224
PHỤ NỮ, GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN TRẦN THỊ VÂN ANH - LÊ NGOC HÙNG Tái bản lần thứ nhất, có bổ sung và sửa chữa NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ Hà Nội – 2000 Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ Chủ tịch HỒ CHÍ MINH Contents PHỤ NỮ, GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN.........................................1 LỜI NÓI ĐẦU...................................................... 1 Phần 1: NGHIÊN CỨU PHỤ NỮ, GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN....................2 Chương 1: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỂ PHỤ NỮ: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...................................................... 2 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHỤ NỮ, GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. . .19 Chương 3: GIỚI, PHONG TRÀO PHỤ NỮ VÀ PHÁT TRIỂN...............35 Phần 2: VỊ TRÍ, VAI TRÒ PHỤ NỮ TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ - XÃ HỘI. . .54 Chương 4: LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA PHỤ NỮ...........54 Chương 5: MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE, HỌC VẤN VÀ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN 83 Chương 6: PHỤ Nữ QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI........108 Chương 7: PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH.................................122 Phần 3: PHỤ NỮ, GIỚI VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH XÃ HỘI..............138 Chương 8: CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ...................138 Chương 9: ĐÁP ỨNG YÊU CẦU GIỚI, NÂNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI NGANG TẦM ĐỔI MỚI KINH TẾ.............................................. 159 LỜI KẾT........................................................ 177

Phụ Nữ, Giới Và Phát Triển (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/781.PhuNuGioiVaPhatTrien.docx · Web viewPhụ Nữ, Giới Và Phát Triển (Word) - saomaidata.org

Embed Size (px)

Citation preview

PHỤ NỮ, GIỚI VÀ PHÁT TRIỂNTRẦN THỊ VÂN ANH - LÊ NGOC HÙNG

Tái bản lần thứ nhất, có bổ sung và sửa chữaNHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ

Hà Nội – 2000Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức dệt

thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ

Chủ tịch HỒ CHÍ MINH

ContentsPHỤ NỮ, GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN................................................................................1

LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................1Phần 1: NGHIÊN CỨU PHỤ NỮ, GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN..........................................2

Chương 1: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỂ PHỤ NỮ: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................................................................................2Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHỤ NỮ, GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN........19Chương 3: GIỚI, PHONG TRÀO PHỤ NỮ VÀ PHÁT TRIỂN................................35

Phần 2: VỊ TRÍ, VAI TRÒ PHỤ NỮ TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ - XÃ HỘI................54Chương 4: LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA PHỤ NỮ.......................54Chương 5: MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE, HỌC VẤN VÀ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN...................................................................................................................... 83Chương 6: PHỤ Nữ QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI.....................108Chương 7: PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH.................................................................122

Phần 3: PHỤ NỮ, GIỚI VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH XÃ HỘI................................138Chương 8: CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ........................................138Chương 9: ĐÁP ỨNG YÊU CẦU GIỚI, NÂNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI NGANG TẦM ĐỔI MỚI KINH TẾ.........................................................................................159

LỜI KẾT...........................................................................................................177

LỜI NÓI ĐẦUNgày xửa ngày xưa, đàn bà mạnh hơn, giỏi hơn và thông minh hơn

đàn ông… Đó là chuyện cổ tích hay là buổi bình minh của lịch sử nhân loại? Chưa ai thực rõ về điều này. Chỉ biết rằng phụ nữ không ngang hàng với nam giới ở hầu hết các thời đại. Cho đến cuối thế kỷ XX, 189 quốc gia trên thế giới đã phải họp lại để ra nghị quyết nâng cao bình đẳng giới

chống phân biệt đối xử với phụ nữ. Loài người bước vào thế kỷ XXI với câu hỏi làm thế nào nâng cao hơn nữa địa vị xã hội của phụ nữ ngang tầm phát triển nhân loại.

Đó là câu chuyện quốc tế, của lịch sử và của thế giới đầy biến động quanh ta. Cuốn sách này chỉ muốn nói tới chuyện của phụ nữ Việt Nam ngày nay mà nhiều người đang muốn biết. Phần I cuốn sách cung cấp hệ thống những quan điểm, phạm trù, khái niệm, phương pháp và các vấn đề cơ bản của phụ nữ học. Với cơ sở lý luận và phương pháp luận đó, bạn đọc có thể dễ dàng nắm bắt những biểu hiện, giải thích những hiện tượng và dự báo những xu hướng biến đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình, sức khỏe của phụ nữ trong thời kỳ đổi mới kinh tế ở Việt Nam được trình bày ở phần II cuốn sách. Phần in tập trung vào phân tích chính sách xã hội đối với phụ nữ làm luận cứ khoa học cho việc thực hiện nguyên tắc công bằng xã hội và bình đẳng giới trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.

Cuốn sách “Phụ nữ, giới và phát triển do Nhà xuất bản Phụ nữ cho ra mắt lần đầu tiên bằng tiếng Việt năm 1996 và bằng tiếng Anh năm 1997. Sách đã thu hút sự quan tâm đón đọc nhiệt tình của các bạn đọc trong và ngoài nước. Đến nay sau gần năm năm, một quãng thời gian vừa đủ để thu thập thêm số liệu về tình hình phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, chúng tôi cho tái bản cuốn sách đã được sửa chữa, bổ sung.

Về cơ bản, sách tái bản lần này vẫn giữ nguyên cấu trúc gồm ba phần, nhưng nội dung ở các phần, chương, mục đều có những sửa đổi cần thiết phản ánh đầy đủ hơn, chính xác hơn các vấn đề lý luận và thực tiễn của sự biến đổi vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội. Một số nội dung cụ thể của cuốn sách đã được viết lại và bổ sung thêm những ý tưởng và những dữ liệu mới.

Sách tái bản lần này kế thừa và phát huy tinh thần lý luận giải phóng phụ nữ thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu vươn lên ngang tầm phát triển đất nước đã được nêu lên trong lần xuất bản trước, đồng thời khắc họa sắc nét hơn những biến chuyển và những vấn đề của phụ nữ Việt Nam bước vào thiên niên kỷ mới.

Chúng tôi hy vọng cuốn sách đáp ứng được một phần nhu cầu của bạn đọc và rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình thẳng thắn để cuốn “Phụ nữ, giới và phát triển” ngày một hoàn thiện hơn.

Nhân dịp này, chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã có những giúp đỡ vật chất và tinh thần vô cùng quý báu đối với chúng tôi trong việc tái bản cuốn sách.

Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng

Phần 1: NGHIÊN CỨU PHỤ NỮ, GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN Chương 1: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỂ PHỤ NỮ: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1. Khái niệm phụ nữ học1.1.Đặt vấn đềThật lý thú khi nhận thấy rằng ở nước ngoài, ngay cả những nước

được coi là cái nôi của nghiên cứu phụ nữ, khái niệm “Phụ nữ học” còn rất xa lạ. Trong khi đó ở Việt Nam, môn “Phụ nữ học” đang thu hút sự chú ý, quan tâm của nhiều người, còn bản thân khái niệm đó đang trở thành quen thuộc trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn và công tác xã hội.

Ví dụ, ở Hoa Kỳ, một nước có nền độc lập được tuyên bố vào năm 1776 mãi tới năm 1920 phụ nữ mới được quyền bỏ phiếu. Nghiên cứu phụ nữ (Women’s studies) xuất hiện vào cuối những năm 1960 với tư cách là một nỗ lực và thành tựu to lớn của phong trào phụ nữ đòi bình quyền (Feminism). Mười lăm năm sau đó nghiên cứu phụ nữ đã trở thành một lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu, thu hút tới 2225 chuyên gia, thực hiện 4490 khoá đào tạo về nghiên cứu phụ nữ tại 995 trường và cơ sở nghiên cứu’ (Tamar Berkowitz, 1974). Năm 1989, các cơ sở đào tạo - nghiên cứu gồm các trường cao đẳng, đại học và các viện của Hoa Kỳ đã đưa ra hơn 500 chương trình đào tạo đại học, trong số đó có hơn 50 chương trình đào tạo thạc sĩ (MA) và gần 20 chương trình đào tạo tiến sĩ (Ph.D) về nghiên cứu phụ nữ. Cho tới nay những con số này đã lớn hơn rất nhiều. Nhưng người ta khó có thể tìm thấy tên gọi “Phụ nữ học” với thuật ngữ là “Khoa phụ nữ” trong chương trình đào tạo, nghiên cứu phụ nữ ở Hoa Kỳ.

Cho đến nay ở nhiều nước trên thế giới, khái niệm “Phụ nữ học” chủ yếu vẫn được hiểu là tập hợp các nghiên cứu của phụ nữ, về phụ nữ và vì phụ nữ. Ở Việt nam, ý tưởng nghiên cứu phụ nữ được thiết chế hóa bằng việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Phụ nữ năm 1987. Đó là một cơ sở nghiên cứu thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội, nay là Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia. Sự ra đời của Trung tâm này có liên quan tới sự phát triển của phong trào phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn mới. Nhưng lý do chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu giao lưu thông tin khoa học về phụ nữ ở trong và ngoài nước. Năm năm sau đó, nghiên cứu khoa học về phụ nữ đã xâm nhập vào một số trường Đại học lớn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Môn học này ngay lập tức có tên gọi là “Phụ nữ học” giống như những ngành học, môn học khác chẳng hạn như Xã hội học, Kinh tế học, Tâm lý học, Triết học, Toán học v.v… Môn “Phụ nữ học” được đưa vào giảng dạy ở trường Đại học An ninh, trường Đại học Công đoàn. Đặc biệt môn học này ở khoa Xã hôi học - Tâm lý học, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã thu hút nhiều sinh viên nghiên cứu chuyên sâu làm khóa luận và luận văn tốt nghiệp. Từ khi ra đòi năm 1992 đến nay, Khoa “Phụ nữ ở Đại học Mở - Bán công Thành phố Hồ Chí Minh đã đào tạo lớp lóp sinh viên chuyên về lĩnh

vực khoa học này. Bộ môn Nghiên cứu và Giảng dạy về giới được chính thức thành lập ở khoa Xã hội học thuộc Phân viện Báo chí - Tuyên truyền, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cũng thu hút nhiều người học tập, nghiên cứu. Vậy “Nghiên cứu phụ nữ” và “phụ nữ học” giống và khác nhau ở chỗ nào? Trả lời được câu hỏi này giúp chúng ta hiểu được tại sao ở Việt Nam “Nghiên cứu phụ nữ” đã được coi là “Phụ nữ học”. Qua đó, ta sẽ nắm được những yêu cầu đang đặt ra đối với sự phát triển của lĩnh vực khoa học này trong giai đoạn hiện nay.

1.2. Phụ nữ họcPhụ nữ học là gì? Hỏi một sinh viên mới nhập trường hay một

chuyên gia về khoa học xã hội ta sẽ nghe được câu trả lời đại ý “Phụ nữ học là nghiên cứu phụ nữ”. Có thể coi đó là cách định nghĩa ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Có lẽ vì thế mà phụ nữ học mau chóng được đưa vào giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học cao đẳng. Nhưng đúng hơn, bằng cách định nghĩa như vậy, nhiều người, nhất là sinh viên bày tỏ mong muốn khẳng định rằng Phụ nữ học là khoa học về phụ nữ. “Phụ nữ học” tức là môn “Nghiên cứu phụ nữ” cũng phải có vị trí khoa học, vị trí môn học, ngành học như bất kỳ một lĩnh vực khoa học khác.

Thực ra vấn đề không phải là chuyện từ ngữ, chơi chữ theo kiểu “tuy hai mà một”. Thực chất có thể xác định Phụ nữ học là lĩnh vực nghiên cứu khoa học về địa vị của người phụ nữ trong xã hội hướng vào hoạt động thực tiễn cải thiện thân phận phụ nữ. Nghiên cứu khoa học về phụ nữ, gọi ngắn gọn là “Nghiên cứu phụ nữ” hay “Phụ nữ học” đòi hỏi những người trong ngành tức là các chuyên gia, các nhà chuyên môn phải tiếp cận, xem xét và giải quyết các vấn đề (của) phụ nữ, theo cách nhìn của phụ nữ, vì quyền lợi của phụ nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng nam - nữ.

Các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của phụ nữ đã từng được các khoa học xã hội - nhân văn và cả khoa học tự nhiên tìm hiểu, nghiên cứu từ rất lâu, rất sớm. Nhưng hầu hết các phát hiện khoa học về phụ nữ chủ yếu là theo cách nhìn một chiều từ phía nam giới - các nhà khoa học nam. Tất cả các lý thuyết, các phạm trù, khái niệm, phương pháp khoa học về tự nhiên, xã hội và cả lịch sử nhân loại đều do Con Người tạo ra. Nhưng “Con người” đó là nam hay nữ, đa số là nam hay đa số là nữ? Rất ít người bận tâm về câu hỏi này, cũng rất ít ai để ý phân biệt nam - nữ trong khoa học. Nếu chú ý thì sẽ thấy, trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại người làm khoa học chủ yếu là nam giới. Con người với tư cách là chủ thể và khách thể nghiên cứu khoa học tỏ ra khách quan đến mức “trung tính” trừu tượng. Chính vì sự mập mờ không rõ ràng đó mà ta khó có thể tìm thấy bóng dáng phụ nữ và cái nhìn phụ nữ trong kho tàng tri thức khoa học nhân loại. Con người làm nên lịch sử, nhưng xét về mặt từ ngữ tiếng Anh “History” - môn “Lịch sử học”, một khoa học đồ sộ như chính lịch sử hình thành, phát triển xã hội, thực chất là lịch sử của đàn

ông, do đàn ông làm ra và do đàn ông kể lại, viết lại. Cái tháp ngà khoa học do con người xây dựng chủ yếu dựa trên những nghiên cứu về con người nói chung, con người trung tính và theo cách nhìn của nam giới.

Điều đó thật khó thích hợp đối với người phụ nữ, nhất là trong xã hội hiện đại, bởi ít nhất phụ nữ cũng chiếm tới một nửa lực lượng lao động. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải thu hút phụ nữ vào nghiên cứu khoa học về mặt thuật ngữ tiếng Anh “Women's Studies” nguyên văn có nghĩa là các nghiên cứu của phụ nữ, do phụ nữ thực hiện để xem xét và giải quyết vấn đề nữ quyền. Trên thực tế các nghiên cứu về vấn đề phụ nữ ở nhiều nước trên thế giới chủ yếu là do các nhà khoa học nữ thực hiện. Tình hình này nay đã đổi khác, nhất là khi lĩnh vực “khoa học về giới” xuất hiện đã thu hút không ít nam giới quan tâm nghiên cứu.

Các khoa học lâu đời như Triết học, Lịch sử học; các khoa học non trẻ như Kinh tế học, Xã hội học và các khoa học mới ra đời như Sinh thái học, Tin học đang cung cấp tri thức giúp con người điều chỉnh và định hướng hành vi của mình. Nhưng các tri thức, các quan sát và cách giải thích của các khoa học đó chủ yếu phản ánh thục tiễn và cái nhìn của nam giới thì khó có thể giúp ích gì nhiều cho người phụ nữ. Một toà lâu đài khoa học mà chỉ có các nghiên cứu nam giới hoặc “trung tính về giống” thì không những buồn tẻ mà còn thiếu chính xác và kém hiệu quả. Vì vậy, đúng về phía phụ nữ để nghiên cứu về phụ nữ, đặt phụ nữ vào trung tâm nghiên cứu sẽ không chỉ làm giàu tri thức khoa học, mà còn làm tăng chất lượng và hiệu quả hoạt động thục tiễn cải biến xã hội.

Như vậy, lĩnh vực nghiên cứu phụ nữ có vai trò “kép” là vừa cung cấp những tri thức mới, vừa điều chỉnh những hiểu biết còn thiên vị nam giới. Nghiên cứu phụ nữ đang dần trở thành một lĩnh vực nghiên cứu khoa học đặc thù, đòi hỏi các khoa học khác phải xem xét lại những lý thuyết, những phương pháp luận và những luận điểm cơ bản của mình.

Về điều này có thể lấy Dân số học làm ví dụ. Nhiều người có thể đồng ý rằng Dân số học nghiên cứu quy mô, cơ cấu và các quá trình dân cư bằng cách tập trung vào việc đo đếm các đại lượng sinh, chết, di cư v.v… Để làm được điều này, Dân số học cũng cần phải hiểu được các đặc điểm và hành vi của phụ nữ trong các hiện tượng như sinh đẻ, hôn nhân và gia đình. Nhưng một ương cơ sở lý luận của Dân số học là lý thuyết dân số ổn định lại là lý thuyết đơn tính. Còn việc trình bày các biểu bảng Dân số học thường đặt nam trước nữ. Có thể những điều này chưa khẳng định tính thiên vị nam giới của Dân số học, song tất cả những gì mà Dân số học cho biết về người phụ nữ còn rất nghèo nàn. Chẳng hạn từ các bài báo đăng trong tạp chí Dân số học của Hoa Kỳ xuất bản từ năm 1964 cho tới nay, chúng ta cũng chỉ biết rằng phụ nữ trước hết là người sinh đẻ, nuôi dạy và phục vụ con cái với sự giúp đỡ ít ỏi của nam giới. Mãi tới gần đây, khái niệm “Vị thế xã hội” của phụ nữ mới xuất hiện trở lại trong các bài báo của tạp chí này. Rõ ràng là để lý giải và dự báo sự biến động của cơ

cấu và số dân, Dân số học cần quan tâm nhiều hơn tới việc nghiên cứu hành vi dân số của phụ nữ.

Nghiên cứu phụ nữ với tư cách là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học mới mẻ đang đứng trước một thách thức to lớn. Đó là việc xác định rõ đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và những khái niệm đặc trưng của Phụ nữ học.

Hiện nay các nghiên cứu về phụ nữ đang còn phải sử dụng khái niệm, phương pháp và kết quả của các khoa học khác để giải quyết các vấn đề nghiên cứu của mình. Tính chất liên ngành và đa cấp trong phân tích các vấn đề phụ nữ là mặt mạnh và lý thú của nghiên cứu phụ nữ. Công trình nghiên cứu phụ nữ đầu tiên ở Việt nam có lẽ là cuốn “Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại” xuất bản lần đầu năm 1973, được bổ sung tái bản năm 1975. Có thể nói, điều hấp dẫn và độc đáo của công trình này là ở sự kết hợp và sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp, khái niệm và chất liệu của sử học, dân tộc học, văn học để khắc hoạ sự biến đổi thân phận người phụ nữ trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, yêu cầu chiến lược phát triển của một ngành khoa học tương đối độc lập đòi hỏi nghiên cứu phụ nữ cần phải chuyên sâu, nghĩa là cần xây dựng hệ thống lý thuyết làm cơ sở cho các nghiên cứu về phụ nữ. Lúc này có lẽ còn hơi sớm khi nói tới một ngành khoa học chuyên về phụ nữ, hay đưa ra một định nghĩa chặt chẽ kiểu Phụ nữ học là một khoa học chuyên về phụ nữ.

Nhưng không có gì là sai trái hay mâu thuẫn khi trong thực tế “Phụ nữ học” được giảng dạy và nghiên cứu một cách nỗ lực với niềm tin rằng đó phải là khoa học, một tập hợp gồm các khoa học về phụ nữ. Phụ nữ học là lĩnh vực nghiên cứu khoa học liên ngành về phụ nữ. Với tinh thần đó, trong cuốn sách này khái niệm “Phụ nữ học” và “ Nghiên cứu phụ nữ” thường được sử dụng theo nghĩa tương đương, trừ những trường hợp đặc biệt.

2. Một số khái niệm nghiên cứu2.1. Phụ nữ, giới và giốngĐối với phụ nữ học, khái niệm cơ bản, quan trọng nhất đương nhiên

là khái niệm phụ nữ. Phụ nữ là gì? Có thể hiểu phụ nữ là một phân nửa xã hội, gồm những người mà về mặt sinh học thuộc giống cái, phân biệt với nửa kia của xã hội là nam giới thuộc giống đực. Trong thực tế, có lẽ để nhấn mạnh yếu tố thực thể xã hội của con người, “giới tính” được dùng thay cho cả “giống” và “giới”. Vì vậy để hiểu phụ nữ là gì, về mặt khoa học cần phân biệt khái niệm khoa học tự nhiên (sinh vật học) về giống cái và giống đực, với khái niệm khoa học xã hội về giới nữ và giới nam.

Cần chú ý để không nhầm lẫn khái niệm “giới” với từ “giới” khi dùng để chỉ các tầng lớp, các nhóm người theo nghề nghiệp như giới “sỹ, công, nông, thương”, giới nhà văn, giới sinh viên, hay giới theo vị trí xã hội như giới thượng lưu, giới trung lưu.

Khái niệm giới (gender) chỉ mối quan hệ xã hội, mối tương quan giữa địa vị xã hội của nữ và nam trong bối cảnh xã hội cụ thể. Các nhà nghiên cứu sử dụng khái niệm giới làm công cụ để tìm hiểu, phân tích thực trạng tức là các đặc điểm, tính chất của mối quan hệ giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó phát hiện vấn đề, chỉ ra nguyên nhân, điều kiện tác động và đề xuất các phải pháp góp phần cải thiện mối quan hệ giới (tức là tương quan về địa vị giữa nam và nữ) theo nguyên tắc bình đẳng nam - nữ và công bằng xã hội. Ví dụ, khi xem xét quan hệ giới về mặt thu nhập, ta nhận thấy phụ nữ thu nhập bình quân ít hơn nam giới; về lĩnh vực quản lý, tỉ lệ phụ nữ trong số các nhà lãnh đạo quản lý thấp hơn nhiều so với nam. Để phân biệt và hiểu rõ hơn về giới có thể xét thêm khái niệm giống (sex).

Giống hay còn gọi là giới tính (sex) chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. Sự khác biệt này chủ yếu liên quan đến chức năng tái sản xuất giống nòi và do các yếu tố di truyền tự nhiên (sinh học) quy định. Ví dụ, trước kia nhiều người lầm tưởng là việc sinh con gái hay trai là do vợ quyết định, điều này làm cho một số đàn ông đổ lỗi cho vợ sinh toàn con gái và đòi lấy vợ lẽ để sinh con trai nối dõi tông đường. Ngày nay sinh vật học di truyền cho biết giống cái hay giống đực, việc sinh con gái hay con trai là phụ thuộc vào gen xác định giới tính của bố chứ không phải của mẹ vì chỉ có đàn ông mới mang cặp nhiễm sắc thể XY - là yếu tố quyết định giới tính con trai.

Khi nói đến giới là nói đến các điều kiện và yếu tố xã hội quy định vị trí và hành vi xã hội của mỗi giới trong một hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ, việc thu nhập bình quân của lao động nữ thấp hơn nam là do tay nghề, trình độ chuyên môn của nữ thấp và họ phải làm những công việc được trả công ít hơn so với công việc mà nam giới thường làm. Quan niệm phân biệt “việc của đàn ông” và “việc của đàn bà” thể hiện qua sự chênh lệch về tiền công trung bình của nữ thấp hơn nam. Chính do được quy định bởi các yếu tố xã hội cho nên vị trí, vai trò và hành vi của giới không phải là bất biến mà thay đổi khi các điều kiên quy định chúng biến đổi. Trong khi đó, nói đến giống là nhấn mạnh tính ổn định, “bất biến” về một số đặc điểm, chức năng sinh lý của nam và nữ. Đây là chức năng tự nhiên và hầu như không đổi.

Giống là tiền đề và cơ sở sinh học của những khác biệt về giới, song nội dung và tính chất của những khác biệt về giới là do xã hội quy định. Các bằng chứng mới nhất của khoa học tự nhiên cho phép bác bỏ giả thuyết về ưu thế tự nhiên tuyệt đối của giới này so với giới kia. Ví dụ, trước đây người ta cho rằng nam có ưu thế hơn nữ trong tư duy lô gích. Thực tế cho thấy nữ hoàn toàn có khả năng thành đạt trong các lĩnh vực vốn được coi là của nam như Toán học, Vật lý học.

Một ví dụ khác là về tuổi thọ của phụ nữ. Tính trung bình trên thế giới, nữ sống lâu hơn nam và một cơ sở của sự khác biệt này có thể là ưu thế sinh học của cơ thể người phụ nữ. Tuy nhiên, điều này không mang

tính phổ biến, mà có sự khác biệt giữa nhóm các nước giàu và nghèo. Chênh lệch trung bình về tuổi thọ giữa nam và nữ ở các nước giàu là 10%, thì ở các nước nghèo là 5%. Thậm chí vẫn còn một số nước mà ở đó tuổi thọ trung bình của phụ nữ thấp hơn nam giới. Đó là bốn nước Nam Á gồm Bănglađét, Ấn Độ, Nepal, Pakistan và hai nước châu Phi là Ginê và Yêmen (USAID 1994). Điều này cho thấy, cơ sở sinh học là tiền đề của việc phụ nữ sống lâu hơn nam giới, nhưng tiền đề này được hiện thực hóa đến đâu lại do các yếu tố xã hội quy định. Tình trạng đẻ nhiều, đẻ dày, thiếu chăm sóc y tế, nghèo đói và thiếu quyền quyết định ở phụ nữ là những nguyên nhân trực tiếp làm giảm tuổi thọ trung bình của phụ nữ ở sáu nước nêu trên.

Hơn thế nữa, các chức năng, đặc điểm tự nhiên của giống đã được xã hội hoá. Chẳng hạn, việc nuôi dạy con vốn được coi là công việc thuộc “thiên chức” của phụ nữ. Nhưng ngày nay ở các nước phát triển, hiện tượng nam giới chăm sóc, nuôi dạy con là chuyện bình thường và được coi là có lợi cho sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ em. Ngay cả việc mang thai và sinh đẻ vốn được coi là “thiên chức” của riêng phụ nữ thì khoa học cuối thế kỷ XX đã chứng minh được rằng “Đàn ông cũng có thể làm mẹ” bằng cách cấy phôi thai nhi vào bụng cùng với nhau thai. Thai nghén ở đàn ông có thể diễn ra như việc mang thai ngoài tử cung của đàn bà. Việc sinh đẻ được tiến hành nhờ phẫu thuật. Tất nhiên người đàn ông nào muốn làm mẹ thì phải được điều trị hoócmôn thích hợp.

Tóm lại, khi chú trọng tới sự khác biệt về mặt tự nhiên - sinh học ta dùng khái niệm giống; còn khi nhấn mạnh và giải thích sự khác biệt về mặt xã hội, nhất là sự bất bình đẳng nam nữ ta dùng khái niệm giới.

Về mặt thuật ngữ, mãi đến nửa đầu thế kỷ XX, các khái niệm của Phụ nữ học mới được sử dụng rộng rãi trong phong trào nữ quyền ở các nước phương Tây. Những người ủng hộ phong trào này cho rằng nguyên nhân của bất bình đẳng nam nữ là ở những quan niệm và thiết chế xã hội thiếu tôn trọng phụ nữ. Nghĩa là sự khác biệt về vị thế và vai trò giữa nam và nữ, tức là sự khác biệt về giới; còn sự khác biệt về giống chỉ là cái cớ để phân biệt đối xử nam nữ trong xã hội. Vì vậy thay đổi nhận thức, quan niệm và đấu tranh nghị trường có thể làm giảm sự bất bình đẳng, mất công bằng về giới.

Trong Phụ nữ học, khái niệm giới lúc đầu có lẽ được dùng như là một chiến thuật để tránh sự phê phán về mặt phương pháp luận từ phía một số nhà nghiên cứu. Những người này cho rằng nghiên cứu phụ nữ mà chỉ tập trung vào vấn đề phụ nữ tách biệt, không so sánh với nam giới là không đầy đủ, không toàn diện. Do đó, thay khái niệm phụ nữ bằng khái niệm giới có thể được xem là một giải pháp khắc phục những thiếu sót do quá “trọng nữ” trong nghiên cứu. Cần lưu ý rằng nghiên cứu phụ nữ có thể và cần sử dụng khái niệm giới, cần tính đến quan điểm giới. Nhưng nghiên cứu phụ nữ đương nhiên phải xuất phát từ các nhu cầu của phụ nữ, hướng vào giải quyết các vấn đề của phụ nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ. Kiên trì giữ

vững trọng tâm như vậy Phụ nữ học mới không bị trộn lẫn, hòa tan vào lĩnh vực nghiên cứu giới, khoa học về giới.

Như vậy, trên thực tế, nghiên cứu giới có thể hiểu, thứ nhất, là nghiên cứu phụ nữ không biệt lập mà trong mối tương quan, so sánh với nam giới. Thứ hai, nghiên cứu giới là xem xét các đặc điểm, tính chất của mối quan hệ giữa nam và nữ trong xã hội, là nghiên cứu các vấn đề của phụ nữ và của nam giới, vì quyền lợi và sự tiến bộ của cả hai giới.

Trong hoạt động của mình, các nhà phụ nữ học thường có xu hướng áp dụng cách hiểu thứ nhất. Dần dần nội dung khái niệm giới được phát triển nâng lên thành quan điểm để xem xét và giải quyết vấn đề phụ nữ.

Quan điểm giới khẳng định và đánh giá cao vị trí và vai trò của phụ nữ trong xã hội. Quan điểm này cho rằng để đạt đến bình đẳng nam - nữ cần thay đổi cơ chế phân công lao động trong xã hội hiện đang nhấn mạnh quá mức vào sự khác biệt về giống giữa phụ nữ và nam giới. Phương pháp thực hiện là nâng cao năng lực, tạo các cơ hội lựa chọn và trao quyền cho người phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực có liên quan đến quá trình ra quyết định như thông tin, học vấn, kiểm soát các nguồn lực của xã hội v.v…

Là lĩnh vực nghiên cứu liên ngành - đa cấp, Phụ nữ học còn sử dụng các khái niệm nghiên cứu cơ bản khác gồm: công bằng xã hội, bình đẳng xã hội, phát triển năng lực, vị thế xã hội, di động xã hội, phân công lao động theo giới, việc làm, thu nhập, học vấn, tay nghề, sức khỏe, v.v… Những khái niệm này tạo thành bộ khung lý thuyết làm cơ sở để phân tích vị trí, vai trò người phụ nữ một cách tương đối độc lập cũng như trong mối liên hệ với nam giới và xã hội.

Điều quan trọng là Phụ nữ học sử dụng những thuật ngữ, khái niệm chung cho nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn nhưng theo quan điểm đối tượng và có tính mục đích rất rõ rệt. Ví dụ như khái niệm công bằng và bình đẳng xã hội là những khái niệm có nội dung rất rộng và được sử dụng trong nhiều ngành khoa học xã hội. Phụ nữ học vận dụng hai khái niệm này chủ yếu nhằm nghiên cứu đối tượng là địa vị xã hội của phụ nữ trong mối quan hệ xã hội với nam giới và trong xã hội nói chung. Với ý nghĩa đó, như dưới đây sẽ cho thấy, công bằng xã hội có nội dung rộng hơn bình đẳng nam nữ. Chẳng hạn, có thể có bình đẳng nam nữ về tiền công lao động theo nguyên tắc “việc làm như nhau, tiền công ngang nhau”. Nhưng do tay nghề, chuyên môn và kỹ năng thấp nên lao động nữ có thu nhập bình quân thấp hơn nam. Như vậy, sự bình đẳng nam nữ mới chỉ ở mức trả công lao động, nhưng không công bằng về mặt bằng so sánh, ở xuất phát điểm là đào tạo, giáo dục và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của phụ nữ còn bị thiệt thòi so với nam giới.

Điều đó đặt ra vấn đề tạo dựng những “bất bình đẳng có ý thức” còn gọi là những “ưu tiên” trong việc tuyển chọn, bố trí lao động và đào tạo đối với lao động nữ để nhằm tạo ra công bằng xã hội thực sự. Kinh nghiệm

và những bài học rút ra từ thực tiễn cho thấy quan điểm ưu tiên chỉ có ý nghĩa tạm thời, trước mắt trong việc cải thiện địa vị xã hội của phụ nữ về ý nghĩa lâu dài, cần có chiến lược đảm bảo công bằng xã hội và bình đẳng nam nữ bằng cách xây dựng môi trường kinh tế, xã hội, văn hoá phù hợp với các thứ tự ưu tiên của cả hai giới.

Về mục đích, việc giải quyết “vấn đề phụ nữ” trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn bắt nguồn từ một quan điểm hết sức cơ bản, quan trọng và giản dị. Đó là nâng cao địa vị xã hội của phụ nữ không phải bằng cách hạ thấp, không có nghĩa là giảm bớt hay gây thiệt hại tới địa vị xã hội của nam giới. Ngược lại, việc cải thiện địa vị và đời sống của phụ nữ, chẳng những làm cho đời sống và địa vị của nam giới cũng được nâng cao mà cả xã hội cũng trở nên văn minh, công bằng và tiến bộ. Ví dụ, việc hiện đại hoá công cụ và phương tiện lao động gia có thể sẽ góp phần làm giảm gánh nặng thời gian và công sức làm công việc nội trợ của phụ nữ. Khi đó, không chỉ phụ nữ mà cả nam giới cũng được hưởng những thuận lợi, dễ chịu mà tiện nghi hiện đại đó đem lại. Hoặc, việc ghi tên cả hai vợ chồng vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi làm thủ tục sẽ giảm được những tranh chấp mà phụ nữ có thể gặp phải khi thực hiện quyền sử dụng đất mà không phương hại đến quyền lợi của nam chủ hộ. Tóm lại, với việc vứt bỏ quan niệm gia trưởng phong kiến, không chỉ phụ nữ mà cả nam giới đều có lợi, sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và cởi mở trong suy nghĩ, hành vi cử chỉ.

2.2. Công bằng xã hội, bình đẳng nam nữ và các khái niệm khácCông bằng xã hội. Thực chất, khái niệm này được dùng để chỉ mục

tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, nguyên tắc, nội dung của chính sách xã hội định hướng con người và hướng vào sự phát triển toàn diện và hài hoà nhân cách. Đó cũng là phương thức đúng đắn nhất mà căn cứ vào những điều kiện và khả năng hiện thực, xã hội cần vận dụng để thoả mãn các nhu cầu của các tầng lớp, nhóm xã hội và các cá nhân. Do vậy, hoàn toàn có thể đo lường sự công bằng xã hội để đánh giá hiệu quả của chính sách và tác động của những biến đổi kinh tế - xã hội đối với phụ nữ và gia đình trong giai đoạn hiện nay. Chẳng hạn có thể nghiên cứu để trả lời những câu hỏi sau đây: trong điều kiện của một nền kinh tế đa thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, công bằng xã hội trong các khu vực kinh tế nhà nước, tập thể, tư nhân hoặc giữa đồng bằng và miền núi, giữa thành thị và nông thôn tăng lên hay giảm đi? Mức độ tăng, giảm như thế nào? Tại sao?

Nguyên tắc cơ bản của công bằng xã hội trong chế độ xã hội chủ nghĩa là “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. Vậy, trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì nguyên tắc này cần được vận dụng như thế nào, ví dụ, khi triển khai thực hiện luật và chính sách đối với phụ nữ và gia đình?

Có thể sử dụng khái niệm công bằng xã hội để nhận diện, đánh giá, giải thích, đề xuất ý kiến, tháo gỡ các vấn đề xã hội, hiện tượng xã hội hay

trả lời những câu hỏi, ví dụ, về địa vị của phụ nữ trong xã hội. Nhưng cần chú ý rằng “công bằng xã hội” luôn đòi hỏi sự hợp lý trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu của các tầng lớp, các nhóm, các cá nhân và khả năng hiên thực của xã hội trong mỗi lĩnh vực, mỗi giai đoạn phát triển của xã hội. Ví dụ, sẽ là không công bằng nếu việc đổi mới các lĩnh vực y tế, giáo dục có thể làm cho nhiều em gái ở nông thôn phải bỏ học để giúp đỡ gia đình kiếm sống và nhiều phụ nữ nghèo ở nông thôn bị đau yếu khó tiếp cận với dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe.

Công bằng xã hội ngày càng xa lạ với chủ nghĩa bình quân vốn được hiểu là sự cào bằng, chia đều trong phân công lao động và phân phối thu nhập, làm kìm hãm động lực phát triển cá nhân và xã hội. Vì vậy, chính sách xã hội chỉ được coi là công bằng khi nó tạo điều kiện tốt nhất cho phụ nữ hưởng thụ chính đáng những thành quả lao động của mình, phấn khởi, tự giác tham gia vào sự nghiệp đổi mới và phát triển vì sự văn minh, dân chủ, tiến bộ, công bằng xã hôi của đất nước.

Khác với chủ nghĩa bình quân kiểu cào bằng, “mù giới” thực chất là sự “Phân biệt đối xử với phụ nữ”. Khái niệm này được công ước CEDAW định nghĩa là “bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào dựa trên cơ sở giới tính, có tác động hoặc nhằm mục đích làm tổn hại hay vô hiệu hóa việc phụ nữ được công nhận, hưởng thụ hay thực hiện các quyền và tự do cơ bản của con người trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và các lĩnh vực khác, bất kể tình trạng hôn nhân của họ như thế nào và trên cơ sở bình đẳng giữa nam và nữ”. Cần loại bỏ tư tưởng phân biệt đối xử với phụ nữ vì nó trực tiếp làm tổn hại tới sự công bằng xã hội và bình đẳng giới.

Gắn liền với khái niệm công bằng xã hội là khái niệm đẳng xã hội giữa nam và nữ, thường được gọi ngắn gọn là bình đẳng nam - nữ. Đây là khái niệm rất thích hợp với phụ nữ học, vì nó biểu hiện tập trung hơn khái niệm công bằng xã hội khi nghiên cứu các vấn đề phụ nữ có liên quan đến nam giới. Ví dụ, các chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế đang tạo điều kiện ngày càng dễ dàng cho các tầng lớp, nhóm và cá nhân tham gia vào khu vực kinh tế dân doanh tư nhân. Điều này đặt ra một vấn đề nghiên cứu là điều kiện kinh tế thị trường sẽ làm tăng hay làm giảm đi sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong tìm kiếm việc làm và nâng cao thu nhập?

Câu trả lời, như sẽ được trình bày ở các phần tiếp theo, thật đáng ngạc nhiên và làm chúng ta phải suy nghĩ: bất bình đẳng nam - nữ hiện nay mang những đặc điểm, tính chất khác hẳn so với thời kỳ trước khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Thực vậy, cơ chế kinh tế thị trường hiện nay đang có ảnh hưởng tích cực tới việc tạo thêm cơ hội làm việc cho người lao động, nhưng trước mắt đang gây ra không ít vấn đề xã hội. Ví dụ, ngày càng có nhiều phụ nữ phải làm các công việc sản xuất, dịch vụ nặng nhọc, vất vả với tiền công thấp và trong những điều kiện lao động không được bảo đảm an toàn; hay trong đời sống gia đình gánh nặng nội trợ của phụ nữ chưa được giảm đi bao nhiêu, trong khi

họ vẫn là người tạo nguồn thu nhập chính cho bản thân và những người khác.

Như vậy, khái niệm công bằng xã hội hàm chứa sự so sánh, ví dụ vị thế của nhóm phụ nữ này với nhóm phụ nữ kia, của phụ nữ với nam giới, của tầng lớp này với tầng lớp kia trong các lĩnh vực khác nhau. Trong khi đó, khái niệm bình đẳng nam - nữ luôn đòi hỏi phải nghiên cứu, xem xét mọi vấn đề, hiện tượng xã hội trong mối tương quan so sánh giữa giới nam và giới nữ. Với ý nghĩa đó, bình đẳng nam nữ còn được gọi là bình đẳng giới, hay công bằng giới.

Phát triển năng lực. Giống như công bằng xã hội và bình đẳng nam nữ, khái niệm phát triển năng lực chủ yếu nói tới sự phát triển con người về mặt xã hội, cụ thể là phát triển về các mặt đức, trí, thể, mĩ và nhất là phát triển trình độ năng lực. Phát triển năng lực được xác định là mục tiêu và nội dung cơ bản của không ít các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Hơn thế nữa, phát triển con người còn được coi là động lực và điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và là thước đo của sự tiến bộ xã hội. Theo quan điểm của Mác, sự phát triển, tiến bộ xã hội phải vươn lên đạt trình độ mà ở đó “Sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi người là điều kiện của sự phát triển tự do và toàn diện của mọi người.”

Đương nhiên là khái niệm phát triển con người cũng mang tính lịch sử cụ thể. Nội dung của phát triển con người cũng như phạm vi của tự do cá nhân được quy định bởi trình độ kinh tế, văn hoá, xã hội đạt được trong tiến trình phát triển đất nước. Vì vậy, khái niệm phát, triển năng lực được sử dụng vừa để xem xét các vấn đề thuộc về chính sách xã hội đối với phụ nữ, vừa để phân tích trình độ và nhu cầu thực tế của người phụ nữ. Ví dụ, chính sách kinh tế xã hội cần hướng trọng tâm vào giải quyết một thực tế là do tay nghề và trình độ học ván thấp mà phần đông phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí là bất công trong thu nhập và việc làm, trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Ngoài cấp độ cá nhân và nhóm, khái niệm phát triển con người được vận dụng để đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội ở cấp quốc gia. Khái niệm “Phát triển con người” dùng để chỉ quá trình mở rộng các cơ hội, các lựa chọn và năng lực của các cá nhân trong xã hội. Để xác định trình độ phát triển con người của một đất nước, Liên hợp quốc đưa ra khái niệm “Chỉ số phát triển con người” ( HDI- Human Development Index) vào đầu những năm - 1990. Chỉ số tổng hợp này gồm có (1) chỉ báo tuổi thọ, (2) chỉ báo tỉ lệ người lớn biết chữ và (3) chỉ báo GDP thực tính trên đầu người cho biết sức mua của người dân. Theo báo cáo phát triển của Liên hợp quốc năm 1998, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam xếp vị trí thứ 122 trong tổng số 174 nước trên thế giới và đạt được mức phát triển trung bình, trong khi về mặt thu nhập Việt Nam vẫn là một nước nghèo.

Để đánh giá trình độ phát triển của xã hội vì sự tiến bộ của phụ nữ và công bằng giới, Liên Hợp Quốc đã đưa ra “Chỉ số phát triển giới” viết

tắt là GDI ( Gender - Related Development Index). GDI được sử dụng so sánh với HDI theo nghĩa là GDI càng thấp so với HDI bao nhiêu thì mức độ công bằng giới càng cao bấy nhiêu. Một quốc gia có GDI bằng 1 thì có nghĩa là quốc gia đó đạt được mức độ bình đẳng giới tối đa; GDI càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu thì mức độ bất bình đẳng càng lớn bấy nhiêu. Theo Báo cáo phát triển của Liên Hợp Quốc năm 1995 chỉ số GDI của Việt Nam bằng 0,537 xếp vị trí thứ 74 trong số 174 nước. Trong những năm gần đây thực trạng phát triển giới của Việt Nam có xu hướng chững lại thậm chí giảm sút: Mặc dù GDI của Việt Nam đạt mức 0,664 năm 1999, nhưng về vị trí xếp hạng chỉ số phát triển giới thì Việt Nam tụt xuống hàng thứ 91 trong 174 nước.

Qua đó thấy rằng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội được xác định một cách đầy đủ hơn, chính xác hơn nhờ sử dụng các chỉ số kinh tế - xã hội trong đó phải kể tới chỉ số phát triển con người, chỉ số phát triển giới.

Các khái niệm công bằng xã hội, bình đẳng nam nữ và phát triển năng lực đều được sử dụng triệt để trong việc phân tích thực trạng đời sống của người phụ nữ thuộc các lĩnh vực khác nhau. Đối với lĩnh vực tổ chức quản lý và công tác xã hội, các khái niệm cơ bản trên được xem xét cùng với những khái niệm như vị tính năng động xã hội, di động xã hội, hội nhập hội tích cực xã hội của phụ nữ. Các khái niệm này chỉ vị trí, vai trò và mức độ tham gia của phụ nữ trong công tác hoạch định chính sách, đường lối, ra các quyết định tổ chức, quản lý, thực hiện và giám sát, đánh giá các chính sách, quyết định đó.

Có thể đo lường vị thế xã hội và tính tích cực xã hội bằng cách sử dụng các chỉ báo như số lượng phụ nữ tham gia vào các cấp quản lý từ trung ương đến cơ sở; số lượng cán bộ nữ trong các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, luật pháp, v.v…

Khái niệm hội nhập xã hội và nhất là khái niệm hội nhập giới dùng để chỉ việc tham gia của các nhóm xã hội của phụ nữ và nam giới vào các quá trình xã hội, việc xây dựng môi trường chính sách thuận lợi để phụ nữ cùng nam giới tích cực tham gia vào các hoạt động sản xuất, phân phối, tiêu dùng sản phẩm.

Đối với lĩnh vực kinh tế thì các khái niệm như lao động,việc làm và thu nhập là đặc biệt quan trọng. Các khái niệm này không những cho biết thực trạng đời sống vật chất của người phụ nữ mà còn giúp nắm bắt được hệ quả của chúng đối với đời sống văn hoá, tinh thần của họ. Nhờ vậy có thể giúp tìm hiểu mối tương tác giữa các chính sách kinh tế và chính sách xã hội đối với phụ nữ và gia đình.

Khái niệm học vấn, tay nghề và sức khỏe, về mặt lý luận và nghiên cứu là hoàn toàn thích hợp để nắm bắt và đánh giá trình độ phát triển năng lực của người phụ nữ. Về mặt thực tiễn, điều quan trọng là phân tích mối liên hệ giữa một bên là các mặt phát triển về học vấn, tay nghề và sức khỏe và một bên là các vấn đề kinh tế - xã hội của phụ nữ. Mối liên hệ

này cho phép khẳng định hơn một lần nữa rằng phát triển năng lực của phụ nữ không chỉ là mục tiêu của chính sách xã hội mà còn là động lực, con đường, biện pháp và điều kiện để thực hiện công bằng và bình đẳng nam nữ.

Công bằng xã hội, bình đẳng nam nữ không thể thực hiện được bằng những mong muốn tốt đẹp, càng không thể thực hiện được bằng những lời lẽ nói suông. Công bằng xã hội, bình đẳng nam nữ, hạt nhân của chính sách xã hội chỉ có thể thực hiện được bằng cách phát huy được yếu tố con người, huy động được tài nàng, trí tuệ và sức lực của mọi thành viên trong xã hội, phụ nữ cũng như nam giới để phát triển kinh tế. Về phía mình, kinh tế càng tăng trưởng mạnh mẽ thì càng có điều kiện để xây dựng xã hội phát triển, công bằng và văn minh. Nếu không, cùng lắm cũng chỉ là chia đều sự nghèo nàn, công bằng trong lạc hậu, mà trong giai đoạn hiện nay điều đó thật khó chấp nhận.

3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu phụ nữTại sao nghiên cứu phụ nữ? Nhiều người lập luận và tin rằng các

khoa học khác được biết tới nay đều nghiên cứu cả nam và nữ, rằng các quy luật tìm ra đã được khái quát và đúng đối với mọi người, không phân biệt nam - nữ. Vậy cần gì phải nghiên cứu phụ nữ, cần gì đến Phụ nữ học? Hoá ra không phải như vậy. Hoá ra về mặt nhận thức chúng ta hiểu biết rất ít về phụ nữ - những người chiếm một nửa nhân loại. Phụ nữ không được nghiên cứu nhiều và hơn thế, nếu có, thì chủ yếu bằng cách nhìn của nam giới. Có nhiều điều về phụ nữ còn bị hiểu hời hợt, sai lệch không chỉ trong tư tưởng mà cả trong khoa học. Có thể lấy tư tưởng “trọng nam khinh nữ” thói quen xem thường khả năng của phụ nữ làm ví dụ. Đây là tư tưởng phong kiến đã ăn sâu trong đầu óc của nhiều người, nhiều gia đình, nhiều tầng lớp xã hội và nhất là trong nhiều người đàn ông.

Ví dụ, ngay cả một số lý thuyết giáo dục học hiện đại vẫn còn xuất phát từ luận điểm cho rằng nam là tích cực và mạnh mẽ, còn nữ là thụ động và yếu đuối; nam thiên về lý trí, còn nữ thiên về tình cảm. Từ đó những người theo lý thuyết này đề ra những phương pháp giáo dục đặc điểm, phẩm chất tương ứng ở nam và nữ. Thực ra những lý thuyết như vậy đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng khi tin rằng nam và nữ có đặc điểm khác nhau chỉ vì họ rất khác nhau về giống, tức là về mặt sinh học.

Về mặt thực tiễn, cần nghiên cứu phụ nữ để phê phán và giáo dục, vận động và thuyết phục nhằm xoá bỏ dần dần tư tưởng bảo thủ lạc hậu đó. Cần nghiên cứu phụ nữ để xây dựng tư tưởng tiến bộ, tích cực về vai trò của phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để từ đó có những hành động thiết thực cổ vũ, ủng hộ và tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội thực hiện công bằng xã hội và bình đẳng nam nữ.

Nghiên cứu phụ nữ phát hiện thấy sự khác biệt giữa hai giới đến mức bất bình đẳng, ví dụ, về trình độ học vấn, về thu nhập giữa nam và

nữ. Những bất bình đẳng này chủ yếu liên quan tới các yếu tố xã hội như điều kiện kinh tế và các cơ may xã hội. Điều đó có nghĩa là bất bình đẳng nam nữ có thể được xoá bỏ và công bằng xã hội về giới hoàn toàn có thể thiết lập nếu tạo được môi trường kinh tế xã hội bình đẳng.

Môn Nghiên cứu phụ nữ là cần thiết để chỉ ra những quan niệm lệch lạc, sai trái về phụ nữ, đồng thời cũng vạch ra những nguyên nhân và hậu quả của những hiểu biết không đúng đắn đó. Nghiên cứu phụ nữ góp phần hiệu chỉnh và tìm ra tri thức đúng đắn hơn về phụ nữ nói riêng và xã hội nói chung.

Một ví dụ khác, việc đánh giá đầy đủ, chính xác vai trò, vị trí của phụ nữ trong nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam hiện nay đòi hỏi các nhà kinh tế cần phải phát triển các phương pháp mới để thu thập và xử lý thông tin. Bởi phần lớn các hoạt động kinh tế của phụ nữ hiện nay đang diễn ra trong khu vực phi chính thức mà cơ chế và hệ thống thông tin chính thức hiện nay chưa thể bao quát được đầy đủ. Thậm chí cần phải làm rõ hơn một số khái niệm vẫn được coi là cơ bản của kinh tế học như “lao động”, “việc làm”, và “sản xuất”. Những khái niệm này chủ yếu được xem xét trong mối quan hệ với hàng hoá, thị trường. Nhưng có phải tất cả các hoạt động của phụ nữ, ví dụ như công việc nội trợ hay nuôi dạy con cái đều được xã hội tính công, trả công hay không? Hiện tượng trẻ em gái và phụ nữ lớn tuổi làm thuê giúp việc cho gia đình ở thành thị cho thấy sự cần thiết phải quan tâm nghiên cứu vấn đề “lao động gia đình”, “nghề nội trợ” trong xã hội hiện nay.

Nghiên cứu phụ nữ có thể bắt đầu từ vấn đề về phụ nữ, của phụ nữ và vì phụ nữ. Nhưng xã hội gồm cả nam giới và phụ nữ, do vậy nghiên cứu phụ nữ thường liên quan tới những vấn đề của nam giới, về xã hội và về những phương pháp đang sử dụng để giải quyết các vấn đề đó. Trong nghiên cứu phụ nữ có thể sử dụng các công cụ hay phương pháp đã có sẵn, đồng thời cũng cần phải xây dựng và phát triển những phương pháp mới. Nghiên cứu phụ nữ có thể và cần được xem xét trong quan hệ đối sánh với nam giới và trong bối cảnh kinh tế, xã hội cụ thể. Vì vậy, có thể nói nghiên cứu phụ nữ là cần thiết để vừa hoàn thiện các phương pháp đã có và vừa tìm ra các phương pháp mới làm giàu kho tàng phương pháp luận nghiên cứu khoa học xã hội.

Với cách nhìn sâu rộng và tư duy cởi mở, mềm dẻo như vậy các nhà nghiên cứu phụ nữ có khả năng đưa ra luận cứ so sánh, đánh giá, giải quyết và đặt ra những vấn đề mới không chỉ về phụ nữ mà còn về nam giới và xã hội nói chung.

Tóm lại, nghiên cứu phụ nữ là cần thiết để hiểu biết về phụ nữ và để giải phóng phụ nữ thi tất yếu cũng cần thiết cho việc hiểu biết và giải phóng cả nam giới. Để phát huy được vai trò tích cực của mình trong hoạt động thực tiễn, Phụ nữ học cần phải trở thành một môn học, một ngành đào tạo trong các trường học, và điều này đã trở thành sự thực. Thực tế

nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội đang đòi hỏi sự đóng góp khoa học của các chuyên gia về phụ nữ, chuyên gia về giới.

4. Phụ nữ học - lĩnh vực đào tạo, giảng dạy 4.1. Đào tạo phụ nữ học trong trường Đại họcNhư đã biết, Đại học Mở - Bán công thành phố Hồ Chí Minh đã khai

giảng các khoá đào tạo cử nhân chuyên ngành Phụ nữ học; một số trường khác đã đưa môn phụ nữ học vào giảng dạy trong các chương trình đào tạo chính khoá cho sinh viên. Môn Nghiên cứu phụ nữ có thể được xây dựng, giảng dạy dưới nhiều hình thức và bằng nhiều phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào đối tượng người học. Song nhìn chung, Phụ nữ học với tư cách là một lĩnh vực giảng dạy và đào tạo hướng tới những mục tiêu chung cơ bản sau đây :

- Trang bị tri thức khoa học về phụ nữ, về vị trí và vai trò phụ nữ;- Khuyến khích nghiên cứu phụ nữ, khơi dậy nhu cầu tìm kiếm, bổ

sung tri thức khoa học, lịch sử, văn hoá về phụ nữ.- Vận động và giáo dục nhằm khắc phục tệ phân biệt đối xử nam nữ

và tư tưởng trọng nam khinh nữ.Phụ nữ tham gia vào chương trình phụ nữ học có điều kiện để:- Nâng cao tính tự chủ, độc lập.- Xoá bỏ tư tưởng bảo thủ, tự ti.Như vậy, nét độc đáo của việc giảng dạy phụ nữ học là ở chỗ tạo ra

những biến chuyển tích cực trong tư tưởng, thái độ và hành vi của người học đối với các vấn đề về phụ nữ. Đồng thời, phụ nữ học còn khuyến khích người học chia sẻ và phát hiện những hiểu biết, kinh nghiệm về vị trí, vai trò phụ nữ.

Trong việc thực hiện mục tiêu này, việc giảng dạy môn phụ nữ học thường do ba yếu tố cấu thành là yếu tố nghiên cứu, yếu tố phương pháp luận và phương pháp cụ thể, và yếu tố phát hiện vấn đề mới. Các yếu tố này bộc lộ và xuyên suốt các chủ đề cơ bản của phụ nữ học. Các môn học về phụ nữ dành cho cử nhân xã hội học, chuyên ngành phụ nữ học của Đại học Mở - Bán công, Thành phố Hồ Chí Minh gồm có: Nhập môn phụ nữ học - 3 học trình (một đơn vị học trình gồm 15 tiết học); Sức khỏe bà mẹ và trẻ em - 4 học trình; Phụ nữ và việc làm - 4; Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam - 3, Phụ nữ và các chương trình nâng cao thu nhập - 9; Vấn đề bảo vệ nhân phẩm phụ nữ - 4; Lịch sử phong trào phụ nữ trên thế giới - 3; Chính sách đối với phụ nữ Việt nam - 2; Hiện trạng phụ nữ Việt nam - 4: Phụ nữ và pháp chế xã hội - 5. Tổng cộng có 41 đơn vị học trình chuyên về phụ nữ học, trên tổng số 111 đơn vị học trình (chiếm 36,9%) thuộc chương trình đào tạo Cử nhân Xã hội học, chuyên ngành Phụ nữ học.

Tỷ lệ hàm lượng tri thức chuyên ngành phụ nữ học không thấp. Đáng chú ý là các môn học về phụ nữ này đã bám sát vào các vấn đề có tính thời sự trong và ngoài nước, như sức khỏe, việc làm, luật, lịch sử và chính sách xã hội đối với phụ nữ.

4.2. Một số chủ đề, chuyên đề phụ nữ họcNgoài môn học về phụ nữ học, các môn học về gia đình, về kinh tế,

về doanh nghiệp và một số môn học khác đều có mối liên hệ trực tiếp với những vấn đề về phụ nữ. Dưới đây là một số chủ đề, chuyên đề đào tạo phụ nữ học, đào tạo giới trong trường đại học và các cơ sở, trung tâm nghiên cứu, đào tạo:

Khái niệm gia trưởngCác môn học về phụ nữ như Nhập môn phụ nữ học, Xã hội học phụ

nữ thường tập trung vào chủ đề này. Khái niệm gia trưởng bộc lộ qua các cách thức tổ chức đời sống xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá dựa trên cơ sở giới tính. Một số tác giả đề xuất gọi đây là chế độ gia trưởng, hay chủ nghĩa nam trị, để nhấn mạnh mức độ ảnh hưởng rất sâu rộng của vị thế thống trị của nam giới đối với phụ nữ trong gia đình và trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Phân tích chủ đề này nhằm làm rõ sự lệ thuộc của phụ nữ và sự thống trị của nam giới trong gia đình và xã hội, chỉ ra nguồn gốc, hậu quả và sự thay đổi hiện tượng này trong lịch sử.

Định kiến về vai giớiCác môn học về phụ nữ thường khai thác chủ đề này bằng cách giới

thiệu, phân tích những cách hiểu, những hình ảnh về phụ nữ. Ví dụ, Văn học, Tôn giáo, phim ảnh hay quảng cáo nói gì và nói như thế nào về người phụ nữ. Ý tưởng chính ở đây là giúp người học biết phân tích, phát hiện những định kiến, những thái độ có tính chất rập khuôn đối với vai nữ hoặc nam, hiểu được cơ chế hình thành cũng như những cách thức có thể làm thay đổi các định kiến và quan niệm rập khuôn đó.

Những khác biệt về giống và giớiChủ đề này thường được nêu trong tâm lý học về phụ nữ và tâm lý

học về giới. Khi bàn về chủ đề này, Phụ nữ học tập trung so sánh sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học và về mặt xã hội. Đồng thời chỉ rõ các nguyên nhân xã hội để góp phần xoá bỏ định kiến phân biệt đối xử nam nữ.

Giới và sức khỏe sinh sảnĐây là chủ đề về việc bảo vệ và chăm sóc súc khỏe sinh sản của

phụ nữ và nam giới. Các khía cạnh hành vi và đời sống tình dục, mang thai và tránh thai, sinh đẻ và bảo vệ sức khỏe sau khi sinh và phòng chống các bệnh lây lan qua đường tình dục… là những chủ đề quan trọng cần trình bày, trao đổi trong chương trình đào tạo, nghiên cứu. Vấn đề bảo vệ sức

khỏe bà mẹ và trẻ em gái cũng là một nội dung quan trọng của chủ đề này.

Hôn nhân và gia đìnhKhác với Tâm lý học gia đình tập trung nghiên cứu bầu không khí

tâm lý và mô hình nhân cách, Phụ nữ học chú trọng xem xét các loại hình gia đình, cơ cấu gia đình, chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của chúng đối với phụ nữ. Phụ nữ học đặc biệt quan tâm đến sự hình thành loại gia đình bình đẳng và chỉ ra những điều kiện xã hội cần thiết để hình thành loại gia đình đó. Tương tự như Tâm lý học gia đình và Xã hội học gia đình, Phụ nữ học chú trọng tới vấn đề xã hội hoá trong gia đình. Ví dụ, vấn đề trẻ em học tập hay nhập vai nam vai nữ như thế nào dưới tác động của giáo dục ở gia đình. Những vấn đề xã hội của hôn nhân và ly hôn, của người già cô đơn, của phụ nữ độc thân, của gia đình do phụ nữ làm chủ hộ, cũng cần được xem xét trong các chương trình nội dung đào tạo về phụ nữ học, về giới.

Lao động và việc làmPhụ nữ học chỉ ra nhu cầu đánh giá và xem xét lại cách nhìn nhận

và giải quyết vấn đề lao động, việc làm đối với phụ nữ. Ví dụ, có nhất thiết phải đua ra các chính sách ưu tiên nữ trong tuyển chọn và trả công lao động không? Cần nhìn nhận lao động của phụ nữ bao gồm cả hoạt động “không công” trong gia đình như thế nào? Phụ nữ tham gia hoạt động sản xuất, phân phối, tiêu dùng như thế nà? Tình trạng thu nhập và bảo hiểm xã hội, thất nghiệp và thiếu việc làm của phụ nữ có đặc trưng gì khác so với nam giới? Hướng giải quyết những vấn đề về đội ngũ, cơ cấu và trình độ lao động nữ như thế nào? Những câu hỏi về lao động và việc làm, về phân công lao động theo giới trong gia đình, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội luôn là trọng tâm nghiên cứu phụ nữ trong giai đoạn hiện nay.

Các đề tài nghiên cứu trên thục tế đa dạng và phong phú hơn nhiều so với các chuyên đề giảng dạy, đào tạo và huấn luyện về giới. Tìm hiểu sơ bộ danh mục ấn phẩm khoa học về phụ nữ và giới ở Việt Nam từ năm 1993 đến 1999 cho thấy có khoảng 130 đầu mục công trình với gần một chục nghìn trang ấn phẩm dưới dạng sách, tạp chí, báo cáo, cẩm nang đã ra mắt bạn đọc, đề cập những chủ đề chung về phụ nữ và về giới, phụ nữ nông thôn, súc khỏe phụ nữ, tín dụng và tiết kiệm của phụ nữ. Một số chủ đề bắt đầu thu hút sự quan tâm của người nghiên cứu và các nhà hoạt động thực tiễn là chủ đề về bạo lực đối với phụ nữ và phụ nữ thuộc dân tộc ít người. Các kết quả nghiên cứu đã thu được là cơ sở khoa học cho việc liên tục kế thừa, đổi mới nội dung giảng dạy về phụ nữ, giới và phát triển cho phù hợp với nhu cầu đào tạo trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHỤ NỮ, GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN1. Những thách thức đối với lĩnh vực nghiên cứu phụ nữ 1.1.Thách thức từ phía đối tượng nghiên cứuVới tư cách là một lĩnh vực nghiên cứu khá đặc biệt, phụ nữ học

đang đúng trước những thách thức nảy sinh từ chính quá trình phát triển của mình.

Người nghiên cứu có cảm tưởng là phụ nữ học đang gập những khó khăn lớn trong việc xây dựng và phát triển một cách nhìn hay một cách tiếp cận phụ nữ chung thống nhất. Lý do đơn giản là càng ngày các nhà phụ nữ học càng ý thức rõ hơn về tính đa dạng, phong phú của đối tượng nghiên cứu gồm các vấn đề về phụ nữ.

Người ta có cả cảm giác và nguy cơ là phụ nữ học đang bị lấn át, đang bị hoà tan vào các nghiên cứu khác. Trong số đó có nghiên cứu về giới, nghiên cứu về gia đình hay các trào lưu nghiên cứu khoa học khác.

Vậy thực chất những thách thức trong nghiên cứu phụ nữ hiện nay là gì? Phụ nữ học có những chiến lược như thế nào để đối phó với những thách thức đó? Đây là những câu hỏi cấp bách đang đặt ra đối với những người quan tâm đến lĩnh vực này.

Thực tế là sau hơn hai thập kỷ phát triển mạnh mẽ và tự tin, Phụ nữ học ngày nay đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới. Đó là giai đoạn Phụ nữ học tự đánh giá về trình độ nhận thức, lý luận và phương pháp nghiên cứu. Đó là giai đoạn Phụ nữ học cần xác định vị trí mới của minh trong mối quan hệ với các lĩnh vực nghiên cứu khác. Đó cũng là giai đoạn Phụ nữ học phải trả lời những câu hỏi phức tạp hơn nảy sinh từ thực tế cuộc sống. Chỉ bằng những việc làm cụ thể như vậy Phụ nữ học mới có thể chứng tỏ là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học sống động và thiết thực.

Tính đa dạng của đối tượng nghiên cứu là một thách thức đối với nghiên cứu phụ nữ. Ở đây muốn nói tới sự khác biệt, sự phân hoá và sự biến đổi khi tiếp cận những vấn đề phụ nữ. Ví dụ, khi nghiên cứu vai trò làm mẹ của người phụ nữ, người nghiên cứu phân biệt sự khác nhau về ý nghĩa và tầm quan trọng của vai trò đó do những yếu tố lịch sử và văn hoá khác nhau chi phối. Hoặc khi phân tích đời sống kinh tế của phụ nữ, người nghiên cứu nhìn thấy sự phân hoá giàu nghèo và chỉ ra sự khác nhau ở các nhóm phụ nữ sống tại những khu vực địa lý, hành chính khác nhau, v.v… Nói cách khác, nghiên cứu phụ nữ không thể chỉ đề cập tới phụ nữ nói chung mà cần nói đến từng nhóm phụ nữ cụ thể, với những đặc điểm giai cấp, dân tộc, lứa tuổi với các điều kiện, kinh nghiệm sống khác nhau.

Điều đó đặt ra sự cần thiết phải xem xét lại những hiểu biết chung, khái quát về phụ nữ. Ví dụ, liệu có phải tất cả các (loại) gia đình đều có yếu tố gia trưởng không? Liệu có phải ở mọi nơi phụ nữ đều bị lệ thuộc vào nam giới và đều phải chịu hậu quả của quan niệm gia trưởng không?

Nếu các nghiên cứu phụ nữ cần chuyên sâu, cần cụ thể vì tính đa dạng của đối tượng nghiên cứu, thì môi trường, hạt nhân thống nhất của lĩnh vực nghiên cứu phụ nữ là gì? Liệu vị thế xã hội của phụ nữ có thể đáp ứng yêu cầu là môi trường chung cho các nghiên cứu về phụ nữ? Nói cách khác, các nghiên cứu phụ nữ có thể tập trung vào những vấn đề, khía cạnh khác nhau, nhưng đều thống nhất ở mục tiêu là làm rõ vị thế xã hội của phụ nữ.

1.2. Thách thức từ phía nghiên cứu giớiSự thách thức của các nghiên cứu về giới. Từ giữa những năm 80,

các nghiên cứu về giới bắt đầu phát triển mạnh mẽ tạo nên nguy cơ lấn ác phụ nữ học. Trong các đề tài nghiên cứu và các ấn phẩm, thuật ngữ “giới” trở nên phổ biến, gần như thay cho từ “phụ nữ”. Vì vậy, một mặt có cảm tưởng là nghiên cứu phụ nữ đang bị chìm dần trong các nghiên cứu về giới, nói đến phụ nữ là nói đến sự so sánh với nam giới, vấn đề giới. Nhưng mặt khác, trên thực tế mỗi khi nói đến giới, nói đến nghiên cứu giới thì vấn đề nổi trội chiếm vị trí trung tâm lại là vấn đề phụ nữ. Điều này làm cho không ít học viên và người nghiên cứu cảm thấy ngạc nhiên về mối quan hệ chồng chéo của hai lĩnh vực khoa học về giới và phụ nữ. Một số người đặt câu hỏi tại sao nói đến giới lại thấy toàn những vấn đề của phụ nữ? Ngược lại, nói tới phụ nữ học thì lại thấy đòi hỏi phải đề cập tới quan điểm về giới?

Thực chất nghiên cứu giới là gì? Nếu nghiên cứu phụ nữ lấy vấn đề phụ nữ làm đối tượng nghiên cứu và nghiên cứu phụ nữ theo quan niệm của phụ nữ và vì phụ nữ, thì nghiên cứu giới nằm vào mối quan hệ xã hội giữa hai giới nam và nữ. Đó có thể là mối tương quan về mặt kinh tế, quyền lực trong gia đình và xã hội. Đó có thể là mối quan hệ giữa hai giới trong việc nắm bắt các cơ hội, tiếp cận các nguồn lực và sử dụng các thành quả làm ra. Khoa học về giới gọi tắt là giới học có đối tượng nghiên cứu là quy luật, đặc điểm và tính chất của sự hình thành, vận động biến đổi mối tương quan nam – nữ trong xã hội.

Vậy có vấn đề gì cần chú ý do nghiên cứu giới đặt ra? Thứ nhất, nghiên cứu giới cũng đề cập đến các vấn đề của phụ nữ, do vậy trọng tâm nghiên cứu là phụ nữ bị mờ nhạt. Thậm chí đật ra câu hỏi là có nhất thiết phải tập trung vào nghiên cứu phụ nữ, tức là nghiên cứu phụ nữ có thực sự cần thiết không?

Thứ hai, nghiên cứu giới nhằm vào mối liên hệ giữa nữ và nam, tức là hành vi xã hội cả hai giới đều được coi là đối tượng nghiên cứu cơ bản. Nhưng những khác nhau về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa giữa nữ và nam được nghiên cứu giới xem xét không phải khi nào cũng với nghĩa là những quan hệ bất bình đẳng. Vậy điều đó phải chăng trái ngược với mối quan tâm của phụ nữ học? Vì nghiên cứu phụ nữ tập trung vào phụ nữ, hướng tới việc giải phóng phụ nữ thoát khỏi sự bất bình đẳng nam - nữ.

Nói cách khác, nếu khái niệm giới được dùng thay cho khái niệm phụ nữ, nghiên cứu giới thay cho nghiên cứu phụ nữ thì những vấn đề phụ nữ cần được xem xét và giải quyết như thế nào? Liệu vấn đề quyền lực, sự lệ thuộc của phụ nữ nói riêng và vấn đề giải phóng phụ nữ nói chung có còn tính thời sự không?

Nghiên cứu giới tỏ ra có ưu thế rõ rệt trong việc trả lời câu hỏi thứ nhất. Thực tế cho thấy các vấn đề của phụ nữ sẽ được giải quyết có hiệu quả hơn nếu cùng giải quyết cả vấn đề của nam giới. Ví dụ như việc nâng cao sức khỏe phụ nữ bằng cách giảm bớt gánh nặng đẻ mau, đẻ nhiều của phụ nữ nông thôn. Các cuộc vận động sinh đẻ kế hoạch trước đây do tập trung quá nhiều vào phụ nữ nên đã tỏ ra kém hiệu quả. Ngày nay, các nhà làm chính sách cũng như những người làm công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình hiểu lõ hơn ai hết là không những cần thu hút phụ nữ tham gia mà còn cần tập trung vào vận động tuyên truyền nam giới thục hiện kế hoạch hoá gia đình.

Điều quan trọng là chỉ ra trong tuông quan giới thân phận người phụ nữ, địa vị xã hội của phụ nữ vẫn còn ở trong tình trạng thiếu bình đẳng, công bằng với nam giới. Do vậy vấn đề phụ nữ phải là trọng tâm chú ý của nghiên cứu giới.

