28
World Business Council for Sustainable Development 4, chemin de Conches Tel: +41 (0)22 839 31 00 E-mail: [email protected] CH-1231 Conches-Geneva Fax: +41 (0)22 839 31 31 Web: www.wbcsd.org Switzerland North America Office Tel: +1 202 420 77 45 E-mail: [email protected] 1744 R Street NW Fax: +1 202 265 16 62 Washington, DC 20009 Brussels Office E-mail: [email protected] c/o Umicore Broekstraat 31 B-1000 Brussels Belgium “Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ trợ của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD)”. Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: 84 4 3577 2700 Fax : +84 4 3577 2699 Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam Website: www.vbcsd.vn Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ trợ của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD)

Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

World Business Council for Sustainable Development

4, chemin de Conches Tel: +41 (0)22 839 31 00 E-mail: [email protected] CH-1231 Conches-Geneva Fax: +41 (0)22 839 31 31 Web: www.wbcsd.orgSwitzerland

North America Office Tel: +1 202 420 77 45 E-mail: [email protected] R Street NW Fax: +1 202 265 16 62 Washington, DC 20009

Brussels Office E-mail: [email protected]/o Umicore Broekstraat 31B-1000 BrusselsBelgium

“Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ trợ của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD)”.

Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 84 4 3577 2700

Fax : +84 4 3577 2699

Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam

Website: www.vbcsd.vn

Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ trợ của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD)

Page 2: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

NỖ LỰC TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT

World Business CounciSustainable Development

Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới vì sự Phát triển Bền vững

World Business CounciSustainable Development

Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam

Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ trợ của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD)

Page 3: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

Balance

Cân

Page 4: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

Nội dung

2 Lời mở đầu

5 Sự cấp bách của phát triển bền vững

9 Những thách thức phát triển

15 Các cơ hội doanh nghiệp, giải pháp doanh nghiệp

19 Tạo khả năng tăng trưởng doanh nghiệp bền vững

Balance

Cânbằng

Page 5: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

22

LờI mở ĐầU

Trong 9 năm qua, Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới vì sự Phát triển Bền vững (WBCSD) đã thu thập và chia sẻ kinh nghiệm về những liên quan giữa kinh doanh và phát triển. Tài liệu này dựa trên hành trình học hỏi đó, vắn tắt thâu tóm các phần lại với nhau và nhằm:

> xác định vai trò của doanh nghiệp trong một chương trình phát triển ngày càng mở rộng;

> thu hút doanh nghiệp tham gia bằng cách tạo ra nhận thức về cơ hội đang tăng lên cho doanh nghiệp và những đóng góp của doanh nghiệp cho phát triển;

> kêu gọi các chính phủ tạo ra những điều kiện khung cần thiết để doanh nghiệp tối đa hóa đóng góp của mình cho phát triển, và

> mời các đối tác khác tham gia với doanh nghiệp cùng đạt tới một tương lai phát triển hòa nhập và bền vững hơn.

WBCSD bắt đầu triển khai công cuộc phát triển của mình năm 2001, trước Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển Bền vững ở Johannesburg năm 2002. mối quan tâm ban đầu tập trung vào việc tạo ra những mô hình doanh nghiệp đứng vững về thương mại đồng thời giúp giảm nghèo và thúc đẩy sinh kế tốt đẹp và bền vững hơn. Chúng

tôi xây dựng khái niệm “doanh nghiệp kinh doanh cùng người nghèo” để mô tả những mô hình doanh nghiệp này.

Qua nhiều cuộc họp trực diện, nghiên cứu tình huống, báo cáo, công cụ và tài liệu tuyên truyền vận động, chúng tôi cùng làm việc để thúc đẩy sự hiểu biết và tạo nhận thức về những cơ hội to lớn cho doanh nghiệp kinh doanh cùng người nghèo. Thông qua liên kết với Tổ chức Phát triển của Hà Lan SNV và các đối tác mạng lưới khu vực của chúng tôi ở Trung mỹ và Vùng Andea, chúng tôi đã làm trung gian cho các quan hệ đối tác mới giữa các doanh nghiệp toàn cầu và địa phương, các cơ quan chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự để hiện thực hóa những ý tưởng này.

“Các nước đang phát triển” bao hàm một loạt những kinh nghiệm khác nhau. một số nước đang tăng trưởng nhanh, những nền kinh tế mới nổi, số khác lại vẫn còn bị kìm hãm trong nghèo đói hoặc xung đột. Tuy vậy, chiều hướng bao trùm là dân số thành thị tăng nhanh, thúc đẩy nhu cầu về hạ tầng mới và nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn. Đồng thời, rõ ràng là, sự phát triển phải diễn ra trong khả năng chịu tải của hệ sinh thái hỗ trợ cuộc sống của trái đất, đặc biệt là trong phạm vi những giới hạn cấp bách của việc ổn định hóa khí hậu khí quyển và nguồn cung cấp nước sạch.

Page 6: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

33

LờI mở ĐầU

Áp lực đè lên các hệ thống cung cấp năng lượng, lương thực, nước, vận tải và y tế sẽ ngày một nặng nề tại các nước đang phát triển. Các nền kinh tế mới nổi sẽ không thành công trong quá trình quá độ lên một tương lai bền vững hơn nếu không hoạt động như một đối tác cam kết và nhà cung cấp giải pháp. Thách thức này cũng là một cơ hội to lớn cho doanh nghiệp, thể hiện ở nhu cầu lớn và lâu dài về sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp có thể cung cấp. Sẽ cần có những đầu tư lớn về công nghệ và hạ tầng để đáp ứng một cách bền vững nhu cầu của những bộ phận dân số gia tăng tại các nước đang phát triển. Các công ty dẫn đầu trong tương lai sẽ là những công ty tiên liệu trước những chiều hướng này và cung cấp những giải pháp sáng suốt.

Như nỗ lực của chúng tôi về kinh doanh cùng người nghèo cho thấy, vị thế trong thị trường tương lai cũng có thể được xây dựng bằng cách thiết kế những mô hình doanh nghiệp sáng tạo để vừa mua và bán với các cộng đồng thu nhập thấp ở các nước đang phát triển. Tạo dựng một sự hiểu biết tốt hơn và giải quyết tích cực những quan ngại về kinh tế-xã hội và môi trường cũng sẽ giúp các công ty có thể khắc phục tốt hơn những rủi ro, và do đó củng cố cho giấy phép kinh doanh của họ trong hoạt động, sáng tạo và phát triển.

Tuy vậy, ngoài kinh doanh và công nghệ, cần có sự quản trị tốt ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu. Quản trị tốt là điều kiện cơ bản để quản lý các vấn đề môi trường và an ninh toàn cầu nói chung, phục hồi ổn định tài chính toàn thế giới và đảm bảo tương lai bền vững cho các nước ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Điều đó bao gồm sự minh bạch, công bằng, pháp trị, độ tin cậy của thể chế và chế tài pháp luật. Nó cũng bao gồm việc vượt qua sự chia cắt giữa các nước đang phát triển và các nước công nghiệp hóa, và giữa các lợi ích cạnh tranh giữa mỗi cá thể trong các nhóm này, đã từng ngăn cản tiến bộ trong các tiến trình quốc tế chủ chốt như Vòng đàm phán thương mại Doha hay các cuộc thương lượng về khí hậu của Liên Hợp Quốc.

Doanh nghiệp đóng vai trò chủ chốt trong việc hỗ trợ các nước đang phát triển về tài chính, công nghệ và xây dựng năng lực. Nhưng một mình doanh nghiệp thì không làm được điều đó. Các chính phủ, xã hội dân sự và doanh nghiệp cần phải sẵn sàng hợp lực để xây dựng nên những điều kiện khung phù hợp cho phát triển nhanh, rộng rãi và bền vững.

Robin Bidwell, Chủ tịch Nhóm, ERm (Đồng Chủ tịch)

Roberto Salas, Giám đốc điều hành, masisa (Đồng Chủ tịch)

John Grant, Phó Chủ tịch điều hành, Chính sách, Tập đoàn BG

Luc Bardin, Phó Chủ tịch Nhóm, BP p.l.c.

Vasco de mello, Chủ tịch & Giám đốc điều hành, Brisa

John G. Rice. Phó Chủ tịch, GE

Steven Stanbrook, Chủ tịch, Phát triển thị trường, S.C. Johnson

Dr. Fujio Cho, Chủ tịch Ban, Toyota motor Corporation

matthew Kirk, Giám đốc Đối ngoại của Tổ, Vodafone

Thành viên Tổ Nòng cốt Phát triển Khu vực Tập trung của WBCSD:

Page 7: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

444

nghèo đóiKhoảng cách

Page 8: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

55

Sự CấP BÁCH

của

PHÁT TRIểN BềN VữNG

Phát triển có nghĩa là công cuộc xây dựng xã hội trong đó con người có thể tận hưởng an ninh, sức khỏe tốt, nhà ở đàng hoàng, nước sạch và nguồn cung cấp điện hiện đại. Điều này phụ thuộc vào việc

người dân có cơ hội kiếm sống tốt và biết rằng họ có được sự đảm bảo trong những lúc khó khăn.

Nó mang lại khả năng cho người ta có thể đi xa hơn là dựa vào đôi chân; thông qua sự cơ động vật lý do vận tải mang lại, thông qua sự di chuyển xã hội do giáo dục mang lại và thông qua những mối liên kết chưa từng có được mở ra nhờ vào công nghệ truyền thông.

