104
Page | 1 MC LC Phn mđầu . 1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................................3 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................4 3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu ........................................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................4 5. Ý nghĩa của nghiên cứu ...................................................................................................6 Chương I: Cơ sở lý luận vkinh doanh xut khu...........................................................8 1. Tng quan vkinh doanh xut khu .............................................................................8 1.1 Khái nim kinh doanh xut khu .................................................................................8 1.2 Vai trò của hoạt động xut khu ..................................................................................8 1.3 Các hình thức xut khu chyếu .................................................................................13 1.4 Cơ sở pháp lý để thc hin kinh doanh xut khu .....................................................16 1.5 Các nhân tố tác động ti hoạt động kinh doanh xut khu .......................................17 1.6 Hợp đồng xut khu ......................................................................................................21 2. Ni dung kinh doanh xut khu .....................................................................................23 2.1 Nghiên cứu thtrường và lập phương án kinh doanh ................................................23 2.2 Tchc giao dịch đàm phán .........................................................................................26 2.3 Ký kết hợp đồng .............................................................................................................27 2.4 Tchc thc hin hợp đồng..........................................................................................28 Chương II: Giới thiu vcông ty ........................................................................................33 1. Gii thiu chung vcông ty .............................................................................................33 2. Tchức nhân sự ...............................................................................................................34 3. Tình hình hoạt động kinh doanh ....................................................................................35 4. Đánh giá chung về tình hình hoạt động của công ty .....................................................56 Chương III: Phân tích thực trng xut khẩu cơm dừa sấy khô vào thị trường EU của công ty Phước Sang .......................................................................................................59 1. Phân tích môi trường kinh doanh ..................................................................................59 1.1 Phân tích môi trường tng quát ...................................................................................59 1.2 Phân tích môi trường ngành .........................................................................................65

Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Khóa luận tốt nghiệp năm 2014

Citation preview

Page 1: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 1

MỤC LỤC

Phần mở đầu .

1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................................3

2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................4

3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu ........................................................................................4

4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................4

5. Ý nghĩa của nghiên cứu ...................................................................................................6

Chương I: Cơ sở lý luận về kinh doanh xuất khẩu ...........................................................8

1. Tổng quan về kinh doanh xuất khẩu .............................................................................8

1.1 Khái niệm kinh doanh xuất khẩu .................................................................................8

1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu ..................................................................................8

1.3 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu .................................................................................13

1.4 Cơ sở pháp lý để thực hiện kinh doanh xuất khẩu .....................................................16

1.5 Các nhân tố tác động tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu .......................................17

1.6 Hợp đồng xuất khẩu ......................................................................................................21

2. Nội dung kinh doanh xuất khẩu .....................................................................................23

2.1 Nghiên cứu thị trường và lập phương án kinh doanh ................................................23

2.2 Tổ chức giao dịch đàm phán .........................................................................................26

2.3 Ký kết hợp đồng .............................................................................................................27

2.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng..........................................................................................28

Chương II: Giới thiệu về công ty ........................................................................................33

1. Giới thiệu chung về công ty .............................................................................................33

2. Tổ chức nhân sự ...............................................................................................................34

3. Tình hình hoạt động kinh doanh ....................................................................................35

4. Đánh giá chung về tình hình hoạt động của công ty .....................................................56

Chương III: Phân tích thực trạng xuất khẩu cơm dừa sấy khô vào thị trường EU

của công ty Phước Sang .......................................................................................................59

1. Phân tích môi trường kinh doanh ..................................................................................59

1.1 Phân tích môi trường tổng quát ...................................................................................59

1.2 Phân tích môi trường ngành .........................................................................................65

Page 2: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 2

1.3 Phân tích nguồn lực của công ty ...................................................................................71

2. Thực trạng xuất khẩu hàng cơm dừa sấy khô vào thị trường EU ..............................78

2.1 Tình hình xuất khẩu cơm dừa sấy khô vào thị trường EU ........................................78

2.2 Phân tích quy trình xuất khẩu cơm dừa của công ty .................................................84

2.3 Các rủi ro thường phát sinh trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng ...............93

3. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động xuất khẩu ....................................................93

Chương IV : Giải pháp hoàn thiện quy trình xuất khẩu ................................................99

1. Mục tiêu xuất khẩu của công ty đối với thị trường EU ................................................99

2. Giải pháp đối với công ty.................................................................................................99

3. Kiến nghị với cơ quan nhà nước .....................................................................................103

Page 3: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Hiện nay trong xu hướng hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, ngoại thương đã trở thành

một hoạt động được đặc biệt chú trụng đối với mỗi quốc gia bởi nó mang lại cho nền kinh tế - xã

hội những bước thay đổi rõ rệt, là động lực để thúc đẩy và mở rộng sản xuất, mang lại nguồn thu

nhập cho cá nhân và cộng đồng. Cũng giống như nhiều quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam

coi xuất khẩu là hướng ưu tiên, là trọng điểm của kinh tế đối ngoại bởi vì nó có ý nghĩa chiến

lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam

có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và có hơn 70% dân số hoạt động trong

lĩnh vực này. Do đó, nước ta đã xác định nông sản là mặt hàng xuất khẩu chiến lược và làm nền

tảng thu ngoại tệ cho phát triển kinh tế trong nước, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống

cho người dân.

Với Bến Tre, một miền đất nằm ở hạ lưu sông Mê Kông được bao bọc bởi sông Tiền và sông

Hậu, được thiên nhiên mang đến nhiều ưu đãi thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội. Với lợi

thế sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chế biến từ thiên nhiên đạt được hiệu quả trong đó phải

kể đến cây dừa, một loại cây dễ trồng, ít chăm sóc nhưng lại có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, Bến

Tre là địa phương có diện tích trồng dừa nhiều nhất Việt Nam, khoảng 55.870 ha với 414 triệu

trái mỗi năm, cây dừa thực sự là một cây trồng thế mạnh trong khu vực kinh tế nông nghiệp.

Toàn bộ quả dừa đều có thể sử dụng để chế biến thành nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú.

Trong đó, các mặt hàng than gáo dừa, thảm xơ dừa, cơm dừa nạo sấy, mùn dừa… đang được chú

trọng sản xuất, góp phần giải quyết việc làm nhất là lao động dư thừa ở nông thôn. Nhận thức

được giá trị từ cây dừa và tiềm năng phát triển thị trường, Công ty TNHH Phước Sang đã quyết

định hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ cây dừa. Tính đến nay, sản phẩm của công

ty đã có mặt ở hơn 10 quốc gia trên khắp châu lục. Trong đó, cơm dừa sấy khô và than hoạt tính

là hai sản phẩm chủ lực của công ty mang lại doanh thu xuất khẩu hàng năm gần 200 tỷ đồng.

Riêng than hoạt tính dù công ty đã tăng sản xuất nhưng vẫn không đủ để xuất khẩu sang các thị

trường đang có nhu cầu rất lớn như châu Âu, Nhật Bản… Thêm vào đó, bên cạnh những thành

công đã đạt được, công ty còn gặp không ít khó khăn trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của

Page 4: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 4

mình. Chính vì những lý do đó, trong quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty, e quyết định thực

hiện đề tài “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường EU và hoàn thiện quy trình

xuất khẩu của công ty TNHH Phước Sang tỉnh Bến Tre”.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty Phước Sang từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

Phân tích tình hình xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU của công ty, quy trình xuất khẩu, từ

đó đề ra giải pháp thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng hóa của công ty vào thị trường

này.

3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu :

3.1 Đối tượng nghiên cứu :

Đề tài chỉ nghiên cứu về tình hình xuất khẩu sản phẩm được chế biến từ dừa của công ty Phước

Sang gồm: Cơm dừa sấy khô, than hoạt tính, xơ dừa.

3.2 Phạm vi nghiên cứu :

Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại công ty TNHH Phước Sang.

Ấp Long Hòa I , xã Long Định , Bình Đại , Bến Tre.

Phạm vi thời gian: Thời gian của số liệu được sử dụng trong đề tài là năm 2011, 2012, 2013

và 6 tháng đầu 2014

4. Phương pháp nghiên cứu :

4.1 Phương pháp thu thập số liệu:

Số liệu thứ cấp trong đề tài được thu thập từ :

- Các kết quả báo cáo thường niên, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động xuất khẩu

từ năm 2011 đến 6/2014 tại phòng Kế hoạch – thị trường của công ty TNHH Phước Sang.

- Tạp chí, sách báo và các website (www.phuocsang.net, www.vinacorp.vn,

www.rauquavietnam.vn... )

- Thông tin trao đổi từ các anh chị và ban lãnh đạo phòng Kế hoạch – thị trường.

4.2 Phương pháp xử lý số liệu:

4.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các

đặc trưng khác để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Số tương đối động thái (lần, %): là kết quả so sãnh giữa 2 mức độ của cùng một chỉ tiêu ở 2 thời

kỳ hay 2 thời điểm để thấy được sự thay đổi của chỉ tiêu nghiên cứu.

Page 5: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 5

Số tương đối kết cấu (%): dùng để xác định tỉ trọng của từng bộ phận cấu thành nên một tổng

thể.

4.2.2 Phương pháp so sánh

Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa vào việc so sánh với một chỉ tiêu

cơ sở (chỉ tiêu gốc).

Phương pháp so sánh tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc, chẳng

hạn như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạc hoặc giữa việc thực hiện kỳ này và thực hiện

kỳ trước.

∆y = y1 – y0

Trong đó:

y0 : là chỉ tiêu năm trước

y1: là chỉ tiêu năm sau

∆y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp so sánh tương đối : là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu cần phân tích so với chỉ tiêu gốc

để thực hiện mức độ hoàn thành kế hoạch của công ty, hoặc tỷ lệ của số tuyệt đối so với chỉ tiêu

kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trường.

Trong đó :

yi : là mức độ cần thiết nghiên cứu

yi-1 : là mức độ kỳ trước

ti : là tốc độ tăng trưởng

Mục đích : so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê cùng loại hay khác loại nhưng có quan hệ với nhau

để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian.

4.2.3 Phương pháp xây dựng và phân tích ma trận SWOT

Phân tích ma trận SWOT là đưa ra những có hội và những nguy cơ của môi trường vĩ mô. Đồng

thời đưa ra các điểm mạnh, điểm yếu ảnh hưởng đến vị thế hiện tại và tương lại của doanh

nghiệp trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau.

ti = yi/yi-1

Page 6: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 6

Bảng 1 : MÔ HÌNH MA TRẬN SWOT

SWOT Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)

Cơ hội (Opertunities) Chiến lược kết hợp SO Chiến lược kết hợp WO

Nguy cơ (Threats) Chiến lược kết hợp ST Chiến lược kết hợp WT

Các bước thực hiện:

- Liệt kê các cơ hội từ bên ngoài công ty.

- Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty.

- Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu của công ty.

- Liệt kê các điểm yếu bên trong công ty.

Các chiến lược kết hợp:

- Chiến lược SO: tất cả các nhà quản trị đều mong muốn ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên

trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng, cơ hội bên ngoài, rất thuận lợi để phát

triển và đạt hiệu quả cao.

- Chiến lược WO: kết hợp các điểm yếu bên trong doanh nghiệp với các cơ hội ở bên ngoài để

cải thiện các điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội.

- Chiến lược ST: kết hợp những điểm mạnh bên trong với những nguy cơ bên ngoài để tránh khỏi

hay làm giảm đi những đe dọa ảnh hưởng tới công ty

- Chiến lược WT: kết hợp những điểm yếu bên trong với những nguy cơ bên ngoài. Từ đó biết

được công ty có những yếu kéo nào để tránh và có biện pháp phòng thủ hiệu quả.

4.2.4 Phương pháp dùng biểu mẫu, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị.

Bảng phân tích được thiết kế các dòng, các cột để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu phân tích. Bảng

phân tích thường phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế có mối quan hệ với

nhau. Số lượng các dòng, các cột tùy thuộc vào mục đích yêu cầu và nội dung phân tích. Tùy

theo nội dung phân tích mà biểu phân tích có thên gọi khác nhau và đơn vị tính khác nhau.

Sơ đồ, biểu đồ, đồ thị trong phân tích kinh tế để phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế

trong những khoảng thời gian khác nhau hoặc mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu

kinh tế mang tính chất hàm số.

5. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài :

Page 7: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 7

Em mong rằng thông qua việc ứng dụng những kiến thức đã học và thực tiễn có thể cùng công ty

giải quyết những vấn đề khó khăn trong hoạt động xuất khẩu và nhất là xuất khẩu sang các thị

trường đang có nhu cầu lớn về các sản phầm từ dừa. Từ đó, góp phần nâng cao giá trị của cây

dừa cũng như phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến dừa tỉnh Bến Tre.

Page 8: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 8

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU

1. TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU

1.1 Khái niệm kinh doanh xuất khẩu

Xuất khẩu là việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm

phương tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng

hóa (bao gồm cả hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) trong nước. Khi sản xuất phát triển và

trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia có lợi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới các

quốc gia hoặc thị trường nội địa và khu chế xuất trong nước.

Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, xuất hiện từ lâu đời, ngày càng

phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Hình thức cơ bản ban đầu của nó là hoạt động

trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, cho đến nay nó đã rất phát triển và được thể hiện thông qua

nhiều hình thức. Hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các

ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ là hàng hóa hữu hình mà cả hàng hóa vô hình với

tỷ trọng ngày càng lớn. Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian. Nó có

thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể đước diễn ra trên

phậm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.

1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu

1.2.1 Đối với nền kinh tế thế giới

Như chúng ta đã biết xuất khẩu hàng hoá xuất hiện từ rất sớm. Nó là hoạt động buôn bán trên

phạm vi giữa các quốc gia với nhau(quốc tế). Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ, đơn

phương mà ta có cả một hệ thống các quan hệ buôn bán trong tổ chức thương mại toàn cầu. Với

mục tiêu là tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp nói riêng cả quốc gia nói chung.

Hoạt động xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên

của thương mại quốc tế. Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh

tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới.

Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá là một trong bốn khâu của quá trình

sản xuất mở rộng. Đây là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng của nước này với nước khác. Có thể

nói sự phát triển của của xuất khẩu sẽ là một trong những động lực chính để thúc đẩy sản xuất.

Trước hết, xuất khẩu bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiện của sản xuất giữa các nước,

nên chuyên môn hoá một số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài

mà sản xuất trong nước kém lợi thế hơn thì chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuần lớn hơn. Điều này

được thể hiện bằng lý thuyết sau:

Lý thuyết lợi thế tuyệt đối.

Theo quan điểm về lợi thế tuyệt đối của nhà kinh tế học Adam Smith, một quốc gia chỉ sản xuất

các loại hàng hoá, mà việc sản xuất này sử dụng tốt nhất, hiệu quả nhất các tài nguyên sẵn có của

Page 9: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 9

quốc gia đó. Đây là một trong những giải thích đơn giản về lợi ích của thương mại quốc tế nói

chung và xuất khẩu nói riêng. Nhưng trên thực tế việc tiến hành trao đổi phải dưa trên nguyên

tắc đôi bên cùng có lợi. Nếu trong trường hợp một quốc gia có lợi và một quốc gia khác bị thiết

thì họ sẽ từ chối tham gia vào hợp đồng trao đổi này.

Tuy nhiên, lợi thế tuyết đối của Adam Smith cũng giải thích được một phần nào đó của việc đem

lại lợi ích của xuất khẩu giữa các nước đang phát triển. Với sự phát triển mạmh mẽ của nền kinh

tế toàn cầu mầy thập kỷ vừa qua cho thấy hoạt động xuất khẩu chủ yếu diễn ra giữa các quốc gia

đang phát triển với nhau, điều này không thể giải thích bằng lý thuyết lợi thế tuyệt đối. Trong

những cố gắng để giải thích các cơ sở của thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng,

lợi thế tuyệt đối chỉ còn là một trong những trường hợp của lợi thế so sánh.

Lý thuyết lợi thế so sánh.

Theo như quan điểm của lợi thế so sánh của nhà kinh tế học người Anh David Ricardo. ông cho

rằng nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với hiệu quả của quốc gia khác trong việc sản

xuất tất cả các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu để tạo

ra lợi ích. Khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu quốc gia đó sẽ tham gia vào việc sản xuất và

xuất khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng ít bất lợi nhất (đó là những hàng hoá có

lợi thế tương đối) và nhập khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng có những bất lợi hơn

( đó là những hàng hoá không có lợi thế tương đối).

Ông bắt đầu với việc chỉ ra những lợi ích của thương mại quốc tế do sự chênh lệch giữa các quốc

gia về chi phí cơ hội. "Chi phí cơ hội của một hàng hoá là một số lượng các hàng hoá khác người

ta phải bỏ để sản xuất hoặc kinh doanh thêm vào một đơn vị hàng hoá nào đó"

Học thuyết HECKCHER- OHLIN.

Như chúng ta đã biết lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo chỉ đề cập đến mô hình đơn

giản chỉ có hai nước và việc sản xuất hàng hoá chỉ với một nguồn đầu vào là lao động. Vì thế mà

lý thuyết của David Ricardo chưa giải thích một cách rõ ràng về nguồn gốc cũng như là lơị ích

của các hoạt động xuất khâutrong nền kinh tế hiện đại. Để đi tiếp con đường của các nhà khoa

học đi trước hai nhà kinh tế học người Thuỵ Điển đã bổ sung mô hình mới trong đó ông đã đề

cập tới hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động. Học thuyết Hecksher- Ohlin phát biểu: Một nước

sẽ xuất khẩu loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn

của nước đó và nhập khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng cần nhiều yếu dắt và tương

đối khan hiếm ở quốc gia đó. Hay nói một cách khác một quốc gia tương đối giàu lao động sẽ

sản xuất hàng hoá sử dụng nhiều lao động và nhập khẩu những hàng hoá sử dụng nhiều vốn.

Về bản chất học thuyết Hecksher- Ohlin căn cứ về sự khác biệt về tình phong phú và giá cả

tương đối của các yếu tố sản xuất, là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về giá cả tương đối của

hàng hoá giữa các quốc gia trước khi có các hoạt động xuất khẩu để chỉ rõ lợi ích của các hoạt

Page 10: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 10

động xuất khẩu. sự khác biệt về giá cả tương đối của các yếu tố sản xuất và giá cả tương đối của

các hàng hoá sau đó sẽ được chuyển thành sự khác biệt về giá cả tuyệt đối của hàng hoá. Sự khác

biệt về gíá cả tuyệt đối của hàng hoá là nguồn lợi của hoạt động xuất khẩu.

Nói một cách khác, một quốc gia dù ở trong tình huống bất lợi vẫn có thể tìm ra điểm có lợi để

khai thác. Bằng việc khai thác các lợi thế này các quốc gia tập trung vào việc sản xuất và xuất

khẩu những mặt hàng có lợi thế tương đối và nhập khẩu những mặt hàng không có lợi thế tương

đối. Sự chuyên môn hoá trong sản xuất này làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế của

mình một cách tốt nhất, giúp tiết kiệm được những nguồn lực như vốn, lao động, tài nguyên

thiên nhiên…trong quá trình sản xuất hàng hoá. Chính vì vậy trên quy mô toàn thế giới thì tổng

sản phẩm cũng sẽ tăng.

1.2.2 Đối với nền kinh tế quốc dân

Xuất khẩu là một trong những tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi

quốc gia. Theo như hầu hết các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế đều khẳng định và

chỉ rõ để tăng trưởng và phát triển kinh tế mỗi quốc gia cần có bốn điều kiện là nguồn nhân lực,

tài nguyên, vốn, kỹ thuật công nghệ. Nhưng hầu hết các quốc gia đang phát triển đều thiếu vốn,

kỹ thuật công nghệ. Do vậy câu hỏi đặt ra làm thế nào để có vốn và công nghệ

a.Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước.

Đối với mọi quốc gia đang phát triển thì bước đi thích hợp nhất là phải công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước để khắc phục tình trạng nghèo làn lạc hậu chận phát triển. Tuy nhiên quá trình công

nghiệp hoá phải có một lượng vốn lớn để nhập khẩu công nghệ thiết bị tiên tiến.

Thực tế cho thấy, để có nguồn vốn nhập khẩu một nước có thể sử dụng nguồn vốn huy động

chính như sau:

+ Đầu tư nước ngoài, vay nợ các nguồn viện trợ

+ Thu từ các hoạt động du lịch dịch vụ thu ngoại tệ trong nước

+ Thu từ hoạt động xuất khẩu

Tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài thì không ai có thể phủ nhận được, song việc huy

động chúng không phải rễ dàng. Sử dụng nguồn vốn này, các nước đi vay phải chịu thiệt thòi,

phải chịu một số điều kiện bất lợi và sẽ phải trả sau này.

Bởi vì vậy xuất khẩu là một hoạt động tạo một nguồn vốn rất quan trọng nhất. Xuất khẩu tạo tiền

đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến qui mô tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu. ở một

số nước một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kém phát triển là do thiếu tiềm

năng về vốn do đó họ cho nguồn vốn ở bên ngoài là chủ yếu, song mọi cơ hội đầu tư vay nợ và

Page 11: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 11

viện trợ của nước ngoài chỉ thuận lợi khi chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng sản

xuất và xuất khẩu –nguồn vốn duy nhất để trả nợ thành hiện thực .

b. Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển

Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã và đang thay đổi mạnh

mẽ. Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp chuyển sang

công nghiệp và dịch vụ.

Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thứ nhất, chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong trường

hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ

động chờ ở sự dư thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ và tăng trưởng

chậm, do đó các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển.

Thứ hai, coi thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Quan điểm này tác động tích

cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy xuất khẩu. Nó thể hiện:

+ Xuất khẩu tạo tiền đề cho các ngành cùng có cơ hội phát triển. Điều này có thể thông qua ví dụ

như khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu, các ngành khác như bông, kéo sợi, nhuộm, tẩy…sẽ

có điều kiện phát triển.

+ xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phầnổn định sản xuất, tạo lợi thế

nhờ quy mô.

+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng thị trường

tiêu dùng của một quốc gia. Nó cho phép một quốc gia có rthể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với

số lương lớn hơn nhiều lần giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia đó thậm chí cả những mặt

hàng mà họ không có khả năng sản xuất được.

+ Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc

gia. Nó cho phép chuyên môn hoá sản xuất phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Trong nền

kinh tế hiện đại mang tính toàn cầu hoá như ngày nay, mỗi loại sản phẩm người ta nghiên cứu

thử nghiệm ở nước thứ nhất, chế tạo ở nước thứ hai, lắp ráp ở nước thứ ba, tiêu thụ ở nước thứ tư

và thanh toán thực hiện ở nước thứ 5. Như vậy, hàng hoá sản xuất ra ở mỗi quốc gia và tiêu thụ ở

một quốc gia cho thấy sự tác động ngược trở lại của chuyên môn hoá tới xuất khẩu.

Với đặc điêm quan trọng là tiền tệ sản xuất sử dụng làm phương tiện thanh toán, xuất khẩu góp

phần làm tăng dự trữ ngoại tệ một quốc gia. Đặc biệt với các nước đang phát triển đồng tiền

không có khả năng chuyển đổi thì ngoại tệ có được nhờ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong

việc điều hoà về cung cấp ngoại tệ, ổn định sản xuất, qua đó góp phần vào tăng trưởng và phát

triển kinh tế.

Page 12: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 12

c. Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống

nhân dân.

Đối với công ăn việc làm, xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động thông qua việc sản xuất hàng

xuất khẩu. Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng yêu cầu

ngay càng đa dạng và phong phú của nhân dân.

d. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối

ngoại.

Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại giao có tác động qua lại, phụ thuộc lẫn

nhau. Hoạt động xuất khẩu là cơ sở tiền đề vững chắc để xây dựng các mối quan hề kinh tế đối

ngoại sau này, từ đó kéo theo các mối quan hệ khác phát triển như du lịch quốc tế, bảo hiểm

quốc tế, tín dụng quốc tế… ngược lại sự phát triển của các ngành này lại tác động trở lại hoạt

động xuất khẩu làm cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu phát triển.

Có thể nói xuất khẩu nói riêng và hoạt động thương mại quốc tế nói chung sẽ dẫn tới những sự

thay đổi trong sinh hoạt tiêu dùng hàng hoá của nền kinh tế bằng hai cách:

+ Cho phép khối lượng hàng tiêu dùng nhiều hơn với số hàng hoá được sản xuất ra.

+ Kéo theo sự thay đổi có lợi cho phù hợp với các đặc điểm của sản xuất

Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà các tác động của xuất khẩu đối

với các quốc gia khác nhau là khác nhau.

1.2.3 Đối với các doanh nghiệp

Cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thị trường quốc tế là một xu

hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp. Xuất khẩu là một trong những con

đường quen thuộc để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch bành trướng, phát triển, mở rộng thị

trường của mình.

Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do doanh

nghiệp sản xuất ra. Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của doanh nghiệp không chỉ được các khách

hàng trong nước biết đến mà còn có mặt ở thị trường nước ngoài.

Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng cao khả năng nhập

khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình

phát triển.

Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ XNK cũng như các đơn vị tham

gia như: tích cực tìm tòi và phát triển các mặt trong khả năng xuất khẩu các thị trường mà doanh

nghiệp có khả năng thâm nhập.

Page 13: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 13

Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh

doanh. Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của chu kỳ sống của một sản phẩm.

Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lần nhau giữa các đơn vị tham gia xuất khẩu trong

và ngoài nước. Đây là một trong những nguyên nhân buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu

phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, các doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa trong việc

hạ giá thành của sản phẩm, từ đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hay nói cách khác tiết kiệm các

nguồn lực.

Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được thu hút được nhiều lao động bán ra thu

nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng thêm thu nhập ổn định cho đời

sống cán bộ của công nhân viên và tăng thêm lợi nhuận.

Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh

với nhiều đối tác nước ngoài dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

1.3 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu

1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp:

Trong phương thức này, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại

thương, với tư cách là một bên phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Hợp đồng ký kết giữa hai

bên phải phù hợp với luật lệ quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm được lợi ích quốc gia và

đảm bảo uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.

Ưu nhược điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp:

-Ưu điểm: Với phương thức này, đơn vị kinh doanh chủ động trong kinh doanh, tự mình có thể

thâm nhập thị trường và do vậy có thể đáp ứng nhu cầu thị trường, gợi mở, kích thích nhu cầu.

Nếu đơn vị tổ chức hoạt động kinh doanh tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao, tự khẳng định

mình về sản phẩm, nhãn hiệu ... dần dần đưa được uy tín về sản phẩm trên thế giới.

- Nhược điểm: Trong điều kiện đơn vị mới kinh doanh được mấy năm thì áp dụng hình thức này

rất khó do điều kiện vốn sản xuất hạn chế, am hiểu thương trường quốc tế còn mờ nhạt, uy tín

nhãn hiệu sản phẩm còn xa lạ với khách hàng

1.3.2 Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu mà nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu phải thông qua

một người thứ ba, người này là trung gian.

- Ưu điểm: giảm bớt được chi phí nghiên cứu tìm kiếm bạn hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc

kinh doanh như: mở rộng kênh phân phối, mạng lưới kinh doanh, am hiểu thị trường giảm được

rủi ro, giảm các chi phí trong quá trình giao dịch.

Page 14: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 14

- Nhược điểm: bị thụ động phải phụ thuộc nhiều vào người trung gian, đặc biệt là không kiểm

soát được người trung gian.

1.3.3 Xuất khẩu ủy thác

Trong phương thức này, đơn vị có hàng xuất khẩu là bên uỷ thác giao cho đơn vị xuất khẩu gọi

là bên nhận uỷ thác tiến hành xuất khẩu một hoặc một số lô hàng nhất định với danh nghĩa của

mình (bên nhận uỷ thác) nhưng với chi phí của bên uỷ thác. Về bản chất, chi phí trả cho bên

nhận uỷ thác chính là tiền thu lao trả cho đại lý. Theo nghị định 64-HĐBT, chi phí uỷ thác xuất

khẩu không cao hơn 1% của tổng số doanh thu ngoại tệ về xuất khẩu theo điều kiện FOB tại Việt

Nam.

Ưu nhược điểm của xuất khẩu uỷ thác:

-Ưu điểm: Công ty uỷ thác xuất khẩu không phải bỏ vốn vào kinh doanh, tránh được rủi ro trong

kinh doanh mà vẫn thu được một khoản lợi nhuận là hoa hồng cho xuất khẩu. Do chỉ thực hiện

hợp đồng uỷ thác xuất khẩu nên tất cả các chi phí từ nghiên cứu thị trường, giao dịch đàm phán

ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng không phải chi, dẫn tới giảm chi phí trong hoạt động

kinh doanh của Công ty.

-Nhược điểm: do không phải bỏ vốn vào kinh doanh nên hiệu quả kinh doanh thấp không bảo

đảm tính chủ động trong kinh doanh. Thị trường và khách hàng bị thu hẹp vì Công ty không có

liên quan tới việc nghiên cứu thị trường và tìm khách hàng.

1.3.4 Buôn bán đối lưu

Buôn bán đối lưu (Couter – trade): Là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá, trong đó

xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng hoá

giao đi có giá trị tương đương với lượng hàng hoá nhập về. ở đây mục đích xuất khẩu không phải

nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một hàng hoá khác có giá trị tương đương.

Đặc điểm của buôn bán đối lưu:

+ Việc mua sẽ làm tiền đề cho việc bán và ngược lại.

+ Vai trò của đồng tiền sẽ bị hạn chế đi rất nhiều

+ Mục đích trao đổi là giá trị sử dụng chứ không phải giá trị.

Ưu điểm của buôn bán đối lưu:

+ Tránh được sự kiểm soát của Nhà nước về vấn đề ngoại tệ và loại trừ sự ảnh hưởng của biến

động tiền tệ.

+ Khắc phục được tình trạng thiếu ngoại tệ trong thanh toán.

Page 15: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 15

Có nhiều loại hình buôn bán đối lưu nhưng có thể kể đến hai loại hình buôn bán đối lưu hay

được sử dụng đó là:

+ Hàng đổi hàng.

+ Trao đổi bù trừ.

Yêu cầu trong buôn bán đối lưu:

+ Phải đảm bảo bình đẳng tôn trọng lẫn nhau.

+ Cân bằng trong buôn bán đối lưu:

- Cân bằng về mặt hàng: Nghĩa là hàng quý đổi lấy hàng quý, hàng tồn kho, khó bán đổi lấy hàng

tồn kho, khó bán.

- Cân bằng về trị giá và giá cả hàng hoá: Tổng giá trị hàng hoá trao đổi phải cân bằng và nếu bán

cho đối tác giá cao thì khi nhập cũng phải nhập giá cao và ngược lại.

- Cân bằng về điều kiện giao hàng: nếu xuất khẩu CIF thì nhập phải CIF, nếu xuất khẩu FOB thì

nhập khẩu FOB.

1.3.5 Gia công quốc tế:

Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên – bên nhận gia công

nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác gọi là bên đặt gia công để chế

biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao gọi là phí gia công. Như vậy

trong gia công quốc tế hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất.

Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của nhiều nước. Đối với

bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi dụng được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công

của nước nhận gia công. Đối với bên đặt gia công phương thức này giúp họ giải quyết công ăn

việc làm cho nhân dân lao động trong nước hoặc nhận được thiết bị hay công nghệ mới về nước

mình nhằm xây dựng một nền công nghiệp dân tộc. Nhiều nước đang phát triển đã nhờ vận dụng

phương thức này mà có được một nền công nghiệp hiện đại chẳng hạn như: Hàn Quốc, Thái Lan,

Singapore…

Hiện nay trên thế giới có các hình thức gia công quốc tế:

+ Xét theo sự quản lý nguyên vật liệu:

* Gia công quốc tế bán nguyên vật liệu – mua sản phẩm: Bên đặt gia công bán đứt nguyên vật

liệu cho bên nhận, sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ mua lại thành phẩm.

Page 16: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 16

* Gia công quốc tế giao nguyên liệu nhận sản phẩm: Bên đặt gia công sẽ giao nguyên vật liệu

hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công, sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ thu hồi thành

phẩm và trả phí gia công.

+ Xét theo giá gia công:

* Gia công theo giá khoán: Trong đó người ta xác định một mức giá định mức cho mỗi sản phẩm

bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức.

* Gia công theo giá thực tế : Trong đó bên nhận gia công thanh toán với bên đặt gia công toàn bộ

những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thu lao gia công.