Mặc dù nghiên cứu phụ nữ có ưu thế trong việc trả lời câu hỏi thứ hai song xu hướng “liên ngành” vẫn là một mặt mạnh của phụ nữ học. Hiện nay các nhà nghiên cứu có xu hướng vận dụng quan điểm giới để xem xét, giải quyết vẩn đề phụ nữ và nói tới bất bình đẳng giới, công bằng giới khi nghiên cứu cả nam và nữ. Cùng với quan niệm rằng khoa học về giới rộng hơn và vì vậy bao trùm nghiên cứu phụ nữ là quan niệm cho rằng nghiên cứu giới là một cành nhánh của sự phát triển phụ nữ học trong giai đoạn mới. Trong bất kỳ trường hợp nào, vấn đề bất bình đẳng nam - nữ là cốt lõi của các vấn đề mà nhà nghiên cứu phụ nữ hay nghiên cứu giới cần quan tâm tìm hiểu, phân tích và góp phần giải quyết.

Ngoài những thách thức liên quan tới đối tượng nghiên cứu của phụ nữ học nói trên còn có những thách thức đối với lý luận và phương pháp luận của nghiên cứu phụ nữ. Một số nhà nghiên cứu gần đây nói tới những “lỗ hổng” trong nghiên cứu phụ nữ. Họ cho rằng trong nghiên cứu phụ nữ hay phụ nữ học không có nghiên cứu cơ bản hay lý thuyết lớn, tức là cơ sở nhận thức luận và lý luận làm nền tảng; rằng nghiên cứu phụ nữ chủ yếu dựa vào phương pháp miêu tả và định tính. Có nghĩa là, phải chăng nghiên cứu phụ nữ là phong trào?

Tất cả những lập luận này đặt ra câu hỏi liệu nghiên cứu phụ nữ hay phụ nữ học có phải là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học độc lập không?

2. Tính độc lập và tính phong trào của Phụ nữ học2.1. Tính độc lập của Khoa học về Phụ nữ

Nghiên cứu phụ nữ ghi nhận tất cả những câu hỏi và ý kiến có tính chất phê phán và coi đó là những thách thức cần vượt qua trên con đường

khẳng định và phát triển của mình với tư cách là một khoa học có tính độc lập tương đối trong hệ thống các khoa học xã hội và nhân văn. Thực chất, Phụ nữ học là khoa học nghiên cứu các đặc điểm, tính chất, thuộc tính, tính quy luật và quy luật về sự nảy sinh, phát triển và biến đổi địa vị người phụ nữ trong xã nhằm nâng cao sự bình đẳng nam - nữ.

So với Xã hội học được định nghĩa là khoa học về sự hình thành, biến đổi và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội thì Phụ nữ học có đối tượng nghiên cứu được xác định cụ thể và rõ ràng hơn nhiều, đó là quan hệ của phụ nữ với xã hội và nam giới, là sự biến đổi thân phận phụ nữ trong xã hội. Định nghĩa đó cho thấy Phụ nữ học có vị trí nhất định trong hộ thống các khoa học hiện đại.

Có lẽ còn quá sớm và quá vội vàng để nói rằng Nghiên cứu phụ nữ không có những lý thuyết lán hay nghiên cứu cơ bản làm nền tảng. Trong khi đó sẽ là quá muộn nếu không nhận thấy rằng các lý thuyết xã hội và lý thuyết xã hội học đồ sộ, ví dụ: Karl Marx, Emile Durkheim và Max Weber đều nói tới những vấn đề của phu nữ. Hàng loạt các quan điểm lý luận đã được hình thành cần được tìm hiểu và chắt lọc những hạt nhân hợp lý để vận dụng vào nghiên cứu những vấn đề của phụ nữ và giới hiện nay. Trong số đó cần đặc biệt coi trọng quan điểm nữ quyền mác-xít, nữ quyền xã hội chủ nghĩa. Hai quan điểm này nhấn mạnh tới vị thế phụ thuộc của phụ nữ vào hệ thống nam trị trong chế độ người bóc lột người của xã hội cũ và đề ra chủ trương xóa bỏ chế độ bóc lột, giải phóng phụ nữ, xây dựng xã hội phát triển, công bằng và bình đẳng nam - nữ. Ngoài ra cần chú ý học tập có phê phán những quan điểm nữ quyền tự do, nữ quyền cấp tiến, nữ quyền hiện sinh, nữ quyền phân tâm, nữ quyền hậu hiện đại.

Rõ ràng là nghiên cứu phụ nữ không chỉ dựa vào những tư tưởng xã hội vĩ đại của Karl Marx và những người cùng chí hướng, không chỉ vận dụng các khái niệm và phương pháp luận của những lý thuyết xã hội học của Emile Durkheim, Max Weber mà còn sử dụng, phát triển các phạm trù, khái niệm mới. Các lý thuyết về cơ cấu xã hội, hệ thống xã hội, mạng lưới xã hội, tương tác xã hội, hành động xã hội, vai xã hội, thiết chế xã hội, đều không xa lạ với nghiên cứu phụ nữ. Điều quan trọng là Phụ nữ học còn phát triển những luận điểm, phương pháp luận và thực hiện những công trình hết sức cơ bản. Ví dụ, nghiên cứu lý luận của Dorothy Smith chỉ ra những vấn đề kinh nghiệm phụ nữ trong xã hội hiện đại với tư cách là một đối tượng nghiên cứu khoa học. Công trình nghiên cứu của Ester Boserup về vai trò quan trọng của phụ nữ trong phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển, đã chỉ ra vấn đề cần thiết phải thu hút sự tham gia của phụ nữ vào việc kế hoạch hóa sự phát triển và hưởng thụ thành quả của sự tăng trưởng.

Cần nhận thấy rằng các kết quả và phát hiện của nghiên cứu phụ nữ đang đặt ra những vấn đề lý luận và thực nghiệm to lớn làm lay chuyển tận gốc những luận điểm và phương pháp luận của các khoa học khác. Ví dụ, các nhà xã hội học không chỉ đưa khái niệm giới, phụ nữ vào nghiên

cứu thực nghiệm để giải quyết những vấn đề nghiên cứu cụ thể về gia đình, phân tầng xã hội hay cơ cấu xã hội mà còn nỗ lực xây dựng cả những chuyên ngành như Xã hội học về phụ nữ, Xã hội học về giới. Kinh tế học trước đây chủ yếu tập trung vào những vấn đề nhu sản xuất, lao động, vốn, kỹ thuật, thị trường v.v… thì gần đây bắt đầu nói tới bình đẳng giới trong lao động và thu nhập. Đặc biệt là sụ hình thành chuyên ngành Kinh tế học xã hội với bộ phận cấu thành cơ bản là những vấn để phụ nữ làm kinh tế.

Ảnh hưởng của nghiên cứu phụ nữ về mặt lý luận và phương pháp luận trong khoa học lớn đến mức người ta phải nói đến khả năng của cuộc “cách mạng” trong các môn khoa học xã hội và nhân văn. Một số tác giả đánh giá rất cao những biến chuyển tư duy do phụ nữ học đem lại, thậm chí còn so sánh nó với trường hợp Copernicus bác bỏ quan niệm của giáo hội coi trái đất là trung tâm của vũ trụ. Thực vậy, vấn đề của các khoa học này không chỉ là ở chỗ trước kia “không nhìn thấy phụ nữ” – “mù giới” và giờ đây chỉ cần bổ sung thêm “nhân vật nữ” vào thành phần đối tượng nghiên cứu là đủ. Vấn đề là ở tính đúng đắn của những luận điểm, phương pháp và phát hiện trong các khoa học đó do tính đến quan điểm phụ nữ học, giới học trong nghiên cứu. Vấn đề nhu đã nêu là các khoa học “về đàn ông, của đàn ông và do đàn ông làm ra” khó có thể phản ảnh trung thực, đầy đủ, chính xác về hiện thục xã hội và hiện thực tự nhiên nếu như không nắm bắt được bản chất giới của những hiện tượng đó.

Bản chất giới thể hiện rất rõ trong cuộc sống tự nhiên và xã hội, ví dụ, trong ngôn ngữ có “giống cái” và “giống đực”, trong hành vi, cử chỉ có “nam tính” và “nữ tính”, trong quan hệ giữa các cá nhân có “vai nam” và “vai nữ' và trong lao động xã hội có của đàn ông” và “việc của đàn bà”, trong phân phối nguồn lực có sự bất bình đẳng nam - nữ, trong vũ trụ có “âm” và “dương”, v.v… Để tìm hiểu bản chất giới trong đối tượng nghiên cứu khoa học cần đổi mới lý luận, phương pháp luận và xây dựng hệ thống khái niệm thích hợp. Như vậy rõ ràng là Phụ nữ học đã phải có những lý luận và bằng chứng xác đáng lắm mới có thể thức tỉnh được các môn khoa học xã hội và nhân văn nhìn ra được vấn đề mới về phụ nữ và giới, từ những điều tưởng như đã cũ, đã rõ cả.

2.2. Tính phong tràoKhác hẳn với các khoa học khác thường phải ra sức gắn lý luận với

thực tiễn, nghiên cứu phụ nữ ra đời và trưởng thành trong phong trào vì phụ nữ. Do vậy nó tiềm tàng chất thực tiễn và sớm sáng tạo lớn lao trong lý luận và phương pháp luận, trong quan điểm và bằng chứng nghiên cứu. Với ý nghĩa đó có thể coi Phụ nữ học là hoạt động nghiên cứu mang tính “phong trào”, trong việc giải quyết triệt để những vấn đề của phụ nữ trong đời sống xã hội hiện đại. Tính phong trào được hiểu là tính thực tiễn và sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động nghiên cứu phụ nữ.

Về mặt lý luận nhận thức, Nghiên cứu phụ nữ dựa vào những luận điểm phương pháp luận gốc như sau. Luận điểm thứ nhất cho rằng trong xã hội, phụ nữ vẫn có địa vị lệ thuộc, thể hiện ở sự bất bình đẳng nam nữ, bất bình đẳng xã hội và phân biệt đối xử. Ví dụ, ở nhiều nơi trên thế giới, tiền công lao động trung bình của lao động nữ thấp hơn nam: Phụ nữ phải dành thời gian và công sức cho lao động gia đình nhiều hơn nam. Hay mức độ tham gia công tác quản lý kinh tế, xã hội của phụ nữ còn thấp hơn nam.

Luận điểm thứ hai cho thấy địa vị lệ thuộc của phụ nữ trong xã hội là có thật, đang diễn ra hàng ngày, nhưng lại phi tự nhiên và phi lý, là không cần thiết và không có lợi. Lấy ví dụ từ khoa học tâm lý thực nghiệm. Người ta mời một nhóm người lớn đến quan sát, tiếp xúc và nhận xét về hành vi, cử chỉ của một nhóm trẻ em trai và gái dưới ba tuổi. Kết quả là tất cả các bé gái đều được đối xử và nhận xét bằng những cử chỉ và những từ thường dành cho như ngoan ngoãn, dễ thương, đáng yêu, sau này sẽ làm cô giáo… Tất cả các bé trai được đối xử và nhận xét bằng những từ của “vai nam” như hiếu động, dũng cảm, cứng cỏi, sau này sẽ là phi công…

Thực ra, thủ thuật thực nghiệm ở đây là các bé gái được mặc quần áo của bé trai và bé trai ăn mặc như bé gái. Những người lớn được mời trong thực nghiệm này chỉ căn cứ vào vẻ bề ngoài là hay “gái” để cư xử tương ứng và nhận xét về hành vi, thậm chí tiên đoán tương lai của những đứa trẻ đó. Điều đó cho thấy hay “vai nữ” của mỗi cá nhân, chủ yếu là do xã hội khoác lên mỗi cá nhân từ lúc lọt lòng, thậm chí từ trước lúc ra đời dưới dạng chờ đợi, mong muốn của bố mẹ, người thân và đeo đuổi suốt cuộc đời mỗi người. Địa vị lệ thuộc của phụ nữ cũng vậy, không phải là bẩm sinh, không phải là tự nhiên như nhiều người tưởng, mà được tạo ra trong xã hội.

Vì vậy luận điểm thứ ba khẳng định rằng hoàn toàn có thể và cần phải cải thiện địa vị xã hội của phụ nữ, tiến tới xoá bỏ địa vị lệ thuộc của họ. Nghiên cứu phụ nữ miêu tả hay giải thích, dự báo hay kiểm soát những hiện tượng trong đời sống xã hội của phụ nữ, đều nhằm mục đích là góp phần nâng cao vị trí xã hội của phụ nữ và bằng cách đó trực tiếp góp phần làm cho xã hội ngày một công bằng, văn minh và tiến bộ.

Về mặt phương pháp luận nghiên Phụ nữ học vận dụng ba quan điểm cơ bản dưới đây:

Thứ nhất, Nghiên cứu phụ nữ không chỉ sử dụng các phương pháp của khoa học thực chứng như quan sát, đo lường, phỏng vấn, thực nghiệm v.v… và áp dụng các công cụ toán thống kê trong việc xử lý thông tin. Phụ nữ học còn chỉ ra những hạn chế, thiếu sót của các phương pháp đó và đề ra yêu cầu kết hợp, phát triển và sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau.

Đối với Phụ nữ học, phương pháp luận thực chứng chủ yếu dựa trên những luận điểm quá duy lý, hình thức, cứng nhắc và khách quan mà

thiếu tính chủ quan, mềm dẻo và cảm xúc. Đối tượng nghiên cứu của Phụ nữ học là những gì phức tạp, sinh động và tinh tế như “cây đời mãi mãi xanh tươi” trong cuộc đời giản dị của phụ nữ. Vì vậy, những khái niệm, lý thuyết và phương pháp khô khan, phiến diện và “xám ngắt” đặc trưng cho khoa học thực chứng “phương Tây” coi trọng phân tích, chia nhỏ đối tượng là chưa đủ. Phụ nữ học cố gắng sử dụng những phương pháp nghiên cứu thích hợp đặc trưng cho kiểu làm khoa học “phương Đông” vốn coi trọng tính toàn vẹn và chỉnh thể của đối tượng nghiên cứu.

Như trên đã nêu, những phương pháp phân tích sâu về hoàn cảnh, tình huống, môi trường và cuộc đời của cá nhân, nhóm phụ nữ tỏ ra phù hợp. Đặc biệt việc kết hợp nhiều loại thông tin về các mặt của đời sống người phụ nữ cho phép phát hiện những nét tiêu biểu, điển hình về sự biến đổi thân phận phụ nữ. Ví dụ, khi phân tích những yếu tố lao động, việc làm của phụ nữ trong công cuộc đổi mới kinh tế, có thể sử dụng những thông tin về chủ trương, chính sách kinh tế, về dân số, về văn hoá, lối sống v.v…

Thứ hai, Nghiên cứu phụ nữ không dừng lại ở mô tả và giải thích, hay đưa ra những dự báo khoa học có tính chất thuần tuý khách quan từ quan điểm của người “ngoài cuộc”. Phụ nữ học giải quyết vấn đề nghiên cứu trước hết với tư cách của người “trong cuộc”. Thực vậy, nghiên cứu phụ nữ được khơi dậy và nuôi dưỡng bởi nguồn cảm hứng vô tận và sự cảm thông sâu sắc về số phận còn nhiều thiệt thòi và trắc trở của người phụ nữ trong xã hội. Hơn thế, nghiên cứu phụ nữ còn phê phán những ngang trái, những phi lý, những bất công và đặc biệt còn nâng niu, trân trọng và ngợi ca những vẻ đẹp, những điểm sáng trong cuộc đời còn nhiều khó khăn của phụ nữ. Vì vậy có thể nói Phụ nữ học vượt xa các môn khoa học khác về khả năng biểu cảm và thuyết phục vì giàu cảm xúc, tính nhân văn và chất thơ ca trong các nghiên cứu.

Cuối cùng là quan điểm “cải biến thế giới” của Nghiên cứu phụ nữ. Khác hẳn với nhiều khoa học ra đời trong lâu đài của các vương quốc khoa học “đàn ông”, Phụ nữ học bắt nguồn từ phong trào xã hội đòi cải thiện địa vị xã hội của phụ nữ. Các công trình nghiên cứu của Phụ nữ học không chỉ nhanh nhạy nắm bắt các vấn đề nảy sinh mà còn sớm phát hiện những mâu thuẫn và đưa ra cách giải quyết có tính thực tiễn cao.

Vì vậy coi Nghiên cứu phụ nữ là hoạt động khoa học có tính “phong trào” không hề có ý làm giảm nhẹ tính khoa học và tính lý luận, mà ngược lại càng khẳng định tính sáng tạo và chất thực tiễn thám sâu trong mỗi nghiên cứu lý luận và thực nghiệm của phụ nữ học. Về điều này, Nghiên cứu phụ nữ đang tiến những bước xa trên con đường khoa học từ “giải thích thế giới” đến “cải tạo thế giới” như Karl Marx đã từng kêu gọi các nhà tư tưởng triết học và các nhà khoa học trước đây phải hướng vào giải quyết các vấn đề thực tại xã hội.

Tóm lại, Nghiên cứu phụ nữ bắt nguồn từ thực tế cuộc sống và nhằm phục vụ cuộc sống. Vì vậy, chiến lược tốt nhất để đối phó với những thách

thức là nghiên cứu phụ nữ tiếp tục phát huy truyền thống quý báu đó. Các nhà phụ nữ học cần bám sát vào thực tiễn phong trào phụ nữ, phát hiện những vấn đề và những mối quan tâm của phụ nữ trong xã hội. Điều này phản ánh mối liên hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn với tư cách là con đường phát triển của Phụ nữ học.

3. Về phương pháp nghiên cứu Phụ nữ học3.1.Tiếp nhận phương pháp nghiên cứu Xã hội họcLà một lĩnh vực nghiên cứu non trẻ, Phụ nữ học nhanh chóng bắt

nhịp với sự chuyển mình mạnh mẽ trong phương pháp nghiên cứu của Khoa học Xã hội, đặc biệt là của Xã hội học. Từ cuối những năm 80, ở Việt Nam, nghiên cứu xã hội học đã bắt đầu vận dụng những phương pháp khoa học hiện đại trong việc thu thập và xử lý cứ liệu. Các phương pháp này cùng với các phương pháp nghiên cứu khác có cái tên chung thường gặp là phương pháp nghiên cứu xã hội học. Cho đến nay, có tới 80% các nghiên cứu khoa học xã hội sử dụng phương pháp xã hội học. Được hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này đó là tập hợp các phương pháp luận, phương pháp cụ thể và các kỹ thuật, công cụ nghiên cứu mối tác động qua lại giữa con người và xã hội.

Vì vậy sẽ không có gì lạ khi các nhà nghiên cứu phụ nữ và nghiên cứu giới đang tích cực vận dụng phương pháp xã hội học để nghiên cứu vấn đề phụ nữ và nam giới. Điều đáng quan tâm là ở chỗ nghiên cứu phụ nữ đã sử dụng những phương pháp này một cách có chọn lọc, phê phán. Những hạn chế của các phương pháp truyền thống quan sát, phân tích tài liệu đối với nghiên cứu phụ nữ được chỉ rõ, đồng thời, những điểm mới, những phương pháp thực sự có ý nghĩa đối với phụ nữ học cũng dần dần được hình thành trong quá trình tiếp nhận, phê phán và phát triển này.

Phương pháp (nghiên cứu) xã hội học là bất kỳ phương pháp nghiên cứu nào mà các nhà Xã hội học chuyên nghiệp sử dụng để giải quyết vấn đề nghiên cứu của họ. Đó có thể là phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn, nghiên cứu tình huống, thực nghiệm; cũng có thể là phương pháp chọn mẫu, phương pháp xử lý cứ liệu, phương pháp định lượng và định chất, v.v… Điều này khác với cách hiểu trong một số nghiên cứu khi cụm từ “phương pháp Xã hội học” được nhắc tới như thể đó là tiêu chuẩn, thước đo cho tính khoa học, tính xác thực của các nhận định và kết quả nghiên cứu. Trong khi đó, cụm từ này chỉ có ý nghĩa phân biệt với các phương pháp của các ngành khoa học khác như phương pháp vật lý học, phương pháp toán học hay phương pháp triết học.

Có một số điều cần lưu ý khi vận dụng các phương pháp nghiên cứu này:

Thứ nhất, nhiều khoa học khác cũng sử dụng các phương pháp nêu trên. Ví dụ, Khoa học Tự nhiên cũng sử dụng phương pháp quan sát và thực nghiệm; Khoa học Xã hội như Tâm lý học cũng sử dụng phương pháp

phỏng vấn. Vì vậy có thể nói bản thân phương pháp nghiên cứu chưa đem lại ý nghĩa xã hội học, chưa có tính xã hội học.

Nói cách khác, bản chất xã hội học của phương pháp nghiên cứu chủ yếu được quy định bởi mục tiêu và đối tượng, ý tưởng và vấn đề, phạm vi và nhiệm vụ, lý thuyết và khái niệm nghiên cứu. Ví dụ, phương pháp phỏng vấn mà một số người cho là của xã hội học hoàn toàn có thể là phương pháp nghiên cứu tâm lý học nếu nhà tâm lý học muốn sử dụng cuộc phỏng vấn để xem xét, đánh giá khả năng trí nhớ hay năng lực tư duy của người trả lời phỏng vấn.

Hoặc, phương pháp liên tưởng, phương pháp chiếu tâm vốn được coi là phương pháp tâm lý học rất có thể được xem là phương pháp xã hội học. Bởi nhà xã hội học có thể sử dụng chúng để tìm hiểu mối liên hệ nhân quả giữa những sự kiện kinh tế - xã hội với những diễn biến trong quá trình phát triển nhân cách của một thế hệ.

Thứ hai, mặc dù phương pháp nghiên cứu xã hội học đang trở nên rất phổ biến nhưng vẫn chưa thống nhất tên gọi và cách phân loại các phương pháp nghiên cứu cụ thể. Ví dụ, cùng một phương pháp người này gọi là phương pháp phỏng vấn người kia gọi là phương pháp phát vấn điều tra.

Có rất nhiều cách phân loại phương pháp nghiên cứu. Để thuận tiện có thể chia các phương pháp hiện có thành hai nhóm lớn là phương pháp thu thập cứ liệu và phương pháp xử lý cứ liệu (phương pháp chọn mẫu là nhằm đảm bảo cứ liệu thu thập có tính đại diện cao).

Tuỳ thuộc vào mục tiêu, đối tượng và ý tưởng nghiên cứu mà nhà phụ nữ học lựa chọn phương pháp cụ thể để thu thập và xử lý cứ liệu thu được. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng có tính chất quyết định hàng đầu của khâu xác định vấn đề và thao tác khái niệm nghiên cứu. Có thể hình dung nghiên cứu phụ nữ, cũng như các nghiên cứu xã hội học như một tảng băng, mà phần nổi trên mặt nước là phần thu thập và xử lý cứ liệu, còn phần chìm dưới nước (chiếm tới 2/3 khối lượng) chính là phần công việc tư duy bằng khái niệm xã hội học. Hơn thế nữa, có thể nói tư duy xã hội học là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ chu trình nghiên cứu xã hội học từ khâu xây dựng đề án nghiên cứu, thu thập, xử lý cứ liệu và trình bày kết quả.

3.2.Vấn đề chọn mẫu, chọn phương pháp nghiên cứuĐa số các nhà nghiên cứu xã hội học hiện nay ở nước ta chủ yếu dựa

vào các phương pháp thu thập cứ liệu theo nguyên tắc nhiều “càng nhiều càng tốt”. Nghĩa là người nghiên cứu thường quan tâm tới việc tăng số lượng mẫu ký hiệu N (ví dụ, số người, số hộ gia đình, số doanh nghiệp). Liên quan trực tiếp tới quy mô của mẫu, phương pháp phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp được coi là phương pháp xã hội học cơ bản và được sử dụng phổ biến.

Mặc dù phương pháp này có những ưu điểm của mình song nghiên cứu phụ nữ không vì thế mà bỏ qua một số phương pháp khác, trong số này có các phương pháp như nghiên cứu tình huống (còn gọi là nghiên cứu trường hợp, phương pháp điển cứu) và phỏng vấn sâu. Nếu nhóm các phương pháp trên có thể gọi là phương pháp N-lớn (mẫu lớn có khi tới hàng nghìn) thì nhóm phương pháp này có thể gọi là phương pháp n-nhỏ (mẫu nhỏ thậm chí một vài trường hợp).

Một số người phân loại những phương pháp này thành phương pháp định lượng và phương pháp định tính (đúng hơn phải là định chất). Song cách phân loại đó chưa xác đáng, vì định lượng và định chất là hai mặt của bất kỳ một nghiên cứu xã hội học nào, của bất kỳ phương pháp nghiên cứu nào. Thực vậy, nhà nghiên cứu nào cũng mong muốn và cố lựa tìm cho ra “những con số biết nói”, tức định lượng và phát hiện cho bằng được những quy luật, thuộc tính, tức định chất có thể chứng minh, kiểm nghiệm trong thực tế. Ngoài sự khác nhau dễ nhận thấy về số lượng mẫu (N-lớn, n-nhỏ) người nghiên cứu cần chú ý tới một số khác biệt cơ bản để lưa chọn và sử dụng có hiệu quả những phương pháp nghiên cứu này.

Về mục tiêu, phương pháp N-lớn chủ yếu nhằm thu thập những cứ liệu về các biến, đo lường những thay đổi ở từng mặt, từng khía cạnh nhất định nào đó của một hiện tượng xã hội, nhằm giải thích các biến số và những thay đổi quan sát được, và nhằm kiểm nghiệm (chứng minh chấp nhận hay loại bỏ giả thiết) tri thức lý luận. Trong khi đó, phương pháp n-nhỏ chủ yếu nhằm tìm hiểu, xem xét kỹ lưỡng một hiện tượng xã hội nhất định nào đó với tư cách là một chỉnh thể; nhằm phát hiện và giải thích cái chung, cái ổn định, cái bất biến trong những cái riêng phong phú đa dạng và không ngừng biến đổi, và nhằm vận dụng, phát triển tri thức lý luận.

Về cách tiếp cận, phương pháp N-lớn tập trung vào phân tích và suy luận về những mối liên hệ nhân quả đơn giản (ví dụ, A - học vấn thấp là nguyên nhân của B - thu nhập thấp) và có tính xác xuất (ví dụ, chị X có học vấn cao thì sẽ có nhiều khả năng thu nhập cao hơn so với chị Y có học vấn thấp). Trong khi đó, phương pháp n-nhỏ tập trung vào giải thích một cách tổng hợp và có tính W lịch sử cụ thể về mối liên hệ nhân quả phức tạp (ví dụ, trong điều kiện C - ở nông thôn miền Bắc Việt Nam, cùng với D - sức khỏe yếu, E - nhiều con, F - ít vốn thì A - học vấn thấp là nguyên nhân của B - thu nhập thấp).

Ngoài ra, sự khác biệt cơ bản giữa hai phương pháp còn là ở chỗ phương pháp N-lớn, tức các số liệu định lượng được phân tích dưới dạng các giá trị bằng số, còn phương pháp n-nhỏ, tức các tư liệu định chất được phân tích dưới dạng ngôn ngữ văn hoá của đối tượng nghiên cứu. Với đặc điểm này, các tư liệu định chất thể hiện sâu sắc hơn tình cảm đối với người được nghiên cứu. Ví dụ, một mô tả chi tiết cuộc sống của các bà mẹ cô đơn thường dễ gây xúc động hơn là một báo cáo với các số liệu về thu nhập, mức sống của họ.

Như vậy, sau khi cân nhắc, so sánh kỹ lưỡng hai phương pháp trên có thể khẳng định rằng điều tốt hơn cả và hoàn toàn có cơ sở, là kết hợp chúng chứ không nên chỉ biết dựa vào phương pháp này mà bỏ qua phương pháp kia.

Điều cuối cùng cần lưu ý ở đây có liên quan tới phương pháp xử lý cứ liệu. Một trong những lý do để phương pháp N-lớn được ưa dùng là khả năng vi tính hoá công việc xử lý số liệu. Hiện nay các chương trình xử lý thống kê trên máy vi tính như SYSTAT, SPSS, SAS, STATA trở nên thông dụng trên thế giới. Với chương trình xử lý, ví dụ, SPSS đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, người nghiên cứu có thể “gọi ra” bất kỳ con số hay hệ số tính toán nào một cách rất nhanh chóng. Một số chương trình phần mềm chuyên dụng đã được phát triển để xử lý dữ liệu định tính một cách khá thuận tiện. Có thể nói các công việc xử lý toán thống kê xác xuất phức tạp, tỷ mỉ phải làm thủ công trước đây giờ hiện nay được thực hiện dễ dàng như chơi các “trò điện tử” trên máy vi tính.

Tuy nhiên việc “xử lý bằng máy vi tính” không hề đồng nghĩa với việc tìm ra được những bằng chứng và những con số xác thực. Bởi vì các kết quả mà máy vi tính đưa ra chỉ có thể đúng đắn khi các cứ liệu đầu vào là xác thực và trong sạch. Điều này hơn một lần nữa khẳng định tầm quan trọng, tính nhất quán, lô gích của công trình nghiên cứu xã hội học thực nghiệm, cấu thành từ các phương pháp tư duy xã hội học, phương pháp thu thập cứ liệu và phương pháp xử lý cứ liệu và trình bày kết quả.

4. Phê phán và phát triển phương pháp nghiên cứuTiếp nhận các phương pháp nghiên cứu xã hội học, các nhà nghiên

cứu phụ nữ nhanh chóng nhận ra khả năng hạn chế của chúng trong việc tiếp cận, mô tả, phân tích các đối tượng nghiên cứu đa dạng và phong phú của phụ nữ học.

Sự hạn chế này, dưới các hình thức thể hiện khác nhau, có thể bắt gặp không chỉ ở một khâu riêng lẻ nào đó của quá trình nghiên cứu mà thường tiềm ẩn ở tất cả các bước nghiên cứu. Để hiểu rỗ những hạn chế vốn có này, đôi khi cần vượt ra ngoài phạm vi đơn thuần của các phương pháp nghiên cứu, hoặc cần bắt đầu từ những điều xa hơn rất nhiều, ví dụ, từ phương pháp tư duy, hay đạo đức nghiên cứu.

Trong nghiên cứu phụ nữ và giới, thời gian qua phương pháp luận chưa được chú ý nghiên cứu và phát triển. Trong tổng số 443 công trình khoa học của các nhà nghiên cứu về gia đình và phụ nữ trong thời kỳ 1987-1997, chỉ có một số lượng nhỏ (3-5%) bàn về phương pháp, quan điểm, khái niệm giới và phát triển. Các hạn chế trong phương pháp luận nghiên cứu thể hiện chủ yếu ở mối liên hệ lỏng lẻo, mờ nhạt của lý luận và thực nghiệm, của phương pháp thu thập thông tin và phương pháp xử lý, phân tích kết quả đã được một số tác giả nêu rõ. Ví dụ dễ nhận thấy nhất là một số nghiên cứu về những vấn đề phụ nữ, nhưng khách thể - người được phỏng vấn lại chủ yếu là nam giới.

4.1. Vấn đề quan hệ người trong nghiên cứuNgười ta nhận thấy không ít nghiên cứu được tiến hành dựa trên mối

quan hệ mang tính khai thác đối với người được nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu đến khai thác tối đa những thông tin có thể khai thác được trong thời gian ngắn nhất và ra đi. Những người là đối tượng nghiên cứu thường không được gì ít nhất về mặt kiến thức, ngoài việc mất khá nhiều thời gian để trả lời các câu hỏi. Người trả lời có thể cảm nhận rất rõ ràng trong những nghiên cứu như vậy là không ai thực sự quan tâm đến họ và những vấn đề của họ cả. Điều mà những người đang đặt câu hỏi quan tâm là một số thông tin nào đấy và chỉ thế thôi. Một vài phụ nữ nông thôn kể lại là họ không hiểu vì sao mà các anh, các chị nghiên cứu lại không hài lòng về họ, phải chăng vì họ không nhớ rõ một điều gì đó, hay họ đã không diễn đạt được rõ ràng, hay vì trẻ con quấy khóc làm gián đoạn cuộc phỏng vấn?!

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu, vì nhiều lý do khác nhau, thường không thực hiện được lời hứa của mình về việc sẽ thông báo kết quả nghiên cứu cho những người được nghiên cứu. Sự thất hứa của những người nghiên cứu như một hiện tượng phổ biến đến lượt nó sẽ gây khó khăn cho bản thân công tác nghiên cứu. Sẽ không có gì là ngạc nhiên khi những nhà nghiên cứu không nhận được sự ủng hộ và hợp tác ở những nơi đã từng được nghiên cứu.

Những điều trên đây thực ra không phải là hiện tượng riêng biệt đối với phụ nữ, mà đối với nam giới bị làm đối tượng nghiên cứu cũng vậy. Tương tự, nó cũng không phải là đặc điểm riêng của giới đàn ông làm nghiên cứu; Phụ nữ làm nghiên cứu cũng có thể mắc phải những vấn đề như vậy. Nguồn gốc của vấn đề là ở bản thân công tác nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu mang tính tự thân. Nghĩa là hoạt động nghiên cứu đồng nhất với sự nỗ lực nhằm tạo ra được sản phẩm (báo cáo, bài viết, sách…) đúng hạn, theo những khuôn mẫu đã được giới khoa học chấp nhận, mà không quan tâm đến tác động cuối cùng do những sản phẩm đó có thể đem lại đối với đối tượng nghiên cứu, một cách trực tiếp cũng như gián tiếp. Tuy nhiên, do quan niệm coi thường phụ nữ còn phổ biến cả ở người nghiên cứu, cũng như ở chính các đối tượng nghiên cứu, cho nên các phương pháp nghiên cứu mang mục đích tự thân trong nhiều trường hợp còn làm tăng định kiến đàn ông.

Nghiên cứu phụ nữ cho rằng với mục tiêu hướng tới những biến đổi xã hội tích cực, nhà nghiên cứu không thể chỉ bằng lòng với các báo cáo đầy đủ, đúng hạn theo những thông lệ đã thành thủ tục, quy trình mà còn phải biến quá trình nghiên cứu thành quá trình xây dựng mối quan hệ hai chiều tích cực với người được nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu trong trường hợp này không phải là những cá thể bị động mà trở thành một trong những chủ thể của quá trình nghiên cứu, có quan hệ bình đẳng, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau với người nghiên cứu. Chỉ trên cơ sở này, sự sinh động và đa dạng về kiến thức, kinh nghiệm sống, tâm tư, tình cảm của

các cá nhân và nhóm phụ nữ khác nhau mới có thể được bộc lộ và trao đổi, làm giàu thêm tri thức và vốn sống của tất cả những ai tham gia nghiên cứu. Cũng chỉ trên cơ sở này, công tác nghiên cứu khoa học mới vượt ra ngoài những giới hạn thường lệ của nó với những sản phẩm khô khan, nặng về triết lý, nhẹ về biểu cảm và xám màu định kiến đối với phụ nữ, chỉ trên cơ sở quan hệ bình đẳng, hoạt động nghiên cứu khoa học mới trở thành một quá trình sáng tạo, làm tăng sức manh tư duy và năng lực thay đổi của tất cả những người tham gia nghiên cứu

4.2. “Bằng con mắt đàn ông” và thiên vị giới trong nghiên cứuĐây là hiện tượng xem xét và nhìn nhận sự việc bằng cái nhìn thiên

lệch đàn ông. Dưới con mắt đàn ông, đàn bà là những khách thể phụ thuộc, được đại diện bởi đàn ông. Cũng dưới con mắt đàn ông, đời sống, hành động, cách nghĩ và tình cảm của phụ nữ là những thứ vụn vặt, thứ yếu, hoặc không gây chú ý, hoặc không cần thiết phải xem xét cụ thể.

Với ấn tượng “đàn bà biết gì mà nói” những nghiên cứu “bằng con mắt đàn ông” chỉ nghiên cứu về một giới - nam giới, nhưng lại khái quát chung cho cả hai giới. Ví dụ, nghiên cứu về tình trạng nghèo khổ ở nông thôn, khái niệm “nghèo” được phân tích từ nhiều góc độ, nhưng không phải từ góc độ giới. Những vấn đề của phụ nữ nghèo nhiều khi hoàn toàn vắng bóng trong tư duy, ngôn ngữ của người nghiên cứu, cũng như trong các công cụ nghiên cứu. Tương tự, một nghiên cứu về vấn đề công bằng xã hội đề cập đến rất nhiều khía cạnh của tình trạng thiếu công bằng xã hội. Ví dụ, từ khía cạnh thu nhập, địa vị, học vấn, nhưng hoàn toàn không nói tới hiện tượng bất công bằng về giới như một trong những biểu hiện của bất công bằng xã hội. Rõ ràng ở đây vấn đề giới đã không được các nhà nghiên cứu cho là có ý nghĩa đối với nội dung khoa học của đề tài. Trong những trường hợp này, nhà nghiên cứu có thể sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp xã hội học để thu thập thông tin, nhưng những cứ liệu thu được chỉ phản ảnh một phần của thực tế cần tìm hiểu mà thôi.

Một vấn đề khác thể hiện cái nhìn thiên kiến của đàn ông trong nghiên cứu là nhà nghiên cứu thường lấy chính đàn ông làm chuẩn để phán xét đàn bà. Cũng xuất phát từ quan niệm này, những gì thuộc về đàn ông và gắn với đàn ông được nhấn mạnh và coi trọng hơn trong phân tích, cũng như thu thập thông tin. Ví dụ, số lượng các công trình nghiên cứu về vấn đề sức khỏe của phụ nữ nói chung rất ít so với những công trình liên quan đến sức khỏe bà mẹ. Dường như trong mối quan hệ với đứa con và nguy cơ ảnh hưởng đến con thì sức khỏe phụ nữ, lúc này là bà mẹ, trở nên quan trọng hơn đối với các nhà nghiên cứu.

Một ví dụ khác là việc sử dụng các chuẩn mực kép. Đây là hiện tượng đo lường, đánh giá các hành vi hoặc sự việc bằng các chuẩn mực hay thước đo khác nhau đối với nam và nữ. Ví dụ trong nghiên cứu về gia đình, vai trò của người vợ thường được xem xét chủ yếu dưới góc độ thực hiện những nghĩa vụ và bổn phận cụ thể về mặt thu nhập, cũng như về mặt chăm sóc gia đình. Còn vai trò của người chồng thường được xem xét

dưới góc độ đóng góp cho thu nhập gia đình. Những nghiên cứu này thường đi đến các chỉ dẫn làm giảm nhẹ công việc của phụ nữ bằng cách tăng cường các loại dịch vụ và phương tiện gia đình, nhưng hầu như không đề cập đến sự cần thiết phải chia sẻ công việc gia đình từ phía người chồng.

4.3. Vấn đề tính khách quan của nghiên cứuNhư đã nói ở trên, các nhà nghiên cứu có xu hướng sử dụng các

phương pháp thu thập cứ liệu với số lượng mẫu lớn (N-lớn) và phân tích cứ liệu dựa trên các thuật toán. Với rất nhiều số liệu được biểu diễn bằng các hình thức khác nhau, phương pháp này tỏ ra khách quan hơn so với phương pháp định chất (n-nhỏ), thường được trình bày dưới dạng các câu chuyện, tình huống cụ thể. Thuật toán và việc thao tác với các con số thường là khó hiểu với nhiều người đọc và vì thế, dễ gây ấn tượng về một kết quả mang tính khoa học và khách quan. Thực ra quy mô của mẫu và toán thống kê không hoàn toàn đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu. Lý do đơn giản, ví dụ là những người được hỏi có thể trả lời sai do câu hỏi đặt ra không thích hợp, và người nghiên cứu xử lý chính xác các câu trả lời đó.

Như đã biết, nghiên cứu N-lớn, hay các khảo sát định lượng thường dựa trên một cơ sở lý luận nhất định. Lý luận, như được sử dụng trong khoa học xã hội, đơn giản chỉ là sự giải thích một hiện tượng nào đó và mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan. Mục đích của quá trình nghiên cứu là tập hợp và xem xét các bằng chứng để kiểm tra tính hợp lý của một giải thích như thế. Ý kiến tranh luận ở đây cho rằng chính trong việc nêu ra và trình bày lý thuyết lại mang tính chủ quan hơn bất kỳ một giai đoạn nào khác của quá trình nghiên cứu (Jayaratne, 1980). Đặc biệt là nếu những lý thuyết này được đúc kết chủ yếu từ kinh nghiệm của đàn ông. Như vậy, một nghiên cứu có bề ngoài khách quan không hẳn đã là khách quan như người ta vẫn nghĩ về nó.

Với lý do nêu trên, các nhà nghiên cứu phụ nữ đặt vấn đề sử dụng phương pháp N-lớn với sự thận trọng. Bởi vì lý do khách quan (chủ yếu là thiếu tính sác xuất) mà người ta thường dựa vào đó để gạt ra ngoài các phương pháp n-nhỏ không phải khi nào cũng là xác đáng. Tương tự như vậy, các phương pháp n-nhỏ, dù bị coi là mang tính chủ quan chỉ vì mẫu nghiên cứu nhỏ quá, song nếu được nhận thức đầy đủ và có ý thức rõ ràng để khắc phục thì có thể mang lại những thông tin trung thực và khách quan hơn là người ta vẫn quan niệm. Khác với phần đông người đọc và người sử dụng các kết quả nghiên cứu thường bị ấn tượng bởi tính khách quan do các con số (kể cả số lượng mẫu) đem lại, nhà nghiên cứu phụ nữ hơn ai hết cần nhận thức đầy đủ về những mặt mạnh và yếu của từng phương pháp để có sự kết hợp tối ưu, nhằm đem lại độ chân thực cao nhất cho các cứ liệu về phụ nữ.

5. Một số nguyên tác và phương pháp nghiên cứu cụ thểNhằm tránh lặp lại những hạn chế về phương pháp như đã nêu ở

trên, các nhà phụ nữ học đã đưa ra một số nguyên tắc có tính hướng dẫn đối với các công trình nghiên cứu phụ nữ. Các nguyên tắc này dựa trên quan niệm coi nghiên cứu phụ nữ là một quá trình kiến tạo, phát triển tri thức nhằm góp phần giải quyết những vấn đề thực tế, mang lại lợi ích cụ thể cho phụ nữ. Những nguyên tắc đó bao gồm:

- Phụ nữ là người cùng tham gia phát triển tri thức chứ không đơn thuần là khách thể cung cấp thông tin hay đối tượng tiếp nhận tri thức.

- Người nghiên cứu đóng vai trò vừa học hỏi vừa hướng dẫn.- Nghiên cứu phụ nữ hướng tới sự biến đổi vì công bằng xã hội và

bình đẳng nam - nữ.- Nghiên cứu phụ nữ là vì sự tiến bộ của phụ nữ chứ không đơn

thuần là nghiên cứu do phụ nữ thực hiện. Nói cách khác, nam giới cũng có thể nghiên cứu phụ nữ từ quan điểm phụ nữ học.

- Phụ nữ bao gồm nhiều nhóm đa dạng, do vậy nghiên cứu phụ nữ cần quan tâm đến đặc điểm của nhóm, ví dụ các yếu tố dân tộc, văn hoá, mức sống, nghề nghiệp, lối sống, lứa tuổi,…

- Nghiên cứu phụ nữ không chỉ tập trung vào một loại vấn đề phụ nữ mà còn tính đến các vấn đề của nam giới, xem xét phụ nữ trong mối tương quan với nam giới.

Sợi chỉ đỏ xuyên suốt các nguyên tắc này và các nguyên tắc khác là các vấn đề phụ nữ phải được nhìn nhận, giải thích từ góc độ của phụ nữ và phải do phụ nữ giải quyết cùng với sự tham gia, hỗ trợ của nam giới.

Dựa vào các nguyên tắc này, một số công cụ phân tích giới đã được nêu lên để tham khảo, trong số đó cần kể tới các công cụ sau đây:

- Phân tích sự phân công lao động theo giới để trả lời câu hỏi ai làm gì, làm bao nhiêu và như thế nào trong gia đình,

- Phân tích địa vị, vai trò của phụ nữ trong xã hội để tìm hiểu mối tương quan giới,

- Phân tích mức độ tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực lãnh đạo quản lý,

- Phân tích khả năng và mức độ tiếp cận, kiểm soát các nguồn lực và nghiên cứu nhu cầu thực tế và nhu cầu chiến lược của phụ nữ và nam giới.

Thực ra, đối với mỗi một đối tượng nghiên cứu cụ thể cần áp dụng bộ công cụ phân tích thích hợp được xây dựng từ quan niệm, lý thuyết và căn cứ vào điều kiện cụ thể. Các công cụ phân tích giới thực chất được hiểu rộng là phương pháp tư duy bằng lý luận, phạm trù, khái niệm và là phương pháp, kỹ năng, kỹ thuật và thụ pháp thu thập, xử lý, phân tích

thông tin về đời sống của phụ nữ. Ví dụ, để phân tích sự phân công lao động theo giới trong gia đình có thể sử dụng công cụ bảng hỏi về thời gian lao động, hoặc dùng quan sát trực tiếp để ghi nhận các công việc theo thời gian, không gian hay dùng cách thảo luận nhóm, vẽ sơ đồ, xây dựng lịch một ngày làm việc.

Những phương pháp thu thập thông tin mà các công trình nghiên cứu phụ nữ đã vận dụng thường là sự kết hợp của một số phương pháp sau đây:

- Quan sát hành vi cá nhân, nhóm và quan sát nhân chủng học;- Gặp gỡ và hỏi chuyện không chính thức;- Phỏng vấn sâu về các trường hợp cụ thể;- Thảo luận nhóm;- Câu chuyện về cuộc đời phụ nữ;- Phân tích tài liệu, văn bản;- Phương pháp nghiên cứu tham gia ;- Điều tra bảng hỏi.

Chương 3: GIỚI, PHONG TRÀO PHỤ NỮ VÀ PHÁT TRIỂN1. Vấn đề giới và phong trào phụ nữ1.1.Phong trào phụ nữ: quan điểm của Đảng và Nhà nướcPhong trào phụ nữ là những hoạt đông có tổ chức của phụ nữ đấu

tranh vì quyền lợi của giới mình. Phong trào phụ nữ có thể diễn ra trên một hoặc nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, song thường tập trung vào các vấn đề bức xúc và nóng bỏng nhất của dời sống phụ nữ. Phong trào phụ nữ hướng vào việc tìm lời giải đáp thực tiễn cho các vấn đề cụ thể và thiết thực nhất của số đông phụ nữ ở từng giai đoạn, trong bối cảnh kinh tế - xã hội cụ thể.

Từ những năm 30 của thế kỷ này, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phong trào phụ nữ gắn liền với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Mục tiêu cao nhất của phong trào phụ nữ khi đó cũng như trong các cuộc chiến tranh cách mạng sau này là độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, vì cuộc sống hoà bình và ấm no hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, trong đó có phụ nữ.

Vấn đề giải phóng phụ nữ đã được Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra ngay từ đầu và được quan tâm trong suốt qua trình cách mạng. Luận điểm xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối lãnh đạo của Đảng trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa là giải phóng phụ nữ gắn liền với giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ, thì không giải phóng một nửa loài người.”

Thực vậy, dân tộc có tự do, độc lập thì phụ nữ mới được tự do và độc lập. Xã hội không còn áp bức, bóc lột giai cấp thì phụ nữ mới được giải phóng khỏi sự bóc lột và áp bức. Như vậy, giải phóng phụ nữ xét cho cùng là tạo điều kiện phát triển tự do năng lực cá nhân của người phụ nữ. Giải phóng phụ nữ gắn liền với giải phóng nam giới, giải phóng xã hội.

Giải phóng phụ nữ được Đảng Cộng sản Việt Nam coi là mục tiêu của cách mạng Việt Nam và phụ nữ được nhìn nhận là lực lượng cơ bản của cách mạng. Luận điểm này trước hết xuất phát từ sự cảm thông sâu sắc thân phận của phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đế quốc. Lên án chế độ thực dân Pháp, Hồ Chủ tịch đã nhìn thấu nỗi đau của người phụ nữ trong nỗi đau mất nước của dân tộc: “… Không một chỗ nào, người phụ nữ thoát khỏi những hành động bạo ngược của bọn xâm lược… Người ta nói “chế độ thực dân là chế độ ăn cướp”. Chúng tôi xin nói thêm: “chế độ hãm hiếp đàn bà và giết người”.

Tuy nhiên, quan trọng hơn và vượt lên trên sự cảm thông là nhận thức ngay từ đầu và nhất quán của Đảng về vai trò và vị trí của phụ nữ trong đấu tranh cách mạng: “Lực lượng cách mạng của phụ nữ rất là trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào những cuộc tranh đấu cách mạng thì cách mạng không thể thắng lợi được” (Văn kiện của Đảng, 1970). Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội: “…Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa'“ (Hồ Chủ Tịch, 1970).

Nguồn gốc của sự áp bức phụ nữ là chế độ bóc lột của thực dân, tư bản, các quan hệ phong kiến và địa vị “nô lệ trong gia đình” (Lê nin, 1970) của người phụ nữ. Xuất phát từ nhận thức sâu sắc đó, Đảng Cộng sản đã đưa ra nhiều khẩu hiệu đòi quyền lợi cho phụ nữ và sau khi giành độc lập dân tộc, chủ trương lôi cuốn phụ nữ vào các hoạt động xã hội, tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy năng lực và vai trò của mình trong công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Đáp lại niềm tin của Đảng và dân tộc, các thế hệ phụ nữ Việt Nam đã phát huy cao độ truyền thống tích cực trong lịch sử dân tộc, sát cánh cùng nam giới trên mọi lĩnh vực, có những cống hiến vô cùng to lớn cho sự nghiệp giành độc lập dân tộc và xây dựng xã hội mới.

Cho đến nay, nhìn lại quan điểm và chính sách của Đảng và phong trào phụ vận theo tiến trình lịch sử, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Xuất phát từ nhu cầu khách quan về các nguồn lực, trong đó trước hết là nguồn lực con người, Đảng luôn coi phụ nữ là động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế - xã hội. Điểu này thể hiện rõ trong lời phát biểu của Hồ Chủ tịch: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải làm gì? Nhất định phải tăng gia sản xuất thật nhiều. Muốn sản xuất nhiều thì phải có nhiều sức lao động. Muốn có nhiều sức lao đông, phải giải phóng sức lao động của phụ nữ” (Hồ Chủ Tịch, 1970).

- Để khuyến khích phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội, các chính sách của Đảng và Nhà nước đã có một cách nhìn nhận tương đối

toàn diện về các vai trò khác nhau mà người phụ nữ gánh vác trong gia đình và ngoài xã hội. Nhận thức này được quán triệt rõ nhất vào những thời kỳ toàn dân tộc tập trung sức người, sức của cho các cuộc chiến tranh cứu nước. Các phong trào thi đua “Hai tốt” “Ba đảm đang” đã động viên phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà, hăng hái thi đua lao động sản xuất.

Trong thời kỳ này, hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo rộng khắp ở thành thị và nông thôn đã không chỉ giúp các bà mẹ tham gia lao động khi có con nhỏ, mà còn thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của xã hội đối với công việc hay bị coi là thiên chức của riêng phụ nữ.

- Nhờ quán triệt và kiên trì quan điểm giải phóng phụ nữ mà Đảng đã động viên được phong trào rộng lớn, sôi nổi của phu nữ tham gia vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Qua đó đã làm thay đổi về cơ bản tư tưởng coi thường phụ nữ ở cán bộ, đảng viên, góp phần to lớn vào việc tạo dựng chuẩn mực giá trị và cách nhìn nhận mới về người phụ nữ trong xã hội. Phong trào phụ nữ vì vậy luôn thu hút được sự ủng hộ của các tầng lớp tiến bộ trong xã hội.

- Phong trào giải phóng phụ nữ đã thu hút được sự đồng tình, ủng hộ và đóng góp cụ thể của nam giới. Với nhận thức mới và bằng những hành động thiết thực, nam giới đã và đang là một lực lượng quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ. Hơn thế, không ít nam giới, ở các vị trí khác nhau, đã có những đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp tạo dựng và phát huy bình đẳng giới ở nước ta.

- Vai trò và địa vị xã hội của phụ nữ Việt Nam được nâng cao qua từng giai đoạn phát triển. Điều này chứng tỏ rằng một trình độ mới về tiến bộ xã hội, thể hiện ở quan hệ nam nữ bình đẳng có thể được tạo lập ngay trong điều kiện kinh tế còn kém phát triển. Đó là nhờ những nhận thức và quan điểm đúng đắn về vị trí, vai trò và ý nghĩa của những công việc mà người phụ nữ thực hiện đối với xã hội và gia đình, cũng như nhờ sự giác ngộ của phụ nữ về năng lực của chính giới mình.

1.2. Hoạt động phong trào phụ nữHơn nửa thế kỷ qua, hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

đã chứng tỏ sức mạnh to lớn của phụ nữ khi đoàn kết đứng lên giải phóng dân tộc và giải phóng mình. Đây là kết quả của quá trình đấu tranh trong đó có sự kế thừa những truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam trong suốt lịch sử dựng nước và bảo vệ đất nước.

Ngay từ đầu thế kỷ này, nhiều phụ nữ đã tham gia vào “phong trào Cần vương”, “Đông kinh nghĩa thục” v.v…, để lên án và phản đối chế độ thực dân Pháp.

Ngày 20/10/1930, tổ chức đầu tiên tập hợp phụ nữ Việt Nam dưới ngọn cờ đấu tranh giải phóng dân tộc đã ra đời. Hội phụ nữ đã có các tên gọi khác nhau phản ánh các mục tiêu cụ thể của Hội qua các thời kỳ, như Hội Phụ nữ Giải phóng, Hội Phụ nữ Dân chủ, Hội Phụ nữ Phản đế, Đoàn Phụ

nữ Cứu quốc và ngày nay là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Hội đã động viên được tầng tầng lớp lớp phụ nữ đứng lên vì sự nghiệp chung của cả dân tộc, sớm hướng phong trào vào những mục tiêu chung của cách mạng Việt Nam. Bị áp bức, bóc lột, chịu thân phận thấp hèn dưới chế độ phong kiến, đế quốc, phụ nữ thấm thìa sâu sắc rằng họ chỉ có thể được giải phóng cùng với cả dân tộc.

Có thể nói, chính ở đây quan điểm giới đã được thể hiện một cách nhất quán và sâu rộng nhất. Trong quá trình đấu tranh giữ nước lâu dài của dân tộc, phụ nữ Việt Nam chưa bao giờ đứng ngoài hay giữ vai trò thụ động. Họ đã luôn đi đầu với những chiến công sáng chói mà lịch sử bằng văn chưa ghi hết. Tham gia vào cách mạng giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước, phụ nữ Việt Nam đã từng bước tự giải phóng mình và giành được vị trí, tiếng nói ngày càng xứng đáng trong xã hội.

Phong trào phụ nữ đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Một trong những bước ngoặt của phong trào diễn ra vào những năm 80. Nếu trước đây, trọng tâm của phong trào phụ nữ là động viên, cuốn hút phụ nữ tham gia chiến đấu, lao động sản xuất… vì sự nghiệp cách mạng chung thì giờ đây vấn để đặt ra có khác. Phụ nữ ngày càng nhận thức rõ hơn những lợi ích và quyền lợi đặc thù của giới mình. Để có thể phát huy sức mạnh trong thời kỳ mới, phong trào phụ nữ đứng trước yêu cầu đáp ứng và bảo vệ các lợi ích thiết thực, thường ngày của hội viên phụ nữ: công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập, chăm sóc sức khỏe. Phong trào phụ nữ đã mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực mới như giúp nhau làm kinh tế, đào tạo, nâng cao tri thức, kỹ năng chuyên môn, bảo vệ sức khỏe…

Năm chương trình lớn do Hội Liên hiệp Phụ nữ phát động đã được hàng triệu phụ nữ tham gia trong những năm 90. Đó là:

- Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và năng lực cho phụ nữ;- Hỗ trợ vốn, tạo việc làm tăng thu nhập;- Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hoá gia

đình;- Đổi mới tổ chức bộ máy và cán bộ, tập hợp quần chúng và xây

dựng quỹ hội;- Nghiên cứu, kiểm tra, giám sát và đề xuất giải pháp cho những vấn

đề về phụ nữ, trẻ em và tham gia quản lý nhà nước.Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã khảo sát, thể nghiệm và phát triển

được một số mô hình hoạt động thực tiễn có hiệu quả để tập hợp và huy động các hội viên tích cực tăng gia sản xuất cải thiện cuộc sống vật chất và tinh thần. Trong số đó cần kể tới các mô hình hoạt động kinh tế (dạy nghề, hỗ trợ vốn, giới thiệu việc làm), mô hình hoạt động xã hội (tư vấn, hòa giải), mô hình hoạt động câu lạc bộ (tổ phụ nữ tiết kiệm - xóa đói, giảm nghèo, phụ nữ không sinh con thứ ba) , v.v…

Trong quá trình đổi mới hoạt động, quan điểm giới càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết đối với phong trào phụ nữ. Các hoạt động nhằm thu hút sự tham gia của nam giới đã được khởi xướng ở nhiều nơi. Ví dụ, Hội phụ nữ đã đi đầu trong việc vận động nam giới thực hiện các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch. Các hội thi về vai trò người chồng, người cha trong gia đình do Thành hội Phụ nữ Hồ Chí Minh tổ chức đã được nam giới nhiệt tình hưởng ứng; ngày càng có nhiều dự án phát triển của phụ nữ thu hút được sự quan tâm của lực lượng nam giới. Không ít trường hợp nam giới đã làm đơn xin gia nhập Hội để được vay vốn và tập huấn kỹ thuật, v.v…

Kiến thức về giới đã được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ động phổ biến cho cán bộ quản lý, cán bộ kế hoạch ở trung ương và địa phương. Khoảng 30% số người tham gia các lớp tập huấn về giới trong những năm 1992 - 1995 là nam giới, trong đó có một số cán bộ quản lý ở trung ương và địa phương.

Các hoạt động của Hội ngày càng hướng trọng tâm vào những nhiệm vụ kinh tế - xã hội trọng yếu của đất nước. Từ đó, các vấn đề liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của phụ nữ đang có nhiều cơ hội để trở thành mối quan tâm hoạt động không chỉ của phụ nữ mà ngay cả nam giới ở các ngành, các cấp và toàn xã hội.

2. Phong trào phụ nữ và Nghiên cứu phụ nữ2.1.Quan hệ giữa phong trào phụ nữ và Phụ nữ họcMột số người cho rằng nghiên cứu phụ nữ chỉ là hoạt động có tính

chất phong trào, tức là ít có tính khoa học, vì theo đuổi và phục vụ cho phong trào giải phóng phụ nữ, vì không có đối tượng nghiên cứu rõ ràng. Có lẽ là do họ chưa thấy rằng, việc nghiên cứu càng gắn với thực tế bao nhiêu thì trình độ lý luận khoa học của lĩnh vực nghiên cứu đó càng cao bấy nhiêu.

Phong trào phụ nữ có quan hệ và tác động qua lại trên nhiều mặt với nghiên cứu phụ nữ. Trước hết, đó là nguồn cung cấp vô tận các chủ đề, các nhu cầu và cảm hứng cho nghiên cứu phụ nữ. Phong trào phụ nữ cũng là noi mà các quan điểm, nhận thức và kết luận nghiên cứu được thử thách, chứng minh, chấp nhận hoặc loại bỏ. Tuy nhiên, đây hoàn toàn không phải là quan hệ một chiều.

Các công trình nghiên cứu về phụ nữ có ảnh hưởng trở lại đối với phong trào phụ nữ ít nhất dưới hai hình thức. Một là trang bị luận cứ khoa học, từ đó mở rộng và làm phong phú cơ sở lý luận của các hoạt động vì phụ nữ. Hai là góp phần bổ sung, thay đổi nhận thức, điều chỉnh hành vi của phụ nữ và nam giới, qua đó góp phần đưa phong trào phụ nữ đến gần hơn với những mục tiêu được xác định.

Cũng chú ý là mối liên hệ giữa nghiên cứu phụ nữ và phong trào phụ nữ không đơn thuần là quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn. Phong trào phụ nữ dựa trên nền tảng lý luận cách mạng phong phú của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ. Nghiên cứu phụ nữ có

thể làm sáng tỏ thêm những lý luận chung cơ bản của phong trào. Đồng thời, trong lĩnh vực nghiên cứu, các nhà khoa học có thể đi sâu xem xét và giải quyết những vấn đề cụ thể nảy sinh từ thực tiễn đời sống người phụ nữ. Tùy từng giai đoạn phát triển mà nghiên cứu phụ nữ tập trung vào vấn đề lý luận hoặc vấn đề thực tiễn cụ thể.

Các chủ đề chính viết về phụ nữ trong thời kỳ trước đây đã tập trung ca ngợi các phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ “Trung hậu, đảm đang”, đề cao các tấm gương phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” và khẳng định vai trò to lớn của phụ nữ trong cách mạng và lao đông sản xuất. Nghiên cứu toàn diện về phụ nữ dường như chưa có điều kiện để thực hiện, ngoại trừ một số nghiên cứu về điều kiện lao động có đề cập ít nhiều đến đặc điểm của lao động nữ.

Tìm hiểu vấn đề này trong bối cảnh của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, có thể thấy rằng, phong trào phụ nữ thời kỳ này đã đề ra các mục tiêu mà bản thân chúng và việc tiếp cận chúng dường như được chấp nhận cả về mặt lý luận và thực tiễn. Một mặt, phong trào phụ nữ được sự ủng hộ và hỗ trợ to lớn của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, được tạo những điều kiện thuận lợi để mở rộng hoạt động và phát huy vai trò của mình. Mặt khác, do phản ánh và thể hiện trung thành những nguyện vọng tha thiết của đông đảo phụ nữ, phong trào phụ nữ đã thu hút nhiều tầng lớp phụ nữ tự nguyện tham gia vào các hoạt động vì sự nghiệp chung.

Tình hình nghiên cứu phụ nữ đã khác đi khi phong trào phụ nữ nước ta bước vào thời kỳ chuyển đổi cơ chế kinh tế. Các chương trình tạo việc làm, tăng thu nhập, phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, hỗ trợ vốn cho phụ nữ nghèo v.v… lần đầu tiên được xây dựng vào giữa những năm 1980. Những hoạt động này đã từng bước chuyển trọng tâm của phong trào từ các mục tiêu chính trị chung sang các mục tiêu kinh tế, xã hội cụ thể, vì quyền lợi thiết thân của phụ nữ. Quá trình chuyển biến này cũng như việc xác định thứ tự ưu tiên đối với các mục tiêu của phong trào ở từng giai đoạn, đã làm nảy sinh mặc dù còn ở mức độ chưa cao, nhu cầu tìm hiểu các vấn đề của người phụ nữ trong bối cảnh kinh tế - xã hội mới trên cơ sở khoa học.

Cũng trong thời kỳ này, khủng hoảng kinh tế và xã hội kéo dài đã khiến cho việc đáp ứng các chế độ chính sách đối với phụ nữ từ phía Nhà nước trở nên khó khăn hơn trước. Các vấn đề bất bình đẳng nam - nữ trong việc làm và thu nhập, giáo dục và đào tạo xuất hiện trở lại và trở nên gay gắt hơn khi nền kinh tế bước vào cơ chế thị trường. Tình hình trên đòi hỏi phong trào phụ nữ phải được trang bị đầy đủ hơn bằng những lập luận khoa học, với các đánh giá, tổng kết thực tiễn sâu sắc, các số liệu, chứng cứ có hệ thống để có thể bảo vệ và đấu tranh có hiệu quả cho quyền lợi của phụ nữ.

Cũng cần nói thêm là sự mở rộng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác qua các chương trình và dự án giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

với các tổ chức quốc tế trong những năm 90 đã tạo thêm cơ hội thông tin, thảo luận và nghiên cứu khoa học về phụ nữ. Ví dụ, chỉ tính riêng năm 1994 đã có 456 đoàn khách quốc tế đến tìm hiểu hoạt động của Hội, 35 dự án mới với sự hỗ trợ của quốc tế đã được triển khai. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ 1996 đến 3/2000 đã có 103 dự án của các tổ chức quốc tế tài trợ thông qua Hội Phụ nữ các cấp.

2.2. Mạng lưới các cơ sở nghiên cứu phụ nữChương trình nghiên cứu đầu tiên về phụ nữ được xây dụng năm

1984 thoạt tiên chỉ để đáp ứng nhu cầu trao đổi, giao lưu khoa học quốc tế. Sự phát triển mau chóng của hệ thống các cơ sở nghiên cứu và các đề tài khoa học trong những năm 90 cho thấy nghiên cứu phụ nữ đã bắt nhịp với bước chuyển biến của phong trào phụ nữ. Nghiên cứu phụ nữ ngày càng tập trung vào những vấn đề cụ thể của người phụ nữ trong giai đoạn mới, giai đoạn phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng Xã hội Chủ nghĩaĐiểm qua các. cơ sở nghiên cứu và đào tạo về phụ nữ ở Việt Nam cùng với các chủ đề nghiên cứu chính sẽ cho thấy rõ hơn điều này. Trung tâm Nghiên cứu khoa học về Phụ nữ, nay là Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Gia đình và Phụ nữ được thành lập năm 1987, trực thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội nay là Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia.

Các chủ đề nghiên cứu chính của Trung tâm bao gồm:- Phụ nữ và sự phát triển nông nghiệp, nông thôn với các đề tài: Vai

trò phụ nữ và kinh tế hộ; Phụ nữ với việc ứng dụng máy móc, kỹ thuật nông nghiệp; Phụ nữ ở vùng phát triển lâm nghiệp v.v…

- Phụ nữ công nhân: Điều kiện lao động của nữ công nhân ngành dệt; Nữ công nhân lâm nghiệp.

- Phụ nữ và gia đình: Phụ nữ đơn thân, Phụ nữ và giáo dục gia đình, Phụ nữ và gia đình một số dân tộc ít người.

- Ngoài ra là các nội dung nghiên cứu về Chính sách xã hội đối với phụ nữ; Phụ nữ và việc chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hoá gia đình; Phụ nữ và các tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình v.v…

Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Phụ nữ và Gia đình, thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập năm 1991, trực thuộc Viện Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh. Một số đề tài nghiên cứu chính bao gồm: Lao động nữ ở đô thị; Nữ công nhân trong các liên doanh; Gia đình nữ trí thức v.v…

Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển thành lập năm 1992 là tổ chức phi chính phủ đầu tiên trong lĩnh vực nghiên cứu phụ nữ. Các chủ đề nghiên cứu chính tập trung vào sức khỏe bà mẹ, hành vi sinh sản, phụ nữ với hoạt động y tế cộng đồng, chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Khoa Phụ nữ học thành lập năm 1992 tại Đại học Mở - Bán công, thành pho Hồ Chí Minh. Khoa có mục tiêu trang bị cho phụ nữ những kiến thức và kỹ năng mới để xây dựng gia đình và tham gia phát triển kinh tế, xã hội, chống bất công, bạo lực, bảo vệ nhân quyền và môi sinh. Khoa tiến hành đào tạo theo hai giai đoạn: 1) Đại cương theo chương trình khoa học xã hội và 2) Chuyên ngành Phụ nữ học. Sau chương trình học 4 năm, sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân xã hội học, chuyên ngành Phụ nữ học. Đến năm 1995, khoa đã thu hút trên 300 sinh viên, trong đó có nhiều phụ nữ theo học. Ngoài ra, khoa Phụ nữ học đã thực hiện nhiều khoá đào tạo ngắn hạn theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức khác nhau.

Các đề tài nghiên cứu do khoa Phụ nữ học tiến hành bao gồm: Vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu long, Phụ nữ Việt Nam trong chuyển đổi kinh tế; Các chương trình tín dụng - tiết kiệm của phụ nữ ở thành phố Hồ Chí Minh; Phụ nữ trong hoạt động thu mua phế liệu tại thành phố Hồ Chí Minh v.v…

Khoa Xã hội học và Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia ngay từ khi thành lập năm 1992 đã rất chú trọng nghiên cứu và giảng dạy môn phụ nữ học. Năm 1995 những luận án thạc sỹ xã hội học đầu tiên về vấn đề phụ nữ như “Phụ nữ cao tuổi”, “Nạo thai ngoài hôn nhân” đã được bảo vệ thành công trên giảng đường trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ở Hà Nội.

Trung tâm Nghiên cứu và Giảng dạy về Phụ nư thành lập năm 1993 tại trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Trung tâm đang xúc tiến các hoạt động đưa thông tin và kiến thức về phụ nữ tới người học và người nghiên cứu.

Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Lao động nữ thành lập năm 1994 tại Viện Nghiên cứu Khoa học Lao động và các Văn đề Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Các hoạt động nghiên cứu chính đã tiến hành tập trung vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu về lao động nữ, nghiên cứu việc làm của lao động nữ khu vực ngoài quốc doanh và điều kiện lao động nữ ở các xí nghiệp quốc doanh.

Một số tổ chức phi chính phủ, ngoài việc thực hiện các dự án phát triển và hoạt động tư vấn đã và đang có những hoạt động tích cực, góp phần làm phong phú thêm những đề tài và chủ đề nghiên cứu về phụ nữ. Chẳng hạn Trung tâm Sức khỏe phụ nữ và gia đình; Trung tâm Hỗ trợ giáo dục và nâng cao năng lực cho phụ nữ; Trung tâm Nghiên cứu giới, môi trường và phát triển bền vững v.v…

Ngoài ra còn phải kể đến một số nhóm nghiên cứu và giảng dạy về phụ nữ đang được hình thành ở một số cơ sở nghiên cứu và giảng dạy khác. Ví dụ, Tổ công tác về Phụ nữ học, Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh; Tổ Phân tích về Giới thuộc Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long; Nhóm Nghiên cứu về Công tác Xã hội, thành phố Hồ chí Minh hoặc một số đề tài, chương trình nghiên cứu về phụ nữ đang được xây dựng ở Đại học

Nông lâm, Đại học Thuỷ sản, thành phố Hồ Chí Minh, đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội v.v…

Điều quan trọng là với các hình thức tổ chức và mối quan tâm cụ thể có khác nhau các trung tâm tăng cường các cơ sở nghiên cứu, đào tạo đều có cơ sở vũng chắc để phối họp nghiên cứu, đào tạo và giảng dạy trong lĩnh vực nghiên cứu phụ nữ.

