73

Phuoc Giang Regional Plan

Embed Size (px)

DESCRIPTION

This is the full report of Phuoc Giang Regional Plan - a master plan for the development of 3240 hectares of land north of Bien Hoa, Vietnam

Citation preview

Page 1: Phuoc Giang Regional Plan
Page 2: Phuoc Giang Regional Plan
Page 3: Phuoc Giang Regional Plan

Mục lục• Tầm nhìn

• Liên hệ vùng

• Phân tích hiện trạng

• Phát triển kinh tế

• Chiến lược phát triển không gian & kết nối khu vực

• Quy hoạch & thiết kế đô thị

Page 4: Phuoc Giang Regional Plan

Tầm nhìn• Phước Giang nằm trong vành đai phát triển năng động cuả vùng kinh tế Đông Nam Bộ và tại vị trí trung tâm của vùng công nghiệp Đồng Nai - Bình Dương lớn nhất cả nước. Đề xuất phát triển cho Phước Giang phải phản ánh vị trí chiến lược này bên cạnh những đặc điểm độc đáo về cảnh quan thiên nhiên.

• Phước Giang sẽ là một vùng phát triển bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội trong đó môi trường thiên nhiên, cảnh quan nông thôn và hoạt động sản xuất nông nghiệp được coi là chất liệu và động lực cho sự phát triển đô thị và du lịch;

• Phước Giang sẽ bao gồm một chuỗi các đô thị nhỏ phát triển hài hòa trong môi trường tự nhiên và xã hội hiện hữu và khai thác các vị trí chiến lược về cảnh quan và giao thông để thu hút các hoạt động kinh tế, cư dân và du khách;

• Chuỗi đô thị Phước Giang sẽ đáp ứng nhu cầu đô thị hóa tại địa phương, góp phần bảo tồn cảnh quan và bản sắc vùng nông thôn ngoại ô, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng về một môi trường sống hài hòa và nhân văn trong toàn vùng.

• Chuỗi đô thị Phước Giang không chỉ tôn vinh và khai thác một cách bền vững di sản thiên nhiên mà hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai cùng chia sẻ dọc theo dòng sông Đồng Nai mà còn kiến tạo những cộng đồng sống tốt và di sản kiến trúc cho tương lai.

Page 5: Phuoc Giang Regional Plan

Liên hệ vùng

Page 6: Phuoc Giang Regional Plan

• Liên hệ vùng | Các khu vực trọng điểm phát triển trong vùng Đông Nam Bộ

• Khu vực Phước Giang nằm ở góc Tây Nam huyện Vĩnh Cửu, phía Bắc thành phố Biên Hòa trên địa bàn các xã Bình Hòa, Tân Bình, Bình Lợi và Thạnh Phú. Phước Giang được giới hạn 3 mặt Bắc, Đông và Tây bởi sông Đồng Nai và phía Nam bởi thành phố Biên Hòa. Vị trí trung tâm Phước Giang cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 8,5 km theo đường chim bay trong khi điểm gần thành phố nhất của Phước Giang chỉ cách hơn 4 km.

• Phước Giang nằm giữa đường vành đai 3 và đường vành đai 4 của Vùng Kinh tế Trọng điểm Đông Nam Bộ, cách trung tâm thị xã Thủ Dầu Một 19 km về phía Đông và trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 31 km về hướng Đông Bắc. Khu vực giữa đường vành đai 3 và 4 tập trung nhiều dự án phát triển đô thị mới quan trọng như Đô thị Cảng Hiệp Phước, Khu đô thị Tây Bắc Thành phố Hồ Chi Minh, Thành phố mới Bình Dương.

Page 7: Phuoc Giang Regional Plan

• Liên hệ vùng | Ô nhiễm công nghiệp trong vùng Đông Nam Bộ

• Bản đồ thể hiện các đơn vị hành chính địa phương cấp xã/phường chịu nhiều ô nhiễm công nghiệp nhất trong 4 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Màu sắc thể hiện xếp hạng của các địa phương này trong danh sách 92 đơn vị hành chính địa phương ô nhiễm công nghiệp nhất cả nước (thuộc địa phận 10 tỉnh thành) được xác định dựa theo Hệ thống Dự báo Ô nhiễm Công nghiệp IPPS (Industrial Pollution Projection System) do Ngân hàng Thế giới phát triển.

• Bản đồ cho thấy khu Phước Giang nằm về phía bắc khu vực công nghiệp Nam Bình Dương - Biên Hòa ô nhiễm nhất Việt Nam. Phước Giang cũng nằm kề cận xã Thạnh Phú là nơi đang có các hoạt động công nghiệp mặc dù mức độ ô nhiễm thấp (xếp hạng 19-36). Về phía Đông Bắc của khu là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất Việt Nam: Vườn quốc gia Nam Cát Tiên. Những yếu tố môi trường cấp vùng nêu trên cần được cân nhắc trong quá trình thực hiện quy hoạch vùng Phước Giang cũng như thiết kế chi tiết từng đô thị.

Page 8: Phuoc Giang Regional Plan

• Liên hệ vùng | Nguy cơ ngập lụt trong vùng Đông Nam Bộ theo kịch bản A2 về biến đổi khí hậu và thành phố Hồ Chí Minh xây dựng hệ thống đê bao

• Thông tin cung cấp bởi Ban Tổ Chức cho biết "thủy văn của khu vực theo chế độ thủy văn của sông Đồng Nai, chế độ bán nhật triều, đỉnh triều cường cao nhất trong năm là 1,8 m và chiều cao đỉnh lũ 100 năm là 2 m". Khu vực Phước Giang nằm sâu trong nội địa và gần vị trí đập thủy điện Trị An do đó tác động của thủy triều là không đáng kể và chế độ thủy văn phụ thuộc vào sự vận hành của nhà máy thủy điện và hệ thống kiểm soát lũ tại hồ Trị An. Những thông tin do Ban Tổ Chức cung cấp không nói rõ về nguồn gốc (vị trí trạm quan trắc) nên khó xác minh mức độ chính xác Tuy nhiên phía tư vấn coi những thông tin này là sự cảnh báo đáng chú ý về nguy cơ ngập lụt trong khu vực.

• Dựa theo dự báo của Viện Khí tượng, Thủy văn & Môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường) thì mực nước biển trung bình tại Việt Nam sẽ dâng thêm khoảng 30 cm vào năm 2050 và tối đa 100 cm vào cuối thế kỷ 21. Với kịch bản nước biển dâng như vậy cùng với "chiều cao đỉnh lũ 100 năm là 2 m" có thể khiến cho những khu vực có cao độ dưới 4m trong Phước Giang bị ngập.

• Một nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao đối với khu vực thành phố Hồ Chí Minh của Trung tâm Quốc tế về Quản lý Môi trường theo đơn đặt hàng của Ngân hàng Phát triển Châu Á cho thấy trong kịch bản mức khí thải cao và thành phố HCM có hệ thống đê bao bảo vệ thì khu vực Tây Nam của khu Phước Giang sẽ bị ngập từ 0.5 đến 2 m.

• Nhìn từ góc độ vùng và quốc gia, biến đổi khí hậu với nguy cơ ngập lụt trên diện rộng do nước biển dâng (có thể lên tới 10% diện tích của nước vào cuối thế kỷ 21 theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới) sẽ tác động mạnh vào khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh (kể cả trong điều kiện có đê bao theo quy hoạch). Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng áp lực phát triển lên các khu vực cao về phía Bắc và phía Tây thành phố trong đó có Phước Giang

Khu vực có địa hình thấp tại xã Bình Hóa

Page 9: Phuoc Giang Regional Plan

• Liên hệ vùng | Phân bố công nghiệp & đô thị trong vùng Đông Nam Bộ

Hướng phát triển dọc Quốc lộ 1

Hướng phát triển dọc Quốc lộ 13

Quan sát trong cả vùng đô thị Đông Nam Bộ rộng lớn, Phước Giang dường như nằm ngoài rìa của sự phát triển vốn đang tập trung dọc theo 2 tuyến quốc lộ quan trọng là Quốc lộ số 1 và Quốc lộ 13. Tuy nhiên, nếu nếu xét tiểu vùng Bình Dương - Đồng Nai thì Phước Giang lại nằm ở vị trí trung tâm của vùng công nghiệp này. Do đó chức năng của Phước Giang cần được cân nhắc trong mối liên hệ với Thủ Dầu Một và Thành phố mới Bình Dương về phía Tây và thành phố Biên Hòa về phía Nam

Phước Giang có vị trí trung tâm trong vùng công nghiệp

Bình Dương - Đồng Nai

Page 10: Phuoc Giang Regional Plan

• Trong vùng kinh tế hợp thành bởi Bình Dương, Đồng Nai, và thành phố Hồ Chí Minh, hiện trạng sản xuất công nghiệp cho thấy Đồng Nai vẫn là khu vực có hoạt động công nghiệp đóng góp giá trị lớn thứ 2 sau thành phố Hồ Chí Minh (hình bên) từ năm 1996 đến hết năm 2008 (tính theo tỷ đồng). Tuy nhiên, trong khi tỉ lệ đóng góp của Đồng Nai hầu như đứng yên thì Bình Dương tăng nhẹ trong các năm từ 1996 đến hết 2008 (19% - 21%) (hình dưới).

• Có thể lý giải sự tương phản này bằng nhiều cách, trong đó cũng có khả năng là số lượng đất quy hoạch dành cho công nghiệp ở Đồng Nai hoặc là thiếu, hoặc là có điều kiện không phù hợp với các nhà đầu tư trong những năm về sau này nên thiếu thu hút hơn so với Bình Dương (ngoài những vấn đề quản lý vĩ mô khác).

• Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên phát triển mảng dịch vụ văn phòng, thương mại các loại và du lịch. Các doanh nghiệp sản xuất sẽ buộc phải di dời ra khỏi thành phố ra vùng ngoại vi và với tốc độ đô thị hóa, họ sẽ phải cân nhắc các địa điểm thuộc Bình Dương và Đồng Nai.

• Trong hiện tại và tương lai gần, Bình Dương và Đồng Nai sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau trong việc thu hút sản xuất công nghiệp để lấp đầy các khu công nghiệp đã được quy hoạch và xây dựng. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh này còn nhắm tới các doanh nghiệp đầu tư lớn của nước ngoài. Yếu tố này nhấn mạnh mối tương quan giữa thu hút đầu tư sản xuất và cung cấp dịch vụ tiện ích đô thị có chất lượng cao để giữ chân chuyên gia và nhà đầu tư.

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2010

• Liên hệ vùng | Bối cảnh cạnh tranh trong kinh tế vùng

Tỉ lệ phân bổ giá trị công nghiệp trong vùng kinh tế BD-DN-TPHCM

Giá trị sản xuất công nghiệp (nghìn tỷ)

Page 11: Phuoc Giang Regional Plan

• Bình Dương, Đồng Nai, và thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ tăng trưởng dân đô thị khá ổn định từ năm 2007 đến hết năm 2009 (hình bên). Trong đó mức tăng của Bình Dương là mạnh nhất với gần 7%. Nguyên nhân là do Bình Dương có lượng dân đô thị thấp hơn Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh và đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh. Nếu lấy tổng mức bán lẻ và doanh thu từ dịch vụ tiêu dùng chia cho số dân thành thị trong năm bất kỳ, ta có thể thấy được tiềm năng trong lĩnh vực bán lẻ ở Đồng Nai chưa tương xứng với mức độ phát triển kinh tế (hình dưới).

• Chỉ số này càng cao thì chứng tỏ hoặc dân thành thị có mức chi tiêu dùng cao, hoặc lượng khách vãng lai (làm việc) và du lịch lớn (so với mức dân thành thị ở đó). Đồng Nai có mức chi tiêu dùng và bán lẻ trên đầu người dân thành thị luôn thấp hơn Bình Dương. Trong năm 2009, con số này là hơn 70 triệu đồng ở Bình Dương và chỉ đạt hơn 54 triệu đồng ở Đồng Nai. Nó cho thấy Đồng Nai còn nhiều tiềm năng chưa khai thác hết trong lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng.

