20
Dalat & Người Xưa Page 48 North Carolina, tháng 6 năm 2011 Nguyễn thái Hai 100 Lodgin Ct. Morrisville, NC, 27560, USA (919) 462 9768 [email protected] Tạp ghi: quê tôi Dalat và Người thuở xưa (2) Minh Ngộ Nguyễn thái Hai

quê tôi Dalat và - · PDF fileNhớ đến cây thông già mọc ... vào nước lạnh tê người để tưới rau khi có sương ... nhưng vì tầm quan trọng của

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: quê tôi Dalat và - · PDF fileNhớ đến cây thông già mọc ... vào nước lạnh tê người để tưới rau khi có sương ... nhưng vì tầm quan trọng của

Dalat & Người Xưa Page 48

North Carolina, tháng 6 năm 2011

Nguyễn thái Hai

100 Lodgin Ct.

Morrisville, NC, 27560, USA

(919) 462 9768

[email protected]

Tạp ghi: quê tôi

Dalat và

Người thuở xưa (2)

Minh Ngộ Nguyễn thái Hai

Page 2: quê tôi Dalat và - · PDF fileNhớ đến cây thông già mọc ... vào nước lạnh tê người để tưới rau khi có sương ... nhưng vì tầm quan trọng của

Dalat & Người Xưa Trang 49

NẾP SỐNG

NGƯỜI DALAT XƯA

Lớn lên tại Dalat tuy có chút ít học thức

nhưng tôi không biết gì nhiều về quê tôi. Nhờ hai

cuốn địa chí Dalat tôi mới hiểu rằng Dalat có

nhiều điều đặc biệt kỳ thú về thiên nhiên và nhân

tạo _ tốt và xấu

_ đã tạo nên con người Dalat khác

hẳn các nơi khác làm tôi muốn tìm hiểu. Ngày nay

sống đầy tiện nghi vật chất thật khó mà hình dung

được nếp sống của người dân 100 năm về trước

trên vùng đất hoang vu cũng như ai dám nghĩ là

một gia đình người Nam kỳ (Cochinchine) đã có

tiền mướn thầy về dạy con trong nhà mà phải để

thầy giáo ngồi dạy trẻ ngoài trời như hình trên.

Đành phải phiêu lưu như

các nhà thám hiểm vượt

trùng dương để tìm hiểu

thế giới và suy luận như

các nhà khảo cổ, căn cứ

vào hoàn cảnh và sinh

hoạt của thổ dân, của

người Việt thời cuối

Pháp thuộc và kể cả về

sau này. Có muôn vàn

giả thuyết nhưng nay cứ

giả thử trường hợp bất

hạnh nhất. Đúng sai khó

xác định, và trong

trường hợp chưa tìm thấy giả thuyết nào khác, xin

hãy tạm thời chấp nhận quan điểm dưới đây. Hy

vọng khi tìm thấy tài liệu đưa đến nhiều giải đáp

khác hợp lý hơn sẽ điều chỉnh sau. Ta có thể tra

cứu trong các thư viện ở Việt Nam và Pháp hay tại

trung tâm lưu trữ hải ngoại của Pháp (Le centre

des Archives d‟Ôutre Mer de la France) ở Aix en

Provence _ điều mà tôi không đủ điều kiện để thực

hiện.

Nếp sống người Dalat xưa được chia làm

hai phần, phần đầu không rõ nguồn gốc và sinh

hoạt, phần sau ta biết khá rõ . Mỗi phần cũng được

chia thành hai giai đoạn căn cứ theo tiến trình của

lịch sử:

1. Nếp sống của thành phần không rõ nguồn

gốc

Các khó khăn của nhóm tù nhân là đói khổ,

thú dữ, và nhất là lo sợ cái lạnh buốt thấu xương

của đương thời mà có lẽ phải dùng đến bản năng

sinh tồn để vượt qua. Nói đến sinh tồn _ có hai loại

_ ta không thể suy nghĩ với quan niệm thông

thường vì với:

*loại (a) chính những người vừa thoát hiểm cũng

không nhớ và hiểu được tại sao mình có sức cũng

không hiểu tại sao lúc đó họ có sức mạnh đó. Báo

chí y khoa cho biết khi gặp nguy nan sợ hãi quá

mức cơ thể ta cấp tốc tiết ra rất nhiều chất adréna-

line nhờ đó ta có sức mạnh phi thường này.

*loại (b) không cần sức mạnh mà đòi hỏi sự kiên

trì lâu dài gay go đầy thử thách có chí hướng rõ

ràng thì mới đạt được

mục đích. Nhớ đến cây

thông già mọc theo một

vết nứt ngang hông một

vách đá thẳng đứng thật

lớn tại thác Taylor ở

Minnesota, tôi tìm hiểu

và được biết là rễ cây

thông đã tiết ra một loại

a xít cực mạnh làm mục

đá và nó ăn đá mục để

sống.

Con người muốn

sống lâu cần sống thoải

mái với hạnh phúc. Sống trong hạnh phúc là niềm

mơ ước của tất cả mọi người dù giàu hay nghèo.

Ta cần nhớ đây là hoàn cảnh của người dân

xứ thuộc địa, và quan niệm khác biệt về hạnh phúc

của giới thượng lưu đầy tiện nghi và giới bình dân

trong thiếu thốn thời xa xưa. Người Việt xưa theo

Nho giáo trọng người khoa bảng và người giàu vì

có tiền mua tiên cũng được. Phú quý sinh lễ nghĩa

nên cuộc sống trở nên cầu kỳ rắc rối với danh

phận và bề ngoài. Cái hạnh phúc này đòi hỏi

những ước mong to lớn xa vời. Giới bình dân gồm

đa số là người nghèo, các thầy đồ có học nhưng

nghèo, dân trung lưu có tiền nhưng không giàu để

mua quan. Dân chúng gọi là phong lưu. Họ thỏa

mãn với những ước mơ nho nhỏ trong cuộc sống

Page 3: quê tôi Dalat và - · PDF fileNhớ đến cây thông già mọc ... vào nước lạnh tê người để tưới rau khi có sương ... nhưng vì tầm quan trọng của

Dalat & Người Xưa Trang 50

đơn giản. Cái hạnh phúc của người nghèo là biết

thương người mà ai ai cũng làm được nếu muốn,

là được nhiều người kính nể nhờ biết quan tâm

đến mọi người, có uy tín và nhân phẩm để mọi

người thương yêu kính nể chứ không phải vì tiền

tài và danh phận. Tuy nhiên tư tưởng, tánh tình,

phong cách, xử thế của con người cũng biến đổi

theo môi trường và các sinh hoạt xã hội. Cái hạnh

phúc sống trong cộng đồng, trong quốc gia phức

tạp hơn vì liên quan đến tổ quốc, đến sự tiến hóa

của nhân loại. Do đó trong tạp ghi này ta cần đơn

giản hóa vấn đề và chỉ tìm hiểu hạnh phúc cá nhân

và tập thể người Việt trong môi trường Dalat thôi.

Về môi trường: để sống còn, các thực vật

và sinh vật thích ứng theo khí hậu. Bản thân tôi

không biết gì về sinh tồn khi ở Việt Nam nên xin

độc giả tha lỗi cho khi phải dùng những trường

hợp ở ngoại quốc mà tôi

đã chứng kiến hoạc tìm

hiểu được. Nhiều con

thú biết trước mùa đông

sắp tới lạnh hơn năm

trước nên đã chuẩn bị

mọc nhiều lông hơn từ

đầu mùa xuân. Rau húng

miền nắng ấm có lá

mỏng, trơn tru và thơm

mà khi trồng tại miền

lạnh lá dày hơn và có nhiều lông, ít thơm và kém

ngon. Các cây đào mận phải đươm nụ từ cuối thu

và chịu lạnh dưới không độ để nở kịp vào đầu

Xuân. Hiện nay các nông dân Mỹ cũng đang điên

đầu vì truớc đây đã nhập vào Mỹ một loại cỏ rau

dễ trồng để gieo tạm trên sườn đồi chống xói mòn.

Các thuốc diệt cỏ (năm 2010) không diệt được nó.

Các nông trại trồng bắp ở Mỹ thu hoạch bắp bằng

máy gặt liên hợp cắt thân cây bắp khoảng 20-

30cm cách mặt đất. Các con sâu bắp biết là nếu

lập kén trên cao sẽ chết khô ngay nên trước khi

làm kén đã xuống dưới thấp để được sinh tồn.

Về sinh hoạt xã hội tôi có duyên may là đã

sống và biết một số sinh hoạt của các nông dân

Dalat thời thập niên 1930 và đã sống 20 năm tại

Minnesota, tiểu bang rất lạnh của Mỹ. Do đó để

phân tích và tổng hợp làm sao khắc phục cái buốt

lạnh Dalat đương thời tôi dùng một số sinh hoạt

căn bản xưa và nay mà tôi đã tai nghe mắt thấy:

a) để chống lạnh: nếp sống của thổ dân là đem

đứa con sơ sinh xuống suối tắm, đứa nào yếu đuối

sẽ chết sớm, và của nhóm người Nghệ An làm

vườn tại Tân Lạc là chắp nhiều mền cá nhân và

bao bố thành một mền dày, rộng và nằm trên lớp

tranh dày; như phải nhúng ngay gót chân nứt nẻ

vào nước lạnh tê người để tưới rau khi có sương

muối (1930); năm sáu chị em người Việt chen

chúc nhau trên một chiếc giường nhỏ (1940); đàn

vịt con ngủ chồng lên nhau thành đống (1962,

Saigon); cảnh chờ xe buýt trong mùa Đông ở

Minnesota với răng đánh lập cập, phải nhảy cà

tưng như khỉ để tạo sức ấm bất chấp người Mỹ

dòm ngó vì ngạc nhiên (1980).

b) bất chấp lễ nghi: dành nhau miếng cơm cháy,

hay chịu nhục để sống

còn trong trại cải tạo;

c) ân tình: tình huynh

đệ chi binh, tình sinh

viên nghèo trong ký túc

xá v…v…

d) bảo thủ định kiến khi

tìm nguyên nhân như

đòi hỏi chứng từ viết rõ

rệt trong sự tìm kiếm

nguồn gốc rau Dalat,

hoặc trăm hay không bằng tay quen của người bán

dầu dạo đã rót dầu qua lỗ đồng tiền điếu một cách

dễ dàng để giải thích tại sao ông đã dám chê ông

tể tướng Tô đông Pha.

a. Giai đoạn khắc phục cái lạnh (1910-1915)

Qua tài liệu về phía Pháp (1910), Dalat có

khoảng 8 căn nhà gỗ làm công sở và 9 phòng

khách sạn. Ngoài người Mọi, có một số người

Pháp lo về đo đạc, thợ săn, vài người du lịch,

người Việt gồm người đi buôn và giúp việc cho

các đoàn nghiên cứu, đa số là tù nhân. Sự thay đổi

Toàn Quyền liên tục, ngân sách yếu kém, thế

chiến I đã gây chậm trễ công tác xây dựng Dalat:

đường Phan Thiết - Ma Lâm - Di Linh _ Dalat. Từ

1906-1914 Dalat không thay đổi nhiều vì sự giao

Page 4: quê tôi Dalat và - · PDF fileNhớ đến cây thông già mọc ... vào nước lạnh tê người để tưới rau khi có sương ... nhưng vì tầm quan trọng của

Dalat & Người Xưa Trang 51

thông khó khăn, ngân sách thiếu thốn. Công tác

chủ yếu là làm đường sá, đường xe lửa. Các bệnh

tật đã làm rất nhiều người chết đến nỗi nhiều

nhóm dân bên Pháp đòi hủy bỏ công tác làm

đường xe lửa, nhưng vì tầm quan trọng của nó nên

công tác vẫn được tiếp tục.

