinh viên thực hiện đúng các tư thế võ. Những lỗi sai dù nhỏ cũng được điều chỉnh ngay tức khắc. Thành lập CLB từ chính đam mê của mình,

cả 2 người đều mong muốn góp chút công sức khơi dậy niềm đam mê, ý thức bảo vệ sức khỏe cũng như tìm kiếm, phát triển năng khiếu của các em học sinh. Biết nhiều em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, các thầy cũng dạy miễn phí, hoặc giảm phần nào học phí cho các em.

“Ban đầu nhiều phụ huynh lo lắng việc có võ sẽ có thể dẫn đến tình trạng xô xát giữa các em học sinh, nhất là giai đoạn bạo lực học đường cũng đang là vấn đề nhức nhối. Thế nhưng với bất kỳ bộ môn võ thuật nào cũng là vừa học võ vừa học đạo. Bên cạnh kỹ năng, các em học sinh sẽ rèn luyện được đức tính nhường nhịn, sự kiên trì. Trong mỗi buổi tập hay lúc thi đấu, chúng tôi dạy các em phải tự ý thức trong từng đòn đánh, biết đâu là điểm dừng. Riêng với các bạn nữ, các em sẽ học được cách tự bảo vệ bản thân trong những tình huống nguy hiểm”, thầy Thịnh chia sẻ thêm.� HỒNG�THẮM

70 công trình nước sinh hoạt nông thôn không hoạt động

Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, trên địa bàn hiện có tổng số 242 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung, trong đó có 70 công trình không hoạt động và 38 công trình hoạt động kém hiệu quả. Trong khi đó chỉ có 38 công trình hoạt động hiệu quả và 96 công trình hoạt động trung bình.

Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên gồm: Công tác quản lý, khai thác công trình nước sạch đối với UBND cấp xã thiếu thường xuyên, thiếu kiểm tra, giám sát; nhiều công trình xuống cấp không được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, bảo trì kịp thời; mô hình quản lý còn nhiều bất cập; chưa có biện pháp xử lý, khắc phục một số công trình nước tự chảy phía thượng nguồn bị tắc nghẽn, ô nhiễm…

Được biết, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa thống nhất đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng giao các công trình nước sinh hoạt nông thôn tập trung về Trung tâm Quản lý và Khai thác công trình công cộng cấp huyện quản lý, vận hành.

VĂN�VIỆT���

Thu nhập bình quân đầu ngườităng 30,5 triệu đồng sau 10 năm

Thông tin từ UBND xã Rô Men, huyện Đam Rông cho biết: Nếu thời điểm năm 2009, thu nhập bình quân của người dân xã Rô Men chỉ có 4,7 triệu đồng/người/năm thì đến cuối năm 2018, con số này đạt 35,2 triệu đồng/người/năm, so với 10 năm trước tăng thêm 30,5 triệu đồng.

Đạt được kết quả này, ngoài dựa vào những chính sách hỗ trợ đúng đắn của Trung ương, của tỉnh… còn là sự quyết tâm, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể địa phương trong việc xây dựng nhiều mô hình giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo hiệu quả, cùng đó vận động được người dân trong xã cùng chung tay xây dựng nông thôn mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cải thiện cơ sở hạ tầng vào khu sản xuất. Hiện tại, xã có 230 hộ đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi; có 1 tổ hợp tác, 1 hợp tác xã và tỷ lệ hộ nghèo, tính đến cuối năm 2018 còn 8,61% trong tổng số 1.766 hộ của toàn xã.

NGUYÊN�THI

Gia tăng số vụ phá rừng ở Đức Trọng

Thông tin từ Hạt Kiểm lâm Đức Trọng, chỉ trong quý I/2019, đã có 9 vụ vi phạm được kiểm tra, phát hiện và lập

hồ sơ xử lý (tăng 4 vụ so với cùng kỳ). Trong đó có tới 4 vụ phải đề nghị khởi tố hình sự vì vượt khung xử phạt hành chính cao nhất. Cụ thể là: Vụ hủy hoại rừng tại Khoảnh 3, Tiểu khu 367, xã Đà Loan; Vụ hủy hoại rừng tại Khoảnh 7, Tiểu khu 367, xã Đà Loan - 2 vụ này đều thuộc quản lý của lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Đại Ninh quản lý; Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản tại Khoảnh 4, Tiểu khu 370A, xã Tà Năng; Vụ hủy hoại tại Khoảnh 1, Tiểu khu 360 B, xã Đa Quyn, lâm phần do Ban QLRPH Tà Năng quản lý.

