29
UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÀNG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: ……/QĐ-TH.TA Hoàn Kiếm, ngày …. tháng 10 năm 2017 KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 -2018 Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018 của ngành Giáo dục; Căn cứ Quyết định số 4766/QĐ-UBND, ngày 20/7/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2017-2018 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Căn cứ Hướng dẫn số 3868/BGD&ĐT-GDTH ngày 22/8/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học 2017- 2018; Căn cứ Hướng dẫn số 2923/SGD&ĐT-GDTH ngày 31/8/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học 2017- 2018; Căn cứ Hướng dẫn số 193/HD-PGDĐT ngày 28/8/2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017- 2018 của Ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm; Căn cứ Kế hoạch số 216/KH-PGDĐT ngày 21/9/2017 của Phòng Giáo dục và đào tạo về kế hoạch Thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 Giáo dục tiểu học quận Hoàn Kiếm; Căn cứ Kế hoạch số 223 /KH-PGDĐT ngày 29/9/2017 của Phòng Giáo dục và đào tạo về kế hoạch Chỉ đạo chuyên môn cấp Tiểu học quận Hoàn Kiếm năm học 2017 – 2018; Căn cứ Kế hoạch năm học 2017– 2018 số 138/KH-TH.ĐB ngày 10/10/2017 của Trường tiểu học Tràng An; 1

Phßng GD - §T quËn CÇu giÊythtrangan.hoankiem.edu.vn/upload/29318/20180511/10_K…  · Web viewCÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 -2018. Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phßng GD - §T quËn CÇu giÊythtrangan.hoankiem.edu.vn/upload/29318/20180511/10_K…  · Web viewCÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 -2018. Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT

UBND QUẬN HOÀN KIẾMTRƯỜNG TIỂU HỌC TRÀNG AN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ……/QĐ-TH.TA Hoàn Kiếm, ngày …. tháng 10 năm 2017

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 -2018

Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018 của ngành Giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 4766/QĐ-UBND, ngày 20/7/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2017-2018 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố Hà Nội;

Căn cứ Hướng dẫn số 3868/BGD&ĐT-GDTH ngày 22/8/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học 2017- 2018;

Căn cứ Hướng dẫn số 2923/SGD&ĐT-GDTH ngày 31/8/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học 2017- 2018;

Căn cứ Hướng dẫn số 193/HD-PGDĐT ngày 28/8/2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017- 2018 của Ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm;

Căn cứ Kế hoạch số 216/KH-PGDĐT ngày 21/9/2017 của Phòng Giáo dục và đào tạo về kế hoạch Thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 Giáo dục tiểu học quận Hoàn Kiếm;

Căn cứ Kế hoạch số 223 /KH-PGDĐT ngày 29/9/2017 của Phòng Giáo dục và đào tạo về kế hoạch Chỉ đạo chuyên môn cấp Tiểu học quận Hoàn Kiếm năm học 2017 – 2018;

Căn cứ Kế hoạch năm học 2017– 2018 số 138/KH-TH.ĐB ngày 10/10/2017 của Trường tiểu học Tràng An;

Dựa trên kết quả đạt được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 và đặc điểm của nhà trường, BGH trường tiểu học Tràng An đề ra kế hoạch công tác chuyên môn năm học 2017 – 2018 như sau:

1

Page 2: Phßng GD - §T quËn CÇu giÊythtrangan.hoankiem.edu.vn/upload/29318/20180511/10_K…  · Web viewCÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 -2018. Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT

A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNGI. SỐ LIỆU CƠ BẢN:

- Năm học 2017 – 2018, toàn trường có tất cả 35 giáo viên trong đó có 26 giáo viên cơ bản, 9 giáo viên chuyên biệt, được chia vào 6 tổ chuyên môn:Tổ chuyên môn Số lượng GV Trình độ Tuổi bình quân

Đạt chuẩn Trên chuẩn 1 5 5 44,22 5 5 343 5 5 434 5 5 39,85 6 6 38,8

VTM – NN- Tin học 9 (2 GV nam) 9 36,5

Tổng 35 35 39,4

II. THUẬN LỢI1. Về giáo viên:

- Tập thể CBGV- CNV đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác. - Chất lượng giáo dục toàn diện của trường được giữ vững và ngày một phát triển. Chất lượng giảng dạy của giáo viên khá đồng đều, có nhiều giáo viên dạy giỏi cấp Quốc gia và cấp Thành phố, cấp Quận. Độ tuổi trung bình của giáo viên tương đối cao, có kinh nghiệm giảng dạy và chủ nhiệm.- Ban giám hiệu nhiệt tình, năng động, làm việc khoa học.- Đội ngũ giáo viên ở độ tuổi chín, ham học hỏi, yêu nghề, quý trẻ.- 100% giáo viên trên chuẩn.- Nhiều giáo viên có khả năng sử dụng trang thiết bị hiện đại để dạy học và soạn giáo án điện tử đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

2. Về học sinh :- Tập thể học sinh chăm ngoan, có ý thức tổ chức kỉ luật cao.- Chất lượng học sinh tương đối đồng đều, được cha mẹ quan tâm.- Trường có mũi nhọn về học sinh giỏi, nhiều HS đạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi các cấp.- Đa số các em tích cực học tập. 3. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị và sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể.- Tổng diện tích khuôn viên: 2700 m2

- Tổng diện tích sử dụng : 3141,1 m2

2

Page 3: Phßng GD - §T quËn CÇu giÊythtrangan.hoankiem.edu.vn/upload/29318/20180511/10_K…  · Web viewCÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 -2018. Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT

- Trường có 26 phòng học cho 25 lớp học 2 buổi/ngày, có đầy đủ ánh sáng, bàn ghế, bảng chống loá theo quy định. Mỗi lớp học đều có Ti vi- DVD. 26/26 phòng học đều được lắp điều hoà không khí đảm bảo cho học sinh mát mẻ trong những ngày hè và ấm áp những ngày giá rét. - Có đầy đủ các phòng hiệu bộ, thư viện được Thành phố công nhận Thư viện Xuất sắc.- Phòng Tin học đẹp, hiện đại với 40 máy tính màn hình LCD.- Nhà trường có 2 máy chiếu đa năng, 2Laptop, 1máy quay camera, 1 máy chụp ảnh, 3 bộ máy tính dành cho quản lý, 4 bộ máy tính dùng cho kế toán, văn thư, thủ quỹ, văn phòng, 1 bộ máy tính dùng cho quản lý thư viện, 12 máy sử dụng trong phòng đọc giáo viên.- Trang thiết bị ĐDDH được trang bị đến từng lớp.- Ban đại diện cha mẹ học sinh luôn nhiệt tình, tạo điều kiện tốt nhất để thầy và trò nhà trường hoàn thành nhiệm vụ năm học.- Trường luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành như: UBND quận, Phòng GD - ĐT Quận, UBND Phường và Hội cha mẹ học sinh.

3. Về cơ sở vật chất:- Trường mới sửa lại toàn bộ khu vệ sinh cho GV và HS đảm bảo sạch sẽ, sáng sủa, thoáng mát.III. KHÓ KHĂN:

1. Về giáo viên:- Cá biệt còn một vài giáo viên cao tuổi chưa đáp ứng được yêu cầu về CNTT và phương tiện dạy học hiện đại.- Một số giáo viên đang ở độ tuổi sinh sản, nuôi con nhỏ.