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2010

• Liên hệ vùng | Bối cảnh cạnh tranh trong kinh tế vùng

Tốc độ tăng dân thành thị

Giá trị bán lẻ và doanh thu từ dịch vụ tiêu dùng (đơn vị: VND)

Page 12: Phuoc Giang Regional Plan

• Liên hệ vùng | Bối cảnh cạnh tranh trong kinh tế vùng

• Phước Giang có vị trí chịu ảnh hưởng trực tiếp của các hoạt động kinh tế xã hội ở Đồng Nai và Bình Dương. Đồng Nai nói chung và thành phố Biên Hòa hiện tại chưa cung cấp đầy đủ những tiện ích của đô thị bao gồm những khu vui chơi giải trí, các dịch vụ ăn uống, nhà hàng khách sạn theo tiêu chuẩn cao cấp. Bình Dương hiện đang phát triển theo hướng cung cấp các tiện ích nói trên thông qua việc xây dụng thành phố mới Bình Dương. Điều này cho thấy quá trình phát triển đô thị ở Đồng Nai vẫn chưa tương xứng với những phát triển kinh tế của nó khi so sánh với thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương.

• Hoạt động công nghiệp ở Phước Giang trong tương lai sẽ cạnh tranh trực tiếp với hoạt động công nghiệp thuộc Đồng Nai và Bình Dương. Vào 2015, tổng diện tích đất khu công nghiệp đang xây dựng tại Đồng Nai sẽ đạt 1658 ha. Để cạnh tranh được, hoạt động công nghiệp ở Phước Giang phải mang tính chọn lọc, thuộc công nghiệp nhẹ không gây ô nhiễm.

• So với thành phố mới Bình Dương và Biên Hòa, hoạt động thương mại và dịch vụ trong giai đoạn 2010-2020 sẽ bám theo nhu cầu của cư dân Phước Giang với thu nhập từ thấp đến trung bình, và phục vụ hoạt động công nghiệp. Sau 2020, nếu hoạt động kinh tế chiến lược đưa Phước Giang phát triển và hấp dẫn hơn, Phước Giang sẽ có tiền đề để phát triển dịch vụ và thương mại cao cấp.

Dự án Thành phố Mới Bình Dương

Page 13: Phuoc Giang Regional Plan

• Liên hệ vùng | Các trọng điểm phát triển trong tiểu vùng Tân Uyên - Biên Hòa

• Về nhu cầu phát triển nhà ở và các dịch vụ đi kèm, Phước Giang chịu tác động trực tiếp của 2 khu vực đang có những biến động mạnh: Khu công nghiệp và dân cư Thạnh Phú nói riêng và sự mở rộng của thành phố Biên Hòa nói chung ở phía Nam, và các khu công nghiệp và khu sân golf bên phía huyện Tân Uyên (Bình Dương) về phía Bắc và phía Tây.

• Tuy nhiên, sự tác động của các hoạt động kinh tế bên phía Bình Dương chỉ có ý nghĩa đối với Phước Giang khi mà khu này có thể kết nối trực tiếp bằng đường bộ sang bên kia bờ sông Đồng Nai. Ngoài ra, kể cả trong trường hợp có sự kết nối này, các hoạt động kinh tế phía Bình Dương chỉ mang lại cơ hội phát triển bất động sản cho Phước Giang khi khu vực này chứng tỏ được ưu thế vượt trội về môi trường, chính sách và chất lượng sống so với những gì mà môi trường cạnh tranh về kinh tế và dày đặc các khu công nghiệp của Bình Dương có thể.

Bình Dương

Page 14: Phuoc Giang Regional Plan

• Liên hệ vùng | Mạng lưới giao thông quy hoạch & hiện hữu chính trong tiểu vùng Tân Uyên - Biên Hòa• Kết nối giao thông đường bộ với phía bờ Tây sông Đồng Nai và với thành phố Biên Hòa có tính chiến lược quyết định sự phát triển của Phước Giang.

• Kết nối với Biên Hòa: có 2 tuyến chính để kết nối Phước Giang với trung tâm Biên Hòa là đường vành đai thành phố chạy dọc theo đường ranh giới phía Nam của khu vực thực hiện dự án và đường Đồng Khởi nối dài từ khu vực trung tâm thành phố lên phía Bắc. Trong 2 tuyến đường này, đường Đồng Khởi được xác định đóng vai trò quan trọng hơn bởi khoảng cách ngắn hơn và đi thẳng vào khu vực trung tâm Biên Hòa cũng như khu đô thị mới chuyển đổi từ khu công nghiệp Biên Hòa I.

• Kết nối với Bình Dương: có 2 tuyến chính để kết nối khu Phước Giang với Bình Dương. Tuyến thứ nhất kết nối Đông - Tây giữa đường vành đai Biên Hòa với đường vành đai 3 và tỉnh lộ 760 (Bình Dương) dựa theo Quy hoạch chung Biên Hòa tới năm 2020 (Cầu Bình Hòa). Tuyến thứ hai kết nối Bắc - Nam giữa đường Đồng Khởi nối dài với đường tỉnh lộ 760 bên phía huyện Tân Uyên (Bình Dương) để đi ra đường vành đai 4 và các khu công nghiệp trong khu vực (Cầu Bình Minh). Tuyến số 1 được đề xuất phát triển trước để hình thành hành lang Biên Hòa- Thủ Dầu Một trong đó Phước Giang nằm ở vị trí trung tâm.

Cầu Bình Minh

Cầu Bình Hòa

Page 15: Phuoc Giang Regional Plan

• Liên hệ vùng | Thuận lợi và bất lợi

• Phước Giang nằm trong vành đai phát triển năng động của vùng kinh tế Đông Nam Bộ và tại vị trí trung tâm của vùng công nghiệp Đồng Nai - Bình Dương lớn nhất cả nước. Phía Bắc có khả năng kết nối với thị trấn Uyên Hưng của Bình Dương và đường vành đai số 4 của toàn vùng Đông Nam Bộ. Phía Tây Nam có khả năng kết nối với thành phố mới Bình Dương. Phía Đông Nam có khả năng kết nối với Biên Hòa.

• Phước Giang có khu vực Tân Triều đang là khu du lịch vườn chưa khai thác hết khả năng, đối diện Cù lao Bạch Đằng vốn đang có một dự án sân golf và nhà cao cấp dạng villa: Mekong golf & villas dự kiến hoàn tất năm 2013. Về phía Nam là các dự án du lịch đường sông do thành phố Hồ Chí Minh đang nghiên cứu, và các điểm và tuyến du lịch trên sông thuộc địa phận Đồng Nai như Cù lao Ba Xê và Cù lao Phố.

•Phước Giang nằm xa khu vực hạ lưu sông Đồng Nai, nên tránh được ô nhiễm mặt nước và cảnh quan do nuôi cá bè và hoạt động công nghiệp thủy. Vị trí địa lý thuận lợi này giúp nhà đầu tư có thể tận dụng và khai thác hiệu quả cảnh quan sông Đồng Nai.

Tuy nhiên• Phước Giang có một phần nằm trong vùng bị ảnh hưởng lụt do nước biển dâng cao.

• Phía Nam của Phước Giang nằm trong vùng chịu ảnh hưởng tiếng ồn do hoạt động từ sân bay quân sự Biên Hòa, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh tế/ở cao cấp.

• Về phía Đông Nam, Phước Giang có phần tiếp giáp với phạm vi ảnh hưởng của khu công nghiệp Thạnh Phú, các mỏ đá hiện đang được khai thác. Những hoạt động công nghiệp này có tác động tiêu cực đến mục tiêu phát triển cao cấp về lâu dài dành cho khu đô thị Phước Giang do yếu tố ô nhiễm đất, không khí, và cảnh quan. Tuy nhiên, do hướng gió mà ảnh hưởng tiêu cực nói trên chỉ tác động tới phía Đông Nam và phía Đông của bán đảo.

Page 16: Phuoc Giang Regional Plan

Phân tích hiện trạng

Page 17: Phuoc Giang Regional Plan

• Ảnh hiện trạng

Page 18: Phuoc Giang Regional Plan

• Hiện trạng môi trường | Ảnh vệ tinh chụp ngày 28/01/2010

Thị trấn Uyên Hưng

Làng bưởi Tân Triều

Khu công nghiệp Thạnh Phú

Sông Đồng NaiCù lao Bạch Đằng

Khu công nghiệpNam Tân Uyên

Thành phố Biên Hòa

Page 19: Phuoc Giang Regional Plan

• Hiện trạng môi trường | Địa hình

10 k

m10 km

Khu Phước Giang có tổng diện tích khoảng 3249 hecta với khoảng cách xa nhất giữa 2 điểm là xấp xỉ 10 km.Khu Phước Giang có địa hình tương đối bằng phẳng ở khu vực dọc bờ sông với cao độ từ 2 đến 8 m và địa hình dốc thoải ở khu vực trung tâm với cao độ cao nhất là khoảng 30 m. Khu vực phía Tây Nam thuộc xã Bình Hòa là khu vực thấp với cao độ phổ biến là 2 - 3 m. Đây là khu vực có nguy cơ ngập lụt do nước lũ sông và thủy triều vào cuối thế kỷ 21 khi mực nước biển dâng cao và lượng mưa tăng lên. Ngoài ra một số khu vực trũng khác hiện chủ yếu là đất trồng lúa sẽ là những vị trí gom nước mưa khi lượng nước lớn hơn khả năng thoát của hệ thống thoát nước trong khu vực

Page 20: Phuoc Giang Regional Plan

• Hiện trạng môi trường | Đất nông - lâm nghiệp

Phần lớn diện tích đất đai tại Phước Giang sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Trong phần diện tích đất nông nghiệp, đất trồng lúa chiếm tỷ lệ lớn nhất. Lúa được trồng tại các khu vực trũng và thấp để thuận lợi trong việc dẫn nước vào đồng. Cây ăn quả cũng được trồng với diện tích lớn tại Phước Giang với những địa danh nổi tiếng như làng bưởi Tân Triều. Cây ăn quả thường được trồng ngay trong vườn xung quanh nhà ở do đó diện tích cây ăn quả thường bao xung quanh các cụm nhà ở nông thôn và dọc theo các tuyến đường giao thông.

Làng bưởi Tân Triều

Cánh đồng lúa ở xã Tân Bình

Page 21: Phuoc Giang Regional Plan

• Hiện trạng môi trường | Công trình hiện hữu

Các công trình hiện hữu trải dài hai bên các tuyến đường. Đây là một hình thức phát triển phổ biến tại các vùng nông thôn miền Nam (dân cư không sinh sống thành làng như miền Bắc). Thách thức đặt ra cho mô hình này là khi quá trình đô thị hóa và tăng dân số tại chỗ khiến cho những khu dân cư này trở thành đô thị nhưng lại không có hệ thống hạ tầng đô thị tương thích. Hệ quả là các dịch vụ cơ bản phục vụ người dân hoặc sẽ có giá cả cao (như điện, thông tin liên lạc) hoặc sẽ gây tốn kém chi phí về thời gian và năng lượng đi lại (như y tế và giáo dục). Bên cạnh đó, việc không có một hệ thống hạ tầng (xử lý rác, tiêu và xử lý nước thải) đáp ứng đời sống và sản xuất vốn ngày càng sử dụng nhiều nguyên vật liệu và hóa chất có hại cho sức khỏe và môi trường, đe dọa chất lượng sống và năng suất sản xuất của khu vực.