Điều đáng nói, ở cùng một xã, một tiểu khu, trong thời gian 3 tháng đã có tới 2 vụ phải khởi tố hình sự do phá 313 cây thông 2 lá với tổng thiệt hại là 1,2 ha. Quá trình khám nghiệm hiện trường xác định cây rừng bị tác động bằng một dấu vết cắt ngang, dọc vào phần gốc cây cách

Nhu cầu về sản xuất và giá trị đất ngày càng tăng cao đã làm gia tăng tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng ở Đức Trọng.

mặt đất 50 cm, hay bị cắt xuyên qua thân cây, tại các dấu vết cắt nhựa cây đang khô. Được biết, đây là diện tích rừng tự nhiên thuộc Khoảnh 3, Tiểu khu 367, xã Đà Loan.

Cũng tại tiểu khu này, khi tiến hành tuần tra, kiểm tra rừng, Ban QLRPH Đại Ninh còn phát hiện một số đối tượng đang có hành vi phá rừng trái pháp luật. Khi lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng tiếp cận hiện trường thì các đối tượng đã bỏ chạy, qua xác định ban đầu tổng diện tích rừng bị phá là hơn 2 ha, toàn bộ diện tích bị tác

động thuộc rừng tự nhiên hỗn giao.Theo nhận định của Kiểm lâm Đức Trọng,

tình trạng khai thác, phá rừng diễn ra ngày càng rầm rộ, các đối tượng manh động hơn, tập trung chủ yếu tại địa bàn các xã: Tà Năng, Ninh Loan, Đà Loan, Đa Quyn, Tà Hine và Phú Hội… Nếu lực lượng chức năng phát hiện, những đối tượng này có thể chống lại người thi hành công vụ. Ông Nguyễn Văn Trung, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đức Trọng cho biết, thời gian qua, Hạt Kiểm lâm đã tăng cường phối

hợp, truy quét vùng giáp ranh với huyện Tuy Phong, Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận) và huyện Di Linh. Kết quả các đợt kiểm tra cho thấy tình hình phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp và khai thác rừng trái phép vẫn khá phức tạp, nhiều vụ vi phạm xảy ra với diện tích lớn, mới được phát hiện nhưng không xác định được đối tượng vi phạm để xử lý theo quy định. Trong tổng số vụ vi phạm được phát hiện trong 3 tháng đầu năm 2019 là 17 vụ thì có tới 11 vụ vắng chủ.

Theo ông Trung, do giá đất tăng cao, nhu cầu sản suất nông nghiệp ngày càng lớn, một số đối tượng đã đứng ra thuê người dân tộc thiểu số tại địa phương phá rừng để lấn chiếm đất, sau đó sang nhượng lại cho người khác để thu lợi bất chính. Tuy nhiên, việc truy tìm kẻ chủ mưu đứng đằng sau tổ chức các vụ phá rừng hết sức khó khăn, trong khi đơn vị chủ rừng thiếu trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ dẫn tới tình trạng phá rừng chiếm đất ở nơi đây ngày càng diễn ra nóng bỏng. Đối với những vụ đã được phát hiện, Hạt Kiểm lâm đã lập biên bản ghi nhận tình hình và yêu cầu các đơn vị chủ rừng tiến hành điều tra, xác lập hồ sơ ban đầu để chuyển cho các cơ quan chức năng điều tra, xử lý vi phạm theo quy định. H.YÊN-�V.QUỲNH

Quy mô diện tích rừng bị phá ngày càng lớn.