2. Về học sinh: - Một số em ý thức học chưa tốt, một số ít phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em. -Trường không có tuyến tuyển sinh, 100% là đi học trái tuyến, gia đình phải đưa đón nên nhiều em đi học nhà xa, hay đến muộn.

3. Về cơ sở vật chất:- Nhà trường được xây dựng đã lâu nên tường bị cũ, tuy rằng năm nào cũng quét vôi nhưng không tránh khỏi bị xuống cấp nhiều.IV. NHỮNG THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NĂM HỌC TRƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY.1. Các danh hiệu đã đạt được trong năm học 2016 - 2017. - Trường đạt danh hiệu: “Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc cấp thành phố”

3

Page 4: Phßng GD - §T quËn CÇu giÊythtrangan.hoankiem.edu.vn/upload/29318/20180511/10_K…  · Web viewCÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 -2018. Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT

- Trường được tặng giấy khen: “ Đã có thành tích xuất sắc trong công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi, học sinh giỏi quận Hoàn Kiếm” 2. Các thành tích dạy giỏi của GV.- Thi Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố : đ/c Nguyễn Tuyết Hạnh – đạt giải Nhất - Thi Giáo viên dạy giỏi cấp quận: đ/c Nguyễn Lan Hương A – đạt giải Nhất, đ/c Nguyễn Hoa Mỹ Phượng - Đạt giải Nhất, đ/c Nguyễn Thị Ngọc Lan – Giải Nhì- Tổ 4,5 được UBND quận Hoàn Kiếm khen tặng tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2016 - 2017.- Thi thiết kế bài giảng Elearning : đ/c Nguyễn Lan Hương B đạt giải 3 cấp Thành phố, đ/c Nguyễn Hoa Mỹ Phượng đạt giải Khuyến khích cấp Thành phố.- Năm học 2016- 2017, trường xây dựng được 02 chuyên đề quận, 05 tiết chuyên đề cấp trường đạt chất lượng tốt.- Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường: 30 tiết Tốt, 2 tiết khá- Có 09 sáng kiến kinh nghiệm xếp loại A gửi lên quận.3. Chất lượng học tập, rèn luyện và thành tích của học sinh các khối.a. Đánh giá về: Kiến thức, Kĩ năng:- 100% học sinh hoàn thành nội dung các môn học. - Lên lớp :960 HS – chiếm tỷ lệ: 100%- Hoàn thành chương trình Tiểu học: 198 HS – chiếm tỷ lệ: 100%b. Đánh giá về Năng lực, Phẩm chất- Tự phục vụ: 100% Tốt hoặc đạt- Hợp tác: 100% Tốt hoặc đạt- Tự học và giải quyết vấn đề: 100% Tốt hoặc đạtb. Đánh giá về Phẩm chất- Chăm học, chăm làm: 100% Tốt hoặc đạt- Tự tin, trách nhiệm: 100% Tốt hoặc đạt- Trung thực, kỉ luật: 100% Tốt hoặc đạt- Đoàn kết, yêu thương: 100% Tốt hoặc đạtc. Các thành tích của học sinh.Cấp Quốc tế :- 1 Huy chương vàng thi Toán quốc tế SASMO.- 5 huy chương Bạc thi Toán quốc tế WMTC và SASMOCấp Quốc gia- 1 Huy chương vàng Giải toán Tiếng Anh qua Internet.Cấp Thành phố:

4

Page 5: Phßng GD - §T quËn CÇu giÊythtrangan.hoankiem.edu.vn/upload/29318/20180511/10_K…  · Web viewCÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 -2018. Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT

- 02 giải Nhì giải toán Giải toán qua Internet- 03 Giải Nhì, Ba Olympic Tiếng Anh trên Internet.- 02 giải Ba và khuyến khích Olympic Tiếng Anh.Cấp quận:- Nhiều Giải thi giải Toán trên Internet, Giải toán Tiếng Anh qua Internet, thi Olympic Tiếng Anh trên Internet, tin học trẻ không chuyên.B. CHỈ TIÊU – BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

I. CHỈ TIÊU:- Chất lượng giáo viên: + Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố : 01 đ/c

+ Giáo viên dạy giỏi cấp Quận : 02 đ/c+ Giáo viên dạy giỏi cấp Trường : 31 đ/c + 100% GV có đầy đủ giáo án khi lên lớp. Giáo án nộp cho Ban giám hiệu

duyệt trước: 02 tuần/lần+ 100% giáo viên có đầy đủ hồ sơ sổ sách, ghi chép đầy đủ, đúng tiến độ.+ 100% GV có thói quen sử dụng và sử dụng có hiệu quả ĐDDH. Tủ đồ

dung được sắp xếp khoa học, tiện sử dụng.+ 100% CBGV biết sử dụng máy tính thành thạo trong quản lý và giảng dạy.

- Chất lượng học tập của học sinh: + Giữ vững chất lượng đại trà, nâng cao chất lượng mũi nhọn. + 100% học sinh được học đủ các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục + Phấn đấu đạt: 03 Giải quốc tế về toán học.

02 giải thành phố thi Olympic Tiếng Anh. 05 giải Giao lưu học sinh lớp 5 cấp quận+ Tỉ lệ xếp loại về các hoạt động giáo dục cụ thể như sau:

Môn Xếp loại Ghi chú

HT tốt HT Chưa HT

Toán 39,6% 74,4% 0

Tiếng Việt 23,9% 76,1% 0

Khoa học 30,7% 69,3% 0

TN&XH(LS; ĐL)

32,7% 67,3% 0

Ngoại ngữ 27,2% 71,8% 0

5

Page 6: Phßng GD - §T quËn CÇu giÊythtrangan.hoankiem.edu.vn/upload/29318/20180511/10_K…  · Web viewCÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 -2018. Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT

Tin học 33,5% 66,5% 0

Đạo đức35,1% 64,9% 0

Thủ công( Kĩ thuật)

27,6% 72,4% 0

Thể dục45,9% 54,1% 0

Mĩ thuật 26,2% 73,8% 0

Âm nhạc 23% 77% 0

Năng lực, phẩm chất

Xếp loại Ghi chú

Tốt Đạt Cần cố gắng

Tự phục vụ 56,6% 43,4% 0

Hợp tác 46% 54% 0

Tự học và giải quyết vấn đề

26,2% 73,8% 0

Chăm học, chăm làm

67,2% 32,8% 0

Tự tin, trách nhiệm

52,9% 47,1% 0

Trung thực, kỉ luật

63,1% 36,9% 0

Đoàn kết, yêu thương

95,4% 4,6% 0

II. BIỆN PHÁP 1. Cập nhật văn bản của các cấp quản lý giáo dục và xây dựng hê thống văn bản triển khai thực hiện về công tác chuyên môn1.1. Về cập nhật và lưu trữ các văn bản chỉ đạo.

Nhà trường cập nhật, lưu trữ và sắp xếp hồ sơ đầy đủ, khoa học, theo đúng hướng dẫn. 1.2. Xây dựng hệ thống văn bản triển khai thực hiện:

Phân công nhiệm vụ cụ thể triển khai thực hiện nghiêm túc. Mọi văn bản của trường đều được bộ phận văn phòng kiểm tra thể thức trước khi nộp cấp trên hoặc trước khi triển khai trong nhà trường.

