27
1 BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN Phần A: DANH MỤC VĂN BẢN MỚI BAN HÀNH TỪ THÁNG 9/2017 1. Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. 2. Nghđịnh s12/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 ca Chính phsửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hi quan; trách nhim phi hp trong phòng, chng buôn lu, vn chuyn trái phép hàng hóa qua biên gii. 3. Nghđịnh s125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 ca Chính phsửa đổi, bsung Nghđịnh s122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 ca Chính phvBiu thuế xut khu, Biu thuế nhp khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mc thuế tuyệt đối, thuế hn hp, thuế nhp khu ngoài hn ngch thuế quan. 4. Nghđịnh s149/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 ca Chính phban hành Biu thuế nhp khẩu ưu đãi đặc bit ca Việt Nam để thc hin Hiệp định Thương mại Tdo Vit Nam-Hàn Quốc giai đoạn 2018-2022. 5. Nghị định số 84/2018/NĐ-CP ngày 28/5/2018 của Chính phủ về ngưng hiệu lực đối với một số quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải. 6. Quyết định s43/2017/QĐ-TTg ngày 26/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định trách nhim vvic thc hin thtục đối vi tàu bay xut cnh, nhp cnh, quá cảnh thông qua cơ chế mt ca quc gia. 7. Quyết định s10/2018/QĐ-TTg ngày 01/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ sa đổi, bsung mt sđiều ca Quyết định s53/2013/QĐ-TTg ngày 13/09/2013 của Thủ tướng chính phủ vvic tm nhp khu, tái xut khu, tiêu hy, chuyển nhượng đối vi xe ô tô, xe hai bánh của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trti Vit Nam.

Phần A: DANH MỤC VĂN BẢN MỚI BAN HÀNH TỪ THÁNG 9/2017 filexe ô tô, xe hai bánh của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ tại Việt Nam

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

BỘ TÀI CHÍNH

TỔNG CỤC HẢI QUAN

Phần A:

DANH MỤC VĂN BẢN MỚI BAN HÀNH TỪ THÁNG 9/2017

1. Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung

một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy

định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát,

kiểm soát hải quan.

2. Nghị định số 12/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung

một số điều của Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ quy định

chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống

buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

3. Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ

sung Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất

khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn

hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

4. Nghị định số 149/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ ban hành Biểu

thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do

Việt Nam-Hàn Quốc giai đoạn 2018-2022.

5. Nghị định số 84/2018/NĐ-CP ngày 28/5/2018 của Chính phủ về ngưng hiệu

lực đối với một số quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính

phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động

hàng hải.

6. Quyết định số 43/2017/QĐ-TTg ngày 26/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ

quy định trách nhiệm về việc thực hiện thủ tục đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh,

quá cảnh thông qua cơ chế một cửa quốc gia.

7. Quyết định số 10/2018/QĐ-TTg ngày 01/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa

đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13/09/2013 của Thủ

tướng chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với

xe ô tô, xe hai bánh của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ tại Việt Nam.

2

8. Quyết định số 20/2018/QĐ-TTg ngày 26/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ

quy định việc thực hiện tiêu hủy thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu là thuốc lá giả,

thuốc lá không đảm bảo chất lượng và thí điểm bán đấu giá thuốc lá ngoại nhập lậu bị

tịch thu đảm bảo chất lượng để xuất khẩu ra nước ngoài.

9. Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

10. Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ

sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính

quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập

khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

11. Thông tư số 50/2018/TT-BTC ngày 23/5/2018 của Bộ Tài chính ban hành

các chỉ tiêu thông tin, mẫu chứng từ khai báo khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá

cảnh đối với phương tiện đường không, đường biển, đường sắt, đường bộ và cửa khẩu

đường sông theo quy định tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính

phủ./.

Phần B:

NHỮNG CHÍNH SÁCH MỚI VỀ PHÁP LUẬT

HẢI QUAN TỪ THÁNG 9/2017 ĐẾN NAY

Kể từ sau Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp toàn quốc năm 2017, Bộ Tài

chính, Tổng cục Hải quan đã tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính nhằm đạt

được các mục tiêu:

- Tiếp tục đổi mới toàn diện hơn về phương thức quản lý và chính sách thuế xuất

khẩu, thuế nhập khẩu phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế theo hướng ổn định, công

khai, minh bạch, tạo môi trường kinh tế lành mạnh; phù hợp với các Điều ước quốc tế

và Hiệp định thương mại tự do, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và

các Luật khác có liên quan.

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý để triển khai Cơ chế một cửa quốc gia nhằm giảm

thời gian thông quan, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, phù hợp với sự phát triển của

thương mại quốc tế.

3

- Tiếp tục cải cách thủ tục hải quan theo hướng công khai, minh bạch, tạo thuận

lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan tiếp tục tham mưu trình Bộ Tài chính và các cơ

quan có thẩm quyền ban hành các Nghị định, Quyết định và Thông tư để hoàn thiện thể

chế về hải quan. Dưới đây là một số chính sách mới về pháp luật hải quan từ tháng

9/2017 đến nay:

1. Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều

của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết

và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm

soát hải quan.

Nghị định số 59/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 05/6/2018. Nghị định

được ban hành, nhằm sửa đổi những nội dung vướng mắc, bất cập của

Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và những nội dung chưa thống nhất của Nghị định này

với các văn bản quy phạm pháp luật khác, các điều ước quốc tế mới ký kết hoặc gia

nhập có liên quan đến lĩnh vực hải quan. Đồng thời, tiếp tục, tăng cường ứng dụng công

nghệ thông tin, hiện đại hoá trong các quy trình nghiệp vụ hải quan; sửa đổi và đơn giản

hoá thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu

hàng hoá, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải. Ngoài ra, Nghị định 59/2018/NĐ-CP

cũng hướng tới tăng cường quản lý rủi ro trong các khâu nghiệp vụ hải quan; đảm bảo

rõ ràng, cụ thể, minh bạch trong quy định và thống nhất thực hiện thủ tục hải quan đối

với hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Theo đó, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP đã tập trung vào sửa đổi các nhóm vấn đề sau:

Thứ nhất: Nhóm nội dung về quá cảnh, trung chuyển (Khoản 18, 19 Điều 1 Nghị

định)

Hiện tại, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP chưa quy định cụ thể về thủ tục hải quan

đối với việc chuyển tải, lưu kho chia tách, thay đổi phương thức vận tải, hàng quá cảnh

đóng chung với hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu; quy định hàng trung chuyển vào tại

một cảng và chỉ được đưa ra từ cảng đó; chưa phân định rõ ràng giữa hàng quá cảnh và

hàng trung chuyển, dẫn đến phát sinh việc các đối tượng bị điều chỉnh thực hiện không

thống nhất, trong khi đây là các hoạt động đã được Luật Thương mại cho phép và phù

4

hợp với thông lệ quốc tế, cần được tạo thuận lợi cho hoạt động logistic phát triển. Do

vậy, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP đã:

- Quy định về thủ tục hải quan đối với việc chia tách, lưu kho, thay đổi phương

thức, phương tiện vận tải hàng quá cảnh, việc đóng chung hàng hóa quá cảnh với hàng

xuất khẩu.

- Hàng hóa trung chuyển là hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển từ nước

ngoài vào khu vực trung chuyển tại cảng biển, sau đó được đưa ra nước ngoài từ chính

khu vực trung chuyển tại cảng biển này hoặc đến khu vực trung chuyển

tại cảng biển khác để đưa ra nước ngoài; Đối với hàng hóa vận chuyển từ nước ngoài

qua lãnh thổ Việt Nam để đến nước khác không thuộc trường hợp trung chuyển thì thực

hiện thủ tục theo quy định đối với hàng quá cảnh.

- Bổ sung quy định chỉ cho phép hàng hóa đưa từ nước ngoài vào Việt Nam vào

các khu vực trung chuyển tại các cảng biển loại IA và cảng TP Hồ Chí Minh (cảng biển

loại I).