1.3.6 Xuất khẩu tái chế:

Xuất khẩu tại chỗ là một hình thức xuất khẩu mà hàng hoá không di chuyển ra khỏi biên giới

quốc gia mà được sử dụng ở các khu chế xuất hoặc doanh nghiệp bán sản phẩm cho các tổ chức

nước ngoài ở trong nước. Ngày nay hình thức này càng phổ biến rộng rãi hơn nhưng nhược điểm

là các doanh nghiệp bán hàng sẽ thu được lợi nhuận ít hơn nhưng nó cũng có nhiều thuận lợi là

các thủ tục bán hàng, quản lí được rủi ro, hợp đồng được thực hiện nhanh hơn, tốc độ quay vòng

sản phẩm nhanh hơn.

1.3.7 Tái xuất khẩu

Tái xuất khẩu là loại xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng trước đây đã nhập khẩu, chưa qua

chế biến ở nước tái xuất. Hình thức này ngược chiều với sự vận động của hàng hoá là sự vận

động của đồng tiền: nước tái xuất trả tiền nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu.

1.4 Cơ sở pháp lý để thực hiện kinh doanh xuất khẩu

Nền kinh tế toàn cầu mở ra cơ hội to lớn hơn bao giờ hết để doanh nghiệp tiếp cận tới các thị

trường khắp nơi trên thế giới. Hàng hóa được bán ra ở nhiều nước hơn, với số lượng ngày càng

lớn và chủng loại đa dạng hơn. Giao dịch mua bán quốc tế ngày càng nhiều và phức tạp, do đó

nếu hợp đồng mua bán hàng hóa không được soạn thảo một cách kỹ lưỡng sẽ có nhiều khả năng

dẫn đến sự hiểu nhầm và những vụ tranh chấp tốn kém tiền bạc. Chính vì vậy mà cần có cơ sở

pháp ký để ký kết hợp đồng sao cho giảm thiểu các tranh chấp. Hiện nay có ba nguồn luật làm cơ

sở điều chỉnh hợp đồng đó là nguồn luật quốc gia, luật quốc tế và tập quán quốc tế.

Nguồn luật quốc gia

Là nguồn luật từ nước người bán và người mua, nguồn luật này điều chỉnh về chủ thể cũng như

hình thức và loại hàng hóa trong hợp đồng. Mỗi nguồn luật có những quy định riêng, các chủ thể

của hợp đồng phải tuân theo cả hai luật của hai bên mua và bán, loại hàng phải được phép mua

bán theo quy định của pháp luật của nước bên bán và bên mua.

Nguồn luật quốc tế:

Page 17: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 17

Bao gồm các công ước và hiệp ước quốc tế, song phương và đa phương giữa các bên của hợp

đồng, nó quy định hình thức hợp đồng, quy tắc về vận tải cũng như những ưu đã, hạn chế về trao

đổi thương mại, thuế quan giữa các quốc gia. Dưới đây là một số quy tắc và công ước:

+ Quy tắc Hague Visby áp dụng cho các vận đơn được phát hành tại nước tham gia quy tắc

+ Công ước của Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển ký ngày 31/3/1978 tại

Hamburg, áp dụng cho tất cả các hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển.

+ Công ước Vien 1980 (CISG), được toàn thế giới công nhận về quy định hình thức, các vấn đề

liên quan đến hợp đồng cũng như các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế.

Tập quán quốc tế:

Là các quy tắc chính thức của một khu vực hay của phòng thương mại quốc tế (UCP,

INCOTERM) về giải thích các điều kiện thương mại, tạo điều kiện cho giao dịch thương mại

khu vực và quốc tế diễn ra một cách trôi chảy. Việc dẫn chiếu các tập quán này trong hợp đồng

mua bán hàng hóa sẽ phân định rõ ràng nghĩa vụ tương ứng của các bên và làm giảm nguy cơ rắc

rối về pháp lý.

Chú ý là khi đã dẫn chiếu các tập quán vào một điều khoản của hợp đồng thì không được thêm

các nghĩa vụ bên ngoài như sự thỏa thuận của các bên mua bán vào điều khoản đó, vì nếu như

vậy thì các quy định này sẽ không có hiệu lực.

1.5 Các nhân tố tác động tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu

1.5.1 Nhân tố vĩ mô

Kinh tế:

Đây là nhân tố ảnh hưởng rất to lớn với doanh nghiệp và là nhân tố quan trọng nhất trong môi

trường kinh doanh của doanh nghiệp, Một nền kinh tế tăng trưởng sẽ tạo đà cho doanh nghiệp

phát triển, nhu cầu dân cư sẽ tăng lên đồng nghĩa với một tương lai sáng sủa, điều này cũng có

nghĩa là tốc dộ tích luỹ vốn đầu tư trong nền kinh tế cũng tăng lên , mức độ hấp dẫn đầu tư và

ngoài cũng sẽ tăng lên cao, sự cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt. Thị trường được mở rộng đây

chính là cơ hội tố cho những doanh nghiệp biết tận dụng thời cơ, biết tự hoàn thiện mình, không

ngừng vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Nhưng nó cũng chính là thách thức đối với những doanh

nghiệp không có mục tiêu rõ ràng, không có chiến lược hợp lý.

Chạy đua không khoan nhượng đối với tất cả các doanh nghiệp dù là doanh nghiệp nước ngoài

cũng như doanh nghiệp ở trong nước dù là doanh nghiệp đó đang hoạt động ở thị trường nội địa

hay thị trường nước ngoài. Và ngược lại khi nền kinh tế bị suy thoái, bất ổn định , tâm lý người

dân hoang mang, sức mua của người dân giảm sút , các doanh nghiệp phải giảm sản lượng phải

tìm mọi cách để giữ khách hàng, lợi nhuận doanh số cũng sẽ giảm theo trong lúc đó sự cạnh

tranh trên thị trường lại càng trở nên khốc liệt hơn.

Các yếu tố của nhân tố kinh tế như tỷ lệ lãi suất, tỷ lệ lạm phát tỷ giá hối đoái... cũng tác động

đến khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Page 18: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 18

Pháp luật – Chính trị:

Chính trị và pháp luật có tác dụng rất lớn đến sự phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào, nhất là

đối với những doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Chính trị và pháp luật là nền tảng cho sự phát

triển kinh tế cũng như là cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở

bất cứ thị trường nào dù là trong nước hay nước ngoài.

Không có sự ổn định về chính trị thì sẽ không có một nền kinh tế ổn định, phát triển thực sự lâu

dài và lành mạnh. Luật pháp tác động điều chỉnh trực tiếp đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp

trong nền kinh tế. Mỗi thị trường đều có hệ thống pháp luật riêng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa

bóng. Luật pháp rõ ràng, chính trị ổn định là môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của

từng doanh nghiệp. Đặc biệt đối với từng doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu chịu

ảnh hưởng của quan hệ giữa các chính phủ, các hiệp định kinh tế quốc tế ... Các doanh nghiệp

này cũng đặc biệt quan tâm tới sự khác biệt về pháp luật giữa các quốc gia. Sự khác biệt này có

thể sẽ làm tăng hoặc giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp những đièu này sẽ ảnh hưởng

rất lớn đến các hoạt động, chính sách kế hoạch chiến lược phát triển, loại hình sản phẩm danh

nghiệp sẽ cung cấp cho thị trường.

Vì vậy, các doanh nghiệp luôn luôn cần một nền kinh tế ổn định một môi trường pháp luật chặt

chẽ, rõ ràng, bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức ... trong nền kinh tế. Khuyến

khích phát triển, tham gioa khả năng cạnh tranh.

Văn hóa – Xã hội :

Nhân tố văn hóa - xã hội thường biến đổi hoặc thay đổi dần dần theo thời gian nên đôi khi khó

nhận biết nhưng lại qui định các đặc tính của thị trường mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải

tính đến khi tham gia vào thị trường đó cho dù có muốn sống hay không. Nhân tố xã hội có thể

bao gồm: Lối sống, phong tục, tập quán; Thái độ tiêu dùng; Trình độ dân trí; Ngôn ngữ; Tôn

giáo.; Thẩm mỹ...

Chúng quyết định hành vi của người tiêu dùng, quan điểm của họ về sản phẩm, dịch vụ, chúng là

những điều mà không ai có thể đi ngược lại được nếu muốn tồn tại trong thị trường đó. Ví dụ

như ở những thị trường luôn có tư tưởng đề cao sản phẩm nội địa như ấn Độ, Nhật Bản thì các

sản phẩm ngoại nhập sẽ kém khả năng cạnh tranh so với các Doanh nghiệp của quốc gia đó. Sự

khác biệt về xã hội sẽ dẫn đến việc liệu sản phẩm của Doanh nghiệp khi xuất sang thị trường

nước ngoài đó có được thị trường đó chấp nhận hay không cũng như việc liệu doanh nghiệp đó

có đủ khả năng đáp được yêu cầu của thị trường mới hay không. Vì vậy các doanh nghiệp phải

tìm hiếu nghiên cứu kỹ các yếu tố xã hội tại thị trường mới cũng như thị trường truyền thống để

từ đó tiến hành phân đoạn thị trường, đưa ra được những giải pháp riêng. Đáp ứng thị trường tốt

nhất yêu cầu của thị trường để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Page 19: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 19

Khoa học công nghệ:

Sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay đang thúc đẩy mạnh

tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế ở từng quốc gia, làm cho nhiều quốc gia có sự chuyển

dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Chính sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ đã làm xuất hiện sản phẩm mới thay thế những

sản phẩm cũ và thay đổi vị trí của từng quốc gia, từng doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh

quốc tế. Tình hình này đang là 1 sức ép lớn đối với các quốc gia nghèo và các doanh nghiệp có

khả năng cạnh tranh kém hơn.

1. 5.2 Nhân tố vi mô

Tài chính:

Nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng trong quyết định khả năng sản xuất cũng như là chỉ tieu

hàng đầu để đánh giá qui mô của doanh nghiệp.

Bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm trang thiết bị , nguyên liệu hay phân phối, quảng cáo cho

sản phẩm ... đều phải được tính toán dựa trên thực trạng tài chính của doanh nghiệp, một doanh

nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mẽ sẽ có khả năng trang bị công nghệ máy móc hiện đại, Bởi

vì bất có một hoạt động đầu tư mua saqứm trang thiết bị nào cũng phải được tính toán dựa trên

thực trạng tài chính của doanh nghiệp. doanh nghiệp nào có tiềm lực tài chính hùng mạnh sẽ có

khả năng trang bị dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, đảm bảo chất lượng, hạ giáthành sản

phẩm, giá bán sản phẩm tổ chức các hoạt động quảng cáo khuyến mại mạnh mẽ nâng cao sức

cạnh tranh. Ngoài ra, với một khả năng tài chính hùng mạnh, doanh nghiệp cũng có khả năng

chấp nhận lỗ một thời gian ngắn để hạ giá thành sản phẩm nhằm giữ vững và mở rộng thị phần

cho doanh nghiệp để tăng giá, thu lợi nhuận nhiều hơn.

Vì vậy vấn đề tài chính luôn luôn là vấn đề gây nhiều trăn trở cho nhà quản lý. Không chỉ vậy

trong nền kinh tế thị trường, trở thành biểu tượng cho sự giàu có phát đạt, sức cạnh tranh của mỗi

doanh nghiệp nguồn tài chính vững chắc sẽ là chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp dành

được sự tin cậy, đầu tư từ phía khách hàng lẫn nhà đầu tư nước ngoài.

Khả năng tài chính của doanh nghiệp gồm vốn chủ sở hữu hay vốn tự có và các nguồn vốn khác

có thể huy động được. Tài chính không chỉ gồm các tài sản lưu động và tài sản cố định của

doanh nghiệp, mà gồm cả các khoản vay, khoản nhập sẽ có trong tương lai và cả giá trị uy tín

của doanh nghiệp đó trên thị trường. Vốn tự có có thể do các thành viên sáng lập đóng góp hoặc

do một phần lợi nhuận được để lại từ đầu tư, hoặc vốn góp thêm của các cổ đông sau này. Vốn

vay có thể được huy động từ ngân hàng các tổ chức tài chính các đơn vị quen biết. Thiếu nguồn

tài chính cần thiết , doanh nghiệp có thể bị phá sản, sụp đỗ bất cứ lúc nào. Tài chính được coi là

phương tiện chủ yếu vũ khí sắc bén để tấn công, đánh thắng các đối thủ cạnh tranh .

Page 20: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 20

Doanh nghiệp nào không đủ khả năng tài chính sẽ bị thôn tính bới các đối thủ hùng mạnh hơn

hoặc tự rút lui khỏi thị trường.

Hệ thống cơ sở vật chất hiện có:

Một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cùng với một công nghệ tiên tiến phù hợp với qui

mô sản xuất của doanh nghiệp chắc chắn sẽ nâng cao năng lực sản xuất, làm tăng khả năng của

doanh nghiệp lên rất nhiều với một cơ sở vật chất tốt , chất lượng sản phẩm sẽ được nâng lên cao

hơn cùng với việc hạ giá thành sản phẩm kéo theo sự giảm giá bán trên thị trường. Khả năng

chiến thắng trong cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ rất lớn, ngược lại không một doanh nghiệp nào

lại có khả năng cạnh tranh cao khi mà công nghề sản xuất lạc hậu, maúy móc thiết bị cũ kỹ sẽ

làm giảm chất lượng sản phẩm, tăng chi phí sản xuất. Nguồn lực vật chất có thể là:

- Tình trạng trình độ máy móc công nghệ , khả năng áp dụng công nghệ mối tác động đến chất

lượng, kiểu dáng, hình thức giá thành sản phẩm.

- Mạng lưới phân phối: Phương tiện vận tải, cách thức tiếp cận khách hàng .

- Nguồn cung cấp: ảnh hưởng đến chi phí lâu dài và đầu ra trong việc đảm bảo cho sản xuất được

liên tục, ổn định.

- Vị trí địa lý của doanh nghiệp cũng có thể tác động đến chi phí sản xuất, (đất đai, nhà cửa, lao

động,...) nguồn nguyên liệu, sự thuận tiện của khách hàng.

Nguồn nhân lực:

Ngày nay thông thường khi đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, người ta thường

đánh giá trước tiên nguồn nhân lực của doanh nghiệp:

Yếu tố nhân lực được coi là tài sản vô cùng quý báu cho sự phát triển thành công của mỗi quốc

gia, mỗi doanh nghiệp.

Với một đội ngũ nhân lực tốt, doanh nghiệp có thể được làm đựợc tốt tất cả những gì như mong

muốn, đội ngũ nhân lực này sẽ làm tăng các nguồn lực khác cho doanh nghiệp khác lên một cách

nhanh chóng, trí tuệ chất xám là những thứ vô cùng quý giá. Nó tạo ra những sản phẩm chất

lượng cao, ưu viêt hơn với giá thành thấp nhất, đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng, đưa doanh

nghiệp vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh. Một đội ngũ công nghiệp lãnh đạo, quản lý giàu kinh

nghiệm, trình độ cao, năng động, linh hoạt và hiểu biết... sẽ đem lại cho doanh nghiệp không chỉ

là lợi ích trước nmắt như tăng doanh thu, tăng lợi nhuận mà cả uy tín của doanh nghiệp. Họ sẽ

đưa ra nhiều ý tưởng chiến lược sáng tạo phù hợp với sự phát triển và trưởng thành của doanh

nghiệp cũng như phù hợp với sự thay đổi của thị trường.

Bên cạnh đó nguồn nhân lực của một doanh nghiệp phải đồng bộ sự đồng bộ này không chỉ xuất

phát từ thực tế là đội ngũ công nghiệp của doanh nghiệp là từ những nhóm người khác nhau mà

Page 21: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 21

còn xuất phát từ năng lực tổng hợp riêng thu được từ việc kết hợp nguồn nhân lực về mặt vật

chất, tổ chức trình độ tay nghề, ý thức kỹ luật, lòng hăng say lao động sẽ là nhân tố quan trọng

đảm bảo tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đối thủ cạnh tranh:

Sự am hiểu về đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp.

Cha ông ta đã có câu “biết mình biết trăm trận trăm thắng" Do đó doanh nghiệp cần phải hiểu rõ

đối thủ cạnh tranh.

Có thể thấy trước hết là đối thủ cạnh tranh quyết định mức độ cuộc tranh đua để giành lợi thế

trong ngành và trên thị trường nói chung.

Mức độ cạnh tranh dữ dội phụ thuộc vào mối tương tác giữa các yếu tố như số lương các doanh

nghiệp tham gia cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp đưa ra được những giải pháp hữu hiệu nhằm

bảo vệ và tăng thị phần nâng cao khả năng cạnh tranh.

Nguồn cung ứng:

Sức ép của nhà cung cấp liên doanh nghiệp cũng không kém phần quan trọng. Họ có thể chi phối

đến hoạt động của doanh nghiệp do sự độc quyền của một số nhà cung cấp những nguyên vật

liệu chi tiết đặc dụng... họ có thể tạo ra sức ép lên doanh nghiệp bằng việc thay đổi gía cả, chất

lượng nguyên vật liệu. được cung cấp ... Những thay đổi này có thể làm tăng hoặc giảm chi phí

sản xuất, chất lượng sản phẩm và lợi nhuận từ đó tác động tới khả năng cạnh tranh của các doanh

nghiệp.

1.6 Hợp đồng xuất nhập khẩu

1.6.1 Khái niệm:

Hợp đồng xuất khẩu còn gọi là hợp đồng mua bán quốc tế hoặc hợp đồng mua bán ngoại thương

là sự thỏa thuận giữa các bên có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên được

gọi là bên xuất khẩu (bên Bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của bên nhập khẩu (bên

Mua) một tài sản nhất định, gọi là hàng hóa; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.

Định nghĩa trên đây nêu rõ:

1.6.2 Vai trò:

Hợp đồng ngoại thương làà công cụ quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam vững tin khi tham

gia giao dịch mua bán với các công ty nước ngoài. Nó là phương tiện để xây dựng và kiểm tra

việc thực hiện kế hoạch của công ty; là phương tiện pháp lí để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các

bên tham gia ký kết; là bằng chứng, cơ sở để tòa án và trọng tài kinh tế phân định quyền và nghĩa

vụ các bên; nó cũng là công cụ để nhà nước kiểm tra, đánh giá các hoạt động của các bên nhằm

ngăn chặn, xóa bỏ những vi phạm pháp luật.

1.6.3 Đặc điểm:

Page 22: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 22

Theo Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế , một hợp đồng ngoại thương

có những đặc điểm như sau :

Chủ thể ký kết hợp đồng là các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, nếu các bên

không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú của họ. (còn quốc tịch của các bên không

có ý nghĩa quyết định trong việc xác định yếu tố nước ngoài trong hợp đồng mua bán ngoại

thương)

Đối tượng của hợp đồng là hàng hoá được chuyển hoặc sẽ được chuyển từ nước này sang nước

khác

Chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được lập ở những nước khác nhau.

Theo Luật Thương Mại Việt Nam “Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài là

hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam, bên kia là

thương nhân nước ngoài.”

Trong các văn bản qui chế khác của Bộ Thương Mại Việt Nam thì hợp đồng ngoại thương

thường có ba đặc điểm sau:

Đặc điểm 1: Hàng Hoá

Hàng hoá là đối tượng mua bán của hợp đồng, được chuyển ra khỏi đất nước người bán trong

quá trình thực hiện hợp đồng

Đặc Điểm 2: Đồng tiền thanh toán

Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc đối với cả hai bên

Đặc Điểm 3: Chủ thể của hợp đồng

Chủ thể của hợp đồng ngoại thương là người mua và người bán phải có cơ sở kinh doanh đăng

ký tại hai quốc gia khác nhau.

1.6.4 Phân Loại:

a. Theo thời hạn thực hiện hợp đồng có 2 loại:

+ Hợp đồng ngắn hạn : thương ký kết trong một thời gian tương đối ngắn, và sau một lần thực

hiện thì hai bên có thể kết thúc hợp đồng .

+ Hợp đồng dài hạn: thường được thực hiện trong thời gian lâu dài và trong thời gian đó việc

giao hàng được tiến hành nhiều lần.

b. Theo quan hệ kinh doanh trong hợp đồng có các loại:

+ Hợp đồng xuất khẩu: là hợp đồng bán hàng cho nước ngoài nhằm thực hiện việc chuyển giao

hàng hóa ra nước ngoài, đồng thời di chuyển quyền sở hữu hàng hóa đó sang tay người mua.

+ Hợp đồng nhập khẩu: là hợp đồng mua hàng từ nước ngoài để rồi đưa hàng đó vào nước mình

nhằm phục vụ tiêu dùng trong nước , hoặc phục vụ cho các ngành sản xuất, chế biến trong nước.

+ Hợp đồng tái xuất khẩu: là hợp đồng xuất khẩu những hàng hóa mà trước kia đã nhập từ nước

ngoài, không qua tái chế hay sản xuất gì ở trong nước.

+ Hợp đồng tái nhập khẩu: là hợp đồng mua những hàng hóa do nước mình sản xuất

đã bán ra nước ngoài và chưa qua chế biến gì ở nước ngoài.

Page 23: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 23

+ Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu: là hợp đồng thể hiện một bên trong nước nhập nguyên liệu

từ nước ngoài để lắp ráp, gia công hoặc chế biến thành sản phẩm rồi xuất sang nước kia, chứ

không tiêu thụ trong nước.

Ngoài ra còn có các loại hợp đồng khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu như : Hợp đồng

vận tải, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng xuất nhập khẩu uỷ thác, hợp đồng chuyển giao công

nghệ…

c. Nếu xét về hình thức của hợp đồng có 3 loại:

+ Hợp đồng văn bản.

+ Hợp đồng miệng.

+ Hợp đồng theo hình thức mặc nhiên.

Công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cho phép các nước thành viên

công nhận cả ba hình thức trên để ký hợp đồng. Riêng đối với các doanh nghiệp Việt Nam, hợp

đồng mua bán ngoại thương phải được ký kết bằng văn bản mới có hiệu lực. Ngoài ra luật Việt

Nam còn quy định thêm: mọi sửa đổi, bổ sung trong hợp đồng mua bán ngoại thương cũng phải

được làm bằng văn bản (thư từ, điện tín, telex, fax cũng được coi là văn bản )

2. Nội dung kinh doanh xuất khẩu

2.1 Nghiên cứu thị trường và lập phương án kinh doanh

2.1.1 Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu.

Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu là việc xác định được nhu cầu của thị trường và trả lời được câu

hỏi:

Thị trường đang cần hàng gì?

Trong thời đại ngày nay, khi mà khả năng sản xuất đã vượt quá nhu cầu tiêu dùng thì chúng ta

không thể bán những gì mình có mà phải bán những gì khách hàng cần. Điều đó đòi hỏi nhà kinh

doanh phải điều tra, thăm dò, phân tính những nhu cầu của thị trường, từ đó đưa ra được sản

phẩm phù hợp cho khách hàng

Tình hình sản xuất, cung ứng và tiêu thụ của hàng hóa đó trên thị trường như thế nào?

Cùng một loại sản phẩm nhưng có thể có nhiều nhà cung cấp khác nhau đòi hỏi chũng ta phải

tìm hiểu kỹ từng nguồn cung cấp, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của họ trên cơ sở phân

tích các đặc điểm sau:

+ Quy cách phẩm chất hàng hóa như thế nào.

+ Khả năng sản xuất, cung ứng ra sao.

Page 24: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 24

+ Phương thức thanh toán, giao nhận hàng hóa đó như thế nào.

+ Sản lượng tiêu thụ hàng hóa trung bình của họ.

2.1.2 Lựa chọn thị trường xuất khẩu.

Lựa chọn thị trường xuất khẩu là quá trình đánh giá các cơ hội thị trường để chọn ra các thị

trường có triển vọng nhất, phù hợp với tiềm năng thế mạnh của công ty. Việc lựa chọn thị trường

phải thực hiện đối với từng sản phẩm của công ty, tức là phải nghiên cứu các cặp sản phẩm - thị

trường.

Để lựa chọn thị trường xuất khẩu, công ty phải xây dựng chiến lược xuất khẩu trên cơ sở giải

quyết mối tương quan giữa năng lực, thế mạnh của công ty và số lượng các thị trường có thể xâm

nhập. Khi lựa chọn chiến lược thị trường xuất khẩu, công ty phải căn cứ vào các nhân tố như: các

nhân tố thuộc về công ty; các nhân tố về sản phẩm; các nhân tố về thị trường (nhu cầu, thị hiếu,

cạnh tranh, pháp luật....) và các nhân tố Marketing.

Có thể có 2 dạng chiến lược xuất khẩu sau đây:

Thứ nhất, đó là chiến lược phát triển theo chiều sâu.

Trong chiến lược này công ty chỉ tập trung vào một số ít các thị trường trên cơ sở thế mạnh của

công ty.

Chiến lược này có các ưu điểm sau đây:

- Công ty có thể tận dụng được thế mạnh của mình theo hướng chuyên môn hoá sâu.

- Công ty có thể hiểu biết thị trường tốt hơn, xây dựng mối quan hệ thân thiện với đối tác.

Tuy nhiên, mặt yếu của chiến lược này là độ mạo hiểm cao do công ty tập trung đầu tư vào một

số ít thị trường, nếu các thị trường này có các biến động bất lợi.

Thứ hai, đó là chiến lược mở rộng thị trường.

Theo chiến lược này, công ty đồng thời xâm nhập vào nhiều thị trường khác nhau. Ưu điểm của

chiến lược này là công ty có thể phân tán được rủi ro kinh doanh theo kiểu "không bỏ trứng vào

cùng một giỏ". Nhược điểm của nó là phân tán năng lực tiếp thị, khó quản lý.

Về các phương pháp lựa chọn thị trường xuất khẩu, công ty có thể lựa chọn hai phương pháp sau

đây:

Thứ nhất, đó là phương pháp thụ động. Theo phương pháp này, công ty chỉ hạn chế hoạt động

trong phạm vi đáp ứng nhu cầu của các đơn đặt hàng của nước ngoài, hoặc bán hàng qua các đại

lý xuất khẩu. Đây là phương thức làm ăn nhỏ, tạm thời.

Page 25: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 25

Thứ hai, đó là phương pháp chủ động. Theo phương pháp này, công ty hoặc là tìm thị trường

xuất khẩu tương tự như thị trường nội địa (còn gọi là phương pháp mở rộng thị truờng về địa lý),

hoặc là dần dần tuyển chọn các thị trường có độ hấp cao.

2.1.3 Lựa chọn đối tượng giao dịch.

Trong kinh doanh xuất khẩu, bạn hàng hay khách hàng nói chung là những người hay tổ chức có

quan hệ giao dịch với doanh nghiệp nhằm thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa hay hợp tác

kỹ thuật liên quan tới việc xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Xét về tính chất và mục đích

hoạt động, khách hàng trong kinh doanh xuất khẩu có thể được chia làm ba loại:

Các hãng hay công ty.

Các tập đoàn kinh doanh.

Các cơ quan nhà nước.

Việc lựa chọn thương nhân để giao dịch phải dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề sau:

Tình hình kinh doanh của hãng, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh, khả năng mua hàng thường

xuyên của hãng.

Khả năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật.

Thái độ và quan điểm kinh doanh là chiếm lĩnh thị trường hay cố gắng giành lấy độc quyền

về hàng hóa.

Uy tín của bạn hàng.

Trong việc lựa chọn thương nhân giao dịch, tốt nhất là nên lựa chọn đối tác trực tiếp, tránh

những đối tác trung gian, trừ trường hợp doanh nghiệp muốn thâm nhập vào các thị trường mới

mà mình chưa có kinh nghiệm.

2.1.4 Lựa chọn phương thức giao dịch

Trên thị trường thế giới, đang tồn tại nhiều phương thức giao dịch trong hoạt động kinh doanh

xuất nhập khẩu, mỗi phương thức giao dịch có đặc điểm và kỹ thuật tiến hành riêng. Căn cứ vào

mặt hàng dự định xuất khẩu, đối tượng, thời gian giao dịch và năng lực của người tiến hành giao

dịch mà doanh nghiệp chọn phương thức giao dịch phù hợp, chủ yếu là các phương thức sau đây:

Giao dịch trực tiếp.

Giao dịch qua trung gian.

Phương thức buôn bán đối lưu.

Đấu giá quốc tế.

Đấu thầu quốc tế.

Giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa.

Giao dịch tại hội chợ và triển lãm.

Phương thức kinh doanh tái xuất khẩu.

Page 26: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 26

2.2 Tổ chức giao dịch, đàm phán

Để tiến tới ký kết hợp đồng mua bán với nhau người xuất khẩu và nhập và người nhập khẩu thì

phải qua 1 quá trình giao dịch. Trong buôn bán quốc tế thường bao gồm những bước giao dịch

chủ yếu sau:

Hỏi giá (Inquiry)

Đây có thể coi là lời thỉnh cầu bước vào giao dịch. Nhưng xét về phương diện thương mại thì

đây là việc người mua đề nghị người bán cho mình biết giá cả và các điều kiện để mua hàng.

Nội dung của một hỏi giá có thể gồm: tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, thời gian giao

hàng mong muốn. Giá cả mà người mua hàng có thể trả cho mặt hàng đó thường được người

mua giữ kín, nhưng để tránh mất thời gian hỏi đi hỏi lại, người mua nêu rõ những điều kiện mà

mình mong muốn để làm cơ sở cho việc quy định giá: loại tiền, thể thức thanh toán, điều kiện cơ

sở giao hàng.

Chào hàng (Offer)

Đây là lời đề nghị ký kết hợp đồng như vậy phát giá có thể do người bán hoặc người mua đưa ra.

Nhưng trong buôn bán khi phát giá chào hàng, là việc người xuất khẩu thể hiện rõ ý định bán

hàng của mình.

Trong chào hàng ta nêu rõ: tên hàng, quy cách, phẩm chất, giá cả số lượng, điều kiện cơ sở giao

hàng, thời hạn mua hàng, điều kiện thanh toán bao bì ký mã hiệu, thể thức giao nhận… trong

trường hợp hai bên đã có quan hệ muabán với nhau hoặc điều kiện chung giao hàng điều chỉnh

thì giá chào hàng có khi chỉ nêu những nội dung cần thiết cho lần giao dịch đó như tên hàng.

Những điều kiện còn lại sẽ áp dụng những hợp đồng đã ký trước đó hoặc theo điều kiện chung

giao hàng giữa hai bên.

Trong thương mại quốc tế người ta phân biệt hai loại chào hàng chính:

Chào hàng cố định (Firm offer) và chào hàng tự do (Free offer)

Đặt hàng (Oder)

Đây là lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ phía người mua được đưa ra dưới hình thức đặt

hàng. Trong đặt hàng người mua nêu cụ thể về hàng hoá định mua và tất cả những nội dung cần

thiết cho việc ký kết hợp đồng.

Thực tế người ta chỉ đặt hàng với các khách hàng có quan hệ thường xuyên. Bởi vậy, ta thường

gặp những đặt hàng chỉ nêu: tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, thời hạn giao hàng và một

vài điều kiện riêng biệt đối với lần đặt hàng đó. Về những điều kiện khác, hai bên áp dụng điều

kiện chung về thoả thuận với nhau hoặc theo những điều kiện của hợp đồng ký kết trong lần

trước.

Hoàn giá (Counter-offer).

Page 27: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 27

Khi nhân được chào hàng (hoặc đặt hàng) không chấp nhận hoàn toàn chào hàng (đặt hàng) đó

mà đưa ra một đề nghị mới thì đề nghị mới này là hoàn giá, chào hàng trước coi như huỷ bỏ

trong thực tế, một lần giao dịch thường trải qua nhiều lần hoàn giá mới đi đến kết thúc.

Chấp nhận giá (Acceptance)

Chấp nhận là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện của chào hàng (hoặc đặt hàng) mà phía

bên kia đưa ra khi đó hợp đồng được thành lập. Một chấp thuận có hiệu lực về mặt pháp luật, cần

phải đảm bảo những điều kiện dưới đây.

- Phải được chính người nhận giá chấp nhận

- Phải đồng ý hoàn toàn về điều kiện với mọi nội dung của chào hàng.

- Chấp nhận phải được truyền đạt đến người phát ea đề nghị.

