49
TCHC BO TN THIÊN NHIÊN QUC TPhân tích hin trng chất lượng nước Vnh HLong, tnh Qung Ninh, Vit Nam Một nghiên cứu xã hội học từ góc nhìn của các doanh nghiệp du lịch

Phân tích hiện trạng chất lượng nước Vịnh Hạ ỉ ả ệ · PDF fileHình 13. Biện pháp xử lý nước la canh ..... 28 Hình 14. Hiệu quả của thiết

Embed Size (px)

Citation preview

TỔ CHỨC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN QUỐC TẾ

Phân tích hiện trạng chất lượng nước Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam Một nghiên cứu xã hội học từ góc nhìn của các doanh nghiệp du lịch

1

Phân tích hiện trạng chất lượng nước Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam Một nghiên cứu xã hội học từ góc nhìn của các doanh nghiệp du lịch

Tháng 3 năm 2015

Photo© Tuan Anh Le/AMDI

2

Việc qui định về các thực thể địa lý và nội dung trình bày trong ấn phẩm này không phản ánh bất cứ quan điểm nào của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) hoặc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) về tư cách pháp lý của bất kỳ quốc gia, lãnh thổ hay khu vực và các cơ quan có thẩm quyền của họ, cũng như không thể hiện bất cứ quan điểm nào về phân định ranh giới của các quốc gia, lãnh thổ hay khu vực đó. Quan điểm thể hiện trong ấn phẩm này không nhất thiết thể hiện quan điểm của IUCN hoặc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), cũng không nhất thiết thừa nhận các tên thương mại hoặc quy trình thương mại. IUCN và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) không chịu trách nhiệm về bất kỳ sai sót nào trong quá trình dịch tài liệu này sang các ngôn ngữ khác từ ấn phẩm gốc. Ấn phẩm được xuất bản trong khuôn khổ sáng kiến Liên minh Hạ Long Cát Bà do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ. Cơ quan xuất bản: IUCN, Gland, Thụy Sĩ phối hợp với IUCN Việt Nam. Bản quyền: © 2015, International Union for Conservation of Nature and Natural Resources Các tổ chức hoặc cá nhân có thể tái bản ấn phẩm này vì mục đích giáo dục hoặc phi lợi nhuận mà không cần sự đồng ý trước bằng văn bản của cơ quan giữ bản quyền, với điều kiện phải trích dẫn nguồn đầy đủ. Nghiêm cấm tái bản ấn phẩm này để bán lại hoặc vì các mục đích thương mại khác mà không được sự đồng ý trước bằng văn bản của cơ quan giữ bản quyền. Trích dẫn: Ts. Lê Tuấn Anh (2015), Phân tích hiện trạng chất lượng nước Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam: Một nghiên cứu xã hội học từ góc nhìn của các doanh nghiệp du lịch. Gland, Thụy Sĩ: IUCN. 47 trang. Ảnh Bìa: Hoạt động du thuyền trên Vịnh Hạ Long (Lê Tuấn Anh) Dàn trang: Công ty in Hoàng Minh Dàn Trang/Chỉnh sửa: Nguyễn Thùy Anh (IUCN Việt Nam) Nơi cung cấp: Văn phòng IUCN Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1, Nhà 2A, Khu Ngoại Giao Đoàn Vạn Phúc 298 Kim Mã, Ba Đình Hà Nội, Việt Nam Tel: +844 3726 1575

Fax: +844 3726 1561 [email protected] www.iucn.org/vietnam

3

Lời cảm ơn

Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới IUCN Việt Nam, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của ông Jake Brunner và bà Bùi Thị Thu Hiền và nhóm nghiên cứu của Viện Quản lý và Phát triển Châu Á do ông Ngô Công Chính làm trưởng nhóm đã hỗ trợ khảo sát thực địa vào tháng 7 và tháng 12 năm 2014.

Rất cảm ơn các chuyên gia và doanh nghiệp tại Hà Nội và Hạ Long đã tham gia đã cung cấp thông tin và chia sẻ kinh nghiệm cũng như góc nhìn chuyên môn của mình. Cảm ơn các cán bộ tại Quảng Ninh, đặc biệt là Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã chia sẻ kiến thức và cung cấp nguồn dữ liệu thứ cấp cho nghiên cứu này.

Tôi vô cùng biết ơn các ông, bà Alexander Zvinakis, Jake Brunner, Katie Jacobs, Vũ Phạm Hải Đăng, Joseph Vile và Maarten Akkerman đã góp ý và đề xuất chỉnh sửa hữu ích; ông David Weaver và ông Nguyễn Đức Hoa Cương đã có góp ý và hỗ trợ quá trình thiết kế bảng hỏi khảo sát; và nhóm nghiên cứu gồm Hoàng Thị Phượng, Nicole Ryan và Sonja Garbrecht bởi sự hỗ trợ nhiệt tình của các bạn.

TS. Lê Tuấn Anh

4

Mục lục

Lời cảm ơn .................................................................................................................... 3

Mục lục........................................................................................................................... 4

Danh mục từ viết tắt .................................................................................................... 6

Danh sách biểu đồ/hình ảnh ....................................................................................... 7

Danh sách bảng biểu ................................................................................................... 8

Tóm tắt báo cáo ............................................................................................................ 9

1. Giới thiệu chung .................................................................................................. 11

2. Tổng quan về Vịnh Hạ Long và Quần đảo Cát Bà .......................................... 12

2.1 Những dự án có liên quan .................................................................................... 12

2.2 Phát triển du lịch ..................................................................................................... 13

2.3 Các chính sách và quy định .................................................................................. 15

2.4 Mối quan hệ công-tư trong ngành du lịch ........................................................... 16

3. Phân tích hiện trạng ............................................................................................ 16

3.1 Mục đích và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 16

3.2 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu ................................................... 17

3.3 Hiện trạng chất lượng nước ................................................................................. 18

3.3.1 Hiện trạng chất lượng nước .......................................................................... 18

3.3.2 Nhận thức về chất lượng nước .................................................................... 18

3.4 Các tổ chức có liên quan tới việc quản lý chất lượng nước ............................ 25

3.4.1 Quản lý chất lượng nước ............................................................................... 25

3.4.2 Quản lý các công ty du lịch ............................................................................ 26

3.5 Các tác động về môi trường của tàu du lịch ...................................................... 26

3.5.1 Quản lý chất thải rắn (rác) ............................................................................. 26

3.5.2 Tiêu thụ và giảm lượng nước ........................................................................ 27

3.5.3 Quản lý nước la canh ..................................................................................... 27

3.5.4 Quản lý nước la canh ..................................................................................... 29

3.5.5 Quản lý nước thải sinh hoạt .......................................................................... 30

3.6 Mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp ................................... 30

3.6.1 Hiện trạng mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp ........ 30

5

3.6.2 Mức độ sẵn sàng tham gia vào Liên minh .................................................. 31

3.6.3 Các yếu tố cản trở sự tham gia .................................................................... 32

3.6.4 Đóng góp vào các hoạt động cải thiện chất lượng nước ......................... 32

4. Tóm tắt các phát hiện chính............................................................................... 33

5. Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 33

6. Phụ lục .................................................................................................................. 36

6.1 Phụ lục 1. Mốc thời gian và hoạt động thu thập số liệu ................................... 36

6.2 Phụ lục 2. Phiếu khảo sát doanh nghiệp tàu du lịch ......................................... 37

6.3 Phụ lục 3. Phiếu khảo sát thuyền trưởng ........................................................... 39

6.4 Phụ lục 4. Phiếu khảo sát cơ sở lưu trú ............................................................. 42

6.5 Phụ lục 5. Phiếu khảo sát nhà hàng .................................................................... 45

6

Danh mục từ viết tắt

AMDI Viện Quản lý và Phát triển Châu Á Bộ TNMT Bộ Tài nguyên – Môi trường Bộ VHTTDL Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch BQLVHL Ban Quản lý Vịnh Hạ Long ESRT Chương trình Du lịch bền vững và có trách nhiệm với môi

trường IUCN Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật bản Sở TNMT Sở Tài nguyên - Môi trường Sở VHTTDL Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch UBND Ủy ban Nhân dân USAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ ILO Tổ chức Lao động Quốc tế

7

Danh sách biểu đồ/hình ảnh

Hình 1. Lượt khách du lịch tới Vịnh Hạ Long (1996-2013) ................................................ 14

Hình 2. Cảm quan về chất lượng nước trong 5 năm vừa qua ........................................... 19

Hình 3. Quan sát hiện trạng chất lượng nước ................................................................... 20

Hình 4. Dấu hiệu ô nhiễm nước (% quan sát được) .......................................................... 20

Hình 5: Những khu vực ô nhiễm nhất ............................................................................... 22

Hình 6. Nguồn ô nhiễm chính ............................................................................................ 23

Hình 7. Các nguồn ô nhiễm chính theo ý kiến của nhóm trả lời ........................................ 23

Hình 8. Tác động của chất lượng nước Vịnh Hạ Long tới du lịch ...................................... 24

Hình 9. Trách nhiệm bảo vệ môi trường ............................................................................ 24

Hình 10. Tham gia bảo vệ môi trường .............................................................................. 25

Hình 11. Biện pháp sử dụng để giảm lượng chất thải rắn ................................................. 27

Hình 12. Biện pháp giảm lượng tiêu thụ nước .................................................................. 27

Hình 13. Biện pháp xử lý nước la canh ............................................................................. 28

Hình 14. Hiệu quả của thiết bị tách dầu ............................................................................ 29

Hình 15. Thiết bị xử lý nước la canh ................................................................................. 29

Hình 16. Biện pháp xử lý nước la canh ............................................................................. 30

Hình 17. Quản lý nước thải sinh hoạt ................................................................................ 30

Hình 18. Hiện trạng mối quan hệ công-tư ......................................................................... 31

Hình 19. Mức độ sẵn sàng tham gia vào Liên minh .......................................................... 32

Hình 20. Các yếu tố cản trở tiềm ẩn .................................................................................. 32

Hình 21. Đóng góp trong việc cải thiện chất lượng nước .................................................. 33

8

Danh sách bảng biểu

Bảng 1. Các thông số quan trắc nước tại Vịnh Hạ Long (2004-2014) ............................... 18 Bảng 2. Những khu vực ô nhiễm dựa trên ý kiến người được hỏi ..................................... 21

9

Tóm tắt báo cáo

Báo cáo này trình bày các kết quả phân tích thực trạng chất lượng nước của Vịnh Hạ Long từ góc nhìn của các doanh nghiệp du lịch đang làm việc tại đây. Báo cáo được thực hiện cho Sáng kiến Liên minh Hạ Long – Cát Bà tại Việt Nam; một dự án ba năm (2014-2017) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ. Báo cáo được thực hiện với sự hợp tác của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI), phối hợp với các tổ chức phi chính phủ trong nước và Ban Quản lý Vịnh Hạ Long. Mục tiêu của Dự án là xây dựng quan hệ đối tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng nhằm thúc đẩy các hành động bảo tồn và bảo vệ Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà.

Cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được áp dụng trong nghiên cứu này để thu thập dữ liệu và viết báo cáo cuối cùng. Nghiên cứu định tính bao gồm rà soát tài liệu, các cuộc họp tham vấn với cán bộ dự án và các bên liên quan tại Hà Nội, phỏng vấn sâu với các bên liên quan ở cấp tỉnh và điều tra thí điểm vào tháng 7 năm 2014. Các kết quả nghiên cứu định tính được sử dụng nhằm nâng cao chất lượng của khảo sát định lượng được tiến hành trong 5 ngày vào tháng 12 năm 2014, sau khi Dự án đã được UBND tỉnh Quảng Ninh chính thức phê duyệt.

Nhóm tư vấn đã tiến hành khảo sát 208 đối tượng cung cấp thông tin, trong đó có 49 quản lý cơ sở lưu trú, 16 chủ nhà hàng, 29 doanh nghiệp tàu và 114 thuyền trưởng. Nội dung khảo sát tập trung vào 3 vấn đề chính: 1) nhận thức về chất lượng nước Vịnh Hạ Long; 2) các tác động của hoạt động du lịch đối với môi trường nước của Vịnh; và 3) mối quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực du lịch.

Dưới đây là các phát hiện chính từ nghiên cứu:

Hơn 50% số người được hỏi khẳng định rằng chất lượng nước tốt hơn so với 5 năm trước đây, trong khi khoảng 30% cho rằng chất lượng nước kém hơn. 18% trong tổng số người được hỏi cho rằng chất lượng nước không thay đổi trong suốt 5 năm qua.

Đối với chất lượng nước hiện nay, đa số (63%) số người được hỏi nói rằng họ quan sát thấy gần đây có ô nhiễm, trong khi 30,8% cho biết chất lượng nước hiện nay ở Vịnh là tốt.

“Cư dân trên làng nổi” (43%), “khai thác than” (38%) “các hoạt động du lịch trên đảo/hang động” (35%), “khách sạn và nhà hàng trên bờ” (27%) và “dân cư trên bờ”(27%) được coi là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm nước tại Vịnh Hạ Long.

Bằng chứng rõ ràng và thường xuyên quan sát được cho thấy nước bị ô nhiễm là “rác nổi trên mặt nước” (63,5%), tiếp theo là “sự thay đổi màu nước” (33,7%). Nhóm khảo sát cũng quan sát thấy có mùi hôi và váng dầu tại các bến cảng và các vùng ven biển Bãi Cháy.

Mặc dù thiết bị lọc/tách dầu đã được lắp đặt trên các tàu du lịch, tuy nhiên qua quan sát và phỏng vấn với thuyền trưởng cho thấy máy chỉ được sử dụng khi có sự thanh kiểm tra của Sở Giao thông Vận tải.

Năng lực xử lý rác thải hiện tại chỉ đủ đáp ứng 40% tổng số chất thải tại thành phố Hạ Long.

Do thiếu các biện pháp thu gom và xử lý nước thải, nên các loại nước thải (nước la canh, nước thải sinh hoạt) từ các tàu du lịch được thải trực tiếp ra Vịnh.

Kết quả khảo sát cho thấy các chủ tàu, quản lý cơ sở lưu trú và nhà hàng đều có nhận xét tốt về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương (quan hệ đối tác công-tư). Trong tổng số người được hỏi, 10% đánh giá mối quan hệ này là “rất tốt”, và 49% “tốt”; 38% đánh giá “trung bình”.