Các quy định trên nhằm đảm bảo tương thích với quy định tại Điều 241 Luật

Thương mại và thực tế phát sinh trong hoạt động vận tải quốc tế, phát huy lợi thế của

Việt Nam trong hoạt động vận tải quốc tế, nâng cao năng lực cảng biển Việt Nam. Hơn

nữa, dự thảo quy định cụ thể, phân biệt rõ hàng hóa quá cảnh, hàng hóa trung chuyển để

đảm bảo đúng bản chất của hàng quá cảnh, trung chuyển cũng như đảm bảo công tác

quản lý đối với các loại hàng hóa này và thuận lợi trong quá trình thực hiện, cũng như

phát huy lợi thế cảng biển nước sâu của Việt Nam, tạo thuận lợi cho giao thương hàng

hóa cũng như hoạt động logistics.

Về công tác giám sát hải quan, thực tế qua đánh giá đối với hàng hoá quá cảnh,

trung chuyển các container đều có niêm phong của hãng vận tải, các container trên được

vận chuyển bằng đường biển, đường thủy nội địa, đường không, đường sắt, các thông

số về container như số hiệu niêm phong của hãng vận chuyển, số hiệu container đã

được người khai vận chuyển khai báo cụ thể đủ thông tin phục vụ công tác kiểm tra,

giám sát của cơ quan hải quan, do vậy căn cứ quy định tại Luật Hải quan năm 2014 tại

Nghị định đã quy định các trường hợp hàng hóa được vận chuyển bằng đường thủy nội

địa, đường biển, đường không, đường sắt mà phương tiện chứa hàng còn nguyên niêm

phong của hãng vận chuyển thì sử dụng niêm phong của hãng vận chuyển, không thực

hiện niêm phong hải quan. Đối với hàng được vận chuyển bằng đường bộ có rủi ro cao,

5

dễ gian lận thì phải niêm phong hải quan, kể cả trường hợp còn nguyên niêm phong của

hãng vận chuyển. Đồng thời, đối với hàng vận chuyển bằng đường bộ, ngoài việc giám

sát bằng niêm phong hải quan cũng bổ sung thêm phương thức giám sát bằng phương

tiện kỹ thuật khác của cơ quan hải quan (như hệ thống niêm phong hải quan sử dụng

thiết bị theo dõi định vị vệ tinh đã được Tổng cục Hải quan triển khai áp dụng thí điểm

năm 2016) trên nguyên tắc quản lý rủi ro.

Thứ hai: Nhóm nội dung về trị giá hải quan:

Tại Nghị định đã sửa đổi các quy định liên quan đến phương pháp xác định trị

giá hải quan hàng xuất khẩu, quy định về cửa khẩu xuất, cửa khẩu nhập đầu tiên theo

từng phương thức vận chuyển để làm cơ sở xác định trị giá hải quan đồng thời cũng sửa

đổi các nội dung liên quan đến kiểm tra, xác định trị giá hải quan. Các nội dung quy

định này đã tháo gỡ được các vướng mắc trong thực tiễn, tạo sự chủ động cho doanh

nghiệp trong nghĩa vụ thuế như:

- Bảo đảm đủ căn cứ pháp lý, tạo thuận lợi cho việc xác định trị giá hải quan

hàng xuất khẩu đối với các trường hợp không xác định được trị giá theo hợp đồng mua

bán hoặc hóa đơn thương mại.

- Quy định về cửa khẩu xuất sẽ thống nhất trong cách hiểu, khắc phục tình trạng

cửa khẩu xuất được hiểu theo nhiều cách khác nhau dẫn đến xác định các khoản chi

phí phải cộng vào trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu không thống nhất.

- Hoặc là việc sửa đổi nội dung liên quan đến kiểm tra, xác định trị giá tạo thuận

lợi cho doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan, quy trình thực hiện kiểm tra trị giá được

thực hiện thống nhất tại khâu thông quan; đảm bảo tính công bằng, bình đẳng cho người

khai hải quan trong khai báo, xác định trị giá, tham vấn; khắc phục tình trạng kiểm tra

trùng lắp, chồng chéo (vừa tham vấn, vừa thực hiện Kiểm tra sau thông quan); tạo sự

chủ động cho doanh nghiệp trong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

Thứ 3: Nhóm nội dung về thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải

Hiện Bộ Tài chính được Chính phủ giao chủ trì xây dựng Nghị định về một cửa

quốc gia, một cửa ASEAN, tạo thuận lợi thương mại và kiểm tra chuyên ngành đối với

hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh thông qua Cơ chế một cửa

quốc gia. Toàn bộ phần thủ tục, chứng từ, chỉ tiêu thông tin về tàu bay, tàu biển xuất

nhập cảnh, quá cảnh đều được người khai hải quan gửi qua Cổng thông tin một của

6

quốc gia, trên cơ sở đó cơ quan hải quan khai thác tiếp nhận làm thủ tục xuất nhập cảnh

cho phương tiện.

Nghị định số 59/2018/NĐ-CP đã quy định cụ thể về thủ tục hải quan đối với

phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, đồng thời các quy định theo hướng

ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hàng hóa một cách đồng bộ giữa

người khai hải quan, cơ quan quản lý nhà nước thông qua Cổng thông tin một cửa quốc

gia... nhằm rút ngắn thời gian thông quan, cắt giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục hành

chính đối với thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.

Ngoài 3 nội dung cơ bản nêu trên tại Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung các nội

dung liên quan đến về xác định trước mã số, chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp ưu

tiên, liên quan đến người khai hải quan, việc khai hải quan cũng như quy định về thủ tục

hải quan đối với hàng hoá tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập, hàng hoá gia công

sản xuất, xuất khẩu nhằm mục tiêu tạo thuận lợi cho các hoạt động, cũng như tháo gỡ

các vướng mắc khó khăn trong quá thực hiện nhưng vẫn đảm bảo công tác quản lý của

cơ quan hải quan.

Có thể nói, việc ban hành Nghị định số 59/2018/NĐ-CP là một trong nỗ lực hơn

nữa của Chính phủ trong việc thực hiện cam kết quốc tế; tạo cơ sở pháp lý cho việc thực

hiện thủ tục hành chính đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và

phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh bằng phương thức điện tử phi giấy

tờ, góp phần giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính. Đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận

lợi cho hoạt động thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua việc giảm tiền

kiểm, đẩy mạnh hậu kiểm; Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm

pháp luật.

2. Nghị định số 12/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ

sung một số điều của Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ

quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong

phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/3/2018 và có một số điểm mới sau:

- Thay thế Phụ lục phạm vi địa bàn hoạt động hải quan tại khu vực cửa khẩu

đường bộ, đường thủy nội địa trong khu vực biên giới ban hành kèm theo Nghị định số

01/2015/NĐ-CP ngày 01/01/2015.

7

- Quy định cụ thể phạm vi địa bàn hoạt động hải quan tại khu vực chuyển phát

nhanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Đó là địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập

trung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Đồng

thời, bổ sung thêm địa bàn hoạt động hải quan bao gồm tại cơ sở gia công lại.

- Bổ sung thêm cụm từ “lập hồ sơ” trong nội dung phối hợp phòng, chống buôn

lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Ngoài việc phối hợp với bộ đội biên

phòng, cảnh sát biển, công an, quản lý thị trường, cơ quan Hải quan còn phối hợp với

các “cơ quan hữu quan khác” khi có yêu cầu.

- Bổ sung thêm một điều quy định về phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ

biến chính sách, pháp luật. Theo đó, trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan

chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan công an, bộ đội biên phòng,

cảnh sát biển, quản lý thị trường và các cơ quan hữu quan khác tổ chức tuyên truyền

phổ biến chính sách pháp luật liên quan đến công tác phòng chống buôn lậu, vận

chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

- Theo quy định thì những cửa khẩu phụ, lối mở, điểm xuất hàng không được xác

định là địa bàn hoạt động hải quan tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định thì khi

doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu tại các địa điểm này sẽ không được hoàn thuế

GTGT theo quy định tại Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT,

Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật quản lý thuế năm 2016 quy định.

3. Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi, bổ sung Nghị định

số 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu

thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp,

thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Riêng nội dung quy định về thuế

nhập khẩu đối với linh kiện ô tô thuộc nhóm 98.49 được áp dụng từ ngày 16/11/2017

đến ngày 31/12/2022.

Việc ban hành Nghị định số 125/2017/NĐ-CP là nhằm các mục đích sau: (1)

Thống nhất với danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo

Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 để thực hiện cam kết trong nội khối

ASEAN và Tổ chức hải quan thế giới; (2) Giải quyết các kiến nghị, vướng mắc, bất cập

8

về chính sách thuế đối với một số dòng hàng; (3) Hạn chế tác động của việc xoá bỏ thuế

nhập khẩu theo cam kết trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN.

Nghị định số 125/2017/NĐ-CP sửa đổi 6 Điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-

CP, cụ thể như sau:

(i) Sửa đổi, bổ sung Điều 3: Thay thế 4 Phụ lục tại Điều 3 Nghị định số

122/2016/NĐ-CP. Theo đó, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi kèm theo Nghị định số

125/2017/NĐ-CP tăng 1.255 dòng thuế so với danh mục Biểu thuế nhập khẩu ban hành

kèm theo Nghị định số 122/2016/NĐ-CP.

(ii) Sửa đổi khoản 1 Điều 4: quy định rõ hơn về nguyên tắc kê khai tên hàng và

mã hàng đối với các mặt hàng thuộc nhóm có STT 211 tại Biểu thuế xuất khẩu khi làm

thủ tục hải quan. Đồng thời bổ sung 02 điều kiện xác định mặt hàng xuất khẩu thuộc

nhóm hàng có STT 211.

(iii) Sửa đổi khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định số 122/2016/NĐ-CP cho phù

hợp với danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi và quy định lộ trình giảm thuế nhập khẩu

theo WTO đối với các mặt hàng phải cắt giảm từ 1/1/2019 trở đi.

(iv) Bỏ nội dung quy định về thuế nhập khẩu mặt hàng hóa dầu tại Điều 6 (quy

định trực tiếp vào thuế nhập khẩu mặt hàng hóa dầu tại Phụ lục II -Biểu thuế nhập khẩu

ưu đãi).

(v) Sửa đổi, bổ sung Điều 7:

- Sửa đổi thuế nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng.

- Bổ sung Điều 7a quy định về thuế nhập khẩu ưu đãi đối với linh kiện ô tô nhập

khẩu theo Chương trình ưu đãi thuế.

(vi) Sửa đổi, bổ sung Điều 8: quy định rõ hơn về việc thực hiện thuế suất thuế

nhập khẩu ngoài hạn ngạch đối với các mặt hàng thuộc diện áp dụng hạn ngạch thuế

quan chung và hạn ngạch thuế quan riêng theo các Hiệp định FTAs.

4. Nghị định số 149/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ ban hành

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương

mại Tự do Việt Nam-Hàn Quốc giai đoạn 2018-2022

Nghị định số 149/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ có hiệu lực kể từ

ngày 01/01/2018, có một số điểm mới như sau:

9

- Quy định về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt cho giai đoạn 5

năm, từ năm 2018 đến năm 2022, nhằm đảm bảo tính ổn định và dễ theo dõi cho doanh

nghiệp.

- Bổ sung quy định về thuế suất thuế nhập khẩu trong và ngoài hạn ngạch thuế

quan. Đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan thì mức thuế suất thuế

nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với số lượng hàng hóa nhập khẩu trong hạn

ngạch thuế quan được chi tiết tại Biểu thuế kèm theo các Nghị định. Mức thuế suất thuế

nhập khẩu ngoài hạn ngạch áp dụng theo quy định của Chính phủ tại thời điểm nhập

khẩu. Số lượng nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương.

- Quy định cụ thể về 4 điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc

biệt: (i) Hàng hóa thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị

định; (ii) Được nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam; (iii) Được vận chuyển trực tiếp

từ Hàn Quốc vào Việt Nam; (iv) Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa theo Hiệp

định, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) mẫu KV theo quy định hiện hành của

pháp luật

- Bổ sung quy định về các chú giải và quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại

hàng hóa thực hiện theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và các văn

bản hướng dẫn thi hành.

- Một số điểm mới về số dòng thuế, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc

biệt tại các Biểu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 149/2017/NĐ-CP:

+ Về tổng thể, Biểu thuế VKFTA gồm 10.846 dòng thuế với 10.789 dòng thuế

theo cấp độ 8 số và 57 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số, trong đó 317 dòng áp

dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Khu công nghiệp Khai Thành GIC.

+ Về lộ trình áp dụng, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt VKFTA áp dụng

cho từng năm, theo các mốc thời gian: (i) từ ngày 01/01/2018 đến 31/12/2018; (ii) từ

ngày 01/01/2019 đến 31/12/2019; (iii) từ ngày 01/01/2020 đến 31/12/2020; (iv) từ ngày

01/01/2021 đến 31/12/2021 và (v) từ ngày 01/01/2022 đên 31/12/2022.

+ Một số nhóm hàng bị ảnh hưởng do được gộp từ các dòng thuế AHTN 2012 có

thuế suất khác nhau gồm 135 dòng hàng: cồn, sơn và véc ni công nghiệp, băng dính

công nghiệp, lốp cao su, giấy, thép, màn hình và máy chiếu, mạch điện tử tích hợp, ô tô

các loại, tàu thuyền đánh bắt chế biến thủy sản, nhà lắp ghép và chân đế các loại.

10

+ Cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu VKFTA trong năm 2018 của Việt Nam: Có

10.078 dòng thuế có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt VKFTA năm 2018 không

thay đổi so với năm 2017, chiếm tỷ lệ 92,9% tổng biểu. Có 653 dòng thuế có thuế suất

thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt VKFTA năm 2018 giảm so với năm 2017, chiếm tỷ lệ

6,87 % tổng biểu và 704 dòng có thuế suất cắt giảm là 0%, tập trung ở các nhóm hàng

thủy sản (Chương 03), bột mỳ (Chương 11), chế phẩm bánh kẹo (Chương 18- Chương

19), nhiên liệu diesel, nhiên liệu bay (Nhóm 2710), sơn (Chương 32), chế phẩm giặt tẩy

(Chương 34), nhựa (Chương 39) sắt thép và sản phẩm sắt thép (Chương 72- Chương

73), máy móc thiết bị điện, điện tử (Chương 84- Chương 85).

5. Nghị định số 84/2018/NĐ-CP ngày 28/5/2018 về ngưng hiệu lực đối với

một số quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ

quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động

hàng hải.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 84/2018/NĐ-CP ngưng hiệu lực thi hành đối

với Điều 82, 83, 84, 85, 86 và điểm b khoản 2 Điều 124 Nghị định số 58/2017/NĐ-

CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng Hải

về quản lý hoạt động hàng hải đến hết ngày 30/6/2018. Nghị định cho phép tiếp tục thực

hiện các thủ tục điện tử dành cho tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, vào, rời

cảng biển và hoạt động trong vùng biển Việt Nam thông qua Cơ chế một cửa quốc gia

theo quy định tại Quyết định số 34/2016/QĐ-TTg ngày 23/8/2016 của Thủ tướng Chính

phủ quy định thủ tục điện tử đối với tàu thuyền vào, rời cảng biển, cảng thủy nội địa,

cảng dầu khí ngoài khơi thông qua Cơ chế một cửa quốc gia đến hết ngày 30/6/2018.

Nghị định 84/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2017 đến hết ngày

30/6/2018.

6. Quyết định số 43/2017/QĐ-TTg ngày 26/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ

quy định trách nhiệm về việc thực hiện thủ tục đối với tàu bay xuất cảnh, nhập

cảnh, quá cảnh thông qua cơ chế một cửa quốc gia.

