11
Phố cổ hội an Tôi bước đi trên đường phố Hội An và thấy hài lòng vì các khu phố cổ được bảo tồn khá nguyên vẹn, trải qua bao thăng trầm nó vẫn tồn tại một tổng thể hài hoà; vào ngôi nhà cổ Tấn Ký, Phùng Hưng tôi thấy gia đình ở đây vẫn tiếp tục nối cuộc sống đời thường của thế hệ cha ông trước; vẫn còn đây những cột, những kèo, những nét chạm khắc… cũng như nếp sinh hoạt đời thường ở đây làm tôi cảm thấy như là một bảo tàng sống về kiến trúc, về văn hoá, về lối sống thị dân bày ra trước mắt. Tôi bước đi trên đường Trần Phú, đường Nguyễn Thái học phố xá sinh động đông vui mà nghe thấy như cách đây nhiều thế kỷ hẳn cũng tĩnh lặng và trật tự như cảnh phố phường hôm nay. Các hàng quán, các cửa hiệu dường như có phần “cung” nhiều hơn “cầu” nhưng dù sao cũng không xô bồ như nhiều đô thị khác. Chùa Cầu : Chùa Cầu còn có tên gọi là Cầu Nhật Bản và Lai Viễn Kiều, tương truyền do người Nhật xây vào đầu thế kỷ XVII và đã qua ít nhất 6 lần trùng tu vào các năm 1653, 1763, 1817, 1865, 1915, 1917. Cầu có mái che khá độc đáo, ở giữa là lối qua lại kiểu cầu vồng, hai bên có hành lang hẹp để làm nơi bày hàng, nghỉ mát với 7 gian bằng gỗ bắc ngang qua một lạch nước nhỏ cùng các kết cấu, họa tiết trang trí thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật, và cả phương Tây. Cùng với chức năng giao thông, cầu còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng có liên quan đến truyền thuyết về việc trấn yểm thủy quái, thủy tai giữ gìn sự yên bình cho phố xá và cộng đồng cư dân Hội An. Ngày 17 tháng 2 năm 1990, Chùa Cầu được cấp bằng Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia Giới thiệu (30/12/2006) Chùa Cầu còn có tên gọi là Cầu Nhật Bản và Lai Viễn Kiều, tương truyền do người Nhật xây vào đầu thế kỷ XVII và đã qua

Phố cổ hội an

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Phố  cổ  hội an

Phố cổ hội an

Tôi bước đi trên đường phố Hội An và thấy hài lòng vì các khu phố cổ được bảo tồn khá nguyên vẹn, trải qua bao thăng trầm nó vẫn tồn tại một tổng thể hài hoà; vào ngôi nhà cổ Tấn Ký, Phùng Hưng tôi thấy gia đình ở đây vẫn tiếp tục nối cuộc sống đời thường của thế hệ cha ông trước; vẫn còn đây những cột, những kèo, những nét chạm khắc… cũng như nếp sinh hoạt đời thường ở đây làm tôi cảm thấy như là một bảo tàng sống về kiến trúc, về văn hoá, về lối sống thị dân bày ra trước mắt. Tôi bước đi trên đường Trần Phú, đường Nguyễn Thái học phố xá sinh động đông vui mà nghe thấy như cách đây nhiều thế kỷ hẳn cũng tĩnh lặng và trật tự như cảnh phố phường hôm nay. Các hàng quán, các cửa hiệu dường như có phần “cung” nhiều hơn “cầu” nhưng dù sao cũng không xô bồ như nhiều đô thị khác.

Chùa Cầu : Chùa Cầu còn có tên gọi là Cầu Nhật Bản và Lai Viễn Kiều, tương truyền do người Nhật xây vào đầu

thế kỷ XVII và đã qua ít nhất 6 lần trùng tu vào các năm 1653, 1763, 1817, 1865, 1915, 1917.

Cầu có mái che khá độc đáo, ở giữa là lối qua lại kiểu cầu vồng, hai bên có hành lang hẹp để làm nơi bày hàng, nghỉ mát với 7 gian bằng gỗ bắc ngang qua một lạch nước nhỏ cùng các kết cấu, họa tiết trang trí thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật, và cả phương Tây.Cùng với chức năng giao thông, cầu còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng có liên quan đến truyền thuyết về việc trấn yểm thủy quái, thủy tai giữ gìn sự yên bình cho phố xá và cộng đồng cư dân Hội An.