Page 7: PHẢI TẨY SẠCH BỆNH QUAN LIÊU. BÁO SỰ THẬT, SỐ 140, NGÀY …baolamdong.vn/upload/others/201904/29735_baolamdong_ngay_26_4_2019.pdf · thuận, khơi dậy sức dân,

7 THỨ SÁU 26 - 4 - 2019TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Nhưng lo gach cu - xóa đên bao giờ?Kỳ cuối: Dân than khổ, chính quyền kêu khó

Dù đã quá hạn phải chấm dứt hoạt động theo như kế hoạch của UBND tỉnh Lâm Đồng, nhưng 14 lò gạch cũ tại Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên vẫn đang tiếp tục sản xuất. Lý giải cho điều này, chủ các lò gạch cho rằng, lò gạch là nguồn sông chinh của họ và họ không có điều kiện để chuyển đôi công nghệ sản xuất hoăc chuyển sang ngành nghề khác. Trong khi đó, chinh quyền địa phương thì kêu khó trong việc xử lý và chưa đưa ra được nhưng giải pháp tôi ưu. 

Lò�“quá�đát”�vẫn�hoạt�độngTheo lộ trình đến năm 2020, toàn

tỉnh Lâm Đồng phải chấm dứt hoạt động của 31 lò gạch đất sét nung sử dụng các công nghệ lạc hậu như lò thủ công, thủ công cải tiến, lò vòng (Hoffman) và lò đứng. Trong đó, tại 3 huyện phía Nam có đến 25 lò gạch phải chấm dứt hoạt động vào cuối năm 2018. Đến thời điểm này, mới chỉ có huyện Đạ Tẻh thực hiện đạt kết quả đúng theo lộ trình như kế hoạch đã đề ra, trong khi huyện Cát Tiên vẫn còn 11 lò và Đạ Huoai còn 3 lò gạch nung sử dụng công nghệ lạc hậu vẫn đang tiếp tục hoạt động.

Cát Tiên là địa phương có đến 17 lò sản xuất gạch đất sét nung công nghệ lạc hậu (lò thủ công) phải chấm dứt hoạt động vào cuối năm 2017. Để thực hiện chủ trương này, ngay từ năm 2016, UBND huyện Cát Tiên đã chỉ đạo các ngành chức năng, phối hợp với các xã, thị trấn có lò gạch tiến

hành kiểm tra, tuyên truyền và vận động các chủ cơ sở chấm dứt hoạt động theo lộ trình của UBND tỉnh; đồng thời, chỉ đạo cơ quan chuyên môn nghiên cứu, xem xét xây dựng phương án trình UBND tỉnh hỗ trợ chủ các lò gạch chuyển đổi công nghệ sản xuất, chuyển đổi ngành nghề… Tuy nhiên, đến thời điểm này, dù đã quá hạn 1 năm nhưng huyện Cát Tiên vẫn còn 11 lò gạch chưa thể đóng cửa. Trong đó, thị trấn Cát Tiên còn 8 lò, thị trấn Phước Cát có 2 lò và xã Quảng Ngãi 1 lò.

Hiện tại, tất cả số lò gạch thủ công trên địa bàn huyện Cát Tiên đang hoạt động tự phát, không còn giấy phép sản xuất.

Các lò gạch này đang tạo công ăn việc làm cho hơn 100 người lao động, với mức thu nhập từ 5 - 7 triệu

Do nhiều nguyên nhân, khiến các lò sản xuất gạch thủ công lạc hậu trên địa bàn huyện Cát Tiên vẫn chưa thể đóng cửa theo lộ trình.

Lò gạch đất sét nung công nghệ Hoffman đang hoạt động tại huyện Đạ Huoai.

Biển cấm và... ý thức người dânTrên đường trở lại trụ sở UBND

xã Lộc Tân (huyện Bảo Lâm), theo hướng từ Ngã năm Đam Bri đi Thôn 3, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND xã Lộc Tân, phải dừng xe để nhắc nhở một người phụ nữ vì không bỏ rác đúng nơi quy định. “Chị có nhìn thấy biển cấm đổ rác không?”, ông Tùng hỏi và chỉ tay về phía tấm biển cấm đổ rác. “Có!”, người phụ nữ nọ thản nhiên trả lời. “Thấy sao còn bỏ rác ngay dưới biển cấm?”, ông Tùng vặn lại. Trước câu hỏi đó, chị ta cứ ấp a ấp úng, không chịu trả lời thẳng câu hỏi.