Xác nhận (Confirmation)

Hai bên mua bán sau khi đã thống nhất thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch, có khi

cẩn thận ghi lại mọi điều đã thoả thuận gửi cho bên kia. Đó là văn kiện xác nhận. Văn kiện do

bên bán gửi thường gọi là nhận bán hàng do bên mua gửi và giấy xác nhận mua hàng. Xác nhận

thường được lập thành 2 bản, bên xác nhạn ký trước rồi gửi cho bên kia. Bên kia ký xong giữ lại

một bản rồi gửi trả lại một bản.

2.3 Ký kết hợp đồng.

2.3.1 Các điều kiện cơ bản của hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu:

Giao dịch buôn bán quốc tế thường xảy ra những tranh chấp, do các bên không thống và hiểu

lầm nội dung của hợp đồng buôn bán. Từ đó, một số điều kiện cơ bản của hợp đồng ra đời nhằm

thống nhất quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia ký kết hợp đồng.

Xác định các điều kiện giao dịch công bằng, hợp lý là rất quan trọng, nó đảm bảo quyền lợi cho

các bên và khẳng định tính khả thi của hợp đồng bằng sự ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm của

các bên một cách hợp lý.

2.3.2 Chuẩn bị ký kết hợp đồng và phương thức ký kết hợp đồng:

Chuẩn bị ký kết hợp đồng: Trước khi ký kết hợp đồng, phải chuẩn bị một số nội dung sau đây:

+ Nghiên cứu tình hình thị trường các nước và khu vực cũng như thị trường của mặt hàng dự

định xuất nhập khẩu. Nếu là thị trường mới, mặt hàng lần đầu tiên tiến hành kinh doanh xuất

nhập khẩu phải chuẩn bị từ đầu và phải nắm chắc thị trường mới đàn phán.

+ Tìm hình thức và biện pháp phù hợp để chuẩn bị đàm phán giao dịch.

+ Xác định hướng nhằm mục đích thu được hiệu quả tối đa.

+ Đàm phán giao dịch để ký hợp đồng.

+ Khi thực hiện hợp đồng, tranh thủ điều kiện hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.

Page 28: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 28

+ Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ, kiểm tra và làm các thủ tục khi cần phải khiếu nại. Nếu bị khiếu

nại phải bình tĩnh giải quyết để đạt chi phí tối thiểu.

Phương thức ký kết hợp đồng: Việc ký kết hợp đồng có thể được thực hiện bằng một số cách sau

đây:

+ Hai bên ký kết vào một hợp đồng mua- bán (một văn bản).

+ Người mua xác định nhận thư chào hàng cố định của người bán (bằng văn bản).

+ Người bán xác nhận (bằng văn bản) là người mua đã đồng ý với các điều khoản của thư chào

hàng tự do, nếu người mua viết đúng thủ tục cần thiết và gửi trong thời hạn quy định cho người

bán.

+ Người bán xác nhận (bằng văn bản) đơn đặt hàng của người mua. Trường hợp này hợp đồng

thể hiện bằng hai văn bản, đơn đặt hàng của người mua và văn bản xác nhận của người bán.

+ Trao đổi bằng thư xác nhận đạt được thỏa thuận trước đây giữa các bên (nêu rõ các điều khoản

đã thỏa thuận).

Hợp đồng có thể coi như đã ký kết chỉ trong trường hợp được các bên ký vào hợp đồng. Các bên

đó phải có địa chỉ pháp lý ghi rõ trong hợp đồng.

Hợp đồng được coi như ký kết chỉ khi những người tham gia ký có đủ thẩm quyền ký vào các

văn bản đó, nếu không hợp đồng không được công nhận là một văn bản có cơ sở pháp lý.

2.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng đã ký

2.4.1 Quy trình thực hiện hợp đồng

Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm các bước theo sơ đồ sau:

Bảng 2: Quy trình xuất khẩu

Page 29: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 29

2.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới quy trình thực hiện hợp đồng

Các nhân tố trực tiếp

- Nguồn hàng

Nhân tố này rất quan trọng, nó phụ thuộc vào khả năng sản xuất hàng xuất khẩu của đất nước. Ta

biết mục tiêu “5 R” và hoạt động coi là nền tảng là lựa chọn đúng là nguồn hàng. Nếu nguồn

hàng tốt thì sẽ đảm bảo được số lượng cũng như chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng của hàng hoá,

phù hợp với các điều khoản hợp đồng. Nhưng nếu nguồn hàng có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng trực

tiếp đến các mục tiêu tiếp theo và quy trình thực hiện hợp đồng. Đến ngày giao hàng mà lượng

hàng không đủ, hoặc đủ nhưng không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng mẫu mã kiểu

dáng, nhẹ thì phạt hợp đồng vì chậm hàng, chất lượng không đồng đều, nặng thì huỷ hợp đồng

và bồi thường mọi thiệt hại do không thực hiện đúng các điều kiện trong hợp đồng. Hơn thế nó

còn làm giảm uy tín, vị thế của công ty trên thị trường quốc tế.

- Nhà cung cấp

Việc lựa chọn một người cung cấp hàng tin cậy có đủ uy tín, đủ năng lực sẽ quyết định đến hiệu

quả của quá trình xuất khẩu. Về cơ bản người cung cấp hàng không đáp ứng được yêu cầu của

người mua thì mọi mục tiêu khác cũng không thực hiện được, họ giao hàng không đúng thời gian

cam kết thì sẽ chậm chễ giao hàng và phải tốn thêm chi phí lưu kho, phạt hợp đồng nên ảnh

hưởng tới giá. Giao hàng không đủ về phẩm chất, số lượng cũng sẽ xẩy ra những hậu quả tương

tự.

- Nguyên vật liệu

Nhân tố nguyên liệu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình thực hiện hợp đồng, mà đặc biệt là

tới phẩm chất hàng hoá. Do một tình huống nào dó mà nguyên liệu thiếu, bị hỏng, hay chất

lượng kém sẽ làm giảm chất lượng hàng, chậm tiến độ sản xuất và không hoàn thành số lượng

cho ngày giao hàng.

- Nguồn lực của doanh nghiệp

Nhân tố này ảnh hưởng lớn đến hợp đồng xuất khẩu, nó có thể tác động trực tiêp làm cho việc

xuất khẩu cũng như thực hiện hợp đồng nhanh chóng hơn, đơn giản hơn và hiệu quả hơn hoặc

ngược lại.

- Nguồn tài chính

Tài chính hay vốn là nhân tố cực kỳ quan trọng và quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp

cũng như hoạt động xuất khẩu. Có nguồn tài chính đồi dào sẽ đảm bảo hoạt động xuất khẩu được

Page 30: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 30

thực hiện và diễn ra liên tục.Với khả năng huy động vốn của doanh nghiệp tốt thì có thể tăng khả

năng cạnh tranh bằng các biện pháp như ứng trước tiền hàng, cho phép thanh toán chậm, đưa ra

các điều khoản thanh toán ưu đãi và dễ dàng hơn trong việc đàm phán ký kết hợp đồng.

- Nguồn nhân lực

Trình độ, năng lực lãnh đạo và quản trị kinh doanh của ban giám đốc tốt thì sẽ đảm bảo được kế

hoạch xuất khẩu của doanh nghiệp đề ra, cho phép việc xuất khẩu có được các chiến lược kinh

doanh đúng đắn. Nhanh nhạy với thị trường, tận dụng các cơ hội có được và nâng cao hiệu quả

kinh doanh của doanh nghiệp.

Tiếp đó là trình độ, năng lực kinh doanh xuất khẩu của đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh

nghiệp, đây là những người trực tiếp thực hiên hoạt động xuất nhập khẩu. Họ trực tiếp đi giao

dịch ký kết hợp đồng và thực hiện chúng, trong quá trình thực hiện hợp đồng họ luôn giám sát và

đôn đốc công việc cho tới khi hoàn thành. Chính vì vậy mà họ là nhân tố quyết định hiệu quả của

hoạt động xuất khẩu và thực hiện hợp đồng.

- Cơ sở vật chất của Công ty

Nhà kho, bãi tập kết hàng, bộ phận vận tải của Công ty sẽ ảnh hưởng tới tiến độ giao nhận hàng

hoá xuất khẩu cũng như có thể tiết kiệm được thời gian và tiền của. Có kho bãi thì Công ty có thể

tập trung hàng hoá về một mối trước khi giao hàng cho người vận tải nên nghiệp vụ này có thể

đơn giản hơn. có bộ phận vận tải hay có những mối quan hệ với các cơ sở vận tải thì công việc

chuyên chở hàng hoá sẽ diễn ra thuận tiện, nhanh hơn và khớp với thời gian giao nhận hàng.

- Hệ thống ngân hàng

Nhân tố này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hợp đồng xuất

khẩu nói riêng. Hệ thống ngân hàng chưa đáp ứng đủ nhu cầu với các bạn hàng quốc tế, chưa đủ

sự tin cậy đối với họ, nên việc đứng ra đảm bảo cho nghĩa thực hiên hợp đồng không có hiệu lực.

Bên mua đòi hỏi phải có sự đảm bảo của một ngân hàng nước ngoài có uy tín.

Dịch vụ tài chính ngân hàng. Đây là một yếu tố quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp một cách trực

tiếp như tài trợ thương mại, cung cấp tín dụng. Các dịch vụ tài chính ít, chưa đa dạng trong

phương thức thanh toán có thể làm trở ngại trong việc đàm phán điều khoản thanh toán trong hợp

đồng. Vì vậy, sự phong phú, đa dạng và chất lượng của dịch vụ tài chính ngân hàng có ảnh

hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp trong trong thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

- Thời tiết

Đây là nhân tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới thực hiện hợp đồng, các bên trong

hợp đồng không thể tác động tới. Sự ảnh hưởng này tác động từ khâu sản xuất đến giao hàng.

Trong sản xuất nó tác động từ khâu nguyên liệu đến thời gian hoàn thành sản phẩm , thời tiết

thuận lợi sẽ xuôn sẻ nhưng thời tiết xấu thì có thể ảnh hưởng tới chất lượng nguyên liệu, làm

Page 31: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 31

chậm tiến độ sản xuất và kéo dài thời gian giao hàng. Và còn xấu hơn nữa thì có thể phá huỷ

hoàn toàn quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

- Chính sách của nước xuất khẩu, nhập khẩu

Chiến lược, chính sách và pháp luật của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu liên quan đến hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp ở cả hiện tại và tương lai. Với chiến lược hướng về xuất khẩu

mà họ đang thực hiện thì đã có một số chính sách phát triển cụ thể cho từng giai đoạn nhằm

khuyến khích các cá nhân, tổ chức kinh tế trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh quốc

tế. Việc khuyến khích này thể hiện ở các chính sách, các biên pháp liên quan đến việc tạo nguồn

hàng, tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ tài chính, ưu đãi thuế quan cho xuất khẩu.

Nhân tố gián tiếp

- Hệ thống cơ sở hạ tầng

Nhân tố này nó sẽ hạn chế hay tăng cường năng lực của doanh nghiệp, với hệ thống giao thông

vận tải thì sẽ ảnh hưởng tới thời gian, khả năng giao hàng. Hệ thống thông tin liên lạc thì ảnh

hưởng tới giao dịch quốc tế như thông tin về tình hình tài chính của bạn hàng, các chính sách về

thuế quan, ưu đãi thương mại của nước bạn…

- Thị trường tài chính thế giới

Thị trường tiền tệ trên thế giới không ổn định, tỷ giá của đồng bản địa với đồng ngoại tệ trong

hợp đồng có sự thay đổi nó sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả và giá trị hợp đồng. Nếu tỷ giá hiện tại cao

hơn tỷ giá hợp đồng thì giá sản phẩm bán ra sẽ bị lỗ và suy giảm lợi nhuận từ hợp đồng và đôi

khi có thể bị lỗ. Ngược lại nếu tỷ giá hiện tại thấp hơn tỷ giá hợp đồng thì doanh nghiệp sẽ có

lợi.

- Các môi trường vĩ mô quốc tế

Như môi trường thương mại, sự ổn định chính trị, luật pháp và các thông lệ quốc tế… đòi hỏi

doanh nghiệp phải nắm vững trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu bởi nó chứa đựng

những cơ hội hay nguy cơ, rủi ro quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong

thực hiện hợp đồng.

- Tình hình cạnh tranh trong nước và quốc tế

Trong nước, từ khi chuyển đổi cơ chế, quy định của nhà nước là cho bất cứ tổ chức, doanh

nghiệp… có tư cánh pháp nhân cũng có thể hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu miễn là có giấy

phép của cơ quan có thẩm quyền. Chính vì vậy mà sự bùng nổ về số lượng các doanh nghiệp

tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế đã dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các

doanh nghiệp. Sự cạnh tranh ở đây dưới dạng phá giá thị trường, cướp khách hàng…

Page 32: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 32

Độ cạnh tranh quốc tế biểu hiện ở sức ép của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng thị trường

xuất khẩu. Cạnh tranh càng gay gắt thì càng gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu khi muốn

thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường của mình.

- Tình hình chính trị, kinh tế, hợp tác quốc tế

Tình hình chính trị hợp tác quốc tế thể hiện ở xu thế hợp tác giữa các quốc gia kéo theo hình

thành các hiệp định song và đa phương, các khối kinh tế chính trị của một nhóm quốc gia. Các

hiệp định và khối kinh tế này có những yêu đãi về mặt thuế quan, hạn ngạch đối với các thành

viên trong trao đổi thương mại với nhau. Vì vậy mà tác động tới các thị trường xuất khẩu của

doanh nghiệp…

Trên đây là một số nhân tố ảnh hưởng tới việc xuất khẩu nói chung và thực hiện hợp đồng nói

riêng. Qua đây ta thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng và tác động khác nhau với nhiều mức độ và

chiều hướng, chính những sự tác động trên tạo nên môi trường xuất khẩu vô cùng đa dạng và

phức tạp cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Do vậy các doanh nghiệp phải nắm vững

môi trường kinh doanh cũng như các nhân tố tác động tới hoạt động của mình. Từ đó có thể đề ra

các giải pháp cụ thể cũng như có sự chuẩn bị đối phó với các rủi ro gặp phải trong hoạt động

kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như quy trình thực hiện hợp đồng của mình.

Page 33: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 33

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

1. Giới thiệu về công ty

1.1. Giới thiệu chung:

Công ty TNHH Phước Sang được thành lập vào năm 2008 , và chính thức đi vào hoạt động vào

năm 2010 , là công ty chuyên chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ dừa , nhất là các mặt hàng

như : cơm dừa nạo sấy , than gáo dừa , thạch dừa ... và là một trong những nhà máy chế biến

cơm dừa uy tín của tỉnh Bến Tre.

Trụ sở: Ấp Long Hòa I , xã Long Định , Bình Đại , Bến Tre.

Văn phòng đại diện: 20 đường 1B, phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh.

1.2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động

Công ty TNHH Phước Sang được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu các sản phẩm chế

biến từ dừa như cơm dừa nạo sấy, than gáo dừa, thạch dừa…

Tuy mới đi vào hoạt động trong một thời gian ngắn nhưng Công Ty TNHH Phước Sang tại ấp

Long Hòa I , xã Long Định , huyện Bình Đại , tỉnh Bến Tre , bước đầu đã gặt hái được những

thành công nhất định. Năm 2010, Phước Sang mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cơm

dừa nạo sấy hoạt động trên 2 dây truyền tự động với công suất 1000 tấn/tháng, được dựa trên

công nghệ tầng sôi hiện đại nhất Việt Nam . Với hệ thống sấy vận hành theo kỹ thuật mới , các

sản phẩm Phước Sang đều đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe của các nước nhập khẩu.

Vấn đề chất lượng luôn là tiêu chí hàng đầu của Phước Sang nên từ khâu chọn nguyên liệu , chế

biến đến thành phầm đều được sự giám sát chặt chẽ của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp . Để

đảm bảo tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm , tất cả công nhân khi bước vào nhà máy phải ngâm

chân bằng nước clorine 2% , rửa tay bằng xà phòng , xịt cồn 90 độ , thay trang phục rồi mới bắt

đầu làm việc . Có thể nói đây là điểm khác biệt của Phước Sang với các doanh nghiệp cùng

ngành.

Nhằm khẳng định giá trị chất lượng của mình , các sản phẩm của Phước Sang , không chỉ đạt yêu

cầu về chất lượng , mà còn giữ được màu sắc và hương vị tự nhiên của trái dừa Bến Tre. Điều

này đã được khẳng định một lần nữa khi các sản phẩm từ dừa của Phước Sang , có mặt ở thị

trường toàn quốc và xuất sang các nước Trung Đông thông qua một số đơn vị mà Phước Sang ủy

thác.

Với những hoạt động tích cực của mình , Phước Sang đã được Chi cục An toàn vệ sinh thực

phẩm Bến Tre cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP , được cơ quan ICA cấp chứng nhận

ISO 22.000- 2005. Hiện nay , Phước Sang còn là thành viên tích cực của Hiệp hội dừa Bến Tre .

Page 34: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 34

1.3. Định hướng, tầm nhìn tương lai

Lấy phương châm "chất lượng , uy tín và an toàn " làm kim chỉ nam trong suốt quá trình hoạt

động của mình , Phước Sang mong muốn sẽ làm hài lòng từng vị khách của mình và nhất là sẽ

mang hương vị xứ dừa vươn xa ra thị trường thế giới. Trong tương lai gần, Phước Sang sẽ vươn

lên trở thành nhà sản xuất cơm dừa hiện đại có quy mô lớn nhất Việt Nam.

2. Tổ chức nhân sự

2.1 Bộ máy tổ chức:

Biểu đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty TNHH Phước Sang

2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty:

Ban giám đốc là nơi lãnh đạo trực tiếp các phòng ban, tổ chức điều hành, tổ chức lao động, phụ

trách mọi công tác đối nội, đối ngoại và chịu trách nhiệm quyết định mọi hoạt động của công ty.

Phòng Tổ chức – hành chánh Quản lý và tổ chức bộ máy nhân sự trong công ty sao cho phù hợp

với nhu cầu của công ty. Quản lý tiền lương, tổ chức công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật.

Theo dõi chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Phòng Kế toán – tài chính: Thống kê, phân tích, đánh giá và nắm bắt tình hình sản xuất kinh

doanh. Tổ chức quản lý việc chấp hành pháp lênh thống kê, kế toán của Nhà nước, tham mưu

cho Giám đốc về công tác tài chính và kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Căn cứ vào kết

quả hoạt động kinh doanh trong kỳ tổng hợp tính giá thành sản phẩm, phân tích hoạt động kinh

doanh báo cáo lên Ban lãnh đạo. Tính toán và trích nộp đúng, đầy đủ các khoản phải nộp cho

BAN GIÁM ĐỐC

KẾ TOÁN

TÀI

CHÍNH

TỔ CHỨC

HÀNH

CHÁNH

KẾ

HOẠCH

THỊ

TRƯỜNG

KỸ

THUẬT

CÔNG

NGHỆ

HÓA

NGHIỆM

PHÂN

XƯỞNG

SẢN XUẤT

Page 35: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 35

Nhà nước, thanh toán đúng hạn các khoản tiền vay. Thưc hiện việc chi trả tiền lương và các

khoản phụ cấp cho công nhân viên theo đúng hợp đồng lao động.

Phòng Kế hoạch –Thị trường: Hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch cùng với Ban giám đốc, theo dõi

hoàn thành sản phẩm và các chiến lược kinh doanh, điều hành trực tiếp hoạt động xuất nhập

khẩu, thu mua nguyên lieu, tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm, theo dõi sự biến động về giá cả,

tỷ giá cũng như các hợp đồng ký kết.

Phòng Kỹ thuật – công nghệ: Điều hành việc đầu tư các trang thiết bị, máy móc và cơ sở hạ tầng

của công ty như bảo quản và sửa chữa tài sản nội bộ, các máy móc phân xưởng, cải tiến máy

móc cũ, lạc hậu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp thu và ứng dụng các thành tựu khoa

học công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất.

Phòng Hóa nghiệm: Tham mưu cho ban lãnh đạo điều hành trong công tác thí nghiệm hóa học,

có nhiệm vụ phối hợp với phòng Kỹ thuật – công nghệ thực hiện thí nghiệm cá sản phẩm của

công ty trước khi xuất bán cho thị trường trong và ngoài nước, đảm bảo cho sản xuất ổn định về

số lượng và chất lượng.

Phân xưởng sản xuất: Thực hiện nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng của công ty như cơm dừa sấy

khô, than gáo dừa…

3.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

3.1. Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu

3.1.1 Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu chung

Từ khi thành lập đến nay, công ty TNHH Phước Sang luôn đề ra chính sách hoạt động là hướng

mạnh vào xuất khẩu. Công ty đã và đang từng bước đa dạng hóa các mối quan hệ làm ăn với

nhiều khách hàng trên khắp thế giới. Bên cạnh đó, công ty còn cố gắng hoàn thiện mọi công việc

có liên quan đến nghiệp vụ xuất khẩu như các thủ tục hải quan, phương thức thanh toán, vận tải.

Dù đã có nhiều lúc gặp khó khăn trong kinh doanh nhưng với nỗ lực không ngừng, cho đến nay

công ty đã có mối quan hệ làm ăn với trên 10 quốc gia ở khắp các châu lục. Các mặt hàng của

công ty đặc biệt là cơm dừa sấy khô và than hoạt tính được khách hàng rất ưa chuộng, được đánh

giá là sản phẩm có chất lượng với sản lượng xuất khẩu ổn định qua nhiều năm nhất là các đối tác

từ Châu Âu và Châu Phi

Page 36: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 36

Bảng 1: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY PHƯỚC SANG

TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Đơn vị tính: nghìn USD

Năm 2011 2012 2013 6 tháng đầu năm

2013

6 tháng đầu năm

2014

Kim ngạch 8.387,747 8.235,882 9.478,902 4.262,510 5.080,250

Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu của công ty Phước Sang

từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

(Nguồn: Phòng kế hoạch – thị trường)

Qua biểu đồ ta thấy tình hình xuất khẩu của công ty trong những năm qua có nhiều biến đổi theo

từ giai đoạn khác nhau. Cụ thể là:

- Giai đoạn năm 2011 – 2012: năm 2011 kim ngạch xuất khẩu của công ty đạ được là 8.387,747

nghìn USD. Sang năm 2012 do lượng hàng xuất khẩu giảm nên dẫn đến kim ngạch cũng giảm

theo, cụ thể là giảm gần 2% tương ứng với số tiền là 151,865 nghìn USD. Ngoài tình hình biến

Page 37: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 37

động chung của nền kinh tế thế giới thì nguyên nhân chính làm kim ngạch xuất khẩu suy giảm

chủ yếu là do sản lượng sản phẩm chủ lực của công ty (cơm dừa sấy khô) tạo ra không bằng năm

2011 vì lò hoạt hóa số 2 phải tạm dừng hoạt động để bảo trì, nâng cấp. Trái lại, mặt hàng xơ dừa

và than gáo dừa lại có sản lượng và đầu ra tương đối tốt, đều tăng so với năm trước, tuy nhiên do

dây không phải là sản phẩm thế mạnh của công ty nên giá trị của hai sản phẩm trên vẫn không

thể bù đắp cho sự sụt giảm giá trị của cơm dừa sấy.

- Giai đoạn 2012-2013: Năm 2013 giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng lên đang kể, tăng hơn 15.1%

so với năm 2011, đưa kim ngạch năm 2013 lên đến 9.478,902 nghìn USD. Sở dĩ có được kết quả

này là do sản lượng cơm dừa sấy sản xuất và xuất khẩu đều tăng mạnh do nhu cầu thị trường thế

giới và công ty gia tăng năng suất hoạt động của các lò hoạt hóa. Thêm vào đó, giá thế giới các

mặt hàng này đều tăng nên tổng kim ngạch thu từ xuất khẩu của năm nay khả quan hơn năm

trước khá nhiều.

- Trong 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 5.080,240 nghìn USD, tăng

817,740 nghìn USD so với cùng kỳ nằm 2013. Có được kết quả như vậy là do từ đầu năm đến

nay, giá cơm dừa cũng như các sản phẩm khác được công ty điều chỉnh tăng giá phù hợp với giá

thế giới. Mặc dù công ty đang gặp phái khó khăn trong hoạt động sản xuất, nhưng kim ngạch

xuất khẩu tăng lên như hiện nay là một tốt, góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận của công

ty.

3.1.2 Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng:

Các mặt hàng từ trái dừa do công ty sản xuất tương đối nhiều và xuất khẩu theo yêu cầu của

khách hàng. Tuy vậy từ năm 2011 đến nay, ba mặt hàng chủ lực được công ty quan tâm và chú

trọng phát triển xuất khẩu gồm cơm dừa sấy khô, than gáo dừa và sơ dừa.

Page 38: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 38

Bảng 2 : KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY PHƯỚC SANG

TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Đơn vị tính: nghìn USD

Năm 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014

Cơm dừa 3.759,019 2.507,784 4.359,585 2.179,793 2.458,748

Than hoạt tính 1.357,664 1.665,048 1.946,680 1.265,207 1.744,625

Xơ dừa 3.271,064 4.063,050 3.172,637 820,500 876,867

Tổng kim

ngạch

8.387,747 8.235,882 9.478,902 4.262,510 5.080,250

Qua bảng số liệu ta thấy kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của công ty Phước Sang có sự tăng

giảm không đều. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu cơm dừa đạt 3.759,019 nghìn USD chiếm

44,82% tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm. Xếp thứ hai và thứ ba lần lượt là Xơ dừa với kim

ngạch đạt 3.271,064 chiếm 39,99% và Than hoạt tính với kim ngạch đạt 1.357,664 nghìn USD

chiếm 16,19% tổng kim ngạch. Đến năm 2011, Xơ dừa với kim ngạch 4.063,050 nghìn USD,

chiếm 49,33% tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2011. Cơm dừa tụt xuống vị trí thứ hai với kim

ngạch đạt 2.507,784 nghìn USD chiếm 30,45% tổng kim ngạch. Tiếp đến là Than hoạt tính đóng

góp 1.665,048 nghìn USD vào tổng kim ngạch, tương ứng với 21,22% tổng kim ngạch. Năm

2013, Cơm dừa quay lại vị trí số một về đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm với giá

trị kim ngạch đạt 4.359,585 nghìn USD chiếm 45,99% tổng kim ngạch. Xơ dừa xếp thứ hai với

3.172,637 nghìn USD chiếm 23,47% và than hoạt tinh xếp thứ 3 với 1.946,680 nghìn USD

chiếm 20,54% tổng kim ngạch.

Cơm dừa sấy khô:

Page 39: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 39

Bảng 3: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CƠM DỪA SẤY THEO THỊ TRƯỜNG

CỦA CÔNG TY PHƯỚC SANG TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Đơn vị tính: nghìn USD.

Quốc gia 2011 2012 2013 6 tháng đầu

2013

6 tháng đầu

214

Nhật Bản 1.923,865 1.469,714 2.269,984 1.090,422 1.137,920

Châu Âu 1.034,209 1.038,070 2.056,167 673,490 872,686

Khác 800,945 0 43,434 415,881 448,142

Tổng 3.759,019 2.507,784 4.359,585 2.179,793 2.458,748

(Nguồn: phòng kế hoạch – thị trường)

Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình xuất khẩu cơm dừa sấy của công ty trong giai đoạn

2011 – 2013 có sự tăng giảm liên tục. Cụ thể là năm 2011 kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng

này là 3.759,019 nghìn USD, tương đương với sản lượng 3.970,56 tấn. Sang năm 2011, giá

trị kim ngạch chỉ ở mức 2.507,784 nghìn USD, giảm 33,29% so với năm trước, về số tuyệt

đối là 1.257,784 nghìn USD. Nguyên nhân chính khiến cho kim ngạch thay đổi theo chiều

hướng xấu là vì sản lượng sản xuất trong năm 2012 bị hạn chế, nên công ty phải bỏ lỡ vài

đơn hàng của vài đối tác không thường xuyên đến từ Ấn Độ và Bangladesk. Bên cạnh đó, do

ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, bắt đầu hạn chế hoạt động sản xuất dẫn đến

việc một vài khách hàng truyền thống từ Ukraina và Chile đã giảm khoảng 23,61% lượng cầu

nhập khẩu. Sự việc trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới tổng kim ngạch xuất khẩu cơm dừa

sấy khô năm 2012 do Ukraina chính là thị trường chủ lực ở mặt hàng này. Chính vì thế, cả

năm 2012 công ty chỉ xuất được 1.841 tấn cơm dừa sấy, giảm khoảng 53,63% so với năm

trước.

Đến năm 2013 dù tình hình sản xuất của công ty vẫn chưa thể phục hồi theo đúng kế hoạch

nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này có sự chuyển biến mạnh mẽ. Cụ thể là năm 2013,

Page 40: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 40

hoạt động xuất khẩu cơm dừa sấy mang về giá trị kim ngạch là 4.359,585 nghìn USD, tương

ứng với sản lượng 3.760,96 tấn. Giá trị kim ngạch năm 2013 đã tăng đến 73,84% so với năm

2009. Sở dĩ công ty đạt được kết quả như vậy là do các thị trường chủ lực như Ukraina,

Chile.. đã gia tăng lượng cầu trở lại. Tại thị trường Ukraina, công ty đã xuất được 1.736,7 tấn

với giá trị là 2.269,984 nghìn USD và thị trường Chile là 1.038,070 tấn với giá trị 2.046,167

nghìn USD. Nếu so với năm trước thì nhu cầu cơm dừa sấy của khách hàng Ukraina tăng gần

61% và Chile tăng 142%. Một yếu tố khác giúp kim ngạch tăng nhiều như vậy là do năm

2013, giá mặt hàng này trên thị trường thế giới tăng nhanh do lượng cung không đủ lượng

cầu, vì thế công ty đã nhiều lần điều chỉnh giá phù hợp với giá thế giới.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, hoạt động xuất khẩu cơm dừa sấy của công ty cũng nằm trong

xu hướng tích cực trên bởi nhu cầu ở các thị trường vẫn còn rất lớn. Cụ thể kim ngạch đạt giá

trị 2.458,749 nghìn USD, tăng hơn 12,78% so với cùng kỳ năm 2013. Mặc dù trong những

tháng đầu năm, do nguồn nguyên liệu khan hiếm nên sản lượng xuất khẩu của công ty chỉ đạt

1.700,15 tấn, giảm 5,6% so với 6 tháng đầu năm 2013, nhưng kim ngach xuất lại khả quan

hơn do giá của mặt hàng này trên thế giới vẫn tăng rất mạnh. Xét từ đầu năm đến nay nhu

cầu nhâp khẩu cơm dừa sấy trên thế giới đạt mức 32.680 tấn, tăng 12% so với năm trước.

Lượng cầu khá lớn như thế nhưng các nước xuất khẩu cơm dừa sấy hàng đầu như Indonesia,

Philippines… đều giảm lượng cung ra thị trường thế giới khoảng 5,98% khiến cho giá bình

quân của mặt hàng này tăng gần 18,7% so với thời điểm năm trước. Tuy nhiên, theo dự báo,

do việc chính trị bất ổn tại Ukraina, sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới sản lượng xuất khẩu của

công ty trong 6 tháng cuối năm 2014 này. Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo công ty cần nhanh

chóng có các biện pháp để tìm kiếm thêm những thị trường tiêu thụ mới.

Page 41: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 41

Than hoạt tính:

Bảng 4: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THAN HOẠT TÍNH THEO THỊ TRƯỜNG

CỦA CÔNG TY PHƯỚC SANG TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Đơn vị tính: nghìn USD.

Quốc gia 2011 2012 2013 6 tháng đầu

2013

6 tháng đầu

2014

Châu Âu 1.291,095 880,392 994,972 674,079 804,960

Jordan 0 83,500 319,500 95,310 164,320

Khác 66,569 701,156 632,208 522,818 775,345

Tổng 1.357,664 1.665,048 1.946,680 1.265,207 1.744,625

Từ bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu Than hoạt tính gáo dừa của công ty Phước Sang

qua các năm cũng nằm trong chiều hướng thay đổi. Năm 2011, sản lượng than gáo dừa bán

ra thị trường thế giới đạt kim ngạch 1.665,048 nghìn USD tăng 22,64% so với năm trước,

tương ứng với lượng xuất khẩu là 1.977,625 tấn. Nguyên nhân chính giúp kim ngạch năm

2011 tăng là do công ty đã khai thác tốt một số hợp đồng xuất khẩu với các đối tác như Nhật

Bản, Trung Quốc và Ấn Độ với tổng giá trị là 701,156 nghìn USD. Đặc biệt cũng trong năm

này, công ty có thêm một đối tác mới là Jordan ký hợp đồng nhập khẩu với trị giá 83,500

nghìn USD. Đây là quốc gia Trung đông có nhu cầu lớn về loại hàng hóa này. Ngược lại,

trong năm 2012, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Âu lai sút giảm mạnh, khoảng

31,8% so với năm trước, cụ thể chị đạt 880,392 nghìn USD. Sở dĩ hoạt động xuất khẩu than

gáo dừa sang thị trường này là do việc suy thoái kinh tế, các quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng

nặng nề bởi nợ công, dẫn đến bị suy giảm sức mua và thu hẹp nhu cầu nhập khẩu.