Không bó hẹp trong khuôn khổ của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo về phụ nữ, nghiên cứu phụ nữ đã vươn rộng và đang thu hút ngày càng đông đảo các nhà khoa học, cán bộ quản lý lãnh đạo, cán bộ chì đạo phong trào tham gia. Lực lượng nghiên cứu đông đảo gồm cả phụ nữ và nam giới này đang quan tâm tới nhiều lĩnh vực khác nhau của nghiên cứu phụ nữ. Ví dụ như phụ nữ và gia đình, phụ nữ và lao động, phụ nữ và văn hoá, v.v… Các kết quả nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Khoa học vê Phụ tạp chí chuyên ngành duy nhất về phụ nữ học hiện nay cho thấy rõ sự phong phú và đa dạng không chỉ trong đề tài mà cả trong cách đặt vấn đề và phương pháp tiếp cận nghiên cứu về phụ nữ.

Ví dụ, trong tạp chí này, dưới chuyên đề “Phụ nữ và lao động”, chỉ tính trong 5 năm, từ 1990 đến 1994, đã có 60 bài nghiên cứu, thông tin của gần 40 tác giả thuộc nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau ở trong và ngoài nước. Các bài nghiên cứu trong chương mục này đã nhìn nhận và phân tích các vấn để liên quan đến phụ nữ về việc làm, thu nhập, điều kiện lao động… trong nền kinh tế chuyển đổi ở thành thị và nông thôn từ nhiều góc độ như xã hội học, kinh tế học, giới, v.v… Chuyên đề “Phụ nữ và gia đình” trong 5 năm từ 1995 đến 1999 đã đăng tải 51 bài về các vấn đề hôn nhân và gia đình của người Việt và một số dân tộc ít người khác, về cơ cấu gia đình, giáo dục gia đình và vai trò của người phụ nữ v.v… Sự phong phú và đa dạng này có thể coi là một trong những mật mạnh của nghiên cứu phụ nữ ở Việt Nam.

Có thể khẳng định sự phong phú, đa dạng của công trình nghiên cứu này là kết quả nỗ lực của đội ngũ các nhà nghiên cứu hướng tới giải quyết các vấn đề phụ nữ đang đặt ra từ thực tiễn.

3. Giới và phát triển kinh tế xã hội 3.1.Quan niệm về giới và phát triểnGiới và phát triển có quan hệ gì với nhau? Để trả lời câu hỏi này cần

tìm hiểu bản thân khái niệm và quá trình diễn biến từ “Phụ nữ trong phát triển” (WDD) đến “Giới và phát triển” (GAD) trong các cuộc tranh luận về mặt lý thuyết cũng như trong đời sống kinh tế xã hội vài thập kỷ qua.

Vào đầu thập kỷ 60, khái niệm lần đầu xuất hiện trong các văn bản chính thức của các tổ chức quốc tế. Năm 1961, Liên Hợp Quốc đã tuyên bố thập kỷ 1961-1970 là “Thập kỷ Phát triển Thứ nhất” (Kabeer, 1994). Bản tuyên bố là sự đúc kết kinh nghiệm của thập kỷ trước đó và đưa ra những mục tiêu ưu tiên cho thập kỷ tới.

Thực tiễn và kinh nghiệm từ thập kỷ phát triển đậu tiên cho thấy mô hình phát triển hướng vào tăng trưởng không mang lại kết quả mong muốn. Mô hình này dựa trên quan niệm cho rằng tăng thu nhập quốc dân là biện pháp cần và đủ cho sự phát triển của một đất nước. Cùng với sự tăng trưởng, các kết quả chủ yếu sẽ được “chia xuống” cho các hộ gia đình và các tầng lớp dân cư dưới đáy trong thang bậc phân phối thu nhập quốc dân. Mô hình hướng vào tăng trưởng đề cao các biện pháp đẩy mạnh tốc độ tăng thu nhập quốc dân bằng mọi giá. Trên thực tế, mặc dù nhiều nước đang phát triển đạt được tốc độ tăng trưởng trên 5%/năm, song hầu hết đều phải đối đầu với các vấn đề như gia tăng thất nghiệp, bất bình đẳng và nghèo khổ tuyệt đối, mà phụ nữ và trẻ em là người gánh chịu nặng nề nhất.

Thất vọng trước kết quả của mô hình hướng vào tăng trưởng, nhiều ý kiến cho rằng cần xác định lại mục tiêu của sự phát triển. Đó là sự phát triển cần giải quyết tốt hơn những vấn đề nghèo khổ, thực hiện phân phối đảm bảo đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người.

Trong Chiến lược hành động cho Thập kỷ Thứ hai, đưa ra năm 1970, Liên Hợp Quốc tuyên bố: “Mục tiêu cuối cùng của phát triển cần phải cải thiện đời sống một cách bền vững đối với cá nhân, thành quả của phát triển cần được chia sẻ cho mọi người. Nếu duy trì đặc quyền để cho sự giàu có và bất công xã hội cùng tồn tại, thì phát triển đã thất bại trong việc hướng tới các mục tiêu quan trọng của mình”.

Sự thay đổi về quan niệm phát triển diễn ra trong những năm 70 ở nhiều tổ chức quốc tế đã khiến người ta chú ý nhiều hơn đến mối liên hệ giữa các mục tiêu kinh tế và các mục tiêu xã hội. Đồng thời nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự quan tâm lớn hơn đến các vấn đề của phụ nữ.

Hai lĩnh vực liên quan đến phụ nữ thu hút được sự quan tâm rộng rãi trong thời kỳ này là lương thực và dân số (Kabeer, 1994). Tiểu ban Dinh dưỡng của tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), với hầu hết cán bộ là nữ đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của phụ nữ trong sản xuất lương thực, đặc biệt là ở châu Phi. Cũng nhờ quan điểm này mà Hội nghị Lương thực Thế giới, tổ chức vào năm 1974, đã công nhận sự đóng góp của phụ nữ ở tất cả các khâu của chu trình lương thực, chứ không riêng công việc nuôi dưỡng trong gia đình.

Lĩnh vực thứ hai là dân số. Mặc dù có rất nhiều nỗ lực xung quanh vấn đề kế hoạch hoá gia đình song tốc độ tăng dân số ở các nước đang phát triển không giảm. Người ta nhận thấy rằng việc cung cấp các biện pháp kế hoạch hoá gia đình không tác động bao nhiêu đến tốc độ tăng dân số, nếu như những hoàn cảnh dẫn đến nhu cầu sinh nhiều con vẫn tồn tại. Cũng tại đây người ta nhận ra những mối liên hệ giữa địa vị của người phụ nữ thể hiện ở học vấn, mức độ tham gia lao động xã hội với tỉ lệ sinh đẻ. Ví dụ, trình độ học ván cao là nhân tố góp phần giảm mức sinh.

3.2 “Phụ nữ trong phát triển” và “Giới và phát triển”Trong giai đoạn phát triển giữa thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu

phụ nữ với các vấn đề lương thực và dân số đã góp phần vào sự hình thành cơ sở lý thuyết về các vấn đề của phụ nữ và các vấn đề phát triển kinh tế; đồng thời góp phần vào sự ra đời ý tưởng vận dụng các vấn đề của phụ nữ đối với chính sách phát triển. Tuyên bố của Thập kỷ vì Phụ nữ với những ngôn từ chính thức về bình đẳng, hoà bình và phát triển đã đánh dấu một bước mới về sự xuất hiện và áp dụng quan điểm Phụ nữ trong Phát triển (WID).Điểm đáng quan tâm ở đây là cách mà người ta đưa các vấn đề của phụ nữ “vào” các chính sách phát triển. Trước đây, cách đặt vấn đề như đã xuất hiện trong những năm 70 dường như vẫn ít nhiều chịu ảnh hưởng của những quan điểm đã tồn tại trong thòi kỳ trước đó. Đó là việc nhìn nhận vai trò của phụ nữ trước hết từ góc độ sinh sản và nuôi dưỡng chứ không phải xuất phát từ vai trò sản xuất của họ.

Ngay sau đó, mặc dù đã bắt đầu đề cập đến vai trò của phụ nữ một cách đầy đủ hơn, song cách tiếp cận toàn diện về vai trò của phụ nữ vẫn chưa xuất hiện. Điều trước tiên là khi tìm hiểu về mối liên hệ giữa phụ nữ và phát triển kinh tế, vai trò của phụ nữ trong lao động sản xuất và những đóng góp của họ cho nền kinh tế quốc dân không được đặt ra để xem xét trực tiếp. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu và làm chính sách chủ yếu bàn về vai trò của phụ nữ trong gia đình như là người sinh đẻ (liên quan đến vấn đề dân số) và như là người nuôi dưỡng (liên quan đến vấn đề lương thực). Tất nhiên, xuất phát từ vai trò sinh sản và nuôi dưỡng để suy ra những tác động qua lại giữa các vấn đề của phụ nữ với phát triển cũng là một cách tiếp cận, song nếu chỉ dừng lại ở đây thì rõ ràng chưa phải là cách tiếp cận trực tiếp và toàn diện về phụ nữ.

Vì sao các nhà nghiên cứu lại chọn hướng tiếp cận này? Có thể nói, cho đến đầu những năm 70, các nhà làm chính sách và nghiên cứu đã không thấy hết và vì thế không công nhận đầy đủ vai trò kinh tế to lớn của phụ nữ. Chính vì thế nên Ester Boserup, nhà kinh tế người Đan Mạch, với cuốn “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế” (1970), đã được coi là người đầu tiên đặt lại vấn đề về cách nhìn nhận đối với vai trò của phụ nữ. Viết về phụ nữ nông dân vùng Tây Sahara của châu Phi, Boserup chứng minh rằng: (1) phụ nữ ở đây vốn là người chịu trách nhiệm đầu tiên về sản xuất lương thực và (2) các chính sách thực dân và thực dân mới ở đất nước này, thông qua các biện pháp tăng năng suất trong nông nghiệp và quan niệm kiểu phương Tây về những loại việc “phù hợp” với phụ nữ đã đặt người đàn ông vào vị trí độc quyền về kỹ thuật mới và sản xuất hàng hoá. Bắt đầu từ đây, nông thôn châu Phi tách thành hai bộ phận, đàn ông gắn với sản xuất hiện đại, mang tính hàng hoá, còn đàn bà - sản xuất truyền thống. Nếu nhìn lại thời kỳ sản xuất tự cấp tự túc trước đó, thì phụ nữ ngày nay thua kém hơn so với nam giới cả về thu nhập, địa vị và quyền lực. Điều quan trọng hơn là cũng chính vì vậy mà những đóng góp quan

trọng của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp trở nên vô hình, mỏng manh không thấy được.

Cuốn sách của Boserup đã được những người ủng hộ quan điểm “Phụ nữ trong phát triển” nhiệt liệt hoan nghênh và sử dụng như một công cụ quan trọng trong công tác của mình (Razavi và Miller, 1995). Điều được hưởng ứng nhiều nhất là cách đặt vấn đề toàn diện hơn vệ vai trò của phụ nữ và vị trí của họ trong phát triển. Đó là phụ nữ không “kém năng suất” hơn nam giới và do đó không cần trở thành đối tượng của các chương trình “phúc lợi”. Ngược lại, vai trò sản xuất của phụ nữ có ý nghĩa to lớn và họ cần trở thành đối tượng và người tham gia (như nam giới) vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội.

Quan điểm “Phụ nữ trong phát triển” đã đạt được những thành công và tiến bộ to lớn trong việc làm cho các chương trình phát triển quan tâm hơn đến các vấn đề của phụ nữ, thể hiện tập trung ở sự ra đời một số bộ máy tổ chức về phụ nữ trong chính phủ và tại các cơ quan làm công tác phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình này, quan điểm “Phụ nữ trong phát triển” cũng bộc lộ một số điểm yếu về lập luận, cũng như bất cập về phương pháp của mình. Trước hết, “Phụ nữ trong phát triển” đã tiếp cận và đặt vấn đề phụ nữ một cách tách biệt. Phụ nữ được coi như một nhóm đặc thù và những giải pháp được đưa ra cũng là những giải pháp đặc thù dành riêng cho phụ nữ có thể dẫn đến sự phân biệt đối xử thiếu hợp lý.

Những ý kiến tranh luận về vấn đề này cho rằng, phụ nữ với tư cách là một nhóm và những vấn đề của họ chỉ có thể được lý giải đầy đủ và có hướng khắc phục hợp lý nếu đặt trong mối quan hệ và tác động qua lại với nam giới. Điều đó đòi hỏi bên cạnh việc nhấn mạnh những nét đặc thù, ví dụ về vai trò phụ nữ, cần xem xét đến những tác động qua lại diễn ra thường xuyên trong việc thực hiện các vai trò của hai nhóm phụ nữ và nam giới.

Một ví dụ ở đây là vai trò nuôi dưỡng của phụ nữ. Nếu không có người mẹ, người vợ, hay chị, em gái hoặc con gái thực hiện toàn bộ các công việc chăm sóc và nuôi dưỡng trong gia đình thì người bố, người chồng, hay anh, em trai khó có thể dành toàn bộ thời gian và sức lực cho công việc ngoài gia đình. Trong việc xem xét vai trò nuôi dưỡng, nếu chỉ thấy đày là công việc đặc thù của phụ nữ và hướng vào các biện pháp giảm nhẹ lao động bằng cách tăng cường các dịch vụ hay thiết bị gia đình thì mới chỉ đề cập đến một khía cạnh mang tính hình thức của vấn đề mà thôi.

Khía cạnh quan trọng và sâu sắc hơn của vấn đề thuộc về các quan hệ giới như một kiểu quan hệ xã hội. Đó là việc phụ nữ được dạy dỗ, được xã hội hoá để phục vụ nam giới và họ chỉ được coi là phụ nữ “thực sự” khi làm tốt công việc này. Tìm hiểu chi tiết hơn, người ta có thể thấy rằng vấn đề mấu chốt ở đây không phải là bản thân phụ nữ mà là việc duy trì và bảo vệ các khuôn mẫu hành vi quan hệ giới một cách có lợi cho đàn ông.

Do vậy những giải pháp triệt để hơn rõ ràng phải hướng tới việc thay đổi quan niệm xã hội về vai trò giới và khuyến khích nam giới tham gia lao động gia đình.

Một vấn đề đặt ra đối với quan điểm trong “Phụ nữ và phát triển” là mục tiêu “đưa” phụ nữ vào phát triển. Những ý kiến phê phán cho rằng nếu chỉ dừng lại ở các biện pháp thu hút phụ nữ vào quá trình phát triển mà không xem xét lại mục đích và nội dung của chính sự phát triển thì chưa hẳn thoả đáng. Nếu mục đích tăng trưởng được đặt lên hàng đầu, nếu các nhà hoạch định chính sách bỏ qua hoặc xem nhẹ các mục tiêu xã hội thì việc phụ nữ vào một mô hình phát triển như vậy thực ra sẽ không đem lại điều gì tốt lành cho họ cả. Vì lý do này, việc đánh giá, nhận định quá trình phát triển từ lợi ích của phụ nữ là điều cần được đặt ra và việc đưa phụ nữ vào phát triển cần được tiến hành đồng thời với việc cải biến, hoàn thiện toàn bộ quá trình này từ khâu đặt mục đích đến thực hiện.

Có thể nói “Giới và phát triển” (GAD) là một cách đặt vấn đề và tiếp cận mới đã được sử dụng như là một cách thay thế cho “Phụ nữ và phát triển” vì những vấn đề đặt ra trên đây. “Giới và phát triển” chú ý đến các quan hệ giới, tức là các tác động qua lại giữa hai nhóm phụ nữ và nam giới mà không đặt vấn đề phụ nữ một cách tách biệt. “Giới và phát triển” cũng nhấn mạnh đến mô hình phát triển vì lợi ích của cả hai giới, vì mục tiêu công bằng và bền vững của sự phát triển.

Tìm hiểu các nội dung về giới người ta nhận thấy rằng lĩnh vực này không chỉ bao gồm những khái niệm lý thuyết mà còn có hệ thống các khái niệm công cụ cho phép kết hợp, lồng ghép giới vào các vấn đề của sự phát triển kinh tế, xã hội. Nhóm từ “Giới và phát triển” được sử dụng rộng rãi không chỉ trong các tạp chí chuyên ngành mà cả trong các văn bản chính thức của các tổ chức quốc gia và quốc tế bàn về vấn đề phát triển cho thấy “Giới” đã và đang đi vào thực tiễn đời sống.

Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, trong khi “Giới và phát triển” ngày càng trở thành ngôn ngữ thông dụng không chỉ trong phong trào phụ nữ mà ngay cả với các cán bộ làm công tác phát triển thì quan niệm về vấn đề này còn rất khác nhau. Một mặt, giới được hiểu đơn giản là vấn đề phụ nữ, là quan tâm tới lợi ích của phụ nữ và nam giới trong phát triển. Mặt khác, cách thức mà đang được áp dụng như là một công cụ hoạch định chính sách thực ra còn ít. Việc kết hợp quan điểm giới hiện nay tập trung chủ yếu vào chương trình và dự án phát triển như là các cấp độ cụ thể và mang tính tác nghiệp hơn là cấp chính sách.

3.3. Kết hợp “Giới” vào phát triển: vấn đề lý luận và thực tiễn đặt raKhi nói kết hợp “Giới” vào chính sách, chương trình và dự án phát

triển người ta muốn đề cập tới việc vận dụng các quan điểm và khái niệm “Giới” để phân tích và xây dụng các kế hoạch phát triển, chỉ đạo việc thực hiện, cũng như giám sát và đánh giá quá trình thực hiện. Các kế hoạch

phát triển có thể thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, kỹ thuật, luật pháp…, chứ không riêng lĩnh vực xã hội.

Ở nước ta, vấn đề kết hợp giới vào các chương trình và dự án phát triển ngày càng được nhiều người quan tâm. Các cuộc hôi thảo về giới liên tiếp được, tổ chức ở nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau, đã thảo luận về các chủ đề hết sức phong phú. Ví dụ, Hội thảo “Vai trò giới và nguồn nhân lực trong chiên lược phát triển kinh tế xã hội”, do Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức vào tháng 2/1995; “Nhận thức giới và lập kế hoạch từ góc độ do uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ tổ chức tháng 7/1993; “Giới, môi trường trong phát triển”, do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường tổ chức tháng 11/1994; “Phụ nữ, nam giới và hệ thống pháp luật”, do Bộ Tư pháp tổ chức tháng 4/1994; “Giới và phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững”, do Bộ Nông nghiệp tổ chức tháng 12/1994 và còn nhiều hội thảo khác được tổ chức ở các ngành khác như Y tế, Lâm nghiệp; “Đánh giá nghiên cứu và đào tạo Giới ở Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ tổ chức tháng 3/1999. Hội thảo của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức về lồng ghép giới vào cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 10/1999, v.v…

Đối tượng tham gia hội thảo về giới hầu hết là cán bộ làm chính sách, cán bộ quản lý, các nhà chuyên môn thuộc các lĩnh vực khác nhau. Một câu hỏi đặt ra ở đây là điều gì đã khiến những người này gặp gỡ nhau để thảo luận về những vấn đề thoạt nhìn tưởng như không mấy liên quan đến công tác chuyên môn của họ?

Một trong những nguyên nhân và đồng thời cũng là phát hiện lý thú qua các hội thảo đó là có một khoảng cách lớn giữa nhận thức về vai trò của phụ nữ với thực tế của công tác kế hoạch hoá, công tác chuyên môn nghiệp vụ của các ngành, các cấp. Các nhà quản lý thường cho là họ không phân biệt đối xử với phụ nữ. Các chính sách họ đưa ra là nhử nhau đối với phụ nữ và nam giới. Các nhà chuyên môn thì nhấn mạnh công việc của họ không liên quan gì đến phụ nữ. Lấy ví dụ, một chuyên gia môi trường thường quan tâm đến các vấn đề chẳng hạn như chất thải ở thành phố, ô nhiễm không khí tại các khu cộng nghiệp, nhiễm bẩn nguồn nước ở nông thôn, v.v… Đây hoàn toàn là những nội dung mang tính chất chuyên môn, kỹ thuật. Không có lý do gì để gắn phụ nữ, giới vào hoạt động của họ. Thêm nữa, các nhà chuyên môn cho rằng họ không có nhiệm vụ đi làm công tác phong trào phụ nữ.

Chính tại điểm tưởng như vô lý này việc phân tích các quan hệ giới có thể bắc cầu, hay nói đúng hơn là đưa ra các phương pháp và kỹ năng để các chương trình kinh tế, kỹ thuật… đến được với đối tượng phục vụ cao nhất là con người: phụ nữ và nam giới một cách tốt hơn, hiệu quả hơn. Tất nhiên không phải hội thảo nào cũng thành công tốt đẹp và không phải không có những ý kiến cho rằng các hội thảo như vậy còn xa lạ với thực tế của Việt Nam. Ở đây cần thấy rằng những ý kiến đánh giá khác nhau là

điều tự nhiên. Rõ ràng là việc trao đổi, thảo luận sẽ mở đường cho những tư duy mới, ứng dụng mới, có ý nghĩa đi vào thực tiễn đời sống.

Cần nêu ra các ý kiến đánh giá còn ít người biết về các hội thảo giới được tổ chức gần đây. Khách quan hơn cả là tham khảo những ý kiến và suy nghĩ của những người đã tham gia hội thảo trực tiếp nêu lên được trích dẫn dưới đây:

“Qua hội thảo tôi đã nhận thức được khả năng điều các hoạt động trong công tác chuyên môn cũng như cuộc sống mà trước đây cho là đã hoàn thiện hoặc không điều chỉnh được”.

“Với hiểu biết vê giới tôi có nhận công việc một cách chính xác hơn, có sự phân công hợp lý hài hoà hơn, tránh được những định kiến đối với phụ nữ”

“Một dự án dù đã đủ mọi dữ kiện: điều kiện vật chất, kinh phí, nhân lực, được sự ủng hộ của cấp, song nếu vấn đề giới được xem xét thì hiệu quả của dự án sẽ được nâng cao và kết quả tốt hơn.”

Vậy thế nào là kết hợp giới vào công tác chuyên môn và các dự án phát triển? Cho đến nay, việc kết hợp giới vào công tác chuyên môn đã được nhiều chuyên gia, các nhà nghiên cứu và cán bộ thực tiễn phát triển thành những phương pháp cho phép kết hợp hài hoà nhu cầu, lợi ích của phụ nữ và nam giới trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Phương pháp này bao gồm các nội dung nâng cao nhận thức và kỹ năng phân tích tình huống và xây dựng kế hoạch đáp ứng nhu cầu của phụ nữ và nam giới.

Về mặt nhận thức, quan điểm giới cho rằng nhiều chính sách, chương trình và dự án phát triển hiện nay thường vô tình quên lãng phụ nữ hoặc dành cho phụ nữ mối quan tâm không tương xứng với vai trò của họ.

Nguyên nhân bỏ quên các nhu cầu, lợi ích của phụ nữ trong các chương trình phát triển có nhiều. Ở đây có thể nêu hai nguyên nhân chính. Một là các chương trình này thiếu quan tâm hoặc quan tâm không đầy đủ đến nhu cầu và nguyện vọng của các đối tượng tham gia nói chung, cả nam và nữ. Có thể do quan liêu, có thể do quá thiên về kỹ thuật thuần tuý…, loại chương trình phát triển này thường mang tính chủ quan, áp đặt, không sát với thực tế của người dân. Do đó đương nhiên là ở đây các nhu cầu, lợi ích cụ thể của phụ nữ đã bị bỏ qua cùng với nhu cầu, lợi ích của nam giới.

Nguyên nhân thứ hai liên quan đến việc đánh đồng sự khác biệt về các điểu kiện kinh tế, xã hội, văn hoá, về các cơ hội đào tạo, việc làm v.v… của phụ nữ và nam giới. Trong quan niệm của nhiều nhà lập kế hoạch, bình đẳng nam nữ có nghĩa là coi phụ nữ như nam giới và chính sách cho mọi người cũng có nghĩa là có phụ nữ trong đó. Sự thực là các

nhà lập kế hoạch đã không tính đến một thực tế phổ biến là phụ nữ có ít thời gian hơn nam giới, nặng gánh công việc gia đình hơn nam giới, do đó họ ít có điều kiện để tiếp cận và ít cơ hội để tham gia vào các chương trình hoạt động hơn.

Các chính sách như nhau đối với phụ nữ và nam giới, hay còn gọi là chính sách “trung tính”, thực ra mới đưa lại sự bình đẳng máy móc trên văn bản. Không ít những chính sách như thế trên thực tế đã vô tình gạt bỏ hoặc hạn chế sự tham gia của phụ nữ vào hàng loạt các hoạt động kinh tế - xã hội cụ thể.

Quan điểm giới nhấn mạnh rằng, do thực hiên các vai trò khác nhau trong cuộc sống nên phụ nữ và nam giới có các nhu cầu và lợi ích khác nhau. Không tính đến sự khác biệt này trong việc xây dựng các chính sách có nghĩa là khoét sâu hơn khoảng cách về có hội và điều kiện giữa phụ nữ và nam giới trên thực tế.

Nhận thức được điều này, các nhà làm chính sách đã có những nỗ lực nhằm tạo thêm cơ hội cho giới nữ. Phương thức thường được áp dụng là xây dựng các chính sách hoặc chương trình dành riêng cho phụ nữ, các nhu cầu và lợi ích đặc thù của giới được quan tâm đáp ứng tốt hơn. Song cũng chính từ việc coi các nhu cầu của phụ nữ là đặc thù cho nên các chính sách, chương trình thường dành cho phụ nữ một tỷ lệ vô cùng nhỏ bé về kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất, v.v…: so với toàn bộ. Các chế độ, chính sách dành cho phụ nữ thường được thông qua một cách khó khăn, lại hay bị cắt giảm. Nếu đặt trong tương quan so sánh thì các chính sách đặc thù này hoàn toàn không thể bù đắp được những khoảng cách về cơ hội mà các chính sách chung đã vô tình tạo ra.

Về mặt này, quan điểm giới cho rằng, xây dựng các chương trình, dự án dành riêng cho phụ nữ chỉ mới đáp ứng được phần nào yêu cầu đưa phụ nữ hoà nhập vào sự phát triển chứ chưa phải là toàn diện. Để con người thực sự trở thành nhân tố hàng đầu của sự phát triển thì điều quan trọng là các chính sách, chương trình và dự án phải được xây dựng sao cho cả phụ nữ và nam giới đều có cơ hội và điều kiện như nhau. Có như vậy mới thu hút được đông đảo phụ nữ và nam giới tham gia vào các hoạt động xã hội và phát huy được năng lực và vai trò của mỗi giới. Có thể gọi đây là phương pháp tạo cơ hội lựa chọn, tạo ra các khả năng lựa chọn.

Về các phương pháp cụ thể, để xây dựng được những chính sách phù hợp, đáp ứng được yêu cầu giới thì điều quan trọng là cần phát hiện và giải thích đúng đắn những khác biệt trong đòi sống của phụ nữ và nam giới. Đó là những khác biệt trong cách thức tham gia vào các hoạt động sản xuất, trong việc tái sản xuất nguồn nhân lực (bao gồm việc sinh, dưỡng con, thực hiện các công việc nội trợ và chăm sóc các thành viên khác trong gia đình…) và tham gia các hoạt động xã hội. Mặc dù cùng thực hiện những hoạt động cơ bản trên đây, song rõ ràng giữa nam và nữ có những khác biệt về quyền quyết định, về khả năng tiếp cận các nguồn,

về việc thụ hưởng các kết quả làm ra, v.v… Nếu cân nhắc đầy đủ đến sự khác biệt này và có các biện pháp phù hợp cho mỗi giới, các chính sách có thể tạo cho phụ nữ có được mặt bằng cơ hội và quyền lợi ngang với nam giới.

Quay trở lại ví dụ về môi trường. Vận dụng quan điểm giới, các nhà chuyên môn sẽ thấy phụ nữ và nam giới chịu tác động của sự ô nhiễm môi trường theo những cách không giống nhau. Ngoài ra, họ có thể tham gia vào việc tạo ra hoặc làm tăng độ ô nhiễm theo những cách khác nhau. Các giải pháp và chính sách đưa ra sẽ mang tính hiện thực cao hơn nếu các nhà chuyên môn hiểu rõ và có biện pháp phù hợp chó những khác biệt này. Lúc này quan tâm đến phụ nữ hay giới rõ ràng không còn là “phong trào” mà là nhằm nâng cao hiệu quả của các giải pháp chính sách.

Cho đến nay, đã có nhiều chương trình phát triển được xây dựng dựa trên phương pháp được gọi là lập kế hoạch đáp ứng nhu cầu giới. Nội dung cơ bản là xây dựng các kế hoạch phát triển dựa trên việc đáp ứng yêu cầu của nam và nữ trong một bối cảnh cụ thể. Ở đây giới đã được vận dụng vào thực tế như là một phương pháp xây dựng và đánh giá các chính sách, chương trình, dự án phát triển. Điều này mở ra nhiều triển vọng cho việc tâng cường vai trò của phụ nữ trong tiến bộ xã hội, trên cơ sở phát triển hài hoà và bền vững vì lợi ích của cả hai giới.

Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng trong khi quan điểm giới được sử dụng ngày càng nhiều trong các văn bản và diễn đàn khác nhau thì việc vận dụng nó về cơ bản mới dừng lại ở cấp các dự án và chương trình phát triển. Việc vận dụng quan điểm này để xây dựng các chính sách toàn diện và lâu dài cho phụ nữ ở cấp vĩ mô đang còn là mục tiêu hướng tới của phụ nữ và những nam giới có thiện chí ở nhiều nước.

3.4. Từ “Phụ nữ trong phát triển” đến “Giới và phát triển”Qua tất cả những ý kiến trình bày trên đây có thể nêu hai nhận xét.

Một là, cho tới nay, vấn đề phụ nữ đã được giải quyết bằng cách kết hợp cả hai quan điểm “Phụ nữ trong phát triển” và” “Giới và phát triển” ở các mức độ khác tuỳ thuộc vào từng thời kỳ. Hai là, có thể coi quá trình đi từ “Phụ nữ trong phát triển” đến “Giới và phát triển” là một hình thức có tính quy luật trong việc giải quyết vấn đề phụ nữ, giới và xây dựng xã hội công bằng, văn minh.

Quan điểm “Phụ nữ trong phát triển” như đã nói ở trên thực chất mới chỉ nhấn mạnh vai trò hết sức to lớn, quan trọng, cần thiết của phụ nữ trong quá trình xây dựng đất nước và tăng trưởng kinh tế. Phụ nữ là động lực và là lực lượng cần thu hút vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, quan điểm này còn bị hạn chế ở chỗ là đặt vấn đề phụ nữ trong một khuôn khổ phát triển đã được định sẵn. Điều này thể hiện ở việc vận động, thu hút phụ nữ tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế mà việc xác định chúng thường chưa tính đến nhu cầu của phụ nữ. Yếu tố lựa chọn mục tiêu, xác định ưu tiên và lập kế hoạch phát triển vì lợi ích

của phụ nữ và nam giới chưa được đặt ra một cách đầy đủ. Quan điểm nữ trong phát triển” chưa nhấn mạnh đến khía cạnh này. Các vấn đề của phụ nữ mới được “nhắc tới”, “tính đến” hay “lồng ghép” vào các chương trình, dự án phát triển, tức là ở cấp triển khai, thực hiện.

Trên thực tế quan điểm này chưa đặt vấn đề phụ nữ là chủ thể của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Điều này không chỉ hạn chế khả năng phát huy tính chủ động, sáng tạo của phụ nữ mà có thể làm giảm hiệu quả xã hội của các quá trình kinh tế. Vì vậy việc phát triển kinh tế xã hội một cách lâu bền khó có thể thực hiện một cách triệt để.

Quan điểm “Giới và phát triển” ngay từ đầu khẳng định mối quan hệ hữu cơ giữa phụ nữ và phát triển, giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Hơn thế, quan điểm này còn nhấn mạnh vai trò phủ thể của phụ nữ trong quá trình hoạch định, thực hiện và đánh giá các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội đang mở ra những khả năng to lớn cho việc đổi mới tư duy và đi từ “Phụ nữ trong phát triển” đến “Giới và phát triển”. Việc lao động nữ và nam được tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp là một ví dụ. Đặc biệt, phụ nữ với tinh thần sáng tạo và vượt khó đã nhanh chóng làm sống động lại một khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Các hoạt động của phong trào phụ nữ ngày càng gắn kết hơn với nhu cầu và quyền lợi thiết thực của phụ nữ là một minh họa khác. Nhiều dự án kinh tế ngay từ đầu đã đặt mục tiêu và đề ra biện pháp đáp ứng các yêu cầu của cả hai giới nạm và nữ là những ví dụ của việc thể hiện quan điểm “Giới và phát triển”. Rõ ràng là chỉ có thể nói tới phát triển với nghĩa sâu rộng nhất của từ này nếu phụ nữ có cơ hội phát huy hết năng lực của mình và có điều kiện phát triển một cách toàn diện và bình đẳng với nam giới.

Nói cách khác, việc ngày càng coi trọng vấn đề phát triển theo nghĩa lâu bền và sâu rộng là một nét đặc trung của quan điểm “Giới và phát triển”. Một mặt, phát triển đáp ứng các yêu cầu giới được đặt ra ở cấp vĩ mô như các chính sách hay chương trình kinh tế xã hội. Mặt khác, phát triển được xem xét ở cấp nhóm, gia đình và cá nhân. Ví dụ, vấn đề phát triển tâm lý, thói quen và đặc biệt là hình thành các chuẩn mực và giá trị mới, tiến bộ về vai trò giới trong quá trình phát triển tâm lý nhân cách con người có ý nghĩa đặt nền móng cho việc xây dựng xã hội ngày càng công bằng, văn minh.

Từ “Phụ nữ trong phát triển” đến “Giới và phát triển” là một chặng đường đổi mới không chỉ đối với chính sách phát triển và phong trào phụ nữ mà còn đối với phụ nữ học với tư cách là một lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy còn non trẻ. Các công trình nghiên cứu phụ nữ thời gian gần đây đã mạnh dạn phát hiện và làm sáng tỏ những vấn đề của phụ nữ và nam giới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu phụ nữ ngày nay không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ giải thích, động viên phụ nữ tham

gia lao động sản xuất mà còn tìm hiểu ảnh hưởng của đổi mới kinh tế xã hội tới việc làm, thu nhập và đời sống của phụ nữ.

Phân tích chính sách, nhất là chính sách xã hội từ góc độ giới là một hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng phát triển. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của các chương trình phát triển từ góc độ giới, cũng như tìm hiểu nhu cầu, nguyên vọng của phụ nữ làm căn cứ cho việc hoạch định chính sách đáp ứng nhu cầu giới đang được các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý, chuyên môn quan tâm. Đặc biệt là không ít các dự án phát triển đã đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia về giới để xem xét sự phân công lao động theo giới, sự bình đẳng giới và đánh giá các vấn đề phụ nữ tiếp cận và hưởng thụ thành quả của dự án. Tinh thần nghiên cứu phụ nữ thể hiện qua việc phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình nâng cao vị thế, vai trò phụ nữ và nguyên tắc bình đẳng giới ngày càng được đề cao trong các nghiên cứu về phụ nữ, giới và phát triển. Phần 2: VỊ TRÍ, VAI TRÒ PHỤ NỮ TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ - XÃ HỘI Chương 4: LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA PHỤ NỮ

1. Phụ nữ học và kinh tế học1.1.Phụ nữ học về kinh tếLao động, việc làm và thu nhập là những khái niệm của kinh tế học

chuyên nghiên cứu về vấn đề sản xuất ra cái gì, như thế nào và cho ai, chủ yếu dưới góc độ hiệu quả kinh tế, lợi ích kinh tế. Dưới con mắt kinh tế học, mọi thứ từ sức lao động đến thời gian, từ sản phẩm đến dịch vụ, từ kỹ thuật đến kiến thức đều có thể đo đếm bằng đơn vị tiền tệ. Với quan điểm thuần túy “lý luận kinh tế” tức là bằng cách khai thác triệt để lao động, vốn, kỹ thuật, thị trường, kinh tế học kinh điển cũng như hiện đại đứng ở vị trí khá cách biệt với nghiên cứu phụ nữ, cũng như nhiều vấn để xã hội khác. Trong hàng chục bài viết về lý luận, về chính sách hiện hành, về kinh nghiệm thực tiễn v.v… đăng tên tạp chí “Nghiên cứu kinh tế” trong 10 năm 1983-1993 chỉ có một bài phân tích về điều kiện lao động của phụ nữ.

Cơ chế kinh tế thị trường tỏ ra có ưu thế trong việc phát huy tính năng động của mỗi cá nhân, nhưng lại làm nảy sinh và khoét sâu một số vấn đề bất bình đẳng nam - nữ và công bằng giới. Điều này đã buộc các nhà kinh tế phải chú ý đến vấn đề phụ nữ. Những cuốn sách về đổi mới kinh tế ở Việt Nam trong những năm gần đây đã bắt đầu có những mục, chương về phụ nữ.

Nếu gác lại một bên những vấn đề xã hội có bản chất giới thì nhiều người sẽ ngạc nhiên nhận thấy rằng kinh tế học hiện đại không tiến xa hơn bao nhiêu so với kinh tế học kinh điển do Adam Smith (1732-1790) xây dựng vào cuối thế kỷ XVIII. Thực vậy, nền kinh tế thị trường ngày nay với tất cả sức quyến rũ đến mê hoặc của nó vẫn chủ yếu dựa vào những quy luật đã được chỉ ra từ lâu. Đó là quy luật giá trị, quy luật cung cầu,

quy luật lợi nhuận. Đến lượt mình, các quy luật kinh tế đó về cơ bản lại dựa trên nguyên tắc tâm lý học “thưởng phạt” chi phối hành động của mỗi cá nhân. Tức là cá nhân lựa chọn và hành động nhằm thu được lợi nhuận tối đa và tìm mọi cách để tránh bị trừng phạt. Giá cả được coi là một chỉ báo đáng tin cậy cho biết nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất và kinh doanh buôn bán trông chờ vào sự lựa chọn và hành vi mua hàng của khách. Tất cả những gì mà khách hàng muốn mua sẽ được sản xuất với chi phí thấp nhất để thu lợi nhuận cao nhất.

Dựa trên tiền đề sơ đẳng về sự lựa chọn có lý trí của cá nhân, kinh tế thị trường có vẻ “tự nhiên” hay “tự động” mang lại hiệu quả kinh tế qua việc: (1) Tạo ra các loại sản phẩm và hàng hóa đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng; (2) Khai thác tối đa các nguồn lực tự nhiên và xã hội và (3) Kích thích sự năng động trong lựa chọn và ra quyết định.

Trong khi còn có không ít ý kiến biện hộ và đặt niềm tin vào sự chi phối của “bàn tay vô hình” là cơ chế thị trường trong việc tự động đem lại công bằng xã hội và bình đẳng nam - nữ thì chính những bài học và kinh nghiệm ở những nơi có nền kinh tế thị trường phát triển nhanh và mạnh nhất lại cho thấy điều ngược lại. Đó chính là việc cơ chế thị trường cũng cần có sự điều khiển của “ tay hữu hình” là đường lối, chính sách, luật pháp, cơ chế và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước.

Khác với kinh tế học chủ yếu nghiên cứu vấn đề giới từ góc độ hiệu quả kinh tế trước mắt, phụ nữ học về kinh tế nghiên cứu những vấn đề về lao động, việc làm và thu nhập chủ yếu nhằm mục đích nâng cao hiệu quả xã hội lâu dài được đo bằng tiêu chuẩn của sự công bằng, văn minh và tiến bộ xã hội cho mỗi cá nhân nữ và nam.

Phân tích các hiện tượng và quá trình kinh tế, phụ nữ học chỉ ra những hạn chế của kinh tế học cần khắc phục đã đem lại những hiểu biết và đánh giá đầy đủ về các vân đề của phụ nữ trong nền kinh tế thị trường.

1.2.Kinh tế học chưa chú ý đến yếu tố giớiMột trong những biểu hiện bất lực của kinh tế học là sự hạn hẹp đầy

thiên kiến trong một số khái niệm cơ bản của bộ môn khoa học này. Hãy lấy khái niệm “việc làm” để minh họa.

Kinh tế học đề cập đến nền sản xuất xã hội như là sự thống nhất của hai quá trình sản xuất và tái sản xuất. Sản xuất ra của cải vật chất và tái sản xuất ra sức lao động là hai mặt phụ thuộc, bổ sung lẫn nhau của cùng một quá trình. Để có thể duy trì sản xuất, sức lao đông phải được phục hồi. Để có sức lao động dĩ nhiên phải có quá trình tái sản xuất sinh học tức là tái tạo con người. về mặt lý thuyết, điều này không gây tranh cãi đối với bất kỳ ai. Tuy nhiên, khi đi vào những vấn đề cụ thể của kinh tế học, như việc làm chẳng hạn, thì cơ sở lý thuyết trên đây lại mang ý nghĩa phân biệt đối xử nam - nữ. Trong quan niệm cũng như các tính toán của các nhà kinh tế, quá trình hai mặt lúc này, chỉ còn lại quá trình sản xuất. Quá trình

tái sản xuất sức lao động “bỗng nhiên” trở nên không còn ý nghĩa kinh tế, hay chính xác hơn là có ít giá trị kinh tế đến mức các nhà kinh tế học quên không tính đến nó trong các báo cáo về lao động, việc làm, thu nhập của xã hội.

Theo tất cả các định nghĩa của các nhà kinh tế học về việc làm thì nội trợ và chăm sóc con cái không phải là “việc làm”. Vậy thì đó là hoạt động gì trong xã hội? Rất có thể các nhà kinh tế cho đó là một cái gì đó tự nhiên, hay là sự tiếp nối của một quá trình tự nhiên, như việc sinh con chẳng hạn, mà đã là tự nhiên thì không cần trả công và cũng không thuộc bộ khái niệm “lao động, việc làm”.

Tuy nhiên, logic của các nhà kinh tế không hoàn toàn nhất quán. Nếu một người đàn ông thuê một người đàn bà đến dọn dẹp nhà cửa và nấu ăn cho anh ta thì những công việc này lại hiển nhiên mang ý nghĩa kinh tế. Theo nguyên tắc này, nếu người phụ nữ đến làm cho nhà kinh tế trước đây nay lại lấy anh ta làm chồng thì thu nhập quốc dân rõ ràng bị giảm sút. Đơn giản vì trước đây chị ta được trả công còn nay không được trả công nữa. Như vậy điểm then chốt đối với khái niệm “việc không phải là tính chất lao động mà là vấn đề trả công. Nhưng vấn đề này chỉ đặt ra đối với công việc nuôi dưỡng và chăm sóc mà thôi. Người nông dân sản xuất tự cung, tự cấp, dù là không được trả công nhưng vẫn được coi là người đang hoạt động kinh tế. Ngược lại, với người phụ nữ ở nhà nội trợ, công việc của chị ta là không có ý nghĩa kinh tế, còn bản thân chị - là người không làm việc. Như vậy, khái niêm về thực chất là hời hợt và mang nặng thiên kiến đối với phụ nữ.

Không chỉ riêng “việc làm”, mà “giá trị” một khái niệm quan trọng khác của kinh tế học cũng có hạn chế tương tự. Chúng ta đều biết, giá trị được các nhà kinh tế hiểu với hai nghĩa: giá trị trao đổi và giá trị sử dụng. Những gì có thể đem ra trao đổi để lấy một vật khác thì được coi là có giá trị trao đổi. Có những thứ không thể đem ra trao đổi nhưng hữu ích thì vẫn được coi là có giá trị sử dụng. Ví dụ, không khí không thể đem ra trao đổi được nhưng hữu dụng nên được coi là có giá trị sử dụng. Trên thực tế, chỉ những gì có thể trao đổi mới được kinh tế học quan tâm và được coi là thực sự có giá trị. Như vậy, mặc dù chúng ta vẫn nghe nói trẻ em là tương lai và tiền đồ của đất nước nhưng thực ra chúng chỉ có giá trị khi đem trao đổi mua bán (!). Còn nếu có ai nói trẻ em là niềm vui và là cả cuộc đời đối với bản thân họ thì người đó quyết không phải là nhà kinh tế vì “niềm vui” và “cuộc sống” đó không có ý nghĩa kinh tế - chúng không thể đem ra trao đổi hay mua bán.

Tương tự như vậy, trong cuộc sống còn bao nhiêu thứ quan trọng và có ý nghĩa như sức khỏe của con người, tri thức, các quan hệ xã hội, thòi gian dành cho bạn bè và người thân. Giá trị của tất cả những thứ này đều không thể đo bằng giá trị trao đổi. Nếu nhìn sự vật chủ yếu từ góc độ giá trị trao đổi thì kinh tế học sẽ trở nên thiển cận và hạn hẹp trong việc đánh giá khách quan các vẩn đề liên quan đến phát triển nguồn lực, đến sự

phát triển bền vững và công bằng giữa các nhóm xã hội, đặc biệt là đối với phụ nữ.

Tất nhiên có nhiều người lập luận (và hy vọng) rằng, điều quan trọng không phải ở chỗ các nhà kinh tế nghĩ gì, mà là mỗi chúng ta nhìn nhận sự việc như thế nào. Có nghĩa là không phụ thuộc vào việc kinh tế học coi công việc nuôi dưỡng là có ích hay không có ích đối với thu nhập quốc dân, mà điều mấu chốt là mỗi cá nhân đánh giá cao công việc đó và dành cho nó sự quan tâm thích đáng. Trên thực tế, rất đáng tiếc vấn đề lại diễn ra đúng theo chiều ngược lại.

Có hai vấn đề liên quan. Một là khái niệm “giá trị trao đổi” của kinh tế học đã được chấp nhận như là chuẩn duy nhất và hai là chuẩn mực kinh tế đó có tác động không nhỏ đến hành vi và sự lựa chọn của mỗi cá nhân, cũng như xã hội. Chúng ta đều biết rằng thứ bậc ưu tiên và sự lựa chọn (giữa những điều có giá trị) của mỗi phụ nữ chẳng làm các nhà kinh tế bận tâm chút nào, ngược lại, biết bao người phải lựa chọn theo những quan điểm được coi là chuẩn mực của kinh tế học. Ví dụ, nếu lựa chọn ở nhà chăm sóc gia đình, người phụ nữ không thể tránh khỏi mặc cảm là người phụ thuộc, “không làm việc”, không có chút đóng góp gì về kinh tế cho gia đình và ở mức độ nào đó là “không có ích” đối với xã hội. Ngoài mặc cảm đối với bản thân, không ít trường hợp phụ nữ còn phải đối mặt với cái nhìn thương hại, coi thường của các thành viên trong gia đình, bạn bè và xã hội. Tuy nhiên không riêng đối với cá nhân phụ nữ mà đối với xã hội cũng như vậy. Lĩnh vực “phi sản xuất” thường bị coi nhẹ. Các ngành y tế, giáo dục là những ngành bị cắt giảm ngân sách đầu tiên và thường xuyên nhất mỗi khi nền kinh tế rơi vào trì trệ.

Vấn đề đặt ra là nếu chuẩn mực trên là không hợp lý thì cần thay đổi chúng như thế nào? Giả sử không còn sự phân biệt giữa “trao đổi” và “không trao đổi”, thì mỗi giờ đồng hồ làm việc nội trợ hẳn cũng có ý nghĩa tương tự như một giờ làm việc tại nhà máy. Có thể điều này còn quá đơn giản để tính toán thu nhập quốc dân. Tuy nhiên, nếu lấy sự phát triển của con người làm mục đích tối thượng thì rất khó lặp luận rằng thời gian sản xuất hàng hóa là có giá trị lớn hơn thời gian chăm sóc và nuôi dưỡng con người.

Báo cáo Phát triển nhân lực của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc ước tính rằng nếu công việc không được trả công hiên nay của phụ nữ và nam giới trên toàn thế giới, ví dụ như nội trợ, chăm sóc trẻ em, sản xuất tự túc… được tính theo giá thị trường thì sẽ bằng 16 tỷ đô la Mỹ, trong đó 11 tỷ đô la là đóng góp của phụ nữ, chiếm gần 70%.

Mặc dù còn đang trong quá trình tìm kiếm những lời giải đáp ban đầu cho câu hỏi “cần thay đổi như thế nào” song phụ nữ học về kinh tế đã đặt ra những cơ sở đầu tiên cho một nhận thức mới và toàn diện hơn về vai trò kinh tế của phụ nữ và về những đóng góp của họ cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

1.3. Phụ nữ trong nền kinh tế thị trường: “cái được – cái mất”Một trong những câu hỏi thường được đặt ra khi nghiên cứu các nền

kinh tế đang chuyển đổi là, vậy thì phụ nữ được hay mất khi chuyển sang kinh tế thị trường? Câu hỏi này đã được đặt ra đối với phụ nữ Trung Quốc, phụ nữ Liên Xô và Đông Âu và nó cũng đang được những học giả quan tâm đến tình hình phụ nữ ở Việt Nam nêu ra.

Sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra những thay đổi căn bản trên đất nước ta. Đã có rất nhiều báo cáo tổng kết, đánh giá thành tựu của thời kỳ đổi mới. Đồng thời, cũng có nhiều ý kiến phân tích những hạn chế, mặt trái của đời sống kinh tế - xã hội những năm gần đây. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện chỉ rõ những thành tựu và vấn đề của phụ nữ và phong trào phụ nữ trong thời gian qua. Có lẽ chủ đề này sẽ trở thành mối quan tâm và nỗ lực thực hiện chung của đội ngũ nghiên cứu và các nhà hoạt động phong trào phụ nữ ở nước ta thời gian tới.

Đánh giá quá trình đổi mới hay các chính sách đổi mới từ góc độ tác động của chúng đối với phụ nữ là vấn đề không đơn giản. Ngoài vấn đề thông tin như số liệu về phụ nữ thường không đầy đủ và thiếu cập nhật thì còn có một số vấn đề về cách tiếp cận nghiên cứu. Cách đật vấn đề “được”, ‘‘mất” thoạt tiên có vẻ dễ chấp nhận vì nó cho phép so sánh trực tiếp và đưa ra những nhận xét cụ thể. Tuy nhiên, cách đặt vấn đề này dường như không tránh khỏi lối mòn của những cách nhìn thuần túy thị trường, thuần túy kinh tế. Trong kinh tế thị trường, cặp kính thường dùng để nhìn nhận và soi xét sự việc phải chăng chính là “được”, “mất”, “người được” và “kẻ mất”. Vấn đề đặt ra đối với phụ nữ với tính phức tạp và đa dạng vốn có của nó chắc chắn không thể chỉ giới hạn trong việc xác định. Bởi vì chuyển sang cơ chế kinh tế mới, mỗi ngày, mỗi người phụ nữ đều có thể đồng thời cảm nhận được cả những cái được và cái mất. Điều này trở nên phức tạp hơn khi đánh giá một nhóm phụ nữ hay các nhóm phụ nữ khác nhau. Một số người hay nhóm người được nhiều hơn mất và số khác lại thiệt thòi hơn. Cuộc sống đa dạng và những tác động luôn đan xen lẫn nhau đòi hỏi phải có cách nhìn toàn diện và tổng hợp hơn.

Một trong những cách tiếp cận ở đây có thể là cần xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ, có thể so sánh hoàn cảnh, điều kiện, vị trí phụ nữ hiện nay với thời kỳ bao cấp trước đây. Hoặc cũng có thể so sánh, những khả năng và cơ hội mà quá trình chuyển đổi đã mang lại cho phụ nữ với những khả năng và cơ hội mà quá trình này đã đem lại cho nam giới v.v…

Mặc dù có thể còn nhiều ý kiến khác nhau, cũng như cần thời gian và sự đầu tư nghiêm túc để có thể đưa ra những câu trả lời thỏa đáng. Nhưng nếu tiến hành một cuộc trắc nghiệm bằng cách đặt câu hỏi với phụ nữ thành thị và nông thôn về sự khác biệt hiện nay so với thời kỳ bao cấp, thì câu trả lời có thể là phụ nữ được nhiều hơn mất. Đó là sự tự do chọn

việc và di chuyển theo nhu cầu. Đó là khả năng mở mang các hoạt động kinh tế theo nguyện vọng và sở trường. Đó là cơ hội nắm bắt và trao đổi thông tin về sản xuất và tiêu dùng.

Tuy nhiên, nếu đặt tiếp câu hỏi so sánh với nam giới thì có thể câu trả lời sẽ khác. Dường như phụ nữ chịu nhiều gánh nặng của quá trình chuyển đổi hơn nam giới. Dường như thành quả của quá trình chuyển đổi đến với phụ nữ ít hơn so với nam giới. Một nghiên cứu toàn diện có thể cần chi tiết hóa những giả thuyết trên đây và tìm câu trả lời cụ thể đối với từng nhóm phụ nữ. Xu hướng chung là phụ nữ ở thành phố, đặc biệt là bộ phận nữ thanh niên có ngoại ngữ, nhạy bén với cái mới, nhóm phụ nữ có đầu óc kinh doanh, nữ trí thức có ý thức vươn lên là những người nắm bắt cơ hội về việc làm thuận lọi hơn những người có tuổi, sức khỏe kém, văn hóa hạn chế. Phụ nữ nông thôn, đặc biệt là phụ nữ vùng xa xôi, đông con, không có sức khỏe ổn định, thiếu mộng đất có thể là nhóm phụ nữ chịu nhiều nguy cơ nghèo đói hơn cả.

2. Cơ hội việc làm và phân bố lao động nữTheo số liệu thống kê năm 1989, phụ nữ chiếm tới 52% lực lượng lao

động xã hội ở Việt Nam. Trong cơ cấu lao động theo ngành kinh tế, khu vực nông nghiệp có tỷ lệ lao động nữ đặc biệt cao chiếm 75,6%. Trong khi đó, lao động nữ trong lĩnh vực xây dựng lại rất thấp, chiếm 1% tổng số lao động nữ. Ngoài nông nghiệp, những ngành tập trung lao động nữ là thương nghiệp, giáo dục, y tế (Bảng 4.1).

Bảng 4.1. Dân số từ 13 tuổi trở lên đang làm trong các ngànhkinh tế quốc dân và tỉ lệ giới theo ngành, 1989

Ngành kinh tế

Cơ cấu giới Cơ cấu ngànhTổng

số 000

ngườiNữ % Nam

%Tổng số %

Nữ %

Nam %

1. Tổng số 28791 52 48 100 100 1002. Công nghiệp 3014 43 57 10,5 8,6 12,53. Xây dựng 540 27 73 1,9 1,0 2,84. Nông nghiệp 21226 53 47 73,4 75,6 71,65. Lâm nghiệp 129 42 58 0,4 0,4 0,66. Giao thông vận tải 469 15 85 1,6 0,4 2,97. Bưu điện, thông tin 35 43 57 0,1 0,1 0,18. Thương mại 1650 71 29 5,7 7,8 3,59. SXVC khác 13 38 62 0,0 0,0 0,110. Nhà ở, du lịch 150 49 51 0,5 0,5 0,611. Khoa học 44 36 64 0,2 0,1 0,212. Giáo dục 772 66 34 2,5 3,2 1,813. Văn hóa, nghệ thuật 53 33 67 0,2 0,1 0,314. Y tế, bảo hiểm 224 64 36 0,8 1,0 0,615. Tài chính, tín dụng 89 52 48 0,3 0,3 0,316. Quản lý nhà nước 279 28 72 1,0 0,5 1,4

17. phi sản xuất vật chất 89 32 68 0,3 0,2 0,418. Không xác định 66 46 54 0,2 0,2 0,3

Năm 1994, lực lượng lao động nữ là 18,396 triệu, chiếm 52,5% tổng số lao động cả nước. Tỷ lệ hoạt động kinh tế của phụ nữ là 71%, tức là cứ 100 phụ nữ ở độ tuổi từ 13 đến 55 thì có 71 người tham gia vào các hoạt động kinh tế. Năm 1998, lực lượng lao động nữ là 18,703 triệu người, chiếm 50% tổng số lực lượng lao động cả nước. Mức độ tham gia của phụ nữ cao, ổn định: Tỷ lệ hoạt động kinh tế của phụ nữ là 71%, có nghĩa là cứ 100 phụ nữ từ 15 tuổi trở lên thì có 71 người tham gia vào các hoạt động kinh tế.

Nhìn chung, cơ cấu lao động theo ngành kinh tế năm 1998 đã thay đổi theo xu hướng giảm dần tỉ trọng lao động nông nghiệp, mặc dù vẫn thu hút tới 66% tổng lực lượng lao động xã hội, tỉ lệ này ở khu vực dịch vụ tăng lên rõ rệt chiếm 21% và công nghiệp tăng chậm chạp - 13%. Phụ nữ vẫn chiếm phần đông trong khu vực nông nghiệp và dịch vụ.

Những con số trên đây không chỉ chứng tỏ vai trò to lớn của phụ nữ mà còn cho thấy phụ nữ đã và đang sánh vai cùng nam giới trên tất cả các lĩnh vực lao động sản xuất.

Điều đó có thể nói lên sự bình đẳng nam - nữ trong lao động và việc làm. Song có đúng là phụ nữ và nam giới có cơ hội việc làm như nhau không? Liệu phụ nữ có điều kiện để lựa chọn việc làm theo sở thích, nguyện vọng và nhu cầu cá nhân của mình không? Trong điều kiện chuyển đổi kinh tế hiện nay cơ hội việc làm đối với phụ nữ là tăng lên hay giảm đi?

Thực tế, phân bổ lao động theo ngành kinh tế cho thấy có sự tích tụ của nữ vào một số hoạt động này, sự tích tụ của nam giới vào một số hoạt động kia. Nói cách khác, có sự phân biệt nam nữ trong phân bố lao động theo khu vực và ngành nghề. Sự mất cân đối về tỷ lệ lao động nam nữ trong nền kinh tế quốc dân chứng tỏ vẫn còn vấn đề bất bình đẳng nam - nữ trong việc tìm kiếm và lựa chọn việc làm. Đối với nền kinh tế quốc dân thì sự bất bình đẳng như vậy gây lãng phí cho việc sử dụng nguồn nhân lực. Đối với mỗi cá nhân lao động nữ hoặc nam thì sự mất cân đối đó có thể làm giảm hiệu suất lao động.

Thực vậy, nếu việc tìm kiếm và lựa chọn việc làm chỉ đơn thuần là xuất phát từ lợi ích, nhu cầu và năng lực của mỗi cá nhân thì vấn đề chưa đến mức cấp bách. Nhưng mỗi khi điều đó liên quan tới điều kiện kinh tế, cơ may xã hội, thị trường lao động và dư luận xã hội thì việc phân bố lao động trở thành vấn đề xã hội rất đáng quan tâm. Với ý nghĩa đó, việc tạo ra cơ hội việc làm và sự phân bố lao động bình đẳng, cân đối giữa nữ và nam là mục tiêu của chính sách kinh tế xã hội.

Muốn vậy cần giải thích đúng đắn hiện tượng tích tụ lao động nữ vào một số lĩnh vực và một số ngành nghề nhất định. Một trong những nguyên nhân quan trọng của hiện tượng này là quan niệm rập khuôn về vai trò, vị trí phụ nữ.

Theo cách suy nghĩ và quan niệm đã tồn tại từ lâu thì trách nhiệm gia đình trước hết thuộc về người phụ nữ. Phụ nữ không chỉ sinh và nuôi dạy con cái mà còn phải đóng vai trò là “nội tướng” và “quản gia”. Nghĩa là phụ nữ vừa quản lý, trông coi, vừa thực hiện các công việc gia đình. Hơn nữa từ khi gia đình trở thành đơn vị hoạt động kinh tế, như kinh tế hộ gia đình thì lao động nữ trở thành nguồn đóng góp thu nhập chủ yếu của gia đình.

Chính vì trách nhiệm kinh tế đối với bản thân và gia đình mà phụ nữ, một mặt, khó có thể đầu tư thời gian, công sức và tiền của cho việc đào tạo nâng cao tay nghề và kỹ năng lao động của mình. Mặt khác họ thường phải tính đến vai trò và trách nhiệm gia đình để tìm kiếm, lựa chọn ngành nghề cho thích hợp. “thích hợp” với nghĩa là ngành nghề đó vừa cho phép có thu nhập, vừa không đòi hỏi kỹ năng tay nghề cao và vừa tạo điều kiện về mặt thời gian, sức khỏe để thực hiện các công việc gia đình.

Những điều kiện về tay nghề, năng lực và những yêu cầu nhiều mặt như vậy rõ ràng làm hạn chế cơ hội tìm kiếm và lựa chọn việc làm của lao động nữ. Kết quả là lao động nữ thường tập trung vào khu vực, ngành nghề có thu nhập thấp, chuyên môn hóa yếu, lao động thô sơ và nặng nhọc. Ví dụ, ở ngành dột may có 70% là nữ công nhân trực tiếp sản xuất; ở ngành giáo dục đào tạo 100% giáo viên mẫu giáo, gần 80% giáo viên phổ thông cơ sở là nữ; hay ngành y tế, y tá nữ chiếm tới 81%. Trong khi đó, ngành điện tử chỉ có 17% là nữ.

Tình hình việc làm sẽ trở nên khó khăn hơn khi đất nước đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bởi vì quá trình này cần đội ngũ lao động có tay nghề, chuyên môn nhất định. Kết quả là xảy ra hiện tượng thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn và thừa lao động giản đơn, thô sơ. Tình trạng này có xu hướng gia tăng, đặc biệt đối với lao động nữ.

Trước khi tiếp tục làm sáng tỏ vấn đề việc làm và thu nhập của phụ nữ ở nông thôn và thành thị hiện nay, cần phân biệt và vận dụng một số khái niệm sau:

Việc làm có thể hiểu là hoạt động lao động có tính chất nghề nghiệp, nhằm mang lại lợi ích vật chất, tinh thần cho xã hội, mang lại thu nhập chính dáng cho cá nhân và gia đình người lao động. Theo nghĩa rộng hơn, việc làm là hoạt động lao động không bị luật pháp cấm mà đem lại thu nhập cho cá nhân và xã hội. 

Người không có việc làm còn gọi là người thất nghiệp, là người có khả năng, tay nghề và nhu cầu làm việc, song vì lý do nào đó trong thời gian khảo sát họ không có việc làm.

Người không có việc làm đầy đủ lại khác. Họ là những người không có điều kiện để sử dụng hết thời gian lao động cũng như kinh nghiệm và kỹ năng lao động của mình do đó hiệu quả lao động không cao, thu nhập thấp.

3. Việc làm và thu nhập của phụ nữ ở nông thôn 3.1. Xu hướng nữ hóa lao động nông nghiệpLà một nước có nền kinh tế nông nghiệp chưa phát triển, Việt Nam

hiện có khoảng 78% số người trong tuổi lao động sống ở nông thôn, trong đó lao động nữ chiếm trên 60%. Vì vậy, bất kỳ thay đổi nào về cơ cấu, kỹ thuật, tổ chức ở khu vực kinh tế nông thôn đều tác động đến đời sống kinh tế xã hội của quá nửa dân số Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ.

Có thể do chiến tranh và những biến động xã hội mà thực tế lâu nay là lao động nữ ở nông thôn luôn đông hơn lao động nam. Mấy năm gần đây lao động nữ lại tăng lên một cách đáng kể, cả về số lượng tuyệt đối cũng như tương đối. Nếu chỉ tính số lao động nữ trong sản xuất nông nghiệp thì năm 1989 nước ta có 11,1 triệu người, trong khi số lao động nam là 9,9 triệu. Đến năm 1992 số lao động nữ đã tăng lên 12,4 triệu người, thì lao động nam tăng lên 10,9 triệu. Nếu so sánh với tổng số lao động nữ trong nền kinh tế quốc dân thì vào năm 1989 lao động nữ trong sản xuất nông nghiệp chiếm 75,6%. Đến năm 1992 tỷ lệ này đã tăng lên là 79,9%, trong khi đó tỷ lệ lao động nam không thay đổi bao nhiêu. 

Năm 1998, lao động nữ ở nông thôn là 14,98 triệu người, chiếm 80% lao động nữ cả nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 1999).

Hiện tượng tăng tương đối của lao động nữ nông thôn những năm gần đây trước hết là kết quả của sự gia tăng tự nhiên số người, trong độ tuổi lao động. Hiện nay hàng năm ở nông thôn nước ta có thêm khoảng 1 triệu người bước vào tuổi lao động, trong đó phụ nữ chiếm 53%.

Nguyên nhân thứ hai là hệ quả của việc tổ chức xắp xếp lại khu vực kinh tế quốc doanh. Từ năm 1991 đến nay, có khoảng 70% số lão động dôi dư từ khu vực Nhà nước quay về với nông thôn và nông nghiệp. Trong đó phụ nữ chiếm số đông do cơ hội tìm việc làm của họ ở thành thị thấp hơn nam giới.

Lý do thứ ba, do sự tan rã của thị trường Đông Âu vào đầu những năm 90 nên hàng loạt hợp tác xã thủ công sản xuất hàng xuất khẩu ở nông thôn bị giải thể. Ngoài ra, trong cơ chế thị trường, do sức cạnh tranh yếu nên nhiều hợp tác xã thủ công nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn nông thôn cũng lâm vào tình trạng tan rã. Kết quả là công nhân, chủ yếu là nữ công nhân thuộc các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp phải trở về với nghề nông.

Bên cạnh đó, dòng người từ nông thôn ra thành phố làm việc thời vụ phần đông là nam giới. Phụ nữ, nhất là những người đã có gia đình thường ở lại nông thôn thay chồng con làm các khâu sản xuất nông nghiệp và quản lý gia đình.

Tất cả những yếu tố trên và các tác nhân khác nữa dẫn đến tình trạng là lao động nông nghiệp tăng nhanh và tỷ lệ nữ cũng có xu hướng gia tăng.

3.2. Phụ nữ có ít cơ hội lựa chọn việc làmDo dân số tăng nhanh nên bình quân ruộng đất trên đầu người ở

nông thôn Việt Nam rất thấp và giảm liên tục trong thời gian qua. Ví dụ, ở Đồng bằng sông Hồng bình quân ruộng đất trên đầu người là 689 m2 năm 1990 chỉ bằng 37% so với năm 1930 (Đào Thế Tuấn, 1993). Đất hẹp, người đông và thiếu việc làm buộc phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo phải chấp nhận bất cứ công việc nào miễn là có thu nhập. Nhiều phụ nữ đã phải làm thêm giờ hoặc làm cả những công việc nặng nhọc, độc hại đối với bản thân. Bên cạnh đó, do giá trị ngày công của lao động nữ rẻ mạt nên tình trạng thuê mướn, bóc lột và lợi dụng lao động nữ đã xuất hiện và có xu hướng gia tăng ở nhiều nơi.

Hiện tượng lao động làm thuê trong nông nghiệp không phải là mới. Có tới 30,1% hộ gia đình nông dân điều tiết lao động dư thừa của mình bằng làm thuê (Tương Lai, 1991). Một số nông dân phải đi làm thuê do thiếu hoặc không có mộng đất. Điều đáng chú ý ở đây là số lượng lao động làm thuê thường xuyên ở một số vùng, ví dụ những vùng chuyên canh cây cà phê có xu hướng gia tăng. Trong số những người làm thuê thì phụ nữ làm thuê thường bị trả công thấp, bị lợi dụng và lệ thuộc vào người thuê. Họ thường rơi vào những hoàn cảnh éo le như làm kiệt sức, gia đình ly tán, bị coi rẻ, bóc lột.

Ở một số vùng, có hiện tượng nông dân bị thu hồi 30-40% hoặc toàn bộ mộng đất do không trả nợ hoặc không hoàn thành nghĩa vụ nộp sản phẩm. Ví dụ, tỉnh Đồng Tháp có 19% số hộ nông dân thiếu hoặc không còn ruộng đất; tỉnh Kiên Giang, Minh Hải 12- 13%; và Trà Vinh, An Giang, Sóc Trăng 6-7% (Hoàng Hiên và Trần Vinh, 1995). Đáng chú ý là những hộ này thường do nữ làm chủ hộ, gia đình có đông con, sức khỏe kém.

Thiếu việc làm và việc làm có giá trị ngày công thấp, đã làm dòng người từ nông thôn đổ về thành thị kiếm việc làm ngày một đông. Theo thống kê chính thức, số người từ nông thôn ra thành thị kiếm sống hàng năm lên tới trên 300 ngàn người. Ví dụ năm 1998 là 309.444 người, trong đó phụ nữ là 114.639, chiếm 37%. So với nam giới tuy chưa nhiều, song số lượng phụ nữ nông thôn rời làng ra phố có xu hướng tăng lên với sự gia tăng nhu cầu lao động giản đơn với giá rẻ ở thành phố. Về xu hướng này một điều tra cho thấy có tới 70% trong tổng số 815 phụ nữ ở nông thôn được hỏi muốn con trai mình ra thành thị tìm việc làm, đối với con gái tỷ lệ này là 68% (Tương Lai, 1991).

Theo khảo sát sơ bộ, phụ nữ nông thôn ra thành phố thường bán hàng rong, bới rác, giúp việc gia đình và làm thuê; một số khá đông đến làm trong các nhà hàng, quán bia, cà phê với đồng lương rất thấp. Đáng chú ý là phần lớn số phụ nữ nông thôn này là trẻ em gái (13-14 tuổi) và nữ thanh niên chưa có gia đình. Do thiếu thông tin, thiểu hiểu biết và không có chỗ dựa tin cậy lại không được pháp luật đảm bảo nên số phụ nữ này dễ bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội và trở thành nguồn bổ sung tự nhiên cho đội ngũ gái mại dâm, lang thang, tội phạm ở các đô thị.

Vấn đề này thực sự đáng quan tâm nếu ta nhìn vào tình hình các nước trong khu vực. Thái Lan là ví dụ điển hình về hiện tượng chuyển dịch lao động nữ từ nông thôn ra các ở đô thị. Tỷ lệ phụ nữ bỏ làng ra thành thị kiếm sống thời kỳ 1979-1989 đông hơn nam giới 53%, ước tính khoảng hơn 2 triệu người. Phần lớn phụ nữ này đã được thu hút vào các ngành dịch vụ liên quan tới du lịch (T. Kamjananksorn, 1994).

3.3. Đa dạng hóa việc làm và tính chất lao độngViệc giao quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình ở nông thôn đã góp

phần giải phóng cho hàng triệu nông dân, tạo điều kiện cho phụ nữ chủ động sử dụng và điều tiết sức lao động của mình. Tuy nhiên cơ cấu việc làm theo hướng đa dạng hóa ngành nghề diễn ra một cách chậm chạp và không đồng đều. Ví dụ, kết quả điều tra 6457 hộ nông dân của Tổng cục thống kê cho thấy, ở tỉnh miền núi Hoàng Liên Sơn có 87% hộ nông dân thuần nông và 10,1% hộ kinh tế hỗn hợp, trong khi đó tỉnh Bình Định các con số tương ứng là 51,3% và 47,7% (Bảng 4.2).