Về phía Việt Nam, cụ Phan bội Châu chủ

trương dùng bạo lực, cụ Phan châu Trinh, chủ

trương ôn hòa, từ Nhật về gởi thơ lên Toàn Quyền

Đông Dương xin giảm thuế bỏ sưu, cách chức

quan lại tham ô, tố cáo chính sách cai trị bạo tàn.

Phẫn nộ về vụ Pháp thay liên tục 3 vua trong 4

tháng, truất phế vua Thành Thái, đưa vua Duy Tân

lên trị vì lúc 9 tuổi (1907). Qua phong trào Duy

Tân các sĩ phu tiếp nhận các tư tưởng tiến bộ của

J. J. Rousseau, Montesquieu, đã tổ chức nhiều

thương hội, học hội, và rất đông sĩ phu, hương

chức và thường dân từ Nghệ An đến Phú Yên

tham gia phong trào “cúp tóc, xin sưu” (1908).

Cúp (couper= cắt) tóc ngắn tượng trưng việc thực

thi nếp sống mới giảm sưu thuế. Vài câu vè sau

đây diễn tả cảnh đi sưu khi trời chưa sáng trong vụ

dân biến miền Trung

Nghĩ thôi khổ sở trăm chiều

Cơm ăn chưa kịp cũng lần mò đi

Chân đất nóng, vai thì gánh nặng

Lưng chịu đòn, mình nắng chang chang

Khâm sứ Trung Kỳ Lévecque phải huy

động lính để đàn áp và bắt rất nhiều làm tù nhân

đưa lên Dalat làm công. Trên đây là bối cảnh

chung của Việt Nam, điều ta cần là bối cảnh Dalat

khi khai phá thành phố.

Dalat nằm trên núi cao còn hoang vu đầy

thú dữ và buốt lạnh thấu xuơng, sương mù dày

đặc,chưa có nông nghiệp, xa cách những khu

người Việt, chỉ có người bản địa sinh sống. Tuy

triều đình Huế có ra những Dụ về tổ chức hành

chánh nhưng thực quyền tại Dalat hoàn toàn nằm

trong tay chánh quyền Pháp, mãi đến giữa thập

niên 1930 mới có ông Quản Đạo Trần văn Lý rồi

Phạm khắc Hòe, đại diện triều đình Huế và đến

1945 mới hoàn toàn thuộc quyền Thị Trưởng Việt.

Về hành chánh chưa có nơi nào giống như Dalat

nên mọi thủ tục hành chánh đều linh động theo

hoàn cảnh.

Khách sạn đầu tiên tại Dalat(1907)

Dân Dalat đương thời có 3 thành phần:

- Giới chức Pháp như là chủ nhân có toàn

quyền, với một số nhà thầu Pháp đảm trách công

tác. Họ cần hoàn tất sớm việc xây dựng Dalat.

- Người Việt là công nhân, gồm toàn người

miền Trung, đa số là tù nhân, và người tha phương

cầu thực.Tù nhân, không có thành phần chánh trị,

trong phong trào nhân dân “cúp tóc xin

sưu”(1908), gồm đủ thành phần hương chức, nông

dân nam nữ khỏe mạnh, được đưa lên từng đợt.

Người tha phương vào lẻ tẻ, trong đó một số ít là

thông dịch viên và thương buôn.

- Người Mọi có nếp sống riêng, không có

trình độ nhưng thích hợp cho việc nặng.

Có thể lúc đầu Pháp tổ chức nhóm tù nhân

này thành từng tổ bán tự do và được kiểm soát

chặt chẽ.Họ không cho các tù nhân liên lạc với

thương nhân để tìm đường trốn.Thương buôn chỉ

muốn buôn bán đơn thuần và sợ liên quan vào sự

trốn thoát của tù nhân, nên chỉ mướn người bản

địa, vận chuyển và canh giữ hàng. Nhóm tù nhân,

qua bao ngày đêm di chuyển qua núi rừng, chỉ

thấy thổ dân, được đưa đến một khu rừng xa lạ

hoang vu đầy thú dữ với khí hậu thật khắc nghiệt.

Vì không có hàng rào các tù nhân tìm đường trốn,

chắc có người đã thoát, kẻ bị bắn, bị chết vì bệnh

Page 5: quê tôi Dalat và - · PDF fileNhớ đến cây thông già mọc ... vào nước lạnh tê người để tưới rau khi có sương ... nhưng vì tầm quan trọng của

Dalat & Người Xưa Trang 52

hoặc lạnh. Hoang mang, lo âu, nhưng với thân cá

chậu chim lồng đành cam chịu cuộc sống mới. An

tâm hơn khi biết họ sẽ được cung cấp thực phẩm,

được trả tiền công để biến cải khu rừng thành một

thành phố mới, được tự do tuy còn hạn chế, một

tương lai còn mù mờ nhưng hứa hẹn.

Dalat còn hoang vu. Đây có thẻ là hình đồi trường Yersin

nhìn qua đồi Công Sứ và chợ Hòa Bình khi chưa có chợ.

Khu nhà trắng bên trái là trường Yersin và hồ Xuân Hương,

bên mặt là cầu sắt băng ngang qua suối Cam Ly

Họ được người Mọi chỉ cho làm nhà trệt

dài kiểu Thượng, đốt lửa ngay giữa nhà, lót tranh

dày làm chỗ ngủ. Khác với người bản địa đã nhiều

đời quen chịu lạnh, họ phải khốn khổ hơn nhiều

mặc dầu đã đốt củi sưởi ấm. Họ ôm nhau nằm

chung thành từng tổ xung quanh đống lửa nhưng

gần sáng lửa cũng tắt nên càng lạnh hơn. Dần dần

họ thấy là nhóm người càng đông, thân nhiệt càng

cao giúp tạm đủ ấm. Để khống chế cái lạnh họ kết

các mền lại cho đủ rộng, và tự động luân phiên để

người vòng ngoài chui vào trong ngủ nằm, ngồi,

đủ kiểu. Nhóm tù nhân nữ ít hơn nên phải chịu

lạnh run rẩy suốt đêm. Tội nghiệp họ quá, nhóm

nam khuyên họ đừng lưu tâm đến sự chung chạ

nam nữ và hứa không làm gì tổn thương họ. Có

người bảo sinh lão bệnh tử là điều thông thường

của tạo hóa không thể tránh khỏi. Có người đề

nghị làm một phòng nhỏ với vách tranh thật dày

cho đủ ấm cho đám nữ. Ta không thể biết được họ

đã làm gì nhưng có thể đồng thuận là giai đoạn

khó khăn đói lạnh này chỉ vài ba năm và tình

thương nhau, quan hoài đến nhau đã phát triển

ngày càng sâu đậm. Họ cùng cam chịu và san sẻ

với nhau. Họ mãn nguyện được sống thương nhau

như vậy: không mất gì mà còn cho lẫn nhau hơi

ấm _

của thân nhiệt và của tinh thần _ một quà tặng

vô giá và cần thiết mà không bao giờ cạn. Chính

cái nguồn gốc tù đày, nghèo nàn này đã giúp họ

sớm tìm được nếp sống trong tình thương. Họ

không sợ cực khổ mà chỉ muốn có công việc làm

để kiếm tiền nuôi sống gia đình. Đó là cái gốc của

tình thương, và cũng là cái tinh thần họ mang theo

khi quyết định tha phương cầu thực. Gặp nhau nơi

xứ lạ dồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu họ

dễ cảm thông và hiểu nhau hơn.

Người Mọi là nhân công chủ lực trong công tác làm đường

xe lửa Phan Rang Dalat. Họ đã bị bệnh sốt rét ngã nước làm

chết rất nhiều

Ta nghĩ ngay giả thuyết này vô lý vì các tù

nhân trong nhà tù tại Hoàng Liên Sơn thời Pháp

thuộc có làm như vậy đâu. Nhưng hai hoàn cảnh

hoàn toàn khác nhau vì trình độ dân trí, vì mục

đích sử dụng tù nhân, vì thái độ chủ nhân v..v.. .

Hoặc nếu đem họ vào nơi hoang vắng nhưng đầy

tôm cá như rừng U Minh, hay khu dân nghèo tới

độ thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ nhóm tù nhân

cũng không xử sự như vậy vì họ mưu sinh dễ dàng

mà môi trường Dalat không có. Họ cảm thấy được

an vui khi sự giá buốt đã được tạm giải quyết,

nhưng tương lai vẫn còn mờ mịt, gian truân còn

nhiều. Họ cần tìm một hướng đi mới lâu dài bền

vững hơn.

b. Giai đoạn xây dựng tương lai và đạo đức

(1916-1926).

Trong giai đoạn này theo thiển ý thì đám

công nhân _ gồm đa số là tù nhân mới cũ, dân tha

phương mới cũ mà từ nay tôi gọi là người tiền

phương _ nay đã có tiền mua sắm áo quần hay

Page 6: quê tôi Dalat và - · PDF fileNhớ đến cây thông già mọc ... vào nước lạnh tê người để tưới rau khi có sương ... nhưng vì tầm quan trọng của

Dalat & Người Xưa Trang 53

Pháp cung cấp cho mặc đủ ấm, đã có nếp sống

riêng biệt mới như ta đã thấy qua vài hình ảnh.

Vì thế chiến thứ nhất người Pháp không về

được cố hương nên lên Dalat khá đông. Khách sạn

Palace được khởi công (1916), trường Nazareth,

Bưu điện, Kho bạc, nhà máy điện nước và đường

Phan Rang–Dalat (1920) v…v… Mãi đầu thập

niên 30 mới tới khu chợ Hòa Bình, các đường Cầu

Quẹo, Duy Tân, Pasteur, Yersin, và đường đến các

khu nhượng địa như nông trại Grillet, Bourgery.

Tụ điểm thích hợp nhất cho họ tạm trú là hố Xuân

An, có một con suối nhỏ tạm đủ cho những sinh

hoạt hàng ngày, và gần nơi có nhiều việc làm.

Có thể tình cờ người Pháp biết được như

thường tình là các thông dịch viên đã ăn bớt lương

tù nhân. Họ tập họp tất cả mọi người, cảnh cáo các

thông dịch viên là không được hà hiếp các tù

nhân, và sẽ bị sa thãi nếu tái phạm. Họ cũng đã

trừng trị các tù nhân theo thói anh chị du đãng ỷ

mạnh ăn hiếp cướp bóc kẻ thế cô. Họ cho biết là

họ muốn cải huấn các

tù nhân thành người

lương thiện và họ cũng

khen các tù nhân đã

biết tương trợ thương

yêu lẫn nhau trong thời

gian qua. Họ cho biết

sẽ tổ chức cho tù nhân

học nói tiếng Pháp và

cải thiện nếp sinh hoạt

của mọi người. Những

người có hạnh kiểm

tốt, có khả năng được

hưởng lương cao hơn,

tự do hơn và có thể

được phóng thích khi

hội đủ điều kiện. Tuy

ngôn ngữ bất đồng,

dân tiền phương cũng

đã hiểu được người

Pháp. Nhưng vẫn bán

tín bán nghi khi người

Pháp _ muốn giữ chân

tù nhân ở lại làm việc _

cho biết sẽ giữ lại một phần nhỏ lương để lập một

quỹ an toàn. Khi gặp tai nạn, thuốc men trong trại

không đủ, tù nhân có thể mua thêm thuốc để chữa

trị (năm 1918 đã có trạm cứu thương lưu động).