Nghèo thì ngược lại: người ta không có sinh kế bền vững, không điện, không phương tiện giao thông, sa vào chiến tranh và xung đột. Con người thống khổ vô biên vì thiếu thốn vật chất và không có sự bảo vệ của pháp luật. Do phải tập trung cao độ để tồn tại, con người bị kìm hãm không thể thực hiện được khả năng của mình.

mấy thập kỷ trước thách thức phát triển được coi là tất yếu để 5 tỷ người sống trong các nước nghèo đạt tới mức sống gần với mức sống của 1 tỷ người trong các nước phát triển hoặc công nghiệp hóa.

Ngày nay, tình hình phức tạp hơn. Có sự tăng trưởng nhanh ở nhiều nước mới nổi, trong khi những nước khác vô cùng nghèo và kinh tế đình đốn. Khoảng cách phát triển lớn nhất đang mở rộng giữa “tỷ người dưới đáy” và những người có nền kinh tế đang tăng trưởng, tạo ra việc làm và nâng cao mức phồn vinh. Tuy vậy tình trạng chậm phát triển tồn tại ở khắp mọi nơi. mặc dù có những thành tựu to lớn ở các nước mới nổi như Trung Quốc và Bra-zin, song ít ai có thể nói rằng họ đã có thể “đẩy nghèo đói vào quá khứ”. Các thành phố mọc lên, tầng lớp trung lưu toàn cầu tăng lên, nhưng nghèo đói vẫn tồn tại ở cả nông thôn và thành thị.

Page 9: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

66

Thay đổi lớn thứ hai đối với thách thức phát triển là việc thừa nhận rằng các mô hình phát triển kinh tế cũ không thể tồn tại. Hơn 200 năm qua, phát triển kinh tế dựa vào sự dịch chuyển từ việc sử dụng tài nguyên có thể tái sinh – năng lượng và nguyên liệu có thể là cấy trồng hoặc khai thác từ năng lượng mặt trời hàng ngày – sang tài nguyên không thể tái sinh được đào lên từ sâu dưới đất. Năm 1900, 41% nguyên liệu dùng ở mỹ là tái sinh, nhưng đến năm 1955 con số đó chỉ còn 6%.1

Dân số thế giới dự đoán sẽ tăng gần 50% trước khi chững lại ở mức 9 tỷ vào năm 2050. Nhưng phát triển kinh tế đã làm nguy hại đến dịch vụ hệ sinh thái như chu kỳ tự nhiên của nước sạch, các-bon và ni-tơ, những thứ cần cho sự sống còn và phồn vinh.

Những tác động của hệ sinh thái bị suy thoái như biến đổi khí hậu, thiếu nước sạch và nguồn thủy sản cạn kiệt, gây nhiều khó khăn cho người nghèo vì họ sống dựa trực tiếp vào hệ sinh thái. Thí dụ, ở châu Phi, đại đa số nông dân sống phụ thuộc vào nền nông nghiệp dựa vào nước mưa. Biến đổi khí hậu có thể làm giảm đi một nửa sản lượng không được tưới nước ở nhiều nước châu Phi vào năm 2020. Lụt lội và sau đó là thiếu nước sẽ ảnh hưởng tới hàng triệu người sống nhờ vào các dòng nước chảy từ các sông băng trên dãy Himalaya và Andes.

Đang phát triển? Nổi lên? Lại nổi lên?

Liên Hợp Quốc dự đoán rằng dân số toàn cầu sẽ lên tới khoảng 9 tỷ, với hầu như toàn bộ sự tăng trưởng xảy ra ở các thành thị các nước đang phát triển.

Các nước đang phát triển bao gồm từ Trung Quốc, nền kinh tế đang đứng thứ hai thế giới và phát triển nhanh nhất thế giới, cho tới các nước đang chật vật hàng năm để nuôi sống dân mình.

Thuật ngữ những thị trường mới nổi được dùng để chỉ những nước đang phát triển nhanh và đang bắt đầu có chỗ đứng trên sân khấu của thị trường toàn cầu. Những nước này bao gồm Bra-zin, Nga, ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, và khoảng hơn chục nền kinh tế khác đang phát triển nhanh và toàn cầu hóa. Tuy vậy, nếu gọi các nước này là “nổi lên” thì có vẻ Tây hóa và thiển cận về lịch sử, chỉ lấy dấu mốc khởi đầu từ Cách mạng Công nghiệp mà bỏ qua việc khi bước sang thiên niên kỷ thứ nhất, chỉ Trung Quốc và ấn Độ thôi đã chiếm một nửa sản lượng của thế giới. Bởi vậy Những thị trường lại nổi lên có thể là định nghĩa chính xác hơn.

Tất cả các nước đều phải thích ứng với biến đổi khí hậu, nhưng những người sống tại những nước kém phát triển nhất sẽ phải bắt đầu từ xuất phát điểm là có ít nguồn lực nhà nước và tư nhân. Họ sẽ cần sự hỗ trợ, giáo dục, đào tạo và tiếp cận thông tin, tín dụng, hạt giống mới, thuốc trừ sâu mới và y tế để phòng chống những bệnh mới, khó chữa hoặc kháng thuốc. Với họ, phát triển phải gắn liền với thích ứng.2

Ít người nhận biết sự tiến thoái lưỡng nan này cũng như những gì mà cựu Chuyên viên kinh tế chính của Ngân hàng Thế giới Nicholas Stern đã ghi nhận: “Phát triển và biến đổi khí hậu là những vấn đề trung tâm của Thế kỷ 21. Nếu thế giới thất bại ở một trong hai điều đó, thì sẽ thất bại cả hai. Biến đổi khí hậu làm suy yếu sự phát triển. Bất kỳ hành động nào về biến đổi khí hậu mà gây cản trở cho sự phát triển thì không thể thành công”.

Những thách thức phát triển cũng là những thách thức doanh nghiệp. Doanh nghiệp bị kìm hãm cũng bởi những nhân tố kìm kẹp con người và cộng đồng trong nghèo khổ: thiếu giáo dục và y tế, môi trường suy thoái, không có hạ tầng đầy đủ hoặc pháp quyền hiệu quả. Doanh nghiệp có thể đóng vai trò quyết định để giải quyết những thách thức này, và với những khuôn khổ chính sách đúng đắn, phát triển công nghệ mới và mô hình doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu của con người, tăng hiệu quả, tạo việc làm và tạo điều kiện tiếp cận rộng hơn tới các giải pháp.

Tài liệu này nhìn nhận những thách thức và cơ hội phát triển tại nơi mà thường được gọi là các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi, và ý nghĩa của những thách thức và cơ hội này đối với các công ty và lãnh đạo doanh nghiệp đang nỗ lực thành công cho các nền kinh tế bền vững.

Tuy là một thách thức lớn song phát triển bền vững có thể thực hiện được. Có thể thực hiện một sự khởi đầu mạnh mẽ theo con đường đó bằng những công nghệ hiện có, và có thể thấy cơ hội cho doanh nghiệp là rất lớn trên con đường bền vững.3

Tuy nhiên, không phải chỉ cần thay đổi công nghệ để vạch ra con đường phát triển mới và hiệu quả hơn. Cải tiến cũng cần thiết trong các thể chế quản trị. Những thách thức đối với phát triển vượt qua cả biên giới quốc gia và ranh giới trách nhiệm giữa nhà nước, chính phủ và cá nhân. Nó bao gồm cả những yêu cầu như minh bạch, công bằng, pháp trị, độ tin cậy của các thể chế và chế tài pháp luật. Cải tiến trong quản trị hết sức cần thiết để quản lý những vấn đề chung về môi trường và an ninh toàn cầu, khôi phục sự ổn định tài chính trên toàn thế giới và đảm bảo một tương lai bền vững cho các nước trong các giai đoạn phát triển khác nhau.

Page 10: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

77777

Page 11: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

88888

Page 12: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

99

NHữNG THÁCH THứC PHÁT TRIểNVượt nghèo

Tiền và thu nhập là những thước đo dễ dàng nhất của tăng trưởng, nhưng nghèo là một vấn đề phức tạp hơn nhiều. Dựa trên nghiên cứu khởi đầu “Tiếng nói của người nghèo”, Ngân hàng Thế

giới nêu bật tính chất đa chiều của cảnh nghèo: “Nghèo là đói. Nghèo là không có nơi trú ngụ. Nghèo là bệnh tật và không có khả năng đi bác sĩ. Nghèo là không đến trường, không biết đọc. Nghèo là không có việc làm, là lo lắng cho tương lai, sống qua ngày. Nghèo là mất đi một đứa con vì bệnh tật do nước không sạch. Nghèo là sự bất lực, không được đại diện và tự do.4

8 mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (mDGs) bao gồm: từ giảm một nửa tỷ lệ đói nghèo cùng cực đến ngăn chặn HIV/AIDS cho tới thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học từ nay đến năm 2015. mDGs hình thành một tầm nhìn chung với sự thỏa thuận của tất cả các nước trên thế giới và các thể chế phát triển hàng đầu của thế giới.5

Đã có một số tiến bộ. Theo Ngân hàng Thế giới, số người sống dưới 1,25 đô la mỹ một ngày (dưới mức 1,25 đô la mỹ

là mức “nghèo cùng cực” làm người ta chết non) sẽ giảm xuống, từ khoảng 40% vào năm 1990 xuống còn 15% vào năm 2015.6 Đông Á và Thái Bình Dương đạt tỷ lệ giảm nghèo lớn nhất, đặc biệt là Trung Quốc, với tỷ lệ bộ phận nghèo nhất của dân số giảm từ 80% năm 1981 xuống còn 18% năm 2005 (khoảng 340 triệu). Trung Quốc cung cấp những bài học bổ ích về việc vận dụng những cải cách kinh tế dựa vào thị trường để giúp người dân thoát khỏi đói nghèo.