10

Đa số các doanh nghiệp du lịch quan tâm đến việc tham gia vào Liên minh Hạ Long - Cát Bà để cải thiện môi trường nước trong Vịnh; 77% số người được hỏi cho biết họ có khả năng tham gia và 12% có khả năng cao sẽ tham gia.

Khi so sánh ba nhóm đối tượng cung cấp thông tin, chủ tàu là nhóm có khả năng tham gia cao nhất (93%), tiếp theo là các chủ nhà hàng (87%) và các nhà quản lý cơ sở lưu trú (86%).

Các yếu tố chính cản trở sự tham gia vào Liên minh của các doanh nghiệp du lịch bao gồm: lo ngại về vốn đầu tư (52% tổng số người được hỏi), hạn chế nguồn lực (44%) và hạn chế thời gian (36%).

11

1. Giới thiệu chung

Tôi đã kỳ vọng nhiều vào chuyến thăm quan Vịnh Hạ Long. Tôi không biết rác là một vấn đề. Khi tàu du lịch của chúng tôi dừng lại để du khách bơi và chèo thuyền, chúng tôi thấy nước không sạch. Tôi cảm thấy không được vệ sinh khi bơi trong dòng nước đó. Rác cuốn theo từng đợt sóng; một đám rác đã trôi tới gần khi chúng tôi đang bơi. Một du khách đã thử bơi và sau đó đã phải hối hận. Chúng tôi nghe thấy các du khách hỏi thủy thủ đoàn rằng làm sao họ có thể bơi trong đó được. Quả thật những hòn đảo trông thật tuyệt vời và nếu không có các đám rác thải thì phong cảnh thật đáng kinh ngạc. Song làm sao có thể không thấy chúng được? Khó có thể chấp nhận được khi mà bạn phải trả hàng nghìn đô cho một trải nghiệm như vậy. (Đánh giá trên TripAdvisor, tháng 03 năm 2015).

Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long đang bị đe dọa bởi ô nhiễm môi trường. Sự phát triển của công nghiệp và du lịch ở khu vực này làm tích tụ rác thải rắn và các chất gây ô nhiễm nước. Việc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái mà còn có tác động tiêu cực đến trải nghiệm của du khách đối với một khu vực vốn chủ yếu dựa vào du lịch để phát triển (như được phản ánh trong các đánh giá trên TripAdvisor). Từ năm 2005 đến năm 2014, lượng khách quốc tế đến Vịnh tăng hơn gấp đôi từ 1,4 triệu lên xấp xỉ 2,6 triệu (Sở VHTTDL, 2014). Mặc dù các tác động của du lịch đối với môi trường đã nhận được nhiều sự quan tâm (IUCN 2014; JICA 2013; Vietnamplus 2012), nhưng vẫn chưa có bất kỳ một cuộc khảo sát cũng như phân loại các nguồn xả thải chính như: các doanh nghiệp tàu du lịch, cơ sở lưu trú và các nhà hàng trên bờ. Hơn thế, hiện có vẫn thiếu một phân tích toàn diện về các loại chất thải khác nhau – chất thải rắn và chất thải lỏng – và ảnh hưởng của chúng tới chất lượng môi trường nước tại Vịnh Hạ Long.

Liên minh Hạ Long - Cát Bà, một dự án kéo dài 3 năm được tài trợ bởi USAID (tháng 4, 2014- tháng 3, 2017), nhằm bổ sung những thiếu sót trên và tăng cường hợp tác giữa chính phủ và ngành du lịch. Liên minh được IUCN và MCD đồng quản lý và thực hiện, phối hợp của các đối tác trong nước (AMDI, GreenID và các tổ chức phi chính phủ trong nước khác). Liên minh hướng đến xây dựng một mối quan hệ hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp và chính quyền địa phương nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn và bảo vệ Vịnh Hạ Long và Quần đảo Cát Bà.

Bằng cách xây dựng diễn đàn thảo luận và thu hút sự tham gia của cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, Liên minh sẽ tạo ra những thay đổi cần thiết trong suy nghĩ cũng như hành động nhằm cải thiện hiện trạng khu vực. Đây là hành động cần thực hiện cấp bách, do chất lượng nước càng kém thì lượng khách càng giảm và sẽ dẫn đến giảm doanh thu (báo cáo “Khai thác tàu bền vững tại Vịnh Hạ Long”, 2014). Điều này không chỉ đe dọa sự phát triển của Vịnh Hạ Long và Quần đảo Cát Bà mà về lâu dài mà còn ảnh hưởng xấu tới vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Nghiên cứu phân tích hiện trạng được thực hiện từ ngày 8 tháng 7, 2014 đến ngày 31 tháng 1, 2015 sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực địa và phỏng vấn (24/07-01/08, 2014) và khảo sát sử dụng bảng hỏi (08-12/12, 2014). Các kết quả đầu ra chính gồm (i) đánh giá nhận thức về hiện trạng chất lượng nước (ii) xác định các bên liên quan chính và công tác quản lý chất lượng nguồn nước, (iii) điều tra về tác động của các doanh nghiệp tới chất lượng nước; và (iv) tìm hiểu mối quan hệ công-tư giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp du lịch.

12

2. Tổng quan về Vịnh Hạ Long và Quần đảo Cát Bà

Vịnh Hạ Long nằm ở tỉnh Quảng Ninh thuộc Đông Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 160 km về phía đông. Với tổng diện tích 1.553km2, Vịnh có 1.600 hòn đảo, 90% trong đó là các núi đá vôi nguyên khối. Khu vực Di sản có diện tích 434km² và được bao quanh bởi một vùng đệm. Vùng lõi di sản bao gồm 775 hòn đảo, 411 trong số đó đã có tên được công nhận. Vịnh Hạ Long được đưa vào danh sách Di sản thế giới lần đầu tiên vào năm 1994 bởi vẻ đẹp độc đáo của mình (tiêu chuẩn vii). Vịnh được công nhận một lần nữa vào năm 2000 như một ví dụ nổi bật về địa chất và địa mạo của trái đất (tiêu chuẩn viii).

Mặc dù những giá trị nổi bật của Vịnh đã trở thành đề tài nghiên cứu cho nhiều nhà địa chất (Trần, Trần, Waltham, Li & Lai, 2004), các nhà khoa học đang ngày càng quan tâm hơn đến sự suy giảm độ che phủ đất (Hens và các đồng tác giả, 2000), vấn đề ô nhiễm (Swennen, Ho & Van Damme, 2009) và bảo vệ môi trường tự nhiên (Duc & Guinea, 2014).

Quần đảo Cát Bà nằm tại phía đông Vịnh Hạ Long và tiếp giáp thành phố Hải Phòng. Bao gồm 366 đảo đá vôi trải dài trên diện tích 262 km2, khu vực này nổi tiếng bởi các núi đá vôi gồ ghề, rừng nhiệt đới, các rặng san hô và những bãi biển hoang sơ. Vườn quốc gia trên đảo Cát Bà, đảo lớn nhất của quần đảo, có đa dạng sinh học cao và hiện bảo tồn một số lượng phong phú các hệ sinh thái biển và đất liền. Vườn quốc gia cũng là nơi cư trú của 2.026 loài thực động thực vật, trong đó có nhiều loài đặc hữu và quý hiếm. Đáng kể nhất trong số này là loài voọc đầu vàng có tầm quan trọng toàn cầu (Trachypithecus poliocephalus), hiện tồn tại với số lượng hạn chế trên đảo Cát Bà và không còn tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới. Loài đồi mồi hay còn gọi là rùa Hawksbill (Eretmochelys imbricate) tìm thấy tại khu vực Cát Bà đã được liệt kê trong Sách đỏ IUCN. Cá ngựa (Hippocampus spp) cũng là một loài quý hiếm đang bị đe doạ (UNESCO, 2004).

Năm 2004, quần đảo Cát Bà đã được UNESCO chính thức công nhận là một Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới bởi giá trị quan trọng mang tầm quốc tế về địa mạo karst đá vôi. Đây là khu vực điển hình trên thế giới về cảnh quan các-xtơ (Karst) ngập nước biển kiểu Phong Tùng (cụm các đỉnh núi hình nón) và Phong Linh (có dạng các tòa tháp tách biệt) (UNESCO, 2004).

2.1 Những dự án có liên quan

Ô nhiễm môi trường tại Vịnh Hạ Long và Cát Bà không phải là một vấn đề mới xuất hiện gần đây. Dưới đây là tóm tắt các dự án đã triển khai liên quan tới vấn đề này:

• Năm 2004, Tổ chức Tình nguyện viên Liên hiệp quốc đã hỗ trợ cho một dự án nhằm dọn rác trên Vịnh. Nhiều nhóm tình nguyện viên trẻ đã tham gia tập huấn cho người dân địa phương về các vấn đề môi trường và hỗ trợ các biện pháp bảo vệ môi trường (Liên hiệp Quốc, 2004). Dự án này có quy mô nhỏ và không tạo ra được hiệu quả lâu dài.

• Năm 2008, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt một loạt các dự án ưu tiên đầu tư tập trung vào việc nâng cao năng lực, giáo dục, nghiên cứu khoa học và khôi phục các rặng san hô.

• Một dự án tăng cường năng lực thể chế của UBND tỉnh Quảng Ninh các đã được UNESCO và IUCN thực hiện năm 2009 với sự hỗ trợ của Quỹ Di sản Thế giới.

• Từ năm 2011-2015, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật bản (JICA) đã thực hiện dự án Nhiên liệu sinh học tại Vịnh Hạ Long. Tập trung vào trồng các cây nhiên liệu sinh học và chiết xuất, dự án hướng tới hỗ trợ các tàu du lịch và giảm thiểu các tác động đến môi trường của các mỏ khai thác than qua việc giới thiệu trồng các cây nhiên liệu sinh học. Hiện việc thử nghiệm động cơ nhiên liệu sinh học trên tàu du lịch đang được tiến hành, song gặp phải vấn đề về chi phí và hiệu năng giới hạn.

• Vào năm 2013, JICA đã công bố các kết quả từ một nghiên cứu chi tiết về ô nhiễm nước tại Vịnh Hạ Long. Các mẫu nghiên cứu thu thập hàng quý tại các điểm ô nhiễm

13

cho thấy du lịch, gia tăng dân số, phát triển công nghiệp tại địa phương và thay đổi trong sử dụng đất đã góp phần làm tăng ô nhiễm nước. Nghiên cứu cũng đưa ra nhận định nguyên nhân gây gia tăng ô nhiễm là do thiếu sự phối hợp và hợp tác giữa các bên liên quan chính, các quy định về du lịch được áp dụng một cách lỏng lẻo, và thiếu các chính sách toàn diện về bảo vệ môi trường cũng như quản lý nước sạch (JICA 2013).

• Năm 2013, IUCN đã thực hiện một phân tích thực trạng toàn diện về các nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường Vịnh Hạ Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù ô nhiễm tại các khu vực công nghiệp phụ cận đã giảm, sự gia tăng dân số và phát triển du lịch lại đang góp phần khiến ô nhiễm gia tăng.

• Gần đây, Liên minh Châu Âu đã tài trợ cho một dự án kéo dài bốn năm (2011-2015) nhằm xây dựng năng lực cho doanh nghiệp du lịch và các cán bộ quản lý địa phương trong việc thực hiện du lịch bền vững và có trách nhiệm (dự án ESRT) tại Vịnh Hạ Long.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, những dự án trên vẫn gặp khó khăn trong việc đạt được các tác động lâu dài hoặc và thiếu những biện pháp bền vững góp phần cải thiện môi trường Vịnh Hạ Long. Những dự án này thường mang tính ngắn hạn, đa phần chỉ kéo dài trong một vài năm, do đó không thể đem lại lợi ích lâu dài cho khu vực. Bên cạnh đó, tuy các dự án đã xác định được những đối tượng gây ô nhiễm chính, song không cung cấp bất kỳ một điều tra chuyên sâu hay phân tích định lượng nào cả.

Nhằm khắc phục các hạn chế trước đây, Liên minh Hạ Long- Cát Bà đã thực hiện một biện pháp mang tính bền vững lâu dài bằng cách hình thành một Liên minh giữa các bên liên quan và vẫn tiếp tục hoạt động sau khi dự án do USAID tài trợ chấm dứt. Việc thành lập và vận hành một mô hình như thế này được kỳ vọng sẽ thống nhất và thúc đẩy các bên có liên quan tại địa phương thực hiện các chiến lược nhằm tiếp tục duy trì bảo tồn khu vực này.

2.2 Phát triển du lịch

Du lịch tại Vịnh Hạ Long đã phát triển mạnh mẽ trong 20 năm vừa qua, tác động tới giá trị tự nhiên của thắng cảnh (bên cạnh các yếu tố như phát triển công nghiệp, gia tăng dân số, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản) (IUCN, 2013; JICA, 2013). Khu vực này là điểm du lịch quan trọng của quốc gia, khu vực và quốc tế (với 65% du khách là người nước ngoài) với các hoạt động du lịch chính bao gồm thăm quan hang động, ngắm cảnh, bơi lội, leo núi, chèo thuyền và chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên và văn hóa. Lượng khách du lịch gia tăng nhanh chóng (Hình 1) và các hoạt động du lịch liên quan đã có những tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên cũng như trải nghiệm của du khách.

14

Hình 1. Lượt khách du lịch tới Vịnh Hạ Long (1996-2013)

Nguồn: Ban Quản lý Vịnh Hạ Long

Năm 2009. Ủy ban UNESCO bày tỏ quan ngại rằng di sản này đang chịu áp lực từ sự phát triển du lịch, và vào năm 2011 Ủy ban đã khuyến khích chính phủ Việt Nam cân nhắc áp dụng các biện pháp nhằm quản lý lượng du khách tốt hơn (IUCN, 2013).

Kế hoạch toàn diện Quản lý Vịnh Hạ Long giai đoạn 2010-2015 (được xây dựng năm 2010) thừa nhận các hạn chế sau: i) tình trạng quá tải tại một số địa điểm; ii) mức xả thải cao từ các du thuyền; iii) thiếu cơ sở vật chất và việc áp dụng công nghệ hiện đại còn hạn chế; iv) thiếu hướng dẫn viên được đào tạo chuyên nghiệp; v) thiếu các quy định cụ thể về phát triển các hình thức du lịch mới như leo núi, lặn và du lịch văn hóa; và vi) thiếu các cơ hội du lịch sinh thái.