Ngày 17 tháng 2 năm 1990, Chùa Cầu được cấp bằng Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia

Giới thiệu (30/12/2006) Chùa Cầu còn có tên gọi là Cầu Nhật Bản và Lai Viễn Kiều, tương truyền do người Nhật xây vào đầu thế kỷ XVII và đã qua ít nhất 6 lần trùng tu vào các năm 1653, 1763, 1817, 1865, 1915, 1917. Chùa Cầu - Biểu tượng của Hội An:(24/11/2006) Chùa Cầu - Biểu tượng của Hội An:  (24/11/2006)

Page 2: Phố  cổ  hội an

Nằm tiếp giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú - Hội An, Chùa Cầu (hay còn gọi chùa Nhật Bản) là công trình kiến do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16. Do ảnh hưởng của thiên tại địch hoạ, Chùa Cầu đã qua nhiều lần trùng tu và dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt, Trung.

Chùa Cầu có dáng hình chữ Công, mặt cầu bằng ván gỗ cong vòng ở giữa, bắt qua con lạch thông ra sông Hoài. Cầu có mái che uốn cong mềm và được chạm trổ nhiều hoạ tiết tinh xảo. Trên cửa chính của Chùa Cầu có chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều (có nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến) - tên do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt trong một lần viếng thăm

Hội An vào năm 1719. Trên sườn cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ - thần chuyên trấn trị phong ba, lũ lụt theo tín ngưỡng của người Trung Hoa. Ở hai đầu cầu có đặt hai nhóm tượng khỉ và chó bằng gỗ ngồi chầu.

Lai lịch của Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về con Cù - một loại thuỷ quái có đầu nằm ở Ấn Độ, mình ở Việt Nam và phần đuôi

ở tận Nhật Bản và mỗi lần Cù cựa quậy là gây ra lũ lụt, động đất ở những nơi này. Vì vậy, ngoài việc xây cầu để phục vụ giao thông, người xưa còn có hàm ý trấn yểm loài thuỷ quái, giữ cho cuộc sống yên bình. Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã chính thức được chọn là biểu tượng của Hội An

-------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------- Hội quán Hội quán Ngũ Bang còn có tên là hội quán Dương Thương hay Trung Hoa hội quán, do các thương khách người Hoa gốc Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Gia Ứng xây dựng vào năm 1741 để làm nơi thờ tự Thiên Hậu Ngũ Bang mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa.

Hội quán Ngũ Bang: (27/11/2006) Hội quán Ngũ Bang nằm ở số 64. Trần Phú - thị xã Hội An còn có tên là hội quán Dương Thương hay Trung Hoa hội quán... Hội quán Quảng Đông:(24/11/2006) Hội quán Phúc Kiến:(24/11/2006) Hội quán Triều Châu:(24/11/2006)

-------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------

Page 3: Phố  cổ  hội an

Nhà thờ tộc Nhà thờ Tộc Trương:  (02/12/2006)

Được xây dựng vào năm 1840 dưới triều Nguyễn, nhà thờ bao gồm các phần nhà ở sinh hoạt, nhà thờ tộc và cổng. Khu nhà ở được che bởi bức vách bằng tre phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Ngày xưa, trong khuôn viên nhà thờ còn có nhà cho những người hầu ở. Xung quanh nhà thờ cũng có nhiều ngôi nhà tương tự. Di tích này đã được bảo tồn rất tốt và được tu bổ vào năm 2002...