Nhưng không phải tất cả mọi tin tức đều tốt lành. Liên Hợp Quốc đã cảnh báo rằng, năm 2009 trên thế giới có số người đói nhiều hơn bất cứ một năm nào khác trong lịch sử loài người, do giá lương thực tăng vọt, dân số gia tăng và nền kinh tế đi xuống cũng như những nhân tố khác, chẳng hạn như các cuộc xung đột đang tiếp diễn.

Doanh nghiệp mang đến “đường ống dẫn chính” cho người ta làm việc và cải tiến con đường thoát ra khỏi đói nghèo, nhưng cũng còn tùy thuộc vào việc các chính phủ kiến tạo các điều kiện thể chế, luật pháp, khuôn khổ tài chính, và cả giáo dục và y tế để làm điều đó.

Page 13: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

1010

Nhiều chính phủ đang cải thiện môi trường cho doanh nghiệp đang hoạt động trong nước họ. Báo cáo Hoạt động doanh nghiệp năm 2010 của Ngân hàng Thế giới ghi nhận rằng, mặc dù kinh tế suy thoái trong năm 2008-09, “nhiều chính phủ đã thực hiện cải cách thể chế nhằm giúp xúc tiến kinh doanh dễ dàng hơn so với các năm khác, kể từ năm 2004, khi báo cáo Hoạt động Doanh nghiệp bắt đầu theo dõi các cải cách thông qua các chỉ số.” Những nền kinh tế thu nhập thấp và thấp hơn mức trung bình thì lại chiếm tới 2/3 trong những cuộc cải cách được theo dõi.8

diễn, tới năm 2050, 70% dân số thế giới (6,4 tỷ) sẽ là dân thành thị, 5.3 tỷ trong số này sống ở các nước đang phát triển.

Quá trình đô thị hóa đang phát triển nhanh và phần lớn đang được quản lý yếu kém, làm hàng trăm triệu người nghèo thành thị gặp khó khăn. Nhưng nếu được qui hoạch và tổ chức có hệ thống, các thành phố có thể mang lại hiệu quả quy mô và lợi thế quy mô trong việc tạo ra việc làm, năng lượng, nhà ở, giao thông, giáo dục, tín dụng và y tế. Những dịch vụ này có thể được cung cấp hiệu quả cho người dân thành thị hơn là những người sống ở nông thôn. Bản phân tích tỷ lệ khí thải nhà kính bình quân đầu người tại các thành phố trên thế giới cho thấy, trong phần lớn các trường hợp, tỷ lệ này đều thấp hơn mức trung bình ở các quốc gia đó.10

Riêng ở Trung Quốc, đến năm 2025, dân số thành thị sẽ tăng thêm 350 triệu người và một tỷ người sẽ sống trong các thành thị vào năm 2030. Hơn 200 thành phố Trung Quốc sẽ có dân số hơn 1 triệu người vào năm 2025 (so với chỉ có 35 thành phố ở toàn châu Âu như hiện nay). Trung Quốc sẽ xây khoảng 40 tỷ mét vuông diện tích văn phòng trong 5 triệu tòa nhà mới ( gấp 10 lần thành phố New York).11 ở ấn Độ, 55% dân số, tức 900 triệu người, sẽ sống trong các thành phố vào năm 2050.

Những thành phố phát triển nhanh này phải được liên kết hiệu quả với các khu vực nông thôn để được cung cấp lương thực, thực phẩm và các tài nguyên khác, có nghĩa là nông nghiệp sẽ có năng suất cao hơn và gắn bó tốt hơn trong chuỗi liên kết nông dân với thị trường, cả địa phương và khu vực, và với người tiêu dùng.

Mạng lưới khu vực

WBCSD có xu hướng hoạt động toàn cầu song, Hội đồng này cũng hoạt động ở cấp quốc gia và khu vực thông qua các mạng lưới Khu vực của 60 Hội đồng Doanh nghiệp vì Phát triển Bền vững (BCSDs) có giám đốc điều hành và các tổ chức đối tác, mà 2/3 trong số đó đặt tại các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi.Với việc cộng những triển vọng trên thế giới lại với nhau, mạng lưới Khu vực tăng thêm tính hợp pháp của WBCSD như là một tổ chức thực sự toàn thế giới. Nó hiệu lực hóa những kết quả và thông điệp của WBCSD và phổ biến chúng rộng rãi. mạng lưới cũng tạo ra cơ sở gắn kết với chính quyền địa phương và các nhà lãnh đạo dư luận để thực hiện những dự án thí điểm trên thực địa và liên kết với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhiều đối tác mạng lưới Khu vực tham gia vào công việc thực địa và các dự án của Hội đồng.7

Khu vực Tập trung Phát triển

Khu vực Tập trung Phát triển của WBCSD muốn liên kết với các chính phủ để theo đuổi các mục tiêu phát triển.9 Trong năm 2010 khu vực này đã bắt đầu một Sáng kiến Tham gia Thị trường Quốc gia để phát triển một khuôn khổ cho đối thoại giữa các công ty lớn và các chính phủ về những vấn đề tham gia thị trường quốc gia và tính cạnh tranh của nhà cung cấp với trọng tâm hướng vào việc thực hiện các cơ hội và quản lý những rủi ro của doanh nghiệp khi tham gia vào các dự án có đầu tư quy mô lớn.

Giao thông Vận tải phục vụ Phát triển

Khu vực Tập trung Phát triển thực hiện một nghiên cứu Giao thông phục vụ Phát triển liên kết các đối tác địa phương để xem xét tất cả hình thức giao thông, từ người đi bộ đến ô tô, tàu hỏa và xe buýt tại bốn thành phố trên thế giới: Sao Paulo(Bra-zin), Thượng Hải (Trung Quốc), Bangalore (ấn Độ) và Dar es Salaam (Tanzania). Bản báo cáo ghi nhận rằng, nhìn chung các cơ hội giao thông tại bốn thành phố đều đang mở rộng, nhưng đối với cộng đồng người thu nhập thấp, tình hình giao thông đang xấu đi. Tình trạng đường xá và xe cộ xấu, các khu vực giao cắt kiểm soát kém và lái xe thiếu kinh nghiệm là những nguyên nhân chính dẫn đến thương vong do tai nạn giao thông. Ùn tắc tăng lên. Giải pháp vừa rõ ràng vừa khó khăn: sự lãnh đạo và hợp tác để có qui hoạch chặt chẽ và hệ thống hơn, biện pháp chặt chẽ và bao quát trong quy hoạch sử dụng đất thành thị và giao thông, cải thiện giao thông bằng cách liên kết phương tiện vận tải công cộng và tư nhân.12

Xây dựng các thành phố thế kỷ 21

một trong những xu hướng phát triển quan trọng nhất là tốc độ và qui mô đô thị hóa. Trong 2 thập kỷ qua, trung bình mỗi tuần dân số thành thị tại các nước đang phát triển tăng trung bình 3 triệu người, như vậy, hiện nay khoảng hơn nửa dân số thế giới đang sống tại các thành phố. Nếu xu hướng hiện nay vẫn tiếp

Page 14: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

1111

Hiện nay, tại các thành phố của thế giới đang phát triển, cứ ba người thì có một người, ước tính khoảng một tỷ người, sống trong khu ổ chuột.13 Phần lớn trong đó không được chính quyền sở tại thống kê; họ không được tiếp cận một cách có hệ thống các chương trình y tế, giáo dục, việc làm, v.v. Họ có ít hoặc không có quyền lực chính trị. Các thách thức thành thị khác bao gồm: khối lượng giao thông đường bộ không thể quản lý nổi, ô nhiễm, mật độ sản xuất công nghiệp tập trung cao, nhà ở không đủ và không bền vững, và căng thẳng quá mức về những dịch vụ cơ bản như cấp nước, nước thải và phân phối điện. Áp lực liên tục tăng thêm trong các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, cảng và quá cảnh. Các chi phí xây dựng và bảo trì hạ tầng giao thông vận tải và hệ thống giao thông vận tải công cộng trở thành gánh nặng tài chính to lớn cho nhiều đại đô thị. Những vấn đề đó làm suy giảm lợi thế và tiềm năng kinh tế của những thành phố lớn. Những thành phố nhỏ hơn, trải rộng về địa lý hơn có thể dễ dàng khắc phục những thách thức này hơn và tạo ra cách kết hợp các phương án hạ tầng thuận lợi hơn cho phát triển.