Tù nhân có tiền nhờ làm lụng nhưng vẫn

khổ, vẫn chết vì tiền không giải quyết được các

bệnh tật. Qua những năm tháng làm việc cực khổ

dài đăng đẵng, những bệnh lạ lùng như toàn thân

nóng hừng hực mà vẫn cảm thấy lạnh run cầm

cập, đắp bao nhiêu mền cũng vẫn thấy lạnh (sốt rét

ngã nước) hoặc bệnh bụng sưng phình như cái

trống (đau gan nặng gọi là cổ trướng, bụng phình

ra như cái trống) hoặc thương hàn phải ăn nước

cháo ròng rã 21 ngày, nếu thức ăn có chất đặc như

cháo rau là bị thủng ruột chết. Họ sợ thần linh trù

diệt vì tin là đã phạm vào tội “nhất phá sơn lâm

nhì đâm hà bá”. Họ thấy những người sống ích kỷ

sẽ lâm vào cảnh khổ sở cô đơn khi đau yếu, trái lại

những người trải lòng thương đến người khác

được bạn tận tình săn sóc lại khi hoạn nạn. Họ lo,

họ sợ cảnh chết không có đủ chiếu bó cái bụng to

Tấm hình rất quý : cho ta thấy địa hình Dalat xưa. Đồi thấp nhất với 2 căn nhà là đồi

nhà lao và nhà ông Quản Đạo; đồi cao nhất là trại lính khố xanh, tiền thân của dinh

Công Sứ nay là đài truyền hình; đồi giữa là khu chợ Hòa Bình và phần sau trường Đoàn

thi Điểm; đồi thấp bên tay trái là đồi rạp Eden( Ngọc Lan) với phần đường đường xuống

cầu Bá hộ Chúc; đồi thấp với hàng cây bên phải là nhà giây thép gió (gần trường Bùi thi

Xuân).Niên kỷ ghi trong hình không đúng vì Cầu ông Đạo được xây năm 1934

Page 7: quê tôi Dalat và - · PDF fileNhớ đến cây thông già mọc ... vào nước lạnh tê người để tưới rau khi có sương ... nhưng vì tầm quan trọng của

Dalat & Người Xưa Trang 54

tướng để chôn. Họ chưa có gì để cho nhau, giúp

nhau nhưng cảm thấy một câu an ủi, một lời

khuyến khích, một nụ cười, một ánh mắt cũng đủ

làm họ ấm lòng. Họ mừng như chính bản thân họ

đang lâm nạn và được cứu thoát. Họ thấy chỉ có

tình thương chân tình mới thật sự giúp nhau, chia

hạnh phúc cho nhau. Cái tình thương nhỏ nhoi đó,

cái hạnh phúc đơn sơ nầy đã khắc sâu vào tim gan

họ vì sống còn là trên hết không gì quý hơn. Mọi

lý luận, mọi ngôn từ của xã hội đầy tiện nghi đều

thừa thãi.

Để hiểu rõ điều này hơn xin hình dung hai

cảnh rừng: một rừng cây nhiều lá miền đồng bằng

và một rừng toàn thông Dalat. Rừng đồng bằng có

nhiều cây với chủng loại khác nhau to nhỏ cao

thấp, giây leo, bụi cỏ. Ngay từ nhỏ mọi cây đều cố

gắng vừa vươn cao vừa lấn chiếm bề ngang kể cả

giây leo. Một sự cạnh tranh ráo riết của kẻ mạnh

nhưng yếu chưa chắc đã thua như giây leo đã phủ

đầu các cây rừng, rong rêu diệt cả cỏ để sống.

Rừng thông với cây to nhỏ thẳng đứng cùng nhau

vươn cao để tìm chút ánh sáng. Các nhánh ngang

nhỏ bé phía dưới sứt càng gảy cọng dần khi thân

cây đã khá lớn. Sự so sánh cho ta thấy người miền

đồng bằng gồm nhiều thành phần, nhiều giai cấp,

nhiều phương tiện tranh đua nhau theo bản năng

riêng, người Dalat đồng cảnh nghèo khó thiếu

thốn cần nương tựa nhau nên dễ thông cảm và hòa

đồng.

Năm 1921 KTS Hébrard được lệnh quy

hoạch Dalat làm thủ đô của Đông Dương. Từ đó

các đường giao thông lên Dalat và các công thự

được xúc tiến gấp, và bắt đầu phân chia các khu

Pháp Việt. Các kiến trúc sư Pháp chủ trương tạo

“cảnh nhà trong vườn, vườn trong thành phố,

thành phố trong rừng, rừng

trong thành phố”. Các công

chức có học thức được điều

động lên Dalat tự nhiên có nếp

sống khinh rẻ nhóm dân tiền

phương nhưng dần dần trong

tiếp xúc hằng ngày các bà nhận

thấy, tuy mù chữ và nghèo nàn

nhưng nhóm dân tiền phương

này rất cầu tiến, kính nể các bà

và hòa đồng với mọi người.

Các ông bớt lo khi con cái họ

được học chung với trẻ con

Pháp. Các ông dạy dân tiền

phương học tiếng Việt, làm

giúp đơn từ, can thiệp vào

những cư xử lẻ tẻ có ác ý của

người Pháp với đám công nhân.

Họ đã bị cảm hóa bởi những lời

mộc mạc “chúng tôi đến đây

hai bàn tay trắng, được nhiệt

tình giúp đỡ, được mượn đồ nghề, dùng xong cho

người khác mượn lại, giá trị chẳng có gì nhưng là

cả một tấm lòng vàng”.

Dalat phát triển, dân số 1500 người (1923).

Ta có thể xem người Việt và Mọi _ khoảng 1200

người _ được Pháp mướn như nhân công với giá rẻ

để khai phá và xây dựng Dalat. Khi thành phố đã

tượng hình, nhiều việc làm lại được tiếp cận với

vật liệu mới, kỹ thuật mới, họ hăng say vừa làm

vừa học trong công tác xây dựng những dinh thự

thật độc đáo. Với quan niệm nhất tự vi sư bán tự

vi sư, sự học hỏi nảy sinh tình thầy trò: một tình

cảm cao quý của người quân tử. Học hỏi qua

Grand Lycée, trường trung học đẹp nhất Đông Dương (1935), 2 Nhà thờ con

gà, 3 Langbian Palace, 4 sân cù, 5 Dinh Công Sứ (nay là đài truyền hình),6

sân vận động

Page 8: quê tôi Dalat và - · PDF fileNhớ đến cây thông già mọc ... vào nước lạnh tê người để tưới rau khi có sương ... nhưng vì tầm quan trọng của

Dalat & Người Xưa Trang 55

trường đời không có bài bản, mà qua bạn bè. Nay

là người học trò, mai mốt lại hướng dẫn người

thầy mình một kiến thức khác. Tình thầy trò trở

nên phức tạp và sâu đậm hơn. Kỹ thuật mới cần

dụng cụ mới mà không phải ai cũng mua sắm

được dẫn đến sự mượn tạm, hay hùn vốn mua

dụng cụ. Trong xã hội mà mọi người đều là công

nhân tương kính, giúp đỡ nhau với chân tình, ai

làm nhiều hưởng nhiều, và xem đó là một sự công

bằng, không bè phái, một sự chính đại quang

minh.

Tuy thương nhau trong bần hàn và nếp

sống đơn giản, nhưng họ cảm thấy lòng bác ái

suông dù sâu rộng chưa thể tạo hạnh phúc cho

cuộc sống chung lâu dài. Họ cần một tập thể với

người có nhân cách, đạo đức, lương thiện có dân

trí cao, v…v… Tình thương có thể thể hiện rõ

ràng trong một vài lần giúp nhau, nhưng về nhân

phẩm cần thời gian mới biểu lộ rõ ràng, vì sông

sâu dễ đo, lòng người khó hiểu.

Trong bối cảnh Dalat thực hiện được điều

này lại càng khó hơn vì Pháp chỉ muốn đào tạo và

hướng dẫn đám tù nhân làm công cụ cho họ nên

rất sợ dân trí cao: mầm móng chống đối. Dân

chúng miền Trung thường được nghe các nhân sĩ

diễn thuyết về các đường lối chống Pháp nên dân

trí khá cao. Trong số này có ông Tiểu La Nguyễn

Thành, người Quảng Nam chủ trương nâng cao

dân trí, bị Pháp theo dõi, có một giai đoạn phải

sống ẩn cư. Ông đã thường xuyên thăm hỏi nói

chuyện, sống hòa đồng với dân chúng nhưng vẫn

bị bắt và bị đày ra Côn Đảo năm 1908. Đám tù

nhân này, cũng hiểu hoàn cảnh của ông và của họ.

Họ không dám có những hoạt động chính trị vì sợ

Pháp bắt bớ và cũng không có cơ sở hậu thuẩn

lãnh đạo, nên chỉ dám phấn đấu âm thầm nâng cao

dân trí, qua trau dồi trong công việc hằng ngày

nhờ sự cần cù, khéo tay, tiếp thu nhanh. Điều này

ta thấy rõ là hãng thầu RMK của Mỹ trong thời Đệ

Nhị Cộng Hòa miền Nam đã công nhận và khen

thưởng và cũng như người Việt hải ngoại đã

chứng tỏ trong các cơ xưởng. Những người mới

đến được đón nhận với nhiệt tình, đều mang ơn

người đến trước. Họ hiểu rõ hơn câu nhân chi sơ

tính bản thiện, và trong hiện tại cái miệng muốn

ăn lăn ra làm là điều duy nhất để tạo dựng tương

lai mới. Điều này giống như sự thành công của

người Bắc di cư vào Nam năm 1954.

Cầu này có thể là tiền thân của cầu ông Đạo. Trong hình

chụp năm1917 có 2 ghi chú; cảnh Dalat gần hotel ( có thể là

hotel du Lac cất năm 1907, nhưng không thấy trong hình.

chưa có hồ tại sao lại có tên này??) và làng Thượng trong

lòng hồ khi chưa có nước ( ngăn đập tạo hồ năm 1919)

Ngày trọng đại đã đến với họ: những người

có hạnh kiểm tốt cần cù làm việc được phóng

thích. Họ được nhận lại cái thẻ tùy thân đã bị tịch

thu khi vào tù. Họ sung sướng được về thăm gia

đình dễ dàng nhờ đường xe hơi Phan Rang-Dalat

đã được thông thương. Đó là phần thưởng của bao

mồ hôi nước mắt họ đã đổ ra để xây dựng thành

phố này. Họ sẽ được nhận lại số tiền của họ trong

quỹ an toàn nếu họ trở lại tiếp tục công tác. Còn gì

vui hơn khi gia đình thấy họ đột nhiên trở về sau

bao năm bặt tin. Nhưng cuộc vui chóng tàn vì họ

cảm thấy nếp sống xưa vẫn tồn tại, tình người vẫn

bon chen, xã hội vẫn phức tạp, không khí nóng

nực bụi bậm, làm nhiều nhưng để dành không

được bao nhiêu và dân chúng vẫn bị sưu cao thuế

nặng

Rượu ta nấu chúng bảo là lậu

Muối ta làm chúng bảo là gian.