Nhà thờ Tộc Trương: (02/12/2006) Được xây dựng vào năm 1840 dưới triều Nguyễn, nhà thờ bao gồm các phần nhà ở sinh hoạt, nhà thờ tộc và cổng. Khu nhà ở được che bởi bức vách bằng tre phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Nhà thờ tộc Trần:(24/11/2006) Nhà thờ tộc ở Hội An:(24/11/2006)

-------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------- Đình cổ Đình Đại Càn:  (30/11/2006)

Theo các tài liệu còn lại được biết đình Đại Càn được xây dựng vào thế kỷ 18 để thờ các vị thần Đại Càn Quốc gia Nam Hải tứ vị thánh nương, Nam Hải cự tộc Ngọc Lân tôn thần, đồng thời phối thờ Tiền hiền, Ngũ Hành Tiên Nương. Do nhiều lần ảnh hưởng gió bão và chiến tranh không tu bổ kịp, đến nay đình Đại Càn bị sụp đổ hoàn toàn, chỉ còn lại nền móng đình, bức bình phong hình cuốn thư, một trụ biểu, đặc biệt có tấm bia ghi niên hiệu Cảnh Hưng nhị thập nhị niên (1722). Nội dung văn bia đã bị phai mờ do nhiều nguyên nhân chưa xác định nhưng theo nguồn tư liệu hồi cố dân gian, đình Đại Càn được xây dựng phục vụ tín ngưỡng, đồng thời phn ánh các bước chuyển biến trong tổ chức cộng đồng cư dân cù lao chàm ở từng giai đoạn lịch sử. Hiện nay, bia đình Đại Càn là di tích cung cấp nhiều tư liệu quý cho các nhà khoa học về lịch sử dân cư và văn hoá tín ngưỡng miền biển, vùng đảo cù lao

chàm.

Đình Đại Càn: (30/11/2006)

Page 4: Phố  cổ  hội an

Theo các tài liệu còn lại được biết đình Đại Càn được xây dựng vào thế kỷ 18 để thờ các vị thần Đại Càn Quốc gia Nam Hải tứ vị thánh nương, Nam Hải cự tộc Ngọc Lân tôn thần... Đình tiền hiền:(30/11/2006) Đình làng - văn hóa Việt Nam:(27/11/2006) Đình Tiền hiền Kim Bồng:(24/11/2006)

-------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------- Lăng miếu Miếu bà Mụ: (30/11/2006) Miếu bà Mụ:  (30/11/2006)

Miếu bà Mụ được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 trên vị trí cao này của hòn gieo nhìn ra biển, nơi trước đây tấp nập tàu thuyền qua lại. Di tích liên quan đến tín ngưỡng phồn thực, đến sự sinh sôi phát triển, thể hiện qua việc thờ bà mụ cùng những vị nữ thần bổ trợ bà mẹ, trẻ em, bổ trợ việc sinh nở cùng các sinh hoạt liên quan đến lĩnh vực này. Tuy miếu có quy mô nhỏ, thấp, nhưng với lối kiến trúc cuốn vòm trông như một hang động bí hiểm song gần gũi đầy gợi cảm. Mái lợp ngói âm dương, cửa ra vào trổ ở đầu hồi. Đây là kiểu kiến trúc khá đặc trưng gắn với đời sống vật chất và tinh

thần của cư dân ven biển. Nhiều truyền thuyết liên quan đến di tích này cùng các tục lệ về cầu tự, cầu được bình an khi sinh nở hiện lưu truyền tại địa phương phần nào thể hiện sự quan trọng của di tích miếu bà Mụ trong đời sống tinh thần của cư dân vùng đảo cù lao chàm trước đây cũng như hiện nay.

Miếu bà Mụ được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 trên vị trí cao này của hòn gieo nhìn ra biển, nơi trước đây tấp nập tàu thuyền qua lại. Di tích liên quan đến tín ngưỡng phồn thực, đến sự sinh sôi phát triển, thể hiện qua việc thờ bà mụ cùng những vị nữ thần bổ trợ bà mẹ, trẻ em, bổ trợ việc sinh nở ... Miếu bà Bạch:(30/11/2006) Miếu Cô:(30/11/2006) Miếu âm linh:(24/11/2006)

-------------------------------------------------------------------------------- Mộ cổ

Page 5: Phố  cổ  hội an

Mộ cổ ở Hội An khá phong phú về chủ nhân, niên đại và số lượng, được phân bổ gần và bao giờ cũng

quay mặt vẳ phía dòng chảy thường là không xa nơi người chểt cư trú lúc sinh thời.