6

Page 7: Phßng GD - §T quËn CÇu giÊythtrangan.hoankiem.edu.vn/upload/29318/20180511/10_K…  · Web viewCÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 -2018. Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT

2. Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn.2.1 Về thực hiện chương trình, sách giáo khoa- Tiếp tục thực hiện theo chương trình Giáo dục phổ thông được ban hành theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 5/5/2006 - Thực hiện nghiêm túc văn bản hướng dẫn trong các năm học trước của Bộ GD-ĐT về mục tiêu, kế hoạch dạy học từ lớp 1 đến lớp 5 và văn bản của Bộ giáo dục và đào tạo hướng dẫn về nhiệm vụ năm học 2017 - 2018.- Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu và thực hiện hướng dẫn chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học.- Chỉ đạo Giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình giảng dạy. Đảm bảo chất lượng giáo dục, tránh quá tải, tránh hạ thấp yêu cầu cơ bản về kiến thức song cần có kiến thức nâng cao để bồi dưỡng học sinh giỏi. - Thực hiện tốt quy định về sử dụng SGK của GV và HS. Đảm bảo 100% HS đến trường đều có SGK.Trang bị cho giáo viên SGK, sách giáo viên và tài liệu tham khảo theo đúng tinh thần của BGD&ĐT để giáo viên nghiên cứu thực hiện.- Tăng cường dự giờ thăm lớp dưới hình thức đột xuất hoặc báo trước để kiểm tra việc thực hiện chương trình của giáo viên.- Đối với giáo viên, hàng tuần, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cần tổng hợp lại những ý kiến rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chương trình SGK.- 100% GV đưa công tác giáo dục môi trường, giáo dục ý thức tiết kiệm năng lượng, giáo dục kỹ năng sống vào dạy lồng ghép trong các môn học.- Tiếp tục dạy ngoại ngữ theo hướng dẫn của Bộ GD, phòng GD&ĐT, dạy liên kết Tiếng Anh cho 25 lớp từ khối 1 -> khối 5. 2.2. Về bài soạn:

Đảm bảo 100% giáo viên soạn bài trước khi lên lớp. Mỗi giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch giảng dạy bám sát yêu cầu cơ bản về chuẩn kiến thức kỹ năng từng bài. Giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy độc lập. Kế hoạch dạy học phải thể hiện rõ những hoạt động của giáo viên, HS. Ban giám hiệu kiểm tra giáo án 2 tuần /lần và ký duyệt giáo án đầy đủ trước khi giáo viên thực hiện. Yêu cầu giáo án có ghi đầy đủ ngày soạn, tên bài, tiết, tuần; Khuyến khích giáo viên soạn giáo án điện tử và bài giảng Elearning.2.3.Về giảng dạy:

- Tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Giáo viên giảng dạy đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học phù hợp với từng đối tượng. Kết hợp bồi dưỡng học sinh giỏi vào các tiết hướng dẫn học. Tổ chức các hoạt động và ưu tiên các điều kiện tốt nhất cho học sinh lớp 1.

- Đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở nghiên cứu SGK, SGV sách tham khảo và chuẩn kiến thức, lựa chọn nội dung, kiến thức kỹ năng cơ bản của SGK. Kết hợp hài hoà hình thức và phương pháp tổ chức dạy học sao cho giờ học nhẹ nhàng, có hiệu quả. Tuyệt đối không dạy quá tải, giảm yêu cầu học thuộc lòng, nhớ máy mọc các sự kiện số liệu, câu văn, bài văn mẫu, tăng cường thực hành vận dụng, khuyến khích khả năng sáng tạo của học sinh, hướng dẫn học sinh khả năng tự học. Đối với lớp 4, 5 giáo viên hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh kĩ năng

7

Page 8: Phßng GD - §T quËn CÇu giÊythtrangan.hoankiem.edu.vn/upload/29318/20180511/10_K…  · Web viewCÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 -2018. Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT

ghi vở và khả năng tự học. ( Lưu ý giáo viên đặc biệt là giáo viên lớp 1 tuyệt đối không giảng dạy theo trình độ của một số học sinh học trước chương trình)

- Thực hiện 5 đủ trong chuyên môn: Đủ các môn, đủ tiết, đủ nội dung, đủ ĐDDH, đủ giáo dục tư tưởng và thực hành.

- Dạy đủ 9 môn và các môn tự chọn. Dạy học tích hợp bảo vệ môi trường, giáo dục kĩ năng sống vào các môn học theo quy định. - Tổ chức dạy học phân hóa đối tượng để nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn.

- Để đáp ứng với việc đổi mới phương pháp dạy học, nhà trường có kế hoạch đầu tư trang thiết bị và đồ dùng dạy học ở các khối lớp. Quy định mỗi giáo viên làm thêm 1 đồ dùng dạy học có giá trị, thiết kế giáo án điện tử, đưa việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết dạy vào tiêu chuẩn thi đua.

- Chỉ đạo giáo viên sắp xếp và tổng hợp các loại ĐDDH hiện có một cách khoa học để tiện lấy và tiện sử dụng.

- Tạo điều kiện về thời gian và kinh phí để nâng cao trình độ Tin học cho CBGV. Phấn đấu 90% GV tự thiết kế được giáo án điện tử phục vụ cho giảng dạy.

- Phổ biến, hướng dẫn giáo viên trong nhà trường khai thác kho bài giảng Elearning của Bộ GD &ĐT tại địa chỉ http:// elearning.moet.edu.vn, của Sở GD& ĐT tại : http:// elearning.hanoi.edu.vn

- Tổ chức các chuyên đề để thống nhất phương pháp dạy học trong đó có 2 chuyên đề áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột. Qua các tiết chuyên đề, giáo viên tập trung thảo luận: “Tiết dạy đã thể hiện đổi mới phương pháp dạy học chưa? Đổi mới như thế nào? Hình thức dạy học của tiết dạy ra sao? Có phù hợp với nội dung bài học không? Tính khả thi của phương pháp và hình thức dạy học?”. Tham gia đầy đủ các chuyên đề của Quận và Thành phố, ghi chép, rút kinh nghiệm, thống nhất quy trình các tiết dạy.