Ông Tùng cho biết, để bảo vệ cảnh quan môi trường, xã Lộc Tân cho xây một bãi tập kết rác tạm thời, trước khi xe chở rác của Trung tâm Quản lý và Khai thác công trình công cộng huyện Bảo Lâm đến

đồng/người/tháng. Cùng với đó, về cơ bản các lò gạch cũng đang cung ứng được khoảng 60% gạch xây dựng cho người dân địa phương. Tương tự, huyện Đạ Huoai cũng là địa phương có 3 lò sản xuất gạch đất sét nung công nghệ lò vòng - Hoffman phải chấm dứt hoạt động vào cuối năm 2018. Tuy nhiên, đến nay, cả 3 lò gạch này vẫn còn hoạt động. Trung bình mỗi ngày, 3 lò gạch này đang sản xuất khoảng 35.000 viên gạch (tương đương hơn 10 triệu viên/năm).

Khó�chuyển�đổi�Lý giải cho việc chưa thể ngừng

hoạt động các lò gạch cũ, lạc hậu thì hầu hết các chủ lò gạch đều đưa ra những lý do đây là nghề “cha truyền, con nối” và là nguồn sống chính của gia đình nên không thể nói dừng là dừng ngay được. Ông Đinh Văn Cảnh - Chủ cơ sở sản xuất gạch tại Tổ dân phố 5 (thị trấn Cát Tiên, huyện Cát Tiên), cho biết: “Lò gạch của gia đình được cha tôi xây dựng từ năm 1990. Tôi vẫn biết chủ trương xóa bỏ các lò gạch thủ công lạc hậu là đúng đắn. Nhưng cuộc sống của gia đình

tôi trông chờ cả vào lò gạch này, nên không thể nói bỏ là bỏ được. Ngoài gia đình tôi, còn có hơn 10 công nhân đã gắn bó hàng chục năm với lò gạch và có nguồn thu nhập ổn định từ công việc này. Nếu ngừng hoạt động mà chúng tôi được hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề phù hợp, đảm bảo cuộc sống tốt hơn thì chúng tôi sẵn sàng. Thế nhưng, đến hiện tại chúng tôi chưa tiếp cận được chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề. Trong khi đó, việc đầu tư chuyển đổi công nghệ sang sản xuất gạch không nung thì nguồn lực của gia đình không thể đáp ứng. Vì thế, nếu ngừng sản xuất thì chúng tôi không biết lấy gì để sống”.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc - Chủ lò gạch Duy Ngọc (Thôn 2, xã Mađaguôi, huyện Đạ Huoai), cho hay: “Lò gạch của gia đình tôi xây dựng cách đã hơn 30 năm. Trước đây, chúng tôi sản xuất theo lò thủ công lạc hậu. Để tiếp nối nghề, năm 2012, gia đình tôi đã vay mượn đầu tư hơn 7 tỷ đồng chuyển qua lò Hoffman. Đến nay, gia đình tôi vẫn chưa thể thu hồi vốn và đang chịu khoản nợ ngân hàng gần 3 tỷ đồng. Vì vậy, nếu ngừng hoạt động thì chắc chắn gia đình tôi sẽ lâm vào cảnh phá sản, nợ nần chồng chất. Tới đây, gia đình tôi sẽ làm đơn kiến nghị gửi cơ quan chức năng, với mong muốn tạo điều kiện gia hạn thêm thời gian hoạt động”.