Page 22: Phuoc Giang Regional Plan

• Hiện trạng môi trường | Các dự án quy hoạch

Page 23: Phuoc Giang Regional Plan

• Hiện trạng môi trường | Các dự án quy hoạchCó 3 loại dự án quy hoạch chủ yếu trong khu vực nghiên cứu:

- Điểm dân cư nông thôn: Đây là các cụm ở được phát triển dựa trên các khu vực tập trung dân cư hiện hữu. Hầu hết các khu vực này trải dài theo đường giao thông trong khu vực. Điều này sẽ khiến chi phí cung cấp hạ tầng/hộ gia đình tăng cao. Việc đô thị hóa tự phát tại chỗ trong và ngoài điểm dân cư nông thôn khi chưa có hạ tầng đô thị tương thích sẽ dẫn đến những hiểm họa về môi trường như ô nhiễm nguồn nước. Việc phân tách các loại hình sử dụng đất quá chi tiết trong khu vực nông thôn là không thực tế.Hình bên: Một điểm dân cư nông thôn thuộc xã Tân Bình giáp sông Đồng Nai

- Khu đô thị: Dự án đáng kể trong khu vực là Khu đô thị Thạnh Phú với quy mô gần 500 ha. Dự án này gần như là sự kéo dài việc phát triển đô thị vốn đã có mật độ thấp và dàn trải theo đường giao thông từ thành phố Biên Hòa mà thiếu khoảng đệm bằng không gian xanh. Bên cạnh đó, dự án sẽ đối mặt với nguy cơ trở thành "quy hoạch treo" vì phát triển áp đặt chồng lên một khu dân cư hiện hữu khiến cho chi phí đền bù giải tỏa cao. Hơn nữa, quy hoạch khu đô thị Thạnh Phú, cùng với khu công nghiệp lân cận, dường như không phản ánh quy hoạch chung thành phố Biên Hòa về giao thông khi chặn hướng phát triển của đường Đồng Khởi về phía Bắc - con đường huyết mạch kết nối Phước Giang và Biên Hòa.Hình bên: Cụm dân cư tại vị trí dự kiến xây dựng Khu đô thị Thạnh Phú

-Khu công nghiệp: Trong khu vực có một số dự án phát triển khu công nghiệp đáng kể về phía Tây Nam trong đó lớn nhất là khu công nghiệp Thạnh Phú bên cạnh một số khu khác nằm rải rác phía Bắc đường 768. Việc phát triển các khu này có thể là cần thiết để tạo động lực phát triển cho khu Phước Giang nhưng cũng đồng thời đặt ra các thách thức về môi trường và tính hiệu quả kinh tế. Khu mỏ đá Vĩnh Tân ở góc Tây Nam Phước Giang mặc dù năm ngoài ranh nghiên cứu nhưng sẽ tạo ra một áp lực về môi trường và xã hội đối với toàn bộ khu vực. Việc phát triển mới các khu công nghiệp mới ở Phước Giang cần được giới hạn trong khu vực đã có khu công nghiệp hiện hữu và cần cân nhắc kỹ về tác động môi trường và xã hội bên cạnh khả năng cạnh tranh và thu hút dự án của chính các khu này.Hình bên: Các nhà máy được xây dựng phía Bắc và phía Nam đường tỉnh lộ 768

Page 24: Phuoc Giang Regional Plan

• Hiện trạng môi trường | Tổng hợp hiện trạng

STT Tên đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)1 Đất nông nghiệp 2.840,78 87,43

1.1 Đất sx nông nghiệp 2.722,46 83,79 - Đất trồng cây hàng năm 2.210,75 68,04 - Đất trồng cây ăn quả 806,19 24,81

1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 13,10 0,401.3 Đất lâm nghiệp 103,11 3,171.4 Đất nông nghiệp khác 2,11 0,06

2 Đất phi nông nghiệp 689,54 21,222.1 Đất ở 159,93 4,922.2 Đất chuyên dùng 165,06 5,08

- Đất trụ sở cơ quan 0,44 0,01 - Đất sản xuất phi nông nghiệp 36,27 1,12 - Đất chuyên dùng khác 128,35 3,95

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 13,24 0,412.4 Đất khác 33,09 1,02

3 Đất chưa sử dụng 36,96 1,14Tổng diện tích đất tự nhiên 3.249,06 100,00

Page 25: Phuoc Giang Regional Plan

• Hiện trạng & dự báo phát triển dân số

• Dân cư Phước Giang hiện do một phần dân cư các xã Bình Lợi, Bình Hòa, Tân Bình, Thiện Tân, và Thạnh Phú hợp thành. Hiện tại, phần dân cư các xã nói trên thuộc địa phận Phước Giang là 23.000 trên tổng số dân là 45.300 (51%). Với đánh giá của Sở Xây Dựng Đồng Nai về mức tăng trưởng dân số cơ học cho các xã nói trên từ nay đến năm 2020, có 2 kịch bản dân số cho Phước Giang theo công thức như sau:

Dân số Phước Giang (2020) = Dân tăng cơ học dự kiến của các xã (2020) + + Dân tăng cơ học do tính hấp dẫn của Phước Giang

• Kịch bản 1: Phước Giang chỉ có khả năng thu hút một phần dân số gia tăng cơ học của các xã, phần dân số tăng còn lại sẽ được thu hút vào các khu đô thị sẵn có và sẽ phát triển (ví dụ khu đô thị Thạnh Phú) nằm ngoài địa phận Phước Giang.

Dân số Phước Giang (2020) = 28.5 nghìn + 10 nghìn = 38.5 nghìn

• Kịch bản 2: Phước Giang có khả năng hấp dẫn thu hút 100% dân số gia tăng cơ học dự kiến dành cho các xã trong huyện Vĩnh Cữu từ năm 2020.

•Dân số Phước Giang (2020) = 37 nghìn + 10 nghìn = 47 nghìn

• Sau 2020 tùy vào mức độ tăng trưởng kinh tế và liên kết vùng mà Phước Giang có mức dân số có thể tăng đột biến tương ứng với mức đô thị hóa.

Kịch bản 1 (đơn vị là nghìn)

Kịch bản 2 (đơn vị là nghìn)

Page 26: Phuoc Giang Regional Plan

Phát triển kinh tế

Page 27: Phuoc Giang Regional Plan

Tình trạng đô thị hóa tự phát tại chỗ và sự tăng dân số và mật độ xây dựng trong khi không có hạ tầng tương thích dẫn đến các hiểm họa về môi trường và sự giảm sút về chất lượng sống ở nông thôn. Nổi bật lên là vấn đề rác thải và nước thải.

Trước đây, phần lớn chất thải thực vật như lá cây, rơm rạ, rau thừa… đều được tái sử dụng. Ở nhiều địa phương bây giờ, thói quen xưa đã phần nào thay đổi bằng việc sử dụng các sản phẩm công nghiệp dẫn đến vấn đề ứ đọng rác thải đặc biệt là túi nylon.

Nước thải ở khu vực nông thôn cũng là vấn đề đáng lo ngại. Trước kia do đất đai rộng rãi, nông nghiệp có năng suất thấp nên lượng hóa chất sử dụng cũng ít. Hiện nay nước thải có chất trừ sâu độc hại tại hầu hết các vùng nông thôn do không có bãi gom và xử lý rác cũng như nước thải nên được đổ trực tiếp xuống sông và các nguồn nước gây ra ô nhiễm môi trường.

Giải pháp

Một phần lời giải cho vấn nạn rác và nước thải nông thôn nằm ở chính quy hoạch đô thị. Tại các quốc gia phát triển trên thế giới, các khu vực cho phép đô thị phát triển và được cung cấp hạ tầng hoàn chỉnh được xác định. Ranh giới đô thị và nông thôn được xác lập rất rõ ràng. Sự phát triển tự phát của đô thị lan vào vùng nông thôn và trải dọc theo đường giao thông được kiểm soát thông qua sử dụng đất. Mật độ dân số tại nông thôn được kiểm soát ở một ngưỡng nhất định để đảm bảo bản sắc nông thôn và tác động môi trường của cư dân tại khu vực này nằm trong khả năng hấp thụ và tiêu thoát của môi trường tự nhiên. Tại vùng đô thị Vancouver (Canada) - một trong những vùng phát triển bền vững nhất trên thế giới và có chất lượng sống cao nhất - một giới hạn phát triển cho các đô thị được xác lập, đất nông nghiệp và đất ở nông thôn được bảo vệ. Tại đây, diện tích lô đất ở tại nông thôn tối thiểu là 1 acre, tương đương 4000 m2, để đảm bảo chính quyền không phải cung cấp dịch vụ giao thông công cộng và hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Bài học này cần được cân nhắc áp dụng trong vùng Phước Giang.

Rác thải đổ bữa bãi tại nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Nguồn Báo Dân Trí

Quá trình đô thị hóa tự phát tại các vùng nông thôn dọc theo hai bên đường giao thông có thể gây ra những hiểm họa môi trường cho chính cư dân. Trong hình là khu dân cư bám theo Quốc lộ 1A đoạn giữa Biên Hòa và Dầu Giây

• Phát triển kinh tế | Thách thức phát triển tại khu vực nông thôn

Page 28: Phuoc Giang Regional Plan

• Phát triển kinh tế | Thách thức phát triển tại khu vực nông thôn

Xã Tân Bình | Ngày 23.02.2003 Xã Tân Bình | Ngày 28.03.2005

Xã Tân Bình | Ngày 28.01.2010Quan sát không ảnh điểm dân cư thuộc xã Tân Bình cho thấy trong vòng 7 năm không có những sự phát triển đột biến tại khu vực này về dân cư nhưng xuất hiện nhiều công trình hạ tầng và dịch vụ như trường học, chợ và xưởng sản xuất trong lúc hệ thống đường xá được nâng cấp. Đây là những dấu hiệu đáng mừng bởi điều này đồng nghĩa với sự nâng cao chất lượng sống của người dân (thông qua nâng cấp các dịch vụ xã hội bên cạnh việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất). Những khu vực đang có sự biến đổi cần quy hoạch và cung cấp hạ tầng đô thị để kiểm soát phát triển và bảo vệ môi trường sống và sản xuất nông nghiệp. Do thuận lợi về giao thông, những điểm dân cư dọc theo đường 768, đặc biệt là tại giao điểm giữa đường này và các tuyến đường huyết mạch khác như hương lộ 9, hương lộ 6 – hương lộ 15 và đường Đồng Khởi, đang là những điểm nóng cần một giải pháp quy hoạch tổng thể để đón thời cơ phát triển. Quy hoạch điểm dân cư nông thôn hiện tại dường như chưa đáp ứng được yêu cầu này.

Giải phápLập quy hoạch đô thị tại các điểm đầu mối giao thông và những nơi đã tập trung dân cư với các dịch vụ công ích sẵn có. Những điểm này sẽ kết hợp khu dân cưu hiện hữu, khu cải tạo với khu dân cư xây dựng mới nhằm thu hút nhu cầu nhà ở và phát triển dịch vụ đô thị trong vùng. Chính quyền cần đưa ra chính sách để tập trung các dịch vụ công ích vào những khu vực này nhằm định hướng phát triển.

Page 29: Phuoc Giang Regional Plan

• Phát triển kinh tế | Thách thức phát triển tại khu vực đô thị

Biên Hòa | Việt Nam | 800.000 người Alphen aan den Rijn | Hà Lan | 78.000 người

Vancouver | Canada | 2 triệu người Singapore | 4,5 triệu người

Nông nghiệp Đô thị

Đô thị Nông nghiệp

Rừng Đô thị Rừng Đô thị

Nông nghiệp

Đô thị

Bài học phát triển đô thị bền vững trên thế giới cho thấy ranh giới đô thị và nông thôn, giữa môi trường xây dựng và môi trường tự nhiên cần được xác lập rõ ràng. Một ranh giới rõ ràng như vậy nhằm đảm bảo cung cấp hạ tầng và dịch vụ đô thị có hiệu quả, vừa bảo vệ môi trường vừa gia tăng giá trị bất động sản và chất lượng sống của cư dân đô thị. Nguyên tắc này càng quan trọng khi nghiên cứu quy hoạch cho một vùng biên của đô thị như Phước Giang. Bằng việc bảo tồn cảnh quan nông thôn và thiên nhiên, Phước Giang có thể đạt mục đích phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Giải phápXác định ranh giới phát triển đô thị tại các khu vực thuận lợi về giao thông, cảnh quan và nằm ngoài khu vực rủi ro ngập lụt và có khoảng đệm cây xanh cần thiết với các khu công nghiệp tập trung. Các dự án nếu nằm ngoài khu vực phát triển đô thị thì chỉ là loại hình du lịch sinh thái để không phải cung cấp hạ tầng xã hội đô thị cũng như không phá vỡ cảnh quan nông thôn.

Page 30: Phuoc Giang Regional Plan

• Phát triển kinh tế | Nông nghiệp & Nông thônVùng nông thôn Phước Giang sẽ phát triển mô hình “Du lịch trang trại – farm tourism” hay “Du lịch nông nghiệp – Agritourism”.

Trong mô hình này, bên cạnh việc duy trì và nâng cấp hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện hữu thì phương thức sản xuất nông nghiệp, cảnh quan nông thôn, cuộc sống dân dã của người dân địa phương… sẽ trở thành những yếu tố đặc sắc khai thác phục vụ du lịch.

Nông nghiệp đi theo hướng kết hợp làm du lịch sẽ là nông nghiệp sạch với năng suất và chất lượng cao, đồng thời phát huy yếu tố đặc trưng nông nghiệp vùng với những sản vật tiêu biểu của địa phương. Tập trung khai thác và đẩy mạnh phát triển khu vực nông nghiệp - du lịch đã nổi tiếng là làng bưởi Tân Triều theo 2 hình thức :• Với khu vực làng bảo tồn: cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng nâng cao điều kiện sống của người dân đồng thời phục vụ du lịch.• Với khu vực cải tạo theo hướng trở thành khu du lịch sinh thái: xen cấy một số dịch vụ du lịch trong khu dân cư hiện hữu, đồng thời cũng có một số diện tích chuyển đổi hoàn toàn theo hướng du lịch dịch vụ 4 chiến lược phát triển nông nghiệp cho vùng Phước Giang

1.Nông nghiệp sạch: Sử dụng các giải pháp nuôi trồng có tính sinh thái, ít ảnh hưởng tới môi trường như sử dụng phân vi sinh, các chu trình sản xuất sinh học có tính khép kín (mô hình VAC)…Sản phẩm từ chiến lược phát triển nông nghiệp sạch này chính là các nông sản sạch, và một môi trường sinh thái

2.Nông nghiệp có chất lượng cao: Chọn những giống cây trồng chọn lọc, có chất lượng cao với hệ thống kiểm định chất lượng sản phẩm chặt chẽ, hướng đến mục đích xuất khẩu và phục vụ nhu cầu cao cấp trong nước.