Quyết định 43/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy định trách nhiệm

thực hiện thủ tục đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua Cơ chế một

cửa quốc gia có hiệu lực vào ngày 15/11/2017.

11

Về trách nhiệm thực hiện thủ tục đối với tàu bay xuất cảnh, Quyết định quy định

người làm thủ tục khai báo theo phương thức điện tử các thông tin, chứng từ sau thông

qua Cổng thông tin một cửa quốc gia: Bản khai hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng

không và vận đơn chủ đối với tàu bay xuất cảnh có vận chuyển hàng hóa xuất khẩu);

danh sách hành khách đối với tàu bay xuất cảnh có vận chuyển hành khách; danh sách

tổ bay;…

Người làm thủ tục phải nộp các chứng từ bản giấy (bản chính) sau cho các cơ

quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không: Tờ khai chung hàng không (bao gồm khai

báo y tế) nộp cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới; Giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt, tro

cốt (nếu có) nộp cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới; Giấy khai báo y tế mẫu vi sinh y

học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người (nếu có) nộp cho tổ chức kiểm dịch y

tế biên giới.

Người làm thủ tục phải xuất trình các chứng từ bản giấy (bản chính) sau cho cơ

quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không: Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc

tế và thị thực của hành khách; hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực

của tổ bay xuất trình cho Công an cửa khẩu…

Về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không, Quyết định

nêu rõ, cơ quan quản lý nhà nước căn cứ chức năng nhiệm vụ theo quy định của pháp

luật chịu trách nhiệm: Tiếp nhận, phản hồi việc đã tiếp nhận đối với thông tin, chứng từ

cung cấp theo phương thức điện tử; tiếp nhận đối với chứng từ nộp bản giấy; Kiểm tra

đối với chứng từ xuất trình bản giấy; xác nhận hoàn thành thủ tục đối với tàu bay xuất

cảnh. Việc tiếp nhận, phản hồi việc tiếp nhận và xác nhận hoàn thành thủ tục thực hiện

tự động thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia cho người làm thủ tục và các bên

liên quan.

Địa điểm tiếp nhận, xử lý thông tin chứng từ điện tử là Cổng thông tin một cửa

quốc gia. Người làm thủ tục có trách nhiệm gửi dữ liệu điện tử đến Cổng thông tin một

cửa quốc gia theo quy định tại Quyết định này để cơ quan quản lý nhà nước thực hiện

thủ tục cho tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Địa điểm tiếp nhận, xử lý thông tin chứng từ là hồ sơ giấy được thực hiện tại trụ

sở các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không.

12

7. Quyết định số 10/2018/QĐ-TTg ngày 01/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ

sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13/09/2013

của Thủ tướng chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển

nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn

trừ tại Việt Nam.

Quyết định số 10/2018/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 20/04/2018.

Theo đó, tại thời điểm chuyển nhượng, nếu năm sản xuất của ô tô quá 5 năm thì

cơ quan ngoại giao, viên chức ngoại giao được chuyển nhượng xe cho đối tượng được

hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao khác hoặc các đối tượng khác tại Việt Nam

với điều kiện xe được cơ quan đăng kiểm xác nhận còn đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để lưu

hành.

Trước đây, các xe này không được chuyển nhượng cho cơ quan, tổ chức, thương

nhân, cá nhân tại Việt Nam; chỉ đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt

Nam mới được nhận chuyển nhượng; khi đối tượng này không có nhu cầu sử dụng xe

hoặc khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam thì phải tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy

xe.

8. Quyết định số 20/2018/QĐ-TTg ngày 26/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ

quy định việc thực hiện tiêu hủy thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu là thuốc lá giả,

thuốc lá không đảm bảo chất lượng và thí điểm bán đấu giá thuốc lá ngoại nhập

lậu bị tịch thu đảm bảo chất lượng để xuất khẩu ra nước ngoài.

Cụ thể, việc tiêu hủy thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu là thuốc lá giả, thuốc lá

không đảm bảo chất lượng chỉ được thực hiện sau khi đã có đánh giá chất lượng của cơ

quan có thẩm quyền. Việc bán đấu giá thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu đảm bảo chất

lượng để xuất khẩu ra nước ngoài được thực hiện theo đúng quy định của luật pháp về

đấu giá tài sản.

Thủ tướng giao Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và

hàng giả chỉ trì, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố, cán bộ liên ngành kiểm tra,

theo dõi việc thực hiện Quyết định; tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Quyết định này

khi hết thời gian thí điểm.

Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ hoạt động bán

đấu giá nhằm phục vụ công tác giám sát, quản lý, phòng chống buôn lậu thuốc lá. Các

13

Bộ: Công thương, Công an, Quốc phòng chỉ đạo lực lượng chức năng thông báo cho cơ

quan hải quan địa phương trường hợp trúng đấu giá để theo dõi, làm thủ tục hải quan và

giám sát việc xuất khẩu.

9. Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Triển khai Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số

38/2018/TT-BTC (Thông tư 38) quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập

khẩu, có hiệu lực từ 5/6/2018. Thông tư có những điểm mới quan trọng giúp doanh

nghiệp (DN) thực thi tốt, cụ thể:

9.1. Minh bạch hóa trong việc thực hiện xác định C/O

Thông tư số 38 là một văn bản quy phạm pháp luật quan trọng quy định cụ thể,

thống nhất, minh bạch về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (C/O).

Lần đầu tiên đối với lĩnh vực xác định C/O có một đầu mối văn bản riêng giúp

cơ quan hải quan tra cứu áp dụng các quy định liên quan đến hoạt động XNK trong các

trường hợp cần truy xuất C/O, qua đó góp phần ngăn ngừa gian lận thương mại, trốn

thuế.

Đồng thời, Thông tư hướng đến việc tạo thuận lợi cho hoạt động XNK của DN;

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và áp dụng ưu đãi thuế quan theo đúng các cam kết

quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thông tư 38 đã quy định cụ thể hồ sơ xác định trước C/O (Điều 3) và các trường

hợp phải nộp chứng từ chứng nhận C/O (Điều 4).

Theo đó, có 5 trường hợp DN cần lưu ý để thực hiện việc xuất trình C/O với cơ

quan hải quan:

- Một là, hàng hoá có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa

thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi

thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước,

nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương

mại với Việt Nam.

- Hai là, hàng hoá thuộc diện phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo

quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo Điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên

mà Việt Nam và nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ cùng là thành viên; hàng hóa

14

đang được thông báo nghi ngờ nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ trong

danh sách bị cấm vận theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

- Ba là, hàng hoá thuộc diện Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang

ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc

vệ sinh môi trường cần được kiểm soát.

- Bốn là, hàng hoá thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp

dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn

ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng, để xác định hàng hóa không thuộc diện

áp dụng các thuế này.

Thông tư 38 quy định: 3 mặt hàng nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận C/O

tại thời điểm làm thủ tục hải quan đối với: thịt và các sản phẩm từ thịt; than và ô tô

(khoản 2 Điều 4).

9.2. Xử lý các trường hợp không nộp chứng từ chứng nhận C/O

Vấn đề này được quy định tại (Điều 4) Thông tư 38 áp dụng với 3 trường hợp

sau:

- Trường hợp thứ nhất, đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi đặc

biệt nếu người khai hải quan không nộp chứng từ chứng nhận C/O thì hàng hóa áp dụng

thuế suất ưu đãi (MFN) hoặc thông thường.

- Trường hợp thứ hai, đối với hàng hóa phải nộp chứng từ chứng nhận C/O tại

thời điểm làm thủ tục hải quan mà người khai hải quan không nộp thì hàng hóa không

được thông quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp hàng hóa quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư số

38/2018/TT-BTC, người khai hải quan không nộp được chứng từ chứng nhận C/O điều

kiện nhập khẩu hoặc cho phép nhập khẩu theo pháp luật chuyên ngành thì cơ quan hải

quan thực hiện thông quan theo quy định.