Theo khảo sát của JICA (2013), các hoạt động không phù hợp và các hành vi du lịch thiếu ý thức đã dẫn tới sự gia tăng rác thải, tình trạng phá hoại và vẽ bậy trên các hang động cùng với sự suy giảm đa dạng sinh thái chung. Hơn thế nữa, nghiên cứu cho thấy có tháng du lịch cao điểm như tháng 7 năm 2008, có ngày lượng khách du lịch tham quan các động Thiên Cung và Đầu Gỗ lên tới 5.500 lượt một ngày (BQLVHL,2009) khiến cho lượng khí CO2 tăng và làm hủy hoại các nhũ đá và măng đá.

Số lượng thuyền du lịch đã tăng gấp 1,6 lần từ 329 (2006) lên 527 (2013), trong đó số thuyền cung cấp dịch vụ lưu trú chiếm 30% (167 thuyền). Trung bình, một du khách tạo ra khoảng 0,5 kg chất thải rắn (rác) và 100 lít nước thải trong mỗi chuyến đi. Với mỗi thuyền, lượng rác và chất thải thực phẩm thải ra mỗi ngày vào khoảng 50-100 kg (JICA, 2013). Tuy nhiên, nhiều tàu không có các trang thiết bị cần thiết để thu gom và xử lý chất thải lỏng. Các chất thải rắn như vỏ hải sản, trái cây hư hỏng, rau quả và thậm chí cả ống tiêm đôi khi được xả trực tiếp ra biển. Ô nhiễm dầu từ các động cơ tàu cũng là một nguyên nhân dẫn tới sự ô nhiểm trên bề mặt nước.

Hoạt động của các tàu làm khuấy động trầm tích dưới đáy biển, làm vẩn đục nước và ảnh hưởng tới các sinh vật biển. Điều này sẽ nguy hại hơn tại các khu vực có thuyền neo đậu trên rặng san hô và thảm cỏ biển.

Không chỉ các nhà nghiên cứu quan sát thấy tình trạng suy giảm chất lượng môi trường của Vịnh Hạ Long, mà các nhóm đối tượng liên quan đóng vai trò quan trọng giúp tạo ra tăng trưởng kinh tế cho khu vực là các du khách cũng nhận thấy điều này. Trong một khảo sát

0

200,000

400,000

600,000

800,000

1,000,000

1,200,000

1,400,000

1,600,000

1,800,000

Khách quốc tế Khách nội địa

15

trong nước về các điểm du lịch chính, kết quả ban đầu chỉ ra rằng trong số năm địa điểm chính (Sapa, Huế, Đà Nẵng và Hội An), Vịnh Hạ Long bị đánh giá thấp nhất. Khi khảo sát các du khách, kết quả nghiên cứu cho thấy 17% khách nước ngoài và 15% khách nội địa được hỏi bày tỏ sự quan ngại tới chất lượng môi trường. Hơn nữa, so với các điểm đến khác tại Việt Nam, thời gian lưu trú của khách du lịch tại Hạ Long là ngắn nhất (1,4 ngày) và chi tiêu ít nhất.

Khách tham quan Vịnh Hạ Long thường có nhận xét chất lượng môi trường chưa tốt như kỳ vọng (thông qua trang web TripAdvisor và phản hồi tới các công ty lữ hành) và lo ngại rằng các hoạt động du lịch thiếu kiếm soát và sự ô nhiễm môi trường nước sẽ khiến du khách không hài lòng khi đến đây (Bui & Le, 2014).

Trong nghiên cứu phân tích hiện trạng này, trang web đánh giá về du lịch TripAdvisor đã được xem xét bởi đánh giá của khách du lịch đưa lên mạng có ảnh hưởng tới quyết định của các du khách tiềm năng khác khi họ lên kế hoạch cho kỳ nghỉ của mình. Một nghiên cứu độc lập mang tên PhoCusWright năm 2013 của Điều tra nghiên cứu khách hàng thấy rằng 44% khách du lịch thường xuyên hoặc luôn luôn tìm hiểu qua các đánh giá của TripAdvisor trước khi lựa chọn một địa điểm du lịch và 53% du khách sẽ không cam kết đặt chuyến nếu không đọc được một đánh giá (PhoCusWright, 2013).

Tại thời điểm tiến hành phân tích (ngày 16 tháng 7, 2014), đã có 2.373 đánh giá về Vịnh Hạ Long trên TripAdvisor. Tổng cộng 51 người đã xếp địa điểm này là “rất tệ” (2,15%), 80 du khách đánh giá trải nghiệm du lịch tại đây ở mức “kém” (3,37%). Trong số các đánh giá Vịnh ở mức “rất tệ” (bao gồm cả các lý do khác như lừa đảo, ngộ độc thực phẩm và dịch vụ kém), 24 ý kiến (47%) mới được đăng trong năm ngoái. Mặc dù chỉ chiếm một tỉ lệ phần trăm nhỏ, những trường hợp du khách xếp hạng trải nghiệm của họ là “rất tốt” hay “xuất sắc” cũng thường phàn nàn về tình trạng ô nhiễm nước (TripAdvisor, năm 2014).

Mặc dù các đánh giá trên TripAdvisor cung cấp thông tin hữu ích, nhưng cũng cần lưu ý rằng phần lớn khách du lịch chỉ đăng đánh giá của họ lên khi họ có những phản ứng mạnh - cho dù là tích cực hay tiêu cực. Tuy vậy, số đánh giá liên quan tới môi trường ngày càng gia tăng cho thấy rằng khách du lịch đang ý thức nhiều hơn về vấn đề ô nhiễm và muốn nhìn thấy chính quyền và các đơn vị du lịch địa phương giải quyết tình trạng này.

Một cuộc khảo sát về mức độ hài lòng của khách du lịch tại châu Âu năm 2013 được Liên minh châu Âu thực hiện cho thấy rằng đặc điểm tự nhiên là một trong những lý do chính khiến du khách châu Âu quay lại điểm du lịch (44%). Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng 95% khách du lịch yêu thích phong cảnh thiên nhiên (Flash Eurobarometer, 2013).

Mặc dù tập trung vào khách du lịch Châu Âu, song có nhiều khả năng khách ở Bắc Mỹ và Úc cũng có những kết quả tương tự như vậy. Với số lượng lớn du khách phương Tây đến Vịnh Hạ Long, trong khi chất lượng môi trường nước ngày càng giảm có khả năng dẫn đến giảm lượng du khách tới đây. Nếu các biện pháp cải thiện chất lượng nước và nâng cao tiêu chuẩn môi trường tại Vịnh Hạ Long không được thực hiện, du khách có thể sẽ chọn tham quan những điểm đến khác ít ô nhiễm hơn tại Việt Nam.

2.3 Các chính sách và quy định

Năm 2014, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Quy hoạch Tổng thể phát triển Du lịch Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (bao gồm 56 dự án), cũng như Quy hoạch Môi trường Quảng Ninh (với 92 dự án) và Quy hoạch Môi trường Hạ Long tới năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (trong đó có 42 dự án). Ba kế hoạch này đã định hướng cho sự phát triển của du lịch và môi trường tại Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, việc quản lý ô nhiễm hiệu quả vẫn là một thách thức đối với Vịnh Hạ Long và các khu vực lân cận. Một đánh giá về chính sách và quy định cho thấy rằng mặc dù đã có những quy định được đặt ra, nhưng việc thực hiện vẫn chưa hiệu quả. Mặc dù đã có các quy đinh về môi trường đối với các

16

hoạt động du thuyền và khách sạn, nhưng việc các bên liên quan (ví dụ như thuyền trưởng) không thực thi và hợp tác tích cực cho thấy về cơ bản những quy định này chưa được thực hiện một cách đầy đủ. Nguyên nhân một phần có thể là do thiếu quy trình (hướng dẫn về giám sát, kiểm soát và đánh giá); phối hợp chưa hiệu quả; cơ sở hạ tầng hạn chế (không có điểm thu gom và xử lý chất thải lỏng); năng lực hạn chế; và các phương pháp chưa hiệu quả.

2.4 Mối quan hệ công-tư trong ngành du lịch

Tuy vẫn là một khái niệm tương đối mới tại Việt Nam, hợp tác Công-Tư trong du lịch đã đạt được một số thành công bước đầu. Trong năm 2012, Chương trình ESRT đã hỗ trợ thành lập Hội đồng tư vấn Du lịch (Tourism Advisory Board), một nhóm có vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng tư vấn phát triển du lịch cho Tổng cục Du lịch Việt Nam.

Ban Cố vấn Du lịch gồm 20 người là đại diện các bên liên quan chính thuộc các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực du lịch – đại diện cho các cơ sở lưu trú, tổ chức lữ hành, giao thông vận chuyển khách, hiệp hội du lịch, tổ chức đào tạo, đại diện từ Phòng Công Thương Việt Nam và EuroCham, cũng như các cán bộ cấp cao của cơ quan nhà nước. Diễn đàn này đã bước đầu thúc đẩy hợp tác công-tư và tạo ra đối thoại cởi mở và liên tục nhằm khuyến khích và tư vấn cho sự phát triển thương mại và đầu tư trong ngành công nghiệp du lịch Việt Nam (ESRT, 2012).

Năm 2013, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã áp dụng sáng kiến hợp tác Công-Tư ở cấp cộng đồng tại tỉnh Quảng Nam (miền Trung Việt Nam). Các cộng đồng địa phương và doanh nghiệp du lịch tham gia vào dự án nhằm xây dựng một môi trường du lịch địa phương hiệu quả. Dự án cho thấy các chương trình đào tạo phát triển kỹ năng cho người dân địa phương là cần thiết và sự hợp tác tốt giữa tất cả các bên trong quá trình đào tạo. Việc hỗ trợ phát triển các sản phẩm địa phương, xây dựng thương hiệu và đầu tư cơ sở hạ tầng cũng được nhấn mạnh là một yếu tố quan trọng đối với sự thành công của dự án (ILO, 2014).

Quan hệ đối tác giữa Chính phủ và khu vực tư nhân là rất đa dạng, từ việc hợp tác toàn diện trong những dự án cụ thể, cho tới việc hợp tác không chính thức mang tính linh hoạt hơn. Tuy nhiên, với Vịnh Hạ Long và Cát Bà, quan trọng hơn cả là thực hiện công tác truyền thông, hợp tác và đầu tư quản lý môi trường một cách hiệu quả. Như cựu Đại sứ Mỹ David Shear từng nói tại buổi ra mắt Liên minh Hạ Long-Cát Bà ngày 15 Tháng 3, 2014 - "Tôi hình dung thấy một quan hệ hợp tác công-tư rõ ràng giữa các nhà chính trị, các doanh nghiệp mới, và các tổ chức địa phương, cùng nhau phối hợp giải quyết những thách thức về kinh tế, môi trường, và chính trị đối với việc bảo tồn Vịnh Hạ Long" (USAID, 2014).

3. Phân tích hiện trạng

3.1 Mục đích và phạm vi nghiên cứu

Mục đích chính của nghiên cứu này nhằm phân tích hiện trạng tác động tới môi trường của các doanh nghiệp du lịch hoạt động tại Vịnh Hạ Long. Mặc dù đối tượng nghiên cứu bao gồm cả các doanh nghiệp trên bờ (cơ sở lưu trú và nhà hàng), trọng tâm nghiên cứu vẫn là các tàu thuyền du lịch. Nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát thực địa Vịnh Hạ Long và Cát Bà nhằm điều tra về môi trường thể chế tại địa phương, nhận thức của các bên liên quan và các doanh nghiệp du lịch về chất lượng nước, các tác động tới môi trường, và mối quan hệ hợp tác công-tư. Báo cáo phân tích hiện trạng này bao gồm các phần sau:

• Hiện trạng chất lượng nước: hiện trạng và nhận thức của người dân địa phương về chất lượng nước.

• Công tác quản lý chất lượng nước của các bên liên quan: các bên liên quan chính với vấn đề quản lý chất lượng nước và các doanh nghiệp du lịch.

17

• Tác động môi trường của ngành du lịch: tác động của các thuyền du lịch tới chất lượng nước.

• Mối quan hệ công-tư: nhận thức của các doanh nghiệp du lịch về các mối quan hệ hợp tác giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tư nhân cũng như mức độ sẵn sàng tham vào các sáng kiến Liên minh.

3.2 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu

Quá trình nghiên cứu và thu thập dữ liệu kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định tính bao gồm nghiên cứu tài liệu, họp với cán bộ dự án và các bên liên quan tại Hà Nội, khảo sát thí điểm và nghiên cứu thực địa (24 tháng 7- 1 tháng 8, 2014) qua phỏng vấn sâu với các bên liên quan ở cấp tỉnh, như: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch (Sở VHTTDL), Sở Tài nguyên – Môi trường (Sở TNMT), các câu lạc bộ tàu/thuyền.

Các dữ liệu định tính thu được từ những nguồn thứ cấp, bao gồm các hồ sơ lưu trữ của tỉnh và quốc gia, gồm có các thống kê về du lịch; các báo cáo kinh tế-xã hội; quy hoạch tổng thể du lịch (đến năm 2020); kế hoạch môi trường (đến năm 2020); báo cáo của các dự án có liên quan (ví dụ như UNESCO, IUCN, ESRT, JICA); báo cáo chuyên môn về Liên minh Hạ Long-Cát Bà; và nghiên cứu các đánh giá về du lịch trên TripAdvisor (đến 16 tháng 7 năm 2014). Kết quả nghiên cứu định tính này sau đó phục vụ cho việc nâng cao chất lượng của các nghiên cứu định lượng bắt đầu từ tháng 12 năm 2014 sau khi dự án được UBND tỉnh Quảng Ninh chính thức phê duyệt.

Một cuộc khảo sát các doanh nghiệp du lịch đã được thực hiện để kiểm tra nhận thức về chất lượng nước, tác động môi trường đối với chất lượng nước, và quan hệ hợp tác công-tư. Một bảng hỏi ba trang bao gồm bốn phần chính đã được thiết kế riêng cho từng nhóm đối tượng (xem phụ lục 2-4).