Họ thuyết phục và khuyến khích bà con

hãy cùng theo họ lên vùng đất mới đầy triển vọng.

Họ lập gia đình và dẫn các em gái đôi bên theo. Sự

hạn chế đi lại trước đây được nới lỏng, tù nhân xin

Page 9: quê tôi Dalat và - · PDF fileNhớ đến cây thông già mọc ... vào nước lạnh tê người để tưới rau khi có sương ... nhưng vì tầm quan trọng của

Dalat & Người Xưa Trang 56

phép về thăm quê cũ và lập gia đình càng nhiều.

Tình thương nam nữ, thiếu vắng bao năm qua, nở

rộ. Sinh hoạt xã hội đổi dạng.Tuy đũa lệch nhưng

cái thơ mộng của xứ lạnh làm cho tình thương

thắm thiết hơn. Họ hăng say làm việc mà không

cảm thấy mệt mỏi. Nồi nước tắm 4 làm thư giãn

hết bao gân cốt nhức mỏi trong ngày. Bếp lửa

hồng, tiếng trẻ con rộn ràng làm tăng thêm hương

vị các món ăn đạm bạc nhưng đầy thương nhớ.

Hạnh phúc gia đình riêng tư đã sang trang và thấm

sâu vào lòng người cùng lúc với chương trình phát

triển của người Pháp. Do đó tình thương của cộng

đồng tỏa rộng và đậm đà. Nhiều tấm hình với nhà

cửa tập trung từng xóm và hình ngôi Chợ Cây đầy

phụ nữ cho ta thấy ảnh hưởng của nữ giới.

Họ đã an cư lạc nghiệp, đang tận hưởng cái

hạnh phúc đang có. Họ hồi tưởng lại khu rừng

hoang vu ngày nào nay đã có đường sá tuy chưa

trơn tru nhưng rộng rãi, có biệt thự nguy nga đẹp

đẽ trong ngoài sang trọng. Họ vững tin cái ước mơ

nho nhỏ của ngày mới đến là được ăn no mặc ấm,

có mái nhà che mưa tránh nắng, tương lai sáng

lạng hơn, đang ở trong tầm tay, tội gì bỏ mồi bắt

bóng.

Dalat tuy với danh nghĩa là một thành phố,

nhưng dân số lúc đó như một huyện, không bị

ràng buộc bởi luật lệ, lễ nghi, phong tục, mà lại có

tình thầy trò thắm thiết, tình nghèo nàn đậm đà

4 Khách sạn của ông Bá Hộ Chúc nấu nước nóng đổ vào bồn

tắm cho khách. Thương chồng cực khổ người vợ bắt chước

nấu nước tắm cho chồng.

thẳng tắp như cây thông. Cái tốt xấu của ai mọi

người đều thấy như rừng thông quanh năm trống

trải, nên ai nấy đều cố gắng giữ phẩm hạnh của

mình. Với người nghèo, những ân tình nhỏ bé tự

đáy lòng _ không đếm không đong, không đánh

giá được, nhất là khi được ban ra đúng lúc đúng

chỗ _ sẽ thấm vào tim gan như keo sơn đậm đà

hơn tình mẫu tử. Tình mẫu tử bao la nhưng đó là

trách nhiệm, tình nghèo nàn là ân nghĩa tự nguyện.

Tạm gọi là tình người-Dalat-cổ-xưa _ với Dalat là

tĩnh từ _ của những kẻ đã khai sơn phá thạch xây

dựng nên thành phố Dalat.

Xin hãy tạm dừng để kiểm lại xem những

suy luận trên có hợp tình hợp lý không.

Những người Nam-Ngãi-Bình-Phú thời

1950 vào Dalat được người đi trước giúp đỡ và chỉ

vài ngày sau là đã có công ăn việc làm. Một quân

nhân họ Nguyễn thái trên đường hành quân đã

dừng chân tại vùng hiện nay là Lâm Hà, gần ranh

giới với Ban mê Thuột. Sau 1975 được lưu dung

tại Dalat nhớ lại vùng này anh ta đến tìm hiểu

thêm và thấy khu này đầy triển vọng vội về Nghệ

An khuyến khích bà con vào đó lập nghiệp. Bán

tín bán nghi hai vị cao niên cùng theo vào kiểm

tra lại. Cuối cùng toàn chi đó đã dời cả mồ mả cha

ông vào định cư tại đó. Một kỹ sư điện toán con

một họa viên Nha Địa dư đã kể lại tâm tư của cha

anh. ” Được điều động từ Bắc vào Dalat vừa nhớ

Hà Nội xa xôi vạn dặm, vừa lo sợ cảnh xứ lạ cô

đơn nhưng khi thấy Dalat đẹp đẽ sang trọng, dân

tình cởi mở hiếu khách, con cái đi học có xe đưa

rước nên họ an tâm và cảm thấy sung sướng vô

cùng ” 5

Là một Phật tử tôi hiểu là các chúng sinh

thường có suy nghĩ sai lầm vì tham sân si, vì chấp

nhất. Muốn tránh điều này ta cần cởi mở lòng

mình, xả bỏ bớt tham sân si, và cố nhận diện mặt

tốt của mọi người. Xin suy nghĩ về thí dụ sau. Một

cái ly đặt trên bàn với một nửa đầy cà phê. Một

người đi ngang qua bảo “chà, chỉ có một nửa ly

thôi à”. Người khác bảo “ồ, được nửa ly cà phê”.

5 Nhân viên Nha Địa Dư được ở trong cư xá riêng sát sở nên

con được xe trường đưa đón đến Petit Lycée học.

Page 10: quê tôi Dalat và - · PDF fileNhớ đến cây thông già mọc ... vào nước lạnh tê người để tưới rau khi có sương ... nhưng vì tầm quan trọng của

Dalat & Người Xưa Trang 57

Người trước nhìn theo nhục nhãn có thái độ tham

lam, tiêu cực, thường nhìn thấy cái xấu; người thứ

hai nhìn theo pháp nhãn có thái độ khoan dung,

tích cực, luôn nhìn thấy cái tốt.

Các dân tiền phương đến Dalat thiếu thốn

mọi bề, chẳng còn gì để lưu luyến ngoài sự sống

còn. Muốn sống phải nương tựa nhau

bầu ơi thương lấy bí cùng

tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

tự nhiên thấy mọi người đều dễ thương. Tình

thương người đồng cảnh tự phát sinh và nẩy nở.

Những công chức bị đưa lên đây làm việc đã ngạc

nhiên về thành quả mới được xây dựng, về nếp

sinh hoạt và tác phong của nhóm người tiền

phương: vui với công việc, hạnh phúc khi giúp đỡ

mọi người; về cách đối xử lịch sự văn minh của

một số người Pháp. Điều mà họ ngạc nhiên nhất là

tình người của nhóm tù nhân thật đậm đà chân thật

chưa từng thấy tại miền đồng bằng. Thật vậy trong

cuộc sống bình thường mọi người đều nghĩ đến

tiền tài, danh vọng, sức khỏe và hạnh phúc. Các tù

nhân không thể có nhiều tiền và danh vọng. Họ

cảm thấy còn gì hạnh phúc hơn là được bạn quý

mến săn sóc khi đau yếu, một miếng khi đói bằng

gói khi no.

Hotel Palace: năm 1933 vua Bảo Đại lần đầu tiên gặp

cô Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan (HH Nam

Phương).

Lòng bác ái và hạnh phúc của nhân loại từ

xưa tới nay có muôn vạn hình thức. Trên đây tôi

thường ca tụng tình nghèo, có thể độc giả sẽ hiểu

là người giàu không có lòng bác ái. Bà Melinda

cùng chồng Bill Gates đã lập một quỹ trên 3.5 tỷ

Mỹ kim để giúp trẻ em nghèo khắp thế giới. Bà

không tham dự vào các chương trình trợ giúp mà

giao phó hoàn toàn cho một số cơ quan thiện

nguyện nên các trẻ em thụ hưởng không biết tên

bà. Mẹ Thérésa, một nữ tu, cũng lập một quỹ từ

thiện nhỏ hơn cùng với tôn chỉ gần như trên nhưng

suốt đời bà thường xuyên gặp gỡ các em nên nổi

tiếng khắp thế giới.

Ngày nay ta ỷ lại quá nhiều vào cơ giới và

tiện nghi vật chất nên không thể hiểu được tâm tư

người xưa. Thí dụ sau cho thấy nếp sống đơn giản

của người Dalat xưa dễ thích ứng với mọi môi

trường và sinh hoạt. Thử xem hai người với nhân

sinh quan khác nhau cùng sinh sống trong hai môi

trường: thành phố và núi rừng.

a) môi trường thành phố. Ông B, áo quần

màu mè tóc tai chải mướt đến gặp ông A, thấy ông

này râu ria tóc tai bờm xờm, ăn mặc luộm thuộm

nên tỏ vẻ không có cảm tình. Ông A nhìn thấy và

hiểu tâm trạng của người bạn mới.Trong những

ngày sau ông A cố gắng chải chuốt gọn gàng sạch

sẽ hơn nhưng không khỏi bực mình. Dần dần ông

B, nhận thấy sự cố gắng trên, thấy ông A dễ

thương hơn nhưng vì bản tính se sua vẫn còn gây

nhiều phiền phức cho ông A. Với thời gian ông A,

nhờ bản tính đơn giản, không còn thấy phiền não

về sự trách móc của bạn. Họ cảm thông cho nhau

và đều thấy bạn mình dễ thương hơn. Tình thương

nhau phát triển. Ông A cảm thấy hạnh phúc vì

không còn phiền não và đã cảm hóa phần nào ông

B nhưng ông này vì còn chú trọng bề ngoài nên

chưa thấy được hạnh phúc.

b) môi trường rừng núi, Cảm giác ban đầu

của hai người như nhau, nhưng rồi cả hai đều cảm

thấy bực bội hơn vì thiếu mọi phương tiện và tiện

nghi. Nhưng sau một thời gian ông A cảm thấy

hạnh phúc nhờ nếp sống đơn giản, và ông B vẫn

luôn luôn bực tức vì nếp sống trọng bề ngoài.

Ta thấy rằng tình người nghèo nhỏ nhưng

sâu đậm, tình người giàu rộng lớn nhưng mỏng

manh và cái chân hạnh phúc đễ đạt hơn trong sự

đơn sơ.

Page 11: quê tôi Dalat và - · PDF fileNhớ đến cây thông già mọc ... vào nước lạnh tê người để tưới rau khi có sương ... nhưng vì tầm quan trọng của

Dalat & Người Xưa Trang 58

Một khu dân cư thời 1925-30 (không biết ở đâu)

Dalat có nhiều may mắn thật đặc biệt và hội

tụ cùng một lúc đã tạo cho người dân Dalat một

phong thái riêng, không nơi nào có trên đất Việt:

về thiên thời đất rộng người thưa, nhiều công việc,

nhiều cơ sở giáo dục tốt; về địa lợi với núi cao, khí

hậu quanh năm mát mẽ và trong sạch; với về nhân

hòa với nếp văn minh và tư tưởng phóng khoáng

của người Pháp, với quyết tâm hướng thượng và

đạo đức của người Việt. Đó là nguồn gốc của tình

người-Dalat-cổ-xưa và thời điểm này là đỉnh cao

của phong thái người Dalat.