Sang năm 2013 dù sản lượng xuất khẩu có sụt giảm theo tình hình sản xuất của công ty

nhưng kim ngạch vẫn tăng lên 16,91% so với năm 2012, đạt 1.946,680 nghìn USD. Đây là

một tín hiệu đang mừng cho hoạt động xuất khẩu trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó

khăn. Có được kết quả như vậy là do công ty đã nâng cao chất lượng mặt hàng này thông qua

Page 42: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 42

kiểm soát gắt gao về thành phần và tỉ trọng tạp chất trong sản phẩm. Sau một năm kinh tế

đầy biến động, thị trường châu Âu đã bắt đầu khởi sắc với giá trị nhập khẩu không ngừng gia

tăng. Cụ thể là kim ngạch xuất khẩu năm 2013 vào thị trường này đạt 994,972 nghìn USD,

tăng hơn 13% so với năm trước. Hơn thế nữa, thị trường mới là Jordan cũng đã trở thành

khách hàng ưu thế của công ty với sản lượng và giá trị xuất khẩu là 325 tân và 319,500 nghìn

USD. Nếu so với năm 2012 thì thị trường này đã tăng 225% về sản lượng và 282,63% về kim

ngạch. Đây là một kết quả đáng ghi nhận khi mà cả năm 2013 công ty phải đối mặt với tình

trạng sản xuấ không đủ hàng để xuất khẩu.

Đến 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vẫn duy trì tình trạng khả

quan như năm trước. Mặc dù hiện nay, mặt hàng này không đủ nguyên liệu để sản xuất và

xuất khẩu nhưng vì giá thành sản phẩm tăng cao trong khi các nước xuất khẩu mạnh về mặt

hàng này đều giảm lượng cung ra thị trường nên kim ngạch công ty thu về tăng đến 37,89%

đạt mức 1.744,625 nghìn USD, con số này vào cùng thời điểm năm 2013 chỉ là 1,265,207

nghìn USD.

Xơ dừa:

Bảng 5: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU XƠ DỪA THEO THỊ TRƯỜNG

CỦA CÔNG TY PHƯỚC SANG TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Đơn vị tính: nghìn USD.

Quốc gia 2011 2012 2013 6 tháng đầu

2013

6 tháng đầu

214

Trung Quốc 3.061,555 3.869.660 3.050,477 739,060 696,123

Đài Loan 209,509 193,390 122,160 81,440 180,744

Tổng 3.271,064 4.063,050 3.172,637 820,500 876,867

Mặc dù giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm của mặt hàng xơ dừa khá lớn nhưng hiện nay

vẫn chưa được công ty quan tâm đúng mức vì đây là nguyên liệu thô, có giá trị thấp. Từ

nhiều năm qua, mặt hàng này chủ yếu là xuất khẩu qua hai trị trường là Trung Quốc và Đài

Loan. Nếu như năm 2011 công ty xuất khẩu được 15.290 tấn xơ dừa thu về 2.371,064 nghìn

USD thì sang năm 2012 giá trị kim ngạch này đạt giá trị 4.063,050 nghìn USD tăng 24,21%

so với năm trước. Nguyên nhân là xơ dừa năm nay có đầu ra khá tốt ở thị trường Trung Quốc

Page 43: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 43

với giá trị kim ngạch đạt 3.869,660 nghìn USD, tăng hơn 26,39% so với năm 2011. Tuy

nhiên, sang năm 2013 hoạt động xuất khẩu xơ dừa của công ty lại có chiều hướng giảm đi

khi mà kim ngạch cả năm chỉ đạt 3.72,637 nghìn USD, giảm 21,92% so với năm trước. Sở dĩ

kim ngạch mặt hàng này sụt giảm là do năm nay số lượng xơ dừa công ty bán cho Trung

Quốc đã giảm gần 3000 tấn do bị các đối thủ Philippines, Ấn Độ cạnh tranh gay gắt về chủng

loại và chất lượng xơ dừa. Thêm vào đó, do tình hình khan hiếm nguồn dừa khô để tách lấy

xơ dừa, khiến cho công ty không đủ hàng để xuất khẩu. Cho đến 6 tháng đầu năm 2014 tình

hình vẫn chưa khả quan hơn vì so với cùng thời điểm năm trước, sản lượng xuất khẩu cũng

chỉ ở mức 2.612,10 tấn, con số này đã giảm 2.918,438 tấn. Tuy nhiên do giá thành sản phẩm

của thế giới tăng lên nên kim ngạch xuất khẩu của công ty thu về cũng tăng hơn thời điểm

năm trước 6,87% đạt mức 876,867 nghìn USD. Trong thời gian tới, công ty cần phát huy hơn

nữa điểm mạnh của sản phẩm xơ dừa để đưa nó thành một mặt hàng chủ lực của công ty

Để có thể đánh giá mặt hàng nào mang lại giá trị nhiều nhất cho công ty trong các năm ta sẽ

phân tích tỷ trọng đóng góp của chúng vào kim ngach xuất khẩu chung ở từng thời kỳ.

Biểu đồ 3: CƠ CẤU TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA CONG TY PHƯỚC SANG

TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM

(Nguồn: Phòng kế hoạch – thị trường)

Qua biểu đồ thể hiện cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của công ty cổ phần Phước Sang, trong tổng

kim ngạch năm 2011 ta thấy cơm dừa đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu với 3.759,019 nghìn

Page 44: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 44

USD chiếm 44,81% trong tổng kim ngạch, đứng thứ hai là xơ dừa với 39% và thấp nhất là than

gáo dừa với chỉ 16,19% tỷ trọng. Tuy nhiên năm 2012, mặt hàng xơ dừa đã vươn lên vị trí dẫn

đầu với tỷ trọng đóng góp tương đối lớn 49,33% tổng kim ngạch và cơm dừa sấy chỉ xếp thứ hai

với tỷ trọng 30,45%. Nguyên nhân như dã phân tích ở trên, do năm 2011 sản lượng cơm dừa sấy

bán ra ngoài thị trường thế giới giảm do nhiều yếu tố đã khiến cho giá trị kim ngạch cũng giảm

theo. Tuy nhiên kể từ năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2014, cơm dừa sấy đã giành trở lại vị trí

dẫn đầu với tỷ trọng trên 45% do nhu cầu tiêu dùng không ngừng tăng lên qua các năm. Có thể

nói cơm dừa sấy chính là mặt hàng tạo nên thương hiệu cho công ty. Trái lại với chiều hướng gia

tăng của cơm dừa sấy thì xơ dừa lại càng ngày càng giảm tỷ trọng. năm 2013 xơ dừa đứng vị trí

thứ hai với 39,46% nhưng đến 6 tháng đầu năm 2014 thì con số này chỉ còn 17,26%, về giá trị là

thấp hơn cùng kỳ năm 2013. Sở dĩ tỷ trọng đóng góp của mặt hàng này trong tổng kim ngạch bị

giảm mạnh là do thị trường tiêu thụ đang giảm nhu cầu, thêm vào đó vì đây là nguyên liệu thô

nên giá của mặt hàng này không tăng nhiều như cơm dừa sấy dẫn đến kim ngạch xuất khẩu có

tăng nhưng không đáng kể. Đối với mặt hàng than gáo dừa, một mặt hàng khá ổn định với vị trí

thứ hai. Tuy nhiên nếu xét về số tuyệt đối thì tỷ trọng đóng góp trong kim ngạch luôn tăng qua

các năm, cụ thể là từ 16,19% năm 2011 đã là 34,34% trong 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân

là do mặt hàng này có xu hướng tiêu dùng ngày càng nhiều nên giá cả cũng đang dần tăng lên.

Tóm lại trong những năm qua, tình hình kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng của công ty

có thay đổi nhưng theo chiều hướng tốt. Như vậy, cơm dừa sấy và than gáo dừa đang chính là

mặt hàng chủ lực, đem về giá trị xuất khẩu lớn cho công ty trong thời gian vừa qua cũng như

trong thời gian sắp tới.

3.1.3 Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường

Tính đến nay sản phẩm của công ty đã có mặt trên hơn 10 quốc gia ở khắp các châu lục. Trong

đó, thị trường châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, được đánh giá là thị trường truyền thống, có

quan hệ giao dịch ổn định với công ty trong các năm qua. Bên cạnh đó, công ty còn không ngừng

mở rộng sang các thị trường tiềm năm như các quốc gia Trung Đông, Châu Mỹ.

Page 45: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 45

Bảng 6: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY PHƯỚC SANG

TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Thị trường Trung Quốc:

Trung Quốc là một nước nhập khẩu xơ dừa lớn nhất thế giới với sản lượng mỗi năm trên 272.000

tấn đa số dùng để sản xuất thảm trải sàn, chiếu thảm, nệm trong ô tô. Đối với công ty, năm 2011

Trung Quốc trở thành thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của

công ty với giá trị 41,87% bao gồm mặt hàng cơm dừa sấy và xơ dừa với giá trị kim ngạch lần

lượt là 450,148 nghìn USD và 3.061,555 nghìn USD. Sang năm 2012, thị trường này có gái trị

tăng khá cao khoảng 11,2% so với năm 2011, đưa kim ngạch xuất khẩu đạt 3.904,660 nghìn

USD. Với kết quả trên thị trường này vẫn tiếp tục giữa vững vị trí dẫn đầu của mình trong tổng

kim ngạch với tỷ trọng đạt 47,41%. Tuy nhiên kể từ năm 2013 giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc

giảm mạnh, cụ thể là dã giảm 32,18% so với năm trước, đạt kim ngạch 3.050,477 nghìn USD.

Tính đến 6 tháng đầu năm 2014, tình hình xuất khẩu vào thị trường này cũng không khả quan

hơn, mà ngược lại còn tiếp tục sụt giảm, cụ thể chỉ đạt 696,123 nghìn USD, giảm 43,21% so với

6 tháng đầu năm 2013. Như vậy tính đến thời điểm này, Trung Quốc không còn ở vị trí cao nhất

trong tổng kim ngạch vì tỷ trọng đóng góp của thị trường này chỉ còn 13,70%. Nguyên nhân

chính là từ cuối năm 2012, công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong và ngoài

nước như Thái Lan, Srilanka về sản phẩm xơ dừa trong khi đó lại là sản phẩm thế mạnh của công

ty ở thị trường này. Thêm vào đó, hiện nay Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu các sản phẩm chế

Page 46: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 46

biến từ dừa của nước ta một cách đột ngột đã làm cho sản lượng và kim ngạch nhập khẩu vào thị

trường này không còn cao như trước. Từ đây nhà nhập khẩu Trung Quốc có nhiều sự lựa chọn về

nhà cung cấp mặt hàng xơ dừa nên công ty cần quan tâm hơn nữa để có thể duy trình doanh số

bán tại thị trường truyền thống này.

Thị trường Nhật Bản:

Nhật Bản là khách hàng truyền thống, có quan hệ làm ăn lâu dài với công ty trong thời gian qua.

Do đó đây là một thị trường quan trọng mà công ty luôn đặc biệt hướng đến. Nhật Bản còn là

một thị trường khó tính với những yêu cầu khắt khe về chất lượng và quy cách sản phẩm. Nhiều

năm qua công ty đã ký nhiều hợp đồng có giá trị lớn về các sản phẩm cơm dừa sấy, đây là sản

phẩm duy nhất của công ty ở thị trường này. Cụ thể là năm 2011, giá trị xuất khẩu đạt 1.923,865

nghìn USD, tương đương với 1.541,18 tấn cơm dừa, đưa Nhật Bản xếp vị trí thứ ba trong tổng

kim ngạch của công ty với tỷ trọng 22,94%. Tuy nhiên, sang năm 2012 do khối lượng cơm dừa

sấy sản xuất ra bị giảm mạnh nên giá trị xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh, chỉ còn

1.469,714 nghìn USD, so với năm 2011 là giảm 23,61%.

Trong lúc đó, bước sang năm 2013, nền kinh tế Nhật bắt đầu phát triển trở lại, nhu cầu của khách

hàng ở Nhật tăng cao. Do đó, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2.269,984 nghìn USD, tăng 800,27

nghìn USD so với năm 2012, về số tương đối là 54,45%. Với giá trị này đã đưa Nhật Bản trở lại

vị trí thứ ba trong cơ cấp tổng kim ngạch, chiếm tỷ trọng 23,95%, đây cũng là lần kim ngạch đạt

giá trị cao nhất 3 năm qua.

Sang năm 2014, dù Nhật Bản vừa phải trải qua nhiều biến cố, nhưng thị trường này vẫn tiếp tục

khẳng định sức hấp dẫn với công ty khi mà chỉ trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đã

đạt 1.137,920 nghìn USD, con số này ở cùng thời điểm năm trước là 1.090,422 nghìn USD. Tuy

nhiên, hiện nay công ty cần uan tâm đến những đối thủ khác đang đe dọa đến sản lượng xuất

khẩu của mình tại thị trường này, cụ thể là Indonesia và Srilanka.Vì vậy, trong thời gian tới công

ty cần nhanh chóng đưa ra chiến lược nhằm duy trì và phát triển bền vững thị trường này.

Thị trường Châu Âu:

EU là một thị trường lớn đầy tiềm năng của ngành dưa nói chung và của công ty Phước Sang nói

riêng. Đói với công ty đây là thị trường được đánh giá là thị trường ổn định nhất, luôn có xu

hướng tăng trưởng qua các năm. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt

2.325,304 nghìn USD, đứng vị trí thứ hai với tỷ trọng 27,72% trong tổng kim ngạch. Châu Âu

chủ yếu nhập khẩu cơm dừa sấy và than hoạt tính với khối lượng nhập ít biến động qua các năm.

Cụ thể, trong năm 2011, công ty bán sang thị trường này 877,4 tấn cơm dừa sấy với giá trị

1.034,209 nghìn USD và 1.046,135 tấn than hoạt tính đạt giá trị 1.291,095 nghìn USD. Năm

2012, tình hình xuất khẩu sang thị trường này đã có biến động nhẹ, kim ngạch giảm 17,5% so

với năm trước đạt mức 1.918,462 nghìn USD do nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nguyên liệu để sản

Page 47: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 47

xuất bị thu hẹp sau cuộc khủng hoảng và một phần do công ty không sản xuất đủ lượng hàng hóa

cung cấp sang thị trường này.

Tuy nhiên, sang năm 2013, hoạt động xuất khẩu bắt đầu tăng trưởng mạnh trở lại với giá trị kim

ngạch đạt 3.041,139 nghìn USD, tăng 58,52% so với năm trước, giúp giữ vững vị trí thứ hai với

tỷ trọng 32,08%. Sở dĩ đạt được kết quả này là do sau khi hoạt động sản xuất phục hồi, công ty

đã gia tăng xuất khẩu sang thị trường này đặc biết là các nước Nga, Pháp, Ukraina. Thêm vào đó,

do thị hiếu tiêu dùng ở các nước này thay đổi, người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn các loại thực

phẩm có lợi cho sức khỏe thay thế cho chất béo từ động vật mà cơm dừa sấy khô chính là loại

thực phẩm thay thế thích hợp nhất với vị béo và ngọt tự nhiên. Đặc biệt, kể từ khi công ty áp

dụng tiêu chuẩn quản lý ISO 22000:2005 trong sản xuất cơm dừa sấy khô nhằm bảo đảm vệ sinh

an toàn thực phẩm đã củng cố mạnh mẽ lòng tin của khách hàng ở thị trường khó tính này. Tính

tới 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu vẫn tiếp tục được công ty giữ vững đạt

1.812,351 nghìn USD, tăng 37,24% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh các yếu tố đã phân tích

ở trên, một nguyên nhân khác giúp kim ngạch 6 tháng đầu năm nay tăng mạnh là do giá cả của

cơm dừa sấy và than hoạt tính bán sang thị trường này tăng lên đang kể sao với thời điểm năm

trước.

Thị trường Đài Loan:

Dù thị trường này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu nhưng đây được

đánh giá là một thị trường tương đối bền vững, có quan hệ giao dịch thường xuyên với công ty.

Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan đạt 209,509 nghìn USD, đứng vị trí cuối cùng

trong tổng kim ngạch. Từ những năm sau đó kim ngạch có phần sụt giảm, năm 2012 giảm 7,69%

so với năm 2011, giá trị xuất khẩu đạt 193,390 nghìn USD. Đến năm 2013, tình hình xuất khẩu

vẫn chưa khởi sắc, chỉ ở mức 122,160 nghìn USD, đã giảm đi so với năm trước là 36,83%.

Nguyên nhân chính là do nhu cầu về mặt hàng xơ dừa ở thị trường này giảm mạnh là do hiện nay

công ty bị các đối thủ cạnh tranh về giá, nên công ty đã mất đi một vài khách hàng ở thị trường

này.

Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu từ thị trường này tăng kỷ lục 122%

so với cùng kỳ năm 2013, đưa giá trị kim ngạch đạt hơn 180,744 nghìn USD. Để đạt được điều

này, công ty đã linh hoạt hơn trong giao dịch giá cả để giữ chân khách hàng thân thiết. Thêm vào

đó, giá cả chung trên thế giới hiện nay tăng lên cũng góp phần làm tăng kim ngach. Mặc dù Đài

Loan chỉ là một thị trường mang lai kim ngạch khiêm tốn nhưng đây lại là quốc gia nhập khẩu ổn

định mặt hàng xơ dừa của công ty trong nhiều năm qua, dù đôi lúc cũng biến động theo chiều

giảm. Công ty cần có những chính sách để gia tăng giá trị xuất khẩu trên thị trường này từ đó

góp phần tích cực trong việc cải thiện kim ngạch xuất khẩu chung của công ty.

Page 48: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 48

Thị trường khác:

Ngoài những thị trường chính đã nêu trên, công ty còn xuất khẩu sau một số thị trường khác

nhưng không thường xuyên hoặc giá trị giao dịch tương đối thấp.

Hoa Kỳ: thị trường này bắt đầu nhập khẩu than hoạt tính của nước ta vào năm 2008 với giá trị

84,116 nghìn USD. Tuy nhiên, trong cả năm 2012 công ty không nhận được bất kỳ đơn đặt hàng

nào từ Hoa Kỳ nữa. Đến cuối năm 2013 công ty mới có một hợp đồng xuất khẩu với trị giá

27,884 nghìn USD. Gần đây, phía khách hàng ở thị trường này đã mua thêm của công ty 62 tấn

than gáo dừa với tổng giá trị là 106,043 nghìn USD. Như vậy hiện nay thị trường Hoa Kỳ vẫn

chưa trở thành thị trường xuất khẩu chính của công ty, tuy nhiên Hoa Kỳ lại là thị trường nhập

khẩu lớn về mặt hàng than gáo dừa trên thế giới với mức giá khá cao, do đó, công ty cần có kế

hoạch kịp thời để khai thác và phát triển trên thị trường đầy tiềm năng này.

Jordan: đây là một thị trường nằm ở khu vực Trung Đông, bắt đầu nhập khẩu cơm dừa của công

ty từ năm 2011 với kim ngạch 83,500 nghìn USD tương ứng với 100 than gáo dừa. Sang năm

2012 thị trường này tiếp tục ký hợp đồng với công ty với tổng khối lượng 325 tấn than gáo dừa,

đạt kim ngạch 319,500 nghìn USD tăng 282,6% so với năm trước. Trong 6 tháng đầu năm nay,

quốc gia này có nhiều đơn đặt hàng với tổng giá trị đạt 164,320 nghìn USD. Thị trường Jordan

nói riêng cũng như toàn thị trường Trung Đông nói chung trong tương lai sẽ còn có nhu cầu nhập

khẩu nhiều hơn nữa. Do đó nằm bắt được nhu cầu trên, công ty cũng nên có chiến lược để duy trì

và phát triển thị trường này.

Ngoài ra, công ty còn có một vài khách hàng từ Chile, Ấn Độ, Brasil … nhưng mức độ giao dịch

không đáng kể, chỉ một vài lần trong năm.

Đánh giá: Qua phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo thị trường trong các năm qua có

nhiều biến động theo xu hướng chung của thế giới và một phần cũng do nguyên nhân chủ quan

từ phía công ty. Trong đó, mỗi thị trường xuất khẩu công ty đều có một mặt hàng chủ lực đem lại

phần lớn kim ngạch xuất khẩu chung của công ty. Vì vậy, để duy trì và phát triển hoạt động xuất

khẩu, công ty cần có chiến lược thích hợp cho mỗi thị trường để có thể vừa giữ vững và phát

triển các thị trường hiện tại vừa mở rộng và khai thác các thị trường tiềm năng trong tương lai.

3.2. Phân tích tình hình kinh doanh Nội địa

Với vị thế là một trong những nhà sản xuất cơm dừa sấy khô lớn nhất Việt Nam, cùng với chất

lượng sản phẩm đã được khẳng định trên thị trường thế giới, Phước Sang cũng là đối tác tin cậy

của nhiều bạn hàng trong nước về mặt hàng cơm dừa sấy, và đây cũng là một nguồn thu đáng kể

của công ty. Nhưng hiện nay, nguồn doanh thu này đang có xu hướng giảm dần qua các năm.

Page 49: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 49

Biểu đồ 4: Doanh thu kinh doanh trong nước công ty Phước Sang

từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Từ biểu đồ trên ta thấy doanh thu từ việc kinh doanh trong nước của Phước Sang đang ngày càng

được giảm xuống đáng kể phù hợp với mục tiêu đặt ra của công ty là chú trọng nhiều hơn tới

việc xuất khẩu ra thị trường thế giới. Cụ thể, nếu như trong hai năm 2011 và 2012, doanh thu từ

việc kinh doanh trong nước đạt giá trị xấp xỉ 80 tỷ đồng/năm thì tới năm 2013 và 6 tháng đầu

năm 2014, doanh thu từ thị trường này đã giảm xuống nhanh chóng. Nguyên nhân là do giá và

nhu cầu của thị trường thế giới tăng cao, công ty ưu tiên sản phẩm cho thị trường này nhiều hơn,

dẫn đến việc giá trị hàng hóa cung cấp cho nội địa giảm so với các năm trước. Thêm một lý do

nữa đó là trong giai đoạn 2011 – 2012, đây là giai đoạn công ty mới thành lập, số lượng khách

hàng nước ngoài của công ty còn hạn chế, vì vậy việc tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu là

thông qua trung gian, các công ty thương mại, môi giới, nhưng đến giai đoạn 2013 -2014 khi mà

nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu của công ty có những bước phát triển tương đối tốt, số lượng

bạn hàng nước ngoài tăng lên, đòi hỏi sản lượng sản phẩm cung cấp cho các công ty này cũng

tăng lên nhanh chóng thì việc cắt giảm kinh doanh trong nước của Phước Sang là một điều tất

yếu.

Page 50: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 50

3.3 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Bảng 6: TÓM TẮT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA CÔNG TY PHƯỚC SANG TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013

Đơn vị tính: triệu đồng.

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Doanh thu 217.427,152 227.352,731 241.988,253

Chi Phí 204.234,571 209.047,525 222.769,207

Lợi nhuận sau thuế 12.022,062 17.023,842 17.238,745

(Nguồn: Phòng kế hoạch – thị trường)

BIỂU ĐỒ 5: HIỆN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN SAU THUẾ

CỦA CÔNG TY PHƯỚC SANG TỪ NĂM 2011 ĐẾN 2013

Page 51: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 51

Bảng 7: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY PHƯỚC SANG

TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013

Page 52: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 52

Tỷ số đánh giá doanh lợi

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần (ROS)

Bảng 8: TỶ SỐ ROS CỦA CÔNG TY PHƯỚC SANG

TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng đầu

năm 2013

6 tháng đầu

năm 2014

Lợi nhuận ròng 12.002,062 17.023,842 17.283,744 8.808,065 9.095,357

Doanh thu thuần 214.789,943 223.089,858 239.450,885 118.986,118 128.205,127

ROS 5,59 7,63 7,22 7,4 7,09

(Nguồn: phòng Kế hoạch –thị trường.)

Từ bảng trên ta thấy rằng năm 2011 cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra 5,59 đồng lợi nhuận, năm

2012 thì 100 đồng doanh thu tạo ra đến 7,63 đồng lợi nhuận, đây là một tín hiệu tốt khi công ty

đã tạo nhiều đồng lời hơn năm 2011 khoảng 36,49%. Tuy nhiên, sang năm 2013, tỷ số này đã

giảm 5,37%, khi 100 đồng doanh thu chỉ còn thu về đc 7,22 đồng lợi nhuận. Tính trong 6 tháng

đầu năm 2014, cứ 100 đồng doanh thu công ty tạo ra được 7,09 đồng lợi nhuận, tỷ số này cũng

có giảm đôi chút so với cùng kỳ năm 2013. Dù thời gian vài năm gần đây tỷ số ROS có giảm

nhưng vẫn giữ mức ổn định, tức là chỉ giảm nhẹ khoảng vài phần tram, do yếu tố chi phí hoạt

động của công ty ngày càng tăng theo xu hướng biến động của nền kinh tế. Tuy vậy, với việc

duy trì ở mức trên 7% trong những năm qua là một điều đang mừng khi mà công ty đã kiểm soát

khá tốt các yếu tố chi phí để làm tăng lợi nhuận.

Page 53: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 53

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân (ROA)

Bảng 9: TỶ SỐ ROA CỦA CÔNG TY PHƯỚC SANG

TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng đầu

năm 2013

6 tháng đầu

năm 2014

Lợi nhuận ròng 12.002,062 17.023,842 17.283,744 8.808,065 9.095,357

Tổng tài sản 78.593,410 116.216,809 122.309,550 108.644,136 128.599,550

ROS 15,27 14,65 14,13 8,11 7,07

(Nguồn: phòng kế hoạch – thị trường)

Từ bảng trên ta thấy rằng tỷ số ROA của công ty đang theo chiều hướng giảm dần. Năm 2011, tỷ

số này ở mức 15,95%, tức là 100 đồng tài sản tạo ra được 15,95 đồng lợi nhuận cho công ty. Tuy

nhiên, sang năm 2012, tỷ số này chỉ còn 14,65%, giảm 8,15 so với năm 2011 và sang năm 2013

giảm 3,55% so với năm 2012. Tại thời điểm 6 tháng đầu năm 2014, tỷ số này là 7,07%, như vậy

cứ 100 đồng tài sản của công ty chỉ mang lại 7,07 đồng lợi nhuận, trong kh cùng thời điểm này

năm 2013 là 8,11 đồng. Như vậy, tình hình giảm tỷ số ROA của công ty qua các năm đã phản

ánh dù công ty đầu tư nhiều vào tài sản máy móc, nhưng hiệu quả của nó mang lại chưa cao như

mong đợi.

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Bảng 10: TỶ SỐ ROE CỦA CÔNG TY PHƯỚC SANG

TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng đầu

năm 2013

6 tháng đầu

năm 2014

Lợi nhuận ròng 12.002,062 17.023,842 17.283,744 8.808,065 9.095,357

Vốn chủ sở hữu 64.480,240 75.229,963 84.592,922 69.262,002 73.475,995

ROS 18,61 22,63 20,43 12,72 12,38

Page 54: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 54

Đứng trên góc độ nhà đầu tư thì có thể nói đây là tỷ số quan trọng nhất. Năm 2011 phản ánh cứ

100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra 18,61 đồng lợi nhuận cho công ty, đến năm 2012 tỷ số này

tăng lên 21,6% so với năm trước, tức là năm này 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty tạo ra

22,63 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên sang năm 2013, lợi nhuận tạo ra ở mức 20,43 đồng, giảm đi 2,2

đồng so với năm trước. Xét trong 6 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận được tạo ra từ 100 đồng vốn

chủ sở hữu là 12,38 đồng, giảm đi 2,67% so với 6 tháng đầu năm trước. Như vậy, dù qua từng

thời kỳ, tỷ số này có giảm nhưng không đang kể và luôn duy trì ở mức cao. Từ đây cho thấy

trong tình hình kinh tế biến động như hiện nay, công ty vẫn đã cố gắng sử dụng tốt đồng vốn này

vào hoạt động kinh doanh của mình nhằm đem lại lợi nhuận tối đa.

3.3.1 Doanh thu:

Qua biểu đồ trên ta thấy doanh thu của công ty trong 3 năm có chiều hướng tăng dần. Năm 2011,

doanh thu của công ty đạt 217.427,152 triệu đồng. Sang năm 2012, doanh thu là 227.352,731

triệu, tăng 4,57$ so với năm trước, tương đương với số tiền là 9.925,579 triệu. Nguyên nhân

chính giúp doanh thu của công ty tăng là do công ty mở rộng hoạt động kinh doanh, từ đó làm

thu nhập từ hoạt động bán hàng tăng 8.270,415 triệu và thu nhập từ hoạt động tài chính của công

ty tăng 1.944,181 triệu. Phần lớn doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty là từ việc công ty

được hưởng lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái, tiền gửi ngân hàng và lãi trong thanh toán chậm. Tuy

nhiên, trong năm này công ty chỉ tập trung vào hoạt động sản xuất nên thu nhập từ các hoạt động

khác không cao, chỉ có 374,890 triệu, giảm 289,107 triệu so với năm 2011.

Sang năm 2013, tổng doanh thu của công ty lại tiếp tục tăng, ước đạt 241.988,523 triệu. So với

năm 2012 doanh thu đã tăng 6,44% về giá trị là 14.635,793 triệu. Trong đó doanh thu từ hoạt

động bán hàng tăng 16.623,027 triệu, gần 7,45% so với năm trước. Ngược lại doanh thu từ hoạt

động tài chính và các hoạt động khác lại giảm mạnh. Cụ thể là doanh thu từ hoạt động tài chính

chỉ đạt 1.958,863 triệu, đã giảm 1.810,12 triệu so với năm 2012 vì công ty đã giảm các hoạt động

tài chính để tập trung đầu tư vào dự án mở rộng dây chuyền sản xuất và cũng làm cho doanh thu

từ các hoạt động khác giảm đi 197,775 triệu đồng. Trong năm 2013, mặc dù công ty đã gặp rất

nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, thu nhập từ các hoạt động ngoài sản xuất rất thấp,

nhưng tổng doanh thu của công ty có thể đạt được kết quả cao như vậy là do sự đóng góp của

doanh thu bán hàng. Cụ thể là trong năm này, sau khi trùng tu và sửa chữa, công ty đã kịp thời

đưa vào khai thác sản xuất than hoạt tính cùng 3 lò hoạt hóa, đáp ứng được nhu cầu tăng đột biết

cho thị trường trong nước và thế giới. Thêm vào đó, lượng than hoạt tính thành phẩm tồn kho dự

trữ từ năm trước mang sang có giá trị bình quân thấp hơn giá trị tại thời điểm hiện tại từ 30-40%,

nên công ty đã được hưởng khoảng chênh lệch giá bán khi bán sản phẩm.