Bảng 4.2. Cơ cấu hộ nông dân chi theo ngành nghê ở năm tỉnh, 1990(%)

Loại hộHoàn

g Liên Sơn

Hà Nam Ninh

Bình Định

Dak Lak

Hậu Giang

Chung năm

tỉnhThuần nông 87,03 64,36 51,27 81,09 73,61 70,38Hộ kiêm 10,13 34,42 47,72 18,3 19,37 27,02Hộ chuyên trong đó:- Tiểu thủ công nghiệp- Buôn bán dịch vụ

3,84 0,92 1,01 0,59 7,02 2,60

Tổng số 100 100 100 100 100 100

Sau hơn nửa thập kỷ, năm 1997 cơ cấu lao động - việc làm của các hộ nông dân đã có những thay đổi đáng kể theo xu hướng chung là giảm tỉ trọng hộ thuần nông từ khoảng 70% năm 1990 xuống còn 62% năm 1997. Tỉ lệ các hộ chuyên (phi - nông) gồm chế biến, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tăng gấp bốn lần đạt 11,3% năm 1997 (Bảng 4.3).

Bảng 4.3. Cơ cấu hộ nông dán c theo ngành nghề và theo miền 1997,(%)

Loại hộ Miền Bắc Miền Nam ChungHộ thuần nông 67,8 59,1 62,2Hộ kiêm 23,9 27,9 26,5Hộ chuyên 8,3 13,0 11,3Trong số hộ chuyên:- Chế biến nông lâm sản 1,9 2,0 2,0- Công nghiệp & xây dựng 3,5 3,8 3,7- Dịch vụ 2,9 7,2 5,6Tổng số 100 100 100

Lao động thô sơ, nặng nhọc thể hiện rõ ở cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp còn yếu kém và chậm được cải thiện. Đặc biệt là số lượng công cụ máy móc như máy kéo và máy bơm, thuốc trừ sâu giảm từ năm 1985 đến năm 1990 (Bảng 4.4). Gần đây trong nông nghiệp xuất hiện xu hướng lạm dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bệnh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Bảng 4.4: Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp

Hạng mục 1985 1990 1991 1992 1993Máy kéo (chiếc) 31620 25086 35375 37627 37000Máy bơm (chiếc) 188631 16814

5 198334 225443 225500Điện cho NN (triệu KW/h) 308,5 586,8 807,4 975,0 1000Phân hóa học (đạm, lân) (Nghìn tấn) 1818,9 2643,5 3165,6 3238,8 3250Thuốc trừ sâu:- Sản xuất 17,8 9,2 12,8 8,0 10- Nhập khẩu 16,7 9,0 22,5 13,5 15

Những sản phẩm công nghiệp dùng cho nông nghiệp có tăng lên vào đầu những năm 1980 nhưng sau đó lại chững lại. Cho đến nay, phương tiện sản xuất ở nông thôn về cơ bản vẫn còn ở trong tình trạng yếu kém. Năm 1999, 12,7 triệu hộ ở nông thôn mới có 26.204 xe ô tô vận tải các loại, 75.721 xe công nông, 129.887 đầu máy kéo và máy cày. Tính bình quân, có tới 485 hộ mới có một chiếc xe ô tô vận tải, 168 hộ có một xe công nông hay 98 hộ mới có một đầu máy kéo hoặc máy cày (Bảng 4.5).

Thời gian tới, yêu cầu công nghiệp hoá nông thôn hẳn sẽ cần những nỗ lực đặc biệt của ngành công nghiệp chế tạo để trang bị công cụ sản xuất tiên tiến cho các hộ gia đình, đặc biệt là các trang trại.

Hy vọng rằng, bằng cách đó, tỉ lệ lao động nữ nông nghiệp chuyển sang các ngành khác sẽ tăng lên, đồng thời, các khâu công việc nặng nhọc trong nông nghiệp sẽ được thay thế bằng máy móc.

Bảng 4.5. Một số phương tiện sản xuất yếu các hộ ở khu vực nông thôn 1999

Phương tiện Tổng số chiếc Bình quân hộ/phương tiện

Xe ô tô vận tải 26.204 485Xe công nông 75.721 168Tàu/thuyền có động cơ 267.488 47Đầu máy kéo và máy cày 129.887 98Máy tuốt lúa có động cơ 223.303 57Máy xay/sát/nghiền 191.941 66Máy bơm nước 1.288.913 10

3.4. Hiệu suất thời gian lao độngCác cuộc điều tra về việc làm của phụ nữ nông thôn cho thấy thời

gian làm việc trung bình của người phụ nữ trong ngày là 12,5 tiếng. Con số tăng lên vào mùa vụ, giảm chút ít trong các thời gian khác và còn tùy thuộc vào khu vực. Nữ nông dân miền Bắc, Bắc Trung Bộ thường làm việc khoảng 14 tiếng một ngày. Phụ nữ cô đơn, phụ nữ nghèo là những người có ngày làm việc dài nhất ở nông thôn, thường không dưới 16 tiếng.

Ví dụ, số ngày nông nhàn ở Thái Bình là 135 ngày/1 năm, Nam Hà là 116 ngày/1 năm, Nha Trang là 175 ngày/1 năm. Điều tra tại một xã ven đô thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội, nơi mặc dù có khả nhiều nghề phụ, cho thấy có gần 20% số người được hỏi cho biết họ thiếu việc làm vào những tháng nông nhàn, trong đó phụ nữ chiếm trên 60%.

Các số liệu thống kê và điều tra trên diện rộng về việc làm ở nông thôn cho thấy số ngày nông nhàn trong năm của lao động nông thôn còn lớn. Theo kết quả Khảo sát mức sông dân cư năm 1998, số lao động nông thôn làm việc dưới 40 giờ/tuần - được coi là thiếu việc làm - giảm chậm chạp từ 71% năm 1993 xuống 61% vào năm 1998, nhưng vẫn ở mức cao. Trong thời gian này tỉ lệ số người làm trên 50 giờ/tuần đã tăng từ 12% lên 20% (Bảng 4.6). Đáng chú ý là trong số những người làm từ 50 giờ trở lên/ tuần thì phụ nữ chiếm 55-58%.

Bảng 4.6. Phân bổ số giờ làm hàng ở nông thôn, 1993-1998 (%)

Số giờ/tuần 1993 19981 – 15 14 1216 – 39 57 4940 – 50 17 18Trên 50 12 20

Các con số nói trên đặt ra vấn đề vậy thì trên thực tế phụ nữ thiếu việc làm hay phải làm quá nhiều việc, bị “quá tải” vì công việc? Để trả lời câu hỏi này cần tìm hiểu kỹ hơn tính chất lao động của phụ nữ. Công việc phụ nữ nông thôn thường làm thuộc các lĩnh vực sau: sản xuất thuần

nông, phi nông nghiệp và nội trợ gia đình. Đặc điểm và tính chất “nông nhàn” của lao động nữ khác với nam giới.

Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ và do đó có thời gian nông nhàn. Tuy nhiên điểu đó mang tính tương đối, tùy thuộc vào hệ số vòng quay đất hoặc thời vụ ở từng vùng. Đối với phụ nữ nông dân khái niệm “nông nhàn” ngoài tính tương đối còn mang tính tượng trưng. Sự thực là họ chỉ tạm nghỉ công việc này để làm công việc khác mà thôi. Chị Lư - một nông dân huyện Cẩm Thủy - Thanh Hóa mô tả thời gian nông nhàn của mình như sau: “Cấy xong tôi lên đồi phát nương, tra sắn rồi quay ra cỏ lúa. Lúc nghỉ tranh thủ đi củi, nấu rượu lấy bã nuôi lợn”. Khi người phụ nữ cùng lúc vừa làm ruộng, vừa chăn nuôi, vừa sản xuất, chế biến thực phẩm thì thật khó có thể nói đến “nông nhàn”.

Hầu hết các hoạt động phi nông nghiệp như đan lát, buôn bán nhỏ, chế biến nông sản… thường có thu nhập thấp và không ổn định. Phần lớn những hoạt động này được phụ nữ chấp nhận do họ không có cơ hội tìm những việc làm có giá trị ngày công cao hơn.

Công việc nội trợ dù quan trọng đối với mọi thành viên của gia đình và mất nhiều thời gian, sức lực nhưng lại không được nhiều người quan niệm và công nhận như là việc làm có công. Theo thói quen và quan niệm cố hữu nên công việc nội trợ thường bị coi là “việc vặt”, “việc không đúng kể” thậm chí, không phải là một công việc thực sự đáng phải nêu ra trong các thống kê lao động việc làm.

Tính chất những công việc kê trên cho thấy phụ nữ nông thôn bị quá tải bởi những công việc có năng suất thấp và thu nhập thấp. Đồng thời, họ có quá ít cơ hội để lựa chọn việc làm, đặc biệt đối với những công việc mang lại thu nhập cao. Điều này cũng chứng tỏ có sự khác biệt lớn giữa phụ nữ và nam giới về nhu cầu và khả năng tìm kiếm việc làm: Do thời gian lao động kéo dài, phụ nữ có ít điều kiện để nắm bắt các cơ hội mới về việc làm. Trách nhiệm gia đình khiến phụ nữ ít có khả năng tìm và duy trì được việc làm ổn định, có thu nhập cao.

Tóm lại, những đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp đang tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy tính chủ động, tích cực trong hoạt động kinh tế. Song cơ hội việc làm, nội dung và tính chất lao động của phụ nữ nông thôn chưa được cải thiện bao nhiêu.

3.5.Xu hướng phân hóa thu nhập giữa các nhóm phụ nữTrước hết cần ghi nhận rằng nhờ tính tích cực, chủ động trong phát

triển kinh tế hộ mà thu nhập của phụ nữ và gia đình họ được nâng lên một cách rõ rệt. Hầu hết các cuộc điều tra kinh tế - xã hội ở nông thôn thường cho thấy 70% số phụ nữ được hỏi cho rằng thu nhập của họ và gia đình trong mấy năm gần đây đã khá hơn so với trước. Những phụ nữ có nghề phụ ổn định, hay buôn bán hoặc làm dịch vụ thường xuyên thì mức thu nhập của họ là khá cao, vượt trội so với nữ lao động thuần nông. Tuy nhiên, nhìn trên tổng thể thì thu nhập của lao động nữ ở nông thôn hiện

nay là thấp so với thu nhập của lao động nam và thấp hơn mặt bằng thu nhập của xã hội.

Như đã nêu, phụ nữ làm thuần nông, hiện chiếm trên một nửa lao động nữ ở nông thôn, thường có mức thu nhập thấp nhất. Một số nghiên cứu vào những năm 1992-1993 ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung cho thấy, một lao động nữ thuần nông có thu nhập xấp xỉ 65.000đ/tháng và của lao động nữ trong các doanh nghiệp tư nhân là 144.000đ/tháng, như vậy rõ ràng thu nhập của lao động nữ thuần nông là rất thấp.

Ở nông thôn, nhìn chung, phụ nữ đơn thân (góa chồng, ly hôn, ly thân, không chồng có con) là những người có thu nhập thấp hơn cả. Kết quả điều tra tại xã Hải Hưng, Hải Hậu - Nam Hà năm 1993 cho thấy, có tới 40% phụ nữ cô đơn rơi vào tình trạng thiếu ăn và nghèo đói, trong khi tỷ lệ này ở các gia đình đầy đủ là 25%. Cố thể gặp tình trạng tương tự ở đôi ngũ nữ công nhân lâm nghiệp. Theo điều tra điểm tại hai lâm trường thuộc huyện Đoan Hùng - Vĩnh Phú vạ Hàm Yên - Tuyên Quang, thu nhập bình quân đầu người/ tháng ở gia đình phụ nữ cô đơn là 30 - 40.000đ/tháng, ở các gia đình đầy đủ là xấp xỉ 100.000đ/tháng (Thanh Tâm, 1994).

Theo tổng điều tra dân số 1989, có 1,9 triệu phụ nữ góa bụa sống ở nông thôn. Số phụ nữ đơn thân đông hơn nam giới năm lần. Thu nhập và đời sống kinh tế của nhóm phụ nữ này đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm.

Nhóm phụ nữ ở nông thôn có làm thêm các nghề phụ ở quy mô nhỏ và thiếu ổn định thì vẫn phải trông chờ vào nguồn thu nhập chủ yếu từ nghề nông. Thu nhập của nhóm này không cao hơn nhóm phụ nữ thuần nông bao nhiêu. Một nghiên cứu tại xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Tây vào năm 1992 cho biết ở đây có tới 91,4% số lao động nữ nói là họ hoặc gia đình họ có làm thêm các nghề phụ, song nguồn thu nhập chính vẫn là từ nông nghiệp chiếm 86,9% thu nhập nói chung.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, trong điều kiện kinh tế thị trường phụ nữ nông dân đã rất tích cực trong các hoạt động kinh tế và trong việc mở mang các ngành nghề phụ, song rõ ràng thu nhập của họ từ các hoạt động này còn rất hạn chế.

3.6. Công lao động của phụ nữ còn rất thấpGiá trị công lao động của phụ nữ ở nông thôn hiện nay khá thấp.

Phụ nữ được hỏi trong các nghiên cứu năm 1993 cho biết giá trị ngày công sản xuất nông nghiệp cao nhất của họ là 5kg thóc, tức là khoảng 5.000-6.000đ/ ngày công. Đối với các hoạt động phi nông nghiệp, nếu không phải là ngành nghề truyền thống hay dịch vụ buôn bán quy mô tương đối lớn thì giá trị ngày công còn thấp hơn, hoặc chỉ tương đương với sản xuất nông nghiệp. Ví dụ, một ngày công đan lưới của phụ nữ ở Đại Mỗ là xấp xỉ 3.000đ, làm bún, nấu rượu thu nhập cũng tương tự. Một ngày công đội đất vào tháng 2/1994 ở Cẩm Thủy, Thanh Hóa là 3.000đ và một bữa ăn.

Vào những ngày nông nhàn, phụ nữ thường làm những việc như mò cua, bắt ốc, lấy củi, làm bánh, hái măng… Thực tế những công việc này rất thất thường và không có ý nghĩa bao nhiêu về thu nhập.

Hiện nay chỉ có 22,4% số hộ ở nông thôn trong cả nước là có khả năng vốn, máy móc và lao động để phát triển sản xuất nông sản hàng hóa. Trong khi đó 14,8% hộ nông dân vẫn sản xuất theo lối tự cung tự cấp bằng công cụ thô sơ, thủ công và vì vậy năng suất rất thấp. Số còn lại 62,8% hộ bắt đầu sản xuất hàng hóa và có nhu cầu trang bị máy móc thiết bị (Nguyễn Điền, 1993). Gần đây những hộ nông dân làm ăn giỏi, phát triển kinh tế hộ thành kiểu trang trại có khả năng sử dụng máy móc, công nghệ cập nhật đặc biệt là tạo thêm việc làm cho lao động tự do ở nông thôn. Ở vùng Tây Nguyên trung bình ngày công làm thuê cho hộ trồng cà phê được trả 20.000đ/người năm 1999.

3.7.Thu nhập của phụ nữ thấp hơn nam giớiKhi nói về giá trị công lao động của phụ nữ ở nông thôn không thể

không nói đến một thực tế là công lao động của phụ nữ thường bị đánh giá thấp hơn công lao động của nam giới. Điều này thể hiện khá rõ qua việc so sánh tiền công hàng tháng của phụ nữ và nam giới. Bình quân hàng tháng tiền công của phụ nữ chỉ bằng 69% tiền công của nam giới.

Tiền công trung bình của các lao động nữ ở các vùng nông thôn có khác song luôn thấp hơn tiền công trung bình của lao động nam từ 20-40%, (Bảng 4.7).Bảng 4.7. Tiền công bình quản thúng nữ vù nam đồng) và tỷ trọng tiền công nữ/nam (%) theo vùng ở nông thôn

Vùng 1 2 3 4 5 6 7 Chung

Nữ 48,4 63,3 48,2 82,3 82,1 111,5 64,8 67,8Nam 59,8 74,6 60,9 104,3 120,4 183,7 111,4 97,9Tiền công nữ/nam (%) 81 85 79 78 68 60 58 69

Điều đáng chú ý là ngay ở vùng nông nghiệp được xem là giàu có là Đồng bằng sông Cửu Long lại có sự chênh lệch tiền công khá cao giữa nữ và nam. Tiền công hàng tháng của nữ ở khu vực này chỉ bằng 58% tiền công của nam giới. Trong khi đó tỷ lệ tiến công của nữ/nam ở miền núi và trung du Bắc Bộ, khu vực khá nghèo, là 81%. Điều này cho thấy là bản thân sự giàu có tự nó chưa chắc tạo ra được sự bình đẳng về thu nhập giữa phụ nữ và nam giới.

Như vậy thu nhập của lao động nữ không chỉ thấp mà còn không công bằng so với lao động nam. Ở đây có những nguyên nhân liên quan tới khả năng tiếp cận còn hạn chế của phụ nữ nông dân đối với các nguồn sản xuất như tín dụng, thông tin, thị trường v.v…

Điều tra ở huyện Từ Liêm cho biết trong những phụ nữ có thu nhập thuần nông có tới 39% cho rằng nguyên nhân chính hạn chế phát triển kinh tế hộ là thiếu vốn, 30% cho là hạn chế về tư liệu sản xuất, thị trường. Như vậy, vốn có vai trò rất lớn đối với phụ nữ nông dân trong việc tự tạo việc làm cho bản thân và cho gia đình, tuy nhiên cách làm ăn, kỹ thuật sản xuất là rất quan trọng.

Tính đến cuối năm 1997, đã có 3,66 triệu hộ được vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Ngân hàng thế giới, 1998). Tuy nhiên ở nhiều nơi, vốn cp2n chưa đến được với người nghèo, nhất là phụ nữ nghèo (Trần Thị Vân Anh, 1994). Ở vùng nôn thôn xa xôi, vùng cao, ven biển và hải đảo, hệ thống dịch vụ và ngân hàng, tài chính và tín dụng nói chung còn rất thiếu và xa dần. Điều này càng cho phụ nữ, đã ít kinh nghiệm giao tiếp lại ít thời gian và phương tiện đi lại khó đến được với các nguồn vốn của nhà nước. Trong khi đó, các hình thức tín dụng khác như hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân và ngân hàng cổ phần ở nông thôn còn ít ỏi và chưa có điều kiện phát triển mạnh. Tính đến tháng 7/1994, trong cả nước có 148 quỹ tín dụng nhân dân, 62 hợp tác xã tín dụng và 27 ngân hàng cổ phần hoạt động ở nông thôn với khoảng 28.000 người tham gia. Tính đến tháng 9/1997, quỹ tín dụng nhân dân đã có chi nhánh ở 51 trên 61 tỉnh, thành phố với số lượng người tham gia lên tới 497.000 người. mặc dù có sự phát triển nhanh song số người tham gia vẫn chiếm một tỷ lệ vô cùng nhỏ bé so với trên 20 triệu lao động nông nghiệp.

Một nguyên nhân khác là công tác khuyến nông và thông tin khoa học kỹ thuật nông nghiệp trong nhiều năm qua chưa thực sự gắn bó với lao động nữ, chưa giúp lao động nữ tiếp cận với thông tin và tri thức để nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất. Các chương trình khuyến nông được xây dựng nặng về kỹ thuật, chưa quan tâm đến đối tượng tiếp thu và thực hành chính ở nông thôn là phụ nữ. Dự án huấn luyện nông dân về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) do cục bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức với sự giúp đỡ của tổ chức Nông lương thế giới (FAO) trong 3 năm 1991 – 1994 ở 20 tỉnh đã thu hút sự chú được 32.770 nông dân tham gia. Tuy nhiên, những dự án đào tạo quan trọng và cần thiết như vậy mới chỉ lôi cuốn được 4.359 phụ nữ, chiếm 13,3%.

Ngoài những vấn đề nêu trên, khó khăn lớn đối với nông dân, nhất là phụ nữ là thị trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ nông phẩm. Thời gian qua, Nhà nước chưa thể hiện đầy đủ vai trò điều tiết của mình trong lĩnh vực như khai thác thị trường, bảo hộ giá nông phẩm, bảo hiểm mùa màng, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Trong khi đó, mạng lưới tư thương chưa đủ kích thích về lợi nhuận để hoạt động ở vùng sâu, vùng xa. Đồng thời vì những lợi ích trước mắt mà họ thiếu ý thức xây dựng quan hệ bạn hàng lâu dài với nông dân.

Sự chênh lệch về thu nhập còn có thể giải thích bằng sự khác biệt về phân bố thời gian lao động trong ngày giữa phụ nữ và nam giới. Phụ nữ phải dành nhiều thời gian hơn cho những công việc không được tính công

trong gia đình. Trong khi đó, nam giới đầu tư nhiều thời gian hơn cho công việc ngoài gia đình, v.v…

4. Việc làm và thu nhập của phụ nữ thành thị4.1. Đô thị hóa và việc làm của phụ nữNói đến đô thị hóa là nói đến quá trình tích tụ dân cư và công nghiệp

hóa, phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội cùng nhiều yếu tố khác nữa.

Ở Việt Nam quy mô và tốc độ đô thị hóa còn thấp và không đều. Trước năm 1975, do dân ở các nơi dồn về thành thị lánh nạn chiến tranh và làm ăn sinh sống nên tỷ lệ nhân dân thành thị ở miền Nam khá cao, chiếm 31,3%. Trong khi đó ở miền Bắc, vì dân đô thị sơ tán về vùng nông thôn nên tỷ lệ dân số thành thị thấp, chỉ chiếm 12,3%. Bốn năm sau ngày giải phóng tỷ lệ dân số thành thị trong cả nước là 20,1%, đến năm 1999 tỷ lệ này là 23,5%. Trên thực tế dân số đô thị nhiều hơn con số ghi nhận được qua tổng điều tra dân số, vì mỗi năm có nhiều người di cư vào thành phố mà không đăng ký chính thức với chính quyền sở tại. Ví dụ, hàng năm có hàng chục nghìn người di cư tới thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Phụ nữ chiếm tỉ lệ không nhỏ trong số người lao động di cư đến thành phố kiếm việc làm.

Mặc dù vậy, thành thị vẫn được coi là nguồn động lực và trung tâm phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Trong điều kiện vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa thì vai trò đi đầu này của thành thị càng thể hiện rõ.

Điều đó có nghĩa là bất kỳ một thay đổi nào ở khu vực thành thị đều ảnh hưởng tới tình trạng việc làm của phụ nữ và thị trường lao động xã hội trong cả nước. Đồng thời, các đặc điểm lao động nữ ở thành thị phản ánh khái quát không chỉ thực trạng mà cả xu hướng việc làm trong giai đoạn đổi mới kinh tế đất nước. Vì vậy cần tìm hiểu và đánh giá đúng đắn tình hình lao động và việc làm của phụ nữ thành thị.

Đặc điểm và quy mô, cơ cấu và chất lượng việc làm ở thành thị đang có những thay đổi lớn do tác động của ba loại yếu tố sau đây: một là sự gia tăng dân số thành thị; hai là quá trình cơ cấu lại khu vực kinh tế Nhà nước và ba là sự phát triển đa dạng các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

4.2. Gia tăng dân số thành thịMặc dù chương trình Dân số kế hoạch hóa gia đình thực hiện có kết

quả, nhưng tốc độ tăng dân số Việt Nam hiện nay vẫn còn ở mức cần phải tiếp tục giảm bớt trong những năm tới. Tốc độ tăng lực lượng lao động hàng năm trong suốt thời kỳ 1979-1994 được duy trì và ổn định ở mức cao, khoảng 3%, tạo ra sức ép lớn đối với thị trường lao động việc làm. Ngay từ năm 1989, tỷ lệ người không có việc làm ở khu vực thành thị đã là 14% đối với nữ và 13% đối với nam. Cũng như ở nông thôn, số phụ nữ trong độ tuổi lao động ở thành thị luôn cao hơn nam. Năm 1989, tổng số

lao động nữ ở thành thị là 3,89 triệu người, đông hơn so với nam (3,45 triệu).

Trong những năm gần đây, dân số thành thị tăng nhanh còn do dòng người di cư từ nông thôn ra thành phố. Số liệu thống kê chính thức cho đến nay chưa phản ánh đầy đủ số lượng người nhập cư vào các đô thị. Tuy nhiên, hiện tượng lao động phổ thông từ nông thôn ra với số lượng lớn và đang thay thế lao động thành thị ở những khâu lao động nặng nhọc, điều kiện làm việc khó khăn, giá ngày công thấp là khá phổ biến. Riêng ở Hà Nội, lao động nông thôn ra làm việc theo mùa vụ ước tính khoảng 30.000 - 40.000 người hàng năm (Mỹ Hằng, 1996). Lao động nữ từ nông thôn ra cũng đang góp phần làm thay đổi phân công lao động trên địa bàn đô thị và làm phong phú các dịch vụ cho người thành phố. Các dịch vụ buôn bán hàng rong (rau, quả, hàng tiêu dùng…), thu hồi phế liệu, giúp việc gia đình, v.v… đang được thực hiện bởi lao động nữ nông thôn.

Trong tương lai, số lượng và phạm vi việc làm do lao động di cư đảm nhận trên địa bàn thành phố chắc sẽ tăng nhanh. Nhưng số lượng việc làm chủ yếu được tạo ra ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng không đủ so với nhu cầu tìm kiếm việc làm ngày một gia tăng ở thành thị. Cắc con số về thất nghiệp ở thành thị trên thực tế cao hơn nhiều (ước tính 15-25%) so với con số thống kê (8-10%), do chưa tính đầy đủ số người di cư tự do vào thành phố tìm kiếm việc làm.

Cùng với vấn đề tạo việc làm là những vấn đề cơ sở hạ tầng và môi trường sống ở thành thị. Dân số gia tăng đang gây thêm sức ép đối với điều kiện kinh tế - xã hội vốn đã khó khăn ở thành thị. Cơ sở hạ tầng cần được quy hoạch, nâng cấp, tránh quá tải. Môi trường sống cần được bảo vệ để tránh ô nhiễm, trật tự xã hội cần được tăng cường để phòng chống tội phạm, nghiện hút, tệ nạn xã hội. Cùng với sự gia tăng và phát triển đô thị, vấn đề ổn định kinh tế - xã hội ở thành thị cũng tăng lên theo đòi hỏi phải có những chính sách phát triển thích hợp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu chiến lược và nhu cầu hiện tại thực tế của phụ nữ và nam giới.

4.3. Thu nhậpĐặc điểm cơ bản nổi bật từ thực trạng việc làm nêu trên là phần lớn

phụ nữ tập trung vào những ngành nghề có thu nhập thấp. Đặc điểm thứ hai là thu nhập của phần đông lao động nữ không chỉ thấp hơn mặt bằng thu nhập chung mà còn thấp hơn so với nam giới và điểm thứ ba là tiền lương, tiền công của lao động nữ thường không ổn định.

Thu nhập của nữ lao động trong khu vực sản xuất có nhiều khác biệt. Một số có thu nhập ổn định và khá cao, khoảng 500.000đ -700.000đ/ tháng vào năm 1993 như nữ công nhân Xí nghiệp Điện cơ Hà Nội. Tuy nhiên, cũng còn một tỷ lệ khá lớn có thu nhập thấp, khoảng 150.000đ - 200.000đ/tháng và không ổn định. Các cuộc điều tra cho thấy có tới 42,6% số nữ công nhân được hỏi có mức thu nhập không đủ cho chi tiêu trong gia đình.

Một điều đáng nói là trong cơ chế kinh tế hiện nay, tiền lương tại các xí nghiệp thường dựa trên sản phẩm, do vậy thu nhập của nữ lảo động thường thấp hơn so với nam giới. Gần 60% số phụ nữ trong một mẫu điều tra tháng 9/1993 đã tán thành ý kiến này. Nguyên nhân chính là phụ nữ thường có tay nghề thấp hơn, họ được bố trí vào những công việc có thang bậc thấp, mặt khác họ lại thường xuyên phải nghỉ việc vì thai sản và con ốm, v.v…

Thu nhập thấp và không ổn định từ việc làm chính khiến cho nhiều phụ nữ phải làm thêm các công việc phụ để tăng thu nhập. Có tới 86% số chị được hỏi cho biết họ phải làm thêm các việc khác để tăng thu nhập.

Lao động nữ ở khu vực giáo dục và y tế mặc dù đã có một số khoản phụ cấp, song nhìn chung mặt bằng thu nhập của lao động nữ ở hai ngành này vẫn thấp hơn hẳn so với những người cùng trình độ chuyên môn và tay nghề nhưng làm việc trong các ngành và khu vực kinh tế khác, thậm chí so với nam giới cùng ngành. Tiền lương bình quân tháng của nữ thuộc khu vực giáo dục và đào tạo chỉ bằng 79% so với tiền lương bình quân chung của cả ngành này. Ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1992-1993, thu nhập của giáo viên cấp tiểu học, chỉ bằng 1/2 thậm chí có nơi chỉ bằng 1/5 thu nhập của lao động nữ làm việc ở các cơ sở kinh tế hay các xí nghiệp tư nhân. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bỏ nghề hàng loạt của giáo viên trong những năm vừa qua. Số lượng giáo viên bỏ nghề ở thành phố Hồ Chí Minh năm học 1991-1992 là 2122 người, năm học 1992- 1993 là 2382 người, toàn bộ là nữ giáo viên cấp tiểu học.

Từ những hiện tượng nêu trên có thể thấy rằng, vấn đề việc làm và thu nhập của nữ lao động gắn chặt với quá trình chuyển đổi cơ chế và cơ cấu kinh tế ở cấp vĩ mô và vi mô. Cải thiện thu nhập và cải tạo việc làm cho lao động nữ không thể tách rời các giải pháp về cơ cấu lạo động, về ngành nghề và về vai trò của khu vực Nhà nước trong kinh tế thị trường. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để cơ cấu lại nền kinh tế mà không gây ra những xáo trộn lớn gây bất bình đẳng về việc làm và thu nhập của người lao động, trong đó có lao động nữ?

5. Cơ cấu lại khu vực Nhà nước và vấn đề lao động nữỞ nước ta một thời gian dài, bắt đầu từ năm 1955, lao động nữ tăng

nhanh và chiếm tỷ lệ khá cao trong khu vực kinh tế Nhà nước.Năm 1992 lao động nữ ở khu vực hành chính, sự nghiệp chiếm

50,0% tổng số lao động. Tỷ lệ phụ nữ cao nhất là trong y tế và giáo dục. Nữ cán bộ công nhân viên trong ngành y tế là 62,3%; trong ngành giáo dục và đào tạo là 76,2%, trong đó giáo dục mầm non và cấp tiểu học là trên 80%. Tuy nhiên, xét toàn bộ khu vực quốc doanh thì ngay ở thời điểm cao nhất lao động nữ cũng chưa bao, giờ vượt quá 50% tổng số lao động. Mức độ tham gia của lao động nữ vào khu vực kinh tế Nhà nước có biến động rõ rệt qua các thời kỳ.

Số lượng lao động nữ ở khu vực Nhà nước tăng nhanh trong những năm 60 và đến giữa những năm 70. Chúng ta biết đây là thời kỳ miến Bắc dồn sức người và các nguồn lực cho công cuộc đấu tranh giải phóng Miền Nam, xây dựng và bảo vệ miền Bắc. Nam giới được huy động ra tiền tuyến, còn phụ nữ bên cạnh việc sát cánh cùng cha anh trên mặt trận, đã được động viên thay thế nam giới ở hậu phương trên rất nhiều lĩnh vực. Kết quả là tỷ lệ lao động nữ trong khu vực quốc doanh đã tăng từ 15% năm 1960 lên trên 42% năm 1975.

Tuy nhiên, sau thời điểm này bắt đầu có những thay đổi. Nhịp độ tăng tỷ lệ lao động nữ có xu hướng giảm sút vào cuối những năm 1970 và giảm nhanh hơn trong những năm gần đây. Điều này phần nào có thể cho thấy tính chất “dự bị”, “lấp chỗ trống” của lực lượng, lao động nữ ở khu vực quốc doanh trong điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể.

Xu hướng giảm lao động nữ trong khu vực Nhà nước thể hiện rõ hơn trong một số ngành kinh tế quốc dân. Khi xem xét điều này có thể thấy tính chất không đồng đều, mất cân đối của việc phân bố lao động nữ.

Những năm gần đây, cùng với việc giảm biên chế và cơ cấu lại khu vực kinh tế Nhà nước, nhiều ngành thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội đã giảm đáng kể số lao động. Trong quá trình này, tỷ lệ lao động nữ giảm sút nhanh, từ chỗ chiếm khoảng 50% tổng số lao động trong một ngành, nay chỉ còn dưới 30%. Một số ngành khác mặc dù còn duy trì tỷ lệ lao động nữ tương đối cao, song nhìn chung đang trên đà giảm sút.

Một số những vấn đề đặt ra ở đây là vì sao nữ cán bộ, công nhân viên lại ra khỏi khu vực Nhà nước nhiều hơn và nhanh hơn so với các đồng nghiệp nam của họ? Có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng vì lao động nữ được huy động ồ ạt trong những năm 60, 70 chưa được coi trọng chất lượng nên đến nay không còn phù hợp. Nhưng nếu điều này đúng thì cần thấy rằng đó không phải là trường hợp riêng đối với lao động nữ. Bước vào giai đoạn đổi mới, trước yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa, sự bất cập về trình độ chuyên môn, kỹ thuật, năng lực quản lý, v.v… của lực lượng lao động nước ta đang là vấn đề lớn, không riêng đối với phụ nữ mà ngay cả với nam giới.

Có ý kiến đưa ra quy luật cung cầu về lao động để giải thích hiện tượng nói trên. Song cần lưu ý là thị trường lao động cũng như bản thân quan niệm coi lao động là hàng hóa cũng chỉ mới xuất hiện trong mấy năm gần đây. Do vậy hiện tượng vừa thừa, vừa thiếu lao động và tình trạng khó khăn về việc làm đối với lao động nữ chỉ có thể được giải thích bằng những thay đổi trong quá trình chuyển đổi cơ cấu và cơ chế kinh tế.

Cũng có ý kiến cho rằng do trình độ thấp và sức khỏe yếu hơn nên phụ nữ khó có thể cạnh tranh được với nam giới và vì thế, việc họ ra khỏi biên chế nhiều hơn là điều khó tránh khỏi.

Trên thực tế, trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ có thấp hơn so với lao động nam. Về mặt thể lực, đặc biệt là sức khỏe cơ bắp, phụ nữ cũng yếu hơn nam giới. Tuy nhiên, những vấn đề này hoàn toàn không phải là vấn đề mới, không phải là nhân tố cơ bản. Hơn thế, xét riêng về trình độ chuyên môn, kỹ thuật thì ngày nay khoảng cách nam và nữ đã thu hẹp hơn nhiều so với những năm 60. Vậy vấn đề đặt ra là tại sao lao động nam hiện nay có khả năng duy trì và tìm kiếm việc làm thuận lợi hơn lao động nữ? Ở đây có một khía canh cần quan tâm về chuyển đổi cơ cấu và chính sách kinh tế - xã hội.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế dẫn đến việc giảm tương đối quy mô khu vực quốc doanh. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, việc giải thể các đơn vị kinh tế thua lỗ đã đặt nhiều lao động, cả phụ nữ và nam giới trước tình trạng chung là thất nghiệp hoặc thiếu việc làm. Các đơn vị kinh tế đang hoạt động cũng gặp nhiều khó khăn. Các báo cáo về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước cho biết khu vực này chưa đủ khả năng tạo việc làm cho số lao động hiện có. Lấy ví dụ, tính riêng các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương đã được thành lập lại (Theo Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 về quy chế thành lập và giải thể các doanh nghiệp Nhà nước), số lao động chưa bố trí được việc làm, tính đến tháng 4/1993 là 40.000 người, chiếm 6,5% số lao động hiện có. Tỷ lệ này đối với các doanh nghiệp ở Bộ Xây Dựng là 15%, Bộ Công nghiệp nặng là 7%. Tính riêng ở Hà Nội, năm 1993 mới có 31 trên 52 đơn vị kinh doanh được khảo sát tạo đủ việc làm cho người lao động.

Quá trình chuyển đổi cơ cấu đã tỏ ra không công bằng trong đánh giá và đối xử với giới nữ. Phụ nữ không chỉ chiếm trên 60% số người ra khỏi khu vực Nhà nước. Họ còn chiếm số đông trong lao động trẻ chờ việc. Số lao động mới tuyển dụng ở một số ngành giai đoạn 1992-1994 hầu hết là nam giới.

Vai trò điều tiết của các chính sách về lao động và việc làm chưa theo kịp những yêu cầu của tình hình mới. Ví dụ, Bộ luật Lao động ban hành năm 1994, nhưng đến năm 1995 còn thiếu một số văn bản hướng dẫn thực hiện nên nhiều quy định của Bộ luật chưa phát huy tác dụng trong thực tế cuộc sống. Một ví dụ khác là trong khi sự nghiệp đào tạo và giáo dục đang thực sự trở thành một trong những trọng tâm chiến lược của phát triển kinh tế xã hội, thì chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ trong khu vực này chậm đổi mới. Kết quả là hiện tượng giáo viên bỏ việc, hoặc ít quan tâm đến nghề nghiệp đang làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu giáo viên và xuống cấp về chất lượng của ngành giáo dục phổ thông, đặc biệt là tiểu học.

Riêng đối với lao động nữ, sự điều chỉnh vĩ mô thông qua các quy định của Nhà nước hầu như bị buông lỏng. Cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về lao động nữ hầu như phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị. Tuy nhiên, ngay trong những đơn vị kinh tế được coi là đã trụ vững trong môi trường cạnh tranh thì việc làm của nữ công nhân

cũng không ổn định. Trong cuộc điều tra 134 lao động nữ vào tháng 9/1993 tại 6 doanh nghiệp ở Hà Nội - Hà Đông cho thấy, chỉ có 65% số nữ công nhân cho biết việc làm của họ là khá đều đặn. Số còn lại có việc làm không thường xuyên. Như vậy, từ khía cạnh xã hội, 35% nữ công nhân chưa có việc làm ổn định là con số đáng kể.

Khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực những năm 1997- 1998 tác động đến nhiều ngành sản xuất của Việt Nam, đã khiến quy mô sản xuất bị thu hẹp, lao động bị sa thải, trong số đó, không ít lao động nữ bị mất việc làm. Ví dụ, Tổng Công ty Dệt may Việt Nam, trong thời gian nói trên đã có gần 10% lao động phải nghỉ việc, trong số này nữ chiếm 80%. (Báo Phụ nữ Việt Nam ngày 26/7/1999).

Tóm lại là khu vực kinh tế Nhà nước đang có những thay đổi lớn về cơ cấu, tổ chút quản lý. Những chuyển biến như vậy có xu hướng thu hẹp số lượng việc làm và thay đổi tính chất lao động. Trong bối cảnh này, do những tính toán hiệu quả đơn thuần từ phía người sử dụng lao động, lại thiếu sự chỉ đạo, điều tiết của chính sách vĩ mô, một bộ phận nữ cán bộ, công nhân viên đã rơi vào tình trạng không có việc làm hoặc việc làm không ổn định. Lao động nữ ngày càng khó tìm kiếm việc làm trong khu vực kinh tế Nhà nước.

6. Phụ nữ phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanhKhu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn gọi là khu vực dân doanh,

bao gồm nhiều loại hình như kinh tế hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần. Khu vực ngoài quốc doanh có thể tồn tại dưới hai dạng chính là khu vực chính thức và khu vực phi chính thức.

Lao động nữ khu vực ngoài quốc doanh phần lớn là những người không tìm được việc làm trong khu vực Nhà nước. Phụ nữ từ nông thôn ra, từ nước ngoài về, hay nữ thanh niên đến tuổi lao động đều tham gia lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Có tới hơn 70% số người trước đây là cán bộ công nhân viên Nhà nước nay nghỉ hưu, nghỉ mất sức hoặc nghỉ việc đang tham gia sản xuất, kinh doanh hoặc làm dịch vụ trong khu vực kinh tế hộ và doanh nghiệp tư nhân. Khu vực ngoài quốc doanh còn thu hút một bộ phận lao động của các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước làm thêm việc, thêm giờ để tăng thu nhập. Trong tổng số nữ ở độ tuổi lao động chỉ có khoảng 15% làm công ăn lương trong khu vực Nhà nước, số còn lại 85% làm việc trong các thành phần kinh tế khác. Như vậy, nếu ở nông thôn, lao động nữ chủ yếu hoạt động trong kinh tế hộ gia đình thì ở thành thị, phụ nữ lao động trong cả khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Kinh tế hộ là những hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn lao động, vốn và cơ sở vật chất khác của gia đình nhằm mang lại thu nhập cho các thành viên và gia đình. Kinh tế hộ ở thành thị phát triển với các hình thức dịch vụ, buôn bán, chế biến, sản xuất hàng hóa tiêu dùng với quy mô nhỏ. Hoạt động kinh tế hộ gia đình có thể tồn tại dưới dạng phi chính thức, tức

là chưa có hoặc không có đăng ký chính thức với các cơ quan hữu quan. Trong những năm gần đây, kinh tế hộ đã thu hút được số lượng lao động rất lớn, đặc biệt là lao động nữ, góp phần tích cực giải quyết những vấn đề kinh tế- xã hội nóng bỏng nảy sinh trong bước chuyển đổi cơ chế kinh tế.

Nghiên cứu tại một địa bàn thuộc Hà Nội năm 1993 cho thấy có tới 23,8% lao động tự tạo việc làm trên cơ sở kinh tế hộ, trong số này có tới 64,4% là lao động nữ. Tham gia hoạt động kinh tế hộ bao gồm nữ cán bộ, công nhân viên chức về hưu hoặc nghỉ việc theo Quyết định 176 và 111/HĐBT; ngoài ra là bộ đội xuất ngũ, công nhân hợp tác lao động ở nước ngoài về và những người mới bước vào tuổi lao động.

Kinh tế hộ gia đình có thuận lợi cơ bản là tổ chức linh hoạt, quy mô nhỏ, trung bình có 4-5 lao động, vốn ít, phù hợp với nhiều đối tượng, kết hợp được sức lao động và kinh nghiệm của các thành viên trong gia đình. Mặc dù vậy, việc tham gia vào kinh tế hộ của lao động nữ cũng cho thấy hàng loạt vấn đề cần quan tâm.

Hoạt động kinh tế hộ thường bấp bênh, không ổn định nhất là đối với những hộ sản xuất nhỏ. Một số lượng lớn phụ nữ tham gia vào lĩnh vực này chủ yếu làm các công việc may cắt, thêu dệt, chế biến nông sản, dịch vụ ăn uống, hương liệu, gia công hàng tiêu dùng, xuất khẩu v.v… Đây là những công việc mang tính thị trường, mùa vụ rõ rệt.

Thời gian làm việc thất thường, nhiều khi người lao động phải làm việc tới 13-14 tiếng trong ngày, gây ảnh hưởng tới đời sống và sinh hoạt gia đình. Thời gian dành cho con cái hầu như không có.

Lao động nữ làm chủ kinh tế hộ nhìn chung thiếu kinh nghiệm tổ chức và quản lý sản xuất, kinh doanh. Ở đây cần nói thêm là chưa có một tổ chức hay cơ quan Nhà nước nào thực hiện việc giới thiệu, trang bị kiến thức về hoạt động kinh tế hộ cho cán bộ, nhân viên của mình trước khi cho họ về nghỉ.

Hoạt động kinh tế hộ nhìn chung còn thiếu sự hỗ trợ về vốn của các tổ chức tín dụng. Khác với nông thôn, kinh tế hộ ở thành phố không được sự quan tâm của Nhà nước thể hiện qua các chính sách cụ thể về vốn, tiếp thị. Trên nhiều khía cạnh, kinh tế hộ ở thành phố và phụ nữ làm kinh tế tư nhân chưa được các cơ quan chức năng ủng hộ thực sự và tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng các hoạt động của mình.

Khu vực ngoài quốc doanh chính thức thường bao gồm các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp này đã tỏ rõ khả năng của mình trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ ở thành thị. Bình quân một doanh nghiệp tư nhân ở thành thị cần 14 lao động trong số đó 12 lao động thường huy động từ ngoài gia đình (Vũ Tuấn Anh, 1995). Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh này thu hút những người trước đây đã từng làm việc trong khu vực Nhà nước và các hợp tác xã thủ công

nghiệp, số này chiếm 22% số lao động nữ được hỏi (Kết quả điều tra mẫu các doanh nghiệp tư nhân ở Hà Nội năm 1993). Nhưng đông nhất là những người mới bước vào tuổi lao động và những người chưa có nghề nghiệp, số này chiếm 68% số lao động nữ được hỏi, cũng qua điều tra mẫu nói trên.

Mặc dù có nhiều triển vọng trong việc góp phần tạo công ăn việc làm, song lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng có nhiều vấn đề cần quan tâm.

Trước hết là tính chất thiếu ổn định và thiếu cơ sở pháp lý của các quan hệ lao động. Kết quả điều tra mẫu cho thấy có tới 76% số lao động nữ đang làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân không có hợp đồng lao động. Số còn lại ký các hợp đồng ngắn hạn. Điều này chỉ có lợi cho chủ trong việc chối bỏ trách nhiệm của mình đối với người lao động. Tính chất bấp bênh, tạm bợ là hạn chế lớn nhất đối với lao động nữ ở khu vực sản xuất này. Lợi ích chính đáng theo luật định của người lao động khó có cơ sở thực hiện trong điều kiện thiếu các văn bản pháp quy xác định quan hệ lao động.

Thứ hai, việc thực hiện các chính sách xã hội đối với lao động nữ trong các doanh nghiệp tư nhân còn nhiều khác biệt. Nhìn chung công tác này phụ thuộc vào ý thức của chủ sử dụng lao động, vào các chế độ kiểm tra, giám sát từ các cơ quan Nhà nước. Số phụ nữ được hỏi từ các doanh nghiệp tư nhân điều tra ở Hà Nội đưa ra câu trả lời khác nhau, ví dụ về chế độ thai sản, 53,8% nói là có được nhận bảo hiểm xã hội khi nghỉ sinh con, số còn lại không. Những người được trả bảo hiểm xã hội khi sinh con cho biết các mức khác nhau, ví dụ, 100%, 50% thậm chí 40% lương trung bình. Thời gian nghỉ cũng rất khác nhau, dao động trong then gian từ 1-4 tháng. Điều này cho thấy nhiều chủ tư nhân hiện đang giải quyết chính sách một cách tùy tiện, thiếu tôn trọng pháp luật, bỏ qua lợi ích chính đáng của lao động nữ.

Thứ ba là vai trò của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp tư nhân còn rất mờ nhạt. Các khảo sát cho thấy ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 30% số cơ sở có tổ chức công đoàn hay người đại diện của công nhân. Ở Hà Nội, có 259 trên tổng số gần 1500 doanh nghiệp ngoài quốc doanh cổ tổ chức công đoàn cơ sở, chiếm 16%. Trong 200 liên doanh, mới chỉ có 33 liên doanh xây dụng tổ chức công đoàn. Đây chính là điểm yếu mà các chủ doanh nghiệp tư nhân, kể cả chủ người nước ngoài thường lợi dụng để áp đặt các quy chế bất lợi đối với người lao động, trong đó có lao động nữ.

Tình trạng việc làm thiếu ổn định là một thực tế khác mà lao động nữ trong các doanh nghiệp tư nhân phải chấp nhận. Mặc dù gần đây đã có một số chuyển biến tốt, song vẫn còn 40% doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu việc làm từ một đến hai tháng trong năm. Tuy nhiên, vấn đề đáng nói ở đây là ngay khi có việc làm thì thời gian, chế độ lao động cũng không ổn định. Khi có hợp đồng cần hoàn thành gấp, công nhân phải làm 13-14 tiếng/ ngày, lúc ít việc thường nghỉ hoặc chỉ làm 4-5 tiếng/ ngày.

Điều này rõ ràng ảnh hưởng không tốt đến thu nhập, đời sống gia đình và sức khỏe của người lao động.

Số lượng và tỷ lệ phụ nữ tham gia kinh tế ngoài quốc doanh không có nghĩa là thị trường tỏ ra ưu đãi hơn đối với phụ nữ. Kết quả phỏng vấn cho thấy ít nhất có ba lý do dẫn đến hiện tượng này. Một là phụ nữ có ít cơ hội hơn nam giới để tìm việc và duy trì việc làm ở các cơ quan xí nghiệp Nhà nước. Hai là trách nhiệm lo cơm áo, gạo tiền cho gia đình thường xuyên đặt người phụ nữ trước tình thế gay gắt, buộc họ phải bươn trải nhiều hơn so với nam giới. Ba là, do chịu áp lực lớn hơn của tình trạng thất nghiệp nên phụ nữ dễ có xu hướng chấp nhận những công việc nặng nhọc, tốn thòi gian nhưng thu nhập thấp.

Vì vậy, có thể nói rằng, chủ yếu vì trách nhiệm và nhu cầu kinh tế đối với bản thân và gia đình mà người phụ nữ tỏ ra sẵn sàng làm nhiều loại công việc khác nhau trong khu vực ngoài quốc doanh. Nói cách khác, đối với phụ nữ đang làm việc trong khu vực kinh tế này, áp lực “đẩy” của sự cần thiết phải có công ăn việc làm là mạnh hơn nhiều so với sức hút hấp dẫn của bản thân việc làm.

Phụ nữ phát triện khu vực kinh tế ngoài quốc doanh không chỉ trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại mà cả trong lĩnh vực công nghiệp. Tỉ lệ nữ chủ doanh nghiệp hộ gia đình, tập thể và tư nhân rất đáng kể và tỉ lệ nữ luôn chiếm trên 50% lực lượng lao động. Theo số liệu thống kệ năm 1998, tỉ trọng khu vực ngoài quốc doanh trong tổng sản lượng công nghiệp là khoảng 20% gồm doanh nghiệp hộ gia đình 14%, doanh nghiệp tư nhân 2%, doanh nghiệp tập thể 1% và doanh nghiệp hỗn hợp 6%. Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, khu vực ngoài quốc doanh đóng góp tới 70% giá trị gia tăng của cả lĩnh vực. Tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh kể cả nông nghiệp chiếm tới 60% GDP của cả nước. Điều đặc biệt quan trọng là lao động nữ ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã tạo ra việc làm, đảm bảo thu nhập cho gia đình và bản thân, tích cực góp phần ổn định kinh tế - xã hội.

7. Đổi mới kinh tê và đổi mới nghiên cứu kinh tê học phụ nữMệnh đề nêu trên là câu trả lời đối với câu hỏi về tác động của

chuyển đổi kinh tế và lao động nữ mà phần trình bày tại chương này hướng tới. Nói cách khác, vấn đề nghiên cứu của môn phụ nữ học về kinh tế là góp phần trả lời câu hỏi: như thế nào và làm thế nào để công cuộc đối mới kinh tế ngày càng tạo điều kiện tốt hơn cho việc nâng cao vị trí, vai trò của phụ nữ và tiến đến công bằng giới? Cách đặt vấn đề như vậy một mặt khẳng định cơ sở vững chắc của việc cải thiện địa vị xã hội của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay, mặt khác đòi hỏi nghiên, cứu phụ nữ cần nhanh nhạy trong việc phát hiện và giải quyết những câu hỏi nghiên cứu mới nảy sinh từ thực tiễn.

Rõ ràng là những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đã tạo điều kiện và nền móng cho việc kế thừa và phát triển những nhân tố tích cực

trên con đường thực hiện “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, về mặt này nếu không làm nhiệm vụ báo cáo thành tích, các nhà nghiên cứu sẽ không tìm thấy vấn đề nghiên cứu đặc biệt nào khác ngoài việc khẳng định lại những mạt tốt đẹp của quá trình đổi mới kinh tế. Vì vậy, phần trình bày ở chương bốn đã không đặt nhiệm vụ nhấn manh những kết quả và tác động tích cực hết sức hiển nhiên của công cuộc đổi mới những năm gần đây đối với việc làm và thu nhập của lao động nữ.

Những bằng chứng số liệu, và lập luận nêu trong chương này chủ yếu nói tới những mặt “chưa được” nảy sinh trong quá trình cơ cấu nền kinh tế, hay nói cách khác là những hạn chế cần được khắc phục. Điều này không hề có nghĩa xem nhẹ những mặt thành tựu, mà trái lại, càng làm nổi bật ý nghĩa sâu xa của những mặt tốt đẹp của công cuộc đổi mới trong việc ngày càng cải thiện địa vị xã hội của phụ nữ và công bằng xã hội. Bởi đúng như một nhà lý luận cách mạng đã nói, chỉ ra được những “vấn đề” nảy sinh hay nêu trúng câu hỏi là giải quyết được một nửa, vì vấn đề chỉ xuất hiện khi điểu kiện vật chất để giải quyết nó đã chín muồi.

Phụ nữ học về kinh tế ở nước ta chắc sẽ không dừng lại ở việc nhấn mạnh ý nghĩa chính trị và kinh tế to lớn của việc phụ nữ tham gia vào hoạt động kinh tế xã hội. Ở một nước mà 71% phụ nữ trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế và lao động nữ chiếm gần 52% lực lượng lao động xã hội thì nhiệm vụ nghiên cứu của phụ nữ học về kinh tế sẽ không giới hạn ở việc nhấn mạnh vai trò quan trọng của lao động xã hội trong việc giải phóng phụ nữ.

Phụ nữ học mác-xít cần phân tích và phát hiện những quá trình, cơ chế có thể góp phần cải thiện công bằng xã hội và nâng cao bình đẳng nam - nữ trong chính hoạt động kinh tế - xã hội của phụ nữ. Những vấn đề đặt ra chẳng hạn như cần tìm hiểu nguyên nhân của quá trình phân hóa ngành nghề, việc làm và thu nhập giới. Cần tìm lời giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi vì sao phụ nữ tập trung quá đông vào những lĩnh vực lao đông có tay nghề thấp, trình độ kỹ thuật lạc hậu, có tiền công bình quân thấp hơn nam giới…

Phụ nữ học về kinh tế cũng cần chỉ ra vai trò hết sức to lớn của phụ nữ trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.

Những số liệu đã nêu cho thấy, phụ nữ không chỉ tham gia lao động, tạo thu nhập cho bản thân mà còn tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho những người khác ở cả thành thị và nông thôn, cả khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực ngoài quốc doanh. Điều đó khẳng định vai trò của chính sách đổi mới trong việc giải phóng sức lao động xã hội, đồng thời cho thấy tiềm năng sáng tạo và tính năng động, nhạy bén của lao động nữ trong cơ chế mới cần được tiếp tục phát huy và tạo điều kiện phát triển.

Nghiên cứu phụ nữ học về kinh tế cho thấy chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngành nghề đang làm thay đổi quy mô, cơ cấu lao động nữ. Phụ nữ được chủ động làm những công việc, theo đuổi nghề nghiệp mà họ cần

làm. Vấn đề đặt ra là tìm hiểu các yếu tố nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động nữ. Đồng thời xem xét tương quan giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm, thu nhập v.v…

Nghiên cứu phụ nữ học về kinh tế cần kết hợp sử dụng các phương pháp định lượng (điều tra, khảo sát, thống kê) và các phương pháp định tính (phỏng vấn sâu, nghiên cứu trường hợp). Đặc biệt là cần áp dụng các phương pháp thu hút sự tham gia của phụ nữ và nam giới vào việc phát hiện vấn đề, thụ thập thông tin và đề xuất giải pháp. Nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vận dụng khá thành công phương pháp tiếp cận tham gia vào việc huy động sự nỗ lực của phụ nữ. Nhờ vậy các kết quả đạt được có ý nghĩa lâu bền đối với sự phát triển cộng đồng, nâng cao sự chủ động và vị thế của phụ nữ. Chương 5: MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE, HỌC VẤN VÀ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN

1. Điều kiện lao động, môi trường và sức khỏe phụ nữSức khỏe phụ nữ có ý nghĩa to lớn đối với xã hội không chỉ với tư

cách là lực lượng lao động sản xuất mà còn là tiền đề quan trọng để duy trì và phát triển nguồn nhân lực. Hậu quả của việc coi thường sức khỏe phụ nữ không chỉ là những mất mát hiện tại về năng suất, hiệu quả lao động, mà còn là những cái giá phải trả trong một vài thế hệ tương lai của dân tộc xét về mặt giống nòi và phát triển bền vững đất nước.

Vì vậy chăm sóc sức khỏe không còn giới hạn ở quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cá nhân người phụ nữ. Đó còn là nghĩa vụ và lợi ích của cộng đồng và toàn xã hội.

Sức khỏe của phụ nữ liên quan đến rất nhiều yếu tố, từ chất lượng chăm sóc, chế độ dinh dưỡng trong gia đình đến điều kiện tại nơi làm việc và môi trường sinh sống v.v… Phần dưới đây chỉ tập trung trình bày hai nội dung chính là điều kiện lao động và môi trường sống. Đây là những lĩnh vực có khả năng điều chỉnh và tác động trực tiếp từ phía các tổ chức sử dụng lao động và chính sách của Nhà nước.

1.1. Điều kiện lao độngTrong quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường, cơ

hội việc làm ngày càng được mở rộng. Song phụ nữ lại không có nhiều khả năng lựa chọn những điều kiện lao động phù hợp với sức khỏe của mình.

Một mặt, các doanh nghiệp, do không đủ kinh phí, do thiếu trách nhiệm và mải chạy theo lợi nhuận thường không chú trọng tới việc cải thiện môi trường lao động. Mặt khác, do nhu cầu kiếm sống và kinh tế khó khăn, nên lao động nữ nhìn chung phải chấp nhận và chịu đựng những điều kiện lao động rất khó khăn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của họ.

Tình trạng sức khỏe của người lao động phụ thuộc vào điểu kiện làm việc, tính chất lao động và chế độ nghỉ ngơi. Trong số đó trước hết phải kể tới những yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, độ ồn, mức độ độc hại, mức độ

nặng nhọc và căng thẳng của công việc v.v… Các quan sát và số liệu đo lường đối với điều kiện lao động cho thấy một tỷ lệ khá cao lao động nữ phải làm việc trong môi trường mất vệ sinh và kém an toàn.

Ví dụ, số liệu nghiên cứu cho thấy có tới 51,2% nữ công nhân ngành đường sắt làm công việc nặng nhọc với nồng độ độc hại, bụi, nóng đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép; 74% lao động nữ ngành công nghiệp nhẹ làm việc trong điều kiện có hại cho sức khỏe (Đặng Lân, 1995). Theo báo cáo năm 1997 của Bộ Y tế, nước ta có tới 630 nghìn người bị bệnh nghề nghiệp, trong số đó có hàng nghìn người bị bệnh bụi phổi. Số lao động bị mắc nhiễm bệnh hay bị tai nạn nghề nghiệp trên thực tế còn cao hơn, do không ít trường hợp tai nạn xảy ra ở khu vực ngoài quốc doanh không được báo cáo, thống kê đầy đủ.

Để có bức tranh rõ nét hơn về điều kiện và môi trường lao động của phụ nữ, có thể xem xét theo từng nhóm khu vực kinh tế và hoạt động nghề nghiệp.

Phụ nữ nông dân. Một điều nghịch lý là phụ nữ sinh sống ở nông thôn, nơi được xem là có môi trường tự nhiên trong sạch lại đang phải làm việc trong những điều kiện môi trường đáng lo ngại. Họ thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố mất vệ sinh và độc hại như: nước bẩn, phân chuồng, phân bắc, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu bệnh v.v… Tuyệt đại đa số phụ nữ nông dân không sử dụng các trang bị bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ, găng tay, ủng, khi tiếp xúc với các chất độc hại. Tại cuộc điều tra tại xã Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội năm 1993, 100% số phụ nữ nông dân được hỏi chưa bao giờ dùng một loại găng tay bảo hộ nào.

Theo kết quả các cuộc điều tra tại xã Hoà Phú, Hoà Vang, Quảng Nam - Đà Nẵng và xã Khánh Hậu, Tân An, Long An có tương ứng 9,5% và 15,7% phụ nữ làm công việc phun thuốc trừ sâu cho lúa và họa mầu (Trung tâm Nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ, 1994). Do thiếu kiến thức và phương tiện bảo hộ, việc sử dụng thuốc trừ sâu đã gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chức năng sinh sản của phụ nữ. Theo báo cáo của Trạm Vệ sinh phòng dịch Bắc Thái, năm 1992, tỷ lệ ngộ độc của người tham gia phun thuốc trừ sâu lên tới 70 - 75%. Tại sao có tình hình trên?

Ở đây có những nguyên nhân thuộc về chính sách cũng như về phía người lao động. Nông nghiệp nước ta còn sử dụng nhiều loại hoá chất và thuốc trừ sâu độc hại. Căn cứ vào cách phân loại của tổ chức Y tế Thế giới thì 23% loại thuốc trừ sâu đang sử dụng trên đồng ruộng Việt Nam vụ hè thu năm 1993 thuộc nhóm cực kỳ độc hại, 19% rất độc và 52% độc (Cục bảo vệ thực vật, 1994). Lượng thuốc trừ sâu sử dụng có xu hướng tăng lên hàng năm do nhu cầu phát triển nông nghiệp. Trong khi đó, Nhà nước và các cơ quan hữu quan chủ yếu mới chú ý đến công tác bảo hộ lao động cho công nhân sản xuất công nghiệp, chưa quan tâm thích đáng đến vấn để bảo hộ lao động trong sản xuất nông nghiệp.

Ở nông thôn hiện nay hầu như chưa có hệ thống quản lý, giám sát việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, bệnh, các loại phân bón hoá học để hạn chế tác hại của chúng đối với sức khỏe người lao động. Ngoài ra trong nhiều năm qua, đặc biệt là từ sau khoán 10, công tác bảo hộ và vệ sinh lao động trước đây do hợp tác xã chịu trách nhiệm nay hầu như bỏ trống hoặc phó mặc cho người lao động.

Trong khi đó, do thiếu thông tin, hạn chế về nhận thức và đặc biệt là do khó khăn về kinh tế, cho nên hầu hết nông dân không quan tâm đến vấn đề này, hoặc nếu có cũng làm sơ sài, chiếu lệ.

Đáng chú ý là cũng làm nông nghiệp nhưng điều kiện lao động của phụ nữ dân tộc lại kém hơn so với các nhóm phụ nữ khác. Người dân miền núi thường phải sử dụng các công cụ lao động rất thô sơ, lạc hậu. Phụ nữ dân tộc vùng cao hầu như chưa có ý niệm về các công cụ cải tiến hay các trang bị bảo hộ lao động. Vì vậy, công sức của họ bỏ ra thực hiện cùng một loại công việc thường lớn gấp nhiều lần so với phụ nữ ở miền xuôi. Ví dụ, như việc làm nương trên triền núi của phụ nữ H’Mong. Tuyệt đại bộ phận phụ nữ dân tộc miền núi thường đi bộ xa vài ba cây số mới đến nơi làm việc và không ít người phải ngủ lại nương rẫy vào mùa vụ.

Lao động nữ khu vực ngoài quốc doanh tuy làm việc trong những điều kiện lao động khá hơn so với nông dân, nhưng vẫn ở mức kém. Trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng có sự phân hoá: điều kiện lao động, công tác bảo hộ lao động ở các doanh nghiệp tư nhân kém hơn so với các hợp tác xã.

Kết quả cuộc điều tra 120 thợ thủ công nữ tại 30 doanh nghiệp ở Hà Nội năm 1993 cho biết trên 50% lao động nữ phải làm việc trong điều kiện không có lợi cho sức khỏe (Bảng 5.1).

Bảng 5.1. Tỷ lệ ý kiên đánh giá về điều kiện làm lao động nữ thuộc hợp tác xã và doanh nghiệp tư nhân (%)

Chật chội Nóng bức Bụi độc

hạiTiếng

ồnDoanh nghiệp tư nhân 44 50 54 -HTX thủ công nghiệp 20 26 42 10

Tại một công ty trách nhiệm hữu hạn hoá chất ở Đống Đa, Hà Nội, nhiều lao động nữ dùng tay không đi găng để đóng hộp xà phòng kem. Hầu hết người lao động không đeo khẩu trang, không có mũ và quần áo bảo hiểm lao động khi tiếp xúc với các loại chất độc hại.

Số liệu khảo sát cho biết chỉ có 10,7% số doanh nghiệp thực hiện các biện pháp chống ồn như cặp nút tai cao su, nút bông, cáp tai. 80% số doanh nghiệp cung cấp cho lao động nữ khẩu trang, 46% có cấp các trang bị chống hoá chất độc hại, 10,7% có các biện pháp chống căng thẳng thần kinh (giải lao, thể dục giữa giờ), 25% cung cấp quần áo, mũ bảo hộ.

Đến năm 1998, điều kiện làm việc của lao động nữ cũng còn ị nhiều vấn đề. Số liệu điều tra về các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết có tới 80% nhà xưởng không hợp vệ sinh, 70% máy móc lạc hậu và chắp vá, 70% nữ công nhân thường xuyên tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại cùng một lúc như bụi, nóng và khí độc, chẳng hạn trong mùa hè phải lao động ở nhiệt độ 39-41°C, nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, có nơi vượt 312 lần.

Số doanh nghiệp không thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động giải thích rằng họ đã chuyển chi phí bảo hộ lao động vào lương ngụ ý để công nhân tự chủ động lo liệu. Điều này thể hiện nhận thức không đầy đủ về công tác bảo hộ lao động từ phía chủ doanh nghiệp. Song cũng có không ít lao động nữ tán thành cách làm này, vì nhờ thế mà thu nhập tiền mặt của họ sẽ cao hơn.

Ngoài ra, lý do khiến phụ nữ không muốn sử dụng các trang bị bảo hộ lao động còn vì vấn đề chất lượng, ví dụ như kém phẩm chất, kích cỡ không phù hợp, kiểu dáng thô, không đẹp.

Rõ ràng là các nhà sản xuất và cung cấp các trang bị bảo hộ lao động cho đến nay chưa quan tâm đầy đủ đến mầu sắc, kiểu dáng và tâm lý người sử dụng.

Việc đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động cho lao động trong các liên doanh, các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài cũng là vấn đề mới phát sinh trong thời gian qua. Khu vực kinh tế này đang phát triển manh nhờ chính sách kinh tế cởi mở và Luật đầu tư nước ngoài thích hợp. Tính đến năm 1998, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp khoảng 1/5 sản lượng công nghiệp và thu hút khoảng 300.000 lao động.

Các cơ sở liên doanh và đầu tư nước ngoài có thể có ưu thế so với các doanh nghiệp khác về trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ, về phong cách làm việc và tiền công. Song trên thực tế những mặt tích cực đó không phát huy được bao nhiêu mà ngược lại đang bộc lộ những mật tiêu cực ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người công nhân.

Trước hết, do không kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt nên nhiều máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường vẫn được nhập và đưa vào sử dụng ở Việt Nam. Một cuộc kiểm ưa 3 dây chuyền công nghệ và 727 thiết bị nhập của 42 cơ sở phát hiện thấy có tới 50% số máy móc thiết bị đó được tân trang lại, 73% máy móc nhập về thuộc thế hê cũ, lạc hậu sản xuất từ những năm 1950 - 1960,70% máy móc đã hết khấu hao. Có những máy nhập được sản xuất từ những năm đầu thế kỷ này, hoặc bị lạc hậu đến 30-40 năm. Điều đó, rõ ràng không có ý nghĩa tích cực trong việc chuyển giao công nghệ và đầu tư, trái lại còn tiềm ẩn mối nguy hiểm cho công nhân khi vận hành chúng.

Thứ hai, ngay cả khi đưa vào sử dụng máy móc và công nghệ mới thì nhiều doanh nghiệp liên doanh cũng không chú ý xử lý các chất thải

gây ô nhiễm môi trường lao động. Không có một nhà máy nào trong số 14 nhà máy, công ty liên doanh được khảo sát ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có môi trường làm việc hợp vệ sinh cho người lao động. Hơn thế nữa bụi, hơi khí độc vạ nước thải còn làm ô nhiễm môi trường sống xung quanh.

Thứ ba, cường độ lao động căng thẳng và thời gian làm việc kéo dài trong cơ sở liên doanh là những yếu tố trực tiếp làm suy kiệt sức lực người lao động. Trung tâm Nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ ở thành phố Hồ Chí Minh điều tra cho biết có hơn 42% nữ công nhân trong các cơ sở liên doanh hoặc có vốn đầu tư nước ngoài phải làm việc quá 8 giờ một ngày theo quy định. Trong số đó có 18,5% người phải làm việc hơn 60 giờ/1 tuần (Ngọc Đản, 1995).

Với mức thu nhập bình quân 50 đô la Mỹ/tháng mà phải làm việc trong điều kiện lao động mất vệ sinh, không an toàn và căng thẳng như vậy nên nhiều công nhân lo lắng về tình trạng sức khỏe và tương lai của mình.

Thực tế cho thấy có tới 44,3% trong tổng số 410 công nhân được hỏi cho biết là họ bị ốm nhưng vẫn cố đi làm để giữ chỗ làm việc và để duy trì thu nhập, chỉ có 7,5% số người ốm đến cơ sở y tế chữa bệnh. Đáng chú ý là trong số những người bị ốm này nữ nhiều hơn nam (Đặng Lân,1995).

Cách đối xử bất bình đẳng trong các cơ sở liên doanh cũng làm xấu đi bầu không khí tâm lý - xã hội. Một số đốc công và chủ là người nước ngoài lợi dụng sơ hở trong luật pháp và quy định của Nhà nước về lao động, đã tuỳ tiện cúp phạt, đuổi việc và đối xử thô bạo với công nhân Việt Nam. Kết quả là những bất bình, tranh chấp, đình công, bãi công của người lao động có chiều hướng tăng lên (Dương Thuý Mỹ, 1995).

Lao động thuộc các doanh nghiệp quốc doanh cũng chưa được quan tâm cải thiện điều kiện lao động. Ở nhiều nơi, kết quả tích cực của công tác bảo hộ lao động trong thời kỳ trước đây không được kế thừa và phát huy. Vì vậy, phần đông nữ công nhân vẫn phải làm việc trong điều kiện độc hại hoặc không có lợi cho sức khỏe.

Các yếu tố độc hại, tiếng ồn, bụi, nóng bức là những tác nhân đáng kể gây ra cảm giác mệt mỏi sau một ngày làm việc của phụ nữ. Ngoài ra còn nhiều tác nhân khác có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của nữ công nhân như cường độ lao động cao, phạm vi và tần suất đi lại khi thao tác công việc, mức độ căng thẳng thần kinh, tính đơn điệu, chế độ làm việc không phù hợp. Nhóm tác nhân thứ nhất có thể khắc phục bằng việc trang bị các phương tiện bảo hộ lao động, nhóm tác nhân thứ hai lại có thể khắc phục thông qua các biện pháp cải tiến tổ chức lao động, đổi mới trang thiết bị v.v…

Hiện nay việc đảm bảo trang bị bảo hộ lao động vẫn còn có vấn đề. Số nữ công nhân có đủ trang bị bảo hộ lao động chiêm 36,1% số người

được hỏi. Đáng chú ý là có 4,9% nữ công nhân được hỏi không có bất kỳ một tráng bị bảo hộ lao động nào(Biểu đồ 5.1).