Sáng kiến Hạ tầng Đô thị

Đáp lại những thách thức và cơ hội này, WBCSD khởi động Sáng kiến Hạ tầng Đô thị của mình trong năm 2009 với hy vọng mang lại tư duy hệ thống và những biện pháp kết hợp cho việc phát triển đô thị và liên kết công việc của Hội đồng đã làm trong lĩnh vực này như năng lượng và khí hậu, phát triển, hiệu quả năng lượng trong các cao ốc, nước, điện và giao thông. Cách tiếp cận tổng hợp của sáng kiến không chỉ giới hạn ở công nghệ và xây dựng chính sách; mà còn ở việc thúc đẩy hợp tác trong cộng đồng doanh nghiệp và chính quyền các thành phố, các mạng lưới và các đối tác. WBCSD phấn đấu tạo ra một sự khác biệt bằng cách thực hiện một phương pháp tiếp cận tổng hợp và tìm kiếm những giải pháp liên ngành.14

Dân số thế giới ngày càng trở thành cư dân đô thị

Page 15: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

12

Tiêu dùng bền vững

Năm 2005 các nền kinh tế đang phát triển đuổi kịp các nền kinh tế phát triển như là những cỗ máy lớn nhất của hoạt động kinh tế và tăng tốc trên con đường đó. Năm 2008 các nền kinh tế dẫn đầu là mỹ, EU, Trung Quốc và Nhật. Năm 2050, trật tự dự kiến sẽ là Trung Quốc, mỹ, ấn Độ, EU và Bra-zin (năm nước tiếp theo là Nga, Indonesia, mex-ico, Anh và Thổ Nhĩ Kỳ). Đây là một sự chuyển dịch mạnh mẽ trong một thời gian tương đối ngắn. “Kinh tế nổi lên” kết hợp với gia tăng dân số có nghĩa là tầng lớp trung lưu toàn cầu sẽ tăng lên. Công cuộc sản xuất hàng hóa và dịch vụ để phục vụ lối sống trung lưu như quan niệm hiện nay (gồm ô tô, đi lại bằng máy bay, nhà to hơn, đồ điện gia dụng và đồ ăn có nguồn gốc từ thịt) sẽ cần một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên trong đó có nhiên liệu hóa thạch và nước. Có dự đoán là trong 40 năm tới dân số thế giới tăng thêm một nửa nữa, chúng ta sẽ thấy hoạt động kinh tế toàn cầu tăng lên 6 lần, cần năng lượng và nguyên liệu tăng thêm gấp 4 lần để đáp ứng dân số.15

Các mô hình và xu hướng tiêu dùng đang gây thêm mất bền vững và căng thẳng cho các hệ sinh thái của trái đất, nguồn cung cấp tài nguyên cho tăng trưởng công nghiệp và các hệ thống xã hội và đời sống con người. Do vậy, để đáp ứng các mong muốn cá nhân sống sung túc hơn, đặc biệt là trong tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh ở thế giới đang phát triển, sự phát triển không chỉ là phi các-bon hóa mà là cả phi vật chất hóa. Tiêu dùng phải trở nên bền vững hơn.

Tiêu dùng Bền vững

Khu vực Tập trung Vai trò Doanh nghiệp của WBCSD chủ trương doanh nghiệp có thể tiếp cận tiêu dùng bền vững một cách tốt nhất theo ba cách chính: cải tiến (phát triển sản phẩm, dịch vụ và mô hình doanh nghiệp mới để mang lại giá trị xã hội tối đa với chi phí môi trường tổi thiểu), tác động vào sự lựa chọn (dùng giao tiếp thị trường để cải thiện sự lựa chọn của người tiêu dùng), và liên kết với các tác nhân khác trong xã hội điều chỉnh sự lựa chọn, loại bỏ những sản phẩm, các thành phần sản phẩm, và các dịch vụ “không bền vững” .16

Dự án Nước

Dự án Nước của WBCSD đã làm việc với các công ty để cải tiến cách quản lý và đo lường nước và để đảm bảo sao cho các vấn đề về nước có vị trí xứng đáng trong các cuộc đàm phán và các khung đạt được về khí hậu, cả trong giảm thiểu (vì phần lớn các nguồn năng lượng sử dụng lượng nước rất lớn) và thích nghi (vì thay đổi khí hậu và khai thác quá mức đang tàn phá các nguồn nước). Nhiều công ty thành viên đã gắn các vấn đề về nước trong các hoạt động của họ.17

Sáng kiến Chuỗi Giá trị Bền vững

Các công ty thành viên của WBCSD hiện đang soạn thảo đề xuất dự án về “Phát minh Thúc đẩy Người tiêu dùng trong Chuỗi Giá trị”. Dự án sẽ dựa trên công việc hiện nay của WBCSD và sẽ sử dụng nền móng hợp tác của WBCSD nhằm vạch ra một kế hoạch cho các công ty sản xuất hàng tiêu dùng bán nhanh để tăng nhanh việc phi các-bon hóa có hệ thống các chuỗi cung ứng của họ.

Trong thời kỳ đầu, WBCSD xây dựng khái niệm hiệu quả sinh thái để chỉ việc tăng giá trị cho một hàng hóa hay dịch vụ đồng thời sử dụng ít nguồn lực và vật chất hơn và gây ra ít chất thải và ô nhiễm hơn. Khái niệm đó lan nhanh ra khắp thế giới nhờ vào các BCSD và các tổ chức đối tác khác thuộc các mạng lưới Khu vực của WBCSD. Qua nhiều năm, phần lớn các công ty đã cải thiện hiệu quả sinh thái của họ và báo cáo những thành tựu này trong các báo cáo hàng năm về phát triển bền vững hoặc báo cáo trách nhiệm công ty. Tư duy hiệu quả sinh thái đã thúc đẩy một số công ty thực hiện những bước đi mạnh mẽ như chuyển từ chú trọng bán hàng sang cho thuê sản phẩm có thể tái chế hoặc bán dịch vụ thay vì bán hàng hóa.

Tầng lớp trung lưu toàn cầu đang tăng nhanhDân số trong các nước thu nhập thấp và trung bình thu nhập

4.000-17.000 US$ bình quân đầu người (giá ngang giá sức mua)

Page 16: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

131313

Page 17: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

1414

Page 18: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

15

CÁC Cơ HộI DOANH NGHIệP, CÁC GIảI PHÁP DOANH NGHIệP

Quá độ sang tăng trưởng các-bon thấp tại các nước đang phát triển là một cơ hội to lớn cho các công ty thành công trong việc kết hợp đầu tư, phát triển công nghệ và năng lực con người cần có để giải quyết

thách thức này. Tăng cường hiệu quả năng lượng và tài nguyên, và tìm cách thức mới để đáp ứng nhu cầu con người về đi lại, nước và vệ sinh, nhà ở, năng lượng và truyền thông là những thách thức rõ rệt cho doanh nghiệp ở cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển.

Thành phố xanh và cơ sở hạ tầng

Cần có những khoản đầu tư lớn để chuyển các hệ thống năng lượng từ chỗ dựa trên các giải pháp dựa vào các-bon tiến tới các giải pháp ít và không các-bon, và để đáp ứng nhu cầu của khoảng

một tỷ người còn thiếu nước sạch. Thực ra, trong 20 năm tới, ở các khu vực thành thị, nhu cầu hạ tầng về nước sẽ chiếm một nửa toàn bộ nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Xây dựng các thành phố xanh mới, các hệ thống năng lượng, nước và vận tải và cải tạo các hệ thống cũ để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu là những nguồn cơ hội lớn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp dẫn đường trong phát triển hạ tầng bằng cách cung cấp khả năng vận hành và bảo dưỡng hạ tầng với giá thành thấp, và có vai trò chủ chốt trong việc nâng cao hiệu quả của hạ tầng cơ sở và dịch vụ. Doanh nghiệp cũng là nguồn cung cấp chính của công nghệ mới cốt lõi.

Nhu cầu cần nhiều hạ tầng mới và hạ tầng xây dựng lại đồng nghĩa với những cơ hội và thách thức to lớn cho tất cả các nhà sản xuất vật liệu xây dựng, không chỉ riêng ngành xi-măng.

15

Page 19: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

16

Sự phức tạp của thế giới hiện nay và các thành phố sau này đòi hỏi phải có các “giải pháp mang tính hệ thống” và tổng hợp để quản lý phát triển kinh tế, tái thiết kế và xây dựng lại các hệ thống năng lượng và nước đồng thời bảo vệ các hệ sinh thái. Giải pháp mang tính hệ thống là bao gồm và quản lý toàn bộ một hệ thống nhất định – ví dụ một khu vực thành thị hay một hệ sinh thái – hơn là cố gắng quản lý bộ phận rời rạc tách biệt với nhau.

WBCSD đang phát triển một cách tiếp cận toàn diện thông qua việc tạo ra các liên kết giữa các hoạt động khác nhau của mình. Đó là kết hợp công trình nước với năng lượng, và công trình năng lượng với phát triển. Sáng kiến Bền vững Đô thị là tất cả các biện pháp liên kết với nhiều nhu cầu của thành thị (năng lượng, sưởi, vận tải, cao ốc hiệu quả, nước và vệ sinh, lương thực, nguyên liệu, thương mại, quản lý phế thải, v.v) sử dụng các giải pháp “thông minh” và các hệ thống thông minh dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông và các lĩnh vực khác.

Các mô hình doanh nghiệp kinh doanh cùng người nghèo

Đại đa số người trên trái đất hiện vẫn không thể đảm bảo đáp ứng được một phần hoặc phần lớn những nhu cầu cơ bản của họ. Viện Tài nguyên Thế giới và Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) đã tính toán rằng, hai phần ba dân số thế giới – khoảng 4 tỷ người – rơi vào dạng gọi là “đáy của kim tự tháp”. Họ là những người trung bình kiếm được 3.000 US$ một năm theo sức mua của địa phương.19 4 tỷ người đó chiếm một tỷ lệ lớn dân số toàn cầu và là một thị trường lớn mỗi năm tăng thêm khoảng 5 nghìn tỷ US$.