Page 55: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 55

3.3.2 Chi Phí

Từ khi công ty bắt đầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi chi phí phát sinh đều tăng

theo nhịp tăng của thu nhập có được. Nếu như năm 2011, tổng chi phí của công ty ở mức

204.234,571 triệu đồng thì sang năm 2012, tổng chi phí này tăng 2,36% tức khoảng 2.812,954

triệu. Trong đó các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của tổng chi phí gồm sự gia tăng của giá vốn

hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cùng sự giảm sút của các khoản giảm

trừ doanh thu và chi phí tài chính. Năm 2012, giá vốn hàng bán tăng 2,69% so với năm trước,

tương ứng với số tiền là 5.074,326 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do giá cả nguyên vật liệu

trong thời kỳ này tăng mạnh vì hút hàng và cộng theo sự gia tăng trong các chi phí sản xuất khác

như giá nhân công, bốc vác và vận chuyển. Ngoài ra, các chi phí khác như chi phí bán hàng cũng

tăng 2,06% do công ty gia tăng khai thác và tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới. Về phần chi

phí quản lý doanh nghiệp lại tăng so với năm trước là 6,15%, khoảng 258,48 triệu đồng, chủ yếu

là tăng từ chi phí đi lại của nhân viên và chi phí liên lạc. Ngược lại do sự mất kiểm soát và tiết

giảm các khoản như giảm trừ doanh thu và chi phí tài chính đã góp phần giảm bớt sự gia tăng

của tổng chi phí. Cụ thể là năm 2012, chi phí tài chính đã giảm 653,98 triệu so với năm 2011, do

công ty đã quả lý tốt các khoản lãi vay từ ngân hàng. Đáng chú ý là năm 2013, các khoản giảm

trừ doanh thu đã giảm đáng kể, vào năm 2011 khoản mục này chiếm rất cao, đến 148,5 triệu

đồng. Nguyên nhân là do các kho chứa hàng tại nhà máy than hoạt tính chưa được sắp xếp ngăn

nắp và bảo quản cẩn thận, còn để lẫn lộn nhiều loại hàng hóa, vật tư có cùng kích cỡ hoặc chủng

loại khác nhau dẫn đến trường hợp xuất nhầm hàng, gây tình trạng khiếu nại từ người mua. Đến

năm 2012, công ty đã có nhiều biện pháp khắc phục nên phần chi phí này chỉ còn 119 triệu, tức

là đã giảm được 19,87% so với năm 2011.

Năm 2013, tổng chi phí tiếp tục gia tăng đến 222.769,207 triệu đồng. Con số này so với năm

2012 là đã hơn 13.721,682 triệu, tăng gần 6,5%. Kết quả này là sự tổng hợp gia tăng của tất cả

các khoản mục chi phí. Trong đó giá vốn hàng bán tăng, 4,83% do chi phí vật liệu đầu vào biến

động lớn. Thêm vào đó, tình trạng thiếu điện liên tục trong 6 tháng mùa khô còn làm tăng hci phí

vận hành cho nhà máy. Dù công ty đã chủ động tiết giảm tối đa chi phí sản xuất đặc biệt là điện

nước, nguyên liệu nhưng chưa thực sự hiệu quả. Cũng trong năm 2013 công ty còn thực hiện

tăng 24,2% tiền lương cho công nhân viên theo mức xu hướng tăng lương cơ bản, nhằm giảm

thiểu những tác động lạm phát, ổn định cuộc sống cho người lao động. Tất cả các yếu tố trên đã

làm cho giá thành sản xuất của năm 2013 tăng nhiều so với các năm trước. Khoản mục chi phí

tài chính cũng tăng đột biến, tăng hơn năm 2012 là 1.217,424 triệu, tương ứng với tỉ lệ 130,05%,

bởi vì trong năm này công ty phải chi trả nhiều khoản lãi vay tín dụng để vay vốn đầu tư cho

hạng mục nhà xưởng, máy móc để tăng năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu sản lương hàng hóa

cho thị trường. NGoài ra, một khoản chi phí khác mà công ty không kiểm soát hiệu quả đó là

khoản giảm trừ doanh thu. Dù năm 2012 khoản này công ty đã được kiểm soát chặt chẽ nhưng

đến năm 2013 thì lại tăng lên rất cao đến 381 triệu. Con số này tăng 220,17% so với năm trước.

Nguyên nhân là do công ty ký quá nhiều đơn hàng trong khi nguồn nguyên liệu đầu vào bị khan

Page 56: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 56

hiếm làm trì hoãn hoạt động sản xuất, dẫn đến việc không giao hàng đúng hạn, phải bồi thường

cho khách hàng. Cuối cùng, các khoản chi phí khác của công ty trong năm 2013 cũng làm gia

tăng tổng chi phí như: chi phí bán hàng tăng 1.387,451 triệu và chi phí quản lý doanh nghiệp

tăng 1.292,079 triệu. Ngoài việc tăng do mở rộng hoạt động sản xuất và bán hàng, các chi phí

này còn tăng do xuất hiện sự nhầm lẫn trong công tác xuất hàng, dẫn đến khiếu nại từ khách

hàng, công ty phải tốn nhiều chi phí khác để khác phục.

3.3.3 Lợi nhuận:

Bất kỳ doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức nào thị mục tiêu cuối cùng của họ cũng là lợi

nhuận, bởi vì nó chính là thước đo hiệu quả sau một kỳ hoạt động kinh doanh. Trong 3 năm qua,

dù tình hình khủng hoảng và suy thoái kinh tế diễn ra tương đối phức tạp, nền kinh tế vĩ mô

không ổn định, tác động tiêu cực đến các mặt hoạt động của công ty, nhưng công ty TNHH

Phước Sang vẫn không ngừng khắc phục mọi khó khăn,nỗ lực vươn lên trong hoạt động sản xuất

kinh doanh. Chính vì sự cố gắng đó mà trong những năm qua tình hình hoạt động kinh doanh của

công ty luôn tăng trưởng, lợi nhuận không ngừng tăng lên. Cụ thể là năm 2011 lợi nhuận sau

thuế đạt 12.002,062 triệu đồng, sang năm 2012, lợi nhuận trước thuế đã tăng mạnh đạt mực

17.023,842 triệu. Giá trị này tăng hơn so với năm 2011 là 5.001,778 triệu tương đương với tăng

41,16%. Trong đó lợi nhuận thuần tăng 42,74%, số tiền là 5.368,468 triệu đồng, hoạt động khác

thua lỗ 255,843 triệu đồng và thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 110,845 triệu. Năm 2013 lợi

nhuận tiếp tục ở mức ổn định là 17.283,774 triệu đồng, tăng 1,53% s với năm trước. Tuy nhiên

lợi nhuận ròng của công ty năm 2013 tăng là do mức gia tăng của lợi nhuân thuần là 1.286,347

triệu đồng còn các hoạt động khác lại lỗ 372,237 triệu đồng và thuế thu nhập doanh nghiệp tăng

645,027 triệu đồng. Như vậy, lợi nhuận hàng năm luôn twang cho thấy hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp thật sự hiệu quả. Ngoài việc giữ ổn định mức gia tăng doanh thu thì

chính sách sử dụng chi phí hợp lý cũng là nguyên nhân làm cho lợi nhuận tăng ổn đinh.

Đánh giá: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Phước Sang qua 3 năm 2011 -2013 cho

thấy công ty hoạt động đang có hiệu quả. Ngoài những nguyên nhân đã phân tích ở trên thì một

nguyên nhân khác không kém phần quan trọng góp phần đẩy nhanh tốc đọ tăng tưởng đó là sự

thay đổi trong chiến lược kinh doanh của công ty là chuyển từ thị trường nội địa sang tập trung

và hướng về thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, một vấn đề cần phải nhìn lại là hoạt động khác

ngoài sản xuất kinh doanh của công ty đang xuất hiện những dấu hiệu xấu, cụ thể là lợi nhuận từ

hoạt động này đã giảm liên tục qua các năm, thậm chí đến tình trạng thua lỗ. Trong thời gian tới,

công ty nên xem xét và đưa ra biện pháp khắc phục để hoạt động này không ảnh hưởng xuất tới

lơi nhuận ròng của công ty.

4. Đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty

4.1. Thuận lợi

Page 57: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 57

Hoat động sản xuất kinh doanh: trong những năm qua công ty luôn duy trì hiệu quả hoạt động ở

mức ổn đinh. Cụ thể là lợi nhuận luôn tăng qua các năm mặc dù nền kinh tế đang trong gia đoạn

biến động. Năm 2013, lợi nhuận tăng 44% so với năm 2011, tăng 1,53% so với năm 2012, và đạt

104,95% so với kế hoạch đề ra. Trong 6 tháng đầu năm 2014, dù tình hình sản xuất đang bị tác

động bởi nhiều yếu tố nhưng công ty vẫn duy trì hiệu quả hoạt động, lợi nhuận đạt được cao hơn

3,26% so với cùng kỳ năm trước. Có được những kết quả khả quan như trên là do công ty thường

xuyên trao đổi, phân tích, đánh giá kênh thông tin về giá nguyên liệu, thị trường tiêu thụ các sản

phẩm từ dừa trong và ngoài nước, kịp thời đừa ra những chính sách đúng đắn, phù hợp với hoạt

động sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ, góp phần hạn chế rủi ro, gia tăng hiệu quả trong

kinh doanh.

Nguồn nhân lực: Trong quá trình hình thành và phát triển, đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong

công ty luôn đoàn kết nhất trí hoàn thành các nhiệm vụ được giao cũng như những mục tiêu

chung đề ra. Công ty luôn quan tâm đến chính sách thu nhập và đãi ngộ với người lao động.

Hằng năm công ty đều xem xét điều chỉnh tiền lương, tăng mức thu nhập để phù hợp với chi phí

cuộc sống trong thời kỳ lạm phát như hiện nay. Từ đó, thúc đẩy người lao động ra sức công hiến,

phát huy hết khả năng của mình.

Ngoài ra, công ty đã chú trọng hơn trong việc phát triển các kỹ năng, ý thức làm việc của đội ngũ

cán bộ người lao động và nhất là đội ngũ quản lý và giám sát. Công tác đào tạo luôn được công

ty quan tâm trong chiến lược phát triển nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực, tạo lợi thế cạnh

tranh và gia tăng chất lượng sản phẩm. Công ty còn thường xuyên tổ chức các chương trình huấn

luyện, đào tạo tại chỗ và các khóa học kỹ năng ngắn hạn cho đội ngũ nhân viên, cán bộ quản lý

trung cấp, cán bộ chủ chốt của công ty.

Công tác đầu tư phát triển: Từ một doanh nghiệp nhỏ trước đây chỉ có một nhà máy với lò hoạt

hóa thì đến nay công ty đã có 3 lò than với công suất trên 4000 tấn/năm. Công ty còn đầu tư xây

dựng kho than hoạt tính trên 1.000 m2 để chưa sản phẩm và cơ giới hóa hệ thống đóng gói, xuất

hàng. Công ty cũng kịp thời đầu tư đổi mới thiết bị, mở rộng, cải tạo lại nhà xưởng cơm dừa sấy

khô nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh, cải tiến quy trình công nghệ theo hướng sử dụng nhiên liệu

từ vở trấu để chạy lò hơi 8 tấn/h, đây là loại vật liệu rẻ tiền có thể tái tạo, thân thiện với môi

trường và có sẵn tại địa phương.

Sản phẩm: Công ty luôn chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm. Sản phẩm nhiều năm được

người tiêu dùng bình chọn chất lượng cao và được ưa chuộng, tạo được niềm tin với khách hàng.

Công ty còn xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 22000:2005 nhằm đảm bảo vệ

sinh cho cơm dừa sấy khô. Việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng giúp công ty thực hiện tốt hơn

nữa cam kết của mình với khách hàng và cộng đồng.

4.2. Khó khăn

Page 58: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 58

Hoạt động thu mua nguyên liệu: hiện nay tình trạng khan hiếm nguồn dừa nguyên liệu, sự cạnh

tranh thu mua với các nước lân cận, đã làm giá nguyên liệu đầu vào tăng cao làm tăng giá thành

sản xuất, sản phẩm mất khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đối với địa bàn tỉnh nhà, công ty

đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động thu mua, do giá cả diễn biến thất thường, các nhà cung

cấp luôn trong tình trạng giá giảm thì gim hàng chờ giá đến khi giá tăng thì chỉ bán cầm chừng

để chờ tăng giá thêm. Tình trạng này khiến cho công ty gặp hạn chế trong sản xuất nhất là khi

tiếp cận cùng một lúc nhiều đơn đặt hàng có khối lượng lớn.

Năng lực quản lí: công tác bảo quản, sắp xếp hàng hóa, vật tư trong các kho chưa ngăn nắp, còn

đề lẫn lộn nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau. Do điều kiện thiếu kho bãi nên việc sắp xếp

hàng trong kho đôi khi không đúng quy định, lối thoát hiểm chật hẹp, ảnh hưởng tới công tác

kiểm tra hàng hóa. Bên cạnh đó, công tác huấn luyên công nhân khi tham gia vận hành thiết bị

sản xuất còn chưa tốt, chưa có đủ những bảng, biểu chỉ dẫn, cảnh báo nguy hiểm khi làm động,

đi lại hoặc làm việc ở những nơi nguy hiểm

Nguồn lao động: chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân viên khá tốt so với trước đây song chưa

cao, chưa theo kịp yêu cầu phát triển chung của công ty về quy mô và chất lượng. Ngoài ra,

người lao động đôi khi chưa phân phối đồng bộ với các đơn vị trong công ty và còn thiếu tính

sáng tạo trong công việc.

Hoạt động sản xuất: Tình trạng thiếu điện liên tục vào mùa khô trong những năm qua đã ảnh

hường rất lớn đến hoạt động sản xuất của các nhà máy, làm giảm sản lượng và tăng chi phí vận

hành. Bên cạnh đó, công ty còn đề ra biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất là nguyên liệu, nhiên

liệu, điện nước, nhưng chưa thực hiện tốt.

Page 59: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 59

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CƠM DỪA VÀO THỊ TRƯỜNG EU

CỦA CÔNG TY PHƯỚC SANG

1. Phân tích môi trường kinh doanh

1.1 Phân tích môi trường tổng quát

1.1.1 Môi trường EU

Về kinh tế:

Sau khi trải qua nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế, dù đang trong giai đoạn phục hổi nhưng rất

chậm chạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tại khủng hoảng tài chính – tiền tệ. Theo đánh giá của quỹ tiền

tệ IMF thì thời kỳ khó khăn nhất của kinh tế thế giới đã đi qua, thị trường vô của các quốc gia

dần dần ổn định trở lại, công nghiệp chế tạo đã bắt đầu phục hồi và tăng trưởng, lĩnh vực thương

mai xuất nhập khẩu cũng đã tăng rõ nét. Kinh tế EU đã có dấu hiệu phục hồi nhưng tốc độ tăng

trưởng vẫn chậm và chưa đều sau 5 năm giảm sút. Nền kinh tế tại 17 nước thành viên Eurozone

đạt tăng trưởng 0,3% trong năm 2013, và đã ra khỏi thời kỳ suy thoái. Kết thúc năm 2013, GDP

của cả khu vực này chỉ đạt mức tăng trưởng âm (-0,4%), tuy có cao hơn đôi chút theo dự báo đầu

năm (-0,6%), nhưng vẫn chưa lên được “mặt đất”. Động lực tăng trưởng kinh tế của 28 nước

thành viên EU vẫn chưa đủ mạnh để kinh tế phục hồi nhanh chóng, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức

cao: 12,1% (theo số liệu của Cơ quan thống kê châu Âu - Eurostat). Điều đáng lo ngại là tại các

nền kinh tế Eurozone đang có xu hướng giảm phát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) khu vực này chỉ

tăng 0,7% hồi tháng 10-2013 - mức thấp nhất kể từ tháng 11-2009. Việc này đã khiến ECB phải

giảm lãi suất tham chiếu xuống thấp kỷ lục: 0,25% vào đầu tháng 11. Sau đó, CPI tháng 11 đã

lên 0,9%, Eurostat nhận định, số liệu này cho thấy các doanh nghiệp và người dân ngay cả ở các

nước lớn là Đức và Pháp vẫn chưa dám chi tiêu hay đầu tư. Kinh tế Đức bị mất đà tăng trưởng

trong quý III và IV, trong khi đó GDP của Pháp bất ngờ sụt giảm là dấu hiệu cho thấy sự phục

hồi kinh tế của khu vực Eurozone thiếu vững chắc. Trên thực tế, kinh tế nhiều nước thành viên

EU vẫn chưa chính thức ra khỏi khủng hoảng (dù các số liệu kinh tế cho thấy châu Âu đã chính

thức ra khỏi khủng hoảng về mặt kỹ thuật).

Về văn hóa xã hội:

Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng và

những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Thị trường EU đa văn hóa,

đa sắc tộc. Sự đa dạng tương đối về văn hóa không chỉ giữa các quốc gia thành viên mà còn nằm

trong chính nội bộ mỗi quốc gia. Các đối tác ở khu vực châu Âu có phần khó khăn hơn so với

các công ty trong khu vực châu Á. Điển hình như tập quán kinh doanh của khách hàng châu Âu

luôn dựa vào pháp luật và uy tín thương hiệu, trong khi chúng ta vẫn chịu ảnh hưởng lớn của các

mối quan hệ và uy tín cá nhân. Thêm vào đó, người tiêu dùng ở khu vực này cũng dần ưa chuộng

các loại hàng hóa không gây độc hại, an toàn với con người và môi trường sống. Vì vậy, ở thị

Page 60: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 60

trường này luôn có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Đối với các thực phẩm, họ cũng có khuynh hướng chọn những loại tốt cho sức khỏe, không chứa

nhiều chất béo động vật. Do đó, công ty cần chú ý đến tâm lý tiêu dùng, đồng thời nâng cao chất

lượng sản phẩm để hạn chế những khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường này.

Về chính trị pháp luật:

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, châu Âu đã không còn giữ được tình trạng ổn định của

chính trị. Tác động từ cuộc khủng hoảng nợ công cuối năm 2009 đến nay đã đe dọa tới sự tồn

vong của cả EU, chính phủ các nước như Pháp, Anh, Hà Lan và đặc biệt là sự bất ổn trong chính

trị của Ukraina và cường quốc Nga, đã dẫn đến nhiều sự phản đối, đấu tranh của người dân và

giữa các quốc gia với nhau. Những sự kiện này đã dẫn tới việc hàng nghìn người đã xuống phố

biểu tình , kêu gọi công đoàn tổng bãi công, thậm chí còn xảy ra xô xát gây ảnh hưởng xấu đến

an ninh chính trị tại khu vực trên. Trong khi đó, các khách hàng châu Âu lại là đối tác lớn của

công ty, nên sự kiện này cũng có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian

tới.

Về chính sách thuế quan: đây là một yếu tố quan trọng quyết định lợi nhuận cũng như khả năng

cạnh tranh của công ty trên thị trường các nước nhập khẩu. Từ khi gia nhập WTO đến nay, nước

ta đã được hưởng sự đối xử bình đẳng trong thương mại quốc tế. Các rào cản thuế quan đã từng

bước được bãi đỏ, nhờ đó mà chũng ta có thể tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa sang thị trường

các nước thành viên EU. Ngoài ra, việc ký kết các hiệp định song phương, đa phương với các

nước cũng tạo thêm nhiều thuận lợi cho quan hệ thương mại giữa hai nước.

Về các đạo luật liên quan: luật đầu tư, luật chống độc quyền, chống bán phá giá… Trong các

nước nhập khẩu hàng hóa của công ty thì châu Âu là một trong hai khu vực có đạo luật quy định

khắt khe nhất trong vấn đề nhập khẩu hàng hóa, nhất là vấn đề bán phá giá. Cho nên sản phẩm

của công ty khi bán sang các thị trường này đều phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định.

Đây cũng là điều khó khăn nhất mà công ty gặp phải trong thời gian qua.

1.1.2 Môi trường trong nước

Về kinh tế:

Sự phát triển của nền kinh tế trong nước có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của

công ty, nhất là khi nền kinh tế phải chịu tác động từ cuộc khủng hoảng toàn cầu. Sự việc này đã

gây ra không ít khó khăn cho công ty Phước Sang nói riêng và toàn thể các doanh nghiệp trong

nước nói chung trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên, theo báo

cáo mới nhất của Tổng cục thông kê thì nền kinh tế Việt Nam dần bước ra khỏi cuộc khủng

hoảng với tốc độ tăng trưởng GDP năm 2013 tăng 5,6%/năm, dự kiến năm 2014 tăng 5,8% và

tăng 6% năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2013 ước đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với

năm 2012, nhiều giá cả các mặt hàng xuất khẩu tăng lên đáng kể góp phần vào tăng trưởng kim

Page 61: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 61

ngạch. Năm 2013, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam cũng được giảm thấp nhất trong vòng 10 năm

qua, xuống còn mức 6%.

Bên cạnh những kết quả khả quan trong thời gian qua thì nhìn chung nền kinh tế nước ta cũng

còn bộc lộ nhiều vẫn đề đáng ngại. Kinh tế vĩ mô vẫn thiếu nền tảng vững chắc, chất lượng tăng

trưởng còn thấp so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ. Chỉ số giá tiêu dùng

tăng lên hai cón ố đã gây ra tình trạng bão giá, khiến các doanh nghiệp sản xuất và người dân

đều gặp khó khăn. Một vấn đề khác có tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

là tỷ giá hiện nay đang diễn biến phức tạp. Dù ngân hàn trung ương đã hai lần nâng tỷ giá liên

ngân hàng nhưng khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do luôn ở mức

cao, khoảng 10%. Nguyên nhân dẫn đến bất ổn tỉ giá là do bội chi cao, tình hình nhập siêu, và

hiệu quả đầu tư công thấp đã làm cho cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tê. Những điều này đã gây

ra không ít những khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Về chính trị pháp luật:

Việt Nam theo chế độ xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự

quản lý của nhà nước. Nước ta chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại độc lâp, tự chủ mở

rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm

“Việt Nam sẵn sang là bạn và đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì

hòa bình, độc lập và phát triển”. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao tốt với 168

quốc gia thuộc tất cả các châu lục, bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị lớn của thế

giới. Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hàng tram tổ chức

phi chính phủ. Năm 2007 đánh dấu sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150

của tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Đây thực sự là bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập

nền kinh tế toàn cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương, nhất là trong lĩnh vực xuất

khẩu. Bên cạnh đó, để phát triển nền kinh tế trong nước, khuyến khích xuất khẩu, chính phủ áp

dụng mức thuế suất 0% đối với các mặt hàng xuất khẩu, can thiệp vào việc giữ vững và nâng cao

tỷ giá, ban hành quy định về việc ưu đãi lãi suất tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhất là

ngành gạo, thủy sản, cà phê... và dần dần cải cách thủ tục hải quan theo hướng đơn giản hóa. Đây

là những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước an tâm phát triển sản xuất và vươn

ra thị trường thế giới.

Tuy nhiên, về hệ thống pháp luật thì nước ta còn hạn chế so với yêu cầu hội nhập, hiệu lực quản

lý của cơ quan nhà nước còn yếu, sự nhất quán và đồng bộ, gây khó khăn trong công việc thực

thi các chỉ thị của nhà nước. Đặc biệt các luật đầu tư, luật sở hữu trí tuệ, luật chống phá giá vẫn

còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, cho nên doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức đúng mức tầm

quan trọng của các loại luật này, dẫn đến thiệt hại không nhỏ khi vi phạm.

Về chính sách của nhà nước đối với ngành dừa:

Page 62: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 62

Hiện nay, nước ta đã có nhiều ưu đãi để khuyến khích và phát triển xuất khẩu trong nông nghiệp

nhưng chủ yếu là dành cho các mặt hàng gạo, thủy sản, các cây công nghiệp như chè, cà phê, cao

su, điều. Tuy nhiên một ngành đóng góp vai trò không nhỏ cho nền kinh tế cugx như kim ngạch

xuất khẩu hàng năm mà trên thực tế vẫn chưa được nhắc đến đó là ngành dừa. Ngoài những

người dân trồng dừa, các doanh nghiệp sản xuất chế biến những sản phẩm từ cây dừa và các nhà

khoa học nghiên cứu về cây dừa thì loại cây này chưa phải là đối tượng giành được nhiều sự

quan tâm của nhà nước và các bộ ngành. Trong những năm gần đây, nhu cầu của thị trường tăng

đột phát về vác sản phẩm của ngành này, khiến cho các tỉnh trồng dừa không khỏi lúng túng khi

đưa ra chiến lược phát triển phù hợp. Vấn đề hiện nay là các doanh nghiệp phải tự xoay sở để tìm

hướng đi cho mục tiêu xây dựng thương hiệu cây dừa Việt Nam, họ không nhận được sự hỗ trợ

nào của Nhà nước nên đã gặp rất nhiều khó khăn.

Cho đến bây giờ, nước ta chỉ có một tổ chức duy nhất được thành lập nhằm tháo gỡ khó khăn

này là Hiệp hội Dừa Việt Nam. Mặc dù cây dừa được xếp vào danh mục cây công nghiệp nhưng

nó cũng như một loại cây trồng thông thường khác nên phần lớn việc đầu tư trồng dừa chỉ mang

tính tự phát của người dân chứ chưa được quy hoạch thành những đồn điền, trang trại như cao

su, điều, cà phê… Đặc biệt về khâu chọn giống, gần như chưa có một trung tâm chính quy nào

chuyên nghiên cứu và phát triển giống dừa, ngoại trừ Trung tâm thực nghiệm giống , thuộc vườn

quốc gia U Minh Thượng.

Nguồn giống do trung tâm nghiên cứu gần như chỉ mới đáp ứng được cho việc trồng thực

nghiệm. Ngoài ra, còn một đơn vị khác là Trung tâm thực nghiệp Đồng Gò – Bến Tre, thuộc

Viện nghiên cứu dầu, cũng có nghiên cứu về giống dừa, nhưng chủ yếu vẫn dừng lại ở mức độ

bảo tồn nguồn gen dừa Việt Nam chứ chưa cung cấp giống cho người trồng dừa. Vì vậy, người

trồng dừa chủ yếu vẫn phải tự tìm kiếm giống dừa theo kiểu may rủi. Trong khi vòng đời của cây

dừa là khoảng 60 năm, nếu mỗi người dân chọn sai giống dừa thì hệ lụy của nó cũng kéo dài đến

khoảng thời gian đó. Loại giống dừa được ưa chuộng hiện nay vẫn là giống dừa dâu vàng và dâu

xanh. Đây là loại dừa cho năng suất cao nhưng cũng chỉ khoảng 60 trái/năm. Trong khi đó, tại

Philippines đã có những giống dừa cho năng suất trên 100 trái/năm và một loại khác ở Thái Lan

có thể cho đến 200 trái/năm. Điều đáng nói là người dân Việt Nam không thể có cơ hội tiếp cận

với những giống dừa này. Chính những khó khăn trên đã làm cho cây dừa Việt Nam mất đi thế

mạnh và chưa khẳng định được tiềm lực kinh tế của mình, trong khi nước ta lại là một trong các

quốc gia có diện tích trồng dừa hàng đầu thế giới.

Cho đến thời điểm này, chưa có một chính sách cụ thể ngoài việc đưa trái dừa (dừa nguyên liệu)

vào danh mục thế xuất khẩu với thuế suất 3% có liệu lực bắt đầu từ 20/05/2011 theo TT 46 của

Bộ Tài Chính. Dù sao thì đây cũng là một tín hiệu lạc quan cho ngành công nghiệp chế biến dừa

Việt Nam khi mà ngành này bắt đầu nhận được sự quan tâm của Chính Phủ, trước tiên là lĩnh

vực thuế, giúp cho các doanh nghiệp chế biến dừa trong nước đảm bảo hoạt động sản xuất khi

mà nguồn nguyên liệu hiện nay ồ ạt chảy sang thị trường Trung Quốc, Thái Lan.

Page 63: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 63

Một thiệt thòi khác cho các doanh nghiệp ngành dừa đó là do họ chưa nhận được chính sách ưu

đãi tài chính, chẳng hạn như mặt hàng than hoạt tính sản xuất từ gáo dừa, đây là một mặt hàng có

giá trị cao nhưng lại có thời gian dự trữ nguyên liệu kéo dài, các doanh nghiệp rất cần vay vốn

ưu đãi hoặc nên nhận được thuế suất ưu đãi đầu vào để gia tăng khả năng cạnh tranh với các đối

thủ khác trên thị trường.

1.1.4 Công nghệ:

Ngày nay, việc ứng dụng các thành tựu tiên tiến của khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã giúp

ngành chế biến các sản phẩm từ trái dừa nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm đầu

ra. Đối với sản phẩm qua tinh chế như cơm dừa sấy khô thì lại càng đòi hỏi có những thiết bị

máy móc hiện đại, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong toàn bộ quy trình sản xuất.

Dù xuất hiện khá muốn so với các nước có ngành dừa truyền thống như Indonesia, Philippines…

nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang dần bắt kịp công nghệ sản xuất hiện đại của các

nước trên. Bên cạnh đó họ còn phải cố gắng đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng để có thể vượt

qua những hàng rào kỹ thuật từ các nước nhập khẩu.

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 : đây là phiên bản tiêu chuẩn quốc tế mới nhất do tổ

chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành đang được nhiều tổ chức tại 175 quốc gia áp dụng

trong đó có Việt Nam. Hiện nay ISO 9001:2008 đã trở thành chuẩn mực toàn cầu bảo đảm khả

năng thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng và nâng cao hơn nữa sự thỏa mãn của khách hàng

trong các mối quan hệ giữa nhà cung cấp và khách hàng.

Hệ thống Phân tích mối nguy và xác định điểm kiểm soát tới hạn (HACCP): là hệ thống kiểm

soát án toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất chế biến thực phẩm mang tính chất phòng ngừa

nhằm đảm bảo an toàn thực phẩmvà chất lượng thực phẩm thông qua việc phân tích các mối

nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn. Xét riêng về phương

diện quản lý an toàn và chất lượng. HACCP là hệ thống đang được toàn thế giới công nhận như

là một hệ thống quản lý an toàn và chất lượng thực phẩm hữu hiệu nhât. Trước những yêu cầu

ngày càng tăng của người tiêu dùng cũng như trách nhiệm của các nhà sản xuất, chế biến thực

phẩm, các quốc gia trên toàn thế giới mà đặc biệt là EU đã chính thức ban hành các quy định bắt

buộc chỉ cho phép đưa hàng ra thị trường những sản phẩm thực phẩm phải có chứng nhận

HACCP.

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005 : hệ thống này nhằm đảm bảo sự liên kết

chặt chẽ trong chuỗi dây chuyền cung ứng về thực phẩm từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho đến

khi thực phẩm đến tay người tiêu dùng. Thực tế, ISO 22000:2005 và HACCP có những điểm

tương đồng là đều hướng các doanh nghiệp sản xuất giảm thiểu các mối nguy đối với thực phẩm

trong quá trình chế biến. Chỉ có điểm khác biệt là ISO 22000:2500 còn quy định thêm các yêu

cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung cu thể tương tự ISO 9001:2008.

1.1.5: Quan hệ kinh tế giữa EU và Việt Nam

Page 64: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 64

Hiện nay, EU hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch

thương mại hai chiều tăng trung bình 15% - 20%. Năm 2013, thương mại Việt Nam-EU đạt

33,78 tỷ USD, trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang EU khoảng 24,3 tỷ USD. Đặc điểm nổi bật

trong thương mại hai chiều Việt Nam- EU là tính bổ sung cao, ít cạnh tranh trực tiếp, cơ cấu

hàng Việt Nam xuất khẩu sang EU đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng hàng chất lượng cao,

thực phẩm sạch, thủ công mỹ nghệ, giảm tỷ trọng hàng chất lượng trung bình, hàng nông sản thô.

Tính đến năm 2013, đã có 24/28 nước EU đầu tư vào Việt Nam với 1.913 dự án còn hiệu lực với

tổng vốn đăng ký trên 33,25 tỷ USD; riêng Việt Nam có 33 dự án đầu tư sang 10 nước EU với

tổng vốn đăng ký đạt khoảng 107 triệu USD.

Đến nay, Việt Nam đã qua ba vòng đàm phán Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Buôn bán gỗ

(FLEGT) của EU nhằm đảm bảo các sản phẩm xuất khẩu phải được sản xuất từ nguyên liệu gỗ

hợp pháp. Qua đó, chỉ những sản phẩm có chứng chỉ FLEGT mới “rộng cửa” vào thị trường EU.

Trọng tâm của kế hoạch hành động này là những Thỏa thuận Đối tác tự nguyện (VPA) đối với

các nước sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ mong muốn loại bỏ gỗ bất hợp pháp trong thương mại với

EU. Việc thực hiện VPA sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong việc xuất khẩu đồ

gỗ. Sản phẩm không chỉ tiếp tục được xuất khẩu vào EU mà còn có thể bán được giá cao hơn

cũng như có nhiều cơ hội xuất khẩu sang các thị trường khác, giảm thiểu tình trạng chế biến gỗ

bất hợp pháp trong nước, tăng uy tín quốc gia. Dự kiến, các chương trình thảo luận sẽ khép lại và

kết thúc đàm phán VPA vào cuối năm 2014.