Phần đầu tiên thu thập thông tin chung của người trả lời. Nội dung thứ hai nhằm tìm hiểu nhận thức về chất lượng nước. Phần thứ ba nhằm nghiên cứu các tác động về mặt môi trường tới chất lượng nước của các khách sạn, nhà hàng và thuyền du lịch; đồng thời xem xét về lượng chất thải, tiêu thụ năng lượng và nước, cũng như các biện pháp được áp dụng để tiết kiệm nước và năng lượng tại những nơi này.

Những câu hỏi trong phần thứ tư nhằm xác định mối quan hệ công-tư. Phần này tìm hiểu hiện trạng mối quan hệ, mức độ sẵn sàng tham gia các liên minh, những yếu tố cản trở việc tham gia vào liên minh và đóng góp cải thiện chất lượng nước. Các câu trả lời được đánh giá trên thang đo Likert.

Cuộc khảo sát được nhóm bốn cán bộ điều tra thực hiện từ ngày 8/12 đến ngày 12/12 năm 2014. Đối tượng phỏng vấn được lựa chọn từ danh sách các doanh nghiệp du lịch do Sở VHTTDL cung cấp có tham vấn ý kiến của Liên minh Hạ Long-Cát Bà. Bảng hỏi dành cho thuyền trưởng tự trả lời được chuyển qua những người quản lý tàu thuyền. Sau đó cán bộ khảo sát sẽ liên lạc với thuyền trưởng để thu thập các bảng hỏi hoàn chỉnh. Tổng cộng, cuộc khảo sát đã thu thập và phân tích được 208 bảng hỏi hoàn chỉnh từ 49 quản lý của các cơ sở lưu trú, 16 chủ nhà hàng, 29 doanh nghiệp tàu và 114 thuyền trưởng.

Các kết quả nghiên cứu sơ bộ đã được trình bày và thảo luận tại hội thảo khởi động dự án ngày 20 tháng 1, 2015 nhằm giúp các bên liên quan nắm được chính xác và rõ ràng về tình hình hiện tại. Các nhận xét phản hồi đối với các phát hiện chính và những đề xuất khuyến nghị đã được xem xét để đưa vào báo cáo cuối cùng.

18

3.3 Hiện trạng chất lượng nước

3.3.1 Hiện trạng chất lượng nước Trạm quan trắc nước của Liên minh Hạ Long-Cát Bà và Sở TNMT từ 2004 tới 2014 đã cho thấy chất lượng nước có xu hướng giảm đồng thời phát hiện lượng tích tụ của một số chất gây ô nhiễm đã tăng tương đối cao tại Vịnh Hạ Long. Tuy vậy, hầu hết các thông số vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước ven bờ (QCVN 10: 2008/BTNMT).

Bảng 1. Các thông số quan trắc nước tại Vịnh Hạ Long (2004-2014)

Năm pH

Fe

(mg/l)

Dầu khoáng và

dầu mỡ (ppm)

DO (mg/l)

Amoni (mg/l)

COD (mg/l)

Zn (ppm)

TSS (ppm)

2004 7-8.3 0.07 7.3 0.01 16.1

2007 6.9-8.2 0.011 7.0 0.0095 20.05

2010 7-8.3 0.036 7.1 0.021 33.67

2011 7-8.2 0.093 0.018 7.8 0.095 0.037 35.08

2012 7-8.2 0.08 0.01 7.5 0.15 0.035 30

2013 7.9 0.13 0.042 7.87 0.23 0.04 22.85

Q2/2014 7.82 0.17 0.05 7.72 0.23 6.73 0.05 27.92

Q3/2014 7.80 0.10 0.36 7.73 0.18 5.98 0.04 31.04

QCVN 10: 2008 (Tiêu chuẩn VN)

6.5-8.5 0.1 0.2 >4 0.1 3 2 50

Nguồn: Sở TNMT và BQLVHL, 2012-2013-2014

Kết quả quan trắc nước trong tháng 4 năm 2013 cho thấy các khu vực bị ô nhiễm nằm dọc theo bờ biển, ví dụ như bến cảng Bãi Cháy, hệ thống cống ngầm Thanh Niên, phía sau chợ Hạ Long (Liên minh Hạ Long-Cát Bà, 2013). Điều đáng lo ngại hơn là một số thông số, bao gồm sắt (Fe), dầu khoáng và dầu mỡ, ammonia và nhu cầu oxy hóa học (COD) đã tăng gấp 3 lần mức cho phép theo tiêu chuẩn QCVN (xem Bảng 1). Kết quả cho thấy phần lớn các khu vực ô nhiễm nhất ở gần các khu vực đông dân cư và khu du lịch dọc bờ biển, bến cảng du lịch và mỏ khai thác than công nghiệp. Điều này một phần cũng do khả năng xử lý chất thải hiện nay chỉ đáp ứng được 40% tổng lượng chất thải tạo ra tại Thành phố Hạ Long (Sở TNMT, 2014).

3.3.2 Nhận thức về chất lượng nước Để đánh giá mức độ nhận thức của các chủ tàu, thuyền trưởng, quản lý các cơ sở lưu trú, và chủ nhà hàng về chất lượng nước, cuộc khảo sát đã thu thập thông tin về: cảm quan sự thay đổi chất lượng nước trong 5 năm qua, quan trắc chất lượng nước hiện nay, bằng chứng thực tế ô nhiễm, khu vực ô nhiễm, các nguồn gây ô nhiễm, ảnh hưởng của chất lượng nước tới trải nghiệm du lịch, trách nhiệm bảo vệ chất lượng nước và sự tham gia vào các sáng kiến bảo vệ môi trường.

3.3.2.1 Cảm quan về chất lượng nước trong 5 năm vừa qua Cuộc khảo sát đã đánh giá mức độ nhận thức của các chủ tàu, thuyền trưởng, quản lý cơ sở lưu trú và chủ nhà hàng về chất lượng nước trong giai đoạn 5 năm vừa qua. Hình 2 cho thấy phần lớn số người được hỏi (52%) khẳng định rằng chất lượng nước đã tốt hơn so với 5 năm trước. Tuy nhiên, 30% nói rằng chất lượng đã giảm và 18% thấy rằng không có sự thay đổi nào. Kết quả khảo sát còn cho thấy trong số bốn nhóm, thuyền trưởng và chủ tàu có ý kiến tương tự nhau về sự thay đổi và chất lượng nguồn nước. Quản lý cơ sở lưu trú và chủ nhà hàng dường như không đồng ý với nhận định này qua tỷ lệ quản lý cơ sở lưu trú

19

nhận xét chất lượng nước đang đi xuống khá cao, và phần lớn chủ nhà hàng nói rằng chất lượng không thay đổi.

Hình 2. Cảm quan về chất lượng nước trong 5 năm vừa qua

3.3.2.2 Quan sát hiện trạng chất lượng nước Về chất lượng nước hiện tại, phần đông những người được hỏi (63%) cho biết nhận thấy gần đây nước có dấu hiệu bị ô nhiễm, trong khi 30,8% trả lời chất lượng nước tại Vịnh Hạ Long hiện thời rất tốt. Chỉ một số ít người được hỏi nhận thấy rằng nước bị ô nhiễm nặng (5,8%) hoặc rất tốt (0,5%).

Hình 3 cũng cho thấy bốn nhóm trả lời đều có cùng một xu hướng trả lời nhất quán, trong đó chỉ nhóm thuyền trưởng có một vài khác biệt: đây là nhóm có nhiều người thấy nước có dấu hiệu bị ô nhiễm nhất.

Trao đổi với các công ty tour du lịch cho thấy tình trạng ô nhiễm nước khiến một số khách du lịch không thể bơi tại những địa điểm neo đậu được định sẵn. Chính quyền địa phương giải thích vì lý do an toàn nên không thể cho phép khách du lịch tới bơi tại các địa điểm chưa được duyệt (và do đó những điểm này có thể sạch hơn).

10.6%

40.4%

18.3%

24.0%

6.7%

0.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

25.0%

30.0%

35.0%

40.0%

45.0%

50.0%

Cải thiện nhiều Cải thiện Không thay đổi Xấu hơn Xấu hơn nhiều

Tất cả Chủ tàu Thuyền trưởng Khách sạn Nhà hàng

20

Hình 3. Quan sát hiện trạng chất lượng nước

3.3.2.3 Bằng chứng về ô nhiễm nước Với những người cho biết thấy nước có dấu hiệu ô nhiễm nước được hỏi tiếp xem họ có dấu hiệu ô nhiễm nào phổ biến nhất (như nước đổi màu, cá chết, rác trôi nổi, hoặc mùi khó chịu). Kết quả khảo sát cho thấy những bằng chứng về ô nhiễm nước có thể quan sát được phổ biến nhất là rác nổi trên mặt nước (63,5%) và sự thay đổi màu nước (33,7%). Chỉ có 14,4% số người được hỏi nhận thấy mùi khó chịu và 5,3% đã thấy cá chết.

Trong số bốn nhóm trả lời, các chủ tàu, thuyền trưởng và các nhà quản lý khách sạn có ý kiến trả lời khá tương đồng về một số dấu hiệu ô nhiễm như rác trôi nổi (tương ứng 62%, 68% và 61%) và nước đổi màu (lần lượt là 34%, 37% và 33% ). Tuy nhiên, không nhiều chủ nhà hàng quan sát thấy rác trôi nổi (44%) và nước đổi màu (13%). Một điểm đáng chú ý là tỉ lệ quản lý khách sạn và chủ nhà hàng nhận thấy có mùi khó chịu lại tương đối cao (29% và 31% tương ứng).

Hình 4. Dấu hiệu ô nhiễm nước (% quan sát được)

5.8%

63.0%

30.8%

0.5% 0.0%

10.0%

20.0%

30.0%

40.0%

50.0%

60.0%

70.0%

80.0%

Ô nhiễm nặng Ô nhiễm Tốt Rất tốt

Tất cả Chủ tàu Thuyền trưởng Khách sạn Nhà hàng

33

.7%

34

%

37

%

33

%

13

%

5.3

%

7%

7%

0%

6%

63

.5%

62

% 68

%

61

%

44

%

14

.4%

17

%

5%

29

%

31

%

T Ấ T C Ả C H Ủ T À U T H U Y Ề N T R Ư Ở N G

K H Á C H S Ạ N N H À H À N G

Thay đổi màu sắc Cá chết Rác thải trôi nổi Mùi khó chịu

21

3.3.2.4 Những khu vực ô nhiễm nặng nhất Để xác định những khu vực bị ô nhiễm, những người trả lời được yêu cầu nêu tên và chỉ ra trên bản đồ ba địa điểm họ cho rằng bị ô nhiễm nặng nhất. Theo kết quả khảo sát, 21% những người trả lời chọn khu vực ven biển Bãi Cháy, tiếp đến là cảng Bãi Cháy với 14%, các động Thiên Cung - Đầu Gỗ (7%) và động Sửng Sốt(7%). Những khu vực này đã được khoanh tròn đỏ trong Hình 5 dưới đây.

Bảng 2. Những khu vực ô nhiễm dựa trên ý kiến người được hỏi

Khu vực Tỉ lệ

Ven biển Bãi Cháy 21%

Cảng Bãi Cháy 14%

Động Thiên Cung - Đầu Gỗ 7%

Hang Sửng Sốt 7%

Ba hầm 5%

Làng nổi 5%

Đảo Titop 4%

Hang Luồn 3%

Khu Công nghiệp Cái Lân 2%

Bến Đoan 2%

Khu vực khác 30%

22

Hình 5: Những khu vực ô nhiễm nhất

3.3.2.5 Các nguyên nhân chính dẫn tới ô nhiễm Kết quả khảo sát về nguyên nhân ô nhiễm cho thấy theo những người được hỏi, “cư dân trên làng nổi” (43%), “mỏ than” (38%) và “các hoạt động du lịch trên các đảo/ hang động” (35%) là ba nguyên nhân chính dẫn tới ô nhiễm tại Vịnh Hạ Long. Một số ít được hỏi cho rằng nguyên ngân do “các hoạt động đánh bắt cá” và “các tàu thuyền du lịch” (lần lượt là 13% và 22%).

23

Hình 6. Nguồn ô nhiễm chính

Cuộc khảo sát cũng cho thấy 27% trong tổng số người được hỏi cho rằng cả “cư dân trên bờ” và “các khách sạn và nhà hàng trên bờ” là hai nguồn chính gây ô nhiễm. Từ Hình 7, có thể thấy rằng theo các chủ tàu, ba nguồn gây ô nhiễm hàng đầu là “các khách sạn và nhà hàng trên bờ”, “khai thác than”, và “cư dân trên bờ”. Đồng thời, hầu hết các thuyền trưởng đã cho rằng “cư dân trên làng nổi”, “khai thác than” và “hoạt động du lịch trên các đảo / hang động” là các yếu tố gây ô nhiễm Vịnh nhất. Còn theo quản lý của các cơ sở lưu trú, các nguồn chính gây ô nhiễm bao gồm “các hoạt động du lịch trên đảo / hang động” và “tàu thuyền du lịch”, trong khi với các chủ nhà hàng, “cư dân trên bờ” và “cư dân trên làng nổi” mới là các nguyên nhân chính.

Hình 7. Các nguồn ô nhiễm chính theo ý kiến của nhóm trả lời

3.3.2.6 Tác động của chất lượng nước tới du lịch Hầu hết những người được hỏi (99%) đồng ý rằng chất lượng nước tại Vịnh đóng một vai trò rất quan trọng đối với du lịch của khu vực - với 66% cho rằng rất quan trọng và 33% cho rằng quan trọng. Có thể thấy từ hình 8 rằng cả bốn nhóm người được hỏi được đều đồng ý kiến về vai trò của chất lượng nước đối với du lịch Vịnh Hạ Long.