Kinh doanh cùng người nghèo là một trong những đầu tư hứa hẹn nhất cho các công ty, tạo ra vị thế hai bên cùng có lợi cho cả doanh nghiệp và xã hội. Thông qua việc đưa các cộng đồng thu nhập thấp vào trong các chuỗi giá trị của mình, các công ty có thể đáp ứng mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận của họ, đồng thời giúp đỡ người dân đáp ứng nhu cầu của họ và xây dựng những xã hội tốt hơn cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Sáng kiến Xi-măng Bền vững

Sáng kiến Xi-măng Bền vững của WBCSD tập hợp 18 nhà sản xuất xi-măng hàng đầu hoạt động ở hơn 100 nước, gần đây đã kết nạp thêm hội viên là các công ty Trung Quốc, ấn Độ và các nền kinh tế mới nổi khác. Trước đây sáng kiến tập trung vào việc báo cáo và giảm thiểu khí thải các-bon và các chất ô nhiễm khác, tai nạn lao động, tác động đến vùng lân cận và hệ sinh thái. Đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với thế giới đang phát triển, sáng kiến này đi tiên phong trong việc dùng phế thải làm nhiên liệu đốt lò an toàn và sạch sẽ. Sáng kiến này cũng đang tìm cách để công nghiệp xi-măng có thể tham gia như là một ngành công nghiệp vào khuôn khổ năng lượng và khí hậu hậu Kyoto.18

Khu vực Tập trung Phát triển

Khu vực Tập trung Phát triển của WBCSD khởi đầu từ là Dự án Sinh kế Bền vững, tập trung vào tìm giải pháp để làm thế nào các công ty có thể kinh doanh với người nghèo và cộng đồng nghèo hơn – cả mua và bán với họ - để sinh kế của họ bền vững và vững mạnh hơn và cũng là những mô hình doanh nghiệp thực sự và có lãi, để có thể nhân rộng mô hình. Dự án đã xuất bản một số ấn phẩm “Làm thế nào” và thu thập nhiều điển hình vể những doanh nghiệp kinh doanh cùng người nghèo từ các công ty thành viên.20 Ngoài ra, Khu vực Tập trung Phát triển của WBCSD ở mỹ La-tinh đã hợp tác chặt chẽ với Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV, các đối tác mạng lưới Khu vực của WBCSD, cùng các tổ chức cùng chí hướng, trong đó có Ngân hàng Phát triển Liên mỹ, thúc đẩy thành công việc thực hiện các dự án doanh nghiệp kinh doanh cùng người nghèo. Hội đồng đang tìm cách nhân rộng cách làm này ở châu Á và châu Phi.21

Quản lý hệ sinh thái

Phần lớn khu vực đang phát triển nằm ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới có đa hệ sinh thái phong phú nhất. Tuy nhiên, nhiều chủng loại và hệ sinh thái đang bị đe dọa trước sự thay đổi trong cách sử dụng đất, ô nhiễm và khai thác quá mức. Trong 50 năm qua, gần 2/3 dịch vụ sinh thái thế giới đã xuống cấp và nhiều hệ sinh thái như vùng nước ngập và rạn san hô đã bị tổn thất nghiêm trọng.22

Đối với các công ty trong các ngành sử dụng tài nguyên thiên nhiên như trồng trọt và lâm nghiệp, khai khoáng và luyện kim, thì việc cung cấp tài nguyên thiên nhiên cho dân số đang gia tăng mang đến những cơ hội kinh doanh rõ rệt. Nhưng để duy trì bền vững, vai trò của họ cũng phải là cải thiện sức tải sinh học, nghĩa là năng suất sinh học của đất và nước cũng như bảo tồn và tăng cường dịch vụ hệ sinh thái.

Page 20: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

17

and enhancing ecosystem services.

Khu vực Tập trung Hệ sinh thái

Khu vực Tập trung Hệ sinh thái của WBCSD đang thực hiện lập tình huống kinh doanh trong quản lý hệ sinh thái bền vững. Khu vực này đang tạo ra công cụ giúp các công ty quản lý những rủi ro và cơ hội đối với hệ sinh thái của mình bằng cách xác định sự phụ thuộc và tác động của các công ty lên các hệ sinh thái. Gần đây hơn, Sáng kiến Đánh giá Hệ sinh thái đã được thành lập để xây dựng cẩm nang giúp doanh nghiệp đánh giá hệ sinh thái, giúp các công ty đánh giá và giải thích về suy thoái hệ sinh thái và lợi ích do dịch vụ hệ sinh thái mang lại. Ngoài ra, Khu vực Tập trung còn xúc tiến việc tạo thị trường và thanh toán cho dịch vụ hệ sinh thái và cổ súy cho các khuôn khổ chính sách và quản lý hệ sinh thái, bao gồm các biện pháp định hướng thị trường linh hoạt và sáng tạo.

Công nghiệp chế biến Lâm sản Bền vững

Rừng trên hành tinh của chúng ta phần lớn nằm ở các nước đang phát triển. Nhóm làm việc Công nghiệp Lâm sản Bền vững (SFPI) đang soạn thảo và xúc tiến (cùng với Viện Tài nguyên Thế giới) những bản hướng dẫn cung ứng bền vững sản phẩm gỗ và giấy, bao gồm hơn 30 phương pháp cung ứng có trách nhiệm những lâm sản có nguồn gốc bền vững. Nhóm cũng đã tiến hành chuẩn bị một Cẩm nang Tài chính Lâm nghiệp Bền vững để khu vực tài chính ngân hàng đầu tư vào việc quản lý rừng bền vững. Cẩm nang cung cấp cho ngân hàng những công cụ hỗ trợ ra quyết định và sàng lọc đầu tư giúp họ lựa chọn những đề xuất đầu tư mới và hiện có về các hoạt động lâm nghiệp và chế biến. SFPI đã giúp lồng ghép rừng vào hiệp định sắp tới về khí hậu toàn cầu như loại bỏ đa phần các-bon, tối đa hóa bảo vệ và sử dụng bền vững rừng, và tôn trọng những nhu cầu và quyền của những người sống trong rừng ở thế giới các nước đang phát triển.

Page 21: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

1818

Page 22: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

19

TẠO RA TĂNG TRƯởNG DOANH NGHIệP BềN VữNGCác chính phủ là người điều tiết, đầu tư và đối tác

Rất khó để biết được mức độ điều tiết ít hoặc sai gây ra cho suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên như một tài liệu thân thiện với doanh nghiệp nêu ra: “Tờ The Economist đặt nhiều niềm tin vào doanh nghiệp hơn cả. Tuy nhiên ngay những

người kiên cường nhất bảo vệ chủ nghĩa tư bản cũng ít nhiều đồng ý rằng, xu hướng thành lập những các-ten, thoái thác trách nhiệm về chi phí ô nhiễm và sự sụp đổ dưới chính sức nặng của động cơ tài chính của chủ nghĩa tư bản cần phải được kiềm chế bằng luật pháp được xây dựng nhằm hướng năng lực của nó vào lợi ích chung. Cũng như khoa học, doanh nghiệp cần có sự quản lý.23

Cuộc khủng hoảng gần đây cho thấy, chính vì lợi ích của mình mà doanh nghiệp phải ủng hộ việc các chính phủ thành lập những thể chế hiệu quả và trong sạch, phát triển các chính sách

lành mạnh và các khuôn khổ điều tiết. Điều này đặc biệt quan trọng trong thế giới đang phát triển nơi mặc dù đã có những cải thiện rõ rệt trong môi trường doanh nghiệp ở nhiều nước như đã đề cập trước đấy, việc xây dựng và thi hành chính sách thường bị hạn chế do các thể chế yếu, tham nhũng, quan liêu nặng nề, và những hạn chế về ngân sách và nhân lực.

Quản trị hiệu quả là điều cơ bản để quản lý những phức tạp trong phát triển hạ tầng bền vững. Điều này có nghĩa là: đề ra và duy trì các chính sách kinh tế tốt, tăng đầu tư đúng mục tiêu, đề cao pháp trị và bảo vệ quyền sở hữu, phối hợp qui hoạch khu vực và thành thị, đổi mới và duy trì hạ tầng hiện có. Cũng cần phải bảo đảm rằng những dự án mới có lợi cho mọi người kể cả những người nghèo nhất.

19

Page 23: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

20

Môi trường nuôi dưỡng phát minh

Phần lớn cuộc tranh luận về năng lượng và biến đổi khí hậu tập trung vào việc các nước đang phát triển kêu gọi các nước phát triển “chuyển giao” công nghệ giảm thiểu CO2 hoặc thậm chí “giải tỏa” công nghệ. Thực tế, như Chủ tịch WBCSD Bjorn Stigson thường chỉ rõ, các chính phủ và các nước thường không sở hữu các công nghệ, mà là các công ty mới là người sở hữu. Công nghệ chuyển giao tốt nhất là thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại, và các chính phủ có thể khuyến khích sự chuyển giao cần thiết đó thông qua các khuôn khổ chính sách.

Hơn nữa, việc chuyển giao công nghệ thành công không phải chủ yếu là chuyển giao phần cứng mà là chuyển giao kỹ năng mềm cho phép các nước đang phát triển áp dụng, sử dụng và duy trì hiệu quả các công nghệ. Nó thúc đẩy phát minh và khơi luồng cho các ý tưởng và con người. Chuyển giao công nghệ thực hiện hiệu quả nhất là thông qua hợp tác doanh nghiệp với doanh nghiệp, nhưng có thể được sự khuyến khích của các chính phủ.