- Tiếp tục áp dụng phương pháp : Bàn tay nặn bột vào một số tiết TNXH khối 1; 2; 3. Tiết Khoa học khối 4; 5

- Triển khai thực hiện dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới ( Đan Mạch)- Tiếp tục triển khai dạy học Lịch sử và Địa lí địa phương theo tài liệu chung

đã biên soạn của quận Hoàn Kiếm.2.4.Về chấm bài : Phổ biến cho 100% giáo viên trong buổi sinh hoạt chuyên chuyên môn về quy định chấm bài : Thực hiện chấm bài đầy đủ, chính xác, chấm kỹ không bỏ sót lỗi (có sửa lỗi cụ thể cho học sinh, ghi nhận xét một cách linh hoạt, phù hợp từng môn học, không máy móc dập khuôn). Khối 4,5 vở Chính tả chấm chữa 100% số bài, vở bài tập Toán chú trọng chấm chữa 100%. Tập làm văn từ khối 2 đến khối 5 chấm chữa 100%. Lớp 1 khuyến khích giáo viên đặc biệt chấm chữa ghi nhận xét cụ thể để cha mẹ học sinh cùng tham gia việc giúp đỡ học sinh ở nhà. 2.5. Về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh: - Thực hiện có hiệu quả việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 về việc sửa đổi, bổ sung

8

Page 9: Phßng GD - §T quËn CÇu giÊythtrangan.hoankiem.edu.vn/upload/29318/20180511/10_K…  · Web viewCÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 -2018. Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT

một số điều quy định đánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014/TT- BGD&ĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong phụ huynh học sinh về quan điểm đánh giá mới theo thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định đánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm theo thông tư số 30/2014/TT- BGD&ĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT qua các buổi họp CMHS. - Thực hiện điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng. Quản lý tốt việc kiểm tra định kỳ giữa kì 1, cuối kỳ I để có kế hoạch giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên trong học kỳ II. Ở từng lớp, từng môn học không vì thành tích mà vi phạm nguyên tắc chính xác, khách quan trong đánh giá. Kiểm tra định kỳ và xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh lớp 5 theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Tiếp tục đổi mới nhận thức đánh giá bằng nhận xét phù hợp với lứa tuổi học sinh, tránh nhận xét, đánh giá “hành vi đạo đức” của trẻ quá nặng nề, không phù hợp tâm lí trẻ. + Thống nhất việc ra đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo 4 mức độ: + Thống nhất nguyên tắc coi và chấm thi: Yêu cầu Giáo viên coi thi thực hiện đúng quy chế, Giáo viên chấm thi thực hiện đúng biểu điểm, Giáo viên coi và chấm phải ký tên trên bài thi của học sinh. + Bài kiểm tra định kỳ học sinh làm vào giấy in sẵn do nhà trường quy định, bài kiểm tra của các em được trả về cho phụ huynh. 2.6. Về các loại vở của học sinh:

Nhà trường thực hiện theo đúng hướng dẫn số 299/2008- SGD&ĐT về việc hướng dẫn tổ chức dạy học 2 buổi /ngày và quy định các loại vở cho học sinh Tiểu học. Trong buổi sinh hoạt chuyên môn, nhà trường triển khai phổ biến tới giáo viên về các loại vở và cách ghi vở theo đúng hướng dẫn của SGD. Lưu ý giáo viên khối 4 ; 5 hướng dẫn cho học sinh ghi bài theo tiến trình bài dạy. Nội dung ghi bài cho học sinh được thống nhất trong các buổi sinh hoạt chuyên môn ( Mỗi tổ và mỗi giáo viên trong tổ đều có một bộ lưu.)2.7.Về sinh hoạt chuyên môn:

Nhà trường tạo điều kiện bố trí cho các tổ sinh hoạt chuyên môn đảm bảo đúng quy định về thời lượng và thời gian: Từ 17h -> 19h chiều thứ năm các tuần lẻ. Sinh hoạt chuyên môn phải đảm bảo nội dung nhằm giải quyết nhiệm vụ trọng tâm về chuyên môn của lớp, của tổ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học; nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt chuyên môn:

- Ban giám hiệu dự đột xuất các buổi sinh hoạt chuyên môn, kiểm tra biên bản các cuộc họp chuyên môn sau mỗi buổi họp.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn có đầy đủ hồ sơ: kế hoạch, biên bản các buổi sinh hoạt, thống kê kết quả kiểm tra giữa kì, cuối kì, lưu đề kiểm tra.

9

Page 10: Phßng GD - §T quËn CÇu giÊythtrangan.hoankiem.edu.vn/upload/29318/20180511/10_K…  · Web viewCÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 -2018. Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT

- Phổ biến và khuyến khích giáo viên trong nhà trường tăng cường sử dụng trang “ Trường học kết nối” của BGD&ĐT phục vụ trao đổi chuyên môn, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của tổ trưởng chuyên môn. Phân công các giáo viên phụ trách từng môn để đưa ra các vấn đề cần trao đổi, cần rút kinh nghiệm sâu hơn trong từng môn học.3. Công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi, học sinh giỏi

- Nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở tất cả các môn học (Không tổ chức các câu lạc bộ, không thành lập đội tuyển ôn luyện các môn văn hoá: Toán, Tiếng Việt). Các tổ chuyên môn có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp, nội dung bồi dưỡng học sinh được thống nhất trong biên bản sinh hoạt chuyên môn. Tổ chức các câu lạc bộ, tăng cường các hoạt động thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện như: Câu lạc bộ Võ thuật, Bóng đá, Khéo tay hay làm, Dace sport, Mĩ thuật,... Hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ ... được tổ chức linh hoạt theo khả năng và nhu cầu của học sinh.

- Quan tâm đầu tư bồi dưỡng giáo viên giỏi thông qua các chuyên đề, các hội thi. Ban giám hiệu lên kế hoạch xây dựng các chuyên đề dạy học, tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi chuyên đề. Cụ thể: Học kì 1: 7 chuyên đề; Học kì 2: 6 chuyên đề ( trong đó có 2 chuyên đề áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột ở Khối 3 và khối 4). Tăng cường dự giờ đột xuất, trao đổi góp ý cụ thể, tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ, tham dự đầy đủ các chuyên đề của quận và thành phố. 4. Nâng cao chất lượng dạy học buổi thứ hai: - Thực hiện đúng quy định của Bộ về kế hoạch giáo dục. Thực hiện nghiêm túc văn bản số 8705/SGD&ĐT - TH ngày 3/9/2009 của Sở giáo dục&ĐT về hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày năm học 2009 - 2010

- Sắp xếp thời khoá biểu hợp lý, bố trí hài hoà giữa các tiết của giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn. Các tiết học chính khoá cố gắng xếp ở buổi sáng. Thời lượng tối đa không quá 7 tiết giáo dục văn hóa/ngày (đối với những lớp học tiếng Anh tăng cường hoặc làm quen tiếng Anh dạy không quá 37 tiết/tuần).

- Tập trung chỉ đạo các tiết hướng dẫn tự học của các lớp . Tạo mọi điều kiện để học sinh hoàn thành bài học tại lớp. Tuyệt đối không yêu cầu học sinh làm bài tập thêm ở nhà. Nghiêm cấm việc tổ chức dạy thêm cho học sinh Tiểu học. Trường hợp học sinh yếu, giáo viên có thể giao bài tập cụ thể để học sinh học ở nhà mỗi tối không quá 1 giờ.