3.Nông nghiệp có bản sắc: phát huy lợi thế sản vật địa phương là bưởi Tân Triều để đẩy mạnh thành thương hiệu nông sản phục vụ cho du lịch. Tân Triều hiện đang rất có lợi thế do là một thương hiệu đã tồn tại từ nhiều năm nay với bưởi chất lượng cao và sản phẩm từ bưởi đa dạng. Nếu gắn thêm vào đó yếu tố văn hóa nông nghiệp như tổ chức lễ hội bưởi, các buổi giới thiệu sản phẩm làm từ bưởi…có thể biến Tân Triều thành trung tâm lễ hội văn hóa nông nghiệp như nhiều nước đã làm, được rất nhiều du khách hưởng ứng

4.Cảnh quan sinh thái nông nghiệp: Đây là cấp độ cao nhất trong các chiến lược phát triển nông nghiệp vùng Phước Giang. Bên cạnh việc tăng năng suất và chất lượng cây trồng đi cùng với sử dụng các công nghệ sạch thì việc kết hợp các hoạt động nông nghiệp trở thành cảnh quan du lịch là những kế hoạch cần có sự đầu tư và phối hợp cao.

Page 31: Phuoc Giang Regional Plan

• Phát triển kinh tế | Nông nghiệp & Nông thôn

Ưu điểm - Tận dụng hiệu quả các chất thải của từng loại. - Không gây lãng phí tài nguyên- Giảm tối đa chi phí - Tạo ra nguồn sản phẩm có chất lượng cao- không gây ô nhiễm môi trường- Rất hiệu quả kinh tế- Phù hợp với điều kiện đất đai và phong tục sản xuất của người nông dân Việt Nam.

Tuy nhiên mô hình VAC áp dụng tại vùng Phước Giang không phải là mô hình cho từng hộ gia đình cá thể mà áp dụng cho nhiều hộ gia đình.Quy mô mỗi loại hình sản xuất (V hoặc A hoặc C) gồm 4-6 hộ gia đình, sau đó kết hợp với nhau tạo thành chu trình sinh thái khép kín. Trong giải pháp quy hoạch, phần lớn diện tích sản xuất nông nghiệp sẽ trở thành công viên sinh thái nông nghiệp và là vùng đệm phát triển giữa nông thôn và đô thị. Mô hình VAC quy mô lớn này vừa đảm bảo tăng năng suất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa tạo thành các vùng cảnh quan nông nghiệp thống nhất, không manh mún để khai thác phục vụ du lịch (D).

VAC-D Mô hình Vườn – Ao – Chuồng quy mô nhiều hộ gia đình, kết hợp với phát triển du lịch

Page 32: Phuoc Giang Regional Plan

• Phát triển kinh tế | Du lịch cảnh quan và văn hóaPhước Giang có thể phát triển kết hợp nông nghiệp và du lịch, hoặc du lịch và thể thao giải trí để tận dụng ưu thế địa lý sẵn có nhằm phát triển kinh tế theo mô hình bền vững (sustainability).

Ưu điểm- Tận dụng hiệu quả cảnh quan của Phước Giang, của cù lao Bạch Đằng, và của sông Đồng Nai . - Không gây lãng phí tài nguyên,và giảm tối đa chi phí - Tạo ra nguồn sản phẩm phục vụ du lịch và tiêu dùng

Đối lập với dạng du lịch cảnh quan do con người tác động xây dựng như khu Lạc Cảnh Đại Nam, khu du lịch Suối Tiên là dạng du lịch tận dụng cảnh quan tự nhiên sông nước, rừng, đồng trồng hoa hoặc cây nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp lại có thể cung cấp cho các chợ hoặc siêu thị trong vùng. Các sản phẩm du lịch của Phước Giang có thể bao gồm du lịch vườn ở khu vực Tân Triều, du lịch thể thao dưới nước như lướt ván,đua ghe, du lịch nông trại với sản phẩm gia cầm và nông phẩm có chất lượng cao (không dùng chất hóa học).

Chiến lược này đòi hỏi nhà đầu tư thực hiện quy hoạch tốt để vừa duy trì và phát triển nông nghiệp tạo ra sản phẩm cao cấp, vừa liên kết với nhà bán lẻ/ siêu thị, và vừa xây dựng các cụm du lịch ở những vị trí tối ưu.

Không chỉ cảnh quan mới tạo sức thu hút cho du khách và dân cư. Bản thân những công trình kiến trúc hoàn mỹ, những con đường nên thơ và tiện ích đô thị cao cấp như bệnh viện, nhà hát, viện bảo tàng có thể giúp thu hút một thế hệ những người có thu nhập cao mới với nhu cầu ngày càng gia tăng về hưởng thụ văn hóa.

Bảo tàng Guggenheim ở thành phố Bilbao thuộc Tây Ban Nha là bảo tàng mỹ thuật đương đại và hiện đại nằm bên bờ sông Nervion hoạt động từ năm 1997. Bảo tàng có kiến trúc đặc sắc được thiết kế với mục đích thu hút khách du lịch thế giới đến đây. Thành phố Bilbao thuộc xứ Basque của Tây Ban Nhà là vùng trước đây phát triển công nghiệp và đã suy thoái một thời gian. Sự xuất hiện của Bảo tàng Guggenheim đã tác động tích cực tới nền kinh tế của Bilbao.

Trong năm 2009, khách du lịch đến thăm bảo tàng đã chi hơn 204 triệu euros trong thời gian họ ở đây, chi phí dành cho bảo tàng chỉ chiếm có 14%, phần ăn uống, giải trí, và di chuyển chiếm tới hơn 50% lượng tiêu xài (hình dưới). Do vậy, nếu kết hợp tốt các hình thức giải trí, du lịch kết hợp nông nghiệp (agritourism), và thương mại, Phước Giang hoàn toàn có thể phát triển kinh tế lành mạnh, có ưu thế trong vùng Đông Nam Bộ và thậm chí là toàn quốc và khu vực Đông Nam Á.

Phân bổ chi tiêu của du khách thăm bảo tàng Guggenheim (Tây Ban Nha)

Page 33: Phuoc Giang Regional Plan

•Phát triển kinh tế | Cụm dịch vụ thể thao• Phước Giang có thể chọn mô hình phát triển kinh tế theo hướng cung cấp dịch vụ giải trí, thể thao, thương mại và du lịch. Trong khu vực Đông Nam Bộ, chỉ có thành phố Hồ Chí Minh là có trung tâm thể thao quốc gia và sân vận động bóng đá với đường piste dành cho điền kinh đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên do vấn đề ngập lụt và kẹt xe, thành phố này khó có khả năng trở thành một trung tâm thể thao phục vụ nhu cầu thi đấu các giải quốc tế lớn hoặc phục vụ tập luyện cho nhiều đội tuyển.

•Phước Giang có thể phát triển theo hướng cung cấp sân vận động đạt tiêu chuẩn cao và khu thể thao dưới nước và trên cạn dành cho các đội tuyển của các công ty trong khu vực, của đội tuyển quốc gia tập luyện và thi đấu. Theo hướng phát triển này, Phước Giang có thể xây dựng các sân vận động phục vụ bóng đá, đua xe, tennis, các nhà thi đấu, trung tâm thể thao dưới nước, và sân điền kinh. Nếu tận dụng được sông nước, Phước Giang có thể có được những công trình thể thao độc đáo tạo thành một tổng thể có ý nghĩa với sân golf bên cù lao Bạch Đằng và duy trì một nền kinh tế dịch vụ vừa sạch vừa xanh.

•Việc đầu tư vào thể thao để hỗ trợ cho sự phát triển của du lịch và thương mại ở Phước Giang đã được thực hiện nhiều nơi trên thế giới như thành phố Dubai Sports City (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất), thành phố Tunis (Tunisia), thành phố Indianapolis (Hoa Kỳ), và thành phố Baltimore (Hoa Kỳ). Các trường hợp thành công phải kể đến là Baltimore và Indianapolis thuộc Hoa Kỳ.

Dubai Sport City

Tunis Sport City

Baltimore

Page 34: Phuoc Giang Regional Plan

• Phát triển kinh tế | Cụm dịch vụ thể thao | Trường hợp Baltimore (Hoa Kỳ)

• Baltimore’s Inner Harbor là khu vực tập trung hoạt động thương mại, du lịch và cho thuê văn phòng nằm trong khu vực bến cảng của thành phố Baltimore. Phía Tây là các sân vận động bóng chày và bóng bầu dục. Các trục đường kéo dài nối các sân vận động với khu thương mại du lịch giúp du khách sau khi xem thể thao sẽ tham quan các địa điểm du lịch. Biểu đồ dưới cho thấy thu nhập từ thuê văn phòng tăng sau khi việc cải tạo khu vực này hoàn tất.

• Baltimore’ s Inner Harbor tận dụng cảnh quan mặt nước và các công trình nhắm vào khách du lịch như thủy cung, bảo tàng hải dương, và tàu lớn, kết hợp với các công trình phục vụ dịch vụ cao cấp như văn phòng, khách sạn, và trung tâm hội nghị. Biểu đồ dưới cho thấy mức thu nhập của các điểm du lịch trong khu vực Inner Harbor.

Page 35: Phuoc Giang Regional Plan

Chiến lược phát triển không gian& kết nối khu vực

Page 36: Phuoc Giang Regional Plan

1. Xây dựng một chuỗi các đô thị tại các vị trí chiến lược về cảnh quan và hạ tầng và trong vòng bán kính đi bộ 800m thay vì dàn trải để bảo tồn cảnh quan nông nghiệp, môi trường thiên nhiên và tối đa số công trình và dân số có thể tiếp cận với những cảnh quan này, do đó mà gia tăng giá trị đất đai.

2. Xây dựng các đô thị mới và cải tạo các khu dân cư hiện hữu tại điểm giao nhau của các tuyến giao thông quan trọng (đường bộ và đường thủy) nhằm thu hút nhu cầu đô thị hóa tại chỗ và gia tăng khả năng tiếp cận toàn vùng cho các hoạt động kinh tế tại đây.

3. Tập trung phát triển phía Tây Phước Giang dọc theo tả ngạn sông Đồng Nai để: 1) khai thác nhu cầu phát triển và các hoạt động kinh tế mạnh mẽ phía Bình Dương; 2) khai thác khả năng kết nối giao thông với thành phố mới Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh (cả đường bộ và đường sông); 3) bảo tồn cảnh quan nông nghiệp phần phía Đông Phước Giang và bảo vệ nguồn nước thượng nguồn sông Đồng Nai; 4) tránh xa các khu công nghiệp vốn nằm ở đầu gió Đông Nam phía Nam và Đông Phước Giang; 5) chiếm lĩnh khu vực có nguy cơ phát triển các hoạt động du lịch tự phát do vị trí thuận lợi.

4. Không phát triển tại các khu vực thấp để tránh nguy cơ bị ngập do lũ và thủy triều và tại các khu vực trũng để tránh nguy cơ bị ngập do mưa lớn. Những khu vực thấp và trũng đồng thời cũng là những khu vực trồng lúa nước do đó chiến lược này đồng thời bảo tồn cảnh quan nông nghiệp và bảo vệ tiềm năng du lịch của khu vực - lợi thế cạnh tranh quan trọng của Phước Giang.

5. Hệ thống giao thông vùng đi qua Phước Giang bao gồm đường vành đai thành phố Biên Hòa, đường Đồng Khởi nối dài và đường nối sang Bình Dương cần phải được thiết kế nhằm tối đa hóa tiềm năng và hiện thức hóa các chiến lược phát triển nêu trên. Việc mở thêm tuyến nối với Bình Dương về phía Bắc thông qua thị trấn Uyên Hưng là cần thiết để tiếp cận với sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ phía Tân Uyên và rút ngắn khoảng cách tới đường vành đai 4 của toàn vùng đô thị Đông Nam Bộ. Kết nối Phước Giang với các thành phố khác ở Đồng Nai bằng hệ thống buýt tốc hành.