Trong khi các chủ lò gạch và người lao động than khổ nếu phải dừng hoạt động, thì chính quyền các địa phương lại gặp khó trong công tác kiểm tra, tuyên truyền, vận động để chấm dứt theo đúng lộ trình. Đối với huyện Cát Tiên, về cơ bản các chủ lò gạch chưa định hướng được nghề nghiệp sẽ chuyển đổi khi phải chấm dứt hoạt động. Ông Nguyễn Hoàng Phúc - Phó Chủ tịch UBND huyện Cát Tiên cho biết: “Hiện tại, địa phương vẫn chưa tìm ra phương án tối ưu để trình UBND tỉnh hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất gạch nên chưa thể yêu cầu các cơ sở chấm dứt hoạt động. Tới đây, huyện sẽ đề xuất để UBND tỉnh sớm có cơ chế, kinh phí hỗ trợ các lò gạch chuyển đổi ngành

nghề và công nghệ sản xuất”.Ngoài lúng túng trong việc hỗ trợ

các cơ sở chuyển đổi ngành nghề hoặc công nghệ thì nhu cầu sử dụng gạch nung của người dân là rất lớn, cũng là một trở ngại lớn trước việc phải chấm dứt hoạt động các lò gạch theo đúng lộ trình. Cũng theo ông Phúc, hiện nay, người dân địa phương vẫn chưa thể tiếp cận gạch không nung để phục vụ nhu cầu xây dựng. Trong khi đó, nhu cầu thực tế của người dân địa phương là khoảng 30 - 35 triệu viên gạch xây dựng/năm. Do đó, ngoài số lượng gạch từ các cơ sở trên địa bàn cung cấp thì người dân còn phải mua thêm từ tỉnh Bình Phước và Đồng Nai mới đáp ứng đủ nhu cầu. Cũng như huyện Cát Tiên, huyện Đạ Huoai mỗi năm tiêu thụ khoảng 40 - 45 triệu viên gạch. Các lò gạch sản xuất trên địa bàn là nơi cung cấp chính nguồn gạch cho người dân địa phương. Ông Lưu Tiến Chinh - Chủ tịch UBND huyện Đạ Huoai cho biết: “Thói quen của người dân vẫn ưa chuộng gạch nung nên nếu đóng cửa các lò gạch, chắc chắn người dân địa phương sẽ thiếu gạch xây dựng. Đây chính là những lý do khiến việc chấm dứt hoạt động các lò gạch nung tại địa phương gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, cả 3 lò gạch trên địa bàn huyện đều được các chủ cơ sở chuyển đổi sang lò Hoffman với mức đầu tư 7 - 8 tỷ đồng/lò, nên nếu chấm dứt ngay thì cũng gây thiệt hại lớn cho các cơ sở này vì chưa thể thu hồi vốn”.

Thực tế cho thấy, thói quen của người dân nói chung và tại 3 huyện phía Nam nói riêng vẫn trung thành lựa chọn gạch đất sét nung để xây dựng. Vì thế, sản phẩm gạch không nung, từ các cơ sở sản xuất thủ công đến những dây chuyền hiện đại, vẫn trong tình trạng ế ẩm không thể tiêu thụ. Theo thống kê, hiện tại 3 huyện phía Nam đang có 5 cơ sở sản xuất gạch không nung. Trong đó, 4 cơ sở tại huyện Cát Tiên đang đóng cửa vì không thể tiêu thụ sản phẩm. Còn 1 cơ sở với dây chuyền hiện đại tại huyện Đạ Tẻh đang hoạt động cầm chừng. KHÁNH�PHÚC�-�ĐÔNG�ANH

thu gom, đưa đi xử lý. Đồng thời, xã Lộc Tân cho cắm biển báo cấm đổ rác, kèm theo mức phạt, nếu vi phạm. Thế nhưng, câu chuyện ý thức người dân là một câu chuyện dài, vì có bãi tập kết rác rồi, người ta vẫn thản nhiên đổ rác ngay dưới biển cấm.

Tình trạng này không riêng gì Lộc Tân, trên Quốc lộ 20, Tỉnh lộ 721,

Tỉnh lộ 725 và những tuyến đường liên xã, liên thôn ở 6 huyện, thành phía Nam tỉnh Lâm Đồng, không khó để bắt gặp những hình ảnh bỏ rác không đúng nơi quy định, cho thấy ý thức kém của người dân, biến những biển cấm như vật trang trí và không phát huy được tính tích cực của nó.