Biểu đồ 5.1. Tỷ lệ ý kiến đánh giá tình hình trang bị bảo hộ lao động tại các doanh nghiệp quốc doanh (%)

Kết quả phân tích theo ngành cho thấy, trong số các doanh nghiệp điều tra, các cơ sở công nghiệp nặng thực hiện công tác bảo hộ lao động tốt hơn cả. Các doanh nghiệp công nghiệp nhẹ thực hiện kém nhất, chỉ cố 7,5% số công nhân được hỏi khẳng định rằng họ có đủ các trang bị bảo hộ, trong khi 12,5% trả lòi là không có gì. Có những cơ sở của công ty dệt, nữ công nhân làm việc không có mũ, không được cấp khẩu trang và không có dụng cụ chống tiếng ồn quá mức từ các máy dệt cũ kỹ phát ra.

Tương tự như khu vực ngoài quốc doanh, các nhà quản lý công ty quốc doanh này giải thích rằng họ đã chuyển tiền bảo hộ lao động vào tiền lương để công nhân tự mua sắm các công cụ bảo hộ lao động cho bản thân. Nhưng trên thực tế rất ít lao động nữ tự trang bị các phương tiện kể trên. Hầu hết họ đã sử dụng số tiền này để bù đắp cho các khoản chi tiêu gia đình.

Việc “khoán trắng” công tác bảo hộ lao động cho người lao động rõ ràng không phải là giải pháp mong muốn. Cách làm này không có tác dụng đối với việc cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe cho người lao động, nhất là trong điểu kiện thu nhập của công nhân còn thấp và doanh nghiệp không có các biện pháp giám sát chặt chẽ. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tuyên truyền, giáo dục công nhân về an toàn vệ sinh lao động, cũng như duy trì các hình thức kiểm tra, giám sát thường xuyên việc chấp hành quy chế bảo hộ lao động cần phải được ban giám đốc đặt ra ở mức cao hơn.

1.2. Môi trường sống, sinh hoạt và sức khỏeSo với nam giới, phụ nữ có thể nhạy cảm hơn đối với những điều

kiện của môi trường sống, gồm những yếu tố như nước, không khí, tiện nghi ăn, ở, sinh hoạt. Điều đó có nghĩa là sự ô nhiễm môi trường rất dễ gây ra những tổn thương sức khỏe của người phụ nữ nhất là những phụ nữ trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và trẻ em gái.

Nước sạch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với phụ nữ và trẻ em. Ớ nước ta, tình trạng thiếu nước sạch còn phổ biến ở cả thành thị và nông thôn… Theo thống kê của Bộ Y tế năm 1990, chỉ có 37,8% số dân cả nước được dùng nước sạch. Ở đồng bằng sông Cửu Long mới có 20,4% trong tổng số 2.748.000 hộ dùng nước máy và nước giếng (Nguyễn Kiến Phước, 1995). Hiện nay chỉ có trên 50% cư dân đô thị và 36% cư dân nông thôn có đủ nước dùng theo định mức tiêu chuẩn. Việc thiếu nước sạch là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt các bệnh đường ruột, đau mắt, da liễu, phụ khoa v.v…

Phân rác không được xử lý một cách hợp vệ sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước. Tỷ lệ các gia đình có hố xí hợp vệ sinh còn thấp. Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 1990 cả nước mới chỉ có 45,5% số hộ có hố xí hợp vệ sinh; Ở đồng bằng sông Cửu Long con số này là 28%, ở Tây Nguyên là 30,9%. Tại điểm điều tra một xã ở Lạng Sơn, 100% gia đình không có nhà tắm, hố xí.

Ngay tại Hà Nội, theo số liệu điều tra năm 1992 của Bộ Y tế cũng chỉ có 46,3% số hộ có hố xí hợp vệ sinh. Công ty Môi trường đô thị Hà Nội đã cố gắng hết sức, nhưng vẫn còn tới 57% lượng rác thải chưa đưa ra khỏi thành phố, bị đổ xuống ao, hồ, kênh mương.

Phân, nước tiểu và xác động vật không được xử lý là nguồn reo rắc các mầm bệnh. Ở Đồng bằng Bắc Bộ, có 40% số mẫu đất “khảo sát thuộc loại nhiễm khuẩn nặng, 40% nhiễm khuẩn vừa, 10% nhiễm khuẩn ít và chỉ 4% được coi là sạch.

Việc lấy phân tươi để chăm bón lúa và hoa màu ở đồng bằng Bắc bộ, để nuôi cá ở đồng bằng Nam bộ vẫn còn khá phổ biến. Ở các vùng núi, nơi nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, tình trạng xử lý phân rác còn mang tính tự nhiên. Nhiều dân tộc vẫn chưa tách biệt nhà ở với chuồng trại chăn nuôi, gia cầm, gia súc.

Do nạn phá rừng nên môi trường sinh sống trực tiếp của cư dân miền núi và môi trường sinh thái của cả nước bị suy thoái nghiêm trọng. Diện tích rừng Việt Nam năm 1943 là 13,5 triệu hecta hiện nay chỉ còn 9 triệu hecta. Tỷ lệ đồi núi được rừng che phủ còn rất thấp khoảng 28%. Ví dụ ngay ở tỉnh miền núi là Sơn La độ che phủ cũng chỉ còn có 10% (Nguyễn Khôi, 1995).

Nguy cơ môi trường xuống cấp còn bắt nguồn từ việc sử dụng bừa bãi phân bón hoá học và thuốc từ sâu và còn do việc khai thác rừng không có tổ chức vì lợi ích cá nhân, cục bộ trước mắt. Ví dụ, bình quân lượng thuốc trừ sâu, bệnh đã sử dụng là 0,5kg/ha, phân đạm hoá học là 80kg/ ha. Hàng ngàn người đến khai thác rừng ngập mặn ở tỉnh Minh Hải để nuôi tôm một cách tràn lan thiếu thông tin, hướng dẫn; kết quả là “tôm chết và rừng cũng sắp hết” (Nguyễn Lân Dũng, 1995).

Diện tích ở chật chội, ẩm thấp, đặc biệt là ở các đô thị là một yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của dân cư, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Kết quả điều tra của Viện Xã hội học năm 1992 cho thấy tuyệt đại đa số dân cư Hà Nội (94,1 %) có diện tích ở bình quân từ 2- 6m2 đầu người. Số liệu điều tra lao động nữ làm nghề thủ công cũng cho thấy bình quân diện tích nhà ở của họ là chật hẹp, khoảng 4 - 6m2/ người.

Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá hiện nay tuy đem lại những chuyển biến tích cực về cơ sở hạ tầng như đường xá mở rộng, điện nước được cung cấp đầy đủ hơn. Nhưng vì tình trạng xây dựng thiếu đồng bộ

nên đã dẫn đến ô nhiễm nặng các khu dân cư, đặc biệt là các thành phố công nghiệp như Việt Trì, Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy chưa có những nghiên cứu khoa học đánh giá chính xác ảnh hưởng của môi trường sống sinh hoạt đối với sức khỏe người dân, nhưng hoàn toàn có thể hình dung được hậu quả nghiêm trọng của nó. Ví dụ, thành phố Việt Trì đang bị coi là ô nhiễm nặng do nguồn khí thải, nước thải và rác thải từ các nhà máy công nghiệp và hoá chất trong khu vực. Trung tâm Y tế dự phòng Vĩnh Hui cho biết tỷ lệ người bị nhiễm bệnh ở thành phố Việt Trì như sau: 49 - 58% số dân bị bệnh tai mũi họng, 46,0% bị bệnh mắt, 42% bị bệnh răng hàm - lợi, 10% bị bệnh ngoài da. Xã Xuân Huy chịu ảnh hưởng của khói từ nhà máy Xupe phốt phát Lâm Thao và nước thải của Công ty giấy Bãi Bằng nên có 22% dân cư của xã bị nhiễm bệnh ngoài da, 5% bị mắc bệnh răng - lợi, 46% bị suy nhược thần kinh và có tới 74% phụ nữ ở tuổi lao động bị bệnh phụ khoa (Nguyễn Thao, 1995). Tỷ lệ công nhân làm việc trong các nhà máy công nghiệp, hoá chất bị mắc bệnh còn có thể cao hơn nhiều.

Tóm lại, môi trường sống ô nhiễm hiện là một yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mọi người, song trước hết là phụ nữ và trẻ em. Tình trạng này gần đây mới được các cơ quan hữu quan và xã hội quan tâm tìm cách khắc phục, giải quyết.

2. Tình hình sức khỏe lao động nữMôi trường sống và điều kiện làm việc ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián

tiếp tới sức khỏe người lao động. Vì vậy có thể nói hậu quả được báo trước của môi trường lao động yếu kém, mất vệ sinh nêu trên là các loại bệnh nghề nghiệp và sự sa sút về sức khỏe của phần lớn lao động nữ.

Một số kết quả nghiên cứu về điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt và sức khỏe nữ công nhân cho thấy khá rõ về điều này (Đặng Lân, 1995). Chẳng hạn, có tới 85,64% lao động nữ thuộc ngành công nghiệp nhẹ có sức khỏe từ loại hai trờ xuống, 25,96% bị mắc bệnh bụi phổi bông, 10,8% bị mắc bệnh bụi phổi silicon và 15,12% bị mắc bệnh sạm da nghề nghiệp; 80% nữ công nhân ngành đường sắt bị thoái hoá cột sống, 60% bị dãn tĩnh mạch kheo do mang vác nặng.

Một số bệnh thường gặp ở lao động nữ làm việc trong điều kiện công nghiệp ô nhiễm (bụi, ồn, hơi khí độc hại, nhiệt độ vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép) là bệnh bụi phổi, viêm xạm da, điếc, nhiễm độc chì v.v… Tỉ lệ nữ bị nhiễm bệnh do môi trường độc hại là 7,7%.

Công nghệ sản xuất lạc hậu - chỉ có 54,7% thiết bị có giấy xác nhận còn hạn sử dụng - là một yếu tố gậy ô nhiễm môi trường và trực tiếp ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động. Một cuộc điều tra về điều kiện lao động của nữ trong các doanh nghiệp công nghiệp hóa chất cho thấy có tới 45,1% nữ lao động thủ công, 36,6% lao động nửa cơ giới, 14,8% cơ giới. (Nguyễn Tín Nhiệm, 1998).

Kết quả phân loại sức khỏe của 200 lao động nữ ở nông thôn và thành thị do Trung tâm Nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ thực hiện năm 1992 cho thấy chỉ có dưới 20% số phụ nữ trên có sức khỏe loại tốt (Bảng 5.2)

Bảng 5.2. Phân loai sức khỏe của một số nhóm phụ nữ (%)

Loại I Loại II Loại III Loại IV

Nông dân 2,8 53,8 28,2 15,2Công nhân 28,6 51,3 18,9 1,2

Trong nhóm phụ nữ trí thức cũng chỉ có 17,4% có sức khỏe tốt, trong khi đó có tới 32,6% sức khỏe yếu.

Kết quả khảo sát chung các nhóm phụ nữ khác nhau cho thấy có mối quan hệ khá chặt chẽ giữa tình trạng bệnh tật của phụ nữ với điều kiện làm việc và môi trường lao động. Ví dụ, ở nông thôn trung bình một người phụ nữ bị mắc tới 2,5 loại bệnh (Vũ Tuấn Anh, 1995). Có một “quy luật” khá rõ là khi phải tiếp xúc nhiều với nước bẩn, điều kiện vệ sinh kém thì tỷ lệ mắc bệnh phụ nữ (viêm âm đạo, viêm cổ tử cung…) cao hơn, nếu tiếp xúc nhiều với bụi thì tỷ lệ mắc bệnh phổi - phế quản cao và nếu phải nói nhiều thì tỷ lệ bị bệnh họng mãn tính cao. Những số liệu dưới đây sẽ cho ta thấy rõ khuynh hướng đó (Bảng 5.3).

Bảng 5.3. Tỷ lệ mắc bệnh ở một số nhóm phụ (%)

Nhóm phụ nữ Bệnh Phụ

khoaTai,

mũi, họng

Phổi, phế

quảnNgoài

daCán bộ giảng dạy đại học 5,0 51,5 - -Giáo viên phổ thông ở nông thôn 61,5 88,6 - -Nông dân 66,7 27,7 25 34Công nhân lâm nghiệp 21,2 25,9 33,3 -

Tình trạng sức khỏe và bệnh tật của phụ nữ nêu trên, trước mắt có thể làm giảm thời gian và năng suất lao động của phụ nữ. Ngoài ra, tình trạng đó còn ảnh hưởng xấu đến đời sống vật chất và tinh thần, đồng thời có thể để lại hậu quả lâu dài cho các thế hệ mai sau.

Báo cáo của Hội đồng giám định Y khoa Trung ương hai năm 1989-1990 về tình hình nữ công nhân viên chức mất khả năng lao động cho thấy chỉ sau 24 năm lao động đã có tới 42,35% phụ nữ không còn đủ sức tiếp tục công tác, trong số những phụ nữ có thâm niên từ 20-24 năm, tỉ lệ người mất khả năng công tác là 35,2%, thâm niên 15-19 năm tỉ lệ là 19,7% và thâm niên 10-14 năm tỉ lệ này là 2,8%.

Theo bảng trên, nhiều nữ công nhân mất sức lao động khá sớm và theo dòng thời gian sức lực làm việc của họ giảm sút nhanh chóng. Ví dụ, nữ công nhân vào làm việc trong ngành công nghiệp từ 18 -20 tuổi thì sau 24 năm, tức là lúc 42 - 44 tuổi họ đã không còn đủ sức để tiếp tục lao động và phải nghỉ hưu sớm trước tuổi quy định từ 11 đến 13 năm. Ở nhiều công trường và lâm trường, nữ công nhân mới ở độ tuổi 36 - 40 đã phải nghỉ mất sức vì lý do sức khỏe (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 1995).

Kết quả điều tra 100.000 công nhân của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Thành phố Hồ Chí Minh của Phân viện Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động cho thấy trên 50% lao động mắc bệnh nghề nghiệp. Nghiên cứu hồ sơ sức khỏe của 1.900 lao động nữ tại ba xí nghiệp may của thành phố này, các nhà chuyên môn cho biết các dấu hiệu giảm sút sức khỏe là khá nghiêm trọng. Chẳng hạn có tái 48-56% lao động nữ bị giảm cân, trên 40% bị viêm mũi họng, 45-55% bị rối loạn kinh nguyệt v.v… (Báo Phụ nữ ngày 7/5/1997).

Lao động nặng nhọc, thiếu an toàn và mất vệ sinh cùng với điều kiện sinh hoạt khó khăn và thiếu chăm sóc y tế đều có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người mẹ và con cái. Các số liệu của cơ sở y tế cho thấy tỷ lệ phụ nữ mang thai thiếu máu và trẻ em bị suy dinh dưỡng khá cao. Trong cả nước, có 77% phụ nữ có thai thiếu máu (tỷ lệ Hb dưới 1 lg%). Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng 41% trẻ sơ sinh thiếu máu, 14% trẻ sơ sinh nhẹ cân. Tỷ lệ chậm phát triển trí tuệ của trẻ em dưới 15 tuổi chiếm từ 0,4 - 2%, là hậu quả của các bệnh viêm não, biếu cổ và các bệnh của mẹ khi có thai (Dương Thị Cương, 1995). Tỷ lệ chết của mẹ trên 100.000 lần sinh con sống ở Việt. Nam là 160 so với Thái Lan là 200, Malaixia - 80, Singapore - 10.

Những đổi mới trong lĩnh vực y tế như bảo hiểm y tế, lệ phí khám chữa bệnh và dịch vụ thuốc có mở rộng phạm vi lựa chọn của người dân. Song tình hình này đặt ra nhiều vấn đề mới cần giải quyết. Nhiều phụ nữ bị bệnh nhưng không đến khám chữa bệnh ở các trạm y tế vì khổng đủ tiền là một ví dụ. Hiện tượng “tiền nào của nấy” trong dịch vụ thuốc men và chữa bệnh cũng là vấn đề.

3. Học vấn và trình độ chuyên môn3.1.Học vấnHệ thống giá trị văn hoá truyền thống của người Việt Nam luôn coi

trong giáo dục và học vấn. Hiến pháp của Nhà nước ta từ lâu đã xác lập quyền bình đẳng nam nữ về giáo dục và đào tạo. Chính sách quốc gia và thiết chế xã hội luôn cố gắng tạo cơ hội như nhau cho cả phụ nữ và nam giới nâng cao trình độ học vấn. Kết quả của những nỗ lực này có thể thấy khá rõ qua số liệu về giáo dục từ tổng điều ưa dân số năm 1989. Ví dụ, theo cuộc điều tra này, tỷ lệ biết chữ của dân số 10 tuổi trở lên là 80%, trong đó của dân số nữ là 84% và nam là 93%. Số lượng dân số đã từng tới trường cũng khá cao, khoảng 94%. So với những nước khác có cùng mức thu nhập thì đây là thành tựu giáo dục rất to lớn.

Tuy nhiên, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế đất nước, bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu đầy lo ngại trong sự nghiệp giáo dục, đặc biệt từ góc độ giới, làm sâu sắc thêm tình trạng yếu kém và tụt hậu về trình độ học vấn của phụ nữ. Những khác biệt, ví dụ về số lượng người đi học và bỏ học, về trình độ học vấn giữa nữ và nam và giữa các vùng có nguy cơ tăng lên rõ rệt.

Trình độ học vấn của phụ nữ nhìn chung thấp so với nam giới. Trong toàn quốc từ nông thôn đến thành thị, số nữ không biết chữ luôn cao hơn nam, ví dụ, nữ không biết chữ trong cả nước là 11,8%, nam là 5,69%, tỉ lệ này ở nông thôn là 13,5% và 6,59% (Bảng 5.4).

Bảng 5.4. Tình trạng biết chữ của dân sô 10 trở lên theo giới tính ở thành thị, nông thôn, 1999 (%)

Tỷ lệ biết đọc biết viết

Tỷ lệ không biết đọc, biết viết

Toàn quốcTrong đó:NữNam

91,16

88,294,31

8,84

11,85,69

Thành thịTrong đó:NữNam

95,19

93,4197,09

4,81

6,592,91

Nông thônTrong đó:NữNam

89,85

86,593,41

10,15

13,506,59

Trong dân số từ 10 tuổi trở lên, tỷ lệ nữ chưa bao giờ tới trường là 16,6% nhiều hơn hai lần tỷ lệ nam - 7,5%. Do gánh nặng gia đình và con cái nên phụ nữ khó có điều kiên tiếp tục học. Vì vậy tỷ lệ nữ có trình độ đại học, cao đẳng trở lên chỉ bằng một nửa của nam giới -1,1% so với 2,1% tương ứng (Bảng 5.5).

Bảng 5.5. Tỷ lệ dân sô từ 10 tuổi trở lên theo độ học vấn và giới ở thành thị và nông thôn năm 1989 (%)

Trình độ học vấn Toàn quốc Thành thị Nông thônNữ Nam Nữ Nam Nữ Nam

Chưa bao giờ đến trường 16,6 7,5 9,0 3,3 18,8 9,1Chưa tốt nghiệp PTCS 52,8 52,7 48,0 44,6 54,4 57,0Tốt nghiệp PTCS 21,4 26,8 22,4 27,5 21,0 25,8Tốt nghiệp PTTH 5,2 8,3 11,8 14,1 3,3 5,2Trung học chuyên nghiệp 2,9 2,5 6,2 4,5 0,9 2,0Đại học, cao đẳng trở lên 1,1 2,1 3,1 5,6 0,5 1,0

Khoảng cách về trình độ học vấn của nam và nữ giữa nông thôn và thành thị là khá lớn. Cả nam và nữ ở nông thôn đều bị thiệt thòi trong việc học hành.

Tỷ lệ dân số nam, nữ nông thôn chưa tới trường, hoặc chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở đều cao hơn so với tỷ lệ tương úng ở thành thị. Trong khi đó tỷ lệ dân số có trình độ cao đẳng, đại học trở lên ở nông thôn chỉ bằng dưới 1/3 so với ở thành thị. Năm 1999, tỉ lệ nữ trong tổng số học sinh các cấp vẫn thấp hơn so với nam, trừ cấp phổ thông trung học ở thành thị. Chênh lệch nam - nữ rõ rệt nhất là ở cấp trung học cơ sở và phổ thông trung học ở nông thôn (Bảng 5.6).

Bảng 5.6. Tỉ lệ nữ đang học phổ thông ở thành theo cấp học 1999(%)

Cấp học Thành thị Nông thôn ChungTiểu học 47,2 47,2 47,2Trung học cơ sở 46,7 43,3 45,9Phổ thông trung học 49,5 43,5 45,7Tổng số 47,5 46,4 46,6

Nữ ở nông thôn ít có cơ hội hơn hẳn nữ ở thành thị trong việc đạt tới trình độ học vấn trung học. Trong khi tỷ lệ nữ tốt nghiệp trung học cơ sở ở thành thị và nông thôn không chênh lệch bao nhiêu, tương ứng là 46,7% và 43,5 %; thì tỷ lệ nữ tốt nghiệp phổ thông trung học ở nông thôn là 43,5%, thấp hơn tỷ lệ nữ ở thành thị là 49,5%.

Kinh tế hộ phát triển cũng làm cho trẻ em gái sớm phải tham gia lao động để tạo thêm thu nhập cho gia đình. Ở những nhà đông con, thiếu lao động, có thu nhập thấp, trẻ em gái thường phải nghỉ học sớm hơn trẻ em trai. Do vậy ở lứa tuổi phổ thông trung học tỉ lệ nữ đã thôi học là 52,3% nhiều hơn so với nam là 40,1 %. (Bảng 5.7).

Đã có những thời kỳ, tỷ lệ học sinh giảm sút nhanh, ví dụ từ năm 1988 đến năm 1991, nữ học sinh trung học đã giảm tới 42%; tỷ lệ học sinh nữ cấp phổ thông trung học giảm từ 47% năm học 1990 -1991 xuống còn 43% năm học 1992 - 1993.

Bảng 5.7. Tình hình đi học của em gái - trai trong độ tuổi trung học học cơ sở và phổ thông trung học ỏ nông thôn, 1999 (%)

Tình trạng đi học Độ tuổi trung học cơ sở

Tuổi phổ thông trung học

Nữ Nam Nữ NamĐang đi học 79,24 85,10 42,76 55,94Đã thôi học 16,65 11,61 52,28 40,12Chưa bao giờ đi học 4,11 3,29 4,96 3,94Tổng số 100 100 100 100

Tỷ lệ bỏ học cao dẫn đến số năm đi học của phụ nữ thấp. Số năm đi học trung bình của người dân tính trong cả nước là 5,4 năm trong khi đó nữ là 4,9 nam là 5,9. Trình độ học vấn có sự khác biệt lốn giữa các vùng, miền và giữa hai giới (Bảng 5.8).

Bảng 5.8. Số năm đi học của phụ nữ nam giới, theo vùng

Núi-Trung du phía Bắc

Đồng bằng sông Hồng

Khu bốn cũ

Duyên hải miền Trung

Tây Nguyê

n

Đông Nam Bộ

Đồng bằng Sông Cửu Long

Chung

Nam 5,8 7,2 6,4 5,8 3,7 6,1 4,7 5,9Nữ 5,0 6,1 5,4 4,6 2,9 5,2 3,8 4,9Chung 5,4 6,6 5,9 5,1 3,3 6,6 4,3 5,4

Tình trạng phụ nữ ít đi học hơn nam giới bắt đầu ngay ở tuổi nhỏ. Tỷ lệ trẻ em gái ở nhóm tuổi 10-14 không đi học đông hơn nhiều so với trẻ em trai (Bảng 5.9).

Bảng 5.9. Tỷ lệ trẻ em trai và gái không đến trường theo tuổi (%)

Tuổi 5 – 6 Tuổi 10 – 14Gái 36,1 26,2Trai 35,6 20,2

Dân số không biết chữ tập trung nhiều ở vùng núi, vùng đống bào dân tộc, chiếm gần 38% trong tổng số 8 triệu người mù chữ trong cả nước. Đối với hầu hết các dân tộc ít người, trừ người Hoa, tỷ lệ không biết chữ (chữ Việt) còn cao và có dao động lớn giữa các dân tộc. Ví dụ, tỷ lệ không biết chữ ở người H’Mông, Lahủ, Colao là trên 90%, Bana 72%, Xêđăng 61,7%, Coho 61,2%, Êđê 52% v.v… Phụ nữ các dân tộc ít người như H’Mong, Bana hầu hết không biết chữ.

Trong những năm qua, mặt bằng dân trí ở nưóc ta được cải thiện không nhiều. Năm 1992, số người chưa có trình độ phổ thông cơ sở là 49,9%; số tốt nghiệp phổ thông cơ sở là 31,3%, tốt nghiệp phổ thông trung' học 8%, trung học chuyên nghiệp 2,5% và cao đẳng, đại học trở lên chỉ chiếm 1%. Số liệu Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam 1992-1993 cho biết, tỷ lệ không biết cả đọc lẫn viết của dân số nữ từ 10 tuổi trở lên là 15% so với của nam là 7%.

Việc nâng cao trình độ dân trí và chất lượng giáo dục, đào tạo vì vậy đã được coi là quốc sách hàng đầu. Tuy nhiên, việc thực hiện quốc sách này đang phải đương đầu với những vấn đề kinh tế - xã hội nan giải.

Thách thức lớn nhất là quy mô dân số lớn, phát triển nhanh và cơ cấu trẻ. Con số 28 triệu trẻ em dưới 14 tuổi là một sức ép “quá tải” đối với hệ thống giáo dục, đào tạo hiện nay.

Trong khi đó, bản thân ngành giáo dục - đào tạo đang gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao số lượng và chất lượng giáo dục đào tạo.

Vấn đề chính trong những năm đầu 90 là tỷ lệ học sinh bỏ học cao và tình trạng thiếu giáo viên kéo dài, cũng như giáo viên có chất lượng thấp. Theo số liệu Khảo sát mức sống dân cư thì tỷ lệ bỏ học của trẻ em từ 6 đến 14 tuổi chỉ có 8,9%, song trên thực tế tỷ lệ này cao hơn rất nhiều và có xu hướng gia tăng ở tất cả các cấp (Bảng 5.10). Đáng lưu ý là trong sô' trẻ bỏ học, học sinh nữ chiếm khoảng 64%.

Bảng 5.10. Tỷ lệ học sinh bỏ học theo cấp năm học 1985-1995 (%)

Năm học Cấp tiểu học (lớp 1 – 5)

Cấp trung học cơ sở (lớp 6 –

9)

Cấp phổ thông trung học (lớp

10 – 12)1985 – 1986 10,3 11,4 9,61991 – 1992 13,4 32,0 14,51994 – 1995 6,9 7,4 5,9

Tình trạng thiếu giáo viên có xu hướng gia tăng. Nếu năm học 1991 - 1992, cả nước thiếu 42.000 giáo viên cấp tiểu học và phổ thông cơ sở, thì năm học 1993 - 1994, con số này là 60.000 người (Bảng 5.11).

Bảng 5.11. Số lượng giáo viên bị thiếu học 1991-1994 (người)

Năm học Giáo viên tiểu học

Giáo viên phổ thông cơ sở Tổng số

1991 – 1992 (1) 40000 2000 420001993 – 1994 (2) 55710 4290 60000

Trong khi giáo viên cấp tiểu học và phổ thông cơ sở còn thiếu tới 10% thì giáo viên bỏ nghề ngày càng đông. Ở Thành phố Hồ Ch Minh, năm học 1991-1992 có 2122 giáo viên cấp tiểu học bỏ nghề năm học 1992-1993 số này tăng lên là 2382 người, chiếm trên 209. số giáo viên hiện có. Tình trạng thiếu giáo viên đặc biệt gay gắt ( một số tỉnh vùng núi, vùng sâu, vùng xa, ví dụ: Cao Bằng, Đắc Lắc Kiên Giang, Minh Hải, v.v…

Về chất lượng của đội ngũ giáo viên, theo đánh giá tại Hội nghị tổng kết một năm thực hiện Nghị quyết 04 của Bộ Chính trị vê công tác giáo dục, có tới 60% giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn. Mức chuẩn tối thiểu quy định giáo viên mầm non và tiểu học phải tốt nghiệp trung học sư phạm, giáo viên trung học cơ sở tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, giáo viên trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp tốt nghiệp Đại học Sư phạm.

Vào đầu những năm 90, ở bậc mầm non có 92% giáo viên không đạt trình độ chuẩn, tiểu học - 52%, giáo viên dạy nghề - 67% (Nguyễn Ngọc Chụ, 1994) .

Lực lượng giáo viên trong toàn quốc năm học 1997-1998 là 742.734 người, trong đó nữ chiếm 76%. Nữ giáo viên tăng lên ở tất các cấp học trong vòng 10 năm gần đây nhưng vẫn tập trung chủ yếu ở các cấp giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở (Bảng 5.12). Đây cũng là những cấp học gặp nhiều khó khăn hơn về cơ sở trường lóp, về dụng cụ giảng dạy và điều kiện làm việc do nằm tại từng xã, phường và được phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương (huyện). Thu nhập của giáo viên ở cấp dưới cũng thấp hơn, tính trung bình thu nhập của giáo viên ở bậc tiểu học chỉ bằng khoảng 1/2 của giáo viên ở bậc phổ thông trung học .

Bảng 5.12. Tỉ lệ nữ giáo viên theo cấp học 1989-1998, (%)

Cấp học 1989 1993 1997 - 1998Mầm non 100 100 100Tiểu học 73,96 77,96 77,41Trung học cơ sở 66,98 67,5 68,59Phổ thông trung học 45,92 49,32 50,83Trung học chuyên nghiệp 34,8 44,7 44,65Dạy nghề 20,3 25,5 25,7Cao đẳng, Đại học 31,2 32,5 36,2

Tình hình trên cho thấy cùng với việc nâng cao mặt bằng học vấn nói chung thì trình độ học vấn của phụ nữ là vấn đề cần quan tâm và đầu tư lâu dài. Trong điều kiện khan hiếm việc làm, học vấn thấp hơn nam giới, phụ nữ sẽ gặp nhiều trở ngại hơn trong tìm kiếm việc làm. Họ có thể bị thu hút nhiều hơn vào những hoạt động lao động thô sơ, giản đơn, ít đòi hỏi trình độ chuyên môn. Rõ ràng là việc cải thiện địa vị và nâng cao vai trò người phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội chỉ có thể được thực hiện khi giáo dục thực sự trở thành quốc sách và công tác, giáo dục, đào tạo đối với nữ trở thành một nội dung trọng yếu.

3.2. Trình độ chuyên môn và tay nghềQuá trình hình thành thị trường lao động và lao động trở thành hàng

hoá đang làm bộc lộ những yếu kém, thiếu hụt về trình độ chuyên môn và tay nghề của lực lượng lao động Việt Nam, đặc biệt là lao động nữ. Điều này đang đặt ra những thách thức đối với công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Trong dân số từ 15 tuổi trở lên, nữ không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiêm tới 93,3%, nam là 88,1%. Chỉ có 0,9% phụ nữ là công nhân kỹ thuật có bằng, tỷ lệ này ở nam là 3,7%. Tỷ lệ nữ có trình độ cao đẳng, đại học là 1,3%, trong khi ở nam là 2,5% (Bảng 5.13).

Bảng 5.13. Tỷ lệ dân sô từ 15 trở lên theo trình độ chuyên môn và giới năm 1989, (%)

Trình độ chuyên môn Nữ Nam ChungKhông có trình độ chuyên môn, kỹ thuật 93,3 88,1 90,9

Công nhân kỹ thuật có bằng 0,9 3,7 2,2Công nhân kỹ thuật không có bằng 1,2 2,6 1,8Trung cấp 3,3 3,1 3,2Cao đẳng, đại học 1,9 2,5 1,3

Xét Cơ Cấu trình độ chuyên môn của dân số từ 13 tuổi trở lên năm 1999, tỉ lệ nữ không được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật là 93,92%, cao hơn tỉ lệ nam giới là 90,75%. Cũng ở thời điểm 1999, trừ bậc trung học chuyên nghiệp, tỉ lệ nữ được đào tạo ở các cấp khác nhìn chung đều thấp hơn so với nam, đặc biệt là ở cấp trên đại học (Bảng 5.14).

Bảng 5.14. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của phụ nữ và nam giới 1999 (%)

Trình độ Nữ Nam ChungKhông có chuyên môn kỹ thuật 93,92 90,75 92,40Công nhân kỹ thuật 1,17 3,46 2,27Trung học CN 2,87 2,72 2,80Cao đẳng/đại học 1,94 2,92 2,40Trên đại học 0,02 0,08 0,05

Công tác phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là việc đào tạo và bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho phụ nữ trong thời gian qua đã đạt được những kết quả cơ bản. Tỉ lệ nữ có trình độ trên đại học đã tăng gần gấp bốn lần từ 5,9% năm 1989 trong tổng số những người có bằng trên đại học lên 24,5% vào năm 1999 (Bảng 5.15).

Bảng 5.15. Trình độ chuyên môn của phụ nữ và nam 1989-1999' (%)

Trình độ 1989 1999Nữ Nam Nữ Nam

Không có chuyên môn kỹ thuật 56,6 43,4 52,8 47,2Công nhân kỹ thuật 21,8 78,1 26,8 73,2Trung học chuyên nghiệp 56,2 43,8 53,3 46,7Cao đẳng/đại học 37,5 62,5 41,7 58,3Trên đại học 5,9 94,1 24,5 75,5

Tuy nhiên, số liệu bảng trên cũng cho thấy trừ bậc trung học chuyên nghiệp, còn ở các bậc khác nhìn chung nữ có bằng cấp chuyên môn chiếm số lượng thấp hơn nhiều so với nam giới. Ví dụ, năm 1999 nữ chiếm gần 42% số người có trình độ cao đẳng đại học, và 24,5% số người có bằng trên đại học.

Chất lượng và trình độ chuyên môn của lao động nữ như vậy đang là trở ngại cho việc tăng cường vị trí và vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Đó cũng là khó khăn cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng xã

hội và ứng dụng khoa học công nghệ nói chung trong nền kinh tế quốc dân.

Chẳng hạn, cải cách hộ thống quản lý hành chính đang vấp phải trở ngại lớn về đội ngũ cán bô: chỉ có 25% trọng tổng số công chức có đủ trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu đổi mới nền kinh tế; 75% cán bộ nhân viên hành chính còn lại cần được đào tạo lại (Trán Xuân Kiên, 1995).

Tình hình tương tự xảy ra ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Ở nông thôn, nghề nghiệp chủ yếu được đào tạo theo phương thức không chính quy tức là cha truyền con nối và tự học tự làm. Trong tổng số lao động nông nghiệp chỉ có 0,82% được đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học và 4,75% ở các trường trung học chuyên nghiệp hoặc trường công nhân kỹ thuật (Nguyễn Hữu Đạt, 1995).

Trong khu vục quốc doanh, tỷ lệ lao động có tay nghề chung cho cả nam và nữ chỉ chiếm 3 - 4%, thấp hơn ở khu vực tư nhân có tỷ lệ là 6 - 7%.

Trong khi các doanh nghiệp ngày càng có đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn, tay nghề của lao động thì có tới 80% số người đến tuổi lao động không có kỹ năng nghề nghiệp (Lê Nhiên, 1995).

Trong số những người có nhu cầu lao động dăng ký tại các trung tâm xúc tiến việc làm ở Hà Nội, thì 77% chưa được đào tạo về nghề nghiệp, 52% mới chỉ có trình độ học vấn phổ thông cơ sờ (Mai Trang, 1995).

Một mặt, nội dung và chất lượng đào tạo chuyên môn, tay nghề chậm cải tiến, không theo kịp yêu cầu đa dạng và chuyên sâu của xã hội. Mặt khác, nền kinh tế nặng về lao động chân tay, thủ công đang then kỳ chuyển đổi chua tạo ra nhiều ngành nghề đòi hỏi trình độ kỹ thuật, công nghệ và tri thức cao. Kết quả là hiện tượng thùa trí thúc, một nghịch lý đang diễn ra ở nước ta.

Số người có trình đô đại học, cao đẳng không tìm được việc làm có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây. Vào giữa những năm 90, ước tính có tới 14.000 sinh viên, tốt nghiệp ở 55 trường đại học, cao đẳng trong cả nước chua có việc làm (Kiều Minh và Thuỳ Dương, 1995).

Tại Hà Nội, tỷ lệ số sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm tăng từ 13,4% năm 1988, lên 35,4% năm 1992 (Trần Hồng Lưu, 1995).

Phụ nữ trí thức, lực lượng đi đầu trong khoa học và công nghê, trong công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước đang có biểu hiện hẫng hụt về đội ngũ, tụt hậu về kiến thức so với yêu cầu. Khảo sát tại Đại học Tổng hợp Hà Nội với 33% nữ trí thức có trình độ đại học trở lên cho thấy gần 40% đội ngũ cán bộ này ở độ tuổi trên 50 (Ngô Thị Thuận, 1993).

Trong 10 năm tới, số cán bộ khoa học nữ đến tuổi về hưu chiếm khoảng 72% đội ngũ các nhà khoa học nữ, tính riêng đối với nữ phó tiến sỹ là 85,7%. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ trẻ còn quá mỏng manh, ít ỏi, lại ít được quan tâm, bổi dưỡng.

Lấy ví dụ, trình độ ngoại ngữ của cán bộ trẻ hiện nay là một vấn đề lớn. Mặc dù là phương tiện quan trọng để tiếp cận thông tin và nâng cao trình độ chuyên môn, nhưng trình độ ngoại ngữ của nữ cán bộ giảng dạy, đặc biệt là cán bộ trẻ còn rất hạn chế. Chẳng hạn trong số nữ trí thức tuổi dưới 30 chỉ có 2,9% biết một ngoại ngữ; 0,7% biết hai ngoại ngữ (Bảng 5.16).

Bảng 5.16. Tỉ lệ cán bộ nữ sử dụng ngoại ngữ theo tuổi (%)

Tuổi Một ngoại ngữ Hai ngoại ngữDưới 30 tuổi 2,9 0,731 – 40 15,2 1,441 – 50 4,6 1,951 – 60 4,3 2,9

Tỷ lệ nữ cán bộ có trình độ chuyên môn trong lực lượng khoa học công nghệ còn thấp. Năm 1989, nữ cán bộ khoa học, kỹ thuật làm việc các trong ngành khoa học công nghệ nói chung chiếm 38,27%, trong đó khoa học tự nhiên là 36,8%, khoa học xã hội và nhân vãn là 39%, y học 49%, văn hoá nghệ thuật 33,3% (Vũ Hùng, 1995). ,

4. Vấn đề đào tạo chuyên môn và bồi dưỡng tay nghề4.1.Thái độ và sự quan tâm của các nhà quản lýCông tác đào tạo và bổi dưỡng tay nghề cho đội ngũ lao động nữ là

việc làm cấp thiết, song việc triển khai trong những năm gần đây còn gặp nhiều khó khăn. Có rất nhiều yếu tố có liên quan cần được xem xét. Tuy nhiên, phần dưới đây chỉ tập trung vào hai vấn đề có quan hệ mật thiết và đồng thời có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự thành công của công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đó là sự quan tâm của các nhà quản lý lao động nữ và hai là nhu cầu học tập của bản thân lao động nữ.

Trong mỗi cơ quan, xí nghiệp, việc nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động phụ thuộc rất nhiều vào chính sách đào tạo và mức độ quan tâm của người quản lý. Vấn đề này càng trở nên quan trọng hơn đối với lao động nữ.

Khảo sát về mức độ quan tâm của người quản lý ở các khu vực kinh tế, có thể thấy sự khác biệt lớn giữa kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh. Tại các cơ sở ngoài quốc doanh, công tác đào tạo, bổi dưỡng chuyên môn, tay nghề cho lao động nữ rất ít được quan tâm. Theo một điều tra về doanh nghiệp, trong khi có tới 71,4% cán bộ quản lý ở khu vực nhà nước thường xuyên được quan tâm việc đào tạo thì ở khu vực ngoài quốc doanh chỉ có 17% (Bảng 5.17).

Bảng 5.17. Mức độ quan tâm của các nhà quản lý đến đào tạo, bồi dưỡng lao động nữ,(%)

Thường xuyên Đôi khi Không bao giờ

Quốc doanh 71,4 23,6 5,0Ngoài quốc doanh 17 48 35

Các cơ quan, xí nghiệp nhà nước vốn coi trọng và thực hiện có hệ thống công tác đào tạo, bổi dưỡng nhân lực. Tuy nhiên, công tác này trong những năm gần đây thực hiện còn chậm, nhất là so với yêu cầu. Chuyển sang cơ chế hạch toán kinh tế, vấn đề chất lượng, hiệu quả đào tạo đã được chú trọng hơn. Mặc dù vậy, rõ ràng ở đây không thể bỏ qua vấn đề số lượng và phạm vi đào tạo, khi số lao động có chuyên môn trong các ngành kinh tế mới đạt khoảng 10%.

Bên cạnh những vấn đề chung, việc nâng cao trình độ tay nghề đối với lao động nữ có những khó khăn riêng mà không phải tất cả các đơn vị đã ý thức đầy đủ. Ví dụ, ở một số cơ quan, đã có những quy định trợ cấp tiền đi đường, tiền mua tài liệu, sinh hoạt phí v.v… để khuyến khích cán bộ đi học. Tuy nhiên, so với nam giới, số phụ nữ được cử đi học ở tất cả các trình độ và tất cả cơ quan, đơn vị đều thấp hơn từ 30 - 60%. Rõ ràng là việc đào tạo nữ cán bộ, nhân viên ở nhiều cơ quan chưa được xem xét một cách cụ thể, chưa có kế hoạch phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của giới nữ mà mới dừng lại ở những quy định chung.

Khu vực ngoài quốc doanh tỏ ra có ưu thế trong việc lựa chọn, tuyển dụng lao động thích hợp với ngành nghề. Tuy nhiên, các nhà doanh nghiệp tư nhân cho đến nay chủ yếu tập trung khai thác tay nghề sẵn có ở người lao động. Bản thân người lao động thường phải tự đâu tư để đào tạo và nâng cao tay nghề. Chiến thuật “hớt váng” này có thể có lợi trước mắt, song về lâu dài, muốn tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì rõ ràng khu vực ngoài quốc doanh cần có kế hoạch đầu tư cao hơn cho phát triển nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt là nguồn lao động nữ vì họ chiếm số đông trong khu vực kinh tế này.

4.2. Nhu cầu học tập của lao động nữVấn đề đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn đối với phụ nữ phụ

thuộc trước hết vào nhu cầu, nguyện vọng cá nhân của người lao động. Đến lượt mình, nhu cầu học tập của lực lượng lao động phụ thuộc vào khu vực kinh tế và vị thế nghề nghiệp của cá nhân. Công nhân viên trong khu vực nhà nước thường có nhu cầu đào tạo cao hơn khu vực ngoài quốc doanh. Cán bộ quản lý, công nhân có trình độ tay nghề mong muốn được tiếp tục bổi dưỡng nâng cao tay nghề nhiều hơn so với nhân viên, công nhân tay nghề thấp. Những người có nghề nghiệp đòi hỏi trình độ cao thường có mong muốn được học tập thêm nhiều hơn so với người làm những công việc giản dơn, thủ công. Được hỏi về nguyện vọng học tập,

trên 65% nữ cán bộ và công nhân đã khẳng định nhu cầu muốn tiếp tục được đào tạo và bồi dưỡng.

Một nghiên cứu 231 nữ công nhân thuộc năm doanh nghiệp may ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy không có nhiều nữ công nhân bày tỏ nguyện vọng được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề. Công việc đơn giản, nhưng bận luôn tay, luôn chân, tiền công ít là những lý do làm cho nhiều nữ công nhân không có hứng thú với nghề nghiệp và không thấy có nhu cầu nâng cao trình độ.

4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu đào tạo lao động nữMặc dù nguyện vọng học tập là yếu tố hàng đầu, song đối với mỗi cá

nhân làm thế nào để thực hiện nguyện vọng này là một vấn đề lớn. Số liệu điều tra năm 1993 về công tác đào tạo bổi dưỡng của 860 lao động nữ ngành Năng lượng cho thấy những vấn đề cụ thể, rất đặc thù đối với nữ cán bộ công nhân viên.

Trên 60% phụ nữ muốn được đào tạo và bồi dưỡng không phải chỉ rơi vào nhóm có trình độ đại học, mà cả nhóm có trình độ trung cấp và sơ cấp. Điều này phản ánh nhu cầu to lớn đối với công tát đào tạo và bồi dưỡng trong thời gian tới, vì lực lượng lao động nữ có trình độ trung học và sơ cấp hiện khá chiếm đông ở tất cả các ngành, đặc biệt là ngành Năng lượng.

Số lao động nữ bày tỏ nguyện vọng được đào tạo và bổi dưỡng hầu hết đều có mức sống gia đình (tự đánh giá) là đủ ăn trở lên, chiếm 83,8% tổng số. Đặc biệt là có 17,2% nữ cán bộ công nhân viên mặc dù đời sống rất khó khăn nhung vẫn mong muốn được tiếp tục học tập. Điều này thể hiên quyết tâm cao, và hy vọng lớn của nữ cán bộ công nhân viên đối với những cơ hội và lợi ích mà việc đầu tư vào chuyên môn, tay nghề có thể mang lại.

Rõ ràng, mức sống hay thu nhập là quan trọng, song không phải là yếu tố duy nhất có tác động đến nguyện vọng học tập của phụ nữ. Để thấy rõ hơn điều này, hãy xem vì sao mà nhóm phụ nữ còn lại, chiếm 35% số người trả lời đã tỏ ra đắn đo trước việc bày tỏ nguyện vọng học tập. Có bốn lý do chính thường được đề cập đến như sau: không thấy cần thiết, do tuổi cao, do hoàn cảnh gia đình và lo ảnh hưởng đến thu nhập. Điều này rất đáng quan tâm vì đây cũng là những nguyên nhân thường được phụ nữ nông dân và nữ công nhân khu vực ngoài quốc doanh nêu ra khi nói về việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn. Hãy xem xét từng lý do.

Đứng đầu trong những lý do này là hiện tượng một số phụ nữ thấy việc học tập là không cần thiết. Vì sao lại có hiện tượng này? Rõ ràng là trình độ chuyên môn, tay nghề của lao động nữ còn nhiều hạn chê trong khi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang đặt ra những yêu cầu cao về kỹ năng nghề nghiệp. Có thể giải thích nghịch lý này như thế nào?

Một trong những câu trả lời đáng tin cậy là việc đào tạo và bồi dưỡng chưa mang lại lợi ích thiết thực và cụ thể cho người học. Thực vậy, liệu sau khi đào tạo và bổi dưỡng thì cơ hội tăng lương, hay cơ hội tìm hoặc chuyển đổi việc làm có tăng lên không? Liệu nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề có phải là yêu cầu cấp thiết không? Hãy xem những người đã dự các khoá đào tạo và bổi dưỡng trả lời câu hỏi “Thu nhập của chị tăng lên không?” Kết quả cho thấy chỉ có 32,3% số người được hỏi cho là có tăng, 58,1% cho là vẫn thế và 9,6% kém đi. Như vậy có tới gần 70% số người không nhìn thấy hiệu quả thiết thực của việc đào tạo thêm.

Mặc dù là chế độ tiền lương, tiền công, không phải lúc nào cũng gắn với việc bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh đời sống kinh tế của phần đông người lao động còn nhiều khó khăn thì việc tính toán hiệu quả học tập từ phía cá nhân là một yêu cầu thực tế. Vì vậy, vấn đề đặt ra không chỉ ở việc nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo và giáo dục nghề nghiệp, mà còn ở việc nâng cao trình độ công nghệ của lao động và sản xuất.

Vấn đề này đang đặt ra hết sức cấp bách không chỉ trong ngành công nghiệp mà ngay đối với nông nghiệp. Lấy ví dụ, việc giải phóng sức lao động trong nông nghiệp không làm tăng tốc độ cơ giới hoá mà trái lại, sức kéo trâu bò và sức người lại tăng lên. Trong vòng 4 năm, từ 1989-1993, số trâu bò của các hộ tăng từ 5 triệu con lên 6,4 triệu con, công cụ thô sơ dùng sức ngưòd và sức súc vật tăng từ 80 triệu chiếc lên 90 triệu chiếc. Tỷ lệ cơ giới hoá khâu làm đất giảm từ 22,6% diện tích gieo trồng (1,8 triệu ha) năm 1987 xuống 21% năm 1990 (1,6 triệu ha). Ở miền núi tỷ lệ này giảm từ 2,9% diện tích gieo trồng xuống 0,6%, ở trung du từ 7,9% xuống 2,1%, đồng bằng sông Hồng 34,9% xuống 21%, miền Trung 14,7% xuống 7,2%. Ở một số vùng miền Nam, mức độ cơ giới hoá giảm chậm, từ 24-25% xuống 22%. Nhưng ở đồng bằng sông Cửu Long lại tăng tới 35% (Nguyễn Điền, 1993).

Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Việt Nam, hệ số cơ giới hoá mới chỉ đạt khoảng 50%, hệ số đổi mới công nghệ là 8 - 10% (Nghiêm Quý Hào, 1995). Trình độ kỹ thuật, công nghê thấp như vậy khó có thể kích thích người lao động nâng cao chuyên môn, tay nghề. Cần thấy rằng với mặt bằng trình độ cơ khí hoá lao động xã hội còn thấp như hiện nay thì vấn đề có tính chất chiến lược là đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nâng cao hàm lượng tri thức khoa học kỹ thuật và công nghệ sẽ tạo ra nhu cầu khách quan đối với việc nâng cao trình độ, tay nghề phụ nữ.

Lý do thứ hai là về tuổi. Cần thấy rằng, trừ các lớp đào tạo dài hạn, ví dụ như đại học tại chức, còn hầu hết các lớp đào tạo bồi dưỡng khác không hạn chế tuổi của người đi học. Do đó, lý do tuổi được nêu ra ở đây thường là trở ngại về mặt tâm lý. Phụ nữ cảm nhận và cho rằng mình không có đủ những yếu tố gắn liền với tuổi trẻ như sức khỏe và sự nhay

bén để tiếp tục học tập. Điều này thực ra không phụ thuộc vào số tuổi thực tế. Chẳng hạn, vì lý do tâm lý này mà nhiều phụ nữ mới ở tuổi 40 đã tự cho là già không muốn đi học.

Ngoài ra ở đây còn có một thực tế khác là tuổi về hưu của nữ theo qui định là sớm hơn nam 5 tuổi (nữ 55, nam 60). Như vậy, so với nam giới, tuổi có thể chấp nhận để đi học của phụ nữ thấp hơn nam ít nhất là 5 năm. Nếu tính cả thời gian sinh con và nuôi con nhỏ (hai con, cần từ 6 đến 10 năm), thì cơ hội đi học của phụ nữ xét riêng về yếu tố thời gian là ít hơn so với nam giới khoảng 40 - 50%.

Lý do thứ ba là hoàn cảnh gia dinh. Đây là một lý do tổng hợp. Có thể đó là sự thiếu ủng hộ của chồng và gánh nặng chăm sóc con cái, nhất là khi con đang ở thời kỳ cần có sự quan tâm đặc biệt của nguôi mẹ. Có thể là trách nhiệm nặng nề đối với cha mẹ hoặc là các công việc cấp bách khác trong gia đình v.v…

Tính chất phức tạp và đa dạng của hoàn cảnh gia đình làm cho người phụ nữ luôn cảm thấy thục sự khó khăn trong việc lựa chọn và quyết định đi học. Thực tế cho thấy, không ít phụ nữ đã chấp nhận việc không tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng để ở nhà giúp chồng, con và người thân ăn học, hoặc đơn giản hơn chỉ vì không tìm được khả năng tổ chức nào khác cho việc nội trợ và nuôi dưỡng các thành viên gia đình.

Lý do thứ tư là đi học bị ảnh hưởng đến thu nhập. Đây là một thực tế phổ biến, thậm chí là lý do quan trọng nhất đối với nhóm lao động nữ có thu nhập thấp và rất thấp (dưới 100.000đ/tháng, thời điểm 1992-1993). Quy định giữ nguyên lương và các khoản phụ cấp đối với phụ nữ trong thời gian đi học thực ra ít có ý nghĩa. Hầu hết nhóm lao động nữ này đều làm thêm kinh tế gia đình để tăng thu nhập. Việc đi học của các chị ngay lập tức sẽ làm cho ngân sách gia đình rơi vào tình trạng thâm hụt không thể bù đắp.

Chính vì những lý do này mà nhiều phụ nữ đã không thực hiện được nguyện vọng học tập của mình. Một cuộc nghiên cứu về nhu cầu đào tạo của nữ công nhân cho biết, có tới 73,6% trong tổng số 905 người (60% nữ và 40% nam) trong các doanh nghiệp quốc doanh không tham gia học tập. Lý do không không tham gia học tập và nguyện vọng đẻ đạt của nữ lao đổng đối với chính sách đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn chủ yếu xoanh quanh vấn đề thời gian thiếu và thu nhập thấp (bảng 5.18).

Bảng 5.18. Lý do không tham gia học tập và mong muốn thiện điều kiện học tập của nữ công nhân (%).

Lý do không tham gia học tập Tỷ lệ Mong muốn hỗ trợ để

học tập Tỷ lệKhông có thời gian, bận rộn 56,9 Bảo đảm thu nhập khi đi

học79,3

Đi học ảnh hưởng đến thu 29,7 Mở lớp học ngắn hạn tại 68,1

nhập chỗKhông có khả năng kinh tế 27,1 Nâng bậc sau khi đi học về 52,6Công việc không cần học thêm

19,6 Chuyển sang việc có thu nhập

29,2

Sức khỏe không cho phép 5,9 Chuyển sang đứng máy hiện đại

11,2

Dành cho thời gian làm kinh tế

5,8 Các ý kiến khác 2,3

Mặc dù có những khó khăn, những lý do cản trở học tập nhưng 73,6% nữ công nhân được hỏi cho biết họ sẵn sàng đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp, tay nghề nếu doanh nghiệp yêu cầu. Chỉ có 16,7% trả lời là cần cân nhắc, nhưng vẫn tin rằng nếu doanh nghiệp đã cử họ đi học thì chắc là sẽ được tạo điều kiện để có cơ hội học tập và làm việc tốt hơn sau khi đi học về.

Những vấn đề nêu trên của người lao động nữ cho thấy trên thực tế, cơ hội đi học của phụ nữ là ít hơn so với nam giới. Ngay cả khi quy chế, chính sách đã có những ưu tiên nhất định hoặc đảm bảo hoàn toàn bình đẳng giữa hai giới, thì trong cuộc sống lao động và học tập vẫn có nhiều yếu tố không thuận lợi đối với lao động nữ. Điều này đòi hỏi phải có sự liên tục tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện phát triển năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ, công nhân viên để kịp thời có những giải pháp thiết thực.

4.4. Một số gợi ý giải pháp đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực

Để khắc phục những trở ngại và khó khăn đối với phụ nữ, cần có một nhận thức sâu sắc hơn từ phía Nhà nước, các cấp quản lý và sự phối hợp chặt chẽ hơn của Công đoàn, nữ công và gia đình. Để động viên, khuyến khích phụ nữ học tập, bồi dưỡng thì ngoài các chính sách chung, còn cần cụ thể hoá các điều kiện và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác nhau.

Ngày nay, con đường đào tạo chuyên môn, nghề nghiệp cho người phụ nữ có thể diễn ra theo nhiều cách như: chính qui - phi chính qui; nhà nước - tư nhân; dài hạn - ngắn hạn; đào tạo tập trung - đào tạo từ xa; sinh hoạt hội nghề nghiệp; tự đào tạo, bồi dưỡng v.v…

Trong cơ chế kinh tế mới, xu hướng đào tạo và đào tạo lại theo các con đường phi chính quy, phi tập trung sẽ tăng lên. Các hình thức này có thể đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao kiến thức của người phụ nữ, nhất là phụ nữ nông dân và đào tạo tay nghề cho lao động trẻ. Sự quan tâm về các mặt của các đơn vị, tổ chức nơi phụ nữ làm việc và của Nhà nước, xã hội, các đoàn thể quần chúng là rất cần thiết để cụ thể hoá các chính sách và đưa ra các biện pháp hỗ trợ cụ thể. Ví dụ, do sóm phát hiện thấy có gần 80% thanh niên đăng ký tìm việc làm chưa có tay nghề, Trung tâm Xúc tiến việc làm thanh niên ở Hà Nội đã tổ chức nhiều khoá

đào tạo ngắn hạn cho họ. Các lóp học nghề may thu hút tới 46,2% số thanh niên đăng ký tìm việc, trong số đó có tới 80% là nữ; nghề nấu ăn 23,5%, nghiệp vụ khách sạn, nhà hàng 18,6% và các nghề cơ khí, điện tử, sửa chữa xe máy 11,7% (Mai Trang, 1995). Tình hình tương tự ở các lớp dạy nghề của Hội phụ nữ. Năm 1994, riêng Hội phụ nữ Việt Nam có hơn 100 trung tâm dạy nghề và đã tổ chức được 3625 khóa dạy nghề với khoảng 90 nghìn người tham dự (Lê Thi, 1997). Đối tượng người học chủ yếu ở lứa tuổi thanh niên và tập trung vào những nghề “phụ nữ' là may, thêu ren, nấu ăn, nghiệp vụ khách sạn, nhà hàng. Do vậy việc mở rộng các loại nghề nghiệp, chuyên môn là rất quan trọng.

Tóm lại, mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực trong việc nâng cao trình độ học vấn, tay nghề của lao động nữ, song công tác này đang đúng trước những thách thức to lớn của cơ chế thị trường. Việc nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và đầu tư cao hơn cho sự nghiệp nâng cao trình độ dân trí nói chung và học vấn tay nghề của phụ nữ nói riêng là vấn đề mấu chốt hiện nay. Việc nâng cao địa vị phụ nữ và tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển bền vững đất nước phụ thuộc rất nhiều vào sự kiên trì thực hiện quốc sách giáo dục và đào tạo, đặc biệt là tăng cường sự phối hợp và tham gia của các cơ quan, tổ chức khác nhau.

4.5. Đổi mới quan niệm phát triển nguồn nhân lựcĐể kết luận chương này cần nhắc tới câu “Vì trăm năm trồng người”.

Trong trường hợp này vấn đề chăm lo và bồi dưỡng sức khoẻ và đào tạo cho phụ nữ phải hướng tới mục đích phát triển bền vững, lâu dài của tổ chức, doanh nghiệp và xã hội nói chung. Đó là cách tiếp cận đúng đắn trong việc phát triển nguồn nhân lực và yếu tố con người.

Các nhà giáo dục, khoa học xã hội và các nhà làm chiến lược kinh tế xã hội đều biết câu nói: nhìn vào trẻ em biết tương lai của một dân tộc. Nhưng rất ít người biết rằng nhìn vào sức khỏe, học vấn và trình độ chuyên môn của phụ nữ ta có thể biết cả hiện tại, tương lai và quá khứ của một quốc gia. Chính vì vậy mà phần trình bày ở chương Bốn đã đi theo hướng nhấn mạnh nội dung sâu xa của nhận định vừa có tính chiến lược vừa thiết thực, cụ thể nêu trên.

Đối với mỗi cá nhân, sức khỏe, học vấn và trình độ chuyên môn không chỉ là phương tiện mà còn là mục đích vì “sức khỏe là hạnh phúc”, “tri thức là sức mạnh” về cả phương diện vật chất và tinh thần. Nhưng thật là nghịch lý, mỗi cá nhân chỉ thực sự chăm lo tới sức khỏe của mình khi thấy trong người gì đó không Và việc học tập, trong nhiều trường hợp, phải lùi lại sau nhu cầu tổn tại thường ngày. Để hạn chế những nghịch lý có thể diễn ra ở cấp vi mô, các nhà hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội cần nắm chắc và kiên trì vận dụng quan điểm tổng hợp và toàn diện hơn về vấn để sức khỏe, học vấn và trình độ chuyên môn đối với phụ nữ. Quan điểm này đã được thể hiện ở phần trình bày của chương 5 và có thể tóm tắt như sau:

Thứ nhất, sức khỏe, học ván và trình độ chuyên môn của phụ nữ nói riêng và của mọi người nói chung là vấn đề xã hội mang ý nghĩa kinh tế sâu sắc và vấn đề kinh tế có tác động xã hội lâu dài. Vấn đề không chỉ là làm thế nào để khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có hôm qua mà còn là bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực đó cho, ngày mai. Xử lý tốt mối tương quan giữa trước mắt và lâu dài, giữa kinh tế và xã hội là những thách thức to lớn đối với việc hoạch định các chính sách cụ thể về sức khỏe, học vấn và trình độ chuyên môn của phụ nữ. Trong vấn đề này, cần nhận rõ và ý thức đầy đủ những tác động, ảnh hưởng tiêu cực và cái giá có thể phải trả trong tương lai đối với sức khỏe của nhiều thế hệ, cả về khía cạnh vật chất và tinh thần, để có những giải pháp phù hợp với điều kiện hiện nay về bảo vệ sức khỏe và nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn cho phụ nữ.

Thứ hai, xã hội có thể công bằng và văn minh ngay trong quá trình xây dựng và phát triển của mình bằng cách không ngừng tạo điều kiện cho việc chăm sóc sức khỏe, học vấn và trình độ chuyên môn của các nhóm phụ nữ và người dân nói chung. Làm như vậy là xây dựng một cơ sở hạ tầng xã hội thích hợp cho phát triển kinh tế bền vững ngay trong từng giai đoạn, đồng thời phát huy được nhân tố con người, nguồn lực quan trọng hàng đầu trong phát triển hiện nay.

Cuối cùng, với cách đặt ván đề nêu trên, bằng các số liệu khách quan, chương 5 đã phân tích nhằm chỉ ra những vấn đề cần sớm được quan tâm, khắc phục trong quá trình đổi mới kinh tế xã hội. Những thành tựu căn bản đạt được về y tế, giáo dục và đào tạo, cùng với nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của vấn để này đối với phụ nữ;' là cơ sở và tiền đề cần thiết cho việc giải quyết họp lý, có hiệu quả những vấn đề về điều kiện lao động, môi trường sống và học tập bổi dưỡng của lực lượng lao động nữ. Chương 6: PHỤ Nữ QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

1. Phụ nữ quản lý xã hộiViệc phụ nữ tham gia vào công tác lãnh đạo, quản lý là biểu hiện

sinh động cho khả năng và cơ hội làm chủ xã hội của giới nữ. Đó còn là thước đo mức độ công nhận và đánh giá của xã hội đối với vị trí, vai trò cũng như trình độ và năng lực quản lý của người phụ nữ.

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã từng ghi nhận biết bao tấm gương chói lọi về người phụ nữ giỏi cầm quân, cầm quyền và điều hành công việc đất nước. Tư tưởng và tập quán lâu đời của người Việt Nam là tôn trọng phụ nữ. Thái độ trọng nam khinh nữ từ thời phong kiến đang bị lên án, đấu tranh và xoá bỏ. Sự tham gia tích cực và có hiệu quả của phụ nữ vào công tác quản lý đã có tác động tích cực trở lại đối với vị thế xã hội của hội.

Thực tế là phụ nữ Việt Nam đã và đang tích cực tham gia công tác lãnh đạo, quản lý ở tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Báo cáo của Chính phủ về tình hình bầu cử hội đồng nhân dân các cấp cho thấy khá rõ điều đó. Ví dụ, theo báo cáo năm 1994, tại 30 tỉnh thành trong cả nước, tỷ lệ

nữ trúng cử đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh đạt từ 20% trở lên. Ở một số nơi, đại biểu nữ chiếm tỷ lộ khá cao như Hà Giang 35%, Tuyên Quang 34%.

Phụ nữ không chỉ làm công tác quản lý Nhà nước mà còn lãnh đạo kinh tế. Nhiều doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh hiện nay làm ăn có hiệu quả trước hết là do có cán bộ quản lý giỏi. Trong số đó có thể kể tới một số lãnh đạo nữ của Tổng Công ty Sữa Việt Nam, Công ty Kẹo Hải Hà, Công ty Giày Thượng Đình và nhiều người khác, (Lê Huyền Thông, 1995).

Trong công tác, cán bộ nữ không chỉ bộc lộ và phát huy được năng lực quản lý cao, trình độ chuyên môn giỏi mà còn thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm và thái độ tận tuy của mình. Trong số cán bộ lãnh đạo, cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật Đảng và xét xử trước pháp luật, nữ chiếm một tỷ lệ rất thấp, chỉ từ 2,4% đến 3%.

Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, và đặc biệt là so với vai trò to lớn của lực lượng lao động nữ trong nền kinh tế quốc dân thì quy mô và mức độ tham gia của phụ nữ vào công tác lãnh đạo và quản lý còn rất hạn chế.

Điều này bộc lộ trước hết ở xu hướng giảm tỷ lệ cán bộ nữ trong những năm 80 và 90. Cán bộ nữ trong các cơ quan dân cử giảm sút ở tất cả các cấp cho đến giữa những năm 90 song với tốc độ khác nhau ở từng cấp.

Ở cơ quan quyền lực cao nhất do toàn dân bầu ra là Quốc hội, tỷ lệ nữ đại biểu đã giảm từ 32,3% khoá V (1971-1976) xuống 17,7%, khoá VIII (1987-1992). Tại Quốc hội khoá IX (1992-1997), tỷ lệ nữ đại biểu là 18,5% và đạt 26,2% ở khóa X (1997-2002). Như vậy là hiện nay số lượng và tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đang có xu hướng tăng lên so với khoá vin, song vẫn còn thấp so với khoá IV và khóa V (Bảng6.1).

Bảng 6.1. Số lượng và tỉ lệ nữ đại hiểu Quốc khoá I-X

Khóa Năm Tổng số Số lượng nữ Tỷ lệ % nữIIIIIIIVVVIVIIVIIIIXX

1946 – 19601960 – 19641964 – 19711971 – 19751971 – 19761976 – 19811981 – 19861986 – 19921992 – 19971997 – 2002

403453453420424492496496395450

115366

1251371321088873

118

2,711,714,629,832,326,821,717,818,526,2

Những thay đổi về quy mô tham gia của phụ nữ vào cơ quan lập pháp cao nhất là Quốc hội diễn ra theo hai giai đoạn rõ rệt. Giai đoạn đầu từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đến năm 1976, số lượng nữ đại biểu gia tăng nhanh chóng và đạt tỷ lệ cao nhất là 32,3% trên tổng số đại biểu Quốc hội vào khoá V (1971- 1976). Giai đoạn thứ hai từ khoá VI (1976-1981), đến khoá VIII (1987-1992), như 4ã nêu, có sự giảm sút liên tục. Số lượng nữ đại biểu Quốc hội khoá VUI chỉ bằng 64% của khoá V (Biểu đồ 6.1).

Quốc hội khoá IX (1992-1997) đánh dấu bước chuyển biến từ giảm sút sang gia tăng sự tham gia của phụ nữ với tư cách là đại biểu Quốc hội. Tỷ lệ nữ đại biểu khoá Quốc hội hiện nay cho thấy sự tiến bộ lớn về trình độ và chất lượng tham gia quản lý lãnh đạo của phụ nữ.

Biểu đồ 6.1. Biển động về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khoá I - X

Chất lượng và hiệu quả tham gia của đại biểu quốc hội trên thực tế phụ thuộc vào trình độ và năng lực của mỗi người. Có thể thấy được sự tiến bộ thể hiện qua trình độ văn hoá và chuyên môn của nữ đại biểu Quốc hội. Tỷ lệ đại biểu nữ có trình độ đại học trở lên trên tổng số nữ đại biểu đã tăng từ 10,6% khoá VI lên 58,9% khoá IX và 88,1% khoá X (Bảng 6.2).

Bảng 6.2. Số lượng và tỉ lệ nữ đại biểu Quốc có trình độ từ đại học trở lên, 1976-2002

Khóa Tổng số nữ đại biểu QH

Trình độ từ đại học trở lênSố lượng %

VI (1976 – 1981) 132 14 10,6VII (1981 – 1987) 108 12 11,1VIII (1987 – 1992) 88 43 48,9IX (1992 – 1997) 73 43 58,9X (1997 – 2002) 118 104 88,1

Với trình độ học văn cao và tuổi đời từ 21-50, các nữ đại biểu Quốc hội tích cực tham gia hoạt động ở các ủy ban Quốc hội nhất là trong lĩnh vực Văn hóa và Giáo dục, Thanh thiếu niên, nhi đồng (43,4%), Các vấn đề xã hội (39,9%), Dân tộc (29,3%), Đối ngoại (20%) và pháp luật (14,2%). Tuy vậy, tỉ lệ nữ đại biểu tham gia ủy ban khoa học, Công nghệ, môi trường, ủy ban Kinh tế và Ngân sách, ủy ban quốc phòng - An ninh còn thấp - mỗi ủy ban chỉ có 3-9% đại biểu là nữ. Tỉ lệ nữ đại biểu đóng góp ý kiến là trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội tương đương với tỉ lệ nam. Nhưng ở lĩnh vực sửa đổi, bổ sung cho các dự thảo Luật Hình sự thì nữ tích cực phát biểu hơn nam (50,8% so với 18%), nhưng đối với Luật Báo chí, Luật Doanh nghiệp thì tình hình ngược lại, nhiều nam phát biểu hơn nữ. (Phan Trung Lý, 1998).

Tuy nhiên, xu hướng giảm sút lực lượng cán bộ nữ diễn ra đáng lo ngại hơn ở cấp cơ sở. So sánh hai nhiệm kỳ 1985-1989 và 1989-1993, đại biểu nữ tham gia hội đồng nhân dân giảm tương úng ở các cấp như sau: từ 28,6% xuống 12,2% ở cấp tỉnh thành; từ 19,4% xuống 12,3% ở cấp huyện và từ 19,7% xuống 13,2% ở cấp xã, phường (Trần Thị Quế, 1995).

Kết quả bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 1994 - 1999 và 1994-2004 cho thấy tỷ lệ đại biểu nữ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thành và quận, huyện đã tăng đáng kể, nhưng nữ tham gia Hội đồng nhân dân cấp cơ sở vẫn còn thấp đạt 16,3% (Bảng 6.3).