- Trường hợp thứ ba, đối với hàng hóa áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc thuế

chống trợ cấp hoặc thuế tự vệ hoặc thuế suất ngoài hạn ngạch thuế quan, nếu người khai

hải quan không nộp chứng từ chứng nhận C/O thì hàng hóa áp dụng thuế chống bán phá

giá hoặc thuế chống trợ cấp hoặc thuế tự vệ hoặc thuế suất ngoài hạn ngạch thuế quan

đối với toàn bộ lô hàng và được thông quan theo quy định.

9.3. Trường hợp không phải nộp chứng từ chứng nhận C/O

15

Điều 6, Thông tư 38 đã quy định cụ thể 3 trường hợp không phải nộp C/O, đó là

hàng hóa xuất khẩu; hàng hóa nhập khẩu không thuộc hàng hóa quy định tại Điều 4

Thông tư 38; hàng hóa nhập khẩu thuộc trường hợp quy định miễn nộp chứng từ chứng

nhận C/O theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Theo đó, đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi (MFN) thì không

phải nộp chứng từ chứng nhận C/O.

9.4. Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận C/O

Điều 7, Thông tư 38 quy định, đối với trường hợp người khai hải quan có chứng

từ chứng nhận C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan: nộp tại thời điểm làm thủ tục hải

quan.

Đối với trường hợp người khai hải quan chưa có chứng từ tại thời điểm làm thủ

tục hải quan: được chậm nộp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải

quan. Trừ 2 trường hợp ngoại lệ: đối với C/O mẫu EAV nộp tại thời điểm làm thủ tục

hải quan; đối với C/O mẫu KV (VK) trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ

tại thời điểm làm thủ tục hải quan thì nộp trong thời hạn 1 năm.

Thông tư 38 cũng quy định thời điểm nộp chứng từ chứng nhận C/O đối với

hàng hóa của DN ưu tiên. Theo đó, trường hợp có chứng từ chứng nhận C/O tại thời

điểm làm thủ tục hải quan, DN ưu tiên thực hiện khai trên tờ khai hải quan theo quy

định và nộp chứng từ chứng nhận C/O cùng thời hạn với thời hạn nộp thuế theo quy

định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chậm nhất là ngày thứ

mười của tháng kế tiếp.

Trường hợp DN ưu tiên chưa có chứng từ chứng nhận C/O tại thời điểm làm thủ

tục hải quan, người khai hải quan thực hiện khai trên tờ khai hải quan theo quy định và

được chậm nộp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Trừ 2 trường hợp ngoại lệ: Đối với C/O mẫu EAV nộp tại thời điểm làm thủ tục

hải quan và đối với C/O mẫu KV (VK) trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất

xứ tại thời điểm làm thủ tục hải quan thì nộp trong thời hạn 1 năm.

9.5. Thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa

Tạo thuận lợi cho DN XNK, Thông tư 38 cũng có quy định về nộp chứng từ

chứng nhận C/O đối với trường hợp thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thu nội địa

đối với hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế

(Điều 17).

16

Theo đó, khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa

thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế, người khai hải

quan được nộp C/O để được xem xét áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với điều kiện

hàng hóa phải được xác định chưa tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến (đảm bảo

tính nguyên trạng về C/O) kể từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu ban đầu.

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục

thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, trừ trường hợp có quy định khác tại

Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

9.6. Trừ lùi C/O đối với hàng hóa nhập khẩu

Điều 23, Thông tư 38 có quy định trừ lùi C/O nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động

nhập khẩu từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan để nhập khẩu nhiều lần vào nội địa.

Theo đó, trường hợp một lô hàng đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để nhập

khẩu vào nội địa nhiều lần thì được sử dụng C/O để lập Phiếu theo dõi trừ lùi cho từng

lần nhập khẩu vào nội địa và được áp dụng trừ lùi tại nhiều chi cục hải quan khác nhau.

9.7. Thực thi kiểm tra, xác định, xác minh C/O

Thông tư 38 quy định, quá trình xác minh hàng hóa nhập khẩu (bao gồm cả việc

đi kiểm tra trực tiếp tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu và ra thông báo

kết luận kiểm tra) được thực hiện trong thời hạn không quá một trăm tám mươi (180)

ngày kể từ ngày Tổng cục Hải quan gửi văn bản đề nghị xác minh, trừ trường hợp Điều

ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định thời gian xác minh dài hơn.

Quá thời hạn này mà không nhận được kết quả xác minh, cơ quan hải quan thực

hiện từ chối chứng từ chứng nhận C/O.

10. Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung một số

điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế

nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Nhằm hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2018/NĐ-CP đồng thời để giải

quyết những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai Thông tư số 38/2015/TT-

BTC; Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số

điều của Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan;

17

kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, có hiệu lực thi hành vào

ngày 5/6/2018.

Thông tư số 39/2018/NĐ-CP gồm 5 Điều và 5 Phụ lục có nhiều nội dung mới

được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu áp dụng các biện pháp tạo thuận lợi thương

mại, cũng như để phù hợp với sự thay đổi của tập quán thương mại quốc tế đồng thời

đáp ứng các yêu cầu quản lý hải quan cũng như xử lý các vướng mắc, bất cập khi thực

hiện Thông tư số 38/2015/TT-BTC, cụ thể:

- Nộp hồ sơ hải quan điện tử trở thành phương thức nộp hồ sơ hải quan chủ yếu

Theo đó, hồ sơ hải quan sẽ được người khai hải quan nộp dưới dạng điện tử (bản

scan có gắn chữ ký số) ngay khi thực hiện đăng ký tờ khai hải quan. Như vậy, người

khai hải quan không cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan dưới dạng giấy và mang đến

cơ quan hải quan để nộp như hiện tại.

Mặt khác, phân biệt cụ thể hồ sơ hải quan người khai hải quan cần nộp cho cơ

quan hải quan khi làm thủ tục hải quan với hồ sơ hải quan người khai hải quan cần phải

lưu giữ tại trụ sở của người khai hải quan để xuất trình khi cơ quan hải quan thực hiện

kiểm tra, thanh tra. Theo đó, hồ sơ hải quan nộp khi làm thủ tục hải quan sẽ chỉ bao

gồm tối thiểu các chứng từ cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý hải quan chứ không

phải tất cả các chứng từ có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Quy định mới

này vừa đảm bảo tính minh bạch vừa giảm thiểu chi phí và nhân lực cho cả doanh

nghiệp và cơ quan hải quan trong khâu chuẩn bị hồ sơ hải quan và kiểm tra hồ sơ hải

quan.

- Bổ sung một số nguyên tắc về khai hải quan

Để đảm bảo tính thống nhất trong khai báo và điện tử hóa hơn nữa việc thực hiện

thủ tục hải quan điện tử ngoài các nguyên tắc khai hải quan đã quy định tại Điều 19

Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Thông tư số 39/2018/TT-BTC bổ sung một số nguyên

tắc như:

+ Thứ nhất, một vận đơn phải được khai trên một tờ khai hải quan nhập khẩu.

Trường hợp một vận đơn khai báo cho nhiều tờ khai hải quan, người khai hải quan

thông báo tách vận đơn với cơ quan hải quan trước khi đăng ký tờ khai hải quan.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu không có vận đơn người khai hải quan thực hiện lấy số

quản lý hàng hóa thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trước khi khai hải

quan.

18

+ Thứ hai, hàng hóa thuộc nhiều tờ khai hải quan xuất khẩu của cùng một chủ

hàng đóng chung container hoặc chung phương tiện chứa hàng thì người khai hải quan

phải thông báo thông tin hàng hóa đóng chung container, chung phương tiện chứa hàng

hông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trước khi thực hiện các thủ tục đưa

hàng qua khu vực giám sát hải quan.

+ Thứ ba, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải có giấy phép của cơ

quan quản lý chuyên ngành thì phải có giấy phép tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan

và phải khai đầy đủ thông tin giấy phép trên tờ khai hải quan.