Trước đó, ngày 31-10-2012, EU cũng đã thông qua Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)

mới có hiệu lực 10 năm, áp dụng kể từ ngày 1-1-2014, đưa Việt Nam vào danh sách các nước

được hưởng GSP đối với tất cả các mặt hàng, kể cả những mặt hàng trước đã từng bị xếp vào

nhóm hàng đã có quy mô lớn như giày dép. Mục đích của GSP là hỗ trợ các nước đang phát triển

thông qua việc tạo thuận lợi cho các nước này xuất khẩu vào thị trường Liên minh châu Âu. Quy

chế được thực hiện dưới hình thức giảm thuế cho hàng hóa của các nước đang phát triển khi xuất

khẩu sang thị trường EU. Rõ ràng, GSP đem lại cho doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều thuận lợi.

Mặc dù Việt Nam đã và đang có những lợi thế nêu trên, nhưng để tiếp tục nâng cao giá trị tiềm

năng thương mại giữa Việt Nam và EU nói riêng và xuất khẩu nói chung, các doanh nghiệp Việt

Nam cần nâng cao tiêu chuẩn hàng hóa cũng như nắm rõ các quy định khi tham gia thị trường

xuất khẩu. Đặc biệt, các doanh nghiệp phải có tầm nhìn và chiến lược kinh doanh lâu dài để đáp

ứng các yêu cầu của thị trường này cũng như phát triển bền vững. Về phía quản lý nhà nước,

nhanh chóng hoàn thiện, chuẩn hóa hệ thống pháp luật cũng như cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu

cầu và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Mặt khác, cần

đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm nâng cao sức

cạnh tranh. Đây là con đường cơ bản nhất cũng là cơ hội để tăng năng lực xuất khẩu bền vững

nói chung và khu vực EU nói riêng.

Page 65: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 65

1.2 Phân tích môi trường ngành: Năm lợi thế cạnh tranh của Micheal Porter

1.2.1 Cạnh tranh nội bộ ngành :

Hiện nay, ngành chế biến các sản phẩm từ dừa đang có sức hấp dẫn khá lớn bởi nhu cầu thị

trường đang ở mức cao hơn và rào cản xâm nhập ngành tương đối thấp. Các doanh nghiệp tham

gia vào ngành này càng tăng cả về số lượng và quy mô hoạt động, từ đó dẫn đến sự cạnh tranh

gay gắt trong nội bộ ngành.

Do đó, khi một doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành, muốn thành công trên thương trường

doanh nghiệp không những am hiểu cả những đối thủ cạnh tranh với mình. Phân tích đối thủ

cạnh tranh giúp ta đưa ra được những chiến lược giá phù hợp, sản phẩm dịch vụ cung ứng làm

hài lòng khách hàng hơn các doanh nghiệp khác. Công ty Phước Sang hoạt động sản xuất kinh

doanh cả thị trường trong nước và xuất khẩu nên có rất nhiều đối thủ cạnh tranh bao gồm những

đối thủ trong nước và đối thủ ngoài nước.

Đối thủ trong nước:

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều các công ty sản xuất chế biến và xuất khẩu các

sản phẩm từ dừa. Đa số các công ty này có nguồn nguyên liệu dồi dào như Bến Tre, Trà Vinh,

Tiền Giang. Nhiều cơ sở có quy mô sản xuất lớn và lĩnh vực kinh doanh tương tự nên gây áp lực

cho hoạt động của công ty Phước Sang. Trong đó nổi bật là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến

Tre, tên giao dịch là BETRIMEX. Địa chỉ: số 75, đương 30/04, phường 3, p.Bến Tre, tỉnh Bến

Tre.

Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm từ dừa,

nông sản, hàng công nghệ phẩm, gia công xuất khẩu. Nhập khẩu máy móc nông nghiệp, thiết bị

vật tư và nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, đầu tư xây dựng, kinh doanh tổng hợp và

đầu tư tài chính.

Các sản phẩm chính của công ty là: cơm dừa sấy khô, chỉ xơ dừa, than gáo dừa, cà phê, tiêu....

Trong đó mặt hàng cơm dừa sấy khô là một trong những mặt hàng chủ lực với toàn hệ thống của

công ty, sản xuất đạt trên 80 tấn/ngày. Sản phẩm của công ty đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất

lượng cao”, đạt tiêu chuẩn ISO, GMP-HACCP.

Hiện tại thị trường xuất khẩu của công ty gồm nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như: Trung Quốc,

Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc…..

Công ty CP XNK Bến Tre có tốc độ phát triển khá nhanh và là một trong những doanh nghiệp

hàng đầu hoạt động có hiệu quả của tỉnh Bến Tre nhất là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Công ty CP XNK Bến Tre là đối thủ trực mạnh trực tiếp của Phước Sang. Công ty có cơ sở vật

chất và nguồn lực tài chính vững mạnh, nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trên thương trường.

Page 66: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 66

Bên cạnh đó, do nằm ở tỉnh Bến Tre, nơi có sản lượng dừa lớn nhất cả nước, có nhiều loại cây ăn

quả khác nhau và gần trọng điểm xuất khẩu gạo của Đồng bằng sông Cửu Long, nên công ty có

lợi thế cạnh tranh về nguồn nguyên liệu, đặc biệt là dừa. Tuy nhiên công ty này không chuyên

sản xuất kinh doanh và xuất khẩu các mặt hàng chế biến từ trái dừa như Phước Sang mà chiến

lược của công ty là phát triển thành công ty đa ngành, đa lĩnh vực của tỉnh Bến Tre. Do đó, công

ty không chỉ tập trung nguồn lực cho ngành dừa mà còn nhiều ngành khác như gạo, trái cây…

Từ cuối năm 2013 đến nay nguồn nguyên liệu dừa biến động mạnh đã gây ảnh hưởng trực tiếp

tới kim ngạch xuất khẩu của công ty CP XNK Bến Tre. Điều này chứng tỏ công ty chưa có chiến

lược để phản ứng kịp thời với áp ực từ nguồn cung nguyên liệu.

Ngoài BETRIMEX, công ty Phước Sang còn phải cạnh tranh với nhiều công ty khách như: Công

ty Cổ Phần Trà Bắc, Công ty TNHH Sáu Nhu và chi nhánh xuất nhập khẩu Nam Hà Nội tại

TP.Hồ Chí Minh, ba doanh nghiệp này chủ yếu xuất khẩu sản phẩm dừa khô bóc vỏ và cơm dừa

nạo. Bên cạnh đó nhiều công ty hoạt động với quy mô vừa và nhỏ nên áp lực cạnh tranh với công

ty Phước Sang là không đáng kể. Khi tình hình nguồn nguyên liệu của công ty có biến động,

công ty Phước Sang có thể liên kết với những đối thủ này để thực hiện chiến lược kết hợp theo

chiều ngang nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Đối thủ ngoài nước:

Để có một cách nhìn tổng quát về các đối thủ cạnh trnah với ngành dừa của Việt Nam, cần tìm

hiểu thêm về các quốc gia có diện tích, sản lượng và cũng như có hoạt động sản xuất và xuất

khẩu các sản phẩm chế biến từ trái dừa ở khu vực cũng như trên thế giới.

Cây dừa là một loại cây lấy dầu quan trọng nhất thế giới phân bổ rộng rãi từ vĩ độ 20 Bắc xuống

tận vĩ độ 20 Nam của đường xích đạo. Theo thông kê hiện nay, cây dừa đã được trồng ở hơn 93

quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng diện tích khoảng 12,47 triệu ha, trong đó trên 80% diện tích

dừa thuộc các nước Đông Nam Á và Nam Á. Đặc biệt, 17 quốc gia thuộc hiệp hội Dừa Châu Á -

Thái Bình Dương (APCC) chiếm hơn 85% với diện tích khoảng 10,762 triệu ha.

Quan sát bảng dưới đây ta thấy rằng Indonesia là quốc gia có diện tích trồng dừa nhiều nhất thế

giới với 3,98 triệu ha, chiếm tỷ trọng 31,92% với sản lượng cho trái hàng năm khoảng 16,235

triệu trái. Đứng vị trí thứ hai là Philippines với diện tích 3,26 triệu ha, chiếm 27,11% tổng diện

tích thế giới. Hàng năm cây dừa ở quốc đảo này cho sản lượng khoảng 12,573 triệu trái. Các vị

trí tiếp theo lần lượt thuộc về Ấn Độ, Srilanka và Thái Lan với tỷ trọng đóng góp là 15,32%,

3,13%, và 1,92%. Việt Nam cũng được xếp vào nhóm những quốc gia có diện tích trồng dừa

hàng đầu trong APCC với 0,18 triệu ha, chiếm 1,44% so với thế giới.

Page 67: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 67

Các quốc gia trên không chỉ dân đầu về diện tích trồng dừa mà còn là những nước có hoạt động

xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ dừa phát triển mạnh và lâu đời. Trong đó, Philippines,

Indonesia là những đối thủ lớn của ngành dừaViệt Nam trên thị trường xuất khẩu nhất là sản

phẩm than gáo dừa và cơm dừa sấy khô

Philippines:

Dù chỉ đứng thứ hai về diện tích trồng dừa nhưng quốc đảo này lại là nơi xuất khẩu các sản phẩm

từ dừa lớn nhất thế giới với kim ngạch đạt gần 2 tỷ USD năm 2013. Giá trị xuất khẩu khởi sắc

đang kể là do nhu cầu tăng mạnh ở các thị trường nhập khẩu quan trọng nhu Hoa Kỳ, Anh, Nhật

Bản, Pakistan. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sản lượng dừa thua hoạch của Philippines

giảm đáng kể do cây dừa bị lão hóa sau nhiều năm cho năng suất cao, gây khan hiếm nguồn

nguyên liệu đầu vào, ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành dừa của Philippines. Trong các sản

phẩm từ dừa thì dầu dừa và than hoạt tính là những sản phẩm chiếp tỷ trọng cao trong kim ngạch

xuất khẩu.

Indonesia:

Indonesia cũng là quốc gia xuất khẩu nhiểu các sản phẩm từ dừa mà nổi bật là than hoạt tính và

cơm dừa sấy khô. Lượng than hoạt tính xuất khẩu hàng năm trung bình khoảng 23.890 tấn.

Trong số 29 quốc gia nhập khẩu than hoạt tính của Indonesia thì các nước châu Á, cụ thể là Nhật

Bản, Hàn Quốc, Srilanka và Trung Quốc là những khách hàng chủ yếu. Đối với thị trường Hoa

Kỳ, lượng than hoạt tính từ Indonesia xuất sang đã giảm đáng kể trong giai đoạn từ 2011-2013.

Page 68: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 68

Ngoài việc xuất khẩu than hoạt tính, Indonesia cũng xuất khẩu cơm dừa sấy khô với sản lượng

đạt xấp xỉ 40.000 tấn/năm. Trong đó khoảng 42,8% cơm dừa nước này xuất sang các nước châu

Âu, và 30,8% là sang các nước châu Á –Thái Bình Dương. Hiện nay thị trường Mỹ, Brazil, Chile

cũng có xu hướng nhập khẩu cơm dừa từ Indonesia.

Đánh giá: các quốc gia thuộc APCC đều là những quốc gia xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ

dừa hàng đầu thế giới. Trong đó, nổi bật là Philippines và Indonesia, với trữ lượng lớn về nguyên

liệu và cả năng lực sản xuất. Đây là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh với doanh nghiệp Việt

Nam bởi bề dày kinh nghiệm trong ngành chế biến dừa và sản phẩm của họ cũng đã khẳng định

chất lượng thị trường quốc tế. Tuy nhiên, một đặc điểm chung của các nước này là hiện nay

nguồn dừa nguyên liệu đang dần bị lão hóa và suy giảm năng suất cho trái, ảnh hưởng nghiêm

trọng tới hoạt động xuất khẩu, xảy ra hiện tượng cung không đủ cầu. Đây chính là cơ hội cho các

doanh nghiệp Việt Nam tận dụng để đảy mạnh sản lượng xuất khẩu sản phẩm dừa vào thị trường

hiện tại của đối thủ.

1.2.2 Áp lực từ khách hàng :

Khách hàng là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp và là nhân tố tạo nên thị trường. Áp lực từ

khách hàng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động sản xuất của ngành, của từng

doanh nghiệp trong ngành đó. Các sản phẩm chế biến từ dừa hiện nay đang dần được khách hàng

trên thế giới ưa chuộng và nhu cầu về các loại sản phẩm này đang tăng lên rất nhanh, đôi khi

vượt quá lượng cung cho thị trường. Khách hàng của công ty Phước Sang gồm 2 nhóm chính:

Khách hàng trong nước: công ty chỉ cung cấp một phần nhỏ lượng hàng hóa sản phẩm cơm dừa

sấy khô cho thị trường trong nước. Khách hàng nội địa của công ty đa số là các trung gian phân

phối như đại lý, siêu thị hoặc các trung gian xuất khẩu, các công ty thương mại. Những đối tác

này thường đặt hàng với số lượng ổn định hàng tháng nên công ty không chịu áp lực từ các

khách hàng này.

Khách hàng ngoài nước: đây là nhóm khách hàng mà công ty hướng đến bởi hoạt động của công

ty chủ yếu là hướng vào xuất khẩu. Các khách hàng thế giới của công ty là những nhà công ty

thường đặt hàng với số lượng lớn và dao động. Họ có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Đay

là nhóm khách hàng mà công ty phải chịu áp lực lớn nên công ty luôn linh động trong việc áp

dụng chính sách giá, thanh toán… để giữ vũng và mở rộng thị trường, tránh làm mất thị phần vào

tay các đối thủ cạnh tranh.

Về tập quán tiêu dùng và thị hiếu của người dân EU:

Mặc dù liên minh Châu Âu được xem là một thị trường thống nhất nhưng về phương diện địa lý,

khí hậu, nhân khẩu học, các nét đặc trưng văn hóa xã hội, nhu cầu tiêu dùng và hành vi tiêu dùng

thì lại hoàn toàn không phải vậy. Khu vực bên trong và xung quanh vùng Rhine-Ruhr thường

được coi là trung tâm kinh tế của EU – gồm Hà Lan, Pháp, Bỉ và Đức – là nơi tập trung chủ yếu

Page 69: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 69

dân số, công nghiệp và cơ sở hạ tầng. Một số khu công nghiệp được đặt tại các khu vực khác

như: miền trung, miền nam nước Đức, miền bắc Tây Ban Nha, miền bắc nước Ý, trung tâm nước

Anh… có nền sản xuất công nghiệp tương đối thấp, hoạt động chủ yếu là nông nghiệp và du lịch.

Về mặt khí hậu cũng có sự khác biệt đáng kể. Các nước vùng Scandinavia có khí hậu lạnh, trong

khi các nước Địa Trung Hải lại có khí hậu cận nhiệt đới. Giữa hai vùng này là các nước tây bắc

EU nằm trong vùng khí hậu ôn hòa. Những đặc điểm về khí hậu là yếu tố ảnh hưởng đến hành vi

mua hàng của người tiêu dùng EU.

Một sự khác biệt lớn về dân số và quy mô thị trường cũng đang tồn tại ngay chính trong bản thân

EU, phần lớn đến từ Bắc Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Tư cũ, đang sinh sống tại đây. Sự đa dạng

tương đối về văn hóa không chỉ giữa các quốc gia thành viên mà còn nằm trong chính nội bộ mỗi

quốc gia.

Cùng với sự khác biệt về nhân khẩu học và văn hóa, thói quen tiêu dùng và hành vi mua sắm

cũng khác nhau giữa các thành viên EU. Tại những khu vực ở phần tây bắc EU, do sung túc hơn

nên người dân thường sử dụng phần lớn thu thập vào việc mua sắm nhà cửa, đồ dùng đắt tiền,

giải trí, du lịch, chăm sóc y tế. Vì thế mà chất lượng của hàng hóa và dịch vụ cung vấp cho các

quốc gia thuộc vùng này thường được chú trọng hơn. Tính đa dạng trong sự thống nhất của thị

trường EU cho chúng ta hiểu cụm từ người tiêu dùng châu Âu nói chung không tồn tại. Các quốc

gia bên ngoài khối muốn thâm nhập hiệu quả vào các thị trường thành viên EU không thể không

tính đến những nét đặc trưng của từng thị trường.

EU là thị trường có mức sống cao, yếu tố chất lượng, sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng

luôn được đặt lên hàng đầu thông qua việc đặt ra những yếu cầu rất nghiêm ngặt đối với hàng

hóa lưu thông trên thị trường. Trong xu thế hiện nay, các khía cạnh môi trường và xã hội liên

quan đến sản xuất hàng hóa ngày càng được các nước phát triển chú trọng, đặc biệt là EU. Thị

phần hàng thực phẩm thân thiện với môi trường trên cả hai phương diện ( giảm lượng hóa chất

trong thực phẩm và không gây ô nhiễm môi trường) dự kiến sẽ tăng lên nhanh chóng. Bao bì có

khả năng tái sinh và ngay cả việc quảng cáo được tiến hành theo cách thức thân thiện với môi

trường luôn giành được sự ưu ái của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng EU còn trở

nên khắt khe hơn tỏng việc lựa chọn hàng hóa xuất phát từ quan điểm đạo đức. Hàng hóa có

được sản xuất với sự phân chia thu nhập công bằng cho người lao động thực sự, trong những

điều kiện lao động phù hợp, không lạm dụng lao động trẻ em… đang là mối quan tâm lớn của thị

trường này.

Qua đây ta có thể thấy rằng, EU là một thị trường đầy tiềm năng và phù hợp với sản phẩm mà

công ty đang sản xuất. Tuy vậy, công ty cũng cần phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực

phẩm để có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường này.

1.2.3 Áp lực từ các sản phẩm thay thế:

Page 70: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 70

Các sản phẩm do công ty Phước Sang sản xuất và xuất khẩu hiện nay là cơm dừa sấy khô, than

gáo dừa và xơ dừa. Trong đó cơm dừa sấy khô đang là loại thực phẩm được khách hàng tiêu

dùng trên thế giới ưu chuộng bởi nó bổ sung chất béo cho cơ thể thay cho mỡ động vật. Ngoài ra

nó còn là nguyên liệu trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm như bánh kẹo. Xơ dừa đóng

kiện thì được dùn để sản xuất thảm trải sàn, trang trí nội thất, làm tấm cách âm, cách nhiệt trong

xây dựng.... Đây đều là những nguyên liệu mang tính chất đặc thù nên sản phẩm thay thế là rất

hạn chế.

Đối với than gáo dừa, đây là sản phẩm được sản xuất từ gáo dừa đập vụn, được dùng trong nhiều

lĩnh vực như trong ngành chế biến, xử lí khí bị ô nhiễm...Than gáo dừa còn có thể đc sản xuất từ

than mỏ, than tre… tuy nhiên những loại than này được đánh giá là hàm lượng tro cao, không

bảo đảm độ sạch như than gáo dừa. Do đó, trong thời điểm hiện tại, nếu xét về áp lực từ sản

phẩm thay thế là không đang lo ngại.

1.2.4 Áp lực từ nhà cung cấp:

Số lượng và quy mô nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của

họ đối với ngành, doanh nghiệp. Hiện nay, công ty Phước Sang có số lượng nhà cung cấp tương

đối nhiều và ổn định do có mối quan hệ hợp tác lâu năm ở tỉnh Bến Tre và Trà Vinh, cho nên áp

lực do nhà cung cấp nguyên liệu gây ra cho công ty là không đang kể, sự ảnh hưởng tới hoạt

động sản xuất và kinh doanh của công ty tỏng những năm qua là không nhiều.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2013 đến nay, nguồn dừa trái trong nước xảy ra tình trạng thiếu hụt dừa

do sản lượng thu hoạch thấp vì bị lão hóa, sâu bệnh và một phần do thương lại Trung Quốc, Thái

Lan đổ qua gom hàng. Hiện tượng này đã gây khó khăn chung cho hoạt động sản xuất của các

công ty trong ngành. Điều này càng trở nên quan trọng hơn đối với công ty Phước Sang vì công

ty chỉ chuyên sản xuất các sản phẩm từ trái dừa mà không có thêm bất kỳ sản phẩm nào khác nên

dừa là yếu tố đầu vào quan trọng không có khả năng thay thế. Do đó, để vượt qua áp lực về

nguồn nguyên liệu trong giai đoạn hiện nay, công ty cần có chính sách thu mua dự trữ trước kỳ

sản xuất từ các nhà cung cấp để hoạt động sản xuất diễn ra theo đúng kế hoạch

1.2.5 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn :

Trong thời gian gần đây, áp lực cạnh tranh ngành dừa khá cao do tiềm năng thị trường tiêu thụ

còn rất lớn và ngày càng phát triển nên có nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành không chỉ ở khu

vực đồng bằng sông cửu long mà còn trên phạm vi cả nước. Điều này là do điều kiện gia nhập

ngành tương đối thấp, không đòi hỏi cao về vốn, quy mô, công nghê vì phần nhiều các sản phẩm

dừa hiện nay chủ yếu còn ở dạng sơ chế.

Trong ngành dừa có nhiều mặt hàng phục vụ có nhiều nhu cầu khách nhau từ thực phẩm như

bánh kẹo, sữa dừa, cơm dừa, đến sản phẩm phụ trợ cho ngành công nghiệp như xơ dừa, chỉ xơ

dừa, than gáo dừa… Thêm vào đó, nguồn nguyên liệu dừa hiện nay chưa vào giai đoạn khan

Page 71: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 71

hiếm như các nước trong khu vực, chi phí hỗ trợ việc thu mua và bảo quản nguyên liệu tương đối

thấp. Do vậy, khả năng các đối thủ mới muốn gia nhập ngành là khá lớn, bao gồm:

- Các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu nông sản ngoài dừa như

gạo, trái cây, rau quả… cùng nằm trong khu vực đồng bằng sông cửu long.

- Những thương lái, vựa chuyên thu mua dừa nguyên liệu từ nông dân và bán lại cho các doanh

nghiệp sản xuất chế biến. Do có kinh nghiệm trong việc tìm nguồn nguyên liệu và mối quan hệ

hợp tác với người trồng dừa nên khả năng phát triển hoạt động kinh doanh hiện tại của họ là

hoàn toàn có thể nhất là sản xuất xơ dừa đóng kiện, chỉ xơ dừa và mùn dừa.

Hiện tại sản phẩm chủ lực của công ty Phước Sang là cơm dừa sấy khô và than gáo dừa, mà hai

sản phẩm này đòi hỏi nguồn đầu tư vào máy móc, công nghệ tiên tiến cũng như các thiết bị phân

tích hiện đại đủ khả năng kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng trong quán trình sản xuất. Hơn nữa,

Phước Sang còn có ưu thế là công ty có nhà máy sản xuất cơm dừa sấy khô với quy mô lớn nhất

nhì Việt Nam. Vì vậy, áp lực về đối thủ tiềm ẩn là có nhưng trong giai đoạn hiện tại chỉ là một

vài doanh nghiệp có quy mô lớn.

1.3 Phân tích nguồn lực của công ty để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu

1.3.1 Nguồn nhân lực (M1 – Men)

Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiêp. Con

người cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch định mục tiêu, phân tích bối cảnh môi trường, lựa chọn,

thực hiện và kiểm tra các chiến lược của doanh nghiệp. Chính vì thế mà công ty TNHH Phước

Sang luôn coi con người là yếu tố hàng đầu để quyết định sự thành công của công ty.

Trong những năm qua, công ty Phước Sang luôn thực hiện mục tiêu là phải đảm bảo đủ số lượng

lao động cần thiết để phục vụ cho sản xuất, đồng thời phải tránh tình trạng dư thừa lao động.

Hiện nay, tổng số nhân viên trong công ty là 120 người, trong đó lao động ở các phòng ban

chiếm 20%, còn lại là lao động trực tiếp quản lý, làm việc tại phân xưởng.

Bảng 10: SỐ LƯỢNG VÀ THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA CỦA LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY

PHƯỚC SANG TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 6 tháng đầu

2014

Số lượng Người 105 115 126 120

Thu nhập

bình quân

đ/ng/tháng 2.750.000 2.850.000 3.570.000 3.719.175

Page 72: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 72

Theo bảng trên ta thấy số lượng lao động của công ty năm 2013 tăng 9,1% so với năm 2012 và

hơn 19,4% so với năm 2011. Bởi vì năm 2012, sau khi nền kinh tế đã dần ổn định, công ty bắt

đầu mở rộng thêm quy mô sản xuất để gia tăng sản lượng hàng hóa cung cấp cho thị trường. Do

đó bắt buộc công ty phải bổ sung thêm nguồn nhân lực, đa số là cho khối công nhân ký thuật tại

nhà máy. Tính đến tháng 6 năm 2014, số lượng nhân viên của công ty đã là 120 người, giảm đi 6

nhân viên do hết hạn hợp đồng lao động và không ký thêm hợp đồng mới. Như vậy, sự biến động

số lượng lao động trong công ty những năm qua là không đáng kể. Điều này cho thấy công ty

luôn duy trì một lực lượng lao động vừa đủ, đảm bảo kịp thời tiến độ sản xuất, chế biến.

Để có được một nguồn nhân lực ổn định, hàng năm công ty luôn có những chế độ chính sách

nhằm khuyến khích về vật chất lẫn tinh thần cho công nhân viên. Cụ thể với chính sách tiền

lương, thu nhập bình quân hiện nay là 3.719.175 đồng/người/tháng. Mặc dù kết quả này còn

nhiều khiêm tốn so với nhiều doanh nghiệp khác trong nội bộ ngành, nhưng cũng đã góp phần

lưu giữ và thu hút thêm nguồn lực cho công ty. Từ đó, giúp cải thiện và không ngừng nâng cao

đời sống của người lao động. Trong tương lai, công ty sẽ có những bước cải thiện về tiền lương,

nhằm đảm bảo cho cuộc sống của người lao động, một phần nào đó giúp nâng cao năng suất,

hiệu quả làm việc. Hiện tại, đội ngũ nhân sự ở các phòng ban đang làm việc tại công ty đều đã

tốt nghiệp các ngành: quản trị kinh doanh, ngoại thương, tài chính, kế toán, khoa học công nghệ,

hóa chất… nhằm đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất.

Page 73: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 73

Bảng 11: TRÌNH ĐỘ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY PHƯỚC SANG

TÍNH ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)

Đại học trở lên 10 8,33

Cao đẳng 14 11,67

Trung cấp 5 4,17

Sơ cấp 4 3,33

Chứng chỉ học nghề 67 55,83

Công nhân kỹ thuật 20 16,67

Tổng 120 100

Nguồn: Phòng kế hoạch – tài chính

Qua bảng đánh giá, ta thấy trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm khoảng 20% tổng số lao động.

Trong đó khối trực tiếp quản lý đạt chỉ tiêu 100% trình độ Cao đằng – Đại học trở lên. Khối công

nhân kỹ thuật và lao động phổ thông chiếm cao nhất với 87 người chiếm khoảng 72,5%. Nhìn

chung lực lượng lao động tại công ty phần lớn đều đã qua đào tạo, đạt trình độ chuyên môn đủ

điều kiện làm việc vì dây chuyền sản xuất của công ty không quá phức tạp, chỉ đòi hỏi người lao

động nắm rõ những kỹ năng cơ bản của công việc. Với lực lượng lao động trình độ như hiện nay

đã đáp ứng tương đối tốt yêu cầu hoạt động sản xuất của công ty. Tuy nhiên, để nâng cao hơn

nữa năng suất lao động, trong thời gian sắp tới công ty sẽ từng bước cải tiến công nghệ, đòi hỏi

công nhân phải nắm bắt được những công việc có yêu cầu phức tạp mà với trình độ lao động như

hiện nay là chưa đạt yêu cầu. Do đó, để có thể đảm bảo kế hoạch phát triền trong tương lại, công

ty đã bắt đầu chú trọng, quan tâm nhiều đến công tác bổi dường, đào tạo đội ngũ cán bộ, lao

động. Công ty còn đưa ra nhiều chính sách, chương trình khuyến khích lao động có trình độ về

làm việc. Ngoài việc tuyển dụng thêm các vị trí mới, công ty còn tự đào tạo nhân viên của bình

bằng cách cho họ đi nâng cao trình độ chuyên môn sau đại học, nhất là đối với nhân viên phòng

hóa nghiệm, phòng kỹ thuật.

Page 74: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 74

1.3.2 Nguồn tài lực (M2-Money)

Bảng 12: NGUỒN VỐN ĐIỀU LỆ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU

CỦA CÔNG TY PHƯỚC SANGTỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2014

Đơn vị tính: triệu đồng.

Năm Vốn điều lệ Vốn chủ sở hữu

2011 49.549,500 64.480,240

2012 52.010,340 75.229,963

2013 58.129,760 84.592,922

6 tháng đầu 2013 54.610,857 69.262,002

6 tháng đầu 2014 61.036,248 73.475,995

(nguồn: phòng kế hoạch – thị trường)

Vào thời điểm công ty mới bắt đầu thành lập năm 2008 vốn điều lệ của công ty chỉ có 26.602

triệu đồng. Trong quá trình hoạt động hàng năm công ty không ngừng gia tăng nguồn vốn này.

Cho đến thời điểm cuối năm 2013 đã đạt mức 58.129,760 triệu đồng, tăng 11,77% so với năm

2012 và tăng 17,32% so với năm 2011. Tính đến tháng 6 năm 2014, nguồn vốn điều lệ đã lên đến

61.036,248 triệu đồng, tăng 17,76% so với cùng kỳ năm 2013. Như vậy, việc gia tăng vốn điều

lệ của công ty phần nào cho thấy công ty đang cần huy động vốn để mở rộng hoạt động sản xuất

kinh doanh, đầu tư mua sắm thêm máy móc, công nghệ. Với số vốn điều lệ 61.036,248 triệu

đồng như hiện nay của công ty cũng là tương đối cao so với một số doanh nghiệp trong ngành.

Một nguồn vốn phản ánh rõ hơn nguồn lực tài chính công ty là vốn chủ sở hữu. Đây là phần vốn

công ty có toàn quyền chủ động sử dụng, khai thác lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhìn tổng quan ta thấy nguồn vốn này đều có xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2013,

nguồn vốn này là 84.592,922 triệu đồng, con số này đã tăng 12,45% so với năm 2012, và 31,2%

so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2014, vốn chủ sở hữu của công ty là 73.475,995 triệu

đồng, tăng 6,1% so với cùng thời điểm năm 2013, tương ứng với số tiền là 4.212,998 triệu đồng.

1.3.3 Nguồn nguyên liệu đầu vào (M3 –Material)

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới rất thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp dài

ngày, cụ thể là cây dừa. Thêm vào đó, với thế mạnh là một trong các quốc gia có diện tích dừa

nhiều đứng hàng đầu thế giới, nên đây là một yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của các doanh

nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu các sản phầm từ cây dừa. Năm tại Bến Tre, địa phương

Page 75: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 75

trồng dừa nhiều nhất cả nước, lại có khí hậu tương đối ôn hòa nên công ty đã có nhiều ưu thế

trong việc khai thác nguồn nguyên liệu dồi dào này.

Theo thống kê của viện nghiên cứu Dầu và cây có Dầu thì hiện tại nước ta có khoảng 180.000 ha

dừa, trong đó trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh ĐBSCL (hơn 75%) và Duyên hải Nam Trung Bộ

(20%)

Bảng 13: DIỆN TÍCH TRỒNG DỪA CỦA MỘT SỐ TỈNH Ở VIỆT NAM

TÍNH ĐẾN NĂM 2014

Đơn vị tính: ha

Tỉnh Diện tích % so với cả nước

Bến Tre 50.640 28,13%

Trà Vinh 14.301 7,95

Tiền Giang 10.850 6,03

Bình Định 10.520 5,84

Vĩnh Long 7.396 4,11

Tỉnh khác 87.243 48,47

Cả nước 180.000 100

Qua bảng trên, ta thấy rằng Đồng bằng Sông Cửu Long chính là vùng dừa lớn nhất của cả nước

với tổng diện tích là 110.000ha với sản lượng hàng năm là 600-800 triệu trái (khoảng 600 nghìn

tấn), trong đó Bến Tren, Trà Vinh, Tiền Giang là 3 tỉnh có diện tích dừa hàng đầu. Riêng với Bến

Tre, đây là tỉnh có diện tích trồng dừa và sản lượng dừa đứng đầu tại Việt Nam với diện tích

50.640 ha chiếm 28,13% của cả nước. Hàng năm cây dừa của tỉnh cho sản lượng khoảng 410

triệu trái. Cây dừa được trồng chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Mỏ Cày, Giồng Trôm với đa số

là giống dừa cao cho năng suất cao như dừa ta, dừa lừa, dừa Tam Quan.

Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, những năm trở lại đây ưu thế này không còn phát huy hiệu

quả nữa bởi năng lực thu mua và sơ chế nguyên liệu của công ty bắt đầu bộc lộ vài hạn chế nên

không canh tranh lại các doanh nghiệp trong địa bàn. Thêm vào đó, nguồn nguyên liệu đã trở nên

Page 76: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 76

khan hiếm bởi cây dừa đang giảm khả năng cho trái, bị dịch bệnh tấn công và không được chăm

sóc đúng mức. Không những dừa nguyên liệu giảm về số lượng mà còn giảm về chất lượng như

trái nhỏ, không đều về kích cỡ. Với tình hình hiện nay kèm theo sự tranh mua của các thương lái

ở các nước lân cận đã làm cho giá dừa nguyên liệu tăng lên đột biến, gây ảnh hưởng đến giá

thành sản xuất của công ty. Ngoài ra, về phía công ty cũng có những mặt hạn chế trong công tác

dự trữ nguyên liệu, chưa làm tốt công tác liên kết với các nhà cung cấp và người trồng dừa

Bên cạnh đó, vì giai đoạn gia công sơ chế bước đầu được công ty giao cho các hộ gia đình nên

nhiều khi không thể chủ động gia tăng năng suất, không đảm bảo được thời gian giao hàng cho

công ty như kế hoạch. Nguyên nhân là do lực lượng lao động này làm việc theo thời vụ, chủ yếu

là lúc nông nhàn nên đôi khi gặp phải tình trạng không đủ công nhân để làm việc. Nếu để tình

trạng này vẫn cứ tiếp diễn sẽ là mối đe dọa không nhỏ đối với sản xuất và xuất khẩu của công ty.

1.3.4 Cơ sở vật chất máy móc – công nghệ (M4-Machinery)

Hiện tại toàn bộ diện tích của công ty là 73.738 m2, gồm diện tích sản xuất và diện tích khu văn

phòng. Cơ sở máy móc, công nghệ của công ty tương đối hoàn thiện với mức độ tiên tiến và giá

trị đầu tư. Công ty đã có hệ thống máy chuyên dùng để sản xuất cơm dừa sấy với công suất

10.000 tấn/ năm., hệ thống chuyên dùng để sản xuất than được nhập về từ Trung Quốc gồm 3 lò

hoạt hóa, mỗi lò có công suất 3000 tấn/năm. Ngoài ra, công ty đầu tư nhập khẩu hệ thống máy

sản xuất xơ dừa từ Đài Loan gồm 2 dây chuyền có tổng công suất là 1.000.000 m2/năm. Hàng

năm, công ty đểu quan tâm đến công tác nâng cấp, sửa chữa và cải tiến các thiết bị sản xuất

nhằm tăng năng lực sản xuất của nhà máy.

Bên cạnh đó, công ty còn chú trọng đầu tư cải tiến quy trình, công nghệ sản xuất theo hướng

giảm thiểu chi phí sản xuất. Cụ thể là phòng kỹ thuật và công nghệ của công ty đã cải tiến,lắp đặt

và vận hành thành công nồi hơi từ sử dụng dầu F.O chuyển sang sử dụng than đá. Nếu như trước

đây, chi phí mua dầu F.O hàng năm là 5 tỷ đồng thì bây giờ chỉ còn khoảng 3,5 tỷ đồng để mua

than đá. Sáng kiến trên đã giúp công ty bình quan mỗi năm tiết kiệm được chi phí gần 1,5 tỷ

đồng. Trong thời gian gần dây, công ty còn bắt đầu tiến hành cải tiến công nghệ sử dụng nhiên

liệu từ vở trấu để chạy lò hơi 8 tấn/giờ, đây là loại vật liệu rẻ tiền, thân thiện với môi trường và

có sẵn tại địa phương.

Như vậy, với những thành tựu về công nghệ kỹ thuật mà công ty đạt được trong thời gian qua đã

phần nào giúp công ty củng cố được năng lực sản xuất cắt giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành

sản phẩm. Thêm vào đó, hệ thống máy móc công nghệ tiên tiến như hiện nay cùng với ưu thế là

công ty đầu tiên của Việt Nam có nhà máy sản xuất than hoạt tính đã giúp công ty có nhiều thế

mạnh trong cạnh trnah với các doanh nghiệp khác trong ngành dừa. Tuy nhiên, về thời gian tới

công ty phải cần quan tâm hơn nữa về công nghệ để có thể theo kịp với các nước có ngành dừa

phát triển lâu đời như Indonesia, Philippines…

1.3.5 Hoạt động Marketing (M5-Marketing)

1.3.5.1 Sản phẩm (P1 – Product)

Ngay từ khi đi vào hoạt động, công ty Phước Sang luôn đặt mục tiêu về chất lượng sản phẩm lên

hàng đầu, với phương châm “Chất lượng sản phẩm là giá trị của Phước Sang. Đầu tư nguồn lực

và cải tiến liên tục là dộng lực của sự phát triển bền vững.” Công ty đã không ngừng đầu tư máy

Page 77: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 77

móc thiết bị hiện đại, nhập khẩu những công nghệ mới, tân tiến. Bên cạnh đó, sản phẩm tạo ra

phải qua một quy trình kiểm tra gắt gao, giám sát nghiêm ngặt tư khâu đầu vào tới khâu đóng gói

bao bì nhằm tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cao, bao bì, mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu

người tiêu dùng.

Đối với than hoạt tính, hiện nay sản phẩm này đã đạt chất lượng với phương pháp kiểm tra tiêu

chuẩn JISK của Nhật và tiêu chuẩn ASTM của Mỹ. Đối với cơm dừa sấy khô thì công ty đã áp

dụng hệ thống quản lý ISO 9001:2008 và hiên nay đang triển khai xây dựng hệ thống quản lý

chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản

xuất cơm dừa sấy khô. Đặc biết từ ngày 26/09/2011 mặt hàng này của công ty đã được nhận giấy

chứng nhận HALAL, đây được xem như một giấy thông hành để có thể bước vào thị trường

Trung Đông. Như vậy, việc thiết lập và áp dụng thành công Hệ thống quản lý chất lượng cũng

như đạt được các chứng nhận về chất lượng của nước ngoài đã giúp công ty thực hiện tốt hơn

nữa những cam kết của mình với khách hàng và cộng đồng với một phương châm là “Nâng cao

chất lượng cuộc sống mọi người”. Công ty luôn mang đến những sản phẩm chất lượng, thân

thiện với môi trường và không ngừng nâng cao uy tín trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

1.3.5.2 Giá (P2- Price)

Chiến lược giá được xem là một trong những chiến lược hàng đầu đòi hỏi phải thực hiện tốt khi

xâm nhập thị trường. Ngày nay tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn cùng với sự cạnh tranh gay

gắt của các đối thủ trên thị trường, một hàng hóa bán ra có giá thành quá cao sẽ khó tiêu thụ,

không đủ sức cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường.

Công ty đang áp dụng chiến lược giá theo giá của thị trường, giá của thế giới sao cho việc kinh

doanh xuất khẩu của công ty mang lại hiệu quả và lợi nhuận như mong muốn, bằng hoặc vượt

chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Thông thường, công ty áp dụng giá CFR khi chào bán sản phẩm. Tuy

nhiên, công ty cũng linh hoạt trong chính sách giá với từng đối tượng khách hàng.

Trong tình hình giá cả nguyên liệu đầu vào biến động liên tục như hiện nay, công ty đang đứng

trước áp lực cắt giảm bớt chi phí đầu vào để ổn định giá thành sản phẩm đầu ra nhằm giữ chân

khách hàng quen thuộc cũng như thu hút thêm khách hàng mới.

1.3.5.3 Phân phối(P3-Place)

Chính sách phân phối hàng xuất khẩu của công ty chủ yếu là theo đơn đặt hàng từ phía đối tác,

và công ty chỉ có hình thức bán hàng duy nhất ra nước ngoài là xuất khẩu trực tiếp. Thông qua

đơn đặt hàng của nhà nhập khẩu, phòng kế hoạch – thị trường của công ty sẽ đàm phán giá cả,

phương thức vận tải, bảo hiểm. Công ty chuẩn bị hàng hóa theo đơn đặt hàng và tiến hành giao

hàng cho nhà nhập khẩu, tại thi trường nhập khẩu, hàng hóa sẽ đến tay người tiêu dùng. Hiện tại

công ty đã phân phối sản phẩm sang hơn 10 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp các châu lục.

Dù còn nhiều khó khăn trong vấn đề nghiên cứu thị trường nước ngoài, nhưng công ty đã không

ngừng nỗ lực để tìm kiếm thêm thị trường mới song song với việc củng cố lòng tin của khách

hàng ở thị trường hiện tại. Từ đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và tạo dựng thương hiệu ra thị

trường thế giới.

3.1.3.5.4 Chiêu thị (P4-Promote)

Page 78: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 78

Công ty đã rất linh hoạt và chủ động trong các phương thức nhằm xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.

Công ty đặc biệt quan tâm đến hoạt động Marketing truyền thống cũng như tham gia hội chợ, gửi

catalogue cho khách hàng và quảng cáo thông qua website của công ty. Bên cạnh đó công ty còn

xây dựng các phòng giới thiệu sản phẩm mẫu để khách hàng tham quan tìm hiểu. Ngoài ra, công

ty còn chú trọng việc thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên đại bàn đối

với các đối tượng chính sách, người nghèo, đồng bào thiểu số. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ

dừng lại ở phạm vi quốc gia, chưa góp phần quảng bá giúp nâng cao hình ảnh và tiếp cận khách

hàng quốc tế.

2. Thực trạng xuất khẩu hàng cơm dừa sang thị trường EU của công ty Phước Sang.

2.1 Tình hình xuất khẩu hàng cơm dừa sang thị trường EU của công ty Phước Sang.

2.1.2 Phân tích kim ngạch xuất khẩu.

Bảng 14: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CƠM DỪA VÀO THỊ TRƯỜNG EU

TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Từ bảng số liệu trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu cơm dừa của Phước Sang qua thị trường EU

tương đối ổn định và đạt giá trị cao qua các năm. Năm 2011 công ty bán sang thị trường này

877,4 tấn cơm dừa sấy với giá trị 1.034,209 nghìn USD. Năm 2012, tình hình xuất khẩu sang thị

trường này đã có biến động nhẹ, kim ngạch đạt 94,98% so với năm trước, đạt giá trị 982,365

nghìn USD tương ứng với khối lượng 802,7 tấn do nhu cầu nhập khẩu sản phẩm nguyên liệu để

sản xuất bị thu hẹp sau cuộc khủng hoảng và một phần do công ty không sản xuất đủ lượng hàng

hóa cung cấp sang thị trường này.

Page 79: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 79

Năm 2013, hoạt động xuất khẩu bắt đầu tăng trưởng mạnh trở lại với giá trị kim ngạch đạt

1.542,634 nghìn USD với tổng khối lượng cả năm đạt 1.022,6 tấn, tăng 57,03% so với năm

trước.Có được kết quả này là do sau khi hoạt động sản xuất phục hồi, công ty đã gia tăng xuất

khẩu sang thị trường này đặc biết là các nước Nga, Pháp, Ukraina. Thêm vào đó, do thị hiếu tiêu

dùng ở các nước này thay đổi, người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm có lợi cho

sức khỏe thay thế cho chất béo từ động vật mà cơm dừa sấy khô chính là loại thực phẩm thay thế

thích hợp nhất với vị béo và ngọt tự nhiên. Đặc biệt, kể từ khi công ty áp dụng tiêu chuẩn quản lý

ISO 22000:2005 trong sản xuất cơm dừa sấy khô nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đã

củng cố mạnh mẽ lòng tin của khách hàng ở thị trường khó tính này. Tính tới 6 tháng đầu năm

2014, kim ngạch xuất khẩu vẫn tiếp tục được giữ ở mức ổn định đạt 916,152 nghìn USD, tăng

32,43% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh các yếu tố đã phân tích ở trên, một nguyên nhân

khác giúp kim ngạch 6 tháng đầu năm nay tăng mạnh là do giá cả của cơm dừa sấy và than hoạt

tính bán sang thị trường này tăng lên đang kể sao với thời điểm năm trước.

2.1.3 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo thị trường qua các năm.

Bảng 15: CƠ CẤU KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CƠM DỪA THEO THỊ TRƯỜNG

TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu cơm dừa của Phước Sang vào EU theo từng thị trường luôn duy trì

ổn định qua các năm. Nga, Pháp và Ukraina là ba nước nhập khẩu cơm dừa nhiều nhất và chiếm

kim ngạch chủ yếu của EU. Trong đó, Nga luôn là nước nhập khẩu cơm dừa lớn nhất ở châu Âu

với tỉ trọng hàng năm chiếm hơn 30% trong tổng giá trị nhập khẩu. Năm 2011, Pháp là thị trường

nhập khẩu lớn thứ 2 chỉ sau Nga, nhưng trong những năm gần đây Ukraina đã vượt qua Pháp để

Page 80: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 80

giữ vị trí thứ 2 ở EU về nhập khẩu cơm dừa của công ty. Để đánh giá rõ hơn về tình hình cơ cấu

kim ngạch theo thị trường xuất khẩu vào EU của Phước Sang, chúng ta đi vào phân tích cơ cấu

kim ngạch nhập khẩu theo thị trường qua từng năm.

Biểu đồ 8: CƠ CẤU KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG NĂM 2011

Qua biểu đồ ta có thể thấy rằng, năm 2011, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nga là

lớn nhất, chiếm tới 30,23% tổng tỷ trọng với kim ngạch đạt 312,618 nghìn USD. Đứng ở vị trí

thứ hai là Pháp với tỷ trọng 27,49% tương ứng với giá trị kim ngạch đạt 284,327 nghìn USD.

Ukraina với tỷ trọng 24,74% xếp ở vị trí thứ ba, với giá trị kim ngạch đạt 255,842 nghìn USD.

Các quốc gia khác như Đức, Áo, Ba Lan… với tổng giá trị đạt 181,503 nghìn USD chiếm

17,55% tổng tỷ trọng cơ cấu.

Page 81: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 81

Biểu đồ 9: CƠ CẤU KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG NĂM 2012

Tới năm 2012, dù giá trị kim ngạch giảm chỉ đạt 95,37% so với năm 2011, tuy nhiên Nga vẫn là

thị trường nhập khẩu cơm dừa lớn nhất ở EU của Phước Sang với tỷ trọng đạt 30,35% tương ứng

với giá trị 298,134 nghìn USD. Pháp đã không còn giữ được vị trí thứ hai trong tổng cơ cấu khi

chỉ đạt 21,08% so với 21,63% của Ukraina. Sở dĩ có điều này là do tình hình kinh tế suy thoái,

ảnh hưởng rất lớn tới các công ty bánh kẹo của Pháp, một số họ đã phải tạm ngừng hoạt động sản

xuất, dẫn tới việc nhập khẩu nguyên liệu giảm sút. Năm 2012 là năm mà cơ cấu kim ngạch của

thị trường các nước khác ở EU nhập khẩu tương đối lớn trong tổng cơ cấu, chiếm tới 26,94%.

Qua đó có thể thấy rằng đây là thị trường có nhiều tiềm năng để phát triển, công ty nên chú trọng

nhiều hơn tới thị trường này.

Page 82: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 82

Biểu đồ 8: CƠ CẤU KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG NĂM 2013

Sang năm 2013, khi nền kinh tế đang dần được phục hồi, nhu cầu về nguyên liệu sản xuất được

nâng cao, kim ngạch xuất khẩu của Phước Sang nhờ đó cũng có những bước tiến lớn. Nga vẫn là

quốc gia nhập khẩu cơm dừa lớn nhất với 33,19% trong tổng cơ cấu tương ứng với giá trị kim

ngạch đạt 511,982 nghìn USD, tăng 71,73% so với năm 2012. Kim ngạch xuất khẩu vào thị

trường Pháp cũng tăng tới 80,73% so với năm 2012, đạt giá trị 374,319 nghìn USD, chiếm

24,26% trong tổng cơ cấu kim ngạch. Ukraina vẫn chiếm vị trí thứ hai về cơ cấu kim ngạch xuất

khẩu ở EU với 29,34% tổng kim ngạch, tương ứng với 452,630 nghìn USD về giá trị, tăng tới

112,98% so với năm 2012. Tuy vậy, thị trường các quốc gia khác có xu hướng giảm về giá trị so

với năm 2012, khi chỉ đạt giá trị 203,703 nghìn USD, giảm khoảng 23% so với năm 2012, chỉ

còn chiếm 13,20% trong tổng cơ cấu kim ngạch.

Page 83: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 83

Biểu đồ 8: CƠ CẤU KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG 6 THÁNG ĐẦU 2014

Sau 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Phước Sang vẫn đang giữ được đà phát

triển so với năm 2013. Nga vẫn là thị trường lớn nhất với 29,75% trong tổng cơ cấu, nhưng

khoảng cách với thị trường đứng thứ hai là Ukraina đã được rút ngắn đáng kể. Thị trường Pháp

vẫn ở vị trí thứ 3 chiếm 23,72% trong tổng cơ cấu. Các quốc gia khác, tổng kim ngạch nhập khẩu

6 tháng đầu năm 2014 đã có những bước được cải thiện so với năm 2013, đạt giá trị 173,485

nghìn USD, chiếm 18,94% trong tổng cơ cấu.

2.1.4 Hình thức kinh doanh xuất khẩu.

Hiện nay, hình thức kinh doanh xuất khẩu của công ty Phước Sang chủ yếu là gia công xuất khẩu

cho các công ty nước ngoài khi mà trình độ kỹ thuật và thiết kế mẫu mã của công ty đã phát triển

ở mức cao. Khi đó, các công ty nước ngoài chỉ giao mẫu mã và các thông số kỹ thuật của sản

phẩm, còn lại Phước Sang sẽ tự lo nguyên liệu, tự tổ chức quá trình sản xuất gia công theo yêu

cầu của bên đặt gia công. Trong hình thức này, Phước Sang được chủ động hoàn toàn trong quá

trình gia công sản phẩm, phát huy lợi thế về nhân công cũng như công nghệ sản xuất của mình.

Đối với hình thức kinh doanh này, Phước Sang và đối tác sẽ xác định một mức giá cho sản

phẩm. Phước Sang phải tự cân đối các khoản chi định mức và thù lao định mức gia công. Dù chi

phí thực tế của Phước Sang là bao nhiêu đi nữa, thì hai bên vẫn thanh toán với nhau theo giá định

mức đó. Vì vậy, Phước Sang phải tính toán một cách chi tiết các chi phí sản xuất về nguyên phụ

liệu nếu không sẽ dẫn đến thua thiệt.

2.1.5 Phân tích việc sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế.

Page 84: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 84

Từ khi mới thành lập tới nay, Phước Sang luôn cố gắng phát triển đội ngũ kinh doanh của mình.

Chính điều này đã làm cho Phước Sang ngày càng chiếm được ưu thế trên các cuộc đàm phán

kinh doanh. Trước đây, việc xuất khẩu của Phước Sang chủ yếu vẫn là xuất theo điều kiện FOB,

dẫn đến việc giá thành và lợi nhuận thu về không được cao. Tuy nhiên, hiện nay các đơn hàng

xuất khẩu của Phước Sang thường hướng khách hàng tới điều kiện thương mại CFR hoặc CIF,

nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu, mang lại lợi nhuận lớn hơn cho công ty.

Mặc dù vậy, đối với những khách hàng quen, hoặc khách hàng khó tính có những yêu cầu về

việc sử dụng điều kiện thương mại, thì công ty vẫn luôn cố gắng để đáp ứng đối với những khách

hàng đó.

2.1.6 Hình thức thanh toán các đơn hàng xuất khẩu

Phước Sang áp dụng tương đối linh hoạt các hình thức thanh toán đối với các đơn hàng xuất

khẩu. Đối với các công ty bạn hàng thân thiết, có nhiều năm làm việc, mua bán, công ty thường

áp dụng phương thức thanh toán là T/T (Telegraphic Transfer) trước 50% giá trị lô hàng, còn lại

50% sẽ thanh toán trong vòng 1 tháng kể từ khi nhận hàng. Với những công ty chấp nhận thanh

toán hết ngay sau khi nhận hàng, Phước Sang luôn có một mức chiết khấu nhất định đối với khác

hàng này. Đối với các khách hàng mới, các khách hàng đã mua sản phẩm của Phước Sang một

vài lần, công ty thường sử dụng phương thức thanh toán là T/T trước 20% giá trị lô hàng ngay

sau khi ký hợp đồng ngoại thương, sau khi hàng lên tàu, bên mua sẽ T/T thêm 30% giá trị lô

hàng khi Phước Sang chứng minh được là hàng đã được đưa lên tàu. Số tiền còn lại sẽ được

thanh toán bằng hình thức L/C, sau khi bên mua hàng nhận được bộ chứng từ từ Phước Sang.

Đối với các khách hàng ở các quốc gia mà công ty không cảm thấy an toàn khi giao dịch, nhằm

để hạn chế rủi ro, Phước Sang sẽ yêu cầu đối tác T/T trước 100% giá trị lô hàng khi ký hợp đồng

ngoại thương. Tuy nhiên, đây cũng sẽ là một rào cản lớn đối với công ty để có thể có được

những đơn hàng như vậy và điều này có thể làm cho công ty gặp nhiều khó khăn trọng việc mở

rộng thị trường tiêu thụ.

2.2 Phân tích quy trình xuất khẩu hàng cơm dừa của công ty

Để đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu được thực hiện một cách an toàn và thuận lợi đòi hỏi

Phước Sang phải tổ chức tiến hành theo các khâu của quy trình xuất khẩu chung. Trong quy trình

gồm nhiều bước có quan hệ chặt chẽ với nhau bước trước là cơ sở, tiền đề để thực hiện tốt bước

sau. Tranh chấp thường xảy ra trong tổ chức thực hiện hợp đồng là do lỗi yếu kém ở một khâu

nào đó. Để quy trình xuất khẩu được tiến hành thuận lợi thì làm tốt công việc ở các bước là rất

cần thiết. Thông thường quy trình xuất khẩu hàng hóa của Phước Sang gồm một số bước sau.

2.2.1 Nghiên cứu thị trường, lập phương án kinh doanh.

Nghiên cứu thị trường là bước khởi đầu cần thiết cho nghiệp vụ kinh doanh trong đó có xuất

khẩu cơm dừa sấy khô. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, đối với hoạt động gia công xuất khẩu thì

Phước Sang hầu như không có cơ hội nghiên cứu nhu cầu của khách hàng mà chi hoạt động thụ

Page 85: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 85

động theo yêu cầu từ phía đối tác. Mặc dù công ty đã cố gắng tham gia các cuộc hội chợ triển

lãm nhằm nắm bắt thị hiếu tiêu dùng hàng hóa và tập tính, động cơ mua bán của các nhà nhập

khẩu cơm dừa sấy, tuy nhiên những kiến thức thu được là chưa đủ để Phước Sang có thể nắm bắt

được nhu cầu của người tiêu dùng.

Dựa vào những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài

Phước Sang tiến hành lập phương án kinh doanh. Phương án này là bản kế hoạch hoạt động của

công ty nhằm đạt được những mục tiêu xác định trong kinh doanh. Xây dựng phương án kinh

doanh của Phước Sang gồm các bước sau:

Bước 1: đánh giá tình hình thị trường và thương nhân, từ đó đưa ra được đánh giá tổng quan về

thị trường nước ngoài và đánh giá chi tiết đối với từng phân đoạn thị trường. Đồng thời cũng

phải đưa ra những nhận định cụ thể về thương nhân nước ngoài mà công ty sẽ hợp tác kinh

doanh.

Bước 2: lựa chọn mặt hàng thời cơ, phương thức kinh doanh.

Xác định được thời cơ xuất khẩu thích hợp : khi nào thì xuất khẩu, khi nào thì dự trữ hàng chờ

xuất khẩu … từ đó đưa ra lựa chọn về phương thức kinh doanh cho phù hợp.

Bước 3: đề ra mục tiêu

Trên cơ sở đánh giá về thị trường nước ngoài khả năng tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu trên thị

trường đó mà công ty sẽ đề ra mục tiêu cho từng giai đoạn cụ thể khác nhau.

Bước 4: đề ra biện pháp thực hiện.

Giải pháp thực hiện là công cụ giúp công ty thực hiện các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất,

nhanh nhất, có lợi nhất cho công ty kinh doanh.

Bước 5: đánh giá hiệu quả của việc kinh doanh.

Sau mỗi thương vụ kinh doanh, Phước Sang luôn có những sự đánh giá về hiệu quả của công

việc. Đồng thời đánh giá được hiệu quả những khâu mà công ty đã và đang làm tốt, những khâu

còn yếu kém nhằm giúp công ty hoàn thiện quy trình xuất khẩu.

2.2.2 Tổ chức giao dịch đàm phán.

Như bất kỳ hợp đồng kinh tế thông thường nào, việc ký kết đàm phán của công ty cũng có thể là

gặp gỡ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua thư từ, điện tín. Phương thức giao dịch chủ yếu của

công ty là giao dịch trực tiếp với khác hàng, công ty trực tiếp chào hàng thỏa thuận các điều

khoản hợp đồng thông qua điện thoại, fax và đặc biệt là qua mạng internet… Ngoài ra, công ty

còn chào mời các đối tác tới thăm xưởng sản xuất, và giao dịch trực tiếp cho đến khi đạt được

thỏa thuận thống nhất giữa hai bên, tiến đến ký hợp đồng.

Page 86: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 86

2.2.3 Ký kết hợp đồng.

Việc ký kết hợp đồng của Phước Sang có thể thông qua fax, qua mạng internet, hoặc bạn hàng

trực tiếp sang Việt Nam để ký hợp đồng. Ngoài ra, công ty còn tham gia các hội chợ triển lãm

quốc tế, các buổi xúc tiến thương mại, ngoài việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh, công ty còn có

thể có được được những hợp đồng lớn với bạn hàng quốc tế trong các buổi hội trợ như vậy. Ký

kết hợp đồng là một quá trình cụ thể rất phức tạp, cần sự tỷ mỷ thận trọng đòi hỏi những người

có năng lực chuyên môn trong lĩnh vực này thực hiện, để tránh những rủi ro sau này, vì vậy, việc

ký kết của Phước Sang thường do Giám Đốc trực tiếp thực hiện.

Nội dung của hợp đồng tuân theo nguyên tắc chung của luật pháp về hợp đồng. Hiện nay công ty

thường ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa theo điều khoản thương mại CFR. Nội

dung hợp đồng ký kết của công ty có khoảng 12 điều khoản quy định. Để nắm bắt được rõ hơn

về các điều khoản của hợp đồng, ta đi vào phân tích một hợp đồng cụ thể của công ty.

Page 87: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 87

Page 88: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 88

Phần mở đầu, giới thiệu hợp đồng:

Đây là hợp đồng mua bán hàng hóa số 01/PS-MIRA/14. Được ký vào ngày 16 tháng 01 năm

2014.

Phần thông tin chủ thể hợp đồng:

Bên bán là công ty TNHH Phước Sang có địa chỉ của công ty ở trên hợp đồng.

Page 89: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 89

Bên mua là công ty LLC Miranda Group có địa chỉ ở 44 BAZARNAYA STR, ODESSA,

UKRAINA, 65025

Sau khi thảo luận, hai bên đồng ý ký kết hợp đồng này theo đó Phước Sang đồng ý bán và bên

LLC Miranda Group đồng ý mua với các điều kiện đi kèm.

Phần các điều khoản hợp đồng:

Điều 1: Hàng hóa – Số lượng – Giá – Số tiền.

Hàng hóa ở đây là cơm dừa sấy loại hạt nhỏ và hạt trung bình.

Điều khoản số lượng quy định cho từng loại hạt là 13,5 Metric Ton.

Đơn giá cho mỗi tấn là 2085 USD từ đó có tổng tiền cho mỗi loại là 28.147,5 USD.

Trị giá hợp hợp đồng của lô hàng này là 56.295 USD.

Hợp đồng quy định điều kiện giao hàng là CIF, giao hàng tới cảng Odessa của Ukraina

Hợp đồng cũng quy định quy cách đóng gói hàng hóa là hàng hóa phải đóng gói theo tiêu chuẩn

xuất khẩu với 3 lớp bao đóng, và trọng lượng mỗi bao là 25kg

Xuất xứ của hàng hóa là được sản xuất tại Việt Nam.

Điều 2: Thanh toán – Chứng từ yêu cầu

Trong điều nay quy định phương thức thanh toán là T/T trả trước 30% giá trị hợp đồng, tương

ứng với 16.888,5 USD ngay sau khi người mua nhận được hợp đồng và sẽ thanh toán 70% giá trị

còn lại cũng bằng phương thức thanh toán T/T.

Hợp đồng quy định ngân hàng của người bán với các thông tin:

+ Tên tài khoản: CT TNHH Phước Sang

+ Số tài khoản: 0071370706523

+ Tên ngân hàng: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhanh Hồ Chí Minh.

+ Địa chỉ ngân hàng: 10, Võ Văn Kiệt, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh,

Việt Nam.

Hợp đồng còn quy định việc thanh toán phải tiến hành trước ngày 20/1/2014, nếu thanh toán sau

ngày này thì hợp đồng sẽ tự động hủy.

Hợp đồng cũng quy định những tài liệu bắt buộc mà bên bán phải cung cấp cho bên mua gồm:

Page 90: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 90

+ 3 bản gốc B/L được đóng dấu “Freight Prepaid”.

+ Hóa đơn thương mại: 3 bản gốc

+ Packing list: 3 bản gốc

+ Chứng nhận xuất xứ: 1 bản gốc và 2 bản copy

+ Chứng nhận kiểm dịch thực vật: 1 bản gốc và 2 bản copy

+ Chứng nhận phân tích thành phần sản phẩm: 1 bản gốc và 2 bản copy

+ Chứng nhận bảo hiểm hàng hóa: 1 bản gốc + 1 bản copy

Điều 3: Quy định giao hàng:

Hợp đồng quy định thời gian giao hàng là trong tháng 1 năm 2014

Cảng xếp hàng là cảng bất kỳ ở Hồ Chí Minh, Việt Nam

Cảng đến là Odessa, Ukraina

Hợp đồng cũng cho phép hàng hóa được trung chuyển ở cảng trung gian, được phép chia nhỏ

hàng để giao.

Hợp đồng cũng nêu rõ trách nhiệm của người bán phải thông báo bằng email cho người mua

trong vòng 72 tiếng kể từ khi tàu đi, những thông tin sau :

+ Cước tàu ( hoặc hóa đơn)

+ Tên tàu

+ Trọng lượng hàng và trọng lượng cả container hàng.

+ B/L và thời gian dự kiến tàu chạy.

+ Ngày giao hàng

+ Thời gian dự kiến dỡ hàng.

Điều 4: Hủy hợp đồng và phạt

Hợp đồng quy định người bán hàng có quyền hủy hợp đồng và phạt người mua 5% giá trị đơn

hàng nếu người mua không thanh toán đúng hạn ở điều 2 với bất kỳ lý do nào.

Hợp đồng cũng nói rõ người bán không có trách nhiệm về việc bị trễ hàng hoặc hàng bị hỏng

trong các trường hợp bất khả kháng như: cấm xuất khẩu, chiến tranh, yếu tố chính trị…

Page 91: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 91

Điều 5: Các điều khoản chung

Bất kỳ tranh chấp nào cũng sẽ được giải quyết bởi các cuộc đàm phán hòa giải giữa hai bên.

Trong trường hợp đạt được thỏa thuận đồng ý hòa giải, tất cả các tranh chấp sẽ được giả quyết

bởi tòa bán trọng tài Việt Nam của phòng thương mại công nghiệp Việt Nam. Quyết định của hội

đồng trọng tài sẽ là quyết định cuối cùng đối với cả hai bên.

Hợp đồng được ký ngày 16 tháng 1 năm 2014 gồm 2 bản, được ký qua fax. Mỗi bên giữ 1 bản

copy.

Phần cuối hợp đồng:

Đại diện công ty LLC Miranda Group đóng dấu ký tên.

Đại diện công ty Phước Sang đóng dấu ký tên.

2.2.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng.

Đây là khâu cuối cùng trong quy trình xuất khẩu của công ty và là khâu quan trọng nhất quyết

định sự thành công của một thương vụ mua bán. Yêu cầu ở khâu này đảm bào mọi điều khoản

trong hợp đồng phải được thực hiện đúng và đầy đủ.