38%

13%

23%

27%

43%

27%

35%

22%

10%

Khai thác than

Hoạt động thủy sản

Hoạt động tàu thương mại

Khách sạn và nhà hàng ven bờ

Dân cư sinh sống tại làng nổi

Dân cư trên bờ

Hoạt động của tàu du lịch

Hoạt động du lich trên vịnh

Nguồn khác

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%

Khai thác than

Hoạt động thủy sản

Hoạt động tàu thương mại

Khách sạn và nhà hàng ven bờ

Dân cư sinh sống tại làng nổi

Dân cư trên bờ

Hoạt động của tàu du lịch

Hoạt động du lich trên vịnh

Nguồn khác

Nhà hàng Khách sạn Thuyền trưởng Chủ tàu

24

Hình 8. Tác động của chất lượng nước Vịnh Hạ Long tới du lịch

3.3.2.7 Trách nhiệm bảo vệ nguồn nước Theo kết quả khảo sát, 57% những người được hỏi cho rằng trách nhiệm bảo vệ nước trong Vịnh là của tất cả mọi người trong khi 34% khẳng định việc bảo vệ nguồn nước là trách nhiệm của riêng các chính quyền tỉnh và địa phương. Tỷ lệ người cho rằng chỉ có chính quyền tỉnh và địa phương phải chịu trách nhiệm chiếm 43% số quản lý các cơ sở lưu trú, 38% chủ nhà hàng, 31% thuyền trưởng và 31% chủ tàu. Một điểm đáng chú ý nữa là 7% chủ tàu trả lời đó là trách nhiệm của các khách sạn và nhà hàng trên bờ, 7% số thuyền trưởng cho rằng đó là trách nhiệm của khách du lịch, và 6% các chủ nhà hàng thì nói chủ tàu phải chịu trách nhiệm chính.

Hình 9. Trách nhiệm bảo vệ môi trường

3.3.2.8 Sự tham gia vào bảo vệ môi trường Đối với vấn đề bảo vệ môi trường, các chủ tàu, quản lý cơ sở lưu trú và nhà hàng được hỏi về sự tham gia của doanh nghiệp trong việc cải thiện chất lượng nước Vịnh Hạ Long. Phần lớn (61%) xác nhận rằng doanh nghiệp của họ đã tham gia vào một số hoạt động nhất định

66

%

66

%

64

% 7

1%

69

%

33

%

34

%

35

%

27

%

31

%

0%

0%

1%

0%

0%

0%

0%

0%

2%

0%

T Ấ T C Ả C H Ủ T À U T H U Y Ề N T R Ư Ở N G

K H Á C H S Ạ N N H À H À N G

Rất quan trọng Quan trọng Không liên quan Không quan trọng

2%

0%

4%

0%

6%

1%

7%

1%

0%

0%

34

%

31

%

31

%

43

%

38

%

0%

0%

1%

0%

0%

4%

0%

7%

2%

0%

57

%

62

%

58

%

53

%

56

%

T Ấ T C Ả C H Ủ T À U T H U Y Ề N T R Ư Ở N G

K H Á C H S Ạ N N H À H À N G

Chủ tàu Khách sạn và nhà hàng ven bờ

Chính quyền Tỉnh và Thành phố Dân cư tại làng nổi

Khách du lịch Khác (Mọi người)

25

để cải thiện chất lượng nước. Tỷ lệ này là cao nhất trong nhóm chủ tàu với 79% xác nhận sự tham gia của mình, tiếp theo là nhà hàng với 69%. Ngược lại, chỉ có 47% các nhà quản lý cơ sở lưu trú đã tham gia bảo vệ môi trường, theo kết quả khảo sát. Các hoạt động bảo vệ môi trường của các tàu và cơ sở lưu trú bao gồm: hỗ trợ dự án JICA (2010-2012); giám sát môi trường; cùng khách du lịch thu gom rác thải, tham gia sáng kiến “vì một Hạ Long xanh” năm 2011 (Vịnh Hạ Long, 2011); lắp đặt các thiết bị lọc tách dầu; nâng cao nhận thức; áp dụng các biện pháp tiết kiệm nước trong khách sạn; và thu gom rác thải tại các khu vực bãi tắm ven biển.

Hình 10. Tham gia bảo vệ môi trường

3.4 Các tổ chức có liên quan tới việc quản lý chất lượng nước

3.4.1 Quản lý chất lượng nước Có hai tổ chức chính chịu trách nhiệm quản lý môi trường tự nhiên và chất lượng nước tại Vịnh là: Ban Quản lý Vịnh Hạ Long và Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh.

Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Quảng Ninh

Sở TNMT là cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý chung tại địa phương, gồm ba cơ quan chuyên môn phụ trách về bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long là Chi cục Bảo vệ Môi trường, Chi cục Biển và Hải đảo, và Trung tâm Quan trắc Môi trường. Sở TNMT hiện phối hợp với BQLVHL để giám sát chất lượng nước hàng quý.

Ban Quản lý Vịnh Hạ Long

BQLVHL được thành lập vào năm 1995, sau khi Vịnh đã được ghi nhận vào Danh sách Di sản Thế giới. Chức năng chính của BQL là hỗ trợ UBND tỉnh Quảng Ninh quản lý, bảo vệ và phát huy Giá trị Nổi bật Toàn cầu của di sản – chỉ đối với phần Di sản Thế giới chứ không bao gồm toàn bộ Vịnh. Vì vậy, khi những tác động tới môi trường do gia tăng dân số và hoạt động phát triển ngày càng trở nên rõ ràng, BQLVHL không thể kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm bắt nguồn từ bên ngoài Vịnh.

BQLVHL được UBND tỉnh Quảng Ninh quản lý về mặt hành chính và nhận sự chỉ đạo từ Bộ VHTTDL cũng như Ủy ban Quốc gia UNESCO tại Việt Nam. Với 14 phòng ban và 388 nhân viên, ngân sách hoạt động của BQLVHL (năm 2013) là 47,5 tỷ đồng tương đương 2,15 triệu USD (IUCN, 2013). 9 trong số 14 phòng ban tham gia vào công tác quản lý và bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên hàng ngày, bao gồm cả chất lượng nước của Vịnh,

61%

79%

47%

69%

39%

21%

53%

31%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Tất cả Chủ tàu Khách sạn Nhà hàng

Không

26

trong đó trọng tâm là Phòng Quản lý Môi trường. Một trong các phó giám đốc của BQLVHL được bổ nhiệm để phụ trách các vấn đề về môi trường.

Cán bộ làm việc tại tất cả 5 trung tâm quản lý di sản có trách nhiệm thu gom rác thải tại các điểm du lịch và bảo vệ môi trường các khu dân cư trên Vịnh. Ban quản lý được trang bị đầy đủ để thực hiện kiểm tra giám sát chất lượng nước hàng quý.

3.4.2 Quản lý các công ty du lịch

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh (Sở VHTTDL)

Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh có chức năng tham mưu và hỗ trợ UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước và phát triển văn hoá, thể thao và du lịch - gồm các khách sạn, nhà hàng, thuyền du lịch. Sở VHTTDL hợp tác chặt chẽ với các công ty du lịch nhằm hỗ trợ sự phát triển của những doanh nghiệp này.

Theo Sở VHTTDL, tính đến tháng 7 năm 2014, tổng số tàu thuyền du lịch đã đăng ký là 527 - gồm 360 tàu thuyền trong ngày và 167 tàu thuyền qua đêm. Tổng cộng có 197 công ty tàu du lịch đang đăng ký hoạt động tại Vịnh Hạ Long - trong số đó 45 công ty sở hữu tàu thuyền qua đêm với tổng công suất 1.824 phòng tương đương 3.735 giường. Những tàu thuyền tham quan 360 ngày thuộc sở hữu của 162 công ty (trong đó có 10 công ty khai thác cả các tàu du lịch qua đêm).

Mặc dù có 197 công ty hoạt động trên Vịnh, một nửa số đó (80 tàu với công suất 855 phòng và 1.808 giường) do 12 công ty lớn nhất nắm giữ. Doanh nghiệp lớn nhất – Công ty TNHH Vận chuyển Du lịch Bài Thơ - sở hữu 12 tàu thuyền qua đêm. Ngoài các tàu thuyền, còn có 69 khách sạn (1-4 sao) với tổng công suất 2.017 phòng và 24 nhà hàng nằm dọc bờ biển.

Mặc dù hiện tại đã có Hiệp hội Tàu Du lịch Hạ Long thuộc Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Câu lạc bộ Du thuyền của Indochina Junk, không tổ chức nào trong số này hoạt động một cách thường xuyên.

3.5 Các tác động về môi trường của tàu du lịch

Các tác động môi trường của tàu thuyền hoạt động trong Vịnh được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau đây: (1) Khối lượng chất thải rắn trung bình tạo ra mỗi đêm, (2) Các biện pháp được sử dụng để giảm lượng chất thải rắn, (3) Lượng tiêu thụ nước trung bình mỗi đêm, (4) Các thiết bị/thực hành tiết kiệm nước, (5) Lượng nước la canh trung bình (hỗn hợp nước và dầu/chất thải từ động cơ) tạo ra mỗi đêm, (6) Quản lý nước la canh, (7) Thiết bị lọc nước la canh đã lắp đặt và chức năng của nó, (8) Nước la canh trung bình thải ra của mỗi chuyến tàu trong ngày, (9) Quản lý nước la canh, và (10) Quản lý nước thải sinh hoạt (thải ra từ phòng tắm và nhà bếp).

3.5.1 Quản lý chất thải rắn (rác) Qua khảo sát, các tàu du lịch đang hoạt động ở Vịnh Hạ Long trung bình tạo ra khoảng 11,3kg chất thải rắn một tàu mỗi đêm. Phương pháp thường được các tàu sử dụng nhất để giảm lượng chất thải rắn là dùng “thùng phân loại rác” với 91% tàu du lịch đã lắp đặt thiết bị này. “Bán hoặc cho đồ ăn thừa” cũng được 59% tàu du lịch được khảo sát đã đề cập đến, sau đó là biện pháp “Thay thế các gói xà phòng, dầu gội loại nhỏ bằng các chai đựng lớn” với 39% trả lời và “Thay thế các chai lọ sử dụng một lần bằng các chai lọ sử dụng nhiều lần” (37%). Biện pháp ít được sử dụng nhất là “tái chế giấy, dầu ăn... ” với chỉ 19% số người tham gia khảo sát đang thực hiện.

27

Hình 11. Biện pháp sử dụng để giảm lượng chất thải rắn

3.5.2 Tiêu thụ và giảm lượng nước Lượng nước tiêu thụ trung bình của mỗi tàu du lịch là 6,4m3 mỗi đêm. Trong số các biện pháp được sử dụng để giảm lượng tiêu thụ nước, biện pháp “nhà vệ sinh hai chế độ xả nước” được sử dụng phổ biến nhất (79% số tàu khảo sát). Các biện pháp khác được các tàu áp dụng như “hạn chế dòng chảy của vòi sen” (41%), “thiết bị tự đồng ngắt dòng trong chậu rửa/bồn tiểu” (33%), và “dòng chảy nhỏ trong chậu rửa” (17%). “Bồn tiểu không dùng nước” và “thẻ đề nghị sử dụng lại khăn tắm và ga trải giường” là ít được sử dụng nhất với tương ứng 4% và 7% do hầu hết khách du lịch chỉ ở một đêm trên tàu, do vậy các tàu phải thay mới ga trải giường hàng ngày.

Hình 12. Biện pháp giảm lượng tiêu thụ nước

3.5.3 Quản lý nước la canh Lượng nước la canh tạo ra của mỗi tàu du lịch (để làm mát máy và động cơ) trung bình là 1,05m3 mỗi chuyến đi. Theo thông tin từ các thuyền trưởng tàu du lịch được khảo sát, 75% số tàu du lịch đã tách dầu ra khỏi nước trước khi xả nước ra Vịnh; trong khi đó có 19% mang nước la canh vào bờ để xử lý sau mỗi chuyến đi. 3% số tàu du lịch xả thẳng nước la canh ra Vịnh mà không có bất kì biện pháp xử lý nào (hình 13).

91%

39%

37%

19%

59%

11%

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Thùng phân loại rác

Thay gói nhỏ bằng chai lớn

Thay chai sử dụng một lần bằng nhiều lần

Tái chế giấy, nhựa…

Bán hoặc cho thức ăn thừa

Khác

33%

79%

7%

41%

17%

4%

4%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%

Tự đồng ngắt dòng chậu rửa/bồn

Két nước vệ sinh hai chế độ

Thẻ đề nghị sử dụng lại khăn, ga

Hạn chế dòng chảy vòi sen

Dòng chảy nhỏ chậu rửa

Bồn tiều không dùng nước

Khác

28

Hình 13. Biện pháp xử lý nước la canh

Hình 14 cho thấy kết quả khảo sát về thiết bị lọc nước la canh được các tàu thuyền du lịch sử dụng. Trong số 114 tàu du lịch khảo sát, 82% có thiết bị lọc nước la canh. Còn lại 18% nói rằng họ không cần thiết bị tách dầu do tàu của họ được làm bằng kim loại. Tuy nhiên câu trả lời này chưa rõ ràng vì vật liệu chế tạo tàu không có ảnh hưởng đến việc tạo ra nước la canh. Trong số các tàu có lắp đặt thiết bị tách dầu, 34% khẳng định rằng thiết bị hoạt động rất hiệu quả và 48% nói rằng nó hoạt động hiệu quả.

Mặc dù tất cả thuyền trưởng các tàu đều cho rằng thiết bị tách dầu phần nào mang lại hiệu quả, nhóm điều tra viên qua quan sát và phỏng vấn với các thuyền trưởng thấy rằng hầu hết thiết bị tách dầu đều không ở chế độ bật. Trong nhiều tàu du lịch, các thiết bị tách dầu chỉ được sử dụng khi Bộ Giao thông Vận tải thanh kiểm tra. Như vậy, mặc dù phần lớn các thuyền trưởng trong cuộc khảo sát khẳng định có xử lý nước la canh trước khi thải, quá trình quan sát, phản hồi và phỏng vấn sau đó cho thấy nếu không có thanh tra, phần lớn các nước la canh được thải trực tiếp ra Vịnh.

75%

3%

19%

4%

Tách dầu rồi thải xuống Vịnh

Thải xuống Vịnh không qua xử lý

Mang về bờ

Khác

Không, 18%

39, 34%

55, 48%

0, 0%

0, 0%

Có, 82%

Rất hiệu quả Hiệu quả Không hiệu quả Không sử dụng

29

Hình 14. Hiệu quả của thiết bị tách dầu

3.5.4 Quản lý nước la canh Lượng nước la canh trung bình (nước có lẫn dầu) tạo ra từ mỗi tàu đi trong ngày là 12,2m3 cho mỗi chuyến đi. Hình 15 cho thấy 46% số tàu được khảo sát đã lắp đặt thiết bị lắng/lọc, 27% có thiết bị tách nước, và 24% có cả hai loại thiết bị ngày. 3% còn lại không sử dụng bất kỳ thiết bị xử lý nước nào trên tàu mà dùng biện pháp khác để xử lý hoặc hoàn toàn không xử lý nước thải.