+ Thứ tư, trường hợp hàng hóa gửi nhầm, gửi thừa so với hợp đồng mua bán

hàng hóa, người khai hải quan thực hiện khai bổ sung hoặc từ chối nhận hàng theo quy

định.

+ Thứ năm, trường hợp hệ thống khai hải quan điện tử của người khai hải quan

không thực hiện được thủ tục hải quan điện tử, nếu người khai hải quan muốn tiếp tục

thực hiện thủ tục hải quan, người khai hải quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải

quan nơi dự kiến làm thủ tục hải quan và phương thức khai hải quan trong thời gian

khắc phục sự cố.

- Nhiều quy định mới liên quan đến khai bổ sung, hủy tờ khai hải quan, khai thay

đổi mục đích sử dụng

Một trong những thay đổi lớn trong việc thực hiện khai bổ sung là thủ tục khai

bổ sung được thực hiện hoàn toàn thông qua hệ thống, không phải nộp đề nghị dưới

dạng bản giấy như hiện tại. Ngoài ra, để minh bạch hóa các thủ tục khai bổ sung đối với

từng tình huống khai bổ sung phù hợp với tập quán thương mại quốc tế và đặc trưng của

từng ngành hàng, Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung theo

hướng: Phân biệt cụ thể các trường hợp người khai hải quan tự phát hiện ra sai sót và

được khai bổ sung trong thông quan và khai bổ sung sau khi hàng hóa đã được thông

quan; Bổ sung thủ tục khai bổ sung cho những trường hợp đặc biệt như: hàng hóa xuất

khẩu, nhập khẩu được thỏa thuận mua, bán nguyên lô, nguyên tàu và có thỏa thuận về

dung sai về số lượng và cấp độ thương mại của hàng hóa; gửi thừa hàng, nhầm hàng;

gửi thiếu hàng và hàng hóa chưa đưa hoặc đưa một phần ra khỏi khu vực giám sát hải

quan...

Điểm mới đối với hủy tờ khai là tờ khai nhập khẩu chỉ được hủy nếu hết thời hạn

15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan mà không có hàng hóa đến cửa khẩu nhập.

19

Ngoài ra, Thông tư số 39/2018/TT-BTC bổ sung một số trường hợp hủy tờ khai để phù

hợp với các giao dịch thực tế của người xuất khẩu, nhập khẩu và các quy định mới tại

Nghị định số 59/2018/NĐ-CP như: Tờ khai hải quan đã đăng ký, hàng hóa thuộc diện

phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành nhưng không có giấy phép tại thời

điểm đăng ký tờ khai; tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng

nhưng thực tế không xuất khẩu hàng hóa...Thủ tục hủy tờ khai hải quan cũng được thực

hiện hoàn toàn trên Hệ thống thay vì xác nhận trên giấy như hiện tại.

Liên quan đến khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa quy định

tại Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Thông tư số 39/2018/TT-BTC hướng dẫn

một số điểm mới sau: Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư đã cấu thành lên sản

phẩm khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, người khai hải quan thực

hiện khai báo nguyên liệu, vật tư ban đầu và sản phẩm hoàn chỉnh tại các dòng hàng

riêng biệt trên tờ khai, tính thuế đối với nguyên liệu, vật tư ban đầu, chính sách mặt

hàng áp dụng đối với sản phẩm hoàn chỉnh theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

Đối với trường hợp thay đổi mục đích sử dụng bằng hình thức chuyển nhượng cho đối

tượng thuộc diện không chịu thuế, miễn thuế thì người nhận chuyển nhượng phải đăng

ký tờ khai hải quan theo quy định, nhưng không phải nộp thuế.

- Những quy định mới liên quan đến đăng ký, phân luồng tờ khai và xử lý tờ khai

hải quan

Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng

tờ khai hải quan 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần và phản hồi kết quản phân

luồng tờ khai hải quan ngay sau khi tờ khai hải quan được đăng ký thành công. Tuy

nhiên, căn cứ vào thông tin cập nhật đến thời điểm hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đến

cửa khẩu, trường hợp thông tin về cơ sở phân luồng có thay đổi so với thời điểm đăng

ký tờ khai hải quan thì Hệ thống tự động xử lý và thông báo việc thay đổi kết quả phân

luồng tờ khai hải quan cho người khai hải quan.

- Những quy định mới liên quan đến trị giá hải quan, về kiểm tra trị giá trong

thông quan:

Bổ sung thêm căn cứ bác bỏ trị giá khai báo trong thông quan, bổ sung quy định

cơ quan hải quan được thực hiện phân bổ các khoản điều chỉnh đồng thời sửa đổi quy

định về tham vấn một lần. Đồng thời bổ sung thêm 3 phương pháp xác định trị giá hải

20

quan hàng xuất khẩu so với quy định hiện tại và bổ sung quy định về nội dung, điều

kiện, trình tự áp dụng, chứng từ, tài liệu của từng phương pháp.

- Những quy định mới liên quan quản lý, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập

khẩu

Đối với việc lấy mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nếu người khai hải quan

nếu có yêu cầu lấy mẫu sẽ thực hiện đề nghị của mình thông qua Hệ thống mà không

cần phải đến cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan sẽ tiếp nhận đề nghị thông báo chấp

nhận việc lấy mẫu thông qua Hệ thống. Trường hợp lấy mẫu phục vụ kiểm tra chuyên

ngành và hàng hóa đang trong khu vực giám sát hải quan thì cơ quan hải quan bố trí lực

lượng giám sát trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.

Đối với quy định đưa hàng về bảo quản, người khai hải quan cần chứng minh địa

điểm bảo quản là các kho, bãi có địa chỉ rõ ràng, ngăn cách với khu vực xung quanh

đảm bảo việc bảo quản nguyên trạng hàng hóa thông qua các chứng từ quy định cụ thể

tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Quy định này nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy

định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP. Các chứng từ

chứng minh địa điểm bảo quản đáp ứng quy định chỉ phải thực hiện 1 lần khi Thông tư

số 39/2018/TT-BTC có hiệu lực. Đồng thời khi hàng hóa được đưa về đến địa điểm bảo

quản, người khai hải quan sẽ thông báo cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống. Cơ

quan hải quan sẽ thực hiện kiểm tra kho bảo quản và việc bảo quản nguyên trạng hàng

hóa tại địa điểm bảo quản.

Hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan cũng được quy định cụ thể, rõ

ràng hơn thông qua việc phân chia quy định thành hàng hóa thực hiện thủ tục hải quan

theo hình thức vận chuyển độc lập, hàng hóa thực hiện thủ tục hải quan theo hình thức

vận chuyển kết hợp và hàng hóa chịu sự giám sát hải quan nhưng không phải thực hiện

thủ tục hải quan theo 2 hình thức trên. Ví dụ: hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa

khẩu nhập đến cảng đích ghi trên vận đơn bằng đường biển, đường hàng không nhưng

còn nguyên trạng, không dỡ xuống cảng, kho, bãi tại cửa khẩu nhập...Các quy định về

tờ khai vận chuyển độc lập cũng được quy định cụ thể, minh bạch hơn đối với thủ tục

khai bổ sung và hủy tờ khai vận chuyển độc lập.

Thông tư 39/2018/TT-BTC cũng bổ sung các quy định để làm rõ trách nhiệm của

các doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm về việc cung cấp thông tin cho cơ

quan hải quan (thông tin về lượng hàng, thời điểm hàng vào (get in), hàng ra (get out),

21

vị trí lưu giữ và các thay đổi trong quá trình lưu giữ…). Trường hợp tại khu vực cảng,

kho, bãi, địa điểm đã có kết nối Hệ thống thông tin với cơ quan Hải quan thì người khai

chỉ cần liên hệ với DNKD cảng để vận chuyển hàng hóa qua khu vực giám sát trên cơ

sở thông tin về các lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát đã được cơ quan hải quan

cung cấp qua hệ thống. Đây là quy định với mục tiêu điện tử hóa các thủ tục tại khâu

giám sát, khâu mà từ trước tới nay đa số làm thủ tục theo phương thức thủ công (hồ sơ

giấy xuất trình tại văn phòng giám sát của cơ quan hải quan khi lấy hàng qua khu vực

giám sát và với quy định này người khai hải quan có thể trực tiếp làm việc với doanh

nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng để lấy hàng mà cần phải có xác nhận của cơ quan hải

quan trên chứng từ giấy về việc hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát.