2. Với thành phần có nguồn gốc và sinh hoạt

Trong giai đoạn này họ đã có tiền đã hiểu phần

nào mãnh lực tốt xấu của đồng tiền nên cũng tự

vấn và so sánh giá trị giữa tiền và nhân phẩm

v..v… Do đó cái tình thương không còn đơn thuần

là thương nhau giúp đỡ nhau như trong giai đoạn

trước mà trở nên phức tạp sâu đậm và nhuần

nhuyễn với nhiều tình tiết, có khi vừa đau khổ vừa

hạnh phúc, mới chớm nở đã tàn phai mà chưa biết

hành động ra sao? Bỏ thì thương vương thì tội.

Trong giai đoạn sau nhờ có tên tuổi, nghề nghiệp,

sinh hoạt của họ ta hiểu được sự gian truân và nếp

sống phức tạp lương thiện và đạo đức của họ.

Nhưng muốn tìm hiểu rõ hơn tinh thần làm việc

của họ ta cần biết thêm các chi tiết vui buồn trong

cuộc sống hằng ngày của họ.

Để tránh hiểu lầm xin thông cảm cho tôi

được xác định ý nghĩa về vài cụm từ chính trị

dùng trong bản tạp ghi này. Đây là thời gian Pháp

thuộc, nên các cụm từ kháng chiến quân, nhà cách

mạng được dùng để chỉ mọi hoạt động của các

nhân sĩ, các phong trào và đảng phái chính trị đều

là của toàn dân chống Pháp. Riêng trong năm

1945 việc thay ngôi đổi chủ đã xảy ra bốn lần:

Nhật, Việt Minh, vua Bảo Đại và Pháp, và ảnh

hưởng của Việt Minh nổi bật lên nên xin được

tách ra thành một đơn vị riêng như quần chúng

đương thời dùng.

a. Giai đoạn trưởng thành của phong cách

người Dalat xưa (1927-1945)

Hệ thống giao thông đã hoàn tất. Dalat đã

được mọi miền biết đến, dân chúng đủ mọi ngành

nghề _ thợ thuyền, thương nhân, thầu khoán, dịch

vụ, học sinh, và cả người Pháp _ ồ ạt lên. Dân số

tăng nhanh:1500 người (1923), 9000 người

(1938), 20 000 (1942), 25000 (1944); số biệt thự

327 (1936) 728 (1942). Đây là giai đoạn giao thoa

của các tập quán xấu tốt của thành phần mới với

cái phong thái riêng của người Dalat cũ. Tuy thiểu

số nhưng đã quen sống cần kiệm, đơn giản đầy

lòng bác ái nên họ vẫn giữ được cái phong thái

cao đẹp mà dân chúng thường nhắc nhở và ca

tụng: bản tính người Dalat (khoảng năm 1945) cởi

mở, tế nhị, mến khách, lịch sự, trang nhã, hiền

hòa, dễ thương, giản dị v…v…

Trong 20 năm (1925-1945) Dalat được xem

như đã hoàn chỉnh với một quần thể kiến trúc độc

đáo, một kỷ lục về xây dựng một thành phố vì 9

năm sau không xây dựng gì thêm nữa. Triều đình

Huế đã có Quản đạo, đại diện chính thức (1936),

nhưng Dalat vẫn được tổ chức từ luật lệ cho đến

sinh hoạt cho người Pháp. Tư tưởng Đông Tây

của người Pháp, học sinh Pháp Việt và Tự Lực

Văn Đoàn cũng đã bắt đầu ảnh hưởng đến sinh

hoạt dân Dalat. Đông phương theo nhất nguyên:

chỉ có riêng ta với xu hướng bảo thủ và từ chương.

Tây phương theo nhị nguyên: có ta và đối tượng

nên sống cởi mở và thiên về khoa học. Tư tưởng

chính trị của dân Dalat đối với Pháp cũng thay đổi

phần nào nhờ thành quả của sự xây dựng thành

phố và người Pháp Dalat đa số có nếp sống văn

minh lịch thiệp cởi mở không như lính Lê Dương.

Page 12: quê tôi Dalat và - · PDF fileNhớ đến cây thông già mọc ... vào nước lạnh tê người để tưới rau khi có sương ... nhưng vì tầm quan trọng của

Dalat & Người Xưa Trang 59

Phòng của khách của Langbian Palace (1921)

Trong thời gian này nông ngiệp mới bắt

đầu hình thành và tự phát. Đến 1938 những ấp

nông nghiệp mới được chính thức thành lập với

quy chế mỗi gia đình nông dân được cấp một diện

tích vừa đủ sống nên không có hiện tượng đại điền

chủ bóc lột dân tá điền như miền Lục tỉnh.

Thương nghiệp và dịch vụ phát triển đem đến sự

cạnh tranh và sự gian xảo; nhà giàu và trí thức

đem lại lễ nghĩa tiện nghi dân trí. Công việc vẫn

nhiều nhưng đông dân đem lại ghen ghét dèm pha,

chia rẽ theo tập quán địa phương; sự phát triển

chênh lệch giữa hệ thống y tế và giáo dục Pháp

Việt v… v... Cái tốt xấu lẫn lộn, và cái xấu dễ

bành trướng hơn là cái tốt. Gần mực thì đen gần

đèn thì sáng cái từ tâm đặc biệt của người Dalat

xưa cũng đã bị suy thoái dần dần. Nhưng hành

động và tư tuởng chống Pháp nêu cao tinh thần

dân tộc cũng đã bắt đầu lộ diện. Dalat có nhiều

trường tốt vậy mà có vài ba gia đình tuy có làm

việc với Pháp nhưng trọng tinh thần dân tộc,

không ngại khó khăn tốn kém, đã gởi con ra học ở

Huế. Có những người khuyên dân chúng tẩy chay

các trò chơi có tính cách miệt thị dân ta như trò

chơi liếm chảo, leo cột mỡ v…v… Một số đồng

bào đã lập các hội ái hữu đồng hương như ái hữu

Huế Thừa Thiên, ái hữu Hoan Châu v…v…

Theo sự hiểu biết thô thiển của tôi luật

pháp được áp dụng nghiêm chỉnh rõ ràng đúng

theo các điều khoản về quy hoạch xây cất: quang

cảnh các biệt thự của tư nhân Pháp, kiểu nhà chữ

A của tư nhân và tại cư xá người Việt; quyết định

tối hậu buộc đình ấp Nghệ Tĩnh không được xây

trên đỉnh đồi theo tín ngưỡng Việt mà phải xây

thấp hơn; phần ấp Nghệ Tĩnh dọc theo đường Bùi

thị Xuân được cấp phát sau cho những người đủ

điều kiện mà bị thiếu sót trong lần cấp phát trước.

Các ấp người Việt được cấp phát đầu tiên phải

nằm dưới thung lũng chứ không được khai phá tới

đỉnh đồi. Dấu tích của điều luật này là con đường

vòng quanh ấp Nghệ Tĩnh, đến năm 1948 với máy

bơm nước, dân làm vườn tự động khai phá thêm

lên đồi.

Muốn theo kịp tốc độ kiến thiết Dalat, sinh

hoạt của mọi ngành lớn nhỏ cả Pháp lẫn Việt cần

nhiều vốn, mà Dalat không có ngân hàng. Do đó

họ cần siêng năng làm việc và tiết kiệm từng xu,

để tự tạo uy tín thì mới vay mượn, hùn vốn được.

Nhiều hình thức văn minh được áp dụng: buôn

bán trả góp, gối đầu và chơi huê hụi. Tất cả những

giải pháp này đều cần lòng nhân ái của kẻ có tiền,

sự lương thiện và trọng tín nghĩa của người cần

vốn. Nay ta rất quen thuộc với các phương cách

này nhưng lúc đó thật là đầy sáng tạo: buôn bán

trả góp tương tự như thẻ tín dụng, huê hụi là hình

thức trái phiếu tư nhân.

Họ học những kiến thức khoa học kỹ thuật,

học suy nghĩ và lý luận độc lập, dám mạo hiểm và

chấp nhận rủi ro và tinh thần tôn trọng luật pháp,

v…v…nên đã phát huy tinh thần tự lực tự cường,

dám nghĩ dám làm _

cụm từ dao hai lưỡi. Họ học

được lối xã giao mới, tư tưởng mới, nấu nướng

trang hoàng nhà cửa theo mốt người Pháp. Dân trí

được nâng cao, bớt cố chấp bảo thủ, hiểu được sự

gian truân và lòng bác ái của người tiền phương.

Những điều này giúp họ giữ được phần nào cái

đạo đức và nhân phẩm nói trên.

Page 13: quê tôi Dalat và - · PDF fileNhớ đến cây thông già mọc ... vào nước lạnh tê người để tưới rau khi có sương ... nhưng vì tầm quan trọng của

Dalat & Người Xưa Trang 60

Bên mặt có rảnh thoát nước bằng bê tông, bên trái

doanh trại nhân công đã bỏ hoang.

Dalat miền đất hứa. Mọi người lên đây

đều tìm đuợc việc dễ dàng, công chức không còn

nghĩ là bị đi đày. Nhân viên viện Pasteur, Hỏa Xa,

Địa Dư, Công Chánh được cung cấp nhà cửa tại

những cư xá riêng biệt. Con cái họ được vào học

miễn phí ở Petit Lycée. Các công sở, nhất là ga xe

lửa, là cửa ngõ của Dalat, cần rất nhiều nhân công

đủ loại. Giới phụ nữ và dân lao động có nhiều

ngành buôn thất nghiệp lãi quan viên. Quán ăn

bình dân với các thức ăn, bánh trái đặc sản địa

phương mọc lên như nấm. Không có vốn nhưng

thuận đường đi làm của dân lao động chỉ cần một

gánh bún bò Huế đặt ngay trước cửa nhà, hay phải

gánh lên chợ là đủ nuôi gia đình đông con. Tôi

biết hai gia đình họa viên từ Bắc chuyển vào với

bao ưu tư lo ngại ban đầu, nào ngờ nhờ đó mà con

cháu đều đỗ đạt cấp đại học và tung bay khắp thế

giới.

Miền đất của sáng tạo, của khả năng:

một ông bếp cho gia đình người Pháp thay vì mua

rau ở chợ, đã dặn vợ ở nhà mua những món cần

thiết tại vườn cho ngày hôm sau để thêm thu nhập.

Nhà vườn trồng nhiều loại rau cho Pháp, vợ ông

bếp khác còn tài tình hơn, mua những rau phế thải

đem ra chợ rao bán với lời hướng dẫn nấu món

Pháp, vợ con công chức xúm lại mua. Một gia

đình ở sát bên một vườn nhỏ mới trồng cà phê

thấy chủ vườn phải mướn người làm cỏ, bèn xin

để họ trồng rau trên những phần trống và săn sóc

vườn cho. Đôi bên đều lợi. Trong ngành thợ nề,

tô hồ là việc khó nhất, nếu tô không khéo mặt

tường không phẳng mà sửa tới lui kém năng suất.