• Chiến lược phát triển không gian và kết nối khu vực | Các chiến lược chủ yếu

Page 37: Phuoc Giang Regional Plan

• Chiến lược phát triển không gian và kết nối khu vực | Triển vọng phát triển

Khu vực tập trung các hoat động sản xuất công ngiệp

Kết nối với thị trấn Uyên Hưng

Cơ hội phát triển du

lịch cộng hưởng từ dự

án sân golf Bạch Đằng

Khu vực có triển vọng phát triển đô thị tổng hợp do thuận lợi về giao thông và dịch vụ công cộng

Khu vưc có triển vọng phát triển đô thị du lịch - nghỉ dưỡng

Bảng tổng hợp hiện trạng và hệ thống giao thông liên vùng theo quy hoạch giúp xác định những khu vực không nên phát triển do rủi to lũ lụt và những khu vực có triển vọng phát triển và cần kiểm soát phát triển do vị trí thuận lợi về giao thông và có sẵn một số dịch vụ công cộng như trường học, chợNghiên cứu các tác động tiêu cực và tích cực từ bên trong và ngoài Phước Giang tới sự phát triển các đô thị du lịch nghỉ dưỡng cho thấy khu vực dọc tả ngạn sông Đồng Nai, phía Tây Phước Giang là vị trí thích hợp vì các lý do: -Dễ dàng kết nối với Bình Dương bằng đường bộ và đường sông-Tránh xa sự tác động tiêu cực của các khu công nghiệp-Có những vị trí đắc địa về tầm nhìn cảnh quan dọc theo sông Đồng Nai-Kết hợp được với các địa danh vốn đã nổi tiếng như làng bưởi Tân Triều

Page 38: Phuoc Giang Regional Plan

1

2

3

4

5

6

Vành đai xanh

Cầu mới nối với huyện Tân Uyên & đường vành đai 4

Trục giao thông mới dọc bờ sông Đồng Nai để kích thích phát triển khu vực Tây Phước Giang

Đường trục Bắc - Nam (đường Đồng Khởi nối dài) kết thúc tại khu đô thị mới số 5 để thúc đẩy sự phát triển của cụm dịch vụ thể thao tại đây

Nối dài đường Đồng Khởi theo đường quy hoạch trong khu Thạnh Phú

Cụm công nghiệp sạch

• Chiến lược phát triển không gian và kết nối khu vực | Xác định khu vực phát triển và khu vực bảo tồn cảnh quan nông nghiệp & nông thôn

Vành đai xanh

Hệ thống giao thông liên vùng và liên khu vực được thiết kế nhằm tập trung sự phát triển đô thị về phía Tây Phước Giang, tránh trùng tuyến với đường hiện hữu và tránh khu dân cư hiện hữu. Các tuyến đường này cũng được tận dụng triệt để để phân chia sử dụng đất và tách biệt giữa đô thị và vùng cảnh quan nông thôn/cảnh quan sinh thái.

Các khu đô thị được xác định dựa trên bán kính đi bộ từ vị trí trung tâm dự kiến nhằm đảm bảo cư dân của các đô thị này có thể tiếp cận các tiện ích và dịch vụ công cộng dễ dàng cũng như thông qua khuyến khích đi bộ mà thúc đẩy nhu cầu sử dụng hệ thống giao thông công cộng (mô hình Phát triển hỗ trợ Giao thông công cộng - Transit-Oriented Development)

Page 39: Phuoc Giang Regional Plan

1

3

4

5

6

2

• Chiến lược phát triển không gian và kết nối khu vực | Phát triển đô thị

Khu vực số 1 – Khu đô thị Bàu Lý: Khai thác yếu tố thuận lợi về giao thông và gần với các khu công nghiệp mới để phát triển một khu đô thị đa chức năng, chú trọng vào nhà ở bình dân và thương mại cấp vùng.

Khu vực số 2 – Khu đô thị Tân Hiên: Tổ chức lại một số khu công nghiệp nhỏ lẻ trong khu vực thành một khu công nghiệp sạch và bố trí xây dựng nhà ở công nhân và các dịch vụ đi kèm phía Tây Bắc khu công nghiệp.

Khu vực số 3 – Khu đô thị Tân Triều: Giống như khu số 1, khu số 3 khai thác yếu tố thuận lợi về giao thông bên cạnh việc kết hợp với một khu dân cư hiện hữu để thu hút nhu cầu nhà ở và dịch vụ đô thị tại địa phương. Giao lộ của 2 đường vành đai được đề xuất di dời xuống phía Nam để tránh khu dân cư đông đúc và đồng thời mở hướng phát triển về phía Bắc, kết nối với khu số 4.

Khu vực số 4 – Khu đô thị Bình Lục: Nằm đối diện với khu sân golf Bạch Đằng phía bên kia bờ sông Đồng Nai và không xa các tuyến giao thông chiến lược của vùng, tại vị trí chuyển tiếp giữa vùng đất thấp về phía Nam và phần đất cao hơn về phía Bắc, gần làng bưởi Tân Triều và tại nơi sông gặp sông Đồng Nai, khu vực số 4 có đầy đủ điều kiện trở thành trung tâm du lịch tại Phước Giang. Ngoài các hạ tầng đô thị và khu ở giới hạn trong vành đai đô thị (đề xuất dựa trên bán kính đi bộ 800m từ trung tâm), khu số 4 còn có thể mở rộng cho các dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng về phía Bắc và phía Nam.

Khu vực số 5 – Khu đô thị Giáo Tùng: Đây là khu vực sẽ bố trí cụm dịch vụ thể thao trên cạn và dưới nước hướng đến phục vụ toàn vùng Bình Dương và Đồng Nai. Hệ thống giao thông đường bộ bên cạnh khả năng kết nối với toàn vùng thông qua các đường vành đai và 2 cầu Uyên Hưng và còn có một tuyến Xe buýt tốc hành liên vùng (Bus Rapid Transit - BRT) kết nối Nhơn Trạch - Long Thành - Biên Hòa theo đường trục Bắc - Nam với một điểm đầu tuyến tại khu số 5 (Xem thêm trang Chiến lược phát triển không gian và kết nối khu vực | Giải pháp kết nối bằng BRT). Một tuyến giao thông thủy cũng cần được thiết lập để nối khu số 4 và số 5 với các thành phố trong vùng Đông Nam Bộ.

Khu vực số 6 – Khu đô thị Bình Minh: khu vực này chủ yếu nhằm cung cấp nhà ở chuyên gia và các dịch vụ đô thị đi kèm cho vùng công nghiệp Tân Uyên. Khả năng phát triển của khu số 6 tùy thuộc hoàn toàn vào việc xây dựng cây cầu Uyên Hưng và chính sách của tình Đồng Nai để tạo ra lợi thế cạnh tranh của khu vực trong việc xây dựng nhà ở và công trình dịch vụ đô thị so với phía bên kia bờ sông Đồng Nai.

Page 40: Phuoc Giang Regional Plan

Vùng bảo tồn cảnh quan (không thể chuyển đổi hình thức sử dụng đất)

+ Khu vực Bảo tồn Cảnh quan Sinh thái : là những khu vực ngập nước, hoặc trũng và/hoặc thấp có nguy cơ ngập lụt, hoặc nằm trong vành đai bảo vệ bờ sông hoặc khu vực đệm (500 m) xung quanh khu công nghiệp và khu mỏ. Những khu vực này chỉ có thể sản xuất nông nghiệp, trồng rừng hoặc làm công viên.

     

+ Khu vực Bảo tồn Cảnh quan nông nghiệp : là những khu vực nằm trong bán kính 500 m tính từ một cụm ở nông thôn với tối thiểu 15 lô đất ở nông thôn. Những khu vực này có thể sản xuất nông nghiệp, trồng rừng. Các công trình khác chỉ được xây dựng nhằm phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp và bảo vệ rừng.

Vùng hạn chế phát triển:        

+ Khu vực đất ở nông thôn (không thể chuyển đổi hình thức sử dụng đất sang các loại hình khác nếu số hộ trong một cụm trên 15 hộ gia đình và dưới 500 hộ): là khu vực đất ở nông thôn sử dụng cho mục đích sinh sống và sản xuất nông nghiệp nhỏ tại hộ gia đình. Mật độ tối đa là 5 đơn vị nhà ở/ha để đảm bảo tác động môi trường của việc sinh sống và sản xuất không vượt quá khả năng trung hòa của môi trường.

• Chiến lược phát triển không gian và kết nối khu vực | Phân khu chức năng & Quản lý phát triển vùng

Page 41: Phuoc Giang Regional Plan

+ Khu vực đất nông nghiệp hoặc lâm nghiệp có thể chuyển đổi: là những khu vực đất nông nghiệp hoặc lâm nghiệp hiện hữu nằm ngoài bán kính 500 m tính từ một cụm ở nông thôn với tối thiểu 15 lô đất ở nông thôn. Khu vực này có thể chuyển đổi sang đất du lịch (nhà nghỉ, khách sạn, sân golf) hoặc đất ở nông thôn nhưng không được chuyển đổi sang đất công nghiệp.

Vùng khuyến khích phát triển:         + Khu vực Phát triển Đô thị: bao gồm cả khu đô thị mới và các khu dân cư hiện hữu với giới hạn được đề xuất trên bản vẽ. Trong khu vực này, mật độ tổng (gross density) không được thấp hơn 15 đơn vị nhà ở (căn nhà hoặc căn hộ)/ha để đảm bảo hiệu quả cho hệ thống giao thông công cộng và hệ thống dịch vụ công cộng.    

+ Khu vực Phát triển Công nghiệp sạch, Thương mại quy mô lớn và Dịch vụ kho bãi: Phải nằm cách xa khu vực đất ở nông thôn tối thiểu 500 m và và khu vực phát triển đô thị (không áp dụng đối với Thương mại quy mô lớn) tối thiểu 200m.

+ Khu vực Phát triển Du lịch: là những khu vực được sử dụng vào mục đích du lịch và thể dục - thể thao ngoài trời như bao gồm resort, du lịch sinh thái và sân golf.

• Chiến lược phát triển không gian và kết nối khu vực | Phân khu chức năng & Quản lý phát triển vùng

Page 42: Phuoc Giang Regional Plan

• Chiến lược phát triển không gian và kết nối khu vực | Phân khu chức năng

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

1 Đất phát triển đô thị 386,2 11,89

2Đất phát triển Công nghiệp sạch, Thương mại quy mô lớn và Dịch vụ kho bãi

42,5 1,31

3 Đất ở nông thôn 160 4,924 Đất bảo tồn cảnh quan sinh

thái244,4 7,52

5 Đất bảo tồn cảnh quan nông nghiệp

1606,56 49,45

6 Đất nông nghiệp - lâm nghiệp có thể chuyển đổi 631,4 19,43

7 Đất giao thông 178 5,48Tổng cộng 3249,06 100,00

Page 43: Phuoc Giang Regional Plan

Là đô thị cửa ngõ của thành phố Hồ Chí Minh, sự phát triển của thành phố Biên Hòa bị định hình bởi 3 trục đường quốc lộ 1K, 1A và 15. Sự phát triển của Biên Hòa gây lãng phí và kém hiệu quả về hạ tầng, giao thông và chi phí dịch vụ xã hội.

Sự ra đời của một loạt các dự án đô thị mới với quy mô lớn ở Long Thành và Nhơn Trạch, và các công trình hạ tầng quy mô lớn trên địa bàn hai huyện trên cùng với việc di chuyển trung tâm hành chính tỉnh Đồng Nai ra khỏi Biên Hòa sẽ cạnh tranh và thậm chí kìm hãm sự phát triển của Biên Hòa. Hơn nữa, trong một tương lai mà tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ, ngày càng trở nên kham hiếm, sự phát triển dàn trải với mật độ thưa của Biên Hòa khiến thành phố này khó có khả năng cạnh tranh về chi phí sinh hoạt và sản xuất với các đô thị mới.

Một giải pháp giúp tái thiết và phát triển bền vững thành phố Biên Hòa là xây dựng một hệ thống giao thông công cộng liên kết các điểm hoạt động chính của thành phố (trong khi các diện tích đất trống có thể trở thành những công viên đô thị) và kết nối thành phố với các đô thị mới cũng như Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Một hệ thống như vậy không thể dựa trên vận tải đường sắt vốn có chi phí cao, yêu cầu quy mô dân số lớn và cần thời gian dài để triển khai xây dựng.