- Những quy định mới liên quan đến quản lý hàng hóa gia công, sản xuất xuất

khẩu, hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất

Để quản lý hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất một

cách hiệu quả và đáp ứng quy định tại Luật Hải quan, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP,

Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định cụ thể những nội dung liên quan đến loại hình

này theo hướng: đưa ra định nghĩa thống nhất về định mức hàng gia công; bổ sung quy

định người khai hải quan hải quan phải khai báo mã nguyên liệu, mã sản phẩm trên tờ

khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và xuất khẩu sản phẩm; quy định cụ thể hơn về việc

thông báo cơ sở sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu và trách

nhiệm thông báo hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng gia công.

Ngoài ra, để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự nguyên tuân thủ và sẵn sàng

kết nối, chia sẻ dữ liệu quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu thì những doanh

nghiệp này sẽ không phải thực hiện báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan như quy

định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Với những tổ chức, cá nhân chưa tham gia kết

nối hệ thống thì vẫn thực hiện nộp báo cáo quyết toán như quy định.

Thông tư số 39/2018/TT-BTC cũng bổ sung quy định về việc sửa báo cáo quyết

toán, hướng dẫn việc khai sản phẩm gia công có cung ứng nguyên liệu trong nước có

thuế suất thuế xuất khẩu, hướng dẫn thủ tục nhập khẩu hàng hóa của công ty cho thuê

tài chính...

11. Thông tư số 50/2018/TT-BTC ngày 23/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài

chính ban hành các chỉ tiêu thông tin, mẫu chứng từ khai báo khi làm thủ tục xuất

22

cảnh, nhập cảnh, quá cảnh đối với phương tiện đường không, đường biển, đường

sắt, đường bộ và cửa khẩu đường sông theo quy định tại Nghị định số

59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ.

Thông tư 50/2018/TT-BTC ban hành các chỉ tiêu thông tin, mẫu chứng từ khai

báo khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh đối với phương tiện vận tải qua cửa

khẩu đường không, đường biển, đường sắt, đường bộ và cửa khẩu đường sông theo quy

định tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP.

Theo đó, đối với phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua cửa khẩu

đường biển thì chỉ tiêu thông tin hướng dẫn thực hiện khai báo bao gồm:

- Bản khai chung;

- Bản khai hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển;

- Vận đơn chủ; Vận đơn thứ cấp;

- Danh sách thuyền viên; Danh sách hành khách;

- Bản khai hành lý thuyền viên, nhân viên trên tàu;

- Bản khai hàng hóa nguy hiểm;

- Bản khai dự trữ của tàu;

- Phiếu chuyển hồ sơ tàu chuyển cảng./.

Phần C:

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN

TỪ THÁNG 9/2017 ĐẾN NAY

Với mục tiêu không ngừng nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải

quan, tạo thuận lợi, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, trong thời

gian qua, Tổng cục Hải quan luôn xác định cải cách thủ tục hành chính (TTHC) là

nhiệm vụ chính trị trọng tâm, được thực hiện thường xuyên, liên tục từ khâu xây dựng

thể chế đến tổ chức thực hiện. Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt, quyết tâm xây dựng một

Chính phủ “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, công tác cải cách

thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan trong thời gian qua đã đạt được những kết

quả đáng ghi nhận, làm thay đổi căn bản, toàn diện phương thức hoạt động, hình thành

nên một cơ quan Hải quan Việt Nam văn minh, hiện đại, cụ thể:

23

1. Thực hiện thủ tục hải quan điện tử

1.1. Thực hiện khai báo điện tử và xử lý thông quan tự động (E-Clearance):

Từ năm 2005, Tổng cục Hải quan (TCHQ) đã thực hiện thí điểm thủ tục hải quan

điện tử (TTHQĐT) tại 02 Cục Hải quan thành phố lớn (Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh

và Cục Hải quan TP. Hải Phòng), đến đầu năm 2013, TTHQĐT được thực hiện trong

phạm vi toàn quốc.

Nhằm tiếp tục hoàn thiện TTHQĐT, đáp ứng yêu cầu tình hình phát triển mới

của đất nước, đảm bảo tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập

khẩu, đồng thời tăng cường sự quản lý nhà nước về hải quan, từ ngày 01/4/2014, TCHQ

đã chính thức triển khai thực hiện Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS).

Theo đó, tất cả các quy trình thủ tục hải quan cơ bản đã được tự động hóa ở mức độ rất

cao trừ những thủ tục hải quan đối với hàng hóa tiểu ngạch biên giới. Đến nay, Hệ

thống VNACCS/VCIS luôn được vận hành ổn định, an ninh, an toàn với sự tham gia

của hơn 99,65% doanh nghiệp tại 100% các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc.

Thông qua việc triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS đã rút ngắn thời gian làm thủ tục

hải quan cho doanh nghiệp, giảm thiểu giấy tờ và đơn giản hóa hồ sơ hải quan. Hiện

nay, thời gian tiếp nhận và thông quan đối với hàng luồng xanh chỉ từ 1-3 giây, đối với

hàng luồng vàng, thời gian xử lý và kiểm tra hồ sơ không quá 02 giờ làm việc.

* Kết quả triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS:

STT Chỉ tiêu Năm 2017 6 tháng đầu năm 2018

1 Kim ngạch xuất nhập khẩu

(Tỷ USD) 423,57 253,18

2 Tờ khai xuất nhập khẩu

(Triệu tờ khai) 11,09 5,73

3 Doanh nghiệp xuất nhập

khẩu (Nghìn Doanh nghiệp) 79,72 69,50

1.2. Triển khai Đề án nộp thuế điện tử và thông quan 24/7:

Từ năm 2012 đến nay, ngành Hải quan đã ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)

trong việc thu nộp thuế xuất nhập khẩu thông qua triển khai rộng rãi thanh toán điện tử

(E-payment) trên cơ sở kết nối hệ thống CNTT Hải quan với các hệ thống CNTT của

24

Kho bạc nhà nước và các Ngân hàng thương mại. Đến nay, ngành Hải quan đã ký thỏa

thuận hợp tác thu thuế XNK bằng phương thức điện tử với 38 ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên, với các phương thức nộp thuế hiện tại, việc nộp tiền vẫn phụ thuộc

vào thời gian giao dịch của cơ quan thu (các Ngân hàng thương mại, Kho bạc nhà

nước), chưa đáp ứng yêu cầu nộp thuế mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện. Do vậy, hiện

nay, TCHQ đang triển khai Đề án nộp thuế điện tử và thông quan 24/7, mở thêm một

phương thức thanh toán thuế mới cho doanh nghiệp, theo đó người nộp thuế có thể nộp

tiền thuế vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện. Hệ thống được chính thức triển khai từ

ngày 23/10/2017, đến nay đã có 23 ngân hàng thương mại tham gia.

Kết quả thu ngân sách bằng phương pháp điện tử của Hải quan:

Năm Số thuế đã thu bằng

phương thức điện tử

(Tỷ đồng)

Tổng số thuế đã

thu vào ngân sách

(Tỷ đồng)

Tỷ lệ thu bằng

phương thức điện

tử

2017 276.094 296.583 93,09%

6 tháng đầu năm

2018

138.416 146.950 94,19%

Việc nộp thuế qua các ngân hàng đã phối hợp thu với cơ quan Hải quan đem lại

nhiều lợi ích cho người nộp thuế, như: Giảm thời gian làm thủ tục hải quan, thông quan

hàng hóa, hạn chế tối đa tình trạng chậm trễ trong hoàn tất thủ tục nộp thuế, giảm thiểu

vướng mắc liên quan đến ân hạn thuế và thanh toán thuế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp

có thể sử dụng dịch vụ thanh toán thuế hiện đại trong và ngoài giờ hành chính tại nhiều

ngân hàng thương mại khác nhau.