Phụ nữ thường làm phụ hồ, có cô gái vốn khéo tay

xin tô hồ thử, nào ngờ hợp khả năng phút chốc

thành thợ hồ sáng chói. Một nhóm 10 người vận

chuyển đất bằng xe bánh gỗ dùng trong việc khai

phá vườn ông Hiến đã tổ chức làm mỗi người một

công đoạn ( đào đất, xúc lên xe, đẩy xe chở đất,

nấu ăn ở nhà) vận chuyển đất cho khu ký túc xá

trường Grand Lycée.

Toàn quyền Đông Dương René Robin và vua Bảo Đại

khánh thành đường xe lửa xuyên Đông Dương và thời

gian thực hiện đường xe lửa này từ 1896-1936

Miền đất của sự cầu tiến: họ không nề hà

công việc nặng nhẹ nắng mưa miễn là học được

cái mới. Niềm mơ ước của cha mẹ là con được

vào Yersin học miễn phí nên họ tất bật làm ngày

đêm để có tiền cho con học trường tư, học thêm,

hoặc tìm mọi cách cho được điều này. Một anh

bạn cho tôi biết ba anh làm cho một gia đình Pháp

nhưng vẫn nghèo đã nhờ họ xin vào Yersin miễn

thi. Trường trung học Dalat hình thành rất trễ đã

ảnh hưởng đến sự cầu tiến của thanh niên phần

nào. Một số dông đã bỏ học, ngay sau khi có bằng

tiểu học hoặc trước khi có trung học đệ nhất cấp,

để ra tìm hướng tiến thân khác theo câu con cá

nhỏ trong tay hơn cá lớn trong ao. Dalat đang là

môi trường của trăm hoa đua nở, mọi ngành nghề

đều cần nhân tài, cần sáng kiến thích hợp với nhu

cầu riêng . Cái khó ló cái khôn.

Page 14: quê tôi Dalat và - · PDF fileNhớ đến cây thông già mọc ... vào nước lạnh tê người để tưới rau khi có sương ... nhưng vì tầm quan trọng của

Dalat & Người Xưa Trang 61

Miền đất của đơn giản và tiết kiệm: Qua

bao năm trui luyện trong gian khổ già trẻ đều thấu

hiểu giá trị đồng tiền và không thể nào đua đòi

theo giới học sinh nhà giàu các tỉnh lên học, họ

phải sống tiết kiệm đến nỗi hình như „DNA hà

tiện” đã thấm sâu vào xương tủy. Một người con

tại Mỹ đã hỏi “Mẹ đã băng rừng lội suối, đã lê gót

hết đồng bằng sông Cửu Long, đã vượt sóng trùng

dương sao mà cái cục kẹo của mẹ không rớt”. Tôi

không quên được cảnh tiết kiệm của gia đình tôi,

chủ một tiệm buôn lớn đương thời. Mỗi buổi ăn

trưa, con nít của hai chủ tiệm và của bà con ở xa,

gần 20 đứa, cơm bao nhiêu cũng được nhưng ông

bếp chỉ cho thịt cá vào chén đầu còn những chén

sau chỉ có nước canh hay nước thịt cá. Có mấy

nhà vườn qua bao lao tâm và cần kiệm đã dành

dụm được khá nhiều vàng nên đã sống an nhàn

đến ngày nay.

Ga xe lửa cũ của công ty SGAI điều hành đương xe lửa

Dalat trước khi có nhà ga hiện hữu. Ga này chỉ còn

một phần nay dùng làm nơi điều hành đường xe lửa

Dalat- Trại Mát

Miền đất của thực tế: Người Dalat xưa

chú tâm vào thực tế thay vì bằng cấp hay danh

vọng. Trong thời gian đầu họ mong ước được sống

còn. Trong giai đoạn hai, đã có chút ít tiền, nhà

cửa, nếp sống đã ổn định, họ ước mong có một

tương lai vững chắc hơn. Vào giai đoạn cuối, khi

đã thấy rõ ràng thành quả của bao năm vật lộn để

vươn lên, họ mong xây dựng tương lai vững chắc

cho con cháu như trường hợp sau. Nhiều người

Việt ở Cali nhờ khí hậu ấm áp hưởng thụ nhiều

tiện nghi nên ưa thích cái bề ngoài với áo quần xe

cộ toàn bằng đồ hiệu kể cả đồ cũ. Trái lại ở Min-

nesota, để chống lạnh họ không cần áo quần đẹp

mà cần cho ấm, không cần xe danh tiếng mà cần

xe có máy tốt để dễ nổ máy và không bị hư dọc

đường. Họ thấy và hiểu rõ đoạn đường lập nghiệp

là cần ăn chắc mặc bền, đo bò làm chuồng và

tránh xa cảnh đua đòi trằm hàng bạc áo làng buôn.

Họ sống với đạo đức và hành xử theo lương tâm:

không làm những điều mình không muốn người

khác làm cho mình. Đó là người lương thiện đạo

đức. Sau 1945, đời sống phức tạp hơn, đạo đức

giảm dần vì họ phải luồn lách luật lệ. Đó là lương

thiện luật pháp. Cuối thế kỷ 20 khi chính trị xen

vào nhiều hơn, đời sống quá phức tạp buộc người

dân phải sống với lương thiện chính trị. Người

xưa, sống đơn giản thật thà, đã tạo dựng tài sản

với lương tâm người quân tử trong nền móng

lương thiện đạo đức điều mà nay khó tìm. Ta có

thể xem sự lương thiện như cái bong bóng cao su

được thổi phồng. Lớp cao su nơi gốc dày vững

chắc nhưng mỏng dần khi được thổi hơi vào. Còn

dạng bong bóng là còn lương thiện, bong bóng bể

thành bất lương. Ta biết mọi vật đều có hai mặt

nhưng không làm sao biết được mặt trong của cái

bong bóng, nên đừng cầu toàn.

Trong giai đoạn này Dalat đã hoàn thành và

mừng nhất là chúng ta hiểu được phần nào sự

đóng góp về vật chất của người tiền phương. Nhờ

sự giao thông thuận lợi, sự phát triển về thương

nghiệp, sự hiện diện của giới trí thức nên dân trí

lên cao mau chóng. Những điều này giúp họ hiểu

rõ hơn những tình tiết éo le của tình thương trong

trường đời. Đó là cốt lõi của tình thương trong đạo

đức và giúp cho người Dalat xưa giữ vững được

phong thái đặc biệt của họ trong giai đoạn kế tiếp.

Page 15: quê tôi Dalat và - · PDF fileNhớ đến cây thông già mọc ... vào nước lạnh tê người để tưới rau khi có sương ... nhưng vì tầm quan trọng của

Dalat & Người Xưa Trang 62

b. Giai đoạn thoái hóa của phong cách người

Dalat thuở xưa (1945-1954).

Khi chánh quyền đương thời, Việt Minh,

phát động chiến dịch tản cư, Nhiều người tản cư

xuống Phan Rang vì nghĩ rằng tản cư không lâu.

Đa số cho đây là dịp tốt để về miền Trung thăm

quê cũ.

Khi Pháp tái chiếm Dalat, những gia đình

tạm tản cư xuống Phan Rang và may mắn thoát

khỏi bệnh tật, hoặc không bị Pháp giết, bắt đầu hồi

cư và âm thầm cắm đầu cắm cổ làm lại cuộc đời.

Vì Việt Minh chiếm giữ hai tỉnh Bình Định và Phú

Yên nên đại đa số những gia đình tản cư về miền

Trung không trở lại được ngoại trừ một số ít có

tiền mạo hiểm hồi cư bằng đường thủy. Dân chúng

từ Nha Trang đến miền Nam đủ mọi thành phần

chí thú làm ăn hay cơ hội chủ nghĩa ào ào lên Da-

lat mua và chiếm những nhà vô chủ. Tiệm Nou-

veautés Hanoi của thân phụ tôi bị một người Sai-

gon dân Tây chiếm đổi thành Saigonais. Dân số

tăng khá nhanh mặc dầu bị hạn chế trong thời gian

Hoàng Triều Cương Thổ.

Thác Cam Ly thuở xưa

Trước 1945 chưa có radio, báo chí rất hạn

chế, mọi nguồn tin chính trị hầu như là truyền

khẩu không được loan truyền rộng rãi nên dân

chúng Dalat sống trong thanh bình. Khi Việt Minh

lên nắm chính quyền dân chúng mới biết sự hiện

diện và hoạt động thầm kín của họ. Trong thời

gian tranh tối tranh sáng này, dân chúng rất sợ bị

gán tội Việt gian có thể bị tử hình hoặc bị đưa đi

an trí với ngày về thật mong manh. Những người

hồi cư, qua bao thủ tục rắc rối, về đến nơi thấy nhà

trống không, vườn đầy cỏ kể cả phân tro và vật

dụng chôn dấu cũng không còn. Họ đành phải

chấp nhận nếp sống mũ ni che tai, mắt mờ tai điếc

cho qua ngày. Biết mặt những người chủ mới của

bao căn nhà cũ mà không dám hỏi han liên lạc.

Cây cầu Nhật này đã được thay thế bằng cống hộp tại

ngã ba đường Yersin và Bà Huyện Thanh Quan. Đồi

cao bên tay trái là đồi dinh Công Sứ và chợ Hòa Bình;

đồi lài phía tay mặt là đồi Cù, lùm cây thấp là Trại

Thiếu sinh Quân, (ĐH Dalat ngày nay)

Tình xưa nghĩa cũ của láng giềng, của

cộng đồng thay đổi và có nơi đã tan biến, như lời

diễn tả sau đây của ôngTrung Tín, chủ một tiệm

bán đồ sắt tại đường Cầu Quẹo, “Tình người năm

1935 như nước cam vắt đựng trong cái chén đất có

mùi thơm thoang thoảng, hương vị ngọt dịu với

chút hậu còn để lại trong cổ sau khi nuốt. Tình

người 1955 như chút nước cam vắt đựng trong cái

ly thủy tinh đầy nước đá xay chẳng mùi chẳng vị

làm lạnh buốt từ nướu răng đến cổ họng”. Ông tha

phương cầu thực tại Dalat hai lần: vào lập nghiệp

năm 1935, tản cư về Qui Nhơn năm 1945, hồi cư

vào lại Dalat năm 1954, vì bị kẹt lại ở Bình Định

chín năm. Tốc độ kiến thiết Dalat quá nhanh, tiện

nghi quá hấp dẫn làm cho bao tính chất tốt đẹp của

dân chúng chưa kịp thấm sâu đã bị xói mòn.

Page 16: quê tôi Dalat và - · PDF fileNhớ đến cây thông già mọc ... vào nước lạnh tê người để tưới rau khi có sương ... nhưng vì tầm quan trọng của

Dalat & Người Xưa Trang 63

Nhưng tại sao lại quá nhanh như vậy? Hãy

xét các con số sau đây. Dân số Dalat 25,800 người

(1945), 5,200 (1946), 52,000 (1954). Tỷ lệ dân

chúng năm 1946 so với năm trước là 24% và với

chín năm sau là 10%. Với 10% thành phần cũ mà

còn giữ được phong thái riêng đặc biệt của cộng

đồng cũ nói lên một cách hùng hồn là nhân phẩm

người Dalat xưa trong sáng, tốt đẹp quá.