Qua khảo sát, có thể thấy rằng khoảng đầu thế kỷ 19 đã bắt đầu xuất hiện các hình thức khu mộ (nghĩa địa ) của các tộc, họ cùng các kbu mộ chung gọi là "Nghĩa trũng" thuộc sự quản lý của các cộng đồng làng xóm nhằm quy tập các ngôi mộ vô chủ. Tương tự như vậy, cộng đồng người Hoa có khu mộ " Thanh Minh", hoặc khu mộ của các bang (Triều Châu, Phúc Kiến...).

Mộ cổ phổ biến ở Hội An là loại mộ được cấu thành bởi chất liệu vôi tam hợp: (vôi hàu-cát mịn-ngâm mật mía hoặc nước từ một số loại cây có chất keo như: bời lời, lưỡi long...). Kiểu thức xây dựng các ngôi mộ cổ khá thống nhất, khác chăng là về quy mô.

Các ngôi mộ từ thế kỷ 18 trở về trước có bia đá làm bằng sa thạch với nétchữ to, khắc rất sâu, hoa văn mập, (Ðại Nam Việt Cố...), còn bia mộ ở thế kỷ 19 lại dùng đá Cẩm thạch với nẻ chữ nhỏ, khắc cạn, hoa văn theo các đề tài rồng, hoa, lá... được cách điệu khá rườm rà, tỉa tót thể hiện khá điêu luyện. Phần trên bia mộ thường được khắc với chữ đầu là tên làng, chữ sau là chữ Giang (Thanh Giang, Cẩm Giang, Minh Giang..) và cũng có khi ghi rõ tên làng (xã) của chủ nhân ngôi mộ.

Nhìn chung, loại hình mộ cổ ở Hội An thạ hiện rất rõ tính hoà nhập của các cộng đồng cư dân trong một kiểu thức chung. Bằng kiểu thức mộ, chúng ta khó có thể phân biệt được đâu là mộ người Nhật, người Hoa, hay người Việt, có chăng là sự khác nhau về quy mô của mộ người giàu có, quan hay người thuộc tầng lớp bình dân"

Giới thiệu (30/12/2006) Mộ cổ ở Hội An khá phong phú về chủ nhân, niên đại và số lượng, được phân bổ gần và bao giờ cũng quay mặt vẳ phía dòng chảy thường là không xa nơi người chểt cư trú lúc sinh thời. Qua khảo sát, có thể thấy rằng khoảng đầu thế kỷ 19 đã bắt đầu xuất hiện các hình thức khu mộ (nghĩa địa ) của các tộc, họ cùng các kbu mộ chung gọi là "Nghĩa trũng" thuộc sự quản lý của các cộng đồng làng xóm nhằm quy tập các ngôi mộ vô chủ. Tương tự như vậy, cộng đồng người Hoa có khu mộ " Thanh Minh", hoặc khu mộ của các bang (Triều Châu, Phúc Kiến...). Mộ thứ phi vua Quang Trung và các tướng Tây Sơn:(24/11/2006)Mộ thứ phi vua Quang Trung và các tướng Tây Sơn:  (24/11/2006)

Tọa lạc tại Rừng Rẫy trên một gò đất rộng chừng 600 m2, cao hơn mặt ruộng đang canh tác khoảng 40 cm, khu mộ các tướng Tây Sơn gồm các ngôi mộ của ông Trần Công Thức, Trần Công Minh, Trần Công Giai. Tại gò này còn có mộ Thứ phi Quang Trung với quy mô nhỏ, nấm bằng hợp chất hình hột xoài. Sau mộ có quynh nhỏ, giữa quynh gắn bia xi-măng đề: “Đông Châu Tiền triều Hoàng Hậu Thứ phi tự Quỵ Trần Tổ Cô mộ”. Đây là khu mộ có quy mô lớn, kết cấu tiêu biểu, ngoài việc góp phần làm phong phú đặc điểm của loại hình mộ cổ Hội An, di tích còn bằng chứng về vai trò khá đặc biệt của làng Thanh Châu nói chung, tộc Trần nói riêng đối với nhà Tây Sơn trong lịch sử.