TRỊNH�CHU

Trên Quốc lộ 20, đoạn qua xã Đinh Trang Hòa,huyện Di Linh, chất rác thành đống ngay dưới biển cấm đổ rác, kèm theo mức phạt hành chính, nếu vi phạm.

Page 8: PHẢI TẨY SẠCH BỆNH QUAN LIÊU. BÁO SỰ THẬT, SỐ 140, NGÀY …baolamdong.vn/upload/others/201904/29735_baolamdong_ngay_26_4_2019.pdf · thuận, khơi dậy sức dân,

8 THỨ SÁU 26 - 4 - 2019

QUỐC�TẾ

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báoÔng (bà) Phạm Thị Kim Phước được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận số

AD 202214 ngày 30/8/2005 chi tiết như sau:- Thửa đất số 401 tờ bản đồ 16, thị trấn Di Linh, diện tích: 242 m2 (60 m2 ONT + 182

m2 CLN).Ngày 4/5/2007, bà Phạm Thị Kim Phước sang nhượng bằng giấy viết tay cho ông

Nguyễn Hồng Tiến nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định và bà Phạm Thị Kim Phước đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Nguyễn Hồng Tiến.

Hiện nay, ông (bà) Phạm Thị Kim Phước ở đâu liên hệ với UBND thị trấn Di Linh hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để được hướng dẫn lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp khiếu nại liên quan đến thửa đất trên, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Nguyễn Hồng Tiến tại thửa đất nêu trên.

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báoÔng Mai Hùng Sơn được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận số M 613876

cấp ngày 15/8/1998, vào sổ theo dõi số 2255/QSDĐ, (đăng ký biến động lần cuối ngày

14/9/2014) chi tiết như sau:- Thửa đất 168, tờ bản đồ 01, xã Tân Lâm, diện tích: 312 m2 CLN;- Thời hạn sử dụng: Đến ngày 15/10/2043;Ngày 17/8/2005, ông Mai Hùng Sơn viết giấy mua bán chuyển nhượng cho ông Ân

Phát Trần. Ngày 17/8/2005, ông Mai Hùng Sơn chuyển nhượng QSDĐ thửa đất số 168 (01) nêu trên cho ông Ân Phát Trần CMND số 250770361, thường trú tại Thôn 3, xã Tân Lâm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông Mai Hùng Sơn đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Ân Phát Trần.

Hiện nay ông Mai Hùng Sơn ở đâu liên hệ với UBND xã Tân Lâm hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để được hướng dẫn lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông Ân Phát Trần CMND số 250770361 thường trú tại Thôn 3, xã Tân Lâm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

THÔNG BÁO V/v giải quyêt hồ sơ đăng ký QSD đất

THÔNG BÁO V/v cấp giấy chứng nhận QSD đất

THÔNG BÁO TÌM CON

Con tôi tên: Nguyễn Thị Hoàng KimSinh năm: 1981Địa chỉ thường trú: Tổ 3, thôn Đa Thọ, xã

Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Đã bỏ nhà đi từ ngày 7/12/2017 đến nay không rõ tin tức.

Nay tôi đăng thông báo con ở đâu về ngay để giải quyết những việc liên quan đến gia đình.

Người tìm con Chế Thị Tổng

Thủ tướng đên Bắc Kinh, bắt đầu tham dự Diễn đàn Vành đai và Con đường

Theo đặc phái viên TTXVN, khoảng 9 giờ 30 sáng 25/4 theo giờ địa phương, tức khoảng 8 giờ 30 theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến Sân bay quốc tế Bắc Kinh, bắt đầu chương trình tham dự Diễn đàn Cấp cao hợp tác “Vành đai và Con đường”.

Đón Thủ tướng và đoàn tại sân bay, về phía Trung Quốc có lãnh đạo thành phố Bắc Kinh, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba, lãnh đạo Bộ Ngoại giao Trung Quốc; về phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Minh Khôi, cán bộ và nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc.

Theo chương trình dự kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường, chào xã giao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình; hội kiến Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Hộ Ninh.