Bảng 6.3. Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo nhiệm kỳ, 1985 - 2004

Cấp HĐND 1985 – 1989

1989 – 1994

1994 – 1999

1999 – 2004

Tỉnh, T.phố 28,6 12,2 20,4 22,5Quận, huyện 19,4 12,3 18,0 20,7Xã, phường 19,7 13,2 14,4 16,3

Hiện tượng giảm sút đội ngũ cán bộ nữ không chỉ gặp ở các cơ quan dân cử mà còn gặp ở các cơ quan quản lý chuyên môn, nghiệp vụ. Cán bộ quản lý nữ được bổ nhiệm trong thời kỳ 1991- - 1993 nhìn chung giảm so với thời kỳ những năm 80. Hiện tượng này khá phổ biến ở nhiều ngành, kể cả những ngành có đông nữ như Công nghiệp nhẹ, cán bộ nữ ở cấp trường trong ngành hiện chỉ chiếm từ 6-8% số chức vụ, cấp phó khoảng 10%, trong khi đó, trước đây những tỷ lệ này đều trên 16%.

Biểu hiện thứ hai về phạm vi lãnh đạo, quản lý còn hạn chế của phụ nữ là đội ngũ cán bộ nữ chưa tương xứng với vai trò của lao động nữ trong các khu vực kinh tế - xã hội. Ví dụ, năm 1992, phụ nữ nắm giữ từ 7% đến 9% các chức vụ lãnh đạo cấp bộ và khoảng 13% các chức vụ lãnh đạo cấp vụ, trong khi lao động nữ chiếm 51% lực lượng lao động xã hội.

Ở một số ngành, ví dụ như ngành Giáo dục Đại học, tỷ lệ lao động nữ khá cao song tỷ lệ lãnh đạo nữ lại rất thấp. Hiệu trưởng, hiệu phó các trường đại học là nữ chiếm 4,4%; chủ nhiệm, phó chủ nhiệm khoa 8,3%; lãnh đạo nữ cấp bộ môn là 13,7% và cấp phòng ban là 13,3% (Ngô Thị Ngọc Anh, 1995). Hay như ở ngành Công nghiệp nhẹ, nơi lao động nữ chiếm bên 70%, cán bộ lãnh đạo nữ chỉ đảm nhận dưới 10% tổng số các chức vụ.

Đáng chú ý là trong khi tỷ lệ cán bộ nữ vốn đã rất thấp thì lãnh đạo nữ chủ yếu đảm nhiệm cấp phó, nghĩa là phụ, giúp cho cấp trưởng thường là nam. Chẳng hạn trong khi có 4,3% số chức vụ phó giám đốc do nữ phụ trách thì chỉ có 2,7% chức vụ giám đốc do nữ đảm nhận (Vũ Hùng 1995). Trong lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, lao động nữ chiếm 42.2 %, trong đó 6% là tiến sĩ và 16% là phó tiến sĩ. Có 6,3% nữ là trưởng và 8,5% là phó

các cơ sở nghiên cứu khoa học trong cả nước. (Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường 1996. Một số kết quả điều tra tiềm lực khoa học và công nghệ). Tuy nhiên nữ tham gia chủ nhiệm các đề tài cấp Nhà nước còn rất ít. Trong giai đoạn 1991-1995, có 21 nữ chủ nhiệm đề tài trong tổng số trên 500 đề tài, chiếm dưới 4%. Đến giai đoạn 1996-2000, tỉ lệ này tăng lên 10%. (Nghiêm Minh Hoà, 1999).

Đặc điểm thứ ba là đội ngũ cán bộ nữ “vừa hẫng hụt, vừa thiếu đồng bộ”. Điều này liên quan tới sự phân bố, trình độ và độ tuổi của cán bộ nữ. Cán bộ nữ, đặc biệt là ở cấp thứ, bộ trưởng và tương đương, tập trung chủ yếu vào các ngành liên quan đến phụ nữ và trẻ em, lĩnh vực xã hội và công tác đoàn thể. Tại những ngành và lĩnh vực kinh tế quan trọng như Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư v.v… rất ít cán bộ nữ giữ cương vị lãnh đạo cấp bộ.

Cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ ở cấp Trung ương vừa chiếm tỷ lệ lớn hơn vừa có trình độ cao hơn so với cán bộ nữ cấp cơ sở. Ví dụ, trong số 9635 nữ chủ tịch hội phụ nữ cấp xã phường trong cả nước thì chỉ có 2% tốt nghiệp đại học, 17,7% tốt nghiệp phổ thông trung học; và đặc biệt, có tới 448 người, chiếm 4,6%, là mù chữ (Ngô Thi Ngọc Anh, 1995). Sự hẫng hụt đội ngũ còn thể hiện ở cơ cấu tuổi khá cao của các cán bộ nữ. Căn bộ quản lý nữ hầu hết đã trên dưới 50 tuổi, trong khi lực lượng kế cận trẻ lại hết súc thưa vắng.

Tóm lại, nghịch lý về cán bộ nữ ngày một bộc lộ rõ. Đó là khi công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang ngày càng cần có sự tham gia của phụ nữ thì đội ngũ lãnh đạo, quản lý nữ lại tỏ ra chưa theo kịp những yêu cầu của giai đoạn mới về cả số lượng và chất lượng.

Về nguyên nhân có thể thấy rằng, đứng trước những yêu cầu mới, một số cán bộ nữ tỏ ra thiếu năng động, một bộ phận tỏ ra an phận, không thích ứng kịp với những đòi hỏi ngày càng cao của công tác quản lý. Tuy nhiên, nguyên nhân chính cần tìm hiểu lại liên quan tới chính sách cán bộ thiếu đồng bộ và quan niệm còn khắt khe đối với phụ nữ nói chung và với cán bộ quản lý là nữ nói riêng.

Một số chính sách đối với cán bộ nữ trước đây còn nặng về huy động, khai thác sự đóng góp của phụ nữ. Một số chính sách khác xem xét việc đề bạt, sử dụng cán bộ nữ chủ yếu dựa vào cơ cấu, chưa coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, chưa chú ý đầy đủ đến tiêu chuẩn và chất lượng cụ thể. Điều đó dẫn đến hiện tượng một số cán bộ nữ bị đề bạt “đuối”, không phát huy được vai trò quản lý của mình. Tuy nhiên, hiện tượng thiếu đồng bộ về công tác tổ chức này đôi khi lại được coi là lỗi của cán bộ nữ và trở thành lý do xem nhẹ việc bồi dưỡng, thử thách, rèn luyện cán bộ nữ ở nhiều nơi.

Bên cạnh đó, do thiếu sự tổng kết, đánh giá kịp thời mà một số chỉ thị, nghị quyết về công tác cán bộ nữ chưa phát huy tác dụng một cách thường xuyên và sâu rộng.

Bước vào thời kỳ chuyển đổi cơ cấu và cơ chế kinh tế, một số quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt tỏ ra không phù hợp nhưng lại chậm được đổi mới. Một số chính sách khác chậm được cụ thể hoá và không ít những nội dung thiếu sự đảm bảo cần thiết về vật chất để đưa vào thực hiện.

Thái độ xem thường phụ nữ, đánh giá thấp năng lực của cán bộ nữ còn tồn tại ở một số cán bộ, đảng viên. Việc đánh giá khắt khe, đòi hỏi một chiều ở phụ nữ tại nơi công tác, cũng như trong đời sống gia đình cũng là những yếu tô làm hạn chê đáng kể điều kiện phát triển của đội ngũ cán bộ nữ.

2. Phụ nữ lãnh đạo, quản lý các tổ chức đoàn thể xã hộiVới vai trò lãnh đạo, quản lý của mình, phụ nữ trực tiếp đóng góp to

lớn cho việc phát huy dân chủ từ cơ sở và huy động sự tham gia tích cực của các cá nhân, gia đình và các tổ chức đoàn thể và cộng đồng. Trong số các tổ chức này quan trọng nhất cần phải kể tớ Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hộ; Nông dân Việt Nam và nhiều cơ quan, tổ chức khác. So với lĩnh vực hoạt động chính quyền và kinh tế doanh nghiệp, tỉ lệ nữ tham gia lãnh đạo các hoạt động đoàn thể nhiều hơn gấp rưỡi nhất là ở cấp tỉnh, thành phố. Chi tiết về số lượng và tỉ lệ nữ tham gia lãnh đạo các tổ chức đoàn thể các cấp được nêu trong bảng 6.4.

Bảng 6.4. Số lượng và tỉ lệ nữ lãnh đạo tổ chức đoàn thể các cấp

Chức danhCấp trung ương Cấp tỉnh thành

Số lượng Tỉ lệ % Số

lượng Tỉ lệ %Chủ tịch 2 40,0 86 31Phó chủ tịch 8 44,4 151 28,2Ủy viên Đoàn chủ tịch 16 41,0 - --Ban thư ký 15 24,2 584 46,9Ban chấp hành 179 26,6 1960 45,4

Trong các tổ chức đoàn thể, nữ lãnh đạo quản lý đã phát huy được năng lực gần gũi, quan tâm tới quần chúng, sẵn sàng đấu tranh phòng chống những biểu hiện tiêu cực và tệ nạn xã hội, kiên quyết bảo vệ quyền lợi của tập thể vì sự công bằng xã hội, bình đẳng nam nữ. Nữ lãnh đạo luôn chủ động, tích cực tuyên truyền vận động cấc thành viên của tổ chức vào học tập, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, tích cực hướng dẫn, động viên và thu hút sự tham gia của quần chúng vào tăng gia sản xuất cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. Các hoạt động của Hội phụ nữ đã đem lại nhiều ích lợi cụ thể, thiết thực cho các hội viên đặc biệt trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, xây dụng gia đình văn hóa, thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình v.v…

Nữ lãnh đạo các tổ chức đoàn thể gặp phải không ít khó khăn từ phía quan niệm về vai trò của phụ nữ trong xã hội. Tàn dư của tư tưởng “Trọng nam khinh nữ” để lại cái nhìn hẹp hòi, thiên lệch, khắt khe đối với phụ nữ làm cho một số người thấy ngại phải ra gánh vác công việc lãnh đạo, quản lý. Khác với các chức danh lãnh đạo quản lý khác, vai trò và trách nhiệm của người lãnh đạo tổ chức đoàn thể thì nhiều nhưng điều kiện thực thi thì lại thiếu. Trong khi đó, quan niêm về “thiên chức” của phụ nữ trong gia đình luôn là gánh nặng đối với nữ lãnh đạo quản lý. Không ít phụ nữ có năng lực, trình độ nhưng không làm lãnh đạo quản lý vì họ không có đủ điều kiện thời gian và sự ủng hộ tích cực từ phía bạn bè và người thân quen. Điều này dễ gây ra ấn tượng là phụ nữ có tâm lý an phận, thoái chí, tự ti. Do vậy, để hoàn thành tốt công tác được giao, bản thân phụ nữ luôn phải sẩn sàng bỏ nhiều công sức, thời gian hơn so với nam giới để vượt qua những trở ngại, hàng rào giới.

Việc tạo điều kiện để phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý các hoạt động đoàn thể, cộng đồng ngày càng có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc nâng cao nhận thức và thực hiện chương trình hành động thiết thực vì sự tiến bộ, bình đẳng nam nữ từ cơ sỏ, từ cộng đồng.

3. Phụ nữ và doanh nghiệp3.1 Phụ nữ phát triển và quản lý khu vực ngoài quốc doanhHiện tượng phụ nữ làm doanh nghiệp đang thu hút sự chú ý của các

nhà kinh doanh, các nhà làm chính sách và các nhà khoa học. Mối quan tâm tới các nhà doanh nghiệp nữ bắt nguồn từ nhiều lý do.

Từ khi có chính sách kinh tế cởi mở, phụ nữ đã không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Có thể quan sát thấy một đội ngũ ngày càng đông đảo các nhà doanh nghiệp nữ. Đó là những phụ nữ tự tạo việc làm, phụ nữ làm chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh và phụ nữ tích cực tham gia quản lý với tư cách là giám đốc, phó giám đốc hoặc người giám sát điều hành hoạt động kinh doanh sản xuất. Phụ nữ tập trung đông ở khu vực ngoài quốc doanh, chiếm 87% tổng số lao động nữ. Tỉ lệ phụ nữ ở khu vực này cũng cao hơn nam giới, chiếm 67% tổng số người tự tạo việc làm.

Ví dụ, năm 1994 khu vực ngoài quốc doanh thu hút tới 56.000 hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, 1 triệu gia đình buôn bán và làm dịch vụ, 73.000 hộ tham gia lĩnh vực giao thông vận tải.

Số liệu điều tra các cơ sở kinh tế tại một phường thuộc Quận Đống Đa, Hà Nội vào tháng 7 năm 1995 cho biết có tất cả 222 nữ là chủ các hoạt động sản xuất kinh doanh trên tổng số 397 cơ sở của phường, chiếm 55,9%. Hầu hết những hoạt động kinh doanh được tổ chức ở quy mô hộ gia đình hoặc dưới hình thức doanh nghiệp với khoảng 20 lao động.

Cuộc khảo sát ngành nghề nông thôn năm 1997 cho thấy hầu hết các doanh nghiệp nông thôn được thành lập từ khi có chính sách đổi mới.

Chẳng hạn 60 - 80% hộ ngành nghề, được hình thành từ năm 1989 đến nay. Đối với cấc doanh nghiệp ngành nghề thì trên 70% được thành lập từ năm 1989 đến nay, trong đó khoảng 50% được thành lập trong giai đoạn từ sau năm 1993.

Nữ chủ cơ sở sản xuất kinh doanh chiếm tỉ lệ từ 10% đến 30% các cơ sở thuộc các ngành nghề khác nhau. Xét về loại hình tổ chức thì nữ chủ doanh nghiệp tập trung cao nhất ở các hộ chuyên ngành nghề, tiếp đến là các hộ kiêm và thấp hơn cả là ở loại hình doanh nghiệp có đăng ký (bao gồm tổ hợp sản xuất, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và xí nghiệp quốc doanh). Xét về ngành nghề thì nữ chủ doanh nghiệp có tỉ lệ cao nhất ở lĩnh vực dịch vụ, tiếp đến là chế biến nông lâm sản và cuối cùng là xây dựng và dịch vụ (Bảng 6.5).

Bảng 6.5. Tỉ lệ nữ chủ cơ sở kinh doanh theo loại hình tổ chức và ngành nghề (%)

Nhóm ngành Hộ kiệm Hộ chuyên Doanh nghiệp có đăng ký

Chế biến 10,01 17,08 14,2Công nghiệp, xây dựng 12,27 14,81 9,84Dịch vụ 20,92 30,3 18,06Chung 15,74 22,14 13,91

Tại thành phố, theo điều tra của Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 1998, có 21,26% nữ chủ doanh nghiệp ở Hà Nội và 25,54% ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu tính riêng các hộ kinh doanh, thì tỉ lệ nữ chủ cơ sở có thể lên tới 50%.

Nhờ tính năng động và nhạy bén, các nhà doanh nghiệp nữ thường tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ và sản xuất các mặt hàng mà các doanh nghiệp có quy mô lớn khó bao quát được. Ví dụ, phụ nữ chiếm tỷ lệ khá lớn trong ngành nghề như may đo, dịch vụ ăn uống và buôn bán. Chẳng hạn, năm 1989, Việt Nam có tới 70% thợ may là nữ. Cũng theo số liệu thống kê năm 1989, phụ nữ chiếm 70,8% tổng số những người làm thương nghiệp. Nếu tính riêng thương nghiệp tư nhân, tỷ lệ này là 78,8%.

Giống như ở nhiều nước khác, các nhà doanh nghiệp nữ ít hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Ở khu vực nông thôn, họ thường làm các nghề thủ công, chế biến nông sản hoặc buôn bán. Ở thành thị, họ tập trung vào khu vực dịch vụ và bán lẻ. Điều này phản ánh khá rõ nét bước chuyển đổi về cơ cấu kinh tế. Rõ ràng là phụ nữ nhanh nhạy và tích cực hưởng ứng chính sách của Nhà nước về ưu tiên phát triển sản phẩm nông nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Nhờ vậy mà khối lượng và chất lượng hàng hoá, dịch vụ đã được cải thiện căn bản trong thời gian qua.

Tuy nhiên, điều đặc biệt ở Việt Nam là phụ nữ còn phát huy khả năng kinh doanh của mình trong lĩnh vực tài chính tín dụng phi chính thức.

Nhiều loại tổ chức phi chính thức cho vay, gửi tiết kiệm ở cả nông thôn và thành thị thường do phụ nữ quản lý đã đóng vai trò khá tích cực trong việc huy động vốn trong dân để sản xuất, kinh doanh.

Các nhà doanh nghiệp nữ không chỉ làm tăng của cải vật chất, tạo thêm việc làm và thu nhập cho xã hội mà xét cho cùng còn cải thiện vị thế xã hội của phụ nữ.

Xã hội Việt Nam đang chuyển từ cơ chế kinh tế tập trung - quan liêu - bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực chất đó là quá trình chuyển từ trình độ thấp lên trình độ phát triển xã hội cao hơn. Một xã hội phát triển văn minh và công bằng đòi hỏi phụ nữ phải bình đẳng với nam giới. Việc phụ nữ ngày nay đang tích cực sản xuất, kinh doanh cho thấy họ đang tự khẳng định mình hước hết trong lĩnh vực kinh tế. Tự tạo việc làm và thu nhập sẽ làm giảm bớt sự lệ thuộc kinh tế của phụ nữ vào nam giới. Điều này làm rung chuyển tận gốc tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn rơi rót trong xã hội.

Phong cách quản lý của các nhà doanh nghiệp nữ cũng là khía cạnh lý thú cần nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu bước đầu cho phép phác thảo bức chân dung người phụ nữ làm doanh nghiệp.

Đa số các nhà doanh nghiệp nữ ở thành thị đều đã từng làm việc trong khu vực nhà nước. Điều này đặc biệt rõ đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và kinh tế hộ gia đình. Cùng với xu thế dịch chuyển lao động hiện nay sẽ ngày càng có nhiều cán bộ công nhân viên tham gia kinh doanh. Nhưng tình hình chung sẽ là phụ nữ thiên về tổ chức quản lý các doanh nghiệp quy mô nhỏ và rất nhỏ.

Điều tra điển hình của Ban Quản lý thị trường Hà Nội (10/1987, 10/1989, và 1/1990) cho thấy chỉ có khoảng 30% các hộ kinh doanh có nguồn gốc là tư thương còn trên 60% đã hoặc đang là cán bộ công nhân viên chức (Hoàng Chí Bảo, 1992).

Phụ nữ kinh doanh nhìn chung đều có kinh nghiệm sống, 40% trong số hộ ở độ tuổi 31-40, 56% trên 40 tuổi. Hầu hết những người này đã trải qua một thòi gian công tác nhất định trước khi bát đầu kinh doanh. Nữ doanh nghiệp có trình độ học vấn khá cao so với mặt bằng chung của phụ nữ đô thị. Ví dụ, 18,4% số người được hỏi có trình độ đại học, 30,6% trung cấp kỹ thuật, 18% tốt nghiệp phổ thông trung học. Những con số này có thể thay đổi ít nhiều tuỳ theo loại ngành nghề và khu vực.

Trong số những lý do đưa phụ nữ đến với hoạt động kinh doanh thì lý do kinh tế là chủ yếu. Yêu cầu đảm bảo đời sống và tăng thu nhập cho gia dinh thường là vấn đề được đặt ra đầu tiên và trong nhiều truồng hợp, rất cấp bách. Tuy nhiên, còn có những nguyên nhân khác dẫn phụ nữ đến với kinh doanh như không tìm được việc làm trong khu vực nhà nước, hợp lý hoá công việc gia đình v.v… Muốn thử sức và tự khẳng định bản thân,

mong muốn được độc lập về kinh tế cũng là những động lực thúc đẩy phụ nữ đến với kinh doanh.

Điều rất đáng quan tâm là, trên 80% phụ nữ được hỏi cho biết họ hài lòng với kết quả kinh doanh của mình và 91% phụ nữ kinh doanh đánh giá cuộc sống của gia đình họ khá hơn trước. Thậm chí, một số chị tỏ ra tiếc là đã không bắt đầu kinh doanh sớm hơn, là đã bỏ lỡ nhiều cơ hội và thời gian làm giàu cho gia đình.

Kinh doanh có lãi, đời sống kinh tế khá lên, quan hệ gia đình, họ hàng có phần được củng cố…, song người phụ nữ làm kinh doanh không phải là không còn những khó khăn, lo âu, buồn bực. Không ít phụ nữ thiếu thời gian để chăm sóc con, để quan tâm đến chồng, thiếu thời gian cho các sinh hoạt văn hoá chung trong gia đình, và chịu đựng sự căng thẳng và mệt mỏi kéo dài. Không ít chị tỏ ra lúng túng trong việc kết hợp cuộc sống gia đình, đặc biệt là khía cạnh tinh thần với nhịp điệu khẩn trương và đòi hỏi cao của công việc kinh doanh. Ví dụ, chủ tịch hội đồng quản trị một công ty lớn ở Hà Nội bộc lộ rằng để thành đạt phụ nữ phải phấn đấu ít nhất cũng gấp ba lần đàn ông (Thời báo kinh tế, 1995).

Trong công việc kinh doanh, phụ nữ có những thuận lợi song đồng thời cũng có những khó khăn. Lấy ví dụ về việc huy động vốn, do thường xuyên chú ý đến quan hệ với khách hàng nên phụ nữ gặp thuận lợi hơn trong việc huy động vốn lưu động bằng cách vay bạn bè, người thân quen. Mặc dù vậy, phụ nữ gặp nhiều khó khăn khi tạo dựng doanh nghiệp nhất là trong việc hoàn tất các thủ tục vay vốn từ nguồn chính thức của ngân hàng.

Nhiều phụ nữ đã và đang vượt qua những mặc cảm tâm lý, thành công trong việc tạo việc làm cho bản thân và người khác, mang lại phúc lợi cho gia đình, góp phần thiết thực vào sự ổn định, phát triển và bình đẳng xã hội. Sự phổ biến và thành công của các hoạt động kinh doanh, sự gần gũi của hình ảnh những người kinh doanh, đang tạo ra án tượng ủng hộ và đánh giá tốt đẹp về công việc kinh doanh của phụ nữ.

Rõ ràng không phải là hiện tượng mới, song việc phụ nữ nhanh chóng nắm bắt và thành đạt trong quản lý các hoạt đông sản xuất kinh doanh hiện nay là nhân tố có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh kinh tế phát triển năng động ở nước ta.

Tiềm năng của phụ nữ trong quản lý doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh, vấn đề điều hành các hoạt động kinh doanh của phụ nữ có thể trở thành những đề tài nghiên cứu lý thú trong thời gian tới.

3.2. Phụ nữ quản lý khu vực kinh tế nhà nướcKhác với khu vực ngoài quốc doanh mới phát triển mạnh mẽ trong

những năm 1986-1999, khu vực kinh tế nhà nước đã hình thành từ những năm đầu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1945). Từ đó đến nay, phụ nữ Việt Nam đã sát cánh với nam giới trong hầu hết các lĩnh vực

tổ chức quản lý và điều hành nền kinh tế đất nước. Vì vậy, sẽ là không đầy đủ khi nói đến phụ nữ và doanh nghiệp mà không nhắc đến đội ngũ nữ quản lý xí nghiệp nhà nước và tập thể.

Đặc điểm, tính chất và phạm vi của các quyết định quản lý có thể rất khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, tập thể. Tuy nhiên, trên nhiều khía cạnh của hoạt động quản lý như đầu óc tổ chức, sự quyết đoán, tinh thần trách nhiệm v.v… có thể tìm thấy sự tương đồng giữa các nhà doanh nghiệp và người quản lý ở hai khu vực này.

Vào những năm 60, có thể gập ở các công trường, nhà máy, các hợp tác xã, những phụ nữ tràn đầy nhiệt tình, sần sàng xả thân vì nước, vì tập thể như một hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ mới dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa.

Phụ nữ miền Bắc trong thời kỳ chống Mỹ đã đảm nhận nhiều công việc quản lý và lãnh đạo hợp tác xã, xí nghiệp. Tĩnh đến cuối năm 60, có 3733 phụ nữ là chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã, 45.000 người là đội trưởng, đội phó các đội sản xuất của hơn 20.000 hợp tác xã nông nghiệp. Hàng nghìn phụ nữ đảm nhận các chúc vụ chánh phó giám đốc, chánh phó quản đốc, trưởng phó phòng các nhà máy, xí nghiệp, công ty, cửa hàng.

Nhìn chung, phụ nữ quản lý tỏ ra quyết đoán nhưng mềm dẻo và hợp tình khi giải quyết công việc. Họ có sức động viên và thu hút cao đối với các đồng nghiệp và nhân viên, có trách nhiệm và đặc biệt có ý thức tiết kiệm tài sản tập thể.

Bước chuyển sang cơ chế thị trường trong những năm 80-90 đã đặt các cán bộ quản lý nữ cũng như nam trước những thử thách mới. Trước hết, các nhà quản lý doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh, phải thích nghi với những thay đổi trên thị trường và phải cạnh tranh để nâng cao chất lượng hàng hoá, đảm bảo tiêu thụ được sản phẩm và có lãi. Tiếp theo, hàng loạt những đòi hỏi về tri thức và kỹ năng mới đang đặt ra trước những người quản lý. Cư chế thị trường đang sử dụng một chuẩn chung để đánh giá tài năng của các nhà quản lý, hầu như không có sự phân biệt giữa khu vực Nhà nước và khu vực ngoài quốc doanh.

Sự khác biệt căn bản về chức năng của nhà doanh nghiệp và nhà quản lý dần dần bị thu hẹp. Nếu trước đây, giám đốc doanh nghiệp quốc doanh (bao gồm cả hợp tác xã) chỉ làm chức năng của người quản lý, thì giờ đây họ phải chịu trách nhiệm với tư cách là người đầu tư lấy lãi. Nghĩa là gần giống như nhà doanh nghiệp, những người quản lý trong khu vực Nhà nước phải chịu trách nhiệm cả về việc bảo toàn vốn và tài sản, về việc huy động vốn và làm ăn có lãi. Trước đây, người quản lý doanh nghiệp Nhà nước ít nhiều mang tính thụ động, chờ đợi sự chỉ đạo từ trên và chỉ tổ chức sản xuất theo kế hoạch được giao. Giờ đây, giống như tất cả các nhà doanh nghiệp khác, họ phải năng động bám sát thị trường, nhanh nhạy nắm bắt và xử lý thông tin, kịp thòi đưa ra những quyết định hợp lý.

Nhiều nữ giám đốc, phó giám đốc và cán bộ quản lý trong các cơ quan, xí nghiệp nhà nước và tập thể đã đảm đương rất thành công những vai trò mới này.

Rất nhiều phụ nữ đã tỏ rõ khả năng quản lý của mình bằng cách đưa các doanh nghiệp từ chỗ làm ăn thua lỗ đến chỗ có lợi nhuận, đảm bảo việc làm và nâng cao đời sống cho công nhân. Nhiều cán bộ nữ cũng chú trọng đổi mới thiết bị và công nghệ, tạo dựng và chiếm lĩnh vị trí xứng đáng trên thị trường bằng cách đưa ra các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng và uy túi. Trong số này có thể kể đến các nhà quản lý nữ trong các doanh nghiệp như Nhà máy bia Đông Nam Á, Nhà máy kẹo Hải Hà, Công ty Tàu biển miền Nam, Công ty Phát hành sách thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Giầy Thượng Đình, và Công ty Dệt Phong Phú v.v… (Báo Lao động ngày 1/3/2000).

Tuy vậy, đội ngũ nữ cán bộ quản lý trong khu vực nhà nước đang bộc lộ những hạn chế cả về mặt số lượng và chất lượng nhất là khi đúng trước yêu cầu đổi mới và cơ cấu lại khu vực này.

3.3. Cơ cấu và nhu cầu phát triển cán bộ quản lý nữTheo số liệu thống kê chưa đầy đủ, vào đầu những năm 1980, phụ

nữ quản lý doanh nghiệp chỉ chiếm dưới 5% trong tổng số các chức vụ lãnh đạo (Bảng 6.6).

Bảng 6.6. Sô lượng và tỉ lệ (%) nữ trên tổng chức vụ lý doanh nghiệp, 1981

Chức vụ Số lượng Tỉ lệGiám đốc xí nghiệp Trung ương (*) 21 2,6Phó giám đốc xí nghiệp Trung ương (*) 66 4,8Giám đốc xí nghiệp địa phương (**) 16 1,8Phó giám đốc xí nghiệp địa phương (**) 57 4,4

Chú thích: (*) Số liệu của Bộ, ngành; (**) Số liệu của 23 tình thành

Vào đầu những năm 1990, cán bộ quản lý cấp cao như bộ, thứ trưởng là nữ chỉ chiếm dưới 10% tổng số chức vụ và tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực xã hội như chăm sóc trẻ em, y tế, giáo dục. Tỷ lệ cán bộ nữ là tổng và phó tổng giám đốc các cơ sở kinh tế hiện còn quá thấp, chiếm dưới 5%. Mặc dù, số lượng và tỉ lệ nữ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp đều tăng dần, ví dụ từ 210 người năm 1992 đến 323 người năm 1996 (Bảng 6.7).Năm Bộ trưởng Thứ trưởng Vụ trưởng Giám đốc Phó GĐ

SL % SL % SL % SL % SL %1992 4 9.5 11 7.0 30 13.3 17 2.7 148 4.31996 5 11.9 25 7.3 46 13.0 25 4.0 138 4.0

Nữ quản lý chủ yếu đang phát huy năng lực ở cấp cơ sở, địa phương với cương vị thường là phó, trợ giúp cho giám đốc là nam. Nghiên cứu 260

doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng năm 1995 cho thấy, trong số hơn 260 nhà quản lý quan trọng nhất của doanh nghiệp, nữ chỉ chiếm khoảng 10%; trong khi đó, nữ chiếm gần 28% trong số hơn 250 chức vụ quản lý được coi là quan trọng thứ hai của doanh nghiệp.

Năm 1993, số lượng nữ cán bộ quản lý có tăng lên ở một số ngành. Tuy nhiên, tỷ lệ vẫn còn thấp, lại tập trung nhiều vào cấp phó. Tình trạng này là phổ biến, không chỉ đối với những ngành tương đổi ít lao động nữ như ngành Năng lượng mà ngay cả ở những ngành đông nữ như ngành Thương mại. Năm 1993, có 11,2% nữ giám đốc và 8% nữ tổng giám đốc trên tổng số chức vụ ngành Thương mại, tỷ lệ cấp phó là nữ tương ứng là 12% và 14%, con số này của ngành Năng lượng là thấp hơn (Bảng 6.8).

Bảng 6.8. Tỷ lệ (%) nữ cán bộ quán lý trên tổng ngành Năng lượng và Thương mại, 1993

Cấp quản lý Năng lượng Thương mạiDoanh nghiệp và tương đương- Trưởng phòng- Phó phòng- Giám đốc- Phó giám đốc

7,069,911,545,76

11,212,016,826,6

Tổng công ty và tương đương- Trưởng phòng- Phó phòng- Giám đốc- Phó giám đốc

6,2415,18

-2,41

6,0(*)17(*)8,014,0

(*) Tỷ lệ trưởng, vụ phó

Thực tế này một mặt cho thấy còn có nhiều tiềm năng để phát triển đội ngũ nữ quản lý doanh nghiệp trong thời gian tới. Mặt khác, thực tiễn quản lý cũng làm bộc lộ những vấn đề mới không chỉ đối với bản thân cán bộ nữ mà cả đối với các cán bộ quản lý nói chung làm các nhà chính sách phải quan tâm và giải quyết.

Đội ngũ nữ cán bộ quản lý hiện nay ở các lĩnh vực, các ngành và các cấp mặc dù còn nhỏ và đang phải đối diện với nhiều thử thách, khó khăn, song là một lực lượng kinh tế - xã hội vô cùng quan trọng. Đội ngũ nữ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp luôn đi đầu trong công cuộc đổi mới, bắt đầu từ hoạt động đổi mới, năng động, sáng tạo nhằm tạo việc làm cho bản thân và giả đình. Phụ nữ tích cực gây dựng và quản lý các doanh nghiệp trụ vững và phát triển trong cơ chế thị trường và nhất là tham gia hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung, cũng như trong từng ngành và lĩnh vực phụ trách nói riêng.

Đội ngũ các nhà quản lý nữ đang ngày một tăng lên về số lượng và nâng cao về chất lượng dưới ánh sáng của tinh thần đổi mới. Có thể nói, các nhà quản lý nữ là lực lượng tiềm tàng to lớn mà phong trào phụ nữ

đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Thật khó hình dung kết quả của công cuộc đổi mới kinh tế cho đến nay cũng như việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội sắp tới mà thiếu sự tham gia của cán bộ và các nhà quản lý nữ.

Mục tiêu phát triển đến năm 2000, được nêu trong Báo cáo quốc gia về Phát triển xã hội của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về phát triển xã hội ở Copenhagen, Đan Mạch, tháng 3 năm 1995, đã đề cập tới việc tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào công tác quản lý. Kế hoạch Hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ tới năm 2000 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định 822/TTg ngày 4/10/1997) đề ra các chỉ tiêu phẩn đấu cụ thể bao gồm: đạt từ 20 đến 30% cán bộ nữ trong các cơ quan dân cử các cấp; đạt từ 15 đến 20% cán bộ nữ trong các cấp chính quyền và cơ quan tư vấn. Đối với các bộ, ngành đông nữ cần có phụ nữ tham gia lãnh đạo chủ chốt; đối với các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước có từ 30% nữ trở lên cần có cấp trưởng hoặc phó là nữ.

Để thực hiện mục tiêu nêu trên, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ được giao nhiệm vụ chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các tổ chức đoàn thể nhằm triển khai các biện pháp cụ thể. Ba nội dung trọng tâm được xác định nhằm thực hiện mục tiêu đề ra là quy hoạch đội ngũ cái) bộ nữ, nâng cao kiến thức và năng lực quản lý cho cán bộ nữ và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ nữ.Chương 7: PHỤ NỮ VÀ GIA ĐÌNH

1. Hôn nhân và phụ nữ1.1.Tình trạng hôn nhân và gia đìnhSo với chế độ hôn nhân thiếu tiến bộ của xã hội cũ trước đây, chế độ

tự do hôn nhân ở nước ta ngày nay là một tiến bộ lớn trên con đường giải phóng phụ nữ và nam giới. Được pháp luật bảo hộ và xã hội ủng hộ, nám nữ ngày càng có nhiều cơ hội và quyền lựa chọn hơn trước trong việc tìm bạn đời, kết hôn và sinh con. Luật Hôn nhân và gia đình 1986 có nêu: “Nam và nữ tự nguyện tìm hiểu và quyết định việc kết hôn. Không bên nào được ép buộc bên nào, không ai được cản trở hôn nhân tự nguyên, tiến bộ”.

Tuy vậy, khi thực hiện quyền này, phụ nữ vẫn còn chịu những áp lực lớn hơn nam giới từ xã hội và người xung quanh. Chẳng hạn, do chịu nhiều ràng buộc hơn nam giới về tuổi tác, khi xây dựng gia đình, phụ nữ có xu hướng kết hôn sóm. Ở nhiều vùng nông thôn, phụ nữ ngoài 30 hoặc thậm chí khoảng 25 tuổi mà chưa xây dựng gia đình thường bị cho là “ế”, “quá thì” khó lấy chồng. Trong khi đó, nam giới ở tuổi 30 được coi là “đang xoan”, tuổi có nhiều hứa hẹn và lựa chọn. Như vậy rõ ràng là thời gian và quan niệm xã hội thường không ủng hộ phụ nữ trong việc chọn lựa và quyết định kết hôn với người đàn ông phù hợp với sở thích, nguyện vọng của mình.

Thực vậy, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nữ thường thấp hơn nam giới khoảng 1,3 năm nếu tính trên cả nước. Tuổi kết hôn trung bình của nữ là 23,2 của nam là 24,5 (Bảng 7.1). Khoảng cách này còn lớn hơn khi xét tới khu vực nông thôn và thành thị.

Bảng 7.1. Tuổi kết hôn trung bình của nữ, nam theo thành thị, nông thôn và toàn quốc, 1989

Nữ Nam Chênh lệchThành thị 24,7 26,5 1,8Nông thôn 22,7 23,4 0,7Toàn quốc 23,2 24,5 1,3

Ở thành thị, phụ nữ thường có xu hướng tìm việc làm ổn định và có nghề nghiệp chuyên môn trước khi xây dựng gia đình. Do đó, tuổi kết hôn trung bình của nữ ở thành thị cao hơn ở nông thôn tới 2 năm; nam giới ở thành thị cũng lấy vợ muộn hơn ở nông thôn tới 3,1 năm.

Các yếu tố về chính sách, hoàn cảnh kinh tế và dư luận xã hội về hôn nhân ảnh hưởng không nhỏ tới việc phụ nữ thực hiện tự do hôn nhân. Ví dụ, do không muốn mang tiếng là “không chồng mà chửa” nên phần lớn phụ nữ chưa có chồng mà có con khi xác định tình trạng hôn nhân của mình thường khai là có chồng. Điều này giải thích tại sao số nam giới hiện đang có vợ gồm 11.890 nghìn người lại thấp hơn số phụ nữ đang có chồng, 12.487 nghìn người năm 1989 (Tổng cục thống kê, 1991); Tỷ lệ nữ sống đơn thân do ly dị, ly thân, goá bụa cao hơn nam giới khoảng 4 lần cho thấy điều kiện và cơ hội tái giá của phụ nữ thấp hơn nhiều so với nam giới (Bang 7.2).

Bảng 7.2. Tình trạng hôn nhản theo giới khu vực của dân số từ 12 tuổi trở lên, 1993 (%)

Hiện có vợ/chồng Ly dị Ly

thân Góa Chưa từng kết hôn

Tổng cộng

NữNam

53,7157,99

1,380,33

1,240,33

9,952,00

33,7239,34

100100

Nông thônThành thị

56,5952,10

0,681,64

0,840,72

0,295,97

35,630,08

100100

Chính sách phân chia ruộng đất ở nông thôn và quy định cấp nhà, đất trước đây ở thành thị đều tính đến yếu tố xây dựng gia đình. Ở nông thôn, sau khi kết hôn, cặp vợ chồng trẻ có thể tách ra thành một hộ độc lập và được cấp một diện tích đất đai tương ứng bao gồm đất canh tác và thổ cư. Điều này phần nào giải thích vì sao ở làng quê Việt Nam số lượng

gia đình hạt nhân, chỉ có vợ chồng và con cái, lại nhiều hơn hẳn số gia đình mở rộng gồm nhiều thế hệ. Có thể là động cơ kinh tế với mong muốn có thêm mộng đất và sức lao - động đã chi phối đáng kể hành vi hôn nhân (Lê Thi, 1995).

Trong khu vực kinh tế Nhà nước, đặc biệt là ở thành thị trước đây, những người có gia đình bao giờ cũng có ưu thế hơn người độc thân trong việc hưởng thụ các chế độ chính sách. Chẳng hạn, trong khi những người độc thân không được nhận nhà, hoặc phải ở chung với nhiều người khác, thì người có gia đình thường dễ dàng hơn trong việc xin nhà, đất.

Hiện nay, chế độ bao cấp về nhà, đất, điện, nước v.v… đang bị xoá bỏ, song vẫn còn thấy có sự phân biệt đối xử căn cứ vào tình trạng hôn nhân. Điều này rõ ràng hạn chế quyền quyết định kết hôn hay không kết hôn, sống độc thân hay xây dựng gia định, ở cả hai giới nhưng đặc biệt là phụ nữ.

Có rất ít nghề nghiệp như nghề thư ký mở rộng cửa đón nhận phụ nữ chưa có gia đình. Phần lớn cơ quan xí nghiệp thường tỏ ra ngai tiếp nhận những lao động nữ chưa có gia đình, thậm chí chưa con cái. Bởi doanh nghiệp và các cơ quan không muốn thêm gánh nặng trách nhiệm và chi phí cho việc thực hiện chế độ nghỉ đẻ hay con ốm của phụ nữ rất có thể sẽ xảy ra.

Tệ nạn tảo hôn vẫn còn tồn tại dai dẳng ở nông thôn, đặc biệt là ở miền núi và vùng cao. Theo thống kê chính thức, tỉ lệ nữ kết hôn ở tuổi 13-14, chiếm 0,7%; kết hôn ở tuổi 15-17 chiếm 4,7% tổng số người đăng ký kẹt hôn ở nông thôn (Tổng cục thống kê, 1991). Ở một số dân tộc thiểu số, ví dụ Tày, Nùng, Thái, tỉ lệ kết hôn trước tuổi luật định cao hơn, chiếm 7 -14% (Đỗ Thuý Bình, 1995). Tỉ lệ này có thể còn cao hơn ở một số các dân tộc ít người khác.

Ly hôn thường được coi là mặt trái của hôn nhân. Vì vậy các số liệu về ly hôn thường được sử dụng để đánh giá về tình hình hôn nhân.

Thực ra, về khía cạnh nào đó ly hôn cũng có mặt “tích cực”, giống như “thuốc đắng dã tật”. Khi cuộc hôn nhân không còn dựa vào tình yêu, không còn bảo đảm hanh phúc cho mỗi thành viên gia đình thì ly hôn không phải là giải pháp cực đoan mà là một sự lựa chọn cần cân nhắc quyết định. Đáng chú ý là phụ nữ thường chủ động giải quyết những mâu thuẫn như vậy. Thực vậy, có tới 35% số đơn ly hôn là của vợ so với 24% là của chồng. Theo số liệu của ngành toà án, trong vòng năm năm trở lại đây, trung bình mỗi năm có khoảng 20.000 phụ nữ đưa đơn và được tòa chấp nhận ly hôn vì lý do họ là nạn nhân của bạo lực do chồng gây ra (Báo Lao động ngày 14/4/2000).

1.2. Một mình mẹ sinh conTỉ lệ người sống độc thân thấp ở độ tuổi 35-49 có 2,9% nam và 7,4%

nữ, các tỉ lệ này ở đô thị cao gấp đôi so với ở nông thôn. Các con số này

chứng tỏ xu hướng sống độc thân - chủ nghĩa độc thân ở một số nước công nghiệp phát triển xa lạ với người Việt Nam. Tuy nhiên, ở đây cũng cần nói tới một bộ phận phụ nữ sống độc thân, không xây dựng gia đình vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Điều mà xã hội cần quan tâm là trong mọi hoàn cảnh người phụ nữ luôn có nhu cầu thiết tha về đứa con do chính mình sinh ra. Để đạt mục đích này, họ có quan hệ tình dục với một hoặc vài người đàn ông với nghĩa là và thế là hiện tượng xã hội “một mình mẹ sinh con” trở nên thường gặp hơn, nhất là từ khi có các điều khoản quy định không phân biệt đối xử con ngoài giá thú. Nhưng, tình hình đó có ảnh hưởng đến hạnh phúc, hôn nhân của người khác không? Có làm cho đàn ông trở lại tục đa thê không? (Lê Thị Nhâm Tuyết, 1995).

Trong cuộc sống, phụ nữ thường bị gắn cho trách nhiệm nặng nề hơn nam giới là phải xây dựng gia đình, phải sinh con, thậm chí là con trai. Nhiều người còn cho đây là “bổn phận”, “thiên chức” của đàn bà, mà nếu họ không thực hiện thì bị xem là không bình thường.

Nguyên nhân sâu xa ở đây một phần là sự lệ thuộc về kinh tế của phụ nữ vào nam giới và con cái. Một phần do quan niệm coi việc sinh con là thước đo có giá trị nhất đối với người phụ nữ. Hay nói cách khác, coi người phụ nữ như một phương tiện không khác gì một “máy đẻ”. Ngoài ra còn là tâm lý trông cậy vào đứa con khi về già, là hy vọng có người hương khói khi cha mẹ khuất núi… Do vậy, có thể nói, chừng nào dịch vụ xã hội và sự hỗ trợ của Nhà nước còn hạn chế thì cách nghĩ đó còn có điều kiện phát triển và phụ nữ còn phải chịu gánh nặng về tâm lý - xã hội là phải lấy chồng, phải sinh con, nuôi con.

Điều hết sức ngạc nhiên là có cả những công trình nghiên cứu cố tình chứng minh cho sự không bình thường và nỗi bất hạnh của những ai chậm hoặc không xây dựng gia đình. Ngay cả những cặp vợ chồng không có con cũng bị coi là có cuộc sống buồn tẻ và tuyệt vọng. Những gia đình có một con hoặc chỉ có con gái thường bị xem là ích kỷ hoặc đáng thương. Liệu có đúng như vậy không? Có đúng là chỉ khi nào có gia đình, có con cái thì con người mới có hạnh phúc thực sự không?

Chưa có cơ sở để trả lời khẳng định đối với những câu hỏi này. Song rõ ràng là có những dấu hiệu chuyển biến lớn trong nhận thức và quan niệm về hôn nhân, gia đình và con cái. Việc luật pháp và dư luận xã hội không phân biệt đối xử, thậm chí còn thông cảm với hiện tượng “một mình mẹ đẻ con” là một minh họa. Quan trọng hơn, điều này cho thấy bắt đầu có sự tách biệt phạm trù hôn nhân ra khỏi phạm trù sinh đẻ, có nghĩa là không nhất thiết phải xây dựng gia đình mới được quyền sinh đẻ và nuôi dạy con, hoặc cứ xây dựng gia đình là phải sinh đẻ con cái.

2. Gia đìnhKhái niệm gia đình ở đây có nội dung gần với khái niệm hộ gia đình.

Tức là gia đình bao gồm những người có quan hệ hôn nhân hay ruột thịt

hoặc nuôi dưỡng, về mặt pháp lý, mỗi gia đình hay hộ gia đình đều có đăng ký hộ khẩu ghi rõ số nhân khẩu và họ tên chủ hộ cùng từng thành viên và quan hệ với chủ hộ. Một gia đình có thể có nhiều hộ và ngược lại.

Gia đình Việt Nam ngày nay có nhiều dấu hiệu khác với gia đình truyền thống. Thứ nhất, có bằng chứng cho thấy hình thức khá phổ biến của gia đình hiện nay là gia đình hạt nhân và gia đình quy mô nhỏ khoảng 4-6 người. Điều tra năm 1990 cho thấy, gia đình hai thế hệ chiếm khoảng 2/3 tổng số gia đình trong cả nước, trong khi đó gia đình ba thế hộ trở lên chỉ chiếm khoảng dưới 25%, gia đình có quy mô 4 - 6 người chiếm gần 60% (Tương Lai, 1991).

Khác với gia đình mở rộng gồm nhiều thế hệ, gia đình hạt nhân gồm hai thế hệ là cha mẹ và con cái. Nếu gia đình mở rộng xây dựng chủ yếu trên nền tảng quan hộ huyết thống họ hàng, thì gia đình hạt nhân dựa vào quan hệ hôn nhân một vợ một chồng.

Đặc điểm thứ hai liên quan tới vị trí người phụ nữ trong gia đình. Không giống với gia đình phong kiến kiểu Trung Quốc luôn coi trọng quan hệ đằng nội, quan hệ giữa cha và con trai, gia đình truyền thống Việt Nam tôn trọng vai trò người phụ nữ. Trước kia dưới chế độ phong kiến, “Quốc triều hình luật” của thời Lê Thánh Tông (năm 1483) và “Hoàng Việt luật lệ” của thời Gia Long (1802-1820) đã phản ánh sự tiến bộ của quan niệm và luật pháp Việt Nam so với Trung Quốc đương thời về vị trí, vai trò phụ nữ trong xã hội. Quan niệm bình đẳng nam - nữ tròng hôn nhân, trong các quan hệ tài sản đã được pháp lý thừa nhận. Ví dụ, pháp luật lúc bấy giờ không phân biệt quyền hưởng tài sản của cha mẹ giữa con trai và con gái; pháp luật bảo vệ người phụ nữ nào có công nuôi dưỡng chăm sóc cha mẹ chồng khi còn nghèo hèn, đến khi giàu sang lại bị người chồng thay lòng đổi dạ, hắt hủi, trong trường hợp này người chồng bị xử tội giáng chức hay bắt đi phục dịch (Phạm Thanh Vân, 1999).

Tuy vậy, ngày nay khi hỏi một người phụ nữ ai là người chủ trong gia đình thì “theo truyền thống họ không ngần ngại trả lời ngay: đàn ông.

Thực ra, trong nhiều gia đình phụ nữ mới là người có thực quyền. Họ quản lý, điều hành và thực hiện các loại công việc trong gia đình từ sinh đẻ, nuối dạy con cái đến quản lý chi tiêu, các mối quan hệ trong và ngoài gia đình. Phụ hữ còn tích cực tham gia các công việc vốn được coi là việc lớn của đàn ông như làm nhà, lập nghiệp hay dựng vợ gả chồng cho con cái. Điều này được phản ánh trong quan niệm dân gian “Lệnh ông không bằng cồng bà”, hay cách gọi “vợ chồng” chứ không phải là vợ v.v…

Đặc điểm thứ ba là quan niệm truyền thống về gia đình luôn nhấn manh tới yếu tố đoàn kết nhất trí kiểu “thuận vợ thuận chồng”. Điều này khác với tư tưởng phong kiến luôn muốn khép người phụ nữ vào khuôn phép, phải tuân theo đạo tam tòng tức là phục tùng đàn ông. Nói cách khác, quan hệ trong gia đình Việt Nam ngày nay đang tùng bước bứt ra

khỏi những ràng buộc của những tư tưởng và hủ tục phong kiến đối với người phụ nữ và gia đình.

Ở nông thôn cũng như ở thành thị, việc tách hộ ra ở riêng hay sinh con là cách làm hợp pháp và nhanh nhất để có một cuộc sống độc lập. Tuy vậy, địa vị chung của người phụ nữ trong gia đình lại. không hoàn toàn bình đẳng với nam giỏi.

Là một thành viên trong một đơn vị kinh tế là hộ gia đình, người phụ nữ thường phải chủ động và có trách nhiệm, nếu không muốn nói là hơn nam giới, trong việc lo cơm áo gạo tiền cho gia đình. Bên cạnh đó, cùng với những công việc nội trợ đã bị phân công theo cách truyền thống, phụ nữ còn phải gánh trách nhiệm sản xuất ra của cải vật chất đảm bảo cho gia đình tồn tại và phát triển. Trong khi đó, tiếng nói quyết định của họ trong gia đình còn bị hạn chế.

3. Giới: sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đìnhSức khỏe sinh sản (SKSS) là một khái niệm mới. Lúc đầu, vào năm

1975, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa sức khỏe tình dục là “Sự tổng hợp các khía cạnh thể chất, tình cảm, tri thức và xã hội của con người có tính dục, sao cho cuộc sống con người phong phú, tốt đẹp hơn về nhân cách, về giao tiếp và tình yêu”.

Định nghĩa về sức khỏe sinh sản được đưa ra tại Hội nghị Cairo năm 1994: “SKSS là tình trạng hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội và không chỉ là không có bệnh tật hay không bị tàn tật về cả những gì có liên quan tới hệ thống sinh sản, chức năng và quá trình sinh sản. Như thế, SKSS có nghĩa là mọi người đều có thể được hưởng một đời sống tình dục an toàn và thỏa mãn, có khả năng sinh sản và được tự do quyết định có sinh hay không, sinh khi nào và sinh bao nhiêu. Điều cuối cùng là, nam và nữ có quyền được tiếp cận với thông tin và với các biện pháp kế hoạch hoá gia đình an toàn, hiệu quả, vừa túi tiền, có thể chấp nhận được và được tự lựa chọn, cũng như các biện pháp khác để điều hòa sinh sản mà không trái với pháp luật”.

Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân được Quốc hội nước ta thông qua năm 1989 đã quy định “Nghiêm cấm hành vi gây trở ngai hoặc cưỡng bức trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình” và “Phụ nữ có quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng…” Nhưng vấn đề nảy sinh là mỗi năm ở Việt Nam có trên một triệu ca nạo hút thai, điều hòa kinh nguyệt. Năm 1998, cứ ba trường hợp phụ nữ mang thai thì một trường hợp kết thúc bằng nạo hút thai. Số lượng ca đẻ trên ca nạo hút thai là 1/1 làm cho Việt Nam trở thành nước có tỉ lệ nạo hút thai cao nhất thế giới. Nạo hút thai nhiều đối với phụ nữ là nguyên nhân của sự suy giảm sức khỏe thậm chí ảnh hưởng xấu trực tiếp tới sực khỏe của phụ nữ và trẻ em. Ví dụ, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh ở miền núi phía Bắc là 56/1000 và tỉ lệ tử vong của sản phụ vùng núi cao gấp bốn lần so với vùng đồng bằng, mức cao nhất là 16/10000 ca

sinh đẻ. Các nguyên nhân tử vong sản phụ thường xảy ra là sản giật, băng huyết, thủng dạ con, nhiễm trùng v.v…

Những năm gần đây, không riêng ở vùng núi mà trong cả nước, tai biến sản khoa đang đặt ra những vấn đề rất đáng quan tâm. Tỉ lệ tai biến sản khoa ở nước ta năm 1997 là 0,72%o, năm 1998 là 0,73%, có nghĩa là cứ 10.000 ca sinh thì có 73 ca tai biến. Số tỉ vong mẹ cũng tăng lên từ 190 ca năm 1997 lên 272 ca năm 1998, nâng tỉ lệ tử vong mẹ từ 17 lên 25 trên 100.000 ca sinh con sống (Nguyễn Đức Vy 1999). Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế còn hạn chế. Mặc dù trong cả nước chỉ có 545 xã (chiếm 5% tổng số) không có trạm y tế, nhưng số liệu khảo sát cho thấy mức độ sử dụng các cơ sở này cho việc chữa bệnh chỉ đạt 40% (Bộ Y tế và UNICEF, 1999). Dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ ở một số xã vùng sâu, vùng xa chỉ đạt 20%. Số bà mẹ mang thai có đăng ký khám thai trong toàn quốc chỉ đạt 56% và sô lần khám thai mới đạt 1,6 lần trên mẹ, lân mang thai (Bộ Y tế, 1998).

Nguyên nhân khác là hiểu biết về sức khỏe sinh sản của phụ nữ còn hạn chế. Một nghiên cứu ở Thái Bình cho thấy 38% sản phụ không kể được một dấu hiệu nào của tai biến sản khoa, phần lớn chỉ biết đến băng huyết sau khi sinh. Cũng theo nghiên cứu này, một nguyên nhân quan trọng khác là do phụ nữ thiếu vị trí kinh tế và tiếng nói quyết định trong gia đình. Gần 50% số sản phụ tham gia nghiên cứu cho biết họ không có quyền quyết định việc vào bệnh viện cấp cứu mà phải phụ thuộc vào quyết định của người khác, trong đó 27% là từ chồng (Phạm Đức Dụ, 1999).

Tình trạng nạo hút thai khá phổ biến ở Việt Nam. Phần nào cho thấy sự lựa chọn đối với các biện pháp tránh thai và công tác tư vấn SKSS còn nhiều hạn chế. Đáng chú ý là không chỉ những phụ nữ có chồng mà còn có không ít các em gái chưa đến tuổi lấy chồng cũng đi nạo hút thai. Theo báo cáo, 25% trường hợp nạo hút thai là các em gái dưới 18 tuổi. Điều này cho thấy sự hiểu biết và thực hành các biện pháp tránh thai còn rất hạn chế ở lứa tuổi vị thành niên và tiềm ẩn nguy cơ mắc nhiễm các loại bệnh đường tình dục kể cả HIV/AIDS. Theo ước tính, số phụ nữ chưa chồng chiếm tới 30% số ca nạo phá thai năm 1997; khoảng 50% số người nhiễm HIV mới được phát hiện là thuộc nhóm tuổi dưới 30 năm 1999.

Trong số các em vị thành niên được hỏi, chỉ có chưa đến một nửa số em biết đến các biện pháp tránh thai trước khi có quan hệ tình dục lần đầu tiên. Số em áp dụng biện pháp tránh thai chỉ chiếm khoảng một phần ba trong tổng số những em đã quan hệ tình dục.

Tình trạng sử dụng biện pháp tránh thai của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hiện có chồng đã tăng lên trong những năm qua. Nhưng đến năm 1997 vẫn còn tới 24,7% phụ nữ không sử dụng biện pháp tránh thai nào. Trong số các biện pháp tránh thai thông dụng nhất đối với phụ nữ là dụng

cụ tránh thai thường gọi là vòng tránh thai. Trong khi đó chỉ có khoảng 6% nam giới dùng bao cao su để tránh thai (Bảng 7.3).

Bảng 7.3. Tình trạng sử dụng biện pháp tránh thai của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hiện có chồng, 1988-1997 (%)

Biện pháp tránh thai 1988 1994 1997Có sử dụngKhông sử dụng

53.246.8

65.035.0

75.324.7

1. Dụng cụ tránh thai2. Uống thuốc tránh thai3. Tiên thuốc tránh thai4. Bao cao su cho nam5. Triệt sản nữ6. Triệt sản nam7. Tính vòng kinh8. Xuất tinh ngoài9. Khác

33,10,2

-1,22,70,38,17,00,3

33,32,10,24,03,90,2

10,011,20,3

38,54,30,25,96,30,57,3

11,90,3

Tỉ lệ phụ nữ triệt sản cao gấp nhiều lần so với nam giới. Điều này phản ánh quan niệm phổ biến của xã hội coi phụ nữ là người chịu trách nhiệm chính trong công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình nói chung và sử dụng biện pháp tránh thai nói riêng.

Trong số các cặp vợ chồng chưa có con trai, 43,8% người được hỏi cho biết họ có thái độ bình thường, nhưng 25,7% tỏ rõ quyết tâm có con trai bằng được và 10,4% cảm thấy buồn vì không có con trai. Trong số phụ nữ có chồng được hỏi, 45% cho biết họ muốn sinh một con trai, 49% muốn sinh hai con trai, về lý do quyết tâm sinh con trai, 48,5% các cặp vợ chồng nói là muốn “có nếp có tẻ” 34,1% - muốn có con trai nối dõi tông đường, 13,7% - phụng dưỡng tuổi già, số còn lại nêu những lý do khác. Qua đó thấy rằng phụ nữ còn chịu áp lực xã hội (chồng, gia đình và những người xung quanh) trong việc sinh đẻ.

4. Phân công lao động trong gia đình4.1 Các loại lao động gia đìnhPhân công lao động giữa vợ chồng là hình thức biểu hiện rõ rệt nhất

của vị trí và vai trò người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Thông qua sự phân công lao động theo giới có thể thu nhận thông tin về công cuộc giải phóng phụ nữ được thực hiện thế nào trong các gia đình, cũng như gia đình có thể tác động như thế nào đến sự phát triển của phụ nữ.

Có thể chia lao động gia đình thành hai loại. Một loại gồm những hoạt động kinh tế tạo ra sản phẩm hàng hoá hay thu nhập. Một loại lao động gồm những công việc không trực tiếp tạo ra hàng hoá hay thu nhập bằng tiền mà phụ nữ thường phải đảm đương trong gia đình.

Thực tế công việc trong gia đình rất nhiều, để dễ theo dõi và nắm bắt, có thể phân chia thành một số nhóm chính theo nội dung như sau:

- Công việc nội trợ (bao gồm chợ búa, cơm nước, giặt giũ, may vá, thu dọn nhà cửa, vườn tược…)

- Công việc chăm sóc, nuôi dạy con cái (đưa con đi học và đi chơi, tắm rửa và cho con ăn…)

- Công việc quan hệ đối ngoại (thăm viếng họ hàng, bạn bè, người thân, họp tại địa phương, họp phụ huynh…)

- Và việc ra quyết định quan trọng khác (việc hiếu, hỉ, xây nhà, mua sắm các vật dụng đắt tiền…).

Đặc điểm nổi bật nhất của các loại công việc gia đình là không trực tiếp tạo ra hàng hoá và thu nhập, song lại tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần to lớn không chỉ đối với phụ nữ mà còn đối với cả gia đình và xã hội. Đặc điểm thứ hai gắn với truyền thống gia đình Việt Nam. Đó là người phụ nữ luôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức và thực hiện các công việc gia đình.

4.2 Một số kiểu phân công lao động theo giới ở gia đìnhMặc dù có một số khác biệt giữa các nhóm phụ nữ khác nhau, song

phân công lao động gia đình giữa vợ chồng có khuynh hướng chung, thống nhất. Thứ nhất, là mô hình phân công lao động theo thiên chức gọi tắt là mô hình thiên chức. Trong mô hình này, phần lớn các loại công việc trong gia đình do người phụ nữ thực hiện là chủ yếu. Thực vậy, chỉ có dưới 5% các gia đình ở mọi thành phần, công nhân (ngoài quốc doanh, quốc doanh), nông dân và trí thức có chồng là người thực hiện chính công việc nội trợ (Bảng 7.4 và Biểu đồ 7.1 - Số liệu điều tra 1993, Đề tài KX04-08).

Đối với công việc chăm sóc và nuôi dạy con cũng có xu hướng tương tự. Hỏi ai là người chủ yếu thực hiện việc nuôi dạy con? Các câu trả lời cho thấy có tới trên 30% gia đình có vợ là người thực hiện chính, trong khi đó chỉ có dưới 5% gia đình - chồng là người chính.

Thứ hai là mô hình kết hợp vai giới, mô hình này phụ thuộc vào loại công việc và thành phần nghề nghiệp của gia đình. Trong các nhóm gia đình, gia đình trí thức có tỷ lệ phụ nữ thực hiện công việc nội trợ thấp nhất, 42% trí thức so với 87% nông dân (Bảng 7.4). Có thể giải thích rằng ở gia đình có trình độ học vấn thì cơ hội bình đẳng trong phân công lao động giữa vợ và chồng lớn hơn. Tuy vậy còn có lý do để cho rằng quan niệm phong kiến coi công việc nội trợ là của phụ nữ còn khá nặng nề trong các nhóm gia đình khác.

Công việc chăm sóc và nuôi dạy con cái thường phức tạp, đòi hỏi có sự tham gia của cả chồng và vợ. Nhìn chung đó không phải là công việc thuần tuý nội trợ vì liên quan đến dạy chữ, dạy người.

Bảng 7.4. Vợ chồng thực hiện công việc trợ trong gia đình công nhân, nông dân và tri thức (%)

Chung Công nhân quốc doanh Công nhân ngoài quốcdoanh Nông. dân Tríthức

ChungCông nhân

quốc doanh

Công nhân ngoài quốc

doanhNông dân

Trí thức

Vợ 62,3 61,4 58,8 87,0 42,0Chồng 3,3 4,0 1,5 2,9 5,0Cả hai 34,4 34,6 39,7 10,1 53,0

Biểu đồ 7.1. Phân công lao động gia đình giữa vợ và chồng (%)

Một tỉ lệ đáng kể người trả lời cho biết trong gia đình họ cả hai vợ chồng cùng tham gia vào công việc này (Bảng 7.5). Ở nông thôn, nhiều cặp vợ chồng vẫn cho rằng, nuôi dạy con cái chủ yếu là nặng về nuôi, tức là cho ăn, cho uống và là công việc nội trợ. Vì vậy gia định nông dân có tỷ lệ phụ nữ chăm sóc con cái cao 62,4% (Biểu đồ 7.2). Bảng 7.5. Vợ chồng nuôi dạy con cái trong gia đình công nhân, nông dân và trí thức (%)Người thực hiện chính Chun

gCông nhân

quốc doanh

Công nhân ngoài quốc

doanhNông dân

Trí thức

Vợ 37,8 25,0 23,9 62,4 40,0Chồng 5,5 5,6 3,2 12,3 1,0Cả hai 56,7 69,4 72,9 25,3 59,0

Biểu đồ 7.2. Vợ và chồng trong việc nuôi dạy con

Có 40% phụ nữ trí thức là người thực hiện chính công việc chăm sóc, nuôi dạy con cái. Phải chăng trong gia đình có người mẹ là trí thức thì công việc này được cả hai vợ chồng quan tâm hơn? Rất có thể là trong những gia đình này do việc nuôi dạy con không chỉ đơn thuần là cho con ăn mặc mà còn là dạy dỗ nên thu hút nam giới chủ động tham gia.

Ngay cả trong những trường hợp vợ và chồng cùng tham gia vào công việc gia đình thì gánh nặng lao động chủ yếu vẫn được đặt trên vai người phụ nữ. Phỏng vấn các cặp vợ chồng cho thấy ngay cả trong mô hình phân công lao động bình đẳng này người vợ vẫn thường đóng vai trò thực hiện, còn người chồng thì giúp đỡ hoặc “chỉ đạo”.

Thực ra, khi so sánh các loại gia đình cần chú ý tới lối sống đặc thù của họ. Nếu tính những khối lượng lao động gia đình mà phần lán phụ nữ nông dân phải làm để phát triển kinh tế gia đình như 71,4% phụ nữ làm công việc chăn nuôi; 45,6% làm ngành nghề; 46,2% làm dịch vụ thì có thể thấy gánh nặng công việc này quả không nhẹ nhàng chút nào đối với người phụ nữ. Với xu hướng tìm việc làm xa nhà của nam giới trong những

năm gần đây, khối lượng công việc gia đình do phụ nữ đảm nhận lại ngày càng tăng lên.

Tuy nhiên, vẫn đề đáng lưu ý ở đây là trong khi các công việc trong gia đình nữ trí thức nhìn chung được cả vợ và chồng cùng chia sẻ (giáo dục con cái 59%, làm kinh tế 66%, tổ chức cuộc sống gia đình 77%), thì sự thực là người vợ vẫn làm nhiều hơn chồng. Để tìm hiểu rõ hơn về điều này, có thể tham khảo kết quả khảo sát 245 gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh về sử dụng thời gian của người chồng. Đây là những gia đình mà hai vợ chồng đều là cán bộ công nhân viên Nhà nước với số con bình quân là 2 con. Kết quả cho thấy có gần 50% các ông chồng không bao giờ làm việc nhà, 30% thỉnh thoảng và 15% thường xuyên giúp vợ. Trả lời câu hỏi thời gian rỗi làm gì, không ít ông chồng đã tỏ ra rất lúng túng, một số khác thì cho biết họ nhậu (Báo Phụ nữ ngày 27/2/1999).

Trong khi cơ hội phát triển và việc làm của phụ nữ nhìn chung ít hơn nam giới, thì việc phụ nữ phải mất nhiều thời gian hơn cho công việc nội trợ là một trở ngại lớn trên con đường tiến tới bình đẳng nam - nữ trong gia đình và xã hội. Tất nhiên, trong lĩnh vực gia đình không nên hiểu máy móc khái niệm bình đẳng. Vợ chồng bình đẳng trong phân công lao động gia đình không chỉ có nghĩa là chia đều công, việc, hay cả hai cùng làm hoặc chồng giúp vợ làm. Điều quan trọng là sự phân công rõ ràng, hợp lý để mỗi người vừa có trách nhiệm thực hiện, vừa phát huy được khả năng của mình, lại vừa có điều kiện để phát triển toàn diện nhân cách trong gia đình và xã hội.

4.3. Tiếng nói quyết định của phụ nữ trong gia đìnhBất bình đẳng nam - nữ trong gia đình không chỉ biểu hiện ở chỗ phụ

nữ trên thực tế phải bỏ nhiều thời gian và công sức gánh vác công việc gia đình hơn nam giới mà còn bộc lộ ở quyền ra quyết định trong gia đình.

Hỏi ai là người có tiếng nói quyết định đối với những vấn đề quan trọng của gia đình, các câu trả lời cho thấy tỷ lệ vượt trội người chồng đóng vai trò chính trong việc ra quyết định, 23,7% so với người vợ, 18,1% (Số liệu điều tra 1993, Đề tai KX04-08) (Bảng 7.6 và Biểu đồ 7.3).

Bảng 7.6. Vợ và chồng ra quyết định ở gia đình công nhân, nông dân và trí thức, %

Người quyết định

Chung Công nhân quốc doanh

Công nhân ngoài quốc doanh

Nông dân

Trí thức

Vợ 18,1 5,0 23,1 24,4 20,0Chồng 23,7 17,8 7,6 44,5 25,0Cả hai 58,2 77,2 69,3 31,1 55,0

Biểu đồ 7.3. Vợ và chồng trong quyết định ở gia đình

Nữ lao đông trong khu vực ngoài quốc doanh (chủ yếu là thợ thủ công, người buôn bán) tỏ ra có nhiều quyền lục hơn chồng của họ trong việc giải quyết những vấn đề lớn. Có thể hiểu sự tăng cường vai trò của người vợ ở đây xuất phát từ khả năng và múc độ đóng góp về kinh tế của họ trong gia đình.

Nhưng cũng giống như đã nhận xét ở trên về mô hình phân công lao động gia đình, mặc dù vợ thực hiện nhiều công việc hơn chồng nhưng hình như chồng vẫn có quyền quyết định nhiều hơn vợ. Điều tra ở một xã thuộc Đồng bằng Bắc Bộ cho thấy loại mô hình ra quyết định như vậy khá phổ biến ờ các gia đình nông thôn. Có tới 50% ý kiến cho rằng người chồng có đóng góp lớn nhất vào thu nhập gia đình, chỉ có 18% ý kiến cho rằng đó là người vợ. Đối với các quyết định trong việc hôn nhân, nghề nghiệp của con cái và các món chi tiêu lớn cũng thấy mối tương quan như vậy. Nghĩa là người chồng thường được coi là có quyền quyết định nhiều hơn vợ (Vũ Mạnh Lợi, 1990). Tuy nhiên, khoảng trên 30% ý kiến cho rằng cả hai vợ chồng cùng giải quyết (Tương Lai, 1991).

Những công việc thuộc cụm các quan hệ đối ngoại cũng thường do người chồng đảm nhiệm. Thí dụ, cuộc điều tra do Trung tâm Nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ tiến hành tại ba xã thuộc ba tỉnh Tuyên Quang, Quảng Nam - Đà Nẵng và Long An, đã thu được những số liệu như sau (tính chung cho các điểm điều tra).

Người vợ thực hiện 38,2% các công việc đối ngoại, hoạt động cộng đồng, người chồng thực hiện 48,3%. Hai tỷ lệ này có xu hướng xích lại gần nhau. Điều này phù hợp với thực tế là số nam vắng nhà và số nữ làm chủ hộ tăng lên trong những năm gần đây. Phụ nữ trong trường hợp này là người thực hiện chính các công việc đối ngoại.

Vậy có đúng là người đàn ông, người chồng thực sự có tiếng nói quyết định trong gia đình không? Trước kia ở Việt Nam, đã có thời kỳ, gia đình nền nếp, kiểu mẫu được coi là gia đình với vai trò gia trưởng của người đàn ông, người chồng. Người đàn ông đóng vai trò quyết định và chi phối các quan hệ giữa cha con, vợ chồng, anh em… trong gia đình.

Nhưng hầu như ngay ở gia đình kiểu truyền thống đó thì vai trò gia trượng thể hiện chủ yếu trên khía canh tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, công minh, có uy tín. Thực vậy, trong quan hệ “nam tôn nữ ti” này thì người phụ nữ vẫn “giữ vai trò rất quyết định, nhiều khi quyết định hơn cả người đàn ông gia chủ “ trong việc xây dựng gia đình đầm ấm (Trần Đình Hượu, 1989).