Mộ tổ tộc Lê:(24/11/2006)

Page 6: Phố  cổ  hội an

Mộ Chí sĩ Nguyễn Duy Hiệu:(24/11/2006)

-------------------------------------------------------------------------------- Giếng cổ Nguồn mạch ngàn năm  (24/11/2006)

Giếng Chămpa được phân bố trong quần thể khu phố cổ theo một hệ thống khá liên hoàn, dọc bờ Bắc và Nam của sông Thu Bồn, bên bờ các dòng chảy cổ và đảo cù lao Chàm.Hầu hết giếng đều có kết cấu bằng đá hoặc gạch hình "vành khăn", còn gọi là hình "cổ áo". Bên dưới có 4 thanh đà bằng gỗ lim ghép lại thành hình vuông, lòng thành giếng được xây vuông hoặc tròn. Điều kỳ lạ là cho đến hôm nay, người Hội An vẫn sử dụng hầu hết các giếng cổ này vì giếng rất trong, sạch và

ngọt. Điều này thể hiện trình độ chọn đất hay sự am hiểu về phong thuỷ rất cao.Qua nhiều nguồn tư liệu cho biết, người Chămpa xưa đào giếng, ngoài việc phục vụ nhu cầu hàng ngày, họ còn trao đổi nước ngọt với các thuyền, tàu buôn nước ngoài đến cảng

thị Hội An.Trải qua quá trình sử dụng, các lớp cư dân Việt đã có gia cố, tu bổ nhưng kết cấu, chất liệu vẫn không thay đổi; nhiều cái giếng cổ của cộng đồng người Việt hay người Minh Hương - Trung Hoa tại Hội An có niên đại trên dưới

300 năm cũng đã học theo kỹ thuật làm giếng của người Chămpa, rõ nét nhất là giếng đình Minh Hương nằm trên đường Phan Chu Trinh.Trung tâm phố thị có hệ thống nước máy mà đa phần người Hội An vẫn mua nước từ các giếng cổ này để nấu ăn. Vào sáng sớm hay chiều tối, những đôi quang gánh hoặc xe ba gác vẫn chở nước toả đi khắp các ngả đường.

Nguồn mạch ngàn năm (24/11/2006) Giếng Chămpa được phân bố trong quần thể khu phố cổ theo một hệ thống khá liên hoàn, dọc bờ Bắc và Nam của sông Thu Bồn, bên bờ các dòng chảy cổ và đảo cù lao Chàm.Hầu hết giếng đều có kết cấu bằng đá hoặc gạch hình "vành khăn"... Giếng cổ Chămpa 1.000 tuổi ở Hội An:(24/11/2006)

-------------------------------------------------------------------------------- Bảo tàng Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An:  (24/11/2006)

Vị trí bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An nằm tại số 33 Nguyễn Thái Học.Bảo tàng được triển khai tại 33 - Nguyễn Thái Học, là ngôi nhà cổ lớn nhất trong Đô thị cổ có chiều dài 57 mét, chiều ngang 9 mét, hai tầng sàn bằng gỗ thông 2 mặt phố Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng.Bảo tàng Văn hóa Dân gian ở Hội An là thiết chế văn hóa đặc biệt và được coi là hiếm hoi trong khu vực. Thông qua hiện vật, tư liệu, hình ảnh, Bảo tàng nhằm tập trung thể hiện các giá trị thuộc về Văn hoá Phi vật thể, giới thiệu bề dày về truyền thống văn

Page 7: Phố  cổ  hội an

hoá, sự sáng tạo, những đóng góp của nhân dân địa phương trong quá trình xây dựng, phát triển vùng đất Hội An. Bảo tàng trưng bày theo từng mảng chủ đề gồm các mảng Nghệ thuật tạo hình dân gian, Nghệ thuật diễn xướng dân gian, Ngành nghề truyền thống, các hiện vật liên quan đến đời sống hàng ngày của cư dân Hội An.

Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An: (24/11/2006) Vị trí bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An nằm tại số 33 Nguyễn Thái Học.Bảo tàng được triển khai tại 33 - Nguyễn Thái Học, là ngôi nhà cổ lớn nhất trong Đô thị cổ có chiều dài 57 mét, chiều ngang 9 mét, hai tầng sàn bằng gỗ thông 2 mặt phố Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh:(24/11/2006) Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch:(24/11/2006) Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa Hội An: (24/11/2006)

-------------------------------------------------------------------------------- Kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo Chùa Chúc Thánh (05/09/2007) Chùa Chúc Thánh  (05/09/2007)

Chùa Chúc Thánh nằm tại phường Thổ Cẩm - Thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam và cách trung tâm phố cổ Hội An chừng 2 km (theo đường Huỳnh Thúc Kháng).

Chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII (1671), do Minh Hải Thiền Sư sáng lập. Chùa Chúc Thánh nổi tiếng bởi là nơi khai sinh ra chi phái Thiền Chúc Thánh của Thiền Lâm Tế. Chùa được xây theo mô hình chữ tam, có phong cách kiến trúc tổng hợp của truyền thống Trung Quốc và Việt Nam với nhiều tượng lớn, trạm trổ cầu kỳ. ở chính điện thờ Tam Thế Phật, Di Lặc, 18 vị La Hán, trước sân có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngoài ra trong chùa còn có

nhiều ngôi tháp của Tổ sư Minh Hải, thiền sư Thiết Thọ (đời 35), ấn Bích (đời 39), Thiện Quả,...Từ đó đến nay chùa đã được trùng tu 2 lần vào năm 1956 và năm 1964.

Chùa Chúc Thánh Chùa Chúc Thánh nằm tại phường Thổ Cẩm - Thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam và cách trung tâm phố cổ Hội An chừng 2 km (theo đường Huỳnh Thúc Kháng). Nhà thờ Hội An:(02/12/2006) Nhà thờ Hội An:  (02/12/2006)

Chùa Chúc Thánh

Page 8: Phố  cổ  hội an

Nhà thờ Hội An được xây dựng này 18 - 11 - 1615 do giáo sĩ Fran-Cisco Buzomi, người Italia xây dựng. Lúc đầu chỉ có các giáo sĩ Dòng Tên và Dòng Thừa Sai-Paris đến Hội An truyền giáo, càng về sau tín đồ càng đông, vì thế nhà thờ Hội An cũng được cải tạo mở rộng. Hiện nay, nhà thờ Hội An được dời về đường Nguyễn Trường Tộ, đây là nơi chôn cất một số nhà truyền giáo đầu thế kỷ XVIII

Chùa Hải Tạng:(30/11/2006) Giới thiệu:(30/11/2006)

-------------------------------------------------------------------------------- Nhà cổ Nhà Diệp Đồng Nguyên:  (24/11/2006)

Ngôi nhà này được xây dựng vào cuối TK 19 . Tổ tiên của chủ nhà này là một thương nhân người Hoa. Bên trong ngôi nhà có bày trí rất nhiều đồ cổ và có ô thông sàn lên tầng hai. Kiểu ô thông sàn này là đặc trưng của nhà cổ ở Hội An, từng được sử dụng để làm nơi vận chuyển hàng hoá, đồ vật.

Nhà Diệp Đồng Nguyên: (24/11/2006) Vị trí nhà Diệp Đồng Nguyên nằm tại số 80 Nguyễn Thái Học.Ngôi nhà này được xây dựng vào cuối TK 19 . Tổ tiên của chủ nhà này là một thương nhân người Hoa. Nhà cổ Tấn Ký:(24/11/2006) Nhà cổ Tấn Ký:  (24/11/2006)

Ngôi nhà 101 Nguyễn Thái Học còn gọi là “Nhà Tấn Ký”, một trong những ngôi nhà đẹp nhất ở Hội An thu hút nhiều du khách tham quan. Các chi tiết trang trí trên hàng cột, đà và vách ngăn rất thanh nhã. Trên tường và bờ mái cũng được trang trí rất đẹp. Ngôi nhà này được xây dựng theo kiểu kiến trúc nhà hai tầng có mái hiên. Phần sàn gỗ ở giữa nếp nhà chính là kiểu sàn gỗ truyền thống ở Hội An.

Nhà số 113, 115 và 117 Nguyễn Thái Học:(24/11/2006) Nhà số 04 và 06 đường Nguyễn Thị Minh Khai:(24/11/2006)

Ảnh www.hoian24h.vn