5. Tổ chức chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học các môn và tham gia tốt các kỳ thi:- Chuyên đề dạy học cấp trường tổ chức theo hướng đủ môn ở cả 5 khối lớp, trong đó xây dựng 2 chuyên đề dạy theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” ở môn Khoa học lớp 5 và Tự nhiên và xã hội lớp3. Chú trọng chất lượng của các chuyên đề và việc nhận xét, rút kinh nghiệm sau mỗi chuyên đề có thảo luận, ghi chép cụ thể, đề

10

Page 11: Phßng GD - §T quËn CÇu giÊythtrangan.hoankiem.edu.vn/upload/29318/20180511/10_K…  · Web viewCÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 -2018. Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT

xuất hướng giải quyết những khó khăn vướng mắc trong sổ sinh hoạt chuyên môn. Nhà trường lên lịch tổ chức chuyên đề trong năm học và nộp về cho Phòng GD&ĐT - Có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và học sinh tham gia tốt các kỳ thi ở các cấp: - Các kỳ thi trong năm học : * Cấp quận: - Thi giáo viên dạy giỏi * Cấp trường: - Thi giáo viên dạy giỏi.+ Thời gian thi: Học kì I : Thi giáo viên dạy giỏi chào mừng 20/11 (Tháng 10 và tuần 1/11) Học kì II: Hội giảng mùa xuân (Tháng 3)- Nội dung thi: + Thi giáo viên dạy giỏi ở các môn.- Hình thức:+ Thi giáo viên dạy giỏi: BGH tổ chức bốc thăm tuần dạy – tổ phân công bài thi, môn thi ( GV trong khối không dạy trùng môn.) - Để hội thi đạt kết quả tốt, Ban giám hiệu phổ biến với giáo viên một số vấn đề quan trọng sau:+ Yêu cầu tiết dự thi cần đảm bảo tự nhiên, không sắp xếp dạy trước, có sự lựa chọn khai thác nội dung bài dạy sáng tạo, phù hợp sát đối tượng, hình thức tổ chức dạy học linh hoạt phong phú, theo hướng phát triển năng lực học sinh. + Phổ biến phiếu đánh giá tiết dạy để giáo viên nghiên cứu, vận dụng trong quá trình soạn giảng. Giờ dạy phải đảm bảo đầy đủ về nội dung, kiến thức và phương pháp giảng dạy. Nếu giờ giảng sai phạm kiến thức thì xếp loại tiết dạy cao nhất là mức đạt yêu cầu. - Thành lập ban chấm thi giáo viên dạy giỏi là: Ban giám hiệu. Tổ trưởng chuyên môn các khối lớp. Sau tiết dạy, các thành viên trong ban giám khảo nhận xét, đánh giá điểm. Sau đó tổng hợp và công bố kết quả giờ giảng với giáo viên. * Thi và triễn lãm trong Ngày hội CNTT- Thời gian thi: Cấp trường: Tháng 1Cấp thành phố: Tháng 3.- Nội dung thi: + XD phần mềm, ĐDDH tự làm có ứng dụng CNTT, hồ sơ bài giảng điện tử elearning. 6. Công tác kiểm tra chuyên môn:

Ban giám hiệu thực hiện dự giờ, kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên và kiểm tra hồ sơ sổ sách theo đúng hướng dẫn và chỉ đạo của các cấp đảm bảo chính xác khách quan và tư vấn kịp thời, ghi chép hồ sơ đầy đủ.

11

Page 12: Phßng GD - §T quËn CÇu giÊythtrangan.hoankiem.edu.vn/upload/29318/20180511/10_K…  · Web viewCÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 -2018. Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT

- Kiểm tra toàn diện: 30% giáo viên (9/30GV)- Kiểm tra chuyên đề: 70% giáo viên (21/30 GV)7. Nội dung chỉ đạo cụ thể từng môn

7.1. Môn Toán:- Thời khóa biểu sắp xếp đủ số tiết/tuần (4 tiết/tuần đối với lớp 1, 5 tiết/tuần

đối với lớp 2,3,4,5). Các tiết Toán xếp ở buổi sáng, buổi chiều giải quyết nốt các bài tập học sinh chưa hoàn thành và bổ trợ kiến thức đã học buổi sáng (tăng cường dạy phân hóa đối tượng để bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu).

- Bài soạn cột nội dung cần thể hiện rõ các kiến thức trọng tâm của tiết dạy đặc biệt các chốt kiến thức cần in đậm. Có thể thay đổi ví dụ hoặc bài toán dẫn cho phù hợp thực tế, sau các tiết dạy cần có bổ sung, rút kinh nghiệm đầy đủ.

- Bài giảng trên lớp cần đảm bảo rõ kiến thức trọng tâm, chú trọng con đường tư duy của trẻ (đặc biệt là lớp 1) chủ yếu là trực quan và theo hướng phát triển năng lực của trẻ. Giáo viên cần tổ chức cho học sinh hoạt động, thao tác với đồ dùng, chú trọng thực hành, rèn kỹ năng tính nhẩm và tăng cường áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Tiết dạy đảm bảo thời lượng không quá 40 phút.

- Việc chấm chữa đánh giá học sinh cần đảm bảo chấm chữa 100% các bài luyện tập thực hành có hướng dẫn. Ghi nhận xét theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT chủ yếu đảm bảo chỉ rõ chỗ sai sao cho học sinh và phụ huynh đều hiểu để sửa không nhất thiết phảỉ ghi dài dòng. Chữ số chấm chuẩn mực ghi nhận xét ngắn gọn nếu cần.

- Tổ chuyên môn ra đề cuối HKI và cuối năm cần bám sát Hướng dẫn ra đề, đảm bảo đúng khung đề qui định, kiến thức trọng tâm, không đánh đố học sinh, triển khai áp dụng việc ra đề theo 4 mức (đã được tập huấn), không tổ chức photo bài luyện tạo áp lực cho học sinh và phụ huynh.

7.2. Môn Tiếng Việt:- Nội dung chương trình gồm các phân môn: Tập đọc (Học Vần), Kể

chuyện, Chính tả (Tập chép), Tập viết, Luyện từ Câu, Tập làm văn. Mục tiêu của môn Tiếng Việt nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng tiếng Việt, gúp phần rèn luyện các thao tác tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách cho trẻ.

- Đối với các phân môn của môn Tiếng Việt đó có quy trình dạy học, khi lên lớp giáo viên cần chú ý thực hiện theo quy trình, tuyệt đối không cắt bỏ bước dạy nhưng cần có sự sáng tạo trong việc tổ chức hình thức dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học, linh hoạt trong sử dụng các phương pháp dạy học tích cực…tránh máy móc, rập khuôn (nhất là với đối tượng học sinh lớp 1,2,3) chú trọng việc lấy học sinh làm trung tâm, dạy kiến thức mới dựa trên những kiến thức học sinh đã biết, giáo viên là người định hướng, tổ chức hoạt động, khơi gợi để học sinh tìm ra kiến thức mới,

12

Page 13: Phßng GD - §T quËn CÇu giÊythtrangan.hoankiem.edu.vn/upload/29318/20180511/10_K…  · Web viewCÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 -2018. Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT

không làm hộ học sinh.Trong một tiết học, GV không nên chỉ sử dụng 1,2 phương pháp dạy học đơn điệu, cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thu hút tối đa sự chú ý của học sinh. Không để giờ dạy nhàm chán dẫn đến việc học sinh mất tập trung, giảm hiệu quả tiết học. Tránh việc sử dụng thiết bị nghe nhìn hiện đại để thay thế cho bảng phấn, giáo viên chú ý ghi chép các kiến thức chính lên bảng để giúp học sinh ghi nhớ ngay tại lớp. Đối với phân môn Tập viết: Thực hiện đúng quy định về mẫu chữ viết, vở viết trong trường tiểu học theo Quyết định số 31/2002/ QĐ-BGD&ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ trởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Việc ra đề kiểm tra: đảm bảo chính xác, đúng trọng tâm, phân loại được học sinh với các cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét nêu rõ: học sinh đó đạt được những gì, cần cố gắng như thế nào, chú trọng động viên sự cố gắng tiến bộ của HS, đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của HS.