Trái với một nhận thức phổ biến, việc bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ (IPR) không phải là một cản trở lớn cho việc triển khai các công nghệ. Thực ra IPR có vai trò quyết định cho đầu tư cần thiết của khu vực tư nhân vào việc phát minh, phát triển và triển khai các công nghệ cần thiết để giảm khí thải. Trong những năm gần đây, nhiều nền kinh tế mới nổi có tốc độ phát triển nhanh nhất đã tăng cường bảo hộ bằng phát minh của họ, và bản thân họ đang trở thành những địa phương dẫn đầu trong phát triển công nghệ xanh. Năm 1998, 1 trong 20 bằng phát minh về công nghệ có khí thải thấp đã được bảo hộ trong một nước đang phát triển; đến năm 2008 con số đó đã là 1 trong 5. Trong những nước nghèo nhất và dễ tổn thương nhất, có rất ít hoặc không có sự bảo hộ bằng phát minh và có không ít đầu tư nghiên cứu phát triển R&D. Tiếp tục suy giảm về bảo hộ IPR sẽ không giúp phát triển và triển khai các công nghệ, mà thực tế sẽ phá hoại đầu tư.27 Sự chuyển giao bị cản trở chủ yếu là do thiếu hạ tầng cơ sở, thiếu khả năng hấp thu công nghệ và thiếu một khuôn khổ chính sách nuôi dưỡng đầu tư. Các chính phủ có thể giúp tăng cường triển khai các công nghệ bằng cách khắc phục những thiếu sót trên.

Tương lai Năng lượng Các bon Thấp

WBCSD đã tìm hiểu cách thức chính phủ và doanh nghiệp có thể cùng nhau phối hợp như thế nào để giải quyết những thách thức này bằng cách liên kết các chính sách, cơ chế và công cụ với các điều kiện thương mại trong đó một doanh nghiệp thực hiện đầu tư điển hình để tăng quy mô đầu tư tư nhân. Bản báo cáo Đầu tư vào một Tương lai Năng lượng Các-bon Thấp trong Thế giới Đang phát triển mang đến một tiền đồ kinh doanh thương mại sáng sủa đề cập đến việc như thế nào và tại sao doanh nghiệp đầu tư, rủi ro đầu tư và kích thích cần có để tăng đầu tư vào nghiên cứu công nghệ mới, phát triển, trình diễn và triển khai.24 Về phần mình, dự án Tiện ích Điện lực của WBCSD chỉ rõ, hiện đã có nhiều giải pháp các-bon thấp, nhưng cảnh báo rằng sẽ không có việc phát triển và triển khai với qui mô đầy đủ để giảm nồng độ các-bon trong sản xuất điện và tăng hiệu quả tiêu dùng nếu không có các khuôn khổ pháp lý và thị trường đúng đắn.25

Khu vực Tập trung Phát triển

Doanh nghiệp toàn cầu đóng góp vào nguồn doanh thu thuế, việc làm, cơ hội, đào tạo, công nghệ mới và tính hiệu quả khi họ đầu tư vào các nước đang phát triển. Tuy vậy, họ cũng đối mặt với sự chỉ trích và những quan ngại rằng họ hoạt động bóc lột. Để lấy luận cứ cho cuộc tranh luận này, Khu vực Tập trung Phát triển đã đưa ra một Khuôn khổ Đo mức Tác động giúp các công ty hiểu sự đóng góp của họ cho xã hội, dùng sự hiểu biết này để thông báo về những quyết định hoạt động và đầu tư dài hạn của họ và có những cuộc đối thoại có căn cứ thông tin hơn với các đối tác. Hơn 20 công ty thành viên của WBCSD đã phát triển khuôn khổ đó và đã được 15 chuyên gia bên ngoài xem xét và đang được Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) thúc đẩy.26

Sáng kiến cộng đồng Bằng sáng chế Sinh thái

Các thành viên của Sáng kiến cộng đồng Bằng sáng chế Sinh thái của WBCSD đưa lên website những bằng phát minh và giấy phép về các công nghệ môi trường để bất cứ công ty, tổ chức hay cá nhân nào cũng có thể sử dụng công nghệ mà không sợ bị kiện về sở hữu trí tuệ. Sáng kiến này nhằm cung cấp để các phát minh và giải pháp có thể được chia sẻ dễ dàng để tăng cường bảo vệ môi trường và cũng có thể đi tới phát minh thêm nữa. Sáng kiến này cũng thúc đẩy hợp tác và cộng tác giữa các doanh nghiệp đã cam kết với bằng phát minh và người tiêu dùng tiềm năng phát triển quan hệ hợp tác và thúc đẩy các giải pháp.28

Ngoài ra, WBCSD còn đang cung cấp tư liệu giúp xây dựng khuôn khổ cho việc triển khai công nghệ của Nhóm Chuyên gia về Chuyển giao Công nghệ thuộc Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu.

Page 24: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

21

Các khuôn khổ toàn cầu công bằng và hiệu quả

Các thành viên của WBCSD đã kêu gọi kết thúc thành công Vòng đàm phán thương mại quốc tế “Phát triển” Doha mà theo chương trình nghị sự mở màn năm 2001 được thiết kế nhằm tạo ra các khuôn khổ giúp các nước thoát khỏi đói nghèo. Các cuộc đàm phán đã đạt tới các lập trường có lợi lớn cho cả các nước giàu và nghèo, song đã bị tạm thời ngừng lại. Những trở ngại cho việc kết thúc các cuộc đàm phán này đã gây khó khăn cho việc vạch định cách để kết thúc thành công những cuộc thương lượng phức tạp hơn như về biến đổi khí hậu.

Những vấn đề như thương mại và biến đổi khí hậu cho thấy, các vấn đề về quản lý là vừa mang tính toàn cầu, vừa mang tính quốc gia. Thị trường là toàn cầu, và biên giới quốc gia là nơi có thể thâm nhập luồng di cư (hợp pháp và bất hợp pháp), vũ khí, khủng bố (và các phần tử khủng bố), vi khuẩn và ý tưởng. Cuộc suy thoái chứng tỏ rằng, các tác động kinh tế không dừng lại ở biên giới quốc gia.

Làm thế nào để đạt được quản trị toàn cầu hiệu quả mà lại không có chính phủ toàn cầu? Có hai yêu cầu cấp thiết cho việc quản trị đó.

Trước tiên là quản lý việc chia sẻ gánh nặng. Ai chịu trách nhiệm về cái gì? Ai sẽ chi trả cho cái gì khi các nước cố gắng liên kết trách nhiệm, năng lực, nhu cầu và cơ hội để giải quyết những thách thức của phát triển bền vững? một trở ngại cho việc chia sẻ gánh nặng là sự thiếu tin cậy đang tồn tại giữa các nước phát triển và đang phát triển. Các nước đang phát triển thấy có một chuỗi những thất hứa: viện trợ phát triển chính thức (ODA) chưa bao giờ đạt mức hứa hẹn 0.7% tổng thu nhập quốc dân của các nước tài trợ, Vòng đàm phán thương mại Doha bị ngưng trệ, thiếu quan tâm trong việc nghiêm túc hỗ trợ các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, và các nước phát triển không thực hiện cam kết trong Công ước Khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu về việc giúp các nước nghèo giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Có sự nghi kỵ của cả hai phía: các nước phát triển thấy một số lãnh đạo các nước đang phát triển muốn duy trì bộ máy quan liêu và theo đuổi những mục tiêu hạn hẹp của họ hơn là mở đường cho sự phát triển kinh tế rộng rãi của nhân dân.

Thứ hai, cần có cải cách tổ chức trong các tổ chức quốc tế lớn. Khi quyền lực chính trị và kinh tế đã chuyển từ các cường quốc công nghiệp cũ của Phương Tây sang các cường quốc dân số mới ở Phương Đông và Phương Nam, các thể chế toàn cầu lại chỉ chậm chạp phản ánh thực trạng đó. Các nước đang phát triển đòi hỏi chính đáng để có ảnh hưởng hơn nữa trong các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Thương mại Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Thí dụ, Trung Quốc đã trở thành nhà tài trợ quan trọng, không phải

chỉ ở châu Phi mà cả châu mỹ La-tinh, và chính sách thương mại và nhu cầu tài nguyên của nước này đang có ảnh hưởng lớn tại cả hai khu vực.

Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu ở Copenhagen tháng 12 năm 2009 đã công nhận hơn về vai trò của các nhóm mới như liên minh giữa các nền kinh tế lớn mới nổi Bra-zin, Nam Phi, Trung Quốc và ấn Độ (BASIC), những lời kêu gọi về đạo đức của liên minh các quốc đảo nhỏ (AOSIS), và sự hợp tác thực tế của trục G2 giữa mỹ và Trung Quốc, nước giàu nhất thế giới và nước đông dân nhất thế giới. Những liên minh mới nổi này có tiềm năng là san lấp hiệu quả hơn khoảng cách và khuyến khích hợp tác giữa các nền kinh tế công nghiệp hóa và đang phát triển hơn là cách thức cũ chia thế giới thành hai khối phát triển và đang phát triển.

Đang có sự chuyển dịch quyền lực từ các nước G8 (Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Nga, Anh và mỹ) sang G20 mở rộng hơn. Vẫn đang triển khai để làm thế nào tổ chức và chính thức hóa sự chuyển dịch đó. Cũng cần tăng cường các tổ chức quản trị khu vực, đặc biệt là trong thế giới đang phát triển vì những thách thức trên toàn khu vực như biến đổi khí hậu và suy giảm hệ sinh thái (và những giải pháp như công nghệ tưới tiêu hiệu quả, các nhà máy khử muối tiết kiệm năng lượng, kế hoạch tài trợ nông nghiệp mới, các giống cây mới) thường là giống nhau. Trong số này bao gồm cả các tổ chức như Trung tâm Quốc tế về Phát triển miền Núi Tổng hợp (thực hiện ở 8 nước vùng Hindu Kush-Himalayas), Ủy ban Sông mekong (bao gồm các chính phủ Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam), và các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Thái Bình Dương (thành lập Khuôn khổ Hành động của Thái Bình Dương về Biến đổi Khí hậu (2006-2015) và tổ chức thường kỳ các Hội nghị bàn tròn về Biến đổi Khí hậu ở Thái Bình Dương).