Về các sự kiện của Diễn đàn Cấp cao hợp tác “Vành đai và Con đường”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ dự lễ khai mạc, lễ đón chính thức các trưởng đoàn, dự phiên thứ nhất với chủ đề Thúc đẩy Kết nối để tìm kiếm các động lực tăng trưởng mới, dự phiên thứ hai với chủ đề Tăng cường Cộng hưởng chính sách và xây dựng quan hệ đối tác chặt chẽ hơn, dự phiên thứ ba với chủ đề Thúc đẩy Phát triển xanh và bền vững để thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc.

Dự kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ có một số cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo một số quốc gia tham dự Diễn đàn Cấp cao hợp tác “Vành đai và Con đường”, tiếp và gặp gỡ các nhóm doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng, công nghệ - tài chính của Trung Quốc.

Nhân chuyến đi, dự kiến trong ngày 25/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc. TTXVN

Lãnh đạo thành phố Bắc Kinh, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Sân bay quốc tế Bắc Kinh.

Trường vùng xa... TIẾP TRANG 5

... Đến thăm trường, có thể cảm nhận về một địa chỉ giáo dục được đầu tư khá bài bản. Khuôn viên được xây dựng biệt lập trên diện tích 4.713 m2 với hệ thống dãy hàng rào, nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh. Sân trường được ốp lát gạch sạch sẽ, rộng 1.400 m2, cùng với đó là dãy hành lang được bố trí nhiều chậu hoa, cây xanh tạo bóng mát để học sinh thư giãn, học tập.

Hiện nay, trường có 13 phòng học/12 lớp (1 phòng tin học có 26 máy phục vụ cho giảng dạy) với đầy đủ hệ thống quạt điện, tủ đựng hồ sơ đầy đủ, thực hiện trang trí lớp thân thiện và đảm bảo đủ ánh sáng để học sinh học tập.

Nhà trường cũng đã huy động từ nguồn hỗ trợ, ủng hộ của phụ huynh học sinh xây dựng được thêm 1 phòng thư viện với diện tích 72 m2, nhằm thuận tiện hơn cho hoạt động đọc sách nghiên cứu của giáo viên và học sinh.

Tự hào khi trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ

1, thầy Hoàng Văn Hợi phấn khởi chia sẻ thêm: “Đạt chuẩn Quốc gia là niềm vinh dự to lớn, đánh dấu sự nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Đạ R’Koh. Sắp tới, nhà trường sẽ tập trung nhiều hơn về nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn. Động viên giáo viên tiếp tục tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy tích cực, hiệu quả hơn để giữ vững danh hiệu vừa đạt được”.

Bằng các giải pháp đồng bộ trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học, mỗi thầy cô giáo Trường Tiểu học Đạ R’Koh luôn tận tụy, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những thành quả gặt hái được trong thời gian qua là nền tảng để thầy, cô giáo Trường Tiểu học Đạ R’Koh nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ chăm lo cho những mầm non tương lai của đất nước.

THÂN�THU�HIỀN

Căn cứ theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH Tâm Hồng Phát tại thời điểm Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ban hành Lệnh kê biên, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số CA 006980 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 19/1/2016, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lâm Đồng xác định tài sản kê biên là tài sản chung của các thành viên góp vốn tại Công ty TNHH Tâm Hồng Phát bao gồm bà Nguyễn Thị Tuyết Mai và bà Đỗ Thị Bích Thu. Trong đó, phần góp vốn của bà Mai là 30% và bà Thu là 70% giá trị tài sản. Bà Thu có quyền ưu tiên mua tài sản chung và đã nộp đủ tiền mua tài sản. Mặt khác, quá trình kê biên tài sản, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an không tiến hành thu giữ giấy tờ có liên quan đến tài sản kê biên, Cục Thi hành án dân sự tỉnh cũng không thu hồi được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số CA 006980 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 19/1/2016.

Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người mua tài sản theo quy định của pháp luật, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lâm Đồng đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng làm thủ tục đăng ký và cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho Công ty TNHH Tâm Hồng Phát.