Hình 15. Thiết bị xử lý nước la canh

Kết quả khảo sát trong hình 16 cho thấy biện pháp “tách/lắng rồi thải ra Vịnh” là biện pháp xử lý nước được các tàu du lịch sử dụng phổ biến nhất (77%), trong khi chỉ 20% mang nước thải vào bờ để xử lý.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả khảo sát, quá trình quan sát và phỏng vấn một số thuyền thưởng cho thấy nước la canh được thải trực tiếp ra Vịnh vì hoàn toàn không có điểm thu gom nước thải tại cảng cũng như trên bờ. Do đó, có thể nghi ngờ tính xác thực trong câu trả lời của 20% tàu khảo sát nói rằng mang nước thải vào bờ để xử lý. Mặc dù chỉ 3% thuyền trưởng tàu cho biết họ xả trực tiếp nước thải ra Vịnh mà không xử lý, thực tế con số này có thể sẽ cao hơn.

27%

46%

24%

3%

Thiết bị tách

Thiết bị lắng

Cả hai

Không

30

Hình 16. Biện pháp xử lý nước la canh

3.5.5 Quản lý nước thải sinh hoạt Hình 17 cho thấy 79% thuyền trưởng tàu du lịch cho biết nước thải sinh hoạt (nước thải từ nhà tắm và bếp, có lẫn chất bẩn, thức ăn, dầu mỡ, tóc và chất tẩy rửa) được xử lý và thải ra Vịnh. 10% số tàu mang nước thải sinh hoạt vào bờ còn 9% xả trực tiếp ra Vịnh.

Trong thực tế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt rất đắt đỏ và trên bờ cũng không có điểm thu gom nào. Do đó, qua quan sát và phỏng vấn các thuyền trưởng có thể thấy rằng đa phần các trường hợp này nước thải sinh hoạt được thải trực tiếp ra Vịnh

Hình 17. Quản lý nước thải sinh hoạt

3.6 Mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp

Phần này nhằm phân tích sự cộng tác và mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp; mức độ sẵn sàng tham gia vào Liên minh; các yếu tố cản trở việc tham gia vào Liên minh; và những đóng góp trong việc cải thiện chất lượng nước.

3.6.1 Hiện trạng mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp Nhìn chung, kết quả khảo sát cho thấy các chủ tàu, quản lý khách sạn, và chủ nhà hàng đánh giá tốt về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương. 10% trong tổng số người được hỏi nghĩ rằng mối quan hệ này là rất tốt, 49% cho là tốt, 38% bình thường.

77%

3%

20%

0%

Tách/ lắng rồi thải ra Vịnh

Thải ra Vịnh không qua xử lý

Mang về bờ

Khác

9%

79%

10%

2%

Thải xuống Vịnh

Xử lý rồi thải xuông

Vịnh

Mang về bờ

Khác

31

Chỉ có 3% số người trả lời cảm thấy rằng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước là xấu và rất xấu.

Trong ba nhóm đối tượng, chủ nhà hàng là nhóm có nhận xét tích cực nhất về mối quan hệ với chính quyền địa phương và 75% cho rằng mối quan hệ này tốt hoặc rất tốt. Đa số các doanh nghiệp cơ sở lưu trú có cảm nhận tương tự (61%), trong khi chỉ có 45% các chủ tàu đánh giá mối quan hệ này là tốt. Cần lưu ý rằng Quảng Ninh đã có nhiều nỗ lực để cải thiện mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và các doanh nghiệp. Bốn cuộc họp hàng quý và các cuộc đối thoại đã được tổ chức trong “Đồng hành cùng doanh nghiệp" của năm 2014.

Hình 18. Hiện trạng mối quan hệ công-tư

3.6.2 Mức độ sẵn sàng tham gia vào Liên minh Hình 19 cho thấy rằng hầu hết các chủ tàu, các quản lý cơ sở lưu trú và chủ nhà hàng sẵn sàng tham gia vào Liên minh giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp du lịch để cải thiện chất lượng môi trường của Vịnh. 77% đối tượng khảo sát cho biết họ có khả năng sẽ tham gia vào các liên minh, 12% bày tỏ mức độ sẵn sàng cao, trong khi 11% còn lại không quan tâm hoặc khó có khả năng tham gia. Trong số ba nhóm, chủ tàu là sẵn sàng tham gia vào Liên minh nhất (93%), tiếp theo là các chủ nhà hàng (87%) và quản lý cơ sở lưu trú (86%).

10

% 1

7%

6%

6%

49

%

28

%

55

%

69

%

38

%

52

%

37

%

19

%

2%

0%

2%

6%

1%

3%

0%

0%

T Ấ T C Ả C H Ủ T À U K H Á C H S Ạ N N H À H À N G

Rất tốt Tốt Bình thường Xấu Rất xấu

12

% 24

%

6%

6%

77

%

69

% 80

%

81

%

2%

0%

4%

0%

7%

3%

8%

13

%

2%

3%

2%

0%

T Ấ T C Ả C H Ủ T À U K H Á C H S Ạ N N H À H À N G

Khả năng cao Có khả năng Không quan tâm

Khó có khả năng Rất khó có khả năng

32

Hình 19. Mức độ sẵn sàng tham gia vào Liên minh

3.6.3 Các yếu tố cản trở sự tham gia Như minh họa trong hình 20, các yếu tố chính cản trở các doanh nghiệp du lịch tham gia vào Liên minh là: Lo ngại về vốn đầu tư (52% tổng số khảo sát), hạn chế về nguồn lực (44%) và hạn chế về thời gian (36%). Những thất bại về hợp tác công tư trong quá khứ có khả năng cản trở sự tham gia của 15% số người được hỏi trong việc tham gia vào Liên minh. Tỉ lệ này cao nhất ở nhóm chủ nhà hàng (25%) và thấp nhất ở nhóm quản lý cơ sở lưu trú (10%).

Hình 20. Các yếu tố cản trở tiềm ẩn

3.6.4 Đóng góp vào các hoạt động cải thiện chất lượng nước Hình 21 cho thấy phần lớn các doanh nghiệp du lịch (89%) đều sẵn sàng đóng góp vào việc cải thiện chất lượng nước tại Vịnh Hạ Long bằng cách khuyến khích cán bộ công nhân viên của mình tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường – hầu như không có khác biệt giữa ba nhóm này.

30% số người được phỏng vấn trả lời một cách tích cực về việc sẽ tham gia vào chương trình chứng nhận môi trường – với tỉ lệ cao nhất ở nhóm chủ nhà hàng (50%). 16% người trả lời sẵn sàng quyên góp ủng hộ cho Quỹ bảo vệ môi trường. Họ hi vọng rằng nếu quỹ này được thành lập thì có thể giúp cải thiện chất lượng nước và môi trường của Vịnh Hạ Long, và nhóm chủ nhà hàng cũng có tỉ lệ trả lời cao hơn với 25%.

52

%

48

% 55

%

50

%

15

%

17

%

10

%

25

%

44

%

45

% 51

%

19

%

36

%

17

%

43

% 50

%

6%

7%

2%

19

%

6%

10

%

6%

0%

T Ấ T C Ả C H Ủ T À U K H Á C H S Ạ N N H À H À N G

Lo ngại về vốn đầu tư Thất bại trong quá khứ Nguồn lực

Thời gian Không muốn cộng tác Yếu tố khác

30

%

24

%

27

%

50

%

16

%

21

%

10

% 2

5%

89

%

90

%

90

%

88

%

7%

10

%

2%

19

%

T Ấ T C Ả C H Ủ T À U K H Á C H S Ạ N N H À H À N G

Chứng nhận môi trường Quỹ bảo vệ môi trường

Khuyến khích nhân viên tham gia Khác

33

Hình 21. Đóng góp trong việc cải thiện chất lượng nước

4. Tóm tắt các phát hiện chính

Đa số (52%) số người được hỏi khẳng định rằng chất lượng nước đã được cải thiện trong 5 năm qua, trong khi khoảng 30% cho biết chất lượng nước xấu hơn và 18% thấy không thay đổi.

Đa số (63%) số người được hỏi có thấy nước bị ô nhiễm trong khi 30,8% cho biết chất lượng nước hiện nay ở Vịnh là tốt.

“Cư dân trên làng nổi” (43%), “khai thác than” (38%), và “các hoạt động du lịch trên đảo/hang động” (35%), “khách sạn và nhà hàng trên bờ” (27%) và “dân cư trên bờ” (27%) được coi là nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm nước tại Vịnh Hạ Long.

Bằng chứng cho sự ô nhiễm nước rõ ràng và thường xuyên quan sát được là rác nổi trên mặt nước (63,5%), tiếp theo là sự thay đổi màu nước (33,7%). Nhóm khảo sát cũng quan sát thấy có mùi hôi và váng dầu tại các bến cảng và các vùng ven biển Bãi Cháy.

Mặc dù thiết bị lọc/tách dầu đã được lắp đặt trên các tàu du lịch, tuy nhiên qua quan sát và phỏng vấn với thuyền trưởng cho thấy máy chỉ được sử dụng khi có sự kiểm tra của Sở Giao thông Vận tải.

Năng lực xử lý rác thải hiện tại chỉ đủ đáp ứng 40% tổng số chất thải tại thành phố Hạ Long.

Không có điểm thu gom nước thải trên bờ cho các tàu thuyền du lịch. Do đó nước thải (nước la canh, nước thải sinh hoạt) được thải trực tiếp ra Vịnh sau khi lọc/tách hoặc không xử lý.

Các chủ tàu, quản lý cơ sở lưu trú và nhà hàng đều có nhận xét tốt về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương (quan hệ đối tác công-tư). Trong tổng số người được hỏi, 10% đánh giá mối quan hệ này là “rất tốt”, và 49% “tốt”; 38% đánh giá “trung bình”.

Đa số các doanh nghiệp du lịch quan tâm đến việc tham gia vào Liên minh Hạ Long - Cát Bà để cải thiện môi trường nước trong Vịnh; 77% số người được hỏi cho biết họ có khả năng tham gia và 12% có khả năng cao sẽ tham gia.

Trong ba nhóm, chủ tàu là nhóm có khả năng tham gia cao nhất (93%), tiếp theo là các chủ nhà hàng (87%) và các nhà quản lý cơ sở lưu trú (86%).

Các yếu tố chính cản trở sự tham gia vào Liên minh của các doanh nghiệp du lịch bao gồm: lo ngại về vốn đầu tư (52% tổng số người được hỏi), hạn chế nguồn lực (44%) và hạn chế thời gian (36%).

5. Tài liệu tham khảo

Bui, T.H & Le, T.A. (2014). Is the UNESCO World Heritage inscription positive to Ha Long Bay? A question from visitor management perspective. Proceeding at the 12th annual Asia Pacific Conference (APC 12), from 1-3 November 2014, Ritsumeikan Asia Pacific University (APU), Beppu, Japan

Duc, T. A., & Guinea, J. G. (2014). Vulnerability, pressures, and protection of karst caves and their speleothems in Ha Long Bay, Vietnam. Environmental earth sciences, 71(11), 4899-4913.

ESRT. (2014). Vietnam visitor survey 2014. European Union funded Environmentally and Socially Responsible Tourism (ESRT) Capacity Development Program. Hanoi.

ESRT. (2014). European Union funded Environmentally and Socially Responsible Tourism (ESRT) Capacity Development Program, Press Release, 2012, viewed 20 July 2014 http://eeas.europa.eu/delegations/vietnam/documents/press_corner/2012/20121127_en.pdf

34

Flash Barometer. (2013). ‘Attitudes of Europeans towards Tourism’, viewed 1 August 2014, http://ec.europa.eu/public_opinion/flash/fl_370_en.pdf

HalongBay (2011). ‘For a Green Ha Long’, viewed 1 August 2014, http://www.halongbay.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=360%3Avi-mt-h-long-xanh&catid=12%3Atin-tc-s-kin&Itemid=250&lang=vi

Hens, L., Nierynck, E., Van Y, T., & Quyen, N. H. (2000). Land cover changes in the extended Ha Long city area, North-Eastern Vietnam during the period 1988-1998. Environment, Development and Sustainability, 2(3-4), 235-252

HLBMD. (2009). Report on tourists visiting attractions of Ha Long Bay in 2008, Ha Long, Quang Ninh [in Vietnamese].

HLBMD. (2012). Report on the Environment of Ha Long Bay [in Vietnamese].

HLBMD. (2013). Report No09 on the Environment of Ha Long Bay [in Vietnamese].

HLBMD. (2013). Report on situation assessment and solutions to the environmental protection of Ha Long Bay [in Vietnamese].

HLBMD. (2013). Report on the achievement in 2012 and the direction for 2013 [in Vietnamese].

HLBMD. (2014). Report No10 on the achievement in 2013 and the direction for 2014 [in Vietnamese].

HLBMD. (2014). Report on results of water quality monitoring of Ha Long Bay – Bai Tu Long, Quarter 2, 2014 [in Vietnamese].

HLBMD. (2014). Report on results of water quality monitoring of Ha Long Bay – Bai Tu Long, Quarter 3, 2014 [in Vietnamese].

IUCN. (2013). Report of the reactive monitoring mission to Ha Long Bay (Viet Nam) - 6 to 10 November 2013. Hanoi: IUCN.

JICA. (2013). The project for environmental protection in Ha Long Bay. Hanoi: Nippon Koei Co., Ltd.

PhoCusWright. (2013). Custom Survey Research Engagement, viewed 17 July 2014, http://t4binsights-cache.tripadvisor.com/TripAdvisorInsights/sites/default/files/pdf_links/ 26309_pcw_infographic_en_uk.pdf

Quang Ninh DoCST. (2014). Tourism Master Plan of Quang Ninh to 2020 and vision to 2030. Quang Ninh: Boston Consulting Group.