Các đối tác và liên minh

Rõ ràng là việc xây dựng các giải pháp hiệu quả cho những thách thức phức tạp về phát triển bền vững đòi hỏi sự tham gia và cộng tác tích cực của chính phủ, doanh nghiệp, xã hội dân sự và các đối tác chủ chốt khác. Điều đó có nghĩa là các nhóm trước đây đối lập với nhau (ví dụ quan hệ đối nghịch cũ giữa các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và doanh nghiệp) đang nhận thấy rằng, họ thường dễ đạt được mục tiêu của họ hơn thông qua đối thoại mang tính xây dựng và quan hệ hợp tác với nhau.

Page 25: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

22

Trong bối cảnh phát triển, những loại hình hợp tác này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề phức tạp như tạo điều kiện cho các cộng đồng thu nhập thấp tiếp cận những dịch vụ hạ tầng cơ bản và hàng hóa. Không thể có việc đáp ứng những nhu cầu về điện, nước và vệ sinh cho những người nghèo nhất –càng không có cơ hội cho doanh nghiệp – nếu không có hợp tác công-tư mạnh mẽ, và tham gia tích cực của xã hội dân sự.

Kết luận

Thế giới đang trải qua một sự chuyển đổi lịch sử về quyền lực kinh tế và chính trị từ nền tảng truyền thống của các nước công nghiệp sang các nền kinh tế mới nổi. Các nước đang phát triển đang trải qua sự chuyển đổi lịch sử của mình khi các thành phố nổi lên thay thế các vùng nông thôn như là những trung tâm dân số và hoạt động kinh tế. Đến năm 2050, 85% của dân số thế giới ước tính 9 tỷ người sẽ sống tại nơi mà hiện nay đang gọi là “các nước đang phát triển”, và phần lớn sẽ sống trong các thành phố và đại thành phố đang được xây dựng hiện nay.

Tuy vậy nghèo khổ và bất bình đẳng trong nhiều nước vẫn là những thách thức nghiêm trọng đe dọa phát triển bền vững và ổn định toàn cầu. Việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản của dân số tăng lên và ngày càng đô thị hóa tại các nước đang phát triển – cũng như đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp trung lưu – sẽ tăng thêm nhu cầu về năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, gia tăng áp lực vào các hệ sinh thái của thế giới.

Điều đó có nghĩa là không còn sự lựa chọn nào giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh môi trường: hai cái đó phụ thuộc lẫn nhau, nếu chúng ta không làm cách nào để có cả hai thì cuối cùng chúng ta chẳng có cái nào cả. Giải quyết những điều tất yếu hầu như mâu thuẫn nhau đó là vừa cải thiện mức sống của con người trên trái đất trong khi vẫn bảo vệ môi trường, vì vậy cần có sự quá độ chuyển sang nền kinh tế bao quát, các-bon thấp và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.

Là một hành tinh, chúng ta đã có nguồn tài chính, công nghệ và kiến thức khoa học cần có để thực hiện việc quá độ đến một tương lai bền vững. Các công trình nghiên cứu như Nghiêm túc xem xét khía cạnh kinh tế của biến đổi khí hậu và Những vấn đề kinh tế của hệ sinh thái và đa dạng sinh học cho thấy rằng, nếu khởi động sớm thay vì khởi động muộn, sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền của.

Các đối tác của WBCSD

Phản ánh nguyện vọng hợp tác tốt hơn giữa các đối tác khác nhau, nhiều sáng kiến của WBCSD đã đi vào những quan hệ đối tác có lợi chung với nhiều tổ chức chính phủ và liên chính phủ khác nhau (LHQ, Ngân hàng Thế giới, Liên minh châu Âu, Ngân hàng Phát triển Liên mỹ, v.v.), các tổ chức doanh nghiệp (Phòng Thương mại Quốc tế, Bàn tròn Châu Âu, v.v.), các viện, các đại học và các sáng kiến (Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu, mạng lưới Dấu chân về Nước tưới, Đại học Yale, v.v.), và các tổ chức phi chính phủ (Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, Viện Tài nguyên Thế giới, v.v.)29

Năng lượng cho Phát triển

Về năng lượng cho phát triển, Khu vực Tập trung Phát triển nằm trong ban chỉ đạo của Tổ chức Năng lượng cho tất cả các Đối tác của Ngân hàng Phát triển châu Á, là ủy ban gắn kết các khu vực công và tư nhân ở châu Á nhằm cải thiện cơ hội tiếp cận với năng lượng bằng cách chia sẻ thông tin, tài nguyên và luồng tài chính cho các dự án với công nghệ phù hợp tình huống kinh doanh đã được chứng minh. Khu vực này nhằm mang lại cơ hội tiếp cận với năng lượng sạch và phù hợp cho 100 triệu người sử dụng mới ở châu Á vào năm 2015. Khu vực Tập trung cũng làm việc với liên minh Hành động vì Nghèo Năng lượng mà hiện đang tập trung vào châu Phi, và bên cạnh các hoạt động khác, khu vực này đóng vai trò môi giới cho các công ty dẫn đầu, các chính phủ, doanh nhân địa phương và các cộng đồng, cũng như các tổ chức tài chính quốc gia và quốc tế và các nhà cung cấp để tài trợ và thực hiện dự án.30

Dự án Tầm nhìn 2050

Theo Dự án Tầm nhìn 2050 của WBCSD, 29 công ty thành viên của WBCSD đã xây dựng một tầm nhìn cho một thế giới bền vững vào giữa thế kỷ và một con đường dẫn tới một tương lai như vậy – một con đường mà sẽ đòi hỏi những thay đổi cơ bản trong cơ cấu quản trị, khuôn khổ kinh tế, hành vi doanh nghiệp và con người. Những thay đổi đó là cần thiết, khả thi và tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các công ty đã áp dụng bền vững trong chiến lược thương mại của họ.31

Page 26: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

23

Doanh nghiệp có vai trò quan trọng như là một đầu máy của tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm và là động cơ thúc đẩy phát minh và phát triển công nghệ. Đặc biệt quan trọng là vai trò của khu vực tư nhân như là nguồn tài chính cho các nước đang phát triển: đầu tư của khu vực tư nhân trên toàn cầu chiếm hơn 85% dòng chảy đầu tư và tài chính.32

Chính vì lợi ích của doanh nghiệp toàn cầu mà phải đầu tư để cung cấp những giải pháp bền vững cho những thách thức phát triển:

> Thứ nhất, doanh nghiệp không thể thành công ở những nước không thành công. Các xã hội ổn định và phồn vinh tạo ra cơ hội kinh doanh tốt hơn.

> Thứ hai, nhờ tạo ra sự hiểu biết tốt hơn và chủ động giải quyết

những lo ngại về kinh tế-xã hội và môi trường, các công ty sẽ có thể quản lý tốt hơn những rủi ro, và nhờ đó đẩy mạnh hoạt động, phát minh và tăng tiến thương hiệu của mình.

> Thứ ba, phát triển những mô hình doanh nghiệp kinh doanh với người nghèo để kinh doanh với những cộng đồng thu nhập thấp sẽ giúp các công ty xây dựng vị thế của mình trong các thị trường tăng trưởng trong tương lai.

> Cuối cùng, việc quá độ sang một thế giới bền vững hơn đồng nghĩa với một cơ hội kinh doanh quan trọng vì cần có những đầu tư lớn về công nghệ và hạ tầng cơ sở để đáp ứng một cách bền vững những nhu cầu của dân số gia tăng ở các nước đang phát triển. Những công ty có thể tranh thủ những thời cơ đó là những công ty dự đoán được các chiều hướng và đáp ứng bằng những giải pháp sáng suốt. Họ sẽ là những công ty có những nhà lãnh đạo không những dẫn dắt công ty mình mà còn giúp dẫn dắt xã hội đến với những đầu tư quan trọng cho việc phát triển bền vững.

Dù có thiện chí đến thế nào, doanh nghiệp không thể tự mình thực hiện phát triển bền vững hay xóa đói giảm nghèo. Nhưng phát triển không thể bền vững và nghèo đói không thể giảm bớt nếu doanh nghiệp không đảm nhận vai trò của mình. một trong các trách nhiệm chính của doanh nghiệp là cộng tác với các chính phủ và các đối tác xã hội dân sự để phát triển và lập ra các điều kiện khung về pháp lý, thể chế và tài chính – trên toàn cầu, khu vực và quốc gia.

Rất không may là thường thiếu động cơ thúc đẩy cho sự thay đổi cần thiết này. Hội chứng “không thuộc phạm vi của tôi” thường kèm theo “không phải trong nhiệm kỳ của tôi” và trong công chúng, “không phải trong đời của tôi”.

Cần có sự lãnh đạo năng động trong mọi lĩnh vực – với việc hiểu rằng để chính khách dẫn dắt cử tri và Giám đốc điều hành dẫn dắt người tiêu dùng và nhà đầu tư đi theo phương hướng mới thật quả không dễ dàng gì.