Mô hình được đề xuất là hệ thống giao thông công cộng quy mô lớn bằng xe buýt tốc hành hay còn gọi là BRT (Bus Rapid Transit). BRT là khái niệm chỉ hệ thống sử dụng xe buýt chạy trên đường giành riêng nên đạt tốc độ cao hơn xe buýt thường và có hệ thống nhà ga, trạm dừng có hệ thống kiểm soát vé nhằm rút ngắn thời gian dừng của xe. Mục đích của hệ thống BRT là tạo ra chất lượng dịch vụ tương đương giao thông công cộng dựa vào đường sắt nhưng với chi phí thấp và tính linh hoạt cao của xe buýt.

Sự phát triển của Phước Giang phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của Biên Hòa. Một hệ thống BRT theo trục Bắc-Nam không chỉ giúp cân bằng sự phát triển trong toàn vùng đô thị Tây Đồng Nai mà còn có thể giúp nối kết Phước Giang vào bức tranh phát triển đô thị của tỉnh.

• Chiến lược phát triển không gian và kết nối khu vực | Giải pháp giao thông công cộng - BRT

Thiết kế một trạm BRT tại Quảng Châu (Trung Quốc)

Page 44: Phuoc Giang Regional Plan

• Chiến lược phát triển không gian và kết nối khu vực | Giải pháp giao thông công cộng - BRTNhững ưu điểm của hệ thống BRT so sánh với hệ thống đường sắt nội đô (MRT hoặc LRT)

-Chi phí đầu tư ban đầu thấp: Nghiên cứu cho thấy chi phí (2 triệu USD/km tại Curitiba, Brazil và chỉ 800.000 USD/km tại Côn Minh, Trung Quốc) của một hệ thống BRT chạy trên đường riêng (busway) chỉ bằng 10% so với hệ thống LRT (tàu điện mặt đất/đường sắt hạng nhẹ) trong khi BRT sử dụng làn cấp cứu của đường quốc lộ hoặc cao tốc (làn nằm ngoài rìa của đường chính và chỉ sử dụng cho xe chạy hoặc đậu trong trường hợp khẩn cấp) thì chi phí chỉ còn khoảng 2% so với LRT. Khả năng vận chuyển của hệ thống BRT tương đương với hệ thống tàu điện mặt đất thậm chí nhỉnh hơn (15.000 - 35.000 lượt hành khách/1 giờ/1 chiều/1 làn xe so với 10.000 - 20.000 lượt khách/1 giờ/1 chiều/1 đường ray của LRT) với cùng tốc độ vận chuyển (15 - 25 km/h trung bình toàn tuyến) . Nếu so với hệ thống metro thì BRT có năng lực vận chuyển tương đương 30% đến 50% với chi phí chỉ bằng từ 1% đến 10%.

-Phân kỳ đầu tư linh động: khác biệt với hệ thống đường sắt vốn phải đợi hoàn chỉnh toàn bộ mạng lưới bao gồm nhà ga và đường sắt nối các ga trước khi có thể bắt đầu vận hành, hệ thống BRT có thể sử dụng và chia sẻ hệ thống hạ tầng hiện hữu với xe buýt thường cũng như các phương tiện giao thông đường bộ khác. Với BRT, chính quyền có thể cung cấp dịch vụ ngay hôm nay thay vì phải chờ cho tới khi "có đủ cầu" khi mà người dân đã quen với phương tiện cá nhân.

-Tiếp cận từ Ngoài-vào-Trong: đối với hệ thống đường sắt thông thường, mạng lưới thường được xây dựng từ trung tâm thành phố và mở rộng dần ra ngoại vi (hay cách tiếp cận Trong-ra-Ngoài). Trong khi đó các khu vực ngoại vi thường có mật độ thấp và người dân thương có thói quen sử dụng phương tiện cá nhân và di chuyển đường dài để tới chỗ làm và các dịch vụ công cộng. Hệ thống BRT có thể bắt đầu xây dựng hệ thống hạ tầng tại các khu vực ngoại vi trước trong khi dùng chung hệ thống hiện hữu với xe buýt thường trong khu vực trung tâm thành phố.

- Tích hợp Tuyến chính (Main line) với Tuyến gom (Feeder): Đối với hệ thống giao thông công cộng dựa vào đường sắt, hành khách thường phải chuyển phương tiện từ các tuyến xe buýt gom sang tuyến tàu điện chính và tạo ra một thời gian chờ đợi vốn thường khiến người dân ngại sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên trong trường hợp hệ thống BRT, khoảng thời gian chờ đợi này có thể bị triệt tiêu vào giờ cao điểm khi lượng hành khách đủ lớn để xe buýt chạy trên tuyến chính đồng thời có thể chạy trên tuyến gom và nhờ đó đưa hành khách từ nơi ở tới thẳng công sở, trường học.

Source: Cervero (1998)

Source: Calgary Transit (2002)

So sánh chi phí đầu tư (Canada dollar km) giữa các dạng BRT và tàu điện mặt đất tại Calgary (Canada)

Tuyến chính

Tuyến gom

BRT

Sơ đồ minh hoạ khả năng tích hợp tuyến chính và tuyến gom trong hệ thống BRT

Page 45: Phuoc Giang Regional Plan

• Chiến lược phát triển không gian và kết nối khu vực | BRT trên thế giới (72 thành phố châu Á đã lựa chọn BRT)

Hệ thống BRT ra đời tại Curitiba (Brazil) vào năm 1974 với hệ thống đường giành riêng cho xe buýt quy mô lớn. Các trạm dừng được thiết kế với hệ thống kiểm soát vé tự động do đó giảm thời gian đón mỗi khách xuống 0.3 giây. Trong 2 thập kỷ, BRT đáp ứng 70% nhu cầu giao thông tại thành phố 3 triệu dân (con số này tại Tp. Hồ Chí Minh là 5%).

Hệ thống BRT tại Jakarta (Indonesia) được hoàn thiện chỉ trong 2,5 năm với chi phí 1,5 tỉ USD và giúp giảm 50% thời gian đi lại của cư dân.

Thay vì chạy trên mặt đất hay đường trên cao, hệ thống BRT tại thành phố Seatle (Mỹ) vận hành dưới những đường ngầm trong trung tâm thành phố.

Giống như thủ đô Ottawa của Canada, thành phố Hạ Môn của Trung Quốc cũng xây dựng hệ thống đường trên cao giành riêng cho xe buýt nhờ đó tốc độ trung bình đạt 29 km/h (tương đương hệ thống tàu điện ngầm)

Hệ thống BRT của thành phố Côn Minh chuyên chở 160.000 lượt người mỗi ngày trên một hệ thống dài 46,7 km với 63 trạm dừng. Số lượng người sử dụng BRT tăng gấp đôi lên 1 triệu sau 6 năm từ 1999 đến 2004

Page 46: Phuoc Giang Regional Plan

• Chiến lược phát triển không gian và kết nối khu vực | Giải pháp kết nối bằng BRT

LIÊN KẾT VÙNGTÁI THIẾT BIÊN HÒA

Hệ thống BRT kết nối Phước Giang với trung tâm thành phố Biên Hòa và khu đô thị thương mại dịch vụ Biên Hòa I do Sonadezi đầu tư trước khi tới các trung tâm khác phía Nam. Hệ thống BRT còn có thể kết nối trực tiếp với sân bay quốc tế Long Thành hoặc thông qua các hệ thống giao thông công cộng khác như hệ thống đường sắt đô thị (MRT) Sài Gòn - Long Thành.

Page 47: Phuoc Giang Regional Plan

• Chiến lược phát triển không gian và kết nối khu vực | BRT gắn kết Phước Giang với toàn vùng

PHÁT TRIỂN PHƯỚC GIANG

Hệ thống BRT tại Phước Giang có 2 thành phần cơ bản:

-Tuyến liên vùng Phước Giang-Biên Hòa-Long Thành-Nhơn Trạch đi qua khu đô thị Thạnh Phú, khu số 1 và kết thúc ở khu số 5 - trung tâm dịch vụ thể thao. Các nhà ga trên tuyến cách nhau từ 1,5 đến 2km và nên chạy trên làn đường riêng hoặc có thể dùng làn HOV (high occupancy lane - làn cho xe chuyên chở nhiều người) chung với các loại xe khách và xe cá nhân chở nhiều người khác.

- Tuyến liên đô thị Phước Giang: tuyến này kết nối tất cả các khu đô thị trong khu vực với nhà ga có khoảng cách khoảng 400 m trong thành phố và tối thiểu 1 km ở khu vực ngoại thành. Tuyến này có thể chỉ cần sử dụng làn ô tô trên đường liên khu vực nối các đô thị.

Page 48: Phuoc Giang Regional Plan

Quy hoạch & thiết kế đô thị

Page 49: Phuoc Giang Regional Plan

• Giải pháp quy hoạch linh động cho tương lai phát triển bền vững

Hà Nội năm 1989 Góc Tràng Tiền-Phố Huế, năm 2009Góc Tràng Tiền-Phố Huế, Hà Nội năm 1989 Phối cảnh Nam Sài Gòn được thực hiện vào năm 1993

Quy hoạch được coi là khoa học dự báo và 20 năm thường là khung thời gian mà một bản quy hoạch chung phải hướng tới, dự báo và định hình tương lai. Tuy nhiên công việc này hoàn toàn không đơn giản và các nhà quy hoạch thường thất bại hơn là thành công bởi đô thị không chỉ là một đối tượng thiết kế mà còn là một tiến trình kinh tế - xã hội.

Ba bức hình chụp Hà Nội vào các năm 1989 và 2009 cho thấy sự biến đổi lớn về phương tiện đi lại giữa hai thời điểm này: xe đạp và tàu điện vào năm 1989 và xe máy và ô-tô 20 năm sau. Chính sự thất bại trong dự báo vào năm 1989 dẫn tới quyết định bỏ rơi phương tiện công cộng khiến cho Hà Nội hôm nay phải đối mặt với nạn kẹt xe vô cùng trầm trọng.

Năm 1993, chỉ 4 năm sau những tấm ảnh cũ về Hà Nội được chụp, công ty tư vấn Skidmore, Owings & Merrill (Hoa Kỳ) bắt tay vào quy hoạch đô thị Nam Sài Gòn trong đó có khu Phú Mỹ Hưng với những viễn cảnh mà bản thân thị trường khó hình dung vào thời kỳ đầu mở cửa kinh tế. Ngày nay, dự án Phú Mỹ Hưng là dự án bất động sản thành công nhất tại Việt Nam.

Đối với dự án Phước Giang, nhóm tư vấn vừa cố gắng đưa ra giải pháp cho những vấn đề hiện tại như đô thị hóa tự phát ở nông thôn nhưng đồng thời hướng quy hoạch tới những triển vọng và nhu cầu phát triển đa dạng và tinh tế trong tương lai như bảo tồn cảnh quan nông nghiệp và cung cấp tiện ích đô thị cao cấp như nhà hát, bảo tàng và khu liên hợp thể thao dựa trên những kinh nghiệm học hỏi từ khắp thế giới.

Để chuyển những chiến lược phát triển thành giải pháp thiết kế đối với một dự án quy hoạch chung mang yếu tố vùng, nhóm tư vấn đề xuất một chương trình quy hoạch 2 lớp (layer):

- Lớp quy hoạch phân khu chức năng cấp vùng (function-based planning) gần gũi với phương pháp quy hoạch truyền thống tại Việt Nam. Lớp này nhằm đưa ra một khung quản lý sử dụng đất trong vùng hướng tới sự cân bằng giữa phát triển đô thị và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và khu vực nông thôn.

- Lớp quy hoạch định dạng (form-based planning) theo phương pháp transect planning nhằm tạo ra tạo ra những môi trường tổng hòa theo từng đặc điểm khu vực sinh sống (nông thôn, ngoại ô hoặc trung tâm đô thị). Phương pháp này nhấn mạnh tới thiết kế đô thị thân thiện với con người và khuyến khích sử dụng đất hỗn hợp.

Đối với một đồ án quy hoạch tỷ lệ 1/10.000 với rất ít thông tin về kinh tế, xã hội, thị trường và đặc điểm tự nhiên của khu vực được cung cấp cũng như quy mô lớn của khu vực nghiên cứu, việc xác định sử dụng đất đến từng ô phố và từng lô đất là không thực tế và không linh động đối với sự phát triển trong tương lai. Thay vào đó, nhóm tư vấn sử dụng khung quy hoạch sử dụng đất cấp vùng nhằm xác định khu vực cần bảo tồn và khu vực khuyến khích phát triển cũng như tạo cơ sở pháp lý để quản lý sự phát triển tại Phước Giang. Bên cạnh đó, quy hoạch định dạng dựa trên một kịch bản phát triển lý tưởng nhằm minh hoạ trên bản vẽ có ý đồ thiết kế. Tuy nhiên, quy hoạch định dạng có thể mang tính pháp lý dưới dạng một bộ quản lý quy hoạch dựa vào SmartCode (một bộ quản lý quy hoạch mở, cho phép người sử dụng điều chỉnh theo đặc điểm địa phương). Tính hoàn thiện và chặt chẽ của SmartCode cho phép đô thị phát triển hài hòa và bền vững mà không cần phải bản vẽ hóa tất cả các chi tiết của đô thị.