Quang Ninh DoNRE. (2014). Environmental Improvement Project of Quang Ninh province. Quang Ninh: Nippon Koei Co., Ltd.

Quang Ninh DoNRE. (2014). Environmental Planning of Ha Long Bay to 2020 vision to 2030. Quang Ninh: Nippon Koei Co., Ltd.

Quang Ninh DoNRE. (2014), Environmental Planning of Quang Ninh to 2020 vision to 2030. Quang Ninh: Nippon Koei Co., Ltd.

Sustainable Cruise Operations in Ha Long Bay. (2014). How can we build a healthy future? notes from the Save the Bay conference, 31 July 2014, Hanoi.

35

Swennen, R., Ho, H. H., & Van Damme, A. (2009). Distribution and contamination status of heavy metals in estuarine sediments near Cua Ong Harbor, Ha Long Bay, Vietnam. Geologica Belgica.

Tran, V., Tran, S., Waltham, T., Li, S., & Lai, H. (2004). The Ha Long Bay world heritage: Outstanding geological values. National Committee for ICCP, Vietnam.

Tripadvisor (2015), Ha Long Bay, viewed 06April 2015, http://www.tripadvisor.com/Attraction_Review-g293923-d1968469-Reviews-Halong_Bay-Halong_Bay_Quang_Ninh_Province.html#REVIEWS

Tripadvisor (2014), Ha Long Bay, viewed 16 July 2014, http://www.tripadvisor.com/Attraction_Review-g293923-d1968469-Reviews-Halong_Bay-Halong_Bay_Quang_Ninh_Province.html

United Nations (2004), Preserving Viet Nam’s Ha Long Bay, 3 October 2014, viewed 10 July 2014, http://www.unv.org/en/news-resources/archive/unv-news/unv-news-october-2004/doc/preserving-viet-nams-ha.html

USAID. (2014). U.S. backed public-private alliance promotes sustainable approaches for Ha Long Bay, Press Release, April 15, 2014, viewed on 10 July 2014, http://www.usaid.gov/vietnam/press-releases/apr-15-2014-us-backed-public-private-alliance-promotes-sustainable-approaches

Vietnamplus. (2012), ‘EU helps build tourism development plans in Ha Long Bay’, Vietnam Plus, 24 October 2012, viewed 10 July 2014, http://en.vietnamplus.vn/Home/EU-helps-build-tourism-development-`plans-in-Ha-Long-Bay/201210/29373.vnplus

36

6. Phụ lục

6.1 Phụ lục 1. Mốc thời gian và hoạt động thu thập số liệu

Địa điểm Thời gian Hoạt động

Họp/tham vấn với cán bộ dự án, công ty du lịch, câu lạc bộ lữ hành, các dự án/tổ chức liên quan tại Hà Nội

16 – 21/7 2014

Họp/tham vấn

- Jake Brunner, Trưởng đại diện IUCN/ Giám đốc Dự án

- Bùi Thị Thu Hiền, Quản lý dự án - Dan Constables, chuyên gia GIS IUCN - Alexander Zvinakis, Cán bộ chương trình USAID - Katie Jacobs, Cán bộ truyền thông dự án - Maarten Akkerman, Cán bộ nghiên cứu Green ID - Phạm Văn Hà, Giám đốc bán hàng và marketing

Bhaya - Armand Cheveux, Giám đốc phát triển Bhaya - Trần Thu Hằng, Giám đốc bán hàng Bhaya - Vũ Quốc Trí, Giám đốc chương trình ESRT - Nguyễn Vũ Tiệp, Cán bộ chương trình JICA - Nguyễn Đức Hoa Cương, Phó giám đốc Viện Du

lịch có trách nhiệm Việt Nam/ Trưởng khoa Du lịch Đại học Hà Nội

- Lê Anh Tuấn, Giám đốc Indochina Voyage - Đặng Sơn, Chủ tịch CLB Du lịch có trách nhiệm/

Giám đốc Footprint Vietnam Travel

Họp/tham vấn với các sở, tàu du lịch, khách sạn, tổ chức du lịch, tổ chức thực địa tại Hạ Long

24 – 30/7 2014

Họp/tham vấn:

- Phạm Thùy Dương, Giám đốc BQL Vịnh Hạ Long - Lê Lâm Tuấn, Trưởng phòng Quản lý môi trường - Hoàng Thanh Sơn, Phó Giám đốc Sở TNMT - Ngô Thị Mai Hương, Phó Trưởng phòng Tài

nguyên Môi trường, Sở VHTTDL - Nguyễn Thị Thảo, Phó Trưởng phòng Tài nguyên

Môi trường, Sở VHTTDL - Nguyễn Thị Bảo, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Quảng

Ninh - Phạm Tuấn Dũng, Giám đốc Khách sạn Mithrin - Đoàn Văn Dũng, Giám đốc Indochina Junk

Khảo sát bảng hỏi tại Vịnh Hạ Long

08 – 12/12 2014

Khảo sát: 49 quản lý cơ sở lưu trú, 29 chủ tàu, 114 thuyền trưởng và 16 quản lý nhà hàng

Hội thảo tại Hạ Long 20/1/ 2015 Hội thảo với IUCN, Liên minh Hạ Long – Cát Bà và các bên liên quan

37

6.2 Phụ lục 2. Phiếu khảo sát doanh nghiệp tàu du lịch

THÔNG TIN CHUNG

1. Số năm hoạt động trong lĩnh vực tàu du lịch: _____

2. Số lao động làm việc trong lĩnh vực tàu du lịch: _____

3. Số lượng tàu tham quan: _____

4. Số lượng tàu lưu trú: _____

Ít hơn 10 phòng ___ Từ 10 – 20 phòng ___ Trên 20 phòng ___

5. Tổng doanh thu trong lĩnh vực tàu du lịch năm 2014 (VNĐ)

ới 500 triệu ệu đến 1 tỷ ỷ – 5 tỷ

ỷ – 10 tỷ ỷ

6. Tổng số lượt khách phục vụ trong năm 2014: _____

7. Ông/Bà dự báo lượng khách trong năm 2015 so với năm 2014 sẽ:

ổi ảm xuống

[Câu 8 và 9 chỉ dành cho tàu lưu trú]

8. Tổng số lượng phòng: _____

9. Số đêm trung bình khách lưu trú năm 2014: _____ đêm

10. Công suất sử dụng trung bình năm 2014: _____ %

11. Nêu 3 thị trường khách chính sử dịch vụ dụng tàu của doanh nghiệp:

__________ __________ __________

ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC

12. Ông/Bà thấy chất lượng nước Vịnh Hạ Long trong 5 năm gần đây biến đổi như thế nào?

ải thiện nhiề ải thiện ổi ấu hơn ấu hơn rất nhiều

13. Ông/Bà nhận thấy chất lượng nước hiện nay của Vịnh Hạ Long như thế nào?

ễm nặng ễm ốt ất tốt

Nếu câu trả lời là “Ô nhiễm nặng” hoặc “Ô nhiễm”, xin Ông/Bà trả lời câu hỏi 14,15 và 16. Nếu không, xin Ông/Bà chuyển đến câu hỏi 17.

14. Xin Ông/Bà cho biết những biểu hiện của ô nhiễm nước trên Vịnh Hạ Long?

(Có thể chọn nhiều phương án)

ổi màu sắc (váng dầu, đục) ết ải trôi nổi trên vịnh

ịu ểu hiện khác (nêu rõ):______ 15. Ông/Bà hãy nêu và đánh dấu 3 điểm ô nhiễm nhất ở Vịnh Hạ Long trên bản đồ

16. Theo Ông/Bà, 3 nguồn chính gây ô nhiễm nước tại Vịnh Hạ Long là?

(Đánh thứ tự 1 đến 3 theo mức độ gây ô nhiễm)

ớc thải từ mỏ, khói, bụi, sạt lở đất) ạt động thủy sản ạt động của tàu thương mại (không phải tàu du lịch) ạn và nhà hàng

trên bờ ống tại làng nổi (chất thải của con người) ờ

38

ạt động của tàu thuyền du lịch (dầu, nước thải) ạt động du lịch trên Vịnh

ồn khác (nêu rõ): __________

17. Theo Ông/Bà chất lượng nước ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long?

ất quan trọng ọng ọng

18. Theo Ông/Bà, bảo vệ môi trường nước Vịnh Hạ Long là trách nhiệm của ai?

(Chỉ chọn 1 phương án)

Chủ tàu thuyền Khách sạn và nhà hàng ven bờ Chính quyền tỉnh và thành phố Dân cư tại làng nổi Khách du lịch Khác (nêu rõ): __________

19. Doanh nghiệp Ông/Bà đã từng tham gia/ thực hiện hoạt động liên quan đến cải thiện chất lượng môi trường nước Vịnh Hạ Long chưa?

-> Vui lòng nêu rõ -> chuyển đến câu 20

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

HỢP TÁC CÔNG - TƯ

20. Ông/Bà đánh giá thế nào về mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tàu du lịch tại Vịnh Hạ Long?

ất tốt ốt ờng ấu ất xấu

21. Khả năng Ông/Bà tham gia vào Liên minh giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp du lịch để cải thiện chất lượng môi trường của Vịnh

ả ả ả nă ất khó có khả năng

22. Yếu tố nào dưới đây cản trở Ông/Bà tham gia vào Liên minh?

(Có thể chọn nhiều phương án)

ại về vốn đầu tư ững thất bại của hợp tác công tư trong quá khứ

ồn lực ời gian

ốn làm việc vớ ếu tố khác (nêu rõ): _________

23. Ông/Bà có sẵn lòng đóng góp vào các hoạt động cải thiện chất lượng môi trường nước của Vịnh Hạ Long thông qua các hình thức dưới đây không?

(Có thể chọn nhiều phương án)

Áp dụng một chương trình chứng nhận môi trường Ủng hộ cho quỹ bảo vệ môi trường Khuyến khích nhân viên tham gia hoạt động bảo vệ môi trường Khác ( nêu rõ)________________

24. Ông/Bà có kiến nghị gì để cải thiện chất lượng nước Vịnh Hạ Long

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

39

6.3 Phụ lục 3. Phiếu khảo sát thuyền trưởng

THÔNG TIN CHUNG

1. Số năm hoạt động của tàu: _____

2. Số lao động trên tàu: toàn thời gian _____ bán thời gian _____

3. Loại tàu:

Tàu tham quan

4. Tổng số lượt khách khách phục vụ trong năm 2014 _____

[Câu 5 và 6 chỉ dành cho tàu lưu trú]

5. Số lượng phòng: _____ phòng

6. Số đêm trung bình khách lưu trú năm 2014: _____ đêm

7. Công suất sử dụng trung bình năm 2014: _____ %

ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC

8. Ông/Bà thấy chất lượng nước Vịnh Hạ Long trong 5 năm gần đây biến đổi như thế nào?

ải thiện nhiề ải thiện ổi ấu hơn ấu hơn rất nhiều

9. Ông/Bà nhận thấy chất lượng nước hiện nay của Vịnh Hạ Long như thế nào?

ễm nặng ễm ốt ất tốt

Nếu câu trả lời là “Ô nhiễm nặng” hoặc “Ô nhiễm”, xin Ông/Bà trả lời câu hỏi 10,11 và 12. Nếu không, xin Ông/Bà chuyển đến câu hỏi 13.

10. Xin Ông/Bà cho biết những biểu hiện của ô nhiễm nước trên Vịnh Hạ Long?

(Có thể chọn nhiều phương án)

ổi màu sắc (váng dầu, đục) ết ải trôi nổi trên vịnh

ịu ểu hiện khác (nêu rõ):______

11. Ông/Bà hãy nêu và đánh dấu 3 điểm ô nhiễm nhất ở Vịnh Hạ Long trên bản đồ

12. Theo Ông/Bà, 3 nguồn chính gây ô nhiễm nước tại Vịnh Hạ Long là?

(Đánh thứ tự 1 đến 3 theo mức độ gây ô nhiễm)

ớc thải từ mỏ, khói, bụi, sạt lở đất) ạt động thủy sản ạt động của tàu thương mại (không phải tàu du lịch) sạn và nhà hàng

trên bờ ống tại làng nổi (chất thải của con người) ờ

ạt động của tàu du lịch (dầu, nước thải) ạt động du lịch trên Vịnh

ồn khác (nêu rõ): __________

13. Theo Ông/Bà chất lượng nước ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long?

ất quan trọng ọng ọng

14. Theo Ông/Bà, bảo vệ môi trường nước Vịnh Hạ Long là trách nhiệm của ai?

(Chỉ chọn 1 phương án)

40

Chủ tàu thuyền Khách sạn và nhà hàng ven bờ Chính quyền tỉnh và thành phố Dân cư tại làng nổi Khách du lịch Khác (nêu rõ): __________

TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÀU ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG

15. Lượng chất thải rắn trung bình tàu tạo ra sau một [chuyến] hoặc một [đêm] _____ kg

16. Các biện pháp tàu đang áp dụng để giảm thiểu chất thải rắn

(Có thể chọn nhiều phương án) ử dụng thùng phân loại rác thải

ế các gói xà phòng, dầu gội loại nhỏ bằng các chai đựng lớn ế các chai lọ sử dụng một lần bằng các chai lọ sử dụng nhiều lần

ế giấy, bìa cứng, nhựa, kim loại, thủy tinh, dầu ăn… ặc cho thức ăn thừa

17. Lượng nước tiêu thụ trung bình trong một [chuyến] hoặc một [đêm] năm 2014? _____ m3

18. Lượng nước tiêu thụ trung bình một tháng trong năm 2014? _____ m3

19. Các biện pháp, thiết bị tàu đang sử dụng để tiết kiệm nước:

ết bị tự động ngắt dòng trong chậu rửa/ bồn tiểu ệ sinh hai chế độ xả nước

ẻ đề nghị sử dụng lại khăn tắm và ga giường ạn chế dòng chảy của vòi sen

ảy nhỏ trong chậu rửa ồn tiểu không dùng nước ết bị khác (nêu rõ): __________

20. Lượng nước la canh trung bình được tạo ra trong một tháng trong năm 2014 là? _____ lít

21. Nước la canh được xử lý bằng cánh nào?

Tách dầu rồi thải xuống vịnh ải xuống vịnh không qua xử lý ề bờ

__________

22. Thuyền của Ông/Bà có được lắp đặt thiết bị tách dầu không?

-> chuyển đến câu 23 -> chuyển đến câu 24

23. Ông/Bà đánh giá thiết bị tách dầu hoạt động như thế nào?