Các thành viên của WBCSD tin chắc rằng, các công ty dẫn đầu của tương lai sẽ là những công ty kết hợp được những đầu tư mạo hiểm kinh doanh có lãi với những nhu cầu của xã hội. Vì vậy các thành viên của WBCSD cam kết cung cấp cho lãnh đạo doanh nghiệp những gì cần thiết cho một tương lai bền vững hơn. Qua những hoạt động của mình, WBCSD nỗ lực thúc đẩy các giải pháp giải quyết tất cả các khía cạnh của những thách thức về sự bền vững. Cũng quan trọng không kém, WBCSD đóng vai trò chủ chốt tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác công-tư cần thiết bằng vịệc giúp các chính phủ và doanh nghiệp hiểu biết những chương trình họat động của nhau.

Thế giới trong tương lai gần sẽ trông không giống thế giới hiện nay. Doanh nghiệp, chính phủ và xã hội dân sự sẽ phải thay đổi, khi cả ba cố gắng với năng lực và khả năng khác nhau của mình, đạt tới mục tiêu duy nhất là đạt được tiến bộ nhân loại bền vững.

Tài liệu này là lời kêu gọi hành động trong cộng đồng doanh nghiệp và là lời kêu gọi các khu vực khác của xã hội hợp tác và xây dựng quan hệ đối tác nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện nay của tất cả mọi người, mà không triệt tiêu khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Page 27: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

24

Ghi chú và tham khảo

1 United States Environmental Protection Agency (EPA), Sustainable Materials Management: The road ahead (Washington: EPA, 2009).2 Commission on Climate Change and Development, Closing the Gaps: Disaster Risk Reduction and Adaptation to Climate Change in Developing Countries (Stockholm: Commission on Climate Change and Development, 2009).3 See the WBCSD’s Vision 2050 report, Vision 2050: The new agenda for business, 2010, http://www.wbcsd.org/web/vision2050.htm.4 World Bank Poverty Net at http://go.worldbank.org/RQBDCTUXW0.5 United Nations millennium Development Goals, http://www.un.org/millenniumgoals/bkgd.shtml.6 World Bank, Global Monitoring Report 2009, http://www.worldbank.org/gmr2009.7 See http://www.wbcsd.org/web/regional.htm.8 World Bank “Doing Business” database, http://www.doingbusiness.org/.9 For a WBCSD view on the importance of the business environment, see Doing Business with the World (2007) - http://www.wbcsd.org/web/doingbiz.htm and Business for Development (2005) - http://www.wbcsd.org/web/publications/biz4dev-reprint.pdf.10 Dodman, D (2009) Blaming cities for climate change? An analysis of urban greenhouse gas emissions inventories, Environment and Urbanization, Vol. 21, No. 1, 185-201 (2009).11 mcKinsey Institute, Preparing for China’s Urban Billion, http://www.mckinsey.com/mgi/publications/china_urban_summary_of_findings.asp.12 WBCSD, Mobility for Development (2009), http://www.wbcsd.org/web/m4dev.htm.13 United Nations, Millennium Development Goals Report, http://www.un.org/millenniumgoals/pdf/mdg2007.pdf.14 See the WBCSD’s Annual Review 2009. 15 US Environmental Protection Agency, Sustainable Materials Management: The road ahead (Washington: EPA, 2009). 16 WBCSD Sustainable Consumption Facts & Trends from a Business Perspective report (2007), http://www.wbcsd.org/web/sustainableconsumption.htm.17 WBCSD Water project, http://www.wbcsd.org/web/water.htm.18 WBCSD Cement Sustainability Initiative, http://www.wbcsdcement.org/.19 WRI, IFC, The Next 4 Billion: Market Size and Business Strategy at the Base of the Pyramid, 2007 – see http://www.wri.org/publication/the-next-4-billion.20 See Sustainable Livelihoods: The business connection, Doing

Business with the Poor: A field guide, A Business Guide to Development Actors, Business for Development, Doing Business with the World, and Finding Capital for Sustainable Livelihoods Business.21 See Inclusive Business at http://www.inclusivebusiness.org.22 millennium Ecosystems Assessment, 2005, available at http://www.millenniumassessment.org.23 The Economist, “Onwards and upwards – Why is the modern view of progress so impoverished?”, 17 December 2009, p. 36.24 WBCSD, Investing in a Low-Carbon Energy Future in the Developing World, (2007), http://www.wbcsd.org/web/lowcarbonenergyfuture.htm.25 WBCSD, Powering a Sustainable Future: Policies and measures to make it happen, (2007), http://www.wbcsd.org/web/electricity.htm.26 See measuring Impact at http://www.wbcsd.org/web/measuringimpact.htm.27 Source: International Chamber of Commerce, Discussion paper on “Climate Change and Intellectual Property”, (2009), http://www.iccwbo.org/uploadedFiles/ICC/policy/Environment/Climate_Change_and_IP.pdf.28 See the WBCSD’s Eco-Patent Commons www.wbcsd.org/web/epc/.29 For a full overview of the WBCSD’s partners, see section “Partnerships and Alliances” in the WBCSD’s 2009 Annual Review.30 See Energy for All at http://www.energyforall.info and Energy Poverty Action at http://www.weforum.org/en/initiatives/EnergyPovertyAction/index.htm.31 WBCSD Vision 2050 report, Vision 2050: The new agenda for business, 2010, http://www.wbcsd.org/web/vision2050.htm 32 United Nations Framework Convention on Climate Change (UNFCCC), “Fact sheet: Investment and financial flows for a strengthened response to climate change” (UNFCCC, 2007), http://unfccc.int/press/fact_sheets/items/4982.php

Page 28: Phiên bản tiếng Việt được biên dịch và xuất bản với sự hỗ ...en.vbcsd.vn/upload/attach/doanh nghiep va phat trien.pdftrong nghèo đói hoặc xung đột

25

Giới thiệu về WBCSD

WBCSD (Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới về sự Phát triển Bền vững) là một hiệp hội toàn cầu độc đáo có sự lãnh đạo của Giám đốc điều hành gồm khoảng 200 công ty chuyên về kinh doanh và phát triển bền vững. Các thành viên của chúng tôi được tập hợp từ hơn 35 nước và 22 khu vực công nghiệp lớn. Chúng tôi cũng tận dụng mạng lưới toàn cầu gồm khoảng 60 hội đồng doanh nghiệp quốc gia và khu vực và các tổ chức đối tác.

Hội đồng cung cấp một cơ sở cho các công ty tìm hiểu phát triển bền vững, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và cách làm tốt nhất, và đưa ra các chủ trương về lập trường quan điểm của doanh nghiệp về các vấn đề này tại các diễn đàn khác nhau, cộng tác với các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và liên chính phủ.

Sứ mệnh của chúng tôi là chỉ đạo doanh nghiệp, làm xúc tác cho sự thay đổi tiến tới phát triển bền vững, và hỗ trợ thương hiệu doanh nghiệp để hoạt động, cải tiến và tăng trưởng trong một thế giới ngày càng hình thành bởi những vấn đề phát triển bền vững.mục tiêu của chúng tôi gồm:

> Chỉ đạo doanh nghiệp – sẽ là một doanh nghiệp dẫn đầu chủ trương phát triển bền vững;

> Xây dựng chính sách – giúp xây dựng các chính sách tạo điều kiện khung cho đóng góp của doanh nghiệp vào phát triển bền vững.

> Tình huống của kinh doanh – xây dựng và thúc đẩy tình huống kinh doanh cho phát triển bền vững.

> Cách làm tốt nhất – thể hiện sự đóng góp của doanh nghiệp trong phát triển bền vững và chia sẻ cách làm tốt nhất trong các thành viên.

> Phạm vi hoạt động toàn cầu – đóng góp cho một tương lai bền vững cho các nước đang phát triển và các quốc gia quá độ.

Tri ân

Các Đồng chủ tịch của Khu vực Tập trung Phát triểnRobin Bidwell (ERm)Roberto Salas (masisa)

Nhóm Nòng cốt Khu vực Tập trungJohn Grant (BG Group)Iain Conn (BP)Vasco de mello (Brisa)John Rice (General Electric)Steven Stanbrook (S.C. Johnson)Dr. Fujio Cho (Toyota)matthew Kirk (Vodafone)

Chúng tôi xin cảm ơn các thành viên Nhóm làm việc Phát triển của WBCSD đã có những đóng góp quý báu về đầu vào và thông tin cho tài liệu này. Chúng tôi đặc biệt cảm ơn Lloyd Timberlake đã giúp soạn thảo tài liệu này.

Nhóm Nòng cốt Khu vực Tập trung xin cảm ơn marcel Engel, Filippo Veglio và matthew Lynch đã đóng góp và điều phối việc xuất bản tài liệu này.

Miễn trừ trách nhiệmTài liệu này phát hành dưới danh nghĩa WBCSD. Cũng như các xuất bản của WBCSD, nó là kết quả của nỗ lực chung của các thành viên Ban thư ký và những nhà điều hành từ các công ty thành viên. Đa số các thành viên đã duyệt các bản dự thảo do đó đảm bảo rằng tài liệu đại diện cho đa số quan điểm của các thành viên WBCSD. Tuy nhiên, nó không có nghĩa là mọi thành viên đều tán thành mọi từ ngữ.

Copyright: © WBCSD, June 2010ISBN: 978-3-940388-63-6 Atar Roto Presse SA, Switzerland Printed on paper containing 40% recycled content and 60% from mainly certified forests (FSC and PEFC). 100% chlorine free. ISO 14001 certified mill.