2. Triển khai Đề án quản lý, giám sát hàng hóa tại cảng biển, cảng hàng

không

Nhằm đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát hàng hóa tại cảng biển và cảng hàng

không, TCHQ đã xây dựng và triển khai thành công Hệ thống quản lý hải quan tự động

tại cảng, kho, bãi (VASSCM) tại 05 đơn vị gồm: Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng,

Cục Hải quan Thành phố Hà Nội, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan

Bà Rịa - Vũng Tàu và Cục Hải quan Quảng Ninh.

Hệ thống VASSCM đã tăng tính tự động trong việc kết nối giữa Cơ quan hải quan

và các doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi; hài hòa giữa quy trình giám sát, quản lý

của cơ quan hải quan và quy trình vận hành, khai thác của các doanh nghiệp giúp vừa

25

tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cảng, kho, bãi, giảm thời gian, chí phí cho doanh nghiệp

xuất nhập khẩu trong khi tăng cường hiệu quả giám sát của cơ quan hải quan. Cụ thể:

Đối với cơ quan hải quan: Quy trình quản lý, giám sát hàng hóa của cơ quan hải

quan được thực hiện chặt chẽ, xuyên suốt từ khi hàng hóa được khai báo trên Hệ thống

Emanifest, đưa vào đến khai ra khỏi khu vực giám sát hải quan và vận chuyển về các

địa điểm giám sát khác thông qua phương thức điện tử. Quá trình giải quyết thủ tục hải

quan đảm bảo sự minh bạch, công khai.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi: Có đầy đủ thông tin về tình

trạng cấp phép thông quan (từ cơ quan Hải quan) đối với từng lô hàng, từng container

để cho hàng ra, vào khu vực giám sát hải quan theo quy định của pháp luật, giảm thiểu

rủi ro trong việc thực hiện bằng chứng từ giấy, đảm bảo sự minh bạch, công khai. Giảm

bớt chi phí quản lý, tổng hợp, báo cáo về hàng hóa ra, vào, tồn trong khu vực giám sát

Hải quan của Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi...

Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu:

- Giảm thủ tục: khi nhận hàng tại khu vực kho, bãi, cảng, doanh nghiệp xuất nhập

khẩu không phải xuất trình chứng từ để cơ quan Hải quan kiểm tra, xác nhận trên Hệ

thống và chứng từ giấy như trước đây.

- Giảm thời gian, chi phí; thuận lợi trong việc nhận hàng hóa tại cảng do hệ thống

trao đổi và xử lý dữ liệu 24/24h.

Theo kết quả khảo sát ban đầu tại Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng cho thấy:

Việc không phải xuất trình chứng từ giấy tại hải quan giám sát đã giảm tổng thời gian

thực hiện thủ tục giám sát từ 1/3 đến 1/2 thời gian so với việc làm thủ tục trước đây,

tính trung bình giảm khoảng 2 phút cho 1 tờ khai.

3. Triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN

3.1. Về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia

Với vai trò là Cơ quan thường trực của Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một

cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, từ lúc chính thức

triển khai (tháng 11/2014) đến nay, Tổng cục Hải quan luôn thực hiện tốt vai trò điều

phối của mình, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành tích cực triển khai các

thủ tục hành chính (TTHC) mới và mở rộng về phạm vi, số lượng doanh nghiệp tham

gia đối với các TTHC đã triển khai thực hiện qua Cơ chế một cửa quốc gia để đáp ứng

mục tiêu và tiến độ nêu tại Nghị quyết 19 các năm 2017, 2018 của Chính phủ, đặc biệt

26

triển khai Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa

ASEAN giai đoạn 2016-2020 (ban hành tại Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày

14/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ). Tính đến ngày 15/8/2018, đã có 11 Bộ, ngành

tham gia kết nối; 68 thủ tục hành chính được đưa lên Cơ chế một cửa quốc gia với tổng

số hồ sơ hành chính đã được xử lý trên Cổng thông tin một cửa quốc gia trên 1,4 triệu

bộ hồ sơ và trên 23,4 nghìn doanh nghiệp tham gia (Riêng từ ngày 01/01-15/8/2018, số

hồ sơ đạt trên 510 nghìn bộ, trên 5,4 nghìn doanh nghiệp tham gia). Dự kiến đến cuối

năm 2018, sẽ có 196 TTHC được triển khai thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, đạt

78% trên tổng cộng 251 thủ tục sẽ được triển khai đến năm 2020 (theo rà soát mới nhất

của các Bộ, ngành).

3.2. Về triển khai Cơ chế một cửa ASEAN

Từ ngày 01/01/2018, Việt Nam đã triển khai Cơ chế một cửa ASEAN trao đổi e-

C/O form D với 4 nước ASEAN gồm: Singapore, Indonesia, Thái Lan và Malaysia.

Hiện nay, Việt Nam đang tham gia trao đổi thử nghiệm C/O form D với 03 nước

(Brunei, Campuchia, Phillipines). Trong thời gian tới theo kế hoạch sẽ triển khai kết nối

kỹ thuật thử nghiệm trao đổi thông tin tờ khai hải quan ASEAN, chứng nhận kiểm dịch

thực vật (ePhyto), chứng nhận kiểm dịch động vật (e-AH).

Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN đồng bộ,

ngày càng sâu rộng đến tất cả các Bộ, ngành liên quan đã mang lại nhiều kết quả rất tích

cực, giảm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục hành chính về xuất nhập khẩu và thông

quan hàng hóa, tạo minh bạch tránh phiền hà, sách nhiễu khi doanh nghiệp phải tiếp xúc

trực tiếp với cán bộ các cơ quan giải quyết thủ tục hành chính, góp phần quan trọng

trong việc nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, cải

cách hiện đại hóa thực hiện các thủ tục hành chính từ đó tạo thuận lợi cho thương mại,

nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh cho các doanh

nghiệp và nền kinh tế quốc gia.

4. Triển khai dịch vụ công trực tuyến

Thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ, ngay từ đầu năm 2017, Hệ

thống dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của ngành Hải quan đã được chính thức triển

khai trên Cổng Thông tin điện tử Hải quan, mở rộng cung cấp DVCTT tối thiểu mức độ

3 cho 46 TTHC, nâng số lượng TTHC trong lĩnh vực hải quan được cung cấp DVCTT

27

tối thiểu mức độ 3 lên 126/178 TTHC, đạt 71% số lượng TTHC trong lĩnh vực hải

quan. Trong đó, 123 TTHC được cung cấp DVCTT mức độ 4.

Đến nay, Tổng cục Hải quan đã cung cấp DVCTT mức độ 3, mức độ 4 là

173/183 TTHC (đạt trên 94,5%), trong đó, có 164 TTHC được cung cấp DVCTT mức

độ 4.

Tính từ 01/01/2018 đến hết 31/8/2018, tổng số hồ sơ TTHC được thực hiện trên

hệ thống DVCTT là 73 nghìn bộ với tổng số đối tượng thực hiện DVCTT là 11.889,

trong đó số doanh nghiệp: 11.710; cá nhân: 179 thực hiện DVCTT.

Ngoài các dịch vụ hành chính công trực tuyến, các dịch vụ công trực tuyến khác

cũng được cung cấp trên Cổng thông tin điện tử Hải quan, trong đó có các dịch vụ gắn

liền với việc thực hiện thủ tục hải quan như tra cứu và xác định mã số hàng hóa, thuế

suất; đăng ký sử dụng chữ ký số, tài khoản tham gia thủ tục hải quan điện tử; tra cứu

thông tin nộp thuế, nợ thuế; in danh sách mã vạch phục vụ hệ thống giám sát hải quan.

Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến đã mang lại nhiều lợi ích cho cơ quan hải

quan và doanh nghiệp, góp phần công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan hải quan,

giảm được thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp./.