7.3. Môn Tự nhiên và xã hội (Lớp 1, 2, 3):- Thực hiện đúng phân phối chương trình qui định, thời lượng tiết dạy không

quá 35 phút . Giáo viên cần chú trọng các logo chỉ dẫn để tổ chức hoạt động cho học sinh.

- Xác định mục tiêu bài dạy cần cụ thể, chú trọng việc trang bị cho trẻ kiến thức, kỹ năng để áp dụng vào thực tế cuộc sống. Bài dạy của giáo viên cần bám sát đặc trưng môn, chú trọng các kỹ năng quan sát, nhận xét, tận dụng tối đa vốn sống thực tế của trẻ. Việc lựa chọn phương pháp, thức tổ chức linh hoạt, chủ yếu tổ chức hoạt động nhóm. Tích cực đổi mới phương pháp, khuyến khích lựa chọn bài (hoặc hoạt động) để dạy theo phương pháp “bàn tay nặn bột” tạo cơ hội cho trẻ được tự tìm tòi, khám phá. Đánh giá nhận xét của giáo viên mang tính khuyến khích, gợi mở để học sinh mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến.

- Tranh ảnh, đồ dung dạy học có thể thay đổi cho phù hợp, sinh động hơn so với tranh vẽ của sách giáo khoa. Khuyến khích các nhà trường và giáo viên tự làm đồ dung, sử dụng các phương tiện hiện đại đặc biệt là băng hình tư liệu…

7.4. Môn Đạo đức:- Nội dung chương trình môn Đạo đức gồm các bài học thể hiện các chuẩn

mực hành vi phù hợp với từng lứa tuổi trong mối quan hệ của các em với bản thân, với cộng đồng, với công việc, với đất nước, với môi trường tự nhiên.

- Khi dạy đạo đức cần chú trọng việc làm gương, nêu gương, và tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm bằng nhiều hình thức, mỗi tiết học giáo viên chú ý liên hệ thực tế, rèn cho học sinh các kỹ năng nhận biết, đánh giá các ý kiến, quan niệm. hành vi đúng, sai, xây dựng ý thức thực hiện hành vi đúng, phê phán hành vi sai trái; phát triển kỹ năng lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống một cách linh hoạt và biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống hàng ngày; khuyến khích học sinh thực hành, tăng cường giáo dục thông qua hoạt động, giảm học tập thụ động, giảng giải lý thuyết suông.

13

Page 14: Phßng GD - §T quËn CÇu giÊythtrangan.hoankiem.edu.vn/upload/29318/20180511/10_K…  · Web viewCÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 -2018. Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT

- Trong một số bài học, có những nội dung phục vụ cho việc giáo dục hành vi đến nay không cập nhật với sự phát triển của xã hội, GV có thể trao đổi trong tổ nhóm chuyên môn đề xuất thay đổi nội dung cho phù hợp và chỉ tiến hành thực hiện sau khi BGH phê duyệt, tuyệt đối không bỏ bài hoặc thay đổi thành bài học khác.

7.5. Môn Khoa học (lớp 4,5):- Thực hiện đúng phân phối chương trình, dạy đầy đủ các bài, thời lượng tối

đa không quá 40 phút/một tiết dạy.- Chú trọng đặc trưng môn trong đó đặc biệt coi trọng các thí nghiệm, thực

hành. Giáo viên chú ý đổi mới phương pháp, chọn bài hoặc hoạt động phù hợp để dạy bằng phương pháp “Bàn tay nặn bột” để kích thích sự tò mò, khám phá kiến thức của học sinh. Tăng cường cho học sinh hoạt động, thực hành, thí nghiệm lưu ý khâu an toàn cho học sinh khi làm thí nghiệm.

- Sử dụng triệt để đồ dùng dạy học tự làm và hiện đại đặc biệt là băng hình, tư liệu. Đối với môn khoa học cần lựa chọn đưa băng hình, tư liệu vào thời điểm hợp lý để phát huy tốt đa hiệu quả của băng hình, tư liêu là nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh, không đưa có tính minh họa cho kiến thức.

- Đánh giá nhận xét của giáo viên cần bám sát đặc trưng môn học, khơi gợi trí tò mò, khám phá của trẻ. Nhận xét cần bám sát Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT trong đó chú ý việc nhận xét các kỹ năng của học sinh (kỹ năng quan sát, kỹ năng đưa ra nhận xét, kỹ năng thực hành…).

7.6. Môn Lịch sử và Địa lý (lớp 4,5):- Thực hiện đúng phân phối chương trình, dạy đầy đủ các bài, thời lượng tối

đa không quá 40 phút/một tiết dạy.- Phần Lịch sử lớp 4 cần chú ý rèn kỹ năng môn học, tập cho học sinh biết

tìm hiểu tư liệu lịch sử, biết nhặt ra các sự kiện chính, biết trình bày sơ lược về sự kiện (trận đánh) hoặc nhân vật Lịch sử.

- Phần Lịch sử lớp 5 nâng cao hơn rèn cho học sinh kỹ năng trình bày thành thục diễn biến, biết phân tích nguyên nhân, bối cảnh lịch sử. Chú ý kỹ năng chỉ lược đồ để trình bày diễn biến trận đánh.

- Việc xác định mục tiêu bài dạy cần bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, khai thức nội dung bài dạy một cách sáng tạo, mạch bài rõ ràng. Khi giảng dạy giáo viên cần có các câu hỏi theo các mức độ phân hóa đối tượng khác nhau, chú trọng hướng dẫn học sinh kỹ năng sử dụng lược đồ.

- Các đ/c giáo viên cần tích cực đầu tư đọc thêm sách tham khảo, tư liệu lịch sử cho giáo viên để mở rộng hiểu biết về Lịch sử. Việc sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Lịch sử cần coi trọng việc lựa chọn và khai thác tư liệu, hình ảnh lịch sử, giáo viên thông qua các tư liệu, băng hình tư liệu để tái hiện lịch sử từ đó giáo dục học sinh lòng tự hào với truyền thống lịch sử của dân tộc cũng như yêu thích

14

Page 15: Phßng GD - §T quËn CÇu giÊythtrangan.hoankiem.edu.vn/upload/29318/20180511/10_K…  · Web viewCÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 -2018. Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT

học môn Lịch sử. Chú ý trong tiết dạy lựa chọn mở rộng nội dung, kiến thức ở mức độ phù hợp nhẹ nhàng không làm tiết dạy ôm đồm, nặng nề.

- Phần Địa lý giáo viên cần chú ý khai thác sách giáo khoa, sách giáo viên để lựa chọn nội dung, hình thức, lựa chọn mạch bài thật hợp lý, rõ ràng. Khi dạy chú ý đặc trưng môn, dạy trẻ kỹ năng chỉ bản đồ, kỹ năng nhận biết màu sắc trên bản đồ (chỉ vị trí, giới hạn…), chú ý móc nối các đặc điểm về điều kiện tự nhiên với xã hội… Tích cực đổi mới phương pháp dạy, sử dụng đồ dùng dạy học tranh ảnh, bản đồ kết hợp với băng hình tư liệu (chú ý lựa chọn thời điểm đưa băng hình tư liệu) làm nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh, khai thác triệt để hiệu quả đồ dùng dạy học.