Mục đích của bài viết này chỉ muốn trình

bày vấn đề xã hội, nhưng tôi vẫn phải nêu hậu quả

của việc tản cư hơn sáu mươi năm về trước chỉ để

cùng nhau suy nghĩ cái nhân phẩm của tiền nhân

mà thôi. Qua việc tản cư, theo thiển ý người Dalat

xưa, có những đặc điểm:

a) thương người, cầu tiến, đạo đức, tôn

trọng luật pháp nên họ chấp hành lệnh tản cư một

cách nghiêm chỉnh.

b) không quên nguồn gốc tổ tiên nên đã về

thăm nhân dịp này.

c) đa số 76% dân Dalat xưa _ thành phần

nòng cốt của thời khai sơn phá thạch đã tạo nên

cốt lõi của phong thái người Dalat _ đã sinh hoạt ra

sao khi về sống lại tại miền Trung.

Xét qua cả bốn giai đoạn tác phong người Dalat

tùy thuộc vào hai yếu tố chính mà các tỉnh thành

khác không có:

1) về môi trường: khí hậu quá lạnh và Da-

lat chưa có người Việt.

2) về con người: người Pháp giàu, mạnh

với đầy đủ uy quyền và người Việt nghèo cam

chịu số phận nhưng hướng thuợng trong đạo đức.

TINH THẦN

NGƯỜI DALAT XƯA

Tinh thần của một số danh nhân hay quốc

gia thường được truyền tụng qua huyền thoại: một

thực thể hư ảo không cần chứng minh mà chỉ cần

lòng tin của dân chúng. Lòng tin càng cao huyền

thoại càng dễ lan truyền. Huyền thoại ngày nay

khó lan truyền vì dân trí ngày càng cao. Người

chết là hết nhưng các danh nhân để lại tiếng thơm

muôn đời. Dalat không có danh nhân nhưng lịch

sử ghi nhận dân Dalat xưa đã để lại một phong

thái đáng ngưỡng mộ, điều mà chúng ta đang cố

tìm sử liệu. Không có tướng nhưng đoàn dân quân

vô danh ô hợp này tạo được thành tích tốt. Tuy vô

danh nhưng đui què mẻ sứt cũng là cha ta, công

hầu khanh tướng cũng là cha người nên ta cần

lượm lặt những gì liên hệ để đúc lại cái tinh thần

của họ.

Muốn hiểu tinh thần của họ cần phải có

những chi tiết cụ thể về cuộc sống. Ai ai cũng biết

sự tiện nghi và các phương tiện hiện hữu làm

chúng ta không thể hiểu được những kham khổ

của người xưa cũng như hai chữ “đương nhiên”

tầm thường lại càng làm cho chúng ta bối rối hơn

khi tìm hiểu mức độ gian nan của họ. Nếu không

ghi lại một vài thí dụ cần thiết chúng ta sẽ lạc lối

luôn.

Tình mẫu tử xưa và nay hoàn toàn khác

hẳn. Trẻ con xưa chờ quà khi mẹ đi chợ về, trẻ con

ngày nay thản nhiên lấy quà trong tủ lạnh khi cần.

Ta nghe nhiều chuyện tình mẫu tử từ gia đình

nghèo mà rất ít thấy từ con nhà giàu. Sử sách Da-

lat ghi tù nhân được đưa lên Dalat làm công,

đương nhiên ta nghĩ ngay đó là tội phạm mà

không hề nghĩ chỉ vì muốn có một đời sống dễ

chịu hơn nên họ kháng thuế mà bị đọa đày, cũng

như người tha phương vì khổ quá muốn lên đó

làm công là thường tình, mà không hề nghĩ đến

vùng này chỉ có người Mọi nên phải sống mười

mấy năm trong cảnh trai thừa gái hiếm. Sách Dalat

ghi ông Nguyễn thái Hiến đã đưa một số di dân

Nghệ An và mười năm sau ông Hoàng trọng Phu

đưa người Hà Đông vào Dalat.

Page 17: quê tôi Dalat và - · PDF fileNhớ đến cây thông già mọc ... vào nước lạnh tê người để tưới rau khi có sương ... nhưng vì tầm quan trọng của

Dalat & Người Xưa Trang 64

Giáo Hoàng Chủng Viện

Người Hà Đông được giúp đỡ vé xe lửa,

được trợ cấp tiền bạc và nhà tạm trú lúc ban đầu.

Bản thân tôi cũng hiểu là người Nghệ An cũng vào

bằng xe lửa. Nào ngờ đến nay tôi mới biết đường

xe lửa lên Dalat hoàn thành năm 1932 và đường

Hà Nội Sài Gòn năm 1936 và không thể hiểu ba

tôi đã gặp khó khăn gì và làm sao đài thọ chi phí

cho lối 20 người trên hành trình gần 2000km bằng

xe hơi vào Dalat năm 1928?? Cũng là đương

nhiên một lão thành khẳng định với tôi là vì cuộc

sống, đa số những người làm ăn liên quan đến

khai thác gỗ hoặc sống ở ven thành phố đều ít

nhiều có liên quan đến kinh tài cho kháng chiến

quân.

Ở bầu thì tròn ở ống thì dài

hay

khôn chết dại chết, biết thì sống.

Tôi đã suy nghĩ nhiều về việc ghi lại danh

tánh hoặc một số chi tiết về nguồn gốc tế nhị, thấp

kém của một số nhân chứng mà con cháu họ có

thể không muốn nêu ra. Tôi xin khẳng định là

không hề có chút ý nghĩ nào xấu về họ cả. Ngược

lại tôi lại thấy các điều đó làm họ cao quý hơn, và

cảm thấy các chi tiết này rất cần thiết để nói lên

cái tinh thần của người xưa mà ta muốn duy trì và

phát huy thêm. Tôi không dám có kỳ vọng cao xa

nhưng nghĩ rằng các chi tiết này có thể là một

phần của bảo tàng viện _ nếu được thành lập sau

này _ về người Dalat xưa. Đó là những cái mốc đễ

ta căn cứ và tìm hiểu thêm về thời gian trước. Vì

Dalat, tôi xin lỗi trước để thân thuộc các nhân vật

này hiểu, thông cảm và hỷ xả cho nếu gia đình có

điều không được vừa ý.

Thảm cỏ khách sạn Langbian Palace

Các tù nhân xưa tản cư về miền Trung đều

đã mất. Con cái họ nay cũng đã khoảng 80 và sống

qua bao thiên tai chắc cũng đã thành người thiên

cổ. Những người đến Dalat sau _ nhờ còn để lại

chứng tích của sự nghiệp và sinh hoạt _ cũng đã

qua đời được xem là thế hệ thứ nhất: thế hệ của sử

liệu. Những ai đã chứng kiến phần nào các sinh

hoạt như chúng tôi _ cũng gần đất xa trời

_ được

xem là thế hệ thứ hai: thế hệ nhân chứng. Những

ai chỉ được nghe cha anh kể lại phần nào tinh thần

họ đã sống, nay đang sống trong thời đại của tin

học, là thế thệ thứ ba: thế hệ tinh thần. Tuy đây là

ba thành phần có liên hệ đến Dalat, nhưng Dalat là

của toàn dân Việt nên mong rằng mọi người chúng

ta hãy cùng chung sức tìm nguồn gốc, tìm cái tinh

thần làm việc của tiền nhân theo phương thức

được trình bày ở phần sau với ước mong cái

phong thái tốt đẹp đó sẽ được vĩnh hằng và chúng

ta đã để lại cho con cháu một di sản vô cùng quý

giá.

a) Sự đóng góp của thế hệ sử liệu.

Tại ấp Tân Lạc ông Trương Núi, người

Quảng, sáng gánh vải ra chợ chiều gánh về nhà

cho các bà bán vải nhưng sức khỏe kém dần phải

chuyển qua quét chợ sống trong cảnh gà trống

nuôi hai con. Hằng ngày cứ nhìn cái tháp trường

Page 18: quê tôi Dalat và - · PDF fileNhớ đến cây thông già mọc ... vào nước lạnh tê người để tưới rau khi có sương ... nhưng vì tầm quan trọng của

Dalat & Người Xưa Trang 65

Yersin để phấn đấu và ước mơ con ông được vào

học ở đó. Tôi được ông nhiều lần tâm sự và nhờ

hướng dẫn con ông để em được vào Yersin.

Nghèo nàn vất vả nhưng ông chẳng bao giờ có ý

“cầm nhầm” những món hàng khô để hững hờ như

mỡ treo trước miệng mèo. Sự tận tụy và lương

thiện của ông làm cho bạn hàng trong chợ thương

quý ông và thỉnh thoảng biếu ông chút quà cho

cháu. Con ông, một giáo sư triết nổi tiếng trường

Trần hưng Đạo, đã tả trong tập thơ:

Sen nở vườn tình

Chai phồng những bàn tay

trầy nứt những bàn chân

nhà vẫn nghèo, thân vẫn gầy

mẹ cha làm, thiên hạ ăn

Đói nghèo không chịu nổi

mẹ mất quá ba mươi

cha xúc từng đống rác

nuôi con cho nên người.

Cháu nội ông là một tiến sĩ trường Berkley, Mỹ.

Ông Năm Niên, người Quảng Bình, ngụ tại

Tân Lạc, nhờ có kỹ thuật cao là người phồ cỏ giỏi

nhất trong đám phu lục lộ. Ông vui vẻ lạc quan nói

với tôi “người gảy đờn cò nhờ tiếng đàn được đàn

bà con gái mê, tao nhờ lưỡi phồ biến đám cỏ thành

thảm xanh làm tây đầm mê cho tao tiền sướng hơn

ông đờn cò. Tao không lo đói vì còn hô ten Palace

là tao còn cơm ăn và không sợ bị bó chiếu khi qua

đời”. Ông chỉ hai quan tài bằng gỗ dẻ khá đẹp, để

dưới giường, trong đó có hai bao trà Cầu Đất, và

bảo “trong Tân Lạc ai sướng hơn tao. Xuyệc mơ

dua đó nghe (sur mesure từ của người thợ may âu

phục dùng để may theo đúng kích thước). Đó là tất

cả sự nghiệp của đời tao, nhưng dù sao vẫn khá

hơn người bạn đập đá.”

Từ lâu người thợ đập đá đã quan sát hàng

xóm và thấy rằng nhiều vật phế thải trong công

trường xây cất khi qua tay người thợ nề sẽ thành

hữu dụng. Mỗi ngày đi làm về họ lượm khi thì cục

gạch, khi thì vài lon cát hoặc mớ gạch vụn về trữ

thành đống trong sân nhà. Lần hồi họ dùng để xây

tường, lát nền nhà v..v... Ông cố dành dụm để mua

một căn nhà và sẽ mở cho bà vợ một quán bán tạp

hóa nhỏ đỡ vất vả hơn là đi đập đá. Ông bà hằng

mơ và hy vọng thằng Sáng, có bằng Yếu Lược vừa

đủ biết đọc biết viết, đang theo người bạn học làm

thợ nề. Nó sẽ xây vách và làm nền nhà bằng xi

măng để quán của bà sáng sủa hơn.