Page 50: Phuoc Giang Regional Plan

Vùng bảo tồn cảnh quan (không thể chuyển đổi hình thức sử dụng đất)

+ Khu vực Bảo tồn Cảnh quan Sinh thái (Mã quy hoạch định dạng tương đương: T1-N): là những khu vực ngập nước, hoặc trũng, hoặc thấp có nguy cơ ngập lụt, hoặc nằm trong vành đai bảo vệ bờ sông hoặc khu vực đệm (500 m) xung quanh khu công nghiệp và khu mỏ. Những khu vực này chỉ có thể sản xuất nông nghiệp, trồng rừng hoặc làm công viên. Các công trình chỉ được xây dựng nhằm phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp, bảo vệ rừng và phục vụ du lịch trong công viên. Trong trường hợp xây dựng, các công trình không được có quy mô quá 2 tầng hay tương đương 8m và diện tích sàn quá 50 m2/sàn xây dựng. Tổng diện tích xây dựng (mặt bằng tầng 1) không quá 5% tổng diện tích lô đất. Các chỉ tiêu này được gia tăng 50% nếu công trình xây dựng bằng vật liệu tạm chế tác từ thiên nhiên không qua sản xuất công nghiệp.        

+ Khu vực Bảo tồn Cảnh quan nông nghiệp (T1-R): là những khu vực nằm trong bán kính 500 m tính từ một cụm ở nông thôn với tối thiểu 15 lô đất ở nông thôn. Những khu vực này có thể sản xuất nông nghiệp, trồng rừng. Các công trình khác chỉ được xây dựng nhằm phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp và bảo vệ rừng. Trong trường hợp xây dựng, các công trình không được có quy mô quá 2 tầng hay tương đương 8m và diện tích sàn quá 50 m2/sàn xây dựng. Tổng diện tích xây dựng (mặt bằng tầng 1) không quá 5% tổng diện tích lô đất. Các chỉ tiêu này được gia tăng 50% nếu công trình xây dựng bằng vật liệu tạm chế tác từ thiên nhiên không qua sản xuất công nghiệp.

Vùng hạn chế phát triển:        

+ Khu vực đất ở nông thôn (T2-R) (không thể chuyển đổi hình thức sử dụng đất sang các loại hình khác nếu số hộ trong một cụm trên 15 hộ gia đình và dưới 500 hộ): là khu vực đất ở nông thôn sử dụng cho mục đích sinh sống và sản xuất nông nghiệp nhỏ tại hộ gia đình. Chỉ tiêu đất ở nông thôn phải đạt tối thiểu 2000 m2/hộ gia đình hay tương đương mật độ tối thiểu 5 đơn vị nhà ở/ha để đảm bảo tác động môi trường của việc sinh sống và sản xuất không vượt quá khả năng trung hòa của môi trường. Trong trường hợp chia nhỏ lô đất để xây dựng nhà ở cho hộ gia đình khác thì diện tích tối thiểu của các lô mới sau khi chia không được nhỏ hơn 2000 m2. Các công trình xây dựng trong khu vực đất ở nông thôn không được cao quá 2 tầng hay tương đương 8m, mật độ xây dựng tối đa 30%. Các chỉ tiêu này được gia tăng 50% nếu công trình xây dựng bằng vật liệu tạm chế tác từ thiên nhiên không qua sản xuất công nghiệp. Diện tích bê-tông hóa bề mặt (sân) không được lớn quá 50% diện tích lô đất và tối thiểu 30% diện tích lô đất phải dành để trồng cây xanh. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại chỗ bằng phương pháp tự nhiên sẽ được cung cấp để đảm bảo vệ sinh khu ở nông thôn. Các điểm gom rác sẽ được xây dựng trong vòng bán kính đi bộ. Việc xả rác vào nguồn nước là tuyệt đối cấm.        

• Quy hoạch Phân khu Chức năng cấp vùng | Định nghĩa các khu chức năng

Page 51: Phuoc Giang Regional Plan

+ Khu vực đất nông nghiệp hoặc lâm nghiệp có thể chuyển đổi (T1-A): là những khu vực đất nông nghiệp hoặc lâm nghiệp hiện hữu nằm ngoài bán kính 500 m tính từ một cụm ở nông thôn với tối thiểu 15 lô đất ở nông thôn. Khu vực này có thể chuyển đổi sang đất du lịch (nhà nghỉ, khách sạn, sân golf) hoặc đất ở nông thôn nhưng không được chuyển đổi sang đất công nghiệp. Trong trường hợp chuyển đổi thành đất ở nông thôn thì các điều kiện của đất ở nông thôn sẽ được áp dụng. Trong trường hợp chuyển đổi thành đất du lịch thì các điều kiện của đất du lịch sẽ được áp dụng.

Vùng khuyến khích phát triển:         + Khu vực Phát triển Đô thị (T3, T4, T5): bao gồm cả khu đô thị mới và các khu dân cư hiện hữu với giới hạn được đề xuất trên bản vẽ. Trong khu vực này, mật độ tổng (gross density) không được thấp hơn 15 đơn vị nhà ở (căn nhà hoặc căn hộ)/ha để đảm bảo hiệu quả cho hệ thống giao thông công cộng và hệ thống dịch vụ công cộng. Tỷ lệ công viên trong các đô thị không thấp hơn 15% và tỷ lệ giao thông (không bao gồm giao thông tĩnh) không thấp hơn 25%, tỷ lệ công trình công cộng và thương mại-dịch vụ không thấp hơn 10%. Sử dụng đất hỗn hợp (ở + thương mại dịch vụ), tầng một công trình mở cho hoạt động và giao thông công cộng (xe buýt và đi bộ), kiến trúc xanh (theo tiêu chuẩn của Hội Đồng Công trình Xanh VN) được khuyến khích và được thưởng 8% FAR (hệ số sử dụng đất - mật độ xây dựng tối đa không thay đổi).         

+ Khu vực Phát triển Công nghiệp sạch, Thương mại quy mô lớn và Dịch vụ kho bãi (S-I): Phải nằm cách xa khu vực đất ở nông thôn tối thiểu 500 m và và khu vực phát triển đô thị (không áp dụng đối với Thương mại quy mô lớn) tối thiểu 200m. Tầng cao cho công trình giới hạn 2 tầng. Mỗi lô đất xây dựng phải dành tối thiểu 10% diện tích trồng cây xanh. Các công trình phải nằm cách xa nguồn nước tối thiểu 50m và có hệ thống xử lý nước thải riêng biệt.         

+ Khu vực Phát triển Du lịch (T2-T): là những khu vực được sử dụng vào mục đích du lịch và thể dục - thể thao ngoài trời như bao gồm resort, du lịch sinh thái và sân golf. Trong khu vực này diện tích xây dựng không được phép vượt quá 20% tổng diện tích lô đất. Diện tích bê-tông hóa bề mặt không được lớn quá 30% diện tích lô đất và tối thiểu 30% diện tích lô đất phải dành để trồng cây xanh. Tầng cao cho công trình giới hạn 2 tầng hay tương đương 8m .

• Quy hoạch Phân khu Chức năng cấp vùng | Định nghĩa các khu chức năng

Page 52: Phuoc Giang Regional Plan

• Quy hoạch Phân khu Chức năng cấp vùng | Bản đồ cơ cấu sử dụng đất

Page 53: Phuoc Giang Regional Plan

• Quy hoạch Định dạng | Khái niệm

Dựa vào nghiên cứu về sinh thái học, Transect, dịch nôm na là một lát cắt địa lý, đã trở thành một công cụ để hiểu hệ thống định cư phức tạp của con người. Transect là một dải môi trường liên tiếp từ những khu rừng hoang sơ nhất hoặc vùng nông nghiệp thưa thớt cư dân sinh sống nhất đến những trung tâm đô thị có mật độ công trình và dân số cao nhất. Bản thân một thành phố có thể phân chia thành từng khu vực theo mức độ "đô thị" để có thể quản lý và quy định về kiến trúc và cảnh quan nhằm nhấn mạnh đặc thù của khu vực đó.

Trong khi việc phân chia sử dụng đất thành từng khu biệt lập như khu ở, khu thương mại, khu giáo dục, ... bắt nguồn từ Chủ nghĩa Hiện đại khởi xướng bởi Le Corbusier đã thất bại trong việc tạo ra những đô thị sinh động và nhân bản, Transect tổ chức các nhân tố của môi trường xây dựng vào các khu vực đặc thù (đặc thù về tính "đô thị" thay vì loại hình sử dụng đất). Dựa vào SmartCode, một dạng Quy chuẩn Quy hoạch Định dạng (Form-based Code), phương pháp Transect cho phép tạo ra một môi trường sống linh động và phức hợp như bản chất của xã hội con người.

Phương pháp quy hoạch Transect chia môi trường thành 7 khu vực trong đó các yếu tố xây dựng được quy định nhằm phản ánh và tương thích với đặc điểm của mỗi khu vực từ khoảng lùi, chiều cao của công trình tới những chi tiết như kiến trúc cảnh quan, thiết kế đường phố, biển hiệu và đèn đường.

T1: Khu vực cảnh quan tự nhiên hoặc trồng trọt. Ở trong thành phố, T1 là công viên. Ở ngoài thành phố, T1 là đất nông nghiệp hoặc rừng;

T2: Khu vực cảnh quan nông thôn hoặc nhà vườn;

T3: Khu vực cảnh quan ngoại ô với nhà ở dạng biệt thự trên lô đất rộng;

T4: Khu vực cảnh quan đô thị với quy mô công trình và mật độ dân cư trung bình. Nhà ở bao gồm các dạng chung cư thấp tầng, nhà liên kế hoặc biệt thự song lập. Các hoạt động thương mại diễn ra rải rác và hình thức sử dụng đất hỗn hợp xuất hiện trên những trục đường chính;

T5: Khu vực cảnh quan trung tâm đô thị với quy mô công trình và mật độ dân số lớn. Nhà ở bao gồm chung cư phức hợp và nhà liên kế. Các công trình thương mại, văn phòng và hành chính xuất hiện và hình thức sử dụng đất hỗn hợp phổ biến;

T6: Khu vực lõi đô thị với với quy mô công trình mà mật độ dân số đặc biệt cao. Các công trình cao tầng như cao ốc văn phòng và chung cư, các trung tâm thương mại và các công trình hành chính quy mô lớn chiếm trọn cảnh quan khu vực;

S: Khu vực đặc biệt và thường nằm tách biệt khỏi cảnh quan đô thị như khu công nghiệp, các trung tâm siêu thị lớn ở ngoại ô (Vd: siêu thị metro) và các công viên chủ đề (Vd: công viên Suối Tiên).

Nguồn: Duany Plater-Zyberk & Company

Page 54: Phuoc Giang Regional Plan

• Quy hoạch Định dạng | Các khu vực Transect hiện hữu tại Phước Giang

T1

T2T1

T2

T1

T2

Thiên nhiên/Nông nghiệp

Nông thôn/Du lịch sinh thái

Sông Đồng Nai

Đồng Sau

Đồng Vĩnh Hiệp

Ấp Bình Lục

Đồng Tân Triều

Trước khi có sự phát triển đô thị, Phước Giang có hai khu vực Transect chủ yếu là môi trường thiên nhiên T1 - những cánh đồng và những vườn cây ăn trái và môi trường sống nông thôn T2 - những làng xóm trải theo những tuyến hương lộ. Bên cạnh đó tại khu vực xã Thiện Tân, Tây Nam Phước Giang còn có một số khu công nghiệp đang hình thành.

Page 55: Phuoc Giang Regional Plan

• Quy hoạch Định dạng | Các khu vực Transect sau quy hoạch tại Phước Giang

T1T2

T3T4

T5

T5T4

T3

T1

T2

Sông Đồng Nai

Đồng Tân Triều

Đồng Vĩnh Hiệp

T1

T2

T3

T4

T5

S

Ấp Bình Lục

Thiên nhiên/Nông nghiệp Đô thị mật độ thấp Trung tâm đô thị

Nông thôn/Du lịch sinh thái Đô thị mật độ trung bình Khu vực đặc biệt

Sự phát triển đô thị tại Phước Giang cần tiếp nối vào các khu vực transect hiện có T1 và T2 chuỗi các môi trường liên tiếp có tính đô thị cao hơn để tạo ra sự chuyển biến hài hòa.