- Thực hiện nghiêm túc phần giảng dạy Lịch sử và Địa lý địa phương theo tài liệu chung quận đã biên soạn. Bài dạy có thể lựa chọn linh hoạt luân phiên các bài trong tài liệu, có thể tổ chức cho học sinh học tại các địa điểm lịch sử (nếu có điều kiên).

7.7. Môn Mĩ thuật:- Chương trình dạy học Mĩ thuật hiện hành phân phối mỗi tuần 1 tiết, thời

lượng 1 tiết là 35->40 phút. Năm học, 2017-2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tiếp tục triển khai đại trà phương pháp dạy học Mĩ thuật mới trên toàn quốc. Chương trình dạy học Mĩ thuật được chia thành nhiều chủ đề, mỗi chủ đề dạy trong 2-4 tiết.

- Dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực từ lớp 1 đến lớp 5, hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển ba năng lực cốt lõi:

- Sáng tạo mĩ thuật, qua đó biểu đạt bản thân.- Hiểu, cảm nhận và trân trọng sản phẩm/ tác phẩm mỹ thuật.- Giao tiếp/ trao đổi, tiếp nhận thông tin thông qua sản phẩm/ tác phẩm mỹ

thuật.Triển khai đại trà việc dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới, giúp học

sinh:- Rèn luyện và phát triển các kỹ năng thực hành Mĩ thuật qua việc quan sát,

nhớ lại, tưởng tượng trong quá trình học tập các phân môn của chương trình Mĩ thuật hiện hành: Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ tranh, Tập nặn tạo dáng, Thường thức mĩ thuật.

- Sáng tạo linh hoạt trong các cách thể hiện khác nhau cho mỗi chủ đề, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh và điều kiện của các em.

- Biết cách sử dụng nhiều loại vật liệu để thể hiện các sản phẩm mĩ thuật như: màu vẽ, giấy màu, đất nặn và một số vật liệu tự nhiên sẵn có và dễ tìm…

- Phát triển tư duy ngôn ngữ, kỹ năng thuyết trình, nhận xét và đánh giá tác phẩm Mĩ thuật.

7.8. Môn: Âm nhạc15

Page 16: Phßng GD - §T quËn CÇu giÊythtrangan.hoankiem.edu.vn/upload/29318/20180511/10_K…  · Web viewCÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 -2018. Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT

Chương trình dạy học Âm nhạc hiện hành mỗi tuần 1 tiết thời lượng 1 tiết là 35->40 phút. Phần cứng gồm có: Học hát; Nghe nhạc; Kể chuyện âm nhạc; Tập đọc nhạc; Tìm hiểu về nhạc cụ; Âm nhạc, vận động và nhảy múa; Biểu diễn âm nhạc

Mục đích của môn Âm nhạc ở tiểu học, thông qua môn học học sinh được hoạt dộng, được cảm thụ âm nhạc, trang bị cho các em có một số kiến thức về văn hóa âm nhạc.

Yêu cầu giáo viên:- Kiến thức: + Xác định vai trò giáo dục của âm nhạc, nêu được những đặc điểm về khả năng cảm thụ và hoạt động âm nhạc+ phân tích, đánh giá được những phương pháp dạy học, hiểu biết về nội

dung chương trình và cấu trúc của sách giáo khoa- Kỹ năng+ Soạn kế hoạch bài học( giáo án)+ Sử dụng phương pháp dạy học âm nhạc để tổ chức các giờ học và các hoạt

động âm nhạc ngoài giờ học.+ Giáo viên xây dựng chương trình môn Âm nhạc theo định hướng phát

triển năng lực của học sinh.+ Giáo viên phải có giọng hát, sử dụng thuần thục đàn oocgan và một số

nhạc cụ khác để nâng cao hiệu quả giáo dục Âm nhạc trong giờ học. Đối với học sinh lớp 1,2,3 hướng dẫn học sinh học hát và bước đầu làm quen với các nhạc cụ gõ( thanh phách, song loan, mõ, trống, sênh) để rèn luyện về nhịp điệu và tiết tấu. Học sinh lớp 4,5 phát triển kỹ năng thực hành âm nhạc, như: ca hát, đọc nhạc, biểu diễn, sáng tác,..

7.9. Môn Thủ công- Kĩ thuật- Chương trình dạy môn Thủ công- Kĩ thuật thực hiện hiện theo công văn

hướng dẫn số 9832/BGDĐT- GDTH ngày 01/9/2006 theo định hướng. Lựa chọn nội dung dạy học trong chương trình sách giáo khoa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và thực sự có hiệu quả. Thực hiện giảm tải theo đúng chương trình qui định;

- Thời lượng : 35 tiết/ năm-> thời gian 1 tiết 35-> 40 phútLớp 1,2,3 Thủ công với các chủ đề; Gấp hình- Cắt, dán giấy- Xé, dán giấy…Lớp 4, 5 kĩ thuật : Lắp ghép mô hình kĩ thuật; Cắt, khâu, thêu…- Yêu cầu giáo viên; Kiến thức+ Xác định vai trò giáo dục của môn Thủ công, kĩ thuật nhằm giáo dục kĩ

năng sống cho học sinh

16

Page 17: Phßng GD - §T quËn CÇu giÊythtrangan.hoankiem.edu.vn/upload/29318/20180511/10_K…  · Web viewCÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 -2018. Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT

+ Thủ công, kĩ thuật là môn học mang tính hoạt động do đó cần tăng cường tổ chức các hoạt động hoạt động cho học sinh để giờ học diễn ra một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.

Kĩ năng+ Soạn kế hoạch bài học( giáo án)+ Giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng dạy học ( sản phẩm mẫu to, rõ cho học

sinh quan sát). Khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong dạy Thủ công, kĩ thuật.

+ Trong quá trình dạy giáo viên theo dõi, quan sát hướng dẫn giúp đỡ học sinh để học sinh tạo ra được sản phẩm.

+ Học sinh nắm được qui trình để làm ra sản phẩm. + Thái độ của học sinh trong quá trình làm việc.+ Tạo ra được sản phẩm ứng dụng vào thực tế cuộc sống.7.10. Môn Thể dục:* Nội khóa: - Dạy theo hướng dẫn TDTT lớp 1 đến 5 của bộ Giáo dục và Đào tạo (Lớp 1

dạy 1 tiết/ tuần. Lớp 2,3,4,5 dạy 2 tiết/ tuần)- Đảm bảo việc dạy nội khoá có hiệu quả, chất lượng.- Đảm bảo dạy đúng, đủ nội dung chương trình thực hiện đánh giá xếp loại

theo thông tư 22/2016.- Giáo viên phải có giáo án soạn theo mẫu quy định (soạn giáo án theo 3 cột)

khi soạn giáo án chú ý thực hiện điều chỉnh nội dung dạy môn thể dục, đủ các loại hồ sơ, sổ sách cá nhân.

- Tổ chức kiểm tra đánh giá tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh theo độ tuổi, cấp học theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, chú trọng đến vấn đề nâng cao sức khoẻ thể lực cho học sinh.

- Tích cực dự giờ, trao đổi chuyên môn nhóm, qua tiết dạy chuyên đề của từng giáo viên; Qua chuyên đề các cấp.

- Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả.- Duy trì tập thể dục giữa giờ và các hoạt động thể dục thể thao khác.- Duy trì và phát triển các câu lạc bộ của trường: Võ thuật, Mĩ thuật, tạo

điều kiện cho HS, GV, CBCNV tham gia tập luyện và thi đấu các môn thể thao thi đấu cấp trường và tích cực tham gia thi đầy đủ các môn cấp quận và thành phố.

* Chú ý: + Tuyệt đối đảm bảo an toàn trong hoạt động thể dục thể thao.

17

Page 18: Phßng GD - §T quËn CÇu giÊythtrangan.hoankiem.edu.vn/upload/29318/20180511/10_K…  · Web viewCÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 -2018. Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT

+ Giáo viên phải có đủ trang phục thể thao khi lên lớp, khuyến khích HS mặc đồng phục TDTT và 100% phải đi giầy khi học giờ thể dục nội và ngoại khoá.

+ Giáo viên tích cực tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm.+ Học kỳ I – Giáo viên thể dục cấp tiểu học dự tiết chuyên đề tại trường

Tiểu học Nguyễn Du.* Ngoại khóa:- Duy trì tập thể dục giữa giờ và các hoạt động Thể dục Thể thao khác.- Tổ chức tốt hội khoẻ Phù Đổng cấp trường, tham gia thi đấu các môn Thể

dục Thể thao cấp quận và Thành phố. Gửi kế hoạch tổ chức và 05 kiểu ảnh hoạt động Hội khỏe phù đổng về Phòng Giáo dục và Đào tạo cho đồng chí Thu Thanh để tổng hợp và đánh giá thi đua các trường.

- Danh sách đăng ký thi đấu các môn Thể dục Thể thao cấp thành phố không qua sơ tuyển cấp quận phải nộp đúng hạn, theo mẫu quy định của ban tổ chức, có chữ ký của giáo viên thể dục và dấu xác nhận của BGH không chấp nhận các trường hợp nộp muộn. Trường cử học sinh đi thi đấu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nhân sự của đơn vị mình.

- Ban giám hiệu các trường thực hiện nghiêm túc chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên dạy thể dục thể thao theo QĐ số 51/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng chính phủ, Công văn số 1384/BGD&ĐT-CTHSSV ngày 5/3/2013 của Bộ GD&ĐT và công văn số 4389/SGD&ĐT- TCCB ngày 24/4/2013 của SGD&ĐT Hà Nội.

7.11. Môn Tiếng Anh- Tiếp tục thực hiện dạy học Tiếng Anh từ lớp 3 là môn học bắt buộc theo

Hướng dẫn của các cấp chỉ đạo. Tiếp tục triển khai đại trà chương trình giáo dục10 năm tại các trường tiểu học đủ điều kiện trên địa bàn quận. Các trường Tiểu học lựa chọn 1 trong 2 bộ giáo trình: Tiếng Anh 3,4,5 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hoặc Family and Friends của Nhà xuất bản ĐH Oxford.

- Thực hiện chương trình thí điểm 04 tiết/tuần cho học sinh lớp 3,4,5 theo Quyết định 3321/QĐBGD&ĐT ngày 12/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai dạy Chương trình thí điểm Tiếng Anh tiểu học từ năm học 2011-2012.

- Cuối mỗi học kỳ, kiểm tra đủ 4 kỹ năng: Nghe Nói Đọc Viết cho học sinh lớp 3,4,5, trong đó Lớp 3 chủ yếu Nghe – Nói; Lớp 4 cân đối dần, nâng cao hơn tỷ lệ Đọc - Viết; Lớp 5 đủ 4 kỹ năng cân bằng nhau (25%). Chú ý lưu lại đề kiểm tra để điều chỉnh tốt hơn sau mỗi năm học.

- Tổ chức khảo sát, đánh giá 100% học sinh lớp 5 học chương trình mới (10 năm) theo Quyết định số 1479/QĐ-BGDĐT ngày 10/5/2016 về Ban hành định dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh bậc 1 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho học sinh tiểu học).

18

Page 19: Phßng GD - §T quËn CÇu giÊythtrangan.hoankiem.edu.vn/upload/29318/20180511/10_K…  · Web viewCÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 -2018. Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT

- Cử giáo viên tham gia bồi dưỡng và tập huấn phương pháp giảng dạy và sử dụng công nghệ thông tin theo kế hoạch của Sở GD&ĐT, đảm bảo 100% giáo viên ngoại ngữ của trường có đủ chứng chỉ phương pháp giảng dạy và có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng.

- Thực hiện chuyên đề cấp trường ít nhất 01 lần/năm. Sau mỗi chuyên đề, có thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn.

7.12. Môn Tin học:a)  Kế hoạch dạy học: - Triển khai thực hiện kế hoạch dạy học chương trình môn Tin học tự chọn

theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.; - Việc giảng dạy môn Tin học ở trường Tiểu học nhằm giúp cho học sinh có hiểu biết ban đầu về Tin học và ứng dụng của Tin học trong đời sống và học tập; Có khả năng sử dụng máy tính điện tử trong việc học những môn học khác, trong hoạt động, trong vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tạo điều kiện để trẻ em thích ứng với đời sống xã hội hiện đại; Bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ tin học;

* Hình thức dạy và học tự chọnTổ chức dạy từ lớp 3 đối với.

          b) Nội dung, Chương trình và Sách giáo khoa: Thực hiện chương trình và sử dụng sách giáo khoa “Cùng học Tin học” quyển 1, quyển 2 và quyển 3 của Nhà xuất bản Giáo dục theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. c) Thời lượng giảng dạy: - Đảm bảo 100% HS được thực hành trên máy tính, trong quá trình dạy và học môn tin học tự chọn nhà trường chú ý tăng cường thời gian thực hành cho học sinh để củng cố vững chắc kiến thức đã học.

d) Cách đánh giá và cho điểm:- Người giáo viên cần chú ý trong các tiết dạy Lý thuyết, thực hành: Việc

đánh giá các mức độ nhận thức (Nhận biết, thông hiểu, vận dụng.) phải động viên được sự cố gắng tiến bộ của HS, đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của HS.;

- Việc ra đề kiểm tra: đảm bảo chính xác, đúng trọng tâm, phân loại được học sinh qua từng học kỳ, cuối năm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆNTrên cơ sở Kế hoạch chỉ đạo chuyên môn năm học 2017 – 2018 của nhà

trường các Tổ chuyên môn xây dựng Kế hoạch hoạt động cụ thể, sát với tình hình thực tế của trường và triển khai thực hiện nghiêm túc. Trong quá trình thực hiện

19

Page 20: Phßng GD - §T quËn CÇu giÊythtrangan.hoankiem.edu.vn/upload/29318/20180511/10_K…  · Web viewCÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017 -2018. Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT

nếu có vướng mắc cần báo cáo kịp thời với Ban giám hiệu nhà trường để xin ý kiến chỉ đạo và tháo gỡ./.

Nơi nhận:- Ban giám hiệu;- Các tổ chuyên môn- Lưu VT.

KT HIỆU TRƯỞNGPHÓ HIỆU TRƯỞNG

(đã ký)

Lều Thu Hà

20