Phân công lao động gia đình giữa vợ và chồng là quan hệ kinh tế bình đẳng, khi phụ nữ không phải là người phụ việc cho nam giới mà là người bạn đối tác trong lao động và là người có tiếng nói quyết định trong việc sử dụng kết quả lao động.

Trong nhiều gia đình ở thành thị cũng như ở nông thôn, toàn bộ tài chính, kinh tế chi tiêu nằm trong tay người phụ nữ, vì vậy có câu “tay hòm chìa khóa”. Phải chăng vai trò gia chủ của người đàn ông mang ý nghĩa hình thức, chính thức danh dự, có ý nghĩa uy tín nhiều hơn là thực lực (Nguyễn Từ Chi, 1989).

Trên thực tế, người có quyền ra quyết định mới thực sự là người chủ, người có quyền hành chi phối các nguồn lực (tài sản, sức lao động) trong gia đình. Phụ nữ trong một số trường hợp có thể là người giữ ngân quỹ gia đình nhưng quyết định chi tiêu như thế nào có thể lại do người chồng, đặc biệt đối với những khoản chi lớn. Câu trả lời “cả hai vợ chồng” cho câu hỏi người quyết định chính các khoản chi tiêu trong gia đình xuất hiện với tần suất cao hon trong các điều tra xã hội học gần đây. Điều này cho thấy xu hướng cùng bàn bạc để đi đến quyết định có tăng lên ở những nhóm gia đình khác nhau ở cả thành thị và nông thôn. Song điều đó chưa đủ để khẳng định rằng phụ nữ là người “giữ vai trò rất quyết định”. Một câu hỏi khác có lẽ cần được các nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu đó là, nếu bàn bạc mà không đi đến thống nhất thì ai là người có tiếng nói cuối cùng? Có nhiều khả năng là đàn ông, là người chồng có tiếng nói quyết định cuối cùng.

Thật ngạc nhiên, số liệu và bằng chúng từ các cuộc điều tra và phỏng vấn sâu cho thấy rất rõ tình trạng bất bình đẳng giới trong phân công lao động gia đình. Trong khi thực hiện khối lượng công việc nội trợ và các công việc khác gấp nhiều lần hơn người chồng, thì phụ nữ chỉ có tiếng nói quyết định trong những vấn đề quan trọng bằng một nửa so với chồng. Có thể giải thích hiện tượng bất bình dẳng này như thê nào? Tại sao trong gia đình vị trí của người phụ nữ không tương xứng với vai trò (được hiểu là những công việc phải làm) của họ?

Câu trả lời xoay quanh những khía cạnh cơ bản sau:- Tư tưởng coi thường phụ nữ, xem người phụ nữ như một phương

tiện trong gia đình chưa được hoàn toàn xoá bỏ trong xã hội.- Quan niệm và hệ giá trị phong kiến, bảo thủ về vị trí, vai trò của

phụ nữ trong công việc gia đình còn nặng nề, phổ biến, nhất là ở nông thôn. Hệ thống giá trị đó không theo kịp những biến chuyển lớn lao trong cơ cấu kinh tế. Tư tưởng trọng nam khinh nữ cũng cản trở phụ nữ thuyết phục và lôi cuốn chồng cùng tham gia vào lao động gia đình.

- Xã hội đánh giá thấp ý nghĩa của các công việc gia đình, nam giới thiếu động lực trong việc chia sẻ công việc gia đình. Vấn đề giải phóng phụ nữ trong gia đình chưa được đặt một cách tương xứng với yêu cầu đổi mới kinh tế, xã hội.

- Thu nhập thấp của gia đình chưa cho phép sử dụng các dịch vụ xã hội cũng như các phương tiện giảm nhẹ gánh nặng nội trợ.

Những mâu thuẫn sau đây có thể nảy sinh từ tình trạng nêu trên:

- Mâu thuẫn giữa sự tham gia ngày càng nhiều hơn của phụ nữ vào các hoạt động kinh tế xã hội và quyền quyết định còn rất hạn chế của họ trong gia đình. Điều đó không cho phép phụ nữ sử dụng và phát huy đầy đủ những kinh nghiệm và kiến thức của mình vào đời sống gia đình.

- Mâu thuẫn giữa đòi hỏi ngày càng cao trên thị trường lao động xã hội về tri thức và tay nghề với khả năng đầu tư rất hạn chế của phụ nữ cả về thời gian và trí tuệ cho việc nâng cao năng lực cá nhân. Trong khi đó, hệ thống giá trị và cách phân công lao động trong gia đình còn cản trở phụ nữ phát triển nâng lực của mình trên nhiều lĩnh vực. Suy cho cùng, điều đó gây ra sự lãng phí về tiềm năng con người đối với toàn xã hội nói chung.

- Thời gian và yêu cầu đối với việc giáo dục con cái trong gia đình đang trở thành vấn đề trọng tâm của xã hội và gia đình. Nhưng phụ nữ ngày càng có ít điều kiện hơn trước để giáo dục con cái, đặc biệt ở những gia đình nghèo do phải dành thời gian cho kinh tế hộ.

- Ngoài ra có cả những mâu thuẫn giữa “cũ” và “mới” giữa “phương Tây” và “phương Đông”, giữa truyền thống và hiện đại trong quan niệm, giá trị và quan hệ gia đình. Ví dụ, trong khi có 91,6% phụ nữ được hỏi ủng hộ mô hình gia đình ít con thì vẫn có tới 30,4% dự định sẽ có 3 con (Tương Lai, 1991).

5. Phụ nữ học về gia đình và xã hội họcHôn nhân và gia đình là thiết chế xã hội có ý nghĩa quan trọng vào

bậc nhất trong đời sống vãn hoá, kinh tế, xã hội của các dân tộc trên thế giới. Riêng đối với những nước châu Á và nhất là Việt Nam, các quan hệ gia đình luôn chiếm vị trí hàng đầu trong hệ thống các giá trị văn hoá truyền thống và hiện đại. Từ xưa, gia đình ổn định được coi là chỗ dựa, là cơ sở, là điểm xuất phát để cá nhân hoàn thành những công việc có ý nghĩa xã hội. Điều này có thể thấy qua cách nói “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” và nhất là quan niệm thể hiện tinh thần bình, đẳng của quan hệ vợ chồng trong gia đình Việt Nam như “Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn”

Quan niệm hiện đại về ý nghĩa cuộc sống của thanh niên ngày nay cũng cho thấy rõ vị trí quan trọng hàng đầu của yếu tố giá trị truyền thống này. Khi phỏng vấn 374 sinh viên các trường đại học “Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nào?”, (chọn 5 yếu tố quan trọng nhất), 310 người hay 82,9% số người được hỏi đã chọn tiêu chí “cuộc sống gia đình ổn định”, tiếp theo là tiêu chí 239 người, 63,9%, “học vân” - 195 người, 52%, - 155 người, 41,4% và cuối cùng là “công việc ưa thích” - 135 người, 30,1% (Phùng Hữu Phú và Lâm Bá Nam, 1994).

Khi nghiên cứu về gia đình, phụ nữ học luôn tập trung phân tích những biểu hiện, những điều kiện và cơ chế ảnh hưởng tới vị trí và vai trò của phụ nữ trong gia đình. Những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp về quan hệ bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau giữa vợ và chồng, giữa

con gái và con trai, giữa các thế hệ được chỉ rõ và khuyến khích phát triển, nhân rộng. Đồng thời, phê phán những hành vi, quan niệm lạc hậu về phân công lao động gia đình, ví dụ dồn hết công việc nội trợ, nuôi dạy con cái cho “vai trò truyền thống” hay “chức năng”, “thiên chức” của người phụ nữ, người mẹ.

Một số biểu hiện bất bình đẳng nam nữ trong gia dinh dược duy trì và lưu truyền từ thế hộ này qua thế hệ khác ví dụ, ở trong quan niệm về hôn nhân và gia đình và phẩm chất của người vợ, người chổng. Chẳng hạn, trong khi có tới 32% số người cả nam và nữ cho rằng “biết nội trợ giỏi” là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của người vợ, thì chỉ có trên 6% số người này cho rằng đó cũng là phẩm chất quan trọng nhất của người chồng. Nhung có tới trên 72% cả nam và nữ tỏ ra rất nhất trí và rất bình đẳng cho rằng người chồng và người vợ đều cần “khỏe mạnh” (ít nhất là vì lý do làm kinh tế), và vợ, chồng “đều có trách nhiệm trong thu nhập gia đình” (Vũ Tuấn Huy, 1995).

Đáng chú ý là, kiểu quan niệm rập khuôn như vậy về hình ảnh gia đình và vai trò giới ngày nay vẫn còn khá phổ biến trong dư luận xã hội, trong quan niệm và định kiến về khuôn mẫu của con trai, con gái. Ví dụ, trong khi cả con gái và con trai đều cần phát triển phẩm chất “lao động tốt” - trên 43% số người được hỏi đồng ý như vậy, thì chỉ có 9% số người trả lời cho rằng con trai cũng cần “giỏi nội trợ”, trong khi đó, 37% số người đòi hỏi con gái dứt khoát phải “giỏi nội trợ” (Phùng Hữu Phú và Lâm Bá Nam, 1994). Rõ ràng là ở đây cần có những chuyển biến thực sự sâu rộng trong môi trường văn hoá, hệ thống giá trị mới có thể dần dần hình thành những nét tích cực có lợi cho bình đẳng nam nữ và vai trò giới trong gia đình và xã hội.

Một biểu hiện khác về bất bình đẳng trong gia đình còn lưu lại cho đến nay là bạo hành (hành vi bạo lực) đối với phụ nữ; nó diễn ra với các hình thức và mức độ khác nhau. Bạo hành đối với phụ nữ trên thực tế có thể gặp ở tất cả các nhóm gia đình, từ trẻ đến già, từ gia đình người lao động đến gia đình trí thức. Các nhà hoạt động xã hội cho rằng nạn bạo hành gia đình ở nước ta đang ngày càng lan rộng (Báo Phụ nữ ngày 25/8/1999). Qua 2000 phiếu điều tra ở ba, quận, huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh, có thể thấy các trường hợp bạo hành trong gia đình là khá đa dạng, từ sỉ nhục, chửi bới, nói xấu đến đánh, đá, gây thương tích, đuổi khỏi nhà, kể cả cưỡng ép tình dục, không cho tránh thai v.v… Trong các trường hợp bạo hành được ghi nhận thì có 97% nam bạo hành nữ (Báo Phụ nữ ngà 19/2/200ồ).

Từ góc độ phụ nữ học và giới, vấn đề bạo hành đối với phụ ni đã được nhiều tác giả phân tích chỉ rõ các biểu hiện, mức độ và nguyên nhân của tệ nạn này. (Lê Thị Quý 1993, 1994, Vũ Mạnh Lợi và các tác giả khác 1999). Những nghiên cứu này cho thấy rằng công tác giáo dục về bình đẳng nam nữ cho đến nay đã tập trung chủ yếu vào phụ nữ, trong khi nam giới lại là người nắm giữ hầu hết các quyền trong gia đình, kể cả “quyền

dạy bảo vợ” bằng vũ lực. Một nghiên cứu tại 12 phường thuộc Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh cho thấy từ tháng 10/98 đến tháng 8/99 đã tổ chức 65 cuộc tuyên truyền chống bạo hành trong gia đình với gần 5000 người tham dự, trong đó đàn ông đi dự chỉ “đếm đầu ngón tay”. Trong khi đó, cuộc thăm dò 541 phiếu cũng tại địa bàn Quận 3 cho thấy, nguyên nhàn chính dẫn đến bạo hành là lối sống bê tha, rượu chè của nam giới (Báo Phụ nữ ngày 25/8/1999).

Phụ nữ học về gia đình chuyên nghiên cứu sự hình thành và biến đổi địa vị của người phụ nữ trong mối quan hệ hôn nhân, gia đình và xã hội. Ví dụ, Phụ nữ học chỉ ra rằng những thay đổi căn bản trong đời sống gia đình đều liên quan trực tiếp tới vị trí, vai trò của người phụ nữ trong quan hệ với các thành viên gia đình. Vì vậy Phụ nữ học về gia đình tập trung phát hiện và phê phán những yếu tố, mầm mống gây bất bình đẳng nam nữ, đồng thời sớm phát hiện và cổ vũ những nhân tố tích cực của công bằng xã hội về giới trong đời sống gia đình.

Có thể thấy, với một đối tượng nghiên cứu rõ ràng như vậy, Phụ nữ học về gia đình khác hẳn với những nghiên cứu khác. Ví dụ, các nghiên cứu chuyên về tộc người Việt mới chỉ “lại cúi đầu lần nữa trên vấn đề gia đình… để xem thử, thực ra có gì, bên dưới một lớp sơn phủ ngoài những quan niệm có sẵn” (trích theo Tương Lai, 1995). Hoặc Xã hội học gia đình đang nghiên cứu “mọi thứ”, từ cơ cấu, chức năng đến chất lượng cuộc sống của “tam giác gia đình” gồm bố, mẹ, con trong mối quan hệ với tam giác xã hội gồm cá nhân, gia đình và xã hội. Với ý nghĩa đó, Xã hội học gia đình khó có thể giải quyết những nhiệm vụ của Phụ nữ học về gia đình.

Tóm lại, trong khi đối với các nhà Xã hội học, gia đình vẫn là “một thuật ngữ cực kỳ khó xác định, một thuật ngữ được định nghĩa lỏng lẻo nhất trong từ vựng xã hội học” (Tương Lai, 1995), thì các nhà Phụ nữ học đã sớm nhanh chóng xác định rõ ràng đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Đó là Phụ nữ học về gia đình nghiên cứu, phát hiện và cổ vũ những nhân tố cải thiện địa vị người phụ nữ trong gia đình, nhằm góp phần làm cho hôn nhân và gia đình thực sự là cội nguồn hanh phúc cho mỗi cá nhân nữ cũng như nam và là nền tảng của sự phát triển bền vững xã hội công bằng và văn minh.Phần 3: PHỤ NỮ, GIỚI VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH XÃ HỘIChương 8: CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ

1. Khái niệm và phân loại chính sách xã hội 1.1.Khái niệm chính sách xã hộiCó ít nhất hai cách định nghĩa chính sách xã hội. Thứ nhất, có thể

hiểu chính sách xã hội là chính sách của Nhà nước nhằm thực hiện những mục tiêu đã được xác định nhân danh lợi ích của đông đảo tầng lớp nhân dân trong xã hội. Trong một xã hội tiến bộ, chính sách xã hội phản ánh nguyện vọng và ý chí của nhân dân và dân thực hiện.

Cách định nghĩa này nhấn mạnh vai trò quyết định và trách nhiệm to lớn của Chính phủ, của những người trực tiếp và gián tiếp tham gia làm chính sách. Vì vậy, có thể suy luận rằng nếu càng có nhiều phụ nữ tham gia vào quy trình hoạch định đường lối, chủ trương và các chế định cụ thể thì chính sách xã hội càng phản ánh đầy đủ và chính xác lợi ích và nhu cầu của nữ giới.

Thứ hai, chính sách xã hội được xem như là sản phẩm và sự thể chế hoá đường lối, chủ trương của Nhà nước trong việc xác định mục tiêu, chỉ hướng hành động và phân bố nguồn lực của xã hội. Cách hiểu này nhấn mạnh cả vai trò tích cực của những người làm chính sách và thực hiện chính sách, cũng như các yếu tố tác động của môi trường xã hội bao gồm các tầng lớp và nhóm người khác nhau.

Như vậy với tư cách là quá trình xã hội, chính sách xã hôi cùng vận động với những thay đổi diễn ra trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước. Vì vậy cơ chế sửa đổi, kế thừa và học hỏi để đảm bảo chính sách xã hội mau chóng định hướng và thích nghi với những điều kiện thay đổi của từng thời kỳ phát triển là hết sức cần thiết.

Với tư cách là một sản phẩm xã hội, chính sách xã hội đối với phụ nữ phản ánh lợi ích và nguyện vọng của nữ giới. Chính sách đó còn thể hiện tới quyền lợi của nam giới và toàn xã hội. Chính sách đó nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển năng lực của mình trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, đấm bảo công bằng xã hôi và bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới.

Chính sách xã hội bàn đến ở chương này là hệ thống các văn bản pháp lý được thể chế hoá ở các cấp độ khác nhau có ảnh hưởng trực tiếp đến ,phụ nữ với tư cách là một giới hoặc có tác động đến một số nhóm phụ nữ cụ thể. Những văn bản pháp lý này không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực xã hôi hiểu theo nghĩa hẹp mà bao gồm cả các lĩnh vực khác, ví dụ như kinh tế. Chính sách xã hội ở đây cũng không chỉ giới hạn ở một cấp văn bản cụ thể căn cứ vào các mức độ thể chẽ hoá văn bản mà bao gồm. toàn bộ những quy định có tính pháp lý do Quốc hội, Nhà nước, và các bộ, ngành ban hành từ những năm đầu của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đến nay. Với phạm vi rộng và chung như vậy, cách hiểu sách xã ở đây mang tính tương đối, nhằm đề cập đến hệ thống các quy định pháp lý có tác động hoặc liên quan đến phụ nữ nói chung, cũng như một số nhóm phụ nữ nói riêng. Tóm lại, dưới đây tập trung vào phân tích các chính sách đối với phụ nữ, chính sách về giới.

Trong hệ thống các chính sách xã hội nói chung, chính sách đối với phụ nữ có thể coi là chính sách xã hội vì nó đề cập đến các quan hệ xã hội và điều chỉnh mối quan hệ giữa hai giới, đồng thời có thể hiểu đây là một loại chính sách đa lĩnh vực vì nó xuyên suốt và gắn kết với tất cả các chính sách còn lại về kinh tế, văn hoá, xã hội, dân tộc, tôn giáo v.v… Thực tế là, các chính sách đối với phụ nữ chỉ mang lại kết quả mong muốn về bình

đẳng nam nữ và công bằng giới khi vượt ra khỏi phạm vi của các chính sách xã hội hiểu theo nghĩa hẹp, vươn sang các lĩnh vực kinh tế, tài chính, quản lý và sử dụng nguồn lực v.v… Nguồn gốc của bất bình đẳng nam nữ chỉ có thể được khắc phục thông qua hệ thống chính sách hữu hiệu thuộc nhiều lĩnh vực.

1.2. Phân loại chính sách xã hộiBất kỳ chính sách nào mà mục đích cuối cùng là phục vụ con người

đều liên quan hoặc có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến phụ nữ. Mức độ tác động của các chính sách đối với phụ nữ có thể khác nhau. Hình thức thể hiện những nội dung liên quan đến phụ nữ trên các văn bản chính sách cũng khác nhau. Căn cứ vào hình thức thể hiện và mức độ tác động, có thể phân loại các chính sách đối với phụ nữ như sau:

- Những chính sách chung không trực tiếp nhằm vào vấn đề phụ nữ hay giới, song lại ảnh hưởng tới phụ nữ và tương quan giữa hai giới trong việc tiếp cận và sử dụng nguồn lực ví dụ, chính sách ruộng đất, tiền lương, thuế thu nhập v.v… Đặc điểm của các văn bản chính sách này là không đề cập đến phụ nữ hay giới ở bất cứ chương mục, điều khoản hay từ ngữ nào của chính sách.

- Chính sách về hôn nhân, gia đình. Đây là những quy định pháp lý chung đối với nhóm người bước vào các quan hệ hôn nhân và gia đình, bao gồm cả nam và nữ. Nhóm chính sách này có ảnh hưởng to lớn đến phụ nữ. Văn bản chính sách có đề cập cụ thể đến các vai trò của phụ nữ và nam giới với những quy định nhằm khuyến khích hoặc hạn chế các hành vi nhất định có liên quan đến quan hệ hôn nhân, gia đình, mà một bộ phận lớn các hành vi này có gắn với tương quan giới quan hệ giữa vợ - chồng, con trai - con gái v.v…

- Những chính sách dành riêng cho phụ nữ. Nhóm chính sách này bao gồm những quy định riêng đối với phụ nữ trong một văn bản chung, ví dụ như chương “Lao động nữ” trong Bộ Luật lao động; hoặc có thể là một chính sách được xây dựng và áp dụng riêng đối với một nhóm phụ nữ cụ thể nào đó, ví dụ chính sách đối với cán bộ nữ, hay các chính sách về chế độ thai sản đối với nữ cán bộ công nhân viên chức v.v… Các văn bản chính sách thuộc nhóm này đề cập đến các vấn đề phụ nữ một cách cụ thể, chi tiết.

Theo một báo cáo chính thức của Việt Nam, trong hơn thập kỷ qua kể từ 1987 đến nay, Nhà nước đã ban hành 13000 văn bản pháp lý trong đó có hơn 40 luật và bộ luật, hơn 120 pháp lệnh và gần 850 văn bận dưới luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hơn 3000 văn bản dưới luật của các bộ, ngành. Trong số đó có nhiều văn bản quy định về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của phụ nữ. Có thể phân loại chính sách xã hội đối với phụ nữ căn cứ vào hình thức và mức độ thể chế hoá các văn bản pháp lý như hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy chế v.v…

Ví dụ như Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1959, điều 24 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, điều 57, 63; Hiến pháp năm 1992, điều 54, 63 đề cập đến quyền ứng cử, bầu cử của phụ nữ, nghiêm cấm các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ v.v…

Luật Lao động năm 1949, ở các chương học nghề, khế ước làm công, làm đêm v.v… đã đưa ra những quy định bảo vệ quyền lợi của người lao động nữ. Bộ Luật lao động năm 1994 có chương “Những quy định riêng đối với lao động nữ” v.v…

“Sắc lệnh số 77/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, điều 30, quy định công nhân đàn bà được hưởng chế độ thai sản. Nghị quyết số 31/CP ngày 8 tháng 3 năm 1967 của Hội đồng Chính phủ về vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quyết định số 7/HĐBT ngày 15 tháng 1 năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng về chế độ thai sản đối với nữ công nhân viên chức v.v…

Các chính sách xã hội đối với phụ nữ còn có thể phân loại theo mục tiêu. Ví dụ có chính sách nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia lao động sản xuất; có chính sách nhằm phát huy năng lực người phụ nữ và có chính sách nhằm động viên phụ nữ tham gia quản lý kinh tế - xã hội v.v…

Căn cứ vào các khía cạnh khác nhau của chất lượng cuộc sống có thể phân loại chính sách xã hội thành từng nhóm, như chính sách giáo dục, chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; chính sách lao động và việc làm, chính sách nhà ở v.v…

Có thể còn nhiều cách phân loại nữa. Nhưng điều quan trọng là tất cả các nhóm chính sách xã hội đối với phụ nữ đều có những đặc điểm chung cơ bản liên quan tới nôi dung và đối tượng của chính sách, cơ chế xây dựng và thực hiện chính sách.

2. Đối tượng của chính sách 2.1. Đối tượng lao động nữCác chính sách xã hội đối với phụ nữ có thể khác nhau do phụ nữ

khỏng phải là một nhóm xã hội đồng nhất. Các nhóm phụ nữ khác nhau trong xã hội có nhu cầu về các chính sách khác nhau. Vấn để xác định đối tượng của chính sách đôi khi còn được đặt ra bởi sự hạn chế của các nguồn thực hiên chính sách. Nói cách khác, trong quá trình xây dựng chính sách, vấn đề về thứ tự ưu tiên luôn được đặt ra đối với các nhóm xã hôi cụ thể, trong các trường hợp cụ thể. Trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, đối tượng của chính sách cũng biến đổi, tùy thuộc vào các vẩn đề chính sách chủ chốt cần giải quyết ở mỗi giai đoạn.

Mặc dù còn có nhiều khác biệt giữa các nhóm phụ nữ, ví dụ phụ nữ nông thôn, phụ nữ đô thị…, song với tư cách là một giới, phụ nữ là đối tượng chung của một số chính sách. Trong trường hợp này phải kể đến

văn bản pháp lý cơ bản, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta là Hiến pháp.

Những quy định nêu trong Hiến pháp có hiệu lực đối với mọi công dân. Một số điều trong Hiến pháp đề cập cụ thể đến phụ nữ và mối quan hệ giữa hai giới nam và nữ. Những quy định này là thống nhất cho mọi đối tượng phụ nữ.

Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 nêu rõ: “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình” (Điều 54); “Lao đông nữ và nam làm việc như nhau thì tiền lương ngang nhau…” (Điều 63). Như vậy theo Hiến pháp, phụ nữ trẽn toàn cõi Việt Nam không phân biệt dân tộc, nghề nghiệp, thành phần đều thuộc phạm vi điều chỉnh của các nguyên tắc về nam nữ bình quyền nêu trên. Trong văn bản pháp lý quan trọng này, phụ nữ được đề cập đến như một nhóm đối tượng thống nhất.

Những văn bản pháp lý xác định phụ nữ như một nhóm đối tượng thống nhất4không nhiều. Trên thực tế, chính sách được xây dụng nhằm tập trung giải quyết một số vấn đề xác định, do đó, mỗi văn bản chính sách thường đi vào một lĩnh vực cụ thể, đưa ra những nội dung liên quan đến một nhóm người nhất định, được xác định như là nhóm đối tượng của chính sách. Chính sách đối với phụ nữ cũng vậy. Mỗi chính sách đều xác định một nhóm phụ thể là đối tượng túc động của mình

Ví dụ về những quy định pháp lý có tác động đến một nhóm phụ nữ nhất định là Bộ Luật Lao động năm 1994. Phạm vi tác động của Bô luật được quy định như sau: “Bộ Luật Lao động được áp dụng đối với mọi người lao động, mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu…” (điều 2, Bộ Luật Lao động, công bố ngày 5/7/1994 theo Lệnh số 351/CTN của Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Người lao động được xác định là “người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động”, và người sử dụng lao động là “…ít nhất đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động” (Điều 6, Bộ Luật Lao động).

Điều đó có nghĩa là toàn bộ Bộ luật và đặc biệt những nội dung ở chương X: “Những quy định riêng đối với lao động nữ” là có hiệu lực đối với nhóm phụ nữ làm công có giao kết hợp đồng lao động và nhóm phụ nữ là chủ sử dụng lao động.

Ví dụ trên cho thấy, với mục đích điều chỉnh các quan hệ lao động, đối tượng mà Bộ Luật Lao động xác định không phải là tất cả mọi phụ nữ mà là một số phụ nữ. Những đối tượng này được phân biệt với những người khác bằng các quan hệ hợp đồng lao động. Có nghĩa họ là những phụ nữ hoặc đang làm việc theo một hợp đồng lao động cụ thể nào đó hoặc là người chủ sử dụng lao động.

Những chính sách đã ban hành đối với phụ nữ cho đến nay không phải đều xác định nhóm đối tượng một cách cụ thể và rõ ràng như trong trường hợp của Bộ Luật Lao động nói trên. Có một số chính sách đề cập đến phụ nữ một cách chung chung. Phụ nữ được nhắc đến trong những chính sách này bao gồm nhiều nhóm khác nhau về nghề nghiệp, vị trí công tác v.v… Chính sách không đưa ra một định nghĩa hay nguyên tắc cụ thể nào làm căn cứ xác định phạm vi tác động, hay là đối tượng của mình.

Nghị quyết số 176a HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 24 tháng 12 năm 1984 về việc phát huy vai trò và năng lực của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một ví dụ. Nghị quyết nêu: “…Hội vận động công nông dân, phụ nữ làm tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp tích cực lao động sản xuất…” hay “…Hội giáo dục em động viên con thi hành nghĩa vụ quân sự…” (Mục I). Hoặc “Những ngành nghề thích hợp với nữ phải ưu tiên sử dụng lao động ( Mục II); “Hội đồng nhân dân các cấp phải có ít nhất 1/3 số đại biểu là (Mục III) (chúng tôi nhấn mạnh). Đối tượng của Nghị quyết 176a như đã nêu trong văn bản là hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đang lao động ở các ngành, các vị trí xã hội và đã có gia đình? Nếu đúng như vậy thì điều này đã không được nêu trong văn bản chính sách. Còn nếu không đúng như vậy thì phải chăng đối tượng của Nghị quyết là tất cả phụ nữ?

Ví dụ trên không phải là duy nhất trong hàng loạt văn bản chánh sách về phụ nữ. Điều muốn nói tới ở đây là tính thống nhất và chặt chẽ trong việc thể hiện văn bản chưa được quan tâm đầy đủ, mà việc xác định phạm vi các nhóm đối tượng chỉ là một hệ quả. Cũng có ý kiến cho rằng do cách đặt vấn đề xây dựng chính sách mang tính động viên, hướng dẫn nên việc xác định đối tượng đã không được đặt ra một cách cụ thể. Thực ra, điều này không phù hợp với nội dung văn bản cũng như với hình thức và mức độ thể chê hoá văn bản ở cấp Hội đồng Bộ trưởng.

Việc không nêu rõ nhóm đối tượng và nguyên tắc xác định đối tượng trong văn bản có ảnh hưởng đến tính pháp lý và hiệu lực của chính sách. Trước hết, thật khó có thể thực hiện công tác giám sát đối với những nhóm đối tượng không được xác định cụ thể. Thứ hai, công tác tổng kết đánh giá cũng khó có thể đầy đủ trước nhóm đối tượng chung, gồm nhiều thành phần, lại thiếu tiêu chí cụ thể. Đó là chưa kể đến những vấn đề có thé nảy sinh trong khâu thực hiên như bỏ sót, chồng chéo giữa các nhóm đối tượng và các nội dung v.v…

Tóm lại, có thể phân biệt được hai cách đề cập tới các nhóm đối tượng phụ nữ cụ thể trên các văn bản chinh sách. Cách thứ nhất đưa ra nguyên tắc cụ thể xác định đối tượng và cách thứ hai có đối tượng chung hơn, gồm nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Những chính sách thuộc nhóm thứ nhất gồm các quy định về chế độ thai sản đối với nữ công nhân viên chức, quy định về những công việc nặng nhọc, độc hại không sử dụng lao động nữ, chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ công nhân viên nhà nước v.v…

Những chính sách chung hơn, ví dụ như chính sách về gia đình, chính sách nhằm phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam v.v…

Loại thứ nhất có cơ chế thực hiện mang tính pháp lý rõ rệt hơn, loại thứ hại mang tính hướng dẫn, động viên phong trào.

Những chính sách dành riêng cho phụ nữ cho đến nay đã áp dụng một số phương thức nhất định để xác định nhóm đối tượng. Phương thức phổ biến nhất là xác định đối tượng theo phần kinh tế.

Hầu hết các chinh sách xã hội cho đến gần đây đã được xây dựng cho nữ cán bộ công nhân viên, tức là lao động nữ đang làm việc trong khu vực nhà nước. Các chính sách đối với nhóm đối tương này nhìn chung được quy định cụ thể với tính pháp lý cao, có nguồn ngân sách đảm bảo và có bộ máy thực hiện, giám sát rõ ràng. Ví dụ như những quy định trong Quyết định số 7/HĐBT của Hội đồng Bô trưởng ngày 15/1/1983 về việc sửa đổi, bổ sung chế độ thai sản đối với nữ công nhân viên chức. Điều 2 của Quyết định này nêu như sau: “Nữ công nhân, viên chức Nhà nước khi đẻ được trợ cấp tiền bồi dưỡng và mua sắm vật dụng cho con như sau: 300 đồng đối với con thứ nhất, con thứ hai; 150 đồng đối với con thứ ba. Ngoài ra, còn được mua lương thực và vải may tã lót cho con theo giá bán lẻ của Nhà nước…”

Rất ít chính sách được đề ra cho lao động nữ trong khu vực kinh tệ tập thể. Đối với nữ xã viên họp tác xã tiểu, thủ công nghiệp, chỉ có một số quy định liên quan đến chế độ thai sản. Chính sách được xây dựng đối với nhóm đối tượng này chủ yếu mang tính hướng dẫn, mức độ thể chế hoá của văn bản chính sách cũng hạn chế ở những “quy định tạm thời”. Ví dụ như “Bản Quy định tạm thời các chế độ Bảo hiểm xã hội và phúc lợi tập thể trong các Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp” của Ban chủ nhiệm Liên hiệp Hợp tác xã tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp Trung ương, tháng 9/1973. Trong bản quy định này có mục nêu: “Xã viên… mỗi lần sinh đẻ được nghỉ trước và sau khi đẻ 2 tháng và tuỳ theo khả năng hợp tác xã cố gắng đài thọ một phần sinh hoạt phí tối thiểu là 20 ngày…”.

Điều đó có nghĩa là việc thực hiện các chế độ đối với lao động nữ khu vực hợp tác xã tiểu, thủ công nghiệp phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng cơ sở. Trên thực tế, các chính sách này chủ yếu được thực hiện ở một vài hợp tác xã sản xuất kinh doanh có lãi, duy trì được quỹ phúc lợi.

Lao động nữ ở khu vực nông nghiệp hầu như không thuộc phạm vi điều chỉnh của chính sách. Tại nông thôn miền Bắc trước đây có một số hình thức trợ giúp tổ chức nhà trẻ, mẫu giáo nhằm gián tiếp giúp nữ xã viên hợp tác xã nông nghiệp, hoặc một số hình thức trợ cấp người già, trong đó có các cụ bà… Loại chính sách này được thực hiện trong thời kỳ những năm 70 và 80 của các hợp tác xã nông nghiệp trên cơ sở phúc lợi tập thể và nhận thức của từng ban lãnh đạo hợp tác xã. Vào đầu những năm 90, các hình thức trợ giúp này, giảm nhanh và đến nay hầu như không còn được duy trì.

Cuối những năm 80 và vào đầu những năm 90, lao động nữ trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài được đề cập đến như là đối tượng chính sách thông qua một số quy định liên quan đến chế độ thai sản.

Thông tư số 09 ngày 18/4/1989 hướng dẫn thực hiện chính sách lao động và xã hội đối với lao động làm thuê ở các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (theo Nghị định số 27, 28/HĐBT ngày 09/3/1988, số 170/HĐBT ngay 14/11/1988) có nêu như sau: “…người lao động nữ có thai thì được khám thai, sinh đẻ lần thứ nhất và lần thứ hai được nghỉ làm việc và được trợ cấp thai sản bằng 10% tiền công… Thời gian và mức bồi dưỡng nói trên do Ban Chấp hành công đoàn (nơi có tổ chức công đoàn), hoặc đại diện của tập thể lao đông (nơi không có tổ chức công đoàn) và người chủ thoả (Mục VI, điều 1, phần b, người viết nhẵn mạnh). Bản Quy chế Lao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (theo Nghị định số 223/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 22/6/1990) nêu rõ: “Phụ nữ sinh đẻ được nghỉ 12 tuần, được trợ cấp thai sản bằng 100% tiền lương…” (Điều 37).

Những quy định trên đây thể hiện cố gắng to lớn của Nhà nước ta nhằm mở rộng phạm vi tác động của chính sách, mà cụ thể là các chế độ thai sản đến đông đảo các đối tượng bà mẹ đi làm, không phụ thuộc vào thành phần kinh tế. Tuy nhiên, do thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát, thiếu điều khoản thi hành bắt buộc nên các văn bản này cũng chủ yếu mang tính hướng dẫn. Việc thực hiện trên thực tế phụ thuộc nhiều vào nhận thức của ban lãnh đạo và điều kiện cụ thể ở từng doanh nghiệp. Do vậy, những quy định nêu ra chưa mang lại ý nghĩa thực sự đối với lao động nữ tại khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài.

Tóm lại, chính sách đối với các nhóm phụ nữ được xác định theo thành phần kinh tế mới chỉ có tác dụng thực sự đối với một số ít phụ nữ trong xã hội, ít hơn nhiều so với đối tượng chung được nói tới trong Hiến pháp hay trong các chính sách mang tính chỉ đạo, động viên phong trào. Đối tượng chủ yếu của chính sách là nữ công nhân viên chức và một bộ phận nữ xã viên hợp tác xã tiểu, thủ công nghiệp mới chỉ chiếm trên 10% tổng số lao động nữ trong cả nước. Tỷ lệ này có xu hướng giảm sút do quá trình cơ cấu lại khu vực Nhà nước và tan rã của nhiều hợp tác xã tiểu, thủ công nghiệp diễn ra từ cuối những năm 80 đến nay. Tính đến năm 1999, lao động nữ trong khu vực Nhà nước chiếm 9,4% số người có việc làm thường xuyên trong nền kinh tế quốc dân.

Bộ Luật Lao động 1994 đánh dấu một bước chuyển biến từ xác định nhóm đối tượng theo thành phần kinh tế sang cách xác định dựa trên vấn đề cần xử lý thông qua chính sách, hay còn gọi là vấn đề chính sách. Ví dụ, một trong những vấn đề chính sách đặt ra vào đầu những năm 90 là xử lý các mối quan hệ lao động một cách thống nhất trong tình hình mới. Bộ Luật Lao động đã được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu của vấn đề

chính sách cụ thể này, tức là để điều chỉnh các mối quan hệ lao động. Cách xác định phạm vi tác động là chỉ ra những đối tượng có chung vấn đề là quan hệ lao động, mà không phụ thuộc vào việc chúng phát sinh từ khu vực kinh tế nào.

2.2 Nhóm phụ nữ dễ bị tổn thươngVận dụng cách xác định nhóm đối tượng dựa theo vấn đề chính

sách, có thể thấy nhiều nhóm đối tượng khác nhau cần được xem xét và đưa vào thành đối tượng tác động của những chính sách cụ thể. Những vấn đề xã hội nảy sinh từ cuộc sống và việc chúng có trở thành vấn đề chính sách hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó trước hết là đường lối, chủ trương chung của Đảng và Nhà nước, tiếp theo là mức độ gay gắt và phạm vi ảnh hưởng của vấn để, sau đó là tác dụng và hiệu lực của những chính sách hiện hành có liên quan. Quá trình phân tích những yếu tố trên và nhiều yếu tố khác nữa sẽ đưa đến gợi ý là một vấn đề xã hội nhất định có cần được xử lý thông qua chính sách hay không và xử lý ở mức độ nào. Ví dụ có thể nêu ra ở đây là vấn đề người cao tuổi, trong đó có phụ nữ cao tuổi hay vấn đề nghèo đói, trong đó có phụ nữ nghèo.

Phụ nữ cao tuổi. Theo quy luật tăng trưởng dân số, tỉ lệ người cao tuổi ở Việt Nam tăng dần trong đó tỉ lệ phụ nữ cao tuổi luôn chiếm trên một nửa và tiềm ẩn vấn đề giới cần tìm hiểu và giải quyết trước hết từ góc độ chính sách xã hội. Tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số tăng từ 7,1% năm 1979 lên 7,2% năm 1989. Năm 1999, cả nước có 3,6 triệu phụ nữ từ 60 tuổi trở lên chiếm 58% số người cao tuổi của cả nước.

Số lượng và tỉ lệ người cao tuổi tăng cho thấy chất lượng cuộc sống và mức độ chăm sóc sức khỏe dân cư đã được cải thiện rất nhiều trong những năm qua. Nhờ vậy tuổi thọ trung bình của người dân đã tăng gấp đôi sau hơn 30 năm, từ 32 tuổi trước năm 1945 lên 66 tuổi hăm 1979, lên 68 tuổi năm 1989 và khoảng 70-71 tuổi sau năm 2000. Tuổi càng cao thì tỉ lệ nữ càng tăng: trong số người trên 100 tuổi có tới 73% là cụ bà và 27% là cụ ông. Phần lớn người cao tuổi sống ở nông thôn (81%), thu nhập thấp và thiếu các dịch vụ xã hội chăm sóc sức khỏe.

So với nam giới, phụ nữ cao tuổi thường rơi vào cảnh góa bụa, cô đơn: 44% phụ nữ cao tuổi cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi. Xu hướng chung là nam giới góa bụa hay li dị thường xây dựng lại gia dinh, còn phụ nữ thì thường “ở vậy” không đi bước nữa. Tình trạng hôn nhân này làm cho đòi sống vật chất và tinh thần của phụ nữ cao tuổi thêm khó khăn. Nhưng phần đông (84%) những người cao tuổi sống dựa vào con cháu, họ hàng, làng xóm quê hương. Đáng chú ý là theo truyền thống “ gia trưởng” những người cao tuổi có xu hướng sống với con trai cả, con trai thứ nhiều hơn là với con gái. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt giữa các vùng. Chẳng hạn ở đồng bằng sông Hồng, tỉ lệ người cao tuổi sống với gia đình con trai là 50,5%, sống với gia đình con gái là 6,2%. Trong khi đó ở phía Nam, tỉ lệ này tương ứng là 46,1% và 26,4% (Bùi Thế Cường 1999). Nghiên cứu cũng

chỉ ra rằng, phụ nữ cao tuổi có xu hướng phụ thuộc vào sự chu cấp của con cái nhiều hơn nam giới cao tuổi - 58,2% so với 45,3%.

Đáng chú ý là các bà mẹ cũng trông cậy vào con gái nhiều hơn là các ông bố - 20,8% so với 12,3%. (Trương Sĩ Ánh 1999).

Trong điều kiện dịch vụ xã hội còn đang trong thời kỳ xây dựng, đổi mới hiện nay thì vai trò của gia đình rất quan trọng trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người cao tuổi. Với truyền thống văn hóa gia đình coi trọng chữ hiếu và tinh thần cộng đồng cao ở người Việt Nam, người cao tuổi có điều kiên được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và có một cuộc sống bình an với con cháu, vui với đời và giúp ích cho xã hội. Hơn một nửa số người cao tuổi được hỏi cho biết họ bằng lòng với cuộc sống của mình.

Trong quá trình chuyển đổi cơ chế và cơ cấu kinh tế, cũng như trước bất kỳ một biến chuyển nào của đời sống kinh tế - xã hội, người cao tuổi có thể coi là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất. Người cao tuổi trước hết ít có khả năng thích nghi nhanh với thay đổi, thêm nữa, năng lực lao động kiếm sống đã giảm sút, có nhiều vấn đề về sức khỏe, dễ xúc động, mẫn cảm v.v…, tất cả đặt nhóm người cao tuổi trước những nguy cơ xung đột, mâu thuẫn nảy sinh trong gia đình và ngoài xã hội.

Tuy người cao tuổi của cả hai giới đều bị ánh hưởng bất lợi của xu hướng nói trên, song phụ nữ cao tuổi đặc biệt dễ bị tổn thương vì phụ nữ thường có ít tài sản, cũng như thiếu kỹ năng và ít kinh nghiệm hơn nam giới. Tập quán ở nhiều vùng nông thôn đã khiến những phụ nữ goá bụa hầu như không có điều kiện để tái giá, nhất là khi đã có con. Sự cách biệt, mặc cảm, mối lo sinh nhai và sức khỏe kém khi về già cùng với cảnh cô đơn là sự ám ảnh thường xuyên đối với những phụ nữ này. Số lượng phụ nữ goá bụa ở nước ta là trên 2,4 triệu người (1989), còn nam giới góa vợ là 402.000, ít hơn phụ nữ sáu lần (Tổng cục Thống kê, 1991). Tỷ lệ phụ nữ sống đơn thân vì những hoàn cảnh khác nhau như ly hôn, ly thân… cũng cao hơn nam giới (Biểu đồ 8.1).

Tình trạng đẻ sớm, đẻ nhiều và đẻ dày cũng như làm việc quá sức, thiếu ăn hoặc thiếu dinh dưỡng làm cho phần lớn phụ nữ kiệt sức khi về già. Năm 1989 cả nước có trên 3,3 triệu phụ nữ trên 60 tuổi, đến hăm 1999 con số này là 3,6 triệu, trong đó có một số bị thương hoặc tàn tật, một số bị ốm đau, tật nguyền, còn phần đông chỉ đơn giản do tuổi cao, sức yếu nên không còn khả năng lao động.

Cùng với quá trình tách hộ sớm, số lượng gia đình hai thế hệ tăng lên khiến cho người cao tuổi ít có điểu kiện được sống trong sự đùm bọc và giúp đỡ của con cháu như trước đây. Ngoài ra, những dấu hiệu vật chất hoá mối quan hệ giữa các cá nhân có nguy cơ len lỏi vào từng gia đình đang làm xấu đi quan hệ giữa người già với con cháu họ. Không hiếm trường hợp người già bị con cháu ngược đãi, bỏ rơi, xóm làng quên lãng…

Cho đến nay, phụ nữ ngoài tuổi lao động nói chung và phụ nữ cao tuổi nói riêng hầu như không được đề cập đến trong các chính sách đối với phụ nữ. Số phụ nữ ngoài tuổi lao động được hưởng các chính sách và chế độ hưu trí chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng số phụ nữ cao tuổi ở nước ta và bản thân họ cũng đang gặp không ít khó khăn. Người cao tuổi nói chung và phụ nữ cao tuổi nói riêng cho đến nay chưa được coi là một nhóm đối tượng cụ thể của chính sách xã hội.

Tình hình trở nên đáng lo ngại hơn khi một số hình thức trợ giúp đối với người cao tuổi trong các hợp tác xã nông nghiệp trước đây hầu như đã bị xoá bỏ. Một số hình thức tự nguyện giúp nhau giữa người cao tuổi mới xuất hiện chưa nhiều và đang gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì và nhân rộng.

Phụ nữ tàn tật mất sức lao động cũng là một trong những nhóm chịu nhiều nguy cơ nhất hiện nay. Cũng tương tự như phụ nữ cao tuổi, họ có rất ít khả năng và điều kiện để hoà nhập vào cuộc sống cạnh tranh của cơ chế thị trường. Nhưng khác với người cao tuổi, phụ nữ tàn tật còn phải chịu đựng những áp lực tâm lý nặng nề từ phía xã hội. Với quan niệm xã hội chú trọng đến ngoại hình và chức năng làm mẹ của người phụ nữ thì đây là nhóm đối tượng gặp nhiều trở ngại nhất trong việc duy trì cuộc sống bình thường và hoà nhập vào đời sống xã hội. Bởi phụ nữ khuyết tật có khả năng sinh sản và nuôi dưỡng con cái một cách bình thường.

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tàn tật thì thấy rằng không phải tất cả tật nguyền đều do bẩm sinh. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trình bày một công trình nghiên cứu tại chầu Á - Thái Bình Dương cho thấy có 32,3% phụ nữ bị tàn tật do bẩm sinh; 47,7% bị tàn tật do đau ốm và bệnh tật và 20,0% do tai nạn. Đẻ nhiều và không được chăm sóc sức khỏe đầy đủ khi thai sản cùng với suy dinh dưỡng là những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tật ở phụ nữ (ESCAP, 1994. Báo cáo trình bày tại cuộc họp chuyên gia tại Băng Cốc, Thái Lan 2/1994). Ở nước ta, tỉ lệ phụ nữ được chăm sóc khi đẻ tại các cơ sở y tế giảm từ 90% năm 1985 xuống còn 85% năm 1994; các trường hợp tai biến khi sinh đẻ, như băng huyết tăng từ 4455 trường hợp lên 8107 trường hợp năm 1993 sản giật tăng từ 1042 trường hợp lên 1356 trường hợp năm 1993. Hoàn cảnh chiến tranh kéo dài ở nước ta trước đây cũng để lại đáng kể số người bị tàn tật và những di chứng cho con cái họ.

Trong số những người tàn tật mất sức lao động, một bộ phận nhỏ được hưởng chế độ đối với thương, bệnh binh, nếu trước đây đã phục vụ cho quân đội. Một bộ phận nhỏ khác được hưởng trợ cấp mất sức nếu đã từng là công nhân viên nhà nước. Hầu hết những người tàn tật còn lại phải trông cậy vào bản thân và gia đình hoặc là sự cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau của những người cùng hoàn cảnh và gần đây, sự hảo tâm của một số cá nhân và tổ chức từ thiện.

Tóm lại, phần đông những người tàn tật mất sức lao động, trong đó 60% là phụ nữ chưa thực sự được coi là đối tượng cần quan tâm của chính sách xã hội. Trong khi đó, theo số liệu điều tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2/3 số người này có mức sống dưới mức nghèo khổ. Đáng chú ý là trong số phụ nữ tàn tật có nhiều người còn trẻ và cũng không ít người đã cao tuổi, nghĩa là một số người sẽ còn phải sống những năm tháng dài đầy khó khăn và một số khác thì đang chịu những thử thách nghiệt ngã nhất của tuổi già, bệnh tật (Biểu đồ 8.2).Thực tế này rất đáng để cho xã hội và nhà nước quan tâm xử lý thông qua các chính sách cụ thể.

Những năm gần đây, Nhà nước đã sử dụng một phần kinh phí trong quỹ quốc gia về giải quyết việc làm để hỗ trợ cho một số trung tâm dạy nghề cho người tàn tật. Tuy nhiên, phụ nữ tàn tật trong giai đoạn hiện nay nhìn chung vẫn chưa được sự quan tâm thực sự của xã hội, cũng như của các nhà làm chính sách.

Phương thức lựa chọn đối tượng của các chính sách xã hội đối với phụ nữ cho đến gần đây, như đã thấy, là dựa trên quan điểm ưu tiên đối với những người làm trong khu vực Nhà nước. Quan điểm này xuất phát từ cách hiểu có phần giản đơn về bước đi trong xây dựng xã hôi xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cách lựa chọn đối tượng này cũng đã phát huy tác dụng trong những thời kỳ nhất định. Phụ nữ cũng như tất cả mọi người trong độ tuổi lao động được khuyến khích trở thành cán bộ công nhân viên Nhà nước. Kết quả là khu vực Nhà nước đã thu hút một lực lượng lán lao động nữ trong những năm 60 và 70, đã động viên một bộ phận đông đảo phụ nữ tham gia lao động và quản lý xã hội.

Trong giai đoạn hiện nay, việc lựa chọn đối tượng cho các chính sách xã hội rõ ràng không thể không tính đến những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện đường lối và chính sách đổi mới. Chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra cơ hội mới, bình đẳng cho đông đảo phụ nữ có thể phát huy năng lực của mình. Mọi công dân nữ cũng như nam được khuyến khích làm giàu một cách chánh đáng cho bản thân và gia đình không phụ thuộc vào thành phần kinh tế, ý thức chính trị, giai tầng xã hội, cũng như không phụ thuộc vào việc trước đây là ai hoặc đã làm gì. Tình hình này đặt ra vấn đề mới. Liệu chính sách xã hội có thể bao quát được tất cả các đối tượng phụ nữ không? Xét từ góc độ chi tiêu ngân sách thì rõ ràng điều này là không thể.

Như vậy chính sách xã hội đối với phụ nữ hiện nay đang đứng trước thử thách là xác định và sử dụng các tiêu chí lựa chọn đối tượng như thế nào cho phù hợp. Làm thế nào để chính sách xã hội không cản trở hay mâu thuẫn với chính sách đổi mới kinh tế? Chính sách đối với phụ nữ ở từng giai đoạn cần tập trung vào những nhóm đối tượng nào để vừa giải quyết được những vấn đề mới nảy sinh vừa hướng tới sự phát triển lâu bền của đất nước? Làm thế nào để vừa hỗ trợ được các nhóm yếu thế trong cơ chế thị trường vừa phát huy và tạo điều kiện cho các nhóm phụ nữ khác

vươn lên nắm bắt cơ hội, chủ động tạo việc làm, năng cao thu nhập cho bản thân và cho gia đình?

Khi trả lời những câu hỏi như vậy cần chú ý rằng phụ nữ không chỉ là đối tượng của chính sách mà còn là lực lượng xã hội, chủ thể của quá trình hoạch định, tổ chức và thực hiện chính sách. Vì vậy, để xây dụng luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách xã hội, đương nhiên cần đẩy manh việc nghiên cứu phụ nữ và những vấn đề về giới, đặc biệt là phân tích nội dung chính sách.

3. Nội dung của chính sách xã hộiCác chính sách xã hội đối với phụ nữ cho đến nay đã đề cập đến

nhiều nội dung khác nhau nhằm thực hiện ba mục tiêu chính như sau:- Khuyến khích phụ nữ tham gia lao động, sản xuất;- Tạo điều kiện cho phụ nữ nâng cao trình độ và năng lực và- Tăng cường công tác tham gia quản lý, lãnh đạo của phụ nữ.Ba mục tiêu chính sách trên đây đã được thực hiện theo những

phạm vi và mức độ khác nhau ở các giai đoạn khác nhau. Xét chung cho cả giai đoạn từ khi thành lập Nhà nước Dân chủ nhân dân cho đến nay thì các mục tiêu này đã được đề cập đến một cách không đồng đều trong các chính sách xã hội đối với phụ nữ.

Số lượng các văn bản chính sách về phụ nữ tập trung cao nhất vào mục tiêu đầu, chiếm trên 80% tổng số văn bản đã ban hành. Hai mục tiêu còn lại, chiếm 20%, trong đó về nâng cao năng lực cho phụ nữ chiếm 12% và phụ nữ tham gia quản lý chiếm 8% số văn bản' (Phạm Thị Thư và đồng nghiệp, 1993). Tỉ lệ phân bổ trên đây có thể cho thấy có sự chênh lệch lớn về mối quan tâm của các nhà làm chính sách đối với các mục tiêu chính sách khác nhau. Điều này cũng phản ánh một thực tế là các chính sách xã hội đối với phụ nữ cho đến nay nặng về khía cạnh huy động sức lao động hơn là quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực quản lý của người phụ nữ. Hãy xem xét cụ thể từng nhóm chính sách.

3.1.Chính sách khuyến khích lao động nữĐể tạo điều kiện thuận lợi cho người phụ nữ tham gia lao động sản

xuất, các chính sách của nhà nước đã tập trung vào hai nội dùng chính. Đó là chế độ thai sản và đảm bảo điều kiện lao động, hay gọi chung là bảo hộ lao động nữ. Cụ thể các chính sách này hướng tới những khía cạnh sau:

- Thực hiện chế độ thai sản, nhằm duy trì nguồn thu nhập và sức lao động của phụ nữ một cách liên tục, không bị gián đoạn bởi chức năng sinh sản. Các chế độ cụ thể bao gồm trợ cấp nghỉ đẻ, nghỉ con ốm, nghỉ cho con bú giữa giờ, làm việc nhẹ trong thời gian mang thai v.v…

- Tổ chức mạng lưới nhà trẻ, mẫu giáo tại nơi làm việc, nhằm giúp lao động nữ có con nhỏ có thể kết hợp việc lao động sản xuất với việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ nhỏ một cách thuận tiện hơn.

- Quy định điều kiện và môi trường lao động phù hợp với phụ nữ, ví dụ như cấm sử dụng lao động nữ vào các công việc nặng nhọc, độc hại, phụ nữ có con nhỏ được miễn làm ca ba, phụ nữ có thai được xếp việc nhẹ, giảm thời gian lao động công ích của phụ nữ v.v…

Các chế độ chính sách nêu trên đã phát huy tác dụng to lớn của mình trong một thời gian dài, đặc biệt là vào những năm 60, 70. Từ giữa những năm 80, một mặt nguồn ngân sách chi cho xã hội giảm đi, mặt khác, các doanh nghiệp phải tính các chi phí đối với lao động nữ vào giá thành nên các chế độ nói trên chủ yếu được duy trì trong khối hành chính sự nghiệp. Ý nghĩa thực sự của các chế độ cũng có phần giảm sút dưới tác động của lạm phát và tăng giá nhu yếu phẩm.

Chính sách bảo hộ đối với lao động nữ như một chính sách quốc gia, không chỉ được áp dụng ở nước ta mà nhiều nước trên thế giới. Chế độ thai sản như một bộ phận của chính sách này được các nước áp dụng hết sức khác nhau. Thời gian nghỉ đẻ do luật định (mà sau đó người chủ phải tiếp tục tiếp nhận phụ nữ vào làm việc) là từ hai tuần ở một số nước châu Á đến hai năm ở một số nước Bắc Âu. Thời gian trung bình được áp dụng ở nhiều nước là 12 tuần. Phụ cấp mà người mẹ được hưởng cũng khác nhau ờ mỗi nước, từ 50% đến 100% lương tháng,(có thể kéo dài từ 1 tháng đến 12 tháng v.v… Thực tế này cho thấy bảo hộ lao động nữ là một chính sách được nhiều nước coi trọng.

Vấn đề đặt ra với nước ta hiện nay làm thế nào để những điều khoản về chế độ thai sản và bảo hộ lao động nữ trong Luật Lao động đã được Quốc hội thông qua trở thành hiện thực không chỉ đối với lao động nữ trong khu vực kinh tế Nhà nước mà ở cả các thành phần kinh tế khác. Trên thực tế việc thực thi Luật Lao động nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn. Kết quả của đoàn khảo sát liên bộ gồm Tổng Liên đoàn Lao động, Bộ Lao động Thương binh - Xã hội và Bộ Tai chính về việc thi hành các quy định của Luật Lao động đối với lao động nữ cho thấy những quy định này hầu hết chưa được thực hiện (Báo Lao động ngày 22/1/1999). Nguyên nhân chính ở đây có liên quan đến cơ chế xây dựng và thực hiện chính sách. Một bên là Nhà nước ban hành chính sách, còn một bên là doanh nghiệp chi tiền thực hiện chính sách. Các doanh nghiệp cho rằng những chính sách này làm tăng gánh nặng cho họ và không khuyến khích họ sử dụng lao động nữ.

Về vấn đề này, kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy là có hai giải pháp mang tính hiện thực. Một là Nhà nước tập trung điều tiết nguồn quỹ chi cho các khoản phụ cấp đối với lao động nữ, trong đó có các chế độ thai sản. Hai là duy trì một hệ thống giám sát, thanh tra lao động cho phép phát hiện và xử lý từng trường hợp vi phạm.

Ví dụ về trường hợp thứ nhất là Trung Quốc. Gần đây ở nước này đã lập một quỹ lấy tên Quỹ Phụ cấp sinh sản độc lập. Quỹ này được điều tiết tập trung dựa trên sự đóng góp của người sử dụng lao động. Các khoản

chi trả cho lao động nữ được tách ra khỏi xí nghiệp và cơ quan. Trong trường hợp thứ hai cần một lực lượng thanh tra lao động đông đảo. Hiệu lực của chính sách sẽ phụ thuộc vào hoạt động của bộ máy, cụ thể là các chi phí về lương, phương tiện đi lại và làm việc v.v… của hệ thống thanh tra lao động. Khả năng xây dựng đội ngũ thanh tra như vậy còn cần nhiều thời gian. Chúng ta biết rằng thực trạng đội ngũ thanh tra hiện nay đang rất yếu và thiếu. Ví dụ, trên địa bàn Hà Nội, hiện có 805 doanh nghiệp nhà nước, 1.474 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, với khoảng 300.000 người lao động, nhưng lực lượng thanh tra lao động chỉ gồm có tám người (Mỹ Hằng, 1996).

3.2.Chính sách nâng cao trình độ, năng lực và sử dụng lao động nữTạo điều kiện cho phụ nữ nâng trình độ và năng thông qua công tác

đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng. Đây là một trong những nội dung chính sách đã được Nhà nước quan tâm từ nhiều năm nay. Tinh thần chỉ đạo thực hiện là “tích cực bồi dưỡng và mạnh dạn sử dụng, tiếp tục bồi dưỡng để sử dụng được tốt hơn”, như đã được nhấn mạnh trong Nghị quyết 31/CP của Hội đồng Chính phủ, ngày 8/3/1967.

Nhà nước đã có những quy định về chỉ tiêu chiêu sinh nữ ở các trường đại học, trung cấp, dạy nghề, kể cả đào tạo ở nước ngoài. Trong việc bố trí, sử dụng đã áp dụng chỉ tiêu số lượng nữ cán bộ công nhân viên cần đạt đến trong tổng số cán bộ công nhân viên ở nhiều ngành kinh tế quốc dân. Một số công việc được xác định là cần “kiên quyết bố trí phụ nữ đảm nhận”, ví dụ như “văn thư, đánh máy, điện thoại, kế toán, thống kê, nhân viên phục vụ…”.

Các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng lao động nữ đã được xây dựng trong điều kiện Nhà nước là chủ thể duy nhất thực hiện quản lý và điều phối tập trung nguồn lao động xã hội trong toàn bồ nền kinh tế quốc dân. Các biện pháp chính đã được sử dụng là xây dựng và phân bổ các chỉ tiêu pháp lệnh dựa trên nhu cầu về lao động, trong đó có lao động nữ ở từng thời kỳ và đối với từng ngành. Các chính sách này đã được thực hiện trong hoàn cảnh mà sự dịch chuyển lao động xã hội, nữ cũng như nam, diễn ra theo hướng chủ đạo là từ “ngoài vào trong”, tức là từ ngoài quốc doanh vào quốc doanh, từ trên xuống dưới, từ Trung ương xuống địa phương với sự kiểm soát và điều tiết thống nhất của nhà nước. Kết quả đạt được nhờ những chính sách này là nhịp độ tăng nhanh chóng về số lượng và trưởng thành đáng kể về trình độ của đội ngũ nữ công nhân, viên chức. Ví dụ, năm 1955, phụ nữ chiếm 5% thì đến năm 1965 đã tàng lên 27% và 1975 là 42% tổng số cán bộ công nhân, viên chức.

Thực tế trên đây đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành những tiêu chí và chỉ báo đánh giá tính tích cực xã hội của phụ nữ trong một thời gian dài. Đó là phải làm việc cho Nhà nước, phải có văn bằng, trưởng thành về chính trị… Điều này cũng có tác động không nhỏ tới mô hình người phụ nữ tiến bộ mà nhiều thế hệ phụ nữ đã theo đuổi. Tuy nhiên, cần thấy rằng, quan niệm và nhận thức này mặc dù là phù hợp với thòi kỳ

trước, nhưng nếu máy móc áp dụng vào giai đoạn hiện nay có thể làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn như sau:

- Hệ thống đào tạo hướng nhiều vào văn bằng mà coi nhẹ kỹ năng dẫn đến tình trạng chạy theo hình thức để lại hậu quả xấu đối với chất lượng lao động. Nội dung nặng về đào tạo viên chức mà xem nhẹ khả năng tự tạo việc làm và thu nhập. Lấy ví dụ, việc đào tạo lại cho nữ công nhân viên chức hiện nay cũng chưa chú ý đầy đủ đến những thay đổi yêu cầu và nội dung nghề nghiệp trong tình hình mới.

- Chưa chú ý bồi dưỡng kỹ năng lao động cho lực lượng đông đảo phụ nữ nông dân. Thực tế công tác xoá mù và phổ cập giáo dục cấp I đối với người lớn tuổi cho thấy chữ đơn thuần không mang lại lợi ích thiết thực cho phụ nữ nông dân, nhất là phụ nữ nghèo và do đó nó dễ dàng bị quên lãng tái mù chữ. Điều cần thiết và hiện thực hơn là phải được gắn với một kỹ năng và năng lực hành động cụ thể, có thể mang lại một cái lợi trước mắt để cho phép nuôi dưỡng những cái lợi lâu dài.

- Hệ thống cơ sở đào tạo của Nhà nước tập trung cao ở các thành phố và đô thị lớn. Điều này không cho phép những phụ nữ nghèo và đã có gia đình ở các vùng khác nhau trong cả nước có thể dễ dàng thu xếp đi học.

- Cơ sở đào tạo tư nhân đông về số lượng, song chưa có sự hỗ trợ của nhà nước để hướng vào những nghề phù hợp với phụ nữ. Những nghề này có ý nghĩa không chỉ trước mắt mà về lâu dài như điện tử, tin học, quản lý doanh nghiệp nhỏ, quản trị kinh doanh… Tình trạng ở các cơ sở dạy nghề tư nhân hiên nay cho thấy nếu đảm bảo về chất lượng thì học phí qua cao đối với phần đông phụ nữ có mức thu nhập trung bình. Nếu học phí có thể chấp nhận thì chất lượng lại không đảm bảo. Chính ở đây cần có sự điều tiết, hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách cụ thể đối với các cơ sở dạy nghề.

- Điều cuối cùng có ý nghĩa chiến lược trong chính sách của Nhà nước là nâng cao hàm lượng khoa học, công nghệ kỹ thuật trong lao động xã hội. Ở đây muốn nói những vẩn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá tất cả các lĩnh vực sản xuất vật chất. Từ đó tạo ra yêu cầu khách quan cho việc nâng cao trình độ lực lượng lao động.

Phân tích trên đây cho thấy ở các mức độ khác nhau, chúng ta đang duy trì những chính sách được xây dựng theo phương thức cũ và phù hợp với giai đoạn trước đổi mới. Giai đoạn hiện nay đang đặt ra những nhu cầu đổi mới chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng lực lượng lao động nữ đang một cách hết sức cấp bách.

4. Cơ chế xây dựng chính sáchCơ chế xây dụng chính sách là cách thức và các bước đi cụ thể từ

khấu nghiên cứu, phân tích tình hình, đến xây dựng văn bản và thẩm định, phê duyệt chính sách. Nghiên cứu, khảo sát, xác định vấn đề là bước đi

đầu tiên trong quá trình xây dựng chính sách. Mục đích của bước này là đưa ra những thông tin, tư liệu có sức thuyết phục về một văn đề chính sách cụ thể, phạm vi và mức độ gay gắt của vấn đề đó. Bước thứ hai là xây dựng văn bản. Bước này thường được giao cho một cơ quan chuyên ngành nhất định tiến hành. Bao gồm các việc chuẩn bị đề cương, biên soạn, hình thành và chỉnh lý dự thảo văn bản, tiến hành thảo luận, lấy ý kiến, tiếp tục chỉnh lý và bổ sung v.v… và cuối cùng là đưa ra tờ trình về dự thảo chính sách. Bước thẩm định phê duyệt thuộc về các cơ quan có thẩm quyền tương ứng ở từng cấp xem xét, quyết định.

Các chính sách xã hội đối với phụ nữ được hình thành theo cách xuất phát từ các quan điểm của Đảng để đi đến các văn bản chính sách của Nhà nước. Từ đường lối, chủ trương của Đảng về công tác nữ, được nêu trong các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Nhà nước ban hành các chế độ và chính sách nhằm thể chế hoá các nội dung quan điểm của Đảng.

Quá trình hoạch định chính sách gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn và tốn nhiều thời gian. Các Chỉ thị của Đảng thường dựa trên sự tổng kết, đánh giá, nêu vấn đề của các ngành, các cấp, các đoàn thể về công tác nữ và lao động nữ. Để đi đến quyết định ra một nghị quyết hay chí thị cho một vấn đề cụ thể thông thường cần rất nhiều báo cáo, ý kiến của các ngành, các cấp. Các ý kiến được tập trung phân tích và đánh giá tại các cơ quan chuyên môn, theo sự phân công và theo nội dung tương ứng của vấn đề đang được thảo luận.

Tiếp sau đó đến quá trình xây dựng văn bản của bản thân chỉ thị hay nghị quyết. Các bản dự thảo được biên soạn, lấy ý kiến, bổ sung, sửa chữa, tiếp tục lấy ý kiến, điều chỉnh, cân đối các quan điểm. Quá trình này có thể thu hút nhiều cán bộ tập trung làm việc trong thời gian vài ba tháng.

Tương tự như vậy, nhưng muộn hơn vài tháng hoặc hàng năm sau là quá trình xây dựng các vãn bản của Nhà nước, bộ, ngành có liên quan để cụ thể hoá và thể chế hoá các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Ví dụ tại buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ ngày 22/1/1995, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã đề nghị Chính phủ cụ thể hoá thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-BCT của Bộ Chính trị ngày 12/7/1993 “Về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới” (Văn phòng Chính phủ, 1995). Đề nghị như vậy đã được đưa ra sau 18 tháng kể từ khi ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị.

Trong tình hình hiện nay, quá trình xây dụng chính sách kéo dài như vậy rõ ràng không thể đáp ứng được các yêu cầu đa dạng và luôn biến động của việc phát huy vai trò người phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới. Quá trình đó cũng khó có thể thích ứng kịp với sự biến đổi mau chóng của tình hình kinh tế, xã hội.

Quá trình xây dụng chính sách thường có nhiều đầu mối tham gia. Các chính sách đối với phụ nữ về nguyên tắc thường liên quan đến nhiều bộ, ngành. Việc phối hợp giữa các cơ quan đôi khi gặp nhiều trở ngại do cách đặt vẫn đề và đánh giá khác nhau. Quá trình thảo luận do đó thường kéo dài và khó đạt được sự thống nhất. Trong trường hợp còn nhiều ý kiến khác nhau thì dung hòa để sớm ra được văn bản là cách làm phổ biến. Điều này khiến cho việc cụ thể hóa các chính sách, việc hướng dẫn thi hành trên thực tế gặp nhiều khó khăn.

Một đặc điểm khác là các chỉ thị, nghị quyết của Đảng thường đề ra mục tiêu cao trong khi khả năng đảm bảo của các chính sách Nhà nước lại hạn chế. Trong điều kiện hiện nay điều đó dẫn đến hai loại thái độ khác nhau, về phía các nhà làm chính sách thì có tâm lý thỏa mãn, coi việc ra được văn bản là một thành tích và đã hoàn thành nhiệm vụ. Các nhà quản lý và những người chịu trách nhiệm thực hiện chính sách thì có tâm lý thiếu tin tưởng ở khả năng thực thi và xem nhẹ việc tìm kiếm các khả năng và điều kiện (về tài chính và nhân lực) để thực hiện các chính sách trên thực tế. Kết quả là có thể xây dựng nhiều chính sách, và là những chính sách rất hay, song khả năng thể chế hóa và thực hiện thì lại hạn chế.

Như vậy, không phải toàn bộ các nội dung nghị quyết của Đảng về phụ nữ đều được thể chế hoá thành chính sách. Không phải mọi chính sách của Nhà nước đều được đảm bảo về tài chính và các điều kiện cần thiết khác để thi hành. Điều này đòi hỏi việc xây dựng chính sách cần được tiến hành đồng bộ, thống nhất, kịp thời. Vì chỉ có những chính sách thiết thực, có tính đến đầy đủ các khả năng thực thi mới mang lại lợi ích thực sự cho phụ nữ trong giai đoạn chuyển đổi.

Tóm lại có ba vấn đề cần được giải đáp thỏa đáng khi xây dựng các chính sách mới, đó là:

- Luật hoá quy trình xây dựng chính sách. Xác định rõ cấp ra quyết định, thời gian xây dụng văn bản, trách nhiệm thục hiện và chế độ kiểm tra, báo cáo.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin theo nhiều chiều giữa các Bộ, ngành và đoàn thể định kỳ bằng văn bản. Tránh tình trạng chỉ thông báo khi cần phối hợp.

- Phân quyền hợp lý. Các địa phương có thể xây dựng chính sách đối với phụ nữ trên địa bàn sao cho vừa đảm bảo các nguyên tắc chung, vừa phát huy sáng kiến từ cơ sở.