Quy trình thực hiện hợp đồng gồm có:

Xin giấy phép xuất khẩu:

Sau khi xem xet các điều kiện về năng lực xuất khẩu, khả năng tài chính… Nhà nước và các cơ

quan chức năng sẽ cấp giấy phép xuất khẩu hàng hóa cho từng loại mặt hàng xuất khẩu của công

ty theo quy định, với từng loại giấy phép theo tháng quý năm hoặc theo số lượng nhất định, sau

đó, công ty đem hợp đồng xuất khẩu và giấy phép đến bộ thương mại để ghi vào sổ theo dõi xuất

khẩu.

Chuẩn bị hàng hóa cho xuất khẩu:

Để thực hiện các điều khoản ký kết trong hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, công ty tiến hành chuẩn

bị hàng để xuất khẩu: thường là khoảng thời gian 15 ngày trước khi tàu chuyên chở khởi hành.

Các loại hàng hóa phải đảm bảo chỉ tiêu chất lượng và thận trọng khi bốc hàng lên tàu chuyên

chở.

Kiểm tra chất lượng:

Trước khi giao hàng công ty phải kiểm tra hàng hóa về phẩm cấp, chất lượng, bao bì… công việc

kiểm định hàng hóa của Phước Sang thường được tổ chức giám định ICC Control thực hiện. Tổ

chức này có nhiệm vụ kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng theo điều khoản đã ký kết. Sau khi giám

định mới bao gói hàng hóa, thuê phương tiện chuyển hàng hóa đến cảng chất hàng. Tổ chức

Page 92: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 92

giám định cho chất hàng, niêm phong và cấp giấy giám sát. Ngoài ra, tổ chức này còn giám định

về sự an toàn, vệ sinh, điều kiện bảo quản và khử trùng hàng hóa. Quan trọng hơn là khâu kiểm

dịch thực vật nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực vật tránh khả năng lây lan bệnh sang các nước

nhập khẩu. Sau khi kiểm tra xong công ty sẽ được cấp chứng thư chứng nhân về bảo vệ thực vật

quốc tế.

Thuê tàu lưu cước:

Công ty tiến hành thuê tàu với các công ty vận tải như MSC, Maersk, CMA – CGM… Việc thuê

tàu đòi hỏi phải có kinh nghiệm về nghiệp vụ, thông tin giá cước, tình hình vận tải, có hiểu biết

về các điều khoản trong hợp đồng thuê tàu nhằm hạn chế rủi ro khi thuê tàu.

Làm thủ tục hải quan:

Phước Sang chuẩn bị các chứng từ cần thiết để xuất trình cho hải quan cửa khẩu, tạo điều kiện

thuận lợi để hàng hóa được thông quan nhanh chóng. Sau khi được thông quan, công ty phải tiến

hành đăng ký tàu xuất để hàng hóa sẽ được sắp xếp lên tàu, chờ xuất ra nước ngoài. Các cửa

khẩu mà Phước Sang thường xuất hàng là Cát Lái và ICD Tây Nam (TANAMEXCO).

Thanh toán tiền hàng xuất khầu:

Sau khi hàng đã lên tàu, công ty có thể thực hiện việc lập bộ chứng từ thanh toán để xuất trình

cho ngân hàng thụ hưởng L/C để tiến hành thanh toán số tiền còn lại như trong hợp đồng. Bộ

chứng từ thanh toán gồm các chứng từ sau:

+ Biên lai thuyền phó

+ Vận đơn đường biển.

+ Bảng danh sách hàng xếp lên tàu.

+ Hóa đơn thương mại.

+ Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng.

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vât.

+ Các chứng từ khác yêu cầu trong L/C.

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại:

Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, hàng hóa có thể xảy ra những tranh chấp như

công ty mua hàng có thể khiếu nại đòi bồi thường do hàng hóa kém chất lượng, không phù hợp

với các chỉ tiêu đã thỏa thuận trong hợp đồng do lượng hàng bị thiếu hụt hoặc do các nguyên

nhân khách quan khác… Khách hang yêu cầu đòi giảm giá hoặc giao hàng thay thế. Tuy vậy,

Page 93: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 93

trên thực tế, Phước Sang chưa phải nhận bất kỳ một vụ tranh chấp, khiếu kiện nào từ phía khách

hàng lên tòa án trọng tại.

Trên đây là quy trình xuất khẩu hàng hóa qua đường biển của công ty trong thời gian qua. Với

khối lượng hang hóa chuyên chở lớn, phương thức xuất khẩu này giữ vị tí quan trọng nhất trong

toàn bộ hoạt động của công ty.

2.3 Các rủi ro thường phát sinh trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu

của công ty Phước Sang.

Hợp đồng của Phước Sang được thực hiện bằng hợp đồng điện tử, ngoài những ích lợi mang lại

của nó, thì hợp đồng điện tử buộc các bên phải đối mặt với nhiều rủi ro cả về mặt kỹ thuật, cả về

mặt thương mại cũng như cả về mặt pháp lý. Một hợp đồng được hình thành khi một đề nghị

giao kết hợp đồng (thường được gửi dưới dạng một đơn chào hàng) được chấp nhận. Đối với hợp

đồng điện tử, các vấn đề có thể phát sinh khi một đơn chào hàng hoặc một sự chấp nhận bị mạo

danh bởi một người nào đó không có thẩm quyền về mặt pháp lý để ràng buộc công ty với hợp

đồng. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể nhận được đơn chào hàng hay đơn đặt hàng

được ký bởi một chữ ký không đảm bảo an toàn, ví dụ như loại chữ ký gồm các ký tự đơn giản,

chữ ký là một bản quét chữ ký viết tay, v.v… Trong trường hợp như vậy, doanh nghiệp cần có

một thư điện tử yêu cầu đối tác xác nhận thông tin đã nêu nhằm tránh những rủi ro có thể phát

sinh. Nếu doanh nghiệp không có sự xác nhận lại như thế hoặc không có những thủ tục ràng

buộc, rất có khả năng một người khác đang lợi dụng những thông tin của bên đối tác để gửi đơn

chào hàng hoặc đơn đặt hàng giả. Nếu thực hiện việc giao hàng (hoặc cung ứng dịch vụ) theo

những đơn chào hàng, đơn đặt hàng đó, doanh nghiệp sẽ gánh chịu thiệt hại về vật chất do gặp

rủi ro không lấy được tiền hàng.

Chính trị tại một số quốc gia đang gặp nhiều bất ổn, điều này làm cho việc thực hiện hợp đồng

của công ty cũng như của đối tác cũng gặp những khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do

đó, công ty cần hết sức lưu ý tới những thị trường đang có biến động lớn về chính trị hiện nay,

như Ukraina, Nga, Kuwait…

3. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng cơm dừa vào thị trường

EU của Phước Sang.

3.1 Điểm mạnh:

Ban lãnh đạo trực tiếp điều hành công ty có kinh nghiệm làm việc lâu năm với tinh thần và trách

nhiệm cao. Sự quản lý điều hành của ban lãnh đạo luôn sát tình hình thực tế, động viên người lao

động trong công ty ra sức phát huy nội lực, đoàn kết nhất trí, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ

được giao. Là một đơn vị tiên tiến, đi đầu trong lĩnh vực xuất khẩu nên công ty nhân được sự

quan tâm hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động kih doanh từ phía lãnh đạo tỉnh Bến

Tre.

Page 94: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 94

Người lao động có tay nghề trình độ kỹ thuật chuyên môn, tích lũy nhiều kinh nghiệm, có khả

năng nắm bắt và thực hiện tốt công việc. Bên cạnh đó, còn được thường xuyên tham gia chương

trình bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

Công ty luôn đánh giá tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sản phẩm, quản lý kiểm soát

chặt chẽ các công đoạn sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến các khâu bao bì, đóng gói và bảo

quản. Với mặt hàng cơm dừa sấy khô, công ty đã áp dụng Hệ thống quản lý ISO 9001:2008 và

hiện đang triển khai xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005.

Sản phẩm của công ty qua nhiều năm cung cấp tạo được lòng tin và sự ưa chuộng của người tiêu

dùng, đặc biệt là các khách hàng là những công ty lớn ở Nhật Bản, EU…

Công ty luôn linh động trong phương thức buôn bán từ giá cả, vận tải đến thanh toán với từng

đối tượng khách hàng.

Có nguồn tài chính tương đối vững vàng và luôn gia tăng theo nhu cầu phát triển hoạt động sản

xuất kinh doanh của công ty.

Cơ sở vật chất máy móc tương đối hiện đại và được thường xuyên nâng cấp, cải tiến công nghệ

theo hướng tiết kiệm nguyên nhiên liệu, thân thiện với môi trường và có sẵn tại địa phương.

3.2 Điểm yếu

Công tác bảo quản, sắp xếp hàng hóa, vật tư trong các kho chưa ngăn nắp, còn để lẫn lộn nhiều

chủng loại hàng hóa khác nhau, dẫn đến khiếu nại từ khách hàng và gây tốn kém trong công tác

khắc phục

Trình độ công nhân như hiện nay sẽ không thể theo kịp yêu cầu chung của công ty về quy mô và

chất lượng, hiệu quả công việc trong thời gian tới, còn thiếu tính sáng tạo trong công việc.

Các biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất được công ty thực hiện nhưng chưa hiệu quả cao.

Công ty chưa làm tốt công tác thu mua và sơ chế nguyên liệu nên làm trì hoãn hoạt động sản

xuất

Công ty chưa có phòng marketing riêng nên rất ít kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu thị

trường nước ngoài, không tận dụng hết cơ hội nhằm phát huy lợi thế, tìm kiếm các khách hàng

mới nhằm thúc đẩy và tạo dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Hoạt động marketing chưa được hoàn thiện nhất là khâu xúc tiến thương mại chỉ dừng lại ở

phạm vi quốc gia, chưa góp phần nâng cao hình ảnh công ty và tiếp cận với khách hàng quốc tế.

3.3 Cơ hội

Thể chế chính trị môi trường trong nước và các thị trường tương đối ổn định. Nền kinh tế thế

giới sau khủng hoảng đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục và tăng trường, đẩy mạnh hoạt động sản

xuất. Cong ty nằm trong khu vực có nguồn nguyên liệu dồi dào, dễ dàng trong công tác thu mua,

chuẩn bị đầu vào. Nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước về các sản phẩm của công ty

đang tăng cao. Xu hướng tiêu dùng của khách hàng chuyển qua các sản phẩm thân thiện với môi

trường và tốt cho sức khỏe là cơ hội thuận lợi để Phước Sang có thể phát triển tốt và ổn định hơn

nữa trong thời gian tới.

3.4 Thách thức.

Page 95: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 95

Áp lực nặng nề từ các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh mẽ và ưu thế vùng nguyên liệu từ

Indoneisa, Philippines, Ấn Độ, Srilanka… là thách thức đầu tiên mà Phước Sang phải đối mặt.

Thêm nữa, do ngành dừa bắt đầu trở nên hấp dẫn trong vài năm trở lại đây và rào cản gia nhập

không cao, vì thế có rất nhiều doanh nghiệp có ý định tham gia vào ngành trong thời gian tới.

Nguồn nguyên liệu đang bị sự cạnh tranh gay gắt từ các thương lái nước ngoài sẽ là yếu tố tác

động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, làm cho giá nguyên liệu và chi phí sản

xuất ngày càng tăng cao. Yếu tố lạm phát, lãi suất, tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi, ảnh

hưởng tới giá thành sản phẩm và hoạt động của công ty. Ngoài ra, hiện nay ngành dừa chưa nhận

được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ, đầu tư từ phía nhà nước, điều này làm cho ngành công nghiệp

dừa của Việt Nam khó lòng cạnh tranh được với các quốc gia khác trong khu vực cũng như trên

thế giới.

3.5 Ma trận SWOT

Page 96: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 96

SWOT

Điểm mạnh(Strengths – S)

1. Lãnh đạo có kinh nghiệm.

2. Người lao động có trình độ.

3. Chất lượng sản phẩm được

đánh giá cao, có uy tín.

4. Linh động trong phương thức

kinh doanh.

5. Có nguồn tài chính mạnh.

6. Cơ sở vật chất, máy móc

tương đối hiện đại.

7. Có một trong những nhà máy

than hoạt tính lớn nhất Việt Nam.

Điểm yếu(Weaknesses – W)

1. Công tác bảo quản sắp xếp

hàng hóa chưa tốt.

2. Trình độ công nhân chưa đáp

ứng kịp cho nhu cầu phát triển.

3. Biện pháp tiết giảm chi phí

chưa hiệu quả.

4. Chưa làm tốt công tác thu mua

và sơ chế nguyên liệu.

5. Chưa có bộ phận Marketing

6. Xúc tiến thương mại chỉ dừng

lại ở trong nước.

Cơ hội (Opertunities – O)

1. Thể chế chính trị ổn định.

2. Nền kinh tế đang phục hồi.

3. Công ty nằm trong khu vực có

nguồn nguyên liệu dồi dào

4. Nhu cầu của khách hàng trong

nước và quốc tế tăng cao

5.Xu hướng tiêu dùng các sản

phẩm thân thiện môi trường

Chiến lược S – O

S1, S2, S5, S6 + O2, O3 => chiến

lược kết hợp phía sau

S1, S2, S3, S4, S6, S7 + O2, O4,

O5 => thâm nhập thị trường mới

và mở rộng thị trường hiện tại

Chiến lược W – O

W5, W6 + O4, O5 => thành lập

bộ phận Marketing và tăng

cường xúc tiến thương mại

Đe dọa (Threats – T)

1. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh

2.Nguy cơ gia nhập ngành cao

3. Nguyên liệu đang bị tranh mua

4. Giá nguyên liệu và chi phí sản

xuất tăng cao.

5. Ngành dừa chưa được quan

tâm, hỗ trợ.

Chiến lược S – T

S3, S4, S7 + T1. T2 => chiến

lược sản phẩm và chiến lược giá.

S5, S6 + T3, T4 => chiến lược

hội nhập về sau.

S5, S6 + T1, T2, T5 => chiến

lược kết hợp theo chiều ngang.

Chiến lược W – T

W1, W2, W3, W4 + T4 => đầu

tư cơ sở hạ tầng và đào tạo nhân

lực.

Page 97: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 97

Chiến lược S – O

Chiến lược kết hợp về phía sau: Với vị trí địa lỹ của các kênh thu mua đều nằm ở vùng Đồng

bằng Sông Cửu Long đã giúp công ty dễ dàng tiếp cận nguồn nguyên liệu. Chiến lược này

thích hợp để công ty tạo được ưu thế về nguyên liệu đầu vào.

Chiến lược thâm nhập thị trường mới và mở rộng thì trường hiện tại: sau cuộc khủng hoảng,

nền kinh tế bắt đầu vào giai đoạn phục hồi trở lại. Nhu cầu tiêu dùng và sản xuất ngày một

tăng lên làm cho giá bán ngày một cao hơn. Bên cạnh đó, khuynh hướng tiêu dùng cũng dần

thay đổi theo hướng có lơi với công ty. Với cơ hội trên, công ty nên vận dụng các điểm mạnh

vốn có của mình để mở rộng hơn hoạt động xuất khẩu ở các thị trường hiện tại và thâm nhập

để tìm thêm khách hàng ở thị trường mới.

Chiến lược W – O

Với nguồn vốn vững mạn, công ty nên đầu tư nhiều hơn cho khâu marketing quốc tế và tăng

cường các hoạt động xúc tiến thương mại sẽ giúp cho công ty quảng bá được hình ảnh của

mình, giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong khi nhu cầu đang cao như hiện nay.

Chiến lược S – T

Chiến lược sản phẩm: dù sản phẩm của công ty đã tạo được lòng tin với khách hàng nhưng

với áp lực cạnh tranh hiện nay, công ty cần tận dụng mọi nguồn lực để nâng cao sản lượng

cũng như chất lượng sản phẩm đối với sản phẩm hiện hữu và nghiên cứu phát triển các sản

phẩm khác từ trái dừa để tránh khỏi áp lực cạnh tranh của đối thủ.

Chiến lược giá: trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì chiến lược giá được

xem là một chiến lược hữu hiệu, bên cạnh chiến lược sản phẩm. Do đó, công ty cần có chính

sách giá cả linh hoạt sao cho vừa giữ chân được khách hàng hiện tịa vừa thu hút được thêm

các khách hàng mới.

Chiến lược hội nhập về sau: trong tình hình nguồn nguyên liệu ngày càng trở nên khan hiếm

do nhiều yếu tốt tác động và sự cạnh tranh trong thu mua ngày càng nhiều đã làm cho giá cả

nguyên liệu tăng cao, ảnh hưởng đến giá thành đầu ra. Do đó với nguồn lực khá tốt hiện nay

của công ty thì chiến lược thật sự là giải pháp hữu hiệu để khắc phục những thử thách đang

tồn tại

Chiến lược kết hợp theo chiều ngang: đây là một giải pháp giúp công ty có thể củng cố thêm

vị thế của mình trong ngành nghề về nguồn vốn và cơ sở vật chất. Từ đó, không những công

ty có thể giảm bớt được áp lực cạnh tranh về các đối thủ hiện tại mà còn ngăn cản sự gia

nhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn. Đặc biệt là trong điều kiện chưa nhận được nhiều sự

quan tâm, hỗ trợ từ phía nhà nước thì chiến lược này cũng là cách thức giúp các doanh

nghiệp trong ngành tự vương lên.

Chiến lược W – T

Đầu tư hệ thống kho bãi: để tránh khỏi những vấn đề khiếu nại từ khách hàng và tốn kem chi

phí khắc phục, công ty nên củng cố, nâng cấp lại hệ thống kho bãi để phục vụ tốt hơn trong

công tác bảo quản, sắp xếp hàng hóa. Bên cạnh đó, công ty cần điều chỉnh và đưa ra những

Page 98: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 98

biện pháp nhằm làm cho công việc tiết giảm chi phí trong sản xuất có hiệu quả trong điều

kiện lạm phát như hiện nay.

Đào tạo nhân lực: song song với giải pháp trên, việc đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ

cho người lao động để họ làm việc một cách có hiệu quả nhất trong sản xuất cũng là yếu tố

công ty nên xem xét.

Page 99: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 99

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XUẤT KHẨU

CỦA CÔNG TY PHƯỚC SANG.

1. Mục tiêu xuất khẩu cơm dừa của công ty vào thị trường EU.

Mục tiêu trước mắt mà doanh nghiệp đã đề ra và phải đạt được trong năm 2014 là:

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 2.000 nghìn USD

- Tổng nộp ngân sách đạt 800.000.000 đồng

- Tổng lợi nhuận đạt 9.500.000.000 đồng

- Thu nhập bình quân của mỗi cán bộ công nhân đạt 4.200.000 đồng/tháng

Bên cạnh những mục tiêu cụ thể phải đạt được như đã nêu trên thì doanh nghiệp đã đặt ra cho

mình những mục tiêu lâu dài đó là: không ngừng nâng cao uy tín, thế lực của công ty, mở rộng

thị trường mục tiêu, tăng thị phận, hạn chế đến mức tối đa độ rủi ro, mạo hiểm trong kinh doanh

và cố gắng tiếp tục là một trong những đơn vị đi đầu về sản xuất và xuất khẩu cơm dừa sấy khô.

2. Giải pháp đối với công ty

Đối với hoạt động nghiên cứu nhu cầu khách hàng: Cạnh tranh trong cơ chế thị trường khiến

cho mọi doanh nghiệp đều phải tìm mọi cách để thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp mình.

Không có khách hàng sẽ đồng nghĩa với sự phá sản của doanh nghiệp. Cũng nằm trong vòng

xoáy cạnh tranh đó, công ty cần trang bị cho mình một chiến lược thu hút khách hàng, bảo đảm

cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Nội dung của chiến lược có thể linh hoạt tùy

theo thời điểm, tuy nhiên về cơ bản là:

- Thành lập phòng marketing.

- Mở rộng uy tín của công ty thông qua các hình thức quảng cáo, tham gia các hội thảo, các cuộc

hội chợ, xúc tiến thương mại nhằm thu thập những ý kiến phản hồi từ phía khách hàng để có sự

điều chỉnh lại hoạt động của công ty cho phù hợp.

- Cạnh tranh với các đối thủ khác bằng cách giảm các chi phí xuất khẩu, chi phí bán hàng.

- Đẩy mạnh việc chăm sóc khách hàng, nhằm củng cố lực lượng khách hàng quen thuộc và lôi

kéo thêm những khách hàng mới đến với công ty.

Đối với hoạt động nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường là một hoạt động không thể

thiếu trong quá trình kinh doanh và một doanh nghiệp sẽ thành công khi dự báo được nhu cầu và

xu hướng của thị trường trong tương lai. Nghiên cứu thị trường thực chất là nghiên cứu về xu

hướng tiêu dùng của hàng hóa. Quá trình thu thập thông tin đầy đủ chính xác sẽ góp phần giúp

cho công ty có những quyết định đúng đắn trong kinh doanh. Để tháo gỡ những vướng mắc còn

tồn đọng công ty cần phải thực hiện những công việc sau:

- Thu thập thông tin về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm.

Page 100: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 100

- Nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, các chính sách thương mại…của thị trường EU,

từ đó đưa ra những thông tin cần thiết và kịp thời đối với các chính sách kinh doanh trong từng

giai đoạn cụ thể.

Các vấn đề cần phải làm để thực hiện tốt hợp đồng xuất khẩu:

- Chuẩn bị các giấy tờ, chứng từ liên quan đến thủ tục hàng hóa.

+ Chuẩn bị các htur tục đầy đủ, kịp thời, chinh xác, tránh tình trạng gấp rút chồng chéo.

+ Yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin cũng như thủ tục giấy tờ liên quan đến việc xuất

khẩu hàng hóa sớm, kịp thời và phải có thời gian đủ dài để chuẩn bị trước khi xuất hàng.

+ Tiến hành nhanh chóng và đầy đủ các thủ tục mà nhà nước quy định như làm thủ tục hải quan,

kiểm hóa….

+ Theo dõi các mặt hàng từng loại một nhằm xử lý các thông tin chính xác về ngày giao hàng, ký

mã hiệu lưu hành, số liệu tạo điều kiện thanh toán.

- Chuẩn bị để giao hàng:

Chuẩn bị tốt việc sản xuất sản phẩm, đảm bảo hàng hóa được sản xuất với những tiêu chuẩn về

chất lượng, số lượng như đã thống nhất trong hợp đồng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để xuất

hàng, tránh những rủi ro, tranh chấp không cần thiết. Thường xuyên kiểm tra bảo đảm an toàn

cho hàng hóa. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật kho hàng hóa và quy hoạch kho một cách hợp

lý. Tiến hành phân loại, làm mã hàng hóa đưa hàng vào vị trí đã xác định trước, tránh những

nhầm lẫn, sai sót khi tiến hành giao hàng hóa cho khách. Tổ chức giám sát hàng hóa trong trường

hợp hợp đồng bắt buộc kiểm tra qua khâu này, công ty thuê ICC Control đứng ra kiểm tra, mực

tiêu chủ yếu là nhằm phát hiện sai sót và khuyết tật nếu có , kịp thời giao hàng đúng hạn.

- Làm thủ tục hải quan.

Để làm thủ tục hải quan một cách dễ dàng, công ty phải chuẩn bị từ trước một cách đầy đủ các

chứng từ liên quan, các chứng từ này phải tương thích với hợp đồng kinh tế đã ký. Ngoài ra,

hàng hóa sẽ được đối chứng với chứng từ, vì vậy bất kỳ sự sự không tương thích nào giữa hàng

hóa và bộ chứng từ sẽ gây ra khó khăn cho công ty trong việc thông quan hàng hóa, từ đó tốn

kém thêm thời gian và chi phí xuất khẩu.

- Giao hàng:

Khi có được quy trình giao nhận hàng hóa hợp ký, công ty sẽ thực hiện giao hàng có hiệu quả tốt

hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu chỉ có quy trình giao nhân hợp lý thì chưa đủ. Vấn đề ở chỗ công ty

Page 101: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 101

cần tổ chức thực hiện chúng sao cho có hiệu quả cao nhất. Để giải quyết vấn đề này công ty cần

có những giải pháp cụ thể như sau:

+ Quy trình cần giao nhiệm vụ cụ thể cho một hoặc một số cán bộ công nhân viên chuyên môn

hóa một công việc cụ thể nào đó. Điều này sẽ giúp cho việc thực hiện quy trình giao nhận diễn ra

nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tránh lãng phí không cần thiết.

+ Xây dựng mối quan hệ cần thiết với các bộ điều độ cảng, với cơ quan kiểm nghiệm, cơ quan

hải quan. Xây dựng tốt mối quan hệ này giúp công ty tiết kiệm được thời gian, chi phí trong các

công việc như thông quan hàng hóa, kiểm nghiệm, kiểm dịch …. được tiến hành nhanh chóng có

chất lượng tốt, tránh được tình trạng khi xuất hàng công tác giao hàng diễn ra chậm chạp gây ách

tắc

+ Cán bộ làm ở các khâu khác nhau trong quy trình xuất khẩu cần thường xuyên thông tin, liên

lạc chặt chẽ với nhau. Chỉ cần trục trặc ở khâu nào đó của quy trình sẽ gây ra tác động lớn đến

việc giao hàng đúng han. Công ty cần phải đảm bảo làm sao cho mỗi cán bộ hiểu rõ được trách

nhiệm, ý thức nhiệm vụ của họ. Bên cạnh đó là những quy chế, quy định thưởng phạt rõ ràng,

nếu như vậy công ty mới nâng cao được ý thực trách nhiệm của họ, kích thích động viên họ làm

hết mình trong công việc.

+ Tăng cường mối liên hệ với các hãng tàu nhằm đảm bảo thuận lợi cho công ty trong việc lưu

chuyển hàng hóa đúng thời hạn.

- Thanh toán

Quản lí khâu thanh toán là vẫn đề quan trọng trong kinh doanh thương mại. Đây là khâu thường

xảy ra tranh chấp trong việc thực hiện hợp đồng ngoại thương. Như đã nói ở trên, hiện nay, công

ty thực hiện việc thanh toán khá linh động đối với khách hàng, tuy nhiên vẫn còn đó những rủi ro

tiềm ẩn. Đối với các hợp đồng thanh toán T/T đó là trường hợp khách hàng nhận được hàng mà

không chịu thanh toán hoặc xin trả chậm, kéo dài. Đối với hợp đồng L/C đó là trường hợp khách

hàng từ chối nhận hàng do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Ngoài ra còn một số các rủi ro

khác như: biến động tỉ giá, đồng tiền thanh toán mất giá, rủi ro từ ngân hàng mở L/C… Để tránh

các rủi ro trên, nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế công ty cần thực hiện quản lý khâu thanh

toán theo cách thức:

Page 102: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 102

+ Trước khi ký hợp đồng cần phải tìm hiểu rõ về bạn hàng. Nắm bắt thiện trí nhu cầu của họ,

tránh sự lừa đảo giá trị hợp đồng thu về bằng các điều khoản đảm bảo tỷ giá ngay khi ký kết hợp

đồng.

+ Luôn cẩn thận với L/C do ngân hàng gửi đến, phân thích kỹ lưỡng từng nội dung nhỏ của L/C

nhận đư

+ Nếu gặp khó khăn trong thời gian giao hàng, thời gian xuất trình chứng từ và có một số sai

lệch dù nhỏ nhất trong bộ chứng từ thanh toán công ty cần phải kiên quyết yêu cầu chỉnh sửa

L/C cho phù hợp.

+ Phải cố gắng hết sức để có bộ chứng từ hoàn hảo theo đúng yêu cầu của L/C từng chi tiết nhỏ

nhất phải phù hợp với luật lệ điều tiết của L/C trong thời gian hiệu lực của L/C.

- Giải quyết tranh chấp

Tranh chấp là điều cả hai bên không muốn xảy ra bởi vì nó không chỉ gây tốn kém về thời gian

và tiền bạc mà còn ảnh hưởng tới mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa công ty và khách hàng. Giá trị

một hợp đồng của Phước Sang thường không phải là quá lớn, nên khi tranh chấp xảy ra cần phải

dựa trên nguyên tắc trước tiên là tôn trọng lợi ích của hai bên và bình đẳng trong mối quan hệ.

Quản lý hợp đồng xuất khẩu:

Việc quản lý hợp đồng xuất khẩu là nhằm đảm bảo rằng người mua thực sự nhận hàng và ký kết

theo các điều khoản và điều kiện của hợp đồng, như vậy công tác quản lý hợp đồng yêu cầu

người xuất khẩu có trách nhiệm tìm được các biện pháp tháo gỡ và giải quyết các vẫn đề vướng

mắc có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đối với công ty hiện nay, công tác quản

lý hợp đồng xuất khẩu cần phải chú trọng vào việc quản lý toàn diện sản phẩm bởi vì, phần lớn

các khiếu nại trong hợp đồng xuất khẩu là về sản phẩm xuất đi như nhầm lẫn, thiếu hụt số

lượng… Để quản lý tốt hợp đồng xuất khẩu cần thực hiện một số công việc sau:

+ Liên tục tìm kiếm các nguyên nhân dẫn đến sự không phù hợp của sản phẩm và biện pháp xóa

bỏ chúng.

+ Luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến của khách hàng về chất lượng sản phẩm để nhận thức được

sự yếu kém của mình với tinh thần thực sự cầu thị.

+ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý hàng hóa.

+ Tăng cường theo dõi khâu xuất hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Page 103: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 103

Nâng cao trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu cho đội ngũ cán bộ kinh doanh của

công ty:

Sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế đang ngày càng trở nên gay gắt, chính sự cạnh tranh đó làm

cho công ty gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng thị trường xuật khẩu. Tuy nhiên đó chỉ là

một vấn đề khách quan, vấn đề chủ quan với công ty chính là nhân tố con người của mình. Đội

ngũ kinh doanh của công ty còn thiếu sự gắn kết, sự nhanh nhạy trong việc tìm kiếm và khai thác

khách hàng. Vì vậy, công ty nên có chính sách nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ của họ, góp

phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh được phát triển tốt hơn.

3.Kiến nghị với cơ quan nhà nước và các đơn vị hữu quan.

Hiện nay, ngành dừa đã dần khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế, đang trở thành một

ngành có nhiều tiềm năng để phát triển xuất khẩu. Tuy nhiên, trong tình hình khó khăn như hiện

nay, ngành cần nhiều sự quan tâm từ phía nhà nước để có thể phát triển vững mạnh như các

ngành khác. Cụ thể nhu:

Cần thành lập các việc, trung tâm nghiên cứu sản xuất và ươm giống dừa có năng suất cho trái

cao, quả to, rút ngắn thời gian sinh trường. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác khuyến nông và

khuyến công cho cây dừa.

Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô như dừa trái, than gáo dừa, chỉ xơ dừa, bằng chính sách thuế

xuất khẩu mạnh và kiên quyết hơn nữa.

Cần phát triển các làng nghề trồng và sơ chế sơ dừa nguyên liệu, sản xuất các mặt hàng trung

gian cung ứng cho ngành công nghiệp chế biến dừa kỹ thuật cao.

Ngoài hiệp hội Dừa Việt Nam, cần thành lập thêm nhiều tổ chức khác để tập hợp mối liên kết

giữa bốn nhà, nhằm tạo thành một khối thống nhất nhằm bảo vệ và phát triển thương hiệu sản

phẩm dừa Việt Nam trong nước và trên toàn thế giới.

Nhà nước cần có chính sách tiêu thụ, chính sách hỗ trợ giá cho cây dừa giống, chính sách thuế,

cũng như chính sách ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp sản xuất chế biến, xuất khẩu và người dân

trồng dừa.

Page 104: Thuc trang xuat khau com dua cong ty phuoc sang

Page | 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phòng nghiên cứu thị trường công ty Phước Sang.

2. Hiệp hội dừa bến tre (http://hiephoiduabentre.com.vn/)

3. Hiệp hội dừa Việt Nam (http://hiephoiduavietnam.org/)

4. Tổng cục hải quan Việt Nam (http://www.customs.gov.vn/)

5. Giáo trình marketing lý thuyết – Trường đại học Ngoại Thương

6. Giáo trình vận tại bảo hiểm – Trường đại học Ngoại Thương

7. Quản trị Marketing quốc tế - Philip Kotler

8. Thời báo kinh tế Việt Nam (http://www.vneconomy.vn)

9. Tổng cục thống kê (http://www.gso.gov.vn)