ất hiệu quả ệu quả ệu quả ử dụng

24. Lượng nước thải trung bình tạo ra trong một [chuyến] hoặc một [đêm] là? _____ m3

25. Tàu của Ông/Bà có lắp đặt hệ thống xử lý nước thải không?

ết bị tách ết bị lắng ết bị khác (nêu rõ): __________

26. Nước thải trên tàu thuyền được xử lý như thế nào?

ắng rồi thải ra Vịnh ải ra Vịnh không qua xử lý ề bở

27. Nước từ chậu rửa mặt, nhà tắm trên tàu được xử lý như thế nào?

41

ải xuống vịnh ử lý rồi thải xuống vịnh ề bờ

28. Ông/Bà có kiến nghị gì để cải thiện chất lượng nước Vịnh Hạ Long

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

42

6.4 Phụ lục 4. Phiếu khảo sát cơ sở lưu trú

THÔNG TIN CHUNG

1. Số năm hoạt động của cơ sở lưu trú: _____

2. Tổng số lao động: toàn thời gian _____ bán thời gian _____

3. Loại cơ sở lưu trú:

ạn ại hình khác (nêu rõ): __________

(Chỉ chọn 1 phương án)

ếp hạng

4. Tổng doanh thu năm 2014 (VNĐ)

ới 500 triệu ệu đến 1 tỷ ỷ – 5 tỷ ỷ – 10 tỷ ỷ

5. Tổng số lượt khách phục vụ trong năm 2014: _____

6. Ông/Bà dự báo lượng khách trong năm 2015 so với năm 2014 sẽ:

ổi ảm xuống

7. Tổng số phòng: _____ phòng

8. Số đêm trung bình khách lưu trú năm 2014: _____đêm

9. Công suất sử dụng trung bình năm 2014: _____ %

10. Nêu 3 thị trường khách chính của doanh nghiệp năm 2014: __________ __________ __________

ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC

11. Ông/Bà thấy chất lượng nước Vịnh Hạ Long trong 5 năm gần đây biến đổi như thế nào?

ải thiện nhiề ải thiện ổi ấu hơn ấu hơn rất nhiều

12. Ông/Bà nhận thấy chất lượng nước hiện nay của Vịnh Hạ Long như thế nào?

ễm nặng ễm ốt ất tốt

Nếu câu trả lời là “Ô nhiễm nặng” hoặc “Ô nhiễm”, xin Ông/Bà trả lời câu hỏi 13,14 và15. Nếu không, xin Ông/Bà chuyển đến câu hỏi 16.

13. Xin Ông/Bà cho biết những biểu hiện của ô nhiễm nước trên Vịnh Hạ Long?

(Có thể chọn nhiều phương án)

ổi màu sắc (váng dầu, đục) ết ải trôi nổi trên vịnh

ịu ểu hiện khác (nêu rõ):______

14. Ông/Bà hãy nêu và đánh dấu 3 điểm ô nhiễm nhất ở Vịnh Hạ Long trên bản đồ

15. Theo Ông/Bà, 3 nguồn chính gây ô nhiễm nước tại Vịnh Hạ Long là?

(Đánh thứ tự 1 đến 3 theo mức độ gây ô nhiễm)

ác than (nước thải từ mỏ, khói, bụi, sạt lở đất) ạt động thủy sản ạt động của tàu thương mại (không phải tàu du lịch) ạn và nhà hàng

trên bờ

43

ống tại làng nổi (chất thải của con người) ờ

ạt động của tàu thuyền du lịch (dầu, nước thải) ạt động du lịch trên Vịnh

ồn khác (nêu rõ): __________

16. Theo Ông/Bà chất lượng nước ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long?

ất quan trọng ọng ọng

17. Theo Ông/Bà, bảo vệ môi trường nước Vịnh Hạ Long là trách nhiệm của ai?

(Chỉ chọn 1 phương án)

Chủ tàu thuyền Khách sạn và nhà hàng ven bờ Chính quyền tỉnh và thành phố Dân cư tại làng nổi Khách du lịch Khác (nêu rõ): __________

18. Cơ sở lưu trú của Ông/Bà đã từng tham gia/ thực hiện hoạt động liên quan đến cải thiện chất lượng môi trường nước Vịnh Hạ Long chưa?

-> Vui lòng nêu rõ -> chuyển đến câu 19

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

19. Cơ sở lưu trú của Ông/Bà có được cấp chứng nhận về môi trường?

-> Vui lòng nêu rõ tên của chứng nhận và cơ quan cấp -> chuyển đến câu 20

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

TÁC ĐỘNG CỦA CƠ SỞ LƯU TRÚ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG

20. Lượng chất thải rắn trung bình được tạo ra một tháng _____ m3/ kg/ tấn

21. Các biện pháp cơ sở lưu trú của Ông/ Bà đang áp dụng để giảm thiểu chất thải rắn

(Có thể chọn nhiều phương án)

Ủ phân compost đối với chất thải nhà bếp và chất thải có khả năng phân hủy sinh học ử dụng thùng phân loại rác thải

ế các gói xà phòng, dầu gội loại nhỏ bằng các chai đựng lớn ế các chai lọ sử dụng một lần bằng các chai lọ sử dụng nhiều lần

ế giấy, bìa cứng, nhựa, kim loại, thủy tinh, dầu ăn… ặc cho thức ăn thừa

22. Lượng nước cơ sở tiêu thụ trung bình một tháng trong năm 2014? _____ m3

23. Các biện pháp, thiết bị cở sở lưu trú của Ông/Bà đang sử dụng để tiết kiệm nước

ết bị tự động ngắt dòng trong chậu rửa/ bồn tiểu ệ sinh hai chế độ xả nước

ẻ đề nghị sử dụng lại khăn tắm và ga giường ạn chế dòng chảy của vòi sen

ảy nhỏ trong chậu rửa ồn tiểu không dùng nước

44

ết bị khác (nêu rõ): __________

24. Lượng nước thải trung bình một tháng tại cơ sở trong năm 2014 _____ m3

25. Nước thải được xử lý bằng cách nào?

ử lý và thải xuống cống ử lý rồi thải xuống cống ): __________

26. Cơ sở lưu trú giặt _________kg đồ vải/ tháng

27. Cơ sở lưu trú của bạn có khu giặt là?

HỢP TÁC CÔNG - TƯ

28. Ông/Bà đánh giá thế nào về mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp du lịch tại Vịnh Hạ Long?

ất tốt ốt ờng ấu ất xấu

29. Khả năng Ông/Bà tham gia vào Liên minh giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp du lịch để cải thiện chất lượng môi trường của Vịnh

ả ả ả ất khó có khả năng

30. Yếu tố nào dưới đây cản trở Ông/Bà tham gia vào Liên minh?

(Có thể chọn nhiều phương án)

ại về vốn đầu tư ững thất bại của hợp tác công tư trong quá khứ ồn lực ời gian

ốn làm việc vớ ếu tố khác (nêu rõ): _________

31. Ông/Bà có sẵn lòng đóng góp vào các hoạt động cải thiện chất lượng môi trường nước của Vịnh Hạ Long thông qua các hình thức dưới đây không?

(Có thể chọn nhiều phương án)

Áp dụng một chương trình chứng nhận môi trường Ủng hộ cho quỹ bảo vệ môi trường Khuyến khích nhân viên tham gia hoạt động bảo vệ môi trường Khác ( nêu rõ)________________

32. Ông/Bà có kiến nghị gì để cải thiện chất lượng nước Vịnh Hạ Long

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

45

6.5 Phụ lục 5. Phiếu khảo sát nhà hàng

THÔNG TIN CHUNG

1. Số năm hoạt động của nhà hàng: _____

2. Tổng số lao động: toàn thời gian _____ bán thời gian/thời vụ _____

3. Tổng số chỗ ngồi: _____

4. Tổng doanh thu năm 2014 (VNĐ)

ới 500 triệu ệu đến 1 tỷ ỷ – 5 tỷ ỷ – 10 tỷ ỷ

5. Tổng số lượt khách phục vụ trung bình hàng tháng năm 2014: _____

6. Ông/Bà dự báo lượng khách trong năm 2015 so với năm 2014 sẽ:

ổi ảm xuống

7. Nêu 3 thị trường khách chính của nhà hàng năm 2014:

__________ __________ __________

ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC

8. Ông/Bà thấy chất lượng nước Vịnh Hạ Long trong 5 năm gần đây biến đổi như thế nào?

ải thiện nhiề ải thiện y đổi ấu hơn ấu hơn rất nhiều

9. Ông/Bà nhận thấy chất lượng nước hiện nay của Vịnh Hạ Long như thế nào?

ễm nặng ễm ốt ất tốt

Nếu câu trả lời là “Ô nhiễm nặng” hoặc “Ô nhiễm”, xin Ông/Bà trả lời câu hỏi 10,11 và 12. Nếu không, xin Ông/Bà chuyển đến câu 13.

10. Xin Ông/Bà cho biết những biểu hiện của ô nhiễm nước trên Vịnh Hạ Long?

(Có thể chọn nhiều phương án)

ổi màu sắc (váng dầu, đục) ết ải trôi nổi trên vịnh

ịu ểu hiện khác (nêu rõ):______

11. Ông/Bà hãy nêu và đánh dấu 3 điểm ô nhiễm nhất ở Vịnh Hạ Long trên bản đồ

12. Theo Ông/Bà, 3 nguồn chính gây ô nhiễm nước tại Vịnh Hạ Long là?

(Đánh thứ tự 1 đến 3 theo mức độ gây ô nhiễm)

ớc thải từ mỏ, khói, bụi, sạt lở đất) Hoạt động thủy sản ạt động của tàu thương mại (không phải tàu du lịch) ạn và nhà hàng

trên bờ ống tại làng nổi (chất thải của con người) ờ

ạt động của tàu thuyền du lịch (dầu, nước thải) ạt động du lịch trên

Vịnh ồn khác (nêu rõ): __________

13. Theo Ông/Bà chất lượng nước ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long?

ất quan trọng ọng ọng

46

14. Theo Ông/Bà, bảo vệ môi trường nước Vịnh Hạ Long là trách nhiệm của ai?

(Chỉ chọn 1 phương án)

Chủ tàu thuyền Khách sạn và nhà hàng ven bờ Chính quyền tỉnh và thành phố Dân cư tại làng nổi Khách du lịch Khác (nêu rõ): __________

15. Nhà hàng của Ông/Bà đã từng tham gia/ thực hiện hoạt động liên quan đến cải thiện chất lượng môi trường nước Vịnh Hạ Long chưa?

-> Vui lòng nêu rõ -> chuyển đến câu 16

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ HÀNG

16. Lượng chất thải rắn trung bình được tạo một tháng _____ m3/ kg/ tấn

17. Các biện pháp nhà hàng của Ông/Bà đang áp dụng để giảm thiểu chất thải rắn

(Có thể chọn nhiều phương án)

Ủ phân compost đối với chất thải nhà bếp và chất thải có khả năng phân hủy sinh học ử dụng thùng phân loại rác thải

ế các chai lọ sử dụng một lần bằng các chai lọ sử dụng nhiều lần ế giấy, bìa cứng, nhựa, kim loại, thủy tinh, dầu ăn… ặc cho thức ăn thừa

18. Lượng nước nhà hàng tiêu thụ trung bình một tháng trong năm 2014 là? _____ m3

19. Các biện pháp, thiết bị nhà hàng của Ông/ Bà đang sử dụng để tiết kiệm nước

ết bị tự động ngắt dòng trong chậu rửa/ bồn tiểu ệ sinh hai chế độ xả nước

ảy nhỏ trong chậu rửa ồn tiểu không dùng nước

ết bị khác (nêu rõ): __________

20. Lượng nước thải trung bình một tháng tại nhà hàng trong năm 2014 _____ m3

21. Nước thải được xử lý bằng cách nào?

ử lý và thải xuống cống/ biển ử lý rồi thải xuống cống/ biển

22. Lượng dầu nấu ăn nhà hàng thải ra trung bình một tháng trong năm 2014 ______lít/kg

23. Dầu nấu ăn đã qua sử dụng được xử lý bằng cách nào?

ử lý và thải xuống cống/ biển ử lý rồi thải xuống cống/ biển

24. Nhà bếp của nhà hảng có bể lắng riêng về nước thải nhà bếp theo tiêu chuẩn?

25. Khoảng thời gian bao lâu thì hút bể lắng? ________tháng/ quý

HỢP TÁC CÔNG - TƯ

26. Ông/Bà đánh giá thế nào về mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp du lịch tại Vịnh Hạ Long?

47

ất tốt ốt ờng ấu ất xấu

27. Khả năng Ông/Bà tham gia vào Liên minh giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp du lịch để cải thiện chất lượng môi trường của Vịnh

ả ả ả ất khó có khả năng

28. Yếu tố nào dưới đây cản trở Ông/Bà tham gia vào Liên minh?

(Có thể chọn nhiều phương án)

ại về vốn đầu tư ững thất bại của hợp tác công tư trong quá khứ

ồn lực ời gian

ốn làm việc vớ ếu tố khác (nêu rõ): _________

29. Ông/Bà có sẵn lòng đóng góp vào các hoạt động cải thiện chất lượng môi trường nước của Vịnh Hạ Long thông qua các hình thức dưới đây không?

(Có thể chọn nhiều phương án)

Áp dụng một chương trình chứng nhận môi trường Ủng hộ cho quỹ bảo vệ môi trường Khuyến khích nhân viên tham gia hoạt động bảo vệ môi trường Khác ( nêu rõ)________________

30. Ông/Bà có kiến nghị gì để cải thiện chất lượng nước Vịnh Hạ Long

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

48

TỔ CHỨC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN QUỐC TẾ Văn phòng IUCN Việt Nam Tầng 1, nhà 2A Khu ngoại giao đoàn Vạn Phúc 298 Kim Mã, Ba Đình Hà Nội, Việt Nam Tel: ++(844) 37261575/6 Fax: ++(844) 37261561 www.iucn.org/vietnam

Du thuyền tại Vịnh Hạ Long @ Lê Tuấn Anh