Đồng Sau

Page 56: Phuoc Giang Regional Plan

• Quy hoạch Định dạng | Bản đồ phân khu Transect

Ký hiệu Khu vực

Diện tích (ha)

Số dân tối thiểu

Số dân tối đa

T1 Khu vực thiên nhiên/ nông nghiệp 114.85    

T2 Khu vực nông thôn/ du lịch sinh thái 33.34 1,700  

T3 Khu vực đô thị mật độ thấp 33.34 1,700 2,800

T4 Khu vực đô thị mật độ trung bình 118.12 10,000 24,100

T5 Khu vực trung tâm đô thị 99.78 20,400 47,500S Khu vực đặc biệt 66.55      Khu vực công trình điểm nhấn 124.48      Toàn khu 590.46 33,800 74,400  Mật độ dân số (người/ha)   57 126

Page 57: Phuoc Giang Regional Plan

• Quy hoạch Định dạng | Quy định thiết kế các phân khu Transect

T2

T3

T4

T5

T1

Các quy định dưới đây được thiết lập áp dụng

cho từng khu vực Transect để đảm bảo tính

đồng nhất và tôn vinh bản sắc môi trường đặc

trưng tại mỗi khu vực

Page 58: Phuoc Giang Regional Plan

• Quy hoạch Định dạng | Quy định về không gian mở & cây xanh đô thịCác hình loại phù hợp đối với cây xanh đường

phố trong từng khu vực TransectCác loại hình không gian mở trong đô thị

tương thích với từng khu vực Transect

Page 59: Phuoc Giang Regional Plan

• Quy hoạch Định dạng | Quy định về thiết kế vỉa hè & ‘nội thất’ đường phố

Page 60: Phuoc Giang Regional Plan

• Quy hoạch & Thiết kế đô thị | Quy hoạch Cảnh quan

Page 61: Phuoc Giang Regional Plan

• Quy hoạch & Thiết kế đô thị | Quy hoạch Cảnh quan

Page 62: Phuoc Giang Regional Plan

• Quy hoạch & Thiết kế đô thị | Quy hoạch Cảnh quan

Cảnh quan sông nước

Cảnh quan đô thị Cảnh quan nông nghiệp - vườn cây

Cảnh quan nông nghiệp - đồng lúa

Cảnh quan nông thôn

Page 63: Phuoc Giang Regional Plan

• Quy hoạch & Thiết kế đô thị | Thiết kế đô thịThiết kế đô thị là một lĩnh vực rộng. Bên cạnh việc sử dụng công cụ quản lý SmartCode nhằm tạo ra một môi trường đô thị tổng hòa về kiến trúc, môi trường và xã hội, thiết kế đô thị thông qua việc tổ chức mặt bằng còn nhằm:

- Tạo ra các tuyến phố thân thiện với người đi bộ với độ dài bloc phố dưới 100m; công trình xây dựng trùng chỉ giới xây dựng vốn được thiết lập với khoảng cách chỉ từ 0 tới 4 m tính từ ranh đất; và thiết lập các điểm chặn (termination) là các công trình kiến trúc nổi bật ở cuối các tuyến đường.

-Tôn vinh các công trình và không gian công cộng bằng việc xây dựng phần lớn các công trình sát với vỉa hè dọc theo các tuyến phố chính nhằm tạo ra "phòng ngoài trời" (outdoor room), xác lập tuyến nhìn và làm nổi bật một vài công trình điểm nhấn vốn có thể có khoảng lùi lớn hơn các công trình khác.

Bên cạnh đó, việc tổ chức mặt bằng còn cố gắng tạo ra những dải không gian mở, là công viên hay đường đi bộ ven sông, xuyên qua khu đô thị nhằm hình thành những tuyến nhìn từ bên ngoài vào các công trình điểm nhấn và "tiếp thị" cho dự án.

Tháp biểu tượng

Nhà hát Khách sạn 5 sao

Minh hoạ các tuyến nhìn cảnh quan đô thị chính được xác lập bằng trục đô thị và dải không gian mở

Minh hoạ các tuyến nhìn cảnh quan thiên nhiên

Page 64: Phuoc Giang Regional Plan

• Quy hoạch & Thiết kế đô thị | Sơ đồ ý tưởng thiết kế đô thị

Page 65: Phuoc Giang Regional Plan

• Quy hoạch & Thiết kế đô thị | Quy hoạch giao thông

Page 66: Phuoc Giang Regional Plan

• Quy hoạch & Thiết kế đô thị | Quy hoạch giao thông công cộng

Page 67: Phuoc Giang Regional Plan

• Quy hoạch & Thiết kế đô thị | Minh hoạ chi tiết khu phát triển số 4 – Khu đô thị Bình Lục

Khu số 4

Khu số 3

Khu Thạnh Phú

Khu số 6

Khu số 5

Khu số 1

Khu số 2

Bình Dương

Biên Hòa

Sông Đồng Nai

Bằng cách phát triển nén và tại khu vực dân cư hiện hữu - nơi giao nhau giữa kênh Tân Triều và sông Đồng Nai - đô thị Bình Lục bảo tồn những cánh đồng màu mỡ nhất ở Đồng Nai, đồng thời tận dụng cảnh quan nông nghiệp này như một nhân tố làm gia tăng giá trị đất đai trong thành phố. Sử dụng những đường ranh cứng như đường và kênh đào để phân tách giữa đô thị, nông thôn và đất trồng trọt. Phương pháp quy hoạch nhắm đến việc kiểm soát đô thị hóa tự phát ven đường, bảo tồn đất nông nghiệp và cảnh quan vùng nông thôn.

Những nguyên tắc thiết kế đơn giản nhất có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Ví dụ điển hình là Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh được quy hoạch từ hơn 100 năm trước. Với hệ thống đường nghiêng góc 45 độ so với phương Đông - Tây và trùng với hướng gió chính trong vùng, không có công trình nào trên các tuyến đường trung tâm có mặt tiền bị nắng chiếu thẳng, đồng thời môi trường giảm đáng kể ô nhiễm do xe cộ thải ra và không khí mát mẻ do được thông gió tốt. Tại Phước Giang nói chung và khu Bình Lục nói riêng, hầu hết các tuyến đường đều được quy hoạch dựa theo kinh nghiệm này để biến đô thị thành nơi có điều kiện vi khí hậu tốt và sử dụng năng lượng tối ưu.

Khu vực phát triển số 4 - Đô thị Bình Lục có quy mô 109 ha là khu đô thị lớn nhất tại Phước Giang theo đề xuất của nhóm tư vấn. Động lực phát triển của khu số 4 là du lịch và nhà ở chất lượng cao dựa vào cảnh quan thiên nhiên, nông nghiệp của khu vực xung quanh đồng Bình Lục, bán đảo Tân Triều cùng các tiện ích, dịch vụ đô thị độc đáo, đa dạng. Những trình bày sau đây thể hiện các nguyên lý và ý tưởng thiết kế chủ đạo cho thành phố mới Bình Lục.

Page 68: Phuoc Giang Regional Plan

• Quy hoạch & Thiết kế đô thị | Minh hoạ chi tiết khu phát triển số 4 – Khu đô thị Bình LụcCông năng

Công trình công cộng

Đất ở

Đất phức hợp (ở/thương mại)

Đất phức hợp (ở/thương mại/văn phòng/khách sạn)

Không gian mở (công viên/quảng trường)

Định dạng

T1 – Không gian mở

T2 – Khu nhà vườn

T3 – Khu biệt thự T4 – Khu nhà liên kế & chung cư thấp tầng

T5 – Khu công trình cao tầng

Bố trí công trình

Để có một môi trường sống đô thị lành mạnh, không gian công cộng và không gian riêng tư cần phải tách biệt và tôn trọng tương đương. Tại khu đô thị số 4 - Bình Lục, các công trình được khuyến khích và quy định xây dựng sát vỉa hè nhằm tạo ra một không gian công cộng an toàn và thân thiện, đồng thời để lại một diện tích đáng kể cho các hoạt động riêng tư diễn ra tại sân trong hoặc sân sau cho các công trình.

Hệ thống thoát nước mưa

Cách thức thiết kế hệ thống thoát nước truyền thống khiến lượng nước ngầm giảm trong khi lượng nước chảy bề mặt lớn. Tại khu số 4, ngoài việc các hồ chứa và kênh rạch được đào thêm tại khu vực trũng để giúp giảm mực nước lũ, nền đất công viên được hạ thấp để chứa nước mưa khi lượng nước vượt quá khả năng thoát của hệ thống cống đồng thời tạo ra các khu ngập nước có giá trị về đa dạng sinh học và cảnh quan môi trường.

Không gian mở

Không gian mở bao gồm nhiều loại hình đa dạng như công viên cây xanh tập trung và dọc theo bờ sông Đồng Nai, 1 hồ nước cảnh quan, 2 âu thuyền cho các hoạt động thể thao mặt nước và thương mại (chợ nổi), quảng trường cho các hoạt động văn hóa và cộng đồng, cuối cùng là 2 tuyến đi bộ dọc theo bờ kênh Tân Triều kết nối các không gian mở nói trên với nhau.

Bến sôngĐường dạo ven sông

Âu thuyền du lịchCông viên ven sông

Chợ truyền thốngTrường học

Nhà hát

Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông được thiết kế nhằm gia tăng khả năng vận tải và kết nối với các trung tâm đô thị lớn thông qua hệ thống BRT, hệ thống giao thông thủy và khuyến khích đi bộ như là một hình thức giao thông nội khu chủ yếu thay vì chỉ tập trung vào việc gia tăng diện tích lòng đường để có thể chứa lượng xe cộ lớn nhất. Hơn thế nữa, Ga BRT và bến tàu thủy được tích hợp vào không gian đô thị nhằm tạo ra những khu vực sôi động cho hoạt động công cộng, du lịch và thương mại.

Tuyến BRTTuyến đường thủy

Page 69: Phuoc Giang Regional Plan

• Quy hoạch & Thiết kế đô thị | Phối cảnh tổng thể khu số 4 – Đô thị Bình Lục

Sydney

Hà Lan

Bên cạnh những nguyên lý kỹ thuật nhằm kiến tạo một đô thị xanh và nhân văn, quy hoạch thành phố du lịch Bình Lục được hình thành từ việc chắt lọc những di sản đô thị tinh túy khắp thế giới: những cối xay gió (Hà Lan) có thể được xây dựng để giữ cho những cánh đồng trũng Thới Sơn, Vĩnh Hiệp không bị ngập lụt; một nhà hát trên mặt nước (Sydney Opera House) trong âu thuyền Tân Triều sẽ thu hút và chào đón những con tàu cập bến Bình Lục; tuyến đi bộ dọc theo kênh Tân Triều (RiverWalk ở San Antonio và Cheonggyecheon ở Seoul) mở rộng lòng kênh khi nước lên và là nơi cư dân và du khách dạo bộ, uống cà-phê và ăn tối khi nước xuống; những căn nhà sát bên bờ kênh (Venice) uốn khúc với phương tiện đi lại chủ yếu bằng thuyền sẽ mang đến những trải nghiệm sống hoàn toàn mới; cuối cùng, chợ truyền thống và phố chợ ven sông (Hội An và Sài Gòn) sẽ mang đến không chỉ những hàng hóa đặc trưng của Việt Nam mà cả âm thực nổi tiếng khắp 3 miền.

Page 70: Phuoc Giang Regional Plan

• Quy hoạch & Thiết kế đô thị | Phối cảnh tổng thể khu số 4 – Đô thị Bình Lục

VeniceSeoul

San Antonio

Hội An

Nhà ven kênh ở Venice (Italia) RiverWalk ở San Antonio (Hoa Kỳ) Kênh Cheonggyecheon ở Seoul (Hàn Quốc) Phố chợ ven sông Hội An

Page 71: Phuoc Giang Regional Plan

• Quy hoạch & Thiết kế đô thị | Phối cảnh tổng thể khu số 4 – Đô thị Bình Lục

Page 72: Phuoc Giang Regional Plan

• Quy hoạch & Thiết kế đô thị | Phân kỳ đầu tư

Page 73: Phuoc Giang Regional Plan

• Quy hoạch & Thiết kế đô thị | Phối cảnh tổng thể