5. Cơ chế thực hiện chính sáchViệc thực hiện các chính sách xã hội đối với phụ nữ được coi là

nhiệm vụ của toàn Đảng và toàn dân. Các nghị định, chỉ thị, quy định của Nhà nước xác định rõ trách nhiệm thực hiện thuộc về người lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương. Chẳng hạn Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt Kế hoạch Hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000 nêu rõ: “Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này” (Điều 4, Nghị quyết số 822/TTg ngày 4/10/1997). Thực tiễn cho thấy chính sách xã hội chỉ có thể đi vào cuộc sống khi có sự quán triệt đầy đủ và tham gia tích cực của các ngành, các cấp và của mỗi người dân không phân biệt nam, nữ.

Tuy nhiên, thực tế những năm gần đây cho thấy, các chính sách xã hội đối với phụ nữ đã được chính quyền và cấp uỷ các cấp gần như giao phó hoàn toàn cho phụ nữ. Nếu chính sách liên quan đến phụ nữ nói chung thì giao cho Hội phụ nữ, nếu liên quan đến nữ cán bộ, công nhân viên thì giao cho Ban nữ công. Việc phân cấp, phân nhiệm như vậy về hình thức có vẻ hợp lý. Nhung trên thực tế, ở một số nơi, việc làm đó dẫn đến tình trạng chính sách của phụ nữ thì do phụ nữ thực hiện. Các cấp chính quyền và cấp uỷ trong một số trường hợp trở thành nơi trung chuyển các quyết định có liên quan đến phụ nữ từ cấp trên xuống cấp dưới. Việc thực hiện chính sách đối với phụ nữ chưa có được sự quan tâm chỉ đạo thoả đáng của cán bộ quản lý, chưa thu hút được sự tham gia đông đảo của các tổ chức và cá nhân.

Trong khi đó, các cấp Hội và Ban nữ công, nhất là ở cơ sở (huyện, xã, cơ quan, xí nghiệp) thường làm quá nhiều chức năng trong điều kiện biên chế và ngân sách có hạn. Các tổ chức này vừa kiểm tra, giám sát, vừa trực tiếp chỉ đạo thực hiện lại vừa vận động, thuyết phục chính quyền và cấp uỷ quan tâm thực hiện các chính sách đối với phụ nữ.

Tình hình tương tự cũng xảy ra đối với việc thực hiện Kế hoạch Hành động quốc gia vì sự tiến bô của phụ nữ Việt Nam. Tại cuộc họp sơ kết việc thực hiện Kế hoạch tại Hà Nội tháng 12/1998, có nhiều ý kiến cho rằng, Hội phụ nữ cấp tỉnh trên thực tế trở thành nơi thực hiện, chủ trì, điều phối chính trong việc triển khai Kế hoạch ở địa phương. Trong khi về mặt tổ chức Hội chỉ là một trong các thành viên thuộc Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của tỉnh, cũng như các thành viên khác như đại diện của sở Kế hoạch Đầu tư, Giáo dục, Y tế, Tổ chức chính quyền, Tai chính v.v… tất cả được đặt dưới sự lãnh đạo của vị đại diện ủy ban Nhân dân tỉnh. Bán khoăn của không ít đại biểu phụ nữ cho là vị Trưởng ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và thành viên thuộc các ngành liên quan có xu hướng “khoán trắng” hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ cho Hội phụ nữ.

Việc theo dõi, nắm tình hình phụ nữ và phát hiện những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện chính sách cũng được giao phó cho các cá nhân nữ trong ban lãnh đạo (nếu có), hoặc là Ban Nữ công và cấp Hội tương ứng. Các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất, báo cáo sơ kết, tổng kết về tình hình thực hiện chính sách liên quan đến phụ nữ thường do Hội phụ nữ hoặc Ban Nữ công chuẩn bị nội dung và thông qua ý kiến lãnh đạo chính quyền, cấp uỷ. Các vị lãnh đạo đầu ngành hoặc địa phương thường nắm

rất sơ lược về thực trạng đội ngũ lao động nữ, cũng như về nhu cầu và khó khăn của phụ nữ: Một đặc điểm khác là chính sách liên quan trực tiếp đến người phụ nữ thường bị chia cắt, phân tán theo ngành, theo lĩnh vực mà sự điều phối, phối hợp hầu như không được đặt ra, hoặc có nhưng hiệu quả không cao. Có thể thống kê được ít nhất là những ngành sau có liên quan trực tiếp đến các vấn đề phụ nữ: Y tế, Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, Lao động - Thương binh và xã hội, Bảo vệ Thiếu niên nhi đồng, Giáo dục và đào tạo… Ngoài ra còn những Bộ, ngành quan trọng khác như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tai chính v.v… Làm thế nào để phối hợp hành động giữa các ngành này ở các cấp khác nhau? Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đã cố gắng thực hiện chức năng phối hợp song do thiếu kinh phí và bộ máy nên cũng đang gặp nhiều khó khăn. Công tác tổng kết việc thực hiện Kế hoạch Hành động quốc gia vì sự tiến bô phụ nữ đến năm 2000 và xây dựng Kế hoạch Hành động đến năm 2010 có thể sẽ rút ra được những bài học bổ ích trong công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát và nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo Bộ, ngành và địa phương đối với hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ.

Một vấn đề khác đặt ra từ thực tế là việc thực hiện chính sách đối với phụ nữ nhiều khi xuất phát chủ yếu từ yêu cầu của cấp trên. Việc đề xuất ý kiến, bổ sung các giải pháp đáp ứng nhu cầu và điều kiện cụ thể của địa phương còn chưa được cán bộ các ngành, các cấp coi trọng. Cán bộ ít nhạy bén với những vấn đề đặt ra từ cơ sở, thiếu tin tưởng vào phụ nữ nên không khuyến khích được các sáng kiến, nỗ lực của phụ nữ và đội ngũ cán bộ nói chung trong việc tìm kiếm giải pháp thực hiện phù hợp.

Quá trình thực hiện các chính sách đối với phụ nữ cho đến nay còn thiếu các quy chế, chế độ giám sát và kiểm ưa kịp thời từ phía Nhà nước. Có trường hợp, một số cấp uỷ “quên” chỉ thị của Đảng về công tác nữ như khi tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 44- GT/TƯ/1984: “Về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ” vào năm 1993.

Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, song trước hết là nhận thức chưa đầy đủ của cán bộ, đảng viên về trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc thực hiện chính sách xã hội đối với phụ nữ. Một số người cho rằng vấn đề phụ nữ là công tác phong trào, vì vậy làm cũng tốt mà chưa làm cũng không sao. Quan niệm này còn được viện dẫn bởi lý lẽ cho rằng hiện còn có quá nhiều vấn đề phải làm và nếu những việc này làm tốt thì cũng góp phần giải quyết được cả vấn đề phụ nữ. Cách suy nghĩ đó rõ ràng là chưa theo kịp những biến chuyển nhanh chóng của công cuộc đổi mới và những vấn đề đặt ra trước phụ nữ. Các thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực kinh tế xã hội không tự động đem lại lợi ích đều khắp cho các nhóm dân cư. Đối với phụ nữ, vấn đề không chỉ dừng lại ở phong trào theo cách hiểu có phần đơn giản của một số cán bộ, mà cần coi đó là sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực vì hiệu quả kinh tế xã hội và phát triển bền vững của đất nước.

Nguyên nhân khác lại xuất phát từ sự xa dân, thiếu quan tâm đến các lợi ích cụ thể của người dân trong đó có phụ nữ của nhiều cán bộ, đảng viên. Một số cán bộ khá nhạy bén và hào hứng xử lý các ý tưởng từ trên, đặc biệt là của cấp trên trực tiếp, nhưng lại khá bảo thủ trong việc tiếp thu và lắng nghe ý kiến từ dưới, đặc biệt là ý kiến của phụ nữ cơ sở.

Ngoài ra, phụ nữ cũng còn mặc cảm tự ti, ít có ý kiến, ít biết cách trình bày và thuyết phục nhằm đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình.

Việc tham gia soạn thảo các văn bản chính sách, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách của các cấp Hội phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn do các cấp chính quyền chưa thục sự tôn trọng tiếng nói và quan tâm đến quyền lợi của phụ nữ, và do trình độ của nhiều cán bộ Hội, đặc biệt ở cấp cơ sở, còn hạn chế.

Tóm lại, chính sách đối với phụ nữ đang đứng trước những yêu cầu cấp bách của sự nghiệp Đổi mới. Quan điểm Đổi mới cũng như những thành tựu đã đạt được về kinh tế xã hội đòi hỏi chính sách xã hội đối với phụ nữ cần được hoàn thiện về việc xác định rõ đối tượng, nội dung, cơ chế xây dựng và thực hiện. Phương thức xác định đối tượng cần được mở rộng và nhạy bén hơn với những nhóm yếu thế trong cơ chế thị trường. Nội dung của chính sách cần chú trọng hơn đến những biện pháp nhằm năng cao năng lực toàn diện của phụ nữ. Quá trình xây dựng chính sách cần nhanh chóng và kịp thời. Việc thực hiện, nhất là công tác kiểm tra giám sát cần được tiến hành thường xuyên với nhận thức và trách nhiệm đầy đủ, vì sự tiến bộ của phụ nữ của cán bộ đảng viên ở tất cả các ngành, các cấp. Chương 9: ĐÁP ỨNG YÊU CẦU GIỚI, NÂNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI NGANG TẦM ĐỔI MỚI KINH TẾ

1. Đặc điểm chính sách qua các giai đoạn phát triển1.1. Một số giai đoạnMỗi chính sách đều ra đời vào một thời điểm nhất định. Vì vậy, chỉ

có thể hiểu rõ đặc điểm của các chính sách khi xem xét chúng trong bối cảnh kinh tế - xã hội cụ thể. Mỗi thời kỳ xây dựng đất nước và đấu tranh bảo vệ tổ quốc đều có những nhiệm vụ chính trị và kinh tế - xã hôi quan trọng.

Các chính sách xã hội đối với phụ nữ ở nước ta đã cố gắng phản ánh rõ nét những yêu cầu xã hội đặt ra trước người phụ nữ cũng như những nhu cầu của họ trong từng giai đoạn. Ví dụ, trong thời kỳ chiến tranh, các chính sách xã hội thường tập trung vào nhiệm vụ huy động mọi nguồn lực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước. Trong thời bình, yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực cho Sự nghiệp xây dựng xã hội đã trở nên cấp bách hon. Các chính sách xã hội cố gắng chuyển trọng tâm sang bảo vệ quyền lợi chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần người phụ nữ vì mục tiêu phát triển lâu bền xã hội công bằng, văn minh.

Cùng với sự vận động không ngừng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, chính sách xã hội cũng thay đổi và tiến hoá. Căn cứ vào các nhiệm vụ chính trị và kinh tế - xã hội quan trọng nhất, có thể nêu ra các giai đoạn ra đời của chính sách đối với phụ nữ như sau:

- Giai đoạn 1945-1960, với mục tiêu chủ yếu là xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân, thực hiện cải cách xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Đây là giai đoạn bước đầu hình thành những chính sách xã hội đầu tiên đối với phụ nữ và lao động nữ ở miền Bắc.

- Giai đoạn 1961-1975, là thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Các chính sách xã hội được xây dựng nhằm huy động, động viên, khai thác tối đa sức người, sức của cho tiền tuyến. Đặc biệt là tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy cao độ vai trò của mình trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội.

- Giai đoạn 1976-1986, nhằm thực hiện công cuộc thống nhất đất nước và xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa quản lý tập trung trong cả nước. Các chính sách xã hội đối với phụ nữ bắt đầu bộc lộ mâu thuẫn giữa mục tiêu và khả năng thực hiện.

- Giai đoạn từ 1986 đến nay, là thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các chính sách xã hội hiện trong quá trình điều chỉnh sủa đổi và vươn lên ngang tầm những yêu cầu và nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ chính trị cũng như điều kiện kinh tế xã hội của mỗ giai đoạn có tác động quyết định đến đặc điểm của các chính sách đối với phụ nữ. Có thể thấy điều này qua số lượng và loại hình các văn bản ban hành qua từng thời kỳ.

Chỉ tính riêng trong số các văn bản do Nhà nước ban hành. Có tất cả 19 Nghị quyết, quyết định, nghị định về phụ nữ. Trong số đó nhiều văn bản có ý nghĩa quan trọng như Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ về việc tăng cường lực lượng lao động nữ trong các cơ quan, xí nghiệp nhà nước (số 31/CP ngày 8/3/1967), Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng về việc phát huy vai trò và năng lực của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (số 176-A/ HĐBT ngày 24/12/1984) v.v… Ngoài ra còn phải tính đến 26 văn bản chính sách nói về các vấn đề chung, song có đề cập đến phụ nữ trong các điều khoản riêng, ví dụ như Luật Lao động (1947 và 1994), Pháp lệnh Lao động công ích (1988), Luật Hôn nhân và gia đình (1986), v.v…

Các văn bản chính của Đảng về phụ nữ và công tác cán bộ nữ bao gồm Nghị quyết 153-NQ/TƯ ngày 10/1/1967 của Ban Bí thư, Nghị quyết 04-NQ/TƯ ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị. Chỉ thị 44 CT/TƯ tháng 6/1984 và Chỉ thị 37CT/TƯ tháng 5/1994 của Ban Bí thư.

Xét về mặt thời gian, số lượng các văn bản chính sách có liên quan đến vấn đề phụ nữ phân bố không đều trong các giai đoạn (Bảng 9.1).

Số lượng văn bản đã được đưa ra nhiêu nhất vào thời kỳ 1961-1975 và ít nhất vào thời kỳ 1945-1960. Số lượng các văn bản liên quan đến phụ nữ tăng dần đến cuối những năm 1970 rồi sau đó giảm đi (Biểu đồ 9.1).

Bảng 9.1. Số lượng văn bản về phụ nữ và văn bản có điều khoản về phụ nữ, 1945 -1993

Thời gian Văn bản về phụ nữ

Văn bản có điều khoản về phụ nữ Tổng số

1945 – 1960 0 5 51961 – 1975 14 6 201976 – 1988 5 7 121989 – 1993 2 5 7Cộng 21 23 44

Bản thân số lượng các văn bản có thể chua nói được đầy đủ về những quyền lợi và chế độ mà phụ nữ được hưởng trong từng thời kỳ, song loại hình, nội dung văn bản cho thấy vấn đề phụ nữ đã thu hút được sự quan tâm và nỗ lực của các nhà làm chính sách trong từng thời kỳ như thế nào. Điều này, như sẽ được đề cập đến ở phần dưới đây, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó đặc biệt là yếu tố nhận thức của xã hội về vai trò phụ nữ và khả năng đóng góp thục tế của họ vào việc thục hiên các nhiệm vụ chính trị-xã hội của đất nước qua mỗi giai đoạn.

Biểu đồ 9.1. Nhịp độ ban hành các văn bản quan đến phụ nữ.

1.2.Đặc điểm của chính sách trong thời kỳ trước năm 1975Chính sách giai đoạn 1945 - 1960Điều đáng chú ý ở giai đoạn này là cách thức mà Nhà nước Dân chủ

Nhân dân đầu tiên ở châu Á thể chế hoá những quan điểm tiến bộ về bình đẳng nam nữ vào các chính sách cụ thể của mình. Đây là giai đoạn quan trọng với ý nghĩa đặt nền móng lâu dài cho các giai đoạn chính sách ở Việt Nam sau này.

Nền kinh tế quốc dân thời kỳ này, ngoài khu vực kinh tế nhà nước còn có các chủ thể quản lý và sử dụng lao động khác nhau. Sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu, cũng như tập quán và quan niệm cũ không khỏi ảnh hưởng đến những nhận thức và quan niệm rất khác nhau về vấn đề bình đẳng. Trong bối cảnh đó, làm thế nào để các chính sách xã hội do Nhà nước ban hành có thể được chấp nhận và trở nên có hiệu lực không chỉ đối với khu vực nhà nước, mà còn đối với những đối tượng khác, kể cả khu vực kinh tế tư nhân?

Kinh nghiệm cho thấy, trước hết, các chính sách xã hội trong giai đoạn này được xây dựng từng bước, một cách có chọn lựa. Thứ hai, các văn bản pháp quy thường cố gắng vận dụng nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới để có thể thu hút sự ủng hộ của cả hai giới. Luật Lao động ban

hành theo sắc lệnh 29/SL của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 12/3/1947 là một ví dụ sinh động về vấn đề này.

Trong luật này, nguyên tắc cơ bản về việc làm như nhau, tiền công ngang nhau giữa lao động nam và lao động nữ đã được thể chế hóa một cách rõ ràng, cụ thể tại điều 57: “Công nhân đàn bà mà làm một công việc như đàn ông đều được lĩnh tiền công bằng số tiền công đàn ông”. Đặt trong bối cảnh chính trị xã hội của giai đoạn những năm 40 thì điều khoản này thể hiện một nhận thức tiến bộ, hoàn toàn mối, khác hẳn quan niệm phổ biến trong xã hội lúc đó về giá trị và tương quan giữa lao động đàn bà và lao động đàn ông.

Tuy nhiên, trên thực tế, gặp phải vấn đề khó khăn trong thực hiện, kiểm tra và giám sát, đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất tư nhân còn khá đông lúc bấy giờ. Có lẽ vì vậy trong chương về hình phạt, (áp dựng đối với những trường hợp vi phạm luật) người ta đã không đề cập đến điều khoản về tiền công này. Điều đó cho thấy là nếu tiền công không được trả ngang nhau khi phụ nữ và nam giới làm việc như nhau thì đó là hành vi phạm luật. Song vì bộ luật chưa đưa ra những hình thức phạt cụ thể nên chủ doanh nghiệp có thể không bị phạt.

Tương tự như vậy, đối với các quy định về bảo hộ lao đông nữ. Ví dụ, khi sinh con có thể nghỉ tối đa 12 tuần mà chủ không được cắt hợp đồng lao động, trong đó có 8 tuần họ được hưởng một nửa số tiền công kể cả phụ cấp (điều 31, 12); nơi nào có 100 lao động nữ phải lập nhà giữ trẻ (điều 123) v.v… Ở đây ta cũng không thấy có các quy định cưỡng chế đối với hành vi phạm luật. Tuy nhiên, bên canh đó lại có những điều khoản quy định về hình thức phạt rất chặt chẽ, ví dụ, đối với việc sử dụng lao động nữ làm đêm và thực hiện công việc nguy hiểm, hay lao động dưới hầm mỏ, hay trong trường hợp xí nghiệp không bố trí nơi để lao động nữ cho con bú (điều 175,176).

Điều đáng quan tâm ở đây không chỉ là nội dung cụ thể của các quy định mà còn là cách thể chế hoá nguyên tắc bình đẳng giới. Đi dần từng bước, xác định mức độ điều chỉnh khác nhau giữa các nội dung, với các hình thức cưỡng chế linh hoạt chính là phương thức điều chỉnh hành vi có hiệu quả nhất đối với các đối tượng của chính sách. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của phương pháp làm chính sách trong giai đoạn này.

Cách làm đó cũng chú ý tới việc lựa chọn những nội dung để quy định mức độ cưỡng chế. Theo cách nghĩ thông thường, điều gì quan trọng hơn đối với đối tượng chính sách thì điều đó cần được quy định sao cho có hiệu lực cao nhất và khi vi phạm sẽ áp dụng mức phạt nghiêm khắc nhất. Tuy nhiên, Luật Lao động năm 1947 đã không đi theo cách tư duy thông thường này. Thực tiễn cho thấy khả năng giám sát việc thực hiện các điều khoản khác nhau đã được đặt lên trước và từ đó xem xét mức độ cưỡng chế về phía luật.

Điều đó có nghĩa là chỉ đưa ra quy định chặt chẽ đối với những gì có thể giám sát và kiểm tra được từ phía người làm luật. Lấy ví dụ, nguyên tắc tiền lương ngang nhau có thể là quan trọng nhất đối với lạo động nữ hay ít nhất cũng quan trọng hơn so với quy định cần “có chỗ để cho con bú”. Song nếu không thể (hoặc chưa thể) có biện pháp kiểm tra, giám sát việc thi hành những quy định về tiền lương thì chưa vội quy định hình thúc cưỡng chế đối với các trường hợp vi phạm.

Cách thức quy định các điều khoản về lao động nữ của Luật Lao động năm 1947 cho thấy tính khả thi của văn bản đã được quán triệt một cách cụ thể. Việc xây dựng chính sách trước hết dựa vào khả năng đo lường, giám sát và đánh giá trên thực tế đối với những điểu khoản được đưa ra chứ không dựa trên nguyện vọng, và ý muốn chủ quan của người làm luật hay đối tượng chính sách.

Về mặt phương pháp, có thể rút ra hai bài học từ cách làm của Luật Lao động năm 1947. Một là có thể đưa ra các điều khoản với mức độ cưỡng chế khác nhau vào một văn bản pháp quy. Những điều khoản mang tính bắt buộc có thể kết hợp với những điều mang tính hướng dẫn. Đặc điểm này phụ thuộc vào mức độ đa dạng của các đối tượng và các chủ thể thi hành luật.

Hai là, việc xác định rõ mức độ cưỡng chế cần dựa trên khả năng giám sát thi hành đối với từng điều khoản. Cách làm này có tác dụng tăng tính hiệu lực và ý nghĩa thực sự của chính sách đối với đối tượng là người phụ nữ. Với đối tượng chính sách nào cũng vậy, nhưng trước hết đối với phụ nữ, một chính sách bao gồm những nguyên tắc tối thiểu được quy định cụ thể và rõ ràng về phương thức thực hiện thì có lợi hơn là những chính sách với những yêu cầu cao song thiếu hiện thực.

Giai đoạn 1961 - 1975Ngoài số lượng lớn các chính sách đã được ban hành thì giai đoạn

này còn nổi bật về tính cụ thể, chi tiết và đồng bộ cao của các chính sách và điều khoản chính sách đối với người phụ nữ. Mục tiêu chính của các chính sách trong giai đoạn này là động viên và thu hút đông đảo phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội… nhằm phục vụ sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thực hiện mục tiêu này, trọng tâm của các chính sách nhằm vào việc tăng cường lực lượng lao động nữ trong các cơ quan, xí nghiệp nhà nước và phát động rộng rãi phong trào thi đua “giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong các tầng lớp phụ nữ.

Nghị quyết 31/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 8/3/1967 là một ví dụ cụ thể về việc thể chế hoá các mục tiêu của nhà nước trong chính sách đối với phụ nữ. Thông qua nghị quyết 31/CP, lần đầu tiên nhà nước đặt vấn đề nhanh chóng tăng cường lực lượng lao động nữ và quy định tỉ lệ tuyển dụng phụ nữ vào các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp nhà nước. Nghị quyết nêu: “…Từ nay đến cuối năm 1968 phải nâng tỉ lệ bình quân nữ

công nhân viên chức lên khoảng 35% trở lên so với tổng số công nhân viên chức nhà nước…”. Đây là một mục tiêu cao cho hai năm thực hiện (1967-1968), vì tỉ lệ nữ đã đạt được vào cuối năm 1966 chỉ là 31% tổng số công nhân, viên chức. Để cụ thể hoá nhiệm vụ cho từng ngành, nghị quyết nêu rõ: “Các ngành giáo dục, y tế, công nghiệp nhẹ, thương nghiệp… phải đưa tỉ lộ nữ công nhân viên chức lên từ 50% đến 70% hoặc cao hơn… Những còng việc như văn thư, đánh máy, điện thoại, kế toán, thống kê, nhân viên phục vụ… phải kiên quyết bố trí phụ nữ đảm nhận”. Có thể quy định này về sau đã góp phần dẫn đến tình trạng nữ hóa ở một số ngành nghề nói trên.

Đi đôi với việc thu hút phụ nữ vào các cơ quan, xí nghiệp nhà nước, chính sách trong thời kỳ này đã rất chú ý đến việc tạo điều kiện tốt hơn để phụ nữ tham gia lao động sản xuất. Ví dụ, mở rộng hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo, tổ chức gửi trẻ nơi sơ tán, bếp tập thể v.v… Chế độ tuyển sinh, đào tạo tại chỗ, phát triển đảng viên, đề bạt lãnh đạo nữ cũng góp phần nhanh chóng nâng cao năng lực của phụ nữ.

Câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao các chính sách trong giai đoạn 1961-1975 lại quan tâm nhiều và toàn diện đến phụ nữ như vậy? Trước hết, và là điều quan trọng nhất đó là nhận thức của các cấp lãnh đạo và các nhà làm chính sách về vai trò của phụ nữ trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của giai đoạn. Lấy ví dụ, nghị quyết 31/CP đã nêu như sau: Tăng cường hem nữa lực lượng lao động phụ nữ có một ý nghĩa chính trị, lãnh tế rất lớn, đồng thòi là một nhiệm vụ cấp bách… để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sản xuất, chiến đấu trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước hiện nay…” (Xem Nghị quyết số 31/CP ngày 8/3/1967).

Lý do thứ hai có thể nêu ở đây là tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù của giai đoạn này. Nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước lúc đó đặt ra những yêu cầu cấp bách về tập trung sức người, sức của cho tiền tuyến. Thực tế là ở thòi kỳ này những người ưu tú và có sức khỏe tốt trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên và người dân trên mọi vùng của miền Bắc đều được ưu tiên chi viện cho miền Nam. Số lượng bộ đội, cán bộ gửi vào chiến trường và phục vụ chiến trường phần đông là nam giới đã làm nảy sinh một sự thiếu hụt và mất cân đối về giới trong lực lượng lao động của nền kinh tế quốc dân, ở các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước cũng như trong các hợp tác xã nông nghiệp. Trước tình hình đọ, giải pháp duy nhất cần thực hiện thông qua các chính sách đối với phụ nữ ở tầm vĩ mô là động viên và tạo điều kiện cho phụ nữ gánh vác nhiều hơn nữa công việc ở hậu phương.

Phân tích chính sách xã hội đối với phụ nữ, thấy có sự tách biệt rõ rệt giữa yếu tố nhận thức và yếu tố tính cấp bách của thực tiễn. Thực tiễn luôn tác động đến nhận thức và nhận thức luôn có vai trò quyết định đến chủ trương và hành động xây dựng chính sách. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhận thức cũng theo kịp với thực tiễn và đặc biệt không phải khi nào các nhà quản lý cũng có nhận thức đầy đủ về tính cấp bách của thực tiễn.

Điều nay thể hiện rất rõ trong việc nhận thức các vấn đề gắn với đời sống người phụ nữ.

Không phải khi nào tầm quan trọng của phụ nữ trong gánh vác “việc nước” cũng được bộc lộ dưới hình thức và ở mức độ cấp bách như đã thể hiện và có thể dễ dàng nhận ra trong chiến tranh. Vì lẽ đó, ở những hoàn cảnh khác, ngoài chiến tranh, việc nhận thức đầy đủ về vai trò của người phụ nữ và những điều kiện dành cho họ dường như gặp nhiều khó khăn hơn. Trong thời bình, vấn đề phụ nữ cần được nhìn nhận và giải quyết theo cách khác. Tầm nhìn của chính sách phải có chiều sâu, rộng và xa hơn, vượt ra ngoài phạm vi của những vấn đề trước mắt hay những tính toán về hiệu quả trực tiếp như có thể thực hiện trong hoàn cảnh chiến tranh.

1.3. Mâu thuẫn và điều chỉnh chính sách xã hội sau năm 1975Các chính sách đối với phụ nữ trong giai đoạn 1976 - 1988 được ban

hành khá nhiều và đa dạng về nội dung. Đặc điểm của các chính sách giai đoạn này thể hiện những cố gắng nỗ lực nhằm nâng cao quyền lợi của phụ nữ cả ở nội dung và phạm vi tác động của chính sách. Tinh thần chung là trên cơ sở các kết quả đã đạt được ở những thời kỳ trước, để bổ sung và hoàn thiện nhằm đưa các chế độ đãi ngộ lên cao hơn nữa đối với phụ nữ.

Điều này thể hiện rõ nhất ở chế độ thai sản, mà trước hết là thời gian nghỉ sinh con của nữ công nhân viên chức. Chính sách quy định thời gian nghỉ hưởng nguyên lương đã tăng từ 60 ngày năm 1948, lên 75 ngày năm 1983 lên 180 ngày năm 1985.

Phân công lao động trong gia đình cũng được đưa vào thành một nôi dung được điều chỉnh bằng pháp luật. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 nhấn mạnh “Chồng có nghĩa vụ tạo điều kiện cho vợ thực hiện tốt chức năng của người mẹ”.

Có thể nhận thấy một xu hướng chung của các chính sách xã hội đối với phụ nữ giai đoạn 1976-1988 là khẳng định rõ hơn tính im việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Tiến bộ xã hội đã được phản ánh thông qua việc xây dựng các chính sách nâng cao các chế độ đãi ngộ đối với phụ nữ và tăng cường vai trò quản lý của tổ chức đại diện cho quyền lợi của phụ nữ.

Điều này không phải là ngẫu nhiên. Sau thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tâm lý chiến thắng ít nhiều đã cọ tác động đến cáo chủ trương và chính sách. Đối với nhiều đối tượng, trong đó có phụ nữ, việc tăng cường các hình thức ưu đãi được sử dụng để thể hiện tính chất ưu việt của chế độ trong thoi kỳ này. Đồng thời, đây cũng được coi là một hình thức để đáp lại lòng mong mỏi của các đối tượng đã có những đóng góp to lớn cho công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.Cũng trong giai đoạn này, nhất là vào nửa cuối những năm 80, khủng hoảng kinh tế xã hội đã tác động đến hiệu quả thực hiện các chính sách. Việc điều chỉnh chính sách để đảm bảo chế độ cho các đối tượng chính

sách trở thành yêu cầu thường xuyên. Mọi cố gắng đã tập trung vào việc đáp ứng các nhu cầu tối thiểu cho các đối tượng chính sách thông qua các khoản phụ cấp khác nhau được bổ sung và điều chỉnh liên tục (ví dụ, đối với chính sách thai sản là các khoản trợ cấp sức khỏe của mẹ, mua sắm vật dụng cho con…)

Tuy nhiên, tốc độ trượt giá cao trong thời kỳ này đã hạn chế ý nghĩa thực tế của các chế độ cụ thể và của các bước điều chỉnh. Một trong những mâu thuẫn xoay quanh việc xây dựng chính sách ở giai đoạn này thể hiện ở chỗ các chính sách xã hội (không riêng chính sách đối với phụ nữ) đã bị đẩy vào một vòng tròn luẩn quẩn, đó là do đồng tiền mất giá nên phải điều chỉnh các chế độ và điều chỉnh chế độ lại dẫn đến mất giá lớn hơn. Vì vậy, ý nghĩa thực tế của chính sách hầu như giảm sút tương ứng với số lần điều chỉnh. Nhưng đây mới chỉ là một trong những biểu hiện của mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng của chính sách xã hội trong bối cảnh có nhiêu thay đổi.

Tình trạng khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội nói chung và chính sách xã hội đối với phụ nữ nói riêng trong giai đoạn 1976-1988 còn do một thực tế khác chi phối. Đó là số người thụ hưởng chính sách tăng lên nhanh chóng. Bộ máy Nhà nước và khu vực kinh tế quốc doanh được mở rộng trong phạm vi cả nước. Lấy ví dụ, tổng số cán bộ, công nhân viên trong các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh thời kỳ 1976-1988 đã tăng từ 519.200 lên 843.900 người, tức 62%, chưa kể lực lượng cán bộ hành chính sự nghiệp.

Tóm lại, thực tế của giai đoạn 1976 - 1988 đã cho thấy những dấu hiệu cần thiết phải điều chỉnh chính sách. Tuy nhiên, nếu những điều chỉnh cục bộ nằm trong khuôn khổ của cách làm cũ không đem lại kết quả mong muốn, thì rõ ràng vấn đề đặt ra là cần có những điều chỉnh lớn và triệt để hơn trên cơ sở phân tích các diễn biến kinh tế - xã hội.

2. Bình đẳng giới trước những thách thức đổi mới kinh tếTrước những thay đổi lớn trong lĩnh vực kinh tế, chính sách xã hội

đối với phụ nữ cũng vươn lên nhằm đáp ứng yêu cầu về bình đẳng giới trong tình hình mới.

Như đã thống kê ở trên, giai đoạn từ 1989 đến nay, Nhà nước đã ban hành 7 văn bản chính sách, trong đó 2 văn bản về phụ nữ và 5 điều khoản đề cập đến phụ nữ trong các chính sách chung, ví dụ như Pháp lệnh Bảo hộ lao động, ngày 19/9/1991; Luật Lao động, Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994…

Đáng chú ý là công tác tham gia quản lý nhà nước của Hội phụ nữ lần đầu tiên đã được thể chế hóa bằng văn bản trong thòi kỳ này. Quyết định SỐ163/HĐBT ngày 19/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng đã quy định trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc đảm bảo cho các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước.

Điểm lại các chính sách đối với phụ nữ trong giai đoạn này, có thể thấy số lượng các chính sách ban hành ít hơn so với các giai đoạn trước. Điều này cho thấy, bước vào thời kỳ đổi mới, mặc dù có những biến đổi to lớn diễn ra trong thực tế cuộc sống và đã có hàng loạt các chính sách mới trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội… song chưa có những biến đổi tương ứng, thể hiện ở các nỗ lực xây dựng và đổi mới chính sách xã hội đối với phụ nữ như đã tùng diễn ra ở các giai đoạn trước. Chính sách xã hội đối với phụ nữ ở giai đoạn này chủ yếu vẫn được thực thi theo tinh thần các chính sách đã có cho đến 1989.

Việc xây dựng các chính sách dành riêng cho phụ nữ trong giai đoạn 1989 đến nay được tiến hành không khác bao nhiêu so với trước đây. Đó là việc tập trung vào một nội dung nhằm đáp ứng nhu cầu đặc thù của phụ nữ là các chế độ thai sản. về đối tượng, cũng như trước đày, các chính sách chủ yếu nhằm vào nữ cán bộ, công nhân viên trong khu vực nhà nước.

Trong khi đó, từ 1989 đến nay là thời kỳ của những biến chuyển sâu sắc về kinh tế xã hội và nhất là đã xuất hiện những đổi mới cơ bản về chính sách, trước hết là chính sách kinh tế. Hiến pháp sửa đổi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1992, Luật Đất đai, Luật Lao động, Luật Đầu tư trong nước…, đã và đang tạo ra một mối trường pháp lý mới, cởi mở và thuận lợi hơn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Những biến chuyển này tác động rất khác nhau đến cơ hội và điều kiện của các tầng lớp và các nhóm dân cư khác nhau. Trong bối cảnh này, tính đồng bộ và hệ thống của các chính sách đòi hỏi chính sách xã hội phải có sự đổi mới tương ứng. Trước hết là đổi mới về quan điểm và sau nữa là về nội dung để kịp thời thích ứng với môi trường mới do các chính sách, trước hết là chính sách kinh tế tạo ra.

Điểm mới trong quá trình xây dựng chính sách đối với phụ nữ là cuộc thảo luận sôi nổi xung quanh việc điều chỉnh chế độ thai sản. Nhiều ý kiến trái ngược nhau về thời gian nghỉ đẻ hưởng nguyên lương đã xuất hiện giữa các nhà làm chính sách (cả phụ nữ và nam giới). Điểm tranh luận cụ thể là nên rút ngắn hay giữ nguyên thời gian 180 ngày nghỉ sinh con của nữ cán bộ công nhân viên.

Sự xuất hiện các cuộc tranh luận cho thấy bản thân việc xây dựng chính sách xã hội đối với phụ nữ trong thời kỳ này đã vấp phải những khó khăn và mâu thuẫn mới, hoàn toàn không giống trước đây. Đồng thời, nội dung tranh luận cũng phản ánh các nhận thức và cách tiếp cận khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau về chế độ đối với lao động nữ, một điều rất ít gặp ở các giai đoạn trước. Cuối cùng thì việc điều chỉnh thời gian nghỉ đẻ từ 180 ngày xuống 120 ngày đối với lao động nữ thuộc khu vực sản xuất, kinh doanh cho thấy dấu hiệu đầu tiên của xu hướng cắt giảm các trợ cấp đối với phụ nữ. Cách làm này có thể được coi là phù hợp với xu thế giảm các khoản chi xã hội trong tình hình mới.

Trên thực tế, xu hướng cắt giảm các khoản chi xã hội vẫn còn tiếp diễn. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với các nhà làm chính sách nói chung và chính sách xã hội đối với phụ nữ nói riêng. Thật không dễ dàng khi cắt giảm những chế độ, được hiểu như những thành quả của chế đô mới đối với phụ nữ từ lâu nay. Trên văn bản, vì. vậy, các chế độ vốn có dường như đều được giữ nguyên, song các điều khoản thi hành và nhất là cơ sở kinh tế và pháp lý để thực thi thì giảm sút. Đây là một trong những lý do dẫn đến khoảng cách giữa nhu cầu về chính sách và khả năng thực hiện trên thực tế bị kéo dài ra, hiệu lực của chính sách bị giảm sút, người thực hiện chính sách rơi vào các giải pháp cực đoan.

Phân tích chính sách theo các giai đoạn nêu trên cho thấy cũng như các chính sách khác, chính sách xã hội đối với phụ nữ ở mỗi giai đoạn chỉ đạt được kết quả mong muốn khi giải quyết trúng những vấn để của chính giai đoạn đó. Muốn vậy, điều quan trọng là cần xác định nhiệm vụ và vấn đề mấu chốt mà chính sách xã hội cần giải quyết để từ đó tiến hành xây dựng, điều chỉnh và đổi mới chính sách ở từng thời điểm. Điều đó cũng có nghĩa là mỗi giai đoạn phát triển cần xác định và kiểm nghiệm một cách khách quan các vấn đề xã hội mới nảy sinh, mức độ và phạm vi của chúng để đưa ra phương thức xử lý phù hợp.

Muốn vậy cần có quan điểm hệ thống và lịch sử để đánh giá và xây dựng các chính sách xã hội của chính giai đoạn đó. Tuy nhiên, điều có ý nghĩa lớn nhất vẫn là nhận thức đầy đủ về vai trò của người phụ nữ trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của giai đoạn, cũng như vị trí của họ trong sự phát triển lâu dài của đất nước.

Tóm lại, chính sách xã hội đối với phụ nữ đang đứng trước thách thức mới. Làm thế nào để thực hiện được nguyên tắc bình đẳng giới trong điều kiện chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa? Cần có một cơ chế chính sách như thế nào để không ngừng hoàn thiện và thực thi có hiệu quả chính sách về phụ nữ, về giới? Ở đây có hàng loạt những câu hỏi về trách nhiệm, quyền hạn và chức năng của từng cấp, từng ngành, từng lĩnh vực, từng cơ sở và cá nhân đối với vấn đề phụ nữ và giới.

Cơ chế thị trường khắt khe, tự nó không thể đem lại lợi ích bình đẳng cho nữ giới vốn bị thiệt thòi nhiều hơn về học vấn, chuyên môn, sức khỏe so với nam giới. Việc ưu tiên hay thực hiện nguyên tắc bình đẳng một cách máy móc theo kiểu duy ý chí hoặc chủ nghĩa “bình quân, cào bằng” không còn thích hợp. Thậm chí, nếu cố tình áp dụng cách làm này sẽ dẫn đến cản trở sự nghiệp đổi mới và xói mòn thanh quả kinh tế - xã hội đã đạt được. Trước tình hình đó, nguyên lý cơ bản để giải quyết mọi vấn đề nảy sinh là bám sát thực tiễn cuộc sống. Tức là cần thường xuyên tổng kết kinh nghiệm, sớm phát hiện những điều mới mẻ và tạo cơ hội lựa chọn cho mỗi cá nhân, nữ cũng như nam, phát triển và hành động theo nhu cầu, nguyên vọng và năng lực của bản thân mình phù hợp với điều kiện và yêu cầu đổi mới kinh tế xã hội.

3. Phân tích một số chính sách đổi mới kinh tế xã hội đối với phụ nữ3.1. Phân tích chính sách từ góc độ phụ nữ họcCác chính sách đổi mới diễn ra trước hết trong lĩnh vực kinh tế. Đó là

các chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, các chính sách về đầu tư, chính sách giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân, các chính sách về quan hệ lao động v.v… Một trong những đặc điểm của các chính sách kinh tế là không phải lúc nào cũng nêu trực tiếp đối tượng cụ thể của chính sách. Vấn đề giới, phụ nữ cũng không được đặt ra với quan niệm cho rằng chính sách kinh tế là chung cho mọi dối tượng, nam cũng như nữ. Ngoài ra, không ít các nhà hoạch định chính sách cho rằng phụ nữ và giới là vấn đề xã hội, nằm ngoài phạm vi quan tâm của các chính sách kinh tế. Các số liệu và sự kiện nêu ở phần hai của cuốn sách đã chứng tỏ chính sách kinh tế có tác động to lớn đối với phụ nữ như thế nào, đặc biệt trên những lĩnh vực như việc làm, vốn, thu nhập v.v…

Phân tích tác đông của một số chính sách kinh tế - xã hội từ góc độ giới và phụ nữ, xuất phát từ quan niệm mọi chính sách, suy cho cùng, đều nhằm phục vụ con người và đáp ứng các nhu cầu, nguyện vọng của con người. Con người mà chính sách hướng tới chưa ở đâu và bao giờ lại là con người “chung chung” mà ngược lại, luôn luôn có những đặc điểm cụ thể về giới, dân tộc, học vấn, địa vị xã hội… Một chính sách có khả năng đi vào cuộc sống nhanh nhất là một chính sách đáp ứng tốt nhất những nhu cầu cụ thể và thiết thực của các nhóm đối tượng đặt ra. Điều đó giải thích vì sao các chính sách kinh tế cần quan tâm đến vấn đề xã hội, trong đó có khía cạnh giới và mỗi chính sách kinh tế khi ban hành cần cân nhắc đầy đủ đến những tác động khác nhau có thể tạo ra cho phụ nữ và nam giới.

Dưới đây nêu hai ví dụ về các tác động khác biệt mà một chính sách có thể tạo ra trên thực tế đối với phụ nữ và nam giới. Một ví dụ về chính sách kinh tế chung, không nêu rõ đối tượng và một ví dụ khác về một chính sách mà trong đó đã có những quy định dành riêng cho phụ nữ.

3.2. Vấn đề giới và chính sách ruộng đấtLuật Đất đai được Quốc hội thông qua năm 1993 đã tạo một tiền đề

vô cùng quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay. Luật đã mở rộng quyền của người nông dân và hộ nông dân nói chung trong việc sử dụng lâu dài, chuyển nhượng, thừa kế… đối với đất đai. Chính vì vậy, Luật Đất đai đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và được đông đảo người dân hoan nghênh.

Khó có thể tìm thấy bất cứ một hàm ý nào trong văn bản của Luật Đất đai về sự phân biệt nam nữ. Ruộng đất được giao cho hộ gia đình, mỗi thành viên của gia đình không phân biệt giới tính đều có quyền sử dụng đối với diện tích ruộng đất được giao theo luật. Như vậy, không có bất kỳ lý do nào để cho rằng Luật Đất đai mang lại quyền lợi nhiều hơn cho một giới, dù đó là nam hay nữ. Điều cần khẳng định là về quan điểm, cũng như nôi dung thể hiện trên văn bản là hoàn toàn bình đẳng.

Tuy nhiên, trên thực tế, khi đi vào thực hiện, điều này không đảm bảo rằng phụ nữ và nam giới hoàn toàn có quyền như nhau đối với ruộng đất của mình.

Có thể nêu hai khía cạnh liên quan tới vấn đề này như sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtTheo quy định chung, giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất

được coi là văn bản pháp lý duy nhất có giá trị đôi với đất đai. Văn bản này không chỉ được các cơ quan nhà nước công nhận và bảo hộ, mà còn được sử dụng như vật thế chấp thuận tiện trong quan hệ tín dụng cũng như các mối quan hệ có tính pháp lý khác. Điều này cho thấy ý nghĩa nhiều mặt của văn bản pháp lý này đối với người sử dụng ruộng đất.

Theo thông lệ, giấy chứng nhận quyền sử dụng mộng đất của hộ gia đình chỉ ghi tên chủ hộ. Với tỉ lệ 76% chủ hộ ở nông thôn là nam giới (Tổng cục thống kê, 1994) , thì dường như giấy chứng nhận quyền sử dụng mộng đất được giao chủ yếu cho một giới và đó là giới nam. Chưa nói tới vấn đề bình đẳng giới, mà ở đây giữa việc phân chia mộng đất trên cơ sở lao động và nhân khẩu với việc giấy tò hợp pháp về mộng đất chỉ đứng tên một người, rõ ràng đã có mâu thuẫn.

Tất nhiên khi gia đình hoà thuận, cả hai vợ chồng đều có mặt ở nhà và cùng bàn bạc về các quyết định liên quan đến mộng đất thì điều đó không gây trở ngại gì nhiều. Song trong thực tế, cuộc sống lại không đơn giản như vậy. Rất nhiều vụ xích mích, tranh chấp mộng đất đã xảy ra có liên quan đến quyền sử dụng đất và việc không đứng tên trên giấy tờ chính thức có thể đưa đến nhiều bất lợi chó phụ nữ.

Được hỏi về vấn đề này, nhiều nhà quản lý ruộng đất không phủ nhận rằng việc ghi tên cả hai vợ chồng là điều hợp lý. Tuy vậy, họ cho rằng bổ sung thêm tên vợ (hoặc chồng) vào giấy chứng nhận là việc làm mất nhiều thời gian và chưa hẳn đã là cần thiết (!).

Quyền lợi mà phụ nữ đương nhiên được hưởng (chứ không phai là ưu tiên) có thể bị bỏ qua một cách hết sức tự nhiên như thế, bởi nhận thức chưa đầy đủ về những tác động đa dạng, khác nhau mà chính sách có thể gây ra trên thực tế.

Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy là phụ nữ có thể bị thiệt thời kỳ không có những đảm bảo chặt chẽ về pháp lý đối với quyền sử dụng ruộng đất. Nếu các nhà lập chính sách hôm nay ghi nhận việc làm tưởng là nhỏ và ít quan trọng như ghi tên cả hai vợ chồng vào giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất thì hẳn sẽ giảm được các vụ tranh chấp đất đai có thể xảy ra trong thực tế. Và quan trọng hơn là việc làm đó đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc tiếp cận và sử dụng nguồn tư liệu sản xuất cơ bản là đất đai một cách không phân biệt giữa phụ nữ và nam giới.

Việc phân chia ruộng đất

Quá trình chia ruộng đất diễn ra ở nhiều địa phương với những vấn đề phức tạp trong việc phân hạng điền, đo đạc, bắt thăm cho thấy một số biểu hiện phân biệt đối xử đối với phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân. Số ruộng họ được nhận thường rơi vào những vùng không đủ nước, bạc màu, xa làng. Đặc biệt hiện nay, ở nhiều nơi tại miền Bắc, còn một bộ phận nông dân chỉ được cấp một phần ruộng theo quy định do còn nợ cũ đối với hợp tác xã. Tỷ lệ ruộng bị rút trong tổng diện tích mộng đất được giao cho hộ lên tới 44% ở Nam Hà, 40% ở Hoà Bình, 35% ở Hà Bắc. Đáng chú ý là trong số những hộ bị rút mộng có nhiêu hộ do phụ nữ làm chủ hộ. Phần lán họ là phụ nữ nghèo, đơn thân, cáo tuổi, sức khỏe yếu. Một bộ phận hộ nông dân nghèo, đông con phải gán nợ hay bán bớt ruộng đất cho người khác cũng làm tăng sự tích tụ mộng đất ở nông thôn. Những hộ giàu ở nông thôn thường có quỹ đất bình quân nhân khẩu khoảng 1700 rn2, nhiều hơn gấp bốn lần so với hộ nghèo - khoảng 400 m2.

Điều này cho thấy việc thực hiện chính sách trên thực tế không hoàn toàn như trên văn bản. Sự bình đẳng giới có thể bị vi phạm bởi tác động của nhiều yếu tố. Do vậy việc hoạch định các chính sách kinh tế cần được tiến hành với nhận thức cao hơn về quyền lợi của phụ nữ để hạn chế tối đa các kẽ hở cho các hiện tượng lợi dụng chính sách, vi phạm nguyên tắc công bằng giới.

3.3 Luật Lao độngLuật Lao động là một ví dụ về nhóm các chính sách kinh tế - xã hội

có điều khoản dành riêng cho nữ. Bộ Luật, như đã nói, có một chương dành riêng cho lao động nữ, đó là chương X: “Những quy định riêng đối với lao động nữ”, ở đây gọi tắt là chương Lao động nữ. Về hình thức, cũng như theo quan niệm của nhiều nhà làm chính sách, một chương quy định riêng có thể sẽ đảm bảo công bằng xã hội tốt hơn giữa nam và nữ. Tuy nhiên, thực tế không hẳn là như vậy.

Chương Lao động nữ là nơi quy định một sô chế độ mang tính dặc thù đối với lao động nữ. Nhưng ngoài những nhu cầu đặc thù, phụ nữ còn có nhu cầu như mọi nam giới với tư cách là người lao động. Việc đáp ứng những nhu cầu đó chỉ có thể thực hiện thông qua những quy định chung có tính đến điều kiện cụ thể của phụ nữ. Điều đó đòi hỏi cần có nhận thức sâu sắc về giới khi xây dựng tất cả các điều khoản và chương mục khác, không riêng chương Lao động nữ. Tuy nhiên, khi đã có một chương riêng cho lao động nữ thì nhận thức phổ biến của người làm chính sách cho rằng như thế là đầy đủ. Việc những chương, mục và điều khoản khác của Bộ luật có tác động, ảnh hưởng như thế nào đối với phụ nữ đã không được xem xét đầy đủ.

Trong khi đó, như đã nêu, những yêu cầu của lao động nữ bộc lộ đa dạng và phong phú ở tất cả các khía cạnh của quan hệ lao động, tức là ở hầu hết các chương của Bộ Luật Lao động, cứ không chỉ riêng ở những điều quy định tại chương “Lao động nữ”

Lấy ví dụ chương IV, Hợp đồng lao động, điều 28 quy định “…đối với lao động gia đình thì các bên có thể giao kết bằng miệng”. Trên thực tế, do không có vãn bản hợp đồng chính thức, lao - động nữ có thể rơi vào tình thế bất lợi và không được pháp luật bảo vệ nếu xảy ra tranh chấp. Trong khi đó, trên 90% lao động giúp việc gia đình là phụ nữ, với số lượng gia tăng hàng năm. Đây lại là lĩnh vực mà lao dộng nữ dễ bị lợi dụng, ép buộc, chưa kể những hình thức mua bán phụ nữ trá hình có thể xuất hiện mà không bị pháp luật ti ừng trị. Thực tế ở Trung quốc hàng năm có khoảng 3 triệu nữ thanh niên giúp việc cho các gia đình với nhiều bằng chứng bị bóc lột, lợi dụng, đối xử tàn nhẫn. Việc cho phép các bên liên quan c ó thể giao kết hằng miệng đôi với lao động đình có thể dẫn đến hậu quả là nếu xảy ra tranh chấp, lao động nữ khó lòng được pháp luật bảo vệ hay can thiệp do thiếu cơ sở xem xét bằng văn bản.

Những ví dụ tương tự như trên không phải là duy nhất. Tuy nhiên, cần nói ngay rằng điều này không phải là hệ quả của việc thiếu quan tâm hoặc bỏ qua quyền lợi của lao động nữ, mà là do phương pháp. Chính vì việc bảo vệ quyền lợi của lao động nữ chỉ được tập trung xem xét trong một chương đặc thù chứ không như một nguyên tắc xuyên suốt các chương, điều của Bộ Luật lao động đã dẫn đến hiện tượng không đảm bảo công bằng giới như đã nêu.

Hai ví dụ trên đây cho thấy các chính sách kinh tế - xã hội cần được soạn thảo với nhận thức rõ ràng về các tác động cụ thể mà chính sách có thể tạo ra đối với phụ nữ và nam giới. Việc vận dụng nhận thức giới vào toàn bộ quá trình xây dựng chính sách và toàn bộ các nội dung chính sách cho phép đưa ra các chương mục, điều khoản đáp ứng tốt hơn yêu cầu và nguyện vọng của cả hai giới. Để làm điều đó, hệ thống báo cáo của các ngành các cấp cần có các số liệu về nam - nữ để đánh giá tình hình từ góc độ giới và kịp thời xử lý các vấn đề từ lúc mới nảy sinh. Các nguyên tắc bình đẳng giới cần được quán triệt ngay từ đầu và trong suốt quá trình xây dựng, thực hiện, tổng kết, đánh giá các chính sách…

4. Nâng chính sách xã hội ngang tầm đổi mới kinh tế 4.1. Tiềm năng và thách thứcĐúng như nhiều người nhận xét, công cuộc đổi mới kinh tế của Việt

Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc. Từ tình trạng khủng hoảng và trì trệ về kinh tế, sau hơn 10 năm đổi mới, Việt Nam đã đứng vào nhóm nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trên thế giới (Bảng 9.2).

Bảng 9.2. Tốc độ (%) tăng thu nhập quốc dân của Việt nam và một số nước trong khu vực, 1991-19941

1986 - 90 1991 1992 1993 1994 1991 – 94Việt Nam 5,6 6,0 8,6 8,1 8,8 7,9NICs 8,8 7,3 5,3 6,2 6,3 6,3

ASEAN 7,8 6,3 5,8 6,5 7,1 6,4Trung Quốc 7,6 7,5 12,6 10,0 10,0 10,0

Kết quả công cuộc đổi mới kinh tế thê hiện đặc biệt rõ khi so sánh các chỉ tiêu kinh tế qua từng thời kỳ. Ví dụ, thu nhập quốc dân tăng trung bình 5,6% thời kỳ 1986-1990 và tiếp tục tăng cao hơn trong thời kỳ 1991-1994- Tốc độ tăng trưởng sản lượng nông nghiệp khá ổn định, ở mức trên 4% cùng thời kỳ. Sản lượng công nghiệp duy trì ở tốc độ trên 10%. Lạm phát cao vào cuối những năm 80 đã bi chặn đứng và đang bị kiềm chế ở mức dưới 10% và duy trì ở mức 5 - 6%. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế - tài chính của khu vực và trên thế giới. Một phần do khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 nên mức tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và của khu vực dịch vụ - thương mại nói riêng trong năm 1998 bi giảm sút (Bảng 9.3). Nhưng đà tăng trưởng kinh tế đang dược tăng cường và chuyển sang thế ổn định.

Bảng 9.3. Tốc độ tăng trưởng kinh 1986-1998 (%)

1986-90 1991 1992 1993 1994 1996 1998

Thu nhập quốc dân 5,6 6,0 8,6 8,1 8,8 9.3 5.8Nông nghiệp 3,5 2,9 8,1 6,2 3,9 4.1 3.0Công nghiệp 6,2 10,4 17,1 12,7 13,5 14.1 11.5Dịch vụ - 8,3 7,0 9,2 10,2 19,0 6,0Chỉ số tăng giá - 67,5 17,5 5,2 14,4

Kinh tế tăng trưởng mau chóng cũng đang bộc lộ nhiều dấu hiệu đáng lo ngại. Bên cạnh những nguy cơ tụt hậu về kinh tế là những mầm mống giảm sút tiềm năng phát triển lâu bền của đất nước. Tỷ lệ đi học của trẻ em 6-11 tuổi giảm từ 90% năm 1980 - 1981 xuống 70% năm 1986-1987, của trẻ 11-15 tuổi từ 60% xuống 54% cùng kỳ. Sô' lượng học sinh cũng giảm tuyệt đối ở mức 7% từ 12,5 triệu năm học 1987-1988 xuống 12,2 triệu năm học 1989- 1990. Năm học 1990-1991, số lượng học sinh có tăng với mức 0,5%, nhưng thấp hon nhiều so với mức tăng dân số trên 2%.

Năm học 1991-1992 có 12,8 triệu học sinh, tăng 4,4% nhưng chủ yếu là do tăng học sinh phố thông trung học và cơ sở. Đặc biệt lo ngại là số nữ học sinh phổ thông trung học giảm mạnh từ 423.600 em năm học 1986-1987 xuống 247.700 em năm học 1991-1992. Mặc dù thi hành chính sách phổ cập giáo dục tiểu học, Việt Nam vẫn có tới 7,5% trẻ em gái tuổi 10-14 chưa bao giờ tới trường, nhiều hon tỷ lệ 6,5% trẻ em trai.

Tình hình sức khoẻ của phụ nữ và trẻ em cũng là vấn đề lo ngại. Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ở Việt Nam thuộc vào loại cao so

với các nước trong khu vực, khoáng 37%. Tỉ lệ trẻ nhẹ cân trong suốt thời kỳ 1986-1994 không giảm mà vẫn giữ nguyên ở ti lệ 45%.

Tỉ lệ dân số sống ở mức nghèo khổ và có mức dinh dưỡng dưới 2100 calo/ngày còn cao, mặc dù Việt Nam đã đạt được thành tích rất lớn trong lĩnh vực này. Nếu xét đói nghèo về mặt kinh tế thì tỷ lệ này ở Việt Nam là 15,7%. Nhưng theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, Việt Nam đã giảm được mức đói nghèo từ 58% năm 1992- 1993 xuống 37,4% năm 1999 (Bảng 9.4). Các số liệu đói nghèo khác nhau cho thấy tính chất phức tạp của cuộc đấu tranh chống loại giặc nghèo đói, lạc hậu trên đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Tỷ lệ thất nghiệp khá cao, con sô không chính thức là khoảng 20%. Khoảng cách giàu - nghèo ngày một giãn rộng theo khu vực và theo giới. Mức độ bất bình đẳng được đo bằng hệ sô Gini tăng từ 0,33 năm 1992-1993 lên 0,35 năm 1997-1998 lên 0,36 năm 1999. Hộ số Gini cho thấy bất bình đẳng về chi tiêu trong dân cư tăng mặc dù còn ở mức thấp so với các nước đang phát triển khác trên thế giới.

Bảng 9.4. Tỉ lệ nghèo đói ở Việt Nam theo đánh giá một cơ quan (%)

Cơ quan Mức nghèo đói 1992 – 1993

1997 – 1998

Bộ LĐ, TB & XH

Ngân hàng Thế giớiTổng cục Thống kêNgân hàng Thế giớiLiên Hợp Quốc

ĐóiNghèoNghèo về lương thực, thực phẩm-NghèoNghèo về con người

5,030,0

-24,958,1

-

2,015,715,0

-37,428,7

Đáng chú ý là trong số 20% người nghèo chỉ có khoảng 50% phụ nữ có thai được chăm sóc sức khỏe trong thời gian mang thai con số này ít hơn so với tỉ lộ 84% phụ nữ trong nhóm 20% người giàu. Trẻ em thiếu cân, suy dinh dưỡng ở mức vừa phải ở nhóm người nghèo là 43% nhiều hơn gấp đôi so với nhóm giàu là 18%; tỉ lệ biết chữ ở nhóm người nghèo là 78%, ở người giàu là 95%; số năm đi học bình quân của 20% số hộ nghèo chỉ bằng một nửa so với 20% số hộ giàu.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tụt hậu về các chỉ tiêu phát triển chất lượng cuộc sống so với tăng trưởng kinh tế. Đáng chú ý là đầu tư của Nhà nước vào các khu vực như giáo dục, y tế, khoa học vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, thậm chí còn giảm đi trong suốt thời kỳ đổi mới kinh tế 1985-1992. Tỷ lệ đầu tư của Nhà nước cho khoa học giảm từ 1,02% năm 1985 xuống còn 0,65% năm 1992, giáo dục giảm từ 3,01% xuống 2,7% và y tê từ 3,09% xuống 2,44% tương ứng (Bảng 9.5).

Bảng 9.5. Vốn đầu tư của ngủn sá Nhà vù tỷ lệ ngành khoa học, giáo dục và y tế 1985 - 1992

1985 1989 1990 1991 1992Tổng đầu tư* (tỷ đồng), trong đóKhoa họcGiáo dụcY tế

2719,9

27,881,884,0

1919,8

20,754,737,3

2145,8

30,789,262,9

2383,0

24,883,667,4

3333,2

21,790,181,4

Tỷ lệ trong tổng cơ cấu (%)Khoa họcGiáo dụcY tế

1,023,013,09

1,082,851,94

1,434,162,93

1,043,512,83

0,652,702,44

Do đó muốn cải thiện tình hình cần có sự đổi mới mạnh mẽ, trước hết ở quan niệm đầu tư và sau đó là ở các bước hoạch định,' thực hiện chính sách xã hội. Trên thực tế, trong những năm qua mức chi cho giáo dục, khoa học, y tế đạt mức ổn định và tăng dần. Ví dụ, khoản chi cho giáo dục đã tăng từ 2,7% năm 1992 lên 3,2% năm 1997, chiếm 15% tổng chi ngân sách. Các khoản chi cho các dịch vụ xã hội cơ bản gồm giáo dục cơ sở, chăm sóc sức khỏe ban đầu và dinh dưỡng, kế hoạch hóa gia đình, nước sạch, vệ sinh đã tăng từ mức 12,7% 1990 lên 17,2% năm 1997 lên 20%.

Tăng cường đầu tư cho lĩnh vực khoa học, y tế, giáo dục sẽ góp phần mờ rộng cơ hội đào tạo và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó thì khả năng cải thiện địa vị xã hội, đặc biệt là điều kiện kinh tế của phụ nữ vẫn còn hạn chế. Những vấn đề cấp thiết hiên nay như việc làm và thu nhập của phụ nữ còn phụ thuộc vào những nội dung mang tính định hướng lớn như chủ trương phân bổ cơ cấu đầu tư của ngân sách Nhà nước, ví dụ như giữa-cơ sở hạ tầng ở thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền ngược, giữa khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh. Vì như đã nêu, phụ nữ hiện đang tập trung đông hơn ở khu vực ngoài quốc doanh, phụ nữ nông thôn đang có ít cơ hội và điều kiện hơn phụ nữ thành thị, V.V… Đây là những nội dung kinh tế mà khi được xử lý theo quan điểm phát triển xã hội và quan điểm giới sẽ mang lại kết quả, tác động tích cực đối với vị thế xã hội của phụ nữ.

Chính vì vậy, cùng với việc phân tích các chính sách xã hội về phụ nữ, cần phân tích tác động của chính sách kinh tê xã hội để tìm ra cơ chế ảnh hưởng đối với người phụ nữ trong so sánh với nam giới. Qua đó, sẽ giúp các nhà quản lý có được một cách nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về môi trường và điều kiện mà chính sách tạo ra đối với người phụ nữ, cũng như hiệu quả cuối cùng của một chính sách cụ thể đối với cả hai giới.

Trong hơn 50 năm qua, một số lượng lớn các văn bản pháp quy về phụ nữ và gia đình được Nhà nước ban hành cho thấy sự quan tâm to lớn của Đảng, Nhà nước đối với công tác phụ nữ và việc đảm bảo các quyển

lợi và chế độ đối với người phụ nữ. Theo thống kê chưa đầy đú, đã có 44 văn bản của Nhà nước và bốn chỉ thị, nghị quyết của Đảng về phụ nữ hoặc có nói đến vấn đề phụ nữ ở các mức đô và khía canh khác nhau.

Với nội dung và tính chất tiến bộ của các điều khoản Hiến pháp và các chính sách cụ thể như đã nêu, Việt Nam đứng vào nhóm các nước xã hội chủ nghĩa trước đây sớm đưa ra và thực thi các nguyên tắc về bình đẳng giới nhằm nàng cao địa vị xã hội của người phụ nữ. Trong các nước trên thế giới, Thuỵ Điển hiện được coi là nơi có những điều kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ, cũng mới chỉ đưa được ra điều khoản về bình đẳng nam nữ vào Hiến pháp năm 1975. Một số nước khác chưa có được những quy định trong hiến pháp về cấm phân biệt đối xử theo giới, ví dụ Ai Cập, Uganda, Zambia… Ngay cả Thái Lan, còn chưa làm rõ khái niệm “phân biệt đối xử” về mặt pháp lý và vấn đề xây dựng cả một bộ luật chống phân biệt đối xử theo giới còn - là một chủ đề thảo luận trong tương lai.

Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới sau Thụy Điển và nước đầu tiên ở châu Á ký Công ước quốc tế về chống mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW 1980). Có thể nhận thấy là, Nhà nước Việt Nam rất coi trọng việc đảm bảo các nguyên tắc bình đẳng và quyền công dân của phụ nữ. về mặt này, trước hết xét trên văn bản, có thể nói phụ nữ Việt Nam được hưởng quyển bình đẳng giới đầy đủ và toàn diện hơn so với phụ nữ ở nhiều nơi khác trên thế giới.

Trên thực tế, cần thấy rằng các điều khoản nêu trong hiến pháp và các Bộ luật chỉ thực sự có ý nghĩa khi được cụ thể hoá thông quạ hệ thống các văn bản dưới luật. Đối với chính sách xã hội, đây là quá trình liên tục tổng kết kinh nghiệm thực hiện chính sách, nghiên cứu, phát hiện những nhân tô mới và điều chỉnh quan niệm và các quy định cho phù hợp. Quan điểm bao trùm ở đây là vấn đề phụ nữ trở thành vấn đề xã hội gắn liền với vấn đề kinh tế và phật triển bền vững. Nâng chính sách xã hội ngang tầm đổi mới kinh tế có nghĩa là tiếp tục tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi hơn nữa cho mỗi cá nhân, nữ cũng như nam thực hiện quyền mưu cầu hạnh phúc cho bản thân và xã hội.LỜI KẾT

Phụ nữ Việt Nam ở mọi vị trí công tác và hoàn cảnh xã hội đang góp phần làm cho những thành tựu kinh tế xã hội thu được ngày một to lớn hơn, những thay đổi trong đời sống xã hội tiếp tục diễn ra ngày một tốt đẹp hơn. Cùng với nam giới, phụ nữ nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với tất cả niềm tự hào và sức vươn tới của các thê hệ phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

Đồng thời, những vấn đề đặt ra trước phụ nữ nói chung cũng như mỗi người nói riêng về sự bất cập giữa năng lực và yêu cầu, giữa trách nhiệm và quyển hạn, giữa khả năng cống hiến và điểu kiện sức khỏe, giữa đóng góp và hưởng thụ, giữa công việc gia đình và công tác xã hội cũng ngày càng trở nên gay gắt.

Tuy nhiên, vấn đề phụ nữ không phải là của riêng phụ nữ, cũng không phải của tất cả mọi người Vấn đề phụ nữ là cụ thể đối với mỗi gia đình, mỗi cộng đồng, mỗi cấp chính quyền quan tâm tới việc làm và thu nhập, điều kiện lao động và môi trường sinh hoạt, sức khỏe và học vấn của phụ nữ. Vấn đề phụ nữ là thiết thực đối với mỗi nhà quản lý có trách nhiệm và có ý thức cải thiện vị trí, vai trò của nữ giới trong quản lý kinh tế xã hội. Vấn đề phụ nữ là rõ ràng đối với mỗi người chồng, người cha chăm lo đời sống gia đình và quan tâm nuôi dạy con cái ở thành thị cũng như ở nông thôn. Vấn đề phụ nữ là thời sự, là chiến lược đối với mỗi nhà, lãnh đạo nhạy cảm với sự bình đẳng giới và công bằng xã hội.

Do vậy, phát hiện và giải quyết đúng đắn những vấn đề phu nữ và giới bằng sự đóng góp cụ thể, thiết thực của mỗi cá nhân có ỷ nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn đối với sự nghiệp đổi mới và - phát triển kinh tế xã hội lâu bền ở nước ta.

Đáp ứng yêu cầu khách quan đó, khoa học về phụ nữ, khoa học về giới đang hình thành và lớn mạnh với tư cách là lĩnh vực nghiên cứu khoa học mới về những vấn đề tưởng chừng như xưa cũ, đời thường và quen thuộc của phụ nữ trong xã hội.

Nhưng khác hẳn với những quan niệm và lý thuyết đã đi vào lối mòn thiên kiến, Phụ nữ học nghiên cứu những gì vừa mới xảy ra, những gì đã diễn ra trong hành vi và sự biến đổi vị trí, vai trò của hai giới trong đời sống xã hội bằng cái nhìn của phụ nữ, vì lợi ích của cả hai giới. Những kết luận khoa học rút ra từ các nghiên cứu bước đầu về phụ nữ như đã trình bày trong cuốn sách này thật đáng quan tâm. Ví dụ, cơ chế kinh tế thị trường hiện nay tự nó không giúp người phụ nữ bình đẳng với nam giới trong việc làm và thu nhập; trái lại, nó làm cho người phụ nữ đã ít có cơ hội lại càng ít cơ hội hơn, đã thấp về tay nghề lại càng tụt hậu xa hơn về chuyên môn. Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, vai trò điều tiết của Nhà nước thông qua các chính sách kinh tê xã hội trở nên có ý nghĩa quyết định quan trọng hơn bao giờ hết đối với việc đảm bảo bình đẳng nam nữ và công bằng giới. Vì lẽ đó, Phụ nữ học đưa ra một trong những gợi ý cơ bản ở đây là các chính sách và kế hoạch phát triển sẽ đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn nếu sớm tính đến và đáp ứng kịp thời các nhu cầu của cả phụ nữ và nam giới.

Năm 1995 tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 9,5% so với lăm 1994; tổng sản lượng công nghiệp tăng 14%. Sản lượng lương thực tăng từ 27 triệu tấn năm 1994 lên 34 triệu tấn năm 1999. Những năm cuối thế kỷ XX tốc độ tăng GDP tuy bị giảm sút nhưng sau đó dần dần ổn định tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo. Báo cáo phát triển con người của Liên Hợp Quốc năm 1999 cho biết, xét theo GDP Việt Nam xếp vị trí thứ 133 trên 174 nước và theo chỉ sô' phát triển người (HDI) Việt Nam đạt vị trí thứ 110/174.-ước1. Đòi sống người dân ở cả thành thị và nông thôn được cải thiện rõ rệt: tỉ lệ số hộ nghèo đói giảm xuống còn 2,4 triệu-hộ chiếm

15,7%, 58/61 tỉnh, thành phố đạt tiêu chuẩn xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Cắc thành tựu của sự nghiệp Đổi mới được củng cố và phát huy.

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VTH, (tháng 7/1996) thành công tốt đẹp đã đề ra chiến lược phát triển tiếp tục đưa công cuộc Đổi mới lên những đỉnh cao mới. Kê hoạch Hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đang được chuẩn bị đến năm 2010. Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII (1997) đưa ra nhiều chương trình hành động mang tính chiến lược đối với phong trào phụ nữ. Tất cả khẳng định dường lối Đổi mới đúng đắn của Đảng, vai trò chỉ đạo có hiệu quả của Nhà nước và hoạt động năng động, tích cực của Hội Phụ nữ và các tổ chức, ở các ngành, các cấp. Tất cả đang mở ra những khả năng mới giải quyết thành công vấn đề phụ nữ, giới và phát triển ở nước ta.