Nhiều người thợ như ông Trần Lai có tay

nghề cao chuyển qua lãnh khoán (tacheron) nhận

thầu lại công việc của các nhà thầu, ông Nguyễn

thành Hổ tức Xu Hổ, nhờ có Pháp văn, nên chuyên

thầu các biệt thự cho Pháp và có biệt thự riêng tại

đường Lò Gạch, ông Tô duy Hào một thợ nề trở

thành người cai giỏi được nhà thầu Gross tín

nhiệm và trọng dụng.

Sơn Hà bảng hiệu của một thương gia, của

thế hệ người Dalat thứ hai, nổi tiếng từ thập niên

1960 và vẫn tồn tại đến bây giờ. Theo cha già từ

Nghệ An vào Dalat năm 8 tuổi bà đã nổi tiếng

thông minh lanh lợi. Năm 1945 tản cư xuống vùng

ngoại ô Phan Thiết, khi Pháp tái chiếm Việt Nam,

các nông sản đưa vào tỉnh lỵ bị khám xét gắt gao.

Dùng trái mít ướt chín nục bà lấy hết hột ra rồi

nhét trứng gà vào, đút cùi mít vào lại và ngày ngày

qua ải kiểm soát dễ dàng. Lập gia đình với một

người tài xế chở rau, cùng nhau chắt chiu vật lộn

với nghề, và vươn lên với bao khó khăn. Người

chồng với từ tâm vị tha của người mạnh thường

quân chùa Linh Sơn. Người vợ, trải qua bao năm

tháng gian khổ với cha già và em dại, đặt trọng

tâm vào tình mẫu tử để nuôi đàn con mười đứa ăn

học. Có cứng mới đứng được đầu gió bà không từ

bỏ những thủ đoạn cần thiết để đấu tranh với đồng

nghiệp trên thương trường. Gần đèn thì sáng nên

Page 19: quê tôi Dalat và - · PDF fileNhớ đến cây thông già mọc ... vào nước lạnh tê người để tưới rau khi có sương ... nhưng vì tầm quan trọng của

Dalat & Người Xưa Trang 66

khi đã khá giả bà nghe lời chồng giúp đỡ nhiều gia

đình nghèo không phân biệt hoàn cảnh, nguồn gốc

và tôn giáo. Khi chiến dịch bài trừ tư sản mại bản

đang sôi sục ở Dalat và bà, đang ở Saigon, nhất

quyết về lại Dalat trước sự can ngăn của bà con.

Bà đã bảo vệ thành công tài sản của bà đúng theo

câu khôn ngoan đến của quan mới biết. Bà chưa

hề đặt chân tới cổng trường, nhưng sự khôn ngoan

nhạy bén, và sự dám nghĩ dám làm của bà về

thương trường đương thời là những bài học quý

giá không hiểu hậu thế có học hỏi được gì không

nhưng tôi nghĩ con cháu bà nên ghi lại với các tình

tiết để Dalat học có dữ kiện nghiên cứu khi cần.

Bà có nhiều điều đặc biệt khác nữa nên một

trưởng lão trong ấp bảo: con này mà biết chữ thì

đã làm tể tướng rồi. Bà đã áp dụng hoàn hảo câu

khôn chết dại chết biết thì sống. Bà cũng là người

đã cho chúng tôi mượn tiền “đi đến nơi rồi trả sau”

để vượt biên. Khuôn khổ bài viết không đủ chỗ để

ghi hết thành tích về bà. Biết bà khá nhiều nhưng

không biết hết tình tiết sự việc, nếu ghi thiếu sót

hay sai lạc sợ gây nên hiểu lầm nên tôi không

những không dám ghi mà cũng không dám xét

đoán nhân cách và tinh thần làm việc của bà. Tôi

xin ghi lại sự lầm lỗi của nhà đại văn hào Tô Đông

Pha (TĐP) để độc giả hiểu ý tôi và để các nhà

khảo cứu Dalat học tìm hiểu sau vậy.

TĐP chê hai câu thơ

Minh nguyệt sơn đầu khiếu

Hoàng khuyển ngọa hoa tâm

của Tể Tướng Vương An Thạch là vô lý vì trăng

sáng mà sao lại hót ở đầu núi, con chó vàng sao lại

nằm trong lòng hoa được, nên sửa chữ KHIẾU ra

chữ CHIẾU, chữ TÂM ra chữ ÂM. Hai câu thơ

trở thành

Minh nguyệt sơn đầu chiếu

Hoàng khuyển ngọa hoa âm

Nghĩa là:

Trăng sáng chiếu ở đầu núi

Chó vàng nằm dưới bóng hoa

Khi TĐP du ngoạn đến một vùng núi rừng,

nơi đó có loài chim tên Minh Nguyệt và một loài

sâu tên Hoàng Khuyển. TĐP sực nhớ lại hai câu

thơ của Vương An Thạch có nghĩa là

Con chim Minh Nguyệt kêu ở đầu núi

Con sâu Hoàng Khuyển nằm giữa đóa hoa.

Ông rất hối hận về lầm lỗi của mình.

Hoàn cảnh xã hội đã đưa đẩy ba người đàn

ông (Trương Núi, Năm Niên và ngươi thợ đập đá)

xuống tận đường cùng, nhưng nhờ sống đơn sơ họ

vẫn hạnh phúc với những gì đang có, vẫn giữ được

từ tâm tinh khiết trong nghèo nàn, và vẫn vui với

cuộc sống,. Tuy đứng dưới đáy thang xã hội

nhưng tinh thần cầu tiến và đạo đức của họ vẫn

được thể hiện rõ ràng nhỏ nhoi hay vươn cao tùy

người, tùy hoàn cảnh. Ghi lại danh tánh ba người

thợ ngành xây cất (Trần Lai, Nguyễn thành Hổ và

Tô duy Hào) có óc sáng tạo và đầy quyết tâm

hướng thượng có thể đang trên đà tạo thành tích

tốt mà vì thời cuộc nên sự nghiệp đã bị cắt ngang,

và nguồn gốc bà Sơn Hà đề chứng minh là có

những người ít học hoặc thân phận thấp kém vẫn

có thể trở thành đại doanh nhân. Tôi tập trung

phần nào những chi tiết trung thực của các nhân

vật có nguồn gốc thấp kém trên để giúp ta thấy

trong môi trường tốt sự nghèo nàn khốn khó đã

không làm mất nhân phẩm hoặc làm giảm khả

năng con người mà còn giúp chúng ta hiểu rõ thêm

nếp sống và tinh thần người Dalat thuở xưa.

Những người của thập niên 20 nay đều đã

mất và không còn chút dấu vết gì nên đành phải

căn cứ vào thế hệ thứ nhất. Những gì tôi biết và

thâu thập được về sinh hoạt của họ trong hoàn

cảnh khó khăn là tình thương và giúp đỡ lẫn nhau

vẫn chưa đủ mà phải cần sự nương tựa mật thiết

với nhau.

Page 20: quê tôi Dalat và - · PDF fileNhớ đến cây thông già mọc ... vào nước lạnh tê người để tưới rau khi có sương ... nhưng vì tầm quan trọng của

Dalat & Người Xưa Trang 67

Rừng thông là sườn đồi trường Yersin, dãy nhà lầu trắng là

trường Yersin, bên trái là hồ Xuân Hương, đỉnh cao là đồi

Công Sứ và chợ Hòa Bình, lùm cây đen cao là nhà giây thép

gió, khu nhà trắng trước lùm cây là đường Bùi thi Xuân gần

hồ Đội Có, con đường bên tay mặt là đoạn cầu sắt với

đường Yersin.

Sinh hoạt của ông Tăng hợp Phát (THP),

thầu khoán người Hoa dưới đây giúp tôi hiểu tầm

quan trọng của sự nương tựa. Ông THP, xuất thân

mua bán ve chai, ba chìm bảy nổi lăn lóc trong

nhiều ngành. Khi đủ sức mở công ty ông mướn

một giáo sư trường Công Chánh, học ở Pháp về,

ăn lương tháng suốt đời để tính bê tông cốt sắt cho

tất cả những công tác của ông ấy, nhưng phải tính

thật sát và an toàn để thợ thuyền cứ theo đó mà

làm và gây uy tín với chủ nhân.Tất cả các giao kèo

đều bằng miệng. Nhờ sự giới thiệu của bang chủ

ông THP được mua chịu vật liệu. Về sau ông có

xưởng làm sườn sắt, xưởng làm đồ mộc, hệ thống

cấp phiếu cho nhân công nghèo mua rẻ nhu yếu

phẩm trực tiếp với các hãng sản xuất thuộc bang

Phước Kiến. Những khúc sắt vụn, bù loong lạc

lỏng đều được gom đống bán cho dân ve chai.

Những khúc gỗ vụn, dâm bào, mạt cưa đều được

một hãng nhỏ tới dọn hàng ngày đem về đốt lò.

Đó là tinh thần của câu người ăn cơm kẻ húp cháo,

tin nhau, nương tựa nhau lâu dài để cùng vươn

lên. Tôi được ông Thầy giới thiệu vào tính bê tông

cốt sắt, như nghề tay trái và được hưởng các điều

kiện như ông. Qua công việc này tôi tiếp xúc với

khá nhiều thương gia lớn nhỏ người Hoa và hiểu

phần nào hệ thống giúp vốn, nương tựa nhau, sự

lương thiện, cần kiệm tháo vác của chủ nhân và

nhân công của các nhà kinh doanh Hoa. Các điều

này giúp tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu tiến trình

lập nghiệp của người tiền phong Dalat dưới đây.

Người Việt Dalat nổi tiếng nhất thời đó là

ông Võ đình Dung, một gương sáng của thời đại

mà không ai biết ông làm những gì trước khi xây

nhà ga (1932), xây các dãy phố xung quanh chợ

Hòa Bình, chùa Linh Sơn v…v…

Trường Võ Bị Quốc Gia

Không thể hiểu được tại sao Pháp dám

giao cho ông thực hiện nhà ga này. Nguồn nhân

công vật liệu từ đâu, không dấu vết. Muốn tìm

hiểu ngành xây cất nói riêng và người Dalat thuở

xưa nói chung cần phải biết rõ hơn các hoạt động

và nhân cách của ông vì ông là nhà thầu Việt Nam

đầu tiên và lớn nhất tại Dalat. Qua bao năm tháng

các công trình của ông vẫn trơ gan cùng tuế

nguyệt trong khi một số không ít các biệt thự của

người Pháp đã xuống cấp. Điều này nói lên khả

năng kỹ thuật và lãnh đạo của ông khá cao vừa về

kỹ thuật vừa nguồn vốn nên mới nhận được công

tác nhà ga. Càng đáng phục ông hơn về nhân cách.

Ông có dị tướng nhưng mạnh dạn đứng lên cạnh

tranh nghề nghiệp với các nhà thầu Pháp và có

công lớn về thành lập và phát triển Phật Giáo Da-

lat.

Các ông Nguyễn văn Tiếng, Thế An

Đường và ba tôi đều giàu lòng bác ái, trọng tinh

thần cùng đùm bọc nhau lăn lộn trong nghề để

mưu sinh giống ông THP. Ông Tiếng với lòng tin

mãnh liệt vào khả năng mình đã không ngại sơn

lam chướng khí của B‟Lao xung phong tới đó để